Ngày 25-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XIII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
01:33 25/06/2020

2 Các vua 4: 8-11, 14-16a; Tvinh 88; Rôma 6:3-4, 8-11; Mátthêu 10: 37-42

Tôi ước gì thánh Phaolô có ngôn từ ngoại giao hơn, nói lời nhẹ nhàng, hay có lời xin lỗi vì lời nói của ông ta. Thánh Phaolô có thể đưa chúng ta vào bằng những lời nói nhẹ nhàn khiến người ta dễ ủng hộ chúng ta như họ thường làm. Khi thánh Phaolô viết những lời này, có một vài cơ quan giao tiếp ở Israel giúp ông rao bán cách thức nói chuyện của Ông hay sao ấy? Ông trở nên giống như một người mẹ đang an ủi vổ về đứa con 2 tuổi chịu nhận chích mủi thuốc mà bác sỉ tiêm ở phòng mạch hay sao? . Bà mẹ có thể nói "Mẹ đây, con cứ chịu đau một chút xíu, rồi sẻ hết mà. Và bác sỉ sẻ cho con một cây kẹo mút sau khi mọi sự xong xuôi".

Đó không phải là cách nói của thánh Phaolô phải không? Ông ta không gởi đi thông điệp bọc đường ngọt ngào, hay ông chỉ giảng dạy những tin mừng vui vẻ trong phúc âm. Bởi thế, như để thức tỉnh các Kitô hữu đang trong cơn mê ngủ, hay đang mất tập trung, ông ta nói "Anh em không biết rằng, khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy là đã thuộc về Đức Giêsu Kitô, nghĩa là chúng ta đã được dìm vào trong cái chết của Người hay sao? " Đấy, thánh Phaolô lại nói như thế nữa. Thánh Phaolô mất cơ hội thu hút một số đông quần chúng theo ông ta. Tôi thật "không biết rằng" sự đắm chìm vào Chúa Kitô trong phép thanh tẩy mang ý nghĩa bao hàm một sự chết trong đó. Nhờ đó tôi được đảm bảo rằng sẽ trở nên một Kitô Hữu, sẻ làm cho tôi tràn ngập niềm vui sướng, nó trở nên như điểm nhấn ưu tiên trong đời sống của tôi, và đời sống đó được an toàn, và sẽ vượt cao hơn sự thường và sẽ như tôi làm khi lái chiếc xe Mercedes còn dán bên ngoài xe dòng chử "Bạn hãy bấm còi xe nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu".

Dĩ nhiên, khi chịu phép rữa tội, hay dấn thân vào thực hành phụng vụ Thánh Thể này có thể giúp tôi chết theo những giá trị mà các bạn bè và gia đình tôi ngưởng mộ; hay dành hết năng lực của tôi làm điều đúng, hay hoặc làm điều thông thường phổ biến nhất; như tôi tìm cách hàn gắn những mối quan hệ căng thẳng trong gia đình; hay đứng lên phát biểu trong một buổi họp để bênh vực quyền lợi cho những người không có giấy tờ hợp pháp hay người không có bất động sản; hay là người đầu tiên nói lên "Tất nhiên tôi tha thứ cho bạn"; hay xem tất cả đời sống của tôi, không chỉ là một khoảnh khắc mà thôi, nhưng là một ơn gọi, một lời đáp lại toàn vẹn cho lời mời gọi của Chúa Giêsu.

Phép Rữa Tội đã tạo nên cho chúng ta sự hoán cải đời sống. Phép Rữa có nghĩa là dìm chết tội lỗi chúng ta trong Chúa Kitô và "một đời sống mới" bắt đầu sau đó. Phép thanh tẩy cũng có nghĩa là chúng ta phải hoán cải đời sống chúng ta theo một góc nhìn khác. Vì, trước đó, chúng ta có thể tìm được sự thành công, hay thất bại theo những điều kiện an toàn và thịnh vượng của người láng giềng. Nhưng bây giờ chúng ta dựa vào đời sống và sự chết của Chúa Giêsu như là một thước đo. Thánh Phaolô nhắc chúng ta là "Khi chúng ta chịu phép thanh tẩy là được chết trọn vẹn trong cái chết của Đức Giêsu Kitô". Điều chúng ta tin tưởng là qua cái chết; Thiên Chúa đã cho chúng ta một đời sống mới. Thí dụ như khi đã biết hy sinh vì lợi ích tốt đẹp cho người khác và phục vụ cho nhu cầu của những người nghèo đã mở ra cho chúng ta được lãnh nhận một đời sống mới mà chúng ta không thể tự mình có được.

Nghe ra thì thánh Phaolô có ý "loan báo tốt" về tin mừng của phúc âm. Nếu không phải chỉ nói về sự chết, thì sau cùng thánh Phaolô nói về một đời sống mới, một đời sống mới mà chúng ta có thể cảm nghiệm ngay tự bây giờ. Thí dụ như chúng ta khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa từ trong thâm tâm của những người đau khổ và trước sự hiện diện của những người nghèo. Nơi mà xã hội hay chúng ta tìm thấy ngõ cụt mà Thiên Chúa đã cho vượt qua được, và ban cho chúng ta có đời sống và một khởi đầu mới. Trên cây thánh giá và qua sự chết, Chúa Kitô vượt khỏi tầm tay của chúng ta và vượt khỏi những quy tắc thông thường của việc đạt đến thắng lợi dể đưa chúng ta vào vòng tay tay chờ đợi của Thiên Chúa mở ra chào đón chúng ta. Trong phép thanh tẩy, chúng ta cũng làm như thế, va chúng ta chết với nhiều lực chọn khác nhau. Và thay vào đó, chúng ta sống lại trong vòng tay nhân từ của Thiên Chúa trong hơi thở của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta không nên xem tất cả mọi sự là quá tốt đẹp hay dễ dàng. Không như thế đâu! Trong kinh nghiệm sống đời sống hằng ngày của chúng ta, phép thanh tẩy không phải chỉ có một lần duy nhất mà thôi, Một khi đã chết, mọi hành trính chấm dứt. Qua chặng đường đời, từ giếng rửa tội đến cái chết (khi áo quan của chúng ta được phủ một tấm vải liệm trắng tượng trưng chiếc áo choàng khi nhận lãnh bí tích rửa tội), chúng ta phải vượt qua bao nhiêu cái chết trong suốt cuộc đời. Chúng ta phải chết vì có ý nghĩ hẹp hòi. Chúng ta sẽ phải mở rộng tâm hồn chúng ta để đón nhận nhiều người khác vào đời sống của chúng ta, những trong đạo cũng như những người ngoài đạo. Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng lòng trí chúng ta theo đường lối Chúa Giêsu để hiểu biết những người khác. Cho dù đôi lúc chúng ta do dự, chúng ta sẻ bỏ qua sự thiếu tin tưởng và thiếu cảm xúc trong cảm nhận của chúng ta để đón nhận tình yêu thương của Thiên Chúa đã được mặc khải hùng hồn cho chúng ta qua cái chết của Chúa Kitô. Chúng ta sẻ chết nhiều lần nhưng sẻ sống với Thiên Chúa trong tình yêu bao la của Ngài. Ông Emily Dickinson nói "Thế giới chưa phải kết thúc". Và hôm nay chúng ta sẽ nói thêm: “Cái chết chưa kết thúc – cuộc đời là thế” Người Do Thái có biểu hiện khác về Thiên Chúa, “lời nói từ miệng tôi mới đến tai Chúa”. Thánh Phaolô lại nói ngược lại “lời từ Thiên Chúa mới đến tai của chúng ta".

Chúng ta đang chú trọng đến lời thánh Phaolô nói về vấn đề xoay quanh bí tích Rữa tội. Bây giờ chúng ta hãy qua một vấn đề khác, vì có người than phiền là các bài giảng không chú trọng đến các vấn đề "tín lý" của giáo hội. Lý do là vì các giáo dân không hiểu nhiều về đức tin và cơ hội có thời gian tầm 10 hay 12 phút trong việc giảng lể ngày Chúa Nhật cũng đủ cho các Cha giảng thuyết nói đôi chút về điều đó. Ông Gerard Slogan viết một bài vào những năm 80 có tựa đề: "Khi giảng về các bài đọc trong Kinh Thánh, các cha có bỏ qua huấn quyền của giáo hội hay không? " Ông Slogan đưa ra một lập luận rất rõ ràng về việc giảng về các bài đọc trong Kinh Thánh. Ông ta nhắc chúng ta nên nhớ là các bài giảng là một phần của phụng vụ và để ca ngợi, cảm tạ và cầu xin chứ không phải la một việc tách riêng ra khỏi phụng vụ. Để giảng dạy về một đề tài khác là ra khỏi việc phụng vụ. Bài giảng phải chú trọng đến việc khuyến cáo và nâng đở giáo dân và để giúp chúng ta nên chú trọng đến ơn thánh Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. (Hôm nay chính thánh Phaolô nói như thế "... anh em nên nghĩ là anh em đã nên một với Đức Kitô, nhờ được chết với tội lỗi, nhưng lại được sống cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô").

Bài giảng mời gọi chúng ta đáp lại với ơn huệ Thiên Chúa ban. Bổn phận của cha giảng là giúp chúng ta nhận thấy các ơn huệ đó mà cha giảng đã nêu lên. Ông Slogan nghĩ là giảng về các bài đọc Kinh Thánh chỉ là một cách sửa chữa cho những sai lầm trong thần học đã được bỏ qua trong lịch sử giáo hội. Ông ta thách thức các cha giảng không nên trở về với những ý nghĩ và quan điểm xã hội của thời thơ ấu, nhưng hãy nêu lên lời cầu nguyện cần thiết và làm việc chăm chỉ để khám phá và rao giảng tin mừng về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Vậy còn các cha giảng nói kỷ càng về các bài đọc Kinh Thánh vẫn nghĩ là giáo dân đã được dạy dổ về tín lý rồi thì sao? Thật thế, ông Slogan nói tới bản tin của giáo xứ. Đó là tài liệu để huấn luyện. Thường các giáo dân thích đọc bản tin giáo xứ hơn. Hy vọng họ không đọc trong lúc nghe giảng.

Thêm vào đây nữa, nếu chúng ta, những người đi giảng hãy lắng tai và chú ý những vấn đề cơ bản của giáo lý thì chúng ta sẽ thấy sự chú trọng về tín lý cũng có trong các bài Kinh Thánh. Để tìm xem các tín lý đó. ông Slogan đề nghị cha giảng phải chuyên cần học hỏi và sửa soạn các bài giảng nghiêm túc hơn. Bây giờ chúng ta trở về thơ thánh Phao lô gởi cho giáo hữu ỏ Rôma dể tìm hiểu vì sao thánh Phaolô nêu lên một dịp để dạy dổ về bí tích Rữa tội trong bài giảng hôm nay.

Hình ảnh thánh Phaolô dùng cho chúng ta có ý nghĩa cụ thể nếu chúng ta nhớ lại phép thanh tẩy lúc bắt đầu trước kia. Người tân tòng phải được dìm mình vào nước. Giống như việc chôn cất người chết trong nước. Khi người đó vừa ở dưới nước ngoi lên để thở, người đó trở nên một tạo vật mới, và từ đó thở hơi của Thiên Chúa. Mổi hơi thở sau khi chịu phép thanh tẩy là một hơi thở mới, trong một sự sống mới với năng lực của phép Rữa. Bởi thế khi các người đọc thơ thánh Phao lô, họ đã hiểu phép thanh tẩy đó theo cách là khi họ được dìm vào nước là họ chìm vào "sự chết", họ "chết đi". Những hình ảnh rõ ràng cho những người dìm mình trong nước để chịu phép thanh tẩy như thế là để cảm nghiệm sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây chúng ta không nói đến thời gian xa cách. Chúng ta, những người đã được chịu phép thanh tẩy không xa cách kinh nghiệm với sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Trái lại, khi chúng ta được nhận phép thanh tẩy sự việc chính cũng xãy ra lúc bây giờ và như lúc trước. Chúa Giêsu chết cho tội lỗi bây giờ là sự chết của chúng ta cho tội lỗi. Sự sống lại của Chúa Giêsu bây giờ cho một đời sống mới là sự sống lại của chúng ta. Trong phép thanh tẩy, lối sống xưa đã chết đi và lối sống mới đã được thay thế và đang diễn ra.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

13th SUNDAY (A)
2 Kings 4: 8-11, 14-16a; Ps 89; Romans 6: 3-4, 8-11; Matthew 10: 37-42

I wish Paul would be a bit more diplomatic, soften his tone, or make an apology for some of his lines. He could ease us into them so that they don’t broadside us the way they sometimes do. Weren’t there public relations firms in Israel when Paul wrote who could have helped him sell his "product? " Couldn’t he have been more like a mother soothing and preparing her two year old for an injection at the doctor’s office? "There, there, this is going to hurt for just a little while bit, then it will be ok. And the doctor has a lollipop for you when it is all over."

That’s just not Paul’s style, is it? He doesn’t sugar coat the tough message, or only preach the happy and appealing side of the gospel. So, as if to waking slumbering, or distracted Christians, he says, "Are you unaware that we who were baptized into Christ Jesus were baptized into his death? " There, you went and did it again Paul, you blew your chances of drawing a big crowd of ecstatic followers. I do get "unaware": that this union with Christ in baptism has a death to it; that I have not gotten a guarantee that being a Christian will flood me with rosy feelings; or that I will always be number one in my priorities and life will go smoothly; that my comfort level will be above the average and that I will drive a new Mercedes with a bumper sticker that proclaims, "Honk if you love Jesus."

Instead, taking on baptism, or recommitting myself to it at this Eucharistic celebration, may call me to: die to the very values my own friends and family enshrine; spend my energies for doing the right, if not the most popular things; be the one to stick my neck out to heal a strained relationship in my family; stand up at a meeting and defend the rights of the undocumented, or the propertyless; be the first to say, "Of course I forgive you"; see all of my life and not just some moments, as a vocation, a full-time response to a personal invitation I have heard from Jesus.

Baptism was supposed to have made a difference in our lives. It meant our sins died with Christ and "newness of life" was given us. It also meant we are supposed to see our lives in a different perspective. Whereas before, we might have measured the success, or failure of our lives, by those of our prosperous and comfortable neighbors, now we use Jesus’ life as our yardstick – and his death as well. We were, Paul reminds us, "baptized into his death." What we have come to believe is that out of death, God has brought life. For example, what is sacrificial for the good of others and serves the needs of the poor, opens us to receive a new kind of life we never could have gotten on our own.

Turns out, Paul does have some good "selling points" for his gospel message. If is not just about death he tells us, in the end, it is finally about new life. It is a new life that we can even experience here, for example, as we discover the deeper presence of God below the surface of suffering and in the presence of the poor. Where we, or society, have drawn a dead end, God breaks through the road block offering life and a new beginning. On the cross and in his death, Christ slipped out of our hands and away from our usual norms for success, into the waiting arms of God. In our baptism we do the same; we die to the many other options the world offers and, instead, come alive in the arms of God, all the while being breathed upon by the Holy Spirit.

Let’s not make this sound too ideal, romantic, or easy – it isn’t. In our daily experience, baptism isn’t a one time fait accompli, a dying once and for all. All of our journeys, from the baptismal font till our deaths (when our coffins will be draped with the white cloth that symbolizes our baptismal garment), will require many deaths along the way. We will have to die to our too narrow vision; we’ll have to broaden our tent pegs so as to include many and diverse people into our lives – the insiders and the outsiders. We’ll keep trying to open our hearts and minds to Jesus’ way of seeing others. Though at times hesitant, we will even let go of our self doubts and self loathings and welcome God’s love, which has been so eloquently revealed to us in Christ’s dying. We will die to much; but will "live with him" in infinitely grander ways. Emily Dickinson said, "the world is not conclusion." And we would add, "Nor is death the conclusion – life is." To reverse a favorite Jewish expression (which says, "From my mouth to God’s ear."), Paul is speaking for God today, "From God’s mouth to our ears."

We are focusing on Paul and the conversation has been around baptism. Let me make a digression. Some have complained that preaching from the Lectionary avoids addressing the "doctrines" of the church. The argument goes: people are ignorant of their faith, and these 10 or 12 minutes on Sunday are an opportunity for the preacher to do some educating to an uniformed laity. Gerard Sloyan wrote an article in the mid-80's entitled, "Is Church Teaching Neglected When the Lectionary is Preached? " Sloyan made a strong argument for preaching from the Lectionary. He reminded us that the homily is primarily an act of worship and praise, of thanksgiving and petition, and is not something apart from the entire liturgy. Instruction on another "topic" would thus extract the homily from its liturgical moorings. The homily is meant to be exhortation and encouragement and to evoke in us a consideration of the divine graciousness we have received in Christ. (Paul says it today in his way, "...you too must think of yourselves as dead to sin and living for God in Christ Jesus.")

The homily invites us to respond to the gifts God is offering us; the preacher’s job is to help us recognize these gifts, to name them for us. Sloyan sees biblical preaching as a corrective to all the theological misses in our Christian history. He challenges Catholic preachers not to fall back on childhood notions and pieties; but to put in the necessary prayer and hard work to discover and preach the good news of God’s love for us. What about the hard-working biblical preacher who still thinks the congregation needs education in central doctrinal issues? Well, there is the parish bulletin, he suggests. It is a good place for pastoral instruction and formation and is usually read by the congregation (one hopes not during the preaching!).

In addition, if preachers keeps an open eye and ear, we will notice how core doctrinal issues also come to the fore in our Lectionary readings. To discover what these doctrinal issue are, Sloyan suggests, requires serious study and preparation of the texts by the preacher. Having made this lengthy aside – let’s turn back to Romans and discover how Paul raises an opportunity to include instruction on baptism in the preaching today.

The Romans reading gives us an insight into Paul’s theology of baptism. His imagery might make more sense if we remember that, when first practiced, baptism was by immersion. It looked and felt like a burial as the candidate held her/his breath and was plunged under the waters. When the newly baptized came up for air, they were a new creation, from then on breathing the breath of God. Each breath after baptism was a new breath, a new life force within the baptized. Hence, because his readers would have been aware of the usual method of baptism by immersion, Paul’s language speaks about being, "buried, " "raised" and "dying." The symbolism was clear to those immersed in water; to be baptized like this was to experience the death and resurrection of the Lord. There is no time difference here. We who are baptized are not separated from the event of the death and resurrection by a huge gap of time. Instead, when we are baptized the event is present to us here and now. Jesus’ death to sin is now our death to sin; Jesus’ resurrection to new life is now our resurrection as well. In baptism, an old way has died and a new resurrected life had taken its place.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:44 25/06/2020

9. Khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một loại đau khổ, thì nhất định Ngài cũng ban cho chúng ta một loại đặc ân để làm tăng them giá trị của đau khổ.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:49 25/06/2020
56. MUA KÍNH PHONG BA

Thương nhân đi buôn bán, bà vợ muốn ông ta nhân tiện mua cho cái lược bằng ngà voi.

Chồng hỏi:

- “Nó hình dáng như thế nào? ”

Vợ chỉ mặt trăng non trên bầu trời, nói:

- “Đó, giống mặt trăng ấy.”

Qua hơn mười ngày sau, khi chồng trở về thì đột nhiên nhớ lại chuyện cái lược ngà voi, ngước mắt nhìn trời, ngày hôm nay đã qua được nửa tháng, mặt trăng rất tròn, thế là, ông ta theo hình mặt trăng mua về cái kính soi tròn tròn.

Người ở quê từ trước đến nay chưa thấy qua cái kính soi, vợ cầm lên vừa coi thì thấy bên trong có hình một cô gái trẻ thì rất kinh hãi, bèn chửi:

- “Cái lược ngà không mua lại lấy một con vợ đem về !”

Nói xong thì giận dữ tru tréo với chồng, bà mẹ nghe tiếng thì đến khuyên giải, thấy trong kính có một bà già, vội vàng hỏi con trai:

- “Sao con đem về bà già thế hử? ”

Quan huyện địa phương nghe được bèn sai nha dịch đến truyền cho thương nhân đưa cái kính soi, nha dịch cầm mặt kính thấy bên trong có một tên nha dịch thì sửng sốt nói:

- “Sao vậy, lại đến thêm tên nha dịch nữa sao? ”

Lúc quan huyện điều tra nghi vấn thì đem cái kính bỏ trên bàn án, cúi đầu nhìn, bên trong kính lại có thêm một quan huyện, ông ta đùng đùng nổi giận, lấy tay chỉ thương nhân, vợ và mẹ của ông ta mà nói:

- “Có ta đây xét xử là được rồi, tại sao các ngươi lại đem đến thêm một ông quan nữa? !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 56:

Chỉ một tấm kính soi mặt mà náo động...cả một huyện, bởi vì những người này đều là nhà quê chưa thấy tấm kính soi mặt bao giờ.

Người Ki-tô hữu dù là ở nhà quê hay là ở thành thị thì cũng đều biết Lời Chúa không những là ánh sáng soi đường đi, mà còn là soi thấu tâm hồn của mọi người, do đó mà mỗi ngày họ đều nghe và suy niệm Lời Chúa, sống theo Lời Chúa và thực hành Lời Chúa dạy...

Tấm kính soi mặt sẽ không đổi mới được khuôn mặt của chúng ta xấu thành đẹp, đen thành trắng, nhưng nó có thể chỉ cho chúng ta thấy trên mặt chúng ta có những vết tích gì để mà tẩy xóa đi. Trái lại, Lời Chúa có thể chỉ cho chúng ta thấy cuộc sống của mình như thế nào, tốt hay xấu để mà sửa đổi cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su...

Ai cũng có một lần soi gương trong ngày nhưng cuộc sống của họ vẫn không thay đổi, nhưng người Ki-tô hữu thì mỗi ngày đều soi gương bằng Lời Chúa, nên cuộc sống của họ ngày càng có ý nghĩa hơn: họ biết ngày càng yêu mến tha nhân, biết phục vụ nhiều hơn và biết giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Biết dùng Lời Chúa như tấm gương để nhìn thấy mình là người khôn ngoan vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Sống xứng với Thiên Chúa : Suy niệm Chúa Nhật 13 thường niên - năm A
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:52 25/06/2020
Mt 10, 37-42

Chúa Giêsu hôm nay cất tiếng mời gọi con người, cách riêng là người môn đệ, chẳng những lắng nghe, đi theo, mà còn phải hy sinh và từ bỏ nữa. “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10, 37).

Xem Video và nghe bài giảng

Nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu ở trên, mỗi người chúng ta nói gì và trả lời ra làm sao? Tiêu chuẩn để làm môn đệ Chúa Giêsu, với đòi hỏi thật gắt gao. Ai muốn theo Chúa, phải yêu Chúa hơn cha mẹ, con cái. Có người đặt câu hỏi: Phải chăng, Điều răn thảo cha kính mẹ, yêu thương người thân cận bị đảo lộn rồi hay sao? Nghĩa là để đi theo Chúa Giêsu, người ta phải dành hết tình yêu đối với Chúa, người theo phải phân định và lựa chọn giữa Thiên Chúa và loài người, Thiên Chúa phải là nhất. Yêu cha mẹ và đồng loại, nhưng yêu Thiên Chúa hơn, vì Ngài là Đấng dựng nên cả cha mẹ chúng ta, nên Chúa Giêsu yêu cầu con người dành cho Ngài một vị trí đặc biệt và cao nhất.

Tuy nhiên, dường như trở ngại lớn nhất không phải là người thân cận hoặc cha mẹ anh chị em, của cải … mà là cái tôi. Cái tôi cũng phải nhường bước cho dây liên kết với Chúa Giêsu, nên Ngài thêm: “Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đánh mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó” (Mt 10, 38-39).

Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình”, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình”, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).

Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Vác thập giá mà theo” (Mt 10, 38). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, đây là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Es. ap. Gaudete in Domino 9 maggio 1975, AAS 67 (1975) 300-301). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Chúa Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Catechisis Illuminandorum XIII, 1; de Christo crucifixo et sepulto: PG 33, 772 B).

Người ta hỏi: Chúa Giêsu có thích khổ đau và thập giá không? Không, Chúa Giêsu đã không đi tìm thập giá và đau khổ, y như thể Ngài thích. Nhưng Ngài vác trên mình thập giá và sự đau khổ, đến mất mạng, khi phải đáp ứng điều này hầu giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa. Ai muốn đi theo Chúa Giêsu, phải đặt sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Vác thập giá mình là từ bỏ ý mình, vâng theo ý Chúa. Ý Chúa muốn là hy sinh và từ bỏ để sống trọn vẹn cho Chúa và cho tha nhân. Cơ bản, vác thập giá mình mà theo Đức Giêsu là liều thuốc chữa chúng ta khỏi căn bệnh ghê sợ là “sự trì trệ”, ù lì, tê liệt và khép kín lòng mình.

Không phải ngẫu nhiên Chúa Giêsu nói đến “Thập Giá”. Vác thập giá bước theo Chúa Giêsu không phải là vác đi với những bước nhẹ nhàng. Vác lấy thập giá mà theo Chúa Giêsu có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận bất cứ hy sinh nào vì tình yêu đối với Chúa. Nhưng chúng ta không vác thập giá một mình, vì có Chúa cùng đi, Ngài đi trước để chúng ta tiếp bước theo sau, Ngài đi mau để chúng ta được dắt dìu, Ngài nâng đỡ chúng ta bằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa.

Quyết định theo Chúa Giêsu, là gạt bỏ tất cả, hướng về Chúa là sự giầu có đích thực của chúng ta, không gì hơn Ngài, không đặt cái gì trước Ngài, toàn bộ phải qui hướng về Ngài. Ngài cũng khẩn khoản mời gọi chúng ta dùng mọi cách để đi đến tận cùng là trở nên những môn đệ Đức Giêsu. Theo Chúa Kitô, chúng ta không mất gì hết, chúng ta được tất cả. Như Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong bài giảng khai mào sứ vụ Giám mục Rôma: “Ai chấp nhận cho Chúa Kitô bước vào trong cuộc đời họ, thì người đó không mất đi điều gì cả, tuyệt đối không mất điều gì làm cho cuộc đời được tự do, tươi đẹp và cao cả. Không! Chỉ trong tình bạn với Chúa Kitô này mà các cửa sự sống được mở rộng ra. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà những khả năng to lớn của cuộc sống con người được thể hiện đích thực. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà chúng ta cảm nghiệm được điều gì là tươi đẹp và điều gì là tự do”. Với sức mạnh cao cả và với niềm xác tín lớn lao, dựa trên những năm dài kinh nghiệm cá nhân về cuộc sống, Đức Giáo Hoàng nói với chúng con rằng: “Anh em đừng sợ Chúa Kitô. Chúa không đến lấy mất đi điều gì cả, nhưng ban cho đủ mọi sự. Ai hiến thân cho Chúa, thì được nhận gấp trăm. Phải, hãy mở ra, hãy mở rộng mọi Cửa cho Chúa Kitô, và chúng con sẽ gặp được sự sống thật” (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, 24/4/ 2005).

Lạy Chúa, trong niềm tin, chúng con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, xin đến giúp chúng con để chúng con thấy rằng trên đường đi, có chúa là sức mạnh để chúng con tiến bước theo Chúa cho đến trọn đời. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 13 Mùa Quanh Năm. Năm A. 28.6.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:36 25/06/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay các bài đọc trình bày cho chúng ta cách thế để sống theo ý Chúa: Cuộc đời đi theo Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng bù đắp lại sự việc chúng ta cố gắng đi theo Ngài đó là phần thưởng trọng hậu mai ngày.

Đời sống nhân bản của người Kitô hữu đặt nền tảng trên đức ái và lòng quảng đại bao la đối với tha nhân. Nói cách khác, đó là người Kitô hữu luôn biết sống quên mình để phục vụ Chúa trong anh em đồng loại.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua những tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, hiểu được giá trị cao quý của tinh thần phục vụ và sự chia sẻ, thì chính cuộc sống của chúng ta sẽ được đầy đủ ý nghĩa, khi chúng ta biết thực thi Lời Chúa trong cuộc sống.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước bài I:
Qua sự hiếu khách của người đàn bà xứ Sunam. Tiên tri Êlisê đã cầu xin Thiên Chúa thương đến gia đình hiếm muội mà ban cho ông bà đưọc một đứa con ẳm bồng.

Trước bài II:
Qua bí tích rửa tội, chúng ta được tái sinh trong cuộc sống mới. Thánh Phaolô mong muốn cuộc đời mỗi nầy phải trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Trước bài Tin Mừng:
Cuộc đời theo Chúa không phải dễ dàng như người đời thường tưởng nghĩ. Nhưng bù đắp lại, Thiên Chúa sẽ ban thưởng trọng hậu, nếu chúng ta biết đối xử với tha nhân với tấm lòng quảng đại.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa và biểu lộ niềm tin vào Chúa qua việc tuyên xưng đức tin. Giờ đây, chúng ta thành khẩn dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho những Đấng Chăn Chiên của những giáo hội địa phương, luôn biết kết hiệp với Đức Thánh Cha Phanxicô, mà Chúa đã đặt lên làm đầu Giáo Hội, trong việc coi sóc và dưỡng nuôi đàn chiên theo hướng của Giáo Hội Tông Truyền. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho các linh mục, là những đấng nối nghiệp các tiên tri, ban phát những ơn thiêng cho cộng đoàn Dân Chúa, luôn gặp được niềm vui trong phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho các tu sĩ nam nữ đang phục vụ âm thầm Giáo Hội dưới mọi hình thức của sứ giả Tin Mừng. Xin ban cho họ đầy nghị lực và sức mạnh để làm chứng tá cho chính nơi họ đang phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng con cầu nguyện cho tương lai của Giáo Hội, đặc biệt là giới trẻ, luôn được nhắc nhở và hướng dẫn về ơn thiên triệu, để phục vụ cánh đồng của Giáo hội trong những thập niên sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng con cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã ly trần, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban ơn cho chúng con, biết đáp lại tiếng Chúa mời gọi dấn thân, nâng đỡ, cầu nguyện cho những anh chị em có ước muốn sống đời hiến dâng, dưới nhiều cánh thức chúng con có thể làm được, để chuẩn bị những thợ gặt cho vườn nho của Chúa trong kỷ nguyên mới. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Điều kiện của người môn đệ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:49 25/06/2020

Chúa Nhật XIII Thường Niên
2V 4, 8-11.14-16a; Rm 6, 3-4.8-11; Mt 10, 37-42

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gửi tới các môn đệ của Người và qua họ gửi tới chúng ta những điều kiện quan trọng giúp mỗi người trở thành môn đệ đích thực của Người. Trong số đó, chúng ta dừng lại ba giáo huấn sau đây, đó là: tình yêu dành cho Chúa; vác thập giá và lòng hiếu khách.

1- Yêu Chúa hơn

Trước hết, Chúa Giêsu nói rằng: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10, 37).
Những lời này đôi khi bị giải thích không đúng hoặc bị hiểu một cách méo mó. Nên nhiều người cho rằng đi theo Chúa là phải ruồng bỏ cha mẹ. Một số người lương dân cho rằng theo đạo Công Giáo là không chu toàn chữ hiếu đối với cha mẹ. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa đích thực giáo huấn của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu mến và phụng dưỡng cha mẹ như là bổn phận chính yếu của mỗi người con. Trong mười giới răn, giới răn IV dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ. Đó là lệnh truyền của Thiên Chúa trong Cựu Ước và được Chúa Giêsu tiếp tục truyền dạy trong Tân Ước. Ngoài ra, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính mình. Yêu thương người khác là giới răn thứ hai quan trọng như giới răn thứ nhất là mến Chúa.

Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu thiết lập một mức độ hay trật tự của tình yêu mà theo đó chúng ta được mời gọi thực hành. Để bước theo Chúa, chúng ta phải yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ và những người khác. Nghĩa là Chúa Giêsu phải ở chỗ nhất trong tình yêu của chúng ta. Người đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Từ tình yêu đó và theo trật tự đó, chúng ta có thể yêu cha mẹ và người khác.

Quả thật, nếu Thiên Chúa không được yêu mến hơn mọi sự, chúng ta không thể bước theo Chúa, không thể là môn đệ đích thực của Người. Thiên Chúa phải được dành ở chỗ cao nhất, quan trọng nhất trong bậc thang giá trị chọn lựa của chúng ta, nhờ đó, chúng ta sống và hành động bậc thang giá trị này.

2- Vác thập giá và bỏ mình

Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10, 38).

Thật vậy, thập giá là một hình phạt đáng sợ nhất mọi thời. Thập giá là biểu tượng của đau khổ và thất bại nhưng đã trở thành một biểu tượng tình yêu tự hiến kể từ khi Chúa Giêsu vác trên vai và chết trên đó. Chúa Giêsu đã không đến để tạo ra thập giá cho con người. Nhưng Người đã ôm lấy thập giá để cứu độ loài người. Người ban cho thập giá một ý nghĩa và một niềm hy vọng. Người dạy chúng ta cách thức để vác thập giá mình. Người mạc khải cho biết đích điểm mà thập giá sẽ dẫn chúng ta tới nếu chúng ta vác thập giá với Người: Thập giá hướng tới sự phục sinh và niềm vui. Đức Giêsu đã chọn con đường thập giá để tới vinh quang và đó cũng là con đường mà Chúa muốn chỉ cho chúng ta đi.

Bởi thế, nếu không vác thập giá mình mà theo Chúa, thì không xứng là môn đệ của Người. “Vác thập giá” ở đây là biết đón nhận những khó khăn, thử thách và cả những đau khổ trong cuộc sống với cái nhìn đức tin và vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa. “Vác thập giá” ở đây cũng có nghĩa là đón nhận bổn phận, trách nhiệm và sứ vụ của mình và mỗi ngày cố gắng để chu toàn một cách tốt nhất. Mỗi bậc sống đều có thánh giá riêng, không ai có thể từ chối nếu muốn thi hành tốt sứ vụ của mình. Thập giá gắn liền với đời sống và sứ vụ của mỗi người Kitô hữu. Vì thế, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải kiên nhẫn và chịu khó vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Chúa.

Chúa Giêsu còn nói tới một quy luật xem ra rất nghịch lý, nhưng đó là chân lý: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10, 39). Quy luật này đúng cả trong đời sống gia đình, xã hội và tôn giáo. Ai lo tìm kiếm mình, hoặc sống một cách ích kỷ thì sẽ mất, đời sống không thể tiến triển và hữu ích. Nhưng ai biết hiến mình vì người khác, tìm hạnh phúc cho người khác, vì lợi ích của mọi người, thì sẽ tìm lại được chính mình, danh dự, và hạnh phúc cho chính mình. Lịch sử đã minh chứng có biết bao con người đã dám hiến thân phục vụ người khác, và chính họ lại tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cho mình, như mẹ Têrêsa Calcutta, như các thánh Tử Đạo, như các nhà truyền giáo, như các nhà khoa học... Họ là những người đã vác thập giá mình và đi qua con đường thập giá tới vinh quang đích thực.

3- Đón tiếp và hiếu khách

Thế giới hôm nay nhiều người vẫn còn sống trong mối tương quan thù địch với người khác, trong thế giới đó, không có sự tôn trọng, đón tiếp lẫn nhau giữa người với người, thay vào đó, là thái độ loại trừ, khinh bỉ và hạ bệ lẫn nhau.

Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Người phải là “ánh sáng” và là “men – muối” cho trần gian bằng thái độ đón tiếp nhau với thái độ tôn trọng, hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đây là nền văn hóa “gặp gỡ và đón tiếp” mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hành để biến đổi cuộc sống này tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và giàu tình người hơn. Khi đón tiếp người khác, chúng ta không chỉ đón tiếp họ nhưng còn đón tiếp chính Chúa Giêsu hiện thân trong họ, đặc biệt là những người thánh thiện và những người bé mọn: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mt 10, 40). Chúa Giêsu còn nói về phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ ban cho những ai biết đón tiếp và giúp đỡ người khác: Ai đón tiếp một tiên tri, một người công chính, hay chỉ cho một người bé mọn một chén nước lã thôi, thì sẽ đón nhận được phần thưởng xứng đáng mà Thiên Chúa sẽ ban tặng cho họ (x. Mt 10, 41-42).

Câu chuyện được kể trong bài đọc I là một dẫn chứng cho Lời của Chúa Giêsu hứa. Tiên tri Êlisa tới gia đình của đôi vợ chồng già. Họ đón tiếp ngài với sự hiếu khách dành cho một vị tiên tri. Người vợ chuẩn bị cho ngài một căn phòng, một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái đèn để ông dùng. Đáp lại lòng tốt của hai vợ chồng, tiên tri Êlisa cầu nguyện và nhân danh Thiên Chúa hứa rằng: “Độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai” (2 V 4, 16). Có con trong tuổi già là một phần thưởng quý giá mà Thiên Chúa trả công cho ông bà vì sự hiếu khách đón tiếp tiên tri.

Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay tiếp tục mời gọi chúng ta áp dụng ba lời giáo huấn quan trọng trên của Chúa là: biết yêu Chúa trên hết mọi sự; biết vác thập giá mình mỗi ngày; và biết đón tiếp mọi người, nhất là những người của Thiên Chúa. Như thế, chúng ta mới có thể trở thành môn đệ đích thực của Người và làm cho cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn, có ích hơn. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Hai tên gọi một lý tưởng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:20 25/06/2020

Lễ Hai Thánh tông Đồ Phêrô và Phaolô _Ngày 29/6
Cv 12, 1-11; 2 Tm 4, 6-8.17-18; Mt 16, 13-19

Mừng trọng thể lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô là dịp tốt để chúng ta suy ngắm hai khuôn mặt trổi vượt và quan trọng này trong Hội Thánh.

Tôi thấy trong mỗi vị đều có hai danh xưng khác nhau, đó là Simon - Phêrô; Saolô – Phaolô. Nếu tên gọi Simon và Saolô nói lên con người cũ, con người chưa được biến đổi, thì Phêrô và Phaolô là con người mới, con người đã được biến đổi bởi Đức Kitô.

1- Từ Simon đến Phêrô

Trước khi gặp Chúa Giêsu, chưa theo Chúa, Phêrô được gọi là Simon, con ông Giona, là một ngư phủ lành nghề nhưng quê mùa, chất phác và bộc trực. Ông đã có gia đình, có vợ con đề huề.
Trong Tin Mừng, Phêrô thể hiện rất rõ cá tính của mình: một Simon yếu đuối, nhẹ dạ, nhất thời, bồng bột và dễ thay đổi, phản bội trong những lúc gặp khó khăn thử thách (x. Mt 14, 22; 16, 23). Nhưng trong ông, cũng có một Phêrô khiêm tốn, chất phác và rất hăng hái, biết sám hối và nhận lỗi của mình (x. Mt 26, 69); một Phêrô mạnh mẽ và vững vàng trong Đức tin, lòng mến, cũng như trong sứ vụ: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai” (Ga 6, 68); “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16, 16).

Sau khi gặp Chúa Giêsu, được Chúa mời gọi, ông đã từ bỏ tất cả để theo Chúa. Chúa đặt cho ông một danh xưng mới: đó là “Phêrô, nghĩa là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 18). Với danh xưng này, Phêrô trở thành Tông Đồ của Chúa, và được chọn làm thủ lãnh của nhóm Mười Hai. Phêrô đã sống và gắn bó với Chúa Giêsu trong suốt ba năm trên mọi nẻo đường rao giảng. Sau khi Chúa về trời, Phêrô cùng với các Tông Đồ đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng. Phêrô đã đến giảng đạo tại Rôma, rồi bị bắt và bị đóng đinh trên đồi Gianicolo. Theo truyền thống kể lại, khi nghe tin sẽ bị bắt, Phêrô hoảng sợ tìm đường trốn khỏi Rôma để về quê, trên đường đi, ngài đã gặp Chúa Giêsu đang vác thánh giá vào thành Rôma, Phêrô hỏi Chúa: “Quo vadis - Thầy đi đâu? ” Chúa Giêsu trả lời: “Thầy vào thành Rôma để chịu tử nạn lần thứ hai.” Hiểu ra ý Chúa nên Phêrô đã trở lại với đoàn chiên của ngài và chấp nhận án tử hình trên thập giá. Đang khi chịu đóng đinh, Phêrô xin lính La Mã đóng đinh đầu ngược, vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được đóng đinh giống như Chúa Giêsu.

Một điều rất rõ mà chúng ta thấy trong cuộc đời của thánh Phêrô là khi nào ông càng cậy dựa vào sức mình, vào khả năng mình thì ông càng thất bại và tỏ ra yếu đuối. Nhưng khi nào ông càng bám lấy Chúa, tin vào Chúa, Phêrô càng thành công, càng trở nên vững vàng và rất cao cả!

2- Từ Saolô đến Phaolô

Cũng thế, nơi thánh Phaolô, có một Saolô trước khi gặp Đấng Phục Sinh, Saolô ấy không phải là một chàng trai ăn chơi lêu lổng, nhưng là một người nhiệt thành với truyền thống đạo Do Thái. Là con của một gia đình khá giả, Saolô được học hành chu đáo. Vì lòng trung thành với truyền thống cha ông, Saolô hăng hái đi bắt bớ các Kitô hữu đầu tiên vốn thuộc về một tôn giáo mới đang đe dọa sự tồn tại của đạo Do Thái.

Cú té ngựa trên đường Đamát đã làm cho Saolô thay đổi hoàn toàn. Saolô gặp Đấng Phục Sinh, và được Người đặt cho một tên mới đó là Phaolô, vị Tông Đồ của dân ngoại. Sau cuộc trở lại này, Phaolô hăng say rao giảng Đức Kitô. Ông đã sang Hy Lạp và La Mã nhiều lần để rao giảng Tin Mừng, rồi chịu tử đạo chặt đầu vì Tin Mừng ở ngoài thành Rôma.

3- Hai tên gọi, một lý tưởng

Hai danh xưng ấy nói lên hai khuôn mặt, hai con người đã được biến đổi bởi Đức Kitô. Hai con người ấy trở thành hai ngôi sao sáng, hai cột trụ chính của Giáo Hội. Cả hai đều có cùng một lý tưởng là Tông Đồ của Đức Kitô. Cả hai đã mang hạt giống Tin Mừng sang Châu Âu và đã biến Châu Âu thành một lục địa và là trung tâm của Kitô giáo. Cả hai đã đổ máu đào để làm chứng cho Đức tin và tình yêu vào Đức Kitô.

Cũng như Phêrô và Phaolô, những ai gặp Chúa, tìm kiếm Chúa, thì sẽ được Chúa biến đổi. Và những ai được Chúa biến đổi thì một cách tự nhiên, người đó cũng muốn giới thiệu Chúa cho người khác, muốn là Tông Đồ của Chúa cho thế giới hôm nay.

Trước những khó khăn và những lối rẽ khác mời mọc, cùng với Phêrô, chúng ta hãy xác tín thêm một lần nữa: “Bỏ Thầy, con biết theo ai” (Mt 16, 16). Cùng với Phaolô, chúng ta tuyên xưng rằng: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 36-37).

Mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các linh mục và cho mỗi người chúng ta là những người đang tiếp tục sứ vụ truyền giáo mà Chúa Kitô đã giao phó, biết hăng say và nhiệt thành trong sứ vụ của mình như hai thánh Tông Đồ. Cách riêng, chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai nhận hai Thánh Tông Đồ làm vị Quan Thầy của mình, trong đó có tôi, được dồi dào niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô và Phaolô. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhiệt độ Bắc cực tăng - mối lo khủng khoảng khí hậu toàn cầu
Thanh Quảng sdb
04:30 25/06/2020
Nhiệt độ Bắc cực tăng - mối lo khủng khoảng khí hậu toàn cầu

Thị trấn Verkhoyansk, một thị trấn nhỏ của Nga ở Siberia là nơi lạnh nhất của Thế giới. Ấy vậy mà ngày 20/6 vừa qua nhiệt độ nóng như chưa từng được ghi nhận ở vùng cực Bắc địa cầy này!

(Tin Vatican)

Một báo cáo cho hay nhiệt độ tại thị trấn nhỏ của Nga ở vùng cực Bắc bán cầu đã đạt tới mức kỷ lục 38C (100, 4F), vào cuối tuần trước. Thứ Ba vừa qua, đài Khí tượng Thế giới (WMO) được thông báo và đang kiểm định với cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.

Đợt nóng, biến đổi khí hậu, cháy rừng

Đài khí tượng thế giới (WMO) đang tìm cách xác minh các báo cáo về cái nóng kỷ lục ở cực bắc vùng Bắc Cực, phát ngôn viên của Đài khí tượng thế giới (WMO), bà Clare Nullis chia sẻ với báo giới ở Geneva. Bà nói ở thị trấn Verkhoyansk của Nga trong vùng bắc cực Siberia đã nóng lên cực độ và kéo dài gia tăng nguy cơ cháy rừng.

Trước đó vào ngày 5 tháng 6, Đài khí tượng thế giới (WMO) cho hay tháng 5, khí hậu nóng ấm nhất trong nhiều thập kỷ và nồng độ thán khí carbon cũng đạt đến mức cao mới, bất chấp sự suy giảm kinh tế vì vi khuẩn Covid-19. Đài lên tiếng cảnh báo phải có các nỗ lực mới để chặn đứng các mối đe dọa khí hậu.

Hành tinh chúng ta sống đang cảnh báo cho chúng ta những tín hiệu rõ ràng. Chương trình khí hậu toàn cầu là một việc cấp thiết hơn bao giờ hết, ông Antonio Guterres, Tổng thư ký của LHQ, kêu gọi trong một bài đăng trên Twitter vào thứ Hai. Ông đã cảnh báo về nhiệt độ cao kỷ lục, đang xảy ra trong vùng Bắc Cực.

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO) thì khu vực đông Siberia đang được theo dõi, vì sự khí hậu khắc nghiệt lùa về giữa tiết mùa đông và mùa hè, với mức độ trên 30C (86F) không phải là bình thường trong tháng 7.

Theo phòng khí tượng nghiên cứu Esperanza của nước Argentina, trong vòng mấy tháng qua, nhiệt độ ở Bắc cực tăng vọt so với các vùng nhiệt đới! Phía cực bắc cho thấy nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục mới là 18, 4C (65, 3F) vào ngày 6 tháng 2 vừa qua.

Bắc Cực nóng lên gấp đôi

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO), Bắc Cực đang nóng lên gần gấp đôi mức trung bình của toàn cầu. Bà Nullis giải thích rằng sự gia tăng nhiệt độ vì cơn bão nóng và cháy rừng triền miên ở Siberia sau một mùa xuân ấm áp khác thường có rất ít tuyết.

Theo dữ liệu của Đài khí tượng thế giới (WMO) cho hay tháng 5 nhiệt độ trung bình khoảng 10C (18, 5F) ở nhiều vùng của Siberia, và đó là nhiệt độ nóng phi thường làm cho tháng 5 vừa qua là tháng ấm áp nhất được ghi nhận ở bắc bán cầu, bà Nullis cũng cho hay nhiệt độ toàn cầu đang bị thay đổi.

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ ở Bắc Cực từ năm 2016 đến 2019 là những thời điểm nóng nhất trong lịch sử.

Các tảng băng đang bị tan

Điều đáng lo là khối lượng các tảng băng ở Bắc Cực tan vào tháng 9 năm 2019 làm giảm đi 50% các tảng băng còn lại so với mức trung bình của những năm 1979 đến 2019.

Khí hậu ấm bất bình thường ở mùa đông và mùa xuân làm cho các tảng băng tan sớm chảy vào các con sông ở Siberia.

Hành tinh nóng lên

Sự biến đổi khí hậu làm cho tổ chức Copernicus của Liên minh Châu Âu đã làm một cuộc khảo sát cặn kẽ các dữ liệu họ thu tập được.

Mặc dù toàn bộ hành tinh đang nóng lên, nhưng Tổ chức Copernicus nói đây là sự kiện diễn ra đồng đều, nên không đáng lo lắm! Tuy nhiên miền tây Siberia nóng lên một cách nhẩy vọt hơn mức trung bình là điều đáng lo.

Theo một Diễn đàn bàn về Khí hậu Bắc cực, đã cung cấp một thông tin là các vùng bắc cực vào các tháng Sáu tới tháng Tám, khí hậu đã thay đổi nhanh chóng, khí hậu nóng lên gấp đôi so với sức nóng các nơi khác trên thế giới.
 
Tang lễ một binh sĩ Công Giáo Ấn Độ bị Trung Quốc giết chết mang lại niềm cảm thông
Đặng Tự Do
05:26 25/06/2020

Kandhamal ở miền đông bang Odisha đã trở thành một cái tên khét tiếng trên toàn thế giới vào năm 2008, sau một vụ bạo lực chống lại các Kitô hữu, gây ra cái chết của gần một trăm Kitô hữu dũng cảm chấp nhận tử đạo.

Không ai trong số những vị tử đạo này nhận được một đám tang cho ra đám tang trong vụ bạo lực nhấn chìm khu vực rừng rậm xa xôi này. Tuy nhiên, hôm 19 tháng 6, Nhà thờ Đức Mẹ Bác ái tại Raikia ở Kandhamal đã chứng kiến một đám tang chưa từng có cho một liệt sĩ Công Giáo.

Hàng trăm người đã tham dự lễ tang của anh Chandrakant Pradhan, một quân nhân Công Giáo 28 tuổi, nằm trong số những người lính Ấn Độ bị thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân Trung Quốc ở vùng núi Ladakh thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn.

“Kandhamal chưa bao giờ có một đám tang như thế này, ” Cha Mitchodh Pradhan, nguyên là cha sở giáo xứ và là anh em họ của người lính tử trận này, đã nói với Aleteia sau lễ tang do ngài chủ sự.

Phản ứng của hàng trăm người tham dự đám tang rất cảm động. Cả các Kitô hữu và đông đảo người Ấn Giáo. Các nghi thức quân cách tại nhà thờ và bên trong nghĩa trang, cũng như lòng quý mến đối với người lính tử trận đã tạo ra mối cảm thông giữa các tín hữu của hai tôn giáo từng có quá nhiều nghi kỵ và thù hiềm.

“Chandrakant là một người Công Giáo mạnh mẽ và tích cực trong Giáo hội. Em ấy đã được tôi ban phép lành khi gia nhập quân đội vào năm 2014 khi tôi còn là linh mục giáo xứ. Đức tin mạnh mẽ của anh ấy thể hiện rõ trên cây thập giá luôn đeo trên cổ, ” cha Pradhan nói.

Một vị trí đặc biệt đã được dành để chôn cất người lính hy sinh bên trong nghĩa trang của nhà thờ Raikia, được gọi là nhà thờ Kandhamal, nơi cư trú của 3/4 trong số 80, 000 người Công Giáo trong Tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar.

Vụ sát hại kinh hoàng 20 binh sĩ Ấn Độ vào ngày 15 tháng 6 trong một cuộc đụng độ với quân Trung Quốc đã dẫn đến một tình cảm dân tộc tuôn trào, mỗi người lính bị giết đều được tổ chức tang lễ long trọng trên khắp đất nước.

Theo các báo cáo, cuộc đụng độ ở thung lũng Ladakh của tỉnh Galwan ở vùng Hy Mã Lạp Sơn lạnh lẽo đã gây ra cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 76 binh sĩ Ấn Độ khác bị thương. Trung Quốc không công bố bất kỳ thông tin nào về thương vong, mặc dù Ấn Độ cho biết cả hai bên đều chịu tổn thất.


Source:UCAN
 
Tòa Thánh công bố Chỉ Nam Giáo Lý Công Giáo
Đặng Tự Do
17:29 25/06/2020
Đạo đức sinh học, bản sắc giới tính và giới tính sinh học là những chủ đề mới được nêu trong Chỉ nam Giáo lý Công Giáo mới nhất của Vatican, được phát hành hôm thứ Năm 25 tháng Sáu. Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo mới được sửa đổi này nói rằng các phát triển khoa học mới phải tôn trọng ý chí sáng tạo của Thiên Chúa và phẩm giá con người.

Cuốn sách dầy 300 trang, cung cấp các chuẩn mực phổ quát cho các mục tử và các giáo lý viên trong công việc truyền giáo, được viết một cách nhất quán với các Chỉ nam Giáo lý Công Giáo của Giáo hội đã được công bố năm 1971 và 1997, và trình bày giáo lý Công Giáo trước các vấn đề xã hội đương đại, bao gồm các vấn đề đạo đức mới chưa được đề cập đến trong các phiên bản trước đó.

“Các vấn nạn về đạo đức sinh học đang đặt ra các thách đố đối với sách giáo lý và chức năng đào tạo của nó, ” cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo khẳng định, và lưu ý sự cần thiết là các giáo lý viên phải được huấn luyện kỹ lưỡng về các vấn đề liên quan đến cuộc sống.

Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo nhấn mạnh rằng: “Có một sự cần thiết phải chú ý đến những thách đố xuất phát từ sự phát triển khoa học và công nghệ.”

Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo đã đề cập đến các vấn đề về giới tính và đạo đức sinh học trong các đoạn từ 373 đến 378. Vào cuối phân đoạn này cuốn Chỉ Nam đề cập đến bốn “yếu tố cơ bản” để hình thành các phán đoán liên quan đến các vấn đề đạo đức sinh học.

Cuốn sách khẳng định rằng: “Thiên Chúa là điểm tham khảo ban đầu và chung cuộc của sự sống, từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên; con người luôn là một thể thống nhất về tinh thần và thể xác; khoa học là để phục vụ của con người; cuộc sống phải được chấp nhận trong bất kỳ điều kiện nào, bởi vì nó được cứu chuộc bởi mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô.”

Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo mới được công bố trong cuộc họp báo vào lúc 11:30 sáng thứ Năm 25 tháng Sáu, tại Hội trường Gioan Phaolô II của Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Chủ tọa cuộc họp báo là Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng; cùng với Đức Cha Octavio Ruiz Arenas, người Colombia, Tổng thư ký của Hội đồng; và Đức Cha Franz-Peter Tebartz-van Elst, người Đức, chuyên viên về vấn đề huấn giáo của hội đồng này.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, nói với các nhà báo hôm thứ Năm rằng Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo đã đề cập đến “tất cả những tình huống” liên quan đến đạo đức sinh học kết nối với chiều kích nhân chủng học của con người.

Ngài cũng lưu ý cách tiếp cận chung mà một tài liệu thuộc loại này phải thực hiện trong khi vẫn phải mang tính chất cụ thể. “Một cuốn chỉ nam không trả lời tất cả các câu hỏi có thể mở ra. Vì thế, cuốn chỉ nam này trình bày những vấn đề trong các khía cạnh tổng quát – nhưng không chung chung – nghĩa là mang tính đại cương, và phổ quát.”

Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo hướng đến các Giám Mục, Linh Mục, và tất cả những người Công Giáo tham gia vào giảng dạy đức tin, khẳng định rằng các nghiên cứu khoa học và ứng dụng của nó “không trung lập về mặt đạo đức”.

Tương tự như vậy, cuốn sách nhấn mạnh rằng tính chất luân lý của một hành động không thể dựa vào “hiệu quả kỹ thuật mà thôi, không thể chỉ dựa đơn thuần trên phương diện tiện ích hay các từ ý thức hệ thống trị.”

“Một hành động có hiệu quả về kỹ thuật vẫn có thể mâu thuẫn với phẩm giá của con người, ” cuốn sách nói thêm.

Cuốn Chỉ nam Giáo lý Công Giáo bao gồm các vấn đề về đạo đức sinh học liên quan đến phẩm giá con người của thai nhi chưa chào đời, thụ thai nhân tạo, định nghĩa về cái chết, trợ tử, chăm sóc giảm nhẹ, sức khoẻ và các thí nghiệm trên con người, như kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học.

Tài liệu này giải thích rằng theo giáo huấn của Giáo Hội, đạo đức sinh học phải “dựa trên bình diện tư duy” nhưng nó cũng được lấy cảm hứng từ Mạc Khải Thiên Chúa, trên đó nền nhân chủng học Kitô giáo được thành lập. “Cuộc sống và sự tốt lành của sự sáng tạo dựa trên chúc lành ban đầu của Thiên Chúa: 'Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!' (St 1:31)”

Trong những lời bình luận của mình với các nhà báo vào ngày 25 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết thông tin chi tiết hơn về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến các vấn đề đạo đức có thể được tìm thấy trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, và các Hội Đồng Giám Mục cũng được kêu gọi để lên tiếng trước các vấn đề cụ thể ở các quốc gia các ngài.


Source:Catholic News Agency
 
UNICEF cảnh báo 600 triệu trẻ em ở Nam Á bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Thanh Quảng sdb
18:56 25/06/2020
UNICEF cảnh báo 600 triệu trẻ em ở Nam Á bị ảnh hưởng bởi đại dịch

(Tin Vatican - Lydia O’Kane)

Tuần này, Cơ quan bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng đại dịch coronavirus sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục và các tiến triển khác trên trẻ em vùng Nam Á trong những tháng năm tới.

Trong một cảnh báo mới được ban hành hôm thứ ba, cơ quan này yêu cầu các chính phủ trong vùng phải hành động khẩn cấp để giúp đỡ hàng triệu gia đình thoát cảnh nghèo đói, trong đó có tới 600 triệu là trẻ em.

Ảnh hưởng đến gia đình

Phát biểu với Đài Vatican sau khi bản bá cáo được ban hành, tác giả bản báo cáo, ông Simon Ingram nói chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi, mà cơn đại dịch đã gây ra nhiều hậu quả tàn khốc cho các gia đình.

Ông lưu ý rằng chẳng bao lâu nữa, nhiều gia đình sẽ không đủ ăn, nói chi đến khả năng chăm sóc y tế cho con cái họ.

Ông nêu ra ví dụ ở Bangladesh, nhiều gia đình nghèo không có khả năng có bữa ăn cho ngày! Tình cảnh còn tệ hại hơn tại Afghanistan, nơi trước cơn dịch trẻ em đã bị suy dinh dưỡng mà đất nước còn đang hứng chịu những cuộc chiến tương tàn xung đột đang diễn ra nữa!

Giáo dục

Từ khi cơn đại dịch bùng nổ, việc giáo dục của hơn 430 triệu trẻ em phải học trực tuyến.... Nhưng UNICEF cho hay nhiều gia đình, đặc biệt là ở các vùng nông thôn - không có điện, nói chi đến internet.

Trước thảm cảnh đó, UNICEF kêu gọi các trường học hãy mở cửa lại cho trẻ em được đến trường, miễn là chúng giữ được những giãn cách an toàn.

Lạm dụng

Một mối quan tâm khác, cơ quan bảo vệ trẻ em nêu ra là sự gia tăng bạo lực, lạm dụng và bỏ bê trẻ em sống vất vưởng...

Trong khi đại dịch, UNICEF nhận thấy trẻ em bị lạm dụng và bạo lực vì chúng bị nhốt tại nhà! Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhân viên y tế và xã hội, vì thiếu các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân (PPE) nên cũng bỏ bê không đếm xỉa gì tới các trường hợp trẻ em được báo cáo bị lạm dụng.

Tác động lâu dài

Theo một nghiên cứu thì những năm tới đây, mức sống tăng cao sẽ tạo ra nhiều vấn nạn cho sức khỏe, giáo dục và những tiến bộ khác cho trẻ em ở Nam Á. Tài liệu này cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ sinh con tăng cao và số trẻ tới trường bị sút giảm. Trong lúc đó tại nhiều nơi trên thế giới, nạn thất nghiệp tăng, tiền lương bị cắt giảm và du lịch bị ảnh hưởng sâu xa...

Trước vấn đề này, ông Ingram cảnh báo cho các cấp lãnh đạo, về mối nguy cơ là có hơn 600 triệu trẻ em ở Nam Á sẽ bị khủng khoảng trầm trọng!

Để giảm thiểu những thảm trạng đó, các chính phủ cần có kế hoạch trợ giúp xã hội, bao gồm các chương trình trợ cấp các nhu yếu tối thiểu cho trẻ em và chương trình giáo dục cho chúng.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ cầu bình an và cầu nguyện cho Thân Nhân và Ân Nhân Vietcatholic đã qua đời trong Đại Dịch
VietCatholic Network
16:41 25/06/2020
Lúc 6:30 chiều ngày thứ Sáu 26 tháng 6, 2020, cha Văn Chi, phó Giám đốc VietCatholic, sẽ dâng Thánh Lễ cầu bình an và cầu nguyện cho Thân Nhân và Ân Nhân Vietcatholic đã qua đời trong Đại Dịch. Thánh Lễ sẽ được live stream trên YouTube tại địa chỉ này: https://www.youtube.com/watch? v=akB55BXieF8
 
Nghiêm trọng: Âm mưu phóng hỏa đốt nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng ngày 25.06.2020
Tin Mừng Cho Người Nghèo
21:53 25/06/2020

 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: Hi hữu – Cả hai bố con đều chịu chức phó tế
Giáo Hội Năm Châu
04:48 25/06/2020

 
Trước các diễn biến phức tạp, Tổng thống Trump ngỏ lời với người Công Giáo trên đài truyền hình EWTN
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:24 25/06/2020


1. Trước các diễn biến phức tạp, Tổng thống Trump ngỏ lời với người Công Giáo trên đài truyền hình EWTN

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ban hành một sắc lệnh hành pháp được thiết kế để bảo vệ các bức tượng công cộng, vì các bức tượng trên khắp đất nước đã và đang bị phá hủy hoặc làm biến dạng trong các cuộc biểu tình những tuần gần đây.

Tổng thống nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền ngày 22 tháng 6 với Raymond Arroyo, người dẫn chương trình của EWTN trong mục “The World Over”. Trong cuộc phỏng vấn này, tổng thống Trump cũng đề cập đến một bức thư ngỏ Đức Tổng Giám Mục Viganò viết cho ông.

“Chúng ta phải làm điều gì đó rất sớm, ” tổng thống nói. “Chúng ta cần một sắc lệnh. Chúng ta sẽ buộc các thành phố phải bảo vệ các di tích của họ, đây là một sự ô nhục.”

Giữa những cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của George Floyd ngày 25 tháng 5 dưới bàn tay của một viên chức cảnh sát, những bức tượng của các nhân vật lịch sử đã bị một số người biểu tình phá bỏ.

Trong khi những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc bắt đầu bằng việc lật đổ các bức tượng của các nhân vật trong thời Nội chiến, những người biểu tình trong những ngày gần đây đã lật đổ các nhân vật khác như George Washington và Ulysses S. Grant, cùng với Thánh Junipero Serra, một nhà truyền giáo Công Giáo đã thành lập 9 miền truyền giáo ở California.

Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng các thành phố bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn hoặc cướp bóc nằm trong các tiểu bang mà đảng Dân chủ đang nắm quyền.

“Tất cả thuộc về đảng Dân chủ, thường là Dân chủ cấp tiến. Hãy để ý. Ở Chicago cũng là Dân chủ, Seattle cũng là Dân chủ. Tiểu bang Washington cũng là Dân chủ. Portland cũng là Dân chủ. Tất cả những nơi này được điều hành bởi đảng Dân chủ. Hai mươi trên hai mươi tiểu bang đều do đảng Dân chủ điều hành, ” tổng thống nói. “Họ không biết những gì họ đang làm. Và nếu Biden thắng cử, đất nước này sẽ rơi vào một thảm họa.”

“Hãy nhìn vào đường lối chúng tôi điều hành mọi thứ, chúng tôi đang điều hành mọi thứ rất tốt. Và nếu tôi không phải là tổng thống - hãy nói về những bức tượng chẳng hạn- chúng ta sẽ không còn bức tượng nào đứng nổi bây giờ. Bởi vì tôi đã làm những điều mà có lẽ bạn không biết để cứu rất nhiều bức tượng như thế, ” tổng thống nói thêm.

Ký giả Arroyo đã hỏi tổng thống Trump về việc ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden có phải là người ủng hộ cuộc sống hay không, và nhận xét rằng một số người Công Giáo tuyên bố rằng ông Biden là một ứng cử viên phò sinh vì ông phản đối án tử hình và những nỗ lực của ông nhằm chấm dứt tình trạng biến đổi khí hậu, trong khi tuyên bố tổng thống Trump không phải là người phò sinh.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ án tử hình cho những tội ác ghê tởm, ok? Nó phải như thế” tổng thống nói.

“Tôi ủng hộ cuộc sống, còn ông ta thì không. Đảng Dân chủ thì sao? Hãy nhìn xem họ đưa ai ra tòa.”

“Họ muốn đưa rất nhiều người phò sinh ra tòa. Vì vậy, tôi mới là người ủng hộ cuộc sống, đảng Dân chủ không có đâu. Không ai có thể nói rằng Biden là người phò sinh, hãy nhìn vào lập trường của ông ta trong những năm qua thì rõ, ” tổng thống nói thêm và nhận xét rằng theo quan điểm của ông đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy một chương trình nghị sự ủng hộ phá thai nếu Biden được bầu vào Tòa Bạch Ốc.

“Anh hãy nhìn kỹ thống đốc Virginia, nhìn vào những gì ông đã làm. Ông ta đã thực hiện cả những cuộc hành quyết trẻ sơ sinh vừa chào đời. Bạn biết đấy, thông thường nói về phá thai, người ta tranh luận về việc phá thai muộn, ông ta không chỉ cho phá thai muộn mà thôi, nhưng cho phép giết chết cả những đứa trẻ đã được sinh ra, tức là xử tử đứa bé đó. Đó là đảng Dân chủ. Đó là Joe Biden.”

Tổng thống cũng đã đề cập đến một dự luật tại Virginia vào năm 2019 được hỗ trợ bởi Thống đốc Ralph Northam, trong đó cho phép phá thai ngay cả khi một phụ nữ đang chuyển dạ.

Trong cuộc tranh cãi về dự luật, Northam nói trên một chương trình trò chuyện trên radio rằng nếu một đứa trẻ bị tàn tật khi sinh, nó có thể bị giết chết sau một cuộc “trò chuyện” giữa bác sĩ và người mẹ liên quan đến những gì nên làm với em bé.

Tổng thống cũng nhận xét về một bức thư ngỏ ngày 7 tháng 6 được viết cho ông bởi Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò, nguyên Sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ. Đức Tổng Giám Mục Viganò cảnh báo tổng thống về một trận chiến tâm linh mà ngài tin rằng đang diễn ra giữa thiện và ác ở Hoa Kỳ.

Ngài đề cập đến cuộc chiến này như một điều đã được Kinh Thánh đề cập đến và cho rằng đó là cuộc chiến giữa “con cái của ánh sáng và con cái của bóng tối.”

Vị Tổng Giám Mục nghỉ hưu giải thích hai bên như “sự tách biệt rõ ràng giữa con cái của người Phụ Nữ và con cái của Con Rắn, “ và rằng những nhóm “chìm sâu trong bóng tối” đang “tiến hành chiến tranh” chống lại sự tốt lành.

Đức Tổng Giám Mục Viganò giải thích thêm:

“Đây là lần đầu tiên, Hoa Kỳ có ngài là một tổng thống can đảm bênh vực quyền sống, không xấu hổ khi tố cáo chính sách khủng bố nhắm vào Kitô hữu trên khắp thế giới, và là người công khai nói về Chúa Giêsu Kitô và quyền tự do thờ phượng của công dân.”

Tổng thống Trump nói rằng ông nghĩ rằng bức thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò là chính xác, gọi đó là một “hỗ trợ to lớn của Giáo Hội Công Giáo đối với tôi.”

Tổng thống nói: “Như bạn biết, Đức Tổng Giám Mục Viganò rất được mọi người tôn trọng. Bức thư dài tới ba trang thật đẹp, nó là một bức thư đẹp. Vâng tôi biết ơn những gì ngài nói.”


Source:National Catholic Register

2. Tang lễ một binh sĩ Công Giáo Ấn Độ bị Trung Quốc giết chết mang lại niềm cảm thông

Kandhamal ở miền đông bang Odisha đã trở thành một cái tên khét tiếng trên toàn thế giới vào năm 2008, sau một vụ bạo lực chống lại các Kitô hữu, gây ra cái chết của gần một trăm Kitô hữu dũng cảm chấp nhận tử đạo.

Không ai trong số những vị tử đạo này nhận được một đám tang cho ra đám tang trong vụ bạo lực nhấn chìm khu vực rừng rậm xa xôi này. Tuy nhiên, hôm 19 tháng 6, Nhà thờ Đức Mẹ Bác ái tại Raikia ở Kandhamal đã chứng kiến một đám tang chưa từng có cho một liệt sĩ Công Giáo.

Hàng trăm người đã tham dự lễ tang của anh Chandrakant Pradhan, một quân nhân Công Giáo 28 tuổi, nằm trong số những người lính Ấn Độ bị thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân Trung Quốc ở vùng núi Ladakh thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn.

“Kandhamal chưa bao giờ có một đám tang như thế này, ” Cha Mitchodh Pradhan, nguyên là cha sở giáo xứ và là anh em họ của người lính tử trận này, đã nói với Aleteia sau lễ tang do ngài chủ sự.

Phản ứng của hàng trăm người tham dự đám tang rất cảm động. Cả các Kitô hữu và đông đảo người Ấn Giáo. Các nghi thức quân cách tại nhà thờ và bên trong nghĩa trang, cũng như lòng quý mến đối với người lính tử trận đã tạo ra mối cảm thông giữa các tín hữu của hai tôn giáo từng có quá nhiều nghi kỵ và thù hiềm.

“Chandrakant là một người Công Giáo mạnh mẽ và tích cực trong Giáo hội. Em ấy đã được tôi ban phép lành khi gia nhập quân đội vào năm 2014 khi tôi còn là linh mục giáo xứ. Đức tin mạnh mẽ của anh ấy thể hiện rõ trên cây thập giá luôn đeo trên cổ, ” cha Pradhan nói.

Một vị trí đặc biệt đã được dành để chôn cất người lính hy sinh bên trong nghĩa trang của nhà thờ Raikia, được gọi là nhà thờ Kandhamal, nơi cư trú của 3/4 trong số 80, 000 người Công Giáo trong Tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar.

Vụ sát hại kinh hoàng 20 binh sĩ Ấn Độ vào ngày 15 tháng 6 trong một cuộc đụng độ với quân Trung Quốc đã dẫn đến một tình cảm dân tộc tuôn trào, mỗi người lính bị giết đều được tổ chức tang lễ long trọng trên khắp đất nước.

Theo các báo cáo, cuộc đụng độ ở thung lũng Ladakh của tỉnh Galwan ở vùng Hy Mã Lạp Sơn lạnh lẽo đã gây ra cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 76 binh sĩ Ấn Độ khác bị thương. Trung Quốc không công bố bất kỳ thông tin nào về thương vong, mặc dù Ấn Độ cho biết cả hai bên đều chịu tổn thất.


Source:UCAN
 
Trung Quốc phản ứng mạnh đối với Tổng thống Trump, bắt giữ Đức Cha Thôi Thái
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 25/06/2020


1. Trung Quốc phản ứng mạnh đối với Tổng thống Trump

Trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống Trump dùng các từ ngữ mang nặng tính chất kỳ thị như “Virus Vũ Hán”, “Virus Tầu” và mới đây nhất là từ “Kung flu” mà ông lặp lại nhiều lần trong cuộc vận động tranh cử tại Tulsa.

Từ “Kung fu - 功夫” tiếng Việt dịch là “Công phu” ý chỉ võ thuật Trung Quốc nói chung, đã được ông Trump sửa thành “Kung flu” ý muốn nói “Cúm Tầu”.

Hôm 22 tháng 6, ngay tại một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, Khương Vĩ Giai ( Weijia Giang - 姜伟佳) phóng viên người Hoa đã phản đối thuật ngữ này là mang tính chất kỳ thị.

Cô Kayliegh Mcenany, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc trả lời như sau: “Tổng thống không tin rằng từ ngữ này gây khó chịu khi lưu ý rằng virus này đến từ Trung Quốc và ông muốn bảo vệ cho quân đội Hoa Kỳ của chúng ta đang bị Trung Quốc tích cực ra sức phỉ báng. Đó là điều không thể chấp nhận được đối với tổng thống.”

Khương Vĩ Giai không chịu bỏ cuộc. Cô ta nói: “Tháng Bảy năm ngoái, Tổng thống Trump tuyên bố mình ‘là người ít phân biệt chủng tộc nhất trên thế giới. Vậy tại sao ông ta lại sử dụng một cụm từ phân biệt chủng tộc như Kung flu? ”

Cô Kayliegh Mcenany nói: “Tổng thống không phân biệt chủng tộc. Những gì tổng thống làm là chỉ ra thực tế rằng nguồn gốc của virus là Trung Quốc. Thật là một điều công bằng để chỉ ra như thế, vì Trung Quốc cố gắng viết lại lịch sử một cách lố bịch, đổ lỗi một cách sống sượng cho lính Mỹ gây ra coronavirus. Đây là những gì Trung Quốc cố gắng làm. Và những gì Tổng thống Trump nói là ‘không phải, chính Trung Quốc gây ra đại dịch. Tôi sẽ nêu đích danh virus này xuất xứ từ đâu’.”

Khương Vĩ Giai chưa chịu thua: “Phải chăng đó là những gì ông ta nói bằng cách sử dụng cụm từ phân biệt chủng tộc, Kung Flu? ”

Cô Kayliegh Mcenany kiên nhẫn giải thích: “Tổng thống đang liên kết nó với nơi xuất phát của nó.”

Khương Vĩ Giai bắt đầu đuối lý.

“Ông ta phải nói gì với người Mỹ gốc Á đang bị xúc phạm nặng nề và lo lắng rằng việc ông ta sử dụng các từ ngữ như thế sẽ dẫn đến các cuộc tấn công và phân biệt đối xử mạnh hơn nữa.”

Cô Kayliegh Mcenany nhấn mạnh rằng: “Vì thế tổng thống đã nói rất rõ ràng, điều quan trọng là chúng ta hoàn toàn bảo vệ cộng đồng Á Châu của chúng ta ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Có những người Á Châu tuyệt vời. Và sự lây lan của virus không phải là lỗi của họ dưới bất kỳ hình thức hay điều kiện nào. Họ đang hợp tác chặt chẽ với chúng ta để thoát khỏi nó. Cùng nhau, chúng ta sẽ thắng. Đó là điều rất quan trọng.”

Cô Kayliegh Mcenany cũng nhận xét rằng rằng một số đại dịch trong quá khứ đã được biết đến bởi những nơi chúng bắt nguồn hoặc nơi chúng được cho là có nguồn gốc.

“Cúm Tây Ban Nha. Virus phía Tây sông Nile. Zika. Ebola. Tất cả đều được đặt tên theo các địa danh. Trước sự phẫn nộ giả tạo của giới truyền thông, tôi muốn nói ngay cả CNN cũng gọi đó là ‘Coravirus Trung Quốc’. Những cố gắng chia rẽ chúng ta phải chấm dứt việc muốn đâm rễ tại Mỹ để cung cấp cho người Mỹ thông tin trung thực mà họ cần có để vượt qua cuộc khủng hoảng này.”


Source:Wall Street Journal

2. Trung Quốc bắt giữ Đức Cha Augustinô Thôi Thái

UCANews cho biết hôm 19 tháng Sáu, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, công an Trung Quốc đã đến nhà bắt Đức Cha Augustinô Thôi Thái đi biệt tích. Cho đến nay, không ai biết chúng giam giữ ngài tại đâu.

Cha Trần Lạc Thuận (Chan Lok-shun - 陈乐顺), thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Phận Hương Cảng, nói việc bắt giam Đức Cha Thôi Thái “là một vi phạm trắng trợn quyền tự do lương tâm của ngài.”

Ngài nói với UCANews rằng Vatican và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lịch sử về việc bổ nhiệm các giám mục, nhưng Trung Quốc không tôn trọng thỏa thuận đó.

“Tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã không được cải thiện thì chớ lại còn trở nên tồi tệ hơn, ”

Tiếp tục cầm tù Đức Giám Mục Thôi Thái, bất kể ngài đang bị đau dạ dày nghiêm trọng, là bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc “vẫn sử dụng phương pháp tàn bạo” đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo không đồng ý coi cộng sản là quốc giáo.

“Làm thế nào người ta có thể mù quáng tin rằng phía Trung Quốc sẽ tuân thủ thỏa thuận một cách chân thành? ” vị linh mục hỏi.

Cuối tháng Giêng năm nay, các linh mục thầm lặng của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化) đã báo tin cho thông tấn xã Asia-News, cơ quan thông tin của PIME, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, biết là vào chiều Giao Thừa Canh Tý, 24 thánh Giêng, Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰) đã được trả tự do để về nhà đón Tết với người chị đã rất già của mình.

Như mọi năm, sau Tết, ngài sẽ đi tù tiếp trừ phi ngài quyết định tham gia vào giáo hội quốc doanh. Việc bọn cầm quyền cho ngài về ăn Tết được quảng cáo là do chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, công an cộng sản muốn dùng tình cảnh neo đơn, và bệnh hoạn của người chị để tạo các áp lực tâm lý buộc ngài phải gia nhập giáo hội quốc doanh.

Đức Cha Augustinô Thôi Thái sinh năm 1950. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1990. Ngày 7 tháng Tư, 2013 ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phó giáo phận Tuyên Hoá.

Ngay từ trước khi được bổ nhiệm Giám Mục, cụ thể là từ năm 2007, ngài đã liên tục bị bọn cầm quyền sách nhiễu. Tuy chưa bao giờ bị đưa ra xét xử, ngài không ngừng bị bắt, giam giữ trái phép, đôi khi ngài bị nhốt trong những trung tâm giam giữ bí mật; hoặc nhẹ nhất là bị quản thúc tại gia.

Ngài có thể thoát khỏi những đau khổ này nếu như ngài đồng ý gia nhập giáo hội quốc doanh, một điều mà công an cộng sản đang tràn trề hy vọng sau khi bản “Hướng dẫn mục vụ của Tòa thánh liên quan đến việc ghi danh dân sự của các giáo sĩ ở Trung Quốc” được công bố hôm 28 tháng Sáu, 2019. Cái khó khăn của công an cộng sản là dù neo đơn, và bệnh hoạn, người chị của ngài lại không ngừng khuyên ngài nên chấp nhận cảnh tù đầy để làm gương sáng thông phần những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Trong lần được tạm tha vào dịp Tết năm ngoái, ngày 3 tháng Ba, 2019, đã không đồng ý gia nhập giáo hội quốc doanh thì chớ, ngài còn ra một tuyên bố treo chén cha Trương Lực (Zhang Li, 张力) vì vị linh mục hầm trú này chịu khuất phục áp lực của cộng sản gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước và cổ vũ anh chị em giáo dân gia nhập giáo hội quốc doanh sau khi Hiệp ước giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết hôm 22 tháng 9, 2018.

Ngày 29 tháng Ba năm ngoái, ngài bị bắt và bị giam cho đến nay cùng với cha Trương Kiện Lâm (Zhang Jianlin, 张健林) là linh mục tổng đại diện của giáo phận Tuyên Hoá.


Source:UCAN