Ngày 16-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu Mến Thầy, Thì Hãy Giữ Các Giới Răn
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
07:14 16/05/2017
Yêu Mến Thầy, Thì Hãy Giữ Các Giới Răn

Suy niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh năm - A

(Ga 14, 15 - 21)

Khi đến « giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha » (Ga 13, 1) . Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết đầy tình Thầy trò. « Tối hôm trước ngày chịu khổ hình ». Chúng ta dễ hình dung ra thái độ nội tâm và đoán được sự lo lắng của các môn đệ trước giờ Thầy đi chịu chết.

Thực ra, nguyên những lời của Chúa Giêsu đã thể hiện mối lo sợ rồi. Người nói sẽ không để các môn đệ mồ côi, rõ ràng Người gợi lên nỗi buồn Thầy trò phải chia ly.

Câu hỏi đặt ra : ở trung tâm của mùa Phục sinh thật là vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ? Trước ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin Mừng cho Muôn Dân, tại sao lại cho chúng ta chứng kiến sự sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới thiệu Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta hãy cố gắng từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu.

« Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy » (Ga 14, 15). Lời di chúc này thật không đơn giản, có ý nói : các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc giới răn của Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là : khi yêu mến Chúa Giêsu, người ta sẽ tuân giữ các giới răn Chúa để lại là yêu mến Người. Có thế hiểu cách khác : nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng các giới răn Thầy truyền. Tôn trọng các giới răn là thể hiện lòng mến nên tuân giữ.

Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy » (Ga 14, 21). Và Người cam kết : « Thầy sẽ xin Cha ». Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách chắc chắn và bảo đảm là ; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì ?

Chúa Giêsu xin Cha điều gì ? Người xin Cha « ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác » (Ga 14, 16). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một « Đấng Phù Trợ khác ». Lời cầu xin của Chúa Giêsu còn ngụ ý nói rằng vụ án của Chúa qua đi sẽ tiếp đến một vụ án khác là chính các môn đệ bị kết án vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúng ta hãy để ý đến thuật ngữ Đấng Bầu Chữa, Trạng Sư, hay Đấng An Ủi. Trong ngành tư pháp Do thái, vị luật sư hỗ trợ thân chủ của mình và tư vấn, vì khi bào chữa cho thân chủ là lúc luật sư cố gắng bảo vệ chính mình. Điều này ám chỉ về Chúa Thánh Thần. Ngài nâng đỡ các môn đệ trong hành động cũng như lời nói, « Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự » (Ga 14, 26).

Nhưng làm thế nào để biết được Ngài, đón nhận Ngài hay đơn giản là để thấy được Thần Chân Lý ? Khỏi phải lo, vì « thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài » (Ga 14, 17). Chúa Giêsu thêm « còn các con, các con biết Ngài » (Ga 14, 17). Vậy là chúng ta an tâm. Nhưng điều đó có giúp chúng ta bám chặt vào Chúa Thánh Thần hơn không ? Chưa chắc. Chúng ta biết Ngài là Đấng Phù Trợ và cũng biết rõ Ngài chưa được đón nhận, vì Chúa Giêsu nói về tương lai là sẽ xin Cha : « Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi » (Ga 14, 16). Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần đã được biết đến : « Còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con » (Ga 14, 17). Ngài không chỉ được Chúa Cha ban cho chúng ta, mà Ngài còn ở trong chúng ta. Rõ ràng Chúa Giêsu không tự mâu thuẫn và không nói những gì là không thể. Thậm chí còn rất thú vị khi cầu nguyện cùng Cha để xin Cha ban Thánh Thần của Ngài xuống. Ngày Lễ Ngũ Tuần sắp tới sẽ là ngày Chúa Thánh Thần từ Đức Chúa Cha do Chúa Con xin mà đến và chúng ta lãnh nhận qua Chúa Con, lần nữa và một lần nữa.

Các môn đệ sợ bị bỏ rơi, tức là mồ côi. Chúa Giêsu tìm cách giúp các ông an tâm khi nói : « Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con ». Chúa Giêsu không đến với họ trong tư cách là Cha, vì Người là Con trong mối quan hệ với Cha. Trước lúc chia tay, nỗi lo sợ bao trùm lên các môn đệ, vì họ không biết sống như những người con ; họ biết mình mỏng giòn yếu đuối hay lo sợ về bí ẩn của cuộc đời. Nên Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, Đấng làm cho cho họ trở nên những người con. « Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con » (Ga 14, 18). Trong ngày đó, là ngày Chúa Thánh Thần xuống trên các ông, ở với và trong các ôn mãi mãi, bằng sự hiện diện vô hình, sự sống làm con được phục hồi. Họ sẽ đón nhận hoa quả ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần và họ sẽ nếm trước niềm vui cứu rỗi là làm conThiên Chúa.

Chúa Giêsu kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó» (Ga 14, 21). Chỉ sợ hãi khi tách mình ra khỏi Chúa con và không nhận biết tình yêu của Chúa Cha. Vậy, khi tuân giữ giới răn và lệnh Chúa truyền, các môn đệ được tham dự vào tình nghĩa tử với Chúa Cha. Chính Chúa Cha đến với con người trong Đức Giêsu và khi sai Thánh Thần xuống. Vai trò của Chúa Thánh Thần là giúp các môn đệ trở nên những chứng nhân cho lời Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con : chúng con hướng về Chúa Cha và thưa rằng « Abba, Lạy Cha » .

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Yêu và giữ luật
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
13:28 16/05/2017
Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm A
Ga 14, 15-21

Yêu và giữ luật

Ba năm đi rao giảng cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu đã dạy dỗ các môn rất nhiều điều, Ngài đã củng cố niềm tin của các Ngài bằng nhiều phép lạ, đặc biệt bằng gương sáng của chính Ngài…Hôm nay, tromg bữa ăn sau cùng, bữa tiệc ly với các môn đệ.Chúa Giêsu đã bộc bạch hết tâm sự của Ngài, và Ngài đã nói cho các môn đệ những lời tâm huyết, thâm sâu nhất. Ngài căn dặn các môn đệ :” Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy “.

Chúa căn dặn các môn đệ :” Mến Chúa yêu người “. Lời nhắn nhủ, căn dặn của Chúa Giêsu xưa với các môn đệ cũng là lời Chúa muốn mọi Kitô hữu ngày nay tuân giữ. Đạo Công Giáo do Chúa thiết lập là đạo tình thương. Bởi vì, thánh Gioan định nghĩa “ Thiên Chúa là tình yêu “. Yêu thương là chu toàn lề luật. Yêu thương là họa lại chính con người của Chúa. Mục đích cuối cùng của mọi lề luật nhằm giúp con người sống bác ái, quảng đại, xả kỷ đối với nhau. Chính vì thế, càng yêu thương, chúng ta càng chu toàn lề luật. Vì lề luật là để phục vụ con người, chứ không phải con người nô lệ lề luật. Nhưng, cuộc sống không phải ai cũng hiểu được như vậy, có những người đã dùng lề luật để đàn áp con người, có những người luôn dùng lề luật làm thước đo cho người khác, họ quên rằng lề luật trên hết mọi lề luật là yêu thương…Chúng ta nhiều khi cũng rơi vào tình trạng nệ luật: có khi chúng ta giữ luật để được người khác khen, để cho người lớn khen thưởng. Không giữ luật chúng ta sợ bị phạt, sợ bị khiển trách vv…Thái độ ấy và cung cách giữ luật ấy nhiều người mắc phải. Chúa Giêsu không muốn chúng ta giữ luật như thế mà Ngài muốn chúng ta trưởng thành, vững chắc và giữ luật vì tình yêu, chứ không giữ luật không ý thức, máy móc, không trưởng thành vì sợ hãi, vì sợ khiển trách, không được khen thưởng vv…

Lời Chúa hôm nay, giúp chúng ta hiểu rất rõ bởi vì khi xưa trong bữa tiệc ly với các môn đệ, Chúa Giêsu đã trút hết bầu tâm sự của mình, Ngài muốn các môn đệ yêu mến ngài thì phải giữ đạo, thực hành đạo với đức tin trong sáng.Chúa căn dặn các môn đệ cũng đồng thời truyền cho chúng ta tuân giữ” Mến Chúa yêu người “. Chúa ban cho chúng ta đức tin qua bí tích rửa tội.Được đức tin hướng dẫn chúng ta bám chặt lấy Chúa, hoàn toàn phó thác nơi Ngài :” Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa “ .Cuộc sống, sinh mạng của chúng ta hoàn toàn ở trong tay Chúa. Chúng ta tin Ngài, chúng ta sống đức tin. Có đức tin, chúng ta biết đạo, nên chúng ta giữ đạo, sống đạo vì yêu mến Chúa :” Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em phải giữ giới răn của Thầy”. Thực tế, trong đời làm con Chúa hằng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều mẫu gương giữ đạo, sống đạo anh hùng. Một thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã sống hết mình vì tình yêu :” Trong Giáo Hội, con sẽ là Tình Yêu “. Một nữ thánh Têrêsa thành Calcutta đã sống phục vụ như Đức Giêsu, một thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sống hết mình để củng cố “ đức tin cho Giáo Hội “ vv…Và còn biết bao nhiêu gương lành của các thánh và những Kitô hữu tốt lành.

Đoạn Tin Mừng này là những lời tạ từ của Chúa Giêsu trước khi Ngài rời bỏ các môn đệ để đi chịu nạn chịu chết. Các môn đệ tin vào Chúa Giêsu, Đấng là Thầy, là Chúa của các Ngài và tin vào Đấng phù trợ, là Thánh Thần mà Chúa Giêsu sẽ gửi đến :” Thầy không để các con mồ côi, Thầy sẽ trở lại với các con “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa và để chúng con luôn biết sống quảng đại phục vụ anh em.Xin Chúa cho chúng con biết tuân giữ lề luật một cách trưởng thành vì lòng yêu mến Chúa chứ không phải vì sợ phạt, sợ bị khiển trách, sợ bị trù dập. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Giêsu đã nói những lời tạ từ với các môn đệ ở đâu ?
2.Mến Chúa yêu người là gì ?
3.Giữ đạo và sống đạo khác nhau ra sao ?
4.Chúng ta nên giữ luật thế nào ?
5.Giả hình là sao ?

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGM Auza tại Liên Hiệp Quốc: “Sứ Vụ Thường Trực của Đức Maria như Đại Sứ Hòa Bình”
Bùi Hữu Thư
08:43 16/05/2017
Liên Hiệp Quốc: “Sứ Vụ Thường Trực của Đức Maria như Đại Sứ Hòa Bình”

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Auza nhân dịp Đức Thánh Cha hành hương tại Fatima

Rôma: Ngày 15 tháng 5, 2017

Tại Fatima, “Đức Trinh Nữ Maria đã thực sự hiện đến như một đại sứ hòa bình”, khi Mẹ kêu gọi ba mục đồng Lucia, Jacinta và Phanxicô tham gia vào “sứ mệnh thường xuyên của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.” Đây là điều Đức Cha Auza quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định ngày 12 tháng 5, 2017.

Đến từ Hoa Kỳ, ngay trước ngày kỷ niệm Đệ Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (ngày 13 tháng 5), 600 người đã tham gia vào một chương trình kỷ niệm do Ủy ban của Tòa Thánh và Ủy ban Bồ Đào Nha tổ chức với chủ đề “Đệ Bách Chu Niên Fatima và sự kiên trì liên tục của sứ điệp Đức Mẹ cho hòa bình.”

Trong việc can thiệp này, Đức Cha Auza đã kêu gọi mọi người hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ cho nền hòa bình tại Syria, Hàn Quốc, Nam Soudan, Somalia, Yemen, Cộng Hòa Trung Phi, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Ukraine, để chấm dứt các khủng bố, đàn áp tôn giáo, bách hại các sắc dân thiểu số và chủng tộc, chấm dứt các cuộc đàn áp độc tài, các vụ buôn lậu ma túy và tội ác có tổ chức, các vụ buôn người và các hình thức nô lệ tân thời khác.

Đức Cha đã nhấn mạnh về “sứ vụ thường trực” của Đức Trinh Nữ Maria, và đã nói như sau tại Fatima: “Đức Maria đã thực sự đến như một sứ giả hòa bình với lời kêu gọi ba đứa trẻ mục đồng là thành viên chính của Ủy Ban này theo ngôn ngữ của Liên Hiệp Quốc, là Ủy Ban Thường Trực của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.”

Theo lời vị khâm sứ của Tòa Thánh, chúng ta có thể rút tỉa những bài học hòan vũ cho các biến cố tại Fatima. Bài học đầu tiên là “nhu cầu về các sự hoán cải”, đặc biệt là việc tiếp đón những người nghèo khó: “là điều kiện thiết yếu cho hòa bình”. Không có sự hoán cải này thì “hòa bình chỉ là một ảo vọng.”

Bài học thứ hai có liên quan đến sự kiện “hòa bình phải khởi sự từ con tim”: “Nếu tâm hồn không được bình an thì, theo Đức Cha Auza, sẽ hết sức khó khăn cho những người kiến tạo hòa bình, những người xây dựng và canh giữ hòa bình. Con người phải được hoán cải.”

Bài học thứ ba có tính cách hòan vũ là cầu nguyện, như “một khí cụ bình an” để biến đổi “những người cầu nguyện” và cả “thế giới bên ngoài” nữa. Đức khâm sứ Tòa Thánh đã giải thích: “trong công tác hòa bình, trước khi hành động, trước hết phải cầu nguyện và hy sinh.”

Cuối cùng, bài học thứ tư là “sự cần thiết phải lôi kéo được tất cả mọi người tham gia vào các nỗ lực xây dựng hòa bình.” Để cho sứ điệp của Mẹ có hiệu quả, Mẹ đã không gửi các sứ điệp đến các quốc trưởng, các nhà ngoại giao, các lãnh tụ các tôn giáo, nhưng đến ba đứa trẻ. Đức Cha Auza nhấn mạnh: “Để hoạt động cho hòa bình, tất cả mọi người đều có phận sự tham gia, “ngay cả những ai bị thế gian coi là vô giá trị, không có thế lực hay quá trẻ.”

Bùi Hữu Thư
 
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha trước tượng Đức Mẹ Fatima
VietCatholic Network
14:24 16/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Top Stories
Cardinal Peter K. Turkson: « L’exigence d’universalité passe par une nécessité d’être enraciné dans sa propre culture »
Eglises d'Asie
09:24 16/05/2017
Ce mardi 16 mai, l’Unesco accueille un colloque intitulé : « Dialogue social et rapprochement des cultures par les langues ». A une époque où les migrants n’ont jamais été aussi nombreux et où dans le même temps des pays manifestent des réticences à les accueillir, la mission d’observation du Saint-Siège auprès de l’Unesco réfléchit à l’usage des langues comme instrument de communication ainsi que comme outil de rapprochement entre les peuples et les cultures.

Signe de l’intérêt du Saint-Siège pour ces questions, le cardinal Turkson, préfet du nouvellement créé Dicastère pour le service du développement humain intégral, à Rome, intervient à ce colloque, où il a présenté une communication consacrée au « dialogue social, chemin vers la paix ». De passage à Paris, le cardinal ghanéen a accordé l’interview ci-dessous à Eglises d’Asie.

Organisé en partenariat avec les Missions Etrangères de Paris (MEP), le programme du colloque et les interventions des différents orateurs sont consultables ici.

Eglises d’Asie : Eminence, le Saint-Siège organise à l’Unesco un colloque consacré au « rapprochement des cultures par les langues ». En revenant au récit biblique où, après le Déluge, les hommes construisent une tour pour toucher le ciel et où Dieu brouille leur langue pour qu’ils ne se comprennent plus, comment comprendre la diversité des langues dans le plan de Dieu ? Une malédiction ou une chance pour les hommes ?

Cardinal Peter Turkson : Avant même d’arriver au récit de la tour de Babel, on peut revenir au récit de la Création : l’homme entend la parole de Dieu, la parole créatrice, celle qui nomme pour donner existence. Au premier chapitre de l’Evangile de saint Jean, on retrouve la parole qui est Dieu : « Au commencement était le Verbe, et le Verte était en Dieu, et le Verbe était Dieu. »

Les onze premiers chapitres du livre de la Genèse précèdent le chapitre où on trouve l’appel à la vocation d’Abraham. Ces chapitres sont comme une préparation à la vocation d’Abraham ; leur objet est de nous introduire à la manière dont la Création a commencé. Un des commencements que présente la Genèse est la diversité des langues et cette diversité n’est pas présentée seulement comme une malédiction en réponse à l’orgueil des hommes, mais comme une conséquence de la volonté de l’homme de se hisser, d’atteindre, de tendre vers quelque chose qui est plus grand que lui, qui le dépasse.

Du chapitre premier au chapitre onzième de la Genèse, on peut compter cinq fois l’usage du mot ‘malédiction’. Puis, dans le chapitre douzième, celui de la vocation d’Abraham, on compte cinq fois l’usage du mot ‘bénédiction’. Il y a donc là comme un renversement, un recommencement : tout ce qui était dominé par la malédiction, avec Abraham est remplacé par la bénédiction. Par contraste avec la tour de Babel où se sont les hommes qui cherchent à se faire grand, dans ce douzième chapitre, c’est Dieu qui dit à Abraham que son nom sera grand et qu’il fera de lui une grande nation.

Qui est responsable ? Qui fait grand le nom de l’autre ? L’homme ou Dieu ? Dans cette perspective, quand l’homme veut se faire grand, veut placer au firmament son propre nom, cela aboutit à la dispersion de l’humanité en une diversité infinie de langues et à la confusion. Mais là où Dieu fait grand le nom d’une personne, Abraham en l’occurrence, le résultat est autre et traverse les âges. C’est en ce sens-là que je peux répondre à votre question sur la diversité des langues, chance ou malédiction pour l’humanité.

Vous êtes ghanéen, un pays qui compte neuf langues nationales, 81 langues au total et l’anglais y fait office de langue officielle. L’anglais fait de plus en plus figure de lingua franca dans le monde. Selon votre expérience de Ghanéen et de responsable de l’Eglise universelle, la rencontre entre les cultures et les peuples passe-t-elle par l’apprentissage d’une langue commune qui serait le latin hier, l’anglais aujourd’hui ?

Votre question suggère que le développement exige le recours à une langue unique. Ma réponse serait : pas nécessairement. Au Ghana par exemple, oui, il existe une grande diversité de langues locales, tribales pour ainsi dire. La présence dans notre pays des Portugais, des Hollandais puis des Anglais a laissé un héritage, des traces ; par exemple, dans les différentes langues tribales, pour dire ‘sandales’, on utilise un unique mot d’origine portugaise. Ceci dit, aujourd’hui, c’est l’anglais qui a été adopté de manière à ce qu’il n’y ait aucun conflit entre les différentes tribus. Il existe une langue ghanéenne qui pourrait être utilisée partout et comprise par tous, mais aucun gouvernement n’a eu le courage de l’imposer comme la langue nationale. Car cela aurait entraîné une révolte des groupes linguistiques qui se seraient estimés défavorisés. De ce fait, dans les médias, à l’école, dans l’administration, on utilise l’anglais, même si les langues locales subsistent. Et paradoxalement, cette généralisation de l’anglais et le multilinguisme qu’il induit pour chacun d’entre nous au Ghana se transforme en avantage comparatif dans le contexte de la mondialisation : les communications avec le reste du monde se font en anglais. La mondialisation entraîne le fait que nous sommes en contact les uns avec les autres et la langue est le moyen privilégié de ce contact. Le pape François parle d’une « culture de la rencontre », et cette rencontre se réalise par l’échange à travers une langue commune.

Au sein de la communauté chrétienne, nous avons une institution comme l’Eglise qui a su répondre à l’exigence de l’inculturation. Qu’est-ce que l’inculturation ? Que les gens expriment leur foi et rendent le culte dans leurs propres langues et cultures. De l’usage généralisé du latin, nous sommes passés à cette situation où l’Eglise ressent le grand besoin de faire une place, une large place aux langues locales de telle façon que la foi devienne incarnée, localement. Je ne dis pas que le latin est condamné, mais la participation des peuples locaux passe par un usage des langues locales. Nous devons maintenir une tension entre l’exigence d’être enraciné localement et celle d’être universel. Une universalité qui passe par la promotion d’une langue commune, le latin hier, l’anglais aujourd’hui. Cette tension est de tous les temps, elle n’est pas propre à notre époque mondialisée.

C’est une tension non pas destructrice mais c’est bien une tension féconde. L’Eglise n’appelle pas tout le monde à être polyglotte mais il est bien que chacun puisse maîtriser une ou plusieurs langues étrangères. Un exemple concret : en Afrique de l’Ouest, vous aviez une conférence épiscopale anglophone et une conférence épiscopale francophone. Désormais, depuis 2007, il n’y a plus qu’une seule et unique conférence épiscopale régionale, pour toute l’Afrique occidentale. Les évêques francophones et les évêques anglophones ont dû apprendre à travailler ensemble et pour cela à communiquer ensemble, directement. Ils ont décidé que tous les prêtres, au séminaire, apprendraient la langue de l’autre et à travailler en anglais et en français. L’exigence d’universalité passe par une nécessité d’être enraciné dans sa propre culture.

Vous êtes africain, vous vivez à Rome et voyagez partout dans le monde. A l’heure où les identités chinoise et indienne s’affirment de plus en plus nettement sur la scène internationale, voyez-vous une spécificité asiatique en matière de dialogue entre les cultures ?

Une anecdote : il y a trois semaines, j’ai rencontré au Vatican un universitaire chinois de haut rang dans le cadre d’un séminaire d’études sur Laudato Si’. En marge du motif de sa présence à Rome, il nous a fait part de son désir de se rendre dans les Archives du Vatican. Il cherchait des informations sur la présence de l’Eglise en Chine autrefois pour en tirer des enseignements sur la manière dont l’Eglise peut aujourd’hui être présente auprès des Chinois.

Les catholiques aujourd’hui en Chine sont une petite minorité, mais si vous y ajoutez les croyants des autres confessions chrétiennes, ceux qui découvrent la foi dans ces fameuses « Eglises domestiques », la présence chrétienne en Chine ne peut plus être tenue pour si marginale que cela. La présence chrétienne en Chine n’est plus si invisible que cela.

Pour ce qui concerne l’Afrique, vous savez l’intensification des liens économiques entre la Chine et les pays africains. Une conséquence est que, dans beaucoup d’universités africaines, les étudiants ont désormais la possibilité d’apprendre le chinois. Il y a quelque temps, les pays arabes ont financé des cours d’apprentissage de l’arabe dans les universités, mais cela n’a pas vraiment fonctionné. Derrière les financements venus d’Arabie Saoudite, il y a avait la volonté de propager le Coran. Derrière l’apprentissage du chinois, on ne trouve pas de volonté d’imposer une religion, mais seulement un désir de commercer. Plus profondément, il y a une volonté aujourd’hui chez les Africains, parmi les Ghanéens tout du moins, de comprendre comment le développement de la Chine a pu se produire, comment le décollage économique s’est produit. Il existe différents paradigmes du développement économique et la Chine peut nous apprendre en matière d’urbanisation et d’industrialisation. C’est à nous, à nos élites, à nos dirigeants politiques d’apprendre de la réussite de la Chine, à voir ce qui se cache derrière le rideau.

Au Ghana, nous avons coutume de rappeler que nous avons eu l’indépendance à peu près au même moment que l’Inde. Certes, l’Inde est un géant comparé au Ghana, mais les deux pays étaient colonie de l’Angleterre. Aujourd’hui, l’Inde est bien plus avancée économiquement que nous. Comment expliquer cela ? Quels sont les facteurs en jeu ?

Les succès de l’Asie ne doivent pas susciter l’envie mais ils peuvent être compris comme autant d’aiguillons pour les Africains. La réussite de l’Asie est comme un défi que les Africains doivent être capables de relever. On a parlé des « Tigres asiatiques » pour des pays comme Taiwan, Singapour, la Corée du Sud ; il devrait y avoir des « Tigres africains » ! Cette recherche de la croissance économique ne peut aller de pair qu’avec un respect de la dignité de la personne humaine. Les abus sont nombreux et nous les connaissons. Le pape François nous le rappelle souvent : l’être humain est la seule créature qui a été créée pour elle-même ; aucun homme ne devrait pouvoir exploiter un de ses semblables. En toute chose, il faut rechercher le développement humain intégral. (eda/ra)

Copyright Légende photo : Le cardinal Turkson à l’Unesco, le 16 mai 2017.

(Source: Eglises d'Asie, le 16 mai 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, CA. Tiến Dâng Hoa Đức Mẹ ngày 14/05/2017
Kim Dung
00:17 16/05/2017


Chúa Nhật ngày 14 tháng 5 năm 2017, tại ngôi thánh đường Our Lady of Lourdes thành phố Montclair vào lúc 4.00 chiều, các bà mẹ cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức xếp hàng phía cuối nhà thờ đang chuẩn bị cho cuộc rước kiệu Đức Mẹ vào trong nhà thờ, Thánh Lễ bắt đầu với vang vang tiếng hát của ca đoàn trong thánh đường:

“Mẹ ơi con đến, dâng tiến bó hoa thắm nồng, mùi hương tỏa vương, quyến với muôn lời hát mừng. Mừng Mẹ hoa thắm, ngát thơm tỏa hương trinh. Sắc đẹp diệu huyền, gấp ngàn đóa hoa xinh. Đây hoa chúng con cùng dâng lên Mẹ lành. Bông hoa thơm ngát trăm mầu sắc tươi xinh. Mẹ ơi! Đoái nhận lòng thành kính. Hoa kia dẫu xinh và hương có, đậm đà. Nhưng đem sánh với Mẹ còn kém thua xa. Vì đây, Mẹ là Mẹ ngàn hoa. …”

Những lời thánh ca này của nhạc sĩ Sơn Ca đã được ca đoàn Đức Mẹ Lộ Đức cất vang hòa lẫn với tiếng hát của Các Bà Mẹ đi hai hàng sau kiệu cung nghinh Đức Mẹ đang tiến vào nhà thờ. Đây hoa chúng con cùng dâng lên Mẹ lành. Bông hoa thơm ngát trăm mầu sắc tươi xinh. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời. Đây cũng là lần đầu tiên các bà mẹ Công Giáo Việt Nam tiến dâng hoa Đức Mẹ tại ngôi thánh đường nhỏ bé này tại thành phố Montclair, California.

Cảm động nhất là sau phần rước lễ, ca đoàn đã hát tặng các bà mẹ bài lòng mẹ, em Trà Mi đã nghẹn ngào trong phần solo khi hát về người mẹ. Toàn thể giáo dân đã im lặng và lắng nghe ca đoàn hát bài Lòng Mẹ bất hủ này gửi đến các bà mẹ. Xin cám ơn ca đoàn

Sau thánh lễ, cha Tuyên Úy Giuse Nguyễn Bá Tòng đã cùng với toàn thể cộng đoàn hiệp lời chúc lành đến các bà mẹ trong cộng đoàn, và cha Tuyên úy cũng đã không quên vinh danh các bà mẹ lớn tuổi, các bà mẹ có công sinh dưỡng những đàn con đông đúc.

Kết thúc thánh lễ, cha Tuyên úy đã ban phép lành cho mọi người và cộng đoàn đã ra về với những cảm xúc ấm áp tình người.

Happy Mother Day

Kim Dung
 
Cựu Học Sinh La San Bình Linh Huế Mừng Bổn Mạng Thánh Gioan La San Và Mừng Kỷ Niệm 113 Năm Thành Lập Trường Bình Linh
Minh Phương
07:11 16/05/2017
Cựu Học Sinh La San Bình Linh Huế Mừng Bổn Mạng Thánh Gioan La San Và Mừng Kỷ Niệm 113 Năm Thành Lập Trường Bình Linh (Pellerin)

Gặp mặt mừng lễ Quan Thầy với tâm tình Tưởng niệm và Tri ân:

Chiều ngày 14 tháng 5 năm 2017, tại Nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế, trên 120 người gồm các Sư huynh La San, Cựu Sư huynh, nguyên Giáo sư và anh chị em Cựu Học sinh cùng khách mời đã gặp mặt. Bao nhiêu thầy trò, bạn bè thân thuộc từ khắp nơi trên mọi miền đất nước và hải ngoại, sau bao năm xa cách giờ đây gặp lại nhau với một xúc động dâng trào, ôn lại biết bao kỷ niệm của một thời học sinh. Những con người mới ngày nào còn vui đùa nghịch ngợm, giận hờn, vậy mà giờ đây đã lên chức ông, chức bà. Nhưng hầu như tất cả đều trở nên trẻ lại, khi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời học sinh.

Xem hình

Sau những giây phút gặp gỡ hàn huyên tâm sự, bước vào Hội trường bắt đầu chương trình Họp mặt. Ban Tổ chức giới thiệu các Sư huynh và Cựu Sư huynh cũng như các Cựu Giáo sư hiện diện hôm nay. Sư huynh Phêrô Lê Văn Phượng, Đặc trách La San Huế giới thiệu và ra mắt Ban Liên lạc Cựu Học sinh La San Bình Linh Huế gồm:

Anh Võ Phương Anh Lợi: Trưởng Ban

Anh Trương Minh Phương: Phó Ban

Anh Lê Ánh: Phó Ban

Anh Phan Văn Thanh: Thư ký

Chị Trần Thị Kim Hạnh: Thủ quỷ

Anh Trương Minh Phương đọc thư chúc mừng của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế gởi đến anh chị em Cựu Học sinh La San Bình Linh. Ngài rất tiếc vì phải đi công tác xa, Ngài gởi đến anh chị em phép lành của Chúa nhân ngày Bổn mạng Thánh Gioan La San và Kỷ niệm 113 năm thành lập trường La San Bình Linh.

Với tinh thần của Thánh Tổ Gioan La San trong việc Giáo dục thanh thiếu niên, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa Phủ Cam thuyết trình đề tài: “Vai trò của Tôn giáo trong việc xã hội hóa giáo dục”.

Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã nêu lên những tầm quan trọng trong việc nhất thiết phải xã hội hóa giáo dục. Ngài nêu lên một ý tưởng của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Nhiếp, Phó Tổng Biên tạp Tạp chí Cộng sản: “…Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc. Vì thế, xã hội hóa giáo dục không thể không diễn ra và là xu thế khách quan chi phối những hoạt động giáo dục, đào tạo dưới nhiều hình thức, cụ thể khác nhau. Theo quan điểm “chủ quan” và “thiếu toàn diện” của ông:

- Xã hội hóa giáo dục là quá trình trao đổi kinh nghiệm nhằm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục cho phù hớp với những đòi hỏi hiện đại.

- Xã hội hóa giáo dục đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Xã hội hóa giáo dục là tìm ra và trang bị cho sinh viên học sinh những kiến thức mới phổ biến trong xã hội, không thể bảo thủ trì trệ hoặc đưa mọi cái mới bất kỳ vào nội dung giáo dục làm phản tác dụng giáo dục.

Ngài cũng nêu lên Hiến chế Mục vụ (Gaudium et Spes): “Nhân loại ngày nay đang sống vào một giai đoạn mới trong lịch sử của mình. Đó là giai đoạn chất chứa những đổi thay sâu xa và mau chóng đang dần dần lan rộng tới toàn thể hoàn cầu. Những thay đổi do óc thông minh và những sáng tạo của con người khơi dậy, đang trở lại ảnh hưởng trên chính con người, trên những phán đoán và ước vọng các nhân hay tập thể con người, trên cách suy tư và hành động đối với sự vật hay con người. Như vậy, chúng ta có thể nói đến sự biến đổi đích thực về mặt xã hội cũng như văn hóa, sự biến đổi này đang lan tràn tới cả đời sống tôn giáo.

Ngài cũng nêu ra một thắc mắc trong một cuộc tọa đàm: Tại sao bên Phật giáo chỉ có một Đoàn thể là “Gia đình Phật tử”, mà bên Công Giáo lại có nhiều Hội đoàn và Phong trào vậy?

Câu trả lời là: Theo Kitô giáo, con người là một hữu thể đa chiều kích, đa nhu cầu: để giáo dục con người cho đúng nghĩa, cần phải có nhiều tổ chức với nhiều phương thế phù hợp cho lứa tuổi, hoàn cảnh, phái tính, chọn lựa cho mỗi các nhân…

Ngày 28 tháng 10 năm 1965, Công đồng Vatican II với hơn 2 ngàn Nghị phụ đã bàn về vấn Giáo dục con người, và đã gửi đến thế giới:

- Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo: Gravissimum Educationis

- Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo: Nostra Aetate

Trong đó, Vatican II muốn giới thiệu với thế giới “Quan điểm của Giáo Hội về con người” để từ đó rút tĩa những nguyên tắc “Giáo dục con người” và những nhu cầu cần thiết trong việc phục vụ con người đúng nghĩa.

Đặc biệt quan tâm tới trẻ em và thanh thiếu niên.

Giáo Hội muốn mọi người công nhận rằng: Quyền được giáo dục dựa trên phẩm giá của con người là một quyền của con người. Ai nấy đều có quyền được giáo dục, nhờ đó nhân cách được phát triển đầy đủ.

Cũng trong buổi gặp mặt hôm nay, Ban Liên lạc Cựu Học sinh La San Bình Linh đã ra tập Kỷ yếu kỷ niệm 113 năm trường Bình Linh do anh chị em Cựu Học sinh viết về những kỷ niệm cũng như ký ức về ngôi trường thân yêu, những hình ảnh còn lưu giữ được về trường xưa. Ai nấy đều rất xúc động khi được xem lại hình ảnh một thời của mình.

Đặc biệt, trong buổi họp mặt, anh chị em cùng các Sư huynh, Giáo sư đã nghiêm trang dành những phút Tưởng niệm và Tri ân các Sư huynh và các Ân sư còn sống hay đã qua đời với một tâm tình biết ơn sự hy sinh cao cả dành cho việc giáo dục thanh thiếu niên.

Một bữa tiệc thân mật với sự đóng góp của anh chị em Cựu Học sinh trong nước và hải ngoại khi nghe tin Ban Liên lạc tổ chức Họp mặt kỷ niệm 113 năm thành lập trường. Một số anh chị em cựu học sinh từ Hải ngoại nghe tin cựu học sinh Bình Linh họp mặt đã nhiệt tình ủng hộ. Đó là cả một tấm lòng của những cựu học sinh luôn tâm huyết với ngôi trường thân yêu và cả bạn bè đồng môn.

Thánh lễ mừng Thánh Quan Thầy Gioan La San và mừng kỷ niệm 113 năm thành lập trường Bình Linh;

Tối thứ Hai 15 tháng 5, Đức Nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxico Xavie Lê Văn Hồng đã chủ tế Thánh lễ, cùng đồng tế có quí Cha Chính và Phó xứ Phủ Cam, quí Cha dòng Thánh Tâm Huế, quí Cha cựu học sinh của trường.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie nhắc lại: Năm 2016, Tỉnh dòng La San Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 150 năm hiện diện tại Việt Nam và 112 năm hiện diện tại Huế với ngôi trường Bình Linh, đã đóng góp vào công trình giáo dục Đức Tin, văn hóa, nghề nghiệp cho giới trẻ. Hôm nay, La San Huế lại tổ chức Thánh lễ mừng kỷ niệm 113 năm thành lập trường Bình Linh, đây là tên gọi của Đức Giám Mục tiên khởi của Giáo phận Huế: Đức Cha Pellerin. Hôm nay là ngày lễ kính Thánh Gioan La San, Quan thầy của của các nhà Giáo dục Công Giáo. Dịp này, các cựu học sinh trường Bình Linh đã tổ chức một buổi gặp mặt sau bao nhiêu năm xa cách để tỏ lòng biết ơn đối với các ân sư còn sống hay đã qua đời. Mừng lễ Thánh Gioan La San, vị sáng lập Dòng hôm nay. Chúng ta hiệp ý với các cựu học sinh Bình Linh cầu nguyện cho các bậc ân sư đã dâng hiến cả cuộc đời mình với mục đích giáo dục giới trẻ. Xin cầu chúc cho Tỉnh Dòng La San Việt Nam biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội hôm nay, biết dùng sự giáo dục để mang lại ích lợi cho giới trẻ trong thời đại này.

Trong bài giảng lễ, Cha Phaolo Trần Thắng Thế, là một cựu học sinh La San, chia sẻ về Thánh Gioan La San là con trai của một gia đình quyền quý và giàu có, đã từ bỏ mọi sự thế gian, đem hết của cải của Cha Mẹ để lại nhằm qui tụ những thanh thiếu niên lang thang, giáo dục và đào tạo họ trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Ngài cũng đã ôn lại sự hình thành của ngôi trường Bình Linh, với biết bao thăng trầm nhưng rồi luôn vững mạnh và tồn tại suốt mấy chục năm, đào tạo biết bao con người trở thành những con người trí thức, góp phần xây dựng xã hội và đất nước.

Ngôi trường Bình Linh nay tuy không còn, nhưng với một tâm tình biết ơn những Sư huynh, những thầy cô giáo đã tận tụy hy sinh cho thế hệ thanh thiếu niên trở thành những con người nhân bản, biết dùng sự hiểu biết biết của mình để phục vụ xã hội.

Sau Thánh lễ, Sư huynh Phêrô Lê văn Phượng, Đặc trách La San Huế thay mặt Cộng đoàn La San Huế và anh chị em Cựu Học sinh bày tỏ tâm tình: “Hơn 40 năm qua, tôn giáo tại Việt Nam bị loại ra khỏi “cuộc chơi” mang tên “Giáo dục con người”. Và cũng trong ngần ấy thời gian, tất cả các Sư huynh La San chúng con, trong cầu nguyện và cậy trông, đã không ngừng nuôi hy vọng, và cũng không ngồi chờ chết; trong một ngôi nhà bị đóng hết các “cửa lớn”, các Sư huynh đã tìm cách mở các “cửa sổ” để “ra đi” đến với người trẻ , để xây dựng Giáo Hội và mở mang Nước Chúa.

Trong hiện thực của xã hội Việt Nam hôm nay, sau hành trình của “40 năm sa mạc” như dân Do Thái đi về Đất Hứa, các Sư huynh La San của chúng con càng sáng lên hy vọng sẽ lại được Thiên Chúa đưa về một mãnh đất trường học để phục vụ giới trẻ theo như sứ mạng mà Dòng chúng con đã lãnh nhận từ Giáo Hội, và vì thế chúng con càng cầu nguyện hơn nữa.

Trong niềm hy vọng ấy, con xin thay mặt toàn thể các Sư huynh La San, các Lưu sinh và Cựu Học sinh La San Bình Linh Huế chân thành cảm ơn tấm lòng mục tử của Đức Tổng Phanxico Xavie và quí Cha đã dâng Thánh lễ đồng tế mừng Thánh Gioan La San, Quan Thầy của các nhà giáo dục. Chúng con cũng xin tri ân sự nâng đỡ và quan tâm của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã gởi lời chúc mừng và Phép lành đến tất cả thành viên La San Huế nhân dịp mừng Bổn mạng và kỷ niệm 113 năm thành lập trường La San Bình Linh.

Đức Nguyên Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế chụp hình lưu niệm với các Sư huynh, các thầy giáo và anh chị em Cựu Học sinh La San Bình Linh trước Cung Thánh Nhà thờ.

Minh Phương
 
Hình ảnh tu viện Thánh Gia dòng Đồng Công Hoa Kỳ tổ chức 100 năm Đức Mẹ Fatima
Trịnh Hòang
09:20 16/05/2017
Xem hình ảnh

Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng 5-2017, trong tâm tình hiệp ý cùng với toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ, Tu Viện và Trung Tâm Tĩnh Tâm Thánh Gia tại thành phố Fort Worth- Texas đã tổ chức Ngày Đức Mẹ, tôn vinh Mẹ Maria qua việc cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima Thánh Du, và sau đó Thánh lễ Đại Trào tôn vinh Mẹ Maria.

Trước Thánh lễ, Đức Cha Michael F. Olson, Giám Mục Giáo Phận Fort Worth đã làm phép hội trường mới của trung tâm tu viện với sự tham dự của Cha Giám Tỉnh Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Louis Vũ Minh Nhiên, CMC., Cha Phụ trách Tu Viện, Inhaxiô M. Hải Dương, CMC.,cùng nhiều linh muc tu sĩ và nhiều cộng đoàn dân Chúa trong vùng đến tham dự.

Sau Thánh lễ, tu viện đãi tiệc và văn nghệ mừng.
 
Đôi nét về giáo họ Cam Đường, giáo xứ Lào Cai, giáo phận Hưng Hóa
Lm Nguyễn Văn Thành
13:38 16/05/2017
Đôi nét về giáo họ Cam Đường, giáo xứ Lào Cai, giáo phận Hưng Hóa

Xem Hình

1. Giáo xứ: Lào Cai

Giáo họ: Cam Đường

Địa chỉ: (hành chánh): Phường Bắc Lệnh, Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Điện thoại:

Thành lập: Ngày 08 / 8 / 2002;

2. Cha phụ trách: Giuse Nguyễn Văn Thành

Điện thoại: 0203.821912; Web: laocaichurch.org

E-mail: laocaichurch@gmail.com

3. Cơ sở:

Nhà thờ xây dựng ngày 18.8. 2013. Khánh thành, cung hiến 17.5.2017

Diện tích toàn bộ các cơ sở: 5000 m2

4. Số giáo dân: 580 người

5. Các Hội đoàn CGTH, hay giới:

Hội Legio Mariae, số lượng: 23 người

Hội Mân Côi: 37 người

Hội Phêrô Phaolô: 36 người

Ca đoàn: 20 người

6. Mục vụ Tái Truyền giáo:

Thời lượng mỗi tuần dành cho việc Tái Truyền Giáo: Thăm hỏi các gia đình khô khan và động viên tham dự thánh lễ cũng như góp phần xây dựng nhà Chúa.

Thành quả: Khá tốt

Sáng kiến hay đề nghị về vấn đề này: Năng thăm hỏi các gia đình khô khan và động viên các em đi học giáo lý tại nhà xứ.

Nhà thờ Cam Đường, tước hiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

• Nhà thờ: khởi công xây dựng ngày 18.8. 2013. Khánh thành, cung hiến 17.5.2017

Quy mô xây dựng công trình nhà thờ là công trình cấp II gồm 2 khối: Nhà thờ và tháp chuông, khu hội trường.

- Tổng diện tích xây dựng công trình: 1050,4m2.

- Kích thước của công trình là 40m x 12,20m: 488m2

- Khu hội trường (tầng trệt) 400 m2;

- Nhà thờ 658,4m2: Lòng nhà thờ 488m2; Khu gác đàn 85,2m2; Khu gác lửng (tầng 2) 85,2m2

- Tổng chiều cao công trình tính từ cốt sân trên lên đến đỉnh mái là: 16,19m, chiều cao tòa tháp từ cốt sân lên đỉnh chóp là: 46,48m

- Cao độ nền tầng âm (khu hội trường) tương ứng với cốt ±0,00m chênh so với sân ngoài là 0,3m có chiều cao so với sàn khu nhà thờ là 3,9m

- Cao độ nhà thờ tương ứng với cốt +3,90m chênh so với sân trên là 0,45m.

Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến nhà thờ Cam Đường, tước hiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vào lúc 16g00 thứ Tư ngày 17.5.2017, do Đức TGM Leopoldo Gilleri – đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, chủ sự.
 
Giáo Xứ CTTĐVN Seattle mừng 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và Thắp nến cầu nguyện cho VN.
Nguyễn An Quý
17:07 16/05/2017
Giáo Xứ CTTĐVN Seattle mừng 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và Thắp nến cầu nguyện cho VN.

Tukwila. Biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ trên ngọn đồi Cova da Iria tại Fatima tính đến ngày 13 tháng 5 năm 2017 vừa tròn 100 năm. Hướng về biến cố quan trọng này, giáo xứ CTTĐVN Seattle tổ chức Đại Hội Mừng 100 Fatima với chủ đề : TRỞ VỀ NGUỒN". Đại Hội được diễn ra trong 3 ngày 12 , 13 và 14 tháng 5 năn 2017. Đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ của các Cộng Đoàn địa phương từ vùng North đến vùng South thuộc Tổng Giáo Phận Seattle đến tham dự có ngày lên đến trên 2 ngàn rưởi người. Những nguời anh em Sắc Tộc chung quanh thàh phố Tukwila cũng đến tham dự các nghi thức phụng vụ trong ba ngày đại hội. Đại Hội được diễn ra trong ba ngày với tất cả tâm tình cầu nguyện thật sốt sắng. Sau đây là diễn biến các ngày đại hội:

Xem Hình

Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2017: Ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Thánh lễ khai mạc được cử hành đồng tế lúc 6 giờ gồm cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha Đào Quang Chính, cha Trần Hữu Lân, Cha Nguyễn Sơn Miên, cha Phạm Hữu Ái Dòng Thánh Thể và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.

Đúng 6 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với đoàn đồng tế tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, và tuyên bố khai mạc Đại Hội Mừng 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và giới thiệu quý cha với công đào dân Chúa, ngài nói : dâng thánh lễ khai mạc đại hội có cha Đào Quang Chính, ngài sẽ phụ trách giảng phòng trong các ngày Đại Hội xin cho một tràng pháo tay để chào đón ngài, cha chủ tế nói tiếp: bên cạnh là cha Phạm Hữu Ái Dòng Thánh Thể, cha Trần Hữu Lân, cha Nguyễn Sơn Miên và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, ngài nhìn xuống cộng đoàn dân Chúa và nói: chào đón các giáo hữu từ xa đến cùng toàn thể cộng đoàn hiện diện, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong niềm vui tạ ơn mừng đại hội Mẹ Fatima 100 năm 1917-2017 (tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ ngày thứ sáu sau Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh. Linh mục Đào Quang Chính phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng, ngài nhắc lại lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ của Chúa xưa kia qua bài tin mừng của Thánh Gioan "Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi". Ông Tôma thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy".

Đề cập đến ngày Đại Hội ngài nói: hôm nay chúng ta cùng nhau bắt đầu bước vào những ngày Đại Hội mừng 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, trong giờ phút này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đang hiện diện nơi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima để mừng đại lễ 100 Mẹ hiện ra. Anh Chị Em chúng ta nơi đây đang cùng nhau Trở Về Nguồn theo chủ đề của Đại Hội để thực sự sống với những lời Mẹ nhắn nhủ với ba trẻ cách đây 100 năm: Cải thiện đời sống- siêng năng lần hạt và tôn sùng Mẫu Tâm"

Sau thánh lễ là phần Diễn nguyện với hoạt cảnh ba trẻ chăn chiên với những lần Mẹ hiện ra và giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho hoà bình thế giới thật sốt sắng kết thúc ngày thứ nhầt của Đại Hội lúc 9 giờ tối.

Thứ Bảy ngày 13 tháng 5 năm 2017: ngày cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Từ sáng sớm, thánh lễ mừng kính Đức Mẹ lúc 10 giờ. Hôm nay ngày 13 tháng 5, đúng ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần đầu tiên với ba trẻ Phanxicô, Jacinta và Lucia và sau đó là những lần hiện ra kế tiếp cũng đứng vào ngày 13 cho đến tháng 10 năm 1917, tháng mà Nga Hoàng bị lật đổ do chế độ cộng sản vô thần lên nắm quyền thống trị nước Nga và thành lập Liên Bang Sô Viết. Cuộc lật đổ này phong trào cộng sản quốc tế gọi là Cách Mạng Tháng Mười.

Thánh lễ kính Đức Mẹ được cử hành đồng tế vào lúc 10 giờ, với sự hiện diện của quý cha trong giáo xứ cùng với cha Đào Quang Chính giảng phòng và cha khách Phạm Hữu Ái Dòng Thánh Thể VN đồng tế thánh lễ. Trời Seattle năm nay lại mưa nhiều, tháng Hoa về mà vẫn còn mưa triền miên. Ngoài trời khá lạnh, dù vậy giáo dân cũng hiện diện đông đảo trong ngày thứ hai của Đại hội nên nhà thờ đã đầy kín khi giờ thánh lễ bắt đầu. Đúng 10 giờ ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý cha đồng tế cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh. Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ hiện ra kết thúc lúc 11 giờ. Sau thánh lễ là phần thuyết giảng của linh mục Đào Quang Chính từ 11:15 đến 12:15 với đề tài: "Sứ Điệp Fatima" Nguồn gốc kinh Lạy Cha. Hơn một tiếng đồng hồ cha giảng phòng đã phân tích về Sứ Điệp Fatima một cách sinh động nên đã thu hút đông đảo giáo dân tham dự. Đề tài thuyết giảng kết thúc lúc 12 giờ 30, giáo dân nghỉ và ăn trưa tại giáo xứ. Bữa ăn trưa do các Giáo Đoàn, Hội Đoàn cùng nhau nhau đóng góp và nhất là nhiều thiện nguyện viên trong các Giáo đoàn, Hội Đoàn đã lo việc tiếp tân rất chu đáo nên mọi người đã có bữa ăn khá ngon lành. Trong giờ nghỉ trưa cũng là giờ Thánh Ca khá phong phú gồm các ca sĩ cây nhà lá vườn từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn trình bày các bài ngợi khen Mẹ đã làm sinh động cho phần suy niệm về Mẹ Fatima khá phong phú.

Lúc 1 giờ 45 cha giảng phòng trở lại với đề tài thứ hai: "Cải thiện đời sống chính mình- Truyền giáo với kinh Mân Côi". Trong phần giảng thuyết, cha giảng phòng cũng nhắc nhở đến việc cải thiện đời sống cụ thể là xin cho được bỏ cái tật xấu của mình là chuyên nói xấu người khác, nghi ngờ, đố kỵ nhau khi sống trong một tập thể. Phần thuyết giảng kết thúc lúc 2 giờ 45 để chuẩn bị cho buổi lần hạt mân côi đa ngôn ngữ.

Từ 3 giờ đến 4 giờ là buổi lần hạt sống thật sốt sắng. Chuổi hạt được thiết kế khá công phu mỗi hạt có hình dạng như một quả bóng. Đoàn lần hạt gồm có nhóm sắc tộc và đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn. Mỗi người tham dự cầm một hạt và đọc theo kinh của vị trí mình đứng từ kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và kính Sáng Danh đủ nguyên cả tràng hạt. Buổi lần hạt được suy niệm về Năm Sự Vui và được đọc nhiều thứ tiếng gồm Vietnamese, English, Korean, Spanish, Chinese. Toàn thể cộng đoàn hiện diện đã tham dự buổi lần hạt Mân Côi thật vô cùng sốt sắng.

Giây phút khá cảm động là buổi diễn nguyện do các các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong hoạt cảnh diễn tả các lần Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ thật phong phú.

Đúng 5 giờ thánh lễ đồng tế mừng Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh. Chúa Nhật suy niệm và sống theo lời dạy của Đức Kitô: "Thầy là đường là sự thật và là sự sống". Hôm nay ngày dành cầu nguyện cho quê hương Việt Nam nên trước khi kết thúc thánh lễ là buổi thắp nến cầu nguyện chơViệt Nam. Sau khi cha chủ tế đọc lời nguyện kết lễ, đèn nhà thờ tắt, nến trong tay giáo dân được thắp sáng, tất cả đều hướng về quê nhà trong tâm tình cầu nguyện. Mở đầu chương trình thắp nến cầu nguyện, vị MC mời toàn thể cộng đoàn dân Chúa quỳ gối, trong thinh lặng, cha chủ sự đọc lời nguyện cầu cho quê hương thật cảm động: "Lạy Me Fatima, trong thời kỳ thế giới lâm vào cuộc Đại Chiến lần thứ nhất đến giai đoạn khốc liệt. Đây cũng là thời điểm mà làn sóng cộng sản vô thần xuất hiện và bành trướng mạnh mẽ tại nước Nga. Năm 1917 Mẹ đã hiện ra với ba trẻ tại Fatima với lời nhắn nhủ: hãy ăn năn sám hối, hãy năng lần hạt Mân Côi, hãy Tôn sùng Mẫu Tâm nếu không nạn cộng sản vô thần sẽ đe doạ sự an bình của thế giới. Trong giây phút thiêng liêng của những ngày mừng biến cố 100 Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng con toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng lòng về quê hương Việt Nam, nơi mà toàn dân đang sống trong cảnh lầm than. Lạy Chúa Dân Tộc Việt nam chúng con đã trải qua Bốn Mươi Hai năm sống dưới ách thống trị của đảng cộng sản vô thần kể từ khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, chưa một ngày người dân Việt được hoàn toàn sống trong an bình hạnh phúc. Chưa một ngày người dân Việt được hưởng một nền công lý và hoà bình đích thực. Xã hội càng ngày càng sa đoạ. Nạn bất công lan tràn, mối đe dọa của ngoại bang Tàu Cộng do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam càng ngày càng lộ rõ. Điển hình qua việc Nhà nước Việt nam đã bán dần biển đảo và đất đai, nhất là đã tiếp tay và im lặng trước nạn ô nhiểm môi trường tại các tỉnh miền Trung do Formosa gây nên. Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha của chúng con: Xin Chúa ban cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin cho toàn dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiểm môi trường do Formosa tạo nên sớm được phục hồi, để mọi người dân có được đời sống ổn định, nhất là xin cho quê hương Việt Nam chúng con có được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát ra khỏi nạn xâm lược của Tàu cộng. Xin cho các linh mục và dân Chúa nơi giáo phận Vinh được an bình. Xin Đức Mẹ Fatima, Thánh Cả Giuse và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen". Sau lời nguyện của cha chủ sự toàn thể cộng đoàn đọc kinh Dâng Nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm với lời nguyện cầu thiết tha: " nhất là xin Mẹ cứu đất nước chúng con thoát khỏi nạn cộng sản vô thần để mọi ngươì dân được sống trong tự do hoà bình" và bài hát Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời ú ám chiến tranh điêu tàn được ca đoàn cất tiếng hát. Buổi thắp nến kết thúc bằng kinh Hoà Bình. Qúy cha ban phép lành toàn xá cho toàn thể dân Chúa hiện diện kết thúc thánh lễ. Sau thánh lễ là phần văn nghệ mừng kính Đức Mẹ do các Giáo Đoàn , Hội Đoàn, ca Đoàn trình diễn kết thúc ngày cầu nguyện cho Việt nam lúc 10 giờ đêm.

Chúa Nhật ngày 14 tháng 5 năm 2017. Ngày biệt kính Đức Mẹ mừng 100 Fatima. Chương trình ngày bế mạc được bắt đầu từ 10 giờ sáng với phần thuyết giảng của LM Đào Quang Chính qua đề tài: Sống Sứ Điệp Fatima và trở về nguồn: Bài thuyết giảng ngài nhấn mạnh đến việc trở về nguồn là sống vơí mệnh lệnh của Mẹ Fatima: "cải thiện đời sống, ăn năn đền tội- Lần hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm". Buổi thuyếtgiảng kết thúc lúc 10:45 phút để chuẩn bị cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ lúc 11 giờ. Sau phần thuyết giảng vị MC mời gọi toàn thể cộng đoàn dân Chúa chuẩn bị cuộc rước kiệu và đọc thứ tự đoàn rước. Mọi người đều vui mừng vì ngoài trời tự nhiên dứt cơn mưa, lại có ánh nắng, nên cuộc cung nghinh Mẹ qua những đoạn đường quanh nhà thờ được thực hiện một cách tốt đẹp. Đoàn kiệu dài di chuyển trên con đường thơ mộng quanh bờ đê bao quanh nhà thờ thật tuyệt vời. Sau hơn 30 phút, đoàn kiệu trở về nhà thờ. Buổi biệt kính Đức Mẹ là buổi dâng hoa Tôn Sùng Mẫu Tâm do trường Việt Ngữ Đắc Lộ trình diễn qua phụng vũ dâng Mẹ khá phong phú.

Đúng 12 giờ, thánh lễ đại trào bắt đầu. Thánh lễ được cử hành đồng tế gồm cha Đào Xuân Thành chủ tế, cha giảng phòng Đào Quang Chính, cha Trần Hữu Lân, cha Phạm Hữu Ái Dòng Thánh Thể, cha Nguyễn Sơn Miên và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.Trước thánh lễ, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự trang trọng của thánh lễ. Ngày bế mạc đại hội gồm đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ đến tham dự gồm nhiều giáo dân từ vùng North đến tận Olympia và một số sắc tộc. Hơn 2 ngàn người hiện diện trong cuộc rước kiệu và thánh lễ đại trào mừng kính Đức Mẹ. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ chào mừng qúy cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời cám ơn trịnh trọng đến cha giảng phòng và ngài nói: xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.(tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa theo Chúa Nhật V Phục Sinh, Chúa Nhật theo thánh Gioan Chúa đã phán với các môn đệ : "ta là đường là sự thật và là sự sống". Bài giảng lễ, cha Đào Quang Chính cũng nhấn mạnh về việc xác tín khi theo Chúa thì phải vững tin vào con đuờng mình đi: đó là con đường chính thật mà mọi con cái Chúa phải tuân giữ: Ta là đường là sự thật và là sự sống" Hôm nay là ngày Hiền Mẫu , nên các bà mẹ hiện diện trong thánh lễ đều được trao tặng hoa mừng ngày hiền mẫu. Trước khi kết thúc thánh lễ cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn mọi thành phần trong cộng đoàn giáo xứ và sau cùng là qúy cha ban phép lành ơn toàn xá của ngày đại hội cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Sau thánh lễ là phần văn nghệ đặc biệt mừng ngày Hiền Mẫu tại hội trường. Nhiều gia đình đã đặt bàn tiệc mừng ngày hiền mẫu tại hội trường để cùng vui sum họp gia đình trong ngày hiền mẫu. Chương trình văn nghệ chúc mừng ngày hiền mẫu và bế mạc đại hội mừng 100 năm Fatima được thúc lúc 3giờ 30 chiều, mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo báo chí: Vận động quốc tế và trao Thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa
UB Hỗ trợ nân nhân biển GP Vinh
10:30 16/05/2017
Những ngày đầu tháng 5/2017, hơn một năm sau ngày xảy ra thảm hoạ, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã có chuyến hành trình đặc biệt qua Âu châu để trao Thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm hoạ môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Thảm hoạ này quá khủng khiếp đối với người dân Miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Tệ hại hơn, một năm sau, Formosa vẫn chưa có động thái khôi phục môi trường biển và giải pháp đền bù thiệt hại công bằng, thoả đáng. Trong khi đó, nhiều nỗ lực đi đòi công lý của các nạn nhân qua các kiến nghị, những cuộc xuống đường, tuần hành, hay khởi kiện đều bị nhà cầm quyền ra sức cản trở, thậm chí đàn áp bằng bạo lực.

Chính vì thế, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh đã khởi xướng Thỉnh nguyện thư này nhằm đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế. Thỉnh nguyện thư đã đạt được gần 200,000 người ký, trong đó hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa. Cũng có một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ môi sinh, nhân quyền, chính giới, đồng bào trong và ngoài nước ký tên với tư cách là những người ủng hộ, đồng hành với nạn nhân.

Để chuyển thỉnh nguyện thư tới các tổ chức và các định chế quốc tế, phái đoàn đến từ Giáo phận Vinh bao gồm:

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo phận Vinh
Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương – Quản hạt Cửa Lò, Quản xứ Tân Lộc – Trưởng Ban
Linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh – Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình – Thư ký
Linh mục Phêrô Trần Văn Thành – Quản xứ Tam Toà, Quảng Bình – Thành viên
Linh mục Phêrô Trần Đình Lai – Quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh – Thành viên
Linh mục JB. Bùi Khiêm Cường – Quản xứ Đông Sơn, Kỳ Anh – Thành viên

Thỉnh nguyện thư và tiếp xúc với: Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, một số Bộ Ngoại Giao, tổ chức thuộc Giáo Hội Công Giáo và một số tổ chức xã hội dân sự với mong muốn cùng nhau hỗ trợ tích cực hơn cho các nạn nhân.

Sau đây là những nơi mà phái đoàn đã tiếp xúc và làm việc trong những ngày qua:

Tại Nauy
- Đức Giám Mục và Đức ông Tổng Đại diện Giáo phận Oslo
- Caritas, Hội Đồng Liên Tôn và bộ phận Quan hệ quốc tế của Giáo Hội Tin Lành Na Uy
(Council of Ecumenical and International Relations Church of Norway and Caritas)
- Cứu trợ Hội Thánh Tin Lành Na Uy; Tổ chức Norwegian Christian Aid.
- Dân biểu thuộc Uỷ ban Đối ngoại và quốc phòng của Quốc Hội Na Uy
- Hội thảo tại Viện Nhân Quyền Na Uy (Norwegian Centre for Human Rights)
- Bộ Ngoại Giao Na Uy​​ – Bộ phận trách nhiệm Đối thoại nhân quyền giữa Na Uy và Việt Nam.

Bonn, Đức
Đại diện Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Đức,
Dr. Daniel Legutke và ông Ulrich Poner

Tại Brussels, Vương quốc Bỉ
- Bộ Ngoại Giao Bỉ – Bộ phận Giao Thương, Phát Triển và Hợp tác với Á Châu
- Đại diện Đảng Xanh của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu
- Văn Phòng Đối Ngoại EU​
- ClientEarth – ​​Tổ chức luật sư chuyên về môi sinh.
- Tổ chức nhân quyền Front Line Defenders
- Các Dân Biểu thuộc Uỷ Ban Giao Thương EU

Tại Geneva, Thụy Sỹ

- Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc & Phản Ứng Thảm Hoạ Môi Sinh (Joint unit UNEP/OCHA)
- Văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR)
- Tổ chức Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group)
- Tiếp tân tại Toà Đô Chánh thành phố Geneva. ​​Thị trưởng Guillaume Barazzone đón tiếp phái đoàn tại phòng tiếp chính khách của Geneva

Thông tin về chuyến vận động quốc tế của phái đoàn sẽ được cập nhật trên website: https://thamhoaformosa.com.

Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh

Liên lạc
Thư ký Ban: Lm. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh
Email: banhotrogpv@gmail.com
https://thamhoaformosa.com/
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nghi thức Rửa tội trong Thánh lễ được qui định như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
12:46 16/05/2017
Giải đáp phụng vụ: Nghi thức Rửa tội trong Thánh lễ được qui định như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, liệu chữ đỏ đã thay đổi khi có lễ Rửa tội trong Thánh Lễ chăng? Hiện giờ, Thánh lễ này bắt đầu với việc tuyên xưng đức tin, thay vì tuyên xưng đức tin sau bài giảng. Điều này bỏ qua lời nguyện mở đầu và kinh Thú nhận (Confiteor, Kinh cáo mình). Đối với tôi đó là một sự gián đoạn, và mỗi khi tôi đi dự Thánh lễ như thế, tôi tự hỏi điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. - J. S., Houston, Texas, Hoa Kỳ.


Đáp: Thay vì mạo hiểm đưa ra câu trả lời cá nhân, tôi sẽ trình bày ở đây nhiều trích đoạn từ ba tài liệu, vốn làm rõ quan điểm của Giáo Hội về vấn đề này.

Tài liệu đầu tiên do Tổng Giáo Phận Brisbane, Úc, đưa ra, đã đề cập trong nhiều việc khác nhau vấn đề cho sự phù hợp của sự thực hành này. Xin mời đọc:

"Nghi lễ Rửa tội cho Trẻ em mạnh mẽ khuyến nghị rằng lễ Rửa tội nên diễn ra vào ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Phục Sinh, trong một buổi lễ chung cho một số trẻ em. Nó cổ vũ giá trị chào đón các thành viên mới vào Giáo Hội trong một phụng vụ, vốn bao gồm sự tham gia tích cực của cộng đoàn, cũng như âm nhạc, lễ rước, biểu tượng, và tất cả các yếu tố của một lễ kỷ niệm đích thực.

"Cách thức rõ ràng để đáp ứng các khuyến nghị này là đưa lễ Rửa Tội vào Thánh Lễ Chúa Nhật của giáo xứ. Theo Nghi lễ, thực hành này được khuyến khích, bởi vì nó cho phép toàn thể cộng đoàn có mặt, và nêu rõ mối quan hệ giữa Phép Rửa tội và Phép Thánh Thể.

"Điều này có nghĩa là thay vì một nhóm nhỏ gia đình và bạn bè tụ tập khá lúng túng trong một nhà thờ trống rỗng và có lẽ xa lạ, cho một buổi lễ gần như riêng tư được thực hiện trong một độc thoại ảo, họ được chào đón trong cuộc tụ họp vui vẻ của cộng đoàn giáo xứ, nơi đó họ được phục vụ bởi nhiều thừa tác viên, và được hỗ trợ trong lời cam kết của họ.

"Tuy nhiên, Nghi lễ cũng nói rằng lễ Rửa tội vào Thánh lễ Chúa Nhật ‘không nên được thực hiện quá thường xuyên’. Thật vậy, đáng ngạc nhiên là một vài giáo xứ đã làm cho nó trở thành một nét đặc trưng thường thấy trong thực hành phụng vụ của họ. Có một số lý do phổ biến đằng sau cả hai tuyên bố này.

"Từ quan điểm của cộng đoàn thờ phượng, có thể có sự phản kháng đối với Thánh Lễ Chúa Nhật được kéo dài một cách thường xuyên, hoặc phần các bài đọc Chúa Nhật và bài giảng thường bị ngắt bớt. Đối với các linh mục, nhạc công và người đặc trách phụng vụ, là những người đã hoàn toàn bận bịu với các yêu cầu của Thánh Lễ Chúa Nhật, có vẻ như quá nhiều để họ thực hiện".

Tổng Giáo phận sau đó đưa ra một số gợi ý, để tìm ra sự cân bằng giữa hai thực tại trong bối cảnh mục vụ của mình.

Tài liệu thứ hai được công bố năm 1984 bởi Văn phòng Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Anh Quốc và Xứ Wales, và tôi tin rằng nó bao gồm hầu hết câu hỏi của độc giả về sự phù hợp và động lực, để thỉnh thoảng cử hành phép Rửa tội trong Thánh Lễ Chúa Nhật.

"Tầm quan trọng của Rửa tội trẻ em:

"1. Thuật ngữ "trẻ em" (Children) hoặc "trẻ sơ sinh" (infants) nói đến các người chưa đến tuổi biện phân, và do đó không thể tuyên xưng đức tin cá nhân của họ.

"2. Ngay từ thời ban sơ, Giáo Hội, mà sứ vụ rao giảng Tin Mừng và sứ vụ Rửa tội được giao phó, đã Rửa tội không những cho người lớn, mà còn cho trẻ em. Chúa chúng ta nói: "Nếu ai không tái sinh trong nước và Chúa Thánh Thần, người đó không thể vào Nước Chúa được”. Giáo Hội luôn luôn hiểu các từ ngữ này có nghĩa là trẻ em không nên bị loại khỏi Rửa tội, bởi vì họ chịu phép Rửa tội trong đức tin của Giáo Hội, một đức tin được cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng thay cho họ; vì cha mẹ và người đỡ đầu đại diện cho cả Giáo Hội địa phương và toàn thể các thánh và các tín hữu: "Toàn thể Giáo Hội là mẹ của tất cả mọi người và mẹ của từng người".

"3. Để hoàn thành ý nghĩa thực sự của Bí Tích, trẻ em sau đó phải được giáo dục trong đức tin, mà trong đó họ đã chịu phép Rửa tội. Nền tảng của sự giáo dục này sẽ chính là bí tích, mà họ đã tiếp nhận. Sự giáo dục Kitô giáo, vốn là của họ, tìm cách hướng dẫn họ dần dần để học hỏi kế hoạch của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, để cuối cùng họ có thể chấp nhận cho mình đức tin, mà trong đó họ đã chịu phép Rửa tội.

"Các thừa tác vụ và vai trò trong lễ Rửa tội:

"4. Dân Thiên Chúa, tức là Giáo Hội, được hiện diện bởi cộng đoàn địa phương, giữ một phần quan trọng trong việc Rửa tội trẻ em và người lớn. Trước và sau khi cử hành Bí tích, đứa trẻ có quyền yêu thương và giúp đỡ cộng đoàn. Trong nghi thức, ngoài các cách tham gia của cộng đoàn đã được đề cập trong phần Dẫn nhập Khai tâm Kitô giáo số 7, cộng đoàn thi hành nhiệm vụ của mình, khi thể hiện sự đồng ý của mình cùng với chủ tế, sau phần tuyên xưng đức tin của cha mẹ và người đỡ đầu. Bằng cách này, rõ ràng rằng đức tin, mà trong đó các em được Rửa tội, không phải là sự sở hữu cá nhân của gia đình riêng, nhưng là tài sản chung của toàn thể Giáo Hội của Chúa Kitô.

"5. Do các mối quan hệ tự nhiên, cha mẹ có một sứ vụ và một trách nhiệm trong việc Rửa tội các trẻ sơ sinh, quan trọng hơn so với người đỡ đầu.

"(1) Trước khi cử hành Bí Tích, điều rất quan trọng là các cha mẹ, được tác động bởi đức tin riêng của mình hoặc với sự giúp đỡ của bạn bè hay các thành viên khác trong cộng đoàn, nên chuẩn bị để tham dự nghi thức với sự hiểu biết. Họ phải được cung cấp các phương tiện thích hợp như sách, thư gửi cho họ, và giáo lý dành cho các gia đình. Cha xứ có bổn phận đến thăm họ hoặc xem họ đã được thăm viếng chưa; cha nên cố gắng tập hợp một nhóm gia đình lại với nhau, và chuẩn bị họ cho lễ Rửa tội sắp tới, bằng lời khuyên mục vụ và cầu nguyện chung.

"(2) Điều rất quan trọng là các cha mẹ phải có mặt trong buổi cử hành, mà trong đó con của họ được tái sinh trong nước và Chúa Thánh Thần.

"(3) Trong cử hành phép Rửa tội, cha và mẹ có các phần đặc biệt để thực hiện. Họ lắng nghe lời mà vị chủ tế nói với họ, họ tham dự cầu nguyện cùng với cộng đoàn, và họ thực hành một sứ vụ chân chính khi:

"a. Họ công khai xin cho con trẻ được Rửa tội;

"b. Họ làm dấu thánh giá trên con, sau khi chủ tế làm dấu thánh giá trên con trẻ;

"c. Họ từ bỏ Satan và đọc lời tuyên xưng đức tin;

"d. Họ (và đặc biệt là người mẹ) mang trẻ đến giếng Rửa tội;

"e. Họ cầm nến được thắp sáng;

"f. Họ được chúc lành với lời nguyện đặc biệt riêng dành cho các cha mẹ.

"(4) Một người cha hay người mẹ, do không thể tuyên xưng đức tin (thí dụ, người ấy không là người Công Giáo), có thể giữ im lặng. Một người cha hay người mẹ như vậy, khi xin cho con được Rửa tội, chỉ được yêu cầu sắp xếp ổn thỏa, hoặc ít nhất là cho phép con mình sẽ được giáo dục trong đức tin của phép Rửa của nó.

"(5) Sau khi con Rửa tội, trách nhiệm của cha mẹ, trong sự biết ơn của họ đối với Thiên Chúa và trung thành với bổn phận mà họ đã nhận, là giúp con cái biết Thiên Chúa, vì con trở thành con của Chúa, để chuẩn bị cho nó lãnh phép Thêm sức và tham dự vào phép Thánh Thể. Trong bổn phận này, họ lại được giúp đỡ bởi cha xứ bằng các phương cách phù hợp.

"6. Mỗi đứa trẻ có thể có bõ đỡ đầu (patrinus) và mẹ đỡ đầu (matrina), từ ngữ "người đỡ đầu, vú bõ" (godparents) được sử dụng trong nghi thức để mô tả cả hai người.

"7. Ngoài những gì đã nói về thừa tác viên thông thường của Bí Tích Rửa tội trong phần Dẫn nhập Khai tâm Kitô giáo, các số 11-15, cần lưu ý các điều sau đây:

"(1) Bổn phận của linh mục là chuẩn bị các gia đình cho lễ Rửa tội của con họ, và giúp họ trong việc giáo dục Kitô giáo mà họ đã thực hiện. Nhiệm vụ của Giám mục là phối hợp các nỗ lực mục vụ trong giáo phận với sự trợ giúp của cả các phó tế và giáo dân.

"(2) Bổn phận của linh mục cũng là sắp xếp cho việc Rửa tội luôn được cử hành với phẩm cách xứng đáng và, nếu có thể, thích nghi với hoàn cảnh và mong muốn của các gia đình liên quan. Tất cả những người thực hiện nghi thức Rửa tội phải làm với sự chính xác và tôn kính; họ cũng phải cố gắng hiểu biết và thân thiện với tất cả mọi người. [...]

"Sự thích nghi của thừa tác viên:

"29. Nếu lễ Rửa tội diễn ra trong Thánh Lễ Chúa Nhật, thì Thánh Lễ cho Chúa Nhật này được dùng, hoặc, vào các ngày Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Chúa Nhật Mùa Thường niên, Thánh Lễ Rửa tội cho trẻ em, buổi cử hành diễn ra như sau:

"(1) Nghi thức tiếp nhận các em (số 33-43) diễn ra ở đầu Thánh lễ, và câu chào cùng nghi thức sám hối ở đầu Thánh Lễ được bỏ qua.

"(2) Trong phụng vụ Lời Chúa:

"a. Các bài đọc được lấy từ Thánh Lễ Chúa Nhật. Nhưng trong mùa Giáng sinh và Mùa Thường niên, các bài đọc có thể được lấy từ các bài trong Sách Bài Đọc cho Thánh lễ (111, 474-489) hoặc trong sách nghi lễ Rửa tội (số 44, 186-215).

"b. Khi một Thánh lễ nghi thức bị cấm, một trong các bài đọc có thể được lấy từ các bản văn được cung cấp cho việc cử hành Rửa tội cho trẻ em, với sự quan tâm đến lợi ích mục vụ của các tín hữu và đặc tính của ngày phụng vụ.

"c. Bài giảng được dựa trên các bài đọc, nhưng phải chú ý đến phép Rửa tội sắp diễn ra.

"d. Không đọc Kinh Tin Kính (Credo), bởi vì lời tuyên xưng đức tin của cả cộng đoàn trước khi Rửa tội thay thế kinh Tin Kính.

"(3) Các lời nguyện tín hữu được lấy từ các lời được sử dụng trong nghi lễ Rửa tội (số 47-48). , Tuy nhiên, cuối cùng trước khi cầu xin các thánh, nên thêm lời cầu cho Giáo Hội phổ quát và các nhu cầu của thế giới.

"(4) Việc cử hành lễ Rửa tội tiếp tục với lời nguyện trừ tà, xức dầu và các nghi lễ khác được mô tả trong nghi thức (số 49-66). Sau khi cử hành lễ Rửa tội, Thánh lễ tiếp tục theo cách thông thường với việc dâng lễ vật.

"(5) Về sự chúc lành cuối Thánh lễ, linh mục có thể sử dụng một trong các công thức trong sách nghi thức Rửa tội (số 70, 247-249).

"30. Nếu lễ Rửa tội được cử hành trong Thánh Lễ vào các ngày trong tuần, nó được sắp xếp về cơ bản giống như trong ngày Chúa Nhật, nhưng các bài đọc cho phụng vụ Lời Chúa có thể được lấy từ các bài trong sách nghi thức Rửa tội (số 44, 186- 194, 204-215)".

Các qui chế tương tự được ban hành bởi nhiều giáo phận và các Hội Đồng Giám mục. Phần trích dẫn thứ ba và cuối cùng của chúng tôi là của Tổng Giáo phận Dublin, Ireland, trong khi nhắc lại một số các quy chế trên, cũng đưa ra một số quan điểm mới và hướng dẫn mục vụ như sau:

"Lễ Rửa tội trong Thánh Lễ Chúa Nhật

"Tại sao Rửa tội trong Thánh Lễ?

"’Cộng đoàn Kitô hữu chào đón các bạn với niềm vui lớn lao’. Đây là lời của linh mục khi bắt đầu nghi thức Rửa tội. Vì vậy thật tuyệt vời nếu cộng đoàn tụ họp để chào đón các Kitô hữu mới. Việc Rửa tội thường được xem như một chức năng gia đình tư nhân, chứ không phải là cử hành một Bí Tích, vốn có ảnh hưởng đến toàn thể cộng đoàn. Nếu có quá nhiều người tụ tập để chia tay một thành viên trong cộng đoàn tại lễ an táng người ấy, tại sao không có nhiều người chào đón một thành viên mới giữa chúng ta trong buổi lễ Rửa tội. Rõ ràng là sẽ không thể, hay không ước muốn, có tất cả các lễ Rửa tội được cử hành trong Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng tốt hơn là hãy làm việc này vào một dịp thích hợp, như Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Đây cũng là dịp để mọi người trải nghiệm điều gì đó khác, so với trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Đây là cơ hội cho mỗi người xem lại và suy nghĩ về ơn gọi Rửa tội của mình.

"Cử hành phép Rửa tội trong Thánh Lễ cần một sự điều chỉnh nhẹ đối với cuộc họp chuẩn bị và buổi lễ. Các thay đổi chính là như sau:

"1. Việc xức dầu cho người dự tòng có thể diễn ra trong cuộc họp chuẩn bị. Thật đáng yêu để có các em bé hiện diện cho một sự thay đổi, nó có thể tạo ra một bầu không khí yêu thương tại cuộc họp. Nó tạo cơ hội để giải thích rằng trong thời Giáo Hội ban sơ, người ta đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho Lễ Rửa tội, và buổi lễ được trải ra trong vài tuần. Đối với người lớn, việc xức dầu dự tòng diễn ra nhiều lần, như là một phần của việc chuẩn bị cho Bí Tích Rửa tội. Vì vậy, thật là rất phù hợp cho chúng ta tiếp tục thỉnh thoảng làm điều này. Lời cầu bên tai và miệng cũng có thể được nói trong cuộc họp này.

"2. Cuộc rước vào và bài ca nhập lễ diễn ra, sau các nghi thức mở đầu của phép Rửa tội.

"3. Nghi thức sám hối có thể được bỏ qua.

"4. Nước dùng để Rửa tội có thể được làm phép trước buổi lễ, hoặc tốt hơn nữa trong Thánh lễ trước đó.

"5. Lời tuyên xưng đức tin được thay thế bởi việc Nhắc lại lời hứa Rửa tội.

"6. Lời chúc lành cho người vừa được Rửa tội và các cha mẹ có thể diễn ra, sau lời nguyện sau Hiệp lễ, trước khi ban phép lành cuối lễ.

"7. Một cách lý tưởng, việc đổ nước lên đầu nên diễn ra tại Giếng rửa tội, trừ khi giếng này không được ai nhìn thấy. Trong trường hợp này, có thề sử dụng một chậu lớn trong cung thánh.

"8. Điều rất quan trọng là cộng đoàn có thể nhìn thấy và nghe những gì đang xảy ra.

"Các việc khác cần làm:

"Qui định ngày giờ trước.

"Liên lạc với các người đọc sách thánh của giáo xứ, và cho họ biết điều gì đang xảy ra. và liệu gia đình có đọc lời nguyện tín hữu hay không.

"Liên hệ với ca đoàn và nói với họ về sự thay đổi trong cuộc rước vào, và xin họ hát các bài hát thích hợp trong các phần khác nhau của buổi lễ, thí dụ: lúc đổ nước Rửa tội, khi thắp nến, khi mặc áo trắng.

"Hãy viết về ngày lễ trong bản tin của giáo xứ, và để cho mọi người biết vào Chúa Nhật trước đó khi nào lễ Rửa tội sẽ diễn ra.

"Hãy chắc chắn rằng các thành viên của nhóm Rửa tội có một vai trò tích cực và rõ ràng trong buổi lễ, và rằng giáo xứ nhận thức được tầm quan trọng của nhóm Rửa tội.

"Có một băng rôn Rửa tội ghi rõ tên các người mới được Rửa tội. Đặt băng rôn này ở một vị trí nổi bật cho tất cả các Thánh lễ ngày Chúa Nhật ấy.

"Để Dầu Thánh (oil of Chrism) vào một cái bình nhỏ, sao cho nó có thể được nhìn thấy trong các Thánh lễ khác nữa.

"Các dấu hiệu dành riêng cho cha mẹ khi họ tham gia đoàn rước

"Mi-crô không dây ...

"Các điểm khác về Buổi họp chuẩn bị cho lễ Rửa tội trong Thánh lễ:

"Nhấn mạnh vai trò quan trọng của Cộng đoàn Kitô hữu.

"Mời các thành viên trong gia đình đọc Lời Nguyện Tín Hữu và mang lễ vật.

"Trong buổi họp, cần cử hành một buổi cầu nguyện nhỏ cho việc xức dầu dự tòng. Hãy đọc đoạn Sách Thánh và cùng nhau đọc kinh Lạy Cha.

"Yêu cầu các gia đình mang các em bé bọc trong một tấm chăn màu vào ngày Rửa tội, và giữ chăn trắng cho đến thời điểm thích hợp. Sự thay đổi màu sắc là rất ấn tượng". (Zenit.org 16-5-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Thiệp Mời tham dự kỷ niệm 25 năm hoạt động của Nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
07:51 16/05/2017
 
Văn Hóa
Dâng hoa
Lê Đình Thông
07:48 16/05/2017
Dâng Hoa

Con dâng lên Mẹ nhánh sen,
Sen vàng bóng nước, dịu hiền phong lan.
Con còn ngắt cánh hoa vàng,
Hoa soan màu tím, vông vang sắc hường.
Mùa xuân có nụ hải đường,
Cánh hoa còn đọng hạt sương tinh tuyền.
Triều thiên của Mẹ uy quyền,
Sắc hoa cẩm chướng dịu hiền vô vi.
Màu xanh tà áo diệu kỳ,
Con dâng lên Mẹ lưu ly nghĩa tình.
Bồng bềnh sóng nước lục bình,
Thân con trôi dạt một mình đó đây.
Oải hương sắc tím trời mây,
Ô môi tươi thắm, huệ tây sắc hồng.
Con dâng hoa nắng trời đông,
Là bông hoa phượng chờ mong tháng ngày.

Paris, tháng Hoa 2017
Lê Đình Thông
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Maria Mẹ Việt Nam
Mỹ Lê
19:06 16/05/2017
MẸ MARIA MẸ VIỆT NAM
Ảnh của Mỹ Lê
Dâng lên Mẹ cả triệu người đất Việt,
Nơi hải ngoại tình yêu thương tha thiết.
Muôn, muôn đời Mẹ là Mẹ Việt Nam,
Mẹ luôn thương dân Việt, mãi ủi an.
Hằng Cứu Giúp, Mẹ phù trì, che chở..
(KD)