Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật tuần 15A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:28 07/07/2020
(Mt. 13, 1-23)
GIEO GIỐNG
Dụ ngôn Chúa dậy hôm nay,
Nhìn người gieo giống, đôi tay nhịp nhàng.
Nắm từng vốc lúa chín vàng,
Đi gieo khắp chốn, từng hàng tung rơi.
Vệ đường ít hạt chơi vơi,
Chim trời ăn mất, chỗ nơi xa gần.
Hạt rơi xỏi đá ẩn thân,
Mặt trời nắng gắt, lột trần hạt tan.
Bụi gai hạt giống tràn lan,
Um tùm chết ngạt, bóng tàn héo hon.
Hạt rơi đất tốt mầm non,
Sinh hoa kết trái, vàng son đẹp mầu.
Nước Trời bí nhiệm cao sâu,
Thành tâm tìm hiểu, nguyện cầu khấn xin.
Trau dồi kiến thức niềm tin,
Canh tân hối cải, ngước nhìn trời cao.
Đức tin hạt giống truyền rao,
Mở lòng đón nhận, khát khao Nước Trời.
Thành tâm sám hối sống đời,
Hạt mầm gieo vãi, tuyệt vời phát sinh.
Hình ảnh người gieo giống nơi cánh đồng rất ấn tượng. Người gieo giống ra đi gieo hạt một cách rộng rãi quảng đại. Từng vốc hạt giống được tung ra. Hạt giống rơi xuống những vùng đất khác nhau. Có hạt rơi vào mảnh đất khô cằn, có hạt rơi bên vệ bờ, có hạt rơi vào vũng nuớc sâu và có hạt rơi vào vùng đất tốt phì nhiêu và đã sinh hoa kết trái.
Chúng ta biết rằng nhà nông chuẩn bị mảnh ruộng rất kỹ lưỡng trước khi gieo trồng. Họ chuẩn bị cầy xới, phơi đất ải, mương máng dẫn nuớc đầy đủ và rồi gieo vãi hạt giống. Hạt giống chất chứa mầu nhiệm sự sống. Bất cứ hạt giống nào cũng có tiềm năng nẩy sinh thành mầm cây. Tùy số phận mỗi hạt giống được tung gieo vào nơi đâu để được phát triển. Dụ ngôn Chúa dùng để chỉ một thực tại cụ thể. Mỗi người chúng ta được ví như một mảnh vườn đón nhận hạt giống. Chúa là người gieo hạt và hạt giống là Lời Chúa được gieo vào tâm hồn chúng ta.
Chúa gieo hạt lời Chúa nhiều lần. Gieo nhiều loại hạt khác nhau và gieo mỗi mùa. Có hạt của yêu thương, có hạt phục vụ, có hạt của hy sinh, mỗi hạt đều có sức biến đổi. Có những hạt rơi vào vùng đất thích hợp đã phát triển gấp trăm. Lời Chúa như hạt giống được chôn vùi dưới vùng đất tốt. Hạt giống vẫn chờ đợi khi có cơ hội sẽ phát triển.
Người ta khám phá ra rằng có nhiều hạt giống bị chôn sâu trong các mồ mả của Vua Ai-cập xưa. Họ lấy các hạt giống đem gieo và tưới nước. Thật ngạc nhiên, hạt giống mọc lên sau gần 5 ngàn năm bị chôn vùi dưới đất. Chúa Giêsu ví Ngài như hạt lúa miến bị chôn vùi và thối rữa để trở thành cây sinh nhiều hoa trái.
Mỗi người chúng ta nhận lãnh đức tin, đó chính là hạt giống trường sinh. Hạt giống đang chờ cơ hội bung ra và phát triển để sinh hoa kết qủa. Chúng ta hãy cầy xới tâm hồn để trở thành mảnh đất tốt. Đôi khi chúng ta sẽ cảm nhận sự xót xa đau đớn nhưng chỉ có xới lên được, nguồn nước mới thấm nhập giúp hạt giống nẩy mầm. Tâm hồn mới trở thành miền đất phì nhiêu và sẽ thu hoạch mùa bội thu.
Xin Chúa tiếp tục tưới gội và biến đổi tâm hồn chúng ta trở thành những mảnh đất mầu mỡ để đón nhận hồng ân của Chúa. Xin giúp chúng con phát triển không ngừng sinh hoa kết qủa và cho chúng con tiếp tục đem hạt giống lời Chúa tung gieo khắp nơi.
TUẦN 15 MÙA THƯỜNG NIÊN
THỨ HAI
Mt. 10: 34-11: 1
Chúa Giêsu nói với các tông đồ một chi tiết mới: Các con đừng tưởng Thầy đến để đem bình an cho thế gian; Thầy đến không để đem bình an mà đem gươm giáo. Khi Chúa Giêsu xuống trần, thiên thần hát vang: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúa đến đem bình an cho những ai có lòng thiện. Mỗi lần Chúa hiện đến với các tông đồ, Chúa đều phán rằng: Bình an cho các con.
Phúc âm hôm nay, Chúa nói một tư tưởng khác thường, Chúa đến mang gươm giáo. Vì Thầy đến để gây chia rẽ con trai, con gái, mẹ chồng, nàng dâu và kẻ thù của người ta là những người nhà mình. Chúng ta thấy có sự tranh đấu sống còn vì nước trời. Chúng ta nhìn ngay vào tổ chức tôn giáo thời đó. Các thượng tế, tư tế, luật sĩ, biệt phái, đầu mục và hội đồng cao cấp lãnh đạo đã có những phản ứng không thuận với Chúa Giêsu. Đúng ra họ vui mừng đón nhận Đấng Cứu Thế mà muôn dân đợi trông nhưng họ là những người đầu tiên chống đối và gây sóng gió.
Chúa Giêsu được Chúa cha sai đến cứu độ chứ không đến để luận phạt. Chúa đến để hoàn thiện lề luật và chữa lành những thương tích. Nhưng tất cả những việc lành đã trở nên cớ vấp phạm cho nhiều người. Đã có phân rẽ trong Hội Đồng, các người biệt phái và luật sĩ. Họ đã không đồng thuận với nhau. Lạy Chúa, xin cho chúng con được nên một trong Chúa.
THỨ BA
Mt. 11: 20-24
Chúa Giêsu quở trách dân chúng đã được chứng kiến nhiều phép lạ mà không chịu sám hối. Chúa nói: Khốn cho ngươi, hỡi Côrazin! Khốn cho ngươi, hỡi Bétsaiđa! Chúa Giêsu so sánh dân Carpharnaum với dân thành Siđon và Tyrô. Khi nghe rao giảng sám hối, dân thành Siđon và Tyrô đã mặc áo nhặm, ăn chay và sám hối trong khi dân xứ này được chính Đấng mà Thiên Chúa sai đến, cùng chứng kiến nhiều phép lạ người làm nhưng lòng dân vẫn chai cứng.
Ngay từ khởi đầu ra rao giảng Tin mừng, Chúa đã kêu gọi sám hối vì nước trời đã gần. Sám hối là thay đổi cuộc sống, từ bỏ nếp sống cũ để sống đời sống mới. Chúa đã làm nhiều phép lạ kèm theo chứng minh cho lời giảng dạy nhưng lòng họ trơ như đá. Họ nghĩ rằng lời của Tin mừng không ăn nhập gì đến đời sống của họ. Họ cứ bình chân như vại trước lời kêu gọi của Chúa.
Capharnaum là địa danh được nhiều ơn phúc. Người ta tưởng rằng sống ở nơi đây là tự động được lãnh nhận ơn cứu độ. Chúa nói rằng: Còn ngươi, hỡi Capharnaum, ngươi tưởng mình được nâng lên tận trời cao? Ngươi sẽ phải rớt xuống âm phủ. Vì ngươi đã từ chối ăn năn sám hối và đổi mới cuộc sống.
Lạy Chúa, Chúa cho mọi người có thời gian và có cơ hội để sám hối và quay về với tình yêu thương của Chúa.
THỨ TƯ
Mt. 11: 25-27
Chúa Giêsu lên tiếng nguyện rằng: Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho người khôn ngoan biết, mà mặc khải cho những kẻ bé mọn. Con đường của Thiên Chúa là con đường đơn sơ và khiêm tốn. Ai sống đơn sơ như trẻ nhỏ sẽ được vào nước Chúa.
Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm cao siêu cho những người bé nhỏ và khiêm tốn. Cả một dân tộc Do Thái, biết bao nhà thông thái, chuyên môn về Kinh Thánh, các luật sĩ và biệt phái tài giỏi, các thầy thượng tế và tư tế phải qua trường lớp và huấn luyện, họ phải có bằng cấp nhưng không ai nhận biết mầu nhiệm Chúa giáng trần.
Ấy thế mà khởi đầu mầu nhiệm nước trời, Chúa đã mặc khải cho một phụ nữ trẻ tại miền quê để cưu mang Con Chúa xuống trần. Thiên Chúa tiếp tục mặc khải cho những người nghèo hèn như các mục đồng, các thợ chài lưới và các môn đệ theo Chúa. Những người đơn sơ đã biết mở lòng đón nhận Tin mừng của nước trời. Chỉ những người mà Chúa Giêsu mặc khải cho mới nhận biết Chúa Cha.
Muốn hưởng ân lộc của Chúa, chúng ta phải dốc bỏ những sự kiêu căng, tự cao và tự đại. Khiêm tốn mở rộng tâm hồn đón nhận ơn của Chúa. Sự khôn ngoan của Chúa trổi vượt sự khôn ngoan của loài người. Xin Chúa mở rộng tâm hồn của chúng con, để chúng con đón nhận Tin Mừng của Chúa.
THỨ NĂM
Mt. 11: 28-30
Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: Hãy đến với Ta, hỡi những ai lao nhọc và gánh nặng, Ta sẽ bổ sức cho các ngươi. Chúa lo lắng cho chúng ta nhiều điều, cả tinh thần lẫn thể xác. Thấy các môn đệ nhọc mệt, Chúa khuyên các ông hãy vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Khi Chúa biết dân chúng đói bụng, Chúa đã làm phép lạ nuôi dân. Khi dân chúng bệnh hoạn, Chúa đã chữa lành cho họ và còn tha tội cho họ nữa.
Chúa như người cha nhân từ tỏ lòng thương xót con dân trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta thử tưởng tuợng Chúa Giêsu mới chỉ ngoài ba mươi tuổi, Chúa ra giảng đạo. Chúa đã gặp gỡ với mọi loại hạng người. Từ những bậc vị vọng trong đền thờ đến những người cùng dân tứ xứ. Chúa đã giảng dạy rất khôn ngoan và Chúa đối xử với mọi người như tấm lòng của người cha đối với con. Dân chúng tôn kính và ngưỡng mộ quyền phép của Chúa. Chúa đã cải hóa được nhiều tâm hồn.
Không phải tất cả mọi người đều lên án giết Chúa. Có nhiều người yêu thương và quây quần bên Chúa. Họ chạy đến với Chúa khi lao nhọc và khổ đau. Không ai chạy đến với Chúa xin chữa bệnh hay nâng đỡ mà bị Chúa từ chối. Tất cả những ai gánh nặng, hãy đến Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho.
Hằng ngày Chúa vẫn chờ đợi chúng ta đến bên nhà Tạm Chúa, Chúa hiện diện đó đêm ngày mong chờ chúng ta đến với Chúa, Chúa sẽ ôm ấp ủi an và bổ sức cho.
THỨ SÁU
Mt. 12: 1-8
Các ông biệt phái lại trách cứ các môn đệ của Chúa Giêsu đã phạm luật của ngày Sabát. Chúa Giêsu nại vào việc vua Đavít vào đền Chúa lấy bánh dâng hiến mà ăn, cùng cho đoàn tùy tùng cùng ăn. Hoặc các tư tế trong đền thờ vi phạm luật ngày Sabát thì sao? Khi mình sai thì muốn được người khác thông cảm và khi người khác sai sót thì chỉ trích phê bình.
Chúa nói rằng: Con Người là chủ ngày Sabát. Có lẽ họ cũng không nhận ra chân lý này. Chúa là chủ và còn lớn hơn đền thờ. Đền thờ được xây dựng nên để tôn thờ Thiên Chúa. Chúa lại phán rằng: Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ. Chúa mặc khải cho chúng ta biết chính Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ. Chúa không muốn hy lễ máu chiên bò tanh hôi, Chúa không muốn nhang hương xực mùi. Chúa muốn lòng nhân từ và bao dung.
Đền thờ là nơi mọi người tụ họp thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là đền thờ. Nơi đền thờ họ sát tế chiên, bò, dê, trừu làm của lễ hiến dâng, Chúa không ưng. Chúa muốn tấm lòng chân thành và tâm hồn thống hối khiêm cung.
Chúa là chủ của ngày Sabát, tại sao Chúa phải lệ thuộc những qui định của con người đặt ra. Chúa đã đến cư ngụ giữa dân của Chúa mà họ không nhận ra Chúa. Chúa là Đấng mà cả tổ phụ và các cha ông họ đợi trông. Đấng mà mọi người qùy gối thờ lạy. Thiên Chúa đang ngự giữa dân của Ngài.
THỨ BẢY
Mt. 12: 14-21
Các người biệt phái bắt đầu bàn mưu kế chống lại và giết Chúa Giêsu. Chúa biết thế nên đã rời bỏ nơi đó. Chúa tiếp tục chữa lành nhưng Chúa cấm họ đừng cho ai biết người. Chúa muốn sinh hoạt cách âm thầm như lời tiên tri Isaia đã loan báo về Ngài: Ngài không cãi cọ, không la lớn tiếng. Ngài không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói.
Khi tranh luận về quyền bính, về giáo lý, về luật lệ và về cách sống đạo, Chúa đã lên tiếng để cải chính và dậy dỗ. Nhưng khi người âm mưu để hại Chúa, Chúa biết thế Ngài không cãi cọ, Ngài đã rút lui. Chúa Giêsu biết được những âm mưu phản Chúa. Chúa chuẩn bị đầy đủ hành trang cho các môn đệ để họ có thể tự tin để ra đi làm nhân chứng.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cố gắng sống tốt lành, chúng ta cũng không tránh khỏi những sự dèm pha và ganh ghét của người khác. Nơi chốn chung, nhiều người chỉ nói mà không làm hoặc chỉ phê bình và góp ý nhưng không bao giờ muốn đụng ngón tay vào. Người sống đạo không vì sự dèm pha hay ganh tị mà bỏ việc tốt lành mình vẫn thực hành.
Lạy Chúa, Chúa tốt lành và thánh thiện dường bao nhưng vẫn có nhiều người ganh ghét Chúa. Xin cho chúng con biết can đảm theo bước chân của Chúa. Chúng con sẽ phục vụ anh chị em của chúng con trong mọi hoàn cảnh. Xin Chúa thêm ơn khôn ngoan và ơn sức mạnh cho chúng con.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:47 07/07/2020
21. Các thánh nam nữ đều giống như Đức Chúa Giê-su, mặc dù bị rất nhiều đau khổ, nhưng linh hồn của các ngài luôn kết hợp với Thiên Chúa, không ngừng hưởng kiến phúc lành của Thiên Chúa.
(Thánh nữ Catharina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:52 07/07/2020
68. HY VỌNG KẺ TRỘM ĐẾN
Kẻ trộm ăn cắp cái ví bao bằng da dê ở một chỗ khác và đi ngang qua cổng nhà của Vu công, thấy cổng nhà chỉ khép hờ thì lòng tham nổi lên, bèn len lén đi vào, bỏ cái ví bao xuống và tiến hành trộm cắp.
Đúng lúc ấy thì Vu công trở về nhà, tên trộm vội vàng nhảy qua tường mà chạy, Vu công lượm được cái ví da dê thì rất phấn khởi, và hy vọng có thể được thêm nhiều của cải nữa, nên mỗi đêm chỉ khép hờ cổng và đi dạo chơi.
Nhưng mỗi khi trở về đều không thấy dấu vết gì của tên ăn trộm và cũng không thấy có tài vật gì, ông ta không ngớt than vắn thở dài một mình, nói:
- “Tên ăn trộm tại sao không đến nhỉ? !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 68:
Con người ta ai cũng rất sợ kẻ trộm đến nhà, bởi vì kẻ trộm là những tên sống trên xương máu mồ hôi nước mắt của người khác.
Có những nhà giàu mất ăn mất ngủ vì sợ kẻ trộm đến cướp của; có người đêm ngủ thì khóa hai ba lớp cửa vì sợ kẻ trộm đến. Như thế đủ biết ai cũng sợ kẻ trộm đến, vì ai cũng sợ mất của cải của mình, vậy mà Vu công lại trông chờ kẻ trộm đến, đúng là bởi vì ông ta có lòng tham.
Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu sợ kẻ trộm đến cướp của, nên họ cũng xây cổng kín cao tường, canh coi cẩn thận và lo lắng bất an vì họ có nhiều tiền bạc, nhưng họ lại thờ ơ đến độ coi thường ngày Chúa đến bất chợt như kẻ trộm, mà ngày Đức Chúa Giê-su đến thì còn kinh sợ hơn kẻ trộm đến vạn lần, nếu chúng ta không lo chuẩn bị tâm hồn của mình.
Đề phòng kẻ trộm đến là việc phải làm của người cẩn thận, nhưng đợi chờ ngày Chúa đến là việc làm của người khôn ngoan, bởi vì khi Đức Chúa Giê-su đến, thì ngay cả thế gian này chúng ta cũng phải từ bỏ, chứ đừng nói là một vài chút của cải vật chất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Kẻ trộm ăn cắp cái ví bao bằng da dê ở một chỗ khác và đi ngang qua cổng nhà của Vu công, thấy cổng nhà chỉ khép hờ thì lòng tham nổi lên, bèn len lén đi vào, bỏ cái ví bao xuống và tiến hành trộm cắp.
Đúng lúc ấy thì Vu công trở về nhà, tên trộm vội vàng nhảy qua tường mà chạy, Vu công lượm được cái ví da dê thì rất phấn khởi, và hy vọng có thể được thêm nhiều của cải nữa, nên mỗi đêm chỉ khép hờ cổng và đi dạo chơi.
Nhưng mỗi khi trở về đều không thấy dấu vết gì của tên ăn trộm và cũng không thấy có tài vật gì, ông ta không ngớt than vắn thở dài một mình, nói:
- “Tên ăn trộm tại sao không đến nhỉ? !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 68:
Con người ta ai cũng rất sợ kẻ trộm đến nhà, bởi vì kẻ trộm là những tên sống trên xương máu mồ hôi nước mắt của người khác.
Có những nhà giàu mất ăn mất ngủ vì sợ kẻ trộm đến cướp của; có người đêm ngủ thì khóa hai ba lớp cửa vì sợ kẻ trộm đến. Như thế đủ biết ai cũng sợ kẻ trộm đến, vì ai cũng sợ mất của cải của mình, vậy mà Vu công lại trông chờ kẻ trộm đến, đúng là bởi vì ông ta có lòng tham.
Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu sợ kẻ trộm đến cướp của, nên họ cũng xây cổng kín cao tường, canh coi cẩn thận và lo lắng bất an vì họ có nhiều tiền bạc, nhưng họ lại thờ ơ đến độ coi thường ngày Chúa đến bất chợt như kẻ trộm, mà ngày Đức Chúa Giê-su đến thì còn kinh sợ hơn kẻ trộm đến vạn lần, nếu chúng ta không lo chuẩn bị tâm hồn của mình.
Đề phòng kẻ trộm đến là việc phải làm của người cẩn thận, nhưng đợi chờ ngày Chúa đến là việc làm của người khôn ngoan, bởi vì khi Đức Chúa Giê-su đến, thì ngay cả thế gian này chúng ta cũng phải từ bỏ, chứ đừng nói là một vài chút của cải vật chất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Đất Tốt
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:42 07/07/2020
Chúa Nhật 15 Thường Niên A
Sau khi kể dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giêsu cắt nghĩa:“Người gieo giống đây là người gieo lời” và đề cập tới thái độ khác nhau của người nghe. Hạt giống Lời Chúa là yếu tố chính của dụ ngôn. Hạt giống này tự nó có sức trổ sinh hoa trái, nhưng khi được gieo vãi thì gặp những hoàn cảnh đối nghịch tùy vào thái độ chấp nhận cộng tác của con người lãnh nhận Lời Chúa. Người gieo giống ở đây là chính Thiên Chúa, Ngài gieo vãi khắp nơi, trao ban nhưng không ơn cứu rỗi cho mọi người. Thiên Chúa có sáng kiến trước, nhưng con người cũng cần cộng tác.
Chúa Giêsu mô tả số phận của mỗi hạt giống tùy thuộc vào vùng đất tiếp nhận nó. Hạt giống gặp phải không chỉ những khó khăn nội tại do từ các loại đất: vệ đường chai cứng, đất đầy sỏi đá, đất đầy bụi gai, nhưng còn những chướng ngại đến từ bên ngoài: chim trời, nắng cháy. Tuy vậy, “có những hạt giống rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục”.
Chúa Giêsu giải nghĩa 4 loại đất, tiêu biểu cho 4 thái độ của con người trước Lời Chúa (SCĐ):
Ðất vệ đường: những kẻ chẳng thiết tha gì đến Lời Chúa. Lời gieo xuống đó chẳng bao lâu thì bị quỷ dữ cướp đi.
Ðất lẫn sỏi đá: những người mau mắn đón nhận Lời Chúa nhưng không quý chuộng bao nhiêu. Khi gặp chút gian khó thì bỏ cuộc.
Ðất có nhiều gai : những người cũng đón nhận lời Chúa, nhưng điều họ quan tâm hơn là những đam mê, vui thú, của cải... Các thứ sau này như gai góc um tùm dần dần làm cho Lời Chúa chết ngạt.
Ðất tốt : những người sốt sắng nghe Lời và quảng đại thi hành.
Chúa Giêsu gieo Lời Hằng Sống của Ngài một cách hào phóng cho hết mọi hạng người, không trừ một ai. Tuy nhiên, chỉ những ai mở rộng lòng mình đón nhận thì Lời Ngài mới sinh hoa kết quả. Chúa Giêsu sánh ví Lời Ngài với hạt giống. Hạt giống được gieo vào những mảnh đất tốt, chắc chắn sẽ sản sinh một mùa gặt bội thu.
Theo cha Mark Link, có ba bước trong việc lắng nghe Lời Chúa, mỗi buớc một tiến hơn :
* Bước thứ nhất là nghe Lời Chúa. Chúng ta có thể gọi đây là bước của trí não. Bước này bao hàm việc chăm chú lắng nghe, đọc và giải thích Kinh thánh.
* Bước thứ hai là trân trọng tích giữ Lời Chúa. Bước này có thể được gọi là bước của trái tim, bao hàm việc ghi sâu vào lòng lời ta vừa nghe, và suy nghĩ xem có cách nào áp dụng lời ấy vào cuộc sống và làm sao để lời ấy biến cuộc sống của chúng ta nên tốt đẹp hơn. Bước thứ hai này không nhất thiết xẩy ra tại nhà thờ. Nó có thể khởi sự tại nhà thờ nhưng thường kéo dài suốt tuần lễ sau khi chúng ta suy nghĩ Lời Chúa đã nghe hôm Chúa nhật.
* Bước thứ ba là đem Lời Chúa ra thực hành. Nếu chúng ta gọi bước thư nhất là của “trí não”, bước thứ hai là của “trái tim”, thì chúng ta có thể gọi bước thứ ba là bước của “linh hồn”. Bước này bao hàm tác động lên những gì trí óc chúng ta lãnh nhận và con tim chúng ta tích chứa giữ gìn.
Xuyên suốt dòng lịch sử cứu độ, người gieo lời đó là chính Thiên Chúa, qua các tổ phụ, các ngôn sứ, và cuối cùng là Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Thiên Chúa (Dt 1, 1-3). Trước khi về trời, Chúa Giêsu lại sai các Tông đồ ra đi “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”, và Hội Thánh cũng như mỗi kitô hữu tiếp tục sứ mạng ấy cho đến ngày tận thế.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vững mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi có dịp đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc. Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5, 4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với hơn 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13, 11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15, 13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7, 22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối, ” “làm men, ” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa chúc phúc cho những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Xin giúp chúng con biết chuyên tâm lắng nghe, học hỏi, suy niệm và thực thi Lời Chúa như Mẹ Maria, như các thánh, để Lời Chúa sinh hoa kết trái trong tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con luôn biết canh tân đời sống, cộng tác với ơn Chúa ban để trở thành những mảnh đất tốt đón nhận và làm phát triển hạt giống Lời Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Bệnh viện Công Giáo Ấn bị đóng cửa, vì Covid-19 thăm viếng - 12 nữ tu bị nhiễm
Thanh Quảng sdb
00:06 07/07/2020
Một Bệnh viện Công Giáo Ấn bị đóng cửa, vì Covid-19 thăm viếng - 12 nữ tu bị nhiễm
Chính phủ tỉnh Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã niêm phong Bệnh viện VG (Vincenza Gerosa), nơi đã phục vụ người nghèo trong vùng suốt 5 thập kỷ qua.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Linh mục Felix Anthony, phát ngôn viên của Giáo phận Miao ở Arunachal Pradesh cho hay: Bề trên của cộng đồng tu sĩ trông coi bệnh viện Thánh Vincenza Gerosa (VG) ở Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã có những triệu chứng sốt và đau bụng, khi trở về từ chuyến viếng thăm Guwahati, thủ phủ của bang Assam. Sau khi sơ đi thử nghiệm và kết quả là dương tính với Covid-19 vào ngày 3 tháng 7.
Sau đó, linh mục đã thông báo đến các linh mục tu sĩ thuộc Giáo tỉnh Đông Bắc (NEIRBC), bao gồm 15 giáo phận của 7 bang nên đi thử nghiệm Covid-19, kết quả là mười hai nữ tu đã bị nhiễm vào ngày 4 tháng 7, nâng tổng số lên 13.
Do đó, chính quyền địa phương của tỉnh Dibrugarh đã đóng cửa Bệnh viện VG, do các Nữ tu của Hội dòng thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa (SCCG), còn được gọi là các sơ dòng Maria Bambina, hay Nữ tử Bác ái điều hành.
Bốn trong số các nữ tu lớn tuổi bị nhiễm là – sơ Antonia Mampilly (85), Eileen Almeida (72), Michael Serrao (82) và Martha Kochuparambil (83).
Bốn sơ khác cũng bị dương tính, nên toàn bộ khu vực bệnh viện được đưa vào danh sách điểm nóng...
Các mẫu xét nghiệm của tất cả các nhân viên, những người có liên hệ và khách thường xuyên của bệnh viện đang được thu thập và gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu y tế khu vực của tỉnh Dibrugarh.
Giám mục kêu gọi cầu nguyện
Thể hiện sự sửng sốt của mình, Đức Giám Mục Joseph Aind của Giáo phận Dibrugarh cho biết: Thật đáng buồn khi bệnh viện huyết mạch của người dân ở Assam và Arunachal Pradesh bị niêm phong. Tâm lòng của chúng tôi hướng về tất cả các sơ và các bệnh nhân của Bệnh viện VG, "Đức cha Salesian” kêu gọi tất cả hãy cầu nguyện cho sự bình phục sức khỏe của các nữ tu và bệnh viện chóng được mở cửa lại.
Assam là bang nằm ở phía đông bắc Ấn đang bị ảnh hưởng nặng nề của cơn đại dịch. Bộ trưởng về phúc lợi gia đình và y tế của bang Himanta Biswa Sarm, hôm Chủ nhật đã xác nhận có 735 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại bang này lên 11, 736 ca với 14 trường hợp tử vong. Trong số những trường hợp mới này có 552 ca từ Guwahati.
Giám mục George Pallipparambil của Giáo phận Miao cũng xin các tín hữu cầu nguyện cho các Nữ tu dòng Maria Bambina và kêu gọi mọi người hãy hết sức cẩn thận và tuân thủ các luật lệ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Khu Covid-19 bục phát là bệnh viện VG
Bệnh viện VG được đặt tên là bệnh viện thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa, những người đã thành lập ra Tu hội các sơ Maria Bambina tại Lovere, nước Ý vào năm 1832.
Các sơ đặt chân đến Ấn vào năm 1860 với mục đích cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo ở địa phương và giúp cai rượu và ma túy. Bệnh viện VG hiện là một bệnh viện đa khoa có 70 giường và có cả khu dành cho người tâm thần.
Trong cùng một quần thể là một trung tâm cai nghiện có tên là “Nhà Tình Thương” (Mercy Home) và một cơ sở điều dưỡng và hộ sinh. Các nữ tu Maria Bambina cũng tham gia vào công tác mục vụ nhà tù...
Bệnh viện Thánh Gioan ở Guwahati cũng do các sơ điều hành.
Các sơ dòng Maria Bambina ở Ấn Độ
Ấn Độ là một điểm mà các sơ dòng Maria Bambina đặt chân đến đầu tiên tại Á Châu. Nhóm đầu tiên gồm bốn sơ đã đặt chân tới Kolkata (trước đây là Calcutta) vào ngày 11 tháng 3 năm 1860. Từ đó, họ tiến về phía bắc khoảng 100 km, thiết lập cơ sở đầu tiên ở thành phố Krishnagar vào ngày 17 tháng Sáu năm 1860, thuộc Giáo phận Krishnagar.
Từ Krishnagar, các sơ đã bành trướng sang các khu vực khác của Ấn Độ cũng như các nước như Bangladesh, Myanmar, Nhật Bản, Israel, Thái Lan và Nepal.
Ngày nay, các nữ tu Maria Bambina ở Ấn Độ có 8 tỉnh dòng, bao gồm cả tỉnh Đông Bắc, mà trụ sở chính đặt ở Guwahati. (Nguồn: Giáo phận Miao)
Quần thể Bệnh viện Thánh Vincenza Gerosa (VG) ở Dibrugarh, thuộc bang Assam
Chính phủ tỉnh Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã niêm phong Bệnh viện VG (Vincenza Gerosa), nơi đã phục vụ người nghèo trong vùng suốt 5 thập kỷ qua.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Linh mục Felix Anthony, phát ngôn viên của Giáo phận Miao ở Arunachal Pradesh cho hay: Bề trên của cộng đồng tu sĩ trông coi bệnh viện Thánh Vincenza Gerosa (VG) ở Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã có những triệu chứng sốt và đau bụng, khi trở về từ chuyến viếng thăm Guwahati, thủ phủ của bang Assam. Sau khi sơ đi thử nghiệm và kết quả là dương tính với Covid-19 vào ngày 3 tháng 7.
Sau đó, linh mục đã thông báo đến các linh mục tu sĩ thuộc Giáo tỉnh Đông Bắc (NEIRBC), bao gồm 15 giáo phận của 7 bang nên đi thử nghiệm Covid-19, kết quả là mười hai nữ tu đã bị nhiễm vào ngày 4 tháng 7, nâng tổng số lên 13.
Do đó, chính quyền địa phương của tỉnh Dibrugarh đã đóng cửa Bệnh viện VG, do các Nữ tu của Hội dòng thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa (SCCG), còn được gọi là các sơ dòng Maria Bambina, hay Nữ tử Bác ái điều hành.
Bốn trong số các nữ tu lớn tuổi bị nhiễm là – sơ Antonia Mampilly (85), Eileen Almeida (72), Michael Serrao (82) và Martha Kochuparambil (83).
Bốn sơ khác cũng bị dương tính, nên toàn bộ khu vực bệnh viện được đưa vào danh sách điểm nóng...
Các mẫu xét nghiệm của tất cả các nhân viên, những người có liên hệ và khách thường xuyên của bệnh viện đang được thu thập và gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu y tế khu vực của tỉnh Dibrugarh.
Giám mục kêu gọi cầu nguyện
Thể hiện sự sửng sốt của mình, Đức Giám Mục Joseph Aind của Giáo phận Dibrugarh cho biết: Thật đáng buồn khi bệnh viện huyết mạch của người dân ở Assam và Arunachal Pradesh bị niêm phong. Tâm lòng của chúng tôi hướng về tất cả các sơ và các bệnh nhân của Bệnh viện VG, "Đức cha Salesian” kêu gọi tất cả hãy cầu nguyện cho sự bình phục sức khỏe của các nữ tu và bệnh viện chóng được mở cửa lại.
Assam là bang nằm ở phía đông bắc Ấn đang bị ảnh hưởng nặng nề của cơn đại dịch. Bộ trưởng về phúc lợi gia đình và y tế của bang Himanta Biswa Sarm, hôm Chủ nhật đã xác nhận có 735 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại bang này lên 11, 736 ca với 14 trường hợp tử vong. Trong số những trường hợp mới này có 552 ca từ Guwahati.
Giám mục George Pallipparambil của Giáo phận Miao cũng xin các tín hữu cầu nguyện cho các Nữ tu dòng Maria Bambina và kêu gọi mọi người hãy hết sức cẩn thận và tuân thủ các luật lệ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Khu Covid-19 bục phát là bệnh viện VG
Bệnh viện VG được đặt tên là bệnh viện thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa, những người đã thành lập ra Tu hội các sơ Maria Bambina tại Lovere, nước Ý vào năm 1832.
Các sơ đặt chân đến Ấn vào năm 1860 với mục đích cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo ở địa phương và giúp cai rượu và ma túy. Bệnh viện VG hiện là một bệnh viện đa khoa có 70 giường và có cả khu dành cho người tâm thần.
Các sơ dòng Maria Bambina ở Ấn Độ
Trong cùng một quần thể là một trung tâm cai nghiện có tên là “Nhà Tình Thương” (Mercy Home) và một cơ sở điều dưỡng và hộ sinh. Các nữ tu Maria Bambina cũng tham gia vào công tác mục vụ nhà tù...
Bệnh viện Thánh Gioan ở Guwahati cũng do các sơ điều hành.
Các sơ dòng Maria Bambina ở Ấn Độ
Ấn Độ là một điểm mà các sơ dòng Maria Bambina đặt chân đến đầu tiên tại Á Châu. Nhóm đầu tiên gồm bốn sơ đã đặt chân tới Kolkata (trước đây là Calcutta) vào ngày 11 tháng 3 năm 1860. Từ đó, họ tiến về phía bắc khoảng 100 km, thiết lập cơ sở đầu tiên ở thành phố Krishnagar vào ngày 17 tháng Sáu năm 1860, thuộc Giáo phận Krishnagar.
Từ Krishnagar, các sơ đã bành trướng sang các khu vực khác của Ấn Độ cũng như các nước như Bangladesh, Myanmar, Nhật Bản, Israel, Thái Lan và Nepal.
Ngày nay, các nữ tu Maria Bambina ở Ấn Độ có 8 tỉnh dòng, bao gồm cả tỉnh Đông Bắc, mà trụ sở chính đặt ở Guwahati. (Nguồn: Giáo phận Miao)
Đức Ông Georg Ratzinger dưới mắt người bạn thân, Tiến Sĩ Michael Hesemann
Vũ Văn An
00:31 07/07/2020
Đức Ông Georg Ratzinger, bào huynh duy nhất của Đức Bênêđictô XVI đã qua đời ngày 1 tháng 7 vừa qua, và thánh lễ an táng ngài sẽ được cử hành ngày 8 tháng này tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô ở Regensburg. Nhân dịp này, Tiến sĩ Michael Hesemann, một tác giả, sử gia Đức, và là người bạn của gia đình Ratzinger, có một số chi tiết về Đức Ông Ratzinger để kể cho Zenit News. Thiển nghĩ không ai biết rõ về Đức Ông bằng tiến sĩ Hesemann vì ông vốn là đồng tác giả của cuốn “Em trai tôi làm Giáo Hoàng” với Đức Ông.
Tiến sĩ cho rằng Đức Ông Ratzinger “là một người giấu sự lỗi lạc và vĩ đại của ngài sau đức khiêm nhường còn vĩ đại hơn nữa. Với một linh hồn nhân hậu, một chính nhân quân tử thực sự, hết sức ấm áp và thân thiện với mọi người, với một óc hài hước tuyệt diệu, duyên dáng, tinh nghịch một cách hết sức Bavaria...”
Năm 2009, lúc Đức Benêđictô XVI bắt đầu bị người ta công kích, Tiến sĩ Hesemann là người đã thành lập một hiệp hội gọi là “Nước Đức Bênh vực Đức Thánh Cha” để bảo vệ ngài. Đại diện của hiệp hội tại Regensburg giới thiệu Tiến sĩ với Đức Ông Ratzinger hồi tháng 12 năm 2010. Tiến sĩ cho hay: “có thể nói tôi yêu mến ngài ngay từ khoảnh khắc đầu tiên: ngài là chính nhân quân tử khôn ngoan, hiền hậu, hài hước mà tất cả chúng ta đều muốn làm quen. Tôi mang đến cho ngài một số sách của tôi, ngài hỏi ý kiến em trai và sau cùng hoàn toàn tin tưởng ở tôi. Khi tôi hiểu rõ trí nhớ ngài hết sức chói sáng và tâm tính ngài hết sức tốt lành khi kể lại các câu truyện trong đời ngài, tôi tự nhủ: đây là điều chúng ta phải duy trì cho thế giới, cho tương lai. Đó là lý do ra đời cuốn sách chung của chúng tôi “Em Trai Tôi Làm Giáo Hoàng”. Lúc ấy ngài đã 86 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn”.
Tiến sĩ Hesemann cũng cho rằng Đức Ông rất tự nhiên và hướng ngoại nhiều hơn người em trai hơi e thẹn của ngài. Ngài thích có người vây quanh, nhà ngài lúc nào cũng như một tổ ong, với khách khứa cả sáng lẫn chiều. Nhiều cựu ca viên của Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg giữ liên lạc với ngài nhiều thập niên, thường xuyên viếng thăm ngài như thể ngài đã trở thành thành viên của gia đình họ và sẵn sàng đến trợ giúp ngài khi ngài gần như mù loà và khó đi lại. Họ đọc sách cho ngài nghe, họ viết thư cho ngài hay đến để chuyện vãn hay cùng uống một ly cà phê, một mẩu bánh ngọt người ta luôn mang đến tặng ngài. Ngài thực sự thay đổi đời họ và trở nên một nguồn cảm hứng đối với nhiều người.
Đối với tiến sĩ Hesemann, mặc dù gần như mù, Đức Ông được thông tri đầy đủ các sách và ấn phẩm mới vì ngài có nhiều người tình nguyện đọc cho ngài nghe và vì ngài có một trí nhớ tuyệt diệu. Bạn co thể nói với ngài về bất cứ điều gì, từ các vấn đề của Giáo Hội liên quan đến chính sách tới môn túc cầu. Nhưng lẻ dĩ nhiên, ngài yêu mến âm nhạc hơn hết. Tiến sĩ cho biết “tôi nghĩ món quà sinh nhật đẹp nhất tôi từng tặng ngài là khi tôi mời một người bạn thân, nhà dương cầm nổi tiếng thế giới, là Anastassiya Dranchuk, trình tấu cho ngài. Chúng tôi lặp lại việc này vào sinh nhật sau đó và vào sinh nhật cuối cùng của ngài. Yếu điểm của ngài là thích ngọt và tôi luôn mang tặng ngài bánh bích quy và bánh ngọt, nhưng ngài thích nhất các bích quy Giáng sinh. Nói chung, Giáng sinh rất quan trọng đối với ngài và có lần, trong một diễn từ dịp ngài mừng sinh nhật thứ 90 tại Vatican, tôi gọi ngài là 'người ưa giáng sinh'”.
Ngài sinh ngày 15 tháng Giêng, vẫn còn trong mùa Giáng sinh và như chúng ta vốn biết, Giáng sinh là ngày sinh không những của Chúa Kitô, mà còn của âm nhạc Giáo Hội nữa: vì đó là dịp các thiên thần hát khúc “Allêluia” tại Bêlem. Thành thử, “tinh thần Giáng sinh” ảnh hưởng tới đời ngài, tới việc làm và ơn gọi của ngài và không hề là một tình cờ khi cuốn CD thành công nhất của ngài với Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg là cuốn CD về các Thánh Ca Giáng Sinh của Đức; hầu như mọi gia đình Đức đều có một cuốn. Điều này cũng phản ảnh việc dưỡng dục ngài trong một gia đình rất đạo hạnh, luôn cử hành các ngày lễ của Giáo Hội một cách hết sức long trọng: cùng đọc kinh mân côi với nhau hàng ngày, qùy trên nền bếp cứng và nhờ cùng cầu nguyện với nhau nên họ đã luôn gắn bó với nhau trong mọi lúc vui buồn.
Tiến sĩ Hesemann cho biết: tình anh em của Đức Ông rất thắm thiết. Gia đình Ratzinger là một gia đình luôn luôn gần gũi, yêu thương, săn sóc lẫn nhau mật thiết. Con cái càng gần gũi nhau hơn khi cha mẹ qua đời vào thập niên 1960; chị gái Maria trở thành quản gia, thư ký và phụ tá của Joseph Ratzinger, còn Georg Ratzinger thì làm giám đốc âm nhạc cho Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg. Nhưng họ thường xuyên gặp nhau, cử hành các ngày lễ với nhau và viếng mộ cha mẹ. Năm 1969, khi Joseph Ratzinger được mời về làm giáo sư tại Regensburg và từ đó giảng dạy thần học tín lý ở đây, thời gian đẹp nhất bắt đầu cho cuộc sống trưởng thành của họ vì cả 3 anh chị em được đoàn tụ. Chẳng may, Chúa có chương trình khác. Năm 1977, Joseph Ratzinger trở thành Tổng Giám Mục của Munich và Freising và do đó phải di chuyển, và năm 1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu ngài về Rôma làm bộ trưởng Giáo Lý Đức Tin. Năm 1991, Maria qua đời, một điều càng thắt chặt dây nối kết giữa hai anh em còn lại. Họ trông chờ đến ngày được đoàn tụ trở lại sau khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nghỉ hưu. Đức Hồng Y giữ ngôi nhà của ngài tại Regensburg cho những năm tháng nghỉ hưu này, đến đó nghỉ hè, gặp anh trai và có nơi cư ngụ sau khi rời Rôma. Nhưng một lần nữa, Chúa lại có kế hoạch khác.
Tiến sĩ Hesemann cho biết “tin tôi đi, đối với Georg Ratzinger, việc bầu Đức Bênêđíctô XVI là một cú sốc. Mọi kế hoạch chung mà họ trông mong đã bị đập tan một lần mãi mãi. Trọn cả một ngày, ngài không nhấc điện thoại, thật là thất vọng. Cảm ơn Chúa, họ đã tìm được cách ở gần nhau. Họ nói chuyện gần như mỗi ngày qua điện thoại và Georg đã đến thăm em trai ở Rôma khoảng bốn lần một năm, lần cuối cùng vào tháng 1 năm 2020. Ngài muốn trở lại vào cuối tháng 3 năm 2020, nhưng cuộc khủng hoảng Corona đã ngăn chặn điều này. Vì vậy, quả là một ơn lành khi ít nhất Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã có thể đến và nói lời từ biệt, cách nay hai tuần.
Nói về các giai thoại, Tiến sĩ Michael Hesemann cho biết: Đức Ông Ratzinger rất xuất sắc khi kể chúng, luôn phản ánh tính hài hước ấm áp của ngài. Và có hàng trăm bức ảnh về những chuyến vãng cảnh đây đó mà họ đã thực hiện với nhau. Điều này có cả một truyền thống lâu dài đối với họ. Vào giữa Thế chiến II, tức năm 1941, khi, vì Chiến tranh không có khán giả quốc tế nào đến Lễ hội âm nhạc cổ điển nổi tiếng thế giới tại Salzburg, ngài đã lo liệu mua được một số vé giá rẻ và cả hai anh em đã thực hiện chuyến đi bằng xe đạp, qua đêm trong một khách sạn nhỏ. Lúc đó Georg mới 17 tuổi, Joseph mới 14 tuổi! Chuyến đi này đã trở nên có tính quan phòng. Joseph phát hiện ra tình yêu của mình dành cho Mozart và trở thành “Mozart của Thần học”. Lần đầu tiên, Georg đã nhìn thấy Ca đoàn Regensburg đầy huyền thoại và đem lòng mộ mến. Hai mươi ba năm sau, ngài trở thành giám đốc âm nhạc của nó!
Tiến sĩ Hesemann cho hay: “Một câu chuyện đẹp khác được ngài kể lại trong cuốn sách của chúng tôi là khi chiến tranh kết thúc và ngài trở về từ Trại tù binh Mỹ; Joseph, còn quá trẻ để trở thành một người lính, đã đến nhà cha mẹ của họ trước đó. Vào ngày đó, sau một lời chào rất ngắn gọn, Georg vừa bước vào nhà, ngồi xuống cây đàn piano và bắt đầu trình tấu bài Te Deum. Rồi mọi người bắt đầu khóc và ôm lấy nhau”.
Nhưng bên cạnh những điểm nổi bật trong cuộc đời của họ, có cuộc sống hàng ngày rất bình thường và tự nhiên, bất chấp sự nổi tiếng của họ. Ngay cả khi Joseph Ratzinger đã là Hồng Y và Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và Georg Ratzinger, một thiên tài âm nhạc được cả thế giới tôn vinh, họ vẫn chỉ là hai anh em bình thường khi gặp nhau: Georg thì nấu ăn, Joseph rửa chén sau đó. Một lần nữa, sự vĩ đại ẩn sau sự khiêm nhường! Nên ghi nhớ rằng, chỉ trong 15 năm cuối đời, Georg Ratzinger mới là “người anh của vị Giáo hoàng”. Trong một thời gian dài, ít nhất cho đến năm 1977, Georg được biết đến nhiều hơn. Vào thời điểm này, Joseph Ratzinger thường được người ta gọi là “em trai của giám đốc âm nhạc nổi tiếng”. Ngay cả sau khi Đức Hồng Y Ratzinger trở thành Giáo hoàng, anh trai Georg vẫn thường gọi ngài là “Joseph”. Ngài nói với Tiến sĩ Hesemann: “Bất cứ điều gì khác đều không tự nhiên”... Tóm lại, họ luôn là “một trái tim và một linh hồn”, như người Đức thường nói, và Georg, vì là người lớn tuổi hơn và là người đầu tiên có ơn gọi trở thành linh mục, nên là hình mẫu của em trai Joseph.
Đối với cha mẹ họ, Tiến sĩ Hesemann cho biết: “Điều làm tôi có ấn tượng nhất chính là bí quyết của gia đình Ratzinger. Làm thế nào lại có việc một gia đình khá đơn giản, một cảnh sát viên đồng quê và một đầu bếp khách sạn, đã nuôi dạy hai người con trai đều là thiên tài, mỗi người một kiểu - Georg Ratzinger, là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và nhà lãnh đạo ca đoàn nổi tiếng từng chu du khắp thế giới, và Joseph Ratzinger, nhà thần học vĩ đại nhất của Đức và là người kế vị thứ 265 của Thánh Phêrô? Tiến sĩ Hesemann cho hay: “Cuối cùng, tôi phát hiện ra rằng nguồn cảm hứng của họ là đức tin Công Giáo mãnh liệt và lòng đạo đức mạnh mẽ của gia đình này. Như tôi đã nói trước đây, họ đọc kinh Mân côi với nhau mỗi ngày, quỳ trên sàn bếp; họ đi nhà thờ thường xuyên; họ cử hành các ngày lễ trong năm Giáo hội.
Họ nhận được mọi cảm hứng của họ từ sự phong phú của nền Văn hóa Công Giáo Bavaria, một nền văn hóa đã sinh ra Mozart và rất nhiều thiên tài khác, vì vẻ đẹp và sự phong phú của nó phản ảnh vẻ đẹp và sự tráng lệ của thiên đàng. Đồng thời, lời cầu nguyện và lòng sùng kính chung đã trở thành nguồn cho tình yêu mãnh liệt hợp nhất gia đình này, nguồn mạnh mẽ của họ giúp họ vượt qua các cơn cám dỗ của thời kỳ hỗn loạn này, khiến họ miễn nhiễm đối với ý thức hệ phạm thượng của Đức quốc xã và gợi lên ơn gọi của họ. Điều thú vị là cả hai anh em, mỗi người một cách, đều là sự tổng hợp của cha mẹ họ: Người cảnh sát viên nghiêm khắc, cầu toàn, nhưng cũng có mặt dịu dàng, một tình yêu lớn lao dành cho âm nhạc và một đức tin sâu sắc, một bà mẹ chăm chỉ, yêu thương và chăm sóc, người không những chỉ đẹp (như những bức ảnh cho thấy) mà còn là một người phụ nữ tuyệt vời, ấm áp.
Tiến sĩ Michael Hesemann cho biết khi tới thăm em tại Vatican, Đức Ông Georg Ratzinger có phòng riêng của mình tại Đan viện Mater Ecclesiae và một nữ tu chăm sóc ngài. Ngày của họ bắt đầu với Thánh lễ cử hành với nhau. Họ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối với nhau và ở các khoảng giữa là cầu nguyện với nhau, chơi hoặc nghe nhạc với nhau, nói chuyện với nhau và vào buổi tối, thỉnh thoảng họ xem TV. Đó là thời gian yên tĩnh, hài hòa và Đức Ông Georg Ratzinger luôn mong được đến đó và ở bên em trai mình. Nhưng đồng thời, ngài không bao giờ muốn chuyển đến đó. Ngài yêu Regensburg và Bavaria, ngài thích sự tự do và những chuyến thăm thường xuyên của bạn bè. Ngài tìm thấy một tổ ấm mà ngài không bao giờ muốn từ bỏ. Và, chắc chắn, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ghen tị với ngài. Ngài luôn nhớ thương Bavaria xinh đẹp, đáng yêu của mình, những đồng cỏ xanh tươi, những bông hoa đầy màu sắc trên ban công các căn nhà, những ngọn núi, con người, những đan viện baroque và những thành phố thời trung cổ. Ai đã từng ghé thăm Bavaria sẽ hoàn toàn hiểu điều đó. Không nơi nào trên thế giới bạn được gần thiên đường hơn thế!
Được hỏi lý do Đức Bênêđíctô XVI về thăm Regensburg mới đây, Tiến sĩ Michael Hesemann trả lời “Để nói lời tạm biệt cuối cùng. Vào tháng 1, Đức Ông Georg Ratzinger đã đến Rôma lần cuối. Chuyến đi tiếp theo đã được lên kế hoạch vào tháng 3, nhưng không thể thực hiện được do cuộc khủng hoảng Corona. Vào tháng 1, tất cả chúng tôi đã cử hành sinh nhật lần thứ 96 của ngài và ngài rất khỏe mạnh. Dĩ nhiên có lúc lên lúc xuống, nhưng đó là việc thông thường của người có tuổi. Nhưng rồi xuất hiện nhiều tuần, nhiều tháng bị cô lập. Tất nhiên, ngài có quản gia của ngài, một nữ tu tuyệt vời, nhưng không phải là năm đến mười khách mỗi ngày giúp ngài trẻ trung. Khoảng ngày lễ Ngũ tuần, ngài bắt đầu cảm thấy yếu trong người, tim ngài gây rắc rối cho ngài. Khi tình hình trở nên nghiêm trọng, em trai ngài quyết định phải hành động. Suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô hối hận vì đã không thể ở bên người chị gái yêu dấu của mình khi bà qua đời năm 1991, vì lúc đó ngài đang bị bệnh. Lần này ngài biết mình không thể chờ đợi quá lâu. Vì vậy, ngài quyết định, trong một vài ngày, sẽ lên đường. Ngài ở lại Regensburg bốn ngày và dành nhiều giờ vào buổi sáng và buổi chiều với anh trai. Họ nói chuyện, cử hành thánh lễ với nhau, cầu nguyện với nhau hoặc chỉ nắm tay nhau. Điều này đem đến cho cả hai rất nhiều an ủi. Nếu nhìn những bức ảnh của Đức Bênêđíctô khi đến và khi đi, ta thấy giống như ngài đã trẻ trung trở lại. Sự căng thẳng đã biến mất, ngài mỉm cười. Ngài biết đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ ở thế giới này. Nhưng ngài cũng cảm thấy anh mình sẽ ra đi trong bình an. Vì vậy, họ đã làm chứng tuyệt vời cho cả hai, tình yêu anh em và niềm tín thác của Công Giáo vào Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu. Họ biết, họ tự tin, rằng cuộc hội ngộ tiếp theo của họ là ở trên thiên đàng, nơi mọi gánh nặng của cuộc hiện sinh vật chất này sẽ biến mất và cả hai sẽ sống trong niềm vui vĩnh hằng được thấy thánh nhan Thiên Chúa.
Còn về đời sống cầu nguyện của Đức Ông Georg Ratzinger, Tiến sĩ Michael Hesemann nói: “Ngay cả khi ở tuổi cao, đời sống cầu nguyện của ngài cũng vẫn rất thâm hậu. Cho đến khi ngài trở nên quá yếu về thể chất, ngài vẫn thường cử hành Thánh lễ mỗi sáng, ban đầu tại St. Johann, một nhà thờ nhỏ ngay cạnh Nhà thờ chính tòa Regensburg kiểu gôtích, sau đó tại nhà nguyện riêng trong nhà ngài. Cùng với người quản gia thân yêu của ngài, Nữ tu Laurente, ngài lần chuỗi Mân côi và đọc giờ kinh. Ngài cũng thích nghe nhạc thánh, chỉ để có được một ý tưởng về vẻ đẹp thiên đường. Âm nhạc, như đã nói trên đây, vốn là ngôn ngữ của các thiên thần và ngài nói thứ ngôn ngữ này rất tốt. Trong những tuần lễ cuối cùng, ngài đã suy niệm trọn cuộc sống của mình một cách mãnh liệt và chuẩn bị cho điều ngài gọi là “kỳ dự tuyển vào thiên đàng”. Tiến sĩ Hesemann nhận định rằng “tôi hoàn toàn tin tưởng ngài sẽ đậu kỳ thi tuyển này cách xuất sắc, duyên dáng, và đầy hài hước như ngài vốn chứng tỏ. Những ai trong chúng ta có diễm phúc được gặp ngài, sẽ luôn nhớ đến ngài với lòng biết ơn như một người có trái tim vàng. Trong suốt cuộc đời, ngài đã truyền cảm hứng để người ta tìm kiếm Thiên Chúa trong vẻ đẹp của âm nhạc. Bây giờ ngài đang ca hát trong ca đoàn thiên quốc. Ngài đã đi con đường chính ngài đã chỉ lối và chuẩn bị cho rất nhiều người và giờ đây, ngài nhận phần thưởng Chúa hứa cho ngài”.
Trung Quốc bắt giam Giáo Sư Đại Học về tội chỉ trích Tập Cận Bình trong vụ coronavirus
Emily Nguyễn
04:47 07/07/2020
Bọn cầm quyền Trung Quốc hôm thứ Hai vừa bắt giữ một giáo sư luật, người từng xuất bản các bài tiểu luận chỉ trích chủ tịch Tập Cận Bình về đại dịch coronavirus và cáo buộc ông ta về chính sách cai trị “bạo ngược”, theo lời bạn bè của giáo sư này cho biết.
Giáo sư Từ Chương Nhuận (徐章润), người hiếm có trong việc phê bình chính quyền một cách thẳng thắn thuộc giới hàn lâm vốn bị kiểm duyệt nặng nề của Trung Quốc, đã bị hơn 20 người đưa ra khỏi nhà mình ở khu ngoại ô Bắc Kinh, theo tiết lộ của một trong những người bạn của ông, với điều kiện được giấu tên.
Giáo sư Từ đã viết một tiểu luận vào tháng Hai, đổ lỗi cho văn hóa của sự lừa dối và kiểm duyệt mà họ Tập dung dưỡng trong đợt coronavirus lây lan tại Trung Quốc.
“Chính hệ thống lãnh đạo Trung Quốc đang tự phá hủy cấu trúc chính quyền của mình”, Giáo sư Từ đã viết thế trong tiểu luận xuất hiện trên các trang mạng hải ngoại, thêm sự hỗn loạn trong tâm điểm virus của tỉnh Hồ Bắc đã phản ảnh các rắc rối mang tính hệ thống trong chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc “đã bị dẫn dắt bởi chỉ một người, nhưng người này lại là kẻ mù mờ và cai trị một cách chuyên chế bạo ngược, không có phương pháp lãnh đạo, mặc dù ông ta giỏi chơi trò quyền lực, khiến cả nước phải đau khổ”, Giáo sư Từ viết.
Ông cũng dự đoán rằng sự suy thoái kinh tế đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ gây ra “nạn suy giảm niềm tin quốc gia”, cùng với “sự phẫn nộ chính trị và giới hàn lâm cũng như suy tàn về mặt xã hội”.
Là giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa, một trong những học viện hàng đầu của quốc gia này, vào năm 2018 đã lên tiếng chống lại việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch trong một tiểu luận lưu hành trực tuyến.
Một người bạn của ông cho biết hôm thứ Hai rằng có một người đàn ông tự xưng là cảnh sát đã gọi cho vợ của Giáo sư Từ - bà hiện đang sống riêng tại một nhà thuộc viện đại học - để nói với bà rằng Giáo sư Từ đã bị bắt vì cáo buộc mại dâm ở thành phố phía tây nam Thành Đô.
Giáo sư Từ đã đến thăm Thành Đô vào mùa đông năm ngoái cùng với một số học giả tự do Trung Quốc. Theo người bạn này, mặc dù chưa rõ liệu vụ bắt giữ có liên quan đến chuyến đi hay không, cáo buộc này vẫn thấy “nực cười và không biết xấu hổ”.
Giáo sư Từ đã bị quản thúc tại gia từ tuần trước, người bạn nói.
Sau khi Đại học Thanh Hoa ( 清华大学) bị cho là đã cấm giáo sư Từ giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu vào năm 2019, hàng trăm cựu sinh viên của Thanh Hoa- và các học giả từ khắp nơi trên thế giới - đã ký một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi cho ông được phục chức.
Đại học Thanh Hoa và các cơ quan an ninh công cộng ở Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận vào thứ Hai.
Tự do ngôn luận ở Trung Quốc luôn bị Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, nhưng sự kìm kẹp đó đã trở nên ngột ngạt dưới thời họ Tập.
Một tòa án Trung Quốc năm ngoái đã kết án “nhà bất đồng chính kiến mạng” Hoàng Kỳ (黄琦) - người có trang web chuyên báo động về các chủ đề nhạy cảm gồm cả vấn đề nhân quyền - 12 năm tù vì tội “rò rỉ bí mật nhà nước”.
Không gian cho các cuộc thảo luận độc lập đã bị thu hẹp hơn nữa trong năm nay khi chính quyền Tập Cận Bình đã tìm cách làm chệch hướng trách nhiệm về coronavirus, mà các nhà khoa học tin rằng đã bắt nguồn từ chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Trần Kế Nhân (陈继仁), trước đây là phóng viên của tờ nhật báo của Cộng sản Nhân dân, đã bị kết án vào tháng Năm về tội “tranh cãi vã và gây rắc rối” và vì đã đăng thông tin “sai” và “tiêu cực”.
Nhậm Chí Cường (任志强), triệu phú tài phiệt về bất động sản và nhà phê bình công khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng bị giam giữ sau khi ông viết một bài tiểu luận phê phán gay gắt phản ứng của ông Tập về vụ bùng phát của dịch bệnh.
Source:AFP
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ chủ sự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Lộ Đức
Đặng Tự Do
15:48 07/07/2020
Nhận lời mời của các nhà tổ chức hành hương Italia, Đức Hồng Y Pietro Parolin sẽ đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp để chủ sự Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Lời mời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đến dâng lễ tại Lộ Đức đã được đưa ra trước khi có sự bùng phát coronavirus, và sự tham dự của ngài đã được Tòa Thánh xác nhận vào hôm thứ Hai.
Do những hạn chế liên quan đến đại dịch, năm nay, cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của các tín hữu bị bệnh. Tuy nhiên, họ được mời để kết hợp tinh thần với sự kiện này và theo dõi Thánh lễ trực tuyến.
Dù chương trình đã được thay đổi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bày tỏ ước muốn chuyến đi để hỗ trợ đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, nơi bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Đây cũng sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên bên ngoài nước Ý của một thành viên cao cấp cao trong giáo triều Rôma kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước khi đến Lộ Đức, Hồng Y Parolin dự kiến sẽ dừng chân tại thành phố Ars, nơi Thánh Jean Vianney đã làm mục vụ cho đến khi qua đời.
Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y đến Lộ Đức kể từ khi trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào năm 2017, ngài đã viếng thăm Đền thờ với tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân và năm 2018 nhân Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Source:Vatican NewsLourdes: Cardinal Parolin to celebrate Mass on 15 August
Lời mời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đến dâng lễ tại Lộ Đức đã được đưa ra trước khi có sự bùng phát coronavirus, và sự tham dự của ngài đã được Tòa Thánh xác nhận vào hôm thứ Hai.
Do những hạn chế liên quan đến đại dịch, năm nay, cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của các tín hữu bị bệnh. Tuy nhiên, họ được mời để kết hợp tinh thần với sự kiện này và theo dõi Thánh lễ trực tuyến.
Dù chương trình đã được thay đổi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bày tỏ ước muốn chuyến đi để hỗ trợ đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, nơi bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Đây cũng sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên bên ngoài nước Ý của một thành viên cao cấp cao trong giáo triều Rôma kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước khi đến Lộ Đức, Hồng Y Parolin dự kiến sẽ dừng chân tại thành phố Ars, nơi Thánh Jean Vianney đã làm mục vụ cho đến khi qua đời.
Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y đến Lộ Đức kể từ khi trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào năm 2017, ngài đã viếng thăm Đền thờ với tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân và năm 2018 nhân Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Source:Vatican News
Đức Hồng Y Châu Phi chỉ trích phong trào Black Lives Matter - Quyền sống của người da màu vì phá hủy nền văn minh.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:14 07/07/2020
Napier, bản thân là một người da đen và là Tổng Giám Mục Durban ở bờ biển Nam Phi, đã tweet rằng “một nghiên cứu ngắn gọn về tuyên bố thành lập của 'Black Lives Matter' cho thấy phong trào đang bị tấn công bởi các lợi ích và các đảng phái cam kết phá hủy các giá trị, cấu trúc và thể chế đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, trải qua các nền văn minh và văn hóa tốt nhất”
Sau bài tweet gốc vào ngày 4 tháng 7, Napier tiếp tục theo dõi phong trào Black Lives Matter hai ngày sau đó. ĐHY nói, “Một thử nghiệm quan trọng khác về tính xác thực của phong trào 'Black Lives Matter' sẽ là lập trường của nó dựa trên Cha Mẹ Kế hoạch và Công nghiệp Phá thai!”
Napier nói thêm, “Thử nghiệm tương tự được áp dụng khi đánh giá sự chân thành của những người lên tiếng sấm sét chống lại Bạo lực Gia đình, (gọi nhầm là Bạo lực dựa trên Giới tính), trái ngược với sự im lặng tuyệt đối về Bạo lực xảy ra đối với các Em bé trong bụng mẹ!” Sau đó, ĐHY Napier chỉ ra rằng tuyên bố về niềm tin của Black Lives Matter đề cập đến hai điểm mà trái ngược với Niềm tin... # 1 phản đối gia đình hạt nhân (bố ở đâu? ) và # 2 phản đối kế hoạch của Thiên Chúa về tình dục là sự kết hợp giữa nam và nữ.
Như nhóm Illinois Right to Life – Illinois phò Sự sống chỉ ra, những cuộc phá thai tại trung tâm Cha Mẹ Kế hoạch thực sự là một mối nguy hiểm cho cộng đồng da đen. Người sáng lập Margaret Sanger của Parent Parenthood – Cha Mẹ Kế Hoạch không chỉ là một kẻ phân biệt chủng tộc. Tổ chức này cũng nhắm mục tiêu vào các cộng đồng thiểu số. Trong cộng đồng người da đen, người phá thai khổng lồ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
“Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, đã có hơn 15, 5 triệu ca phá thai được thực hiện với người Mỹ gốc Phi, theo nhóm Illinois Right to Life – Illinois phò Sự sống. “15, 5 triệu người da đen này bị mất mạng vì phá thai vượt hơn nhiều so với cái chết của người da đen do AIDS, tội phạm bạo lực, tai nạn, ung thư và bệnh tim cộng lại.”
Giám mục Hoa Kỳ Joseph Strickland của giáo phận Tyler, Texas, cũng chỉ trích phong trào này. Giám mục Strickland đã nói về nền tảng của phong trào Black Lives Matter, trong đó người Công Giáo không thể hỗ trợ có một số thái độ. Liên kết với trang web của phong trào, ngài đã tweet “Hãy vui lòng tự dậy bạn về điều này!” “Chương trình nghị sự này là NGUY HIỂM!” Strickland dứt khoát kết luận.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: LifeSiteNews,
Gậy ông đập lưng ông: Trung quốc có dấu hiệu phá sản, bắt đầu với các nhà máy khẩu trang
Trần Mạnh Trác
17:08 07/07/2020
Hồng Kông 7-7-2020 (AsiaNews) - Sau sự bùng phát lúc ban đầu dựa vào đại dịch Covid-19, các nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc hiện đang bị phá sản. Theo Bản tin Lao động Trung Quốc (CLB) có trụ sở tại Hồng Kông, thì đã có chín cuộc đình công hoặc biểu tình trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6 vì lý do các nhà máy đóng cửa hoặc vì tiền lương chưa được trả.
Theo tờ báo Thời báo Hoàn cầu (báo liên kết với tờ Nhân dân Nhật báo, là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), thì trước đây trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 76 nghìn nhà máy mới mọc lên khắp nước để sản xuất khẩu trang. Bây giờ các nhà máy đó đang đóng cửa vì sản xuất quá mức. Một phần là do sự sụt giảm các trường hợp truyền nhiễm, nhưng phần chính là do những dự báo sai lầm về tiềm năng xuất cảng.
Nhu cầu khẩu trang ở Trung Quốc khi bắt đầu đại dịch lớn đến mức các công ty trong ngành đã tăng sản lượng hàng ngày của mẫu khẩu trang N95 (loại tốt nhất) từ 130 nghìn chiếc vào đầu tháng 2 lên 5, 86 triệu chiếc vào cuối tháng Tư. Việc sản xuất các loại khẩu trang khác cũng tăng từ 5 triệu đến 200 triệu mỗi ngày.
Với số lượng sản xuất như thế, mà nhu cầu lại đang bị thu hẹp, giá của các mặt hàng bị giảm mạnh làm cho các nhà máy phải tích lũy thêm những số cổ phiếu khổng lồ để cầm cự. Chưa kể đến những trường hợp nhiều khách hàng đã rút đơn đặt hàng vì bị chứng minh là kém chất lượng.
Bốn trong số chín cuộc biểu tình được báo CLB phát hiện đã xảy ra ở Giang Tô, một tỉnh sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp nổi bật nhất xảy ra ở Hà Nam. Vào ngày 17 tháng 6, một nhà máy của nhóm Thánh Quang (Shengguang) ở Bình đỉnh sơn (Pingdingshan) đột nhiên đóng cửa, khiến công nhân bị sa thải mà không có bất kỳ triển vọng nào để sống còn. Năm ngày sau, tại Tín dương (Xinyang) gần đó, một nhà máy khác của cùng một công ty cũng đóng cửa. Công nhân của hai nhà máy đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi trả tiền nợ.
Trước đây chính quyền địa phương và Bộ Công nghiệp Bắc Kinh đã giúp nhóm Thánh Quang tăng sản lượng từ 300.000 lên khoảng sáu triệu khẩu trang mỗi ngày, dù cho chất lượng cuả họ là kém. Những sự trợ cấp này đã được cấp ra ngay cả trong lúc đó đã có nhiều vấn đề tin cậy giữa công nhân và cấp lảnh đạo cuả nhà máy.
Tiền lương ở hai nhà máy là thấp. Công nhân không được lĩnh lương cơ bản và số tiền ‘ăn cái’ (tính theo số sản xuất) thì rẻ mạt.
Đức Phanxicô bỏ đoạn nói về Hồng Kông trong diễn từ với công chúng Chúa Nhật 5 tháng 7
Vũ Văn An
20:32 07/07/2020
Báo chí Công Giáo đang xôn xao về diễn từ của Đức Phanxicô trong lúc đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, 5 tháng 7. Ký giả John Allen tường thuật rằng trước buổi đọc kinh Truyền tin ấy, Tòa Thánh có phân phối trước cho các nhà báo bài diễn từ soạn sẵn của Đức Phanxicô với lời cảnh báo: không được nhắc đến nội dung của nó cho tới khi Đức Giáo Hoàng thực sự đọc nó. Vì chỉ được coi là chính thức những điều ngài nói mà thôi, những gì ngài không nói, coi như không hề hiện hữu.
Khía cạnh vừa nói đã xẩy ra ngay sau đó, khi Đức Phanxicô bỏ qua một đoạn quan trọng nói về Hồng Kông so với bản đã phân phối cho các nhà báo.
Allen cho rằng để tôn trọng đạo đức học báo chí, ông sẽ không nhắc lại đoạn bị Đức Phanxicô bỏ không đọc. Nhưng nhà báo kỳ cựu người Ý, Marco Tosatti, không ngại đạo đức báo chí này, đã trích dẫn nguyên văn đoạn ấy như sau:
“Gần đây, tôi có theo dõi một cách chú ý đặc biệt và không khỏi quan tâm việc phát triển tình hình phức tạp tại Hồng Kông, và tôi muốn bày tỏ hơn hết sự gần gũi tận trái tim tôi với mọi cư dân của lãnh thổ đó. Trong bối cảnh hiện thời, các vấn đề được đề cập tới hiển nhiên là tế nhị và ảnh hưởng tới đời sống mọi người; do đó, điều dễ hiểu là tính nhậy cảm rõ rệt về phương diện này. Do đó, tôi hy vọng rằng mọi người liên hệ biết cách đối đầu với các nan đề khác nhau với tinh thần khôn ngoan biết nhìn xa và đối thoại chân chính. Việc này đòi hỏi lòng can đảm, đức khiêm nhường, bất bạo động, và tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của mọi người. Do đó, tôi bày tỏ ước mong rằng tự do xã hội, và nhất là tự do tôn giáo, được phát biểu một cách hoàn toàn tự do và chân thực, như nhiều văn kiện quốc tế vốn dự liệu nó. Tôi đồng hành bằng lời cầu nguyện không thôi với toàn thể cộng đồng Công Giáo và mọi người thiện chí ở Hồng Kông”.
Vốn là người Công Giáo thuộc phe bảo thủ và thường lớn tiếng chỉ trích nhiều chính sách của Đức Phanxicô, người ta không lạ khi Tossati hoài nghi, cho rằng Bắc Kinh rất có thể đã gây áp lực với Đức Phanxicô, đến nỗi ngài không dám nói về bi kịch của cựu thuộc địa Anh này, dù với một giọng điệu hết sức tinh tế và hòa bình.
Nhận định của Tossati được Riccardo Casciloi, một tiếng nói bảo thủ khác, phụ hoạ, khi nhấn mạnh rằng tình tiết này “cho thấy sự phục tùng của Tòa Thánh đối với chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Hoa”.
Nhưng theo Allen, những người xưa nay bênh vực Đức Phanxicô, như Riccardo Cristiano, thấy đây là một tuyệt chiêu về chiến thuật. Ông này viết: “chúng ta có thể loại bỏ việc cho rằng đoạn bị loại bỏ là do áp lực của Trung Hoa. Trong khoảng ngắn thời gian như thế, trong đó bản văn phân phối cho báo giới chỉ non một giờ trước khi được đọc, thì đó là một giả thuyết không được bằng chứng hỗ trợ”.
Ông viết tiếp: “vì tình thế tế nhị hoàn cầu của vấn đề và mối quan tâm rõ ràng muốn duy trì đối thoại chứ không dập tắt bất cứ tia hy vọng nào, người ta có thể giả thiết ý tưởng là làm cho suy nghĩ của Rôma trở nên rõ ràng mà không phải phóng chiếu nó một cách chính thức”.
Với Cristiano, Đức Phanxicô chứng tỏ có phán đoán tốt. Ông viết: “Đây là một cố gắng khác nữa nhằm hỗ trợ một viễn ảnh thực sự giúp đỡ nhân dân Hồng Kông và mọi người Trung Hoa, thay vì dùng các vấn đề làm mũi nhọn đấu tranh chống lại một chế độ quyền lực mà không ai ở Hồng Kông có thể thực sự chống lại”.
Hãng tin “Faro di Roma” do phóng viên lâu đời về Vartican là Salvatore Izzo thành lập, cũng bênh vực Đức Phanxicô khi cho rằng “hiện lúc này, đang có cố gắng tấn công Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì cho rằng ngài không nghĩ đây là lúc thuận tiện để chỉ trích Bắc Kinh. Kỹ thuật luôn y như nhau – chỉ cần lặp đi lặp lại cùng những điều vô nghĩa, hết ngày này qua ngày nọ, thì người ta sẽ tin chúng... toàn những kẻ ngây thơ”
Riêng ký giả Allen thì cho rằng “chúng ta không biết tại sao xẩy ra việc này. Có thể đây là chuyện bất kham, một phần của một chiến lược rộng lớn hơn, nó có thể phát sinh từ những động lực khó tránh, hay nó chỉ là do truyền thông dở của nội bộ, và cũng có thể là một chuyện khác hẳn. Cho đến khi các nhân vật chính đưa ra lời giải thích, chúng ta chỉ còn biết đoán mò, một điều thường chỉ phản ảnh thiên kiến của người đoán”.
Hãng tin Catholic World News không đích thân nhận định về việc này, nhưng cho rằng việc “kỳ cục” bỏ đoạn văn đó “khiến người ta suy đoán rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng, dù rất ôn hòa, bị dẹp bỏ vì lo ngại nó sẽ gây phản ứng giận dữ nơi các viên chức nhậy cảm của Bắc Kinh. Vatican vốn hết sức thận trọng trong việc duy trì các liên hệ thân hữu với chế độ Trung Hoa, và vốn tránh né các phát biểu công khai cho thấy mối quan ngại đối với các đe dọa tự do tôn giáo, cả ở Hồng Kông lẫn ở đại lục”.
Hơn nữa, các viên chức Vatican cũng có tiếng là mong muốn được ký lại thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các Giám Mục. Thỏa thuận này sẽ chấm dứt vào tháng 9 này.
Về việc này, Catholic World News cho hay: “cho đến nay, thỏa thuận đã không tạo ra được một đột phá nào trong việc bổ nhiệm các tân giám mục”. Cũng theo họ, tờ South China Post quả quyết “không có vị đứng đầu nào được chọn cho 52 giáo phận không có giám mục trong 2 năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết”.
Kỳ tới: Báo South China Post, Vatican đụng trở ngại trên đường xây dựng lại liên hệ với Trung Hoa
Cảnh báo cho các nhà trồng dừa nuôi khỉ: đang có nguy cơ bị tẩy chay
Trần Mạnh Trác
20:35 07/07/2020
Bangkok ngày 07 tháng 7 năm 2020 (UCA News) Tổ chức đối xử nhân đạo với động vật (PETA) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết các nhà điều tra của họ đã phát hiện ra một số nhà sản xuất sữa dừa lớn ở Thái Lan đã sử dụng khỉ để hái dừa và đối xử với chúng một cách vô nhân đạo.
“Nhiều con khỉ đã bị săn bắt bất hợp pháp khi chúng còn bé. Chúng bị còng cổ và bị xích một thời gian dài, ” PETA giải thích trên trang web của họ.
Không được di chuyển thoải mái, không được giao tiếp với đồng loại hoặc làm bất cứ điều gì theo bản năng, những con vật thông minh ấy dần mất đi trí khôn. Sống trong tuyệt vọng, chúng chỉ biết chạy vòng vòng vô tận trên những bãi đất trống đầy rác rưởi, nơi chúng bị xiềng xích.
Loài Macaques (Khỉ Cộc) được sử dụng rộng rãi trên khắp Thái Lan để hái dừa trên những thân cây cao chót vót. Chúng bị buộc cổ bằng một vòng sắt gắn vào một sợi dây xích hoặc dây thừng, được sai lên ngọn cây và xoắn những chùm dừa chín cho đến khi chùm dừa rụng xuống.
PETA cho biết các nhà điều tra của họ đã tìm thấy tám trang trại ở Thái Lan dùng khỉ hái dừa để xuất khẩu trên toàn thế giới. Những con vật bị bắt phải hái tới 1.000 quả dừa mỗi ngày.
Công việc lặp đi lặp lại ấy được thực hiện vô tận ngày này qua ngày khác là một hình thức lạm dụng động vật. Ngoài ra, những người cai khỉ thường hành hạ chúng để răn đe cho chúng sợ không dám cắn mình.
Nhiều con khỉ đã bị giữ trong những chiếc cũi chật hẹp để ở ngoài trời. “Người ta đã thấy một con khỉ điên cuồng lắc chiếc cũi trong một nỗ lực vô ích để bỏ chạy, ” PETA giải thích.
Nhóm PETA cho biết họ đang kêu gọi những người chính trực hãy tẩy chay các sản phẩm dừa từ các hãng Thái Lan sử dụng lao động của khỉ.
Đáp lại lời kêu gọi ấy, một số nhà bán lẻ lớn ở nước ngoài, như Waitrose, Ocado, Co-op và Boots ở Anh, đã tuyên bố họ sẽ ngừng bán sữa dừa do các công ty Thái Lan ấy.
PETA cho biết hơn 15.000 cửa hàng ở nước ngoài đã cam kết không mua sản phẩm dừa từ các công ty Thái Lan có tên trong báo cáo của họ.
Trái lại, một số người trồng dừa ở Thái Lan thì phủ nhận việc lạm dụng khỉ tại trang trại của họ, và một số khác nói rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng loài khỉ nhanh nhẹn này vì loài người không tài giỏi bằng khỉ trong việc hái dừa trên những ngọn cây cao vút.
“Các nhà điều tra của PETA hiểu sai về bản chất của các trang trại dừa ở Thái Lan, ” là lời ông Than Rittiphan, một nhà trồng dừa.
“Họ không sống gần những con khỉ đó, ” ông ta nói. “Họ chưa bao giờ sở hữu một trang trại dừa như tôi. Họ không biết làm thế nào là lao động cực nhọc để hái dừa đối với con người. Họ hoàn toàn không có ý tưởng nào!”
Một số người trồng dừa khác thì cho biết, những người nuôi khỉ làm việc hái dừa thuê là những người dân địa phương nghèo, họ nhờ những con vật như vậy để nuôi sống.
“Nếu không có khỉ, thì những người ấy biết làm gì? ”, một người bình luận như vậy trên phương tiện truyền thông xã hội.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đọc tên Giám mục tân cử hoặc Đức Giám Quản Tông Toà trong Kinh nguyện Thánh Thể không?
Nguyễn Trọng Đa
09:53 07/07/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây, chúng con đã có một Giám mục mới được bổ nhiệm cho giáo phận, nhưng chưa nhận toà. Một số linh mục của giáo phận đang thảo luận về việc liệu ngài có thể được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể với tư cách là Giám mục tân cử hay không. Vào năm 2009, chính cha đã viết một bài về việc nêu tên các Giám mục trong các Kinh nguyện Thánh Thể, và trích dẫn chú thích của các Kinh nguyện Thánh Thể và Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM, số 149), vốn nói rằng chỉ có Giám mục hoặc một vị tương đương với Giám mục giáo phận theo luật, Giám mục phó, và Giám Mục Phụ Tá có thể được nêu tên. Trong bài viết tiếp theo, cha nói rằng một Đức Giám Quản Tông Toà có thể được nêu tên và được quy chiếu đến trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Có đúng là một Đức Giám Quản Tông Toà lả tương đương với một Giám mục giáo phận trong pháp luật, và liệu có nguồn nào khác gợi ý rằng một Đức Giám Quản Tông Toà phải được nêu tên, ngoài trang web được đưa nhắc đến không? Sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, nói rằng “Từ ngày Giám mục nhận toà giáo phận của mình, tên của ngài được nêu lên trong Kinh nguyện Thánh Thể.” Liệu có là chính xác để nói rằng điều này ngăn cản nêu tên ngài trước ngày đó, hoặc liệu đúng là ngài chỉ được nêu tên kể từ ngày đó, và có thể được nêu tên trước đó nữa chăng? - J. D., Wagga Wagga, Úc.
Đáp: Trước tiên tôi có thể nói rằng thật là vui mừng khi thấy các linh mục có tình yêu đối với sự hiệp thông giáo hội, như là mong muốn nêu tên vị Giám mục trong Thánh lễ, ngay cả trước khi ngài nhận toà giáo phận.
Cũng thật hài lòng khi thấy rằng nhiều bạn đọc thực sự chịu khó quay trở lại vấn đề. Các hành động thống hối như thế có lẽ sẽ rút ngắn thời gian luyện ngục của họ.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ miễn cho cac bạn đọc khác thử thách này, bằng cách trình bày các lập luận chính của các bài viết năm 2009. Những điều này được dựa trên một nghiên cứu bằng tiếng Ý được công bố trên tờ Notitiae, cơ quan chính thức của Thành bộ phượng tự và Bí tích. Nhan đề của bài báo, do Ivan Grigis viết, được dịch là “việc nhắc tên của Đức Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù nó không phải là một sắc lệnh chính thức, tác phẩm tập hợp tất cả các tài liệu chính thức liên quan về chủ đề này.
Bài báo bắt đầu từ một nhận xét về một thay đổi tinh tế trong chữ đỏ, trong lần tái bản năm 2008 của Sách lễ Latinh chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) đã được sửa đổi, để cho phép một Giám mục cử hành thánh lễ ngoài giáo phận của mình trước tiên nêu tên của Giám mục giáo phận sở tại, và sau đó xưng mình là tôi tớ bất xứng của Chúa. Trước đây, ngài nêu tên mình trước, và sau đó nêu tên Giám mục địa phương.
Tác giả cho biết rằng sự thay đổi nhỏ nhưng rõ ràng này thực sự dựa trên một nguyên tắc giáo hội học, vì sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông giáo hội được thiết lập thông qua Giám mục giáo phận, người mục tử của phần Dân Chúa đó, đang kêu mời họ đến với Bí tích Thánh Thể. Do đó, bất cứ ai chủ sự hợp pháp Thánh lễ luôn luôn làm như vậy, nhân danh mục tử địa phương và trong sự hiệp thông với ngài.
Một thay đổi khác trong Sách lễ tái bản là phần chú thích ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 149. Phiên bản 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác.” Điều này phù hợp với Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149, vốn chỉ dự kiến nêu tên Giám mục phó hoặc Giám Mục Phụ Tá, và không nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị hiện diện trong cộng đoàn.
Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149 cũng nói:
“Nếu chủ tế là Giám mục, thì trong các kinh nguyện Thánh Thể, sau lời Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng. Nếu Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, thì sau lời: Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng của Chúa và anh em con là T..., Giám mục giáo phận T... Giám mục giáo phận, hoặc vị có quyền tương đương phải được nêu tên trong công thức này: Cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T... và Ðức Giám mục (hoặc Ðức Ðại diện, Ðức Giám chức, Ðức Phủ doãn, Ðức Viện phụ, Cha Giám quản) T... chúng con.
“Trong kinh nguyện Thánh Thể, được phép nêu tên các Giám mục phó và phụ tá (nhưng không nêu tên các Giám mục khác có thể đang hiện diện). Khi có nhiều vị phải được nêu tên, thì đọc dưới một công thức tổng quát: Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.
“Phải thích ứng những công thức trên trong mỗi kinh nguyện Thánh Thể, sao cho hợp với cấu trúc văn phạm” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.)
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng tôi có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn được nêu tên trong mỗi thành lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu chủ tế muốn.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá, các ngài có thể được nêu tên chung, đó là ‘Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.” Các vị không được nêu tên riêng.
Vì chỉ các Giám mục hoặc Đấng Bản Quyền địa phương, thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận, mới được nêu tên, nên theo đó không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể ngay cả khi các vị có mặt và đang chủ sự trong Thánh lễ. Trong trường hợp sau này, Giám mục chủ tế nêu tên mình trong Kinh nguyện Thánh Thể I, và các kinh nguyện khác, nếu cử hành một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên Giám mục này trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, một lời cầu cho Giám mục chủ sự nên được đưa vào lời nguyện các tín hữu.
Ngoài bài báo nói trên, chúng tôi có thể đề cập đến một vài trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành tại Rôma có thể nói một cách đơn giản, “Đức Giáo Hoàng P. của chúng con” và bỏ qua bất kỳ sự nêu tên nào đến Giám mục giáo phận. Một số người nói, “Đức Giáo Hoàng P. và là Giám mục của chúng con”, nhưng điều này là không thực sự cần thiết, vì Giáo hoàng và Giám mục Rôma là một và như nhau.
Trong việc nêu tên Giáo hoàng, theo thông lệ, chỉ nêu tên giáo hoàng, bỏ qua chữ số (chẳng hạn Giáo hoàng Gioan Phaolô, bỏ chữ Đệ Nhị), và trong việc nêu tên các Giám mục, bỏ qua các tước hiệu danh dự như Hồng Y chẳng hạn.
Trong thời gian trống tòa Giám mục, câu “Giám mục P của chúng con’ đơn giản bị bỏ qua. Tiêu chí tương tự được tuân giữ cho việc không nêu tên giáo hoàng trong thởi gian trống toà (sede vacante.). Tên của một Giám quản giáo phận tạm thời không được nêu lên.
Đối với Đức Giám Quản Tông Toà, trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói: Một Đức Giám Quản Tông Toà - dù toà là trống hay không - với một sự chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn, là một Giám mục và thực sự đang thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình, đặc biệt là trong vấn đề tâm linh, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa có thể của Đức Giám Quản Tông Toà.
Theo Giáo luật, điều 371.2, ngai Giám Quản Tông Toà là một phần của Dân Chúa, được dựng lên trên cơ sở ổn định, nhưng không phải là một giáo phận vì các lý do đặc biệt và nghiêm trọng. Đức Giám Quản Tông Toà tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 ngai Giám Quản Tông Toà như vậy trên thế giới.
Thứ hai, thực hành hiện tại sử dụng thuật ngữ Đức Giám Quản Tông Toà cho một vị Giám mục, mà Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một toà trống hoặc đã có, trong một khoảng thời gian tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngài có thể được bổ nhiệm kê nhiệm thực sự (sede plena) nếu, chẳng hạn, Giám mục giáo phận bị mất khả năng vì bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, quyền tài phán của Giám mục thường trú sẽ bị đình chỉ. (Điều 312 của Bộ Giáo luật 1917 đề cập đến các Đức Giám Quản Tông Toà; còn Bộ Giáo luật hiện nay thì không.)
Vì ngày nay các Giám mục dễ dàng nghỉ hưu hơn nếu mất năng lực, việc sử dụng Đức Giám Quản Tông Toà là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số vị được bổ nhiệm trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được thuyên chuyển, và Tòa thánh thấy trước rằng có thể mất một thời gian để tìm một người kế vị phù hợp, thì chính vị Giám mục đó hoặc một vị Giám mục khác đôi khi được đặt làm Đức Giám Quản Tông Toà để quản lý giáo phận trong thời gian đó.
Mặt khác, một Giám quản giáo phận không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngài thường là một linh mục được bầu bởi hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản lý một toà trống, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhận Giáo phận. Linh mục có hầu hết các quyền hạn và nghĩa vụ của Giám mục nhưng với một số hạn chế; và ngài không thể đưa ra bất kỳ sự đổi mới quan trọng nào.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khẳng định rằng Đức Giám Quản Tông Toà, bởi vì ngài có toàn quyền tài phán trong giáo phận và nhờ ngài mà sự hiệp thông giáo hội được thiết lập, nên được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngoại trừ trường hợp của một toà Giám Quản Tông Toà theo giáo luật, điều 371.2, công thức được sử dụng sẽ là “Giám mục P của chúng con”, vì do các hiệu quả, Đức Giám Quản Tông Toà là Giám mục của giáo phận. Mặc dù về mặt lý thuyết, Giáo hoàng có thể chỉ định một linh mục làm Đức Giám Quản Tông Toà của một giáo phận, nhưng trong thực tế, vị này luôn luôn là một Giám mục.
Điểm cốt yếu cần được ghi nhớ là rằng việc nêu tên Giáo hoàng và Giám mục không phải là một phép lịch sự xã hội, nhưng thiết lập một hành vi thần học về sự hiệp thông giáo hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong Lễ quy Rôma khi chúng ta cầu nguyện “cùng với Giáo hoàng và Giám mục (una cum)”, chứ không chỉ cầu cho Giáo hoàng và Giám mục. Do đó, sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, do bạn đọc của chúng tôi nêu lên, là có căn cứ về mặt thần học, chứ không chỉ là một vấn đề nghi lễ giao tiếp.
Vì lý do này, bởi vì Giám mục tân cử, cho dù ngài đã là Giám mục hay chưa, chưa được hưởng quyền tài phán mục vụ trong giáo phận, và do đó không thể thiết lập sự hiệp thông giáo hội qua việc cử hành Thánh lễ, không được nêu tên. Tương tự như vậy, và vì các lý do tương tự, vị Giám mục nghỉ hưu không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (Zenit.org 7-7-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/07/07/liturgy-qa-mentioning-a-bishop-elect-or-apostolic-administrator
Hỏi: Gần đây, chúng con đã có một Giám mục mới được bổ nhiệm cho giáo phận, nhưng chưa nhận toà. Một số linh mục của giáo phận đang thảo luận về việc liệu ngài có thể được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể với tư cách là Giám mục tân cử hay không. Vào năm 2009, chính cha đã viết một bài về việc nêu tên các Giám mục trong các Kinh nguyện Thánh Thể, và trích dẫn chú thích của các Kinh nguyện Thánh Thể và Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM, số 149), vốn nói rằng chỉ có Giám mục hoặc một vị tương đương với Giám mục giáo phận theo luật, Giám mục phó, và Giám Mục Phụ Tá có thể được nêu tên. Trong bài viết tiếp theo, cha nói rằng một Đức Giám Quản Tông Toà có thể được nêu tên và được quy chiếu đến trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Có đúng là một Đức Giám Quản Tông Toà lả tương đương với một Giám mục giáo phận trong pháp luật, và liệu có nguồn nào khác gợi ý rằng một Đức Giám Quản Tông Toà phải được nêu tên, ngoài trang web được đưa nhắc đến không? Sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, nói rằng “Từ ngày Giám mục nhận toà giáo phận của mình, tên của ngài được nêu lên trong Kinh nguyện Thánh Thể.” Liệu có là chính xác để nói rằng điều này ngăn cản nêu tên ngài trước ngày đó, hoặc liệu đúng là ngài chỉ được nêu tên kể từ ngày đó, và có thể được nêu tên trước đó nữa chăng? - J. D., Wagga Wagga, Úc.
Đáp: Trước tiên tôi có thể nói rằng thật là vui mừng khi thấy các linh mục có tình yêu đối với sự hiệp thông giáo hội, như là mong muốn nêu tên vị Giám mục trong Thánh lễ, ngay cả trước khi ngài nhận toà giáo phận.
Cũng thật hài lòng khi thấy rằng nhiều bạn đọc thực sự chịu khó quay trở lại vấn đề. Các hành động thống hối như thế có lẽ sẽ rút ngắn thời gian luyện ngục của họ.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ miễn cho cac bạn đọc khác thử thách này, bằng cách trình bày các lập luận chính của các bài viết năm 2009. Những điều này được dựa trên một nghiên cứu bằng tiếng Ý được công bố trên tờ Notitiae, cơ quan chính thức của Thành bộ phượng tự và Bí tích. Nhan đề của bài báo, do Ivan Grigis viết, được dịch là “việc nhắc tên của Đức Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù nó không phải là một sắc lệnh chính thức, tác phẩm tập hợp tất cả các tài liệu chính thức liên quan về chủ đề này.
Bài báo bắt đầu từ một nhận xét về một thay đổi tinh tế trong chữ đỏ, trong lần tái bản năm 2008 của Sách lễ Latinh chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) đã được sửa đổi, để cho phép một Giám mục cử hành thánh lễ ngoài giáo phận của mình trước tiên nêu tên của Giám mục giáo phận sở tại, và sau đó xưng mình là tôi tớ bất xứng của Chúa. Trước đây, ngài nêu tên mình trước, và sau đó nêu tên Giám mục địa phương.
Tác giả cho biết rằng sự thay đổi nhỏ nhưng rõ ràng này thực sự dựa trên một nguyên tắc giáo hội học, vì sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông giáo hội được thiết lập thông qua Giám mục giáo phận, người mục tử của phần Dân Chúa đó, đang kêu mời họ đến với Bí tích Thánh Thể. Do đó, bất cứ ai chủ sự hợp pháp Thánh lễ luôn luôn làm như vậy, nhân danh mục tử địa phương và trong sự hiệp thông với ngài.
Một thay đổi khác trong Sách lễ tái bản là phần chú thích ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 149. Phiên bản 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác.” Điều này phù hợp với Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149, vốn chỉ dự kiến nêu tên Giám mục phó hoặc Giám Mục Phụ Tá, và không nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị hiện diện trong cộng đoàn.
Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149 cũng nói:
“Nếu chủ tế là Giám mục, thì trong các kinh nguyện Thánh Thể, sau lời Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng. Nếu Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, thì sau lời: Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng của Chúa và anh em con là T..., Giám mục giáo phận T... Giám mục giáo phận, hoặc vị có quyền tương đương phải được nêu tên trong công thức này: Cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T... và Ðức Giám mục (hoặc Ðức Ðại diện, Ðức Giám chức, Ðức Phủ doãn, Ðức Viện phụ, Cha Giám quản) T... chúng con.
“Trong kinh nguyện Thánh Thể, được phép nêu tên các Giám mục phó và phụ tá (nhưng không nêu tên các Giám mục khác có thể đang hiện diện). Khi có nhiều vị phải được nêu tên, thì đọc dưới một công thức tổng quát: Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.
“Phải thích ứng những công thức trên trong mỗi kinh nguyện Thánh Thể, sao cho hợp với cấu trúc văn phạm” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.)
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng tôi có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn được nêu tên trong mỗi thành lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu chủ tế muốn.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá, các ngài có thể được nêu tên chung, đó là ‘Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.” Các vị không được nêu tên riêng.
Vì chỉ các Giám mục hoặc Đấng Bản Quyền địa phương, thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận, mới được nêu tên, nên theo đó không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể ngay cả khi các vị có mặt và đang chủ sự trong Thánh lễ. Trong trường hợp sau này, Giám mục chủ tế nêu tên mình trong Kinh nguyện Thánh Thể I, và các kinh nguyện khác, nếu cử hành một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên Giám mục này trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, một lời cầu cho Giám mục chủ sự nên được đưa vào lời nguyện các tín hữu.
Ngoài bài báo nói trên, chúng tôi có thể đề cập đến một vài trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành tại Rôma có thể nói một cách đơn giản, “Đức Giáo Hoàng P. của chúng con” và bỏ qua bất kỳ sự nêu tên nào đến Giám mục giáo phận. Một số người nói, “Đức Giáo Hoàng P. và là Giám mục của chúng con”, nhưng điều này là không thực sự cần thiết, vì Giáo hoàng và Giám mục Rôma là một và như nhau.
Trong việc nêu tên Giáo hoàng, theo thông lệ, chỉ nêu tên giáo hoàng, bỏ qua chữ số (chẳng hạn Giáo hoàng Gioan Phaolô, bỏ chữ Đệ Nhị), và trong việc nêu tên các Giám mục, bỏ qua các tước hiệu danh dự như Hồng Y chẳng hạn.
Trong thời gian trống tòa Giám mục, câu “Giám mục P của chúng con’ đơn giản bị bỏ qua. Tiêu chí tương tự được tuân giữ cho việc không nêu tên giáo hoàng trong thởi gian trống toà (sede vacante.). Tên của một Giám quản giáo phận tạm thời không được nêu lên.
Đối với Đức Giám Quản Tông Toà, trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói: Một Đức Giám Quản Tông Toà - dù toà là trống hay không - với một sự chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn, là một Giám mục và thực sự đang thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình, đặc biệt là trong vấn đề tâm linh, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa có thể của Đức Giám Quản Tông Toà.
Theo Giáo luật, điều 371.2, ngai Giám Quản Tông Toà là một phần của Dân Chúa, được dựng lên trên cơ sở ổn định, nhưng không phải là một giáo phận vì các lý do đặc biệt và nghiêm trọng. Đức Giám Quản Tông Toà tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 ngai Giám Quản Tông Toà như vậy trên thế giới.
Thứ hai, thực hành hiện tại sử dụng thuật ngữ Đức Giám Quản Tông Toà cho một vị Giám mục, mà Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một toà trống hoặc đã có, trong một khoảng thời gian tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngài có thể được bổ nhiệm kê nhiệm thực sự (sede plena) nếu, chẳng hạn, Giám mục giáo phận bị mất khả năng vì bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, quyền tài phán của Giám mục thường trú sẽ bị đình chỉ. (Điều 312 của Bộ Giáo luật 1917 đề cập đến các Đức Giám Quản Tông Toà; còn Bộ Giáo luật hiện nay thì không.)
Vì ngày nay các Giám mục dễ dàng nghỉ hưu hơn nếu mất năng lực, việc sử dụng Đức Giám Quản Tông Toà là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số vị được bổ nhiệm trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được thuyên chuyển, và Tòa thánh thấy trước rằng có thể mất một thời gian để tìm một người kế vị phù hợp, thì chính vị Giám mục đó hoặc một vị Giám mục khác đôi khi được đặt làm Đức Giám Quản Tông Toà để quản lý giáo phận trong thời gian đó.
Mặt khác, một Giám quản giáo phận không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngài thường là một linh mục được bầu bởi hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản lý một toà trống, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhận Giáo phận. Linh mục có hầu hết các quyền hạn và nghĩa vụ của Giám mục nhưng với một số hạn chế; và ngài không thể đưa ra bất kỳ sự đổi mới quan trọng nào.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khẳng định rằng Đức Giám Quản Tông Toà, bởi vì ngài có toàn quyền tài phán trong giáo phận và nhờ ngài mà sự hiệp thông giáo hội được thiết lập, nên được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngoại trừ trường hợp của một toà Giám Quản Tông Toà theo giáo luật, điều 371.2, công thức được sử dụng sẽ là “Giám mục P của chúng con”, vì do các hiệu quả, Đức Giám Quản Tông Toà là Giám mục của giáo phận. Mặc dù về mặt lý thuyết, Giáo hoàng có thể chỉ định một linh mục làm Đức Giám Quản Tông Toà của một giáo phận, nhưng trong thực tế, vị này luôn luôn là một Giám mục.
Điểm cốt yếu cần được ghi nhớ là rằng việc nêu tên Giáo hoàng và Giám mục không phải là một phép lịch sự xã hội, nhưng thiết lập một hành vi thần học về sự hiệp thông giáo hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong Lễ quy Rôma khi chúng ta cầu nguyện “cùng với Giáo hoàng và Giám mục (una cum)”, chứ không chỉ cầu cho Giáo hoàng và Giám mục. Do đó, sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, do bạn đọc của chúng tôi nêu lên, là có căn cứ về mặt thần học, chứ không chỉ là một vấn đề nghi lễ giao tiếp.
Vì lý do này, bởi vì Giám mục tân cử, cho dù ngài đã là Giám mục hay chưa, chưa được hưởng quyền tài phán mục vụ trong giáo phận, và do đó không thể thiết lập sự hiệp thông giáo hội qua việc cử hành Thánh lễ, không được nêu tên. Tương tự như vậy, và vì các lý do tương tự, vị Giám mục nghỉ hưu không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (Zenit.org 7-7-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/07/07/liturgy-qa-mentioning-a-bishop-elect-or-apostolic-administrator
VietCatholic TV
Giáo Sư Đại Học Trung Quốc hiên ngang chỉ trích Tập Cận Bình vừa bị bắt
Giáo Hội Năm Châu
04:46 07/07/2020
1. Ðức Hồng Y Bo kêu gọi cầu nguyện cho Hương Cảng
Trong tư cách là Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Ðức Hồng Y Charles Bo, Tổng giám mục Yangon, Miến Điện, đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu Á Châu cầu nguyện cho lãnh thổ tự trị Hương Cảng sau khi bọn cầm quyền Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới có thể đe dọa nghiêm trọng các nhân quyền, các quyền tự do căn bản và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Ðức Hồng Y Charles Bo nhận xét rằng luật mới về an ninh được áp đặt cho Hương Cảng, mà không có sự tham khảo rộng rãi ý kiến dân chúng. Luật này hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do và phá hủy quyền tự trị cao độ mà chính phủ Trung Quốc đã hứa theo tiêu chuẩn “một nước hai chế độ”. Việc làm như thế đưa tới một thay đổi rất lớn cho Hiến Pháp Hương Cảng và trái ngược với tinh thần và văn bản của hiệp định năm 1997 về việc trao trả Hương Cảng cho Trung Quốc. Ðức Hồng Y Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu cũng nói rằng: “Luật về an ninh ở Hương Cảng gia tăng những căng thẳng chứ không cung cấp các giải pháp, tuy rằng một luật về an ninh quốc gia, tự nó, không nhất thiết là một điều xấu hoặc khiến người ta phải quan tâm. Vì nhiều lý do, trường hợp luật an ninh mới tại Hương Cảng làm cho nhiều người lo âu, vì nó là một đe dọa cho các quyền tự do căn bản và các nhân quyền tại Hương Cảng. Luật này có tiềm năng làm thương tổn tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do học thuật”, và cũng có thể tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cũng bị đe dọa”.
Ðức Hồng Y Charles Bo, dòng Don Bosco, nhắc lại rằng: “Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Hoa Lục đang phải chịu những hạn chế ngặt nghèo nhất kể từ cuộc Cách mạng văn hóa do Trung Quốc phát động vào năm 1966 và kết thúc vào năm 1976. Ngài nhấn mạnh rằng tuy tự do phụng tự tại Hương Cảng không trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng ngay, nhưng luật mới về an ninh và sự kiện luật lên án những điều gọi là “khuynh đảo”, “ly khai” và “cấu kết với các thế lực chính trị nước ngoài” có thể đưa tới việc theo dõi các bài giảng thuyết, lên án các cuộc thắp nến canh thức cầu nguyện, hoặc xách nhiễu những nơi thờ phượng cho những người biểu tình phản đối được lánh nạn. Tôi cầu nguyện để luật này sẽ không cho phép chính quyền xen mình vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo và các buổi lễ của các tôn giáo dành cho công chúng”.
Sứ điệp của Ðức Hồng Y Bo kết thúc với lời mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các vị lãnh đạo Trung Quốc và Hương Cảng để họ tôn trọng những lời đã hứa với Hương Cảng, lời hứa tôn trọng các tự do và các quyền căn bản.
Trung Quốc vừa bắt giữ giáo sư đại học luật là ông Xu Zhangrun, cáo buộc ông về tội chỉ trích lãnh đạo đảng Tập Cận Bình về cách xử lý nạn coronavirus một cách độc tài bạo ngược.
Việc một nhà bất đồng chính kiến bị chế độ bịt miệng là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Trung Quốc. Nhưng chuyện một thành phần trí thức “tài nguyên quốc gia” mà bị bắt giữ lại gởi đi một thông điệp không bình thường chút nào. Đặc biệt là khi mục tiêu chỉ trích của vị giáo sư này lại là kẻ lãnh đạo tối cao của guồng máy cai trị độc tài hà khắc và tàn nhẫn nhất thế giới có gây quan ngại hay làm chùn chân những ai trông chờ vào những cải cách chính trị xã hội tại đất nước này? ...hoặc sẽ là giọt nước làm tràn ly, gây nên một làn sóng bất mãn trong giới tinh hoa trí thức về cách đối xử vẫn Maoist như trong thời đại cách mạng văn hoá tại Trung Quốc “trí thức không bằng cục phân” của chế độ hiện nay? Tất cả đều còn ở phía trước.
Source:Zenit
2. Trung Quốc bắt giam Giáo Sư Đại Học về tội chỉ trích Tập Cận Bình trong vụ coronavirus
Bọn cầm quyền Trung Quốc hôm thứ Hai vừa bắt giữ một giáo sư luật, người từng xuất bản các bài tiểu luận chỉ trích chủ tịch Tập Cận Bình về đại dịch coronavirus và cáo buộc ông ta về chính sách cai trị “bạo ngược”, theo lời bạn bè của giáo sư này cho biết.
Giáo sư Từ Chương Nhuận (徐章润), người hiếm có trong việc phê bình chính quyền một cách thẳng thắn thuộc giới hàn lâm vốn bị kiểm duyệt nặng nề của Trung Quốc, đã bị hơn 20 người đưa ra khỏi nhà mình ở khu ngoại ô Bắc Kinh, theo tiết lộ của một trong những người bạn của ông, với điều kiện được giấu tên.
Giáo sư Từ đã viết một tiểu luận vào tháng Hai, đổ lỗi cho văn hóa của sự lừa dối và kiểm duyệt mà họ Tập dung dưỡng trong đợt coronavirus lây lan tại Trung Quốc.
“Chính hệ thống lãnh đạo Trung Quốc đang tự phá hủy cấu trúc chính quyền của mình”, Giáo sư Từ đã viết thế trong tiểu luận xuất hiện trên các trang mạng hải ngoại, thêm sự hỗn loạn trong tâm điểm virus của tỉnh Hồ Bắc đã phản ảnh các rắc rối mang tính hệ thống trong chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc “đã bị dẫn dắt bởi chỉ một người, nhưng người này lại là kẻ mù mờ và cai trị một cách chuyên chế bạo ngược, không có phương pháp lãnh đạo, mặc dù ông ta giỏi chơi trò quyền lực, khiến cả nước phải đau khổ”, Giáo sư Từ viết.
Ông cũng dự đoán rằng sự suy thoái kinh tế đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ gây ra “nạn suy giảm niềm tin quốc gia”, cùng với “sự phẫn nộ chính trị và giới hàn lâm cũng như suy tàn về mặt xã hội”.
Là giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa, một trong những học viện hàng đầu của quốc gia này, vào năm 2018 đã lên tiếng chống lại việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch trong một tiểu luận lưu hành trực tuyến.
Một người bạn của ông cho biết hôm thứ Hai rằng có một người đàn ông tự xưng là cảnh sát đã gọi cho vợ của Giáo sư Từ - bà hiện đang sống riêng tại một nhà thuộc viện đại học - để nói với bà rằng Giáo sư Từ đã bị bắt vì cáo buộc mại dâm ở thành phố phía tây nam Thành Đô.
Giáo sư Từ đã đến thăm Thành Đô vào mùa đông năm ngoái cùng với một số học giả tự do Trung Quốc. Theo người bạn này, mặc dù chưa rõ liệu vụ bắt giữ có liên quan đến chuyến đi hay không, cáo buộc này vẫn thấy “nực cười và không biết xấu hổ”.
Giáo sư Từ đã bị quản thúc tại gia từ tuần trước, người bạn nói.
Sau khi Đại học Thanh Hoa ( 清华大学) bị cho là đã cấm giáo sư Từ giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu vào năm 2019, hàng trăm cựu sinh viên của Thanh Hoa- và các học giả từ khắp nơi trên thế giới - đã ký một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi cho ông được phục chức.
Đại học Thanh Hoa và các cơ quan an ninh công cộng ở Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận vào thứ Hai.
Tự do ngôn luận ở Trung Quốc luôn bị Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, nhưng sự kìm kẹp đó đã trở nên ngột ngạt dưới thời họ Tập.
Một tòa án Trung Quốc năm ngoái đã kết án “nhà bất đồng chính kiến mạng” Hoàng Kỳ (黄琦) - người có trang web chuyên báo động về các chủ đề nhạy cảm gồm cả vấn đề nhân quyền - 12 năm tù vì tội “rò rỉ bí mật nhà nước”.
Không gian cho các cuộc thảo luận độc lập đã bị thu hẹp hơn nữa trong năm nay khi chính quyền Tập Cận Bình đã tìm cách làm chệch hướng trách nhiệm về coronavirus, mà các nhà khoa học tin rằng đã bắt nguồn từ chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Trần Kế Nhân (陈继仁), trước đây là phóng viên của tờ nhật báo của Cộng sản Nhân dân, đã bị kết án vào tháng Năm về tội “tranh cãi vã và gây rắc rối” và vì đã đăng thông tin “sai” và “tiêu cực”.
Nhậm Chí Cường (任志强), triệu phú tài phiệt về bất động sản và nhà phê bình công khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng bị giam giữ sau khi ông viết một bài tiểu luận phê phán gay gắt phản ứng của ông Tập về vụ bùng phát của dịch bệnh.
Source:AFP
Gia đình thánh thiện Ratzinger theo lời kể của Tiến Sĩ Michael Hesemann
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:32 07/07/2020
Bản dịch của Vũ Văn An
Tòa giám mục giáo phận Regensburg cho biết Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ không trở lại Ðức để dự lễ an táng anh ruột của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger, cử hành vào trưa thứ Tư 08 tháng 7 năm 2020, một tuần sau khi Đức Ông qua đời.
Trong thánh lễ an táng sẽ có Ðức Tổng giám mục Georg Ganswein, bí thư của Đức Bênêđíctô, và Ðức Hồng Y Gerhard Mueller, nguyên là giám mục giáo phận Regensburg trong mười năm, từ 2002 đến 2012, trước khi được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin.
Đức Ông Ratzinger qua đời ngày 01 tháng 7 năm 2020 hưởng thọ 96 tuổi. Thánh lễ an táng được cử hành tại nhà thờ chính tòa giáo phận Regensburg và sau đó được chôn cất tại khu mộ của ca đoàn thiếu nhi nhà thờ chính tòa địa phương. Vì đại dịch Covid-19, lễ an táng sẽ không có cộng đoàn tham dự, nhưng chỉ có những người được mời, và thánh lễ sẽ được trực tiếp truyền đi qua Internet. Đức Ông Ratzinger nguyên là trưởng ca đoàn này trong 30 năm trời. Hai tuần trước khi qua đời, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã về thăm và nói lời từ biệt với ngài.
Nhân dịp này, Tiến sĩ Michael Hesemann, một tác giả, một sử gia người Đức, và là người bạn của gia đình Ratzinger, có một số chi tiết về Đức Ông Ratzinger để kể cho Zenit News. Thiển nghĩ không ai biết rõ về Đức Ông bằng tiến sĩ Hesemann vì ông vốn là đồng tác giả của cuốn “Em trai tôi làm Giáo Hoàng” với Đức Ông.
Tiến sĩ cho rằng Đức Ông Ratzinger “là một người giấu sự lỗi lạc và vĩ đại của ngài sau đức khiêm nhường còn vĩ đại hơn nữa. Với một linh hồn nhân hậu, một chính nhân quân tử thực sự, hết sức ấm áp và thân thiện với mọi người, với một óc hài hước tuyệt diệu, duyên dáng, tinh nghịch một cách hết sức Bavaria...”
Năm 2009, lúc Đức Benêđictô XVI bắt đầu bị người ta công kích, Tiến sĩ Hesemann là người đã thành lập một hiệp hội gọi là “Nước Đức Bênh vực Đức Thánh Cha” để bảo vệ ngài. Đại diện của hiệp hội tại Regensburg giới thiệu Tiến sĩ với Đức Ông Ratzinger hồi tháng Giêng2 năm 2010. Tiến sĩ cho hay: “có thể nói tôi yêu mến ngài ngay từ khoảnh khắc đầu tiên: ngài là chính nhân quân tử khôn ngoan, hiền hậu, hài hước mà tất cả chúng ta đều muốn làm quen. Tôi mang đến cho ngài một số sách của tôi, ngài hỏi ý kiến em trai và sau cùng hoàn toàn tin tưởng ở tôi. Khi tôi hiểu rõ trí nhớ ngài hết sức chói sáng và tâm tính ngài hết sức tốt lành khi kể lại các câu truyện trong đời ngài, tôi tự nhủ: đây là điều chúng ta phải duy trì cho thế giới, cho tương lai. Đó là lý do ra đời cuốn sách chung của chúng tôi “Em Trai Tôi Làm Giáo Hoàng”. Lúc ấy ngài đã 86 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn”.
Tiến sĩ Hesemann cũng cho rằng Đức Ông rất tự nhiên và hướng ngoại nhiều hơn người em trai hơi e thẹn của ngài. Ngài thích có người vây quanh, nhà ngài lúc nào cũng như một tổ ong, với khách khứa cả sáng lẫn chiều. Nhiều cựu ca viên của Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg giữ liên lạc với ngài nhiều thập niên, thường xuyên viếng thăm ngài như thể ngài đã trở thành thành viên của gia đình họ và sẵn sàng đến trợ giúp ngài khi ngài gần như mù loà và khó đi lại. Họ đọc sách cho ngài nghe, họ viết thư cho ngài hay đến để chuyện vãn hay cùng uống một ly cà phê, một mẩu bánh ngọt người ta luôn mang đến tặng ngài. Ngài thực sự thay đổi đời họ và trở nên một nguồn cảm hứng đối với nhiều người.
Đối với tiến sĩ Hesemann, mặc dù gần như mù, Đức Ông được thông tri đầy đủ các sách và ấn phẩm mới vì ngài có nhiều người tình nguyện đọc cho ngài nghe và vì ngài có một trí nhớ tuyệt diệu. Bạn co thể nói với ngài về bất cứ điều gì, từ các vấn đề của Giáo Hội liên quan đến chính sách tới môn túc cầu. Nhưng lẻ dĩ nhiên, ngài yêu mến âm nhạc hơn hết. Tiến sĩ cho biết “tôi nghĩ món quà sinh nhật đẹp nhất tôi từng tặng ngài là khi tôi mời một người bạn thân, nhà dương cầm nổi tiếng thế giới, là Anastassiya Dranchuk, trình tấu cho ngài. Chúng tôi lặp lại việc này vào sinh nhật sau đó và vào sinh nhật cuối cùng của ngài. Yếu điểm của ngài là thích ngọt và tôi luôn mang tặng ngài bánh bích quy và bánh ngọt, nhưng ngài thích nhất các bích quy Giáng sinh. Nói chung, Giáng sinh rất quan trọng đối với ngài và có lần, trong một diễn từ dịp ngài mừng sinh nhật thứ 90 tại Vatican, tôi gọi ngài là 'người ưa giáng sinh'“.
Ngài sinh ngày 15 tháng Giêng, vẫn còn trong mùa Giáng sinh và như chúng ta vốn biết, Giáng sinh là ngày sinh không những của Chúa Kitô, mà còn của âm nhạc Giáo Hội nữa: vì đó là dịp các thiên thần hát khúc “Allêluia” tại Bêlem. Thành thử, “tinh thần Giáng sinh” ảnh hưởng tới đời ngài, tới việc làm và ơn gọi của ngài và không hề là một tình cờ khi cuốn CD thành công nhất của ngài với Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg là cuốn CD về các Thánh Ca Giáng Sinh của Đức; hầu như mọi gia đình Đức đều có một cuốn. Điều này cũng phản ảnh việc dưỡng dục ngài trong một gia đình rất đạo hạnh, luôn cử hành các ngày lễ của Giáo Hội một cách hết sức long trọng: cùng đọc kinh mân côi với nhau hàng ngày, qùy trên nền bếp cứng và nhờ cùng cầu nguyện với nhau nên họ đã luôn gắn bó với nhau trong mọi lúc vui buồn.
Tiến sĩ Hesemann cho biết: tình anh em của Đức Ông rất thắm thiết. Gia đình Ratzinger là một gia đình luôn luôn gần gũi, yêu thương, săn sóc lẫn nhau mật thiết. Con cái càng gần gũi nhau hơn khi cha mẹ qua đời vào thập niên 1960; chị gái Maria trở thành quản gia, thư ký và phụ tá của Joseph Ratzinger, còn Georg Ratzinger thì làm giám đốc âm nhạc cho Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Regensburg. Nhưng họ thường xuyên gặp nhau, cử hành các ngày lễ với nhau và viếng mộ cha mẹ. Năm 1969, khi Joseph Ratzinger được mời về làm giáo sư tại Regensburg và từ đó giảng dạy thần học tín lý ở đây, thời gian đẹp nhất bắt đầu cho cuộc sống trưởng thành của họ vì cả 3 anh chị em được đoàn tụ. Chẳng may, Chúa có chương trình khác. Năm 1977, Joseph Ratzinger trở thành Tổng Giám Mục của Munich và Freising và do đó phải di chuyển, và năm 1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu ngài về Rôma làm bộ trưởng Giáo Lý Đức Tin. Năm 1991, Maria qua đời, một điều càng thắt chặt dây nối kết giữa hai anh em còn lại. Họ trông chờ đến ngày được đoàn tụ trở lại sau khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nghỉ hưu. Đức Hồng Y giữ ngôi nhà của ngài tại Regensburg cho những năm tháng nghỉ hưu này, đến đó nghỉ hè, gặp anh trai và có nơi cư ngụ sau khi rời Rôma. Nhưng một lần nữa, Chúa lại có kế hoạch khác.
Tiến sĩ Hesemann cho biết “tin tôi đi, đối với Georg Ratzinger, việc bầu Đức Bênêđíctô XVI là một cú sốc. Mọi kế hoạch chung mà họ trông mong đã bị đập tan một lần mãi mãi. Trọn cả một ngày, ngài không nhấc điện thoại, thật là thất vọng. Cảm ơn Chúa, họ đã tìm được cách ở gần nhau. Họ nói chuyện gần như mỗi ngày qua điện thoại và Georg đã đến thăm em trai ở Rôma khoảng bốn lần một năm, lần cuối cùng vào tháng Giêng năm 2020. Ngài muốn trở lại vào cuối tháng 3 năm 2020, nhưng cuộc khủng hoảng Corona đã ngăn chặn điều này. Vì vậy, quả là một ơn lành khi ít nhất Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã có thể đến và nói lời từ biệt, cách nay hai tuần.
Nói về các giai thoại, Tiến sĩ Michael Hesemann cho biết: Đức Ông Ratzinger rất xuất sắc khi kể chúng, luôn phản ánh tính hài hước ấm áp của ngài. Và có hàng trăm bức ảnh về những chuyến vãng cảnh đây đó mà họ đã thực hiện với nhau. Điều này có cả một truyền thống lâu dài đối với họ. Vào giữa Thế chiến II, tức năm 1941, khi, vì Chiến tranh không có khán giả quốc tế nào đến Lễ hội âm nhạc cổ điển nổi tiếng thế giới tại Salzburg, ngài đã lo liệu mua được một số vé giá rẻ và cả hai anh em đã thực hiện chuyến đi bằng xe đạp, qua đêm trong một khách sạn nhỏ. Lúc đó Georg mới 17 tuổi, Joseph mới 14 tuổi! Chuyến đi này đã trở nên có tính quan phòng. Joseph phát hiện ra tình yêu của mình dành cho Mozart và trở thành “Mozart của Thần học”. Lần đầu tiên, Georg đã nhìn thấy Ca đoàn Regensburg đầy huyền thoại và đem lòng mộ mến. Hai mươi ba năm sau, ngài trở thành giám đốc âm nhạc của nó!
Tiến sĩ Hesemann cho hay: “Một câu chuyện đẹp khác được ngài kể lại trong cuốn sách của chúng tôi là khi chiến tranh kết thúc và ngài trở về từ Trại tù binh Mỹ; Joseph, còn quá trẻ để trở thành một người lính, đã đến nhà cha mẹ của họ trước đó. Vào ngày đó, sau một lời chào rất ngắn gọn, Georg vừa bước vào nhà, ngồi xuống cây đàn piano và bắt đầu trình tấu bài Te Deum. Rồi mọi người bắt đầu khóc và ôm lấy nhau”.
Nhưng bên cạnh những điểm nổi bật trong cuộc đời của họ, có cuộc sống hàng ngày rất bình thường và tự nhiên, bất chấp sự nổi tiếng của họ. Ngay cả khi Joseph Ratzinger đã là Hồng Y và Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và Georg Ratzinger, một thiên tài âm nhạc được cả thế giới tôn vinh, họ vẫn chỉ là hai anh em bình thường khi gặp nhau: Georg thì nấu ăn, Joseph rửa chén sau đó. Một lần nữa, sự vĩ đại ẩn sau sự khiêm nhường! Nên ghi nhớ rằng, chỉ trong 15 năm cuối đời, Georg Ratzinger mới là “người anh của vị Giáo hoàng”. Trong một thời gian dài, ít nhất cho đến năm 1977, Georg được biết đến nhiều hơn. Vào thời điểm này, Joseph Ratzinger thường được người ta gọi là “em trai của giám đốc âm nhạc nổi tiếng”. Ngay cả sau khi Đức Hồng Y Ratzinger trở thành Giáo hoàng, anh trai Georg vẫn thường gọi ngài là “Joseph”. Ngài nói với Tiến sĩ Hesemann: “Bất cứ điều gì khác đều không tự nhiên”... Tóm lại, họ luôn là “một trái tim và một linh hồn”, như người Đức thường nói, và Georg, vì là người lớn tuổi hơn và là người đầu tiên có ơn gọi trở thành linh mục, nên là hình mẫu của em trai Joseph.
Đối với cha mẹ họ, Tiến sĩ Hesemann cho biết: “Điều làm tôi có ấn tượng nhất chính là bí quyết của gia đình Ratzinger. Làm thế nào lại có việc một gia đình khá đơn giản, một cảnh sát viên đồng quê và một đầu bếp khách sạn, đã nuôi dạy hai người con trai đều là thiên tài, mỗi người một kiểu - Georg Ratzinger, là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và nhà lãnh đạo ca đoàn nổi tiếng từng chu du khắp thế giới, và Joseph Ratzinger, nhà thần học vĩ đại nhất của Đức và là người kế vị thứ 265 của Thánh Phêrô? Tiến sĩ Hesemann cho hay: “Cuối cùng, tôi phát hiện ra rằng nguồn cảm hứng của họ là đức tin Công Giáo mãnh liệt và lòng đạo đức mạnh mẽ của gia đình này. Như tôi đã nói trước đây, họ đọc kinh Mân côi với nhau mỗi ngày, quỳ trên sàn bếp; họ đi nhà thờ thường xuyên; họ cử hành các ngày lễ trong năm Giáo hội.
Họ nhận được mọi cảm hứng của họ từ sự phong phú của nền Văn hóa Công Giáo Bavaria, một nền văn hóa đã sinh ra Mozart và rất nhiều thiên tài khác, vì vẻ đẹp và sự phong phú của nó phản ảnh vẻ đẹp và sự tráng lệ của thiên đàng. Đồng thời, lời cầu nguyện và lòng sùng kính chung đã trở thành nguồn cho tình yêu mãnh liệt hợp nhất gia đình này, nguồn mạnh mẽ của họ giúp họ vượt qua các cơn cám dỗ của thời kỳ hỗn loạn này, khiến họ miễn nhiễm đối với ý thức hệ phạm thượng của Đức quốc xã và gợi lên ơn gọi của họ. Điều thú vị là cả hai anh em, mỗi người một cách, đều là sự tổng hợp của cha mẹ họ: Người cảnh sát viên nghiêm khắc, cầu toàn, nhưng cũng có mặt dịu dàng, một tình yêu lớn lao dành cho âm nhạc và một đức tin sâu sắc, một bà mẹ chăm chỉ, yêu thương và chăm sóc, người không những chỉ đẹp như những bức ảnh cho thấy, mà còn là một người phụ nữ tuyệt vời, ấm áp.
Tiến sĩ Michael Hesemann cho biết khi tới thăm em tại Vatican, Đức Ông Georg Ratzinger có phòng riêng của mình tại Đan viện Mater Ecclesiae và một nữ tu chăm sóc ngài. Ngày của họ bắt đầu với Thánh lễ cử hành với nhau. Họ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối với nhau và ở các khoảng giữa là cầu nguyện với nhau, chơi hoặc nghe nhạc với nhau, nói chuyện với nhau và vào buổi tối, thỉnh thoảng họ xem TV. Đó là thời gian yên tĩnh, hài hòa và Đức Ông Georg Ratzinger luôn mong được đến đó và ở bên em trai mình. Nhưng đồng thời, ngài không bao giờ muốn chuyển đến đó. Ngài yêu Regensburg và Bavaria, ngài thích sự tự do và những chuyến thăm thường xuyên của bạn bè. Ngài tìm thấy một tổ ấm mà ngài không bao giờ muốn từ bỏ. Và, chắc chắn, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ghen tị với ngài. Ngài luôn nhớ thương Bavaria xinh đẹp, đáng yêu của mình, những đồng cỏ xanh tươi, những bông hoa đầy màu sắc trên ban công các căn nhà, những ngọn núi, con người, những đan viện baroque và những thành phố thời trung cổ. Ai đã từng ghé thăm Bavaria sẽ hoàn toàn hiểu điều đó. Không nơi nào trên thế giới bạn được gần thiên đường hơn thế!
Được hỏi lý do Đức Bênêđíctô XVI về thăm Regensburg mới đây, Tiến sĩ Michael Hesemann trả lời “Để nói lời tạm biệt cuối cùng. Vào tháng Giêng, Đức Ông Georg Ratzinger đã đến Rôma lần cuối. Chuyến đi tiếp theo đã được lên kế hoạch vào tháng 3, nhưng không thể thực hiện được do cuộc khủng hoảng Corona. Vào tháng Giêng, tất cả chúng tôi đã cử hành sinh nhật lần thứ 96 của ngài và ngài rất khỏe mạnh. Dĩ nhiên có lúc lên lúc xuống, nhưng đó là việc thông thường của người có tuổi. Nhưng rồi xuất hiện nhiều tuần, nhiều tháng bị cô lập. Tất nhiên, ngài có quản gia của ngài, một nữ tu tuyệt vời, nhưng không có năm đến mười khách mỗi ngày giúp ngài trẻ trung. Khoảng ngày lễ Ngũ tuần, ngài bắt đầu cảm thấy yếu trong người, tim ngài gây rắc rối cho ngài. Khi tình hình trở nên nghiêm trọng, em trai ngài quyết định phải hành động. Suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô hối hận vì đã không thể ở bên người chị gái yêu dấu của mình khi bà qua đời năm 1991, vì lúc đó ngài đang bị bệnh. Lần này ngài biết mình không thể chờ đợi quá lâu. Vì vậy, ngài quyết định, trong một vài ngày, sẽ lên đường. Ngài ở lại Regensburg bốn ngày và dành nhiều giờ vào buổi sáng và buổi chiều với anh trai. Họ nói chuyện, cử hành thánh lễ với nhau, cầu nguyện với nhau hoặc chỉ nắm tay nhau. Điều này đem đến cho cả hai rất nhiều an ủi. Nếu nhìn những bức ảnh của Đức Bênêđíctô khi đến và khi đi, ta thấy giống như ngài đã trẻ trung trở lại. Sự căng thẳng đã biến mất, ngài mỉm cười. Ngài biết đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ ở thế giới này. Nhưng ngài cũng cảm thấy anh mình sẽ ra đi trong bình an. Vì vậy, họ đã làm chứng tuyệt vời cho cả hai, tình yêu anh em và niềm tín thác của Công Giáo vào Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu. Họ biết, họ tự tin, rằng cuộc hội ngộ tiếp theo của họ là ở trên thiên đàng, nơi mọi gánh nặng của cuộc hiện sinh vật chất này sẽ biến mất và cả hai sẽ sống trong niềm vui vĩnh hằng được thấy thánh nhan Thiên Chúa.
Còn về đời sống cầu nguyện của Đức Ông Georg Ratzinger, Tiến sĩ Michael Hesemann nói: “Ngay cả khi ở tuổi cao, đời sống cầu nguyện của ngài cũng vẫn rất thâm hậu. Cho đến khi ngài trở nên quá yếu về thể chất, ngài vẫn thường cử hành Thánh lễ mỗi sáng, ban đầu tại St. Johann, một nhà thờ nhỏ ngay cạnh Nhà thờ chính tòa Regensburg kiểu gôtích, sau đó tại nhà nguyện riêng trong nhà ngài. Cùng với người quản gia thân yêu của ngài, Nữ tu Laurente, ngài lần chuỗi Mân côi và đọc giờ kinh. Ngài cũng thích nghe nhạc thánh, chỉ để có được một ý tưởng về vẻ đẹp thiên đường. Âm nhạc, như đã nói trên đây, vốn là ngôn ngữ của các thiên thần và ngài nói thứ ngôn ngữ này rất tốt. Trong những tuần lễ cuối cùng, ngài đã suy niệm trọn cuộc sống của mình một cách mãnh liệt và chuẩn bị cho điều ngài gọi là “kỳ dự tuyển vào thiên đàng”. Tiến sĩ Hesemann nhận định rằng “tôi hoàn toàn tin tưởng ngài sẽ đậu kỳ thi tuyển này cách xuất sắc, duyên dáng, và đầy hài hước như ngài vốn chứng tỏ. Những ai trong chúng ta có diễm phúc được gặp ngài, sẽ luôn nhớ đến ngài với lòng biết ơn như một người có trái tim vàng. Trong suốt cuộc đời, ngài đã truyền cảm hứng để người ta tìm kiếm Thiên Chúa trong vẻ đẹp của âm nhạc. Bây giờ ngài đang ca hát trong ca đoàn thiên quốc. Ngài đã đi con đường chính ngài đã chỉ lối và chuẩn bị cho rất nhiều người và giờ đây, ngài nhận phần thưởng Chúa hứa cho ngài”.
Trào lưu tội lỗi: Somerville, Massachusetts công nhận là hôn nhân hợp pháp kết hiệp đa thê và đa phu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 07/07/2020
Trong thời gian đầu của đại dịch coronavirus kinh hoàng này, nhiều người bày tỏ niềm tin rằng đại dịch này sẽ làm thức tỉnh nhiều người trước những cái chết kinh hoàng ở nhiều nơi trên thế giới. Đại dịch này mở mắt cho nhiều người thấy được những hạn chế của từng cá nhân, từng quốc gia và thế giới. Như thế, không thiếu người công khai bày tỏ hy vọng tràn trề rằng khi đại dịch coronavirus kinh hoàng này kết thúc, chúng ta sẽ thấy một trời mới đất mới trong đó con người sống với nhau nhân ái hơn, và từng người sẽ biết sống đạo đức hơn.
Các vụ bạo loạn cướp bóc tại Mỹ, các vụ giật tượng kể cả tượng các thánh, các yêu sách đòi giật sập tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh, vụ giật đổ bia đá 10 điều răn… cho thấy tình hình không được khả quan như thế.
Hai câu chuyện dưới đây cho thấy có khi còn tệ hơn như thế.
1. Tổng giáo phận San Francisco kinh ngạc trước lệnh của chính quyền thành phố yêu cầu đình chỉ ngay các thánh lễ trong nhà
Tổng giáo phận San Francisco cho biết hàng giáo sĩ trong tổng giáo phận ngỡ ngàng trước lệnh của chính quyền thành phố yêu cầu đình chỉ ngay các thánh lễ trong nhà. Tuy nhiên, dù kinh ngạc và bất mãn, các ngài sẽ tuân thủ các lệnh y tế công cộng của thành phố và quận đối với các cử hành trong nhà và ngoài trời.
Luật sư Dennis Herrera của thành phố đã gửi một lá thư đề ngày 29 tháng 6 đến luật sư của tổng giáo phận, ra lệnh cho tổng giáo phận phải chấm dứt các Thánh lễ công cộng trong nhà và cho thời hạn 24 giờ để tuân thủ lệnh mới này.
Lá thư của thành phố San Francisco viết:
“Sau khi xem xét các báo cáo về cách thức các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự được tổ chức tại nhiều giáo xứ tại San Francisco trong vài tuần qua, các nhân viên y tế đã kết luận rằng Tổng Giáo Phận không chỉ đặt giáo dân của mình nhưng cả cộng đồng rộng lớn hơn vào nguy cơ lâm bệnh nặng và tử vong.”
Hôm 2 tháng Bẩy, tổng giáo phận nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các linh mục và anh chị em giáo dân đã nỗ lực tuân thủ các giao thức y tế công cộng của thành phố, mặc dù những giao thức này có nhiều điều khó hiểu và thay đổi liên tu bất tận.
“Ý định của chúng tôi là luôn luôn cố gắng tuân thủ với những gì chúng tôi có thể hiểu được trong các lệnh lạc của thành phố và các mốc thời gian dỡ bỏ các hạn chế.” Tuy nhiên, tổng giáo phận phàn nàn rằng các lệnh lạc của thành phố đã thay đổi liên tục trong suốt thời gian đại dịch, đôi khi được thông báo trong thời gian quá ngắn.
Như thế, đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự diễn ra trong nhà hiện không được phép tại San Francisco. Còn các cử hành phụng vụ ngoài trời và đám tang được phép với giới hạn tối đa là 12 người.
Tổng giáo phận San Francisco bao gồm thành phố và quận San Francisco, cũng như các hạt San Mateo và Marin.
Source:Catholic News Agency
2. Thành phố Massachusetts công nhận “quan hệ đối tác dân sự” đa thê và đa phu
Trong một diễn biến thật ngỡ ngàng và đáng kinh ngạc, thành phố Somerville, Massachusetts, đã mở rộng định nghĩa về quan hệ đối tác dân sự để công nhận các mối quan hệ đa thê và đa phu có giá trị và được hưởng những quyền hạn tương tự như một cặp vợ chồng.
Jefferson Thomas Scott, Ủy viên hội đồng thành phố, nói với tờ New York Times, nói rằng ông tin rằng đây là sắc lệnh đầu tiên tại Hoa Kỳ dám tiến một bước xa như thế. Bản thân Scott là người say sưa ủng hộ cho việc công nhận các mối quan hệ đa thê và đa phu.
“Mọi người sống chung trong một gia đình một cách bền vững, cho dù nhiều hơn hai người, cần phải được luật pháp công nhận như các gia đình truyền thống, ” Scott nói, và nhận xét rằng “ở Somerville này, gia đình thường bao gồm một người đàn ông và một người phụ nữ, nhưng đôi khi nó cũng bao gồm hai người phụ nữ mà tất cả mọi người trong khu phố nghĩ là hai chị em bởi vì họ đã sống với nhau suốt đời, đôi khi cũng có trường hợp một người đàn bà và hai người đàn ông cùng nuôi hai đàn con.”
Scott nói rằng sắc lệnh mới của thành phố sẽ công nhận là hợp pháp trường hợp một người nào đó có nhiều hơn một đối tác, bất kể bản chất của mối quan hệ đó là gì.
“Nó sẽ có một hiệu lực pháp lý, ” Scott nói, “để nhờ thế khi một trong số những người ấy bị ốm, họ có thể đến bệnh viện được.”
Scott khẳng định rằng ông ta biết ít nhất hai chục người ở Somerville đang tham gia vào các mối quan hệ đa thê và đa phu, mặc dù ông ta không nói có bao nhiêu gia đình như thế.
Thành phố Somerville có dân số khoảng 80, 000 người và cho đến tháng 6, không có bất kỳ sắc lệnh nào liên quan đến các đối tác dân sự. Dự thảo ban đầu của sắc lệnh liên quan đến các đối tác dân sự chỉ đề cập đến mối quan hệ một vợ một chồng theo định nghĩa gia đình truyền thống. Tuy nhiên, dự thảo ấy đã bị bác bỏ để công nhận quan hệ đa thê và đa phu.
Theo tờ New York Times, sắc lệnh này có nghĩa là người mua bảo hiểm sẽ có thể mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế cho nhiều đối tác. Liệu các công ty bảo hiểm có chấp nhận điều đó không?
Hơn thế nữa, với sắc lệnh này, chính quyền thành phố rũ bỏ nghĩa vụ bảo hộ cho hôn nhân một vợ một chồng.
Ryan Anderson, một nhà nghiên cứu tại Heritage Foundation, nói với CNA rằng ông không ngạc nhiên về những nỗ lực mới nhất để xác định lại hôn nhân bao gồm nhiều người.
“Dĩ nhiên là nó sẽ không bao giờ dừng lại với các cặp vợ chồng đồng tính, ” Anderson nói.
“Một khi người ta đã xác định lại hôn nhân để loại bỏ yếu tố phải có người nam và người nữ, thì làm gì còn những nguyên tắc đòi hỏi một vợ một chồng? ”
Source:Catholic News Agency