Ngày 17-06-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương ba:Tầm quan trọng của thể thao đối với con người nhân bản
Vũ Văn An
01:12 17/06/2018
Chương 3: Tầm quan trọng của thể thao đối với con người nhân bản

3.1 Thân xác, linh hồn, tinh thần

Dù các nghiên cứu lịch sử về thể thao thường mô tả thái độ Công Giáo đối với thân thể hoàn toàn tiêu cực, trên thực tế, truyền thống thần học và tâm linh Công Giáo vốn nhấn mạnh rằng thế giới vật chất (và mọi vật hiện hữu) đều tốt vì được tạo ra bởi Thiên Chúa và con người là một hợp nhất gồm thân xác, linh hồn và tinh thần. Thật vậy, các nhà thần học thời sơ khai và thời trung cổ dành phần lớn thời gian của họ để phê phán các nhóm Ngộ Đạo và Manicheans, chính là vì những nhóm này liên kết thế giới vật chất và thân xác con người với sự ác. Một trong những khiếu nại của các tác giả Kitô giáo là Các nhóm Ngộ Đạo và Manicheans không bao gồm các sách thánh Do Thái như một phần của sách thánh Kitô giáo, và do đó không chấp nhận trình thuật trong sách Sáng Thế vốn mô tả Thiên Chúa tạo dựng thế giới và con người và gọi mọi sự “rất tốt lành”. Trái lại, các nhóm này đã xây dựng các trình thuật có tính thần thoại khá phức tạp về nguồn gốc của thế giới vật chất, một trình thuật liên kết nó với 'sa ngã' hay “nguyên lý tà ác”.



Đó là lý do tại sao họ coi thế giới vật chất và chính thân thể con người như là đối kháng với những gì thực sự tâm linh. Năm 1979, Thánh Gioan Phaolô II nói với các vận động viên người Ý và Á Căn Đình về những tranh cãi này: “Thật đáng nhắc lại rằng trong các thế kỷ đầu tiên, các nhà tư tưởng Kitô giáo đã kiên quyết phản đối một số ý thức hệ, lúc đó hết sức thời thượng, có đặc tính hạ giá thế giới vật lý một cách rõ ràng, nhân danh việc đề cao tinh thần một cách sai lầm. Ngược lại, dựa trên cơ sở dữ kiện Thánh Kinh, họ đã khẳng định một cách mạnh mẽ một cái nhìn thống nhất về con người” [26].

Quan điểm thống nhất về con người này vốn được phát biểu trong Thánh Kinh và bởi các nhà thần học hoặc như một sự hợp nhất của thân xác, linh hồn và tinh thần hay thân xác và linh hồn. Cách hiểu này về sự hợp nhất của con người nhân bản là kết quả hợp luận lý đối với việc định hình thái độ Kitô giáo đối với thể thao. Theo Đức Gioan Phaolô II, Giáo hội coi trọng thể thao vì Giáo Hội đánh giá cao “mọi điều góp phần vào sự phát triển hài hòa và hoàn chỉnh của con người, có thân xác và linh hồn. Do đó, Giáo Hội khuyến khích những gì nhằm mục đích giáo dục, phát triển và tăng cường thân thể con người, để nó có thể phục vụ tốt hơn cho việc đạt được sự trưởng thành bản thân” [27].

Cái hiểu về sự thống nhất của con người cũng là nền tảng cho sự nhấn mạnh trong giáo huấn của Giáo Hội rằng có một chiều kích tâm linh cho thể thao. Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II mô tả thể thao là “một hình thức thể dục thân thể và tinh thần” [28]. Như ngài đã nói: “Hoạt động thể dục thể thao, trên thực tế, không chỉ làm nổi bật các khả năng thể chất có giá trị của con người mà thôi, mà còn là các khả năng tri thức và tâm linh của họ nữa. Nó không chỉ là sức mạnh thể lý và hiệu năng cơ bắp, mà còn có một linh hồn và phải biểu lộ trọn khuôn mặt hoàn chỉnh của nó nữa” [29].

3.2 Tự do, quy tắc, tính sáng tạo và sự hợp tác

Tự do, một hồng phúc Thiên Chúa ban cho chúng ta, cho thấy sự vĩ đại của bản chất con người. Được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, con người nam nữ được kêu gọi tham dự vào sự sáng tạo của Thiên Chúa. Nhưng tự do đi kèm với trách nhiệm, vì các lựa chọn tự do được thực hiện bởi mọi con người đều tác động đến các mối tương quan của họ, đến cộng đồng, và trong một số trường hợp, trọn cả sáng thế .



Ngày nay, nhiều người tin rằng tự do là làm những gì người ta muốn, vô giới hạn. Một quan điểm như vậy tách đôi tự do và trách nhiệm và thậm chí có thể loại bỏ sự quan tâm đến các hậu quả của hành vi nhân bản. Tuy nhiên, thể thao nhắc nhở chúng ta rằng tự do thực sự cũng phải có trách nhiệm.

Ngày nay, kỹ thuật cho phép con người ở nhiều nơi trên thế giới có thể xử lý nhiều thứ dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên. Trong bối cảnh này, người ta dễ dàng không nhận ra sự cần thiết phải nỗ lực và hy sinh mới đạt được các mục đích của mình. Nhưng trong thể thao, bất cứ ai không phát triển các đức tính này cũng không kiên trì trong việc thực hành thể thao và do đó sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu đề xuất nào. Ở đây, cái hiểu Kitô giáo về tự do áp dụng cho thể thao ở điểm này: tự do cho phép con người thực hiện các lựa chọn và hy sinh thích đáng ngay cả khi họ buộc phải đi qua “cửa hẹp” [30].

Hơn nữa, trong nền “văn hóa vứt bỏ” mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta, những cam kết lâu dài thường làm chúng ta sợ hãi. Thể thao giúp chúng ta trong phương diện này bằng cách dạy rằng chấp nhận các thách đố lâu dài là điều đáng giá. Việc huấn luyện và các nỗ lực kiên trì để cải thiện là điều đáng giá, vì các điều thiện cao quí nhất chỉ có thể đạt được khi người ta tìm kiếm chúng mà không xa tránh các bất trắc và thách đố đi kèm với các trách nhiệm đa dạng. Ngoài ra, khắc phục các khó khăn như chấn thương và chống lại những cám dỗ lừa đảo trong trò chơi giúp tăng cường tính cách của một con người qua sự kiên trì và tự chủ.

Phương châm của Ủy ban Thế Vận Quốc tế, citius, altius, fortius (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn) [31] gợi lên lý tưởng kiên trì này. Theo một nghĩa nào đó, đời sống Kitô giáo giống như một cuộc chạy đua đường trường (marathon) hơn là chạy nước rút (sprint). Có nhiều giai đoạn, một số giai đoạn này rất khó khắc phục.

Thế nhưng, tại sao người ta lại chạy cuộc đua đường trường? Hẳn họ thích tận hưởng thách đố đến một mức nào đó. Đạt cho được sự cải thiện từng bước, từng dặm, gợi lên một cảm thức thỏa mãn mang lại niềm vui cho cuộc thách đố. Thánh Grêgôriô thành Nazianzus và các Giáo Phụ khác nghĩ tới đời sống Kitô giáo giống như một trò chơi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói về nó theo các ngôn từ này, nối kết thể loại chơi với niềm vui Kitô giáo [32].

Mỗi người hiến tặng những tài năng họ nhận được trong thực tại hàng ngày của cuộc sống họ, có thể bao gồm cả thể thao. Coi trọng các quy tắc và quy định của mỗi môn thể thao cùng với các chiến lược trò chơi do các huấn luyện viên xác định, mỗi vận động viên phát triển bản thân khi họ, bằng tự do và óc sáng tạo, nỗ lực đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong các thông số đã được thiết lập. Bằng cách này, các môn thể thao làm chứng cho công lý ở điểm chúng đòi phải vâng theo các quy tắc. Và để bảo đảm công lý như vậy, có những trọng tài, thẩm phán và thanh tra viên, và trong những năm gần đây, trợ cụ kỹ thuật. Không có các quy tắc, ý nghĩa của trò chơi và cuộc thi sẽ không còn. Trong bóng đá, chẳng hạn, nếu quả bóng không hoàn toàn vượt đường khung thành, thì không phải là cú thắng vào khung thành. Chỉ một milimet nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt to lớn. Theo một cách nào đó, quy tắc đó giúp chúng ta hiểu rằng công lý không phải là một điều chỉ đơn thuần có tính chủ quan mà nó có một chiều kích khách quan, trong cả các hình thức trò chơi.

Trái ngược với những gì người ta có thể nghĩ, trong thể thao, các quy tắc không giới hạn óc sáng tạo của con người nhưng khuyến khích nó. Để đạt được mục tiêu của mình trong các tiêu chuẩn đã thiết lập, vận động viên phải rất sáng tạo. Họ phải tìm cách gây bất ngờ cho đối thủ cạnh tranh bằng một thủ thuật hoặc chiến thuật mới hoặc bất ngờ. Vì lý do này, các vận động viên sáng tạo được đánh giá cao.

Một điều tương tự xảy ra với tự do. Các quy tắc được thiết lập, mà tự chúng vốn là kết quả của óc sáng tạo nơi những người sáng lập ra từng môn thể thao, trở thành khách quan xét về mặt tuân thủ chúng. Tính khách quan này không làm mất đi tính chủ quan của vận động viên mà là giúp họ khai triển nó một cách tự do khi họ luyện tập môn thể thao của mình. Các quy tắc thì rõ ràng và được xác định, nhưng tuân giữ chúng làm cho vận động viên tự do hơn và sáng tạo hơn.

Con người tạo ra các quy tắc, và rồi đồng thuận chấp nhận các quy tắc cấu thành các môn thể thao khác nhau. Và những quy tắc này đặt thể thao ra ngoài các hoạt động khác của cuộc sống hàng ngày. Các học giả đã ghi nhận điều này: một trong những đặc điểm của các quy tắc cấu thành thể thao là chúng có một luận lý học nhưng không (gratuitous logic). Như đã đề cập trong chương trước, mọi môn thể thao đều có các mục tiêu của nó. Trong môn chơi cù (golf), chẳng hạn, mục tiêu là đưa bóng vào lỗ với con số ít nhất các cú đánh có thể có trên mười tám lỗ. Tuy nhiên, các quy tắc của sân cù cấm cách hữu hiệu nhất để thực hiện việc này, chẳng hạn như đi lên và thả bóng vào mỗi lỗ. Chúng nhưng không đưa ra các thách thức và trở ngại khiến việc đạt mục tiêu trở nên khó khăn hơn. Mỗi cầu thủ môn cù phải sử dụng một chiếc gậy chơi cù, khởi đi từ một khoảng cách được chỉ định cách xa mỗi lỗ, và tránh các ao và bẫy cát. Những người tham gia đồng thuận các quy tắc cấu thành môn cù vì họ thích tham gia trò chơi và cố gắng vượt qua các thách thức mà nó đưa ra. Điểm quan trọng của suy tư này là các môn thể thao của chúng ta không bắt buộc phải hiện hữu; chúng ta tạo ra chúng và chúng ta tự do tham gia vào chúng bởi vì chúng ta thích làm như vậy. Theo nghĩa này, các môn thể thao nằm trong lãnh vực nhưng không.

Như thế, thể thao dựa trên khởi điểm hợp tác và đồng thuận về các quy tắc cấu thành. Cũng có nhiều cách mà người tham gia cần hợp tác chỉ để làm một biến cố thể thao khả hữu. Thật vậy, sự hợp tác đi trước và là căn bản để thi đua. Theo nghĩa này, động lực của thể thao trái ngược với chiến tranh, là thứ diễn ra khi người ta tin rằng sự hợp tác không còn khả hữu nữa và khi thiếu sự đồng thuận về các quy tắc căn bản. Trong các môn thể thao, người thi đua tham gia vào một cuộc thi đua có quy tắc, chứ không chống lại một kẻ thù mà ta phải tận diệt. Thật vậy, chính đối thủ của họ đã rút ra được điều tốt nhất nơi một vận động viên, và do đó, trải nghiệm này có thể rất thú vị và hấp dẫn. Chữ thi đua ám chỉ trải nghiệm này, vì chữ này xuất phát từ hai gốc La Tinh “com” - với –và “petere” - phấn đấu hoặc tìm kiếm -. Các người thi đua đang "cùng nhau phấn đấu hoặc tìm kiếm" sự xuất sắc. Nhiều điển hình các vận động viên bắt tay và ôm hôn hoặc thậm chí đi lại làm quen hoặc chia sẻ một bữa ăn sau một cuộc thi kịch liệt đã dạy chúng ta rất nhiều về khía cạnh này.

Vì vậy, chúng ta thấy việc thực hành thể thao giúp con người phát triển như thế nào vì họ trở nên có khả năng tạo ra một môi trường biết kết hợp tự do và trách nhiệm, óc sáng tạo và việc tôn trọng các quy tắc, việc giải trí và sự nghiêm túc. Môi trường này có được là nhờ sự hợp tác và đồng hành với nhau trong việc phát triển tài năng và cá tính cá nhân.

Chơi đẹp

Trong những thập niên gần đây, đã có sự nhận thức ngày càng tăng về nhu cầu chơi đẹp trong thể thao, tức là trò chơi phải trong sạch. Các vận động viên tôn trọng việc chơi đẹp khi họ không những tuân thủ các quy tắc chính thức mà còn giữ công bằng đối với đối thủ của họ để mọi người thi đua có thể tự do tham gia trò chơi. Tuân thủ các quy tắc của trò chơi để tránh bị khiển trách bởi trọng tài hoặc chính thức bị loại vì vi phạm quy tắc là một điều. Nhưng điều khác là phải chú ý và tôn trọng đối thủ và quyền tự do của họ bất kể bất cứ lợi điểm về quy tắc nào. Làm như vậy bao gồm việc không sử dụng các chiến lược giấu giếm, chẳng hạn như dùng chất kích thích, có lợi thế bất hợp pháp so với đối thủ thi đua. Hoạt động thể thao “phải là một dịp không thể tránh để thực hành các nhân đức nhân bản và Kitô giáo về tình liên đới, lòng trung thành, tác phong tốt và biết tôn trọng người khác, những người phải được xem là những người thi đua chứ không phải chỉ là đối thủ hay địch thủ” [33]. Bằng cách này, các môn thể thao có thể đặt ra các mục tiêu cao hơn chiến thắng, hướng tới việc phát triển con người nhân bản trong một cộng đồng gồm các đồng đội và những người thi đua.

Chơi đẹp cho phép các môn thể thao trở thành phương tiện giáo dục cho tất cả xã hội, về các giá trị và đức hạnh tìm thấy trong thể thao, chẳng hạn như kiên trì, công bằng và lịch sự, ấy là chỉ mới nêu tên một vài điều mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vốn nhấn mạnh.
“Các vận động viên thân yêu, các bạn gánh vác trách nhiệm - không kém phần quan trọng – là làm chứng cho các thái độ và niềm xác tín và, thể hiện chúng, vượt quá hoạt động thể thao, trong cơ cấu gia đình, văn hóa và tôn giáo. Khi làm như vậy, các bạn sẽ giúp đỡ người khác rất nhiều, đặc biệt là thanh thiếu niên, những người đang sống trong một xã hội đang phát triển nhanh chóng, nơi đang đánh mất nhiều giá trị và càng ngày càng mất phương hướng” [34].

Theo chiều hướng này, các vận động viên có sứ mệnh trở thành “các nhà giáo dục, vì thể thao có thể đào luyện một cách hữu hiệu nhiều giá trị cao hơn, như lòng trung thành, tình bạn và tinh thần đồng đội” [35].

3.3 Chủ nghĩa cá nhân và nhóm

Một điều rất đặc trưng của thế giới thể thao là mối tương quan hài hòa giữa cá nhân và toàn đội. Trong các môn thể thao đồng đội, như bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền và bóng rổ và nhiều môn khác, thực tại đó được nhìn thấy rất rõ. Nhưng ngay trong các môn thể thao cá nhân như quần vợt hay bơi lội, luôn có một số hình thức làm việc theo nhóm nào đó.



Ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Xem ra các mục tiêu cá nhân đôi khi chiếm ưu thế hơn ích chung. Thể thao là một trường học làm việc theo nhóm giúp chúng ta vượt qua sự ích kỷ. Trong đó tính cá nhân của mỗi người chơi có liên quan đến nhóm đội cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi nói chuyện với những người trẻ tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 của Trung tâm thể thao Ý, nói rằng: “Tôi cũng hy vọng các bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của tinh thần đồng đội, một điều rất quan trọng trong cuộc sống. Đừng có chủ nghĩa cá nhân! Đừng chơi cho riêng mình. Ở quê hương của tôi, khi một người chơi làm như thế, chúng tôi nói: 'Anh chàng này muốn tự mình nghiến hết quả bóng!' Không, đó là chủ nghĩa cá nhân: không nghiến trái bóng, hãy là những cầu thủ của toàn đội. Thuộc về một câu lạc bộ thể thao có nghĩa là bác bỏ mọi hình thức ích kỉ và cô lập, đây là một cơ hội để gặp gỡ và sống bên người khác, giúp đỡ lẫn nhau, thi đua trong lòng quí mến hỗ tương và phát triển trong tình huynh đệ”[36].

Mỗi thành viên đều độc đáo và đóng góp một cách đặc biệt cho toàn đội. Các cá nhân không mất hút trong toàn bộ, vì họ được trân qúi trong tính đặc thù của họ. Tất cả đều có một tầm quan trọng độc đáo làm cho đội mạnh hơn. Một đội ngũ tuyệt vời luôn được tạo thành từ những cá nhân tuyệt vời không chơi một mình mà cùng chơi với nhau.

Thí dụ, một đội bóng có thể được tạo thành từ những tiền vệ xuất sắc nhất thế giới, nhưng nó sẽ không phải là một đội tuyệt vời nếu không có thủ môn, hậu vệ, tiền đạo và thậm chí là một huấn luyện viên giỏi, chuyên gia vật lý trị liệu, v.v. Trong thể thao, thiên phú và tài năng của từng cá nhân nói riêng được xếp đặt để phục vụ cả đội.

3.4 Hy sinh

Người tham gia thể thao rất quen thuộc với khái niệm hy sinh. Bất kể trình độ chuyên môn hay loại hoạt động liên quan, tập chú vào đội hay cá nhân, vận động viên phải khép mình vào kỷ luật và tập chú vào nhiệm vụ hiện hữu nếu họ muốn học và thu lượm được kỹ năng cần thiết. Đạt được điều này thường có nghĩa là người đó phải theo một chương trình thường xuyên và có cấu trúc. Điều này được thực hiện tốt nhất khi người tham gia thể thao chấp nhận điều này: họ sẽ phải dấn thân vào một con đường bao gồm một mức độ gian khổ, từ bỏ mình và khiêm nhường nào đó. Sở dĩ như thế vì việc học tập và biểu diễn một môn thể thao luôn bao gồm việc có thể gặp gỡ với thất bại, ngã lòng và thách thức. Các vận động viên chuyên nghiệp thường sẽ trải nghiệm những thách thức tâm lý, thể lý và tinh thần như là một phần sự nghiệp của họ trong thể thao; thậm chí điều còn gây ấn tượng hơn nữa là những người tham gia thể thao cấp thấp và không chuyên nghiệp cũng sẵn sàng khép mình vào những đòi hỏi này, mặc dù với cường độ thấp hơn nhiều, để trở nên tốt hơn trong điều họ yêu thích [37].

Người tham gia để giải trí chịu huấn luyện để dự cuộc thi nửa đường trường (marathon) vì từ thiện, người chơi cù có chấp (handicap) cao cố gắng tập một cú đánh tốt hơn, hoặc cầu thủ bóng đá cố gắng ghi bàn thắng nhiều hơn cho đội, đều nhờ các trải nghiệm sống này của họ mà hiểu được rằng những hy sinh nhỏ này có ý nghĩa nhờ được thực hiện vì lòng yêu thích thể thao. Mặc dù ngỏ lời với các vận động viên thế vận, Thánh Gioan Phaolô II có điều sau đây để nói về giá trị của sự hy sinh trong thể thao với tất cả các vận động viên, bất kể trình độ của họ: “Tại Thế vận hội gần đây ở Sydney, chúng ta đã ngưỡng mộ những kỳ tích của các vận động viên vĩ đại, những người đã tự hy sinh nhiều năm, ngày qua ngày, để đạt được những thành quả đó. Đây là luận lý học của thể thao, đặc biệt là các môn thể thao thế vận; nó cũng là luận lý học của cuộc sống: không có các hy sinh, các thành quả quan trọng không có được, hoặc thậm chí không có sự hài lòng chân chính”[38].

Những lần gặp hy sinh trong thể thao đó có thể giúp các vận động viên đào tạo cá tính của họ một cách đặc thù. Họ có thể phát triển các nhân đức can đảm và khiêm nhường, kiên trì và dũng cảm. Kinh nghiệm chung của sự hy sinh trong thể thao cũng có thể giúp các tín hữu hiểu đầy đủ hơn ơn gọi của họ trong tư cách con cái của Thiên Chúa. Duy trì một cuộc sống cầu nguyện, một cuộc sống bí tích phong phú, và làm việc vì ích chung, thường đi kèm với nhiều trở ngại và khó khăn. Chúng ta cố gắng vượt qua các thách thức này bằng sự kiên trì kiên định và tự khép mình vào kỷ luật của chúng ta, và với ơn thánh tuôn chảy từ Thiên Chúa. "Kỷ luật nghiêm ngặt và việc tự chủ, sự khôn ngoan, tinh thần hy sinh và cống hiến", theo Thánh Gioan Phaolô II, đại diện cho các phẩm tính tinh thần, tâm lý và thể lý đã được thử nghiệm trong nhiều môn thể thao. Các đòi hỏi và thách thức về tinh thần và thể chất của thể thao có thể giúp tăng cường tinh thần và việc tự ý thức về mình của người ta. Việc Công Giáo đánh giá cao giá trị nhân học của thể thao và sự hy sinh đã dựa trên cơ sở sinh hoạt hàng ngày của mọi người chơi. Qua kinh nghiệm sống của mình, họ biết rằng sự hy sinh và đau khổ có một bản chất đầy tiềm năng biến đổi.

Như thế, hy sinh là một thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng nhiều trong thế giới thực của thể thao. Giáo hội cũng sử dụng thuật ngữ này một cách rất trực tiếp, thường xuyên và chuyên biệt. Giáo Hội biết rằng tình yêu Thiên Chúa và người lân cận của chúng ta thường đi kèm một giá đắt mà chúng ta phải trả. Nhiệm vụ của chúng ta trong tư cách Kitô hữu là chấp nhận các hy sinh và đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng, bất kể lớn hay nhỏ, và được nâng đỡ bởi ơn thánh của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta, phấn đấu cho vương quốc ở đây trên trái đất và trên thế giới. Với điều này trong tâm trí, ta sẽ dễ hiểu hơn điều Thánh Phaolô nghĩ tới khi ngài yêu cầu chúng ta sẵn sàng để 'đấu trận đấu tốt' (Tm 6:12). Tất cả những hy sinh cao qúi mà chúng ta thực hiện đều quan trọng trong đời sống Kitô hữu, cả khi chúng diễn ra trong các hoạt động nhân bản bề ngoài không đáng kể như thể thao.

Kỳ sau: Chương ba (tiếp theo): 3.5 Niềm Vui
 
Quyền năng nhiệm màu của Thiên Chúa – hãy tín thác vào Ngài.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:09 17/06/2018
(EWTN News/CNA) ĐGH Phanxicô đã so sánh hành động ân sủng với sự phát triển của hạt giống được trồng trong vườn, rằng Thiên Chúa thường làm việc trong những cách khôn lường và gây ngạc nhiên, nhưng luôn mang lại hoa trái và vì thế điều quan trọng là luôn tín thác và đừng bao giờ ngã lòng.

Trong bài huấn dụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật, ngày 17 tháng Sáu, ĐGH nói rằng nếu chúng ta nhìn lại lịch sử, dường như là thế giới này đang “đi ngược chiều với chương trình của Cha trên Trời, Đấng ao ước công bình, tình anh em và hòa bình cho tất cả con cái của Ngài.”

ĐGH nói rằng “Người Công Giáo được mời gọi để sống những thời gian này “như là thời kỳ thử thách, hy vọng và thức tỉnh chờ đợi mùa gặt.”

Điểm qua bài dụ ngôn nói về hạt giống trong Tin Mừng hôm nay của Thánh Máccô, ĐGH Phanxicô giải thích rằng cả trong quá khứ và hôm nay đây, Nước Thiên Chúa “lớn lên trong thế giới này trong một cách nhiệm mầu và gây ngạc nhiên, khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của hạt giống nhỏ bé và sức sinh động chiến thắng của nó.”

“Trong những biến cố đau thương của cá nhân và xã hội đôi khi dường như đánh dấu sự đắm chìm của niềm hy vọng, chúng ta phải duy trì tin tưởng và trong hành động xem ra yếu mềm nhưng đầy quyền năng của Thiên Chúa.”

Chính vì điều này, trong những lúc đen tối và khó khăn “chúng ta không được chán nản ngã lòng, nhưng duy trì gắn bó chặt vào sự trung tín của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài sẽ luôn cứu độ… Hãy nhớ rằng: Thiên Chúa luôn cứu độ, người là Đấng Cứu Độ”

ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh đến hai dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay, dụ ngôn đầu nói về hạt giống được reo vãi và nó tự mọc lên, cao điểm là lúc thu hoạch của vụ mùa.

Bài dụ ngôn thứ hai nói về hạt cải, nó là hạt nhỏ nhất nhưng khi phát triển thì lại thành một bụi cây lớn nhất.

Ý của bài dụ ngôn thứ nhất là qua việc rao giảng và hành động của Chúa Giê-su, “Nước Thiên Chúa đã được loan báo, ngài đã gieo vãi vào trong cánh đồng của thế giới này và giống như hạt giống, nó tự mọc lên và phát triển, nhờ sức mạnh riêng của nó và theo các tiêu chuẩn mà con người không hiểu được.”

Sự mọc lên và phát triển ấy trong lịch sử không lệ thuộc vào việc làm của con người, nhưng nó “biểu lộ qua quyền lực và sự tốt lành của Thiên Chúa.”

Nói về dụ ngôn hạt cải, ĐGH nói rằng làm thế nào một hạt nhỏ khi lớn lên lại thành một cây lớn nhất ở trong vườn là “sự phát triển khôn lường, gây ngạc nhiên”.

ĐGH nói rằng “thật không dễ cho chúng ta đi vào nguyên tắc khôn lường này của Thiên Chúa và chấp nhận nó trong cuộc đời của chúng ta.” Ngài giải thích rằng Thiên Chúa khuyến khích mỗi người chúng ta có “một thái độ của đức tin vượt qua những dự án của chúng ta, những tính toán của chúng ta, những tiên liệu của chúng ta.”

ĐGH nói rằng đây là lời mời gọi chúng ta mở lòng với sự quảng đại lớn lao hơn cho các kế hoạch của Thiên Chúa trên bình diện cá nhân và công đoàn.Trong mỗi cộng đoàn phải đặc biệt để ý đến “những cơ hội nhỏ và lớn của điều thiện mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, cho phép chúng ta được tham gia vào các năng động của tình yêu, đón nhận và thương xót đối với mọi người.”

Tính chất đích thực sứ mạng của Giáo Hội không được đánh giá bằng “sự thành công hay hài lòng với những kết quả, nhưng bằng sự tiến bước với lòng can đảm tín thác và khiêm nhường giao phó cho Thiên Chúa.”

“Chính việc ý thức là công cụ nhỏ bé và yếu kém trong bàn tay của Thiên Chúa và với ân sủng của Người, chúng ta có thể hoàn thành những công việc lớn lao, làm cho Nước Chúa mau đến, nước của công lý, hòa bình và niềm vui trong Chúa Thánh Thần. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp những người Công Giáo biết hướng về Chúa và biết cộng tác trong việc phát triển Vương Quốc Thiên Chúa “trong lòng người và trong dòng lịch sử.”

Sau khi hướng dẫn khách hành hương đọc kinh kính Mẹ Maria theo truyền thống, ĐGH Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho đất nước Yemen nơi mà chiến tranh đang leo thang gần thành phố cảng Hydaydah. Nếu cảng này bị đóng cửa thì thực phẩm và các cứu trợ khác sẽ không thể đến được cho hàng ngàn người đang phải đối diện với cảnh đói khát trong nước, làm tăng tình hình nhân đạo vốn đã thảm khốc tại đây.

ĐGH đã kêu gọi cộng đồng thế giới thay cho Yemen, yêu cầu những cuộc thương thảo có lương tâm để tránh làm cho tình hình nhân đạo tồi tệ hơn. Sau đó ngài cùng mọi người đọc một kính Kính Mừng.

Cuối cùng ngài đã khởi đồng “Tuần Lễ Hành Động Toàn Cầu” là một phần trong sáng kiến Chia Sẻ Hành Trình của hội bác ái giáo hoàng quốc tế Caritas, kêu gọi các chính phủ chấp nhận bản tóm tắt của Liên Hiệp Quốc về di dân và tị nạn để “tiến tới một thỏa thuận bảo đảm sự trợ giúp và bảo vệ bất cứ ai bị bắt buộc phải rời bỏ nhà riêng của họ.”


Source: EWTN News Pope Francis: God workds in mysterious ways - trust him
 
9 mong ước cuả giáo hội Hàn Quốc trước viễn ảnh Hoà Bình.
Trần Mạnh Trác
18:24 17/06/2018
Seoul: (theo CNA) Sau 2 cuộc hội nghị thượng đỉnh lịch sử, các giám mục Hàn Quốc vừa ra một thông cáo kêu gọi người Công Giáo thực hiện một tuần cửu nhật cho chín mục đích cụ thể cho bán đảo Triều Tiên.

Tuần cửu nhật bắt đầu ngày hôm nay 16/6/18 và kết thúc ngày 25 tháng 6, đó cũng là ngày đỉnh điểm cuả tuần cửu nhật, với chủ đề “Ngày cầu nguyện cho sự thống nhất trong hòa bình của nhân dân Hàn Quốc”.

Các giám mục Hàn Quốc đã từng thực hiện nhiều sự kiện như thế để cầu nguyện cho sự hòa giải và thống nhất của bán đảo Triều Tiên. Theo Đức Tổng Giám Mục Kim Hee-joong ở Gwangju, người Công Giáo Hàn Quốc đã dùng ngày 25 tháng 6 hằng năm là một ngày cầu nguyện cho bán đảo Triều Tiên kể từ năm 1965.

Tuần cửu nhật đầu tiên dành cho việc hòa giải và đoàn kết của Hàn Quốc đã được tổ chức vào tháng 6 năm 1993, khi Bắc Triều Tiên bắt đầu rơi vào nạn đói triền miên. Đó là kết quả cuả một nên kinh tế cộng sản phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô đã bị xụp đổ. Theo ước tính của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thì có khoảng từ 500.000 đến 600.000 người đã chết vì đói ở Bắc Triều Tiên từ năm 1993 đến năm 2000.

Tuần cửu nhật là một thời gian chín ngày liên tiếp để cầu nguyện cho một ý định cụ thể nào đó, thí dụ như xin một vị thánh ban ơn lành. Đó là một mô hình dựa theo sự việc các thánh tông đồ đã cầu nguyện chín ngày trong khoảng thời gian giữa lễ thăng thiên của Chúa Giêsu và Lễ Hiện Xuống của Đức Thánh Linh.

Chín ý chỉ cầu nguyện cuả giáo hội Hàn quốc trong dịp này cũng phản ảnh 9 vấn đề mà bán đảo Triều Tiên đang phải đối mặt.

Ngày 17 tháng 6: Cầu nguyện cho việc chữa lành của một quốc gia bị chia cắt.

Gần 3 triệu người Hàn Quốc đã chết trong cuộc chiến tàn bạo từ năm 1950 đến năm 1953, tương đương với 10% dân số. Nhưng về mặt kỹ thuật thì bán đaỏ Triều Tiên vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh dù đã 65 năm sau khi bản đình chiến được ký năm 1953.

Kể từ khi phân chia dọc theo vĩ tuyến 38, Bắc và Nam đã phân hóa đáng kể về mặt kinh tế và văn hóa.

Vào ngày 27 tháng 4 năm nay, hai nhà lãnh đạo hai miền đã ký Tuyên bố Panmunjom, trong đó họ cam kết tiếp tục các cuộc họp trong tương lai với mục tiêu chính thức chấm dứt Chiến tranh.

Ngày 18 tháng 6: Cầu nguyện cho các gia đình bị chia ly.

Hàng trăm ngàn người đã bị chia ly ở 2 bên vĩ tuyến. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, thì hơn một nửa số người Hàn Quốc bị chia ly đã không còn sống nữa, những người còn sống thì đã rất già, tuổi trung bình là 81.

Chính phủ Bắc và Nam Triều Tiên đôi khi đã tổ chức các cuộc họp mặt đầy nước mắt cho các gia đình bị chia ly. Tại một cuộc hội ngộ vào năm 2015 , một người vợ 85 tuổi đã đoàn tụ với người chồng mà bà đã không được gặp sau 65 năm. Họ chỉ có 12 giờ ở bên nhau trước khi phải quay trở lại quốc gia của họ.

Ngày 19 tháng 6: Cầu nguyện cho các anh chị em Bắc Triều Tiên

Có 25 triệu người sống ở Bắc Triều Tiên, là một đất nước có một trong những hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới. Một cuộc điều tra của LHQ năm 2014 đã đưa ra một báo cáo dầy 372 trang về các tội ác chống lại nhân loại, bao gồm xử tử, bắt làm nô lệ, tra tấn, giam cầm, cưỡng bức phá thai và cố ý kéo dài nạn đói .

Hiện tại có từ 80.000 đến 120.000 người bị giam trong sáu trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên, trong đó Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tìm thấy nhiều bằng chứng về nạn đói, lao động cưỡng bức và tra tấn.

Ngày 20 tháng 6: Cầu nguyện cho những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên

Hiện có 31.530 người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên đang sống ở Hàn Quốc. Gần như tất cả những người đào thoát đã băng qua biên giới phía bắc để đi vào Trung Quốc trước khi bắt đầu một cuộc hành trình nguy hiểm khác để thoát ra khỏi Trung Quốc, những người trốn tránh nếu bị phát hiện trên đất Trung Quốc sẽ bị hồi hương. Nhiều phụ nữ tị nạn đã phải buôn bán tình dục ở Trung Quốc.

Căn bệnh PTSD (biến chứng tâm não) là phổ biến ở những người Bắc Triều Tiên sống sót, và họ phải đấu tranh rất nhiều để thích nghi với cuộc sống ở miền Nam, nơi họ thường phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Giáo Hội Công Giáo đã và vẫn làm việc với nhiều người đào thoát Bắc Triều Tiên để giúp họ thích nghi với xã hội Hàn Quốc.

Ngày 21 tháng 6: Cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc

Trở thánh lãnh tụ của Bắc Triều Tiên vào năm 2011, ông Kim Kim Jong Un đã tạo ra lịch sử vào năm 2018 sau khi bước qua lằn biên ranh giới quân sự để gặp Tổng thống Moon Jae-In vào tháng Tư và sau đó, ông trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ hồi tháng Sáu. Các giám mục Hàn Quốc đã xin cầu nguyện cho ông Kim sẵn sàng thay đổi Bắc Triều Tiên.

Ông Moon Jae-In đắc cử tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2017 sau khi người tiền nhiệm của ông bị truy tố về tội tham nhũng. Ông Moon là người Công Giáo, cựu luật sư nhân quyền, và là con của những người tị nạn đến từ Bắc Triều Tiên. Ông đặt ưu tiên ngoại giao vào sự tìm kiếm hòa bình với miền bắc, ngay cả trong những thời điểm căng thẳng.

Ngày 22 tháng 6: Cầu nguyện cho việc phúc âm hóa Bắc Triều Tiên

Theo Hội đồng Giám mục Hàn Quốc thì vào năm 1945, có khoảng 50.000 người Công Giáo tại các giáo xứ ở Bắc Triều Tiên, và số các tín hữu Tin Lành thì hơn gấp đôi số đó. Trước Chiến tranh, Bình Nhưỡng đã từng được gọi là "Jerusalem của phương Đông" và được coi là một trung tâm Kitô giáo ở Đông Bắc Á.

Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, thì hầu hết các linh mục ở Bắc Triều Tiên bị bắt, bị giết, hoặc biến mất. Quá trình phong chân phước đã bắt đầu cho 40 tu sĩ và nữ tu của Tu viện Tokwon Benedictine , đã bị Cộng sản giết đi.

Vào năm 1988, một "Hiệp hội Công Giáo Hàn Quốc" đã được chính phủ Cộng sản tạo ra và đã đăng ký 800 thành viên. Hiệp hội này không được Vatican công nhận, nhưng có một trong ba nhà thờ do nhà nước bảo trợ và hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền Cộng sản.

Thánh lễ thỉnh thoảng được tổ chức tại Nhà thờ Changchung ở Bình Nhưỡng khi có một linh mục nước ngoài đi du lịch qua, vào các ngày Chúa Nhật, phụng vụ được cử hành bởi một cư sĩ do nhà nước bổ nhiệm.

Sự đàn áp Kitô hữu ở Bắc Triều Tiên thì tồi tệ hơn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, theo bảng Theo dõi của Open Doors, người ta ước tính rằng có thể có tới 300.000 Kitô hữu đang thực hành đức tin “chui” ở Bắc Triều Tiên. Các Kitô hữu bị “lật tẩy” thì sẽ bị bắt giữ, cải tạo trong trại lao động, hoặc, trong một số trường hợp, bị hành quyết vì đức tin.

Nhiều linh mục và mục sư đã lén đi vào Bắc Triều Tiên với hy vọng bí mật truyền giáo và nhiều người đã bị bắt, nhưng các tổ chức Kitô giáo ở Seoul tiếp tục phát thanh Tin Mừng qua miền Bắc với hy vọng rằng ai đó sẽ có thể bắt được làn sóng phát thanh.

Ngày 23 tháng 6: Cầu nguyện cho các cuộc giao lưu giữa Bắc và Nam Hàn

Một phần của Tuyên bố Panmunjom là cam kết trao đổi hợp tác nhiều hơn giữa hai nước. Trong quá khứ, những trao đổi này vừa mang tính văn hóa vừa kinh tế. Chủ đề hàng năm của các giám mục Hàn Quốc, họp vào ngày 21 tháng 6 tại Đại học Công Giáo Daegu, sẽ là xem xét sự trao đổi và hợp tác giữa 2 nước Hàn Quốc trong tương lai.

Vào ngày 13 tháng 6, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một chương trình trao đổi chính thức giữa 2 trường đại học hàng đầu của hai nước là Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Kim Il Sung.

Ngày 24 tháng 6: Cầu nguyện cho sự hòa giải thực sự giữa hai miền Bắc Nam

"Hòa giải" là một từ mà các giám mục Hàn Quốc thường xuyên sử dụng khi thảo luận về Bắc Triều Tiên. "Cho đến khi hòa bình được thiết lập vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên và những người bị chia ly được đoàn tụ, thì Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục hành trình tìm kiếm một hiệp ước để hòa giải và đoàn kết giữa các người dân Hàn Quốc", theo lời Đức Tổng Giám Mục Hee-joong.

Kể từ khi phân chia, hai quốc gia đã tập trung các lời tuyên truyền vào việc phỉ báng lẫn nhau. Lời kinh trong tuần Cửu Nhật bao gồm những dòng này, "Xin hãy tha thứ cho chúng tôi vì đã vu khống và đấu chọi lẫn nhau và xin hãy chữa lành những vết thương chia rẽ, xin ban cho chúng tôi ân sủng hòa giải."

Ngày 25 tháng 6: Cầu nguyện cho sự thống nhất trong hòa bình của người dân Hàn Quốc

Đối với nhiều Kitô hữu Hàn Quốc, sự thống nhất hòa bình của bán đảo Triều Tiên là mục tiêu tối hậu. "Cũng giống như giáo hội ở Đức đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất Đông và Tây Đức, giáo hội Hàn Quốc sẽ nâng cao tiếng nói của mình cho hòa bình của hai miền Triều Tiên", theo lời cha Timothy Lee Eun-hyeong, thư ký của Ủy ban giám mục cho sự hòa giải của người dân Hàn Quốc.

"Quốc gia Hàn Quốc là biểu tượng của một thế giới bị chia rẽ và chưa thể trở thành một thế giới hòa bình và công bằng", Thánh Gioan Phaolô II đã từng nói về chuyến tông du đến Hàn Quốc vào năm 1989, "nhưng vẫn có một con đường phía trước. Hòa bình thực sự - shalom mà thế giới đang cần có một cách khẩn trương- luôn được thúc đẩy từ một tình yêu bí ẩn và vô cùng phong phú cuả Thượng Đế. ”

Thánh Gioan Phaolô II tiếp tục, “Là những Kitô hữu, chúng ta tin rằng Đấng Kitô phục sinh đã mang lại sức mạnh của sự sống và mang lại tình yêu vượt qua tất cả mọi sự dữ và mọi sự phân ly.”
 
Top Stories
Vietnamese bishop protests new cyber security law, rebuking priests participating in the National Assembly
J.B. An Dang
22:27 17/06/2018
Security on Sunday June 17, 2018 was tight in major Vietnam’s cities and provinces, with large presence of police in public areas.

Thousands have been arrested after demonstrations last week in the country where the ruling Communist Party retains tight media censorship and tolerates little criticism.

During the week the Vietnamese government vowed to punish protesters, branding them as “extremists”. Nguyễn thị Kim Ngân, Vietnam’s National Assembly chairwoman on Friday said the lawmakers condemned “the acts of abusing democracy, distorting the truth, provoking, causing social disorder and greatly affecting the people’s life”. She said in a televised session of the Assembly.

State-run media outlets went even further airing direct, gung-ho threats from police Major-Colonel Trần Anh Huy, who threatened to “blow brains out of skulls” anyone who dare to participate in demonstrations against recently-passed cyber security law.

Despite great fears blanketing the society, tens of thousands of Catholics in Hà Tĩnh and Vinh, central Vietnam, demonstrated peacefully on Sunday. Walking calmly on the streets, despite being filmed by police with menacing gestures, protesters prayed the Rosary holding Vatican flags and signs that said “No leasing land to Chinese communists for even one day” or “Cyber security law kills freedom”.

In another development, Mgr. Michael Hoàng Đức Oanh, emeritus bishop of Kontum Diocese, publishes an open letter dated June 16, 2018, to Trần Đại Quang, Vietnam’s chairman. The prelate condemns Huy’s statement urging all state officials to tone down in order to promote social harmony and respect legitimate rights of citizens.

“The new cyber security law is to fool people, and the bill on special administrative and economic units is to sell out this country to China. On Sunday June 10, when people express their will against the two bills, the government barbarically attacked them instead of listening to them! Later, a mass arrest has been carried out in Bình Thuận and other places! As of now, it’s still going on,” he writes describing what are going on in these days in Vietnam.

“I urge you, Mr. Chairman, to instruct authorities at all levels to release all arrestees, publish new law on protesting as prescribed by the Constitution, and respect the popular will,” he continues.

In a video posted on YouTube, Bishop Michael Hoàng Đức Oanh also publicly rebuked priests who are members of the National Assembly. All of them were reported of voting in favor for the new cyber security law on June 12.

“These priests betray their faith and betray our country, for money and prestige bestowed on them by the communists,” said the prelate.

In fact, the new cyber security law, supposed to be in effect on January 1, 2019, has already caused great consequences to Catholic sites. Engineers from VietCatholic News, a news agency of Vietnamese Catholics based in California, USA, reported the reduction of at least 70% its Website traffic during last week.

“People have to reduce their internet activities out of fears being prosecuted,” explained Fr. Paul Văn Chi, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media. In a press release published days before, he criticised Vietnam’s national laws of lacking meaningful protections for privacy.

“The provisions in the cyber security law could make it easier for the government to identify and prosecute people for their peaceful online activities,” he warns.

Father Joseph Nguyễn of the Hanoi archdiocese fears that with the cyber security law, Catholics in the country have to rely more on the “Catholics and the Nation” a state-run outlet.

“The outlet seems to be rich in content. But be careful, things always have been, are and will be distorted through the prism of communism. Do not be so naive to think that communists fund for Catholics to evangelize,” he warns.

The magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church. Soon after the communists took control Vietnam, the magazine was first published on July 10th, 1975. This was part in an attempt of the government to set up a state-run Church. It has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and Pope John Paul II. It almost died after the death of its founder, Trương Bá Cần, who died on July, 10, 2009. The half-dead magazine has been funded abundantly by the government to revive it and appointed Father Phan Khắc Từ the chief editor of the magazine.

Comments made by the Pope Francis since his becoming pope on capitalism have been exploited by the magazine to paint the Holy Father as a Pope ideologically aligned with Marxists.

Từ, a member of communist party, is the Vice-chairman of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, an organization born in 1975 in a plot to separate the Church in Vietnam from Vatican. He has lived publicly for decades with a woman and has 2 children.

The Canon Law - Article 285-3 - forbids the clergy from holding public office or political roles, except in exceptional circumstances and with special exceptions granted by ecclesiastical authority. In an open letter to Church leaders in Vietnam, many priests including Fr. Nguyễn Văn Lý – a dissident who spent 15 years in prison - argue that adherence to components of the Communist Party is one of the prohibited acts and ask the bishops for disciplinary action against guilty priests.

Speaking about the presence of representatives of the Catholic clergy in the government of the Communist Party, Father Joseph Nguyễn notes that it “in no way improves the condition of the Church” because they “have never raised a voice against the repressions and the forced evictions of land.” On the contrary, as violations of religious freedom worsen – such as physical abuse against priests who dare to challenge the regime - the priests close to the Communist Party have called for “more severe punishments against their brothers and sisters in faith.”

Working closely with young people, Father Joseph Trần adds another very important aspect: “Their presence in communist organizations has deeply undermined the credibility of the Church and the effectiveness of its mission,” he told AsiaNews. The priest said that it is difficult to make students understand the blatant violation of canon law, but they are “vigorously against this scandal that involves the Church in Vietnam.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc năm thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và thắp nến cầu nguyện cho quê hương.
Trần Văn Minh
06:56 17/06/2018
Dù xa quê hương, những người Công Giáo Việt Nam luôn hướng về Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Và cũng để được chung hưởng những gia tài thiêng liêng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để lại. Trong Năm Thánh kỷ niêm 30 năm ngày các Chân phước Tử đạo Việt Nam được phong lên bậc hiển Thánh Tử Đạo 19/6/1988 – 19/6/2018. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức đại lễ khai mạc năm Thánh từ 2:30 Ngày 17/6/2018.

Xem hình

Trời Melbourne rất ảm đạm, nhiệt độ lạnh lẽo mùa Đông kèm những cơn mưa tuy không liên tục, nhưng những cơn mưa rào, chợt đến rồi đi cả ngày đã làm cho mọi người lo lắng. Vì chương trình khai mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dự tính sẽ có rước kiệu và thánh lễ ngoài trời để mọi người tại các cộng đoàn có thể về dự lễ thật trọng thể.

Sau giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật 17/6/18. Lễ đài và kiệu ảnh Các Thánh Tử Đạo đã được chuẩn bị sẵn sàng. Bất chấp thời tiết đe dọa, mọi sự trông cậy vào sự cầu bầu và che chở của các Thánh Tử Đạo. Đoàn rước kiệu bắt đầu. Mọi người với đủ mọi độ tuổi, từ già tới trẻ, với những bộ quần áo chống lạnh, chống mưa, cùng với nón và dù che, đã bước theo Thánh Giá nến cao rời lễ đài sau lời nguyện của Linh mục Quản nhiệm Trung Tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm chủ sự cuộc rước.

Các đoàn thể tay cầm cành thiên tuế, miệng đọc kinh Mân Côi bước đi trong niềm tin tuyệt đối vào Các Thánh là tổ tiên ông bà che chở cầu bầu cùng Chúa và Mẹ Maria, đoàn rước tuy không được dài như những mùa trời nắng ráo, nhưng đã nói lên tiềm tin yêu vào Thiên Chúa như gương các Thánh Tử Đạo.

Đoàn rước đi thẳng vào trong Thánh đường để dâng lễ đồng tế do Linh mục quản nhiệm chủ tế cùng với quý Cha Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Melbourne trong lễ phục đỏ đồng tế. Ca đoàn Cecilia trong đồng phục đại lễ đã thể hiện thật xuất sắc các bài hát vinh danh tổ tiên là các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Nhà thờ đã không còn chỗ trống. Nhiều người đã phải ngồi phía ngoài với các lò sưởi ngoài trời để ngăn bớt cái lạnh. Phía quan khách, có Đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria. Đại diện Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, quý tu sỹ nam nữ trong Tổng Giáo phận Melbourne.

Trong bài chia sẻ. Linh mục Đinh Thanh Bình đã kể lại kỷ niệm của 30 năm trước, khi vẫn còn là một thầy dòng, nhân dịp đại lễ phong thánh. Thầy Bình nghe một người tài xế nói: tử đạo dễ ợt, lúc đầu nghe cũng có lý, nhưng sau này mới hiểu là để trở thành một vị thánh tử đạo, mọi sự không dễ như chúng ta lầm tưởng. Ngoài đức tin, sự đạo hạnh và còn phải thực hành theo Thánh ý Chúa.

Câu chuyện về Giáo xứ Trà Kiệu, thời Văn Thân đã được sử sách ghi chép lại trong văn khố Pháp, mà linh mục đã được đọc nói lên tất cả, từ sự sợ hãi khi bị bách hại, nên đã có người muốn thỏa hiệp, đầu hàng, nhưng do hoàn cảnh vì quân Văn Thân rất hung dữ. Do đó, mọi người phải chống lại. Và sau mỗi lần xuất kích trở về, mọi người đều đến bên Mẹ Maria và tạ ơn Mẹ. Và Mẹ đã che chở cho đoàn con cái của Mẹ được bình an.

Sau Thánh lễ, toàn thể mọi người được mời xuống lễ đài, nơi có ảnh Các Thánh Tử Đạo. Có lá cờ hiện thân của hồn thiêng sông núi, để cùng thắp nến cầu nguyện cho quê hương. Từ các em bé, đến các cụ già trong cái lạnh thấu xương, nhưng một lòng vì quê hương, đất nước đã xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa ban cho quê hương Việt Nam thoát ách cộng sản. Và ban bình an cho quê hương được sống trong thanh bình, ấm no, hạnh phúc thật sự với đủ mọi quyền con người cho mọi người dân.

Buổi thắp nến cầu nguyện sau các bài hát Kinh Hòa Bình và kết thúc bằng Chung khúc Việt Nam. Mọi người đã có dịp để bày tỏ và nói với bọn cộng sản cầm quyền Việt Nam phải ngừng ngay những hành động bán nước. Vì đất nước của cha ông chúng ta gây dựng lên, chúng ta phải ra sức gìn giữ. Những ly trà nóng trong buổi tối mùa Đông Melbourne đã được xua tan. Mọi người cảm thấy ấm áp trong tình đoàn kết, yêu thương và đượm thắm tình dân tộc. Và nhất là cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa.


 
Dòng Chúa Cứu Thế Melbourne có thêm tân Linh Mục
Trần Bá Nguyệt
17:23 17/06/2018
Bài và hình: Trần bá Nguyệt
Melbourne - Thứ bảy, 16-6-2018, tại Giáo xứ Holy Eucharist, vùng St Albans North, một Thánh lễ truyền chức linh mục đã được Đức Cha Terence Curtin trao ban cùng một lúc với ba thày phó tế.
Xem hình
Thày Joseph Nguyễn Xuân Hiếu thuộc dòng Chúa Cứu Thế đã được Đức Cha Curtin (Bắc Melbourne) ban chức linh mục cùng với ba thày dòng Chúa Cứu Thế được nhận chức phó tế. Đó là các thày Timoteus Terong Tapoona, thày Vincensius Lolo Wea và thày Mark Chia.
Hơn 50 linh mục Úc Việt và Phi Châu đã có mặt trong Thánh Lễ Phong Chức này cùng với khoảng hơn 700 giáo dân tham dự. Sau thánh lễ là một bữa tiệc trưa đông đảo và vui vẻ trong Hội Trường giáo xứ. Hai ca đoàn Maltese và Việt Nam đã trình bày những bản thánh ca thật du dương và sinh động suốt thánh lễ.

 
Giới Trẻ Giáo Hạt Hội An Đà Nẵng tổ chức Chương Trình Thánh Ca : Ghi Ơn Cha Mẹ
Toma Trương Văn Ân
19:43 17/06/2018
Tối Chúa Nhật trung tuần của tháng 6 , Ngày kính nhớ và ghi ơn Cha ( Father day ) ngày 17 / 6/ 2018 . Tại hội trường Giáo xứ An Hải – Giáo phận Đà Nẵng, Giới trẻ Giáo hạt Hội An tổ chức chương trình Thánh ca với chủ đề : “ Ghi ơn Cha mẹ “ .

Xem Hình

Đây là lần đầu tiên Giới trẻ Hạt Hội An tổ chức Chương trình Thánh ca chung, có sự đóng góp Ca Vũ công của nhiều Giáo xứ cùng hợp tác đóng góp tiết mục vào chương trình, kết hợp phục vụ giải khát . Là dịp Giới trẻ các Giáo xứ trong Giáo hạt giao lưu học hỏi , tạo tình liên kết anh em , giúp hoạt động giới trẻ phong phú đa dạng, nâng đỡ đời sống tinh thần cho các Bạn trẻ.

Cha Giuse Nguyễn Kinh – Quản xứ An Hải, chủ xướng Nghi thức khai mạc , Cha chia sẻ niềm vui , động viên Giới trẻ, đây là dịp tri ân và nhắc các bạn trẻ tôn kính tri ân Cha Mẹ còn sống cũng như khi các Ngài đã qua đời.

Có 15 tiết mục ca , múa đồng diễn , hợp ca.. . của các Giáo xứ trong Giáo hạt được trình diễn rất hay và thu hút khán thính giả hiện diện:

1. Mở đầu. Múa đồng diễn- giới trẻ hạt Hội An

2. Làm Dấu - Công Thành- Giới trẻ Gx Cồn Dầu

3. Công Cha Nghĩa Mẹ - Gia Luật - Tấn Hoà – Giới trẻ Gx An Hải

4. Ca Vang Tình Chúa- Huyền Đan - Giới trẻ Gx Nhượng Nghĩa

5. Dù con có ra sao - Nguyên Thảo – Giới trẻ Gx An Thượng

6. Mẹ, con đã về - Minh Anh : giới trẻ Nhượng Nghĩa

7. Cha mẹ con- Yến Nhi - Thanh Tuyền : Giới trẻ An Hải

8. Đường con theo Chúa - Cẩm Yên - Cẩm Tiên :Giới trẻ gx Phú Hạ

9. Bỏ Ngài con biết theo ai - Tuyết My: giới trẻ Cồn Dầu

10. Mẹ Tôi - Linh Trang: giới trẻ An Thượng

11. Mẹ - Trương Ân Phước: Giới trẻ Gx Nhượng Nghĩa

12. Đôi chân trần - Long Trim : Giới trẻ Cồn Dầu

13. Dấu Chân , Thiện Khanh: giáo dân An Hải)

14. Cõng mẹ đi chơi- Huỳnh Khanh: gia trưởng An Thượng

15. Cầu cho Cha Mẹ 7- giao lưu giới gia trưởng An Hải, An Thượng, Nhượng Nghĩa

Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ.

Gánh nặng cuộc đời , không ai khổ bằng Cha.

Nước biển mênh mông, không đong đầy tình Mẹ

Mây trời lồng lộng, không phủ kín công Cha.

Hầu hết các tiết mục trình diễn đều xoáy vào tâm tình biết ơn và ghi ơn Cha Mẹ.

Là Người Tín hữu Công Giáo , Thiên Chúa mời gọi một cách quyết liệt hơn trong Điều răn Thứ tư : “ Thảo Kính Cha Mẹ “ . Sống hiếu Đạo làm con, làm cho Cha mẹ hạnh phúc, là chu toàn Lề luật và đẹp lòng Thiên Chúa: “ Ai yêu mến cha mình thì đền bù tội lỗi. Ai thảo kính mẹ thì như người thu được kho tàng. Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Trí khôn người có suy giảm, con cũng hãy nể vì, đừng nhục mạ người khi con đương sức trai tráng. Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi và xây dựng đức công chính. Vào ngày bĩ cực, công việc con sẽ được nhớ đến, như băng giá khi trời tối, tội con sẽ tan đi. Người lộng ngôn, khinh cha, dể mẹ là xúc phạm đến Thượng Ðế, kẻ tác tạo nên họ.” (Huấn Ca 3,3. 12-16).

Toma Trương Văn Ân
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 18/6/2018: Giáo dân đi biểu tình: Không đặc khu: ''Và con tim đã thôi nguội lạnh...''
VietCatholic Network
14:31 17/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 17 tháng 6.

2- Đức Thánh Cha nói: Sỉ nhục là giết tương lai người khác. Hãy chuyển sự ganh tị thành tình bạn.

3- Đức Thánh Cha nói: Khai thác bóc lột phụ nữ là tội lỗi chống lại Thiên Chúa.

4- Đức Thánh Cha tiếp 60 nhà thiên văn quốc tế.

5- Sứ điệp Đức Thánh Cha: Ngày Thế giới người nghèo lần II.

6- Hội Đồng Hồng Y soạn dự thảo cải tổ Giáo Triều.

7- Đức TGM Mark Coleridge nói về luật Lãnh Thổ Thủ Đô Úc (ACT) bắt buộc các Linh mục vi phạm ấn tín của phép giải tội.

8- Nhà cầm quyền Việt Nam cấm Linh mục bất đồng chính kiến xuất cảnh.

9- Tâm cảm của một linh mục: Giáo dân đi biểu tình: Không đặc khu: ''Và con tim đã thôi nguội lạnh...''

10- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Vòng Tay Yêu Thương.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Giáo Hội Năm Châu 18/06/2018: Giáo hội Hàn Quốc với hội nghị thượng đỉnh Trump-Un
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:12 17/06/2018
1. Giáo hội Hàn Quốc ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, kêu gọi tha thứ và hòa giải.

“Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên là một bước tiến hòa bình mới cho Hàn Quốc, cho Châu Á và toàn thế giới. Tôi cầu nguyện và ban phước lành cho hai vị lãnh đạo. Trong dịp này tôi không khỏi tưởng nhớ lại những khoảng khắc đau buồn cuả cuộc chiến Cao Ly mà hàng triệu người vẫn còn phải sống trong cảnh bi thương vì gia đình bị chia cắt hai bên biên giới. Hôm nay là một niềm hy vọng mới. “

Đó là lời cuả đức cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Daejeon và là Chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội cuả Agenzia Fides, trong lời bình luận về hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un.

Hội nghị thượng đỉnh đã công bố một chiều hướng tổng quát là “một sự thay đổi lớn” ở bán đảo Triều Tiên và sự giải giới vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên “sẽ bắt đầu rất sớm”.

Đức Giám Mục Lazzaro You nói với Agenzia Fides: “Tôi cảm thấy hạnh phúc bởi vì, với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu cuả một thời đại mới của Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh đổi mới tất cả mọi thứ. Cái tinh thần mới mà chúng ta đang cảm thấy ngày hôm nay tại Hàn Quốc là tinh thần ‘Hy Vọng’, Chúng ta phải chú ý đến những dấu hiệu của thời đại và hướng về tương lai đang chờ đón chúng ta. Các dấu hiệu ngày hôm nay thì rất đáng khích lệ và chúng ta cảm tạ Chúa vì điều này “.

Đức Giám Mục cũng lên tiếng ghi nhận sự kiên trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In: “Ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống một năm trước với một mục đích rõ ràng là hòa bình và giảm căng thẳng. Ông đã xây dựng mối quan hệ với các cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ với một mục tiêu là hoà bình. Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những thành quả đầu tiên của sự kiên định đó “.

Đức cha Lazzaro kết luận: “Đằng sau những tuyên bố về ý định và cam kết bằng lời nói, chúng ta phải chờ đợi những việc làm, chúng ta chờ đợi những lời nói hoa mỹ được đưa vào thực hành. Nghĩa là bắt đầu con đường tha thứ và hòa giải. Đó là hy vọng của chúng ta và mong muốn của chúng ta cho tương lai của Hàn Quốc”

2. Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn: Thượng đỉnh Singapore quả là một sự kiện lịch sử.

Sứ Thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ là Tổng Giám Mục Alfred Xuereb đã ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un là một “sự kiện lịch sử” và Giáo Hội đặt rất nhiều “hy vọng và tin tưởng”. Tuy nhiên, Đức Sứ Thần Tòa Thánh cũng cảnh báo rằng chúng ta mới chỉ là bước đầu của một hành trình dài.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, từ Hán Thành, Đức Tổng Giám Mục Xuereb nói rằng nhân dân Triều Tiên và Giáo Hội địa phương đã rất nóng lòng chờ đợi “những sự kiện lịch sử này”. Ngài mô tả cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un “mở ra một trang sử rất quan trọng cho bước đầu của một hình trình dài và gian nan” tiến về hòa bình.

Đồng thời Đức Tổng Giám Mục Xuereb cũng nói rằng “Chúng ta có hy vọng bởi vì bước đầu này rất tích cực, rất tốt” và chúng ta đã đổi từ tranh luận và những từ ngữ như “bắn phá và cuồng nộ” hoặc “ tiêu diệt hoàn toàn Bắc Hàn” ra những lời lẽ mang tính hòa giải hơn để nói về hòa bình.

Sứ thần Tòa Thánh nói rằng Giáo Hội Triều Tiên đang sống trong những sự kiện này với “niềm tin tưởng vĩ đại”. Ngài cho biết Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo ở Hán Thành đã tổ chức cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và hòa giải vào mỗi ngày Thứ Ba. Ngài cũng cho biết là các Giám Mục Công Giáo ở Nam Hàn đã đề xuất làm một tuần chín ngày từ ngày 17 đến ngày 25 tháng Sáu để cầu nguyện cho hòa bình, hòa giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Sau thượng đỉnh lịch sử này và trong không khí thân thiện hòa giải hơn được nảy sinh, Đức Tổng Giám Mục Xuereb nói rằng Giáo Hội cầu nguyện cho việc truyền giáo của Bắc Hàn.

Ngài nói “Tòa Thánh mong muốn được ủng hộ bất cứ một sáng kiến nào đưa đến đối thoại và hòa giải và cũng nhân cơ hội này mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến Bắc Hàn.”

3. Anh chị em giáo dân Singapore cũng cầu nguyện cho cuộc họp Trump-Kim

Trước thềm cuả cuộc bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un vào ngày 12 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo cuả Singapore là Đức Cha William Goh đã kêu gọi người Công Giáo và các Kitô hữu khác hợp nhau tại nhiều nhà thờ ở Singapore để cầu nguyện cho hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên diễn ra ngày 12 tháng 6. Sáng kiến cầu nguyện này là để thực hiện lời kêu gọi cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 10 tháng 6.

Đức Cha Goh đã gọi cuộc họp lịch sử này là một “ân sủng dư dật của Chúa”. Lời cầu nguyện đặc biệt cho hội nghị thượng đỉnh được đọc như sau: “Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện ơn soi sáng cho các nhà lãnh đạo chính trị để làm việc vì hòa bình, công bằng và trật tự xã hội trên thế giới. Xin cho đây là sự khởi đầu của một nỗ lực liên tục để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ, thoát khỏi gánh nặng của sự sợ hãi và sự nghi ngờ. Xin cho các quốc gia học được cách tin tưởng nhau và làm việc hướng tới hòa bình thế giới cho tất cả nhân loại “.

Thêm vào, Đức Tổng Giám Mục Goh cũng kêu xin sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria.” Mẹ là Gương mặt công lý và Trí tuệ của chúng con: chúng con xin giao phó hội nghị này cho mẹ. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hướng dẫn các nhà lãnh đạo và các quan chức.”

Tưởng cũng nên nhắc lại hôm Chúa Nhật, ngày 10 tháng 6, trong buổi đọc kinh Truyền Tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi sau: “Trong tình bạn và trong lời cầu nguyện, tôi ước ao một lần nữa với một ý nghĩ đặc biệt đến với những người Hàn Quốc yêu quý. Những cuộc nói chuyện diễn ra trong những ngày sắp tới tại Singapore có thể đóng góp vào sự phát triển của một thơì kỳ tích cực, đảm bảo một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và cho toàn thế giới”.

4. Vatican phát hành tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Vùng Amazon

Tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng vùng Amazon vào năm 2019, vừa được phát hành hôm thứ Sáu vừa qua 8/6/2018 tại Vatican, kêu gọi “một Giáo hội với khuôn mặt Amazon” tìm kiếm “một mô hình phát triển dựa trên sự thay thế bị tách rời để đạt được một sự đoàn kết đạo đức bao gồm trách nhiệm về một hệ sinh thái đích thực, tự nhiên và nhân bản. “

Sự chuẩn bị cho Thượng Hội đồng đặc biệt của Hội đồng Giám mục tại lưu vực sông Amazon qua những học hỏi là nhằm cung cấp mọi dữ kiện đầy đủ cho Thượng Hội Đồng sẽ được nhóm họp vào tháng 10 năm 2019, với chủ đề: “Con đường mới cho Giáo hội và cho một sinh thái học tích phân” cho vùng Amazon.

Trong tiến trình này việc “lắng nghe những người dân bản địa và các cộng đồng sống trong vùng Amazon... có một tầm mức quan trọng cho sự tồn vinh của Toàn Giáo hội.”

Thượng Hội đồng Amazone cho rằng, Thượng Hội Đồng phải vượt lên trên “những giới hạn của Giáo Hội địa phương tại Amazon, bởi vì Thương Hội Đồng tập trung vào Giáo Hội phổ quát, cũng như về tương lai của toàn bộ hành tinh.”

Theo bản Báo cáo của Devin Watkins thì tài liệu tập trung vào ba phần:

- Tài liệu là lời mời gọi Giáo hội “nhìn nhận” bản sắc và tiếng kêu van của lưu vực sông Amazon, để “phân biệt” con đường hướng tới sự thay đổi mục vụ và sinh thái; “hành động” hoặc đồng hành theo những đường hướng mới cho một Giáo Hội với diện mặt Amazon.

Văn kiện cung cấp một loạt các câu hỏi cho các giám mục của khu vực để chia sẻ mối quan tâm mục vụ và sinh thái của họ trước Thượng Hội đồng.

Văn hóa chất thải

Tài liệu cho hay rừng nhiệt đới Amazon là “lá phổi của hành tinh và là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất thế giới.” Khu vực này đã và đang bị hủy diệt bởi “một cuộc khủng hoảng sâu rộng” gây ra do “tác nhân con người đã kéo dài từ lâu nay” bởi một nền “văn hóa chất thải bừa bãi “.

“Amazon là một vùng có đa dạng sinh học phong phú; nó là một vùng tập trung nhiều sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo; nó là một tấm gương của cả nhân loại, cần bảo vệ sự sống, đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu trúc, cá nhân của mọi người, từ mọi quốc gia, và toàn Giáo Hội.”

Bằng cách tập trung vào Amazon, Thượng Hội đồng Giám mục hy vọng sẽ xây dựng một nhịp cầu cho các sinh vật khác trên thế giới, như tại các lưu vực Congo, Hành lang sinh học Meso Mỹ Châu và các khu rừng nhiệt đới tại Châu Á Thái Bình Dương.

Con Người bị khai thác

Tài liệu cũng phản ánh về sự đa dạng văn hóa xã hội của khu vực, đặc biệt là tác động của “lợi ích kinh tế mở rộng” đối với các dân tộc bản địa.

Tài liệu cho rằng việc khai thác gỗ bừa bãi, ô nhiễm nước và buôn bán ma túy đã khiến cho người dân địa phương có nguy không thể sinh tồn nổi tại địa bản mà phải di dời về các đô thị mà sống.

“Sự tăng trưởng quá mức của các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ ở Amazonia không chỉ làm thương tổn đến sự phong phú về sinh thái của khu vực, rừng nhiệt đới và vùng biển mà còn làm cho dân chúng đã nghèo lại càng nghèo thêm cả về mặt xã hội lẫn văn hóa của họ.

Bộ mặt Amazon của Giáo hội

Theo tài liệu thì Giáo Hội Công Giáo, “được mời gọi để đào sâu thêm danh tính của mình cho phù hợp với thực tế của từng lãnh thổ và phát triển phần tâm linh của mình bằng cách lắng nghe sự khôn ngoan của các dân tộc của mình.”

Phản ánh cùng nhiều nền văn hóa tại khu vực Amazon, Giáo hội hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tìm ra những cách thức mới để khai triển một “diện mạo Amazon của Giáo hội”. Giáo hội hy vọng có thể đáp ứng “trước những tình huống bất công trong khu vực, chẳng hạn như chủ nghĩa khai thác thực dân của các công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại đến hệ sinh thái, áp đặt các mô hình văn hóa và kinh tế xa lạ trên cuộc sống của các sắc tộc nơi đây!”

Vì vậy, thông qua sự tập trung vào thực tế địa phương và về sự đa dạng của các phạm vi cấu trúc thực nghiệm của khu vực, Giáo hội được mời gọi chống lại trào lưu toàn cầu hóa qua sự thờ ơ và đồng loạt quảng bá rộng rãi qua các phương tiện truyền thông để tiến tới một mô hình kinh tế thường không tôn trọng các sắc dân tại Amazon hoặc tại các lãnh thổ của họ.”

5. Vài nét về rừng nhiệt đới Amazon

Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Hai khu rừng nhiệt đới tiếp theo, ở Congo và Indonesia, kết hợp lại cũng không bằng.

Lưu vực Amazon bao gồm 7 triệu cây số vuông, trong đó có 5.5 triệu cây số vuông được rừng nhiệt đới bao phủ. Khu vực này bao gồm lãnh thổ thuộc 9 quốc gia, trong đó 60% rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Ba Tây, 13% thuộc Peru, 10% thuộc Colombia, và phần còn lại thuộc về Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp.

Đây là một vài hình ảnh giúp ta hình dung rừng Amazon lớn đến cỡ nào: Diện tích rừng Amazon có thể bao phủ 40 tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ; hay là 40% lục địa Nam Mỹ.

Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới. Nó có hơn 1,100 nhánh, trong số đó 17 nhánh dài hơn 1600 km. Những nhánh này sẻ ngang, sẻ dọc khu rừng Amazon.

Vấn nạn lớn nhất trong khu vực này là tình trạng khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây ra những thiên tai nghiêm trọng mà chung cuộc là những người nghèo trong khu vực phải lãnh đủ. Bên cạnh đó còn có tệ nạn cướp bóc đất đai của người nghèo và bóc lột nhân công, đặc biệt là nhân công trẻ em.

Ngày 12 tháng 2 năm 2005, nữ tu Dorothy Mae Stang, người Mỹ, là một thành viên của dòng nữ Notre Dame de Namur bị sát hại tại Anapu, một thành phố thuộc bang Pará, thuộc lưu vực sông Amazon của Brazil. Sơ Dorothy đã nỗ lực đấu tranh cho người nghèo và môi trường, và trước đó đã nhận được những lời dọa giết từ những người khai thác gỗ và các chủ đất. Nhiều bộ phim đã được làm để ca ngợi chị; và án phong thánh tử vì đạo cho chị đang được tiến hành tại Bộ Tuyên Thánh của Vatican.

6. Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của ba Giám Mục Chí Lợi

Ngày 11 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh chính thức công bố: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ba vị giám mục Chí Lợi là Đức Cha Juan de la Cruz Barros Madrid của Osorno, Đức Tổng Giám Mục Cristián Caro Cordero của Puerto Montt và Đức Cha Gonzalo Duarte García de Cortázar, SS.CC, của Valparaíso. Đồng thời, ngài đã bổ nhiệm các vị giám quản cho cả ba giáo phận vừa kể. Các giáo phận này chính thức trống toà chờ chỉ thị của Tòa Thánh.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng năm 2015, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Barros làm giám mục Osorno, gây ra làn sóng chống đối dữ dội, vì Đức Cha bị tố cáo là che đậy tội ấu dâm khét tiếng của người dìu dắt mình là Cha Karadima, đến nỗi một số lớn dân biểu Chí Lợi cũng đã góp tiếng phản đối. Dù vậy, Đức Phanxicô hết lòng và công khai bênh vực Đức Cha, ít nhất 3 lần khác nhau.

Theo nữ ký giả San Martín của tờ Crux, tháng 5 năm 2015, nhân dịp cựu phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Chile dự buổi triều kiến chung ở Rôma, Đức Phanxicô đã tuyên bố rằng: giáo hội Chí Lợi là đã “đánh mất cái đầu” khi để cho một nhóm chính trị gia phán xét một giám mục “mà không có bất cứ chứng cớ nào”. Ngài còn nói thêm: “Hãy dùng đầu mà suy nghĩ, đừng để bị xỏ mũi lôi đi bởi những người cánh tả đã tạo ra thứ chống đối này”.

Những người cánh tả trên chắc chắn là 51 dân biểu quốc hội Chí Lợi, phần lớn thuộc chính phủ xã hội chủ nghĩa của Tổng Thống Michelle Bachelet, những người từng ký kiến nghị chống lại việc bổ nhiệm Đức Cha Barros.

Lần thứ hai là chuyến viếng thăm Chí Lợi hồi tháng Giêng năm nay. Tại Iquique, miền Bắc Chí Lợi, Đức Phanxicô nói với các nhà báo rằng: “ngày nào nhận được bằng chứng chống Đức Cha Barros, tôi sẽ xem xét. Hiện chưa có một bằng chứng nào chống lại ngài cả, tất cả chỉ là vu khống”.

Lần thứ ba, là lúc từ Chí Lợi trở lại Rôma, trong cuộc họp báo trên không, Đức Phanxicô qủa quyết rằng: sau khi Đức Cha Barros nhận giáo phận, cuộc điều tra các lời tố cáo đã “tiếp tục, nhưng không có chứng cớ gì cả... Tôi không thể kết án ngài, vì tôi không có chứng cớ; nhưng tôi tin chắc ngài vô tội”.

Đức Cha Barros là vị giám mục 61 tuổi được chấp thuận đơn từ chức trước nhất trong số 34 đơn từ chức tập thể của toàn thể hàng giám mục Chí Lợi.

Dường như ngài là vị giám mục duy nhất mà việc từ chức có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng che đậy. Việc từ chức của hai vị giám mục kia phần nào có ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn vì cả hai vị đều đã trên 75 tuổi, là tuổi buộc phải đệ đơn từ chức, theo giáo luật.

7. Linh mục bị bắn chết trong nhà nguyện ngay trước giờ lễ ở Nueva Ecija, Phi luật Tân

Cha Richmond Nilo thuộc giáo phận Cabanatuan đã bị bắn chết bởi hai tay súng lạ mặt vào hôm Chúa Nhật 10 tháng 6 tại nhà nguyện Neustra Senora de la Nieve ở Zaragoza. Nguồn tin cảnh sát tỉnh Neuva Ecija đã cho biết như trên.

Cha Nilo, 40 tuổi ở Zaragoza đã bước lên sau bàn thờ để sẵn sàng dâng lễ vào lúc khoảng 6:05 chiều thì bị hai tay súng lạ mặt bắn chết ngài xuyên qua cửa sổ bốn lần.

Văn phòng truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Phi luật Tân đã đưa ra bản tin trên mạng xã hội. Cha Jetts Jetanove, cha giám quản của giáo phận Cabanatuan đã nói rằng: “Chúng tôi lên án cuộc tấn công cha Nilo cũng như chúng tôi là những Kitô hữu lên án tất cả mọi hành vi giết người, bạo lực và mọi hình thức bất công.”

Cha Nilo là linh mục thứ ba bị sát hại sau vụ tấn công ngày 29 tháng Tư, giết hại cha Mark Ventura, 37 tuổi và vụ phục kích ngày 5 tháng 12 năm 2017 sát hại cha Marcelito Paez, 72 tuổi tại thị trấn Jaen thuộc thành phố Nueva Ecija.

8. “Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao

Ngày 1 tháng Sáu, 2018, Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã công bố một văn kiện mới tựa là “Hãy Hiến Tặng Hết Mình. Một Văn Kiện về Quan Điểm Kitô Giáo Đối Với Thể Thao và Con Người Nhân Bản”.

Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi cho Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ Trưởng Thánh Bộ, bức thư như sau:

Gửi Hiền Huynh Đáng Kính Hồng Y Kevin Farrell

Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống

Với niềm vui, tôi được tin về việc xuất bản văn kiện “Dare il meglio di sé” (“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”) theo quan điểm Kitô giáo về thể thao và con người nhân bản, Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã soạn thảo với mục đích làm nổi bật vai trò của Giáo Hội trong thế giới thể thao và cách thể thao có thể là một công cụ của cuộc gặp gỡ, đào tạo, truyền giáo và thánh hóa.

Thể thao là nơi gặp gỡ, nơi mọi người ở mọi bình diện và điều kiện xã hội đến với nhau để đạt được mục tiêu chung. Trong một nền văn hóa bị thống trị bởi chủ nghĩa cá nhân và khoảng cách giữa thế hệ trẻ và người cao tuổi, thể thao là một lãnh vực đặc tuyển mà quanh đó, người ta gặp gỡ không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc ý thức hệ, và là nơi, chúng ta cảm nghiệm được niềm vui thi đua để cùng đạt một mục tiêu với nhau, tham gia vào một đội, nơi thành công hay thất bại được chia sẻ và khắc phục; điều này giúp chúng ta bác bỏ ý tưởng chinh phục một mục tiêu bằng cách chỉ tập chú vào chính mình. Việc cần người khác không chỉ bao gồm các đồng đội mà còn cả các nhà quản trị, huấn luyện viên, người ủng hộ, gia đình; nói tóm lại, tất cả những người, với cam kết và tận tâm, làm ta có thể “hiến tặng hết mình”. Tất cả những điều này làm cho thể thao trở thành một chất xúc tác cho các kinh nghiệm về cộng đồng, về gia đình nhân loại. Khi một người cha chơi với con trai, khi trẻ em chơi với nhau trong công viên hoặc ở trường, khi một vận động viên ăn mừng chiến thắng với những người ủng hộ mình, trong tất cả các môi trường này, chúng ta đều có thể thấy giá trị của các môn thể thao như là một nơi hợp nhất và gặp gỡ giữa con người. Chúng ta đạt được các kết quả tuyệt vời, trong thể thao cũng như trong cuộc sống, cùng nhau, như một đội!

Thể thao cũng là một phương tiện đào tạo. Ngày nay, có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta phải hướng mắt ta về giới trẻ, bởi vì diễn trình đào tạo càng bắt đầu sớm, sự phát triển toàn diện của con người qua thể thao càng trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta biết các thế hệ mới nhìn vào các vận động viên và nhận được cảm hứng từ họ xiết bao! Do đó, sự tham gia của tất cả các vận động viên ở mọi lứa tuổi và bình diện là điều cần thiết; vì những người dự phần vào thế giới thể thao là điển hình của các nhân đức như đại lượng, khiêm tốn, hy sinh, kiên trì và vui tươi. Tương tự như vậy, họ nên đóng góp vào tinh thần nhóm, tôn trọng, thi đua lành mạnh và liên đới với những người khác. Điều chủ yếu là tất cả chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của các điển hình trong thực hành thể thao, vì luống cày tốt trên đất màu mỡ rất thuận lợi cho mùa thu hoạch, miễn là nó được vun trồng và công việc được thực hiện đúng cách.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh vai trò của thể thao như một phương tiện truyền giáo và thánh hóa. Giáo Hội được kêu gọi trở thành dấu chỉ của Chúa Giêsu Kytô trong thế giới, cũng nhờ các môn thể thao thực hành trong các nguyện đường, giáo xứ, trường học, và hiệp hội… Mọi dịp đều tốt cho việc loan báo sứ điệp của Chúa Kitô, “bất kể lúc thuận lợi hay lúc không thuận lợi” (2 Tm 4: 2). Điều quan trọng là mang lại, là truyền đạt niềm vui này qua các môn thể thao, không là gì khác ngoài việc khám phá ra các tiềm năng của con người kích thích chúng ta bộc lộ vẻ đẹp của sáng thế và của con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa. Thể thao có thể mở đường dẫn tới Chúa Kitô ở những nơi hoặc môi trường, trong đó, vì nhiều lý do khác nhau, không thể công bố Người cách trực tiếp; và những người thực hành một môn thể thao như một cộng đồng, với một chứng từ vui tươi, có thể là sứ giả của Tin Mừng.

Hiến tặng hết mình trong thể thao cũng là một lời mời gọi vươn tới sự thánh thiện. Tại cuộc gặp gỡ gần đây với giới trẻ để chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục, tôi đã bày tỏ niềm xác tín này: tất cả những người trẻ hiện diện ở đó, đích thân hoặc qua các mạng xã hội, đều có ước muốn và hy vọng được cống hiến hết mình họ. Tôi đã sử dụng cùng một cách phát biểu này trong Tông Huấn gần đây, nhắc nhớ rằng Chúa có cách độc đáo và chuyên biệt mời gọi mỗi người chúng ta vươn tới sự thánh thiện: “Điều quan trọng là mỗi tín hữu biện phân được con đường riêng của mình, họ rút ra được điều tốt nhất của mình, những hồng phúc có tính bản thân nhất mà Thiên Chúa đã đặt trong trái tim họ”(Gaudete et exsultate, 11).

Chúng ta cần phải làm sâu sắc thêm mối liên kết chặt chẽ giữa thể thao và cuộc sống, vốn có thể soi sáng lẫn nhau, sao cho nỗ lực vượt qua chính mình trong một môn thể thao cũng đóng vai trò kích thích để ta luôn cải thiện như một con người, trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Với sự giúp đỡ của ơn thánh Thiên Chúa, việc theo đuổi này đặt chúng ta trên con đường có thể dẫn chúng ta đến sự viên mãn của cuộc sống mà chúng ta gọi là sự thánh thiện. Thể thao chính là một nguồn rất phong phú gồm các giá trị và nhân đức giúp chúng ta trở thành những con người tốt hơn. Giống như các vận động viên trong quá trình huấn luyện, việc thực hành thể thao giúp chúng ta cho đi điều tốt nhất của chúng ta, khám phá ra các giới hạn của chúng ta mà không sợ hãi, và đấu tranh hàng ngày để cải thiện. Bằng cách này, “trong chừng mực mỗi Kitô hữu lớn lên trong sự thánh thiện, họ sẽ mang lại hoa trái lớn hơn cho thế giới của chúng ta” (sđd., 33). Do đó, đối với các vận động viên Kitô giáo, sự thánh thiện sẽ hệ ở việc sống các môn thể thao như một phương tiện gặp gỡ, đào tạo nhân cách, làm chứng và công bố niềm vui làm Kitô hữu với những người xung quanh mình.

Tôi cầu xin Chúa, nhờ sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, để văn kiện này có thể phát sinh ra hoa trái dồi dào, cả trong cam kết giáo hội đối với thừa tác vụ thể thao và ngoài cả phạm vi của Giáo Hội nữa. Tôi yêu cầu tất cả các vận động viên và công nhân mục vụ tự nhận ra mình trong “đội” vĩ đại của Chúa Giêsu vui lòng cầu nguyện cho tôi, và tôi gửi họ phước lành tự đáy lòng tôi.

Thành phố Vatican, ngày 1 tháng 6 năm 2018

Lễ nhớ Thánh Giustinô Tử Đạo