Ngày 17-08-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Muốn Cứu Độ Hết Mọi Người
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
07:27 17/08/2016
Chúa Muốn Cứu Độ Hết Mọi Người

Chúa Nhật XXI thường niên C

(Lc 13, 22-30)

"Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ: chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta". (Is 66,18). Những lời trên của tiên tri Isaia, được vang lên trong phụng vụ, làm nổi bật chủ đề về ơn cứu độ phổ quát. Quả thật, bước vào Chúa Nhật thứ XXI thường niên C, Phụng vụ Lời Chúa mời gọi chúng ta can đảm đi vào cửa hẹp là cửa dẫn tới ơn cứu độ phổ quát đời đời, đúng như Tin Mừng Luca loan báo: "Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa" ( Lc 13, 30)

Hiến chế Ánh sáng muôn dân số 1-2 của Công Đồng Vaticanô II khẳng định: Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15). Vì Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại... Những hoàn cảnh hiện tại làm cho nhiệm vụ của Giáo Hội thêm khẩn thiết hơn, để ngày nay mọi người liên hệ chặt chẽ hơn bởi nhiều ràng buộc xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng được hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Kitô.

Bởi ý định khôn ngoan nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ; Ngài đã quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh, và Ngài đã không từ bỏ con người sa ngã trong Adam, nhưng luôn ban sự trợ giúp để họ được cứu rỗi, nhờ Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, "là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, Con đầu lòng của tạo vật" (Col 1,15). Thực vậy, từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn, Chúa Cha "đó được trở nên Trưởng Tử trong nhiều anh em" (Rm 8,29). Thế nên Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin kính Chúa Kitô vào trong Giáo Hội. Từ nguyên thủy, Giáo Hội được phác thảo bằng hình bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Israel và trong giao ước cũ, được thành lập trong thời cuối cùng, và được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống, rồi đến ngày tận thế sẽ kết thúc trong vinh quang. Bấy giờ, như chúng ta đọc thấy nơi thánh Grêrôriô I, mọi người công chính từ Adam, "từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng" sẽ được tập họp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha. Hiến chế Giáo Hội "Lumen Gentium", 1-2

Bài đọc I, Isaia khuyến khích dân chúng lưu đầy trở về, đây là điều cần thiết. Trên đường hồi hương, phải nhiệt thành không trễ nải, vì Đền thờ bị phá hủy, vua bị truất ngôi, đất đai bị người ngoài chiếm đóng. Giữa lúc đó, dân ngoại sống trà trộn với dân Do thái không đi đày, và dân Do thai tự hỏi nhau : Thiên Chúa mà cha ông họ ở Giêrusalem tin có còn không ? Isaia cho biết Thiên Chúa vẫn giữ với lời hứa: "Ta đến quy tụ mọi dân tộc…sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc đến như của lễ dâng cho Chúa, họ cưỡi ngựa, đi xe, đi võng, cưỡi la, cưỡi lạc đà, đến núi thánh của Ta là Giêrusalem". (Is 66, 18-21)

Về phần mình, Thiên Chúa sẽ hoàn tất lời hứa. Trên thực tế, kiểu nói, "sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc" dân ngoại, nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là lời hứa tất cả mọi dân trên toàn cõi địa cầu. Ở đây, lời hứa : ơn cứu độ phổ quát cho toàn dân. Từ nay, anh em sẽ được hiểu là dân ở giữa dân ngoại. Quả thật, Thiên Chúa loan báo: "Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ", và Ngài kết luận: "Trong những dân đó, Ta sẽ chọn các tư tế, các thầy Lêvi".

Vậy là Thiên Chúa tự mạc khải mình là Đấng trung thành, giữ trọn điều đã loan báo. "Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời" (Tv 116,2).

Thư gửi tín hữu Do thái nói với chúng ta rằng "Khi Thiên Chúa yêu ai, thì Ngài sửa dạy người ấy, vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con. Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí. Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt" (Dt 12, 5-7.11-13).

Thiên Chúa không muốn cứu chúng ta mà không cần chúng ta! Và đây chính là lý do Đức Giêsu mời gọi chúng ta đi vào cửa hẹp. Các bản văn Chúa Nhật tuần này gợi lên câu hỏi về tương quan giữa ta với Thiên Chúa. Nghe lời Đức Giêsu dạy mà thôi chưa đủ, cần phải sẻ chia cùng tấm bánh là chính Đức Giêsu, để được cứu chuộc. Chúng ta cam kết với nhau hoán cái, không ngừng đào sâu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa khi đổi mới cách nghĩ của chúng ta và từ bỏ gắn bó với những thứ không cần thiết ở thế giới chóng qua này. Nói cách khác, chúng ta ngoảnh mặt trước cái tôi vụ lợi, lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa. Chính Ngài là cửa hẹp (x. Ga 10). Chỉ có nơi Thiên Chúa, chúng ta mới có thể được cứu độ và được phục sinh, vượt qua cái chết với tất cả những quan niệm hạ giới để bước vào thượng giới của Thiên Chúa.

Lạy Chúa là Thiên Chúa trung thành, xin ban ơn sức mạnh cho chúng con, để với ơn Chúa, chúng con có được Chúa là Đấng mang lại cho chúng con gia nghiệp muôn đời Chúa hứa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 17/08/2016
99. TỂ TƯỚNG DỜI CHUÔNG.
Nước Tề có một ông quan lớn, mấy triều vua đều làm quan, học thức quảng bác, làm quan đến tể tướng, phàm việc quốc gia đại sự đều do ông ta định đoạt.
Một hôm, Tề vương hạ lệnh dời đô, có một cái chuông đồng quý giá nặng năm ngàn cân, ước tính cần phải có năm trăm người mới có thể dời nó đi được, hồi ấy nước Tề nhân lực rất ít mà người phụ trách không nghĩ ra cách gì để dời chuông.
Tể tướng nói:
- “Xì, chỉ là việc nhỏ, có gì mà khó chứ ? Mặc dù cái chuông này cần đến năm trăm người mới dời được, vậy thì ta đem nó đục ra thành năm trăm miếng nhỏ rồi sai một người dời trong năm trăm ngày là xong.”
Người chủ quản mới vỡ lẽ, rất phấn khởi theo phương pháp đó mà dời chuông.
(Ngải tử tạp thuyết)

Suy tư 99 :
Kế sách của tể tướng nước Tề quả thật là “vĩ đại”, kế sách này bây giờ có tên gọi là “làm nghèo đất nước”. Cái chuông là gia bảo của quốc gia, bây giờ nghe theo kế sách ấy mà đục thành năm trăm miếng, cho một người khiên trong năm trăm ngày, dù cho khiên xong năm trăm ngày thì cái chuông ấy chỉ là một đống sắt đồng vụn, chỉ có nước đem đi bán như đồ phế thải, còn làm ăn gì được nữa !
Như thế mới biết thông minh và khôn ngoan thì không giống nhau, anh có thể là người thông minh học đâu nhớ đó, đọc vanh vách xuất xứ từng quyển sách đã xem qua, nhưng chưa chắc anh là người khôn ngoan. Còn người khôn ngoan thì không nhất thiết phải là người thông minh, họ là những người suy nghĩ trước khi nói, và lời nói của họ được người ta trân trọng nghe theo.
Có rất nhiều người thông minh nhưng cái thông minh ấy không giúp ích gì được cho tổ quốc, cho Giáo Hội và cho cộng đoàn của họ, bởi vì sự thông minh của họ được đặt trên chủ nghĩa ích kỷ của cá nhân, họ dùng óc thông minh của mình để đục khoét của công, để thủ lợi cho mình, để phản đối Giáo Hội, để gây chia rẽ trong cộng đoàn, nói theo kiểu tu đức, thì họ là những người phung phí ân sủng của Thiên Chúa ban cho mình.
Ai biết sử dụng ân sủng của Chúa ban cho, ấy là người khôn ngoan, chắc chắn họ sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp đời đời.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 17/08/2016

20. Trước tòa Thiên Chúa thì con người càng phải kìm nén ngạo khí của mình, hy sinh cái tôi của mình để toàn tâm toàn ý vâng lời, thì họ càng được phấn khởi trong Thiên Chúa.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 21 Mùa Quanh Năm C 21.8.2016
Lm Francis Lý văn Ca
22:08 17/08/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Sau một tuần lễ đi vào giữa xã hội trần thế, với bao công ăn việc làm mưu sinh cho cá nhân cũng như gia đình, giờ đây,cùng gặp gỡ nhau trong ngôi Nhà Cha của chúng ta. Cùng với thân bằng quyến thuộc, những người đồng hương dâng lên Thiên Chúa những câu kinh, tiếng hát để cảm tạ Ngài vì những ơn lành Ngài đã ban xuống cho chúng ta. Đồng thời, cũng chuẩn bị hành trang tinh thần để bước vào một tuần mới. Đời sống của ngưòi tín hữu phải luôn đươc dưỡng nuôi bằng đời sống siêu nhiên và tự nhiên. Đặc biệt đối với đời sống siêu nhiên. Con đường chúng ta đi là con đường hẹp.
Con đường nầy có nhiều chông gai, khó đi, nó đòi hỏi nơi chúng ta một sự lựa chọn. Dĩ nhiên khi lựa chọn thì phải từ bỏ. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta ơn khôn ngoan để lựa chọn con đường phải đi và con đường dẫn chúng ta vào Nước Trời.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Khi Đức Kitô xuất hiện, Ngài sẽ quy tụ mọi dân nước trong ngày quang lâm, đó là hình ảnh nghĩa bóng mà Isaia trình bày trong bài đọc thứ I hôm nay.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ dân Dothái sống nhẫn nại, chịu đựng những gian nan. Cho dù những lúc Thiên Chúa sửa phạt con cái của Ngài.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu dùng hình ảnh cửa hẹp để nhấn mạnh cho các tông đồ sự cố gắng mà Ngài đòi hỏi họ trên con đường theo Ngài. Cuối chặng đường đó là chính Ngài chờ đón họ.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta luôn cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho chúng ta. Giờ đây với tình con thảo hiếu, chúng ta van lơn Ngài những ơn cần thiết sau đây:

1. Xin sai Thần Linh Chúa đến, hướng dẫn Giáo Hội khắp nơi tiến vào cửa hẹp dẫn vào Nước Trời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin sai Thần Linh Chúa đến, hướng dẫn cộng đoàn xứ đạo nhỏ bé của chúng ta nơi đây, khi cùng họp nhau cử hành Bí Tích tình yêu, sẽ giúp chúng ta sống gần nhau hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin sai Thần Linh Chúa đến, hướng dẫn mọi gia đình trong cộng đoàn xứ đạo, để chúng ta sống yêu thương, luôn trên thuận dưới hoà. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin sai Thần Linh Chúa đến, dạy dỗ mỗi ngươi trong chúng ta, sống quên mình, chia sẻ để cùng giúp nhau sống vượt thoát những khó khăn của cuộc đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa là Cha đầy tình thương và giàu ơn tha thứ, xin Chúa ban cho chúng con ơn thánh, để khôn ngoan lựa chọn con đường phải đi để gặp được Chúa là nguồn hạnh phúc thật trong ngày sau hết. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ: Giáo Hội Tin Lành Luthêrô phê chuẩn một hiệp ước với Giáo Hội Công Giáo
Chân Phương
07:25 17/08/2016
Hoa Kỳ: Giáo Hội Tin Lành Luthêrô phê chuẩn một hiệp ước với Giáo Hội Công Giáo

New Orleans - Gần 500 năm, sau khi Martin Luther treo 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, giờ đây, Giáo Hội Luthêrô lớn nhất Hoa Kỳ đã thông qua một tuyên bố công nhận rằng "không còn vấn đề chia rẽ nào nữa" về nhiều quan điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma.

"Tuyên bố Cương lĩnh: Hội Thánh, Sứ Vụ và Bí Tích Thánh Thế" (tựa tiếng Anh là "Declaration on the Way: Church, Ministry and Eucharist") đã được 931/9 nghị viên Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ (Evangelical Lutheran Church in America - ELCA) phê chuẩn trong một Đại hội đồng Toàn Liên Hội năm 2016 được tổ chức hồi tuần qua tại Trung tâm Hội nghị Morial N. Ernest ở thành phố New Orleans.

Trong một thông cáo phát hành sau cuộc bỏ phiếu hôm 10 tháng 8, bà Elizabeth A. Eaton - Giám mục Chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ gọi đây là một tuyên bố mang tính "lịch sử".

"Mặc dù chúng tôi chưa bước đi nhưng chúng tôi tuyên bố rằng, thực tế chúng tôi đã đứng trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất", bà nói.

"Tuyên bố này giúp chúng tôi nhận ra tròn đầy hơn về sự hiệp nhất trong Chúa Kitô giữa chúng tôi với bên đối tác của chúng tôi là Giáo Hội Công Giáo, nhưng nó cũng giúp làm vững mạnh thêm lời cam kết của chúng tôi về mong muốn hiệp nhất với tất cả các Kitô hữu", bà Eaton cho biết.

Tuyên bố này được đưa ra nhân dịp các Giáo Hội Luthêrô và Công Giáo chuẩn bị khởi động kỷ niệm 500 năm xảy ra cuộc Cải Cách Tôn Giáo. Luther đã phát động cuộc cải cách này vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, khi ông đóng đinh treo 95 luận đề lên cửa nhà thờ ở Wittenberg, Đức Quốc. Tập luận đề đó bao gồm 95 câu hỏi và mệnh đề mà ông muốn tranh luận với Giáo Hội Công Giáo.

Đáng chú ý nhất trong "Tuyên bố Cương lĩnh" 2016 này là 32 điểm đồng thuận giữa Giáo Hội Tin Lành Luthêrô và Công Giáo về việc không còn có sự dị biệt chia rẽ nào trong vấn đề Hội Thánh, Sứ vụ và Bí Tích Thánh Thể. Những điểm này trước đây cũng đã được Ủy ban Đại kết và Liên tôn thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ khẳng định.

Tuyên bố này cũng chỉ ra những điểm dị biệt còn tồn tại giữa hai Giáo Hội và các bước tiếp theo trong việc xử lí chúng.

Bà Eaton cũng đề cập đến các thỏa thuận trước đây mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ đã đạt được, cũng như "Tuyên bố chung về Giáo Lý Phản Biện" năm 1999.

Hồi năm 2013, Vatican và Liên đoàn Luthêrô Thế giới đã phát hành một văn kiện chung với nhan đề "Từ Xung đột đến Hiệp nhất", tập chú vào các tiến bộ mà cuộc đối thoại giữa Lutherô và Công Giáo đã đạt được trong 50 năm gần đây, hơn là việc đề cập đến cuộc xung đột hàng thế kỷ vừa qua.

Rồi cuối tháng 11 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây tranh cãi khi ngài dường như muốn đề nghị cho người Luthêrô có thể rước lễ trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có kế hoạch đến thăm Thụy Điển vào ngày 31 tháng 10 năm nay để chủ trì một sự kiện chung với Giáo Hội Luthêrô.

Giáo Hội Tin Lành Lutherô Hoa Kỳ là một trong 10 Giáo Hội Tin Lành lớn nhất tại nước này với hơn 3.7 triệu thành viên trên khắp 50 tiểu bang và vùng Caribbean. (Crux)

Chân Phương
 
Chính thức thành lập ”Bộ” Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống
Lm Trần Đức Anh OP
09:09 17/08/2016
VATICAN. Hôm 17-8-2016, ĐTC đã công bố Tông Thư Tự Sắc chính thức thành lập "Bộ" (Dicastero) giáo dân, gia đình và sự sống, đồng thời bổ nhiệm Đức Cha Kevin Joseph Farrell, cho đến nay là GM giáo phận Dallas, Hoa Kỳ, làm tân Tổng trưởng của "Bộ" mới.

Đức Cha Kevin Joseph Farrell sinh năm 1947 tại Dublin, Ailen, em ruột của Đức Cha Brian Farrell (sinh năm 1944) đang là Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô. Cả hai anh em đều tu dòng Đạo Binh Chúa Kitô (Legionari di Cristo). Cha Kevin Joseph theo học tại đại học Salamanca, Tây Ban Nha, rồi Gregoriana và Angelicum ở Roma, và từng đặc trách các chủng viện và trường của dòng Đạo Binh tại Italia, Tây Ban Nha và Ailen.

Năm 1984, cha rời khỏi dòng Đạo Binh và nhập tịch tổng giáo phận Washington DC, rồi làm tổng đại diện giáo phận này vào năm 2001. Cùng năm đó, ngài thăng GM Phụ tá Washington DC, phụ giúp ĐHY Theodore McCarrick. Năm 2007, ngài thăng GM chính tòa giáo phận Dallas, Texas.

Đức Cha Kevin Farrell trở thành người Mỹ duy nhất đứng đầu một cơ quan trung tương Tòa Thánh hiện nay.

Ngày 4-6 năm nay, ĐTC đã phê chuẩn qui chế của Bộ Giáo Dân, Gia Đình và sự sống, bao gồm thẩm quyền cho đến nay thuộc Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân, Gia đình. Qui chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-9 tới đây.

Ngoài ra, cũng ngày 17-8-2016, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Vincenzo Paglia, cho đến nay là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, làm tân Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đồng thời làm chưởng ấn Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô 2 về hôn nhân và gia đình.

Đồng thời ĐTC bổ nhiệm Đức Ông Pierangelo Sequeri, cho đến nay là khoa trưởng phân khoa thần học bắc Italia ở Milano, làm tân Viện trưởng Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về Hôn nhân và gia đình. (SD 17-8-2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng lễ Mẹ Lên Trời, Hội Ái Hữu Vinh Bắc California cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa môi trường
Joseph Nguyễn Văn Thống
12:10 17/08/2016
Mừng lễ Mẹ Lên Trời, Hội Ái Hữu Vinh Bắc California cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa môi trường

“Cầu cho các nạn nhân thảm họa môi trường Miền Trung, cầu nguyện cho Formosa sớm đóng cửa.” Đó là nội dung hai câu băng rôn thấp thoáng tung bay tại công viên Murphy, phần nào nói lên ý nghĩa của ngày lễ Mừng Mẹ Lên Trời của Hội Ái Hữu Vinh Bắc California năm nay.

Xem Hình

Vào lúc 10h sáng ngày 14/8/2016 tại công viên Murphy, Milpitas, California, Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Vinh Bắc California đã tổ chức mừng lễ Mẹ Lên Trời, quan thầy của Hội. Chương trình mừng lễ với sự hiện diện của linh mục Phaolô Lưu Đình Dương, linh hướng hội, cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết, giáo sư đại chủng viện đến từ Pháp và khoảng trên 300 hội viên và thân hữu đến từ Sacramento, Stockton, Fairfield, Modesto, Oakland, San Jose và Milpitas.

Trong tâm tình mừng lễ Mẹ Về Trời, hội đã hiệp thông với Bề Trên và bà con tại Giáo Phận Vinh để cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa môi trường do nhà cầm quyền cộng sản và công ty Formosa gây ra; trao thưởng cho các em học sinh, sinh viên xuất sắc và tốt nghiệp ra trường năm 2016.

Đền tạ trái tim Đức Mẹ

Mở đầu chương trình, cha Phaolô Lưu Đình Dương đã chào thăm tới bà con và mời gọi mọi người hiệp thông cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, đặc biệt cầu nguyện cho bà con Giáo Phận Vinh đang gặp cảnh khốn khó.

Giờ đền tạ trái tim Mẹ bao gồm việc lần chuỗi Mân Côi, rước kiệu và dâng Hoa. Những bài hát truyền thống gồm Kính Mừng Nữ Vuơng, Đền Tạ Trái Tim Mẹ, và Tung Hô Mẹ Giáo Phận Vinh được cất lên trong giờ kính Đức Mẹ. Chương trình đền tạ trái tim Mẹ là một truyền thông đạo đức của giáo dân Việt Nam từ lâu đời. “Giờ đền tạ trái tim Mẹ năm nay nhằm kêu cầu Mẹ xoa dịu những giọt nước mắt đau thương của đoàn con Giáo Phận Vinh phải gánh chịu bởi thảm họa môi trường. Những con người đang sống trong cảnh vô vọng, không có việc làm chỉ biết cậy trông vào lòng từ ái của Mẹ. Cầu mong mọi người khắp nơi không vô cảm trước những đau thương của anh chị em mình.” Ông Phạm Minh Thanh, cố vấn hội chia sẻ.

Trước khi thánh lễ bắt đầu, ông Trần Hiếu, đại diện cho hội đọc bản tuyên bố về thảm họa môi trường tại Miền Trung. Ông kêu gọi: “Chúng ta lớn tiếng kêu gọi mọi người thiện chí, cùng lên tiếng đòi hỏi cho người dân chúng ta:

§ Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải hành động ngay, làm sạch biển, tái tạo ngư trường để nghề nghiệp truyền thống của ngư dân được phục hồi. Huy động các nhà khoa học, các chuyên viên, cụ thể, mời gọi các cơ quan quốc tế thiện tâm và giàu chuyên môn giúp đỡ.

§ Đóng cửa nhà máy Formosa. Bồi thường thích đáng và cấp thời cho các nạn nhân. Truy tố các thủ phạm gây nên thảm họa. Sự hiện diện của khu công nghiệp lỗi thời, kém chất lượng như đã phô bày, chắc chắn không bảo đảm môi trường biển sạch cũng như không khí trong lành cho người dân.

§ Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền hạn chính đáng của người dân khi họ lên tiếng trước các sai trái gây tổn hại con người và môi trường, loại bỏ các hình thức qui chụp, bắt bớ, đàn áp những công dân dấn thân đấu tranh ôn hòa cho thiện ích của xã hội và đất nước.

§ Kêu gọi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và tín hữu khắp cả nước, công khai lên tiếng hiệp thông, hỗ trợ Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, hỗ trợ giới lãnh đạo và tín hữu Giáo Phận Vinh, và có các nghĩa cử liên đới cụ thể trong giai đoạn cấp bách nguy nan hiện nay.”

Khi ca đoàn cất lên bài “con hân hoan bước lên bàn thờ” đã dẫn đoàn đồng tế cùng cộng đoàn bước vào thánh lễ. Trong bài diễn giảng lời Chúa, cha chủ tế Phêrô Nguyễn Chí Thiết đã chia sẻ với cộng đoàn với ba điểm chính yếu: hồng ân của Đức Maria-Linh hồn và xác lên trời, Đức Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta, Đức Mẹ viếng thăm chúng ta. Diễn tả niềm đau thương với bà con tại quê nhà, cha nói: “trước những cảnh chết chóc, xin Đức Mẹ đi thăm viếng bà con.”

Phụng vụ thánh lễ năm nay có phần đặc biệt bởi sự tham dự đọc sách thánh và lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt của các em Sophia Anh Chi, Johnny Nguyễn, Tiffany Nguyễn, Andrew Quang Nguyễn, Harrison Nguyễn, Trinity Trần, Quỳnh Thi. Vào năm 1993 tại Denver, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nhắn gửi cộng đồng công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ về việc dạy cho con em nói tiếng Việt là dấu chỉ chúng ta vẫn còn tha thiết với nền văn hóa cha ông. Ghi nhận trước thành quả đóng góp của các em, ông Phan Ngọc Hòa, đặc trách phụng vụ bày tỏ: “Tôi mong rằng, hội sẽ tiếp tục duy trì việc đọc sách và lời nguyện cho các em trong những năm tới, nó sẽ giúp các em tham dự thánh lễ cách tích cực, sốt sắng, gần gũi với Chúa hơn và cũng nhắc cho các em nhớ các em là người Việt Nam.”

Chương trình trao thưởng và sinh hoạt

Sau giờ ăn trưa và những ca khúc về quê hương là chương trình trao thưởng cho 31 em học sinh và sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc, đạt điểm GPA từ 3.5 trở lên và các sinh viên tốt nghiệp ra trường năm 2016.

“Chương trình tuyên dương và trao thưởng cho các học sinh và sinh viên xuất sắc là nhằm ghi nhận thành tích và thúc đẩy việc học vấn của con em trong hội.” Ông Nguyễn Hòa Trinh, chủ tịch hội viết trong một thông báo.

Trong buổi lễ trao thưởng, MC Mai Anh đã gửi đến các em và phụ huynh những lời chia sẻ và chúc mừng của một số bà con. Chị Ánh Tuyết Đoàn thành viên hội và là giám đốc điều hành của một công ty lớn từ Sacramento chia sẻ: “Mặc dầu tôi đang sống ở nước Mỹ nhưng Đia Phận Vinh luôn luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim tôi, bởi vì nơi ấy cha mẹ của tôi đã được sinh ra. Tôi rất hạnh phúc vì chúng ta vẫn quy tụ lại với nhau hằng năm để tổ chức mừng lễ và nhớ về di sản của Vinh. Truyền thống này sẽ giúp Hội Vinh duy trì cho nhiều thế hệ.” Nói về đời sống đức tin, chị nhắn gửi: “ Hành trình cuộc sống mang đến cả những sự thánh thức và cơ hội. Tất cả những điều bạn phải làm là tin tưởng rằng bạn có thể và làm được điều đó cách tốt nhất và bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn trong cuộc sống. Bất cứ điều gì cũng có thể nếu bạn có niềm tin nơi Chúa và tin vào chính mình.”

Em Tiffany Vũ đến từ Fairfiled, người được nhận phần thưởng của hội, bày tỏ: “Thật là tuyệt khi ban tổ chức trao quà cho những người đạt GPA từ 3.5 trở lên. Năm tới, em sẽ tham dự và đóng góp thêm phần trò chơi cho chương trình.”

Chương trình mừng Lễ Mẹ Về Trời của hội Ái Hữu Vinh Bắc California kết thúc lúc 2 giờ chiều cùng ngày. Hội được thành lập vào 1980 với những hoạt động xây dựng tình quê hương giáo phận Vinh tại Bắc Cali và hiệp thông với giáo phận nhà. Mừng lễ Mẹ Lên Trời là một trong những hoạt động hằng năm của Hội.
 
Cảm nghĩ về Lễ Mừng 15 năm cuả Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Ottawa.
Trần Mạnh Trác
00:32 17/08/2016
Xem hình ảnh

15 năm.

Nói theo ngôn ngữ Việt Nam thì là "Lên 16", "Đến Độ Trăng Rằm".

Đó là một cái mốc quan trọng đối với nhiều dân tộc.

Ngày xưa, 2500 trước, người Aztec ăn mừng 15 năm vì lúc đó 'Con Trai' bắt đầu trở thành chiến binh, 'Con Gái' bắt đầu có khả năng làm mẹ cuả những chiến binh tương lai.

Ngày nay những dân tộc hậu duệ cuả dân Aztec, là Châu Mỹ Latin, vẫn duy trì tục lệ mừng sinh nhật 15 năm, một cách trọng thể không thua gì một đám cưới, và gọi là Quinceañera (Quince: 15, año: năm). Riêng ở Brazil, nơi đang có Thế Vận Hội Olympic, việc cử hành thì trang trọng như một lễ hội, gọi là Festa De Debutantes (lễ hội vào đời.)

Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang ở Ottawa cũng coi ngày kỷ niệm Thập Ngũ Chu Niên là một cái mốc quan trọng và chuẩn bị chu đáo như là một lễ sinh nhật Quinceañera, như là một lễ hội Festa De Debutantes.

Đó là một cái mốc đánh dấu sự trưởng thành, và đồng thời là một quyết tâm 'nhập cuộc đi vào đời'.

Một lễ hội như thế đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị và công sức. Những hình ảnh ghi nhận được như những việc dựng lều lập giàn, đón tiếp quan khách phương xa, chỉ là những gì thuộc vẻ 'bề ngoài.' Còn những việc 'bề trong' không 'chụp' được như tổ chức, liên hệ, thúc đẩy, dàn xếp thì là vô kể, và kéo dài trước cả tháng trời. (Theo lời tả lại cuả những quan viên trong Giáo Xứ.)

Sự thành công cuả ngày lễ, đo lường bằng số lượng quan khách tham dự và sự trôi chảy cuả chương trình, chứng tỏ đây là một giáo xứ đã thoát thai ra khỏi cái 'ổ kén' âm u, và bắt đầu tung 'đôi cánh bướm' rực rỡ để khoe màu dưới ánh sáng mặt trời.

Một giây phút cảm động làm cho nhiều người nhỏ lệ, đó là giây phút tặng hoa.

Giống như ở Argentina, nơi quê hương cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một cô gái 'thành nhân' sẽ tặng 15 chiếc hoa hồng, đại diện cho 15 năm cuả cuộc đời, cho những người mà cô thương yêu và có ảnh hưởng nhất đến cuộc đời cuả cô; thì vị đại diện cuả Giáo Xứ cũng đã tặng hoa và tri ân các vị 'chủ chăn' cuả quá khứ và hiện tại.

Sự hiện diện cuả linh mục Vũ Quang Cảnh, O.P., vị tuyên úy đầu tiên, đứng cạnh linh mục Bùi Quang Tuấn, DCCT, vị chánh xứ hiện tại, là một hình ảnh khó quên cho những người 'con chiên' đã từng sống qua nhiều gian đoạn thăng trầm cuả lịch sử giáo xứ.

Đọc qua lịch sử cuả họ, với tư cách là một người khách, tôi bỗng nhiên có một cảm nghĩ riêng tư rằng đây là một sự gì giống như là 'tiền định.' Một sự 'Châu về Hiệp Phố'.

Tôi tự nghĩ phải chăng đây là một sự an bài cuả đấng tối cao và tối minh chăng?

Ngay từ những ngày tị nạn đầu tiên cuả năm 75 tại Ottawa, thì cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé này đã 'có duyên' với Dòng Chuá Cứu Thế. Lúc đó linh mục Phanxicô Xavier Trần Tử Nhãn đã được mời và chăm lo việc mục vụ cho họ qua nhiều năm trời.

Nhưng Cha Nhãn đã chỉ giúp họ như là một 'vú nuôi' mà thôi, giống như là một bà mẹ san sẻ phần sữa cuả con mình cho một đưá bé mồ côi.

Đứa bé mồ côi là những người Việt Nam vừa bị 'Mất Nước', còn đứa con ruột là những tu sĩ cuả DCCT cũng đang lang thang lánh nạn ở vùng Bắc Mỹ và Âu Châu. Và vì thế mà Ngài đã hân hoan trao Cộng Đoàn cho dòng Đa Minh khi có thể...

Tuy rằng cái duyên giữa DCCT và Cộng đoàn là cái duyên đầu, nhưng chưa hề 'được trọn.'

Ngày nay, Dòng Chuá Cứu Thế lại được 'gọi' trở về, để mà 'làm trọn' cái 'tình duyên' dang dở đó.

Cho nên lời cầu chúc cho Giáo Xứ Lavang Ottawa trong dịp kỷ niệm 15 năm này, tôi nghĩ không có lời chúc nào tốt đẹp hơn là những lời chúc cho một đám cưới. Tuy là 'Sáo Ngữ' nhưng hoàn toàn 'Thích Hợp' giữa một Cha Xứ mới và Giáo Xứ, là hình ảnh cuả Chuá Kitô và Giáo Hội, hình ảnh cuả một đấng phu quân và hiền thê cuả mình. Đó là 'Thuận vợ thuận chồng', đó là 'Xuôi chèo mát mái', đó là 'Sinh hoa kết trái' và 'Trăm năm hạnh phúc'.
 
GP Vĩnh Long: Lễ giỗ mãn tang Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân
Người Giồng Trôm
07:34 17/08/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: LỄ GIỖ MÃN TANG Đức Cha TÔMA

Hôm nay, 17 tháng 10 năm 2016, cộng đoàn dân Chúa Giáo Phận Vĩnh Long tề tựu về ngôi Thánh Đường Mẹ của Giáo Phận để cùng Đức Giám Mục Giáo Phận, quý cha dâng Thánh Lễ giỗ mãn tang cầu nguyện cho Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân. Với lòng hiếu thảo cũng như tình thương đặc biệt với Đức Cha Tôma, đông đảo quý cha trong và ngoài Giáo Phận đã về ngôi nhà Mẹ của Giáo Phận nhỏ bé miền Tây Sông nước này.

Xem Hình

Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy – Cha Sở Họ Đạo Đức Hòa – Vũng Liêm - mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại hình ảnh, cuộc đời của các vị Chủ Chăn của Giáo Phận Vĩnh Long:

1. Phêrô Martinô Ngô Đình Thục Giám mục phụ tá: 1938-1960 Đại diện tông tòa

2. Antôn Nguyễn Văn Thiện - Giám mục chính tòa: 1960-1968

3. Giacôbê Nguyễn Văn Mầu - Giám mục chính tòa: 1968-2001

4. Raphael Nguyễn Văn Diệp -Giám mục phụ tá: 1975-2000.

Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến sự hiện diện của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân - Giám mục phụ tá 2000-2001; Giám mục chính tòa 2001-2013.

10 giờ 00, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức Cha Tôma. Cộng đoàn dân Chúa cùng hướng về cuối Nhà Thờ để đón đoàn đồng tế trong tâm tình “Niềm hy vọng hằng sống” của linh mục nhạc sỹ Ân Đức: “Tôi tin rằng Đấng Cứu chuộc tôi hằng sống và ngày tận thế tôi sẽ từ bụi đất sống lại và trong thân thể này tôi sẽ được chiêm ngưỡng Đấng Cứu chuộc tôi …Đức Kitô nguồn hy vọng vinh quang. Nguồn sống vui muôn đời ấp ủ lòng tôi tha thiết chờ mong. Ngài là sức mạnh của tôi Ngài là khúc diệu ca mới. Đấng tôi tôn thờ một niềm cảm mến vô biên”.

Khởi đầu đoàn đồng tế là Thánh Giá đèn hầu, quý cha trong và ngoài giáo phận thân thương Vĩnh Long. Vị cuối cùng của đoàn đồng tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phê rô ngỏ lời với cộng đoàn:

“Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta dâng Lễ giỗ mãn tang cho Đức Cha Tôma, Đức Cha là Giám Mục giáo phận Vĩnh Long chúng ta. Suốt cuộc đời Đức Cha tận hiến cho Chúa. Trong đời sống mục vụ, Đức Cha tận tâm chăm sóc đoàn chiên Thiên Chúa trao phó cho Đức Cha. Và Ngài đã hy sinh cho đoàn chiên đó. Dâng Thánh Lễ này, chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành và ban thưởng cho Đức Cha. Giờ đây, chúng ta nhìn nhận tội lỗi chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô gợi lại cho cộng đoàn về bài Tin Mừng về anh trộm lành: “Hôm nay, anh được ở với tôi trên Thiên Đàng” … Mọi người chế nhạo Chúa, quan quyền chế nhạo Chúa, tên trộm dữ chế nhạo Chúa: “Cứu người khác thì hãy cứu lấy mình đi ! Ông không phải là Đấng Kitô sao ?”. Tên trộm dữ trêu chọc Chúa ! Chúa Giêsu đối với ông như là một tên tử tội như bao tên tử tội khác. Họ không biết hoặc là họ hiểu lầm. Trái lại, anh trộm lành đã mắng anh trộm dữ. Anh trộm lành biết kính sợ Thiên Chúa, anh ta biết ăn năn sám hối vì tội anh đã phạm, còn tên kia thì không !...

Kế đó, Đức Cha triển khai lòng tin của mỗi người. Đức Cha nhắn nhủ tin và sống đức tin mới là điều quan trọng. Anh trộm lành can đảm tuyên xưng niềm tin của mình trước mặt mọi người có mặt ở đó. Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác ! Chúng ta đang sống đức tin như thế nào ?

Đức Cha gợi lại hình ảnh của Đức Cha Tôma: “… Đức Cha Tôma đã tin và đã sống. Đức Cha Tôma bỏ hết tài trí để phục vụ cho Giáo Phận suốt 13 năm. Còn nhiều việc Đức Cha Tôma chưa làm. Ngài đã ra đi về với Chúa vào 17 tháng 8 năm 2013 với 73 tuổi đời. Chúng ta tin rằng Đức Cha Tôma đã có vé vào Thiên Đàng ngay khi còn sống. Hy vọng rằng sự sống đức tin và tuyên xưng đức tin của Đức Cha Tôma có giá trị. … Hôm nay lễ giỗ mãn tang của Đức Cha Tôma. Xin Chúa nói với Ngài câu nói mà Chúa nói với anh trộm lành: “Hôm nay, anh ở trong Thiên Đàng với ta”. Xin Đức Cha Tôma cầu nguyện cho Giáo Phận Vĩnh Long và cho mỗi người chúng ta !”

Sau khi nhận Phép Lành cuối Lễ từ tay Đức Cha Phêrô, cộng đoàn cùng nhau ra trước phần mộ của Đức Cha Tôma để cầu nguyện, thắp hương tưởng nhớ Đức Cha.

Như lời dẫn của Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy: “Chúng ta gọi là ngày mãn tang Đức Cha Tôma. Với Thánh lễ mãn tan này, hoàn toàn không phải kể từ đây chúng ta cắt đứt tình liên đới với Người. Với truyền thống của dân tộc, chúng ta sẽ nhớ đến trong sự gần gũi và thân thương nhất: “Đi trong tình mến ! Đó là tinh thần của người con của Giáo Phận bước đi 13 năm trong vai trò mục tử”. Và như vậy, chúng ta – những người con của Đức Cha Tôma vẫn nhớ, sẽ nhớ Đức Cha trong sự gần gũi và thân thương nhất. Và cũng xin Đức Cha khi Đức Cha ở gần Nhan Thánh Chúa, xin Đức Cha thương cầu thay nguyện giúp cho Giáo Phận Vĩnh Long, cho Đức Cha kế nhiệm Phêrô để ngày mỗi ngày Giáo Phận nhỏ bé Vĩnh Long phát triển như lòng Chúa mong muốn và nhất là xin cho Đức Cha Phêrô có được nhiều mẻ lưới đầy như lòng Đức Cha mong ước khi Đức Cha nhận lãnh trách nhiệm lo cho Giáo Phận.
 
Giáo xứ Hòa Nghiã Nha Trang mừng 50 năm hồng ân.
Thới Hoa
17:10 17/08/2016
GIÁO XỨ HÒA NGHĨA MỪNG 50 NĂM HỒNG ÂN: HÌNH THÀNH – XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ( 1966 – 2016 )

“ Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”

Trong tâm tình cảm tạ và tri ân Thên Chúa vì muôn ngàn hồng ân Ngài đã thương ban cho Giáo xứ Hòa Nghĩa trong suốt 50 mươi năm qua, Giáo xứ đã long trọng tổ chức Đại Lễ MỪNG KIM KHÁNH gồm các ngày:12/13/14/15 - 08 – 2016:

Xem Hình

1. THÁNH LỄ CẦU CHO CHA CỐ GIUSE VÕ NGỌC NHÃ VÀ CÁC BẬC TIỀN NHÂN ÂN NHÂN.

Thánh lễ đồng tế do cha xứ chủ sự được cử hành trọng thể lúc 19g30 ngày 12 – 08 - 2016 tại nghĩa trang Giáo xứ.

Sau tiếng kèn vang lên khúc ca ngày về, ba hồi chiên trống vừa dứt. Các đại diện Giáo dân mang sắc phục áo dài dân tộc lên niệm hương trước bia tưởng niệm Cha cố Giuse Võ Ngọc Nhã đấng sáng lập Giáo Xứ và các Bậc Tiền Nhân được đặt bên tượng đài Thánh giá Chúa tại trung tâm Nghĩa trang. Một vị đại diện Giáo dân quỳ trước bia tưởng niệm ngâm nga văn tế về công đức của cha cố và các bậc tiền nhân.Lời văn tế ngâm nga tha thiết làm cho toàn thể mọi người thật xúc động, nhớ lại một thời đã đi qua càng làm cho bầu khí tại nơi đây bỗng trở nên linh thánh trong những tâm tình đượm thắm lòng hiếu thảo đối với những bậc tiền nhân và ông bà - cha me, người thân yêu đã ra đi.

Trong lời nguyện đầu Thánh Lễ Cha Quản xứ mời gọi mọi thành phần dân Chúa dâng lời tạ ơn vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban cho Giáo xứ suốt 50 năm qua đồng thời tham dự thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho những người quá cố trong đó đặc biệt cầu cho linh hồn Cha cố Giuse Võ Ngọc Nhã.

Tâm tình này được tiếp nối trong bài chia sẻ sau Phúc âm của Cha phó: Thảo kính cha mẹ là một chân lý bất hủ của mọi đời, có nguồn gốc từ chính Thiên Chúa. Chân lý ấy được Đức Giêsu làm nổi bật và khẳng định rõ trong bài Tin mừng hôm nay - Ngài dạy chúng ta: “Giới răn Thiên Chúa” vượt trên mọi thứ luật lệ của con người, và lòng hiếu thảo đối với mẹ cha thì vượt trên mọi lễ phẩm dâng tiến Chúa (x.Mt 15,3 – 6). Cho nên lòng tôn kính (hiếu thảo) của con cái đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với những người đã cho chúng được sống và nhờ tình yêu và công lao của họ, giúp chúng lớn lên về tầm vóc, khôn ngoan. Hiếu kính cha mẹ là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha quản xứ Phêrô NGUYỄN THỜI BÁ có đôi lời bày tỏ tâm tình: …” sau 50 năm giáo xứ có khoảng 2.000 tín hữu đã lìa cõi thế trong số đó có rất nhiều linh hồn đang ngự trên Thiên đàng bên Chúa, và Cha luôn cầu nguyện các Ngài chuyển lời cùng Chúa ban xuống nhiều ơn lành trên 6 000 giáo dân GX. Hòa Nghĩa thân yêu chúng ta đây…”

Cha cũng đặc biệt nhớ đến Hai Cha cựu quản xứ đó là Cha Cố Giuse VÕ NGỌC NHÃ đấng sáng lập giáo xứ và Cha Gioanbatixita NGÔ ĐÌNH SAN (1975 – 2006) đã gầy công xây dựng, vun đắp để có được giáo xứ như ngày hôm nay. Sau cùng Cha ước mong: giáo dân trong Giáo xứ cố gắng tuân theo Điều Răn của Chúa về thảo kính cha mẹ và minh chứng điều đó qua hành động đạo đức của mình, sống sao cho trọn nghĩa tình báo hiếu công ơn; và phát huy truyền thống trong đạo lý “Uống Nước Nhớ Nguồn” được gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ con cháu mai sau noi theo.

02. ĐÊM VĂN NGHỆ - HỘI CỢ ẨM THỰC – PHÁT THƯƠNG CHO CÁC EM HỌC SINH GIỎI GIÁO LÝ, VĂN HÓA VÀ TRAO HỌC BỔNG CHO HỌC SINH NGHÈO

1-Ngay sau khi Thánh lễ chiều thứ bảy ngày 13-08-2016, sân nhà thờ buổi chiều hôm nay rộn ràng tiếng nhạc vang lên của những ca khúc trong Album nhạc” Hòa Nghĩa Vang Khúc Tạ Ơn”, cùng không gian được thắp sáng đầy màu sắc với đủ mọi loại đèn trang trí.

Đúng 18h30, Cha Xứ đã khai mạc đêm hội chợ ẩm thực. Ngay sau đó, các gian đồng loạt mở cửa để chào đón quý khách gồm đủ mọi thành phần Công Giáo cũng như lương giáo, các cụ ông cụ bà, các bậc trung niên đến các trẻ em thiếu nhi…tay trong tay quây quần bên những gian hàng để chọn – thưởng thức những món ăn và đồ uống rất bổ dưỡng, đa dạng…Đến với chợ quê Hòa Nghĩa dân dã này, thực khách được trải nghiệm các hương sắc của nhiều món ăn độc đáo, truyền thống mang đậm dấu ấn quê hương như bánh bèo, bánh lọc, bánh ướt, nem chả... và những món ăn đặc biệt chỉ Hòa Nghĩa mới có đó chính là bánh xoài được chế biến rất nhiều món và đồ uống là từ những trái xoài tươi ngon mà Thiên Chúa ban tặng cho nơi đây... Được thưởng thức những món ăn dân dã quê hương trong khung cảnh mộc mạc, phơi bày ra trước mắt khóm chuối, hàng tre, những chum nước chè thơm ngon, các tiết mục giúp vui... Tất cả tạo nên một khung cảnh hài hòa, thi vị và gần gũi thiết thân của làng quê, đậm chất hồn người Việt.

2.Đúng 19g30 Chươg trình ăn nghệ được cha phó xứ khai mạc. Các tiết mục văn nghệ được diễn ra một cách rất là chuyên nghiệp với dàn diễn viên là những người con của giáo xứ. Trên nền nhạc, đèn màu và sân khấu hiện đại với màn ảnh rộng 20 mét vuông làm phong nền trên những thướt phim sinh động ấn tượng được dàn dựng công phu, các diễn viên đã thể hiện hết mình làm cho đêm văn nghệ thật hay và hấp dẫn người xem.

Xen kẻ với văn nghệ là chương trình phát thưởng cho các em có tinh thần hiếu học để khích lệ, động viên các em vì đó là những mầm mống tương lai cho Giáo xứ cũng như cho Giáo Hội.

Nhìn vào những ánh mắt, từng nụ cười trên khuôn mặt mọi người cũng đủ toát lên một điều: mọi người được thỏa lòng khi trải qua một đêm bên nhau vui vẻ, thư thả, chẳng chút gì hấp tấp vội vàng, xua tan đi những ngày tháng mệt nhọc vì công việc cũng như học tập. Những người xa quê tìm lại được tuổi thơ giữa dòng chảy thời gian, những người từ thành phố tìm được sự dung dị của làng quê mộc mạc giữa cái hiện đại của xã hội, tìm được sự an bình của quê hương giữa những ồn ào, náo động, bon chen của cuộc sống.

Đêm Văn Ngệ mừng Kim Thánh đã diễn ra hết sức tốt đẹp ngoài sự mong đợi của ban tổ chức. Những đóng góp nhiệt tình của tất cả mọi người, những hội đoàn, các ban ngành…đã để lại những kỷ niệm đẹp trong mắt các thế hệ sau này tiếp nối những bước chân đi trước để phục vụ cho Giáo xứ, cho Giáo phận và Giáo Hội.

03. ĐÊM DIỄN NGUYỆN MỪNG KIM KHÁNH GIÁO XỨ

19 giờ30 ngày 14.8.2016: Diễn ngyện 50 Năm Hồng Ân.

Đêm diễn nguyện được khởi đầu với nghĩa cử thật cảm động và ý nghĩa: Cha Quản xứ Pherô Nguyễn Thới Bá sau khi nhắc đến Cha Giuse Võ NGọc Nhã, đấng sáng lập Giáo Xứ, đã trịnh trọng giới thiệu Cha Cựu Quản Xứ JB. Ngô Đình San, vị chủ chăn đã tận tụy phục vụ Giáo Xứ Hòa Nghĩa hơn 30 năm. Suốt hành trình 50 năm gian khổ nhưng ngập tràn Hồng Ân, Cha Cựu Quản Xứ hiệp thông tạ ơn với Giáo Xứ, ngài nhấn mạnh giai đoạn phát triển và chúc mừng.

Sau tràng vỗ tay vang dội, người tham dự cùng đoàn diễn nguyện lắng đọng hồi tưởng hành trình 50 năm qua: Khởi đầu là cảnh chiến tranh khốc liệt, một số giáo dân Quảng Ngãi được Cha Giuse Nhã dìu dắt vào định cư tại Bãi Giếng, miền đất an lành. Cha – Con cùng nỗ lực phá rừng xây dựng nhà ở, nhà thờ, trường học. .. Cuộc sống dần ổn định. Sau biến cố1975, Cha GB. San được cử về phục vụ Giáo Xứ, Với màn hình điện tử minh họa, nhạc nền do chính những người con Hòa Nghĩa sáng tác và sự diễn xuất điêu luyện của các thành phần dân Chúa. .. Đã toát lên sự nổ lực vượt khó xây dựng cuộc sống mới trong tình yêu thương nhau và cậy trông vào Chúa. Đêm diễn nguyện được kết thúc với tiểu phẩm Hành Trình Về Nguồn đề cao lòng yêu tthương phục vụ. Đạo diễn, diễn viên cây nhà lá vườn nhưng diễn xuất thật hấp dẫn, người đóng vai Cha Phêrô Bá đã nhấn mạnh: “ Không món quà nào quý hơn trong dịp trọng đại nầy cho bằng thể hiện lòng yêu thương nhau từ trong các gia đình, lan ra xóm đạo và ướp mặn đời sống xã hội bằng lòng thương xót. .. Hãy thương xót như Chúa Cha!

Nhạc cảnh tổng hợp: Mừng Năm Thánh 50 Năm Giáo Xứ Hòa Nghĩa khép lại đêm diễn nguyện với cờ hiệu của 10 Giáo Họ làm nền, bao quanh sân khấu chiếm hết cả tiền đường nhà thờ là đại diện các đoàn thể, ôm ấp bên trong và nâng về phía trước là các linh mục, tu sĩ: Hoa thơm trái ngọt của ơn huệ tận hiến Chúa thương ban...

Bà con ra về mà lòng bồi hồi vấn vương và những nụ cười sáng lên niềm hy vọng.

04. THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM KHÁNH GIÁO XỨ

9 giờ ngày 15.8.2016: Thánh lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng Kim Khánh Giáo Xứ.

Mới sáng sớm mà nhiều người đã đến để hoàn chỉnh những công tác đã nhận. Ai cũng bận rộn tất bật nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ trên môi. Đến trưa trời nắng gắt nhưng các em trong dàn chào vẫn cười nói tíu tít chuẩn bị chào đón Đức Cha và Quý Khách. Bà con tay bắt mặt mừng. Có nhiều người ở xa và cả nước ngoài cũng về dự. Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Guise Võ Đức Minh chủ sự. Cung Thánh đã mở rộng thêm nhưng vẫn đầy kín các Cha đồng tế, đặc biết là các Cha đã một thời đến phục vụ Giáo Xứ. Trong phần giáo huấn, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến sứ mệnh giáo dục truyền thống đức tin cho thế hệ trẻ theo gương mẫu của Mẹ Maria...

Trước khi kết lễ, Ông Chủ Tịch HĐGX. Gioakim Nguyễn Xuân Hạ thay mặt Cộng Đoàn Tạ ơn Chúa. Và trong tâm tình tri ân, Ông Chủ Tịch nêu lên những thành quả to lớn của 3 vị Cha Xứ không những về cơ sở vật chất mà nhất là về đời sống tinh thần và đức tin. Hòa Nghĩa hiệp nhất và thăng tiến như hôm nay cũng nhờ biết bao tâm huyết, công lao của các Cha Phó, Thầy Xứ, các cộng đoàn Dòng tu và giáo dân nhiều thế hệ. Giáo xứ với lòng biết ơn đã trao tặng những bó hoa tươi thắm và quà lưu niệm cho Đức Cha và Quý Cha đã từng phục vụ Giáo Xứ. Sau đó là tiết mục múa đồng diễn trải đều rộng khắp thánh đường thật hào hứng hân hoan.

Thánh lễ Tạ ơn kết thúc với phép lành Toàn Xá của vị Cha chung Giáo phận.

Tiệc mừng Kim Khánh Giáo Xứ được tổ chức trong sân trường. Khách mời, con cái Hòa Nghĩa từ xa về và đại diện các gia đình trong Giáo Xứ. .. khoảng 2000 người, nhưng với sự tổ chức chu đáo và lòng nhiệt thành phục vụ của anh chị em thiện nguyện đã giúp cho bữa tiệc thật tốt đẹp. Không những thức ăn ngon mà phần văn nghệ cũng đặc sắc. Ai ai cũng thích thú tiết mục thi Hoa Hậu Thế giới. Những người đẹp đủ mọi sắc dân đến từ nhiều quốc gia lại chính là những. ..bà nội,bà ngoại của Hoà Nghĩa!

Để có được thành công nầy, ban tổ chức gồm Cha sở và Cha phó, ban Hội đồng Giáo xứ và 10 giáo họ cùng với tất cả các ban ngành đoàn thể. Tất cả đều cùng nhau chung tay – chung sức phối hợp rất nhịp nhàng trong từng công việc…vô hình đã tạo nên một bức tranh mang đầy màu sắc lung linh trong tình yêu thương, nhộn nhịp trong tiếng cười rươm rã, ấm áp trong từng cử chỉ phục vụ…điều đó mang đậm sắc thái quê hương Hòa Nghĩa. Chính những điều đó giúp Hòa Nghĩa đã lan tỏa hương thơm đến cho mọi người mà không có một ca từ nào có thể diễn tả hết tình yêu thương, tấm lòng bao la mà người dân quê này đã gửi đến. Thiết nghĩ, chính cuộc sống nơi đây đã làm cho tình người luôn gắn khích với nhau và nhất là sống trong một tinh thần theo Tin Mừng Phúc Âm mà Chúa Giêsu đã dạy. Cho dù có những người con xa xứ không bao giờ quên chính nơi mình đã sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn hay “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…”.

Nguyện xin Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất Bổn mạng Giáo Xứ, ban cho chúng ta được mọi ơn lành hồn xác. Ước mong mọi tín hữu trong cộng đoàn giáo xứ, nhờ ơn Chúa, biết liên kết mật thiết với hàng giáo sĩ, quan tâm, nhiệt thành cộng tác với giáo xứ trong mọi sinh hoạt và các hoạt động, để đời sống Đức Tin ngày càng được nâng cao, và giáo xứ ngày càng phát triển về mọi mặt trong chặng đường tiếp theo.

TG: Thới Hoa
 
Lễ Quan thầy Đồng hương Vinh Houston
Đạo Nguyễn
17:20 17/08/2016
Lễ Quan thầy Đồng hương Vinh Houston

Ngày 14-8-2016 tại nhà thờ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas,Hội Đồng hương Vinh Houston mừng bổn mạng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được tổ chức vaò 10,45 do Cha Châu Xuân Báu Linh Hướng chủ tế cùng Quý Cha Chánh,Phó Xư La Vang,Cha Thiện,Cha Tú nguyên là con cai Thanh Đức có nguồn gốc Vinh.

Xem Hình

Trong phần chia sẻ Lời Chúa,Thầy phó tế Khánh lược qua tình hình tại ba tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh đang phải gánh chiụ hậu qủa nặng nề do Fomosa gây ra,trước biến cố trọng đại đó,Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp lên tiếng đòi hỏi Công Lý cho con cái của mình cũng như kêu gọi sự giụp đỡ của cộng đôǹg cho các nạn nhân Fomosa, cùng với sự đoàn kết đồng hành của tất cả Giáo Dân quanh Đức Cha,

Chúng ta với tinh thần niềm tin chia sẻ liên đới cùng đồng hành với Giáo Phận Vinh trong ngày Đaị Lễ Đức Mẹ Hồn Xán Lên Trời câu xin Mẹ thương đến con cái Mẹ đang gánh chiụ đau khổ bởi tà quyền gây ra.

Sau Thánh Lễ Quý Cha và con cái Vinh Houston dùng cơm trưa hàn huyên văn nghệ giúp vui quyên góp cho bà con quê nhà.
 
Hội Chợ Hè và Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Việt Nam tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Qúy
17:30 17/08/2016
Hội Chợ Hè và Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Việt Nam tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.

Tuwila. Mùa hè rực rỡ đến với xứ cao nguyên tình xanh trong khung cảnh của những ngày Hội Chợ Hè năm 2016 tại giáo xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam mang chủ đề: DÂNG TRỌN TẤM LÒNG thật tuyệt vời. Hội Chợ Hè được diễn ra trong ba ngày từ chiều Thứ Sáu ngày 12 tháng 8 đến chiều Chúa Nhật ngày 14 tháng 8 trong khuôn viên nhà thờ thuộc thành phố Tukwila. Vài nét chính của những ngày Hội Chợ Hè.

Xem Hình

Thứ sáu ngày 12 tháng 8 ngày khai mạc Hội Chợ.

Từ 4 giờ chiều thứ sáu mọi công việc chuẩn bị cho Hội Chợ Hè hầu như đã được hoàn chỉnh từ cổng chào, sân khấu, các gian hàng quán ăn, gian hàng quảng cáo của các cơ sở thương mại, các gian hàng trò chơi, các lều trại dùng làm nơi hội trường v. v... Khai mạc Hội Chợ Hè với cuộc cung nghinh Ruớc kiệu Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Khoảng 5 giờ chiều, đông đảo giáo dân từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn đã tập trung để chuẩn bị cho cuộc Rước kiệu lúc 5:30. Đúng 5:30 MC từ lễ đài vọng lên lời thông báo: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa. Hôm nay ngày khai mạc Hội Chợ, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam long trọng mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bằng cuôc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ, và Các ThánhTử Đạo Việt Nam, xin toàn thể quý vị tập trung theo Giáo Đoàn, Hội Đoàn của mình để bắt đầu cuộc rước kiệu. Sau đây là thứ tự đoàn rước bắt đầu là Thánh Giá nến cao, các em giúp lễ, chiêng trống, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. ...MC tiếp: cuộc rước kiệu bắt đầu: xin ba hồi chiêng trống. Sau ba hồi chiêng trống. Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh tiến về phía xe kiệu Đức Mẹ để cử hành nghi thức xông hương trước Thánh Tượng Đức Mẹ với lời nguyện cầu dâng Mẹ trọn tấm lòng của dân Chúa nơi đây, tiếp đến ngài tiến qua xe kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và xông hương trước tượng Các ThánhTử Đạo Việt Nam. Cao nguyên tình xanh lại trở nên nóng bức trong những ngày cuối tuần giữa tháng 8 và khi cuộc rước kiệu bắt đầu thì trời có phần dễ chịu hơn. Đoàn kiệu được di hành trên đường đê bao quanh ba mặt của nhà thờ thật tuyệt vời với những màu sắc rực rỡ trong những tà áo dài của các Đoàn Thể và đủ màu sắc của những ngọn cờ của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn. Đoàn người tiến bước trong nghiêm trang và cùng nhau ca ngợi Mẹ qua phần suy niệm năm Sự Mầng thật sốt sắng. Đoàn kiệu trở về lễ đài lúc 6 giờ 45 phút và thánh lễ được bắt đầu. Thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh nguyên Giám Mục Giáo Phận Kontum chủ tế cùng với linh mục đoàn đồng tế.

Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành ngỏ lời chào mừng, ngài nói: chúng con hân hoan chào đón Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đến từ Việt Nam, xin cho một tràng pháo tay để chaò đón Đức Cha ( tiếng vỗ tay vang dội cả khu vực Hội Chợ ), cha chánh xứ tiếp: chào đón quý cha đến với giáo xứ chúng con và dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, ngài giới thiệu tên các linh mục đồng tế thánh lễ. Sau phần giới thiệu các linh mục, ngài nói: chào đón quý xơ, quý thầy, quý giáo dân từ các Cộng đoàn địa phương về tham dự, chào mừng quý ông bà anh chị em từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, các Ban ngành cùng quý đồng hương hiện diện. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ mừng kính lễ Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời. Tin Mừng hôm nay Thánh Luca kể lại câu chuyện Mẹ Maria đi thăm người chị họ với lời diễn tả rất trang trọng: "Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện". Và Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ..."

Đức Cha phụ trách giảng trong thánh lễ. Bài giảng ngắn gọn khá cảm động, ngài nhấn mạnh đến đoạn Đức Mẹ ca ngơị quyền năng của Thiên Chúa, ngài nói: " đúng như lời ca tụng Thiên Chúa của Mẹ Maria: Chúa sẽ vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan phường thần trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những người hèn mọ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không.Chúng ta hãy sống trong sự phó thác cho Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta." rồi ngài nhấn mạnh: Hãy cầu nguyện choViệt Nam " Thánh lễ kết thúc sau phần cám ơn của cha chánh xứ,

Đúng 7:30 khai mạc Hội Chợ với nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm rất trang trọng. Sau lễ chào cờ là phần cắt băng khai mạc Hội Chợ Hè với phần đốt pháo và múa lân chào mừng Hội Chợ Hè Thành phần cắt băng gồm Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, ông Allan Ekberge thị trưởng thành phố Tukwila cùng với cha chánh xứ. Chương trình đêm khai mạc Hội Chợ kéo dài đến 11 giờ đêm với phần trình diễn văn nghệ của giới trẻ và các Sắc Tộc khá phong phú.

Thứ Bảy ngày 13 tháng 8:

Buổi sáng lúc 9 giờ, Đức GiámMục Miace dâng thánh lễ cầu nguyện cho Việt Nam trong nhà thờ cùng với quý cha trong giáo xứ đồng tế. Đúng 10 giờ các gian hàng bắt đầu mở cửa sinh hoạt.

Từ 10 giờ đến 12 chương trình tìm kiếm tài năng ( Talents Show ) khá sinh động. Chương trình tìm kiếm tài năng lần đầu tiên được tổ chức tại giáo xứ CTTĐVN mở rộng cho cả Cộng Đồng người Việt tại Tiểu bang Washington không phân biệt tôn giáo. Chương trình này bắt đầu tực hiện năm nay và sẽ duy trì vào dịp Hội Chợ Hè trong tương lai. Hy vọng những năm kế tiếp việc tổ chức được phong phú hơn. Kết quả cuộc thi tìm kiếm tài năng được ghi nhận như sau: Giải nhất Tuyết Phạm- Giải Nhì: Alvina Ngô và Jordan Bise - Giải Ba: Joseph Nguyễn - Giải Tư Coicident Band - Giải Năm: Sandra Thái Lê.

Hôm nay nhiệt độ ngoài trời trên 80 độ F, càng về chiều càng nóng bức, dù toát mồ hôi, quý ông bà anh chị em trong các gian hàng ẩm thực vẫn hăng say phục vụ đồng hương một cách tích cực. Người viết ghi nhận vì trời quá nóng bức nên các quán giải khát có phần hấp dẫn hơn vì lượng khách mê nước khá đông. Quán Phở Giáo Xứ do các anh chị gia đình Liên Minh Thánh Tâm và một số thân hữu liên kết phục vụ tại quán ăn giáo xứ với khung cảnh thuận tiện vì có chỗ ngồi thoải mái, có màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình nên khá thu hút đồng hương, vả lại ai cũng thích phở của giáo xứ do gia đình Liên Minh Thánh Tâm phục vụ, có những lúc quá đông nên thực khách xếp cả hàng khá dài. Trong những ngày Hội Chợ điểm nổi bật là tinh thần đầy thiện chí của những anh em tình nguyện lái xe đưa đón đồng hương và giáo dân từ các bãi đậu xe ở xa đưa về khuôn viên Hội Chợ rồi từ nhà thờ trở lại các bãi đậu xe. Người viết khá khâm phục tinh thần phục vụ của quý anh em làm công việc bác tài, nhìn anh em lúc nào cũng tươi cười khi có người cần về lại bãi đậu xe, dù 2 hoặc 3 người anh em vẫn vui vẻ làm bác tài với lời mời niềm nở.

Càng về chiều, lượng người đổ dồn về khu vực Hội Chợ càng đông, các con đường dẫn đến khu vực nhà thờ xe cộ khá tấp nập.

Lúc 5 giờ chiều, thánh lễ trong nhà thờ được cử hành theo phụng vụ của ngày Chúa Nhật. Vào khoảng 7:30 các ghế ngồi của khu vực Hội Chợ đã đầy kín. Đêm thứ Bảy với chương trình Đại Nhạc Hội gồm nhiều ca sĩ nổi tiếng như Bằng Kiều - Hà Thanh Xuân- Minh Tuyết- Hồng Trang- Hồ Hiệp. ..nhất là có buổi Thắp Nến Cầu nguyện cho Việt nam nên đã thu hút trên 5 ngàn đồng hương hiện diện trước giờ khai mạc.

Cặp ca sĩ Bằng Kiều và Hà Thanh Xuân nổi tiếng cộng với tài nghệ khá sinh động của MC Linh mục Peter Nhật nên đã thu hút khán giả say sưa thưởng thức chương trình ca nhạc kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ mà không biết mệt mỏi. Đêm đã về khuya, bây giờ là 11 giờ, giờ hướng về Quê nhà qua Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho Việt Nam. Mở đầu buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam với đề tài: "Đêm Nguyện cầu ". Hoạt cảnh gợi lại những giây phút đầy âu lo trên bước đường tìm tự do. Trong nổi lo âu tận cùng của những đồng hương muốn thoát khỏi ngục tù cộng sản khi rời nơi quê hương mình. Trong giờ phút bấp bênh về mạng sống người ta chỉ biết nương tựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Lời nguyện cầu thiết tha của họ đã đượcc các diễn viên diễn đạt khá sinh động. Giây phút cảm động và thiêng liêng nhất là giây phút do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ sự phút cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng yêu mến quê hương Việt Nam của ngài qua lời nguyện cầu duới ánh nến lung linh giữa đêm khuya tĩnh mịch nơi cao nguyên tình xanh: " Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, đêm nay, từ nơi cao nguyên tình xanh thuộc tiểu bang Washington. Chúng con những người Đồng hương người Việt Quốc Gia cùng với mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam, nơi mà toàn dân đang sống trong cảnh lầm than. Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua bao năm dài sống dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần kể từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Bao nhiêu năm sống dưới chế độ cộng sản, chưa một ngày người dân Việt được hoàn toàn sống trong an bình hạnh phúc, chưa một ngày người dân Việt được hưởng một nền công lý và hoà bình đích thực. Xã hội ngày càng mất hết căn tính của Dân Tộc Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước sự đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Tàu Cộng đang ra sức khống chế các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là nhà nước Việt Nam lại tỏ ra hèn nhác nên đã im lặng trước nạn ô nhiểm môi trường đã và đang hoành hành các tỉnh miền Trung do Formosa gây nên. Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con: Xin Chúa cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin cho các tỉnh miền Trung đã và đang bị ô nhiểm môi trường do nạn Formosa, sớm được phục hồi để mọi người dân có được sự ổn định về đời sống, nhất là chúng con nài xin Chúa, cho quê hương Việt Nam chúng con có được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam thoát ra khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam vô thần. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen. Buổi thắp nến chấm dứt lúc 11:20 kết thúc đêm đại nhạc hội ngày thứ hai của Hội Chợ Hè.

Chúa Nhật ngày 14 tháng 8 ngày bế mạc Hội Chợ

Từ sáng sớm thánh lễ trong nhà thờ lúc 7:30. Cao điểm của ngày bế mạc là thánh lễ đại trào do Đức Cha Micae Chủ tế. Trước thánh lễ là phần phụng vũ dâng hoa mừng kính Đức Mẹ do Trường Việt Ngữ Đắc Lộ và giới trẻ phụ trách với những vũ khúc dâng Mẹ thật tuyệt vời. Thánh lễ được bắt đầu sau phần phụng vũ dâng hoa ca ngợi Mẹ.

Mở đầu thánh lễ là lời chào mừng của cha chánh xứ, ngài nói: chúng con một lần nữa chào đón Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nguyên Giám mục Giáo Phận Kotum, chào đón quý cha đồng tế thánh lễ, từ phía ngoài có bào huynh của Đức Cha là cha Triều, kế đến là Thầy Mậu, Cha Bình, cha Nhật, cha Lân, Cha Miên và quý thầy. Giaó xứ chào đón quý xơ, quý thầy, quý Cộng Đoàn địa phương và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau và tạ ơn Chúa trong thánh lễ hôm nay ngày bế mạc Hội Chợ.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật 20 mùa Thường Niên. Tin Mừng hôm nay Thánh Luca thuật lại lời Chúa phán với các môn đệ: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên..." Đức Cha Micae phụ trách giảng lễ: bài giảng của ngài khá cảm động khi ngài đề cập đến câu chuyện trong bài trích sách Tiên Tri Giêrêmia mà các thủ lãnh thời bấy giờ đã âm mưu muốn ám hại Tiên tri Giêrêmia. Từ câu chuyện bọn thủ lãnh ném Giêrêmia xuống giếng mà chỉ có Abđêmêlech liều mình tâu với nhà Vua để xuống giếng cứu Giêrêmia, ngài lại liên tưởng đến những sự việc đang diễn ra tại quê hương Việt Nam., ngài nói: Trên quê hương Việt Nam, những người công chính cũng đang bị trù dập, đang bị ám hại như Tiên Tri Giêrêmia mà chẳng ai cứu giúp. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh đến bổn phận của người Việt hải ngoại đối với quê hương Việt Nam nhất là ngài nhấn mạnh đến việc cần thiết phải hổ trợ cho Truyền thông, vì truyền thông là sức mạnh để hổ trợ cho công cuộc giải thoát quê hương khỏi ách thống trị của đảng cộng sản vô thần. .." từ lời của ngài, người viết lại liên tưởng đến việc mời gọi sự hổ trợ cho truyền thông Dòng Chúa CứưThế là một vấn đề thiết thực. Thánh lễ kết thúc vào khoảng gần 12 giờ trưa sau lời cám ơn của cha chánh xứ.

Sau thánh lễ là phần sinh hoạt Hội Chợ được tiếp nối với chương trình văn nghệ của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, các trò chơi giải trí bingo nhất là có sự hiện diện của ca sĩ Hà Thanh Xuân cho đến giờ bế mạc. Màn cuối của Hội Chợ là phần trình diễn người đẹp của Giáo Đoàn Mẫu Tâm và một số vị đóng vai hoa hậu từ 10 Quốc Gia đến tham dự Hội Chợ khá hấp dẫn. Sau cùng là phần Xổ Số kết thúc Hội Chợ. Đức Cha Micae dù già yếu song ngài vẫn hiện diện với cộng đoàn giáo xứ suốt trong những ngày Hội Chợ và ngài đã tham gia vào đoàn quay các lồng cầu cho cuộc Xổ Số thật vô cùng cảm động. Cuộc xổ số khá hấp dẫn và hồi hộp khi nhiều người hiện diện đang chăm chú theo dõi số của mình có trùng vơí những con số ghi trên bảng vàng không?

Hội Chợ Hè: "Dâng Trọn Tấm Lòng" được kết thúc vào lúc 6 giờ 30, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tham nhũng sống nhăn răng - Cán bộ ăn thoải mái
Phạm Trần
17:34 17/08/2016
THAM NHŨNG SỐNG NHĂN RĂNG-CÁN BỘ ĂN THỎAI MÁI

Không đâu như ở Việt Nam dưới thời Cộng sản, chống tham nhũng đã thất bại ê chề mà vẫn ngại bứt dây động rừng, đập chuột sợ vỡ bình hay có ghẻ mà không dám chữa.

Chuyện này ai cũng biết đã kéo dài trong suốt 10 năm, kể từ khi Luật phòng, chống Tham nhũng được thi hành năm 2006. Cả hệ thống đảng và các cơ quan nhà nước đã vào cuộc mà tham nhũng vẫn cao như núi, vô phương cứu chữa. Như vậy thì giới cầm quyền phải có vấn đề, bởi vì chỉ có cán bộ, đảng viên có chức có quyền mới có thể tham nhũng.

Đảng đã có Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐTƯ), trước đây do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Nhưng sau 7 năm tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của dân, tham nhũng vẫn sinh con đẻ cháu tràn lan nên Bộ Chính trị đã giao Ban này cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành từ ngày 01-02-2013.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo gồm 9 điều được quy định trong Quyết định số 162-QĐ/TW của Bộ Chính trị, cơ cấu tối cao quyết định mọi việc ở Việt Nam. Các điều 4,5,6 của Quyết định là đã chứng minh ông Nguyễn Phú Trọng và 15 thành viên đã không làm tròn nhiệm vụ.

Nguyên văn điều 4 quy định ban này có nhiệm vụ:” Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.”

Trong điều 5, nhiệm vụ tập trung vào:”Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo, đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.”

Sau cùng, điều 6 cho Ban này quyền:” Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.”

Như vậy, BCĐTƯ có trách nhiệm thúc đấy các cơ quan đảng và nhà nước truy cứu nguyên nhân nẩy sinh ra tham nhũng, truy cứu trách nhiệm của người đứng đầu để kiểm tra, thanh tra và điều tra để truy tố.

Và để bảo đảm trung thực, BCĐTƯ còn có trách nhiệm theo dõi và xem xét thực hư của lời tố cáo và đơn khiếu nại nếu có.

Vậy Ban này đã làm được gì sau 3 năm ? Có lẽ không nhiều vì chỉ biết ngồi một chỗ để chỉ tay năm ngón, hay “chỉ đạo” như Bộ Chính trị đã ấn định nên ông Trưởng ban Nguyễn Phú Trọng vẫn còn than tại phiên họp thứ 10 của BCĐTƯ ngày 27/4/2016: "Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vô cùng khó khăn, phức tạp, vẫn là vấn đề nhức nhối, xã hội chưa yên tâm".

Dân chưa yên tâm vì ông Trọng đã chứng minh đảng vừa đánh vừa run ngay từ cửa miệng ông qua thời gian, bắt đầu từ cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội (đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ) ngày 6/8/2016.

Ông Trọng đã “đồng ý với những ý kiến của cử tri về việc cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng.”

Nhưng ông lại nói:”Khi thực hiện công việc này cần chắc chắn, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả và giữ cho được ổn định.” (VOV, Voice of Vietnam)

Tại sao chống kẻ tham nhũng mà lại sợ mất ổn định, xáo trộn nội bộ hay ông thấy đâu đâu cũng có tham nhũng nên nếu làm mạnh, làm sạch sẽ tan hàng ra đám, nát tan cả đảng ?

Ông Nguyễn Phú Trọng còn nói:”Đây là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn phức tạp. Khó khăn bởi lẽ nó là cuộc đấu tranh trong nội bộ, trong mỗi con người, giữa cái tốt, cái xấu; liên quan đến danh dự, lợi ích của con người... Dù khó khăn như vậy nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, phải làm cho bằng được.”

Ông cam kết thế thì biết vậy nhưng tính nhút nhát chống tham nhũng vừa đánh vừa run của ông Trọng đã chứng minh từ ngày 27/09/2013, cũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội.

Khi cử tri thắc mắc tại sao công tác chống tham nhũng cứ mãi không đi đến đâu, ông Trọng nhìn nhận:”Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng…Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc..." (Theo báo VNNet)

Là người đứng đầu BCĐTƯ phòng, chống tham nhũng nên ông biết rất rõ quốc nạn tham nhũng mỗi ngày thêm phức tạp. Ông còn bảo:”Phải chống nhiều thứ như lợi ích nhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ…Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu."

Tuy biết hai năm rõ muời như thế nhưng ông Trọng vẫn không tìm được mặt kẻ nội thù tham nhũng. Đến lần tiếp xúc với cử tri ngày 06/10/2014, người ta lại nghe ông Tổng Bí thư phét lác ngập ngừng như kẻ sợ ma về cách ứng xử với giặc tham nhũng.
Ông nói:”Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.

"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".

Đánh chuột tham nhũng nhưng lại sợ vỡ cái bình đảng bọc ngòai thì còn phòng với chống cái gì ? Trong quân sự thời chiến tranh Việt Nam người ta gọi đây là lối “di tản chiến thuật” để không bị “quân ta bắn quân mình” mà chết cả lũ.

Nhưng mà bác Tổng Trọng ơi, từ khi ông nói nhiều và ngần ngại không đám đánh nhanh, đánh mạnh và thằng thẳng vào mặt tham nhũng thì những kẻ có chức, có quyền dưới trướng của ông đã có những bước nhẩy vọt qúa độ từ tham nhũng vặt một trăm, vài nghì hè phố, dọc đường tăng lên hàng chục nghìn tỷ đồng là tại sao ?

10 NĂM KHÔNG BẰNG MỘT TIẾNG

Chẳng tại sao hay tại trăng gì hết. Tại vỉ lãnh đạo đảng đã thiếu quyết tâm chính trị và không dám đánh rắn phải đánh vào đầu và đánh cho tuyệt nọc thì may ra mới thoát.

Chuyện chống tham nhũng giở giăng giở đèn của đảng đã tự lột ra hết tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN), tổ chức tại Hà Nội ngày 12/7/2016 vừa qua.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nói hụych toẹt trước Hội nghị rằng:” Cùng với những kết quả đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Công tác PCTN hiện nay chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.”

Trong khi đó ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ báo cáo trong suốt 10 năm đã phát hiện gần 60.000 tỉ đồng tham nhũng và trên 400 ha đất. Nhưng đến nay chỉ thu được là gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất.

Vậy 55.000 tỷ và 200 mẫu đất biến đâu mất ? Báo trong nước viết :”Việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp, theo báo cáo là do nhiều nguyên nhân, việc điều tra án tham nhũng rất phức tạp và khó khăn; nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra trong thời gian lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán tài sản.”

Vì vậy, ông Sáu cho biết:” Qua 10 năm, tỷ lệ kê khai tài sản đạt 99,5%, đã xác minh được gần 5.000 trường hợp trong đó đã phát hiện xử lý, kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực.”

Chỉ tìm ra có 17 người khai không thật trong 10 năm thì qủa là mắt đảng cũng cần phải thay. Tuy nhiên ông Sáu cũng đã nhìn nhận:”Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hàng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt.”

Tổng Thanh tra Chính phủ đã nói thật lòng, nhưng không bằng những tuyên bố của Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC).

Ông Độ nói thẳng:”10 năm qua, tham nhũng ngày càng “phát triển”, hầu như lĩnh vực nào cũng có, quy mô rất lớn khi có những vụ lên tới cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ, còn tính chất cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế tôi cho rằng phải sớm thành lập Ủy ban Điều tra tham nhũng độc lập và có sức mạnh.” (theo báo Dân Trí, 16/08/2016)

Ông Độ đã đề nghị như thế tại cuộc họp thẩm tra dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) mà cả ông và nhiều người khác đã phê bình “không có gì mới và sẽ chẳng giải quyết được những việc cần phải làm.”

Tướng Độ nhận xét:”10 năm qua, mặc dù chúng ta có nhiều cơ quan chỉ đạo của Đảng, các cơ quan chống tham nhũng ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, VKSND Tối cao, cơ quan thanh tra ở các bộ ngành, địa phương nhưng thực tế đều hoạt động không hiệu quả. Đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong những vụ tham nhũng lớn thì “dây mơ rễ má” rất lớn, những tổ chức, cơ quan thông thường không đủ quyền lực, quyền hạn để phát hiện, điều tra và xử lý.”
Ông nói:”Đặc biệt là việc phát hiện tham nhũng thông qua kiểm toán, thanh tra, phải có cơ quan áp dụng điều tra đặc biệt để đưa những vụ án đấy ra ánh sáng. Có như vậy công cuộc đấu tranh chống tham nhũng mới hiệu quả hơn.”
Theo ông Độ thì:“Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ xây dựng có đề xuất Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm nhưng chúng ta phải hiểu đó là thành lập, xử lý những vụ án đã bị phát hiện rồi, đã rõ ràng rồi. Điều chúng ta cần là phát hiện và đưa ra xử lý những vụ án tham nhũng ra ánh sáng. Khi vụ án tham nhũng chưa xuất hiện thì Quốc hội khó có thể lập Ủy ban lâm thời được.”
Ủy ban Điều tra tham nhũng độc lập do Tướng Độ đề xuất, theo ý ông là “ là cơ quan có thẩm quyền về tố tụng, tư pháp để phát hiện, điều tra và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát truy tố.”

LẬP RA CHO OAI THÔI

Khi được hỏi vậy vai trò của BCĐTƯ phòng, chống tham nhũng đang do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu có làm được gì không, tướng Độ thẳng thắn:”Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là cơ quan chỉ đạo của Đảng, lãnh đạo của Đảng cho phương hướng, ý kiến thôi, còn có quyền hạn nhà nước gì đâu. Ủy ban Điều tra tham nhũng này (do ông đề xuớng) trực tiếp bắt tay vào làm, có quyền hạn, thẩm quyền của một cơ quan nhà nước.”
Ông Độ còn xác nhận tính bù nhìn, bầy ra cho oai của các cơ quan phụ trách chống tham nhũng như thế này :”Trên thực tế, qua 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng với rất nhiều ban chỉ đạo, cơ quan ban ngành nhưng đến nay chưa cơ quan nào tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan mình cả.”

Vì vậy ông bảo:”Chúng ta phải có cơ quan ở bên ngoài, có thẩm quyền điều tra đặc biệt, khi có phản ánh hoặc báo chí nêu thì cơ quan đó phải trực tiếp vào làm, chứ cứ để các cơ quan tự phát hiện thì chả có phát hiện nào đâu, không hiệu quả là vì thế.”

Tất nhiên làm sao mà hiệu qủa được vì có bao giờ lại lột áo nhau ra cho thiên hạ xem lưng ?

Ông Độ kết luận:”Có thể thấy rằng tham nhũng đã “phát triển vượt bậc” trong 10 năm qua. Hầu như lĩnh vực nào cũng có tham nhũng, từ tham nhũng vặt đến quy mô rất lớn, xuất hiện nhiều vụ tham nhũng nghìn tỷ, chục nghìn tỷ đồng với tính chất cực kỳ nghiêm trọng. Nếu chúng ta không chống tham nhũng thành công thì sẽ kìm hãm rất lớn sự phát triển của đất nước và làm giảm niềm tin của nhân dân.”

Chả biết đề xướng của ông Trung tướng Trần Văn Độ có lọt vào tai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không, nhưng nếu cứ làm như hiện nay là : Đảng làm luật, đảng thi hành luật và đảng xử lý kẻ tham nhũng thì có khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi ?

DÂN PHẢN ỨNG

Trước báo cáo sau 10 năm chống tham nhũng, nhiều người dân đã lên tiếng bất bình nhưng không ai biết phải làm gì.
Một người ký tên Đinh Xuân Chồn viết trên báo Dân Trí ngày 13/08/2016:”Cái gì phát triển như tham nhũng ở VN năm sau tăng hơn năm trước thì đất nươc ta bây giờ ai củng có ô tô đi làm rẫy rồi.”

Quang Huy nói thẳng:”Chỉ có quan mới tham nhũng mà thôi. thử hỏi ai chống tham nhũng? ai tham nhũng?”

Duc Trung chất vấn:” Không có mấy nghìn tỉ để làm đường phải tính chuyện đi vay vậy mà mỗi vụ phát hiện thất thoát tham ô hàng trăm nghìn tỉ lại xử lý nửa vời thậm chí cho vào quên lãng, đành rằng cần vốn để phát triển nhưng phải là hiệu quả khi sử dụng đồng vốn đấy vay rồi để tham nhũng thì đi vay làm gì cho dân gánh nợ.”

Độc gỉa Trần Thị Như Quỳnh bày tỏ:”Những người dân đang số tại Việt Nam hiện tại đã nợ nước ngoài mỗi người khoảng 30 triệu đồng. Đất nước cần phải có người đứng đầu quyết tâm và có lòng tự trọng dân tộc mới có thể chống tham nhũng được, theo tôi cần lập một Tổ chức phòng chống tham nhũng riêng biệt và không phụ thuộc vào nhà nước để chống tham nhũng quyết liệt. Người dân bây giờ không còn tin tưởng vào chế độ nữa rồi, ví dụ như quan cấp xã, cấp huyện thôi mà người nào cũng có nhà lầu, xe ôtô, con cháu đi học ở các nước tiên tiên trên thế giới, so mặt bằng chung của xã hội thì quan chức bây giờ quá giàu, trong khi đất nước đã thống nhất hơn 40 năm rồi mà càng ngày càng đi xuống, tham những hầu hết các lĩnh vực, tất cả người dân chán với khẩu hiệu hô hào chống tham nhũng mà chỉ cần chính phủ hành động thôi.”

Pham Nhat Minh phát biểu:” Do cơ quan quản lý nhà nước yếu kém nên mới thế. Nói thì hay nhưng có làm đâu. Tại các buổi hội nghị họp xong rồi cũng xong luôn,tiền của dân ấy mà đúng là cha chung không ai khóc.”

Một người ký tên Chim Gõ Kiên viết:”Ngày xưa tham nhũng "lẻ tẻ" dễ lộ nên chỉ chừng chục tỷ là đã quá muộn rồi! Bây giờ tham nhũng có "quy mô lớn và tổ chức" hẳn hoi! Nghìn tỷ trở lên vẫn còn "trong giới hạn an toàn" và luôn đượcc khẳng định "vẫn còn trong tầm kiểm soát"! Tạm hiểu theo kiểu "giang hồ" là có "bảo kê".

Sau cùng Bằng Van kết luận:”Giờ thì ai cũng hiểu không thể chống tham nhũng được, tất cả chỉ là hô hào thôi.”

Và đó là lý do tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn răng để cho cán bộ được ăn thoải mái. -/-


Phạm Trần
(08/016)

 
Đất nước mình có gì ngộ hả em?!
lykhách
18:17 17/08/2016
Đất nước mình có gì ngộ hả em?
Nghèo hèn mãi hỏi làm sao mà lớn?
Khi suốt kiếp lo toan từng bữa đến
Hỏi làm sao phát triển thần hồn?

Đất nước mình có gì ngộ đâu em?
Bú mớm bỏ lâu (nhưng nhậu nhiều!) còi cọc cỗi già
Dân an phận phó mặc đảng cầm quyền dối trá
Chúng sống ký sinh và nhận giặc làm cha!

Đất nước mình có gì lạ đâu em
Hoành tráng huênh hoang vẫn kiểu cộng sản mà
Chủ-nghĩa cộng sản xưa nay xem phận người cỏ lá
Bịp bợm từ thời bác Hồ (cũng từ... chả mà ra!)

Đất nước mình có gì lạ hở em
(bởi) em hỏi chuyện này, phải trả lời thêm
Đảng đẻ công trình hoành tráng để thè lưỡi liếm
Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ…thằng nào cũng dơ mồm

Đất nước mình buồn dai dẳng mấy chục năm
Đảng… giải phóng rừng vàng, biển bạc lưu manh
Chiếm đất, nhà… đền bù vài trăm chúng bán ra tiền tỉ
Dân mất ruộng vườn chính trên quê hương mình già trẻ lênh đênh!

Ờ, đất nước mình sẽ còn buồn dai dẳng đấy em
Rừng trọc, bờ biển độc, đại dương xa “lưỡi bò” lè liếm
Cá gần thì độc chết, khơi xa thì hải tặc Tàu hung hiểm
Đảng bịt miệng dân, mồm đảng lo ăn - ngậm câm im!

Ừ, đất nước mình còn dài đau xót đấy em
Con cháu chúng mình khó mà sống bình yên
Lớp gánh nợ ông cha, phần tủi nhục nước nhà hèn kém
Nghĩ càng thêm nghèn nghẹn đất nước mấy ngàn năm!

Một cánh én chẳng làm nổi mùa Xuân
Dân mình như hạt cát giữa những hạt cát nằm quanh
Sống rã rời, cam phận, nín thinh trước bao bất chính
Mặc đảng mấy chục năm cai trị thủ đoạn lưu manh

Đất nước mình chẳng gì ngộ đâu em
Chỉ ngộ là đã ngộ nhưng ai cũng làm thinh
Người ta chừng sống quen dưới chế độ bất chính
Hỏi lớn làm sao khi ai cũng chỉ biết riêng mình?!

Đất nước về đâu tùy thuộc mỗi chúng ta
Hỏi là trả lời - ngay trước mắt chẳng đâu xa
Ngày còn chấp nhận sống chung với dối trá
Giờ sao dạy cháu con… rồi sau nhìn mặt Ông Bà?!

Nhưng em hãy tin rồi sẽ tới một ngày
Nhân tâm chưa tận, đừng mãi đổ thừa trời
Ngày quê ngoại rủ nhau về chung xây Quê Nội
Ngày nhân dân vùng thẳng đứng LÀM NGƯỜI!
 
Thông Báo
Cáo phó : Nữ Tu Maria Trịnh Thị Chuộng qua đời tại Thanh Hóa
MTG Thanh Hóa
21:29 17/08/2016
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Giặc đã vào nhà
Trà Lũ
17:37 17/08/2016
Lá thư Canada: GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ

Canada đang giữa mùa hạ, trời nóng như đổ lửa. Dân ở đây thường đi nghỉ hè ở bờ biển, còn dân làng An Lạc chúng tôi thì không đi đâu cả. Ai cũng bảo nhau phải ở nhà mà hưởng cái nắng bù cho những ngày mùa đông băng giá phải ru rú trong nhà. Người yêu nắng nhất làng là Cụ Chánh và bà cụ B.95. Các cụ có biết tại sao không cơ? Thưa vì 2 vị này mê làm vườn. Mùa hè là mùa 2 cụ trồng được đủ loại rau VN. Cụ Chánh vẫn thường bảo anh em chúng tôi : Nào có ai ngờ, cuối đời lại được sống bằng an hạnh phúc ở miền đất thiên đàng này, xa quê hương VN đúng nửa vòng trái đất mà mình trồng được các loại rau VN y như ở quê nhà, nào rau đay, rau mùng tơi, rau bầu rau bí, cà ghém, đặc biệt nhất là húng quế, kinh giới, tía tô và giấp cá.

Cũng nhờ vườn rau VN này mà tuần qua Cụ Chánh đã đãi cả làng một bữa ăn ngon hết sức. Đó là món ‘cà bung’. Các cụ có thích món đặc biệt VN này không cơ? Anh John gốc da trắng rõ ràng mà mỗi lần đến nhà Cụ Chánh là mỗi lần ao ước được xem vườn cà và ăn món cà bung. Ai cũng bảo Chị Ba Biên Hòa có tài bỏ bùa. Từ ngày anh John lấy Chị làm vợ thì anh đã bị Chị bỏ cho không biết bao nhiêu thứ bùa, từ cái bùa yêu mến tiếng VN đến cái bùa say mê các món ăn VN.

Chị Ba biết nấu món cà bung, nhưng chị nấu không ngon bằng Cụ Chánh. Chị Ba đến nhà Cụ từ sáng sớm để phụ bếp. Chính chị cho biết món cà bung của cụ ngon là vì tất cả các thứ rau được hái trực tiếp từ vườn và đem vào nấu ngay. Này cà tím, này cà chua, này hành ta, này tía tô. Cụ chỉ phải đi chợ mua thịt heo và mấy thanh đậu phụ

Thịt heo đem về Cụ cắt thành những miếng nhỏ, rồi ướp với hành tiêu tỏi nước mắm, rồi chiên cháy cạnh. Đậu phụ cũng cắt thành miếng nhỏ và chiên giòn. Rồi chảo bỏ dầu được bác lên bếp, khi chảo nóng có khói thì cho thịt heo vào, rồi cà tím, rồi cà chua. Chừng mấy phút là các thứ này chín. Thơm điếc mũi. Múc ra đĩa và rắc lá tía tô lên. Nhìn đĩa cà bung ta thấy đủ màu : màu tím của cà, màu vàng cháy của đậu phụ, màu xém nâu của thịt heo, màu đỏ của cà chua, màu xanh của rau thơm tía tô. Hơi nóng lên nghi ngút trộn với hương thơm ngào ngạt. Món này ăn với cơm trắng, ngon quên chết.

Cả làng ai cũng mải miết và say đắm với chén cơm gạo Nàng hương và cà bung. Rồi bỗng phía mấy cô Huế phá ra cười ngặt nghẽo. Lại có chuyện mặn rồi đây. Quả không sai. Cô Tôn Nữ bá cáo : Bác ODP vừa trúng số, chúng tôi xin Bác khao làng, bác bảo bác nghèo không đủ sức, anh H.O. đã chứng minh bác ODP không nghèo, bác giàu lắm. Ông ODP bảo anh nói coi. Anh H.O. cười ha ha rồi bảo : tôi thấy trên báo viết rằng người cao niên ai cũng giầu hết, vì ai cũng có vàng trên răng, bạc trên đầu, đồng trong ví, và bất động sản ở trong quần. Anh H.O. quảng diễn : Chuyện vàng bạc trên đầu trên răng thì đã rõ rồi nha, còn chuyện bất động sản trong quần là chuyện kín, nhưng cụ nào cũng công nhận nó bất động là đúng thì cũng rõ rồi nha. Ôi tiếng VN tuyệt vời qúa.

Nghe đến từ ‘bất động’ sản này, ông ODP giơ tay xin kể một chuyện phụ họa. Rằng có ông cụ già kia 89 tuổi thường đi ăn nhà hàng. Chắc vì tuổi già khó tính nên cụ hay la cô gái hầu bàn. Cô gái này tức quá , nhờ có người bày kế nên cô đi thưa cô bị cụ hiếp dâm. Trước tòa, ông chánh án hỏi cụ có nhận tội hiếp cô gái không thì cụ gật đầu nhận tội. Cụ bị án 3 tháng tù, nhưng không phải vì tội hiếp dâm mà vì tội dám nói dối quan tòa.

Bà cụ B.95 thấy dân làng vui vẻ vừa ăn cà bung ngon lành vừa cười rũ rượi thì thích lắm. Cụ lây cái bệnh cười của nhóm trẻ mất rồi. Cụ xin ai có chuyện nào tức cười nữa thì xin đem ra kể luôn hôm nay. Ai cũng gật gù vỗ tay và ai cũng chỉ vào tôi. Xưa nay tôi là người nghe nhiều và cười nhiều chứ kể chuyện thì tôi không có duyên. Mọi người không đồng ‎ý lời này nên tôi phải lấy hết can đảm tìm chuyện trong kho ra kể. Rằng nhiều chuyện cười của VN rất hay và người Canada rất thích. Nhiều chuyện người Canada đã lấy ‎ý ‎của truyện cười VN mà viết ra chuyện cười Canada. Tôi xin minh chứng 2 chuyện :

Chuyện thứ nhất : Có anh chàng kia nhà nghèo phải vào rừng đốn củi. Bữa đó, trên đường gánh củi về nhà anh mệt quá nên anh đã ngồi xuống một bờ giếng để nghỉ. Bất ngờ anh vô ‎ý làm rơi cái rìu đốn củi xuống giếng. Vì giếng rất lớn và rất sâu nên anh không thể xuống giếng lấy lên được. Thế là coi như mất cái rìu. Mà mất rìu là coi như mất luôn nồi cơm nuôi cả nhà. Anh đau khổ quá nên khóc hu hu. Một bà tiên liền hiện ra và hỏi l‎‎ý do làm sao anh khóc thảm thiết như vậy. Anh bèn kể lể hết sự tình. Bà tiên thấy anh là người lương thiện nên bà động lòng. Bà liền đưa tay xuống giếng và kéo lên một cái rìu bằng vàng. Anh lắc đầu bảo không phải cái rìu của anh. Bà tiên bèn đưa tay xuống giếng và đưa lên một cái rìu bằng bạc. Anh lại lắc đầu bảo không phải. Bà lại đưa tay xuống giếng lần nữa và đưa lên cái rìu bằng sắt. Anh liền gật đầu nhận đây đúng là cái rìu của anh. Bà tiên liền cười rồi bảo : Vì con thật thà không tham nên ta cho con cả 3 cái rìu này. Nói xong bà tiên biến mất. Anh tiều phu sung sướng vô cùng và đem cả 3 cái rìu về nhà giao cho vợ giữ.

Người Canada thấy chuyện này hay quá bèn thêm vào phần 2 sau đây :

… Cô vợ anh tiều phu được cả rìu vàng và rìu bạc bèn nổi lòng tham. Cô nghĩ chắc ở cái giếng ấy còn nhiều rìu vàng và rìu bạc nên ngày hôm sau cô bắt chồng dẫn đến cái giếng. Khi đến nơi thì cô hăm hở cúi xuống để tìm rìu vàng rìu bạc, nhưng vì hăm hở quá cô trượt chân mà rơi xuống giếng. Người chồng biết giếng vừa to vừa sâu và không có cách gì cứu được vợ, anh ta tuyệt vọng và ngồi trên bờ suối khóc hu hu như hôm qua. Bà tiên lại hiện ra và hỏi tại sao anh lại khóc nữa. Anh thuật lại hết sự việc. Bà tiên lại thương anh nên đã đưa tay xuống giếng và đưa lên một cô gái đẹp như hoa khôi. Bà hỏi : Đây có phải là vợ con không ? Anh tiều phu gật đầu nhận ngay. Bà tiên liền nghiêm nét mặt rồi bảo : Ta có ‎ý‎ thử sự lương thiện của con, muốn biết con có thực thà như hôm qua hay không, nào ngờ hôm nay con gian dối! Hãy nói cho ta biết tại sao cô này không phải là vợ mà con dám nhận ? Anh tiều phù liền qùy sụp xuống đất mà thưa rằng : Tại vì con nhớ chuyện hôm qua, con nghĩ rằng rồi bà cũng sẽ vớt lên đủ 3 cô và sẽ cho con cả 3 cô làm vợ, nghĩ tới việc có 3 vợ thì con sợ quá, sức con không kham nổi, cho nên con đã nhận liều 1 cô là thế.

Dân làng nghe đến đây, ai cũng thích lời kết chuyện, và khen phần thêm này hay thấm thía vì nó đề cao chuyện một chồng một vợ. Làng đã vỗ tay râm ran rồi đòi nghe chuyện thứ hai. Tôi bèn vâng lời kể tiếp ngay.

Đây là chuyện gốc VN nha. Rằng có một cặp vợ chồng già kia nhân ngày giỗ nên mời bạn bè tới ăn cỗ. Bà vợ đi chợ về rồi lui cui nấu ăn dưới bếp, giao việc quét nhà và dọn bàn ghế cho chồng. Gần trưa, từ dưới bếp bà nhìn lên nhà, bà thấy ông chồng chưa sửa soạn gì cả, ông vẫn nằm võng đọc báo, trên người vẫn bận cái áo rách và quần xà lỏn bạc mầu. Bà vợ giận quá nên la lối om xòm. Ông chồng bị vợ la thì tức quá liền nói : Tôi cứ ăn mặc như vầy để cho bạn bè họ thấy bà đã săn sóc tôi như thế này đây. Bà vợ không phải là tay vừa, bà liền cười khẩy rồi đáp :

- Ông đã nói thế thì tôi đề nghị ông cởi luôn cái quần xà lỏn ra để bạn bè họ thấy ông có xứng đáng được tôi săn sóc không !

Người Canada thấy câu chuyện này hay quá nên thay vì viết thêm phần 2 như chuyện ở trên, họ viết ra một chuyện mới nhưng lấy ‎ý‎ từ chuyện VN.

Rằng có một cặp vợ chồng già kia sống rất nghèo. Ông chồng sắp tới 65 là tuổi được lãnh tiền già, nhưng ông vốn là người lười biếng nên không chịu chuẩn bị giấy tờ để làm đơn gì cả. Trong đơn ông sẽ phải nộp giấy khai sinh, mà giấy này ông đánh mất đã lâu, bà vợ giục ông đi xin bản sao mà ông không chịu đi. Ông luôn trả lời vợ : Tôi đã có cách. Tới ngày sinh nhật 65, ông đến cơ quan phát tiền già và đến trưa thì ông đem về nhà một nắm tiền rồi khoe : Tiền già đây nè ! Bà vợ ngạc nhiên quá, bèn hỏi : Ông không cò giấy khai sinh thì làm sao cơ quan họ tin rằng ông đủ 65 tuổi ? Ông chồng cười khà khà rồi đáp : Cần gì phải khai sinh! Tôi đã vạch áo tôi ra cho họ thấy cái ngực lép kẹp và xương xẩu của tôi, họ tin ngay và cấp tiền già ngay. Bà vợ nghe xong, liền nói tiếp, giọng tiếc nuối :

- Họ đã tin ông như vậy, sao ông không vạch luôn cái quần xà lỏn của ông xuống để xin họ thêm tiền phụ cấp tàn phế ?

Nghe đến đây thì cả làng cười bò ra. Tôi xin hết chuyện và nhường diễn đàn cho anh John.

Bữa nay anh John xin nói chuyện văn hóa. Rằng từ ngày ra ngoại quốc, cộng đồng VN đã đánh mất nhiều cái tập tục về lễ cưới. Ngày xưa ở quê nhà, việc chọn ngày cưới và giờ rước dâu là quan trọng lắm. Thường vào dịp đầu xuân. Bên này cưới xin không phải đầu xuân mà là đầu hè. Ngày xưa cưới phải chọn ngày, bên này luôn luôn là ngày cuối tuần.

Nghe đến đây thì ông ODP thêm : Chính vì bên này đã không theo nếp cổ truyền là cầu khấn ông bà giúp chọn ngày lành tháng tốt nên qúa nửa các vụ kết hôn đã đi đến ly hôn. Ngày xưa ở làng quê mình có nghe nói tới ly hôn ly dị bao giờ đâu.

Bà cụ B.95 lên tiếng : Bữa nay chúng ta đang sung sướng ăn cơm với cà bung, rồi nói sang chuyện ăn cưới, rồi lan man sang chuyện ly thân ly dị. Tôi xin ngưng chuyện này và xin anh John cho bà lão nhà quê này được nghe các chuyện thời sự.

Anh John vâng lời ngay vì anh coi đây là bổn phận đã thành lệ. Chuyện thứ nhất là cuối tháng Bảy vừa qua đã có Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo toàn thế giới họp ở Krakow cựu thủ đô của Ba Lan, với khoảng 2 triệu bạn trẻ đến từ 194 quốc gia. Cái đinh của đại hội là cây thập giá gỗ đã chuyền đi khắp thế giới từ năm 1986. Lần này100 bạn trẻ Ba Lan chung vai vác thánh giá này rước vào đại lễ khai mạc. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới tham dự, chủ lễ bế mạc và nói chuyện với giới trẻ. Trong lễ bế mạc, 200 bạn trẻ Iraq đã đọc lớn tiếng Kinh Lạy Cha bằng tiếng Aramic là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã nói ngày xưa. Phái đoàn đến từ VN có vào khoảng 100 người do Đức Cha Vũ Văn Thiên cầm đầu.

Tại Canada, tuần báo Maclean’s vừa ra một số đặc biệt vào trung tuần tháng Bảy 2016, kỷ niệm sinh nhật năm thứ 111. Đây là tờ báo lâu đời nhất Canada. Tám số đầu mang tên ‘Busy man’s Magazine, in năm 1905, rồi sau đó đổi thành Maclean’s. Báo này vừa làm một cuộc phỏng vấn rất nhiều người, từ bà cụ Isabella Bearley sinh năm 1905 cho tới cha mẹ của em bé Brielle Brunet vừa sinh năm 2016. Ai cũng được hỏi để nói về đời mình và những đóng góp cho quê hương Canada. Tất cả đều có một niềm vui chung : rất hạnh phúc là người Canada.

Vì Canada là đất thanh bình và hạnh phúc như vậy nên ai cũng mơ ước được sống ở đây. Hiên nay bên Mỹ đang có các cuộc vận động tranh cử tổng thống. Báo chí cho biết nếu kỳ này mà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống thì nhiều người bên Hoa Kỳ sẽ xin di cư sang Canada. Đó, các cụ thấy chưa, Canada là đất thiên đàng mà.

Một chứng cớ hùng hồn khác nữa là từ đầu năm nay, giá nhà và đất ở Canada tăng lên khủng khiếp, và số người dến Canada cũng tăng lên khủng khiếp. Phi trường Toronto mang tên Pearson cho biết số hành khách tới phi trường này tính tới ngày 27 tháng Bảy đã lên tới gần 10 triệu người. Đó là chỉ nguyên phi trường Pearson thôi đó nha, Canada còn có biết bao nhiêu phi trường quốc tế khác nữa. Báo chí cũng vừa cho biết là nhân viên phi trường đã tịch thu hơn 10 triệu đô tiền mặt là tiền của các du khách không khái báo theo luật. Tiền này của ai ? Còn ai vào đây nữa nếu không là các ông Tàu từ đất Tàu ôm của chạy sang đây. Báo chí bên VN cũng cho biết các ông cán bộ gộc cũng đang vơ vét của cải để đem sang đây. Đa số đã cho con cái đi trước mang danh du học sinh, mang tiền sang giữ cho bố mẹ, mai này ở nhà có biến là bố mẹ đã có sẵn gia nghiệp ở đây.

Lạ quá ha, xưa Bác Mao Bác Hồ đã nói đất cộng sản là đất thiên đàng, còn đất Bắc Mỹ là đất hỏa ngục, thế mà tại sao con cháu bác Mao bác Hồ cứ trốn khỏi thiên đàng mà đến hỏa ngục thế này !

Nhưng thôi, đây là chuyện dài, xin tạm gác chuyện này dể nói tiếp chuyện thời sự. Hiện nay đang có Thế Vận Hội Rio 2016 ở xứ Brazil. Đây là xứ Nam Mỹ, rộng tới hơn 8 triệu cây số vuông, dân số hơn 160 triệu người, là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ nói tiếng Bồ Đào Nha. Cách đây 6 năm thì kinh tế Brazil rất huy hoàng nên Brazil ra sức tranh chức đăng cai thế vận hội, đâu ngờ kinh tế xuống dốc. Brazil vừa phải chi ra 12 tỷ mỹ kim để làm chỗ thi tài cho 10.500 lực sĩ thế giới thuộc 206 quốc gia. Sẽ có 306 huy chương vàng cho 306 môn thi. Thế vận hội đã khai mạc ngày 5 tháng Tám vừa qua . Canada có 312 lực sĩ tham dự. Theo báo chí cho biết thì Canada không hào hứng lắm về thế vận hội mùa hè, l‎ý‎ do : Canada là xứ lạnh nên chỉ giỏi về thế vận hội mùa đông. Kỳ này, tin rất nóng và nổi cộm là Việt Nam đã chiếm huy chương vàng đầu tiên của thế vận hội và ngay ngày đầu, đó là công của anh Hoàng Xuân Vinh trong môn thi bắn súng hơi 10 thước. Anh đoạt huy chương vàng một cách rất ngon lành , và 3 hôm sau trong cuộc thi bắn tầm xa 50 thước, anh đoạt huy chương bạc. Anh đã đè đầu đoàn Tàu Cộng. Mấy cô Huế trong làng tôi xem xong cuộc thi thì vui quá sức. Cô Tôn Nữ bảo rằng anh Hoàng Xuân Vinh chắc là giỏi nhiều thứ lắm vì mới 41 tuổi đã lên tới chức đại tá trong quân đội. Cô cứ nói đi nói lại : Anh Vinh ơi, về nước anh đem tài bắn súng ra, bắn chết tụi chúng đi, tụi Tàu Cộng và tụi bán nước ở Hà Nội nha.

Nhân nói tới thế vận hội, ông ODP xin tiếp lời Chị Ba Biên Hòa về vấn đề ngôn ngữ. Ông bảo ông rất khó chịu về 2 chữ mà báo chí trong nước và ở hải ngoại này dùng. Thứ nhất là tiếng ‘vận động viên’ để chỉ các lực sĩ tham dự các trận đấu. Họ tham dự trận đấu thật sự chứ có đi vận động ở bên ngoài đâu. Thứ hai là tiếng ‘minh họa’ viết kèm tấm ảnh chụp liên hệ tới câu chuyện. Minh họa thường chỉ những tấm hình vẽ thêm để làm sáng tỏ thêm câu chuyện, như hình vẽ cô Kiều ngồi đánh đàn, hình Bà Trưng cỡi voi ra trận. Còn hình chụp đi kèm là để chứng minh sự thực chứ có phải hình vẽ thêm đâu. Tôi có tìm hiểu và thấy rằng 2 từ ‘vận động viên + minh họa’ là hai chữ của báo Tàu. Than ôi !

Về thời sự VN thì tin về vụ cá chết ở Vũng Áng và các cuộc biểu tình của dân Miền Trung chống Formosa vẫn là tin sôi động. Gần đây nhất, hình ảnh xuống đường của 5.000 giáo dân giáo phận Vinh là sôi nổi nhất. Và cái hình công an xếp hàng ứng chiến với giáo dân và bảo vệ nhà máy Formosa của Tàu là nóng nhất. Thấy ảnh này thì ở đây ai cũng kêu to lên : Ủa, công an là bạn dân sao ở đây công an lại chuẩn bị đánh dân là thế nào? Tiền lương của các anh là tiền thuế của chúng tôi đóng, sao các anh ăn lương của chúng tôi mà lại đánh chúng tôi và bảo vệ giặc, là thế nào?

Chị Ba Biên Hòa mới hỏi ông ODP là liệu Hoa Kỳ và Trung Cộng có dám đánh nhau vì Biển Đông không. Ông ODP trả lời ngay : Không bao giờ ! Không đời nào Hoa Kỳ đánh Tàu Cộng. L‎ý‎ do : Hiện nay Trung quốc là một thị trường kinh tế béo bở nhất của Hoa Kỳ, dại gì mà Hoa Kỳ đụng tới.

Chị Ba lại hỏi câu tiếp theo : Sao VC không bỏ hẳn Tàu rồi ngả theo Hoa Kỳ ? Ông ODP cũng trả lời ngay : VC chúng nó cũng khôn lắm vì học được bài học đau đớn từ Hiệp Định Paris 1973. Chẳng phải chỉ riêng Miền Nam chúng ta đau vì bị Hoa Kỳ bỏ rơi mà anh Miền Bắc cũng bị Hoa Kỳ lừa một cú đau muốn chết. Bây giờ các bí mật đã được lộ ra thì ta mới rõ. Hồi 1973, vì chỉ mong rút hết quân ra khỏi VN cho lẹ rồi phủi tay, Hoa Kỳ đã k‎ý‎ mật ước với Hà Nội hứa rằng nếu Hà Nội chịu k‎‎ý Hiệp Định Paris thì sau khi Hoa Kỳ rút hết quân và người tù binh Hoa Kỳ cuối cùng được thả thì 30 ngày sau, Hoa Kỳ sẽ giúp Bắc Việt 3.25 tỷ mỹ kim để tái thiết miền Bắc và thêm 1.5 tỷ mỹ kim để phát triển kinh tế. Mật ước này Nixon đã cử Kissinger lén đưa sang Hà Nội cho Phạm Văn Đồng k‎ý. Lúc đó Hà Nội còn giam giữ 591 tù binh Mỹ ở ngoài bắc. Thế nhưng khi người tù binh Mỹ cuối cùng được Bắc Việt thả xong, thì Hoa Kỳ lờ luôn việc trao gần 5 tỷ mỹ kim đã hứa trên đây, viện cớ rằng Bắc Việt đã không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris, đã đánh phá nhiều nơi ở Miền Nam… Hà Nội đau hơn hoạn mà phải ngậm miệng, vừa ngậm miệng vừa cố đòi bằng mọi cách nhưng đều thất bại, cho nên mãi tháng 10, 1988 Hà Nội giận quá, chịu không nổi nữa, mới cho công bố mật ước 1973 Nixon-Phạm Văn Đồng. Hà Nội nhớ mãi cái kinh nghiệm đau đớn bị Nixon-Kissinger lừa này, và có thể đây là một trong những l‎‎ý do Hà Nội còn chần chừ chưa ngả theo Mỹ.

Các cụ đã thấy ông niên trưởng ODP của làng tôi thông thái chưa? Lời ông trên đây nghe được quá chứ, phải không ạ.

Ông còn nói thêm về chuyện thời sự Tàu Cộng đang chuẩn bị cai trị Việt Nam như đang cai trị các sắc dân Mãn Mông Hồi Tạng, tôi muốn kể hầu các cụ nhưng hết giấy mất rồi. Chỉ xin chuyển ‎ý‎ chính của ông là : Đồng bào ơi, giặc đã vào nhà chúng ta rồi !

TRÀ LŨ

LTS : Độc giả đã có ‘ Chuyện Cười Trà Lũ toàn tập’ chưa ? Đây là một bộ sách cười gồm 4 cuốn, có hơn 1800 chuyện cười đặc biệt. Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Cũng là một món quà trang nhã và ‎ý‎ nghĩa nhất để tặng thân nhân. Giá $85 mỹ kim.

Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non Làm Dáng
Mỹ Lê
19:19 17/08/2016
CHIM NON LÀM DÁNG
Ảnh của Mỹ Lê
Chim non tập nhảy tập bay
Ở nhà ấp mẹ biết ngày nào khôn.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 11– 17/08/2016: Câu chuyện cái chết của Marilyn Monroe
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:45 17/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thế giới này còn biết bao nhiêu những phụ nữ phải sống trong khổ đau

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người nghĩ tới các phụ nữ nạn nhân của bạo lực, nô lệ của các người quyền thế, các bé gái phải làm việc vô nhân, các phụ nữ nạn nhân của tình dục, và cầu xin Chúa giải thoát họ khỏi các tình trạng nô lệ đó.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa thứ Hai 15 tháng 8, lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời. Quảng diễn trình thuật Tin Mừng kể lại biến cố Đức Maria vội vã băng núi đồi đi thăm bà Elisabét Đức Thánh Cha nói: trong cuộc đời Mẹ đã biết bao lần Mẹ băng qua các miền núi non cho tới chặng cuối cùng là núi Sọ, kết hiệp với mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Hôm nay chúng ta thấy Mẹ đạt tới núi của Thiên Chúa, “mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Chúng ta thấy Mẹ bước qua ngưỡng cửa quê hương thiên quốc.

Mẹ đã là người đầu tiên tin nơi Con Thiên Chúa và là người đầu tiên được lên trời cả hồn lẫn xác. Mẹ đã là người đầu tiên tiếp nhận Chúa Giêsu trên tay khi Chúa còn bé và Mẹ cũng là người đầu tiên được Chúa Giêsu tiếp đón trong vòng tay và đưa vào Vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha.

Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là một mầu nhiệm cao cả liên quan tới từng người trong chúng ta và tương lai của chúng ta.

Kinh Magnificat của Đức Mẹ khiến cho chúng ta nghĩ tới biết bao nhiêu tình trạng sống đớn đau hiện nay, đặc biệt là các phụ nữ bị đè bẹp bởi gánh nặng cuộc sống, bởi thảm cảnh bạo lực, các phụ nữ nô lệ các người quyền thế, các be gái phải làm các công việc vô nhân, các phụ nữ bị bắt buộc đâu hàng trong thân xác và trong tinh thần trước lòng ham muốn của đàn ông. Ước chi họ mau chóng có được một cuộc sống an bình, công bằng và yêu thương và được các bàn tay không hạ nhục nhưng nâng họ dậy với lòng hiền dịu và dẫn họ đi trên con đường cho tới Trời. Mẹ Maria một bé gái, một phụ nữ đã khổ đau biết bao trong cuộc sống khiến cho chúng ta nghĩ tới các phụ nữ đau khổ này. Chúng ta hãy xin Chúa giải thoát họ khỏi các tình trạng nô lệ qáy cầm tay dẫn họ và đem họ đi trên con đường sự sống.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha cũng kêu gọi hoà bình cho dân chúng miền bắc Kivu bên Cộng hoà dân chủ Congo mới bị các vụ tàn sát mới, trong sự thinh lặng đáng xấu hổ và không lôi kéo sự chú ý của chúng ta. Các nạn nhân này là một phần của biết bao nhiêu người vô tội không có sức nặng trên dư luận thế giới. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta có được các tâm tình cảm thương, hiểu biết, ước mong và hoà hợp. Đức Thánh Cha chúc mừng lễ mọi người hiện diện cũng như những người đang nghỉ hè và những người không đi nghỉ hè, cách riêng các bệnh nhân, các người trợ giúp họ.

2. Kitô hữu là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’

“Hãy tự hỏi mình xem liệu tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay là người luôn quay mặt giả điếc làm không thèm trả lời.” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Chính tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cách cửa dẫn đến tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu.”

Áp-ra-ham đã vâng phục Thiên Chúa, đã thưa tiếng ‘vâng’ trước lời mời gọi của Chúa và sẵn sàng rời bỏ vùng đất bấy lâu nay đã sống để lên đường đi đến nơi ông không hề biết. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung bài giảng của mình vào ‘chuỗi dây của những tiếng xin vâng’, được bắt đầu với Áp-ra-ham. Khi đề cập trến biến cố Truyền Tin, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng căn tính của con người, ngay cả của những người thời cổ xưa như Áp-ra-ham và Mô-sê, chính là biết đáp tiếng ‘xin vâng’ trước sự kỳ vọng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cũng nghĩ đến Isaia, khi Thiên Chúa sai ông đi nói chuyện với dân chúng, dường như ông đã do dự và trả lời rằng ‘môi miệng ông ô uế’.

Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria mở ra cánh cửa để dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu

Thiên Chúa thanh tẩy môi miệng của Isaia và ông đã thưa ‘xin vâng’. Điều này cũng xảy ra với tiên tri Giê-rê-mia khi ông nhận thấy mình không biết ăn nói, nhưng sau đó ông đã đáp ‘‘xin vâng’’ với Thiên Chúa. Ngày hôm nay, Tin Mừng nói với chúng ta điểm cuối cùng của chuỗi dây ‘xin vâng’ ấy, được bắt đầu từ một tiếng ‘xin vâng’ khác: đó chính là tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria. Với tiếng ‘xin vâng’ này, Thiên Chúa không chỉ còn là ghé mắt nhìn đến Dân Người, hay bước đi đồng hành với Dân Người nữa, nhưng Thiên Chúa đã thực sự trở nên một người trong chúng ta và mang lấy thân xác phàm nhân. Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cánh cửa dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu: ‘Con đến để thực thi ý Chúa.’ Đức Giêsu đã cùng với tiếng ‘xin vâng’ này bước trọn cuộc hành trình dương thế, đến tận cây Thánh Giá. Trong giây phút sắp phải chịu khổ hình, Đức Giêsu đã xin Cha cất chén đắng đi. Nhưng ngay lập tức, Ngài cũng thưa tiếng ‘xin vâng’, ‘một theo ý Cha, đừng theo ý con. Như vậy, nơi Đức Giêsu, có tiếng ‘‘xin vâng’’ của Thiên Chúa. Chính Ngài là hiện thân của sự vâng phục.

Trong tiếng 'xin vâng' của Mẹ Maria, có tiếng 'xin vâng' của tất cả lịch sử cứu độ

Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp để chúng ra cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường ‘xin vâng’, và cũng là dịp thuận tiện để chúng ta suy nghĩ, phản tỉnh về đời sống của mình. Tất cả chúng ta, trong những ngày sống, cần phải nói ‘xin vâng’ hoặc ‘từ chối’, và đôi khi chúng ta nói ‘vâng’ hoặc nhiều lần chúng ta cúi thấp đầu xuống lẩn trốn như Adam và Eva, để không nói ‘từ chối’ khi phải làm điều gì đó ta không hiểu được. Điều chúng ta không hiểu là điều mà Thiên Chúa đòi hỏi. Hôm nay là ngày lễ ‘xin vâng’. Trong tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria, có tiếng ‘xin vâng’ của tất cả lịch sử cứu độ, và từ đó, tiếng ‘xin vâng’ cuối cùng của con người và của Thiên Chúa đã bắt đầu.

Chúng ta có là những người ‘xin vâng’

Với tiếng ‘vâng’ từ thủa ban đầu, Thiên Chúa đã tác tạo vũ trụ và con người. Đó là một công trình tạo dựng tuyệt đẹp. Và ngày hôm nay, cũng với tiếng ‘xin vâng’, Thiên Chúa đã tái tạo vũ trụ và tất cả chúng ta thành những thụ đạo đẹp đẽ nhất. Tiếng ‘xin vâng’ của Thiên Chúa, Đấng đã thánh hóa chúng ta, giúp chúng ta không ngừng tiến lên phía trước trong Đức Giêsu Kitô. Hôm nay là ngày để chúng ta tạ ơn Thiên Chúa và cũng để tự tra vấn mình: Tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay chỉ biết nói ‘từ chối’, hay tôi là người giả điếc làm ngơ không thèm trả lời? Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bước đi trên con đường của những người biết thưa tiếng ‘xin vâng’.

Sau bài giảng, các nữ tu Dòng Thánh Vinh Sơn đã lặp lại lời khấn. Các sơ cũng là những người phục vụ tại Nhà trọ Thánh Marta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các sơ thực hiện việc nhắc lại lời khấn đều đặn mỗi năm. Thánh Vinh Sơn rất khôn ngoan khi ngài biết bằng sứ vụ mà các sơ đảm nhận khó khăn vất vả. Bởi vậy, ngài muốn con cái của mình phải nhắc lại nhữnglời khấn hứa ấy hằng năm.

3. Marilyn, Chúng Tôi Thông Cảm Với Cô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

“Marilyn, chúng tôi thông cảm với cô”: đó là hàng tít xuất hiện trên nhiều tờ báo sau khi nữ minh tinh Marilyn Monroe từ giã cuộc đời.

Ngày 15/8/1962, người nữ minh tinh với mái tóc bạch kim óng ả lặng lẽ ra đi không một lời giã biệt. Cuộc quên sinh của cô, cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Giữa lúc danh vọng đang lên, giữa lúc tiền bạc đang vào ngút ngàn, Marilyn đã chọn lấy cái chết...

Sau cái chết của cô bao nhiêu cánh hoa đã được du khách mang đến, phủ kín nơi an nghỉ của người nữ minh tinh xấu số này tại nghĩa trang Westwood, nằm ở phía Tây thành phố Los Angeles.

Tuy nhiên, ngày nay không còn mấy ai đến thăm mộ phần cô đào bạc mệnh. Đó cũng là chuyện thường tình như thi hào Nguyễn Du đã từng than thở:

“Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

“Chẳng biết sau ba trăm năm nữa, Thiên hạ còn ai khóc Tố Như?”

Marilyn đã trở thành lý tưởng của rất nhiều ca sĩ và minh tinh điện ảnh hiện nay. Nhưng mãi mãi, cô đã trở thành một câu hỏi lớn cho con người của thời đại: Con người bởi đâu mà ra? Con người sinh ra để làm gì? Ðâu là ý nghĩa của cuộc sống? Tiền bạc, danh vọng có làm cho con người được hạnh phúc không? Marilyn Monroe là hiện thân của những câu hỏi ngàn đời ấy...

“Marilyn, chúng tôi thông cảm với cô”, bởi vì cô đã không ngừng bị dằn vặt bởi những khắc khoải quá lớn về cuộc sống. Chúng tôi thông cảm với cô, bởi vì thiếu một niềm tin vào cuộc sống, thì không còn chọn lựa nào hơn là cái chết...

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tuần này, chúng ta mừng kính Mẹ hồn xác lên trời là một niềm an ủi và hy vọng lớn lao cho chúng ta.

Chết là số phận tất yếu của thân phận con người. Chúa Giêsu đã chết. Có ai thoát khỏi sự chết! Nhưng có nhiều cái chết. Chúa Giêsu đã chết để phục sinh. Ðức Mẹ đã chết để được cất nhắc cả hồn xác về trời. Với Chúa Giêsu và Ðức Mẹ, cái chết là khởi đầu của hy vọng. Cái chết là ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì có chết mới được sống đời đời...

Nếu cái chết của Marilyn Monroe là một dấu hỏi được đặt ra về ý nghĩa của cuộc sống, thì cái chết của Mẹ Maria chính là câu trả lời. Qua cái chết để được cất nhắc về trời, Mẹ Maria đã cho chúng ta thấy được ý nghĩa của cuộc sống, của cái chết và như vậy Mẹ trở thành chính niềm hy vọng của chúng ta.

Trong một cuộc sống không giàu có như cuộc đời của Marilyn, thậm chí có khi nghèo túng và đầy rẫy những khó khăn chồng chất, chúng ta vẫn nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống. Trong ý nghĩa đó, cái chết đã trở thành khởi điểm cho một sự biến đổi mà chính Ðức Maria đã là dấu hiệu báo trước cho chúng ta... Xin cho niềm tin này củng cố chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Xin cho chúng ta luôn biết hướng nhìn về Mẹ Maria, như là đèn pha cho chúng ta giữa những u tối và cuồng phong của cuộc sống.

4. Cửa Năm Thánh dẫn vào kho tàng vô tận lòng thương xót của Thiên Chúa

Trên Cửa Năm Thánh có khắc ghi kho tàng vô tận của lòng thương xót Chúa đối với từng người. Đó là Cửa cuộc gặp gỡ giữa nỗi khổ đau của nhân loại với sự cảm thương của Thiên Chúa. Khi bước qua ngưỡng cửa ấy chúng ta thực hiện cuộc hành hương trong lòng thương xót của Thiên Chúa là Đấng nói với tất cả chúng ta: “Ta nói với con, hãy chỗi dậy”, như đã nói với chàng thanh niên con bà goá thành Nain.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Vì số chỗ có hạn nên hàng ngàn người khác đã phải đứng ngoài quảng trường thánh Phêrô theo dõi buổi tiếp kiến trên màn truyền hình.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa phép lạ vĩ đại Chúa Giêsu làm khi cho chàng thanh niên con một bà goá thành Nain sống lại, như thánh sử Luca kể trong chương 7. Ngài nói:

Tuy nhiên, trọng tâm của trình thuật này không phải là phép lạ, mà là sự hiền dịu của Chúa Giêsu đối với bà mẹ của chàng thanh niên ấy. Lòng thương xót ở đây có tên gọi là sự cảm thương lớn lao đối với một phụ nữ đã mất chồng giờ đây đang tiễn người con trai duy nhất ra nghĩa trang. Chính nỗi khổ đau lớn lao này của một bà mẹ khiến cho Chúa Giêsu chạnh lòng thương và khiến Ngài làm phép lạ cho anh ta sống lại.

Trong phần dẫn nhập vào câu chuyện này, thánh sử Luca dừng lại trên nhiều chi tiết. Ở cửa thành Nain có hai nhóm đông người đến từ hai hướng đối nghịch nhau, không có gì chung với nhau. Chúa Giêsu và các môn đệ cùng với đám đông đi theo đang đi vào thành, trong khi đoàn đám táng theo sau một người chết và bà mẹ anh ta đang đi ra ngoài thành. Gần cửa thành hai nhóm chỉ đi phớt ngang qua nhau, mỗi nhóm theo con đường của mình, nhưng chính lúc đó thánh Luca ghi nhận tâm tình của Chúa Giêsu: “Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa! “ Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại.” Sự cảm thương lớn lao hướng dẫn các hành động của Chúa Giêsu: chính Ngài dừng đám táng lại, bằng cách sờ vào quan tài và bị thúc đẩy bởi lòng thương xót sâu xa đối với bà mẹ, Ngài quyết định đối đầu với cái chết, mặt giáp mặt. Và Ngài sẽ đương đầu với nó, mặt giáp mặt trên thập giá.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Trong Năm Thánh này thật là điều tốt, khi bước qua Cửa Thánh, Cửa của Lòng Thương Xót, các tín hữu hành hương nhớ tới giai thoại này của Phúc Âm, đã xảy ra tại cửa thành Nain. Khi Chúa Giêsu trông thấy bà mẹ đang khóc ấy, bà đã đi vào con tim của Ngài! Ở Cửa Thánh mỗi người trong chúng ta đến đem theo cuộc sống của mình với các niềm vui và khổ đau, các đự định và thất bại, các nghi ngờ và sợ hãi để dâng lên lòng thương xót của Chúa. Chúng ta chắc chằn rằng bên cạnh Cửa Thánh Chúa đến gần gặp gỡ từng người trong chúng ta để đem tới và cống hiến cho chúng ta lời an ủi quyền năng của Ngài: “Đừng khóc nữa!” (c. 13). Đó là Cửa của cuộc gặp gỡ giữa nổi khổ đau của nhân loại và sự cảm thương của Thiên Chúa. Và chúng ta hãy nghĩ tới điều này: một cuộc gặp gỡ giữa nỗi khổ đau của nhân loại và sự cảm thương của Thiên Chúa.

Khi bước qua ngưỡng Cửa Thánh chúng ta thực thi cuộc hành hương bên trong lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng lập lại với tất cả mọi người, như Ngài đã nói với chàng thanh niên đã chết: “Ta bảo con, hãy chỗi dậy!” (c. 14). Với từng người trong chúng ta Chúa nói: “Hãy chỗi dậy!” Thiên Chúa muốn chúng ta đứng lên. Ngài đã tạo dựng nên chúng ta để chúng ta đứng: vì thế sự cảm thương của Chúa Giêsu đưa tới cử chì chữa lành này, chữa lành chúng ta. Và từ chìa khóa là “Hãy chỗi dậy! Hãy đứng lên, như Thiên Chúa đã tạo dựng con!” Đứng lên. “Nhưng mà thưa cha chúng con ngã biết bao lần” “Tiến lên, đứng dậy!” Đó luôn luôn là lời của Chúa Giêsu. Khi bước qua ngưỡng Cửa Năm Thánh chúng tay hãy tìm cảm thấy trong tim chúng ta lời này: “Hãy chỗi dậy!”

Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Lời quyền năng của Chúa Giêsu có thể làm cho chúng ta đứng dậy và cũng thực hiện nơi chúng ta sự vượt qua từ cái chết sang sự sống. Lời của Ngài làm cho chúng ta sống lại, trao ban hy vọng, giải khát con tim mệt mỏi của chúng ta, mở ra một quan điểm về thế giới và cuộc sống, vượt xa hơn khổ đau và cái chết. Trên Cửa Thánh có khắc ghi kho tàng vô tận lòng thương xót của Thiên Chúa đối với từng người.

Được lời Chúa đụng tới “người chết chỗi dậy và bắt đầu nói. Và Ngài trả chàng lại cho bà mẹ” (v. 15). Câu này thật là đẹp: nó chỉ cho thấy sự dịu hiền của Chúa Giêsu: “Ngài trao trả anh cho bà mẹ”. Bà mẹ tìm lại được đứa con. Khi nhận anh ta lại từ tay Chúa Giêsu, bà trở thành mẹ lần thứ hai. Nhưng người con mà giờ đây được trao trả lại cho bà đã không nhận được sự sống từ bà. Mẹ và con như thế nhận được căn tính riêng nhờ lời quyền năng của Chúa Giêsu và cử chỉ yêu thương của Ngài. Như thế, đặc biệt trong Năm Thánh, Mẹ Giáo Hội tiếp nhận các con cái mình, bằng cách nhận ra nơi chúng sự sống đã được ơn thánh Chúa trao ban. Chính trong sức mạnh của ơn thánh đó, ơn thành của bí tích Rửa Tội mà Giáo Hội trở thành mẹ, và từng người trong chúng ta trở thành con của Giáo Hội.

Trước chàng thanh niên đã sống lại và được trao trả cho bà me, mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa và nói rằng: “Một ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta” và “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”. Điều Chúa Giêsu đã làm không chỉ là một hành động cứu độ dành cho bà goá và con của bà, hay một cử chỉ của lòng tốt hạn chế trong thành đó. Trong sự trợ giúp xót thuơng của Chúa Giêsu Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài. Nơi Ngài tất cả ơn thánh của Thiên Chúa xuất hiện và sẽ tiếp tục xuất hiện cho nhân loại. Khi cử hành Năm Thánh này tôi đã muốn nó được sống trong tất cả các Giáo Hội địa phương, nghĩa là trong toàn Giáo Hội trên thế giới, chứ không phải chỉ ở Roma mà thôi. Nó như là toàn thể Giáo Hội rải rác trên thế giới hiệp nhất trong tiếng ca duy nhât chúc tụng Chúa. Cả ngày nay nữa Giáo Hội thừa nhận đã được Thiên Chúa viếng thăm. Vì vậy, khi chúng ta tiến tới gần Cửa Thánh Lòng Thương Xót, mỗi người biết mình tiến tới cửa con tim thương xót của Chúa Giêsu: thật thế, chính Ngài là Cửa thật dẫn tới ơn cứu độ và trao trả lại cho chúng ta sự sống mới. Lòng thương xót, nơi Chúa Giêsu cũng như nơi chúng ta, là một lộ trình khởi hành tử con tim để đi tới đôi tay… Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu nhìn bạn, chữa lành bạn với lòng thương xót của Ngài, Ngài nói với bạn: “Hãy chỗi dậy!” và con tim của bạn được nên mới mẻ. Nhưng điều này của lộ trình từ con tim tới đôi tay… Vâng, và tôi làm gì bây giờ? Với con tim mới, với con tim được Chúa Giêsu chữa lành, tôi làm các việc của lòng thương xót với đôi tay, và tìm trợ giúp, săn sóc biết bao người cần được trợ giúp và săn sóc. Lòng thương xót là một lộ trình khởi hành từ con tim để tới đôi tay, nghĩa là tới các công việc của lòng thương xót.

5. Phục vụ và gặp gỡ

Nếu chúng ta biết học cách phục vụ và biết đi đến gặp gỡ tha nhân, thế giới của chúng ta sẽ được biến đổi. Đây là nhận định của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài chia sẻ những suy tư của ngài về Mẹ Maria.

Mẹ là một phụ nữ can đảm, có khả năng đến với người khác, đôi tay lúc nào cũng rộng mở để giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc. Và trên hết, Mẹ là một người của niềm vui, niềm vui tràn gập tâm hồn, mang lại cho cuộc đời một ý nghĩa và một hướng đi mới.

Niềm vui và gương mặt nhăn nhó

Tất cả những điểm chia sẻ trong bài giảng đều được Đức Thánh Cha rút ra từ đoạn Phúc Âm, thuật lại cuộc thăm viếng của Mẹ Maria dành cho bà Ê-li-sa-bét. Đức Thánh Cha nói: “Bài Phúc Âm cùng với bài đọc một trích sách Xô-phô-ni-a và bài đọc hai trích thư Roma đã tạo nên một buổi phụng vụ chan chứa niềm vui mừng, ùa đến như một làn gió mới mẻ tràn ngập cuộc đời chúng ta.

Nhưng sẽ chẳng có gì xấu bằng những Kitô hữu với gương mặt nhăn nhó, buồn phiền. Thật là xấu lắm! Họ không phải là những Kitô hữu đúng nghĩa. Họ tưởng mình là Kitô hữu nhưng thật sự không phải là một Kitô hữu tròn đầy. Đây là một thông điệp cho chúng ta. Và trong bầu không khí vui mừng mà phụng vụ ngày hôm nay trao cho chúng ta như một món quà, tôi muốn nhấn mạnh đến hai điểm. Điểm thứ nhất là thái độ và điểm thứ hai là hành động. Thái độ chính là thái độ phục vụ.

Những phụ nữ can trường trong Giáo Hội

Mẹ Maria sẵn sàng phục vụ mà không có chút do dự. Thật vậy, Tin Mừng thuật lại rằng Mẹ đã lên đường, vội vã đi đến miền núi cho dù Mẹ đang mang thai, và trên hành trình ấy có khả năng sẽ bị rơi vào tay bọn cướp. Lúc ấy, Mẹ mới chỉ là cô gái 16, 17 tuổi đầu chứ không hơn, nhưng Mẹ lại hết sức can trường. Mẹ lên đường và vội vã đi không hề chần chừ hay biện lý do.

Lòng can đảm của người phụ nữ. Trong Giáo Hội, có những phụ nữ can trường giống như Mẹ Maria. Những người nữ này đã làm cho gia đình mình triển trở, đã giáo dục con cái thật tốt, đã sẵn sàng đương đầu với bao khó khăn, thử thách; đã chăm sóc biết bao bệnh nhân… Họ can đảm đứng dậy và phục vụ. Phục vụ là một dấu chỉ Kitô giáo. Ai không sống để phục vụ sẽ không phục vụ để mà sống. Phục vụ trong vui tươi chính là thái độ hay cung cách sống mà tôi muốn nhấn mạnh với anh chị em ngày hôm nay. Có niềm vui và cũng có phục vụ. Luôn luôn phục vụ.

Sự gặp gỡ là một dấu chỉ Kitô giáo

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ là sự gặp gỡ giữa Mẹ Maria và người chị họ. Hai người phụ nữ này gặp gỡ nhau và họ đã gặp nhau trong niềm vui. Thời khắc đó chính là thời khắc vui mừng của ngày lễ hội. Nếu chúng ta biết học lấy điều này: phục vụ và đến gặp gỡ tha nhân; thế giới của chúng ta sẽ được biến đổi.

Sự gặp gỡ chính là một dấu chỉ khác của người Kitô hữu. Ai nói mình là Kitô hữu nhưng lại không có khả năng ra đi gặp gỡ tha nhân thì hoàn toàn không phải là Kitô hữu. Cả việc phục vụ lẫn sự gặp gỡ đều đòi hỏi người ta phải đi ra khỏi chính mình: đi ra để phục vụ và đi ra để gặp gỡ, để ôm chầm lấy tha nhân.

Ngang qua sự phục vụ của Mẹ Maria và cuộc gặp gỡ giữa Mẹ với người chị họ, Thiên Chúa đã làm mới lại lời đoan hứa của mình. Lời đoan hứa ấy đang xảy ra, và xảy ra ngay trong những giây phút hiện tại này. Như chúng ta đã nghe trong bài đọc một: ‘Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đang ngự giữa ngươi’. Đức Chúa đang ngự giữa chúng ta trong sự phục vụ và trong những cuộc gặp gỡ.”

6. Giáo Hội cần các thừa sai đam mê nhiệt thành

Giáo Hội không cần các chuyên viên bàn giấy rườm rà và các công chức mẫn cán, nhưng cần các thừa sai đam mê, bị dầy vò bởi lòng hăng say đem tới cho tất cả mọi người lời ủi an của Chúa Giêsu và ơn thánh của Ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14 tháng 8. Mở đầu bài huấn dụ, sau khi chào mọi người, Đức Thánh Cha nói: Tin Mừng Chúa Nhật này (Lc 12,49-53) thuộc phần giáo huấn Chúa Giêsu nói vói các môn đệ trên đường lên Giêrusalem, nơi cái chết thập giá đang chờ đợi Ngài. Để cho các môn đệ thấy mục đích sứ mệnh của Ngài, Chúa đã dùng ba hình ảnh: lửa, phép rửa và sự chia rẽ. Hôm nay tôi muốn đề cập tới hình ảnh thứ nhất là hình ảnh của lửa.

Chúa Giêsu diễn tả nó với các lời này: “Thầy đã tới ném lửa trên trái đất, và Thầy ước ao nó bùng cháy lên chừng nào!” (c. 49).

Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lửa như sau:

Lửa mà Chúa Giêsu nói tới là lửa của Chúa Thánh Thần, là sự hiện diện sinh động của Thánh Thần Chúa và sự hoạt động của Ngài trong chúng ta, từ ngày chúng ta được rửa tội. Nó là một sức mạnh sáng tạo, giúp thanh tẩy và canh tân, cũng như thiêu đốt mọi bần cùng của con người, mọi ích kỷ, mọi tội lỗi, biến đổi chúng ta từ bên trong, tái sinh chúng ta, và khiến cho chúng ta có khả năng yêu mến. Chúa Giêsu ước mong rằng Chúa Thánh Thần thiêu đốt như lửa trong con tim chúng ta, bởi vì chỉ khi khởi hành từ con tim việc đốt cháy của tình yêu Thiên Chúa mới có thể phát triển và khiến cho Nước Thiên Chúa được mở mang không ngừng. Nó không khởi hành từ cái đầu, nhưng khởi hành từ con tim. Chính vì thế, Chúa Giêsu muốn rằng lửa đi vào trong tim chúng ta.

Nếu chúng ta hoàn toàn rộng mở cho hoạt động của lửa này, là Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho chúng ta sự liều lĩnh và lòng hăng say hải hành giữa biển rộng, không sợ hãi để loan báo cho tất cả mọi người Chúa Giêsu và sứ điệp ủi an của lòng thương xót cũng như ơn cứu độ của Ngài.

Muốn hoàn thành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo Hội - nghĩa là tất cả chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để chúng ta không chùn bước vì sợ hãi hay tính toán hơn thiệt, để chúng ta đừng quen với việc chỉ dám bước đi trong các biên giới an toàn. Hai thái độ này đẩy đưa Giáo Hội tới chỗ xem ra là hoạt động hữu hiệu đấy, nhưng không bao giờ dám liều lĩnh. Trái lại, lòng can đảm tông đồ mà Chúa Thánh Thần thắp lên trong lòng chúng ta như một ngọn lửa giúp chúng ta thắng vượt các bức tường và các hàng rào, khiến cho chúng ta có óc sáng tạo và thúc giục chúng ta bước đi, cả trên những con đường chưa được khám phá và không thoải mái. Chỉ như thế, chúng ta mới có thể cống hiến hy vọng cho những người chúng ta gặp gỡ trên đường đời. Với lửa này của Chúa Thánh thần, chúng ta được mời gọi càng ngày càng trở thành cộng đoàn của những người được hướng dẫn và biến đổi, tràn đầy sự cảm thông, một cộng đoàn của những con người có con tim mở rộng và gương mặt tươi vui.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh như sau:

Hơn bao giờ hết ngày nay cần có các linh mục, những người thánh hiến và tín hữu giáo dân, với cái nhìn chú ý của người tông đồ, biết cảm thương và dừng lại trước các khó khăn và trước cái nghèo vật chất cũng như tinh thần của tha nhân, và như thế mới có thể mang ơn chữa lành đến cho nhân loại qua con đường loan báo Tin Mừng.

Có lửa của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn, chúng ta mới biết sống gần gũi với tha nhân, với những người đau khổ, những người cần được giúp đỡ, với biết bao những bần cùng của nhân loại, biết bao nhiêu vấn đề, với những người tỵ nạn, di cư, những người đau khổ.

Trong lúc này đây với một lòng cảm phục vô bờ bến, tôi cũng nghĩ đến nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân trên toàn thế giới đang tận hiến cho việc loan báo Tin Mừng với tình yêu thương và lòng trung thành lớn lao, đôi khi tới độ hy sinh cả mạng sống nữa. Chứng tá gương mẫu của các vị nhắc cho chúng ta biết rằng Giáo Hội không cần các chuyên viên bàn giấy rườm rà và các công chức mẫn cán, nhưng cần các thừa sai đam mê, bị dầy vò bởi lòng hăng say đem tới cho tất cả mọi người lời ủi an của Chúa Giêsu và ơn thánh của Ngài. Đó là lửa của Chúa Thánh Thần. Nếu Giáo Hội không nhận được lửa này hay không để cho nó vào trong chính mình, thì Giáo Hội ấy trở thành một Giáo Hội lạnh lẽo hay chỉ hâm hẩm, không có khả năng trao ban sự sống. Hôm nay thật là tốt nếu chúng ta để ra năm phút để tự hỏi: “Trái tim tôi ra sao? Nó lạnh lẽo? Nó hâm hẩm? Nó có khả năng nhận lửa này không?” Chúng ta hãy dành ra năm phút cho việc này. Nó sẽ tốt cho chúng ta tất cả.

Và chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria cầu xin Chúa Cha trên trời với chúng ta và cho chúng ta, để Ngài đổ đầy trên tất cả mọi tín hữu Chúa Thánh Thần, là lửa của Thiên Chúa, là Đấng sưởi ấm con tim và giúp chúng ta liên đới với các niềm vui và khổ đau của các anh chị em của chúng ta. Xin thánh Massimiliano Kolbe, tử đạo vì yêu thương, mà chúng ta mừng lễ hôm nay, nâng đỡ chúng ta trên con đường cuộc sống: xin ngài dậy cho chúng ta sống bằng ngọn lửa tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với người thân cận.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11 – 17/08/2016: Những cáo buộc hoang tưởng sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:27 17/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa nói: Không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học

Không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nhận xét như trên trong một cuộc nói chuyện gần đây với các nhà khoa học Nga.

Theo hãng tin Interfax, phát biểu tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân Sarov, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga nói rằng “khoa học, tôn giáo và nghệ thuật là những cách khác nhau con người dùng để tìm hiểu thế giới và loài người”.

Đức Thượng Phụ nhận xét rằng:

“Khoa học tìm hiểu ‘làm cách nào và tại sao như thế’, trong khi tôn giáo giải quyết các câu hỏi ‘để làm gì.’

Thật là ngây thơ để đọc Sáng Thế Ký như một cuốn sách giáo khoa về nhân chủng học. Đồng thời, thật là phản tác dụng khi tìm kiếm một câu trả lời về ý nghĩa của cuộc sống trong các sách giáo khoa về sinh học và vật lý.”

2. Fides quan ngại về những vu cáo liên quan đến Giáo Hội Công Giáo trong vụ đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc bày tỏ quan ngại rằng các ký giả Thổ Nhĩ Kỳ đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua.

Những vu cáo này thể hiện một tâm tình bài Công Giáo sâu đậm trong giới Truyền Thông Thổ Nhĩ Kỳ.

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 15 tháng 7 vừa qua cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Vì Hòa Bình Quê Hương” đã tổ chức một cuộc đảo chánh với sự tham gia của các quân nhân trong Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân Đoàn 3, một số đơn vị không quân, hải quân và quân cảnh. Quân đảo chánh đã dội bom vào tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và pháo kích vào dinh tổng thống. Cuộc đảo chánh đã thất bại sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi dân chúng xuống đường bảo vệ chính quyền và huy động các lực lượng trung thành trấn áp cuộc nội loạn. Trong cuộc đảo chánh này, 300 người đã bị giết 2,100 người bị thương. Toà nhà Quốc hội và dinh tổng thống bị hư hại nặng. 6,000 người bị bắt trong đó có 2,839 quân nhân và 2,745 thẩm phán. 15,000 nhân viên giáo dục bị mất bằng và 21,000 thầy giáo tại các trường học tư bị cấm không được hành nghề.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu vụ đảo chánh này. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một Imam và là một nhà giảng thuyết đạo Hồi. Ông cũng là một nhà văn và một nhà chính trị.

Fethullah Gulen đề cao Hồi Giáo ôn hòa, tin tưởng nơi những giá trị của sự khoan dung, sống chung hòa bình, đại kết với các tôn giáo, và việc cần thiết phải tách rời nhà nước khỏi Hồi Giáo.

Fethullah Gulen từng là một đồng minh chiến lược của tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho đến khi xảy ra cuộc điều tra vụ tham nhũng vào tháng 12 năm 2013. Ngày 17 tháng 12 năm 2013, 52 viên chức trong chính quyền của Erdoğan (lúc đó là thủ tướng) đã bị bắt.

Lợi dụng một kẽ hở trong nghị quyết cấm vận Iran của Liên Hiệp Quốc, các viên chức trong đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất cảng 13 tỷ Mỹ Kim vàng sang Iran để đổi lấy dầu thô về bán kiếm lời. Thủ tướng Erdoğan được cho là vô can vì đang ở nước ngoài thăm Pakistan. Các cuộc điều tra sau đó đã đưa tổng cộng 91 người vào tù.

Khi về nước, Erdoğan cho rằng Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu trong cuộc điều tra này. Fethullah Gulen đã phải lánh nạn tại Hoa Kỳ.

Sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.

Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ông Fethullah Gulen. Ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ phải dẫn độ ông Fethullah Gulen về nước để xét xử về âm mưu lật đổ chính quyền. Về phần mình ông Fethullah Gulen cho rằng vụ đảo chánh hôm 15 tháng 7 là một vụ đảo chánh giả do chính tổng thống Erdoğan dàn dựng với mục đích thanh trừng nội bộ và kiếm cớ để ban cho mình nhiều quyền hành.

3. Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại Lộ Đức diễn ra giữa các lo ngại khủng bố

Sau hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Pháp, an ninh đã được tăng cường tại linh địa Lộ Đức (Lourdes) trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm 15 tháng 8.

Bà Beatrice Lagarde - Tỉnh trưởng vùng Pyrénées cho biết rằng, nhà chức trách ban đầu đã tính đến việc hủy bỏ Thánh Lễ và cuộc rước kiệu thường có khoảng 25,000 người tham dự.

Hầu hết các lối đi vào linh địa đã bị đóng, người tham dự phải đi qua cổng an ninh để kiểm tra các túi xách của họ. Một số sự kiện đã được điều chỉnh: cuộc rước kiệu được bắt đầu tại ngay khu vực linh địa, chứ không phải là từ trung tâm thị trấn Lộ Đức như thường lệ.

250 nhân viên an ninh túc trực tại khu vực này, bao gồm cả cảnh sát, quân đội và một đội rà phá bom mìn. Các con đường xung quanh linh địa Lộ Đức bị cấm giao thông, và các loại thùng rác được thay thế bằng các túi nhựa trong suốt.

Bà Lagarde nói: “Các tín hữu đều có quyền đi vào linh địa. Nhưng tất cả mọi thứ được thực hiện như vậy là nhằm làm cho linh địa được an toàn”.

Việc thận trọng này là hệ quả sau vụ Cha Jacques Hamel bị hai người Hồi giáo ở Normandy giết hại hồi tháng trước, cũng như các cuộc tấn công vào Paris và Nice khiến nhiều người bị thiệt mạng.

Lễ Đức Mẹ Lên Trời là ngày lễ cấp quốc gia ở Pháp. Hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp đều nghỉ việc, còn nhiều thị trấn và ngôi làng thì tổ chức như là một ngày lễ hội.

Bác sĩ Michael Moran - một thành viên của Ủy ban Y khoa Quốc tế của Lộ Đức và là Trưởng phòng y tế cho khách hành hương của Giáo phận Down-Connor nói rằng, mặc dù “thật buồn” khi nhìn thấy các rào chắn trên những ngả đường quanh linh địa này, nhưng đó là điều mà hiện nay phải chấp nhận ở Âu Châu - đặc biệt là ở Pháp - vì một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra.

Bác sĩ Moran nói thêm: “Tôi đã ở Lộ Đức ngay tại thời điểm mà cuộc tấn công khủng bố thảm khốc xảy ra ở Nice vào ngày Lễ Độc Lập. Trong khi rước nến tại linh địa, đang được chứng kiến những tấm lòng nhân bản xung quanh mình thì những tin tức khủng khiếp về những gì đã xảy ra ở Nice bắt đầu loan truyền đến đây. Cái ác tồn tại trong thế giới của chúng ta, và chúng ta không hy vọng còn nơi nào có thể tránh được các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố”.

“Tuy nhiên, tinh thần của Lộ Đức và đức tin đích thật sẽ không bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa, cho dù chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng nhưng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.”

4. Bộ Ngoại giao Mỹ phàn nàn về luật báng bổ ở các quốc gia Hồi Giáo

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một báo cáo thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và nhấn mạnh mối quan hệ giữa luật báng bổ và những vi phạm nhân quyền trong các “xã hội Hồi giáo bảo thủ sâu sắc.”

Báo cáo nhận xét rằng “Sự cuồng nhiệt của xã hội đối với luật phạm thượng – chính sự cuồng nhiệt đó tự nó đã là một vấn đề - lại được tiếp tay bởi một bộ luật với những hình phạt nghiêm trọng dành cho những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Những lời vu cáo, thường được đưa ra xuất phát từ sự theo đuổi những lợi ích cá nhân hoặc cho các mục đích cá nhân của người tố cáo, không phải là hiếm. Bạo lực dữ dội nổ ra ngay sau những lời buộc tội như thế là rất đáng lo ngại”.

Báo cáo nói tiếp rằng “Ngoài các nguy cơ bạo lực của đám đông phát sinh ra bởi những lời buộc tội báng bổ, tòa án ở nhiều nước vẫn tiếp tục đưa ra các bản án khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Đây được coi là một sách lược nhằm hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo của dân chúng.”

David Saperstein, Đại sứ thiện chí cho tự do tôn giáo quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 10 tháng 8 rằng “76% các quốc gia trên thế giới cung cấp các điều kiện cơ bản để mọi người tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, éo le là có đến gần ba phần tư dân số thế giới sống trong 24% các nước còn lại nơi mà tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng.”

5. Đức Hồng Y Oswald Gracias nói Cha Hamel là mẫu gương cho hàng giáo sĩ

Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, Ấn Độ đã khích lệ các linh mục noi gương Cha Jacques Hamel, và thể hiện quyết tâm để trung thành “đến cùng.”

Tại một cuộc họp hàng năm dành cho các linh mục, Đức Hồng Y Gracias nói rằng thay vì than khóc cái chết kinh hoàng của Cha Hamel dưới tay của những kẻ khủng bố Hồi giáo, các linh mục phải xem ngài là một ví dụ về sự dâng hiến. “Cái chết của linh mục người Pháp nên có tác động trong việc mục vụ của các linh mục ngày nay.”

6. Chủ bút tạp chí Công Giáo tại Bangladesh xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ vì bị dọa giết

Chủ bút một tờ tạp chí Công Giáo tại Bangladesh đã phải rời bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi bị dọa giết.

Roseline Costar là chủ nhiệm của tờ tạp chí “Hotline Bangladesh” cho biết tờ báo của chị chuyên tường thuật về những bạo lực chống lại các tôn giáo thiểu số tại các nước trong khu vực Á Châu.

Gần đây chị nhận được nhiều báo cáo dọa giết. Chị đã báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên cảnh sát tỏ ra không hề quan tâm tới những yêu cầu của chị vì thế chị đã phải bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ.

Hiện nay chị điều hành một tạp chí online từ New York.

7. Lord David Alton nói “Phải chăng chúng ta sợ bị khủng bố chặt đầu, cắt cổ?”

Vào tháng 11 tới đây nhà thờ Chánh Tòa tại Westminster, bên Anh Quốc sẽ được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ trong suốt một tháng để gây ý thức về sự bách hại nhắm vào các Kitô Hữu trên toàn thế giới

Lord David Alton là người chủ xướng chương trình này nói:

“Nếu mỗi giáo xứ trong quốc gia chúng ta cũng làm như thế chúng ta sẽ có thể đánh thức tầng lớp chính trị của quốc gia này về quy mô của sự bách hại”

Ông nhận xét rằng “Phải chăng chúng ta đã quá sợ bị chặt đầu, bị khủng bố đến mức đâu hết rồi những cuộc biểu tình? Tại sao chúng ta có ngập ngừng không dám nói ra? Đâu là những cuộc biểu tình khổng lồ, những đêm canh thức, những cuộc tụ họp của các liên đoàn sinh viên? Đâu rồi những lá thư được ký bởi hàng ngàn người này gửi lên Thủ tướng, các dân biểu. nghị sĩ, các nhà lãnh đạo chính trị để thúc giục họ phải làm nhiều hơn nữa. Đâu rồi những chiến dịch được mở ra nhằm chấm dứt tất cả mọi hình thức áp bức và bất công?”

8. Miến Điện dự định triệt hạ các tu viện Phật giáo xây cất trái phép

Chính phủ Miến Điện đã công bố các kế hoạch nhằm san bằng các nơi thờ tự đã được xây cất mà không có phép của chính quyền.

“Mọi tôn giáo tại Miến Điện đều phải tuân thủ các luật lệ và các quy tắc của quốc gia” Bộ trưởng văn hóa và tôn giáo Miến Điện là ông U Myint Win Zaq cho biết như trên. Ông nói thêm là những tòa nhà tôn giáo nào đã được xây cất mà không có phép sẽ bị phá hủy. Quyết định này của chính quyền Miến Điện nhắm chủ yếu vào các cơ sở Phật giáo. Ước lượng có đến 250 tu viện Phật giáo sẽ bị san bằng.

Trong thời gian vừa qua một số nhóm Phật giáo quá khích đã xây các ngôi chùa ngay trong khuôn viên các nhà thờ tại thủ đô Yangoon và các vùng phụ cận. Quyết định này của Miến Điện có lẽ nhằm chấm dứt tình trạng này.

9. Đức Hồng Y Bagnasco nói rằng châu Âu muốn gạt Kitô hữu ra ngoài lề xã hội vì sợ hãi

“Các Kitô hữu ngày nay là các vị tử đạo,” Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nhận xét như trên hôm 10 tháng Tám.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận Genoa, đã cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Laurensô vào ngày Giáo Hội kính nhớ vị tử đạo. Ngài nói trong bài giảng rằng đối với các Kitô hữu ngày nay, tử đạo diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những hình thức tử đạo đẫm máu, nhưng cũng có những hình thức yên ắng hơn, có những hình thức “tinh tế, nhưng không kém phần độc ác; hợp pháp nhưng không kém phần bất công”

Đức Hồng Y nhận xét rằng tại châu Âu, có một thế giới thế tục đang tìm cách gạt ra ngoài lề xã hội các Kitô hữu, nhằm tạo ra một “trật tự thế giới không có Thiên Chúa.” Nỗ lực đó chung cuộc sẽ thất bại, bởi vì mặc dù các tín hữu Kitô có thể bị áp bức, họ không bao giờ bị tận diệt.

Ngài nói thêm:

“Các nỗ lực để loại các tín hữu Kitô ra khỏi đời sống công cộng không phải là một dấu chỉ của sự thông minh, nhưng là biểu hiện của sự sợ hãi. Trong nỗi sợ đó, người ta quyết liệt muốn loại bỏ các niềm tin tôn giáo.”

10. 21 người tị nạn Syria dùng bữa trưa với Đức Thánh Cha

Trưa ngày 11 tháng 8, 21 người tị nạn Syria đã được mời dùng bữa với Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà trọ Thánh Marta ở Vatican.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết những người Syria tị nạn này hiện sống tại Roma và được Cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ. Đây là những gia đình được đến Italia sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại trại tị nạn ở đảo Lesvos thuộc Hy Lạp. Nhóm đầu tiên đi chung chuyến máy bay với Đức Thánh Cha về Roma ngày 16 tháng Tư; nhóm thứ hai đến đây vào trung tuần tháng 6.

Những người lớn cũng như trẻ em tị nạn đã có dịp nói với Đức Thánh Cha về khởi đầu cuộc sống của họ ở Italia. Các trẻ em đã tặng ngài những bức họa do các em vẽ và ngài tặng các em các đồ chơi và những món quà khác.

Hiện diện cùng với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp những người tị nạn Syria có Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, giáo sư Andrea Riccardi, Sáng lập Cộng đồng thánh Egidio, và Ông Domenico Giani, chỉ huy trưởng đoàn Hiến binh Vatican và 2 hiến binh đã cộng tác vào việc đưa các gia đình Syria tị nạn từ đảo Lesvos về Italia.

11. Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng

Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia từ ngày 9 tháng 8 năm 1965, Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: “Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là “một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót”.

Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên “tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường”, Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: “Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta”.

12. Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ thăm hai tu viện nữ ở Rieti và Aquila

Hôm 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ dành vài giờ của thời gian hè đến thăm hai dòng nữ thuộc miền Lazio và Abruzzo.

Đức Thánh Cha được Đức Cha Domenico Pompili, Gíam mục Rieti, và nữ tu Angela Severino, nguyên là phát ngôn viên và phó thư ký của Hội đồng Giám mục Italia, và hiện đang là thư ký của Đức Cha Rieti tháp tùng.

Đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm tu viện Biển đức của các nữ tu Đền tạ Thánh nhan ở Carsoli thuộc tỉnh Aquila. Dòng này được cha Ildebrando Gregori sáng lập và hiện có mặt tai các nước Italia, Ba Lan và Ấn độ. Sau đó ngài cũng ghé lại đan viện thánh Filippa Mareri tại Borgo San Pietro, cạnh nhà thờ giáo xứ, thuộc tỉnh Rieti, và thăm các nữ tu dòng thánh Phanxicô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăm Giáo phận Rieti vào tháng Giêng vừa qua trong ngày Hội Giới trẻ ở Greccio.

13. Lễ Đen thờ phượng Satan được tổ chức tại Oklahoma vào ngày 15 tháng 8 để báng bổ Đức Mẹ

Trong một thông cáo đưa ra hôm 12 tháng 8, Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của tổng giáo phận Oklahoma kêu gọi các tín hữu cầu nguyện vì một nhóm thờ Satan lại vừa được các quan chức của thành phố Oklahoma cấp giấy phép cho tổ chức một Lễ Đen tại Trung Tâm Hành Chính của thành phố vào đúng ngày 15 tháng 8.

Lễ Đen thờ quỷ Satan này đã được cố tình dàn xếp đúng vào ngày người Công Giáo mừng kính Đức Mẹ Lên Trời được quảng cáo là sẽ bao gồm những lời lăng mạ Đức Trinh Nữ Maria cũng như sự nhạo báng các nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Buổi lễ sẽ được tên Dastur Adams Daniels cử hành. Daniels là kẻ có hồ sơ cảnh sát từng hiếp dâm các phụ nữ nhưng luôn bào chữa cho các hành động tội phạm của mình với lời ngụy biện rằng hắn ta đang “làm công việc của ma quỷ.”

Tưởng cũng nên nhắc lại là gần 2 năm trước đây, bất chấp những phản đối của hơn 100,000 người trong một bản kiến nghị trực tuyến, các quan chức Mỹ ở thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen thờ Satan hôm 21 tháng 9 năm 2014 tại Trung tâm hành chính của thành phố.

Hơn 3000 người Công Giáo đã tham gia vào cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố Oklahoma City, Oklahoma, vào ngày 21 do Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley dẫn đầu, và 1600 người đã tham dự buổi chầu Thánh Thể ở nhà thờ chính toà Tulsa cùng ngày.

Lễ Đen thờ phượng Satan đã được thực hiện tại một hội trường nhỏ ở tầng hầm trung tâm hành chính của thành phố Oklahoma trước sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát đông đảo.

Catholic World News tiết lộ rằng chỉ một ngày sau đó, các viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính của thành phố đã thỉnh cầu Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City đến trừ tà cho họ vì các nhân viên làm việc tại đây cảm thấy khó chịu và không an tâm khi làm việc tại tòa nhà này.

Đức Tổng Giám Mục đã nhận lời thực hiện nghi lễ trừ tà cùng với một linh mục. Phát ngôn viên của Trung tâm hành chính thành phố nói rằng ban quản trị trung tâm này đã mừng rỡ khi thấy Đức Tổng Giám Mục đến giúp họ.

Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.

Đức Cha Paul Stagg Coakley nói:

“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”

Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.

14. Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát

Chiều thứ Sáu 12 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm 20 phụ nữ được giải thoát khỏi nạn mại dâm.

Các phụ nữ này trú ngụ tại một nhà ở Roma thuộc “Cộng Đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23” do cha Oreste Benzi sáng lập, chuyên giải thoát và giúp đỡ các phụ nữ ra khỏi nạn mại dâm.

20 phụ nữ gặp Đức Thánh Cha ở lứa tuổi trung bình là 30 và đã từng bị bạo hành nặng nề về thể lý. Trong số họ có 6 người từ Rumani, 4 từ Albani, 7 từ Nigeria, 3 người Tunisi, còn lại từ Italia và Ucraina.

Đây là lần thứ 7 Đức Thánh Cha thực hiện những cuộc viếng thăm thuộc loại này trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha một lời kêu gọi các lương tâm chiến đấu bài trừ nạn buôn người, một tệ nạn nhiều lần được định nghĩa là “tội ác chống lại nhân loại” và là “một vết thương trong thân mình nhân loại ngày nay”, “một vết thương trong thân mình Chúa Kitô”.

Trong số những người hiện diện tại cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có vị Tổng phụ trách Cộng đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23 là Ông Giovanni Paolo Ramonda, 2 nhân viên đường phố, bà phụ trách căn hộ và cha Aldo Bonaiuto, tuyên úy của Cộng đoàn.

Các phụ nữ rất ngạc nhiên và xúc động vì được Đức Thánh Cha đến thăm, gặp gỡ và nghe họ kể lại tình cảnh đau thương họ đã trải qua: những lường gạt, đấm đá, và những vấn đề tâm lý trầm trọng. Vài người trong họ đã cho ngài thấy những vết thương trên thân thể họ đã chịu; có người đã bị xẻo tai.

Đức Thánh Cha đã an ủi, khích lệ và đã nhân danh tất cả các tín hữu Kitô để xin lỗi vì tất cả những bạo hành và sự ác mà các phụ nữ ấy đã phải chịu