Ngày 20-05-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Phải trợ giúp các gia đình trong sứ mệnh giáo dục con cái
Linh Tiến Khải
11:55 20/05/2015
Các cộng đoàn kitô được mời gọi cống hiến sự yểm trợ cho sứ mệnh giáo dục của các gia đình, trước hết bằng Lời Chúa. Một nền giáo dục tốt trong gia đình là cột sống của thuyết nhân bản. Nếu nền giáo dục gia đình tìm lại được sự hãnh diện là tác nhân, nhiều điều sẽ thay đổi một cách tốt đẹp hơn cho các cha mẹ không chắc chắn và cho các con cái thất vọng.

ĐTC chào ban nhạc chuông Nam Hàn 20/5/2015
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý sứ mệnh giáo dục con cái của các gia đình. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói buông như sau: Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn chào đón anh chị em vì thấy có biết bao nhiêu gia đình. Xin chào các gia đình. Chúng ta tiếp tục suy tư về gia đình, về đặc tính nòng cốt của gia đình hay ơn gọi tự nhiên của nó là giáo dục con cái, để chúng lớn lên trong tinh thần trách nhiệm đối với chính mình và đối với tha nhân. Điều mà chúng ta đã nghe từ đầu từ thư của thánh Phaolô thật là hay đẹp: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa. Hỡi các người cha, đừng làm cho con cái bực tức để chúng không ngã lòng” (Cl 3,20-21). Đây là một luật khôn ngoan: người con được giáo dục lắng nghe cha mẹ và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ không được ra lệnh cho con cái một cách xấu để không làm cho con cái ngã lòng.

Thật thế con cái phải lớn lên từng bước một, mà không chán nản. Nếu anh chị em là cha mẹ nói với con cái: Chúng ta hãy leo lên cái thang nhỏ này và cầm tay chúng từng bước một cho chúng leo, thì mọi chuyện xuôi chảy.

Nhưng nếu anh chị em nói: “Con hãy đi lên”- “Nhưng con không thể”. “Hãy đi lên”. Điều này là làm cho con cái nản lòng đấy: đòi hỏi ở con cái điều chúng không có khả năng làm. Vì vậy tương quan giữa cha mẹ và con cái phải là một sự khôn ngoan, quân bình lớn. Con cái hãy vâng lời cha mẹ, vì điều này đẹp lòng Thiên Chúa. Và cha mẹ đừng khiến con cái nản lòng, bằng cách đòi hỏi nơi chúng điều chúng không thể làm. Phải làm điều này để con cái lớn lên trong tinh thần trách nhiệm đối với mình và đối với tha nhân.

Xem ra là một nhận xét hiển nhiên, nhưng cả thời này nữa cũng không thiếu các khó khăn. Giáo dục khó khăn đối với các cha mẹ chỉ trông thấy con cái vào ban chiều, khi trở về nhà mệt mỏi vì công việc: những người may mắn có công ăn việc làm! Lại càng khó khăn hơn đối với các cha mẹ ly thân, nặng nề vì điều kiện này của họ: tội nghiệp họ đã có các khó khăn, họ chia tay và biết bao lần đứa con bị bắt như con tin, và người cha nói xấu mẹ và người mẹ nói xấu cha, và người ta gây ra đau khổ. Và ĐTC khuyên các cha mẹ chia lìa như sau:

Đừng bao giờ, đừng bao giờ lấy đứa con như là con tin! Anh chị em dã chia tay vì biết bao nhiêu khó khăn và lý do, cuộc sống đã cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái không phải là những người mang gánh nặng của sự chia lìa ấy, ước chi chúng đừng bị dùng như các con tin chống lại người phỗi ngẫu, ước chi chúng lớn lên nghe thấy cha mẹ nói tốt về nhau mặc dù không sống chung với nhau! Đối với các cha mẹ ly thân điều này rất là quan trọng và rất khó, nhưng họ có thể làm được.

Nhưng nhất là câu hỏi giáo dục như thế nào? Đâu là truyền thống mà ngày nay chúng ta phải thông truyền cho con cái chúng ta?

Các nhà trí thức có óc phê bình đủ loại đã khiến cho các cha mẹ phải im lặng bằng hàng ngàn cách, để bảo vệ các thế hệ trẻ khỏi các nguy hại – thật sự hay suy đoán – của nền giáo dục trong gia đình. Gia đình bị tố cáo là duy độc tài, dễ dãi, thủ cựu, đán áp tình cảm gây ra các xung đột.

Thật thế, có một sự gẫy đổ giữa gia đình và học đường. Khế ước giáo dục ngày nay đã bị bẻ gẫy, và như thế liên minh giáo dục của xã hội với gia đình đã bước vào khủng hoảng, bởi vì sự tin tưởng lẫn nhau đã bị soi mòn. Có nhiều triệu chứng. Chẳng hạn nơi trường học các tương quan giữa cha mẹ và thầy cô bị tấn kích. Đôi khi xảy ra các căng thẳng và không tin tưởng lẫn nhau; và các hậu qủa rơi trên con cái. Đàng khác số những người gọi là chuyên viên gia tăng; họ chiếm vai trò của cha mẹ, cả trong các khía cạnh thân tình nhất của việc giáo dục: trên cuộc sống tình cảm, trên cá tính và sự phát triển, trên các quyền lợi và bổn phận, các chuyên viên biết mọi sự; các mục đích, các lý do, các kỹ thuật. Và các cha mẹ chỉ phải lắng nghe, học hỏi và thích nghi. Bị lấy mất đi vai trò của mình họ thường trở thành lo lắng và chiếm hữu thái quá đối với con cái họ, tới độ không bao giờ sửa dậy chúng: “Bạn không thể sửa dậy con”.

Họ hướng tới chỗ càng ngày càng tín thác con cái cho các chuyên viên, kể cả những khiá cạnh tế nhị và riêng tư nhất trong cuộc sống của chúng, và tự đặt mình vào một góc: Như thế ngày nay các cha mẹ gặp nguy cơ tự loại mình ra khỏi cuộc sống của con cái.

Và điều này rất nghiêm trọng! Ngày nay có những trường hợp loại này. Tôi không nói là nó luôn luôn xảy ra, nhưng có xảy ra. Bà giáo ở trường la rầy đứa bé và viết giấy cho cha mẹ. Tôi còn nhớ một giai thoại cá nhân. Có một lần, khi tôi học lớp tư tiểu học, tôi dã nói một từ xấu với bà giáo, và bà giáo, một người đàn bà rất giỏi, đã cho gọi mẹ tôi đến. Ngày hôm sau bà đến trường và hai người nói chuyện với nhau, và tôi được gọi vào. Trước mặt bà giáo mẹ tôi đã rất dịu dàng giải thích điều tôi đã làm và bảo tôi xin lỗi bà giáo. Tôi đã làm và tôi hài lòng tự nhủ: câu chuyện đã kết thúc tốt đẹp. Nhưng đó chỉ là chương thứ nhất! Khi tôi về nhà thì bắt đầu chương thứ hai… Anh chị em có thể tưởng tượng ngày nay nếu bà giáo mà làm như thế, thì ngày hôm sau cả cha mẹ hay một trong hai người đến la rầy bà giáo, bởi vì các chuyên viên nói rằng không được la rầy trẻ em như vậy. Các chuyện đã thay đổi! Tuy nhiên các bậc cha mẹ không đuợc tự loại mình khỏi việc giáo dục con cái.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Hiển nhiên là định hướng này không tốt: nó không hài hòa, không đối thoại, thay vì tạo thuận tiện cho sự cộng tác giữa gia đình và các tổ chức giáo dục khác, học đường, chỗ chơi thể thao thể dục… nó chống lại sự cộng tác.

Làm sao chúng ta lại đi đến điểm này? Chắc chắn là các bậc cha mẹ, hay đúng hơn vài mô thức giáo dục trong qúa khứ chắc chắn đã có vài hạn hẹp. Nhưng cũng đúng thật là có các sai lầm mà chỉ cha mẹ được phép làm, bởi vì họ có thể bù trừ chúng một cách mà không ai khác có thể làm được. Đàng khác, chúng ta biết rõ, cuộc sống đã trở nên hà tiện thời giờ để nói, để suy tư, để đối chiếu với nhau. Nhiều cha mẹ bị bắt cóc bởi công ăn việc làm - cha mẹ phải làm việc - và các lo toan khác, bối rối bởi các đòi hỏi mới của con cái và sự phức tạp của cuộc sống hiện tại – nó là như thế và chúng ta phải chấp nhận như nó là - và họ như thể bị tê liệt vì sợ sai lầm. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ liên quan tới việc nói mà thôi. Trái lại một chủ thuyết đối thoại hời hợt bề ngoài không đưa tới một cuộc gặp gỡ thực sự của trí óc và con tim. Chúng ta hãy tự hỏi: “Chúng ta có tìm hiểu con cái mình đang thực sự ở đâu trên con đường của chúng không? Linh hồn chúng thực sự ở đâu, chúng ta có biết không? Và nhất là chúng ta có muốn biết điều đó không? Chúng ta có xác tín rằng trên thực tế chúng không đợi chờ gì khác không?

Các cộng đoàn kitô được mời gọi cống hiến sự nâng đỡ cho sứ mệnh giáo dục của các gia đình, và làm điều đó trước hết bằng Lời Chúa. Tông đồ Phaolô nhắc nhớ sự hỗ tương bổn phận giữa cha mẹ và con cái, khi viết trong thư gửi tín hữu Côlôxê: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa: Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng” (Cl 3,20-21). Nền tảng của tất cả là tình yêu thương mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, tình yêu thương “không thiếu kính trọng, không tìm tư lợi, không nóng giận, không chú ý tới điều ác đã nhận… tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả” (1 Cr 13,5-6). Cả trong các gia đình tốt lành nhất cũng cần phải chịu đựng lẫn nhau, và cần nhiều kiên nhẫn lắm để chịu đựng nhau! Nhưng cuộc sống là như thế. Cuộc sống không được làm trong phòng thí nghiệm, nhưng trong thực tế. Chính Chúa Giêsu cũng đã phải đi qua nền giáo dục gia đình, và đã lớn lên trong tuổi tác, khôn ngoan và ơn thánh (x. Lc 2,40.51-52).

Cả trong trường hợp này nữa ơn thánh của tình yêu Chúa Kitô thành toàn điều được khắc ghi trong bản tính nhân loại. Chúng ta có biết bao nhiêu gương mẫu tuyệt diệu của các cha mẹ kitô tràn đầy khôn ngoan! Các vị cho thấy rằng một nền giáo dục gia đình tốt là cột sống của thuyết nhân bản. Sự dãi toả của nó trong xã hội là tài nguyên cho phép bù lại các thiếu sót, các thương tích, các trống rỗng của chức làm cha làm mẹ liên quan tới các người con kém may mắn. Sự dãi tỏa đó có thể làm các phép lạ đích thật. Và trong Giáo Hội các phép lạ ấy xảy ra mỗi ngày!

Và ĐTC kết luận bài giáo lý như sau: Tôi cầu mong Chúa ban cho các gia đình kitô đức tin, sự tự do và lòng can đảm cần thiết cho sứ mệnh của mình. Nếu nền giáo dục gia đình tìm lại được niềm kiêu hãnh là tác nhân của nó, thì nhiều điều sẽ thay đổi tốt đẹp hơn, đối với các cha mẹ không chắc chắn và đối với các con cái thất vọng. Đã đến giờ các cha mẹ trở về từ sự đi đầy của mình – bởi vì họ tự đẩy ải mình khỏi việc giáo dục con cái - và lãnh lấy vài trò giáo dục của mình một cách tràn đầy. Chúng ta hy vọng rằng Chúa ban cho các cha mẹ ơn này: đó là đừng tự đầy ải mình khỏi việc giáo dục con cái. Và chỉ có tình yêu, sự hiền dịu và lòng kiên nhẫn mới có thể làm được điều này.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các vùng nói tiếng Pháp, trong đó có đoàn hành hương nước Côte d’ Ivoire bên Phi châu, cũng như các đoàn hành hương nói tiếng Anh, trong đó có các đoàn hành hương đến từ Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc và Nam Phi. Ngài cũng chào các nhóm hành hương Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn. Một ban nhạc mấy chục thiếu nữ Nam Hàn trong quốc phục đã trình tấu chuông và hát mừng ĐTC.

Trong các đoàn hành hương đến từ các vùng nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, có các nhóm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mêhicô, Argentina, Panama, Chile, Brasil và Cap Vert.

ĐTC cũng chào các nhóm hành hương Ba Lan và Slovac. Ngài nhắc cho mọi người biết Chúa Nhật tới là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa gửi các ơn của Thánh Thần để có thể trở thành các chứng nhân can đảm của Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.

Với các nhóm nói tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên khóa đào tạo truyền giáo của gia đình Pallottina, do Phân khoa giáo dục của đại học Auxilium tổ chức; các thành viên cuộc gặp gỡ hòa bình và văn hóa Matera Altamura Bari; các sĩ quan quân lực Italia; các hiệp hội và sinh viên. Ngài cầu mong chuyến viếng thăm mộ hai thánh tông đồ Phêrô Phaolô gia tăng niềm vui phục sinh và dọn lòng họ cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đức tin.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội nhớ thánh Bernarrdino thành Siena. Xin lòng yêu mến Thánh Thể của thánh nhân chỉ cho người trẻ thấy Thiên Chúa là trung tâm cuộc sống; giúp người bệnh tật can đảm thanh thản đương đầu với những lúc khổ đau; và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng gia đình trên tình yêu của Thiên Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Đại hội về Gia đình
Linh Tiến Khải
20:25 20/05/2015
Một số nhận định của bà Chiara Giaccardi, giáo sư Đại học Công Giáo Thánh Tâm Milano

Ngày mùng 6 tháng 5 vừa qua một đại hội về gia đình đã diễn ra trong vương cung thánh đường Santa Maria in Montesanto ở Roma. Đại hội do giáo phận Roma tổ chức và bảo trợ cùng với tổ chức phi chính quyền “Hiệp
thông và văn hóa” của dòng Paoline và Đại học giáo hoàng Laterano. Đại hội có đề tài là “Thông truyền gia đình như môi trường đặc ân của sự gặp gỡ trong tình yêu nhưng không”. Mục đích của đại hội là chuẩn bị cho Ngày truyền thông quốc tế lần thứ 49.

Trong sứ điệp gửi Ngày truyền thông quốc tế 2015 về đề tài: “Thông truyền gia đình: môi trường đặc ân của sự gặp gỡ trong sự nhưng không của tình yêu”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình là nơi đầu tiên, trong đó con người học truyền thông.

Lấy biến cố Đức Maria đến thăm bà Elidabét làm điểm khởi hành suy tư, ĐTC nói câu chuyện này cho thấy truyền thông như là một cuộc dối thoại giao thoa với ngôn ngữ của thân xác. Câu trả lời đầu tiên cho lời chào của Đức Maria là việc Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ. Nhảy mừng vì niềm vui gặp gỡ trong một nghĩa nào đó là một kiểu và một biểu tượng của mọi cuộc gặp gỡ khác, mà chúng ta học trước khi ra đời. Cung lòng tiếp đón chúng ta là trường học truyền thông đầu tiên, bao gồm sự lắng nghe và tiếp xúc thể xác, nơi chúng ta tập quen với thế giới bên ngoài trong một môi trường được che chở và với tiếng nói trấn an của nhịp đập của trái tim người mẹ.

Sau khi chào đời, trong một nghĩa nào đó, chúng ta vẫn còn ở trong một cung lòng là gia đình. Là một cung lòng được làm thành bởi các người khác nhau, trong tương quan, gia đình là “nơi người ta học chung sống trong sự khác biệt” (Evangelium gaudium, 66), khác biệt về giống và các thế hệ trước hết truyền thông với nhau vì chấp nhận nhau bởi có một mối dây nối kết. Rẻ quạt các tương quan và các lứa tuổi càng rộng bao nhiêu, thì môi trường cuộc sống của chúng ta càng phong phú bấy nhiêu. Và dây nối kết là nền tảng của lời nói, tới lượt nó, củng cố dây nối kết. Chính trong gia đình mà chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ, nghĩa là tiếng nói của các tiền nhân. Trong gia đình chúng ta nhận thức rằng các người khác đã đi trước chúng ta và đặt để chúng ta trong điều kiện hiện hữu và có thể sinh ra sự sống và làm điều gì tốt lành và xinh đẹp…

ĐTC viết tiếp trong sứ điệp: Kinh nghiệm sự nối kết đi trước chúng ta khiến cho gia đình cũng là môi trường, trong đó người ta thông truyền hình thức truyền thông nền tảng là lời cầu nguyện. Chính trong gia đình đa số chúng ta đã học chiều kích tôn giáo của sự truyền thông thấm nhuần tình yêu, tình yêu của Thiên Chúa tự trao ban cho chúng ta và chúng ta cống hiến cho tha nhân.

Chính trong gia đình với khả năng ôm hôn nhau, nâng đỡ nhau, đồng hành với nhau, cùng cười cùng khóc với nhau giúp chúng ta hiểu thực sự truyền thông như khám phá và xây dựng sự gần gũi có nghĩa là gì. Giảm đi các xa cách, tới gặp gỡ nhau và tiếp đón nhau là lý do của sự biết ơn và niềm vui. Thăm viếng bao gồm mở cửa, không đóng kín trong nhà, nhưng di ra và găp gỡ tha nhân.

Hơn mọi nơi chốn khác, gia đình cũng là nơi chúng ta sống kinh nghiệm các hạn hẹp của mình và của người khác, các vấn đề lớn nhỏ của việc cùng hiện hữu, đồng ý với nhau. Không có gia đình toàn hảo, nhưng không cần sợ hãi sự bất toàn, giòn mỏng và cả các xung khắc; cần tập đương dầu với chúng một cách xây dựng. Vì thế gia đình, trong đó người ta yêu thương nhau với các hạn hẹp và tội lỗi của mình, trở thành trường học tha thứ. Tha thứ là một năng động của truyền thông, bị hao mòn, bị gẫy đổ, nhưng qua sự hối hận được bầy tỏ và tiếp nhận, có thể nối lại và làm cho lớn lên. Một trẻ em trong gia đình tập lắng nghe người khác và nói một cách kính trọng, bầy tỏ quan diểm của mình, mà không chối bỏ quan điểm của người khác, sẽ là một người xây dựng đối thoại và hòa giải trong xã hội.

Liên quan tới các hạn hẹp của truyền thông các gia đình có con cái tàn tật có thể dậy chúng ta nhiều điều. Các khuyết tật luôn luôn có thể là một cám dỗ khép kín, nhưng nhờ tình yêu của cha mẹ, anh chị em và bạn bè, có thể trở thành một kích thích rộng mở, chia sẻ, truyền thông một cách bao gồm, và có thể trợ giúp học đường, giáo xứ, các hiệp hội trở thành tiếp đón hơn với tất cả mọi người, không loại trừ ai hết.

Thế rồi trong một thế giới, nơi người ta thường nguyền rủa, nói xấu, gieo cỏ lùng, gây ô nhiễm môi trường sống với các bép xép, gia đình có thể là một trường học truyền thông như phúc lành, kể cả tại nơi xem ra thắng thế thù hận và bạo lực… Chúc lành hơn là chúc dữ, viếng thăm thay vì đẩy xa, tiếp đón thay vì chiến đấu là phương thế duy nhất giúp bẻ gẫy vòng xoáy của sự dữ, để chứng minh rằng sự thiện luôn là điều có thể, nhằm giáo dục con cái sống tình huynh đệ.

Các phương tiện truyền thông ngày nay có thể ngăn cản cũng như trợ giúp sự thông truyền trong gia đình và giữa các gia đình với nhau. Cả trong lãnh vực này nữa, cha mẹ cũng là những nhà giáo dục đầu tiên. Nhưng cộng đoàn kitô được mời gọi đồng hành với họ trong nhiệm vụ này và không để họ cô đơn.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị thính giả một vài nhận định của bà Chiara Giaccardi, giáo sư Đại học Công Giáo Thánh Tâm Milano, về đại hội này.

Hỏi: Thưa giáo sư Giaccardi, qua đối thoại nảy sinh tất cả mọi hạt giống của gia đình hiện có trên thế giới này. Và đây là thách đố mà gia đình ngày nay gặp phải. Gia đình được mời gọi rộng mở cho tha nhân chứ không đóng kín trong chính mình, có đúng thế không?

Đáp: Tôi tin rằng vẻ đẹp của sự thông truyền trong gia đình là sự đa diện của các cách thức diễn tả từ cái ôm hôn cho tới nước mắt, cho tới sự thinh lặng, trong đó người ta cảm thấy gần nhau và nhất là sự tha thứ, bởi vì gia đình là một nhân tố chặt chẽ, và vì thế trong đó người ta thực sự ở sát bên nhau - đụng lưng nhau - do đó thật dễ xảy ra điều gì đó gây thương tích cho người khác, cũng như vài hiểu lầm, vài mệt nhọc. Như vậy sự tha thứ là điều cho phép tiến tới, là điều cho phép bắt đầu trở lại, vào đời như là những người mớí mẻ yêu thương nhau.

Hỏi: Tự do bên trong hôn nhân có nghĩa là gì thưa giáo sư?

Đáp: Trong hôn nhân người ta có cơ may qúy báu của sự tự do, bởi vì một người quyết định cột buộc đời mình vào vào cái gì và quyết định làm công trình này của cuộc sống mình: quyết định chạy vào cuộc mạo hiểm của cuộc đời với một người khác. Nó là một tình trạng thám hiểm, bởi vì để ở trong cuộc mạo hiểm đó cần phải biết sáng tạo thực sự, vì nếu người ta để cho cái bất động của các sự vật đẩy đưa, thì sẽ không thành công trong việc ở với nhau nữa. Nhưng đó là một thách đố gây hứng khởi, nếu người ta sống nó cho tới tận cùng.

Hỏi: Phải làm thế nào để khuyến khích các người trẻ lập gia đình, thưa giáo sư?

Đáp: Bằng cách khích lệ họ đừng sợ hãi, và nhất là không cần các điều vô ích. Cũng cần đánh cá một chút trên sự kiện các việc được xây dựng từng tí một, và có biết bao nhiêu việc đối với chúng ta xem ra cần thiết, nhưng trong thực tế chúng lại không cần thiết, trong khi có biết bao nhiêu việc khác quan trọng, mà chúng ta lại không chú ý vun trồng chúng đủ. Và vẻ đẹp của gia đình được diễn tả ra qua ơn nhưng không của tình yêu cho phép lớn lên và sinh hoa trái.

Tiếp theo đây là nhận định của ĐC Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh về gia đình.

Hỏi: Thưa ĐC, ĐC nghĩ gì về sự nhưng không của tình yêu?

Đáp: Sự nhưng không của tình yêu có nghĩa là chúng ta phải giống Thiên Chúa Cha trên Trời, không chờ đợi những người khác đến. Chính Ngài đi gặp gỡ họ. Khi đó tôi tin rằng đối với các gia đình ngày nay, Giáo Hội phải tái khám phá ra nỗi đam mê lớn lao này là ở bên cạnh các gia đình, bởi vì tương quan giữa Giáo Hội và gia đình là bất khả phân ly. Đó, sự đam mê này đối với gia đình, đối với những gì chúng ta biết về gia đình, phải là điều chúng ta phải tái khám phá ra và sống nó, để mỗi một đam mê trở thành một nghệ thuật: nghệ thuật ở bên cạnh, nói mà không xúc phạm; nghệ thuật không phán đoán một cách khinh thị; nghệ thuật của tình yêu biết sửa dậy mà không gây thương tích. Nếu cần phải cắt tiả, thì cắt tiả, nhưng để tất cả mang lại nhiều hoa trái hơn.

Trong đại hội giải thưởng Paoline về truyền thông và văn hóa 2015 cũng đã được phát cho gia đình ông Enrico và bà Chiara Petrillo, vì đã biết làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa qua hôn nhân của họ, cả trong những lúc khó khăn như khi bà Chiara bị bệnh, khi 28 tuổi bà đã hy sinh mạng sống, bằng cách giãn các chữa trị bệnh tật để chờ cho đứa con mà họ chờ đợi sinh ra. Sau đây là chứng tá của ông Roberto Corbella, thân phụ của bà Chiara:

Hỏi: Thưa ông, gia đình của con gái ông đã là một gia đình như thế nào?

Đáp: Tôi tin rằng đó là một gia đình dặc biệt vì nó là một gia đình bình thường. Trước hết là tình yêu giữa Chiara và Enrico: hai người yêu thương nhau. Hôn nhân của hai người đã thực sự là một cuộc hôn nhân xác tín và khi hai người lấy nhau đó đã là một thời điểm của hạnh phúc. Khi cháu Francesco chào đời, thì niềm hạnh phúc ấy lại càng lớn hơn nữa, bởi vì sau hai người anh đã lên trời ngay lập tức, Francesco đã là đứa con khiến cho hai người nếm hưởng tình yêu. Tôi tin rằng sự kiện họ sống hạnh phúc như vậy, và tôi dùng động từ ở thì hiện tại, bởi vì ngày nay họ vẫn hạnh phúc, cả khi Chiara không còn nữa, Francesco và Enrico vẫn cảm thấy Chiara như thành phần của gia đình. Tôi tin rằng sự kiện này có thể là một gương mẫu nói lên rằng các chuyện trong đời không cần phải được sống một cách phức tạp. Không có các chương trình lớn lao phải làm.. Thế rồi Chiara rất thích câu nói của các cha dòng: “bước đi các bước bé nhỏ có thể”: không thể yêu sách và nghĩ rằng phải giải quyết tất cả mọi chuyện và hiểu biết mọi sự, cần phải đương đầu một chút với các biến cố như chúng đến, và rồi mọi sự đều có khía cạnh tích cực của nó. (RG 8-5-2015)
 
Top Stories
Pope urges Chinese Catholics' allegiance to Rome
AFP
20:45 20/05/2015
Pope Francis called Wednesday on Chinese Catholics to remain attached to the "rock" on which the Church in Rome is built, in a move expected to rile Beijing. There are an estimated 12 million practising Catholics in China

"Ask Mary to help Catholics in China... to live spiritually united to the rock of Peter on which the Church is built," the pontiff said in his weekly general audience in Saint Peter's square.

Francis was speaking ahead of a May 24 day of prayer for Catholics in China, which was established by his predecessor Benedict XVI in 2007.

With his reference to Peter, whom the Roman Catholic Church considers to have been the first pope, he was calling on Chinese Catholics for their allegiance.

The Vatican has not had diplomatic relations with China since Mao Zedong broke them off in 1951.

On a visit to South Korea in August, Francis called for a normalisation of relations.

But he insisted that could only happen if China's Catholics are given the right to exercise their religion freely, and when the Vatican is allowed to appoint bishops in the world's most populous country.

On his way back from Korea, Francis said he would visit China as soon as the Church was allowed to do its job there.

Researchers say there are about 12 million practising Catholics in China, half of who attend services under the auspices of a state-controlled association.

The other half are involved in clandestine churches that swear allegiance to the Vatican.

(Source: https://news.yahoo.com/pope-urges-chinese-catholics-allegiance-rome-140700516.html)
 
Chinese leader: Religions must be free of foreign influence
AP
20:48 20/05/2015
BEIJING (AP) — China's president warned in a key policy speech that religions must be independent from foreign influence, as the government asks domestic religious groups to pledge loyalty to the state.

Hours later, Pope Francis urged Catholics in China to be "united to the rock" of the church in Rome, although it was unclear whether his comments were linked to the speech earlier Wednesday by Chinese President Xi Jinping.

China is ruled by the officially atheist Communist Party, and Beijing attempts to control a variety of religions and their spread.

"We must manage religious affairs in accordance with the law and adhere to the principle of independence to run religious groups on our own accord," Xi said at a high-level party meeting that sought to unite non-Communist Party groups and individuals. His comments were widely reported in state media.

"Active efforts should be made to incorporate religions into socialist society," Xi said, adding that the party's religious work should be about winning over the hearts and minds of the public for the party.

As part of its religious policy since the 1990s, the government believes that hostile foreign forces can use religions to infiltrate Chinese society by winning over the population and subverting party rule. It has banned foreign missionary work, refused to acknowledge any appointment by foreign religious entities such as the Vatican, and declared any unregistered religious groups illegal.

Formal relations with the Vatican already were severed back in 1951, and worship by Catholics is officially allowed only in state-authorized churches outside the pope's authority. In 2007, Pope Benedict XVI sent a letter to Chinese faithful urging them to unite under his authority.

On Wednesday in Rome, Francis urged Catholics in China "to live spiritually united to the rock of Peter upon whom the Church is built" during his general audience ahead of an important feast day May 24 for Chinese Catholics at the shrine of Sheshan in Shanghai.

In the western Chinese regions of Xinjiang and Tibet, the government says foreign forces are using Islam and Tibetan Buddhism to incite local people to defy Chinese rule.

Still, religions have spread quickly in the country, which is suffering a crisis in beliefs as people largely abandon communist values.

Since early 2014, the eastern Chinese province of Zhejiang has forcibly removed crosses from more than 400 Christian churches in an apparent effort to reduce the rapidly growing religion's visibility.

However, the government has been vague about what constitutes foreign forces and whether the term refers to foreign individuals, foreign non-governmental groups, foreign cultural traditions or foreign governments, said Yang Fenggang, a scholar of Chinese religions at Purdue University.

Such a policy can also be difficult to carry out in an age of globalization and at a time when China wants to promote its own culture outside China, he said.

"How can you influence the foreign but not be influenced by the foreign?" Yang wrote in an email.

(Source: http://news.yahoo.com/chinese-leader-religions-must-free-foreign-influence-120220956.html
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện hòa giải, hòa hợp. phần 2
Bảo Giang
08:51 20/05/2015
Chuyện hòa giải, hòa hợp. phần 2

II. Có thể hòa giải với cộng sản không?

Theo nguyên tắc là có. Có, với những điều kiện pháp lý công bằng và bình đẳng. (hay như tôi viết ở phần trên). Sự đồng thuận này bắt nguồn từ sự bao dung, tha thứ bởi dòng máu của dân tộc. Nó bắt nguồn từ sự hy sinh vô bờ bến của người Việt Nam, muốn “chín bổ làm mười” để cùng nhau bảo vệ giống nòi, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của cha ông. Để từ đó, người dân có cơ hội xây dựng lại một đất nước đã bị tan hoang bởi cộng sản, bởi lớp Cù thị HCM, hơn là nhu cầu phải làm cuộc hoà giải và sống chung với cộng sản. Nghĩa là, vì yêu quê hương, quốc dân Việt Nam sẵn sàng bao dung mở đường cho cộng sản biết xám hối và quay về với cộng đồng dân tộc. Như thế, những điều kiện Công Bằng, Bình Đẳng trước pháp luật và công quyền phải được coi là những bậc thang êm ái, như một cái cầu nối yêu thương nhằm giúp cho tập đoàn cộng sản bớt mặc cảm tội lỗi khi quay về để cho cuộc Hòa Giải bắt đầu. Phần Hoà Hợp sẽ là những bước tiến sau,

Không, Không bao giờ. Không bao giờ như nhiều ý kiến khác cho rằng: Nó phải chết. Phải chết bởi vì những tội ác diệt chủng của nó. Nó phải chết vì hai bên luôn có hai hướng đi nghịch chiều nhau. Đồng bào Việt Nam yêu quê hương và yêu dân tộc của mình. Cộng sản thì theo Hồ chí Minh người Tàu, gốc Hẹ, chọn con đường phản bội dân tộc, yêu chủ nghĩa vô Gia Đình, vô Tổ Quốc, vô Tôn Gíao. Chúng đã tạo ra một xã hội hỗn loạn, mất gốc, đã bán rẻ giang sơn và dân tộc Việt Nam cho Tàu cộng. Theo đó, chuyện Hoà Giải, Hoà Hợp với CS sẽ là không bao giờ. “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì chúng làm” Phương ngôn ấy còn nguyên gía trị và những bài học đắng cay!

Dĩ nhiên, là không ai trách ai cả, dù họ nói có thể, hoặc là không bao giờ. Bởi lẽ, đó là những lý do tích cực, chủ quan mà mỗi người đã trải qua. Trải qua bằng chính kinh nghiệm của mỗi người từ hai đối tác là Quốc dân Việt Nam và tập đoàn Cộng sản. Nhưng dù có, dù không, cả hai đối tác này đều có chung một nhận định:

1. Những kẻ trộm cướp khó bỏ nghề.

Trộm, cướp, dĩ nhiên, không phải là một cái ngành hay nghề chuyên nghiệp. Nhưng kẻ đã quen tay, coi việc chôm chỉa, ăn trộm, ăn cướp là một cách sinh nhai chính thì hầu như không bỏ được cái “ nghề” này. Nó vào tù ra khám, rồi lại vào tù, nên cha ông ta đã bảo: “ trẻ bắt trộm gà, già dắt trộm trâu” là vậy. Tuy thế, kẻ trộm cướp không thể khống chế xã hội. Nó có thể làm xỉ nhục cho quốc gia như trường hợp các chiêu đãi viên hàng không và phi công của Việt cộng kiêm nghề chôm chỉa, ăn trộm ở Nhật, Úc, hay đại Hàn. Hoặc làm băng hoại xã hội như ở Việt Nam hiện nay. Nhưng khi cộng sản là kẻ cướp, nó trở thành vấn nạn nghiêm trọng phá hủy toàn diện mặt đời sống cũng như luật lệ, pháp quyền của xã hội. Tại sao?

a. Tại cách nhìn từ phía đảng cộng sản.

Ngày nay, mọi đảng viên đảng cộng sản đều tâm niệm rằng: Họ là người khác người. Khác từ việc được đào tạo đến lối sống. Họ được đào tạo để gian dối, để “căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” (Đèn Cù), được đào tạo để tiêu diệt, xỉ nhục nhân bản tính của con người (như trường hợp Nguyễn tấn Dũng công khai chửi Mỹ, xỉ nhục con gái theo Mỹ, lấy Mỹ, xin vào quốc tịch Mỹ?). Trong khi người dân Việt học giáo huấn yêu thương đồng loại và bao bọc đồng bào của mình. Từ đó là một khác biệt. Đến khi đi theo bước chân vô đạo, bất nhân, bất nghĩa của HCM, CS cướp được chính quyền vào ngày 2-9-1945. Rồi trải qua một cuộc chiến với súng đạn do Tàu, Nga cung cấp, và lòng yêu nước nhiệt tình của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam góp sức, CS đã chiếm được nửa phần lãnh thổ theo hiệp định Geneve 20-7-1954, sự khác biệt càng lớn hơn.

Từ đây, đảng CS ta tách ra khỏi nhân dân Việt Nam, lệ thuộc vào Trung cộng mà thành lập nhà nước VNDCCH. Đảng CS tự cho mình thế đứng trên cả đất nước và dân tộc Việt, tự cho các đảng viên CS nắm giữ quyền lực, quyền lợi tuyệt đối. Theo kế sách của Trung quốc, Ta đã có chiến thắng vĩ đại đầu tiên sau khi thành lập nhà nước cộng sản là cuộc tắm máu nhân dân Việt Nam rùng rợn chưa từng có trong lịch sử. Với cái chết của hơn 172000 người vào những năm 1953-56, mà đá cũng phải nát gan, ta đã thành công trong việc tạo ra sự sợ hãi toàn diện. Cái búa, cái liềm của “bác” trở thành thánh vật, có uy quyền tuyệt đối của đảng trong việc chỉ huy toàn thể mọi lực lượng trong xã hội. Từ đó, sự chết, cuộc bạo tàn và man rợ bám lấy mọi người trong từng hơi thở, câu nói, ánh mắt. Dĩ nhiên, mục đích chính của cuộc tắm máu là muốn đánh gục mọi đối kháng của mọi tầng lớp dân tộc Việt Nam, kể cả những ngưòi đã hy sinh xương máu cho đảng ta trong cuộc kháng chiến cướp chính quyền. Cuộc tắm máu này đến nay vẫn chưa chấm dứt, nó chỉ biến sang một hình thức khác tinh vi hơn. Kết qủa, đảng ta đã hoàn toàn thành công trong việc chế ngự đời sống người dân đất bắc, đưa đảng viên lên một vị thế khác biệt với người đồng chủng. Sau khi đã tắm máu đồng bào, đảng ta đã lùa người dân vào cuộc chiến đầy máu và nước mắt với dân miền nam để bảo vệ biên giới cho Trung quốc mà không có một ai dám hé răng kêu than nửa lời.

Cuối cùng, cuộc chiến mở rộng đường cho CS tràn về phương nam ta đã thi hành đúng kế hoạch. Sau ngày 30-4-1975, Mỹ cút, Tàu vào, đảng ta nhờ đó đứng trên đỉnh cao của chiến thắng và nhân dân cả nước được làm nô lệ. Từ đó tất cả đảng viên đã tiến nhanh trên mọi trận tuyến và không gặp bất cứ một trở ngại nào: Muốn nhà, có nhà. Muốn đất, có đất. Muốn có tiền, ta đổi tiền, biến một đồng đô la của thằng Mỹ từ hơn 500 bạc ngụy lên đến 20,000. oo tiền hồ, cả nước thành triệu phú mà đói rách! Riêng quyền lực và luật lệ do ta điều hành đã hoàn toàn làm chủ mọi cơ chế, mọi tổ chức. Đảng đã đứng trên đỉnh cao, đạt tới những thành tích chưa từng có trong lịch sử. “Hoàng Sa, Trường Sa ta để cho người anh em Trung quốc giữ hộ, khi nào ta cần, thì anh em trả lại”! (đèn Cù). Đường biên giới có từ nghìn năm trước, nay đảng ta kế hoạch vẽ lại, để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biểnTục Lãm, quá nửa vịnh bắc bộ thành đất của Trung quốc làm cho tình hữu nghị thêm bền chặt! Riêng phần đất trong nội địa thì … rộng quá, dân ở không hết nên đảng phải ký giấy sang nhượng, hay cho ngoại bang thuê mướn dài hạn không thuế. Đó là sách lược, là quyền lực của đảng, cứ đời đời tiến lên!

Tóm lại, Đảng ta đã chiếm vị thế độc tôn, không một kẻ nào dám cản con dao của bác, cần gì phải hòa giải, hòa hợp với ai? Có nói là nói cho có chuyện vậy. Mọi đảng viên đều nhất quán. Còn đảng còn mình, còn quyền lợi, còn gian trá. Phần chúng còn bị lừa và bị lừa cho đến chết! Theo đó, chuyện “Trâu buộc thường ghét trâu ăn” thời nào chẳng có. Đảng ta bị nhân dân đánh gía là bọn cướp. Nhưng ta cướp có chính quyền, có quốc hội, có toà án, có đủ mọi quyền lực từ trên xuống dưới. Thực dân phong kiến không thể đem ra so sánh với ta. Ta là chủ thể dân tộc, chống ta là chống đất nước. Ta có lý luận cơ bản vững chắc như thế. Ai dám cản đường, phài không? Phải, đồng chí nói gì cũng phải!

b. Từ cách nhìn của người dân.

Chúng ta không lạ gì những chuyện CS tự bốc nhau giống con vẹt như thế. Bởi vì, chưa lúc nào cộng sản sợ cuộc tan vỡ của đảng cộng sản hơn lúc này. Nói toạc ra, đây là lúc cộng sản lo sợ cuộc tắm máu sẽ tái diễn. Dĩ nhiên, cuộc tắm máu này không phải là nhân dân, hay của những ngưòi chống cộng sản. Trái lại, chính là những kẻ đã gây ta tội ác với nhân dân Việt Nam trong mấy chục năm qua. Nên từ trên xuống dưới vì quyền lợi, vì mộng mồ to mả đẹp chúng phải co cụm lại với nhau để bảo vệ đảng, và dùng tập thể công an, côn đồ với trên 200 viên tướng, ra tay bạo lực với nhân dân, với những cá nhân hay các đoàn thể, tôn giáo là để khoả lấp sự sợ hãi đang bám lấy chúng từng ngày, từng giờ. Bởi lẽ, nếu cuộc vỡ bờ xảy ra, mà động lực chính là nhân dân, không ai dám bảo đảm sự an toàn cho chúng.

Ở một chiều khác, người dân Việt Nam cũng có kinh nghiệm của chính mình. Họ biết CS không được đào tạo theo khuôn mẫu con người. Nên mọi lý lẽ, giao tiếp dành cho con người với con người, xem ra, không thể thực hiện được vời cộng sản. Theo đó, họ phải trực diện với sự thật, CS đồng nghĩa như bọn cướp nước. Nên đi đến bất cứ nơi đâu, người dân đều nhắc nhở nhau về tệ nam này. Khi thì trên báo chí truyền thông, khi qua câu chuyện. Khi thì ở giữa hội trường của cộng sản như TGM Kiệt đã nói trước mặt những cán bộ cao cấp tại Hà Nội vào ngày 20-9-2008 là: ” có thể nói việc quản lý của cơ quan ( nhà nước) nào đó là chưa có hợp pháp. Trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý.”. Chữ văn bản, pháp lý ở đây phải được hiểu là sự thể hiện ý chí Công Bình, Văn Hóa và Công Lý của luật pháp theo ý của toàn dân, nó không phải là thứ luật tự biên tự diễn của tập đoàn cộng sản đặt nền tảng trên hai chữ đấu tố, hoặc là quy hoạch! Tiếc rằng, chỉ có những đôi mắt ếch trơ ra nhìn nhau và nhìn đến con dao mã tấu của đảng.

Thật ra, chuyện “đạo đức Hồ chí Minh” là con dao mã tấu không phải tới bây giờ người dân mới biết. Trái lạ, họ đã biết từ mấy chục năm qua. Hơn thế, biết rõ tập đoàn cộng sản phải nhờ vào nó mà sống! Mất con dao, cộng sản sẽ bị tiêu diệt tức khắc. Theo đó, TGM Kiệt khi nói lên sự thật, con dao mã tấu của CS đã đè vào cổ ông. Ông bị chém văng khỏi Hà Nội, riêng “ khu đất số 42 Phố Nhà Chung là tài sản của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, không phải của Tàu, cũng không phải của Tây” (NQK) với đầy đủ những văn bản hợp pháp từ trước khi Việt cộng xuất hiện ở Việt Nam vẫn bị Nguyễn thế Thảo, chủ tịch cái gọi là UBNDTP/Hà Nội, dùng dao cướp đoạt công khai theo kiểu quy hoạch! Tự do… làm cướp như thế, đứng trên cả luật lệ và công lý, nay bảo chúng từ bỏ tội ác và quyền lực thì quả là chuyện trời xa xuống đất! Trộm cướp vặt còn không bỏ nghề, làm sao đảng CS bỏ gian trá, tội ác! Nên chuyện hoà giải chỉ là con số không! Người dân muốn có ngày mai, tuyệt đối không thể ngồi chờ chúng tự giải thể, tự từ bỏ quyền lực, quyền lợi. Trái lại phải tựa vào nhau và vào thái độ của chính mình để làm cuộc hóa giải..

2. Thái độ của chúng ta về chuyện hòa giải.

Hôm rồi, tôi xem một đoạn phim buồn, thật buồn. Chuyện phim trên cánh đồng hoang, có 5 con sư tử, hai con lớn, ba con nhỏ hơn đứng đối diện với một đàn trâu rừng ước tính gấp cả trăm lần đàn sư tử. Nếu đem lên bàn cân, tôi dám chắc là chỉ cần hai con trâu đứng hàng đầu kia đã nặng hơn cả năm con sư tử cộng lại. Tuy thế, cuộc chiến lại diễn biến một cách khác thường.

Khởi đầu, con sư tử già há mồm, vươn cổ gầm lên vài tiếng, hai con nhỏ hơn, chạy tới chạy lui phụ họa. Đàn trâu với những cặp sừng nom cứng hơn cả thép đánh vòng trên đầu, ngừng gặm cỏ, đứng như xếp hàng, ngẩng cao đầu, quay nhìn về phía mấy con sư tử như chờ như đợi, như thách thức. Thêm vài tiếng gầm rú nữa, đàn trâu đứng xát nhau như đã vào thế trận. Tất cả những cặp sừng đều hướng về phía trước, chẳng một con nào lùi bước. Cho đến lúc ấy, đôi bên án binh bất động. Bât ngờ, con sư tử cái ( tôi đoán thế) nhảy chồm về phía trước mặt con trâu đứng gần nhất. Trâu rừng cúi xuống làm một quả thật đẹp. Nó né sang một bên để tránh cú vồ của sư tử, đồng thời bước tới, dùng cái đầu với cặp sừng hất văng con sư tử té lộn ngược về phía sau. Trong lúc con sư tử bị húc té chưa kịp chồm dậy, trâu rừng tiến thêm vài bước. Hai ba con sư tử nhỏ hơn phóng ngay lại phía con trâu, cứu bồ. Một con nhử phía đầu, một con chồm lên phía hậu, ngoạm chặt lấy cái đuôi con trâu đầu đàn. Theo phản ứng, trâu dậm chân, đánh một vòng tròn hất văng con sử tử bám ở phía đuôi ra. Đợt đầu, nó thành công, nhưng bày sư tử lúc này như hung dữ hơn khi con sư tử bị hất văng lúc trước trở lại vòng chiến.

Trong lúc, con trâu đang phải đối phó với vài con sư tử bám phía sau và bên hông. Con sư tử kia nhanh như chớp, rùn thân mình xuống và phóng nhanh đến ngoạm chặt vào lườn họng con trâu và cố ghì nó xuống. Con trâu chồm chân lên, lắc mạnh cái đầu, nhưng con sư tử không nhả mồi. Cùng lúc với những bước trong thế giằng co, trâu rời xa đàn thêm vài bước, đủ có khoảng trống cho hai con khác nhảy vào tiếp sức. Một con nhào đến cắn phía dưới bụng , một con nhảy lên lưng và con khác ghì phía đuôi. Con trâu bị dáng đòn nặng, không còn ham chiến. Nó như cố vùng vẫy để thoát thân. Thời đã muộn, con sư tử đầu đàn chồm về phía đàn trâu, rống lên những tiếng đinh tai nhức óc. Thắng thế, con sư tử trên lưng trâu phóng theo tiếng gầm của sư tử bố, chạy thẳng về phía đàn trâu đang đứng trơ mắt ra nhìn “ anh hùng” bị nạn. Thay vì một hai ba, cả ngàn con cùng tiến lên phía trước. Khi ấy, không phải chỉ cứu được đồng bạn mà cả đàn sư tử hống hách kia, nếu chậm chân có thể sẽ bị đạp nát dưới hàng ngàn móng trâu. Tiếc rằng, con trâu to lớn đứng gẫn nhất, sau khi nhìn bạn đồng hành ăn đòn nặng và nghe tiếng gầm rú với vài ba con sư tử con nhảy múa. Nó hoa mắt, rẽ sang một bên và ba chân bốn cẳng chạy bỏ hiện trường. Cảnh chiến trường tan vỡ nhanh. Đàn trâu hàng ngàn con vội vã quay đầu, tháo chạy…

Thấy đàn bỏ chạy, con trâu lực lưỡng kia mắt nhìn ngơ ngác. Nó cố vùng vẫy để thoát thân. Chì là tuyệt vọng. Chạy được mấy buớc, nó qụy xuống khi con sư tử đầu đàn phóng đến ngoạm vào dưới cổ họng nó và ghì xuống. Cùng lúc hai con khác liên tiếp tấn công vào phần hiểm dưới bụng. Sức tàn, nó ngã vật xuống đất, mắt nó úa lệ nhìn theo bóng đàn dần khuất trong bão đất mịt mù. Lúc này chen lẫn giữa những tiếng móng chân rầm rập trên mặt đất là tiếng rống bi thương thoát ra từ cái cuống họng bị cắn chặt từ hai bên. Nó khóc, nó kêu gào đau thương cho nó, hay cho số phận của loài trâu? Lũ sư tử kéo nó nằm ngửa bốn chân chổng lên trời. Nó vẫn từng chập nghé… ngọ… trong lúc những cái chân vẫy đạp vào khoảng trống…

Vâng, bạn bảo tôi, đây là hai loài thú khác nhau. Một bên tìm mồi, một bên được coi là miếng thịt, nên khó tránh cảnh nát gan này. Chỉ tội cho “ anh hùng” phải hy sinh cho cả đàn được thoát. Phải chi, vâng phải chi cả đàn trâu đừng quay đầu, cứ nhắm phía trước mà chạy tràn, trâu “ anh hùng” có chết thì lũ sư tử cũng nát dưới nghìn móng đạp. Lẽ nào bạn mình chết bi thương, lẻ loi!

Liệu người Việt Nam ta có phải nhận chịu số phận bị làm thịt như thế này mãi hay không? Bạn bảo là không. Không, bởi vì cộng sản không phải là loài sư tử, dù chúng man rợ bạo ác, từng cắn xé, giết dân ta để máu loang đỏ phố, hay chảy thành dòng trên những cánh đồng. Không vì dân ta cũng không bị trời đày làm miếng thịt. Trái lại, là một chủng tộc có đầy đủ nhân sinh quan và lý lẽ để sống. Theo đó, nếu ta đứng lên, rồi cùng tiến về phía trước. Bầy đoàn kia chắc chắn phải chết dưới gót chân của hơn 90 triệu con người phải không? Tiếc rằng, ta đã sợ hãi chúng một cách quá mức bình thường, chưa vào cuộc đã mắt trước mắt sau bỏ chạy. Hoặc gỉa, tự kỷ lấy thân. Đã thế, còn bị những kẻ tà tâm, sống với ta, nhưng hại ta vì những luận điệu rỉ tai có lợi cho chúng. Nay thì bảo là nó đã chết rồi, để ta không phòng bị. Mai lại cho rằng nó có thể hòa hợp hòa giải, làm cho lòng người thêm ly tán, thêm bất đồng, thành bất động. Rồi vô cảm đứng nhìn nó tiếp tục cắn xé dân ta ra từng mảnh vụn.

Chuyện cuốn phim buồn chưa nguôi, bạn tôi kể: Căn nhà của ông Việt, nằm giữa hai người hàng xóm lạ đời. Người thứ nhất, giáo Vạn, quần áo ra chiều bảnh bao, mồm miệng thì không thua hàng tôm hàng cá. Lão được dân làng xếp vào diện “ấm ớ hội tề”. Chữ “ hội tề” theo tôi hiểu là để ám chỉ đến những người chống cộng theo kiểu “ vào tề”, lập đồn bót chống Việt Minh rất quyết liệt ở ngoài bắc trước khi di cư vào nam. Cha mẹ tôi cũng từng sống trong làng tề. Giáo Vạn diện “ vào tề” nhưng bụng không “tề” nên bị gọi là ấm ớ! Người thứ hai, bà ấm Dân, con cụ tú Bình. Cụ tú thuộc hàng tiên chỉ trong làng, sinh được một cô con gái, nên được gọi là ấm. Tuy tên của bà được lót chữ ấm, nhưng chắc cả đời chưa hề biết đến chữ đầm ấm yên vui là gì.

Sở dĩ có câu chuyện bi đát này là vì, thời còn trẻ, cô ấm Dân là người tài sắc, trai làng dù nhiều người muốn cầu thân, nhưng kém vai vế nên chẳng dám mon men đến đầu ngõ nhà cụ tú. Kịp đến lúc loạn lạc, Việt Minh về, cả làng phải chạy loạn, Cụ tú cũng gồng gánh ra đi. Trên đường chạy loạn, một chàng trai làng bên, nom thấy đôi quang của cụ tú nặng những của cải, nên đã ra tay nghĩa hiệp, ghé vai vào gánh đỡ cho cụ tú. Lúc đầu cụ e ngại, nhưng khi hỏi thăm biết chàng trai cùng chạy loạn thuộc diện con quan, nên mỉm cười. Sức trai trẻ, cậu ta còn gánh đỡ hàng cho cả bà tú và cô con gái! Vì cái nghĩa cử ấy, sau ngày trở về làng, Quang thành rể nhà cụ tú Bình!

Những tưởng rằng con gái tốt phận, ai ngờ cụ tú ngậm phải bồ hòn ngay sau ngày cưới rể cho con. Lý do, Quang không phải là con của ông quan mà cụ tú biết tên. Y chỉ là người ăn đậu làm công trong nhà viên quan này thôi. Tuy thế, cụ tú còn gặp may là gia đình viên quan đã bỏ làng, đi tây, nên chuyện lý lịch của Quang không bị đổ bể ra ngoài. Sau khi cộng về làng, cụ tú rồi bà buồn rầu, rủ nhau quy tiên. Có nhiều người bảo là do Quang đấu tố. Thế là sản nghiệp nhiều đời của cụ tú rơi vào tay chàng rể qúy. Quang dở thói xưa, rượu chè, cờ bạc với đám bất hảo nay là quan cán. Bán vườn, bán ruộng cờ bạc, rượu chè. Sau mỗi tuần rượu về là bà Dân và lũ con nhỏ thay nhau kêu khóc vì những đòn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân của thằng chồng bất lương, bất nghĩa. Lối xóm có khuyên bảo cũng bằng không. Chỉ tội cho bà ấm Dân, vì lũ con dại và vì cái nếp nhà của ông tú để lại nên chưa bỏ ra đi. Kết quả, chuyện bà Dân và lũ con bị thằng chồng vũ phu đánh đập trở thành chuyện bình thường như cơm bữa. Nó không còn là nỗi thắc mắc, bận tâm của hàng xóm nữa:
- Lũ con bà ấy đã lớn chưa, không phản ứng gì à?

- Chẳng chờ bạn khuyên. Thấy cảnh thương tâm, hàng xóm có người đã xúi lũ con bà đã khá lớn, nên hợp với bà mà cho “ nó” một trận, hoặc đưa ra công an để cho “ thằng chả” chừa cái thói côn đồ đi. Lời khuyên này xem ra không tác dụng. Bởi lẽ, bà Dân không muốn gia đình tan nát. Kế đến, lũ con bà Dân đã ăn đòn từ nhỏ, cứ trông thấy mặt Quang là như thấy ông ba mươi (con cọp), nên đều lẩn trốn vào góc nhà cho yên chuyện. Phần hàng xóm mỗi ngày hai buổi sáng chiều, đều phải nghe cảnh khóc lóc, cảnh hò hét như thế riết rồi cũng.... quen! Hễ ngày nào thấy bà ấm không bị tím mặt, sưng mày lên là mừng cho bà. Ngoài ra, chẳng còn một cách nào khác.

Bỗng một hôm, sau một đêm dông bão trong nhà bà, cuồng phong lại nổi lên khi trời vừa sáng. Hàng xóm nghe rõ từng tiếng thét gào, chủi rủa, van lạy, khóc lóc và đổ vỡ. Láng giềng ái ngại, thở dài ngao ngán khi thấy bà Dân chạy thoát ra giữa sân tế sao, gào trời, trách đất. Lão giáo Vạn nhanh chân chạy sang nhỏ to với bà ấm. “ bà cứ nghe nhời tôi, vào xin lỗi ông ấy là xong, vợ chồng thì nên hòa giải với nhau bà ạ. Nói dại, ông ấy trúng gío chết bà ở với ai?”. Khi ấy, ông Việt cũng ra khỏi nhà. Vừa nhìn rõ mặt ông Việt, lão giáo Vạn bỏ đi. Vợ chồng ông Việt đến bên bà Dân mà chẳng biết mở lời ra sao. Chỉ tội bà Dân quỳ giữa sân, nước mắt chảy ròng trên khuôn mặt thất thần.

- Thôi bà ạ, số phận đã vậy, chắc ông giáo đã có lời khuyên can với bà. Đã không sống chung với nhau được thì nên dứt khoát mỗi người một nơi là hơn! Bà đã nhịn, nhưng còn lũ con cũng phải cho chúng sống nên người chứ!

- Vâng, bà nói phải. Chuyện cũng lỡ rồi, tôi xin cậy nhờ ông bà một việc.

- Chuyện gì thế hả bà?

- Các cháu tuy lớn, tôi có dạy dỗ bảo ban chúng nhiều điều nhân nghĩa ở đời. Tuy thế, còn nhiều dại dột, chưa hiểu biết. Ông bà nếu gặp các cháu, xin coi chúng như con cháu mà cho chúng đôi lời dạy bảo.

- Chỗ hàng xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau, cần gì bà cứ cho biết.

- Chuyện đêm rồi chúng tôi làm phiền hàng xóm, thật là xấu hổ. Ông bà bỏ qúa cho. Lại đến sáng nay, ông ấy nổi điên đánh con cái tàn nhẩn quá. Tôi thương các cháu, nhời qua lại, rồi xô xát. Tôi nhỡ tay đâm ông ấy một dao… chết rồi.

- Bà bảo gì... ông ấy… chết rồi?
- Phải… ông ấy chết rồi… hy vọng không còn làm phiền hàng xóm nữa.

Thái độ nào của chúng ta cần có cho cuộc gọi là “ Hoà Giải” với tập đoàn Việt cộng? Chấp nhận số phận bị làm thịt dần như cuốn phim buồn, hay vùng dậy một lần. Hy sinh chính mình để cho lũ con cháu ta có ngày mai?

Bảo Giang.
5-2015








 
Tương quan Ta- Tầu…
Lykhách
11:26 20/05/2015
Tương quan nước Tầu-Ta xưa nay vẫn thế
Duy chỉ khác điều cầm quyền thời này hèn hạ thôi
Cha ông chúng ta hiếu hoà nhưng bất khuất, ngạo nghễ
Chẳng chấp nhận sống nhục nhã như đảng giờ cam phận bầy tôi!

Nào phải đâu bởi lú hoặc ngu chi lắm
Để không nhận ra dã tâm của Đại Hán mưu mô
Chỉ lo củng cố độc quyền - thao túng bất chánh
Đảng bất chấp vận mệnh tối tăm đất nước cơ đồ

Thời rách đói đảng hô hào lý tưởng
Lừa lắm kẻ theo chủ thuyết bất lương
Thằng khố rách, ác ôn cướp Miền Nam miễn cưỡng
Rồi vỗ ngực tự xưng công “giải phóng” quê hương!

Biết Tầu mưu mô, quỷ quyệt gian tham
Thế vẫn để Tầu vào ngõ ngách Bắc-Trung-Nam
Tầu tung tiền mua, ta đào tất tần tật bán
Lở lói núi sông, biển rộng dần hẹp tựa ao làng!

Đại tướng quốc phòng ta tiếp tướng quốc phòng Tầu
Ngay tại biên giới chúng thân mật ôm nhau
Đại Tướng cảm khái được tướng Tầu ban quà giao hảo
Tầu liền cấm ngư dân ta ra biển ngay hôm sau!

Ngày nào cộng sản còn ngày ấy sẽ dần mất nước
Tương quan Tầu-Ta đang thành chủ-tớ chẳng còn lâu
Tầu có khả năng mua hết và đảng cho gom bán hết
Ngu hèn dân - giả dối, tham nhũng…đảng đang đắc lực giúp Tầu!

Tương quan Ta-Tầu cổ kim vẫn vậy
Chỉ khác điều đảng nay hèn hạ mà thôi
Xưa nước nhục bởi một Lê Chiêu-Thống trước Mãn Thanh quỳ gối
Nay cả một bầy lãnh đạo hèn từ cách đi, dáng đứng, tới miệng môi!

Ăn đồ Tầu, xài đồ Tầu, mê phim Tầu, thậm gả bán cho Tầu…
Hỏi đất nước này rồi sẽ đi về đâu?
Cả họ Hồ cũng tôn họ Mao kia bậc thầy kiểu mẫu
Hỏi làm sao đảng chẳng hóa hèn và còn ngu lâu!

Hèn đến mức đập, xóa bia mộ đồng chí mình
Những kẻ đổ máu xương giữ nước năm Một-Nghìn-Chín-Trăm-Bảy-Chín
Sai côn đồ, công an rình đánh đập, bắt những ai dám cùng nhau tưởng niệm
Cho đám đầy tớ hèn dơ dáng phá đám nhảy nhót tựa bầy khỉ điên!

Dụng côn đồ, hành xử kiểu côn đồ
Phải gọi tên gì cho đúng danh chế độ?
Chủ nghĩa cộng sản bị loài người loại bỏ
Còn dăm tàn dư thành những chế độ côn đồ!

Đảng chi mấy trăm tỉ xây Tượng Đài Mẹ Anh Hùng
Mặc quên còn lắm mẹ nghèo lất lây cả đời thiếu túng
Những Mẹ Anh Hùng nuôi cán bộ nằm vùng từ chưa giải phóng
Bỗng hóa thành Mẹ Những Anh Hèn …giờ quen hối lộ tham nhũng!

Tương quan Ta -Tầu bây giờ là thế
Nhập nhằng đồng chí - cam phận bầy tôi
Cha ông chúng ta xưa quật cường ngạo nghễ
Hà cớ gì dân tộc này mãi để đảng hèn hạ trên ngôi?
 
Từ ''Đặc Trưng'' đến Đặc Quyền - Đặc Lợi
Phạm Trần
21:24 20/05/2015
TỪ “ĐẶC TRƯNG” ĐẾN ĐẶC QUYỀN-ĐẶC LỢI

Chính phủ không dám lên án Trung Quốc trước Quốc hội

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang vo đầu, bứt tóc đốt đuốc đi tìm nhân tài cho khoá đảng XII, dự trù được bầu tại Đại hội diễn ra đầu năm 2016, nhưng 8 “Đặc trưng” chỉ tiêu của Cương lĩnh đã vô hiệu hoá từ lâu thì đảng ngồi thêm có ích gì không ?

Những tiêu chuẩn tìm người Cộng sản tiêu biểu đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 ngày 7/5/2015.

Ông nói như đinh đóng cột : “ Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”

CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?

Nhưng người dân không ngây thơ tin khóa đảng XII sẽ quy tụ được những con người gương mẫu nhất trong lịch sử đảng. Ai cũng hy vọng “nếu làm được như vậy thì vạn phúc cho đất nước”, nhưng lại băn khoăn hỏi nhau:”Làm sao mà chọn được người tốt như thế nếu người dân không được tham gia trong qúa trình chọn người ?”

Người dân cũng nghi vấn về phương pháp điều tra mà đảng sẽ áp dụng để tìm cho ra manh mối những kẻ “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác” có nguồn gốc tài chính vượt qúa mức thu nhập từ đâu ?

Rồi việc chuyển nhượng tài sản cho vợ, con, dòng họ, để che giấu cũng đâu có dễ nếu không có tiếp tay “dưới gầm bàn” của các cơ quan nhà nước. Vậy phải điều tra từ đâu và ai điều tra ?

Chẳng nhẽ việc quan trọng này lại giao cho các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Công an phường xã là những nơi chưa bao giờ thành công trong công tác.

Chuyện này đã không dễ mà ông Trọng còn ỡm ờ nói : “Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”

Như thế là đủ mọi lớp tuổi rồi, có hạn chế gì đâu ? Ngay ông Trọng, sẽ 72 tuổi vào năm Đại hội đảng 2016, cũng hội đủ điều kiện vì ông thuộc diện “61 tuổi trở lên” !

Ông lại nói kèm thêm: “Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét..”

Nhưng thế nào là “đặc biệt”, ai quyết định ? Mà làm gì có “ngoài độ tuổi” trong “3 độ tuổi “ mà trình với tâu ?

Không ai biết “dưới 50” là bằng nào và “trên 61” là bao nhiêu ? Chuyện lấp lửng con cá vàng này có vấn đề “du di” khó hiểu.

Vì vậy, tiêu chuẩn càng nhiều, càng có nhiều đường được vẽ ra cho hươu chạy chức chạy quyền. Tại sao ? Vì người dân đã có bằng chứng lãnh đạo nói nhiều hơn làm thật trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong cải tổ hành chính, giảm biên chế nhân viên nhà nước; tái cơ cấu kinh tế mà vẫn đi làm thuê cho nước ngoài; không cổ phần hoá nổi các Doanh nghiệp Nhà nước dù thua lỗ ; hay cải tổ nền giáo dục mà chưa làm nổi con ốc vít đến nỗi bây giờ thua cả Lào và Kampuchia thì đến bao giờ dân mới ngóc đầu lên được ?

BẰNG CHỨNG

Tình trạng này đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại Phiên khai mạc kỳ họp 9 của Quốc hội sáng 20/05/2015.

Ông Phúc nói : “ Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ.... Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm . Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,2%.... Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 4,5% (so với cùng kỳ 2014).… Việc triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch tái cơ cấu ở một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động ở một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nông lâm nghiệp còn chưa đạt yêu cầu.

Ông Phúc không nói vào chi tiết công tác phòng, chống tham nhũng nhưng chỉ cho biết Chính phủ sẽ : “ Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng.”

Phó Thủ tướng Phúc không nói gì đến tình trạng suy đồi văn hoá và đạo đức nghiêm trọng trong xã hội. Học đường không thiếu trò đánh thầy, thầy đổi điểm cao để ngủ với nữ sinh. Số người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh. Một bộ phận không nhỏ người dân cũng đã xa lánh đảng, ghét dơ cán bộ vì tiếp tục bị nhũng nhiễu, gặp khó khăn trong đời sống kinh tế, khó kiếm việc làm. Rất nhiều thành phần trong dân, nhất là ở vùng xa và vùng cao chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối. Ra đường gặp Công an còn hơn sợ cọp ! Cả xã hội không được tự do mở mồm, dù có bị trù dập giữa đường phố.

Ngay cả Trí thức cũng phải nín thinh trước những bất công xã hội và quyền con người bị tước bỏ, dù Hiến pháp đã công nhận. Dân oan, dân khiếu kiện đòi công lý cũng bị Công an giả dạng côn đồ chà đạp lên luật pháp tấn công giữa chốn đông người thì xã hội này có còn gì là của dân ?

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Trọng Phúc đã chia sẻ với VnExpress, trong số báo ra ngày thứ Ba, 19/5/2015: “ Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng nhiều bộ phận dân cư còn khó khăn, tình trạng đói nghèo khoảng 7%. Sự phân hoá giàu nghèo còn khá nặng. Nhà nước phải thu hẹp được khoảng cách này, thúc đẩy dân cư thoát nghèo bền vững.

Lãnh đạo và quản lý phát triển đất nước còn tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận gây mất niềm tin của nhân dân. Nghị quyết trung ương 4 đã thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm thì Đảng phải thẳng thắn khắc phục để lấy lại niềm tin.”

Nhưng đến bao giờ và phải cần thêm bao nhiêu năm nữa để đảng có thể “khắc phục để lấy lại niềm tin” trong dân và trong đảng ?

Ngày 16 tháng 01 năm 2012, Nghị quyết Trung ương 4 “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận : “ Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Như vậy chuyện có nhiều cán bộ có chức có quyền “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản” , mất tư cách không còn là chuyện lạ với dân, nhưng không ai dám đụng tới vì việc kê khai tài sản chưa bao giờ được dân giám sát hay được quyền kiểm chứng gian, ngay. Đảng cũng giấu kín những bản khai tài sản của lãnh đạo nên không ai biết lời khai có đúng như sự thật hay không.

Nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn hôm 16/5 (2015), đã “thừa nhận tình trạng bộ phận cán bộ hư hỏng, cán bộ “2Đ – đất và đô la” là một việc có thật.”

Ông nói: “Có một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên hư hỏng, gây mất niềm tin trong nhân dân. Vấn đề này đã được nói trong các văn kiện của Đảng. Thậm chí có cán bộ lão thành gửi thư đề nghị Trung ương không cơ cấu những cán bộ loại 2Đ vào Trung ương, tất nhiên trong Đại hội Đảng tới đây sẽ không cơ cấu những cán bộ đó vì chỉ hại dân, hại nước”.

Ông cũng cho biết : “Trong dự thảo văn kiện gửi đến cấp cơ sở, cấp quận huyện cũng giữ nhóm từ này xin ý kiến toàn Đảng và nhân dân. “Đây là một điều hết sức ray rứt, ai cũng bức xúc cả. Tôi cũng xin khẳng định lại những điều mà người dân nói là có thật.”

Nhưng ông Chủ tịch nước có làm được gì không, hay ông cũng chỉ biết “tâm tư” theo kiểu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đánh trống bỏ dùi nhiều lần trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Tòan, mỗi khi đề cập đến chuyện Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Trường Sa ?

8 ĐẶC TRƯNG LỪA DỐI

Với tình trạng đất nước không có lối thoát từ bên trong và bị lệ thuộc gần như hòan toàn vào Trung Quốc, đảng CSVN đã mở đường cho Bắc Kinh tự do lấn chiếm và kiểm soát Biển Đông.

Như vậy đảng và nhà nước CSVN còn hãnh diện gì với 8 Đặc trưng viết trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, phát triển năm 2011) ?

Khi nói về “ Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giải thích ngày 14/01/2011: “ Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc.” (Trích TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam).

Trong thực tế đời sống ở Việt Nam ngày nay dân chưa giầu mà nước mỗi ngày lại yếu đi trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc. Nhân dân không có tự do, dân chủ là thứ xa xỉ chỉ dành riêng cho đảng viên và những ai chịu phục tùng quyền cai trị độc tôn và độc quyền của đảng.

- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ thì ông Nghĩa lý luận: “Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.”

Nhưng dân đang làm chủ cái gì ở Việt Nam ngoài bản thân ? Ngay cả tương lai chính trị của đất nước cũng hòan toàn nằm trong tay đảng. Người dân không có quyền tham gia việc nước như Hiến pháp quy định.

- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

“Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác….Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân .”, theo lời ông Nghĩa.

Lý luận vòng vo của ông Nghĩa không làm sáng tỏ được chủ trương cốt lõi mập mờ giữa Cộng sản và Tư bản khi đảng theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng lại có cái đuôi không giống ai gọi là “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” .

Chả ai hiểu đảng muốn nói gì, ngoài tìm mọi cách kiểm soát kinh tế để chia chác cho nhau. Nhưng với Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung và nhiều chuyên gia khác thì nếu Việt Nam “không chuyển sang kinh tế thị trường thì không giải quyết được gì cả”.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thì trong “báo cáo nghiên cứu dài tới trên 50 trang gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, diễn ra trong hai ngày 21 và 22/4, ông Cung đặt vấn đề đổi mới khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Bài báo viết tiếp : “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại là tên của nghiên cứu này.

Tại đây, Viện trưởng CIEM đã phân tích cặn kẽ về các loại kinh tế thị trường, cũng như một số điểm nghẽn hay nút thắt thể chế chế ngăn cản chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân của các nút thắt nói trên, theo TS. Nguyễn Đình Cung, lại nằm ở phía Nhà nước.

Ông Cung nói: “Có thế nói, cải cách 30 năm qua ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào giảm và thu hẹp vai trò và chức năng của Nhà nước, mà chưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; chưa thay đổi cơ bản tư duy về kinh tế thị trường, về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường”.

Kiến nghị đầu tiên của chuyên gia này về cải cách thể chế, là đổi mới nhận thức và làm rõ nội hàm của một số khái niệm cơ bản của quá trình cải cách tiếp theo.

Mà xếp hàng đầu, theo ông, chính là khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đây là một khái niệm được sử dụng thường xuyên và liên tục, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất; và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp.”

- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Theo giải thích của ông Lê Hữu Nghĩa thì : “Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).

Ở điểm này không cần tranh luận mà cứ nhìn lên màn hình TV mỗi ngày để thấy sinh hoạt Văn hoá-Văn nghệ của Việt Nam đã đứng sau lưng các loại văn hóa lai căng đến từ Trung Quốc đang đe dọa mỗi gia đình Việt Nam.

- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Một lần nữa, ông Nghĩa đã nói những điều không có thật như đảng tuyên truyền: “ Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện.”

Nhưng ai đang ấm no, có tự do, hạnh phúc và được hưởng bổng lộc của chế độ ngoài những kẻ có chức, có quyền trong đảng ? Đại đa số nhân dân, đặc biệt ở miền núi và vùng sâu có đủ cơm no áo ấm không ? Quyền tự do cho mọi người ư ? Đây là một thứ “xin cho” phản dân chủ và vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà ai cũng biết.

- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Đây là một phô trương không biết hổ thẹn của đảng CSVN khi nhà nước đối diện với những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc.

Nhà nước nói bình đẳng nhưng đối xử chênh lệch và kỳ thị ra mặt đối với những dân cư không đồng chính kiến, kể cả người Việt gốc Việt Nam Cộng Hòa. Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, người Việt Khmer ở miền Tây Nam Bộ, người Hmong ở vùng Tây bắc giáp ranh Ai Lao, nhất là những người theo đạo Dương Văn Mình và Thiên Chúa giáo đang bị phá phách và bị “công an trị” ra sao thì cứ hỏi các Tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế thì sẽ được trả lời đầy đủ.

- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Về điểm này, ông Nghĩa lập luận chuyện chỉ có trên giấy tờ ở Việt Nam: “Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”

Nếu của dân, sao dân không có quyền tự do ứng cử và tự do bầu của để lập chính phủ ? Quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận của dân có được tôn trọng không ?

Nếu chính phủ là do nhân dân thì tại sao lại phải “đảng cử dân bầu” ?

Và vì dân thì tại sao đảng không phục vụ quyền lợi của dân mà lại dành quyền ban phát khi đảng muốn ?

- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Chủ trương cùng có lợi là ưu điểm của chính sách ngọai giao đa dạng, nhưng đảng CSVN đã để mất chủ quyền ở Biển Đông vào tay Trung Quốc từ lâu rồi. Trước tình trạng Trung Quốc “làm chủ Hòang Sa” và tân tạo 8 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các căn cứ quân sư, sân bay, bến cảng, đảng chỉ biết “hát đi hát lại” cá khúc tự an ủi rằng ta tiếp tục “đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình để duy trì ổn định phát triển” !

Ngoài những hành động lấn chiếm công khai và ngang ngược, Trung Quốc đã không ngừng ngăn cấm đánh bắt hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 và tấn công ngư phủ Việt Nam hành nghề ở Hòang Sa và Trường Sa

Đảng cũng sai lầm khi để cho Trung Quốc thống trị Việt Nam bằng kinh tế và kiểm soát lãnh thổ trên đất liền dưới dạng hợp tác kinh tế ở biên giới; khai thác Bauxite ở Tây Nguyên; lập nhà máy Thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh); để cho 10 tỉnh ở vùng chiến lược cho Tầu Bắc Kinh, Tầu Hồng Kông và Tầu Đài Loan thuê đất trồng rừng dài 50 năm. Rồi bây giờ lại đồng ý để cho Trung Quốc sử dụng cảng Hải Phòng cho kế họach xây dựng kinh tế, được gọi là “Con đường Tơ Lụa trên biển” chỉ có lợi cho Bắc Kinh.

BỨC XÚC BIỂN ĐÔNG

Cuộc diện Trung-Việt như thế nên buộc lòng người dân phải bức xúc, lo âu cho tiền đồ Tổ quốc.

Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã báo cáo trước Quốc hội hôm 20/05/2015 rằng, trong số 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, đã có những công dân “rất quan tâm, theo dõi tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều biến động phức tạp.”

Ông Nguyễn Thiện Nhân, một trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Quốc hội : “ Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC)”.

DOC là chư viết tắt của Declaration of Conduct, một thỏa hiệp đạt được ở Nam Vang (Kampuchia) năm 2002 khuyến khích, nhưng không có tính pháp lý trừng phạt các nước của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc nếu vi phạm. Do đó Trung Quốc đã ngang nhiên xé rào tự tuyên bố có chủ quyền trên gần hết diện tích gần 4 triệu cây số vuông Biển Đông mà họ tự khoanh theo hình Lưỡi Bò, hay còn được gọi là Đường 9 đọan rồi sau đổi thánh 10 đọan. Bắc Kinh cũng đã tự do lấn chiếm, tân tạo bãi đá thành đảo để đóng quân kiểm soát lưu thông hàng hải và xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước trong khu vực, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.

Vậy Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói gì về họat động bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ngày gần đây không ?

Ông Phúc chỉ nói “chung chung” như “nói cho xong chuyện” nhưng ông không dám nêu tên hay chỉ trích Trung Quốc.

Ông báo cáo với các Đại biểu rằng : “ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưng vẫn còn nhiều thách thức, rủi ro. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khu vực và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường. .... Việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.”

Và ông hứa chính phủ sẽ : ”Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.”

Ông Phúc nói vậy thì dân cũng chỉ biết đến thế thôi mà không biết đe dọa của Trung Quốc nguy hiểm cho Việt Nam đến mức nào ?

Vì vậy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến nói: “Báo cáo của Chính phủ cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, cũng như chưa thỏa mãn mong muốn của ĐBQH.”

Do đó một số đông Đại biểu Quốc hội và ông Tiến đã thuyết phục thành công Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng ý tổ chức một phiên họp riêng để nghe Chính phủ thuyết trình về tình hình Biển Đông.

Như vậy thì 8 điều được gọi là “Đặc trưng” của đảng CSVN ghi trong Cương lĩnh bổ sung năm 2011 có đem lại phúc lợi cho dân không hay chỉ giúp đảng có thêm đặc quyền và đặc lợi ?

Trong khi đó thì mặt trái hão huyền của 8 Đặc trưng cũng đã giúp Trung Quốc không cần đánh mà Việt Nam đã thua trên nhiều mặt. -/-

Phạm Trần

(05/015)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhận định về phong trào ''Sứ Điệp Từ Trời''
Lâm Văn Sỹ, OP/ giaolyductin.net
09:39 20/05/2015
NHẬN ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO “SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI”

Phong trào mệnh danh là “Sứ điệp từ trời” đã xuất hiện từ tháng 11 năm 2010 tại Châu Âu, và cho đến nay đã được quảng bá hầu như rộng khắp trên toàn thế giới. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe nói hoặc đã từng đọc qua các “Sứ điệp từ trời”. Điều đó ít nhất cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và tính chất thu hút của phong trào mới này. Điều đáng nói là có nhiều người đã tin và đang góp phần quảng bá cho các “Sứ điệp trời”. Riêng tại Việt Nam, phong trào “Sứ điệp từ trời” cũng đang rộ lên như một hiện tượng đáng quan ngại. Tại nhiều giáo xứ, người ta thấy xuất hiện các hội cầu nguyện Mân Côi, nhưng thực chất là hội quảng bá các “Sứ điệp từ trời”. Điểm nổi bật của các hội này là thái độ chống Đức Giáo Hoàng, và đây cũng là một trong các chủ đề thường gặp trong các “Sứ điệp từ trời”. Nhiều tín hữu đã “lỡ” đọc các “Sứ điệp từ trời” thì cảm thấy hoang mang vì rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu không tiếp tục đọc thì sẽ có nguy cơ bị án phạt như các sứ điệp đã đe dọa, còn nếu tiếp tục thì không biết các sứ điệp sẽ dẫn mình tới đâu. Bởi vậy, sau khi đã tìm hiểu các “Sứ điệp từ trời” và tham khảo một số bài viết được phổ biến trên mạng internet, chúng tôi muốn viết bài nghiên cứu này như một sự góp phần soi sáng vấn đề, và cũng để cung cấp ít nhiều tư liệu cho những vị có thẩm quyền hầu có thể thẩm định vấn đề cách khách quan.

Trong phần trích dẫn các sứ điệp, đôi khi vì yêu cầu chính xác của văn bản, chúng tôi phải dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh thay vì lấy từ trang <> bằng tiếng Việt.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PHONG TRÀO “SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI”

1. Người sáng lập phong trào “Sứ điệp từ trời” là ai?

Phong trào “Sứ điệp từ trời” gắn với một cái tên mà hiện nay đã trở thành nổi tiếng: “Maria Lòng Chúa Thương Xót”[1]. Đây chính là người sáng lập phong trào. Thoạt đầu, hầu như không ai biết được được đích xác Maria Lòng Chúa Thương Xót là ai. Trên trang mạng chính thức của phong trào, nhân vật này đã tự giới thiệu mình là một phụ nữ Châu Âu, theo đạo Công Giáo, đã có gia đình, và là một doanh nhân. Theo bà, tên gọi “Maria Lòng Chúa Thương Xót” không phải tên thật, mà chỉ là một biệt danh. Bà cho biết rằng Chúa Giêsu muốn bà giữ kín danh tánh để bảo đảm sự an toàn cho gia đình, cũng như để người ta chỉ tập trung vào các sứ điệp mà thôi. Dầu vậy, cũng có người đã cố tìm hiểu xem bà là ai; và hiện nay người ta đã xác định được khá chắc chắn rằng bà là một phụ nữ Ái Nhĩ Lan, hiện sống tại thành phố Dublin. Thậm chí có người còn biết rõ tên tuổi thực của bà.

Theo Maria Lòng Chúa Thương Xót, Chúa Giêsu đã tỏ cho bà biết rằng bà là vị Sứ Giả thứ bảy, tức vị Thiên Sứ thứ bảy, được phái đến để mặc khải cho thế gian nội dung của các Ấn trong sách Khải Huyền. Đây là những Ấn mà chỉ mình Con Chiên Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, mới có quyền mở. Chính Ngài sẽ lần lượt mở các Ấn đó; và mỗi lần mở Ấn nào thì Ngài đều mặc khải cho bà để bà thông đạt lại cho người khác. Cũng vì vậy, Đức Giêsu đã xác định với bà rằng bà là vị ngôn sứ của thời cuối cùng (Sứ điệp ngày 13-07-2012).

Kể từ tháng 11 năm 2010, bà Maria Lòng Chúa Thương Xót đã liên tục nhận được các sứ điệp từ trời. Các sứ điệp này chủ yếu do Chúa Giêsu tỏ cho biết, nhưng cũng có khi do Chúa Cha hoặc do Đức Trinh Nữ Maria. Tính đến nay đã có hơn 1.100 sứ điệp khác nhau. Nội dung chính của các sứ điệp xoay quanh việc cảnh cáo thế giới tội lỗi, kêu gọi ăn năn hối cải, và tiên báo sự gần kề của ngày Chúa trở lại. Theo bà Maria, các sứ điệp nhằm chuẩn bị cho thế giới sẵn sàng chờ đón ngày Chúa trở lại, sau khi đã trải qua thời kỳ cảnh cáo và thanh luyện. Cho đến nay, bà vẫn không ngừng nhận được các sứ điệp mới.

2. Việc quảng bá Phong trào Sứ điệp từ trời

Nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng, cho đến nay phong trào Sứ điệp từ trời đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới. Trang FaceBook “Chúa Giêsu đối với nhân loại” (Jesus to Mankind) của bà Maria Lòng Chúa Thương Xót đã thu hút khá nhiều người đọc. Tính đến nay, bà đã nhận được hơn 17.000 ý kiến yêu thích. Ngoài ra, bà còn lập trang mạng <> để quảng bá các sứ điệp của mình. Có một nhóm thiện nguyện viên người Việt đã dịch trang mạng này sang tiếng Việt và cập nhật liên tục, với tên gọi <>. Các sứ điệp đã công bố còn được sưu tập lại và xuất bản thành sách. Cho đến nay đã có ba tập sách (I, II và III) lần lượt được xuất bản với tựa đề “Sách sự thật” (The Book of Truth).

Nhờ trang mạng bằng tiếng Việt nói trên, ngay tại Việt Nam, có khá nhiều người, thậm chí cả ở vùng quê, đã biết đến phong trào này và thường xuyên theo dõi các sứ điệp mới trên trang mạng của phong trào. Tại nhiều giáo xứ, bắt đầu xuất hiện các nhóm cầu nguyện mệnh danh là “Hội cầu nguyện Mân Côi” nhưng thực chất là các nhóm quảng bá các sứ điệp từ trời. Thậm chí các sứ điệp từ trời còn được phổ biến trên một số tòa giảng. Hiện tượng này một mặt cho thấy tính chất lôi cuốn của phong trào mới, nhưng mặt khác cũng đồng thời là một hiện tượng đáng báo động cho các cơ quan có thẩm quyền trong Hội Thánh.

II. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM SAI LẠC VỀ ĐẠO LÝ TRONG SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI

Như đã nói trên đây, nội dung chính của sác Sứ điệp từ trời xoay quanh ba chủ đề chính: cảnh cáo thế giới tội lỗi, kêu gọi ăn năn hối cải, loan báo sự gần kề của biến cố Chúa tái lâm. Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì những nội dung ấy cũng chẳng có gì là mới lạ và cũng không đi ngược lại với giáo lý chung của Hội Thánh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ nội dung cụ thể của các sứ điệp, người ta thấy lộ ra rất nhiều điểm sai lạc về giáo lý. Điều nguy hiểm ở đây, đó là những điểm sai lạc này trộn lẫn với những giáo lý chân thực, tạo nên tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, khiến những ai không tinh ý có thể dễ dàng nhiễm phải nọc độc của chúng. Ở đây chúng tôi chỉ giới hạn trong việc nêu lên những sai lầm tỏ tường và nghiêm trọng mà thôi. Để dễ nắm bắt vấn đề, chúng tôi phân chia các điểm sai lạc này thành những đề mục khác nhau tùy theo những khía cạnh liên quan. Tuy nhiên, việc sắp xếp này cũng chỉ có tính chất tương đối, vì các sai lạc trong khía cạnh này có thể cũng liên hệ đến khía cạnh khác, do mối liên hệ chặt chẽ của tổng thể các chân lý đức tin Kitô giáo.

1. Những điểm sai lạc liên quan đến Mặc Khải

a) Lập trường “duy Kinh Thánh” (sola scriptura). Đây là lập trường có nguốn gốc từ Phái Tin Lành do Luther khởi xướng. Cách chung, lập trường này cho rằng chỉ duy mình Kinh Thánh mới là quy chuẩn của đức tin. Những gì không trực tiếp bắt nguồn từ Kinh thánh thì không có giá trị ràng buộc về phương diện đức tin và luân lý. Lập trường này hiển nhiên cũng chối bỏ giá trị quy phạm của Thánh Truyền cũng như Quyền Giáo huấn của Hội Thánh. Một lập trường như thế đã được thể hiện dưới những hình thức khác nhau trong các Sứ điệp từ trời. Chẳng hạn, sứ điệp ngày 25-12-2010 tuyên bố như sau: “Bất kỳ giáo lý nào không bắt nguồn từ Kinh Thánh mà lại tự cho là có thẩm quyền công bố chân lý thì đều là dối trá. Đây là tội chống lại Ta [Chúa Giêsu] và là sự chống báng nặng nề đối với Ta và Chúa Cha Hằng Hữu của Ta”. Quan điểm này cũng được lặp lại trong sứ điệp ngày 13-09-2011 với những lời như sau: “Đừng bao giờ cho phép mình chấp nhận bất kỳ sự thật nào khác ngoài những điều có trong Kinh Thánh”.

Hẳn nhiên, một lập trường như thế đi ngược lại với giáo lý của Hội Thánh Công Giáo vốn nhìn nhận Thánh Kinh cùng với Thánh Truyền làm nên một kho tàng đức tin duy nhất. Ngoài ra, đức tin Công Giáo cũng tin nhận Hội Thánh là thầy dạy chân lý, có thẩm quyền chính thức để giải thích những gì chứa đựng trong kho tàng Mặc khải được chính Chúa Kitô ủy thác cho Hội Thánh (xc. GLHTCG, số 80; 85).

b) Coi các mặc khải tư ngang hàng với Kinh Thánh. Một sai lầm nghiêm trọng khác của các Sứ điệp từ trời, đó là coi các mặc khải tư như là có giá trị ngang hàng với Kinh Thánh. Thực ra, việc thẩm định các sứ điệp của bà Maria có phải là mặc khải tư hay không, đó là điều còn phải xem xét. Tuy nhiên, xem ra bà Maria đã tự nhận những sứ điệp của mình là mặc khải tư; và thậm chí bà còn coi “cái gọi là mặc khải tư” này ngang hàng với Kinh Thánh.

Thật vậy, trong một số sứ điệp được được bà Maria phổ biến, người ta đọc thấy rằng Chúa Giêsu đã truyền cho bà viết một cuốn sách; cuốn sách này thực ra không phải do bà viết, nhưng là do chính Chúa viết. Cuốn sách đó có giá trị ngang với Kinh Thánh và là một phần của Kinh Thánh. Lời khẳng định này được lặp lại nhiều lần trong các sứ điệp khác nhau với những lời lẽ hơn kém. Chẳng hạn sứ điệp ngày 12-11-2010 nói như sau: “Con phải dồn hết tâm lực để viết cuốn sách. Cuốn sách này sẽ giúp cải biến cuộc đời nhiều người, sẽ cứu rỗi các linh hồn; và đây là điều đã được báo trước. Đúng vậy, cuốn sách là điều đã được tiên báo. Con là người viết. Ta là Tác giả. Con đừng ngạc nhiên hoặc choáng ngợp, vì đây là một trách vụ thiêng thánh, và con đã được chọn để làm việc này cùng với Ta. Con sẽ phải mất ba tháng để hoàn tất. Ta muốn con xuất bản cuốn sách trên toàn thế giới. Cuốn sách đó phải được phổ biến rộng khắp, đầy sức mạnh, và được hằng triệu người tìm đọc cũng như sách Kinh Thánh vậy. Này con gái của Ta, con có thể xuất bản cuốn sách dưới danh nghĩa ‘cuộc đối thoại với vị ngôn sứ bí mật’. Con cứ việc làm như thế” (có thể xem thêm sứ điệp ngày 09-02-2013).

Người viết ra sứ điệp trên đây hẳn đã hiểu không đúng về bản chất của Kinh Thánh cũng như vị thế của mặc khải tư. Kinh Thánh là chính Lời Thiên Chúa được mặc khải cho con người và được ghi lại dưới tác động linh hứng của Thánh Thần. Do vậy, chính Thiên Chúa là tác giả thực sự của Kinh Thánh. Về phần bà Maria, việc bà tuyên bố cuốn sách bà sẽ viết có Thiên Chúa là tác giả thì cũng đồng nghĩa với việc cho rằng cuốn sách đó được viết ra với ơn linh hứng chẳng khác gì Kinh Thánh vậy. Đây quả là một sự mạo nhận có tính chất phạm thượng.

Theo giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, mặc khải công đã nên hoàn trọn cách viên mãn cùng với sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô. Kể từ đây, nhân loại không còn phải trông đợi mặc khải nào khác. Bởi đó, những gì liên quan đến đức tin được Thiên Chúa tỏ bày sau này cho các thánh hay một ai đó thì được gọi là mặc khải tư. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo xác định như sau: “Theo dòng lịch sử, đã xuất hiện những điều gọi là ‘mặc khải tư’, một số trong đó được thẩm quyền của Hội Thánh công nhận. Tuy vậy, những mặc khải đó không thuộc kho tàng đức tin. Chức năng của chúng không phải là “cải thiện” hoặc “bổ sung” mặc khải vĩnh viễn của Đức Kitô, nhưng để giúp người ta, vào một thời điểm lịch sử nào đó, sống mặc khải của Đức Kitô cách trọn vẹn hơn” (số 67).

2. Những sai lầm liên quan đến Đức Kitô

a) Sai lầm về mục đích của việc nhập thể. Sứ điệp ngày 24-12-2010 đã bộc lộ một quan niệm sai lạc về mục đích của việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Bằng một lối diễn tả mơ hồ, sứ điệp này cho rằng việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người và cuối cùng chịu chết trên thập giá chỉ nhằm khai lòng mở trí, hay thức tỉnh lương tâm của con người để họ nhận biết ơn cứu độ mà Chúa Cha từ ngàn xưa đã hứa ban cho toàn thể nhân loại. Như vậy, việc nhập thể và cái chết của Đức Giêsu chỉ có giá trị giáo huấn và gương mẫu chứ không đem lại hiệu quả là ân sủng tha tội và tái sinh con người vào đời sống mới. Đây quả là một cái nhìn thiếu sót về công trình cứu độ của Đức Giêsu. Có thể trưng ra đây những lời tiêu biểu trong sứ điệp này như sau: “Việc Ta đến trần gian đã được sắp đặt như một cơ hội cuối cùng để thức tỉnh thế gian, ngõ hầu mọi người nhận ra rằng Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi. Vai trò của Ta là để chỉ cho các con con đường lên Trời, nhờ vào giáo huấn và cái chết của Ta trên thập giá”.

b) Quan niệm sai lạc về cuộc Quang lâm của Chúa. Các sứ điệp của bà Maria còn quảng bá một quan niệm hết sức sai lạc về biến cố Quang lâm của Chúa. Các sứ điệp này cho rằng sau khi thời kỳ cảnh cáo và thanh luyện kết thúc thì sẽ là thời Chúa Kitô tái xuất hiện trên địa cầu. Tuy nhiên, cuộc tái lâm này chưa phải đánh dấu thời cùng tận của thế giới để rồi khai mào cảnh “Trời mới đất mới” kéo dài đến thiên thu vạn đại. Trái lại, theo sứ điệp của bà Maria, thời kỳ khai mào cùng với cuộc Quang lâm của Chúa cũng chỉ kéo dài 1.000 năm. Đó là thời kỳ mà Chúa Kitô cai quản địa cầu, và quyền lực Satan bị bứng tận gốc khỏi trần gian. Đây chính là sự mô phỏng lại lạc thuyết “ngàn năm” vốn đã bị Hội Thánh phi bác từ xưa. Thuyết “ngàn năm” này được thể hiện rõ ràng trong sứ điệp ngày 20-05-2011, trong đó có những đoạn như sau:

“Nhiều bối rối tồn tại trên thế giới liên quan đến biến cố này. Nhiều người tin rằng Cuộc Quang Lâm của Ta chỉ ra rằng thời tận cùng của thế giới đã đến. Nhưng không phải như vậy, thay vào đó Cuộc Quang Lâm của Ta có nghĩa nói về thời kỳ cuối khi Satan và thuộc hạ của hắn, những kẻ đã tạo ra những đau khổ không kể xiết trên thế giới, sẽ bị trục xuất khỏi Trái Đất trong vòng 1.000 năm.

Con gái của Ta, Ta sẽ cai trị trái đất trong 1.000 năm. Hãy biết chắc rằng giờ đây Ta đang trông coi các biến cố khi chúng xảy ra trên thế giới. Giờ đây Ta đã chuẩn bị đường lối cho Vương Quốc Mới của Ta trên trái đất và thời gian đó đã gần đến rồi, gần hơn rất nhiều so với những gì người ta có thể nhận ra. Hãy hân hoan vì tin tức này sẽ được tất cả mọi người đón nhận. Đau khổ trên thế giới này sẽ chấm dứt. Một nguồn tình yêu và vinh quang để sẻ chia cho tất cả con cái của Ta, sẽ trào dâng”.

Cần lưu ý rằng thuyết “ngàn năm” này từng bị các vị thánh tiến sĩ thời danh như Augustinô, Tôma Aquinô lên tiếng phi bác. Huấn quyền của Hội Thánh cũng minh nhiên kết án lạc thuyết này, như thấy trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo: “Sự đánh lừa của tên Phản Kitô đã được phác họa trên trần gian mỗi khi người ta cho rằng mình thực hiện được trong lịch sử niềm hy vọng về Đấng Mêssia, một niềm hy vọng vốn chỉ có thể được hoàn thành vượt quá giới hạn lịch sử, nhờ cuộc phán xét cánh chung: Hội Thánh đã bác bỏ sự giả mạo này về Vương quốc tương lai, và cả dưới một hình thức giảm nhẹ của sự giả mạo đó, có tên là thuyết ngàn năm, nhất là dưới một hình thức chính trị của một chủ thuyết Mêssia đã bị tục hóa ‘đồi bại tự bản chất’” (số 676).

3. Những điểm sai lạc liên quan đến Hội Thánh

a) Chối bỏ quyền giáo huấn của Hội Thánh. Bằng những cách khác nhau, bà Maria đã chối bỏ thẩm quyền bất khả ngộ của Hội Thánh xét như thầy dạy chân lý. Như chúng tôi đã phân tích trên đây, qua lập trường “duy Kinh Thánh”, bà Maria cũng đồng thời hoặc ít nhất là gián tiếp phủ nhận quyền giáo huấn của Hội Thánh. Sự phủ nhận quyền giáo huấn có tính quy phạm của Hội Thánh dường như còn được diễn tả cách mặc nhiên qua việc bà chủ trương theo kiểu cào bằng rằng “…không một ai trong các con xứng đáng để phán xét hoặc tra xét về người khác. Không ai có quyền hạn hoặc hiểu biết thiêng liêng để đưa ra bất cứ sự đánh giá nào về đạo đức nơi người khác” (Sứ điệp ngày 06-04-2011).

Mặt khác, bà Maria còn đưa ra những lời nhận định sai lạc hoặc những lời cáo buộc thiếu căn cứ về cách thức Hội Thánh thực thi vai trò giáo huấn. Trong nhiều sứ điệp và cụ thể là sứ điệp ngày 26-01-2012, bà Maria xem ra muốn ám chỉ rằng Tòa Thánh đang bị một số phần tử xấu lũng đoạn, cho nên những gì mà các cơ quan thẩm quyền của Tòa Thánh giảng dạy chỉ là bóp méo sự thật về giáo huấn của Chúa; những canh tân Phụng vụ, nhất là nghi thức thánh lễ chỉ là phương pháp phượng tự Công Giáo bất xứng, xúc phạm đến Chúa Giêsu và Chúa Cha. Cũng trong sứ điệp này, bà còn cho rằng Hội Thánh không dạy sự thật; Hội Thánh đã không bao giờ giảng dạy về tính chất nghiêm trọng của tội lỗi (xem thêm các sứ điệp ngày 18-02-2013; ngày 30-09-2013). Thực ra, bà Maria nói như thế tức là bà đã không hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là cơ chế hữu hình được vận hành bởi con người, mà trên hết còn là một thực tại thiêng thánh được Thánh Thần hướng dẫn.

b) Chối bỏ quyền của Hội Thánh trong việc quản lý và phân phát các mầu nhiệm thánh. Thật vậy, sứ điệp ngày 31-01-2012 đã cho thấy một quan niệm sai lạc về việc ban các ân xá. Theo sứ điệp này, việc ban ân toàn xá không phải do Hội Thánh mà là do chính Chúa Giêsu ban cho một số người được tuyển chọn để kêu gọi người khác hoán cải. Việc nhận ơn toàn xá này đi kèm với điều kiện phải đọc một kinh đặc biệt trong bảy ngày liền. Kinh này cũng được xác định rõ trong sứ điệp. Thực ra, những điều nói trong sứ điệp này thực chất chỉ là một sự mạo danh Chúa Giêsu để tự dành cho mình quyền ban ân xá, chứ Chúa Giêsu chẳng bao giờ làm điều đó.

Thật vậy, những điều trong sứ điệp này hoàn toàn trái ngược với ý định của Chúa Giêsu trong việc thiết lập Hội Thánh như là trung gian của ơn thánh (Mt 16,19; 18,18). Chúa Giêsu không ủy thác cho một thẩm quyền nào khác ngoài Hội Thánh được ban các ân xá cũng như quy định các điều kiện đi kèm. Chắc hẳn Chúa Giêsu sẽ không phá đổ hay làm ngược lại những gì Ngài đã thiết lập. Về điểm này, Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo dạy như sau: “Ân xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. Để hưởng nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ những điều kiện được thẩm quyền của Hội Thánh quy định, vì với tư cách là thừa tác viên của Ơn cứu chuộc, Hội Thánh có thẩm quyền phân phát và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh” (số 1471).

c) Đưa ra những phán đoán sai lạc về các Đấng kế vị Thánh Phêrô. Trước khi xảy ra biến cố Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, bà Maria, trong nhiều sứ điệp, đã từng tiên báo rằng Đức Giáo Hoàng sẽ bị hạ bệ bởi một âm mưu đen tối trong Giáo triều Rôma (chẳng hạn các sứ điệp ngày 18-01-2012; ngày 11-02-2012; ngày 20-03-2012; ngày 26-05-2012). Nếu các sứ điệp trên đây tiên báo việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kết thúc sứ vụ đại diện Chúa Kitô là do một thế lực xấu xa cưỡng ép ngài, thì chúng ta sẽ phải hiểu sao về những lời tuyên bố của ngài về lý do của việc từ nhiệm? Trong tuyên bố ngày 11-02-2013, ngài đã xác định việc từ nhiệm là do tuổi cao và sức khỏe kém, và việc từ nhiệm là một quyết định tự do. Như vậy, phải chăng chúng ta phải tin vào các sứ điệp của bà Maria để kết tội Đức Giáo Hoàng là một kẻ dối trá? Hay phải nói ngược lại là các sứ điệp của bà Maria chỉ là trò dự đoán đầy tà ý và cảm tính?

Bên cạnh đó, bà Maria còn phủ nhận sự chính đáng của việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô từ nhiệm cũng như tính hợp thức của vị Giáo hoàng sẽ kế vị. Trong sứ điệp ngày 22-07-2013 có những lời lẽ như sau: “Chỉ có một vị chủ chăn của Giáo Hội trên Trái Đất được Con Mẹ trao quyền, người vẫn cứ phải là Giáo Hoàng cho đến chết. Bất cứ ai khác là kẻ giành quyền ngồi trên Ngai Tòa Thánh Phêrô đều là kẻ mạo danh”.

Đang khi đó, việc các vị Giáo hoàng từ nhiệm, mặc dù hiếm nhưng cũng đã từng xảy ra trong lịch sử Hội Thánh. Cho nên, đó không phải là điều bất khả. Chính bộ Giáo luật 1983, điều 332, §2 dự liệu như sau: “Nếu xảy ra trường hợp Đức Giáo Hoàng Rôma từ nhiệm, việc từ nhiệm phải được tự do và phải được bày tỏ cách hợp thức thì mới hữu hiệu, nhưng không cần được bất cứ ai chấp nhận”.

Có một điều mà ai đọc các sứ điệp của bà Maria cũng đều dễ nhận thấy, đó là sự chống báng mạnh mẽ nhắm vào người kế vị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, tức là Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô. Chiều hướng này xem ra cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhóm cầu nguyện do bà phát động. Trong nhiều sứ điệp khác nhau, bà đã dùng những lời lẽ chống báng rất gay gắt đối với Đức Phanxicô.

Từ trước khi xảy ra biến cố Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, trong sứ điệp ngày 12-04-2012, bà Maria đã tiên báo một người sẽ được bầu lên thay Đức Bênêđictô. Tuy nhiên, bà phủ nhận tính hợp pháp của cuộc bầu vị Giáo hoàng mới. Bà gọi cơ mật viện Hồng Y bầu giáo hoàng mới là những người theo bè Tam điểm, là tổ chức độc ác của Satan. Bà gọi vị Giáo hoàng mới là ngôn sứ giả, là kẻ mạo danh. Điều này nằm trong cùng một chiều hướng với việc bà cho rằng Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng đích thực cuối cùng trên trần gian. Trong nhiều sứ điệp khác nữa, bà thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “ngôn sứ giả” được gán cho người kế vị Đức Bênêđictô. Cũng có khi bà gán cho vị này những “nhãn hiệu” xấu xa khác, như “đầu của Con Mãng Xà” (sứ điệp ngày 13-11-2012); “kẻ mạo danh” (sứ điệp ngày 22-07-2013); “cái sừng nhỏ, kẻ huênh hoang tự đắc ngồi trên Tòa Phêrô” (sứ điệp ngày 18-02-2013); “con của Satan…kẻ mạo danh trên ngai tòa Phêrô…tên phản Kitô” (sứ điệp ngày 25-02-2013); và còn nhiều điều khác tương tự.

Thái độ chống Giáo hoàng của bà Maria một mặt cho thấy bà không tin rằng Thánh Thần của Chúa Kitô vẫn đang hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh, không ngừng hướng dẫn Hội Thánh đạt đến chân lý toàn vẹn của Chúa Kitô. Mặt khác, thái độ đó còn cho thấy một cái nhìn giản lược về bản chất của Hội Thánh vốn chỉ còn là một cơ chế phàm trần của những tranh giành phe nhóm, những toan tính kiêu căng, mưu đồ thống trị… Cần nhớ rằng Hội Thánh tiên vàn là một mầu nhiệm. Hội Thánh dù bao gồm các tội nhân, nhưng tự bản chất là thánh thiện vì được chính Đức Kitô thánh hóa để trở thành Hiền Thê không tì ố của Ngài (xc. Cđ. Vat. II, Hiến chế về Giáo Hội, số 1-8). Thái độ chống Giáo hoàng của bà Maria có thể coi là một dạng thức của tội ly giáo, khi bà không ngừng rêu rao rằng vị Giáo hoàng đương nhiệm là ngôn sứ giả, là Giáo hoàng mạo danh… (xc. GLHTCG, số 2089).

4. Những điềm sai lầm về luân lý

a) Sai lầm trong quan niệm về luân lý tính dục. Trong sứ điệp ngày 06-04-2011, bà Maria tỏ ra dung túng cho một lối sống tự do về tình dục. Nội dung chính của sứ điệp này xoay quanh việc đừng lên án những người khác tôn giáo, tín ngưỡng hay khác về những sở thích tính dục (sexual preferences). Hẳn nhiên, cần phân biệt giữa tội lỗi và con người. Chúng ta không có quyền lên án các tội nhân, cho dù họ phạm những tội nặng nề nhất. Thế nhưng, cách diễn tả mơ hồ của sứ điệp khiến người đọc có cảm tưởng rằng cũng không nên phê phán sự sai trái của những xu hướng lệch lạc về tính dục. Điều đáng nói ở đây là cụm từ “sở thích về tính dục” được lặp đi lặp lại nhiều lần như một sự nhấn mạnh. Cách dùng cụm từ này thật đáng ngờ! Xem ra nó hàm ý rằng những xu hướng tính dục như đồng tính chẳng hạn, cũng chỉ nên coi là chuyện sở thích cá nhân chứ không phải là một sự lệch lạc về luân lý. Thế nhưng, đây lại là điều đi ngược lại với Giáo lý của Hội Thánh vốn coi các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật tự, và nghịch với luật tự nhiên (xc. GLHTCG, số 2357).

b) Quan niệm sai lạc về việc áp dụng án tử hình. Bà Maria còn đưa ra một quan niệm sai lạc về việc áp dụng án tử hình khi bà lên án theo cách cào bằng vô điều kiện mọi hình thức giết người, chỉ trừ ra hành động tự vệ. Sứ điệp ngày 26-01-2012 có những lời như sau: “Ngươi không được giết người có nghĩa là ngươi không được giết người khác. Điều này không có ý nói về sự tự vệ nhưng về bất kỳ trường hợp nào khác. Không ai được biện minh cho việc giết người - dù là phá thai, hành hình hay trợ tử. Không người nào được phép” (sứ điệp ngày 15-07-2011 cũng có những lời tương tự).

Hẳn nhiên, Hội Thánh luôn dạy rằng phá thai, trợ tử và những hành động giết người cố ý và không có lý do chính đáng đều là những tội ác nghiêm trọng về luân lý. Tuy nhiên, đối với án tử hình, mặc dù Hội Thánh luôn kêu gọi các chính quyền thực thi lòng khoan dung và giảm thiểu hết mức có thể việc áp dụng án tử hình, nhưng Hội Thánh vẫn luôn công nhận quyền chính đáng của các chính quyền dân sự trong việc áp dụng án tử hình cho những tội phạm hết sức nguy hiểm cho xã hội mà xét thấy không còn cách chọn lựa nào khác. Như vậy, việc áp dụng án tử hình không phải luôn luôn là hành động vô luân, nhưng là điều chính đáng trong một số hoàn cảnh nhất định. Giáo lý này thuộc về truyền thống lâu đời của Hội Thánh, từng được các vị thánh Tiến sĩ thời danh giảng dạy, và nhất là được khẳng định trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo như sau: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267).

c) Quan niệm sai lạc về ơn tha tội. Trong sứ điệp ngày 09-07-2012, bà Maria còn quảng bá một quan niệm sai lạc về ơn tha tội khi cho rằng người nào đọc kinh đọc đặc biệt (do bà chỉ dẫn) trong 7 ngày liên tục thì được ơn xá giải mọi tội lỗi. Điều này hẳn nhiên đi ngược với giáo lý của Hội Thánh vốn cho rằng ơn tha tội được ban thông thường bằng việc lãnh nhận bí tích giao hòa, hoặc trong trường hợp khẩn cấp, bằng việc ăn năn tội cách trọn, chứ không chỉ đơn thuần bằng việc đọc bất kỳ kinh đọc nào (xc. GLHTCG, số 1446; 1452).

Cũng trong sứ điệp nói trên, bà còn đề xuất một kinh đọc đặc biệt khác để xin ơn tha tội cho những người chết trong tình trạng mắc tội trọng. Điều này rõ ràng đi ngược lại với giáo lý của Hội Thánh vốn dạy rằng những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng thì sẽ rơi vào sự hư mất đời đời. Do vậy, tất cả những sự hy sinh, công phúc, lời cầu nguyện của người sống cũng không làm thay đổi được phần số của những người đã chết ấy (xc. GLHTCG, số 1035).

5. Những điểm sai lạc về kỷ luật bí tích

Trong các sứ điệp, bà Maria còn chủ trương những điều sai lạc liên quan đến cách thức thực hành hoặc lãnh nhận các bí tích. Hẳn nhiên, Hội Thánh không có quyền thay đổi bản chất của các bí tích, vì các bí tích là do Chúa Kitô thiết lập. Tuy nhiên, Hội Thánh, xét như là người quản lý các Bí Tích và thừa tác viên của ơn cứu độ, có thẩm quyền đưa ra những quy định về hình thức cử hành các bí tích. Những quy định này vì không đụng chạm đến bản chất của Bí tích, nên có thể được canh tân khi cần thiết để thích ứng với những hoàn cảnh mới.

Ở đây, chúng tôi muốn nói đến hai quy định cụ thể của Hội Thánh trong việc lãnh nhận các bí tích. Đó là việc cho phép tín hữu rước lễ bằng tay và luật buộc xưng các tội trọng một năm ít là một lần. Việc Hội Thánh cho phép tín hữu rước lễ bằng tay được xác định rõ ràng trong các văn kiện sau đây: Tông thư Ecclesia de Eucharistia của Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Huấn thị Redemptionis Sacramentum của Bộ Phụng tự và Bí tích. Còn việc xưng các tội trọng một năm ít là một lần thì được xác định trong Giáo luật 1983, điều 989.

Đáng tiếc là các sứ điệp của bà Maria đã minh nhiên phủ nhận tính hợp pháp của hai quy định trên đây của Hội Thánh. Thật vậy, sứ điệp ngày 06-07-2011 nói như sau: “Bí Tích Thánh Thể Chí Thánh phải được đón nhận trên lưỡi và không được phép đón nhận một cách ô nhơ bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, điều này chính là những gì các tôi tớ đã được thánh hiến của Ta đã và đang thực hiện. Các lề luật này đã không được thông qua bởi Ta trong thần khí. Các tôi tớ đã được thánh hiến của Ta đã bị dẫn dắt trên một con đường không phù hợp với các Giáo Huấn từ các tông đồ của Ta”.

Còn sứ điệp ngày 09-07-2012 lại khẳng định rằng: “Đối với những người Công Giáo, các con phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải hai tuần một lần nếu các con muốn tiếp tục sống trong Ân sủng”. Đây vừa là một quan niệm sai lạc về tình trạng ân sủng vì cho rằng tình trạng ân sủng không tùy thuộc vào tình trạng sạch tội trọng và lòng mến Chúa, nhưng tùy thuộc vào nhịp độ nhất định của việc thực hành bí tích. Mặt khác, nó còn chuẩn hóa một lối thực hành bí tích trái với quy định chung của Hội Thánh.

III. THẨM ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI

1. Phản ứng từ phía Giáo quyền

Kể từ khi phong trào “Sứ điệp từ trời” khai sinh và được phổ biến rộng rãi, nhiều vị Giám mục thuộc các châu lục khác nhau đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm cũng như sự lầm lạc của phong trào này. Có thể kể ra một số vị tiêu biểu như:

Đức Tổng Giám mục Denis J Hart, Giáo phận Melbourne, Úc;

Đức Giám Mục Fabbro, Giáo phận London, Ontario, Canada;

Đức Giám Mục Stephen Secka, Giám mục phụ tá Giáo phận Spisska, Slovakia;

Đức Giám Mục Richard. J. Malone, Tổng Giáo phận Buffalo, NY;

Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge, Giáo phận Brisbane, Úc;

Đức Giám Mục Greg O’Kelly SJ , Giáo phận Port Pirie, Nam Úc;

Đức Giám Mục Andreas Laun of Salzburg, Giám mục Phụ tá Giáo phận Áo.[2]

Vì bà “Maria Lòng Chúa Thương Xót” được cho là người đang sống tại Dublin, nên cuối cùng Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo Phận Dublin, tức vị chủ chăn có thẩm quyền trực tiếp đối với bà, cuối cùng cũng đã lên tiếng. Mới đây trong một bản Tuyên cáo ra ngày 16-04-2014, Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin tuyên bố như sau:

Tòa Tổng Giám mục Dublin đã nhận được nhiều thỉnh nguyện thư xin xác minh về tính chân thực của những điều tự nhận là thị kiến và sứ điệp do một người tự xưng là “Maria Lòng Chúa Thương Xót” nhận được, và người này được cho là đang sống tại Tổng Giáo phận Dublin.

Nay Tổng Giám mục Diarmuid Martin muốn khẳng định rằng các sứ điệp này cũng như các thị kiến đi kèm không được Hội Thánh chuẩn nhận, và nhiều điều trong các bản văn đi ngược lại với thần học Công Giáo.

Vậy, không được phổ biến hay sử dụng các sứ điệp này trong các hội đoàn thuộc Hội Thánh Công Giáo.[3]

2. Một vài nhận định chung thay lời kết

Sau khi đã tìm hiểu phong trào “Sứ điệp từ trời”, chúng tôi nhận thấy rằng các bản văn tự nhận là “sứ điệp từ trời” không thực sự phản ảnh giáo lý tinh tuyền của Hội Thánh Công Giáo, nhưng chỉ là một thứ giáo thuyết hỗn tạp được góp nhặt hoặc chịu ảnh hưởng từ những nguồn mạch khác nhau, vừa là Công Giáo, Tin Lành, và cả khuynh hướng hành đạo theo nghi lễ cổ điển trước Công đồng Vaticanô II. Mặt khác, các sứ điệp của bà Maria còn chứa đựng rất nhiều điều bất nhất hoặc mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi thì bà chủ trương phải khoan dung với những người “khác về sở thích tính dục”, khi khác lại lên án cách gay gắt những cuộc hôn nhân đồng tính; khi thì bà chủ trương phải cầu nguyện cho những người đã chết trong tình trạng mắc tội trọng, khi khác bà lại cho rằng hình phạt hỏa ngục là đời đời, không thay đổi được (sứ điệp ngày 12-01-2014). Trong các sứ điệp, bà Maria đã từng cảnh báo về một “thứ tôn giáo mới phá hoại Hội Thánh”, do một số phần tử xấu trong Giáo triều đang tìm cách gầy dựng (chẳng hạn sứ điệp ngày 20-07-2012). Phải chăng lời kết án ấy trước tiên đã ứng nghiệm vào chính cái giáo thuyết hỗn tạp mà bà đang ra sức phổ biến?

Có nhiều yếu tố khiến người ta nghi ngờ về tính khả tín của các sứ điệp từ trời do bà Maria phổ biến. Trước hết là sự ẩn danh của bà. Mặc dù sự ẩn danh này đã được bà giải thích lý do, nhưng xem ra lý do bà đưa ra không thực sự thuyết phục. Trong phần lớn các trường hợp, sự ẩn danh thường đi đôi với việc không dám nhận trách nhiệm cũng như những hệ lụy về những gì mình nói hoặc làm. Một lá thư nặc danh thường không được coi là có giá trị. Trong lịch sử Hội Thánh, những nhà thần bí, những người nhận mặc khải tư chân chính không bao giờ ẩn danh, mà trái lại, họ sẵn lòng chịu thử thách, hiểu lầm, nghi kỵ, thiệt thòi vì những gì họ nói ra, bởi vì họ thực sự xác tín về những gì mình nói.

Yếu tố thứ hai khiến người ta nghi ngờ về tính khả tín của các sứ điệp, đó là những lời tiên báo của bà Maria thường không ứng nghiệm. Cũng có khi những lời tiên báo đó xem ra ứng nghiệm, nhưng chỉ ứng nghiệm cách nửa vời, như trong trường hợp bà tiên báo về việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm mà chúng tôi đã phân tích trên đây. Còn những gì bà tiên báo về người kế vị Đức Bênêđictô XVI thì hoàn toàn ngược lại với những gì người ta đang chứng kiến nơi vị Giáo hoàng đương kim, Đức Phanxicô. Nếu quả thực các sứ điệp của bà phát xuất từ Thiên Chúa thì hẳn là không thể tiên báo những điều viển vông như vậy.

Yếu tố sau cùng khiến người ta có đủ cơ sở để phủ nhận tính khả tín của các sứ điệp do bà Maria quảng bá, đó là những điểm sai lầm nghiêm trọng về đạo lý chất chứa trong các sứ điệp của bà. Thông thường Hội Thánh rất cẩn trọng trong việc xác định những mặc khải tư nào được coi là chân thực; và một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu được dựa vào để thẩm định, đó là mặc khải tư ấy không bao hàm những điều sai lạc đi ngược lại với giáo lý chung của Hội Thánh. Chỉ nguyên tiêu chí này cũng đủ cho thấy những sứ điệp tự nhận là “từ trời” hay “mặc khải tư” của bà Maria chỉ là ngụy tạo. Những sứ điệp đó không đến từ Thiên Chúa, mà chỉ là sản phẩm của con người. Điều tai hại là chính người tạo ra các sứ điệp ấy lại gán cho chúng một giá trị ràng buộc gần như tuyệt đối mà tự thân chúng không có. Điều này đã gây hoang mang cho không ít các tín hữu đơn thành: có buộc phải tin các “sứ điệp từ trời” hay không? Nếu không tin sẽ phải chuốc lấy những tai họa hay những hình phạt khủng khiếp sẵn sàng ập xuống. Còn nếu tin thì sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy thực hành do các sứ điệp đề xướng; và rồi, liệu làm như thế có rơi vào tội rối đạo hay không? Bằng ấy câu hỏi đặt ra cũng là lời thỉnh nguyện để các cơ quan thẩm quyền trong Hội Thánh địa phương sớm đưa ra câu trả lời chính thức để soi sáng cho các tín hữu có được sự lựa chọn đúng đắn trong vấn đề này.

Tác giả: Lâm Văn Sỹ, OP.

Nguồn: giaolyductin.net

[1] Tên tiếng Anh là “Maria Divine Mercy”. Trong trang mạng <>, tên này được dịch sang tiếng Việt là “Maria Tông Đồ Lòng Chúa Xót Thương”.

[2] Có thể tham khảo thêm ở trang <>

[3] Nguyên bản tiếng Anh trong trang mạng chính thức của Tổng Giáo phận Dublin.
 
Thông Báo
Ai tín: Thân phụ LM Gioan Trần Minh Cương qua đời tại Xuân Định
Tang gia
08:38 20/05/2015
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dân Chài
Nguyễn Ngọc Liên
21:07 20/05/2015
DÂN CHÀI
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới…
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ..
(Trích thơ của Tế Hanh)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14/05 - 20/05/2015: Câu chuyện Thánh Phaolô rao giảng tại kinh thành Nhã Điển của Hy Lạp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:06 20/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em lại tưởng mình đang phụng thờ Thiên Chúa

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Hai 11 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mặc dù các Kitô hữu vẫn còn bị bách hại và giết chết nhân danh Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh ban cho họ sức mạnh để đối mặt với tử đạo khi họ làm chứng cho đức tin của mình.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng sẽ làm chứng cho Thầy” (Ga 15: 26-27)

Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa đang nói về tương lai, về Thập Giá đang chờ đợi chúng ta, và về Thánh Thần, Đấng sẽ giúp chúng ta hiên ngang làm chứng như một Kitô hữu. Ngài cũng nói về “tai tiếng bách hại”, “tai tiếng của Thập Giá”.

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng cuộc sống của Giáo Hội là một cuộc hành trình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu và “dạy chúng ta điều mà Chúa Giêsu chưa thể nói với chúng ta”.

Chúa Thánh Thần là bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc hành trình này và bảo vệ chúng ta khỏi “tai tiếng của Thập Giá”.

Tại sao lại là “tai tiếng của Thập Giá”? Đức Thánh Cha chỉ ra rằng thập giá là một tai tiếng đối với những người Do Thái, là những người luôn “đòi những dấu lạ”. Thập giá cũng là một điều điên rồ đối với những người Hy Lạp – với dân ngoại – là những người luôn “đòi hỏi kiến thức và những ý tưởng mới”.

Kitô hữu, ngược lại, rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Do đó, Chúa Giêsu phải chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ Ngài: “Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ những kẻ giết anh em lại tưởng mình đang phụng thờ Thiên Chúa.”

“Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những kẻ giết các Kitô hữu nhân danh Thiên Chúa, vì họ nghĩ rằng các tín hữu Kitô này là quân vô đạo. Đây là Thập Giá của Chúa Kitô: ‘Họ sẽ làm như thế bởi vì họ chẳng biết Cha và cũng chẳng biết Thầy’. ‘Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước’. Những điều họ đã làm cho Thầy, họ cũng làm cho anh em, đó là bách hại, là gian truân - nhưng anh em đừng hoang mang: Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta và giúp chúng ta thấu hiểu”.

Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại cuộc trò chuyện qua điện thoại hôm Chúa Nhật với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic Tawadros Đệ Nhị nhân dịp “Ngày của tình hữu nghị giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Công Giáo”.

“Tôi đang nhớ về các tín hữu của Giáo Hội ngài, là những người đã bị giết chết trên bãi biển Lybia chỉ vì họ là Kitô hữu. Nhờ sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho họ, họ đã không khủng hoảng. Họ đã chết với danh cực trọng của Chúa Giêsu trên môi họ. Đây là sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là chứng tá. Tử đạo là chứng tá tối cao”.

Nhưng, cả chúng ta cũng phải là những chứng nhân với những chứng tá chúng ta đưa ra mỗi ngày, trong đó chúng ta tái hiện thông điệp Phục Sinh trao ban sự sống là điều hướng dẫn chúng ta đến với sự thật và nhắc nhở chúng ta về những lời của Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Một Kitô hữu không nghiêm túc chấp nhận chiều kích tử đạo trong cuộc sống không hiểu nổi con đường mà Chúa Giêsu đã chỉ ra là con đường mời gọi chúng ta làm chứng mỗi ngày. Đó là hãy bảo vệ quyền lợi của người khác; bảo vệ trẻ em; các bà mẹ và ông bố đang bảo vệ gia đình của họ; và cơ man những người bệnh làm chứng và chịu đau khổ vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều có khả năng thăng tiến thông điệp Phục Sinh mang lại sự sống này, làm chứng, và không để mình bị hoang mang”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện sau: “Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn sủng đón nhận Chúa Thánh Thần, là Đấng sẽ nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu, là Đấng sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật suốt cuộc đời của chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta có thể làm chứng trong cuộc sống của mình, với những hy sinh nho nhỏ mỗi ngày, hoặc với một giá tử đạo tuyệt vời, tùy theo thánh ý Thiên Chúa”.

2. Các cộng đoàn sợ hãi và không có niềm vui không phải là các cộng đoàn Kitô

Trong thánh lễ sáng 15 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định rằng các cộng đoàn sợ hãi và không có niềm vui không phải là các cộng đoàn Kitô.

“Sự sợ hãi” và “niềm vui” là hai từ chủ yếu của phụng vụ ngày Thứ Sáu trong Tuần Thứ Sáu Mùa Phục sinh. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Sợ hãi là một thái độ làm hại chúng ta. Nó làm cho chúng ta suy yếu và ti tiện. Nó thậm chí còn làm tê liệt chúng ta. Một người đang sợ không dám làm gì cả, không biết phải làm gì. Anh ta tập trung vào chính bản thân mình để đừng có chuyện gì xấu xảy ra. Sự sợ hãi dẫn anh chị em đến một thái độ ích kỷ tập trung vào mình và làm tê liệt anh chị em. Một Kitô hữu sợ hãi là một người không hiểu được thông điệp của Đức Giêsu”

“Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với Thánh Phaolô: “Đừng sợ. Cứ tiếp tục nói”. Sợ không phải là một thái độ Kitô giáo. Chúng ta có thể nói đó là một thái độ cá chậu chim lồng, là thái độ của những người không có tự do để nhìn về phía trước, để tạo ra một cái gì đó, để làm tốt ... là thái độ của những kẻ lúc nào cũng nói “không”: “nhưng điều này rất nguy hiểm, phải có cái gì đó khác.. Sợ hãi là một tật xấu. Sợ hãi gây ra những thiệt hại.

“Đừng sợ, hãy xin ơn can đảm, sự can đảm của Chúa Thánh Thần mà Ngài sai đến cùng chúng ta”:

“Có những cộng đoàn sợ hãi, họ luôn luôn đi ở phiá an toàn: 'Không, không, chúng ta đừng làm điều này ... Không, không, điều này không thể thực hiện được, đừng làm như vậy.” Có vẻ như họ đã viết sẵn trên lối ra vào mấy chữ ‘Tử Cấm Thành’ Tất cả mọi thứ đều bị cấm vì sợ hãi. Và khi anh chị em gia nhập vào cộng đoàn này anh chị em sẽ thấy một bầu không khí cũ mèm, bởi vì đó là một cộng đoàn bệnh hoạn. Sợ hãi làm cho một cộng đoàn trở nên bệnh hoạn. Thiếu can đảm làm cho một cộng đoàn mất sinh khí”

Đức Giáo Hoàng giải thích thêm là sự sợ hãi cần phải được phân biệt với “sự kính sợ Chúa”, là một thái độ thánh thiện. Thái độ kính sợ trước tôn nhan Chúa là một nhân đức. Thái độ kính sợ Thiên Chúa không làm chúng ta ra ti tiện, hèn yếu, tê liệt nhưng đưa chúng ta tiến về phía trước, với sứ mệnh Chúa trao phó cho chúng ta.

Một từ khác trong phụng vụ hôm nay là “niềm vui”. “Không ai có thể lấy đi niềm vui của anh em” Chúa Giêsu nói với chúng ta. Và, Đức Thánh Cha nói, “trong những khoảnh khắc buồn bã nhất, trong những khoảnh khắc sầu muộn,” niềm vui “mang lại hòa bình.” “Một Kitô hữu mà không có niềm vui thì không phải là Kitô hữu. Một Kitô hữu liên tục sống trong nỗi buồn không phải là một Kitô hữu đích thực. Và khi một Kitô hữu, trong lúc gặp thử thách, bệnh tật, và rất nhiều khó khăn, mà mất đi an bình – thì người ấy đang còn thiếu một cái gì đó”.

“Niềm vui Kitô hữu không chỉ đơn giản là sự hân hoan, không phải là một sự vui tươi phù du. Niềm vui Kitô hữu là một ân sủng, đó là một ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trong tim người ấy luôn có sự vui mừng vì Chúa đã chiến thắng, Chúa đang hiển trị, Ngài đang ngự bên hữu Chúa Cha, Chúa đã đoái nhìn tôi và gọi tôi và đã ban cho tôi ân sủng của Ngài, và đã khiến tôi trở thành một người Con của Chúa Cha ... Đó là niềm vui Kitô giáo. Kitô hữu phải sống trong niềm vui.”

Cũng thế “cộng đoàn không có niềm vui” là một cộng đoàn bệnh. Có lẽ nó sẽ là một “cộng đoàn yêu đời” đấy, nhưng “nó đã trở nên bệnh hoạn với những sự thế gian, vì nó không có niềm vui của Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, “khi Giáo Hội sợ hãi và khi Giáo Hội không nhận được niềm vui của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thành ra bệnh hoạn, các cộng đoàn thành đau yếu, các tín hữu đâm ra ốm đau.” Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin nâng chúng con lên với Chúa Kitô Đấng đang ngự bên hữu Chúa Cha ... xin vực dậy tinh thần của chúng con. Xin lấy đi mọi nỗi sợ hãi của chúng con, và ban cho chúng con niềm vui và bình an.”

3. Câu chuyện thánh Phaolô rao giảng ở thành Nhã Điển

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh Phaolô có tên là Saolô, sinh vào thập niên đầu sau Chúa Giáng Sinh, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. Tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt phái. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông. Sau khi trở lại, thánh Phaolô đã được gọi là vị tông đồ dân ngoại vì sự nhiệt thành của ngài trong việc rao giảng Tin Mừng với những người không phải là Do Thái.

Như Ý xin giới thiệu với quý vị và anh chị em câu chuyện Thánh Phaolô rao giảng tại thành Nhã Điển là kinh đô của nước Hy Lạp.

Trong khi ông Phaolô đợi hai ông Xila và Timôthêô ở Athê-na, ông nổi giận vì thấy thành phố nhan nhản những tượng thần. Vậy ông thảo luận trong hội đường với những người Do-thái và những người tôn thờ Thiên Chúa, và ngoài quảng trường mỗi ngày với những người qua lại. Có mấy triết gia thuộc phái Khoái Lạc và phái Khắc Kỷ cũng trao đổi với ông. Kẻ thì nói: “Con vẹt đó muốn nói gì vậy? “ Người khác lại bảo: “Hình như ông ta rao giảng về những thần xa lạ”, vì ông Phaolô loan báo Tin Mừng về Đức Giêsu và về sự Phục Sinh.

Họ mời ông đi với họ đến Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và nói: “Chúng tôi có thể biết thứ đạo lý mới ông dạy là gì không? Quả ông có đem đến cho chúng tôi một số điều lạ tai; vậy chúng tôi muốn biết những điều đó nghĩa là gì.” Thật thế, mọi người Nhã Điển và kiều dân ở đó chỉ để thời giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất.

Diễn từ của ông Phaolô trước Hội đồng A-rê-ô-pa-gô

Đứng giữa Hội đồng A-rê-ô-pa-gô, ông Phao-lô nói: “Thưa quý vị người Nhã Điển, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: “Kính thần vô danh”. Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị.

“Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự. Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói: “Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.

“Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.

“Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối, vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết.”

Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy.” Thế là ông Phaolô bỏ họ mà đi. Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông Đi-ô-ny-xi-ô, thành viên Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và một phụ nữ tên là Đa-ma-ri cùng những người khác nữa.

4. Xin phép, cám ơn và xin lỗi là ba từ giúp chúng ta duy trì cuộc sống hạnh phúc gia đình

Xin phép, cám ơn và xin lỗi là ba từ giúp chúng ta bước vào trong tình yêu của gia đình, duy trì cuộc sống hạnh phúc và bình an trong gia đình và trong xã hội, vì chúng giúp tránh các rạn nứt có thể trở thành các hố sâu ngăn cách. Vì thế đừng bao giờ kết thúc ngày sống trong gia đình mà không làm hòa với nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư hàng tuần hôm 13 tháng 5.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài Gia đình và ba lời nói phải được viết trên cửa: Xin phép, cám ơn và xin lỗi. Đức Thánh Cha nói:

Bài giáo lý hôm nay giống như cửa vào của một loạt các suy tư về cuộc sống gia đình, cuộc sống thực tế của nó với các thời điểm và các biến cố. Trên cánh cửa này có viết ba từ: “Có đuợc phép không?”, “cám ơn”, “xin lỗi”. Thật thế các từ này mở ra con đường giúp sống hạnh phúc trong gia đình. …

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng

Chúng là các từ đơn sơ, nhưng thực thi chúng thì lại không đơn sơ như thế! Chúng gói ghém một sức mạnh lớn: sức mạnh gìn giữ gia đình cả qua hàng ngàn khó khăn và thử thách; trái lại việc thiếu chúng, từ từ mở ra các nứt rạn có thể làm cho nó sụp đổ.

Chúng ta thưòng coi các từ đó như các từ của “nền giáo dục tốt”. Đúng, nền giáo dục tốt là rất quan trọng. Một Giám Mục lớn là thánh Phanxicô de Sales, thường nói: “nền giáo dục tốt là một nửa sự thánh thiện”. Tuy nhiên hãy chú ý trong lịch sử chúng ta cũng nhận ra một khuynh hướng hình thức của các cung cách hành xử có thể trở thành mặt nạ che dấu sự khô cằn của tâm hồn và sự thờ ơ đối với tha nhân. Người ta thường nói: “Đàng sau các cung cách tốt ẩn dấu các thói quen xấu”. Cả tôn giáo cũng không thoát khỏi nguy cơ này, khiến cho việc tuân giữ hình thức rơi vào tinh thần thế tục. Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu đưa ra các cung cách tốt và trích dẫn cả Thánh Kinh nữa. Xem ra nó là một thần học gia. Kiểu của nó bề ngoài đúng đắn, nhưng ý hưóng của nó là nhằm làm sai lệch sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta trái lại hiểu nền giáo dục tốt trong các phạm trù đích thực, nơi kiểu của các tương quan tốt đâm rễ sâu trong tình yêu sự thiện và trong sự tôn trọng tha nhân. Gia đình sống nhờ sự tinh tế ấy của tình yêu thương nhau.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khai triển từng từ một. Trước hết là “xin phép” hay hỏi “Có được phép không?” Khi chúng ta lo lắng xin một cách lễ phép, cả khi chúng ta nghĩ rẳng có thể yêu sách, là chúng ta đặt một sự bảo vệ đích thật cho tinh thần sống chung trong hôn nhân và gia đình. Bước vào trong cuộc sống của người khác, cả khi nó là một phần cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi sự tế nhị của một thái độ không xâm lăng, canh tân lòng tin tưởng và sự kính trọng. Chuyện riêng không cho phép coi mọi sự là tự nhiên. Và tình yêu càng thân tình và sâu xa bao nhiêu lại càng đòi hỏi việc tôn trọng sự tự do và khả năng chờ đợi người khác mở cửa tâm lòng họ bấy nhiêu. Liên quan tới điểm này chúng ta hãy nhớ lời Chúa Giêsu nói trong sách Khải Huyền: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20). Cả Chúa cũng xin phép để vào! Chúng ta đừng quên điều đó.

Từ thứ hai là “cám ơn”. Vài lần người ta nghĩ rằng chúng ta đang trở thành một nền văn minh của các cung cách hành xử xấu và các lời nói xấu, làm như thể chúng là dấu chỉ của sự thoát ly. Nhiều lần chúng ta cũng nghe nói công khai như thế. Sự tử tế và khả năng cám ơn được xem như một dấu chỉ của sự yếu đuối, có khi lại dấy lên ngờ vực. Phải chống lại khuynh hướng này ngay rong gia đình. Chúng ta phải đòi hỏi đối với việc giáo dục sống biết ơn, nhớ ơn: phẩm giá con người và công bằng xã hội đều đi qua đó. Nếu cuộc sống gia đình lơ là lối sống này, cả cuộc sống xã hội cũng sẽ mất nó. Thế rồi, đối với một tín hữu lòng biết ơn là trung tâm của đức tin: một kitô hữu không biết cám ơn là một người đã quên đi tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ câu Chúa Giêsu hỏi khi chữa mười người phong cùi và thấy chỉ có một người trong bọn họ trở lại cám ơn (x. Lc 17,18).

Lời thứ ba là « xin lỗi ». Đây là lời khó nói, chắn chắn rồi nhưng cần thiết. Khi thiếu nó, các nứt rạn nhỏ trở thành lớn hơn – cả khi không muốn – cho tới khi trở thành các hố sâu. Không phải vô tình trong lời kinh Lậy Cha Chúa Giêsu dậy chúng ta tìm thấy kiểu nói này: « Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con » (Mt 6,12). Thừa nhận dã thiếu sót và ước ao trả lại những gì đã bị lấy mất - tôn trọng, chân thành, yêu thương – khiến đáng được tha thứ. Và như thế là chúng ta ngăn chặn nhiễm trùng. …

Nếu chúng ta không có khả năng xin lỗi, thì có nghĩa là chúng ta cũng không có khả năng tha thứ. Trong gia đình nơi người ta không xin lỗi thì bắt đầu thiếu dưỡng khí, nước tù đọng. Biết bao nhiêu vết thương đối với lòng yêu mến, biết bao nhiêu xâu xé trong các gia đình bắt đầu với sự mất đi lời nói qúy báu này « Xin lỗi ». Trong cuộc sống hôn nhân người ta cãi nhau biết bao nhiêu lần… có khi điã chén bay nữa, nhưng tôi xin cho anh chị em một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc ngày sống mà không làm hòa với nhau. Và để làm điều đó thì chỉ cần một cử chỉ bé nhỏ, một cái vuốt ve…

Ba lời then chốt này của gia đình là những lời đơn sơ và có lẽ ban đầu chúng khiên cho chúng ta cười. Nhưng khi chúng ta quên chúng, thì không có gì để mà cười, có đúng thế không ? Có lẽ nên giáo dục của chúng ta bỏ bê chúng quá. Xin Chúa giúp chúng ta đặt để chúng trở lại vào đúng chỗ, trong con tim chúng ta, trong nhà chúng ta và trong cả cuộc sống chung xã hội nữa.

5. Tin Mừng thúc giục chúng ta rửa chân và các vết thương của những ai đau khổ và dọn bàn ăn cho họ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ khai mạc Đại Hội Đồng lần thứ 20 của Caritas Thế Giới vào chiều thứ Ba 12 tháng 5.

Ngài nói:

Bài đọc từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 16: 22-34) mà chúng ta vừa nghe trình bày cho chúng ta một nhân vật khá đặc biệt. Đó là viên cai ngục của nhà tù ở Philippê, nơi hai tông đồ Phaolô và Silô bị giam giữ sau cuộc nổi loạn của đám đông dân chúng chống lại họ. Các quan tòa trước hết đã cho đánh đập Phaolô và Silô và sau đó tống ngục hai ông, ra lệnh cho viên cai ngục phải canh chừng nghiêm ngặt. Vì thế, trong đêm, khi viên cai ngục thấy động đất và cửa nhà tù mở toang, anh ta đầy tuyệt vọng và toan tính tự tử. Nhưng Thánh Phaolô trấn an anh ta. Run rẩy và đầy kinh ngạc, người cai tù quỳ mọp xuống và cầu xin ơn cứu rỗi.

Câu chuyện này nói với chúng ta rằng người cai ngục ấy đã ngay lập tức tiến hành những bước cần thiết trên con đường hướng tới đức tin và ơn cứu độ: Cùng với gia đình mình, ông lắng nghe Lời Chúa; rửa sạch các vết thương của Phaolô và Silô; đón nhận Phép Rửa với toàn bộ gia đình mình; và cuối cùng, tràn đầy niềm vui, anh ta đón Phaolô và Silô về nhà mình, dọn bàn và thết đãi họ.

Tin Mừng, như được loan báo và tin tưởng, thúc giục chúng ta rửa chân và các vết thương của những ai đau khổ và dọn bàn ăn cho họ. Ý nghĩa đơn sơ của các cử chỉ, nơi mà việc đón nhận Lời Chúa và bí tích Rửa Tội được đi kèm với sự đón tiếp anh chị em mình, là việc đón nhận Chúa và đón nhận tha nhân thực ra chỉ là một; đó là đón nhận tha nhân với ân sủng Thiên Chúa; là đón nhận Thiên Chúa và thể hiện hành động này trong sự phục vụ anh chị em mình. Lời Chúa, các phép bí tích và sự phục vụ liên hệ với nhau và nuôi dưỡng nhau như đã từng thấy trong những chứng tá của Giáo Hội sơ khai.

Chúng ta có thể nhìn thấy trong cử chỉ này, toàn bộ ơn gọi của Caritas. Caritas hiện nay là một Liên Đoàn lớn, được công nhận rộng rãi khắp thế giới vì công việc và những thành tựu của mình. Caritas là một thực tại của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới và vẫn phải tìm kiếm sự mở rộng lớn hơn trong các giáo xứ và cộng đồng khác, để canh tân những gì đã diễn ra trong những ngày đầu của Giáo Hội. Trong thực tế, nguồn mạch tất cả sứ vụ của anh chị em là việc đơn sơ và ngoan ngoãn chào đón Thiên Chúa và người lân cận mình. Đây là nguồn mạch; nếu anh chị em từ bỏ nguồn mạch này Caritas sẽ chết. Sự chào đón này trước hết phải được anh chị em cảm nghiệm một cách cá vị, trước khi anh chị em bước ra thế giới bên ngoài, và tại đó, phục vụ những người khác nhân danh Đức Kitô, Đấng mà anh chị em đã gặp gỡ và sẽ tiếp tục gặp gỡ nơi mỗi người mà anh chị em sẽ tiếp cận như người lân cận của mình. Như thế, anh chị em sẽ thực sự tránh được nguy cơ bị giản lược thành một tổ chức nhân đạo đơn thuần.

Không có “Caritas” lớn hay nhỏ, tất cả đều là như nhau. Chúng ta hãy xin Chúa ban ân sủng để hiểu được những chiều kích thực sự của “Caritas” là gì; xin Chúa ban ân sủng để không rơi vào cạm bẫy tin tưởng rằng con đường phải theo là một cấu trúc tập trung được tổ chức cho tốt; xin Chúa ban ân sủng để hiểu rằng “Caritas” luôn luôn có thể tìm thấy ở những vùng ngoại vi, trong mỗi Giáo Hội cụ thể; xin Chúa ban ân sủng để tin rằng các “Caritas” trung ương chỉ là sự hỗ trợ, phục vụ và kinh nghiệm chung chứ không phải là người đứng đầu của tất cả.

Bất cứ ai sống sứ vụ của Caritas đều không phải là nhân viên từ thiện đơn thuần, nhưng là một chứng nhân đích thực của Chúa Kitô. Người ấy tìm kiếm Chúa Kitô và để cho Chúa Kitô tìm kiếm mình; người ấy yêu mến với tinh thần của Đức Kitô, một tinh thần cho đi nhưng không. Tất cả các chiến lược và kế hoạch của chúng ta là hư không trừ khi chúng ta mang theo trong chúng ta tình yêu này. Không phải là tình yêu của chúng ta, nhưng là tình yêu của Ngài. Hay đúng hơn là tình yêu của chúng ta đã được thanh tẩy và củng cố bởi tình yêu của Ngài.

Như thế, chúng ta có thể phục vụ tất cả mọi người và dọn bàn cho tất cả. Đây là một hình ảnh đẹp mà Lời Chúa ban cho chúng ta hôm nay, đó là dọn bàn. Ngay cả lúc này đây, Chúa đang dọn bàn tiệc Thánh Thể. Caritas dọn nhiều bàn cho người đói. Trong những tháng gần đây anh chị em tung ra một chiến dịch lớn “Một gia đình nhân loại, lương thực cho tất cả”. Hiện vẫn còn rất nhiều người ngày nay không có đủ thực phẩm. Hành tinh này có đủ lương thực cho tất cả mọi người, nhưng có vẻ như vẫn còn thiếu ý thức sẵn sàng chia sẻ cơm bánh với tất cả mọi người. Chúng ta phải dọn bàn cho tất cả, và yêu cầu rằng phải có bàn ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm những gì có thể để mọi người có một cái gì đó mà ăn, nhưng chúng ta cũng phải nhắc nhở mạnh mẽ những kẻ có quyền có thế trên trái đất này rằng Thiên Chúa sẽ gọi họ ra trước tòa phán xét một ngày nào đó và lúc đó sẽ lộ ra là họ thực sự đã cho Ngài ăn hay không nơi mỗi con người (cf. Mt 25: 35) và họ đã làm những gì có thể hay không để bảo vệ môi trường hầu nó có thể sản xuất ra thực phẩm này.

Và khi nghĩ về bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể quên anh chị em Kitô hữu của chúng ta đang bị tước đoạt đi lương thực phần hồn và phần xác: họ bị đuổi khỏi nhà cửa và nhà thờ của mình – những ngôi nhà này đôi khi còn bị phá hủy. Tôi lặp lại lời kêu gọi chúng ta đừng quên những anh chị em này và những ai đang gánh chịu những bất công không thể chấp nhận được.

Do đó, cùng với nhiều tổ chức bác ái khác của Giáo Hội, Caritas tỏ cho thấy sức mạnh của tình yêu Kitô giáo và mong muốn của Giáo Hội để gặp gỡ Chúa Giêsu nơi tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và những ai đau khổ. Đây là con đường phía trước chúng ta. Với ý hướng ấy, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ thực hiện được công việc của mình trong suốt khóa họp này. Chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã biến việc chào đón Thiên Chúa và tha nhân thành các tiêu chí cơ bản của cuộc sống mình. Thực ra, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng đã xuất hiện để loan báo chiến thắng trên sự ác. Với sự hỗ trợ lớn như vậy, chúng ta không ngại tiếp tục sứ mệnh của chúng ta. Amen.