Ngày 17-07-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chọn phần tốt nhất
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:12 17/07/2019
Chúa Nhật 16 Thường Niên C

Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận bị chính quyền cộng sản bắt khi ngài đang tiến hành những công việc của Giáo phận như mở Đại Chủng viện, các Dòng tu, các khoá huấn luyện… Ai sẽ là người kế nhiệm để lo những công việc mục vụ quan trọng này?. Ở trong tù, ngài lo lắng và ưu tư từ ngày này qua ngày khác. Rồi đến một ngày, ngài nhận ra rằng: “Tất cả những gì tôi đang lo lắng là việc của Chúa. Còn lúc này đây, Chúa muốn cho tôi tìm chính ý Chúa. Tôi đang làm việc cho Chúa thì tại sao lại lo lắng những công việc của Chúa. Nếu đã đạt được ý Chúa thì công việc của Chúa khắc có người lo”. Và từ lúc ấy, ngài tìm được bình an. Ngài chỉ tìm ý Chúa, còn công việc của Chúa thì người này lo, người khác lo và Chúa quan phòng luôn tiếp tục. Ngài nhận định: “Không phải Maria ngồi yên dưới chân Chúa vì làm biếng. Phúc Âm không phong thánh cho người làm biếng. Maria chọn phần tốt nhất: nghe Chúa nói, để Lời Chúa thấm tận tâm can, lay chuyển mình, làm việc trong mình. Có gì hoạt động bằng sự lột xác, sự biến đổi ấy?” (ĐHV 147).

Tin mừng hôm nay kể chuyện hai chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu, mỗi người mỗi cách. Maria ngồi bên chân Chúa với tâm thế lắng nghe. Cô không làm gì, không nói gì, chỉ ngồi nghe. Cô đón tiếp Chúa Giêsu với một phong cách tốt nhất.

Matta lo việc bếp núc, phục vụ ăn uống. Có lẽ Matta ganh tị với em nên khiếu nại với Chúa: "Thưa Thầy, em con để một mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay". Matta trách em, nhưng cũng là một cách kể công và khoe mình quan trọng và có thể coi đó như một lời trách khéo đối với Chúa Giêsu.

Nhưng Chúa nhẹ nhàng đáp lại: "Matta, Matta ơi, con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất ". Chúa đã khen Maria biết chọn phần tốt nhất. Chọn phần tốt nhất không phải là chọn làm nhiều, nhưng là biết nghe, hiểu và làm theo ý Chúa. Việc lắng nghe để nhận ra thánh ý Chúa nhiều khi đòi hỏi người ta phải biết cầu nguyện, phải giữ một tâm hồn thanh tĩnh và phải biết tập trung cao độ để nhận ra được thánh ý Chúa.

Người ta thường giải thích câu nói của Chúa Giêsu như một sự đề cao chiêm niệm trên hoạt động. Matta tiêu biểu cho đời sống hoạt động, lo lắng về những nhu cầu vật chất. Maria tiêu biểu cho đời sống chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Trên thiên đàng người ta chỉ còn chiêm ngắm Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu. Như thế, Maria đã đạt tới cùng đích của đời sống Kitô hữu. "Phần hơn" của cô là ở chỗ đó. Có Chúa rồi, "chiếm hữu" được Chúa rồi thì còn gì hơn nữa!

Chúa Giêsu đón nhận sự phục vụ ân cần của Matta và đưa ra bậc thang giá trị, cần “chọn phần tốt nhất”. Chọn Lời Chúa và lắng nghe. Đó chính là “phần tốt nhất” như lời Tv 119: “Lạy Chúa, con đã nói, phần của con là tuân giữ Lời Ngài ”. Lắng nghe Lời chính là xây dựng nhà mình trên đá (Lc 6,47-49). Lắng nghe Lời giúp tâm hồn trở thành mảnh đất trổ sinh hoa trái (Lc 8,4-15). Hạnh phúc của Đức Maria là “lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,27-28).

Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ của Matta và Maria đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Ðiều Chúa muốn nhắc cho Matta là: việc cốt yếu đối với người môn đệ là “nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”. Nhiều lần, Chúa nói về điều cốt yếu ấy: "Phúc cho ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 11,28); "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 8,21; Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35). Điều cốt yếu ở đây không phải là ưu tiên về thời gian (làm cái này trước rồi làm cái kia sau) hay số lượng (làm "việc Chúa" nhiều, làm "việc đời" ít)... nhưng ưu tiên về giá trị. Khi làm việc gì, nếu mình tận tình làm việc cho đẹp lòng Chúa, như Chúa muốn, thì mình vẫn đang chọn phần tốt nhất như cô Maria bởi vì mình vẫn đang qui chiếu về Chúa, đang lắng nghe lời Chúa và thi hành thánh ý Chúa về đời mình. Thánh Phaolô dạy: "Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" (1 Cr 10,31).

Hoạt động và cầu nguyện là nhịp sống đời Kitô hữu. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. Cầu nguyện làm nền tảng cho mọi hoạt động.Nhờ cầu nguyện nên việc phục vụ tha nhân được tốt hơn. Mẹ Têrêxa Calcutta và các Nữ tu dù bận rộn công việc hằng ngày vẫn luôn dành thời giờ tham dự Thánh lễ, chầu Thánh Thể. Mẹ luôn là gương sáng cho các Nữ tu, cầu nguyện trước khi hoạt động. Mỗi ngày dành một giờ chầu Mình Thánh Chúa, sau đó mới đến các nơi nghèo nàn ở Calcutta để chăm sóc những người nghèo khổ hoặc đi vào trong các căn nhà tồi tàn giúp những người hấp hối được chết lành.

Tham dự Thánh lễ chính là lúc chúng ta như Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu lắng nghe Lời Ngài. Đến với Chúa, xin đừng dè sẻn cò kè thời giờ, đừng lật đật vội vã đến trễ về trước, xin đừng dự lễ kiểu “đạo gốc cây”, “đạo vòng vòng” ở ngoài sân nhà thờ. Xin đừng đến với Chúa chỉ vì bắt buộc, miễn cưỡng, sợ tội. Hãy đến với Chúa như một người con thảo, đến để gặp Chúa, lắng nghe Lời Chúa, đến là vì lòng yêu mến Chúa và muốn sống hiếu thảo với Ngài mà thôi.

Thánh lễ cũng chính là lúc Chúa đến thăm và ban ơn sủng cho chúng ta. Hãy quý trọng sự hiện diện của Chúa. Hãy tham dự tích cực, linh động, cầu nguyện sốt mến, thưa chuyện với Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể ban thêm cho chúng ta đức tin, tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ để chúng ta dấn thân phục vụ anh em.

Lạy Chúa Giêsu,
Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.
Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.
Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Người.
Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con.
Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa. Amen. (Mana)






 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:48 17/07/2019

31. Phàm là người có cảm giác “tự cao tự đại” nếu không chịu khắc chế, thì không thể sửa đổi thành đức hạnh thật.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:55 17/07/2019
69. MỘT NGƯỜI KHÔNG NHẢY

Có mấy người sợ vợ họp nhau lại thương nghị và muốn tìm ra một phương pháp không sợ vợ, để làm rường cột chính cho người chồng.

Đột nhiên, có người la hoảng lên:

- “Mấy bà đã biết rồi, họ đang hẹn cùng nhau đến đánh chúng ta đấy !”

Các ông chồng kinh hãi chạy nhảy tán loạn, chỉ có một người là không nhảy vẫn đứng tại chỗ. Có người cho rằng ông ta không sợ vợ nên đi đến gần để coi cho rõ hơn, té ra là ông ta đã chết đứng vì quá sợ !

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 69:

Bị bệnh tim thì có thể chết bất đắc kỳ tử là chuyện đôi khi có thể xảy ra, nhưng sợ vợ đến nỗi chết đứng bất đắc kỳ tử thì là chuyện thế gian có một không hai, ghê thật...

Có người sợ vợ mà chết đứng thì cũng có người chết thình lình khi còn mang nhiều tội mà chưa làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân, đó là cái đáng sợ hơn tất cả mọi cái sợ trên trần gian.

“Lạy Chúa, xin cho con biết sợ ngày giờ Chúa đến mà con chưa chuẩn bị được gì để đón Chúa...”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 16 Quanh Năm C 21.7.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:01 17/07/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Khung cảnh bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay thật dễ thương: Chúa ghé thăm và dùng bữa với 1 gia đình. Mọi người trong nhà đều chuẩn bị tiếp Chúa và các tông đồ. Martha bận rộn bếp núc, còn người em là Maria thì giữ khách, trò chuyện với Chúa Giêsu. Cả hai thái độ đều nhắm đến việc đón tiếp khách quý của gia đình mình.

Bình thường mà nghĩ, thì ai trong chúng ta lại không ca ngợi Martha đã làm đúng bổn phận, phong tục của người Á Đông: "Khách đến nhà không trà thì nước". Nhưng Chúa Giêsu, muốn đưa những người nghe hôm nay vào lãnh vực tinh thần. Việc làm cơm đãi khách là cần, nhưng có việc khẩn thiết và quan trọng hơn đó là việc được Chúa khen thưởng.

Thật vậy, chỉ có đời sống cầu nguyện mới giúp chúng ta gặp gỡ Chúa. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, những lo lắng ưu tư của con người nếu không có sự cầu nguyện, ơn Chúa ban thì không thể bền được. Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy, chỉ có đời sống cầu nguyện mới cung cấp cho ta những tâm tình Thiên Chúa và những ân sủng cũng phát xuất từ sự tiếp xúc thân mật với Chúa. Cho nên, chúng ta phải kết hiệp luôn với Chúa trong đời sống cầu nguyện mỗi ngày.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng trong bài thánh ca sau đây để bắt đầu thánh lễ.

TRƯỚC BÀi I:
Tổ phụ Abraham và Sarah qua sự hiếu khách, tiếp đón sứ giả của Thiên Chúa sai đi đốt thành Sôđôma. Nhờ vào lòng hiếu khách nầy mà Chúa đã hứa ban cho ông bà trong tuổi già hiếm muội sẽ được một người con.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta: Ơn cứu rỗi đã đến từ Dân Tộc Dothái trước tiên. Nhưng họ đã từ chối đón nhận mà các dân ngoại được thừa hưởng ơn nầy. Trong số đó có chúng ta.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Đời sống của người tín hữu được dưỡng nuôi bằng hai phương diện: xác và hồn. Thể xàc được dưỡng nuôi bằng thực phẩm, hồn được bồi dưỡng bằng Lời và Bánh Thánh. Nhưng của ăn phần hồn phải được coi trọng và cần thiết hơn đối với người tín hữu chúng ta.


Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Giáo Hội qua Lời và Bánh Thánh Thể. Giờ đây chúng ta nhờ Ngài chuyển cầu lên Thiên Chúa Cha những ý nguyện sau đây:

1. Xin cho các sứ giả Tin Mừng, như gương thánh Phaolô hôm nay: không rao giảng bằng lời nói mà còn chính bằng gương sáng nữa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa cho chúng ta biết noi theo gương của Tổ Phụ Abraham và Sarah: phục vụ không cần báo đáp, thăm viếng những người già nua, gia đình neo đơn không phân biệt lương giáo trong môi trường chúng con đang sống và hội nhập. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa biến đổi chúng ta thành Martha và Maria: Với đôi tay lanh lẹ, chúng ta phục vụ và giúp đỡ anh em đồng loại. Với đôi mắt khôn ngoan, chúng ta biết chọn phần hơn cho linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những linh hồn đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi, những ai qua lòng hiếu thảo đòi buộc chúng ta phải luôn nhớ đến họ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, qua Tin Mừng hôm nay, chúng con khám phá ra hai điều cần thiết của hai chị em Martha và Maria: Đó là đôi tay để phục vụ và trái tim để yêu mến. Xin cho chúng con biết kết hợp hai điều nầy trong cuộc sống của chính chúng con trong thế giới hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Hai khuôn mặt của một sứ vụ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:05 17/07/2019
Chúa Nhật XVI Thường Niên C
St 18,1-10a; Cl 1,24-28; Lc 10,38-42

Cầu nguyện và hoạt động là hai bổn phận chính yếu của người Kitô hữu, là hai nhịp sống của một sứ vụ Tông Đồ. Tin Mừng của Chúa Nhật XVI giới thiệu với chúng ta hai khuôn mặt nổi bật đại diện cho hai khuynh hướng này. Maria đại diện cho cầu nguyện, chiêm niệm, và lắng nghe Lời Chúa, còn Mácta đại diện cho hoạt động và phục vụ. Cả hai không tách biệt, cũng không loại trừ lẫn nhau, nhưng là bổ túc và thăng tiến cho nhau.

1- Maria, người của cầu nguyện

Thánh Luca kể cho chúng ta câu chuyện thật dễ thương về việc đón tiếp Chúa Giêsu tại nhà hai chị em Mácta và Maria. Mácta thì tất bật bếp núc, còn Maria thì chỉ lo ngồi tiếp chuyện với Chúa. Mỗi người một cách thế để thể hiện lòng hiếu khách, mỗi người có một thái độ để bày tỏ tình yêu mến với Chúa. Thánh Luca tường thuật: “Maria ngồi dưới chân Chúa mà nghe Lời Người dạy.”

Ở đây, chúng ta để ý tới từ ngữ: “Ngồi dưới chân Chúa” và “nghe lời Chúa.” Ngồi dưới chân Chúa có nghĩa là ở với Chúa, ở bên Chúa, đối thoại với Chúa, sống thân tình và mật thiết trong sự hiện diện của Chúa. Và việc ở bên Chúa như thế là để nghe Lời Chúa, nghe Chúa nói với mình và nhất là tìm ý Chúa muốn.

Chính vì thế, cầu nguyện có nghĩa là ở với Chúa, nghe Chúa nói, chứ không phải chỉ để xin xỏ điều nọ điều kia. Và theo cách của Maria, cầu nguyện trước hết không phải là lôi kéo Thiên Chúa xuống với những nhu cầu, ý muốn và tính toán của mình, mà trái lại là để Thiên Chúa nâng ta lên với thế giới của Người, để nhận biết thánh ý Chúa, để có những tầm nhìn, tâm tư và lối hành xử giống Người.

2- Mácta, người của phục vụ

Nếu Maria đại diện cho việc cầu nguyện, thì Mácta là hình ảnh của hoạt động và phục vụ. Chỉ có cầu nguyện thôi chưa đủ, chúng ta còn phải biết phục vụ trong tinh thần cầu nguyện.

Hình ảnh một Mácta trong Tin Mừng lo lắng bận rộn với việc bếp núc nói lên lòng hiếu khách, lòng nhiệt thành của Mácta đối với Chúa Giêsu. Việc làm của Mácta là tốt, cần thiết và đáng trân trọng. Vì “khách đến nhà không gà thì vịt,” phải có gì ăn chứ! Như người Pháp nói rằng: “Chính bữa ăn làm cho người ta trở nên gần gũi với nhau” (on se tache par le repas). Hay như người Việt Nam ta vẫn thường nói: “Khách đến nhà, không gà thì vịt.”

Hiểu như thế thì không cho phép chúng ta nói rằng: Chúa Giêsu coi thường việc phục vụ của Mácta. Người không bao giờ đánh giá thấp việc phục vụ như đã có lần Chúa nói: “Ta đến để phục vụ.” Và nhiều lần Chúa cũng đón nhận sự đón tiếp của những người khác mời Chúa tới nhà dùng bữa. Vì đối với Chúa, phục vụ là một điều cao quý và ý nghĩa, phục vụ là một niềm vui.

3- Maria đã chọn phần tốt nhất

Nhưng giữa cầu nguyện và hoạt động, việc nào cần ưu tiên trước? Chúng ta tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi này ở cuối bài Tin Mừng, khi Chúa nói với Mácta: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất.”

Ở đây Chúa nhắc nhở Mácta và tất cả chúng ta: Cầu nguyện và hoạt động là cần thiết, nhưng việc cầu nguyện chiếm chỗ đầu hết, trước hết. Cầu nguyện trước khi hoạt động, trước khi phục vụ.

Các Tông Đồ trước khi đi loan báo Tin Mừng đã sống bên Chúa, để có những kinh nghiệm cá nhân với Chúa rồi từ đó mới có thể rao giảng về Chúa. Điều Chúa nhắc bảo giúp chúng ta tránh một nguy cơ rất dễ xảy ra trong đời sống của chúng ta hôm nay. Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận có một phân biệt rất tinh tế, đó là: “Con chọn Chúa hay công việc của Chúa.” Nhiều khi chúng ta làm những công việc của Thiên Chúa nhưng lại quên chính Thiên Chúa. Cha Antony de Mello ví von điều đó giống như cô gái bán nước bên dòng sông mà quên đi chính dòng sông. Phải cầu nguyện trước khi hoạt động và hoạt động trong cầu nguyện. Như thế công việc của chúng ta mới đẹp ý Chúa, mới có thể đưa tới sự thành công. Mẹ Têrêxa Calcutta là mẫu gương cho chúng ta về điều đó. Mẹ cầu nguyện hàng giờ trước Thánh Thể trước khi đi phục vụ người nghèo.

Thành thử ra, điểm then chốt của câu chuyện hôm nay không phải là mời gọi chúng ta chọn Maria hoặc chọn Mácta. Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô cần cả hai thái độ của Maria và Mácta. Nhưng trong hai thái độ sống đó, chúng ta được mời gọi dành ưu tiên trước hết cho việc cầu nguyện, cho việc ở lại với Chúa, biết Chúa, sống tương quan mật thiết, hiệp thông với Chúa; rồi từ đó dẫn chúng ta tới việc phục vụ Chúa và tha nhân, việc phục vụ này như là hậu quả của việc cầu nguyện. Amen!

ĐCV Vinh Thanh

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Giáo chủ Luis Sako tại Iraq: Những Kitô hữu bị bách hại cần được bảo vệ.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:36 17/07/2019
Với cuộc đàn áp tôn giáo toàn cầu ngày càng trở thành tiêu điểm quốc tế, các thành viên của một số cộng đồng Kitô giáo đang chịu bạo lực và phân biệt đối xử đã nói rằng những lời hứa không còn đủ nữa, nhưng cần có hành động từ các nhà lãnh đạo chính trị.

Đàn áp tôn giáo và đàn áp chống Kitô giáo nói riêng đã được chú ý nhiều hơn kể từ khi kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc được đánh dấu vào tháng 12 năm 2018. Tuyên bố này, được viết sau hậu quả Thế chiến thứ hai, bao gồm quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi người.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt đã trình bày báo cáo cuối cùng của một cuộc điều tra độc lập về cuộc đàn áp chống Kitô giáo trên toàn thế giới. Trong buổi ra mắt báo cáo tại Rome ngày 15 tháng 7, được tài trợ do Đại sứ Vương quốc Anh với Tòa thánh, Cha Boniface Mendez, linh mục người Pakistan, nói rằng “chúng tôi đã chờ đợi 42 năm việc Nữ Hoàng chú ý đến đàn áp Kitô hữu ở Pakistan. Tuy nhiên, đối với nhiều đại diện và lãnh đạo của các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp, các thỏa thuận và cam kết trên giấy tờ là không đủ.

Đối với Đức Hồng Y Luis Sako, Giáo Chủ Babylon của người Can-đê và là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Can-đê, đã đến lúc các nhà lãnh đạo thế giới đặt ý nghĩa đằng sau lời nói của họ và có hành động cụ thể.

Đề cập đến khuyến nghị của cuộc điều tra mà một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông đã được soạn thảo, Sako nói rằng trong khi đi một bước đúng hướng, nghị quyết sẽ có nghĩa là “không” đối với các Kitô hữu ở Trung Đông nếu không được theo dõi.

ĐHY Sako nói với Crux, “chúng tôi cần những hành động, không chỉ là những bài phát biểu”, ngài nói thêm rằng các nhà lãnh đạo chính phủ ở các quốc gia như Iraq cần “áp lực nhưng còn cần những hành động” để đạt được tiến bộ.

Theo ĐHY, một phần của áp lực với chính phủ phải được đưa ra dưới hình thức trừng phạt cho đến khi luật pháp và hiến pháp được cải cách, đảm bảo quyền công dân và bình đẳng toàn vẹn cho mọi công dân, và để bảo vệ người thiểu số, tối thiểu là ở Iraq, phần lớn các vấn đề bắt nguồn từ tham nhũng và bạo lực quân đội.

Ngài cũng bày tỏ hy vọng về một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, nói với những người tham dự rằng, “tất cả chúng ta nên làm việc để chấm dứt đàn áp tất cả các tôn giáo, đây phải là nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta không phải giết người vì họ thuộc tôn giáo khác, đây thực sự là một sự xấu hổ”.

ĐHY Sako đã nói về sự kiện Đức Giáo Hoàng Francis vào tháng 2 năm 2019 đã ký một tuyên bố chung về tình huynh đệ với Đại Giáo sĩ của Al-Azhar, Sheikh Ahmed Al-Tayeb, được nhiều người coi là quyền lực cao nhất trong Hồi giáo Sunni, trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. “Tôi hy vọng, tôi thực sự hy vọng rằng khi Đức Giáo Hoàng đến Iraq, ngài sẽ ký một tài liệu mới, hoặc cùng một tài liệu, với chính quyền Shiite”

Tương tự như vậy, nữ tu Monica Chikwe của Dòng Chị em Bệnh viện của Thương xót nói với cơ quan Crux rằng tại quê nhà ở Nigeria, cần có sự can thiệp để ngăn chặn sự tàn sát của các Kitô hữu. Đất nước này gần như chia rẽ giữa miền bắc Hồi giáo và miền nam Kitô giáo, với một “Vành đai ở giữa” nơi hai tôn giáo chia rẽ nhiều hơn.

Mặc dù Kitô hữu không phải là thiểu số ở Nigeria, họ phải đối mặt với bách hại gay gắt trên dưới nhiều hình thức, chủ yếu từ nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram và nhóm người chăn gia súc Fulani, phần lớn họ là người Hồi giáo, đã tấn công các ngôi làng Kitô giáo với lý do họ đang tìm kiếm lãnh thổ thả bò của họ.

“Các Kitô hữu, chúng tôi luôn tin tưởng và tin tưởng vào Chúa. Vì vậy, bạn không thấy các Kitô hữu đi khắp nơi với vũ khí hoặc AK45, nhưng bạn có thể thấy một người chăn cừu Fulani với một khẩu súng AK45 đang đi lang thang”, chị Chikwe nói, kêu gọi cộng đồng quốc tế “can thiệp mạnh mẽ để buộc chính phủ Nigeria phải tuân thủ với tuyên ngôn phổ quát về những quyền con người, bởi vì không có luật nhân quyền nào được tuân thủ ở Nigeria.” Mặc dù Nigeria là thành viên của Liên Hợp Quốc và đã ký tuyên ngôn cũng như một số công ước chống khủng bố, Chikwe cho biết những điều này đã không được thực hiện và chị muốn thấy áp lực với chính phủ để họ thực hiện những điều trên.

Nói chuyện với những người tham dự buổi ra mắt cuộc điều tra tại Rome, trong đó phát hiện ra rằng các Kitô hữu chiếm tới 80% những người bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp tôn giáo, lên tới khoảng 245 triệu người, Đại sứ Anh với Tòa Thánh Sally Axworthy cho biết báo cáo cuối cùng là “chỉ trích xây dựng” về những nỗ lực của Vương Quốc Anh cho đến nay để ngăn chặn cuộc đàn áp chống Kitô giáo.

“Cách đối xử với các Kitô hữu là tiếng chuông reng báo hiệu về cách những nhóm thiểu số được đối xử” Bà giải thích tại sao báo cáo chỉ tập trung vào các Kitô hữu, bị coi là đối nghịch với các tôn giáo khác. Bà nói rằng cuộc điều tra cũng được thực hiện do nhận thức rằng Vương Quốc Anh “vô tư” với cuộc đàn áp chống Kitô giáo vì cho rằng đó là một tôn giáo phương Tây, và thoát khỏi “cảm giác tội lỗi hậu thuộc địa”.

Trong các bình luận dành cho Crux, Axworthy cho biết bà tin rằng tất cả các khuyến nghị trong cuộc điều tra sẽ được chấp nhận, bao gồm cả đề xuất đưa ra nghị quyết của Liên Hợp Quốc về bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông, mặc dù bà nhấn mạnh rằng “liệu có khả thi hay không” và thực sự việc trợ giúp các Kitô hữu trong khu vực phải được đánh giá.

Những ưu tiên cho chính phủ Anh trong tương lai, bà nói, ít nhất là cho Bộ Ngoại giao, có thể sẽ hỗ trợ thiết thực hơn thông qua các chương trình viện trợ hiện có, cũng như giúp đảm bảo an ninh và “quản trị tốt”, để người dân cảm thấy an toàn và họ có thể ở lại Iraq.

“Đây là điều mà cộng đồng quốc tế có thể đóng góp to lớn”, bà giải thích rằng còn quá sớm để biết những hành động cụ thể nào có thể được thực hiện trong vấn đề này, nhưng “về quy mô của cuộc đàn áp Kitô hữu là rất lớn, chắc chắn chúng tôi sẽ tập trung vào một điều gì đó nhiều hơn”.

Một tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 15 tháng 7 do Đức Giám Mục Declan Lang của Clifton, phụ trách các vấn đề quốc tế trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales, và Đức Giám Mục Christopher Chessun của Southwark, phụ trách các vấn đề quốc tế cho Giáo hội Anh, cho biết họ biết ơn về cuộc điều tra.

“Báo cáo cuối cùng”, họ nói, “đã đưa ra những phân tích và khuyến nghị trong khuôn khổ nhân quyền và theo cách có lợi cho tất cả những người phải đối mặt với rủi ro hoặc thực tế của sự hạn chế, thù địch, bạo lực hoặc tử vong, trên cơ sở cá nhân hoặc cộng đồng , vì niềm tin của họ hoặc vì kết quả của bản sắc tôn giáo của họ.”

Họ nói rằng bản báo cáo đã cân nhắc nhiều khuyến nghị của họ và bày tỏ lòng biết ơn “những bước thực tế như vậy bây giờ nên là ưu tiên của chính phủ Anh, thay vì tạo ra các định nghĩa mới về bách hại.” Trong bài phát biểu kết thúc, Axworthy cho biết Bộ Ngoại giao Anh sẽ nghiên cứu các khuyến nghị trong cuộc điều tra và tìm cách để thực hiện chúng.

“Điều quan trọng là chúng ta nói về vấn đề này một cách cởi mở”, không chỉ đơn thuần là “một bài tập chính sách”, mà còn là một cuộc trò chuyện chân thực có thể dẫn đến “chính sách đáp lại”, bà bày tỏ lòng biết ơn về sự hợp tác của Đại sứ quán với Tòa thánh trong việc chống lại đàn áp Kitô giáo.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: cruxnow.com
 
Brazil bàng hoàng trước vụ tấn công nhắm vào một linh mục trong thánh lễ truyền hình trực tiếp
Đặng Tự Do
17:12 17/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Hôm Chúa Nhật 14 tháng Bẩy, một linh mục người Brazil rất được ưa chuộng tại quốc gia này vì những bài giảng sôi nổi và lôi cuốn của ngài đã bị một phụ nữ hất mạnh từ một sân khấu văng xuống đất trong một thánh lễ tại Cachoeira Paulista, São Paulo.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ với sự tham dự của hơn 50,000 bạn trẻ và được trực tiếp truyền hình.

Hàng triệu người đã chứng kiến cảnh cha Marcelo Rossi bị một người đàn bà to con xô văng xuống từ trên khán đài trong khi ngài đang say sưa giảng cho các bạn trẻ vừa kết thúc một tuần linh thao vào dịp hè. Người ta có thể nghe rõ tiếng kêu vì đau đớn của cha Marcelo khi ngài bị té xuống đất.

Biến cố tấn công bạo lực một linh mục như thế gây ra những xúc động mạnh tại quốc gia này. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã bày tỏ tình liên đới với cha Marcelo trong một tweet ngay sau đó. Ông viết: “Tất cả chúng ta bày tỏ tình đoàn kết với Cha Marcelo Rossi, và xin Chúa che chở cho Brazil.”

Vụ việc xảy ra lúc gần 3 giờ chiều sau khi người phụ nữ 32 tuổi này vượt qua được hàng rào an ninh và chạy băng ngang qua khán đài, cố ý hất cho cha Marcelo Rossi té xuống.

Cha Marcelo Rossi được thông tấn xã AP mệnh danh là một “linh mục ngôi sao nhạc pop”, đã được thụ phong linh mục vào năm 1994. Ngài nổi tiếng có tài thuyết giảng. Các sách đạo đức của ngài được bán ra hàng triệu bản.

Người phụ nữ, đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, được tường thuật là bị bệnh tâm thần. Sau khi xô được cha Marcelo, cô ta nở một nụ cười rất khó hiểu.


Source:Newsweek

 
Đức Thánh Cha ngậm ngùi về một chuyện diễn ra ở quê hương 25 năm trước
Đặng Tự Do
17:16 17/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


“25 năm đã trôi qua kể từ sau thảm kịch, cứ đến ngày 18 tháng 7, tôi lại ngậm ngùi nhớ đến trong tâm hồn mình gia đình các nạn nhân, cả người Do Thái và các tín hữu Kitô.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết như trên trong bức thư gửi đến một trung tâm Do Thái ở Á Căn Đình nhân kỷ niệm 25 năm một vụ đánh bom khủng bố khiến 85 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Trung tâm Do Thái Asociación Mutual Israelita Argentina, nghĩa là Hiệp Hội Do Thái Á Căn Đình, viết tắt là AMIA, có trụ sở tại Buenos Aires, đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công khủng bố vào ngày 18 tháng Bảy năm 1994, giết chết 85 người và làm bị thương hơn 200 người khác.

Trong lá thư vừa được Vatican News công bố, Đức Thánh Cha đã chỉ trích “sự điên rồ khi nhân danh tôn giáo phá hủy cuộc sống và hy vọng”. Ngài xem đó như một sự “báng bổ danh thánh Thiên Chúa”.

“Chúng ta biết rõ rằng tôn giáo không xúi giục bạo lực và đưa đến chiến tranh, nhưng chính là bóng tối trong trái tim của những kẻ thực hiện các hành vi vô lý này mới là thủ phạm”, ngài nói.

Trong thư, Đức Thánh Cha bảo đảm với gia đình các nạn nhân rằng ngài luôn cầu nguyện cùng Chúa cho phần rỗi đời đời của những người thiệt mạng trong hành động điên rồ này, Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Tôi cũng cầu nguyện cho những người sống sót sau vụ nổ làm tổn thương cơ thể và tâm hồn họ”.

Đề cập đến “chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra từng phần trên thế giới,” Đức Thánh Cha nói sự điên rồ này chắc chắn không chỉ giới hạn ở Á Căn Đình, nhưng “nó chà đạp cuộc sống và tương lai ở khắp mọi nơi”.

Đức Thánh Cha than thở rằng:

“Nó không biết đến một giới hạn nào và cho thấy khuôn mặt tàn nhẫn của nó từ Đông sang Tây; nó biến cô dâu thành góa phụ, con trai và con gái thành trẻ mồ côi - và tất cả điều này nhân danh tôn giáo, lợi dụng và báng bổ danh thánh Thiên Chúa”.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi tất cả các tín hữu nuôi dưỡng tình huynh đệ, như một ơn gọi mà Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta:

“Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta sống với nhau như anh em, và tình huynh đệ này liên kết chúng ta vượt qua bất kỳ giới hạn địa lý hay tư tưởng. Chúng ta cùng nhau tạo nên đại gia đình nhân loại; chúng ta phải truyền lại nhận thức về việc trở thành anh em với nhau, cùng với các giá trị của sự tôn trọng và khoan dung, cho các thế hệ tương lai. Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta bình đẳng về quyền lợi, nhưng cũng bình đẳng trong bổn phận và phẩm giá. Đối với Thiên Chúa, hòa bình không chỉ là quyền của chúng ta, việc xây dựng hòa bình cũng phải là nghĩa vụ của chúng ta. Trong ngày kỷ niệm lần thứ 25 cuộc tấn công này tôi hiệp nhất với các bạn và tôi cầu nguyện với các bạn”.


Source:Vatican News
 
Con số các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Pháp lặng lẽ tăng gấp 4 lần trong thập niên qua
Đặng Tự Do
17:20 17/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Tờ Real Clear Investigations số ra ngày 10 tháng Bẩy vừa qua, cho biết số vụ tấn công phá phách nhắm vào các nhà thờ Công Giáo tại Pháp đã lặng lẽ tăng lên gấp 4 lần trong thập niên qua, khiến Pháp trở thành quốc gia Âu châu nơi các nhà thờ Công Giáo bị tấn công nhiều nhất.

Cảnh sát Pháp đã ghi nhận 129 vụ trộm và 877 hành vi phá hoại tại các địa điểm Công Giáo - chủ yếu là tại các nhà thờ và nghĩa trang - vào năm 2018, và năm nay không có dấu chỉ nào cho thấy có sự thuyên giảm. Hội đồng Giám mục Pháp đã báo cáo 228 hành vi chống Kitô giáo một cách bạo lực, và nghiêm trọng tại Pháp trong ba tháng đầu năm 2019, diễn ra ở mọi vùng miền của đất nước. Nghiêm trọng nhất là tại vùng tây nam với 45 vụ.

Bộ Nội vụ Pháp đưa ra con số 875 vụ phá hoại vào năm 2018, và ghi nhận rằng các cuộc tấn công vào các cơ sở Công Giáo đã tăng gấp bốn lần từ năm 2008 đến 2019. Điều này đã gây ra một báo động sâu sắc nơi nhiều người Công Giáo và cả những người không Công Giáo. Nhiều người lo lắng rằng sự thù địch đối với Công Giáo - người Pháp thường gọi Christianophobia - đang càn quét đất nước họ.

Các vụ trộm cắp và phá hoại tại các cơ sở Công Giáo cũng đã gia tăng trên khắp Âu châu. Trung tâm quan sát về sự không khoan dung và phân biệt đối xử với các Kitô hữu, có trụ sở tại Vienna, đã ghi nhận 275 sự kiện chống Công Giáo ở châu Âu vào năm 2017, năm trước đó là 250 vụ.


Source:Real Clear Investigations
 
Đức Giám Mục Colombia thực hiện nghi thức thánh hiến để giúp thành phố thoát cảnh bạo lực
Đặng Tự Do
17:23 17/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Đức Cha Rubén Darío Jaramillo Montoya là Giám mục Buenaventura đã thực hiện việc thánh hiến và ban phép lành khắp thành phố hôm thứ Bảy 13 tháng Bẩy, với hy vọng chống lại bạo lực cực đoan, bao gồm cả bắt cóc, tống tiền và giết người.

Buenaventura là cảng chính của Colombia trên Thái Bình Dương, và đây là điểm then chốt trong buôn bán ma túy quốc tế.

Trong những năm gần đây, Tổ chức Human Rights Watch cho biết các khu dân cư của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm bán quân sự cha truyền con nối, trong các hoạt động tống tiền và bạo lực.

Quân đội Colombia ủng hộ kế hoạch này của Đức Cha Jaramillo và ban đầu họ định dùng một trực thăng để đưa ngài đi quanh thành phố ban phước lành từ trên không. Tin tức này đã được một số phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch là một lễ trừ tà.

Đức Cha Jaramillo nói với ACI Prensa, hôm 10 tháng 7 rằng các nghi thức ban phép lành được thực hiện vào ngày thứ Bẩy 13 tháng Bẩy, nhưng không phải từ một máy bay trực thăng để anh chị em giáo dân có thể tham gia tích cực hơn vào biến cố này.

“Chúng tôi sẽ tạo thành một dòng xe với một chiếc xe cứu hỏa và một xe hoa trên đó có bức tượng Thánh Bonaventura. Chúng tôi sẽ đi đến tất cả các địa điểm, đặc biệt là những khu vực khó khăn nhất, nơi mọi người đã bị giết trong những năm gần đây.

Đoàn xe và những người chờ đợi trong toàn thành phố đã tạo thành một người nhằm biến những nơi chết chóc thành các vùng dân cư,” Đức Cha Jaramillo nói.

Tại mỗi nơi đoàn lữ hành dừng lại, Đức Cha dâng lời cầu nguyện, cộng đoàn cùng hát một bài thánh ca và nghe một lời chứng, sau đó cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các nạn nhân và cuối cùng Đức Cha ban phước lành.

“Nơi mà máu chảy, thì giờ đây chúng tôi sẽ rót nước thánh như một dấu hiệu đền tạ Thánh Tâm Chúa và cầu nguyện cho những người chết bị bạo hành.”

Tháng trước, Đức Cha Jaramillo nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng “Từ đầu năm đến nay giáo phận của ngài đã phải chứng kiến 54 cái chết vì bạo lực, bên cạnh đó rất nhiều người đã bị mất tích. Không ai dám báo cáo. Vấn đề là vẫn chưa có văn hóa báo cáo vì có quá nhiều sợ hãi. Chúng tôi có một xã hội sợ báo cáo.”

Đức Cha cũng tố cáo sự tồn tại của những căn nhà được gọi là phòng “tra tấn”, nơi bọn tội phạm tra tấn và giết hại những người bị bắt cóc vì họ cản trở hoặc không ủng hộ các băng đảng và các nhóm tội phạm có tổ chức. Năm 2015, chính phủ Colombia nói những căn nhà như thế đã biến mất. Nhưng thực tế chúng vẫn tiếp tục tồn tại.


Source:Catholic News Agency
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quay Lưng Bỏ Đảng
Phạm Trần
15:27 17/07/2019
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã nhận ra nhóm chữ “diễn biến hòa bình” do họ chế ra không chỉ giới hạn trong “các thế lực thù địch từ bên ngoài” mà còn nằm ngay trong lòng chế độ với số không nhỏ cán bộ, đảng viên muốn tử bỏ Chủ nghĩa Cộng sản và đòi chấm dứt quyền lãnh đạo độc tôn của đảng.

Tình trạng này được 4 cơ quan bảo vệ tư tưởng Đảng gồm Hội đồng Lý luận Trung ương,Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và Cục Chính trị Bộ Quốc phòng, gọi chung là “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng và quân đội.

Một số bài viết xuất hiện trên các Tạp chí Cộng sản, Tuyên giáo, Xây dựng Đảng và Quốc phòng Toàn dân, trong thời gian gần đây, mang tính khẩn trương đã cảnh giác đảng viên phòng, chống và ngăn chặn không để cho làn sóng suy thoái tư tưởng đe dọa sự sống còn của đảng.

Đáng chú ý là nhiều đảng viên đương chức hay nghỉ hưu cũng đã “nhạt đảng, xa đoàn” như nhiều đoàn viên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thành phần nam, nữ trẻ được coi là “hạt giống đỏ kế thừa” của đảng.

Do đó , điều lo lớn nhất của đảng cầm quyền Cộng sản, trước thềm Đại hội đảng XIII dự trù vào tháng 1/2021, là không ít cấp lãnh đạo chủ chốt đã công khai bài bác chủ trương xây dựng đất nước của đảng tiếp tục dựa trên nền tảng Chủ nghĩa phá sản Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản ngoại lai của Hồ Chí Minh.

Vì vậy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần buộc cán bộ lãnh đạo, nhất là thành phần được gọi là “chủ chốt” hay “cấp chiến lược” phải tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên trì bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh như đã quy định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

BẰNG CHỨNG

Sự lúng túng, giao động của đảng CSVN đã phản ảnh rõ nét trên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân ngày 17/07/2019.

Bài viết có tựa đề “Góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội” đã hù họa rằng:” Mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với Việt Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp, v.v. Để thực hiện mục đích, chúng triệt để lợi dụng môi trường internet và mạng xã hội để làm nhiễu loạn thông tin, đưa tin thật giả lẫn lộn hòng làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là lớp trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ trong dẫn dắt đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Như thế thì lực lượng 10,000 lính của Lực lượng 47 (hay còn được gọi là Trung đòan 47) của Tổng cục Chính trị Quân đội, có nhiệm vụ “đấu tranh trên không gian mạng”, đã phất cờ trắng đầu hàng rồi sao ?

Đội ngũ này, theo lệnh Đảng và Chỉ thị 47 của Tổng cục Chính trị ngày 01/01/2016, có bổn phận :” Đấu tranh, chống các luận điệu xuyên tạc của các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và luật pháp Nhà nước Việt Nam.”

Theo Bách khoa Toàn thư mở thì Lực lượng 47 còn :” Chuyên trách nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trên không gian mạng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, hay những đối tượng cơ hội chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.”

“Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10,000 người. Lực lượng này đang có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; phản bác các quan điểm sai trái trên mạng Internet.”

Hoạt động của đội quân 47 được thi hành song song với một lực lượng “Công an mạng” của Bộ Công an nhằm kiểm soát các hoạt động trên mạng lưới Internet, theo quy định của Luật an ninh mạng. Luật này được ban hành năm 2018 nhằm kiểm soát tư tưởng người dân và kiểm soát thông tin ở Việt Nam.

Để chống lại “các thế lực thù địch”, bài viết của Đại tá , TS. Đỗ Duy Ánh, Văn phòng Tổng cục Chính trị đề ra một số nhiệm vụ như:

-Cần quan tâm lãnh đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận chủ lực, nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.

-Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò nòng cốt đấu tranh công khai, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Ngoài ra, bài báo cũng yêu cầu:”Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được trang bị đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính đảng, tính khoa học cao.”

TRONG LÒNG CHẾ ĐỘ

Nhưng “thế lực thù địch” không chỉ từ bên ngoài mà đã sống nhởn nhơ trong lòng chế độ từ lâu rồi. Một bài trên Tạp chí Tuyên giáo ngày 17/07/2019 tiết lộ:”Cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, trong xã hội đã xuất hiện thêm những luận điệu nhằm hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng và sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta; “nắn dòng” dư luận để thổi phồng khuyết điểm của Đảng và Nhà nước ta của những kẻ suy thoái, biến chất. Dùng chiêu “mớm lời”, “rắc thính”, kích động để không chỉ gây tâm lý hoang mang, hồ nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, dàn “đồng ca” của các thế lực thù địch đã và đang làm cho những biểu hiện đó được “khuyếch trương” mạnh mẽ hơn bằng các thủ đoạn đặt câu hỏi như: nếu không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thì nước ta sẽ đi theo con đường nào? Và rồi, họ tự trả lời bằng cách “khuyên nhủ” chúng ta phải đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản để được tự do,v.v.. “ (theo Thiếu tướng. PGS. TS. Nguyễn Văn Thế, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Ông tướng Thế còn vạch áo đảng cho mọi người thấy:” Một bộ phận phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đã “phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái”; “nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Chúng bôi nhọ, hạ thấp và phủ nhận thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, của công cuộc đổi mới. Chúng rêu rao và đổ lỗi cho sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đòi thay đổi con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từ đó, đòi thay đổi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; tìm mọi cách cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước... “

Trước sức công phá của lực lượng chống đảng ngay trong lòng chế độ, Thiếu tướng Thế đã rát mặt phản công:”Ra sức xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng và Nhà nước ta là một trong những âm mưu thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang tiến hành. Phòng, chống, ngăn ngừa những biểu hiện đó là hết sức cần thiết và cấp bách, nếu không sẽ ảnh hưởng tới uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.”

Tác giả bài viết thừa nhận cuộc tấn công đã đánh trúng mục tiêu khi ông lên giọng hằn học :” Chúng còn “tìm kiếm” và cố tình đưa ra những thông tin hằn học, nhai lại những luận điệu cũ rích nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phủ nhận công lao của Người; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hạ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao, gây mất niềm tin trong nhân dân, làm cho dân xa Đảng, mất đoàn kết nội bộ, kích động tâm lý xã hội.”

Nhưng làn sóng chống đảng không chỉ có bấy nhiêu đòn phép mà còn biết: “Lợi dụng, khoét sâu những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta trong thực hiện chủ trương, chính sách và thực thi pháp luật, nhất là lợi dụng việc Đảng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; công kích Đảng, xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, chúng cho “ra lò” những cuốn sách, tờ báo, tờ rơi, những “tâm thư”, “giác thư”, “thư ngỏ”, “tuyên cáo”, công khai nói rõ điều đó, công khai đòi đánh đổ, kêu gọi giải tán Đảng, xóa Điều 4 của Hiến pháp...”

VẪN NHƯ CŨ

Với 2 bài viết tiêu biểu nêu trên, tưởng đâu tình hình cán bộ, đảng viên mới có những chứng hư tật xấu thời gian gần đây. Nào ngờ cũng chỉ là chuyện xưa như trái đất, từng được đảng vạch ra từ Đại hội Đảng XII năm 2016.

Tạp chí Xây Dựng Đảng đã nói ra trong bài viết ngày 05/05/2019 :”Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng nhận định: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương...

Hậu quả, hệ lụy của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ: Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến" , "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân.” (theo PGS, TS. Nguyễn Minh TuấnHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Như vậy là những khuyết tật kinh niên của đảng CSVN vẫn còn và tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã hết thuốc chữa.

Trước tình hình nhiễu nhương như thế, nhất là khi tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” vẫn lan tràn trong Đảng và xã hội thì làm sao mà những đảng viên thấp cổ bé miệng và dân nghèo không quay lưng bỏ đảng.

Họ ở lại để làm gì, cho ai và vì ai ?

Phạm Trần

(07/019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Tím Biển Hè
Nguyễn Đức Cung
08:06 17/07/2019
PHƯỢNG TÍM BIỂN HÈ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Biển hè phượng tím bên đường
Thương về phượng đỏ sân trường quê xưa
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/07/2019: Đức Thánh Cha ngậm ngùi vì câu chuyện 25 năm trước tại quê nhà
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 17/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Brazil bàng hoàng trước vụ tấn công nhắm vào một linh mục trong thánh lễ truyền hình trực tiếp

Hôm Chúa Nhật 14 tháng Bẩy, một linh mục người Brazil rất được ưa chuộng tại quốc gia này vì những bài giảng sôi nổi và lôi cuốn của ngài đã bị một phụ nữ hất mạnh từ một sân khấu văng xuống đất trong một thánh lễ tại Cachoeira Paulista, São Paulo.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ với sự tham dự của hơn 50,000 bạn trẻ và được trực tiếp truyền hình.

Hàng triệu người đã chứng kiến cảnh cha Marcelo Rossi bị một người đàn bà to con xô văng xuống từ trên khán đài trong khi ngài đang say sưa giảng cho các bạn trẻ vừa kết thúc một tuần linh thao vào dịp hè. Người ta có thể nghe rõ tiếng kêu vì đau đớn của cha Marcelo khi ngài bị té xuống đất.

Biến cố tấn công bạo lực một linh mục như thế gây ra những xúc động mạnh tại quốc gia này. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã bày tỏ tình liên đới với cha Marcelo trong một tweet ngay sau đó. Ông viết: “Tất cả chúng ta bày tỏ tình đoàn kết với Cha Marcelo Rossi, và xin Chúa che chở cho Brazil.”

Vụ việc xảy ra lúc gần 3 giờ chiều sau khi người phụ nữ 32 tuổi này vượt qua được hàng rào an ninh và chạy băng ngang qua khán đài, cố ý hất cho cha Marcelo Rossi té xuống.

Cha Marcelo Rossi được thông tấn xã AP mệnh danh là một “linh mục ngôi sao nhạc pop”, đã được thụ phong linh mục vào năm 1994. Ngài nổi tiếng có tài thuyết giảng. Các sách đạo đức của ngài được bán ra hàng triệu bản.

Người phụ nữ, đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, được tường thuật là bị bệnh tâm thần. Sau khi xô được cha Marcelo, cô ta nở một nụ cười rất khó hiểu.

2. Đức Thánh Cha ngậm ngùi về một chuyện diễn ra ở quê hương 25 năm trước

“25 năm đã trôi qua kể từ sau thảm kịch, cứ đến ngày 18 tháng 7, tôi lại ngậm ngùi nhớ đến trong tâm hồn mình gia đình các nạn nhân, cả người Do Thái và các tín hữu Kitô.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết như trên trong bức thư gửi đến một trung tâm Do Thái ở Á Căn Đình nhân kỷ niệm 25 năm một vụ đánh bom khủng bố khiến 85 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Trung tâm Do Thái Asociación Mutual Israelita Argentina, nghĩa là Hiệp Hội Do Thái Á Căn Đình, viết tắt là AMIA, có trụ sở tại Buenos Aires, đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công khủng bố vào ngày 18 tháng Bảy năm 1994, giết chết 85 người và làm bị thương hơn 200 người khác.

Trong lá thư vừa được Vatican News công bố, Đức Thánh Cha đã chỉ trích “sự điên rồ khi nhân danh tôn giáo phá hủy cuộc sống và hy vọng”. Ngài xem đó như một sự “báng bổ danh thánh Thiên Chúa”.

“Chúng ta biết rõ rằng tôn giáo không xúi giục bạo lực và đưa đến chiến tranh, nhưng chính là bóng tối trong trái tim của những kẻ thực hiện các hành vi vô lý này mới là thủ phạm”, ngài nói.

Trong thư, Đức Thánh Cha bảo đảm với gia đình các nạn nhân rằng ngài luôn cầu nguyện cùng Chúa cho phần rỗi đời đời của những người thiệt mạng trong hành động điên rồ này, Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Tôi cũng cầu nguyện cho những người sống sót sau vụ nổ làm tổn thương cơ thể và tâm hồn họ”.

Đề cập đến “chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra từng phần trên thế giới,” Đức Thánh Cha nói sự điên rồ này chắc chắn không chỉ giới hạn ở Á Căn Đình, nhưng “nó chà đạp cuộc sống và tương lai ở khắp mọi nơi”.

Đức Thánh Cha than thở rằng:

“Nó không biết đến một giới hạn nào và cho thấy khuôn mặt tàn nhẫn của nó từ Đông sang Tây; nó biến cô dâu thành góa phụ, con trai và con gái thành trẻ mồ côi - và tất cả điều này nhân danh tôn giáo, lợi dụng và báng bổ danh thánh Thiên Chúa”.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi tất cả các tín hữu nuôi dưỡng tình huynh đệ, như một ơn gọi mà Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta:

“Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta sống với nhau như anh em, và tình huynh đệ này liên kết chúng ta vượt qua bất kỳ giới hạn địa lý hay tư tưởng. Chúng ta cùng nhau tạo nên đại gia đình nhân loại; chúng ta phải truyền lại nhận thức về việc trở thành anh em với nhau, cùng với các giá trị của sự tôn trọng và khoan dung, cho các thế hệ tương lai. Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta bình đẳng về quyền lợi, nhưng cũng bình đẳng trong bổn phận và phẩm giá. Đối với Thiên Chúa, hòa bình không chỉ là quyền của chúng ta, việc xây dựng hòa bình cũng phải là nghĩa vụ của chúng ta. Trong ngày kỷ niệm lần thứ 25 cuộc tấn công này tôi hiệp nhất với các bạn và tôi cầu nguyện với các bạn”.

3. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về việc anh Vincent Lambert bị buộc phải chết đói

Ngày 11 tháng Bẩy, Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo sau:

“Chúng tôi đã nhận được với nỗi buồn về cái chết của anh Vincent Lambert. Chúng tôi cầu nguyện xin Thiên Chúa đón nhận anh vào nhà của Người và bày tỏ sự gần gũi với những người thân yêu của anh và những người, cho đến phút cuối cùng, đã dấn thân giúp đỡ anh với tình yêu và sự tận tụy.

Chúng tôi nhắc nhớ và lặp lại những lời của Đức Thánh Cha liên quan đến câu chuyện đau đớn này: Thiên Chúa là chủ nhân duy nhất của cuộc sống từ lúc đầu cho đến cái chết tự nhiên, và nghĩa vụ của chúng ta là phải luôn luôn bảo vệ cuộc sống, chứ không phải chiều theo nền văn hóa vứt bỏ.”

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 11 tháng Bẩy, Ông Gisotti cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn trước tin tức bi thảm này. Ngài cầu nguyện nhiều cho anh và gia đình trong câu chuyện quá bi thảm này.

Trong một tweet trên Twitter, Đức Thánh Cha viết:

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bệnh bị bỏ rơi và để mặc cho chết. Một xã hội là nhân bản nếu nó bảo vệ cuộc sống, mọi cuộc sống, từ đầu đến kết thúc tự nhiên, mà không chọn ai xứng đáng để sống và ai không xứng đáng để sống. Bác sĩ nên phục vụ cuộc sống, chứ không phải là tước mất nó đi.”

4. Vài nét về trường hợp của anh Vincent Lambert

Anh Vincent Lambert, sinh ngày 20 tháng Chín, 1976, năm nay gần 43 tuổi, bị chấn thương não vì tai nạn lưu thông vào ngày 29 tháng Chín, 2008. Ngoài ra, anh bị tàn tật nặng nề, tứ chi bị liệt. Sau khi được cấp cứu ở Berck-sur-Mer, từ năm 2009, anh đã được điều trị tại bệnh viện Reims.

Tình trạng của anh gần giống với trường hợp nhà vô địch Michael Schumacher, bị chấn thương não, rơi vào tình trạng giảm thiểu trí năng.

Tuy nhiên, khác với trường hợp của Schumacher là người vẫn được hưởng trị liệu chuyên môn trong một bệnh viện tư, anh Vincent Lambert chịu nhiều áp lực, và cuộc sống của anh tùy thuộc các quyết định vượt quá khả năng của chính mình. Cách nay mấy năm, anh đã bị buộc ngưng ăn uống nhưng lạ thay vẫn sống.

Theo ghi nhận y học, hai mắt anh vẫn còn mở, hít thở bình thường, tình trạng ổn định, hoàn toàn không phải là giai đoạn cuối đời.Anh chỉ cần một y tá và y công chăm sóc, thay đổi vị trí chỗ nằm, một chuyên viên trị liệu vật lý để tránh tế bào khỏi bị chết. Việc nuôi dưỡng và hydrat hóa được thực hiện thông qua ống dẫn qua mũi.

Nhưng tòa án Pháp đã nhiều lần buộc anh phải chết. Từ hôm Chúa Nhật 7 tháng Bẩy, việc nuôi dưỡng và hydrat hóa cho anh bị ngưng hoàn toàn.

Anh đã qua đời lúc 8g24 ngày thứ Năm 11 tháng Bẩy, theo giờ địa phương Reims.

5. Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bị ung thư, xin cầu nguyện

Hôm thứ Tư 10 tháng Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết ngài đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang và sẽ sớm được điều trị. Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm ngài sẽ phải rời khỏi tổng giáo phận trong vòng ba tháng trong khi được điều trị tại bệnh viện.

“Tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô đường tiết niệu ở bàng quang và tuyến tiền liệt và sẽ tham gia vào một kế hoạch điều trị bao gồm liệu pháp miễn dịch và hóa trị trong ít nhất 12 tuần,” Đức Tổng Giám Mục Kurtz nói.

Các bác sĩ cho biết sau khi trải qua hóa trị, họ sẽ phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và tuyến tiền liệt của ngài. Chẩn đoán này được đưa ra sau vài tháng Đức Tổng Giám Mục gặp vấn đề về sức khỏe và đã trải qua nhiều xét nghiệm y tế.

Đức Tổng Giám Mục Kurtz từng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2013 đến 2016. Đức Cha nói ngài rất biết ơn bác sĩ ung thư của mình, bác sĩ Dan George, và các nhân viên y tế tại Viện Ung thư Đại học Duke, là những người nói ngài còn nhiều lý do tốt để lạc quan.

Ngài nói: “Tôi cảm thấy an tâm, và với sự khuyến khích của bác sĩ George, tôi đã duy trì các hoạt động thường lệ trong thời gian này.”

Tuy nhiên, trong thời gian tới ngài sẽ phải ở lại Bắc Carolina trong suốt quá trình điều trị. Ngài sẽ cố gắng liên lạc với các viên chức của tổng giáo phận khi ngài đi vắng.

Đức Cha Kurtz nói thêm rằng Đức Tổng Giám Mục Christoph Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã được thông báo về bệnh tình của ngài và sự vắng mặt sắp xảy ra tại tổng giáo phận. Đức Sứ Thần Tòa Thánh ủng hộ kế hoạch điều trị của Đức Tổng Giám Mục Kurtz.

“Không cần phải nói, tôi sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội được đến thăm các giáo xứ và nói chuyện với rất nhiều anh chị em trong các sự kiện sắp tới vào mùa hè và mùa thu này. Xin anh chị em nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện. Tôi cũng sẽ nhớ đến anh chị em trong kinh nguyện của mình.”

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư biểu mô tiết niệu là dạng ung thư bàng quang phổ biến nhất. Tỷ lệ sống sót trên 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư bàng quang là 77 phần trăm.

6. Chuyện không tin cũng xảy ra: Chính Thống Giáo Nga tranh cãi gay gắt về việc làm phép các vũ khí hạt nhân

Trong một diễn biến gây bàng hoàng cho nhiều người, Religion News Service cho biết Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đang trah cãi về việc có nên tiếp tục thực hiện việc làm phép các vũ khí giết người hàng loạt, bao gồm cả các tên lửa hạt nhân. Tin tức này thật sự gây chóng mặt và kinh hoàng cho nhiều người: làm sao lại có thể làm phép cho những thứ kinh khủng như thế vì nó đối kháng triệt để với giới răn cấm giết người.

Một ủy ban về giáo luật đã họp tại Mạc Tư Khoa và đề nghị chấm dứt thực hành ban phép lành cho các hỏa tiễn và các đầu đạn hạt nhân, và đề nghị các linh mục chỉ nên ban phép lành cho từng binh sĩ và cùng lắm là vũ khí cá nhân của họ.

Đức Cha Savva Tutunov, chủ tịch ủy ban giáo luật của Thánh Công Đồng Mạc Tư Khoa nói rằng sẽ phù hợp hơn khi các linh mục chỉ ban phép lành cho các chiến binh đang bảo vệ đất nước và vũ khí cá nhân của họ.

“Ta có thể nói về việc ban phép lành cho một chiến binh đang thi hành quân dịch nhằm bảo vệ tổ quốc,” Đức Cha Tutunov nói.

“Vào cuối nghi thức tương ứng, vũ khí cá nhân cũng có thể được làm phép - chính xác là vì nó được liên kết với cá nhân người đang nhận được phép lành. Còn những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt thì không nên được thánh hóa,” ngài nhấn mạnh.

Đề nghị chấm dứt việc ban phép lành cho những thứ vũ khí giết người hàng loạt vẫn chưa được Đức Thượng Phụ Kirill chấp thuận.

Các hệ thống vũ khí, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol, thường được các giáo sĩ Chính thống Nga ban phép lành trong các cuộc diễn hành quân sự và các sự kiện khác. Những phép lành này được coi là một cách bảo vệ đất nước một cách siêu nhiên.

Vào năm 2007, vũ khí hạt nhân của Nga đã được thánh hiến trong một buổi lễ tại Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Mạc Tư Khoa. Trong Chính thống giáo Nga, người ta còn đặt Thánh Seraphim là vị thánh bảo trợ các vũ khí hạt nhân của Nga.

Quan điểm của Đức Cha Tutunov không được tán thành rộng rãi trong Giáo hội Chính thống. Linh mục Vsevolod Chaplain, nguyên phát ngôn viên của Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nói rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga giống như các “thiên thần hộ mệnh” của đất nước và là cần thiết để bảo vệ Chính thống giáo.

“Vũ khí hạt nhân là phương thế duy nhất bảo vệ Nga khỏi sự nô lệ phương Tây,” linh mục Chaplin nói với một tờ báo Nga.

7. Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về các vũ khí giết người hàng loạt

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngược lại với quan điểm của Chính Thống Giáo Nga mà chúng tôi vừa nêu, Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ phản đối vũ khí hạt nhân, và hỗ trợ các quốc gia tháo dỡ kho vũ khí của họ.

Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII từng kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân. Trong thông điệp Pacem In Tetris, nghĩa là Hòa Bình Tại Thế, được công bố năm 1963, ngài viết rằng, “một thỏa thuận chung phải đạt được trong một chương trình giải giáp phù hợp, với một hệ thống kiểm soát lẫn nhau có hiệu quả.”

Giáo lý Giáo Hội Công Giáo mô tả các hành động chiến tranh nhằm phá hủy bừa bãi toàn bộ một thành phố hoặc các khu vực rộng lớn như một tội ác chống lại Thiên Chúa và con người.

“Một mối nguy hiểm của chiến tranh hiện đại là nó mang đến cơ hội cho những người sở hữu các vũ khí hiện đại - đặc biệt là vũ khí nguyên tử, sinh học hoặc hóa học – khả năng thực hiện những tội ác đó.”

Tháng 11 tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến Nagasaki và Hiroshima – là hai thành phố đã gánh chịu hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ trong Thế chiến II. Tại đó, ngài sẽ đưa ra các thông điệp chống chiến tranh.

8. Các phương tiện truyền thông rộ lên những đồn đoán bất lợi sau vụ khai quật 2 ngôi mộ tại nghĩa trang Vatican

Các phương tiện truyền thông tại Ý đã rộ lên những đồn đoán sau vụ khai quật 2 ngôi mộ tại nghĩa trang Vatican diễn ra hôm thứ Năm 11 tháng 7 vừa qua.

Như chúng tôi đã đưa tin cuộc khai quật tại nghĩa trang Teutonic trong nội thành Vatican đã diễn ra vào sáng sớm và kết thúc mau chóng vào lúc 11:15 sáng với một kết quả hoàn toàn bất ngờ.

“Không có hài cốt, không có quan tài, không có bình và xương trong hai ngôi mộ được xây cất từ thế kỷ 19 trong nghĩa trang Teutonic bên trong Vatican, nơi các chuyên gia pháp y đang tìm kiếm hài cốt của Emanuela Orlandi.”

Vụ khai quật đã được thực hiện bởi các nhân viên Fabbrica di San Pietro trước sự chứng kiến của luật sư gia đình và anh trai của Emanuela Orlandi. Các viên chức tư pháp và hiến binh Vatican cũng có mặt tại hiện trường.

Tại ngôi mộ của Công chúa Sophie thành Hohenlohe, qua đời năm 1836, người ta tìm thấy một hầm mộ rộng lớn dưới lòng đất rộng khoảng 4 mét chiều dài, 3.70 mét chiều rộng nhưng hoàn toàn trống rỗng. Sau đó, ngôi mộ thứ hai, của Công chúa Charlotte Federica thành Mecklemburg, qua đời năm 1840, cũng đã được khai quật. Như trong ngôi mộ thứ nhất, hoàn toàn không có thi hài nào được tìm thấy bên trong ngôi mộ thứ hai.

Một thư nặc danh báo cho gia đình Emanuela Orlandi là hãy tìm kiếm nơi mà một thiên thần đang chỉ tay xuống trong nghĩa trang Teutonic. Điều đó đã dẫn họ đến ngôi mộ của hai Công chúa người Đức.

Ba mươi sáu năm trước, cô con gái tuổi 15 của một nhân viên làm việc tại quốc gia Thành Vatican đã biến mất trên đường phố Rôma khi đang trên đường về nhà, bắt đầu một trong những bí ẩn lâu dài nhất của Ý: Trong nhiều năm, các báo cáo đã liên kết số phận của cô với bọn Mafia ở Sicilia, mạng lưới tình báo K.G.B của Nga và âm mưu ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Thông qua luật sư của gia đình, tháng Hai năm nay, ông Orlandi đã chính thức yêu cầu Vatican mở lăng mộ của hai Công chúa. Gia đình đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh vào tháng trước.

Sau khi các ngôi mộ bị phát hiện trống rỗng, ông Orlandi nói với chi nhánh Sky News của Ý, rằng ông cảm thấy nhẹ nhõm vì Emanuela không ở đó và biết ơn Tòa Thánh đã nhanh chóng nhận lời thỉnh cầu của gia đình.

Tuy thế, giờ đây, nhiều chuyện đồn thổi lại tiếp tục nổi lên.

9. Con số các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Pháp tăng gấp 4 lần trong thập niên qua

Tờ Real Clear Investigations số ra ngày 10 tháng Bẩy vừa qua, cho biết số vụ tấn công phá phách nhắm vào các nhà thờ Công Giáo tại Pháp đã lặng lẽ tăng lên gấp 4 lần trong thập niên qua, khiến Pháp trở thành quốc gia Âu châu nơi các nhà thờ Công Giáo bị tấn công nhiều nhất.

Cảnh sát Pháp đã ghi nhận 129 vụ trộm và 877 hành vi phá hoại tại các địa điểm Công Giáo - chủ yếu là tại các nhà thờ và nghĩa trang - vào năm 2018, và năm nay không có dấu chỉ nào cho thấy có sự thuyên giảm. Hội đồng Giám mục Pháp đã báo cáo 228 hành vi chống Kitô giáo một cách bạo lực, và nghiêm trọng tại Pháp trong ba tháng đầu năm 2019, diễn ra ở mọi vùng miền của đất nước. Nghiêm trọng nhất là tại vùng tây nam với 45 vụ.

Bộ Nội vụ Pháp đưa ra con số 875 vụ phá hoại vào năm 2018, và ghi nhận rằng các cuộc tấn công vào các cơ sở Công Giáo đã tăng gấp bốn lần từ năm 2008 đến 2019. Điều này đã gây ra một báo động sâu sắc nơi nhiều người Công Giáo và cả những người không Công Giáo. Nhiều người lo lắng rằng sự thù địch đối với Công Giáo - người Pháp thường gọi Christianophobia - đang càn quét đất nước họ.

Các vụ trộm cắp và phá hoại tại các cơ sở Công Giáo cũng đã gia tăng trên khắp Âu châu. Trung tâm quan sát về sự không khoan dung và phân biệt đối xử với các Kitô hữu, có trụ sở tại Vienna, đã ghi nhận 275 sự kiện chống Công Giáo ở châu Âu vào năm 2017, năm trước đó là 250 vụ.

10. Đức Giám Mục Colombia thực hiện nghi thức thánh hiến để giúp thành phố thoát cảnh bạo lực

Đức Cha Rubén Darío Jaramillo Montoya là Giám mục Buenaventura đã thực hiện việc thánh hiến và ban phép lành khắp thành phố hôm thứ Bảy 13 tháng Bẩy, với hy vọng chống lại bạo lực cực đoan, bao gồm cả bắt cóc, tống tiền và giết người.

Buenaventura là cảng chính của Colombia trên Thái Bình Dương, và đây là điểm then chốt trong buôn bán ma túy quốc tế.

Trong những năm gần đây, Tổ chức Human Rights Watch cho biết các khu dân cư của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm bán quân sự cha truyền con nối, trong các hoạt động tống tiền và bạo lực.

Quân đội Colombia ủng hộ kế hoạch này của Đức Cha Jaramillo và ban đầu họ định dùng một trực thăng để đưa ngài đi quanh thành phố ban phước lành từ trên không. Tin tức này đã được một số phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch là một lễ trừ tà.

Đức Cha Jaramillo nói với ACI Prensa, hôm 10 tháng 7 rằng các nghi thức ban phép lành được thực hiện vào ngày thứ Bẩy 13 tháng Bẩy, nhưng không phải từ một máy bay trực thăng để anh chị em giáo dân có thể tham gia tích cực hơn vào biến cố này.

“Chúng tôi sẽ tạo thành một dòng xe với một chiếc xe cứu hỏa và một xe hoa trên đó có bức tượng Thánh Bonaventura. Chúng tôi sẽ đi đến tất cả các địa điểm, đặc biệt là những khu vực khó khăn nhất, nơi mọi người đã bị giết trong những năm gần đây.

Đoàn xe và những người chờ đợi trong toàn thành phố đã tạo thành một người nhằm biến những nơi chết chóc thành các vùng dân cư,” Đức Cha Jaramillo nói.

Tại mỗi nơi đoàn lữ hành dừng lại, Đức Cha dâng lời cầu nguyện, cộng đoàn cùng hát một bài thánh ca và nghe một lời chứng, sau đó cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các nạn nhân và cuối cùng Đức Cha ban phước lành.

“Nơi mà máu chảy, thì giờ đây chúng tôi sẽ rót nước thánh như một dấu hiệu đền tạ Thánh Tâm Chúa và cầu nguyện cho những người chết bị bạo hành.”

Tháng trước, Đức Cha Jaramillo nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng “Từ đầu năm đến nay giáo phận của ngài đã phải chứng kiến 54 cái chết vì bạo lực, bên cạnh đó rất nhiều người đã bị mất tích. Không ai dám báo cáo. Vấn đề là vẫn chưa có văn hóa báo cáo vì có quá nhiều sợ hãi. Chúng tôi có một xã hội sợ báo cáo.”

Đức Cha cũng tố cáo sự tồn tại của những căn nhà được gọi là phòng “tra tấn”, nơi bọn tội phạm tra tấn và giết hại những người bị bắt cóc vì họ cản trở hoặc không ủng hộ các băng đảng và các nhóm tội phạm có tổ chức. Năm 2015, chính phủ Colombia nói những căn nhà như thế đã biến mất. Nhưng thực tế chúng vẫn tiếp tục tồn tại.

11. Xét xử Tư Lệnh cảnh sát và Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka về vụ tấn công khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh

Một chánh án tại Colombo đã bác bỏ yêu cầu của công tố viện gán tội mưu sát cho Tư Lệnh cảnh sát và Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka về vụ tấn công khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh.

Trong phiên tòa sơ khởi hôm 11 tháng Bẩy, một chánh án nói rằng hai viên chức cao cấp này chỉ đáng bị tội lơ là trách nhiệm được giao hơn là có âm mưu muốn mượn tay khủng bố giết hại các tín hữu Kitô như lời công tố viên buộc tội.

Tướng Pujith Jayasundara, Tư Lệnh cảnh sát và Bộ trưởng Quốc phòng Hemasiri Fernando đã bị bắt giữ hôm 2 tháng Bẩy theo lệnh của tổng thống Maithripala Sirisena. Hai viên chức này bị cáo buộc đã nhận được các tin tình báo nhưng không báo cho các cơ quan an ninh, và do đó, đã để xảy ra các vụ thảm sát hôm Chúa Nhật Phục sinh tại ba nhà thờ và ba khách sạn ở Colombo. Vụ thảm sát tai hại này gây ra cái chết của 258 người và làm 500 người khác bị thương.

Sau cuộc thảm sát ngày 21 tháng Tư, các cơ quan tình báo Ấn Độ cho biết họ đã đưa ra tất cả là ba cảnh báo khủng bố trong những tuần trước các cuộc tấn công, nhưng đã bị các nhà lãnh đạo Sri Lanka phớt lờ. Cảnh báo đầu tiên được đưa ra hôm 4 tháng Tư; và cảnh báo cuối cùng được gởi đến chỉ vài giờ trước vụ nổ.

Trong các cảnh báo này Ấn Độ thông báo cho chính quyền Colombo về các hoạt động của Zahran Hashim, lãnh đạo nhóm chính trị quốc gia Thowheed Jamath, là tác giả của các vụ tấn công. Theo cơ quan tình báo ở Delhi, kẻ khủng bố, là người đã chết trong vụ thảm sát này, từ lâu đã cố gắng tạo ra một nhánh của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

Sau các cuộc tấn công, chính Tổng thống Maithripala Sirisena đã buộc phải thừa nhận, một cách bối rối, rằng ông đã không nhận được bất cứ một cảnh báo nào từ phía cảnh sát. Vì thế, ông đã yêu cầu nhiều nhân vật quan trọng từ chức và đã mở cuộc điều tra dẫn đến việc bắt giữ hai nhân vật vừa nêu.

Hai quan chức cao cấp vừa bị bắt tuyên bố đã cảnh báo phủ tổng thống, nhưng tổng thống Sirisena không bao giờ “coi các mối đe dọa này là nghiêm trọng”. Trong khi đó, Tổng thống khẳng định ông chưa bao giờ nhận được bất cứ một thông báo nào.