Ngày 26-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy Chọn Cái Bền Vững Và Bỏ Cái Tạm Thời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:25 26/07/2016
Hãy Chọn Cái Bền Vững Và Bỏ Cái Tạm Thời

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Năm – C

(Lc 12, 13-21)

"Hư không trên các sự hư không". Đây là lời của ông Côhelét con vua Đa-vít trong sách Giảng Viên, (Bài đọc I). Côhélet là một vị vua khôn ngoan, ông nhìn thế giới với cái nhìn hướng thượng và truyền lại cho các môn sinh. Một trong các môn sinh lấy lại lời dạy của Thầy và đào sâu hơn: "Hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không" (Gv 1,2). Sự khôn ngoan này đã trở thành cách ngôn dân gian để con người nhìn thế giới mình đang sống với sự tỉnh táo, không ảo tưởng, với hy vọng những cố gắng của con người sẽ không bị tiêu tan vô ích trong một thế giới thấp hèn!

Tuy nhiên, đây là dịp để chất vấn chúng ta về vị trí của mình trên trái đất này và cách thức chúng ta quản lý thế giới. Chính trong bối cảnh này mà Đức Giêsu ngang qua dòng người, ở giữa đám đông vây quanh Người, với tất cả khổ đau và kêu cứu. Một người trong nhóm họ lên tiếng thưa : "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi" (Lc 12, 13). Đức Giêsu bỗng dưng bị đặt làm trọng tài giữa hai người trong tương quan nhân loại. Có người hỏi : vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, Người đâu phải là một quan tòa chuyên xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Tuy nhiên chúng ta không vội kết án người này. Anh ta có hai lần đúng khi chạy đến nhờ Đức Giêsu. Trước hết đối với Đức Giêsu không có gì vô nghĩa, thứ đến Đức Giêsu với tư cách là Thầy, Người hoàn toàn có quyền làm trọng tại để giải quyết cho anh vấn đề anh nêu ở trên, nên chạy đến Người cầu cứu!

Tuy nhiên Đức Giêsu nhanh chóng gạt đi và dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế : "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi? " (Lc 12,14). Đức Giêsu không can thiệp, nhưng Người lại chỉ cho cách cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào : "Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu" (Lc 12,15).

Trở lại bài đọc I ta thấy : "Kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao" (Gv 1,3). Ở đây "kẻ làm việc vất vả trong sự khôn ngoan" phải kể đến là cha mẹ hai anh, nên hai anh có lý để tranh dành của cải họ được kế thừa.

Câu "Hư không trên các sự hư không" không thể hiện điều cam chịu nhưng mở ra con đường ân sủng cứu độ. Thật khôn ngoan khi biết rằng thế giới mà chúng ta đang sống không mang lại ý nghĩa tối hậu chúng ta tìm kiếm trong cuộc đời. Nhưng cũng thật sai lầm khi để mình bị giam hãm trong sự phi lí của thế gian này. Thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta tìm kiếm những sự cao siêu trên trời (x. Cl 3, 1).

Câu hỏi được đặt ra : chúng ta đang bám víu vào ai và cái gì ? Dụ ngôn Đức Giêsu kể trên dành cho chúng ta là những kẻ đang ngồi đây, đang tiêu tán cho những dự án và lo lắng mà không biết rằng thế giời này là hư không (ý nghĩa văn chương hư không có nghĩa là hơi nước đọng lại, phù du), chúng ta hy vọng sẽ thỏa mãn và ổn định lâu dài. Một ngày kia, người giầu tỉnh giấc, đau buồn vì của cải thế gian này không còn là của ông nữa.

Người nhà giầu bị trách, không phải vì ông thu góp của cải, những của cải, vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Xấu là ở chỗ lòng ông bám bíu trọn vẹn vào chúng, ông đã quên đi cái được cái mất và ý nghĩa cuộc đời. Ông muốn "nghỉ ngơi", ông muốn bình an "trong nhiều năm" (x. Lc 12,19). Liệu có phải là mục đích cuộc đời của ông không? Tại sao? Ông có chắc rằng ông có thể tự cho mình nghỉ ngơi vui chơi không ? Những thứ mà ông đang sở hữu có mang lại bình an và niềm vui không? " Đó chính là lý do Đức Giêsu cho ông là "kẻ ngu dại" (Lc 12,20). Vì hạnh phúc bền lâu không đến từ thế gian này mà đến từ Thiên Chúa. Ông đã nhầm khi chọn cái tạm bợ (đời này) làm chỗ dựa bền vững.

Mỗi lần "kẻ ngu dại" trong Tin Mừng xuất hiện là một lần Thánh Phaolô hỏi chúng ta về vấn đề này : trong cuộc đời, anh em có "bê tha, nhơ bẩn, dục vọng, ước muốn sấu và thèm khát hưởng thụ không ?" Chúng ta có chắc rằng "Hư không trên hết các sự hư không?" Trong đời ta có còn những thần tượng tạm bợ ở đời này không ? Đây là lúc chúng ta gạt bỏ "những thủ đoạn của người xưa", vì ngu dại chọn lựa sự hư không khi Đức Kitô trao ban cho chúng ta những phương tiện để xây dựng trên sự bền vững.

Phải chăng lời của ông Côhelét trong sách Giảng Viên : "Hư không trên hết các sự hư không" không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền và không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.

Đức Giêsu và tác giả Sách Giảng Viên nhắn nhủ chúng ta hay rằng, tất cả là hư không, là lầm lẫn khi con người chỉ lo tìm địa vị, quyền hành và đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua, mà lại sao nhãng việc tích trữ các của cải thiêng liêng, thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi chết, chúng ta sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất chúng ta từng ký cóp cả đời? Chúng ta đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn hư không!

Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự. Vì trong thời đại chúng ta, nhiều người đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm cái tạm thời mau qua và chóng hết.

Thánh Gioan Maria Vianey nói: "Không có gì vững bền cả. Đời sống sẽ qua đi... danh giá cũng sụp đổ, của cải rồi sẽ tiêu tan, sức khỏe cũng bị tấn công, chúng ta ra đi như làn gió. "

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết tìm kiếm và tích lũy những thực tại của Nước Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 26/07/2016
82. CÁ NÓC PHÁT UY.
Cá nóc rất nổi giận.
Một hôm, một con cá nóc ở dưới cầu chơi đùa vui vẻ, vì không cẩn thận nên đầu tông vào trụ cầu, suýt nữa cái đầu bi dẹp lép. Thế là, nó trợn mắt phùng mang chửi cái trụ cầu không nhìn xa, lại tông vào cái đầu của mình.
Có một con cá khác vội vàng khuyên giải, con cá nóc ấy không những không nghe lại còn làm oai ra phết, nó làm cái da bụng phình lên, vây nhọn dựng đứng, cái châm nhọn thẳng tắp không động đậy và nằm trên mặt nước giả vờ như chết, không ngờ đúng lúc ấy một con chim ó cá bơi nhanh qua, đớp một miếng nuốt nó xuống bụng !
(Tô Đông Pha tập)

Suy tư 82:
Số phận của những người nóng nảy, kiêu ngạo là như thế đó, rốt cuộc mình lại hại mình.
Nóng nảy thì như ngọn lửa của cỏ tranh, bừng cháy thật mạnh rồi tắt ngúm, nhưng thật tai hại cho giây phút bùng cháy ấy; hiền lành thì như dòng nước mát có thể làm cho người ta giải quyết được nhiều việc mà không cần phải dao to búa lớn.
Người hiểu biết nói mười câu cũng có một câu sai, người ngu đần nói mười câu cũng có một câu đúng. Biết nghe lời người khác góp ý là đã có một tâm hồn hướng thiện, những người như thế nhất định sẽ trở nên người có ích cho mọi người; còn những người kiêu ngạo lại kèm thêm tính nóng nảy, thì không những hại mình mà còn làm chia rẽ giữa anh chị em với nhau, những người như thế chẳng khác chi những bình sành được tô vẽ thật đẹp, rồi tưởng mình mạnh mẽ “oai ra phết” như những bình bằng đồng, rồi chê bai người này, rồi huých vai người khác, rốt cuộc nó bị vỡ toang vì rớt xuống nền bê tông, tức là gặp những người kiêu ngạo nóng nảy hơn họ...
Trong cuộc sống, khi nghe người khác góp ý tôi thường cảm thấy khó chịu, nhưng với tinh thần khiêm tốn tôi sẽ mĩm cười và tự nhủ: “Thiên Chúa đang dạy tôi qua người này"

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:11 26/07/2016

14. Thoát cái vỏ bên ngoài của mình là bỏ đi tất cả chủ quyền của mình, coi mình như đầy tớ của tha nhân.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bản tin Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 – Đền Thánh Faustina Kowalska
VietCatholic Network
05:05 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương

Nghi Trưởng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Guido Marini, người đang viếng Krakow, nói với các ký giả tại Trung Tâm Báo Chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rằng các Thánh Lễ có sự tham dự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao gồm nhiều yếu tố của phụng vụ Chính Thống. Đức ông tin rằng công việc chuẩn bị đang tiến triển rất tốt.

Trong khi lưu lại Ba Lan, Đức Ông Marini đã thăm Công Viên Blonie và Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi gần Wieliczka. Ngài nói chuyện với Ủy Ban Tổ Chức về các vấn đề liên quan tới việc sắp xếp âm nhạc và phụng vụ Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Đức Ông nói rằng vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói tiếng Ba Lan, nên đã có quyết định là các thánh lễ sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh, và Đức Giáo Hoàng sẽ giảng bằng tiếng Ý. Sẽ có phiên dịch cho các khách hành hương.

Khi được hỏi về chủ đề của các cử hành phụng vụ khác nhau, Đức Ông Marini nói rằng “Chắc chắn, mỗi ngày sẽ có đặc điểm riêng của nó, tùy theo Đức Giáo Hoàng gặp nhóm nào hay những người nào vào hôm đó, nhưng chắc chắn chủ đề chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tức lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ nổi bật trong mỗi cuộc gặp gỡ này”.

Đức Ông Marini nói với các nhà báo rằng: “Một số yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương sẽ được lồng vào. Điều này đã được thỏa thuận với các vị có trách nhiệm về phụng vụ tại Ba Lan, hầu đánh dấu sự hiện diện của truyền thống Đông Phương tại các khu vực này”. Ngài nói thêm: ngài không thể cung cấp bất cứ chi tiết nào vì chúng còn đang được hoàn thành.

Dorota Abdelmoula, phát ngôn viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thì cho biết: “Trước mỗi buổi tụ họp phụng vụ, Đức Thánh Cha muốn được lái xe đưa đi giữa các khu vực để có dịp gặp gỡ các tín hữu một cách thân mật, và chúng tôi phải bảo đảm sao cho mọi sự đều theo khung thời gian, để các biến cố không quá dài cho cả Đức Thánh Cha lẫn khách hành hương”.

Mỗi buổi phụng vụ của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ.

2. Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav

Cha Grzegorz Nazar nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Trong ba biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng Ba Lan và tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Đây là cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu”.

Tiếng cổ của Giáo Hội Slav sẽ được dùng trong nghi lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong nghi thức chào đón Đức Giáo Hoàng và trong nghi thức sai đi tại Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi.

Cha Nazar, người có nhiệm vụ liên lạc với các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương trong Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Mục đích là để biểu lộ sự phân bố rộng lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Âu Châu”.

Trong khuôn khổ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo Rôma và 23 Giáo Hội Đông Phương điều hành dưới thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hai mươi ba Giáo Hội Đông Phương này được chia thành 5 truyền thống, trong đó có truyền thống Byzantine, là truyền thống chung nhất tại Âu Châu. Các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cũng thuộc truyền thống vừa kể.

Cha Nazar giải thích: “mọi quốc gia nói tiếng Slav trung thành với truyền thống Byzantine đều sử dụng tiếng cổ của Giáo Hội Slav trong phụng vụ của họ”.

Các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở phụng vụ, lịch, luật lệ, số các ngày ăn chay, nhưng không khác về tín lý hoặc bí tích.

Các bản văn Tin Mừng, được đọc tại Công Viên Blonia và tại Khuôn Viên Thương Xót, là các bản dịch trung thành từ tiếng Ba Lan sang tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Vào các ngày 26 và 31 tháng Bẩy, các bản văn này sẽ được các phó tế đọc, trong khi vào ngày 28 tháng Bẩy, chúng được một linh mục đọc. Các bài đọc sẽ được bắt đầu và kết thúc với các ca khúc của Ca Đoàn Mikhail Werbycki đến từ Przemysl.

Phụng vụ của Giáo Hội Byzantine vốn có đặc điểm huyền nhiệm, năng động hơn và được cộng đoàn tham dự cách tích cực, dấn thân nhiều vào việc cảm nghiệm điều cử hành. Các vị cử hành phụng vụ không tĩnh tụ, các ngài đến trước bình phong ngăn cung thánh nhiều lần trong lúc cử hành. Nghi lễ Byzantine không dùng chữ Thánh Lễ, mà dùng chữ phụng vụ (tiếng Hy Lạp là leiturgia có nghĩa “việc chung”).

Theo Cha Nazar, không phải là chuyện tình cờ khi bao gồm một số phần phụng vụ bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav vào các cử hành của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan, một nước nằm gần các lãnh thổ mà các tông đồ của người Slav, là hai thánh Cyril và Mehtodius, đã hoạt động nhiều thế kỷ trước. Tôi nghĩ chủ ý là giúp người ta lưu ý. Đây là một cách lôi cuốn giới trẻ, những người luôn muốn được biết phụng vụ đông phương”.

3. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý

Các trải nghiệm của người trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để lại nơi họ một ấn tượng sâu sắc và lâu dài và cũng là một xúc tác và thúc đẩy để họ thực hiện các dấn thân và sáng kiến mới mẻ. Họ trải nghiệm những gì trong những ngày Đại Hội? Họ gặp gỡ những ai? Các yếu tố chính của những ngày Đại Hội đã góp phần lớn lao vào thừa tác mục vụ hữu hiệu cho người trẻ và với người trẻ. Các yếu tố này: Chúa Kitô, Sách Thánh, giáo lý, các bí tích (nhất là Hòa Giải và Thánh Thể), việc đạo đức, việc sùng kính, Thánh Giá Đại Hội, các thánh, cùng với các thời khắc hành hương, Lễ Hội Tuổi Trẻ, các dự án phục vụ xã hội, ơn gọi, hy vọng sẽ tìm được vị trí trung tâm trong các cố gắng mục vụ của chúng ta với người trẻ.

Một thành quả rất tích cực của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là chủ đề Sách Thánh dành cho mỗi biến cố. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow năm 2016 là “Ai có lòng thương xót ấy là phúc thật, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5:7).

Trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn có tính quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm các vị giám mục và Hồng Y cũng tham dự trong tư cách giáo lý viên. Mỗi ngày trong tuần Đại Hội, hàng ngàn người trẻ tụ tập quanh các vị giám mục và Hồng Y của họ để nghe các bài giảng dậy, “các bài giáo lý”, các bài suy niệm dựa trên Lời Thiên Chúa. Phát minh mới mẻ này đã nhận được đời sống riêng của nó và trở thành một phần nội tại trong các cử hành đức tin và văn hóa tuổi trẻ quốc tế.

Sau đây là một cái nhìn khái quát về cách chủ đề của việc cử hành quốc tế năm nay tại Krakow sẽ được khai triển ra sao trong các bài giáo lý hàng ngày hoặc trong các bài giảng dậy của các vị giám mục thế giới được chọn làm giáo lý viên. Bài giáo lý thường được giảng bằng tiếng mẹ đẻ của vị giám mục. Mỗi 3 bài giáo lý sẽ được trình bầy tại một địa điểm khác nhau.

Bài giáo lý các ngày 27, 28 và 29 tháng Bẩy sẽ được trình bầy bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các người trẻ có mặt tại Krakow. Khoảng 3 trăm vị giám mục khắp thế giới sẽ là các giáo lý viên. Mỗi vị giám mục giáo lý viên sẽ trình bầy 3 bài giáo lý trên các chủ đề liệt kê sau đây. Tôi chia sẻ chúng ở đây không phải chỉ cho các người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow mà còn cho nhiều nhóm không thể đến Ba Lan được và sẽ cử hành Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại quê nhà, tụ họp quanh các vị giám mục và mục tử của họ.

Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất

Đề tài: Nay là thời thương xót!


Tập chú vào đoạn trong Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015

“Nhiều người tự hỏi trong tâm hồn: tại sao ngày nay mà còn cần Năm Thánh Thương Xót? Đơn giản chỉ vì trong thời buổi thay đổi lớn lao có tính lịch sử này, Giáo Hội được kêu gọi phải cung cấp nhiều dấu chỉ hữu hiệu hơn cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và gần gũi ta. Đây là thời để Giáo Hội khám phá lại ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa của mình đã ủy thác cho mình vào ngày Phục Sinh: trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (xem Ga 20:21-23). Một năm trong đó để Chúa Giêsu đánh động và được lòng thương xót của Người biến cải, hầu trở nên các nhân chứng của lòng thương xót?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài Giảng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015).

Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai

Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động


Tập chú vào đoạn trong Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016

“Các con, các thanh nam thanh nữ thân yêu, các con có bao giờ cảm nhận được cái nhìn yêu thương hoài hoài trên các con, một cái nhìn quá bên kia các tội lỗi, các giới hạn và các sai phạm của các con, và vẫn cứ tin tưởng ở các con và hy vọng trông mong ở đời các con chưa? Các con có nhận ra rằng các con qúy báu dường bao đối với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các con mọi sự chỉ vì yêu các con không?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Sứ Điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016).

Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba

Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!


Tập chú vào một số đoạn trích từ Nhật Ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để mắt con biết thương xót, ngõ hầu con không bao giờ nghi ngờ hay phán đoán từ dáng vẻ bề ngoài, nhưng tìm kiếm những gì đẹp đẽ trong linh hồn các người lân cận của con và chạy tới cứu giúp họ.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tai con biết thương xót, ngõ hầu con có thể lưu ý tới nhu cầu của các người lân cận của con và đừng dửng dưng trước các nỗi đau và buồn thảm của họ.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để lưỡi con biết thương xót ngõ hầu con không bao giờ nói tiêu cực về các người lân cận của con, nhưng có lời an ủi và tha thứ mọi người.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tay con biết thương xót và đầy những việc làm tốt lành.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để chân con biết thương xót, ngõ hầu con mau mắn giúp đỡ người lân cận của con, thắng vượt sự mệt mỏi và kiệt sức của riêng con.

“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con, để trái tim con biết thương xót ngõ hầu con biết cảm nhận mọi đau khổ của người lân cận của con (Nhật Ký Thánh Nữ Faustina Kowalska, 163).

Các vị giám mục được khích lệ giảng những bài dậy ứng khẩu, trình bầy các điển hình và những giai thoại có ý nghĩa. Người trẻ đánh giá cao các câu trả lời đơn sơ nhưng có thế giá cho các câu hỏi của họ. Vì thế, các vị giám mục được mạnh mẽ khích lệ đem các câu truyện và các chứng tá riêng của các ngài vào bài giáo lý, và trình bầy với giới trẻ các điển hình mẫu gương tích cực (hạnh các thánh; các “người hùng” trẻ tuổi như Chân Phúc Pier Giorgio Frassati và Chân Phúc Chiara Luce Badano; các thánh bổn mạng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016: Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Nữ Faustina).

Các giám mục giáo lý viên được yêu cầu khai triển đề tài hàng ngày để nói vào khoảng 20 phút. Sau đó dành thì giờ thoả đáng để người trẻ đặt câu hỏi và vị giám mục trả lời. Mỗi ngày, bài giáo lý sẽ kết thúc với Thánh Lễ do vị giám mục giáo lý viên chủ tế; ngài sẽ giảng một bài giảng ngắn.

Trong các ngày có giáo lý, mọi nhóm giới trẻ sẽ được lần lượt mời tham dự Cuộc Hành Hương Thương Xót từ Đền Thánh Gioan Phaolô II tới Đền Thánh Chúa Thương xót.

4. Nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska

Sau thánh lễ sáng thứ Bẩy 30 tháng Bẩy, vào lúc 7h, tại nhà nguyện Tòa Tổng Giám Mục Krakow, lúc 8:30 Đức Thánh Cha sẽ rời Tòa Tổng Giám Mục để đến thăm nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska tại quận Lagiewniki, cách đó chỉ có 5.5km về phiá Nam.

Đây là đền thánh dành riêng cho việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa, và cũng là nơi an nghỉ của nữ tu Faustina Kowalska, được tuyên thánh ngày 30 tháng Tư, năm 2000.

Nhà thờ mới được xây dựng từ năm 1999 và được hoàn tất vào năm 2002, nằm ở quận Lagiewniki số 3 đường Siostry Faustyny. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba đến thăm đền thờ này. Mỗi năm hàng triệu khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới tấp nập đến kính viếng đền thánh này.

Tháng 3 năm 1981, trong khi cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina tại nhà thờ này, bà Maureen Digan ở Massachusetts cho biết đã được lành bệnh. Digan đã bị chứng phù bạch huyết hàng mấy chục năm nay, và đã trải qua 10 lần giải phẩu và bị cắt cụt một chân. Digan nói rằng khi đang cầu nguyện tại ngôi mộ của sơ Faustina cơn đau liên tục của cô đã khỏi hẳn.

Khi trở về Mỹ, năm bác sĩ ở Boston nói rằng cô đã được chữa lành mà không thể giải thích được về mặt y khoa. Việc lành bệnh của Digan đã được Tòa Thánh tuyên bố là phép lạ vào năm 1992 và mở đường cho việc phong chân phước cho sơ Faustina Kowalska.

Ngày 17 Tháng Sáu 1997 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm và cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina. Ngài công bố rằng đền thánh này là thủ đô kính Lòng Thương Xót Chúa.

Vào tháng Năm năm 2006, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm nhà nguyện. Trong chuyến tông du này, ngài cũng khánh thành một bức tượng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại tháp chuông của nhà thờ. Tác phẩm điêu khắc này là tượng thứ bảy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Krakow.

Trong năm thánh Lòng Thương Xót, cửa chính vào đền thánh đã được tuyên bố là cửa Năm Thánh.

Đức Thánh Cha sau khi bước qua cửa thánh sẽ giải tội cho các bạn trẻ. Như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba đến thăm đền thờ này và là vị Giáo Hoàng đầu tiên ngồi tòa giải tội tại đây.

5. Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Sau khi viếng thăm đền thờ kính Lòng Thương Xót và ngồi tòa giải tội cho các bạn trẻ, lúc 10:30h, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại quảng trường trước đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng với khoảng 5,000 linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến Ba Lan.

Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tọa lạc tại số 32 đường Totus Tuus cũng nằm ở quận Lagiewniki và rất gần đền thờ kính Lòng Thương Xót Chúa. Giữa hai địa điểm này chỉ mất 5 phút đi bộ thôi.

Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz khởi công xây cất từ năm 2008 và được chính thức khánh thành vào tháng 6 năm 2013. Đền thánh có tên là “Đừng sợ” lấy từ một câu nói thời danh của vị Giáo Hoàng Ba Lan. Bên cạnh đền thánh cón có các công trình phụ như Trung Tâm Văn Hóa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để trưng bày những di sản của vị Giáo Hoàng đã lãnh đạo Giáo Hội vào thiên niên kỷ thứ ba. Các công trình xây dựng ngày càng được mở rộng và phát triển nên du khách đến thăm trong những ngày này vẫn thấy nhiều công trường xây dựng bận rộn. Dù vậy, địa điểm này đã thu hút rất nhiều khách hành hương từ mấy năm qua.

Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mặc dù không có cửa sổ nhưng nhìn vẫn mát mắt vì hệ thống chiếu sáng và trang trí với những hình ảnh sinh động nhiều màu mô tả các sự kiện trong triều đại giáo hoàng của ngài, tiêu biểu là những chuyến viếng thăm của ngài tại các đền thờ kính Đức Mẹ nổi tiếng nhất thế giới.

Ở giữa đền là một bàn thờ bằng đá cẩm thạch khá đơn giản có chứa một chiếc lọ nhỏ đựng máu của Thánh Gioan Phaolô II được trưng bày trong một tủ kính.
 
Khủng bố Hồi Giáo ISIS đã tấn công nhà thờ Công Giáo Pháp
Nguyễn Long Thao
09:21 26/07/2016
Normandy, Pháp 26/7/2016.- Hai tên khủng bố thuộc nhóm Hồi Giáo qúa khích ISIS đã xông vào một nhà thờ Công Giáo ở Saint-Etienne-du-Rouvray thuộc Normandy Pháp Quốc, giết chết vị linh và bắt làm con tin 4 người.

Tin từ Tòa Tổng Giám Mục Rouen cho biết vị linh bị giết tên là Jacques Hamel, 84 tuổi đang cử hành thánh lễ. Hai tên khủng bố cũng bắt làm con tin 2 nữ tu và 2 giáo dân đang tham dự thánh lễ.

Theo phát ngôn viên của bộ Nội Vụ Pháp thì một con tin bị thương nặng, 3 người khác đã được giải thoát bằng yên. Quân khủng bố đã dùng giao giết chết vị Linh Mục.

Cảnh sát Pháp đã bắn chết hai tên khủng bố và cho lục soát khu nhà thờ để xem quân khủng bố có gài chất nổ tại khuôn viên nhà thờ không,

Theo giới chức thạo tin, thì các vụ khủng bố gần đây tại Pháp đều do ISIS thuộc Hồi Giáo Sunni thực hiện.

Tổng Thống và Thủ Tướng Pháp đã đến hiện trường khủng bố và cho biết hai tên khủng bố thuộc nhóm ISIS

Ngay sau khi vụ khủng bố tại nhà thờ Công Giáo diễn ra, Tòa Thánh Vatican đã lên án vụ tấn công khủng bố, gọi đó là là một tin kinh hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được thông báo tin tức vể vụ khủng bố và Ngài đã chia sẻ nỗi đau đớn và gọi đó là vụ bạo động vô lý

Cha Jacques Hamel
Bản tuyên cáo của Tòa Thánh cũng nói vụ khủng bố này là một vụ bạo động đáng ghê sợ vì nó xẩy ra ngay tại nơi được coi là thánh thiêng, tình yêu của Chúa được rao giảng.

Tuyên cáo của Tòa Thánh cũng cho biết Giáo Hội sẽ không đáp trả khủng bố bằng bất cứ loại vũ khí nào mà chỉ kêu gọi cầu nguyện và thực thi tình huynh đệ giữa mọi người

Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã mau chóng lên án vụ khủng bố của nhóm Hồi Giáo ISIS tấn công vào nhà thờ Công Giáo. Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo đã lên án vụ tấn công và gọi đó là kẻ xấu ác tấn công kẻ yếu đuối, chối bỏ sự thật tình yêu, Chúa Giêsu sẽ đánh bại họ. Hãy cầu nguyện cho nước Pháp, cho các nạn nhân và cộng đồng của họ.
 
Video phóng sự đặc biệt về việc phát sóng truyền hình khi ĐTC tham dự WYD 2016
VietCatholic Network
15:22 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo chương trình ban đầu lúc 14:00h ngày thứ Tư 27 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Ba Lan. Sau hai giờ bay, ngài đến phi trường quốc tế Balice của Krakow. Sau đó, Đức Thánh Cha lên xe đến cố đô Wawel nơi các lễ nghi đón tiếp được diễn ra long trọng tại hoàng cung Wawel; và ngài sẽ đọc một diễn từ trước tổng thống, các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha hội kiến với tổng thống Ba Lan là ông Andrzej Duda, trước khi gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel.

Phát biểu với đài phát thanh Vatican, Cha Federico Lombardi, SJ, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha sẽ không đọc diễn văn trước các Giám Mục như dự trù vì ngài muốn dùng dịp này như một thời điểm để lắng nghe và trả lời các giám mục. Ngài muốn các Giám Mục được thoải mái và tự do trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi; cho nên, sẽ không có truyền hình trực tiếp cuộc gặp gỡ này.

Theo cha Lombardi, điều này trên thực tế không nên được xem như một sự thay đổi lịch trình chuyến tông du. Đúng hơn, Đức Giáo Hoàng muốn nói rõ công thức mà ngài thích trong dịp này - và đó cũng là một trong những lựa chọn của ngài trong các chuyến tông du. Ngài thích một “cuộc gặp gỡ thân quen và đối thoại.”

Do đó, cha Lombardi cho biết thêm, Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý định trình bày một bài diễn văn dài với các giám mục; nhưng muốn nói chuyện với các ngài, lắng nghe những gì các ngài nói và có thể trả lời những câu hỏi mà các ngài sẽ đặt ra trong một bầu khí thanh thản tuyệt đối.

Đây là lý do giải thích quyết định sẽ không phát sóng truyền hình trực tiếp sự kiện được tiến hành trong một bầu không khí huynh đệ như thế.

Trong những ngày qua các phương tiện truyền thông Tây phương dự đoán rằng sẽ có một sự cách biệt trong quan điểm của Đức Thánh Cha và các Giám Mục Ba Lan về vấn đề di dân. Có lẽ thấy trước giới truyền thông sẽ cho rằng vì lý do đó nên cuộc gặp gỡ không được truyền hình trực tiếp; nên cha Lombardi nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng đã có một lựa chọn tương tự trong chuyến thăm của ngài đến Hoa Kỳ, Mexico, các nước châu Phi và Mỹ Latin, và thậm chí cả trong một số cuộc gặp gỡ với các Giám Mục anh em trong Hội Đồng Giám Mục Ý.

Cuối cùng, cha Lombardi chỉ ra rằng “vấn đề không phải là ngài sợ các phương tiện truyền thông; Chúng ta biết chắc chắn điều này! Tất cả chúng ta có thể thấy cách ngài sẵn sàng để nói chuyện với các nhà báo, thậm chí trên máy bay... ”

Cha Lombardi kết luận rằng “Khi Đức Thánh Cha muốn một môi trường thân quen, khi ngài muốn bảo đảm các tham dự viên được thoải mái, ngài thích gặp gỡ họ trong sự vắng mặt của các phương tiện truyền thông.”

Cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Ba Lan sẽ được tường thuật như các thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, nghĩa là sau khi biến cố xảy ra.
 
Video phóng sự Giới Trẻ đi đàng Thánh giá tại WYD 2016 ở Krakow
VietCatholic Network
15:19 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo chương trình, thứ Sáu này 29 tháng 7, các bạn trẻ sẽ đi đàng thánh giá cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại công viên Błonia vào lúc 6 giờ chiều, theo giờ địa phương.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới với tư cách là các tình nguyên viên đã đi đàng thánh giá mỗi chiều thứ Sáu tại đền thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa tại quận La-gi-ê-ni-ki.

Đây là đền thánh dành riêng cho việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa, và cũng là nơi an nghỉ của nữ tu Faustina, được tuyên thánh ngày 30 tháng Tư, năm 2000.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là buổi đi đàng thánh giá hôm thứ Sáu 22 tháng Bẩy vừa qua.

Năm 1997, tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris, người Pháp đã ghi thêm buổi đi đàng thánh giá vào chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đây là những đóng góp quan trọng. Nhiều bạn trẻ tìm được ơn hoán cải / khi theo chân Chúa Giêsu qua các chặng đàng thánh giá.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tại Rio de Ha-ni-ê-rô vào năm 2013, “Trong Thập Giá Chúa Kitô có tất cả tình yêu của Thiên Chúa /và lòng thương xót vô biên của Người. Và đó là tình yêu mà chúng ta có thể tín thác, nơi đó chúng ta có thể tin tưởng. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy tin tưởng nơi Chúa Giêsu, hãy hoàn toàn tín thác nơi Người. Chỉ nơi Chúa Kitô chiụ chết và sống lại chúng ta mới tìm được sự cứu rỗi và ơn cứu độ. Với Người, sự dữ, đau khổ và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Người trao ban cho chúng ta hy vọng và sự sống: Người đã biến đổi thập giá /từ dụng cụ của thù hận, thất bại và chết chóc trở thành dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và sự sống.”
 
Bầu khí tưng bừng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow
VietCatholic Network
11:30 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hơn 77,000 bạn trẻ người Ý, 31,000 bạn trẻ người Tây Ban Nha, 35,000 bạn trẻ người Pháp, 27,000 bạn trẻ người Mỹ; 14,000 bạn trẻ người Brazil; và hàng trăm ngàn bạn trẻ của các nước khác đang biến Krakow thành thủ đô của giới trẻ Công Giáo.

Dạo quanh các đường phố Krakow trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới, người ta thấy cờ xí của 187 quốc gia rợp trời, những khuôn mặt trẻ trung yêu đời. Niềm hăng say của tuổi trẻ với những tà áo muôn mầu muôn sắc tạo thành một cảnh bích câu kỳ ngộ. Bên cạnh đó là những băng rôn nhiều mầu nhắc nhở rằng cả thế giới Công Giáo đang tập trung ở đây.

Những cảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây thu được vào sáng thứ Hai 25 tháng Bẩy trên đường Thánh Gioan gần giao lộ với đường Thánh Thomas.

Các bạn trẻ vừa đi vừa hát và reo hò khi di chuyển hướng về phía Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả là nơi Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm và cầu nguyện tại ngôi mộ của Chân Phước Zofia Czeska, đấng sáng lập Dòng Nữ Dòng Đức Bà Thăm Viếng.

Đức Cha Damian Muskus, Tổng Điều Phối của ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow 2016, cho biết tại tu viện ở số 7 đường Thánh Gioan, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nữ tu và “trong cuộc họp này, Đức Thánh Cha cầu nguyện với các chị em và gặp gỡ với các học sinh trong một trường học do các sơ điều hành.”

Được biết, tại Vatican, các nữ tu Dòng Đức Bà Thăm Viếng làm việc trong một xưởng riêng của Đức Giáo Hoàng. Đó là nơi mà tất cả các công việc chuẩn bị cho các cuộc tông du được thực hiện như huy chương, lễ phục.. Các vị Giáo Hoàng thỉnh thoảng đến thăm các nữ tu để tri ân những hy sinh của họ. Trong tinh thần đó, Mẹ Bề trên Tổng quyền đã đề nghị bao gồm tu viện tại Krakow trong chuyến tông du Ba Lan của Đức Thánh Cha.
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi ngày cầu nguyện và lập lực lượng đặc nhiệm vì căng thẳng sắc tộc.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:19 26/07/2016
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi ngày cầu nguyện và thành lập lực lượng đặc nhiệm vì những căng thẳng sắc tộc.

Washington D.C., Jul 23, 2016 (EWTN News/CNA)

Sau những vụ nổ súng và gia tăng căng thẳng sắc tộc trên khắp nước, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã kêu gọi một ngày toàn quốc cầu nguyện và chỉ định một lực lượng đặc nhiệm vì hòa bình và hiệp nhất.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz giáo phận Louisville, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói rằng “Tôi nhận thấy cần phải tìm kiếm hơn nữa những giải pháp khả thi cho một cuộc đối thoại cởi mở, thành thật và tôn trọng về những vấn đề liên hệ sắc tộc, phục hồi công lý, sức khỏe tinh thần, cơ hội kinh tế và đối phó với vấn đề bạo lực súng đạn tràn lan,”

“Ngày cầu nguyện này và lực lượng đặc nhiệm sẽ giúp chúng ta tiến về hướng ấy. Bằng cách bước tới để ôm lấy đau thương, qua hiệp nhất, qua hành động cụ thể sinh động bởi tình yêu của Chúa Kitô, chúng ta hy vọng bồi đắp hòa bình và tạo nhịp cầu thông tin liên lạc và giúp đỡ lẫn nhau trong các cộng đồng của chúng ta.”

Tuyên bố mới đây và lực lượng đặc nhiệm phản ánh những quan ngại trong một tuyên bố trước đây của Tổng Giám Mục Kurtz vào đầu tháng trước, kêu gọi cầu nguyện, suy tư và đối thoại sau những cuộc nổ súng liên quan đến sắc tộc và bạo động ở Baton Rouge, Mineapolis và Dallas.

Trong tuyên bố ngày 8 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục đã nói,“Với tất cả những người thiện tâm, chúng ta hãy cầu xin để có sức mạnh chống lại hận thù đang làm chúng ta đui mù trước lợi ích chung của nhân loại. Với anh chị em trong Chúa Kitô, chúng ta hãy chạy đến chân Thánh Giá của Chúa Giêsu. Đấng Cứu Chuộc của chúng ta đã chịu đau khổ do những tranh chấp tồi tệ nhất của con người, nhưng Ngài không mất hy vọng nơi con người hay nơi Cha Trên Trời của Ngài. Tình yêu vượt thắng gian ác,”

Một người da đen 37 tuổi tên là Alton Sterling bị bắn chết vào ngày 5 tháng Bẩy sau vụ đụng độ với cảnh sát Baton Rouge.

Chỉ một ngày sau cái chết của Sterling, một người Mỹ gốc Phi Châu ở Falcon Heights, bang Minnesota đã bị cảnh sát bắn bốn lần và đã bị chết. Rồi Philando Castile, 32 tuổi đã bị bắt dừng xe với lý do đèn sau xe bị vỡ.

Vào ngày 7 tháng Bẩy, năm cảnh sát đã bị giết trong một vụ mà giới chức thẩm quyền gọi là một “ cuộc phục kích” sau vụ biểu tình ôn hòa chống đối việc bắn giết của cảnh sát đối với những người Mỹ gốc Phi Châu.

Những ngày sau đó, nhiều cảnh sát đã bị bắn và bị giết trong những vụ mang tính sắc tộc ở Baton Rouge và ở thành phố Kansas, thuộc bang Kansas.

Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện cho Hòa Bình trong các cộng đồng của chúng ta sẽ vào ngày 9 tháng Chín, Lễ kính thánh Peter Claver, vị thánh bảo trợ những người Mỹ gốc Châu Phi.

Nhóm lực lượng đặc nhiệm sẽ được cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của giáo phận Atlanta đứng đầu sẽ tập hợp và phân phối các nguồn tin, lắng nghe những quan tâm của các thành viên trong cộng đồng cũng như lực lượng thi hành luật pháp và cùng làm việc để tái lập mối liên hệ và giải quyết những xung khắc. Nhóm này cũng sẽ đưa ra một bản tường trình về những hoạt động và hướng giải quyết của họ tại cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng Mười Một.

Đức Tổng Giám Mục Gregory trong một tuyên bố đã nói rằng “Tôi rất vinh dự được hướng dẫn nhóm lực lượng đặc nhiệm này để giúp các giám mục anh em, cá nhân và cũng như nhóm, để cùng đồng hành với những các cộng đồng đang bị tổn thương trên con đường hướng tới bình an và hòa giải,”

“Chúng ta là một thân thể trong nhiệm thể Chúa Kitô, do đó chúng ta phải cùng bước đi với anh chị em và canh tân sự cam kết của chúng ta để tiến tới sự chữa lành. Sự đau thương này không phải ở đâu xa, không phải của riêng ai mà là của chúng ta, trong mỗi giáo phận của chúng ta.”

Việc công bố ngày cầu nguyện và thành lập lực lượng đặc nhiệm là kết quả sau những buổi canh thức cầu nguyện và những cố gắng hòa bình của Giáo Hội Công Giáo, cũng như việc làm tuần cửu nhật cầu cho hòa bình của hội Hiệp Sĩ Columbus sau các vụ nổ súng.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Video ĐHY Luis Antonio Tagle: cảm nghĩ về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay
VietCatholic Network
12:59 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo thống kê của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016, sẽ có 47 vị Hồng Y, 800 vị giám mục và 20,000 linh mục tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila Phi Luật Tân, và cũng là chủ tịch Caritas Thế Giới đang có mặt tại Krakow.

Theo chương trình, trước khi tham dự thánh lễ bế mạc vào ngày Chúa Nhật 31 tháng Bẩy, lúc 8giờ 45phút, ngài sẽ cùng Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành 2 cơ sở mới của Caritas Ba Lan. Cơ sở thứ nhất là Ngôi Nhà của Lòng Thương Xót dành cho người nghèo và người cao niên. Cơ sở thứ hai là một trung tâm dinh dưỡng dành cho những người túng thiếu.

Từ Krakow, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle cho biết những cảm nghĩ về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của ngài như sau:

“Tôi nghĩ rằng mọi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đều có một sắc thái đặc biệt bất kể nó được tổ chức tại đâu. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan diễn ra trong vài ngày tới vì thế tôi có mặt tại đây. Tôi nhận thức rằng người trẻ mọi nơi trình bày với chúng ta một phản ánh về thế giới. Tôi có thể thấy thế giới chúng ta năng động biết bao, nhưng cũng sợ sệt biết bao, bất an biết bao. Tôi có thể nói là người trẻ ngày nay cũng như thế giới đang hoang mang.

Nhưng nơi những người trẻ, chúng ta cũng thấy một tinh thần nhân bản vẫn còn mạnh mẽ tới độ dám mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Không một đau thương nào có thể giết chết ước mơ của họ. Và nơi người trẻ, chúng ta thấy khát khao được cười vang với bạn bè, được chấp nhận, khát khao được trao đi tình yêu và được yêu thương, một tình nhân loại ấm cúng. Vì thế, Ngày Giới Trẻ Thế Giới không chỉ giới hạn trong những người trẻ nhưng bao gồm nhân loại nói chung trong đó người trẻ là động lực. Tôi hy vọng những ai không còn trẻ nữa có thể đối diện với thế giới với một tâm hồn yêu thương như người trẻ.”
 
Đại Hội Giới Trẻ Thế giới, Thánh Lễ khai mạc
Vũ Văn An
17:58 26/07/2016
Dù sấm sét cũng không làm giảm sự phấn khích của chừng 200,000 người trẻ tụ họp tại Công Viên Blonia tối nay, 26 tháng Bẩy, để tham dự Thánh Lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Cờ đủ mầu và quốc gia tung bay trong suốt buổi Phụng Vụ trong khi người hành hương cử hành cuộc tụ họp đầu tiên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016.

Nhiều năm chuẩn bị cuối cùng đã nhường chỗ cho chương kế tiếp trong câu truyện Lòng Chúa Thương Xót khi Đức Hồng Y Dziwisz cử hành Thánh Lễ, giữa các bài ca và lời cầu nguyện bằng nhiều thứ tiếng và bài giảng về trách nhiệm phải đáp trả Chúa Kitô ngay ở đây tại Krakow. Đức Hồng Y so sánh Sông Wisla với Biển Hồ Galilê; một nơi chúng ta tụ họp để gặp gỡ Chúa Kitô trong lòng thương xót vô hạn của Người.

Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, các của lễ đã được tiến dâng cùng với ảnh Chân Phúc Pier Giorgio Frassati, tôi tớ quên mình của người nghèo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nêu làm gương mẫu cho mọi người tụ họp tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Sau cùng, Đức Hồng Y Dziwisz công bố: “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016 khai mạc!” trước những tiếng hoan hô vang dội của đoàn người từng chờ đợi lâu nay để tham dự lễ hội đức tin này. Tràn đầy Chúa Kitô trong Thánh Thể và được bao quanh bởi Chúa Kitô trong mỗi người khác, các tham dự viên Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới có được một lý do thực sự vĩ đại để cử hành.

Đức Hồng Y Dziwisz đã rời khỏi lễ đài giữa tiếng hát “Abba Ojcze”, bài ca chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1981 tại Czestochowa, sau đó là bài ca ưa thích của Thánh Gioan Phaolô II “Barka”.
 
Lời Chào Mừng của Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow trong thánh lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
18:58 26/07/2016
Các bạn thân mến!

Thời điểm chúng ta chờ đợi trong 3 năm qua đã đến. Chúng ta đã chờ đợi kể từ ngày Đức Thánh Cha Phanxicô công bố tại Rio de Janeiro rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Ba Lan - Krakow.

Đồng hồ lắp trên mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà tại trung tâm lịch sử Krakow đếm từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây cho đến thời khắc chúng ta đang trải qua. Nhưng một đồng hồ quan trọng hơn, ghi nhận những suy nghĩ và cảm xúc trong trái tim chúng ta, đã chuẩn bị về mặt tinh thần cho chúng ta trước cuộc gặp gỡ của các môn đệ của vị Thầy Chí Thánh Nazareth, đang bắt đầu diễn ra ngày hôm nay.

Các bạn đã đến từ tất cả các châu lục và quốc gia, từ Đông và Tây, Bắc và Nam của địa cầu. Các bạn mang theo nhiều kinh nghiệm. Các bạn mang lại nhiều ước vọng. Các bạn nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng bắt đầu từ ngày hôm nay chúng ta sẽ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của Tin Mừng. Đây là một ngôn ngữ của tình yêu, tình anh em, tình đoàn kết và hòa bình.

Tôi chào đón tất cả các bạn thân ái nhất nơi thành phố của Karol Wojtyla – Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chính ở đây ngài đã lớn lên để phục vụ Giáo Hội, và chính từ đây, ngài đã cất bước ra những nẻo đường của thế giới để rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Tôi hoan nghênh các bạn tại thành phố nơi chúng tôi đặc biệt trải nghiệm những mầu nhiệm và ân sủng của lòng thương xót Chúa.

Các bạn thân mến - chào mừng các bạn đến Cracow!

Anh chị em, chúng ta hãy mở lòng mình ra đón nhận Lời Chúa và hồng ân Thánh Thể. Nguyện xin Chúa chịu đóng đinh và sống lại, vị cứu tinh của thế giới, đứng giữa chúng ta. Chúng ta hãy dâng lên Ngài tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, những hy vọng và kỳ vọng liên quan đến lễ hội đức tin của giới trẻ đang bắt đầu. Nhưng vì chúng ta nhận thức được tội lỗi của chúng ta và sự bất trung của chúng ta với những lý tưởng của Tin Mừng, chúng ta hãy xin lỗi Chúa để chúng ta cùng nhau có thể cử hành Hy Tế Cực Thánh với một tâm hồn trong sạch.
 
Bài giảng của Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow trong thánh lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
19:31 26/07/2016


Các bạn thân mến!

Lắng nghe cuộc đối thoại của Chúa Giêsu phục sinh với Simon Phêrô trên bờ biển Galilee, khi nghe ba câu hỏi về tình yêu và những câu trả lời, chúng ta có trong tâm trí những khó khăn trong cuộc sống của người ngư dân vùng Galilê là tiền đề cho cuộc đối thoại quan trọng này. Chúng ta biết rằng một ngày nào đó, anh ta đã bỏ lại tất cả mọi thứ - gia đình, thuyền bè và những chiếc lưới – để đi theo một vị Thầy lạ lùng miền Nazareth. Ông trở thành môn đệ của Ngài. Ông đã học được cách nhìn của Ngài trước các vấn đề của Thiên Chúa và dân Ngài. Ông đã trải qua cuộc thương khó và sự chết của Ngài, cũng như một giây phút yếu đuối cá nhân và phản bội. Sau đó, ông đã trải qua một khoảnh khắc của sự ngạc nhiên và niềm vui liên kết với sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã hiện ra với các môn đệ thân cận nhất của Ngài trước khi về trời.

Chúng ta cũng biết đoạn tiếp theo của cuộc trò chuyện, hay đúng hơn là thử thách của tình yêu mà Tin Mừng hôm nay đề cập đến. Simon Phêrô, được củng cố bởi Chúa Thánh Thần, đã trở thành một nhân chứng dũng cảm cho Chúa Giêsu Kitô. Ông trở thành một tảng đá cho Giáo Hội vừa chào đời. Vì tất cả điều này, ông đã trả giá cao nhất tại thành phố thủ đô của đế chế La Mã - ông bị đóng đinh như Thầy mình. Máu Phêrô đổ ra vì danh Chúa Giêsu trở thành hạt giống của đức tin và kích hoạt sự phát triển của Giáo Hội, mà nay đã bao trùm cả thế giới.

Hôm nay, Chúa Kitô nói với chúng ta ở Krakow, trên bờ sông Wisla, chảy qua tất cả mọi miền của Ba Lan - từ các rặng núi ra tới biển khơi. Kinh nghiệm của Phêrô có thể trở thành kinh nghiệm của chúng ta và truyền cảm hứng cho chúng ta suy tư. Chúng ta hãy đặt ra ba câu hỏi và tìm kiếm những câu trả lời. Đầu tiên, chúng ta đến từ đâu? Thứ hai, chúng ta đang ở nơi đâu ngày hôm nay, trong thời điểm này của cuộc sống chúng ta? Và thứ ba, chúng ta đang đi về đâu và những gì chúng ta sẽ mang theo với chúng ta?

Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đến từ “mọi quốc gia dưới gầm trời này” (Cv 2: 5), như đám đông tuôn tới Jerusalem vào ngày Lễ Ngũ Tuần, đông lắm nhưng không sánh nổi với chúng ta ngày nay sau hơn hai ngàn năm, bởi vì chúng ta được tháp tùng bởi biết bao những thế kỷ rao giảng Tin Mừng cả nơi những miền xa xăm nhất của thế giới. Chúng ta mang theo bao nhiêu những kinh nghiệm về các nền văn hóa khác nhau, các truyền thống và ngôn ngữ. Chúng ta cũng mang theo những chứng tá đức tin và sự thánh thiện của các anh chị em chúng ta, là những môn đệ của Chúa Phục Sinh, thuộc các thế hệ trước đây cũng như các thế hệ hiện tại.

Chúng ta đến từ những miền trên thế giới nơi mọi người sống trong hòa bình, nơi gia đình là một cộng đồng của tình yêu và cuộc sống; và nơi những người trẻ có thể theo đuổi những giấc mơ của họ. Nhưng giữa chúng ta cũng có những người trẻ đến từ các nước trong đó con người đang phải đau khổ vì chiến tranh và các hình thức xung đột khác nhau, nơi trẻ em đang chết đói và nơi các Kitô hữu đang bị bách hại tàn bạo. Trong số chúng ta cũng có những người hành hương trẻ từ các miền của thế giới đang bị cai trị bằng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố mù quáng, nơi bọn cầm quyền áp đặt quyền lực trên con người và các dân tộc và theo đuổi các ý thức hệ điên rồ.

Chúng ta mang đến cuộc gặp gỡ này với Chúa Giêsu những kinh nghiệm sống Tin Mừng cá nhân của chúng ta giữa một thế giới khó khăn. Chúng ta mang theo mình nỗi sợ hãi và thất vọng của chúng ta, nhưng bên cạnh đó cũng có niềm hy vọng và khao khát của chúng ta, chúng ta mong muốn được sống trong một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn và đoàn kết hơn. Chúng ta thừa nhận nhược điểm của mình, nhưng đồng thời tin rằng “chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng củng cố chúng ta” (Phil. 4:13). Chúng ta có thể phải đối mặt với những thách thức của thế giới hiện đại, trong đó con người lựa chọn giữa đức tin và sự hoài nghi, giữa thiện và ác, giữa tình yêu và sự từ khước.

Bây giờ chúng ta đang ở đâu, tại thời điểm này của cuộc sống chúng ta? Chúng ta đã đến từ mọi miền gần xa. Nhiều người trong số các bạn đã đi hàng ngàn cây số và đầu tư nhiều trong cuộc hành trình để có mặt ở đây. Chúng ta đang ở Krakow, cố đô của Ba Lan, nơi ánh sáng đức tin đã vươn được đến đây một ngàn năm mươi năm trước. Lịch sử Ba Lan đầy trắc trở, nhưng chúng tôi luôn cố gắng trung thành với Thiên Chúa và Tin Mừng.

Chúng ta tất cả ở đây bởi vì Chúa Kitô đã quy tụ chúng ta. Ngài là ánh sáng của thế giới. Ai theo Ngài sẽ không đi trong bóng tối (Jn. 8:12). Ngài là con đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14: 6). Ngài có lời ban sự sống đời đời. Chúng ta còn biết theo ai? (Jn. 6:68). Chỉ có Ngài - Chúa Giêsu Kitô – là Đấng có thể đáp ứng những ước muốn sâu xa nhất của trái tim con người. Chính Ngài là người đã dẫn chúng ta đến đây. Người hiện diện giữa chúng ta. Ngài đang đồng hành cùng chúng ta như Ngài đã cùng đi với các môn đệ trên đường Emmau. Chúng ta hãy phó thác nơi Ngài trong những ngày này những vấn đề của chúng ta, nỗi sợ hãi và hy vọng của chúng ta. Trong những ngày này, Ngài sẽ hỏi chúng ta về tình yêu, giống như Ngài đã từng hỏi Simon Phêrô. Chúng ta đừng tránh né đáp lại những câu hỏi ấy.

Khi gặp gỡ với Chúa Giêsu, chúng ta cũng đồng thời nhận ra rằng tất cả chúng ta tạo nên một cộng đồng lớn - là Giáo Hội - vượt qua mọi thứ ranh giới được thiết lập bởi con người và chia cách con người. Chúng ta tất cả là con cái của Thiên Chúa, được cứu chuộc bởi máu Con Ngài, là Chúa Giêsu Kitô. Cảm nghiệm tính phổ quát của Giáo Hội là một kinh nghiệm tuyệt vời được liên kết với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Hình ảnh của Giáo Hội tùy thuộc vào chúng ta – vào đức tin và sự thánh thiện của chúng ta. Chính là tùy nơi chúng ta mà Tin Mừng có thể bảo đảm đến được với những ai chưa nghe nói về Chúa Kitô hay chưa được biết thấu đáo về Ngài.

Ngày mai, Phêrô của thời đại chúng ta – là Đức Thánh Cha Phanxicô - sẽ đến ở giữa chúng ta. Ngày mốt, chúng ta sẽ chào đón ngài cũng ở nơi này. Trong những ngày sau đó, chúng ta sẽ lắng nghe lời nói của ngài và cầu nguyện với ngài. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng tại Đại hội Giới trẻ Thế giới là có một nét đẹp và là một đặc điểm của lễ hội đức tin này.

Và cuối cùng là câu hỏi thứ ba, câu hỏi cuối cùng: Chúng ta đi đâu và những gì chúng ta sẽ mang theo với chúng ta từ nơi này? Cuộc gặp gỡ của chúng ta sẽ chỉ kéo dài một vài ngày. Đó sẽ là kinh nghiệm cao độ, thiêng liêng, và ở một mức độ nhất định, là vất vả về thể chất. Sau đó, chúng ta sẽ trở về nhà, gia đình, trường học, hay các trường đại học của chúng ta và đến những nơi chúng ta làm việc. Nên chăng chúng ta đưa ra một số quyết định quan trọng trong những ngày này? Nên chăng chúng ta thiết lập một số mục tiêu mới trong cuộc sống của chúng ta? Nên chăng chúng ta nghe thấy giọng nói rõ ràng của Chúa Giêsu, nói với chúng ta hãy để lại tất cả mọi thứ và theo Ngài?

Chúng ta sẽ trở lại đời thường của mình với những gì? Tốt hơn đừng lường trước những câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng chúng ta hãy đón nhận thử thách. Trong những ngày này, chúng ta hãy chia sẻ với nhau những gì là có giá trị nhất. Hãy để chúng ta chia sẻ niềm tin của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta, hy vọng của chúng ta. Các bạn trẻ thân mến, cầu xin cho những ngày này là một cơ hội để hình thành con tim và tâm trí các bạn. Hãy lắng nghe các bài Giáo Lý của các giám mục. Hãy lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha Phanxicô. Hãy tham gia hết lòng trong phụng vụ thánh. Hãy trải nghiệm tình yêu thương xót của Chúa trong bí tích hòa giải. Hãy khám phá các nhà thờ tại Krakow, sự phong phú trong nền văn hóa của thành phố này, cũng như sự hiếu khách của dân cư và của những người trong các thị trấn lân cận, nơi mà chúng ta sẽ nghỉ ngơi sau một ngày cực nhọc.

Krakow sống động với mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa, nhờ chị Faustina khiêm nhường và Đức Gioan Phaolô II, là những người đã làm cho Giáo Hội và thế giới nhạy cảm với tính đặc thù này của Thiên Chúa. Khi quay trở lại quốc gia các bạn, gia đình và cộng đồng các bạn, xin mang theo những tia lửa của lòng thương xót, nhắc nhở mọi người rằng “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5: 7). Hãy mang theo ngọn lửa đức tin của mình và làm bùng cháy với những ngọn lửa khác, để tâm hồn con người chung một nhịp đập với Thánh Tâm Chúa Kitô, vốn là “một ngọn lửa cháy rực của tình yêu.” Xin cho ngọn lửa yêu thương bao trùm thế giới của chúng ta và giải thoát nó khỏi ích kỷ, bạo lực và bất công, để một nền văn minh thiện hảo, hòa giải, tình yêu và hòa bình sẽ được tăng cường trên trái đất của chúng ta.

Tiên tri Isaia nói với chúng ta ngày hôm nay “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng” (Is 52: 7). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một sứ giả như vậy – Ngài là người khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, là một người bạn của giới trẻ và của các gia đình. Và các bạn hãy nên là những sứ giả như thế. Hãy mang những tin tức tốt lành về Chúa Giêsu Kitô đến cho thế giới. Hãy làm chứng rằng thật là đáng và thật là cần thiết để ủy thác cho Ngài số phận của chúng ta. Hãy mở rộng cánh cửa tâm hồn cho Chúa Kitô. Hãy rao giảng với niềm tin như Phaolô, “cho dầu là sự chết hay sự sống,[..] hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rom 8:.38-39)
 
Người trẻ Úc tụ họp tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
18:41 26/07/2016
“Aussie! Aussie! Aussie!” “Oi! Oi! Oi!” những tiếng hô đến điếc tai làm rung động cả Vận Động Trường Tauron vào sáng ngày 26 tháng Bẩy khi 3 ngàn người trẻ, 150 tu sĩ, 120 linh mục, 19 giám mục Úc cùng 2 con kangaroo có thể bơm phồng tụ họp nhau để cử hành đức tin và xứ sở họ nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Mark Edwards OMI, giám mục phụ tá của Melbourne, đã hướng dẫn cuộc tụ họp trong 2 giờ để ca hát, nói chuyện và cầu nguyện.

Đại sứ Úc tại Ba Lan, Paul Wojciechowski, đã nói chuyện với giới trẻ: “quả là một ý tưởng tuyệt vời khi đến với nhau và cùng vẫy cờ. Các bạn đang làm nên lịch sử. Các bạn là nhóm người Úc lớn nhất từng tụ họp tại Ba Lan!”. Ông nói tới ơn phúc có những mối liên hệ mạnh mẽ giữa Úc và Ba Lan, một chủ đề cũng được Đức Cha Columba Macbeth-Green của giáo phận Wilcannia-Forbes đề cập. Đức Cha Columba thú thực rằng “đến Lòng Chúa Thương Xót, ngài cũng chưa được nghe’ cho tới khi trở thành một đan sĩ và lưu ngụ ở Ba Lan ít năm. Đức Cha giải thích sự phong phú tâm linh của Ba Lan như một dân tộc hết sức sùng kính Mẹ Maria và là quê hương của Lòng Chúa Thương Xót, và thúc giục cử tọa tìm các trải nghiệm thương xót lúc đang ở Krakow dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, để lúc trở về sẽ trở thành các nhà thừa sai của lòng thương xót. “Nền ngoại giao tâm linh” giữa Ba Lan và Úc làm cho sự kết hợp hết sức quan yếu giữa sứ điệp Lòng Chúa Thương Xót và những người trẻ đầy nhiệt huyết mang sứ điệp này trở thành hiển hiện.

Đám đông cũng được nghe nói về nhiều hình thức thương xót qua các bài nói của Chris Lee, Nữ Tu Elizabeth Young, Đức Cha Patrick O'Reagan, và Đức Cha Peter Comensoli.

Gần tới cuối cuộc tụ họp, Malcolm Hart (giám đốc phòng tuổi trẻ của Hội Đồng Giám Mục Úc) tiết lộ một sáng kiến mới trong Giáo Hội Công Giáo Úc: “Năm Tuổi Trẻ” bắt đầu vào năm 2018, nhằm kỷ niệm 10 năm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney. Năm Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục việc tái sinh lực nhằm biến đổi cộng đồng tuổi trẻ Công Giáo Úc, từng khởi đầu từ Đại Hội Giới Trẻ Thế giới Sydney năm 2008. Ông Hart giải thích rằng điều này sẽ duy trì tinh thần phấn chấn của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới luôn được sống động. “Đây là sáng kiến lớn nhất và nổi bật nhất một Giáo Hội có thể đưa ra, và nó được tập chú vào các bạn”. Quyết định của Hội Đồng Giám Mục Úc chỉ định năm 2018 làm Năm Tuổi Trẻ đã gửi đi một sứ điệp mạnh mẽ cho các Giáo Hội khắp thế giới: để canh tân cộng đồng đức tin của chúng ta bằng các ơn thánh của thiên niên kỷ mới, chúng ta phải tin tưởng vào việc Chúa Thánh Thần hành động nơi người trẻ.
 
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow sẽ để lại dấu ấn lâu dài
Vũ Văn An
19:59 26/07/2016
Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua của Zenit, Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, cho biết nhiều nhận định qúy giá về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Krakow.

Theo cha, với số người tham dự ước chừng 1.5 triệu đến từ 187 quốc gia, Đại Hội lần này được coi là Đại Hội được “nhiều quốc gia” nhất tham dự. Con số này vượt cả con số các quốc gia có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh. “Biến cố này vượt cả ngoại giao!”.

Ngoài ra, Đại Hội lần này có tính “bỏ túi” hơn cả xưa nay vì, nghịch lý thay, nó “xã hội” hơn hết. Cha Pawel giải thích: nguồn thông tin chính của Đại Hội sẽ ở trong túi áo bạn, tức trong điện thoại di động của bạn qua các phương tiện truyền thông xã hội đủ mọi hình thức, nhất là Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, Pinterest…Dù người không đến Đại Hội cũng nắm được sứ điệp của nó. “Đây là điều rất độc đáo và đánh dấu một khởi đầu mới và một thời đại mới cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”. Mạng xã hội này sẽ do 60 người trẻ của các họi đồng giám mục Anh và Wales gửi tới. Họ đã được chuẩn bị và huấn luyện chuyên biệt cho nhiệm vụ này.

Cha cũng tiết lộ: Achinoam Nini Noa, nhà nghệ sĩ Do Thái, người từng hát bài Ave Maria trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ tham dự Đại Hội. Trước Thánh Lễ Chúa Nhật, lần đầu tiên trong lịch sử, cô sẽ hát bài Ave Maria bằng tiếng Do Thái và bằng tiếng Anh. Một nhân vật khác được Cha Pawel nhắc tới là Helena Niwinska, sống tại Krakow, cũng là một ca sĩ và là tác giả cuốn “The Ways of My Life”, sẽ 101 tuổi vào ngày 28 tháng Bẩy, và hôm sau sẽ tới Auschwitz gặp Đức Giáo Hoàng, vì bà cũng là một người sống sót nạn Diệt Chủng.

Trong một cuộc phỏng vấn khác, Zenit đã nói chuyện với Đức Ông Miguel Delgado Galindo, phó thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, cơ quan phụ trách việc tổ chức các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đức Ông cho hay Đại Hội lần này có nhiều mới lạ. “Không Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới nào y hệt các Đại Hội trước; mỗi Đại Hội đều có điều gì đó độc đáo khiến nó đặc biệt và không thể lặp lại được”.

Theo Đức Ông, con số đăng ký được kể là cao nhất xưa nay: trước Đại Hội cả tuần lễ, số này đã lên tới gần 1 triệu. Nhưng đặc điểm của Đại Hội lần này là Lòng Chúa Thương Xót: Krakow vốn là Thủ Đô của Lòng Chúa Thương Xót, cả hai quán quân của Lòng Chúa Thương Xót đều sinh sống tại Krakow: Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II.
 
Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
VietCatholic Network
22:44 26/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã bắt đầu với thánh lễ khai mạc lúc 17:30 theo giờ địa phương tại công viên Błonia do Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz cử hành.

Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, năm nay 77 tuổi, từng là bí thư của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong nhiều năm. Từ năm 2005, ngài là Tổng Giám Mục Krakow và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vinh thăng Hồng Y vào năm 2006.

Trong thánh lễ khai mạc, Đức Hồng Y nói:

Các bạn thân mến!

Thời điểm chúng ta chờ đợi trong 3 năm qua đã đến. Chúng ta đã chờ đợi kể từ ngày Đức Thánh Cha Phanxicô công bố tại Rio de Janeiro rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Ba Lan - Krakow.

Đồng hồ lắp trên mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà tại trung tâm lịch sử Krakow đếm từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây cho đến thời khắc chúng ta đang trải qua. Nhưng một đồng hồ quan trọng hơn, ghi nhận những suy nghĩ và cảm xúc trong trái tim chúng ta, đã chuẩn bị về mặt tinh thần cho chúng ta trước cuộc gặp gỡ của các môn đệ của vị Thầy Chí Thánh Nazareth, đang bắt đầu diễn ra ngày hôm nay.

Các bạn đã đến từ tất cả các châu lục và quốc gia, từ Đông và Tây, Bắc và Nam của địa cầu. Các bạn mang theo nhiều kinh nghiệm. Các bạn mang lại nhiều ước vọng. Các bạn nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng bắt đầu từ ngày hôm nay chúng ta sẽ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của Tin Mừng. Đây là một ngôn ngữ của tình yêu, tình anh em, tình đoàn kết và hòa bình.

Tôi chào đón tất cả các bạn thân ái nhất nơi thành phố của Karol Wojtyla – Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chính ở đây ngài đã lớn lên để phục vụ Giáo Hội, và chính từ đây, ngài đã cất bước ra những nẻo đường của thế giới để rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Tôi hoan nghênh các bạn tại thành phố nơi chúng tôi đặc biệt trải nghiệm những mầu nhiệm và ân sủng của lòng thương xót Chúa.

Các bạn thân mến - chào mừng các bạn đến Cracow!

Anh chị em, chúng ta hãy mở lòng mình ra đón nhận Lời Chúa và hồng ân Thánh Thể. Nguyện xin Chúa chịu đóng đinh và sống lại, vị cứu tinh của thế giới, đứng giữa chúng ta. Chúng ta hãy dâng lên Ngài tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, những hy vọng và kỳ vọng liên quan đến lễ hội đức tin của giới trẻ đang bắt đầu. Nhưng vì chúng ta nhận thức được tội lỗi của chúng ta và sự bất trung của chúng ta với những lý tưởng của Tin Mừng, chúng ta hãy xin lỗi Chúa để chúng ta cùng nhau có thể cử hành Hy Tế Cực Thánh với một tâm hồn trong sạch.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói:

Các bạn thân mến!

Lắng nghe cuộc đối thoại của Chúa Giêsu phục sinh với Simon Phêrô trên bờ biển Galilee, khi nghe ba câu hỏi về tình yêu và những câu trả lời, chúng ta có trong tâm trí những khó khăn trong cuộc sống của người ngư dân vùng Galilê là tiền đề cho cuộc đối thoại quan trọng này. Chúng ta biết rằng một ngày nào đó, anh ta đã bỏ lại tất cả mọi thứ - gia đình, thuyền bè và những chiếc lưới – để đi theo một vị Thầy lạ lùng miền Nazareth. Ông trở thành môn đệ của Ngài. Ông đã học được cách nhìn của Ngài trước các vấn đề của Thiên Chúa và dân Ngài. Ông đã trải qua cuộc thương khó và sự chết của Ngài, cũng như một giây phút yếu đuối cá nhân và phản bội. Sau đó, ông đã trải qua một khoảnh khắc của sự ngạc nhiên và niềm vui liên kết với sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã hiện ra với các môn đệ thân cận nhất của Ngài trước khi về trời.

Chúng ta cũng biết đoạn tiếp theo của cuộc trò chuyện, hay đúng hơn là thử thách của tình yêu mà Tin Mừng hôm nay đề cập đến. Simon Phêrô, được củng cố bởi Chúa Thánh Thần, đã trở thành một nhân chứng dũng cảm cho Chúa Giêsu Kitô. Ông trở thành một tảng đá cho Giáo Hội vừa chào đời. Vì tất cả điều này, ông đã trả giá cao nhất tại thành phố thủ đô của đế chế La Mã - ông bị đóng đinh như Thầy mình. Máu Phêrô đổ ra vì danh Chúa Giêsu trở thành hạt giống của đức tin và kích hoạt sự phát triển của Giáo Hội, mà nay đã bao trùm cả thế giới.

Hôm nay, Chúa Kitô nói với chúng ta ở Krakow, trên bờ sông Wisla, chảy qua tất cả mọi miền của Ba Lan - từ các rặng núi ra tới biển khơi. Kinh nghiệm của Phêrô có thể trở thành kinh nghiệm của chúng ta và truyền cảm hứng cho chúng ta suy tư. Chúng ta hãy đặt ra ba câu hỏi và tìm kiếm những câu trả lời. Đầu tiên, chúng ta đến từ đâu? Thứ hai, chúng ta đang ở nơi đâu ngày hôm nay, trong thời điểm này của cuộc sống chúng ta? Và thứ ba, chúng ta đang đi về đâu và những gì chúng ta sẽ mang theo với chúng ta?

Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đến từ “mọi quốc gia dưới gầm trời này” (Cv 2: 5), như đám đông tuôn tới Jerusalem vào ngày Lễ Ngũ Tuần, đông lắm nhưng không sánh nổi với chúng ta ngày nay sau hơn hai ngàn năm, bởi vì chúng ta được tháp tùng bởi biết bao những thế kỷ rao giảng Tin Mừng cả nơi những miền xa xăm nhất của thế giới. Chúng ta mang theo bao nhiêu những kinh nghiệm về các nền văn hóa khác nhau, các truyền thống và ngôn ngữ. Chúng ta cũng mang theo những chứng tá đức tin và sự thánh thiện của các anh chị em chúng ta, là những môn đệ của Chúa Phục Sinh, thuộc các thế hệ trước đây cũng như các thế hệ hiện tại.

Chúng ta đến từ những miền trên thế giới nơi mọi người sống trong hòa bình, nơi gia đình là một cộng đồng của tình yêu và cuộc sống; và nơi những người trẻ có thể theo đuổi những giấc mơ của họ. Nhưng giữa chúng ta cũng có những người trẻ đến từ các nước trong đó con người đang phải đau khổ vì chiến tranh và các hình thức xung đột khác nhau, nơi trẻ em đang chết đói và nơi các Kitô hữu đang bị bách hại tàn bạo. Trong số chúng ta cũng có những người hành hương trẻ từ các miền của thế giới đang bị cai trị bằng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố mù quáng, nơi bọn cầm quyền áp đặt quyền lực trên con người và các dân tộc và theo đuổi các ý thức hệ điên rồ.

Chúng ta mang đến cuộc gặp gỡ này với Chúa Giêsu những kinh nghiệm sống Tin Mừng cá nhân của chúng ta giữa một thế giới khó khăn. Chúng ta mang theo mình nỗi sợ hãi và thất vọng của chúng ta, nhưng bên cạnh đó cũng có niềm hy vọng và khao khát của chúng ta, chúng ta mong muốn được sống trong một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn và đoàn kết hơn. Chúng ta thừa nhận nhược điểm của mình, nhưng đồng thời tin rằng “chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng củng cố chúng ta” (Phil. 4:13). Chúng ta có thể phải đối mặt với những thách thức của thế giới hiện đại, trong đó con người lựa chọn giữa đức tin và sự hoài nghi, giữa thiện và ác, giữa tình yêu và sự từ khước.

Bây giờ chúng ta đang ở đâu, tại thời điểm này của cuộc sống chúng ta? Chúng ta đã đến từ mọi miền gần xa. Nhiều người trong số các bạn đã đi hàng ngàn cây số và đầu tư nhiều trong cuộc hành trình để có mặt ở đây. Chúng ta đang ở Krakow, cố đô của Ba Lan, nơi ánh sáng đức tin đã vươn được đến đây một ngàn năm mươi năm trước. Lịch sử Ba Lan đầy trắc trở, nhưng chúng tôi luôn cố gắng trung thành với Thiên Chúa và Tin Mừng.

Chúng ta tất cả ở đây bởi vì Chúa Kitô đã quy tụ chúng ta. Ngài là ánh sáng của thế giới. Ai theo Ngài sẽ không đi trong bóng tối (Jn. 8:12). Ngài là con đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14: 6). Ngài có lời ban sự sống đời đời. Chúng ta còn biết theo ai? (Jn. 6:68). Chỉ có Ngài - Chúa Giêsu Kitô – là Đấng có thể đáp ứng những ước muốn sâu xa nhất của trái tim con người. Chính Ngài là người đã dẫn chúng ta đến đây. Người hiện diện giữa chúng ta. Ngài đang đồng hành cùng chúng ta như Ngài đã cùng đi với các môn đệ trên đường Emmau. Chúng ta hãy phó thác nơi Ngài trong những ngày này những vấn đề của chúng ta, nỗi sợ hãi và hy vọng của chúng ta. Trong những ngày này, Ngài sẽ hỏi chúng ta về tình yêu, giống như Ngài đã từng hỏi Simon Phêrô. Chúng ta đừng tránh né đáp lại những câu hỏi ấy.

Khi gặp gỡ với Chúa Giêsu, chúng ta cũng đồng thời nhận ra rằng tất cả chúng ta tạo nên một cộng đồng lớn - là Giáo Hội - vượt qua mọi thứ ranh giới được thiết lập bởi con người và chia cách con người. Chúng ta tất cả là con cái của Thiên Chúa, được cứu chuộc bởi máu Con Ngài, là Chúa Giêsu Kitô. Cảm nghiệm tính phổ quát của Giáo Hội là một kinh nghiệm tuyệt vời được liên kết với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Hình ảnh của Giáo Hội tùy thuộc vào chúng ta – vào đức tin và sự thánh thiện của chúng ta. Chính là tùy nơi chúng ta mà Tin Mừng có thể bảo đảm đến được với những ai chưa nghe nói về Chúa Kitô hay chưa được biết thấu đáo về Ngài.

Ngày mai, Phêrô của thời đại chúng ta – là Đức Thánh Cha Phanxicô - sẽ đến ở giữa chúng ta. Ngày mốt, chúng ta sẽ chào đón ngài cũng ở nơi này. Trong những ngày sau đó, chúng ta sẽ lắng nghe lời nói của ngài và cầu nguyện với ngài. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng tại Đại hội Giới trẻ Thế giới là có một nét đẹp và là một đặc điểm của lễ hội đức tin này.

Và cuối cùng là câu hỏi thứ ba, câu hỏi cuối cùng: Chúng ta đi đâu và những gì chúng ta sẽ mang theo với chúng ta từ nơi này? Cuộc gặp gỡ của chúng ta sẽ chỉ kéo dài một vài ngày. Đó sẽ là kinh nghiệm cao độ, thiêng liêng, và ở một mức độ nhất định, là vất vả về thể chất. Sau đó, chúng ta sẽ trở về nhà, gia đình, trường học, hay các trường đại học của chúng ta và đến những nơi chúng ta làm việc. Nên chăng chúng ta đưa ra một số quyết định quan trọng trong những ngày này? Nên chăng chúng ta thiết lập một số mục tiêu mới trong cuộc sống của chúng ta? Nên chăng chúng ta nghe thấy giọng nói rõ ràng của Chúa Giêsu, nói với chúng ta hãy để lại tất cả mọi thứ và theo Ngài?

Chúng ta sẽ trở lại đời thường của mình với những gì? Tốt hơn đừng lường trước những câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng chúng ta hãy đón nhận thử thách. Trong những ngày này, chúng ta hãy chia sẻ với nhau những gì là có giá trị nhất. Hãy để chúng ta chia sẻ niềm tin của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta, hy vọng của chúng ta. Các bạn trẻ thân mến, cầu xin cho những ngày này là một cơ hội để hình thành con tim và tâm trí các bạn. Hãy lắng nghe các bài Giáo Lý của các giám mục. Hãy lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha Phanxicô. Hãy tham gia hết lòng trong phụng vụ thánh. Hãy trải nghiệm tình yêu thương xót của Chúa trong bí tích hòa giải. Hãy khám phá các nhà thờ tại Krakow, sự phong phú trong nền văn hóa của thành phố này, cũng như sự hiếu khách của dân cư và của những người trong các thị trấn lân cận, nơi mà chúng ta sẽ nghỉ ngơi sau một ngày cực nhọc.

Krakow sống động với mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa, nhờ chị Faustina khiêm nhường và Đức Gioan Phaolô II, là những người đã làm cho Giáo Hội và thế giới nhạy cảm với tính đặc thù này của Thiên Chúa. Khi quay trở lại quốc gia các bạn, gia đình và cộng đồng các bạn, xin mang theo những tia lửa của lòng thương xót, nhắc nhở mọi người rằng “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5: 7). Hãy mang theo ngọn lửa đức tin của mình và làm bùng cháy với những ngọn lửa khác, để tâm hồn con người chung một nhịp đập với Thánh Tâm Chúa Kitô, vốn là “một ngọn lửa cháy rực của tình yêu.” Xin cho ngọn lửa yêu thương bao trùm thế giới của chúng ta và giải thoát nó khỏi ích kỷ, bạo lực và bất công, để một nền văn minh thiện hảo, hòa giải, tình yêu và hòa bình sẽ được tăng cường trên trái đất của chúng ta.

Tiên tri Isaia nói với chúng ta ngày hôm nay “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng” (Is 52: 7). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một sứ giả như vậy – Ngài là người khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, là một người bạn của giới trẻ và của các gia đình. Và các bạn hãy nên là những sứ giả như thế. Hãy mang những tin tức tốt lành về Chúa Giêsu Kitô đến cho thế giới. Hãy làm chứng rằng thật là đáng và thật là cần thiết để ủy thác cho Ngài số phận của chúng ta. Hãy mở rộng cánh cửa tâm hồn cho Chúa Kitô. Hãy rao giảng với niềm tin như Phaolô, “cho dầu là sự chết hay sự sống,[..] hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rom 8:.38-39)
 
Nhân dịp Cha Jacques Hamel bị sát hại, người viết xã luận của Wall Street Journal công bố trở lại Công Giáo
Vũ Văn An
23:47 26/07/2016
Sohrab Ahmari, người viết xã luận cho tập san Wall Street Journal, vừa tuyên bố trên Twitter rằng anh đang học đạo để trở lại Đạo Công Giáo.

Tuyên bố trên Twitter của anh viết: “#TôiLàJacquesHamel: Thực sự, đây là giây phút đúng đắn để tuyên bố rằng tôi đang trở lại Đạo Công Giáo Rôma dưới sự dạy dỗ tại @LondonOrat.”

Hàng chữ sau dấu # (hashtag) “TôiLàJacquesHamel” có ý nói đến linh mục người Pháp, Cha Jacques Hamel, người vừa bị hạ sát dã man bởi bọn qúa khích duy Hồi Giáo lúc đang cử hành Thánh Lễ ở miền Bắc nước Pháp, gây xúc động và phẫn nộ khắp thế giới.

Còn “@LondonOrat” là trương mục Twitter của Nguyện Đường Brompton Thánh Philip Neri ở London, gọi tắt là “Nguyện Đường London” nổi tiếng về phụng vụ và âm nhạc truyền thống.

Trả lời một ai đó “tweet” cho anh hay Nguyện Đường London “có lẽ là một trong các nơi tốt nhất trên trái đất để tiếp nhận việc dạy dỗ”, Ahmari đã đồng ý, và “tweet” lại: “Tôi đồng ý. Một cách cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng cũng thành thực thấy kỳ diệu”.

Ahmari sinh tại Tehran, Iran và di dân qua Hoa Kỳ lúc 13 tuổi. Dù có bằng cử nhân luật của Đại Học Northeastern ở Boston, anh lại có hứng làm việc như một nhà báo sau cuộc tranh cử đầy tranh cãi năm 2009 ở Iran và các cuộc phản đối sau đó. Trong chức vụ hiện nay, anh viết các bài xã luận cho ấn bản Âu Châu của tờ Wall Street Journal.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự: Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở St Petersburg, Florida.
Trần Mạnh Trác
07:57 26/07/2016
Xem hình ảnh


Trước khi đi nghỉ hè ở Clearwater, một bãi biển nối tiếng có cát trắng nước xanh cuả khu vực St Petersburg Florida, chúng tôi đã dò hỏi việc đi lễ Chuá Nhật ở một nhà thờ VN nào đó, nhưng hoài công!

Cho nên khi tìm ra Gx Các Thánh Tử Đạo VN ở ngay giữa lòng thành phố St Pertersburg, chúng tôi coi đó như thể tìm được một viên ngọc quí còn nằm trong miệng con trai.

Mà là một viên ngọc thật, được thời gian tôi luyện, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đó là một nguyện đường nhỏ, kiến trúc đơn sơ giống như một hội trường hơn là một nhà thờ, sơn màu trắng, dịu dàng và trong sáng giữa những hàng cây xanh mát.

Cộng đoàn giáo dân ở đây có một trang lịch sử dài khởi đầu từ thời tị nạn Cộng Sản năm 1975, nghiã là cũng kỳ cựu giống như những cộng đoàn Công Giáo Việt Nam kỳ cựu nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng sự việc họ ít được biết tới có thể là vì họ đã không được may mắn bằng các cộng đòan 'đồng lưu' khác.

Theo bài 'Tâm Tình Mục Tử' do cha xứ Nguyễn Vũ Việt viết, thì " Riêng với Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ việc phải mượn các nhà thờ, nhà nguyện, trường học để dâng lễ, sinh hoạt, giờ đây chúng ta đã có một nơi riêng để thờ phượng và sinh hoạt theo ngôn ngữ của mình"

Nghĩa là mãi tới năm 2005, 30 năm sau, họ mới được giáo phận cho phép và xây xong một ngôi đền thờ Các Thánh Tử Đạo VN.

Ở Hoa Kỳ, mỗi địa phận có một chính sách riêng về vấn đề 'giáo xứ thể nhân'. Có nơi như ở Texas, các giám mục cho phép xây nhà thờ và được sinh hoạt độc lập ngay, còn trái lại ở California hoặc Florida (?) thì các vị đó ngần ngại vì sợ có sự phân chia mỏng chăng?

Cho nên sự chậm trễ không do việc người dân thiếu lòng hay thiếu cuả, mà là do hoàn cảnh 'éo le'.

Hai chữ 'eó le' cũng có thể áp dụng cho Cha Xứ mới vì Cha Việt là cháu ruột cuả cha Nguyễn Văn Lý, người tù lương tâm nổi tiếng. Dưới chính sách 'tru di tam tộc', Ngài dù đã 3 lần thi đậu vào Đại Chủng Viện Phú Cường, nhưng bị nhà cầm quyền không cho đi tu...Sau chín năm trời như vậy, năm 2001 Ngài bị bắt với tội danh làm gián điệp.

Mãi tới năm 2005, Ngài được can thiệp cho đi tị nạn ở Mỹ. Ngài đã xin đi tu cho giáo phận St Petersburg và được thụ phong linh mục vừa mới được 3 năm, tức là sau khi lận đận đi tìm Ơn Gọi một khoảng thời gian dài tới 21 năm.

Đi dự thánh lễ ngày Chuá Nhật vừa qua, nhìn cảnh sinh hoạt của một cộng đoàn người Việt, ông bà cha mẹ con cái riú rít dẫn nhau đi lễ, các cô giáo thầy giáo ghi danh các em học Việt Ngữ, các sơ từ VN lo săn sóc nhà thờ, các bà 'hội đoàn' mời khách mua rau gây quỹ, tôi tự dưng cảm thấy một cái gì âm ấm, một cái gì thân quen...như thể đi lễ ở giáo xứ nhà mình vậy.

Với một cộng đoàn có bề dày lịch sử như thế này, thì một trang giấy không thể diễn tả đủ được, xin hẹn quí độc giả một kỳ khác vậy.
 
Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2016 - Kỷ niệm 10 năm thiết lập Nguyễn đường Đức Mẹ La Vang ờ thủ đô Hoa Kỳ
Lm Peter Võ Sơn
09:41 26/07/2016
Washington DC.-- Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2016 - Kỷ Niệm 10 Năm Thiết Lập Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang với chủ đề “Lòng Thương Xót Của Chúa và Đức Mẹ La Vang” do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức cuối tuần qua tại Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thành Phố Arlington, Bang Virginia, Hoa Kỳ.

Hình ảnh

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, Lm Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền Trung Đông, Lm Phạm Hương và quý Cha (GX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA), Đức Ông Walter R. Rossi (Quản Nhiệm VCTĐ, Washington DC), Lm Vito A. Buonanno (Đặc Trách Hành Hương VCTĐ), Lm Michael D. Weston (Đặc Trách Phụng Vụ VCTĐ), cùng với các thành viên trong Ban Tổ Chức hân hoan chào mừng quý Đức Ông, qúy Cha, quý Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Cộng Đồng Công Giáo trong Miền Trung Đông Hoa Kỳ và nhiều khách hành hương với bảng tên và cờ hiệu từ nhiều Tiểu Bang Hoa Kỳ về tham dự Đại Hội Đức Mẹ La Vang.

Ngày Thứ Sáu (22/7/2016) tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Holy Martyrs of Vietnam Church), Arlington, Virginia. Thánh Lễ Khai Mạc lúc 6:00 giờ tối được chủ sự bởi Lm Giuse Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền Trung Đông, thuyết giảng: Lm. Nguyễn Văn Nghiêu, OP. Kế đến, Đêm Canh Thức Diễn Nguyện: Chia Sẽ Chứng Nhân Lòng Thương Xót Chúa, và Hội Diễn Thánh Ca.

Ngày Thứ Bảy (23/6/2012) tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hoa Thịnh Đốn (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, Washington DC.):

Từ 9:00 giờ sáng, nhiều khách hành hương đã về Vương Cung Thánh Đường; 10:00 am - Ca Đoàn Tổng Hợp tổng dợt cho Thánh Lễ Đại Trào; Quý Cha ngồi tòa ban Bí Tích Hòa Giải cho khách hành hương để được lãnh ơn toàn xá Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lúc12:00 giờ trưa, Nghi Thức Khai Mạc Cung Nghinh Đức Mẹ La Vang được chủ sự bởi Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí. Dàn chào ở bậc thang trước Vương Cung Thánh Đường và dẫn đầu đoàn rước kiệu là anh em trong Hội Hiệp Sĩ Knights of Columbus. Đi đầu đoàn rước kiệu là Hương và Thánh Giá nến cao, Cộng đồng Dân Chúa rước kiệu theo Miền: 1. CĐ Nữ Vương Hồn Xác Lên Trời Allentown, PA; 2. GX Các Thánh TĐVN, Arlington, VA; 3. CĐ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Reading, PA; 4. GX Đức Mẹ La Vang Baltimore, MD; 5. CĐ Đức Mẹ La Vang Chantilly, VA; 6. GĐ Me Thiên Chúa Harrisburg, PA; 7. GĐ Thánh Cả Giuse York, PA; 8. GĐ Thánh Phaolô Tông Đồ Lebanon, PA; 9. GĐ Các Thánh TĐVN Lancaster, PA; 10. CĐ Đức Mẹ Việt Nam Hampton, VA; 11. CĐ Đức Mẹ La Vang Norfolk, VA; 12. CĐ Các Thánh TĐVN, Richmond, VA; 13. Cộng Đồng Pittsburgh, PA; 14. Cộng Đồng Philadelphia (đại diện 7 Cộng Đoàn); 15. GX Mẹ Việt Nam Washington DC; 16. Các Bà Mẹ Công Giáo; 17. Các Đoàn Thể đồng phục; 18. Đoàn Hướng Đạo; 19. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Miền Trung Đông; 20. Đoàn Tung Hoa; 21. Đoàn Giúp Lễ (GX Mẹ Việt Nam, Washington (10 em) - Ban Nghi Lễ của Giáo Xứ); 22. Ban Thánh Thư; 23. Quý Thầy và Linh Mục Đoàn; 24. Giáo Dân ngoài Miền Trung Đông và không thuộc các Cộng Đoàn ghi trên.

Thánh Lễ Đại Trào Kính Trọng Thể Đức Mẹ La Vang vào lúc 1:00 giờ chiều được chủ sự bởi Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn; thuyết giảng: Lm. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD.

Việc tổ chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng qua. Thánh Lễ Khai Mạc, Đêm Diễn Nguyện tại Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington và Thánh Lễ Đại Trào Kính Trọng Thể Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rất sốt sắng và trang nghiêm, thành công tốt đẹp.

Đại Hội Đức Mẹ là dịp để cảm tạ Đức Mẹ La Vang muôn ơn lành cầu bầu cùng Chúa, cách riêng cho mọi thành phần dân Chúa trong Liên Đoàn Công Giáo.

Nhân dịp Kỷ Niệm 10 Năm Thiết Lập Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang, chúng ta không quên sự kiện lịch sử quan trọng cách đây 10 năm: Lễ Khánh Thành Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang được cử hành Sáng Thứ Bảy 21 tháng 10 năm 2006. Có 4 Giám mục, 150 Linh mục, nhiều cộng đồng dân Chúa và nhiều khách hành hương. Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể (Nguyên Tổng Giám Mục Huế - nơi có Linh Địa La Vang) chủ sự Nghi Thức Dâng Hương - Khai Mạc Cung Nghinh Đức Mẹ. Tham dự rước kiệu và Thánh Lễ có Đức Cha Đominicô Mai Thanh Lương (Nguyên Giám Mục Phụ Tá Orange, cựu Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VNHK), Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa (nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2001-2007), Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt (Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội), và Đức Cha Donald Wuerl (Tổng Giám mục TGP Thủ Đô Washington). Thánh Lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ La Vang được cử hành bởi Đức Tổng Donald, Đức Cha Đominicô thuyết giảng. Sau Thánh Lễ, Giám mục và Linh mục đoàn, đại diện tu sĩ nam nữ, giáo dân đến Nguyện Đuờng Mẹ La Vang; Nghi Thức Cung Hiến Thánh Tượng Mẹ La Vang và Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang được chủ sự bởi Đức Tổng Giám mục Thủ Đô Washington.

Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nơi tôn kính Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - quan thầy của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, là một công trình nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo ở thủ đô Washington, DC; Tòa nhà cao nhất ở Washington DC. Vương Cung Thánh Đường được coi là Nhà Thờ lớn nhất tại Hoa Kỳ, và lớn thứ hai mươi mốt trên thế giới; khởi công xây dựng năm 1920, tọa lạc trên một khu đất do Đại học Công Giáo Hoa Kỳ hiến tặng; người thầu xây dựng tên là John MacShain (Philadelphia, Pennsylvania).

Vương Cung Thánh Đường được xây dựng theo phong cách các nhà thờ thời trung cổ, có chiều dài 459 ft (140 m), rộng 240 ft (73 m), và cao 237 ft (72 m); nhiều mái vòm trang trí tranh khảm giống Vương Cung Thánh Đường Thánh Máccô ở Venice (Nước Ý); có hơn 2.000 chỗ ngồi; có 71 Nhà Nguyện tôn kính Đức Mẹ Maria. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận cho Liên Đoàn Công Giáo Viêt Nam tại Hoa Kỳ thiết lập Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; Tài chánh cho Nguyện Đuờng Mẹ La Vang là quà tặng của người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Thánh Đường được mở cửa chính thức năm 1959 dù công trình chưa hoàn tất. Năm 1990, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị nâng Đền Thánh lên hàng Vương Cung Thánh Đường. Mỗi ngày, Vương Cung Thánh Đường đón khách hành hương 5 tiếng đồng hồ, 7 ngày một tuần và 365 ngày trong năm. Mỗi ngày có ít nhất 6 Thánh Lễ; Bí Tích Rửa Tội và Hôn Phối không cử hành tại đây vì có tích cách thuộc cộng đồng địa phương. Vương Cung Thánh Đướng đã đón tiếp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hoàng Biển Đức XVI, và tháng 9 năm vừa qua đón Giáo Hoàng Phanxicô nhân dịp Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, phong thánh Cha Junipero Serra. Mỗi năm có hơn một triệu khách hành hương từ các Tiểu Bang Hoa Kỳ và trên thế giới viếng thăm.
 
Chương trình, địa chỉ và đề tài Giáo lý tiếng Việt tại WYD 2016 Krakow Balan
VietCatholic Network
18:02 26/07/2016
Chúng tôi xin thông báo về địa chỉ mới cho 3 buổi Giáo lý tiếng Việt tại Đại hội Giới Trẻ Thế Giới, Krakow, Balan, mà chúng tôi vừa nhận được do Ban Tổ chức gửi.

Dear Animation Group Leader,

The WYD 2016 Catechesis Department kindly informs, that your group P-3042-VN has been assigned to the animation of the following catechesis venue in Vietnamese:
1.01.2.4 Zgromadzenie Służebnic Najświętszego Serca Jezusowego
ul. Garncarska 24
31-115 Kraków
It can receive up to 150 pilgrims.
Click here for Map

The catecheses will take place on the following days:
Wednesday 27th July
Thurday 28th July
Friday 29th July

Catechesis Outline>

31st World Youth Day, Krakow 2016

Catechesis is scheduled to take place on three mornings:
Wednesday 27th July: Joseph VU VĂN THIÊN vuthienhp@gmail.com
Thurday 28th July: Joseph VU VĂN THIÊN vuthienhp@gmail.com
Friday 29th July: Joseph VU VĂN THIÊN vuthienhp@gmail.com

Each session will start at 9:00 a.m. and end at 12:00 noon and observe the following outline:
9:00 a.m.: Preparation (animation team) The young people arrive and are welcomed by the animation team There are songs and prayer (to create a climate of listening and quiet)

9:30 a.m.: Catechesis session (bishop catechist) Liturgical greeting. The bishop is introduced Announcement of the day’s topic Catechesis given by the bishop (around 20 minutes)

10:00 a.m.: Conversation with the young people (bishop catechist with the help of the animation team)1 The young people address questions to the bishop catechist, give testimonies, etc. A song

10.30 a.m.: Break 11:00 a.m.: Mass (presided by the bishop catechist who gives a short homily)2
12:00 noon: End

Please note that there has been a change in the time schedule: The hours of the catechesis are 9 am - 12 pm.
In order to ensure that the young people will have time after catechesis to reach the venues for the afternoon events, the Krakow Organising Committee have brought the time forward and shortened the duration so that the sessions will end at 12 noon instead of at 1 p.m.

Attached you will find a link to the (nonobligatory) WYD song book.
We wish to remind that the animation groups are responsible for providing the liturgy text during the Holy Mass.

Here you are the list of Bishops and their e-mails. Please note that this information will be strongly confidential and should only serve for organizational matters.

In the time of the catechesis there will be the Pilgrimage of Mercy, to which a third of the whole group of pilgrims of each catechesis venue will be assigned.

This does not apply to people directly responsible for the catechesis' animation. They will be able to attend the pilgrimage in any given time excluding the time of the catechesis.


Please contact immediately the Sisters from the assigned catechesis venue in order to establish the details:

12 422 57 66 internal: 66
kosciolnspj@sercanki.org.pl

The coordinators can be reached via Email in either English or Polish.
We are looking forward to welcoming you in Poland!
God Bless you,

Catechesis Department
Phone: +48 572 902 755
E-mail: katechezy@krakow2016.com
Web: www.krakow2016.com
Facebook: facebook.com/swiatowydzienmlodziezy

During catechesis/World Youth Day events, the animation group is responsible for the content of the performance it renders.
The World Youth Day Committee and its affiliates do not take responsibility for any infringement or illegal use of songs and/or performances committed by the animation groups under copyright.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tấm khăn phủ quan tài có các ý nghĩa nào?
Nguyễn Trọng Đa
20:59 26/07/2016
Giải đáp phụng vụ: Tấm khăn phủ quan tài có các ý nghĩa nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sách Nghi thức An táng Công Giáo được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ đọc trong số 39 như sau: "Màu phụng vụ được chọn cho tang lễ nên bày tỏ niềm cậy trông Kitô giáo, nhưng không được xúc phạm đến nỗi đau hay nỗi buồn của con người [Con xin nhấn mạnh]. Tại Hoa Kỳ, các lễ phục trắng, tím, hoặc màu đen có thể được mang ở nghi thức tang lễ, các nghi thức và Thánh Lễ cầu cho người chết". Một linh mục, mà con quen biết, mặc lễ phục màu đen tại đám tang, gần đây cũng bắt đầu sử dụng một tấm khăn phủ màu đen lên quan tài, cho rằng nguyên tắc "làm phong phú lẫn nhau" của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về hai biểu thức của Nghi Lễ Rôma sẽ biện minh cho hành động như vậy, và cũng lưu ý rằng một tấm khăn phủ quan tài màu trắng là không được qui định chặt chẽ theo chữ đỏ, nhưng tấm khăn phủ quan tài màu đen cũng không bị cấm. Ngoài ra còn có các vấn đề cơ bản của sự tương thích nữa. Có lẽ là hơi kỳ khi áo lễ màu đen, còn tấm khăn phủ quan tài lại màu trắng. Thưa cha, cha có tin rằng một tấm khăn phủ quan tài đen trong các nghi thức tang lễ cua Novus Ordo là hợp pháp không? Sử dụng tấm khăn thế nào trên nhà mồ giả (catafalque) trong thánh lễ các Đẳng Linh Hồn theo Novus Ordo? - W. G., Petaluma, California, Hoa Kỳ
.

Đáp: Tấm khăn phủ quan tài, là một tấm vải phủ lên quan tài khi quan tài được đưa vào nhà thờ, và được sử dụng trong tang lễ. Từ ngữ pall (tấm phủ quan tài) xuất phát từ tiếng Latin pallium, hay áo choàng.

Trong lịch sử, chức năng ban đầu của nó là có tính thực tiễn, vì nó phủ lên xác người nghèo, khi không có khả năng mua quan tài. Sau đó, tấm khăn được phủ lên quan tài, và cũng được sử dụng bởi những người giàu có. Tấm khăn phủ quan tài như vậy thường là vải có hoa văn rất phong phú trong nhiều màu sắc, và chỉ sau đó nó trở thành chủ yếu là màu đen.

Trong thực tế, việc sử dụng một tấm khăn phủ quan tài màu trắng đã trở nên khá phổ biến cho các đám tang trong những năm gần đây, nhất là tại Hoa Kỳ và Canada. Việc sử dụng nó đã được đề nghị trong một tài liệu của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales vào năm 1990, nhưng tôi không biết liệu nó đã được chấp nhận rộng rãi chăng. Việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài là khá hiếm ở Ireland và Ý, cũng như ở hầu hết các nước nói tiếng Tây Ban Nha.

Sau đây là các điều liên quan đến việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài trong Sách Nghi thức An táng Công Giáo:

"38. Nếu đó là tập tục trong cộng đồng địa phương, một tấm khăn có thể phủ lên quan tài khi quan tài được đưa vào nhà thờ. Là sự nhắc nhở của chiếc áo rửa tội của người quá cố, tấm khăn phủ quan tài là một dấu hiệu của phẩm giá Kitô giáo của con người ấy. Việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài cũng có nghĩa rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa (xem Giacôbê 2: 1-9). ... Chỉ có các biểu tượng Kitô giáo có thể được đặt lên trên hoặc gần quan tài trong phụng vụ tang lễ. Còn bất kỳ biểu tượng khác, thí dụ, cờ quốc gia, hoặc cờ hoặc phù hiệu của các hiệp hội, không có chỗ trong phụng vụ tang lễ.

"132. Bất kỳ cờ quốc gia, hoặc cờ hoặc phù hiệu của các hiệp hội, mà người quá cố đã thuộc về, sẽ được loại bỏ khỏi quan tài ở lối vào nhà thờ. Chúng có thể được đặt lại, sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ".

Quy định về màu sắc của tấm khăn này không được đề cập, và trong ý nghĩa này, việc sử dụng một tấm khăn màu đen hoặc màu tím là không trái với các qui định. Tuy nhiên, như nghi thức nhắc rằng tấm khăn phủ quan tài là một biểu tượng của phép rửa, nó sẽ có vẻ phi lý khi sử dụng tấm khăn màu đen để tượng trưng cho bí tích này.

Phải thừa nhận rằng đây là một ý nghĩa tương đối mới cho tấm khăn phủ quan tài,vì chức năng ban đầu của nó, như đã thấy ở trên, là rất thực tiễn. Chỉ sau đó các ý nghĩa biểu tượng mới được phát triển.

Tượng trưng cho phép rửa tội và sự sống lại chắc chắn là ý nghĩa có giá trị, và do đó tấm khăn phủ quan tài màu trắng luôn có thể được sử dụng, và thực sự thường được khuyến nghị.

Ý nghĩa thứ hai của việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài, là rằng mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, cũng là một khuyến nghị mục vụ, để tránh phô trương tại thời điểm của tang lễ, qua việc sử dụng quan tài cầu kỳ và tốn kém.

Nghi lễ phụng vụ của Hội Đồng Giám Mục Canada có nhận xét thú vị về việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài:

"Nếu chúng ta lắng nghe một cách cẩn thận các văn bản được sử dụng tại một phụng vụ tang lễ, chúng ta phát hiện ra rằng có nhiều lời nhắc đến phép rửa tội của người nay đã qua đời. Một lời nhắc xảy ra vào lúc bắt đầu phụng vụ, trong nghi thức đón nhận quan tài. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của phép rửa của người đó, Giáo Hội tại Canada khuyến khích việc sử dụng một Tấm khăn phủ quan tài trong phụng vụ tang lễ. Tấm khăn này được phủ lên quan tài trong nghi thức tiếp nhận quan tài vào nhà thờ, bởi các thành viên gia đình, bạn bè, hoặc do các thừa tác viên của giáo xứ. Tấm khăn phủ quan tài là một sự nhắc nhở đến chiếc áo rửa tội màu trắng, dấu hiệu của phẩm giá Kitô giáo của con người. Cũng như Kitô hữu mới được mặc quần áo trắng khi người đó trở thành một thành viên của Giáo Hội, quan tài được phủ một tấm vải trắng khi con người tham gia vào một cuộc sống mới trong sự phục sinh của Chúa Giêsu. Việc phủ khăn lên quan tài là một cách để nói lên căn tính của người đã chết; nó tuyên xưng rằng điều tuyệt vời nhất mà có thể nói về người chết, là người đó là một anh chị em của Chúa Kitô, một thành viên của Giáo Hội. Tấm khăn phủ quan tài cũng là một dấu hiệu của đức cậy, của sự sống lại, của đời sống mới bên kia cuộc đời này, một bảng hiệu nói đến một mối quan hệ liên tục với người đã chết trong thời gian tới. Việc sử dụng tấm khăn này cũng thể hiện rằng, trong con mắt của Thiên Chúa tất cả mọi người đều là bình đẳng (Sách Nghi thức An táng Công Giáo, số 38). Người ta cũng có thể nói rằng chính tấm khăn phủ quan tài màu trắng là biểu tượng; nó không cần phải có bất kỳ biểu tượng được thêm vào nó nữa, để giải thích hoặc đưa thêm vào ý nghĩa. Căn tính này của người đã chết như một Kitô hữu được Giáo Hội xem là cơ bản và chính yếu, và nó là trọng tâm một cách đặc biệt. Vì lý do này Phần dẫn nhập chung về Sách Nghi thức An táng Công Giáo nói rằng, chỉ có các biểu tượng Kitô giáo có thể được đặt trên hoặc gần quan tài trong phụng vụ tang lễ. Cờ và phù hiệu của các hiệp hội, kể cả các hiệp hội Kitô giáo, nên được đặt ở nơi khác, hoặc ít nhất lấy ra khỏi quan tài trong nghi thức phụng vụ".

Điều trên đây là khá điển hình của các hướng dẫn giáo phận ở trong nhiều miền của Hoa Kỳ và Canada. Thí dụ, một giáo phận Hoa Kỳ cho biết thêm một số chi tiết khác:

"Một tấm khăn phủ quan tài có thể được sử dụng, phủ hoàn toàn quan tài. Tấm khăn là màu trắng nếu nó được xem như tượng trưng cho chiếc áo rửa tội. Nó có thể được trang trí với các biểu tượng Kitô giáo, và có thể kết hợp màu sắc khác thích hợp cho đám tang. Việc phủ tấm khăn lên quan tài nên được thực hiện bởi các thành viên gia đình hoặc bạn bè vào đầu Thánh Lễ an táng, kèm theo ánh sáng của cây nến Phục sinh, và đặt các vật thích hợp trên quan tài, thí dụ: một cuốn Kinh Thánh, một chuỗi tràng hạt, tượng Thánh giá, hoa.

"Đối với Thánh Lễ an táng với nghi thức vinh dự quân sự dành cho quân nhân Hoa Kỳ, đang tại ngũ hoặc đã về hưu, tập tục là rằng quan tài khi vào và khi ra nhà thờ đều được phủ cờ Hoa Kỳ. Lá cờ được lấy ra khi quan tài đi vào, để có thể được rảy nước thánh, và tấm khăn được phủ lên quan tài, như một lời nhắc nhở cho phép rửa tội của người quá cố. Vào cuối nghi thức phụng vụ, tấm khăn phủ quan tài được cất đi, và lá cờ được một lần nữa được phủ lên quan tài".

Tài liệu nêu trên của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales thậm chí có một số lời khuyên cho giám đốc tang lễ, liên quan đến việc thiết kế quan tài chịu ảnh hưởng bởi việc sử dụng tấm khăn phủ quan tài:

"Mặc dù có truyền thống lâu đời rằng một cây thánh giá lớn đã được gắn lên hầu hết các quan tài được sử dụng tại các đám tang Công Giáo, cần nhắm cho tương lai rằng quan tài có thể được phủ bởi một tấm khăn màu trắng không trang trí, và rằng, như là một phần của buổi phụng vụ, một cây thánh giá và/hoặc cuốn Kinh Thánh được đặt lên trên. Điều này cho thấy cần một bề mặt phẳng phía trên của quan tài. Nếu một tấm khăn màu trắng (một miếng vải trắng lớn được sử dụng để phủ quan tài) được sử dụng, giám đốc tang lễ có thể được yêu cầu giúp xếp nó lại, sau khi nó được lấy đi vào cuối buổi lễ. Bởi vì một tấm khăn trắng và/hoặc một thánh giá hoặc cuốn Kinh Thánh có thể được đặt lên quan tài ở đầu buổi lễ, chúng tôi yêu cầu bất kỳ các thứ gì khác đặt trên quan tài (thí dụ cờ hoặc hoa/vòng hoa) phải được cất đi ở cửa nhà thờ. Các thứ này có thể được đặt lại sau khi quan tài rời khỏi nhà thờ".

Nhà mồ giả được đề cập bởi người đọc của chúng tôi là một cấu trúc như quan tài, có phủ tấm khăn, đã được sử dụng cho Thánh lễ cầu hồn, được cử hành sau lễ an táng, để mô phỏng sự hiện diện của người quá cố. Nó cũng được sử dụng vào ngày lễ các Đẳng Linh Hồn ngày 2-11. Việc sử dụng nhà mồ giả đã bị bãi bỏ vào cuối thập niên 1960, và không còn được phép theo hình thức thông thường của các nghi lễ Rôma. Điều này đã được ghi nhận bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong phụ lục của phiên bản 1975 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:

"Mặc dù nghi thức làm phép cuối tại nhà mồ giả hoặc tấm khăn phủ đã bị loại trừ, được phép cử hành phụng vụ lễ tang, trong đó có phần làm phép cuối, trong trường hợp vì do thể lý hoặc về mặt đạo đức mà thi thể của người quá cố không thể hiện diện được (tháng 11-1970)".

Sự xá giải và làm phép cuối tại nhà mồ giả vẫn là một phần của hình thức ngoại thường, và việc sử dụng nó là thích hợp trong bối cảnh ấy. (Zenit.org 26-7-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Chương trình Giáo lý tiếng Việt tại WYD 2016 ở Krakow, Ba Lan
VietCatholic Network
19:25 26/07/2016
 
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo tại Hưng Hóa : ''Xin Thầy cho em chuyển sang lương dân''
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
12:09 26/07/2016
Câu chuyện truyền giáo tại Hưng Hóa “Xin Thầy cho em chuyển sang lương dân”

Lào Cai, lúc 8g00, ngày 23.7.2016

Tôi vừa điểm tâm xong và chuẩn bị cho công việc cuối tuần. Thứ Bảy “máu chảy vào tim”. Công việc mục vụ cuối tuần rất bận rộn. Từ trong phòng riêng, tôi bỗng nghe có tiếng gọi “Cha có nhà không”?

Linh mục: Có, đợi tôi chút. Mời chị vào nhà khách? Ô chị T! Chị đi với ai ?

Chị T: Thưa, con đi 2 người, con và chị L.

Linh mục: Ồ!!! chào hai chị. Mời hai chị ngồi? Ôi chết dừng bỏ dép ra vì nhà khách này dành cho mọi người mà!

Chị T: Dạ vâng. Thưa cha, đây là chị L, gần nhà con (một phường tại Lào Cai). Xin giới thiệu với chị, đây là cha xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành.

Linh mục: Rất vui được biết tên chị và được chị đến chơi?

Chị L: Dạ chào Thầy, em tên là L. “Hôm nay, em đến để xin Thầy một điều và mong Thầy giải quyết” (nghiêm nghị nói)?

Linh mục: Chị cứ nói, tôi có thể giúp chị được gì tôi sẽ giúp?.

Chị L: Dạ, thưa Thầy cho em thôi theo Đạo để em về với Phật, bên lương dân ạ ? Bởi vì bà ngoại em theo Đạo, khi nhỏ ở dưới quê em cũng được theo bà ngoại đi nhà thờ, dâng hoa nhưng từ năm 1966 lên đây không có nhà thờ em chẳng được đi nhà thờ. Em lại lấy chồng không Công Giáo, các con chẳng ai theo Đạo cả. Em muốn thôi Đạo để trở về Lương và trở về một mối cho thuận tiện. Kẻo chẳng ở bên nào rồi lại thiệt thòi!

Linh mục: Cám ơn chị đã đến chơi và còn nói chuyện tâm linh cho tôi biết. Chị ạ, chuyện tâm linh là chuyện riêng tư nhưng chị đã chia sẻ thì tôi sẵn sàng lắng nghe. Chắc ngày xưa ở xuôi chị đã được lãnh nhận phép Rửa Tội rồi phải không?

Chị L: Em cũng chẳng biết! Vì lâu quá rồi!

Linh mục: Sự thường người Công Giáo vùng xuôi có thói quen rửa tội cho các cháu từ lúc nhỏ mà gia đình chị sống trong vùng Hà Nam, Đạo Công Giáo nhiều nên chị được rửa tội rồi!

Chị L: Dạ vâng, nhà em gần nhà thờ. Ông bà ngoại em sùng Đạo lắm, dậy đọc Kinh từ 4g00 sáng. Ông bà không bỏ lễ Chúa Nhật bao giờ!

Linh mục: Chị còn thuộc Kinh nào không?

Chị L: Dạ không. Chỉ đọc theo thì nhớ được vài ba câu.

Linh mục: Chị còn nhớ làm dấu không?

Chị L: Dạ còn nhớ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Đúng không?

Linh mục: Đúng rồi. Vậy là chị đã có ấn tín của Chúa ghi trên trán. Chị là người Công Giáo rồi. Chị biết Đạo Công Giáo là thờ Chúa. Người là Đấng cao cả hơn hết mọi người. Không ai có thể tốt hơn Chúa. Cũng không ai có thể thấu hiểu người khác hơn Chúa. Vì thế, nếu chị muốn bỏ Chúa mà đi theo các thần khác thì đó là điều dại dột nhất trên đời. Chẳng khác gì bỏ bố mà đi theo người khác. Bỏ Trời mà theo các thụ tạo khác thì quả là dại chị ạ. Các cụ có câu: “Mồ cha không khóc đi khóc đống mối...”. Chị suy nghĩ thật kỹ nhé!

Chị L: Dạ con biết rồi ạ (chị bắt đầu thay đổi và xưng hô là cha). Con thấy xấu hổ quá! Nếu con không lên cha hôm nay thì con dại dột thật! Cám ơn cha. Con cứ áy náy trong người suốt nhiều ngày qua. Đặc biệt, từ hôm có bà bác nói với con, bà đang là hội trưởng Phật giáo nhưng già rồi không đi được nữa và bà muốn con thay thế bà. Con thấy bối rối: “Theo Chúa như bà ngoại hay theo Phật như chồng và con” ? Nhưng giờ này thì con theo Chúa rõ ràng rồi!

Linh mục: Đó là một cơn cám dỗ đấy! Chị L có mấy cháu?

Chị L: Thưa con được ba cháu, hai gái một trai. Các cháu đã xây dựng gia đình hết rồi. Chồng con cũng đã qua đời.

Linh mục: Vậy là chị được tự do quá rồi! Còn gần ngại gì nữa mà không đi nhà thờ?

Chị L: Dạ vâng. Từ nay con sẽ đi. Chị T chở tôi đi với nhé (nghiêng sang chị T) ?

Chị T: Dạ vâng. Em sẵng sàng.

Linh mục: Bắt đầu từ sáng Chúa Nhật này, chị đi nhé? Chúa Nhật tuần này chầu lượt ở Sơn Mãn, chị đi chầu rồi ăn cơm với cha nhé!

Chị L: Con được ăn cơm với cha à?

Linh mục: Có sao đâu! Cha mời cả hai chị mà! Mình đều là con cùng cha trên trời mà!

Chị T và chị L: Cám ơn cha và chúng con sẽ đi!!!

Linh mục: Tặng chị cuốn sách Kinh này để chị đọc mấy Kinh cần “Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh”.

Chị L: Cám ơn Cha nhiều!

Một tiếng đồng hồ trôi đi thật nhanh. Chúng tôi phải chia tay nhau vì chị còn phải về có công việc riêng. Kết quả là chị từ bỏ ý định chuyển sang lương dân và quay trở về với Chúa. Đó chính là ơn Chúa qua sự đồng hành của Mẹ Maria. Ước mong các thành viên Legio thuộc Commitium Lào Cai – Yên Bái đều có những cách tiếp cận phù hợp với những người khô khan và lương dân như chị T, biết dẫn chị L đến với cha xứ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Lạ Bên Đường
Nguyễn Ngọc Liên
22:02 26/07/2016
HOA LẠ BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ngắm bông hoa lạ bên đường
Ngẫm ra Thượng đế phi thường biết bao.
(bt)