Ngày 29-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chạnh Lòng Thương
Lm Vũđình Tường
04:00 29/07/2020
Chúng ta cần lương thực hàng ngày, nhưng nói đến bảo quản thức ăn dư thừa dùng sau mỗi bữa ăn là điều không phải ai cũng quan tâm. Thức ăn dư dùng sau bữa ăn mang tặng thùng rác là cách đơn giản nhất, khỏi phải mất công đóng hộp, bọc kín bỏ tủ lạnh. Có người muốn bữa cơm nào cũng phải có thức ăn hảo hạng, thật nhiều, mới nấu cho bữa đó. Xào xáo lại thức ăn cũ là họ không bằng lòng. Đại đa số có thức ăn là vui rồi, không đòi hỏi thêm gì nữa. Hàng triệu trẻ em trên thế giới chỉ mơ sao có được bữa ăn no trước khi ngủ mà giấc mơ đó khi có, khi không, bởi cha mẹ em bươm chải nguyên ngày, thế mà vẫn không kiếm đủ tiền mua thực phẩm cho con trong ngày. Đức Kitô gặp hoàn cảnh đó trong cuộc sống của Ngài. Dưới ách đô hộ của Lamã, những kẻ thống trị và cộng tác viên của họ sống sung túc, yến tiệc linh đình. Bên cạnh đó là những người nghèo khổ, bần cùng. Họ vất vả làm việc nguyên ngày, dưới điều kiện ngặt nghèo, mà thực phẩm lại thiếu. Tối đến họ không có chỗ nghỉ ngơi an toàn. Đói ăn, thiếu dinh dưỡng, lao nhọc vất vả, điều kiện sống tồi tệ là nguyên nhân dẫn đến đủ các loại bệnh tật. Nhiều người chết rất trẻ. Phúc âmthường nhắc đến việc Đức Kitô chữa trị cho những người đau yếu, bệnh tật vì Ngài chạnh lòng thương, họ như những chiên con không chủ. Gặp Đức Kitô họ coi Ngài như chủ chiên và kéo đến nghe lời Ngài giảng dậy. Ngài ban cho họ thực phẩm tinh thần, chữa bệnh và bảo vệ họ. Không phải tất cả những người đến nghe vì đói khát thực phẩm tinh thần cả đâu, như chính Đức Kitô nhắc họ:

'Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông' Gn 6, 27-28

Đức Kitô dậy đám đông về tình yêu, và lòng thương xót Chúa. Đó là sứ mạng rao giảng của Ngài. Ngoài việc ban cho họ lương thực trường sinh, Đức Kitô còn chữa bệnh cho họ, nguyên nhân bệnh tật, nghèo đói như đã trình bày ở trên. Đây là lần đầu tiên, các tông đồ học từ Đức Kitô tỏ lòng thương xót đám đông, khi các ông xin Đức Kitô giải tán đám đông để họ đi tìm mua thực phẩm vì nơi đồng cỏ trống vắng này không có hàng quán. Các tông đồ cũng để í quan sát, biết rõ đám đông không mang theo thực phẩm, ngoại trừ em bé có dăm cái bánh và vài con cá. Không mang theo thực phẩm có lẽ nhà cũng không có gì để mang. Nếu giải tán, đám đông cũng không có tiền mua thực phẩm. Rõ ràng đám đông nghèo đói về vật chất nhưng rất giầu Lời Chúa, bởi họ đã lắng nghe Đức Kitô nguyên ngày. Rất có thể họ cũng quen thuộc với lời sấm của Isaiah và thường dùng những lời này để an ủi nhau khi gặp khốn khó.

'Đức Chúa sẽ đãi tiệc muôn dân, thịt béo, rượu ngon.... Người xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. Đức Chúa sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người' Is 24, 6-8.

Tông đồ Đức Kitô có lẽ lo lắng tìm đâu đủ thức ăn cho đám đông. Cuối ngày, không tìm được biện pháp tốt hơn, các ông thưa cùng Đức Kitô giải tán họ. Đức Kitô biết việc Người làm, nhưng Ngài nói với các ông. Các anh hãy cho họ ăn. Yêu cầu này quá khả năng của các ông. Văn trong bài đọc xác định chính Thiên Chúa là Đấng lo cho đám đông cả linh hồn lẫn thể xác. Con người có trách nhiệm phụ giúp, làm những công việc như xin Đức Kitô ban ơn, chuẩn bị cho đám đông ngồi thành nhóm nhỏ, phân phát thực phẩm và cuối cùng chính Đức Kitô nhắc các ông đừng phung phí thực phẩm còn dư. Các ông đã thu thực phẩm rải rác trên đám cỏ, và thu được nhiều thúng. Đừng phung phí thực phẩm là bài học chúng ta cần ghi nhớ. Thế giới luôn có người đói khổ, mong ăn no, mặc ấm mà không có; trong khi đó lại có người dùng thực phẩm bừa bãi, dùng chọi nhau chơi vui, hay ăn đua xem ai ăn được nhiều.

Chúng ta học từ Đức Kitô, luôn nhớ dâng lời cảm tạ Chúa ban cho của ăn trước mỗi bữa, ăn và luôn biết dùng thực phẩm Chúa ban với tâm tình cảm mến, biết ơn.

TiengChuong.org

Everlasting Love - Mat 14, 13-21

We all need food daily, but preserving the food left over after a meal not everyone loves to do. Some prefer to have excellent quality food fresh cooked daily, and cooked in large quantities; others appreciate having the left-over food 'recycled'. Many people who live in third world countries are longing to have a full stomach before their bed time. In Jesus' time, the Roman rulers and their elite enjoyed the extravagant lifestyle, while the majority of common people experienced the lack of food supplies. During the day workers laboured long hours in harsh conditions, and received insufficient nutrition for the heavy day's work. At night they lived in the slum areas, and that made many of them sick, and many died before their prime. The crowd came to listen to Jesus because they enjoyed the heavenly food Jesus had to offer, but not all of them had the same intention, as Jesus pointed out,

'You are not looking for me because you have seen the signs but because you had all the bread you wanted to eat Jn 6, 27.

Jesus talked to the crowd about God's everlasting love, the heavenly food. That was His mission. Apart from meeting the crowd's spiritual needs, Jesus showed compassion towards them by healing their sicknesses. The apostles for the very first time show, that they have learnt from Jesus, to have compassion for others. They had observed the crowd during the day, and knew that almost none of them carried any food, except one little boy who had five loaves and two fish. This highlights that the poor came to listen to Jesus. They probably were so poor that they had no extra food to 'BYO' for the day. They certainly lived in poverty, but possibly they weren't poor spiritually. They probably were familiar with the message people used to console one another in times of need that,

'Yahweh will prepare for all peoples a banquet of rich food, a banquet of fine wines... He will remove the mourning veil covering all peoples, and the shroud enwrapping all nations, he will destroy Death forever. The Lord Yahweh will wipe away the tears from every cheek; he will take away his people's shame everywhere on earth' Is. 25: 6-8

The apostles probably had pondered about the food question: where to find food for these people in such an isolated place? Towards the end of the day, they approached Jesus asking Him to disperse the crowds, so they could get food for their physical nourishment. Jesus knew what he was going to do, but he threw the suggestion back to the apostles, saying you feed them yourselves. They were now in further trouble. The parable made it very clear, that ultimately God was providing for both our spiritual and physical needs. The human elements play their parts in petitioning, preparing the crowds, distributing the food and collecting the food left over. The apostles collected twelve baskets of food left on the ground. Don't waste food is a message for us all to learn. There are children worldwide who go to bed hungry daily because their parents can't earn enough for food to feed them, and yet there are people who use good food to throw at each other, food fights and food eating competitions.

Let us learn from Jesus, giving thanks to God before each meal and consuming food with a thankful heart.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 29/07/2020

42. Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta cái đẹp nhất chính là đau khổ. Thiên Chúa chỉ đem nó tặng cho người bạn tốt nhất của Ngài.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:01 29/07/2020
89. NỬA ĐÊM KÊU CỬA

Mã chủ bộ (1) cổ hủ dốt nát, năng lực quá kém.

Một ngày nọ đêm khuya canh ba, đột nhiên ông ta đến gõ cửa nhà quan huyện, quan huyện cho rằng không phải vụ cháy thì là mất trộm, nên kinh hoàng xuống giường đi ra mở cửa.

Mã chủ bộ nói:

- “Trong tháng tư vừa phải trồng ruộng vừa phải nuôi tằm nên nông phu quá bận, tại sao ngài không trương bảng cáo thị để cho dân chúng tháng tư trồng ruộng, tháng mười nuôi tằm? ”

Quan huyện hỏi:

- “Trong tháng mười lá dâu ở đâu mà có? ”

Mã chủ bộ bị mắng câm miệng hết lời, bèn chậm rãi nói:

- “Trời tối rồi, chúc ngài ngủ ngon ạ”.

(Nhã Ngược)

Suy tư 89:

Ca dao Việt Nam chúng ta có câu:

”Tháng Giêng là tháng ăn chơi,

tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Tháng Ba thì đậu đã già,

Ta đi ta hái về nhà phơi khô...”


Làm chủ bộ thì cũng giống như người làm kế hoạch cho công ty, làm kinh tế cho đất nước, biết lúc nào thì nên trồng lúa lúc nào thì nên trồng hoa màu, lúc nào thì nuôi tằm, lúc nào thì nuôi gà vịt.v.v... nên không thể lơ tơ mơ được.

Thiên Chúa biết cuộc sống con người thì có nhiều điều phải làm, nên Ngài ban cho con người có một trí khôn để sắp xếp công việc cho phù hợp với bổn phận và trách nhiệm của mình: bổn phận của người Ki-tô hữu và bổn phận của trần thế.

Có nhiều người Ki-tô hữu không phân biệt được đâu là bổn phận của người Công Giáo và đâu là bổn phận của trần thế, cho nên họ vẫn cứ loay hoay đem bổn phận Ki-tô hữu của mình chồng chéo lên bổn phận trần thế, họ nói rằng yêu người là yêu Chúa, nên chúa nhật nào họ cũng đi làm công tác từ thiện mà không đi tham dự thánh lễ ngày chúa nhật, dù rằng tối thứ bảy nào cũng có thánh lễ thế cho ngày chủ nhật, nếu họ đi lễ tối thứ bảy và ngày chủ nhật đi làm công tác từ thiện thì đẹp biết mấy, bởi vì không thể nói yêu người được khi trong lòng chúng ta làm việc từ thiện chỉ để mà khoe trương.

Coi công tác từ thiện hơn cả tham dự bàn tiệc thánh thì chắc chắn là không có đủ sức để làm việc từ thiện, vì họ chỉ biết làm mà không có ăn để thêm sức bổ dưỡng cho linh hồn.

Đừng viện cớ làm việc từ thiện là hơn cả đi nhà thờ tham dự thánh lễ, nhưng phải đặt thánh lễ là trọng tâm của đời sống Ki-tô hữu của mình hơn tất cả mọi công việc từ thiện, đó là ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần ban cho vậy.

(1) Là chức quan nhỏ giúp quan huyện lo việc sổ bộ, gọi là huyện sứ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Một nỗi sợ thánh
Lm Minh Anh
21:18 29/07/2020

“Đến ngày tận thế cũng như vậy”.

Kính thưa Anh Chị em,

Cả hai bài đọc hôm nay nói đến ngày chung thẩm và sự công thẳng của Thiên Chúa. Giêrêmia cho thấy Dân Chúa chỉ như nắm đất sét trong tay người thợ gốm, Thiên Chúa có thể bóp nó nhão nhoét bất cứ lúc nào, vì thế, hãy ăn năn; Tin Mừng nói đến ngày mà các thiên sứ sẽ tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, vì vậy, hãy hoán cải. Thiên Chúa có hồi kết của Người.

Bài đọc thứ nhất đưa ra một hình ảnh biểu tượng khi Thiên Chúa sai Giêrêmia đến nhà người thợ gốm để chứng kiến việc ông làm. Ngôn sứ nói cho dân rằng, như nắm đất sét trong tay người thợ gốm thế nào, dân cũng ở trong tay Chúa như vậy; Người có thể bóp họ như thợ gốm bóp đất nhẽo nhèo, cũng có thể nặn họ theo ý Người muốn. Đọc tiếp Giêrêmia, một hình ảnh khác được dùng là một chiếc bình Chúa bảo ông mua về, mang đến công trường, nơi ba quân thiên hạ tụ tập; ở đó, ông sẽ đập bình vỡ tan tành. Người muốn nói với dân rằng, nếu không trở về, số phận của dân cũng sẽ ra như vậy và đừng nghĩ, Israel là Dân Chúa chọn nên Giêrusalem sẽ không bao giờ sụp đổ, điều đó thật là ảo tưởng.

Dụ ngôn lưới cá trong Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một chung cục tương tự. Đây là dụ ngôn cuối cùng trong một chuỗi bảy dụ ngôn bắt đầu với người gieo giống, cỏ lùng, hạt cải, men bột, kho báu và ngọc quý của thánh sử Matthêu. Có sự một tương đồng giữa dụ ngôn lưới cá và cỏ lùng, bởi lẽ, cả hai nói đến việc tách biệt người lành kẻ dữ vào thời cánh chung, “Đến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”.

Thoạt tiên khi đọc những lời này, chúng ta thấy chẳng có gì hấp dẫn; thế nhưng, nó sẽ thật sự hấp dẫn khi chúng ta nghĩ đến tính cấp thiết của “một nỗi sợ thánh” nào đó trước sự công thẳng của Thiên Chúa và điều này thật cần thiết. Trong thời đại hôm nay, tội lỗi xem ra đang ngày càng được chấp nhận và trở nên “bình thường” hơn; nền văn hoá toàn cầu dường như đang phát triển vững chắc hơn theo hướng thế tục; cuộc sống vô đạo đức của nhiều loại hình đó đây đang ngày càng nở rộ và hậu quả là chúng ta dễ dàng coi xem tội lỗi là một cái gì bình thường, thậm chí có thể chấp nhận. Quả vậy, khi chúng ta nêu đích danh tội này tội kia thì thế gian gọi chúng ta là hạng hay sinh sự, phê phán và đạo đức giả.

Vậy mà khi chúng ta không chấp nhận những gì là vô đạo đức, và nguyên chỉ việc chấp nhận điều đó, thì Tin Mừng hôm nay sẽ truyền cảm hứng và thật sự hấp dẫn để chúng ta làm điều ngược lại. Văn hoá tinh tế hôm nay đã biến ngày Chúa Nhật thành một ngày gì đó chứ không phải là ngày nghỉ để thờ phượng Chúa và vui sống với tha nhân; văn hoá hôm nay xâm phạm sự thánh thiện của hôn nhân khi người ta đặt lại vấn đề; văn hoá hôm nay cũng có thể làm cho thiên chức của tu sĩ giáo sĩ biến họ thành những công chức hám danh tham quyền và mê tiền. Như thế, người môn đệ Chúa Giêsu cảm thấy đức tin mình bị thử thách, thậm chí bị tấn công. Lời Chúa hôm nay hấp dẫn và truyền cảm hứng cho chúng ta để chúng ta không chỉ ra sức nên thánh nhưng cùng lúc, làm tất cả những gì có thể để cứu vớt anh chị em mình vốn đang bị cuốn theo chiều hướng văn hoá tục luỵ này hầu đổi thay não trạng và cách sống của họ.

Anh Chị em,

Tội lỗi luôn xấu xa và huỷ hoại, chúng ta chống lại tội lỗi thế nào. Chúng ta thương yêu người phạm tội, nhưng không bao giờ hỗ trợ hoặc chấp thuận hành vi trái nghịch luật Chúa của họ. Giữ cho mình đứng vững trước sự đối nghịch của nền văn hoá thế tục đã là một hành động tuyệt vời nơi người môn đệ; còn hơn thế, nỗ lực làm mọi sự trong khả năng có thể để cứu một số người, ngày nào đó, khỏi phải khóc lóc nghiến răng sẽ là tuyệt vời và hấp dẫn hơn nhiều.

Thánh Louis Marie de Montfort nói, “Con hãy làm như người chủ hiệu với hàng hoá của ông; mưu lợi từ từng món. Đừng để mất một mẩu nào, dù nhỏ bé nhất. Đó có thể là những điều kỳ quặc của người láng giềng, có thể là một lối sống vô đạo khinh thường luật Chúa, một đồng xu bị mất, một cơn xao xuyến của tâm hồn, một cơn đau sơ sài ở tứ chi. Con hãy mưu lợi từ tất cả như người chủ hiệu khôn ngoan để thánh hoá bản thân con ngày càng thánh thiện hơn và giúp anh em con khỏi hư mất thì chẳng mấy chốc, con sẽ trở nên giàu có trước mặt Chúa”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con luôn có một nỗi sợ thánh để lánh xa tội lỗi; đồng thời, can đảm làm mọi sự có thể, hầu cứu thoát những ai đang trên đường hư mất”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật XVIII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
21:24 29/07/2020

Isaia 55: 1-3; Tvịnh 144; Roma 8: 35, 37-39 Mátthêu 14: 13-21

Cách đây vài năm, tôi đi giảng tại một giáo xứ nọ, ở đó họ có tổ chức nấu nồi cháo gà dinh dưỡng cho những người vô gia cư, do do hội các bà mẹ giáo xứ thực hiện. Thật ra thì không phải chỉ có nồi cháo mà thôi, mà như là một tiệm ăn. Những người tình nguyện trong giáo xứ đón chào khách ở cửa, và mời họ ngồi ở bàn ăn có trải khăn bàn, khăn ăn. Và họ đưa cho khách thực đơn để lựa chọn. Phiếu ăn không tínn phí nhưng có giới hạn. Khách có thể chọn món ăn khai vị. Hay chọn những món ăn nhanh phù hợp cho những người thiếu ăn. Nhất là trong những ngày này, có rất nhiều người vô gia cư đang thiếu ăn bên vệ đường. Những nơi phát thực phẩm và đồ ăn gần như không đủ năng lực để đáp ứng lại các nhu cầu đang ngày càng tăng. Bộ phận lương thực và quấn áo từ thiện không thể cung cấp đủ.

Nhưng, dù vậy những chỗ phát cháo gà đặc biệt đó đã do những người tình nguyện trong giáo xứ và những người khách đặc biệt thực hiện; làm tôi nghĩ việc làm đó có phải là những đấu chỉ tốt đẹp theo Kinh Thánh nói hôm nay về các thức ăn và thức uống như đã hứa ở nơi bàn ăn của Thiên Chúa. Nơi đó chúng ta sẻ được xem là khách quý và không ai còn thiếu ăn và thiếu mặc. Theo lời đã phán là "Con cái Thiên Chúa sẽ được bảo vệ đầy đủ" Đó là một lời hứa mà mà chúng ta có thể dựa vào. Chúng ta cũng sẽ là khách quý ở bàn ăn, và không ai thiếu gì.

Vậy chúng ta, những người có đức tin hay chỉ có trong mơ tưởng? Trong những ngày này, ai là người có đủ can đảm để hứa sẽ có những điều tốt đẹp trong tương lai, trong lúc mọi sự hiện thật tồi tệ phải không? Khi một ngôn sứ nói, chúng ta trở nên những người mộng tưởng về một đời sống tốt đẹp hơn mà Thiên Chúa và chúng ta đang cố gắng gầy dựng. Các ngôn sư là những người táo bạo trong Kinh Thánh và ngay cả lúc này có vẽ như họ là những người điên khùng.

Ngôn sứ mà chúng ta gọi là Isaia (sống vào thế kỷ thứ 6 trước TC) đang ở với dân Giuda trong lưu đày. Việc ông ta làm ngôn sứ không phải để khiển trách dân Giuda vì họ đã sống bất trung với Thiên Chúa nên bị bắt đi lưu đày, Nhưng để an ủi họ, hãy nói với họ; cho dù có các dấu chỉ trái ngược; là Thiên Chúa không quên họ đâu. Ngôn sứ nói với họ rằng họ sẽ phải khởi sự lại một đời sống mới. Như trong những ngày của cuộc Xuất Hành. Thiên Chúa sẽ cứu họ thoát khỏi cảnh lưu đày, dẫn họ băng qua sa mạc, cung cấp cho họ nước và thức ăn trên hành trình của họ, và đưa họ về đến quê hương bằng an. Trong những ngày đại dịch này, chúng ta có thể cảm thấy như những lữ khách đang vật vã khi đi trong sa mạc, chưa biết đi đến đâu? , không biết khi nào mới kết thúc? .

Bây giờ nhớ đến tiệm ăn do các hội các bà mẹ giáo xứ tổ chức. Những người bị thất bại và tan vỡ đang lưu lạc trong cảnh thất vọng được mời gọi làm khách của Thiên Chúa và đến để ăn uống miễn phí "Đến cả đi hởi những người đang khát, nước đã sẵn đây. Dầu không có tiền bạc, cứ đến nhận và dùng".

Đó là những việc luôn luôn xãy ra với Thiên Chúa. Khi nào chúng ta đến lúc tận cùng trong sự lưu đày do chúng ta gây nên, hay một sự gì khác sẽ có một lá thơ đặc biệt để mời chúng ta trở về lại quê nhà, nơi có thực phẩm đang chờ đợi chúng ta. Lời mời gọi trong thơ là "Tôi không kể gì đến việc bạn đã làm, hãy trở về nhà. Để tôi mang ra thực phẩm mà bạn ưa thích, tìm kiềm ở nơi xa lạ. Tôi có những thứ bạn cần và tôi muốn cho bạn, không phải tốn tiền. Nhân vì thiên đàng, hãy bỏ quên quá khứ, chúng ta sẽ có tương lai chung với nhau!" Theo như lời người ta nói ở miền nam Hoa Kỳ, chúng ta sẽ nói lời mời cách khác "các bạn hãy đến. Ngồi xuống ăn nghe không? "

Lời nói người miền nam Hoa Kỳ kết thúc với chữ "Nghe không? ". (Như nói với ngưới sinh trưởng ở Nữu Ước mà sống ở miên nam. Tôi đang đứng trên đất không vững này.) "Bạn có nghe điều tôi nói không? Hãy tin tưởng vào lời tôi nói” hay "Tôi thật lòng muốn nói lời tôi nói". Trong bài sách Isaia hôm nay, chúng ta nghe 3 lần lời ngôn sứ nói về Thiên Chúa là "Hãy chăm chú nghe Ta; hãy lắng tai nghe; hãy nghe" Mặc dù hoàn cảnh của họ Thiên Chúa cam đoan qua ngôn sứ, vói dân chúng bị bại liệt là họ nên tin tưởng vào Thiên Chúa, và hành động theo điều họ nghe. Thiên Chúa không bỏ quên họ. Ngài sẽ cứu họ, sẽ cho họ sống trở lại quê hương của họ, cho họ ăn và uống không phải tốn tiền. Họ cần phải nghe lời và đáp lại "Vâng, chúng con sẽ về nhà".

Với Chúa Giêsu, một lời mời gọi khác. Mời khách đến, ngồi vào bàn ăn và uống. Thiên Chúa ban cho một bữa ăn cao lương mỹ vị, không tốn tiền cho những ai sống trong sa mạc. Hoàn cảnh thực tế không như thế - đâu là bàn tiệc, khăn bàn, khăn ăn và đèn nến, với thịt bò béo và rượu đã chọn lựa mà ngôn sứ hứa sẽ dọ cho dân chúng. Chưa đâu. Nhưng đến nơi Chúa Giêsu làm phép lạ bành và cá hóa nhiều, Thiên Chúa hứa cho những người cần thiết là nhu cầu của họ sẽ được dấu chỉ đầy đặn cho những ai có mát và nhìn, những ai có tai và nghe. Hôm nay ngôn sứ Isaia khuyến khich chúng ta "Hãy nghe Ta và anh em sẽ được ăn ngon, sẽ hưởng hương vị của thức ăn" Hay như chúng ta nói lúc này "hãy nghe Ta".

Bánh và cá hóa nhiều là một phép lạ đặc biết. Nhưng khởi đi từ một số thực phẩm ít ỏi của một số ít dân chúng. Đó là nơi Thiên Chúa thường bắt đầu hành động để cho dân chúng biết là họ không nên nghĩ là những thành quả như thế là do công sức của họ làm ra. Ở đây chính Thiên Chúa làm việc. Đó là ý Thiên Chúa thực hiện từ số thực phẩm ít ỏi. Chính Ngài đã làm cho mọi sự được trọn vẹn.

Dù vậy, theo phúc âm thánh Mátthêu. dân chúng đã tham dự vào phép lạ bánh và cá hóa nhiều đó. Cho dù chỉ là phần đóng góp bé mọn theo ý nghĩ phân biệt hơn thua của con người. Các môn đệ hiểu hoàn cảnh của họ. Dân chúng quá đông mà họ chẳng có bao nhiêu để cho họ ăn chỉ có "5 chiếc bánh và 2 con cá, đó là tất cả những gì họ có". Thực tế họ chẳng có gì để phát cho dân chúng cả. Nhưng họ đã chú ý "nghe" và thực hành lời Chúa Giêsu nói; đó là dâng lên một ít của ăn. Họ có thể giữ một ít của ăn đó để phục vụ cho họ như là một hành vi khôn ngoan. Nhưng đám đông dân chúng đang đói, họ phải được cho ăn và các môn đệ đặt một số ít của ăn có thể phục vụ cho họ vào bàn tay Chúa Giêsu.

Có lúc chúng ta cần phải đặt tất cả mọi việc vào Thiên Chúa, và mong mỏi được cùng với Ngài làm được thành công mọi việc cho dù lúc khởi sự có vẽ mơ hồ. Tuần trước, chúng ta nghe dụ ngôn về việc bán hết của cải để mua một thửa ruộng, hay tìm một viên ngọc quý. Và 2 tuần vừa qua, chẳng phải chúng ta nghe Chúa Giêsu nói "Ai có tai thì hãy nghe" phải không? Lời Chúa hôm nay qua lời ngôn sứ Isaia cũng nói như thế trong khi chúng ta suy ngẫm về phép lạ bánh và cá hóa nhiều "Hãy lắng tai và đến với ta. Hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống".

Vì vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn cùng chúng ta hành động với Ngài. Chúng ta hãy đem đến với Ngài những điều tốt nhất của chúng ta để phục vụ Thiên Chúa và; thay vì đứng sang một bên để quan sát cách chúng ta làm như thế nào; thì Thiên Chúa xắn tay áo Ngài lên và làm việc cùng với chúng ta. Chúng ta phải đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Nếu không, chúng ta không bao giờ có thể làm được những việc có tính tổng thể sâu rộng, đáp ứng với những vấn đề quá lớn trên thế giới như: Đói khát, kỳ thị chủng tộc, chiến tranh, sự bất công, tính bạo lực, bệnh tật. bất công trong xã hội v.v... Chúng ta hãy làm những điều có thể thực hiện, mặc dù đó là những việc nhỏ không có ý nghĩa gì lớn theo cách đánh giá của thế giới. Chúng ta hãy dâng điêu chúng ta đang có cho Chúa Giêsu, Ngài gọi "Đem lại đây cho Thầy", và chúng ta sẽ thấy Ngài làm gì với những điều chúng ta dâng cho Ngài.


Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


18th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35, 37-39; Matthew 14: 13-21

A few years back I preached in a city where there was a soup kitchen for street people run by three Catholic sisters. Well, it wasn’t a soup kitchen exactly—it was more like a restaurant. The "guests" were greeted at the door by church volunteers and shown to tables with tablecloths and given a menu. The fare was limited, but they had a choice of "entrees" from which they could choose. There are quicker and more efficient ways to feed the hungry, especially these days with so many homeless and hungry on our streets. Food pantries and soup kitchens can barely keep up with those who come seeking food and clothing. The current numbers of the hungry are increasing and the charitable collections of food and clothing are just not enough to meet the urgent needs.

But still, that special soup kitchen, with its parish volunteers and special "guests" stays with me as a wonderful sign of what the scriptures reveal today about the food and drink we are promised at God’s table – where we will be treated as honored guests and where no one will lack food and clothing. As the spiritual, in its own way, says, "All God’s children gonna have shoes." That’s a promise we can bank on. We will all be special at the table and no one will lack for anything.

Are we believers all just dreamers? Considering the plight of so many these days, who has the audacity to promise anything better in the future, when things are so very bad now? A prophet does - and when a prophet speaks, we become dreamers of the better world we and God are struggling to create. Prophets are audacious and, in biblical times, as well as today, they can seem like fools.

The prophet we call "Deutero-Isaiah" (6th century B.C.E.), was with the people of Judah in exile. His prophetic task wasn’t to reprimand them for their infidelities, which got them into exile in the first place – but to comfort them, by telling them, despite all signs to the contrary, God had not forgotten them. The prophet told them they would be given a new beginning. As in the days of the Exodus, God would deliver them from slavery, lead them across the desert, provide them again with water and food for their journey and bring them safely home. These pandemic days we can feel like struggling desert travelers going – who knows where? – ending, who knows when?

Here’s where the "restaurant" run by the sisters comes to mind. The defeated and broken people in exile are getting an invitation to be God’s guests and to come to eat and drink free of charge. "All you who are thirsty, come to the water! You who have no money, receive grain and eat."

That’s how it always is with God. When we are at our lowest point, in one exile of our own making, or another, a special delivery letter comes to invite us back home, where a meal is waiting us. The invitation reads, "I don’t care what you have done, come on home! Let me supply the nourishment you have desired and searched for in all the wrong places. I have what your really need and I want to give it to you free of charge. For heaven’s sake, forget the past, we have a future together!" Hear in the southern U. S. we might word the invitation differently: "Ya’ll come! Set yourself down. Eat. Hear? ")

That southern phrase ends with "Hear? " As if to say (as a native-born New Yorker living in the South, I am on shaky ground here) – "Do you hear what I am saying? " "Trust my words." Or, "I really mean what I’m saying!" Three times in today’s Isaiah reading the prophet, speaking for God, does a similar thing: "Heed me...." "Come to me heedfully, listen...." Despite their current situation, through the prophet God is reassuring the crushed people to trust God’s words and act on what they hear. God has not abandoned them, will deliver them, settle them again in their land, feed them and give them drink – free of charge. They need to "heed" what they hear and respond. "Ya’ll come!"

In Jesus, God has sent out another similar invitation to guests to come, sit down, eat and drink. God offers a special meal, free of charge for those who are in a "deserted place." Appearances can be deceiving – where’s the banquet table, linen napkins, candles, "fattened calf" and "choice wines" the prophets promised would be served God’s people? Not yet. But at the multiplication of the loaves and fishes, God’s promise to the needy is renewed and signs of fulfillment are evident for those with eyes to see and ears to hear. Isaiah encourages us again today, "Heed me and you shall eat well, you shall delight in rich fare." Or, as we might say these days, "Listen up!"

The multiplication of the loaves and fish is a spectacular miracle. But it starts very small and among seeming-insignificant people. Which is where God usually starts a good work, so that the people can’t claim any success was based just on their skills and merits. God is at work here. It is God’s idea to feed the least and it is God who makes it possible to do it.

Nevertheless, as we learn from Matthew’s account, people do have a part to play; though it does seem small by the world’s ways of measuring. The disciples understand their situation: the crowd is large and they have next to nothing to give to address the people’s hunger. "Five loaves and two fish are all we have here." They may have practically nothing to offer, but at least they "heed" what Jesus says and offer up what little they do have. They could have looked to their own needs and saved the few loaves and fish for themselves. That would have been the prudent thing to do. But the crowd was hungry, they had to be fed and the disciples put what little they had to feed them completely into Jesus’ hands.

There are times when we just have to throw our whole lot in with the Lord; take a chance on him; join him in his sometimes reckless project. Didn’t we hear the parable last week about selling all we have to buy whole field, or the pearl of great price? And didn’t we hear Jesus say two weeks ago, "Whoever has ears ought to hear."? Isaiah speaks the same message today as we ponder the miracle of the loaves and fishes, "Come to me heedfully, listen that you may have life."

So it is a partnership God wants from us! We provide the best we can to do God’s work and, instead of standing far off to see how we do, God rolls up the sleeves and gets to work with us. We have got to trust that – otherwise, we would never set about to address the huge issues we face in our world, like hunger, racism, war, injustice, violence, disease, social inequalities, etc. We do what we can, even though it feels puny to us and appears insignificant by the world’s standards of measurement. We hand over what we have to Christ who invites, "Bring them here to me" – and we will see what he does with our offerings.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo phái Rastafari buộc Đức Tổng Giám Mục Robert Rivas của Castries phải xin lỗi sau vụ tấn công nhà thờ Công Giáo
Đặng Tự Do
16:08 29/07/2020
Hôm Chúa Nhật 26 tháng 7, một người đàn ông trên đảo St. Lucia trong vùng biển Caribbê đã mưu toan đốt một cây thánh giá bên ngoài một nhà thờ Công Giáo, trong khi anh chị em giáo dân đang tham dự thánh lễ bên trong nhà thờ.

Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy y liên tục ném một loại bom xăng tự chế vào tượng Chúa chịu nạn trên cây thánh giá được đặt bên Nhà thờ Công Giáo St. Martin De Porres ở làng Pierrot, thuộc thị trấn Vieux-Fort trên đảo St. Lucia - một hòn đảo nhỏ ở phía đông vùng biển Caribbê.

Hung thủ đã cố gắng phóng hỏa bức tượng, nhưng đám cháy do y gây ra bị tắt ngúm sau một thời gian ngắn. Tên này liên tục hét lên “sự phán xét”. Sau đó, hắn ta bước vào nhà thờ với hai quả bom xăng, với toan tính đốt nhà thờ để thiêu sống các tín hữu đang tham dự thánh lễ sáng Chúa Nhật, nhưng anh chị em giáo dân đã quật ngã hung thủ, bắt giữ y trước khi bàn giao cho cảnh sát.

Theo tường thuật của tổng giáo phận Castries, chính nhờ lòng can đảm của phó tế Harris Wilfred mà tai họa đã được ngăn chặn.

Khi tên này hung hăng vào bên trong nhà thờ với hai quả bom xăng, nhiều giáo dân hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà thờ trong khi hung thủ đang hét lên những lời đe dọa.

Phó tế Harris Wilfred, đang giúp lễ trên bàn thờ, đã cầm lấy một thánh giá và dũng cảm bước đến trước mặt hung thủ, giơ cao thánh giá và hét lại vào mặt tên hung thủ bảo hắn phải ra khỏi nhà thờ.

Trước sự can đảm của phó tế Wilfred, nhiều thanh niên trong nhà thờ đã lấy lại bình tĩnh vây quanh hung thủ và quật ngã hắn xuống.

Đức Tổng Giám Mục Robert Rivas của Castries than thở về sự kiện này, đặc biệt khi nó diễn ra trong thời đại dịch và mọi người đang phải đối mặt với nhiều bất ổn. Ngài nhấn mạnh sự tôn nghiêm của các nhà thờ và đóng góp của họ cho cộng đồng.

“Tôi rất buồn vì đã có một cuộc tấn công vào nơi thờ phượng thiêng liêng mà con người đến để hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa của mình. Họ đến nhà thờ để cầu nguyện cho thiện ích của đất nước, dân tộc của họ và cho cả những người khác. Trong một bối cảnh tốt lành như thế, lại có một sự xâm phạm, một tội ác.”

“Nhà thờ là một trong những nơi mà mọi người tìm kiếm sự an ủi, nơi mọi người đến để được hiệp thông với anh chị em của mình trong đức tin. Nhà thờ là nơi thờ phượng, nơi chúng ta tôn vinh, và ca ngợi vinh quang Thiên Chúa. Nhà thờ phải là một nơi bình an.”

Theo cảnh sát St. Lucia, hung thủ dường như mắc chứng rối loạn tâm lý và đã cố gắng thực hiện những hành động tương tự trong quá khứ.

Đức Tổng Giám Mục cho biết trong vụ tấn công thủ phạm đã hô những khẩu hiệu thường được những người theo giáo phái Rastafari hô hào.

Giáo phái Rastafari vừa là một trào lưu tôn giáo, vừa là một phong trào xã hội được thành lập tại Jamaica vào thập niên 1930, có khuynh hướng bài Kitô Giáo.

Đức Tổng Giám Mục đề nghị gặp các nhà lãnh đạo Rastafari để đối thoại và đề nghị một tinh thần huynh đệ chung sống hòa bình với nhau.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo giáo phái này là Peter Isaac phản bác lại và nói rằng: “Tổng Giám Mục Rivas nói người này là một thành viên giáo phái Rastafari và đòi thảo luận với chúng tôi về vụ này. Đó là một sự xúc phạm mà chúng tôi đòi ngài phải xin lỗi.”

Có khoảng một triệu người theo giáo phái Rastafari trên toàn thế giới, hầu hết cư trú tại vùng biển Caribbê. Trên đảo quốc St. Lucia, nơi có dân số khoảng 200, 000 người, có không đến 4, 000 người theo giáo phái này. Tuyệt đại dân số của St. Lucia theo Công Giáo.


Source:Catholic News Agency
 
Nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất trong Quận Union của thành phố Charlotte, North Carolina bị phóng hỏa
Đặng Tự Do
16:09 29/07/2020
Một vụ cố ý phóng hỏa đã xảy ra vào sáng sớm ngày thứ Hai 27 tháng 7, làm tan hoang một trong những nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất trong Quận Union, ở thành phố Charlotte, của tiểu bang North Carolina.

Vụ cháy xảy ra ngay trước 5 giờ sáng tại Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức trên đường Deese trong khu Monroe. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1942.

Không có ai ở bên trong nhà thờ khi đám cháy bùng phát, vì vậy không có thương vong nào liên quan đến tính mạng. Tuy nhiên, các văn phòng và cung thánh bị hư hại hoàn toàn.

Với những thiệt hại nặng như thế, anh chị em giáo dân không thể cử hành Phụng Vụ bên trong tòa nhà. Vào cuối tuần này, họ sẽ phải tìm một địa điểm khác cho đến khi thiệt hại được sửa chữa.

Cha Benjamin Roberts nói:

“Xin mọi người nhớ đến giáo xứ chúng ta, cá nhân tôi, và các nhân viên trong giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức trong những lời cầu nguyện của các bạn. Chúa thực sự gần gũi với chúng ta trong thời gian thử thách cam go này và cảm ơn các bạn đã cầu nguyện cho chúng tôi.”


Source:WSOCTV
Vị sáng lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố sẽ được tuyên Chân Phước vào tháng 10
Đặng Tự Do
16:11 29/07/2020
Cha Michael McGivney, là vị sáng lập tổ chức huynh đệ Công Giáo Hiệp sĩ Kha Luân Bố, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 31 tháng 10, Bộ Tuyên Thánh đã công bố như trên trong tuần qua.

Tin này đã được thông báo trên trang web và trên Twitter của Bộ Tuyên Thánh ngày 20 tháng 7.

Một phép lạ được ghi nhận nhờ sự can thiệp của Cha McGivney đã được Vatican chấp thuận và được Đức Thánh Cha Phanxicô truyền cho công bố vào ngày 27 tháng 5. Một đứa trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh nan y từ trong bụng mẹ đã được chữa lành một cách kỳ diệu sau những lời cầu nguyện xin cha McGivney can thiệp.

Thánh lễ tuyên Chân Phước cho vị linh mục dự kiến sẽ được cử hành tại quê hương Connecticut của ngài.

Cha McGivney đã thành lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố ở New Haven, Connecticut, vào năm 1882. Ban đầu, tổ chức này nhằm hỗ trợ các góa phụ và gia đình họ sau cái chết của người chồng. Tổ chức đã phát triển thành một hội đoàn huynh đệ Công Giáo trên toàn thế giới, với hơn 2 triệu thành viên, thực hiện các công việc từ thiện và truyền giáo trên toàn cầu. Các Hiệp sĩ cũng cung cấp các chính sách bảo hiểm nhân thọ cho các thành viên của mình.

Năm 2018, 16, 000 hội đồng Hiệp sĩ trên toàn thế giới đã quyên góp hơn 185 triệu Mỹ Kim cho các công việc bác ái và đã cung cấp hơn 76 triệu giờ thiện nguyện vào năm 2018, trị giá hơn 1.9 tỷ Mỹ Kim theo định giá của Independent Sector. Công việc tình nguyện của họ bao gồm hỗ trợ cho các Thế vận hội đặc biệt, lái xe chuyên chở thực phẩm cho các gia đình nghèo.

Từ năm 2017 đến 2018, các Hiệp sĩ đã quyên góp và giao 2 triệu Mỹ Kim cho thị trấn Karamles bên Iraq. Các Hiệp sĩ đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau cuộc diệt chủng do bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra tái định cư tại quê hương của họ và xây dựng lại tương lai.

Trong một buổi triều yết dành cho Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson vào đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi các thành viên của tổ chức này là các “nhân chứng trung thành cho sự thánh thiêng và phẩm giá của đời sống con người, ở cả cấp địa phương và quốc gia.”

Ngài cũng lưu ý sự cống hiến của các Hiệp sĩ trong việc giúp đỡ “cả về vật chất và tinh thần, những cộng đoàn Kitô hữu ở Trung Đông đang phải chịu những tác động của bạo lực, chiến tranh và nghèo đói.”

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.

Như thế, Cha McGivney đang ở bước cuối cùng trước khi được tuyên thánh.

Cha McGivney sẽ trở thành người sinh ra tại Mỹ thứ tư được tuyên Chân Phước, sau các Chân Phước Stanley Rovers, James Miller và Solanus Casey.

Trong khi Giáo hội đã công nhận ba người phụ nữ sinh ra ở Hoa Kỳ là những vị thánh – là các Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Katharine Drexel và Thánh Kateri Tekawitha – đến nay chưa có người nam nào được tuyên thánh ở Mỹ.

Vatican cũng tuyên bố trong tuần này rằng các lễ tuyên Chân Phước cho hai vị khác, là nữ giáo dân Benigna Cardoso và Cha Giuseppe Ambrosoli, sẽ bị hoãn lại do đại dịch coronavirus đang diễn ra. Việc tuyên Chân Phước cho các ngài trước đó đã được lên kế hoạch vào ngày 21 tháng 10 và ngày 22 tháng 11. Lễ tuyên Chân Phước cho chị Cardoso sẽ diễn ra ở Brazil, một trong những điểm nóng của virus hiện nay. Lễ tuyên Chân Phước cho Cha Ambrosoli sẽ diễn ra ở Uganda, nơi ngài đã phục vụ như một linh mục truyền giáo.


Source:Catholic News Agency
 
Ai Cập: Toàn dân thương nhớ Vị Bác sĩ của người nghèo
Thanh Quảng sdb
18:59 29/07/2020
Ai Cập: Toàn dân thương nhớ “Vị Bác sĩ của người nghèo”

Bác sĩ Mohammed Mashally, 76 tuổi đã qua đời, ông đã dành trọn đời y sĩ của mình để chữa trị cho những người nghèo khổ với một chi phí nhỏ nhoi hoặc miễn phí.

(Tin Vatican - Nathan Morley)

Bác sĩ Mohammed Mashally rất thích những câu chuyện lương y huyền thoại của Ai Cập, và chính ông đã tự quyết ông sẽ không bao giờ lấy một xu của người nghèo.

Đó là một lời hứa mà ông đã giữ, khi ông mở phòng khám bệnh ở phía bắc Ai Cập, sau nhiều năm làm việc 15 giờ mỗi ngày, ông được trao tặng biệt danh là “Bác sĩ của người nghèo”.

Theo quy định, ông chỉ nhận một vài xu cho mỗi lần khám, nhưng những người nghèo thường được khám và cấp thuốc mà không phải trả một xu nào.

Sự quyết tâm của bác sĩ

Bác sĩ Mashally là một bác sĩ chuyên về bệnh dịch, nội khoa và nhi khoa, ông tốt nghiệp trường y năm 1967. Từ đó, ông làm việc tại một số Trung tâm y tế tại nông thôn trước khi ông mở một Trung tâm Y tại Tanta.

Công việc của ông được các cơ quan Ai Cập thán phục, nhiều bài phóng sự truyền hình và báo chí nói tới các hoạt động, công cuộc bác ái và sự xác tín của ông trên các chương trình truyền hình và báo chí.

Đây là một quyết tâm của bác sĩ Mashally, ngay cả khi sức khỏe của bác sĩ bị suy sụp trong những năm qua, bác sĩ vẫn tiếp tục làm việc.

Ông đã an giấc vào đầu tuần này (27/7/2020), vì lao lực và bị suy sụp về các chứng bệnh rối loạn tuần hoàn...

Tình yêu thương và lòng kính trọng

Các Giáo trưởng Grand Imam Al-Azhar và Ahmed Al-Tayyeb, đã mô tả vị bác sĩ này như là một tấm gương cho nhân loại. Bác sĩ đã hiến đời mình phục vụ những bệnh nhân nghèo khổ cho đến giớ phút cuối cùng của cuộc đời ông...

Bác sĩ Mashally xứng đáng được công chúng yêu thương và kính trọng… Đó là lời chia sẻ của các giáo trưởng Hồi giáo trong tang lễ an của bác sĩ.

Rất đông đảo dân chúng, bao gồm nhiều bệnh nhân của bác sĩ đã qui tụ lại để tiễn biệt một vị bác sĩ giầu lòng nhân ái…
 
Trung Quốc cho điện tặc tấn công vào Vatican ngay trước các cuộc đàm phán
Đặng Tự Do
19:36 29/07/2020
Bắc Kinh (Reuters) - Các tin tặc do bọn cầm quyền Trung Quốc bảo trợ đã xâm nhập vào các mạng máy tính của Vatican, và cả vào các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo tại Hương Cảng, một công ty của Hoa Kỳ theo dõi các cuộc tấn công mạng gây ra bởi các nhóm điện tặc được các chế độ độc tài hậu thuẫn cho biết như trên hôm thứ Tư 29 tháng 7.

Công ty an ninh mạng của Hoa Kỳ Recorded Future cho biết các cuộc tấn công đã được khởi sự từ tháng Năm. Vatican và Bắc Kinh dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán trong năm nay về việc gia hạn một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào năm 2018 về việc bổ nhiệm Giám Mục tại Hoa Lục.

Recorded Future cho biết trong báo cáo rằng các cuộc tấn công nhắm vào Vatican và giáo phận Công Giáo Hương Cảng, bao gồm cả người đứng đầu Phái bộ Tòa Thánh tại Hương Cảng, là người được coi là đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Trung Quốc.

Báo cáo cho biết các mục tiêu tấn công bao gồm các thông tin liên lạc giữa giáo phận Hương Cảng và Vatican và sử dụng các công cụ cũng như các phương pháp tương tự như những gì đã được phát hiện trước đây trong các vụ tấn công do điện tặc Trung Quốc được bọn cầm quyền hậu thuẫn.

Phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌) đã phủ nhận báo cáo này của Recorded Future và nói rằng Trung Quốc là một người bảo vệ trung thành và mạnh mẽ cho an ninh mạng.

“Bằng chứng cụ thể chứ không phải các phỏng đoán là điều cần thiết khi nói về các sự kiện liên quan đến an ninh mạng, ” Bân nói.

Bắc Kinh thường xuyên phủ nhận việc tham gia vào bất kỳ nỗ lực điện tặc nào được nhà nước hậu thuẫn, và nói rằng họ mới là nạn nhân của những mối đe dọa như vậy.

Người phát ngôn của Vatican không đưa ra bình luận ngay lập tức. Phái bộ Tòa Thánh tại Hương Cảng cũng chưa trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters.

Vụ tấn công điện tặc này được báo cáo sau cuộc gặp gỡ cực kỳ hiếm hoi giữa Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc là Vương Nghị (Wang Yi-王毅) và Đức Hồng Y Pietro Parolin hồi đầu năm nay tại Đức, đánh dấu cuộc gặp gỡ chính thức cấp cao nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỷ.

Quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc về bề mặt được xem là cải thiện - mặc dù các bách hại vẫn không ngừng nghỉ - và hai bên dự kiến sẽ gia hạn thỏa thuận tạm thời về hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc vào tháng 9 này.

Một nguồn tin từ một giới chức thẩm quyền của Vatican nói với Reuters rằng một phái đoàn Trung Quốc được dự kiến sẽ đến thăm Vatican như một phần trong các cuộc đàm phán tiếp tục nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ sang Rôma vì sự bùng phát của coronavirus.

Nguồn tin này đã nói với Reuters trước báo cáo về vụ tấn công của điện tặc Trung Quốc, cho biết vẫn chưa rõ liệu thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn vì đại dịch hay không, và nếu có thì sẽ gia hạn trong bao lâu.

Theo thông tấn xã Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, có lẽ Trung Quốc muốn thăm dò phản ứng của Tòa Thánh sau khi đã buộc được 3 Giám Mục thầm lặng gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước để đổi lấy việc bọn cầm quyền công nhận các ngài.

Chỉ trong tháng 6 và đầu tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lần lượt chiêu hồi được Đức Cha Phaolô Mã Tồn Quốc (Ma Cunguo - 馬存國) của giáo phận Sóc Châu (Shouzhou -朔州), Đức Cha Phêrô Lý Huệ Nguyên (Li Huiyuan - 李慧源) của giáo phận Phượng Tường (Fengxiang - 凤翔) và Đức Cha Lâm Gia Thiện (Lin Jiashan - 林家善) của giáo phận Phúc Châu (Fuzhou -福州). Cùng với việc ra “hồi chánh” của các vị này, 3 giáo phận thầm lặng bị xóa sổ tại Hoa Lục.


Source:Reuters
 
Trump và Biden đều cố gắng giành phiếu của Công Giáo
Vũ Văn An
19:51 29/07/2020



Chỉ còn hơn ba tháng nữa là đến ngày bầu cử 3 tháng 11, các chiến dịch của Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực thu hút cử tri Công Giáo, một khối cử tri trước đây vốn đáng tin cậy của Đảng Dân chủ nhưng gần đây đã được thả nổi để ai muốn nắm cũng được. Các chiến dịch và những người đại diện của họ nói rằng sự lựa chọn khá rõ nét, mỗi bên đều làm nổi bật các vấn đề được họ tin sẽ thu hút các loại cử tri Công Giáo của họ: những người được động viên chủ yếu bởi chủ đề phá thai và những người nhìn thấy trong bốn năm qua việc bỏ rơi những người bị hắt hủi nhất của xã hội.

Ông Biden thường xuyên đề cập tới đức tin của mình khi nói chuyện với cử tri, nhất là trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở các tiểu bang. Chiến dịch của ông cho đến nay đã ve vãn các cử tri được động viên bởi đức tin của họ bằng cách chèn ngôn ngữ “giá trị” vào các bài nói chuyện nhằm vào đoàn ngũ những người có truyền thống ủng hộ Đảng dân chủ, như phụ nữ, người nói tiếng Tây Ban Nha và đồng tính luyến ái cùng thay đổi phái tính. Chiến dịch của Ông Biden cũng có kế hoạch công bố một nhóm người Công Giáo nổi tiếng tán thành cựu phó tổng thống vào cuối mùa hè này. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Ông đã phát động chiến dịch trực tuyến “Các Tín Hữu Bầu Cho Biden”, bao gồm các cuộc trò chuyện ảo với nhân viên chiến dịch và các buổi cầu nguyện và suy niệm hàng tuần.

Chiến dịch Biden gần đây đã thuê một giám đốc kết nối đức tin, đặc biệt nhắm các cử tri Do Thái giáo, Hồi giáo và cả các cử tri Tin Lành có khuynh hướng Cộng Hòa, nhưng họ đang tìm cách để toàn bộ sứ điệp của ông Biden thấm nhiễm ngôn ngữ đức tin và các giá trị. Thí dụ, một quảng cáo cho chiến dịch Biden đã đăng hình một linh mục đang đứng trong một căn phòng bệnh viện. Đặc biệt đối với các cử tri Công Giáo, John McCarthy, một nhân viên của chiến dịch Biden, cho biết câu chuyện bản thân của ông Biden, cũng như chủ đề của chiến dịch, sẽ nói trực tiếp với các cử tri có đức tin.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tạp chí America, Ông McCarthy nói “Cốt lõi của đạo Công Giáo là sứ điệp dạy rằng chúng ta phải lưu tâm đến người lân cận. Khi chúng ta đang hướng về cuộc tổng tuyển cử, nước Mỹ phải trả lời câu hỏi chúng ta là ai. Đối với người Công Giáo, và đối với các cử tri có đức tin, câu hỏi đặt ra là chúng ta có lưu tâm đến nhau, có coi người khác như chính chúng ta hay không? Nếu họ hỏi câu hỏi ấy, các cử tri này cuối cùng sẽ đứng cùng chiến tuyến với Phó Tổng thống Biden, người suốt đời dấn thân cho các vấn đề cốt lõi của Giáo huấn Xã hội Công Giáo”.

Michael Wear, người làm việc trong chiến dịch kết nối đức tin cho cựu Tổng thống Barack Obama, đã chỉ trích các nỗ lực của đảng Dân chủ trong việc bắt tay với các cử tri có đức tin, đặc biệt trong cuộc bầu cử năm 2016. Năm 2008, ứng cử viên Barack Obama khi đó đã công bố một Hội đồng Cố vấn Công Giáo Quốc gia vào tháng 4 nhưng năm 2016, chiến dịch của Hillary Clinton đã không tổ chức một nhóm lãnh đạo Công Giáo. Ông Wear cho biết ông thấy có dấu hiệu cho thấy chiến dịch Biden đang coi trọng hơn việc kết nối đức tin này.

Ông Wear nói rằng “Điều quan trọng nhất cần phải có là lời mời rõ ràng gửi đến các cử tri tôn giáo, cho họ hay Joe Biden muốn lá phiếu của họ. Điều này cần phải rõ ràng. Phó tổng thống không cần thường xuyên tổ chức các biến cố đức tin, nhưng điều mà chúng ta mong có là một hoặc hai biến cố chủ chốt trong đó đức tin chiếm vị trí trung tâm”...

Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Ông Trump đã hồi sinh chiến dịch Người Công Giáo Bầu cho Trump, một chiến dịch khởi đầu hơi trục trặc vào đầu năm nay. Chiến dịch đã cho công bố một cuốn video hồi tháng Năm, gồm những cuộc đàm thoại với một số thành viên của nhóm, bao gồm cả chuyên gia chính trị Mary Matalin và các nhà hoạt động bảo thủ Matt và Mercedes Schlapp, sau khi một vụ phát động trực tiếp bị hủy bỏ hồi tháng 3 vì đại dịch. Biến cố này, giả thiết được tổ chức tại Wisconsin, đã bị ít nhất một giám mục Công Giáo chỉ trích; vị này không muốn Giáo Hội định chế liên lụy đến cuộc tụ tập.

Một thành viên khác của Người Công Giáo Bầu cho Trump, người có tham dự biến cố trên YouTube, nói rằng bà ủng hộ việc tái cử của tổng thống vì quan điểm của ông về phá thai, một vấn đề theo bà “cho thấy trái tim và tâm hồn của một ứng cử viên và là một lộ trình dẫn đến các chủ trương khác của họ”.

Kristan Hawkins, người lãnh đạo phong trào Sinh viên Phò sinh, viết trong một email gửi tạp chí America “Giống mọi cử tri, người Công Giáo có nhiều quan tâm về một số vấn đề và đặc biệt các vấn đề có ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, trước tiên mọi người cần được chào đời. Không có điều này, tất cả các cuộc trò chuyện khác đều vô nghĩa đối với những người bị vứt bỏ trước khi họ có cơ hội sống”.

Một số nhóm chính trị Công Giáo và nhân vật truyền thông không liên hệ chính thức với chiến dịch này cũng đã lên tiếng ủng hộ tổng thống. Tổ chức Catholic Vote có trụ sở tại Michigan đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và thư từ trực tiếp để đưa ra quan điểm cho rằng ông Trump tốt đối với các cử tri Công Giáo, nhấn mạnh việc chống đối phá thai của ông. Raymond Arroyo, một người dẫn chương trình trò chuyện của kênh truyền hình Công Giáo có ảnh hưởng là EWTN, đã phỏng vấn ông Trump vào tháng 6, đùa dỡn với ông Trump và khen ngợi quy mô đám đông biểu tình ủng hộ ông. Ông Arroyo cũng là người đóng góp cho Fox News, nơi ông thường xuyên đặt nghi vấn về việc ông Biden thích đáng trở thành tổng thống.

Theo phân tích gần đây của Frank Newport, một nhà khoa học chính trị tại Gallup, người Công Giáo chiếm khoảng 23 phần trăm cử tri. Nhưng ông Newport lưu ý rằng việc chỉ là thành viên của cùng một đức tin có thể không mang lại lợi thế cho ông Biden, vì “thiếu bằng chứng cho thấy người Công Giáo, bằng bất cứ cách nào, bỏ phiếu như một khối hoặc tôn giáo của họ làm họ khác với mọi cử tri khác”. Người Công Giáo phản ảnh gần y hệt sự phân cực rõ nét tìm thấy nơi dân số Hoa Kỳ nói chung. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy người Công Giáo ít nhiều chia rẽ khi nói đến hai ứng cử viên, mặc dù như năm 2016, sự chia rẽ rõ ràng là giữa người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, những người vốn chủ yếu ủng hộ ông Biden, và người Công Giáo da trắng với đa số có kế hoạch ủng hộ tổng thống.

Lịch sử riêng của ông Trump với các nhà lãnh đạo Công Giáo hơi phức tạp. Trong nhiều năm qua, ông đã có một vài chuyến viếng thăm Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, người đầu mùa xuân này đã ca ngợi sự lãnh đạo của tổng thống trong một cuộc điện đàm kiểu tranh cử giữa một số nhà lãnh đạo trường Công Giáo và Nhà Trắng, và sau đó một lần nữa trong cuộc xuất hiện trên Fox News.

Nhưng tổng thống cũng đã nhận được sự chỉ trích của các nhà lãnh đạo Công Giáo, kể cả của Đức Giáo Hoàng, người đã mặc nhiên chỉ trích quan điểm cứng rắn của ông Trump về vấn đề nhập cư. Trong cao điểm các cuộc biểu tình đòi công lý chủng tộc vào đầu mùa hè này, tổng thống đã bị tổng giám mục Washington, D.C., Wilton Gregory, lên án từ vì đã chính trị hóa đức tin tôn giáo.

Tổng thống cũng đã ca ngợi sự ủng hộ của một vị tổng giám mục gây tranh cãi người Ý, người đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức; điều này đã khiến một số nhà bình luận Công Giáo đặt nghi vấn về việc liệu tổng thống có hiểu thấu các cử tri Công Giáo hay không.

David Gibson, người lãnh đạo Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa của Đại học Fordham, nói với The Tablet hồi tháng trước “Ông Trump đang ở trên địa thế nguy hiểm với người Công Giáo da trắng. Những người Công Giáo ủng hộ ông có thể không yêu mến Đức Phanxicô, nhưng nếu họ thấy tổng thống [có vẻ như đang tấn công] Đức Giáo Hoàng thì chắc họ không vui”.

Một số nhóm Công Giáo tin rằng ông Biden có thể tìm được đường len lỏi vào các cử tri Công Giáo đang ngày càng e dè đối với phong cách của ông Trump, hy vọng rằng các cử tri này sẽ xem xét tính toàn bộ của giáo huấn xã hội Công Giáo khi đưa ra quyết định sẽ ủng hộ ứng cử viên nào.

Simone Campbell, một Nữ Tu Phục vụ Xã hội, đang điều hành Mạng lưới Vận động Công bằng Xã hội. Bà nói rằng bà thường xuyên nhận được các điện thư của những người Công Giáo “lo âu” trước ý tưởng bỏ phiếu cho một ứng cử viên ủng hộ quyền phá thai nhưng lại cảm thấy bị ông Trump làm cho mất hứng.

Nữ tu Campbell nói rằng “đây là đạo đức học nhất quán về sự sống”. Nhóm của bà có kế hoạch công bố bảng điểm cho hai ứng cử viên vào cuối mùa hè này, chấm điểm họ về các vấn đề mà theo bà cũng quan trọng không kém đối với cả chính nghĩa phò sinh lẫn phá thai, như biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và quyền của người lao động.

Nữ tu Campbell nói rằng “Donald Trump đã làm mọi cách để hạ nhục và làm tổn thương người nhập cư, và làm tổn thương trẻ em nhân danh Thiên Chúa. Ông đã làm mọi điều có thể quan niệm được để làm giảm tiền lương và phẩm giá của người lao động”; bà nói thêm: mối quan tâm đối với người dễ bị tổn thương “có trong máu của Joe Biden”.

Tuy nhiên, một vấn đề chắc chắn sẽ ám ảnh ông Biden khi ông tìm kiếm phiếu bầu Công Giáo là phá thai. Năm ngoái, một linh mục ở Nam Carolina nói rằng ngài đã không cho ông Biden rước lễ vì ông ủng hộ quyền phá thai; điều này có lẽ báo hiệu việc trở lại với “cuộc chiến rước lễ” năm 2004, khi John Kerry, một ứng cử viên tổng thống Công Giáo của Đảng Dân chủ, phải đối đầu vụ đề kháng tương tự từ một số nhà lãnh đạo Giáo Hội. (Năm ngoái, Đức Hồng Y Dolan nói ngài sẽ không bác bỏ việc Ông Biden rước lễ).

Trong khi vốn đã ủng hộ việc phá thai hợp pháp hóa, thì gần đây cựu phó tổng thống còn thay đổi quan điểm đối với Tu Chính Án Hyde nữa, một chính sách trước đây vốn được cả hai đảng ủng hộ nhằm ngăn cản việc lấy tiền dân đóng thuế tài trợ cho các vụ phá thai. Ông bảo nay ông chống lại chính sách đó.

Chiến dịch tranh cử của Ông Trump thường xuyên nêu bật việc ông phản đối phá thai như là lý do tại sao ông xứng đáng nhận được sự ủng hộ của người Công Giáo và người Thệ Phản Phúc âm. Người đứng đầu gây tranh cãi của phong trào Linh mục Phò Sự sống, Cha Frank Pavone, đã ủng hộ ông Trump năm 2016 và một lần nữa trong thời gian này. Ngài đã từng làm cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Ông Trump, nhưng gần đây đã từ chức, vì các linh mục thường không được khuyến khích hoạt động chính trị đảng phái. Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 27 tháng 7, ngài nói, “tôi kêu gọi mọi đồng bào của tôi, những người ủng hộ các nguyên tắc phò sinh và bảo thủ gạt sang một bên, bao nhiêu có thể, mọi sinh hoạt khác và biến thành ưu tiên hàng đầu của họ, như tôi sẽ làm, việc tái bầu Tổng thống Trump, việc dành cho ông một Hạ viện và một Thượng viện Cộng hòa, và việc bầu những người Cộng hòa ở cấp tiểu bang và địa phương”.

Một số đảng viên Dân chủ đang thúc giục đảng của họ làm dịu lập trường của mình về phá thai để gửi tín hiệu cho cử tri phò sinh rằng họ là một khối cử tri quan trọng. Nhóm Dân chủ Phò sinh của Hoa Kỳ đã gửi một lá thư tới các viên chức của Đảng Dân chủ vào ngày 24 tháng 7, yêu cầu họ “đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ cả phụ nữ lẫn trẻ em” khi họ soạn thảo cương lĩnh của họ, với hy vọng một số cử tri phò sinh bị ông Trump làm phiền có thể thoải mái hơn khi bỏ phiếu cho ông Biden.

Đối với việc tạo ra những biến cố tranh cử để chứng tỏ tầm quan trọng của đức tin, như chiến lược gia Dân chủ, ông Wear, vốn gợi ý như là điều rất quan trọng đối với chiến dịch Biden, nhiều khả thể từ nay đến ngày 3 tháng 11 vẫn còn đó, nhưng ít nhất một khả thể đã trở thành nạn nhân của đại dịch đang tiếp diễn.

Thực thế, hôm thứ Hai, Đại học Notre Dame tuyên bố họ sẽ không tổ chức cuộc tranh luận tổng thống đã được lên kế hoạch vào ngày 29 tháng 9, với lý do lo ngại về an toàn do coronavirus gây ra. Điều này khiến ông Biden không có dịp nói về đức tin của mình tại một trong những khuôn viên đại học Công Giáo nổi tiếng nhất quốc gia.

Nguyên bản: How Trump and Biden are courting Catholic voters (
https://www.americamagazine.org/politics-society/2020/07/28/trump-biden-catholic-vote? )
 
Top Stories
Environnement: la Commission du Mékong s’inquiète de la sécheresse affectant le bassin inférieur
Églises d'Asie
09:26 29/07/2020
Le mois dernier, en publiant son rapport annuel, la Commission du Mékong (MRC) a souligné que face aux crues et aux sécheresses qui affectent particulièrement le bassin inférieur du fleuve depuis quelques années, les pays de la région devaient développer les efforts collectifs. Le MRC vient également de publier un avis urgent de sécheresse dans le sud du Laos, le nord-est du Cambodge et au Vietnam, en raison de faibles précipitations et de retenues d’eau en amont. La Commission qu’inquiète notamment de la sécurité alimentaire des 70 millions de personnes qui dépendent du bassin inférieur du Mékong pour leur survie et leur alimentation.

La Commission du Mékong (MRC – Mekong River Commission), a publié un avis urgent de sécheresse concernant le sud du Laos, le nord-est du Cambodge et les collines centrales du Vietnam, suite à un faible niveau de précipitations et des plaintes dénonçant des retenues d’eau en amont. La sécheresse est ressentie dans l’ensemble du delta du Mékong. Lors de son dernier bulletin hebdomadaire, le Centre régional de contrôle des inondations et des sécheresses de la Commission MRC, basé à Phnom Penh, a averti que d’autres zones de la région étaient également affectées. En mai et en juin, les précipitations dans le bassin inférieur du Mékong ont été environ 70 % inférieures à leur niveau d’il y a un an à la même période, alors que la région était déjà touchée par la sécheresse. Les chiffres pour le mois de juillet ne sont pas encore disponibles, mais les pêcheurs et les fermiers affirment que les précipitations sont toujours à un niveau historiquement bas ce mois-ci. L’humidité des sols dans les bassins versants des rivières de Sékong, de Sésan et de Srépok a été « relativement basse » ce mois-ci. Les trois rivières prennent leur source au Vietnam et apportent environ 23 % du débit du Mékong. Selon MRC, la région autour de Vientiane, la capitale laotienne, souffre de « conditions de sécheresse encore plus importantes » et d’un « niveau de précipitations extrêmement bas ». Dans le centre du Laos, les affluents du Mékong représentent environ 19 % du débit fluvial, a ajouté l’organisation. La région entourant la province de Takéo, dans le sud-ouest du Cambodge, est également affectée par une sécheresse modérée.

70 millions de personnes dépendent du fleuve dans le bassin inférieur

À cette période de l’année, la Commission MRC publie généralement des avis de crue. Au Cambodge, le lac Tonlé Sap, dont les eaux rejoignent le Mékong à Phnom Penh, entre régulièrement en crue à cette époque. Mais à ce jour, cela ne s’est pas encore produit, et les niveaux des eaux sont d’environ un tiers de leur niveau normal. Le long du Mékong, la folie des barrages continue de menacer l’écosystème de la région. La plupart sont construits en Chine, mais les autorités cambodgiennes comme les autorités chinoises nient leur impact sur les niveaux des eaux du fleuve en aval. Ces affirmations contredisent pourtant les rapports et les alertes des experts, qui s’inquiètent des conséquences sur la sécurité alimentaire, alors que près de 70 millions de personnes dépendent du bassin inférieur du Mékong pour leur survie et leur alimentation. L’érosion des sols devient également préoccupante, alors que les barrages retiennent des sédiments nécessaires à la survie des bancs de poissons en aval. La sécheresse a également eu un lourd impact sur les 850 espèces de poisson vivant dans le bassin inférieur. Beaucoup d’espèces, comme le dauphin de l’Irrawaddy ou le poisson-chat géant du Mékong, sont en danger. Des poissons ont dû être transportés dans des eaux plus profondes après s’être retrouvés coincés dans des eaux stagnantes. « Ces derniers temps, les crues et les sécheresses ont frappé durement notre région, et nous avons besoin d’autant plus de collaboration régionale », a signalé An Pich Hatda, secrétaire général de la Commission MRC, lors de la publication du rapport annuel de l’organisation, paru le mois dernier. « Les pays situés le long du bassin inférieur du Mékong ont besoin de renforcer leurs efforts communs contre les problèmes qui les affectent, aujourd’hui et à l’avenir – par exemple, en assurant la transparence, la qualité et l’efficacité dans le partage des données concernant le Mékong. »

(Source: Églises d'Asie - le 29/07/2020, Avec Ucanews, Vientiane)
 
Văn Hóa
Ước nguyện của Mẹ
Vincent M.
08:38 29/07/2020
Mẹ ơi mẹ, con nơi đây nhớ mẹ.
Bàn tay gầy, mẹ xoa dịu niềm đau,
Tìm đâu chừ, đôi mắt mẹ ngày nào,
Âu yếm lạ, nhìn con say giấc ngủ,
Con ốm đau, mẹ chau mày ủ rũ,
Con ho khan, ngực mẹ nhói từng cơn,
Con biếng lười, mắt mẹ chút buồn hờn,
Con hư hỏng, mẹ đánh trong nước mắt.
13 tuổi, con vào chủng viện mẹ dắt,
Cầm tay con, mẹ thầm dặn đôi câu,
Ráng nghe con, mẹ dâng con cho Chúa,
Ước mong rằng, con tận sức tu tâm,
Hầu đền đáp, chút ân tình của Chúa.
19 tuổi, con khoát áo đời tu sĩ,
Mẹ mừng vui, nhưng mắt hiện lo âu,
Ôm chặt con, mẹ thầm dặn từng câu:
Con nhớ lấy, áo chùng thâm con mặc
Như đã chết, ở cuộc đời dương thế.
Lời mẹ dạy, con khắc vào tâm thể,
Danh vọng, bạc tiền, sắc đẹp, hư không,
Như cơn gió, cuốn đi trong chớp mắt,
Rồi một hôm, quê hương thay đổi mặt,
Theo đoàn người, con lánh nạn phương xa,
Để mẹ yêu, cô quạnh nơi quê nhà,
Luôn dõi mắt, trông tin từng giây phút,
Nói chi xiết, mẹ ơi tình cốt nhục,
Con đau mười, mẹ sầu nhớ gắp trăm,
Chấp đôi tay, con nguyện Đấng Toàn Năng,
Và ơn phước, đến bằng dòng thư ngắn,
Mẹ mừng vui, vì con vẫn kiên tâm,
Theo tiếng Gọi, trên con đường phục vụ,
Con hỡi con, mẹ không còn như cũ,
Thân héo gầy, đầy tật bệnh nan y,
Nhưng vui chịu, không một lời than vãn,
Mẹ nguyện xin, được đổi cuộc sống này,
Chức linh mục, con được nhân nay mai,
Hầu làm rạng, vinh danh Cha cả sáng.
29 tuổi, được chọn lên hàng Tư-Tế,
Phép Lành đầu tay, cho mẹ, mẹ đâu?
Sao không thấy, bóng dáng mẹ ngày nào,
Con thổn thức, lòng đắng cay, cay đắng,
Mẹ ơi mẹ, giữa đoàn người tươi tắn,
Anh em bạn bè, lũ lượt người thân,
Vang lời chúc, cho các tân Linh Mục,
Mẹ ơi mẹ, con không cần lời chúc,
Chỉ mong rằng, được thấy mẹ thoáng giây,
Cho thoả lòng, những tháng năm nhung nhớ,
Và phút chốc, con bừng mình tỉnh giấc,
Mẹ qua đời, để con được bình thân,
Không vướng bận, trong vai trò Linh Mục.

Vincent M.
10/06/2020
Kỷ niệm 36 năm linh mục
 
VietCatholic TV
Tuyên bố chung Úc – Mỹ về sự hung hăng của TQ ở Biển Đông là thắng lợi lớn cho Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:02 29/07/2020


Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Tờ Sydney Morning Herald nhận định rằng chuyến viếng thăm và lập trường rõ ràng của hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold đã bất ngờ mang đến cho Tổng thống Trump một uy tín rất lớn trong cuộc tranh cử tháng 11 sắp tới.

Úc và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.

Căng thẳng với Trung Quốc đã chi phối các cuộc tham vấn thường niên của các Bộ trưởng Úc và Mỹ như có thể thấy trong tuyên bố chung được công bố vào chiều Thứ Ba theo giờ Washington DC, tức là sáng Thứ Tư giờ Đông Bộ Úc Châu.

Các vị bộ trưởng Úc tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên hơn với Mỹ ở Biển Đông để chống lại việc quân sự hóa ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong tuyến đường thủy đang tranh chấp, cũng như con đường qua Ấn Độ Dương.

Họ cũng thảo luận về việc mở rộng các cuộc tập trận chung ở Darwin để bao gồm thêm các đồng minh quân sự và tuyên bố thành lập một kho dự trữ nhiên liệu quân sự chiến lược thương mại do Mỹ tài trợ ở Lãnh thổ phía Bắc của Úc Đại Lợi.

Các thỏa thuận hợp tác về an ninh nhiên liệu và công nghệ quốc phòng mới cho thấy cả hai nước sẽ tìm cách bảo đảm các chuỗi cung ứng quân sự quan trọng giống như cách họ chặn Huawei khỏi các mạng viễn thông thế hệ tiếp theo và tăng cường công nghệ 5G trong nước.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:

“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất sâu rộng về khả năng mà Hoa Kỳ sở hữu và các khả năng mà Úc sở hữu, và mong muốn của chúng tôi là thúc đẩy các khả năng này – bao gồm cả công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm cũng như bất kỳ công nghệ nào khác.”

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta phải tiên liệu trước cách chúng ta ngăn chặn các hành vi xấu trong vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và cách chúng ta bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, trong trường hợp hiện nay đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.”

Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng cho biết ở khu vực trọng tâm là Ấn Độ - Thái Bình Dương, lực lượng Quốc phòng Úc sẽ đóng góp mạnh mẽ hơn cho lợi ích an ninh chung trong khu vực, như thế Úc có thể dự đoán sức mạnh quân sự của chính mình và đối phương tốt hơn đồng thời ngăn chặn các hành động gây bất ổn lâu dài hơn.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo khen Úc đã chọn một quyết định “táo bạo” và có “ảnh hưởng sâu rộng” về phương diện chiến lược quốc phòng khi tham gia ở vị trí hàng đầu như một đối tác hết sức đáng tín cậy và có khả năng của Hoa Kỳ, và một đối tác rất có khả năng trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Ông nói:

“Hai nền dân chủ vĩ đại của chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng trước mắt như đại dịch COVID-19 và những thách thức dài hạn như tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta cần phải đối phó với cả hai thách thức này cùng một lúc.

Chúng tôi may mắn khi coi Úc là một đối tác thân thiết trong tất cả những điều này. Khi tôi còn ở Sydney tháng Tám năm ngoái, tôi nhớ đã gọi mối quan hệ của chúng ta là ‘Unbreakable Alliance’ – liên minh không thể bẻ gãy. Điều này ngày hôm nay thậm chí còn đúng hơn nữa.

Chúng tôi đã bắt đầu sáng nay bằng cuộc thảo luận trong nhiều giờ về hoạt động gian ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Hoa Kỳ ca ngợi chính phủ Morrison đã đứng lên vì các giá trị dân chủ và pháp quyền, bất chấp những áp lực cưỡng chế, mạnh mẽ, liên tục từ Đảng Cộng sản Trung Quốc đòi phải đáp ứng các mong muốn của Bắc Kinh.

Không thể chấp nhận được việc Bắc Kinh sử dụng hàng xuất khẩu hoặc học phí của các sinh viên du học để chống lại Úc. Chúng tôi đứng về phía bạn bè Úc của chúng tôi.

Chúng tôi cũng đã thảo luận về đại dịch COVID-19. Hoa Kỳ khen ngợi Úc vì đã công khai lên án chiến dịch bóp méo thông tin của Trung Quốc và kiên quyết đòi hỏi phải có một đánh giá độc lập về nguồn gốc của loại virus này.

Tôi cũng muốn hoan nghênh những nỗ lực của các bạn trong việc đưa Đài Loan vào Tổ Chức Y Tế Thế Giới, để thế giới có thể hưởng lợi từ sự khôn ngoan của nhà dân chủ mạnh mẽ đó trong việc đối phó với dịch bệnh.

Chúng tôi mong muốn được làm việc cùng nhau trong quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra ở các quốc gia chúng ta từ trận đại dịch hoàn toàn có thể phòng ngừa này. Hôm nay chúng tôi tái khẳng định cam kết chung của chúng tôi trong việc tăng cường chuỗi cung ứng, để quyết liệt chống lại các đại dịch trong tương lai, ngăn chặn sự trả thù của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chặn đứng việc sử dụng lao động cưỡng bức.

Quay sang Hương Cảng, cả hai quốc gia chúng tôi đều tố cáo hành vi chà đạp các cam kết và các hiệp ước của chính Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm phá vỡ các quyền tự do của nhân dân Hương Cảng.

Hoa Kỳ hoan nghênh phản ứng quyết liệt của Úc trong việc đình chỉ thỏa thuận dẫn độ và gia hạn thị thực cho cư dân Hương Cảng tại Úc.

Chúng tôi cũng đề cập đến những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm thống trị không gian công nghệ. Chúng tôi, trên thực tế, đã dành rất nhiều thời gian cho vấn đề này. Úc đã đi trước chúng ta trong sự thức tỉnh trước mối đe dọa của các nhà cung cấp không đáng tin cậy như Huawei và ZTE. Chúng tôi trông mong sao các quốc gia sẽ cùng nhau ngày càng trở nên các quốc gia thanh tẩy được vấn đề này.

Và cuối cùng, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác Úc để xác nhận lại luật pháp ở Biển Đông, mà cả Hoa Kỳ và Úc đều nhấn mạnh trong các tuyên bố quan trọng gần đây.”

Cuộc họp AUSMIN diễn ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, mà ông Pompeo đã tuyên bố trong một bài phát biểu hồi tuần trước rằng “mô hình cũ quan hệ mù quáng” với Trung Quốc đã thất bại.

Úc đã tham gia với Mỹ trong việc lên án các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông là trái pháp luật. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phương tiện truyền thông nhà nước, cho rằng Úc đã “liều lĩnh” khiêu khích Trung Quốc, và cảnh cáo rằng điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại trên thịt bò và các mặt hàng nông nghiệp.

Một số chiến lược gia quốc phòng đã thúc giục chính phủ Úc phải mạnh mẽ hơn ở Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải cho tàu bè của Úc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Vì những hạn chế của coronavirus, Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc Phòng Linda Reynold sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày khi họ trở về Úc.
Source:US. State Department
 
Kinh hoàng: Đốt tượng Chúa chịu nạn, toan tính thiêu sống giáo dân, lại còn bắt ĐTGM phải xin lỗi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:03 29/07/2020
1. Đốt tượng Chúa chịu nạn và toan tính thiêu sống các tín hữu Công Giáo đang tham dự thánh lễ

Hôm Chúa Nhật 26 tháng 7, một người đàn ông trên đảo St. Lucia trong vùng biển Caribbê đã mưu toan đốt một cây thánh giá bên ngoài một nhà thờ Công Giáo, trong khi anh chị em giáo dân đang tham dự thánh lễ bên trong nhà thờ.

Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy y liên tục ném một loại bom xăng tự chế vào tượng Chúa chịu nạn trên cây thánh giá được đặt bên Nhà thờ Công Giáo St. Martin De Porres ở làng Pierrot, thuộc thị trấn Vieux-Fort trên đảo St. Lucia - một hòn đảo nhỏ ở phía đông vùng biển Caribbê.

Hung thủ đã cố gắng phóng hỏa bức tượng, nhưng đám cháy do y gây ra bị tắt ngúm sau một thời gian ngắn. Tên này liên tục hét lên “sự phán xét”. Sau đó, hắn ta bước vào nhà thờ với hai quả bom xăng, với toan tính đốt nhà thờ để thiêu sống các tín hữu đang tham dự thánh lễ sáng Chúa Nhật, nhưng anh chị em giáo dân đã quật ngã hung thủ, bắt giữ y trước khi bàn giao cho cảnh sát.

Theo tường thuật của tổng giáo phận Castries, chính nhờ lòng can đảm của phó tế Harris Wilfred mà tai họa đã được ngăn chặn.

Khi tên này hung hăng vào bên trong nhà thờ với hai quả bom xăng, nhiều giáo dân hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà thờ trong khi hung thủ đang hét lên những lời đe dọa.

Phó tế Harris Wilfred, đang giúp lễ trên bàn thờ, đã cầm lấy một thánh giá và dũng cảm bước đến trước mặt hung thủ, giơ cao thánh giá và hét lại vào mặt tên hung thủ bảo hắn phải ra khỏi nhà thờ.

Trước sự can đảm của phó tế Wilfred, nhiều thanh niên trong nhà thờ đã lấy lại bình tĩnh vây quanh hung thủ và quật ngã hắn xuống.

Đức Tổng Giám Mục Robert Rivas của Castries than thở về sự kiện này, đặc biệt khi nó diễn ra trong thời đại dịch và mọi người đang phải đối mặt với nhiều bất ổn. Ngài nhấn mạnh sự tôn nghiêm của các nhà thờ và đóng góp của họ cho cộng đồng.

“Tôi rất buồn vì đã có một cuộc tấn công vào nơi thờ phượng thiêng liêng mà con người đến để hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa của mình. Họ đến nhà thờ để cầu nguyện cho thiện ích của đất nước, dân tộc của họ và cho cả những người khác. Trong một bối cảnh tốt lành như thế, lại có một sự xâm phạm, một tội ác.”

“Nhà thờ là một trong những nơi mà mọi người tìm kiếm sự an ủi, nơi mọi người đến để được hiệp thông với anh chị em của mình trong đức tin. Nhà thờ là nơi thờ phượng, nơi chúng ta tôn vinh, và ca ngợi vinh quang Thiên Chúa. Nhà thờ phải là một nơi bình an.”

Theo cảnh sát St. Lucia, hung thủ dường như mắc chứng rối loạn tâm lý và đã cố gắng thực hiện những hành động tương tự trong quá khứ.

Đức Tổng Giám Mục cho biết trong vụ tấn công thủ phạm đã hô những khẩu hiệu thường được những người theo giáo phái Rastafari hô hào.

Giáo phái Rastafari vừa là một trào lưu tôn giáo, vừa là một phong trào xã hội được thành lập tại Jamaica vào thập niên 1930, có khuynh hướng bài Kitô Giáo.

Đức Tổng Giám Mục đề nghị gặp các nhà lãnh đạo Rastafari để đối thoại và đề nghị một tinh thần huynh đệ chung sống hòa bình với nhau.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo giáo phái này là Peter Isaac phản bác lại và nói rằng: “Tổng Giám Mục Rivas nói người này là một thành viên giáo phái Rastafari và đòi thảo luận với chúng tôi về vụ này. Đó là một sự xúc phạm mà chúng tôi đòi ngài phải xin lỗi.”

Có khoảng một triệu người theo giáo phái Rastafari trên toàn thế giới, hầu hết cư trú tại vùng biển Caribbê. Trên đảo quốc St. Lucia, nơi có dân số khoảng 200, 000 người, có không đến 4, 000 người theo giáo phái này. Tuyệt đại dân số của St. Lucia theo Công Giáo.


Source:Catholic News Agency

2. Nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất trong Quận Union của thành phố Charlotte, North Carolina bị phóng hỏa

Một vụ cố ý phóng hỏa đã xảy ra vào sáng sớm ngày thứ Hai 27 tháng 7, làm tan hoang một trong những nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất trong Quận Union, ở thành phố Charlotte, của tiểu bang North Carolina.

Vụ cháy xảy ra ngay trước 5 giờ sáng tại Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức trên đường Deese trong khu Monroe. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1942.

Không có ai ở bên trong nhà thờ khi đám cháy bùng phát, vì vậy không có thương vong nào liên quan đến tính mạng. Tuy nhiên, các văn phòng và cung thánh bị hư hại hoàn toàn.

Với những thiệt hại nặng như thế, anh chị em giáo dân không thể cử hành Phụng Vụ bên trong tòa nhà. Vào cuối tuần này, họ sẽ phải tìm một địa điểm khác cho đến khi thiệt hại được sửa chữa.

Cha Benjamin Roberts nói:

“Xin mọi người nhớ đến giáo xứ chúng ta, cá nhân tôi, và các nhân viên trong giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức trong những lời cầu nguyện của các bạn. Chúa thực sự gần gũi với chúng ta trong thời gian thử thách cam go này và cảm ơn các bạn đã cầu nguyện cho chúng tôi.”


Source:WSOCTV

3. Vị sáng lập Hiệp sĩ Kha Luân Bố sẽ được phong chân phước vào tháng 10

Cha Michael McGivney, là vị sáng lập tổ chức huynh đệ Công Giáo Hiệp sĩ Kha Luân Bố, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 31 tháng 10, Bộ Tuyên Thánh đã công bố như trên trong tuần qua.

Tin này đã được thông báo trên trang web và trên Twitter của Bộ Tuyên Thánh ngày 20 tháng 7.

Một phép lạ được ghi nhận nhờ sự can thiệp của Cha McGivney đã được Vatican chấp thuận và được Đức Thánh Cha Phanxicô truyền cho công bố vào ngày 27 tháng 5. Một đứa trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh nan y từ trong bụng mẹ đã được chữa lành một cách kỳ diệu sau những lời cầu nguyện xin cha McGivney can thiệp.

Thánh lễ tuyên Chân Phước cho vị linh mục dự kiến sẽ được cử hành tại quê hương Connecticut của ngài.

Cha McGivney đã thành lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố ở New Haven, Connecticut, vào năm 1882. Ban đầu, tổ chức này nhằm hỗ trợ các góa phụ và gia đình họ sau cái chết của người chồng. Tổ chức đã phát triển thành một hội đoàn huynh đệ Công Giáo trên toàn thế giới, với hơn 2 triệu thành viên, thực hiện các công việc từ thiện và truyền giáo trên toàn cầu. Các Hiệp sĩ cũng cung cấp các chính sách bảo hiểm nhân thọ cho các thành viên của mình.

Năm 2018, 16, 000 hội đồng Hiệp sĩ trên toàn thế giới đã quyên góp hơn 185 triệu Mỹ Kim cho các công việc bác ái và đã cung cấp hơn 76 triệu giờ thiện nguyện vào năm 2018, trị giá hơn 1.9 tỷ Mỹ Kim theo định giá của Independent Sector. Công việc tình nguyện của họ bao gồm hỗ trợ cho các Thế vận hội đặc biệt, lái xe chuyên chở thực phẩm cho các gia đình nghèo.

Từ năm 2017 đến 2018, các Hiệp sĩ đã quyên góp và giao 2 triệu Mỹ Kim cho thị trấn Karamles bên Iraq. Các Hiệp sĩ đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau cuộc diệt chủng do bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra tái định cư tại quê hương của họ và xây dựng lại tương lai.

Trong một buổi triều yết dành cho Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson vào đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi các thành viên của tổ chức này là các “nhân chứng trung thành cho sự thánh thiêng và phẩm giá của đời sống con người, ở cả cấp địa phương và quốc gia.”

Ngài cũng lưu ý sự cống hiến của các Hiệp sĩ trong việc giúp đỡ “cả về vật chất và tinh thần, những cộng đoàn Kitô hữu ở Trung Đông đang phải chịu những tác động của bạo lực, chiến tranh và nghèo đói.”

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.

Như thế, Cha McGivney đang ở bước cuối cùng trước khi được tuyên thánh.

Cha McGivney sẽ trở thành người sinh ra tại Mỹ thứ tư được tuyên Chân Phước, sau các Chân Phước Stanley Rovers, James Miller và Solanus Casey.

Trong khi Giáo hội đã công nhận ba người phụ nữ sinh ra ở Hoa Kỳ là những vị thánh – là các Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Katharine Drexel và Thánh Kateri Tekawitha – đến nay chưa có người nam nào được tuyên thánh ở Mỹ.

Vatican cũng tuyên bố trong tuần này rằng các lễ tuyên Chân Phước cho hai vị khác, là nữ giáo dân Benigna Cardoso và Cha Giuseppe Ambrosoli, sẽ bị hoãn lại do đại dịch coronavirus đang diễn ra. Việc tuyên Chân Phước cho các ngài trước đó đã được lên kế hoạch vào ngày 21 tháng 10 và ngày 22 tháng 11. Lễ tuyên Chân Phước cho chị Cardoso sẽ diễn ra ở Brazil, một trong những điểm nóng của virus hiện nay. Lễ tuyên Chân Phước cho Cha Ambrosoli sẽ diễn ra ở Uganda, nơi ngài đã phục vụ như một linh mục truyền giáo.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Một Cõi Riêng Tư - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic
04:59 29/07/2020


1.Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi,
Giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người,
Giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại.
Con xin dành một cõi rất riêng tư,
Cho Giêsu Đấng tình yêu thâm sâu.

ĐK:
Một cõi riêng tư trong lòng con xin dành cho Chúa,
Một cõi riêng tư trong lòng con Chúa thương ngự trị.
Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất ra đi dấn thân cho cuộc đời cho nhân trần.
Chúa là điểm cao nơi con trở lại để sống trong ân tình nguồn vui phút an bình.

2.Giữa những u hoài và lo lắng ngày mai,
Giữa những đổi thay được mất hơn thua này,
Giữa những cuồng say đam mê trần gian này.
Xin giữ lại một cõi rất riêng tư,
Cho Giêsu Đấng là nơi náu thân.

3. Giữa lúc cuộc đời bị nhân thế cười chê,
Giữa lúc bỏ bê lê bước trong hoang dại,
Giữa lúc họa tai không ai người đói hoài.
Xin trở về một cõi rất riêng tư, trong Giêsu Đấng chở che đỡ nâng.