Ngày 02-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dấu chỉ của Kitô hữu là gì?
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:51 02/06/2020
Lễ Chúa Ba Ngôi

“Tôi còn nhớ một trong những câu hỏi trong sách giáo lý cho trẻ em ngày xưa: ‘Dấu chỉ của Kitô hữu là gì? Thưa, là dấu thánh giá’. Tất cả các thể chế, các thương hiệu ngày nay đều có một dấu hiệu riêng biệt, một logo nói lên nét đặc biệt của cơ quan, công ty mình. Tôi nghĩ đến các Kitô hữu đầu tiên, họ đáng được nhận giải thưởng quảng bá giỏi nhất, họ đã tạo ra một logo biểu tượng cho hình ảnh của Giáo hội. Người ta khó có thể tìm một hình ảnh nào đơn giản hơn, trọn vẹn hơn, qua chiều sâu, chiều rộng, tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị của Giáo hội, cây thánh giá hội đủ các yếu tố trên” (x. phanxico.vn, 12.12.2016).

Làm Dấu Thánh Giá là tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Giáo lý Hội thánh Công Giáo giải thích: “Kitô hữu bắt đầu một ngày của mình, các kinh nguyện và hoạt động của mình bằng dấu thánh giá ‘nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen’. Người đã chịu Phép Rửa dâng trọn vẹn ngày mình sống để tôn vinh Thiên Chúa và kêu cầu Đấng Cứu Độ ban ân sủng giúp họ hành động trong Thần Khí như một người con của Chúa Cha. Dấu thánh giá làm cho chúng ta nên mạnh mẽ trong các cơn cám dỗ và trong những khó khăn” (GLCG số 2157, 2166).

Theo truyền thống của Giáo hội, khi bắt đầu bất cứ công việc gì, người tín hữu làm “Dấu Thánh Giá” để tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi; và khi kết thúc công việc, họ đọc kinh “Sáng Danh” để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hôm nay Giáo hội mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó, nhưng nhờ Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.

Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của con người chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Kinh thánh mạc khải cho biết “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8). Mà nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì tình yêu không thể hiện hữu một mình. Yêu là phải cho đi, phải san sẻ và yêu cũng là đón nhận.Thánh Augustinô đã ví Chúa Cha là nguồn mạch, là điểm phát xuất của Tình Yêu; Chúa Con là hội tụ, là điểm quy chiếu của tình yêu; và Chúa Thánh Thần là sự liên lạc hai chiều, là mối dây liên kết của tình yêu.

Tình yêu xuất phát từ Chúa Cha, đến với Chúa Con, qua Chuá Thánh Thần. Trong mầu nhiệm tình yêu, Cha trao tất cả cho Con; Con dâng hiến tất cả cho Cha; và Thánh Thần là sự hiệp thông của trao ban và lãnh nhận hai chiều giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha không hiện hữu cho chính mình, nhưng cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, Chúa Con không hiện hữu cho mình, nhưng cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần cũng hiện hữu vì Chúa Cha và Chúa Con.

Qua con người và cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, chúng ta cảm nhận rằng Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ, giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Thiên Chúa không là gì khác ngoài Tình Yêu. Ngài có thể làm tất cả vì Ngài Toàn Năng, nhưng đúng hơn, Ngài chỉ có thể làm những gì mà tình yêu có thể làm, và Ngài không thể làm những gì trái với tình yêu, vì bản chất của Ngài là yêu thương.

Không ai lý giải cặn kẽ được tình yêu nhưng vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài nên cứ nhìn vào tấm gương tình yêu phản chiếu nơi con người, ta có thể bập bẹ đôi điều về Thiên Chúa:

1. Yêu là ra khỏi mình để hướng tới người khác

Nói đến yêu là nói đến người thứ hai, thứ ba, là nói đến một đối tượng khác với bản thân. “Thiên Chúa là Tình Yêu” nên Ngài không cô độc một mình. Từ đời đời Ngài đã hướng về Chúa Con, đã yêu thương Chúa Con bằng Tình Yêu thần linh là chính Chúa Thánh Thần.

2. Yêu là chấp nhận sự khác biệt của nhau

Con người yêu thương là chấp nhận cái hay lẫn cái dở, sự giàu có hay sự nghèo nàn của người mình yêu.Chúa Cha yêu Chúa Con, nghĩa là Chúa Cha khác với Chúa Con. Chúa Con phải là một Ngôi Vị khác với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, như thế Thiên Chúa mới là Tình Yêu.

3. Yêu nhau là muốn nên một với nhau

Càng yêu nhau càng hài hòa trong chính sự khác biệt “Ta với mình tuy hai mà một”. Bản chất con người là giới hạn nên sự hiệp nhất của con người không toàn vẹn “Ta với mình tuy một mà hai”. Quyền năng vô hạn của Thiên Chúa làm cho sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi là trọn vẹn tuyệt đối. Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau hết mình, yêu đến quên mình nên đã trở nên một trong Tình Yêu là Chúa Thánh Thần.

Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau và hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa, hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết, chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ, ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.

Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh, cùng một sự sống, đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta, sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô, Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua Thánh Thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6, 34). Khi chia sẻ chén hiệp thông của Ba Ngôi, chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một (Ga 17, 21).

Qua phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x.Rm 8, 15), em của Chúa Con (x.Rm 8, 29) và đền thờ của Thánh Thần (x.1Cr 6, 19), hợp thành Giáo Hội là "dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi" (Hiến chế Giáo hội 4). Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.

Trước khi dùng cơm, người tín hữu đều làm dấu thánh giá và đọc “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, họ đều bắt đầu bằng “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.

Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.

Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” tóm tắt đức tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội. Nội dung lời kinh với ba điều khoản lớn của đức tin Công Giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh.

Dấu Thánh Gía là một công thức ngắn gọn nhất, nhưng lại đầy đủ nhất về đức tin vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi.

Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu Thánh Giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.

Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẻ, là ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, sống tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của mình.
 
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi và Tuần 10A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:17 02/06/2020
LỄ CHÚA BA NGÔI. A
(Ga 3:16-18)
MẦU NHIỆM.


Ba Ngôi một Chúa nhiệm mầu,
Ai mà thấu hiểu, cao sâu tầng trời.
Ngước nhìn vũ trụ tuyệt vời,
Muôn ngàn tinh tú, bầu trời bao la.
Tôn thờ Thiên Chúa, Ngôi Cha,
Tạo nên muôn vật, hải hà trùng dương.
Ngôi Hai Con Một mở đường,
Yêu thương mạc khải, tinh tường trí khôn.
Loài người có xác có hồn,
Muôn loài thụ tạo, kính tôn Chúa Trời.
Giê-su giáng thế làm người,
Ban ơn cứu độ, cho người Chúa yêu.
Ai tin nhận lãnh thiên triều,
Chối từ, luận phạt, tự kiêu phí đời.
Nhân Danh Con Một cao vời,
Trung gian giao kết, mọi người với Cha.
Tình yêu phát xuất Ngôi Ba,
Thánh Thần Phù Trợ, ngợi ca muôn đời.
Ba Ngôi mầu nhiệm cao vời,
Phụng thờ kính mến, đời đời hát khen.

Khi chúng ta làm dấu thánh giá là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dấu thánh giá là bảo chứng tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là mầu nhiệm cao trọng nhất trong đạo. Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta hiểu biết về Chúa Cha nhân hậu và Chúa Thánh Thần là nguồn tình yêu.

Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm mà con người không thể hiểu thấu. Đây là mầu nhiệm tình yêu trong gia đình Thiên Chúa. Có nhiều người thắc mắc là tại sao ba ngôi mà là một Chúa hay một Chúa mà là ba ngôi. Vậy là ba Chúa hay một Chúa.

Lại có người mạnh miệng nói rằng tôi không thể chấp nhận, nếu tôi không được giải thích tường tận. Không có ai giải thích cho tôi hiểu, tôi sẽ không tin. Rồi có một linh mục gợi ý nói rằng vậy ông bạn có tin vào mặt trời không? Ông trả lời: Có chứ! Linh mục nói những tia nắng xuyên qua cửa kính đó đến từ mặt trời, ở cách xa chúng ta 90 triệu dặm. Chúng ta cảm nhận sức nóng từ cả tia nắng và mặt trời. Ba Ngôi giống như thế. Mặt trời là Thiên Chúa Cha, sai Con của Ngài là tia nắng. Từ mặt trời và tia nắng liên kết tạo ra sức nóng như Chúa Cha và Chúa Con liên kết với Chúa Thánh Thần. Ông bạn giải thích thế nào?

Giải thích thế nào cũng chỉ là một chút vén mở về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Hình ảnh Chúa Ba Ngôi đậm nét trong tất cả các sinh hoạt của vũ trụ. Từ những cảnh vật vô tri, đến các loài thảo mộc và các loại động vật khác nhau hiện hữu đều phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa. Mầu nhiệm cao trọng này không xa vời để chúng ta mà chiêm ngắm, nhưng là một mầu nhiệm chan hòa trong yêu thương của đời sống để cảm nghiệm. Thiên Chúa chia xẻ tình yêu của Ba Ngôi trong chính cuộc sống của mỗi người.

Mỗi người đều được chia xẻ tình yêu trong gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi. Phản ánh qua tình yêu của người cha, người mẹ và con cái trong gia đình. Càng kết hợp chặt chẽ trong tình yêu, chúng ta càng tìm thấy niềm an vui và hạnh phúc.

Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha tác tạo muôn loài muôn vật, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Xin thánh hóa chúng con trong tình yêu và chân lý. Chúng con tôn thờ Chúa, chúng con chúc tụng Chúa và chúng con cảm tạ Chúa mãi muôn đời.

TUẦN 10 MÙA THƯỜNG NIÊN
THỨ HAI
Mt. 5: 1-12


Chúng ta tiếp tục suy niệm Phúc âm theo thánh Matthêô. Chúa Giêsu lên núi giảng về tám mối phúc thật. Tám mối phúc là Hiến chương Nước trời đề cao sự khó nghèo, hiền lành, hay than khóc, đói khát công chính, có lòng thương xót, có lòng trong sạch và kiến tạo hòa bình. Chúa cũng chúc phúc cho những người bị bách hại vì lẽ công chính và bị lăng nhục bắt bớ. Đây là những mối Phúc Thật.

Hạnh phúc đích thực là người tín hữu là được ở trong nước Chúa. Những mối phúc thật của Chúa đi ngược dòng với các phúc giả của thế gian. Người đời tìm sự giầu sang phú qúy vì đó là nguồn hạnh phúc của họ. Hạnh phúc của người đời là thú vui, là sự thỏa mãn những dục vọng và là những ăn chơi phung phí. Họ quan niệm cuộc sống là để hưởng thụ. Có ba điều là danh, lợi và thú, họ dùng mọi phương cách để đạt tới.

Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến nguồn phúc thật. Đối với quan niệm ở đời, xem ra những phúc thật đúng là sự mất mát, đau khổ, bất công phải chịu, bị lép vế và bị thiệt thòi trong cuộc sống. Đôi khi còn bị lăng nhục và phỉ báng vì lẽ công chính. Chúa hứa cho phần thưởng sung mãn ngày sau trên trời.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết lắng nghe lời Chúa và quyết sống theo tinh thần của tám mối phúc thật. Nếu chúng con thi hành được một mối cũng là hạnh phúc rồi.

THỨ BA
Mt. 5: 13-16


Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Các con là muối đời và các con là ánh sáng thế gian. Muối để ướp mặn giữ cho cá thịt được tươi tốt. Nếu muối ra lạt, không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ ném ra ngoài cho người ta chà đạp. Hình ảnh muối và ánh sáng rất cụ thể trong đời sống hằng ngày. Chúa dùng ẩn dụ so sánh rất dễ hiểu. Các môn đệ của Chúa phải là muối ướp đời và là ánh sáng chiếu dọi vào nơi tối tăm.

Các môn đệ bước theo Chúa, các ngài sẽ rao giảng về Chúa. Sống gương mẫu trong niềm tin, trông cậy và yêu mến. Các ngài phải trở nên mẫu mực và gương sáng trong đời sống tông đồ. Theo Chúa, các ngài sẽ là những người đầu tiên sống lời Chúa dạy. Thế gian bị hòa nhiễm trong nhiều thói hư tật xấu. Vì cuộc sống bon chen, nhiều người đã mất đi những cảm tình yêu thương đồng loại. Họ cần được ướp mặn lại tình Chúa và tình người.

Các môn đệ phải là ánh sáng đặt trên giá để mọi người soi chung. Đặt trên giá cần phải có ánh sáng dọi chiếu ra chung quanh để mọi người nhìn thấy việc lành mà ngợi khen Cha trên trời. Chúng ta là môn đệ của Chúa qua phép Rửa tội, chúng ta cũng phải là muối men trong đời và là ánh sáng chiếu soi vào bóng đêm. Chúng ta cần ướp mặn môi trường chúng ta đang sống để những việc làm của chúng ta sẽ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Lạy Chúa, xin cho chúng con nên muối mặn ướp đời và ánh sáng chiếu dọi khắp nơi nơi.

THỨ TƯ
Mt. 5: 17-19


Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ lề luật hay các tiên tri. Thầy không đến để bãi bỏ nhưng kiện toàn. Vì có một số luật sĩ và biệt phái thường phê phán cách giữ luật của các môn đệ Chúa. Họ nghĩ rằng Chúa đến để thay đổi và bãi bỏ luật lệ. Có hai thứ luật chúng ta cần phân biệt, luật của Chúa và luật của con người.

Luật của Chúa là vĩnh cửu, không thay đổi bất kỳ trong hoàn cảnh nào. Luật Chúa áp dụng phổ quát cho tất cả mọi người. Đây chính luật của lương tâm, Thiên Chúa đã đặt trong mọi con người. Chúa ban lề luật cho ông Môisen, tuy rằng luật đã có trên ba ngàn năm, giới luật của Chúa vẫn có một giá trị trường cửu. Giới luật đó giúp con người sống thành người hơn.

Còn luật do con người tạo ra chỉ áp dụng trong thời gian và tùy theo chế độ. Luật này có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Luật này chỉ phục vụ con người sống trong môi trường nào đó. Mỗi nước, mỗi dân tộc và mỗi nhóm hội có những luật lệ riêng áp dụng cho dân của mình.

Chúa đến là để kiện toàn các giới luật và đưa con người về cốt lõi của luật. Luật tạo ra vì con người và giúp con người nhận ra nhân vị của mình để đối xử với nhau như con người. Luật quan trọng nhất Chúa Giêsu đã lồng vào các khoản luật đó là luật yêu thương.

THỨ NĂM
Mt. 5: 20-26


Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào nước trời. Luật sĩ và biệt phái là những thầy dạy trong dân. Họ rất hãnh diện về vai trò lãnh đạo của họ. Họ nghĩ họ có quyền giải thích luật và sống theo luật họ đã làm ra. Quan sát bên ngoài họ là những người rất chững chạc và có uy tín nhưng trong lòng có lẽ còn nhiều uẩn khúc. Nên Chúa nói với các môn đệ phải sống công chính hơn họ.

Chúa Giêsu rất coi trọng con người vì họ được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Họ có nhân vị và phẩm cách của con người. Một loài thụ tạo cao vượt hơn mọi loài thụ tạo. Họ cần được tôn trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúa không phân biệt họ giầu hay nghèo, cao sang hay bần cùng, nam hay nữ, người lớn hay trẻ em. Mỗi người đều là con của Chúa. Chính Chúa ban quyền sống cho từng người.

Chúa không cho quyền ai được làm nhục kẻ khác. Không gọi anh chị em là ngốc, là khùng điên, không được làm hại hay giết người. Ngay cả khi chuẩn bị dâng lễ trên bàn thờ mà sực nhớ có người anh em bất bình, thì hãy để của lễ đó về làm hòa với anh em trước đã. Chúa rất coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em với nhau.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết tôn trọng sự sống trong mọi khía cạnh và giúp nhau vun trồng sự sống nên tốt hơn.

THỨ SÁU
Mt. 5: 27-32


Chúa Giêsu dạy các tông đồ về đức trong sạch, Chúa nói: Thầy bảo các con, hễ ai nhìn phụ nữ để thỏa lòng dục, thì đã ngoại tình trong lòng người ấy rồi. Chúa Giêsu biết những nhu cầu dục vọng trong thân xác của con người. Con người là chủ thân xác của mình. Tất cả các giác quan sẽ giúp con người sống hoàn thiện hơn.

Trong cuộc sống văn minh hiện đại, con người đề cao tự do luyến ái và tự do tính dục. Tại các trường học Trung Học từ rất sớm, họ đã dạy cho các học sinh về sự phát triển của con người qua các thời kỳ khác nhau. Các nhà giáo dục chủ trương mở mà không rào. Một cách nào đó họ khuyến khích tự do tình dục và giúp cung cấp những dụng cụ tránh hậu qủa đưa đến thai nghén. Các nhà giáo dục công cộng không còn bén nhậy về vấn đề luân lý tình dục.

Lời Chúa muôn ngàn đời vẫn là lời nhắc nhở khẩn thiết nhất. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Con người thời đại này có đầy đủ phương tiện để truy tìm và thỏa mãn thú vui xác thịt qua nhiều hình thức. Nhưng tất cả những thú vui chóng qua đó sẽ để lại một hậu qủa không tốt và làm băng hoại đời sống luân lý của con người.

Lạy Chúa, lời của Chúa luôn là một mời gọi con người trở về với nguồn thánh thiện là chính Thiên Chúa. Xin Chúa thêm sức mạnh cho chúng con chống trả các cám dỗ về xác thịt.

THỨ BẢY
Mt. 5: 33-37


Chúa nói với các môn đệ: Đừng thề chi cả; đừng lấy trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa, đừng lấy đất mà thề, vì đất là bệ chân Ngài. Lời nói của các con: Có phải nói có, không thì nói không, thêm điều đặt truyện là do ác thần mà ra. Điều răn thứ tám, Chúa dạy rằng chớ làm chứng dối. Thề thốt là do sự dữ trong lòng. Sự thật thì thẳng ngay, dối trá thì quanh co.

Chúa dạy rằng có thì nói có, không thì nói không. Sao ở thế gian có lắm điều bịa đặt hay suy đoán để kết tội cho người khác thế. Có nhiều khi suy bụng ta ra bụng người. Rồi nghĩ rằng ai cũng xấu bụng như mình. Thần của sự gian dối đã nhập vào thế gian. Ngay các trẻ em còn nhỏ cũng đã biết nói dối. Nói dối để tránh khỏi bị phạt và bị bắt lỗi. Thế rồi nói dối này kéo theo nói dối khác để che lấp sự thật và trở thành một giây nói dối.

Chúa nói đừng thề thốt chi cả. Có sao nói vậy đừng thêm bớt. Thêm bớt là do lòng tà mà ra. Miệng lưỡi có thể đưa đến giết người. Lưỡi còn sắc bén hơn dao hai lưỡi, vì lưỡi không xương lắt léo nhiều đường. Nhiều khi chính lưỡi của mình làm khổ mình, khi phát biểu không đúng nơi đúng lúc hay phát biểu sai lầm.

Lậy Chúa, Chúa ban cho chúng con miệng lưỡi để chúng con ca ngợi Chúa. Xin đừng để sự gian dối trên môi miệng của chúng con. Chúng con dâng lời cảm tạ Chúa muôn đời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
30 ngàn người chết vì dịch ở Brazil. Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho những người nghèo ở Amazon.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
12:04 02/06/2020
Hiện có 30.000 nạn nhân Covid-19 tại Brazil, một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Số người chết gần như tăng gấp đôi trong một tháng: ngày đầu tháng Năm đã có 6.329 ca nhiễm tăng lên 12.247, với tổng số 526.447. Để thúc giục lương tâm đối mặt với tình trạng khẩn cấp không chỉ về sức khỏe này, các giám mục Brazil đã tuyên bố liên kết với "Tuần hành ảo cho cuộc sống" sẽ được tổ chức trên toàn quốc vào ngày 9 tháng 6 với mục đích "đề xuất hiệu quả và một giải đáp cụ thể đối với đại dịch coronavirus".

Cuộc tuần hành thực hiện do những thực thể khác nhau - Hội đồng Giám mục Brazil (CNBB), Đoàn luật sư, Hội báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học và được hàng trăm cơ quan khác chấp thuận - "Mặt trận vì sự sống" nhấn mạnh "nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa xã hội dân sự và giai cấp chính trị, giữa các tác nhân kinh tế, các nhà nghiên cứu và các doanh nhân trong nỗ lực chung để đáp ứng với Covid-19 ", bởi vì "sự nghiêm trọng của khủng hoảng y tế và kinh tế cho thấy chỉ có một cuộc đối thoại mở rộng có thể dẫn đến việc giải quyết các lỗ hổng hiện tại và để giảm thiểu các lỗ hổng dễ bị tổn thương khác vì đại dịch".

Tình hình ở Brazil, và đặc biệt là ở khu vực Amazon nơi người dân bản địa sống bên lề xã hội trong tình trạng nghèo đói cùng cực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay viết trên Twitter: "Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho Giáo hội và xã hội ở Amazon, đang bị đại dịch tác hại nghiêm trọng. Tôi cầu nguyện cho những người nghèo nhất ở Vùng thân yêu đó và thế giới, và tôi kêu gọi để không ai thiếu chăm sóc sức khỏe".

Sau phần đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (Regina Coeli) vào Chúa nhật tuần trước (24.5), Đức Giáo Hoàng đã nhớ đến Amazon bằng những lời này: "Bảy tháng trước, Thượng hội đồng Amazon đã kết thúc; hôm nay, ngày lễ Ngũ tuần, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho Giáo hội và xã hội tại Amazon bị đại dịch tấn công dữ dội. Có rất nhiều người bị nhiễm dịch và qua đời, ngay cả những người dân bản địa, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương. Nhờ lời cầu bầu của Đức Maria, Mẹ của vùng Amazon, tôi cầu nguyện cho những người nghèo nhất và những người không được bảo vệ trong vùng Amazon thân yêu cũng như cho mọi người trên thế giới, tôi kêu gọi để không ai bị thiếu trợ giúp y tế.” (Avvenire 2.6.2020)

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Bóng ma chết đói đang đe dọa gần 400 triệu người ở Ấn Độ
Lm. Stêphano Bùi Thượng Lưu
12:06 02/06/2020
Lênh phong tỏa được ban hành vào ngày 25 tháng 3 do đại dịch coronavirus là một đòn giáng xuống kinh tế và thách thức an ninh lương thực của một quốc gia có 1, 3 tỷ dân.

Việc Ấn Độ bị phong tỏa, áp đặt đột ngột vào ngày 25 tháng 3 nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan, đã gây ra những làn sóng chấn động chưa từng thấy ở lục địa này. Những người dễ bị tổn thương nhất đã nhiều lần than trách: "Tôi sẽ chết đói trước khi bị nhiễm dịch coronavirus". Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) ước tính rằng gần 400 triệu người Ấn Độ từ khắp mọi miền trên đất nước có nguy cơ rơi vào thảm trạng nghèo đói. Ở một đất nước mà suy dinh dưỡng là căn bệnh kinh niên, vấn đề an ninh lương thực chắc chắn sẽ là tâm điểm của cuộc khủng hoảng.

Các kho lương thực dự trữ khắp nơi, nhưng thiếu tiền để mua

Theo lượng định của ông CSC Sekhar, giáo sư tại viện tăng trưởng kinh tế của Đại học Delhi: Về phương diện tích cực, đất nước không thiếu lương thực: Hiện tại, gạo và lúa mì có sẵn. Tổng sản lượng với sự thặng dư của vụ thu hoạch mùa đông, tình trạng dự trữ và phân phối thực phẩm cho các tiểu bang khác nhau cũng như các dự báo liên quan đến vụ thu hoạch gió mùa cho thấy một hình ảnh tích cực ". Cơ quan thực phẩm chính thức Ấn Độ ước tính rằng sẽ có đủ lương thực để nuôi người nghèo trong một năm rưỡi.

Sống đầu đường xó chợ trên đường phố Delhi, Arman, 13 tuổi không thể sống cách ly

Đối với một phần dân số gặp nạn, vấn đề chủ yếu hệ tại việc tiếp cận được những thực phẩm này. Ông CSC Sekhar nhận định tiếp rằng : "Tác động của đại dịch đối với an ninh lương thực ở Ấn Độ là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề chính yếu là nhu cầu. Bởi vì quỹ thu nhập của nông dân đã bị sụt giảm. Các công nhân nông trại không còn một xu dính túi. Và việc trở lại ồ ạt của những người lao động nhập cư về làng của họ khiến cho nền kinh tế nông thôn càng thêm khốn đốn.

Việc cung cấp trái cây và rau đậu, trứng, thịt, cá, sữa và đường cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm, cũng như sự gián đoạn của chợ bán buôn, phòng lạnh hoặc vận chuyển...

Thiếu sót trong chương trình hỗ trợ của chính phủ

Để giải quyết cuộc khủng hoảng, chính quyền đang ra công gắng sức ứng phó bằng việc phân phối thực phẩm cơ bản và viện trợ tiền mặt, thông qua các chương trình xã hội hiện có. Trường hợp khẩn cấp nhắm giúp cho 80 triệu người di cư Ấn Độ lao động tại các trung tâm đô thị. Với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân, hàng ngàn nhà bếp đã được ứng biến để cung cấp thực phẩm cho họ. Theo Tổ chức Lương thực Thế giới (WFP), gần 37.900 trại cứu trợ đã được thiết lập. Chính quyền cũng trưng dụng hệ thống hậu cần của các bữa ăn thường được cung cấp trong các trường học và khẩu phần thực phẩm cho các trẻ nhỏ và các bà mẹ. Trong khi hầu hết các chuyên gia đều tán đồng với các biện pháp cứu trợ này, họ lặp lại rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Chết đói, cơn đại dịch khác đe dọa thế giới

Bởi vì các hố đen của sự khốn khổ nhiều vô kể. Vì có nhiều gia đình vẫn ở ngoài vòng hỗ trợ hoặc bị mắc nợ nần mà không ai hay biết. Theo các nhà kinh tế Jean Drèze và Reetika Khera, các chương trình xã hội, dưới sự bảo trợ của Đạo luật An ninh lương thực năm 2013, đã "bỏ quên" hằng 100 triệu người thụ hưởng. Họ chỉ đề xuất các biện pháp nhanh chóng, hầu cứu vãn Ấn Độ thoát khỏi bạo loạn vì nạn đói.

Một đất nước đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các biến đổi khí hậu

Thách thức về an ninh lương thực lại gắn liền với thời điểm dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu do nhiệt độ gia tăng, thiếu nước năm này qua năm khác và thời tiết khắc nghiệt. Trong khi bang Bengal vừa mới hồi phục sau một cơn bão tàn khốc, thì cơn bão thứ hai dự kiến lại đổ ập vào khu vực Mumbai vào thứ ba, ngày 2 tháng 6.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải đối mặt với cuộc xâm lăng của đàn châu chấu đang tàn phá mùa màng ở năm bang. Ông Shoba Suri thuộc tổ chức nghiên cứu quan sát viên (ORF) cho biết "Một đàn 40 triệu con châu chấu có thể ngốn nhiều thức ăn như 35.000 người". Cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 cùng lúc với sự xâm lăng của châu chấu là mối đe dọa có thể gây ra các thảm họa khác như nạn đói, bệnh tật và nghèo đói ngày càng trầm trọng thêm. "

(Nguồn : https://www.la-croix.com/Monde/Asie-et-Oceanie/En-Inde-spectre-faim-2020-06-02-1201097087)
 
Một người phụ nữ đã tự đề cử mình là ứng viên Tổng Giám mục của Lyon.
Đặng Tự Do
16:09 02/06/2020
Ngay cả khi bà ta không sử dụng từ này, nhà thần học Anne Soupa lại một lần nữa đóng một vai trò khiêu khích đối với Giáo Hội.

Anne Soupa, 73 tuổi, là nhà báo và học giả Kinh thánh, một trong những nhà hoạt động nổi tiếng của Pháp chuyên đấu tranh để đòi hỏi các vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo. Hôm 25 tháng Năm, bà đã gửi một lá thư đến Sứ thần Tòa Thánh ở Paris nói rằng bà muốn lãnh đạo tổng giáo phận Lyon, là một tổng giáo phận đã có từ rất lâu trong lịch sử Giáo Hội.

Bên cạnh lá thư xin việc rất chi tiết, bà còn đính kèm một sơ yếu lý lịch của mình.

Soupa là người đồng sáng lập tổ chức “Hội Nghị Những Người Nói Tiếng Pháp Đã Được Rửa Tội”, gọi tắt là CCBF.

Đơn xin ứng cử của bà đã nhận được hỗ trợ từ nhóm Parole Libérée, là nhóm đã quyết liệt đưa Đức Hồng Y Philippe Barbarin ra tòa về tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của cha Bernard Preynat. Hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Tòa Phúc Thẩm ở Lyon đã tuyên bố ngài vô tội. Tuy nhiên, sau vụ này Đức Hồng Y đã xin Đức Thánh Cha cho ngài từ chức Tổng Giám Mục Lyon vì theo Đức Hồng Y, ngài muốn anh chị em giáo dân “có thể được nên một”.

Tổng giáo phận Lyon là một trong những vị quan trọng nhất ở Pháp và thường do một Hồng Y đứng đầu, đã không có một vị lãnh đạo tinh thần kể từ đầu tháng 3 khi Đức Hồng Y Philippe Barbarin từ chức.

Nói về triển vọng bà được phong chức Tổng Giám Mục, Anne Soupa nói:

“Nó sẽ không xảy ra. Tôi biết điều đó. Nhưng tôi muốn chúng ta có thể tưởng tượng một người phụ nữ trở thành tổng giám mục mà không phải là một trò đùa”.

Không phải phụ nữ nào cũng đồng tình với các trò khiêu khích của bà Anne Soupa.

Cô Marianne Schlosser, một thần học gia người Đức là một thí dụ. Schlosser là một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.

Schlosser cũng là giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018. Cô đã được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.

Tuy nhiên, tháng 9, 2019 cô tuyên bố rút lui. Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.

Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.

Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.

Chức tư tế dành cho phụ nữ là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.

Cô Schlosser bày tỏ nỗi sợ hãi rằng những tranh luận vô ích như thế chỉ gây thêm sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội.


Source:La Croix
 
Tòa Thánh mở lại Viện Bảo Tàng Vatican
Đặng Tự Do
16:31 02/06/2020
Nếu bạn đã từng mơ ước được ở trong Nhà nguyện Sistina mà không cảm thấy như bạn đang phải chen vai thích cánh trong một chiếc xe buýt du lịch mui trần, thì bây giờ là cơ hội của bạn.

Bảo tàng Vatican đã mở cửa lại cho công chúng vào hôm thứ Hai sau khi đóng cửa gần ba tháng vì lệnh cô lập do đại dịch coronavirus.

Bảo tàng Vatican, nơi lưu giữ một số kiệt tác vĩ đại nhất thế giới thời Phục hưng cũng như các cổ vật của La Mã và Ai Cập cổ đại, giờ đây chỉ có thể được truy cập bằng cách đặt chỗ trực tuyến để kiểm soát số lượng người tham dự cùng một lúc.

Du khách được kiểm tra nhiệt độ bằng máy quét nhiệt từ xa và phải đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, đó chỉ là một bất tiện nhỏ khi được là một trong số khoảng 25 người được vào Nhà nguyện Sistina, với trần nhà nổi tiếng và bức bích họa Ngày Phán xét cuối cùng được vẽ bởi Michelangelo vào thế kỷ 16.

“Các bảo tàng Vatican thường không thể truy cập được vì có rất đông khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài”, Marisa, một người sống tại Rome cho biết.

“Chúng tôi đã lợi dụng thực tế là không có nhiều khách du lịch vào thời gian này để được vẻ đẹp ở đây và cảm giác của tôi là rất xúc động”, cô nói.

Bảo tàng đã nhận được khoảng 7 triệu du khách vào năm ngoái và là nguồn thu nhập đáng tin cậy nhất của Tòa Thánh, với khoảng 100 triệu đô la hàng năm.

Con số đó có thể sẽ không được nhìn thấy một lần nữa vì ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành du lịch và khách sạn.

Trong thời gian đóng cửa, những người yêu thích nghệ thuật có thể ghé thăm Bảo tàng thông qua các chuyến tham quan ảo trực tuyến, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng không có gì giống như thật.

“Tất nhiên một chuyến tham quan kỹ thuật số rất quan trọng, nhưng một chuyến thăm thực sự đến các tác phẩm nghệ thuật thực sự không bao giờ có thể được thay thế bằng một chuyến tham quan ảo”, Barbara Jatta, giám đốc Bảo tàng cho biết.

Cùng với việc mở lại bảo tàng Vatican, đấu trường Côlôsêô cũng được mở lại. Đây là nơi thường diễn ra các buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đấu trường Côlôsêô ở Rôma cũng là địa điểm được thắp sáng với ánh sáng màu đỏ để thu hút sự chú ý đến cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.


Source:Reuters
 
Sống hồi hộp qua một đêm khi tiệm sách ở Chicago bị tấn công , các nữ tu vẫn cầu nguyện cho đám cướp.
Trần Mạnh Trác
17:09 02/06/2020
(Theo National Catholic Register, ngày 2 tháng 6 năm 2020) Các cuộc biểu tình ở Chicago để phản đối cảnh sát về cái chết của ông George Floyd đã trở thành bạo loạn hôm thứ Bảy vừa qua. Các đám đông đã nhắm vào khu thương mại Magnificent Mile, đập cửa và xông vào cướp phá các cửa hàng. Có một mục tiêu mà họ không ngờ tới, đó là hiệu sách Công Giáo ‘Pauline Book & Media’ do các nữ tu dòng Thánh Phaolô điều hành.

Khi các sơ dọn dẹp các mảnh kính vỡ vào ngày hôm sau, các sơ nói rằng họ đã cảm nghiệm rõ hơn rằng nhiệm vụ của họ là truyền giáo cho một nền văn hóa đang bị tổn thương.

“Ngày nay, ngươì ta lo sợ nhiều điều, có nhiều hiểu lầm và nhiều mâu thuẫn, ” theo lời sơ Tracey Matthia Dugas nói với CNA.

“Làm sao để tìm thấy sự bình yên ở giữa tất cả những điều đó? ” Sơ đặt câu hỏi, “và bây giờ những gì chúng ta phải suy nghĩ về cuộc bạo hành này là làm thế nào để đối phó với nó? ”

“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là mang đến cho họ Chúa Giêsu và Tin Mừng, và Lời của Ngài, và cho phép Ngài nói với họ. Vì vậy, những gì chúng tôi đang cố gắng làm là chấp nhận tất cả mọi người, mọi đứa con của Chúa, để cho Chúa là một người cha tốt, người sẽ lo liệu cho, ” sơ Dugas nói.

Dòng ‘The Daughters of St. Paul’ điều hành hiệu sách Pauline ở trung tâm thành phố Chicago gần Công viên Thiên niên kỷ. Hiệu sách nằm ngay phía nam của khu Magnificent Mile có nhiều cửa hàng bán lẻ và thời trang cao cấp, mục tiêu của những kẻ cướp bóc vào tối thứ bảy. Video về các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy cho thấy các cửa hàng Nike và Saks Fifth Avenue trên Đại lộ Michigan bị cướp phá nặng nề. Vào chuá nhật sau, đã có nhiều tình nguyện viên tới giúp dọn dẹp khu vực.

Chicago là nơi diễn ra một trong những cuộc biểu tình lớn. Vào ngày thứ Bảy, những người tham gia đã tụ tập tại Lake Shore Drive một cách hoà bình. Nhưng vào khoảng 5:30 chiều, người biểu tình bắt đầu chặn giao thông trên đường phố.

Khoảng 10 giờ tối ngày thứ bảy, Sơ Dugas cho biết các nữ tu được thông báo rằng những kẻ cướp bóc đang nhắm vào các cửa hàng trong khu vực, và một tòa nhà gần đó đã cháy. Các nữ tu đã lên trên lầu cuả nhà sách để lánh nạn.

Khoảng 11 giờ đêm, chuông báo động cuả cửa kính cuả hiệu sách vang lên, Sơ Dugas nói. Các nữ tu biết rằng kẻ cướp đã đập bể kính, nhưng họ không giám xuống nhà sách để điều tra. Nhiều tiếng chuông báo động đã vang lên trong đêm, cứ khoảng hai giờ một lần, Sơ Dugas nói, trước khi tiếng chuông báo động cuối cùng vang lên vào khoảng lúc 4:30 sáng.

“Thật là đáng sợ, bởi vì mỗi lần như thế chúng tôi không biết liệu họ còn ở đó hay không, và họ đi vào cửa hàng bao xa, ” sơ Dugas nói với CNA.

Vào sáng chủ nhật, các nữ tu xuống khảo sát thiệt hại. Cửa phía trước và mặt hàng bằng kính đã vỡ. Các ngăn kéo đựng tiền bên trong hiệu sách đã bị tháo ra và lấy hết.

Trong khi có một sơ đã tweet một cách hài hước vào sáng Chủ nhật rằng sơ ấy cá với mọi người là những kẻ cướp đã thực sự thất vọng khi về nhà và thấy rằng tất cả những gì họ cướp được chỉ là một số ít sách tôn giáo, thì Sơ Dugas nói rằng sơ không chắc chắn có bao nhiêu sách đã thực sự bị mất. Điều quan tâm cuả sơ là ngôi nhà nguyện có Bí tích Mình Thánh ở phía sau hiệu sách, may sao ngôi nhà nguyện đã sống sót qua đêm. “Chúng tôi rất tạ ơn Chuá về điều đó, ” sơ Dugas nói.

Sau khi những tweet lưu hành về những gì đã xảy ra với hiệu sách, thì sự hỗ trợ bắt đầu tuôn đến với các nữ tu, cả trên mạng và dưới hình thức giúp đỡ.

“Người ta cho chúng tôi biết rằng công việc của chúng tôi có ý nghĩa với họ, và sự hiện diện của chúng tôi có ý nghĩa với họ, và họ cảm thấy rằng việc đã xảy ra là một sự vi phạm và không bao giờ nên xảy ra với bất cứ ai, ” sơ Dugas nói.

Một người từ nhà thờ lớn của Chicago đã tìm đến để kiểm tra cho các nữ tu, và Đức Giám Mục Robert Barron của Los Angeles, từng là giám đốc Chủng viện giáo phận Chicago, đã gọi và nói rằng ngài luôn luôn coi trọng sứ mệnh của các nữ tu, và nếu ngài có thể làm bất cứ điều gì để giúp, thì hãy cho ngài biết, sơ Dugas nói.

Một gia đình đã tới giúp các nữ tu thu dọn kính vỡ bên ngoài cửa hàng, và một nhóm khác giúp dọn dẹp bên trong. Lối vào và cửa hàng phía trước bây giờ đã được đóng ván.
 
Tổng thống Donald Trump thăm Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II trước khi ký ban hành luật bảo vệ tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
18:17 02/06/2020
Như chúng tôi đã đưa tin, Thượng viện đã phê chuẩn phiên bản một dự luật bảo vệ tự do tôn giáo mới nhằm quy trách nhiệm và đưa ra các trừng phạt cá nhân đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo và bách hại người Duy Ngô Nhĩ, người dân tộc Kazakhstan và các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Hoa Lục.

Trong một cuộc bỏ phiếu vào chiều ngày 27 tháng Năm, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã tán thành một cách áp đảo các biện pháp được nêu trong dự luật này.

Hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật này. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng đền thánh quốc gia Gioan Phaolô II.

Trong bối cảnh đang có những tranh luận liên quan đến phản ứng của tổng thống đối với các cuộc bạo loạn trên khắp đất nước, việc Tổng thống Donald Trump đến thăm Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II ở Washington, D.C. đã gây ra các phản ứng trái chiều ngay trong giới Công Giáo.

Một phát ngôn viên của ngôi đền nói rằng chuyến thăm này đã được lên kế hoạch từ lâu như một phần trong buổi lễ ký kết sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo quốc tế. Trong khi đó Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington lại ra một tuyên bố không hài lòng với chuyến viếng thăm ngôi đền của tổng thống.

Hướng dẫn báo chí hàng ngày của Tòa Bạch Ốc xác nhận từ hơn một tuần trước là Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm theo lịch trình đến Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II ở phía đông bắc thủ đô lúc 11:20 sáng thứ Ba.

Chuyến thăm của tổng thống diễn ra ngay trước khi ông ký một sắc lệnh hành pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế.

Người phát ngôn của ngôi đền cũng xác nhận vào hôm thứ Ba rằng Tòa Bạch Ốc đã lên kế hoạch từ trước như một phần trong lễ ký sắc lệnh tự do tôn giáo quốc tế.

Tuyên bố của đền thờ nhấn mạnh rằng:

“Điều này thật phù hợp vì Thánh Gioan Phaolô II là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Tự do tôn giáo quốc tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, bao gồm cả việc đồng tâm nhất trí thông qua dự luật nhằm bảo vệ các Kitô hữu bị bắt bớ và các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới.”

Người phát ngôn của ngôi đền nói thêm rằng ngôi đền thờ chào mừng tất cả mọi người đến và cầu nguyện và tìm hiểu về di sản của Thánh John Paul II, bất kể là có dự trù trước hay không.

Chuyến viếng thăm của tổng thống, diễn ra sau những đêm bất ổn vì bạo động tại Washington, đã gặp phải sự chỉ trích từ Đức Tổng Giám Mục Washington.

Trong một tuyên bố đưa ra sáng thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Washington, DC cho biết “Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta, là điều kêu gọi chúng ta bảo vệ các quyền của tất cả mọi người ngay cả những người mà chúng ta có thể không đồng ý với họ.”

“Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người bảo vệ nhiệt tình cho quyền lợi và nhân phẩm của con người. Di sản của ngài đưa ra một chứng tá sống động cho sự thật đó. Ngài chắc chắn sẽ không nhượng bộ cho việc sử dụng hơi cay và các biện pháp ngăn chặn khác để làm câm nín, giải tán hoặc đe dọa họ, để đổi lấy cơ hội chụp ảnh trước một nơi thờ phượng và một chốn bình an”.

Những lời chỉ trích này của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory liên quan đến một biến cố khác. Thật vậy, vào tối thứ Hai, Tổng thống Trump đã viếng thăm Nhà thờ Anh giáo Thánh Gioan kế bên Tòa Bạch Ốc, nơi mà mọi tổng thống Hoa Kỳ tại chức, bắt đầu với James Madison, đều đã từng viếng thăm.

Tổng thống Trump đứng bên ngoài nhà thờ trước ống kính cầm một quyển Kinh thánh. Trước đó, ngôi nhà thờ đã bị thiệt hại do hỏa hoạn trong các cuộc biểu tình vào tối Chúa Nhật.

Vào thời điểm tổng thống đứng bên ngoài nhà thờ, thủ đô Washington đang bước vào thời khắc 7 giờ tối là giờ giới nghiêm. Đám đông lúc đó đang đứng đối diện quảng trường Lafayette phía sau Tòa Bạch Ốc, để phản đối cái chết của anh George Floyd và sự tàn bạo của cảnh sát.

Theo Washington Examiner, cảnh sát đã giải tán đám đông bằng hơi cay và các vũ khí không gây chết người khác trên đường H phía sau công viên và bên cạnh nhà thờ, nhưng không đá động gì đến khu phố trên Đại lộ Vermont, nơi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra bất chấp giới nghiêm. Việc giải tán đám đông trên đường H rõ ràng đã được thực hiện để dọn đường cho tổng thống đến thăm ngôi nhà thờ này chứ không phải là nhằm thực thi lệnh giới nghiêm trong thành phố.

Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II chứa một thánh tích hạng nhất là máu của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng như một phòng triển lãm có thể tương tác về cuộc đời, những thành tựu và các sự kiện lịch sử quan trọng của ngài. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã chỉ định đền thờ này là một đền thánh quốc gia vào năm 2014.

Một nhóm khoảng 200 người biểu tình đã tập trung vào sáng thứ Ba gần đền thờ. Một số người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “mạng sống của người da đen có giá trị” và “không có công lý, không có hòa bình”, trong khi một nhóm nhỏ những người biểu tình cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi.

Eugene F. Rivers là giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách William J. Seymour tại Boston thì nghĩ khác với Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory, người da đen đầu tiên giữ chức Tổng Giám Mục Washington.

Rivers nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba rằng “chuyến viếng thăm của tổng thống đã được sắp xếp trước và tập trung vào một vấn đề đã vượt qua được hố ngăn cách giữa hai đảng trong những năm gần đây, đây là một tình huống rất khó khăn.”

“Tôi không thể thấy được làm sao một đền thờ hoặc một nơi thờ phượng có thể từ chối một chuyến viếng thăm của bất cứ ai muốn tỏ lòng thành kính hoặc cầu nguyện ở đó - chứ đừng nói đến tổng thống. Những người gọi tổng thống là một người tội lỗi nên nhớ rằng Chúa Giêsu thường xuyên gây ra các tranh cãi khi Ngài ăn uống và chào đón những người được coi là không được ưa chuộng hay không phù hợp trong suốt cuộc đời Người. Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu chào đón bất cứ ai – trong đó có Tổng thống Trump.”

Theo một quan chức chính quyền, sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo quốc tế do Tổng thống Trump ký vào hôm thứ Ba là sự kế tục lời kêu gọi trước đó của ông là các quốc gia khác phải chấm dứt ngay việc đàn áp tôn giáo. Nó sẽ tích hợp lời kêu gọi này vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.


Source:Catholic News Agency

 
Hai quan điểm Công Giáo trái ngược nhau về việc Tổng thống Trump thăm ngôi đền kính thánh Gioan Phaolô II
Vũ Văn An
19:34 02/06/2020
Theo tin CNA, ngày 2 tháng 6, 2020, Tổng thống Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania, đã tới viếng ngôi đền kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tọa lạc tại phía đông bắc Thủ đô Washington D.C.



Phát ngôn viên của ngôi đền nói rằng cuộc viếng thăm này thoạt đầu được dự kiến để Tổng thống ký ban hành lệnh hành pháp về tự do tôn giáo khắp thế giới và vốn đã được lên nghị trình từ trước.

Nay thì theo Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump đến viếng ngôi đền, trước khi ký ban hành văn kiện trên.

Theo phát ngôn viên Ngôi đền, việc viếng ngôi đền này như một bước chuẩn bị ký văn kiện về tự do tôn giáo quốc tế là điều thích hợp vì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vốn là người cổ vũ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo trong suốt thời làm Giáo Hoàng của ngài. Vả lại, tự do tôn giáo quốc tế là vấn đề được cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tán trợ, gồm cả việc đồng thanh thông qua đạo luật bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại và các nhóm thiểu số khắp nơi trên thế giới.

Hơn nữa, theo phát ngôn viên này, “Đền thánh chào đón mọi người đến đây và cầu nguyện cũng như học hỏi di sản của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”.

Rất tiếc chuyến viếng thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị pha mùi chủng tộc do vụ sát hại George Floyd ở Minneapolis gây ra, nên đã bị Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Thủ đô Washington D.C. chỉ trích nặng nề.

Ngài viết rằng “tôi thấy thật là điều làm lạc hướng và đáng bị chỉ trích khi bất cứ cơ sở Công Giáo nào tự để mình bị lạm dụng và thao túng một cách quá đỗi như thế đến vi phạm các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta, các nguyên tắc vốn kêu gọi chúng ta bảo vệ quyền lợi của mọi người, cả những người chúng ta bất đồng với”.

Ngài viết tiếp “Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người hăng say bảo vệ quyền lợi và phẩm giá con người nhân bản. Di sản của ngài làm chứng sống động cho sự thật. Chắc chắn ngài không tha thứ cho việc sử dụng hơi ngạt và các chất ngăn chặn khác để khóa miệng, phân tán hay đe dọa người ta chỉ để chụp một bức hình tuyên truyền trước một nơi thờ phượng và hoà bình”.

Quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gregory không được Eugene F. Rivers, giám đốc Viện William J. Seymour chuyên Nghiên cứu về Giáo Hội Da Đen và Chính Sách ở Boston, chia sẻ.

Ông này cho hay “vì cuộc viếng thăm của Tổng Thống đã được sắp xếp từ trước và chỉ tập chú một một vấn đề duy nhất vốn vượt lên trên tính cách đảng phái trong mấy năm gần đây, nên tình thế này là một tình thế rất khó khăn. Tôi không thấy làm thế nào một đền thánh hay một nơi thờ phượng lại có thể từ chối một cuộc viếng thăm của bất cứ ai muốn tỏ lòng kính trọng và cầu nguyện ở đó, chứ đừng nói một tổng thống. Những người gọi tổng thống là một người có tội nên nhớ rằng Chúa Giêsu thường xuyên gây xì căng đan bằng cách ăn uống và nghinh đón những người bị coi là không được ưa chuộng hay không thích đáng trong cuộc sống trần gian của Người. Tôi nghĩ Chúa Giêsu nghinh đón mọi người, kể cả Ông Trump".

Theo một viên chức cao cấp của chính phủ, lệnh hành pháp về tự do tôn giáo quốc tế được Tổng Thống Trump dự trù ký vào ngày 2 tháng 6 sẽ tiếp tục kêu gọi các nước “chấm dứt việc bách hại tôn giáo”. Lệnh này sẽ được lồng vào chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
 
Liên Hiệp Quốc quá bàng hoàng vì 30 người di cư Libya bị sát hại bởi một gia đình buôn người ở Libya trả thù…
Thanh Quảng sdb
05:43 02/06/2020
Liên Hiệp Quốc quá bàng hoàng vì 30 người di cư Libya bị sát hại bởi một gia đình buôn người ở Libya trả thù…

(Tin Vatican - Nathan Morley)

Chính phủ Libya xác nhận rằng gia đình của một kẻ buôn người đã tấn công một nhóm người di cư 30 người ở một thị trấn gần thủ đô Libya mà qua cuộc chiến gần đây thành phố này được chọn làm thủ đô của đất nước!

Theo những báo cáo, thì những người di cư này đã bị một gia đình buôn người địa phương trả thù và giết chết gồm 26 người Bangladesh và 4 người châu Phi.

Mặc dù những chi tiết còn nhiều nghi vấn, nhưng cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho biết những người di cư này đã bị bắn trong một nhà kho ở Mizdah, gần Tripoli. Một lệnh truy bắt những kẻ giết người này đã được ban hành và cảnh sát đang lùng bắt chúng!

Các vụ giết người nói lên tình trạng tuyệt vọng, đã tạo lên làn sóng người di cư ở Libya, nơi mà bạo lực và tình trạng vô luật pháp đã tạo ra cớ cho những kẻ buôn bán người tổ chức nhiều cuộc vượt biên để lấy tiền…

Tuyến đường vượt biên Libya đã trở nên khét tiếng là khủng khiếp và man rợ. Những người di cư tuyệt vọng chạy trốn sự nghèo đói và chiến tranh ở Châu Phi và Trung Đông thường vượt biên qua Libya để đến châu Âu. Họ thường được dồn lên những chiếc thuyền con được trang bị bằng những máy tầu có công xuất không đảm bảo để vượt trùng khơi!

Liên Hiệp Quốc cho hay số người vượt biên qua ngả Libya khủng khiếp này đã tăng vọt trong tháng qua. Gần 700 người di cư đã bị bắt và bị giam trong các trại được canh giữ bởi quân đội võ trang trong mấy ngày qua.

Tuần trước tổ chức Liên Hiệp Quốc và Y tế Thế giới cho hay tình trạng thiếu vắc-xin (thuốc chủng) ở Libya, khiến hơn một phần tư triệu trẻ em đang có nguy cơ đau yếu. Trong một thông báo chung, hai tổ chức trên còn cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn vì các cuộc xung đột vũ trang triền miên và cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành.

Vì cơn đại dịch, nên việc tiêm chủng đã bị gián đoạn từ tháng 3 đã gây lên một tình cảnh nguy ngập bệnh sởi và bại liệt bộc phát trong dân chúng, đặc biệt nơi những trẻ em…
 
ĐTC Phanxicô ban hành tự sắc chống tham nhũng, công khai hóa ngân sách Tòa Thánh
Lê Đình Thông
08:42 02/06/2020
Vào thời điểm sắp mở ra các cuộc đấu thầu công khai, Tòa Thánh đã ban hành tự sắc (motu proprio) nhằm tiết kiệm ngân sách, trong lúc chịu tác hại của khủng hoảng tài chính do đại dịch gây ra, đồng thời cũng để chống lại nạn tham nhũng.

Tự sắc gồm khoảng 100 mục là kết quả bốn năm nghiên cứu. Sau khi được bầu làm giáo hoàng vào năm 2013, ĐTC Phanxicô đã quyết định xem xét lại vấn đề tài chính. Ngài gặp phải chống đối của một vài cơ quan trong giáo triều vốn được hưởng quy chế tự quản thiếu minh bạch.

ĐTC Phanxicô công khai hóa tài chánh nhằm kiểm soát hữu hiệu việc đấu thầu các hợp đồng của Tòa Thánh để có thể hoạch định nhân sách Tòa Thánh.

Ngay trong phần dẫn nhập, ĐTC Phanxicô bày tỏ quyết tâm giải quyết nạn tham nhũng, căn cứ vào các nguyên tắc được đưa ra trong Công ước LHQ chống tham nhũng, ban hành năm 2003.

Việc chống tham những là một trong các chủ trương chính yếu của giáo triều Phanxicô. Tháng 10 năm ngoái, vị lãnh đạo tối cao Tòa thánh đã bổ nhiệm thẩm phán Giuseppe Pignatone làm chánh thẩm Tòa án Vatican. Vị thẩm phán này vốn giàu kinh nghiệm trong việc chống tội phạm mafia.

Ông Juan Antonio Guerrero điều khiển Thánh bộ Kinh tế Tòa thánh cho biết trong tiến trình lập pháp đã gặp nhiều khó khăn. Ngoài ta, việc tạm đóng cửa các việc bảo tàng Tòa thánh khiến ngân sách Tòa Thánh bị thâm thủng.

Theo GS Vincenzo Buonomo, giảng dạy về luật quốc tế và là cố vấn Tòa Thánh, các quy định mới loại trừ khả năng lãng phí. Trước đây, các hợp đồng chỉ dành cho thân nhân một số cấp thẩm.

Năm 2017, Tòa án đã thụ lý việc sửa sang căn hộ 400 m² của ĐHY Tarcision Bertone là nhân vật số 2 dưới giáo triều Bênêdictô XVI. Hai cựu quản trị viên bệnh viện nhi đồng Bambino Gesu do Tòa thánh quản lý cũng đã biển thủ 422 000 euros.

Lê Đình Thông
 
Luật sư bênh vực Đức Hồng Y George Pell thuật lại quá trình làm việc
Vũ Văn An
20:29 02/06/2020
Ngày 1 tháng 6 hôm qua, Tập san của Viện Luật Học ở Melbourne (https://www.liv.asn.au/Staying-Informed/LIJ/LIJ/June-2020/Inside-stories--Lawyers-on-the-trials-of-the-Pel) có đăng tải cuộc phỏng vấn của Karin Derkley với Luật sư Paul Galbally, một trong toán Galbally & O'Bryan Lawyers biện hộ cho Đức Hồng Y George Pell.



Luật sư Galbally cho hay vụ án chiếm của công ty ông phần lớn số thì giờ trong 3 năm qua, trong đó, có lúc có đến 5 luật sư cùng làm việc một lúc cho vụ án. Họ biết đây là nhiệm vụ lớn lao và có ý nghĩa. Tuy nhiên, họ không dự kiến sẽ có đến hai phiên sử mà kết thúc lại phải tới Tối Cao Pháp Viện.

Vụ án bao gồm số lượng khổng lồ các tài liệu, với nhiều nhân chứng ra làm chứng hơn hầu hết các vụ án do công ty đảm nhiệm biện hộ. Phải nắm vững bằng chứng và cung cấp tài liệu một cách chính xác xem ai nói gì và nói khi nào là một nhiệm vụ gay gắt, đòi nhiều chi tiết và năng lực. Theo ông, đây là một khoa học chính xác.

Luật sư Galbally đơn cử trường hợp của luật sư phụ tá Kartya Gracer, người đã làm việc “không biết mệt, gần suốt 3 năm không ngừng”. Nhưng ông cũng ca ngợi sự tập chú của toàn nhóm, trong đó có các luật sư Robert Richter QC, Ruth Shann và sau này Bret Walker SC. Ông bảo: “Có rất nhiều hỗ trợ trong toàn bộ công ty luật để bảo đảm nhóm phụ trách vụ Đức Hồng Y Pell có đủ các tài nguyên họ cần".

Cả các công ty bạn về hình luật cũng rất hào phóng trong việc khuyến khích công ty của ông trong các năm qua. “Họ hiểu toàn bộ sự việc nhóm luật sư của chúng tôi phải trải qua. Họ gọi cho chúng tôi, gửi tin nhắn, điện thư và tới gặp chúng tôi tại toà và chúc chúng tôi mọi sự may mắn”.

Ý thức được việc nhiều người trong cộng đồng có quan điểm riêng về vấn đề này, nên Luật sự Galbally ra qui luật này: không thảo luận vấn đề ở bên ngoài khung cảnh luật lệ. Nếu vấn đề được ai đó nêu lên trong các khung cảnh xã hội, ông bảo “mưu mẹo là không trả lời. Ai cũng có quyền có ý kiến riêng, nhưng bạn chỉ lắng nghe và cho họ hay bạn không ở vị thế để thảo luận nó”.

Dù biết tính cách nổi bật của vụ án, nhưng ông cho rằng mọi vụ án đều quan trọng như nhau. “Tôi nghĩ về phương diện chuyên nghiệp, bạn không bao giờ có thể đặt vụ này lên trên vụ khác vì đối với mọi khách hàng, vấn đề của họ luôn quan yếu đối với họ, điều này chính xác”.

Tuy nhiên vụ án Đức Hồng Y Pell làm ông củng cố quan điểm này: dù các bồi thẩm đoàn là một định chế cần thiết, một số vụ án, như vụ này chẳng hạn, đòi sự xem xét của một phiên toà chỉ có thẩm phán xét xử mà thôi. Ông nói: “bản chất bàng bạc của các phương tiện truyền thông xã hội đem đến nhiều thách thức mới mẻ và độc đáo cho các bồi thẩm đoàn mà cách nay một thập niên chưa từng có. Trong một số hoàn cảnh, hệ thống luật pháp ngày nay đòi một phương thức để bị cáo được quyền yêu cầu cho vụ của họ chỉ được xử bởi thẩm phán mà thôi”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Thánh Linh ở Tempe, Arizona, mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Phan Hoàng Phú Quý.
15:51 02/06/2020
Tempe-Arizona Chúa Nhật ngày 31 tháng 5 năm 2020 vào lúc 5 giờ 30 chiều, Cộng Đoàn Thánh Linh Tempe đã tổ chức thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Mặc dầu đang trong thời gian hạn chế mọi sinh hoạt cộng đồng về tôn giáo cũng như xã hội vì dịch cúm Covid-19, nhưng không phải vì thế mà người Kitô hữu lơ là trong bổn phận kinh nguyện và hiệp dâng thánh lễ mỗi ngày hoặc mỗi tuần được.

Xem Hình

Thánh lễ hôm nay ngoài ý lễ phụng vụ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống cộng đoàn Dân Chúa cũng mừng kính kết tháng Hoa dâng kính Mẹ, hôm nay cũng là ngày cộng đoàn dâng lễ Tạ Ơn mừng các con em trong cộng đoàn ra trường và tốt nghiệp năm nay, vì hoàn cảnh virus hoành hành nên không thể tổ chức lễ ra trường và trao giải thưởng cũng như bằng tốt nghiệp cho các em được, nhưng chúng ta luôn luôn tạ ơn Chúa vì mọi hồng ân Ngài đã thương ban, nhất là cho con em chúng ta có cơ hội học hành, gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trên con đường học vấn nơi xứ người.

Trong phần huấn từ vị chủ tế cũng nhấn mạnh đến Ân Sủng Chúa Thánh Thần khi Ngài hiện xuống và biến đổi toàn diện nơi các Tông đồ, thay đổi cuộc sống của các thánh làm các ngài hăng say rao giảng Lời Chúa mà không rụt rè sợ hãi. Vị Chủ tế cũng khuyên mọi người hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần mỗi khi chúng ta găp những gian nan thử thách trong cuộc sống để Ngài soi sáng dẫn lối dắt dìu chúng ta vượt qua, đồng thời canh tân đổi mới chúng ta.

Đức Ông Chủ Tế cũng đã ban phép lành đặc biệt trên các em tốt nghiệp và cầu chúc các em luôn mãi gặt hái những thành quả tốt đẹp trên đường học vấn cũng như trong xã hội để rồi có cơ hội trở vể giúp đỡ cộng đoàn, giúp đỡ giáo xứ.

Nhân ngày mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngài chúc các em được : Ơn Khôn ngoan, Ơn Hiểu biết, Ơn Biết lo liệu, Ơn Sức mạnh, Ơn Thông Minh, Ơn Đạo đức, Ơn Kính Sợ Thiên Chúa.

Ông Bùi Hữu Phước Chủ tịch BCH/CĐ cũng ngõ lời chúc mừng các em tốt nghiệp năm nay, ông cũng thông báo hôm nay cũng là ngày Bổn mạng giáo xứ nhưng vì dịch cúm nên không tổ chức thánh lễ bổn mạng được.

Được biết Cộng Đoàn Thánh Linh được thành lập từ năm 2014 đến nay quy tụ được hơn 400 gia đình sống tại Tempe và những thành phố lân cận như Gilbert và Chandler thuộc tiểu bang Arizona.

Đức ông Peter Bùi Đại tuyên úy cộng đoàn và 18 thành viên trong Ban Đại Diện các ban ngành.

Ngoài các chương trình phụng vụ, chúng tôi nhận thấy có các lớp Giáo lý Việt ngữ, lớp tân tòng, lớp Anh văn dành cho những người mới định cư không phân biệt tôn giáo, Đoàn Thiếu Nhì Thánh Thể, ca đoàn Thánh Linh và ca đoàn Thiếu Nhi.

Lạy Chúa xin sai Thánh Linh Để Ngài đổi mới, đổi mới mặt địa cầu.

Phan Hoàng Phú Quý.
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Ban Truyền thông mừng bổn mạng
Văn Minh
09:03 02/06/2020
“Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần biến đổi mà mỗi người chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, biết sống khiêm nhường và yêu thương nhau”.

Đó là lời chia sẻ của Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt trong Thánh lễ mừng Chúa Thần hiện xuống – bổn mạng của Ban Truyền thông giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 Chúa nhật ngày 31.05.2020.

Thánh lễ trọng thể do Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, SCJ, dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, cùng quý vị ân nhân và bà con giáo dân trong giáo xứ cùng đến hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng lễ, Lm Vinh Sơn chia sẻ: Trong cuộc sống gia đình, nếu không có tình yêu thương và sự hiệp nhất, thì sớm muộn gì thì gia đình ấy cũng đi đến chỗ chia ly và tan rã. Thật vậy, Giáo hội chúng ta có được sự hiệp nhất là nhờ vào Thần Khí của Chúa Thánh Thần, chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần biến đổi mà mỗi người chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, biết sống khiêm nhường và yêu thương nhau. Như lời Thánh Phaolô đã nói: “Hoa trái của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn lại, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ”. Trái lại, nếu không có được Thần Khí hướng dẫn và soi sáng thì sẽ đưa chúng ta đến chỗ bất hòa, hận thù, ghen ghét và diệt vong lẫn nhau...

Mừng lễ hôm nay, ước mong mỗi người chúng ta hãy luôn sống theo tình thần của Thần Khí Chúa Thánh Thần, và là đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị. Có được như vậy, thì mỗi chúng ta mới có được sự bình an và hạnh phúc mà thôi.

Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Gioan Baotixita Nguyễn Vĩnh Thân, Trưởng ban Truyền thông, ngỏ lời cảm ơn quý Lm đồng tế, cùng mọi thành phần Dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ hôm nay. Nhân dịp này, anh Gioan Baotixita cũng giới thiệu lên quý Lm cùng cộng đoàn: Ban Truyền thông của giáo xứ hiện nay có bảy thành viên hoạt động và cộng tác. Kế đó, vị đại diện Ban truyền thông cũng dâng lên quý Lm bó hoa thiêng liêng gồm: 29 lượt tham dự Thánh lễ, 29 lượt rước Mình Thánh Chúa, 06 lượt viếng Thánh Thể, và 32 lượt đọc kinh Mân côi.

Đáp từ, Lm chánh xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ một lần nữa ngỏ lời cảm ơn Lm Vinh Sơn và chúc mừng Ban Truyền thông đã hy sinh phục vụ cách âm thầm trong thời gian qua. Đặc biệt là đưa thông tin và hình ảnh của người qua đời lên mục cáo phó, và hình ảnh các trẻ sơ sinh Rửa tội vào mỗi sáng Chúa nhật đầu tháng lên trang Web của giáo xứ một cách nhanh chóng nhất. Sau cùng, ngài nhắc nhở cộng đoàn luôn đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn khi đi tham sự Thánh lễ.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau đó, các Lm cùng Ban Truyền thông chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm cung thánh trước khi ra về.

Văn Minh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ Chúa nhật có thể thay thế vào ngày Thứ Năm và Thứ Sáu được không?.
Nguyễn Trọng Đa
08:46 02/06/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con đang ở Philippines. Chúng con đang sống trong Khu cách ly cộng đồng nghiêm túc (ECQ) và sau ngày 15-5, chúng con sống trong Khu cách ly cộng đồng tổng quát (GCQ). Chúng con hy vọng và cầu nguyện rằng trong Khu cách ly cộng đồng tổng quát, các cuộc tụ họp tôn giáo sẽ được cho phép. Tất nhiên, chúng con sẽ tuân theo các quy tắc về khẩu trang, giãn cách vật lý và không tiếp xúc vật lý. Chúng con biết rằng theo các quy tắc này, chúng con không thể để cho nhà thờ đầy người mà không giãn cách nhau ra. Điều này có nghĩa là đối với Thánh lễ Chúa nhật, chúng con chỉ có thể cho phép số người tham dự hạn chế trong nhà thờ. Vì lý do này và chỉ trong hoàn cảnh này, liệu Đức Cha có thể quyết định rằng các Thánh lễ Chúa nhật cử hành vào chiều Thứ Năm và Thứ Sáu, được chấp nhận là chu toàn luật buộc giữ ngày Chúa nhật không? - F. L., Philippines.


Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là không. Giám mục có thể miễn luật buộc ngày Chúa nhật, nhưng không thể thay đổi nghĩa vụ này sang ngày khác.

Tôi đã giải quyết một chủ đề tương tự trong một bài trước đây (ngày 6-1-2009), liên quan đến khả năng dời phụng vụ Chúa nhật vào ngày thứ Sáu, tại các quốc gia mà ở đó Chúa nhật là một ngày làm việc bình thường. Trong bài đó, chúng tôi đã viết:

“Điều quan trọng cần nhớ là đối với các Kitô hữu lễ Chúa nhật như vậy không phải là một lễ có thể chuyển đổi. Trong ba thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu đã gặp nhau vào Chúa nhật mặc dù đó là một ngày làm việc bình thường, và nhiều người trong số họ là nô lệ có nguy cơ lớn mất việc. Điều này thường có nghĩa là phải dậy rất sớm hoặc có thể lẻn ra ngoài vào buổi tối. (Tất nhiên, chúng ta cũng ở trong một thời đại khi sự việc chùng ta là Kitô hữu có thể dẫn đến một cái chết đau đớn.) Như một nhóm các vị tử đạo cổ đại nổi tiếng đã nói với vị thẩm phán kết án họ, ‘Chúng tôi không thể sống mà không có Chúa nhật.”

“Trước hết, Chúa nhật luôn luôn là Chúa nhật, và phụng vụ riêng trong ngày này phải luôn được cử hành. Tương tự như vậy, tín hữu phải cố gắng hết sức để tham dự thánh lễ vào Chúa nhật hoặc tối thứ bảy. Nếu xét là cần thiết và hữu ích, thì các linh mục nên sẵn sàng cử hành Thánh lễ vào các thời điểm bất thường.

“Trong các trường hợp mà sự cho phép đã được ban để cử hành lễ Chúa nhật vào sáng thứ Sáu hoặc sáng thứ Bảy, vì Chúa nhật là một ngày làm việc bình thường, điều quan trọng cần lưu ý là đó không phải là một trường hợp chuyển Chúa nhật sang một ngày khác. Đúng hơn, đó là một sự đáp ứng mục vụ để các người Công Giáo nào không thể tham dự Thánh lễ vào tối thứ Bảy hoặc Chủ nhật, thì không thể bị tước đoạt khỏi sự phong phú được cung cấp bởi chu kỳ ba năm của các bài đọc Kinh thánh và lời nguyện.”

Trong trường hợp trên, chúng tôi đang giải quyết một tình huống khó khăn, và tôi không nghĩ rằng đó sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho một tình huống tương đối ngắn hạn như đại dịch hiện nay.

Các giải pháp nào có thể tồn tại trong tình hình hiện tại?

Một yếu tố cần xem xét là rằng, mặc dù đã có các Thánh lễ công khai, Giám mục có thể tiếp tục miễn cho người Công Giáo khỏi luật buộc Chúa nhật, trong bao lâu trường hợp khẩn cấp kéo dài.

Một mặt, điều này có thể cho phép các người có thể dễ bị tổn thương hơn trước các tác động nghiêm trọng của Covid, chẳng hạn như người già và người mắc các bệnh nội khoa tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, tiếp tục tự bảo vệ mình. Mặt khác, các người Công Giáo bị ngăn không được vào nhà thờ để tham dự Thánh lễ, do hạn chế về số lượng, không cần phải lo lắng trong lương tâm của họ, bởi một tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Tuy nhiên, các khả năng khác có thể được cố gắng để cho phép càng nhiều người tham dự Thánh lễ càng tốt trong an toàn.

Một khả năng đã được gợi ý bởi Hội đồng Giám mục Ba Lan ở thời đầu đại dịch: tăng số lượng các Thánh lễ Chúa nhật. Do đó, chẳng hạn, Giám mục có thể cho phép tất cả các linh mục được cử hành hai Thánh lễ vào tối thứ Bảy và ba (tại một số quốc gia là bốn) Thánh lễ vào Chúa nhật. Theo cách này, các người mong muốn tham dự thánh lễ có thể đến vào các thời điểm khác nhau.

Một giải pháp khả thi khác, nếu khí hậu cho phép, có thể là cử hành một hoặc hai Thánh lễ ngoài trời trong một không gian công cộng cho phép nhiều người tham dự Thánh lễ, trong khi vẫn duy trì sự giãn cách an toàn.

Sau bài của chúng tôi ngày 19-5 về hát hai lần Alleluia, một phó tế ở Đức đã viết:

“Trong một Sách lễ tiếng Đức, có một chỉ dẫn trong chữ đỏ ở cuối Thánh lễ Vọng Phục Sinh, nói rằng chữ Alleliua được thêm vào câu "Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an’ (Ite missa est) có thể được sử dụng trong toàn bộ Mùa Phục sinh (trái với chỉ dành cho Bát nhật Phục sinh), mặt dù chỉ khi hát. Liệu đây là một sự dịch sai hoặc một truyền thống đáng kính chăng?

“Một câu hỏi khác mà tôi quan tâm là liệu các quy định địa phương có thể được áp dụng cho các Thánh lễ cử hành bằng các ngôn ngữ khác trong khu vực này hay không. Xin đưa ra một thí dụ, trong bản dịch tiếng Đức của Sách Lễ Rôma, có một dấu hiệu cho thấy rằng nếu một phó tế có mặt ở đó, phó tế nên xướng ‘Đây là mầu nhiệm đức tin’ (Mysterium fidei.) Liệu điều này cũng được thực hiện trong các Thánh lễ Latinh vì nó rõ ràng là một phong tục địa phương? Và khi cử hành thánh lễ bằng tiếng Đức ở một quốc gia khác thì sao?

Theo nguyên tắc chung, bất kỳ luật riêng nào được công bố trong bản dịch của một Sách lễ do Hội đồng Giám mục đã ban hành, và được Tòa Thánh phê chuẩn, là luật riêng đặc biệt của quốc gia đó. Vì thế, một Thánh lễ được cử hành, bằng cách sử dụng một Sách lễ trong bất kỳ ngôn ngữ nào khác, thì có thể, và đôi khi nên, áp dụng luật riêng ấy.

Đây sẽ là trường hợp của một số phong tục phụng vụ được chấp thuận cho Đức và các nước khác. Thí dụ, luật riêng, được chấp thuận cho Hoa Kỳ, nói rằng mọi người quỳ gối trong toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể, cần được tuân giữ tại Hoa Kỳ, ngay cả khi sử dụng các Sách lễ trong các ngôn ngữ khác, vốn không chứa các chữ đỏ này.

Khi cử hành Thánh lễ bên ngoài đất nước, về mặt kỹ thuật, luật khu vực không áp dụng. Tuy nhiên, nó cũng không bị cấm tuân giữ. Chẳng hạn, không có lý do gì để hy vọng rằng một nhóm người hành hương Đức cử hành Thánh lễ theo cách, vốn là khác so với cách họ cử hành tại quê nhà.

Trong các trường hợp khác, có thể cần phải tuân theo phong tục địa phương, thí dụ, một Thánh lễ cho người nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp ở Rôma sẽ thu hút người thờ phượng từ một số quốc gia có tập quán địa phương khác nhau. Trong những tình huống như vậy, luật phụng vụ của Ý sẽ thắng thế.

Một độc giả khác, từ Nigeria, cũng hỏi: “Câu hỏi của tôi là giống như câu hỏi mà cha đã trả lời vào thứ ba ngày 19-5-2020. Khi tôi đến giáo xứ mới của tôi, tôi nhận thấy rằng các người giúp lễ không mang theo nến cho Tin Mừng trong mùa Phục sinh. Tôi đã cố gắng thay đổi nó, nhưng hầu hết các người giúp lễ, đã phục vụ nhiều năm với vị tiền nhiệm của tôi, đã chống lại các thay đổi. Lập luận của họ là rằng đối với Lễ Vọng Phục Sinh, chữ đỏ nói: “Khi đọc Tin Mừng, đèn không mang theo, mà chỉ xông hương.” Câu hỏi của tôi là: Liệu quy tắc này có tiếp tục suốt mùa Phục Sinh không? Tôi nói với họ rằng nó chỉ dành cho đêm Vọng Phục Sinh mà thôi. Nhưng họ nhấn mạnh rằng đó là dành cho cả mùa Phục Sinh. Thưa cha, ai có lý hơn?

Trong trường hợp này, linh mục là chính xác. Chữ đỏ nói là dành cho Đêm Vọng Phục Sinh, mà trong đó cây nến duy nhất được sử dụng trong lễ rước vào là cây nến Phục Sinh (mặc dù mọi người đều cầm các cây nến nhỏ); Sách Tin Mừng không được mang theo trong đám rước.

Không có gì trong các chữ đó chỉ ra rằng quy định này nên được mở rộng ra ngoài lễ Vọng Phục Sinh. Chỉ cần xem bất kỳ băng nghe nhìn nào về Thánh lễ giáo hoàng ở Chúa nhật Phục sinh, để thấy rằng nến được sử dụng như trong bất kỳ Thánh lễ long trọng nào, để đi kèm với việc công bố bài Tin Mừng. (Zenit.org 2-6-2020)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/sunday-mass-on-thursday-and-friday/
 
Văn Hóa
Trái khế cuộc đời
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:19 02/06/2020
Ngắm nhín những trái khế trên cành khẳng khiu, không hiểu sao lòng lại nhận ra đâu đó hình ảnh của cuộc đời.

Đời cũng đầy chua ngọt, đầy góc cạnh. Song hành với đời, là song hành cùng muôn vàn những xót, những đau, những thương, những tủi cộng góp mà thành như chính bản thân đang có hôm nay.

Nói chính xác, đời là tích cóp hàng chuỗi ngày dài có bình minh lên và có cả những chiều mưa ảm đạm.

Những nụ cười phô cho thiên hạ nhìn thấy trong mọi ngày sống, lại có khi đang che lấp một vũng đầy nước mắt, chẳng những không được ai thấy, ai thấu, lại phải một mình trong âm thầm, trong tê buốt ngậm và nuốt. Bởi chỉ một mình, biết bao nhiêu lần cõi hồn thấm mặn, rát, tê dại...

Sức chịu đựng lắm lúc tưởng hao mòn, tưởng đổ gục, đến nỗi cõi lòng trỗi dậy niềm ước đó chỉ là mộng du, để còn có thể vững, còn có thể bước tiếp. Nhưng ước chỉ là ước. Đời thực vẫn thực, đâu hề mộng du.

Đi giữa đời, chỉ là một tấm thân, vậy mà một kiếp người phải đối chọi, phải vượt thắng bao nhiêu thứ cồn cào, bao nhiêu thứ tấn công, có khi đến từ sự vô tình, nhưng không ít lần, kẻ không hề mộng du phải bật thốt chua chát như tiếng kêu lên tận trời cao: Sao lại có thể ác đến vậy? Cùng đồng phận nay còn, mai vĩnh biệt tất cả, sao lại có thể nuôi trong hồn những thứ không thể thuộc về loài người như thế?

Dù vậy, lòng vẫn luôn nhủ, dù bị va đập đến đâu, phải luôn vươn lên trong ánh sáng ơn thánh, sự công chính, không để lòng vướng bận bất cứ sự gì có nguy cơ gây bất an tâm hồn.

Lời Kinh Thánh dạy về hậu quả của cái ác sẽ là khuôn vàng thước ngọc giúp lòng ly thoát những ảnh hưởng làm sai lệch lề luật Chúa:

"Trước mắt con, kẻ ác nói năng ngọt xớt, sững sờ kinh ngạc trước từng lời của con, nhưng sau lưng, nó đổi cung đổi giọng, biến lời con thành những điều gai chướng...

Tung đá lên cao, đá sẽ rớt xuống đầu mình. Đánh lén người, sẽ bị người đánh lại đau hơn. Ai đào hố sẽ sa xuống hố, kẻ gài bẫy sẽ mắc vào bẫy. Ai làm điều xấu sẽ bị cái xấu đè bẹp mà chẳng biết cái xấu đến từ đâu. Kẻ kiêu căng chuyên nhục mạ, châm biếm, nhưng luôn có nguy cơ bị báo thù như con mồi luôn bị sư tử rình rập. Ai thấy kẻ lành vấp ngã mà vui mừng, người đó sẽ sa bẫy, sẽ bị đau khổ dày vò ngay khi còn sống" (Hc 27, 23.25-29).

Chua ngọt hay góc cạnh cuộc đời, có trải qua, mới cho mình nhiều bài học, nhiều trải nghiệm. Trái khế trên cành khẳng khiu vẫn làm đẹp mắt người nhìn. Cũng vậy, đi qua bể dâu, sẽ thấy mình từng ngày trưởng thành, mạnh mẽ, dạn dày, cương quyết, kiên cường, vững chãi...

Càng ngụp trong nỗi đời, càng đẩy bản thân theo năm tháng rong ruỗi với chính phận mình, càng thấm thía cuộc đời không phải cơn mơ.

Trái khế mà còn có chua, có ngọt, có góc, có cạnh.

Đời người đâu dễ phẳng lặng như mặt nước hồ thu...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiếc Hôn Đầu Ngày
Thérésa Nguyễn
21:42 02/06/2020
CHIẾC HÔN ĐẦU NGÀY
Ảnh của Thérésa Nguyễn

Sớm mai yên ắng nhẹ nhàng
Trao nhau ngày mới dịu dàng nụ hôn
(tn)
 
VietCatholic TV
Đau buồn: Hàng loạt nhà thờ bị tấn công. Nhà thờ chính tòa đầu tiên của Hoa Kỳ suýt thành tro bụi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:14 02/06/2020

1. Hàng loạt các nhà thờ Công Giáo tại Hoa Kỳ bị tấn công, nhà xứ cũng bị cướp phá.

Các nhà thờ Công Giáo và đặc biệt là các nhà thờ chính tòa ở một số thành phố là một trong những tòa nhà bị tấn công trong các cuộc biểu tình và bạo loạn xảy ra trên toàn quốc trong tuần qua.

Các nhà thờ ở California, Minnesota, New York, Kentucky, Texas và Colorado đã bị tấn công. Nhiều nhà thờ chính tòa bị vẽ bậy hoặc bị hư hại. Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver chịu thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Những kẻ phá hoại liên tục tấn công nhà thờ chính tòa Denver trong nhiều đêm biểu tình và bạo loạn cuối tuần qua. Nhà thờ và nhà xứ đã bị phun sơn với các khẩu hiệu bài Công Giáo, chống cảnh sát, hô hào vô chính phủ, và các khẩu hiệu và biểu tượng bài tôn giáo khác.

Các cửa xung quanh nhà thờ bị hư hại nặng. Cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán những kẻ quá khích tràn vào cướp phá nhà xứ. Các cánh cửa lớn của nhà thờ chính tòa đã bị phá hủy hoàn toàn và cần phải được thay thế.

Ba túi đá được cảnh sát tìm thấy từ bãi đậu xe, nhưng may mắn là các cửa sổ giá trị nhất của nhà thờ chính tòa không hề hấn gì. Các cửa sổ khác trong khuôn viên của nhà thờ đều bị vỡ toang.

Nhà thờ chính tòa St. Patrick ở thành phố New York đã bị vẽ bậy với các hàng chữ nguệch ngoạc mang nội dung xúc phạm Thiên Chúa.

Tại thành phố New York, video an ninh đã bắt được hai người phụ nữ phun sơn vào nhà thờ chính tòa vào chiều thứ Bảy, trong các cuộc biểu tình trong thành phố. Cảnh sát đang tìm cách xác định hai người phụ nữ và trao giải thưởng cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hai phụ nữ này.

Hôm Chúa Nhật, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York và là Chủ tịch Ủy ban các nhà Lãnh đạo Tôn giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là CORL, đã ra một tuyên bố chung lên án bạo lực của cảnh sát đã dẫn đến cái chết của anh Floyd cũng như các hình thái bạo lực và cướp bóc đang diễn ra làm tê liệt nhiều thành phố Hoa Kỳ.

“Chúng tôi tôn trọng những ai muốn tôn vinh ký ức về anh George Floyd với các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại tội ác kinh hoàng và ma quỷ, là tội lỗi phân biệt chủng tộc, ” Đức Hồng Y nói.

“Trong khi hỗ trợ các thành viên trong gia đình của Floyd, chúng ta không thể gây nguy hiểm cho nhau khi chúng ta đáp lại sự thôi thúc phải đồng thanh lên tiếng và phẫn nộ. Cướp bóc và bạo lực làm mất đi trọng lượng trong tiếng nói tập thể của chúng ta.”

Tại Dallas, nhà nguyện Thánh Giuđa Tađêô nằm trong khu vực trung tâm thành phố đã bị ném đá gây hư hại nặng nề vào tối thứ Sáu.

Hiệu sách Các Nữ Tử Thánh Thánh Phaolô ở Chicago cũng bị ném đá tương tự. Sáng sớm Chúa Nhật, các nữ tu đã dời nhà tạm lên lầu. Những kẻ cướp bóc đã tràn vào hôi của nhưng may mắn không có gì bị lấy đi. Không ai trong số các nữ tu bị tấn công.

Nhà xứ của nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời ở Louisville bị thiệt hại do bị ném đá. Ba cửa sổ đã bị vỡ toang vào tối thứ Sáu và nhà thờ đã phải đóng ván lên các cửa sổ khác để ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra trong những ngày tới.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đang cư trú tại nhà xứ cùng với một linh mục khác. Ngài đã lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa và lên án “ bạo lực vô nghĩa “ trong thành phố.

Tại Minneapolis, nơi các cuộc biểu tình bắt đầu, nhà thờ chính tòa Đức Bà – là Vương cung thánh đường đầu tiên ở Hoa Kỳ - chịu thiệt hại nhỏ trong các cuộc biểu tình vào ngày 29 tháng Năm. Một kẻ nào đó đã nhóm lửa đốt các hàng ghế trong nhà thờ, nhưng lửa đã không lan rộng ra.

“Vương Cung Thánh Đường Đức Bà đã chịu thiệt hại nhỏ ngày hôm qua. Không ai bị thương trong vụ việc này vào thời điểm chúng tôi đang cầu nguyện cho hòa bình và sự chữa lành trong thành phố của chúng ta, ” một phát ngôn viên của nhà thờ cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm 30 tháng Năm. Nhà thờ này là nhà thờ đồng chính tòa của Tổng Giáo Phận St. Paul và Minneapolis.

Tại Los Angeles, nhà thờ Đức Mẹ Núi Li Băng, nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, và nhà thờ chính tòa của Công Giáo Maronite thuộc giáo phận Công Giáo Đông phương Đức Mẹ Li Băng, đã bị phá hoại và vẽ bậy trong các cuộc biểu tình và bạo loạn.


Source:Catholic News Agency

2. Thành phố Valencia rút lại quyết định khởi tố Đức Hồng Y Antonio Cañizares về tội mở một cuộc tụ họp trái phép.

Tổng Giáo Phận Valencia cho biết công tố viện thành phố đã quyết định rút lại quyết định khởi tố Đức Hồng Y Antonio Cañizares.

Tổng Giáo Phận Valencia có một truyền thống hàng ngàn năm nay là vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng Năm sẽ mừng lễ “Đức Mẹ che chở những người bị bỏ rơi”, trong dịp này có một cuộc rước kiệu Đức Mẹ từ Basilica de la Virgen de los Desamparados, nghĩa là “đền thánh Đức Mẹ của những người vô gia cư”, đến nhà thờ Thánh Catêrina rồi vòng về. Cuộc rước kiệu thường niên này lôi cuốn hàng chục ngàn người.

Tuy nhiên, trong năm nay, do tình trạng đại dịch coronavirus kinh hoàng, Chúa Nhật 10 tháng Năm đã không có rước kiệu như truyền thống. Thay vào đó, Đức Hồng Y đã mang mặt nhật ra cuối nhà thờ để ban phép lành Thánh Thể cho thành phố. Đám đông dân chúng đang đứng bên ngoài nhà thờ lại gần để nhìn cho rõ. Họ bị các cảnh sát viên giải tán ra xa và đứng cách nhau mỗi người khoảng 2m, hoàn toàn đúng quy định.

Công tố viện, trong chính quyền bài Công Giáo của Pedro Sánchez, đã quyết định khởi tố Đức Hồng Y về tội mở một cuộc tụ họp trái phép. Đó là một cáo buộc mà tổng giáo phận đã nhanh chóng phản kháng. Nay công tố viện thành phố đã quyết định rút lại quyết định này vì quá vô lý.

Source:Crux

3. Hoàng tử Bỉ nhiễm coronavirus tại Tây Ban Nha

Cũng liên quan đến Tây Ban Nha. Một hoàng tử Bỉ đã nhiễm coronavirus sau khi tham dự một bữa tiệc trong thời gian cô lập ở Tây Ban Nha. Cung điện hoàng gia Bỉ đã cho biết như trên.

Hoàng tử Joachim, 28 tuổi, đi từ Bỉ đến Tây Ban Nha để thực tập vào ngày 26 tháng Năm.

Hai ngày sau, anh ta đến dự một bữa tiệc ở thành phố phía nam Córdoba. Vài ngày sau, hoàng tử có các triệu chứng và được thử nghiệm dương tính với Covid-19.

Các báo cáo của Tây Ban Nha cho thấy hoàng tử, cháu trai của Vua Philippe của Bỉ, nằm trong số 27 người dự tiệc.

Theo các quy định về cách ly của Córdoba, một bữa tiệc đông như thế vi phạm các quy định, vì các cuộc tụ họp không được quá 15 người.

Cảnh sát Tây Ban Nha đã mở một cuộc điều tra về bữa tiệc. Những người tham dự có thể bị phạt tới 10, 000 Euros, tức là khoảng 11, 100 Mỹ Kim.

Mọi người tham dự bữa tiệc được yêu cầu cách ly. Hoàng tử Joachim là con trai út của Công chúa Astrid và đứng thứ 10 trong hàng ngũ những người có thể lên ngôi Bỉ.

Rafaela Valenzuela, một đại diện của chính phủ Tây Ban Nha tại Córdoba, đã lên án bữa tiệc này, và gọi những người tham dự là những kẻ “vô trách nhiệm”.

“Tôi cảm thấy ngạc nhiên và tức giận. Một biến cố như thế sao có thể xảy ra trong thời điểm đất nước đang than khóc cho rất nhiều người chết”, cô nói.

Bữa tiệc lần đầu tiên được đăng tải bởi tờ El Confidencial của Tây Ban Nha, trong đó trích dẫn một tài liệu từ chính quyền Andalucia nhưng không nêu tên hoàng tử.

Truyền thông Bỉ đã xác nhận rằng Hoàng tử Joachim đang ở Tây Ban Nha, nơi ông vẫn còn ở đó. Hoàng tử được biết là có mối quan hệ lâu dài với một phụ nữ Tây Ban Nha, tên là Victoria Ortiz.


Source:BBC
 
Thánh Ca
Hoan Ca Này Con Xin Đến - Sáng tác: Lm Văn Chi - Trình bày: Thanh Thúy
Khanh Lai
00:15 02/06/2020