Ngày 03-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Chúa Biến Hình Năm A. 6.8.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:32 03/08/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Các bài đọc và những lời nguyện dùng trong thánh lễ hôm nay, hướng chúng ta đến một chủ đề chính: Đó là sự ăn năn thống hối.

Việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê là một biến cố làm đảo lộn cuộc đời của các tông đồ, các ông cảm thấy như người mới, nhìn thấy rõ mục đích của đời mình. Với những thời gian của tuần lễ nầy và những ngày kế tiếp, chúng ta chuẩn bị quay trở về với Chúa, gặp gỡ Ngài qua bí tích giải tội.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Thi kiến tiên tri Daniel trình bày trong bài đọc thứ nhất nhằm ám chỉ một vị thần thời xưa là hình ảnh Thiên Chúa được diễn tả sau nầy. Thị kiến nầy lúc bấy giờ chưa được mạc khải là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.

TRƯỚC BÀI II:
Trong bài giảng, thánh Phêrô muốn minh chứng ngài là người đã chứng kiến Chúa Giêsu biến hình và còn quả quyết là đã nghe tiếng Thiên Chúa Cha phán…. Mời Anh Chị Em nghe trình thuật của thánh Phêrô trong bài đọc thứ hai sau đây.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi cao trước mặt các tông đồ, họ cũng là những người viết lại biến cố trên nhằm xác quyết Chúa Giêsu là Đấng Messia mà nhân loại đang chờ mong. Ngài được chọn bởi Thiên Chúa Cha sẽ cai trị như vị Vua trên hết các vua trên khắp đia cầu với mọi quyền hành, vinh quang và vinh dự.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã đến với chúng ta qua Lời Ngài, chúng ta đến với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện sau đây:

1. Xin Chúa thực hiện nơi trần gian điều mà Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham, biến đổi tâm hồn nhân loại trở nên những con cái của Abraham, tin vào Thiên Chúa là Cha của hết mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho anh em Dothái, họ là con cái của Abraham theo lời hứa, theo huyết thống. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, họ nhìn nhận Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những Anh Em Hồi Giáo, họ chỉ nhìn nhận một Thiên Chúa Duy Nhất của Tổ Phụ Abraham, với ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, họ biết nhận ra Đức Kitô là con của tổ phụ Abraham, và là Đấng Cứu Thế. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa củng cố đức tin chúng ta, xin mở đôi mắt chúng ta để nhìn thấy những kỳ công của Chúa, mở đôi tai để lắng nghe tiếng Chúa, và với ơn thánh Chúa tác động, chúng ta sẽ biến đổi nên người mới. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua tình thương hải hà của Chúa, các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúng con nài van Chúa nhậm những lời cầu của chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay, cùng với bánh và rượu sẽ trở nên lương thực nuôi phần hồn chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:19 03/08/2017
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 kêu gọi các linh mục hãy siêng năng ban bí tích hòa giải cho các tín hữu noi gương thánh Gioan Maria Vianney.Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 11-3-2010, dành cho các linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến Năm Linh Mục kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney và đặc biệt đề cao tấm gương của thánh nhân “đã thi hành sứ vụ hòa giải một cách anh hùng với nhiều thành quả”. Ngài nhận xét rằng để thi hành sứ vụ ấy, thánh Vianney đã kín múc sức mạnh từ chiều kích thống hối bản thân, ý thức giới hạn của mình và nhu cầu cần tìm đến Lòng Từ Bi của Chúa để xin ơn tha thứ, để hoán cải tâm hồn và được nâng đỡ trên con đường nên thánh” (SD 11-3-2010).

“Mỗi tòa giải tội là một nơi đặc biệt hồng phúc, từ nơi đó, các sự chia rẽ đã được xóa sạch, sinh ra một con người mới, không tì ố, một con người được giao hòa, một thế giới được giao hòa”. (Thánh Gioan Phaolô II, Reconciliatio et Paenitentia - Hòa giải và Sám hối, số 31).

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các cha giải tội, hãy gắn bó với Chúa Kitô qua kinh nguyện, biết phân định và ý thức rằng tòa giải tội chính là nơi loan báo Tin Mừng. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 17-3-2017 dành cho 700 người gồm các linh mục trẻ và chủng sinh sắp thụ phong linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Chánh Tòa và các chức sắc của Tòa Ân Giải tối cao những như các cha giải tội tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khai triển 3 điều kiện để trở thành cha “giải tội tốt”:

- Trước tiên phải là người bạn đích thực của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành. Điều này trước tiên có nghĩa là phải vun trồng đời sống cầu nguyện, luôn cầu xin Chúa ơn bác ái mục tử, ơn có khả năng hiểu những vết thương của người khác để chữa lành, ơn khiêm tốn, và luôn xin ơn Thánh Linh là Thánh Thần Phân Định và cảm thương.

- Tiếp đến, cha giải tội tốt là người của Thánh Linh, người biết phân định. Cha giải tội không dạy đạo lý riêng của mình, nhưng luôn luôn thực thi thánh ý Chúa, trong niềm hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Sự phân định là điều cần thiết vì người đến tòa giải tội có thể đến từ những hoàn cảnh rất khác nhau. Cũng có thể họ là người có những xáo trộn về tâm linh và bản chất của tình trạng này cần phải được phân định kỹ lưỡng, để ý tới tất cả những hoàn cảnh cuộc sống, hoàn cảnh Giáo Hội, tự nhiên và siêu nhiên.

- Sau cùng, ĐTC nói, cha giải tội tốt là người ý thức rằng tòa giải tội cũng là nơi thực sự để loan báo Tin Mừng. Thực vậy, không có sự loan báo Tin Mừng nào chân chính hơn là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa từ bi thương xót. (SD 17-3-2017).


***

Có thể nói rằng: phép lạ vĩ đại của cha Thánh Gioan Maria Vianney là tòa giải tội, nơi tội nhân được ơn hoán cải. Mỗi ngày, ngài ngồi giải tội từ 11 giờ đến 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 đến 18 giờ vào mùa Hè. Khi hành hương đến xứ Ars, trước tiên tôi tìm đến tòa giải tội nơi thánh nhân ngồi mấy mươi năm, quỳ gối cầu nguyện và xin ngài chúc lành cho sứ vụ hòa giải trong đời linh mục của mình.

Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.

Thời trẻ, Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân. Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.

1.Thời gian ở tòa giải tội.

Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.

Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.

Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.

Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận với người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình. (x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).

2. Ai đến với tòa giải tội?

Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy. Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.

Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.

Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám Mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tàn tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).

3.Cha Vianney khuyên bảo các hối nhân như thế nào?

Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.

Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.

Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức Cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: ‘đáng tiếc quá’. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).

4. Cha Vianney yêu thương tội nhân.

Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây.

a. Cầu nguyện cho tội nhân.

Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”.

b. Đền tội thay cho họ.

Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mong cho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực. Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.

c. Yêu thương tội nhân

Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế!

d. Luôn nhẫn nại

Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét : Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.

e. Hiền hòa, kính trọng hối nhân.

Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.

Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.

Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là : xin Đức Cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức Cha.

Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó. (x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).

5. Theo gương cha thánh, Linh mục cử hành Bí Tích Hòa Giải

Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất, đòi hỏi nhất, nhưng đó là một tác vụ cao đẹp nhất, an ủi nhất của Linh mục trong đời mục vụ. (x.Chân dung Linh mục trang 39, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).

Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ, ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi.

Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ, trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; trong khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải; sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.

Là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất bởi lẽ, qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.

Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.

Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục.

Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư Thứ Năm Tuần Thánh 2002, số 3).

Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.

- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)

- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9).

Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành “Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).

Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm. Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này. Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:02 03/08/2017
88. NHƯỢC THẠCH PHÒNG HỔ
Nhược Thạch ẩn cư ở phía bắc ngọn núi Mặc San, có một con hổ thường ngồi xổm ở ngoài hàng rào ông ta ngấm ngầm đợi dịp.
Nhược Thạch chỉ huy người nhà ngày đêm cảnh giới, mặt trời ló ra là đánh kẻng, mặt trời lặn thì thắp lửa, nửa đêm tuần phòng và trồng cây gai chung quanh chỗ ở, xây dựng tường cao, ở bên khe núi thì đào một cái hố để hãm hại. Một năm trôi qua, con hổ không làm ăn gì được.
Một hôm, con hổ lăn đùng ra chết, Nhược Thạch rất phấn khởi, thế là thu lại tất cả những cạm bẩy đã làm, phá bỏ những thiết bị phòng vệ, tường bốn phía bị hư cũng không thèm sửa chữa.
Không bao lâu sau, có một con thú hình giống chó nhưng lông thì giống cáo đuổi một con nai, dừng ngay bên góc nhà của ông ta, nghe có tiếng heo, trâu, dê kêu trong nhà, thì xông vào ăn chúng nó. Nhược Thạch không biết là con vật gì nên quát to lên, nhưng nó vẫn không chạy, lấy đất ném nó, nó quay lại đứng lên như người, dùng móng nhọn vồ ngay Nhược Thạch, và cắn ông ta chết tươi.
(Úc Ly tử)

Suy tư 88:
Nhược Thạch chỉ biết đề phòng con hổ mà không đề phòng các con thú khác cũng nguy hiểm như hổ, cho nên bị cắn chết.
Có những cô gái sống đời rất đạo hạnh, đoan trang, nhưng chỉ một phút nhẹ dạ mà ôm hận suốt đời, vì coi thường những chuyện nhỏ tưởng như hợp tình hợp lý.
Có những người ở chỗ này bị cám dỗ gắt gao về dục vọng, khi được đổi đi chỗ khác thì hí hửng vui mừng vì “thoát nạn”, nhưng ở chỗ mới lại nảy sinh ra cám dỗ cũng như thế, nhưng tinh vi hơn và nặng nề hơn, chỉ là khác hoàn cảnh và cách cám dỗ mà thôi, cho nên bị ngã nặng nề hơn, khi thức tỉnh thì ôm hận cả đời.
Con hổ ăn thịt người thì con báo cũng ăn thịt người, chỉ khác nhau ở chỗ là con hổ thì ngồi rình trước cổng nên ai cũng thấy, còn con báo thì rình trên cây nên không ai thấy, nhưng tai hại thì giống nhau.
Người Ki-tô hữu luôn được Lời Chúa và Giáo Hội hướng dẫn, cho nên biết rất rõ chỗ nào là cạm bẩy của ma quỷ để tránh và chỗ nào là an toàn để ẩn núp. Mà an toàn nhất không phải là luôn tỉnh thức cầu nguyện và cậy trông vào Chúa hay sao ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:06 03/08/2017

21. Ai bỏ suy tư cầu nguyện thì cũng sẽ bị Thiên Chúa từ bỏ.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Chúa Hiển Dung
Lm Jude Siciliano, OP
14:37 03/08/2017
Chúa Nhật XVIII Thường Niên -A-
Đanien 7: 9-19, 13-14; Tv. 96; 2Phêrô 1: 16-19; Mátthêu 17: 1-9

Tôi có một người bạn thường di chuyển bằng máy bay trong công việc. Như những người thường đi máy bay khác, anh ta có một thói quen. Khi lên máy bay anh ta thường ngồi hạng thương gia. Khi đã an vị anh ta cài giây an toàn, rồi nhận tách cà phê do cô tiếp viên đưa. Rồi anh ta đọc tin tức về thương mãi, và xem xét các tờ trình để chuẩn bị đến buổi họp. Anh ta đi máy bay quá quen thuộc nên không để ý đến lời tiếp viên giải thích về sự an toàn trên máy bay. Anh ta nói với tôi là anh đã thuộc làu các lời giải thích đó rồi, nên anh ta chỉ xem lại các tờ trình để chuẩn bị trao đổi công việc trong buổi họp sắp tới.

Vừa rồi, trên chuyến máy bay đi Cleveland, khi máy bay sửa soạn hạ cánh, có tiếng người phi công nói "Có thể chúng ta sẽ gặp khó khăn". Qua tiếng ồn ào của máy và những lời lo lắng của hành khách, anh ta nghe những lời như: "Có thể thiết bị hạ cánh máy bay chưa đi vào hoạt động được nên không thể hạ cánh, Cần phải bay quanh, có thể phải xả bớt xăng. Hãy để ý lời chỉ dẫn của tiếp viên". Anh ta lại nói thêm "mọi hành khách bỏ báo xuống, và đóng máy vi tính lại, ngừng uống cà phê và cẩn thận lắng tai nghe những lời hướng dẫn về các lối thoát khẩn cấp của máy bay, biết chỗ lấy áo an phao v.v... Tôi nghĩ là nếu máy bay bị nạn thì những lời chỉ dẫn đó có ý nghĩa về sự sống và sự chết."

Tình hình có thể không đến nỗi như thế. Điều bạn tôi kể có thể thường thấy xuất hiện trong cuộc sống. Như khi lời nói hướng dẫn được phát ra đúng lúc có thể làm chúng ta thay đỗi cuộc sống. Những lời trung thật của người chúng ta kính trọng có thể giúp chúng ta không đi sai đường hay sống buôn thả không mục đích. Những lời đó có thể chỉ dẫn và thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống để dẫn chúng ta đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn đạo đức hơn.

Chúa Giêsu dẫn các môn đệ lên núi cao, một nơi xa xôi hẻo lánh. Trong những tôn giáo xưa, đỉnh núi thường là nơi trú ngụ của các vị thần, là nơi có thể gặp gở, đối thoại với thần linh. Ngay bây giờ, với thời nay, núi là nơi tốt đẹp để ra khỏi mọi ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hằng ngày. Trên núi là nơi nghe rõ để cầu nguyện và suy ngẫm, hay để quyết định một sự việc quan trọng. Từ trên núi chúng ta có thể trông thấy từ xa, nên có thể là nơi giúp chúng ta chiêm nghiệm. Trong thế giới này, phần đông chúng ta cần có dịp suy nghĩ lâu dài để chúng ta có thể trông thấy khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Như khi chúng ta tìm một nơi tĩnh tâm, chúng ta ra đi bộ trong rừng, nói chuyện với vị linh hướng, không nghe radio trong xe hơi v.v... Chúng ta làm như vậy như là đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ ra đi với Ngài một thời gian. Chúng ta chọn làm điều các môn đệ nghe từ trên mây xuống "Hãy vâng nghe lời Người".

Trên ngọn núi đó các môn đệ lãnh nhận nhiều hơn họ tưởng tượng. Họ được trông thấy trong chốc lát Chúa Giêsu đặc biệt như thế nào. Họ nghe một tiếng nói, một tiếng nói thật lớn dẫn dắt họ "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người". Chúa Giê su bảo các môn đệ đừng nói gì với ai về thị kiến của họ, "cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy" Điều đó nghe như nói về tương lai ảm đạm cho các ông, vi Chúa Giêsu nói về sự chết của Ngài. Đó là điều mà các ông không sẵn sàng nghe. Thật sự ra thì các ông còn nhiều điều phải trong việc họ theo Chúa Giêsu.

Trước đoạn phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã tiên đoán về sự đau khổ và sự chết chờ đợi Ngài ở Giêrusalem. Ông Phêrô cố gắng trách Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu quay lại quở trách ông ta, rồi Ngài nói với Phêrô và các môn đệ khác là nếu các ông muốn theo làm môn đệ của Ngài thì các ông phải tự vác thập giá mình mà theo Ngài. Có lẽ đó là một việc khác các ông còn nhớ lại trên đĩnh núi: không những chỉ sự hiện diện tối cao và tiếng nói của Thiên Chúa, nhưng là điều gì các ông sẽ phải chịu nếu các ông vẫn còn muốn theo Chúa Giêsu. Điều này làm chúng ta dừng lại và suy ngẫm, và tự hỏi: "Tôi sẽ phải vác thập giá nào, hay tiếp tục vác thập giá này vì danh Chúa Giêsu ?"

Có thể chúng ta không có thị kiến của các môn đệ, nhưng, cũng như các ông, chúng ta sẽ phải đi ra khỏi nơi phụng vụ này, đến một nơi để nghe thật rõ. Và ở đó chúng ta nghe lời chỉ dẫn là "hãy vâng nghe lời Người". Trong Kinh Thánh khi có lời bảo chúng ta hãy chú ý, không những đến lời nói của Thiên Chúa nhưng cả đến việc làm của Ngài, vì lời nói và việc làm mặc khải tấm lòng Chúa Giêsu cho chúng ta. Những lời nói và việc làm đó nói với chúng ta Thiên Chúa tha thứ, thông cảm và yêu thương chúng ta vô vàn. Trong khi chúng ta nghe kỹ hơn, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy làm cho kẻ khác điều gì Ngài sẽ làm cho chúng ta là: vác thập giá của chúng ta để phục vụ và theo Ngài.

Tiếng nói chúng ta nghe trên đỉnh núi hôm nay ở với chúng ta. Lời đó nói với sự an toàn và hạnh phúc của chúng ta, và chỉ dẫn chúng ta hãy nghe lời Chúa Giêsu. Vì có biết bao nhiêu tiếng nói cạnh tranh lời Ngài để đưa chúng ta đến đường lối sống khác. Đường lối Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta cùng nhau phụng vụ là dịp để kiểm điểm điều chúng ta nghe, là lúc chúng ta lắng tai nghe một lời mới. Chúng ta cũng muốn tập thói quen nghe và hỏi "Chúa Giêsu nói gì với tôi giữa dân chúng và sự việc hôm nay?" Rồi chúng ta lắng nghe và cố gắng tìm hiểu lời Ngài đáp lại.

Trong ánh sáng của lời Chúa Giêsu đã nói với chúng ta, đó có phải thật là lời kêu gọi đến "đời sống thành đạt" hay không? Tôi dựa theo lối sống nào? Những lời "chúc phúc" cho tôi có phải là từ Thiên Chúa hay không? hay chỉ qua công việc vất vả tôi làm chứ không qua Chúa Kitô đâu? Đó có phải là một lời kêu gọi đến "hạnh phúc" tạm bợ và yếu đuối từ nguồn gốc, điều gì cỏ thể mất ngay hay có thể rời xa khỏi tay tôi?

Nghe lời Chúa Giêsu nói, tôi phải xem xét lại giá trị và hướng chỉ đời tôi. Điều gì tôi gọi là "thất bại" có thể là điều hoàn toàn mới, và không biết trước được trong đời sống của tôi, và để lại một sự vui mừng thâm sâu cho tôi. Lại còn điều gì có thể là một mơ ước chết, có thể là sự ham muốn của tôi và có thể mở của rộng cho một khía cạnh khác của đời sống.

Trong khi chúng ta họp nhau, chúng ta hãy xem xét điều chúng ta nghe. Như người ngồi trên máy bay, cố gắng nghe những chỉ thị giúp cho sự sống. Chúng ta cần chú ý đến những chi tiết của đời sống hằng ngày của chúng ta. Nói cho cùng, ai lại muốn thức tỉnh ở một nơi nào khác, hay ở một thời sống khác và nói "tôi làm sao lại đến đây?” Hay hoặc theo lời nói trên máy bay: tôi không muốn đến lúc nhận thấy tôi đang ngồi trên một chiếc phản lực cơ với máy điều khiển và hạ cánh tự động lại đi đên một chỗ khác. Và tôi cũng không muốn trong đời sống của tôi lời bài hát của Peggy Lee "Có phải đó là tất cả mọi sự không?"

Các môn đệ Chúa Giêsu trên đỉnh núi đã được ơn cảm nghiệm, và bây giờ chúng ta cũng vậy. Như Chúa Giêsu đã hứa, Ngài sẽ sống lại từ cõi chết, và chúng ta là những người thuộc sự sống lại với Thần Khí của Chúa Giêsu. Đó là Thần Khí giúp chúng ta nghe và hành động theo lời Chúa Giêsu trong khi chúng ta cố gắng theo lời nói trên đỉnh núi "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Transfiguration of the Lord -
Daniel 7: 9-10, 13-14 Psalm 97 2 Peter 1: 16-19 ;Matthew 17: 1-9

A friend’s job requires a lot of flying. Like a lot of us who fly frequently he has a routine. He boards a flight, takes his seat, usually in business class, fastens his seatbelt, accepts coffee from the flight attendant, reads the financial news and thumbs through reports. He has flown so often he pays little attention to the flight attendant’s safety instructions: where the emergency doors are, floor lighting to the exits, fastened seatbelts etc. He told me, "I could give those instructions by heart. So, I ignore the them, sip my coffee, read my reports, and jot notes about the upcoming meeting."

Recently, on a flight to Cleveland, as the plane began to descend, the pilot came on and said, "We may have a problem." Above the sounds of the engine and the concerned chatter of his fellow passengers, he heard phrases like this, "Not sure if the landing gear is coming down... Need to circle... May have to expel fuel... Pay attention to the flight attendant’s instructions...." He said, "Everyone put down their newspapers, closed their computers, stopped sipping coffee and were all ears. We listened to the instructions about the emergency exits, life jackets, floor lighting etc. I knew that if we crashed following those instructions could mean the difference between life and death."

Perhaps situations might not be as dramatic still, what my friend said is true in many aspects of life. Words spoken to us at just the right time can make a significant difference for us. Well-intentioned words from someone we respect can stop us from continuing on a wrong or aimless path. They can instigate and guide us to make changes that result in a meaningful, more better-directed life.

The disciples went with Jesus to an out-of-the-way place, a mountaintop. In many ancient, or primitive religions, mountain tops were thought to be the dwelling places of the gods, where sacred encounters might happen. Even now, among modern people, mountains are good places to go apart from the hustle and bustle of daily life. They can make good listening places at times when we need to reflect, or make an important decision. From a mountain you can see a long distance; so it is a conducive place for insight and perspective. In the kind of world most of us live we need an opportunity to reflect on the long view, so we can see and get perspective on our lives. When we choose to go on a retreat, a walk in the woods, speak to a counselor, not turn on the radio in our car, etc. it is as if they are responding to the invitation Jesus gave to his disciples, to come apart for a while. We are choosing to do what the disciples heard from the cloud, "Listen to him."

On that mountain the disciples got more than they expected. They had a momentary glimpse into how special Jesus was. They heard a voice, a Big Voice, that guided them, "This is my beloved Son, with whom I am well pleased; listen to him." Jesus asked them not to tell anyone about the vision, "Until the Son of Man has been raised from the dead." That sounded like the future was going to be bleak for them, because Jesus was talking about his death. That was not something they were prepared to hear. It was obvious they still had much more to learn about following Jesus.

Just prior to today’ passage Jesus predicted the suffering and death that awaited him in Jerusalem. Peter tried to dissuade him and Jesus rebuked him and told him and the others that if they wished to be his disciples, they must take up their cross and follow him. Perhaps that was something else that struck fear in the hearts of the disciples on the mountain: not just the awesome presence and call of the Holy One, but what might be asked of them if they continued to follow the Lord. Which might give us all a pause to ask, "What cross am I being asked to take up, or continue to carry, in the name of Jesus?"

We may not have such a spectacular revelation as those disciples, but like them, we have come apart today to this place of worship – a good listening place. Here we hear again the voice that directs us, "Listen to him." In the scriptures proclaimed to us we pay close attention, not only to his words, but his actions as well, for they reveal Jesus’ heart to us. They tell us about God’s forgiveness, compassion and unfaltering love for us. As we listen closely we hear Jesus tell us to do for others what he is about to do for us: pick up our cross of service and follow him.

The voice we hear on this mountain today is on our side. It speaks for our well-being and happiness. It directs us to listen to Jesus, for there are many competing voices that might lure us to another way of living than the one Jesus has called us to. Worshiping together gives us an opportunity to have our hearing checked; a time to unplug our ears and try listening anew. We also want to foster a daily habit listening by asking, "What is Jesus saying to me in the people and events of this day?" Then, we listen and do our best to discern his response.

In the light of what Jesus has said to us we ask: Is what I call a "successful life" really that? Whose standards am I measuring by? Are my "blessings" really from God’s hands, or just through my own hard work, without much thought to Christ? Is what I call "happiness" truly deep and secure, or is it based on something very transitory and fragile at its roots, easily lost, or ripped out of my hands?

Listening to Jesus’ words, I need to reevaluate my priorities and direction. What I would call a "failure," might result in something entirely new and unexpected in my life and yield the deepest joy for me. What has been a death of a dream, might really have been about my own ambition and may be the opening of a door to a whole other perspective on life.

As we gather today we check our hearing, like the man in the plane, listening for instructions that are life-giving. We need to pay attention to the details of our daily lives. After all, who wants to wake up someday at a place, or stage in life and say, "How did I get here?" Or, in the language of air travel, I don’t want to come to the realization that I have been flying like a jet on automatic pilot, going in the wrong direction. Nor do I want to say, at some stage in my life, the words of Peggy Lee’s old song, "Is that all there is?"

The disciples on the mountaintop had a graced experience and now so do we. As he promised, Jesus has risen from the dead and we are a resurrection people, gifted with his Spirit. It is that Spirit that enables us to listen and act on Jesus’ words as we strive to follow the voice spoken on the mountain top, "This is my beloved Son with whom I am well pleased; listen to him."
 
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:26 03/08/2017
Chúa Nhật XVIII TN A

“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiễn ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.

Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận, thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn”(Mt 14,16). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.

Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.

May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh và cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Hôm ấy các tông đồ hẳn bất ngờ trước một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã tỏ hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.

Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc,cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”(Is 55,1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Thiên Chúa thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.

Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” (Mt 10,8). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì?

Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.

Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường truyền dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ (x.Mt 10,1; Mc 6,13; Lc 10,1-11).

Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV số 1). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giới Trẻ Á Châu đã khai mạc: Người trẻ trong sứ mệnh đồng cảm và cộng tác
Chân Phương
09:19 03/08/2017
Với nghi thức và thánh lễ khai mạc trọng thể, tuần lễ chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu (từ ngày 2 đến 6 tháng 8) đã được bắt đầu tại thành phố Yogyakarta, Giáo phận Semarang (đảo Java, Indonesia).

Buổi họp báo giới thiệu sự kiện này được tổ chức tại Jogja Expo Center với sự hiện diện của Đức Cha Ignatius Suharyo - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Indonesia, Đức Hồng Y Patrick D'Rosario - Chủ tịch Ủy ban Giới Trẻ của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), và Đức Tổng Giám Mục Robertus Rubyatamoko của Tổng giáo phận chủ nhà Semarang, Chủ tịch Ban Tổ Chức.

Đức Cha Suharyo nhấn mạnh đến hai ý nghĩa quan trọng mà Đại Hội Giới Trẻ Á Châu mong mỏi truyền cảm hứng đến các tín hữu Công Giáo trẻ, đó là đồng cảm và cộng tác. Hơn 2000 tham dự viên Đại Hội được mời gọi đến đón nhận "hoa trái tâm linh” và trải nghiệm cuộc hội ngộ với các bạn đồng trang lứa với mình từ 22 quốc gia Á Châu.

Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia nói rằng: "Tôi muốn đề cập đến hai nguyên tắc căn bản về khía cạnh luân lý: “Nếu các bạn trẻ Công Giáo không áp dụng tất cả “hoa trái tâm linh" của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu này vào trong đời sống thực tại, thì nó sẽ không hữu dụng gì. Nếu những hoa trái tâm linh này cũng không được đem ra thực hành thì việc cử hành đức tin của chúng ta, sự hiểu biết của giới trẻ về Giáo Hội Công Giáo, và kỳ đại hội này ở Yogyakarta sẽ không có tác động hiệu quả nào đến xã hội".

Đức Cha đề nghị tất cả các bạn trẻ tự đặt ra những câu hỏi này cho bản thân mình: "Làm sao tôi có thể đồng cảm với Lời Chúa và niềm vui Phúc Âm trong cuộc đời tôi? Làm sao tôi có thể lấy cảm hứng từ Lời Chúa? Và trên hết, làm sao tôi có thể áp dụng tinh thần của Lời Chúa vào trong đời sống cá nhân tôi? Sau cùng, chúng ta phải làm những điều gì về luân lý, tinh thần để làm cho đời sống xã hội của chúng ta ngày càng trang nghiêm và nhân văn hơn?" Đối với Đức Cha Suharyo, những vấn đề này phải được tuân giữ qua một cam kết công khai.

Còn Đức Hồng Y Patrick D'Rosario của Giáo phận Dhaka (Bangladesh) đã giải thích đặc tính hợp thời của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu kỳ này. Ngài đã đặt đại hội tại Yogyakarta vào trong khuôn khổ của hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất là hội nghị toàn thể của Liên hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức tại Colombo (Sri Lanka) năm 2016, tại đó tập trung thảo luận vào hiện trạng Giáo Hội Công Giáo ở Á Châu, ơn gọi và sứ mệnh của những người trẻ tuổi. Thứ hai là Thượng hội đồng Giám mục liên quan đến giới trẻ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định triệu tập vào năm 2018.

Đức Hồng Y giải thích: "Giáo Hội Công Giáo Á Châu là một Giáo Hội địa phương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là đói nghèo. Người giáo dân trẻ được kêu gọi tham gia vào sứ mệnh của họ, đó là bối cảnh của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu.

Nghi thức và thánh lễ khai mạc trọng thể của đại hội có sự tham dự của hơn 50 vị giám mục (trong đó có 6 vị Hồng Y) cùng với khoảng 150 linh mục đồng tế và hơn 940 bạn trẻ.

Một số viên chức cao cấp của chính phủ Indonesia cũng tham dự sự kiện này. Đại Hội Giới Trẻ Á Châu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ chính quyền bằng sự hiện diện và các giấy phép mà họ đã cấp cho ban tổ chức. Lễ Bế Mạc Đại Hội sẽ được cử hành tại Học viện Không quân, cũng được chính phủ giúp đỡ tổ chức.

Đức Tổng Giám Mục Rubyatamoko cho biết rằng một số tổ chức Hồi giáo cũng đã giúp đỡ ban tổ chức trong việc gìn giữ an ninh. Giáo Hội Công Giáo ở Indonesia - quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới - rất tích cực trong việc đối thoại liên tôn và thường tiếp xúc với người Hồi giáo trong các hoạt động và sáng kiến của mình. (AsiaNews)

Chân Phương
 
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Hôm Nay - Thứ Tư 02-08-2017
VietCatholic Network
12:12 03/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Kitô hữu là nguời bị lây nhiễm ánh sáng của Thiên Chúa.

2. Sự quan tâm của Toà Thánh đối với Đông Âu và Đông Phương.

3. Toà Thánh và Giáo Hội luôn bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo.

4. HĐGM Ấn Độ phát động Ngày đen tối chống nạn kỳ thị người Đalít

5. Các Giám Mục Pakistan kêu gọi loại trừ các lý do của chủ trương quá khích

6. Trung Quốc cấm báo chí gọi ĐHY Trần Nhật Quân là “giám mục danh dự”

7. Các giám mục Venezuela muốn giải thoát đất nước khỏi chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội

8. Ngày giới trẻ Á châu bên Indonesia.

9. Cựu thống đốc Kansas được bổ nhiệm làm đại sứ lưu động đặc trách tự do tôn giáo.

10. Thánh lễ Khai mạc Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Giáo hạt Chính Tòa.

11. Trước thềm Đại hội Thánh Mẫu Missouri tuần này.

12. Giới thiệu Thánh Ca: Tâm Ca Mai Đệ Liên
 
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Hiệp Sĩ Colombo
LM. Trần Đức Anh OP
12:28 03/08/2017
SAINT-LOUIS. ĐTC Phanxicô kêu gọi các Hiệp sĩ Colombo xác tín nơi sức mạnh tình thương vô biên của Thiên Chúa và chống lại bất công và bạo lực.

Lời kêu gọi của ĐTC được trình bày trong sứ điệp của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC gửi Đại hội thường niên lần thứ 135 của Hội đồng lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Colombo, nhóm tại thành phố Saint Louis Hoa Kỳ, từ ngày 1 đến 3-8-2017, về chủ đề ”Xác tín về tình thương và sức mạnh của Thiên Chúa”.

Sứ điệp của ĐHY Parolin có đoạn viết: ”Nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta?” (Rm 8,31). Câu hỏi này của thánh Phaolô gửi các tín hữu Roma biểu lộ xác tín mạnh mẽ của thánh nhân về sức mạnh vô biên của tình yêu Thiên Chúa, được biểu lộ qua thập giá của Chúa Kitô, vượt thắng mọi hình thức của sự ác trên trần thế. ĐTC thường nhận xét rằng ngày nay, một cuộc thế chiến mới đang diễn ra từng mạnh, trong lúc sự khao khát quyền lực và thống trị về mặt kinh tế, chính trị hoặc quân sự, trái ngược với ý Chúa, đang dẫn tới bạo lực khôn tả, bất công và đau khổ trong gia đình nhân loại chúng ta. ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô khắp nơi, hãy thực sự xác tín về quyền năng vô biên của tình yêu Thiên Chúa, hãy loại bỏ não trạng vừa nói và chiến đấu bài trừ sự lan tràn nền văn hóa dửng dưng trên thế giới, thứ văn hóa loại bỏ những anh chị em yếu thế nhất của chúng ta”.

Trong sứ điệp, ĐHY Parolin cũng cho biết ĐTC ca ngợi sự dấn thân của các hiệp sĩ Colombo bênh vực và thăng tiến sự thánh thiêng của hôn nhân và phẩm giá cũng như vẻ đẹp của đời sống gia đình.

ĐHY nói thêm rằng: ĐTC Phanxicô đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với Hội hiệp sĩ Colombo vì sự dấn thân giúp đỡ các anh chị em Kitô ở Trung Đông trong chứng tá trung thành của họ đối với Chúa, thường phải trả giá bằng những hy sinh bản thân lớn lao. ”Không ai trong chúng ta có thể giả mù không thấy đau khổ của những người mà bạo lực huynh đệ tương tàn và sự cuồng tín tôn giáo khiến họ không còn gia cư hoặc buộc lòng phải rời bỏ quê cha đất tổ đi lánh nạn”.

Hội Hiệp Sĩ Colombo giúp các tín hữu Kitô Irak

Trong bối cảnh này, trong buổi khai mạc Đại Hội hôm 1-8-2017, thủ lãnh Hội hiệp sĩ Colombo, Ông Carl Anderson, cho biết Hội sẽ giúp 2 triệu mỹ kim để góp phần giúp dân chúng tại thành Karamdes bên Irak tái thiết gia cư của họ bị phá hủy hoặc hư hại.

Thành Karamdes ở vùng bình nguyên Ninive, có đa số dân là tín hữu Kitô, đã bị lực lượng nhà nước Hồi giáo IS chiếm hồi mùa hè năm 2014 và hàng trăm gia đình tại đây đã phải tị nạn tới Erbil ở miền Kurdistan. Nay họ hồi thương sau khi thành của họ được giải phóng.

Ông Carl Anderson tuyên bố hội sẽ quyên góp 2 triệu Mỹ kim để giúp các gia đình hồi hương và tái thiết gia cư của họ bị hư hại. Ông nói: ”Những kẻ khủng bố đã xúc phạm các thánh đường, các nghĩa trang, cũng như cướp phá các gia cư. Nay chúng ta giúp đỡ hàng trăm gia đình Kitô đã phải di tản được trở về hai thành Karamdes và Karemlash, đảm bảo một tương lai đa nguyên cho Irak”.

Hội Hiệp sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo được thành lập tại Hoa Kỳ và hiện có gần 2 triệu thành viên. Hội này cũng theo gương chính phủ Hungari mới đây đã gửi 2 triệu Mỹ kim tới tổng giáo phận Erbil ở Irak, nhắm giúp tái thiết một cộng đoàn Kitô gần thành phố Mossul, cũng ở Irak. Phí tổn giúp mỗi gia đình tái định cư là 2 ngàn mỹ kim.

Với ý hướng trên đây, ban lãnh đạo trung ương Hội hiệp sĩ Colombo khuyến khích các chi hội ở các giáo xứ và các cá nhân hiệp sĩ đóng góp để giúp các cộng đoàn Kitô ở Irak. Cho đến nay Hội hiệp sĩ Colombo đã trợ giúp 13 triệu Mỹ kim cho các tín hữu Kitô ở Irak, Siria và vùng phụ cận (CNS 1-8-2017, REI 2-8-2017)
 
Hoa Kỳ: Đức Giám Mục kêu gọi Quốc Hội loại bỏ luật di trú phân biệt đối xử.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:49 03/08/2017
(Wahsington CNS) Chủ Tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa kêu gọi Tổng Thống và Quốc Hội loại bỏ một dự luật được gọi là dự luật “phân biệt đối xử” nhằm cắt giảm số người di dân trong vòng 10 năm tới và như thế người dân Hoa Kỳ và người cư trú hợp pháp sẽ bị giới hạn trong việc bảo lãnh cho thân nhân vào Hoa Kỳ.

Đức Giám Mục Joe S. Vasquez của giáo phận Austin, Texas hiện là Chủ tịch Ủy Ban Di Dân đã nói rằng “Nếu luật phân biệt đối xử này được áp dụng từ nhiều thế hệ trước, thì rất nhiều người trong số những người xây dựng và bảo vệ đất nước này không có mặt ở đây.”

Trong một thông cáo báo chí vào chiều ngày 2 tháng Tám, ngài đã phê bình dự luật RAISE (Rewarding Achievement and Incentivizing Successful Employees, Luật khuyến khích nhân viên) do Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa, Texas) và David Perdue (Cộng Hòa, Georgia) đệ trình trước đây.

ĐGM nói rằng với những giới hạn mà dự luật RAISE đề nghị, thì số người di dân được phép sẽ chỉ tới một con số nhất định “do đó đất nước chúng ta sẽ không có sự linh hoạt cần thiết để đối phó với những khủng hoảng nhân đạo. Là người Công Giáo, chúng ta tin tưởng rằng sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình càng chặt chẽ thì cơ hội thành công trong đời người càng lớn. Luật RAISE đưa ra một định nghĩa về gia đình như thế sẽ làm suy yếu những gắn bó tình thân này.”

Tổng Thống Donald Trump vừa mới tuyên bố là ông ủng hộ dự luật này và rằng nó sẽ giúp giảm bớt nghèo đói, tăng thu nhập và tiết kiệm được tiền thuế.

ĐGM Vaquez nói rằng dự luật sẽ không có lợi cho các gia đình và phủ nhận những đóng góp của những di dân đến Hoa Kỳ và ngài kêu gọi Quốc Hội và chính quyền hãy “cùng làm việc với tinh thần lưỡng đảng để đưa ra luật cải cách nhập cư thích hợp.”

“Tôi tin tưởng rằng việc cải cách như thế phải trân trọng những đóng góp mà di dân với nhiều hoàn cảnh và trình độ khác nhau đã đóng góp cho đất nước chúng ta và phải bảo vệ cuộc sống và nhân cách của tất cả, kể cả những người dễ bị tổn thương nhất.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn tại dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, GP Xuân Lộc
Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP
10:07 03/08/2017
Tuyên khấn, là một hành vi của tự do mà người tu sĩ đã chọn lựa để đáp trả lại hồng ân được Thiên Chúa chọn, gọi và ký kết giao ước. Đó là bài ca mới mà họ đã hát lên trong cuộc đời mình, với sự cam kết bước theo sát Chúa Ki tô qua việc tuyên khấn lần nhất và tuyên khấn trọn đời.

Xem Hình

Trong hai ngày 01 và 02/08/2017, Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, Giáo phận Xuân Lộc đã được Thiên Chúa ban cho những món quà quý giá qua 13 chị tuyên khấn lần nhất và 13 chị tuyên khấn trọn đời.

Thánh Lễ Khấn lần Nhất cho 13 chị em trong hội dòng đã được cử hành vào lúc 6g00 sáng ngày 01/8//2017, do cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam chủ tế cùng với một số cha thân nhân của khấn sinh.

Với Thánh lễ Khấn Trọn Đời, Hội dòng hân hạnh được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc đến chủ tế Thánh Lễ cùng với sự hiện diện rất đông quý cha đến tham dự và hiệp dâng Thánh Lễ cùng với ngài vào lúc 8g30 sáng ngày 02/08/2017.

Hai Thánh lễ Tuyên khấn đều được cử hành tại Nguyện Đường Hội Dòng trong sự sốt sắng, linh thiêng và đầy tràn ý nghĩa đối với tất cả những ai tham dự thánh lễ, đặc biệt với 26 chị tuyên giữa ba lời khấn Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục.

Không ồn ào, không rườm rà trong lễ nghi, cùng với thời khắc của buổi ban mai tinh khiết càng làm cho Thánh Lễ Khấn lần Nhất trở nên linh thánh, trang nghiêm và tôn lên được nhiều ý nghĩa.

Từ đáy sâu tâm hồn của sự khiêm tốn, 13 chị đã cầu xin lòng thương xót Chúa và Hội Dòng để được tuyên khấn lần đầu trong hành trình đời tu. 13 chị tuyên khấn là 13 cuộc đời đang thay đổi lối sống làm cho cuộc đời họ mỗi ngày trở nên giống Chúa Kitô hơn trên con đường dâng hiến qua việc tuyên giữ ba lời khấn. Các chị đã, và đang biểu lộ niềm vui của việc được Thiên Chúa chọn và khoác lên họ ân sủng của Ngài như bài đọc 1 trong Thánh Lễ Khấn Dòng cất lên:

"Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ ĐỨC CHÚA,

nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao !

Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ,

choàng cho tôi đức chính trực công minh." (Is 61,10)

Trong bài giảng Thánh Lễ Khấn Lần Nhất, cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Đức Hòa đã nhấn mạnh rằng: nền tảng của đời sống thánh hiến chính là việc giữ ba lời khấn: Khiết Tịnh- Khó Nghèo và Vâng Phục. Ba lời khấn khi được tuyên hứa mang một ý nghĩa tích cực, hoàn toàn loại bỏ những cách hiểu tiêu cực. Với việc tuyên giữ ba lời khấn, người tu sĩ không bị "biến dạng" trở thành con số không (0) khiến họ trở nên thụ động, nhu nhược hay vô cảm. Trái lại, khi tuyên hứa giữ ba lời khấn, người tu sĩ có điều kiện, cơ hội để hiệp thông với Thiên Chúa và con người một cách tròn đầy hơn, giúp họ nâng cao và phát triển phẩm chất và khả năng của họ cho gần đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Bước vào đời tu và sống với ba lời khấn, người tu sĩ được truyền trao sức mạnh để làm tròn đầy phẩm chất của mình với một tình yêu rộng lớn hơn, phát triển và thăng hoa những khả năng riêng biệt của họ để phục vụ Chúa, Giáo Hội và tha nhân. Bên cạnh đó, những lời khấn còn là một cách thế giải phóng người tu sĩ khỏi những ràng buộc, những hạn chế mang tính chủ quan hay khách quan, để khi đã được "ly thoát" khỏi những vòng xoáy của những ràng buộc, người tu sĩ sẽ cố gắng thực hiện ý Chúa bằng tất cả tình yêu, khả năng, sự sáng tạo của mình. Thế nên, đi tu và tuyên khấn chính là con đường giúp người tu sĩ phát triển tới một mức tối đa trong ơn thánh của Chúa.

Còn với Thánh Lễ Khấn Trọn Đời của 13 chị, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo đã hướng cộng đoàn, đặc biệt với 13 chị tuyên khấn trọn đời về niềm vui tột cùng khôn tả khi được Thiên Chúa chọn, gọi và ký kết giao ước. "Thiên Chúa Toàn Năng đã cúi xuống ký kết một giao ước tình yêu với 13 thụ tạo của Ngài", là ý tưởng đầu lễ mà Đức Cha Giuse đã hướng ý cho cộng đoàn tham dự thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ một bài giảng ngắn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Ngài trích dẫn từ ý tưởng các bài đọc, sau đó phản chiếu vào đời sống và con đường của đời tu, đặc biệt của 13 chị tuyên khấn trọn đời. Với hai ý tưởng chính xuyên suốt bài giảng, Đức Cha đã gợi lên những câu hỏi xoáy vào đời tu và sứ vụ của họ: làm sao người tu sĩ có thể lội ngược dòng, có thể rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh, chịu đau khổ giữa một thế giới, con người ngày hôm nay chỉ muốn những dễ dãi, những tiện nghi, những gì mà không hề có dáng dấp của đau khổ, của hy sinh, của thập tự? làm sao để con người ngày hôm nay thấy và "chạm" được vào Đức Kitô qua chính người tu sĩ? Câu trả lời chính là: họ, 13 chị tuyên khấn trọn đời, những chị em trong hội dòng, và tất cả những ai là tu sĩ hãy để Chúa dẫn vào nơi thanh vắng, để Chúa quyến rũ, để Chúa thổ lộ tâm tình, sống ân tình với Chúa. Có như thế, họ mới can đảm, dám lội ngược dòng, rao giảng và sống chết với Đức Kitô chịu đóng đinh và cùng đau khổ của Ngài. Từ đó, họ mới có thể giúp người khác"thấy, sờ, chạm" được Đức Kitô đó qua chính đời sống gương mẫu, thánh thiện của chính người tu sĩ.

"Con xin lòng thương xót của Thiên Chúa và của Hội Dòng", " Con...tuyên khấn sống Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục theo tu luật Thánh Augustinh và luật Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam cho đến chết" là những gì 13 chị đã can đảm dấn bước và thưa lên trước Thiên Chúa, Giáo Hội và mọi người. Đó là những lời cam kết của những con người bất toàn, biết mình không bao giờ trung tín trọn vẹn, nhưng vẫn nói lên lời khấn hứa, vì các chị luôn tin tưởng, hy vọng và phó thác vào Lòng Thương Xót của Chúa và của Hội Dòng trên cuộc đời các chị.

Như mùa xuân đang đâm chồi nẩy lộc, trong những ngày đầu của tháng 8 này, Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm đã được Thiên Chúa ân thưởng sức sống mới khi có tất cả 48 chị em bước vào những giai đoạn của đời tu: 22 chị nhập Tập viện, 13 chị Tuyên khấn Lần Nhất, và 13 chị cam kết Trọn Đời trong hành trình theo Chúa tại Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm.

Đó là những món quà thật diệu vời Thiên Chúa dành tặng cho Giáo Hội nói chung, cụ thể cho Giáo phận Xuân Lộc và cách đặc biệt cho Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm.

Ước mong những nụ hoa Chúa đang ươm và cho nở rộ trở thành một vườn hoa tuyệt đẹp đời dâng hiến của Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, nhắc nhớ chị em mỗi ngày cố gắng sống hoàn thiện và làm chứng cho một lối sống lội ngược dòng, nhưng tràn đầy sức sống và ý nghĩa, vì họ đã được Thiên Chúa tuyển chọn, đưa vào nơi thanh vắng để thổ lộ tâm tình, và cuối cùng, họ đã được Thiên Chúa ký kết giao ước tình yêu vĩnh cửu bằng tinh thần và đoàn sủng người Đa Minh.

Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP
 
Họ Đạo Cái Nhum : Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Và Trao Dây Băng Quới Chức
Người Giồng Trôm
10:47 03/08/2017
Ngày 2 tháng 8 năm 2017 với những nơi khác, họ khác là ngày bình thường nhưng với họ đạo Cái Nhum là một ngày hồng phúc và ngày đáng nhớ của họ đạo. Đơn giản là chiều hôm nay, họ đạo hân hoan đón chào sự hiện diện của Đức Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long cùng với Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận và nhiều Cha khác nữa.

Xem Hình

Dù bận bịu với nhiều việc cũng như giới hạn của sức khỏe nhưng Đức Giám Mục “Chăn Vịt” kính yêu của Giáo Phận luôn cố gắng hiện diện để bày tỏ tấm lòng mục tử cũng như ra khơi thả lưới như lòng hằng mong muốn của Ngài. Sáng hôm nay, Đức Cha cùng tĩnh tâm, chia sẻ với giáo hạt Ba Tri và rồi chiều đến, chưa tròn giấc nghỉ trưa, Đức Cha đã quay về với Cái Nhum thân yêu.

Sau tất cả những gì chuẩn bị cần thiết cho Thánh Lễ, 15 g 00, đoàn đồng tế tiến bước vào ngôi thánh đường cổ kính thân yêu Cái Nhum. Cái Nhum được biết như là một trong những họ đạo lớn của Vĩnh Long. Nơi đây cũng là nơi hiện diện của hội dòng Cái Nhum – Mẹ của Cái Mơn ngày nay và cũng là cái nôi của nhiều hạt giống ơn gọi của Giáo Phận.

Trong tâm tình chia sẻ hết sức bình dị, Đức Cha Phêrô gợi lại hình ảnh của Nước Trời như Viên Ngọc Quý mà mọi người phải cất công ra sức đi tìm. Cái gì càng quý thì càng trân trọng và phải mất nhiều sức để có nó. Ví von như vậy và mời gọi mọi người hãy tìm Nước Trời chứ đừng tìm điều gì khác để kẻo khi nằm xuống cuộc đời lãng phí luống công.

Và trong ngày Ban Bí Thêm Sức nên Đức Cha Phêrô cũng không quên gợi lại 7 ơn Chúa Thánh Thần mà 54 em trong họ đạo chuẩn bị lãnh nhận.

Sau bài chia sẻ, Cha Gioan Phạm Hữu Diện – Cha sở họ Cái Nhum giới thiệu 54 em đủ điều kiện lãnh Bí Tích Thêm Sức với Đức Cha. Và rồi, nghi thức trao ban Bí Tích Thêm Sức được Đức Cha cử hành cách long trọng và sốt sắng.

Kế đến là nghi thức tuyên hứa và trao dây băng quới chức cho 57 quới chức.

Trước khi ban phép lành cuối Lễ, như một lời rất chân thành, Chàng “Giám Mục chăn vịt” – theo kiểu nói của Đức Cha Phêrô dặn dò các em lãnh bí tích Thêm Sức hãy sống chứng nhân Nước Trời và căn dặn ban Quới Chức hết tình cộng tác với Cha Sở, quý Cha để lo việc của họ đạo tốt nhất như lòng Chúa mong muốn.

Đứng ở góc nhà thờ, chúng tôi đùa vui với vài người và sau đó là với Cha Phêrô Nguyễn Thanh Tùng – cha phó họ Cai Nhum : “Nói thì nói mà họ có giữ hay không mới sợ !”. Đùa vui vậy thôi chứ phần lớn hay không dám nói là đại đa số Quới Chức luôn ý thức vai trò và bổn phận cũng như trách nhiệm là tai, tay, chân của Cha Sở. Họ là những người kề vai sát cánh với Cha Sở trong việc liên kết, hiệp nhất trong họ đạo.

Sau Lễ, Đức Cha làm phép Tượng Lòng Thương Xót Chúa cũng như mộ hai Cha Sở và phó Cái Nhum (Cha Thắng và Cha Năm) mới được họ đạo chỉnh trang qua bàn tay và tấm lòng hết sức đặc biệt của Cha Gioan Phạm Hữu Diện.

Cái Nhum mãi mãi là tên gọi thân thương gắn liền với các hoạt động tôn giáo, truyền đạo của giáo phận thân thương Vĩnh Long. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn vàn ơn phúc trên các em vừa lãnh Bí Tích Thêm Sức cũng như 57 quới chức vừa tuyên hứa và nhận dây Băng từ tay Đức Cha thân yêu.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Há miệng mắc quai
Phạm Trần
09:12 03/08/2017
Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục ?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì:”Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân - Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Về phiá Trung Cộng có 2,285.000 quân chính quy; 800,000 dự bị; 3,969.000 bán quân sự. Tổng số lực lượng võ trang là 7,054.000 người.

Vũ khí và quân trang của hai bên không được tiết lộ.

Đảng CSVN từng tự hào đã “chận đứng” 2 cuộc tấn công qua biên giới của quân đội Trung Hoa năm 1979 (17 tháng 2 – 16 tháng 3 năm 1979) và sau đó tiếp tục ngắt đọan từ Cao Bằng (1980) đến mặt trận Vỵ Xuyên, Tỉnh Hà Giang (1984-1990).

Lãnh tụ tối cao của Trung Cộng khi ấy là Đặng Tiểu Bình đã gọi cuộc tấn công là “dạy cho Việt Nam một bài học” để trả đũa Hà Nội xua quân qua Cao Miên đánh quân Khmer Đỏ, đàn em của Trung Hoa.

Không có thống kê chính thức nào được xác nhận tổn thất của đôi bên, ngoài số ước định hàng ngàn người. Riêng tổn thất của Việt Nam, kể cả thường dân, từng được loan truyền từ 40 đến 45,000 người.

Tuy nhiên, một hành động tàn sát dã man thường dân Việt Nam của Quân dội Trung Hoa trước khi rút khỏi mặt trận đã được ghi lại, đó là vụ :”Thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn.” (Tài liệu Bách khoa tòan thư mở)

Bao nhiêu mẫu đất của Việt Nam đã bị Tầu chiếm trong 2 cuộc chiến này chưa được làm rõ. Chỉ biết rằng, tại mặt trận Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Giang), khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến biên giới, thương vong của Trung Cộng được Việt Nam loan báo 7,500 quân sau 4 tháng giao tranh năm 1984, trong khi Trung Cộng chỉ thừa nhận có 939 lính và 64 dân công chết.

Trung Cộng nói họ đã loại khỏi vòng chiến 2,000 lính Việt Nam trong cùng thời gian.

Việt Nam không công bố số thương vong của mình nhưng, theo tài liệu của Bách khoa tòan thư mở thì:” Phía Việt Nam xác nhận trong cuộc giao tranh ngày 12 tháng 7 (1984), Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng. Ngoài ra còn có 820 binh sĩ Việt Nam khác bị thương trong đợt xung đột này.”

Tuy nhiên Việt Nam đã để mất phần đất chiến lược quan trọng nhất của Cao điểm 1509, hay Núi Đất mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, tại biên giới hai nước.

Sau 4 năm mặt trận Vỵ Xuyên, vào ngày 14/03/ 1988 Đặng Tiểu Bình lại xua quân đánh chiếm 3 vị trí đảo và đá của Việt Nam gồm

Đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Len Đao ở Trường Sa, sau khi đã chiếm quần đảo Hòang Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974.

Nhưng khác với cuộc giao chiến dũng cảm ở Hòang Sa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa khiến 74 sỹ quan và binh sỹ hy sinh, những người lính can trường của Quân đội Nhân dân đảng CSVN có nhiệm vụ bảo vệ Gạc Ma đã không được phép nổ súng chống quân xâm lược, được nói là theo lệnh của Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng.

Có 64 chiến sỹ người Việt Nam yêu nước đã phải bỏ mình trong tủi hờn ở Trường Sa mà cho đến nay, lãnh đạo đảng và quân đội CSVN vẫn chưa có một lời tạ lỗi nào.

Chẳng những thế, nhà nước CSVN còn ra lệnh cấm và đánh phá mọi nỗ lực tự phát của dân muốn tổ chức tưởng niệm 138 liệt sỹ đã hy sinh khi bảo vệ lãnh thổ Hòang-Trường Sa.

Tướng Lê Đức Anh, sau này được biết là người thân của Trung Cộng mà vẫn được lên làm Chủ tịch nước, đã bị nhiều cựu Lãnh đạo đảng viên, được gọi là “lão thành cách mạng” lên án phản quốc.

HIỆN TÌNH BIỂN ĐÔNG

Từ sau trận hải chiến Trường Sa, Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và tân tạo các đảo và đá này thành các căn cứ quân sự trực tiếp đe dọa Việt Nam.

Cho đến nay, tuy Trung Cộng chỉ kiểm soát 7 đảo và bãi đá, nhưng chúng là những pháo đài kiên cố, được trang bị các giàn Radar, súng phòng không, có thêm bến cảng, sân bay và trại lính cho quân đội đồn trú.

Sự bành trướng lãnh thổ và quốc phòng của Trung Cộng tại các vị trí chiến lược quan trọng này ở Biển Đông đã khiến cho tuyến giao thông hàng hải từ Thái Bình Dương qua Bắc Đại Tây Dương bị đe dọa thường xuyên.

Và mặc dù Việt Nam đang kiểm soát 21 vị trí đá, đảo ở Trường Sa, nhưng khả năng quân sự của Việt Nam không thể nào so với lính Trung Cộng được.

Hơn nữa, lính Trung Cộng đồn trú ở Gạc Ma có thể cắt đứt đường tiếp tế cho lính Việt Nam ở phí Nam Trường Sa, trong khi máy bay Trung Hoa có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng từ đảo Chữ Thập vì khỏang cách chỉ chừng 400 cây số.

Ngoài Việt Nam, Phi Luật Tân cũng đang làm chủ 7 Bãi đá, Mã Lai Á chiếm 7 và Đài Loan làm chủ 2, trong đó có đảo Ba Bình lớn nhất trong số các đảo của Trường Sa.

Sơ lược lại những biến cố xung đột quân sự gần nhất giữa hai nước Việt-Trung và âm mưu của Bắc Kinh ở Biển Đông để thấy rằng hàng ngũ lãnh đạo Trung Hoa, từ cổ tới kim, chưa bao giờ từ bỏ tham vọng đánh chiếm Việt Nam.

Hãy lấy tỷ dụ như khi còn cầm quyền, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chủ trương “ hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông với các nước tranh chấp lãnh thổ với Trung Hoa.

Chủ trương của họ Đặng là muốn không đánh mà thắng vì trong thực tế, Trung Hoa chưa bao giờ chứng minh được là người Trung Hoa đã liên tục làm chủ các vùng đảo và đá ở Biển Đông từ thời cổ đại.

Nhưng từ Đặng Tiểu Bình (cầm quyền 1982-1987) cho đến Tập Cận Bình (cầm quyền từ 2012) , qua 35 năm, lãnh đạo Trung Cộng luôn luôn tuyên truyền với Thế giới và nhắc nhở các đối tác láng giềng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei, Mã Lai Á v.v… rằng các đảo và bãi đá ở Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Họ cũng bảo đó là lập trường bất di bất dịch của họ về biển đảo ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã ngang ngược bác bỏ tài liệu lịch sử của Việt Nam chứng minh rằng cả hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa là do tổ tiên người Việt tìm ra và làm chủ từ ngàn xưa.

THỰC TẾ PHŨ PHÀNG

Nhưng nói là một chuyện còn có làm được hay không lại là chuyện hòan tòan tùy thuộc vào khả năng lãnh đạo của đảng CSVN và Lực lượng vũ trang.

Rất tiếc cho đến nay, lãnh đạo đảng CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng (2017) vẫn không sao rửa được vết nhơ lịch sử mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chuốc về cho Việt Nam năm 1958.

Trước hết nên biết ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) đã ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và hải đảo nguyên văn như sau:

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa (Senkaku Islands -- tranh chấp với Nhật Bản), quần đảo Tây Sa (Hòang Sa –Việt Nam), quần đảo Trung Sa (Scarborough Shoal -- tranh chấp với Phi Luật Tân), quần đảo Nam Sa (Trường Sa – Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp.”

(Tài liệu của Bách khoa toàn thư mở)



Rồi sau khi nhận được văn kiện do Chu Ân Lai gửi, ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hớt hải đáp lễ như sau :

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo "Nhân dân".

Như vậy, rõ ràng là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của miền Bắc thời đó đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cà Hòang Sa và Trường Sa.

Hèn chi mà khi bị Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa nếu Việt Nam không ngưng đào kiếm dầu ở khu vực này thì lập tức Việt Nam tuân lệnh ngay.

Trung Hoa đã cảnh cáo Việt Nam ngày 23/07/2017 và Việt Nam đã âm thầm nói với Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol (Tây Ban Nha) thuê đình chỉ tìm dầu ở lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ, cách bờ biển Việt Nam khỏaqng 400 hải lý.

Trung Cộng gọi lô này là Van An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.

Và khi được báo chí hỏi ngày 28/07/2017, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ biết quanh co lãng nhách rằng:”Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông.”

Như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có cần phải giải thích với Quốc hội và người dân tại sao Lực lượng vũ trang của Đảng CSVN đã vô dụng và lãnh đạo thì bất tài ? -/-

Phạm Trần

(08/017)
 
Văn Hóa
Thư Mục Ấn Phẩm Sách Báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975 Quốc Nội & Hải Ngoại : 1975-2015
Lê Đình Thông
12:16 03/08/2017
Đắc Lộ Tùng Thư do linh mục Giuse Trần Anh Dũng chủ biên vừa phát hành tác phẩm thứ 36: Thự Mục Ấn Phẩm Sách Báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc Nội & Hải Ngoại, 744 trang, đánh dấu 25 năm (1992-2017) sinh hoạt trong lãnh vực văn học Công Giáo. Bìa sách do họa sĩ Vũ Đình Lâm minh họa.

Thư Mục Ấn Phẩm có vinh dự được Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên là Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, hiện nay là TGM Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam đề tựa. Bút từ của ngài chủ yếu ôn cố tri tân (溫 故 知 新) thể hiện mối ưu tư của một học giả hằng quan tâm đến văn học Công Giáo. Đức TGM Nguyễn Chí Linh cho rằng: ‘‘Lịch sử Giáo Hội Công Giáo chưa đủ dài để đầu tư và phát triển ngang tầm với các Giáo Hội kỳ cựu. Chưa đầy bốn trăm năm hình thành, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua gần ba trăm năm bách hại thời nhà Nguyễn. Thời cận đại, Việt Nam lại lâm vào một cuộc chiến tranh ý thức hệ đầy phức tạp, gây khó khăn và thậm chí tước đoạt của Giáo Hội những điều kiện tối thiểu để vun trồng và kiến tạo.’’ (tr. 7).

Sau khi lược thuật các tác phẩm quốc ngữ đầu tiên do linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn năm 1651, tiếp nối bằng ‘‘những khảo cứu đặc sắc kiệt xuất về văn hóa Việt Nam’’ của linh mục Léopold Michel Cadière (1863-1955) tạo cơ sở vững chắc cho quốc học, Đức TGM Nguyễn Chí Linh nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo trong cả hai lãnh vực ‘‘vun trồng và kiến tạo’’ văn học Công Giáo: ‘‘Đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hôi, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn.’’(tr. 8). Trí thức Công Giáo chứng tỏ tinh thần ‘‘uy vũ bất năng khuất’’ (威武不能屈) của nho gia. Nói vế vai trò của trí thức Công Giáo hải ngoại, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Một bộ phận không nhỏ của của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương.’’ (tr. 9)

Cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ do linh mục Trần Anh Dũng biên soạn chính là ‘‘hành tranh viễn xứ’’, từ nay trôi dạt vào các thư viện đại học, chủng viện, học viện và tủ sách của các sinh viên Công Giáo. Trong phần cuối lời giới thiệu, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Điểm độc đáo của công trình này đã sưu tập được một số lượng ấn phẩm đáng ngạc nhiên: tám nghìn đầu sách. (…)Đây là một đóng góp rất có y nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này một cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’ (tr. 10)

Trong phần tiếp theo, linh mục Trần Anh Dũng viết ‘‘Lời Trần Tình’’, nhắc lại việc hình thành Học Viện, Công Giáo Việt Nam và đặt cuốn sách trong lòng cơ sở đại học mới thành lập của Giáo Hội: ‘‘Thư Mục…’’, một tài liệu khiêm tốn, chừng mực (sách in), trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điểu kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các Thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu…, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ…’’ (tr.16-17)

Tác giả biên soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690 gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại (type): tác phẩm (ouvrage), bài báo (article); hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités), theo thứ tự như sau:

Chương 0: Ấn phẩm tổng quát
0A - Niên giám
0B - Tài liệu tham khảo
0C - Từ vựng. Từ điển
0C.1 -Từ vựng. Từ điển
0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh
0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt
0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo
0D - Kinh thánh
0D.1 - Bản dịch Kinh thánh
0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,

Chương 1: Giáo Hội Công Giáo
1A - Giáo Hội hoàn vũ
1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp
1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo
1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ
1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam
1G - Giáo luật - Quy chế
1H- Hiến chương dòng tu nam nữ

Chương 2: Thần học
2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,
2B - Thần học luân lý
2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, Dân Chúa Ngày Nay)
2D - Thánh mẫu học

Chương 3: Phụng vụ - Bí tích
3A - Thần học Phụng vụ Bí tích
3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)
3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ
3D - Thánh nhạc

Chương 4: Giáo lý
4A - Sách Giáo lý Công Giáo
4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý Dân Chúa Mỹ Châu)
4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)

Chương 5: Đời sống Kitô hữu
5A - Đời sống Tu trì Tận hiến
5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân
5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam
5D - Kinh nguyện Dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.
5E - Hành hương

Chương 6: Các Tôn giáo

Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học
7-8 A: Chuyên đề chính trị
7-8 B: Chuyên để xã hội
7-8 C: Chuyên đề Giáo dục
7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật

Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn
9A - Triết học Tây phương
9B- Triết học Đông phương
9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)
9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam
9E - Văn hóa, Văn học
9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn

Chương 10: Tác phẩm không phân loại
10A - Tác phẩm không phân loại
10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam

Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 – 736).

Trong số 36 tác phẩm do Đắc Lộ Tùng Thư xuất bản, tác phẩm đầu tiên in năm 1992 nhan đề Sơ Thảo Thư Mục Công Giáo Việt Nam (296 trang) khai triển chủ đề thư mục, dưới hình thức sơ thảo. Cuốn thứ 8 có tựa đề là Thư mục Báo chí Công Giáo Việt Nam (120 trang) xuất bản năm 2003. Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651 -1975. Quốc Nội & Hải ngoại 1975-2015 là cuốn thứ ba trong bộ ba tác phẩm (trilogie) về thư mục (bibliographie), mở rộng về phạm vi nghiên cứu (ấn phẩm, sách báo), về không gian (quốc nội, hải ngoại) và về thời gian (1651-1975 và 1975-2015). Sau khi đọc xong công trình nghiên cứu khá quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, theo cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF), ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương. 744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta cảm nhận câu nói ‘‘vô tri bất mô’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.

San Diego, ngày 05/08/2017






 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Ếch Nhỏ/A Little Frog
Robert Helfman
18:57 03/08/2017
CHÚ ẾCH NHỎ/A LITTLE FROG
Ảnh của Robert Helfman
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bõm
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp…
(Đồng dao)