Ngày 18-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 18/06/2013
N2T


2. Nguồn mạch của đời sống tu đức chính là Kinh Thánh.

(Linh mục Vincent Lebbe)

-----------

http://jmtaiby.blogspot.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 18/06/2013
NGƯU LANG VÀ CHỨC NỮ
N2T

Chức Nữ vừa đẹp lại siêng năng cần cù, là một tiên nữ dệt áo trên thiên đình, bầu trời mặc áo xanh ngắt và những đám mây muôn sắc rực rỡ đều là do Chức Nữ dệt, cô ta còn dệt cho Thiên đế và bà Vương mẫu những chiếc áo nhiều kiểu dáng đẹp nhất.
Khi mệt hoặc khi nóng thì Chức Nữ đến sông Ngân hà để tắm, cứ như thế sau một thời gian dài, Chức Nữ yêu một chàng trai người phàm tên là Ngưu Lang ở phía tây sông Ngân hà, và Chức Nữ tự mình quyết định kết hôn với Ngưu Lang, sau khi kết hôn thì cô ta vẫn cứ dệt áo thêu gấm cho thiên đình.
Do Ngưu Lang kết bạn với em trai của Chức Nữ, lại chuyển qua kết bạn với bà Vương mẫu, cứ như thế qua một thời gian, Chức Nữ sinh hạ hai đứa con. Sau khi bà Vương mẫu biết chuyện thì rất giận dữ, bà dùng kim trâm vẽ thành một con sông cách ngăn vĩnh viễn giữa trời và người, quy định người thế là Ngưu Lang và tiên trên trời là Chức Nữ, chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch mà thôi.
(Lục triều, Lương, “tiểu thuyết”)

Suy tư:
Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên hai loài cao trọng nhất, đó là loài thiên thần và loài người. Cả hai loài đều phải qua một sự thử thách mới được cùng Thiên Chúa hưởng hạnh phúc đời đời, loài người chỉ có hai ông bà nguyên tổ lại cùng nhau đồng phạm, nên khi không vượt qua thử thách thì cả hai ông bà đều bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn địa đàng, sống và làm việc rất cực khổ và cuối cùng phải chết; các thiên thần vì là nhiều vô số, lại chia ra nhiều phẩm trật nên có những thiên thần phản bội Thiên Chúa và có những thiên thần trung thành với Thiên Chúa, và các thiên thần phản nghịch muốn bằng Thiên Chúa đã bị Chúa tống vào trong hỏa ngục, gọi là ma quỷ.
Giữa hỏa ngục và thiên đàng có một khoảng cách vô tận, bên này không thể qua bên kia, và ngược lại bên kia cũng không thể qua bên này, và muôn đời sẽ không bao giờ gặp nhau, đó là hình phạt dành cho ma quỷ và những người chối bỏ Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Ngưu Lang và Chức Nữ được phép mỗi năm gặp nhau một lần, dù là chuyện thần thoại, mà đã cảm thấy đau khổ vô cùng tận, huống chi chúng ta là con cái của Thiên Chúa, nếu chúng ta xa cách Ngài đời đời kiếp kiếp trong hỏa ngục thì sẽ đau khổ biết bao nhiêu !
Hỏa ngục và thiên đàng sẽ muôn đời không gặp nhau, nhưng ngay khi đang còn sống ở thế gian này, nếu chúng ta biết ăn năn sám hối, kính mến Thiên Chúa và thực hành lời dạy của Ngài, thì chúng ta sẽ có cơ hội gặp được Ngài trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Đó chính là điểm nổi bật nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:45 18/06/2013
N2T

3. Chỉ khi đọc Kinh Thánh thì mới thấy sự ô nhiểm của linh hồn chúng ta; sự tốt đẹp của các nhân đức và chúng ta đi trên con đường nhân đức có tiến triển được bao nhiêu ?

(Thánh Gregory)
----------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Suy Niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
11:17 18/06/2013
LỄ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
Mt 10,17-22

Sống Chứng Nhân Tin Mừng

Hôm nay Giáo Hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Ðạo V.N vì 3 lý do :

- Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người VN, không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.
- Hân hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo các Thánh VN . Với 117 vị Thánh. Giáo Hội VN được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.
- Hân hoan và hãnh diện vì các Ngài là những chứng nhân anh hùng qủa cảm.

Ðọc lại tiểu sử các Ngài ta không khỏi cảm phục đức tin kiên cường của các Ngài . Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, chịu mất mạng sống vì đức tin .

Có những vị như thánh Hồ đình Hy, làm quan lớn trong triều đình. Quan AÙn Phạm trọng Khảm, là những vị có chức có quyền trong xã hội đã thà mất chức quyền, mất danh vọng hơn mất đức tin. Vì Chúa, các Ngài không những đã sẵn sàng từ bỏ mọi quyền lợi trong xã hội mà còn sẵn sàng chịu mất mạng sống .

Có những vị như thánh Lê thị Thành, thân phận phụ nữ yếu ớt, gánh nặng gia đình, nhưng cũng đã sẵn sàng chịu mọi cực hình để minh chứng tình yêu đối với Ðức Giêsu Kitô.

Có những vị đầu xanh tuổi trẻ như Tôma Thiện, Phaolô Bột, mười mấy tuổi đầu, tương lai còn dài, đường đời còn nhiều hứa hẹn. Nhưng các Ngài đã cương quyết khước từ tất cả , dâng hiến tuổi thanh xuân cho đức tin chân chính.

Là người Công Giáo VN. Chắc chắn mỗi khi đọc lại tiểu sử các Ngài, ta cảm thấy một dòng máu hào hùng trào dâng trong huyết quản. Bị cuốn hút bởi cuộc sống và cái chết cao đẹp, anh dũng của các Ngài , có lẽ ta cũng có đôi lần ao ước được như các Ngài : Sống cao đẹp, chết anh dũng .

Làm sao ta có thể có được cái chết cao đẹp như các Ngài . Ngày nay đâu còn cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời vua quan ngày xưa. Ngày nay ta không còn hy vọng chết vì đạo. Ta chỉ còn một cách bắt chước, noi gương các vị tiền nhân anh hùng, đó là sống vì đạo.

Ngày nay, ta ít gặp những khốn khó như bị bắt bớ giam cầm, giết chết vì đạo. Nhưng để sống đạo trong xã hội hôm nay, ta gặp không ít khó khăn. Xin kể ra 2 khó khăn tiêu biểu.

Khó khăn thứ nhất đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai cũng lo làm ăn. Học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân ngày càng nhiều. Rõ ràng là ngày nay người ta kiếm được nhiều tiền hơn trước, có nhiều tiện nghi hơn trước, xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy thỏa mãn, đầy đủ. Vì thế càng ngày người ta càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ nghĩ đến người khác. Trong khi đó những người nghèo thì càng nghèo hơn, những người yếu càng mệt hơn, những người bệnh càng khổ hơn. Họ không đủ sức chạy theo cuộc tranh đua quyết liệt của chủ nghĩa cá nhân. Họ bị đẩy lùi ra phía sau. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ðể lựa chọn sống theo Phúc Âm, để trung thành với Lời Chúa dạy, ta phải bỏ quên một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến, giúp đỡ, vực dậy những anh em kém may mắn. Ðó là điều không dễ.

Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Ðồng tiền đang trở thành một thước đo gía trị con người. Ðồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đã không từ chối một phương cách nào: lường gạt, lừa đảo, làm hàng gỉa, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc qủa là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo thế giới, tàn phá những gía trị, biến chất con người.

Ðứng trước nhu cầu và ham mê tiền bạc, người Công Giáo muốn trung thành với Phúc Âm, muốn sống trọn vẹn đức tin, bắt buộc phải có sự lựa chọn. Thà cam chịu nghèo khổ còn hơn nhận những đồng tiền phi nhân bất nghĩa. Thà cam chịu thiếu thốn còn hơn đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dãi để chối từ Phúc Âm và luật Chúa.

Qủa thực xã hội mới, đang tạo ra những cơn bắt bớ mới. Ðể trung thành với Chúa, với Phúc Âm ta cũng phải lực chọn quyết liệt. Những chọn lựa đó làm cho chúng ta đau đớn không kém gì những khổ hình. Những hy sinh vì Phúc Âm đó cũng khiến lòng ta rỉ máu không kém gì chịu tử hình. Các Thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần. Còn chúng ta chết mòn mỏi mỗi ngày trong những chiến đấu, những từ bỏ đớn đau. Sống Phúa Âm trong thời đại mới đúng là một cuộc tử đạo liên tục .

Sống vì đạo như thế cũng cao đẹp và anh hùng không kém gì chết vì đạo. Sống vì đạo như thế, ta cũng góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm không kém gì chết vì đạo.

Lạy các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, xưa các Ngài đã anh dũng hy sinh cuộc đời, dâng hiến máu đào làm chứng cho Phúc Âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm, hy sinh sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày . Amen.
 
Chấp nhận Thập Giá
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:17 18/06/2013
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHẤP NHẬN THẬP GIÁ


Khởi đi từ ý thức của thánh Phêrô, cũng là đại diện cho tông đồ đoàn: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” dành cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các con bảo Thầy là ai?”, Chúa Giêsu dẫn dắt các ông đến một mạc khải hay cũng là một thử thách quan trọng, đòi các ông phải dấn thân nhiều hơn cho đức tin. Vì “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, không phải là Đấng “ăn trên, ngồi trước”, nhưng sẽ là Đấng hạ mình chết cho anh em, vì anh em. Đấng “phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.

Và sau khi mạc khải về thập giá của Chúa, Chúa lại mời gọi chúng ta vác thập giá của chính chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.

Dù đã mạnh mẽ xác quyết “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, tông đồ Phêrô vẫn có những va vấp trong cuộc đời theo Chúa của mình. Nhất là khi trực diện với thập giá, thánh Phêrô đã không thể đón nhận ngay, nhưng đã tìm cách thoái thác, tìm cách chạy trốn, dù cuộc chạy trốn ấy có phải chối Thầy đi nữa. Bởi đó, chúng ta càng nhận ra, không dễ gì một sớm một chiều, ta có thể dễ dàng chấp nhận thập giá.

Tuy nhiên, sau khi biết mình yếu đuối, thánh Phêrô đã vùng đứng lên và đứng trên những va vấp ấy. Từ sau khi Chúa về trời, thánh Phêrô không chỉ xác quyết bằng lời, mà còn bằng cả một đời còn lại của mình cách kiên trung, sống chết cho niềm tin lớn lao về “Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Nếu Thầy đã từng chấp nhận thập giá, thánh nhân cũng đã nghe theo lời mời gọi của Thầy, trung thành vác thập giá đời mình. Vì thế, Thánh nhân trở thành chứng nhân xuất sắc, một chứng nhân tuyệt vời của Chúa.

Chúng ta là môn đệ mới của Chúa Kitô, được Chúa mời gọi làm chứng về Tin Mừng Thập Giá của Chúa trong thời đại mới. Người cũng lặp lại với chúng ta chính lời hỏi mà Người đã hỏi các tông đồ xưa: Các con bảo Thầy là ai?”. Dù không tuyên bố thành lời, bạn và tôi chắc đã từng xác quyết như thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, để với cùng một niềm xác tín ấy của tông đồ Phêrô, chúng ta chấp nhận thập giá trong đời mình, và kiên trung bước theo Chúa.

Mang phận người hèn yếu, chắc chắn những người bước theo Chúa vẫn có những lần vấp ngã. Nhưng chúng ta hãy học nơi tấm gương tông đồ Phêrô, nơi tấm gương của biết bao nhiêu vị thánh trong lịch sử Hội Thánh, và nhiều tấm gương sáng chói của nhiều anh chị em đang sống quanh ta, nhờ đó, ta vững vàng hơn trong chọn lựa theo Chúa của mình.

Hãy nhớ: Khi đối diện với thử thách, đừng quên xác tín vào Chúa Kitô. Nhờ xác tín từng giây phút trong đời mình, bạn và tôi bắt gặp nơi khuôn mặt “Đấng Kitô của Thiên Chúa” không phải là khuôn mặt của một người vô cảm, chỉ tính toán ích kỷ cho bản thân, vụ lợi cho phe nhóm mình, nhưng là khuôn mặt của một Thiên Chúa hóa thân làm người, luôn luôn yêu thương, thông cảm, tha thứ và chấp nhận thập giá vì con người và cho con người. Nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô như thế, chúng ta sẽ mạnh mẽ, bền bỉ và bình an, chấp nhận thập giá đời mình, bước theo Chúa. Bởi chỉ có con đường theo Chúa qua thập giá, mới có con đường cùng Chúa tiến vào vinh quang phục sinh.

Sau này, tông đồ Phaolô cũng đã từng dạy Giám mục Timôtê: “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài” (2Tm 2, 11). Người môn đệ của Chúa Kitô phải là người hoàn thành xuất sắc thập giá đời mình. Bởi thân phận người Kitô hữu gắn liền với Thầy, vì thế, không thể nào tách khỏi con đường Thầy đã đi, mà lại có thể trở nên giống Thầy, cùng sống trong sự sống của Thầy!

Vì thế, mỗi người chúng ta hãy tự nguyện bước theo Chúa, hãy vui lòng vác thập giá đời mình, hãy tín thác vào sự cứu độ quyền năng của Chúa. Nhờ đó, Chúng ta hoàn thành tốt nhất sứ mạng người môn đệ đã biết bỏ mình, đã biết vác thập giá đời mình theo Chúa.

 
My Seven-Minute-Homily June 23rd 2013
Father Great Rice
09:19 18/06/2013
My Seven-Minute-Homily June 23rd 2013

Twelfth Sunday in Ordinary Time, Year C


Book of Zechariah 12.10-11; Letter of St. Paul to the Galatians 3.26-29 and the Gospel of St. Luke 9, 18-24

The first reading today, from the Book of Zechariah, speaks about events in the time of Zechariah but also is a foretelling of the life of our Savior. Seven hundred and fifty years before its fulfillment, inspired by the Holy Spirit, the prophet Zechariah foretold the piercing of the Lord Jesus on the Holy Cross in Jerusalem and the mourning of many for the One that they loved so much. This prophecy foretold of the tears of the Blessed Virgin Mary, the other women who were present, the Apostles and the many followers of the Lord who admired Him as a great Teacher.

The second reading today is from the Letter of St. Paul to the Galatians and is a profound teaching showing how Christians are incorporated as children of Abraham. Far too often we forget that we are children of Abraham, children of the promise, children of faith. God will not abandon us. God is the God of the living. We are invited to believe even when it looks as if God’s promises to us are empty. This is the faith of our father, Abraham. We are reminded that through the Sacrament of Baptism, we have become children of God, sons and daughters of God. Our adoption in the Divine family echoes that we are of Abraham's seed. This does not mean that we are of Abraham's biological seed but rather his spiritual seed. He was the first of God's people. Us, we are counted among the endless number of believers who have embraced the God of Abraham through faith in Christ Jesus.

The Gospel from Saint Luke today tells us about Jesus conversation with his followers while they are alone and apart, praying. The words of Jesus tell of his sufferings that will come. Just as we do not want our friends and loved ones to suffer, neither do the followers of Jesus want Him to suffer. The challenge is really about how we accompany one another in suffering. The apostles had to learn with some very hard lessons that their task was to embrace the sufferings necessary to proclaim the good news. When Peter was asked who he thought that Jesus was, He answered, "The Messiah of God." The word "Messiah" is Hebrew for the word "anointed." The Greek translation is "Christos" from which comes the word Christ. In Israel, kings, like priests, were anointed. The future King, who was to be the Savior of His people and the world, came to be spoken of as "the Anointed One."

The Gospel draws our attention to Jesus' prophecy that He would suffer many things and be rejected by the elders, the chief priests and the teachers of the law. And finally, He would be killed. But on the third day, He would rise from the dead. Such a prophecy must have been hard for the Apostles to swallow. It was only after His glorious Resurrection that the Apostles would remember his prophecy. The Gospel also draws our attention to the necessity to renounce one's life and to follow Jesus by persevering in the trials that may cross our daily path. Jesus said, "Take up your cross and follow me." That is not just a bunch of words; it is a strict command by the Lord Jesus Himself, to follow Him. This week, let us reflect on these Sacred Words of Jesus. Let us ask ourselves if we are being obedient to the Lord Jesus, if we are taking up our cross and following Him. If so, then praise the Lord. If not, then it is never too late to begin. This week, let us also pray for one another, especially for those who need to take up their cross, that they may find the strength to do so for the glory of the Lord Jesus.

All readings of this Sunday are strong because they speak about the necessity of suffering in life and about the suffering of the Savior. None of us humans, not even Christ Himself, really likes suffering. We much prefer a life that is full of meaning, perhaps has some small challenges or even large ones, but which does not involve really strong sufferings. Today when celebrating twelfth Sunday of Ordinary Time, we are invited to look at our own lives and choose to suffer when that is necessary for the sake of following the Lord Jesus. We must become accustomed to suffering without necessarily seeking suffering. We must come to have the wisdom and knowledge that through the suffering of Christ the world has been redeemed. We are invited to be part of the redemption and we too will suffer. Let us walk forward in faith.

Oremus: O Lord Jesus, we want very much to be your followers but many times we did not deny ourselves but the cross. We do in the opposite way as your followers. Help us to live our Christian life as a life of Jesus Christ lived. Amen.

Father Great Rice

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị Giáo phận Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
08:51 18/06/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu giáo phận Roma hãy làm chứng về niềm hy vọng bằng cuộc sống chứng tá vui tươi, không sợ hãi, ra khỏi chính mình để tìm đến với tha nhân, nơi những người đang chịu đau khổ.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giáo lý về chủ đề ”Tôi không hổ thẹn về Tin Mừng”, tại buổi khai mạc Hội nghị thường niên của Giáo phận Roma, tiến hành tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Roma, lúc 7 giờ chiều ngày 17-6-2013, trước sự hiện diện của 10 ngàn người, gồm ĐHY giám quản Agostino Vallini, 7 GM phụ tá, đông đảo các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân dấn thân. Hàng ngàn người đứng ở các hành lang và sân bên ngoài, theo dõi buổi khai mạc qua các màn hình, vì bên trong Thính đường không đủ chỗ.

Lên tiếng sau bài Sách Thánh, Đức Thánh Cha đã quảng diễn đoạn thư theo thánh Phaolô, xác quyết các tín hữu Kitô không còn sống dưới lề luật, nhưng dưới ơn thánh. Ngài cũng nhận xét rằng ”giữa bao đau khổ, bao nhiêu vấn đề ở Roma này, có bao nhiêu người sống mà không hy vọng; trong thinh lặng chúng ta hãy nghĩ đến những người ấy, những người đang chìm trong buổi thảm sâu đậm, họ tìm cách thoát khỏi thảm cảnh đó với ảo tưởng tìm được hạnh phúc trong men rượu, trong ma túy, trong cờ bạc, trong quyền lực của tiền bạc, trong tình dục tháo thứ..”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: ”Chúng ta phải trao tặng hy vọng bằng niềm vui của chúng ta, với nụ cười và nhất là bằng chứng tá. Làm chứng tá đòi phải kiên nhẫn và can đảm, hai nhân đức của thánh Phaolô và của mọi Kitô hữu, nhờ đó, chúng ta ra ngoài, gặp gỡ dân chúng. Chúng ta hãy ra khỏi chính mình, khỏi các cộn gđoàn của mình để đi đến nơi có những người nam nữ đang sống, đang làm việc và chịu đau khổ, và loan báo cho họ lòng từ bi của Chúa Cha, Đấng đã tự mạc khải cho loài người trong Đức Giêsu thành Nazareth, loan báo cho họ ân phúc Chúa đã trao tặng chúng ta”.

Đức Thánh Cha không quên cảnh giác rằng: ”Có một kẻ thù khác có thể chống lại việc rao giảng Tin Mừng, đó là sự thất vọng, là sự buồn sầu mà ma quỷ gieo vào trong tâm hồn chúng ta: đây chính là một cuộc chiến đấu thiêng liêng, một cuộc tử đạo của mọi Kitô hữu, và chúng ta cần phải được chuẩn bị cho cuộc chiến đấu này, không chút sợ hãi”.

Buổi khai mạc Hội nghị kéo dài 2 tiếng đồng hồ, với phần cầu nguyện, suy niệm, các bài đọc sách thánh, với sự phụ họa của âm thanh và ánh sáng, cũng như các bài thánh ca do Ca đoàn giáo phận Roma đảm trách”.

Hội nghị của giáo phận Roma được tiếp nối lúc 7 giờ rưỡi chiều 18-6-2013 tại Đền thờ thánh Gioan Laterano với bài thuyết trình của Đứ Cha Franco Giulio Brambilla, GM giáo phận Novara, về đề tài ”Sự dấn thân của cộng đồng Giáo Hội đối với trách nhiệm của các tín hữu Kitô loan báo Chúa Kitô”. Tiếp theo đó ĐHY Giám quản Vallini trình bày về ”những đường hướng mục vụ”. Hội nghĩ sẽ kế thúc vào thứ tư 19-6-2013, tại các giáo xứ hoặc các giáo hạt (RG 18-6-2013)
 
Nước mắt cho sự giải tội – Chúa Nhật 11 Thường Niên.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:24 18/06/2013
của Đức Ông Francesco Follo
PARIS Nhiều lần chúng ta đã nghe tình tiết về bài Tin Mừng hôm nay theo Nghi Thức Roman ngày nay, nói về môt biến cố đặc biệt lúc xem qua lần đầu tiên: vào trong nhà môt người nam tốt lành không phải là môt người nữ tốt lành, bà này rửa chân cho Chúa Giêsu bằng một thứ thuốc thơm hảo hạng. Chúa Kitô chấp nhận hành vi yêu thương khiêm tốn và tinh sạch này gây khó chịu cho những người chính thống đang hiện diện.

Hãy để hình ảnh hành động

Người nữ với một tâm hồn rung động nhưng đầy sự biết ơn, cả dám đi vào trong một bàn tiệc dành cho người nam , những người được coi như lành thánh bởi vì họ giữ luật Chúa, nhưng đã quên tâm hồn mình, Bà không được mời bởi vì bà là một người nữ và còn hơn thế nữa vì bà là một người nữ tội lỗi (Tin Mừng không nói ra tên bà).

Bà thách đố những cái nhìn chằm chằm của họ và nhìn đến Chúa Kitô bởi vì bà muốn công khai chứng tỏ sự biết ơn của bà. Chúa Giêsu là người duy nhất thương yêu bà với sự thật và đẩy xa bà khỏi điều kiện và sự xấu hổ làm một gái điếm. Đấng Cứu Thế biết người đàn bà không phải là một người tội lỗi nữa. Người đàn bà nầy đã hiểu rằng có tình yêu lớn hơn niềm vui xác thịt và sự nghèo còn giàu có hơn vàng bạc và các thứ thuốc thơm. Bà ý thức việc thuộc về Thiên Chúa và chứng tỏ sự đó đã không nói nên lời.

Bà nói với những gì bà đã làm nơi chân Chúa Kitô.

Nước mắt người đàn bà chứng tỏ sự hối hận về các tội lỗi của bà. Tâm hồn bà đã thay đổi. Sự sống trọn vẹn của bà đã thay đổi và bây giờ tay bà được sạch và có thể đụng tới Con Thiên Chúa với sự khiêm tốn và thánh thiện. Nguời nữ biết ơn Chúa Chúa Kitô đến nổi bà muốn tạ ơn Người công khai. Trước mặt mọi người, bà cảm tạ Đấng đã phục sinh tâm hồn bà, đã rửa sạch linh hồn bà bằng cách đẩy bà xa sự xấu hổ công khai.

Thuốc thơm bà đổ trên Chân Chúa Kitô chứng tỏ Người đối với bà quan trọng là dường nào. Chúng ta đừng quên rằng Judas vì sự phản bội của ông đã nhận 30 đồng, sau này được sử dụng để mua một khu đất chôn những người hành hương tại Jerusalem. Người đàn bà vô danh tánh này” tốn” một liều thuốc thơm đáng giá 300 đồng vì một hành vi sám hối do tình yêu.

Ngoài cái giá của món thuốc thơm, người đàn bà đã bị tước đi khỏi mình “một khí cụ” vì công việc làm trước đây. Điều đó biểu thị bà đã biết điều Chúa Giêsu sẽ nói nói với bà : ‘Tội con đã được tha…hãy đi bỉnh an… …Đức tin của con đã cứu con”. Bà đã đầu tư nơi Người hay nói một cách khác bằng ngôn ngữ không có tính thương nghiệp, chúng ta có thể nói rằng bà phó thác mình cho Người và rửa chân đã đưa Người tới với bà và với toàn thể nhân loại, và điều đó đã ban niềm hy vọng cho bà và cho tất cả những người muốn trỗi dậy và bỏ ra sau mọi ảo vọng.

Trước một đức tin lớn lao và một tình yêu dạn dĩ như thế, Tình Yêu nhập thể phải tha thứ của Người có đôi chân dơ, bởi vì bước đi đã mang những tin tốt và vui mừng của sự thật và tình yêu.

Đấng mang hoà bình phải mang đến cho tâm hồn của một người tin vào tình yêu. Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là hợp thức hoá sự sám hối của người nữ và sự bà mong muốn được cứu chuộc, được tinh luyện và sự thánh thiện.

Người đàn bà này đã thật sự hiểu Chúa Giêsu là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa mà sự thánh thiện của Ngài thánh hóa bà và toàn thế giới, là Con Người tốt lành với sự tha thứ của Ngài đã mang lại sự tốt lành cho toàn thể nhân loại
Xin Đức Trinh Nữ Mary, mẹ của sự Cứu Độ, người khiêm nhượng nhất giữa tất cả những phụ nữ, giúp chúng ta phát tiển trong tình yêu cho Con Mẹ. Nếu chúng ta không thể bắt chước Mẹ trong sự khiết tịnh của Mẹ, chúng ta phải bắt chước Mẹ trong sự khiêm nhượng, bác ái, công chính và thánh thiện của Mẹ . Chúng ta hãy cầu nguyện ngõ hầu những ý nghĩ của chúng ta không như những ý nghĩ của ông Simon người tiếp rước Chúa Giêsu “về thể lý” chớ không về mặt “thiêng liêng” bởi vì tâm hồn ông đầy sự phán đoán bất công và thiếu chăm sóc.

Một công bố bất đồng

Trước khi công bố công khai sự Người tha thứ cho người đàn bà này, Chúa Giêsu nói với Simon một dụ ngôn về ý nghĩa của tình yêu và sự tha thứ để giúp ông thoát khỏi sự giữ luật vì luật và để ông có khả năng hiểu được điều gì là thật quan trọng: tình yêu đối với Chúa và tình yêu đối với người anh em, sự tương quan thật sự với những người khác vì sự cứu rỗi của mọi người.

Chúa nói với ông dụ ngôn hai người mắc nợ (bài Tin Mừng hôm nay theo Nghi Thức Roma) sau đó Chúa kết thúc với một công bố xem ra mâu thuẩn: “Ông không xức dầu trên đầu tôi. Nhưng cô này đã xức dầu chân tôi. Cho nên tôi nói với ông, tội của cô ấy đã được tha bởi vì cô đã chứng tỏ tình yêu lớn. Nhưng người được tha ít, thì yêu ít.”

Một câu hỏi đến với tâm trí chúng ta: “Được tha nhiều nơi người yêu nhiều hay là người được tha nhiều thì yêu nhiều? “ Cái nào đến trước, tình yêu hay là sự tha thứ ?

Tôi không muốn đi vào trong những sự suy nghĩ trừu tượng;Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu chứng tỏ một sự tuỳ thuộc thân tình giữa sự tha thứ vì tình yêu và tình yêu vì sự tha thứ.
Là một Linh Mục đã 40 năm cử hành bí tích hoà giải, Tôi muốn là một cửa sổ mở ra cho tình yêu tha thứ của Chúa và bảo đảm rằng người sám hối khi rời toà giải tội với tâm hồn đầy biết ơn và ý muốn biết ơn
không vì linh mục nhưng tạ ơn Chúa.

Qua sự Xưng tội mọi người trong chúng ta có thể cảm thấy cái nhìn và những lời đã soi sáng tâm hồn người đàn bà người, đã chết thật, được sống lại bởi nước mắt của bà và sự tha thứ của Chúa. Bây giờ bà đáng cho tên bà được tiết lộ : Mary (tình yêu bởi Chúa) Magdalene ( có ý nói bà đến từ thành Magda nhưng cũng có ý nghĩa từ nay về sau là người sám hối và thừa sai của lòng thương xót).

Sự kiện người đàn bà là Mary Magdalene được tranh luận từ quan điểm thảo luận nhưng một truyền thống xưa một thế kỷ khẳng định điều dó. Bà Mary này là một người dàn bà có tấm lòng trinh khiết, người sau bữa nay đã theo Chúa Giêsu Thương Xót hầu chuyển tải sự loan báo về sự Tha thứ của Chúa cho thế gới.
Chúng ta hãy phó mình cho tình yêu thương xót của Chúa với sự khiêm nhượng và sự biết ơn của bà Magdalene. Chúa Giêsu không xem tới những tội lỗi của người đàn bà người rửa chân cho Người nhưng xem tới tình yêu và sự biết ơn của bà. Bà tạ ơn Chúa bằng cách hiến hết mình cho Chúa trong sự dâng cho Chúa Kitô một bình đày thuốc thơm quí báu như là một dấu chỉ tình yêu tạ ơn của mình.

Những người nữ thánh hiến cũng dâng thân xác của mình cho Chúa Kitô như là một cái Bình thiêng liêng. Với sự hiến thánh của họ, các người nữ khẳng định làm những con người thiêng liêng mà quê hương là trời ( Phil 3:20 ) và sống sự sống hằng ngày như là một chúng từ duy nhất về sự thương cảm của Chúa mà tình yêu chúng ta không đáng với . Chính Người trong sự thương xót của Người ban điều ấy cho chúng ta.

Làm chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa đòi hỏi gìn giữ một tâm hồn tinh sạch và cởi mở của Đức Trinh Nữ Maria và một tâm hồn luyện sạch của bà Maria Magdalene và cầu nguyện liên lỉ và xin ơn cho những người nhờ chúng ta cầu nguyện cho họ. Đó là nhiệm vụ riêng biệt của các người Nữ Thánh Hiến: xem lời nói đầu trong Nghi Thức Thánh Hiến các Trinh Nữ số 2, bản dịch nguyên văn từ văn bản Latinh:

“Để làm trọn việc đọc kinh, những người nữ Thánh hiến được mạnh mẽ khuyến khích đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày, cách riêng Kinh Sáng và Kinh Chiều. Nhờ đó, bằng sự kết hợp những tiếng của họ trong sự Hiệp Thông với tiếng của Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, và với tiếng nói của Giáo Hội, chị em sẽ ca ngợi không ngừng Cha trên Trời và sẽ câu bàu cho phần rỗi của toàn thế giới”

Làm chứng về lòng Thương xót có nghĩa là theo hai bà Maria này đứng dưới chân Thánh Giá, nhìn xem Chúa với những con mắt tinh sạch và loan báo cho khắp nhân loại Chúa Kitô là sự Thương Xót. Chúng ta tất cả, đựợc chinh phục bởi sự trung thực, tình phụ tử và đầy thương xót của Chúa và bởi sự tha thứ huynh đệ (xem Tin Mừng hôm nay của nghi thức Ambrosian), sẽ có khả năng hát:” Quí trọng thay lòng thương xót của Chúa, ôi lạy Chúa!Ôi lạy Chúa Con cái Adong tìm bóng ngải trú ẩn. Vì với Chúa là nguồn mạch sự sống, và trong ánh sáng của Chúa chúng con thấy sự sáng .” (Tv 36: 8-9).

Lý giải nho nhỏ

Chúa Giêsu công bố Thiên Chúa là một người Cha thương yêu hết mọi con cái mình, tốt hay là xấu. Người không loại trừ những người tội lỗi nhưng chăm lo cho chúng. Sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu không những có tính luân lý nhưng là thần học ; điều này liên hệ sự quan niệm về Thiên Cúa. Người Pharisêu không ý thức mình là một người có tội ; người đàn bà ngược lại ý thức về những tội lỗi của mình và bíết ơn người tha tội cho mình. Người Parisêu thì không. Ông tin ông là người chính trực. Đó là lý do thư hai làm cho ông đui mù. Đó là những quan điểm đối nghịch. Phải làm sao? Chúa Giêsu đã có thể đứng dậy và nói:” Ông thật đáng buồn, hởi người Parisêu đui mù…” Chúa không làm vậy.

Chúa cố gắng làm cho người Pharisêu hiểu khi nói với ông một dụ ngôn. Một người giàu có tha nợ cho cả hai con nợ. Một người nợ ông rất nhiều, người kia ít. Người nào trong hai con nợ sẽ biết ơn hơn? Người Pharisêu trả lời liền ngay: người nợ to hơn. Đúng vậy, Chúa Giêsu nói. Người đàn bà đã được tha và được cứu rỗi; bà có một món nọ to mà đã được tha. Đối với bà việc gặp gỡ Chúa Giêsu đã là sự giải phóng, không cần sự tha tha thứ và phẩm giá được lấy lại. Đó là lý do bà được một sụ chú ý lớn đối với Chúa. Ngược lại người Pharisêu, đóng kín trong sự chính trực của mình không cần thấy một sự biết ơn nào đối với Chúa Giêsu. Chỉ người biết rằng mình sẽ được tha thứ và được yêu cách nhưng không (và trải nghiệm sự nầy ) nắm bắt được ý nghĩa thật về việc thăm viếng của Chúa Giêsu.
 
Hãy yêu thương kẻ thù
Đặng Tự Do
17:04 18/06/2013
Trong thánh lễ sáng thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng các Kitô hữu phải học cách yêu thương kẻ thù của họ. Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù rất khó để tha thứ cho người làm hại chúng ta, trả thù không bao giờ là giải pháp.

Đức Thánh Cha nói:

"Với sự tha thứ, với tình yêu dành cho kẻ thù của chúng ta, chúng ta trở nên nghèo hơn. Tình yêu làm nghèo chúng ta đi, nhưng cái nghèo ấy là hạt giống sinh hoa kết quả và đem lại tình yêu tha nhân. Sự nghèo khó của Chúa Giêsu đã trở nên ơn cứu độ cho tất cả chúng ta, và như thế là sự giàu có lớn lao nhất ... Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến những kẻ thù của chúng ta, đến những người không muốn chúng ta nên tốt. Thật tốt đẹp nếu chúng ta dâng thánh lễ này cho họ, dâng hy tế của Chúa Giêsu cho họ, cho những người không yêu thương chúng ta. Và cho cả chúng ta, ngõ hầu Chúa có thể dạy chúng ta ơn khôn ngoan này, tuy khó khăn, nhưng rất đẹp, bởi vì nó làm cho chúng ta nên giống như Cha chúng ta trên trời. Nó sẽ mang ánh nắng mặt trời đến cho tất cả mọi người, cả người tốt lẫn kẻ xấu. Nó làm cho chúng ta nên giống như Chúa Giêsu, Đấng trong sự sỉ nhục của mình trở nên nghèo để làm giàu cho chúng ta, bằng cái nghèo của Ngài. "

Đức Thánh Cha Francis nhấn mạnh rằng tha thứ là cơ sở thực sự của sự hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau.
 
Các cuộc họp báo của các vị Giáo Hoàng trên máy bay
Đặng Tự Do
17:06 18/06/2013
Trong những chuyến tông du quốc tế của Đức Giáo Hoàng, một trong những khoảnh khắc được chờ đợi nhất, là cuộc họp báo trên máy bay. Truyền thống này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Đức Gioan Phaolô II vào lúc bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài, và sau đó được tiếp nối bởi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Nhà báo Angela Ambrogetti, thường trú tại Vatican vừa cho ra mắt cuốn 'Sull'aereo di Papa Benedetto', tạm dịch là “Trên máy bay với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô' để ghi lại những tư tưởng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày trong các cuộc họp báo này

Đề cập đến lý do hình thành cuốn sách, ông Angela Ambrogetti nói:

"Đó là 'thể loại văn học' mới mà Đức Gioan Phaolô II khai sáng. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp nối truyền thống các cuộc gặp gỡ với báo chí trên các chuyến bay từ Vatican trong các chuyến tông du quan trọng của mình, đặc biệt là những chuyến bay xa. Vì vậy, tôi quyết định thu thập tất cả các lời dạy của ngài, để thể hiện những nét tổng quát cũng như sự phát triển triều Giáo Hoàng của ngài. "

Mặc dù các cuộc họp báo thường ngắn gọn và giới hạn trong chỉ vài câu hỏi, một số các nhà báo đi với ngài, đã nhớ mãi những khoảnh khắc thân ái ấy.

Cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh Vatican nhận định:

"Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là một người rất có khiếu truyền thông. Ngài có thể giải thích suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và thẳng thắn. Lời ngài rất phong phú về nội dung. Đó là lý do tại sao các phát biểu của ngài đã được lắng nghe với sự chú ý cao độ. Sau đó, người ta có thể đọc lại, và suy gẫm những lời ấy. Đó là những lời nhẹ nhàng nhưng kích động tư duy. "

Trước mỗi cuộc hành trình, các nhà báo ghi danh được chọn tham dự các chuyến bay của Đức Giáo Hoàng một cách cẩn thận. Angela Ambrogetti nói rằng nếu may mắn có được một chỗ ngồi trên máy bay thì đó là một kinh nghiệm đáng nhớ trong đời.

Ký giả Angela Ambrogetti nói:

"Đi du lịch với Đức Giáo Hoàng vượt quá mơ ước của các ký giả. Nhưng cũng rất mệt mỏi. Bạn phải đúng giờ, theo sát lịch trình của mình, và đôi khi thậm chí còn phải tới sớm hơn. Nhưng thực sự hào hứng khi cảm thấy như bạn là một phần của chuyến đi ấy. Thật đẹp để thấy rằng nhờ công việc của bạn, bạn sẽ đóng góp vào kết quả và sự thành công của chuyến đi”

Trong tám năm triều đại Giáo Hoàng của ngài Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tông du hải ngoại 24 lần. Chuyến đi đầu tiên của ngài là tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, bên Đức. Ngày hội của Giới Trẻ Thế Giới cũng sẽ đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào cuối tháng Bảy này.
 
Chuyến tàu của trẻ em: Hành trình đến Vatican để gặp Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:24 18/06/2013
Hơn 250 trẻ em sẽ có một cơ hội độc đáo là gặp gỡ Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Chuyến đi này là một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Các em sẽ đến nhà ga xe lửa của Vatican vào ngày Chúa Nhật 23 tháng Sáu từ các nước khác nhau. Mặc dù còn trẻ, tất cả các em trong số này đã phải đối mặt với các vấn đề xã hội và gia đình.

Bác sĩ. PATRICIA Martinez, nhà tổ chức chuyến tàu của trẻ em cho biết:

"Chương trình này đã được phát động dành cho trẻ em. Đó là cho những em đã không bao giờ có cơ hội được du lịch như thế vì sinh ra trong một gia đình khó khăn, trong một tình hình xã hội bất lợi. Thực sự họ phải đối mặt với các loại vấn nạn khác nhau của các khó khăn xã hội. Chúng tôi đã làm việc trong chương trình này từ tháng mười hai, với các cơ quan khác nhau dành cho trẻ em. "

Các trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ, sẽ có thể xem thấy các nền văn hóa khác nhau và những nơi họ chưa bao giờ có cơ hội đến được. Sự kiện này là một phần trong chương trình "Khu vườn thiếu nhi” được sự tài trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Trước khi đến Rome, các em sẽ đến thăm các nhà thờ tại các thành phố nổi tiếng của Ý như Milan, Florence và Bologna.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa nói:

"Sau khi đến ba thành phố khác nhau của Ý, các em sẽ được đưa lên tàu để đến Vatican. Mỗi em có những kinh nghiệm riêng của mình, có thể là giáo dục, văn hóa hay tâm linh nhưng thực sự tất cả những đứa trẻ này có những bối cảnh rất khác nhau. "

Xe lửa tốc độ cao sẽ dừng lại ở nhà ga xe lửa chính của Vatican. Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ gặp các trẻ em tại Đại Thính Đường Phaolô VI của Vatican.

Sáng kiến này được chào đón nồng nhiệt bởi các trung tâm chăm sóc trẻ em.
 
Top Stories
Chine: « Le bouddhisme han est la religion favorisée par le gouvernement chinois »
Eglises d'Asie
06:40 18/06/2013
Venu de l’Inde, le bouddhisme s’est propagé en Chine il y a deux bons milliers d’années. Si l’on recense de nombreuses études sur son développement durant la période contemporaine, les recherches portant spécifiquement sur l’évolution du bouddhisme la République populaire de Chine depuis 1949 sont nettement moins fréquentes (1).

Ji Zhe, maître de conférences à l’Institut national des langues et civilisations orientales (Inalco), est l’un de ces rares chercheurs. Docteur en sociologie (EHESS) et spécialiste de l’histoire des religions chinoises, il dirige depuis 2010 le projet de recherche international « Le bouddhisme après Mao », soutenu par la Ville de Paris dans le cadre du programme « Emergence(s) » (2).

Dans l’interview ci-dessous, parue en ligne sur Fait-religieux.com le 16 juin 2013, Ji Zhe dresse un portrait rapide du renouveau du bouddhisme en Chine populaire depuis une trentaine d’années, évoquant notamment le poids des facteurs économiques et les limites qu’il rencontre, comme son incapacité à prendre position sur les questions sociales et politiques.

Patricia Zhou (Fait-religieux.com) : On assiste depuis les années 1980 à un renouveau religieux en République populaire de Chine (RPC). Qu’en est-il du bouddhisme ?

Ji Zhe : Dans les années 1980, la situation du bouddhisme était encore difficile, malgré le nouvel espace de liberté religieuse octroyé par l’Etat. Les organes gouvernementaux soumettaient la reconstruction des sites bouddhistes à beaucoup de contraintes. De plus, les moines manquaient de ressources. C’est grâce au soutien financier de Chinois d’outre-mer, de Hongkong, de Taiwan, d’Asie du Sud-Est, et à celui de bouddhistes d’autres pays asiatiques, comme le Japon ou la Corée, que les bouddhistes chinois ont pu reconstruire leurs temples et leurs monastères.

A partir du milieu des années 1990, de plus en plus de Chinois laïcs ont commencé ou recommencé à s’intéresser au bouddhisme. Grâce au développement économique, ils disposaient de moyens financiers plus importants. Petit à petit, les Chinois du continent ont pris le relais pour le financement de la reconstruction des sites bouddhistes.

Les temples et les monastères avaient été détruits durant la Révolution culturelle (1966-1976) ?

Non, ils n’avaient pas forcément été détruits, beaucoup avaient été réquisitionnés et étaient utilisés à des fins séculières. Ils étaient occupés par des écoles, des usines, des organes gouvernementaux... Jusqu’à aujourd’hui, il y a encore des monastères qui n’ont pas été rendus aux bouddhistes.

Combien y a-t-il de bouddhistes en Chine ?

Selon les enquêtes récentes, entre 10 % et 20 % de la population chinoise adulte s’identifient comme bouddhistes. Il est en réalité impossible de donner un chiffre exact du nombre de bouddhistes laïcs, car la conversion bouddhiste est beaucoup moins formelle que son équivalent chrétien et l’identité religieuse des Chinois est loin d’être exclusive. Mais on dispose de chiffres indicatifs. D’après une étude, sur 100 millions de bouddhistes en 2003, 90,5 millions appartenaient au bouddhisme Mahayana Han [les Han étant l’ethnie majoritaire en Chine qui constitue environ 92 % de la population] et 7,6 millions au bouddhisme tibétain ; il y avait aussi 1,5 million de bouddhistes Theravada, la majorité étant des Dai de la province du Yunnan, au sud du pays.

A l’heure actuelle, parmi les cinq religions officiellement reconnues – le bouddhisme, le taoïsme, le catholicisme, le protestantisme et l’islam –, les bouddhistes constituent le groupe de croyants et de pratiquants le plus nombreux. On dit que les bouddhistes Mahayana Han représenteraient aujourd’hui à eux seuls plus de 100 millions de personnes, je crois que ce chiffre n’est pas exagéré.

Le développement du bouddhisme est-il bien accepté par les autorités ?

Oui, le bouddhisme Mahayana Han est devenu la religion la plus favorisée par le gouvernement chinois. Il y a plusieurs raisons à cela (3).

Tout d’abord, le bouddhisme est une religion mondiale – contrairement au taoïsme, qui est limité aux sociétés chinoises – et il bénéficie d’une bonne image en Asie et en Occident. Une certaine vivacité du bouddhisme permet au gouvernement de montrer qu’il existe une liberté religieuse en Chine. Le bouddhisme est aussi un lien entre les sociétés et les peuples asiatiques ; Pékin s’en sert dans sa politique extérieure depuis les années 1950. Un exemple récent est le « Forum mondial du bouddhisme » orchestré par le gouvernement chinois depuis 2006, qui réunit tous les trois ans des centaines de représentants des bouddhistes du monde entier, sauf ceux fidèles au dalaï lama, bien entendu.

En outre, les événements de 1999 liés au mouvement Falungong ont fait prendre conscience au gouvernement des besoins religieux de la population. Falungong a mobilisé, le 25 avril 1999, des milliers de personnes pour protester devant le siège du gouvernement central à Pékin. Depuis, le mouvement qui comptait à l’époque des millions de pratiquants est considéré comme une secte et est réprimé. Echaudé par l’affaire Falungong, l’Etat chinois a commencé à soutenir le bouddhisme Han placé sous la stricte surveillance de l’Etat, en l’utilisant pour occuper le marché religieux.

Le Falungong n’est évidemment pas le seul adversaire de l’Etat sur le plan religieux. La religion qui se développe le plus rapidement en Chine aujourd’hui est sans doute le protestantisme – évangélique surtout. Le protestantisme est très actif et revendicatif. Les protestants ont des liens avec l’étranger, n’hésitent pas à invoquer la liberté religieuse ou les droits de l’homme. Ils ont leur organisation propre, dans le cadre de la famille et du village, très difficile à contrôler. Le catholicisme et l’islam sont également problématiques pour l’Etat chinois sur le plan diplomatique ou ethnique, celui-ci préfère par conséquent utiliser le bouddhisme Mahayana Han pour tenter d’endiguer l’expansion de ces religions.

Enfin, au niveau local, le bouddhisme est soutenu par le pouvoir par intérêt économique. Depuis les années 1990, les gouvernements locaux ont œuvré avec enthousiasme à la reconstruction ou à la rénovation de monuments bouddhiques pour favoriser le développement du commerce et du tourisme.

Comment le bouddhisme est-il géré par les autorités chinoises ?

Le contrôle est exercé par le Bureau des Affaires religieuses (BAR), à travers l’Association officielle des bouddhistes. Mais parfois, le BAR intervient directement : par exemple, la position-clé de l’Association bouddhique chinoise est celle de secrétaire général ; ce dernier détient le véritable pouvoir, alors que le président de l’Association n’a qu’un rôle rituel. Le secrétaire général actuel de l’Association – qui est un ancien cadre du BAR – a été nommé directement par le BAR.

Le BAR supervise l’enregistrement et la gestion du clergé ainsi que des lieux de culte. Les grands monastères procèdent aux ordinations, après avoir eu l’accord du BAR et de l’Association nationale.

Le pouvoir se concilie également les leaders religieux en les intégrant dans le système politique, en leur octroyant par exemple des sièges à l’Assemblée populaire nationale (APN) ou à la Conférence consultative politique du peuple chinois (CCPPC). Ces mesures sont plutôt du ressort du Département du Front uni, l’organe chargé des affaires des « groupes sociaux », y compris ceux religieux, au sein du Parti communiste chinois (PCC).

Quelle est la situation économique des monastères ?

La situation des 15 000 monastères enregistrés est très variée (2). Celle d’un grand monastère historique, situé dans un site touristique ou au centre d’une grande ville, est très différente de celle d’un petit temple dans une région reculée.

La situation économique des monastères réputés, comme le temple Lingyin, à Hangzhou dans le Zhejiang, ou ceux du mont Wutai dans le Shanxi, est en général bonne car ils bénéficient d’importantes donations des fidèles. Pour donner un ordre de grandeur, en 2010, durant les quinze jours des festivités du Nouvel An chinois, un grand monastère de Shanghai a reçu plus de 10 millions de yuans de donations [plus d’un million d’euros].

La plupart des monastères importants comprennent en leur sein un grand maître spirituel reconnu et vivent des donations des fidèles. Certains gagnent également de l’argent grâce aux services religieux ou aux rituels, funéraires notamment.

Le tourisme n’est-il pas pourvoyeur d’argent pour les grands monastères ?

Non, pas du tout. Le tourisme et la vente de billets d’entrée peuvent constituer un revenu pour des monastères qui ne sont pas connus et qui n’ont pas de maître de renom. Pour les grands monastères, les donations constituent la ressource la plus significative.

Il y a toutefois l’exception notable du temple Shaolin, dans la province du Henan, célèbre pour sa tradition des arts martiaux. Ce monastère vit essentiellement du tourisme, les fidèles ne font pas beaucoup de donations car ils jugent sa commercialisation et sa médiatisation outrancières. Chaque année, les billets d’entrée rapportent plusieurs millions d’euros. Mais 70 % des recettes reviennent au gouvernement local, le monastère n’en touche que 30 %. De plus, la communauté monastique ne peut disposer librement de ses 30 %, leur utilisation est contrôlée par un comptable mandaté par le gouvernement local.

Aussi l’abbé du temple Shaolin, maître Shi Yongxin, a-t-il demandé à plusieurs reprises aux autorités de rendre libre l’accès au temple, pour les touristes et les fidèles. Mais le gouvernement local, en compétition avec le monastère pour les ressources financières et le capital symbolique, refuse.

Existe-t-il d’autres cas de figure pour l’économie monastique ?

Oui. Des entreprises ayant des liens avec un gouvernement local construisent des sites bouddhiques dans des endroits touristiques et emploient ensuite un groupe de moines pour assurer le service religieux. Pour une entreprise du secteur touristique, un site culturel – comme un monastère – est un atout, d’où ce type d’investissement. Certains exemples sont impressionnants, comme le temple Nanshan à Hainan. Le phénomène reste toutefois marginal.

En revanche, la construction par des investisseurs privés de grandes statues de bouddhas est une pratique très répandue. Dans ce cas, il n’y a même pas besoin de clercs pour attirer des donations.

Il existe aussi des bouddhistes qui créent des sites touristiques pour développer l’économie locale. Un exemple en est le temple de Lili Gucheng, dans la province du Gansu. Grâce aux donations des fidèles, une bouddhiste laïque a fait construire une grande cité touristique de style roman dans laquelle certains édifices sont réservés aux pratiques bouddhiques.

De manière générale, le tourisme est mal considéré par les fidèles, car les monastères sont censés être le siège de pratiques ascétiques. L’activité touristique suppose un paiement en échange de services ; elle est très différente du pèlerinage, qui a un objectif sacré, auto-justifiable et non-utilitaire : les pèlerins ne sont pas obligés de faire des dons.

Quel est le rôle du secteur religieux dans l’économie chinoise ?

Le secteur religieux est devenu très important dans l’économie chinoise. Le tourisme religieux, toutes religions confondues, représente une part considérable du tourisme local et de l’économie locale. Et ce d’autant plus que certains monastères sont gérés et considérés comme des entreprises.

Cette tendance s’inscrit dans le contexte global de la Chine, où l’on assiste à une marchandisation de la société. Les gouvernements locaux, eux aussi, sont désormais considérés comme des entreprises et gérés en fonction de la logique de marché, tout comme les écoles, les universités, les hôpitaux, etc.

Il y a une double logique prédominante dans la Chine d’aujourd’hui : celle du pouvoir et celle du marché.

Le pouvoir religieux n’est-il pas un contre-pouvoir ?

Non, pour le moment, les grands monastères et les dirigeants les plus connus du bouddhisme Han se contentent d’être utilisés par l’Etat et se soumettent à la logique du marché.

Ils n’ont pas la volonté d’aller à l’encontre de ces deux logiques, ils ne proposent pas de contre-valeurs. Ils n’ont pas non plus le courage de soumettre le pouvoir politique à un jugement moral ou de s’engager dans des mouvements sociaux. Certains bouddhistes le font, mais à titre individuel, sans soutien institutionnel.

Les monastères pratiquent la philanthropie, mais n’organisent pas directement d’actions humanitaires ou d’autres mouvements car les mobilisations à grande échelle, mises à part celles orchestrées par le gouvernement, sont interdites en Chine. Il y a une énorme différence entre le bouddhisme Han et le bouddhisme engagé, taiwanais ou vietnamien, comme celui de Maître Thich Nhat Hanh. En Chine, parler de compassion, de sagesse, est autorisé, mais il est difficile de mentionner la souffrance. Faire état de souffrances dans la société actuelle, alors qu’elle est sous la direction correcte du Parti, est impossible. On peut évoquer le karma, mais pas parler de justice ! Il est bien dommage qu’aujourd’hui, malgré sa riche et respectable tradition spirituelle, le bouddhisme Han en Chine populaire n’a pas de discours moral qui pourrait servir à améliorer la société en proie à une profonde crise des valeurs. Il est devenu une religion muette face aux problèmes de justice sociale.

(1) La monographie de Holmes Welch, Buddhism under Mao (Harvard University Press, 1973), porte seulement jusqu’en 1972. Pour la suite, pour ces dernières décennies, les chercheurs se consacrant aux relations entre le bouddhisme et l’Etat sont peu nombreux.
(2) Chercheur post-doctorant du CNRS, affecté au Groupe Sociétés, Religions, Laïcités (GSRL), il est par ailleurs chercheur associé à l’Institut d’études religieuses de l’Université de Fudan et à l’Académie des cultures européennes de l’Université de Tongji en Chine. Ses articles sur la religion et la société chinoises contemporaines ont paru dans des revues scientifiques telles que Perspectives Chinoises, Social Compass, Cahiers internationaux de sociologie et Nova Religio.
(3) A ce sujet, on pourra lire l’article de Carsten Krause publié par Eglises d’Asie en septembre 2006 : « L’interdépendance entre l’Etat et le bouddhisme en République populaire de Chine »
(4) - On estime que dans les années 1980, il restait quelques milliers de moines et de nonnes en Chine populaire. En 1994, le bouddhisme Mahayana Han comptait 40 000 moines, nonnes et novices ; en 1997, 70 000 et en 2006-2007, 100 000. Soit une augmentation de 8 % par an entre 1994 et 2006.
Un renouveau qui peut paraître spectaculaire, mais qui doit être relativisé : avant 1949 et l’arrivée au pouvoir du Parti communiste chinois (PCC), le bouddhisme Han comptait pas moins de 500 000 clercs. Autrement dit, en soixante ans, le nombre de moines a été réduit de quatre cinquièmes, tandis que la population chinoise a plus que doublé.
- Avant 1949, il y avait 40 000 monastères en Chine. Après la mort de Mao en 1976, on ne comptait plus qu’une centaine de monastères bouddhistes Han. Ce chiffre augmente ensuite rapidement : 5 000 en 1994, 8 000 en 1997 et 15 000 en 2006. Il existe aujourd’hui de surcroît beaucoup de « Maisons du Bouddha » et de « Maisons pour la récitation des soutras », plus ou moins privées, qui ne sont pas enregistrées.


(Source: Eglises d'Asie, 17 juin 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngân khánh Tuyên Thánh Việt Nam
+ TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
11:17 18/06/2013
TẠ ƠN HỒNG ÂN ĐỨC TIN CAO QUÍ (1V 8, 55-61; 1Cr 1, 3-9; Mc 5, 18-20)
(Bài giảng của Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệtm tại Châu Sơn, 19-06-2013)

Càng nhìn lại biến cố phong thánh Việt nam, tâm tình ta càng dâng lên ngập tràn niềm tri ân cảm tạ.

Trước hết tạ ơn vì những ơn lành lớn lao Chúa ban. Nếu khi thưởng công các thánh Chúa thưởng công chính những ân huệ Chúa ban thì các thánh Việt nam chính là công trình của Chúa. Với người Việt nam thì công trình này quá lớn lao.

Lớn lao vì vượt quá sức loài người. Chúa đã ban cho các thánh ơn cao trọng vượt qua những tầm thường của con người. Thánh Hồ đình Hy dám bỏ cả công danh phú quí trong triều đình. Thánh Tôma Thiện dám bỏ tuổi xanh đầy tương lai hứa hẹn. Thánh nữ Lê thị Thành dám bỏ cả gia đình hạnh phúc. Thánh Ven dám bỏ quê hương xứ sở giầu sang xinh đẹp để đến nơi nghèo nàn khổ cực. Còn hơn nữa Chúa ban cho các ngài sức mạnh chịu được những cực hình ghê sợ. Thánh Marchand Du chịu xẻo 100 miếng thịt. Khi chết rồi còn bị thiêu xác ném tro xuống biển. Thánh Thọ và thánh Cỏn chịu đánh đòn tan nát rồi bị ném xuống hầm phân cho nước tiểu ngấm vào xót xa và phá hoại cơ thể. Thánh Đổng dám dùng sắt nung đỏ xóa chữ “Gia tô tả đạo” sửa lại thành “chính đạo” khắc trên má. Thánh nữ Lê thị Thành vẫn tươi cười khi chịu khổ hình. Bị đòn vọt đến tóe máu, thấm vào áo. Ngài nói với con rằng: Đây là mẹ mặc áo thêu hoa hồng đấy. Phải có ơn Chúa thật lớn lao mới có thể chịu những cực hình khủng khiếp mà vẫn vui tươi bình an như thế.

Lớn lao vì số lượng đông đảo các chứng nhân. Xưa nay trên đời anh hùng hiếm hoi như những vì sao băng. Thế mà tại Việt nam anh hùng tử đạo đông đảo như những đám mây che rợp cả bầu trời quê hương. Ước tính có đến hơn 100 ngàn vị tử đạo. Có những vị lừng danh tên tuổi. Có những vị vô danh như hàng trăm vị bị thiêu trong nhà thờ Bà Rịa. Hàng trăm người bị thiêu trong nhà thờ Tam Tòa. Bao nhiêu làng bị tàn sát. Thật lạ lùng. Cả một đoàn người anh hùng. Tại làng Bút Đông, quan bắt mọi người có đạo phải ra trình diện, mghĩ rằng họ sẽ sợ mà trốn hết. Không ngờ cả làng hơn 500 người ra tuyên xưng đức tin. Quả là những anh hùng vượt quá sức loài người. Quả là ơn Chúa ban dư tràn cho dân Chúa.

Lớn lao vì Giáo Hội Việt nam được giống Giáo Hội Mẹ. Khởi thủy, Giáo Hội sơ khai bị đế quốc Rôma đã cấm cách bắt bớ trong 300 năm. Năm 313 hoàng đế Trajano mới ký sắc chỉ tha đạo. Tại Việt nam khi đạo mới truyền vào, các vua quan cũng đã bắt đạo suốt 3 thế kỷ 17, 18 và 19. Quả là một thời gian dài ngoài sức tưởng tượng. Nhưng nhờ đó ta được nên giống Giáo Hội Mẹ. Thật vinh dự cho Việt nam. Thật lớn lao ân huệ của Chúa.

Tiếp đến tạ ơn vì các bậc tổ tiên khôn ngoan sáng suốt. Thời ấy các vị thừa sai chưa thông thạo tiếng Việt. Sao cha ông ta đã hiểu đạo mà tin đạo và theo đạo. Đó là ơn Chúa Thánh Thần. Như ngày lễ Ngũ Tuần, các tông đồ nói tiếng Do thái, nhưng người các nước nghe đều hiểu. Các ngài chỉ được học giáo lý rất sơ sài. Cha Đắc lộ đã soạn quyển Phép giảng tám ngày. Sao chỉ học có 8 ngày mà các ngài có một đức tin vững mạnh như thế. Chắc chắn đó là ơn Chúa. Đạo được rao giảng trong thời kỳ cấm cách. Theo đạo đồng nghĩa với bị kết án tử hình. Thế mà sao các ngài vẫn hăng hái theo đạo và tuyên xưng đạo? Chắc chắn đó là ơn Chúa. Đúng là thời lễ Ngũ Tuần. Đúng là thời lễ Hiện Xuống. Đúng là ơn Chúa ban tràn lan đặc biệt cho dân tộc Việt nam.
Sau cùng tạ ơn vì hồng ân đức tin Chúa ban. Suy cho cùng ơn đức tin là ơn cao quí nhất. Ơn làm cho ta nhận biết Chúa. Ơn làm cho ta sống đạo vững mạnh. Ơn làm cho Giáo Hội phát triển. Hãy nhìn lại lịch sử Giáo Hội từ những ngày đầu. Thuở ban sơ ta không có gì hết. Không có nhà thờ. Không có nhà xứ. Không có tòa giám mục. Không có tài chính. Chỉ có sự ghen ghét của vua quan. Chỉ có sự bắt bớ. Chỉ có khổ hình. Thế mà sao đạo vẫn phát triển. Thưa vì ta có đức tin. Có đức tin là có tất cả. Ngày nay tại sao ta có đầy đủ phương tiện, con người, thời cơ thuận lợi, nhưng việc truyền giáo xem ra khựng lại. Tại sao? Vì ta thiếu đức tin. Có thể nói tất cả mọi khủng hoảng thời nay bắt nguồn từ khủng hoảng đức tin. Quả thật ơn đức tin là ơn cao quí Chúa ban cho dân tộc Việt nam.

Ta cùng tạ ơn Chúa vì trong ngày lễ Tuyên Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội Việt nam được sống lại đức tin, tiếp tục cuộc tử đạo của các thánh. Khi được tin Tòa Thánh sẽ tuyên thánh Tử đạo Việt nam, cả một phong trào bắt bớ mới bùng lên trong đất nước Việt nam. Nhà Nước vận dụng mọi phương tiện tuyên truyền chống đối. Nào là hạch sách, o ép. Nào là kể tội, kể xấu các thánh. Nào là đe dọa sẽ có một cuộc trả thù, trừng trị đích đáng. Nhưng đức tin Giáo Hội vẫn vững vàng dù phải chịu đau khổ. Xin kể hai trường hợp tiêu biểu. Trường hợp thứ nhất là Đức Cha Đaminh Nguyễn văn Lãng, Giám mục Xuân lộc. Khi thấy người ta nói những lời sai trái về các thánh tử đạo, về Giáo Hội, Ngài không chịu được. Ngài bất ngờ qua đời đêm 22-02-1988. trong tay còn mở tờ báo Công Giáo Dân tộc với bài viết chống việc phong thánh. Rõ ràng bài báo đọc đêm trước khiến ngài bức xúc, đau khổ rất nhiều trước khi chết. Trường hợp thứ hai là Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh văn Căn. Một lần, ông Mai chí Thọ, đứng đầu ngành công an triệu tập Hội đồng Giám mục để lên án việc phong thánh tử đạo. Ông nói nhiều lời xúc phạm đến các thánh. Từ hàng ghế đầu, Đức Hồng Y Căn đột ngột đứng dậy ra quì giữa hội trường và khóc lớn tiếng nói rằng: Các ông có thể nhục mạ chúng tôi, nhưng không được phép nhục mạ cha ông tổ tiên chúng tôi. Cả hội trường xôn xao. Rồi hội nghị bẽ bàng kết thúc không kèn không trống. Các ngài đã minh chứng một đức tin lớn lao. Đức tin đó khiến các ngài đồng cảm với Giáo Hội. Đức tin đó khiến các ngài hiệp thông với khổ hình của các Thánh Tử Đạo, đến nỗi chịu nhục nhã vì các ngài. Và đau khổ đến chết vì các ngài. Chính nhờ thế việc Tuyên Thánh vẫn tiến hành. Chính nhờ thế Giáo Hội Việt nam vẫn vững vàng phát triển qua những khó khăn thử thách.

Mừng 25 năm Tuyên Thánh Tử Đạo Việt Nam đúng vào năm Đức Tin, phải chăng Chúa muốn nhắc nhở ta biết ơn cao trọng nhất là ơn đức tin. Và điều quan trong nhất trong đời là thực hành đức tin. Và trong thời kỳ Tân PHúc âm hóa, ta càng phải sống đức tin. Tertuliano nói: Máu tử đạo là hạt giống sinh người tín hữu. Tôi xin nói cách khác. Đức tin chính là hạt giống sinh đức tin. Các thánh tử đạo là hạt giống đức tin gieo xuống, chịu mục nát đi, đã sinh hoa kết quả ban cho Giáo Hội Việt nam mùa gặt đức tin dồi dào phong phú.

Trong tâm tình tạ ơn long trọng, ta hãy cùng vua Salômn nài xin Thiên Chúa tiếp tục ở với chúng ta như đã ở với cha ông chúng ta. Ta hãy cùng thánh Phaolô tạ ơn vì Chúa không để ta thiếu một ân huệ nào. Và để đáp lại, ta hãy nghe lời Chúa dạy: “Hãy kể lại cho mọi người biết việc Chúa đã làm” cho dân tộc Việt Nam. Ta hãy loan truyền ơn lành của Chúa bằng chính đời sống đức tin trong thời đại mới. Đức tin bằng việc làm thật sự. Đức tin trong những hi sinh từ bỏ đau đớn vì không chiều theo những áp lực, dù ngọt ngào của thời đại hôm nay. Đức tin sẵn sàng chịu đau khổ, chịu thiệt thòi vì Chúa.

Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa muôn đời. Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin cầu cho chúng con. Amen.
 
Dòng Phúc Âm Sự Sống có thêm 12 Nữ Tu tiên khấn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An.
21:24 18/06/2013
PHAN THIẾT - Sáng ngày 18-6-2013, tại Nhà Thờ Cà Tang, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 12 Nữ Tu thuộc Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống.

Xem hình ảnh

Cùng đồng tế có quý cha Hạt Trưởng Hạt Phan Thiết, Hạt Hàm Thuận Nam, cha Giám Đốc Chủng Viện Nicôla và 22 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cà Tang chung lời tạ ơn.

Suy niệm Tin Mừng Ga 15,1-8, dụ ngôn cây nho cành nho, Đức Cha Giuse liên kết ba tiêu chuẩn “cành nho phải gắn với thân cây nho, cành nho phải đan kết với nhau, cành nho phải chịu cắt tỉa mới đơm bông kết trái” với ba lời Khấn Dòng.

Bằng hình ảnh của cành nho, Chúa Giêsu gợi lên ba tiêu chuẩn trong đời thánh hiến. Đó là phải gắn liền với Ngài, phải liên kết với nhau thành cộng đoàn gia đình, và phải sống tinh thần từ bỏ. Đó cũng là xa gần nhắc đến ba lời khuyên Phúc âm mà các Nữ Tu luôn nâng niu trong lời khấn Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục.

Đức Cha nói lời cám ơn các phụ huynh đã đóng góp những thành viên ưu tú của gia đình để hiến thân để phục vụ Giáo Hội. Ngài chúc mừng Chị Tổng và Hội Dòng, mỗi năm nhân sự thêm dồi dào. Ngài cũng chia vui cùng các tân Khấn sinh với lời cầu chúc luôn thăng tiến trên đường dâng hiến.

Cuối lễ, Nữ tu Maria Têrêxa Ðoàn Thị Hoa, Tổng Phụ Trách thay mặt hội dòng dâng lời tri ân. Đại diện phụ huynh các tân khấn sinh cũng chân thành cảm tạ.

Bữa tiệc liên hoan trong khuôn viên Nhà thờ Cà Tang rộn ràng niềm vui và lời ca tiếng hát chúc mừng.

Tên gọi “Cà Tang” nghe rất lạ tai, mang âm hưởng ngôn ngữ “Sắc tộc thiểu số”, không biết có liên quan đến thành ngữ “cà tang cà rịch” không!. Từ điển tiếng Việt giải thích “cà rịch cà tang” là làm việc gì cũng chậm chạp với một nhịp điệu đều đều như không quan tâm gì đến thời gian (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996). Thực tế cho thấy, Giáo xứ Cà Tang rất trẻ trung, chỉ mới 3 năm thành lập (22-2-2010), thế mà, Giáo xứ đã phát triển rất nhanh từ cơ sở vật chất cho đến các sinh hoạt phụng vụ và hội đoàn. Giữa miền quê êm ả ngát xanh ruộng lúa vườn cây, nổi bật lên ngôi Nhà thờ với khuôn viên rộng thoáng và khang trang.

Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống đã chọn nơi thôn quê dân dã yên bình Cà Tang để xây dựng Nhà Mẹ. Năm 1966, cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội Phúc Âm tại Giáo phận Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận nhận Hội Dòng vào phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Hiện nay, Hội Dòng có 13 Nữ tu khấn trọn, 46 Nữ tu khấn tạm, 6 tập sinh và 30 đệ tử, với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai. Các Nữ Tu rất nhiệt thành đến phục vụ tại các vùng sâu vùng xa như Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, Ðảo Phú Quý.

Cành gắn với thân nho mới trổ sinh hoa trái. Các Nữ Tu chọn Chúa Kitô là chọn lấy sự sống cao quý như tên gọi của Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Suy niệm về tên gọi của Hội Dòng, tôi nhớ đến câu chuyện “hạt giống” của linh mục Anthony de Mello.

Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.

Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?

Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.

Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.

Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hóa Việt Nam Bài 12: Thiên Đạo Chí Công
Lm. Mai Đức Vinh
21:16 18/06/2013
THIÊN ĐẠO CHÍ CÔNG

Trong bài giảng trên núi, cũng gọi là Tám Mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu long trọng tuyên bố với những người vây quanh Ngài rằng: 'Phúc cho anh chị em là những kẻ bị người ta nói xấu, vu khống và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao' (Mt 5,11-12). Đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, cách riêng, đời sống và cuộc tử đạo của các tiền nhân, chứng nhân Tin Mừng, trên Quê Hương chúng ta vào thời điểm 1583-1886, chúng ta thấy lời chúc phúc của Chúa trên đây đã ứng nghiệm thật rõ nét: các ngài bị hiểu lầm và vu oan đủ điều, bị hành hạ và giết chết đủ dạng thức vì danh Chúa. Chúa rất trân trọng lòng hy sinh chịu oan ức và đau khổ, cũng như cái chết đắt giá của các Thánh Tử Đạo… Và Chúa không để các ngài bị thua thiệt, Chúa đã ân thưởng các ngài nhãn tiền ngay tại thế qua những dấu lạ thật diệu huyền.

Từ điều suy nghĩ trên đây, tôi lần đọc lại những lời dạy của tổ tiên được trao truyền lại cho người Việt Nam qua những câu ca dao tục ngữ, những truyện cổ tích, và những lời hay ý đẹp của cổ nhân, tôi sung sướng nhận ra những tia sáng tương hợp. Quả vậy, tuy không mang chất liệu siêu nhiên, nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu truyện cổ tích và nhiều lời hay ý đẹp của cổ nhân là những dấu chứng hùng hồn về phong thái của các Đấng Tử Đạo: Vì Chúa, vì Đức Tin Công Giáo, nhưng cũng vì những xác tín tôn giáo và luân lý cổ truyền, vì những đức tính bao gồm trong tam cương 'Thiên Địa, Quân Thần, Phụ Mẫu' và ngũ thường 'Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín' mà các thánh tiền nhân đã bình thản chấp nhận và can tràng chịu đựng mọi vu khống, mọi hành hạ, mọi án tử… đồng thời hân hoan được Trời thương nâng đỡ, ban sức mạnh và cho nhiều dấu lạ làm vinh danh Thiên Chúa và dân tộc… Tóm lại, các Thánh Tử Đạo không chỉ làm chứng về tình yêu dâng lên cho Thiên Chúa, nhưng còn biểu dương các tinh túy tôn giáo, luân lý và văn hóa của dân tộc.

Từ những gợi ý trên đây, tôi sẽ trình bày năm điểm trong bài viết mang tên là ‘Thiên Đạo chí công’ nghĩa là ‘Đạo Trời thật công bằng’: 1) Những lời dạy của tổ tiên. 2) Những hiểu lầm đáng tiếc 3) Những vu oan ác nghiệt. 4) Những hành nhục và tử nhục. 5) Những dấu lạ ân thưởng.

I. NHỮNG LỜI DẠY CỦA TỔ TIÊN

1. Trong ca dao tục ngữ

• Ai cũng biết: 'Trời không đóng cửa đuổi ai', 'Trời nào có phụ ai đâu', 'Trời sinh Trời chẳng phụ nào', 'Khi nên Trời giúp công cho'. 'Ở hiền gặp lành, những người nhân đức trời dành phúc cho'. 'Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong'. 'Thiên đạo hảo hoàn'.

• Bởi vì 'Thiên đạo chí công', 'Thiên bất dung gian', 'Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt'. 'Cứ trong nghĩa lý luân thường, làm người phải giữ kỷ cương mới mầu; Đừng cậy khoẻ chớ cậy giàu, Trời kia còn ở trên đầu còn kinh'. 'Đạo trời báo phục chẳng lâu, hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai'.

• Cho nên khi gặp gian nan, không thất vọng, không thù oán, nhưng xác tín ngửa mặt lên mà 'van trời', 'vái trời', 'có trời biết', 'xin trời xét', 'xin trời phù hộ', 'mong trời biết cho', 'vì trời đã định', 'xin theo ý trời'… 'Cóc kêu ba tiếng thấu trời, huống lọ lời cầu của người hiếu trung'…

2. Trong những câu chuyện cổ:

• Sự tích dưa hấu: Anh Mai An Tiêm, vì tin vào thuyết luân hồi, nên tuyên bố rằng 'mọi vật trong nhà đều là tiền thân của tôi cả'. Nghe vậy, Hùng Vương và các cận thần phản đối cho là vô ơn với Trời và với Vua, nên bắt đi đầy cả gia đình. Tại đảo đi đày, thấy vợ buồn bã, thất vọng vì bị vu oan, nên lâm kiếp đầy ải, Mai An Tiêm đã nói an ủi: "Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Trời luôn có mắt, cứ phấn chấn lên, đừng sợ'… Rồi khi trồng được dưa hấu thơm ngon, Mai An Tiêm ôm lấy vợ mà nói: "Trời nuôi sống và thưởng công chúng ta thật" (1).

• Truyện tấm cám: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm bị Cám và dì ghẻ lường gạt và đày đọa đủ điều… Nhưng Tấm luôn được Trời phù hộ… Cấu trúc của câu truyện đầy nét thần thoại, tuy nhiên làm nổi bật ý nghĩa: Người đơn thành bao giờ cũng được Trời giúp đỡ, chở che và cho mọi may mắn. Đúng là 'ở hiền gặp lành' (2).

• Truyện Quán Tử. Quán Tử là chàng trai nghèo, sống độc thân… nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ và tổ tiên, lại nhân hậu đối với mọi người, kể cả loài vật… Nhờ đó mà luôn được đền bù, tránh được mọi rủi ro và được ân thưởng bội hậu. Quả là 'những người nhân đức, Trời dành phúc cho' (3).

• Truyện bốn người bạn: Ất, Bính, Đinh, Giáp là bạn thân lâu năm. Nhưng Giáp đã làm nhiều truyện động trời phản bội Ất: cướp vợ của Ất, giết vợ của mình rồi vu khống cho Ất, vu oan cho Ất muốn cướp vợ của Giáp… Vì thế, Ất bị bắt và bị tòa án xử tử. Bính và Đinh biết rõ tính trung thực của Ất, đã đến xin Giáp là người bạn giàu có nhất, cứu nguy cho Ất. Giáp từ chối thẳng thừng và còn vu oan thêm cho Ất… May, vừa lúc đao phủ giơ gươm chém đầu Ất, thì cô đầy tớ của Giáp, cô biết rõ câu chuyện, đã chạy ra xin đao phủ ngưng tay, và cô kể cho mọi người hiện diện biết rõ sự thật của câu chuyện… Nhờ đó Ất được tha, tìm lại được vợ. Còn Giáp phải mất nhiều tiền mua chuộc quan tòa, nên cũng được tha. Nhưng lúc Giáp từ tòa án ra về, bị sét đánh chết. Khi người ta khiêng xác của Giáp đi chôn, một con cọp không biết từ đâu nhảy tới và công mất xác của Giáp… Mọi người bảo nhau: 'Thiên bất dong gian' (4).

• Truyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính là vợ của Thiện Sĩ. Hai vợ chồng luôn tâm đồng ý hợp. Thế nhưng một hôm Thiện Sĩ đang ngủ ngon, Thị Kính thấy chồng có một cái râu độc, nàng muốn cắt cái râu độc ấy đi. Vừa cầm kéo lên, Thiện Sĩ giật mình dậy hô lớn lên rằng: 'Nàng cầm kéo muốn giết tôi'. Mẹ chồng nghe vậy cũng ùa vào kết án Thị Kính… Thị Kính bị hành hạ đủ điều và sau cùng bị đuổi ra khỏi nhà… Từ đó, mỗi khi có những vụ oan ức lớn, người ta thường nói: 'oan như oan Thị Kính'. Vì thế mới có câu ca dao: 'Chỉ Trời mới thấu tâm can, trước bao oan nghiệt chỉ than với Trời' (5).

• Trong truyện Kim Vân Kiều: Vào thế kỷ XVIII, ông Nguyễn Du (1765-1820) tác giả của cuốn 'Đoạn Trường Tân Thanh (Kim Vân Kiều) không ngại viết lên những trường hợp người ta bịa đặt điều ác cho nhau, vu oan cho nhau để thỏa mãn dục vọng tham lam hay trả thù, trả oán. Đây, ông Nguyễn Du nói đến một trường hợp điển hình của một lời vu cáo:

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,

Rụng rời khung dệt, tan tành gối mai.

Đồ tế nhuyễn của riêng tây,

Sạch-sành-sanh vét cho đầy túi tham!

Điều đâu ai buộc, ai làm?

Này ai dan-dập, giật giàm bỗng dưng?

Hỏi ra sau mới biết rằng:

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ!

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.

Không những chỉ có đoàn tham quan ô lại đến phá phách nhà Vương-Ông trong dịp oan ức này mà có thể ở mọi thời, lúc nào cũng có vô số người sung vào đoàn ruồi xanh như thế! (6).

3. Những lời khuyên của tiền nhân.

• 'Muốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tính, cần phải chịu khổ, chịu phiền thì con người mới thuần thục' (Lưu Trực Trai).

• 'Lửa bốc cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa bao giờ cũng thua nước' (Văn Trung Tử).

• 'Lấy oán báo oán thì oán chồng chất, lấy đức báo oán thì oán tiêu tan' (Phật Thích Ca).

• 'Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng gặp trường hợp cần, thì phải hy sinh bản thân để cứu giúp quần chúng' (Khuyết danh).

• 'Cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người' (Cổ ngữ).

• 'Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng, mạnh không sức nào địch nổi' (Hoài Nam Tử).

• 'Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu' (Minh Tâm Bửu Giám).

• Người biết 'đạo' tất không khoe, người biết 'nghĩa' tất không tham, người biết 'đức' tất không thích tiếng tăm lừng lẫy (Trương Cửu Thành).

II. NHỮNG HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC

1. Bầu khí hiểu lầm.

Những cuộc bách hại ác nghiệt đối với đạo Công Giáo từ 1583 đến 1838 bắt đầu từ những hiểu lầm. Tôi trích lại đây một đoạn trong cuốn 'Lịch Sử Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam', tác giả Hồng Lam ghi rằng: 'Người Việt Nam ta xưa nay vốn tính tình hòa nhã, trung hậu, không hề có ác cảm với người ngoại quốc, như các giáo sĩ và với người Tây phương đầu tiên đã công nhận. Vì thế mà giáo sĩ mới vào nước ta, đều được dân chúng tỏ vẻ hoan nghênh. Cả đến vua quan trong nước vào thời bấy giờ cũng có ý muốn thân thiện với người ngoại quốc, để bắt chước việc buôn bán trong nước, và có khi cũng để lợi dụng sức mạnh và sự tài giỏi của người vào công việc của mình'. Nhưng tiếc thay, về sau, chỉ vì nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc mà gây nên những mối nghi kỵ giữa người ngoài và người Việt Nam ta, rồi giữa đồng bào Công Giáo với đồng bào lương. Hồi đó các giáo sĩ và các nhà buôn Tây phương thường bị coi là những kẻ do thám, hoặc những người dọn đường cho các nước thực dân Âu châu có ý dòm ngó nước ta. Đạo Thiên Chúa bị coi lầm là một tà đạo có thể làm hại đến thuần phong mỹ tục và những tập quán cổ truyền trong nước. Còn những kẻ theo đạo thì bị coi là đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cựu truyền, và lay chuyển cả nền tảng luân lý, và có thể đẩy nước nhà đến sự suy vong. Một ít việc bất ngờ xảy ra, và một số người ghen ghét, đố kỵ hoặc cạnh tranh về vấn đề tôn giáo lại càng giúp cho mối ngờ vực đó tăng thêm' (7). May thay, giữa bầu khí ngột ngạt vì hiểu lầm như vậy, cũng nổi lên những vì sao muốn xóa tan những vòm mây hiểu lầm. Đó là những vua chúa hay quan quyền ngỏ lời bênh vực hay ca tụng đạo Thiên Chúa, như vua Gia Long (DMAH 2, tr.7), tướng Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26) (8), chí sĩ Phan Đình Phùng với khẩu hiệu 'Lương Giáo thông hành' (DMAH 3,339)… Nhưng đặc biệt là bản tấu của quan thượng Nguyện Đăng Giai dâng lên vua Tự Đức. Ông nhận xét: "Cách thức của đạo này (Công Giáo) chinh phục lòng người như sau: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi ăn những người đói kém, cho quần áo những người bị lạnh lẽo, giúp đỡ những người bất hạnh, an ủi những người sầu khổ, họ tụ họp đông để tiễn đưa những người quá cố. Họ không phân biệt quốc gia mà coi mọi người như một, như thân thuộc vậy… Như thế thì làm sao khuyên nhủ họ theo đường lối của chúng ta được? Các sách vở của họ tuy không viết bằng chữ đẹp như của chúng ta, nhưng không chứa đựng những điều gì sai trái nguy hại cho loài người. Các lời giảng dạy của họ chỉ có một mục đích là làm cho con người trở nên đức hạnh và làm ích cho người khác. Họ sống bằng lòng với tình trạng, đóng thuế rất sòng phẳng, không có trộm cướp hay làm loạn. Sáng chiều họ đọc kinh, cố gắng trở nên tốt hơn, hầu được hạnh phúc trên trời… Tôi nghĩ cứ để người Công Giáo sống an bình. Nếu đây là tà đạo, thì ‘sự thật khó hủy diệt còn cái dối trá tự nó sẽ tiêu tan. Chúng ta hãy thực hành đạo chúng ta một cách rầm rộ, để người ta sẽ thấy đạo lý giả trá xấu xa tan biến đi như tuyết tan dưới ánh mặt trời’ (DMAH 3, tr.59-61).

2. Đạo Hoa Lang:

Theo cuốn 'Để tìm hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII, thì 'Vào lúc đầu, giáo sĩ chưa biết tiếng, người thông dịch mới hiểu lờ mờ và nói bập bẹ vài ba tiếng Bồ, vì thế việc diễn giảng gặp rất nhiều khó khăn. Người ta cũng chưa biết phải gọi đạo mới này là đạo gì. Thế là người ta đã gọi đạo do người Bồ đưa tới là đạo người Bồ. Gaspar Louis viết: "Thực ra họ cũng nhận đức tin, nhưng chỉ tin theo cách đại khái rằng đạo người Bồ tốt hơn đạo của họ". Borri kể lại câu chuyện nực cười, khi người ta hỏi xem có muốn theo đạo Kitô không, thì người ta đã nói: "Con nhỏ muốn vào lòng Hoa Lang chăng?" với ý nghĩa là 'muốn vào đạo Hoa Lang' tức là đạo người Bồ. Về sau, nhiều người căn cứ vào đó mà hiểu lầm đạo Thiên Chúa là 'đạo quái gở', là 'đạo tà', là ‘đạo ngoại quốc'. Khi thông thạo tiếng Việt, và nhờ có chữ quốc ngữ, các thừa sai mới cắt nghĩa được cho người ta hiểu: không phải ‘đạo Hoa Lang’ hay ‘đạo của người Bồ’, nhưng là 'Đạo chung của mọi người, tức là đạo Công Giáo’. Cha A. de Rhodes, trong cuốn 'Phép Giảng tám ngày', ngài để nguyên chữ la tinh 'Ecclesia catholica apostolica' (9). Thời Chúa Trịnh Sâm, nhiều tín hữu bị khắc trên trán ba chữ 'Hoa Lang Đạo' (10). Để đánh tan sự hiểu lầm này, thày giảng Inhaxiô đã thưa cùng chúa Thượng Vương: ‘Kính thưa chúa thượng, đạo hạ thần theo không phải là đạo Bồ Đào Nha, nhưng là đạo của Chúa Trời Đất' (DMAH 1, tr.37).

3. Không thờ cúng Tổ Tiên:

Đây là một hiểu lầm lớn nhất, tai hại nhất, đánh vào con tim và tâm não của người Việt Nam hơn cả. Câu 'đi đạo Thiên Chúa là bỏ cha bỏ mẹ' đã phổ biến từ đó. Không phải chỉ là một sự hiểu lầm của giới bình dân, nhưng cả của giới trí thức và quan quyền, vua chúa. Nhất là sau khi công bố Hiến chế Ex quo sungulari providentia (1742) của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV, cấm mọi hình thức tôn kính người đã mất (11). Hầu hết trong các sắc lệnh cấm đạo đều 'coi việc không thờ kính tổ tiên là lý do chính yếu'. Chẳng hạn vua Nguyễn Nhạc đã tuyên bố năm 1785 rằng: "Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu Châu, vì nó đã lan tràn trong nước. Đó là giáo phái không thờ kính tổ tiên…" (DMAH 1, tr. 211). Nguyễn Ánh tức vua Gia Long, tuy rất thiện cảm với đạo Thiên Chúa, nhưng không theo đạo, vì đạo cấm thờ kính Tổ Tiên (DMAH 3, tr.3-4). Mở đầu sắc lệnh cấm đạo năm 1833, vua Minh Mệnh tuyên bố: "Ta, Hoàng Đế Minh Mệnh, truyền lệnh cấm các người Tây Phương đến truyền đạo Giatô, vì chúng… không thờ kính Tổ Tiên…" (DMAH 3, tr.34). Rồi đại diện cho giới Nho Sĩ và phong trào Văn Thân, ông Nguyễn Đình Chiểu đã chửi xéo người Thiên Chúa giáo bằng câu thơ:

Thà mù mà giữ đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

Quả thật, từ các vua chúa, quan quyền và đa số dân chúng chưa hiểu được rằng ‘Hiếu thảo là giới răn thứ IV trong 10 điều răn của Thiên Chúa truyền dạy, cũng như cách thức bề ngoài tuy khác nhưng cốt lõi vẫn là một. Đạo hiếu hay cách thế tôn kính đối với người quá cố mà đạo Công Giáo dạy người tín hữu phải giữ, phải sống còn nghiêm túc và sâu xa hơn… đức hiếu thảo cổ truyền và việc thờ kính Tổ Tiên hiện có’. Sự hiểu lầm này cũng có một phần đáng tiếc về phía các linh mục truyền giáo Phanxicô, Đaminh và Thừa Sai Ba Lê thiếu sự phân biệt nghi thức với niềm tin và vội coi mọi lễ nghi cúng bái là dị đoan, trái tín lý. Hầu hết các vị tử đạo đều bị chất vấn 'tại sao các ngươi lại bất kính tổ tiên, đó là một tội nặng'. Chúng ta hãy nghe linh mục Laurensô Nguyễn Văn Hưởng trả lời: 'Thưa quan, nói rằng bên đạo chúng tôi không thờ kính tổ tiên là điều vu khống và bỏ vạ. Người lương lấy cơm, cá thịt, trái cây mà cúng ông bà cha mẹ đã qua đời, còn chúng tôi không dùng những thức ăn mà cúng, vì biết ông bà cha mẹ đã chết rồi, thì không ai ăn được nữa, không còn hưởng nhờ các thức ăn đó. Nhưng chúng tôi nhớ đến ông bà cha mẹ tối sáng. Hằng ngày cầu xin cho các ngài được hạnh phúc trên thiên đàng. Hơn nữa, chúng tôi tuân giữ các lời ông bà cha mẹ răn dạy hầu giữ luật luân lý và làm vinh danh cho các ngài’ (DMAH 3 tr. 114).

4. Một số quan điểm về tôn giáo và phong tục.

Người ta ác cảm với đạo Thiên Chúa vì cho rằng đạo mới này đảo lộn trật tự xã hội và vi phạm tục lệ quốc gia:

• 'Trời-Phật' Vì xưa kia Việt Nam nội thuộc nước Tàu nên chịu ảnh hưởng cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Đến thời Việt Nam độc lập, thì theo sử chép, vua Đinh Tiên Hoàng là người làm cho đạo Phật lớn mạnh và trở thành như 'quốc giáo', đặc biệt về sau vào các triều nhà Lý, nhà Trần. Từ đó người Việt Nam quen miệng kêu 'Trời Phật' muốn đồng hóa Phật với Trời hay đặt Phật ngang với Trời. Đến khi đạo Thiên Chúa được rao giảng ở Việt Nam thì quan điểm tôn giáo như trên thay đổi: Trời là Thượng Đế, Tạo Hóa là Thiên Chúa tối cao, duy nhất. Phật không phải là Trời, không thể đồng hàng với Trời, không được coi là Thượng Đế hay Thiên Chúa. Điểm này làm cho nhiều vua quan, nhiều chức sắc Phật giáo và nhiều người dân hiểu lầm và sinh ghét đạo Thiên Chúa.

• 'Trời-Đất'. Trong thời Bắc thuộc, tức thời nhà Hán đô hộ nước Việt Nam, hai quan thái thú Tích Quang và Sĩ Nhiếp đã du nhập đạo Nho vào nước ta. Đạo Nho phát triển mạnh và đã tạo nên cho nước ta 'một giới trí thức' trong đó có vua chúa, quan quyền và nho sĩ. Thời nhà Lê, Nho giáo được coi như quốc giáo. Vì thế quan niệm Trời-Đất (Thiên-Địa, Dương-Âm) được đề cao: Mặc dầu Trời là đấng tối cao chỉ huy mọi vật trong vũ trụ, mọi vật đều có một cha mẹ chung sinh ra là Trời và Đất. Trời sinh ra các 'loài đực', đất sinh ra các 'loài cái'. Đang khi đó đạo Thiên Chúa dạy: Trời hay Thượng Đế duy nhất dựng nên hết mọi vật, kể cả Đất (trong Nho giáo) cũng do Thượng Đế hay ông Trời (trong Nho giáo) dựng nên. Đây là điểm làm cho giới trí thức thời xưa hiểu lầm và chống đối đạo Thiên Chúa.

• 'Quân-thần, Phụ-tử': Theo Nho giáo, vua có quyền tuyệt đối trên quần thần và dân chúng. Cũng vậy người cha có quyền tuyệt đối trên con cái, như lời ghi của sử gia Trần Trọng Kim: "… Con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy, thì mang tội nặng, đáng chém giết" (12). Đạo Thiên Chúa thay đổi quan niệm: chỉ mình Thiên Chúa có quyền tuyệt đối trên mọi người, mọi vật. Tuy nhiên, Ngài kính trọng tự do lương tâm của mỗi người.

• + 'Đa thê': Phong tục Việt Nam cho phép người đàn ông cưới nhiều vợ, tục đa thê. Đạo Thiên Chúa dạy 'chỉ một vợ một chồng'. Chính Nguyễn Ánh đã nói với Đức Cha La Mothe: 'Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành, nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới một vợ' (DMAH 2, tr.5).

• 'Nộp tiền cúng tế'. Khi chưa có những làng Công Giáo thuần nhất, mà còn tình trạng người Công Giáo thiểu số trong một làng, thì vấn đề đặt ra là người Công Giáo có buộc phải góp tiền tổ chức các lễ cúng tế theo phong tục quốc gia nữa hay không? Hai Đức Cha Labarette và La Mothe đã xin với Nguyễn Ánh miễn chuẩn cho người Công Giáo khỏi giữ nhiệm vụ này. Nguyễn Ánh để cho các quan cứu xét. Các quan từ chối và để quyền đó cho các hương chức, vì đây là tục lệ quốc gia (DMAH 2, tr.5).

III. NHỮNG VU OAN ÁC NGHIỆT

Những hiểu lầm đáng tiếc chúng ta vừa nêu lên nhiều khi đã biến thành hay tạo nên những vu oan ác nghiệt. Chẳng hạn:

1. Móc mắt': Khi thấy Nguyễn Ánh bao dung đạo Thiên Chúa và còn trao hoàng tử Cảnh cho Đức Cha Bá Đa Lộc huấn luyện, nhiều quan trong triều tức giận và muốn bày cớ vu khống đạo Thiên Chúa. Vậy, có một quan lại tố cáo rằng: các thừa sai lấy mắt người chết làm hạt ngọc rồi nhét bông vào mắt thay thế. Vị quan còn nói: ông thấy trong nhà thờ có nhiều hạt ngọc như thế. Nghe vậy, Nguyễn Ánh nói: "Nếu quả có thật như vậy, thì người Công Giáo sẽ bị trừng phạt; ngược lại, nhà ngươi sẽ bị chém đầu". Ông quan thú nhận là chỉ nghe như thế. Nguyễn Ánh bèn ra lệnh chém đầu vị quan vu cáo này. Nhưng nhờ sự can thiệp của Đức Cha Bá Đa Lộc, ông quan được khoan hồng (DMAH 2,3-4). Thế nhưng, trong đầu óc các quan vẫn còn coi điều vu khống quái ác trên đây là thật. Bằng chứng là năm 1826, Bộ Lễ đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mạng xin trừ diệt đạo Giatô, trong đó có câu: "…Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ bị phạt theo trọng tội" (DMAH 2, tr.22). Đến năm 1835, ngay lúc sắp xử lăng trì cha Giuse Marchand Du, quan còn hỏi cha: "Vì lý do gì bên đạo móc mắt người chết?'. – Cha trả lời vắn gọn: "Không bao giờ tôi thấy như vậy" (DMAH 2, tr.82). Mãi tới năm 1856, trong phiên tòa xử cha Laurensô Nguyễn Văn Hưởng (bị trảm quyết 27.4.1856), quan đầu tỉnh Hà Nội còn hỏi cha: "Tại sao khi người ta đau ốm, các đạo trưởng đến khoét mắt đem về làm thuốc cho người ta mến và theo đạo? Cha Hưởng thưa: "Bẩm quan lớn, điều ấy không đúng. Bên Phật giáo họ ghét đạo nên bỏ vạ chúng tôi như vậy. Những người kẻ liệt thì cũng một nửa còn sống, nếu khoét mắt thì họ mù làm sao còn xem được nữa. Vì khi còn khỏe, người ta hay dùng ngũ quan mà phạm tội, nên khi họ ốm đau, chúng tôi đến xức dầu thánh nơi con mắt và chân tay để trừ tội và ma quỷ chứ không làm sự gì khác" (DMAH 3, tr.113-114).

2. Từ vu cáo móc mắt đến các vu cáo quái đản khác.

• Năm 1836 các quan đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mệnh và vu cáo đạo Công Giáo như sau: "Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai còn lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều đồi bại" (DMAH 2,86).

• Năm 1837 Quan tổng Hào nói với thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần (bị xử giảo 1837) như sau: "Ta nghe nói các linh mục thường móc mắt đàn bà ốm yếu bỏ vào chum nước có chó ngao, rồi lấy nước làm bùa mê rảy trên dân chúng, có thật vậy không?" - Thầy Cần thưa: "Thưa quan, đó là điều bịa đặt vu khống hoàn toàn. Các đạo trưởng rất thành thật và không bao giờ nói dối" (DMAH 2, tr.102).

• Năm 1838, Dưới thời Tây Sơn, tổng đốc Lê Văn Đức đã hạch hỏi thày giảng Phaolô Mĩ: "Tại sao đã có lệnh vua cấm theo đạo mà ngươi còn theo? Trong đạo có những chuyện móc mắt, làm bùa mê, rồi các đạo trưởng thông gian với phụ nữ…". - Thầy Mĩ trả lời: "Thưa quan lớn, chúng tôi xả thân cầu đạo, nếu có khoét mắt người nào thì anh em con cái họ để chúng tôi sống chăng? Nếu trong đạo chúng tôi có chuyện đồi tệ như quan tố cáo, thì chúng tôi dạy bảo ai được. Mà nếu chúng tôi đi tu, lại ăn ở thể ấy thì vợ chồng người ta để chúng tôi đến nhà mình nữa chăng? (DMAH 2, tr.273).

• Hơn thế, chính vua Minh Mệnh, trong sắc lệnh ra ngày 29.7.1839, còn mạt sát đạo Công Giáo: "Đạo này không tuân giữ luật nước, đầy rẫy sự giả dối, rao giảng những điều phi lý như thiên đàng, nước thánh… các đạo trưởng móc mắt người chết và dụ dỗ đàn bà con gái…" (DMAH 2, tr.289).

3. Vấn đề chính trị.

Từ sự hiểu lầm 'đạo Thiên Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào', triều đình làm sao khỏi nghi ngờ và nghi kỵ? Xưa cũng như nay, nhiều kẻ thù của Giáo Hội vẫn cố tìm cách ghép buộc 'công trình truyền giáo với việc nước Pháp thôn tính đất nước Việt Nam dưới chiêu bài đòi tự do buôn bán và tự do tôn giáo' (DMAH 3, tr.124). Tôi nghĩ họ cần có cái nhìn đứng đắn của ông Toan Ánh. Ông viết: "Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng đạo Thiên Chúa cùng tới Việt Nam với thực dân Pháp. Sự thật, đâu có phải. Đạo Thiên Chúa đã truyền sang Việt Nam từ lâu, trước hồi Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ XIV, nhưng sự truyền giáo đã gặp khó khăn, nên sự phát triển không được mạnh mẽ lắm. Thực dân Pháp tới Việt Nam, mục đích của họ cốt để thôn tính đất nước, nô lệ hóa nhân dân, còn công việc khai thông đạo giáo, đó là công việc của các tu sĩ truyền giáo… Và tình thương đã quảng bá đạo Chúa… Tóm lại, Thiên Chúa giáo đã tới Việt Nam trước thực dân và trải nhiều thế kỷ đã lan rộng để ngày nay trở nên một tôn giáo quan trọng tại Việt Nam" (13).

Từ sự hiểu lầm 'đạo Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào Việt Nam', triều đình và giới Nho sĩ đã nghi ngờ các thừa sai và khối Công Giáo, nhất là khi 'dã tâm của người Pháp muốn thôn tính nước Việt Nam mỗi ngày một hiển hiện'. Tuy nhiên, đọc lại các sắc lệnh, các chỉ dụ cấm đạo của các chúa, các vua cũng như các kiến nghị của các quan triều thần, chúng tôi không thấy một lý do chính trị nào được nêu lên, ngoại trừ khẩu hiệu 'bình tây sát tà' của phong trào Văn Thân: ý đồ của họ là cho rằng 'Nước Việt Nam bị Pháp thôn tính là vì đạo Công Giáo'; 'Đạo Công Giáo là tả đạo, cần tàn sát và tiêu diệt'. Và họ đã dấy quân thi hành, gây nên bao nhiêu tang tóc trong thời gian 1864-1883 (14). Trước cảnh 'nước mất nhà tan' này, chính vua Tự Đức đã ca tụng lòng trung thành của người Công Giáo và công nhận người Công Giáo đã bị vu oan (15) Sau đây là hai vụ vu oan chính trị đáng chú ý:

• Vụ cha Giuse Marchand Du bị nghi là có liên hệ với giặc Lê Văn Khôi. Năm 1833, dân tình chán ghét vua Minh Mệnh, nhiều cuộc nổi loạn bùng nổ. Đáng quan tâm nhất là tại tỉnh Gia Định, Lê Văn Khôi nổi loạn vì uất ức trước thái độ của quan lớn đối với Lê Văn Duyệt. Kể từ tháng 7.1833, giặc Lê Văn Khôi chiếm trọn vùng Nam Kỳ và ông nghĩ rằng: nếu có một thừa sai tây phương ở trong thành thì sẽ nắm phần thắng. Nên ông cho quân đi bắt cha Du lúc ấy đang ở xứ Mặc Bắc. Khi quan Đội Miêng cho lính ập tới, cha Du trả lời: "Tôi chỉ lo giảng đạo mà thôi, việc chiến tranh tôi không biết chi. Nếu Chúa sai tôi đi đánh giặc thì một mình tôi một tỉnh, tôi cũng không sợ". Đội Miêng bảo: "Trong Thành có đông người Công Giáo lắm. Nếu cha không đi ông Khôi sẽ chém đầu những người Công Giáo". Vì thế, cha Du để họ bắt dẫn đi… Về sau, cha Du bị bắt và ra trước tòa các quan triều đình. Các quan hỏi cha: "Người ta thấy cha ở trong thành, vậy cha có làm gì giúp giặc không?". – Cha Du trả lời: "Tôi chỉ giảng đạo và biết có việc giảng đạo mà thôi". Lần khác các quan lại hỏi: "Ông có giúp Khôi làm giặc không?". – Cha Du thưa: "Không. Ông Khôi cho quân đi bắt tôi đem về Sàigòn. Việc chiến tranh tôi không biết gì, tôi chỉ giảng đạo, cầu nguyện và làm lễ thôi". – "Có phải ông đã giúp tên Khôi viết thơ xin quân Xiêm và giáo dân Đồng Nai đến giúp y không?". – "Ông Khôi ép tôi viết thơ song tôi không chịu và nói cho ông biết, đạo cấm làm chuyện chính trị. Tôi cũng nói: thà chết chứ tôi không làm như thế được. Ông Khôi còn đem mấy thơ đến xin tôi ký vào. Tôi không chịu và xé thơ trước mặt ông". Sau cùng các quan làm án tâu lên vua Minh Mệnh, xin 'xử bá đao về hai tội: Là đạo trưởng, không chịu đạp ảnh Thánh Giá, và có dính líu với nghịch tặc’. Vua Minh Mệnh chấp thuận và cho đi xử bá đao ngày 30.11.1835. Đầu cha Du bỏ vào thùng đem rêu rao khắp nơi, sau cùng đem về Huế, bỏ vào cối xay nát ra và bỏ xuống biển (DMAH 2, tr. 73-84).

• Vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng: Thánh Hồ Đình Hy là một quan chức được vua Tự Đức tín nhiệm, trao cho nhiều công tác và thăng quan tiến chức đều, đến tước thái bộc và làm quan tam phẩm. Vì thế nhiều quan triều ghen ghét, tìm cách hãm hại quan Hồ Đình Hy. Vậy, nhân vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha ở ngoài khơi cửa Hàn, lăm le xâm chiếm Đà Nẵng. Các quan triều xấu bụng đã làm đơn dâng lên vua Tự Đức buộc tội quan Thái Bộc là liên lạc với người Pháp, họ xin vua bóc chức quan Hồ Đình Hy và trừng trị xứng đáng. Trong bản án còn nêu lên hai tội: cả gan tin theo tà đạo, lại liên lạc với nhiều đạo trưởng và còn nhờ linh mục Oai cho con đi học ở Singapore. Mặc dầu đã bị tra khảo nhiều lần, Hồ Đình Hy vẫn một mực chối không có liên lạc gì với quân Pháp. Vua Tự Đức tin theo những lời vu khống ác độc của các quan triều, đã y án: quan thái Bộc Hồ Đình Hy bị trảm quyết ngày 22.5.1857 (DMAH 3, tr.150-160).

• Văn Thân vu khống và bày trò gian ác để gây thù oán giữa dân lương với đạo Công Giáo (DMAH 3, tr.331-332):

+ Văn Thân đồn thổi: ‘Đức Cha Sohier đã mang về 400 cân thuốc độc để triệt hại các vua và các quan hầu đem người Công Giáo lên làm vua. Lúc đó, dân lương nào không theo đạo sẽ giết hết’.

+ Đức Cha Theurel địa phận Tây Bắc cho biết: ‘Văn Thân vu cáo người Công Giáo bỏ thuốc độc vào các giếng nước’.

+ Đức Cha Cezon địa phận Trung cho biết: ‘Văn Thân thuê người đi bỏ thuốc độc vào các ao hồ và giếng nước và nếu bị bắt thì nói rằng 'người Công Giáo thuê'. Đã có 100 người bị bắt và khai rằng 'Văn Thân đã thuê họ'.

+ Đức Cha Gauthier địa phận Vinh báo động: 'Văn Thân giả mạo một lá thư mang tên ngài, ra lệnh cho hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý phải cử năm người đi đốt phá và bỏ thuốc độc vào giếng của các làng bên cạnh… Kết quả là hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý bị chính Văn Thân đến đốt cháy’.

+ Văn Thân còn phao lên rằng ‘các thày lang Công Giáo làm thuốc độc bán cho dân. Vì thế một ông lang Công Giáo đã buộc phải uống một lúc hết các thuốc ông bán… Kết quả, ông bị chết vì thuốc hành’.

4. Những vụ khác do các sư sãi, thày phù thủy vu khống và xúi dân khiếu nại:

• Năm 1625, hai nhà sư đã kiện lên chúa Sãi rằng: người Công Giáo bỏ bê tổ tiên và tục lệ quốc gia. Vịn vào đó, chúa Sãi ra lệnh 'không ai, dù là Công Giáo, được bỏ bê các lễ lạy trong làng’ (DMAH 1, tr.12).

• Năm 1627, các thày cúng và sư sãi lại tố cáo với Trịnh Tráng: các lễ nghi bên đạo là một phù phép giết người, và xin chúa Trịnh canh chừng kẻo các thừa sai phù thủy giết hết các nhân tài và tướng giỏi để chuẩn bị nổi loạn dễ dàng. Họ cũng vu khống là các thừa sai liên lạc với nhà Mạc và chúa Nguyễn trong Nam. Đặc biệt cha Đắc Lộ là một phù thủy cao tay. Vì thế chúa Trịnh ra lệnh cấm dân chúng không được liên lạc với các đạo trưởng tây phương và không được theo đạo Giatô giả dối… (DMAH 1, tr.107-108).

• Năm 1663 các sư sãi lại vu khống và khiếu nại lên chúa Trịnh: người Công Giáo phá chùa, bẻ tượng… Sự hiện diện của đạo Công Giáo là nguyên cớ gây nên tai ương mưa lụt, hạn hán… Nghe vậy, vua Cảnh Trị ra lệnh cho các quan đi các làng, thấy có ảnh đạo phải tịch thu và bắt dân Công Giáo phải tuân giữ các tục lễ cúng bái của làng xã và của quốc gia (DMAH 1, tr. 122-123).

• Năm 1698 các thày phù thủy và sư sãi lại xúi dân làng Thương Lo làm đơn tố cáo lên chúa Minh Vương: Người Công Giáo bẻ gãy tượng phật, phá chùa và lấy các đồ thờ. Minh Vương cho người đi điều tra thì, chùa không hư hại gì và tượng Phật đã gãy tay từ hai chục năm trước (DMAH 1, tr.70-71).

IV. NHỮNG HÀNH NHỤC VÀ TỬ NHỤC

Hệ quả của những hiểu lầm và vu cáo như trên là các cuộc bắt đạo cứ từ từ bùng nổ, các chúa, các vua, các quan chức đều nuôi lòng ghen ghét, hoài nghi, và tìm mọi lý do, mọi hoàn cảnh khả dĩ để tiêu diệt đạo Công Giáo, nhất là thời vua Minh Mệnh, Tự Đức và phong trào Văn Thân. Trong nước dần dần thành hai khối 'một bên là lương dân, quan quyền và vua chúa, một bên là dân Công Giáo với các thừa sai và thày giảng'. Một bên có quyền, có quân, một bên chỉ có niềm tin để chịu đựng mọi thua thiệt, mọi đàn áp, mọi hành nhục và tử nhục với tinh thần hiền lành, kiên nhẫn, can tràng… vẫn một lòng kính vua chúa, quan quyền, thương cha mẹ, yêu đồng bào… nhưng thờ Chúa là trên hết…. Thánh Philippê Phan Văn Minh đã diễn bầu khí bách hại đó như sau:

Lừng lẫy oai hùng tiếng đã rân,

Chỉ truyền cấm đạo khắp xa gần.

Thánh đường chốn chốn đều tiêu triệt,

Giáo hữu người người chịu khổ tân.

Linh mục giảo lưu, hình giảm khốc,

Cận thần trảm quyết, lính đồ thân.

Há rằng vương đế làm nhân chánh,

Sao nỡ phiền hà hại chúng nhân.

(Bắt đạo thơ)

Như trên chúng ta thấy, hơn ba trăm năm đạo Công Giáo, hay các linh mục, thày giảng và giáo dân nam nữ, già trẻ, đều sống trong bầu khí 'nghi ngờ, vu oan và bách hại'. Ít có thời gian được 'tương đối bình an'. Tuy có một vài tiếng nói của vua chúa hay quan quyền bênh vực khen lao đạo Công Giáo, vì quyền lợi hay vì thời cơ, đều èo ẹt như một tia sáng nhỏ giữa đêm khuya mịt mù. Ai bảo vua Gia Long hay Nguyễn Ánh là người bênh vực đạo? (xem DMAH 2, tr.3-6). Ai bảo tiếng nói của quan triều Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26), hay Nguyễn Đăng Giai (DMAH 3, tr.59) được lắng nghe và xoay chiều tình thế có lợi cho đạo Công Giáo?...

Mọi người Công Giáo sống trong 'bản án tập thể' là theo đạo ngoại quốc, đạo 'hoa lang', đạo 'Bồ Đào Nha'; mang trên má hai cụm từ 'hoa lang đạo' hay 'tả đạo'; bị coi như những người khờ dại, đần độn, để người ta quyến dũ và mê hoặc, 'bỏ đạo quốc gia đi theo đạo Giatô dạy điều giả dối, điên rồ và phi lý…'. Khiếu nại cùng ai, khi nhà bị cướp, bị đốt, bị chiếm? Nuối tiếc chi được khi bó buộc ra khỏi nhà, đi sống 'phân sáp' hay lưu đày… Đúng như lời thánh Phaolô nói: "đành chịu mọi thua thiệt để được Chúa Giêsu!". Nếu là linh mục hay thày giảng, các ngài phải ẩn tránh, lén lút, trốn hết nhà này qua nhà khác, tránh mọi dòm ngó của quan quyền, lính tráng hay 'những người dân ghét đạo'. Nhiều khi phải trốn ẩn dưới hầm, ngoài đồng, trong rừng…

Khi bị bắt, lập tức mang gông, ngồi cũi, dẫn bộ về nộp cho quan huyện, quan tỉnh… để vào tù đợi ngày ra xử. Nhiều trường hợp các quan đòi tiền mua chuộc. Ngày ra tòa trước mặt các quan là ngày bị hỏi cung, bị dụ dỗ, bị nguyền rủa, bị buộc tội, bị những trận đòn 50, 100, 150 roi, tuỳ theo là roi mây, roi trượng, roi đuôi trâu, roi móc thịt… Bị đánh nhừ tử, và trở lại tù… Sau hai, ba lần hỏi cung và tra tấn, các quan lập biên bản, tức làm bản án, nộp lên hoàng đế. Khi hoàng đế 'y án', các quan sẽ thi hành bản án. Có nhiều loại án, hoặc đánh đòn và nộp tiền phạt rồi tha về đặc biệt đối với thường dân và phụ nữ; có khi bị bỏ chết đói trong tù; có khi thả vào chuồng voi cho voi giẫm chết, có khi bị lưu đày xa quê hương và làm công dịch, có khi bị lưu đày hay phát vãng đến tận miền xa xôi, nước độc…. Hầu hết các vị tử đạo, nhất là các giám mục, linh mục, thày giảng, quan chức hành chánh, sĩ quan hay binh lính thuộc quân đội và các chức sắc trong họ đạo, đều bị xử tử. Xử tử bằng hình thức xử giảo, chém đầu, xử trảm, lăng trì, bá đao, xử tử bêu đầu ba ngày, xử tử ném xác xuống sông sâu hoặc biển khơi, có trường hợp còn bỏ đói, chôn sống hay thiêu sống!

Có lẽ tử đạo đau đớn nhất và nhục nhã nhất là trường hợp của thánh linh mục Giuse Marchand Du: Ngài bị xử bá đao ngày 30.11.1835 tại họ Thọ Đúc (Huế). Ngài bị trói vào thập tự, miệng ngậm đầy đá sỏi và khóa lại bằng tre, để khi chịu đau kêu không ra tiếng. Vào giờ xử, lý hình tháo cha Du ra khỏi thập tự, trói vào cọc. Hai tên lý hình một người cầm kìm, một người cầm dao để xẻo ra từng miếng thịt. Hai tên lý hình khác đứng bên đếm từng miếng thịt lắt ra và ghi vào sổ. Sau hồi trống lệnh, lý hình xẻo trán cha Du trước để da phủ xuống che kín mắt của cha, sau đó lấy kìm lôi hai vú ném xuống đất. Lần lượt lý hình lấy kìm bấm và lôi thịt ra từ hai bên mông, cắt đứt ném xuống đất. Lúc ấy cha Du không còn sức nữa, gục đầu xuống và linh hồn về với Chúa. Thấy cha đã chết, tên lý hình cầm đao sắc, kéo đầu lên và chém đứt cổ, bỏ đầu vào thúng vôi. Lý hình xô xác cha xuống đất và tiếp tục cắt thân thể cha ra thành trăm mảnh, hết bổ dọc đến bổ ngang như bổ xẻ một khúc cây. Vì cha Du sống khắc khổ, chịu hành hạ nhiều nên không còn máu chảy ra. Khi xong xuôi tất cả, lý hình gom các miếng thịt vụn lại bỏ vào mấy thúng rồi đem nộp cho quan để vất xuống sông. Còn đầu bỏ vào thùng đem bêu khắp nơi trên đất nước. Đầu cha Du tới Hà Nội ngày 02.01.1836. Sau cùng đầu cha Du được đưa về Huế bỏ vào cối xay nát ra và ném xuống biển. Không ai giữ được một di tích nào của cha Du (DMAH 2, tr.84).

Đọc lại cái chết tử đạo của tiền nhân, đặc biệt cái chết đau thương của cha Du, ai lại không thấy hữu tình, hữu lý, những lời Thánh Thi của Kinh Chiều lễ các Thánh Tử Đạo:

Muôn thử thách, vì Chúa đâu xá kể,

Không hé một lời oán trách thở than,

Chẳng xôn xao, lòng thơ thới yên hàn,

Trước sau vẫn hiền hòa luôn kiên nhẫn.

Hay lời thơ của thánh linh mục Phlippê Phan Văn Minh:

Dĩ nhược thắng cương minh chứng rõ,

Kiếp sau hiện hữu sống muôn đời

V. NHỮNG DẤU LẠ ÂN THƯỞNG

'Phúc cho anh chị em, là những kẻ bị người ta gièm pha, vu khống đủ điều và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng phấn khởi, vì phần thưởng dành cho anh chị em thật lớn lao' (Mt5, 11-12). Vâng, các thánh Tử Đạo tiền nhân của chúng ta đã thấu hiểu lời chúc phúc của Chúa Giêsu hơn ai hết. Các ngài cũng nằm lòng những lời dạy của tổ tiên chúng ta nêu lên ở trên (số I). Lời chúc phúc của Chúa Giêsu và những lời dạy của tổ tiên đã ăn sâu vào xương tủy máu huyết của các ngài, nên các ngài can tràng chấp nhận mọi hy sinh vì đức tin, mặc ai gièm pha, nghi kỵ, vu khống và bách hại. Những trận đòn nhừ tử, những cái chết đau thương không làm các ngài suy giảm đức hiền hoà và nhẫn nhục. Các ngài ý thức rõ các ngài chết cho ai, chết vì ai. Tất cả vì Chúa, vì quê hương, vì dân tộc, vì đồng lúa của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam, vì phần rỗi của mình và của đồng bào… Các Thánh Tử đạo là những người bỏ mọi sự đi theo Chúa đến tận cùng. Các ngài đáng được Chúa thưởng bội hậu trên thiên đàng, và ngay ở trần thế. Phần thưởng bội hậu của các thánh trên trời, chúng ta chỉ biết hân hoan chúc mừng theo lời Chúa dạy 'thật bội hậu, thật lớn lao', và theo mức độ cảm nghiệm hạn chế của chúng ta hay như lời Giáo Hội thường hát:

Thật khôn tả, nguồn vinh quang vô tận,

Chúa dành cho bậc tử đạo anh hùng:

Áo huy hoàng thắm đỏ máu tôi trung,

Đây rực rỡ mũ triều thiên chiến thắng…

(Thánh thi kinh chiều 2 lễ Tử Đạo)

Còn những phần thưởng Thiên Chúa ban cho các thánh Tử Đạo tại Việt Nam ngay ở trần gian, thì ngoài đời sống gương mẫu, ngoài tinh thần can đảm chịu đựng mọi gian lao vì đức tin, và dũng lực chấp nhận cái chết đau thương vì danh Chúa mà chúng ta có thể nhận ra nơi mỗi vị, chúng ta cũng có thể dựa vào những điều lịch sử ghi lại để nêu lên như những dấu chứng tiêu biểu về 'phần thưởng bội hậu' mà Thiên Chúa dành để cho các tôi trung của Chúa. Quả vậy, đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, đọc truyện mỗi vị tử đạo, đã được phong thánh hay chưa, là người bản xứ hay người ngoại quốc, chắc chắn không ai dám phủ nhận: 'những dấu chứng về phần thưởng bội hậu ngay ở trần gian, thật phong phú dưới nhiều dạng thức'. Chúng ta không thể nêu lên hết, dưới đây chỉ là những dấu chứng độc đáo nơi một số vị tử đạo mà thôi:

1. Năm 1663: Ông Alexi Đậu là con trai của một thương gia Nhật, và bà mẹ, người Việt Nam Công Giáo. Bà bị voi dày chết vì đạo. Khi đi ra Pháp trường với người bạn tên là Toma Nhuệ, ông mặc áo lụa trắng mới, bình tĩnh vui vẻ lạ thường. Khi lý hình chém đầu ông Toma, ông Alexi Đậu còn nói vui vẻ: "Bạn tôi đã đi hết đoạn đường và đoạt chiến thắng. Bây giờ đến lượt tôi đi theo". Rồi ông đưa đầu cho lý hình và hỏi xem đã đúng cách chưa. Khi lý hình đã chém đứt cổ và tung đầu lên, người ta còn nhìn thấy vẻ mặt tươi vui suốt hai ngày liền. Hơn thế, ông Alexi Đậu còn hiện ra với người lính đã chém đầu mình, trong đoàn ngũ các thánh hân hoan, và cám ơn người lính đã giúp mình đạt được ước nguyện (DMAH 1, tr.51).

2. Năm 1658, thời chúa Trịnh Tráng, ông Phanxicô là người Công Giáo tử đạo đầu tiên của Giáo Hội miền Bắc. Ông đã đổ máu ra để làm cho công việc truyền giáo của các thừa sai trổ sinh nhiều kết quả phong phú. Đặc biệt Chúa đã làm nhiều phép lạ thưởng công ngài và các thừa sai không thể kể hết. Sách vở còn ghi: Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một giáo dân đã chữa lành 30 người bị quỷ ám. Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một cô gái tỉnh nghệ an đã cứu người mẹ hấp hối hồi tỉnh và khoẻ lại bình thường. Một người khác đi trong rừng, gặp một cụ già nằm liệt sắp chết, đã cầu khấn với ông Phanxicô, rồi lấy nước làm phép cho cụ già uống, cụ liền khoẻ lại và trở về nhà (DMAH 1, tr.110).

3. Năm 1723, thời chúa Trịnh, cha Bucharelli bị bắt với 9 giáo dân. Cả 10 người bị giam trong chuồng voi. Ngày 11.10, các ngài bị dẫn ra pháp trường. Cha Bucharelli khích lệ giáo dân: "Chỉ còn ít giờ nữa, chúng ta sẽ được tự do, thoát khỏi đời sống trần thế khổ cực này, Thiên Chúa sẽ dắt đưa chúng ta lên trời". Đoàn người anh hùng bước ra pháp trường cách vui vẻ giữa tiếng kêu của xiềng xích và tiếng cầu kinh. Lương dân, quân lính và lý hình rất bỡ ngỡ về thái độ bình tĩnh vui tươi của các ngài. Tới Đồng Mơ, nơi hành quyết, cha Bucharelli quì xuống đất, cất lời cầu nguyện sốt sắng, 9 giáo dân cũng làm theo: hai tay đưa ra sau, nghển cổ lên cho lý hình làm việc bổn phận. Từng cái đầu một rơi xuống, máu nóng tuôn chảy chan hòa tưới đỏ khu đất. Trời tối sụp lại. Các lý hình vội vã đi về, để lại cho dân chúng tự do thấm máu và tôn kính các anh hùng tử đạo. Những người lương dân chứng kiến vụ việc, nói với nhau: "Đạo Công Giáo là một đạo thánh, không sớm thì muộn, Trời sẽ báo oán cho những người thánh này" (DMAH 1, tr. 158).

4. Năm 1745, thời chúa Trịnh Doanh, cha Tế và cha Đậu dòng Đaminh, bị lính dùng gươm chém đầu ngày 22.1.1745. Dân chúng chen nhau thấm máu đào của hai cha. Tối hôm ấy, xác hai cha được tắm rửa và an táng tại xứ Kẻ Bùi. Nhưng hai xứ Trung Linh và Trung Lễ đòi quyền được chôn cất xác của hai cha. Vì thế, một tuần sau, Đức Giám Mục cho phép đào xác hai cha lên để đưa về Trung Linh mai táng trong nhà thờ. Lạ thay, xác các ngài không bốc mùi thối, nhưng mọi người đều ngửi thấy một hương thơm lạ lùng thoát ra… (DMAH 1, tr.179). Chứng kiến cái chết của cha Tế và cha Đậu, một tên lý hình đã thốt lên: "Rồi đây đói kém và thiên tai sẽ đổ xuống trên chúng ta. Tại sao cứ phải giết các đạo trưởng không hề trộm cắp giết người? Chúng ta đều biết rõ họ là đấng thánh". Lòng tôn kính các đấng anh hùng tử đạo đã lôi kéo nhiều người đến mộ các ngài để cầu nguyện… Nhiều người đã được ơn lạ. Như trường hợp sau đây mà ông Giuse Can đã thề là chuyện có thật: "Thầy già Khiêm đã kể lại cho tôi nghe truyện lý hình Chân Nhuệ đã bắt cha Đậu trước đây, bị đau ốm lâu dài. Sau khi nghe biết cha Đậu đã chết vì đạo thánh, thì ông ta hối cải cầu xin với cha Đậu phù hộ, ông ta được khỏi bệnh cách lạ lùng. Ông ta đã từ bỏ thần phật đã theo đạo do cha Đậu rao giảng trước đây". Một trường hợp khác được kể lại là người giữ chùa bị đau nặng, dù đã cầu đảo các thần phật và chạy chữa thuốc men nhưng vẫn không khỏi. Một người Công Giáo đến thăm, lặng lẽ nhúng miếng vải đã được thấm máu đào của cha Đậu vào ly nước rồi cho bệnh nhân uống mà không nói gì cả. Bệnh nhân vừa uống hết ly nước thì khoẻ mạnh lại. Ông từ giã chùa và sau xin trở lại đạo (DMAH 1, tr.188-189).

5. Năm 1798, cha Gioan Đạt, người Thanh Hóa, bị trảm quyết và được Chúa cho nhiều dấu lạ xảy ra nhờ lời cha Đạt bầu cử. Nghe vậy, Đức Cha Monger coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài, đã ra lệnh tìm nhân chứng tường thuật lại cuộc tử đạo của cha Đạt. Có ba bài tường thuật đầy đủ. Một bài của y sĩ Huyền Trang, một bài của thày Tăng cùng bị giam với cha, và một bài của thày Benoit Huy. Ngoài ra có nhiều nhân chứng kể lại những phép lạ Chúa ban cho cha Đạt làm, như trường hợp sau đây: Ông Phêrô Vũ Văn Thang kể lại "Cháu trai của tôi bị chứng bệnh đau bụng kinh niên, nhiều khi đau kinh khủng, không thuốc nào chữa được. Tôi liền đi đến mộ cha Đạt đọc năm kinh Lạy Cha, năm kinh Kính Mừng, rồi nhổ vài ngọn cỏ trên mộ ngài đem về nấu nước cho cháu uống. Vừa uống xong bát nước, cháu khỏi bệnh ngay, không đau lại nữa". Một người khác cũng làm chứng "Tất cả nhà tôi đều tin chắc rằng cậu Đam được chữa khỏi là do lời bầu cử của cha Đạt" (DMAH 1, tr.244).

6. Năm 1833, thời vua Minh Mệnh, cha Phêrô Tùy bị xử trảm tại Thanh Trì (Hà Nội). Ngay khi đến nơi hành quyết, trời bỗng nhiên u tối vì mây đen bao phủ. Những người lý hình nói với nhau: "Ông này có phải là một vị thần không mà trời bỗng dưng ra tối tăm làm vậy?" Thày Bernard Thu làm chứng về đời sống và cuộc tử đạo của cha Tùy như sau: "Nhiều lần tôi nghe kể lại những phép lạ do lời bầu cử của cha thánh nhưng chưa ai viết ra. Tuy nhiên, riêng tôi, tôi tin chắc chắn rằng nhiều lần khi tôi chữa trị cho các bệnh nhân nan y, tôi thường cầu khấn với cha Tùy, chính ngài đã chữa họ lành. Tôi cũng biết chắc một sự kiện khác là đang khi lương dân không làm sao ngăn chặn được sâu phá hoại mùa màng, tôi liền chạy đến cầu nguyện với cha Tùy và rảy nước thánh trên ruộng lúa. Lời cầu nguyện của tôi được chấp nhận. Mọi người sửng sốt thấy ruộng của họ bị sâu phá hoại còn ruộng của tôi thì trổ bông. Tôi cho họ biết lý do và họ ca ngợi Đấng Tử Đạo… Mấy năm sau người ta cải táng và đem xác cha về Pháp. Khi mở mộ ra, người ta ngửi thấy mùi thơm tho dịu ngọt tỏa ra và nước trong bao quanh xác ngài. Nhiều bệnh nhân uống nước này và được khỏi bệnh lập tức. Một số người khác giữ nước này để khi đau sẽ dùng tới" (DMAH 2, tr.50-51).

7. Năm 1837, cha Tân bị xử lăng trì tại Sơn Tây. Khi tiếng chiêng nổi dậy, năm người lý hình tiến ra, chặt đầu cha Tân và phân thây làm bốn miếng. Họ vất ra xa từng miếng một, trừ miếng bụng, họ mổ ra lấy gan của ngài chia nhau mà ăn. Vì họ nghĩ rằng: 'ăn gan của người chết vì đạo, họ sẽ được thừa hưởng lòng can đảm'. Khi cuộc xử đã bế mạc, một y sĩ Công Giáo, hai người lính và hai chị nữ tu ở lại lượm nhặt các phần thân thể của cha Tân đem về chôn ở làng Chiêu Ẩn. Qua năm 1838, giáo dân xứ Bách Lộc mới cải táng đưa xác cha Tân về chôn trong nhà kho của nhà dòng Mến Thánh Giá. Từ đó giáo dân quen đến viếng và gọi là nhà mồ. Người ta kể rằng: dân chúng tranh nhau thấm máu cha Tân, vì họ nghĩ: 'Máu bên đạo thiêng lắm, đem về nhà thì quỷ không dám quấy phá nữa’. Người ta còn thuật lại hai phép lạ đã xảy ra do lời cha Tân bàu cử. Một lần có quan quân lùng bắt, nhà dòng mang đồ đạo chạy lên rừng trốn, đêm về nhà thì thấy nhà sáng trưng như có người thắp đèn. Lần khác, có đám nhà cháy, các bà chạy đến cầu nguyện tại mồ cha Tân, lập tức đám cháy ngưng lại, lửa lụi xuống (DMAH 2, tr. 97-98).

8. Năm 1838, cha Phêrô Nguyễn Văn Tự bị trảm quyết tại Nam Định. Khi lý hình vung gươm chém đầu lìa khỏi cổ và tung lên ba lần cho mọi người thấy như tục lệ vốn có, thì dân chúng, Công Giáo và bên lương, chen nhau thấm máu của cha Tự. Người ta chen lấn nhau đến nỗi một số người ngã trên vũng máu và làm cho cả đám người dấy máu của đấng Tử Đạo. Nhiều phép lạ đã xảy ra, chứng tỏ Thiên Chúa muốn cho mọi người ta hiểu của lễ hy sinh mà cha Tự đã dâng lên cho Thiên Chúa, đẹp lòng Ngài biết bao nhiêu. Vừa khi cha được dẫn tới nơi xử, thì trời bỗng dưng tối sầm lại và có ba tràng sấm vang dội. Rồi khi đầu cha rơi khỏi xác, một đoàn chim sẻ từ đâu bay tới đậu chung quanh như để chào đón linh hồn thánh thiện của cha. Một người Công Giáo lấy khăn tay thấm máu cha, lạ lùng thay, ông thấy ba hình in trên vải: một hình cha Tự, một hình tên đao phủ và một hình bối cảnh của pháp trường. Một em bé ngoại đạo mắc bệnh đau bao tử đã lâu năm, người ta cho em uống một ly nước có hòa thêm máu của cha, tự nhiên em được khỏi bệnh hẳn. Cậu Thanh con quan Tuần đã lấy được một miếng vải của cha thánh, nhiều người muốn mua lại, nhưng cậu không bán. Cậu quen nói: 'Từ khi tôi có miếng vải này, tôi hết bị ma quỷ quấy nhiễu'. Theo lời thày giảng Tín, một tên lính ăn xôi cúng, bị quỷ nhập, thầy lấy nước thánh rảy lên, nó chỉ cười. Ông Loan nhớ ra mình còn giữ được cái kiếm lý hình đã chém cha Tự. Ông ta lấy ngay thanh kiếm ép vào cổ người bị quỷ ám, lập tức anh ta được lành. (DMAH 2, tr.229-230).

9. Năm 1838, y sĩ Giuse Lương Hoàng Cảnh bị xử trảm tại Bắc Ninh. Tới nơi xử, người ta tháo gông của cụ ra, bắt cụ quỳ cúi đầu xuống. Một hồi chiêng vang dội, lý hình chém đầu cụ rơi khỏi cổ. Lương dân xô nhau thấm máu và xâu xé tấm áo cụ mang trên mình, đến nỗi quan và lính không sao cản ngăn nổi. Sau đó người ta chôn tạm xác cụ ở bên sườn đồi. Hai người lương đã ăn cắp xác cụ Cảnh và đòi người Công Giáo phải trả 36 quan tiền mới trả lại. Trên đường đi đến nghĩa trang, người ta bó buộc phải có đò mới qua sông được. Thế mà hôm nay, khi tới sông Câu, đò đã không có, nước lại dâng cao. Những người Công Giáo hộ tống xác cụ Cảnh quỳ xuống sốt sắng xin Chúa cho có đò hay phương thế nào để đưa xác cụ Cảnh qua sông. Lạ thay, nước xuống thật nhanh chưa từng có. Người ta có thể đi qua sông dễ dàng, đem được xác cụ Cảnh tới nơi họ muốn an táng cụ. Mọi người hân hoan cám ơn Chúa và coi đó như một phép lạ Chúa làm để ân thưởng người tôi trung của Ngài (DMAH 2, tr. 234).

10. Năm 1838, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm bị xử giảo tại Đan Sa. Nếu trong bản án của cha Điểm quan tỉnh vu cáo là 'ngài đã dùng phù phép kín đáo để dụ dỗ người ta theo đạo', thì khi ngài vừa bị xử giảo, Thiên Chúa đã cho ngài làm nhiều phép lạ vinh danh Chúa. Khi cải táng cha Điểm về Hướng Phương có xảy ra một sự lạ: một cậu học sinh ăn cắp một miếng xương đốt ngón tay của cha Điểm đem về nhà chơi. Không bao lâu, cậu lên cơn đau bụng kinh khủng. Cha Tự biết chuyện, liền bảo cậu phải đem trả lại đốt xương. Cậu học trò vâng lời đem để trên mộ cha Điểm. Lập tức cơn đau bụng chấm dứt và không bao giờ trở lại nữa. Hai chuyện khác: một gia đình Công Giáo ở gần mộ của cha Điểm. Họ sợ khi có bắt đạo, họ sẽ bị liên lụy. Vì thế một đêm khuya, họ cả gan ra san bằng mộ của cha Điểm. Chỉ hai hôm sau, người chồng bị tai nạn chết cách đau thương. Người vợ hối hận, nhận tội và cầu nguyện xin cha Điểm thứ tha. Cũng tương tự, một nông phu dám dắt trâu đến ăn cỏ và đạp lên mộ của cha Điểm. Trâu của ông bỗng nhiên liệt hai cẳng sau. Ông sợ quá, vội khấn xin cùng cha Điểm, trâu của ông mới đặng khỏi (DMAH 2, tr. 268-269).

11. Năm 1839, ông Toma Nguyễn Đệ bị xử giảo tại Cổ Mễ. Sau khi quân lính buộc dây vào cổ ông Đệ và kéo cho chết nghẹt, dân chúng ùa vào thấm máu và lấy các di tích của ngài. Giữa nửa đêm, một người Công Giáo chạy vào vác xác thánh Đệ đưa về Kẻ Mốt. Ông kể lại câu chuyện xảy ra trong khi ông vác xác thánh như sau: "Tôi vác xác thánh vào lúc nửa đêm. Bất chợt xác ngài tỏa ra ánh sáng chỉ đường cho tôi phải đi về đâu. Khi tới bờ sông tôi rất lo lắng vì tôi biết chắc chắn không có đò vào giờ đó, thì làm sao tôi qua được bờ bên kia? Nhưng trái với ý nghĩ của tôi, lúc đó nước rút xuống rất thấp đến nỗi tôi có thể lội qua bờ bên kia cách dễ dàng. Hơn nữa, khi tôi đến làng Kẻ Mốt, tôi thấy cổng làng đã mở, dù cổng làng luôn đóng chặt vào lúc ban đêm. Tôi vác xác thánh vào nhà thờ và đặt trên bàn thờ. Lúc đó không có đèn sáng trong nhà thờ, nhưng có ánh sáng phát ra lạ lùng từ xác của vị thánh. Thật là một dấu lạ!" (DMAH 2, tr. 372).

12. Năm 1840, thày Toma Toán bị kết án 'bỏ đói tới chết'. Khi quan biết thày Toma đã chết thật, quan truyền chôn xác thày cùng một chỗ quen chôn xác tù nhân. Ông Phêrô Dần và hai giáo dân khác đã đút tiền để lấy xác thày cho vào quan tài và chôn cất tử tế. Sắp sửa chôn thì có hai người đàn bà đã giúp thày trong tù, chạy đến xin được nom thấy mặt thày lần cuối cùng. Nắp quan tài được mở ra, mọi người kinh ngạc khi thấy mặt thày chiếu sáng với một vẻ đẹp siêu thoát. Họ liền cắt lấy một ít tóc của thày và chia nhau giữ làm kỷ niệm. Thày được chôn cất lại như cũ (DMAH 2, tr. 437).

13. Năm 1842, cha Phêrô Khanh bị xử trảm tại Hà Tĩnh. Người ta kể: hôm xử án cha Khanh trời nắng đẹp khắp nơi. Thế nhưng, lúc 10 giờ sáng, cha Khanh vừa quỳ xuống cầu nguyện trên pháp trường thì tự nhiên trời sập tối, rồi đến khi cha Khanh bị chặt đầu, thì trời lại đổ mưa thật lớn trong vòng ba phút. Người lương đi coi rất đông, thì thầm với nhau: 'Tại sao trời nắng mọi chỗ, chỉ có nơi xử là mưa?’ Hoặc: 'Xử cụ đạo có mưa làm vậy là sự lạ!’. Ngay khi cha bị chém đầu, đồng bào ùa vào thấm máu. Tính ra có tới 500 tờ giấy thấm máu cha Khanh. Dù là mùa hè, thân xác của cha Khanh vẫn thơm tho, không mùi hôi thối, nét mặt vẫn tươi tốt, máu chảy ra vẫn đỏ đến nỗi nhiều người tưởng cha Khanh chưa chết. Khi cha Nghiêm hỏi: "Tại sao xác cha Khanh vẫn mềm hè?". Dân chúng thưa: "Bẩm vì xác thánh thì mềm!". Xác cha Khanh được an táng trong nhà thờ họ đạo. Một số ơn lạ được ban xuống cho người kêu xin, nhất là việc được sinh con dễ dàng, nhờ lời bầu cử của cha Khanh (DMANH 3, tr. 37-38).

14. Năm 1857, cha Phaolô Lê Bảo Tịnh bị xử chém tại Nam Định. Trong thời gian từ 1831 đến 1838, khi còn là thày giảng, nhiều lần thầy Phaolô được Đức Giám Mục sai đi Macao đón các thừa sai và lấy đồ về cho nhà chung. Lần cuối cùng đồ hàng bị cướp, thày Phaolô phải lưu lại Macao một năm để thưa kiện và lấy lại đồ đã bị cướp. Rồi trong một đêm Đức Mẹ đã hiện ra nói với thầy: "Phaolô, Phaolô, khi về Việt Nam, con sẽ phải chịu khổ vì đạo". Thầy không tin, thày tưởng một mỹ nhân nào đến cám dỗ, nên thầy hỏi lại bằng tiếng latinh, tiếng việt, tiếng trung hoa. Hỏi tiếng nào, Đức Mẹ trả lời bằng tiếng ấy: "Ta là Đức Bà Maria". Dầu vậy thầy Tịnh vẫn không tin cho tới khi bị bắt ở Thạch Tổ năm 1841 (DMAH 3, tr.131).

15. Năm 1858, cha Đaminh Mầu bị chém đầu tại Hưng Yên. Cha nổi tiếng về lòng yêu mến kinh Mân Côi, cha luôn đeo chuỗi Mân Côi bên ngoài cổ. Xác cha Mầu được giáo dân đem về an táng trong nhà thờ Mai Lĩnh tỉnh Hưng Yên. Trước tòa án điều tra năm 1864, nhiều người đã làm chứng được ơn lạ nhờ lời bầu cử của cha Mầu: Ông Đaminh Đỗ thuộc họ Đức Bà Thượng Lạc, xứ Kẻ Điền quyết đáp mình đã được khỏi bệnh đau bụng nguy kịch; bà Thị Chi, 50 tuổi, thuộc làng Lập Bái, cũng tuyên chứng mình được khỏi quỷ ám cách lạ lùng năm 1884; Ông Cai Thìn, người lương, cũng quả quyết mình được khỏi bị quỷ ám nhờ cầu khấn trên mộ cha Mầu (DMAH 3,tr.197).

16. Năm 1861, ba Đức Cha Vọng (Liêm), Đức Cha Tuấn và Đức Cha Vinh cùng bị trảm quyết một ngày tại Hải Dương. Bản án cấm không một ai được vào thấm máu các ngài. Nhưng khi hành quyết ba đấng xong, các quan đi về hết, dân chúng tự do ùa vào thấm máu của ba Đức Cha và họ được chứng kiến nhiều phép lạ, xảy ra ngay từ lúc hành quyết, như trời tối sập lại, hương thơm tỏa ra từ thân xác của các ngài, những đàn bướm trắng đến đậu trên xác các ngài. Riêng đầu của ba Đức Cha, sau ba ngày bị bêu nắng, đã được giáo dân bày mưu chiếm lại: Giáo dân đãi lính canh ăn một bữa cơm thật thịnh soạn. Trong lúc lính ăn vui vẻ, giáo dân lợi dụng trời đã nhá nhem tối, lấy ba củ chuối thế vào ba cái đầu bọc trong bao bố. Lính không ngờ, họ đem ba củ chuối ném xuống sông. Còn giáo dân, đứng đầu là ông tổng Oánh, lấy áo gói ba cái đầu của ba Đức Cha đem về an táng trong nhà thờ thánh Gioan ở Yên Dật. Các bà dòng xin cái áo quý đó để giữ làm kỷ niệm, nhưng ông tổng Oánh không chịu. Ông đã dùng chiếc áo này cứu được nhiều bệnh nhân nhờ phúc đức của các Đấng tử đạo: Ba đứa con ông lên đậu mùa, ông tổng Oánh lấy chiếc áo phủ lên chúng, cả ba đứa được khỏi bệnh. Ông cũng giữ được một tấm vải thấm máu Đức Cha Vọng: Hễ soi ra ánh sáng, người ta nhìn thấy cây thánh giá. Còn thân xác ba Đức Giám Mục, sau này, người Công Giáo đã chuộc về với giá 100 quan tiền. Đêm cải táng, nhiều luồng sáng tỏa ra từ thân xác các ngài, thật lạ lùng. Hơn thế, dù đã chôn hơn ba tháng rồi, khi đào lên, cả ba thân xác vẫn còn nguyên vẹn, tươi tốt và tỏa hương thơm ngào ngạt (DMAH 3, tr.290).

17. Thời gian 1883-1886, phong trào Văn Thân và Cần Vương nổi lên tàn sát đạo Công Giáo cách dã man nhất trong lịch sử, từ Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế… đổ vào miền Nam. Nhưng thiệt hại nhất là Bình Định: có 8 thừa sai, 7 linh mục, 270 nữ tu, 24.000 giáo dân bị giết chết. Ngoài ra toà giám mục, 2 chủng viện, 10 tu viện, 17 nhà mồ côi, đều bị tàn phá. Các họ đạo cũng chung số phận, chỉ có hai họ đạo thoát nạn. Chính trong cuộc tàn sát này, Đức Mẹ đã hiện ra cứu chữa dân làng Trà Kiệu (DMAH 3, tr. 336-338)

* * * * *

Đức Giáo Hoàng Gregoriô XVI (1834-1846) được nhiều sử gia như Goyau và Schmidlin tặng khen là 'vị giáo hoàng truyền giáo của thế kỷ XIX'. Ngay khi vừa lên ngôi, ngài đã quan tâm đến những cuộc bắt đạo đẫm máu tại Việt Nam và Trung Hoa. Riêng với Giáo Hội non trẻ tại Việt Nam, đức Grêgoriô XVI đã phát động một chiến dịch có tầm mức hoàn vũ, xin mọi Kitô hữu cầu nguyện đặc biệt cho giáo dân được kiên trì trong mọi thử thách. Đồng thời, năm 1840, ngài viết thư yên ủi và khích lệ tinh thần can đảm sống đức tin, tuyên chứng đức tin và chết vì đức tin của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam. Ngài viết "Các con thân yêu, các con là những người đã can đảm không chối đạo, các con đừng bao giờ nản lòng vì những khốn khổ, hãy ngước mắt trông lên trời nơi dành cho những người chiến thắng đạt được triều thiên bất tử. Ngày gian khổ thì vắn vỏi, nhưng theo sau bao nhiêu an ủi và phần thưởng dồi dào và hạnh phúc trường sinh đang chờ đợi chúng con. Các con sẽ không phải chịu bắt bớ hành hạ tàn nhẫn mãi như vậy đâu. Sẽ có ngày, các con được lau sạch nước mắt, được thoát khỏi cơn bão táp khủng khiếp và sẽ được an bình phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật". Lời của Đức Thánh Cha Gregoriô XVI đã tóm tắt những gì chúng ta trình bày trong chương sách này. Ngài cũng mở ra cho chúng ta một viễn tượng tương lai 'sau cơn giông trời lại sáng', 'sau gian lao thử thách sẽ có trời mới đất mới' hay như lời Chúa chúc phúc: "Phúc cho anh chị em khi bị người ta gièm pha, vu khống, bắt bớ và giết hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao" (Mt 5,11-12). Nói một cách khác sát với chủ đề của bài viết: tiếp theo những gièm pha, vu khống, hình nhục và chết nhục là những dấu lạ ân thưởng tại thế, báo hiệu 'phần thưởng bội hậu trên trời'. Cũng có thể nói vắn gọn theo văn hóa Việt Nam: "Thiên Đạo chí công", Đạo Trời thật công bằng!.

------------------

(1) Nguyễn Đồng Chi, 'Kho tàng truyện Cổ Tích' 1, tr. 7-13.

(2) Nguyễn Đồng Chi, sd 4, tr. 211-223.

(3) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr.12-15.

(4) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 148-154

(5) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 105-110.

(6) Phạm Đình Tân, 'Tâm Hồn Việt Nam' (1988), bài 'Nguyễn Du, thi sĩ đau khổ', tr.54.

(7) Hồng Lam, 'Lịch sử đạo Thiên Chúa tại Việt Nam', 1944, Đại Việt xuất bản, Huế, tr.23-24. Đoạn này được Trịnh Việt Yên trưng lại trong cuốn 'Máu Tử Đạo Trên Đất Việt Nam'. 1949, tr. 19-20. Có hai việc đáng tiếc to lớn và tai hại là 'tranh dành vấn đề quyền hành và cãi nhau về vấn đề nghi lễ thờ cúng tổ tiên' xem Phan Phát Huồn, 'Việt Nam Giáo Sử' I, tr. 188-200.

(8) Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng ba cuốn 1, 2, 3. Trong bài này tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt là (DMAH, 1, 2, 3, tr….). Chúng tôi trích dẫn hoặc dựa theo bộ sách của cha Vũ Thành, vì đọc các chú giải hay thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn, chúng tôi yên tâm về nguồn liệu lịch sử liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam mà cha đã nghiên cứu và xử dụng.

(9) Nguyễn Khắc Xuyên, 'Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII' C.A. 1994, tr. 52-54.

(10) Trịnh Việt Yên, sd, tr. 26.

(11) Đỗ Quang Chính sj, 'Hòa mình vào xã hội Việt Nam', nxb Tôn Giáo, 2008, tr.222. Cao Kỳ Hương, 'Đạo Hiếu của người Công Giáo', Hà Nội, 2010, tr. 42+48-54. Phan Phát Huồn, sd, tr. 196-200.

(12) Trần Trong Kim, 'Việt Nam Sử Lược', 2, tr.186. xem Phan Thiết, 'Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt' 1995, tr.345.

(13) Toan Ánh, 'Tín Ngưỡng Việt Nam' quyển hạ, tr. 17-18.

(14) Xem: Vũ Thành, sd 3, tr.330-339, Phan Phát Huồn, sd 2, tr.512-519. Chúng ta có thể đọc lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim: "Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nổi càn dở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?" (sd 2, tr.289).

(15) Phan Phát Huồn, sd 2, tr.513

Thánh Anê Lê Thị Thành

Mẹ gia đình (+1841)
 
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Tên Thánh Việt Nam
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:25 18/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Tên Thánh Việt Nam

□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.


Bác gặp em ngoài đường cái. Không hiểu tại sao sáng nay em miệng cười, mắt cũng cười, em tươi như giai ế độ, bỗng dưng lấy được vợ, mà lại cô cái gái rượu nhà quan. Thấy em, bác mở miệng chào trước,
— Chào chú! Mới sáng sớm vợ đau con khóc thế nào mà đã cắp ô đi đâu sớm thế?
Em bình thường mặt khó đăm đăm tựa thù cha chưa trả, em, nghe quan bác chào, vui vẻ, nhanh nhẩu gật đầu chào lại ngay,
— Vâng, em chào quan bác! Chẳng dấu gì bác, em đang đi lên trình Cụ…
Bác khựng lại, nhìn ngó quanh quẩn,
— Ơ hay! Làm gì mà phải lên gặp Cụ?
Biết bác nghi ngờ, em nhanh nhẹn mở miệng giải thích ngay,
— Ồ, cũng không có chuyện chi. Nhưng chuyện là như thế này, nhà em, nó mới sanh…
Bác o tròn miệng, cắt ngang nhời quan em,
— À! Thôi hiểu rồi. Ông nói tôi mới chợt nhớ ra. Hôm qua tôi cũng nghe ông Trùm Lý nói loáng thoáng mấy câu. Tôi đang bận, không để ý... Thôi, tạ ơn Chúa, mẹ tròn con vuông. Vậy là vui... À... Mà thím sinh cháu gái hay trai?
Em giơ hai ngón tay, miệng cười toe toe,
— Vâng, em nói chửa xong thì bác đã ngắt ngang nhời. Tạ ơn Chúa, vợ em nó sinh đôi, tới hai, hai thằng cu lận...
Bác chọc gậy mắm tôm,
— Giời ạ! Hèn chi nhìn mặt cứ hớn ha hớn hở như gái mới về nhà chồng...
Bác giọng điệu mát mẻ,
— Cũng khổ, bao lâu nay, thím cứ sinh toàn là cái, đã được thằng cu nào đâu… Giờ lại lòi ra được cái giống, mà lại tới những hai... Thật đúng là trời đãi nhé.
Em đang vui, mặc cho quan bác ăn nói mát mẻ, vẫn cứ cười tươi,
— Bác! Cứ là khéo vẽ chuyện. Đợi mãi mới lòi ra được... tới hai thằng cu... Thì đấy, ông bà mình vẫn cứ bảo, đi buôn một vốn bốn lời...
Bác đổi đề tài,
— Mà thôi, vậy ông đã tính ngày nào rửa tội cho hai thằng cu chửa?
Em giải thích,
— Thì đấy, em đang trên đường tới gặp Cụ xin Cụ rửa tội cho hai cháu. Tuần này em dở bữa cày... Em xin Cụ rửa tội cho hai cháu Chúa Nhật tuần tới…
Em dừng lại, đổi đề tài,
— À, mà có chuyện này, em tính nhờ vả tới bác…
Em giọng điệu xa gần,
— Em biết lúc nào bác cũng thương vợ chồng nhà em và hai cháu.. Em hy vọng bác không nỡ lòng từ chối.
Thấy chuyện nhờ vả, bác ánh mắt nom nom, cẩn thận hỏi lại,
— Gớm, có chuyện gì thì ông cứ nói đi. Khổ! Ông cứ vòng vo tam quốc khiến tôi tự nhiên lại đâm lo lo… Không biết ông có nhờ lên cung trăng hái lá đa lá đề phơi khô làm quạt hay không đây? Hay là lại vui quá, hứng chí rủ đi hát quan họ. Nè, đừng có mà vớ vẩn quan họ với quan hàng ở đây. Vợ mới sanh, lo mà ở nhà trông nom bếp lửa. Ông bà mình vẫn cứ nói gái mới sinh yếu như cua mới lột...
Bị bác mắng khéo, em không giận, nhưng nói liền,
— Không, chuyện với tới trời thì em nào dám. Còn vụ quan họ thì chắc chắn là không rồi. Bác cứ làm như em rỗi hơi... Vâng, thì cũng đang tính nhờ bác làm bõ cho thằng cu…
Bác thư dãn khuôn mặt,
— À, lại tưởng chuyện chi...
Bác nghĩ ngợi, giọng cả kẻ,
— Để tôi coi! Ông mới nói Chúa Nhật tuần tới phải không? Ừ! Mấy giờ thì rửa tội nhỉ?
Em nói ngay,
— Vâng, thưa bác, bốn giờ chiều.
Em ngọt ngào,
— Tiện thể cũng xin thưa với bác, rửa tội xong thì cũng tầm chiều rồi, mình kéo về nhà em ăn mừng nhé.
Em khoe tài bà xã,
— Kỳ này nhà em trổ tài nấu món canh cua rau đay với đậu phộng rán chấm mắm tôm, đặc biệt có món thịt chó rựa mận nấu mẻ… Món ruột của em. Xin phép cho em nhắc tới món tủ... Còn lòng lợn tiết canh thì em ghé sang mua của bà Trùm Tĩn ở làng bên...
Bác lại lên điệu cha chú,
— Ông chỉ được cái khéo miệng. Việc kinh hạt chưa xong thì cứ lôi chuyện bếp núc vào đây... Mà ông cũng đừng lo... Bận gì thì bận tôi cũng bỏ sang một bên. Làm bõ cho hai cháu chứ nào phải chuyện đùa như chuyện thằng mõ...
Bác nghĩ ngợi,
— Mà cái này tình thật thì cũng nể ông lắm tới mới dám nhận lời. Làm bõ hai đứa thì cũng như làm cha làm mẹ, tôi cũng phải lo mà dạy dỗ hai đứa cho nên phần hồn. Kẻo không thiên hạ người ta cười chê, nói...thì cũng tại bõ nó có ra gì!!!
Em toét miệng cười, đưa bác lên tận mây xanh,
— Vâng, em biết... Thiệt tình là cũng làm khó quan bác. Nhưng hai vợ chồng nhà em đã bàn với nhau, trong xứ đạo làng ta, chỉ có bác là nhất, dù gì bác cũng đã từng làm trùm, tay hòm chià khóa của Cụ...
Được khen, quan bác cười tươi, ruột mát như giếng nước đầu làng tháng Giêng, nhưng cũng gượng làm mặt kịch, ngắt lời em,
— Ông lại tuồng thằng mõ... Ở đâu mà lại chui ra tay hòm chià khóa... Người ngoài nghe được, tưởng thật, lại đồn ầm ỹ cả lên! Tới tai cụ, cụ lại mắng cho mấy mắng! Trùm thì trùm. Tiền lắc giỏ một tay cụ giữ. Một xu một hào tôi cũng chả rành.
Biết tỏng ruột bác, nhưng em cười cười,
— Vâng, em xin quan bác bỏ qua cho. Em vui quá, nhỡ nhời... Em muốn nói là hồi đó bác làm Trùm, giúp cụ dậy Giáo Lý...
Bác gật gật đầu, hỏi tới,
— Ừ thôi, được... Mà này, đã đặt tên thánh cho hai đứa nó chửa?
Em đáp liền, không đắn đo, không suy nghĩ,
—Dạ, xin thưa với bác. Thằng cu lớn, Minh Tuấn, hai vợ chồng đăt tên thánh Dũng Lạc. Thằng cu nhỡ Minh Quân, tên thánh Thiện. Trong sổ Gia Đình Công Giáo viết là Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân.
Bác há to miệng,
— Ơ! Cái ông này! Ông nói thật hay đang nói bỡn chơi đấy…
Em há to tròn miệng,
— Ơ bác! Chuyện rửa tội chứ đâu phải chuyện thằng tí thằng tèo mà em dám giỡn chơi...
Em gật đầu xác nhận,
— Vâng, Dũng Lạc Trần Minh Tuấn và Thiện Trần Minh Quân...
Bác thắc mắc,
— Ông mến các thánh Tử Đạo Việt Nam, lấy tên các ngài đặt tên cho hai cháu. Thật tốt.... Nhưng...sao không đặt Anrê Dũng Lạc? Tôma Thiện? Đâu mất Anrê với Tôma rồi?
Em hỏi vặn,
— Xin phép bác cho em hỏi mấy nhời. Tại sao cứ phải Anrê Dũng Lạc với Tôma Thiện?
Bị chiếu bí, bác ú ớ như trái bí tịt ngọt,
— Thì biết đâu đấy, thấy ai cũng cứ gọi thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Tôma Thiện. Ai sao tôi vậy.
Em giải thích,
— Vâng, em hiểu... Anrê là tên rửa tội của cha Dũng Lạc. Nhưng bây giờ ngài đã được phong thánh rồi, mình gọi thánh Dũng Lạc thôi cũng là đủ. Tôma Thiện cũng thế... Bác nghĩ em nói có phải phép hay không?
Em hí hửng như người khoe của,
— Em nặn mãi mới ra được cái giống, mà Chúa thương ban cho tới hai thằng. Hy vọng mai nay thằng cu nhớn, nhớn lên nó đi tu làm cha như thánh Dũng Lạc. Giờ lấy tên thánh Dũng Lạc đặt cho nó là hợp nhất.
Bác ngẫm nghĩ, nửa đùa nửa thật,
— Làm thầy bói đoán chơi chơi nhé. Cái con chị thằng Minh Tuấn Minh Quân chắc lại đặt tên thánh Việt Nam phải không, mà phải là Đê hẳn hoi rõ ràng?...
Em hớn hở cười tươi như gặp người đồng đạo,
— Thật đúng là quan bác, chuyện gì bác cũng tinh tường...! Vâng, bác nói đúng! Tên đầy đủ trong sổ Rửa Tội là Đê Trần Mai Hương. Không thiếu một chữ, không thừa một tên...
Em kể chuyện,
— Bác chổ tình thân, mà lại là bác tinh tường nói trước cho nên em mới dám kể... Khổ, hồi đó em ở giáo xứ cha tây. Ngài cứ xuýt xoa vặn hỏi thánh Đê là bà thánh nào? Sao không thấy tên trong sổ Các Thánh. Em lại phải nhờ cha Việt Nam gọi điện thoại nói hộ cho mấy nhời. Em thấy hai người cứ xí xa xí xô với nhau một hồi, ông cha tây mới chịu viết vào trong Sổ Rửa Tội giáo xứ nguyên văn:
Tên Thánh: Đê
Họ và Tên: Trần Mai Hương
Em kết luận,
— Vâng. Thánh nào cũng là thánh. Nhưng em Việt Nam, em khoái thánh Việt Nam. Cứ tên thánh Việt Nam mà đặt.

□ Suy Niệm
Nối tiếp truyền thống bất khuất của tiền nhân, thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện, và các thánh tử đạo Việt Nam đã sống một đời sống tự trọng với Thiên Chúa và với mình. Bởi thế các ngài dù đã nằm xuống, nhưng anh linh hiển thánh vẻ vang trên thiên quốc và trong lòng người Công Giáo Việt Nam.
□ Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy cho chúng con biết sống chứng nhân Tin Mừng như các thánh Việt Nam đã từng làm chứng cho một đức tin sắt son về tình yêu bao la của Thiên Chúa.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vẫn Còn Nắng Xuân
Đặng Đức Cương
21:29 18/06/2013
VẪN CÒN NẮNG XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mùa xuân tới nắng gieo trong vắt
Sợi an bình tô sắc hoa xinh
Tha hương nắng có trọn tình
Xa quê nắng có ủ mình trong xuân?
(Trích thơ của T.A)