Ngày 29-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:08 29/05/2012
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI
Mt 28, 16-20

Bài ca nhập lễ viết :” Chúc tụng Thiên Chúa, là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta “. Người công giáo khi vì dấu Thánh Giá, họ tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi. Dấu Thánh Giá là biểu hiệu con người thuộc về Thiên Chúa. Bởi vì, qua dấu Thánh Giá người môn đệ Chúa công khai xưng mình thuộc về Đức Kitô.

Để biết được Thiên Chúa, chúng ta phải ở trong cung lòng của Ngài. Đức Kitô vén mở mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cho nhân loại. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi Vị : Cha, Con và Thánh Thần. Ba ngôi khác nhau nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã có lần nói với môn đệ của Ngài :” Ai biết Ta là biết Cha “. Hoặc “ Ta và Cha là một “ ( Ga 14, 10 ). “ Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta “ ( Ga 16, 15 ). “ Mọi sự của Cha có đều là của Ta “ ( Ga 16, 15 ). Ba Ngôi đều khăng khít gắn bó, hiệp nhất và duy nhất trong Thiên Chúa. Do đó, Ba Ngôi Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa và Thiên Chúa đưa con người hiệp thông với chính Ngài.

Chúng ta khi làm dấu Thánh Giá là diễn tả chúng ta tôn vinh và kính mến thờ lạy Thánh Giá Chúa Giêsu. Ông Tertulien đã viết một câu thật chí lý, để mãi cho đời : “ Dù khi thức dậy hay đi ngủ, dù khi ăn hay khi làm một việc gì quan trọng, hãy bắt đầu bằng dấu Thánh Giá “. Đầu mỗi thánh lễ, vị Chủ Tế thường chào cộng đoàn như sau : “ Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em “.

Kinh tiền tụng ngày Lễ Chúa Ba Ngôi viết : “ Cùng với Con Một Cha và Chúa Thánh Thần, Cha là Thiên Chúa duy nhất, là Chúa Tể duy nhất, không phải trong một ngôi đơn độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể. Nhờ mặc khải Cha ban, chúng con tin Cha là Đấng vinh hiển và chúng con cũng tin như thế về Con Cha và Chúa Thánh Thần. Và khi tuyên xưng Cha là Thiên Chúa chân thật và hằng hữu, chúng con tôn thờ Ba Ngôi, tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền ngang nhau “.

Người Kitô hữu sống mầu nhiệm Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẻ, là sống trong tình yêu vì : “ Ai ở trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy “ ( 1 Ga 4, 16 ).

Chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi bằng lời cầu nguyện với tâm tình con thảo : “ Lạy Cha, xin cho nước Cha trị đến ! “. Chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi bằng kinh nghiệm tình yêu :’ Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương em “. Chúng ta mầu nhiệm Ba Ngôi bằng lòng can đảm, hiên ngang theo sự linh ứng của Chúa Thánh Thần.

Hằng ngày, chúng ta làm dấu Thánh Giá khi đi ngủ, khi thức dậy, khi đi lễ, khi đọc kinh, khi ăn vv...Đây là biểu lộ dấu ấn tình yêu chúng ta tuyên xưng nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều ghi ấn tượng mạnh mẽ là khi Linh mục nâng cao Mình và Máu Chúa, Ngài đọc “ Chính nhờ Ngài, hiệp Ngài mà mọi vinh dự và vinh quang đều thuộc về Chúa trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần “.

Người Kitô hữu được dìm vào nước nhân danh Chúa Ba Ngôi, nhưng Chúa kêu mời mọi Kitô hữu làm phép rửa cho muôn dân. Đây là sứ mạng cao cả chúng ta phải thực hiện trong suốt cả đời sống ở trần thế này.

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa đã sai Con Một là Lời chân lý và sai Thánh Thần, Đấng thánh hóa muôn loài đến trần gian để mặc khải cho chúng con biết mầu nhiệm cao vời của Chúa. Xin cho chúng con hằng tuyên xưng đức tin chân thật là nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền vinh hiển ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa Ba Ngôi ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao lại gọi là lễ Chúa Ba Ngôi ?
2.Ai tỏ cho chúng ta biết Chúa Ba Ngôi ?
3.Dấu Thánh Giá biểu lộ gì ?
4.Khi nào chúng ta làm dấu Thánh Giá ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố Văn kiện của Bộ giáo lý đức tin về việc thẩm định các vụ hiện ra
ĐHY Franjo Seper
14:06 29/05/2012
VATICAN = Bộ giáo lý đức tin vừa công bố trên trang nhà của Bộ bản dịch bằng các thứ tiếng chính các qui tắc giúp các GM địa phương phân định và phán quyết về các vụ gọi là hiện ra và mạc khải.

Quy luật này được Đại hội của Bộ soạn bằng tiếng la tinh cách đây 32 năm (1978) và được Đức Phaolô 6 phê chuẩn, nhưng hồi đó chỉ được gửi cho các GM chứ không được công bố cho đại chúng. Văn kiện mang tựa đề đầy đủ là ”Những quy tắc của Thánh Bộ Giáo lý đức tin về thủ tục trong việc phân định về những vụ hiện ra hoặc mạc khải” (Norme della Sacra Congregazione per la Dottrina della fede sul modo di procedere nel giudicare presunte apparizioni e rivelazioni).

Trong hơn 3 thập niên qua, đã có nhiều bản dịch không chính thức về văn kiện này. Nay Bộ giáo lý đức tin thấy rằng đây là lúc thích hợp để công bố các quy tắc này cùng với những bản dịch trong các ngôn ngữ chính, để trợ giúp các vị mục tử của Giáo Hội Công Giáo, trong công tác khó khăn là phân định những cuộc gọi là hiện ra, mạc khải, sứ điệp, hoặc tổng quát hơn, là những hiện tượng ngoại thường được coi là có nguồn gốc siêu nhiên”. Từ những thế kỷ qua đến nay có hơn 1.500 vụ gọi là hiện ra của Đức Mẹ trên thế giới, nhưng chỉ có 9 vụ được giáo quyền công nhận là đáng tin.

Sau đây, chúng tôi xin gửi quí vị lời tựa của ĐHY William Levada, đương kim Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, viết ngày 14-12 năm 2011 trước khi lược tóm các qui tắc do Bộ ban hành.

Lời tựa của ĐHY William Levada

1. Bộ giáo lý đức tin phụ trách về những vấn đề liên hệ tới sự thăng tiến và bảo vệ đạo lý đức tin và luân lý. Bộ cũng có thẩm quyền cứu xét những vấn đề khác liên quan tới kỷ luật đức tin như những vụ ngụy thần bí, những cuộc gọi là hiện ra, các thị kiến và sứ điệp gọi có nguồn gốc siêu nhiên. Riêng về trách vụ rất tế nhị này, cách đây hơn 30 năm, Bộ đã chuẩn bị ”Các quy tắc về cách thức tiến hành trong việc phân định những vụ hiện ra hoặc mạc khải” (Normae de modo procedenti in diudicandis praesumptis apparitionibus ac revelationibus). Văn kiện này được các HY, GM thành viên Đại hội toàn thể của Bộ đề ra và được vị Tôi Tớ Chúa Đức Giáo Hoàng Phaolô phê chuẩn ngày 24-2-1978 và sau đó công bố ngày 25-2-1978. Thời ấy, các Quy tắc này được gửi đến các giám mục để thông tin, nhưng không được công bố chính thức, cũng vì những qui tắc ấy liên hệ trước tiên tới các vị Chủ Chăn của Giáo Hội.

2. Như đã biết, qua dòng thời gian, văn kiện này được công bố trong một số tác phẩm, bằng nhiều thứ tiếng, về các vấn đề này, nhưng không có sự cho phép trước đó của Bộ giáo lý đức tin. Ngày nay, phải nhận rằng nội dung chính yếu của các qui tắc quan trọng này đã được công chúng biết tới. Vì thế Bộ giáo lý đức tin thấy rằng nay là lúc thích hợp để công bố các Quy tắc ấy, đồng thời cung cấp bản dịch trong các ngôn ngữ chính.

3. Tính chất thời sự của vấn đề các kinh nghiệm về những hiện tượng siêu nhiên trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội cũng đã được nêu lên gần đây do mối quan tâm mục tử của các GM trong Thượng HĐGM kỳ thứ 12 về Lời Chúa hồi tháng 10 năm 2008. ĐTC Biển Đức 16 nhìn nhận các mối quan tâm đó và đặt trong một chân trời rộng lớn hơn của kế hoạch cứu độ, trong một đoạn quan trọng của Tông huấn Hậu Thượng HĐGM Verbum Domini (Lời Chúa). Nên nhắc lại nơi đây giáo huấn ấy của ĐGH. Giáo Huấn này cần được đón nhận như một lời mời gọi hãy chú ý một cách thích đáng tới những hiện tượng siêu nhiên ấy. ĐTC viết trong Tông Huấn:

”Giáo Hội biểu lộ ý thức mình ở với Chúa Giêsu Kitô đứng trước những Lời chung kết của Thiên Chúa: Ngài là Nguyên thủy và là cùng đích” (Kh 1,17). Ngài đã mang lại cho thụ tạo và lịch sử ý nghĩa cuối cùng của chúng: vì thế chúng ta được kêu gọi sống trong thời gian và trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong khuôn khổ nhịp mai hậu của Lời; ”Vì thế, kế hoạch cứu độ của Kitô giáo, với tư cách là Giao Ước mới và chung kết, sẽ không bao giờ qua đi, và không nên chờ mong có một mạc khải công khai nào khác trước khi Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta tỏ hiện trong vinh quang (Xc 1 Tm 6,14 và Tt 2,13” (Dei Verbum, 4). Thực vậy, như các Nghị Phụ đã nhắc nhở trong Thượng HĐGM, ”đặc điểm của Kitô giáo được biểu lộ trong biến cố Chúa Giêsu Kitô, là tột đỉnh của Mạc Khải, là sự viên mãn những lời hứa của Thiên Chúa và là Đấng trung gian cho cuộc gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. Ngài là ”Đấng đã mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta” (Ga 1,18) là Lời duy nhất và chung kết được trao phó cho nhân loại” (Đề nghị 4). Thánh Gioan Thánh Giá đã diễn tả chân lý này một cách tuyệt vời: ”Từ khi Con Chúa được ban cho chúng ta, là Lời duy nhất và chung kết, Thiên Chúa ban cho chúng ta mọi sự trong một lần duy nhất trong Lời duy nhất ấy và không còn gì nữa để nói.. Thực vậy, điều mà xưa kia Thiên Chúa đã nói một phần với các ngôn sứ, Ngài nói trọn vẹn trong Con của Ngài, ban cho chúng ta tất cả những gì là Con của Ngài. Vì thế, ai còn muốn hỏi Thiên Chúa, xin Ngài những thị kiến hoặc mạc khải, thì chẳng những họ làm một điều ngu xuẩn, nhưng còn xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì họ không chăm chú vào Chúa Kitô mà thôi và còn đi tìm kiếm những điều khác mới mẻ nữa” (Lên núi Cát Minh, II, 22).

Để ý đến những điều ấy, ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng:

”Thượng HĐGM khuyên hãy ”giúp các tín hữu phân biệt rõ ràng giữa Lời Chúa với những mạc khải tư” (Đề nghị 47), vai trò của những mạc khải này không phải là ”bổ túc” mạc khải chung kết của Chúa Kitô, nhưng là giúp sống mạc khải ấy một cách trọn vẹn trong một thời kỳ lịch sử nào đó” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 67). Giá trị của những mạc khải tư rất khác với mạc khải công duy nhất: mạc khải công đòi chúng ta phải tin; thực vậy trong mạc khải ấy, qua lời con người và sự trung gian của cộng đồng Giáo Hội sinh động, chính Thiên Chúa nói với chúng ta. Tiêu chuẩn để phán đoán một mạc khải tư là xem nó có hướng chúng ta về chính Chúa Kitô hay không. Khi mạc khải ấy làm cho chúng ta xa Chúa, thì chắc chắn nó không đến từ Thánh Linh, là Đấng hướng dẫn chúng ta bên trong Tin Mừng chứ không ở ngoài Tin Mừng. Mạc khải tư là một trợ giúp cho niềm tin ấy. Vì thế, cốt yếu sự phê chuẩn của Giáo Hội về một mạc khải tư là cho thấy rằng sứ điệp ấy không chứa đựng điều gì trái ngược với đức tin và phong hóa; được phép công bố sứ điệp ấy, và các tín hữu được phép chấp nhận sứ điệp ấy trong một hình thức khôn ngoan thận trọng. Một mạc khải tư có thể du nhập những dấu nhấn mạnh mới, khơi lên những hình thức sùng mộ mới của lòng đạo đức hoặc đào sâu những hình thức cổ kính. Nó cũng có thể có tính chất ngôn sứ nào đó (Xc 1 Ts 5,19-21) và có thể là một trợ lực giá trị để hiểu và sống Tin Mừng một cách tốt đẹp hơn trong thời đại ngày nay; vì thế, không được lơ là nó. Mạc khải tư là một trợ lực, được trao tặng nhưng ta không bị bó buộc phải sử dụng. Trong mọi trường hợp, mạc khải tư phải là một sự nuôi dưỡng đức tin, cậy mến, vốn là con đường trường kỳ đối với mọi người để đạt tới ơn cứu độ (Xc Bộ giáo lý đức tin, Sứ điệp Fatima, 26-6-2000: Ench. Vat. 19. n.974-1021).

4. Bộ giáo lý đức tin này nồng nhiệt hy vọng rằng việc công bố chính thức ”Những quy tắc về cách thức tiến hành trong việc phân định những vụ hiện ra hoặc mạc khải” có thể giúp các vị Chủ Chăn của Giáo Hội trong trách vụ khó khăn là phân định những vụ gọi là hiện ra, mạc khải, các sứ điệp, hoặc tổng quát hơn, đó là những hiện tượng ngoại thường được coi là có nguồn gốc siêu nhiên. Đồng thời cũng hy vọng rằng Văn kiện này có thể được các nhà thần học và các chuyên gia trong lãnh vực này về những kinh nghiệm sống của Giáo Hội, tính chất tế nhị của chúng đòi phải cứu xét tường tận hơn bao giờ hết.

HY William Levada, Tổng trưởng
Vatican ngày 14 tháng 12 năm 2011 Lễ Thánh Gioan Thánh Giá.

Văn kiện
Nhận xét sơ khởi
Nguồn gốc và đặc tính của các qui tắc này


Trong Đại hội thường niên hồi tháng 11 năm 1974, các HY, GM thành viên của Thánh Bộ đã cứu xét vấn đề liên quan đến những vụ gọi là hiện ra và những mạc khải thường đi kèm các vụ đó, và đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Khác với trước đây, ngày nay tin tức về các vụ hiện ra được phổ biến mau lẹ hơn nơi các tín hữu nhờ các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, giao thông dễ dàng hơn từ nơi này sang nơi khác tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng các cuộc hành hương. Vì thế, Giáo quyền được kêu gọi mau lẹ lên tiếng về những vấn đề ấy.

2. Đàng khác, não trạng thời nay và những đòi hỏi khoa học cũng như những đòi hỏi của việc nghiên cứu trong tinh thần phê bình cũng gây khó khăn hơn, nếu không muốn nói là hầu như không thể đưa ra những phán đoán kết luận những cuộc điều tra về vấn đề này (constat de supernaturalitate, non constat de supernaturalitate) một cách mau lẹ như trong quá khứ để các vị Bản Quyền có thể cho phép hoặc cấm việc phụng tự công khai hoặc những hình thức sùng kính khác nơi các tín hữu.

Vì những lý do đó, để lòng sùng kính của các tín hữu đối với những sự kiện ấy được biểu lộ trong niềm tôn trọng sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội và mang lại thành quả, - nhờ những thành quả này, chính Giáo Hội có thể phân định sau đó bản chất đích thực của các sự kiện, - các Thành Viên của Bộ giáo lý đức tin thấy, về vấn đề này, cần phải đề ra các thủ tục như sau đây:

Khi được thông báo về một vụ gọi là hiện ra hoặc mạc khải nào đó, thì Giáo quyền có nghĩa vụ:

a. Trước tiên là thẩm định sự kiện theo các tiêu chuẩn tích cực và tiêu cực (Xc dưới đây n.I)
b. Tiếp theo đó, nếu việc cứu xét này đi tới một kết luận thuận, thì Giáo quyền cho phép làm việc phụng tự và tôn kính một cách nào đó, và đồng thời tiếp tục cảnh giác về các sự kiện ấy một cách khôn ngoan thận trọng hơn nữa (điều này tương đương với công thức ”Pro nunc nihil obstare” (cho đến nay không có gì ngăn trở).
c. Sau cùng, dưới ánh sáng thời gian trôi qua và kinh nghiệm, đặc biệt là những thành quả phong phú về thiêng liêng do việc tôn kính mới mang lại, Giáo quyền công bố phán đoán về sự kiện ấy: có thực và có tính chất siêu nhiên hay không (de veritate et supernaturalitate), nếu trường hợp đó đòi hỏi.

I. Các tiêu chuẩn để phán đoán, ít là với một chắc chắn nào đó (probabilità) về tính chất của những cuộc gọi là hiện ra hoặc mạc khải

A. Các tiêu chuẩn tích cực

a. Sự chắc chắn luân lý, hoặc ít là một sự hầu như chắc chắn, về sự sự kiện có thực, sau khi đã nghiên cứu nghiêm túc.
b. Những hoàn cảnh đặc thù liên quan đến sự hiện hữu và bản chất của sự kiện, nghĩa là:
1- phẩm chất của một hoặc nhiều đương sự được thị kiến hoặc được mạc khải (đặc biệt xét xem họ có quân bình tâm lý, lương thiện và ngay chính trong đời sống luân lý, thành thật và ngoan ngoãn đối với giáo quyền, có khả năng trở lại đời sống đức tin bình thường hay không, v.v.)
2. Liên quan đến mạc khải, xét xem đạo lý thần học hoặc tu đức có chân thực và không có sai lầm hay không
3. Cứu xét về lòng sùng kính lành mạnh và thành quả thiêng liêng và bền bỉ (ví dụ tinh thần cầu nguyện, hoán cải, chứng tá bác ái, v.v.)

B. Các tiêu chuẩn tiêu cực cần xét xem có những

a. Sai lầm tỏ tường về sự kiện hay không
b. Có những sai lầm về đạo lý gán cho chính Thiên Chúa, hoặc Đức Mẹ Maria, hoặc vị thánh nào đó trong sự biểu lộ, nhưng để ý đến điều này là đương sự - có thể là vô tình - thêm những yếu tố hoàn toàn là phàm nhân hoặc vài sai lầm trong phương diện tự nhiên (Xc Thánh Ignatio, Linh thao, số 336), vào một sự mạc khải siêu nhiên đích thực. c. Xét xem có sự tìm kiếm lợi lộc rõ ràng gắn liền với sự kiện hay không
d. Xét xem có những hành vi vô luân trầm trọng của đương sự hoặc những đồ đệ của họ, trong lúc hoặc nhân dịp xảy ra sự kiện ấy hay không.
e. Các bệnh tâm lý hoặc xu hướng tâm bệnh nơi đương sự, chắc chắn đã ảnh hưởng trên điều gọi là sự kiện siêu nhiên, hoặc tâm bệnh, cuồng loạn tập thể hoặc các yếu tố cùng loại.
Cần để ý rằng những tiêu chuẩn tích cực và tiêu cực chỉ có tính chất hướng dẫn chứ không đầy đủ và phải được áp dụng chung hoặc một cách bổ xung cho nhau.

II. Sự can thiệp của Giáo quyền liên hệ

1. Trong dịp xảy ra sự kiện gọi là siêu nhiên ấy, nếu các tín hữu tự động thực hiện một việc phụng tự hoặc sùng kính nào, thì Giáo quyền liên hệ có nghĩa vụ hệ trọng phải mau lẹ tìm hiểu và tiến hành việc điều tra cẩn thận.

2. Giáo quyền liên hệ có thể can thiệp, theo sự thỉnh cầu hợp pháp của giáo dân (trong niềm hiệp thông với các vị Chủ chăn, chứ không phải do tinh thần phe phái), để cho phép hoặc cổ động một vài hình thức phụng tự hoặc sùng kính, nếu sau khi áp dụng các tiêu chuẩn trên đây, mà không thấy có gì trở ngại. Nhưng Giáo quyền phải quan tâm làm sao để các tín hữu không giải thích việc cho phép như thế là Giáo Hội phê chuẩn tính chất siêu nhiên của sự kiện.

3. Do trách vụ về đạo lý và mục vụ, Giáo quyền liên hệ có thể tự động can thiệp; và Giáo quyền phải làm như vậy trong những trường hợp hệ trọng, ví dụ để sửa chữa hoặc phòng ngừa những lạm dụng trong việc phụng tự hoặc sùng kính, để lên án đạo lý sai lầm, để tránh những nguy cơ thần bí sai lầm hoặc không tưởng, v.v.

4. Trong những trường hợp nghi ngờ, không làm cho thiện ích của Giáo Hội bị nguy hiểm, Giáo quyền liên hệ nên tránh đưa ra phán hoặc và những hành động trực tiếp (vì có thể xảy ra là sau một thời gian nào đó, những sự kiện gọi là siêu nhiên ấy bị quên lãng); nhưng không nên ngưng cảnh giá để can thiệp nếu cần; với sự mau lẹ thận trọng.

III. Nhà chức trách có thẩm quyền để can thiệp

1. Trên hết, vị Bản Quyền địa phương có nghĩa vụ phải canh chừng và can thiệp

2. HĐGM miền hoặc quốc gia có thể can thiệp:
- nếu Bản quyền địa phương, sau khi đã chu toàn phận vụ của mình, yêu cầu HĐGM để phân định một cách chắc chắn hơn về sự kiện
- Nếu sự kiện đã thuộc về lãnh vực quốc gia hoặc miền, luôn luôn cần phải có sự đồng ý trước đó của Bản quyền địa phương
3. Tòa Thánh có thể can thiệp, hoặc theo lời thỉnh cầu của chính Bản quyền, hoặc của một nhóm tín hữu đáng kể, hoặc cũng có thể trực tiếp chiếu theo quyền tài phản hoàn vũ của ĐGH (Xc dưới đây IV)

IV. Can thiệp của Bộ giáo lý đức tin

1. a. Bản quyền địa phương, sau khi đã thi hành phần của mình, hoặc một nhóm tín hữu có tư cách, có thể xin sự can thiệp của Bộ giáo lý đức tin. Trong trường hợp nhóm tín hữu ấy thỉnh cầu, thì cần đặc biệt để xem việc nại đến Thánh Bộ có phải vì những lý do đáng ngờ vực hay không (ví dụ chủ ý muốn bó buộc vị Bản quyền phải thay đổi quyết định hợp pháp của ngài, để phê chuẩn nhóm phe phái nào đó, v.v.
b. Thánh Bộ cũng có thể tự ý can thiệp trong những trường hợp hệ trọng nhất, đặc biệt là khi sự kiện ấy liên hệ tới một phần lớn của Giáo Hội, nhưng luôn luôn sau khi tham khảo Bản quyền, và nếu thình hình đòi khỏi, thì tham khảo cả HĐGM nữa.

2. Thánh Bộ có thẩm quyền phán quyết và phê chuẩn cách thức tiến hành của Bản quyền, hoặc nếu thấy là có thể và thích hợp, thì tiến hành một cuộc cứu xét mới về sự kiện, khác với sự cứu xét của Bản quyền hoặc do chính Thánh Bộ, hoặc do một Ủy ban đặc biệt.
Những quy tắc này, được quyết định trong khóa họp toàn thể của Thánh Bộ, đã được ĐGH Phaolô 6 phê chuẩn ngày 24-2-1978

Roma tại trụ sở Thánh Bộ giáo ký đức tin ngày 25-2-1978

ĐHY Franjo Seper, Tổng trưởng,
TGM Jérôme Hamer OP, Tổng thư ký

LM Trần Đức Anh OP chuyển ý

 
Phỏng vấn Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh về vụ ăn cắp thư từ của Đức Giáo Hoàng
LM Trần Đức Anh OP
14:08 29/05/2012
Cay đắng và đau buồn vì những gì xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó khăn. Đó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức TGM Angelo Becciu, trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám đốc báo ”Quan sát viên Roma” về đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới, nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc ĐTC, ngày 23-5-2012, vì ông giữ nhiều tài liệu kín thuộc về ĐGH. Do chức vụ, Đức TGM Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với ĐGH (Đức TGM là nhân vật thứ ba tại Tòa Thánh, sau ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh, và thường được ví như 'bộ trưởng nội vụ' của Tòa thánh). Đức Tổng nói gì đây về tâm tình của người làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:

”Với những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục phục vụ âm thầm và trung thành với ĐGH”.

Một thái độ người ta cảm thấy hằng ngày trong đời sống của các văn phòng tại Tòa Thánh và của thế giới Vatican bé nhỏ, nhưng chắc chắn là không trở thành tin tức trong trận hồng thủy truyền thông bùng lên sau những sự kiện trầm trọng và gây kinh hoàng về nhiều khía cạnh trong những ngày nay. Trong bối cảnh có, Đức TGM Becciu quan tâm cân nhắc lời nói để nhấn mạnh ”kết quả tích cực” của cuộc điều tra, cho dù đó là một kết quả cay đắng. Và rồi, những phản ứng trên thế giới, một đàng có thể biện minh được, đàng khác, chúng gây lo âu và đau buồn về cách thức thông tin, do những sự tưởng tượng, không tương ứng tí nào đối với thực tại”

H. Thưa Đức TGM, người ta có thể phản ứng mau lẹ và đầy đủ hơn về vụ này hay không?

Đ. Đã đang và sẽ có sự tôn trọng nghiêm túc đối với nhân vị và các thủ tục như luật lệ của Vatican trù định. Vừa khi xác nhận được sự kiện, ngày 25-5, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến tin tức, dù có là một cú ”sốc” đối với mọi người, và sự kiện này gây ngỡ ngàng. Vả lại cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.

H. Đức Tổng thấy ĐTC Biển Đức 16 thế nào?

Ngài đau buồn. Vì theo những gì người ta có thể kiểm chứng cho đến nay, kẻ ở gần ngài dường như là thủ phạm của những hành động không thể biện minh được dưới mọi khía cạnh. Dĩ nhiên nơi ĐGH, tâm tình cảm thương đối với người liên hệ vẫn trổi hơn. Nhưng vẫn còn sự kiện là hành vi mà ngài phải chịu thực là tàn bạo: ĐTC Biển Đức 16 đã thấy các thư bị đánh cắp từ nhà của ngài và xuất bản. Những thư ấy không phải chỉ là thư tư riêng tư, nhưng đúng hơn là những thông tin, suy tư, những bày tỏ lương tâm, và cả những bộc lộ mà ngài nhận được với tư cách duy nhất là do sứ vụ của Ngài. Vì thế, ĐGH thực sự đau buồn, cũng vì bạo lực mà tác giả của những thư hoặc bút tích ấy gửi cho ngài phải chịu.

H. Đức Tổng có thể đưa ra một phán đoán về những gì xảy ra hay không?

Đ. Tôi coi việc xuất bản các thư đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng chưa từng thấy. Tôi lập lại, nhất là vì đây không phải chỉ là một sự vi phạm - vốn đã rất trầm trọng - sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền - nhưng còn là vì đó là một sự xúc phạm hèn nhát đối với một tương quan tín nhiệm giữa ĐTC Biển Đức 16 và những người ngỏ lời với ngài, cho dù là để bày tỏ những sự phản đối trong lương tâm. Chúng ta hãy lý luận: không phải chỉ có thư tư gửi cho ĐTC bị đánh cắp, nhưng những việc làm ấy còn là một sự chà đạp lương tâm của người ngỏ lời với ĐTC trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và đó là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô. Trong nhiều tài liệu được xuất bản, người ta thấy chúng ở trong bối cảnh vốn đòi phải có sự tín nhiệm hoàn toàn. Khi một tín hữu Công giáo nói với ĐGH, họ có nghĩa vụ phải cởi mở như là khi đứng trước Thiên Chúa, cũng vì họ cảm thấy được bảo đảm nhờ sự kín đáo tuyệt đối.

H. Người ta muốn biện minh cho việc xuất bản các tài liệu đó dựa theo tiêu chuẩn gọi là thanh tẩy, minh bạch, cải tổ Giáo Hội.

Những lối ngụy biện như thế không đi xa lắm. Cha mẹ tôi không những đã dạy tôi đừng trộm cắp, nhưng còn dạy đừng bao giờ nhận những đồ mà người khác ăn cắp. Tôi thấy đó có những nguyên tắc đơn giản, có lẽ quá đơn giản đối với một số người, nhưng chắc chắn là khi một người không nghĩ tới các nguyên tắc ấy, thì dễ bị lầm lạc và đưa người khác đến sự hư hỏng. Không thể có sự canh tân mà lại chà đạp luật luân lý, có lẽ họ theo nguyên tắc mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng đây là nguyên tắc không hợp với tinh thần Kitô giáo.

H. Nhưng Đức Tổng trả lời thế nào cho những người đòi quyền thông tin?

Đ. Tôi nghĩ rằng trong những ngày này, về phía các ký giả, cùng với nghĩa vụ phải trình bày những gì đang xảy ra, còn phải có một sự tôn trọng luân lý đạo đức nữa, nghĩa là phải can đảm minh bạch đừng chiều theo sáng kiến của một đồng nghiệp mà tôi không do dự gọi đó là một sáng kiến tội ác. Một chút sự lương thiện trí thức và tôn trọng luân lý nghề nghiệp tối thiếu, chắc chắn là không gây hại cho thế giới truyền thông.

H. Theo nhiều bình luận, thì những thư từ được xuất bản biểu lộ một thế giới nhơ bẩn bên trong Giáo Hội, đặc biệt là Tòa Thánh

Đàng sau một vài bài báo, dường như tôi thấy một sự giả hình sâu xa. Một đàng họ lên án tính chất chuyên chế và quân chủ của cơ quan lãnh đạo trung ương của Giáo Hội, nhưng đàng khác, họ lại cảm thấy như một gương mù vì một vài người viết cho ĐGH để bày tỏ tư tưởng và cả những lời than phiền về chính cơ quan lãnh đạo ấy. Nhiều tài liệu được xuất bản không biểu lộ cuộc đấu tranh hoặc trả thù, nhưng là biểu lộ sự tự do tư tưởng mà người ta trách Giáo Hội không cho phép. Tóm lại, chúng tôi không phải là những xác ướp, và những quan điểm khác nhau, thậm chí những đánh giá lượng định trái nghịch nhau là điều khá bình thường. Nếu ai cảm thấy không được hiểu và cảm thông, thì có quyền nại đến ĐGH. Có gì là gương mù đâu? Vâng phục không có nghĩa là từ bỏ quyền có phán đoán riêng, nhưng biểu lộ một cách chân thành và sâu rộng ý kiến của mình, để rồi tuân hành quyết định của bề trên. Đó không phải là một sự tính toán, nhưng là một sự gắn bó với Giáo hội được được Chúa Kitô muốn. Đó là những yếu tố cơ bản của quan điểm Công Giáo.

H. Những tranh giành, thuốc độc, nghi ngờ: phải chăng Vatican là như thế?

Đ. Tôi không nhận thấy điều đó trong môi trường này và rất tiếc vì người ta có một quan niệm lệch lạc như thế về Vatican. Nhưng điều đó phải làm cho chúng ta suy nghĩ, và kích thích tất cả chúng ta dấn thân hết mình để làm nổi bật một cuộc sống thấm đượm Tin Mừng.

H. Vậy phải nói gì với các tín hữu Công Giáo và những người đang quan tâm nhìn Giáo Hội?

Tôi đã nói về sự đau buồn của ĐTC Biển Đức 16, nhưng tôi phải nói rằng nơi ĐGH không bị suy giảm sự thanh thản giúp ngài cai quản Giáo Hội một cách quyết liệt và sáng suốt. Cuộc gặp gỡ các Gia đình công giáo thế giới sắp khai mạc tại Milano. Đó là những ngày đại lễ trong đó người ta thở hít niềm vui được làm Giáo Hội. Chúng ta hãy đón nhận dụ ngôn Tin Mừng mà ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở chúng ta cách đây vài ngày: bão tố dập vùi trên căn nhà, nhưng nhà không bị sập. Chúa nâng đỡ căn nhà sẽ không bão tố nào có thể phá đổ căn nhà ấy”. (Osservatore Romano, 30-5-2012)
 
Top Stories
Lombardi: Establishing truth key to Pope and Curia
Vatican Radio
12:25 29/05/2012
Pope Benedict XVI is facing the “trial” that has ensued from the leaking of his personal documents and the subsequent arrest of a member of his household on charges of possession of said stolen documents with “faith” and “a great desire to serve the Church”, said Holy See Press Office Director, Fr. Federico Lombardi Tuesday in a briefing with journalists. Emer McCarthy reports Listen:

Fr. Lombardi began the briefing by underlining that while the situation the Vatican faces is “grave” it is “neither tragic or terrible”. He then spoke of Pope Benedict’s pain at the news of the recent massacre of innocent civilians in Houla, Syria and he also relayed the Pope’s sorrow at news of another deadly earthquake Tuesday morning in Emilia Romagna, Northern Italy.

Turning then to the issue at hand, Fr. Lombardi said the second phase of investigations – whether to proceed to trail or not – is still at the preliminary stage and that the aim of the inquiry is to arrive at the truth based on the objective facts as they emerge. He told journalists that the accused, 46-year-old father of three Paolo Gabriele, is “serene”, and is collaborating with investigators and has met with his wife and defence lawyer Carlo Fusco. A first formal interrogation of the accused will take place in coming days.

Fr Lombardi rejected recent media reports that other people had been detained, and Cardinals questioned by investigators. He stressed that while the Commission of Cardinals -set up in March last by Pope Benedict to investigate a series of leaks – were speaking with various Dicastery heads and Curial officials as part of their efforts, this in no way indicated these individuals were under investigation. He added that the Commission of Cardinals led by the Spanish Cardinal Julian Herranz is not a juridical body.

Responding to a question on how the entire episode had affected the Pope, Fr. Lombardi said :“It is a great test for the Pope and the Roman Curia which we hope can be overcome with decision, by indentifying the truth and the problems”. He added: “This is the right path to follow to maintain the trust of the People of God, which the Pope fully merits”. He also appealed to journalists to reflect on the facts of the situation rather than speculation.

“Both the Pope and his collaborators in the Roman Curia are facing the situation with faith and great a desire to serve the Church”. “We are not frightened by the problems, difficulties, errors or faults that may emerge. Instead we are trying to react in a correct manner as part of a sometimes difficult journey of truth, with necessary interventions, to re-establish trust and the proper function of the government of the Church and its institutions”.
 
The papers stolen from the Pope
L’Osservatore Romano
12:37 29/05/2012
L’Osservatore Romano, 2012-05-29 - Bitterness and sorrow at what has happened in the past few days in the Vatican but also determination and trust in coping with a situation which, quite frankly, is difficult. These are the sentiments that can be perceived in the Substitute of the Secretariat of State – Archbishop Angelo Becciu, who, because of his office, works every day in close contact with the Pope – in an interview with L'Osservatore Romano on the subject that is attracting the attention of vast numbers of the media across the world: the arrest, last 23 May, of Paolo Gabriele, Benedict XVI's aiutante di camera (“gentleman of the chamber”), for having been found in possession of a large number of private documents belonging to the Pope.

What can be said of the state of mind of those who work in the Holy See? “With the people I have met in the past few hours”, the Archbishop answered, “we looked each other in the eye and I saw dismay and anxiety, but I also noted the determination to continue the silent and faithful service to the Pope”; an attitude breathed every day in the life of the Holy See's offices and in the small Vatican world, but which obviously does not make news in the media storm unleashed after the serious and, in many ways, disconcerting events of the past few days. In this context, the Substitute weighs his words carefully to emphasize “the positive outcome” of the investigation, even though the outcome was regrettable. Reactions across the world, moreover, on the one hand justified, on the other “are worrying and disconcerting because of the manner of the information which has given rise to speculation that has nothing whatsoever to do with reality”.

Would it have been possible to give a quicker and fuller response?

There has been, there is and there will be strict respect for the individuals and procedures, as prescribed by the Vatican laws. As soon as the event had been ascertained, on 25 May the Holy See Press Office disseminated the news, although it came as a shock to all and is causing some dismay. Moreover, the investigation continues.

How did you find Benedict XVI?

Saddened. Because, given what it has been possible to find out so far, someone close to him seems to be responsible for conduct that is unjustifiable from every point of view. Of course, sorrow for the person involved is what the Pope feels most deeply. Yet the fact remains that he suffered a brutal act: Benedict XVI saw published papers stolen from his house, letters that were not merely private correspondence but indeed information, reflections, expressions of conscience and even outbursts which he only received by virtue of his ministry. For this reason the Pontiff is particularly sorrowful and also because of the violence suffered by those who wrote these letters or writings addressed to him.

Can you express an opinion on what happened?

I consider the publication of the stolen letters an immoral act of unheard of gravity. Above all, I repeat, because it was not only a violation, already very serious in itself, of the confidentiality to which anyone would be entitled, as rather a vile offence to the relationship of trust between Benedict XVI and anyone who turns to him even to express, in conscience, protests. Let us reason: the Pope was not merely robbed of letters. Violence has been done to the consciences of those who turn to him as Vicar of Christ, an assault has been made on the ministry of the Successor of the Apostle Peter. In many of the documents published we find ourselves in a context we presume to be of total trust. When a Catholic speaks to the Roman Pontiff, he is duty bound to open himself as if he were before God, partly because he feels that he is guaranteed absolute confidentiality.

There was a desire to justify the publication of the documents on the basis of criteria for the Church's cleanliness, transparency and reform.

Sophisms do not go very far. My parents not only taught me not to steal but also never to accept stolen goods from others. To me these seem to me to be simple principles – perhaps to some people too simple – but it is certain that someone who loses sight of them, easily loses him- or herself and also brings others to ruin. There can be no renewal that tramples on the moral law, even on the basis of the principle that the end justifies the means, a principle which, among other things, is not Christian.

And what answer should be given to those who claim the right to give an account of something?

I think in these days, on the part of journalists, that in addition to their duty to explain what is happening, there should be an ethical shock, namely, the courage to take a clear step back from the initiative of a colleague whom I do not hesitate to call criminal. “The truth will set you free”: this is the transparency that does good not only to the Church but also to the world of information.

According to various comments, the papers published reveal a murky world within the Church and in particular within the Holy See.

Behind certain articles I seem to see an underlying hypocrisy. On the one hand the central government of the Church is accused of being absolutist and monarchical, and on the other, people are scandalized because a few write to the Pope expressing ideas or even complaints about the organization of this same government. Many documents published do not reveal conflicts or revenge but rather the freedom of thought which, on the contrary, the Church is accused of not permitting. In short, we are not mummies; rather, different viewpoints or even contrasting evaluations are normal. If someone feels misunderstood he has every right to turn to the Pope. What is shocking about this? Obedience does not mean renouncing the right to have an opinion of one's own, but expressing one's opinions sincerely and fully, in order to adapt to the superior's decision. And not out of calculation but out of adherence to the Church that Christ desired. These are fundamental elements of the Catholic viewpoint.

Struggles, poisons, suspicions: is the Vatican really like this?

I do not perceive this milieu and it is regrettable that the Vatican should have such a distorted image. But it must be food for thought and stimulate all of us to do our utmost to make a life on which the Gospel has left a deeper impression shine out.

In a word, what can be said to Catholics and to those who are nonetheless looking at the Church with interest?

I have spoken of Benedict XVI's sorrow but I must say that the Pope is not lacking in the serenity that leads him to govern the Church with determination and clear-sightedness. The World Meeting of Families is about to open in Milan. These will be days of festivity where it will be possible to breath the joy of being Church. Let us make our own the Gospel parable of which Benedict XVI reminded us a few days ago: the wind blows and beats against the house but it will not collapse. The Lord sustains it and no storms will be able to demolish it.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Lễ Chúa Thánh Thần ''Lòng Chúa thương xót'' tại Đức
Thanh Sơn
18:02 29/05/2012
Đẹp thay! Đại Hội chúa Thánh Thần
Hằng năm hội ngộ khắp xa gần
Già trẻ lớn bé đều tham dự
Hòa thành nhịp sống đẹp gian trần

Đẹp thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Từ nam chí bắc tỏ tình thân
Chung tay tiếp sức cùng thăng tiến
Như muôn hoa nở rất ân cần

Đẹp Thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Như muôn mầu sắc giữa mùa xuân
Hương thơm vương vấn còn thơm mãi
Hoa qủa mùa xuân của Thánh thần

Đẹp thay! Đại hội Chúa Thánh Thần
Hằng năm tìm về lãnh Thiên Ân
Aschaffenburg vương dấu ấn
Con đường hoa kiệu MẸ ân cần

Đẹp thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Cung đàn tiếng hát đẹp Thiên ân
Tiến hoa sắc thắm dâng về Mẹ
Tình Mẹ La Vang Mẹ rất gần

Đẹp thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Bảy ơn cần kíp để canh tân
Hòa giải ơn CHA con lãnh nhận
Cho hồn tươi trẻ ngợp hồng ân

Đẹp thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Tìm về chính lộ tránh phù vân
Mấy ngàn linh hồn dâng Tổ Quốc
Việt Nam vượt thoát ách cơ bần

Đẹp Thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Hoa trái đầu mùa của Linh Ân
Liên Đoàn Công Giáo vươn sức sống
Nhịp cầu nối kết tỏa tình thân

Tưng bừng Đại Hội tạ ơn CHA
Bao nhiêu hồng ân bấy nhiêu qùa
Đem về chia sẻ trong cuộc sống
Hẹn nhau năm tới lại nở hoa.

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA BAO LA
MUÔN ĐỜI CON MÃI NGỢI CA ƠN NGÀI.

LÒNG THƯƠNG XÓT THÁNH TÂM NGÀI VĨ ĐẠI
ĐẤNG VÔ CÙNG TỪ ÁI QÚA BAO LA
GỘI HỒN CON TRONG BIỂN ÁI TÌNH CHA
THẮM BÌNH AN CHAN HÒA TRONG ÁNH SÁNG.
 
Lễ Ra Mắt Legio Mariae Giáo Xứ Quảng Đà Hạt Quảng Đức- Giáo Phận Banmêthuột
An Duy
09:18 29/05/2012
Lễ Ra Mắt Legio Mariae Giáo Xứ Quảng Đà Hạt Quảng Đức- Giáo Phận Banmêthuột

Sáng Chúa nhật thứ tư Mùa Chay, 03.04.2011 tại giáo xứ Quảng Đà, được sự đồng ý của Cha Linh giám Comitium Banmêthuột Antôn Trương Trọng Tài, kiêm Linh giám Curia Phúc Lộc, và Cha Quản xứ Giáo xứ Quảng Đà Antôn Nguyễn Phi Hùng cho phép Curia Phúc Lộc thành lập và công nhận chính thức Praesidium Thánh hiệu “Đức Mẹ Lộ Đức” tại Giáo xứ.

Thành phần tham dự gồm có:

- Linh mục Antôn Nguyễn Phi Hùng - Linh giám Praesidium

- Anh Giuse Trần Văn Thành - Thư ký Hội đồng Comitium

- Anh P.X Nguyễn Quang Thiều - PTTK Hội đồng Comitium

- Anh Phêrô Trần Văn Chương - Trưởng Curia Phúc Lộc

và các anh chị ủy viên, hội viên hoạt động và tán trợ của các Praesidia trực thuộc Curia Phúc Lộc.

Sau kinh khai mạc lần hạt 50 Mùa Vui, Cha Linh giám chào mừng tất cả quý anh chị ủy viên và hội viên về dự Lễ ra mắt Legio Mariae Giáo xứ. Nhân dịp này, gần 100 hội viên hoạt động và tán trợ của Giáo xứ dâng mình cho Đức Mẹ trong sự trang trọng và tôn kính.

Tiếp đến Anh Trưởng Curia đọc quyết định bổ nhiệm 4 ủy viên Praesidium giữ các chức vụ sau:

- Trưởng: Chị Maria Trần Thị Hiệp

- Phó: Chị Maria Nguyễn Thị Hay

- Thư ký: Chị Lucia Trang Thị Mai Hương

- Thủ quỹ: Chị Maria Nguyễn Thị Đa

Nhiệm kỳ I từ 25.03.2011 đến 25.03.2014

Trước Thánh lễ, cha Linh giám giới thiệu với tất cả cộng đoàn về Praesidium Đức Mẹ Lộ Đức qua thời gian thực tập tông đồ dưới sự dìu dắt của các anh chị Curia, Comitium đến hôm nay được chính thức làm lễ ra mắt, là niềm vui chung cho Giáo xứ. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ban ủy viên và hội viên Praesidium.

Trong phần giảng lễ, Cha Linh giám chia sẻ đôi nét về Hội đoàn Legio Mariae do Ông Phan Đức (Frank Duff) người Ái Nhĩ Lan sáng lập năm 1921 tại Dublin, đầu tiên quy tụ những giáo dân làm việc tông đồ và bác ái. Hiện nay Legio Mariae đã có mặt hầu như tất cả các nước trên thế giới, với khoảng hơn 3.000.000 hội viên hoạt động và hơn 20.000.000 hội viên tán trợ.

Vào năm 1966, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã mời ông Phan Đức tham dự Công đồng Vatican II với tư cách là quan sát viên giáo dân tại Công đồng, đây là một vinh dự cho ông và cho hội Legio Mariae, qua đó Đức Phaolô VI đã thừa nhận ơn ích và khích lệ công việc tông đồ của ông cũng như của Legio Mariae nói chung.

Tinh thần Legio là chính tinh thần của Đức Maria, hội viên Legio đặc biệt cố gắng rèn luyện cho được đức khiêm nhường sâu xa của đức Maria, đức vâng lời hoàn hảo, đức hiền hậu như Thiên thần, tính luôn chăm chú cầu nguyện, đức hãm mình toàn diện, thanh khiết không tỳ vết, lòng nhẫn nhục anh dũng, trí khôn ngoan siêu phàm, tính mến Chúa vừa can đảm vừa xả thân, và nhất là bắt chước đức tin, một nhân đức mà chỉ có Mẹ Maria mới thực hiện hoàn toàn không ai sánh kịp.Nhờ tình yêu và đức tin của Mẹ chỉ dẫn, Legio đảm nhận mọi nhiệm vụ, không bao giờ viện cớ là không làm nổi, vì họ cho rằng mọi việc đều có thể làm được và được phép làm.

Hôm nay chúng ta theo bước chân Mẹ như khi xưa vâng lời Thiên Chúa qua sứ thần truyền, đi thăm viếng bà chị họ Elizabeth, giúp ta sống theo gương Mẹ, yêu thương và phục vụ mọi người.

Cuối Thánh lễ, Cha Linh giám chúc hội viên luôn tín thác vào Chúa, tích cực hoạt động theo đúng tinh thần tông đồ Legio, làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Sau Thánh lễ, Cha Linh giám Comitium đến chúc mừng Legio Mariae của Giáo xứ nhân ngày trọng đại được chính thức công nhận hoạt động hăng say hơn nữa, đem lại lợi ích cho chính bản thân và công cuộc tông đồ tại địa phương ngày càng tốt đẹp.

Chúng con xin thay mặt Hội đồng Comitium cảm ơn Cha Linh giám Comitium, Cha Quản xứ kiêm Linh giám Praesidium Đức Mẹ Lộ Đức đã ưu ái nâng đỡ, giúp chúng con trong công tác tông đồ cho Chúa. Xin Đức Mẹ Maria Nữ Vương Legio luôn đồng hành và cầu bầu cùng Thiên Chúa ban nhiều ơn lành trên Quý Cha.
 
Sinh hoạt Hội đồng Comitium Legio Mariae giáo phận Phú Cường
An Duy
10:38 29/05/2012
PHÚ CƯỜNG - Để bảo vệ sự hợp nhất, duy trì lý tưởng nguyên thủy, bảo tồn nguyên vẹn tinh thần, kỷ luật, thông lệ và phát triển Legio (TB/ SL.280). Lúc 08g30’ sáng Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 27/05/2012, tại Hội trường Nhà thờ giáo xứ Chính Tòa, GP. Phú Cường, tỉnh Bình Dương. Hội đồng Comitium Phú Cường là đơn vị trong hệ thống Legio Mariæ đã tổ chức buổi họp định kỳ vào cuối tháng. Dịp này, có 38 anh chị Legio là ủy viên của Hội đồng Comitium Phú Cường, 13 Hội đồng Curiæ Senior và 06 Hội đồng Curiæ Junior trực thuộc, đã tề tựu đông đủ để bỏ phiếu bầu cử tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Phú Cường, nhiệm kỳ 2012 - 2015.

Cùng tham dự kỳ họp bầu tân Ban Quản trị lần này có sự hiện diện của Cha Mi-ca-e Lê Văn Khâm, Linh Giám Hội đồng Comitium Phú Cường, Tổng Đại Diện GP. Phú Cường, Cha Sở Nhà thờ giáo xứ Chính Tòa. Hai anh Đa-minh Vũ Văn Khang, và Fx. Phạm Văn Điểm đại diện Ban thường trực Hội đồng Senatus Việt Nam.

Sau giờ kinh nguyện lần hạt và suy niệm mầu nhiệm mùa Mừng khai mạc phiên họp, anh Fx. Nguyễn Ngọc Thái, Trưởng Hội đồng Comitium Phú Cường tuyên bố nội dung của kỳ họp.

Tiếp theo, sau bản kinh khai mạc và tuyên bố nội dung của kỳ họp, anh Trưởng Comitium Phú Cường đại diện Ban quản trị Comitium Phú Cường tuyên bố mãn nhiệm, đồng thời dâng lời tạ ơn Chúa và ngỏ lời cảm ơn quý Cha Linh giám, quý anh chị Legio và các Curiæ trực thuộc, các ngài đã yêu thương, nâng đỡ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Legio Mariæ Comitium Phú Cường từng bước hình thành và phát triển. Tri ân đặc biệt Cha Mi-ca-e Lê Văn Khâm, Tổng Đại Diện, Linh Giám Comitium Phú Cường là cây cao bóng cả, ngài đã thương yêu, chỉ dẫn và cưu mang Legio để đoàn thể ngày thêm đoàn kết, yêu thương vững mạnh đi lên..

Sau 2 tháng chuẩn bị và niêm yết danh sách các ứng cử viên (tháng 03/2012), và nhất là cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần. Theo tinh thần Thủ Bản (TB/ ch. 28 SL.280 đ.11,12,13), quý anh chị Legio của Hội đồng bầu cử đã tín nhiệm và bầu chọn các anh chị Phê-rô Nguyễn Đồng Đức, Fx. Nguyễn Ngọc Thái, An-na Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Ma-ri-a Nguyễn Thị Mừng, An-na Nguyễn Thị Kim Nguyệt, Ra-pha-e Trần Tấn Hùng vào Ban quản trị Hội đồng Comitium Phú Cường nhiệm kỳ mới 2012 – 2015.
Tân Ban Quản Trị Hội Đồng Comitium Phú Cường

Anh Phê-rô Nguyễn Đồng Đức, Trưởng Comitium Phú Cường (31/38)
Anh Fx. Nguyễn Ngọc Thái, Phó Comitium Phú Cường (29/37)
Chị An-na Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Thư Ký Comitium Phú Cường (23/37)
Chị Ma-ri-a Nguyễn Thị Mừng, Thủ Quỹ Comitium Phú Cường (22/37)
Chị An-na Nguyễn Thị Kim Nguyệt, Phụ tá Thư Ký Comitium Phú Cường
Anh Ra-pha-e Trần Tấn Hùng, Phụ tá Thủ Quỹ Comitium Phú Cường

Được biết, BQT. Hội đồng Comitium Phú Cường cũ có 5 anh chị trưởng, phó và thư ký được bầu lại vào BQT nhiệm kỳ mới lần này. Cha Linh giám Comitium Phú Cường đã ban huấn từ nhắc nhớ quý anh chị Legio: “Sau khi Chúa Giê-su sống lại, Ngài đã ban Thánh Thần trên các Tông đồ khi xưa và trên Giáo hội ngày nay. Thánh Thần Thiên Chúa luôn hiện diện và thánh hóa Giáo hội nơi bản thân mỗi con người chúng ta. Trong công tác tông đồ, anh chị Legio phải luôn cầu xin Ngài ban ơn soi sáng và hướng dẫn, để luôn thực hiện theo thánh ý Ngài, mọi thành quả là nhờ Ngài và ở trong Ngài”.

Ngài cũng mời gọi toàn thể quý anh chị Legio ủy viên trong buổi bầu cử hãy cộng tác hết mình với tân Ban Quản trị để làm cho Legio Mariæ mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Ngài cầu chúc tân Ban Quản trị luôn khỏe mạnh, bình an, vui vẻ, nhiệt tình để gánh vác thánh giá Chúa đã trao ban.

Trong phần phúc trình công tác, Curia Châu Thành Tây Ninh đã báo cáo đầy đủ và được quý anh chị Legio dự phiên họp đóng góp thêm những ý kiến chân thành. Sau kinh bế mạc, quý anh chị Legio nhận phép lành từ Cha Linh giám. Sau đó, Hội đồng Comitium Phú Cường tham dự giờ Chầu Thánh Thể.

11g00’ kết thúc kỳ họp đầu tháng và bầu cử diễn tiến thật tốt đẹp đã thắt chặt tình hiệp thông và hâm nóng lòng nhiệt thành cho các hội viên Legio. Nguyện chúc cho Hội đồng Comitium Phú Cường ngày càng phát triển và xứng đáng là đạo quân kiên trung của Đức Mẹ, trong cuộc chiến chống lại quyền lực của sự ác để đem các linh hồn về với Chúa.

Cầu chúc tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Phú Cường hoàn thành thật tốt nhiệm kỳ mới 2012 – 2015 theo tinh thần Legio là chính tinh thần của Đức Ma-ri-a. Xin Mẹ ban ơn khiêm nhường sâu xa, đức vâng lời hoàn hảo, đức hiền hậu như thiên thần, luôn chăm chú cầu nguyện, đức hãm mình toàn diện, thanh khiết không tỳ vết, lòng nhẫn nhục anh dũng, trí khôn ngoan, tình mến Chúa vừa can đảm vừa xả thân, và nhất là bắt chước đức tin như Mẹ. Nhờ tình yêu và đức tin của Mẹ chỉ dẫn, để tân Ban quản trị Comitium Phú Cường luôn yêu thương và phục vụ mọi người hầu nên nhân chứng cho Đức Ki-tô nơi trần gian và mang về cho Chúa qua Đức Mẹ thật nhiều linh hồn.
 
Đại hội Dân Chúa giáo xứ Nhượng Nghĩa và dâng hoa kính Đức Mẹ
Tôma Trương văn Ân
10:44 29/05/2012
ĐÀ NẴNG - Dâng hoa tháng Đức Mẹ ( tháng 5 ) hằng năm , một truyền thống đạo đức có từ lâu tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa đã sinh và nuôi dưỡng lòng yêu kính Mẹ bao thế hệ.

Xem hình ảnh

Muôn hương sắc hoa, mang cả tâm tư ước nguyện, tôn kính mến yêu, đoàn con dâng kính Mẹ mỗi ngày, như lời kính mừng Ave Maria , như lời thỏ thẻ trẻ thơ trong lòng Mẹ. Chiều thứ bảy lại càng đặc biệt hơn, lời kinh ngâm nga , rộn ràng tiếng ca , giai điệu ca khúc lúc nhẹ nhàng lúc dồn dập , những vũ điệu Thánh , những suy niệm học hỏi gương nhân đức của Mẹ…làm tăng thêm tâm tình yêu kính Mẹ.

Mỗi chiều thứ bảy, có một Giới phụ trách lo Phụng vụ Thánh lễ và dâng hoa. Hiền Mẫu , quý bà dạt dào tình cảm. Gia Trưởng, trách nhiệm lo toan. Thanh niên, lo âu mộng ước. Thiếu nhi , vui tươi yêu đời. Mỗi giới mỗi vẻ, thể hiện qua từng bài suy niệm, từng bài ca nhịp múa dâng hoa.

Năm nay, chuẩn bị mừng 1 năm thành lập xứ Đoàn Thánh Linh, Giáo xứ Nhượng Nghĩa, thuộc liên Đoàn Thánh Tâm Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Đà Nẵng. Thứ bảy cuối tháng, trong màu khăn áo TNTT, các anh chị Trưởng và các em thiếu nhi đẹp thêm hẳn lên, ý thức hơn lên, cầu mong sao tâm tình đạo đức và mến yêu Mẹ trổi vượt thêm.

Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiên xuống vừa qua (27 / 5 / 2012 ) , Giáo xứ vui mừng tổ chức Đại Hội Dân Chúa , đây là dịp để Giáo dân tham gia học hỏi Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, là dịp mỗi người Giáo dân nhìn lại chính mình đã , đang và sẽ làm gì cho Giáo Hội, có thể mỗi người có quan điểm khác nhau , nhưng bổ túc cho nhau, là dịp để các thành phần Dân Chúa lắng nghe nhau và cùng nhau tiếp nhận tiếng nói Thánh thần ( thư ĐGM ) .

Đến dự có Cha Phê rô Trần Đức Cường , Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Đà Nẵng . Cha Giuse Trần Văn Việt OP , Phó xứ Chính Tòa Đà Nẵng. Cha Phê rô Lê Hưng , Quản xứ . Quý Nữ Tu , Ban Đại Diện Giáo dân , các Trưởng ban ngành đoàn thể và đại diện mỗi gia đình trong Giáo xứ ít nhất một người.

Bắt đầu khai mạc từ lúc 7 giờ 30 , giờ tập hát cộng đồng với những bài ca vui tươi, ca từ mang nội dung cung cấp tư liệu căn bản về công cuộc khai nguyên truyền Giáo tại Cửa Hàn ( Hội An ) năm 1615 , cách đây 400 năm và 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập Giáo phận Đà nẵng ( 18/1/ 1963 – 2013 ) . Tiếp đó , một vị đại diên đọc thư công bố Chương Trình Mục Vụ Tam Niên ( 18 / 1 / 2012 – 18 / 1 / 2015 ) của Đức Giám Mục Giáo phận. Giáo dân được đánh động mạnh bởi lời của Ngài : “ … chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương kêu gọi chúng ta, và tỏ lòng tri ân các bậc tiền bối đã sớm gieo trồng và dày công chăm sóc cây đức tin trên quê hương này. Đây cũng là cơ hội thuận tiện để Giáo phận nhìn lại chính mình, cùng nhau cũng cố nếp sinh hoạt cộng đoàn, canh tân đời sống Ki tô hữu theo Tin Mừng…. sống và làm chứng cách mạnh mẽ Mầu Nhiệm Giáo Hội , xây dựng và bảo vệ vững chắc tình Hiệp Thông trong Giáo Hội , nhiệt thành và đầy sáng tạo thực thi Sứ Vụ của Giáo Hội trong thế giới ngày nay” .

Cha Phê rô và Cha Giuse đã hướng dẫn ý nghĩa mục đích cần có Đại Hội Dân Chúa, cội nguồn và những tấm gương anh dũng các bật tiền nhân đã gieo trồng , nuôi dưỡng đức tin đến ngày nay, bối cảnh Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập Giáo phận Đà nẵng , các Ngài từng bước dẫn người nghe vào từng phần các bài học trong Cẩm Nang Đại Hội Dân Chúa Giáo Phận Đà nẵng 2012. với chủ đề : “ Canh Tân Để Sống và Loan Báo Tin Mừng “, với mục đích củng cố đời sống đức tin qua các cử hành và canh tân cộng đoàn Giáo Hội , hay có thể nói rằng : “ sống đức tin qua cộng đoàn “ . Lĩnh hội các bài học , người Giáo dân nhận ra ta đã làm gì , đang làm gì , và phải làm gì cho Giáo Hội , cách riêng tại Giáo xứ địa phương đang sống .

Chương trình học hỏi được phân chia hợp lý , giữa các tiết học , có 10 phút giải lao, 5 phút tập hát . Nhiều ông bà chia sẻ : “ đã lâu , nay tôi mới ngồi học như các em học sinh “ , vài bạn trẻ không giấu niềm vui : “ có nhiều điều nay em mới được biết “.

Sau buổi sáng được học hỏi , giới Hiền Mẫu chăm lo thiết đãi cơm trưa khá tươm tất tại nhà xứ, mỗi bàn ghế và gốc cây nào thuận tiện ngã dựa lưng chợp mắt lấy lại minh mẫn cho buổi chiều , cũng được anh chị em tận dụng.

Đúng 13 giờ , hồi chuông đổ dài báo hiệu , 3 Giáo họ ( Giáo khóm ) của Giáo xứ được phân chia thành 3 nhóm , mỗi nhóm đều có người điều khiển và thư ký . Các thảo luận , thao thức , đề nghị … của mỗi người đều được thư ký trân trọng ghi vào, có những vấn đề gay cấn tranh luận làm nóng cả hội trường nhóm. Sau gần 90 phút thảo luận, tất cả cùng tập trung vào trong nhà thờ , Đại diện nhóm đọc các đúc kết của nhóm mình .

Tiếp đó, Cha Quản xứ định hướng công tác Mục Vụ trong thời gian tới và các vấn đề Giáo dân , Giáo xứ quan tâm, Ngài đặc biệc nhắc nhở mỗi người biết chân thành, khiêm tốn bổ túc cho nhau.

Trước khi kết thúc lúc 16 giờ , tất cả cộng đoàn cùng chầu Thánh Thể Chúa với tâm tình mến yêu tôn thờ , dâng bao ước nguyện , hoạch định tương lai cho Chúa, trong 20 phút.

Xin Chúa cho chúng con biết luôn tôn thờ kính mến Chúa trên hết mọi sự , đào sâu và sống đức tin, để mỗi người là chi thể mầu nhiệm Chúa Ki tô .Cho chúng con biết yêu thương chia sẻ hiệp thông với anh em, xây dựng Giáo hội trong khả năng và có thể của mình , biết hy sinh tìm ra những phương cách hữu hiệu xứng hợp cho Sứ vụ loan báo Tin Mừng trong xã hội ngày nay và tương lai…
 
Họp mặt Huynh Trưởng Liên đoàn TNTT tại giáo phận Bắc Ninh
Liên Đoàn TNTT
10:54 29/05/2012
BẮC NINH - ngày 28 tháng 5 năm 2012, ban chấp hành Liên đoàn và đại diện Huynh trưởng các Xứ đoàn, giáo xứ đã quy tụ về trung tâm mục vụ (TTMV) Bắc Ninh để mừng lễ thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh bảo trợ Phong trào thiều nhi Thánh Thể (PT TNTT) Giáo Phận, đồng thời thảo luận đưa ra định hướng phát triển PT TNTT cho tương lai.

Xem hình ảnh

8 giờ sáng, các Huynh trưởng đã gặp gỡ quý cha Tuyên úy, cha ban Nghiên huấn tại hội trường tầng 3 của TTMV. Tại đây cha phó Tuyên úy đã chia sẻ những thành quả của Liên đoàn từ khi thành lập (năm 2009) đến bây giờ, cụ thể là tổ chức được nhiều sa mạc huấn luyện Huynh trưởng và đã đào tạo được rất nhiều Huynh trưởng cấp 1 và cấp 2 và hơn 80 Huynh trưởng dự bị cho đội ngũ Huấn luyện viên (HLV) của Liên đoàn, và một số giáo xứ đã thành lập đoàn Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) như Vinh Tiến; Thống Nhất; Hòa An; Tử Nê; Nam Viên; Yên Cư; Nhã Lộng; Từ Phong; Tư Đình…Đó là những hoa trái mà Liên đoàn đã trổ sinh được. Bên cạnh đó cha còn nêu ra nhiều lo lắng của Liên đoàn như trình độ sư pham của Huynh trưởng còn hạn chế, TNTT vẫ chưa được quan tâm, rất ít xứ đoàn được thành lập, còn nhiều giáo xứ lớn mà chưa thành lập được đoàn TNTT. Cha cũng nêu ra những đổi thay của liên đoàn một ngày nào đó có một quy củ chặt chẽ hơn, đi vào đúng nội quy của PT TNTTVN, phải quan tâm đến chất lượng, và nơi nào đã có đủ những điều kiện thì phải thành lập được xứ đoàn.

Các Huynh trưởng của những Xứ đoàn đã thành lập cũng chia sẻ về quá trình thành lập và hoạt động của xứ đoàn mình. Nhìn chung các xứ đoàn thành lập đều có đầy đủ cơ cấu tổ chức của 1 xứ đoàn, có 3 ngành Ấu- Thiếu- Nghĩa, các chi đoàn, các đội và ban chấp hành xứ đoàn… có các hoạt động như học giáo lý, Kinh Thánh, Phong trào, sinh hoạt, chầu Thánh Thể, Thánh Lễ cho Thiếu nhi… Một số Huynh trưởng của các giáo xứ cũng chia sẻ những khó khăn mà chưa có điều kiện để thành lập xứ đoàn, có những nơi Thiếu nhi thì đông mà đội ngũ Huynh trưởng còn ít như trên Gx Đồng Chương, Thiếu nhi có khoảng 800 e mà chỉ có 20 Huynh trưởng, còn có nơi thì cả Huynh trưởng và thiếu nhi thì rất ít như ở Giáo họ Hoàng Mai có 1 Huynh trưởng và 2 em Thiếu nhi chỉ 5 tuổi.

Sau đó các Huynh trưởng của riêng từng giáo hạt đã ngồi thảo luận và lên kế hoạch dự kiến họp mặt TNTT cho giáo hạt của mình. Các Huynh trưởng của từng giáo hạt đã có nhiều sáng kiến tổ chức cho ngày đại hội đó để làm sao đem lại cho các em Thiếu nhi một sân chơi bổ ích, nhằm giáo dục các em về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên theo tôn chỉ và mục đích của PT TNTTVN.

Sang buổi chiều làm việc, có sự hiện diện của Đức cha Giáo phận, cha phó Tuyên úy Giuse Đinh Đồng Ngôn đã báo cáo Đức cha về những thành quả đạt được cũng như những hạn chế của Liên đoàn. Những tích cực đó là qua 3 năm huấn luyện Huynh trưởng đã có nhiều tiến triển, nhiều Huynh trưởng cấp 1, cấp 2 và hơn 80 Huynh trưởng dự bị cho đội ngũ HLV, có các sơ trợ úy cộng tác và giúp đỡ, và có một số nơi đã thành lập được xứ đoàn TNTT… Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều những khó khăn hạn chế mà Liên đoàn cần phải khắc phục như trình độ của Huynh trưởng còn hạn chế rất khó cho việc giảng dậy và thuyết phục các em, chưa tạo hứng thú trong việc học giáo lý, Thiếu nhi thích chơi hơn là học, học Giáo lý chỉ vì được chịu các bí tích, thiếu sự quan tâm của các Phụ huynh, Ban hành giáo và cha xứ… Cha mong muốn Huynh trưởng phải trau dồi kiến thức Giáo lý Kinh Thánh, Đức tin, mong muốn các cha xứ quan tâm hơn nữa.

Sau đó Đức cha Giáo phận đã chia sẻ cho các Huynh trưởng trong ngày họp mặt này. Đức cha nói phải phát huy nội lực từ chính mình, không đổi cho khách quan bên ngoài, không nên yêu cầu giúp đỡ khi không làm việc, hãy bắt đầu làm để bên ngoài thấy việc làm của chúng ta tốt đẹp thì họ mới ủng hộ giúp đỡ. Đức cha kể một câu chuyện Chúa Giêsu và Thánh Phêrô đang đi ngang qua đường thì thấy 1 người đang cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho công việc của người ấy mà người ấy không động gì đến việc của mình nhưng Chúa đi qua mà không giúp gì, đi được một quãng thì gặp một người vừa làm việc vừa kêu la chửi rủa Chúa bảo với Phể rô ta qua giúp người ấy một tay, Phê rô mới thắc mắc hỏi Chúa tại sao người lúc đầu cầu nguyện như thế mà Chúa không giúp đỡ mà người này còn kêu la chửi rủa mà Ngài lại giúp đỡ, Chúa bảo với Phê rô là họ không làm thì ta giúp làm gì, họ có làm thì ta mới giúp. Qua câu chuyện đó Đức cha nhấn mạnh mình phải làm thì Chúa mới giúp đỡ, nếu chờ đợi khi nào có điều kiện thì không bao giờ có. Đức cha kêu gọi hãy học những gì mà cha ông để lại như cuộc đời Chúa cứu thế thì mọi người lớn sẽ ủng hộ. Đừng hỏi Giáo phận đã làm gì cho ta mà hỏi rằng ta đã làm gì cho Giáo phận. Đức cha xin các cha hãy ban huấn luyện hãy cố gắng về công việc này vì đây là tương lai của giáo phận, Gp đang mong trờ TNTT trổ sinh hoa trái.

Sau thánh lễ buổi tối là chương trình lửa dặm trường. Quý cha trong ban huấn luyện và các Huynh trưởng đã ngồi sinh hoạt, chia sẻ cho nhau nghe về nhiều chuyện của cuộc sống, các công việc hoạt động TNTT của mỗi người, không khí của lữa dặm trường đã mang lại cho mỗi người hiêu thêm về nhau, cũng như biết thêm được những kinh nghiệm mà mọi người đã chia sẻ.

Sáng ngày 29/5 là lễ kính thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh là bổn mạng thứ 2 của Giáo phận cũng là bổn mạng của PT TNTT Bắc Ninh. Đức cha cùng với các cha ban PT đã đồng dâng Thánh lễ tại nhà nguyện TTMV. Trong Thánh lễ Đức cha đã nhắc lại lich sử của Giáo phận từ khi tách từ Giáo phận Hải Phòng với đầy những khó khăn từ thủa ban đầu, thiếu thốn đủ thứ, biết bao những vị Thánh đã đổ máu đào để gìn giữ Đức tin trong đó có Thánh Hoàng Lương Cảnh là vị đã sinh ra, lớn lên, làm việc và chịu tử đạo tại chính quê hương Gp Bắc Ninh. GP có được như ngày hôm nay là nhờ công lao hy sinh to lớn của cha ông đi trước, Đức cha mong muốn TNTT hãy tiếp bước các Ngài và trổ sinh hoa trái.

Trong hai ngày họp mặt Huynh trưởng TNTT Giáo phận Bắc Ninh và mừng lễ Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh là Bổn mạng của Liên đoàn đã định hướng được kế hoạch phát triển PT cho tương lai và lên chương trình đào tạo và huấn luyện Huynh trưởng các cấp, tổ chức đại hôi TNTT cho các giáo hạt trong đợt hè 2012. Kỳ họp mặt đã đánh dấu được bước phát triển của Liên đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh. Hy vọng Liên đoàn TNTT sẽ trổ sinh được nhiều hoa trái cho Giáo phận.
 
Đức Cha Giuse Nguyễn Năng thăm Houston, Texas
Giuse Mai
16:10 29/05/2012
HOUSTON, TX - May 26, 2012 – Houston mấy hôm nay chuẩn bị đón Chúa Thánh Thần Hiện Xuống qua những đợt gió nóng của đầu Mùa Hạ. Riêng giáo dân Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đồng Hương Giáo Phận Phát Diệm, cái nóng ấy lại được nhân lên khi Đức Cha Giu-se Nguyễn Năng, giám mục Giáo phận Phát Diệm tới viếng thăm họ. Khi biết tin Đức Cha Giu-se sẽ tới thăm Houston, từ hơn một tháng nay, cha Giu-se Vũ Thành, chính xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời là Linh hướng Hội Đồng Hương Thân Hữu Giáo Phận Phát Diệm, cùng Ban lãnh đạo Hội Đồng Hương và Ban Mục Vụ Hội Đồng giáo xứ đã phấn khởi tưng bừng chuẩn bị chu đáo cho ngày tiếp đón Đức Cha. Và ngày đó đã đến. Đức Cha Giu-se đã tới Houston trong sự tiếp đón nồng hậu của con dân và thân hữu Phát Diệm xa quê.

Theo sự sắp xếp của cha chính xứ, Đức Cha Giu-se đã dâng lễ kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào chiều thứ Bảy (26/5). Trước khi thánh lễ bắt đầu, cha xứ đã giới thiệu Đức Cha với cộng đoàn. Ngài nói: “Thật là một niềm vinh hạnh cho chúng con hôm nay mừng ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các thánh Tông Đồ; và qua các Tông Đồ, chúng con được biết và được đón nhận Chúa Thánh Thần. Hôm nay, Đức Cha, Đấng kế vị các Tông Đồ, đã mang Chúa Thánh Thần đến cho chúng con; đây là một món quà quý giá và đầy ý nghĩa cho chúng con; chúng con hân hoan chào mừng và cảm tạ Đức Cha.”

Đáp lại, Đức Cha cám ơn cha chính xứ, cha phó Duy An Nguyễn Hùng, quý cha đồng tế và cộng đoàn; ngài mời gọi mọi người lắng đọng tâm hồn, sốt sắng dâng Thánh lễ, xin Chúa Ban bình an và hiệp nhất cho mọi người trong giáo xứ.

Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh tới sự cần thiết của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo Hội, vì Ngài chính là sức sống và là linh hồn của Giáo hội. Chính Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội được sống động, được biến đổi và phát triển. Nhắc lại Lời Chúa trong Bài đọc II, trích thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô: “Không ai có thể nói ‘Đức Giê-su là Chúa’ mà lại không do Chúa Thánh Thần” (1 Co 12, 3b), Đức Cha quả quyết: “Chúng ta không thể biết Chúa, không thể tin theo Chúa nếu không có ơn Chúa Thánh Thần. Ngay cả các Tông đồ, những người đã từng theo và ở với Chúa suốt ba năm, đã từng nghe Chúa giảng dạy và chứng kiến các phép lạ Ngài làm, mà vẫn chưa tin vào Chúa, thậm chí Phê-rô còn chối Chúa nữa. Nhưng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ông, Ngài đã nhắc nhở các ông đã nhớ lại tất cả những gì Chúa Giê-su đã rao giảng và hành động, các ông mới tin thật Đức Giê-su là Chúa, và rồi các ông đã mạnh dạn vượt qua sự sợ hãi, can đảm rao giảng Tin Mừng Đức Giê-su như được tường thuật trong bài đọc I: ‘Các ông được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói’ (x. Cv 2, 1-11). Vì thế, điều tối quan trọng là chúng ta phải có Chúa Thánh Thần trong mình.”

Tuy nhiên, ngài cũng nhắc nhở: “Khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức, chúng ta được thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần, không phải để có sức mạnh đi đánh nhau và chiến thắng hết mọi người; nhưng là để sống khiêm tốn, yêu thương theo gương Chúa Giê-su; là để ra đi xây dựng tình bác ái, cùng hiệp thông liên đới xây dựng hạnh phúc cho nhau.”

Sau Thánh lễ là tiệc mừng Đức Cha với khảng 400 người tham dự. Mở đầu bữa tiệc, Ông Trưởng Hội Đồng Hương và Thân Hữu giáo phận Phát Diệm Hoàng Văn Thông đọc lời chào mừng Đức Cha. Ông nói trong súc động nghẹn ngào: “Sau 57 năm lưu lạc xa quê, nhiều người trong chúng con chưa một lần có dịp về thăm lại cố hương, thăm lại vị Chủ Chăn đáng kính của chúng con, thế mà vị chủ chăn đáng kính ấy là Đức Cha lại không quản ngại đường xá xa xôi nửa vòng trái đất, bỏ lại tất cả những công việc bề bộn bên nhà, tới viếng thăm chúng con. Chúng con thật cảm động không nói lên lời. Chỉ biết nói lên hai chữ ‘tri ân’ Đức Cha.” Vì quá vui mừng, ông đã ứng khẩu hát ca mừng Đức Cha: “Ơi anh em ơi, ra mà xem Đức Cha Giu-se Giáo phận Phát Diệm quê tôi, Đức Cha dáng thon thon, đẹp trai khác thường; Đức Cha khiêm nhu yêu thương đàn con hết tình; Đức Cha tài cao, thông minh …” Rồi nhiều người khác nữa cũng phụ hóa theo, kể lại những kỷ niệm họ đã có với Đức Cha từ 50, 40, 30 năm trước, mà giọng vỡ òa trong dòng nước mắt hạnh phúc gặp lại người thân.

Tiếp dòng tâm sự, Đức Cha đã chia sẻ về những thăng trầm bước đường ơn gọi của ngài. Ngài giải thích bối cảnh ngài sáng tác hai bài thánh ca sâu đậm tâm tình, cuốn hút lòng người, đó là bài “Tình Chúa Trung Kiên” và bài “Vẫn Con Đường Ấy.” Bốn Xơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đang du học tại Hoa Kỳ đã thể hiện rất điệu nghệ bài Vẫn Con Đường ấy:

1. Vẫn con đường ấy Chúa ơi, đường vẫn mãi nở hoa, tinh Chúa vẫn đậm đà. Vẫn con đường ấy Chúa ơi, Ngài dắt dìu hôm qua, đưa lỗi vào tương lai.

2. Chính con đường ấy Chúa ơi, con đã trốn chạy xa, chẳng muốn cũng chẳng ngờ. Nhưng con đường ấy Chúa ơi, đẹp nhất dành cho con, vượt quá điều con mong.

3. Bước trên đường ấy Chúa ơi, là đón lấy khổ đau, thập giá như chiều nào. Bước trên đường ấy Chúa ơi, là tiến vào vinh quang, trong tiếng mừng hân hoan.

4. Ước mơ đời con Chúa ơi, dù vẫn có dở dang, dù khó nguy ngập tràn. Xin thương hoàn tất Chúa ơi, đã bắt đầu nơi con, Ngài sẽ làm cho xong.

Đk. Con luôn tin rằng ngày xưa Chúa đã thương con. Cho đến bây giờ tình Ngài còn xót thương hơn. Qua bao nẻo đường cùng đi có Chúa. Cuối con đường dài Ngài đón Chờ con.


Đức Cha còn khôi hài kể tiếp: Có một cặp vợ chồng kia cũng ở bên Mỹ này gọi điện về nói rằng họ rất thích bài hát này của Đức Cha. Họ nghe đi nghe lại mà không chán. Họ còn xin phép Đức Cha sửa lại mấy chữ trong bài hát để phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ông chồng sửa lại như sau: “Vẫn cô vợ ấy Chúa ơi, con đã trốn chạy xa, chẳng muốn cũng chẳng ngờ. Nhưng cô vợ ấy Chúa ơi, đẹp nhất dành cho con, vượt quá điều con mong.”

Cô vợ cũng chẳng vừa, cũng sửa lời bài hát như sau: “Vẫn ông chồng ấy Chúa ơi, con đã trốn chạy xa, chẳng muốn cũng chẳng ngờ. Nhưng ông chồng ấy Chúa ơi, đẹp nhất dành cho con, vượt quá điều con mong.”

Đúng vậy, nếu biết nhận ra mọi người mọi vật đang cùng sống với chúng ta, đang có liên hệ với chúng ta, là chính quà tặng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người, thì người ấy, vật ấy sẽ là món quà đẹp nhất Chúa ban tặng cho chúng ta, chứ không phải là “thánh giá bùn” nữa.

Đức Cha cũng không quên chia sẻ về những ưu tư mục vụ của ngài. Ngài nhấn mạnh: “Bây giờ không còn là lúc phải sợ đối phó với công an gây khó dễ cho Giáo hội nữa; nhưng điều đáng sợ hơn cả bây giờ chính là cái lối sống vô thần thực dụng đang phá hoại cách ghê gớm đời sống luân lý đạo đức của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Tệ nạn xã hội như xì ke, ma túy, mãi dâm, phá thai … tăng lên cách khủng khiếp.” Ngài đưa ra ví dụ: “Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ phá thai. Riêng tại Phát Diệm, trong năm vừa qua, chỉ có bốn điểm thuộc bốn giáo xứ, các thành viên của Ban Bảo Vệ Sự Sống của Giáo phận đã thu gom tới hơn 2 ngàn bào thai đem đi an táng.” Ước mong của Đức Cha là sẽ xây một trung tâm Bảo Vệ Sự Sống, nơi đó, những chị em lầm lỡ sẽ được tiếp nhận để có cơ hội làm lại cuộc đời. Đức Cha cần đến lời cầu nguyện và sự tiếp tay của mọi người hầu cho công việc tốt lành ấy sớm được thực hiện.

Những câu chuyện tâm tình qua lại tưởng chừng như kéo dài không có hồi kết. Nhưng đêm đã về khuya. Đức Cha vẫn phải nói lên lời tạm biệt. Ngài nói: “Tất cả chúng ta, những người còn đang ở trong nước, cũng như những người đang ở xa quê, đều có những niềm vui và nỗi buồn riêng, đều có những thuận lợi và khó khăn cụ thể. Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau để dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn luôn trung thành với Chúa tới cùng.”

Cha con ngậm ngùi giã từ hẹn ngày tái ngộ. Ngày mai, một hành trình mới lại tới. Linh mục, tu sĩ, và giáo dân gốc Phát Diệm tại New Orleans đang chờ đón Đức Cha.
 
Giáo phận Bắc ninh mừng sinh nhật thứ 129
Hà Như Nguyệt
11:01 29/05/2012
Bắc Ninh: Tối ngày 29/05/2012, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc ninh chủ sự thánh lễ mừng kỉ niệm 129 năm thành lập giáo phận . Cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ nhà thờ chính tòa và một số cha trong giáo phận.

Xem hình ảnh

Về tham dự thánh lễ mừng sinh nhật thứ 129, ngoài giáo dân và đoàn hoa giáo xứ nhà thờ Chính tòa, còn có đoàn hoa và giáo dân giáo xứ Ngô khê; giáo dân và đoàn hoa giáo họ Thị Đáp Cầu.

Vì ngày kỉ niệm thành lập giáo phận cũng trùng hợp với ngày kết thúc tháng Hoa giáo xứ Chính tòa; cho nên trước thánh lễ mừng kỉ niệm ngày thành lập, giáo xứ Chính tòa tổ chức dâng hoa và rước kiệu Đức Mẹ từ nhà thờ Chính tòa sắp tu sửa xong vào Trung tâm mục vụ giáo phận.

Cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ và thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 129 diễn ra đơn sơ, nhưng trang trọng và thiêng liêng trong bầu khí gia đình giáo phận.

Trong thánh lễ, Đức cha ôn lại hoàn cảnh khi Giáo phận được thành lập (29/05/1883) và mời gọi cộng đoàn ghi ơn và cầu nguyện đặc biệt cho đức cha Antonio Colomer Lễ (1883-1902), giám mục tiên khởi của giáo phận.

Cũng nên biết, khi được thành lập giáo phận Bắc ninh (giáo phận Bắc) mới có 17 linh mục triều (Việt), 2 linh mục dòng Đa Minh, 3 thừa sai người Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 chị em dòng Mến Thánh Giá và 35.000 tín hữu. Năm 1883, Đức cha Colomer Lễ đã thành lập 11 giáo xứ tiên khởi và 28 giáo họ, năm 1892 xây nhà thờ chính toà Bắc ninh.

Năm 1893, sau 10 năm giáo phận Bắc có 2 giám mục, chính là Đức Cha Lễ và phó là Đức Cha Khâm, 6 cha dòng Đa Minh, 26 Linh mục Việt, 41 Thầy giảng, 8 Đại chủng sinh, 26 Tiểu chủng sinh, 41 Nữ tu dòng Ba, 23 ngàn 765 giáo dân trong 15 hạt, 160 giáo xứ và họ đạo, 140 nhà thờ.

Năm 1924, giáo phận “Bắc" được Toà Thánh đổi tên gọi là giáo phận “Bắc Ninh", theo địa danh nơi đặt toà giám mục.

Trải qua năm tháng, có những lúc tưởng chừng giáo phận không thể tồn tại được nữa. Tuy nhiên, nhờ vào lời cầu bầu của Đức mẹ Mân côi và các thánh tử đạo Bắc ninh, giáo phận vẫn tồn tại, đã dần được hồi sinh và tiếp tục trổ sinh hoa trái.

Hiện tại giáo phận có 1 đức giám mục, 60 linh mục, 6 thầy phó tế (có thể được truyền chức linh mục vào ngày 8/6/2012 này), 35 thầy đại chủng sinh, hơn 100 dự bị chủng sinh, hơn 200 nữ tu và 125,000 giáo dân trong 84 giáo xứ và 335 giáo họ.

Để có được hoa trái như ngày hôm nay, giáo phận được xây dựng trên nền tảng của 12 thánh tử đạo và 100 vị đầu mục tử đạo mà năm nay giáo phận kỷ niệm 150 năm ngày chết vì đức tin của các ngài.

Ngỏ lời với cộng đoàn Dân Chúa, Đức cha nhắc đến ba điểm nhấn: gia đình, linh mục và giáo dục nhân bản trong kỳ họp mặt giáo phận lần thứ nhất. Sau đó, ngài kêu mời mọi người tiếp tục viết trang sử vàng của giáo phận với các điểm cụ thể trên mà các đại biểu đặc biệt quan tâm.

Ngày nay giáo phận được hồi sinh từng ngày, nhưng phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy rất cần lời cầu nguyện và chung tay góp sức của mọi thành phần trong đại gia đình giáo phận.

Cuối thánh lễ, toàn thể cộng đoàn hát vang bài ca “Cầu cho giáo phận”, xin Đức mẹ tiếp tục cầu bầu cho giáo phận Bắc ninh ngày càng trổ sinh thêm nhiều hoa trái.
 
CĐ Đức Mẹ Lavang, Miami dâng hoa kính Đức cuối tháng Năm
LM Giuse Nguyễn Kim Long
15:23 29/05/2012
MIAMI - tháng Năm, bầu trời vùng Miami, Florida, lúc nắng lúc mưa. Có những ngày nắng thật đẹp, nhưng cũng có những ngày mưa thật lớn. Tháng Năm cũng là tháng hoa dâng kính Đức Mẹ. Hồi đầu tháng, Cộng đoàn đã có cuộc rước kiệu long trọng mừng kính Mẹ, dâng lên Mẹ những tâm tình yêu thương qua những mầu hoa của các Bà Mẹ Công giáo. Chúa Nhật 27-05, kết thúc tháng hoa, Cộng đoàn lại có dịp chúc tụng mẹ với Đội vũ dâng hoa mới được thành lập hơn 20 em thiếu nhi.

Xem hình ảnh

Trước khi Thánh Lễ, Cộng đoàn được sơ Hà hướng dẫn chuẩn bị tâm hồn cảm tạ Chúa và cầu nguyện với Mẹ. Sau đó các em trong Đội vũ lần lượt dâng lên Mẹ những cánh hoa tuyệt đẹp hòa theo điệu nhạc của những bài hát ca ngợi Mẹ. Tiếp theo phần dâng hoa là Thánh Lễ đồng tế với sự hiện diện của hai cha khách: Cha Đức và cha Khanh từ Texas đến.

Sau Thánh Lễ, toàn giáo xứ họp mặt trong nhà thờ để cám ơn và chia tay với cha chánh xứ Willie Dever, sau 26 năm phục vụ tại xư St. Helen, nay được bài sai đến một giáo xứ khác. Toàn thể giáo xứ, trong đó đặc biệt là Cộng đoàn Việt nam, luôn cám ơn cha sở Dever, một cha xứ hiền lành, hết lòng với người nghèo, đã đón nhận Cộng đoàn vào trongg giáo xứ và hơn nữa cho phép xây đài Đức Mẹ với tượng Mẹ Lavang.
 
Thông Báo
Cáo phó: Ông Augustinô Trần Ngọc Kim, thân phụ Nữ tu Trần thị Thu Hương mới qua đời tại Gia Kiệm, VN
Tang Gia
10:31 29/05/2012
CÁO PHÓ
Trong niềm tin cậy phó thác vào Đức Kitô phục sinh,
xin kính báo tin đến quí Đức Cha, quí Cha và quí Tu Sĩ nam nữ,
quí Hội Ðoàn Công giáo Tiến Hành trong Giáo Xứ Kim Thượng,
quí họ hàng quyến thuộc, qúi giáo dân trong Giáo xứ nhà và qúi bạn hữu gần xa:

Ông Augustino Trần Ngọc Kim
sinh 1933 tại họ Ðồng Nhân, giáo xứ Dưỡng Điềm, Ninh Bình,
mới qua đời lúc 14h45 ngày 28 tháng 05/2012 tại Gia Kiệm, Đồng Nai, Việt Nam,
hưởng thọ 79 tuổi.

Thánh lễ đồng tế an táng sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Giáo Xứ Kim Thượng, Gia Kiệm, Đồng Nai,
ngày 01 Tháng 06/2012 lúc 5:00 sáng do Lm Nguyễn Việt Tiến quản hạt Gia Kiệm và chánh xứ Giáo Xứ Phúc Nhạc chủ tế,
Lm Lê Văn Hiến, chánh xứ Giáo Xứ Kim Thượng và một số linh mục đồng tế.
Lm Phạm Hữu Thiết là người trong họ hàng chia sẻ Lời Chúa.

Kính xin quí Cha, qúi Tu Sĩ nam nữ, quí họ hàng quyến thuộc, quí giáo dân và quí bạn hữu hiệp lời cầu nguyện
cho linh hồn Auguistinô được hưởng ơn nghĩa trong nước Chúa hằng sống.

Tang gia đồng kính báo:
- Vợ: Bà Quả phụ với nhũ danh: Phạm Thị Hợi, và 9 người con gồm:
- Trưởng nữ: Nt Trần Thị Thu Hương, đại diện cho 6 em gái và các con,Việt Nam và Hoa Kì.
- Trưởng nam: Trần Quang Định, đại diện cho một em trai và các con, Việt Nam.
- Em: Trần Thị Dịu (Bà quả phụ Phạm Quang Huy) và các con cháu, Việt Nam.
- Em: Trần Thị Hường, chồng và các con cháu, Việt Nam
- Em: Lm Trần Bình Trọng, Hoa Kì
- Cháu: Lm Trần Công Nghị, Hoa Kì (trưởng nam của chị cả đã quá cố) và các em
- Cháu: Lm Trần Xuân Lãm, Gia Nã Đại (trưởng nam của anh thứ hai đã quá cố), và các em
- Cháu: Trần Quang Trung, VN (trưởng nam của anh thứ ba đã quá cố), và các em
- Cháu: Trần Quốc Tuấn, VN (trưởng nam của anh thứ tư đã quá cố), và các em

Đặc biệt xin báo tin đến Quí Cha, Quí Nam nữ Tu sĩ trong dòng họ nội & ngoại:
Linh Mục Phạm Năng Trí, VN
Ðức Ông Trần Văn Khả, Ý Ðại Lợi
Linh Mục Phạm Hữu Thiết, VN
Linh Mục Lưu Ðình Vinh, Hoa Kì
Linh Mục Trần Thanh Xuân, VN
Nữ Tu Phạm Thị Tám, VN
Nữ Tu Phạm Thị Dự, VN
Nữ Tu Phạm Thị Thục, Pháp quốc
Nữ Tu Phạm Thị Châu Vy, VN
Nữ Tu Trần Thị Thiên Hương, VN
Nữ Tu Nguyễn Thị Huê, VN
Nữ tu Hoàng Thị Lan, VN
Nữ tu Trần Thu Hà, Hoa Kì
Nữ tu Trần Thị Hường, Hoa Kì
Nữ tu Vũ Thị Bích Thảo, VN
Nữ tu Trần Thuỳ Trang, VN

Cáo Phó này thay thế thiệp tang.
 
Văn Hóa
Cảm nghiệm về chương trình Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng tại bắc California
Giuse Thẩm Nguyễn
18:38 29/05/2012
Cảm nghiệm về chương trình Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng tại bắc California

Chúa đã làm những việc lạ lùng trước mắt chúng ta.

Câu chuyện cứ lần lượt xảy ra theo thời gian từ sự cảm thông về những đau khổ của một gia đình người bạn.

Vợ chồng tôi có một người bạn rất thân từ hồi còn trong quân đội. Vợ chồng anh bạn này không phải là người Công Giáo. Cách đây khoảng tám tháng, chị khám phá ra mình bị ung thư não giai đoạn chót. Anh chị rất hoang mang, phần chemo chữa trị, phần chạy đến các đấng thần linh. Vợ chồng tôi và một số bạn trong nhóm " Chúa Là Tình Yêu" đã đến an ủi anh chị và giới thiệu với anh chị về quyền năng của Thiên Chúa chúng ta . Nhóm chúng tôi đã lần chuỗi Lòng Thương Xót cầu nguyện cho chị. Sau nhiều tuần lễ chemo và cầu nguyện, khối u của chị đã nhỏ lại nhưng chưa hết hẳn . Anh chị rất tin tưởng vào việc chữa lành qua cầu nguyện.

Thế rồi, chúng tôi được một số bạn bè mời tham gia Chương Trình Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng, với chủ đề Chúc Tụng Chúa Giêsu, 25 năm Hợp Nhất trong Chúa Thánh Linh được tổ chức tại Santa Clara Convention Center, Santa Clara, California từ chiều thứ sáu 5/25/2012 đến chiều Chúa Nhật 5/28/2012. Vì muốn vợ chồng anh chị bạn được ơn chữa lành và vì nể lời mời của bạn nên chúng tôi đã đến tham dự đại hội này.

Đại hội được chuẩn bị rất chu đáo. Chương trình gồm có những buổi thờ lạy và ca ngợi Chúa, những buổi thảo luận học hỏi, những buổi ban bí tích hòa giải của các linh mục hiện diện, những Thánh Lễ đa ngôn ngữ và những phần cầu nguyện xin ơn chữa lành. Các sinh hoạt dành riêng cho các nhóm ngôn ngữ khác nhau : Nhóm nói tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha...

Thánh lễ khai mạc được chủ tế bởi Đức Giám Mục Thomas A. Daly, Giáo Phận San Jose với sự đồng tế của quý Đức Ông, Linh Mục, Phó tế. Thánh lễ bế mạc, cũng là Thánh Lễ Chúa Nhật mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đức Giám Mục Richard J. Garcia, Giáo Phận Monterey đã chủ tế cùng quý Đức Ông, Linh Mục, Thày Sáu và sự tham dự của khoảng 2000 giáo dân. Tôi nhắc đến điều này vì muốn xác định rằng Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng 25 Năm Miền Bắc California(NCRC) được chấp nhận và khuyến khích của Giáo Quyền địa phương.

Khi tham gia các buổi cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng, tôi có những cảm nghiệm, khi dạt dào, lúc xao xuyến.

Những lời ca tiếng hát tôn vinh ngợi khen Thiên Chúa đã gây xúc động mạnh trong tâm hồn tôi . Bằng việc nâng tâm hồn lên với Chúa tôi cảm nghiệm được như Chúa đang vỗ về yêu thương tôi và tôi tìm được những giây phút bình an thực sự trong yêu thương kết hợp với Chúa.

Khi đặt tay cầu nguyện, hình ảnh những anh chị té ngã làm tôi cảm thấy có cái gì đó không bình thường. Thánh thần có làm cho người ta ngã lăn ra như thế này không ? Trong đầu óc tôi lúc ấy vọng về những lời dèm phá, lên án của những người đã từng hay chưa từng tham dự Canh Tân Đặc Sủng. Bản thân tôi cũng không thích cái cảnh ngã lăn ra thế này, nhưng tôi không lên án, không coi thường mà cho đó là một hiện tượng lạ cần được tôn trọng khi tâm trí tôi chưa hiểu nổi. Tôi quan sát sự té ngã của quý anh chị với nỗi băn khoăn trong lòng. Có người cho rằng sự té ngã này là gỉa vờ, đóng kịch, nhưng đóng kịch để làm gì trong khi những con người này đến đây với tấm lòng khiêm cung để xin được chữa lành. Những người không té ngã có lãnh được ơn chữa lành không ? Tôi tin là có bởi chính bản thân tôi qua nhiều lần được đặt tay cầu nguyện, tôi chưa từng té ngã, nhưng tôi vẫn nhận được dấu chỉ của sự bình an. Tôi biết có nhiều người dị ứng với cảnh té ngã này , nhưng biết nói sao , ai có thể giải thích được. Có nhiều điều xảy ra mà trí khôn của tôi không hiểu nổi. Có thể do tôi không mở lòng, có thể do tôi còn kiêu ngạo chưa chịu đầu phục Chúa là Đấng tôi phải đầu phục. Tôi sẽ không dám giải thích hay luận bàn này nọ về việc làm của Chúa Thánh Thần.

Đa số những anh chị trong ban tổ chức nói được tiếng lạ . Ơn nói tiếng lạ, ơn tiên tri, ơn hiểu biết, ơn đạo đức và nhiều ơn khác là những ơn trong bẩy ơn do Chúa Thánh Thần ban cho ai tùy ý Ngài. Tôi cố nghe những thứ tiếng lạ ấy, hình như là tiếng gọi cha Aba, tiếng chúc tụng Ho-sa-na, tiếng ngợi khen Allelua.. và những tiếng khác nữa. Những ai được Chúa ban cho ơn này thì hãy cảm tạ Chúa và dùng ơn này để đem lại lợi ích cho mọi người . Những ai không được ơn nói tiếng lạ, thì đừng ráng nói tiếng lạ...kỳ, như thế sẽ không đẹp ý Chúa và không đem lại lợi ích cho linh hồn mình . Có người đến hỏi tôi " anh nói tiếng lạ được chưa?", làm như đi canh tân đặc sủng là phải nói được tiếng lạ!. Có người dèm pha rằng sao mà ơn nói tiếng lạ nhiều thế và mỉa mai...vậy thì theo những người đó ai mới đủ tiêu chuẩn để nói tiếng lạ . Coi chừng chúng ta ngạo mạng không những khước từ hồng ân của Chúa mà còn muốn hướng dẫn Chúa làm theo sự chỉ đạo của mình.Về ơn nói tiếng lạ, tôi biết tôi là kẻ tội lỗi và tôi không xứng đáng với những gì mà anh chị em khác đã nhận được. Tôi xin vâng ý Chúa trong mọi sự và tôi xin sẵn sàng bước đi theo sự dẫn dắt của Chúa.

Một chị đến tham dự đại hội do lời mời của một người bạn .Chị đến và tham gia cất tiếng ngợi khen Chúa. Chị không xin đặt tay cầu nguyện nhưng sau hai giờ chị cho biết là cánh tay trái của chị lúc sáng này cón rất đau, nhất là khi nhấc lên để mặc áo, nhưng bây giờ không hiểu sao chi đã hết đau và có thể vung tay như bình thường. Chị bận việc phải ra về sớm. Tôi ghi nhận việc lạ lùng này và âm thầm cảm tạ Chúa. Thế mà cũng có người lý luận rằng buổi sáng chị đau là do không cử động cả đêm đến chiêu thì do cử động nhiều nên hết đau, có gì lạ đâu. Thôi thì giải thích thế nào cũng được. Hình như khi còn sinh thời, dù Chúa đã làm nhiều phép lạ nhãn tiền mà người ta vẫn không tin !

Anh bạn không phải là người Công Giáo của tôi là một người có cá tình mạnh mẽ, thế mà khi ngồi cùng chúng tôi ca ngợi Chúa, anh đã không chút do dự phát biểu " Thưa quý anh chị, tôi không phải là người Công Giáo như quý anh chị, nhưng tôi cảm nhận được thần khí linh thiêng và tin vào Thiên Chúa, Đấng mà quý anh chị tôn thờ'. Cảm tạ Chúa vì những lời phát biểu đầy thiện ý .

Vợ của anh, người bị ung thư, sau khi được đặt tay cầu nguyện của Đức Ông James Taratino để xin ơn chữa lành, chị đã xin được rửa tội vào đạo Công Giáo. Chúng tôi đã liên lạc với Giáo Xứ Saint Anthony, thuộc Giáo Phận Oakland để xin cho anh chị ghi tên học đạo và hy vọng sẽ được rửa tội vào Lễ Phục Sinh 2013.

Và đây là một sự lạ xảy ra trước mắt tôi.Sau Thánh Lễ bế mạc chiều Thứ Bẩy, một giáo dân tên là Bob Canton, một thành viên trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Ông được ơn cầu nguyện chữa lành bệnh nhân. Ông đã được đến viếng Đức Thánh Cha Benedicto XVI. (http://www.robertcantonministries.org/ ).Trước khoảng 2000 người trong hội trường . Ông cầm Mirco tiến lên bục, ông hăng say nói về quyền phép chữa lành của Chúa qua lời cầu nguyện của chúng ta. Thế rồi bất ngờ ông nhìn xuống và ông mời một cụ già 92 tuổi là người Việt Nam đang ngồi mệt mỏi trên chiếc xe lăn đứng lên. Ông cụ ngần ngừ một chút rồi đứng lên. Ông lại mời tiếp, xin cụ hãy bước đi. Ông cụ từ từ từng bước, bước đi, bước đi từ cánh trái của hội trường ra đến lối đi giữa, rồi cụ tiếp tục đi xuống phía cuối hội trường, cụ vẫy tay chào mọi người. Mọi người vỗ tay ca tụng Chúa. Có người nhẩy lên vui mừng, có người đứng chết trân, có người bật lên tiếng khóc vui mừng vì Chúa đã làm những việc lạ lùng trước mắt chúng ta. Sau khi cụ già đã đi một vòng, cụ trở lại chiếc xe lăn, thì ông Bob đi xuống và ngồi vào chiếc xe lăn ấy và yêu cầu ông cụ đẩy chiếc xe . Ông cụ tươi cười đẩy ông Bob đi một vòng, dù ông Bob là người có sức nặng khoảng gần 200 pounds. Riêng tôi thì tôi đã khóc vì vui mừng được chứng kiến một việc lạ Chúa làm vì thương dân Người . Tôi đã được nghe kể nhiều về việc chữa lành. Nhưng hôm nay là lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến. Ngoài ra tôi cũng biết rõ về ông cụ này. Cụ là thân phụ của một anh chị cũng là bạn thân thiết với vợ chồng tôi. Ông cụ đã bị giải phẫu mười hai lần và hiện ông cụ mang nhiều bệnh tật, cụ bị liệt không đi được sáu năm nay và phải đi lọc máu bốn lần một tuần vì thận bị hư.

Hôm sau ngày Chúa Nhật, ông cụ đã trở lại buổi cầu nguyện để làm chứng về những gì Chúa đã làm cho mình. Ông cụ từ xe bước xuống đã đi vào hội trường với đôi chân của mình. Được hỏi cụ có mang xe lăn theo không, ông cụ lắc đầu cười " Tôi không cần xe nữa, tôi để nó ở nhà rôi ". Đặc biệt hôm nay, cùng đi với ông cụ, không những chỉ có một cặp vợ chồng anh chị bạn tôi, mà còn có rất đông các con trai, con gái , cháu chắt của cụ đã đến để cảm tạ hồng ân của Chúa. Riêng tôi thì việc cụ bước đi đã củng cố niềm tin của tôi vào Chúa rất nhiều. Tôi đã tin và nay lại đã xác tín Chúa luôn hiện diện và đồng hành với tôi trong cuộc lữ hành trần thế này. Một câu hỏi cứ vấn vương trong lòng tôi là không biết Chúa làm phép lạ để làm gì. Ông Lazaro được Chúa cho sống lại, nhưng rồi ông cũng đã chết. Phải chăng Chúa làm phép lạ để cho biết được quyền năng và sự hiện hữu của Ngài trong cõi đời này.Nếu chứng kiến một phép lạ, công nhận đó là một phép lạ mà phép lạ ấy không biến đổi cách sống của tôi thì có ơn ích gì cho tôi. Đọc phúc âm , đọc hạnh các thánh, tôi thấy những người thời Chúa Giêsu đã quá cứng lòng, phép lạ Chúa làm sờ sờ ra đó mà họ vẫn không tin. Ngẫm lại con người ngay nay, vẫn tâm trạng ấy, người ta vẩn không tin mà con nhạo báng, dèm pha những sự việc lạ lùng này. Xin Chúa hãy tha thứ những xúc phạm, những thờ ơ của chúng con đối với quyền năng của Chúa.

Lạy Chúa, xin Chúa mở mắt mở lòng con để con biết đón nhận nhựng dấu chỉ yêu thương của Chúa và qua đó con được củng cố niềm tin, niềm cậy trông phó thác vào Chúa. Xin cho biết hăng say dấn thân vào việc tông đồ mở mang nước Chúa với một tâm tình khiêm nhường, lắng nghe và trông nhờ vào ơn Thánh Chúa . Amen.

Giuse Thẩm Nguyễn

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 5-28-2012
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuyến Đò Sương
Đức Thế
21:24 29/05/2012
CHUYẾN ĐÒ SƯƠNG
Ảnh của Đức Thế
Đò xuôi con nước quê mình
Đường xa muôn dặm lặng thinh đất trời
Khói sương bên lỡ bên bồi
Trên cầu nước cuốn mây trôi chốn nào.
(Trích thơ của Thục Oanh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền