Ngày 06-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Thiên Chúa
Lm Vũđình Tường
00:09 06/08/2020
Sau khi cho năm ngàn người ăn no, Đức Kitô nói với các tông đồ xuống thuyền đi qua bờ bên kia, Ngài lưu lại giải tán dân chúng và cầu nguyện. Gốc ngư phủ, các tông đồ có nhiều kinh nghiệm sóng to, bão lớn, các ông tiếp tục chèo chống con thuyền tiến tới. Trong đêm tối, các ông trông thấy sự lạ. Điều này chưa từng xảy ra, có người bước trên đầu sóng tiến về phía các ông. Các ông sợ hãi. Đây là sự thật hay do quáng gà, mệt mỏi, vất vả, thiếu ngủ khiến mắt nhìn cò hoá quốc. Rồi các ông nghe được giọng nói quen thuộc, 'Thầy đây, đừng sợ'. Vẫn còn hoài nghi, Phêrô lên tiếng, 'Nếu quả là Thầy, xin cho con đi trên mặt nước đến với Thầy' c.28a. Được phép, Phêrô nhảy xuống nước tiến về phía Đức Kitô, thình lình cơn sóng khổng lồ trào đến che khuất tầm mắt, ông hoảng sợ, la lớn, 'Thầy ơi, cứu con' c.30. Sau khi hai thầy trò lên thuyền, Đức Kitô ra lệnh cho gió yên, sóng lặng. Mọi người trong thuyền kinh ngạc, bái lậy Ngài xưng tụng, 'Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa' c.33. Điều này chứng tỏ Đức Kitô có toàn quyền trên thiên nhiên. Ngài có quyền ban sự sống và trên thần chết.

Phúc Âm không cho biết ai là chủ thuyền? Chắc chắn không phải là một trong số các tông đồ. Có thể Đức Kitô mượn hoặc thuê thuyền của ai đó. Điều quan trọng trong bài không phải là chủ quyền của con thuyền. Hình ảnh con thuyền chính là hình ảnh của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Con thuyền Giáo Hội gặp hoạn nạn ngay từ buổi sơ khai. Từ những ngày đầu tiên và liên tục kéo dài cho đến hiện nay, chưa lúc nào con thuyền Giáo Hội thiếu sóng to, gió cả. Bắt bớ, tù đầy, chém giết, đốt sách vở, tịch thu tài sản, chiếm đoạt nhà đất, bão táp do tham vọng lãnh tụ, vua chúa trần gian tạo ra liên tục. Bao triều đại đã đi qua, bao vua chúa đã ngã gục, bao chính thể bị đào thải, bao í thức hệ bị loại bỏ, bao chủ thuyết bị xoá sổ, con thuyền Giáo Hội vẫn tiến, lúc nhanh, lúc chậm. Có lúc con thuyền Giáo Hội như mất hút, chìm sâu dưới làn sóng, trào lưu, rồi con thuyền đó lại vượt sóng tiến lên. Tương tự như các tông đồ, vất vả chèo, chống, mệt mỏi, đói khát, kiệt sức, mất ngủ, các ngài vẫn kiên trì, giữ vững tay chèo. Các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội bị đánh tơi bời, bị giải thể, bị đầy ải. Tử vì đạo sớm gặp Đức Kitô. Kẻ sống sót tiếp tục chèo chống, chờ đợi lâu hơn, rồi cũng có ngày gặp Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô xác định rõ mục đích và điểm đến của cuộc lữ hành. Hiện nay con thuyền Giáo Hội phải đương đầu về cả đối nội lẫn đối ngoại. Vấn đề xấu hổ, muối mặt hoàn cầu chính là việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng ngũ tu sĩ. Kế đến là thiếu ơn gọi tu trì và ít người tham dự các buổi lễ cuối tuần làm cho đời sống sinh hoạt Giáo Hội bị nghèo nàn. Vấn đề chọn người lãnh đạo có khả năng, tài ba cũng là vấn nạn lớn. Ngoài xã hội các phong trào mọc lên như nấm, như phong trào bình quyền, phong trào đòi tái định nghĩa truyền thống gia đình do tổ chức đồng tình luyến ái phát động. Phong trào áp đặt chủ nghĩa quốc gia, dân tộc vào tôn giáo. Vấn đề thay đổi lề lối suy nghĩ, đòi tự làm chủ cuộc sống, đòi đặt tài năng và trí tuệ con người lên trên sự không ngoan Thiên Chúa. Giới thương mại có đủ tài chánh thu hút thành phần có khả năng quảng bá chủ trương tiêu thụ, cạnh tranh, giai cấp, chọn phái tính và hưởng lạc, chính xác hơn, nhanh hơn, bắt khách hơn. Tiếng nói của Giáo Hội bị coi là thứ yếu, đơn độc một mình lên tiếng phản đối, khuyến cáo về vấn đề đạo đức suy đồi, tha hoá và các hủ hoá xã hội.

Cá nhân cũng như đoàn thể đều có những khó khăn riêng, bệnh tật, già nua bị đào thải. Tất cả những điều đó cho thấy con người bất toàn. Cuộc sống là một hành trình và thế giới luôn có những bất ổn do xu hướng chính trị khác nhau tạo ra. Tư tưởng mở mang bờ cõi đã lỗi thời. Cá nhân này chiếm của người này, đoạt của người khác đã bị loại bỏ. Ngày nay người ta học sống chung hoà mình. Thời gian tranh chấp đã lỗi thời, xa xưa, đã mãn, đã đi vào dĩ vãng. Hầu hết lãnh tụ các quốc gia đã từ bỏ tư tưởng chiếm đất, lấn biển. Người ta dồn hết khả năng tài chánh và năng lực trí óc vào việc thám hiểm vũ trụ, tìm kiếm cách chống tác hại môi trường; tìm cách cung cấp rau xanh, thực phẩm tốt, nước uống trong lành cho mọi người, cho mọi dân tộc. Các phòng thí nghiệm tìm cách diệt vi khuẩn, chữa bệnh các loại và cùng nhau làm cho cuộc sống thoải mái hơn, đời bớt đau khổ hơn.

Bên cạnh thiên tai và khó khăn do con người gây nên, cuộc sống vẫn rất tốt, vẫn có nhiều niềm vui. Chúng ta sống trong lo sợ và hy vọng, sống vừa cạnh tranh để cùng tiến vừa nâng đỡ. Trên đường đi đến bờ bên kia, tông đồ Đức Kitô gặp gian nan, khốn khó, chèo chống con thuyền ngoài khơi. Cuối cùng các ông gặp Đức Kitô và sống yên bình. Kitô hữu không sống trong bi quan, nhưng sống lạc quan bởi Đức Kitô cùng đồng hành với ta trong cuộc sống. Kitô hữu luôn khiêm nhường nhận biết cuộc sống trần thế luôn có quyết định sai, luôn có hành động trái. Đời sống luôn có bất ổn kèm theo. Bất ổn do lãnh đạo tạo ra cũng có. Bất ổn do chính mình gây nên cũng nhiều. Kitô hữu luôn nhớ rằng khi khó khăn xảy đến Đức Kitô đưa tay cứu vớt. Khi nào Ngài dơ tay, cá nhân ta không có quyền quyết định. Đức Kitô tự Ngài quyết định bởi Ngài biết khi nào và làm ra sao là do của Ngài. Kitô hữu cần học hỏi cách đón nhận. Chúng ta xin học biết ơn đón nhận ơn Chúa ban.

TiengChuong.org

Son Of God

After feeding the crowd, Jesus told the apostles to get into the boat, and they crossed over to the other side. He himself remained to disperse the crowd, and prayed. As professional fishermen, despite the strong head wind and mighty waves, the apostles kept on moving forward on their journey. In the dark of the night, they saw something strange. Something looked like a figure walking on the crest of the waves moving toward them. They had never seen anything like this and were afraid. They wondered would it be real or their tiredness, fatigue and sleeplessness which caused them to see such a thing. They then heard the familiar voice telling them, 'Courage, It is I! Do not be afraid' v.28. To affirm what they saw and heard, Peter said, 'Lord, if it is you, tell me to come to you across the water'v.28b. In a bold approach, Peter jumped into the water walking toward Jesus. When a mighty wave blocked his way, Peter lost confidence, yelling out, 'Lord, save me' v.31. Jesus came to his rescue. When they were both on the boat, Jesus calmed the wind and the sea. All people on the boat recognized that Jesus had the power over the forces of nature. They also knew that Jesus had the power over life and death.

Who owned the boat? Probably, not one of the apostles. What mattered most wasn't about the ownership of the boat, but the boat itself was the image of the Church on its journey. The head wind and mighty waves caused much trouble for the apostles. They fought hard, and got tired, and could rest only when Jesus was with them. The Church experienced the hostile world from day one. There have been fierce persecutions and rejection ever since. Today the church continues to experience adversity, both from within and from the world. There is a worldwide problem about the child abuse issue. Lack of religious vocations, and poor Church attendance contribute to the livelihood of the Church. The issue of finding suitable candidates for the leadership role is tough. The gay rights' movement would have us to redefine the new meaning of marriage, and other moral issues are being side-lined. Ideology puts human talents and wisdom before the wisdom of God. The commercial world sells its messages better, clearer and further, because it has more resources at its disposal. The Church seems to be the lone fighter.

We are living in the troubled waters of the world. Personal problems and sickness remind us that we are imperfect creatures. Each individual life is a journey and the world is never trouble free. Despite chaos and troubles, life is good and enjoyable; we live both in fear, and in hope. We compete, and also give support. We as individuals, and community remind each others, that the apostles faced the rough sea when Jesus was not with them. He prayed for them, and finally came to their rescue. We are not pessimistic, because we know, Jesus has the final call. He calls us to get into the boat, and paddle. We sometimes become confused, struggle and get tired and sleepless, but we know the Lord will respond, not in our time, but in His. Peter jumped into troubled water coming to Jesus. The Lord rescued him. We have experienced chaos and insecurity; we must remember to call to the Lord whenever we lose sight of Him.
 
Hãy an tâm vì luôn có Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:21 06/08/2020
Suy niệm Chúa Nhật 19 thường niên - năm A

(Mt 14, 22 - 33)

Chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe thánh Mat-thêu thuật lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều (x. Mt 14, 13-21), tiếp theo là biến cố Chúa biến hình trên núi (x. Mt 17, 1-9) và hôm nay chúng ta nghe tiếp Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (x. Mt 14, 22-33).

Êlia và Phêrô là hai nhân vật nổi bật của tuần này. Êlia chứng kiến ba sự kiện trên trái đất là gió bão, động đất và lửa, Thiên Chúa đều không hiện diện ở đó. Giữa sức mạnh của vũ trụ với tiếng gió hiu hiu, Êlia phải học phân định để nghe thấy lời trong thinh lặng, hay trong chính bản thân mình (x.1V 19, 9a.11-13a).

Xem video và nghe bài giảng

Trước khi đề cập đến Phêrô, chúng ta không thể không nói đến các môn đệ được Chúa Giêsu "giục xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước" (14, 22), còn dân chúng, những người Do thái được giải tán, theo một nghĩa nào đó, họ là “những người ở bên này". Việc các môn đệ phải "sang bờ bên kia", nghĩa là các ông phải vượt qua những thực tại hữu hình, tạm thời của thân xác, bước sang sự vĩnh cửu vô hình. Dĩ nhiên, các ông không thể cập bờ bên kia trước Chúa Giêsu; các ông phải trải qua kinh nghiệm không có Thầy, không thể tới bến bình an được.

Có chuyện gì mà Chúa Giêsu buộc các môn đệ phải xuống thuyền? Phải chăng là để chống lại cơn cám dỗ và các tình huống khó khăn? Chắc chắn có một cơn giống tố trong lòng các ông và ở biển hồ Galilêa. Vì chưa hiểu dấu chỉ phép lạ hóa bánh ra nhiều, nên các ông đã theo dân chúng muốn tung hô Chúa làm vua! Giờ đây họ cảm thấy thế gian sợ hãi và xao xuyến biết bao!

"Người lên núi cầu nguyện một mình" (Mt 14, 23). Người cầu nguyện cho ai? Chắc chắn là cho dân chúng vừa giải tán, sau khi đã được ăn bánh no nê, họ không biết phải làm gì. Cầu nguyện cho các môn đệ, ở giữa biển khơi đang kiệt sức bởi sóng đánh vì ngược gió khỏi mọi sự dữ. Chính nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha mà các môn đệ không bị chìm trong sóng to gió lớn.

Còn Phêrô, được Chúa Giêsu mời gọi bằng kinh nghiệm đức tin. Ông xin Thầy cho được đi trên mặt nước (x. Mt 14, 28). Chúa Giêsu đã ban cho ông quyền đi trên biển. Biển, tượng trưng cho mãnh lực của sự dữ và sự chết; Chúa Giêsu đi trên mặt biển, là đi trên sự chết, thể hiện sự chiến thắng của Người trên sự dữ và sự chết. Toàn bộ mầu nhiệm Phục sinh là ở chỗ Chúa Giêsu chiến thắng sự chết và biển cả. Theo quan niệm của người Do thái, biển là sào huyệt của sự chết. Đi trên biển là liều chết. Chính sự rủi ro này mà khi Phêrô đáp lại lời gọi của Chúa Giêsu, "xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước" (Mt 14, 29), là ông giẫm chân trên sự chết. Nên không có lạ, khi ông nghi ngờ.

Chỉ khi Phêrô tin và phó thác vào Thầy, ông mới có thể đi trên mặt nước. Ông bị chìm xuống lúc ông nghi ngờ. Thấy gió mạnh, ông sợ, sự sợ hãi trước tai ương của thế gian này lại giúp cho ông tin vào quyền năng của Thầy. Chính lúc ông thôi tin vào Chúa, ông mất quyền đi trên biển, và chìm xuống. Khi đi được trên mặt nước chứng tỏ Phêrô tin, lúc chìm xuống cho thấy ông không tin. Thật là đức tin ngược đời, vì chính lúc ông không cậy dựa vào Chúa, ông bị chìm, ông lại kêu Chúa cứu.

Với lời kêu cứu của Phêrô: "Lạy Thầy, xin cứu con!" (Mt 14, 30) Chúa Giêsu đáp lại bằng cử chỉ và lời. Người giơ tay nắm lấy ông và trách: "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ? " (Mt 14, 31). Khi gió thổi mạnh, nỗi sợ hãi và nghi ngờ về quyền năng của Chúa đột nhập vào Phêrô, một con người yếu lòng tin. Cứu ông lên khỏi nước, Chúa Giêsu dạy ông rằng, tình thầy trò không phải là đức tin của người môn đệ, nhưng là lòng trung thành của Thầy. Cảnh tượng trên phơi bày sự cao cả cũng như thấp hèn của người môn đệ. "Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng”. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa" (Mt 14, 32-33). Quả thật, niềm tin vào Con Thiên Chúa chỉ có được sau một hành trình dài của đau khổ, chết và phục sinh của Đức Giêsu Con Thiên Chúa.

Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trên biển: "Thầy đây, đừng sợ. Ma đâu có xương có thịt như Thầy có đây", cũng là lời Chúa nói với các ông sau khi Chúa phục sinh "Tại sao các con run sợ, tại sao các con nghi ngờ… chính Thầy đây, hãy xem tay chân Thầy đây". Hai khung cảnh khác nhau về thời gian nhưng đều có một điểm chung là run sợ, kém lòng tin và nghi ngờ, cả hai lần Chúa Giêsu đều khẳng định "chính Thầy đây mà" (x. Lc 24; Mt 14).

Ở cuối trình thuật, các môn đệ được mô tả là những người tin khi sấp mình xuống thờ lạy Chúa. Còn Phêrô, mỏng giòn, yếu đuối, Chúa Giêsu lại trao Giáo hội cho ông. Chúa Giêsu sẽ đồng hành cùng Giáo hội. Như Phêrô, người yếu tin, chúng ta cần có bàn tay của Chúa kéo chúng ta lên, bước vào con thuyền Giáo hội để sang bờ bên kia.

Phần chúng ta, nếu một ngày nào đó chúng ta phải đương đầu với các cơn cám dỗ không thể tránh được, hãy nhớ rằng Chúa Giêsu buộc chúng ta xuống thuyền; từ bờ bên này sang bờ bên kia không thể không có sóng gió. Và khi chúng ta thấy những khó khăn, vất vả, mệt nhọc giữa đời vây quanh ta, thuyền của chúng ta đang ở giữa đại dương mênh mông, với những cơn sóng đang tìm cách nhấn chìm đức tin của chúng ta. Chúng ta hãy vững tin rằng, Con Thiên Chúa sẽ đi trên mặt nước đến gần chúng ta, giơ tay kéo chúng ta lên; Chúa chỉ mong đợi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.

Lạy Mẹ Maria, gương mẫu về lòng tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa, xin giúp chúng con vững tin vào Chúa, để giữa bao bận tâm, lo lắng, khó khăn giữa biển cả cuộc đời đang làm chúng con giao động, chúng con vẫn nghe thấy lời trấn an của Chúa Giêsu, Con Mẹ: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!" (Mt 14, 27). Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 06/08/2020

50. Khi Thiên Chúa tôi luyện con thì con nên cám tạ Ngài; bởi vì sự tôi luyện của Ngài đã chứng minh là Ngài yêu con, và nhận con làm con cái Ngài.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 06/08/2020
98. ÁI ÂN CỦA NHẠC MẪU

Có một chàng rể nghe theo lời nhạc phụ ở xa, đem nhà của nhạc mẫu bán cho người ta, lúc giao kèo để bán thì phía bên kia trả giá không đủ.

Chàng rể bèn viết thư hối thúc nhạc phụ rằng:

- “Việc ái ân (房事) (1) của nhạc mẫu quá gấp, quá gấp ! Sáng tối đều trông ngóng chờ bố đến cứu !”

(NHã Ngược)

Suy tư 98:

Chuyện hệ trọng thì nên tự mình giải quyết, đừng ủy thác cho người không biết gì mà mình lại ở xa, bằng không thì sẽ sinh ra nhiều chuyện không hay, có khi vì hiểu lầm mà phá hỏng cả đại sự của mình, đó là người khôn ngoan vậy.

Chuyện buôn bán thì nên giao cho người biết làm ăn buôn bán, chuyện giao kèo mối lái thì nên giao cho người có kinh nghiệm trong lãnh vực này, chuyện quản lý nhà cửa thì nên giao cho người biết quản lý và có lòng trung thực, như thế mới yên tâm và là người khôn ngoan.

Việc đạo đức liên quan đến phần rỗi đời đời của linh hồn mình thì nên bàn hỏi với các linh mục, vì đó là việc quan trọng nhất trong tất cả các việc quan trọng khác.

Có những người Ki-tô hữu đem chuyện quan trọng đời mình giao cho ông giám đốc công ty, nên chỉ thấy họ ngày càng giàu có mập béo ra, nhưng cuộc sống tâm linh thì càng ngày càng teo lại và nghèo nàn; có người đem việc quan trọng bậc nhất của mình giao cho tri thức, nên họ không bao giờ rờ đến quyển Thánh Kinh; có người cho rằng việc quan trọng nhất của mình là học hành, nên họ cứ loay hoay mãi với ước vọng bằng cấp mà quên mất bổn phận mục tử của mình.

Giao việc đúng người là kẻ khôn ngoan, chọn việc hợp khả năng của mình là người không những khôn ngoan, mà còn là người có một tâm hồn rất khiêm tốn và có trách nhiệm, Thiên Chúa luôn sẵn sàng ban ơn cho những con người như thế.

Sai một vài chữ nếu không chú ý thì cũng sẽ gây hiểu lầm tai hại, càng làm lớn thì càng phải cẩn trọng...

(1) 房事 có 2 nghĩa: một là chuyện nhà cửa, hai là việc ái ân vợ chồng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 19 Quanh Năm A 9.8.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:19 06/08/2020
Đầu lễ: Anh chị em thân mến,
Đã nhiều lần con người thử thách Thiên Chúa, nhưng sự thường thì Ngài yên lặng. Ít khi nào chúng ta chứng kiến cảnh Thiên Chúa phản ứng lại sự thử thách của con người.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Phêrô đã thử thách Chúa Giêsu, Chúa đã phản ứng lại sự nghi ngờ của ông. Chúa đã đi trên mặt nước mà đến với các tông đồ giữa đêm khuya. Phêrô đã nghi ngờ sự xuất hiện đột ngột của Thầy, ông đã hỏi Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nếu quả là Thầy, thì hãy truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Thầy? ". Nhưng ông đã nghi ngờ quyền phép của Chúa nên đã bị chìm lỉm.

Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tâm tình phó thác, tâm tình nầy được đâm rễ sâu trong lòng Giáo Hội. Đồng thời, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong quãng đường chúng ta đi.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êlia, được Chúa đưa lên núi thánh và chờ đợi Chúa tỏ hiện. Chúa đã không hiện ra với ông trong sự biến chuyển của núi rừng, giông bão, sấm sét, nhưng Ngài hiện ra với ông trong sự yên lặng của tâm hồn.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô xác quyết, không có một động lực nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Chúa. Qua dịp nầy, Ngài đã nhắc lại tình yêu Thiên Chúa đã dành cho dân Dothái. Đó là Đức Kitô đã sinh ra từ dòng dõi Dothái.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh Phêrô đã được Chúa cho đi trên mặt biển đến với Chúa, nhưng ông đã kém tin. Chúa đã giơ tay cứu ông. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn trợ lực mỗi khi chúng ta yếu đuối.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã cho Phêrô đi trên mặt nước mà đến với Ngài, nhưng ông đã kém lòng tin. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn đức tin cho chúng ta thêm vững mạnh.

1. Tiên tri Êlia đã gặp gỡ Chúa trên núi Sinai qua sự cầu nguyện và yên lặng của tâm hồn. Xin cho chúng ta cũng được gặp gỡ Chúa trong những giờ kinh sớm mai chiều tối. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình đau khổ, mất niềm tin, những gia đình rối rắm, trể nải. Với sự cầu nguyện và giúp đỡ của những người thân, họ sẽ quay về sống trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam được gặp gỡ Chúa trong những sinh hoạt đoàn thể cũng như trong các dịp tham dự những lễ nghi tôn giáo - đặc biệt là giới trẻ Việt Nam đó đây trên thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu đó đây luôn sống niềm tin trong mọi khó khăn của cuộc đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thời gian thanh vắng lúc đêm khuya để nguyện cầu cùng Thiên Chúa Cha. Xin dạy chúng con cách thức cầu nguyện, để chúng con tìm được nguồn trợ lực nơi Chúa sau những giây phút lao nhọc khó khăn hay những khi vui buồn sướng khổ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
 
Chúa Nhật XIX Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
16:06 06/08/2020

1Các Vua 19, 9a.11-13a; Tvịnh 84; Roma 9: 1-5; Mátthêu 14: 22-33

Các môn đệ ở trên con thuyền mỏng manh bị sóng to gió lớn do một cơn bão thổi mạnh. Các ông đã bị vắt kiệt sức trong khi chống đỡ với cơn bão, thời lúc "canh tư", là trong đêm tối giữa 3 giờ đến 6 giờ sáng. Trong lúc tối trời, khi sức lực đã cạn thì thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các ông. Ai có thể đi trên mặt nước như thế được nhỉ? Có phải đây là dấu chỉ báo cho họ biết về bản tính và sức mạnh siêu phàm của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu và Ngài thật là quyền năng phải không? Chắc chắn một đấng như thế sẽ giải cứu các ông.

Nhưng, sự hiện diện của Chúa Giêsu chỉ làm tăng thêm mối lo sợ cho các môn đệ. Và bây giờ đang có những nỗi sợ hải dồn dập đưa tới – Người Thầy của họ có thể đi trên mặt nước giữa cơn sóng gió bão bùng mà không bị chìm. Cũng như trẻ con bây giờ thường nói "thật là lạ lùng". Ngoài sự sợ hải vì sóng to gió lớn, các môn đệ còn sợ Ngài là bóng ma đang đến.

Chúng ta hãy dừng câu chuyện tại đây hôm nay. Chúng ta không cần phải dùng trí tưởng tượng để nhận diện những gương mặt sợ hãi của các môn đệ trên thuyền đang gặp sóng to gió lớn. Như hiện nay chúng ta đang đối mặt với cơn bão đại dịch đang giết chết hằng triệu người khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy chúng ta có cảm thấy chúng ta đang giống như các môn đệ xưa đang trong sự sợ hải không? Cũng như các ông, chúng ta có tự hỏi liệu Chúa Giêsu có như là một bóng ma sẽ xuất hiện hay không? Và rồi cũng như các ông chúng ta sẽ sợ hải la lên "ma đấy!"

Đây là một đặc thù của đức tin và do chúng ta thường đến kính thờ Chúa trong những lúc đời sống chúng ta trãi qua với biết bao nổi truân chuyên. Nhưng khi sóng gió quá lớn có thể đe dọa đến cuộc sống và tính mạng - Thì khi gặp những điều đó, chúng ta cần có một đức tin mạnh mẽ. Hãy xem đó như là "đức tin mặc định" Trước những sự khó khăn đầy áp lực đó, chúng ta không nhắm mắt và phó mặc cho chóng qua. Chúng ta phải chấp nhận sự thật của mối đe dọa đó đang trắc nghiệm đời sống đức tin của chúng ta. Mặc dù các đe dọa đó quá sức lớn đang trùng điệp chống lại chúng ta lời tuyên xưng "dù sao đi nữa, tôi tin Thiên Chúa đang ở với tôi".

Hôm nay câu chuyện trong phúc âm tái khẳng định đức tin của tôi. Tôi không tin là Chúa Giêsu đã làm tôi đã hoang man và sợ hải quá sức, nhưng Ngài đã đến với tôi để an ủi tôi. Các bạn có để ý trong câu chuyện là cơn sóng gió vẫn không bớt đi ngay cả khi ông Phêrô ra khỏi thuyền để đi đến với Chúa Giêsu hay không? Nếu sóng gió bớt đi thì cũng đủ để làm ông Phêrô biết chắc người mà trước đó ông cho là ma thì chính thật là Chúa Giêsu phải không? Không đâu, sóng gió vẫn tiếp tục, ông Phêrô được yên một chút. Nhưng khi ông ta không nhìn vào Chúa Giêsu và nghĩ đến sóng gió thì ông lại bắt đầu chìm.

Một vài câu chuyện trong Kinh Thánh làm tôi nhớ đến những nơi và những khoản khắc hiện thực nơi tôi. Bài phúc âm hôm nay cho tôi nhớ một câu chuyện về tôi. Lúc tôi sống và thi hành mục vụ ở West Virginia với một nhóm anh chị em tu sĩ dòng Đaminh. Chúng tôi là một nhóm truyền giáo của giáo phận. Chúng tôi đi từng hai người một, sống một thời gian là 2 tháng tại một giáo xứ để rao giảng cho những người chưa có đời sống đức tin ổn định.

Một lần, chúng tôi ở trong một giáo xứ phía nam thành phố Charleston. Chúng tôi có tổ chức một buổi hội thảo về Kinh Thánh tại nhà của một gia đình giáo dân. Họ đã mời 20 người hàng xóm của họ đến dự. Và hôm đó chúng tôi trao đổi về bài phúc âm hôm nay. Chúng tôi nói đến song to gió lớn ngoài biền. Sau khi đọc câu chuyện, chúng tôi im lặng. Rồi tôi hỏi: Quý vị, đã có ai có lần gặp sóng to gió lớn ngoài biển chưa? Nơi giáo xứ chúng tôi đang nói chuyện cách bờ biển 500 dặm, và cách biển hồ lớn 1000 dặm. Tôi nghĩ sẽ không có ai trả lời ngay được đâu. Nhưng có một bà cụ lớn tuổi trả lời: "10 năm về trước, chúng tôi ở đây bị chết 9 người đàn ông do một vụ sập đổ mỏ than đá. Dó là một cơn sóng gió khủng khiếp đối với chúng tôi".

Bạn không cần phải là một chuyên gia về Kinh Thánh để hiểu câu chuyện của các môn đệ Chúa Giêsu đang sợ hải trong cơn sóng gió lớn như thế nào. Một ít người ở West Virginia chỉ biết đọc chút ít thôi. Nhưng khi họ nghe câu chuyện thì họ nghĩ ngay đến tai nạn hầm than đá bị nổ, vì đó là câu chuyện thực tế trong đời sống hằng ngày của họ, và nơi chúng ta cũng vậy.

Chúng ta hy vọng cơn đại dịch sẽ chấm dứt. Chúng ta cầu xin cho đức tin của chúng ta đang tín thác vào Chúa Giêsu ở giữa chúng ta giúp chúng ta bền vững. Và ngay cả sau khi cơn đại dịch qua khỏi, đời sống sẽ dạy chúng ta hiểu là sẽ còn nhiều cơn sóng gió nữa. Nếu chúng ta đang cùng nhau mừng bí tích Thánh Thể, hay chỉ phải dự thánh lễ trực tuyến trên truyền hình, hay đang suy ngẵm về bài phúc âm, chúng ta xin cho được đức tin mạnh mẻ để nhìn vào Chúa Giêsu, và để Ngài giúp chúng ta bước trên mặt nước đang nỗi sóng gió. Chúng ta cũng cầu xin Ngài cho chúng ta bớt sợ hải, hoài nghi và thất vọng.

Rồi khi chúng ta được ơn "một đức tin mặc định" chúng ta có thể cùng nhau nói lên như các môn đệ: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa".

Bài đọc thứ nhất là trích từ sách các Vua quyển Thứ Nhất nói lên nhiều sự mệt mỏi và sợ hải đang đe dọa người tôi tớ Chúa. Nhiệm vụ của ngôn sứ Êlia được thực hiện trong thời gian sóng gió ở Israel. Sau khi vua Ahab cưới bà Jezebel, người ngoại. Bà Jezebel phá hết các bàn thờ tôn kính Thiên Chúa và đặt bàn thờ thần ngoại giáo Baal của bà. Ngôn sứ đối đáp cới các thầy cúng thần Baal và giết tất cả. Điều đó làm cho hoàng hậu Jezebel nổi giận. Ngôn sứ Êlia phải chạy trốn và cảm thấy bản thân như là một kẻ thất bại, nên nghi ngờ sự hiện diện và hổ trợ của Thiên Chúa đang giúp ông thi hành nhiệm vụ ngôn sứ. Chúng ta có thể thấy tại sao câu chuyện về ngôn sư Êlia trong bài đọc 1 mang những âm thanh như câu chuyện trong bài phúc âm hôm nay, mang đến sự sợ hãi cho các môn đệ.

Chúa Giêsu không để các môn đệ Ngài sống trong nổi sợ hải và thất bại. Cũng như Thiên Chúa không bỏ ngôn sứ Êlia. Sau một hành trình dài băng qua sa mạc, ngôn sứ Êlia đến núi Horeb. Thiên Chúa cho ông ta bánh và nước để sống trong lúc đi đường. Núi Horeb là nơi Thiên Chúa hiện ra với ông Môsê, và bây giờ Thiên Chúa đến trợ giúp ngôn sứ Êlia.

Thiên Chúa an ủi ông Êlia, không phải với những dấu chỉ thường có trong Kinh Thánh về sự hiện diện của Ngài - Qua cơn gió thổi mạnh, cơn động đất và lửa - nhưng Ngài hiện diện trong một luồng gió nhẹ thổi qua. Một số nhà bình luận nói rằng nên dịch chính xác là "tiếng thầm thì của thinh lặng".

Ông Êlia cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự thinh lặng này.

Đó là một ý tưởng hay cho chúng ta. Trong lúc nhiều người trong chúng ta phải ở nhà nhiều ngày. Một số người khác có may mắn được đi dạo trong công viên gần đó. Chúng ta đã học được một bài học từ sự gặp gỡ của ngôn sứ Êlia. Là Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta một cách lạ lùng. Ngài không chỉ ở nơi đầy sóng gió, nhưng còn ở ngay cả nơi thinh lặng. Bất chấp sự vô trật tự và ồn ào nơi nhà chúng ta; vì đông người và huyên náo, nếu ai có dịp bước ra khỏi trạng thái đó thì nên tìm vài giây phút thinh lặng như ông Êlia để gặp Thiên Chúa đang hiện hữu giữa chúng ta.

Rồi, bất chấp sự náo nhiệt đó, chúng ta nên trải nghiệm một “đức tin mặc định", để chúng ta có thể nói lên như các môn đệ "quả thật Ngài là Con Thiên Chúa".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

19th SUNDAY (A)
1 Kings 19, 9a: 11-13a; Psalm 85; Rom. 9: 1-5; Matthew 14: 22-33

The disciples are tossed about by a storm at sea in a fragile boat. They are at their wits end, exhausted by their struggle against the storm. It is the "the fourth watch" – well into the night, between 3 and 6 am. In the darkest hour and when human strength has been exhausted, Jesus comes to the frazzled disciples walking on the water. Who can walk on water? Wasn’t that a sign to them of Jesus’ supernatural identity and power? Certainly such a being should be able to rescue them.

But his appearance only adds to their fear. Now there is more to fear – their teacher can walk on water in the middle of a storm and not drown! As the kids would say today, "Awesome!" Besides the fear of the storm, a new fear arises, fear of one who seems to be a ghost coming towards them.

Let’s stop the story right here. It doesn’t take much imagination these days to identify with those terrified disciples as we face the deadly storm of the pandemic, with its indiscriminate power to kill, sweeping across our world. Do we feel like those disciples, victims in its clutches? Like them, do we look into the midst of the storm and wonder if Jesus is just a ghost, a product of our fear-driven imagination? ‘"It is a ghost, ’ they said and they cried out in fear."

It is one thing to have faith and come to worship regularly when life is moving along with its usual ups and downs. But when a storm is so violent, mindless and life-threatening – well, that requires another level of faith. Call it, "Nevertheless Faith." In face of overwhelming and frightening forces we don’t close our eyes, or wish them away. We acknowledge the reality of its threat and its test on our faith. Even though the forces lined up against us seem insurmountable, we profess, "Nevertheless, I believe, the Lord is with me."

The gospel story reaffirms my faith. I do not believe Jesus is above the turmoil I am experiencing, but that he has come to join me and reassure me. Did you notice that the storm didn’t die down even when Peter got out of the boat to walk towards Jesus? Shouldn’t that have been enough to convince Peter that the one they first thought was a ghost was indeed Jesus? No, the storm continued, for a while Peter was spared, but then he took his eyes off Jesus and focused on the storm and he began to sink.

Some biblical stories stir up memories of specific times and places for me. Today’s gospel story is one of those. I was living and preaching in West Virginia, a member of a preaching team of Dominican sisters and friars. We were the evangelization team for the diocese and were sent in pairs to live two months in parishes and do an outreach to the unchurched.

Once, when we were in a parish south of Charleston, we had a Scripture session in a home of one of the families and they had invited 20 of their neighbors. Today’s gospel was our focus, the storm at sea. After we read the passage and had some quiet, I asked, "Has anyone ever experienced a storm at sea? " We were in a tiny town ("up the holler, " as they would say) 500 miles from the ocean and 1000 miles from the Great Lakes. I was not expecting a quick response, but I got one immediately from a grandmother in the group. "Ten years ago we lost nine of our men when the mine collapsed on them. That was a terrible storm for us."

You do not have to be a Bible scholar to "get" the story of the disciples in the storm. Some of those West Virginians were barely literate, but when they heard the story it came home to them immediately, because it spoke to the hard reality of their lives – as it can do for us.

We have hope and look forward to when the pandemic storm is over. We pray that our faith in Jesus’ presence in the midst of it with us, stays firm. Even when this storm passes, life has taught us, there have been and will be more "storms at sea" for us. If we are at Eucharist, or confined to watching Mass on TV, or meditating on these readings alone, we ask for strong faith to keep our eyes on Jesus and for him to enable us to walk on the troubled waters. We also ask him to calm the storms of fear, doubt and desperation within us.

Then, when we have experienced a strong "Nevertheless Faith, we can say in one voice with the disciples, "Truly you are the Son of God."

Our first reading from I Kings features another weary and frightened servant of God. Elijah’s prophetic mission was during stormy times in Israel. After King Ahab married the pagan Jezebel, she tore down altars dedicated to God and established worship sites to her pagan god Baal. Elijah had successfully confronted the priests of Baal and executed them, which enraged Jezebel. He had to flee for his life, feeling like a failure and doubting God’s presence and support in his mission. We can see why this first meeting was chosen, because the Elijah narrative has overtones in the gospel reading of endangered and frightened disciples.

Jesus did not leave his disciples in their distress and failure, nor did God abandon Elijah. We find him, after a long desert journey, on Mount Horeb. God had sustained him with bread and water when he was in the desert. On Mount Horeb God had revealed God’s self to Moses and now God also comes to Elijah’s aid.

God comforts Elijah, not with the usual biblical signs manifesting God’s presence – wind, earthquake and fire – but in a "tiny whispering sound." Some commentators say a more precise translation would be "the voice of silence."

Elijah experiences God in silence.

That is a good guide for us, many of whom are confined to our homes for days. Some are lucky enough to be able to go out for walks in nearby parks. We have learned a lesson from Elijah’s encounter. God is with us in a surprising way – not only in storms, but in silence. Despite the clutter and noise in our homes, with so many not going out, is there any way to find some silent moments where we, like Elijah, may experience our God who is always with us?

Then, despite the current turmoil, when we have experienced a strong "Nevertheless Faith, " we can say in one voice with the disciples, "Truly you are the Son of God."
 
Một cuộc sống có tên là Ân Sủng
Lm. Minh Anh
23:22 06/08/2020

MỘT CUỘC SỐNG CÓ TÊN LÀ ÂN SỦNG
Ai muốn cứu mạng, mạng mất; ai đành mất mạng, mạng còn’.

Kính thưa Anh Chị em,

Chuyện xảy ra tại một văn phòng phỏng vấn, “Vào một đêm mưa gió bão bùng, bạn lái xe đi qua một trạm xe buýt; tình cờ, bạn gặp ba người đang sốt ruột đợi xe. Một ông lão sắp chết cần được cấp cứu; một bác sĩ từng cứu mạng bạn và đến nằm mơ bạn cũng không có dịp nào khác để đáp đền; người còn lại là một phụ nữ bạn hằng ước ao cưới làm vợ với bất cứ giá nào, bỏ qua cơ hội này, sẽ không còn cơ hội nào khác. Thế nhưng, xe của bạn chỉ chở thêm được một người, bạn sẽ lựa chọn thế nào? ”. Đó là câu hỏi duy nhất của phòng tuyển dụng nhân sự của một công ty lớn. Chỉ một trong số hai trăm ứng viên đã trúng tuyển; anh ta không giải thích lý do mà chỉ nói một câu đơn giản thế này, “Tôi sẽ đưa chìa khoá xe cho bác sĩ để anh ta chở ông lão đến bệnh viện; còn tôi, tôi sẽ ở lại cùng người con gái tôi yêu, chúng tôi sẽ chờ xe”.

Và này, một chiếc chìa khoá hạnh phúc tương tự khác Chúa Giêsu cũng muốn trao cho chúng ta trong Tin Mừng hôm nay, một đoạn Tin Mừng quen thuộc đến mức khó chịu mỗi khi đọc lại. Chiếc chìa khoá đó là bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày để đi theo Chúa. Thế nhưng, nếu chịu khó dừng lại để suy nghĩ, chúng ta cũng rút ra được nhiều điều bổ ích và thú vị.

Trước hết, “bỏ mình, vác thập giá” ở đây không mang ý nghĩa huỷ bỏ, khinh rẻ hay chối từ bản thân nhưng là hy sinh những gì thuộc về bản thân vì một điều khác tốt đẹp hơn, cao cả hơn. Bởi lẽ đôi khi, chúng ta dễ dàng rơi vào chiếc bẫy khờ khạo khi nghĩ rằng, có thể theo Chúa một cách nào đó cũng được và mọi sự sẽ ổn khi ngày kia, lìa đời, chúng ta được lên thiên đàng. Điều đó có thể đúng với một mức độ nhất định, nhưng nếu đó là suy nghĩ của chúng ta thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cuộc sống và tất cả những gì Chúa đang dành cho những ai yêu mến Người. Đó là một cuộc sống có tên là ân sủng, một cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tự mình nghĩ ra; một cuộc sống được chúc phúc và cũng là lối hẹp duy nhất để đạt đến sự viên mãn trọn vẹn của một cuộc đời. Không gì có thể tốt hơn là bước vào một cuộc sống hoàn toàn tự hiến bằng việc chết đi chính mình mỗi ngày như một của lễ hy sinh. Vì thế, bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày là một cam kết rất đòi hỏi, nhưng đó lại là một bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta hôm nay và mai ngày.

Thứ đến, cuộc sống bỏ mình, vác thập giá là một cuộc sống tràn đầy ân phúc và niềm vui; niềm vui này, ân phúc này là chính Chúa Giêsu, Đấng đã nêu gương bỏ mình, vác thập giá cho chúng ta noi theo. Phần thưởng Ngài ban không chỉ là sự sống đời đời ở đời sau nhưng ngay hôm nay; hạnh phúc của Chúa, niềm vui của Chúa cũng là chính Ngài, điều mà thế gian không thể ban tặng.

Tiếp đến, việc bỏ mình, vác thập giá của chúng ta còn mang một ý nghĩa cứu độ đời đời, trong một chiều kích vô biên. Mỗi khi tham dự thánh lễ, bánh rượu trên bàn thờ là lễ dâng của con người, đó không chỉ là hoa trái từ đồng xanh được mang đến nhưng đó còn là những gì tượng trưng cho bao lao công vất vả và mồ hôi của con người. Của lễ đó còn mang một ý nghĩa khác, đó là những thập giá, những hy sinh của mỗi người. Vì thế, chúng ta sẽ chất thêm vào đó những gì là thập giá của riêng mình nhất, những từ bỏ, những gánh nặng của chính mình. Thập giá đó có khi là bổn phận, có khi là hoàn cảnh nhưng rất nhiều khi, đó là những con người; khổ nỗi, đó lại là những con người mà chúng ta yêu thương nhất. Và rồi, tất cả sẽ được biến đổi trong Chúa Giêsu Kitô và cùng với hy tế Thánh Thể của Ngài, lễ dâng của chúng ta cũng trở nên một của lễ dâng lên Chúa Cha mang tính cứu độ đời đời.

Sau hết, chúng ta đừng bao giờ quên, lời mời gọi của Chúa Giêsu luôn luôn kèm theo một lời hứa, Ngài hứa nâng đỡ, bổ sức cho chúng ta. Vì thế chúng ta sẽ không sợ hãi để bước đi theo Ngài trên con đường bỏ mình và vác thập giá, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ nâng đỡ bổ sức cho”.

Anh Chị em,
Chớ gì, chúng ta biết khôn ngoan trao chìa khoá cho người khác và cùng chờ xe với Chúa Giêsu.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, bỏ mình, vác thập giá là hai mặt của một đồng tiền; xin cho con đừng quên, chỉ mình Chúa mới có một kinh nghiệm phục sinh lớn lao nhất; bởi lẽ, thập giá Chúa đã trổ hoa”, Amen.
(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Liên minh Châu Âu hiệp thông với dân chúng Lebanon sau vụ nổ kinh hoàng
Thanh Quảng sdb
04:28 06/08/2020
Các giám mục Liên minh Châu Âu (EU) hiệp thông với dân chúng Lebanon sau vụ nổ kinh hoàng

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Giáo phận Luxembourg, là chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Âu, đã gửi thông điệp chia buồn tới Giáo hội và nhân dân Lebanon, nhân vụ nổ kinh hoàng hôm thứ Ba vừa qua tại Beirut.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Các giám mục thuộc Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ nỗi bàng hoàng và đau buồn về vụ nổ tại thủ đô Lebanon hôm thứ Ba.

Các vụ nổ tại cảng Beirut đã khiến ít nhất 135 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, và gây tổn thất lớn lao cho thành phố. Các vụ nổ được bùng phát thành một đám cháy phân bón amoni nitrat lớn được lưu trữ tại kho cảng trong nhiều năm qua.

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich viết: “Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và tất cả những ai mất người thân - bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp!”

"Chúng tôi dâng lời khẩn nguyện cho linh hồn những người đã khuất và cho những người bị thương mau chóng được bình phục!"

Đức Hồng Y cũng cho hay các giám mục trong liên minh EU đáp lại tâm tình chia sẻ, kêu gọi giúp đỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho nhân dân Lebanon qua tất cả các phương tiện xã hội, chính trị và tôn giáo, hầu đất nước Lebanon mau vượt qua thời khắc bi thương và đau đớn này.

Các vụ nổ xảy ra làm cho nền kinh tế của một đất nước có dân số là 4, 5 triệu, nhưng đang phải giang tay nâng đỡ cả 1, 5 triệu người tị nạn từ nước láng giềng Syria tràn qua...

Đức Hồng Y Hollerich kêu mời khối Liên minh Châu Âu hỗ trợ chính phủ và dân chúng Lebanon, bao gồm cả các cộng đồng tôn giáo địa phương, “trong thời điểm lịch sử đầy bi thương này, đồng thời phải chống chọi lại cơn đại dịch Covid-19, làm khủng khoảng các nền kinh tế một cách nặng nề, tạo nên một sự bất ổn trầm trọng trong toàn khu vực”.
 
Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Liban mở rộng vòng tay tiếp nhận các nạn nhân thảm họa sau vụ nổ kép
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
16:44 06/08/2020
Beirut - Sau vụ nổ một nhà kho ở cảng Beirut vào thứ ba, ngày 4 tháng 8, gần 300.000 cư dân bị mất nhà cửa. Giáo Hội Công Giáo Maronite quyết định mở cửa các tòa nhà của mình để đón tiếp các nạn nhân thảm họa và kêu gọi sự giúp đỡ thông qua tiếng nói của Đức Thượng Phụ Giáo chủ Béchara Boutros Raï.

Kể từ khi vụ nổ làm nổ tung một phần thủ đô của Liban vào thứ Ba, ngày 4 tháng 8, 300.000 cư dân đã bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Một thảm họa đã thúc bách các Giáo Hội Công Giáo Liban phải ra tay cứu giúp. Vào thứ Tư ngày 5 tháng 8, một ngày sau thảm họa, các giám mục Maronite tuyên bố rằng giáo hội đang mở cửa các cơ sở của họ: trường học, tu viện, giáo xứ.

Tại Dimane, phía bắc đất nước, trụ sở mùa hè của Tòa Thượng phụ Maronite Liban, các giám mục tuyên bố: “Các giáo xứ, cơ sở và tổ chức của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và đón tiếp các nạn nhân của thảm họa, với sự hợp tác của Caritas và các tổ chức khác. Đối với một dân số Liban được ước tính là 6, 1 triệu người theo World Factbook của CIA, Kitô hữu chiếm khoảng 36%, trong đó gần một triệu tín hữu thuộc về Giáo hội Maronite.

Nhật báo L'Orient le Jour của Liban loan tin: Để đối mặt với thảm họa làm tê liệt dân số Liban hơn nữa, các giám mục Maronite khẳng định sẽ làm "tất cả những gì có thể, để giúp đỡ những người bị thiệt hại từ vụ nổ, đặc biệt là bằng cách cung cấp thực phẩm và thiết bị y tế".

Trong một “Lời kêu gọi các quốc gia trên thế giới” được loan báo vào thứ Tư ngày 5 tháng 8, Đức Thượng phụ Hồng Y Béchara Boutros Raï, được bổ nhiệm làm Giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Maronite vào tháng 3 năm 2011, đã viết: “Beirut là một thành phố bị tàn phá, Beirut, vị hôn thê của phương Đông và ngọn hải đăng của phương Tây đã bị thương tích, đó là một cảnh chiến tranh không có chiến tranh. "

Theo đánh giá tạm thời về hậu quả của vụ nổ kép, khiến ít nhất 137 người chết và 5.000 người bị thương, Đức Thượng Phụ giáo chủ đảm bảo rằng mạng lưới cứu trợ thường trực của Giáo hội Maronite ở nước này sẽ không cáng đáng nổi. "Giáo hội (...) hôm nay thấy mình đang phải đối mặt với một nhiệm vụ lớn lao mới mà một mình giáo hội không đủ khả năng để cáng đáng nổi. "

Kể từ sau thảm họa, đáng chú ý là để đáp lại lời kêu gọi cấp bách của Đức Thượng phụ giáo chủ Maronite, các hiệp hội từ thiện đã vạch ra các kế hoạch hành động và tăng các chiến dịch quyên góp. Caritas Liban, nơi có trụ sở bị hư hại nặng do vụ nổ, đã phân phát 2.300 suất ăn nóng trên đường phố Beirut vào thứ Tư (5/8).

Ngoài ra, hơn 200 tình nguyện viên từ chi nhánh thanh niên của Caritas đã tham gia dọn dẹp đường phố và nhà cửa. Cha Michel Abboud, Chủ tịch Caritas Liban nói: “Chúng tôi đang sống trong một cơn ác mộng“.

Ở Pháp cũng vậy, người ta đã nghe thấy lời kêu gọi huy động của Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai. 250.000 € đã được xuất quỹ giúp viện trợ thực phẩm khẩn cấp thông qua quỹ cứu trợ của tổ chức Trợ giúp Các Giáo hội đau khổ (AED). Các thực phẩm này sẽ được phân phối ưu tiên cho các gia đình nghèo nhất bị ảnh hưởng nhất.

Linh mục người Liban và nhà truyền giáo ACN, Cha Samer Nassif, cho biết một số khu phố Kitô giáo ở Beirut bị "tàn phá hoàn toàn", với ít nhất 10 Nhà thờ Công Giáo bị phá hủy. Về phần mình, Oeuvre d'Orient đang kêu gọi quyên góp để "khôi phục lại trật tự hoạt động của các bệnh viện và trạm y tế thuộc các Giáo Hội Công Giáo và hội thánh địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất bởi vụ nổ. Các nguồn lực này cũng sẽ giúp phục hồi các trường học Kitô giáo bị ảnh hưởng và hỗ trợ việc xây dựng lại các Giáo Hội Công Giáo và tu viện đã xuống cấp.

(Nguồn: https://www.la-croix.com/Religion/Au-Liban-lEglise-maronite-accueille-sinistres-double-explosion-2020-08-06-1201108056)
 
Kỷ niệm về chuyến đi với ĐHY Phạm Minh Mẫn thăm Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản
Lm. John Trần Công Nghị
17:23 06/08/2020
Hôm nay ngày 6.8.2020, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành phố Hiroshima và Nagasaki bị bom nguyên tử tàn phá, chúng tôi nhớ lại chuyến đi thăm Nhật Bản năm 2007 với ĐHY Phạm Minh Mẫn. Ngày 28.3.2007, chúng tôi đã tháp tùng ĐHY Tổng giám mục Saigòn tới thăm thành phố lịch sử Hiroshima. Chính tại nơi đây vào lúc 8:15 sáng ngày ngày 6.8.1945 quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và gây cảnh chết chóc kinh hoàng cho hơn 200.000 người. Vì biến cố lịch sử này mà dân chúng Hiroshima đã xây dựng lại một Viện Hồi Ức về sự tàn phá của bom nguyên tử để ngàn đời cho hậu thế khắc ghi là: "Hãy chấm dứt chiến tranh, hãy thôi giết hại nhau, hãy hủy diệt võ khí giết người hằng loạt".

Khi thăm viếng và chứng kiến cảnh tàn sát kinh hoàng đó, Đức Hồng Y và tôi đã ghi lại trong cuốn lưu niệm ở đây dòng chữ như sau: “Chúng tôi cầu nguyện rằng đùng bao giờ có chiến tranh nữa – We pray for no more war ever!”.

Thực vậy, cả một thành phố to lớn mà chỉ một quả bom nguyên tử nổ tại đó, đã tàn phá bình địa ra tro mọi thứ, chỉ còn trơ lại chừng 11 căn nhà chơ vơ... Bao nhiêu người và nhà cửa chết lập tức. Tất cả những ai sống trong vòng 5 cây số nơi trái bom rớt xuống đều chết hết, những người khác thì dần dà cũng chết...nhưng nếu còn sống thì nửa sống nửa chết... coi những hình ảnh và chứng tích rất hãi hùng.

Đức Giáo Hoàng Francis cũng đã đến thăm cả hai thành phố Trước Hiroshima và Nagasaki vào tháng 11 năm 2019. Tại đây, Đức Phanxicô đã tuyên bố rằng: “Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại mọi tương lai có thể có đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình ngay cả khi chúng ta chế tạo vũ khí chiến tranh mới đáng sợ? ”. Những bình luận của Ngài được đưa ra gần 40 năm sau khi ĐGH John Paul II là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1981.

Hiroshima, sau vụ nổ bom nguyên tử ngày 6/8/1945
Trong chuyến thăm của mình, Đức Phanxicô đã nhắc lại những gì trước đây ngài đã từng nói với những người đoạt giải Nobel Hòa bình, các nhà ngoại giao và đại diện xã hội dân sự tại một hội nghị chuyên đề của Vatican năm 2017, rằng vũ khí hạt nhân, cùng với vũ khí hóa học và bom mìn, là không thể chấp nhận được. Ngài lên án mạnh mẽ việc sử dụng chúng, và đề cao giải trừ vũ khí hạch nhân.

Duyệt qua lịch sử chúng ta thấy vai trò liên tục của Giáo Hội Công Giáo trong việc cung cấp hướng dẫn đạo đức về vấn đề vũ khí hạt nhân:

Một năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, trong đó Mỹ và Liên Xô đã tiến gần đến xung đột hạt nhân, Đức Giáo Hoàng John XXIII đã cho ra thông điệp “Pacem in terris” (Hòa bình trên Trái đất) trong đó Ngài nhấn mạnh về việc giảm cân bằng vũ khí hạt nhân và cuối cùng là có thể bãi bỏ vũ khí này.

Tại Công đồng chung Vatican II, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI khi suy ngẫm về chiến tranh hạt nhân, Ngài đã ban hành Hiến chế “Gaudium et spes” (Vui mừng và Hy vọng) trong đó đề cập tới: “bất cứ điều gì có thể là sự răn đe trong cuộc đua vũ trang và cần giữ gìn một nền hòa bình chắc chắn và đích thực”.

Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1982 khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ngài muốn bãi bỏ vũ khí nguyên tử và giải giáp, nhưng không thể thực hiện vì thời đó bị hạn chế bởi môi trường chính trị và công nghệ. Chiến tranh Lạnh vẫn đang hoành hành, và Vatican chấp nhận, mặc dù miễn cưỡng, - khái niệm giữ vũ khí để ngăn chặn người khác sử dụng chúng - thay vì bãi bỏ hoàn toàn vào thời điểm đó. Khoảng 30 năm sau, trong một thực tế toàn cầu đã thay đổi, ngoại trưởng Vatican nói với Hoa Kỳ rằng sự răn đe (deterrence) là trở ngại chính cho việc giải giáp, thiết lập vị thế của Vatican ngày nay.

Năm 2017, Tòa Thánh trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về Cấm vũ khí hạt nhân. Điều 1 cấm những người ký tên để phát triển, thử nghiệm, sản xuất, sản xuất, nếu không có, sở hữu hoặc tàng trữ vũ khí hạt nhân, đó là nền tảng cho sự lên án lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc răn đe và kêu gọi giải giáp sau mùa thu đó.

Drew Christiansen, SJ và Carole Sargent đã có mặt tại Hội nghị chuyên đề về vũ khí hạch nhân năm 2017 - và sau đó, họ là đồng biên tập một cuốn sách chứng thực từ sự kiện mang tính bước ngoặt đó. Cuốn sách có tựa đề là “A World Free from Nuclear Weapons: The Vatican Conference on Disarmament.” (Một thế giới miễn phí từ vũ khí hạt nhân: Hội nghị về giải trừ vũ khí của Vatican).

Nhưng hướng dẫn được cung cấp bởi Giáo Hội Công Giáo không chỉ đơn giản thông qua các tuyên bố và vị trí chính thức từ cấp chóp bu của Giáo hội.

Trên khắp nhà thờ, nhiều nhóm khác nhau đã vận động lâu dài để bãi bỏ vũ khí hạt nhân. Tại Nhật Bản, một số nhà hoạt động hibakusha - những người sống sót ở Hiroshima và Nagasaki – các nữ tu Notre Dame de Namur và Hội Society of the Helper of Holy Souls, trong số nhiều hội khác.

Sự sẵn sàng lên tiếng chống lại bạo lực hạt nhân phù hợp với gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đưa ra một phong cách đạo đức kêu gọi phân biệt, không vâng phục mù quáng. Đức Phanxicô đã kêu gọi những người làm việc trong lĩnh vực hạt nhân tự giáo dục, tốt nhất là cùng đi chung với vị linh hướng và khám phá cách thế đáp ứng phù hợp với lương tâm của họ.

Nhưng 75 năm kể từ sự hủy diệt của Hiroshima và Nagasaki, Vatican cho chúng ta hướng dẫn đạo đức rõ ràng rằng việc giải trừ vũ khí là có thể, và đối với tất cả chúng ta, tôn giáo hay thế tục, thời gian đã đến từ lâu.

Trong chuyến tháp tùng ĐHY Phạm Minh Mẫn thăm viếng Nhật Bản trong vòng 10 ngày, chúng tôi đã có dịp đi nhiều nơi, gặp nhiều nhân vật quan trọng đạo đời, và nhất là thăm các cộng đoàn Việt Nam tại Nhật.

Sau khi thăm Viện Hồi Ức nguyên tử ở Hiroshima, chúng tôi có dịp đi thăm một trong những thắng cảnh đẹp vào bậc nhất nước Nhật, đó là Miyajima (có nghĩa là hòn đảo hoàng cung), nơi đây có đền thờ Thần Đạo Nhật. Sau chừng 15 phút đi tầu ghé bến lên đảo, tự nhiên ai nấy đều cảm thấy một cảnh thanh thoát lạ thường... Cổng tam quan mầu đỏ tuy đơn giản nhưng trang nghiêm uy nghi chào đón khách bước vào cõi thiên thai... Vừa ra khỏi tầu có cả đàn nai con và hươu, đến cả 100 con tung tăng đón chào khách, hay lẽo đẽo theo mấy em nhỏ xin ăn. Lạ thường thay, người ta thường nói “nhát và sợ sệt như nai con”, nhưng ở đây những đàn nai rất thân thiết và quen với người không chút bẽn lẽn chút nào cả. Thứ đến cả một rừng cây mầu sắc khác nhau, đôi khi chen lẫn những sắc hoa anh đào rực rỡ đưa chân du khách vào trong một thứ “đạo” rất linh thiêng và rất phổ quát của thần giáo Nhật bản.

Đạo Thần là thứ đạo đa thần, thần hiện diện và lan tỏa khắp nơi. Thần là ‘dương’ ẩn tàng trong vũ trụ và nhân sinh, nhưng biểu hiệu của Thần là “hoàng đế” là ‘âm’ được thể hiện qua con người của thiên hoàng. Hoàng đế là con trời là “thần”. Sự biểu hiện của Thần không chỉ qua thiên hoàng mà còn qua đền đài uy nghiêm, qua vạn vật chúng sinh. Thế nên tại Đền Thần thì lại trống không, không có để hình ảnh hay tượng thần của bất cứ ai, ngay cả hoàng đế hay thánh nhân nào cả. Các ‘tu sĩ’ của thần giáo chỉ có nhiêm vụ coi đền và phục dịch đền chứ không phải là một loại tăng lữ giáo phẩm. Tuy nhiên các tu sĩ Thần giáo đều thuộc về dòng tộc cha truyền con nối, chứ không phải bất cứ ai muốn đi tu cũng được.

Thêm vào những hiểu biết căn bản này, chúng tôi còn có dịp biết một điều khác rất lạ lùng -- Cha Cao sơn Thần đã ở Nhật lâu năm -- giải thích rằng các võ sĩ đánh “sumo” họ cũng được xếp vào hàng “thần”, nên võ đài đánh “sumo” không chỉ đơn thuần là môn thể thao mà còn là biểu hiện tôn giáo của Nhật và là nét văn hóa của truyền thống Phù Tang.

Tiếp đến chúng tôi tới thăm Dòng của các Nữ Tu Ánh Sáng Phúc Âm. Vào buổi chiều, Đức Hồng Y cùng phái đoàn đến thăm nhà thờ Chính tòa Hiroshima và thăm Đức Giám Mục Joseph Misue của Giáo phận Hiroshima.

Tại Tòa Giám Mục, Đức Cha Misue đã cho biết tình hình giáo phận của Ngài có chừng 8 triệu dân, nhưng chỉ có 21, 000 người Công Giáo. Riêng tại thành phố Hiroshima chỉ có 5 nhà thờ Công Giáo, đang khi đó có tới 759 ngôi đền chùa. GM Misue nói vào năm 1981 khi Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Hiroshima thì lúc đó ngay chính một số người Nhật mới biết là tại đây cũng có một số người theo đạo Công Giáo. Đức Cha cho biết sau thế chiến II số Công Giáo đã xuống và càng xuống chứ không tăng lên.

Hiện nay, ảnh hưởng vật chất tiêu thụ ở Nhật rất mạnh, nên nhiều người không coi trọng việc tôn giáo. Truyền giáo rất là khó khăn. Ngài chia sẻ rằng khi ngài sang thăm Việt Nam thấy số người đi lễ nhiều, ấm cúng, sinh động như vậy... Ngài rất “thèm” được có như vậy. Rồi tự hỏi không biết chúng tôi hay chính tôi là giám mục có làm gì sai không mà tại sao lại không truyền giáo thành công như các bạn được? ” Rồi ngài nói, dầu vậy người Công Giáo Nhật rất xác tín về con đường sự thật mà họ đang bước đi...”

Tuần lễ thăm viếng Nhật Bản chúng tôi đã gặp đức Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nhật Bản, Đức Hồng Y TGM Tokyo, DGM giáo phận Hiroshima, ĐGM giáo phận Nagazakhi, gặp Viện trưởng trường Đại học Sophia, thăm các Cộng đoàn Việt Nam tại thành phố Himeiji, Kobe, Hiroshima và tại Tokyo; gặp gỡ một só tu viện nam va nữ tại Nhật Bản dọn đường cho một số các Tu sĩ việt Nam sang du học và tiếp thu vài cơ sở tu viện.

Đặc biệt là thăm các viện bảo tàng tại Hiroshima, thăm nhà thờ chính tòa Nagazaki, Đền thờ các Thánh Tử Đạo Nhật Bản, và thăm Nhà Di tích Lịch sử Truyền giáo tại Nhật Bản.

Chuyến đi thật ý nghĩa và đầy những kỉ niệm về lãnh vực lịch sử, tôn giáo, và văn hóa.

LM John Trần Công Nghị
 
Nhân đại dịch Covid-19, Đức Phanxicô mở loạt bài giáo lý mới về chữa lành thế giới
Vũ Văn An
18:08 06/08/2020

Theo Vatican News, tại buổi yết kiến chung ngày thứ tư vừa qua, Đức Phanxicô đã phát động loạt bài giáo lý mới về việc chữa lành thế giới. Ngài tái tục các buổi yết kiến trên sau kỳ nghi thường lệ trong tháng Bẩy và cho biết các nhân đức tin, cậy, mến của Kitô giáo giúp ta có khả năng chữa lành các tật bệnh thể lý, xã hội và tâm linh của thời ta, như các tật bệnh được đại dịch vạch trần.



Trong một bài giáo lý được trực tuyến từ Thư viện Tông tòa vào sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các Kitô hữu rằng bất chấp đại dịch Covid-19 đang tiếp tục lây nhiễm và giết người, với nhiều người, đặc biệt người nghèo, đang kinh qua những thời kỳ bấp bênh vì các vấn đề kinh tế xã hội, Vương quốc chữa lành và cứu rỗi của Thiên Chúa vẫn hiện diện, như Chúa Giêsu vốn bảo đảm với chúng ta trong Tin mừng Luca.

Chữa lành nhờ đức tin, đức cậy và đức mến

Ngài nói, Vương quốc của công lý và hòa bình này, được tỏ hiện qua các hoạt động bác ái, làm tăng và củng cố đức tin. Nhờ đức tin, đức cậy và đức mến, Chúa Thánh Thần không chỉ chữa lành chúng ta mà còn khiến chúng ta trở thành những người chữa lành. Các nhân đức này “mở cửa cho chúng ta thấy những chân trời mới, ngay cả khi chúng ta đang lênh đênh trên những vùng nước khó khăn của thời đại chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nói, một tiếp xúc mới mẻ với “Tin Mừng đức tin, đức cậy và đức mến sẽ giúp chúng ta khả năng biến đổi các gốc rễ của tính yếu đuối thể xác và những thực hành phá hoại khiến chúng ta ngăn cách với nhau, đe dọa gia đình nhân loại và hành tinh của chúng ta”.

Chữa lành thể lý, xã hội và tâm linh

Đức Thánh Cha lưu ý rằng, trong vô số phép lạ của Người, Chúa Giêsu “chữa lành không những sự dữ thể xác mà còn chữa lành toàn bộ con người”. Nhờ khôi phục “con người trở lại với cộng đồng, Người giải phóng họ khỏi sự cô lập”.

Đức Giáo Hoàng đặc biệt chú trọng đến việc chữa lành người bại liệt tại Caphácnaum, người đã được hạ xuống tới Chúa Giêsu từ một cái lỗ trên mái nhà. Xúc động bởi đức tin của họ, trước tiên Chúa Giêsu nói với người bại liệt, “Con ơi, tội lỗi của con đã được tha thứ”. Và sau đó, như một dấu hiệu hữu hình, Người nói thêm, “Hãy chỗi dậy, vác chiếu mà về nhà”.

“Hành động của Chúa Giêsu là phản ứng trực tiếp đối với đức tin của những người đó, đối với đức cậy mà họ đặt nơi Người”, và đối với đức ái mà họ tỏ bầy cho nhau.

Chúa Giêsu không những chỉ chữa lành người bại liệt mà còn tha thứ tội lỗi của anh ta và đổi mới cuộc sống của anh ta và bạn bè anh ta như thể họ được tái sinh. Đức Giáo Hoàng nói, “Đó là một sự chữa lành về thể lý và tinh thần, kết quả của việc tiếp xúc bản thân và xã hội”; ngài tự hỏi cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và hành động chữa lành của Người đã giúp tình bạn và đức tin này phát triển ra sao trong ngôi nhà đó.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu rằng trong tư cách môn đệ của Chúa Giêsu, thầy thuốc chữa linh hồn và thể xác, chúng ta cũng được kêu gọi tiếp tục “công việc chữa lành và cứu rỗi của Người” theo nghĩa thể lý, xã hội và tâm linh.

Giáo huấn xã hội của Giáo Hội

Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù Giáo hội thực hiện ơn thánh chữa lành của Chúa Kitô qua các Bí tích và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các vùng xa xôi nhất của hành tinh, nhưng Giáo Hội không phải là một chuyên gia trong việc phòng ngừa hoặc chữa lành dịch bệnh và không cung cấp các đề xuất chính trị xã hội chuyên biệt. Như Thánh Phaolô VI đã chỉ ra, công việc này thuộc các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, và dưới ánh sáng của Phúc âm, Giáo hội đã khai triển các nguyên tắc xã hội căn bản có thể giúp chúng ta tiến lên trong việc chuẩn bị tương lai mà chúng ta cần đến. Đức Giáo Hoàng nói rằng, các nguyên tắc như nhân phẩm, ý niệm về ích chung, ưu tiên chọn người nghèo, đích điểm phổ quát của hàng hóa, tính liên đới, tính phụ đới, việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta diễn tả các nhân đức tin, cậy, mến theo những cách khác nhau.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, các nguyên tắc này sẽ giúp các nhà quản trị và những người cầm quyền phát triển xã hội và giúp hàn gắn các mối liên hệ bản thân và xã hội trong thời kỳ đại dịch này.

Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu trong những tuần lễ sắp tới suy nghĩ với ngài về những nguyên tắc này và những vấn đề cấp bách mà đại dịch đã vạch trần, nhất là các tệ nạn xã hội. Dưới ánh sáng Tin Mừng, đây sẽ là một trong các nhân đức đối thần và các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng hy vọng rằng chúng có thể làm sáng tỏ các vấn đề xã hội cấp bách ngày nay và góp phần xây dựng một tương lai hy vọng cho các thế hệ tương lai.

Trong buổi yết kiến, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với các nạn nhân và gia đình của họ bị ảnh hưởng bởi vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut của Libăng hôm thứ Ba.
 
Đức Thánh Cha bày tỏ tình hiệp thông với nhân dân Nhật Bản nhân kỷ niệm 75 năm ngày thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima
Thanh Quảng sdb
18:24 06/08/2020
Đức Thánh Cha bày tỏ tình hiệp thông với nhân dân Nhật Bản nhân kỷ niệm 75 năm ngày thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp cho Thống đốc thành phố Hiroshima nhân dịp kỷ niệm 75 năm vụ ném bom Hiroshima, bày tỏ tình hệp thông và kêu gọi chấm dứt việc xử dụng vũ khí hạt nhân.

(Tin Vatican)

Trong một thông điệp được gửi đi hôm qua thứ Năm (6/8/2020) tới ông Hidehiko Yusaki, Thống đốc tỉnh Hiroshima, Đức Thánh Cha đã gửi “lời chào thân ái tới các nhà tổ chức và những người tham dự lễ kỷ niệm trọng thể lần thứ bảy mươi lăm vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào năm 1945, và cho các nạn nhân của vụ thả bom này mà theo một ngôn ngữ đặc biệt họ được gọi là những người hibakusha."

Đức Thánh Cha nhắc lại bài diễn từ của ngài về “sự tàn phá nhân lực và tài lực” tại lễ Đài Hòa bình ở Hiroshima và tại Công viên Hypocenter ở Nagasaki trong chuyến Tông du của ngài tới hai thành phố này vào tháng 11 năm 2019.

Hành hương hòa bình

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ như năm ngoái, ngài đến thăm Nhật Bản như một người hành hương cho hòa bình, ngài mang trong lòng “niềm khát mong của mọi dân tộc trong thời đại” đặc biệt của những người trẻ “đang khao khát hòa bình và hy sinh cho hòa bình.”

ĐTC cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với những người nghèo “những người luôn là nạn nhân đầu tiên của bạo lực và xung đột”.

Đức Thánh Cha kêu gọi giải giới vũ khí hạt nhân

Nhắc lại sứ điệp của ngài tại Hiroshima năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “việc xử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là trái đạo đức, cũng như việc sở hữu vũ khí hạt nhân là phản đạo đức”.

Do đó, Đức Thánh Cha nói: Để có hòa bình và hòa bình được triển nở, “tất cả mọi người, mọi phe phái phải hạ khí giới để ngưng chiến, và đặc biệt là giải giới vũ khí hủy diệt tàn bạo! Vũ khí hạt nhân có thể làm tê liệt và phá hủy toàn bộ mọi thành phố, mọi quốc gia!”

Gần gũi với những người sống sót

Đức Thánh Cha Phanxicô hướng về “những người hibakusha là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bom nguyên tử!”.

Nhiều người trong số họ, còn sống ở Hiroshima và Nagasaki, phải gánh chịu những hậu quả kinh hoàng như nhiễm độc phóng xạ và bị tổn thương tâm lý.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho tiếng khóc than của họ trở thành “một lời cảnh báo cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai.”

ĐTC nói: “Đối với họ và với tất cả những ai đang nỗ lực hòa giải những tranh chấp, là những người làm cho những lời của tác giả Thánh vịnh 122 được xướng lên: ‘Vì tình yêu của anh chi em và bạn bè, tôi cầu chúc: Bình an cho anh chị em!” (TV 122: 8)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx. Tụy Hiền Tgp. Hà Nội cử hành ngày Nên Thánh đối với bệnh nhân
Joseph Hùng Lửa
08:10 06/08/2020
Năm 2020 là năm đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội bởi lẽ Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên đã chọn năm 2020 là Năm Nên Thánh bắt đầu từ tháng 12 năm 2019 tới tháng 11 năm 2020. Ngài mời gọi tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận sống tinh thần hiệp thông với Chúa, với Hội Thánh và với tha nhân. Trong tháng 8 năm 2020 này, Đức tổng Giuse đã chọn làm tháng nên thánh đối với các bệnh nhân. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Tổng Giuse, thứ 2 ngày 4-8-2020 cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã dâng thánh lễ tại hang đá Lộ Đức thuộc giáo họ Đông Mỹ để cầu cho các bệnh nhân trong Giáo phận, cách riêng cho giáo xứ và ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho các bệnh nhân và người già yếu trong giáo xứ Tụy Hiền.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, cha xứ Antôn đã khai mạc giờ lần hạt chung trước hang đá Lộ Đức sau đó đại diện giáo họ, và trưởng các hội đoàn mỗi người chủ sự một chục Kinh Mân Côi để xin Đức Mẹ đoái thương nhìn đến nhân loại khi nay và trong giờ lâm tử.

Trong bài chia sẻ, cha Antôn đã lấy gương của ba vị thánh lừng danh của Giáo Hội Công Giáo để tôn vinh một Thiên Chúa quyền năng qua sự yếu đuối của con người. Trước hết, thánh Phêrô và các môn đệ thấy Giêsu đi trên mặt biển lại tưởng là ma thì sợ hãi la lớn. Các ông không nhận ra đó là Chúa Giêsu. Phêrô đã xin Chúa cho được đến với Ngài bằng cách thức đi trên mặt nước. Chúa cho đi nhưng đang đi thì bị chìm xuống, khiến ông hoảng hồn. Đó là thái độ của những người yếu lòng tin. Trong lúc khó khăn nhất, Chúa đã trấn an và cứu ông.

Thứ 2, vào ngày11 tháng 2 năm 1858 tại Lourdes ( Nước Pháp), được phiên qua âm Việt là Lộ Đức, Đức Mẹ đã hiện ra với với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi đang dọn mình chịu lễ lần đầu. Nhưng Đức Mẹ đã chọn thánh nữ để loan báo sứ điệp của Mẹ cho toàn thể thế giới.

Thứ 3, thánh Gioan Maria Vianey, quan thày của các cha xứ trên toàn thế giới. Giới hạn của con người không ngăn cảm quyền năng của Thiên Chúa. Qua thánh nhân, Thiên Chúa đã thực hiện những điều lạ lùng khôn ví. Dưới sự đánh giá của con người, thánh nhân có những hạn chế, nhưng trong tay Thiên Chúa thánh nhân là một lợi khí. Nhờ thánh nhân, bao nhiêu tâm hồn xa đường lạc lối được trở về nẻo chính đừng ngay.

Sau cùng, Cha Antôn đã mời gọi cộng đoàn duyệt xét lại cuộc đời của mình bằng những câu hỏi gợi ý: liệu rằng đã bao giờ chúng ta giơ tay lên như Phêrô để Chúa nắm và cứu chúng ta chưa? Có bao giờ đức tin của chúng ta bị lung lay, sai lạc khi gặp nghịch cảnh hay chán nản? Hãy làm những việc chúng ta có thể, còn Thiên Chúa sẽ làm những điều chúng ta không thể.

Sau phần chia sẻ, cha Antôn đã ban Bí tích Xức Dầu cho các bệnh nhân và người già yếu trong giáo xứ. Kết thúc Thánh lễ, mọi người ra về trong vui vẻ và bình an.

Bài viết và hình ảnh: Joseph Hùng Lửa
 
VietCatholic TV
Cha Thánh Đamien, Tông Đồ người cùi
Giáo Hội Năm Châu
05:32 06/08/2020
 
Phép lạ ngoạn mục tại Nga nhờ lời cầu bầu của Thánh Nicôla. Cập nhật tình hình vụ nổ tại Beirut
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:11 06/08/2020


1. Cập nhật tình hình tại Li Băng

Tính cho đến sáng thứ Năm theo giờ địa phương, Bộ Y Tế Li Băng cho biết đã có 135 người thiệt mạng, và hơn 5, 000 người bị thương. Theo Bộ Nội Vụ Li Băng hàng trăm người được ghi nhận là mất tích. Trong khi đó, chính phủ ước tính 330, 000 người đã lâm vào tình cảnh vô gia cư.

Sau vụ nổ xảy ra tại hải cảng Beirut hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Boutros Rai của Công Giáo Maronite, và là Đức Thượng Phụ thành Antiôkia tuyên bố rằng Giáo hội địa phương cần rất nhiều hỗ trợ trong tình cảnh khó khăn hiện nay.

“Beirut đang là một thành phố bị tàn phá tan hoang. Cảnh tượng giống như một thành phố vừa trải qua chiến tranh, mặc dù không có chiến tranh.”

“Giáo hội đã thiết lập một tổ chức cứu trợ trên toàn lãnh thổ Li Băng, nhưng hôm nay cảm thấy mình phải đối mặt với một nghĩa vụ lớn lao mới không thể tự mình gánh vác mà phải nhờ đến cộng đồng quốc tế.”

Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ Li Băng. Quốc gia này đã hết sức lao đao vì tình trạng khủng hoảng kinh tế và đại dịch coronavirus.

“Tôi gửi lời kêu gọi tới quí anh chị em vì tôi biết quí anh chị em cũng ước muốn Li Băng lấy lại vai trò lịch sử của nó trong việc phục vụ con người, dân chủ và hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới, ” Đức Hồng Y Rai nói.

Ngài yêu cầu các quốc gia và Liên Hợp Quốc gửi viện trợ tới Beirut, đồng thời kêu gọi các tổ chức bác ái trên khắp thế giới giúp đỡ các gia đình Li Băng chữa lành vết thương và xây dựng lại ngôi nhà của họ.

Số nạn nhân tràn ngập các bệnh viện vốn đã gần đến mức quá tải vì đại dịch coronavirus kinh hoàng. Số người chết dự kiến sẽ còn tăng thêm, sau khi các toán tìm kiếm tìm ra những người còn mất tích trong đống đổ nát.

Vụ nổ đã gây ra nhiều đám cháy và hầu hết thành phố bị mất điện vào thứ ba và thứ tư. Nhiều khu vực, trong đó có khu bờ sông nổi tiếng, đã bị san phẳng. Những khu đông dân cư ở phía đông Beirut, đa số là Kitô hữu, cũng bị thiệt hại nặng nề.

Trong một trường hợp thật thương tâm, cha Maxime Nader, là cha sở giáo xứ Thánh Maron của Công Giáo nghi lễ Maronite ở Beirut đã bị thương nặng trong khi xảy ra vụ nổ.

Lúc 6 giờ chiều thứ Ba 4 tháng 8, cha Maxime Nader đang cử hành thánh lễ được phát trực tuyến.

Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy ngài đang xông hương bàn thờ thì thấy mặt đất và ngôi nhà thờ rung chuyển. Sau đó điện bắt đầu có vấn đề.

Lúc đầu, ngài lo lắng, nhưng vẫn tiếp tục thánh lễ vì biết thánh lễ đang được truyền trực tiếp.

Vài giây sau, tòa nhà bắt đầu sụp đổ và các phần của trần nhà bắt đầu rơi xuống thì ngài mới bỏ chạy tìm nơi trú ẩn an toàn gần đó.

Tuy nhiên đã quá trễ. Một phần của trần nhà đập mạnh vào đầu ngài, và ngài té nhào xuống nền nhà. Tất cả diễn biến bi thảm này được phát trực tiếp gây ra những lo ngại và đau buồn cho anh chị em giáo dân là những người rất thương mến cha Maxime Nader.

2. Thủ môn bị sét đánh nhưng không chết và phục hồi nhanh chóng nhờ lời cầu bầu của Thánh Nicôla.

Thánh Nicôla sống vào thế kỷ thứ Tư. Sau cái chết của ngài, các thương gia người Ý tìm cách đưa thi hài của ngài từ thành phố Myra bên Thổ Nhĩ Kỳ về thành phố Bari ở miền Nam nước Ý. Thánh nhân nổi tiếng làm nhiều phép lạ nên người Ý xây Đền Thờ Thánh Nicôla và trưng bày thánh tích ngài ở đó. Từ đó, cho đến năm 2017, chưa bao giờ thánh tích rời khỏi nước Ý. Các tín hữu tại Nga, dù là Công Giáo hay Chính Thống Giáo, đều có lòng mộ mến ngài cách đặc biệt. Mỗi năm nhiều đoàn hành hương đi từ Nga sang Ý để cầu nguyện với thánh nhân.

Ngày 12 tháng Hai năm 2016, tại phòng khánh tiết của sân bay Havana của Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga. Trong dịp này, Đức Thượng Phụ đã ngỏ ý muốn Đức Thánh Cha cho mượn thánh tích của Thánh Nicôla để các tín hữu Chính Thống Giáo Nga kính viếng.

Từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 28 tháng 7, thánh tích của thánh nhân đã được trưng bày tại nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ tại thủ đô Mạc Tư Khoa và sau đó được rước sang tận thành phố Peterburg. Người Nga lại càng thêm lòng mộ mến thánh nhân.

Trường Trung Học Znamya Truda của tổng giáo phận Công Giáo Mẹ Thiên Chúa ở thủ đô Mạc Tư Khoa vừa tường trình một câu chuyện thật phi thường sau.

Ngày 4 tháng 7 vừa qua, trong một buổi tập, thủ môn 16 tuổi Ivan Zaborovsky của đội túc cầu FC Znamya Truda đã bất ngờ bị sét đánh khi em vừa dắt bóng về khung thành.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây ghi lại rõ ràng biến cố này. Ai cũng tưởng là em chết chắc. Thế nhưng, ba tuần sau, em đã trở lại sân cỏ sau khi gia đình, giáo xứ và bạn bè cầu nguyện cùng với Thánh Nicôla.

Ivan Zaborovsky nói:

Điều cuối cùng tôi nhớ là tôi đã rời khỏi nhà để đến buổi tập. Đó là tất cả những gì tôi nhớ được. Sau đó tôi tỉnh dậy trong bệnh viện.

Huấn Luyện Viên Anton Basov rất vui khi thấy em trở lại. Ông mừng lắm và tường thuật như sau:

“Lúc đó là khoảng 3g15, chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Tất cả chúng tôi quay lại và thấy Ivan nằm trên mặt đất. Chúng tôi chạy đến chỗ em. Xét đánh ở chỗ đó, nơi các em đang được huấn luyện. Gần bên lằn biên, ngay trước vòng 16m50. Đó là nơi đã xảy ra tai nạn. Khi chúng tôi chạy đến, chúng tôi thấy em nằm úp mặt, chúng tôi lật em lên. Áo của em bị xé toạc trước ngực. Không bị rách, nhưng giống như bị cháy. Chúng tôi đã cố gắng hồi sức cho em.”

Ivan đã được đưa vào nhà thương. Nhiều người âu lo em sẽ chết hay nếu sống thì cũng dở khùng dở điên vì cú sét đánh kinh hoàng này.

Tuy nhiên, nhờ lời cầu nguyện của gia đình, bạn bè và giáo xứ, Ivan đã phục hồi hoàn toàn chỉ trong vòng 3 tuần. Câu chuyện may mắn này khiến một đội hạng ba của Nga đã để ý đến em và mời Ivan ký hợp đồng. Đó là một hy vọng lớn cho tương lai của em.
 
BLM đốt Kinh Thánh trong cuộc biểu tình ở Portland khiến các tín hữu Kitô tại Mỹ phẫn nộ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:06 06/08/2020


1. BLM đốt Kinh Thánh trong cuộc biểu tình ở Portland

Những người biểu tình trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM – đọc theo tiếng Việt là Bọn Lưu Manh cho dễ đọc và cho đúng thực chất - ở Portland, Oregon đã đốt sách Kinh Thánh trên đường phố trong một cuộc biểu tình bên ngoài tòa án liên bang vào sáng sớm ngày 1 tháng 8. KOIN, cơ quan truyền thông địa phương liên kết với CBS Portland cho biết như trên.

KOIN tường thuật rằng khoảng 12:30 khuya 31 tháng 7, rạng sáng ngày 01 tháng 8, những người biểu tình đã nổi lửa trên đường phố ở phía trước tòa án liên bang và bắt đầu đốt một cuốn Kinh Thánh, sau đó là một lá cờ Mỹ, và sau đó “đốt nhiều hơn nữa để giữ ngọn lửa đừng tắt”.

Theo các báo cáo của KOIN, các thành viên mặc áo vàng của nhóm Moms United For Black Lives Matter đã dùng các chai nước dập tắt đám cháy và lấy sách Kinh Thánh ra vào khoảng 1 giờ sáng.

Người biểu tình sau đó đã nổi lửa đốt ở chỗ khác nhưng phóng viên của KOIN không nói rõ liệu người ta có đốt Kinh Thánh trong đám cháy thứ hai hay không.

Một đoạn video đăng lại trực tuyến vào ngày 01 tháng 8 của các nhà báo chuyên tường trình các cuộc biểu tình tại Portland liên tục trong suốt hơn 60 ngày qua cho thấy các nhóm người đeo mặt nạ đã đốt cờ Mỹ và một vài cuốn sách, trong đó dòng chữ “Bible”, nghĩa là “Kinh Thánh” có thể nhìn thấy trên trang bìa.

Video đó dường như có nguồn gốc từ cơ quan video Ruptly do Nga kiểm soát và chưa được xác minh. Nhưng phóng viên Daniel Peterson của Portland CBS cũng báo cáo rằng một cuốn Kinh Thánh đã bị đốt cháy, và những bức ảnh tweet của anh dường như ghi lại một sự kiện như vậy.

Theo báo cáo chính thức của cảnh sát Portland, những người biểu tình bắt đầu đốt lửa ở giữa Southwest 3rd Avenue ở phía trước tòa án liên bang trong những giờ sáng sớm của ngày mùng Một tháng Tám. Cảnh sát cho biết nhiều người mang “ván ép và vật liệu dễ cháy khác để giữ cho ngọn lửa đừng tàn lụi”.

Portland đã trải qua hơn 60 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.

Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.


Source:Catholic News Agency

2. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Portland Oregon

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong một thông điệp video được công bố hôm 24 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của tổng giáo phận Portland, Oregon, cho biết, vào mỗi buổi sáng sau khi xem các tin tức, và nhìn thấy mỗi đêm đều có thêm những sự tàn phá mới, ngài cảm thấy “mất tinh thần” và “lúng túng”.

“Ngày nay có ai còn nhớ đến anh George Floyd nữa không? Hãy dừng lại và nghĩ về điều đó trong một giây, ” ngài nói.

“Chúng ta cần phải nói sự thật trong đức ái, và không ngần ngại lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đại đa số mọi người không chấp nhận những gì đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các hình thái bạo lực, phá hủy tài sản và cướp bóc.”

Người Công Giáo - và bất cứ ai quan tâm đến điều này - nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng người Công Giáo phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.

Giáo hội dạy rằng mỗi người đều có một phẩm giá mà chúng ta, với tư cách là con người, không ban cho những người khác, nhưng phẩm giá ấy mà đến từ Thiên Chúa.

Đức Tổng Giám Mục Sample mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người hãy đọc thư 2018 có tựa đề “Hãy Mở Rộng Trái Tim Chúng Ta” của các Giám Mục Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc, và chỉ thị cho các giáo xứ tại Portland tổ chức các nhóm chuẩn bị, nghiên cứu và thảo luận về lá thư này.

Những người biểu tình ở Portland đã nhiều lần bắn các thứ pháo hoa hạng nặng vào tòa án liên bang, là trung tâm của các cuộc biểu tình bạo lực và đã ném đá, lon, chai nước và khoai tây vào các đặc vụ liên bang. Cảnh sát báo cáo rằng vào đêm 26 tháng 7, những người biểu tình đã mưu toan đốt cháy tòa án.

Đức Tổng Giám Mục chưa trả lời yêu cầu bình luận ngày 3 tháng 8 của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, liên quan đến vụ đốt Kinh Thánh của BLM.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Giám Mục Phụ Tá Los Angeles chỉ trích dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez là “quá điên và quá quắt” khi đòi xóa bỏ tượng Cha Thánh Đamien

Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Năm 30 tháng 7, nữ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez của đảng Dân Chủ, đơn vị New York, cáo buộc rằng bức tượng một vị thánh Công Giáo tại điện Capitol thể hiện “chế độ gia trưởng” và một nền “văn hóa da trắng thượng đẳng”.

Bức tượng bị bà ta chỉ trích là bức tượng của Thánh Đamien, Tông đồ người cùi tại Molokai. Cha Đamien tên thật là Joseph de Veusterin, sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1840 tại Tremelo, bên Bỉ. Ngài nổi tiếng khắp thế giới vì đã dành cả cuộc đời cho những người cùi bị đầy ra đảo Kalaupapa chỉ dành cho những bệnh nhân bệnh phong trong vùng quần đảo Hawaii.

“Tôi buộc phải bỏ ra một vài phút trong ngày của mình ở đây bởi vì tôi cảm thấy cần phải đáp lại một điều tôi tình cờ đọc được và thấy rằng nó thật là quá quắt, ” Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles cho biết trong hai cái tweet để phản ứng lại Dân biểu Ocasio-Cortez.

Ngài nói: “Đó là một cái tweet, hoặc một Instagram hoặc một cái gì đó từ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, và bà ta đã phàn nàn về sự hiện diện của một bức tượng trong sảnh đường Statuary trong điện Capitol mà bà ấy nghĩ là một dấu chỉ của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.”

Đức Cha Barron nói tiếp “Bức tượng mà bà ấy chọn ra, trong tất cả những bức tượng có thể, là của Thánh Đamien ở Molokai. Và tôi nghĩ tuyên bố của bà ấy thật là điên rồ và quá quắt, và tôi tự hỏi, liệu bà ấy có biết Thánh Đamien của Molokai là ai không? ”

Đức Cha Barron cho biết Thánh Đamien của Molokai là một linh mục người Bỉ, tên khai sinh là Jozef De Veusterin, chào đời vào năm 1840, đã đạt được danh tiếng quốc tế vì công việc truyền giáo của mình cho một hòn đảo bị cô lập dành cho những người cùi ở Vương quốc Hawaii trong thế kỷ 19. Trong hơn một thập kỷ, ngài đã làm việc với những người bị ruồng bỏ cho đến khi cuối cùng ngài cũng mắc phải và đầu hàng trước căn bệnh này vào năm 1889 khi mới 49 tuổi. Ngài đã trở thành vị thánh bảo trợ của những người phong cùi và những người bị ruồng bỏ, và ngày thánh nhân qua đời, là ngày 15 tháng Tư, vẫn được tưởng niệm ở Hawaii. Giáo Hội Công Giáo dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tuyên thánh cho ngài vào năm 2009.

Đức Cha Barron nhấn mạnh rằng:

“Cha Thánh Đamien nhận thức rõ ràng là rất có thể ngài không bao giờ có cơ hội trở về quê hương vì sứ vụ này và, trên thực tế, ngài chưa lần nào quay lại Bỉ trước khi qua đời. Cha Thánh Đamien đến hòn đảo này và ngay lập tức đã tự hiến hoàn toàn cho người dân. Vâng cố nhiên là ngài cử hành Phụng Vụ và ban các phép bí tích cho họ, giảng dạy họ, nhưng đồng thời ngài cũng chăm sóc họ theo những cách trực tiếp nhất. Chạm vào họ vào thời điểm mà ngay cả những người ở đó đôi khi cũng không dám chạm vào những người đang mắc bệnh. Nhưng ngài đã dám làm như thế.”

“Cha Thánh Đamien ở Molokai được tôn kính bởi người dân Hawaii – là những người ngài đã chung sống với họ trong suốt cuộc đời mình, và sau đó sau khi ngài chết, họ đã tôn kính ngài như một vị thánh của người dân Hawaii. Quan điểm của tôi là, việc liên kết vị thánh này bằng bất kỳ cách nào với chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là chuyện cực kỳ vô lý và xúc phạm. Và nó cho thấy sự hời hợt và phẩm chất thấp kém của những cảm thức xã hội loại này.”

Đức Cha Barron kết luận bằng cách than thở về sự gia tăng các cuộc tấn công chống lại các vị thánh Công Giáo như Thánh Đamien và Thánh Junipero Serra, là một nhà truyền giáo ở thế kỷ 18 đã đến Mễ Tây Cơ và California. Bức tượng của thánh nhân đã bị những người biểu tình lật đổ vào tháng Sáu. Ngài đặt câu hỏi “Thực chất là gì với các cuộc tấn công vào các vị thánh Công Giáo? ”

Dân biểu Ocasio-Cortez đã bị đưa lên các hàng tít lớn trên khắp thế giới vì sự ngu dốt của mình khi đăng trên Instagram vào thứ Năm một bài trong đó bà ta phàn nàn về sự thiếu đa dạng trong các bức tượng ở Điện Capitol. Bà ta nêu trường hợp Thánh Đamien như một ví dụ về những gì bà ta cho là biểu tượng của “chế độ gia trưởng và nền văn hóa da trắng thượng đẳng.” Trước những chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới nữ dân biểu “chơi dại lấy tiếng ngu” này đã chối dài rằng video trên Instagram của bà ta đã bị trích dẫn sai ngữ cảnh.


Source:Catholic News Agency