Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan
Có một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
Đó là lời Chúa
33. Chỉ khi con tự nguyện từ bỏ mình mà đi theo Ngài, thì mãi mãi xác định để đi theo.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai thiếu niên bị lạc phương hướng trong khu rừng rậm, trời tối dần, chúng nó chỉ có cách là tạm qua đêm ở một khách sạn ngoại ô.
Nửa đêm, chúng nó nghe bên cạnh có âm thanh, chúng nó áp sáp tường nghe lóm, và nghe rất rõ tiếng của một người nói:
- “Sáng mai, chuẩn bị một nồi nước, tôi phải giết hai đứa nhỏ từ thị trấn đến.”
Hai đứa nhỏ sợ hãi mặt cắt không còn giọt máu.
- “Trời ạ” – hai đứa kinh hoàng nói nhỏ: - “Ông chủ khách sạn này ăn thịt người.”
Chúng nó thử nhảy qua cửa sổ, nhưng phát hiện cổng đã đóng từ rất sớm.
Cuối cùng chúng nó nghĩ có lẽ có thể là trốn trong chuồng heo cho an toàn, thế là chúng nó ở trong chuồng heo qua một đêm sợ hãi. Trời sáng, chúng nó nghe tiếng chân của ông chủ khách sạn đang bước đến bên chuồng heo, đẩy cánh cửa ra, trong tay cầm một con dao nhọn, giọng nhè nhè nói:
- “Mau ra đây, chúng mày hai đứa nhỏ, ngày tận thế của các người đến rồi.”
Hai đứa nhỏ chịu không nổi khóc lên, run rẫy đi ra qùy trên đất van xin ông chủ khách sạn đừng giết mình. Ông chủ khách sạn lấy làm kỳ tại sao hai đứa này ở trong chuồng heo, lại còn cho rằng ông ta sẽ giết người.
Hai đứa vừa khóc vừa trả lời:
- “Tối hôm qua chúng con nghe ông nói trời sáng thì sẽ cắt cổ chúng con.”
Ông chủ khác sạn bật cười lớn:
- “Tụi bay đúng là hai đứa trẻ ngốc, ta đâu có nói đến hai đứa, ta nói là nói hai con lợn nhỏ. Trước đây mấy ngày ta mua chúng nó ở trong thị trấn đem về đó.”
Đó chính là kết quả của việc nghe lóm người ta nói chuyện. Sự ngộ nhận và hoài nghi này là vô lý, sự lo nghĩ và buồn phiền cũng hoàn toàn là do bạn tự tạo ra.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 91:
Không nên hiếu kỳ quá mức, bởi vì sự hiếu kỳ sẽ làm tăng thêm trí tưởng tượng, và từ sự tưởng tượng đó sẽ làm cho cuộc sống cũng của ta thêm hồ nghi và bất an.
Vì nghe lóm không rõ ràng nên hai đứa trẻ sợ hãi và bất an.
Đức tin dạy chúng ta biết kiên trì tin tưởng vào Thiên Chúa và không chút hồ nghi về sự hiện hữu của Ngài trong cuộc sống của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TRƯỜNG KHỔ ĐAU
“Nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin!”.
Trong “Homemade”, tạm dịch, “Tự Tay Tôi”, Muggeridge thú nhận, “Tôi có thể nói cách trung thực rằng, tất cả những gì tôi học được trong 75 năm qua, những gì đã thực sự nâng cao và soi sáng tôi… tất cả đều trải qua ‘trường khổ đau’ chứ không phải ‘trường hạnh phúc!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như trải nghiệm của Muggeridge, Lời Chúa kính thánh Tôma tông đồ cũng nói đến ‘trường khổ đau’ mà tất cả môn đệ Giêsu mọi thời đều phải trải qua đang khi thi hành sứ mệnh Ngài truyền như lời điệp ca của Thánh Vịnh, “Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian!”.
Qua bài đọc thứ nhất, Phaolô xác nhận nền tảng đức tin của chúng ta là các tông đồ, “Anh em đã được xây dựng trên nền tảng các tông đồ”. Oái ăm thay! Để có thể là nền tảng, hầu hết các tông đồ đều phải trải qua những thời khắc của ‘trường khổ đau’. Một số trong những trụ cột then chốt của Hội Thánh sơ khai đã khởi đầu với không ít trải nghiệm khắc nghiệt như thế về niềm tin của mình. Phêrô, một người công khai chối Thầy, ê chề vì một tớ gái, trước khi nhận lấy chìa khoá Nước Trời; Phaolô, một người bắt bớ Hội Thánh, ngã lăn lóc trên đường trước khi trở thành Tông Đồ Dân Ngoại; cũng như Tôma, một người khởi đi từ những khủng hoảng ngờ vực, “Nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin!” trước khi có thể là người duy nhất tuyên xưng đức tin trực tiếp trước Chúa Phục Sinh, “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”.
Cho đến hôm nay, Tôma vẫn là biểu tượng của sự nghi ngờ hơn là biểu tượng của niềm tin. Thế giới nhớ đến Tôma ở chỗ bắt đầu, ‘nghi ngờ’; hơn là ở chỗ kết thúc, ‘tuyên tín’. Qua đó, chúng ta thấy, hành trình đức tin của mỗi người luôn có những khoảnh khắc khác nhau, và không phải lúc nào cũng an tĩnh; trái lại, ít nhiều trải nghiệm bão tố là điều không thể tránh khỏi. Trải nghiệm của Tôma giúp chúng ta ý thức rằng, mỗi người có thể vượt qua nghi ngờ để đến với một đức tin sâu sắc hơn. Tôma không thể tuyên xưng một cách tuyệt vời như thế trừ khi lần đầu, vượt qua thập giá của ‘trường khổ đau!’.
Anh Chị em,
“Thì tôi không tin!”. Tôma bắt đầu từ đó, nhưng không kết thúc ở đó! Tôma nhắc nhở chúng ta rằng, hành trình đức tin của bạn và tôi có thể có những thời điểm khác nhau; và rằng, hành trình từ niềm tin đến nghi ngờ và trở lại niềm tin một lần nữa là điều có thể được! Như vậy, bạn và tôi có thể vượt qua nghi ngờ để tiến tới một đức tin sâu sắc hơn. Đừng quên, Chúa Phục Sinh vẫn trung thành với chúng ta. Ngài không đợi Tôma thoát khỏi sự nghi ngờ từ ‘trường khổ đau’, Ngài đến với Tôma giữa bão tố, trả lời mọi vấn nạn. Cũng thế, với chúng ta, Chúa Giêsu sẽ đến với chúng ta ngay giữa những khủng hoảng của mỗi người; Ngài mời gọi chúng ta “Chớ cứng lòng, nhưng hãy tin!”. Bấy giờ, bạn và tôi có thể nghiệm ra rằng, “Nghi ngờ là chiếc cày mở ra những đường rãnh để hạt giống đức tin có thể rơi xuống và nảy mầm!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng có thể gây nghi ngờ, nhưng cũng là Đấng có cách để xua tan nó. Cho con xác tín rằng, con chỉ được nâng cao và soi sáng qua ‘trường khổ đau’ chứ không phải ‘trường hạnh phúc!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
CHÚA NHẬT XIV MÙA THƯỜNG NIÊN
Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30
Mạc khải mầu nhiệm cho người bé mọn
Bài Tin Mừng Chúa Nhật này chứa đựng ba sứ điệp ý nghĩa:
1) Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Con tạ ơn Cha;”
2) Lời tuyên xưng của Người về chính mình: “Mọi sự tôi có là từ Cha tôi;”
3) Lời mời gọi: “Hãy đến với tôi hết thảy những ai mệt nhọc.”
Chúng ta tập trung suy nghĩ về sứ điệp thứ nhất, đó là lời cầu nguyện tạ ơn, bởi vì nó chứa đựng một mạc khải hết sức quan trọng:
“Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11,25-26).
Khi giải thích về những lời của Chúa Giêsu, trong thư I gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nói rằng:
“Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1 Cr 1,26-29).
Những lời của Chúa Giêsu và của thánh Phaolô đều chiếu tỏa một ánh sáng cho thế giới hôm nay, một thế giới đang tái diễn tình trạng này: những người tự cho mình là khôn ngoan và thông thái lại từ bỏ đức tin và xa rời Giáo Hội, đặc biệt ở Châu Âu và một số nước văn minh trên thế giới; họ nhìn những người đang lần hạt, cầu nguyện trong nhà thờ hay nơi các địa điểm hành hương với một cặp mắt mỉa mai và khinh thường.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các trường hợp không có niềm tin tôn giáo, người ta thấy rằng họ đóng kín trước mọi mạc khải của Thiên Chúa và từ chối đón nhận chân lý không phải do sự thông minh của họ nhưng do sự kiêu ngạo, một sự kiêu ngạo từ sự tự thỏa mãn với chính mình dẫn tới việc từ chối mọi sự lệ thuộc và đòi hỏi đối với chân lý tuyệt đối. Thường họ cố thủ đằng sau những ngụy biện và bảo thủ của mình, nên họ không có khả năng tiếp nhận chân lý và mạc khải của Thiên Chúa. Họ không nhận ra những giới hạn của lý trí trước chân lý tuyệt đối. Con người cần có mạc khải của Thiên Chúa mới có thể vén mở bức màn che để đón nhận chân lý của Thiên Chúa.
Về điểm này, triết gia Công Giáo Blaise Pascal cho rằng:
“Hành vi cao cả nhất của lý trí là nhận biết rằng có vô số điều mà lý trí không thể biết.”
Còn Soren Kierkegaard viết:
“Người ta sẽ sai lầm khi nói rằng khoa học có thể làm thỏa mãn hết mọi sự khi tìm hiểu điều này điều kia mà không thể hiểu. Ngược lại người ta phải nói: Khoa học con người phải nhìn nhận rằng có điều gì đó không thể hiểu, hoặc hiểu cách chính xác hơn, nếu nói có điều gì đó có thể hiểu cách rõ ràng mà không thể hiểu được, khi đó có những vấn đề.”
Tuy nhiên, con người nhìn nhận rằng có điều gì đó không thể hiểu được với sự hiểu biết của lý trí vì nó là như vậy. Những ai không đưa vào khả năng mình đi xa hơn sẽ tự đặt giới hạn mình trên lý trí và hạ thấp nó. Nhưng điều này không phải là điều mà các tín hữu làm khi họ mở ra với khả năng siêu việt.
Điều mà tôi giải thích lý do tại sao, sau Nietzche, tư tưởng hiện đại không còn giá trị “chân lý,” nhưng đúng hơn đó là “sự theo đuổi chân lý và sự thành thật,” nó đã thay thế chân lý. Đôi lúc thái độ này được dùng để trở thành một người khiêm nhường – khi hài lòng với điều mà các triết gia nói giống như Gianni Vattimo gọi là “tư tưởng yếu đuối” – nhưng đây là một loại “phán đoán theo bề mặt.”
Chừng nào con người kiếm tìm chân lý và và coi mình là nhân vật chính, khi đó họ sẽ từ bỏ. Nhưng khi chân lý được tìm thấy, đó là lúc chân lý lên ngôi, người tìm kiếm phải cúi đầu trước chân lý và khi đây là một vấn nạn của chân lý siêu việt, điều này đòi hỏi cần phải hy sinh cả lý trí nữa.
Lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Gioan:
“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống; Không ai đến với Chúa Cha mà không qua thầy” (Ga14,6);
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Đây là những lời thách thức nền văn hóa đương thời của chúng ta. Nhưng đây cũng là những lời mời gọi chứ không phải lời khiển trách, chúng cũng được gửi tới những ai mỏi mệt tìm kiếm mà không tìm thấy gì, tới những ai đã đi qua cuộc đời khi muốn bật tung chống lại “tảng đá của mầu nhiệm.”
Nhà tâm lý học C.G Jung, trong một cuốn sách của ông, nói rằng tất cả các bệnh nhân ở các lứa tuổi đến với ông là những người phải chịu đau khổ từ một điều gì đó có thể gọi là “một sự vắng bóng của đức khiêm tốn,” và không thể chữa lành được cho đến khi họ thủ đắc được một thái độ tôn trọng khi đối diện với một thực tại tốt đẹp hơn họ, nghĩa là thái độ khiêm tốn.
Chúa Giêsu cũng đã lặp lại với những thông minh và khôn ngoan của thời đại hôm nay lời mời gọi đầy tình yêu của Người:
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
CHÚA NHẬT XIV MÙA THƯỜNG NIÊN
Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30
HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
Lời Chúa hôm nay thật phong phú, mỗi câu nói của Chúa Giêsu là một đề tài đáng suy niệm và áp dụng. Trong thánh lễ này, chúng ta chỉ tập trung suy niệm một câu thôi:
“Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Hiền lành và khiêm nhường là hai đức tính căn bản nền tảng mà ai ai cũng phải có để làm người, đồng thời cũng là hai nhân đức Tin Mừng mà mỗi người Kitô hữu cần luyện tập và thực hành để sống đúng với tư cách của mình.
1. Người hiền lành
Vậy người hiền lành là ai? Trước hết người hiền lành là người có đức độ, lương thiện; có lòng thương người; người tỏ ra kiên nhẫn, tử tế và hòa nhã với người khác. Người ở hiền thì sẽ có hậu như cha ông ta vẫn thường nói: “Ở hiền gặp lành” hay “cha mẹ hiền lành để đức cho con.”
Trái nghịch với hiền lành là người độc ác, ích kỷ, nóng tính, gây hấn; người thích mệnh lệnh, ưa ăn trên ngồi trốc; người hay gây lộn; người hay “bới lông tìm vết;” người hay nói xiên nói xỏ, gây chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội v.v…!
2. Người khiêm nhường
Còn người khiêm nhường là ai? Người khiêm nhường là người biết mình, biết người, biết sự thật đúng như nó là; người không khoe khoang, không phô trương, dù có thành công; người biết tôn trọng người khác và nhìn nhận người khác hơn mình. Luân lý Kitô giáo định nghĩa: “Khiêm nhường là nhìn nhận sự thật như nó là.” Điều này có nghĩa là không nói quá sự thật cũng không thêm không bớt sự thật. Sự việc như thế nào thì được đón nhận và diễn tả đúng như vậy.
Ngược với khiêm tốn là người kiêu ngạo, coi thường người khác, coi mình là cái rốn vũ trụ, người tự coi mình hơn người, khoe khoang, nói quá sự thật, hay “vơ đũa cả nắm,” hay kiểu “cả vú lấp miệng em,” lúc nào cũng cho mình đúng còn người khác thì sai.
3. Gương khiêm nhường
Đức Giêsu hôm nay giới thiệu với chúng ta Người là mẫu gương đích thực về sự hiền lành và khiêm nhường, đồng thời Người mời gọi chúng ta:
“Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Thật vậy, Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận tôi đòi (x. Pl 2,6), trở nên một người phàm để đến với mọi người và để cứu độ chúng ta. Người là thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ; Người là vua nhưng đã trở thành người tôi tớ hiền lành như chiên con bị xén lông mà chẳng mở miệng (x. Is 53,5-7), và Người hạ mình đến tột cùng khi chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá. Sự hiền lành và khiêm tốn của Chúa Giêsu trở thành sức mạnh của tình yêu và ơn cứu độ cho chúng ta. Người được Thiên Chúa tôn vinh với danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (x. Pl 2,9). Đúng là “ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Lc 18,14).
Như thế, Đức Giêsu không cứu độ con người bằng sức mạnh của quyền lực thống trị và áp đặt, nhưng bằng sự khiêm hạ và sức mạnh của tình yêu tự hiến. Người mở ra con đường thập giá để chúng ta bước theo và đạt tới vinh quang.
Khi nói về những vị thánh đã học theo gương của Chúa Giêsu, chúng ta nhớ tới câu chuyện về thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Tên thật ngài là Roncalli, trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài làm khâm sứ ở Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi thi hành công vụ, ngài nhận được một bức thư ngỏ của một linh mục chỉ trích ngài về nhiều điều. Nhận được lá thư đó, ngài đọc và không nói gì. Sau này, ngài làm Giáo Hoàng (1958), vị linh mục đó cùng với giáo dân hành hương sang Rôma để yết kiến ngài. Trong khi đứng chờ, đầu óc của vị linh mục cứ nghĩ tới bức thư, vừa hối hận vừa lo sợ: Chắc thời gian lâu rồi hy vọng Đức Thánh Cha đã quên chuyện cũ rồi. Không ngờ khi vừa mới tới, Đức Thánh Cha kéo lá thư trong cuốn sách kinh ra. Cha hoảng sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ở đây? Nhưng Đức Giáo Hoàng ôn tồn nói: “Con đừng sợ, Cha cám ơn con. Cha để lá thư trong sách để mỗi ngày đọc và xét mình. Hầu dứt khoát với những khuyết điểm nếu có và tránh những sai lầm có thể xảy ra trong tương lai. Mỗi lần như thế Cha lại nhớ đến con và biết ơn con.”
Các thánh là những người thật hiền lành và khiêm tốn như Chúa Giêsu! Chúng ta chưa giống Chúa vì chúng ta chưa học và sống sự hiền lành và khiêm nhường của Người. Nên hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy đến với Người và học nơi Người. Khi chúng ta có được sự hiền lành và khiêm nhường lòng, thì mỗi người, gia đình và xã hội sẽ có bình an. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền 'bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp'
Một lá cờ Trung Quốc được nhìn thấy trước một khu nhà ở Hồng Kông vào ngày 29 tháng 6 trước lễ kỷ niệm 26 năm ngày bàn giao thành phố này từ Anh quốc trả về lại cho Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7. (Ảnh: AFP)
(Theo AFP, Bắc Kinh, xuất bản: 01 tháng 7 năm 2023)
Một luật mới được Trung Quốc cắt nghĩa về hoạt động gián điệp có hiệu lực vào thứ Bảy (1/7/2023), cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn bao giờ hết để trừng phạt những kẻ mà chính phủ cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Chính phủ Hoa Kỳ, các nhà phân tích và luật sư nói rằng các sửa đổi đối với luật chống gián điệp của Bắc Kinh rất mơ hồ và sẽ khiến các nhà chức trách mất nhiều thời gian hơn trong việc thực thi luật an ninh quốc gia vốn đã không rõ ràng.
Ban đầu họ định đưa ra để lấy ý kiến công chúng vào tháng 12 năm 2022, các bản sửa đổi đã được cơ quan lập pháp cấp cao của Trung Quốc chính thức phê duyệt vào tháng 4.
Luật pháp Trung Quốc đã đưa ra những hình phạt khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc làm gián điệp, từ tù chung thân đến tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng.
Vào tháng 5, một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi đã bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp.
Theo luật sửa đổi, "dựa vào các tổ chức gián điệp" cũng như đánh cắp "tài liệu, dữ liệu, tư liệu và vật phẩm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia" đều có thể bị ghép vào tội gián điệp.
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền "bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp" và nói rằng họ sẽ "duy trì pháp quyền".
Nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thay đổi này nhằm bắt giữ hết những người thậm chí có mối liên hệ một chút với các tổ chức bị cáo buộc làm gián điệp.
Chính phủ làm cho bối cảnh môi trường vốn đã căng thẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, trở nên xiết chặt hơn sau các cuộc đột kích và thẩm vấn nhân viên tại công ty thẩm định Mintz Group và công ty tư vấn khổng lồ Bain and Company trong năm nay.
Jeremy Daum, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai của Đại học Yale, nói với AFP rằng luật mới thể hiện "cách tiếp cận toàn xã hội để đối phó với bất kỳ điều gì có nguy cơ cho là an ninh quốc gia".
Daum cho biết luật này được xây dựng dựa trên xu hướng thắt chặt kiểm soát rộng lớn hơn kể từ năm 2014 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Ông nói thêm, định nghĩa mơ hồ về hoạt động gián điệp và an ninh quốc gia cho phép các nhà chức trách có phạm vi rộng hơn, và có thể sẽ có "tác động mạnh mẽ hơn đối với những người dân có liên hệ với người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài."
Các bản đổi mới đã gây xôn xao trong các cộng đồng doanh nghiệp, với các công ty trước sự giám sát chặt chẽ hơn nữa.
Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc, đã viết trong một blog gần đây rằng những thay đổi này "đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về việc tiến hành một số hoạt động kinh doanh thông thường, hiện có nguy cơ bị coi là gián điệp".
Allen viết: “Niềm tin vào thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu luật được áp dụng thường xuyên và không có mối liên hệ rõ ràng, sẽ bị mọi người cho là gián điệp”.
Các quan chức ngoại giao từ một số quốc gia cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trước những thay đổi pháp lý, kêu gọi người dân ở Trung Quốc cần cảnh giác.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết luật này sẽ "mở rộng đáng kể phạm vi những gì (Bắc Kinh) coi là hoạt động gián điệp".
Phó phát ngôn viên Vedant Patel cho biết Washington sẽ "tiếp tục lên tiếng về các vấn đề nhân quyền và pháp quyền, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm đối với các hoạt động đàn áp (của Trung Quốc), mà điều này, tất nhiên, sẽ là một trong số đó".
Và Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia Hoa Kỳ (NCSC) đã cảnh báo hôm thứ Sáu rằng luật này mang lại cho Bắc Kinh "cơ sở pháp lý mở rộng để truy cập và kiểm soát dữ liệu mà các công ty Hoa Kỳ hoạt động ở Trung Quốc".
Đức Tổng Giám Mục Sydney lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chống lại một đạo luật được đề xuất hạn tuổi được trợ tử tự nguyện là 14 tuổi tại Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT).
(Tin Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Sydney đã cảnh báo rằng một khuôn khổ pháp lý mới được đề xét bởi Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT) cho phép trẻ em từ 14 tuổi được trợ tử tự nguyện (VAD) có thể khiến cho “bất kỳ ai muốn” đều được quyền trợ tử.
Trợ tử tự nguyện ở Úc
Trợ tử tự nguyện đã được giới thiệu ở các tiểu bang Úc Châu từ ngày 31 tháng 1 năm 2023, sau Nam Úc, Victoria, Queensland, Tasmania và gần đây là New South Wales (28 tháng 11 năm 2022) chấp thuận luật trợ từ sau khi Đạo luật về trợ tử của Úc năm 1997 bị bãi bỏ. Giờ đây luật trợ tử lại được các nghị viện tiểu bang và lãnh thổ thông qua.
Tất cả các tiểu bang đều đồng ý rằng người tự quyết đó phải ít nhất 18 tuổi và đang mắc bệnh, bệnh tật hoặc tình trạng khiến họ đau khổ và có khả năng đưa ra quyết định một cách độc lập.
Dự luật do chính phủ Thủ đô (ACT) đề xuất sẽ giảm số tuổi xuống là 14 trở nên và cũng sẽ loại bỏ yêu cầu về thời gian cho phép trợ tử dự kiến từ 6 đến 12 tháng người quyết định bị các chứng bệnh đau đớn quá sức chịu đựng!...
Bà bộ trưởng Nhân quyền của Thủ đô (ACT) là bà Tara Cheyne, người đứng đầu đề xuất, nói với truyền thông Úc rằng trẻ em nên có quyền lựa chọn giống như người lớn về cách chúng kết liễu cuộc đời vì 'những người trẻ dưới 18 tuổi cũng có thể trải qua giai đoạn cuối đời mà không thể chịu đựng được, trước những căn bệnh nan y'.
Đức Tổng Giám Mục Fisher: tiêu chuẩn ngày càng thấp
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đề xuất này. Ngài nói: “Thực tế là, mọi lãnh vực tài phán trên thế giới đã đi theo con đường trợ tử, đã dần dần tước bỏ mọi biện pháp bảo vệ cho mình. “Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu như đề xuất của Thủ đô (ACT), với tiêu chuẩn thấp, thì họ sẽ kết thúc mọi trường hợp mà không có gì ngăn cản nổi!”
Đức Tổng Giám Mục Sydney cũng đặt câu hỏi tại sao những đứa trẻ 14 tuổi được coi là quá trẻ để lái xe và bỏ phiếu nhưng lại đủ trưởng thành để “đưa ra quyết định sinh tử”.
Một nhóm theo dõi chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức cho biết hôm thứ Ba rằng họ đã ghi nhận 2.480 sự việc ở nước này vào năm ngoái - trung bình gần tới bảy vụ mỗi ngày.
Trong báo cáo thường niên của mình, Cục Nghiên cứu và Thông tin về Chủ nghĩa Bài Do Thái, hay RIAS, cho biết mặc dù họ ghi nhận số vụ bài Do Thái giảm nhẹ vào năm 2022, nhưng so với năm trước, có 9 vụ bạo lực cực đoan — là con số cao nhất về những trường hợp như vậy kể từ khi bắt đầu lưu trữ hồ sơ toàn quốc vào năm 2017.
Những tội ác cực kỳ bạo lực đó bao gồm một vụ nổ súng tại nhà của một cựu giáo sĩ Do Thái bên cạnh một giáo đường Do Thái cũ ở thành phố Essen phía tây vào tháng 11 năm ngoái. Công tố viên liên bang của Đức hiện đang điều tra vụ án cùng với hai tội ác bạo lực chống Do Thái khác vì nghi ngờ rằng chúng có thể được thực hiện với sự hợp tác của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Tuy nhiên, thường xuyên hơn, “đó là những tình huống hàng ngày mà người Do Thái phải đối mặt với chủ nghĩa bài Do Thái,” Benjamin Steinitz, người đứng đầu RIAS, nói với các phóng viên ở Berlin.
Những sự việc này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ nơi làm việc đến nhà, đến phương tiện giao thông công cộng, trong siêu thị hoặc tại một buổi hòa nhạc. Những sự việc bài Do Thái “hàng ngày” như vậy có nguồn gốc chính trị đa dạng và thường bao gồm việc bác bỏ thảm họa Holocaust, trong đó Đức Quốc xã và tay sai của chúng đã sát hại 6 triệu người Do Thái Âu Châu.
Nhiều tội ác căm thù bài Do Thái cũng bao gồm những trò chế giễu phổ biến liên quan đến người Do Thái hoặc các thuyết âm mưu liên quan đến đại dịch coronavirus, và xung đột Trung Đông.
Theo những gì RIAS ghi lại, mọi vụ bài Do Thái thứ năm đều là có tổ chức. Nền tảng cực đoan cánh hữu có liên quan đến 13% tổng số vụ việc, trong khi 53% vụ việc không thể liên kết rõ ràng với một nền tảng chính trị cụ thể.
Ủy viên chống chủ nghĩa bài Do Thái của chính phủ Đức, ông Felix Klein, đã chỉ ra cụ thể các vụ bài Do Thái trong lĩnh vực văn hóa của Đức, trong đó người đứng đầu một chương trình nghệ thuật lớn ở Đức, đã phải từ chức vào năm ngoái sau khi một cuộc triển lãm có các yếu tố bài Do Thái gây ra phản đối kịch liệt ở Quốc gia.
Source:ABC News
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #246: Evil Texts from Demons & A Witch”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 246: Những Tin Nhắn Độc Ác Từ Ác Quỷ và Một Phù Thủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tin nhắn khác từ quỷ đêm qua. Đó là một cơn thịnh nộ ma quỷ điển hình. Những con quỷ đang hành hạ một người đau khổ và cha của cô ấy bằng một loạt các văn bản tục tĩu và chế giễu. Tại một thời điểm, tôi đã nhắn lại lời cầu nguyện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae nổi tiếng. Sau đó, các văn bản ma quỷ dừng lại, trong giây lát. Họ bắt đầu lại và lần thứ hai tôi cũng nhắn lại lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và nói thêm, “Cầu xin các Quyền năng của Thiên đàng bao quanh họ, bảo vệ họ và xua đuổi ma quỷ.” Lần này, sự dũng cảm và bẩn thỉu của ma quỷ đã dừng lại.
Những con quỷ đã đưa ra với một lời đe dọa: “Thật vinh hạnh Stephen. Có thể tối nay, bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện của tôi bao quanh bạn khi bạn ngủ trong một ngôi nhà mà bạn nghĩ là thanh bình, được bảo vệ an toàn.” Rõ ràng, lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae có hiệu quả chống lại lũ quỷ này và tôi đã ghi nhớ trong đầu để sử dụng lại. Trên thực tế, những con quỷ đã “ghé thăm” tôi trong đêm, nhưng một lời cầu nguyện giải thoát nhanh chóng đã đuổi chúng đi.
Trong một trường hợp khác, một gia đình cũng bị dày vò bởi hàng trăm tin nhắn, nhưng lần này chúng đến từ một mụ phù thủy. Bà ta tức giận với họ và đang cố gắng phá hủy gia đình họ. Tôi nhận thấy rằng có cùng một giọng điệu trong các văn bản của bà ta như trong các văn bản của ma quỷ. Chúng là những lời lẽ kiêu ngạo, chế nhạo, đe dọa, nói dối và báo thù. Bà ta nguyền rủa họ hàng ngày bằng những câu thần chú để gây ra đau khổ về thể chất và tinh thần, bao gồm cả con cái của họ.
Ai đó càng đi sâu vào con đường đen tối, họ càng suy nghĩ và hành động như ma quỷ. Chúng tôi gọi đây là: “não quỷ.” Có lẽ người phụ nữ này đã bắt đầu công việc của bà ta như một phù thủy “tốt”, hoặc ít nhất cô ấy nghĩ như vậy, mặc dù chẳng có có phép thuật nào là tốt. Giờ đây, rõ ràng là cô ấy đang say mê ma thuật đen tối và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Satan, mặc dù cô ấy tin rằng mình đang tôn thờ một vị thần ngoại giáo. Cô ấy đang suy nghĩ và hành động như ma quỷ.
Tất cả những điều này một lần nữa nhắc nhở tôi rằng tôi không được giống như họ. Tôi phải luôn là môn đệ của Chúa Giêsu. Tôi phải yêu đối phương của tôi, tha thứ cho những người bắt bớ tôi. Tôi phải khiêm tốn và chúc lành cho tất cả, không bao giờ nguyền rủa. Cách đây không lâu, tôi đã viết một bài tiểu luận nhan đề “Trái tim của một nhà trừ quỷ.” Tôi đang đọc lại nó ngày hôm nay và nhắc nhở tôi về việc tôi nên là ai:
Trái tim của một Nhà Trừ Tà
Tôi không khoe mình trừ quỷ, sự khoe khoang đến từ miệng của ma quỷ;
Tôi chọn phục vụ Chúa trong sự khiêm nhường.
Tôi không cảm thấy tiếc cho những đau khổ nhỏ bé của mình, chính Satan đóng vai nạn nhân;
Tôi chọn sự biết ơn với tất cả những gì đến với mình.
Tôi không trừng phạt ma quỷ hay trừng phạt bất cứ ai làm điều ác, ma quỷ buộc tội và gây ra đau khổ;
Tôi chọn tha thứ và hàn gắn.
Tôi không đánh giá trái tim của người khác, ma quỷ không ngừng chỉ trích và xé nát;
Tôi chọn củng cố và xây dựng. Tôi không nói xấu người khác hoặc nguyền rủa họ, gièm pha và nguyền rủa là công việc của phù thủy và ma quỷ,
Tôi chúc lành. Tôi không ghét … ngay cả Satan và tay sai của hắn, hận thù có ngôi nhà của nó trong địa ngục;
Tôi chọn yêu thương, nhà tôi ở thiên đường.
Source:Catholic Exorcism
Một “Thánh lễ cầu hồn” đã được cử hành vào tối thứ Ba cho linh hồn của ba giáo dân lâu năm tại nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở Newton, Massachusetts, sau tin tức đau lòng rằng họ được tìm thấy đã chết trong nhà của họ trong một biến cố mà văn phòng luật sư quận địa phương cho rằng đó là một vụ thảm sát tập thể một lúc giết ba người.
Gilda D'Amore, 73 tuổi, chồng bà là Bruno D'Amore, 74 tuổi và Lucia Arpino, 97 tuổi, mẹ của Gilda D'Amore, được tìm thấy đã qua đời trong phòng ngủ tại nhà của họ vào sáng thứ Bảy sau khi hai vợ chồng không đến nhà thờ để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới và Thánh lễ 10 giờ sáng.
Cả ba đã tham dự các thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở Newton trong nhiều thập kỷ, hiện là một họ nhánh của Nhà thờ Thánh Tâm ở Newton.
“Họ là muối của đất,” Cha Dan Riley, cha sở của nhà thờ, nói với CNA hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng cả ba đều rất quan tâm đến đời sống của giáo xứ.
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Boston Sean O'Malley đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Ba gọi cái chết của họ là “những vụ giết người tàn bạo và vô nghĩa” rằng họ “sẽ ở lại trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta chấp nhận sự mất mát không thể tưởng tượng được này.”
Ngài nói thêm: “Họ đã sống niềm tin Công Giáo của mình một cách tự hào và phục vụ Giáo hội.
Các chi tiết liên quan đến vụ thảm sát đã được tiết lộ tại tòa hôm thứ Ba. Văn phòng Giám định Y khoa, nơi tiến hành khám nghiệm tử thi của Gilda D'Amore, đã phán quyết nguyên nhân cái chết là một vụ giết người do khoảng 30 vết thương do vật nhọn và cùn gây ra trên đầu, mặt của cô, cổ và các chi trên.
Việc khám nghiệm tử thi của Bruno D'Amore và Lucia Arpino đã được lên kế hoạch vào thứ Ba.
Một cư dân Newton, Christopher Ferguson, 41 tuổi, đã bị bắt và bị buộc tội giết người, hai tội tấn công và hành hung bằng vũ khí nguy hiểm gây thương tích cơ thể nghiêm trọng và trộm cắp liên quan đến những cái chết mà anh ta đã không nhận tội vào thứ Ba theo lời buộc tội của anh ta tại Tòa án quận Newton khi xuất hiện trên Zoom.
Ferguson đang bị giam giữ mà không được tại ngoại.
Sau khi khám nghiệm tử thi của Bruno D'Amore và Lucia Arpino, các cáo buộc bổ sung có thể được đưa ra, văn phòng Biện lý Quận Middlesex cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Cảnh sát cho biết trong tuyên bố của mình rằng tại thời điểm này, vụ giết người “dường như là một hành động ngẫu nhiên.”
Riley nói rằng D'Amores và Arpino là “những người tuyệt vời”, những người “rất tham gia tích cực vào đời sống của giáo xứ.”
“Họ là phiên bản tốt nhất của người Mỹ gốc Ý Công Giáo mà bạn có thể tin được,” anh nói thêm.
Paul và Ginny Arpino, nhân viên giáo xứ và là anh em họ của D'Amores, đã gửi một email đến giáo xứ đã được chia sẻ với CNA để yêu cầu những lời cầu nguyện “cho họ, đặc biệt là cho ba đứa con của họ và năm đứa cháu của họ.”
Email nói rằng Gilda D'Amore, người mà Arpinos gọi là “Jill”, chăm sóc hoa trong nhà thờ và đồ trang trí cho các mùa phụng vụ.
Email cho biết: “Dì tôi đã dành hàng giờ liền để chăm sóc nhà thờ của chúng tôi.”
“Bruno được biết đến với giọng nói lớn và tính cách cởi mở của anh ấy, và với tư cách là 'bếp trưởng', anh ấy tự hào về món bánh mì kẹp thịt trong các buổi dã ngoại của giáo xứ,” email cho biết.
Lucia “chưa bao giờ bỏ lỡ Thánh lễ lúc 10 giờ sáng” cho đến khi có COVID-19, email cho biết. Email cho biết bà và chồng, Alberto, thường ngồi ở khu cuối phía bắc của nhà thờ trong hơn 60 năm.
“Lucia sẽ được đặc biệt nhớ đến vào cuối tuần Lễ Đức Mẹ Núi Carmel Festa sắp tới khi bà trung thành bước đi trong đoàn rước đó qua các đường phố của Nonantum vào những năm 90 của bà,” Arpinos viết.
Riley nói với CNA rằng giáo dân bị sốc và đầy đau buồn nhưng đang hỗ trợ lẫn nhau với “niềm tin sâu sắc rằng Chúa Giêsu đã sống lại và họ ở với Chúa.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi đau buồn, nhưng với hy vọng, như Kinh thánh nói”.
Đức Hồng Y O'Malley cho biết trong tuyên bố của mình rằng ngài đang ở Rome và sẽ dâng Thánh lễ cho D'Amores và Arpino tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican.
“Là linh mục, chúng tôi phục vụ mọi người trong thời điểm mất mát và thảm kịch lớn. Thông thường, lời nói không đủ để giúp gia đình và bạn bè đối mặt với sự mất mát của người thân. Chúng tôi trông cậy vào Chúa để có câu trả lời,” ngài nói.
“Chúng tôi tìm cách hiểu. Thông thường, chúng ta chỉ đơn giản là không thể hiểu được những gì đã xảy ra. Nhưng niềm tin của chúng ta đã nâng đỡ chúng ta, và trong thời điểm đau đớn tột cùng này, chúng ta biết rằng Chúa luôn ở bên chúng ta,” O'Malley nói thêm.
“Họ yêu mến Chúa Kitô và Giáo hội,” ngài nói về D'Amores và Arpino.
Đức Hồng Y O'Malley cũng nói rằng giáo dân tại giáo xứ hợp tác đắc lực với cha sở Riley. Vì thế, các nhân viên giáo xứ; và toàn bộ cộng đồng Newton cũng sẽ được ghi nhớ trong những lời cầu nguyện.
“Chúng tôi cảm ơn vì cộng đoàn giáo xứ Đức Mẹ Phù hộ các tín hữu và các cộng đoàn Công Giáo xung quanh đã cùng nhau hỗ trợ và chăm sóc lẫn nhau. Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta sẽ ghi nhớ món quà là cuộc sống của Gilda, Bruno và Lucia.”
“Lạy Chúa, xin ban cho họ ơn yên nghỉ vĩnh hằng, và xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu rọi trên họ. Xin cho linh hồn của họ và linh hồn của tất cả các tín hữu đã ra đi, nhờ lòng thương xót của Chúa, được yên nghỉ. Amen.”
Thánh lễ được cử hành lúc 6:30 chiều tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu ở 573 Washington St. ở Newton vào Thứ Ba.
Source:Catholic News Agency
Chúa Nhật 2 Tháng Bẩy, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 13 Mùa Quanh Năm.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.
“Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.
“Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ” (Mt 10,41). Từ ngữ “ngôn sứ” xuất hiện ba lần. Nhưng loại ngôn sứ nào? Có một số người tưởng tượng một ngôn sứ là một loại pháp sư nói trước tương lai. Nhưng đây là một ý tưởng mê tín dị đoan và Kitô hữu không thể tin vào những điều mê tín, chẳng hạn như ma thuật, bài tarot, lá số tử vi và những thứ tương tự khác. Trong ngoặc đơn, nhiều, rất nhiều Kitô hữu đi xem chỉ tay. Xin vui lòng, đừng làm như thế. Những người khác mô tả một ngôn sứ như những nhân vật chỉ có trong quá khứ, là những người tồn tại trước Chúa Kitô để báo trước sự xuất hiện của Ngài. Tuy nhiên, hôm nay chính Chúa Giêsu nói về sự cần thiết phải chào đón các ngôn sứ. Do đó, họ vẫn hiện hữu. Nhưng họ là ai? Ngôn sứ là gì?
Thưa anh chị em, mỗi người chúng ta đều là một vị ngôn sứ;. Thật vậy, với Bí Tích Rửa Tội, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hồng ân sứ vụ ngôn sứ (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1268). Ngôn sứ là người, nhờ Phép Rửa, giúp người khác đọc hiện tại dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Điều này rất quan trọng: đọc hiện tại không giống như tin tức, không phải như thế. Chúng ta phải đọc nó như được soi sáng và dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng giúp hiểu các kế hoạch của Thiên Chúa và đáp lại những kế hoạch ấy. Nói cách khác, ngôn sứ là người chỉ Chúa Giêsu cho người khác, là người làm chứng cho Người, là người giúp sống hôm nay và xây dựng tương lai theo ý định của Người. Vì vậy, tất cả chúng ta đều là những ngôn sứ, những chứng nhân của Chúa Giêsu, để “sức mạnh của Tin Mừng được chiếu tỏa trong đời sống xã hội và gia đình hàng ngày” (Lumen Gentium, 35). Ngôn sứ là một dấu chỉ sống động, người chỉ ra Chúa cho người khác. Ngôn sứ là phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô trên con đường của anh chị em. Và như vậy, chúng ta có thể tự hỏi: Tôi, -- mỗi người chúng ta, có phải là “ngôn sứ được tuyển chọn” nhờ Bí Tích Rửa Tội, tôi có nói, và trên hết, tôi có sống như một chứng nhân của Chúa Giêsu không? Tôi có mang một chút ánh sáng của Ngài vào cuộc sống của người khác không? Tôi có tự đánh giá mình về điều này không? Tôi tự hỏi: Tôi làm chứng như thế nào, lời tiên tri của tôi như thế nào?
Trong Tin Mừng, Chúa cũng yêu cầu chúng ta đón tiếp các ngôn sứ. Vì vậy, điều quan trọng là phải chào đón nhau như những người mang sứ điệp của Thiên Chúa, mỗi người tùy theo bậc và ơn gọi của mình, và thực hiện điều đó ngay tại nơi chúng ta sống – nghĩa là trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn tu trì., ở những nơi khác trong Giáo hội và ngoài xã hội. Thánh Thần đã phân phát các ơn tiên tri trong Dân thánh của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao thật tốt khi lắng nghe mọi người. Ví dụ, khi cần đưa ra một quyết định quan trọng – chúng ta hãy nghĩ về điều này – điều tốt trước hết là cầu nguyện, kêu cầu Chúa Thánh Thần, nhưng sau đó phải lắng nghe và đối thoại với niềm tin tưởng rằng mỗi người, dù là người nhỏ nhất, bởi vì họ có điều gì đó quan trọng để nói, một món quà tiên tri để chia sẻ. Do đó, sự thật được tìm kiếm và bầu không khí lắng nghe Chúa và anh chị em của chúng ta lan rộng, nơi mọi người không cảm thấy chỉ được chào đón khi họ nói những gì tôi thích, nhưng họ cảm thấy được chấp nhận và đánh giá cao như những món quà mà họ đang có.
Chúng ta hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu xung đột có thể tránh được và giải quyết được theo cách này, khi chúng ta lắng nghe người khác với mong muốn chân thành để hiểu nhau! Vì vậy, cuối cùng, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có biết đón nhận anh chị em của mình như những món quà mang tính ngôn sứ không? Tôi có tin rằng tôi cần họ không? Tôi có lắng nghe họ một cách tôn trọng, với mong muốn học hỏi không? Bởi vì mỗi chúng ta cần phải học hỏi từ những người khác. Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta cần phải học hỏi từ những người khác.
Xin Mẹ Maria, Nữ Vương các Ngôn sứ, giúp chúng ta nhìn thấy và đón nhận điều tốt lành mà Thần Khí đã gieo vào người khác.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Ngay cả trong mùa hè, chúng ta đừng mệt mỏi cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là cho người dân Ukraine đang bị bao vây. Và chúng ta đừng thờ ơ với những cuộc chiến khác thường bị lãng quên một cách đáng tiếc, và vô số các cuộc xung đột đã làm vấy máu nhiều nơi trên thế giới. Có rất nhiều cuộc chiến ngày nay. Chúng ta hãy quan tâm đến những gì đang xảy ra, chúng ta hãy giúp đỡ những người đau khổ và chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện là sức mạnh nhẹ nhàng bảo vệ và nâng đỡ thế giới.
Tôi chào tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và từ nhiều quốc gia và từ những nơi khác nhau ở Ý; đặc biệt là các Sơ của Thánh Giuse Bênêđictô Cottolengo, các em trẻ chịu phép Thêm Sức từ Ibiza và Formentera, các em từ cộng đoàn Tremignon và Vaccarino ở Vicenza. Tôi cũng chào “Nhóm Thánh Mauro” từ Cavarzere và trường mẫu giáo “Đức Mẹ Olmo” từ Verdellino. Và tôi chào các thành viên của nhóm Immaculata.
Tôi hy vọng tất cả anh chị em có một ngày Chúa nhật tốt lành và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mula của Juba kêu gọi các giáo phận thành lập các trung tâm khẩn cấp cho người tị nạn và người trở về từ Sudan bị chiến tranh tàn phá.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Khi cuộc nội chiến ở Sudan tiếp tục tàn phá đất nước làm số người di cư tiếp tục gia tăng, với viện trợ nhân đạo bị cản trở vì tình trạng mất an ninh và thiếu kinh phí, Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mula của Juba đã nhắc lại lời kêu gọi của ngài đối với các giáo phận khác ở Nam Sudan để thiết lập tình trạng khẩn cấp các trung tâm tái định cư cho người tị nạn và người hồi hương.
Ngài đã đưa ra lời kêu gọi trong tuần này trong diễn đàn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nam Sudan, diễn đàn đã kết thúc vào thứ Sáu, ngày 30 tháng 6, tại thủ đô của Nam Sudan.
Trường hợp khẩn cấp nhân đạo
Đức Tổng Giám Mục Ameyu nói rằng những người chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng ở Sudan phải được xem xét đặc biệt để định cư tại quốc gia này, đồng thời khuyến khích các tổ chức của Giáo hội tiếp tục giúp đỡ các trường hợp khẩn cấp nhân đạo.
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi trên trang mạng Radio Công Giáo như sau: “Thật không dễ dàng nhưng bạn có thể nâng đỡ tình hình nhân đạo ở Nam Sudan, tôi mong chờ các bạn giúp đỡ trong hoàn cảnh cấp thiết hiện nay!
Sudan đã rơi vào tình trạng hỗn loạn từ ngày 15 tháng 4. Kể từ đó, đất nước này đã phải hứng chịu các cuộc xung đột vũ trang dữ dội giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF), trung thành với tổng thống, Tướng Abdel Fattah al-Burhan, và Lực lượng Giải phóng (RSF), do phó thủ tướng Mohamed Hamdan Dagalo cầm đầu, đã khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Giao tranh đã lan rộng đến Darfur, đặc biệt ở Nyala, thủ phủ của Nam Darfur, và gần đây đến các bang miền Nam của Nam Kordofan và Blue Nile, nơi có Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan - Miền Bắc (SPLM-N) đã kết nối các nhóm lại tấn công chống lại quân đội Sudan.
2,5 triệu người phải di dời
UNCHR ước tính rằng, cho đến nay, khoảng 2,5 triệu người đã phải di dời do bạo lực trong và ngoài Sudan, và hơn 137.000 người đã đến Nam Sudan kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2023.
Hơn 16.000 người tị nạn và người xin tị nạn đã đến Ethiopia và tổng số 159.060 người tị nạn Sudan đã đến Chad. Ước tính có khoảng 15.335 người cũng đã đến Cộng hòa Trung Phi (CAR).
Hòa bình và hòa giải là một ưu tiên của Nam Sudan
Trước thực tế chiến tranh Sudan, Đức Tổng Giám Mục Ameyu kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo hội đẩy mạnh nỗ lực xây dựng hòa bình và hòa giải ở Nam Sudan, nơi các cuộc giao tranh địa phương và bạo lực cộng đồng tiếp tục đe dọa tiến trình hòa bình kéo dài và mong manh bắt đầu vào năm 2018.
Ngài nói: “Chúng ta hãy đặt hòa bình và hòa giải làm ưu tiên hàng đầu”, đồng thời thúc giục tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo đi đầu trong việc thực hiện các thông điệp đại kết do Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby và Đại Giáo Trưởng Iain Greenshields để lại trong chuyến thăm chung lịch sử của họ tới đất nước vào tháng 2 năm 2023.
ĐGM nói: “Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường trong việc thực hiện các thông điệp đại kết mà các vị khách của chúng ta, đặc biệt là Đức Thánh Cha Phanxicô để lại.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Ameyu cũng hoan nghênh các tổ chức phi chính phủ và các nhóm liên đới đang hoạt động tại Nam Sudan.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu đừng quên các cuộc xung đột và tranh chấp gây ra chết chóc, đau khổ và thiệt hại trên toàn cầu, đồng thời xin chúng ta đừng bao giờ ngừng cầu nguyện, vì “cầu nguyện là sức mạnh bảo vệ và nâng đỡ thế giới”.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Một cách đặc biệt, ĐTC xin “hãy cầu nguyện cho người dân Ukraine đang bị thử thách.”
Nhưng ngài cũng nhắc nhở mọi người đừng bỏ qua rất nhiều cuộc chiến bị lãng quên “mà đáng tiếc là thường bị lãng quên: nhiều cuộc xung đột và đụng độ làm đẫm máu nhiều nơi trên trái đất.”
“Có rất nhiều cuộc chiến.”
Đức Thánh Cha kết thúc lời kêu gọi của mình bằng cách kêu gọi tất cả những người thiện chí “hãy quan tâm đến những gì đang xảy ra.”
“Chúng ta hãy giúp đỡ những người đau khổ; chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì lời cầu nguyện là sức mạnh bảo vệ và duy trì thế giới.”
Happy Valley OR. Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Happy Valley, Oregon đã giữ lại truyền thống tốt đẹp từ tổ chức của Đại Hội Hành Hương tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi ở Portland, Oregon hay còn gọi là núi Grotto thuộc Dòng "Friar Servants of Mary"… "Dòng Tôi Tớ Mẹ Maria". liên tục cách đây 43 năm về trước từ khi giáo xứ còn ở tại Portland OR. Và đây là lần thứ hai được thay đổi địa điểm tổ chức và tên gọi của Đại Hội là: Đại Hội Đức Mẹ La Vang Oregon 2023 kỳ thứ 45.
Xem Hình
Năm nay, cũng trong dịp những ngày toàn đất nước Hoa Kỳ đang hướng đến ngày mừng Lễ Độc Lập July, 4 thì tại địa điểm ở khuôn viên rộng lớn của giáo xứ thuộc thành phố Happy Valley về hướng Nam của thành phố Portland OR, đã tổ chức 3 ngày Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 45 và kỷ niệm 48 năm ly hương, từ Thứ Sáu 30 tháng 6 đến Chúa Nhật ngày 2 tháng 7 năm 2023, với tâm tình tạ ơn Đức Mẹ, qua Mẹ mà Thiên Chúa đã ban cho con cái Mẹ qua những tháng năm sống trên đất nước tự do được sức khoẻ, an bình và tương lai của con cháu.
Cũng như mọi năm, Đại Hội quy tụ các cộng đoàn bạn cùng đến tham dự gồm có: Ba Lan, H-Mong Lào, Philippines, Đại Hàn và đặc biệt năm nay có thêm cộng đoàn Công Giáo người Hoa, và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vùng phụ cận như: Vancouver BC Canada, Tiểu Ban Washington, Bắc California.v.v…
Chủ Đề Đại Hội Năm Nay “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” ( John 2.5 )
THỨ SÁU 30-6 : Từ 3 giờ chiều có nghi thức Lòng Chúa Thương Xót Chúa do Cha Phó Xứ Gioan Baotixita Ngô Khắc Dương, SDD chủ sự, tiếp theo sau là vào lúc 6:30 PM Hoạt Cảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể diễn xuất lại hoạt cảnh Phúc Tử Đạo của Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Ninh. Và đúng 7 giờ tối Thánh Lễ Khai Mạc do Đức Cha Peter L. Smith Phụ Tá Đức Tổng Giám Mục Portland, OR chủ tế, cùng đồng tế có Cha Chánh Xứ Đaminh Phạm Tĩnh, SDD, quý Cha Phó Xứ và hai Cha phụ trách giảng Tĩnh Tâm cho Đại Hội Matthêu Nguyễn Khắc Hy, PSS và Cha Đaminh Nguyễn Minh Viện, SDB cùng quý Cha thuộc Tu Đoàn Nhà Chúa ở Hải Ngoại, Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn Giacôbê Nguyễn Nam Tiến, quý Tu Sĩ Nam Nữ và khá đông giáo dân của giáo xứ cùng các cộng đoàn khắp mọi nơi quy tụ về tham dự 3 ngày Đại Hội.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ đã có lời chào đón của ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ, Phanxico Xavie Đỗ Văn Hải, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội và tiếp theo sau là giới thiệu của Cha Chánh Xứ về 3 ngày Đại Hội cùng cộng đoàn.
Cuối Thánh Lễ có nghi thức kiệu Mình Thánh Chúa quanh khuôn viên giáo xứ và sau khi chấm dứt cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa là có giờ Chầu Thánh Thể tại nguyện đường của giáo xứ.
THỨ BẢY 1-7 : Đúng 8 sáng có Thánh Lễ và Xức Dầu Bệnh Nhân tại Nhà Thờ lớn và chương trình Hội Thảo vào lúc 10 giờ sáng cho người lớn do Cha Matthêu Nguyễn Khắc Hy PSS giảng thuyết gồm có 2 đề tài của sáng và chiều, Cùng giờ Cha Đaminh Nguyễn Minh Viện SDB phụ trách phần Hội Thảo cho giới trẻ tại phòng Quad bằng tiếng Anh, giáo dân và giới trẻ đã hưởng ứng tham dự khá đông đủ.
Cùng ngày, vào lúc 5 giờ 30 chiều có Nghi Thức Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do các em trường Giáo Lý-Việt Ngữ thuộc Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc Braverton OR một giáo họ của giáo xứ phụ trách. Tiếp theo sau là Thánh Lễ Tôn Kính Đức Mẹ do Đức Cựu Tổng Giám Mục Giáo Phận Portland, Jonh G. Vlazny chủ tế, cùng đồng tế có Cha Chánh Xứ, quý Cha Tu Đoàn Nhà Chúa, quý Thầy Sáu Vĩnh Viễn quý Tu Sĩ Nam Nữ và khoảng 2 ngàn giáo dân tham dự.
Cuối chương trình trong ngày vào lúc 8 giờ tối tại Họi Trường giáo xứ có Văn Nghệ giúp vui do các ca sĩ đến từ Nam California và địa phương trình diễn.
CHÚA NHẬT 2-7 : Đúng 8 giờ sáng có Nghi Thức chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà tiếp theo sau là nghi thức Tưởng Niệm các Chiến Sĩ Trận Vong và đồng bào vược biên vược biển trên đường tìm tự do. Chấm dứt nghi thức trên là cuộc Rước Kiệu Cung Nghinh Đức Mẹ La Vang quanh giáo xứ thuộc trung tâm tổ chức đại hội. Kết thúc cuộc rước kiệu là tiết mục Dâng Hoa Kính Đức Mẹ trước Tượng Đài Đức Mẹ do các em Trường Giáo Lý-Việt Ngữ của giáo xứ diễn xuất trông rất đẹp mắt và trang nghiêm…
Đúng 10 giờ sáng: Phần Kết Thúc 3 Ngày Đại Hội là Thánh Lễ Đại Trào tại Khán Đài ngoài trời do Đức Cha Peter L. Smith Phụ Tá Đức Tổng Giám Mục Portland, OR chủ tế, Cùng Đồng Tế có Cha Chánh Xứ Đaminh Phạm Tĩnh. SDD, Quý Cha Tu Đoàn Giáo Sĩ Nhà Chúa Hãi Ngoại, Quý Cha khách Địa Phận và các Dòng Tu, Quý Thầy Sáu Phó Tế và đặc biệt quý Cha giảng tĩnh tâm cho Đại Hội, Cùng hiện diện có Quý Sơ Phụ Trách và các Sơ thuộc Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt / Miền Portland, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm/ Beaverton Oregon v.v… và khoảng hơn 5000 ngàn giáo dân khắp mọi nơi quy tụ về tham dự.
Trước khi Đức Cha Chủ Tế Ban Phép Lành Kết Thúc Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ đại diện Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý Thầy Sáu và quý Sơ cùng cộng đoàn về tham dự 3 ngày Đại Hội thật sốt sắng và thánh thiện, cùng cám ơn các thiện nguyện viên các doàn thể ban ngành đã hy sinh thời gian và tài lực để tổ chức được thành công tốt đẹp. Cuối cùng kính chúc cộng đoàn ra về bình an trong ơn nghĩa của Mẹ La Vang Mẹ chúng ta. Xin hẹn gặp lại nhau trong Đại Hội năm sau từ ngày 5,6 và 7 tháng 7 năm 2024./.
Lê Quang Uyên.
Cách mạng hóa đời sống Do Thái
Tôi mời Moreland trình bầy đủ năm cơ cấu xã hội nói trên và giải thích những người theo Chúa Giêsu đã thay đổi hoặc từ bỏ chúng ra sao.
Ông nói: “Thứ nhất, từ thời Ápraham và Môsê, họ đã được dạy rằng họ cần phải dâng của lễ bằng thú vật trên cơ sở hàng năm để chuộc tội lỗi của họ. Thiên Chúa sẽ chuyển tội lỗi của họ sang con vật đó, và tội lỗi của họ sẽ được tha thứ để họ có thể ở vị thế chính trực đối với Người. Nhưng đột nhiên, sau cái chết của người thợ mộc thành Nadarét này, những người Do Thái này không còn dâng của lễ nữa.
Thứ hai, người Do Thái nhấn mạnh việc tuân giữ lề luật mà Thiên Chúa đã trao cho họ qua Môsê. Theo quan điểm của họ, đây là điều phân cách họ với các quốc gia ngoại giáo. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn sau cái chết của Chúa Giêsu, người Do Thái bắt đầu nói rằng bạn không thể trở thành một thành viên chính trực trong cộng đồng của họ chỉ bằng cách tuân giữ luật Môsê.
Thứ ba, người Do Thái cẩn thận giữ ngày Sabát bằng cách không làm bất cứ điều gì ngoại trừ việc sùng kính tôn giáo vào mỗi thứ Bảy. Đây là cách họ có được vị thế đúng đắn với Thiên Chúa, bảo đảm ơn cứu rỗi cho gia đình họ và ở vị thế đúng đắn với quốc gia. Tuy nhiên, sau cái chết của người thợ mộc Nadarét này, truyền thống một nghìn năm trăm năm này bị thay đổi đột ngột. Các Kitô hữu kia đã thờ phượng vào hôm Chúa nhật-tại sao? Vì đó là ngày Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
“Thứ tư, người Do Thái tin vào thuyết độc thần - chỉ có một Thiên Chúa. Trong khi các Kitô hữu dạy một hình thức độc thần hơi khác, họ nói rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa. Điều này hoàn toàn khác với những gì người Do Thái tin tưởng. Những người này coi đó là đỉnh cao của dị giáo khi nói rằng ai đó có thể vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Tuy nhiên, người Do Thái bắt đầu tôn thờ Chúa Giêsu là Thiên Chúa ngay trong thập niên đầu tiên của Kitô giáo.
“Và thứ năm, các Kitô hữu này hình dung Đấng Mêxia là một người chịu đau khổ và chết vì tội lỗi của thế giới, trong khi người Do Thái đã được huấn luyện để tin rằng Đấng Mêxia là một nhà lãnh đạo chính trị sẽ tiêu diệt quân đội La Mã".
Với bối cảnh đã được thiết lập đó, Moreland bắt đầu tấn công bằng lời lẽ tu từ, nhìn tôi bằng ánh mắt mãnh liệt và kiên định của ông. Ông nói, “Lee ạ, anh có thể giải thích ra sao việc tại sao trong một khoảng thời gian ngắn không chỉ một người Do Thái mà cả một cộng đồng người Do Thái gồm ít nhất mười nghìn người sẵn lòng từ bỏ năm thực hành chính từng phục vụ họ về mặt xã hội học và thần học trong nhiều thế kỷ? Lời giải thích của tôi rất đơn giản: họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết."
Trong khi quan điểm của Moreland cực kỳ gây ấn tượng, tôi thấy ngày nay mọi người có vấn đề trong việc người ta hiểu nó ngày nay. Tôi nói với ông rằng người Mỹ thế kỷ 20 rất khó đánh giá đúng bản chất triệt để của sự biến đổi này.
Tôi nói, “Ngày nay người ta có đức tin linh động. Họ nhảy qua nhẩy lại giữa Kitô giáo và tín ngưỡng Tân đại. Họ học đòi Phật giáo, họ trộn hổ lốn và tạo ra nền linh đạo của riêng họ. Đối với họ, việc thực hiện những thay đổi mà ông vừa đề cập dường như không phải là vấn đề lớn."
Moreland gật đầu. Rõ ràng ông đã nghe thấy phản bác này trước đây. "Tôi muốn hỏi một người như vậy, 'Niềm tin yêu quý nhất của bạn là gì?
Bố mẹ bạn có là những người tốt không? Giết người có vô luân không? Hãy nghĩ xem điều gì đó phải triệt để đến mức nào mới khiến bạn thay đổi hoặc từ bỏ niềm tin mà bạn vô cùng trân trọng. Bây giờ chúng ta đang bắt đầu tiến gần hơn.'
"Hãy nhớ rằng đây là toàn bộ cộng đồng những người đang từ bỏ niềm tin quý giá đã được truyền qua nhiều thế kỷ và họ tin rằng đó là từ chính Thiên Chúa. Họ đang làm điều đó mặc dù họ đang gây nguy hiểm cho phúc lợi của chính họ, và họ cũng tin rằng họ đang có nguy cơ đày đọa linh hồn họ xuống địa ngục nếu họ sai.
“Hơn nữa, họ không làm điều này bởi vì họ đã nảy ra những ý tưởng hay hơn. Họ rất hài lòng với những truyền thống cũ. Họ đã từ bỏ chúng vì họ đã nhìn thấy những điều kỳ diệu mà họ không thể giải thích được và điều đó buộc họ phải nhìn thế giới một cách khác."
Tôi nhận xét rằng chúng ta là những người theo chủ nghĩa cá nhân phương Tây thích sự thay đổi về kỹ thuật và xã hội học. Các truyền thống không đáng kể bao nhiêu đối với chúng ta."
Moreland trả lời, "Tôi xin đồng ý. Nhưng những người này coi trọng truyền thống. Họ sống trong thời kỳ mà điều gì càng cũ càng tốt. Thực thế, đối với họ, họ có thể lần giở một ý tưởng trở lại càng xa xưa thì càng có nhiều khả năng nó đúng sự thật. Vì vậy, vươn tới những ý tưởng mới là đi ngược với cách chúng ta là hiện nay.
Ông kết luận, “Tin tôi đi, những thay đổi này đối với cơ cấu xã hội Do Thái không những chỉ là các điều chỉnh nhỏ ngẫu nhiên- chúng hoàn toàn vĩ đại. Đây chẳng khác gì một trận động đất xã hội! Và động đất không xảy ra mà không có nguyên nhân."
Trưng bầy 4: Rước lễ và Rửa tội
Moreland coi việc xuất hiện của các bí tích rước lễ và rửa tội trong Giáo Hội tiên khởi như một bằng chứng gián tiếp nữa rằng biến cố Phục Sinh là có thật. Nhưng tôi vốn có một số nghi ngờ.
Tôi hỏi, "Há không phải là tự nhiên hay sao khi các tôn giáo tạo ra các nghi thức và thực hành riêng của họ? Mọi tôn giáo đều có chúng. Nên làm thế nào điều đó có thể chứng minh được điều gì về Sự Phục Sinh?”
Ông trả lời, “À, nhưng chúng ta hãy xem xét việc Rước lễ một chút đã. Điều kỳ lạ là những người theo Chúa Giêsu ban đầu này đã không tụ họp cùng nhau để cử hành những lời dạy của Người hay Người thật tuyệt vời xiết bao. Họ đến với nhau thường xuyên để có một bữa ăn cử hành vì một lý do: để tưởng nhớ việc Chúa Giêsu đã bị giết công khai một cách kỳ cục và nhục nhã.
"Hãy nghĩ về điều này theo nghĩa hiện đại. Nếu một nhóm người yêu John F. Kennedy, họ có thể gặp nhau thường xuyên để tưởng nhớ ông trong việc đối đầu với Nga, thúc đẩy quyền công dân, và nhân cách lôi cuốn của ông. Nhưng họ sẽ không cử hành sự kiện Lee Harvey Oswald đã giết ông!
"Tuy nhiên, điều đó tương tự như điều các Kitô hữu đầu tiên đã làm. Ông giải thích điều đó ra sao? Tôi giải thích nó cách này: họ nhận ra rằng việc giết Chúa Giêsu là một bước cần thiết để đạt được một chiến thắng lớn hơn nhiều. Vụ giết Người không phải là lời cuối cùng - lời cuối cùng là Người đã chiến thắng cái chết cho tất cả chúng ta bằng cách sống lại từ cõi chết.
Họ cử hành việc hành quyết vì họ tin chắc rằng họ đã nhìn thấy Người sống lại ra khỏi ngôi mộ."
Tôi hỏi, "Còn phép rửa tội thì sao?”.
"Giáo Hội tiên khởi đã tiếp nhận một hình thức rửa tội từ nền dưỡng dục Do Thái của họ, gọi là lễ rửa tội cho người tân tòng. Khi dân ngoại muốn tuân theo luật Môsê, người Do Thái sẽ rửa tội cho những người ngoại giáo đó nhân danh thẩm quyền Thiên Chúa của Israel. Nhưng trong Tân Ước, người ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - nghĩa là họ đã nâng Chúa Giêsu lên địa vị Thiên Chúa trọn vẹn.
“Không những chỉ có thế, phép rửa tội còn là một cử hành cái chết của Chúa Giêsu, giống như Rước lễ. Bằng cách ở dưới nước, ông đang cử hành cái chết của Người, và khi được đưa lên khỏi mặt nước, ông đang cử hành sự kiện này là Chúa Giêsu đã được nâng lên sự sống mới".
Tôi ngắt lời bằng cách nói, "Ông đang cho rằng những bí tích này không chỉ đơn thuần được thích ứng từ các tôn giáo gọi là huyền bí."
Moreland trả lời, "Và vì những lý do chính đáng. Đầu tiên, không có bằng chứng rành rành nào cho thấy bất cứ tôn giáo huyền bí nào cũng tin vào các vị thần chết đi và sống lại, cho đến sau thời kỳ Tân Ước. Vì vậy, nếu có bất cứ vay mượn, thì họ đã vay mượn của Kitô giáo.
"Thứ hai, việc thực hành phép rửa bắt nguồn từ phong tục của người Do Thái, và người Do Thái rất phản đối việc cho phép những ý tưởng của người ngoại hoặc người Hy Lạp ảnh hưởng đến sự thờ phượng của họ. Và thứ ba, hai bí tích này có thể đã có từ thời cộng đồng Kitô giáo sớm nhất - quá sớm để không chịu ảnh hưởng của bất cứ tôn giáo nào khác len lỏi vào sự hiểu biết của họ về ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu”.
Trưng bầy 5: Sự Xuất hiện của Giáo Hội
Moreland mở đầu điểm cuối cùng này bằng cách nói, "Khi một chuyển dịch văn hóa lớn diễn ra, các nhà sử học luôn tìm kiếm các sự kiện có thể giải thích nó.”
Tôi nói, “Vâng, điều đó có lý”.
“OK, vậy chúng ta hãy nghĩ về sự khởi đầu của Giáo Hội Kitô giáo. Chắc chắn nó đã bắt đầu ngay sau cái chết của Chúa Giêsu và lan truyền nhanh đến nỗi trong khoảng thời gian có thể là hai mươi năm, nó thậm chí đã đến cung điện của Xêda ở Rome. Không những chỉ có thế, nhưng phong trào này đã chiến thắng một số ý thức hệ cạnh tranh và cuối cùng áp đảo toàn bộ đế quốc La Mã.
“Bây giờ, nếu ông là người sao Hỏa nhìn xuống thế kỷ thứ nhất, ông nghĩ Kitô giáo hay Đế quốc La Mã sẽ tồn tại? Có lẽ ông sẽ không bỏ tiền vào một nhóm người khố rách áo ôm mà thông điệp chính là một người thợ mộc bị đóng đinh từ một ngôi làng vô danh đã chiến thắng ngôi mộ. Vậy mà nó lại đã thành công đến nỗi hôm nay chúng ta đặt tên con là Phêrô và Phaolô và những chú chó của chúng ta là Xêda và Nêrông! "Tôi thích cách C. F. D. Moule, Học giả Tân Ước của Cambridge, nói: 'Nếu việc đi vào hiện hữu của người Nadarét, một hiện tượng được chứng thực một cách không thể phủ nhận bởi Tân Ước, đã rạch một lỗ hổng lớn trong lịch sử, một lỗ hổng có kích thước và hình dạng của sự Phục sinh, nhà sử học thế tục đề xuất điều gì để ngưng nó lại?'" (3)
Mặc dù đây không phải là điểm mạnh nhất của Moreland, vì các phong trào tôn giáo khác cũng xuất hiện và lan rộng, nên bằng chứng gián tiếp không chỉ dựa vào sức mạnh của một sự kiện. Thay vào đó, nó là sức nặng tích lũy của một số sự kiện mà cùng nhau chúng làm cho bàn cân hướng về một kết luận. Và với Moreland, kết luận này thật rõ ràng.
Ông nói, "Hãy xem, nếu ai đó muốn xem xét bằng chứng gián tiếp này và đi đến phán quyết rằng Chúa Giêsu đã không trỗi dậy từ cõi chết- tốt thôi. Nhưng họ phải cung cấp một giải thích thay thế hợp lý cho cả năm trong số các sự kiện này.
"Hãy nhớ rằng, chắc chắn là những sự kiện này đúng sự thật; vấn đề trong câu hỏi là làm thế nào để giải thích chúng. Và tôi chưa bao giờ thấy lời giải thích nào tốt hơn là sự Phục Sinh.”
Tôi nhẩm ôn lại đoạn băng về bằng chứng gián tiếp: sự sẵn lòng của các môn đệ chịu chết vì điều họ đã trải nghiệm; cuộc sống cách mạng của những người hoài nghi như Giacôbê và Saolô; những thay đổi triệt để trong cơ cấu xã hội được người Do Thái ấp ủ trong nhiều thế kỷ; sự xuất hiện đột ngột của việc rước lễ và rửa tội; và sự xuất hiện và phát triển đáng kinh ngạc của Giáo Hội.
Với tất cả năm sự kiện không ai tranh cãi, tôi phải đồng ý với Moreland rằng Sự Phục Sinh, và chỉ có Sự Phục Sinh, mới làm cho chúng có ý nghĩa. Không có lời giải thích nào khác được gần như thế. Và đó mới chỉ là bằng chứng gián tiếp. Khi tôi thêm bằng chứng thuyết phục là ngôi mộ trống của Chúa Giêsu, và chứng từ đầy thuyết phục về các lần hiện ra sau Phục sinh của Người, lý lẽ xem ra đủ để kết luận.
Đó cũng là đánh giá của Ngài Lionel Luckhoo, luật sư lỗi lạc và khôn khéo với 245 vụ giết người liên tiếp được trắng án một cách đáng kinh ngạc đã giúp ông có một vị trí trong Sách Guinness Thế giới về Kỷ lục trong tư cách luật sư thành công nhất thế giới. Hai lần được Nữ hoàng Elizabeth phong chức Hiệp sĩ, cựu chánh án và nhà ngoại giao này đã phân tích, trong vài năm, một cách nghiêm ngặt các sự kiện lịch sử về sự Phục sinh trước khi tuyên bố, "Tôi nói một cách dứt khoát rằng bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô áp đảo đến độ nó buộc ta phải chấp nhận nhờ bằng chứng, một việc không chừa chỗ nào cho sự nghi ngờ."
Nhưng khoan đã. Còn nhiều điều nữa.
Đi bước cuối cùng
Cuộc phỏng vấn của chúng tôi đã kết thúc, Moreland và tôi đang nói đùa về túc cầu khi tôi rút máy ghi âm ra khỏi ổ điện và bắt đầu cất các ghi chú của mình đi. Mặc dù tôi hơi vội để bắt chuyến bay trở về Chicago, ông đã nói điều gì đó khiến tôi phải dừng lại.
Ông nhận xét, "Có một loại bằng chứng khác mà ông chưa hỏi".
Tôi nhẩm ôn lại cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Tôi nói, “Tôi chịu thua. Nó là gì vậy?"
Ông nói, "Chính cuộc gặp gỡ liên tục với Chúa Kitô phục sinh vốn xảy ra khắp nơi trên thế giới, trong mọi nền văn hóa, với mọi người từ mọi loại hậu cảnh và nhân cách - được giáo dục tốt và không, người giàu và người nghèo, người suy nghĩ và người cảm nhận, đàn ông và đàn bà. Tất cả đều làm chứng rằng hơn bất cứ điều đơn nhất nào trong cuộc sống của họ, Chúa Giêsu Kitô đã thay đổi họ."
Moreland nghiêng người về phía trước để nhấn mạnh. "Đối với tôi, điều này cung cấp bằng chứng cuối cùng - không phải là bằng chứng duy nhất mà là bằng chứng xác nhận cuối cùng rằng thông điệp của Chúa Giêsu có thể mở ra cánh cửa dẫn đến một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh”.
Tôi nói, “giả sử ông có một cuộc gặp gỡ như thế. Xin cho tôi biết về nó."
"Năm 1968, tôi là sinh viên hoài nghi chuyên ngành hóa học tại Đại học Missouri, khi tôi đối diện với sự kiện này: nếu tôi khảo sát các tuyên bố của Chúa Giêsu Kitô một cách có phê phán nhưng với một tâm trí cởi mở, thì sẽ có đủ bằng chứng để tôi tin nó.
“Vì vậy, tôi đã thực hiện một bước đức tin theo cùng một hướng mà bằng chứng đã chỉ ra, bằng cách tiếp nhận Chúa Giêsu như Đấng tha thứ và lãnh đạo của tôi, và tôi bắt đầu liên hệ với Người - với Chúa Kitô phục sinh - một cách rất thực chất và liên tục.
“Trong ba thập niên, tôi đã có hàng trăm đáp ứng chuyên biệt cho những lời cầu nguyện, tôi đã có những điều xảy ra mà đơn giản không thể giải thích được bằng các lý lẽ tự nhiên, và tôi đã trải nghiệm một cuộc sống thay đổi vượt xa bất cứ điều gì tôi có thể tưởng tượng."
Nhưng, tôi phản đối, người ta cũng trải nghiệm sự thay đổi cuộc sống trong các tôn giáo khác, vốn có giáo lý mâu thuẫn với Kitô giáo. Nên tôi hỏi, “Há không nguy hiểm hay sao khi đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan?".
Ông nói, "Hãy để tôi làm rõ hai điều. Đầu tiên, tôi không nói, 'Chỉ cần tin vào kinh nghiệm của bạn.' Tôi chỉ muốn nói, 'Hãy sử dụng tâm trí của bạn một cách bình tĩnh và cân nhắc các bằng chứng, và sau đó để kinh nghiệm xác nhận bằng chứng.' Thứ hai, nếu điều được bằng chứng này chỉ ra là đúng-nghĩa là, nếu tất cả các bằng chứng này thực sự xác nhận sự sống lại của Chúa Giêsu- thì chính bằng chứng đòi một thử nghiệm qua trải nghiệm."
Tôi nói, "Xin ông định nghĩa thử nghiệm đó".
“Thử nghiệm qua trải nghiệm là, 'Người vẫn còn sống, và tôi có thể tìm thấy điều này bằng cách liên hệ với Người.' Nếu ông ở trong một bồi thẩm đoàn và nghe đủ bằng chứng thuyết phục ông về tội phạm của ai đó, thì sẽ không có nghĩa khi dừng lại ở bước cuối cùng của việc kết tội anh ta. Và cũng thế đối với người ta, khi chấp nhận bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Giêsu mà không thực hiện bước cuối cùng là thử nghiệm nó qua trải nghiệm sẽ là bỏ lỡ nơi mà bằng chứng cuối cùng đã chỉ cho họ."
Tôi nói, "Vì vậy, nếu bằng chứng rõ ràng chỉ cho ta hướng này, sẽ chỉ hợp lý và hợp luận lý khi bước theo nó vào lãnh vực kinh nghiệm."
Gật đầu tán thành, ông nói, "Điều đó chính xác. Đó chính là xác nhận cuối cùng của bằng chứng. Thực thế, tôi xin nói điều này: bằng chứng kêu gào việc thử nghiệm qua trải nghiệm."
Tài liệu đọc thêm
Green, Michael. Christ Is Risen: So What? [Chúa Kitô Phục Sinh: Thì Sao?] Kent, England: Sovereign World, 1995.
McDowell, Josh. The Resurrection Factor [Nhân Tố Phục Sinh], 105-20. San Bernardino, Calif: Here's Life, 1981.
Moreland, J. P. Scaling the Secular City [Vẽ Bản đồ cho thành phố thế tục]. Grand Rapids: Baker, 1987.
Moule, C. F. D. The Phenomenon of the New Testament [Hiện tượng Tân Ước]. London: SCM Press, 1967.
Ghi chú
1.Black, Black’s Law Dictionary [Từ điển Luật], 221
2.Xem Josh McDowell, More than a Carpenter [Hơn Một Bác Thợ Mộc] (Wheaton, Ill. Living Books, 1977) 60-71
3. Moule, C. F. D. The Phenomenon of the New Testament [Hiện tượng Tân Ước]. (London: SCM Press, 1967), 3.
4. Donald McFarlan, chủ biên The Guiness Book of World Records (New York:Bantam, 1991), 547.
5. Clifford, The Case for the Empty Tomb[Lý lẽ bênh vực ngôi mộ trống], 112.
1. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiết lộ: Tập đoàn Wagner của Nga đã mất 21.000 binh sĩ ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Wagner Group Has Lost 21,000 Soldiers in Ukraine: Zelensky”, nghĩa là “Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiết lộ: Tập đoàn Wagner của Nga đã mất 21.000 binh sĩ ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tiết lộ ước tính của Kyiv về thiệt hại mà Nhóm lính đánh thuê Wagner phải gánh chịu.
Zelenskiy nói rằng nhóm do Yevgeny Prigozhin đứng đầu được chia thành hai loại — lính đánh thuê chuyên nghiệp và những người được gọi nhập ngũ từ các nhà tù mà ông mô tả là “bia đỡ đạn của họ”.
Tập đoàn Wagner là chìa khóa cho nỗ lực chiến tranh của Nga tại thành phố Bakhmut của Donetsk, trong đó cả hai bên được cho là đã chịu tổn thất nặng nề.
“Quân đội của chúng tôi đã giết chết 21.000 người và làm bị thương 80.000 người trong số họ,” Zelenskiy nói với tờ El Mundo của Tây Ban Nha trong một cuộc phỏng vấn trùng với chuyến thăm Kyiv của thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khi Madrid đảm nhận chức chủ tịch luân phiên Liên minh Âu Châu.
Prigozhin đã tổ chức một cuộc nổi dậy vào ngày 24 tháng 6, trong đó ông ta tuyên bố đã chiếm giữ các cơ sở quân sự của thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga.
Cuộc tuần hành của nhóm Wagner tới Mạc Tư Khoa để thách thức Bộ Quốc phòng Nga đã bị dừng lại sau một thỏa thuận được cho là sẽ khiến Prigozhin bị đày sang Belarus.
“Tin tốt là chúng tôi đã phá hủy thành phần năng động nhất trong nỗ lực của Nga,” Zelenskiy nói. “Bây giờ là lúc để tiếp tục. Về phần Wagner, giờ chúng tôi biết rằng họ sẽ đến Belarus và có thể tạo ra những mối đe dọa”.
Ông nói: “Phần còn lại của quân đội Nga không có động lực và yếu hơn chúng tôi”.
Zelenskiy nói rằng đơn vị mạnh nhất của Tập đoàn Wagner đang đóng quân ở miền đông Ukraine và họ không còn cách nào khác ngoài tấn công. “Họ không thể quay trở lại khi chưa hoàn thành nhiệm vụ,” ông nói, “Họ đã giết nhiều đồng đội của mình.”
Sau cuộc binh biến chống lại nhà lãnh đạo Nga, Zelenskiy nói rằng “Putin hiện đang bị đe dọa nhiều hơn tôi” và rằng “có nhiều người muốn giết ông ấy hơn”.
Các điều khoản của thỏa thuận mà Prigozhin đã đạt được với tổng thống Belarus Alexander Lukashenko không rõ ràng, nhưng chúng bao gồm các dịch vụ an ninh của Nga, FSB, hủy bỏ các cáo buộc chống lại thủ lĩnh lính đánh thuê; và các chiến binh của ông ta cũng không phải đối mặt với hành động pháp lý.
Tuy nhiên, blogger quân sự, Igor Girkin, cho biết trong một video trên kênh Telegram của mình rằng Putin “không thể bỏ mặc loại binh biến này mà không trừng phạt.”
Girkin, cựu đặc vụ và chỉ huy FSB của Nga, người đã chỉ trích Putin và Bộ Quốc phòng Nga trong chiến tranh, nói rằng nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện sự “bất lực hoàn toàn” của mình khi cho phép Prigozhin rời khỏi đất nước.
Người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budano nói với The War Zone trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng Kyiv “biết rằng FSB được giao nhiệm vụ ám sát” Prigozhin.
2. Putin trông yếu hơn bao giờ hết nhưng các đối thủ của ông nên chờ đợi sự báo thù
Ba ký giả Shaun Walker, Andrew Roth và Pjotr Sauer của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Putin looks weaker than ever but his opponents should expect vengeance”, nghĩa là “Putin trông yếu hơn bao giờ hết nhưng các đối thủ của ông nên chờ đợi sự báo thù”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Cuộc binh biến của Wagner đã làm tổn hại đến vị thế của tổng thống Nga; và những người theo dõi sát sao điện Cẩm Linh tin rằng ông đang chờ đợi thời cơ trước khi ra đòn đáp trả
Bốn ngày sau khi Vladimir Putin đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất đối với vai trò lãnh đạo 23 năm của mình, tổng thống Nga đã triệu tập các nhân vật truyền thông hàng đầu của đất nước để họp báo tại Điện Cẩm Linh.
Sự hoảng loạn vào cuối tuần trước, khi quân đội của lãnh chúa nổi loạn Yevgeny Prigozhin dường như chuẩn bị hành quân vào Mạc Tư Khoa, vẫn còn mới mẻ trong tâm trí mọi người. Putin, người đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng trong gần hai ngày khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, hiện đang tổ chức các cuộc họp với nhiều nhân vật chủ chốt khác nhau, bao gồm cả các biên tập viên của các cơ quan truyền thông trung thành, để tạo ra một hình ảnh kiểm soát tình hình một cách bình tĩnh.
Konstantin Remchukov, tổng biên tập của Nezavisimaya Gazeta, một tờ báo có quan hệ với Điện Cẩm Linh, người có mặt tại cuộc họp, cho biết: “Thông điệp chính là ông ấy đang giải quyết tình hình. Ông ấy đang bắt đầu điều tra và sẽ hỏi mọi câu hỏi, tìm hiểu mọi thứ và đưa ra những kết luận cần thiết.”
Tuy nhiên, khi cú sốc của bi kịch cuối tuần trước bắt đầu lắng xuống và những người trong giới tinh hoa chính trị bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của các sự kiện, mà chính Putin tuyên bố gần như đã dẫn đến “cuộc nội chiến”, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
Tại sao Putin lại cho phép Prigozhin, người mà những lời chỉ trích thẳng thắn, thô tục hầu như đã khiến ông ta trở thành một mối đe dọa tiềm tàng, lại có thể phát triển đủ mạnh để phát động một cuộc binh biến nghiêm trọng như vậy? Tại sao Putin lại vắng mặt và xa cách như vậy trong những thời điểm quan trọng của tình trạng bất ổn? Và nếu việc tiến hành một cuộc tấn công vũ trang vào trung tâm quyền lực dường như quá dễ dàng, thì điều gì sẽ ngăn cản những người khác làm như vậy trong tương lai?
Một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây tại Mạc Tư Khoa cho biết: “Bầu không khí thậm chí còn kỳ quái hơn bình thường. Một mặt, cuộc sống vẫn tiếp diễn và mọi người giả vờ như không có gì sai trái đã xảy ra; mặt khác, mọi người đều nhận ra rằng một cái gì đó có thể đã bị hỏng vĩnh viễn.”
Đường lối của Điện Cẩm Linh, được các kênh truyền hình nhà nước truyền đi và được Putin nhấn mạnh trong một số lần xuất hiện trước công chúng, là xã hội nói chung đã đoàn kết với nhau để bảo đảm cuộc binh biến bị đánh bại.
Alexandra Prokopenko, cựu cố vấn của ngân hàng trung ương Nga, hiện là học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, cho biết: “Thông điệp hiện nay là ngay cả một Putin yếu kém cũng tốt hơn là nội chiến.”
Remchukov cho biết ông đã nói chuyện với hàng chục nhân vật chính trị và kinh doanh hàng đầu trong những ngày gần đây và tin rằng giới tinh hoa đã thực sự lo lắng.
“Những người này đã có một nỗi sợ hãi nghiêm trọng,” anh nói. “Họ đã nhìn thấy đôi mắt giận dữ của Prigozhin, nghe thấy cách anh ta chửi thề, ngôn ngữ thô lỗ mà anh ta sử dụng. Những người có thể bất bình chính trị, tức giận về kinh tế, giống như tất cả họ đều nhấn phím xóa, và từ tất cả những người tôi gặp trong tuần này, họ đều nói một điều: 'Chúng ta ở bên nhau, chúng ta là tiến về phía trước.'“
Mặc dù đúng là hầu như không ai trong giới thượng lưu hoan nghênh việc tiếp quản của Prigozhin, nhưng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm tích cực của Remchukov về hậu quả.
Nhiều người lo lắng rằng Putin đã để tình hình đến mức như vậy, và bối rối trước việc ông ta biến mất khỏi tầm nhìn khi các sự kiện diễn ra. Cuộc khủng hoảng được ví như một khoảnh khắc “ quần áo mới của hoàng đế” đối với các thành viên của giới thượng lưu, với hệ thống được tiết lộ là mong manh hơn nhiều so với những gì mọi người tin tưởng.
Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty phân tích chính trị Russia Politik, cho biết: “Nhiều người thân cận với Điện Cẩm Linh và trong Điện Cẩm Linh chắc chắn rằng Prigozhin đang bị kiểm soát và có những người quản lý ông ta. Bây giờ, bạn phát hiện ra rằng tất cả là một mớ hỗn độn. Điều đó có nghĩa là bạn bắt đầu tự đặt một số câu hỏi, về những gì được kiểm soát ở đất nước này và những gì không được kiểm soát,” cô nói thêm.
Các cuộc tranh luận phổ biến đã đưa ra những so sánh bất lợi giữa Putin và tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, người vẫn ở Kyiv và có bài phát biểu qua video mạnh mẽ khi bị quân đội Nga tấn công vào tháng 2 năm ngoái. Putin dường như tỏ ra xa cách trong cuộc khủng hoảng, với tin đồn rằng ông đã trốn đến St Petersburg sau khi có bài phát biểu đầu tiên.
“Trong gần hai ngày, anh ta im lặng, sau đó anh ta bước ra và nói vô số điều vô nghĩa và tầm thường. Tôi đã có hàng chục người gọi cho tôi hỏi 'Cái quái gì vậy?' Mọi người thất vọng, thậm chí có thể bị tổn thương,” một người trong giới chính trị có mối quan hệ tốt ở Mạc Tư Khoa cho biết.
“Hiện tại, tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đã được ngăn chặn… nhưng tất nhiên, danh tiếng của Putin đã bị tổn hại, không thể nghi ngờ gì về điều đó. Bây giờ họ đã chuyển sang chế độ kiểm soát thiệt hại hoàn toàn,” một quan chức cấp cao đang phục vụ cho biết.
Tại một cuộc họp khác mà Putin tổ chức vào thứ Ba, lần này với các quan chức an ninh hàng đầu bao gồm cả bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, mục tiêu chính cho cơn thịnh nộ của Prigozhin, cảnh quay trên truyền hình về cuộc thảo luận mở đầu đã không làm được gì nhiều để xua tan cảm giác u ám.
“Hãy nhìn biểu cảm trên khuôn mặt của mọi người: họ đang ngồi đó trông giống như tất cả những người thân của họ vừa qua đời cùng một lúc,” một người trong giới chính trị cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin không cho rằng cuộc binh biến ở Prigozhin sẽ khiến những người khác trong giới thân cận của Putin có suy nghĩ tương tự.
Một trong những bí ẩn lớn nhất trong tuần qua là làm thế nào mà Prigozhin vẫn còn sống. Tổng thống Nga thường xuyên đưa ra những tuyên bố gay gắt về cái kết ghê rợn mà những kẻ mà ông cho là phản bội phải đối mặt. Tuy nhiên, Prigozhin rõ ràng đã được phép di chuyển cùng với một số chiến binh Wagner của anh ta đến Belarus, trong khi FSB đã hủy bỏ vụ kiện chống lại anh ta.
Một giả thuyết được đưa ra trong nội bộ Bộ Quốc phòng là Prigozhin, người đã dành nhiều năm phục vụ cho giới thượng lưu hàng đầu của Nga, đã tích lũy đủ tài liệu gây hại để sử dụng như một hợp đồng bảo hiểm.
Một cựu quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng cho biết: “Nhiều người trong Bộ Quốc Phòng tin rằng Prigozhin có ăn chia với tất cả mọi người. Điều này sẽ khiến anh ta khó có thể bị thanh lý, vì những bí mật mà anh ta nắm giữ giúp anh ta còn sống. Nếu không, tôi không biết làm thế nào anh ta vẫn còn sống được. Không thể giải thích được.”
Những người khác coi việc Putin đồng ý để Prigozhin đến Belarus là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém tạm thời của tổng thống Nga nhưng nghĩ rằng ông ta sẽ sớm ra tay.
“Tôi cho rằng trong nửa năm hoặc một năm nữa, novichok sẽ bắt kịp Prigozhin,” nguồn tin trong giới tinh hoa chính trị cho biết. Novichok là nhóm các đặc vụ Nga sử dụng các chất độc để hạ thủ nạn nhân. “Tôi không nghĩ anh ta sẽ dễ dàng được tha thứ, có thể không phải ngay lập tức nhưng đến một lúc nào đó, theo truyền thống tốt nhất, novichok sẽ đến thăm anh ta. Anh ta có lẽ nên coi chừng quần lót của mình,” nguồn tin nói thêm, đề cập đến vụ đầu độc thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny năm 2020, trong đó một đội tấn công của FSB dường như đã bôi chất độc thần kinh vào bên trong quần lót của anh ta.
Một câu hỏi khác là điều gì sẽ xảy ra với những người được cho là đã ủng hộ Prigozhin, hoặc những người cố gắng giữ thái độ trung lập và im lặng khi các sự kiện diễn ra. Có tin đồn xoay quanh Sergei Surovikin, một tướng chủ chốt của quân đội, đồng minh chính của Prigozhin trong Bộ Quốc phòng. Tờ New York Times trích dẫn các báo cáo tình báo của Hoa Kỳ cho thấy Surovikin đã bị giam giữ. Các cuộc thanh trừng có thể đang diễn ra.
“Chúng tôi tin rằng tổng thống sẽ tìm cách trừng phạt những người mà ông ấy coi là không đủ trung thành. Chúng tôi mong đợi các cuộc thanh trừng. Nó có thể không đến ngay lập tức, nhưng nó sẽ đến,” nhà ngoại giao phương Tây nói.
Remchukov cho biết rõ ràng từ cuộc gặp với các biên tập viên rằng ưu tiên của Putin bây giờ là cố gắng tìm ra ai khác có thể đã ủng hộ Prigozhin, dù công khai hay ngấm ngầm: “Tôi hiểu rằng ông ấy tham gia nghiêm túc vào nỗ lực tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, bằng cách nào, liệu Prigozhin đã hành động một mình, có liên quan đến tiền, v.v.
Putin sẽ hành động như thế nào khi nhận được thông tin này là điều khó dự đoán hơn. Những người trong giới thượng lưu ở Mạc Tư Khoa vẽ nên bức tranh về một nhà lãnh đạo ngày càng bị cô lập và thất thường.
“Để hiểu điều gì xảy ra tiếp theo, có lẽ bạn nên hỏi các nhà tâm lý học, không phải các nhà khoa học chính trị,” người trong cuộc ở Mạc Tư Khoa cho biết. “Rõ ràng là chúng ta đang đối phó với một người không đưa ra quyết định hợp lý vào lúc này.”
3. Tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh cho rằng cuộc binh biến của Prigozhin đã tiết lộ một 'lượng thông tin điên rồ' cho đối phương
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Mutiny Revealed 'Insane Amount of Information' to Enemy—Solovyov”, nghĩa là “Solovyov nói rằng cuộc binh biến của Prigozhin đã tiết lộ một 'lượng thông tin điên rồ' cho đối phương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Nhà tuyên truyền của điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov đã nói rằng cuộc nổi dậy do người đứng đầu Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo đã tiết lộ thông tin cho “đối phương”, khi ông coi cuộc nổi dậy là một hành động phản quốc đã gây ra thiệt hại to lớn cho danh tiếng của Nga.
Solovyov đã đưa ra nhận xét trên chương trình phát thanh Polniy Kontakt nghĩa là “Tiếp xúc toàn diện” của ông ta, chương trình này cũng được phát trực tuyến. Một đoạn clip dài 15 phút về buổi phát sóng đã được Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russian Media Monitor, chia sẻ trên Twitter.
Cuộc binh biến ngắn ngủi của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6 chứng kiến các chiến binh Nhóm Wagner của ông ta tiến từ miền nam nước Nga đến Mạc Tư Khoa như một phần của “cuộc hành quân vì công lý” chống lại giới lãnh đạo quân sự của đất nước. Điều đó xảy ra sau mối thù công khai kéo dài hàng tháng với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov về cách họ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.
Solovyov, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói rằng ông đã cảnh báo Prigozhin không được phạm tội “phản quốc” trước khi trùm Wagner nổi dậy, theo bản dịch được cung cấp bởi Russian Media Monitor, do nhà báo Julia Davis điều hành.
Ông nói: “Cần lưu ý rằng Prigozhin, chứ không phải các chiến binh Wagner, thường nói một cách cực kỳ thiếu tôn trọng những người đã chiến đấu bên cạnh anh ta. Tôi không nghĩ điều đó là đúng và tôi đã nói với anh ta như vậy.”
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga cho biết ông đã bày tỏ những tình cảm này với Prigozhin trong các cuộc trò chuyện riêng.
“Tôi đã cố gắng cảnh báo anh ta, đây là hành động phản bội Tổ quốc. Tôi đã cố gắng cảnh báo anh ta không nên suy nghĩ theo hướng này,” anh ta nói.
Solovyov cho biết không ai có thể “nằm mơ thấy nổi” rằng Prigozhin sẽ hành quân đến Mạc Tư Khoa cùng với các chiến binh Nhóm Wagner của ông ta.
“Đây là một bi kịch khủng khiếp, đó là một cuộc nội chiến!” ông ta nói.
“Phương Tây đang xoa tay. Họ nói, 'Điều này có nghĩa là nó có thể xảy ra ở Nga! Điều đó có nghĩa là kiểu bất tuân dân sự này có thể xảy ra!', vì vậy bạn có thể tập hợp vài nghìn người cùng với thiết bị không phải của họ, nó thuộc về Bộ Quốc phòng, và hành quân đến Mạc Tư Khoa. Chiến đấu trên mảnh đất quê hương!”
Nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh lưu ý rằng Prigozhin có thể tiến gần Mạc Tư Khoa mà không gặp nhiều kháng cự.
“Bạn không cần phải phá vỡ phòng tuyến nào hết cả, bạn đến ngay Thủ đô. Sau đó, mọi người bắt đầu quan sát, người Nga sẽ phản ứng thế nào, họ sẽ làm gì? Bạn đã vô tình tiết lộ một lượng lớn thông tin cho đối phương! Người Mỹ rất vui, họ đang xoa tay,” ông ta nói.
Prigozhin đã “gây ra thiệt hại to lớn cho danh tiếng của đất nước chúng ta,” Solovyov tiếp tục.
“Các người đã phái những người có vũ trang chống lại thủ đô của đất nước chúng tôi. Họ đã làm theo lệnh của ai? Mệnh lệnh của Tư lệnh tối cao à? Hay lệnh của Bộ Quốc phòng? Không. Họ làm theo lệnh của một doanh nhân?
Cuộc binh biến “không nên xảy ra ở đất nước chúng ta!” Solovyov nói.
“Lãnh đạo các anh hùng chiến đấu chống lại chính người dân của họ. Điều này còn có có thể hiểu cách nào khác không? Và gọi nó là 'tuần hành Công lý à?' Đó là loại công lý gì khi những người của chúng ta bị diệt vong? Đây là cách bạn mất đất nước của bạn. Đây là cách bạn đánh mất quốc gia của mình.”
Ông ta nói thêm: “Nếu Prigohzin không hiểu điều này, thì đó là một bi kịch.”
Một vụ án hình sự chống lại Prigozhin vì tội nổi loạn vũ trang đã chính thức bị hủy bỏ vào ngày 27 tháng 6 như một phần của thỏa thuận do Belarus làm trung gian.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, hôm thứ Ba đã đánh giá rằng Putin đang nỗ lực tái khẳng định quyền kiểm soát sau cuộc nổi loạn, nhưng có khả năng Putin đã quyết định rằng ông không thể trực tiếp loại bỏ Prigozhin.
4. Tây Ban Nha sẽ cung cấp thêm 4 xe tăng Leopard cho Ukraine, thủ tướng nói trong chuyến thăm Kyiv
Tây Ban Nha sẽ cung cấp thêm 4 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết hôm thứ Bảy trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv.
Tây Ban Nha đã gửi 6 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, như một phần trong cam kết gửi tổng cộng 10 xe tăng này.
Ông Sanchez cho biết Tây Ban Nha cũng sẽ cung cấp “xe bọc thép chở quân” và “bệnh viện dã chiến di động có khả năng phẫu thuật”.
Ông thăm chính thức Kyiv cùng ngày Tây Ban Nha đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh Âu Châu.
Theo Thủ tướng Sanchez, Tây Ban Nha đã cam kết viện trợ nhân đạo 24 tấn vào tuần trước để đối phó với hậu quả của việc phá hủy đập Nova Kakhovka.
Tây Ban Nha cũng sẽ đóng góp thêm 7 triệu euro để xây dựng các nhà tạm trú tại các trường học ở Ukraine và hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực tình dục, cũng như 55 triệu euro để giúp tái thiết Ukraine, ông Sanchez cho biết.
“Âu Châu và Tây Ban Nha vẫn ở bên cạnh các bạn,” Sanchez nói với Zelenskiy.
Zelenskiy cho biết ông rất biết ơn sự hỗ trợ của Tây Ban Nha đối với Ukraine trong việc đối mặt với sự xâm lược của Nga cho đến nay và ông bày tỏ lòng biết ơn đối với người dân Tây Ban Nha vì lòng hiếu khách của họ khi chào đón người dân Ukraine ở Tây Ban Nha. Sanchez cho biết Tây Ban Nha tiếp tục tiếp nhận hơn 180.000 người Ukraine tản cư.
Zelenskiy đã cảm ơn Sanchez vì sự ủng hộ của ông đối với người dân Ukraine.
“Chuyến thăm này diễn ra vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu của Tây Ban Nha có ý nghĩa vô cùng biểu tượng. Ngôi nhà chung Âu Châu của chúng ta không thể hình dung được nếu không có Ukraine, không có lòng dũng cảm và cam kết của chúng tôi đối với tự do và công lý,” ông nói.
Về xe tăng Leopard 2: Ukraine đã phụ thuộc vào các xe tăng lỗi thời từ thời Liên Xô trong suốt cuộc xâm lược của Nga và đã kêu gọi phương Tây cung cấp các phương tiện chiến đấu hiện đại để củng cố lực lượng của Kyiv. Tây Ban Nha, Ba Lan, Đức và các quốc gia khác đã đáp lại lời kêu gọi đó bằng xe tăng Leopard 2.
Các chuyên gia cho biết nhu cầu bảo trì tương đối thấp của Leopard so với các mẫu xe tăng khác khiến nó đặc biệt phù hợp với nhu cầu của Ukraine.
5. Thủ tướng Tây Ban Nha bày tỏ sự tin tưởng vào chiến thắng của Ukraine trong bài phát biểu trước quốc hội Ukraine
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói với các nhà lập pháp Ukraine ở Kyiv rằng “Ukraine sẽ chiến thắng” trong cuộc chiến chống lại Nga.
Chuyến thăm của ông diễn ra cùng ngày Tây Ban Nha đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh Âu Châu.
Ông Sanchez, sau đó đã tổ chức một cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào hôm thứ Bảy, cũng nhấn mạnh cam kết của Liên minh Âu Châu về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu đối với Ukraine, nói rằng “không ai xứng đáng hơn thế” trong bài phát biểu trước quốc hội Ukraine.
“Chúng tôi không quên rằng khát vọng Âu Châu của người Ukraine là một trong những cái cớ gây ra phản ứng của Nga và sau đó là cuộc xâm lược. Thật công bằng khi tôn vinh nguyện vọng này bằng cách cấp cho các bạn tư cách ứng cử viên vào Liên minh Âu Châu. Không ai xứng đáng hơn các bạn, hơn Ukraine,” Sanchez nói, mặc dù ông thừa nhận việc đạt được tư cách thành viên là “một quá trình không dễ dàng.”
“Âu Châu ở bên các bạn và các bạn là một với Âu Châu,” Sanchez nói với các nhà lập pháp, đồng thời nói thêm bằng tiếng Ukraine, “Các bạn là Âu Châu. Niềm tự hào cho Ukraine!”
Sanchez cũng tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng Tây Ban Nha sẽ dành 60 triệu đô la để giúp Ukraine xây dựng lại các thành phố và cơ sở hạ tầng.
6. Giám đốc CIA nhận định cuộc binh biến của Wagner cho thấy thiệt hại mà Putin đã gây ra cho Nga
Giám đốc CIA cho biết cuộc binh biến tuần trước của Tập đoàn Wagner cho thấy “tác động ăn mòn” mà cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra đối với xã hội Nga.
Diễn biến này xảy ra sau khi có thông tin tiết lộ rằng ông đã thực hiện một chuyến đi bí mật tới Ukraine để gặp Tổng thống Zelenskiy và các quan chức tình báo ngay trước khi xảy ra cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo.
Ông nói: “Điều đáng chú ý là trước khi tung ra cuộc binh biến, lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin đã đưa ra một bản cáo trạng gay gắt về lý do dối trá của Điện Cẩm Linh đối với cuộc xâm lược Ukraine và về cách thức lãnh đạo quân đội Nga tiến hành chiến tranh.
Trước khi phát động cuộc binh biến, Prigozhin đã tung ra một loạt đoạn băng ghi âm, trong đó ông ta cáo buộc các nhà lãnh đạo quân sự của Nga đang cố “lừa dối công chúng, lừa dối tổng thống và khẳng định hoàn toàn là dối trá khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra câu chuyện rằng sẽ có một cuộc xâm lược điên rồ nào đó của Ukraine, rằng – cùng với toàn bộ NATO – Ukraine đã lên kế hoạch tấn công chúng ta”.
Burns nói tiếp: “Tác động của những lời nói và hành động đó sẽ có tác dụng trong một thời gian – đó là một lời nhắc nhở sống động về tác động ăn mòn của cuộc chiến do Putin phát động đối với xã hội và chế độ của chính ông ta.”
7. Dưới đây là một số báo cáo chiến trường mới nhất từ tiền tuyến ở Ukraine
Cuộc phản công của Kyiv chống lại quân đội Nga đang phát triển dần dần dọc theo chiến tuyến ở miền nam và miền đông Ukraine.
Quân đội Ukraine tuyên bố họ đã đạt được một số tiến bộ trên cả hai mặt trận trong tuần này. Ở phía nam, các lực lượng của Kyiv cho biết họ đang tiến lên một cách đều đặn, nhưng chậm chạp, gặp phải khu vực được rải mìn dày đặc và các tuyến phòng thủ nhiều lớp của Nga.
Giao tranh ác liệt đã diễn ra xung quanh một cây cầu quan trọng trong khu vực Kherson.
Các nhà phân tích tin rằng hành động của Ukraine ở Kherson được thiết kế để giữ chân quân đội Nga trong khu vực và ngăn cản việc tái triển khai của họ tới mặt trận ở Zaporizhzhia, một khu vực cực kỳ quan trọng ở phía nam.
Giành lại Zaporizhzhia được coi là chìa khóa để quân đội Kyiv cắt đứt miền nam Ukraine bị tạm chiếm khỏi bán đảo Crimea do Nga sáp nhập mà Kyiv đã kiểm soát từ năm 2014. Điều đó sẽ cắt đứt hiệu quả tuyến đường bộ giữa lãnh thổ mới bị Nga tạm chiếm gần đây với bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm hồi năm 2014.
Ở miền đông Ukraine, giao tranh vẫn đang diễn ra ác liệt xung quanh thành phố Bakhmut vốn đã bị bao vây từ lâu, và một hỏa tiễn của Nga đã giết chết 2 thường dân và làm bị thương 6 người khác khi nó tấn công một trường học ở khu vực Donetsk hôm thứ Bảy, theo quân đội Ukraine.
8. Giám đốc CIA gọi điện thoại cho phía Nga khẳng định Hoa Kỳ không dính líu vào cuộc binh biến
Giám đốc CIA, William Burns, đã gọi điện cho giám đốc tình báo Nga Sergei Naryshkin sau cuộc binh biến bị hủy bỏ vào cuối tuần trước ở Nga để bảo đảm với Điện Cẩm Linh rằng Hoa Kỳ không có vai trò gì trong đó, New York Times và Wall Street Journal đưa tin.
Cuộc gọi điện thoại của Burns với Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài SVR của Nga, diễn ra trong tuần này và là cuộc liên lạc cấp cao nhất giữa hai chính phủ kể từ khi âm mưu nổi loạn xảy ra, Reuters đưa tin.
Người đứng đầu lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga, Yevgeny Prigozhin, đã lãnh đạo cuộc nổi dậy vũ trang vào cuối tuần trước, tố cáo giới lãnh đạo quân sự của Nga và đe dọa “tiêu diệt” các đối thủ của mình, sau đó đột ngột ngừng cuộc nổi dậy khi các chiến binh của ông đang trên đường tiến đến Mạc Tư Khoa.
Joe Biden cho biết hôm thứ Hai rằng cuộc nổi dậy là một phần của cuộc đấu tranh trong hệ thống của Nga và Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không tham gia vào đó.
9. Kazakhstan tuyên bố đã phát hiện ra những nỗ lực trực tuyến nhằm tuyển dụng công dân của mình để chiến đấu bên cạnh các lực lượng Nga ở Ukraine
Đã có các cảnh báo từ các quan chức khu vực ở quốc gia thân thiện với Điện Cẩm Linh vào hôm thứ Sáu sau các báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương rằng công dân Kazakhstan đã bị giết ở Ukraine.
Cả quân đội Nga và nhóm lính đánh thuê Wagner đều nhắm đến các công dân của quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á để tuyển mộ gia nhập hàng ngũ của họ.
Các công tố viên ở khu vực phía bắc Kostanay, giáp biên giới với Nga và là nơi sinh sống của một bộ phận lớn người Nga thiểu số, đã cảnh báo người dân không “đầu hàng” trước những nỗ lực trên mạng xã hội để chiêu mộ nam giới vào lực lượng của Mạc Tư Khoa.
Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 880.000 người, 41% trong số đó là người dân tộc Nga, theo số liệu của chính phủ.
Văn phòng công tố của khu vực cho biết: “Trên lãnh thổ của khu vực chúng tôi, đã có những nỗ lực tuyển mộ người dân địa phương đến lãnh thổ Liên bang Nga để tham gia vào cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine.”
10. Ukraine đưa ra cáo buộc đầu tiên về việc trục xuất trẻ mồ côi Kherson
Các công tố viên Ukraine hôm thứ Sáu đã buộc tội một chính trị gia Nga và hai người Ukraine bị tình nghi cộng tác với tội ác chiến tranh về cáo buộc bắt cóc hàng chục trẻ mồ côi khỏi thành phố Kherson ở miền nam trước đây bị tạm chiếm.
Họ là những nghi phạm đầu tiên bị Ukraine buộc tội. Cho đến nay, Ukraine đã cáo buộc hơn 19.000 trẻ em đã bị chuyển bất hợp pháp sang Nga hoặc lãnh thổ do Nga nắm giữ, các quan chức nói với Reuters.
Các cáo buộc do các công tố viên Ukraine đưa ra sau một cuộc điều tra rộng hơn được thực hiện với sự hợp tác của tòa án hình sự quốc tế có trụ sở tại The Hague, công tố viên trưởng của tòa án đã đến thăm các viện chăm sóc trẻ em Kherson.
Hôm thứ Sáu, các cáo buộc đã được đệ trình ở Ukraine, một giai đoạn trước khi xét xử khi các công tố viên xác định liệu có đủ bằng chứng để nghi ngờ một người phạm tội hình sự hay không.
ICC, tòa án thường trực về tội ác chiến tranh của thế giới, đã ban hành lệnh bắt giữ vào tháng 3 đối với tổng thống Nga Vladimir Putin và Maria Lvova-Belova, ủy viên quyền trẻ em của Nga, cáo buộc họ phạm tội ác chiến tranh khi trục xuất trái phép hàng trăm trẻ em khỏi trại trẻ mồ côi và nhà trẻ. ở Ukraine do Nga xâm lược.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư một lần nữa bác bỏ cáo buộc rằng Nga đã vi phạm quyền trẻ em ở Ukraine và nói rằng, ngược lại, các lực lượng vũ trang của họ đang giải cứu trẻ em khỏi các vùng xung đột.
Các tài liệu truy tố mà Reuters được xem cáo buộc rằng 48 trẻ mồ côi đã được đưa từ nhà trẻ em khu vực Kherson vào tháng 9 và tháng 10 và chuyển đến Mạc Tư Khoa và Crimea do Nga xâm lược.
Nếu được chứng minh, đây là hành vi vi phạm luật và tập quán chiến tranh theo Công ước Geneva 1949, và có thể bị phạt tới 12 năm tù theo luật Ukraine, tài liệu mà Reuters có được cho biết như trên.
11. Wagner vẫn được cho là đang tuyển dụng bên trong Nga
BBC đã báo cáo rằng việc tuyển dụng vẫn tiếp tục tại các văn phòng lính đánh thuê Wagner trên khắp nước Nga, bất chấp hậu quả của cuộc binh biến vũ trang vào cuối tuần.
Sử dụng số điện thoại của Nga, chúng tôi đã gọi cho hơn chục trung tâm tuyển dụng. Tất cả những người trả lời xác nhận rằng mọi hoạt động vẫn diễn ra như bình thường.
Từ Kaliningrad ở phía tây đến Krasnodar ở phía nam, không ai tin rằng nhóm này đang bị giải tán.
Một số người nhấc điện thoại nhấn mạnh rằng các thành viên mới đang ký hợp đồng với chính nhóm lính đánh thuê chứ không phải Bộ Quốc phòng Nga.
“Chúng tôi đang làm việc. Nếu một cái gì đó đã thay đổi, họ sẽ nói với chúng tôi. Nhưng chẳng có gì cả,” một nữ tuyển dụng ở Krasnodar, miền nam nước Nga, nói rõ.
Ở Volgograd, người đàn ông mà chúng tôi nói chuyện đã nói rằng nếu ai đó ghi danh hôm nay, tôi có thể triển khai anh ta vào ngày mai,” và xác nhận rằng Belarus hiện là một điểm đến khả dĩ.
Sarah Rainsford, người biên soạn báo cáo cho BBC, đã chỉ ra trên Twitter sự tương phản trong cách đối xử của Putin với nhóm vũ trang nổi dậy Wagner so với những người phản đối hòa bình.
12. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố họ sẽ thực hiện các cam kết lâu dài để củng cố an ninh của Ukraine khi Tổng thống nước này, Volodymyr Zelenskiy, kêu gọi họ bắt đầu thực hiện một vòng trừng phạt mới chống lại Nga.
Reuters đưa tin rằng tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, các nhà lãnh đạo đã nhắc lại việc lên án cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và cho biết Liên Hiệp Âu Châu và các nước thành viên “sẵn sàng” đóng góp vào các cam kết giúp Ukraine tự vệ trong dài hạn.
Trong một văn bản tóm tắt các kết luận của hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo cho biết rằng họ sẽ nhanh chóng xem xét hình thức của những cam kết đó.
Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối, gợi ý rằng họ có thể xây dựng dựa trên sự hỗ trợ hiện có của Liên Hiệp Âu Châu, chẳng hạn như quỹ Cơ sở Hòa bình Âu Châu đã tài trợ hàng tỷ euro vũ khí cho Ukraine và một nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội Ukraine.
“Hỗ trợ quân sự cho Ukraine phải diễn ra suốt một chặng đường dài,” Borrell nói.
1. Lễ hội giới trẻ tại Mễ Du
Hàng chục ngàn người từ nhiều nơi trên thế giới sẽ tham dự Lễ hội Giới trẻ lần thứ 34, sẽ tiến hành từ ngày 26 đến ngày 30 tháng Bảy tới đây, với chủ đề là: “Này là Mẹ Thầy và các anh em của Thầy” (Matthêu 12,49).
Mễ Du, Medjugorje, là một làng nhỏ ở mạn đông nam Cộng hòa Bosnia Herzegovina, và thuộc Giáo phận Mostar. Lễ hội này được coi là cuộc tập họp lớn nhất giới trẻ Công Giáo ở Âu châu.
Mặt khác, những ngày cuối tuần 24 và 25 tháng Sáu vừa qua, kỷ niệm 42 năm bắt đầu các cuộc “hiện ra” của Đức Mẹ với sáu thiếu niên Công Giáo ở làng Mễ Du. Hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ các nước đã tựu đề Trung tâm Thánh Mẫu này, do các cha dòng Phanxicô coi sóc, và dưới sự giám sát của Đức Tổng Giám Mục Aldo Cavalli, cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hòa Lan, đặc ủy của Đức Thánh Cha coi sóc nơi hành hương này. Có cả các tín hữu đến từ những nước xa xăm, như Trung Quốc, Malaysia, Chile, Peru.
Các tín hữu đã tham dự cuộc đi bộ hòa bình dài 15 cây số, vào ngày thứ Bảy, ngày 24 tháng Sáu, dưới sự hướng dẫn của cha sở Mễ Du Zvonơmir Pavii. Tổng cộng 20 thánh lễ đã được cử hành vào Chúa nhật 25 tháng Sáu. Cao điểm là phụng vụ ngoài trời ban tối, nơi quảng trường phía sau thánh đường giáo xứ. Có 285 linh mục đồng tế.
Cha Jozo Grbes, Bề trên Tỉnh dòng Phanxicô ở Herzegovina mô tả Mễ Du là một “nơi thánh”, “trở thành hy vọng cho Âu châu bị tê liệt và cho Giáo hội bị hoang mang”.
Mỗi năm có hàng triệu tín hữu đến hành hương tại Mễ Du. Tại đây, vào ngày 24 tháng Sáu năm 1981, sáu thiếu niên Công Giáo Croát đã được thị kiến về Đức Mẹ. Nhiều Ủy ban điều tra đã được thành lập, từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Đức Giám Mục địa phương không công nhận các sự kiện nói trên là “siêu nhiên”. Còn Tòa Thánh, tuy đã lập Ủy ban điều tra dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô thì chưa phán quyết. Dầu vậy, năm 2017, ngài cho phép thực hiện các cuộc hành hương chính thức và làm việc mục vụ cho các tín hữu đến cầu nguyện tại Mễ Du và cử một vị Tổng giám mục đại diện Tòa Thánh phụ trách nơi này, vì giáo xứ Mễ Du, do quyết định của Đức Thánh Cha, không còn thuộc thẩm quyền mục vụ của Đức Giám Mục Giáo phận Mostar sở tại nữa.
2. Không thể bán nhà thờ để biến thành nhà thổ. Giáo dân cho rằng điều đó vượt quá khả năng chịu đựng tâm lý của họ
Kể từ khi giáo xứ của họ bị giải thể vào năm 2016, các giáo dân và những người khác có liên hệ với Nhà thờ St. Adalbert ở khu phố Pilsen của Chicago đã cố gắng giữ tòa nhà trong tay cộng đồng. Nhưng giờ đây, các thành viên của St. Adalbert đang đối mặt với viễn cảnh không những họ có thể mất quyền mua lại nhà thờ và giữ nó làm nơi thờ phượng, mà còn có thể bị sử dụng theo những cách thức phạm thánh.
Một nhà phát triển địa ốc đã từng biến giáo đường Do Thái ở Miami thành địa điểm tổ chức sự kiện tổ chức “đám cưới đồng giới” và là nơi diễn ra “cuộc hoan lạc” – đó là nói cho văn hoa, nói nôm na là nhà thổ. Nhà phát triển địa ốc đáng lo ngại này được báo cáo hiện là ứng cử viên hàng đầu để mua ngôi nhà thờ Chicago lịch sử, nơi cử hành Thánh lễ cuối cùng vào năm 2019.
Việc mua bán tiềm năng đã khiến một số người Công Giáo Chicago kết nối với giáo xứ cũ, từng là niềm tự hào của cộng đồng người Ba Lan ở Chicago và gần đây là nơi sinh sống của một giáo đoàn chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha, buồn bã vì những gì đã diễn ra ở địa điểm South Beach có thể sẽ sớm xảy ra ở Pilsen, nơi nơi họ lãnh nhận các bí tích và thờ phượng Chúa, họ đã biểu tình liên tục và nói rằng việc mua bán không chỉ là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực mở cửa lại St. Adalbert của họ, mà còn có thể vi phạm luật của Giáo hội liên quan đến những Ông gì được thực hiện với những nhà thờ không được sử dụng.
Trong một đoạn video được quay vào cuối tuần Ngày Tưởng niệm, Đức Hồng Y Chicago Blase Cupich đã xác nhận rằng Daniel Davidson, một “doanh nhân địa ốc”, người đã mua giáo đường Do Thái Knesseth Israel vào năm 2003 và chuyển đổi nó thành nhà thổ, đang trong quá trình mua St. Adalbert.
Ðiều 1222 bộ Giáo Luật nói rằng “Nếu một nhà thờ không còn cách nào có thể xử dụng vào việc phụng tự và không thể nào trùng tu được nữa, thì Giám Mục giáo phận có thể cho phép xử dụng vào công việc phàm tục miễn là không ô uế.
Khi có những lý do khác quan trọng xui khiến không tiện xử dụng một nhà thờ vào việc phụng tự nữa, thì Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến Hội Ðồng Linh Mục và được sự thỏa thuận của những người có quyền lợi hợp lệ trong nhà thờ, có thể cho xử dụng vào việc phàm tục không ô uế, miễn là không vì thế mà làm thiệt hại đến ích lợi của các linh hồn.”
Linh mục Dòng Đa Minh Pius Pietrzyk, một nhà giáo luật có nền tảng về luật dân sự, nói với tờ National Catholic Register rằng Bộ Giáo sĩ đã nhấn mạnh trong một lá thư năm 2013 rằng “trong mọi trường hợp, một nhà thờ không còn được sử dụng, không thể bị sử dụng vào các mục tiêu không phù hợp với phẩm giá vốn có của nó”.
“Không có lý do nào có thể vượt qua sự cấm đoán này trong giáo luật”. Bán nhà thờ để làm nhà thổ chắc chắn là không được đâu.
Source:National Catholic Register
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các tổ chức trợ giúp Giáo hội Mỹ châu Latinh
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tham dự viên hội nghị các tổ chức trợ giúp Giáo hội ở Mỹ châu Latinh rằng nơi trung tâm mỗi hoạt động không phải chỉ là hiệu năng quản trị, hoặc tinh thần thiện nguyện, nhưng là lòng bác ái của Thiên Chúa.
Hội nghị do Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh tổ chức trong hai ngày 22 và 23 tháng Sáu vừa qua, tại Vatican dưới quyền chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Robert Prevost, người Mỹ, Tổng trưởng Bộ Giám mục, kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cám ơn sự cộng tác của Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh trong việc trợ giúp các Giáo hội tại đại lục này, kể cả về mặt kinh tế, qua việc tài trợ một số dự án loan báo Tin mừng, đáp ứng những hoàn cảnh cấp thiết, và thăng tiến một số hoạt động quan trọng cho Giáo hội trong miền.
Trong chương trình này, Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh dựa vào sự cộng tác của một số tổ chức bác ái để đáp ứng một số thách đố khẩn cấp. Đức Thánh Cha cám ơn sự giúp đỡ đó, đồng thời ngài nhắc nhở rằng sự giúp đỡ đó không phải chỉ tiến hành theo tinh thần đời, nhưng cần tái khám phá và ý thức rằng đức tin Kitô là sự xác tín về tình bạn của một vị Thiên Chúa Đấng yêu thương, giáo dục và liên tục đồng hành với chúng ta. “Vì thế, khía cạnh đặc biệt nhất của tất cả các tổ chức trợ giúp trong Giáo hội không phải là hiệu năng về quản trị, điều hành, càng không phải chỉ là một nỗ lực nhân đạo mà thôi. Điều thực sự đặc sách trong sự trợ giúp của chúng ta chính là tình thương của Chúa Giêsu Kitô thúc bách chúng ta, chính tình thương này đi trước và mời gọi chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là nguyên lý của mọi điều thiện hảo, và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, người Anh của chúng ta, Đấng cứu chuộc chúng ta, và Chúa Thánh Linh, Đấng hướng dẫn Giáo hội, kiến tạo tình hiệp thông và dẫn đưa nhân loại đến sự viên mãn. (Xc 2 Cr 5,13-20).
1. Putin đã biết rõ ai là chủ mưu đảo chính, nhưng không dám ra tay vì lo ngại một cuộc binh biến khác sẽ nổ ra
Ký giả Nick Parker của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DODGED THE AXE. Vladimir Putin too scared to axe suspected coup plotter General Armageddon, it was claimed, nghĩa là “Ngưng ngang nhát búa. Các nguồn tin tuyên bố rằng Vladimir Putin quá sợ hãi không dám tấn công Tướng quân ngày tận thế, là người bị nghi ngờ chủ mưu đảo chính”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Tướng Sergei Surovikin đã bị thẩm vấn về những cáo buộc rằng ông đã biết trước về cuộc nổi dậy của lãnh chúa Wagner, Yevgeny Prigozhin.
Sergei Surovikin đã bị thẩm vấn về những cáo buộc mà ông biết về cuộc nổi loạn của lãnh chúa Wagner Prigozhin. Nhưng các nguồn tin cho biết Putin suy yếu sẽ không dám trừng phạt Tướng quân ngày tận thế.
Ngày hôm qua, có tin đồn rằng nhà quân sự cứng rắn 56 tuổi thậm chí còn bị thẩm vấn tại nhà tù Lefortovo khắc nghiệt ở Mạc Tư Khoa về những gì ông ta biết.
Nhưng các nguồn tin từ Mạc Tư Khoa nói rằng Putin suy yếu sẽ không trừng phạt Surovikin - bởi vì ông ta quá nổi tiếng trong quân đội, và những người thân tín của ông có thể quay súng chống lại với bạo chúa Nga.
Surovikin đã không xuất hiện công khai kể từ khi có những tuyên bố rằng ông biết về nỗ lực của Prigozhin nhằm lật đổ bộ trưởng quốc phòng tai hại của Nga, Sergei Shoigu, do những thất bại trong chiến dịch ở Ukraine.
Một nguồn tin cho biết: “Shoigu rất sợ Surovikin quay trở lại.”
“Trong các cuộc gặp gỡ với Putin, Shoigu buộc Surovikin tội phản quốc - nhưng họ sợ bắt Surovikin vì các sĩ quan ủng hộ anh ta.”
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Putin về cách thanh trừng hàng ngũ nổi loạn của mình trong khi Ukraine giành được lợi thế trên chiến trường đã mở ra nhiều vết nứt hơn trong cơ sở quyền lực của ông.
Và các báo cáo sau đó cho thấy Surovikin - còn lâu mới bị bắt - chỉ là đang nằm im chờ thời.
Surovikin - cựu chỉ huy lực lượng ở Ukraine - đã được chuyển sang điều hành lực lượng không quân Nga vào Tháng Giêng khi Putin lần đầu tiên bị đe dọa bởi tin đồn đảo chính.
Con gái của Surovikin, là Veronika hôm qua cho biết: “Không có chuyện gì xảy ra với Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ. Không ai dám bắt ba tôi và mọi người đang làm việc của họ.”
2. Zelenskiy nói rằng cuộc nổi dậy ngắn ngủi của Wagner đã làm suy giảm sức mạnh của Nga trên chiến trường
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết nỗ lực nổi dậy của ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin ở Nga vào tuần trước đã “ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của Nga trên chiến trường” và có thể có lợi cho cuộc phản công của Ukraine.
“Họ đang thua trong cuộc chiến. Họ không còn chiến thắng nào trên chiến trường ở Ukraine, và vì vậy họ đang bắt đầu tìm kiếm ai đó để đổ lỗi,” ông nói trong một cuộc họp báo với truyền thông Tây Ban Nha diễn ra ở Kyiv hôm thứ Bảy.
Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của Prigozhin có thể có lợi trong giai đoạn đầu của cuộc phản công của Ukraine, ông nói thêm.
“Chúng ta cần tận dụng tình hình này để đẩy đối phương ra khỏi đất của chúng ta.”
Zelenskiy cho biết cuộc phản công sẽ không được thực hiện nhanh chóng vì ông coi trọng mạng sống con người và thận trọng về tính chiến lược ở nơi triển khai quân đội.
“Mỗi mét, mỗi km đều phải trả giá bằng sinh mạng. … Bạn có thể làm điều gì đó rất nhanh, nhưng lĩnh vực này phải được cẩn thận suy tính. Mọi sinh mạng con người đều là kho báu của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất cẩn thận.”
Zelenskiy cũng tuyên bố 21.000 lính đánh thuê Wagner đã bị giết ở miền đông Ukraine.
“Nhóm Wagnerites mạnh nhất là ở miền đông Ukraine,” Zelenskiy nói.
“Quân đội của chúng tôi đã giết 21.000 người Wagnerite chỉ riêng ở miền đông Ukraine; 80.000 Wagnerites đã bị thương,” ông nói thêm. “Đây là những tổn thất to lớn đối với công ty quân sự tư nhân Wagner.”
3. Việc di chuyển các đơn vị Wagner đến Belarus hiện chưa được ghi nhận
Cho đến hôm nay, việc di chuyển của các đơn vị lính đánh thuê Wagner đến Belarus vẫn chưa được ghi nhận.
Trung tướng Serhiy Nayev, Tư lệnh Lực lượng Liên hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết điều này trong một bình luận với Ukrinform.
“Tính đến hôm nay, không một đơn vị nào của Wagner PMC được ghi nhận trên lãnh thổ Belarus. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được sự phát triển hơn nữa của tình hình và các cơ quan tình báo của chúng tôi đang làm việc để có được thông tin về điều đó. Nếu điều này xảy ra, bộ chỉ huy quân sự sẽ biết,” Nayev nói.
Ông nói thêm rằng trong trường hợp triển khai các đơn vị Wagner ở Belarus, một số kịch bản hành động đang được xem xét.
“Đối với mỗi trường hợp, Lực lượng vũ trang sẽ thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp. Nayev cho biết các lực lượng hiện đang được huấn luyện để chống lại những biểu hiện có thể xảy ra.
Ông cũng lưu ý rằng tình báo Ukraine và các đối tác của Ukraine đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Belarus, đặc biệt là liên quan đến việc chuyển giao vũ khí hạt nhân, như tuyên bố của Nga. Cho đến nay, theo ông, những chuyển động như vậy vẫn chưa được ghi nhận.
Theo báo cáo của Ukrinform, Tư lệnh Lực lượng Liên hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Trung tướng Serhiy Nayev đã kiểm tra quá trình huấn luyện của các đơn vị quân đội và bảo vệ lãnh thổ ở khu vực Kyiv về việc phát hiện và vô hiệu hóa một nhóm quân Nga trong lãnh thổ của khu vực hồ nước Kyiv và cuộc tấn công của bộ binh để loại bỏ nhóm phá hoại và trinh sát của đối phương.
4. Không quân Ukraine cho biết đối phương tích lũy hỏa tiễn vì 'một số ý định quỷ quyệt hơn'
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật 2 tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine đã phần nào “lắng dịu”, điều này có thể cho thấy đối phương đang tích lũy nguồn lực cho một cuộc tấn công mới.
“Đối phương có khả năng tích lũy và cất giữ thứ gì đó cho một số ý định quỷ quyệt hơn. Người ta chỉ có thể đoán những gì đang diễn ra trong tâm trí họ sau những sự kiện xảy ra ở Nga. Họ đã bị giáng một đòn nặng nề trên đấu trường chính trị trong nước, vì vậy họ có thể đang muốn chứng tỏ sự hồi phục.”
Ông lưu ý rằng hoạt động của máy bay chiến thuật địch được ghi lại liên tục. Trên tiền tuyến, trong vài tháng qua, quân xâm lược đã sử dụng bom dẫn đường hàng ngày.
Nataliia Humeniuk, phát ngôn nhân của Lực lượng Phòng vệ miền Nam Ukraine, trước đó cho biết có dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị tấn công hỏa tiễn.
5. Nga mất 4.430 quân nhân khi Putin đối phó với cuộc binh biến
Trong cuộc binh biến, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, đã chiếm Bộ Tư Lệnh của Quân khu phía Nam ở thành phố Rostov, đây là nơi chịu trách nhiệm điều hành chính cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine. Hậu quả của hành động này được ước tính đã gây ra cái chết của 4.430 quân Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 4,430 Service Members as Putin Deals With Mutiny Fallout”, nghĩa là “Nga mất 4.430 quân nhân khi Putin đối phó với cuộc binh biến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng..
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sống sót sau một cuộc nổi loạn ngắn của Tập đoàn Wagner vào cuối tuần trước, nhưng vẫn phải tiếp tục đối phó với hậu quả chính trị. Trong khi đó, quân đội của ông cũng tiếp tục chịu thương vong nặng nề ở Ukraine.
Thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo và người sáng lập Wagner, Yevgeny Prigozhin, tuyên bố quân đội Nga đã giết chết khoảng 30 binh sĩ của anh ta trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và ra lệnh cho người của anh ta hành quân đến Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy đã kết thúc vào ngày hôm sau, khi hòa bình được tái lập qua trung gian của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Mặc dù được giải quyết nhanh chóng, vụ việc đã khiến những người chỉ trích Điện Cẩm Linh cho rằng cuộc binh biến đã phơi bày những điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng lãnh đạo của Putin. Các báo cáo cũng xuất hiện rằng nhà lãnh đạo Nga đã cách chức các tướng lĩnh hàng đầu vì không làm nhiều hơn để dập tắt cuộc nổi dậy ngắn ngủi này.
Giữa tình trạng bất ổn, quân đội của Putin tiếp tục tổn thất nhân sự khi phản ứng lại cuộc phản công của Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga vào nước này. Kể từ khi cuộc nổi dậy Wagner bắt đầu, Nga đã phải chịu 4.430 thương vong trong cuộc chiến, theo báo cáo hôm thứ Sáu của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoài ra, Nga hiện đã mất tổng cộng 224.630 quân kể từ khi Putin bắt đầu cuộc chiến vào tháng 2 năm ngoái.
Khoảng một chục binh sĩ Nga cũng bị giết bởi lực lượng Wagner trong cuộc nổi loạn tuần trước, một sự thật mà Putin thừa nhận trong khi không nêu rõ số người chết. Khi Putin vinh danh quân đội và lực lượng an ninh vào đầu tuần này vì đã giúp ngăn chặn cái mà ông ta gọi là “cuộc nội chiến” có thể xảy ra, ông ta đã dành một phút mặc niệm cho những phi công đã bị giết bởi công ty quân sự tư nhân.
Mặc dù Điện Cẩm Linh chưa công bố thêm bất kỳ thông tin nào về các phi công này, nhưng chính quyền Ukraine cho biết lực lượng Wagner đã phá hủy 6 trực thăng và 4 máy bay của Nga trong cuộc nổi dậy. Các phương tiện truyền thông độc lập đã đưa ra con số người Nga thiệt mạng trong các sự việc này vào khoảng từ 12 đến 15.
Điện Cẩm Linh thường không bình luận về số lượng tổn thất của mình và họ bị cáo buộc đã báo cáo không đầy đủ các con số khi buộc phải làm như vậy.
Cùng với thương vong của quân đội, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cũng đang kiểm đếm các thiết bị quân sự của Nga đã bị phá hủy trong cuộc xung đột.
Theo Ukraine, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, Nga đã mất 4.052 xe tăng, trong số đó, 17 chiếc đã bị mất trong cuộc binh biến ngắn ngủi của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6.
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 2 tháng 7, tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga còn bao gồm, 7.888 xe thiết giáp, 4.188 hệ thống pháo, 637 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 390 hệ thống tác chiến phòng không, 315 máy bay, 308 trực thăng, 3.557 máy bay không người lái, 1.261 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.816 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 583 đơn vị thiết bị đặc biệt
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
6. Quân đội Ukraine cho biết: Các thành phố phía đông Bakhmut và Marinka đang chứng kiến giao tranh ác liệt nhất
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật mùng 2 tháng Bẩy, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết các trận chiến khốc liệt nhất trên tiền tuyến tiếp tục diễn ra ở các khu vực trong các thành phố Bakhmut và Marinka ở miền đông Ukraine
Ông cho biết quân đội Nga đã tiến hành 415 cuộc tấn công bằng pháo gần đây và 3 cuộc không kích. Quân đội đã tham chiến bảy lần trong thời gian đó.
Tại khu vực Marinka - phía nam Bakhmut, gần thành phố Donetsk - lực lượng Nga tiếp tục tấn công không ngừng.
“Đây là điểm nóng nhất,” ông nói. “Có 15 cuộc giao tranh trong ngày cuối cùng, hầu hết diễn ra ở Mariinka.”
Thành phố, giờ đã trở thành đống đổ nát, đã ở tuyến đầu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, với các cuộc giao tranh ở cự ly gần giữa đống đổ nát vẫn tiếp diễn gần như hàng ngày.
Ở những nơi khác trên mặt trận phía đông: Phía bắc Bakhmut gần các thành phố Lyman và Kupyansk, Nga đã pháo kích 377 lần các vị trí của Ukraine, tiến hành 3 cuộc tấn công và tiến hành 12 cuộc không kích, Cherevatyi cho biết.
“Người Nga liên tục xáo trộn nhân sự. Ông nói: “Gần đây, họ đã chuyển một Lữ Đoàn Dù từ khu vực Lyman đến phía bắc Bakhmut, thay thế Lữ Đoàn Dù này bằng các đơn vị bảo vệ lãnh thổ. Đối phương đang tập trung lực lượng tốt nhất của chúng vào các khu vực chúng ta tấn công. Số một là Bakhmut ngay bây giờ.”
Ông cũng tuyên bố các lực lượng của Kyiv đang bắt giữ hàng chục tù nhân Nga mỗi tuần.
Ở phía nam của Bakhmut gần thị trấn Vuhledar, pháo kích của Nga đã gia tăng xung quanh các khu vực tiền tuyến.
“Họ không tiến hành bất kỳ hành động tấn công nào nhưng tăng cường pháo kích”, ông nói và cho biết số lượng bộ binh địch cũng tăng lên.
Và gần Berdiansk, ở cực nam của mặt trận phía đông, “quân đội của chúng ta tiếp tục củng cố vị trí của họ tại các vị trí an toàn và tiến hành rà phá bom mìn. Họ đang trong tình trạng chuẩn bị cao độ để tiếp tục tấn công”
Ông nói, toàn bộ tiền tuyến ở phía nam vùng Zaporizhzhia đã bị gài mìn. Ông cho biết các lực lượng Nga đã “gài mìn cả thủ công và từ xa, cũng như bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt”.
7. Lực lượng Ukraine tiến nhanh trong khu vực Tavriia
Tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy lực lượng tác chiến và chiến lược của Tập Đoàn Quân Tavriia, cho biết các lực lượng phòng thủ của Ukraine đang tiến vào khu vực Tavriia.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã thực hiện 1.201 nhiệm vụ khai hỏa trong 24 giờ qua.
“Tổn thất của đối phương lên tới gần hai đại đội. 14 thiết bị quân sự của đối phương đã bị phá hủy,” Tarnavskyi nói.
Cụ thể, lực lượng Ukraine đã phá hủy một xe bọc thép chở quân, một bệ phóng hỏa tiễn đa năng BM-21 Grad, một súng chống tăng MT-12 Rapira, ba UAV Zala, ba pháo 2A36 Giatsint-B, hai hệ thống pháo tự hành Pion, một Pháo phản lực 2A65 Msta-B và các phương tiện khác.
Bốn kho đạn của quân xâm lược cũng bị phá hủy.
8. Giám đốc CIA cho biết chiến tranh ở Ukraine đã tạo ra “cơ hội ngàn năm có một” cho việc tuyển dụng
Sự bất mãn với cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra điều mà Giám đốc CIA William Burns gọi là “cơ hội ngàn năm có một” để tuyển dụng người Nga.
“Sự bất mãn với chiến tranh sẽ tiếp tục gặm nhấm giới lãnh đạo Nga, dưới chế độ tuyên truyền của nhà nước trong không gian thông tin và đàn áp trong thực tế. Sự bất mãn đó tạo ra cơ hội ngàn năm có một cho chúng tôi tại CIA, cốt lõi của chúng tôi là nhân lực cho cơ quan tình báo. Chúng tôi sẽ không để nó trở nên lãng phí,” Burns nói trong bài phát biểu trước Quỹ Ditchley ở Anh.
Burns chỉ ra một nỗ lực tiếp cận gần đây của CIA trên nền tảng truyền thông xã hội phổ biến Telegram, chỉ cho người Nga cách liên hệ với CIA một cách an toàn trên các trang web ẩn, mà ông cho biết đã thu hút được 2,5 triệu lượt xem trong tuần đầu tiên.
“Chúng tôi rất cởi mở với việc kinh doanh,” Burns nói.
Các quan chức CIA tham gia vào dự án trước đây đã nói với CNN rằng cuộc xâm lược của Nga đã tạo ra cơ hội lịch sử cho tình báo Hoa Kỳ và đợt tuyển dụng trước đó ngay sau khi phát động cuộc xâm lược vào năm ngoái đã khá thành công.
Burns cũng đề cập đến cuộc nổi loạn gần đây của ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin, nói rằng hành động và những phát biểu của ông ta trước cuộc hành quân của họ ở Rostov-on-Don minh họa cách chiến tranh đã làm suy yếu quyền lực của Putin.
9. Các gia đình Nga cáo buộc những người lính bị bỏ rơi trong chiến đấu mà không có đạn dược, và thiết bị
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Families Allege Soldiers Left to Fight Without Ammo, Equipment”, nghĩa là “Các gia đình Nga cáo buộc những người lính bị bỏ rơi trong chiến đấu mà không có đạn dược, và thiết bị.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Các gia đình có binh lính Nga được triển khai dọc chiến tuyến trong cuộc chiến ở Ukraine đã cáo buộc quân đội Nga gửi người thân của họ ra trận mà không có thiết bị hoặc hỗ trợ thích hợp, theo báo cáo được trích dẫn trong bản đánh giá gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW.
Theo một báo cáo từ hãng tin độc lập Astra của Nga, những người vợ của các quân nhân Nga bị triển khai dọc theo bờ phía đông của sông Dnipro tuyên bố rằng chồng của họ đã mất “tất cả” trong trận lụt sau khi đập Kakhovka bị phá hủy trong tháng này. Những người phụ nữ tuyên bố rằng sau sự tàn phá, các thành viên phục vụ của trung đoàn “được chuyển sang hướng khác và không được nghỉ ngơi, họ ngay lập tức được đưa vào trận chiến trên tuyến đầu.”
“Ngay trong ngày đầu tiên, họ đã bị đập tan,” một phụ nữ nói với hãng tin này, đồng thời cho biết thêm rằng người thân của họ “không có bộ đàm, đồng phục, không quân và pháo binh hỗ trợ.”
Astra đưa tin rằng những người thân yêu lo lắng cũng đã gửi lời kêu gọi đến người đứng đầu khu vực, Thống đốc Stavropol Krai, là ông Vladimir Vladimirov, thúc giục ông nói chuyện với các thành viên gia đình của họ, những người cần được chăm sóc y tế. Tuy nhiên, để đáp lại, Vladimirov nói rằng “phần lớn” lời kêu gọi từ các bà vợ là dối trá và rằng ông đã “kiểm soát được tình hình”.
“Đừng để những kẻ ác từ Trung tâm Điều hành Thông tin và Tâm lý chiến Ukraine, những tên Quốc xã này, lợi dụng tình hình, hãy bình tĩnh,” Vladimirov nói, theo một video của thống đốc được Astra đăng lên Telegram.
Báo cáo từ Astra được đưa ra cùng lúc với các video đã lan truyền trên mạng xã hội, trong đó vợ và mẹ của các binh sĩ Nga, cầu xin sự hỗ trợ thêm cho những người thân yêu của họ dọc theo chiến tuyến.
Trong một video được biên soạn bởi người dùng Twitter Dimitri của dự án truyền thông WarTranslated, một nỗ lực độc lập chuyên dịch các tài liệu khác nhau về cuộc chiến Ukraine, hai nhóm phụ nữ đại diện cho các binh sĩ Nga từ một số trung đoàn khác nhau đã bày tỏ mối quan ngại của họ. Họ tuyên bố rằng người thân của họ đang chiến đấu trên tiền tuyến mà không có pháo hạng nặng hoặc phương tiện quân sự thích hợp, khiến họ không có lựa chọn khác ngoài rút lui hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
“ Chúng tôi đang nhờ giúp đỡ,” một trong những người phụ nữ trong video nói, theo bản dịch của Dimitri. “Chúng tôi kêu gọi Bộ Quốc phòng Nga, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hãy quan tâm và giúp đỡ quân phòng thủ của chúng ta về phương tiện và pháo hạng nặng.”
Các binh sĩ Nga trước đây từng phàn nàn về việc không được đào tạo đầy đủ hoặc thiếu sự hỗ trợ của pháo binh trước khi được triển khai chiến đấu. Trong một video khác được WarTranslated chia sẻ hôm thứ Năm, một nhóm quân đội Nga tuyên bố rằng họ từ chối tiếp tục chiến đấu dọc theo tiền tuyến sau khi chịu thương vong nặng nề.
Những lời phàn nàn từ các binh sĩ diễn ra sau một tuần hỗn loạn đối với Điện Cẩm Linh sau khi Putin phải đối mặt với thách thức trực tiếp từ người đứng đầu Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin về cách giải quyết của quân đội Nga trong cuộc chiến Ukraine. Đáp lại, các báo cáo đã xuất hiện cho thấy Điện Cẩm Linh đang “thanh trừng” giới lãnh đạo quân sự và quân đội của bất kỳ thành viên nào có khả năng không trung thành.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
10. Thủ tướng Rumani nói rằng vũ khí Ukraine, chứ không phải tư cách thành viên, là ưu tiên 'hàng đầu' của NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Weapons, Not Membership, Are 'Foremost' NATO Priorities: Rumani PM”, nghĩa là “Thủ tướng Rumani nói rằng vũ khí Ukraine, chứ không phải tư cách thành viên, là ưu tiên 'hàng đầu' của NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trọng tâm của NATO tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới ở Vilnius, Lithuania, nên là cung cấp cho Ukraine “mọi thứ nước này cần” để giành chiến thắng trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga, thủ tướng Rumani nói với Newsweek, khi các nhà lãnh đạo liên minh đang thảo luận về sự ủng hộ của họ đối với Kyiv trước câu hỏi hóc búa tư cách thành viên của Ukraine trong tương lai.
Marcel Ciolacu, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội trung tả, người lên nắm quyền vào đầu tháng này trong một kế hoạch luân phiên trong liên minh cầm quyền, nói với Newsweek trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng mối quan tâm hàng đầu của ông đối với hội nghị thượng đỉnh quan trọng sắp tới là bảo đảm có nhiều hoạt động thiết thực hơn, viện trợ nhiều cho Ukraine khi Kyiv đẩy mạnh cuộc phản công được chờ đợi từ lâu.
Khi được hỏi liệu chính phủ mới của ông có ủng hộ tham vọng NATO của Ukraine hay không - vốn đã gây chia rẽ trong một liên minh muốn tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mạc Tư Khoa - Ciolacu nói với Newsweek: “Chính phủ của tôi sẽ làm việc để phát triển sự đồng thuận với các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu và NATO của chúng tôi nhằm hỗ trợ Ukraine trong lộ trình Âu Châu-Đại Tây Dương và bảo đảm ổn định và an ninh khu vực”.
“Ngay bây giờ, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo đảm rằng Ukraine nhận được mọi thứ cần thiết cho cuộc chiến đang diễn ra chống lại Nga,” thủ tướng nói thêm.
Rumani đã và đang cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Kyiv, mặc dù nước này phần lớn giữ im lặng về việc giao hàng. Các tài liệu tình báo của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ hồi đầu năm nay cho thấy Bucharest đóng vai trò then chốt trong việc huấn luyện lực lượng Ukraine, cũng như hỗ trợ các nhiệm vụ vận chuyển và trinh sát.
Lập trường của Ciolacu lặp lại lập trường của các nhà lãnh đạo đồng minh như Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã nói vào tuần trước: “Tôi ủng hộ rằng chúng ta tập trung ở Vilnius vào ưu tiên tuyệt đối hiện nay:đó là tăng cường sức mạnh chiến đấu thực sự của Ukraine.”
Kyiv đã nói rõ rằng họ muốn gia nhập khối này càng sớm càng tốt, với lý do lực lượng phòng thủ phi thường của họ chống lại cỗ máy quân sự của Nga là bằng chứng cho cam kết và sự phù hợp của họ với tư cách thành viên đầy đủ.
Một sự chia rẽ của NATO đang xuất hiện trước tham vọng trở thành thành viên từ lâu của Ukraine, đặc biệt là các quốc gia phía đông của liên minh này đã thúc đẩy các đồng minh phương Tây do dự hơn rằng họ phải chuộc lỗi vì quyết định năm 2008 của họ từ chối Kyiv Kế hoạch hành động trở thành thành viên, gọi tắt là MAP - một kế hoạch chi tiết cho việc gia nhập đầy đủ.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được cho là một trong số các nhà lãnh đạo đồng ý rằng Ukraine sẽ không cần MAP khi nước này cuối cùng tham gia. Nhưng Kyiv và những người ủng hộ NATO nhiệt thành nhất vẫn lo ngại rằng Ukraine có thể bị mắc kẹt trong “vùng xám” giữa các khối xuyên Đại Tây Dương và các khối do Nga đứng đầu.
Mặc dù các nhà lãnh đạo NATO đã cam kết cho Ukraine cuối cùng được gia nhập, nhưng họ miễn cưỡng thiết lập một lộ trình cụ thể cho Kyiv trong khi nước này vẫn còn chiến tranh với Nga. Thay vào đó, các quốc gia đang thảo luận về cách cung cấp cái mà Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gọi là “các cam kết an ninh dài hạn cho Ukraine” trong khi nước này cố gắng đẩy quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ của mình.
Điều đó có thể xảy ra dưới hình thức nhiều thỏa thuận an ninh song phương với các quốc gia hàng đầu của NATO. Tờ Financial Times đưa tin trong tuần này rằng Mỹ, Anh, Đức và Pháp đang làm việc để đạt được các thỏa thuận an ninh “điểm dừng” với Kyiv để có thể củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine mà không kéo NATO vào một cuộc chiến tranh nóng với Mạc Tư Khoa.
Các chính phủ kế tiếp của Ukraine—và các phong trào chính trị phổ biến rộng rãi—từ lâu đã nuôi dưỡng quỹ đạo xuyên Đại Tây Dương của đất nước, chiến đấu chống lại những nỗ lực của Nga nhằm duy trì ảnh hưởng lịch sử của họ đối với quốc gia lớn thứ hai Âu Châu. Tư cách thành viên NATO là một tấm ván, và việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu là một tấm ván khác. Loại thứ hai có lẽ ít gây chia rẽ về mặt chính trị hơn, nhưng phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, với việc Kyiv rất có thể phải đối mặt với hành trình kéo dài nhiều năm để trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Kyiv đã được trao tư cách ứng cử viên của Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 6 năm 2022, mặc dù các cuộc đàm phán gia nhập chính thức sẽ không bắt đầu cho đến khi Ukraine đáp ứng bảy khuyến nghị của khối. Các nhà lãnh đạo Ukraine hy vọng sẽ làm được như vậy vào cuối năm 2023.
Các nhà lãnh đạo ở Moldova và Georgia - cả hai đều giữ tham vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, nhưng đang phải vật lộn với sự xâm lược một phần của Nga - cũng đang hy vọng rằng động lực mới của cuộc chiến ở Ukraine sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực trở thành thành viên của họ.
Ciolacu cho biết Bucharest “muốn thấy việc bắt đầu các cuộc đàm phán của Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine và Cộng hòa Moldova càng sớm càng tốt, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ hơn cho nguyện vọng Âu Châu và NATO của Georgia.”
Thủ tướng Rumani cho biết, Rumani - nơi được Ciolacu gọi là “mỏ neo” của NATO ở sườn phía đông Hắc Hải - có vị trí thuận lợi để giúp đỡ các quốc gia có nguyện vọng từ lâu bị cản trở bởi sự can thiệp của Nga.
Ông nói: “Chúng tôi có đường biên giới dài nhất với Ukraine, bao gồm các cảng Hắc Hải quan trọng. Chúng tôi đã giúp hàng triệu người Ukraine chạy trốn khỏi bạo lực của Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn cung cấp ngũ cốc quan trọng toàn cầu từ Ukraine qua các cảng và cung cấp khả năng tiếp cận đường sắt và đường bộ của chúng tôi, đồng thời cung cấp một huyết mạch sống còn cho Cộng hòa Moldova. “
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ sự ủng hộ của mình đối với Cộng hòa Moldova và sự hội nhập sâu hơn của Ukraine vào gia đình Âu Châu. Vì điều này, tôi đã cam kết công khai biến Rumani thành một trung tâm tái thiết quan trọng của Ukraine.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
1. Đức đã chứng kiến 2.480 các vụ bài Do Thái vào năm 2022
Một nhóm theo dõi chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức cho biết hôm thứ Ba rằng họ đã ghi nhận 2.480 sự việc ở nước này vào năm ngoái - trung bình gần tới bảy vụ mỗi ngày.
Trong báo cáo thường niên của mình, Cục Nghiên cứu và Thông tin về Chủ nghĩa Bài Do Thái, hay RIAS, cho biết mặc dù họ ghi nhận số vụ bài Do Thái giảm nhẹ vào năm 2022, nhưng so với năm trước, có 9 vụ bạo lực cực đoan — là con số cao nhất về những trường hợp như vậy kể từ khi bắt đầu lưu trữ hồ sơ toàn quốc vào năm 2017.
Những tội ác cực kỳ bạo lực đó bao gồm một vụ nổ súng tại nhà của một cựu giáo sĩ Do Thái bên cạnh một giáo đường Do Thái cũ ở thành phố Essen phía tây vào tháng 11 năm ngoái. Công tố viên liên bang của Đức hiện đang điều tra vụ án cùng với hai tội ác bạo lực chống Do Thái khác vì nghi ngờ rằng chúng có thể được thực hiện với sự hợp tác của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Tuy nhiên, thường xuyên hơn, “đó là những tình huống hàng ngày mà người Do Thái phải đối mặt với chủ nghĩa bài Do Thái,” Benjamin Steinitz, người đứng đầu RIAS, nói với các phóng viên ở Berlin.
Những sự việc này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ nơi làm việc đến nhà, đến phương tiện giao thông công cộng, trong siêu thị hoặc tại một buổi hòa nhạc. Những sự việc bài Do Thái “hàng ngày” như vậy có nguồn gốc chính trị đa dạng và thường bao gồm việc bác bỏ thảm họa Holocaust, trong đó Đức Quốc xã và tay sai của chúng đã sát hại 6 triệu người Do Thái Âu Châu.
Nhiều tội ác căm thù bài Do Thái cũng bao gồm những trò chế giễu phổ biến liên quan đến người Do Thái hoặc các thuyết âm mưu liên quan đến đại dịch coronavirus, và xung đột Trung Đông.
Theo những gì RIAS ghi lại, mọi vụ bài Do Thái thứ năm đều là có tổ chức. Nền tảng cực đoan cánh hữu có liên quan đến 13% tổng số vụ việc, trong khi 53% vụ việc không thể liên kết rõ ràng với một nền tảng chính trị cụ thể.
Ủy viên chống chủ nghĩa bài Do Thái của chính phủ Đức, ông Felix Klein, đã chỉ ra cụ thể các vụ bài Do Thái trong lĩnh vực văn hóa của Đức, trong đó người đứng đầu một chương trình nghệ thuật lớn ở Đức, đã phải từ chức vào năm ngoái sau khi một cuộc triển lãm có các yếu tố bài Do Thái gây ra phản đối kịch liệt ở Quốc gia.
Source:ABC News
2. Nhật Ký Trừ Tà Số 246: Những Tin Nhắn Độc Ác Từ Ác Quỷ và Một Phù Thủy
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #246: Evil Texts from Demons & A Witch”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 246: Những Tin Nhắn Độc Ác Từ Ác Quỷ và Một Phù Thủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tin nhắn khác từ quỷ đêm qua. Đó là một cơn thịnh nộ ma quỷ điển hình. Những con quỷ đang hành hạ một người đau khổ và cha của cô ấy bằng một loạt các văn bản tục tĩu và chế giễu. Tại một thời điểm, tôi đã nhắn lại lời cầu nguyện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae nổi tiếng. Sau đó, các văn bản ma quỷ dừng lại, trong giây lát. Họ bắt đầu lại và lần thứ hai tôi cũng nhắn lại lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và nói thêm, “Cầu xin các Quyền năng của Thiên đàng bao quanh họ, bảo vệ họ và xua đuổi ma quỷ.” Lần này, sự dũng cảm và bẩn thỉu của ma quỷ đã dừng lại.
Những con quỷ đã đưa ra với một lời đe dọa: “Thật vinh hạnh Stephen. Có thể tối nay, bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện của tôi bao quanh bạn khi bạn ngủ trong một ngôi nhà mà bạn nghĩ là thanh bình, được bảo vệ an toàn.” Rõ ràng, lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae có hiệu quả chống lại lũ quỷ này và tôi đã ghi nhớ trong đầu để sử dụng lại. Trên thực tế, những con quỷ đã “ghé thăm” tôi trong đêm, nhưng một lời cầu nguyện giải thoát nhanh chóng đã đuổi chúng đi.
Trong một trường hợp khác, một gia đình cũng bị dày vò bởi hàng trăm tin nhắn, nhưng lần này chúng đến từ một mụ phù thủy. Bà ta tức giận với họ và đang cố gắng phá hủy gia đình họ. Tôi nhận thấy rằng có cùng một giọng điệu trong các văn bản của bà ta như trong các văn bản của ma quỷ. Chúng là những lời lẽ kiêu ngạo, chế nhạo, đe dọa, nói dối và báo thù. Bà ta nguyền rủa họ hàng ngày bằng những câu thần chú để gây ra đau khổ về thể chất và tinh thần, bao gồm cả con cái của họ.
Ai đó càng đi sâu vào con đường đen tối, họ càng suy nghĩ và hành động như ma quỷ. Chúng tôi gọi đây là: “não quỷ.” Có lẽ người phụ nữ này đã bắt đầu công việc của bà ta như một phù thủy “tốt”, hoặc ít nhất cô ấy nghĩ như vậy, mặc dù chẳng có có phép thuật nào là tốt. Giờ đây, rõ ràng là cô ấy đang say mê ma thuật đen tối và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Satan, mặc dù cô ấy tin rằng mình đang tôn thờ một vị thần ngoại giáo. Cô ấy đang suy nghĩ và hành động như ma quỷ.
Tất cả những điều này một lần nữa nhắc nhở tôi rằng tôi không được giống như họ. Tôi phải luôn là môn đệ của Chúa Giêsu. Tôi phải yêu đối phương của tôi, tha thứ cho những người bắt bớ tôi. Tôi phải khiêm tốn và chúc lành cho tất cả, không bao giờ nguyền rủa. Cách đây không lâu, tôi đã viết một bài tiểu luận nhan đề “Trái tim của một nhà trừ quỷ.” Tôi đang đọc lại nó ngày hôm nay và nhắc nhở tôi về việc tôi nên là ai:
Trái tim của một Nhà Trừ Tà
Tôi không khoe mình trừ quỷ, sự khoe khoang đến từ miệng của ma quỷ;
Tôi chọn phục vụ Chúa trong sự khiêm nhường.
Tôi không cảm thấy tiếc cho những đau khổ nhỏ bé của mình, chính Satan đóng vai nạn nhân;
Tôi chọn sự biết ơn với tất cả những gì đến với mình.
Tôi không trừng phạt ma quỷ hay trừng phạt bất cứ ai làm điều ác, ma quỷ buộc tội và gây ra đau khổ;
Tôi chọn tha thứ và hàn gắn.
Tôi không đánh giá trái tim của người khác, ma quỷ không ngừng chỉ trích và xé nát;
Tôi chọn củng cố và xây dựng. Tôi không nói xấu người khác hoặc nguyền rủa họ, gièm pha và nguyền rủa là công việc của phù thủy và ma quỷ,
Tôi chúc lành. Tôi không ghét … ngay cả Satan và tay sai của hắn, hận thù có ngôi nhà của nó trong địa ngục;
Tôi chọn yêu thương, nhà tôi ở thiên đường.
Source:Catholic Exorcism
3. Cha sở nói các giáo dân bị sát hại ở Newton, Massachusetts, là 'muối đất'
Một “Thánh lễ cầu hồn” đã được cử hành vào tối thứ Ba cho linh hồn của ba giáo dân lâu năm tại nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở Newton, Massachusetts, sau tin tức đau lòng rằng họ được tìm thấy đã chết trong nhà của họ trong một biến cố mà văn phòng luật sư quận địa phương cho rằng đó là một vụ thảm sát tập thể một lúc giết ba người.
Gilda D'Amore, 73 tuổi, chồng bà là Bruno D'Amore, 74 tuổi và Lucia Arpino, 97 tuổi, mẹ của Gilda D'Amore, được tìm thấy đã qua đời trong phòng ngủ tại nhà của họ vào sáng thứ Bảy sau khi hai vợ chồng không đến nhà thờ để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới và Thánh lễ 10 giờ sáng.
Cả ba đã tham dự các thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở Newton trong nhiều thập kỷ, hiện là một họ nhánh của Nhà thờ Thánh Tâm ở Newton.
“Họ là muối của đất,” Cha Dan Riley, cha sở của nhà thờ, nói với CNA hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng cả ba đều rất quan tâm đến đời sống của giáo xứ.
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Boston Sean O'Malley đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Ba gọi cái chết của họ là “những vụ giết người tàn bạo và vô nghĩa” rằng họ “sẽ ở lại trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta chấp nhận sự mất mát không thể tưởng tượng được này.”
Ngài nói thêm: “Họ đã sống niềm tin Công Giáo của mình một cách tự hào và phục vụ Giáo hội.
Các chi tiết liên quan đến vụ thảm sát đã được tiết lộ tại tòa hôm thứ Ba. Văn phòng Giám định Y khoa, nơi tiến hành khám nghiệm tử thi của Gilda D'Amore, đã phán quyết nguyên nhân cái chết là một vụ giết người do khoảng 30 vết thương do vật nhọn và cùn gây ra trên đầu, mặt của cô, cổ và các chi trên.
Việc khám nghiệm tử thi của Bruno D'Amore và Lucia Arpino đã được lên kế hoạch vào thứ Ba.
Một cư dân Newton, Christopher Ferguson, 41 tuổi, đã bị bắt và bị buộc tội giết người, hai tội tấn công và hành hung bằng vũ khí nguy hiểm gây thương tích cơ thể nghiêm trọng và trộm cắp liên quan đến những cái chết mà anh ta đã không nhận tội vào thứ Ba theo lời buộc tội của anh ta tại Tòa án quận Newton khi xuất hiện trên Zoom.
Ferguson đang bị giam giữ mà không được tại ngoại.
Sau khi khám nghiệm tử thi của Bruno D'Amore và Lucia Arpino, các cáo buộc bổ sung có thể được đưa ra, văn phòng Biện lý Quận Middlesex cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Cảnh sát cho biết trong tuyên bố của mình rằng tại thời điểm này, vụ giết người “dường như là một hành động ngẫu nhiên.”
Riley nói rằng D'Amores và Arpino là “những người tuyệt vời”, những người “rất tham gia tích cực vào đời sống của giáo xứ.”
“Họ là phiên bản tốt nhất của người Mỹ gốc Ý Công Giáo mà bạn có thể tin được,” anh nói thêm.
Paul và Ginny Arpino, nhân viên giáo xứ và là anh em họ của D'Amores, đã gửi một email đến giáo xứ đã được chia sẻ với CNA để yêu cầu những lời cầu nguyện “cho họ, đặc biệt là cho ba đứa con của họ và năm đứa cháu của họ.”
Email nói rằng Gilda D'Amore, người mà Arpinos gọi là “Jill”, chăm sóc hoa trong nhà thờ và đồ trang trí cho các mùa phụng vụ.
Email cho biết: “Dì tôi đã dành hàng giờ liền để chăm sóc nhà thờ của chúng tôi.”
“Bruno được biết đến với giọng nói lớn và tính cách cởi mở của anh ấy, và với tư cách là 'bếp trưởng', anh ấy tự hào về món bánh mì kẹp thịt trong các buổi dã ngoại của giáo xứ,” email cho biết.
Lucia “chưa bao giờ bỏ lỡ Thánh lễ lúc 10 giờ sáng” cho đến khi có COVID-19, email cho biết. Email cho biết bà và chồng, Alberto, thường ngồi ở khu cuối phía bắc của nhà thờ trong hơn 60 năm.
“Lucia sẽ được đặc biệt nhớ đến vào cuối tuần Lễ Đức Mẹ Núi Carmel Festa sắp tới khi bà trung thành bước đi trong đoàn rước đó qua các đường phố của Nonantum vào những năm 90 của bà,” Arpinos viết.
Riley nói với CNA rằng giáo dân bị sốc và đầy đau buồn nhưng đang hỗ trợ lẫn nhau với “niềm tin sâu sắc rằng Chúa Giêsu đã sống lại và họ ở với Chúa.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi đau buồn, nhưng với hy vọng, như Kinh thánh nói”.
Đức Hồng Y O'Malley cho biết trong tuyên bố của mình rằng ngài đang ở Rome và sẽ dâng Thánh lễ cho D'Amores và Arpino tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican.
“Là linh mục, chúng tôi phục vụ mọi người trong thời điểm mất mát và thảm kịch lớn. Thông thường, lời nói không đủ để giúp gia đình và bạn bè đối mặt với sự mất mát của người thân. Chúng tôi trông cậy vào Chúa để có câu trả lời,” ngài nói.
“Chúng tôi tìm cách hiểu. Thông thường, chúng ta chỉ đơn giản là không thể hiểu được những gì đã xảy ra. Nhưng niềm tin của chúng ta đã nâng đỡ chúng ta, và trong thời điểm đau đớn tột cùng này, chúng ta biết rằng Chúa luôn ở bên chúng ta,” O'Malley nói thêm.
“Họ yêu mến Chúa Kitô và Giáo hội,” ngài nói về D'Amores và Arpino.
Đức Hồng Y O'Malley cũng nói rằng giáo dân tại giáo xứ hợp tác đắc lực với cha sở Riley. Vì thế, các nhân viên giáo xứ; và toàn bộ cộng đồng Newton cũng sẽ được ghi nhớ trong những lời cầu nguyện.
“Chúng tôi cảm ơn vì cộng đoàn giáo xứ Đức Mẹ Phù hộ các tín hữu và các cộng đoàn Công Giáo xung quanh đã cùng nhau hỗ trợ và chăm sóc lẫn nhau. Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta sẽ ghi nhớ món quà là cuộc sống của Gilda, Bruno và Lucia.”
“Lạy Chúa, xin ban cho họ ơn yên nghỉ vĩnh hằng, và xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu rọi trên họ. Xin cho linh hồn của họ và linh hồn của tất cả các tín hữu đã ra đi, nhờ lòng thương xót của Chúa, được yên nghỉ. Amen.”
Thánh lễ được cử hành lúc 6:30 chiều tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu ở 573 Washington St. ở Newton vào Thứ Ba.
Source:Catholic News Agency