Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 17 Mùa Quanh Năm B. 29. 7..2018
Lm Francis Lý văn Ca
15:55 24/07/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta tiếp tục theo chân Chúa trên đường rao giảng Tin Mừng. Ngài động lòng thương những người đi theo Chúa mấy ngày ròng rã không có gì để ăn, chỉ sống trong niềm tin và lời rao giảng.
Chúa đã làm phép lạ cho 5 chiếc bánh và 2 con cá trở thành của nuôi cho hơn 5 ngàn người. Ngày nay, Chúa vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng Dân Thánh, con cái trần gian bằng chính Mình và Máu Chúa Kitô. Cộng Đoàn Anh Chị Em chúng ta quy tụ về đây mỗi ngày Chúa Nhật, để cử hành nghi lễ bẻ bánh và sống với nhau qua việc học hỏi và lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa cho việc quy tụ để lắng nghe, học hỏi Lời Chúa và lãnh nhận Bánh Thánh Thể sẽ trở nên nguồn sức sống linh thiêng cho cuộc hành trình dẫn về quê hương thật.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Qua lời cầu xin của tên tri Êlisê, Giavê Thiên Chúa đã ban bánh nuôi sống dân Ngài. Thiên Chúa luôn quan tâm đến lời van nài của chúng ta, nếu biết kêu cầu Ngài với lòng thành thật.
TRƯỚC BÀI II:
Tinh thần hiệp nhất rất cần cho những ai đã lãnh nhận ơn phép rửa tội. Thánh Phaolô muốn sự hiệp nhất trong đức tin mà thôi chưa đủ, nhưng phải được thể hiện qua hành động nữa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa làm phép lạ nuôi sống dân trên đường đi rao giảng. Ngày nay Chúa vẫn tiếp tục nuôi sống dân Ngài bằng chính Mình Máu Thánh Chúa Kitô và Lời Hằng Sống chứa đựng trong kho tàng Kinh Thánh.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa hằng thương yêu chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ. Giờ đây chúng ta xin Ngài ban cho chúng ta những nhu cầu cần thiết sau đây:
1. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, luôn mưu cầu hạnh phúc cho con dân trong nước, để con cái của một Cha chung trên trời luôn sống trong an bình thịnh vượng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho sự hiệp thông trong việc chia sẻ Lời Chúa và Bánh Hằng Sống, mang lại cho mỗi người trong chúng ta những ích lợi về phần thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến cách riêng những người già yếu bệnh tật trong cộng đoàn-xư đạo... Xin cho họ luôn được dưỡng nuôi bằng nguồn sống thiêng liêng cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Đời sống cộng đoàn được vững mạnh và thăng tiến phần nào đó qua những hoạt động mục vụ của các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành. Xin cho chúng ta biết tận dụng thời gian và hoàn cảnh để tham gia sinh hoạt trong những đoàn thể hay hội đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta nhớ đến những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Đặc biệt, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Với tâm tình phó thác, chúng con tin tưởng Chúa sẽ ban cho chúng con những ơn cần thiết. Chúng con cầu xin, nhờ lời chuyển cầu của Đức Kitô,Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay, chúng ta tiếp tục theo chân Chúa trên đường rao giảng Tin Mừng. Ngài động lòng thương những người đi theo Chúa mấy ngày ròng rã không có gì để ăn, chỉ sống trong niềm tin và lời rao giảng.
Chúa đã làm phép lạ cho 5 chiếc bánh và 2 con cá trở thành của nuôi cho hơn 5 ngàn người. Ngày nay, Chúa vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng Dân Thánh, con cái trần gian bằng chính Mình và Máu Chúa Kitô. Cộng Đoàn Anh Chị Em chúng ta quy tụ về đây mỗi ngày Chúa Nhật, để cử hành nghi lễ bẻ bánh và sống với nhau qua việc học hỏi và lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa cho việc quy tụ để lắng nghe, học hỏi Lời Chúa và lãnh nhận Bánh Thánh Thể sẽ trở nên nguồn sức sống linh thiêng cho cuộc hành trình dẫn về quê hương thật.
Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Qua lời cầu xin của tên tri Êlisê, Giavê Thiên Chúa đã ban bánh nuôi sống dân Ngài. Thiên Chúa luôn quan tâm đến lời van nài của chúng ta, nếu biết kêu cầu Ngài với lòng thành thật.
TRƯỚC BÀI II:
Tinh thần hiệp nhất rất cần cho những ai đã lãnh nhận ơn phép rửa tội. Thánh Phaolô muốn sự hiệp nhất trong đức tin mà thôi chưa đủ, nhưng phải được thể hiện qua hành động nữa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa làm phép lạ nuôi sống dân trên đường đi rao giảng. Ngày nay Chúa vẫn tiếp tục nuôi sống dân Ngài bằng chính Mình Máu Thánh Chúa Kitô và Lời Hằng Sống chứa đựng trong kho tàng Kinh Thánh.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa hằng thương yêu chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ. Giờ đây chúng ta xin Ngài ban cho chúng ta những nhu cầu cần thiết sau đây:
1. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, luôn mưu cầu hạnh phúc cho con dân trong nước, để con cái của một Cha chung trên trời luôn sống trong an bình thịnh vượng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho sự hiệp thông trong việc chia sẻ Lời Chúa và Bánh Hằng Sống, mang lại cho mỗi người trong chúng ta những ích lợi về phần thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến cách riêng những người già yếu bệnh tật trong cộng đoàn-xư đạo... Xin cho họ luôn được dưỡng nuôi bằng nguồn sống thiêng liêng cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Đời sống cộng đoàn được vững mạnh và thăng tiến phần nào đó qua những hoạt động mục vụ của các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành. Xin cho chúng ta biết tận dụng thời gian và hoàn cảnh để tham gia sinh hoạt trong những đoàn thể hay hội đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta nhớ đến những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Đặc biệt, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Với tâm tình phó thác, chúng con tin tưởng Chúa sẽ ban cho chúng con những ơn cần thiết. Chúng con cầu xin, nhờ lời chuyển cầu của Đức Kitô,Chúa chúng con.
Amen.
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XVII – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:34 24/07/2018
Thế giới đang rất cần tình yêu chia sẻ
(Mc 6, 1 – 15)
Hôm nay, chúng ta có thể chiêm ngắm tình yêu nhân loại và tình yêu siêu nhiên được hình thành bên trong chúng ta như thế nào, để chúng ta có một trái tim vừa yêu mến Thiên Chúa vừa yêu thương tha nhân.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng con người không phải để sống một mình, mà là để sống với, sống cùng, và sống cho người khác. Ngài không muốn chúng ta sống trong cô độc, khép kín, nhưng là mở lòng ra với Thiên Chúa, với anh chị em mình. Nghĩa là sống tình liên đới với nhau, trong tương quan hài hòa giữa ta với Chúa và vạn vật.
Bé trai trong đoạn Tin Mừng (Ga 6,1-15) hôm nay là một mẫu người điển hình cần phải có trong thời đại chúng ta. Em có "năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá" (Ga 6,9), đối với Anrê thì chẳng thấm vào đâu, nhưng là tất cả những gì em đang có, em có là do cha mẹ hoặc người khác cho em.
"Cứ bảo người ta ngồi xuống", lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Người mắt lên thì nhìn thấy đám đông, một đám đông đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ và bảo ban. Năm chiếc bánh với hai con cá của một bé trai trước nhu cầu của một đám đông, chỉ tính nguyên số đàn ông thôi cũng chừng năm ngàn người rồi thật là ít ỏi. Chúa không chê cái số ít ấy, điều quan trọng là đóng góp phần mình. Tình yêu không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Chúa cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng để làm phép bánh và cá như chúng ta thấy, sự sẻ chia của em bé dù ít cũng trở thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy mà. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bao lâu con người còn nhìn đến nhau, bấy lâu bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên. Những tấm bánh yêu thương. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dồi dào.
Nhiều người cho rằng thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ hay lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người nên giảm dân số. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Ngài cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8). Nên con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: "Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đó cách mãnh liệt" (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
Ý thức về điều căn bản này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương. Hãy thương yêu và tương trợ lẫn nhau, vì tình thương là căn tính, là bản chất của con người. Hãy loại bỏ sự đố kỵ, hận thù, chia rẽ và những nguyên nhân làm hại đến tình thương như : bất công, kỳ thị, độc đoán, tham quyền, ích kỷ, kiêu căng, giả dối và các tội ác. Hãy sống đúng với sự thật về căn tính của mình và giúp mọi người sống đúng với căn tính đó: con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật và là tình thương.
Nếu chúng ta sẵn sàng đặt những gì mình có vào tay Thiên Chúa thì như thế đã là đủ bởi vì trong thế giới sẽ có thêm một chút tình thương, an bình, công lý, và trên hết là niềm vui. Ðiều cần thiết là niềm vui trong thế giới! Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên từ những bé nhỏ của chúng ta.
Lạy Mẹ của lòng nhân ái, xin trợ giúp chúng con làm việc này. Amen
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy làm như Chúa truyền dạy
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII – B
(Mc 6, 1 – 15)
Báo cáo của tổ chức vận động chống đói nghèo quốc tế Oxfam có tiêu đề "Nền kinh tế của 99%", được đưa ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) từ 17-20/1, theo đó, tổng tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất thế giới chỉ tương đương với tổng giá trị tài sản ròng của 8 người gồm 6 công dân Mỹ, một doanh nhân Tây Ban Nha và một doanh nhân đến từ Mexico. Trong số này có những tỷ phú như Bill Gates - nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ danh tiếng Microsoft, Mark Zuckerberg - ông chủ trang mạng xã hội "đình đám" Facebook và Jeff Bezos, nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon. Ước tính, giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất này tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ 2009.
Cũng theo cách tính toán mới, con số của năm là 43 người giàu nhất và 3,6 tỷ người (50% dân số thế giới).
Câu hỏi được đặt ra : Tại sao lại có sự bất bình đẳng và chênh lệch giầu nghèo quá lớn như vậy? Có phải vì con người ích kỷ, hẹp hòi không biết chia sẻ cho nhau không, hay thay vì chế tạo ra bột mỳ, lương thực, thuốc men giúp con người đỡ khổ, thì lại tích luỹ làm giầu, chế tạo súng ống chạy đua vũ trang ?
Thật nguy hiểm, khi con người ngày càng giầu về vật chất, nhưng lại nghèo về tinh thần như : đạo lý, công bằng, tình thương, sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, kéo theo sự đói nghèo tổng thể. Phải khẳng định rằng, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Người cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8), nên con người tự bản chất là tình thương. Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
Thời Êlia, đứng trước đám đông dân chúng đói khát, Êlisê người của Thiên Chúa nói : "Xin dọn cho dân chúng ăn" (2V 4, 42). Đầy tớ của người trả lời : "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao ?" (2V 4, 43) Đến thời Chúa Giêsu, các môn đệ Chúa khi được yêu cầu lo cho đám dân chúng ăn, họ thưa : "Bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Êlisê ra lệnh : "Cứ dọn cho dân chúng ăn " (2V 4, 44). Còn Chúa Giêsu thì bảo các môn đệ mình : "Cứ bảo người ta ngồi xuống"… Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn… ai muốn bao nhiêu tuỳ thích" (Ga 6, 10-12).
Lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Đây là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Đức Giêsu không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được ủi an, dạy dỗ và bảo ban.
Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Triệu chứng thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, không ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công mà không thấy phẫn nộ ; thấy điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm.
Chúa muốn loại bỏ sự vô cảm nơi các môn đệ, Người phán: "Cứ bảo họ ngồi xuống". Ngồi xuống để làm gì, phải chuẩn bị đồ ăn cho họ thôi, một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ, nhưng đã đồng cảm thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải truyền tới bàn tay.
Đồng cảm là góp phần mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô, năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán như thế, không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: "một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá" (Ga 6, 9). Thật là ít ỏi, nghèo nàn, Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn ấy. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt tay vào. Đồng cảm không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Đồng cảm là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Quả thật, có lòng thương cảm người khác là một điều tốt, nhưng chưa đủ, cần phải có hành động thực sự nữa. Chúa Giêsu đã làm và dạy chúng ta như thế. Thử nghĩ, trước nỗi đau và túng cực của tha nhân, ta có thái độ thế nào? Ngoảnh mặt làm ngơ hay bưng tai giả vờ làm điếc, không thể chấp nhận được. Chúa không đòi chúng ta làm những việc to lớn, nhưng đòi chúng ta biết chia sẻ những gì trong tầm tay của chúng ta, phần còn lại Chúa sẽ thực hiện. Ngạn ngữ phương tây có nói: Giúp người thì trời giúp cho. Việt Nam ta cũng thường nói: ở xởi nởi thì trời cởi cho, ở xẻn xo thì trời co tay lại.
Hôm nay, Đức Giêsu dạy chúng ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Những người già bị bỏ rơi cô đơn, người này đói vì tôi vô tâm hay đã ăn quá nhiều, người kia rách vì tôi đã mê mải chạy theo mốt. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của chúng ta. Ý thức về sứ mạng này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả, những người cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương.
Lạy Đức Maria, Đấng chỉ bảo đàng lành, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 6, 1 – 15)
Hôm nay, chúng ta có thể chiêm ngắm tình yêu nhân loại và tình yêu siêu nhiên được hình thành bên trong chúng ta như thế nào, để chúng ta có một trái tim vừa yêu mến Thiên Chúa vừa yêu thương tha nhân.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng con người không phải để sống một mình, mà là để sống với, sống cùng, và sống cho người khác. Ngài không muốn chúng ta sống trong cô độc, khép kín, nhưng là mở lòng ra với Thiên Chúa, với anh chị em mình. Nghĩa là sống tình liên đới với nhau, trong tương quan hài hòa giữa ta với Chúa và vạn vật.
Bé trai trong đoạn Tin Mừng (Ga 6,1-15) hôm nay là một mẫu người điển hình cần phải có trong thời đại chúng ta. Em có "năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá" (Ga 6,9), đối với Anrê thì chẳng thấm vào đâu, nhưng là tất cả những gì em đang có, em có là do cha mẹ hoặc người khác cho em.
"Cứ bảo người ta ngồi xuống", lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Người mắt lên thì nhìn thấy đám đông, một đám đông đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ và bảo ban. Năm chiếc bánh với hai con cá của một bé trai trước nhu cầu của một đám đông, chỉ tính nguyên số đàn ông thôi cũng chừng năm ngàn người rồi thật là ít ỏi. Chúa không chê cái số ít ấy, điều quan trọng là đóng góp phần mình. Tình yêu không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Chúa cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng để làm phép bánh và cá như chúng ta thấy, sự sẻ chia của em bé dù ít cũng trở thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy mà. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bao lâu con người còn nhìn đến nhau, bấy lâu bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên. Những tấm bánh yêu thương. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dồi dào.
Nhiều người cho rằng thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ hay lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người nên giảm dân số. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Ngài cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8). Nên con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: "Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đó cách mãnh liệt" (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
Ý thức về điều căn bản này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương. Hãy thương yêu và tương trợ lẫn nhau, vì tình thương là căn tính, là bản chất của con người. Hãy loại bỏ sự đố kỵ, hận thù, chia rẽ và những nguyên nhân làm hại đến tình thương như : bất công, kỳ thị, độc đoán, tham quyền, ích kỷ, kiêu căng, giả dối và các tội ác. Hãy sống đúng với sự thật về căn tính của mình và giúp mọi người sống đúng với căn tính đó: con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật và là tình thương.
Nếu chúng ta sẵn sàng đặt những gì mình có vào tay Thiên Chúa thì như thế đã là đủ bởi vì trong thế giới sẽ có thêm một chút tình thương, an bình, công lý, và trên hết là niềm vui. Ðiều cần thiết là niềm vui trong thế giới! Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên từ những bé nhỏ của chúng ta.
Lạy Mẹ của lòng nhân ái, xin trợ giúp chúng con làm việc này. Amen
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy làm như Chúa truyền dạy
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII – B
(Mc 6, 1 – 15)
Báo cáo của tổ chức vận động chống đói nghèo quốc tế Oxfam có tiêu đề "Nền kinh tế của 99%", được đưa ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) từ 17-20/1, theo đó, tổng tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất thế giới chỉ tương đương với tổng giá trị tài sản ròng của 8 người gồm 6 công dân Mỹ, một doanh nhân Tây Ban Nha và một doanh nhân đến từ Mexico. Trong số này có những tỷ phú như Bill Gates - nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ danh tiếng Microsoft, Mark Zuckerberg - ông chủ trang mạng xã hội "đình đám" Facebook và Jeff Bezos, nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon. Ước tính, giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất này tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ 2009.
Cũng theo cách tính toán mới, con số của năm là 43 người giàu nhất và 3,6 tỷ người (50% dân số thế giới).
Câu hỏi được đặt ra : Tại sao lại có sự bất bình đẳng và chênh lệch giầu nghèo quá lớn như vậy? Có phải vì con người ích kỷ, hẹp hòi không biết chia sẻ cho nhau không, hay thay vì chế tạo ra bột mỳ, lương thực, thuốc men giúp con người đỡ khổ, thì lại tích luỹ làm giầu, chế tạo súng ống chạy đua vũ trang ?
Thật nguy hiểm, khi con người ngày càng giầu về vật chất, nhưng lại nghèo về tinh thần như : đạo lý, công bằng, tình thương, sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, kéo theo sự đói nghèo tổng thể. Phải khẳng định rằng, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Người cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8), nên con người tự bản chất là tình thương. Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
Thời Êlia, đứng trước đám đông dân chúng đói khát, Êlisê người của Thiên Chúa nói : "Xin dọn cho dân chúng ăn" (2V 4, 42). Đầy tớ của người trả lời : "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao ?" (2V 4, 43) Đến thời Chúa Giêsu, các môn đệ Chúa khi được yêu cầu lo cho đám dân chúng ăn, họ thưa : "Bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Êlisê ra lệnh : "Cứ dọn cho dân chúng ăn " (2V 4, 44). Còn Chúa Giêsu thì bảo các môn đệ mình : "Cứ bảo người ta ngồi xuống"… Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn… ai muốn bao nhiêu tuỳ thích" (Ga 6, 10-12).
Lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Đây là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Đức Giêsu không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được ủi an, dạy dỗ và bảo ban.
Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Triệu chứng thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, không ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công mà không thấy phẫn nộ ; thấy điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm.
Chúa muốn loại bỏ sự vô cảm nơi các môn đệ, Người phán: "Cứ bảo họ ngồi xuống". Ngồi xuống để làm gì, phải chuẩn bị đồ ăn cho họ thôi, một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ, nhưng đã đồng cảm thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải truyền tới bàn tay.
Đồng cảm là góp phần mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô, năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán như thế, không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: "một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá" (Ga 6, 9). Thật là ít ỏi, nghèo nàn, Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn ấy. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt tay vào. Đồng cảm không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Đồng cảm là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Quả thật, có lòng thương cảm người khác là một điều tốt, nhưng chưa đủ, cần phải có hành động thực sự nữa. Chúa Giêsu đã làm và dạy chúng ta như thế. Thử nghĩ, trước nỗi đau và túng cực của tha nhân, ta có thái độ thế nào? Ngoảnh mặt làm ngơ hay bưng tai giả vờ làm điếc, không thể chấp nhận được. Chúa không đòi chúng ta làm những việc to lớn, nhưng đòi chúng ta biết chia sẻ những gì trong tầm tay của chúng ta, phần còn lại Chúa sẽ thực hiện. Ngạn ngữ phương tây có nói: Giúp người thì trời giúp cho. Việt Nam ta cũng thường nói: ở xởi nởi thì trời cởi cho, ở xẻn xo thì trời co tay lại.
Hôm nay, Đức Giêsu dạy chúng ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Những người già bị bỏ rơi cô đơn, người này đói vì tôi vô tâm hay đã ăn quá nhiều, người kia rách vì tôi đã mê mải chạy theo mốt. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của chúng ta. Ý thức về sứ mạng này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả, những người cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương.
Lạy Đức Maria, Đấng chỉ bảo đàng lành, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Muốn lớn lên trong tình yêu hãy lại gần Chúa Giê-su.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:48 24/07/2018
ĐGH Phanxicô đã nói vào hôm Chúa Nhật 22 tháng Bẩy rằng người Kitô hữu có thể ở lại trên con đường đúng hướng tới Thiên Đàng và lớn lên trong tình yêu dành cho Thiên Chúa và hàng xóm của mình, duy nhất là bằng cách lại gần với Đức Kitô và tình yêu của ngài.
“Khi môt người rời xa Chúa Giê-su và tình yêu của ngài, người ấy sẽ mất chính mình và đời sống biến thành thất vọng và không hài lòng. Với Chúa Giê-su ở cùng, chúng ta có thể tiến bước với sự an toàn, chúng ta có thể vượt thắng những khó khăn, chúng ta lớn lên trong tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho người lân cận của chúng ta.”
“Để tìm ra định hướng đúng đắn cho cuộc đời,” mọi người đều cần sự thật, đó chính là Đức Kitô, để hướng dẫn và chiếu sáng con đường của mình.”
Trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH đã phản ánh về bài Tin Mừng hôm nay của Thánh Mac-co, kể về lòng trắc ẩn của Chúa Giê-su dành cho đám đông, họ “giống như những con chiên không có người chăn.” Trong đoạn này, Chúa Giê-su là “hiện thân về sự quan tâm và chăm sóc của Thiên Chúa dành cho dân của ngài.”
Chúa Giê-su xúc động với lòng thương xót dành cho những người cần sự hướng dẫn, nhưng ngài không thực hiện phép lạ nào. Thay vào đó, Chúa dạy họ. “Đây là bánh đầu tiên mà Đấng Thiên Sai đã ban cho người đói và đám đông bị lạc: Bánh Lời Chúa.”
ĐGH Phanxicô nhấn mạnh rằng làm thế nào mà Chúa Giê-su và các môn đệ của ngài có thể tìm một nơi để nghỉ ngơi, trong lúc đám đông đi theo họ, việc ấy cũng có thể xảy ra tương tự cho đến ngày nay. “Đôi khi chúng ta quên nhận ra những kế hoạch của chúng ta bởi vì những việc khẩn cấp không ngờ xảy ra, nó làm đảo lộn chương trình của chúng ta và đòi hỏi sự uyển chuyển và luôn sẵn sàng cho những nhu cầu của người khác.”
Ngài nói khi điều này xảy ra, “chúng ta được mời gọi để bắt chước Đức Kitô.” Như trong Tin Mừng, Chúa Giê-su không vô tình với con người. Ngài có lòng thương xót họ, đến với họ và “bắt đầu dạy họ nhiều điều.” Đôi khi người tín hữu có thể học được bài học từ đó.
“Cái nhìn của Chúa Giê-su không phải là các nhìn mông lung, hay tệ hơn, cái nhìn lạnh lùng và xa cách, bởi vì Chúa Giê-su luôn nhìn với con mắt của trái tim. Trái tim của Chúa Giê-su rất dịu dàng và đầy lòng xót thương, ngài nắm biết cả những nhu cầu sâu kín của con người.”
Lòng thương của Chúa Giê-su dành cho con người không phải là “một phản ứng cảm tính của sự khó chịu,” nhưng hơn thế nữa, “đó là thái độ và khuynh hướng của Thiên Chúa hướng về con người và lịch sự của họ.”
Trong mẫu gương này của Chúa Giê-su, người Kitô hữu tìm ra một khuôn mẫu của tình yêu và phục vụ hướng đến những người khác.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH Phanxicô nhắc đến những báo cáo mới đây về những con thuyền bị chìm kéo theo bao người di dân ở Biển Địa Trung Hải. Ngài nói, “Cha bày tỏ niềm đau của cha trong khi đối diện với những thảm kịch này và cha sẽ mãi nhớ đến và cầu nguyện cho những người bị mất và gia đình của họ.”
ĐGH cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hành động kịp thời để tránh sự tái diễn những thảm kịch như thế và để bảo đảm an toàn và tôn trọng các quyền và phẩm giá của mọi người.
.
Source: EWTN News Do you want to grow in love? Keep Jesus close, pope says
Đức Hồng Y Brenes nói Giáo hội đang bị bách hại tại Nicaragua
Đặng Tự Do
17:15 24/07/2018
Các Giám mục Nicaragua đang họp để quyết định xem liệu các ngài có nên tiếp tục tham gia vào tiến trình đối thoại hòa giải quốc gia trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và xã hội ngày càng tồi tệ hơn.
Trong một tuyên bố mạnh mẽ vào hôm Chúa Nhật, vị Hồng Y của Nicaragua cho biết Giáo hội đang bị chế độ của Tổng thống Daniel Ortega bách hại.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes Solorzano, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Nicaragua và cũng là chủ tịch Ủy Ban Đối Thoại Quốc Gia, nói rằng Giáo Hội hiện đang bị bách hại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Nicaragua.
Lời lên án mạnh mẽ của ngài xảy ra đúng vào ngày toàn bộ lục địa Mỹ Latinh hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Nicaragua, là nơi bất ổn chính trị và bạo lực đã gây ra cái chết cho hơn 360 người kể từ giữa tháng Tư và dẫn đến việc giam giữ rất nhiều người.
Lưu ý rằng “Giáo hội luôn bị bách hại” và do đó “chúng tôi không xa lạ” với thực tế này, Đức Hồng Y Brenes nói rằng ngài và các giám mục tại Nicaragua hiện đang tranh luận xem liệu có nên tiếp tục tham gia vào tiến trình đối thoại quốc gia hay không.
Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Nicaragua bắt đầu từ những cuộc biểu tình ôn hòa của các sinh viên nhằm phản đối việc cắt giảm các phúc lợi xã hội đã gây ra những cuộc đụng độ với lực lượng cảnh sát sau khi cảnh sát bắn đạn thật trực tiếp vào đám đông. Bọn cầm quyền đã huy động thêm côn đồ tấn công những người biểu tình. Ít nhất đã xảy ra bảy cuộc bao vây các nhà thờ và một số vụ tấn công hành hung các giám mục và đại diện Giáo Hội.
Source: Vatican News - Nicaragua’s Card. Brenes says Church persecuted by regime
Đức Giáo Hoàng lên tiếng về tình hình tại Nicaragua
Đặng Tự Do
17:41 24/07/2018
Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt mọi hình thức bạo lực và xin các tín hữu hiện diện cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Các cuộc biểu tình chống lại Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, bắt đầu vào ngày 18 tháng 4. Bọn cầm quyền mưu toan cắt giảm an sinh xã hội để có tiền trang trải cho tình trạng tham nhũng tràn lan. Từ những cuộc biểu tình ôn hòa chống cắt giảm an sinh xã hội, người dân Nicaragua đã quay sang kêu gọi Tổng thống từ chức, sau 39 năm cai trị quốc gia này.
Lúc ban đầu Ortega lợi dụng các Giám Mục quốc gia này để ve vãn các thành phần đối lập. Y không ngớt lời ca tụng các Giám Mục đã giúp làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo đã lập tức bùng lên sau khi các Giám Mục yêu cầu Ortega tổ chức sớm các cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2019 nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội. Theo dự trù mãi đến năm 2021 mới có các cuộc bầu cử.
Trên đài truyền hình quốc gia, Ortega phỉ báng các Giám Mục nước này và gọi các ngài là “bọn hoạch định mưu toan đảo chính”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang theo dõi chặt chẽ tình hình và cầu nguyện cho tất cả người dân Nicaragua. Không phải bây giờ, khi tình hình đã trở nên quá bi thảm, Đức Thánh Cha mới lên tiếng về vấn đề này. Thật thế, ngày 3 tháng Sáu đã đưa ra lời kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Đức Thánh Cha nói Giáo hội luôn ủng hộ đối thoại nhưng “đối thoại đòi hỏi sự tham gia tích cực cho tự do và, trên tất cả, cho cuộc sống.”
Người Công Giáo ở Mỹ Latinh và trên toàn thế giới đã tổ chức Ngày Cầu Nguyện vào hôm Chúa Nhật vừa qua như một dấu chỉ liên đới với các nạn nhân của bạo lực chính trị ở Nicaragua.
Đức Cha Silvio José Báez, Giám Mục Phụ Tá của Managua, viết trên Twitter: “Giáo Hội Công Giáo Nicaragua sẽ vẫn ở bên cạnh dân chúng, bởi vì Chúa Giêsu luôn ở bên những người đau khổ.”
Source: Vatican News - Pope praying for Nicaragua, as bishops continue dialogue
Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn đến các nạn nhân vụ sụp đổ đập thủy điện ở Lào
Đặng Tự Do
17:58 24/07/2018
Hàng trăm người đang bị mất tích và người ta lo sợ rằng họ đã chết sau khi đập thủy điện tại huyện San Sai của tỉnh Attapeu sụp đổ vào hôm thứ Ba, gây ra một trận lũ lớn cuốn trôi nhiều căn nhà. Theo Thông tấn xã Lào, thảm họa này đã khiến hơn 6,600 người mất nhà cửa.
Trong một bức điện tín do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký thay mặt ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “tình liên đới chân thành của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này”.
Ngài cầu nguyện “đặc biệt là cho những người đã chết, và ơn chữa lành cho những người bị thương và ơn an ủi cho tất cả những người đang phải đau buồn vì sự mất mát những người thân yêu của họ và những ai đang phải lo sợ cho mạng sống những người vẫn còn mất tích.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ca ngợi các nỗ lực cứu giúp những người bị nạn của “các nhà chức trách dân sự và tất cả những người tham gia vào cuộc tìm kiếm và giải cứu khi họ hỗ trợ cho các nạn nhân của bi kịch này.”
Một công ty của Nam Hàn phụ trách việc xây đập này nói với hãng tin Reuters rằng mưa lớn và lũ lụt đã gây ra sự sụp đổ này.
Source: Vatican News - Pope sends condolences for victims of Laos dam collapse
Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Medjugorje bắt đầu sứ vụ
Đặng Tự Do
18:18 24/07/2018
Sứ vụ thứ nhất của Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sứ mạng của vị thanh tra tông tòa là nhằm mục đích đảm bảo một sự tháp tùng ổn định và liên tục cho cộng đồng giáo xứ Medjugorje và cho các tín hữu hành hương tại đó, là những người có những nhu cầu cần được chú ý đặc biệt”.
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Tổng Giám Mục Hoser “sẽ thường trú tại Medjugorje” và nhiệm vụ của ngài không liên quan đến việc điều tra tính xác thực của các cuộc hiện ra đã được báo cáo.
Sứ mệnh của Đức Tổng Giám Mục Hoser “thuần túy là mục vụ và không liên quan đến tín lý”, ông Burke nói.
Tháng 2 năm 2017, vị Tổng Giám Mục Ba Lan đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm đặc sứ của ngài để nghiên cứu tình hình mục vụ ở Medjugorje.
Tại một cuộc họp báo sau chuyến viếng thăm đầu tiên của mình, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói rằng mặc dù ngài không có thẩm quyền hoặc chuyên môn để thảo luận về tính xác thực của các tuyên bố cho là Đức Mẹ đã hiện ra tại Medjugorje, ngài nhận thấy rõ ràng là “có bầu khí thiêng liêng đặc biệt” ở Medjugorje.
“Phép lạ lớn nhất của Medjugorje là việc xưng tội” của hàng trăm người mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói với các phóng viên vào tháng Tư năm 2017.
Năm 1981, sáu người trẻ tuyên bố rằng Đức Maria đã hiện ra với họ. Một số trong số sáu người nói rằng Đức Maria vẫn hiện ra với họ và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày, trong khi những người khác nói rằng họ chỉ nhìn thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng những người hành hương đến Medjugorje xứng đáng được chăm sóc và hỗ trợ về tinh thần, nhưng ngài cũng bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố cho rằng Đức Maria vẫn hiện ra với các thị nhân và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày.
Sứ vụ thứ hai
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Hoser lần thứ hai trong tư cách là “thanh tra tông tòa đặc biệt cho giáo xứ Medjugorje” vào ngày 31 tháng 5 năm 2018. Theo tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, nhiệm vụ sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian không được xác định và ad nutum Sanctae (nghĩa là cho đến khi có lệnh mới của Tòa Thánh).
Một lần nữa, Đức Tổng Giám Mục Hoser sẽ thực hiện “một sứ vụ mục vụ đặc biệt” liên tục với nhiệm vụ đầu tiên của ngài đã kết thúc gần đây. Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh lập lại rằng “Sứ mạng của vị thanh tra tông tòa là nhằm mục đích đảm bảo một sự tháp tùng ổn định và liên tục cho cộng đồng giáo xứ Medjugorje và cho các tín hữu hành hương tại đó, là những người có những nhu cầu cần được chú ý đặc biệt”
Source: Vatican News - Pope’s envoy to Medjugorje begins his ministry
Đức Thánh Cha đau buồn vì vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Hy Lạp
Đặng Tự Do
18:44 24/07/2018
Ngọn lửa kinh hoàng xảy ra vào hôm thứ Hai 23 tháng 7 và vẫn còn hoành hoành dữ dội trong ngày thứ Ba,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ hỏa hoạn bi thảm này tại miền Attica. Người ta đã tìm thấy 60 thi thể. Con số thương vong có thể còn lên cao hơn rất nhiều.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Nơi bị thiệt hại nặng nhất là Mati, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hy Lạp. Sáng thứ Ba 24 tháng 7, ít nhất 26 thi thể gồm đa số là phụ nữ và trẻ em đã được tìm thấy. Dường như họ đã cố chạy ra biển nhưng ngọn lửa kinh hoàng đã chụp xuống họ. Thi thể của 26 người này trong thư thế ôm cứng lấy nhau trước khi chết.
Ngọn lửa xuất phát từ một cánh rừng trên một ngọn đồi và được gió mạnh đến cấp 9 thổi đi nên lây lan rất nhanh. Ít nhất 130 người bị thương và hàng chục người trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Hàng trăm ngàn ngôi nhà bị thiêu rụi cùng với hàng ngàn xe hơi bị bỏ lại trên đường khi các tài xế lao nhanh ra biển để sống sót. Tính chất bất ngờ và kinh hoàng của trận hỏa hoạn đã khiến nhiều nhà bình luận liên hệ biến cố này với thảm họa được mô tả trong Kinh Thánh.
Khoảng 700 người, trong đó có nhiều du khách, đã được lực lượng tuần duyên của Hải Quân Hy Lạp cứu thoát.
Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.
Source: Vatican News - Pope saddened by deaths in Greek wildfires
Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của vụ sạt lở và sụp đổ đập nước ở Lào
Thanh Quảng sdb
23:29 24/07/2018
Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của vụ sạt lở và sụp đổ đập nước ở Lào
Trong một bức điện thơ của ĐTC gửi cho Giáo hội và chính phủ Lào quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn của Ngài trước sự mất mát sinh mạng và xáo trộn cuộc sống do trận mưa lũ làm cho một đập thủy điện bị sụp đổ hôm thứ B 24/7/2018 vừa qua.
Hàng trăm người mất tích và có lẽ đã tử vong khi con đập bị sập đổ tại huyện San Sai của tỉnh Attapeu do cơn mưa lũ càn quét qua vùng. Theo Cơ quan Thông tấn Lào thì thảm họa này đã khiến cho hơn 6.600 người mất nhà cửa.
"Đoàn kết chân thành"
Trong bức điện thư được Đức Hồng Y Ngoại trưởng Pietro Parolin ký thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “tình liên đới chân thành của ngài với tất cả những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa này”.
ĐTC cầu nguyện "đặc biệt cho những người đã thiệt mạng và cho sự bình phục của những người bị thương và an ủi những ai đang đau buồn trước sự mất mát những người thân yêu và những người đang đối diện với những mất mát vật chất."
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các cơ quan từ thiện của Tòa thánh cũng như quốc tế dân sự lẫn quân sự hãy tham gia vào cuộc tìm kiếm và giải cứu các nạn nhân của bi thảm kịch này."
Công ty Hàn Quốc xây đập thủy điện này cho Thông tấn xã của Reuters hay rằng vì mưa lớn và lũ lụt đã gây lên sự sạt lở và xụp đổ này.
Trong một bức điện thơ của ĐTC gửi cho Giáo hội và chính phủ Lào quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn của Ngài trước sự mất mát sinh mạng và xáo trộn cuộc sống do trận mưa lũ làm cho một đập thủy điện bị sụp đổ hôm thứ B 24/7/2018 vừa qua.
Hàng trăm người mất tích và có lẽ đã tử vong khi con đập bị sập đổ tại huyện San Sai của tỉnh Attapeu do cơn mưa lũ càn quét qua vùng. Theo Cơ quan Thông tấn Lào thì thảm họa này đã khiến cho hơn 6.600 người mất nhà cửa.
"Đoàn kết chân thành"
Trong bức điện thư được Đức Hồng Y Ngoại trưởng Pietro Parolin ký thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “tình liên đới chân thành của ngài với tất cả những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa này”.
ĐTC cầu nguyện "đặc biệt cho những người đã thiệt mạng và cho sự bình phục của những người bị thương và an ủi những ai đang đau buồn trước sự mất mát những người thân yêu và những người đang đối diện với những mất mát vật chất."
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các cơ quan từ thiện của Tòa thánh cũng như quốc tế dân sự lẫn quân sự hãy tham gia vào cuộc tìm kiếm và giải cứu các nạn nhân của bi thảm kịch này."
Công ty Hàn Quốc xây đập thủy điện này cho Thông tấn xã của Reuters hay rằng vì mưa lớn và lũ lụt đã gây lên sự sạt lở và xụp đổ này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường trình tiếp: Khóa học Editing videos từ ngày 19/7 tới hôm nay
Sr. Mai Phương
11:46 24/07/2018
-Cách làm Slide Show (xử dụng hình ảnh xuất ra video) với software ProShow Producer.
Hình ảnh ngày bế mạc khóa học
Tiếp đến Cha Nghị trình bày về lý thuyết cách quay phim và lấy hình ảnh cho một chương trình như thế nào.
Sau đó xướng ngôn viên mẫu Bác sĩ Mai Hương thực tập với các học viên làm chương trình phóng sự .
Sáng ngày 19/7 : Cha Phước và Anh Hóa chỉ dẫn cho học viên:
Tiếp đến là anh chị Phạm Thái và Hồng Chiêm đến từ San José cùng với anh Lê Sự các chuyên viên quay phim hướng dẫn các học viên:
-Quay phim ngoài trời, phỏng vấn các học viên,
-Rồi chính các học viên phỏng vấn nhau.
-Sau đó dùng các thước phim đó làm bài tập và editing thành 1 chương trình ngắn.
Sáng thứ Sáu 20/7, anh Lưu văn Lễ chuyên viên editing text cho các bản tin trình bày về: Kinh nghiệm cách tìm, chọn tin và edit bản tin như thế nào?
Cách trình bày của anh rất xác tín, lôi cuốn, hữu ích và thực tế cho một người mục tử hay nữ tu khi thảo một chương trình TV. Linh mục hay nữ tu có khi vừa là đạo diễn, vừa là người viết script truyện phim, là stage manager, quay phim, hướng dẫn các nhân viên khác và sau đó là editing videos… Cha Nghị, Cha Phước và anh Hóa bổ túc thêm những kinh nghiệm mà học viên nêu những câu hỏi.
Tiếp đến Cha Phước và anh Hóa nói về
-Cách edit video (sắp xếp theo thứ tự hiệu quả) lúc khởi đầu clip với mục lục tổng quát và kết thúc trên Adobe Premiere.
-Học viên thực tập bài làm.
Sau trưa thứ Sáu 20/7:, Cha Phước trình bày về:
-Cách “xóa rác” trong máy tính do tiến trình edit video tạo nên, %temp%
-Cách sắp xếp thứ tự ổ đĩa (Hard drives) cho có hiệu quả
-Cắt, ghép, 3 video thành 1 phim;
-Cắt xử lý tinh chỉnh âm thanh trên Adobe Premiere, Media Encoder và Audition.
Ban chiều thứ Sáu 20/7: Ca sĩ Thanh Lan trình bày về đề tài “Nghệ thuật đứng trước ống kính”.
Chị Thanh Lan cho biết đứng trước ông kính như là một người đóng phim khác đứng trước ống kính khi thu bài hát hay khi trình bày trước công chúng. Đứng trước ông kính đọc tin tức xem ra thì dễ nhưng trái lại có khi khó hơn hai hình thức trên. Người nghệ sĩ khi đóng phim hay hát họ hòa nhập vào nhân vật của vai diễn, hay khi hát thì biểu cảm được tâm tình của nhạc sĩ đồng thời những cảm xúc riêng của mình… Họ biết nhân vật là ai có thời gian sửa soạn trước. Trái lại đọc bản tin thì cần sự sắc bén, cần phải hiểu điều mình đọc và truyền thông cho người nghe đúng thực trạng tin đó có ý nghĩa gì… Mình không có giờ soạn trước, phải phản ứng ngay khi những dòng tin chạy trên máy teleprompter…
Chị đã đưa ra rất nhiều kinh nghiệm trải qua cả cuộc đời sống trong không khi nghệ thuật của mình. Các học viên đặt rất nhiều câu hỏi và đều được trả lời khúc triết và ý nghĩa.
Sau đó Chị trình bày ca khúc “Chúa là cũng người tị nạn” của nhạc sĩ Mộng Huỳnh trước ống kính để học viên thu hình và làm bài tập.
Sáng thứ Bảy 21/7 các học viên được học:
-“Cách post và quản lý trên YouTube và Facebook”.
-“Cách tạo FaceBook page, YouTube”
-“Cách sử dụng post video hoặc live stream video lên 2 mạng xã hội này trên phần mềm OBS Studio (download tại https://obsproject.com).
Sau đó là Thánh lễ đồng tế tạ ơn vào lúc 11:00 sáng.
Kết thúc với bữa cơm trưa lúc 1:00 có sự tham dự của các cộng tác viên và một ít xướng ngôn viên VietCatholic, các thiện nguyện viên, ban giảng huấn và thân hữu.
Sau bữa cơm trưa là Màn Văn Nghệ bỏ túi (không có trong chương trình) nhưng do sáng kiến của các học viên. Buổi văn nghệ rất vui nhộn và đầy mầu sắc quê hương, phẩm chất cao và tâm tình sâu đậm… Mọi thành phần đều được mời lên góp vui và diễn xuất. Không ai bỏ ra về mà ở lại cho tới khi kết thúc.
Sau cùng, Cha Trần Công Nghị trao một ít quà kỷ niệm gồm các CD Rom Thánh Kinh và Tài Liệu Công Giáo và các CD Nhạc do VietCatholic thực hiện những năm qua.
Những người giúp cho Khóa Học:
Khóa học năm nay thành công là nhờ sự tận tâm, kinh nghiệm và chuyên môn của Ban giảng huấn gồm cho Cha Giám đốc VietCatholic, Cha Nguyễn đình Phước (đến từ Việt Nam), anh chị Hóa Dung, anh Lê Sự đã hy sinh cả một tuần lễ giảng dậy không biết mệt mỏi. Các vị khách mời đặc biệt cộng tác viên của VietCatholic như anh Lưu văn Lễ, anh chị Phạm Thái và Hồng Chiêm (đến từ San José), anh chị Kingston Bùi và Hoàng Dung, ca sĩ Thanh Lan, nghệ sĩ Thanh Thảo, bác sĩ Mai Hương, anh Mai Tuấn.
Ngoài những vị nêu trên còn nhiều thiện nguyện viên khác đã góp công góp sức như: ông Trần đức Nhã, bà Long, ông cố Hưởng, anh chị Đạt, anh chị Đức, chú Đinh Ân, quí bà: Thanh Nga, Mến, Hoàng Lý, Thu Hải, Cao Lý, Nguyệt Tống, Kim Trần, và đội ngũ xướng ngôn viên VietCatholic: Thảo Anh, Phương Chi, Hoài Thu, Thu Oanh, Cô Hiền…
Ban phục vụ ẩm thực gồm có: cô Cúc Vũ, cô Bảy, bà Liễu, bà Đệ, và các Nhà hàng: Quốc Việt, Thanh Sơn, Ban Mai, Tam Biên.
Ngoài ra Khóa học năm nay còn có một chương trình đặc biệt tặng máy tính cho một số khóa sinh do các Ân nhân bảo trợ (chúng tôi sẽ tường trình trong một bài kế tiếp)
Các khóa sinh là những linh mục, chủng sinh, nữ tu du học, họ là những thành phần ưu tú, thông minh, có trình độ và nhất là lòng hăng say học hỏi, nên việc hấp thụ kiến thức rất mau chóng và thực hành hiệu quả. Các khóa sinh là những món quà Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam, cho Dòng tu nơi các vị đang và sẽ phục vụ. Tất cả những ai được dịp tiếp xúc với quí Cha, Thầy và Sơ trong dịp này đều phấn khởi về sự tận tâm ham học của các vị. Từ đó nảy sinh sự kính yêu và cảm phục các đức tính tuyệt vời mà các vị đem lại cho anh chị em đang phục vụ khóa học.
Phỏng vấn Cha Nguyễn công Đoan, SJ, về diễn tiến xây bàn thờ và bệ tượng Đức Mẹ La Vang bên Do Thái
VietCatholic
19:08 24/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha giám đốc VietCatholic mới đây đã mời Cha Bề trên Nguyễn Công Đoan, hiện đang ở Học viện Kinh thánh Jerusalem sang Hoa Kỳ thăm VietCatholic để bàn thêm chi tiết tiến trình thực hiện bàn thờ, bệ chân tượng đài Đức Mẹ La Vang bên Do thái. Nhân dịp này chúng tôi có cuộc phỏng vấn cha Bề trên về lịch sử và ý nghĩa nhà thờ Hòm Bia Giao Ước và Bài giảng Tám Mối Phúc của Chúa Gie6su.
Là người Công Giáo, ai ai cũng biết rằng: 10 Điều Răn tức là 10 lề luật căn bản Thiên Chúa trao ban cho Moisen là giao ước giữa Thiên Chúa trước tiên với dân được tuyển chọn Israel và tiếp đến là cho tất cả mọi người tin vào Chúa Giêsu Kitô như lề luật căn bản cho niềm tin vào Thiên Chúa độc nhất, cho đời sống luân lý, đạo đức, và xã hội của loài người. Đức Mẹ La Vang từ đây cũng sẽ hiện diện với địa danh quan trọng Hòm Giao Ước Thánh trong Cựu Ước.
Tượng Đức Mẹ La Vang đang được thực hiện tại Việt Nam bằng loại đá cẩm thạch trắng mịn và tốt nhất tại Việt Nam. Tượng mới này cao 1.9 mét gồm cả bệ chân. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã hội ý với Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh để được chỉ dẫn và Cha Thư ký Ủy Ban Giám Mục về Nghệ Thuật Thánh cho biết: “Tượng Đức Mẹ La Vang mới đã được chỉnh sửa cho có tính thần học hơn và bộc lộ tinh thần Việt hơn, tuy nhiên không thay đổi kiểu dáng như đang có”. Do đó, Tượng Đức Mẹ La Vang tại Do Thái sẽ theo mẫu mà Hội đồng GMVN đã đề ra những tiêu chuẩn.
Cuối tháng 5 năm 2018, LM Trần Công Nghị của VietCatholic đã nhờ cha Bề trên Nguyễn Công Đoan, SJ., đã đến họp bàn với Sr. Valerie của nhà thờ Ark of Covenant (nhà thờ Hòm Bia giao Ước) về vị trí tượng Đức Mẹ La Vang đứng: Sr. Valerie đã đồng ý chỗ đặt tượng như chúng tôi đã phác họa trong hình theo dự án -– nghĩa là sẽ không dùng block đá mới, mà dùng chính cột trụ bên dưới mặt bàn thờ hiện nay là đầu một cây cột của nhà thờ thời thế kỷ thứ V rất quý – Đức Mẹ La Vang đứng trực tiếp tại bàn đá trên đầu trụ thế kỷ V thật là ý nghĩa, vì nối kết Mẹ La Vang với di tích trực tiếp của nhà thờ Đức Mẹ Hòm Giao Ước cổ xưa. Các thợ xây khi dựng tượng sẽ phải rửa cho trắng đẹp hợp với màu đá của tuợng Mẹ La Vang.
Tại khung viên nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh nơi dựng tượng Mẹ La Vang cũng sẽ xây dựng một Bàn Thờ và ghế ngồi cho các đoàn hành hương thăm viếng địa danh này muốn cử hành thánh lễ. Những công tác này hiện đang được Cha Nguyễn Công Đoan, SJ, hiện là giáo sư Học Viện Thánh Kinh Jerusalem thực hiện.
Tấm đá trắng hiện đang sử dụng làm mặt bàn thờ cũng là di tích của ngôi nhà thờ cổ, hiện ở gần chỗ tượng Đức Mẹ đứng nên sẽ di chuyển tới gần tượng Đức Mẹ và nâng cao thêm thành 0m75, dùng làm bàn thờ. Phía trước, chỗ mấy tảng đá dùng làm ghế ngồi, cũng có một khúc cột nhà thờ cũ, sẽ di chuyển tới giữa tượng Đức Mẹ và bàn thờ, dùng làm bàn để chén lễ, rượu, bánh... lúc khác cũng có thể chưng bông.
Ghế ngồi cho chủ tế và đồng tế: sửa đổi mặt tường hai bên tượng Đức Mẹ, nâng cao và đặt đá cẩm thạch của địa phương lên mặt làm ghế ngồi cho chủ tế và các vị đồng tế. Thêm một thanh inox phía sau lưng để bào đảm an toàn. Theo trong hình phác họa nơi đặt tượng Đức Mẹ La Vang là trong công viên Nhà thờ, ngay điểm cao nhất của Nhà thờ ở bờ khe vách núi nhìn về nhà thờ Ark of the Covenant.
Các phiến đá dùng làm chỗ ngồi hiện nay cũng là đá còn lại từ ngôi nhà thờ cổ, nên không di chuyển. Đặt thêm vài hàng ghế đá phía sau cho khách hành hương ngồi. Và chúng ta sẽ mua thêm một số ghế cất trong kho, khi đông người thì nhà Dòng sẽ khuân ra cho khách hành hương ngồi tham dự thánh lễ.
Chúng tôi kêu gọi sự đóng góp của toàn thể quí linh mục, tu sĩ và quí ông bà, anh chị em Công Giáo Việt Nam ở khắp nơi để có thể mau chóng hoàn thành món quà: Tượng Mẹ La Vang và Bàn thờ, Bia Kinh Tám Mối Phúc thật và Màn hình hướng dẫn nơi Đất Thánh Do thái. Tùy lòng hảo tâm và tùy khả năng đóng góp -- dù là $10, $20 mỹ kim … hay $100 hay $1.000 đều được nồng nhiệt đón nhận.
Với những ai dâng vào Quỹ Tượng Mẹ La Vang $2000 mỹ kim trở lên sẽ được khắc tên trong Bảng Ân Nhân nơi tượng của Mẹ La Vang. Cũng vậy những ai dâng cúng từ $2000 trở lên vào Quỹ Kinh Tám Mối Phúc thật sẽ được khắc tên Bảng Ân Nhân nơi Bia Tám Mối Phúc thật để ghi nhớ muôn đời. Vì số chỗ viết tên trong Bảng Ân Nhân có hạn, ưu tiên cho những ai ghi danh sớm.
Xin quảng đại góp Quỹ xây Tượng Đài Mẹ La Vang và Bia Tám Mối Phúc bên Thánh Địa:
Gửi tiền qua Zelle:
Nếu quí vị quen banking dùng Iphone hay smartphone thì có thể chuyển tiền như sau:
- Dùng cell phone vào mở Bank App của mình
- Open Transfer / Send -- Rồi nhấn: Send Money with Zelle.
Sau đó điền vào send cho email: vietcatholictrip@yahoo.com Thế là xong, giản tiện.
Gửi chi phiếu check cá nhân xin đề tên VietCatholic và gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O. Box. 2068
Garden Grove, CA 92842
Muốn sử dụng Paypal và các loại Credit Cards (rất bảo đảm) xin nhấn vào hình dưới này:
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc email vietcatholic@gmail.com
Chỉ còn 1 tuần nữa đóng sổ Bia đá khắc tên Ân nhân xây tượng đài Đức Mẹ La Vang và Bia Bát Phúc bên Do Thái
VietCatholic
19:16 24/07/2018
Một Bia khác khắc tên những Ân Nhân (những người đã góp $2000 mỹ kim trở lên) để xây tượng Đức Mẹ La Vang bên Do thái cũng được đặt bên phải tượng Mẹ la Vang để muôn đời sau con cháu đến chiêm ngưỡng và cầu nguyện bên Mẹ vẫn biết rằng gia đình mình luôn được Đức Mẹ La Vang che chở được an bình hạnh phúc.
Dự án xây tượng đài Đức Mẹ La Vang ở Jerusalem và bia Kinh Tám Mối Phúc Thật trên đồi Bát Phúc bên Do thái tốn phí ước lượng 50,000 mỹ kim. Cho đến nay chúng tôi đã nhận được trên $30,000 mỹ kim. Vậy nếu gia đình nào muốn góp phần vào công trình có một không hai này, xin liên lạc với chúng tôi để vừa góp công hoàn thành công trình rất có giá trị và ý nghĩa, đàng khác được ghi tên vào sổ vàng công phúc ngàn đời. Chỉ còn một tuần nữa đến ngày 30/7/2018 là hết hạn nhận tên Ân nhân vì sau đó phải thực hiện khắc tên Bia Ân Nhân trên đá cẩm thạch quí cho kịp Lễ Khánh Thành vào tháng 10 tới đây.
Ngày 18/10/ 2018 Đức TGM Giuse Nguyễn chí Linh, Chủ tịch Hội đồng GMVN, cùng với quí giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ cùng toàn thể anh chị em giáo dân thuộc trên 15 phái đoàn hành hương từ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tham dự Thánh lễ Khánh thành tượng đài Đức Mẹ La Vang được xây trên đỉnh đồi Kyriat Yearim trong khuôn viên nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh (the Church of the Ark of Covenant) gần Jerusalem, Do thái . Tiếp đến Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam sẽ được Khánh thành vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10 năm 2018 trên đồi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) ở Capernaum, Do thái.
(*Xem tin về tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Hòm Bia Thánh)
(*Xem tin về Bia đá Tám Mối Phúc tại Beatitudes)
Đức Mẹ La Vang sẽ đứng trực tiếp tại bàn đá trên đầu cột trụ thuộc di tích thuộc nhà thờ được xây vào thế kỷ V ở chính nơi này. Điều này mang một ý nghĩa vô cùng cao quí và lịch sử, vì nối kết Mẹ La Vang với di tích trực tiếp của nhà thờ Đức Mẹ Hòm Giao Ước cổ xưa.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức TGM Giuse trả lời về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh phát biểu như sau khi biết rằng sẽ khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang và kinh Bát Phúc bên Do thái. Ngài nói:
“Tôi nghĩ đây là một tin vui. Đây là một cách giới thiệu Đức Mẹ và qua Đức Mẹ La Vang giới thiệu Giáo hội Việt Nam và đất nước Việt Nam cho toàn thế giới. Tôi đề nghị nên có thiết bị màn hình hiện đại chỉ dẫn và giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng … Việc thực hiện này phải tôn tốn kém, nhưng tôi nghĩ rằng tốn kém thì anh em giáo dân chúng ta khắp thế giới có thể chung tay góp sức. Đây là cách mà đã đến lúc chúng ta phải giáo dục nhau và nhắc nhở nhau Giáo hội Việt Nam có kinh vắn tắt như thế này “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con biết việc phải làm” thì tôi nghĩ rằng đây là việc phải làm ưu tiên, bởi vì có thể chúng ta phải hy sinh miếng ăn miếng mặc… và chắc là không đến nỗi như vậy, nhưng chúng ta phải cố thực hiện”.
(Xin nhấn vào link này để xem video Đức cha Hoàng Đức Oanh nói về Tượng Đức Mẹ La Vang tại Thánh địa Do Thái)
Chúng tôi kêu gọi sự đóng góp của toàn thể quí linh mục, tu sĩ và quí ông bà, anh chị em Công Giáo Việt Nam ở khắp nơi để có thể mau chóng hoàn thành món quà: Tượng Mẹ La Vang và Bàn thờ, Bia Kinh Tám Mối Phúc thật và Màn hình hướng dẫn nơi Đất Thánh Do thái. Tùy lòng hảo tâm và tùy khả năng đóng góp -- dù là $10, $20 mỹ kim … hay $100 hay $1.000 đều được nồng nhiệt đón nhận.
Với những ai dâng vào Quỹ Tượng Mẹ La Vang $2000 mỹ kim trở lên sẽ được khắc tên trong Bảng Ân Nhân nơi tượng của Mẹ La Vang. Cũng vậy những ai dâng cúng từ $2000 trở lên vào Quỹ Kinh Tám Mối Phúc thật sẽ được khắc tên Bảng Ân Nhân nơi Bia Tám Mối Phúc thật để ghi nhớ muôn đời. Vì số chỗ viết tên trong Bảng Ân Nhân có hạn, ưu tiên cho những ai ghi danh sớm.
Xin quảng đại góp Quỹ xây Tượng Đài Mẹ La Vang và Bia Tám Mối Phúc bên Thánh Địa:
Gửi tiền qua Zelle:
Nếu quí vị quen banking dùng Iphone hay smartphone thì có thể chuyển tiền như sau:
- Dùng cell phone vào mở Bank App của mình
- Open Transfer / Send -- Rồi nhấn: Send Money with Zelle.
Sau đó điền vào send cho email: vietcatholictrip@yahoo.com Thế là xong, giản tiện.
Gửi chi phiếu check cá nhân xin đề tên VietCatholic và gửi về địa chỉ:
VietCatholic
P.O. Box. 2068
Garden Grove, CA 92842
Muốn sử dụng Paypal và các loại Credit Cards (rất bảo đảm) xin nhấn vào hình dưới này:
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc email vietcatholic@gmail.com
Tặng món quà tổng cộng $16.000 cho các Nữ tu và Chủng sinh mua máy Vi tính editing video
Đồng Nhân
21:20 24/07/2018
Hình ảnh Học xong đi tham quan và đi chơi dzui dzẻ
Sau bữa cơm trưa là Màn Văn Nghệ bỏ túi do sáng kiến của các học viên. Buổi văn nghệ rất vui nhộn, thân thương và đầy mầu sắc quê hương đã mang lại những tiếng cười rộn rã. Sau cùng, Cha Giám đốc Trần Công Nghị trao kỷ niệm cho các khóa sinh gồm các CD Rom Thánh Kinh và Tài Liệu Công Giáo và các CD Nhạc do VietCatholic thực hiện những năm qua.
Khóa học năm nay thành công là nhờ sự tận tâm, kinh nghiệm và chuyên môn của Ban giảng huấn gồm cho Cha Giám đốc VietCatholic, Cha Nguyễn đình Phước (đến từ Việt Nam), anh chị Hóa Dung, anh Lê Sự đã hy sinh cả một tuần lễ giảng dậy không biết mệt mỏi. Các vị khách mời đặc biệt cộng tác viên của VietCatholic như anh Lưu văn Lễ, anh chị Phạm Thái và Hồng Chiêm (đến từ San José), anh chị Kingston Bùi và Hoàng Dung, ca sĩ Thanh Lan, nghệ sĩ Thanh Thảo, bác sĩ Mai Hương, anh Mai Tuấn.
Các khóa sinh là những linh mục, chủng sinh, nữ tu du học, họ là những thành phần ưu tú, thông minh, có trình độ và nhất là lòng hăng say học hỏi, nên việc hấp thụ kiến thức rất mau chóng và thực hành hiệu quả. Các khóa sinh là những món quà Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam, cho Dòng tu nơi các vị đang và sẽ phục vụ. Tất cả những ai được dịp tiếp xức với quí Cha, Thầy và Sơ trong dịp này đều phấn khởi về sự tận tâm ham học của các vị. Từ đó nảy sinh sự kính yêu và cảm phục các đức tính tuyệt vời mà các vị đem lại cho anh chị em đang phục vụ khóa học.
"Tìm một con đường, tìm một hướng đi... trang bị máy vi tính laptop"
Trong thời gian khóa học, Cha Giám đốc VietCatholic nhận thấy có một số khóa sinh không có máy tính riêng đủ mạnh cho mục đích làm video nên đã bàn với Đức ông Phạm quốc Tuấn xem có cách nào giúp không. Sau vài ngày tham khảo, hai cha cùng với hai học viên cộng tác của VietCatholic là anh Đức và anh Đạt đồng ý mỗi người tặng $1000 mỹ kim để mua 4 máy tính tặng 4 nữ tu có nhu cầu cần máy tính.
Hình ảnh bữa ăn tạm biệt và nhận món quà
Tưởng diễn tiến như vậy là tốt đẹp…, nhưng sau khi tìm hiểu sâu hơn thì thấy một số các nữ tu và chủng sinh khác tuy có máy laptop thứ tốt, nhưng các vị này đã phải rút hết tiền mua laptop mang đến học khóa nên có người chẳng còn đồng xu dính túi; vì trước khi về tham dự khóa học đã được thông báo là nếu không có máy tính tốt thì có học khóa cũng sẽ vô dụng vì không thể thực hành nên sẽ không làm được gì.
Cha Giám đốc rất cảm thông với hoàn cảnh của các tu sĩ du học sinh vì chính ngài cũng đã từng là du học sinh từ Âu sang Mỹ nhiều năm trước. Do vậy ngài đã bắt đầu kế hoạch vận động những người thân quen xem có thể giúp mua thêm laptop cho các vị khác nữa không. Rất may ai được hỏi tới cũng hết lòng ủng hộ, người thì $500, người khác $1000 hay $1500 mỹ kim. Thật quá cảm động khi một chị em lớn tuổi đến giúp dọn bàn cho các cha và các sơ đã tình nguyện đóng góp $1500 và nói "dù con chẳng có tiền nhiều, nhưng thấy các cha các sơ cần máy tính nên con hy sinh ngay". Một người thân quen khác khi nhận được email cha Giám đốc gửi đã đến ngay tận văn phòng và nói: "Cha cần bao nhiêu thì con ký bấy nhiêu". Cha trả lời "Rất cám ơn lòng quảng đại của chị, tôi chỉ xin chị một máy vi tính mà thôi". Chỉ trong vài ngày tổng kết số tiền tặng lên tới $16,000 mỹ kim cho việc mua máy laptop mới thứ tốt tặng cho 13 trong số 17 khóa sinh.
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao" là vậy! Những tấm lòng quảng đại của AC Lễ Phụng, AC Thái Chiêm, AC Đạt, AC Đức, ÔB Long, ÔB Khôi Kim, Bà Trần Kim, Chị Thu Oanh, Cô Phương Chi, Chị Kim Đào, Chị Hương, Chị Kathy Đào, Đức ông Tuấn, và Cha Giám đốc; tất cả nói lên tấm lòng trân trọng với công tác mục vụ của quí cha, quí thầy và quí sơ học viên và nhất là lòng quí mến với những người tận hiến đời mình phục vụ cho tha nhân.
Ngoài số tiền này, Cha Giám đốc cũng đã chi phí một số tiền không nhỏ khác trước khi mở khóa học như mua thêm các computers thứ mạnh, trang bị các thiết bị cần thiết cho việc giảng huấn và đào tạo… Tuy vậy cha nói: "Chúng tôi rất hãnh diện vì có cơ hội đóng góp và phục vụ cho việc chung, nhất là cho các linh mục, nữ tu và chủng sinh đang du học. Niềm vui chung của mọi người là thấy được một khóa học có thể nói thành công tuyệt vời, hơn cả lòng mong ước…, nhất là khi nhìn xa về tương lai các linh mục, nữ tu và chủng sinh này sẽ là những bàn tay nối vòng tay lớn cho Thế giới Truyền thông Công Giáo Việt Nam được phát huy tốt đẹp và hữu hiệu."
Vài sinh hoạt sau khóa học...
Sau khóa học ngày Thứ Hai 22/7 các học viên đã đi thăm Disneyland và tối về ăn cơm chiều tại văn phòng VietCatholic. Sau bữa ăn, các vị ân nhân đã trao cho 13 học viên mỗi người một món quà là tấm check hầu giúp các vị có thể mua được một laptop thứ tốt sử dụng cho việc editing video vừa mới học được trong khóa để khỏi quên.
Hôm nay, thứ Ba ngày 23/7, các học viên đi thăm Universal Studio và Hollywood trước khi chia tay tạm biệt California và thăm một số nơi khác trong những ngày nghỉ Hè còn sót lại trước khi trở về học đường tiếp tục dùi mài kinh sử.
Thánh lễ tạ ơn mừng ngày Hội ngộ Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại tại Seattle.
Nguyễn An Qúy
21:26 24/07/2018
Seattle. Phủ Cam là giáo xứ chánh tòa của Tổng Giáo Phận Huế. Sau biến cố năm 1975, khi miền Nam lọt vào tay cộng sản. Giáo dân trong Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam là cái gai nhọn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, người giáo dân Phủ Cam sau biến cố 1975 là nạn nhân của chế độ cộng sản, đa số giáo dân đã tìm cách di tản ra nước ngoài. Hiện nay khắp các tiểu bang tại Hòa Kỳ, đông nhất là tiểu bang California đều có giáo dân Phủ Cam sinh sống. Trước năm 1975, làng Phủ Cam còn gọi là giáo xứ Phủ Cam chỉ có một số rất ít lương dân sinh sống trong địa bàn này nên giáo dân Phủ Cam thường sinh hoạt và kết thân với nhau trong từng khu vực và đã tạo nên truyền thống yêu thương đoàn kết thật thân thương. Với truyền thống này nên khi ra hải ngoại đã tìm cách duy trì truyền thống thân thương đó với khẩu hiệu: Yêu Thương - Đoàn Kết- Phục Vụ" do vậy thường có những kỳ Hội Ngộ bên nhau để liên kết tình thân thương đó với tên gọi Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại.
Xem Hình
Năm nay Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại tổ chức Hội Ngộ tại Seattle từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 7 năm 2018, địa điểm Hội Ngộ là nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN Seattle. Từ những ngày đầu tuần, bà con tham dự ngày Hội Ngộ ở các tiểu bang bắt đầu đến Seattle. Nhiều người đến sớm để đi tham quan những danh lam thắng cảnh của Seattle dưới sự hướng dẫn của anh Tống Viết Kháng. Anh Tống Viết Kháng trưởng ban du lịch đã xuôi ngược đưa đón trong những ngày đầu tuần từ sáng thứ ba ngày 17 tháng 7 khá vất vả. Điểm qua vài nét về những ngày Hội Ngộ.
Thứ Bảy ngày 21 tháng 7 năm 2018. Ngày họp mặt và thánh lễ tạ ơn. Từ 3 giờ chiều, anh chị em đã về điểm họp mặt là Hội trường giáo xứ CTTĐVN. Một buổi chiều thật thú vị, nhiều người lâu ngày không gặp nhau, hôm nay quá vui mừng nên khi vừa thấy mặt là ôm chầm lấy nhau. Những hình ảnh thật thân thương qua cảnh tay bắt mặt mừng, vui cười huyên náo như pháo nổ. Chương trình ngày thứ bảy họp mặt và thánh lễ tạ ơn lúc 4 giờ. Sau gần một tiếng đồng hồ trò chuyện vui vẻ, chụp hình lưu niệm. Nơi chụp hình lưu niệm là tấm phông khá đẹp có cầu tràng tiền với tấm logo ngày Hội Ngộ tưởng chừng như đang đứng nơi đất Huế để chụp hình. Gần 4 giờ, vị trưởng ban tổ chức thông báo và mời mọi người vào nhà thờ để chuẩn bị Thánh lễ. Đúng 4 giờ, thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam bắt đầu.
Sơ Maria Bùi tức Sơ Chantal trước đây là nữ tu Dòng Phú Xuân Huế năm nay 85 tuổi, thuộc Dòng Phanxicô Mỹ ở Illinois làm ca trưởng. Ca đoàn được thành lập trong vài phút qua những khuôn mặt từ nhiều tiểu bang đến tham dự Hội Ngộ. Cha chánh xứ Joakim Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có linh mục Vincentê Phạm Bá Nghiệp thuộc Dòng Thánh Tâm Huế vừa được thụ phong linh mục vào tháng 5 vừa qua tại Hoa Kỳ, linh mục Giacôbê Nguyễn Lành thuộc Tổng Giáo Phận Huế đến từ Việt Nam. Linh mục Lành hiện đang coi sóc chủng sinh ngoại trú của Tổng Giáo Phận Huế. Đúng 4 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ: "Từ muôn phuơng ta về đây sánh vai lên đường. Đường ta đi lên đền Chúa ta ". Nghi đoàn và linh mục đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và ngài nói: Chào mừng cha Lành thuộc Tổng Giáo Phận Huế đến từ Việt Nam, chào mừng cha Nghiệp thuộc Dòng Thánh Tâm Huế vừa được thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ cách đây 2 tháng, chào mừng Sơ Hương thuộc Dòng Phanxicô đến từ Illinois, chaò mừng quý ông bà anh chị em thuộc Gia đình Phủ Cam hải ngoại đến từ các tiểu bang tại Hoa Kỳ về tham dự Hội Ngộ hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau. (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật 16 thường niên . Tin mừng hôm nay Thánh Marcô giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương các Tông Đồ theo Ngài theo đoạn tin mừng:(Mc 6: 30-34): Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Cha Giacôbê Nguyễn Lành phụ trách giảng lễ . Trong bài giảng lễ ngài nhấn mạnh về sự quan tâm của Chúa Giêsu đối với các Tông Đồ theo Chúa với câu nói chân thật của Chúa biểu hiện tình yêu cha con rất thành thật: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Khi đề cập đến ngày Hội Ngộ Phủ Cam, ngài nói: cám ơn ban tổ chức đã cho tôi cơ hội đến với Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại trong dịp Hội Ngộ năm nay, xin chúc mừng các gia đình về Seattle tham dự Hội Ngộ, xin Chúa chúc lành và nhiều ân sủng cho quý ông bà anh chị em "
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế một lần nữa chúc mừng ngày Hội Ngộ đạt được mọi sự tốt lành và đón nhận nhiều lợi ích thiêng liêng. Sau lời chúc mừng của cha chánh xứ, ông trưởng ban tổ chức đã có lời cám ơn quý cha, cám ơn cha chánh xứ đã tạo điều kiện cho Ban tổ chức được tổ chức ngày Hội Ngộ tại giáo xứ, cám ơn Sơ Hương, cám ơn anh chị em ca đoàn mới tập hợp, cám ơn anh Dũng đã giúp đánh đàn và cám ơn quý anh chị từ các tiểu bang về tham dự Hội Ngộ từ Oregon, từ Colorado Denver,từ Boston, từ Maryland, từ Texas, từ Florida, từ California, từ Minnesota, xin cám quý bà con cô bác hiện diện trong dịp Hội Ngộ năm 2018 tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh. Sau thánh lễ kính mời quý cha, và toàn thể quý vị tham dự tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Khung cảnh ấm cúng của Hội trưởng trở nên đầm ấm thân thương là nơi họp mặt trong tình nghĩa gia đình Phủ cam Hải Ngoại thật tuyệt vời. Nhóm thiếu nữ thật dễ thương trong tà áo tím mang hình ảnh Huế Đô đã làm những vị tiếp tân khá nhanh nhẹn. Nhóm này cũng là những người lo công việc trang trí Hội Trường thật đẹp mà ai cũng khen. Gần 6 giờ chiều, cha chánh xứ Đào Xuân Thành xuất hiện tại phòng tiệc và ngài cử hành nghi thức chúc lành cho bữa tiệc và ngày Hôi Ngộ. Đêm thứ bảy ngày Hội Ngộ thứ nhất là đêm dành cho buổi sinh hoạt mang tính gia đình, suốt thời gian của buôi tiệc mừng, chương trình hát cho nhau nghe với những giọng ca truyền cảm hát những bài ca Huế, cha Đào Xuân Thành mở đầu chương trình văn nghệ, xen kẻ chương trình văn nghệ là phần từng người giới thiệu tên, trước đây ở khu vực nào, hiện ở đâu. Đây là đêm đầm ấm nhất, cảm động nhất là có những người trên 50 năm nay mới gặp lại nhau như sơ Bùi Hữu Hương là con của ông chủ trại gà Thanh Tâm Sài Gòn trước năm 1975 hiện thuộc dòng Phanxicô của Mỹ ở Illinoi. Sơ Hương theo ơn gọi tu trì tại Dòng Phú Xuân Huế từ lúc còn nhỏ, nên cũng ít biết ai. Chương trình vui chơi đến gần 9 giờ.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 7. Thánh lễ tạ ơn và cầu bình an cho các gia đình tham dự Hội Ngộ lúc 11:30 am tại nhà thờ giáo xứ. Khá đông đảo anh chị em tham dự Hội Ngộ đã tham dự Thánh lễ. Hôm nay Tiệc Mừng tại nhà hàng Lucky Dragonz Club cách nhà thờ khoảng hơn 5 dặm. Khung cảnh ấm cúng của ngôi nhà hàng với cách trang trí đơn sơ, trên sấn khấu, 2 Quốc Kỳ Việt Mỹ được dựng vào nơi trang trọng, bên kia là khu vực chưng bày chiếc bánh Mừng Ngày Hội Ngộ với banner MỪNG NGÀY HỘI NGỘ GIA ĐÌNH PHỦ CAM HẢI NGOẠI SEATTLE 2018 bên cạnh LOG HỘI NGỘ khá trang trọng. Hơn 3 giờ, cha Đào Xuân Thành và cha Lành đến, ông trưởng ban thông báo. Ban tổ chức chào đón cha chánh xứ Đào Xuân Thành và cha Lành đến với gia đình Phủ Cam Hải Ngoại trong buổi tiệc mừng vào dịp Hội Ngộ 2018 tại Seattle, xin cho một tràng pháo tay( tiếng vỗ tay vang dội trong Hội Quán), ông trưởng ban tiếp lời: Tiệc mừng Hội Ngộ hôm nay với chương trình văn nghệ nhạc sống mang chủ đề Nhớ Huế. Anh Adam Quang là con rễ của ông Trương Đình Phước chồng củ Trương Kim Chi bảo trợ cho chương trình văn nghệ hôm nay, xin cho một tràng pháo tay với lời cám ơn trân, chị Kim Chi sẽ làm MC cho chương trình văn nghệ và xin công bố chương trình tiệc mừng được khai mạc. Mời chị Kim Chi lên điểu khiển chương trình. Mở đầu chương trình là nghi thức lễ chào cờ. Nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm được cử hành trang trọng do ông trưởng ban tổ chức điều khiển. Trong biến cố Tết Mậu Thân, giáo dân Phủ Cam bị thảm sát khá nhiều, hơn 400 bộ hài cốt thu nhặt được từ khe Đá Mài đa số là giáo dân Phủ Cam đủ mọi lứa tuổi, nên phút mặc niệm đã nhắc đến các nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế đặc biệt là giáo dân Phủ Cam được tưởng niệm đã làm cho nhiều người có người thân bị chết trong biến cố này đều rưng rưng dòng lệ. Lễ chào cờ chấm dứt là phần ca khúc Phủ Cam Hành Khúc được nhóm anh chị ở California trình bày do chị Cẩm và anh Biên qui tụ để cùng nhau hát bài Phủ Cam Hành Khúc. Sau bài Phủ Cam Hành Khúc, ông trưởng ban tổ chức phát biểu: Thay mặt ban tổ chức, xin chân thành cám ơn cha Đào Xuân Thành, cha Lành đến từ Việt Nam đã đến tham dự tiệc mừng Hội Ngộ Gia Đình Phủ Cam tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh hôm nay, xin cho một tràng pháo tay chào đón quý cha( tiếng vỗ tay dài) chào đón Sơ Bùi Hữu Hương còn gọi là Chantal thuộc dòng Phanxicô Mỹ tại Illinois, sơ năm nay 85 tuổi có lẻ là niên trưởng hôm nay, chào đón quý anh chị từ các tiểu bang về tham dự Hội Ngội tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh . Lời đầu tiên là chúng ta cùng cảm tạ Chúa đã dẫn dắt ban tổ chức qua nhiều đoạn đường dài để đi đến kết quả hôm nay mà chúng ta cùng nhau Hội Ngộ trong ngôi nhà hàng đầy ấm cúng này. Ông trưởng ban cũng đề cập đến khẩu hiệu của Gia ĐìnhPhủ Cam Hải Ngoại, ông nói: khi chúng tôi bắt đầu bàn đến việc tổ chức Hội Ngộ thì chị Cẩm ở California đã gởi lên cho tôi mẫu thư của Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại trong đó có câu khẩu hiệu: ĐOÀN KẾT- YÊU THƯƠNG- PHỤC VỤ.Yêu thương không phải bằng khẩu hiệu mà phải bằng hành động, như nhóm trẻ cũng đã hợp tách và giúp nhau trong việc trang trí Hội Trường, nhà hàng hôm nay. Tuần này chúng ta mừng Hội Ngộ rơi vào Phụng Vụ Chúa Nhật 16 thường niên. Trong bài tin mừng, Thánh Marcô đã nói Chúa Giêsu khi nhận ra sự mệt mỏi của các Tông Đồ theo ngài, thì ngài đã chạnh lòng thương và nói các tông đồ theo Ngài: "các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút đi" ước gì chúng ta cũng biết chạnh lòng thương nhau và chia sẻ với nhau bằng tình thương chân thật, một lần nữa xin cám ơn sự hiện diện của quý cha, sơ Hương và quý ông bà anh chị em từ cách tiểu bang về tham dự Hội Ngộ và đã góp tay chung sức cho ban tổ chức trong việc tổ chưc Hội Ngộ này, xin cám ơn .
Tiệc mừng ngày Chúa Nhật với hơn 160 người hiện diện trong bữa tiệc mừng. Buổi tiệc kéo dài đến hơn 8 giờ tối với chương trình văn nghệ khá phong phú qua các ca sĩ Lâm Mai Hương và nhiều ca sĩ khác, Đặc biệt các vũ khúc của các em thật tuyệt vời. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn lúc 8 giờ 15 phút .
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Năm nay Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại tổ chức Hội Ngộ tại Seattle từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 7 năm 2018, địa điểm Hội Ngộ là nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN Seattle. Từ những ngày đầu tuần, bà con tham dự ngày Hội Ngộ ở các tiểu bang bắt đầu đến Seattle. Nhiều người đến sớm để đi tham quan những danh lam thắng cảnh của Seattle dưới sự hướng dẫn của anh Tống Viết Kháng. Anh Tống Viết Kháng trưởng ban du lịch đã xuôi ngược đưa đón trong những ngày đầu tuần từ sáng thứ ba ngày 17 tháng 7 khá vất vả. Điểm qua vài nét về những ngày Hội Ngộ.
Thứ Bảy ngày 21 tháng 7 năm 2018. Ngày họp mặt và thánh lễ tạ ơn. Từ 3 giờ chiều, anh chị em đã về điểm họp mặt là Hội trường giáo xứ CTTĐVN. Một buổi chiều thật thú vị, nhiều người lâu ngày không gặp nhau, hôm nay quá vui mừng nên khi vừa thấy mặt là ôm chầm lấy nhau. Những hình ảnh thật thân thương qua cảnh tay bắt mặt mừng, vui cười huyên náo như pháo nổ. Chương trình ngày thứ bảy họp mặt và thánh lễ tạ ơn lúc 4 giờ. Sau gần một tiếng đồng hồ trò chuyện vui vẻ, chụp hình lưu niệm. Nơi chụp hình lưu niệm là tấm phông khá đẹp có cầu tràng tiền với tấm logo ngày Hội Ngộ tưởng chừng như đang đứng nơi đất Huế để chụp hình. Gần 4 giờ, vị trưởng ban tổ chức thông báo và mời mọi người vào nhà thờ để chuẩn bị Thánh lễ. Đúng 4 giờ, thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam bắt đầu.
Sơ Maria Bùi tức Sơ Chantal trước đây là nữ tu Dòng Phú Xuân Huế năm nay 85 tuổi, thuộc Dòng Phanxicô Mỹ ở Illinois làm ca trưởng. Ca đoàn được thành lập trong vài phút qua những khuôn mặt từ nhiều tiểu bang đến tham dự Hội Ngộ. Cha chánh xứ Joakim Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có linh mục Vincentê Phạm Bá Nghiệp thuộc Dòng Thánh Tâm Huế vừa được thụ phong linh mục vào tháng 5 vừa qua tại Hoa Kỳ, linh mục Giacôbê Nguyễn Lành thuộc Tổng Giáo Phận Huế đến từ Việt Nam. Linh mục Lành hiện đang coi sóc chủng sinh ngoại trú của Tổng Giáo Phận Huế. Đúng 4 giờ, ca đoàn hát bài ca nhập lễ: "Từ muôn phuơng ta về đây sánh vai lên đường. Đường ta đi lên đền Chúa ta ". Nghi đoàn và linh mục đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và ngài nói: Chào mừng cha Lành thuộc Tổng Giáo Phận Huế đến từ Việt Nam, chào mừng cha Nghiệp thuộc Dòng Thánh Tâm Huế vừa được thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ cách đây 2 tháng, chào mừng Sơ Hương thuộc Dòng Phanxicô đến từ Illinois, chaò mừng quý ông bà anh chị em thuộc Gia đình Phủ Cam hải ngoại đến từ các tiểu bang tại Hoa Kỳ về tham dự Hội Ngộ hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau. (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật 16 thường niên . Tin mừng hôm nay Thánh Marcô giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương các Tông Đồ theo Ngài theo đoạn tin mừng:(Mc 6: 30-34): Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Cha Giacôbê Nguyễn Lành phụ trách giảng lễ . Trong bài giảng lễ ngài nhấn mạnh về sự quan tâm của Chúa Giêsu đối với các Tông Đồ theo Chúa với câu nói chân thật của Chúa biểu hiện tình yêu cha con rất thành thật: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Khi đề cập đến ngày Hội Ngộ Phủ Cam, ngài nói: cám ơn ban tổ chức đã cho tôi cơ hội đến với Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại trong dịp Hội Ngộ năm nay, xin chúc mừng các gia đình về Seattle tham dự Hội Ngộ, xin Chúa chúc lành và nhiều ân sủng cho quý ông bà anh chị em "
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế một lần nữa chúc mừng ngày Hội Ngộ đạt được mọi sự tốt lành và đón nhận nhiều lợi ích thiêng liêng. Sau lời chúc mừng của cha chánh xứ, ông trưởng ban tổ chức đã có lời cám ơn quý cha, cám ơn cha chánh xứ đã tạo điều kiện cho Ban tổ chức được tổ chức ngày Hội Ngộ tại giáo xứ, cám ơn Sơ Hương, cám ơn anh chị em ca đoàn mới tập hợp, cám ơn anh Dũng đã giúp đánh đàn và cám ơn quý anh chị từ các tiểu bang về tham dự Hội Ngộ từ Oregon, từ Colorado Denver,từ Boston, từ Maryland, từ Texas, từ Florida, từ California, từ Minnesota, xin cám quý bà con cô bác hiện diện trong dịp Hội Ngộ năm 2018 tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh. Sau thánh lễ kính mời quý cha, và toàn thể quý vị tham dự tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Khung cảnh ấm cúng của Hội trưởng trở nên đầm ấm thân thương là nơi họp mặt trong tình nghĩa gia đình Phủ cam Hải Ngoại thật tuyệt vời. Nhóm thiếu nữ thật dễ thương trong tà áo tím mang hình ảnh Huế Đô đã làm những vị tiếp tân khá nhanh nhẹn. Nhóm này cũng là những người lo công việc trang trí Hội Trường thật đẹp mà ai cũng khen. Gần 6 giờ chiều, cha chánh xứ Đào Xuân Thành xuất hiện tại phòng tiệc và ngài cử hành nghi thức chúc lành cho bữa tiệc và ngày Hôi Ngộ. Đêm thứ bảy ngày Hội Ngộ thứ nhất là đêm dành cho buổi sinh hoạt mang tính gia đình, suốt thời gian của buôi tiệc mừng, chương trình hát cho nhau nghe với những giọng ca truyền cảm hát những bài ca Huế, cha Đào Xuân Thành mở đầu chương trình văn nghệ, xen kẻ chương trình văn nghệ là phần từng người giới thiệu tên, trước đây ở khu vực nào, hiện ở đâu. Đây là đêm đầm ấm nhất, cảm động nhất là có những người trên 50 năm nay mới gặp lại nhau như sơ Bùi Hữu Hương là con của ông chủ trại gà Thanh Tâm Sài Gòn trước năm 1975 hiện thuộc dòng Phanxicô của Mỹ ở Illinoi. Sơ Hương theo ơn gọi tu trì tại Dòng Phú Xuân Huế từ lúc còn nhỏ, nên cũng ít biết ai. Chương trình vui chơi đến gần 9 giờ.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 7. Thánh lễ tạ ơn và cầu bình an cho các gia đình tham dự Hội Ngộ lúc 11:30 am tại nhà thờ giáo xứ. Khá đông đảo anh chị em tham dự Hội Ngộ đã tham dự Thánh lễ. Hôm nay Tiệc Mừng tại nhà hàng Lucky Dragonz Club cách nhà thờ khoảng hơn 5 dặm. Khung cảnh ấm cúng của ngôi nhà hàng với cách trang trí đơn sơ, trên sấn khấu, 2 Quốc Kỳ Việt Mỹ được dựng vào nơi trang trọng, bên kia là khu vực chưng bày chiếc bánh Mừng Ngày Hội Ngộ với banner MỪNG NGÀY HỘI NGỘ GIA ĐÌNH PHỦ CAM HẢI NGOẠI SEATTLE 2018 bên cạnh LOG HỘI NGỘ khá trang trọng. Hơn 3 giờ, cha Đào Xuân Thành và cha Lành đến, ông trưởng ban thông báo. Ban tổ chức chào đón cha chánh xứ Đào Xuân Thành và cha Lành đến với gia đình Phủ Cam Hải Ngoại trong buổi tiệc mừng vào dịp Hội Ngộ 2018 tại Seattle, xin cho một tràng pháo tay( tiếng vỗ tay vang dội trong Hội Quán), ông trưởng ban tiếp lời: Tiệc mừng Hội Ngộ hôm nay với chương trình văn nghệ nhạc sống mang chủ đề Nhớ Huế. Anh Adam Quang là con rễ của ông Trương Đình Phước chồng củ Trương Kim Chi bảo trợ cho chương trình văn nghệ hôm nay, xin cho một tràng pháo tay với lời cám ơn trân, chị Kim Chi sẽ làm MC cho chương trình văn nghệ và xin công bố chương trình tiệc mừng được khai mạc. Mời chị Kim Chi lên điểu khiển chương trình. Mở đầu chương trình là nghi thức lễ chào cờ. Nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm được cử hành trang trọng do ông trưởng ban tổ chức điều khiển. Trong biến cố Tết Mậu Thân, giáo dân Phủ Cam bị thảm sát khá nhiều, hơn 400 bộ hài cốt thu nhặt được từ khe Đá Mài đa số là giáo dân Phủ Cam đủ mọi lứa tuổi, nên phút mặc niệm đã nhắc đến các nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế đặc biệt là giáo dân Phủ Cam được tưởng niệm đã làm cho nhiều người có người thân bị chết trong biến cố này đều rưng rưng dòng lệ. Lễ chào cờ chấm dứt là phần ca khúc Phủ Cam Hành Khúc được nhóm anh chị ở California trình bày do chị Cẩm và anh Biên qui tụ để cùng nhau hát bài Phủ Cam Hành Khúc. Sau bài Phủ Cam Hành Khúc, ông trưởng ban tổ chức phát biểu: Thay mặt ban tổ chức, xin chân thành cám ơn cha Đào Xuân Thành, cha Lành đến từ Việt Nam đã đến tham dự tiệc mừng Hội Ngộ Gia Đình Phủ Cam tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh hôm nay, xin cho một tràng pháo tay chào đón quý cha( tiếng vỗ tay dài) chào đón Sơ Bùi Hữu Hương còn gọi là Chantal thuộc dòng Phanxicô Mỹ tại Illinois, sơ năm nay 85 tuổi có lẻ là niên trưởng hôm nay, chào đón quý anh chị từ các tiểu bang về tham dự Hội Ngội tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh . Lời đầu tiên là chúng ta cùng cảm tạ Chúa đã dẫn dắt ban tổ chức qua nhiều đoạn đường dài để đi đến kết quả hôm nay mà chúng ta cùng nhau Hội Ngộ trong ngôi nhà hàng đầy ấm cúng này. Ông trưởng ban cũng đề cập đến khẩu hiệu của Gia ĐìnhPhủ Cam Hải Ngoại, ông nói: khi chúng tôi bắt đầu bàn đến việc tổ chức Hội Ngộ thì chị Cẩm ở California đã gởi lên cho tôi mẫu thư của Gia Đình Phủ Cam Hải Ngoại trong đó có câu khẩu hiệu: ĐOÀN KẾT- YÊU THƯƠNG- PHỤC VỤ.Yêu thương không phải bằng khẩu hiệu mà phải bằng hành động, như nhóm trẻ cũng đã hợp tách và giúp nhau trong việc trang trí Hội Trường, nhà hàng hôm nay. Tuần này chúng ta mừng Hội Ngộ rơi vào Phụng Vụ Chúa Nhật 16 thường niên. Trong bài tin mừng, Thánh Marcô đã nói Chúa Giêsu khi nhận ra sự mệt mỏi của các Tông Đồ theo ngài, thì ngài đã chạnh lòng thương và nói các tông đồ theo Ngài: "các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút đi" ước gì chúng ta cũng biết chạnh lòng thương nhau và chia sẻ với nhau bằng tình thương chân thật, một lần nữa xin cám ơn sự hiện diện của quý cha, sơ Hương và quý ông bà anh chị em từ cách tiểu bang về tham dự Hội Ngộ và đã góp tay chung sức cho ban tổ chức trong việc tổ chưc Hội Ngộ này, xin cám ơn .
Tiệc mừng ngày Chúa Nhật với hơn 160 người hiện diện trong bữa tiệc mừng. Buổi tiệc kéo dài đến hơn 8 giờ tối với chương trình văn nghệ khá phong phú qua các ca sĩ Lâm Mai Hương và nhiều ca sĩ khác, Đặc biệt các vũ khúc của các em thật tuyệt vời. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn lúc 8 giờ 15 phút .
Nguyễn An Quý