Ngày 13-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu Nhiệm Đức Tin – Mầu Nhiệm Hy Vọng
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
08:19 13/06/2020
Trong mỗi Thánh lễ, sau phần truyền phép, linh mục chủ tế long trọng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin” (mysterium fidei). Ngay lập tức cả cộng đoàn phụng vụ đáp lại bằng lời tung hô đầy xác quyết: “Lạy Chúa [Kitô], chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến” (x. 1 Cr 11, 26). Ở đây, “mầu nhiệm đức tin” mà cả cộng đoàn phụng vụ cung kính tuyên xưng chính là bí tích Thánh Thể, là việc Chúa Giêsu trao ban Mình và Máu Người cho nhân loại qua hy tế thập giá dưới hình bánh rượu để trở nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng con người chúng ta (x. Sacrosantum Concilium, #9; GLHTCG, ## 1332; 1355; 1362; 1366). Chính vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và là chóp đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo cho nên bí tích này giữ một vị trí không thể thay thế trong đời sống đức tin của dân thánh Chúa (x. Lumen Gentium, #11). Hội thánh tuyên xưng bí tích Thánh Thể là “mầu nhiệm đức tin” không đơn giản chỉ vì đức tin là điều kiện tiên quyết cần có khi cử hành và lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa (x. GLHTCG, ##1153 & 1381) nhưng còn là vì qua bí tích này, Thiên Chúa ban “ơn phúc bởi trời” nhằm tiếp thêm sức mạnh củng cố niềm tin và hy vọng cho dân thánh Người (x. GLHTCG, #1402; Ecclesia de Eucharistia, #6&62).

Mầu nhiệm đức tin

Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng toàn bộ phụng vụ thánh, nhất là Hy Tế Tạ Ơn hay còn gọi là Thánh lễ là nơi con người trần thế chúng ta được thông dự và cảm nếm trước phụng vụ trên trời, cho nên trước khi tham dự vào bất cứ nghi lễ phụng vụ nào, phàm nhân chúng ta cũng cần phải được chuẩn bị cách xứng hợp, đó là phải có lòng “tin và hoán cải” thực sự (x. Sacrosanctum Concilium, ## 2&9). Thánh Phaolô Tông Đồ đã từng nói: “Làm sao người ta có thể kêu khấn Ðấng mà họ không tin? ” (x. Rm 10, 14). Quả vậy, hành vi cầu khẩn và tôn vinh chính là dấu hiệu cho thấy con người ta ít là tin vào sự hiện diện và quyền năng của đấng mà họ đang cầu xin và tôn kính. Điều này cũng được sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo làm sáng tỏ thêm khi xem cử hành Phụng vụ như một cuộc đối thoại giữa con cái với Cha trên trời; nơi đó Thiên Chúa ngỏ lời và dân chúng đáp lại bằng lòng tin (x. GLHTCG, #1153). Nguyên tắc phổ quát này dĩ nhiên hoàn toàn đúng khi áp dụng vào từng nghi lễ phượng thờ của Hội Thánh, kể cả bí tích Thánh Thể, nhiệm tích Tình Yêu.

Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi bước trước khi Người tự ý trao nộp chính mình để cứu chuộc nhân loại lỗi lầm. Khi cử hành Thánh lễ, chúng ta đáp lại tình yêu tự hiến đó của Chiên Thiên Chúa bằng lòng tin kính sâu xa và với tình mến chân thành. Chính vì vậy mà ngay sau khi linh mục chủ tế truyền phép, và dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tuy lễ vật trên bàn thờ vẫn xuất hiện dưới hình bánh và rượu nhưng toàn thể cộng đoàn phụng vụ hợp với linh mục cung kính bái thờ và tuyên xưng sự hiện diện “hữu hình” của Chúa Kitô nơi Mình và Máu Thánh Chúa. Đây là khoảnh khắc duy nhất trong toàn bộ phần Kinh nguyện Thánh Thể khi mà cộng đoàn Phụng vụ ngỏ lời trực tiếp cùng Chúa Giêsu (Ngôi Con) thay vì thưa cùng Chúa Cha như trong những phần khác. Lúc ấy cộng đoàn đức tin chăm chú vào Phép Thánh Thể và đồng thanh chúc tụng: “Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con.” Lời tung hô này thốt ra từ môi miệng những người đang quây quần quanh bàn thờ nơi mầu nhiệm cực trọng xảy ra, mầu nhiệm biến thể từ bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa. Đây đồng thời cũng là lời khấn nguyện tha thiết của cộng đoàn phụng vụ. Dân Chúa nài xin Đấng Cứu Thế làm cho hiệu quả cứu độ của bí tích Thánh Thể tác động trực tiếp trên họ.

Như chúng ta đã nói ở trên, hành vi “chúc tụng” và “khấn xin” tự chúng đã bao hàm hành vi “tin kính.” Cộng đoàn phụng vụ tin rằng Thánh Lễ không chỉ là tưởng niệm nhưng còn là hiện thực hóa hy tế Thập giá của Đức Kitô (x. GLHTCG, ##1329-1330). Theo cách nói của sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, bí tích Thánh Thể là “mầu nhiệm đức tin” vì bí tích này là “bản toát yếu và là tổng luận toàn bộ đức tin của chúng ta” (x. GLHTCG, #1327).

Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cung cấp thêm cho chúng ta những lời giải thích cặn kẽ hơn về vấn đề chúng ta đang tìm hiểu. Bí tích Thánh Thể thực sự là mầu nhiệm đức tin ấy là vì Phép Thánh Thể là “mầu nhiệm vượt xa lý trí chúng ta và chỉ có thể được chấp nhận bằng đức tin mà thôi.” Các vị Giáo phụ đã nhắc đi nhắc lại điều này khi bàn về Bí tích Thần linh. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem chẳng hạn, đã dạy rằng: “Anh em đừng nhìn trong bánh và rượu những yếu tố thuần tuý tự nhiên, bởi vì Chúa đã nói rõ đó là Mình và Máu Người; đức tin bảo đảm cho anh em, mặc dù giác quan trông thấy một điều hoàn toàn khác” (Catéchèses mystagogiques, IV, 6: Ch 126, tr. 138). Chỉ trong cái nhìn đức tin chúng ta mới “hiểu” và chấp nhận được những gì Chúa đã nói và đã làm khi Người cầm lấy bánh và nâng chén rượu mà nói: “Này là mình Thầy…Đây là chén máu thầy” (x. Lc 22, 19-20).

Kinh Thánh ghi nhận rằng một số môn đệ Chúa Giêsu đã vấp ngã khi nghe Người mặc khải về bí tích Thánh Thể. Thật thế, trong thời gian rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã nhiều lần loan báo trước rằng Người sẽ lập bí tích Thánh Thể. “Thật tôi bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình… Thịt tôi đây chính là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” Thánh sử Gioan thuật lại rằng, khi nghe những lời ấy, nhiều môn đệ đã không thể tin vào lời Chúa nói. Họ xầm xì với nhau: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi? ” Thế rồi họ lần lượt rút lui không còn đi theo Người nữa. Chính Chúa Giêsu nhận định rằng thái độ phản kháng và rút lui của những người này là biểu hiện của đức tin yếu kém. Hơn nữa Người còn biết rõ là trong số đó “có những kẻ không tin” (x. Ga 6, 53; 60-66).

Điều kiện thông thường đòi buộc chúng ta đến với Phép Thánh Thể bằng đức tin và lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa với cả lòng tôn kính. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nói rằng: Bí Tích Thánh Thể chỉ dành cho những ai có lòng tin mạnh mẽ. Câu hỏi được đặt ra là liệu có đúng không khi chúng ta khước từ đến với Bàn tiệc Thánh Thể, với Thánh lễ mỗi khi chúng ta cảm thấy chao đảo trong niềm tin của mình? Những lúc thấy lòng nguội lạnh, chai đá, chúng ta phải làm gì đây?

Mầu nhiệm ánh sáng

Thông điệp Ecclesia de Eucharistia giúp chúng ta xác quyết rằng “Thánh lễ vừa là nghi lễ tưởng niệm Hy tế Thập giá để lưu truyền muôn đời, vừa là Bàn tiệc Thánh để thông hiệp với Mình và Máu Thánh Chúa, cả hai gắn liền và không thể tách rời nhau. Giáo Hội liên tục sống nhờ hy tế cứu độ, và đạt đến hy tế đó không phải bằng một kỷ niệm đơn thuần đầy niềm tin mà thôi, nhưng còn bằng một cuộc tiếp xúc hiện tại” (Ecclesia de Eucharistia, #12). Ở đây Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa cộng đoàn phụng vụ Thánh Thể và Đức Kitô - Đấng là nguồn mạch sự sống vĩnh cửu. Hay nói cách khác, trong tương quan với bí tích Thánh Thể, Giáo Hội không chỉ cử hành bằng những điệu bộ bên ngoài mà thôi nhưng còn phải sống tâm tình và ý nghĩa thâm sâu của bí tích cực trọng. Nhờ bí tích Thánh Thể, Giáo Hội được nuôi dưỡng và được soi sáng. Với ý nghĩa đó, bí tích Thánh Thể không chỉ là “mầu nhiệm đức tin” mà còn là “mầu nhiệm ánh sáng” (x. Ecclesia de Eucharistia, #6).

Mỗi lần Giáo Hội cử hành bí tích Thánh Thể, các Kitô hữu một cách nào đó như sống lại kinh nghiệm của hai môn đệ trên đường Em-mau: “Mắt họ mở ra và họ nhận ra Người” (Lc 24, 31). Kinh nghiệm của hai môn đệ làng Em-mau có thể nói là kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể, và là kinh nghiệm ơn biến đổi nhờ Phép Thánh Thể. Trọng cuộc “biến đổi” diệu kỳ này, chúng ta như tìm ra lời giải đáp đầy an ủi cho những câu hỏi chúng ta đã đặt ra. Chính trong những giây phút tuyệt vọng nhất, hoài nghi nhất, Chúa Giêsu vẫn đồng hành, vẫn gần gũi thân thiện, và nhất là vẫn muốn “nuôi dưỡng” chúng ta bằng Lời Hằng Sống và Bánh Trường Sinh là chính Mình Thánh Người. Chúa không những không muốn chúng ta trốn chạy mà còn mong mỏi chúng ta đến với Người bằng con người chân thật không giả dối. Chúa sẵn lòng đón nhận những bước chân quay về xưng thú với Người hết tất cả những hoài nghi và vấp ngã: “Phần chúng tôi, trước đây đã từng hy vọng rằng Người là Đấng sẽ cứu chuộc It-ra-en” (Lc 24, 21). Chúa đã vui vẻ đón nhận sự hiếu khách của hai môn đệ và biến nó thành cơ hội để các ông nhận ra Người: “Mời ông ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều” (Lc 24, 29). Chúa đã chỉ ra cho hai môn đệ làng Em-mau và cho cả chúng ta thấy rằng chúng ta thường chỉ mang đến bàn tiệc Thánh Thể chút lễ vật ít ỏi, trong khi đó chính Chúa sẽ bù đắp tất cả những gì còn thiếu sót, kể cả đức tin yếu đuối mỏng giòn của chúng ta. Kinh nghiệm “bẻ bánh” tại làng Em-mau cho thấy Chúa chẳng bao giờ khinh chê “tấm lòng tan nát giày vò” (Tv 51, 19) và Người sẽ luôn vui nhận lễ vật bác ái giao hòa (x. Mt 5, 24). Khi chúng ta dâng lên Chúa Cha qua hy tế Thánh Thể của Chúa Giêsu những lễ vật chân thành ấy, chúng ta sẽ nhận lại điều mà Giáo Hội vẫn kính cẩn giữ gìn hàng nghìn năm qua, đó là “toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh”, là Bánh Bởi Trời, là Thần Lương vô giá giúp bồi bổ lòng tin kém cỏi của chúng ta (x. GLHTCG, #1324).

Mầu nhiệm hy vọng

“Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến” (x. 1 Cr 11, 26). Nhờ bí tích Thánh Thể, dân thánh Chúa không chỉ được củng cố đức tin mà còn được nuôi dưỡng niềm hy vọng để vững lòng sống thuận theo ý Chúa cho đến ngày Con Chúa quang lâm ngự đến. Chúng ta có thể nhận ra “niềm hy vọng hồng phúc” do bí tích Thánh Thể mang lại thực sự trổ sinh nơi chứng tá sống động của rất nhiều thế hệ Kitô hữu, nhất là những người đã và đang chịu bách hại vì Danh Chúa Kitô. Đã có rất nhiều vị tử đạo dù sống trong muôn vàn đắng cay nhục hình mà vẫn một lòng trung thành với Chúa Kitô. Bí quyết chung của các ngài là nhờ họ đã bám vào nguồn sức mạnh vô song: Bí tích Thánh Thể.

Chúng ta hãy đọc lại những lời chứng sống động của đấng đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người lữ khách dày dạn kinh nghiệm đã xuất sắc đi trọn con đường hy vọng. Ngày nay, ngài được nhiều người biết đến và mến mộ như một chứng nhân kiên cường của niềm hy vọng Kitô giáo. Trong tập sách Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá, Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận hồi tưởng lại việc ngài dâng Thánh lễ và chầu Thánh Thể trong giai đoạn đen tối nhất của đời ngài, 13 năm bị giam cầm. Ngài cho biết, trong quãng thời gian đó, thời gian ngài gần như mất hết tất cả, ngài chỉ còn lại nguồn sức mạnh duy nhất giúp cho ngài giữ vững niềm hy vọng: đó chính là Phép Thánh Thể.

Giữa chốn lao tù, khi nhận được một chai thủy tinh nhỏ bên ngoài có dán giấy đề chữ “thuốc trị bệnh đường ruột” và bánh lễ xé nhỏ bỏ trong một cái lọ chống ẩm, ĐHY nhớ lại: “Không bao giờ tôi vui bằng hôm đó. Từ đấy mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi dâng Thánh lễ.” Ngài kể tiếp, cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác. Dưới hầm tàu thủy chở ngài ra miền Bắc, ban đêm ngài ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ... Lúc ở trại Vĩnh Quang ngài phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục. Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, ngài dâng lễ ban đêm, với những tù nhân Công Giáo chung đội với ngài. Khoảng 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi người phải nằm trong mùng muỗi cá nhân. Lúc ấy ngài ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng. Rồi ngài đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho các anh em gần đấy chịu lễ. Họ nhặt giấy nylon bọc bao thuốc lá để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh. Như thế, Chúa Giêsu luôn ở giữa họ. Ngài không bao giờ quên kinh nghiệm này: “Chúng tôi tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt Máu Chúa làm cho chúng tôi sống: ‘Ta đã đến là để chúng được sống và sống dồi dào’ (Ga 10, 10). Như Man-na nuôi dân Do Thái trên đường về Ðất hứa, Thánh Thể nuôi [chúng tôi] đi [đến cuối tận con] đường Hy vọng (x. Ga 6, 58).”

Ai ngờ được trong bối cảnh tù đầy, giữa những buổi học tập chính trị khắc nghiệt, lại có những nhóm tù nhân Công Giáo truyền nhau mang các túi nylon đựng Mình Thánh trong túi áo như những nhà tạm lưu động. Ai nấy đều biết rằng có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ. Chính Ngài an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần; chính Chúa thêm sức can đảm chịu đựng cho họ. Ban đêm, họ thay phiên nhau làm giờ thánh.” ĐHY còn xác tín rằng sự hiện diện thinh lặng của phép Thánh Thể biến đổi những người này cách lạ lùng. “Nhiều người Công Giáo trở lại sống đạo đức hơn; nhiều anh em không Công Giáo, Phật giáo tìm hiểu Phúc âm và lãnh phép Thanh tẩy trong trại cải tạo, hoặc sau lúc được tự do. Không có gì cưỡng lại được tình yêu Chúa Giêsu. Ðêm tối của ngục tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã đâm chồi dưới đất đang lúc trời giông tố phong ba. Những ơn trọng này do Chúa Giêsu Thánh Thể chứ không phải do sức loài người.”

Ước chi mỗi khi chúng ta khi ngã lòng vì thử thách của cuộc đời, chúng ta cũng biết làm theo những gì ĐHY đã nêu gương: “Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá: Người không giảng dạy, thăm viếng hay chữa lành bệnh tật chi hết. Người hoàn toàn bất động. Trong mắt con người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại. Nhưng đối với Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Chúa đã đổ máu mình ra để cứu chuộc nhân loại. Chúa Giêsu là mẫu gương của tình yêu tuyệt đối đối với Ðức Chúa Cha và các linh hồn.” Đúng vậy, nơi bí tích Thánh Thể, Chúa đã trao cho chúng ta tất cả chỉ vì Người qúa yêu và yêu chúng ta đến tận cùng (x. Ga 13, 1).

Kết: “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9)

Xin mượn lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một tông đồ nhiệt thành của bí tích Thánh Thể, để khép lại những giòng suy tư hôm nay. Trong hình bánh rượu khiêm tốn cũng chính là Mình và Máu Thánh Chúa trên bàn thờ, Đức Kitô đồng hành với Giáo Hội của Người. Chúa là sức mạnh và của ăn đàng cho chúng ta, và Ngài biến chúng ta thành những chứng nhân hy vọng cho những ai chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc. Nếu đứng trước mầu nhiệm cực trọng này, chúng ta cảm nhận được sự hữu hạn của lý trí con người, thì cùng lúc đó con tim chúng ta lại được bừng sáng lên niềm an ủi nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Từ đó chúng ta nhận ra là mình cần phải có thái độ nào. Chúng ta hãy chìm sâu trong tôn thờ và lắng đọng trong một tình yêu không biên giới (x. Ecclesia de Eucharistia, #62).

Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ năm thì gẫm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. “Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi dưỡng sức” (x. Mt 11, 28).
 
Thánh Thể và Trải Nghiệm Hoang Mạc
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:06 13/06/2020
Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm A 2020

Điều nầy có thể đúng: Chưa đi vào hoang mạc sẽ chưa biết thế nào là “nắng, khát kinh hoàng…”; cũng vậy, chưa qua cảnh nghèo kiết xác hay ăn mày mạt hạng, sẽ không có được trải nghiệm đói rách lầm than…

Vâng, khi dân Do Thái sung sướng thoả thê bên nồi thịt ở đất Ai Cập, cho dẫu trong kiếp nô lệ lưu đày, làm sao họ cảm thấy “một chút Manna” thật là quý giá, một “giọt nước từ tảng đá vọt ra” là kỳ diệu? Đúng là “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.

Cho nên, ở giữa cuộc sống đời thường “tiệc tùng liên miên”, “ăn mặc no đủ”, nếu có những ai nói bô bô rằng: “Mình Máu Chúa là sức sống vô cùng cần thiết của tôi, Thánh lễ là điều tôi khao khát hết mình…”, có lẽ chúng ta phải xem lại những lời đó “thiệt” được bao nhiêu phần trăm !

Cho nên, để hiểu, để cảm, để sống Mầu Nhiệm Thánh Thể, sứ điệp Phụng vụ hôm nay gọi mời chúng ta trước hết trở về với kinh nghiệm của một thời xuất hành trong hoang mạc.

Đúng vậy, qua trích đoạn sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê đã long trọng nhắc lại cho dân Ít-ra-en “đoạn đường gian nan thử thách” mà ở đó họ được Thiên Chúa dưỡng nuôi bằng một thứ lương thực từ trời: Manna và một thứ “lương thực khác” quý hơn nữa: “LỜI”: “Người đã để các ngươi vất vả thiếu thốn, và ban cho các ngươi manna làm của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới, để tỏ cho các ngươi thấy rằng: Con người sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.…” (Đnl 8, 2-3.14b-16a).

Phải chăng, qua những lời trên, Môsê muốn thuyết minh cho dân Ít-ra-en điều nầy: nếu cùng đích của cuộc sống, giá trị của kiếp người là chỉ cần “tấm bánh nhét cho đầy bụng” thì đâu cần gì phải “xuất hành về Đất hứa”, đâu cần gì phải “lang thang trong hoang mạc với cái giá của nắng nôi đói khát, chết chóc, lầm than…? Cứ “ở lì trong kiếp nô lệ Ai Cập” cũng có “nồi thịt với củ hành củ tỏi” mà ! Nhưng làm thân của một “dân được chọn” thì không chấp nhận điều đó. Họ cần một thứ lương thực khác để “lấp đầy ước vọng”, một thứ “Manna” để nuôi sống hiện tại và hướng tới tương lai. Mà để có được thứ “lương thực” nầy, họ phải kinh qua “nẻo đường hoang mạc”; phải, từ trong đói khát lầm than, họ mới thật sự cần thứ Manna từ trời, khi quyết định xa rời kiếp nô lệ, họ mới thực sự tin vào “mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.

Nhưng câu chuyện “Manna” và “Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” của một thuở “Xuất Hành hoang mạc” cũng chỉ là một “hình ảnh tiên trưng” cho một câu chuyện khác cũng liên quan đến nội dung nầy nhưng với một “hậu duệ của Môsê” xuất hiện gần 2000 năm sau: Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!”. Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4, 1-4).

Chúng ta thấy đó, như một cảnh “xuất hành” tái hiện, với đầy đủ các yếu tố: “hoang mạc”, “40 ngày chay”, “đói”, “bánh” và “mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Và sau sự kiện nầy không lâu, chúng ta lại được cả 4 Tin Mừng đồng thanh tường thuật câu chuyện đầy hiện thực khác cũng vẫn xoay quanh “hoang mạc”, “bánh” và “Lời”: Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều để nuôi đám dân vào nơi hoang vắng để nghe lời người giảng dạy; và sau sự kiện đặc biệt mang “dấu chỉ tiên báo, dọn đường” nầy, Chúa Giêsu đã minh định một chân lý lạ lùng, đã làm dị ứng cho độc giả đương thời và trở thành “nhiệm mầu cao cả” cho muôn thế hệ những người tin: “Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống….Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 49-56).

Khi tuyên bố những lời đó, quả thật chẳng ai hiểu “mô tê” gì; phải chờ đến “Ngày Thứ Năm trước khi bước vào cuộc khổ nạn”; và cũng chỉ có nhóm “Mười Hai Tông Đồ”, và Thánh Phaolô, kẻ được Chúa mạc khải riêng, mới tường tận thế nào là “Bánh” trở thành “Thân Mình” và “rượu” trở thành “Máu Giao Ước”, khi các ông cùng với Thầy mình chung chia “Bữa Tiệc Vượt Qua” sớm: “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11, 23-27).

Chúng ta thấy đó, mầu nhiệm Mình và Máu Chúa Kitô mà Hội Thánh cử hành long trọng hôm nay đã được Thiên Chúa chuẩn bị dài lâu như thế: từ một thứ “Manna” của một thuở xuất hành hoang mạc cùng với “Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” đã cô đọng thành một “Bánh Hằng Sống” chính là Đấng “Emmanuel” từ trời hoá thân nhập thể, rồi sẵn sàng hy sinh thân mình làm “Tấm Bánh” bẻ ra trong mầu nhiệm Khổ nạn, để từ đó trở thành “Lương thực trường sinh nuôi sống loài người”.

Như vậy, để hiểu, để cảm và nhất là, để sống Mầu Nhiệm Thánh Thể, hay nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Côrintô, để “thông hiệp vào Máu Chúa Kitô…thông hiệp vào Mình Chúa Kitô” (Communion au sang du Christ…Communion au corps du Christ) (1 Cr 10, 16-17), chúng ta cần phải “trải nghiệm hoang mạc”, phải “xuất hành” khỏi sự thèm khát “tấm bánh mì của sa tan” hay nồi thịt” của một thời nô lệ Ai Cập”… mà biểu hiện rõ nét của hôm nay chính là “đam mê dục vọng, tìm kiếm và thoả mãn thú vui hạ cấp thế tục…

Đây không là chuyện ảo tưởng mà đã được chứng thực qua những chứng nhân sống về Thánh Thể như Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Chúng ta thử đọc lại chứng từ của Ngài về Thánh Thể trong thời bị tù tội: “Thánh lễ trở thành một sự hiện diện âm thầm và đầy khích lệ cho tôi và các Kitô hữu khác giữa đủ mọi khó khăn. Chúa Giêsu Thánh Thể được các bạn tù Công Giáo thờ phượng một cách kín đáo, như bao nhiêu lần đã xảy ra trong các trại tù của thế kỷ XX. Trong trại cải tạo, chúng tôi được chia thành từng nhóm 50 người. Chúng tôi ngủ chung trên một cái giường thật dài, mỗi người được 50 centimét. Mỗi đêm, chúng tôi thu xếp làm sao để có 5 người Công Giáo nằm cạnh tôi. Vào lúc 9 giờ rưỡi tối, tất cả chúng tôi phải tắt đèn đi ngủ. Lúc ấy, tôi cúi mình trên giường để làm lễ thuộc lòng, và phân phát Mình Thánh Chúa bằng cách luồn tay dưới mùng muỗi. Chúng tôi chế cả những túi giấy nhỏ bằng bao thuốc lá, để giữ Mình Thánh và mang cho người khác. Tôi luôn mang Mình Thánh Chúa trong túi áo sơ mi. (…). Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau chầu Mình Thánh. Sự hiện diện âm thầm của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể đã làm nên những việc kỳ diệu: nhiều người Công Giáo đã bắt đầu tin tưởng trở lại cách nhiệt tình….Ngay cả anh em Phật tử và bên lương cũng tìm được đức tin. Sức mạnh tình yêu của Chúa Giêsu thật manh mẽ không thể cưỡng lại…”

Cũng vậy, chúng ta có thể tìm thấy một chứng từ khác về Thánh Thế qua những “trải nghiệm hoang mạc Siberi” của cha Walter Ciszek: “Trong cuốn sách He Leadeth Me (Người đã dẫn dắt tôi), cha Walter Ciszek đã mô tả những rủi ro mà ngài gặp mỗi ngày khi dâng Thánh Lễ tại trại lao động Siberia nơi ngài đang bị cầm tù: “Tôi đã lầm bất cứ điều gì cần thiết, chịu đựng mọi sự bất tiện, đón nhận mọi rủi ro để sẵn sàng nên bánh sự sống cho những con người này”. Những con người đã lao động hàng giờ trong nhiệt độ lạnh lẽo. Nhưng vào buổi trưa, cha Ciszek đã cử hành Thánh Lễ bất cứ nơi nào mà không bị phát hiện ra, cho dù trong một lều của nhà kho hoặc chui rúc trong một hầm của tòa nhà. “Những phiền nhiễu gây ra bởi nỗi sợ bị phát hiện… không làm ảnh hưởng gì đến hiệu quả mà một chút bánh mì và vài giọt rượu thánh hiến đã mang lại cho linh hồn”, ngài viết.”

Ở trong những hoàn cảnh như thế, hay nói cách khác, khi con người bị đặt trong một hoàn cảnh bị cắt đứt khỏi những “tấm bánh mì”, những “Manna” của an toàn, hưởng thụ và thừa mứa, trước một “cái tôi không còn gì”…, thì sẽ dễ dàng nhận ra “những Lời do miệng Thiên Chúa phán” và sẵn sàng lao mình đến “Lương thực Trường Sinh” là chính Chúa Kitô. Hy vọng, sau những ngày “nhà thờ bị đóng cửa, Thánh Lễ bị bãi bỏ”, người tín hữu Công Giáo khắp nơi trên thế giới sẽ học được cuộc “trải nghiệm của một thời hoang mạc đói khát” để tìm đến với Manna Thánh Thể sốt sắng hơn, nhiệt tình hơn, như trải nghiệm năm nào của “tù nhân F.X. Nguyễn Văn Thuận và các bạn tù của ngài”. Amen.

LM. Trương Đình Hiền

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày thế giới hướng về người nghèo: Cầu nguyện không thể tách rời khỏi tình liên đới với người nghèo.
Thanh Quảng sdb
19:04 13/06/2020
Thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày thế giới hướng về người nghèo: Cầu nguyện không thể tách rời khỏi tình liên đới với người nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp về Ngày Thế giới hướng về người nghèo lần thứ tư, sẽ được mừng vào ngày 15 tháng 11. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy quan tâm đến người nghèo, đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 này, chống lại sự vô cảm thờ ơ…

(Tin Vatican - Lydia O’Kane)

Chủ đề của Ngày thế giới hướng về người nghèo lần thứ 4 là “Hãy giang tay ra nâng đỡ người nghèo”, được rút ra từ sách Sirach. Thông điệp được phát tán ra vào thứ bảy 13/6/2020, trong khi Ngày thế giới hướng về người nghèo thực sự sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 2020.

Rút ra từ văn bản, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng tác giả trình bày lời của mình liên quan đến nhiều tình huống cụ thể trong cuộc sống, một tình huống trong đó là nghèo đói. Tác giả nhấn mạnh rằng ngay cả khi gặp khó khăn, chúng ta vẫn phải tiếp tục tín thác vào Chúa.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng từ những tư tưởng này, chúng ta nài xin Chúa và liên đới với người nghèo và đau khổ là hai chủ đề luôn gắn liền với nhau không thể tách rời!

Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng thời gian cầu nguyện không bao giờ chấp chướng cho chúng ta bỏ bê người cận nhân của chúng ta.

Món quà của lòng quảng đại

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Lòng quảng đại hỗ trợ những người yếu đuối, an ủi những người đau khổ, chia sẻ với người cô đơn và phục hồi phẩm giá cho những người bị lãng quên là điều kiện cho một cuộc sống hoàn hảo hơn của đời người!

Sức mạnh của ân sủng Chúa không thể bị giam hãm bởi thói ích kỷ luôn đặt bản thân mình lên hàng đầu.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng, việc quy hướng về người nghèo là cần thiết hơn bao giờ hết, nếu chúng ta muốn có một định hướng đúng đắn cho cuộc sống cá nhân và cuộc sống của xã hội.

Thông điệp Ngày Thế giới hướng về người nghèo của Đức Thánh Cha rơi vào đúng thời điểm cơn đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều đau khổ cho nhân loại! Chúng ta không thể bình chân như vại trước những khổ đau của gia đình nhân loại quanh ta!

Đức Thánh Cha than thở rằng nhịp sống vội vã khiến con người bị cuốn hút vào cơn lốc của sự thờ ơ vô cảm. ĐTC cho hay chỉ khi nào có điều gì xảy ra làm đảo lộn cuộc sống chúng ta thì mắt chúng ta mới mở ra để nhìn thấy sự tốt lành của anh chị em tốt lành quanh ta…

Covid-19 và những người tốt lành bên ta…

Đức Thánh Cha đã dành ra một phần đáng kể của thông điệp để nói về đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người hãy nhìn vào những bàn tay tốt lành của những con người đang dấn thân nâng đỡ các nạn nhân như: bác sĩ và y tá. ĐTC cũng ca ngợi những đôi bàn tay của các quản trị viên, dược sĩ, linh mục, tình nguyện viên và những người dấn thân một cách âm thầm cả ngày lẫn đêm mà không cần ai biết tới.

Kinh nghiệm hiện tại, Đức Thánh Cha nói đang thách đố chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình nghèo nàn và giới hạn, khi chúng ta phải thực thi những hạn chế của cách ly và giãn cách của y tế xã hội!...

Mất việc làm và mất cơ hội để được gần gũi những người thân yêu và thân quen trong cuộc sống làm chúng ta mơ về lại quá khứ mà chúng ta đã vui hưởng một cách nhưng không, không để ý và thiếu sự trân quí…

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, giờ đây là thời điểm tốt để phục hồi niềm xác tín rằng chúng ta cần phải có nhau, rằng chúng ta phải có trách nhiệm với nhau và với ngôi nhà chung của chúng ta!

Nói một cách ngắn gọn, ĐTC tiếp tục, cho đến khi chúng ta ý thức được trọng trách của mình đối với tha nhân và đối với mỗi người, thì các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và chính trị sẽ vẫn luôn tiếp diễn!
 
Chính phủ Trump hủy bỏ qui định của chính phủ Obama về việc tái định nghĩa giới tính
Vũ Văn An
20:12 13/06/2020
Tạp chí National Review, ngày 12 tháng 6, tường trình rằng Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản của Hoa Kỳ vừa công bố một qui định bãi bỏ chính sách của Chính phủ Obama về việc tái định nghĩa giới tính (

https://www.nationalreview.com/2020/06/trump-administration-reverses-obama-era-regulation-that-redefined-sex/amp/).




Thực vậy, Chính phủ Obama vốn định nghĩa lại giới tính để bao gồm “bản sắc phái tính” (gender identity) và “chấm dứt thai kỳ” vào điều khoản chống kỳ thị trong Đạo luật Chăm sóc Có thể Chi trả được (Affordable Care Act).

Điều 1557 của Obamacare cấm việc kỳ thị dựa vào chủng tộc, mầu da, quốc gia gốc, giới tính, tuổi tác hay khuyết tật trong các chương trình hay hoạt động liên quan tới y tế. Gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, Bộ phận Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản của ông đã đưa ra một quy định tái định nghĩa “giới tính” cho mục đích của Điều 1557 để bao gồm “bản sắc phái tính” và “chấm dứt thai kỳ”.

Do kết quả của quy tắc mà Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản đưa ra ngày hôm nay, quy định trên đã bị đảo ngược và một lần nữa “giới tính” chỉ có nghĩa là giới tính sinh học, như đã được quy định trong đạo luật.

Vào tháng 12 năm 2016, Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận Phía Bắc Texas đã ngăn cấm các lệnh cấm của Điều 1557 chống kỳ thị trên cơ sở bản sắc phái tính và chấm dứt thai kỳ. Mùa thu năm ngoái, cùng một thẩm phán liên bang đó đã hủy bỏ quy định, vì cho rằng nó vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chánh và Đạo luật Phục hồi Tự do Tôn giáo của Liên bang.

Vì những những phán quyết này, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản không còn có thể thi hành điều khoản thời Obama và qui định mới đưa ra hôm nay đã đem chính sách liên bang đến chỗ phù hợp với các phán quyết của tòa án.

Roger Severino, giám đốc Văn phòng Dân quyền của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, nói rằng “Những gì việc cải cách quy định này thực hiện là cập nhật sách vở để phản ảnh thực tại này là 'bản sắc phái tính' và 'chấm dứt thai kỳ' bị coi là những diễn giải bất hợp pháp về luật dân quyền. Quy tắc mới nhất này chỉ đơn thuần phù hợp với thực tại pháp lý đó”.

Severino cũng lưu ý rằng quy tắc mới của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản “duy trì quyết định của chính phủ Obama không bao gồm ‘xu hướng tính dục’ như một phạm trù được bảo vệ theo định nghĩa về kỳ thị giới tính”. Một số cổ động viên cấp tiến đã thúc giục Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản thời Obama thêm “xu hướng tính dục” vào quy định của nó, nhưng cơ quan này đã không chịu làm như thế.

Những người chống đối quy định của chính phủ Obama có nhiều lo ngại đối với các hệ luận của nó trong các khía cạnh cả chăm sóc y tế lẫn tự do tôn giáo. Vì chính sách áp dụng cho bất cứ chương trình hoặc hoạt động y tế nào do Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản tài trợ hoặc quản lý, cũng như bất cứ kế hoạch nào được cung cấp ở các thị trường bảo hiểm y tế Obamacare, nên nó ảnh hưởng đến một số lượng rất lớn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ.

Bằng cách tái định nghĩa “giới tính”, chính sách của Obama yêu cầu các nhà chuyên nghiệp y khoa đối xử với người nam về sinh học nhưng tự nhận mình là phụ nữ và đối xử với phụ nữ về sinh học nhưng tự nhận mình là nam giới, theo bản sắc phái tính thay vì giới tính sinh học của họ - một thực hành có thể dẫn đến các quyết định chăm sóc sức khỏe không thích đáng.

Chẳng hạn, có một trường hợp được lên tài liệu đàng hoàng trong đó một phụ nữ về sinh học tự nhận là đàn ông đến bệnh viện kêu là đau bụng dưới. Vì các bác sĩ được yêu cầu phải điều trị cho người này theo bản sắc phái tính, người phụ nữ sinh học này, vì vô tình không biết mình mang thai, nên cuối cùng đã sinh ra một đứa trẻ chết non.

Severino giải thích: “Chúng tôi đồng ý với lý lẽ của tòa án khi cho rằng ý nghĩa rõ rệt lúc ban đầu của ‘giới tính’ theo các đạo luật kỳ thị giới tính của chúng ta có ý nói đến các thực tại sinh học của giới tính, và điều này đặc biệt quan trọng đối với các chương trình do Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản quản lý hoặc tài trợ, vì chúng tôi thường phải đối phó với thực tại khoa học của giới tính trong các chương trình y tế và nghiên cứu của chúng tôi”.

Như thẩm phán liên bang xác định, chính sách của Obama cũng có những hệ luận tiêu cực đối với quyền tự do tôn giáo và quyền lương tâm, đặc biệt đối với nhân viên y tế.

Severino cho hay “Hiện có những lo ngại về tự do tôn giáo, cũng như khả năng của các bác sĩ có thể hành động theo phán đoán y khoa tốt nhất, cũng như lương tâm và niềm tin tôn giáo của họ”.

Quyết định đảo ngược quy định của chính quyền Trump gần như chắc chắn sẽ gặp sự giận dữ của các nhà hoạt động cấp tiến và các đồng minh của họ trong các phương tiện truyền thông. Khi lần đầu tiên công luận biết rằng chính phủ Trump đang xem xét việc hủy bỏ quy tắc của Điều 1557, Thời báo New York đã sai lầm khi khẳng định rằng “‘Người chuyển giới có thể bị xác định như không còn hiện hữu dưới Chính phủ Trump”.

Tuy nhiên, động thái mới này đã thực thi một lời hứa chủ chốt mà Ông Trump đã đưa ra cả trong chiến dịch tranh cử lẫn trong suốt thời gian giữ nhiệm vụ, trong đó, Ông lên tiếng ủng hộ việc hủy bỏ các chính sách thời Obama tái định nghĩa “giới tính” để bao gồm “xu hướng giới tính” và “bản sắc phái tính”. Động thái này, mặc dù ở gần cuối nhiệm kỳ đầu tiên, là một bước nữa để những người ủng hộ ông, đặc biệt là những người bảo thủ xã hội, thấy rằng ông sẵn sàng giữ đúng lời đã hứa.
 
Top Stories
Hanoi: Inauguration d’un mémorial dédié à Mgr François Deydier à Tieu Dong Thuong
Églises d'Asie
07:36 13/06/2020
Le 28 avril 2020, le père Paul Nguyen Huu Hiep, curé de Tieu Dong Thuong, à 80 km au sud de Hanoï, a pris l’initiative d’élever un mémorial devant l’église paroissiale, avec le buste de Mgr François Deydier. Mgr Joseph Vu Van Thien, archevêque de Hanoï, est venu présider la cérémonie d’inauguration. François Deydier, né en 1634 à Toulon, est ordonné prêtre en 1657 par le cardinal de Grimaldy, archevêque d’Aix-en-Provence. Le 27 novembre 1660, il quitte la France avec Mgr Lambert de la Motte et le père Jacques de Bourges, pour arriver à Hanoï en 1666. Le 12 octobre, il crée le premier séminaire au Vietnam, qu’il établit dans une barque sur le Fleuve Rouge. Il devient évêque d’Ascalon, vicaire apostolique du Tonkin oriental, en 1682, où il demeure jusqu’à sa mort en 1693, à l’âge de 59 ans.
Églises d’Asie : Qui est Mgr François Deydier pour les catholiques vietnamiens d’aujourd’hui?

Père Joseph Dao : Jusqu’à récemment, les catholiques vietnamiens et même la plupart des prêtres au Vietnam ne connaissaient pas François Deydier. En 2019, une petite biographie de 95 pages en vietnamien a été publiée sur cet évêque à Saïgon. Immédiatement, les religieuses Amantes de la Croix, qui ont pour fondateur Mgr Lambert de la Motte, l’ont reconnu comme bienfaiteur. D’ailleurs, à la vietnamienne, elles l’appellent affectueusement tonton Phan. Quelques délégations de ces religieuses sont déjà venues des États-Unis, de Thaïlande et de Saïgon, entre autres, afin de rendre hommage à Mgr François Deydier à la paroisse de Tieu Dong Thuong – sa dépouille mortelle y a été transférée en 1726 sur ordre du père Louis Néez, alors supérieur du Tonkin occidental. Après la cérémonie du 28 avril 2020, beaucoup de prêtres et catholiques ont découvert cet évêque via le site internet de l’archidiocèse de Hanoï.

Pourquoi ce buste érigé à Tieu Dong Thuong?

Le jeune curé de la paroisse de Tieu Dong Thuong, située à 80 km au sud de Hanoï, a tout simplement voulu élever un signe extérieur de cet évêque enterré dans son église paroissiale, dont le tombeau n’est plus visible aujourd’hui.

Ce mémorial permettra-t-il de le faire connaître ainsi que son œuvre fondatrice et missionnaire au Vietnam?

Sûrement ! La paroisse de Tieu Dong Thuong, qui compte environ 1 700 fidèles, est très fière d’avoir son tombeau. Le diocèse de Hanoï et celui de Haïphong, dont Mgr Deydier fut le premier évêque, le sont aussi. François Deydier mérite d’être reconnu par les prêtres vietnamiens, par les séminaristes et par les religieuses Amantes de la Croix, et par tout le monde d’ailleurs. Ainsi, par exemple, si la Bibliothèque nationale de France possède actuellement des ouvrages en langue nôm du XVIIe siècle, c’est grâce à François Deydier, qui les a envoyés d’Hanoï.

(Source:Églises d'Asie - le 13/06/2020)

Pour en savoir plus, lire ici la notice biographique du site de l’IRFA sur François Deydier. (https://www.irfa.paris/fr/notices/notices-biographiques/deydier)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Tạ Ơn của Giáo Phận Xuân Lộc sau đại dịch Covid-19: Ngày thứ hai: Thiếu Nhi Tạ Ơn.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
08:29 13/06/2020
Trẻ nhỏ là dễ thương nhất trong mắt Chúa! Nên Chúa yêu trẻ thơ, Chúa thích trẻ thơ cầu nguyện, nói chuyện với Chúa, ở bên Chúa. “Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy” (Mt 19, 14). Do đó, trong Tuần Tạ Ơn của Giáo Phận sau đại dịch Covid-19, các em thiếu nhi cũng có được một ngày dành riêng để học biết tạ ơn Chúa bằng sự đơn sơ và nhận thức theo lứa tuổi của mình. Đó là một trong những cách thức giáo dục các em về lòng biết ơn, không chỉ ở khía cạnh nhân bản, nhưng còn là một bài học giáo dục đức tin học biết cách tạ ơn Thiên Chúa mà Đức Cha Giáo phận mong muốn gieo vào trong tâm trí của các em. Để rồi, chính khi các em biết tạ ơn Chúa, cũng là lúc các em học biết chúc tụng, ca ngợi Thiên Chúa, một sắc thái tuyệt vời gieo vào trong tâm hồn thiếu nhi của Giáo Phận.

Xem Hình

Vì thế, ngày thứ hai trong Tuần Tạ Ơn mà Đức Cha Giáo Phận dành riêng cho thiếu nhi, đã được tất cả quý Cha Chánh Xứ trong Giáo phận quan tâm, mời gọi thiếu nhi, cũng như có những cử hành đặc biệt dành riêng cho các thiếu nhi ý thức, nhận ra mục đích của Thánh lễ, giờ Chầu Thánh Thể mang tâm tình tạ ơn này. Như trong bài giảng Thánh Lễ cử hành cho các em thiếu nhi Giáo xứ Thái Hòa, Cha Chánh Xứ đã khơi gợi tâm tình mục đích tạ ơn “Hôm nay, chúng ta cùng tạ ơn Chúa, vì đã được Chúa thương, được Chúa gìn giữ đất nước Việt Nam, giáo phận thoát được cơn đại dịch virus Vũ Hán vừa qua. Nhớ lại những ngày tháng trước với biết bao sợ hãi…và hiện tại, vẫn còn nhiều nước đang chịu ảnh hưởng của Covid-19 này, khi mà số người chết vẫn còn, ca nhiễm bệnh còn nhiều, thì đất nước Giáo phận chúng ta, giáo xứ, gia đình, các con đang được bình an…”

Do vậy, chiều ngày thứ Năm 11/6/2020, hầu hết tất cả các thiếu nhi tại các giáo xứ đã đáp quy tụ lại trước Chúa, cùng nhau hát lên bài ca tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria với giọng điệu thơ trẻ của các em vốn có. Vốn dĩ đã quá quen thuộc đến nhà thờ vào mỗi chiều, sau khi tan học về, nên buổi chiều ngày Thứ Năm vừa qua, hầu hết mọi ngôi thánh đường đều phủ kín bóng dáng của các thiếu nhi với những màu khăn của các khối thiếu nhi Thánh Thể, xem ra thật hân hoan và sốt sắng khi tham dự những nghi thức, cử hành đặc biệt. Một giáo lý viên- huynh trưởng – Giáo xứ Phúc Hải- khi cùng các em tham dự Thánh Lễ cùng nghi thức Kiệu Thánh Thể đã chia sẻ “Ngày Tạ Ơn của Thiếu Nhi hôm qua, do được Cha Xứ đưa dẫn ý tưởng, tâm tình, giúp các em mở lòng cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria, nên các bé thật sốt sắng!”

Để lời tạ ơn có ý nghĩa, như Thư Chung Đức Cha Giáo phận đã ngỏ, chắc chắn rằng, trong Thánh Lễ, Giờ Chầu Tạ Ơn mà quý Cha cử hành cho thiếu nhi chiều Thứ Năm vừa qua, các ngài cũng đã hướng dẫn các thiếu nhi đến việc cụ thể hóa tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria trong chính môi trường sống của các em như Cha Chánh Xứ Thánh Tâm đã tâm tình với thiếu nhi trước Giêsu Thánh Thể. “Khi nhớ lại những ngày tháng đại dịch Covid-19 vừa qua, thời gian mà mỗi thiếu nhi chúng con không được đến nhà thờ, tham dự thánh lễ và rước Chúa vào lòng…và rồi, Chúa đã thương gìn giữ chúng con vượt qua đại dịch. Vậy hôm nay…các thiếu nhi hứa với Chúa, sẽ sống tốt trong bổn phận làm con, làm người học trò, để chúng con trở thành những ngọn đèn sáng, giới thiệu Chúa cho những người xung quanh.”

Hy vọng rằng, chính nhờ sự quan tâm, yêu thương dạy dỗ của quý Đức Cha Giáo Phận, quý Cha, các Giáo lý viên- Huynh trưởng và cha mẹ, các thiếu nhi của Giáo phận Xuân Lộc đã, đang và tiếp tục dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và Mẹ Maria vì nhận ra mình được bao bọc, chở che, được bình an thoát khỏi cơn hiểm nghèo của bệnh tật Covid-19 vừa qua.

Ân huệ càng lớn, lời cám ơn càng nồng, lời tôn vinh càng đẹp, được xem như là nền của sự lớn dần lên trong tương quan cá nhân mật thiết với Thiên Chúa mà các em cần có ngay lúc này và trong cả đời người của các em mai sau, một thế hệ tương lai của Giáo Hội.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Hình ảnh: Nt. Ngọc Lễ, và các giáo xứ
 
Thánh Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
19:13 13/06/2020
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Để Mọi Người Sống Bình Đẳng, Hòa Hợp Và Yêu Thương Nhau Hơn.
Lm Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
21:13 13/06/2020
Để Mọi Người Sống Bình Đẳng, Hòa Hợp Và Yêu Thương Nhau Hơn.

Những ngày gần đây, cả nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đang sống trong sự kinh hoàng khi xem đoạn video về một người đàn ông da đen tên là George Floyd bị một cảnh sát người da trắng bắt giữ và ghì chân lên cổ cho đến chết. Sự kiện xảy ra tại thành phố Minneapolis bang Minnesota, Hoa Kỳ vào cuối tháng Năm vừa qua. Sau khi đoạn video được lan tràn trên các phương tiện thông tin đã khiến cộng đồng tức giận và biểu tình đòi công lý cho anh George. Các cuộc biểu tình sau đó đã lan rộng ra nhiều thành phố, không chỉ trong nước Hoa Kỳ mà còn nhiều nơi trên thế giới. Mục đích của các cuộc biểu tình lúc này không chỉ để đòi sự công bằng cho anh George nữa mà để đòi quyền lợi cho nhũng người da đen và chống phân biệt chủng tộc.

Người biểu tình mang khẩu hiệu Black Lives Matter, tạm dịch là “Sự sống của người da đen rất quan trọng”. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người cho rằng, không chỉ có sự sống của người da đen quan trọng mà mọi sự sống đều rất quan trọng (All Lives Matters). Rất dễ hiểu, phía sau các câu khẩu hiệu này là một lập trường chính trị của các chính trị gia và các tổ chức đảng phái. Chúng ta không có ý định bàn luận về các lập trường và chủ trương chính trị, nhưng chỉ muốn nêu ra một vài phản tỉnh dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo, và sự dạy dỗ qua các bài đọc Kinh Thánh trong ngày lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.

Tất cả mọi sự sống con người đều bình đẳng và quan trọng như nhau.

Trước hết, sách Sáng Thế cho chúng ta biết, con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo nên bằng hình ảnh của Ngài. Hơn thế nữa, Thiên Chúa rất hài lòng về công trình Ngài sáng tạo, vì “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp.” (St 1, 31) Như vậy, trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa không bao giờ hối hận về bất cứ thọ tạo nào mà Ngài đã tạo ra, nhất là Ngài yêu thương từng con người và ban cho ai nấy đều có đầy đủ nhân phẩm và giá trị như nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính...

Không thể nghi ngờ gì, mọi sự sống con người đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Cho nên người Công Giáo hoàn toàn đau buồn và mạnh mẽ lên án về hành vi gây nên cái chết cho anh George. Chính Đức Thánh Cha và các giám mục cũng đã công khai bày tỏ sự mất mát của gia đình anh, đồng thời lên tiếng phản đối hình vi sát hại tính mạng con người của các cảnh sát. Ngoài việc lên án, các Giám Mục Hoa Kỳ cũng kêu gọi mọi người biểu tình trong ôn hòa và cầu nguyện cho nạn nhân, nhất là cầu nguyện liên lỉ để loại bỏ việc phân biệt đối xử trong long thế giới.

Thiên Chúa luôn mang lại sự tự do cho con người

Kinh Thánh có nhiều đoạn viết rằng, trong lịch sử của dân tộc Israel, Thiên Chúa luôn tìm cách bảo vệ dân thánh của Ngài và giải phóng họ khỏi mọi cảnh áp bức và đau khổ. Ví dụ như khi dân Israel chịu lưu đày bên Ai Cập, Thiên Chúa đã giải thoát họ và đưa họ đến với miền đất tự do. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn mong muốn con người sống trong hòa bình, hạnh phúc và yêu thương nhau. Vì thế, trong tình cảnh thế giới đang bất ổn như ngày hôm nay, chúng ta càng phải tin tưởng rằng, Thiên Chúa đang đồng hành và chia sẻ nỗi lo âu với chúng ta.

Bài đọc một ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng: “Các ngươi hãy nhớ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, Ðấng đã dẫn đưa các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Dnl 8, 14). Như vậy, khi các chính trị gia và các tổ chức đảng phái tìm cách lợi dụng những sự kiện đang gây ồn ào trên thế giới để bảo vệ cho lập trường chính trị của mình, thậm chí tìm cách hạ uy tín đối thủ của mình, thì người Công Giáo chúng ta cần tuyên xưng và truyền bá hình ảnh một Thiên Chúa đầy tình yêu thương và Ngài luôn bảo vệ sự sống cho nhân loại.

Mọi người liên đới trong tình yêu của Chúa Kitô

Có thể nhiều người trong chúng ta tự hỏi rằng, giữa chúng ta và người da đen hay người da trắng có tương quan gì với nhau? Đức tin Công Giáo dạy rằng, chúng ta có tương quan mật thiết với nhau, vì tất cả được tạo dựng bởi Thiên Chúa, bằng hình ảnh của Ngài, hơn nữa chúng ta được kêu gọi trở nên một gia đình nhân loại. Chúng ta được liên kết với nhau bằng tình yêu của Đức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh” (1Cr 10, 17).

Vì trong Đức Kitô chúng ta là một cộng đoàn gia đình đoàn kết yêu thương, do đó đứng trước một thế giới đầy sự phân biệt chúng tộc, màu da và văn hóa, Giáo hội cần tích cực cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đến và canh tân thế giới này: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22-23). Nếu mọi thành viên trong cộng đoàn Kitô hữu biết sống theo thần khí, thì chúng ta sẽ trở thành gương mẫu về sự hòa hợp, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau trong lòng thế giới.

Sứ mạng của Kitô hữu đối với sự sống con người

Kinh Thánh còn khẳng định rằng, sau khi tạo dựng thế giới, Thiên Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc thế giới. Vì thế, chúng ta không chỉ lo cho cuộc sống của mình, chúng ta không thể thờ ơ với những gì đang xảy ra xung quanh, mà luôn biết quan tâm và chăm sóc mọi sự sống quanh chúng ta, nhất là những ai già nua, những ai đau yếu bệnh tật, những người kém may mắn, ... Ngay lúc này, trong thời khắc thế giới có nhiều biến động, từng giây phút chúng ta chứng kiến nhiều bạo lực và bất công trên thế giới, mọi người hãy biết đến với Chúa bằng các giờ cầu nguyện và tham dự thánh Lễ Misa, để đón nhận Đức Kitô là lương thực cần thiết và quý giá cho linh hồn và thể xác của chúng ta.

Chúa phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 8, 51) Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sức mạnh bổ dưỡng và nâng đỡ các vị lãnh đạo quốc gia và các tổ chức chính trị, để khi đối phó với biết bao nhiêu đau khổ và thử thách của thế giới họ biết chọn đấu tranh cho chân lý và sự thật. Xin cho mọi người chúng ta cũng biết lấy lời dạy của Chúa và của Giáo hội để tích cực xây dựng một thế giới trong đó mọi người sống bình đẳng, hòa hợp và yêu thương nhau hơn.

Lm Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
 
VietCatholic TV
Hàng trăm ngàn người rước kiệu Mình Thánh Chúa tại Ba Lan. Phép lạ Thánh Thể ngoạn mục ở Legnica
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:30 13/06/2020

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Cụ thể, trong năm nay là ngày thứ Năm 11 tháng Sáu. Tuy nhiên, từ năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho phép các Giám Mục bản quyền theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.

Năm nay, do đại dịch coronavirus kinh hoàng, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô tại Âu Châu đã không được tưng bừng như năm ngoái khi hàng triệu người Công Giáo rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.

Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố. Năm nay, những hình ảnh này đã không thể diễn ra.

Tuy nhiên, tại Ba Lan không khí mừng lễ không giảm bớt bao nhiêu. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh rước kiệu rất ngoạn mục Mình Máu Thánh tại Ba Lan với các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp.

Người Ba Lan gọi lễ Corpus Christi là Święto Bożego Ciała. Đó là một dịp lễ tưng bừng tại tất cả các thành phố, thị trấn và làng mạc. Sau thánh lễ tại nhà thờ, các đoàn rước tiến qua các đường phố với các thiếu nhi rước tượng Đức Mẹ đi đầu, tiếp theo là các linh mục kính cẩn cung nghinh Mặt Nhật theo sau, cùng với đông đảo anh chị em giáo dân, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể suốt cả ngày đến chiều tối.

Phép lạ Thánh Thể ngoạn mục tại Ba Lan mang lại ơn hoán cải cho nhiều người

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, từ hơn 4 năm qua, một Bánh Thánh chảy máu tại giáo phận Legnica, Balan “có tất cả dấu ấn của một phép lạ Thánh Thể” đã được phê chuẩn để tôn kính sau một thời gian dài suy tư và sau những ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như của các cơ quan pháp y thuộc chính quyền dân sự. Cha chính xứ là cha Andrzej Ziombro cho biết trong 4 năm qua, dòng người liên tục tuôn đến tôn thờ Thánh Thể và nhiều người được ơn hoán cải. Một sắc lệnh chính thức nhìn nhận phép lạ Thánh Thể này sẽ sớm được Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố sau một thời gian cẩn thận nghiên cứu.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thông báo đưa ra ngày Chúa Nhật 17 tháng Tư 2016, Đức Cha Zbigniew Kiernikowski Giám Mục giáo phận Legnica cho biết như sau:

Anh chị em thân mến trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!

Với tư cách là Giám Mục Legnica, tôi long trọng công bố trước công chúng và thông báo về một sự kiện đã diễn ra tại giáo xứ Thánh Jack tại Legnica trong đó có các dấu ấn của phép lạ Thánh Thể. Vào ngày 25 Tháng Mười Hai 2013 trong khi phân phát Mình Thánh Chúa, một Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống sàn nhà và sau đó được nhặt lên và được đặt trong một hộp chứa đầy nước. Ngay sau đó, những tia màu đỏ xuất hiện. Đức Cha Stefan Cichy, là Giám mục Legnica lúc ấy, đã thiết lập một ủy ban để quan sát hiện tượng này. Vào tháng Hai năm 2014, một mảnh nhỏ màu đỏ của Bánh Thánh được tách và đặt trên một khăn thánh. Ủy ban đã truyền lấy mẫu để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bởi các viện nghiên cứu có liên quan.

Trong thông báo chính thức của Cục Pháp y, chúng ta đọc thấy như sau:

“Dựa trên hình ảnh cấu trúc mô, thì những mảnh vụn được phát hiện có chứa những phần rời rạc của một dạng cơ bắp rất giống với cơ tim với những thay đổi thường thấy trong thời gian đau đớn. Các nghiên cứu di truyền cho thấy mô này có nguồn gốc con người.”

Vào tháng Giêng năm nay, tôi đã trình bày toàn bộ vấn đề với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tại Vatican. Hôm nay, theo khuyến cáo của Tòa Thánh, tôi truyền cho cha sở là cha Andrzej Ziombro chuẩn bị một nơi thích hợp để trưng bày thánh tích để các tín hữu có thể tôn kính cách xứng đáng.

Tôi cũng yêu cầu cung cấp cho các du khách những thông tin và tiến hành giảng dạy thường xuyên để giúp các tín hữu có thái độ thích hợp với Thánh Thể. Tôi cũng truyền hình thành một cuốn sách ghi lại tất cả những trường hợp nhận được các ơn ích và các sự kiện kỳ diệu khác.

Tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm sâu sắc thêm sự tôn sùng Thánh Thể và sẽ có tác động sâu sắc đến đời sống của những người đến viếng Bánh Thánh này. Chúng ta cần thấy nơi dấu chỉ mầu nhiệm này một cử chỉ ngoại thường của tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa, là Đấng đã đến với con người chấp nhận sự sỉ nhục tột cùng.

Tôi thân ái xin anh chị em cầu nguyện cho tôi và nguyện chúc lành cho anh chị em

+ Zbigniew Kiernikowski

Giám Mục Legnica.

Lịch sử ngày lễ Corpus Christi

Trong khi quý vị và anh chị em theo dõi hình ảnh các cuộc rước kiệu tại Ba Lan chúng tôi xin được tóm tắt sơ qua về lịch sử ngày lễ này.

Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.

Vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về động lực thúc đẩy lời thỉnh cầu này. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.

Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:

Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;

Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;

Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.

Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).

Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.

Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.

Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.

Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Vatican

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa vào lúc 9h45 sáng Chúa Nhật 14 tháng Sáu.

Do vẫn còn phải tuân giữ các biện pháp ngăn chặn đại dịch, nên chỉ có khoảng 50 tín hữu tham dự Thánh lễ. Vào cuối Thánh lễ sẽ có đặt Mình Thánh để chầu và phép lành Thánh Thể như quý vị và anh chị em thường thấy trong các Thánh lễ được truyền hình trực tiếp từ Nhà nguyện Santa Marta trong thời gian từ ngày 09/03 đến 17/05 vừa qua, khi Ý và các quốc gia khác không thể cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự.

Năm ngoái, 2019, lễ Mình Máu Thánh Chúa do Đức Thánh Cha chủ sự được cử hành tại sân trước nhà thờ Đức Bà An Ủi; sau đó có rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố. Năm 2018, Đức Thánh Cha đã cử hành long trọng Lễ Mình và Máu Chúa Kitô tại giáo xứ Thánh Monica ở Ostia. Từ năm 2013 đến 2017, Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Latêranô, và tiếp theo sau là rước kiệu Thánh Thể đến Đền thờ Đức Bà Cả.
 
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Trung Đông đánh giá cao sắc lệnh tự do tôn giáo của Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 13/06/2020
Nội dung của sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế đã bị lu mờ rất nhiều bởi cuộc tranh cãi nổ ra vào thời điểm ký kết sắc lệnh này hôm 2 tháng 6 - nhưng các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Trung Đông và Nigeria đã nhiệt tình hoan nghênh tài liệu này khi được tờ National Catholic Register hỏi ý kiến.

Sắc lệnh do Tổng thống Trump ký tại Tòa Bạch Ốc sau chuyến thăm gây tranh cãi tại Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II ở Washington, DC, đưa tự do tôn giáo quốc tế lên hàng ưu tiên trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại, và các dự án với các chính phủ nước ngoài.

Sắc lệnh cũng dành ra ngân sách 50 triệu đô la mỗi năm cho các chương trình thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, sắc lệnh cũng đòi hỏi các quan chức Bộ Ngoại giao phải trải qua đào tạo về tự do tôn giáo quốc tế.

Sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo cũng nhằm mục đích phát triển các khuyến cáo “ưu tiên sử dụng hợp lý các công cụ kinh tế để thăng tiến tự do tôn giáo” ở các nước quan tâm đặc biệt.

Giải thích ý nghĩa của sắc lệnh này, Kristina Arriaga, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, lưu ý rằng tự do tôn giáo “có thể là một vấn đề nhạy cảm” và do đó thường bị “các nhà ngoại giao Mỹ gạt sang một bên trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương.”

Sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo ngày 02 Tháng Sáu “chấm dứt thực hành này”. “Các cơ quan không còn có thể bỏ mặc nhân quyền cơ bản này ngay bên ngoài các phòng họp quốc tế.”

Bà Arriaga nhấn mạnh rằng: “Thực hành trước đây không chỉ là sai trái, nhưng còn là nguy hiểm vì nó gởi một tín hiệu cho thế giới rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đứng bên cạnh những tên bạo chúa.”

Bà nói thêm: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, bộ trưởng ngoại giao đã triệu tập cuộc họp cấp bộ trưởng chỉ để đề cập đến tự do tôn giáo.”

Bà Arriaga cũng thúc giục các Giáo Hội tại Mỹ cùng nhau “tham gia vào việc tạo ra một liên minh tôn giáo đòi hỏi sự can thiệp trên toàn thế giới thay mặt cho những người bị bách hại ở tất cả các quốc gia này.”

Việc công bố sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo đã bị lu mờ bởi tranh cãi về chuyến thăm của Tổng thống Trump đến đền thờ sau đêm thứ tư của các cuộc biểu tình quan trọng ở Washington chống lại vụ giết hại anh George Floyd của cảnh sát tiểu bang Minnesota.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington đã ra một tuyên bố gay gắt lên án chuyến viếng thăm này như một hành động lợi dụng Thánh Gioan Phaolô 2 cho các mục tiêu tranh cử. Ngài viết: “Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta.”

Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng trong tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo, Đức Tổng Giám Mục Gregory không thể lên án một người đến nhà thờ cầu nguyện. Ông Trump có thể lợi dụng chuyến viếng thăm này cho các mục đích chính trị. Nhưng đó chỉ là một suy đoán, và việc lên án trong trường hợp này thuộc phạm trù chính trị đảng phái, không phải công việc của một nhà lãnh đạo tinh thần.

Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II đã xác nhận vào hôm thứ Ba rằng Tòa Bạch Ốc đã lên kế hoạch từ trước như một phần trong lễ ký sắc lệnh tự do tôn giáo quốc tế.

Tuyên bố của đền thờ nhấn mạnh rằng:

“Điều này thật phù hợp vì Thánh Gioan Phaolô II là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Tự do tôn giáo quốc tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, bao gồm cả việc đồng tâm nhất trí thông qua dự luật nhằm bảo vệ các Kitô hữu bị bắt bớ và các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới.”

Người phát ngôn của ngôi đền nói thêm rằng đền thờ chào mừng tất cả mọi người đến và cầu nguyện và tìm hiểu về di sản của Thánh Gioan Phaolô II, bất kể là có dự trù trước hay không.

Eugene F. Rivers là giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách William J. Seymour tại Boston cũng lên tiếng phản bác Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory, người da đen đầu tiên giữ chức Tổng Giám Mục Washington.

Rivers nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba rằng “chuyến viếng thăm của tổng thống đã được sắp xếp trước và tập trung vào một vấn đề đã vượt qua được hố ngăn cách giữa hai đảng trong những năm gần đây, đây là một tình huống rất khó khăn.”

“Tôi không thể thấy được làm sao một đền thờ hoặc một nơi thờ phượng có thể từ chối một chuyến viếng thăm của bất cứ ai muốn tỏ lòng thành kính hoặc cầu nguyện ở đó - chứ đừng nói đến tổng thống. Những người gọi tổng thống là một người tội lỗi nên nhớ rằng Chúa Giêsu thường xuyên gây ra các tranh cãi khi Ngài ăn uống và chào đón những người được coi là không được ưa chuộng hay không phù hợp trong suốt cuộc đời Người. Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu chào đón bất cứ ai – trong đó có Tổng thống Trump.”

Từ Erbil, Iraq, một khu vực mà đã mất hàng trăm ngàn Kitô hữu kể từ sau cuộc chiến Iraq vào năm 2003 và cuộc xâm lược của bọn khủng bố Hồi Giáo IS từ 2014 đến 2017, Đức Tổng Giám Mục Bashir Warda cho biết:

“Chúng tôi hoan nghênh các Sắc lệnh gần đây nhằm Thúc đẩy Tự do Tôn giáo. Sau khi phải chứng kiến trực tiếp các tội ác chống lại loài người và các mưu toan diệt chủng vì lòng thù hận đức tin, chúng tôi rất biết ơn sâu sắc đối với những nỗ lực của chính quyền Hoa Kỳ nêu tự do tôn giáo thành một trọng tâm quốc tế.”

Đức Thượng Phụ Ignace Joseph Younan Đệ Tam nói với National Catholic Register rằng ngài hoan nghênh “sự dũng cảm” của Tổng thống Trump trong việc ký sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo sau khi đến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II và hy vọng “sẽ có một sự theo dõi hiệu quả” nhằm bảo vệ và đề cao nhân quyền cơ bản này.

Đức Giám Mục Matthew Hassan Kukah của Sokoto, một khu vực bị bách hại nặng nề ở Nigeria, cho biết sắc lệnh đặt chính sách khủng bố các Kitô hữu và tín hữu các tôn giáo khác vào danh sách những điều phải bài trừ trước hết – là điều mà ngài xem là một “diễn tiến đáng hoan nghênh một cách đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa thế tục đang làm tê liệt và cố gắng đẩy bản sắc tôn giáo sang bên lề xã hội.”


Source:National Catholic Register