Ngày 17-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nước Trời
Lm Giuse Trần Việt Hùng
09:17 17/07/2011
Chúa nhật 17 quanh năm

Khởi đầu sứ vụ rao giảng, thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi: Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần (Mt 3,2). Nước Trời là một mầu nhiệm. Nước Trời là Nước của Thiên Chúa mở ra cho con người. Chúa Giêsu đã xuống thế để khai mạc Nước Trời. Nước Trời là nước của sự bình an và tình yêu không biên giới. Nước Trời bắt nguồn từ trời cao trao ban cho nhân loại và rồi qui về nguồn là Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu là dùng rất nhiều hình ảnh, tỉ dụ và dụ ngôn để diễn tả về Nước Trời. Nước Trời không có tổ chức chính phủ, không có quân đội, không có các kho tàng và không có biên cương lãnh thổ. Nước Trời mở rộng đến mọi tâm hồn ở mọi nơi. Nước Trời bao gồm mọi thành phần đang trên đường dẫn tới cuộc sống vĩnh cửu. Nước Trời giống như: Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài (Mt 13,48). Nuớc Trời đón nhận những tâm hồn sám hối và thống hối ăn năn. Nước Trời không giới hạn, không loại trừ nhưng là một nước đang phát triển lớn mạnh trong tâm hồn con người.

Nước Trời (Kingdom of heaven), cụm từ này chỉ riêng thánh Matthêô đã dùng 33 lần trong phúc âm thứ nhất. Thánh Matthêô trình bày rằng Chúa Giêsu đã dùng nhiều hình ảnh để nói về Nước Trời. Nước Trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá (Mt 13, 47). Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ (Mt 13,52). Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình (Mt 13,31). Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình (Mt 13,24). Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men (Mt 13,33). Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp (Mt 13,45). Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình (Mt 21,1). Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình (Mt 22,2). Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách (Mt 18,23).

Các Thánh Sử còn dùng cụm từ Nước Thiên Chúa (Kingdom of God) khoảng 70 lần trong sách Tân Ước. Nước Thiên Chúa khởi sự ở trần gian nhưng kết thúc ở Nước Trời. Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất (Mc 4,26). Muốn vào Nước Thiên Chúa, chúng ta phải đi theo con đường hẹp và sống tinh thần nghèo khó. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mt 19,24). Điều quan trọng để được trở thành công dân Nước Trời là chúng ta phải phấn đấu, phải thanh luyện, phải phát triển và phải nên thánh thiện hơn mỗi ngày. Trong tất cả các dụ ngôn về Nước Trời, dụ ngôn nào cũng nói đến điều tốt lành, sự triển nở nhân đức, lớn mạnh trong yêu thương bác ái và sống tích cực như muối như men và như đèn cháy sáng. Mục đích là dẫn dắt mọi người chung hưởng hạnh phúc ngày sau bên Chúa Nhân Lành.

Con người luôn khao khát đi tìm chân lý của cuộc sống. Một số tôn giáo đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người đi tìm nguồn hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta cùng nhìn qua một vài giáo thuyết của các đạo giáo. Giáo lý Phật Giáo có nói đến Niết Bàn là nơi hưởng cực lạc. Niết-bàn được hiểu là sự “an lạc” nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ. Niết-bàn được xem là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối. Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si. Đồng thời Niết-bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên. Vô vi, đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt. Niết bàn là viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), vô sanh (không còn sanh diệt) và giải thoát. Niết Bàn không chỗ nơi hay hình tướng. Nghĩa là sau khi đạt đến Niết Bàn thì đâu đâu cũng là cảnh giới bất tư nghì, chớ không phải đạt đến đó rồi không còn gì hết.

Đạo Hồi Giáo còn gọi đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô Giáo và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah, Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Koran qua Thiên thần Jibrael. Đạo Hồi Giáo định nghĩa về Ngày Sống Lại được nhận biết như Ngày Đoán Định. Islam dậy rằng vào ngày này, mọi tạo vật sẽ được nâng dậy một lần nữa và được gọi đến trước tòa Chúa để nhận phán xét sau cùng. Con người sẽ được phân chia. Một số sẽ vào thiên đàng và một số sẽ xuống hỏa ngục. Sách Coran diễn tả rằng đây là ngày vui mừng hạnh phúc cho những kẻ tin và khủng khiếp cho những ai không tin vào sự hiên hữu này. Kinh Coran nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa Allah: Chắc chắn, Ngài sẽ đưa sự sống đến tận diệt trái đất qua mưa bão và ban sự sống cho những người đã chết (Qur’an 41,39).

"Hinduism" được dịch là Ấn Độ giáo, ở đây không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Ấn Độ Giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ Giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ Giáo sống tại hải ngoại. Đạo Hinđu tin vào khái niệm tái sinh luân hồi và quy luật nhân quả. Linh hồn thì bất tử và không hư nát. Sự chết không là một thảm họa và không là sự chấm dứt nhưng là một tiến trình biến đổi và phục hồi. Giáo lý của đạo tin rằng những hành động tốt, cũng như xấu trong cuộc đời này sẽ mang kết quả trong đời sau. Có hai đường có thể đi tới. Nếu con người làm điều tốt, sẽ được tưởng thưởng nơi trời cao, đầy tràn thế giới và hạnh phúc viên mãn nơi đó. Con đường sáng láng của mặt trời và các thần thánh. Khi con người sa phạm lầm lỗi trong cuộc sống, hồn sẽ đi xuống hạ tầng thế giới. Lối này dẫn lối đến mặt trăng, đường u tối và đường của các tổ tiên. Khi hồn bước vào cõi tịch lạc của mặt trời, nó sẽ không trở lại nữa nhưng khi hồn vào lối mặt trăng, sẽ đổi kiếp trở lại.

Có những người chủ trương sống vô thần. Vô thần (Atheism) theo nghĩa rộng là từ chối niềm tin vào sự hiện hữu của các thần thánh. Nghĩa hẹp hơn là không tin có thần thánh. Có khoảng 2.3% nhân loại sống vô thần, trong khi 11.9% là không có tôn giáo. Con số thống kế khác biệt, theo bá cáo chung, những người vô thần ở Hoa Kỳ có khoảng (4%), ở Ý(7%), Tây Ban Nha (11%), Anh (17%), Đức (20%) và Pháp (32%). Những người vô thần tin những điều khác nhau. Vô thần không vô hiệu hóa ý tưởng của đời sau. Một số người vô thần không tin bất cứ điều gì thuộc sự sống ngày sau. Họ chấp nhận thời gian cuộc sống là giới hạn và cố gắng sống tốt hết sức có thể. Họ không cư ngụ trong sự chết và những gì xảy ra sau khi chết. Điều này không làm phiền họ và cũng không khó khăn để thực hiện. Có những người vô thần thì sợ hãi và chán nản biết rằng khi họ chết thì họ sẽ không còn nhớ bất cứ người nào mà họ yêu thương hay bất cứ tưởng niệm nào mà họ đã thực hiện trong cuộc sống. Có người sống vô thần trong lý thuyết, có người vô thần trong thực hành và có người thì vô tri không màng.

Các Kitô hữu tin vào Thiên Chúa và ơn cứu độ. Nước Trời là viên ngọc quý mà Thiên Chúa trao ban cho dòng dõi loài người. Chúng ta phải ra công gắng sức tìm kiếm và phấn đấu để chiếm hữu. Chúng ta không thể ngồi đó để chờ ơn phúc bởi trời. Chúa muốn chúng ta cùng tự nguyện cộng tác và sống tin mừng cứu độ: Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy (Mt 13,46). Vì Nước Trời không thuộc về thế gian nên thế gian không luôn ưa thích. Nước thế gian đã và đang tìm mọi cách để hạn chế, tiêu diệt và bách hại. Nước Trời quanh quyện với thế gian nhưng thế gian lại tẩy chay và chối từ. Vì thế, luôn luôn có sự xung khắc, giằng co giữa thế quyền và thần quyền, giữa nước trời và nước thế gian. Chúa Giêsu đã xác định về Nước của Ngài: Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." (Ga 18,36).

Nước Thiên Chúa lan trải đến mọi nguời, mọi nơi và mọi thời. Chúng ta không thể nói rằng Nước Trời ở đây hay ở kia mà là ở giữa lòng nhân loại. Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: "Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa! , vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông (Lc 17, 20-21). Nước Trời được lồng vào Giáo Hội hữu hình tại thế để mời gọi và tiếp tục sứ mệnh truyền rao ơn cứu độ. Giáo Hội hữu hình sẽ giúp con người đang lữ hành tại thế tìm đường về quê vĩnh cửu.

Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện rằng: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời. Nước Chúa sẽ đến mở cửa đón nhận những ai thành tâm và trung tín cho đến cùng. Ngày đó, các thiên thần sẽ tách biệt người lành kẻ dữ, tách lúa ra khỏi cỏ lùng và chọn cá tốt bỏ vào giỏ còn cá xấu sẽ bị ném ra ngoài: Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacob cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài (Lc 13,28). Vào ngày sau hết, không phải chúng con cứ thưa lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng điều tối quan trọng là chúng con phải thi hành thánh ý Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ưu tiên về việc giảm đau đớn không có gì mới lạ đối với người Công Giáo
Bùi Hữu Thư
07:03 17/07/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Một phúc trình mới của Viện Y Khoa (Institute of Medicine) tuyên bố là việc cải tổ cách làm giảm đau đang được cung ứng cho người Hoa Kỳ phải trở nên một ưu tiên cho toàn quốc.

Nhưng đối với bà Maria Gatto và những người Công Giáo khác đang chăm sóc bệnh nhân, việc làm giảm đau -- dù là thể lý hay tinh thần, cảm xúc hay tâm linh -- đã là một ưu tiên trong rất nhiều năm qua.

Bà Gatto, một y tá chuyên môn săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y (Palliative care) và giám đốc bệnh xá Trinity Health tại Farmington Hills, Michigan, đang hướng dẫn một nỗ lực trong tất cả hệ thống y tế Công Giáo lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ, để mang lại việc săn sóc bằng các toán chuyên viên thuộc nhiều ngành y khoa khác nhau để làm giảm những đau đớn cho mọi bệnh nhân trên giường bệnh.

Săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y là loại săn sóc y khoa đặc biệt dành cho những người mắc bệnh nặng. Chú tâm đến việc cung cấp cho bệnh nhân việc làm giảm đau và giảm những căng thẳng vì một chứng bệnh nan y. Mục tiêu là làm gia tăng giá trị của đời sống cho cả bệnh nhân lẫn gia đình.

Phúc trình của Viện Y Khoa mang tên "Làm giảm đau tại Hoa Kỳ: Một Mẫu Mực nhằm Cải Tổ việc ngăn ngừa, giáo dục và nghiên cứu (Relieving Pain in America: A Blueprint for Transforming Prevention, Care, Education and Research,) được Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự yêu cầu thực hiện như một thành phần của Đạo Luật năm 2010 về việc Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Y Tế khả dĩ có thể được cung ứng cho mọi người (the 2010 Patient Protection and Affordable Care Act.)

Phúc trình này cho hay các chứng bệnh nan y đang hành hạ khoảng 116 triệu người lớn Hoa Kỳ và tốn phí cho quốc gia này khoảng chừng từ $560 tỉ đến $635 tỉ mỗi năm, bên trên số tiền chi phí cho việc săn sóc y tế để chữa bệnh và thất thoát năng lượng sản xuất của các nhân công.

Phúc trình nói: "Các chứng đau là động lực chính để đi khám bác sĩ, là lý do chính để uống thuốc, là nguyên cớ chính làm gây nên tật nguyền, và là yếu tố chính làm giảm giá trị đời sống và giảm năng lượng sản xuất."

Bà Gatto nói với hãng thông tấn Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 14 tháng 7: "Vì gánh nặng của những nỗi đau đớn trong đời sống con người, và những hậu quả về tài chánh và xã hội, làm giảm đau phải là một ưu tiên quốc gia."

Bà tiếp: "Đây là điều được hệ thống săn sóc bệnh nhân nan y (palliative care) đã khuyến cáo rất nhiều năm qua. Và săn sóc bệnh nhân nan y có thể được tóm lược là "Những gì hệ thống chăm sóc y tế Công Giáo đã luôn luôn ủng hộ như một sứ mệnh của họ -- là săn sóc toàn diện, là chú trọng đến chính bệnh nhân và gia đình."

Trong số hàng trăm bệnh nhân bà Gatto đã săn sóc trong 26 năm làm y tá, bà nhắc lại một trường hợp đã nêu cao tầm quan trọng của việc săn sóc bệnh nhân nan y -- không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho các thành viên trong gia đình và cho các chuyên viên y khoa nữa.

Bà nói: "Tôi đã gặp một vị bác sĩ đến với tôi tại bệnh xá săn sóc bệnh nhân nan y của tôi. Ông nói ông gặp khó khăn khi phải trình bầy với một gia đình về kết quả khám nghiệm bà mẹ của họ cho hay đã đến lúc nguy kịch, và giúp cho những người này có thể ngồi lại với nhau để lấy những quyết định khó khăn cần thiết."
 
Hội đồng ‘Đồng Tâm’ (Cor Unum) mừng 40 năm ngày thành lập
Phạm Kim An
09:04 17/07/2011
Hội đồng ‘Đồng Tâm’ (Cor Unum) mừng 40 năm ngày thành lập

Từ thiện và truyền giáo đi đôi với nhau

ROMA - Hội đồng Tòa thánh "Đồng Tâm” (Cor Unum), do Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinea 66 tuổi, làm chủ tịch, mừng sinh nhật thứ 40 của mình ngày 15-7, với phù hiệu là làm từ thiện và truyền giáo, theo một bài viết của vị Hồng y này trên nhật báo L'Osservatore Romano.

Hội đồng Tòa thánh Đồng Tâm được thành lập bởi ĐTC Phaolô VI ngày 15-7-1971, để thể hiện "các lo âu của Giáo Hội Công Giáo" đối với người nghèo, “cổ vũ tình huynh đệ nhân loại", và biểu lộ "đức bác ái của Chúa Kitô".

Tại thời điểm thành lập, các xã hội phương Tây đã trải qua các phong trào phản kháng đối với các mô hình đã thiết lập, được xem là lỗi thời, và Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới. Người Công giáo đã bị cám dỗ tham gia vào xã hội, nhưng có nguy cơ làm hại cho chứng tá Tin Mừng.

Lúc ấy, Hội đồng Đồng Tâm đã được quan niệm như là một "nơi gặp gỡ, nơi đối thoại, nơi phối hợp của các tổ chức từ thiện Công giáo": ĐTC Phaolô VI nhận thức được các hiểu lầm về khái niệm tổ chức từ thiện trong Giáo Hội, và tính khẩn cấp của sự chứng tỏ rằng việc tìm kiếm công lý là chưa đủ.

Thật vậy, Đức Hồng Y Sarah nhắc lại: “Việc thực hiện từ thiện phải đi kèm với lời cầu nguyện và việc loan báo Lời Chúa. Truyền giáo không có nghĩa là quyến dụ người theo đạo”. Cuối cùng, chúng ta phải phân biệt giữa nhiều sáng kiến từ thiện và các tổ chức Công Giáo.

Về phần mình, ĐTC Gioan Phaolô II tái khẳng định sự liên kết giữa truyền giáo và từ thiện. Và trong thông điệp đầu tiên Deus Caritas Est (Chúa là tình yêu) của mình, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến một nền văn hóa hiện đại bị suy yếu do sự vắng mặt của Thiên Chúa, rằng việc bác ái của Giáo Hội có thể giúp nhiều người tìm thấy Thiên Chúa.

Đối với Đức Hồng Y Sarah, "tầm nhìn tiên tri" này là "nguồn cảm hứng cho các chọn lựa hiện nay của Hội đồng Đồng Tâm, liên tục được kêu gọi đối mặt với các thách thức mới".

Theo Đức Hồng y Sarah, hiện nay Hội đồng Đồng Tâm can thiệp trong trường hợp thiên tai, ở bên cạnh người nghèo, trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, như ở Lebanon năm 1988, Haiti năm 1993, trong các nước thuộc khối cộng sản cũ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Ngài nói thêm, từ năm 2004, Hội đồng Đồng Tâm (Cor Unum) cũng hỗ trợ công tác của Caritas Quốc tế và Tổ chức Hợp tác quốc tế về Phát triển và Đoàn kết, để "làm việc với nhau trong Chúa Kitô, nhằm cho hoạt động nhân đạo phù hợp với huấn quyền của Giáo Hội”, trong khi nhớ rằng "sự vắng mặt của Thiên Chúa đôi khi là gốc rễ sâu xa nhất của đau khổ con người". (Zenit 15-7-2011)

Phạm Kim An
 
Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông cho tân Giám mục giáo phận Sán Đầu
Nguyễn Trọng Đa
09:07 17/07/2011
Roma ra vạ tuyệt thông cho tân Giám mục giáo phận Sán Đầu

Hong Kong - Ngày 16-7, Tòa Thánh tuyên bố vạ tuyệt thông đối với Linh mục Giuse Hoàng Bỉnh Chương, người đã thụ phong Giám mục Sán Đầu, Trung Quốc, mà không có phép của Tòa thánh ngày 14-7.

Đây là vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae) thứ hai được công khai tuyên bố đối với một Giám mục bất hợp pháp trong Giáo Hội Trung Quốc, kể từ cuộc thụ phong Giám mục đầu tiên vào ngày 4-7. Cũng như trong lần đầu, tuyên bố ngày 16-7 nói rằng Tòa Thánh không công nhận vị Giám chức được thụ phong bất hợp pháp, và nói rằng giám chức này không có thẩm quyền để quản trị cộng đồng Công Giáo của giáo phận Sán Đầu.

Tuyên bố nói rằng Tòa Thánh đã "nhiều lần" yêu cầu Cha Hoàng Bỉnh Chương không chấp nhận việc thụ phong, và đã thông báo với cha rằng cha không thể được chấp thuận, vì giáo phận đã có một Giám mục hợp pháp. Do đó, tuyên bố nói rằng cha phải nhận hình phạt được qui định bởi khoản 1382 của Bộ Giáo Luật.

Còn đối với tám giám mục dự lễ thụ phong, tuyên bố nói rằng Tòa Thánh biết một vài Giám mục đã bày tỏ việc không muốn tham dự lễ thụ phong, và cho thấy một số dấu hiệu phản đối, vốn được bản tuyên bố nói là "có công trước mặt Chúa".

Tuyên bố cũng cho biết rằng Tòa Thánh đánh giá cao những người Công giáo Trung Quốc đã bảo vệ các mục tử và chia sẻ các đau khổ của họ.

ĐTC Biển Đức XVI “than phiền cách thức mà Giáo Hội Trung Quốc đang bị đối xử, và hy vọng rằng các khó khăn hiện nay có thể được khắc phục càng sớm càng tốt ", theo kết luận của bản tuyên bố.

Trong khi đó, trong một cuộc họp báo ngày 14-7 trong chuyến thăm tới New York (Mỹ), Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân nói rằng "đây là một cuộc chiến tranh," khi mô tả sự bế tắc hiện nay giữa Vatican và Bắc Kinh.

Vị Giám mục nghỉ hưu của Tổng giáo phận Hong Kong cho biết Ngài hy vọng Bắc Kinh sẽ ý thức vấn đề trong cuộc đối đầu mới về sự cố Sán Đầu, và đi đến đối thoại với Vatican, để cả hai bên có thể tìm thấy một giải pháp cho tình hình. (UCA News 16-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
TGM Madrid tặng vua Tây Ban Nha balô chính thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Lã Thụ Nhân
09:16 17/07/2011
TGM Madrid tặng vua Tây Ban Nha balô chính thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới

Madrid, Tây Ban Nha (CNA/Europa Press). – Đức Tổng Giám Mục Madrid đã tặng Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha ba lô chính thức đầu tiên Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) 2011 trong cuộc gặp hôm 12 tháng Bảy.

Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela đã trao món quà cho vua Tây Ban Nha hôm thứ Ba khi thảo luận về chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhân sự kiện giới trẻ toàn cầu diễn ra từ ngày 16 đến 21 Tháng Tám tại Madrid.

Những ba lô màu đỏ được trang trí với logo WYD sẽ được trao cho mỗi người trẻ tham dự sự kiện. Nó chứa một số vật kỷ niệm và quà lưu niệm, gồm một áo sơmi, một nón lưỡi trai, một vỏ bao máy tính xách tay và một miếng lót chuột máy tính, cũng như một chuỗi Mân Côi, một thánh giá và một huy chương.

Sau khi trao đổi những lời chúc mừng, Vua Juan Carlos và Đức Hồng Y Rouco đã gặp gỡ 40 phút trong văn phòng của nhà vua.
 
Tòa Thánh lên án Giám mục bất hợp pháp của Sán Đầu, đánh giá cao ''kháng cự'' của các giám mục và tín hữu
Lã Thụ Nhân
09:18 17/07/2011
Tòa Thánh lên án Giám mục bất hợp pháp của Sán Đầu, đánh giá cao "kháng cự" của các giám mục và tín hữu

Vatican (AsiaNews) – Nỗi đau buồn của Đức Thánh Cha về cách mà "Giáo Hội tại Trung Quốc đang bị đối xử", vạ tuyệt thông của cha Giuse Hoàng Bích Chương (Joseph Huang Bingzhang) được tấn phong giám mục của Sán Đầu (Quảng Đông) mà không có phép và Tòa Thánh đã đánh giá cao mọi tín hữu và các giám mục "đã bày tỏ sự không bằng lòng tham gia vào việc tấn phong bất hợp thức và cũng đưa ra các hình thức kháng cự khác nhau" đối với áp lực từ chính quyền: đó là những điểm nổi bật trong tuyên bố của Tòa Thánh đưa ra hôm nay 16 tháng Bảy liên quan đến việc truyền chức Giám Mục ngày 14 tháng Bảy vừa qua.

Theo cách ngắn gọn và súc tích, vạ tuyệt thông của vị giám mục được tấn phong là bị nêu ra công khai, bởi vì "trước đây ngài đã được thông báo rằng ngài không được sự chấp thuận của Tòa Thánh như là một ứng viên giám mục. Cha Hoàng đã được yêu cầu nhiều lần là không được chấp nhận truyền chức giám mục".

Đồng thời Tuyên bố nhấn mạnh và đánh giá cao "kháng cự" mà các giám mục và tín hữu đã đưa ra để tránh bị lôi kéo tham gia vào việc tấn phong bất hợp thức. Các giám mục của Quảng Đông đã bị bắt lấy và đưa đi bằng vũ lực; Đức Cha Phaolô Bùi Quân Dân (Paul Pei Junmin) của Liêu Ninh được chỉ định làm chủ phong, đã được cứu nguy khỏi bị "bắt cóc" nhờ lời cầu nguyện không ngừng của các linh mục của và tín hữu để bảo vệ ngài.

Nỗi sợ hãi của các tín hữu rằng chính quyền có thể kích động chống lại họ bằng cách biệt giam họ và buộc họ phải chịu nhiều tháng tẩy não về "lòng tốt" của chính sách Trung Quốc đối với tôn giáo. Hãng Thông tấn Tin Tức Á Châu đã nhận được lời kêu gọi từ nơi họ, yêu cầu cầu nguyện và nâng đỡ họ.

Tuyên bố của Tòa Thánh một lần nữa đòi hỏi "quyền của người Công Giáo Trung Quốc có thể hoạt động một cách tự do, theo lương tâm họ và vẫn trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô và hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ".

Dưới đây toàn văn của bản tuyên bố:

Tuyên bố Tòa Thánh về việc Tấn phong Giám Mục ở Giáo phận Sán Đầu

Các giải thích sau đây được ban hành đề cập đến việc tấn phong giám mục của cha Giuse Hoàng Bích Chương đã diễn ra vào ngày thứ Năm 14 tháng Bảy, 2011:

1) Cha Giuse Hoàng Bích Chương, đã được tấn phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng và do đó là bất hợp thức, đã phát sinh hình thức xử phạt theo điều 1382 của Bộ Giáo Luật. Do đó, Tòa Thánh không công nhận ngài là Giám Mục của Giáo Phận Sán Đầu, và ngài thiếu thẩm quyền để cai quản cộng đoàn Công Giáo của Giáo Phận.

Cha Hoàng Bích Chương trước đây đã được thông báo rằng ngài không được sự chấp thuận của Tòa Thánh như là một ứng viên giám mục, bởi vì Giáo Phận Sán Đầu đã có một Giám Mục hợp pháp; Cha Hoàng đã được yêu cầu nhiều lần là không được chấp nhận truyền chức giám mục.

2) Từ nhiều nguồn tin khác nhau, Tòa Thánh đã nhận biết về một thực tế rằng một số giám mục, được chính quyền dân sự tiếp xúc, đã bày tỏ sự không bằng lòng tham gia vào việc tấn phong bất hợp thức và cũng đưa ra các hình thức kháng cự khác nhau, tuy nhiên theo tường trình đã bị cưỡng bách tham gia vào việc phong chức.

Đối với sự kháng cự này, cần lưu ý rằng điều đó xứng đáng trước Thiên Chúa và kêu gọi toàn thể Giáo Hội đánh giá cao. Được đánh giá cao như vậy cũng dành cho những linh mục, những người sống đời thánh hiến và các thành viên tín hữu, những người đã bảo vệ các mục tử của họ, đồng hành với họ bằng lời cầu nguyện tại thời điểm khó khăn này và chia sẻ trong sự đau đớn sâu thẳm của họ.

3) Tòa Thánh khẳng định quyền của người Công Giáo Trung Quốc có thể hoạt động một cách tự do, theo lương tâm họ và vẫn trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô và hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Đức Thánh Cha, đã được biết những sự kiện này, một lần nữa lấy làm tiếc về cách thức mà Giáo Hội tại Trung Quốc đang bị đối xử và hy vọng rằng những khó khăn hiện nay có thể được khắc phục càng sớm càng tốt.

Từ Vatican, ngày 16 tháng Bảy 2011
 
Vụ truyền chức Giám mục tại Sán Đầu gây đau đớn và lo âu cho Giáo hội
Linh Tiến Khải
15:25 17/07/2011
VATICAN: Tòa Thánh ”đau đớn và âu lo” theo đõi biến cố truyền chức giám mục bất hợp pháp cho linh mục Giuse Hoàng Bích Chương tại Sán Đầu bên Trung Quốc hôm 14-7-2011, ”vì nó chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội hoàn vũ”.

Linh Mục Federico Lombardi, Phát ngôn viên Tòa Thánh, đã bình luận như trên về biến cố truyến chức giám mục bất hợp pháp ngày 14-7-2011 tại Sán Đầu. Vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp này gây ra một vết thương mới cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc, cách đậy hai tuần đã bị thương tích bởi một hành động tương tự với vụ truyền chức giám mục tại Lạc Sơn, mà không có phép của Đức Giáo Hoàng. Cũng được biết là trong vụ truyền chức ngày 14-7-2011 vài Giám Mục trung quốc hiệp thông với Đừc Thánh Cha đã bị áp lực để tham dự lễ truyền chức, mặc dù trước đó các vị đã từ chối. Sự kiện này tái gây ra nỗi cay đằng, mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cảm thấy khi được tin lễ truyền chức giám mục tại Lạc Sơn ngày 29-6-2011. Trong hoàn cảnh đó ngày 4-7-2011 Tòa Thánh đã công bố một tuyên ngôn nhắc cho biết rằng một Giám Mục được truyền chức ”không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, và vì thế bất hợp pháp, thì không có quyền cai quản cộng đoàn công giáo giáo phận”. Do đó ”Tòa thánh không thừa nhận vị ấy” là Giám Mục của giáo phận được giao phó trách nhiệm.

Tuyên ngôn cũng nhắc cho biết các hình phạt nghiêm trọng, mà vị Giám Mục được truyền chức cũng như các Giám Mục phong chức mắc phải - hay vạ tuyệt thông tiền kết, vì đã vi phạm khoản 1382 của Giáo Luật. Tuyên ngôn của Tòa Thánh khẳng định rằng ”một việc truyền chức giám mục không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng trực tiếp đối nghịch với vai trò tinh thần của Đức Giáo Hoàng và gây nguy hại cho sự hiệp nhất của Giáo Hội”. Đây là một hành động ”gây ra các xâu xé và căng thẳng trong cộng đoàn công giáo tại Trung Quốc”, trong khi trái lại ”sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội chỉ có thể diễn ra trong sự hiệp thông với Đấng đầu tiên, mà chính Giáo Hội được giao phó cho, và không thể không có sự đồng ý của người”. Tuyên ngôn còn khẳng định: ”Nếu muốn cho Giáo Hội tại Trung Quốc là công giáo, thì phải tôn trọng giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội”. Tuyên ngôn của Tòa Thánh kết thúc bằng cách bầy tỏ ước muốn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi tới ”các tín hữu yêu dấu tại Trung Quốc một lời khích lệ và hy vọng, mời gọi họ cầu nguyện và hiệp nhất”.

Như đã biết, kể từ hồi tháng 11 năm 2010, qua Hội Công Giáo Yêu Nước, là cơ quan chính trị, nhà nước cộng sản Trung Quốc nhất quyết đẩy mạnh tiến trình thành lập Giáo Hội tự trị, bằng các vụ truyền chức giám mục mà không có sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng. Bắt đầu với lễ truyền chức giám mục cho linh mục Quách Kim Tài, tại Thừa Đức ngày 20 tháng 11 năm 2010, rồi tới linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân ngày 29-6-2010 tại Lạc Sơn tỉnh Tứ Tuyên, và ngày 14-7-2011 tới phiên linh mục Giuse Hoàng Bích Chương tại Sán Đầu. Linh Mục Hoàng Bích Chương đã từng là dân biểu Quốc hội trong ba khóa mỗi khóa 5 năm, là một trong các phó chủ tịch Hội Cộng Giáo Ái quốc kiêm chủ tịch phân bộ Quảng Đông của hội.

Mấy ngày trước lễ truyền chức, công an nhà nước đã bắt 4 Giám Mục vùng Quảng Đông đưa đi mất nhằm mục đích buộc các vị phải tham dự lễ truyền chức tại Sán Đầu. Thánh lễ truyền chức đã diễn ra trong nhà thờ chính tòa Thánh Giuse ở Sán Đầu, do Giám Mục Phòng Hưng Diệu, chủ tịch Hội Công Giáo Ái Quốc chủ sự, có sự tham dự của 8 Giám Mục hiệp thông với Tòa Thánh bị ép buộc hiện diện, 32 linh mục, 3 phó tế, 16 nữ tu và khoảng 1.500 giáo dân.

Nhà nước Trung Quốc đe dọa sẽ tiến hành 10 vụ truyền chức giám mục không có phép của Đức Giáo Hoàng. Đứng trước các thử thách và áp lực nặng nề cũng như nguy cơ mà Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc đang phải gánh chịu, ngày 18 tháng 5 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc.

Ngày 13-7-2011 Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hồng Kông và Đức Cha Gioan Thang Hán, Giám Mục Hồng Kông, đã thỉnh cầu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo ”dành thời giờ lo lắng cho tín hữu công giáo và chặn đứng các quân xảo quyệt vi phạm Hiến pháp quốc gia, dùng bạo lực yểm trợ thành phần cặn bã của Giáo Hội và ép buộc các Giám Mục, linh mục và giáo dân làm những chuyện trái với lương tâm của họ. Thiên Chúa nhân từ, nhưng Người không chúc lành cho những kẻ gây khó khăn cho đời sống của dân Người”.

Trong cùng ngày Đức Cha Gioan Gioan Thang Hán đã gửi thư mục vụ cho mọi giáo xứ và cộng đoàn dòng tu tại Hồng Kông và nhắc cho mọi người nhớ rằng các vụ truyền chức giám mục ngày 20 tháng 11 năm 2010 cũng như ngày 29-6-2011 và ngày 14-7-2011 là bất hợp pháp, vì do nhà nước tổ chức mà không có sự chấp thuận của Đức Thánh Cha. Đứng trước tình trạng đau buồn này Đức Cha thúc giục mọi ngươi cầu nguyện cho các anh chị em tại Trung Quốc trong cuộc chiến đức tin.

Sáng ngày 12-7-2011 mặc dù trời mưa lớn, hàng trăm tính hữu Hồng Kông đã biểu tình phản đối các vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp và yêu cầu nhà nước Bắc Kinh ngưng cưỡng bách các Giám Mục tham dự các vụ truyền chức này, cũng như trả tự do cho tất cả các Giám Mục và linh mục còn bị cầm tù (Asianews 13.14-7-2011)
 
Tiếng thét của các dân tộc miền nam bán cầu
Linh Tiến Khải
09:48 17/07/2011
Từ cuối năm ngoái tới nay thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của một cuộc cách mạng dân chủ chưa từng thấy trong các nước A Rập Bắc Phi cũng như Trung Đông và Bán đảo Arập. Các dân tộc thuộc miền nam bán cầu nằm sát với các nước tây âu bắc bán cầu này đang chứng minh cho thấy sự đòi hỏi tự do dân chủ một cách mãnh liệt và sinh động.

Các phong trào nhân dân nói trên diễn tả một sự mới mẻ rất lớn, sau bao nhiêu thập niên sống dưới các chế độ do Tây Âu lèo lái hay bị quyến rũ bởi phong trào hồi giáo cuồng tín. Đậy là một cơ may ngoại thường, bởi vì sự sụp đổ của thế đối đầu giữa các nền văn minh, sự sói mòn của các khuynh hướng cực đoan khiến cho con người của cả hai bán cầu thừa nhận nhau và hình tượng ra một số mệnh và tương lai chung. Nhưng cơ may này không độc lập với câu trả lời của Âu châu, và cũng có nguy cơ tan biến, nếu lục địa Tây âu già nua tiếp tục bị chia rẽ, một đàng giữa sự thờ ơ và thái đố khép kín, đàng khác với các thói quen thực dân lộ liễu không che dấu được.

Thật vậy, miền bắc bán cầu, tức thế giới tây âu tân tiến, giầu có thừa bứa, và phung phí vô độ, không thể bưng tai bịt mắt trước miền nam châu Mỹ Latinh với các gương mặt lớn trong các lãnh vực chính trị, âm nhạc và văn chương có các tiếng nói có thể giúp nhìn thế giới từ một góc cạnh khác và một viễn tượng mới mẻ. Điển hình như Enrique Dussel, Anibal Quijano và Walter Mignolo, là những nhà văn giúp đọc ra khía cạnh đen tối của sự tân tiến, cũng như vai trò nền tảng mà chế độ thực dân thống trị đã nắm giữ trong việc xây dựng quyền tối thượng của Âu châu trên thế giới. Họ cho thấy một một lịch sử hoàn toàn khác biệt với các thứ lịch sử lưu hành cho tới nay. Nó giúp tái lập sự quân bình trong quan niệm của tây âu đối với thế giới. Thế rồi còn có khối nam bán cầu của những người lai giống, cùng với các dân tộc vùng Địa Trung Hải nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thời hậu thuộc địa, trải dài từ nam Mỹ cho tới Ấn Độ. Ấn Độ, với óc phê bình chế độ thực dân bén nhậy gồm cả vài gương mặt phái nữ nổi tiếng như Vandana Shiva, Arundhati Roy và Gayatri Spivak, góp các tiếng nói mới mẻ trên sân khấu hoạt động và suy tư ngày nay.

Sau cùng còn có miền Nam Phi châu trong các thập niên qua đã có các tiếng nói lớn từ Nelson Mandela cho tới Wole Soyinka, từ Chinua Achebe cho tới Ngugi wa Thiong'o, từ Aminata Traoré cho tới Samir Amin. Nhưng các tiếng nói đó khó được thế giới bắc bán cầu lắng nghe. Thế nhưng sự yếu đuối của tiếng nói miền nam bán cầu lại là vấn đề của thế giới ngày nay. Trước khi cảm động đối với nam bán cầu, thì bắc bán cầu, ít nhất là phần biết sẵn sàng lắng nghe, phải tìm tạo ra một chút thinh lặng và bắt đầu lắng nghe các tiếng nói, hay các tiếng thét của các dân tộc miền nam bán cầu.

Thề rồi sự đối chọi giữa Đông Tây, nghĩa là việc thảo luận về các ”giá trị á châu” như các quyền con người chống lại sự cưỡng bách xã hội, là một cuộc thảo luận về ai là người chỉ huy trên thế giới này. Trái lại, con đường mà nam bán cầu đưa vào trong cuộc chơi gồm một vài đề tài mà bắc bán cầu đã loại bỏ. Nó không thảo luận đề tài sức mạnh, mà sự cần thiết phải phân phối các lợi lộc của kỹ thuật một cách đồng đều giữa tất cả mọi người dân trên trái đất, trong khi cho tới nay chúng chỉ là các phương tiện phân rẽ các dân tộc. Miền nam bán cầu đề nghị vấn đề công lý, chứ không phải việc kiểm soát quyền lực, đề nghị một quan niệm cuộc sống không thống trị thiên nhiên và các nền văn hóa khác, nhưng tìm sống hài hòa với thiên nhiên và các nền văn hóa khác. Nỗi khổ đau, tình trạng bị gạt bỏ ngoài lề, và sự thinh lặng của các dân tộc miền nam bán cầu là tình trạng bị gạt bỏ và nổi khổ đau của công lý. Đó là vấn đề thê thảm nhất và ”không thời sự nhất”. Vấn đề của một thế giới công bằng hơn và liên đới hơn, của một hành tinh thay vì chạy theo các nước giầu nhất, thì có khả năng dừng lại để phân chia các giầu sang của mình một cách khác, tự giải thoát khỏi nỗi ám ảnh thúc đẩy tìm nước trên Hỏa Tinh, thay vì bảo vệ và chia sẻ nước với nhau trên trái đất này một cách công bằng hơn.

Khi đặt vấn nạn về các tài nguyên chung, các dân tộc miền nam bán cầu cũng bảo vệ chính mình và cũng bảo vệ lợi lộc tập thể của trái đất nữa. Nhà văn Soyinka định nghĩa sự khác biệt giữa nền văn hóa tây âu với nền văn hóa phi châu, bằng cách so sánh nền văn hóa tây âu với một đầu máy xe lửa dừng lại ở mọi ga, tiếp nhận các gợi ý khác nhau và say sưa trong một khám phá mới. Tiết nhịp đó bao gồm một chuỗi các giật cục trí thức, ngày nay có thể kiểm soát được bởi các lèo lái thương mại. Như thế Tây Phương đã hoàn toàn bỏ rơi một cái gì đó mà kịch trường phi châu cho là nòng cốt: đó là một ”nền văn hóa hiểu biết con người”. Không phải là một chuỗi các giật cục, các khoái lạc cực độ, các choáng váng nữa, mà là lắng nghe, thừa nhận rằng chúng ta thuộc một chòm sao rộng lớn hơn chúng ta, đã có trước chúng ta mà chúng ta đã gạt bỏ.

Tư tưởng của một sự gắn bó giữa con người với thế giới là tư tưởng chung của nhiều nhà văn phi châu. Cần phải thừa nhận trong tiếng nói đó một quan niệm khác về thời gian lịch sử: không phải chúng ta đang đứng trước một chậm trễ đơn sơ, thời tiền sử của Tây Phương, nhưng đứng trước khả thể là ít nhất Tây Phương hãy chiếm lại một chút khôn ngoan đã đánh mất.

Nếu các dân tộc miền Nam bán cầu phải chinh phục lại khả năng lên tiếng của mình, thì phải lấy công lý làm trọng tâm, và phải thét to lên cho người khác nghe thấy và hiểu rằng không có sự an ninh nào có thể ngồi trên các bất bình đẳng tàn bạo như hiện thấy trên thế giới này. Phải thét to lên cho các đân tộc miền bắc bán cầu hiểu rằng cần xê dịch trục địa cầu để lấy lại thế quân bình cho trái đất.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cứu trợ cho Somalia và Vùng Sừng Phi Châu
Lã Thụ Nhân
13:46 17/07/2011
Đức Thánh Cha kêu gọi cứu trợ cho Somalia và Vùng Sừng Phi Châu

Castel Gandolfo (AsiaNews) - Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế "gửi viện trợ ngay lập tức" đối với nạn đói hoành hành người dân Vùng Sừng Phi Châu và Somalia đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đưa ra khi kết thúc buổi đọc kinh Truyền Tin với khách hành hương tại Dinh Thự Castel Gandolfo. Ngài cho hay: "Tôi theo dõi với sự lo ngại sâu sắc về tin tức từ vùng Sừng Phi Châu, nhất là Somalia, bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng và sau đó, ở một số vùng, thậm chí những trận mưa lớn đang gây ra một thảm họa nhân đạo. Vô số người chạy trốn nạn đói bằng việc tìm kiếm lương thực và viện trợ. Tôi hy vọng sự huy động quốc tế tăng lên để gửi cứu trợ kịp thời cho những anh chị em chúng ta đã cố gắng hết sức, trong đó có nhiều trẻ em. Cầu mong tình liên đới và những hỗ trợ cụ thể của chúng ta đối với những người thiện chí không làm thất vọng những người dân đau khổ này".

Trước đó, Đức Thánh Cha ban huấn từ về các dụ ngôn "Nước Trời ", nhất là dụ ngôn về hạt giống, lúa và cỏ lùng trong đoạn Tin Mừng Thánh Lễ Chuá Nhật (Mt 13, 24 - 43). Đức Thánh Cha giải thích: "Chúa Giêsu so sánh Nước Trời với ruộng lúa, để giúp chúng ta hiểu về điều gì đó nhỏ nhoi và ẩn giấu đươc gieo trong chúng ta, tuy nhiên, đó là sức mạnh đời sống không thể kiềm nén được. Dù mọi trở ngại, hạt giống sẽ nảy mầm, phát triển và sinh hoa trái. Hoa trái này sẽ tốt đẹp chỉ khi nền tảng đời sống đã được nuôi dưỡng theo thánh ý Chúa. Vì vậy, trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng (Mt 13,24-30), Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta rằng, sau khi Thầy đã gieo lúa, 'trong khi mọi người ngủ', 'kẻ thù' của Thầy đến gieo cỏ lùng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ ân sủng nhận được từ ngày rửa tội, trong khi tiếp tục nuôi dưỡng đức tin trong Chúa, để ngăn chặn sự ác từ gốc. Thánh Augustinô, nói về câu chuyện này, lưu ý rằng 'nhiều người ban đầu là cỏ dại và sau đó trở thành lúa tốt', và nói thêm: "Nếu con người ta, khi họ xấu, mà không khoan dung với lòng kiên nhẫn, họ sẽ không bao giờ đạt được sự thay đổi đáng ca ngợi (Quaest. septend. In Ev. sec. Matth., 12, 4: PL 35, 1371)".

Đức Thánh Cha nhấn mạnh "lòng nhân từ" của Thiên Chúa: "Thánh Vịnh 85 đã khẳng định: Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa (câu 5)".

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết luận: "Nếu thế chúng ta là con của một người Cha tốt và tuyệt vời, chúng ta phải cố gắng để được giống như Ngài! Đây là mục đích mà Chúa Giêsu mong muốn trong lời rao giảng của Ngài khi Ngài nói cho những ai nghe lời Ngài: 'Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện' (Mt 5,48). Chúng ta hãy đặt tin tưởng vào Đức Maria, người mà mới hôm qua chúng ta tôn kính với danh hiệu Đức Trinh Nữ Núi Camêlô, để ngài giúp chúng ta trung thành theo Chúa Giêsu, và vì thế sống như con cái Thiên Chúa đích thực".
 
Người Đức lựa khỏe loại yếu
Vũ Văn An
19:18 17/07/2011
Theo tin Zenit ngày 14 tháng 7, Hạ Nghị Viện Đức đã thông qua, với số phiếu 326-260, dự luật Khám Nghiệm Di Truyền Trước Khi Cấy (PGD= Preimplantation Genetic Diagnosis) các phôi thai đã được thụ thai trong ống nghiệm. Việc này khiến Hội Đồng Giám Mục Đức lên tiếng cực lực phản đối. Các ngài cho rằng việc chọn các phôi thai khỏe luôn luôn đi đôi với việc loại bỏ các phôi thai yếu. Và việc này, theo Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch, thuộc TGP Freiburg im Breisgauand, chủ tịch HĐGM Đức, “vi phạm giới luật về phẩm giá con người, một giới luật đòi phải tôn trọng mọi con người nhân bản ngay từ lúc khởi đầu”.

Đối với ngài, “Mọi con người nhân bản đều có tính độc đáo trong tư cách nhân vị và là người mang một phẩm giá không thể nào vất bỏ được, bất kể trình độ phát triển, khả năng hiện tại, các tài năng, các điểm mạnh và yếu hay địa vị xã hội của họ, và tính độc đáo đó hiện hữu trong mọi giai đoạn của cuộc hiện sinh của họ”.

Theo hãng Associated Press, “ở Đức, các cuộc tranh luận quanh thủ tục chọn lựa di truyền luôn có khuynh hướng sôi động vì người ta không quên quá khứ Quốc Xã của mình, một quá khứ từng có những cuộc dùng người làm thí nghiệm, nhưng các nhà làm luật kỳ này không minh nhiên nhắc đến việc đó”.

PGD cho phép việc loại bỏ về di truyền các phôi thai nào từng được thụ thai trong ống nghiệm nhưng có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh di truyền hay bị dị hình. Luật này buộc phải có sự tham khảo với các bác sĩ chuyên khoa, phải có sự đồng ý của một ủy ban liên khoa và sự ưng thuận viết tay của người đàn bà. Việc kiểm nghiệm phải được tiến hành tại các trung tâm có giấy phép. Trong trường hợp “tích cực” (nghĩa là có nguy cơ mang bệnh di truyền…), thì phôi thai “có khuyết điểm” sẽ không được cấy vào tử cung người đàn bà, mà phải bị tiêu hủy.

Giáo Hội hoàn toàn chống đối luật lệ đó. Một thông cáo chung đăng trên trang mạng của HĐGM Đức nói rằng: “Chúng tôi ân hận một cách sâu xa trước quyết định này. Các giám mục Đức chúng tôi luôn mật thiết cam kết với việc ngăn cấm PGD”.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn KNA trước đó vài ngày, và được đài phát thanh Domradio của Cologne phát đi, Đức TGM Zollitsch nhắc lại rằng đối với Giáo Hội Công Giáo, chẩn đoán di truyền là điều “không thể chấp nhận được bởi vì như thế là con người có quyền quyết định ai được sống và ai phải chết”.

Hồi giữa tháng 6, Đức TGM Zollitsch cũng đã công bố một thư chung với Đức Cha Gebhard Furst, chủ tịch tiểu ban đạo đức sinh học của HĐGM Đức. Trong bức thư này, hai vị giáo phẩm của vùng tây nam nước Đức quả quyết rằng họ rất thông cảm nỗi lo sợ và lo âu của các cha mẹ vốn mang các chứng bênh di truyền trầm trọng, nhưng các ngài vẫn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn các phôi thai khỏe mạnh vốn luôn bao hàm việc loại bỏ các phôi thai yếu ớt. Việc lựa chọn này rõ ràng có đặc tính ưu sinh (eugenic) và là cửa ngõ dẫn đến việc lựa chọn phôi thai dựa trên phái tính hay nòi giống, điều luôn bị Giáo Hội Công Giáo kết án.
 
Top Stories
Bishop of lepers: ''I wish to come for and serve them''
Ann Luu
16:19 17/07/2011
Wearing a large wooden cross made by lepers, he is leading a diocese with 4 large leper camps after living 16 years with lepers.

Bishop Cosme saying Mass at Lockridge
Bishop Cosme with lepers
Looking at the soft spoken bishop, small even by Vietnamese standard, one can't help wondering what his daily life would be as the head of a diocese embattled by both hard-line religious policies of the communists and US airstrikes during the Vietnam War. However, three years after his appointment, there have been indeed significant changes in the life of a diocese which was home to 12 of the Vietnamese martyrs who gave their lives to proclaim the Christian faith during the most difficult times in the Church's history.

The number of faithful in the diocese of Bac Ninh, roughly thirty kilometres North-east of Hanoi, has reached to 125,000, a humble number in comparison to the population of 8 million in the region. Yet, it is the quadruple of the diocesan population at the time of the communist takeover of the North in 1954.

During the entire period of 1954 to 1963, the diocese had only 1.5 priests (one priest with permission to say Mass and administer sacraments while the other was an "underground" priest who carried out pastoral activities at his own risks of being arrested and jailed). The number of priests in the diocese has grown rapidly to 57.

From virtually zero in number following the 1954 mass exodus of Catholics to the South, nowadays 300 nuns in Bac Ninh are teaching Catechism to young children and taking care of residents in the four leper camps.

The diocese has sent 4 priests, 2 seminarians, and 3 nuns to study in Europe.

Despite visible signs of success, Bishop Cosme Hoang Van Dat, the bishop of lepers (as many would like to refer to him), often denies them attributing improvements of the diocese to Divine Providence.

“I do not know how to lead a diocese. I only have experience with lepers from pastoral activities among them for decades. I just do what is needed to be done,” said the humble bishop, who speaks fluently English, to Asia-News right after he had said Mass to the Australian parish of Good Shepherd in Lockridge, Perth on July 11 on his recent visit to Australia. As the general secretary of Episcopal Conference of Vietnam, he was designated to represent Vietnamese Bishops in the ordination ceremony of Bishop Vincent Nguyen Van Long, the first Vietnamese bishop in Australia.

Humility, simplicity and openness to God, to the Church, and to lepers have characterised Bishop Cosme Hoang. However, he is also an outspoken bishop. On Sep. 9, 2008, despite the government threat that his bishop ordination which would occur a month later could be cancelled, he led 39 priests and hundreds of faithful to Thai Ha to express his support to Hanoi Redemptorists. "I have prayed for you from afar", he said on arriving, "and today I want to be with you, in the place where I went to Mass as excited a child at a party, to express my solidarity with you". A week before he had gone to Tam Dao to reconsecrate a church taken by the communists during 54 years. As a result, he was in the eye of a state media storm for weeks.

Despite local government's restrictions and bureaucratic censorship, the prelate has made 251 pastoral visits to parishes in the diocese spanning in a vast midland area of 24,000 square kilometres, personally tending to the religious activities of more than 125 thousands of his faithful, compared to his less fortunate predecessor Cardinal Pham Dinh Tung, who could only make 5 visits due to his being under house arrest in most of his 31 years of bishopric.

During the Vietnam War, Bac Ninh province was hit hard by US airstrikes due to its proximity to the capital city of Hanoi. The fate of the Church at the time was so gloomy with 80% of churches being destroyed or ruined, people being scattered, and most priests being in jailed (Among those priests who are currently working in the bishopric see of Bac Ninh, one had been jailed for 15 years, one for 12 years, one for 10 years and another for 4 years). Some congregations, left without a place for worship or pray, had to use grain storing huts as a gathering place to pray or read Bible among them.

The first priority of the prelate has been to rebuild these venues of worship. The diocese now has 336 points of missionary (200 of them with a church, or a chapel, the rest with a makeshift house of worship). Every week, 57 priests and the prelate himself faithfully travel hundreds of kilometres through steep, muddy roads and thick jungles to celebrate and administer sacraments. These tremendous efforts allow Catholics to have Mass and sacraments more frequently.

It's worth noting that in Vietnam, where rate of abortion stands the highest in the world, abortion is seen by the government as main remedy for family planning. Since more and more women seek this quick solution to hut, the Church therefore is facing an uphill battle to fight against this pro-choice trend. Church officials acknowledge the fatigue suffered by many Catholic priests in their pro-life efforts. However, in the diocese of Bac Ninh, hope has never been extinguished. To carry out this mission, nuns in the diocese have taken home un-wed and poor pregnant women providing residence and financial support for them until they give birth. They even go further to adopt children who their parents are so poor to nurture and educate them.

Bac Ninh, known to the world as one of the cradles of Vietnamese civilization where Quan Ho folks songs had been born and cherished by many, has been living up to its reputation with native talents every year performing traditional dances during May or " Month of the Flowers", as it's often referred to by Vietnamese Catholics. This special feature, uniquely from Bac Ninh, is a special dedication to Our Lady. The dance presents young girls in ritual dances of flower offering in every church during the dedicated month of May throughout the diocese. Many of the dancers are non-Catholics, drawn to the church first for the love of performing art, then for exploring about the Church and its teachings.

Under bishop Cosme Hoang's leadership, diocese of Bac Ninh a place where the non-Christian population is still predominant is thriving slowly but surely. Several priests have been assigned to the remote regions for the purpose of reaching out to those who are yet to know God. Fr. Joseph Nguyen Van Tinh is among the chosen ones. Right after his ordination into priesthood on April 16 of this year, he had gone to the far northern tip of Ngan Son with a mission to lead a parish of 33 people with virtually nothing: no church, no presbytery, and no parish council. He however has his flock's appreciation.

As his motto suggested, the Most Reverend Cosme Hoang Van Dat has been dedicating his entire life to what he thinks are the most important: love and life.
 
Vietnam clamps down on anti-China protesters, arrests 80
DAP
13:40 17/07/2011
Hanoi - Security forces in Vietnam broke up demonstrations outside Chinese diplomatic missions early Sunday, arresting dozens of protestors who were calling for a stronger stance against China's territorial claims in the South China sea.

The protests outside the embassy in Hanoi and the consulate in Ho Chi Minh City were in their seventh week.

About 300 protesters in Hanoi called for the return of Truong Sa, the Vietnamese name for the Spratly Islands, and Hoang Sa, referring to the Paracels.

Hundred of security officials with riot control gear and firearms broke up the demonstration, detaining at least 55 in Hanoi and 25 in Ho Chi Minh City, witnesses said.

'The government can't extinguish this kind of protest because it is a symbol of our patriotism,' a protester who declined to be named said. 'The more they arrest protesters, the more they lose people's support.'

She said she was arrested last week, but was still determined to join the rallies.

Demonstrations are rare in tightly controlled, communist Vietnam. But the anti-China demonstrations were tolerated for around five weeks outside both diplomatic missions.

The crackdown, now in its second week, came after Vietnamese and Chinese officials on June 26 agreed to 'steer public opinions along the correct direction' and avoid stoking antagonism.

Tensions have risen between the two countries in recent months, as Vietnam has accused its neighbour of harassing seismic survey ships and fishing boats in a contested area of the South China Sea, including the Spratly Islands.

The potentially mineral-rich islands are the subject of conflicting claims by China, Vietnam, Taiwan and the Philippines.

Rights groups slammed Vietnam over Sunday's arrests.

'The Vietnamese government is shamefully showing its true authoritarian colours with this second consecutive week of police cracking down and arresting peaceful protesters,' said Phil Robertson, Asian deputy director of Human Rights Watch.

He said that the authorities, far from respecting the right to free assembly, are in effect telling the protestors that they demonstrate at their own risk.

(Source: http://www.monstersandcritics.com/news/asiapacific/news/article_1651579.php/Vietnam-clamps-down-on-anti-China-protesters-arrests-80)
 
Vietnamese hold anti-China march despite crackdown
AP
13:41 17/07/2011
HANOI, Vietnam (AP) — A small group of Vietnamese marched Sunday to denounce China's actions in the South China Sea after about two dozen other protesters were rounded up by police, shoved onto buses and driven away.

Those permitted to rally were herded by police in riot gear away from an area near the Chinese Embassy and some were later detained. The other group — some who protested briefly and others who were detained before starting — were hauled away on buses with dark windows. One man was kicked several times on the ground by police and carried away.

Demonstrations are rare in communist Vietnam and typically quashed quickly by police, but authorities have allowed the anti-China protests to take place for several weeks. However, last weekend, protesters, along with journalists covering the event for foreign news agencies, including The Associated Press, were briefly detained.

Vietnam and China have been at increasing odds since May over territory in the South China Sea claimed by both countries. Hanoi has twice accused Beijing of hindering oil exploration activities off Vietnam's coast. China alleges Vietnam put Chinese fishermen at risk near the disputed Spratly islands, which are claimed all or in part by both countries and several other Asian nations.

Tempers appeared to be cooling after the two sides met late last month and announced plans to negotiate to try to reach a peaceful resolution. But last week, a border official alleged that a Vietnamese fishing boat was chased and attacked by Chinese soldiers near the contested Paracel islands, also claimed by both countries. The boat captain was beaten but not seriously injured, according to the official.

Protesters on Sunday shouted "Down with China!" while carrying signs in English, Chinese and Vietnamese. One sign read: "China stop invading Vietnam. Stop murdering Vietnamese fishermen."

Last week, a group of nearly 20 outspoken Vietnamese scholars and former officials, including a former ambassador to China, submitted a petition to the country's leaders calling for more transparency regarding the ongoing spat with China and for the government to allow peaceful protests.

(Source: http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5giYIL-EWMi0Esxq6AzeeyC0n6Ppw?docId=aae19af0bc8b4ffb9d3699c075284d07)
 
Vietnam clamps down on anti-China protesters, arrests 80
DPA
13:41 17/07/2011
Vietnam clamps down on anti-China protesters, arrests 80

Hanoi - Security forces in Vietnam broke up demonstrations outside Chinese diplomatic missions early Sunday, arresting dozens of protestors who were calling for a stronger stance against China's territorial claims in the South China sea.

The protests outside the embassy in Hanoi and the consulate in Ho Chi Minh City were in their seventh week.

About 300 protesters in Hanoi called for the return of Truong Sa, the Vietnamese name for the Spratly Islands, and Hoang Sa, referring to the Paracels.

Hundred of security officials with riot control gear and firearms broke up the demonstration, detaining at least 55 in Hanoi and 25 in Ho Chi Minh City, witnesses said.

'The government can't extinguish this kind of protest because it is a symbol of our patriotism,' a protester who declined to be named said. 'The more they arrest protesters, the more they lose people's support.'

She said she was arrested last week, but was still determined to join the rallies.

Demonstrations are rare in tightly controlled, communist Vietnam. But the anti-China demonstrations were tolerated for around five weeks outside both diplomatic missions.

The crackdown, now in its second week, came after Vietnamese and Chinese officials on June 26 agreed to 'steer public opinions along the correct direction' and avoid stoking antagonism.

Tensions have risen between the two countries in recent months, as Vietnam has accused its neighbour of harassing seismic survey ships and fishing boats in a contested area of the South China Sea, including the Spratly Islands.

The potentially mineral-rich islands are the subject of conflicting claims by China, Vietnam, Taiwan and the Philippines.

Rights groups slammed Vietnam over Sunday's arrests.

'The Vietnamese government is shamefully showing its true authoritarian colours with this second consecutive week of police cracking down and arresting peaceful protesters,' said Phil Robertson, Asian deputy director of Human Rights Watch.

He said that the authorities, far from respecting the right to free assembly, are in effect telling the protestors that they demonstrate at their own risk.




 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bế mạc khóa II Mục Vụ Truyền Thông GP. Ban Mê Thuột
Jos. Vũ Đình Bình
06:49 17/07/2011
NGHI THỨC BẾ MẠC KHÓA II MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG GP. BANMÊTHUỘT

Sau 4 ngày học tập miệt mài, hăng say (12.7.2011 – 15.7.2011), Khóa 2 Mục vụ Truyền thông do Ban Văn hóa Truyền thông (VHTT) Giáo phận Banmêthuột tổ chức đã kết thúc. Nghi thức bế mạc diễn ra long trọng vào lúc 14 giờ ngày 15.7.2011, tại Hội trường Tòa giám mục.

Khởi đầu buổi lễ, cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng ban tổ chức, đúc kết chương trình khóa học gồm 20 tiết tìm hiểu và thực hành về Kỹ năng viết tin, Kỹ năng phỏng vấn, Tin nóng, Tin mềm, Báo tường, Báo mạng, PR, Tạo Blog, Viết blog, v.v… Ngài cám ơn các giảng viên không ngại đường xá xa xôi, đến với Giáo phận Banmêthuột, hết sức nhiệt tình giảng dạy trong 4 ngày vừa qua, mang lại cho các học viên những tiết học bổ ích, sôi động. Ngài khen ngợi các học viên hăng say học tập, ý thức thực hiện tốt nội quy và vệ sinh chung. Ngài cũng trân trọng cảm ơn Đức Giám mục Giáo phận, Cha Tổng đại diện, Cha Chưởng ấn, Cha Quản lý Nhà chung, Quý Cha Quản hạt, Quý Cha Trưởng các Ban mục vụ, Quý Bề trên, Quý chức HĐGX Thánh Tâm đã cùng đồng hành, hiệp thông cầu nguyện, tham dự buổi lễ Khai mạc, bế mạc. Đặc biệt cám ơn Công ty NANO, đảm trách đường truyền internet, giúp các học viên truy cập mạng nhanh chóng, thuận lợi; cảm ơn quý Bà mẹ Công giáo chăm lo chu đáo từng bữa ăn cho khóa học,…

Tham gia khóa học lần này gồm 85 học viên đến từ các Giáo xứ, Giáo hạt trong Giáo phận; trong đó:
- Đak Lak 1 : 13 học viên
- Đak Lak 2 : 30 học viên
- Quảng Đức : 13 học viên
- Phước Long : 10 học viên
- Dòng NVHB : 10 học viên
- Dong St. Paul : 02 học viên
- GĐ Lê Bảo Tịnh : 02 học viên
- HĐ. Đa Minh : 01 học viên
- Lưu trú Đăng Khoa : 04 học viên
* Học viên lớn tuổi nhất là ông GB. Phạm Hữu Cung, Gx. Hưng Đạo, 60 tuổi
* Học viên lớn tuổi nhất là em Phêrô Nguyễn Ngọc Phương, Lưu trú Đăng Khoa, 17 tuổi.
Và em GB. Trần Minh Cường, Gx. An Bình, Phước Long, 17 tuổi.

Tiếp ngay sau đó, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền, Trưởng ban Mục vụ Truyền thông Tổng giáo phận Sài Gòn, thay mặt Ban giảng huấn phát biểu cảm tưởng. Ngài hoan nghênh tinh thần học tập của các học viên. Có nhiều học viên xuất sắc được Ngài trao phần thưởng ngay trong tiết học. Ngài nhận định về công tác tổ chức và về chất lượng khóa học khá tốt. Hy vọng sự hiệp thông, liên kết của Gia đình Mục vụ Truyền thông Giáo phận Banmêthuột ngày càng khởi sắc, thành công trong sứ vụ Truyền thông - Loan báo Tin mừng.

Anh Nguyễn Ngọc Hương, Đại diện học viên, cám ơn Ban tổ chức, Ban giảng huấn, Công ty NANO, các Bà mẹ Công giáo,… đã hết lòng với khóa học, giúp học viên gặt hái được nhiều kiến thức hữu ích qua 4 ngày học tập vui tươi, sôi động và nhiều kỷ niệm khó quên. Các học viên cũng gửi đến Đức Giám mục Giáo phận, Ban tổ chức và Ban giảng huấn những bó hoa tươi thay cho tâm tình tri ân sâu sắc.

Trước khi trao Chứng chỉ mãn khóa cho từng học viên, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Banmêthuột, ban huấn từ, chúc mừng khóa học thu lượm được nhiều thành quả mỹ mãn. Xin Thiên Chúa ban cho anh chị em mọi ơn lành hồn xác, tràn đầy lửa mến và sự khôn ngoan Chúa Thánh Linh, để anh chị em chu toàn sứ mạng Truyền Thông mà Chúa và Giáo hội đã tin tưởng giao phó cho anh chị em.

Cuối cùng là nghi thức mà mọi người mong mỏi, chờ đợi nhất: Nghi thức trao chứng chỉ và tuyên hứa.

Trên bục cao danh dự, Đức Giám mục Giáo phận trân trọng trao Chứng chỉ Mục vụ Truyền thông cho từng học viên vừa hoàn thành khóa học. Sau đó, cầm chứng chỉ trong tay, trước Sách Thánh, trước mặt Đức Giám mục Giáo phận, anh chị em vừa được cấp Chứng chỉ đọc lời tuyên hứa:
- Hết lòng cộng tác với Chúa Giêsu và Giáo hội trong việc sử dụng mọi phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng, hiệp thông, xây dựng văn hóa sự sống và văn minh tình thương.

- Luôn thực thi Linh đạo Truyền Thông, và không ngừng trau dồi bản thân để chu toàn sứ mạng mục vụ truyền thông trong thế giới hiện đại.

- Thực hiện đầy đủ những công việc mục vụ truyền thông mà Giáo phận giao phó.

Cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng ban VHTT Giáo phận vui mừng tiếp nhận các thành viên mới. Toàn thể cộng đoàn sốt sắng đọc kinh Mục vụ Truyền thông và hát vang bài ca: Cùng Mẹ Ra Khơi.

Jos. Vũ Đình Bình


 
Huynh trưởng Làng Nam học Cầu Nguyện theo Kinh Thánh
Linh Pháp
07:05 17/07/2011
VINH - Nhằm tiếp tục huấn luyện các huynh trưởng và nâng cao kiến thức Kinh Thánh cùng đời sống cầu nguyện cho các bạn trẻ, linh mục quản xứ Làng Nam, cha Antôn Hoàng Trung Hoa, đã tổ chức khóa học cầu nguyện theo Kinh Thánh, một hình thức tương tự như Lectio Divina, cho các bạn trẻ nơi đây.

Xem hình ảnh

Lớp học được hai nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Mê Thuột, Sr. Kim Sơn và Sr. Kim Thúy hướng dẫn; khai mạc vào chiều Chúa nhật, ngày 10/07/2011 và kết thúc vào trưa thứ Bảy, ngày 16/07/2011. Ngoài các huynh trưởng – những người buộc học theo chương trình đào tạo, còn rất nhiều bạn trẻ trong giáo xứ đã tham dự. Với sự trình bày hấp dẫn của hai nữ tu, lớp học mỗi ngày một đông hơn. Khởi đầu có gần một trăm học viên, nhưng đến ngày kết thúc thì lượng người tăng lên gần 150.

Chương trình học: buổi sáng từ 07 giờ đến 10 giờ 30’: với hai bài học Kinh Thánh, buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ 30: với một bài học Kinh Thánh. Sau mỗi bài học là thời gian cầu nguyện. Dựa trên sự gợi hứng từ đoạn Kinh Thánh được học, các học viên dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện tự phát.

Thời lượng học mỗi ngày kể ra cũng khá nhiều, nhất là dưới thời tiết nắng nóng mùa hè xứ Nghệ, nhưng do trong các giờ cầu nguyện đều có hát thánh ca và giây phút thinh lặng, nên các học viên như quên đi sự mỏi mệt và được no đầy hạnh phúc thiêng liêng, chìm đắm trong bình an của Chúa.

Chương trình thêm thú vị, là mỗi buổi tối, các học viên được xem các slide show, về các chủ đề như: tình Chúa, tình người, lý tưởng, gia đình, chia sẻ, dấn thân... sau đó các tổ thảo luận, rồi lên thuyết trình, hay có hôm thì một số cá nhân chia sẻ cảm nhận. Ngày học và ngày sống của các học viên khép lại với 30 phút hồi tâm. Họ cùng thinh lặng trong ánh nến lung linh, nghe tiếng nhạc nền nhẹ nhàng với lời gợi ý của giảng viên, hay nghe những bài thánh ca, rồi sau đó cùng nhau lặp lại, mỗi lần một nhỏ dần cho đến khi lịm tắt, như đưa mọi người đi vào trong sự kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa.

Các nữ tu cũng dùng một phương pháp phù hợp với tâm lý tuổi trẻ, là chơi trong học, học trong chơi. Vào ngày kết thúc, trước lúc Thánh lễ tạ ơn và nghi thức Sai Đi dành cho các học viên được cử hành, các nữ tu đã tổ chức trò chơi Rung Chuông Vàng, vừa để có cuộc thi đau giữa các tổ, vừa giúp các học viên nhớ lại các câu Kinh Thánh và nội dung của các buổi học.

Giáo xứ Làng Nam không chỉ tổ chức khóa học cho các bạn trẻ, mà trước đó một tuần, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các giáo họ, các giáo lý viên và thành viên trong các hội đoàn Legio, Thánh Tâm và Thánh Gia cũng được hai nữ tu hướng dẫn học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện trong bảy ngày liền.

Cầu chúc cho cộng đoàn giáo xứ Làng Nam, cách riêng các bạn trẻ nhận thấy lời Chúa quả thật là ánh sáng, là sự sống cho họ, và cầu nguyện là hơi thở của đời sống người tín hữu Kitô nơi họ.
 
Gia đình ông bà cố các linh mục và nam nữ tu sĩ giáo phận Bắc Ninh mừng lễ bổn mạng
Xương Giang
08:56 17/07/2011
BẮC NINH: Sáng ngày Chúa Nhật (17/07/2011), hầu hết các ông bà cố trong giáo phận Bắc Ninh tập trung về nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh để mừng lễ bổn mạng thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông).

Xem hình ảnh

Hội ông bà cố hay còn gọi là gia đình ông bà cố các linh mục và nam nữ tu sĩ tại giáo phận Bắc Ninh được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc Ninh thiết lập cách đây hai năm và chọn thánh Anrê Nguyễn Kim Thông là thánh bổn mạng.

Trong buổi gặp gỡ với quí ông bà cố trước thánh lễ, Đức Cha Cosma chia sẻ với ông bà cố về tình hình chung của giáo phận trong thời gian vừa qua, đặc biệt ngài đã thông báo cho ông bà cố một tin hết sức vui mừng, đó là giáo phận vừa mới có thêm ba linh mục tình nguyện trở về phục vụ giáo phận là cha Ảnh, cha Nam và cha Phước. Tiếp đến, Đức Cha cũng xin ông bà cố tiếp tục cầu nguyện và có những sáng kiến đóng góp cho giáo phận, vì ông bà cố là các bô lão của giáo phận.

Trong tâm tình con cái trong đại gia đình giáo phận, các ông bà cố có nhiều những thắc mắc xin giáo phận và Đức Cha cùng quan tâm, các ngài cũng đưa ra những sáng kiến hết sức quý giá để xây dựng giáo phận ngày càng thăng tiến hơn. Cũng trong buổi gặp gỡ, quý ông bà cố chia sẻ về tình hình các xứ họ nơi mình ở. Các ngài hết sức cảm thông với các cha xứ, đặc biệt là các cha đang bệnh tật hay đang gặp khó khăn.

Ngỏ lời với các ông bà cố trong thánh lễ, Đức Cha nêu lên gương sáng của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông: ngoài là một ông Trùm họ đạo, ngài còn dâng hiến cho Giáo hội một người con làm linh mục và một người con làm nữ tu. Hơn hết, thánh Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, thánh nhân luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn.

Sau cùng, Đức cha kêu gọi ông bà cố và toàn thể cộng đoàn noi gương thánh Anrê Nguyễn Kim Thông và các thánh tử đạo Bắc Ninh là hãy trung thành và can đảm vâng theo ý Chúa trong suốt cuộc đời, thậm chí có phải chết vì danh Thánh Chúa.

THÁNH ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (1790-1855)
Trùm họ dấn thân phục vụ rồi chết vì Chúa


Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng Mến Thánh Giá.

Từ lúc còn trẻ, Nguyễn Kim Thông đã nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan, nên sớm được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ, và sau đó được Ðức Giám Mục Cuénot Thể cử làm trùm họ Huyện. Ông Trùm Thông rất được dân làng trọng vọng, tôn ông là ông Cả trong làng, nên gọi là Trùm Cả, Trùm Cả Năm Thuông.

Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, trưng khẩn ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “Cần Nông”.

Ðối với Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha Cuénot Thể tạo mãi ruộng đấy, xây dựng Tòa Giám Mục, mở chủng viện, tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung, đồng thời đảm nhiệm trọng trách cố vấn quản lý tài sản nhà chung để tạo phương tiện điều hành Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các Thầy trong cơn bách bại đạo Chúa. Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó mở đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các Cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám Mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị. Mọi chi phí ăn uống cho các Cha trong những ngày tạm trú đều do gia đình ông Trùm Cả đài thọ. Anrê Năm Thuông không bao giờ tiếc công tiếc của trong việc mở mang nước Chúa.

Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa cả sáng và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, ông luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn. Trong trách nhiệm xét xử việc làng, ông Trùm xét đoán theo lẽ công bình, rồi sau đó lấy của nhà gíup đỡ cho người nghèo thua kiện. Ông năng khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Nhưng Ông cũng tỏ ra không kém thẳng thắn khiển trách người ngoan cố, như đã có lần nhắc nhở đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về Ông Trùm Cả. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh vào năm 1853, năm Tự Ðức thứ 6.

Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ đươc tha về. Ông nhất quyết không tuân.

Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”.

Thế là sau ba tháng bị giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm từ triều đình Huế gửi vào: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường (Mỹ tho). Trên đường đi đày, tới Gia Ðịnh Ông Trùm ngã bệnh. Có người muốn ra tay cứu Ông. Ông Trùm ngỏ lời cảm ơn lòng tốt của họ và xin hãy để Ông được vâng theo Thánh Ý Chúa. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình của Ông Năm Thuông trở nên trầm trọng. Ngày 15-7-1855, sau khi kêu tên cực thánh ba Ðấng “Giêsu, Maria, Giuse”, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích. Ông thọ 65 tuổi.

Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19-6-1988.
(Trích lại: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn giáo và cái ách cộng sản (tiếp)
Bảo Giang
07:14 17/07/2011
Tôn giáo và cái ách cộng sản

Phần hai: Hồ chí Minh và cái ách cộng sản tại Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam còn ghi lạimột số cuộc hội nghị có tiếng nói của người dân đã làm thay đổi, không phải chỉtrong sinh hoạt thường nhật, nhưng còn làm thay đổi cuộc sống và ý niệm về sựtrường tồn của đất nước. Một trong những cuộc hội nghị ấy, không một người ViệtNamnào không biết đến. Đó là hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần. Nhưng lúc gần đây, có một số người đang cònglưng đánh bóng và nhắc đến cái hội nghịcó khoảng 60 người tham dự ở gốc cây đa Tân Trào vào thời Hồ chí Minh, như làmột “đại hội quốc dân” vì nó cũng làmthay đổi bộ mặt của đất nước. Thử xem, nó đã thay đổi bộ mặt đất nước thế nào?

Truớc hết, đã là người Việt Namthì dù là người buôn thúng bán bưng, anh phu xe, người khuân vác, anh nông dâncho đến các quan chức trí thức… Không ai mà không biết, hoặc nghe nói về hộiNghị Diên Hồng cách xa chúng ta hơn 730 năm. Ngưới dân Việt Nam biết đến hội nghị Diên Hồng bởi một lẽ rấtđơn giản: Hội nghị đã làm nên cuộc sốngvà sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị ấy như một bí quyết đặc biệt để truyền sức sống không phải chỉ ở tronglòng mọi người, tạo nên một khối đồng tâm, mà còn vang dội vào lòng chiến mã,cây cỏ, sông, núi, để từ đó tạo nên một thực thể sống, đồng nhất, trong một mục đích bảovệ sự vẹn toàn và độc lập của Việt Nam. Từ đó, hội nghị đã tạo nên những chiến công hiển hách trong lịch sử như BạchĐằng, Chi Lăng, Xương Giang, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Đống Đa… Và người Việt Nam có quyềnngửa mặt lên để tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của Bà Trưng, Bà Triệu, của Đức Trần Hưng Đạo,Bình dịnh Vương, của Đức QuangTrung hay các bậc danh tướng Trần bìnhTrọng, Lý thường Kiệt…v.v... là những vị mà ngày nay khi nhắc tên, vẫn làm chonhững binh đoàn Hán, Mông, Mãn kinh hoàng, tức tưởi. Như thế, Diên Hồng là lịchsử sống cho một dân tộc còn sống.

Diên Hồng là thế, còn cái hộinghị ở gốc cây đa Tân Trào thì thế nào? Khi làm thay đổi bộ mặt của ngươi dântrong một giai đọan, liệu nó có viết nên một trang sử không bị ô uế cho ngườicòn sống, không làm nhục những ngưòi đã chết. Hay nó đã viết ra một trang nhơ nhớp trong dòng lịch sử của một dân tộc anh hùng?

Trước tiên, theo như sách vởcủa Việt cộng còn ghi lại thì cái gọilà “đạihội đại biểu quốc dân vào chiều ngày16-8-1945 ở gốc đa Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang “có hơn 60 đạibiểu đại diện từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dựđại hội”. Hội nghị cây đa đã lập ra “Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam”do Hồ Chí Minh cầm chầu.

Không biết đây là sự trùnghợp ngẫu nhiên, hay là lịch sử của đảng cộng sản và cái hội nghị Tân Trào doViệt Minh tổ chức lại có mối liên hệ tiền kiếp với chuyện cây đa?

Tôi hỏi thế là vì, khi nhắcđến cây đa là nhắc đến một truyền thuyết lớn về chú cuội trong nhân gian của ViệtNam,mà không một ai không nghe biết. Từ ông già bà lão cho đến đứa trẻ nhỏ không ítlần đã ngửa cổ lên nhìn trăng để mà xem chú cuội ngồi ở gốc cây đa tròn méo rasao! Hồi còn nhỏ ở dưới quê, tôi cũng tưởng là chuyện có thật. Bởi lẽ, vào ngàycó trăng sáng nhìn lên, lạ qúa, hình như cũng thấy mờ mờ ảo ảo như có thằngcuội ngồi ở gốc cây đa.

Tuy nhiên, chuyện thằng cuộivà cây đa là một câu chuyện hài trong nhân gian. Nó mang ý nghĩa dí dỏm, châm biếm,không có thật. Nhưng chắc chắn, cái không có thật ấy không làm hại ai. Nghĩa là,dù có bị người khác bảo “ mày nói láo như cuội” thì ngưòi bị chê có lẽ cũng chẳng mất mát gìvà có lẽ cũng không phải đi tù. Nhưng nay ở Tân Trào, Việt Minh lại nhờ gốc câyđa, như một truyền thuyết để đẻ ra một hội nghị “đại biểu quốc dân”, và đẻ ra cái “ ủy ban giải phóng Việt Nam” do Hồ cầm chầu, hẳn nhiên làphải có ý khác. Không biết có phải họ muốn nhờ cây đa trong truyền thuyết để vívon đảng là cây đa cho đồng bào biết đến Việt Minh? Hay thực tế, đảng cộng vàcái hội nghị này chỉ là câu chuyện vàviệc làm của thằng cuội?

Ở đây, tôi xin mở một dấungoặc là, riêng về nhân vật chính ở gốc cây đa thì cho đến thời điểm này chẳng cómấy người biết ông ta là ai. Dù trưóc đó: “để thực hiện chỉ thị của quốc tế CS cuối 1929 NAQ( Nguyển ái Quốc tứcHồ chí Minh?) từ Xiêm về Hương cảng, TQ để triệu tập và chủ trì hội nghị hợpnhất 3 tổ chức CS. Hội nghị họp từ ngày 03 - 07/2/1930. (Tham dự Hội nghị cóđại diện của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng) .Hội nghị có 03đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Sau 5 ngày làm việc với tinh thầnthống nhất cao, dân chủ hội nghị đã đi đến việc: thành lập đảng CSVN” ( Ngô chí Tâm). Người như thế đó, nay lạithành kẻ cầm đầu câu chuyên về gốc câyđa!

Câu chuyện được khởi đầu nhưthế, nên sau 80 năm hươu cuội, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai. Từ kẻbuôn thúng bán bưng, hay anh nông dân chẳng một ngày đến trường, đến hàng tríthức quan cán có những mảnh bằng to vớinhững chữ nhớn TS, rồi PTS, hay là GS đến phó GS. Hoặc là chuyên viên các ngànhnghề, như nghề công an đến nghề móc túi. Từ nghề tự do trí thức như BS, LS đếnnghế xe ôm. Và trú qúan thì từ người ở hải ngoại cho đến những người ở trongnước, kể cả những kẻ ngồi tù vì mọi loại tội phạm. Rồi về tuổi thì kể từ 6.7tuổi trở lên cho đến chờ xuống lỗ… khôngxót bất cứ một ai, đều biết rất rõ và là chứng nhân cho một sự kiện là: cái“đại hội đại biểu quốc dân ở gốc cây đa Tân Trào” ấy đã làm nên hai thành qủa “vĩđại” trong sự nghiệp của Hồ chí Minh và của Việt cộng trong lịch sử cận đại củaViệt Nam:

1. Hội nghị gốc đavào ngày 16- 08-1945 của Việt Minh đã tạo ra cuộc đảo lộn luân thường trong xãhội Việt Nam.

2. Hội nghị Tân Tràotạo nên một cuộc đảo lộn đạo lý sâu sắc làm băng hoại nền luân lý của dân tộcViệt.

Đây chính là hai cái ách tàn bạo nhất của cộng sản mà Hồchí Minh và tập đoàn Việt Minh đã khoác lên cổ người dân Việt Nam theo từng vùng, miền hay trongcả nước trong 80 năm qua. Chuyện cây đa và thằng cuội là hoang đường. Nhưngchuyện cái ách Hồ chí Minh là chuyện thật, hàng ngày vẫn còn tiếp tục tái diễntại Việt Nam.

1. Hồ chí Minh và cuộc làm đảo lộn luân thường trong xã hội Việt Nam.

Trước hết, đạo nghĩa của chữluân thường là sự đúng, tính thật của một sự việc. Làm đảo lộn luân thường làlàm cho những điều đúng thành sai, hay thành gian dối, và nó làm đảo lộn nhữnggía trị, những nguyên tắc trong đời sống yên bình của xã hội.

Thật vậy, người Việt Nam tatừ xưa vẫn được đánh gía là một sắc dân trung hậu, thật thà. Có nề nếp và hiếukhách. Họ không ưa dối trá. Nhưng kể từ ngày có cái gọi là “đại hội đại biểu” ởgốc đa đến nay, Việt cộng đã ra sức làm thay đổi bộ mặt giao tế của xã hội ViệtNambằng con đường dối trá. Tệ hơn thế, chúng còn ép buộc người dân phải đi vào conđưòng một chiều ấy để dối gạt chính mình và lừa đảo đồng loại. Nói toạc ra là sựgian dối ấy được Hồ chí Minh thực hiện ngay từ trong bản lý lịch của mỗi cánhân.

Nói cho rõ là: Tất cả các bảnlý lịch cá nhân của các đoàn, đảng viên Việt cộng và những kẻ liên hệ của nó,đều là những bản lý lịch man trá, gian dối, không đúng với sự thật. Riêng vớingười dân, vì hoàn cảnh phải sống với cộng sản, nên hầu như mọi ngưòi đành phải,hay dễ dãi chấp nhận sự hướng dẫn khai gian dối trong bản lý lịch của mình đểđược yên thân, hay cầu lợi. Với lớp trẻ, sự gian dối ấy được dạy ngay từ khicòn ở trong học đường. Theo đó, chỉ trừ ra một số ít người không tính đếnchuyện liên hệ trực tiếp với chúng, hoặc là những chức sắc tôn giáo, hay ngườicông giáo thì mới có được một chữ “thật” ở trong cái bản lý lịch cá nhân củamình. Ngoài ra, ít có trường hợp ngoại lệ.

Tôi đại ngôn ư? bạn đọc ngỡ ngàng về chuyện này ư?

Không, tôi tin tất cả đều tình táo để biết rằng. Đây không phải làlỗi ở chúng ta, nhưng là cái ách của cộng sản nó đang đè trên chúng ta, nên đànhphải làm thế.

Để cho đoạn viết trên sáng tỏhơn, bạn có đồng ý với tôi là tất cả mọi người Việt Nam đều biết phân biệt sựthiện và ác trong việc làm, lời nói của mình, và thường có khuynh hướng xa lánhcái gian ác hay không? Bạn có đồng ý với tôi là hầu hết ngưòi Việt Nam làngười có tín ngưỡng hay không?

Đúng thế. Chắc chắn là thế vàcòn cao hơn thế nữa. Tất cả mọi người Việt Nam đều có tìn ngưỡng, có tinh thầntôn giáo và có ý niệm về tôn gíao rất sâusắc. Theo thống kê từ trước, đa phần người Việt Nam theo đạo ông bà, kế đến là đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành.đạo Cao Đài, đạo Phật Giáo Hòa Hảo, hayđạo Bàlamôn ( gốc Chàm). Không ai là không có đạo. Không làng nào mà không có Đình, Chùa, nhàthờ, Thánh Thất, hay các cơ sở trang nghiêm để thờ thần hoàng, hay thờ cúng ôngbà tại nhà. Rồi dọc trên các đường quốc lộ không thiếu những cái miếu nhỏ với hương đèn trong các ngày rằm,ngày đầu năm. Và các nghĩa địa thì lúc nào cũng ngập hương khói…

Nhưng từ sau cái hội nghị ấy,chuyện nghịch thường đã xảy ra. Trong tất cả mọi bản lý lịch cá nhân của cácđoàn đảng viên Việt cộng, từ Hồ chí Minh trở xuống cho đến anh cán tại cơ sở địa phương. Từ những nhà trí thứccho đến lớp cán bộ chỉ biết dùng dao mã tấu, trong phần hỏi về tôn giáo đều ghimột chữ Không. Nghĩa là không có đạo, không có tín ngưỡng, không theo một tôngiáo nào.

Họ khai như thế có nghĩa gì? Cóphải những ngưòi viết bản lý lịch này đều là những người không có đạo, khôngtheo bất cứ một tôn giáo nào ư? Hay họ đãbị buộc phải gian dối với chính mình và từ đó gian dối với người khác theo chủtrương vô tôn giáo của cộng sản ? Thửhỏi, nếu một kẻ đã phải gian dối với chính mình thì làm sao tìm ra lời nói và việc làm trong sự thật chongười khác hưởng nhờ? Họ đã chối lý lẽ về thiện ác, về phong cách nhân bản tínhlàm người thì tìm đâu ra chân lý cho xã hội?

Mà câu chuyện nào có kết thúcở trong lãnh vực đoàn đảng viên, cán bộ của nhà nước? Bước vào học đường, cô giáothầy giáo mới của xã hội Việt cộng thì trăm người như một chỉ dạy học sinh, dùlà học sinh công giáo, phải viết chữ không vào trong bản lý lịch của mình. Nếukhông thì có thể bị đánh, bị tát cho sưng mồm, và cô thầy gian ác kia không ngầnngại xé bản lý lịch có chữ công giáo kia đi và buộc đứa trẻ phải viết chữ KHÔNGlại theo ý của mình. Hoặc gỉa, cô tự viết lấy bản lý lịch của trò theo ý cô đểcán trên hài lòng, yên chuyện? Hai đứa cháu của tôi năm 1977 đã là những nạnnhân của trò giáo dục quái gở này. Và rất nhiều học sinh công giáo xuất sắc, đỗđầu trường nhưng vì cái lý lịch có chữ công giáo nên các em không hề được bướclên đại học ( lúc này thì có đổi khác một chút).

Nhớ lại những ngày sau30-4-1975. khi Việt cộng vào Sài Gòn, sinh viên phải trình diện tại trường thìngoại trừ một số sinh viên công giao bỏ về hay trong bản khai lỳ lịch còn ghirõ tôn giáo. Đa phần còn lại là được các cán bộ đoàn trường hướng dẫn là viếtchữ Không cho nó tiện ( cá nhân tôi làmột trải nghiệm) Lúc ấy, chẳng ai muốn rắc rối vào mình nên cũng đành viết một chữ “không” cho nó quachuyện. Mình nghĩ nó đơn giản, vì đạo tại tâm. Tuy nhiên, cộng sản không nhìnchữ Không ấy một cách đơn giản, Nhưng là sự chiến thắng trong sách lược vô tôn giáo của họ! Thưa bạn,thưa những nhà trí thức không phải là đoàn, đảng, quan cán, còn đang ở trongnước. Qúy vị đọc lại bản lý lịch của mình xem? Đây là chuyện nhỏ hay là chuyện cốtình làm đảo lộn luân thường trong xã hội đã bắt nguồn từ cái “đại hội đạibiểu” tại gốc đa Tân Trảo?

Tại sao cộng sản lại muốn người dân viết chữ “không” vào trong bản lý lịch của mình?

Câu trả lời của Mac-Lê là: “Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa pháttriển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và bị xoá bỏ khỏi đời sống conngười. Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự động; nó đòihỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quần chúng, tuyên truyền rộng rãi nhữnghiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thế giới quan mác-xít " (Từ điển Triết học, tr.588, từ mục "Tôn giáo ")

Bàn về chuyện này, Phạm Việt Anh trong “Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáotrong chủ nghĩa xã hội viết: "Tôn giáo làmột hệ tư tưởng mang tính chất duy tâm, do đó về bản chất nó có thế giới quan,nhân sinh quan trái ngược hoàn toàn so với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin- quan điểm duy vật biện chứng khoa học. Bởi vậy, để xây dựng thành công chủnghĩa xã hội không thể nào không xoá bỏ tôn giáo”. Theo sách lược này, ởViệt Nam, sau ngày hội tại gốc đa Tân Trào, Hồ chí Minh đã tìm cách xóa bỏ dấutích tôn giáo ngay trong việc viết các bản lý lịch cá nhân của từng người. Đâyhẳn nhiên không phải là việc chỉ viết chữ “không” cho vui của vui nhà, hay vuilòng cấp trên mà thôi. Nhưng là buộc viết theo chủ đích của Hồ là xóa bõ dáu vếttôn giáo trên từng cá nhân, từng đơn vị. Hồ muốn biến người Việt Nam thànhnhững kẻ vô tôn giáo!

Kế đến là quan niệm về Quân,Sư, Phụ trong xã hội ta. Quân thuộc về mặt sinh hoạt chính trị thì dĩ nhiên,nay còn, mai mất. Nó không phải là lý lẽ để trường tồn. Nhưng Sư và Phụ là đạo của người sống trongtrời đất, có thể đảo lộn được không?

Tôi e rằng cái quan niệm kínhSư, trọng Phụ ở xã hội ta ngày nay đã bị đảo lộn rồi. Trò không được giáo dục về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tìn, lại được dạy theo gường Hồ chí Minh,là người suốt đời không thắp cho bố mẹ một nén nhang, là người không biết đến đạo lý ở trong gia đình là gì. Rồiy cũng là ngươi giết người đã ăn ơ với mình là Nông thị Xuân, tàn ác hơn thế, Ycho quăng xác của Xuân ra ngoài đường giả như một tai nạn xe hơi để phi tang,vì cô ta đã sinh con với Hồ! Rồi Hồ chí Minh cũng từ bỏ dứa con ấy thì cáinghĩa vợ chồng, tình cha con ở đâu? Kế đến, y là người tàn sát hơn 170000 ngàn người dân vô tội trong vụ đấutồ để cướp đoạt tài sản của họ thì Nhân ở đâu có, mà bắt học sinh phải nòitheo?

Trẻ được học những cái gươngấy thì lấy gì mà tôn sư trọng phụ? Làm sao xã hội có được cuộc sống tốt đẹp?

Trái lại, chính vì cái ách giáodục này, ngày nay đã cho ra những kết qủa vô cùng kinh hãi: Nhan nhản trên các phố, có những địa điểm pháthai (lò giết người), có quảng cáo công khai, hay lén lút, cách giết người. Các bà mẹ đến với dịch vụ này đa phần là các họcsinh, sinh viên, nhiều khi còn là vị thành niên nữa. Những người mở lò giếtngưòi ( phá thai) này có phải là lương y cứu sinh độ thế hay không? Tại sao lớptuổi trẻ ngày nay phá thai nhiều đến như thế? Có phải tại vì cái lối giáo dục “noi theo gương Hồ chí Minh vĩ đại” hay không? Bạn đọc thân mến, đây là nỗi đau khôn nguôi của dân tộc ta hôm nay. Nó cóphải là cái ách đảo lộn luân thường mà dân ta phải gánh chịu từ ngày có cái gọilà đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở Hương Cảng, Trung Hoa vào ngày 03-02-1930, đượcHồ chí Minh và tập đoàn Việt Minh đem vào áp đặt cho dân ta không? Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

2. Hồ chí Minh và công cuộc đảo lộn đạo lý ở Việt Nam.

Hẳn nhiên việc khai khôngđúng sự thật trong mục tôn giáo trong cácbản lý lịch cá nhân của người dân là do chính sách Vô Tôn Giáo của cộng sản chủtrương. Họ muốn lấy chữ “không”, cónghĩa là không có tôn giáo để chống chọi và tiêu diệt niềm tin của các tôn giáovà lấy số lưọng chữ không để tấn công các tôn giáo khác.( Nói đúng ra là chúngchỉ cố gắng xóa bỏ những chữ Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, hay đạo Ông Bà ra khỏi bản lý lịch của các cá nhân màthôi. Riêng phần tinh thần thì chúng biếtrõ là không bao giờ có thể làm được). Lúc đầu, phần vì sợ, phần nhìn chữ “Không”dầu có viết cũng chẳng mang ý nghĩa gì. Bởi vì, đạo tại Tâm. Nên đa phần viếtchữ Không. Tuy nhiên, cái kết qủa về lâu về dài là một thảm khôc. Bởi vì mìnhđã mắc bẫy cộng để tự lừa mình. Bản thân đã trở thành người không có đạo (tự bỏđạo), không còn mang ý niệm về tôn giáo, là ý niệm ăn ngay ở lành lúc nào chính mình cũng không hay biết. Khi đó, cũng chẳng cần giữ những nghi thức,nghi lễ của tôn giáo mình nữa. Cuộc sống sẽ đi về đâu?

Kế đến, có thể trở thành mộtáp lực xã hội đối với người chung quanh. Thí du như, có chữ “Không” là có cơ hội để được CS tổ chứchọc tập cho vào đoàn, vào đảng, để ăn trên ngồi trốc, làm lãnh đạo. Có chữ PhậtGiáo, Công Giáo thì nên… kiếm đường vượt biên, hay hành nghề không có một chútliên quan gì đến các cơ quan, công sở của nhà nước. Đành phải chấp nhận là loạicông dân hạng hai, hạng ba trong xã hội. Ấy là chưa kể đến việc nó tạo ra một sự đố kỵ,thù hận giữa tôn giáo với tôn giáo. Giữa con người với con người. Giữa đảngviên và người dân. Giữa nhà nước với tôn giáo. Chuyện này đối với những ngưòiđả trưởng thành khi chúng vào thì ít bị ảnh hưởng. Nhưng lờp trẻ mới sinh ra,hay lớn lên sau này thì qủa là một vấn nạn lớn. Trong phạm vi ngắn hẹp, tôi chỉđề cập đến cuộc chiến giữa nhà nước với tôn giáo mà thôi.

a. Cuộcchiến trực diện.

Theo cuốn Lịch Sử Kinh TếViệt Nam do chính nhà cầmquyền cộng sản Việt Nambiên soạn và in ấn. Trong cuộc cải cách ruộng đất từ 1953-56 đã có 172000 ngườiViệt Nambị giết chết. Tuyệt đại đa số trong những người này bị chết oan và không hề cósự bồi thường đáp trả cân xứng. Cũng theo cuốn sách này, có đến 123266 ngànngười tức hơn 70% bị giết oan, có nghĩa là họ vô tội. Nhưng cho đến nay, nhàcầm quyền cộng sản chưa bao giờ có được, dù chỉ là một lời xin lỗi một cử chỉbiểu lộ hay một cách thức đền trả tương xứng cho những gia đình bị chết oankhiên. Trái lại vẫn chiếm hữu tài sảncủa họ.

Song song với cuộc đấu tố đầymáu và nước mắt này. Nhà nước Việt cộng đã cho dân công, cán bộ, thành phần bấthảo trong xã hội đi đập phá rất nhiều nhà thờ, đình, chùa, miếu thần hoàng tạicác vùng thôn quê hay thị xã để ngưòi dân mất điểm quy tụ. Mất điểm tựa tinhthần. Kế đến, các sinh hoạt thuần tuý của công giáo nhiều nơi đã bị nghiêm cấmmột ách công khai, hoặc bằng cách, vào những giờ có nghi lễ tôn giáo thì nhànưóc cũng tổ chức những buổi học tập chính trị và bó buộc ngưòi dân phải đếntham dự. Rồi khi bức màn tre buông xuống, tháp chuông của các giáo đường hầu như đã lặngtíếng ngân sau cuộc di cư vào nam năm 1954. Cuộc đập phá này đến nay vẫn chưachấm dứt. Vài năm trước là khu TKS, đến Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,Cồn Dâu, Loan Lý nay là Tam Đảo!

Dĩ nhiên, cuộc chiến trực diệnnày đã tạo cho xã hội Việt Nambộ mặt chết, đổ vỡ và sợ hãi. Nếu chỉ nhìn vào những hành động đập phá và cướpbóc của nhà nước Việt cộng đối với tôn giáo, có ngưòi cho rằng cộng sản đã làkẻ chiến thắng. Trong thực tế, tôi cho rằng, cuộc chiến trực diện này đã để lộra một sự thất bại ê chề cho chế độ. Nghĩa là nhà nước có thể đập phá nhà thờ, chùa chiền, đình hội, khoe racái tàn bạo ác độc của kẻ mất lương tri, mất nhân bản tính. Khoe ra cái vóc dángvai u tịt bắp của những con bò mộng vô tri ở trong đấu trường mà thôi. Kẻ bạo ácnhư thế xưa nay vẫn có. Chúng có thể bắt bớ, giam cầm, quản thúc vị lãnh đạocủa tôn giáo thì cũng không thể áp bức được niềm tin của tôn giáo. Bởi lẽ, tôngiáo đã tồn tại và sống trong lòng người hàng nghìn năm. Sự chân thật đã truyềnđời kế thừa nhau như nếp sống, như hơi thở của con người. Nên cái bạo lực củacộng sản trở thành vô gía trị, không baogiờ có thể trấn áp được niềm tin của tôn giáo. Cách riêng, với người công giáo,biểu tượng là cây thánh gía của họ mạnh hơn cả sự chết! Họ sẵn sàng ôm lấyThánh Gía và chết dưới chân Thánh Gía hơn là cuộc đầu hàng vô đạo. Đó chính là phongcách sống và niềm tin của họ. Thật không cách gì thay đổi.

Đến nay, sau cuộc bể dâu 1954và 1975, cộng sản phải nhìn thấy một điều về người công giáo là: Dù ở bất cứnơi đâu, thành thị hay thôn quê, cao nguyên hay đồng bằng. Ven sông, trên biểnhay nơi góc nuí, kể cả ở hải ngoại, người công giáo vẫn có khuynh hướng sống chungthành làng, thành vùng, ngoài việc sinh hoạt theo tôn giáo cho dễ dàng, họ cũng là người sống hoà mình, yêuthương và bao bọc lẫn nhau. Tình cảm củahọ là một thứ tình cảm rất chân thật dành cho nhau, dành cho đất nước và cho đồng loại trong mọi hoàn cảnh.Đó là phong cách sống thực của nhữngngười công giáo. Một phong cách đã trải nghiệm qua nhiều bạo lực. Ngày xưa thìdưới triều Minh Mạng, Thiệu Tri, Tự Đức. Ngày nay thì dưới gọng kìm cộng sản. Tuynhiên, nguyên lý của sự trường tồn đã có sẵn. Cộng sản và sự bạo tàn của nó sẽbị hủy diệt bất ngờ như cách mà nó đã khởi đầu. Đạo sẽ vĩnh viễn trường tồn.

Câu chuyện sau đây tôi đã códịp chúng kiến vào năm 1972 tại miền quêXuân Lộc.

Một anh cán binh Việt cộng bịthương, bị đồng đội bỏ lại trên đường mai phục để thoát chạy lấy thân. Ngoàicơn đau xé da thịt vì không được cứu chữa là sự uất hận bị bỏ rơi, anh còn losợ thần chết, lo sợ bị bắt và bị “nguỵ” chém giết, xẻ thịt banh da như nhữnglời tuyên truyền nhồi sọ từ hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trước khi đi gài mìn giếthại đồng bào. Anh đau đớn, tuyệt vọng khi lê thân vào những quãng đường, đồi,nương rẫy. Bỗng nhiên, cuộc sống như hồi sinh, dòng máu, nhịp tim lại dồn dậptrong người. Một sự an bình như chưa bao giờ có đã chiếm trọn lấy cả tâm hồn vàthể xác khi anh ta bò đến, và ôm được một cái chân cột. Lúc mở mắt nhìn lên. Đóchỉ là một Cây Thánh Giá thô sơ cắm trên ngôi mộ trong nghĩa trang của một xứđạo miền quê. Anh gục đầu xuống, ôm chặt lấy và không còn muốn rời xa nữa. Làngười theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên. Anh, chưa một lần biết cầu kinh. Tráilại, còn được học tập, nuôi lờng căm thù những thành phần “tôn giáo phản động”bán nước. Kết qủa, khi gặp được người dân trong làng đi viếng mộ. Anh chỉ cònduy nhất một ước mơ. Nếu có phải chết, anh xin được chết trong phút giây anbình dưới chân cây cột mà anh đang ôm trong tay. Bởi ít nhất anh sẽ có một nấmmộ ở nơi đây. Anh không muốn chết vìlòng căm thù như đã được học tập. Anh xin với cha sở cho anh chôn ở một gócnghĩa trang nếu anh chết. Anh đã toại nguyện.

Như thế, tôn giáo không thểtách rời khỏi cuộc sống của con người. Bởi lẽ, tôn giáo nào thì cũng nhắm tới đíchChân Thiện Mỹ, là dạy con ngưòi ăn ngayỏ lành, sống hòa thuận và thương yêu đùm bọc lẫn nhau và nhất là xa lánh nhữngsự ác và gian dối. Nhìn cách khác, tôn giáo trở thành nhu cầu sống, không phảichỉ dành riêng cho từng cá nhân. Nhưng là cho toàn xã hội. Nên Mác- Lê muốn xóabỏ hết dấu vết tôn giáo để cho xã hội chủ nghĩa hoàn thành chỉ là một ảo tưởng.Cái ảo tưởng ấy nay đã hiện thưc. Mác-Lê đã bước vào cống rãnh, cái thời của đao to búa lớn bạo tàn đã chấm hếtsau 70 năm kể từ ngày nó tác yêu tác quái, khủng bố nhân loại. Tiếc rằng Hồ chíMinh không nhìn đuợc hình ảnh dân Liên Sô treo cổ Lê Nin để nghĩ đến thân phậncủa mình mà đấm ngực, thay vì tiếp tục lao đầu vào cuộc chiến chống tôn giáo,gây thêm tôi ác. Nói thì như thế, nhưng những con bò trên đấu trưòng, cứ thấymiếng vải đỏ là húc đầu vào. Nó không biết phía sau miếng vải đỏ là một cái mũi nhọn đang chờ đợi nó. Cái mũi nhọnkhoan thủng bạo ác đó chính là Tôn Giáo.

b. Cuộc chiến dấu mặt vànhững hậu qủa thảm khốc của việc đảo lộn luân thường đạo lý. (sẽ còn tiếp 1 kỳ)
 
Biểu tình chống Trung Cộng tại Munich - Đức quốc
Nguyễn Qúy Đại
15:30 17/07/2011
MÜNCHEN - Trong thời gian qua, người Việt trong nước xuống đường biểu tình chống Trung cộng bày tỏ lòng yêu nước và bảo vệ quê hương. Nhưng tất cả các cuộc biểu tình đều bị công an CSVN ngăn cản, bắt giữ trấn áp, hành động của CA đi ngược laị quyền lợi chung của dân tộc, tiếp tay với giặc Tàu là phản bội tổ quốc.. Hồ Xuân Sơn thứ trưởng ngoại giao CSVN sang Bắc Kinh họp với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung cộng có "sự đồng thuận" giữa Việt Nam và Trung cộng.Vì việc làm âm thầm, mờ ám đi đêm với giặc, nên Bộ Ngoại Giao sợ không dám công khai tiếp xúc với những nhân sỹ trí thức trong nước khi họ yêu cầu trả lời và cung cấp tin tức cho người dân biết về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng. Các tuần qua công an đã thẳng tay đàn áp, bắt giữ những người biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn

Để hổ trợ tình thần đấu tranh trong nước, Người Việt tị nạn CS khắp nơi trên thế giới, tiếp tục biểu tình chống bành trướng của Trung cộng và chống nhà cầm quyền CSVN ác với dân, hèn yếu với giặc đã có hành động bán nước. Thứ bảy ngày 16.7.2011 Munich trời nắng đẹp cỏ cây xanh lá, trước lãnh sự quán Trung cộng ở Roman Str. 107. Từ 9:30 sáng đã rợp bóng cờ vàng tung bay và những nhạc phẩm đấu tranh vang dội trong buổi sáng cuối tuần còn yên tĩnh, hơn 200 người tham dự biểu tình, nhiều người ở xa như Memmingen, Stuttgart, Ausburg, Nürnberg…, Người Việt cả hai miền Nam-Bắc thể hiện tình thần yêu nước. Cùng mong ước quê hương Việt Nam thật sự có tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền phải được tôn trọng. Có đoàn kết mới có thể chống được giặc ngoại xâm, những chuyến xe Tram 17, dừng lại từng đoàn người già, trẻ xuống xe vui vẽ chào hỏi cùng nhau đến điạ điểm biểu tình chống Trung cộng. Đây là cuộc biểu tình lần thứ ba của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại CHLB Đức, (Frankfurt, Hamburg đã biểu tình).

9:45 Chào cờ hát quốc ca Việt Nam: “ Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi ….“ Sau đó ông Lê Quang Thành chủ tịch Hội Người Việt Tự Do München Bayern phát biểu:

Kính thưa toàn thể quý Đồng Hương,
Dân tộc Việt Nam, đã qua bao ngàn năm từ ngày lập quốc đến nay luôn luôn bị bọn giặc phương Bắc nhòm ngó, có cơ hội là bọn chúng tìm cách xâm lăng để đồng hóa dân VN. Đứng trước hiểm họa xâm lăng giặc Tàu, là người Việt tỵ nạn cộng sản, chúng ta cực lực lên án thái độ ươn hèn, bán nước cầu vinh của bọn cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Là con dân của giòng giống Lạc Hồng bất khuất, chúng ta cương quyết:

1/- Cực lực lên án thái độ xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của bọn Tàu cộng Trung Quốc.
2/- Tích cực ủng hộ cao trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và chủ quyền của dân tộc Việt nam.
3/- Cương quyết tẩy chay mọi dịch vụ liên quan đến Trung Cộng.

Người Việt trong và ngoài nước cần tận dụng ngay ưu thế này để cùng nhân loại triệt hạ sức mạnh và mộng bành trướng bá quyền của Trung Cộng để xâm lăng Việt Nam và các nước lân bang!

Trung Cộng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để xâm lăng quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), và Trường Sa (1988), năm 1979 chiến tranh biên giới. Bất chấp hậu quả môi trường, đã xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu Long. Chính sách và hành động thâm độc này đã cướp đi nguồn thực phẩm về thủy sản và nông nghiệp, gây ảnh hưởng môi trường sinh thái nặng nề và lâu dài cho hơn 60 triệu dân sống ở hạ nguồn sông Cửu Long của bốn nước Lào, Thái Lan, Cao Miên và Việt Nam.

Với chủ trương „tầm thực/tằm ăn dâu“ của Trung Cộng đã âm thầm đi đêm với cộng sản Việt Nam bán nước để xâm chiếm hàng ngàn cây số vuông ở biên giới miền Bắc (năm 1999), xâm chiếm hàng chục ngàn cây số vuông lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ (2000). Hải quân Trung Cộng dùng tàu chiến đụng cho chìm hay bắt giữ các thuyền đánh cá Việt Nam, bắn giết hay bắt giữ ngư phủ Việt Nam đòi tiền chuộc, và ra lệnh ngăn cấm ngư phủ Việt Nam không được đánh bắt hải sản ở biển Đông thuộc chủ quyền của VN hàng ngàn năm qua…

Bà Nguyễn Thị Phương, ông Lê Hồng Đức, ông Phạm Minh Tín điều khiển sinh hoạt sống động, không bỏ trống thời gian, luôn hô to những khẩu hiệu chống Tàu và chống CSVN, mọi người cùng hát với ca sĩ Hổ Sỹ Sáng, những nhạc phẩm đấu tranh được nhạc sĩ Việt Dzũng của phòng trào Hưng ca gởi đến từ USA …

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển…

(Hội nghị Diên Hồng)

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang..

(Việt Nam quê hương ngạo nghễ)

Trường Sa là máu của ta, Hoàng Sa là thịt của ta, Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại, Quân bành trướng đừng mong xâm lấn….. (phải lên tiếng).

Ngoài những nhạc phẩm đấu tranh của các nhạc sĩ nỗi tiếng như: Anh Bằng, Nguyệt Ánh, cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang… đã đi vào lòng người Việt hải ngoại từ lâu và mãi mãi…, ở München hưởng ứng biểu tình anh Nguyễn Văn Nghệ từ tấm lòng yêu quê hương và hướng đến VN trong tương lại mong thật sự có tự do và dân chủ anh đã sáng tác hai nhạc phẩm“ VN tiếng gọi quê hương“ „Tâm tình người trai trẻ„ anh đàn hát với mọi người làm tăng thêm hào khí đấu tranh trong trật tự và tôn trọng luật pháp.

„Quyết đứng lên giương cao ngọn cờ, quyết đứng lên đi xây hòa bình, hòa niềm vui hòa niềm đau. Bao tháng năm Quê hương mịt mù, anh với em chia tay ngục tù, từng nụ cười heo hắt mai sau, hãy đứng lên đồng bào ơi….(Việt Nam tiếng gọi quê hương)

Ôi quê hương VN yêu dấu, sao anh em đành tâm hững hờ khi mọi người chờ từng bàn tay đóng góp của bạn vào việc chung hôm nay là xây dựng ngôi nhà VN mai sau….(Tâm tình người trai trẻ)

Sau đó mọi người lắng nghe lời phát biểu chia xẻ với đồng hương biểu tình của Đại Đức Thích Tâm Ấn từ Mönchenglachbach qua diễn đàn Đàn Paltalk của anh Đặng Sơn. Sinh hoạt biểu tình đều song ngữ Đức Việt, để người Đức hiểu nội dung lý tưởng việc làm của người Việt Nam. Cô Thảo Hương đọc bài phát biểu kêu gọi người Đức cùng tẩy chay hàng hóa thực phẩm độc hại của China làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chỉ có 4 người cảnh sát Đức giữ trật tự đứng gần đoàn người biểu tình, sinh hoạt diễn tiến trong trật tự nhưng với khi thế sôi sục trước quân xâm lược TQ. Một số anh trong BTC đã mang thư phản đối hành động của Tàu cộng làm biển Đông dậy sóng tới lãnh sự quán TQ dưới sự giám sát của cảnh sát trưởng.

Đến 11 giờ 30 chấm dứt biểu tình ở lãnh sự quán, đoàn người cùng nhau vác cờ, khẩu hiệu về Neuhauserstr là trung tâm thương mãi của phố Munich hàng trăm ngàn du khách qua lại, tiếp tục biểu tình ở đây, gợi nhiều sự chú ý theo dõi của họ, các tài liệu về nhân quyền cũng như hành động ngang ngược của Trung Cộng chiếm vùng biển của Việt Nam, cũng như các quốc gia Đông Nam Á, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Made in China.… được phân phát tới tay khách bộ hành, tiếng hô khẩu hiệu đả đảo Trung cộng vang dội khu phố đông người, những nhạc phẩm đấu tranh được phát từ máy phóng thanh cũng như Cộng Đồng đồng ca, Đại diện các quốc gia như Tân cương, Tây Tạng cũng tiếp tục theo đoàn người Việt về đây giương cao ngọn cờ của quốc gia họ, để ủng hộ tinh thần đấu tranh của người Việt Nam.

Cuộc biểu tình thành công tốt đẹp trong tình thần đoàn kết cùng siết chặc tay nhau đã nói lên tấm lòng cuả người Việt xa xứ luôn hướng về Việt Nam thân yêu. 13:15 chia tay nhau, nhưng trong lòng mỗi người đều mang theo một niềm vui hân hoan vì làm một việc có ý nghiã cho quê hương, cảm động nhất em bé hỏi mẹ tại sao mình biểu tình chống China, dưới rừng cờ vàng? người mẹ giải thích „ chống Tàu vì Tàu xâm chiếm biển đảo, đánh đập ngư dân Việt Nam, cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho tự dân chủ của người Việt tị nạn CS trên thế giới..“ em bé thỏ thẻ “lần sau mẹ nhớ cho con theo biểu tình..“.

Cuộc biểu tình không tránh được khuyết điểm như: âm thanh nhỏ hay thay đổi giờ và điạ điểm trong phố như lúc đầu đã phổ biến (dù có đính chính thơ ngõ thứ hai) đã làm nhiều người tới trể hoặc tìm không ra điạ điểm…. BTC trân trọng xin lỗi cùng quý đồng hương và hẹn gặp lại trong những lần tới… tổ chức sẽ hoàn chỉnh hơn.
 
Tin Đáng Chú Ý
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc mau chóng bị giải tán
Phaolô
06:48 17/07/2011
HÀ NỘI - Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tuần thứ bảy liên tiếp tại Hà Nội đã nhanh chóng bị công an giải tán sau khoảng một tiếng đồng hồ.

Được tin hàng chục người đã bị bắt mang đi khỏi hiện trường cuộc tuần hành ở trung tâm Hà Nội.

Tại TP Hồ Chí Minh, cuộc biểu tình manh nha nổ ra trong bối cảnh an ninh được siết chặt. Tuy nhiên, hoạt động này cũng bị dừng lại chỉ sau chưa đầy một tiếng đồng hồ.

Đây là lần thứ bảy xảy ra biểu tình phản đối các chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông tại Hà Nội và lần thứ ba tại TP HCM.

Quy mô biểu tình không lớn ở cả hai địa phương, với một số nguồn tin nói con số người tham gia vào 'hàng chục'.

Chủ nhật tuần trước 10/07, một số phóng viên của các hãng nước ngoài đóng tại Hà Nội khi tham gia đưa tin biểu tình cũng đã bị cảnh sát câu lưu vài tiếng đồng hồ.

Thế nhưng tuần này, nhiều phóng viên nước ngoài đang có mặt tại miền Trung để quan sát chuyến thăm Việt Nam của tàu chiến Mỹ.

Quy mô nhỏ

Cuộc biểu tình tại Hà Nội như thường lệ bắt đầu từ khuôn viên vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu vào khoảng 8:30 phút sáng.

Đông đảo cảnh sát cơ động đã được điều tới từ trước đó.

Các nguồn tin từ trong nước nói người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu 'Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam'.

Ngoài cờ Việt Nam, người tuần hành còn mang các biểu ngữ 'Trung Quốc không được bắn giết ngư dân vô tội của Việt Nam' và 'Sự bành trướng của Trung Quốc đe dọa hòa bình và an ninh thế giới' bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Sau đó họ dần chuyển sang tuần hành về phía trung tâm thành phố.

Lực lượng an ninh đã huy động xe buýt tới hiện trường để ép nhiều người biểu tình lên xe mang đi Mỹ Đình. Tới khoảng 10:00 sáng thì cuộc biểu tình chấm dứt.

Hoạt động ở TP Hồ Chí Minh diễn ra muộn hơn và số người tham gia được nói là cũng ít hơn Hà Nội.

Người tham gia tập trung đông nhất tại công viên 23/9, gần khu vực chợ Bến Thành.

Đoàn biểu tình dự tính tuần hành nhưng mau chóng bị công an quây lại để giải tán. Một số người bị bắt về công an các phường ở quận 1.

Ngay trước hôm Chủ nhật, trên các diễn đàn mạng đã lưu truyền lời kêu gọi tham gia biểu tình 17/07 của giới nhân sỹ trí thức.

Nhóm nhân sỹ khoảng 20 người hôm 04/07 cũng đã gửi kiến nghị lên Bộ Ngoại giao yêu cầu giải thích về quan hệ với Trung Quốc.

Quan chức Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất ngăn chặn các 'lời nói và hành động có thể gây ảnh hưởng' tới quan hệ hai bên.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ơn Gọi Tuổi Hồng
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:57 17/07/2011
ƠN GỌI TUỔI HỒNG
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Tuy con không nói vẫn hằng mong
Sau này khôn lớn con nguyền hứa
Quyết chí làm Sơ ở nhà dòng!
(Trích thơ của Tiểu Muội)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền