Ngày 11-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy để Lời Chúa thâm nhập và sinh hoa kết quả
Lm Jude Siciliano OP
20:19 11/07/2014
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 10-11; Tvịnh 64; Rôma 8: 18-23; Mátthêu 13:1-23

HÃY ĐỂ LỜI CHÚA THẤM NHẬP VÀ SINH HOA KẾT QUẢ

Nhiều nhà giảng thuyết tôi quen biết rất thích bài đọc sách ngôn sứ Isaia hôm nay. Khi những nhà giảng thuyết chúng tôi tụ họp tĩnh tâm và hội thảo, thì bài đọc này thường được nhắc đến nhiều hơn, ngay cả khi thảo luận hay cầu nguyện chung. Tôi tin đây cũng là một trong những bài đọc được những nhà giảng thuyết ưa thích, họ cần tái xác tín vào sứ vụ của mình. Chúng ta cần hết sức trung thành rao giảng Lời Chúa và xác tín rằng chúng ta đều là những khí cụ trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta tin vào Lời Thiên Chúa đã hứa, Lời đó “một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả”.

Những nhà giảng thuyết chúng tôi cố gắng chuẩn bị bài giảng cho tốt, nhưng tự chúng tôi không thể làm cho những lời giảng ấy sinh hoa kết quả trong đời sống của các thính giả. Họ thuộc về nhiều nền văn hoá khác nhau và có quá nhiều nhu cầu cá nhân, cũng như nhiều lý do mừng lễ. Tuy nhiên hôm nay, ngôn sứ Isaia bảo đảm cho chúng ta rằng chúng ta không làm việc một mình. Thành quả của chúng ta không chỉ nhờ vào sự tài giỏi, thông minh lanh lợi và làm việc chăm chỉ, tất cả những yếu tố này hẳn sẽ mang lại hiệu quả. Đúng hơn, vị ngôn sứ nhắc nhở rằng chúng ta hãy gắn kết mình với lời hằng sống, lời ấy “sẽ thực hiện ý muốn của Ta, chu toàn sứ mạng Ta giao phó”. Cần nhấn mạnh rằng chúng ta không phải là người chịu trách nhiệm. Thiên Chúa có kế hoạch của Người và Lời Chúa là khí cụ thi hành và hoàn trọn kế hoạch đó.

Đó là thời gian để những nhà giảng thuyết chúng tôi tự vấn lương tâm. Tôi đã chú tâm lắng nghe và cầu nguyện như thế nào với Lời Chúa mà tôi sẽ rao giảng? Phải chăng tôi chỉ dùng một vần thơ hay hình ảnh bên ngoài bối cảnh bản văn và chuẩn bị một sứ điệp quan trọng chẳng hề liên quan đến ý định của bản văn? Có lẽ những nhà giảng thuyết chúng tôi sẽ luôn không cảm thấy thành công về một bài giảng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã dành thời gian chăm chú lắng nghe điều Thiên Chúa đang nói và đang thực hiện cho chúng ta và cho Dân Chúa, đồng thời cố gắng hết sức chia sẻ kinh nghiệm ấy, rồi chúng ta sẽ phó thác kết quả vào tay Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia nhắc nhớ chúng ta rằng: “Lời Ta sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả”.

Ngôn sứ Isaia không chỉ viết riêng cho những nhà giảng thuyết, nhưng cho tất cả Dân Chúa. Với lối thơ ca, ngôn sứ Isaia nhắc nhớ chúng ta về sức mạnh của Lời thực hiện nơi chúng ta điều lời đã ấy nói ra: đó là lời an ủi, chữa lành, thử thách, khích lệ, hướng dẫn và làm chúng ta kinh ngạc. Vì thế, vị ngôn sứ đưa ra cho chúng ta một thách đố: Chúng ta có lưu tâm đến lời Thiên Chúa hằng sống mà chúng ta nghe, được công bố trong buổi cử hành phụng vụ hay không? Ngoài kinh nghiệm phụng vụ chung, chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian để lắng nghe, suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa? Điều này không thể thực hiện một cách máy móc. Lời Chúa sẽ không sinh hoa kết trái nếu chúng ta không để cho Lời ấy thấm nhập và cư ngụ trong chúng ta. Nếu Lời Chúa thấm nhập và cư ngụ trong chúng ta, thì Lời ấy sẽ mang lại những hoa trái của sự hy vọng, kiên nhẫn, trung tín, lòng thương cảm, sự công chính, tình yêu, chữa lành và sự khôn ngoan (hãy thêm những hy vọng của quý vị vào danh sách này).

Hôm nay, tôi quyết định chọn bài Tin Mừng ngắn (Mt 13,1-9). Tôi cảm thấy bài Tin Mừng này dễ sử dụng và dễ tập trung hơn đối với nhà giảng thuyết. Hơn nữa, các học giả Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng đoạn đầu bao gồm giáo huấn đầu tiên từ cuộc đời của Đức Giêsu và phần còn lại của bản văn là phần chú giải của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi khi cộng đoàn này suy gẫm về lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bối cảnh sau này. Hơn nữa, tác giả Tin Mừng cũng đã biên tập tài liệu nhằm đáp ứng cho những nhu cầu riêng của cộng đoàn mình. Tất cả được gợi hứng, phản chiếu cách thức Thần Khí nói ở những thời điểm khác nhau trong đời sống của Giáo Hội sơ khai. Vì thế, chúng ta hãy tập trung vào dụ ngôn ngay mở đầu của đoạn Tin Mừng hôm nay.

Lời Chúa thật phong phú và đa dạng! Lời ấy không chỉ đâm chồi nảy lộc trong Kinh Thánh, mà còn qua những buổi cử hành phụng vụ và trong các nghệ thuật. Quý vị có bao giờ cảm thấy hứng khởi và hết sức xúc động với nền nhạc hiện đại hay cổ điển hay không? Một người tham quan viện bảo tàng thì không thể bỏ qua những tác phẩm thể hiện các ý tưởng của các bản văn Kinh Thánh trong các bức tranh, khung vải, các tác phẩm điêu khắc… Các phim ảnh dựa theo các chủ đề Kinh Thánh, nói về sự tha thứ, công bình và niềm tin được trình chiếu tại các nhà tĩnh tâm và cho các lớp giáo lý của giáo xứ. Mạng Internet cho phép chúng ta tiếp cận với hạt giống dồi dào, đó là Lời qua các khảo luận và suy tư thần học, các bài giảng và các cuộc thảo luận. Lời Chúa thật phong phú và Thiên Chúa đã rộng lượng gieo lời Chúa vào trong thế gian!

Bối cảnh của dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay gợi ý cho chúng ta chú giải và áp dụng dụ ngôn này. Trong các chương trước từ 11 - 12, thánh Mátthêu cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu gặp phải sự chống đối. Tiếp theo trong chương 13, ngay cả họ hàng thân thuộc cũng từ chối Người. Dụ ngôn được đặt vào giữa những câu chuyện về sự đương đầu và từ chối (sứ điệp Tin Mừng), đã gợi ý cho chúng ta chú giải ý nghĩa của dụ ngôn này. Khi Giáo Hội sơ khai đương đầu với sự chống đối và có vẻ như đang không thành công, thì dụ ngôn hôm nay là lời khích lệ các nhà giảng thuyết - là lời hứa cho một sự sinh hoa kết quả mà họ chưa trông thấy.

Đức Giêsu đang nói với đám đông dân chúng. Họ đang lắng nghe những điều Người nói, nhưng họ có theo Người đến cuối cuộc đời được chăng? Người rất thực tế khi gieo những lời của mình vào đám đông dân chúng. Bất luận thế nào, những lời Người nói dường như sẽ không sinh hoa kết quả tức thì.

Đó chẳng phải là điều mà chúng ta, những nhà giảng thuyết, các thầy cô giáo, giáo lý viên, các bậc phụ huynh… đã kinh nghiệm khi chúng ta nhiều lần nỗ lực gieo hạt giống đức tin và sự khôn ngoan nơi người khác? Chúng ta đã nỗ lực được bao nhiêu? Hoa trái thu hoạch được thế nào? Có ai nhớ những gì chúng ta nói trong một tuần, một tháng, một năm hay suốt cả đời mình không? Phải chăng chúng ta đang lãng phí thời gian khi sửa soạn bài giảng, lên chương trình cho các buổi lễ, tổ chức các lớp giáo lý khai tâm Kitô người lớn, giới thiệu các diễn giả, mời các bạn sinh viên tham dự các lớp “Thần học Phổ cập”

Điều đáng chú ý về dụ ngôn hôm nay chính là có quá nhiều sự lãng phí. Phần chính của các chi tiết nói về sự nỗ lực vô ích và hạt giống bị bỏ phí. Tại sao người gieo giống không thận trọng hơn, vì các nông dân đều nghèo mà hạt giống lại quý giá? Đôi khi chúng ta không ngạc nhiên khi tất cả mọi nỗ lực và lời nói của chúng ta đều đáng giá hay sao?

Khi chúng ta từng nói với người hàng xóm lớn tuổi: “Này, ông/bà chẳng bao giờ hiểu nổi đâu!” Có ai biết được điều gì đang diễn ra dưới đám đất chúng ta gieo hạt giống xuống đó không? Ai biết được tiềm năng của đất tốt ấy? Phải chăng cả đất tốt và đất xấu đều tồn tại trong cùng một người? Điều gì khiến chúng ta cho rằng hạt giống ấy sẽ rơi vào khu đất tốt nơi một người và sinh hoa kết quả như Đức Giêsu hứa: “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục”? “Này, ông/bà chẳng bao giờ hiểu nổi đâu!”

Số hoa lợi thu hoạch không có ý nghĩa gì đối với tôi . Đối với quý vị cũng thế chứ? Xem ra nếu vụ thu hoạch được gấp bảy hay gấp mười lần thì có nghĩa là người nông dân năm đó được mùa. Vì thế, ngay cả hoa lợi tối thiểu Đức Giêsu hứa “gấp ba chục” thì cũng được xem là vụ gặt bội thu. Người nông dân sẽ có dư giả để nuôi sống cả gia đình. Mùa bội thu mang lại sự hân hoan và sẻ chia, những bất ngờ và kỳ diệu phải không? Phải chăng chúng ta ngạc nhiên vì điều kỳ diệu Chúa đã làm, đó là ban cho chúng ta những ơn lành mà ta không tự mình đạt được? Chúng ta sẽ hân hoan, chia sẻ và ngạc nhiên hơn nữa khi mùa vụ thu hoạch được gấp trăm hay sáu mươi phải không?

Đang khi dụ ngôn mở đầu với thời kỳ đầy khó khăn và thất bại thì mùa gặt lại kết thúc trong sự ngạc nhiên và sung túc. Ai có thể dự đoán được mùa gặt? Đâu là nguồn gốc của sự sung túc này? Hôm nay, chúng ta mong đợi điều ngôn sứ Isaia nói với chúng ta về bản chất phong phú và sự sống được trao ban qua Lời Chúa. Dù khi chúng ta cảm thấy ngã lòng với những cố gắng nhân danh Chúa ra như vô ích và thất bại, thì chúng ta vẫn luôn đặt trọn niềm tín thác vào Đấng đã nói với chúng ta bằng lời hằng sống.

Tôi không phải là học giả Kinh Thánh, nhưng ở đây có một số điều tôi theo dõi trong cả Cựu Ước và Tân Ước: Kinh Thánh xoay quanh hai hạn từ “nhưng” và “tuy nhiên”. Chẳng hạn như: trong các Thánh vịnh ai oán, sau khi hoàn cảnh thảm khốc của những người van xin được đặt ra, thì sự trợ giúp và lòng thương xót đối với hoàn cảnh nhân loại được bộc lộ, khi đó sẽ xuất hiện hạn từ “nhưng” hoặc “tuy nhiên”. Nó loan báo sự can thiệp của Thiên Chúa, Đấng sẽ mau mắn giải quyết mọi nhu cầu. Quý vị có chú ý hạn từ “nhưng” trong đoạn Tin Mừng hôm nay không? Hạn từ “nhưng” diễn tiến rất nhanh và đáng ngạc nhiên sau khi một loạt những thất bại được mô tả. Hạn từ “nhưng….” có vẻ như Đức Giêsu đang nói, rằng: “Anh em đừng đánh mất niềm hy vọng. Thiên Chúa sẽ đến trợ giúp anh em vượt hơn cả những điều anh em mong đợi hay xứng đáng đón nhận, “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục”.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp


15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23


The Isaiah reading is a favorite of many preachers I know. When we preachers gather for retreats and conferences the odds are that this reading will pop up somewhere – either in a talk or our common prayers. I bet it is also a favorite of individual preachers who need reassurance in their ministry. We do our best to faithfully preach the Word of God and we trust that we have been instruments in God’s plan. We rely on the promise God has made, that the word "that goes forth from my mouth; my word shall not return to me void."
As hard as we preachers work to prepare a good preaching we cannot, on our own, make it produce fruit in the lives of our hearers. They are so diverse and have so many personal needs – as well as reasons to celebrate. But Isaiah reassures us today that we are not on our own. Our effectiveness does not rely merely on our brilliance, cleverness, rhetorical skills and hard work – as useful as all that might be. Rather, the prophet reminds us we are engaged with a living word that "shall do my will, achieving the end for which I sent it." The bottom line: we are not in charge. God has a plan and God’s Word is the instrument to accomplish and fulfill that plan.

It is examination of conscience time for us preachers. How diligent am I in listening to and praying the Word from which I will preach? Do I just take a verse or image out of its context and prepare a message that is, at its core, unrelated to the text’s intent? Perhaps we preachers will not always feel successful about a preaching. But if we have spent time trying to hear what God is saying and doing for us and God’s people and have done our best to speak out of that experience, then we can leave the results in God’s hands. Isaiah reminds us, "my word shall not return void."

The prophet didn’t write just for preachers, but for all God’s people. In his poetic way, Isaiah reminds us of the power of the Word to do in us what it says: comfort, heal, challenge, encourage, guide and surprise us. So, there’s a challenge for us all from the prophet: are we attentive to the living word of God we hear proclaimed during our liturgical celebration? Apart from our communal liturgical experience, how much time do we spend listening to, reflecting on and praying with the Word of God? This isn’t an automatic process. The Word will not bear its promised fruit unless we let it enter and make a home in us. If it does, it will yield its hoped-for results, bringing forth patience, fidelity, compassion, justice, love, healing, and wisdom (add your own hopes to this list).

I have decided to focus on the shorter option for today’s gospel (Matthew 13:1-9). It feels more manageable and focused for this preacher. In addition, Scripture scholars tell us that the first section contains the original teaching from the life of Jesus and the rest of the passage is an interpretation by the early Christian community as it reflected on Jesus’ teaching in its latter and unique context. In additon, the evangelist would also have edited the material for his own community’s needs. It’s all inspired, reflecting how the Spirit spoke to different moments in the early church’s life. So, let’s focus on the parable at the beginning of today’s gospel selection.

How rich and varied is God’s Word! It doesn’t only sprout to life in the Scriptures, but also through liturgical celebrations, and in the arts. Have you ever felt inspired and deeply touched by classical or modern music? One can not visit a museum without seeing renditions of the biblical texts in paintings, fabrics, sculptures, etc. Videos based on biblical themes, such as forgiveness, justice and faith are shown in retreat houses and parish religion classes. The Internet gives us access to the abundant seed that is the Word through theological essays, reflections, preachings and conferences. How rich is God’s Word and how generously God has sown it in the world!

The context of today’s parable provides some insight into its interpretation and application. In the preceding chapters 11-12, Matthew tells us that Jesus met opposition. Later in chapter 13 even his hometown folk reject him. The parable is located between stories of confrontation and rejection and gives us insight into interpreting it. As the early church faced opposition and a seeming lack of success, the parable must have given encouragement to the first preachers – a promise of fruit not yet visible to them.

Jesus is speaking to a large crowd. They may be listening to what he says, but will they follow him to the point of death? He is realistic as he seems to randomly cast his words out upon the crowd. What he says will not seem to bear fruit – not immediately, anyway.

Isn’t that what we preachers, teachers, catechists, parents etc. experience as we try again and again to plant the seed of faith and wisdom in others? How much of our efforts "take?" How much bears fruit? Will anyone remember what we say in a week? Month? Year? The rest of their lives? Are we wasting our time as we prepare preaching, plan liturgies, organize RCIA classes, bring in speakers, invite young adults on campuses to "Theology on Tap" sessions, etc.

What is striking about the parable is the amount of waste. The bulk of the details is about wasted effort and lost seed. Why wasn’t the sower more careful, after all farmers were poor and the seed precious? Sometimes, don’t we wonder if all our efforts and words are worth it?

As we used to say in the old neighborhood, "Hey, ya never know!" Who knows what’s beneath the surface of the soil we cast our seeds upon? Who knows the potential of the good soil? Do good and poor soil both exist in the same person? Is there something we might say that will land on the interior good soil in a person and bear the "hundredfold, or sixty or thirtyfold" Jesus promises? "Hey, ya never know!"

The numbers of the yield don’t mean anything to me. Do they to you? It seems that if the harvest yielded seven or tenfold the farmer would have considered it a good year. So, even the least yield Jesus promises, "thirtyfold," would have been an overwhelming harvest. The farmer could feed even more than his family. Does the yield hint of sharing and celebration, surprise and wonder? The way we are surprised by the wonder of the blessings God has given us, blessings we haven’t earned and deserved? How much more celebrating, surprise, sharing and reason for dancing would a harvest of sixty or a hundredfold evoke?

While the parable begins with and spends time on hardships and failure it ends in surprise and abundance. Who could have guessed it? What was the source of this abundance? We look to what Isaiah told us today about the fertile, life-giving nature of God’s Word. Despite any discouragement we might feel because our efforts on God’s behalf seem futile and draining, still, we put our trust in the one who speaks to us a living word.

I am not a Scripture scholar but here’s something I’ve observed in both Testaments: the Bible hinges on "but," and "however." For example: in the Psalms of lament, after the dire condition of the supplicants is laid out, the helplessness and the misery of the human condition expressed, there appears a "but" or "however." This announces the entrance of God who will address the needs expressed. Did you notice the "but" in today’s passage? It comes quickly and surprisingly after the list of failures is described. "But.............." It is as if Jesus is saying, "Surprise! Don’t give up hope. God is coming to help beyond your expectations or merits, "in one case a hundredfold or in another sixty and in another thirty
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa (1)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:29 11/07/2014

Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường III



Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá



Vào Đề



Việc công bố Tin Mừng về gia đình là một phần của sứ vụ Hội Thánh, vì mặc khải của Thiên Chúa soi sáng mối liên hệ giữa một người nam và một người nữ, tình yêu của họ dành cho nhau và kết quả của mối liên hệ ấy. Trong thời đại chúng ta, một cuộc khủng hoảng rộng rãi về văn hóa, xã hội và tinh thần tạo ra một thách đố trong việc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh cho gia đình, là tế bào sống còn của xã hội và cộng đồng hội thánh. Việc công bố này diễn ra trong sự liên tục với cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá để Truyền Thụ Đức Tin Kitô Giáo và Năm Đức Tin, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI công bố.

Đại hội bất thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục về chủ đề: Những Thách Đố Mục Vụ về Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, ‎dựa trên sự kiện là “Thánh Truyền, đến từ các Tông Đồ, được tiếp tục trong Hội Thánh với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần” (Dei Verbum [DV], 8), được triệu tập để suy nghĩ về con đường phải theo, để truyền thông cho tất cả mọi người chân l‎ý về tình yêu vợ chồng và về gia đình, cùng trả lời nhiều thách đố của nó (x. Evangelii Gaudium [EG], 66). Gia đình là một nguồn tài nguyên vô tận và là nguồn mạch của đời sống trong sinh hoạt mục vụ của Hội Thánh. Vì vậy, nhiệm vụ chính của Hội Thánh là công bố vẻ đẹp của ơn gọi yêu thương, cũng là tiềm năng rất lớn đối với xã hội. Đối diện với sự khẩn trương này, các Giám Mục, cum et sub Petro (cùng và dưới quyền Thánh Phêrô), ngoan ngoãn lắng nghe Chúa Thánh Thần trong khi suy nghĩ về những thách đố mục vụ ngày nay.

Hội Thánh, ý thức rằng những khó khăn không xác định chân trời cuối cùng của cuộc sống gia đình, và rằng con người không những chỉ đối diện với những vấn đề mới, sẵn sàng công nhận những nỗ lực đã được thực hiện, nhất là bởi giới trẻ, để thoáng thấy một mùa xuân mới cho gia đình. Chúng ta thấy những chứng từ quan trọng theo nghĩa này trong nhiều cuộc gặp gỡ của Hội thánh, ở đó chúng diễn tả một cách rõ ràng, đặc biệt là bởi những thế hệ mới, một ước vọng canh tân gia đình. Trước ước vọng này, Hội Thánh được mời gọi để nâng đỡ và đồng hành, ở mọi mức độ, trong việc trung thành với mệnh lệnh công bố vẻ đẹp của tình yêu gia đình của Chúa. Trong những cuộc gặp gỡ với các gia đình, Đức Thánh Cha luôn luôn khuyến khích mọi người nhìn vào tương lai với niềm hy vọng, trong khi đề nghị những cách sống mà qua đó có thể bảo tồn và gia tăng tình yêu trong gia đình: xin phép, cảm ơn và xin lỗi, và không bao giờ để cho mặt trời lặn trong khi còn tranh cãi hoặc hiểu lầm, mà không có sự khiêm nhường để xin lỗi.

Từ đầu triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tái xác rằng “Chúa không bao giờ ngừng tha thứ: không bao giờ! Chính chúng ta là những người mệt mỏi khi xin Ngài tha thứ.” (Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 3 năm 2013). Việc nhấn mạnh đến lòng thương xót này đã có một tác động lớn ngay cả trên các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, trong đó, khác xa tất cả các nguyên tắc luân lý, nó khẳng định và mở ra những chân trời trong đời sống Kitô hữu, bất chấp những giới hạn mà con người đã kinh nghiệm và các tội lỗi mà họ đã phạm. Lòng thương xót của Thiên Chúa mở ra một sự hoán cải thường trực và một sự tái sinh liên tục.

Phần Thứ Nhất – Việc Truyền Đạt Tin Mừng Trong Gia Đình Hôm Nay

Chương Một - Kế Hoạch Hôn Nhân và Gia Đình của Thiên Chúa



Gia đình theo ánh sáng giáo huấn Thánh Kinh

1 Sách Sáng Thế K‎ý trình bày người nam và người nữ được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa; trong việc chấp nhận lẫn nhau, họ nhận ra là mình được tạo dựng cho nhau (x. St 1: 24-31, 2: 4b-25). Việc truyền sinh biến người nam và người nữ thành những cộng sự viên của Thiên Chúa trong việc đón nhận và truyền lại sự sống: “Qua việc truyền lại cho con cháu của họ sự sống con người, người nam và người nữ, như vợ chồng và cha mẹ, hợp tác một cách độc đáo vào công trình của Đấng Tạo Hóa” (GLCG 372). Ngoài ra, trách nhiệm của họ nối dài với việc bảo tồn tạo vật và sự tăng trưởng của gia đình nhân loại. Trong truyền thống Thánh Kinh, triển vọng về vẻ đẹp của tình yêu con người, là phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa, được khai triển trên hết trong sách Nhã Ca và các sách Ngôn Sứ.

2. Nền tảng của công bố của Hội Thánh về gia đình được tìm thấy trong giáo huấn và cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã sống và lớn lên trong gia đình Nazareth, đã dự tiệc cưới Cana, ở đó Người đã làm cho buổi lễ thêm phong phú bằng “dấu chỉ” đầu tiên của Người (x. Ga 2: 1-11), và tự giới thiệu Mình là Phu Quân kết hợp chặt chẽ với Hiền Thê của Người (x. Ga 3: 29). Trên thập giá, Người hiến mình vì tình yêu cho đến cùng, và trong Thân Thể Phục Sinh của Người, Người thiết lập những quan hệ mới giữa con người. Qua việc mặc khải trọn vẹn lòng thương xót của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cho phép người nam và người nữ phục hồi “nguyên tắc” mà theo đó Thiên Chúa đã liên kết họ thành một thân một xác (x. Mt 19: 4-6), vì thế - với ân sủng của Đức Kitô, họ trở nên có khả năng yêu thương một cách chung thuỷ mãi mãi. Do đó, tiêu chuẩn tình yêu vợ chồng của Thiên Chúa, mà vợ chồng được ân sủng mời gọi đến, tìm thấy nguồn gốc của nó trong “vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày trong Đức Chúa Giêsu Kitô đã chết và Phục Sinh” (EG 36), chính là trái tim của Tin Mừng.

3. Chúa Giêsu, khi mặc lấy tình yêu của con người, cũng hoàn thiện nó (x. Gaudium et Spes [GS] 49), bằng cách ban cho người nam và người nữ một cách mới để yêu thương, mà nền tảng là sự trung thành không thể thu hồi được của Thiên Chúa. Trong ánh sáng này, Thư gửi tín hữu Êphêxô đã phân biệt trong tình yêu của người nam và người nữ “mầu nhiệm cao cả”, là điều làm cho tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh được hiện diện trong thế giới này, (x. Ep 5: 31 - 32). Họ có một đặc sủng (1 Cor 7: 7) để xây dựng Hội Thánh qua tình yêu vợ chồng cùng nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái của họ. Đươc kết hợp bởi mối dây bí tích bất khả phân ly, vợ chồng sống vẻ đẹp của tình yêu, của việc làm cha, làm mẹ, và phẩm giá được tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Gia đình trong những tài liệu của Hội Thánh

4. Qua nhiều kỷ nguyên, Hội Thánh đã không ngừng cung cấp giáo huấn liên tục của mình về hôn nhân và gia đình. Một trong những cách diễn tả cao nhất của Huấn Quyền đã được đề ra bởi Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, trong đó dành một chương để đề cao phẩm giá của hôn nhân và gia đình (x. GS 47 - 52). Hiến Chế này định nghĩa hôn nhân như một cộng đồng của sự sống và tình yêu (x. GS 48), đặt tình yêu ở trung tâm của gia đình và đồng thời cho thấy chân lý về tình yêu này trước các hình thức khác nhau của chủ nghĩa giản lược hiện diện trong nền văn hóa hiện đại. “Tình yêu vợ chồng thật sự” (GS 49) ám chỉ món quà hiến thân cho nhau, bao gồm và tích hợp các khía cạnh tính dục và tình cảm, theo kế hoạch của Thiên Chúa (x. GS 48-49). Ngoài ra, Gaudium et Spes số 48 nhấn mạnh đến sự bén rễ của vợ chồng trong Đức Kitô: Đức Kitô là Chúa “đến gặp vợ chồng Kitô hữu qua Bí Tích Hôn Phối” và vẫn tiếp tục ở với họ. Trong việc Nhập Thể, Người mặc lấy tình yêu nhân loại, thanh lọc nó cùng dẫn nó đến sự viên mãn của Người, và ban cho cặp vợ chồng, với Thần Khí của Người, khả năng sống thấm nhuần tất cả đời sống của họ bằng đức tin, đức cậy và đức ái. Vì thế, vợ chồng coi như được thánh hiến, và qua một ân sủng đặc biệt, họ xây dựng Thân Thể Đức Kitô và thành một Hội Thánh tại gia (x. LG 11). Hội Thánh cũng thế, để hiểu đầy đủ về mầu nhiệm của mình, Hội Thánh nhìn vào gia đình Kitô hữu, là điều biểu lộ Hội Thánh một cách thực sự.

5. Tiếp theo Công Đồng Vaticanô II, Huấn Quyền Giáo Hoàng đã đào sâu giáo lý về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt là Đức Thánh Cha Phaolô VI, qua Thông Điệp Humanae Vitae, đã nhấn mạnh đến sự liên kết mật thiết giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản con cái. Thánh Gioan Phaolô II đã quan tâm đặc biệt đến gia đình qua giáo lý của ngài về tình yêu con người, Thư gửi các Gia Đình của ngài (Gratissimam Sane), và nhất là là trong Tông Huấn Familiaris Consortio. Trong các tài liệu này, Đức Thánh Cha gọi gia đình là “con đường của Hội Thánh”; ngài đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về ơn gọi yêu thương của người nam và người nữ; ngài đề ra các hướng dẫn cơ bản về một mục vụ gia đình và sự hiện diện của gia đình trong xã hội. Đặc biệt, liên quan đến tình yêu vợ chồng (x. FC 13), ngài mô tả làm sao vợ chồng qua sự yêu thương lẫn nhau của họ, nhận được hồng ân của Thần Khí của Đức Kitô và sống lời mời gọi nên thánh của họ.

6. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong Thông Điệp Deus Caritas Est, lại bàn đến chủ đề chân l‎ý của tình yêu giữa người nam và người nữ, là điều chỉ được soi sáng cách trọn vẹn trong ánh sáng tình yêu của Đức Kitô chịu đóng đinh (x. DCE 2). Ngài tái khẳng định rằng “Hôn nhân dựa trên một tình yêu độc quyền và dứt khoát sẽ trở thành biểu tượng của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài và sự hỗ tương giữa hai bên: cách thế mà Thiên Chúa yêu thương trở thành thước đo tình yêu của con người” (DCE 11). Hơn nữa, trong Thông Điệp Caritas in Veritate, ngài đã làm nổi bật tầm quan trọng của tình yêu như một nguyên tắc của đời sống xã hội (xem CV 44), là nơi con người học kinh nghiệm về công ích.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô, khi bàn đến sự liên hệ giữa gia đình và đức tin, đã viết trong Thông Điệp Lumen Fidei: “Cuộc gặp gỡ Đức Kitô, việc để cho mình được lôi cuốn và hướng dẫn bởi tình yêu của Người, mở rộng chân trời cuộc đời, cung cấp cho đời sống một niềm hy vọng vững chắc là điều không làm cho nó thất vọng. Đức tin không phải là nơi trú ẩn của những kẻ nhát đảm, nhưng là điều thăng tiến cuộc đời chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhận ra một lời mời gọi cao cả, ơn gọi yêu thương. Nó đảm bảo cho chúng ta rằng tình yêu này đáng tin cậy và đáng giá để theo đuổi, vì nó đặt nền tảng trên sự trung tín của Thiên Chúa, mạnh mẽ hơn sự mỏng dòn của chúng ta rất nhiều” (LF 53).

(còn tiếp)

Nguyên bản: http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20140626_instrumentum-laboris-familia_fr.html#Abr%C3%A9viations
 
Hồi Giáo và biến động lịch sử
Lữ Giang
10:16 11/07/2014
... Kể từ sau khi giáo chủ Muhammad qua đời (632), nhiều nhà lãnh đạo Hồi Giáo đầy tham vọng đã dùng Hồi Giáo làm công cụ để tranh giành quyền lực và làm bá chủ nhiều vùng rộng lớn trên thế giới, gây thảm họa cho nhân loại và ngay cả cho Hồi Giáo. Thế lực này đã bị các quốc gia Tây phương đánh bại sau khi Thế Chiến thứ I chấm dứt, nhưng một số lãnh tụ và tín đồ Hồi Giáo quá khích lúc nào cũng nghĩ rằng họ phải phục hồi lại những thời vàng son của Hồi Giáo và sẵn sàng xử dụng bất cứ phương thức nào để đạt mục tiêu đó, bất chấp những hậu quả.

Nhìn lại lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu được các biến cố đẫm máu mà các nhóm Hồi Giáo quá khích đã và đang gây ra, và phương thức mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương đang xử dụng để đối phó.

SỰ LAN RỘNG NHANH CHỐNG CỦA HỒI GIÁO

Từ khi có nhân loại đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều tôn giáo gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người như Do Thái Giáo, Bàlamôn và Ấn Giáo, Nho Giáo, Phật Giáo, Kitô Giáo..., nhưng chưa có tôn giáo nào phát triển nhanh và gây nhiều sóng gió trên thế giới bằng Hồi Giáo.

Sau khi giáo chủ Muhammad qua đời, bốn người kế vị đã nối tiếp nhau mở rộng đế quốc Hồi Giáo và gây ra nhiều biến loạn, đó là Abu Bakr (632-634), Umar Khattab (634-644), Uthman (644-656) và Ali Talib (656-662). Sau đó là triều đại Umayyad kéo dài đến 1250.

Tiếp theo, ba đế quốc khác của Hồi Giáo đã được thiết lập và mở rộng, đó là Đế Quốc Mughul (1162-1831), Đế quốc Ottoman (1289-1924) rồi Đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779). Ba đế quốc này đã phát triển song hành với nhau.

Abu Bakr (632-634), người kế vị thứ nhất lên nắm quyền đã ban hành ngay hai Sắc Lệnh: (1) Cấm không ai được tự xưng là tiên tri, vì Muhammad là vị tiên tri cuối cùng được Thiên Chúa sai đến trên trần gian và (2) Cấm các tín đồ Hồi Giáo không được rời bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy). Họ gọi đạo Hồi là "đức tin của bạo lực" (a violent faith), một "tôn giáo quân phiệt" (a militaristic religion).

Trong vòng 10 năm, quân Hồi Giáo đã chiếm trọn bán đảo Arabia (gồm Saudi Arabia, Yemen, Quatar, Omar và Emerite), Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây Iran.

Umar Khattab (634-644) kế vị tự xưng là "Tư lệnh của các tín đồ" (Commander of the faithful), đem quân chiếm Iran (Sassanian), thánh địa Jerusalem và các nước Bắc Phi gồm Ai Cập, Algeria, Tunisa và Maroc. Nhưng khi Umar đang cầu nguyện trong đền thờ tại Medina thì bị một tù binh người Iran đâm chết.

Uthman (644-656) kế vị thực hiện những chiến công oanh liệt, đem quân chiếm Hy Lạp và nhiều nước phía đông Địa Trung Hải, rồi tiến về phía Tây chiếm Libya và đi về phía đông chiếm Armenia ở Âu Châu, tiến vào miền Caucase của Nga. Một cánh quân khác tràn xuống phía nam đánh chiếm Bắc Ấn Độ (tức Afganistan và Pakistan ngày nay). Đến đây Hồi Giáo đã thành một đế quốc kéo dài từ Âu sang Á và Bắc Phi. Nhưng Uthman lại bị một nhóm chiến binh bất mãn giết và đưa Ali Talib (656-662) lên làm Caliph thứ tư của Hồi Giáo.

Ali Talib (656-662) vừa lên ngôi thì bị Muawiyah là người nhà của Uthman chỉ trích là đã không trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân đến đánh Muawiyah nhưng hai bên đánh nhau khá lâu không phân thắng bại nên phải ngưng chiến. Năm 662 Ali và con trai cả của ông là Hassan cũng đã bị ám sát.

Muawiyah (661-680) và triều đại Umayyad. Muawiyah là anh rễ của Muhammad lên cầm quyền tuyên bố mình là Caliph đầu tiên của triều đại Umayyad (661-750). Ông dời thủ đô từ Mecca đến Damascus của Syria, mở đầu cho một triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế kỷ, đó là Triều Đại Umayyad (Umayyad Dynasty) gồm những vị vua cai trị các nước Hồi Giáo dưới danh xưng là Caliph (661-1250).

Ông chủ trương cai trị dân bằng giai cấp quân sự (military aristocracy), đó là giai cấp thống trị (a ruling class). Ông chết vì bệnh năm 680, cai trị được 19 năm.

THẢM HỌA TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN THẾ KỶ 20

Khi triều đại Umayyad sắp chấm dứt, ba đế quốc Hồi Giáo khác đã nổi lên chia nhau thống trị thế giới.

1.- Đế Quốc Mughul: Mughul là tiếng để gọi người Mông Cổ (Mongol). Đế quốc này do Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227) lãnh đạo, lần lượt đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Năm 1295, hoàng đế Mông Cổ Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni nên từ đó về sau các hoàng đế Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á, tiến đánh Trung Quốc. Năm 1478 chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo. Năm 1747 chiếm Afghanistan và cai trị nước này 100 năm. Cho đến năm 1831, khi người Anh chiếm Ấn Độ, đế quốc Mughul mới chấm dứt trên lục địa Châu Á.

2.- Đế quốc Ottoman (1289-1924) phát xuất từ bộ lạc Osman ở Thổ nhĩ Kỳ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Tháng 4 năm 1453, quân Hồi Ottoman chiếm thủ đô của đế quốc Byzantine, một đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương, là thành phố Constantinople và xóa sổ đế quốc này. Sau đó, mở cuộc thánh chiến với giáo phái Shiite, chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia. Qua thế kỷ 16 chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo, Romania, Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Từ đó đế quốc Ottoman trở thành cơ quan quyền lực của thế giới (world power).

3. Đế quốc Safavids (1501-1779): Đây là một nhánh của giáo phái Shiite do Esmail lãnh đạo, xuất phát từ miền tây nam biển Caspian, khởi binh chiếm luôn cả nước Azerbaizan và xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha/Sultan). Ông ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo Hồi thuộc giáo phái Shiite. Sau đó quân Safavids tấn công thành phố Anatolia của đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni, chiếm Iran và ra lệnh cho cả nước Iran phải theo Shiite, ai bất tuân đều bị giết. Các học sĩ (Ulamas) lãnh đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu. Từ đó, các vua Hồi Giáo Iran được gọi là Sha hay Sultan.

SỰ VÙNG DẬY CỦA TÂY PHƯƠNG

Đến thế kỷ 18, các nước Âu Châu trở nên hùng mạnh và bắt đầu đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo. Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman. Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm lại toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul.

Cũng trong đầu thế kỷ 19, Hòa Lan chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn Độ).

Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc.

Đầu thế kỷ 20, Ý chiếm Lybia, Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban.

Từ tháng 11/1915 đến tháng 3/1916, Anh và Pháp đã bí mật thảo luận về một kế hoạch kiểm soát Vùng Trung Đông và tiến tới đánh bại đế quốc Ottoman. Nga chỉ tham gia một phần nhỏ. Một hiệp ước đã được đại diện của Pháp là François Georges-Picot và Anh là Sir Mark Sykes ký kết ngày 16.5.1916 nên được gọi là Hiệp Ước Sykes-Picot, nhưng tên chính chức là Hiệp Ước Tiểu Á (Asia Minor Agreement). Hiệp ước này dành cho Anh kiểm soát vùng đất giữa biển Địa Trung Hải và sông Jordan (nay là nơi tranh chấp giữa Do Thái và Palestine), nước Jordan, nam Iraq và hai cửa biển Haifa và Acre để đi ra Địa Trung Hải. Pháp kiểm soát đông nam Thổ Nhỉ Kỳ, bắc Iraq, Syria và Lebanon. Nga được dành cho Istanbul, Dãi Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực thuộc Vương Quốc Ottoman (Ottoman Armenian vilayets).

Qua nhiều cuộc vận động ráo riết của người Do Thái lưu vong, ngày 2.11.1917 Ngoại Trưởng Anh là Arthur James Balfour tuyên bố sẽ cho lập một nước Do Thái tại vùng đất nơi người Palestine đang cư ngụ. Đây là vùng đất ngày xưa người Do Thái cư ngụ đã bị quân Hồi Giáo đánh chiếm và đuổi người Do Thái đi, đó là vùng phía tây sông Jordan. Năm 1922, chính phủ Anh đã chia vùng này ra làm 2 vùng: Vùng phía tây sông Jordan kéo ngang qua tới Địa Trung Hải được giao cho người Do Thái. Vùng phía đông sông Jordan, thành lập một quốc gia A-rập mới lấy tên là Transjordan. Đó là phần đất dành cho người Palestines, được gọi là nước Palestine-A-rập. Đây là nguyên nhân đưa tới cuộc tranh chấp không bao giờ giải quyết được giữa người Do Thái và người Palestine từ 1947 đến nay.

SỐ PHẬN CỦA HỒI GIÁO

Ngoài cuộc tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái, từ sau Thế Chiến II đến nay, có rất nhiều lãnh tụ tôn giáo cũng như chính trị Hồi Giáo vẫn nuôi mộng tái lập lại một đế quốc Hồi Giáo gióng như Đế Quốc Ottoman ngày xưa, chẳng hạn như Ruhollah Khomeini và Ayatollah Khomeini của Iran, Saddam Hussein của Iraq, Gamal Abdel Nasser Hussein và Hosni Mubarak của Ai-cập, Muammar Gaddafi của Libya hay Bashar al-Assad của Syria, v.v. Al-Baghdadi là một biểu tượng mới nhất. Để đối phó với những tham vọng này, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để khống chế hay loại bỏ. Israel được coi là một công cụ hữu hiệu. Một phương thức khác là phân chia khối Hồi Giáo ra thành từng mãnh nhỏ dựa trên hai yếu tố chính là giáo phái và sắc tộc, để làm giảm thiểu sức mạnh. Libya, Iraq, Syria và Afghanistan rồi sẽ được phân chia thành nhiều khu tự trị, không còn là những quốc gia thống nhất nữa.

Có hai lực lượng của Hồi Giáo được coi là nguy hiểm nhất, đó là tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐHG) và Al-Qaeda. Al-Quaeda chủ trương dùng bạo lực, còn HĐHG dùng diễn biến hòa bình.

Chủ nghĩa khủng bố của al-Qaeda chỉ một hình thái phản ứng của kẻ yếu đối với kẻ mạnh khi không còn phương thức nào khác. Nhưng nó chỉ có thể tạo ra những tình trạng bất ổn chứ không thể xây dựng một thế đứng vững mạnh. Tổ chức HĐHG không đi con đường đó mà dùng phương thức Mỹ thường dùng để làm thay đổi những chính quyền không theo họ, đó là đòi thực hiện dân chủ tự do và công bằng xã hội. Các nhà quan sát nói rằng nếu có bầu cử tự do, HĐHG sẽ thắng. Nhưng việc Mỹ lật đổ Mubarak không phải là để thực hiện tự do dân chủ mà để thay thế bằng một Mubarak khác có khả năng bảo vệ quyền lợi của Mỹ hơn. Rốt cuộc, dù dùng phương thức khủng bố hay diễn biến hòa bình, phong trào Hồi Giáo cực đoan vẫn không thể nắm được chính quyền ở bất cứ quốc gia nào.

Thời đại có thể thiết lập một đế quốc Hồi Giáo như Đế quốc Ottoman, thời đại dùng giáo quyền để xây dựng thế quyền, sẽ không bao giờ trở lại nữa. Nền văn hóa của Hồi Giáo đã quá lỗi thời, nếu không được cải tiến thì không thể vươn lên để có thể theo kịp đà tiến của nhân loại được.

Ngày 10.7.2014
 
Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá (2)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:29 11/07/2014

Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường III

Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá



Chương II



Sự Hiểu Biết và chấp nhận Thánh Kinh và các tài liệu Hội Thánh về hôn nhân và gia đình



8. Hội Thánh trong thời đại chúng ta được đặc trưng bằng một sự tái khám phá rộng về Lời Chúa trong đời sống của Hội Thánh. Sự phục hồi về Thánh Kinh này trong lòng Hội Thánh, đã đánh dấu, một cách khác, đời sống của các giáo phận, giáo xứ và cộng đồng Hội Thánh. Tuy nhiên, nhiều câu trả lời và ý kiến đã nhận được nhấn mạnh đến sự hiểu biết, việc truyền thông và đón nhận các giáo huấn của Hội Thánh về gia đình đã xảy ra dưới những hình thức rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đời sống gia đình, những tế bào của Hội Thánh và bối cảnh văn hóa. Ở những nơi có truyền thống Kitô giáo mạnh mẽ, với việc mục vụ được tổ chức tốt, chúng ta thấy có những người nhạy cảm với giáo lý Kitô giáo về hôn nhân gia đình. Còn ở những nơi khác, vì nhiều lý do, có nhiều Kitô hữu không biết gì về sự hiện diện của những giáo huấn này.

Sự hiểu biết về Giáo Huấn của Thánh Kinh về gia đình

9. Nói chung, chúng ta có thể nói rằng ngày nay giáo huấn của Thánh Kinh, đặc biệt là của Tin Mừng và các Thư Thánh Phaolô, được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả các Hội Đồng Giám Mục quả quyết rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để Thánh Kinh trở thành nền tảng của tâm linh và đời sống của các Kitô hữu, đặc biệt là đối với các gia đình. Từ một số trả lời, người ta cũng ghi nhận rằng có một số đông các tín hữu ước muốn hiểu biết thêm về Thánh Kinh.

10. Từ quan điểm này, việc đào tạo giáo sĩ được coi là quyết định, đặc biệt là chất lượng của các bài giảng, là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã nhấn mạnh (x. EG 135-144). Thật vậy, bài giảng là một công cụ đặc quyền để giới thiệu Thánh Kinh cho các tín hữu, theo bình diện Hội Thánh và đời sống hằng ngày. Nhờ sự giảng dạy đầy đủ, dân Chúa biết đánh giá cao vẻ đẹp của Lời Chúa, là điều lôi cuốn và an ủi gia đình. Ngoài các bài giảng, một công cụ quan trọng khác là việc tổ chức, trong các giáo phận và giáo xứ, các khóa học có thể giúp các tín hữu tiếp cận Thánh Kinh một cách đầy đủ. Điều được đề nghị là đừng có quá nhiều sáng kiến mục vụ, nhưng dùng Thánh Kinh trong việc sinh động hoá mọi mục vụ về gia đình. Bất kỳ trường hợp nào trong đó Hội Thánh được mời gọi để chăm sóc cho các tín hữu, trong khung cảnh gia đình, là cơ hội để việc Phúc Âm hoá các gia đình được công bố, áp dụng và đánh giá cao.

Sự Hiểu Biết về các tài liệu của Huấn Quyền

11. Dân Thiên Chúa, một cách tổng quát, dường như không mấy hiểu biết về các tài liệu Công Đồng và hậu Công Đồng của Huấn Quyền về gia đình. Chắc chắn rằng những người có liên quan đến lãnh vực thần học có một số hiểu biết nào đó. Tuy nhiên, những văn bản này dường như không thấm nhuần sâu xa vào não trạng của các tín hữu. Một số người trả lời thậm chí thú nhận thẳng thắn rằng các tài liệu này không được tất cả các tín hữu biết đến. Trong khi một số câu trả lời khác cho thấy rằng đôi khi các tài liệu ấy được coi, đặc biệt là với giáo dân, là những người không được chuẩn bị trước, như những văn kiện "dành riêng" cho một số ít người. Chắc chắn rằng khó mà bắt tay vào việc học hỏi các văn bản này. Thường thì phải có người đã chuẩn bị sẵn, có khả năng giới thiệu các bài đọc của các văn kiện ấy, vì các tài liệu ấy có vẻ khó tiếp cận. Trên hết, người ta cảm thấy cần phải biết rõ bản chất chủ yếu của chân lý được xác quyết trong các tài liệu.

Nhu cầu chuẩn bị chu đáo cho các linh mục và các thừa tác viên

12. Một số ý kiến nhận được đã quy trách nhiệm cho các mục tử về việc thiếu phổ biến các kiến thức này, theo ý kiến của một số tín hữu, thì chính họ không biết một cách sâu xa về những chủ đề của các tài liệu về hôn nhân gia đình, hoặc có vẻ không có những phương tiện để khai triển những chủ đề này. Từ một số ý kiến khác nhận được, chúng ta có thể thấy rằng các mục từ đôi khi không phù hợp và thiếu chuẩn bị để đối phó với những vấn đề liên quan đến tính dục, khả năng sinh sản và truyền sinh, vì vậy các ngài thường không thích bàn đến những vấn đề này. Một số câu trả lời cho thấy có những người không hài lòng với một số linh mục, là những vị có vẻ không quan tâm đến một số giáo huấn về luân lý nào đó. Sự bất đồng của các ngài với giáo lý của Hội Thánh tạo ra sự mập mờ giữa Dân Chúa. Do đó, một số người yêu cầu rằng chính các linh mục phải được chuẩn bị tốt hơn và có tính thần trách nhiệm hơn trong việc giải thích Lời Chúa và trình bày các tài liệu của Hội Thánh về hôn nhân và gia đình.

Một chấp nhận cách đa dạng giáo huấn của Hội Thánh

13. Một số Hội Đồng Giám Mục ghi nhận rằng, khi được truyền thụ cách sâu xa, giáo huấn của Hội Thánh với vẻ đẹp đích thực của nó, là vẻ đẹp nhân bản và Kitô giáo, được phần lớn của các tín hữu nhiệt tình đón nhận. Khi chúng ta có thể trình bày một cái nhìn tổng thể về hôn nhân và gia đình, theo đức tin Kitô giáo, thì người ta nhận ra chân lý‎, sự thiện hảo và vẻ đẹp của chúng. Giáo huấn được chấp nhận một cách rộng rãi hơn ở nơi nào có một cuộc hành trình đức tin thực sự của các tín hữu, chứ không chỉ có sự tò mò thất thường về những điều Hội Thánh nghĩ về luân l‎ý tính dục. Đàng khác, nhiều người trả lời đã xác nhận rằng ngay cả khi giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân gia đình được biết rõ ràng, nhiều Kitô hữu tỏ ra khó mà chấp nhận giáo huấn ấy một cách hoàn toàn. Nói chung, thì có một phần những yếu tố, mặc dù quan trọng, của giáo lý Kitô giáo, bị chống đối ở những mức độ khác nhau, chẳng hạn như việc điều hoà sinh sản, ly dị và tái hôn, đồng tính luyến ái, chung sống ngoài hôn nhân, chung thuỷ, quan hệ tính dục trước hôn nhân, thụ thai nhân tạo, vv. Ngược lại, nhiều câu trả lời cho thấy rằng giáo huấn của Hội Thánh về nhân phẩm và tôn trọng sự sống con người dễ dàng được chấp nhận cách rộng rãi hơn, ít ra là theo nguyên tắc.

14. Các ‎ý kiến cho thấy rằng cần phải có một sự hoà nhập tốt hơn giữa các giáo huấn về tâm linh và luân lý‎ về gia đình, là điều dẫn đến một sự hiểu biết hơn về Huấn Quyền của Hội Thánh trong lãnh vực luân l‎ý gia đình. Một số trả lời ghi nhận tầm quan trọng của việc đề cao những yếu tố của nền văn hóa địa phương, là điều có thể trợ giúp trong sự hiểu biết về giá trị của Tin Mừng; đó là trường hợp của phần lớn các nền văn hóa Á Châu, thường tập trung vào gia đình. Trong bối cảnh này, một số Hội Đồng Giám Mục cho rằng sẽ không mấy khó khan để hoà hợp giáo huấn của Hội Thánh về gia đình với những giá trị xã hội và luân l‎ý của những dân tộc hiện diện trong các nền văn hóa ấy. Đồng thời chúng ta cũng phải chú ý đến tầm quan trọng của việc trao đồi văn hóa trong việc loan báo Tin Mừng của gia đình. Cuối cùng, những câu trả lời và ý kiến đã nhận được làm nổi bật sự cần thiết phải thiết lập những đường hướng đào tạo cụ thể và khả thi, mà nhờ đó chúng ta có thể giới thiệu những chân lý đức tin liên quan đến gia đình, đặc biệt là để có thể đề cao giá trị sâu xa của con người và của đời sống.

Một số lý do của khó khăn trong việc chấp nhận

15. Một số Hội Đồng Giám Mục cho thấy rằng l‎ý do của việc có nhiều phản đối chống lại những giáo huấn của Hội Thánh về luân l‎ý gia đình là sự vắng mặt của một kinh nghiệm Kitô giáo thật sự, một cuộc gặp gỡ cá nhân và cộng đồng với Đức Kitô, là điều mà bất cứ trình bày nào về giáo thuyết, dù có đúng đi chăng nữa, cũng không thể thay thế được. Trong phạm vi này, nhiểu người phàn nàn về thiếu sót của một việc mục vụ chỉ quan tâm đến ban phát các bí tích mà không liên kết với một kinh nghiệm Kitô giáo thật sự hấp dẫn. Ngoài ra, phần lớn các câu trả lời làm nổi bật sự tương phản càng ngày càng gia tăng giữa các giá trị được Hội Thánh đề ra về hôn nhân gia đình và tình trạng văn hóa xã hội khác nhau trên toàn cầu. Câu trả lời cũng nhất trí liên quan đến lý do chính của việc khó chấp nhận các giáo huấn của Hội Thánh: sự lan tràn và xâm lấn của những kỹ thuật mới; ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng; nền văn hóa theo chủ nghĩa khoái lạc; thuyết tương đối; thuyết duy vật; chủ nghĩa cá nhân; các chủ nghĩa thế tục đang lớn mạnh; sự thịnh hành của những tư tưởng dẫn đến tự do hóa quá trớn về luân lý‎ theo nghĩa ích kỷ; sự mong manh của các mối quan hệ giữa cá nhân; một nền văn hóa chối từ sự lựa chọn dứt khoát, bị chi phối bởi bất an, tạm thời, đặc trưng của một "xã hội lỏng lẻo", "dùng một lần", "mọi sự tức thời"; những giá trị được hỗ trợ bởi cái gọi là "nền văn hóa lãng phí" và "tạm bợ" như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên nhắc nhở.

16. Một số người nhắc lại những trở ngại do sự thống trị lâu dài của các ý thức hệ vô thần ở nhiều quốc gia, trong đó đã tạo ra một thái độ ngờ vực giáo dục tôn giáo nói chung. Những trả lời khác đề cập đến những khó khăn mà Hội Thánh gặp phải trong việc đương đầu với các nền văn hóa bộ lạc và truyền thống, trong đó hôn nhân có đặc tính rất khác so với đặc tính Kitô giáo, chẳng hạn như việc ủng hộ chế độ đa thê hay những quan điểm khác trái ngược với ý tưởng về hôn nhân như bất khả phân ly và một vợ một chồng. Kitô hữu sống trong những môi trường ấy chắc chắn cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hội Thánh và của các cộng đồng Kitô hữu.

Khuyến khích một sự hiểu biết nhiều hơn về Huấn Quyền

17. Nhiều câu trả lời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tìm ra những cách thức mới để truyền đạt giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân gia đình. Điều này lệ thuộc nhiều vào sự trưởng thành của Hội Thánh địa phương, truyền thống của nó và các tiềm năng thực sự có sẵn trong vùng. Trên hết, chúng ta đặc biệt công nhận sự cần thiết phải đào tạo những người làm mục vụ có khả năng truyền thông sứ điệp Kitô giáo một cách thích hợp với nền văn hóa. Trong mọi trường hợp, hầu hết những người trả lời nói rằng, ở cấp quốc gia, có một Ủy Ban Mục vụ Gia Đình và một Chỉ Nam Hướng Dẫn Mục Vụ Gia Đình. Nói chung thì các Hội Đồng Giám Mục cung cấp các giáo huấn của Hội Thánh qua các tài liệu, các hội nghị chuyên đề và các sáng kiến khác; ở cấp giáo phận cũng thế, công việc được thực hiện qua các cơ quan và các hội đồng. Chắc chắn có những câu trả lời cho thấy tình trạng khó khăn của các tổ chức Hội Thánh ở những nơi thiếu các nguồn kinh tế và nhân lực để tổ chức dạy giáo lý gia đình một cách liên tục.

18. Nhiều người nhắc lại rằng thật quan trọng để thiết lập mối quan hệ với các trung tâm đại học thích hợp và được chuẩn bị cho những vấn đề về gia đình, về trình độ giáo lý, tinh thần và chăm sóc mục vụ. Một số câu trả lời nói về những liên hệ quốc tế có lợi giữa các đại học và các giáo phận, ngay cả ở lãnh vực ngoại vi của Hội Thánh để cổ võ những thời điểm đào tạo kỹ năng về hôn nhân và gia đình. Một thí dụ được trích dẫn nhiều lần trong các câu trả lời là sự hợp tác với Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II để Nghiên Cứu về Hôn nhân và gia đình ở Roma, trong đó có nhiều trung tâm khác nhau trên thế giới. Về vấn đề này, một số Hội Đồng Giám Mục nhắc lại tầm quan trọng của việc phát triển kiến thức của Thánh Gioan Phaolô II về thần học thân xác, trong đó ngài đề ra một tiếp cận hiệu quả cho các chủ đề về gia đình, với sự nhạy cảm về đời sống và nhân chủng học, mở ra cho những nhu cầu mới của thời đại chúng ta.

19. Cuối cùng, điều quan trọng là những bài bài giáo lý thông thường về về hôn nhân gia đình không thể chỉ giới hạn trong việc chuẩn bị của các cặp nam nữ kết hôn; trái lại cần phải có một chương trìng giáo lý năng động, có tính thử nghiệm, qua các nhân chứng, cho thấy vẻ đẹp của những gì Tin Mừng và các tài liệu Huấn Quyền của Hội Thánh về gia đình truyền thông cho chúng ta. Một thời gian dài trườc khi sẵn sàng kết hôn, những người trẻ cần được giúp đỡ để biết những gì Hội Thánh dạy và tại sao Hội Thánh lại dạy như thế. Nhiều câu trả lời làm nổi bật vai trò của cha mẹ trong việc dạy giáo lý cụ thể về gia đình. Họ đóng một vai trò không thể thay thế được trong việc đào luyện con em về Kitô giáo liên quan đến Tin Mừng về gia đình. Nhiệm vụ này đòi hỏi một sự hiểu biết sâu xa về ơn gọi của họ trong ánh sáng của giáo lý Hội Thánh. Việc làm nhân chứng của họ đã là một bài giáo lý sống động không những chỉ trong Hội Thánh mà còn ở ngoài xã hội.

(còn tiếp)

Nguyên bản: http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20140626_instrumentum-laboris-familia_fr.html#Abr%C3%A9viations
 
Thảm cảnh của phụ nữ tị nạn Syria
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
19:13 11/07/2014
Một báo cáo của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết những người phụ nữ đang phải gánh vác hơn 145,000 gia đình tị nạn Syria tạm cư tại Ai Cập, Li Băng, Iraq và Jordan.

Báo cáo có tựa đề “Woman Alone” đề cập đến những người phụ nữ một mình phải đối mặt với một cuộc chiến sống còn sau khi họ đã phải bỏ lại mọi sự phía sau, kể cả những người đàn ông mà theo truyền thống trong vùng vẫn là những người chính yếu trong việc nuôi sống gia đình. Giờ đây, các phụ nữ này lâm vào tình cảnh phải là người duy nhất chịu trách nhiệm trong gia đình sau khi những người đàn ông của họ đã bị giết, bị bắt, hoặc cách nào đó bị tách rời khỏi gia đình.

Báo cáo nói thêm nhiều phụ nữ đã lâm vào một "vòng xoáy những khó khăn, cô lập và lo lắng”. Cuộc chiến ở Syria bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 đã làm khoảng 2,8 triệu người phải bỏ trốn khỏi đất nước. Tổng số người tị nạn được dự kiến sẽ lên đến là 3,6 triệu vào cuối năm nay. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động khẩn cấp từ các nhà tài trợ, chính phủ cho tạm trú và các cơ quan viện trợ để giảm bớt những gì cơ quan này gọi là "sự gian khổ áp bức" mà phụ nữ và gia đình của họ đang phải chịu đựng.
 
Caritas Gaza lên án các vụ dội bom oanh kích của không quân Israel
Linh Tiến Khải
19:23 11/07/2014
GAZA; Tổ chức Caritas hiện diện trong dải Gasa đã mạnh mẽ lên án các vụ đội bom và oanh kích của không quân Israel, và khẳng định rằng bạo lực chống lại những người vô tội, nhất là phụ nữ và trẻ em, không đem lại an ninh cho ai hết.

Trong thông cáo gửi hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo, Caritas Gaza cho biết khác với trước đây các vụ bỏ bom và oanh tạc chỉ nhẳm vào các trạm cảnh sát và cơ sở của lực lượng Hamas, lần này không lực Israel tấn công các dinh thự dân sự và cả các trại ty nạn nữa. Ba ngày tấn công của không lực Israel đã khiến cho hơn 80 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tám thường dân dã bị thiệt mạng đang khi theo dõi trấn đàu bán kết giữa Argentina và Hòa Lan trong một quán giải khát. Trong thông cáo Caritas Gaza nhấn mạnh rằng người dân dải Gaza đã phải sống cảnh phong tỏa từ 12 năm nay, và trong 8 năm qua đã gánh chịu 3 cuộc xung đột. Cả hai dân tộc Palestine và Israel đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh. Nhưng quyền ấy sẽ không thể bảo đảm bởi bạo lực, tấn công chống lại các người vô tội. Con đường duy nhất giúp đạt hòa bình, an ninh và thoát ra khỏi cảnh chiến tranh, là công bằng và giải quyết chấm dứt xung khắc. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách thừa nhận quyền của dân tộc Palestine sống trong tự do trên đất của mình và cho phép dải Gađạ rộng mở cho thế giới.

Caritas Gaza cho biết hiên nay không thể can thiệp, giúp đỡ và cứu trợ người tỵ nạn được, vì không lực Israel vẫn tiếp tục các vụ bỏ hom và bằn phá Gaza (FIDES 10-7-2014).
 
Top Stories
Pontifical Council issues World Tourism Day message
Vatican Radio
21:50 11/07/2014
Vatican 2014-07-11 -- The Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People has issued a message to mark World Tourism Day, observed each year on September 27th. The theme chosen for this year's celebration, 'Tourism and Community Development' is closely related to the broader concept of integral human development that has been developed in the social teaching of the Catholic Church. Below please find the full text of the message

Message for World Tourism Day 2014 “Tourism and Community Development”

1. Like every year, World Tourism Day is celebrated on September 27. An event promoted annually by the World Tourism Organization (UNWTO), the theme for this year’s commemoration is “Tourism and Community Development”. Keenly aware of the social and economic importance of tourism today, the Holy See wishes to accompany this phenomenon from its own realm, particularly in the context of evangelization.

In its Global Code of Ethics, the UNWTO says that tourism must be a beneficial activity for destination communities: “Local populations should be associated with tourism activities and share equitably in the economic, social and cultural benefits they generate, and particularly in the creation of direct and indirect jobs resulting from them.”[1] That is, it calls on both realities to establish a reciprocal relationship, which leads to mutual enrichment.

The notion of “community development” is closely linked to a broader concept that is part of the Church’s Social Teaching, which is “integral human development”. It is through this latter term that we understand and interpret the former. In this regard, the words of Pope Paul VI are quite illuminating. In his Encyclical Populorum Progressio, he stated that “the development we speak of here cannot be restricted to economic growth alone. To be authentic, it must be well rounded; it must foster the development of each man and of the whole man.”[2]

How tourism can contribute to this development? To this end, integral human development and, thus, community development in the field of tourism should be directed towards achieving a balanced progress that is sustainable and respectful in three areas: economic, social and environmental. By “environmental”, we mean both the ecological and cultural context.

2. Tourism is a key driver of economic development, given its major contribution to GDP (between 3% and 5% worldwide), employment (between 7% and 8% of the jobs) and exports (30% of global exports of services).[3]

At present, the world is experiencing a diversification in the number of destinations, as anywhere in the world has the potential to become a tourist destination. Therefore, tourism is one of the most viable and sustainable options to reduce poverty in the most deprived areas. If properly developed, it can be a valuable instrument for progress, job creation, infrastructure development and economic growth.

As highlighted by Pope Francis, we are conscious that “human dignity is linked to work,” and as such we are asked to address the problem of unemployment with “the tools of creativity and solidarity.”[4] In that vein, tourism appears to be one of the sectors with the most capacity to generate a wide range of “creative” jobs with greater ease. These jobs could benefit the most disadvantaged groups, including women, youth or certain ethnic minorities.

It is imperative that the economic benefits of tourism reach all sectors of local society, and have a direct impact on families, while at the same time take full advantage of local human resources. It is also essential that these benefits follow ethical criteria that are, above all, respectful to people both at a community level and to each person, and avoid “a purely economic conception of society that seeks selfish benefit, regardless of the parameters of social justice.”[5] No one can build his prosperity at the expense of others.[6]

The benefits of a tourism promoting “community development” cannot be reduced to economics alone: there are other dimensions of equal or greater importance. Among these include: cultural enrichment, opportunities for human encounter, the creation of “relational goods”, the promotion of mutual respect and tolerance, the collaboration between public and private entities, the strengthening of the social fibre and civil society, the improvement of the community’s social conditions, the stimulus to sustainable economic and social development, and the promotion of career training for young people, to name but a few.

3. The local community must be the main actor in tourism development. They must make it their own, with the active presence of government, social partners and civic bodies. It is important that appropriate coordination and participation structures are created, which promote dialogue, make agreements, complement efforts and establish common goals and identify solutions based on consensus. Tourism development is not to do something “for” the community, but rather, “with” the community.

Furthermore, a tourist destination is not only a beautiful landscape or a comfortable infrastructure, but it is, above all, a local community with their own physical environment and culture. It is necessary to promote a tourism that develops in harmony with the community that welcomes people into its space, with its traditional and cultural forms, with its heritage and lifestyles. And in this respectful encounter, the local population and visitors can establish a productive dialogue which will promote tolerance, respect and mutual understanding.

The local community should feel called upon to safeguard its natural and cultural heritage, embracing it, taking pride in it, respecting and adding value to it, so that they can share this heritage with tourists and transmit it to future generations.

Also, the Christians of that community must be capable of displaying their art, traditions, history, and moral and spiritual values, but, above all, the faith that lies at the root of all these things and gives them meaning.

4. The Church, expert in humanity, wishes to collaborate on this path towards an integral human and community development, to offer its Christian vision of development, offering “her distinctive contribution: a global perspective on man and human realities.”[7]

From our faith, we can provide the sense of the person, community and fraternity, solidarity, seeking justice, of being called upon as stewards (not owners) of Creation and, under the influence of the Holy Spirit, continue to collaborate in Christ’s work.

Following what Pope Benedict XVI asked of those committed to the pastoral care of tourism, we must increase our efforts in order to “shed light on this reality using the social teaching of the Church and promote a culture of ethical and responsible tourism, in such a way that it will respect the dignity of persons and of peoples, be open to all, be just, sustainable and ecological.”[8]

With great pleasure, we note how the Church has recognized the potential of the tourism industry in many parts of the world and set up simple but effective projects.

There are a growing number of Christian associations that organize responsible tourism to less developed destinations as well as those that promote the so-called “solidarity or volunteer tourism” which enable people to put their vacation time to good use on a project in developing countries.

Also worth mentioning are programs for sustainable and equitable tourism in disadvantaged areas promoted by Episcopal Conferences, dioceses or religious congregations, which accompany local communities, helping them to create opportunities for reflection, promoting education and training, giving advice and collaborating on project design and encouraging dialogue with the authorities and other groups. This type of experience has led to the creation of a tourism managed by local communities, through partnerships and specialized micro tourism (accommodation, restaurants, guides, craft production, etc.).

Beyond this, there are many parishes in tourist destinations that host visitors, offering liturgical, educational and cultural events, with the hope that the holidays “are of benefit to their human and spiritual growth, in the firm conviction that even in this time we cannot forget God who never forgets us.”[9] To do this, parishes seek to develop a “friendly pastoral care” which allows them to welcome people with a spirit of openness and fraternity, and project the image of a lively and welcoming community. And for this hospitality to be more effective, we need to create a more effective collaboration with other relevant sectors.

These pastoral proposals are becoming more important, especially as a type of “experiential tourism” grows. This type of tourism seeks to establish links with local people and enable visitors to feel like another member of the community, participating in their daily lives, placing value on contact and dialogue.

The Church’s involvement in the field of tourism has resulted in numerous projects, emerging from a multitude of experiences thanks to the effort, enthusiasm and creativity of so many priests, religious and lay people who work for the socio-economic, cultural and spiritual development of the local community, and help them to look with hope to the future.

In recognition that its primary mission is evangelization, the Church offers its often humble collaboration to respond to the specific circumstances of people, especially the most needy. And this, from the conviction that “we also evangelize when we attempt to confront the various challenges which can arise.”[10]

Vatican City, July 1, 2014

Antonio Maria Cardinal Vegliò, President
Joseph Kalathiparambil, Secretary


[1] World Tourism Organization, Global Code of Ethics for Tourism, 1 October 1999, Art.5, para.1
[2] Pope Paul VI, Encyclical “ Populorum Progressio”, 26 March 1967, n.14
[3] Cf. World Tourism Organisation & World Council on Travel & Tourism, Open Letter to Heads of State and Government on Travel and Tourism
[4] Pope Francis, Address to Managers and Workers at the Steel Mills of Terni and the Faithful of the Diocese of Terni-Narni-Amelia, 20 March 2014
[5] Pope Francis, Papal Audience, 1 May 2013
[6] “Rich countries have shown the ability to create material well-being, but often at the expense of man and the weaker social classes.” (Pontifical Council for Justice and Peace, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 2 April 2004, n.374)
[7] Pope Paul VI, Encyclical “ Populorum Progressio”, 26 March 1967, n.13
[8] Pope Benedict XVI, Message for the VII World Congress on the Pastoral Care of Tourism, Cancún (Mexico), 23-27 April 2012.
[9] VII World Congress on the Pastoral Care of Tourism, Final Declaration, Cancún (Mexico), 23-27 April 2012.
[10] Pope Francis, Apostolic Exhortation “Evangelii Gaudium”, 24 November 2013, n.61
 
Culture Council promotes peace initiative
Vatican Radio
21:52 11/07/2014
Vatican 2014-07-11 -- The Pontifical Council for Culture has launched the "Pause for Peace" campaign ahead of the FIFA World Cup 2014 final in Brazil on Sunday evening. Adherents are asking for a moment of silence around the Sunday, July 13 match to remember those stricken by wars and unrest worldwide. Some wish for a moment of silence at the match. All wish for a cessation of bloodshed in those many areas of the world undergoing dramatic conflict in these days.

The President of the Pontifical Council for Culture, Cardinal Gianfranco Ravasi took to social media to promote the initiative heading into the weekend. @cardinalravasi tweeted, “A still, small voice of silence” (1 Kings 19,12) #PAUSEforPeace #WorldCup2014

The Undersecretary of the Council for Culture, Msgr Melchor Sanchez, explained that the initiative is part of a tradition that goes back millennia. “Sports were born around religious festivities,” he said. “Sporting events were moments of peace, when wars ceased, as for the Olympic truce,” he continued, adding, “Why not for the World Cup, why not a pause, a moment of silence, a truce for peace?"
 
US Bishops host national migration conference
Vatican Radio
21:53 11/07/2014
Vatican 2014-07-11 -- The United States Conference of Catholic Bishops was host and principal sponsor of a major conference on migration this week in the US capital, Washington, DC. With the USCCB’s Migration and Refugee Services, the 2014 National Migration Conference was co-sponsored by the Catholic Legal Immigration Network and Catholic Charities USA.

The purpose of the four-day event that opened Monday was to build the capacity of the Catholic Church and society to advance the life and dignity of the human person in the sponsor organisations’ work with immigrants, migrants, refugees, unaccompanied migrant children, victims of human trafficking, and other vulnerable people on the move.

The chairman of the USCCB’s Committee on Migration, Bishop Eusebio Elizondo, auxiliary of Seattle, Washington, told Vatican Radio the Church’s advocacy in behalf of migrants is a response to a Gospel imperative. “We do what we do because we are Christians and disciples of the Lord, Jesus Christ,” He said. “It is not because we have a political agenda,” he explained, adding, “it is something we are impelled to do.” The US bishops are currently appealing to US federal legislators, calling for action toward comprehensive reform of US immigration law.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khấn dòng tại đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
Mai Thi
07:35 11/07/2014
THÁNH LỄ KHẤN DÒNG TRỌNG THỂ TẠI ĐAN VIỆN THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG

Lúc 9 giờ sáng ngày 11 tháng 7 năm 2014, tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương đã diễn ra thánh lễ trọng thể mừng kính thánh tổ phụ Biển Đức với nghi thức khấn dòng trọng thể của 8 thầy trong Đan viện. Đây là ngày hồng phúc không chỉ cho bản thân các khấn sinh nhưng còn là niềm vui của mọi thành viên thuộc Đan viện Châu Sơn Đơn Dương, cho các gia đình có con em dâng mình cho Chúa và cho tòan thể Giáo Hội.

Đúng 9 giờ khi hồi chuông vang lên, 8 khấn sinh và đoàn đồng tế từ cuối nhà nguyện tiến vào đang khi ca đòan các thầy hát bài ca nhập lễ khởi sự cử hành phụng vụ thánh lễ. Vì thánh lễ diễn ra sau những ngày tĩnh tâm của Đan viện nên đa số các thành viên của cộng đòan đều hiện diện khá đông đủ. Ngòai ra trong ngày lễ khấn dòng còn được đón tiếp thêm những tu sĩ nam nữ của nhiều hội dòng khác nhau, các thân nhân, ân nhân và bạn hữu của Đan viện cũng như của các tân khấn sinh. Qúi khách đến từ nhiều miền trên quê hương Việt Nam để về dự thánh lễ, chia vui và cầu nguyện cho đan viện cũng như các khấn sinh.

Viện Phụ Maria Gioan Vianney Nguyễn Tri Phương chủ sự thánh lễ và với nhiệm vụ bề trên đương nhiệm của Đan viện ngài đại diện Giáo Hội nhận lời khấn trọng của 8 người anh em trong cộng đòan. Cùng đồng tế với viện phụ Vianney có nguyên Viện Phụ Phanxicô, khỏang 26 linh mục là các cha trong hạt Đơn Dương, quí cha khách và các cha trong đan viện.

Khởi sự thánh lễ Viện Phụ Vianney mời gọi mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa ban cho hội thánh và hai hội dòng Biển Đức và Xitô một vị thánh gương mẫu biết nghe tiếng Chúa mời gọi, sẵn sàng đáp lại bằng cuộc sống dấn thân, để mưu cầu hạnh phúc nước trời cho mình và cho mọi người, đó là thánh tổ phụ Biển Đức. Thêm vào đó cộng đòan Châu Sơn Đơn Dương hôm nay hân hoan vui mừng vì có thêm 8 người anh em quyết tâm dâng hiến trọn vẹn cuộc đời còn lại của mình cho ơn gọi đan tu chiêm niệm nơi đan viện này. Cùng với tâm tình tạ ơn và vui mừng, Viện phụ cũng mời gọi mọi người hiện diện hiệp ý dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các khấn sinh tuyên khấn trong thánh lễ để đời dâng hiến của các thầy luôn kết với Đức Kitô, nhờ đó họ trung thành với cam kết của mình và được hạnh phúc trong đời tu.

Trong bài giảng lễ, Viện phụ Vianney đề cập đến gương mẫu của các đan sĩ là thánh tổ phụ Biển Đức. Khi còn rất trẻ Biển Đức đã quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để sống cho một mình Thiên Chúa. Đó là chọn lựa khôn ngoan và đó là giải pháp của đức tin. Viện phụ cũng khuyến khích các đan sĩ và các khấn sinh noi gương thánh tổ phụ tận hiến trọn vẹn đời mình làm của lễ thánh thiêng dâng kính Chúa. Chìa khóa giúp cho thánh Biển Đức trở nên "chiến sĩ của Chúa Kitô" và hòan thiện bản thân là đức khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực thánh tổ chọn lựa là từ bỏ tất cả mọi vinh hoa trần thế và danh vọng có thể sẽ đạt được trong tương lai để lắng nghe tiếng Chúa và mau mắn thi hành hầu có thể đạt được mục đích đời mình là sự sống đời đời. Từ các bản văn Kinh thánh chúng ta biết được Chúa đã hứa ban phần thưởng đời đời cho những ai dám chấp nhận lời đề nghị của Ngài.

Trong nghi thức thẩm vấn, Viện Phụ Vianney nhân danh Giáo Hội hỏi các khấn sinh muốn thỉnh cầu điều gì? Và họ đồng thanh đáp lại: “Con xin được tuyên khấn trọn đời trong gia đình Đan viện này cho đến chết". Mọi người hát "Tạ ơn Chúa".

Vâng, khấn cho đến chết đó là một cam kết táo bạo, nặng nề và "nguy hiểm", đòi người ta phải suy nghĩ đắn đo, hết sức can đảm và có 1 quyết tâm cao độ. Theo sức tự nhiên thì không ai dám nhưng với đức tin, nỗ lực bản thân và sự tín thác hòan tòan vào ơn Chúa thì mọi sự đều có thể: Chúa là tình yêu và Ngài là Đấng trung tín. Nhắn nhủ với các khấn sinh, viện phụ đề nghị noi theo gương mẫu của thánh tổ Biển Đức can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi, sống các đòi hỏi của đời đan tu và cố gắng tạo niềm vui cùng hạnh phúc với chọn lựa sống và chết cùng với anh em trong đan viện này.

Sau khi nằm sấp sát đất giữa gian cung thánh để cùng cộng đòan phụng vụ khẩn nài sự chuyển cầu của các thánh, từng khấn sinh tiến lên đọc lời khấn trước sự chứng giám của Chúa Ba Ngôi, các thánh có hài cốt tại Đan viện, sự hiện diện của Viện Phụ và mọi người để nói lên quyết tâm dấn thân cho lý tưởng đan tu trọn cả cuộc đời còn lại của mình.

Qua 5 lời khấn (Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng phục, Bền đỗ và Canh tân đời sống), các khấn sinh tự nguyện và công khai tuyên lời cam kết vĩnh viễn đi vào giao ước tình yêu đối với Chúa: Bỏ hết tất cả để chọn Chúa và dâng tất cả cho Ngài. Đây là điều khó hiểu đối với nhiều người, nhưng chỉ có các đan sĩ sau khi miệt mài tìm Chúa trong nội vi đan viện qua các thời gian huấn luyện phần nào hiểu và cảm nhận được tình yêu nhiệm mầu và nhẹ nhàng của tiếng gọi Tình Yêu và hôm nay họ quyết tâm dâng hiến cuộc đời đáp lại lời mời gọi thánh thiêng đó. Các khấn sinh ý thức rằng chính Thiên Chúa qua thập giá của Đức Giêsu qui tụ và mời gọi họ dấn thân một cách mãnh liệt qua việc tận hiến đời mình vì ơn cứu độ của bản thân và tòan thể nhân loại. Tám thanh niên hôm nay đã cảm nhận được tình yêu bao la của Chúa và họ nhận thấy rằng không còn cách nào đáp trả tình yêu ấy, ngoại trừ dâng hiến trọn đời cho Chúa. Chúa đã đánh thức trái tim yêu trong họ nên từ nay, họ từ bỏ cả tất để sống cho Chúa, để thi hành ý của Ngài. Tuy nhiên vì còn là những con người mỏng dòn yếu đuối nên các khấn sinh khiêm tốn hát 3 lần lời nguyện cầu thật ý nghĩa và chân thành: “Lạy Chúa, xin đón nhận con theo Lời Chúa để con được sống và cho lòng con vui thỏa vì đã trông cậy Ngài” (x. Nghi thức khấn dòng). Sau đó các khấn sinh được mặc tu phục mới trở thành các đan sĩ của hội dòng.

Nghi thức khấn dòng kết thúc bằng việc đón nhận các tân đan sĩ. Các cha anh đan sĩ trong cộng đòan và Hội dòng hân hoan chúc mừng và dang rộng vòng tay ôm hôn đón nhận các tân đan sĩ như những người em, người bạn và người đồng hành vào gia đình Đan viện. Từ nay các tân đan sĩ trở thành những thành viên chính thức và vĩnh viễn của cộng đòan: Tất cả sẽ sống và chết cùng nhau trong đan viện này.

Thánh lễ khấn dòng diễn ra trong bầu khí trang trọng, nhịp nhàng và thánh thiêng. Với thánh lễ khấn dòng hôm nay, đây thực là một kỷ niệm đáng ghi nhớ, ý nghĩa và linh thánh. Bằng đức tin chúng ta xác tín rằng chính Thánh Thần Chúa đã khởi sự và sẽ hòan thành tốt đẹp những cộng tác tích cực từ phía con người. Mặc dù ơn gọi đan tu đòi các đan sĩ nhiều từ bỏ nhưng vẫn còn nhiều tâm hồn quảng đại muốn noi gương thánh tổ Biển Đức tìm kiếm Chúa trong nơi cô tịch và thanh vắng, kiên định lao động và cầu nguyện trong nội vi Đan viện. Được biết thánh lễ sáng của cộng đòan ngày hôm trước (ngày 10 tháng 7), Đan viện đã có thêm 5 Thỉnh Sinh lãnh áo dòng bước vào năm tập Hội thánh và một thầy khấn gia hạn thêm thời gian khấn tạm.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Viện Phụ Vianney nói đôi lời cảm ơn mọi người. Cộng đòan hiện diện cùng với ca đòan hát bài ca cảm tạ Thiên Chúa - Te Deum. Đây là bài tạ ơn của cuộc đời được hát lên mỗi khi có anh em khấn dòng trọng thể hay một anh em hòan thành cuộc đời ơn gọi của mình qua cái chết (truyền thống của các Đan viện thuộc hội dòng Xitô Thánh Gia).

Thánh lễ kết thúc lúc 11giờ cùng ngày. Tiếp sau đó mọi người cùng chia vui với đan viện và các tân đan sĩ trong bữa tiệc Agape trước sân của học viện thần học. Mọi người đều cảm thấy niềm vui, sốt sắng, thánh thiện và bình an vì nhận thấy rằng muôn hồng ân Chúa đã, đang và sẽ còn tiếp tục ban cho Đan viện nói riêng và Giáo Hội nói chung. Hy vọng với số thành viên gia tăng, Đan viện không những phát triển về số lượng nhưng thăng tiến trong lý tưởng đan tu mỗi ngày.

Nguyện xin thánh Tổ Phụ Biển Đức gìn giữ, nâng đỡ, chúc lành và bầu cử cho các tân Đan sĩ tuyên khấn hôm nay luôn can đảm hiến trọn đời mình để phục vụ Chúa, Hội Thánh và cộng đòan bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh trong nội vi đan viện của mình.

Mai Thi
 
Truyền chức linh mục tại Đan Viện Xi Tô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca
Thới Hoa
13:07 11/07/2014
NHA TRANG – lúc 9giờ30 thứ Sáungày 11 tháng 07 năm 2014 là ngày mừng kính Lễ Thánh tổ Biển Đức, tại Nguyện Đường Đan Viện XiTô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh Giám Mục Địa Phận Nha Trang đã chủ tế thánh lễ và truyền chức linh mục cho ba thầy phó tế của của Đan Viện XiTô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca.

Hình ảnh

Cùng đồng tế có cha Tổng Đại Diện, Đức Ông Giuse Nguyễn Thế Thoại nguyên Tổng Đại Diện, và hơn 30 linh mục, phó tế trong và ngoài giáo phận, cùng với sự hiệp thông của đông đảo quý thầy chủng sinh, quý nam nữ tu sỹ ân nhân, thân nhân và cộng đoàn dân Chúa.

Ba thầy phó tế là những người đã trải qua sáu tháng thi hành tác vụ phó tế, đó là các thầy:

Fr. Marie Philipphê Phan Minh NGUYỄN VĂN HUẤN
Fr. Marie Francois Xavier NGUYỄN DUY THẠCH
Fr. Marie Dominique PHẠM VĂN LÂM

Đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse đã nói “… trong ngày hôm nay, ngày mà cả Giáo Hội trên toàn cầu mừng kính thánh Biển Đức (Benedito) Viện Phụ, Vị tổ phụ của đời sống Đan Tu trong Giáo Hội của chúng ta… đời sống đan tu mà Ngài vạch ra, góp phần rất lớn và tuyệt vời cho những đời sống thiêng liêng trong Giáo Hội chúng ta”. Đức Cha cũng nói lên niềm vui và Chúc mừng Đan Viện, Ba thầy phó tế tiến chức linh mục và gia đình. Đức Cha nguyện xin Chúa tuôn đỗ muôn ơn lành trên những con người Chúa Chọn.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse dạy các tân chức: linh mục phải noi gương chúa Giêsu và trở nên đồng hành đồng dạng với Chúa Giêsu.

Qua 3 bài đọc lời Chúa, Đức Cha Giuse vạch ra 3 nét để làm hành trang, xem như là khởi đầu của đời sống linh mục:

Thứ nhất linh mục là người của Lời. Lời Chúa, lời của hội Thánh, lời của dân Chúa lời của vũ trụ ….
Thứ hai Linh mục phải là hiện thân của tình yêu thương, trên hết mọi sự phải có đức yêu thương.
Thứ ba linh mục phải là con người phục vụ.

Sau Kinh Cầu Các Thánh, các nghi thức truyền chức được tiếp diễn, ông bà cố dâng áo lễ, các Cha nghĩa phụ mặc cho ba tân chức.

Trước khi Thánh lễ kết thúc, các tân chức bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha giáo phận qua lời cảm ơn của Bề Trên Đan Viện đại diện cho quí tân chức; cảm ơn mọi người đã giúp đỡ để các ngài hoàn thành chương trình học tập, cũng như giúp tổ chức thánh lễ hôm nay.

Thánh lễ truyền chức linh mục đã diễn ra thật long trọng, trang nghiêm sốt sắng, mọi người đều hớn hở vui mừng, và hiệp ý cầu nguyện cho ba tân linh mục được trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước, thực sự trở nên ánh sáng cho trần gian.

Qua phép lành tòa thánh của Đức Cha Giuse Thánh lễ kết thúc trong niềm vui. Các thân nhân hân hoan chụp hình với Đức Cha và các tân chức để lưu niệm ngày vui trọng đại này. Cuối cùng tiệc mừng Tạ Ơn tại nhà hội Đan Viện.
 
Khóa Tập Huấn Ca Trưởng và Ca Viên năm tại Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
13:09 11/07/2014
Khóa Tập Huấn Ca Trưởng và Ca Viên năm tại Giáo Phận Đà Nẵng
Vào ngày 10 & 11/ 7/ 2014, tại hội trường Giáo xứ Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng, Ban Thánh nhạc Giáo phận đã mở khóa tập huấn ca Trưởng và ca Viên, do nhạc sĩ Liên Bình Định (*) trực tiếp giảng huấn. Có ca viên 18 Giáo xứ của 3 Giáo Hạt (Hạt Đà Nẵng, Hạt Hòa Vang, Hạt Hội An) đến tham dự. Ca viên Giáo xứ Đông Vinh và Hội Yên ở cách xa hơn 30 Km cũng cố gắng hy sinh đến tham dự học hỏi kinh nghiệm.

Hình ảnh

Chương trình được chia làm 4 buổi:

2 buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30: có hơn 50 ca Trưởng, ca Phó và người đánh đàn được huấn luyện kỷ năng tập hát, hòa bè, hòa âm, đối âm trong hợp xướng.
2 buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ: có hơn 150 ca viên được huấn luyện kỹ năng ca hát, kỷ thuật lấy hơi, nhả hơi, nhả tiếng, tròn vành rõ tiếng, luyện giọng, hòa thanh trong hợp xướng…tư thế khi đứng và ngồi hát…

Với kinh nghiệm nhiều năm học và tốt nghiệp nhạc viện tại Hoa Kỳ, Thầy đã thổi luồng gió mới về các kỹ năng tập hát, hiểu biết về hòa âm, đối âm, đánh nhịp của ca Trưởng; các kiến thức cơ bản cần biết cho ca Viên.

Buổi tối thứ 2 huấn luyện ca viện, tất cả ca viên rất hào hứng sinh động nhờ sự cộng tác giảng huấn của Ca sĩ Tâm Linh, là người con của Giáo phận Đà Nẵng, vừa tốt nghiệp sau 8 năm học tại nhạc viện Thành phố Saigon.

Trong dịp này, Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn – Trưởng Ban Thánh nhạc Giáo phận đã giới thiệu với anh chị em ca đoàn Ban Thường vụ của Ban Thánh nhạc Giáo phận Đà Nẵng hiện nay, gồm có:

1. Mattheu Lưu Văn Thiên – ca Trưởng ca đoàn Giáo xứ TTTM Trà Kiệu: Trưởng ban
2. Phê-rô Nguyễn Đức Sáng – ca Trưởng ca đoàn Giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng: Phó ban
3. Toma Trương Văn Ân - ca Trưởng ca đoàn Giáo xứ Nhương Nghĩa: Thư ký
4. Athanasio Trần Văn Đức – ca Trưởng ca đoàn Giáo xứ Thanh Đức: Ủy viên
5. Anna Phạm Thị Thùy Trang – ca Trưởng ca đoàn Giáo xứ Thanh Bình: Ủy viên

Qua khóa tập huấn, anh chị em ca đoàn hiểu biết thêm những kiến thức bổ ích, có thể giúp ca đoàn của các anh chị ngày càng thăng tiến hơn về mặt kỷ thuật và tâm tình diễn tấu các tác phẩm Thánh ca, qua đó có thể giúp cộng đoàn nâng cao tâm tình cầu nguyện và kết hợp với Chúa.

(*) Vài hàng về nhạc sĩ Liên Bình Định:

- Liên Bình Định, tên thật là Nguyễn Thanh Liên; sinh 1945 tại xã Phước Hòa, Bình Định.
- Học nhạc lý NS Dương Minh Ninh (nhạc phẩm Đường Chiều thời Tiền Chiến) Qui Nhơn, Bình Định.
- Học Violin nhà thơ Vũ Phan Long, Qui Nhơn, Bình Định.
- Tháng 4 năm 1975; sang Mỹ - Học Hòa âm, đối âm, orchestration, Ca trưởng, sáng tác tại Seattle, Washington, USA.
- Cộng tác các trang web catruong.com; ThanhcaVN.net; Honque.net; GĐ nhạc sỹ Thánh ca Hải ngoại.
- Sáng tác và hòa âm hơn 400 ca khúc Thánh ca và ngoài đời.
 
Chia sẻ lễ tạ ơn linh mục tại giáo xứ Phúc Lộc, Ban Mê Thuột
Lm. Nguyễn Văn Nghiã
22:06 11/07/2014
chia se LE ta on Tan linh muc o xu nha chung toi.

LỄ TẠ ƠN CHA GIUSE NGUYỄN QUANG VINH

(Hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả)

`Một niềm vui thánh thiêng, một niềm hãnh diện chính đáng cho toàn thể nhân loại, toàn thể Giáo Hội nói chung và cách riêng cho giáo xứ Phúc Lộc chúng ta khi hân hoan họp mừng tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân linh mục Ngài trao ban cho chúng ta qua sự hiến dâng và đáp trả quả cảm của một người con yêu dấu của xứ nhà, tân linh mục Giuse Nguyễn Quang Vinh. Thế là có thêm một con người tự nguyện làm khí cụ để Thiên Chúa tuôn ban ơn cứu độ cho nhân trần.

Lời tạ ơn đẹp lòng Thiên Chúa nhất không chỉ nhìn nhận nguồn gốc ơn lành mình lãnh nhận mà nhất là còn phải biết sử dụng ân ban đúng và đẹp ý Thiên Chúa. Với cái nhìn tu đức truyền thống, Kitô hữu chúng ta vốn quen nhìn thiên chức linh mục như là cái máng thông ơn Thiên Chúa. Tuy nhiên dưới nhãn quan thần học Kinh thánh thì còn hơn thế nhiều. Chức tư tế của thời Cựu Ước và của Tân Ước được sánh ví như chiếc thang nối liền đất với trời. Vai trò của các tư tế đích thực là người trung gian để nhân loại tiến dâng lên Thiên Chúa những niềm cảm tạ tri ân, lời tôn vinh chúc tụng, lòng thống hối ăn năn và các nhu cầu khẩn thiết cho cuộc sống hôm nay cũng như mai ngày. Các tư tế cũng là những trung gian để Thiên Chúa thông truyền thánh ý cũng như ban phát ơn lành.

Dưới ánh sáng Lời Chúa qua ba bài đọc hôm nay, xin chia có một vài thiển ý về vai trò của linh mục làm người trung gian chuyển thông sứ điệp của trời cao cho nhân trần và là người chuyển dâng nỗi niềm của trần nhân lên Đấng Toàn Năng. Thánh Công đồng Vaticanô II trong Sắc Lệnh về Đời sống và chức vụ linh mục ở số 4 đã xác định rõ phận vụ hàng đầu của linh mục là chuyển tải sứ điệp của Thiên Chúa cho nhân trần. Đây là một sứ vụ không chỉ liên hệ đến hạnh phúc vĩnh tồn của người nghe mà còn liên hệ đến phần phúc của người rao giảng. Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Êgiêkiel thật rõ ràng: “Nếu ngươi không nói cho kẻ gian ác biêt tội ác của nó để lôi kéo nó ra khỏi đường gian ác để được sống, thì kẻ gian ác sẽ chết trong tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi người đền nợ máu cho nó”(x. Ez 3,18-19). Thánh Phaolô đã từng thú nhận: “Vô phúc cho tôi, nêu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cor 9,16).

Thánh Phaolô còn khẳng định rằng: “người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là phải trung tín” (1Cor 4,2). Phải nói điều Chúa truyền dạy và với những ai Chúa muốn chúng ta tỏ bày. Lời Chúa như thanh gươm bén nhọn phân rẽ tâm hồn. Ngôn sứ Giêrêmia được truyền là hãy mạnh dạn lên tiếng, đừng sợ mình chỉ là phận bé nhỏ, vì Thiên Chúa luôn ở cùng bậc sứ ngôn và lời của Người là khí cụ vừa để lật để nhổ, để phá để hủy và vừa để xây, để trồng (x.Gr1,10). Một hiện trạng của Giáo Hội Việt Nam đó là đã qua một thời gian khó khăn đủ cách và nhiều kiểu do thế thời và cả do lòng người nắm quyền quản trị xã hội, điều hành đất nước nên số linh mục bị hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu của chiên trong đàn chưa kể chiên ngoài đàn, vì thế các linh mục hình như chỉ mới loay hoay lo việc quản trị và cử hành các bí tích. Đức Giám Mục giáo phận nhà Ban Mê Thuột chúng ta cũng đã hơn một lần tâm sự với tôi về hiện thực này.

Xin được mở một ngoặc đơn để làm một chút thống kê và so sánh về các phận vụ của linh mục. Để quản trị cộng đoàn thì không thiếu tín hữu hàng giáo dân với nhiều khả năng và chuyên môn cao, có khi là sâu và rộng hơn linh mục nhiều. Để cử hành các bí tích nói chung và để dâng Thánh Lễ nói riêng cho đúng luật Phụng vụ thì thiết nghĩ không cần được đào tạo với thời gian trên dưới 10 năm ròng. Tối hôm qua trong bàn cơm với cha mới và cha sở xứ Thượng Thanh, giáo phận Đà Lạt đây, tôi có dí dỏm rằng chỉ cần trên dưới một tuần là làm Lễ và cử hành các bí được tuốt, mà đúng luật chữ đỏ y chang. Tuy nhiên để hiểu, để cảm và có thể truyền rao sứ điệp Tin mừng thì 7 hay 8 năm ở Đại Chủng Viện hay trên dưới 10 năm ở Tu viện hay Hội dòng vẫn chưa thấm vào đâu. Nếu chỉ để dâng Thánh Lễ và cử hành các bí tích cho tín hữu Công Giáo thì số linh mục ở Đài Loan quá dư thừa và Hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy giả chắc chắn không có đủ lý do chính đáng để xin Giáo Hội truyền chức linh mục cho thành viên của mình.

Có thể có người nói rằng quý cha vẫn giảng Lễ hằng ngày đó mà, các ngài vẫn thi thoảng dạy giáo lý đấy thôi. Tuy nhiên phải chăng quý ngài đã thực sự nói điều mà Thiên Chúa truyền dạy và đã nói với những người mà Người muốn răn bảo? Thầy thuốc có ra không phải cho người mạnh khỏe mà cho người đau yếu. Còn đó biết bao người yếu đau đủ bề cả về tâm linh lẫn lương tri, cả về lối sống cá nhân cũng như cách thế điều hành gia đình và xã hội mà Lời Chúa chưa thực sự đến với họ, thì trong đó có lỗi của hàng linh mục chúng tôi.

Khi tự nguyện chọn con đường dâng hiến theo ơn gọi Hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy giả, chắc hẳn cha mới Giuse của chúng ta đây phần nào đó cảm nghiệm vị trí vai trò của cái máng thông ơn hay vai trò vị trí của người trung gian để rồi gia nhập một Hội Dòng có linh đạo vừa chiêm niệm ẩn tu, vừa truyền giáo phục vụ trong tinh thần hãm mình hy sinh, yêu tha nhân chân thành với thái độ luôn vui tươi và hòa nhã.

Hãm mình hy sinh, khổ chế để rồi được tự do hơn hầu có thể chuyển thông Lời Chúa cách trung thành và đúng đối tượng. Xưa nay vẫn có đó tình trạng mở miệng mắc quai hay ăn xôi chùa ngọng miệng. Khi còn vướng bận chút gì đó, nghĩa là còn thiếu sự tự do thì người ta khó mà nói lời sự thật cho người cần được nghe nhất là khi họ là những người đang có vai cao, vị trọng trong Giáo Hội hay ngoài xã hội. Khi còn một vài dính bén thiếu thanh cao thì người ta cũng khó cất cao lời tình yêu cách trung thực với những người bé mọn, cô thân và tội lỗi. Cũng đã có nhiều lời than thở của giáo dân rằng nhiều ông cha và cả giám mục thích giảng dạy kiểu chung chung, nói đâu cũng không sợ sai mà hình như không nói với ai và không trực tiếp cho ai cả nên chẳng mất lòng ai và dĩ nhiên ít có ai được hưởng nhờ.

Sáng nay khi dâng Lễ an táng ở giáo Họ Thánh Mẫu, một vị hội đồng hỏi tôi rằng vào chung kết giải túc cầu thế giới lần này là hai đội bóng, quê hương của hai Đức Giáo Hoàng là Đức Phanxicô, người Achentina và Đức tiền nhiệm Bênêđictô XVI đang nghỉ hưu là người Đức thì cha ủng hộ đội nào. Thật khó nghĩ, vì cánh nhà báo cũng đã từng hỏi Đức Phanxicô ủng hộ đội nào và Ngài nói là “trung dung”. Ngôn từ của các vị chủ chăn quả thật có ảnh hưởng đáng kể. Nói đến đây tôi nhớ lại Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khởi đầu triều đại của ngài, với điệp ngữ lặp đi lặp lại là “anh em đừng sợ”. Chính điệp ngữ của Đấng Cứu Độ đã góp phần rất lớn trong việc chuyển thay diện cục thế giới, cách riêng ở các nước Đông Âu và liên bang Xô Viết trước đây. Chính bởi Lời Chúa mà muôn vật được tác thành thì cũng nhờ Lời của Người thì vạn vật và xã hội đổi thay và hoàn thiện về bản chất cũng như các mối tương quan. Xin đừng quên rằng cũng nhờ Lời Chúa mà các bí tích được thành sự.

Đã là cái máng thi phải gắn liền với hai nơi cần tiếp nối. Nếu thiếu sự gắn bó với trời cao bằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm hoặc giả như thiếu sự gắn bó với nhân trần bằng tình liên đới thì chắc hẳn cái máng thành vô dụng và rồi sẽ có lúc trở thành đồ phế liệu rẻ tiền. Sáng hôm qua, trong Thánh Lễ tạ ơn cha mới Phanxicô, người bạn đồng môn, thụ phong linh mục cùng ngày với cha mới Giuse đây, cha xứ Thọ Thành đã xác định rằng hồng ân linh mục là Chúa ban cho loài người nên mọi người phải tạ ơn và hồng ân ấy Chúa ban qua nghĩa tình kẻ này người kia nên chúng ta phải biết ơn nhau, đồng thời ngài lấy lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô để nhấn mạnh rằng Chúa trao ban thiên chức linh mục cho người này người kia là để các vị ấy phục vụ, do đó đoàn tín hữu đừng ngại ngần làm phiền, đừng e dè quấy rầy các linh mục. Ngài nhấn mạnh rằng đoàn tín hữu biết rõ sự thật này và các linh mục lại càng biết rõ hơn.

Mạn phép cha xứ Thọ Thành đang hiện diện nơi đây, xin thêm một tí. Thử hỏi nhau thế nào là phục vụ? Hình ảnh các quan thái giám và các cô cung nữ trong triều vua trước đây như là một minh họa của động thái phục vụ, tức là làm công việc của người tôi tớ đúng nghĩa. Nêu giả như có sơ xuất trong việc phục vụ chủ mình thì phải nhanh chóng tự vả mặt và nói “nô tài đáng chết!”. Giữa điều mình biết và hiện thực cuộc sống của mình chắc hẳn rất khó có sự tương đồng nhưng ước gì ít có sự tương phản.

Mạo muội thêm một tí mắm muối nữa đó là xin cộng đoàn tín hữu Công Giáo, bà con khác đạo và anh chị em lương dân chớ ngại ngần “sử dụng” các linh mục. Cái máng có ra là để cho con người sử dụng chứ không phải để treo trên cao mà ngắm hay chưng trên tủ mà khúm núm cúi đầu. Ước chúng ta biết cách bắt cái máng phải chảy tuôn sứ điệp của Thiên Chúa và chuyển dâng bao nỗi niềm của nhân trần. Với cung cách quảng bá sản phẩm, xin kết thúc những dòng chia sẻ này đó là hãy đọc kỷ hướng dẫn trước khi sử dụng và xin đừng để sản phẩm bị biến chất mà chuốc lấy tai họa khó lường. Thánh Giám mục Anphong đã từng nói: “linh mục biến chất là một khí cụ rất đắc lực của thần dữ”. Có thể nói không ai hiểu con cái cho bằng bố mẹ và ít có ai dám thẳng thắn nói sự thật với các linh mục cho bằng quý ông bà cố. Khi chưa thụ phong linh mục, chắc hẳn ông bà cố đây vẫn hằng cầu nguyện nhiều cho cha mới. Nếu trước đây ông bà mỗi ngày lần một chuỗi, thì có lẽ khi con cái là linh mục thì cần lần gấp ba (ba chuỗi). Tất thảy vì một lẽ này đó là ơn bền đỗ là cái ơn không thể thiếu mà đoàn tín hữu cầu nguyện cho hàng linh mục, Xin ông bà cố đừng quên rộng lượng thêm cho tôi một kinh. Chân thành cám ơn ông bà cố nhiều.

Phúc Lộc ngày 10-7-2014

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Làm gì để cứu non sông?
Bảo Giang
07:54 11/07/2014
Làm gì để cứu non sông?

Việt Nam, dẫu có đôi ba phen bị chia cắt. Cũng có lúc có hai, ba cơ chế công quyền khác nhau. Hoặc giả, có đôi lần bị đô hộ bởi ngoại bang, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn luôn có được những điều đáng tự hào, đáng hãnh diện, hơn hẳn những sắc dân, hay những quốc gia đồng thời với mình từ khi lập quốc như: Tề, Hàn, Triệu, Sở, Tần, Tấn, Ngụy, Ngô, Việt ( của Việt vương Câu Tiễn trong bách Việt) là chúng ta, dẫu là một sắc dân nhỏ sống rải rác ở phía nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng. Bị đẩy dần về phương nam, nhưng vẩn còn một quốc thể, một ngôn ngữ, một văn tự, một nòi giống sống chung trên một giải đất hình chữ S mang tên Việt Nam, chạy dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Cộng với một biển đông xuôi theo chiều dài của bờ đất, vươn ra ôm lấy các đảo, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không rời. Như thế, Ta hãnh diện. Ta còn có một quê hương, một dân tộc đứng riêng ở cõi trời Nam là nhờ vào ý chí của tiền nhân qua nhiều đời luôn trung thành với hai nguyên tắc bất di bất dịch: Hy sinh vì đại nghĩa và tru di kẻ bán nước cầu vinh.

Tiếc rằng, bài sử ký này chỉ được nguời dân Việt Nam ở miền nam trân trọng học tập và thực hiện việc bảo vệ giang sơn của cha ông cho đến ngày 30-4-1975 là… chấm hết. Bởi vì, từ sau ngày quốc nạn 30-4-1975, và trước đó, từ 3-2-1930 đến 20-7-1954, tại miền bắc Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhăc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta nữa. Lý do:

Đảng cộng sản được thành lập từ 3-2-1930 với 7, 8 ủy viên tại Hồng Kông, nhưng đến năm 1941 đã chết sạch, ngoại trừ một mình Hồ tùng Mậu đang thọ án chung thân khổ sai ở cao nguyên, và một Trinh đình Cửu … mất tích, không một tin tức, không có một hoạt động nào đáng được ghi lại từ sau ngày thành lập cho đến khi ông ta chết sau này. Bỗng dưng, vào cuối năm 1938, TC cho một nhân vật có tên là Hồ Quang mang quân hàm thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Chu Đức đóng ở Quế Lâm, Quảng Tây xuất hiện. Hồ Quang sau này được gọi là Hồ chí Minh, về VN lãnh đạo đảng và nhà nước VNDCCH từ 1940-1969. Hồ Quang là một cái tên nghe lạ tai, nhưng thật ra đây là một trong số 169 cái tên gọi, bút hiệu, bút danh của HCM được nhà nước Việt cộng chính thức công nhận và công bố. Theo bản công bố này, Hồ Quang có một sơ yếu lý lịch về năm sinh, học vấn, hoàn toàn khác biệt với sơ yếu lý lịch của Nguyễn sinh Cung ( Nguyễn ái Quốc) Tài liêu ghi nhận: “ Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 .

Theo bản lý lịch chính thức này thì Hồ Quang sinh năm 1901. Trong khi đó Nguyễn sinh Cung sinh năm 1891. Thứ đến, Hồ Quang có sở học và nơi chốn học tập hoàn toàn khác biệt với lý lịch của Nguyễn sinh Cung. Liệu việc giới thiệu Hồ Quang có phần lý lịch riêng trong danh sách 169 bí danh, bút hiệu của Hồ chí Minh do nhà nước VC công bố, có dụng ý gì khác thường chăng? Liệu sự kiện này có phải là một hình thức gián tiếp giới thiệu về lý lịch thật của người mang tên HCM là chủ tịch đảng và nhà nước Việt cộng từ 1940-1969 hay không? Nếu không, thì nó mang một ẩn ý gì?

Trở lại chuyện của Hồ Quang. Từ sau khi xuất hiện, Hồ Quang được TC hỗ trợ và đưa về VN, đến khoảng tháng 8-1942 đổi là Hồ chí Minh, bị bắt ở Túc Vinh vì giấy tờ đã hết hạn? Sau khi ra tù, Y trở lại Việt Nam và trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản và chủ tịch của nhà nước VNDCCH từ 1945. Nhưng mãi sau này, khoảng 1948-49, sau khi biết chắc không còn một người Việt Nam nào hoạt động cùng thời kỳ trước 1930, hay thân nhân nào biết rõ về tông tích diện mạo của Nguyễn ái Quốc còn sống. Cũng như biết rõ, hồ sơ của y không thể bị tiết lộ từ phía cộng sản Liên Sô và Trung cộng, HCM mới từ từ úp mở cho người ngoài biết y là Nguyễn ái Quốc! Tuy nhiên, tất cả mọi hoạt động của Hồ chí Minh và tập đoàn CS đều cúc cung phụng vụ cho Tàu cộng và ra sức thực hiện chủ nghĩa vô tổ quốc tại nước ta. Với chủ trương này, CS đã tuyên truyền và mở cuôc chiến tranh vào miền nam với chiêu bài giải phóng dân tộc. Nhưng thực tế là thực thi những sách lược do Trung cộng đề ra như lời công bố của Lê Duẩn bí thư đảng cộng lúc bấy giờ là:“ cuộc chiến này là đánh đánh cho Trung quốc, đánh cho liên Sô” hay là “công việc của chúng tôi là phụ thuộc vào Mao chủ Tịch” ( Lê Duẫn,).

Mặt khác, Hồ chí Minh đã chỉ đạo cho Phạm văn Đồng, người đang giữ chức Thủ Tướng của nhà nước VNDCCH ký công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trương sa là thuộc Trung cộng theo bản công bố chủ quyền trên vùng lãnh hải lãnh thổ do Chu ân Lai trước đó hai tuần lễ. Việc công nhận này đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng cho chủ quyền về biển đảo của Việt Nam hiện trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tại miền nam quản lý theo Hiệp Định 1954. Nó cũng là nguyên cớ làm cho hình dạng bản đồ địa lý của Việt Nam không ngừng thay đổi.

Trước tiên, về việc tranh chấp, định ước quốc tế “ Estoppels” quy định rằng “ Trong một tranh chấp cụ thể, vào một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận hay đồng ý ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc đồng thuận đó có hiệu lực pháp lý.” Ai cũng biết, Trung cộng đã từng mưu toan gây tranh chấp về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Truờng Sa với Việt Nam sau đệ nhị thế chiến. Tuy nhiên, trong hội nghị San Francisco năm 1951, dù được Nga bảo trợ, Trung cộng đã hoàn toàn thất bại trong việc tranh chấp chủ quyền với 3 phiếu thuận và 47 phiếu chống. Sau cuộc bỏ phiếu này, trưởng phái đoàn và cũng là Thủ Tưóng đương nhiệm chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn văn Hữu đã tái công bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lời công bố của TT Hữu không có bất cứ một đại biểu nào trong 51 phái đoàn được mời đến để tham dự Hội nghị này, kể cả Liên Sô và ngưòi đại diện của Trung cộng lên tiếng bác bỏ. Theo nguyên tắc, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoang Sa, Truờng Sa là không thể có tranh cãi nữa. Tuy nhiên, TC dường như chưa bao giờ từ bỏ cuồng vọng bành trướng, nên không muốn tuần thủ những quy định mang tính quốc tế từ hội nghị này.

Theo đó, việc Phạm văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung cộng theo công bố của Chu ân Lai (1958) trên những vùng lãnh hải, lãnh thổ này, dù không phải là đơn vị có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền này theo Hiệp Định geneve 1954, đã đặt Việt Nam vào tình trạng có thể mất Hoảng Sa, Trường Sa vào tay TC. Hoặc ít nhất, là VNDCCH tự cho mình quyền đại diện cho Việt Nam để từ bỏ quyền chủ quyền thuộc vùng lãnh hải và lãnh thổ này cho TC chiếm giữ theo định ước Estoppel. Bởi vì theo định ước này diễn giải, “một khi bên nào đã đồng ý, hoặc đã công nhận chủ quyền đang tranh cãi thuộc về phía bên kia thì sẽ không thể bác bỏ chủ quyền của bên kia đối với vùng lãnh thổ đó sau này. Trái lại phải tôn trọng chủ quyền của bên kia”. Lời giải thích này đã hoàn toàn đẩy VNDCCH và kế thừa của nó là CHXHCNVN ra khỏi cuộc tranh chấp với Trung cộng về Hoàng Sa, Trường Sa. Hơn thế, việc Phạm văn Đồng còn làm Thủ Tướng của nưóc Việt Nam thống nhất sau khi họ xóa bỏ hiêp định geneve và Paris đểchiếm đóng miền nam bằng bạo lực vào ngày 30-4-1975, và không hề có bất cứ một lời nói, một văn thư nào đá động đến việc tiếp quản chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo Hội Nghị quôc tế San Francisco và hiệp định geneve 1954 làm cho Việt Nam mất dần tiếng nói đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một sự im lặng tồi tệ, đáng nguyển rủa vì nó đã đồng loã với nội dung bản công hàm mà chính y đã ký trước kia.

Tuy thế, không phải một mình Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, Lê Duẫn, hay trường Chinh theo đuổi chủ trương bán nước, thờ Tàu. Trái lại, sau những kẻ mở đường này là đến Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm, Lê đức Anh, Phan văn Khải… qua hai Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới vào 1999 và 2000 là 796 km2 đất giáp ranh biên giới với Trung cộng thưộc các vùng Bản Giôc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm và gần 3/4 diện tích vịnh bắc bộ đã bị chúng ký bán cho Trung cộng với gía là 2,5 tỷ đô la như một số tin tức rò rỉ và lan truyền trên báo chí. Từ đó, Việt Nam đã mất hẳn những vũng đất này, và không ai còn được nhắc đến nũa! Nếu mai sau, có một thể chế mới muốn tìm lại cái cọc mốc của biên giới đã được ký kết phân ranh giữa Việt Nam với Mãn Thanh vào năm 1883 thì cũng chẳng còn tìm ra dấu tích nó nằm ở đâu nữa. Tệ hơn, nếu cộng sản còn tồn tại trên phần đất này, không biết sau 5, 10 năm nữa con cháu ta phải học bài sử ký ghi chép ra sao? Bời vì dưới thời của những cái tên Mạnh, Kiệt, Dũng, Trọng ,Sang, Hùng, Lưu, Luận, Hải… thì không còn phần đất nào của Việt Nam thiếu dấu chân đi lại của quan cán Trung cộng, và không biết là có bao nhiêu khu rừng, vùng biển hay những nơi gọi khu đặc cư, những khu làng Tàu, cơ sở thương mai, kinh doanh cho riêng Tàu nhân, mọc lên như nắm ở trên nước Việt. Trong lúc người dân Việt lầm than, lang thang không có vài mét đất làm cái lều để sinh sống!

Có nước mắt nào của ngưòi Việt Nam không rơi xuống trước thảm cảnh này không? Hỏi xem, tại sao cha ông ta trải qua hàng nghìn năm trong những nỗi khó khăn tột cùng vẫn để lại cho con cháu được phần di sản thiêng liêng to lớn như thế, mà nay con cháu sao mà tệ?

Tôi cho rằng, con cháu cũng chẵng tệ gì lắm. Tuy nhiên, sau gần 70 năm bị bào mòn bởi bởi ý thức vô tổ quốc của CS, thế hệ lớn thì vị tư kỷ thành ích kỷ, lớp trẻ thì không được giáo dục về lòng yêu quê hương, yêu đồng bào một cách đứng đắn. Cộng với một cuộc tàn phá tôn giáo và luân thường đạo lý do Việt cộng thực hiện, đã tạo ra một xã hội với những sinh hoạt bát nháo, hỗn mang, đầy tính lọc lừa vô đạo, làm cho lòng người thêm chán nản, mất niềm tin. Họ đành phải sống chụp giựt, buông xuôi, tư kỷ thành ích kỷ. Đã thế, họ không được nhắc nhở, thấm nhuần giáo huấn của tiền nhân ta trong công cuộc giữ nưóc và kiến quốc là nuôi lòng hy sinh vì đại nghĩa và dứt khoát tru di những kẻ mãi quốc cầu vinh, mà nên nỗi!

1. Hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.

Phải nói ngay rằng, người dân như một thúng bột tinh nguyên. Bột không có nước quyện vào, chỉ cần một cơn gío nhẹ lướt qua, bột sẽ bay đi và vương vãi khắp nơi. Lòng hy sinh vì đại nghĩa của người dân cũng thế. Nếu không được giáo dục về lòng yêu nước thương nòi một cách nhân bản, nhân văn, đứng đắn theo lịch sử để gắn kết lại với nhau, chỉ cần những biến động nhỏ, lòng người đã ly tán. Nhưng nếu lòng dân luôn được nhào nặn và nuôi sống bằng tinh thần nhân bản, bằng ý thức tổ quốc thì nó luôn kết hợp với nhau, dẫu có là giông bão, biến động, bột cũng không lìa khỏi thúng! Theo cách nhìn này, lòng hy sinh vì đại nghĩa dân tộc trong lòng người Việt Nam lúc nào cũng có và có đầy ắp. Đặc biệt, sẽ phát huy thành sức mạnh lớn để bảo vệc sự trường tồn của quê hương. Nhưng xem ra là rất dửng dưng trước những tranh chấp của các phe phái. Đó là điều rất đáng qúy và cha ông ta đã biết cách chỉ tên kẻ thù, biết cách biến lòng hy sinh này thành những ngọn sóng thần, vùi dập tất cả những thế lực binh cường tướng mạnh từ Tống, Minh, Hán, Nguyên, Thanh khi chúng xâm phạm bờ cõi Việt Nam.

Nay, không phải lòng hy sinh vì đại nghĩa của dân ta không còn. Nhưng một phần bị chính những kẻ bán nước cầu vinh triệt hạ. Bị triệt hạ bằng những thủ đoạn đê hèn, hay bằng những ngôn từ lừa dối như tình hữu nghị, láng giềng tốt khi đưa rước giặc vào nhà. Một phần vì người dân dửng dưng, chán ngán với những ngôn từ của các đảng phái, hay của các nhóm đấu tranh, đôi khi lạm dụng cả danh nghĩa của tôn giáo, làm người dân mất hướng, không nhận diện được kẻ thù đích thực của dân tộc. Kết quả, người dân lui dần vào cuộc sống tự kỷ, buộc phải lo cho mình hơn là cho việc bao đồng, bị lợi dụng.

Về chuyện này ta không thể trách ai, nhìn lại cuộc sinh hoạt tại miền nam trước khi mất nước, dẫu là trong lúc chiến tranh, dân số không bao nhiều mà cũng có tới mấy chục đảng phái và tổ chúc đấu tranh xuất hiện. Có nghười cho rằng, sở dĩ ta có nhiều đảng phái, tổ chức là vì “ ta” không quen làm đảng …. phó, hay phó thủ lãnh! Kết quả, nguời dân chẳng còn lỗi tai nào để mà phân biệt đúng sai. Trống một nơi, chiêng một nẻo. Sang đến chế độ cộng sản, lại là một nỗi kinh hoàng khác. Trăm lời nói, trăm việc làm không có được lấy một điều thật, điều nhân nghĩa!Tất cả là giả dối, lưu manh phản trắc. Duy chỉ có cái búa cái liềm của chúng là bằng sắt thép thật và cũng là thước đo công lý! Từ đó, một tên tội đồ ác độc hạng nhất trong lịch sử, từng cho người giết vợ, quăng xác ra đường gỉa làm tai nạn lưu thông, cũng có thể được chúng biến thành một “ cha già” dân tộc với đàn cao, hương án. Tệ hơn, chúng còn phỉ báng tôn giáo bằng cách ép, đem cái đầu lâu của Y vào nhà chùa, vào đền miếu, bày trõ cúng bái để kiếm lấy phần sôi, phần bổng lộc! Với một cuộc sinh hoạt bát nháo như thế mà gọi là “ chính phủ” thì người dân không muốn lui vào trong tự kỷ cũng không có đưòng chọn lựa khác!

2. Tru di những kẻ bán nước cầu vinh.

Hình như cha ông chúng ta giỏi nhận ra chân tướng của những kẻ bán nước cầu vinh và cũng dưt khoát với những thành phần này hơn chúng ta. Điển hình là những trường hợp của Thống soái Ngô vương Quyền trảm Kiều công Tiễn trước khi đóng cọc nhọn xuống Đằng Giang để tiêu diệt quân Hán,. Hay tể tướng Lữ Gia, tập hợp gia nhân binh lực để khu trù Cù thị cứu nước. Rồi những Trần ích Tắc, Mạc Đăng Dung. Lê chiêu Thống cũng chịu chung một số phận. Trong khi đó, xem ra trong chúng ta lại không thể phân biệt được gỉa chân. Kẻ tội đồ của dân tộc được phe đảng của chúng đắp tượng đưa vào chủa để kiếm phần sôi, phần bổng lộc đã đành. Nhưng phe “ta” lại có những kẻ tự cho mình là trí thức, có những mảnh bằng to hơn bàn tay. Hoặc giả, là lãnh tụ đảng phái, đoàn thể hay tôn giáo. Lúc trưóc khi chưa mất miền nam thì phá rối, thông đồng với giặc bằng cách này hay cách khác để đấu với tranh, bức tử Đệ Nhất Cộng Hòa, để đưa đến cái chết của Tự Do vào ngày 30-4-1975. Sau đó người thì bi cộng sãn rọ miệng, kẻ ra hải ngoại. Khi ra ngoài, tưởng họ làm được những điều hữu ích cho dân, lên tiếng vạch ra những tội ác của chúng để cho người dân nhận diện ra kẻ bán nước cầu vinh. Không ngờ, lại vì cái bả hay mộng vinh hoa. Hay sợ người đời quên mất tên mình, nên phải làm sớ, làm kiến nghị “dâng kế” cho cộng sản với ngôn ngữ gỉa tạo “ dâng kế sách cho CS thực hiện để cho dân mình bớt khổ”. Hỡi ơi cái đầu gối! Nếu CS muốn dùng những lương sách để làm cho dân bớt khổ đau thì chúng đã làm từ lâu rồi, cần gì đến cái bản kiến nghị nhố nhăng ấy!

Khi viết ra những lời này, tôi thực lòng, không chỉ trích, hay bóng gío một ai (nếu ai cảm thấy bị xúc phạm, tôi thành thật xin lỗi trước). Tôi chỉ muốn dẫn chứng một điều. Chúng ta vẫn chưa nhìn ra được kẻ thù của dân tộc là ai. Trái lại, chỉ loanh quanh, nay bảo là gia đình trị họ Ngô. Mai lại bảo, khéo là Ông… Thiệu, hoặc giả, là Hồ chí Minh và tập doàn CS. Một khi, chúng ta chưa đồng nhất chỉ ra được kẻ thù của dân tộc là ai, ở đâu, người dân Việt Nam cũng chưa thể có đối sách, chưa thể có hướng đi, chưa thể có hành động để thoát ra khỏi con đường vòng quanh, tăm tối ấy. Theo đó, tôi cho rằng, nếu muốn tìm ra con đường, tìm ra phương thức hành động thích ứng cho Việt Nam, tất cả mọi người, không trừ ai, phải nhận diện được kẻ thù của dân tộc là ai, ở đâu. Khi chúng ta đã nhận diện được kẻ thù của dân tộc thì kế sách vẹn toàn của cha ông ta đã có sẵn, cứ thế mà thi hành để cưu quốc và kiến quốc. Chuyện mười năm không thành thì hai, ba mươi năm phải thành..

3. Hồ chí Minh là ai? Y có phải là kẻ tội đồ đã mở đường cho Tàu vào xâm lấn nước ta và gây ra cảnh cùng khốn cho dân ta hôm nay không?

Như ở phần trên tôi đã viết. Hồ Quang là một cái tên khác của Hồ chí Minh với lý lịch như sau: ): “ Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 .

Trong khi đó, Nguyễn sinh Cung, cũng gọi là Nguyễn tất Thành, người làng Kim Liên, Nam Đàn, sinh năm 1891. Theo tài liệu của sở mật thám Pháp thì Nguyễn sinh Cung đã chết vào năm 1933 vì bệnh lao phổi. Nay theo ông Phạm quế Dương cho biết, Nguyễn ái Quốc, đã chết vì bệnh lao tại Hồng Kông với những phần ghi chú như sau: “ Tác gỉa Hùynh Tâm cũng là người Trung quốc (trong tập tài liệu dầy 141 trang) xác định Hồ chí Minh là Hồ tập Chương. Tài liệu viết: Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn tất Thành đang lâm nguy bởi nhiều bệnh do trác táng,say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu… Năm 1832 Nguyễn tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân (tên Hồ Vinh - Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đemđi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn tất Thành mà số 00567, lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevew Moscow Russian…. Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng”.

Dĩ nhiên là chúng ta không hoàn toàn tin vào tài liệu này. Bởi vì khi “ họ “ cho ám số về tro cốt, chúng ta yêu cầu xét nghiệm tro cốt này bằng DNA thì có thể vấp ngà lớn vì có thể bị lừa. ( bởi vì nó sẽ không trùng khớp với Nguyễn sinh Khiêm). Tuy nhiên, Hồ chí Minh cũng không thể có cách chứng minh Y là Hồ Quang và cũng là Nguyễn sinh Cung. Bởi lẽ hai người có hai bản sơ yếu lý lịch hoàn toàn khác nhau. Tôi không thể đồng ý với ý kiến lập luận rằng, Hồ Quang chỉ là một tên gọi khác của Hồ chí Minh như hằng trăm tên khác do nhà nước Việt cộng sưu tầm và công bố, có gì là không đúng, có gì cần thắc mắc” Có, nó có chỗ không đúng và có chỗ đáng thắc mắc. Bởi vì trong tất cả 169 cái tên kia không một cái tên nào có lý lịch riêng. Đó thuần tuý là bút hiệu, bút danh hay tên gọi có thể là của một người ( hoặc nhiều người bị tước đoạt và được gán cho Hồ chí Minh) Riêng cái tên Hồ Quang có sự khác biệt. Đó là một nhân sự có sơ yếu lý lịch riêng, có quân hàm có đơn vị, có địa bàn hoạt động trong hàng ngũ bộ đội của Trung cộng. Nó hoàn toàn không phải là một bí danh. Nhưng là một người khác. Trường hợp cho rằng vì phải dấu thân phận trong cuộc vận động chính trị cũng khó chấp nhận. Bởi lẽ, nếu cần dấu thân phận thì chỉ cần một cái tên, cấp bậc là đủ, không càn phải có sơ yếu lý lịch, sở học, nghề nghiệp, nơi sinh hoạt một cách rõ ràng công khai hóa như thế. Nếu cho đó là một cái sơ yêu lý lịch gỉa thì bản thân của Hồ chí Minh cũng là gỉa nốt. Chẳng có gì là sự thật. Và Y có thể là người Tàu gỉa làm người Việt Nam?

Ngoài ra, cũng theo tài liệu này do ông Phạm quê Dương ghi lại: “cũng có ghi chú về gia phả và sự nghiệp của Hồ tạp Chương trong hồ sơ HTC4567 lưu trữ tại quân ủy trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung quốc như sau: “ Đương sự được đảng cộng sản trung quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam. .. Kế quả, Trung quốc dốc hết nhân lực, tài khí tài vật lập ra một thế lực mới tại Vệt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ chí Minh làm chủ tịch nước VNDCCH” Cùng nguyên tắc, chúng ta không hoàn tìn và bám vào những tài liệu này làm chứng cứ. Nhưng chỉ tìn vào một điều chắc chắn là, dù là Hồ Tập Chương hay là Nguyễn ái Quốc, Hồ Quang khi làm lãnh tụ đảng cộng sản và là chủ tịch nước VNDCCH đã là một mối đại họa cho Việt Nam. Đối nội thì Y thủ tiêu những nhà ái quốc Việt Nam, và tàn sát dân chúng qua những cuộc đấu tố, mở rộng chiến tranh vào miền nam. Rồi tạo nên một xã hội không còn luân thường đạo lý. Đối ngoại thì liên hệ với kẻ thù của dân tộc. Bán đất dâng đảo cho chúng để nắm lấy công quyền. Chỉ bấy nhiêu, cũng đủ để Y được liệt kê vào thành phần thủ lãnh của Kiều công Tiễn, Cù thị, Trần ích tắc, Lê chiêu Thống, Mạc Đăng Dung… Đối với thành phần này, di chiếu của tiền nhân ta còn đây. Muốn cứu quốc và kiến quốc thì phải dứt khoát tru di những kẻ bán nước cầu vinh. Ngoài ra không có một phuơng cách nào khác.

4. Làm gì để cứu non sông đây?

Một điều cần khẳng định là, dù Hồ Quang là người Tàu hay là người Việt thì Y vẫn là một thiều tá trong đội quân của CS Trung cộng trước khi xâm nhập vào hệ thống CSVN với chủ đích lũng đoạn và tìm cách đưa Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Âm mưu này đã đuợc cộng sản Trung cộng che chắn và bảo vệ cẩn thận suồt thời kỳ 1940-1969 và sau đó. Tuy nhiên, bộ mặt thật và những việc Y làm lợi cho Trung cộng đã lộ diện. Người Việt Nam không nên nghi ngờ gì về trường hợp của Hồ chí Minh nữa. Trái lại, phải dứt khoá đi thôi!

Trong tay chúng ta không có một tấc sắt thì làm được cái gì?

Hãy làm một công việc bé nhỏ nhất. Mọi người cùng tham gia phát động phong trào nói lên sự thật. Nghĩa là, người người bảo nhau, người biết nói cho người không biết. Người già nói cho trẻ cùng nghe là Hồ chí minh và đảng CS đã dẫn Tàu cộng vào chiếm nước ta. Rồi nhà nhà giáo huấn, trao đổi và bảo nhau về việc Tàu cộng đang xâm chiếm nước ta. Đồng thời nhắc nhở cho nhau về ý chí tru diệt kẻ xâm lăng và những kẻ mãi quốc càu vinh của cha ông ta. Ý chí này nếu hôm nay chưa thực hiện được thì ngày mai cũng sẽ. Đừng sợ hãi, đừng e dè. Ngày nay không còn là thời con cái trong nhà đi tố cha mẹ anh em mình. Không phải là lúc hàng xóm láng giềng, bạn bè tố cáo chúng ta về những lời nói này với công an, với cán bộ nhà nước để kiếm sống. Dẫu có cũng chẳng hệ gì. CS có thể bắt được trăm ngưòi , thậm chí, vài ngàn người, nhưng không thể bắt hàng triệu triệu người. Như thế, tuyên ngôn sự thật sẽ được truyền đến mọi người, mọi nhà, mọi chân trời góc bể. Kẻ xâm lược nhất định thua, kẻ bán nước nhất định sẽ bị tru diệt.

Hỡi những người đã từng được gọi là anh hùng vượt biển đông. Những người đã đạp trên cái chết mà đi sau 30-4-1975, những người đã làm cho cả thế giới súc dộng và ngưỡng mộ vì lòng can đảm khi vưọt biển trên chiếc thuyền mong manh. Nay, nếu cần về Việt Nam thì cứ về. Chỉ xin qúy vị về với 1/100 lòng can đảm của lúc ra đi. Hãy về và nói cho thân nhân và người quen biết sự thật là Hồ chí Minh, và cộng sản đã đưa Tàu cộng vào chiếm nước ta. Hãy nói cho bà con của mình nghe về nhân quyền của con ngưòi đích thực là như thế nào. Đừng hèn nhát, đừng cúi đầu như một kẻ tội phạm, đừng dùng năm ba đồng để bán rẻ cái nhân phẩm của mình khi đút lót cho nhân viên trong các trạm kiểm soát từ phi trường. Đừng dùng năm ba đồng, vài chai bia,lon nước cho cán bộ khu vực để được nghênh ngang nơi minh về thăm. Bởi vì, nào có phải là ta “áo gấm về làng” đâu? Ta về đây là về vì tình ruột thịt với thân nhân, với dân làng, với nước non. Là chia xẻ nỗi bất hạnh với đất nước. Như thế, có gì đáng để khoa trương Việt kiều? Mà chúng ta cũng có phải là Việt kiều đâu? Chúng ta là người tỵ nạn chính trị cộng sản đấy. Ta có phải là người của chế độ đưa đi sinh sống tại nước ngoài và chấp nhận quyền lãnh đạo của họ đâu? Trái lại, ta đi vì Tự Do khi quê hương ta gặp đại nạn cộng sản. Nên khi về, xin hãy về bằng khí phách, bằng ý chí mãnh liệt “đem nhân nghĩa thắng hung tàn” đem sự thật về góp phần vào việc cứu non sông. Có thế sự ra đi của chúng ta mới có ý nghĩa.

Chỉ nói bấy nhiêu thôi ư?

Vâng, chỉ bấy nhiêu thôi, ta chỉ cần làm công việc nhỏ bé thôi. Việc tuy nhỏ, nhưng xem ra lại là con đường duy nhất để chúng ta cứu lấy non sông và dân tộc trong giai đoạn này. Bởi vì, khi có được 70% dân số nước ta biết rõ bộ mặt Tầu của Hồ chí Minh, biết rõ bộ mặt thật của cộng sản là tập đoàn bán nước cầu vinh như Lê chiêu Thống, Cù thị, Kiều công Tiễn… thì cơn hồng thủy tru di kẻ bán nước lập tức nổi lên và người Việt Nam yêu quê hương, trọng nhân bản sẽ đứng cao trên đỉnh chiến thắng vinh quang. Kẻ bán nước sẽ bị triệt tiêu. Đó chính là cái nghĩa của con đường tay không tấc sắt chống bạo tàn. Đường đi có thể dài năm năm, mười năm hay hơn nữa, nhưng chắc chắn sẽ tới, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng và ý chí của tiền nhân sẽ được thực hiện. Trái lại, sự giữ yên lặng của chúng ta, cuộc đi về bằng sự hèn nhát sẽ là những hành động đồng loã với những kẻ bán nước cầu vinh, và dâng đất nước của tiền nhân vào tay Tàu cộng.

Bảo Giang

Tháng 7-2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Thân Tình
Tấn Đạt
21:18 11/07/2014
PHÚT THÂN TÌNH
Ảnh của Tấn Đạt
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
(Ca dao)