Ngày 10-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/07: Hãy nên Ngôn Sứ của Đức Giêsu – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:12 10/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ!” Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”

Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:30 10/07/2023

5. Người ở trong tu viện nếu không vì lợi ích của người khác thì là người có hại cho người khác; nếu họ nhiệt tâm thì có ích cho người, nhược bằng lười nhác thì có hại cho người, chứ không thể nói là không lợi cho ai mà cũng không hại cho ai.

(Thánh Osburga)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:33 10/07/2023
98. BA LOẠI BẠN HỮU

Một hôm, phụ thân kể một câu chuyện cho các con nghe, ông ta nói:

- “Ngày xưa, có một vị tổng đốc sống trên một hòn đảo. Một hôm, đột nhiên bị quốc vương triệu kiến, rất nghiêm trọng ra lệnh cho ông ta vì quốc vương mà giải trình tất cả công việc hành chánh của ông ta.”

“Những bạn hữu mà tổng đốc rất tin tưởng biết ông ta sắp đi xa nhưng ngay cả tiễn đưa cũng không; ngoài ra một số bạn bè mà ông ta thường tín thác cũng chỉ tiễn ông ta xuống thuyền. Nhưng những bạn bè mà thường ngày ông ta ít khi qua lại thì lại đi cùng ông ta đến trước ngai vua, lại còn giúp ông ta nói tốt rất nhiều chuyện rất được quốc vương đồng tình.”

Các con không hiểu những bạn hữu trong câu chuyện này ám chỉ đến ai? Phụ thân giải thích:

- “Con người sống trên thế gian cũng có ba loại bạn hữu, nhưng hơn nửa số người khi lìa khỏi thề gian để đến trước tòa phán xét, mới nhận ra họ. Loại bạn hữu thứ nhất là của cải vật chất và vinh hoa phú quý, khi con người lìa khỏi thế gian thì chúng nó cũng trốn một bên. Loại bạn hữu thứ hai là bạn hữu, bà con thân thuộc, lúc ấy cũng chỉ tiễn đưa ông ta đến nghĩa trang mà thôi. Nhung loại bạn hữu thứ ba chính là những việc mà mình đã làm thì có thể cùng ông ta tiến nhanh đi vào thẳng tới trước tòa Thiên Chúa, nơi đó, mỗi người phải đem những gì mình đã làm khi còn sống để chịu phán xét, dù là cho người khát uống một ly nước thì cũng sẽ nhận được sự báo đáp. Do đó, đối với loại bạn hữu trung tín thứ ba này, nếu không hết sức quan tâm thì hết sức là ngu xuẩn.”

Suy tư ngắn 98:

Cố gắng hết sức để đi làm những việc tốt, cố gắng hết sức để đi giúp đỡ mọi người, cố gắng hết sức dùng đủ mọi cách để có thể luôn luôn làm được nhiểu việc tốt.

Làm việc tốt với lòng quảng đại chính là hành vi bác ái của người Ki-tô hữu, lành thước đo lòng quảng đại của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vật lộn
Lm. Minh Anh
14:19 10/07/2023

VẬT LỘN
“Họ tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn”.

Năm 480 trước Công Nguyên, Leonidas, vua Sparta, Hy Lạp, chuẩn bị nghênh chiến với vua Ba Tư. Một sứ giả Ba Tư xuất hiện, người này thuyết phục Leonidas đầu hàng, “Quân đội chúng tôi rất hùng mạnh, lực lượng cung thủ thiện xạ đông đảo. Tên của họ bay làm tối mặt trời!”. Leonidas trả lời, “Càng tốt, chúng tôi sẽ vật lộn với quân thù dưới bóng râm!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những cuộc ‘vật lộn’: vật với Chúa, vật với người, và vật với chính mình! Ngạc nhiên thay, Thiên Chúa có mặt trong tất cả các cuộc ‘vật lộn’ đó, Ngài muốn chúng ta ‘chiến thắng’, vì Ngài là Đấng xót thương!

Bài đọc Sáng Thế kể lại cuộc ‘vật lộn’ không mấy đúng luật của ‘Ai đó’ với Giacóp, vì đối thủ đạp vào đùi ông. Đó là cuộc đọ sức mà sau đó, Giacóp vỡ lẽ, ông đã vật với Thiên Chúa. Hoàn hồn, Giacóp nói, “Tôi đã thấy Chúa mà mạng tôi vẫn an toàn”. Thánh Vịnh đáp ca dâng lời tạ ơn, “Lạy Chúa… con sẽ được trông thấy mặt Ngài!”. Đọc lại trình thuật này, nhà thơ Charles Péguy viết, “Ta đã thường chơi với con người, hỡi ngươi, đồ khờ! Trong cuộc chơi này, ai thắng thì thua, ai thua thì thắng. Thử hỏi, ngươi thắng, làm sao Ta ẵm ngươi và chữa ngươi lành? Hỡi con người, tên ngươi là ‘Khờ Khạo!’”.

Tin Mừng hôm nay nói đến những đoàn người đến với Chúa Giêsu. Họ là những con người phải ‘vật lộn’ với đủ loại hình trong tâm hồn mà chỉ mình Chúa Giêsu thấy được. “Họ tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn”; và điều này khiến Ngài day dứt. Hình ảnh Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều hạng người tan nát, bẽ bàng và bị bỏ rơi đáng cho chúng ta suy gẫm! Bởi lẽ, đây cũng là những gì thuộc về bạn và tôi. Ai trong chúng ta cũng có những ‘rối bời nội tâm’ riêng mình! Đôi khi chúng ta cảm thấy cô đơn, vô định và lạc lõng. Thế mà, chúng ta sẽ ‘vật lộn’ cho đến khi biết rõ mình thuộc về ai; và sự thật này trả lại cho chúng ta bình an đích thực!

Trước hết, những ‘rối bời’ của bạn và tôi có thể đến từ nhiều phía. Đó có thể là những ký ức quá khứ; các mối quan hệ tan vỡ, thiếu định hướng, một tội nghiêm trọng, một cơn giận dữ và những điều tương tự. Vì thế, câu hỏi đầu tiên là ‘liệu tôi đang có một trái tim đầy phiền muộn?’. Cả những vị thánh vĩ đại nhất cũng sẽ tìm thấy một số lãnh vực mà họ phải ‘vật lộn’. Vậy, ‘tôi đang vật lộn điều gì?’. Thứ hai, cảm giác ‘bị bỏ rơi’ là một thập giá; đó có phải là do một tội lỗi nào đó? Chỉ khi nào nhận được ơn tha thứ và lớn lên trong đời sống cầu nguyện, bạn mới có thể nhận biết Chúa một cách thân mật, riêng tư. Dẫu toàn năng nhưng Thiên Chúa vẫn muốn hình thành một mối quan hệ yêu thương cá nhân thực sự với mỗi người.

Anh Chị em,

“Họ tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn”. Chúa Giêsu biết bạn và tôi cũng “tất tưởi bơ vơ” cách nào đó, và Ngài không mệt mỏi cất bước tìm kiếm mỗi người. Trong tư cách Mục Tử, Ngài muốn đến, trút mọi gánh lo âu và dọn đường cho chúng ta khám phá vị trí của mình trong gia đình Ngài. Đến với chúng ta, Ngài mang một trái tim xót thương. Ngài nhìn, Ngài thấy trái tim tan nát của mỗi người; và với tình yêu và lòng khoan dung, Ngài sẽ chữa lành và làm trái tim của bạn và tôi tươi mới, đó là những trái tim đang thiếu thốn, yếu đuối và tội lỗi. Hôm nay, trong nhà chầu Thánh Thể, Ngài đang chờ đợi. Đừng sợ, hãy đến với Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, này con đến. Dưới bóng râm của Thánh Thể, con sẽ ‘vật lộn’, sẽ chiến đấu đến cùng; và con sẽ ‘chào thua’ trong vòng tay nhân ái của Chúa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Sức mạnh của Lời Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:39 10/07/2023

CHÚA NHẬT XV MÙA THƯỜNG NIÊN
Is 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23
SỨC MẠNH CỦA LỜI CHÚA

Với dụ ngôn “người gieo giống” rất quen thuộc, phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta tới một chủ đề nền tảng, đó là “sức mạnh của Lời Chúa.” Chúng ta sẽ tập trung suy nghĩ ba điểm chính yếu của dụ ngôn: người gieo giống, hạt giống và những thửa ruộng khác nhau.

1. Thiên Chúa gieo trong hy vọng

Trước hết, dụ ngôn nói về người gieo làm cho chúng ta không thể không ngạc nhiên trước sự quảng đại đến mức phung phí của người gieo giống. Ông hành động như kẻ không chuyên nghiệp, vung vãi hạt giống khắp nơi và hầu như không để ý tới hạt giống sẽ rơi vào đâu: trên vệ đường, trên sỏi đá, trên bụi gai, cuối cùng may mắn trên đất tốt. Hình ảnh người gieo giống là biểu tượng về một Thiên Chúa của hy vọng: Người gieo trong hy vọng “spes in semine;” Người quảng đại ban phát ân sủng và Lời Chúa cho con người, đến độ “phung phí” bất luận con người có xứng đáng hay có muốn đón nhận hay không. Người gieo giống là hình ảnh về một Thiên Chúa yêu hết mọi người và ban hạt giống Lời Chúa cho tất cả chúng ta. Hay nói như thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lý” (x. 1 Tm 2,4).

Theo cái nhìn đó, Thiên Chúa đã gieo những hạt giống chân lý trong thế giới này và trong các nền văn hóa, các tôn giáo dù chúng chưa được Tin Mừng hóa. Bởi thế, giáo phụ Giustinô (+165) gọi những giá trị trong các tôn giáo và trong các nền văn hóa là “Semi Verbi,” những hạt giống của Lời. Đó là chân lý và những giá trị có nguồn gốc từ Thiên Chúa và chúng sẽ đạt tới sự viên mãn nơi Đức Giêsu Kitô. Những giá trị và những mầm chân lý đó giúp con người sống xứng đáng với nhân phẩm của mình và đặc biệt là giúp họ chuẩn bị đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu.

2. Hạt giống

Hình ảnh thứ hai trong dụ ngôn là “hạt giống.” Hạt giống biểu tượng những gì nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức sống mãnh liệt hết sức kỳ lạ mà nhiều lúc không thể tin được. Hạt giống là biểu tượng của Lời Chúa, Lời được viết ra trong Sách Thánh. Lời Thiên Chúa được ban cho con người như là kim chỉ nam và là luật sống nhằm hướng dẫn đời sống con người. Lời Chúa có sức mạnh biến đổi thế giới và cuộc sống mỗi người trở nên đẹp đẽ và hoàn hảo hơn. Lời Chúa làm tăng trưởng các giá trị hiện có trong các nền văn hóa, thanh tẩy chúng và đưa chúng tới sự hoàn hảo. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta đi. Thiên Chúa gieo Lời Chúa vào lòng chúng ta. Lời đó sẽ sinh hoa kết quả như mưa rơi xuống ruộng đồng, như tuyết rơi xuống mặt đất tưới gội đất đai, làm cho đất đai màu mỡ và làm ruộng đồng phì nhiêu sinh hoa kết quả cho con người như tiên tri Isaia nói ở trong bài đọc I.

Nhưng hạt giống Lời Chúa cũng chính là Đức Kitô Giêsu, vì Người là Lời sống động của Thiên Chúa, là Ngôi Lời nhập thể làm người và ở giữa chúng ta. Người là Hạt Giống thần linh có một sức mạnh vô tận. Hạt giống đó được gieo vào thế gian, bị thối nát và sinh ra nhiều hạt giống khác. Quả thật, nhờ cái chết và phục sinh của Người, Đức Kitô mang lại ơn cứu độ và hạnh phúc đời đời cho tất cả mọi người trên thế gian.

Thế giới này là cánh đồng của Thiên Chúa Cha. Nhờ hiệu quả của Lời Chúa và công trình cứu độ của Chúa Giêsu, thế giới này trở thành cánh đồng đẹp đẽ, phong phú và phì nhiêu như chúng ta chứng kiến hôm nay. Thành quả đó là do sức mạnh của Lời Chúa biến đổi.

3. Những mảnh đất khác nhau

Cuối cùng, dụ ngôn nói tới hạt giống được gieo trên bốn loại mảnh đất khác nhau:
1) Có những hạt rơi trên vệ đường, chim chóc đến ăn mất;
2) Có những hạt rơi xuống sỏi đá, nó mọc không sâu, và bị chết khô;
3) Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt;
4) Cuối cùng có những hạt rơi xuống đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được một trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi.

Những thửa đất này được Chúa Giêsu giải thích để nói về tình trạng tâm hồn của mỗi người chúng ta. Thiên Chúa ban Lời và ân sủng cách quảng đại cho hết mọi người. Nhưng Người không ép ai phải theo. Ai có tai để nghe thì hãy nghe. Thiên Chúa tôn trọng sự tự do của chúng ta. Tuy nhiên, Thiên Chúa mời gọi chúng ta cộng tác với Người bằng việc mở tai, mắt và lòng chúng ta để đón nhận Lời Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi chuẩn bị lòng mình trở thành mảnh đất tốt để Lời Chúa được bén rễ sâu và sinh hoa kết quả trong cuộc đời của chúng ta.

Mỗi người chúng ta hãy xét mình thuộc loại đất nào trước Lời Chúa. Kết quả của Lời Chúa tùy thuộc vào tình trạng tâm hồn của chúng ta. Hạt được 30, hạt được 60 và hạt được 100! Sự khác nhau tùy thuộc vào thái độ đón nhận Lời và thực hành Lời của mỗi người chúng ta. Bởi vậy, hôm nay chúng ta được mời gọi áp dụng những bài học sau đây:

Hãy yêu mến và siêng năng tìm hiểu Kinh Thánh và áp dụng Lời Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày. Hãy chuẩn bị cho lòng mình là mảnh đất tốt để Lời Chúa dễ bắt rễ, thấm sâu vào tâm hồn và hãy để cho Lời đó uốn nắn và biến đổi suy nghĩ, phán đoán và hành động của chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi trở thành người gieo hạt giống Lời Chúa cho những người xung quanh chúng ta. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican – Đức Thánh Cha bổ nhiệm Linh mục Ángel Fernández Artime, Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng, làm Hồng Y
Thanh Quảng sdb
05:39 10/07/2023
Vatican – Đức Thánh Cha bổ nhiệm Linh mục Ángel Fernández Artime, Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng, làm Hồng Y

(ANS - Vatican City) - Hôm nay, ngày 9 tháng 7, sau Kinh Truyền Tin và suy niệm Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố việc triệu tập Mật nghị Hồng Y vào ngày 30 tháng 9 tới để bổ nhiệm 21 tân Hồng Y. Trong số các tân Hồng Y có tên Cha Ángel Fernández Artime, Bề Trên Cả của Dòng Salêdiêng.

Việc bổ nhiệm Cha Ángel Fernández Artime là dấu chỉ của sự tin tưởng và hy vọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đặt nơi Cha Ángel và Dòng Salêdiêng Don Bosco.

Việc bổ nhiệm các tân Hồng Y vào giáo triều Rôma cũng cho thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa Tòa Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới. Nguồn gốc của các tân Hồng Y nói lên tính phổ quát của Giáo hội tiếp tục loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi người trên thế giới.

Đức Thánh Cha kết thúc buổi tiếp kiến bằng cách mời gọi mọi người cầu nguyện cho các tân Hồng Y: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân Hồng Y, để khi xác tín sự gắn bó của các ngài với Chúa Kitô, Vị Thượng Tế nhân từ và trung thành (x. Dt 2:17), các ngài có thể giúp tôi trong sứ vụ của tôi với tư cách là Giám mục Rôma vì lợi ích của tất cả những người trung thành với Chúa".

Cha Ángel sinh ngày 21 tháng 8 năm 1960 tại Gozón-Luanco, Asturias, Tây Ban Nha. Ngài tuyên khấn lần đầu ngày 3 tháng 9 năm 1978, tuyên khấn trọn đời ngày 17 tháng 6 năm 1984 tại Santiago de Compostela và thụ phong linh mục ngày 4 tháng 7 năm 1987 tại León.

Xuất thân từ Tỉnh León, ngài có bằng Thần học Mục vụ và Bằng Triết học và Sư phạm. Ngài là Ủy viên đặc trách Mục vụ Giới trẻ, Giám đốc trường Ourense, thành viên Hội đồng Tỉnh và Phó Tỉnh, và từ năm 2000 đến năm 2006 là Giám tỉnh.

Ngài là Ủy viên Tỉnh Dòng đặc trách Mục vụ giới trẻ, là Hiệu trưởng Trường atf Ourense, là thành viên Hội đồng Tỉnh và là Phó Giám Tỉnh, và từ năm 2000-2006, Ngài là Bề Trên Giám Tỉnh.

Sau khi là thành viên của ủy ban điều hợp cho Tổng tu nghị thứ 26 vào năm 2009, ngài được bổ nhiệm làm Giám tỉnh Nam Argentina, có trụ sở tại Buenos Aires. Với tư cách này, ngài cũng đã làm việc cá nhân với Đức Tổng Giám Mục lúc bấy giờ của Buenos Aires, là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, ngày nay là Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngày 23 tháng 12 năm 2013, ngài được bổ nhiệm làm Bề Trên Tỉnh Dòng Địa Trung Hải mới của Tây Ban Nha, tỉnh dòng mang tên Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu. Nhưng trước khi ngài đảm nhận vai trò mới này, vào ngày 25 tháng 3 năm 2014, ngài được Tổng Tu nghị 27 bầu chọn làm tân Bề trên Cả của Tu hội Salêdiêng và là Đấng kế vị thứ 10 của thánh Don Bosco. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, ngài đã được Tổng Tu nghị 28 bầu chọn lại là Bề Trên Cả của Dòng Salêdiêng cho nhiệm kỳ sáu năm từ 2020 đến 2026.

Là một người trẻ trung hạt bát và năng động chắc chắn T6an Hồng Y sẽ cống hiến nhiều điều cho Giáo hội.
 
Chung quanh việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin
Vũ Văn An
18:48 10/07/2023

Cho đến nay, có thể nói chưa có vị Giáo Hoàng nào gây tranh luận vì bất cứ cuộc bổ nhiệm nhân sự cao cấp nào của Tòa Thánh bằng Đức Giáo Hoàng đương nhiệm và không cuộc bổ nhiệm cấp cao nào của ngài gây tranh cãi bằng việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thực vậy, vào Google, chỉ cần đánh tên Víctor Manuel Fernández, bạn đọc cũng đọc được cả hàng chục bài báo nói tới ngài, ngay trong mấy ngày sau ngày 1 tháng 7 năm 2023, ngày Tòa Thánh công bố việc bổ nhiệm ngài.



Trước khi bàn tới những điều gây tranh cãi về Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández, chúng tôi mời bạn đọc đọc bài phỏng vấn ngài qua e-mail của Elise Ann Allen trên tạp chí CruxNow ngày 8 tháng 7 năm 2023, trong đó ngài nhấn mạnh: Tôi ở đây để thi hành Huấn quyền ‘gần đây’.

Tân cố vấn thần học hàng đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng trấn an những tiếng nói ở Hoa Kỳ và những nơi khác, những người đã đặt câu hỏi về việc tuân thủ giáo huấn và truyền thống Công Giáo của ngài, thề rằng ngài không phải là “gián điệp Soros xâm nhập vào Giáo hội”.

“Tôi không phải là Hội Tam điểm, cũng không phải là đồng minh của Trật tự Thế giới Mới, cũng không phải là gián điệp của Soros xâm nhập vào Giáo Hội. Đó là những tưởng tượng thuần túy,” Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández nói thế; ngài là một nhà thần học người Á Căn Đình được Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngày 1 tháng 7 trong tư cách tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, theo truyền thống là cơ quan giám sát tín lý của Vatican.

Đức Tổng Giám Mục Fernández nói, “tôi thường thú nhận tôi cố gắng trở thành một người trung thực, tôi yêu mến Giáo hội và tín lý của Giáo hội, hầu hết các bài viết của tôi là về linh đạo và cầu nguyện. Tôi không thể hình dung cuộc sống của mình nếu không có Thiên Chúa”.

Đức Tổng Giám Mục Fernández, người sẽ bước sang tuổi 61 vào ngày 18 tháng 7, nói: “Vì vậy, [họ có thể] tin tưởng, và tốt hơn là [họ] nên tìm kiếm kẻ thù của đức tin ở nơi khác”.

Các nhận xét được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Crux vào ngày 5 tháng 7, được thực hiện qua email và bằng tiếng Tây Ban Nha. Nó đánh dấu cuộc trò chuyện đầu tiên của Fernández với một hãng tin tức tiếng Anh kể từ khi ngài được bổ nhiệm vào vai trò mới mà ngài sẽ chính thức đảm nhận vào giữa tháng 9.

Là một đồng minh quan trọng của Đức Giáo Hoàng và là người viết ẩn danh một số tài liệu quan trọng của Đức Giáo Hoàng, kể từ khi được bổ nhiệm, Đức Tổng Giám Mục Fernández đã sử dụng mạng xã hội để trả lời những người chỉ trích ở Hoa Kỳ, những người mà theo ngài là đã dịch sai một số cụm từ nào đó trong các bài viết của ngài, nhưng ngài nói với Crux rằng ngài không có định kiến nói chung về người Mỹ.

Ngài nói, “Ở Hoa Kỳ, dân chúng được giáo dục rất tốt, và sự phát triển vượt bậc mà Hoa Kỳ có được chỉ trong vài thập niên nói lên năng lực tuyệt vời của người dân đó. Tôi sẽ không bao giờ có ý chê bai một dân tộc cao quý và có năng lực như vậy”.

“Nhưng cũng có những nhóm thiểu số có thể có khuynh hướng cuồng tín, thù hận, và điều này dẫn đến cái nhìn phiến diện chỉ tìm kiếm mặt tối của kẻ thù,” Đức Tổng Giám Mục Fernández nói thế, đồng thời khẳng định rằng “một số đánh giá về Đức Giáo Hoàng và thậm chí về con người tôi là không công bằng và không khách quan lắm.”

Đức Tổng Giám Mục Fernández đã nói về việc đào tạo thần học của chính ngài và nói rằng về vai trò mới của ngài, theo các hướng dẫn của Đức Phanxicô, ngài sẽ tập chú vào việc thúc đẩy “đối thoại và đào sâu suy nghĩ” hơn là các hành động kỷ luật đối với các nhà thần học ương ngạnh.

Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một trách nhiệm khác do Đức Phanxicô giao cho ngài, đó là bảo đảm rằng tất cả các cơ quan của Vatican đều tuân theo “huấn quyền gần đây”.

Đức Tổng Giám Mục Fernández nói: “Có thể xảy ra việc các câu trả lời được đưa ra cho một số vấn đề thần học mà không chấp nhận những gì Đức Phanxicô đã nói là mới về những vấn đề đó. “Không những chỉ chèn một cụm từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà còn cho phép suy nghĩ được biến đổi theo tiêu chuẩn của ngài. Điều này đặc biệt đúng đối với thần học luân lý và mục vụ.”

Toàn bộ cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục Fernández xuất hiện dưới đây, trong bản dịch của Crux từ tiếng Tây Ban Nha:

Crux: Đến bây giờ, ai cũng biết rằng Đức Tổng Giám Mục và Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ một mối quan hệ thân thiết. Đức Tổng Giám Mục gặp ngài lần đầu khi nào, và tình bạn của các vị đã phát triển như thế nào?

Đức Tổng Giám Mục Fernández: Bạn biết đấy, tôi chưa bao giờ phô trương mối quan hệ này, nhưng sự thật là kể từ năm 2007, đó là một mối quan hệ rất đáng tin cậy. Trước đó, tôi không biết rõ về ngài. Khi tôi là phó khoa trưởng Khoa Thần học Buenos Aires và ngài là tổng giám mục, đôi khi chúng tôi gặp nhau và nói về một người bạn chung. Sau đó, ngài chúc mừng tôi về một bài báo của tôi và đề xuất rằng Hội đồng Giám mục Á Căn Đình mời tôi tham dự Hội nghị Châu Mỹ Latinh ở Aparecida. Ở đó, ngài phụ trách nhóm soạn thảo và đã có lúc nhờ tôi giúp đỡ vì không đủ thời gian để viết tài liệu cuối cùng. Ngài lo lắng đến mức có thể ở lại đến 3 hoặc 4 giờ sáng, và tôi là người cuối cùng rời đi cùng với ngài. Ở đó, một mối quan hệ thân thiết đã được sinh ra. Tôi không nói về tình bạn, bởi vì tôi rất tôn trọng ngài.

Đức Tổng Giám Mục sẽ nói gì về việc đáo tạo thần học của Đức Tổng Giám Mục? Những bài viết và nhà thần học nào đã có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng và cách tiếp cận thần học của Đức Tổng Giám Mục?

Trong thời gian học đại học ở Rôma, tôi chuyên về Kinh Thánh. Điều này cũng hướng tôi đến với nghiên cứu ngành chú giải, và tôi trở nên đặc biệt thân thiết với triết gia [Hans-Georg] Gadamer, người đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Sau đó, tôi lấy bằng tiến sĩ thần học về tư tưởng của Thánh Bonaventura, đặc biệt về mối tương quan giữa nhận thức và đời sống, một vấn đề cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong cách hiểu thần học của tôi và sự phục vụ của các nhà thần học, hướng đến việc nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng. Đối với các nhà tư tưởng hiện đại, tôi đặc biệt tập trung vào những người vĩ đại: Rahner và Von Balthasar. Tôi đã nhận được rất nhiều từ cả hai vị.

Tại Khoa Thần học, tôi đã dạy các lớp về Thần học (Pneumatology [Thần khí học], chuyên luận về Ân sủng, Nhân chủng học) và cả Kinh thánh (Nhất lãm, khoa chú giải và giảng thuyết, v.v.). Bên cạnh nhiều trước tác phổ thông, chắc chắn tôi đã viết nhiều bài viết phức tạp và mang tính suy lý nhiều hơn: nhiều bài báo về chú giải Kinh thánh, sách giáo khoa về Ân sủng, sách giáo khoa về Thần học linh đạo, các bài báo về Trung trạng (giữa lúc chết và lúc sống lại) và Ngôi vị Chúa Cha (trong tạp chí Angelicum), các bài báo về tư tưởng của thánh Phaolô, về quan hệ với Do Thái giáo và về hội nhập văn hóa (trong Nouvelle Revue Théologique), chỉ đơn cử một số thí dụ.

Với kinh nghiệm và sự đào tạo thần học của Đức Tổng Giám Mục, đâu là tầm nhìn của Đức Tổng Giám Mục đối với vai trò mới của Đức Tổng Giám Mục và đối với chính thánh bộ?

Tầm nhìn của tôi được minh họa đặc biệt nhờ bức thư của Đức Giáo Hoàng. Một tuần trước, tôi ở Rôma với ngài và chúng tôi đã nói chuyện đôi lần về những ấn định này. Sau đó, chính ngài đã cho tôi hay ngài đang nghĩ đến việc viết nó ra. Nhiều nhà thần học, Công Giáo Tin lành và Do Thái giáo đã gửi cho tôi những thông điệp nêu bật giá trị của bức thư này và coi đó là một “bước ngoặt”.

Tôi thấy rõ rằng Đức Phanxicô muốn chức năng của bộ trưởng hoàn toàn hướng tới một suy tư thần học trong đối thoại giúp trưởng thành tư tưởng của Giáo hội. Tôi hiểu rằng điều này có nghĩa là đặc biệt coi trọng hai ủy ban báo cáo trực tiếp cho tôi: các ủy ban thần học và Kinh thánh (vì lý do này, chuyên môn kép của tôi trong tư cách nhà thần học và nhà nghiên cứu Kinh thánh là rất quan trọng).

Nhưng điều này cũng sẽ có tác động đến các câu trả lời mà Bộ đưa ra cho các câu hỏi thần học (và thậm chí cả những lời buộc tội) tới với Bộ. Nghĩa là, cần phải tận dụng lợi thế để những can thiệp này không chỉ đáp ứng với một “dạng thức” [format] nhất định đã được củng cố mà còn mở ra khả năng đào sâu hơn. Mặt khác, tôi rất coi trọng điều cuối cùng mà bức thư nói: rằng tôi phải bảo đảm để cả tài liệu của thánh bộ và của những thánh bộ khác “chấp nhận Huấn quyền gần đây”.

Đây là điều chủ yếu cho sự mạch lạc nội tại của tư tưởng trong Giáo triều Rôma. Bởi vì có thể xảy ra việc câu trả lời được đưa ra cho một số vấn đề thần học mà không chấp nhận những gì Đức Phanxicô đã nói là mới về những vấn đề này. Và nó không những chỉ chèn một cụm từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà còn để cho suy nghĩ được biến đổi theo tiêu chuẩn của ngài. Điều này đặc biệt đúng đối với thần học luân lý và mục vụ.

Trong lá thư gửi cho các Đức Tổng Giám Mục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài không muốn Đức Tổng Giám Mục bách hại những sai lầm về giáo lý, cũng như vai trò lịch sử của thánh bộ, nhưng Đức Tổng Giám Mục nên khuyến khích đối thoại thần học. Điều này đặt ra hai câu hỏi cho con. Đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục nghĩ thế nào về việc nhiệm vụ của thánh bộ của Đức Tổng Giám Mục đã thay đổi kể từ khi được thành lập vào năm 1542? Tức là đã có lúc cần phải phân biệt rạch ròi giữa tà thuyết và dị giáo? Tại sao bây giờ lại cần một cách tiếp cận khác?

Coi này, trên thực tế, tôi muốn minh xác điều này: không nên giải thích là tôi phải làm điều gì đó mà Đức Hồng Y [Luis] Ladaria đã làm một cách tồi tệ. Không phải như vậy, vì thực ra chúng ta biết Đức Hồng Y Ladaria không lên án ai cả, ngài là người rất hiểu biết và đối thoại. Theo nghĩa đó, những năm làm bộ trưởng của ngài đã tạo ra một sự thay đổi. Nhưng chính ngài đã nói với tôi trong chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Á Căn Đình rằng các vấn đề kỷ luật chiếm hầu hết thời gian, và hầu như không còn thời gian cho thần học. Điểm này rất quan trọng, bởi vậy giờ đây Đức Thánh Cha yêu cầu tôi cống hiến hết mình cho thần học và thúc đẩy việc đào sâu tư tưởng.

Thứ hai, đối thoại thần học có ý nghĩa gì đối với Đức Tổng Giám Mục? Làm thế nào để Đức Tổng Giám Mục hình dung nhiệm vụ này? Nó ám chỉ điều gì?

Nếu bà nhìn vào những người tạo thành Ủy ban Thần học Quốc tế, bà sẽ thấy rằng họ là những người thuộc các đường hướng khác nhau, nhưng họ có nhiệm vụ soạn thảo một tài liệu chung. Kinh nghiệm của Aparecida, và mục tiêu của Bergoglio vào thời điểm đó, bao gồm việc đạt được một tài liệu cuối cùng phản ảnh sự phong phú và đa dạng của cuộc thảo luận trong những tuần đó. Một mặt, đối thoại thần học bao hàm việc tìm kiếm một sự đồng thuận nào đó, nhưng không phải mọi sự đều bị giản lược vào sự đồng thuận.

Một bản văn cũng có thể thu thập và cho thấy rằng ngoài những sự đồng thuận này, còn có nhiều ý kiến khác nhau có thể làm phong phú thêm chủ đề đó, cần phải tiếp tục đào sâu. Không phải tất cả mọi thứ nên được "đóng cửa". Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại cuộc tranh luận nổi tiếng về de auxiliis [về ơn Thiên Chúa hộ trợ], trong đó hai trường phái thần học [Dòng Đa Minh và Dòng Tên] tranh cãi và lên án nhau. Vị Giáo hoàng lúc bấy giờ [Đức Clêmentê VIII] không muốn khép lại vấn đề và nói rằng đây vẫn là vấn đề tự do thảo luận cần được tìm hiểu thêm.

Mặt khác, ngày nay chắc chắn cần phải kết hợp các yếu tố phát xuất từ cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, nhưng phải chấp nhận rằng điều này không có nghĩa là tất cả chúng ta sử dụng cùng các phạm trù thần học hoặc cùng một ngôn ngữ. Cần phải chấp nhận một lần và mãi mãi rằng có những ngôn ngữ thần học khác nhau. Thánh Augustinô và Thánh Tôma đã nói rằng thần học cũng được làm với các phép ẩn dụ. Chẳng hạn, trong đối thoại liên tôn, không gian phong phú và huynh đệ nhất diễn ra giữa các đan sĩ, những người phát biểu từ kinh nghiệm tâm linh nơi tìm thấy những điểm tiếp xúc quý giá.

Một số người rõ ràng không thoải mái với sự thay đổi trong cách tiếp cận này và sợ rằng “đối thoại thần học” sẽ dẫn đến sự thay đổi trong các giáo huấn và tín lý quan trọng nhất của Giáo Hội, chẳng hạn như giáo huấn về hôn nhân và đồng tính luyến ái. Đức Tổng Giám Mục có coi những giáo huấn này sẵn sàng để được thay đổi không? Đối thoại về những vấn đề như vậy có ý nghĩa gì đối với Đức Tổng Giám Mục?

Tất cả các giáo huấn của Giáo hội đều có một sự phong phú to lớn. Đối với tôi, có vẻ hơi viển vông khi tin rằng mọi thứ đều rõ ràng về những vấn đề này. Nơi chúng, mầu nhiệm gây phấn khích về các cuộc đời nhân bản đang diễn ra, nơi không phải mọi thứ đều là toán học. Há Thánh Tôma chẳng đã nói rằng “càng đi sâu vào chi tiết, ý muốn của Thiên Chúa càng trở nên rối rắm” đó sao?” Và ngài không phải là người theo thuyết tương đối. Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi về rất nhiều điều, và hãy nói thật rõ ràng: tín lý của Tin Mừng không thay đổi, nhưng sự hiểu biết của chúng ta về tín lý này thay đổi, và thay đổi rất nhiều.

Tương tự như vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, giống như nhiều người trước ngài, thường sử dụng cụm từ “sự phát triển của tín lý”. Điều này khiến một số người lo lắng, bởi vì đối với họ, phát triển có nghĩa là thay đổi. Đức Tổng Giám Mục hiểu tín lý ra sao? Và do đó, Đức Tổng Giám Mục sẽ mô tả ra sao tiến trình khi học thuyết “phát triển”?

Như tôi đã nói với bà, ý nghĩa là “phát triển trong sự hiểu biết của chúng ta về tín lý”. Nhưng thông thường, điều này dẫn đến sự thay đổi trong cách diễn đạt tín lý, vì sự hiểu biết nhiều hơn đòi ngôn ngữ được điều chỉnh hoặc làm phong phú hơn để diễn đạt điều đã được hiểu rõ hơn. Đó là, "sự phát biểu tín lý" cũng được phát triển.

Mặt khác, nếu chúng ta cho rằng mối quan tâm thường xuyên của Đức Giáo Hoàng là đạt được mục tiêu truyền giảng Tin Mừng và sự nhạy cảm mục vụ, thì chúng ta có thể nói rằng hình thức, cách diễn đạt, trở thành một phần của nội dung, bởi vì nó có thể gây khó hiểu. Thí dụ, nói rằng Thiên Chúa là bất biến là đúng và không thể chối cãi, nhưng phải bổ sung cho cách diễn đạt đó với những người khác, vì ngày nay khi nhiều người nghe điều đó, họ hiểu rằng Thiên Chúa thật nhàm chán hoặc không có năng động tính.

Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta nói rằng trong Chúa Kitô, chỉ có một ngôi vị thần linh, Chúa Con, không phải là một ngôi vị nhân bản. Đó là tín điều, nhưng người ta phải làm phong phú cách diễn đạt đó với những người khác để tránh nó bị hiểu sai hoặc người ta hiểu rằng Chúa Kitô không phải là người thật. Điều này có thể giúp hiểu tại sao Đức Giáo Hoàng muốn có một vị tổng trưởng là một nhà thần học nhưng đồng thời cũng là một linh mục quản xứ, giáo lý viên và giáo viên. Liên quan đến điều này là một vấn đề mà Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rất nhiều: phẩm trật các chân lý, không chỉ hàm ý một thứ bậc quan trọng nhất định, mà còn bao hàm một số chân lý được hiểu dưới ánh sáng của các chân lý khác.

Trong một số bài đăng trên mạng xã hội của Đức Tổng Giám Mục, ngài đã nói rằng có một số người Công Giáo ở Hoa Kỳ đã chỉ trích ngài và một số bài viết của ngài, bao gồm cả tập sách trước đây của ngài về nụ hôn, để chỉ trích Đức Giáo Hoàng. Ngài có nghĩ rằng điều này là do sự hiểu lầm ngài và Đức Giáo Hoàng Phanxicô không? Ngài nghĩ người Công Giáo ở Hoa Kỳ có những hiểu lầm nào về vị giáo hoàng này và làm thế nào để làm sáng tỏ những hiểu lầm đó?

Bà phải nói “một số” người Mỹ, chẳng hạn như trường hợp của một số người Tây Ban Nha, Pháp hoặc Ba Lan. Ở Hoa Kỳ, dân chúng được giáo dục rất tốt, và sự phát triển vượt bậc mà Hoa Kỳ có được chỉ trong vài thập niên nói lên năng lực tuyệt vời của người dân đó. Tôi sẽ không bao giờ chê bai một dân tộc cao quý và có năng lực như vậy.

Nhưng cũng có những thiểu số có khuynh hướng cuồng tín, thù hận, và điều này dẫn đến cái nhìn phiến diện chỉ tìm kiếm mặt tối của kẻ thù. Khi điều này được thêm vào sự kiện những nhóm thiểu số này có rất nhiều quyền lực kinh tế, có thể họ sẽ đạt được tác động lớn hơn trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều khi không phải ác mà là đam mê nên tôi không phán đoán họ, nhưng tôi phải nói rằng một số lượng giá về Đức Thánh Cha và cả về cá nhân tôi là không công bằng và không khách quan lắm.

Không có gì bí mật khi những lời chỉ trích có thể sẽ tiếp tục, vì không phải ai cũng chia sẻ tầm nhìn của ngài. Ngài muốn nói gì với những người còn hoài nghi về cách thức mà ngài sẽ thi hành nhiệm vụ mà ngài sắp đảm nhận?

Tôi muốn nói rằng tôi không phải là Hội Tam điểm, cũng không phải là đồng minh của Trật tự Thế giới Mới, cũng không phải là gián điệp của Soros xâm nhập vào Giáo Hội. Đó là những tưởng tượng thuần túy. Tôi thường thú nhận: tôi cố gắng trở thành một người trung thực, tôi yêu mến Giáo hội và tín lý của Giáo hội, hầu hết các bài viết của tôi là về linh đạo và cầu nguyện. Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi mà không có Thiên Chúa. Vì vậy, [họ có thể] tin tưởng, và tốt hơn là [họ] nên tìm kiếm kẻ thù của đức tin ở nơi khác.

Cuối cùng, người ta đã nói rõ rằng ngài sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề thần học và giáo lý và sẽ để lại những nỗ lực chống khủng hoảng lạm dụng cho các chuyên gia trong bộ mới của ngài. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em vẫn là một phần lớn về những gì bộ của ngài làm và đó là một chủ đề quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo. Ngài sẽ hỗ trợ những nỗ lực bảo vệ trẻ em như thế nào và cuộc khủng hoảng lạm dụng nằm ở đâu trong các ưu tiên của ngài khi ngài bước vào vai trò mới của mình?

Tôi sẽ khuyến khích công việc của bộ phận kỷ luật, tránh can thiệp vào những vấn đề không thuộc chuyên môn của tôi. Chúng ta phải để các chuyên gia làm việc. Trong những năm gần đây họ đã thể hiện sự nghiêm túc và tính chuyên nghiệp cao.

Vì lý do này, quyết định của Đức Thánh Cha để tôi tập trung vào các vấn đề tín lý không hề giảm thiểu tầm quan trọng của cuộc chiến chống lạm dụng, nó cho thấy sự tin tưởng của ngài đối với những người hiểu biết [tốt nhất về những vấn đề này] để họ tiếp tục đi đúng hướng, một hướng từng chút một đang được củng cố. Tôi sẽ không ngừng khuyến khích họ, dành cho họ sự hỗ trợ và lòng biết ơn của tôi, giúp đỡ họ bằng mọi cách họ cần, nhưng không qui định họ trong nhiệm vụ chuyên môn của họ.
 
VietCatholic TV
Biến lớn: Hỏa tiễn lao vào cầu Crimea, kết cục? Prigozhin được tự do? Mật đàm Nga-Mỹ sau lưng Kyiv?
VietCatholic Media
03:09 10/07/2023


1. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Ukraine buộc cây cầu khổng lồ dài 10 dặm nối Nga với Crimea - và tiêu tốn của Putin 3 tỷ bảng Anh để xây dựng - phải đóng cửa

Hai ký giả Will Stewart và Gemma Parry của tờ The Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “ Ukrainian cruise missile attack forces huge ten-mile bridge that links Russia to Crimea - and cost Putin 3 billion pounds to build - to close”, nghĩa là “Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Ukraine buộc cây cầu khổng lồ dài 10 dặm nối Nga với Crimea - và tiêu tốn của Putin 3 tỷ bảng Anh để xây dựng - phải đóng cửa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Lực lượng phòng không Nga tuyên bố họ đã bắn hạ một hỏa tiễn ở gần điểm vượt cầu, được xây dựng theo lệnh của Putin sau khi ông sáp nhập Crimea sau một cuộc xâm lược vào năm 2014.

Một báo cáo cho biết đây là một cuộc đánh chặn của Sư đoàn Phòng không 31 ở phía bắc Taman, phía đầu cầu của Nga.

Rõ ràng là nó đã bị bắn rơi ở phía Kerch - hay Crimea - của cây cầu khổng lồ.

“Không có thiệt hại hay thương vong, mảnh vỡ rơi xuống vùng biển Azov”, kênh Telegram Rybar đưa tin.

Kênh này cho rằng Ukraine đã sử dụng 'hỏa tiễn hiện đại hóa từ tổ hợp S-200, được thiết kế lại để tấn công theo quỹ đạo đạn đạo.

'Tầm bắn này là khoảng 400 km hay 250 dặm.'

Cửa khẩu này là tuyến đường chính của Putin tới bán đảo Crimea.

Các kênh chiến tranh của Nga hôm nay suy đoán rằng Ukraine sẽ thực hiện những nỗ lực mới để phá hủy cây cầu, được coi là một dự án phù phiếm của Putin để kết nối Nga với bán đảo bị xâm chiếm mà theo luật pháp quốc tế, thuộc về Ukraine.

Các hàng đợi đã được hình thành khi giao thông bị đình trệ ở cả hai hướng trên cầu do cuộc tấn công.

Diễn biến này xảy ra khi Putin tìm cách khuyến khích khách du lịch Nga đến thăm sân chơi mùa hè truyền thống Crimea.

Người đứng đầu chính phủ bù nhìn Nga ở Crimea Sergey Aksyonov cho biết: 'Tại khu vực Kerch, lực lượng phòng không đã bắn hạ một hỏa tiễn hành trình. Không có thiệt hại hoặc thương vong.

'Tôi yêu cầu mọi người giữ bình tĩnh và chỉ dựa vào các nguồn thông tin đáng tin cậy.'

Biến cố này diễn ra khi các lực lượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đạt được 'những thành tựu ổn định' ở Bakhmut bị bao vây.

Một bản cập nhật tình báo của Bộ Quốc phòng Anh vào sáng thứ Bảy cho biết sau 'thời gian tạm lắng trong tháng 6 năm 2023', Bakhmut trong tuần qua đã 'một lần nữa trở thành nơi diễn ra một số cuộc giao tranh ác liệt nhất dọc theo mặt trận'.

Tuyên bố nói thêm: 'Các lực lượng Ukraine đã đạt được những thành tựu vững chắc ở cả phía bắc và phía nam của thị trấn do Nga nắm giữ. Lực lượng phòng thủ của Nga rất có thể đang phải vật lộn với tinh thần sa sút, sự kết hợp giữa các đơn vị khác nhau và khả năng hạn chế trong việc tìm và tấn công pháo binh Ukraine.

'Giới lãnh đạo Nga gần như chắc chắn coi việc thừa nhận Bakhmut là không thể chấp nhận được về mặt chính trị, nơi có sức nặng tượng trưng là một trong số ít những thành tựu mà Nga đạt được trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, rất có thể có rất ít dự trữ bổ sung để cam kết với lĩnh vực này.'

2. Boris Johnson cho rằng Biden rất đúng khi cung cấp bom chùm cho Ukraine

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Mỹ đã đúng khi đồng ý cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine.

Cựu thủ tướng viết: “Joe Biden đã đưa ra một quyết định khó khăn nhưng dũng cảm là cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine. Ông ấy đúng.”

“Đây là những vũ khí khủng khiếp. Nhưng chúng đã được Putin sử dụng trong hơn một năm trong chương trình tàn sát bừa bãi những người hoàn toàn vô tội.”

“Chúng ta giúp người Ukraine giành chiến thắng càng nhanh, chúng ta càng cứu được nhiều sinh mạng hơn. Và đừng bao giờ quên - chính người Ukraine sẽ sử dụng những vũ khí này trên đất của họ và để tự bảo vệ mình”.

Vương quốc Anh là một bên tham gia công ước năm 2008 cấm bom, đạn chùm, nhưng Mỹ, Ukraine và Nga đều không ký kết.

3. Mạc Tư Khoa cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ trao trả cho Ukraine 5 chỉ huy Ukraine là 'vi phạm trực tiếp' thỏa thuận

Nga cho biết việc trao trả 5 chỉ huy Ukraine từ Thổ Nhĩ Kỳ là “vi phạm trực tiếp” thỏa thuận trao đổi tù nhân do Ankara làm trung gian vào năm ngoái.

Diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Zelenskiy đăng một đoạn video về các sĩ quan đã lãnh đạo lực lượng bảo vệ thành phố Mariupol cho đến khi bị bắt vào tháng 5 năm ngoái, đã lên máy bay cùng ông để trở về Ukraine.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Chúng tôi đang trở về nhà từ Thổ Nhĩ Kỳ và đưa các anh hùng của chúng tôi về nhà. Cuối cùng thì họ cũng sẽ được ở bên người thân của mình.”

Theo các điều khoản trao đổi tù binh đã được thỏa thuận, một số binh sĩ tham gia cuộc giao tranh đã được trả tự do, nhưng chỉ huy của họ được yêu cầu phải đến Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với RIA Novosti: “Việc các thủ lĩnh của quân Azov từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về Ukraine không gì khác hơn là sự vi phạm trực tiếp các điều khoản của các thỏa thuận hiện có”.

“Hơn nữa, trong trường hợp này, cả phía Ukraine và phía Thổ Nhĩ Kỳ đều vi phạm các điều kiện”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdoğan cho biết hôm thứ Bảy rằng Vladimir Putin sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng tới, mặc dù sau đó Peskov nói rằng không có ngày nào được thống nhất.

4. Tại sao Prigozhin vẫn là một người tự do?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why Prigozhin Is Still a Free Man”, nghĩa là “Tại sao Prigozhin vẫn là một người tự do”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ông chủ của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin có thể vẫn được bảo vệ bởi một số “bảo đảm an ninh” do trong bối cảnh có các tin tức cho rằng anh ta đang hoạt động tự do ở Nga, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine, đã đưa ra các ý kiến về thông báo bất ngờ của Alexander Lukashenko rằng Prigozhin đang ở Nga, chứ không phải ở Belarus, bất chấp thỏa thuận do nhà lãnh đạo Belarus làm trung gian cho ông ta và lính đánh thuê được trú ẩn ở Belarus.

“Tính đến sáng nay, các chiến binh Wagner, những người rất nghiêm túc, vẫn đang ở trong các trại mà họ đã rút tới từ Bakhmut,” Lukashenko cho biết hôm thứ Năm. “Về phần Yevgeny Prigozhin, anh ta đang ở St. Petersburg. Hoặc có lẽ sáng nay anh ta đã bay đến Mạc Tư Khoa. Hoặc có lẽ anh ta ở một nơi khác. Nhưng anh ta không ở Belarus.”

Mặc dù các chi tiết cụ thể vẫn chưa rõ ràng, theo thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến vào cuối tháng 6, các cáo buộc chống lại Prigozhin và các chiến binh Nhóm Wagner của ông ta đã bị hủy bỏ và họ phải chuyển đến Belarus.

Sự hiện diện được tường trình của ông chủ Wagner ở Nga đặt ra câu hỏi về lý do tại sao Putin dường như để cho Prigozhin thoát khỏi các trừng phạt sau một cuộc nổi loạn mà các chiến binh của anh ta khi tiến về Mạc Tư Khoa đã bắn rớt các máy bay Nga và hạ sát phi hành đoàn, và tại sao Điện Cẩm Linh dường như không quan tâm đến việc liệu anh ta có tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hay không.

Sau tuyên bố của Lukashenko, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ câu hỏi về nơi ở của Prigozhin, nói rằng chính phủ Nga không có “khả năng” cũng chẳng “quan tâm” theo dõi các động thái của người đứng đầu Tập đoàn Wagner.

ISW nói rằng khả năng hoạt động tự do ở Nga của Prigozhin cho thấy rằng anh ta vẫn “được bảo vệ bởi một số bảo đảm an ninh và Điện Cẩm Linh tiếp tục dành ưu tiên làm suy yếu danh tiếng của anh ta ở Nga hơn là nhắm vào Prigozhin về mặt thể chất hoặc pháp lý”.

Trong khi nhà lãnh đạo của Tập đoàn Wagner không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc nổi dậy của anh ta kết thúc, các phương tiện truyền thông thân Cẩm Linh đã công bố những hình ảnh trong tuần này được cho là chụp trong một cuộc đột kích của cơ quan an ninh Nga vào dinh thự của Prigozhin ở thành phố St. Petersburg. Họ trưng bày các thỏi vàng, vũ khí, tiền mặt và bộ sưu tập tóc giả bị tịch thu.

Kyiv đã nói rằng Nga có ý định ám sát Prigozhin vì cuộc binh biến thất bại. Người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, cho biết Kyiv biết cả về các kế hoạch binh biến và một âm mưu đang diễn ra của cơ quan tình báo Nga, gọi tắt là FSB), nhằm ám sát Prigozhin.

Những tuyên bố đó đã bị Lukashenko bác bỏ hôm thứ Năm. Nhà độc tài Belarus nói rằng cả ông và Tổng thống Vladimir Putin đều không muốn ám sát Prigozhin. Ông cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo Nga có thể tìm cách giết Prigozhin trong tương lai, theo ISW.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, đã viết : “Thật tuyệt khi chính quyền Nga không thực sự quan tâm đến một người đã phát động một cuộc binh biến vũ trang chống lại họ. Vậy chính xác anh ta ở đâu? Với tiền, vũ khí và lính đánh thuê Wagner?”

ISW đã đánh giá vào ngày 27 tháng 6 rằng Putin “có khả năng đã quyết định rằng ông ta không thể trực tiếp loại bỏ Prigozhin mà không phong anh ta làm liệt sĩ vì những lý do liên quan đến việc Bộ Quốc phòng Nga giải quyết sai cuộc xâm lược.”

Mikhail Khodorkovsky, một cựu tài phiệt Nga sống lưu vong, đã nói với Newsweek rằng Putin có khả năng sẽ “sửa chữa” vấn đề này.

Tổng thống Nga quyết định không mạo hiểm trả đũa Prigozhin và các chiến binh của ông ta bằng vũ lực, bởi vì những người mà Putin lẽ ra có thể sử dụng để bảo vệ ông ta và chế độ khỏi ông trùm Wagner “thực sự có thể quay súng chống lại chính chế độ theo hướng ngược lại”.

Khodorkovsky, người đứng đầu công ty năng lượng Yukos trước khi ngồi tù một thập kỷ ở Nga cho biết: “Nếu ông ấy không trừng phạt bất kỳ ai vì cuộc binh biến, thì kế hoạch cho một cuộc binh biến kiểu Prigozhin khác sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn.”

“Ông ta bắt đầu trừng phạt mọi người, nhưng sau đó có thể đột nhiên phát hiện ra rằng một nửa quân đội đang hoạt động đứng về phía Prigozhin và như thế, nếu làm tới nữa ông ta thực sự có thể thúc đẩy một cuộc binh biến lớn hơn và những xung đột trầm trọng hơn nhiều,” ông nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

5. John Kirby cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ không bí mật đàm phán với Nga mà không có Ukraine

Ký giả Katelyn Caralle của tờ The Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “John Kirby vows White House will not hold talks with Russia without Ukraine at the table following reports of secret talks between former US officials and Mạc Tư Khoa's foreign minister” nghĩa là “John Kirby thề Tòa Bạch Ốc sẽ không đàm phán với Nga mà không có Ukraine trên bàn sau các báo cáo về các cuộc đàm phán bí mật giữa các cựu quan chức Mỹ và ngoại trưởng Mạc Tư Khoa,” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quan chức truyền thông hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ không đàm phán với Nga về cuộc chiến ở Ukraine mà không có đại diện của Kyiv tại bàn.

Diễn biến này xảy ra sau các báo cáo rằng các cựu quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với Mạc Tư Khoa trong nỗ lực giúp tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán ngoại giao về việc chấm dứt chiến tranh.

Kirby nhấn mạnh hôm Chúa Nhật rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan không tham gia vào các cuộc họp, nhưng 'nói chung' ông ấy biết rằng có các cuộc thảo luận hậu trường.

'Sullivan không tham gia. Chúng tôi không tham gia vào việc đó', Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội Đồng An Ninh quốc gia cho biết. 'Đây là những tổ chức tư nhân, những cá nhân tư nhân gặp gỡ các quan chức Nga, chắc chắn họ có quyền làm điều đó.'

“Tôi không biết anh ta đã biết trước bao nhiêu về điều này, nhưng có vẻ như Hoa Kỳ hay chính phủ không liên quan theo bất kỳ cách nào,” Kirby bảo đảm.

Ông cũng nói rằng ông 'hiểu' 'sự lo lắng' liên quan đến các cuộc đàm phán, nhưng muốn bảo đảm với Ukraine rằng Mỹ không dẫn dắt các cuộc thảo luận này.

Chính quyền của tổng thống Joe Biden biết về các cuộc thảo luận nhằm dẫn đến việc chấm dứt xung đột Đông Âu, nhưng các cuộc đàm phán đã không thể hiện sự chỉ đạo của tổng thống hoặc nhóm của ông, Kirby xác nhận sau các báo cáo.

“Nói chung, chúng tôi biết rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra ở cấp độ riêng tư,” Kirby thừa nhận. 'Nhưng chúng tôi đã không chuyển tin nhắn qua những cuộc thảo luận này. Chúng tôi không thiết lập sân khấu cho họ. Chúng tôi không khuyến khích những cuộc thảo luận đó hoặc tạo ra chúng theo bất kỳ cách nào.'

Ông còn bảo đảm thêm: 'Tổng thống đang nói rõ rằng chúng tôi sẽ không có cuộc thảo luận nào với Nga về việc đàm phán chấm dứt cuộc chiến này mà không có Ukraine trên bàn đàm phán.'

Các quan chức tiết lộ rằng các cuộc thảo luận nằm trong cái được gọi là 'Ngoại giao theo dõi thứ hai', là các cuộc đàm phán không chính thức liên quan đến các công dân tư nhân - chứ không phải những người hiện đang phục vụ trong các vai trò của chính phủ.

Trong ít nhất một cuộc trò chuyện, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gặp gỡ các cựu quan chức Mỹ và hiện tại của Mỹ.

Trong một cuộc họp vào tháng Tư vừa qua, các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức nói với NBC News, đã chứng kiến việc ông Lavrov gặp gỡ cựu nhà ngoại giao và chủ tịch sắp mãn nhiệm của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Richard Haass. Ông cũng ngồi lại với chuyên gia Âu Châu Charles Kupchan và chuyên gia về Nga Thomas Graham – cả hai đều là cựu quan chức Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao, và từng là thành viên trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

'Đây là những cuộc thảo luận riêng tư. Và chính phủ Hoa Kỳ không tham gia vào bất kỳ cách nào', Kirby nói với Martha Raddatz của ABC khi bị thúc ép liệu các quan chức Ukraine có được thông báo về các cuộc đàm phán này hay không.

“Tôi không thể nói về mức độ mà các quan chức Ukraine biết chúng đang diễn ra hay không”, ông nói. 'Đó là những cuộc thảo luận riêng tư không bị chính phủ Hoa Kỳ xử phạt.'

'Nhưng một lần nữa, chúng tôi đã rõ ràng, không có gì về Ukraine mà không có Ukraine.'

Cuộc chiến ở Đông Âu bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 khi Nga xâm lược Ukraine.

Kể từ đó, Hoa Kỳ và thế giới đã viện trợ vũ khí và đạn dược trị giá hàng tỷ đô la để giúp Ukraine đứng lên chống lại chế độ độc tài Nga.

Các cuộc họp nhằm đặt nền móng cho các cuộc đàm phán trong tương lai nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần một năm rưỡi.

Trong chương trình nghị sự trong cuộc họp kéo dài vài giờ vào tháng 4 ở New York, có một số vấn đề nhạy cảm nhất đối với Nga, bao gồm tương lai của lãnh thổ ở Ukraine hiện do Nga nắm giữ có thể không bao giờ được giải phóng và một lối thoát hiểm theo phong cách ngoại giao đối với bạo lực đang diễn ra.

Khi được hỏi liệu các cuộc đàm phán giữa các công dân tư nhân và chính phủ Nga có 'hữu ích' hay không, Kirby nói rằng điều đó 'không có gì bất thường'.

'Bạn khó có thể đổ lỗi cho các quan chức Ukraine vì lo ngại về bất kỳ cuộc đàm phán hoặc thảo luận tiềm năng nào với người Nga về việc chấm dứt chiến tranh mà họ không tham gia, đó lại là lý do tại sao tổng thống tỏ ra kiên quyết. Sẽ không có gì được nói về Ukraine hoặc việc kết thúc cuộc chiến này mà không có Ukraine trên bàn đàm phán', Kirby nhắc lại.

'Vì vậy, tôi có thể hiểu được sự tức giận và lo lắng về điều này. Nhưng một lần nữa, tôi muốn bảo đảm rằng, chính phủ Hoa Kỳ không đứng sau các cuộc đàm phán này.'

6. Điện Cẩm Linh tuyên bố kỳ lạ rằng nó thiếu khả năng theo dõi nhà lãnh đạo Wagner

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Bizarrely Claims It Lacks Ability to Track Wagner Leader”, nghĩa là “Điện Cẩm Linh tuyên bố kỳ lạ rằng nó thiếu khả năng theo dõi nhà lãnh đạo Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko hôm thứ Năm cho biết Yevgeny Prigozhin đang ở Nga, mặc dù thực tế là lãnh đạo Tập đoàn Wagner được cho là đang bị lưu đày ở Belarus do cuộc binh biến thất bại của anh ta chống lại Mạc Tư Khoa.

Khi được các phóng viên hỏi về nơi ở của Prigozhin, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã gạt đi câu hỏi.

“Chúng tôi không theo dõi chuyển động của anh ta. Chúng tôi không có khả năng cũng chẳng mong muốn làm như vậy”, Peskov nói.

Newsweek không thể xác minh độc lập các tuyên bố của Lukashenko và Prigozhin đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc nổi dậy gần hai tuần trước bắt đầu khi anh ta tuyên bố rằng quân đội Nga đã giết khoảng 30 binh sĩ của anh ta trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Hậu quả của cuộc tấn công bị cáo buộc là anh ta đã ra lệnh cho người của mình hành quân đến Mạc Tư Khoa, nhưng cuộc nổi dậy kết thúc vào ngày hôm sau khi một thỏa thuận hòa bình được làm trung gian bởi Lukashenko, bao gồm việc Prigozhin chuyển đến Belarus.

Những bình luận của Peskov về việc Điện Cẩm Linh dường như không quan tâm đến Prigozhin đã khiến một số nhà quan sát bày tỏ sự hoài nghi, các chuyên gia nói với Newsweek rằng đó có thể là một phần của chiến dịch bôi nhọ.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã viết : “Thật tuyệt khi chính quyền Nga không thực sự quan tâm đến một người đã phát động một cuộc binh biến vũ trang chống lại họ. Vậy chính xác anh ta ở đâu? Với tiền, vũ khí và lính đánh thuê Wagner chăng?”

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin lời Peskov. Truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Năm bắt đầu chia sẻ hình ảnh và video từ văn phòng của Prigozhin và “cung điện” của ông ta trong cái được gọi là nỗ lực nhằm làm mất uy tín của nhà lãnh đạo bán quân sự, người đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các cơ quan truyền thông này đã đăng những bức ảnh về thứ được cho là nhiều hộ chiếu giả thuộc về Prigozhin, cũng như những bức ảnh được cho là cho thấy anh ta đội nhiều loại tóc giả.

Một số người cho rằng tuyên bố của Điện Cẩm Linh về vị trí của Prigozhin có thể là một phần của chiến dịch bôi nhọ này.

“Bất chấp tuyên bố ngược lại của Peskov, tôi chắc chắn rằng Điện Cẩm Linh hoàn toàn có khả năng theo dõi các chuyển động của Prigozhin và họ biết chính xác ông ta ở đâu từng phút trong ngày,” giáo sư Mark N. Katz của Trường Chính sách và Chính phủ Schar thuộc Đại học George Mason nói với Newsweek.

Katz nói: “Tôi nghĩ rằng Peskov và chế độ Putin nói chung đang cố gắng báo hiệu rằng Prigozhin không còn là một mối đe dọa đáng kể nữa. Có thể vào tuần tới, Peskov sẽ bắt đầu tuyên bố rằng thực sự không có một cuộc binh biến nào cả và những tuyên bố về nó đều là tuyên truyền của phương Tây.”

David Silbey — phó giáo sư lịch sử tại Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington — cũng chia sẻ quan điểm tương tự, nói rằng người Nga “rõ ràng đang cố gắng hạ thấp” tầm quan trọng của Prigozhin.

“Họ chắc chắn có khả năng giám sát Prigozhin và chắc chắn họ đang làm điều đó khi anh ta di chuyển quanh cả hai quốc gia. “Đó là một cách để bác bỏ anh ta - anh ta bị coi là tin cũ xì rồi.”

Silbey nói thêm, “Điều thú vị đối với tôi là Prigozhin cảm thấy thoải mái khi quay trở lại Nga mà dường như không có nỗi sợ hãi bao trùm rằng mình sẽ bị ám sát.”

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.

7. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã gửi một thông điệp video tới hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của NAFO

Nafo, chứ không phải là NATO, là một phong trào truyền thông xã hội sử dụng các chủ đề và quan trọng nhất là sự hài hước để chống lại thông tin sai lệch của Nga.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã gửi một thông điệp video tới hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của những người ủng hộ Tổ chức Fellas Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là Nafo.

Nhóm này, bắt đầu hoạt động trực tuyến sau cuộc xâm lược Ukraine và đã được trích dẫn rộng rãi như một ví dụ về chiến tranh thông tin thành công, đang nhóm họp tại Vilnius, thủ đô của Lithuania, trước thềm hội nghị thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra tại cùng thành phố vào tuần tới.

Tự mô tả mình là một người “bạn danh dự” của NAFO, Kallas nói rằng Nga “phải bị đánh bại trên chiến trường”, nhưng các nền dân chủ cũng phải thực hiện các bước để tự bảo vệ mình khỏi thông tin sai lệch.

“Tất cả các bạn đều là một ví dụ sống động về điều này, chống lại thông tin sai lệch và hành vi xấu xa của Nga bằng sự hài hước, thông minh và nhiệt tình,” cô nói.

“Đằng sau mỗi Fella là một con người thực sự, tình nguyện dành thời gian và sức lực của bạn vì bạn tin tưởng vào chiến thắng của Ukraine. Hãy tiếp tục chiến đấu hết mình vì việc mở rộng Nafo là không thể thương lượng.”

8. NATO vạch ra lộ trình trở thành thành viên của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Outlines Ukraine's Roadmap to Becoming a Member”, nghĩa là “NATO vạch ra lộ trình trở thành thành viên của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Sáu đã vạch ra lộ trình để Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự.

Tại hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt vào tuần tới ở Vilnius Thủ đô của Lithuania, các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ “tái khẳng định” cam kết trước đó rằng Ukraine sẽ tham gia liên minh trong tương lai, ông Stoltenberg nói với các phóng viên ở Brussels.

Vào tháng 9 năm 2022, Ukraine tuyên bố nộp đơn gia nhập NATO nhanh chóng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mạc Tư Khoa đã sáp nhập 4 khu vực của Ukraine do Nga kiểm soát một phần. Nếu Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự, NATO sẽ có nghĩa vụ hành động để bảo vệ đất nước này trước Nga trong chiến tranh.

Người đứng đầu NATO cho biết: “Tôi hy vọng tất cả các nhà lãnh đạo sẽ tái khẳng định rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO và thống nhất về cách đưa Ukraine đến gần hơn với mục tiêu của mình”.

Ông Stoltenberg cho biết, trước khi Ukraine trở thành thành viên của liên minh gồm 31 thành viên cho đến nay, một hội đồng NATO-Ukraine sẽ được thành lập. Ông mô tả hội đồng là “một nền tảng chính trị nơi chúng ta có thể tham vấn về khủng hoảng và cũng thực sự đưa ra quyết định cùng nhau và tăng cường hợp tác chính trị của chúng ta.”

Ông Stoltenberg cho biết thêm, các nhà lãnh đạo NATO sẽ thông qua gói hỗ trợ kéo dài nhiều năm cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius vào tuần tới, bắt đầu từ ngày 11 tháng 7.

“Sự hỗ trợ thiết thực, ít nhất là một chương trình kéo dài nhiều năm, cũng có khía cạnh chính trị rất lớn, bởi vì bằng cách đồng ý đứng về phía Ukraine và giúp đỡ họ trong thời gian dài hơn, đồng thời bảo đảm khả năng tương tác đầy đủ với NATO, chúng tôi đang giúp Ukraine trở nên bình đẳng, tiến gần hơn đến NATO và tư cách thành viên NATO,” ông nói.

Theo ông Stoltenberg, Ukraine đã đến “gần hơn” với NATO, “bởi vì các đồng minh NATO đã hợp tác chặt chẽ với Ukraine trong nhiều năm, đặc biệt là kể từ năm 2014”.

“Vì vậy, điều này đã bảo đảm mức độ hợp tác và khả năng tương tác cao hơn nhiều giữa Ukraine và NATO,” ông nói.

Người đứng đầu NATO không đưa ra mốc thời gian khi nào Ukraine có thể trở thành thành viên của liên minh quân sự, nhưng ông nói rằng ông tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo NATO sẽ tìm ra “một cách thống nhất nhằm giải quyết vấn đề cụ thể về tư cách thành viên” tại hội nghị thượng đỉnh.

“Tôi sẽ không đi vào chi tiết ngôn ngữ chính xác bởi vì đó là điều mà chúng tôi sẽ thông báo khi mọi thứ ổn định trước hội nghị thượng đỉnh.”

Oleksandr Merezhko, một thành viên của quốc hội Ukraine và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan này, trước đây đã nói với Newsweek rằng Ukraine lý tưởng nhất là muốn nhận được lời mời gia nhập NATO tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới trong khi thừa nhận rằng thời gian và phương thức gia nhập phải tuân theo những quyết định từ cuộc thảo luận.

“Có thể sẽ có mô hình sau: hội nghị thượng đỉnh Vilnius đưa ra quyết định Ukraine sẽ gia nhập NATO, và hội nghị thượng đỉnh Washington năm 2024 đưa ra lời mời gia nhập NATO,” Merezhko nói.

Ông Stoltenberg nói rằng Nga đã mang đến “cái chết và sự hủy diệt cho trung tâm Âu Châu” trong 500 ngày. “Hội nghị thượng đỉnh của chúng tôi sẽ gửi một thông điệp rõ ràng: NATO đoàn kết và sự gây hấn của Nga sẽ phải trả giá.”

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hồi tháng 4 cho biết việc ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO là một trong những mục tiêu “vô điều kiện” của cuộc xâm lược nước láng giềng của ông, “nếu không đạt được điều đó sẽ có một mối đe dọa nghiêm trọng, đáng kể đối với đất nước chúng tôi và an ninh của nó”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

9. Canada đã nhắc lại phản đối việc sử dụng bom chùm sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, chính phủ Canada cho biết: “Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng bom, đạn chùm và cam kết chấm dứt tác động của bom, đạn chùm đối với dân thường, đặc biệt là trẻ em.”

Bom chùm là một loại bom giải phóng một số lượng lớn chất nổ khác nhỏ hơn có thể giết người bừa bãi trên một khu vực rộng.

Chúng bị cấm theo công ước về bom, đạn chùm năm 2008, mặc dù Nga, Ukraine và Mỹ không ký kết công ước.

Tuyên bố nói thêm: “Canada hoàn toàn tuân thủ công ước và chúng tôi thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình theo công ước là khuyến khích việc áp dụng phổ biến công ước.”

Ukraine đã hoan nghênh quyết định cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ, nói rằng chúng sẽ giúp giải phóng lãnh thổ Ukraine.

10. Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha lên tiếng về bom chùm

Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết hôm thứ Bảy rằng bom chùm không nên được gửi đến để giúp đỡ Ukraine, một ngày sau khi Hoa Kỳ thông báo vũ khí sẽ được gửi đến Kyiv để giúp nước này phản công lực lượng Nga.

Bom chùm bị cấm bởi 123 quốc gia, bao gồm cả Tây Ban Nha, Reuters đưa tin. Chúng thường thả một số lượng lớn bom nhỏ hơn có thể giết người bừa bãi trên một khu vực rộng lớn. Những thứ không phát nổ ngay lập tức này gây nguy hiểm trong nhiều thập kỷ.

“Tây Ban Nha, dựa trên cam kết chắc chắn với Ukraine, cũng có cam kết chắc chắn rằng một số vũ khí và bom nhất định không thể được chuyển giao trong bất kỳ trường hợp nào,” Margarita Robles nói với các phóng viên như trên.

“Hãy nói không với bom chùm và đồng ý với việc phòng thủ hợp pháp của Ukraine, là điều mà chúng tôi hiểu rằng không nên thực hiện bằng bom chùm.”

Robles cho biết quyết định thả bom chùm là quyết định của chính phủ Mỹ, không phải của NATO, một tổ chức mà Tây Ban Nha là thành viên. Có sự ủng hộ rộng rãi giữa các bên bao gồm Tây Ban Nha trong việc ủng hộ Ukraine và cung cấp viện trợ quân sự cho cuộc chiến.

Nga, Ukraine và Mỹ chưa ký kết công ước về bom, đạn chùm cấm sản xuất, tàng trữ, sử dụng và chuyển giao loại vũ khí này.
 
Tin Vui: GH có 21 tân Hồng Y. Tòa Thánh ban Ơn Toàn Xá ngày 23/7 tới đây. Hòa giải Ukraine - Ba Lan
VietCatholic Media
04:59 10/07/2023


1. Đức Thánh Cha công bố danh sách 21 tân Hồng Y, Việt Nam tiếp tục không có Hồng Y cử tri

Hôm Chúa Nhật 9 Tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tại một công nghị vào ngày 30 tháng 9 ngài sẽ tấn phong 21 tân Hồng Y, bao gồm cả người đứng đầu giáo lý mới được bổ nhiệm của Vatican là Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández.

Vị giáo hoàng 86 tuổi đã đưa ra thông báo từ một cửa sổ nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô sau khi đọc kinh Truyền tin vào ngày 9 tháng Bảy.

Đây là danh sách đầy đủ:

Đức Tổng Giám Mục Robert Francis Prevost, người Mỹ, Tổng trưởng Thánh Bộ Giám mục

Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández, người Á Căn Đình, tân Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin

Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, người Pháp, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ

Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa, người Ý, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem

Đức Tổng Giám Mục Emil Paul Tscherrig, người Thụy Sĩ, Sứ thần Tòa Thánh tại Ý

Đức Giám Mục Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan), người Hoa, Giám mục Hương Cảng

Đức Tổng Giám Mục José Cobo Cano, người Tây Ban Nha, Tổng Giám Mục Madrid

Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin, người Nam Phi, Tổng Giám Mục Cape Town

Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, người Ý, Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương

Đức Tổng Giám Mục Ángel Sixto Rossi, người Á Căn Đình, Tổng Giám mục Córdoba

Đức Tổng Giám Mục Luis Rueda Aparicio, người Colombia, Tổng Giám mục Bogotá

Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, người Ba Lan, Tổng Giám mục Lodz

Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mulla, người Nam Sudan, Tổng Giám mục Juba

Đức Tổng Giám Mục Protase Rugambwa, người Tanzania, Tổng Giám Mục Phụ Tá của Tabora

Đức Giám Mục Sebastian Francis, người Mã Lai Á, Giám mục Penang

Đức Giám Mục François-Xavier Bustillo, người Pháp, Giám mục Ajaccio

Đức Giám Mục Américo Emanuel Alves Aguiar, người Bồ Đào Nha, Giám Mục Phụ Tá Lisbon

Cha Ángel Fernández Artime, người Tây Ban Nha, Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng

Ba vị trên 80 tuổi là:

Đức Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, người Ý, nguyên Sứ thần Tòa Thánh

Đức Tổng Giám Mục Diego Rafael Padrón Sánchez, người Venezuela, Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Cumanà.

Cha Luis Pascual Dri, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Cha Giải tội tại Đền thánh Đức Mẹ Pompeii ở Buenos Aires, Á Căn Đình.

Kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong 121 Hồng Y từ 66 quốc gia tại 8 công nghị tấn phong Hồng Y.

Công nghị tấn phong Hồng Y mới nhất đã diễn ra vào ngày 27 tháng 8 năm 2022. Các tân Hồng Y bao gồm Hồng Y Robert McElroy của San Diego và Hồng Y Arthur Roche, tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Mười thành viên của Hồng Y đoàn đã bước sang tuổi 80 kể từ công nghị lần trước, do đó các ngài mất cơ hội tham gia cuộc bầu giáo hoàng trong tương lai. Bảy vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 80 trước cuối năm nay, trong đó có Đức Hồng Y Angelo Camastri và Đức Hồng Y Leonardo Sandri.

Trước công nghị sắp tới, hiện có 121 Hồng Y cử tri, 81 vị chiếm 67%, là các vị đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong.

Sau công nghị sắp tới, Giáo Hội có 243 Hồng Y trong đó có 137 Hồng Y cử tri và 106 Hồng Y đã không còn quyền bầu Giáo Hoàng.

2. Vatican ban ơn toàn xá trong Ngày ông bà hàng năm lần thứ ba trong tháng này

Vatican sẽ lại ban ơn toàn xá để đánh dấu Ngày Thế Giới Lần Thứ Ba Dành Cho Ông Bà Và Người Cao Niên vào ngày 23 tháng Bảy.

Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra.

Ơn Toàn Xá áp dụng cho những tội lỗi đã được tha thứ. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.

Chúng ta có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong Ngày Thế Giới Lần Thứ Ba Dành Cho Ông Bà Và Người Cao Niên cho chính mình hoặc cho một người đã qua đời nếu chúng ta hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi; đồng thời chúng ta phải thực hiện một trong những công việc sau đây do Tòa Ân Giải Tối Cao quy định.

Việc ban ơn toàn xá nhân Ngày Ông Bà năm 2023 đã được ban hành theo sắc lệnh ngày 5 tháng 7 từ Đức Hồng Y Mauro Piacenza, chánh Tòa Ân Giải Tối Cao của Vatican, là một tòa án của Tòa Thánh có thẩm quyền đối với các ân xá và sự xá giải các tội trọng nhất.

Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao cho biết:

Ông bà, người lớn tuổi và tất cả những người Công Giáo có thể lãnh nhận ơn toàn xá, rộng ban cho những ai “được thúc đẩy bởi tinh thần sám hối và bác ái thực sự,” tham dự Thánh lễ ngày 23 tháng 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền Thờ Thánh Phêrô hoặc một lễ kỷ niệm Ngày Ông bà khác được cử hành ở địa phương, hoặc đi thăm người già.

Được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn, chủ đề của Ngày Ông Bà năm 2023 bắt nguồn từ một câu trong Tin Mừng Thánh Luca: “Lòng nhân hậu của Người trải dài từ đời này đến đời kia.”

Ngày Thế Giới Lần Thứ Ba Dành Cho Ông Bà Và Người Cao Niên sẽ được cử hành vào ngày 23 tháng 7, Chúa Nhật trước Lễ hai Thánh Anna và Joachim, là ông bà ngoại của Chúa Giêsu.

Trong sắc lệnh của mình, Đức Hồng Y Piacenza đã yêu cầu các linh mục sẵn sàng hơn để giải tội để các tín hữu có thể được ân xá.

“Vì vậy, để cơ hội đạt được ân sủng thiêng liêng nhờ sức mạnh Chìa khóa của Hội Thánh có thể dễ dàng thực hiện hơn thông qua lòng bác ái mục vụ, Tòa Ân giải này kiên quyết yêu cầu các linh mục được trang bị các năng quyền thích hợp phải sẵn sàng giải tội, với một tinh thần sẵn sàng và quảng đại, cho việc cử hành Bí tích Sám hối,” ngài nói.

Sắc lệnh ngày 5 tháng 7 quy định rằng một cách để nhận được ơn toàn xá cho Ngày Ông bà là dành thời gian vào ngày 23 tháng 7 để thăm người già, đặc biệt là những người ốm đau, tàn tật hoặc bị bỏ rơi. Vatican cho biết một cuộc gọi điện thoại hoặc nói chuyện qua video cũng mang lại ơn toàn xá.

Một cách khác là tham dự Thánh Lễ Ngày Ông Bà do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành tại Vatican hoặc một Thánh Lễ Ngày Ông Bà khác được cử hành ở các địa phương.

Sắc lệnh cho biết, những người muốn lãnh ân xá nhưng không thể rời khỏi nhà vì bệnh tật, tuổi tác hoặc một lý do nghiêm trọng nào khác, có thể kết hợp tinh thần với các cử hành trong ngày thông qua việc “dâng lên Thiên Chúa nhân từ những lời cầu nguyện của họ, nỗi đau và sự đau khổ trong cuộc sống của họ” trong khi xem Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng hoặc một lễ kỷ niệm khác trên TV hoặc trực tuyến.

Đức Thánh Cha Phanxicô, người thường nói về phẩm giá của người già và tầm quan trọng của ông bà trong việc truyền bá đức tin, đã thành lập Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên vào năm 2021.

3. Giáo hội ca ngợi sự hòa giải giữa Ukraine và Ba Lan

Giáo Hội Công Giáo ca ngợi sự hòa giải giữa Ba Lan và Ukraine, sau những biến cố lịch sử đau thương thời Thế chiến thứ II và liền sau đó.

Trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1947, những thành phần dân tộc cực đoan cộng sản ở Ukraine đã sát hại 130.000 người Ba Lan trong hai năm 1943 và 1944. Ba Lan gọi đây là một cuộc diệt chủng: người Ukraine đã đốt và sát hại dân chúng tại nhiều làng mạc Ba Lan ở miền Volhynia và các vùng khác ở miền đông Ba Lan bị Đức Quốc xã và Liên Xô chiếm đóng, nay là miền tây của Ukraine.

Từ lâu, các giám mục Ba Lan và Ukraine đã cố gắng cổ võ sự hòa giải giữa hai dân tộc và nay đang thấy những thành quả. Ba Lan hiện là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Ukraine trong cuộc chiến chống cuộc xâm lược của Nga. Những quan hệ chặt chẽ giữa hai dân tộc đang gia tăng và nhiều người Ba Lan quảng đại đón tiếp người Ukraine tị nạn.

Hôm thứ Sáu, ngày 07 tháng Bảy vừa qua đã diễn ra buổi lễ tại Nhà thờ chính tòa thánh Gioan ở thủ đô Varsava: Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, và Đức Tổng Giám Mục trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã cử hành thánh lễ hòa giải và tưởng niệm các nạn nhân, mở đầu cho các sinh hoạt hòa giải, cho đến thứ Ba, ngày 11 tháng Bảy, là kỷ niệm 80 năm bạo lực chống Ba Lan lên tới mức cao độ.

Trong buổi lễ, hai vị lãnh đạo đã ký vào một tuyên ngôn chung kỷ niệm 80 năm cuộc thảm sát tại Volhynia, trong đó có đoạn khẳng định rằng: “Trong những ngày này, chúng tôi đang viết lên những chương quan trọng trong cuốn sách về sự hòa giải, để chúng ta có thể xây dựng tương lai chung, như những người tự do và bình đẳng đối với nhau”.

Hôm 07 tháng Bảy, Thủ tướng Mateusz Morawiecki của Ba Lan đã sang Ukraine để viếng thăm địa điểm những làng người Ba Lan bị sát hại ở Ostrowki và Puzniki. Ông đã cắm thánh giá tưởng niệm và viếng thăm nghĩa trang địa phương, nơi mà một số nạn nhân được an táng. Một số nạn nhân chôn cất trong những nấm mộ vô danh. Trong dịp này, Thủ tướng tuyên bố: “Tôi sẽ không được an tâm cho đến khi di hài cuối cùng của vụ tàn sát kinh khủng này ở Volhynia được tìm thấy và an táng xứng đáng”.

Từ lâu, các vị lãnh đạo Ba Lan vẫn yêu cầu và nỗ lực làm sáng tỏ hoàn toàn sự thật về các vụ thảm sát, và gần đây chính quyền Ukraine đã tỏ ra cởi mở hơn đối với những yêu cầu của Ba Lan.

4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 Tháng Bẩy

Chúa Nhật 9 Tháng Bẩy, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 14 Mùa Quanh Năm.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. – Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.

“Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Tin Mừng hôm nay chứa đựng một lời cầu nguyện rất đẹp Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn” (Mt 11:25). Nhưng Chúa Giêsu đang nói về những điều gì? Và sau đó, những người bé mọn này là ai mà những điều như vậy được tiết lộ? Chúng ta hãy suy niệm về điều này: về những điều mà Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha và về những người bé mọn biết đón nhận những điều ấy.

Những điều mà Chúa Giêsu tạ ơn Cha ngài. Ngay trước đó, Chúa đã nhắc lại một số công việc của Ngài: “người mù được thấy […] kẻ phong cùi được sạch, […] người nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11:5), và Ngài mặc khải những gì điều này có nghĩa là nói rằng đây là những dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đang làm việc trên thế giới. Như vậy, thông điệp đã rõ ràng – Thiên Chúa tỏ mình ra bằng cách giải thoát và chữa lành con người – chúng ta đừng quên điều này, Thiên Chúa tỏ mình ra bằng cách giải thoát và chữa lành con người – và Người làm điều này với một tình yêu nhưng không, một tình yêu cứu độ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu cảm ơn Chúa Cha, bởi vì sự vĩ đại của Ngài hệ tại ở tình yêu của Ngài và Ngài không bao giờ hành động ngoài tình yêu. Nhưng sự vĩ đại trong tình yêu này không được hiểu bởi những người tự cho mình là vĩ đại và những người tạo ra một vị thần theo hình ảnh của chính họ - mạnh mẽ, tàn nhẫn, hay báo thù. Nói cách khác, những kẻ tự phụ đầy mình, kiêu căng, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình – đó là những kẻ tự phụ, xác tín rằng mình không cần ai, những người ấy không thể nhận Thiên Chúa là Cha. Về vấn đề này, Chúa Giêsu kể tên cư dân của ba thành phố giàu có vào thời của ngài – Côraxin, Bếtsaiđa, Caphácnaum – nơi Ngài đã thực hiện nhiều phép lạ, nhưng cư dân của những thành phố này vẫn thờ ơ với lời rao giảng của Ngài. Đối với họ, phép lạ của Ngài chỉ là những sự kiện ngoạn mục, hữu ích để đưa tin và tăng thêm tin đồn. Khi sự quan tâm thoáng qua đối với những điều ấy đã hết, họ lưu giữ những điều ấy, có thể để bản thân mình tràn ngập những điều mới lạ khác từ những điều này. Họ đã không biết đón nhận những điều cao cả của Thiên Chúa.

Trái lại, những người bé mọn biết chào đón những điều ấy, và Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha về điều này: “Con chúc tụng Cha,” Người nói, vì Cha đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn. Chúa Giêsu chúc tụng Chúa Cha vì những con người đơn sơ có tâm hồn không tự phụ và tự ái. Những người bé mọn là những người, giống như trẻ nhỏ, cảm thấy mình cần và không thể tự túc. Họ cởi mở với Thiên Chúa và để cho mình kinh ngạc trước các công trình của Người. Họ biết cách đọc các dấu chỉ của anh ta, biết ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu trong tình yêu của Ngài! Tôi xin hỏi tất cả anh chị em, và ngay cả tôi, chúng ta có biết kinh ngạc trước những sự việc của Thiên Chúa hay chúng ta coi đó là những điều thoáng qua?

Thưa anh chị em, nếu chúng ta nghĩ về điều đó, thì cuộc sống của chúng ta tràn ngập những điều kỳ diệu – cuộc sống của chúng ta chứa đầy những hành động yêu thương, những dấu hiệu về sự tốt lành của Chúa. Tuy nhiên, trước những điều này, ngay cả trái tim của chúng ta cũng có thể thờ ơ và trở thành thói quen, tò mò nhưng không thể kinh ngạc, không để cho mình cảm thấy có “ấn tượng”. Một trái tim khép kín, một trái tim vũ trang, không có khả năng ngạc nhiên. Gây ấn tượng là một động từ hay khiến người ta liên tưởng đến phim ảnh. Ngạc nhiên là cách cư xử đúng đắn trước công trình của Thiên Chúa: ghi lại hình ảnh công trình của Người trong tâm trí chúng ta để nó in sâu vào tâm hồn chúng ta, để sau đó được phát triển trong cuộc sống của chúng ta qua nhiều việc lành, để “bức ảnh” này về Thiên Chúa là tình yêu trở nên sáng hơn bao giờ hết trong chúng ta và thông qua chúng ta.

Và giờ đây, chúng ta hãy tự hỏi: Trong cơn lũ tin tức tràn ngập chúng ta, tôi, như Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta hôm nay, có biết dừng lại trước những điều vĩ đại của Thiên Chúa, những điều mà Thiên Chúa hoàn thành không? Tôi có cho phép mình ngạc nhiên như một đứa trẻ trước những điều tốt đẹp đang âm thầm thay đổi thế giới không? Hay tôi đã mất khả năng biết ngạc nhiên? Và tôi có tạ ơn Chúa Cha mỗi ngày vì công việc của Người không? Xin Mẹ Maria, Đấng hân hoan trong Chúa, làm cho chúng ta có thể kinh ngạc trước tình yêu của Người và đơn sơ cảm tạ Người.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến, Tôi đau buồn một lần nữa biết rằng máu đã đổ ra ở Thánh Địa Giêrusalem. Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Israel và Palestine có thể nối lại đối thoại trực tiếp để chấm dứt vòng xoáy bạo lực và mở ra những con đường hòa giải và hòa bình.

Hôm nay là Chúa Nhật Biển, dành riêng cho những người làm việc trên tàu, tại cảng và trong ngành hàng hải. Tôi cảm ơn những người đi biển đã bảo vệ các đại dương khỏi các hình thức ô nhiễm khác nhau – ngoài công việc của họ – và loại bỏ khỏi đại dương rác mà chúng ta ném vào đó, đặc biệt là nhựa. Các ngư dân từ San Benedetto del Tronto đã từng nói với tôi về hàng tấn nhựa mà họ đã loại bỏ khỏi biển, như chúng ta đã thấy gần đây trên chương trình Sua Immagine. Tôi cảm ơn các tuyên uý và tình nguyện viên của Tông đồ Biển cả và tôi phó thác tất cả họ cho sự bảo vệ của Mẹ Maria, là Stella maris, là Ngôi sao Biển. Tôi cũng muốn ghi nhớ một cách biết ơn tất cả những người làm việc cho Mediterranea Saving Humans vì đã cứu những người di cư trên biển. Xin chân thành cảm ơn các anh chị!

Và bây giờ tôi xin chào các bạn, các tín hữu từ Rôma và những người hành hương, những người, bất chấp cái nóng tháng Bảy, vẫn có mặt tại quảng trường này! Một tràng pháo tay cho tất cả anh chị em! Tôi vui mừng chào đón một cách đặc biệt các nữ hướng đạo sinh và các sinh viên đại học đến từ Leopoli ở Ukraine: Tôi ban phép lành cho anh chị em và tôi xin gửi lời chúc đến những người thân yêu của anh chị em và người dân của anh chị em, những người đã bị thử thách nặng nề. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc đang chịu nhiều đau khổ này. Tôi chào những người đến từ Ba Lan và tôi nhớ đến cuộc hành hương lớn diễn ra hôm nay tại Đền thờ Jasna Góra, ở Częstochowa.

Tôi chào các bạn trẻ thuộc phong trào Regnum Christi, anh chị em từ Modica, ca đoàn giáo xứ Thánh Stephen Quisquina - Agrigento, các em thiếu nhi từ Giáo phận Pistoia và các tín hữu từ Sacile.

Và bây giờ tôi muốn thông báo rằng vào ngày 30 tháng 9 tới tôi sẽ tổ chức Công nghị để tấn phong các Hồng Y mới. Các vị đến từ đâu nói lên tính phổ quát của Giáo hội, là Giáo hội tiếp tục loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi người trên trái đất. Ngoài ra, việc bổ nhiệm các tân Hồng Y vào Giáo Phận Rôma, cho thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa Tòa Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân Hồng Y, để khi xác nhận sự gắn bó của các ngài với Chúa Kitô, vị Thượng tế nhân từ và trung tín (x. Dt 2,17), các ngài có thể giúp tôi trong sứ vụ Giám mục Rôma vì lợi ích của toàn thể các tín hữu của Chúa.

Tôi hy vọng tất cả anh chị em có một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Putin nổi giận sa thải nhiều Tướng, Gerasimov ra sao? Ba Lan bắt ổ gián điệp Nga. Zelenskiy cảnh báo
VietCatholic Media
16:52 10/07/2023

1. Tư Lệnh Lục Quân Ukraine loan báo có các 'tiến bộ' gần Bakhmut

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết các lực lượng Ukraine đang “đạt được tiến bộ” xung quanh thành phố Bakhmut ở phía đông.

Tướng Oleksandr Syrskyi nói “lực lượng phòng thủ tiếp tục tiến lên, và đối phương đang mắc kẹt ở nhiều nơi”.

Các lực lượng Nga đã chiếm được Bakhmut vào tháng 5 sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, nhưng được cho là đang gặp khó khăn trong việc duy trì quyền kiểm soát nơi này.

Trong một bản cập nhật tình báo vào ngày 8 tháng 7, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các lực lượng Ukraine đã “đạt được những bước tiến vững chắc ở phía bắc và phía nam” của thành phố này.

Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nói thêm rằng giới lãnh đạo của Nga “gần như chắc chắn sẽ coi việc nhượng bộ Bakhmut là không thể chấp nhận được về mặt chính trị” nhưng “rất có thể có rất ít dự trữ bổ sung để dành cho khu vực này”.

2. Bộ trưởng Nội vụ Mariusz Kaminski cho biết Ba Lan đã bắt giữ một thành viên khác của mạng lưới gián điệp Nga, nâng tổng số người bị điều tra lên 15 người.

Là một trung tâm cung cấp quân sự của phương Tây cho Ukraine, Ba Lan cho biết nước này đã trở thành mục tiêu chính của các điệp viên Nga, và cáo buộc Mạc Tư Khoa đang cố gắng gây bất ổn.

Mariusz Kaminski cho biết : “Cơ quan An ninh Nội bộ đã bắt giữ một thành viên khác của mạng lưới gián điệp làm việc cho tình báo Nga.”

“Nghi phạm đang giám sát các cơ sở quân sự và cảng biển. Anh ta được người Nga trả tiền một cách có hệ thống.”

Đại sứ quán Nga tại Warsaw đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email.

Vào tháng 6, Ba Lan đã bắt giữ một vận động viên khúc côn cầu trên băng chuyên nghiệp người Nga với cáo buộc làm gián điệp.

Vào tháng 3, Ba Lan cho biết họ đã phá vỡ một mạng lưới gián điệp của Nga và bắt giữ 9 người mà họ cho là đang chuẩn bị các hành động phá hoại và giám sát các tuyến đường sắt đến Ukraine.

Tháng sau, Ba Lan cho biết họ đang giới thiệu một khu vực loại trừ 200 mét xung quanh nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng Swinoujscie của mình, với lý do lo ngại về hoạt động gián điệp của Nga.

3. Vladimir Putin tức giận sa thải nhiều tướng lĩnh Nga trong bối cảnh có các đồn đoàn đảo chính

Hai ký giả Will Stewart và Arthur Parashar của tờ The Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Furious Vladimir Putin sacks top general in charge of the war against Ukraine as he continues 'purge' of top brass following Wagner coup,” nghĩa là “Vladimir Putin tức giận sa thải vị tướng hàng đầu phụ trách cuộc chiến chống lại Ukraine khi ông tiếp tục 'thanh trừng' những nhà lãnh đạo sau cuộc đảo chính của Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Nhà độc tài Nga Vladimir Putin đã sa thải một vị tướng hàng đầu phụ trách cuộc chiến chống lại Ukraine trong bối cảnh tiếp tục thanh trừng giới lãnh đạo cấp cao sau cuộc đảo chính bất thành của Wagner vào tháng trước.

Theo truyền thông Nga, Tướng Valery Gerasimov, 67 tuổi, đã bị cách chức chỉ huy cuộc xâm lược chưa đầy sáu tháng sau khi được bổ nhiệm. Ông đã được thay thế bởi Thượng Tướng Mikhail Teplinskiy

Động thái hiếu chiến của Putin - chưa được chính thức xác nhận - là biến động mới nhất trong việc chỉ huy cuộc xâm lược Ukraine kéo dài gần 17 tháng của ông.

Trong cuộc chiến thiếu suy nghĩ của mình, bạo chúa Nga đã sa thải một số nhà lãnh đạo bao gồm Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, còn được gọi là 'Đồ tể thành Mariupol', cũng như Tướng Rustam Muradov, người đứng sau vụ thảm sát ở Vuhledar hồi đầu năm nay.

Gerasimov sẽ vẫn phụ trách các lực lượng vũ trang Nga với tư cách là tổng tham mưu trưởng nhưng trách nhiệm chung về cuộc chiến giờ thuộc về Teplinskiy, 54 tuổi, chỉ huy lực lượng Dù của đất nước, theo The Moscow Times trích dẫn kênh truyền hình ủng hộ chiến tranh Z có liên kết với quân đội

Diễn biến này xảy ra sau khi Putin, đang tuyệt vọng hồi phục sau cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin vào tháng trước, tức giận và bẽ mặt trước việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa các chỉ huy chủ chốt của trung đoàn Azov từ Thổ Nhĩ Kỳ về nước.

Nhà độc tài tuyên bố rằng ông ta đã bị 'lừa dối' về một thỏa thuận vào cuối Cuộc vây hãm Mariupol rằng chỉ huy Azov Denys Prokopenko, 32 tuổi và các sĩ quan của anh ta sẽ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi kết thúc cuộc chiến khốc liệt.

Putin cũng có thể sẽ tức giận hơn nữa trước chuyến thăm của Zelenskiy tới Đảo Rắn được giải phóng ở Hắc Hải để đánh dấu 500 ngày của cuộc chiến.

Động thái sa thải Gerasimov diễn ra chỉ vài tuần sau cuộc nổi dậy vũ trang của Wagner chống lại chế độ của Putin do lãnh đạo nhóm lính đánh thuê tư nhân Prigozhin, một người từng là bạn thân của Putin, lãnh đạo.

Đầu tuần này, Putin đã đáp trả khi các phương tiện truyền thông nhà nước rò rỉ những hình ảnh dường như cho thấy người đứng đầu Wagner mặc một bộ đồ hóa trang trông rất buồn cười.

Việc loại bỏ Gerasimov cũng trùng với hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lithuania trong tuần này, dự kiến sẽ tăng cường hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine, và quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc cung cấp bom chùm gây tranh cãi cho Kyiv.

Rishi Sunak đã nói rằng Anh 'không khuyến khích' việc sử dụng bom chùm bị cấm bởi 123 quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh.

Ông Sunak cho biết Vương quốc Anh đã ký kết công ước cấm sử dụng chúng và thay vào đó muốn tập trung vào việc cung cấp cho Kyiv xe tăng và vũ khí tầm xa trong cuộc phản công của họ.

Gerasimov đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc binh biến khi Putin tìm cách đổ lỗi cho những người khác về những thất bại trong cuộc chiến.

Phó tướng Sergei Surovikin, 56 tuổi, người được đồn đại là đã bị cách ly và đang bị thẩm vấn, và thậm chí đã chết, vì biết về âm mưu 'đảo chính' và ngầm ủng hộ Prigozhin, cũng không còn là phó tướng của ông ta.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yunus-bek Yevkurov, người đã gặp Prigozhin vào ngày xảy ra cuộc nổi dậy, cũng được cho là đã biến mất và đang ở trong tầm ngắm.

Giữa lúc Putin muốn giành lại quyền kiểm soát, Prigozhin tỏ ra có quá quyền lực khiến tổng thống Nga không thể kiềm chế.

Thay vì đến Belarus để sống lưu vong - theo các điều khoản của thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến - ông được cho là đã công khai ở lại St Petersburg bất chấp Putin cáo buộc ông phản bội.

Lực lượng hàng chục nghìn chiến binh Wagner của ông vẫn còn ở lại Nga.

Kênh Rybar, một blog quân sự nổi tiếng của Nga do cựu dịch giả quân đội Mikhail Zvinchuk viết, tuyên bố rằng Gerasimov hiện 'không liên quan gì đến các hoạt động quân sự'.

Theo Tờ Moscow Times, Teplinskiy được mô tả là “trên thực tế phụ trách hoạt động quân sự”

Vụ thanh trừng Gerasimov chỉ là vụ mới nhất trong nhiều cuộc thanh trừng cấp chỉ huy chiến tranh của Putin.

Ngay từ đầu, Putin không cử bất cứ một tổng chỉ huy cuộc xâm lược. Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, ông ta dự trù sẽ chiến thắng trong vài ngày, và không muốn chia sẻ vinh quang với bất cứ ai.

Đến tháng 4 khi thấy không thể nuốt gọn Ukraine một cách nhanh chóng, Putin mới cử Alexander Dvornikov, người thường được gọi là 'Đồ tể của Syria' – vào chức vụ tổng chỉ huy chiến trường Ukraine. Nhưng chỉ một tháng sau, ông này phải nhường chỗ cho tướng Gennady Zhidko, là người bị sa thải vào tháng 10, sau khi vùng Kharkiv của Ukraine đầu hàng.

Surovikin sau đó được giao phụ trách, nhưng ông ấy chỉ trụ được đến tháng Giêng khi Gerasimov tiếp quản.

Cơn thịnh nộ của Nga đã nổ ra khi Zelenskiy được tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho phép đưa các chỉ huy chủ chốt của Azov về nước. Nga coi bộ chỉ huy Azov là Đức quốc xã.

Putin tuyên bố thông qua phát ngôn nhân của mình rằng việc trả tự do 'vi phạm' thỏa thuận trao đổi tù nhân và thừa nhận Mạc Tư Khoa 'không được thông báo chính thức'.

'Không ai thông báo cho chúng tôi về điều này. Theo các thỏa thuận, những kẻ cầm đầu này sẽ phải ở lại trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi kết thúc cuộc xung đột', phát ngôn viên Dmitry Peskov cho biết.

Erdogan - được Putin coi là đồng minh - cũng nói Ukraine xứng đáng là thành viên NATO.

Zelenskiy phấn khởi khoe rằng 'chúng tôi đang trở về nhà từ Thổ Nhĩ Kỳ và đưa các anh hùng của chúng tôi về nhà'.

Các chỉ huy trung đoàn Azov là Denys Prokopenko và Svyatoslav Palamar đã có mặt trên chuyến bay của Zelenskiy cùng với Serhiy Volynsky, Oleh Khomenko và Denys Shleha. Sau đó, họ xuất hiện trở lại trên đất Ukraine ở Lviv.

Cựu chủ sở hữu của Chelsea FC, Roman Abramovich được cho là đã bay từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Mạc Tư Khoa để làm trung gian giữa các bên.

Prokopenko - một trung tá trong lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine - đã nói rõ rằng giờ đây ông và các chỉ huy khác sẽ quay trở lại cuộc chiến.

Anh ta nói: 'Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, nhóm của tổng thống, lực lượng quốc phòng và mọi người lính đã bảo vệ tổ quốc của chúng ta, và tiếp tục chiến đấu với quân xâm lược ở tiền tuyến trong khi chúng tôi bị giam giữ.

'Đó là một đóng góp to lớn cho nền độc lập của chúng ta và cho cuộc đấu tranh cho đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta...

'Điều quan trọng nhất là quân đội Ukraine đã giành được thế chủ động chiến lược trên tiền tuyến.

'Mỗi ngày chúng ta đều tiến lên, tiêu diệt đối phương và giải phóng các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm tạm thời.

'Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đẩy nhanh quá trình này và đưa cuộc chiến đến hồi kết.'

Những người ủng hộ chiến tranh theo đường lối cứng rắn ở Nga coi đây là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của Putin.

“Ông ấy để họ đến Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trục xuất họ, và bây giờ ông ấy không thể ngăn họ quay lại chống lại chúng tôi”, một người nói.

4. Nga cáo buộc Ukraine phóng hỏa tiễn tấn công vào chiếc cầu trị giá 3 tỷ bảng Anh nối với bán đảo Crimea

Các quan chức Nga cho biết một hỏa tiễn bị bắn rơi trên bán đảo Crimea bị sáp nhập và ba hỏa tiễn khác bị bắn rơi ở 2 vùng Rostov và Bryansk của Nga giáp biên giới với Ukraine.

Hôm Chúa Nhật, Alexander Bogomaz, thống đốc Bryansk, cho biết rằng quân đội Nga đã bắn hạ hai hỏa tiễn Ukraine, Reuters đưa tin.

Ông Bogomaz cho biết một xưởng cưa đã bị phá hủy hoàn toàn do một trong những quả hỏa tiễn rơi xuống.

Các quan chức Nga cho biết một hỏa tiễn khác đã bị bắn hạ, lần này bay qua khu vực Rostov phía nam của Nga cũng giáp với Ukraine.

Trong vụ việc này, lực lượng phòng không đã bắn hạ một hỏa tiễn Ukraine ở vùng Rostov của Nga, thống đốc thành phố Vasily Golubev cho biết trên Telegram.

Golubev đã viết: Không có thương vong. Các mảnh vỡ đã làm hư hại một phần mái của một số tòa nhà.

Vasily Golubev được tin là đang bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, điều tra sau cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo. Trong suốt thời gian xảy ra cuộc nổi loạn, Golubev chỉ yêu cầu dân chúng ở trong nhà, tránh đi ra ngoài đường, mà không kêu gọi bất cứ một nỗ lực kháng cự nào đối với quân Wagner.

Cùng ngày, Thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm, Sergei Aksyonov, cho biết một hỏa tiễn hành trình đã bị bắn hạ gần thành phố Kerch trên bán đảo Crimea mà không gây ra bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào.

Các quan chức địa phương cho biết hoạt động giao thông trên Cầu Crimea nối bán đảo với đất liền của Nga đã được khôi phục sau khi cây cầu bị đóng lại trong nhiều giờ, Reuters đưa tin.

5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra nhận định về tình trạng khủng hoảng y tế liên quan đến con số thương vong cao của các quân nhân Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Thủy.

Nga gần như chắc chắn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng cung cấp y tế trong chiến đấu, sau khi chịu trung bình khoảng 400 thương vong mỗi ngày trong 17 tháng qua.

Dòng thương vong quân sự có thể đã làm suy yếu việc cung cấp bình thường một số dịch vụ y tế dân sự của Nga, đặc biệt là ở các khu vực biên giới gần Ukraine. Có khả năng nhiều bệnh viện quân đội chuyên dụng đang được dành riêng cho các binh sĩ bị thương tích.

Theo tuyên bố của người đứng đầu bộ phận đào tạo quân y của công ty Kalashnikov, có khả năng có tới 50% trường hợp tử vong trong chiến đấu của Nga có thể được ngăn chặn nếu được cứu cấp đúng cách ngay lúc đầu.

Việc di tản thương vong rất chậm, kết hợp với việc sử dụng không phù hợp thiết bị y tế cầm máu thô sơ đang được trang bị cho các binh sĩ Nga, được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trường hợp tử vong và cắt cụt chi mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được.

6. Zelenskiy nói rằng ông đã có một cuộc thảo luận hữu ích với tổng thống Duda của Ba Lan trước hội nghị thượng đỉnh NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại Lutsk, Ukraine, vào hôm Chúa Nhật 9 tháng 7.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có cuộc gặp ngắn với tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong chuyến thăm bất ngờ vào Chúa Nhật tới Lutsk, một thủ phủ khu vực ở tây bắc Ukraine.

“Andrzej Duda và tôi đã có một cuộc thảo luận ngắn nhưng rất quan trọng về Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở Vilnius. Chúng tôi đã đồng ý làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt nhất có thể cho Ukraine”, ông Zelenskiy nói sau cuộc thảo luận.

Ba Lan là một trong những đồng minh thân cận nhất của Kyiv, thường đi đầu trong việc thúc giục các thành viên của liên minh quân sự NATO gửi thêm viện trợ cho Ukraine.

Quan hệ Ukraine-Ba Lan đã phát triển mạnh mẽ khi đối mặt với cuộc chiến của Mạc Tư Khoa. Người Ba Lan – giống như các nước láng giềng của họ – từ lâu đã cảnh giác với mối đe dọa từ Nga và việc ngăn chặn Mạc Tư Khoa được coi là mục tiêu chung quan trọng của mỗi quốc gia.

7. Bộ Trưởng Ngoại Giao theo đuổi đường lối cứng rắn với Nga trở thành tổng thống Latvia

Bộ trưởng ngoại giao phục vụ lâu năm của Latvia, được biết đến với đường lối cứng rắn đối với nước láng giềng Nga và ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, đã tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Bảy với tư cách là tổng thống của quốc gia vùng Baltic với nhiệm kỳ 4 năm.

Edgars Rinkevics, người từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Latvia từ năm 2011, đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Riga.

Rinkevics, 49 tuổi, là tổng thống thứ bảy của Latvia kể từ khi nước này giành lại độc lập từ Liên Xô vào năm 1991. Latvia có 1,8 triệu dân và là thành viên của cả Nato và Liên Hiệp Âu Châu.

Chức vụ tổng thống của Latvia chủ yếu là một chức vụ mang tính nghi lễ và nguyên thủ quốc gia đóng vai trò chủ yếu với tư cách là người lãnh đạo dư luận và là nhân vật đoàn kết trong nước, nơi gần một phần ba cư dân nói tiếng Nga.

8. Người Nga có thể cho nổ nhà máy hạt nhân để ngăn chặn lực lượng của Ukraine, Zelenskiyy cảnh báo

Sáng Chúa Nhật 9 Tháng Bẩy, Tổng thống Zelenskiy và tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã tham dự một thánh lễ ở thành phố Lutsk phía tây Ukraine để tưởng niệm vụ thảm sát người Ba Lan bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong dịp này ông đã có cuộc phỏng vấn với các phóng viên báo chí.

Ký giả David Cohen của tờ Politco có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russians could blow up nuclear plant to halt Ukraine’s forces, Zelenskyy warns,” nghĩa là “Người Nga có thể cho nổ nhà máy hạt nhân để ngăn chặn lực lượng của Ukraine, Zelenskiyy cảnh báo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy bày tỏ lo ngại rằng Nga đang lên kế hoạch phá hủy nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia vì cuộc chiến của họ với Ukraine đang diễn ra quá tồi tệ.

Ông Zelenskiyy nói: “Trong khi phân tích điều này, chúng ta có thể tự hỏi rằng liệu Nga có đang lên kế hoạch cho một vụ nổ cục bộ để ngăn chặn các hoạt động của Ukraine trên chiến trường không? Câu trả lời là có.”

“Nếu họ mất nhiều thế chủ động hơn những gì họ đã mất vào lúc này, họ sẽ thực hiện một số bước bổ sung để khiến cả thế giới lo sợ về thảm họa hạt nhân toàn cầu và ngừng mọi hành động quân sự trên chiến trường.”

Bộ Ngoại giao Nga hôm Chúa Nhật đã cáo buộc Kyiv “gây thiệt hại có hệ thống” cho nhà máy Zaporizhzhia và cảnh báo về hậu quả có thể xảy ra từ một thảm họa ở đó. Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelenskiyy cho biết Ukraine đã chuẩn bị cho một thảm họa có thể xảy ra ở đó.

Zelenskiyy cho biết ông không đặc biệt lo ngại rằng lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin có thể quay lại Nga sau khi lãnh đạo một cuộc nổi dậy bị hủy bỏ chống lại chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Cho đến hôm nay, ông ấy đã trở thành một nhân vật chính trị,” Tổng thống Zelenskiy nói về Prigozhin. “Và điều này, với tôi, chính trị phải là mục tiêu chính của anh ta.”

Tổng thống Zelenskiy cũng nói rằng ông không lo lắng về việc Prigozhin có thể tiếp tục chỉ huy Tập đoàn Wagner hoặc đưa một số chiến binh trở lại cuộc chiến, vì những người lính đó đã không thể đánh bại lực lượng của Ukraine cho đến nay.

Phát biểu trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ liên quan ít nhất một phần đến cuộc chiến, Zelenskiyy cho biết Ukraine vẫn kiên quyết không nhường bất kỳ lãnh thổ nào cho Nga để chấm dứt chiến tranh, bao gồm cả Crimea, đã bị chiếm giữ vào năm 2014.

“Không có việc nhường lãnh thổ,” ông nói.

Tổng thống Ukraine cũng cho biết ông không thấy khẳng định của cựu Tổng thống Donald Trump rằng ông có thể kết thúc chiến tranh trong một ngày là thực tế, vì Trump không cố gắng giải quyết mọi chuyện giữa Nga và Ukraine trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

“Đối với tôi, dường như mong muốn duy nhất là kết thúc chiến tranh. Đó là một điều tốt đẹp,” Zelenskiyy nói. “Nhưng mong muốn này nên dựa trên kinh nghiệm thực tế. Có vẻ như Donald Trump đã từng có 24 giờ này vào thời của mình. Chúng tôi đã có chiến tranh. Không phải là một cuộc chiến toàn diện, nhưng chúng tôi đã có chiến tranh. Và như tôi đã nói, ông ấy có thời gian để tùy ý sử dụng. Nhưng ông ấy hẳn phải có một số ưu tiên khác.”

Zelenskiyy cũng cho biết ông hy vọng cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine có thể tăng tốc.

Ông nói: “Tất cả chúng tôi muốn làm điều đó nhanh hơn bởi vì mỗi ngày đều có nghĩa là những tổn thất mới của người Ukraine.

9. Biden nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan, người nắm giữ chìa khóa cho nguyện vọng NATO của Thụy Điển

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan qua điện thoại vào Chúa Nhật khi ông đáp chuyến bay đến Vương quốc Anh.

Các nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp mặt trực tiếp trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, để thảo luận chi tiết về quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ và các vấn đề khu vực.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã xác nhận với các phóng viên rằng hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện trong “cuộc trò chuyện kéo dài 45 phút”.

Ông nói: “Họ đã nói về một số vấn đề liên quan đến hội nghị thượng đỉnh sắp tới, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và sự hỗ trợ thực sự mạnh mẽ và vững chắc của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hỗ trợ quân sự khá cụ thể cho nhu cầu phòng thủ của Ukraine”.

Một lời kêu gọi đã được đưa ra khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ngăn chặn nỗ lực gia nhập liên minh NATO của Thụy Điển. Phần Lan và Thụy Điển chính thức ghi danh trở thành một phần của liên minh an ninh vào tháng 5 năm 2022, được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga và Phần Lan đã được kết nạp vào tháng 4 này.

Nhưng sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với những nỗ lực của Thụy Điển vẫn tiếp tục, điều này có thể gây ra sự bối rối lớn và là nguồn gốc của sự yếu kém cho liên minh. Tất cả các quốc gia thành viên NATO phải đồng ý về tư cách thành viên của bất kỳ quốc gia bổ sung nào.

Sự kháng cự lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào tuyên bố rằng Thụy Điển cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở nước này. Một cuộc biểu tình đốt Kinh Qur'an gần đây ở Thụy Điển đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

Trong cuộc gọi, Erdoğan nói với Biden rằng Thụy Điển đã thực hiện một số bước đi đúng hướng để Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ nỗ lực của họ “bằng cách thực hiện những thay đổi trong luật chống khủng bố”. Nhưng những bước này không hiệu quả vì “những người ủng hộ tổ chức khủng bố” tiếp tục “tự do tổ chức các cuộc biểu tình ca ngợi chủ nghĩa khủng bố”

Erdoğan chuẩn bị gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson vào hôm thứ Hai tại Vilnius.

Trong khi chính phủ Thụy Điển đang đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán, các nhà lãnh đạo NATO đang tìm hiểu xem những gì Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Quốc hội Mỹ thông qua việc mua chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất. Trong khi các quan chức Hoa Kỳ miễn cưỡng công khai ràng buộc vấn đề Thụy Điển và F-16, các quan chức nói rằng đằng sau hậu trường có một thỏa thuận rõ ràng phải được thực hiện.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Biden cho biết ông rất lạc quan rằng Thụy Điển cuối cùng sẽ được kết nạp vào NATO, đồng thời lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách hiện đại hóa phi đội F-16 của mình, cùng với Hy Lạp, quốc gia đã bỏ phiếu kết nạp Thụy Điển.

“Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách hiện đại hóa máy bay F-16. Và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ở Hy Lạp cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ”, Biden nói. “Và vì vậy, thật lòng mà nói, những gì tôi đang cố gắng tập hợp lại là một tập đoàn nhỏ ở đây, nơi chúng tôi đang củng cố NATO về năng lực quân sự của cả Hy Lạp cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép Thụy Điển tham gia.”. Nhưng nó đang diễn ra. Nó chưa xong đâu.”

Trong bình luận của mình với các phóng viên, Sullivan xác nhận Biden và Erdoğan đã thảo luận về việc bán máy bay phản lực F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào Chúa Nhật và rằng Biden “nhắc lại cam kết và hỗ trợ lâu dài và khá công khai của ông đối với việc cung cấp F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.”
 
Zelenskiy thăm ĐTP Bácthôlômêô. Các vị lãnh đạo Kitô Thánh địa lên án cuộc tấn công của Israel
VietCatholic Media
17:54 10/07/2023

1. Zelenskiyy: Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô vì sự hỗ trợ tinh thần cho Ukraine

Trong khuôn khổ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đã đến thăm Tòa Thượng phụ Đại kết tại Phanar, Constantinople.

Tại đây, ông đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và ông đã tham gia buổi cầu nguyện tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraine, do Đức Thượng Phụ chủ trì.

Buổi lễ cầu nguyện được tổ chức tại Nhà thờ St. George ở Phanar.

Các linh mục Methodius, và Epiphanius, là chưởng ấn và phó chưởng ấn Tòa Thượng Phụ đã đọc lời cầu nguyện bằng tiếng Ukraine và tiếng Hy Lạp.

Người đứng đầu Nhà nước Ukraine đã thông báo cho Đức Thượng phụ Đại kết về tình hình ở mặt trận và những tội ác gần đây của kẻ xâm lược đối với thường dân Ukraine.

Tổng thống cảm ơn Đức Thượng Phụ vì sự ủng hộ vững chắc của Ngài đối với đất nước Ukraine, những lời cầu nguyện cho hòa bình, lên án hành động xâm lược và tội ác chiến tranh của Nga, hỗ trợ toàn diện cho những người Ukraine bị thiệt hại do cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

“Tôi muốn cảm ơn Đức Thượng Phụ. Hôm nay là một ngày quan trọng – cuộc đấu tranh của chúng tôi đã diễn ra được 500 ngày – kể từ cuộc xâm lược toàn diện. Chúng tôi có sự hỗ trợ của Đức Thượng Phụ, những lời cầu nguyện cho những người lính của chúng tôi, cho đất nước, cho người dân của chúng tôi, cho cuộc sống ở Ukraine,” Nguyên thủ quốc gia nói.

Zelenskiyy nói rằng Công thức hòa bình Ukraine và việc trao trả những đứa trẻ bị bắt cóc bất hợp pháp khỏi Ukraine đã được thảo luận tại cuộc họp.

Về phần mình, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lưu ý tầm quan trọng của việc đạt được hòa bình ở Ukraine.

“Tòa thượng phụ đại kết với tư cách là Giáo hội mẹ của tất cả Chính thống giáo ở Ukraine luôn đứng về phía họ,” Đức Thượng Phụ nói.

Ngài nói thêm: “Tôi mong ước sự trở về của tất cả các tù binh và tất cả trẻ em hiện đang xa nhà.”


Source:Orthodox Times

2. Các vị lãnh đạo Kitô Thánh địa đồng thanh lên án cuộc tấn công của Israel

Các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô tại Thánh địa đồng thanh lên án vụ tấn công mới đây của Israel vào thành Jenin, thuộc miền Cisjordani của người Palestine, đồng thời kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực trong vùng.

Tuyên bố với Đài Vatican, Đức Thượng phụ Pizzaballa của Công Giáo Latinh đã cảnh giác rằng sẽ có thêm nhiều nạn nhân, nếu quyền tự quyết và độc lập của người Palestine không được bảo đảm. Ngài nói: “Bạo lực không phải là giải pháp, tự do là điều cần thiết cho nhân dân Palestine. Một lần nữa, đây không phải là lần đầu tiên, và tôi e rằng đây không phải là lần chót chúng ta chứng kiến một cuộc hành quân của Israel ở miền bắc Samaria, trong trại tị nạn Jenin, với chủ đích đánh vào nhiều tổ kháng chiến của Palestine”.

Cuộc hành quân của Israel hôm 03 và 04 tháng Bảy vừa qua, đã buộc 3.000 người phải di tản khỏi trại tị nạn ở Jenin, nơi có 18.000 người Palestine sinh sống. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, và cuộc hành quân trên bộ đã tạo nên nhiều tàn phá. Theo chính quyền Palestine, trong các cuộc đụng độ, có 13 người bị thiệt mạng, hơn 140 người bị thương. Đây là cuộc tấn công lớn nhất của Israel tại vùng này từ đầu thế kỷ XXI này, một cuộc tấn công mà Đức Thượng phụ Pizzaballa gọi là “chưa từng có”, với những hành vi “man rợ và tội ác không thể biện minh được”.

Đức Thượng phụ Giáo hội Chính thống ở Giêrusalem cũng ra thông cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế cấp tốc đề ra những biện pháp để phòng ngừa những thiệt hại thêm về nhân mạng và đau khổ. Ngài nhấn mạnh rằng “Một giải pháp đúng đắn cho chính nghĩa của người Palestine không phải chỉ là một nhu cầu nhân đạo, nhưng còn là một nhu cầu về chính trị và luân lý. Sự tiếp tục bạo lực dẫn đến những căng thẳng và chia rẽ gia tăng trong vùng và làm cho sinh mạng của hàng ngàn người vô tội bị lâm nguy và đau khổ”.

Quân đội Israel đã rút khỏi Jenin sáng thứ Tư, ngày 05 tháng Bảy vừa qua, và tuyên bố là đã hoàn tất sứ mạng, ít gặp sự kháng cự và ít phức tạp hơn so với những gì cơ quan tình báo đã tiên đoán”.

3. Chương trình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Mông Cổ

Hôm 06 tháng Bảy vừa qua, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Mông Cổ, từ ngày 31 tháng Tám đến ngày 04 tháng Chín tới đây.

Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 6 giờ 30 chiều thứ Năm, ngày 31 tháng Tám và bay tới thủ đô Ulanbator của Mông Cổ, lúc 10 giờ sáng, thứ Sáu, ngày 01 tháng Chín, sau chuyến bay dài chín tiếng rưỡi đồng hồ.

Sáng thứ Bảy, ngày 02 tháng Chín, lúc 9 giờ, sẽ diễn ra lễ nghi chào đón chính thức, và Đức Thánh Cha viếng thăm tổng thống, gặp gỡ chính quyền và các đại diện dân sự cùng với ngoại giao đoàn, gặp riêng chủ tịch quốc hội, rồi gặp thủ tướng.

Ban chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giám mục, linh mục, các thừa sai và tu sĩ nam nữ, các nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô và Phaolô, vào lúc 4 giờ.

Chúa nhật, ngày 03 tháng Chín, lúc 10 giờ sẽ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Nhà hát Hun, và ban chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 4 giờ cho các tín hữu tại hội trường khúc khôn cầu trên băng.

Thứ Hai, ngày 04 tháng Chín, lúc 9 giờ 30, ban sáng Đức Thánh Cha sẽ gặp các nhân viên bác ái và khánh thành Nhà Lòng thương xót, trước khi ra phi trường, lúc 11 giờ 30 để bay trở về, dự kiến sẽ tới Roma lúc gần 5 giờ 30 chiều, sau chuyến bay dài mười một tiếng rưỡi.
 
Thánh Ca
Chỉ Mong Con Chẳng Còn Chi. Sáng tác: Lm. J.B. An Ninh - Trình Bày: Kim Thúy Và Thanh Phong
Kim Thúy
10:00 10/07/2023