Ngày 21-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được cứu độ bởi Đức Kitô và trong Giáo Hội
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:27 21/08/2020


CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

Được cứu độ bởi Đức Kitô và trong Giáo Hội

Is 22, 19-23; Rm 11, 33-36; Mt 16, 13-20

Trong cuốn sách nổi tiếng “Muối Cho Đời, ” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có một xác tín rất vững chắc là: “Chúng ta được cứu độ bởi Đức Kitô và trong Giáo Hội.” Đây là một xác tín giúp chúng ta trở về với những gì căn bản của đức tin Kitô giáo. Và một cách nào đó phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói tới chủ đề này.

1- Người ta bảo Thầy là ai?

Trước hết, người Kitô hữu tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ. Tin Mừng kể lại: Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Con Người là ai? Các ông thưa: Người thì nói là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, có người lại cho là Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ” (Mt 16, 13-14). Câu trả lời này cho thấy dư luận biết về Đức Giêsu cách mơ hồ và lẫn lộn Người với các tiên tri trong Cựu Ước.

Nếu ngày hôm nay, Chúa hỏi chúng ta rằng: “Người ta bảo Thầy là ai? ” Chúng ta có thể trả lời: “Người thì nói là Ngài Đấng sáng lập tôn giáo như Phật Thích Ca, như Mahommed, kẻ thì nói Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo, một bậc thánh hiền; kẻ khác lại nói Ngài là vị thầy tâm linh.” Hay theo nhà văn Mỹ Dan Brown thì Đức Giêsu chỉ là một con người bình thường và đã có vợ có gia đình với bà Maria Mađalêna. Đây là những cái nhìn không đầy đủ nếu không muốn nói là méo mó về Đức Giêsu. Nói cho cùng người ta nghĩ Người chỉ là một con người thôi.

2- Anh em bảo Thầy là ai?

Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Người muốn đi xa hơn nên hỏi: “Còn các con bảo Thầy là ai? ” Nhân danh tất cả các Tông Đồ, Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Đây là một tuyên tín rất quan trọng về Đức Kitô và kể từ năm 325 (Công Đồng Nicée) trở thành định tín của Giáo Hội: Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người (vrai Dieu et vrai homme). Đức Giêsu là một con người bình thường như mọi người, chỉ trừ tội lỗi. Người cũng biết khóc biết cười, Người cũng có nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi... Nhưng Người là “Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống, ” nghĩa là Người là chính Thiên Chúa, là Chúa Con, đã nhập thể làm người, Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại. Chỉ nhờ Ngài mà chúng ta được cứu độ. Chỉ qua Ngài chúng ta tới Thiên Chúa.

Là người Kitô hữu trước hết là người tin vào Đức Kitô đúng như Ngài là, đúng như mạc khải bày tỏ. Và như thánh Gioan nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Ai tin sẽ được cứu độ. Đức tin vào Đức Kitô đó không phải là một sự hiểu biết lý thuyết suông, nhưng là một sự hiểu biết hướng tới đời sống, nghĩa là đức tin đó là sự gặp gỡ, sự gắn bó mật thiết với Đức Kitô mỗi ngày trong đời này. Đức tin đó là một cách sống mới, cách thế hiện hữu mới trong Đức Kitô. Và nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20). Người Kitô hữu là người lấy Đức Kitô làm trung tâm điểm của đời mình. Đó là một đức tin trưởng thành và mang tính cá vị. Đó là một đức tin mà Chúa chờ đợi mỗi người Kitô hữu.

3- Chúng ta được cứu độ trong Giáo Hội

Không ai nên thánh một mình, cũng không ai được cứu độ một mình. Chúng ta được cứu độ bởi Đức Kitô và trong Giáo Hội. Giáo Hội vừa là bí tích vừa là phương tiện chuyển thông ơn cứu độ của Đức Kitô cho chúng ta. Giáo Hội hiện hữu là do ý muốn của Thiên Chúa, được chuẩn bị trong Cựu Ước, được thiết lập bởi Đức Kitô, được làm cho sống động bởi Chúa Thánh Thần. Giáo Hội hiện hữu là vì ơn cứu độ con người, vì sự truyền giáo cho thế giới.

Sau lời tuyên tín của Phêrô, Chúa Giêsu đặt ngài làm thủ lãnh các Tông Đồ, người đứng đầu của Giáo Hội: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Rồi Chúa Giêsu nói đến sứ mạng của của Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19).

Trao chìa khóa cho Phêrô là trao quyền tháo gỡ và cầm buộc của Thiên Chúa cho Giáo Hội như là người gìn giữ và chuyển ban ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người. Quyền bính trong Giáo Hội được thiết lập để phục vụ và cứu độ các linh hồn. Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu của Giáo Hội, người kế tục các Tông Đồ, đại diện cho Thiên Chúa trên trần gian.

Thật là hạnh phúc và tuyệt vời khi chúng ta được gia nhập vào một đại gia đình Giáo Hội sống động và rộng lớn này. Dù trong lòng Giáo Hội có những yếu tố yếu đuối và vấp ngã, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại và sống mãnh liệt. Trong Giáo Hội chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa là Cha, Giáo Hội là Mẹ hiền, Đức Kitô là người anh cả và mọi người là anh em với nhau.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết tin nhận Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng con, ngoài Chúa ra không có ai khác. Xin cho chúng con cũng biết yêu mến Giáo Hội do Chúa thiết lập, biết thực thi Lời Chúa qua giáo huấn và huấn quyền Giáo Hội, nhất là biết xây dựng Giáo Hội bằng sự cộng tác của chúng con. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:30 21/08/2020
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại

Is 22, 19-23; Rm 11, 33-36; Mt 16, 13-20

Nếu chúng ta còn nhớ, cách đây không lâu ở Mỹ, nhà văn Dan Brown viết cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code, cuốn sách trở thành cuốn sách bestseller, được đóng thành phim, và phổ biến khắp thế giới, trở thành “hiện tượng Da Vinci Code” và làm nhiều người Công Giáo bị sốc. Bởi vì trong đó, Dan Brown giới thiệu một Đức Giêsu hoàn toàn khác biệt với Đức Giêsu ở trong Kinh Thánh. Ngài là một người bình thường như mọi người, đã có gia đình, có vợ có con và giòng giống của Ngài vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Và Giáo Hội chỉ là một tổ chức chính trị và quyền lực hoàn toàn nhân loại. Nhiều người Công Giáo bị sốc và lung lay đức tin và có người đã nói rằng: mấy chục năm theo đạo, tôi đã bị lừa... bây giờ người ta truy ra thì mới biết Chúa Giêsu chỉ là một người đàn ông bình thường v.v...

Tôi nhắc lại sự kiện đó để chúng ta thấy rằng: Câu hỏi của Chúa Giêsu với các Tông Đồ hôm nay vẫn còn mang tính thời sự: Người ta bảo Thầy là ai? Thời Chúa Giêsu dư luận dân chúng cũng biết mù mờ về Ngài: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ” (Mt 16, 14). Ngày hôm nay, Chúa hỏi chúng ta: Người ta bảo Thầy là ai? Nhiều người mang danh là Kitô hữu nhưng biết rất mơ hồ về Ngài. Chúng ta thưa: Dạ thưa Chúa: kẻ thì nói Chúa là một nhà sáng lập tôn giáo, một nhà cách mạng tinh thần... còn Ông Dan Brown bảo Chúa lấy bà Mađalêna và có quan hệ với bà nên có vợ con đề huề.

Ngày hôm nay, chúng ta đang sống trong một thế giới bùng nổ thông tin và thị trường tự do. Tất cả mọi thứ người ta có thể rao bán và quảng cáo. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình. Đức Kitô cũng được nhào nặn, tạo nên theo sở thích và lợi nhuận của họ để rao bán khắp nơi. Nói như cha Cantalamessa, ngày xưa Chúa Giêsu bị bán bởi Giuđa với 30 đồng bạc, còn hôm nay, Chúa Giêsu cũng bị bán bởi các nhà viết sách và làm phim, mà lợi nhuận không phải ba mươi đồng bạc nhưng là cả triệu dollars!

Nhưng chúng ta phải tỉnh thức, vì đó không phải là Đức Kitô của Kinh Thánh, của niềm tin Giáo Hội, mà là Đức Kitô của “người ta”: một Đức Kitô của tưởng tượng và sự hiếu kỳ của họ. Chúng ta không cần phải hoang mang và lo sợ gì!

Niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô được gói ghém trong câu hỏi thứ hai của Chúa Giêsu “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai” (Mt 16, 15)? Anh chị em và tôi bảo Đức Giêsu là ai? Câu này mới là quan trọng. Nhân danh tất cả Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Đây là mạc khải và là trung tâm điểm niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô và kể từ năm 325 (Công Đồng Nicée) trở thành định tín Kitô học của Giáo Hội mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng. Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thể...” Nghĩa là Đức Kitô đó là Thiên Chúa thật và người thật (vrai Dieu et vrai homme). Người cũng biết khóc biết cười, Người cũng có nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi, Người giống chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi thôi. Nhưng Ngài là “Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống, ” nghĩa là Người là chính Thiên Chúa. Người nhập thể để cứu độ chúng ta nên Giáo Hội tuyên xưng Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại. Và nói như thánh Gioan: Ai tin vào Con của Người thì được cứu độ (x. Ga 3, 16). Chỉ nhờ Người mà chúng ta được cứu độ. Chỉ qua Người chúng ta tới Thiên Chúa.

Đức tin đó không phải là một sự hiểu biết suông, nhưng là một sự gắn bó đời mình với Đức Kitô. Người Kitô hữu là người xây dựng cuộc đời và những dự phóng đời mình trên Đức Kitô, lấy Đức Kitô làm trung tâm điểm của cuộc sống. Bởi vì nơi Người chúng ta tìm được tất cả những giải đáp cho những thắc mắc, những khát vọng sâu thẳm nhất về ý nghĩa cuộc đời. Đó là một đức tin trưởng thành, mang tính cá vị và không bị lung lay trước thử thách.

Một lần nữa, cùng với Phêrô và các Tông Đồ: Chúng ta tuyên xưng Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống qua Kinh Tin Kính. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Còn con bảo Thẩy là ai ?
Lm Nguyễn Xuân Trường
18:12 21/08/2020

CÒN CON BẢO THẦY LÀ AI?

Trong đời, khi nàng thiếu nữ hỏi chàng trai: Đối với anh, em là ai? thì nàng mong chờ một câu trả lời thật lòng từ sâu thẳm trong trái tim, trong lòng dạ của chàng. Và câu trả lời không chỉ vẽ lên chân dung người con gái nhưng nó còn xác định mối liên hệ tình cảm và cung cách cư xử với nhau. Em là người bạn thì mối liên hệ sẽ khác xa em là người yêu; em là người hàng xóm tốt bụng đi nữa thì cách cư xử vẫn khác xa em là người vợ yêu dấu của anh.

Trong Đạo cũng vậy, Chúa hỏi Phêrô và mỗi chúng ta: “Con bảo Thầy là ai? ” Chúa mong một câu trả lời thật lòng từ sâu trong trái tim của ta chứ không phải câu trả lời trên sách vở. Và câu trả lời sẽ xác định mối liên hệ giữa ta với Chúa thân mật hay hờ hững, sâu nặng hay hời hợt.

Ước gì mỗi chúng ta cũng trả lời “chuẩn không cần chỉnh” như Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Chúng ta đang tin, đang tôn thờ, đang đi theo 1 Thiên Chúa hằng sống chứ không phải một hiền nhân đã chết; một Thiên Chúa đã yêu thương đến độ hiến dâng mạng sống để cứu độ ta, để cho ta được sống đời đời.

Cũng chính nhờ Thiên Chúa hằng sống mà trên Tảng Đá Phêrô, Hội Thánh được xây lên và tồn tại mãi mãi, không một quyền lực nào thắng được. Chúng ta được mời gọi góp những tảng đá đức tin vững vàng và lòng mến sắt son của đời mình để xây lên căn nhà Hội Thánh thành mái ấm gia đình lung linh Tin Cậy Mến. Amen.
 
Suy niệm lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:11 21/08/2020
Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương…

Tiếp sau lễ Đức Maria hồn xác về Trời là lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Trong ngày lễ này, chúng ta cùng nhìn ngắm Đức Maria Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng dòng, giữ vai trò cầu bầu cho nhân thế, chúng ta khẩn cầu Mẹ với tước hiệu " Nữ Vương".

Xem video và nghe bài giảng

Lễ này có từ bao giờ?

Từ rất xa xưa, người kitô hữu với lòng đạo đức đã sùng kính Đức Maria. Nhân dịp Năm Thánh Mẫu 1954, với thông điệp (Ad ceali Reginam 11-10-1954), Ðấng đáng kính Piô XII đã chỉ định mừng kính Mẹ vào ngày 31 tháng 5, liên quan đến vương quyền của Đức Maria Trinh Nữ Vương, với những lý do Mẹ là Nữ Vương Trời đất, Nữ Vương các thánh Thiên Thần và Các Thánh Nam Nữ, Nữ Vương Giáo hội lữ hành và đau khổ. Mẹ trổi vượt trên các thần thánh trên Trời và mọi loài nơi dương thế, và sự cao trọng của ơn thánh Chúa mà Mẹ đã nhận được. Mẹ không ngừng ban phán mọi ơn lành xuống cho con cái Mẹ (x. Discorso in onore di Maria Regina 1-11-1954).

Sau cuộc canh tân lịch phụng vụ thời hậu Công Ðồng Vaticanô II, lễ này được mừng vào tám ngày sau lễ Ðức Mẹ hồn xác lên Trời, nhằm đề cao tương quan mật thiết giữa vương quyền của Ðức Maria và sự vinh hiển xác hồn của Mẹ bên cạnh Chúa Con. Hiến chế về Giáo Hội quả quyết : "Ðức Maria được đưa lên vinh quang trên trời và được Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống con Mẹ trọn vẹn hơn" (LG, 59). Đó là nguồn gốc của ngày lễ Ðức Maria là Nữ Vương.

Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua

Hoàn tất cuộc đời nơi dương thế, Chúa Giêsu Phục Sinh về Trời ngự bên hữu Chúa Cha, làm Vua vũ trụ, hằng chuyển cầu cho loài người được trở nên người hoàn thiện như Thiên Chúa (x. St 1, 26; Mt 5, 48). Đức Maria được thông dự vào Vương quyền của Chúa Cha trao cho Chúa Giêsu, mà sứ thần Gabriel đã báo cho Đức Maria biết trong ngày truyền tin : "Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao và Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavid, tổ phục Người, và Người sẽ cai trị trong nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận" (Lc 1, 32-33). Thật có lý để nói rằng, Mẹ là Nữ Vương, vì chính Mẹ đã trao ban sự sống cho Chúa Con, ngay từ lúc thụ thai, cũng như khi làm người, hiệp nhất bản tính nhân loại với Ngôi Lời, là Vua và là Chúa muôn loài. Như giáo phụ Efrem người Siri khẳng định, chức nữ vương của Ðức Maria phát xuất từ chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ: Mẹ là Mẹ Chúa (Luc 1, 43), Vua các vua (Is 9, 1-6), đã kết hiệp chặt chẽ với Con mình ở trần gian cũng như trong vinh quang thiên quốc, Mẹ chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là sự sống, là ơn cứu độ và niềm hy vọng của chúng ta.

Thánh Gioan Damascô viết : « Mẹ thực sự trở thành Nữ Vương mọi tạo vật khi Mẹ làm Mẹ Đấng Tạo Hóa ». Mẹ được tôn phong làm Nữ Vương vì mối liên kết hợp nhất với Chúa Kitô trong tư cách là hiền mẫu, cộng tác vào công trình cứu độ thế giới với Con Mẹ, ban phát ơn lành của Thiên Chúa cho nhân loại qua vai trò chuyển cầu.

Chúng ta quả quyết với nhau rằng, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Vua vì Người có uy quyền toàn vẹn và tuyệt đối trong trật tự tự nhiên cũng như siêu nhiên. Tuy thế, Đức Maria cũng tham dự vào chức vương hoàng của Đức Kitô, vì vương quyền cao sang của Mẹ phát xuất từ Con của Mẹ và gắn liền với vương quyền ấy. Nên các tước hiệu Nữ Vương và Bà Chúa dành cho Mẹ không phải là những tước hiệu bóng bẩy, mà qua những tước hiệu này, chúng ta nhìn nhận một địa vị ưu việt, một phẩm giá và quyền năng đích thực của Mẹ trên trời cũng như dưới đất. F. Suarez viết: "như Đức Kitô là Vua và là Chúa đã cứu chuộc chúng ta, thì Đức Trinh Nữ Maria cũng là Hoàng Hậu và là Nữ Vương vì Mẹ đã cộng tác vào công việc cứu chuộc chúng ta, khi trao ban chính thân xác mình cho Chúa Con và dâng hiến hoàn toàn cho chúng ta, khẩn cầu ơn cứu độ xuống cho chúng ta cách đặc biệt" (De mysteriis vitae Christi, disp. XXII, sect. II (ed. Vivès, XIX, 327).

Mẹ là đỉnh cao vượt trên mọi thụ tạo, là con người vượt trên mọi người. Thiên Chúa Toàn Năng đã đặt Mẹ vượt trên mọi thần thánh, và đổ tràn trên Mẹ tất cả ân sủng trên trời, những ân sủng từ kho tàng châu báu của Thiên Chúa, để Mẹ được miễn khỏi mọi tì ố tội lỗi.

Trong Tông huấn Marialis Cultus, Tôi tớ Chúa Ðức Phaolô VI đã nhắc lại: "Nơi Ðức Trinh Nữ Maria, tất cả đều liên quan tới Chúa Kitô, và tất cả đều tùy thuộc nơi Chúa: vì Người mà Thiên Chúa Cha, từ đời đời, đã chọn Mẹ làm Mẹ hoàn toàn thánh thiện và trang điểm Mẹ với các ơn của Thần Khí, mà Người đã không ban cho ai khác" (s. 25). Giáo phụ Ildefonso đã khẳng định: "Ðiều được cống hiến để phục vụ Nữ Tỳ, được quy chiếu về Chúa, và như thế vang vọng lên trên người Con điều được ban cho Mẹ... và như thế rơi trở lại trên Vua vinh dự được khiêm ban cho Nữ Vương (ibid).

Tinh thần mừng lễ

Ngày 22 tháng 8, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành lễ kính Mẹ. Khi thiết lập ngày lễ này, Đức Piô XII đã mời gọi tất cả các tín hữu hãy chạy đến ngai tòa ân sủng và xót thương của Đức Nữ Vương, Mẹ chúng ta với trọn niềm tin, xin Mẹ phù trợ trong những lúc ngặt nghèo, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, nâng đỡ trong những lúc khóc than sầu khổ.

Do đó, vương quyền của Đức Maria không làm chúng ta khiếp sợ, trái lại chúng ta thật hãnh diện và ủi an vì có một người mẹ làm Nữ Hoàng bên cạnh Đức Vua. Đến với Mẹ trong tình con thảo, Mẹ sẽ cứu giúp và nhận lời thỉnh nguyện của chúng ta. Vì lời chuyển cẩu của Mẹ có thần thế trước mặt Thiên Chúa.

Tội lỗi của chúng ta có thể làm cho Thiên Chúa nổi giận, nhưng lời van xin của Mẹ sẽ làm cho Thiên Chúa rung động mà tha thứ. Với uy quyền của một Nữ Vương, Đức Maria sẵn sàng nâng đỡ, chở che chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời, nhất là trước tòa Chúa khi Người xét xử.

Kính chào Đức Nữ Vương thánh thiện, lạy Mẹ từ bi, Mẹ là sự sống, là sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con, Mẹ của con Thiên Chúa, Vua hòa bình, Mẹ đứng bên cạnh Chúa, xin cầu cho chúng con.

Lạy Chúa, Chúa đã đặt Thánh Mẫu của Đức Kitô Con Chúa làm Thánh Mẫu và Nữ Vương chúng con. Xin nhận lời Đức Nữ Vương chuyển cầu mà cho chúng con. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Cùng nhau đọc lại lời Kinh hơn 900 tuổi
Lm Minh Anh
23:19 21/08/2020
CÙNG NHAU ĐỌC LẠI LỜI KINH HƠN 900 TUỔI

Kính thưa Anh Chị em,

Chỉ sau một tuần mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, chúng ta kính nhớ Đức Maria Nữ Vương. Lý do là Hội Thánh muốn đề cao sự vinh hiển xác hồn của Đức Mẹ, đấng đang hiển trị cùng Con trên trời. Vì thế, phụng vụ Lời Chúa hôm nay bàng bạc những chi tiết liên quan đến sự trị vì, ngai vàng, vương quyền, triều đại… của Đấng phát xuất từ dòng dõi vua Đavít, cũng là Đấng Mẹ Maria đã sinh ra.

Lời ngôn sứ Isaia của đêm vọng Giáng Sinh được đọc hôm nay nói đến một hài nhi, một người con được ban tặng cho thế giới; Ngài là Đấng sẽ gánh nhận vương quyền trên vai và thiên hạ sẽ gọi tên Ngài là “Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình”; lời sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ cũng nói đến vương quyền của Đấng Mẹ sinh ra, “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận”. Và như thế, vương quyền của Đức Maria được thông chia từ vương quyền của Chúa Con.

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời cho thấy Mẹ đã hoàn tất vai trò của mình trong công trình cứu độ và nay được Chúa ân thưởng; lễ Maria Nữ Vương lại muốn nói rằng, vai trò của Mẹ vẫn chưa kết thúc. Giờ đây Bà Hoàng vinh hiển vẫn tiếp tục vai trò Nữ Vương thiên quốc, đã trở nên một người Mẹ mới của Giáo Hội và của mỗi người. Hội Thánh không chỉ coi Mẹ là Đức Bà phù hộ các giáo hữu nhưng còn tôn kính Mẹ là Nữ Vương các Thánh Thiên Thần, Nữ Vương các Thánh đang cùng hiển trị với Con, Vua Vũ Trụ, cho đến muôn đời. Mẹ vô cùng diễm lệ, vô cùng quyền thế, bởi Mẹ là Mẹ thánh của Đấng mà “triều đại Người sẽ vô cùng vô tận”. Vì thế, từ bao thế kỷ, Mẹ được kính chào là Đức Nữ Vương, Đấng Trung Gian tối cao của ân sủng, nhưng cũng là Mẹ của chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Thật là một vinh dự lớn lao khi chúng ta có một Nữ Vương là Mẹ, cũng là Nữ Vương các thánh Thiên Thần và Nữ Vương các Thánh; và điều đó còn đem lại một niềm vui lớn hơn khi biết rằng, chúng ta có một người Mẹ là Nữ Vương, để yêu thương chúng ta như một người Mẹ mà chúng ta gọi là Đức Mẹ. Mẹ là một người Mẹ đích thực, có khuôn mặt với những nếp nhăn, khổ đau thực sự trong lòng vì những vấn đề cuộc sống của con cái. Mẹ là một người Mẹ gần gũi chúng ta, không bao giờ rời mắt khỏi chúng ta là con cái; Mẹ là một người Mẹ dịu dàng cầm tay mỗi người chúng ta trong hành trình cuộc sống của mỗi ngày, từng ngày”.

Chuyện kể về một cậu bé người Đức có tên là Herman. Như một ngôi sao xấu, Herman chào đời với một hình thù dị dạng, miệng méo, lưng còm, chân thọt; trí khôn thì đần độn. Cha mẹ cậu, rất đạo đức lại giàu có, mời một thầy dòng về dạy cho cậu vì cậu không thể đến trường. Mười sáu tuổi, Herman càng mặc cảm hơn; thầy dòng khuyên cậu van vái Đức Mẹ. Cậu vâng lời, nhưng sau ba năm, chẳng được gì; dẫu vậy, cậu không ngã lòng. Ngày kia, quá tuyệt vọng, cậu thưa, “Lạy Mẹ Nữ Vương trời đất, Mẹ nhân ái, sức sống, nguồn vui và hy vọng của con; con là con cháu khốn nạn của Evà ở chốn khách đầy khổ đau, xin Mẹ ghé mắt. Ðến giờ sau hết, cho con được về trời, thấy Chúa Giêsu, Con của Mẹ; lạy Mẹ nhân ái”. Cậu vừa dứt lời, Ðức Mẹ bổng hiện ra, Mẹ bảo, “Herman, con yêu, Mẹ đã nghe lời con. Con hãy chọn, một là lành lặn hoàn toàn, hai là nên thông thái”. Một lúc sau, Herman thưa, “Con xin sự hiểu biết”. Ðiều Herman xin đẹp lòng Ðức Mẹ, cậu được thông minh, lại được ơn khỏi mọi tật bệnh. Từ đó chăm chỉ học hành, Herman trở thành một thầy dòng kiệt xuất. Để tạ ơn Ðức Mẹ, thầy đặt lại lời cầu này và giờ đây, chúng ta cùng nhau đọc lại lời kinh hơn 900 tuổi, kinh chúng ta đọc mỗi ngày, “Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con đặng sống, đặng vui, đặng cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà. Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ơi! Bà là chủ bàu chúng con. Xin ghé mắt thương xem chúng con; đến sau cõi đày, xin cho chúng con đặng thấy Đức Chúa Giêsu Con lòng Bà gồm phước lạ. Ôi, khoan thay, nhân thay, dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh, Amen”.

Anh Chị em,

Maria Nữ Vương là Mẹ chúng ta; Maria, Mẹ chúng ta là Nữ Vương. “Bà có phước” quyền phép vô song nhưng thật gần gũi. Hỏi còn lý do nào khiến chúng ta chần chừ mà không đến với Mẹ mỗi ngày.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương uy quyền cũng là Mẹ của con; xin cho con biết hứng lấy ân sủng của Chúa mỗi ngày qua Mẹ, vì Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các đại hội của đảng Dân Chủ lặng lẽ bỏ đi cụm từ Under God khi tuyên thệ
Đặng Tự Do
04:10 21/08/2020
Lời tuyên thệ dưới cờ của người Mỹ theo truyền thống được đọc như sau:

“I pledge allegiance to the flag of the United States of America and to the Republic for which it stands, one Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.”

Nghĩa là:

“Tôi cam kết trung thành với lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và với nước Cộng hòa mà lá cờ này đại diện, một Quốc gia dưới quyền Chúa, không thể chia cắt, với quyền tự do và công lý cho tất cả mọi người.”

Sau khi một số cuộc họp kín tại Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ bỏ qua cụm từ “dưới quyền Chúa” trong lời tuyên thệ, các Hiệp sĩ Kha Luân Bố nói với CNA rằng những từ này đại diện cho một niềm tin cơ bản của người Mỹ và cho biết đoàn Hiệp sĩ rất tự hào về vai trò của mình trong việc bổ sung lời hứa.

“Đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố tự hào về vai trò là khí cụ của mình trong việc thuyết phục Quốc hội thêm cụm từ 'dưới quyền của Chúa' trong lời tuyên thệ vào năm 1954, ” ông Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao của các Hiệp sĩ Kha Luân Bố nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 20/8.

“Những lời này thể hiện một niềm tin cơ bản mà chúng ta đã trân trọng như một quốc gia kể từ khi thành lập, đó là chúng ta đang được Thiên Chúa ưu đãi với những quyền bất khả xâm phạm nhất định, ” ông Anderson nói thêm.

Nhận xét của Anderson được đưa ra trong bối cảnh các báo cáo cho rằng tại các cuộc họp được tổ chức như một phần của Đại hội Quốc gia đảng Dân chủ, các đại biểu đã bỏ qua các từ “dưới quyền của Chúa” khi họ đọc lời tuyên thệ, đặc biệt trong các cuộc họp của LGBTQ.

Lời tuyên thệ như hiện nay được sáng tác vào năm 1892 và được Quốc hội chính thức công nhận vào năm 1942. Các Hiệp sĩ Kha Luân Bố đã có công trong việc khuyến khích những từ “dưới quyền của Chúa” được chính thức đưa vào lời tuyên thệ vào đầu những năm 1950.

Cùng với các nhóm khác, đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố ủng hộ việc đưa cụm từ này vào, và vào đầu năm 1954, Quốc hội đã thông qua một dự luật để làm điều đó. Tổng thống Dwight Eisenhower đã ký thành luật vào Ngày Quốc kỳ, tức là ngày 14 tháng 6 năm 1954.

“Bằng cách này, chúng ta tái khẳng định tính siêu việt của đức tin tôn giáo trong di sản và tương lai của nước Mỹ. Bằng cách này, chúng ta sẽ không ngừng củng cố những vũ khí tinh thần đó để mãi mãi là nguồn lực mạnh mẽ nhất của đất nước chúng ta, dù trong hòa bình hay trong chiến tranh, ” tổng thống Eisenhower nói vào thời điểm đó.

Hiệp sĩ tối cao Anderson cho biết cụm từ nhắc nhở người Mỹ về “một niềm tin cơ bản mà chúng ta đã giữ với tư cách là một quốc gia kể từ khi thành lập, như Tổng thống John F. Kennedy đã bày tỏ trong bài diễn văn nhậm chức của mình rằng các quyền của chúng ta với tư cách là người Mỹ không đến từ sự giàu có của quốc gia nhưng từ bàn tay của Chúa.”
Source:Catholic News Agency
 
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các quốc gia cùng nhau lo thuốc vắc xin, đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng
Thanh Quảng sdb
06:46 21/08/2020
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia cùng nhau lo thuốc vắc xin, đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng

Ông Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

(Tin Vatican)

Trong cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới về Covid-19 vào thứ Ba vừa qua (18/8/2020), ông Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus bàn về những thách đố liên quan đến việc thới gian hậu đại dịch Covid-19.

Trong cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nhìn nhận có nhiều thiếu xót trong việc phản ứng lúc đầu khi căn bệnh bộc phát, ông cho hay: "Chủ nghĩa tập trung vào dân tộc riêng rẽ đã làm cho cơn đại dịch lây lan và đem đến một sự thất bại ê chề cho toàn thế giới."

Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng việc phân phối các nguồn y tế để đối phó với coronavirus mới này ở một số quốc gia. Ngay cả bây giờ, ông nói, "nhiều quốc gia vẫn chưa có đủ những phương tiện tối thiển của y khoa."

Bài học kinh nghiệm

Ông Ghebreyesus cho hay bài học mà chúng ta học được từ những sai lầm trong quá khứ: “Trong khi tất cả mọi vị lãnh đạo đều mong muốn an toàn cho dân của mình trước, “ nhưng phản công của cơn dịch này lại cần tới sự đồng trách nhiệm!”.

Ông nói thêm: “Đây không phải là một tổ chức từ thiện! Chúng ta đã học được một bài học đắt giá để nhận ra rằng cách nhanh nhất để chấm dứt được đại dịch này và mở cửa lại các nền kinh tế, phải bắt đầu ngay bằng cách bảo vệ các nhóm dân cư có nguy cơ bệnh dịch bùng phát, bất luận ở nơi nào, dân tộc hay quốc gia nào…”

Ông Ghebreyesus cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải "ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc vắc-xin." Ông cho biết, sau khi vắc-xin được sản xuất ra, WHO đề nghị nên phân phối vắc-xin theo tỷ lệ "cho tất cả các quốc gia đồng đều, để giảm số ca nhiễm"; và sau đó, trong giai đoạn hai, mới xét đến việc cung cấp để dự phòng "cho các quốc gia!"

Thống nhất một giải pháp chung

Ông Giám đốc WHO cho biết muốn đạt được chỉ tiêu trên, thì “cần có một kế hoạch ưu tiên ở cấp cao nhất ngay tự bây giờ, hầu chuẩn bị cho việc sản xuất vắc-xin cho toàn thế giới, khi các công ty sản xuất đi vào hoạt động”.

Ông nhấn mạnh, "Khi chúng ta nỗ lực dùng tới khoa học, thì sự đoàn kết cần có sự chỉ đạo với các giải đáp chung cho thời đại dịch."

Ông Ghebreyesus cho hay: “Giống như một dàn nhạc, chúng ta cần nhiều nhạc cụ được chơi một cách hài hòa để tạo ra âm điệu mà mọi người yêu thích.” Ông cho biết WHO “sẽ làm việc này để nối kết các nhạc công lại với nhau, cổ súy khoa học, tìm ra những giải pháp và đoàn kết với nhau hầu phục vụ cho một lý tưởng thiện hảo tốt đẹp.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói về thuốc vắc-xin

Một ngày sau buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sự cần thiết phải có thuốc vắc-xin ngừa Covid-19 cho tất cả mọi người. Trong loạt bài giáo lý dành riêng cho việc chữa lành thế giới trong việc đối phó với coronavirus, ĐTC nói các kế hoạch điều trị căn bệnh này, nên dành ưu tiên cho "những người tối cần thiết nhất. Thật buồn nếu chúng ta giữ thuốc vắc-xin chống Covid-19, ưu tiên cho những người giàu có trước! Thật đáng buồn nếu thuốc vắc xin trở thành tài sản của quốc gia này hay quốc gia khác, thay vì phổ biến và cho tất cả mọi người. "

Giám đốc WHO lên tiếng ủng hộ Đức Giáo Hoàng

Sau phát biểu của ĐTC Phanxicô, Tiến sĩ Ghebreyesus đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của ĐTC. Ông nói: "Tôi hoàn toàn đồng ý hơn với quan điểm của ĐTC". Ông viết trong trang Tweet của ông vào tối thứ Năm (20/8/2020) như thế.

Ông còn viết tiếp: "Đại dịch # Covid19 dậy cho chúng ta bài học là phải coi sức khỏe là quyền của con người, dành cho tất cả mọi người và không cho phép nó trở thành đặc quyền của một số ít người", ông nói thêm, "Nó cũng cho chúng ta một cơ hội để cùng nhau xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn, công bằng hơn!"
 
Nhà thờ chính tòa Cincinnati được nâng lên thành Tiểu Vương Cung Thánh Đường
Đặng Tự Do
16:22 21/08/2020


Tổng giáo phận Cincinnati vừa thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao tước hiệu Tiểu Vương Cung Thánh Đường cho Nhà thờ St. Peter in Chains, nghĩa là Thánh Phêrô bị xiềng xích. Nhà thờ chính tòa này sẽ kỷ niệm 175 năm thành lập vào mùa thu năm nay.

St. Peter in Chains là nhà thờ lâu đời nhất được xây dựng như một nhà thờ chính tòa mà ngày nay vẫn còn được sử dụng ở Hoa Kỳ.

“Đối với tất cả chúng ta, những người đang sống và thờ phượng trong tổng giáo phận này, đây là một phước lành và vinh dự lớn lao đã được ban cho nhà thờ chính tòa của chúng ta, ” Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của Cincinnati, đã đưa ra nhận định trên khi thông báo về việc chỉ định này trong một thánh lễ hôm thứ Bảy.

“Hôm nay khi mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Cincinnati, các giáo sĩ và tín hữu của Mẹ, cùng với tất cả người dân của thành phố vĩ đại này, có thể được hưởng các ơn phúc từ phước lành này và tạ ơn vì tất cả những gì Chúa đã mang lại cho chúng ta.”

Danh hiệu Tiểu Vương Cung Thánh Đường, tiếng Anh là Minor Basilica, là một vinh dự được Đức Giáo Hoàng ban tặng để ghi nhận một nhà thờ có “tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống phụng vụ và mục vụ, ” và biểu thị một “mối liên hệ đặc biệt” với Rôma và Đức Giáo Hoàng. Việc xét duyệt tuân theo theo các tiêu chuẩn nghiêm nhặt được quy định trong Tài liệu Domus Ecclesiae của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích được ban hành năm 1989.

Tại Hoa Kỳ, hiện có 89 Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Khoảng 1, 700 nhà thờ trên thế giới được chỉ định là Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Giáo Hội Hoàn Vũ có bốn Đại Vương Cung Thánh Đường, tất cả đều nằm ở Rôma.

Nhà thờ St. Peter in Chains được xây dựng vào ngày 2 tháng 11 năm 1845. Đây là công trình kiến trúc cao nhất thành phố này trong nhiều năm. Bên trong được trưng bày một bức tranh khảm lớn cho thấy những cảnh trong cuộc đời của Thánh Phêrô. Theo tổng giáo phận, những ảnh tượng trong ngôi nhà thờ này chịu ảnh hưởng nghệ thuật của các phong cách Art Deco, Hy Lạp cổ đại, Chính Thống Giáo Đông phương và Công Giáo La Mã thời sơ khai. Tòa nhà đã trải qua một cuộc đại trùng tu vào những năm 1950.

Trước đại dịch coronavirus, St. Peter in Chains đã tổ chức hơn 1, 000 thánh lễ mỗi năm và là một địa điểm hành hương nổi tiếng.

Nhà thờ chính tòa Cincinati đã nộp đơn lên Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào năm 2018. Các điều kiện để có được danh hiệu này bao gồm địa vị của nhà thờ là “một trung tâm phụng vụ và mục vụ tích cực; nổi tiếng trong toàn giáo phận; vá có giá trị lịch sử hoặc tầm quan trọng cũng như có giá trị nghệ thuật.”

Tổng giáo phận thông báo rằng một Thánh lễ Tạ ơn sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 tại nhà thờ chính tòa nhân kỷ niệm 175 năm ngày cung hiến.

Thống đốc Ohio Mike DeWine và Thị trưởng Cincinnati John Cranley đã gửi lời chúc mừng đến cộng đồng Công Giáo nhân dịp này.

“Giáo Hội Công Giáo và số lượng lớn người Công Giáo trong khu vực của chúng ta đã giúp làm cho khu vực Greater Cincinnati trở thành nơi tuyệt vời để sinh sống, làm việc, vui chơi và cầu nguyện, ” Thị trưởng Cranley, người đã tham dự Thánh lễ cho biết khi thông báo được đưa ra.

“Từ việc bắt đầu xây dựng các bệnh viện lớn chăm sóc người bệnh, giúp đỡ người đói và người nghèo, đến việc giáo dục các thế hệ người Công Giáo vươn lên thoát nghèo và đạt đến đỉnh cao của vai trò lãnh đạo công dân và kinh doanh, Giáo Hội Công Giáo đã mang lại cuộc sống, minh chứng cho niềm tin cốt lõi của mình, và Vương Cung Thánh Đường này đã trở thành hiện thân tuyệt đẹp - một loại Tượng Nữ thần Tự do - cho những công trình tốt đẹp này và là lời nhắc nhở mãi mãi cho những người Cincinnati Công Giáo rằng họ có một ngôi nhà tinh thần đáng tự hào.”


Source:Catholic News Agency
 
Tổng thống Belarus đe dọa sẽ kêu gọi Nga hỗ trợ quân sự nhằm trấn áp người biểu tình
Đặng Tự Do
16:24 21/08/2020


Những người tham gia các cuộc biểu tình ở Belarus, hay còn gọi là Bạch Nga, đã lên tinh thần rất nhiều khi thấy cộng đồng quốc tế quan tâm đến các cuộc biểu tình đòi công lý của họ. Cả Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đích thân lên tiếng ủng hộ công lý và quyền công dân của họ.

Nhiều đám đông lớn ở Belarus đã xuống đường để phản đối kết quả bầu cử đầy tranh cãi.

Đảng cầm quyền do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu đã nắm quyền hơn 20 năm qua.

Ít nhất hai người biểu tình đã bị giết và hàng nghìn người khác bị giam giữ. Trong bối cảnh đó, thủ lĩnh của phe đối lập chính là bà Svetlana Tikhanovskaya đã bỏ trốn khỏi Belarus vào tuần trước và hiện đang cư trú tại Lithuania để tránh bị bách hại.

Tổng thống Lukashenko đã đáp lại các cuộc biểu tình bằng cách đe dọa sẽ kêu gọi Nga hỗ trợ quân sự để dẹp tan các cuộc biểu tình.

Belarus có có 9.6 triệu dân trong đó 48% theo Chính thống giáo, Công Giáo chiếm 7% dân số, và 41% nói mình là người vô thần. Giáo Hội Công Giáo tại Belarus có 3 giáo phận và một tổng giáo phận.

Chính phủ của tổng thống Lukashenko công khai theo đuổi một đường lối vô thần. Nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo tại Belarus, là Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của tổng giáo phận Minsk-Mogilev, đã nhiều lần phê phán chính phủ nước này đang có mưu toan bôi xấu Giáo Hội Công Giáo qua các con số thống kê ngụy tạo.

Trong những năm gần đây, các cơ quan truyền thông tại Belarus, còn được gọi là Bạch Nga, đã có một thói quen là đưa ra các số liệu thống kê về số người Công Giáo tham dự các thánh lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh.

Trong một kháng thư đề ngày 27 tháng 12, 2016 gởi cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Igor Shunevich, và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Kondrusiewicz chỉ ra rằng các báo cáo theo đó chỉ có 40, 000 người Thánh Lễ Giáng Sinh 2016, là hoàn toàn sai sự thật. Con số thực tế “lớn hơn gấp nhiều lần.”

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Belarus đang cố gắng vẽ ra một bức tranh sai sự thật về cái gọi là “sự sụt giảm đáng kể người Công Giáo tham dự lễ Giáng Sinh” từ 240, 000 năm 2011 xuống còn 83, 000 năm 2013 và chỉ còn 40, 000 trong năm 2016.

Đức Thánh Cha kêu gọi công lý và quyền công dân phải được tôn trọng tại Belarus

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi công lý và quyền công dân phải được tôn trọng ở Belarus, nơi hàng chục nghìn người đã xuống đường kêu gọi Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

“Tôi kêu gọi đối thoại, từ bỏ bạo lực và tôn trọng công lý cũng như các quyền công dân, ” Đức Thánh Cha nói trong trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, được phát từ ban công phòng làm việc của ngài ở quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng suy nghĩ của ngài đang gần gũi với “người dân Belarus thân yêu” và ngài đã theo dõi chặt chẽ tình hình sau cuộc bỏ phiếu.

Liên minh châu Âu đang tìm cách áp đặt lệnh trừng phạt đối với Belarus như một phản ứng đối với một cuộc đàn áp bạo lực, trong đó ít nhất hai người biểu tình đã bị giết và hàng nghìn người khác bị giam giữ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng ngài không ngừng cầu nguyện cho Li Băng và “những tình huống bi thảm khác trên thế giới gây ra biết bao đau khổ”.

Li Băng đang rơi vào tình trạng hỗn loạn sau vụ nổ ngày 4/8 tại cảng Beirut khiến hơn 172 người thiệt mạng, 6.000 người bị thương, 300, 000 người mất nhà cửa và tàn phá khu vực thành phố trong bối cảnh quốc gia này đã lún rất sâu trong khủng hoảng tài chính.


Source:Sky News Australia

Source:Reuters
 
National Catholic Register: 14 điều người Công Giáo cần biết về bà Kamala Harris
Đặng Tự Do
18:11 21/08/2020
Sau khi ông Joe Biden công bố quyết định chọn bà Kamala Harris trong vai trò ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh với mình, tờ National Catholic Register trực thuộc hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN cho biết Harris là một người phò phá thai và bài Công Giáo đến mức cực đoan.

Dưới đây là 14 điều người Công Giáo cần biết về nhân vật được mệnh danh là “nữ tướng phò phá thai” của Hoa Kỳ.

1. Trong khi phục vụ tại Thượng viện, Harris liên tục được xếp hạng 100% từ Hiệp hội Quốc gia về Bãi bỏ Luật Cấm Phá thai, gọi tắt là NARAL, một tổ chức hô hào phá thai khét tiếng tại Hoa Kỳ.

2. Harris cực đoan đến mức chủ trương mở rộng cái gọi là “nhân quyền về sinh sản” của phụ nữ trong đó cho phép việc phá hủy sự sống trong tử cung trong suốt toàn bộ thời gian mang thai, kể cả tại thời điểm đứa bé sắp được sinh ra.

3. Harris đã đề xuất rằng các tiểu bang có lịch sử hạn chế quyền phá thai cần phải được sự chấp thuận của liên bang trước khi có thể ban hành các luật lệ mới nhằm hạn chế phá thai. Bà ta tuyên bố rằng nếu những biện pháp bảo vệ này không được áp dụng, “phụ nữ sẽ chết” khiến tờ The Washington Post phải tặng cho bà ta bốn “Pinocchios”, tức là bốn nhân vật xạo hết chỗ nói, vì tuyên bố sai trái này. Trong một cuộc tranh luận chính ở Westerville, Ohio, Harris thanh minh thanh nga như sau:

“Có những tiểu bang đã thông qua các dự luật hầu như nhằm ngăn cản phụ nữ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và không ngoa chút nào khi nói phụ nữ sẽ chết. Phụ nữ nghèo, phụ nữ da đen sẽ chết vì các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa ở nhiều tiểu bang, những người đã mất liên hệ với nước Mỹ đang nói với phụ nữ phải làm gì với cơ thể của họ.”

4. Với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp của California, Kamala Harris đã truy tố các nhà báo phò sinh làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Y tế, là những người đã điều tra Planned Parenthood và việc buôn bán các bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh bị phá thai, dẫn đến một cuộc điều tra và một cuộc điều trần tại Hạ Viện.

5. Harris cũng đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp để đột kích vào nhà của một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất, là anh David Daleiden.

6. Với tư cách là thượng nghị sĩ, Harris ủng hộ dự luật bãi bỏ Tu chính án Hyde, là một biện pháp ngăn chặn nguồn tài trợ liên bang cho việc phá thai và trong lịch sử tu chính án này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Harris đã thách thức Biden tại cuộc tranh luận sơ bộ để chọn ra ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 vì sự ủng hộ lâu năm của ông ta đối với Tu chính án Hyde. Cúi đầu trước áp lực, Biden đã đảo ngược quan điểm của mình vài ngày sau đó.

7. Tại Thượng viện, Harris đã hai lần bỏ phiếu chống lại Đạo luật Bảo Vệ Những Thai Nhi Sống Sót sau một vụ nạo phá thai. Đó là một dự luật yêu cầu các bác sĩ phá thai phải cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự cho những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai giống như đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào khác.

8. Năm 2018, trong phiên điều trần của Thượng viện về việc đề cử Brian Buescher làm thẩm phán quận ở Nebraska, Harris đã tấn công Buescher, và cho rằng sự tham gia của anh ta trong Đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố, là một tổ chức bác ái Công Giáo, khiến anh ta không đủ tư cách phục vụ trong tòa án. Vụ việc này đã khiến toàn bộ Thượng viện phải thông qua đạo luật tố cáo bất kỳ hình thức hạch sách tôn giáo nào đối với các ứng cử viên tư pháp.

9. Brian Buescher không phải là trường hợp duy nhất bị bà Kamala Harris tấn công. Với một lập trường bài Công Giáo kiên định và cực đoan, Harris tìm cách bác bỏ mọi đề cử của Tổng thống Trump liên quan đến người Công Giáo như thể người Công Giáo là có vấn đề, không xứng đáng hay không có khả năng giữ các chức vụ công quyền.

[Chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện Bầu Giáo Hoàng ngày 18 tháng Tư, 2005.

Ngài nói:

“Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”

Có những kẻ đang mưu toan hình thành một chế độ độc tài như thế. Và nếu chúng thành công, chúng ta lại một lần nữa thấy mình và con cháu mình đứng trước một não trạng phân biệt đối xử với người Công Giáo như chúng ta đã từng phải gánh chịu ở quê nhà khi cộng sản chiếm được Miền Bắc vào năm 1954 và sau đó Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.]

10. Ngay khi Dự luật 8 được thông qua vào năm 2008 tại California, nhằm cấm cái gọi là “hôn nhân đồng tính” trong tiểu bang này, Harris công bố chiến dịch của mình cho chức Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang California. Trong khi phục vụ tiểu bang với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp trong sáu năm, Harris không bao giờ bảo vệ lệnh cấm này, bất chấp dự luật đã được ký thành luật. Không những không bảo vệ luật của tiểu bang, bà ta còn vận động cho một phán quyết trong vụ án Hollingsworth kiện Perry để tòa án liên bang làm mất hiệu lực của Dự luật 8 vào năm 2010 để cho phép các kết hiệp đồng giới quay lại ở California.

11. Mặc dù cuộc thăm dò gần đây của công chúng Mỹ cho thấy đa số người Mỹ đồng ý với một số hạn chế về phá thai, Harris khẳng định không nên có bất kỳ hạn chế nào cả, kể cả lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi.

12. Vào năm 2015, với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp California, Harris đã giúp hình thành luật được gọi là “Đạo luật về sự kiện sinh sản” buộc các trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai phải đăng các quảng cáo cho các dịch vụ phá thai và đòi tiểu bang California phải cung cấp phá thai miễn phí hoặc chi phí thấp. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại tiểu bang California phản đối yêu cầu này. Bà ta bị kiện và thua kiện tại Tòa án Tối cao ba năm sau đó.

13. Đạo luật do Harris đồng bảo trợ được gọi là “Đạo luật bình đẳng” vào năm 2018, đặt quyền tự do ngôn luận và bảo vệ lương tâm vào tình thế nguy hiểm. Nó cũng sẽ vô hiệu hóa Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo năm 1993, và là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo.

14. Harris cũng là đồng tác giả của một dự luật vào năm 2019 được gọi là đạo luật “Không gây hại”, sẽ làm suy yếu các biện pháp bảo vệ hợp lý của Đạo luật Khôi phục quyền tự do tôn giáo. “Đạo luật Không gây hại” cho rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, nhưng, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”. Chẳng hạn, các sơ Dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo không thể nại đến lý do tôn giáo để không mua bảo hiểm tránh thai vì nó sẽ gây hại cho chính sách bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai.


Source:National Catholic Register
 
Cơ quan thăm dò Pew: liệu coronavirus có vĩnh viễn đổi việc đích thân thờ phượng thành thờ phượng trực tuyến hay không?
Vũ Văn An
19:01 21/08/2020
Giữa tháng Bẩy vừa qua, Cơ quan thăm dò Pew vừa làm cuộc thăm dò cho thấy một phần ba người trưởng thành Hoa Kỳ từng xem các buổi lễ tôn giáo trực tuyến hay trên truyền hình trong tháng qua, và khoảng hơn một nửa số họ, hay 18%, cho biết đây là lần đầu tiên họ bắt đầu làm việc này trong thời gian Covid-19. Dĩ nhiên, khi thờ phượng từ xa như thế, bạn không thể ôm hôn các thành viên khác của cộng đoàn hay bắt tay thừa tác viên của bạn, vị linh mục, vị giáo sĩ Do Thái giáo hay Giáo sĩ Hồi giáo. Nhưng bạn có thể ăn mặc tùy ý, vặn to văn nhỏ, coi buổi lễ cử hành ở bất cứ đâu...

Bất cứ vì lý do nào, nhiều người thích việc thờ phượng trực tuyến. Chín trên 10 người coi các buổi lễ trực tuyến trong tháng qua cho biết họ “rất” thoả mãn (54%) hay “phần nào” thoả mãn (37%) với trải nghiệm này; chỉ có 8% nói họ “không quá” hay “không hề” thoả mãn.

Vậy điều trên báo hiệu điều gì cho tương lai? Khi Covid-19 qua đi, liệu người Hoa Kỳ có mất thói quen đích thân đến nhà thờ, hội đường, đền thờ hay không? Một số nhà bình luận vốn nhận định rằng giống như đại dịch đã tăng tốc xu hướng mua bán trực tuyến và làm cho người Hoa Kỳ lệ thuộc liên mạng để làm việc, học hành, y tế và tiêu khiển thế nào, thì nhiều, nếu không tất cả, các trải nghiệm tôn giáo cũng sẽ di chuyển trực tuyến như vậy trong thế kỷ 21.

Nhưng đó không phải là điều những người đang tham dự trực tuyến việc thờ phượng sẽ làm trong tương lai. Trái lại, phần lớn người trưởng thành Hoa Kỳ nói chung cho biết khi đại dịch qua đi, họ sẽ trở lại với việc đích thân tham dự các buổi lễ tôn giáo như họ đã làm trước khi bùng phát coronavirus.

Chúng tôi làm thế cách nào (xem hình 1)

Hình 1


Điều chắc chắn, một tỷ lệ đáng kể người Hoa Kỳ (43%) nói họ không đích thân tham dự các buổi lễ tôn giáo trước lúc đại dịch bột phát và họ không dự kiến sẽ bắt đầu đi nhà thờ hay các nơi thờ phượng khác khi đại dịch qua đi. Nhưng 42% người lớn Hoa Kỳ nói họ sẽ đích thân tham dự các buổi lễ tôn giáo trở lại cũng thường xuyên như trước thời đại dịch, trong khi 10% nói họ sẽ tham dự thường xuyên hơn trước, và chỉ có 5% cho biết sẽ tham dự ít thường xuyên hơn.

Tương tự như thế, khá nhiều người Hoa Kỳ không lưu tâm đến các buổi lễ trực tuyến: hai phần ba người lớn Hoa Kỳ nói họ không xem các buổi lễ tôn giáo trực tuyến trong tháng qua. Nhưng một phần ba người lớn Hoa Kỳ mới coi các buổi lễ tôn giáo trực tuyến gần đây, tương đối ít (19% thuộc nhóm này, hay 6% mọi người trưởng thành), nói khi đại dịch qua đi, họ có ý định xem các buổi lễ tôn giáo trực tuyến nhiều hơn trước.

Phần lớn những người thờ phượng trực tuyến cho biết sau khi Covid-19 qua đi, họ dự định quay trở lại thói quen trước đại dịch (18% mọi người trưởng thành) hay xem trực tuyến ít hơn trước khi đại dịch bùng phát (9%).

Dự đoán còn có vẻ đáng lưu ý hơn nữa nếu ta nhìn tới những người tham dự đều đặn trước khi có Covid-19, tức những người trả lời từng nói với chúng tôi trong cuộc thăm dò năm 2019 rằng họ tham dự các buổi lễ ít nhất mỗi tháng 1 hay 2 lần. Trong số những người nhiệt thành với cộng đoàn này, 92% hy vọng khi đại dịch qua đi, họ sẽ đích thân tham dự các buổi lễ ít nhất cũng thường xuyên như họ làm trong quá khứ. 10% cho biết họ cũng sẽ xem trực tuyến nhiều hơn trong quá khứ.

Dĩ nhiên, không thể tiên đoán tác phong sẽ thực sự thay đổi ra sao sau đại dịch, nhất là nếu nó kéo dài trong tương lai hơn người ta dự tưởng. Nhưng ít nhất trong lúc này, rất ít người lớn Hoa Kỳ dự tính sẽ thay đổi việc đích thân tham dự tại nhà thờ hay các nơi thờ phượng khác bằng việc tham dự trực tuyến: chỉ có 2% những người tham dự thường xuyên trước đại dịch nghĩ về lâu về dài họ sẽ coi các buổi lễ trực tuyến thường xuyên hơn và tham dự đích thân ít thường xuyên hơn trước (xem hình 2).

Hình 2
 
Các nhà lãnh đạo Công Giáo Úc Châu công bố bản báo cáo về việc quản trị Giáo hội
Thanh Quảng sdb
19:27 21/08/2020
Các nhà lãnh đạo Công Giáo Úc Châu công bố bản báo cáo về việc quản trị Giáo hội

Công tác duyệt xét lại việc quản trị Giáo hội đã được Ủy ban Hoàng gia đề nghị để ứng phó với việc lạm dụng tình dục trẻ em.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Thứ Sáu 21/8/2020, Hội đồng Giám mục Úc Châu (ACBC) và Hiệp hội các Bề trên các Dòng Tu Úc Châu (CRA), cơ quan đầu não của các Dòng nữ trong nước, đã công bố một bản báo cáo “quan trọng và đầy đủ” về việc duyệt xét lại cơ cấu quản trị và quản lý giáo phận và giáo xứ ở Úc.

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Giám mục Giáo phận Brisbane và Chủ tịch HĐGM Úc Châu cho hay: Bản báo cáo mang tựa đề “Ánh sáng từ Thập giá phương Nam: Cổ súy việc Quản trị đồng trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, đóng góp quan trọng và đáng kể vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội tại Úc.” Và ĐTGM nói tiếp: “Các giám mục và các Bề trên của các Dòng Tu “cám ơn những người đảm trách chuẩn bị, học hỏi và hình thành bản báo cáo”.

Các Giám mục Úc học hỏi bản báo cáo về việc quản trị Giáo hội trong ánh sáng của những đề nghị của chính phủ

Một thông cáo báo chí chung của HĐGM và Hiệp hội các Bề Trên các Dòng Tu (ACBC-CRA) cho hay có bản báo cáo này là để ứng dụng những đề xuất của Ủy ban Hoàng gia của Chính phủ Úc đề nghị các ứng phó trong các cơ cấu của Giáo hội trước việc lạm dụng tình dục trẻ em.

Giáo hội đã chấp nhận những khuyến nghị đó, và giao nhiệm vụ cho Nhóm Cố vấn Thực hiện, nhóm này đã tham khảo với nhóm Dự án Đánh giá Quản trị (GRPT) để nghiên cứu và đề xuất ra một mô thức quản trị Giáo hội trong một bản báo cáo dài 208 trang, trong đó có 86 đề nghị.

Thầy Peter Carroll, FMS, Chủ tịch của các Dòng Tu (CRA) cho hay: “Với tư cách là các vị lãnh đạo trong Giáo hội, chịu trách nhiệm về hàng trăm tổ chức, Hiệp hội các bề trên (CRA) và Hội đồng Giám mục đang làm việc để thông duyệt nhiều cải cách và thực hành quản trị theo các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia.

“Tôi hy vọng rằng bản bá cáo “Ánh Sáng từ Thập Giá Phương Nam” (The Light from Southern Cross) sẽ chiếu sáng con đường tương lai về một đường lối quản trị hữu hiệu, hiện đại cho Giáo hội Úc, hôm nay và mai sau.”

Giáo hội Úc tái khẳng định những cam kết, đảm bảo an toàn cho trẻ em - Phiên bản chính thức

Nhóm Dự Án (IAG), và Nhóm đánh giá Quản trị (GRPT) đã trình bày một phiên bản báo cáo trước đây được lưu hành “nội bộ - (bí) mật”, cho Hội đồng Giám mục và các Bề trên Dòng Tu (CRA) để nghiên cứu vào tháng 5 năm 2020, nhưng đáng tiếc, bản báo cáo này đã bị rò rỉ ra ngoài cho các phương tiện truyền thông Công Giáo quốc tế và được công bố trên các trang mạng...

Các giám mục lưu ý có một số sai sót cần được sửa chữa và một số điều cần được làm sáng tỏ trước khi bản bá cáo chính thức được công bố. Và các giám mục nhận trách nhiệm duyệt xét lại để chỉnh sửa và làm sáng tỏ...

Phiên bản cuối cùng của bản báo cáo sẽ chính thức được xuất bản trên mạng vào ngày 21 tháng 8, kèm theo những Hướng dẫn đính kèm.

Hội đồng Giám mục và Công đồng toàn thể

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho biết trước đây các giám mục đã yêu cầu mọi phản hồi về phiên bản cuối cùng của bản báo cáo phải được gửi đến các giám mục địa phương, và sẽ được thảo luận tại Công đồng toàn thể (ACBC) vào tháng 11.

ĐTGM Mark cho hay: "Các giám mục sẽ thảo luận về bản báo cáo và các vấn đề rộng lớn hơn như cơ cấu quản trị tại các cuộc họp vào cuối năm, nhưng nhiều vấn đề được nêu ra, có những vấn đề có thể được giải quyết ở cấp địa phương, thay vì đòi hỏi phải có sự đồng thuận trên bình diện quốc gia."

“Tương tự, nhiều vấn đề sẽ được xem xét tốt nhất trong Công đồng Toàn thể sắp tới và những gì sẽ được bàn thảo trong Hội đồng tư vấn của từng giáo phận.”

Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch ACBC khích lệ bất cứ ai muốn đọc bản bá cáo “Ánh Sáng từ Thập Giá Phương Nam” (The Light from Southern Cross), thì nên đọc bản hướng dẫn đính kèm trước. Ngài cũng khuyến khích nên đọc “toàn bộ bản báo cáo”, “thay vì chỉ xem phần các đề nghị”.

Việc xuất bản bản bá cáo “Ánh Sáng từ Thập Giá Phương Nam” (The Light from Southern Cross) giúp hoàn thành một trong những dự án cuối cùng của Nhóm Dự Án (IAG) trước khi kết thúc các hoạt động năm 2020.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chìa khóa đóng mở cửa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:15 21/08/2020
Chìa khóa đóng mở cửa

Thời xa xưa, hay vào những thời kỳ còn đơn giản thô sơ, còn an toàn trong đời sống không cần đến chiếc chìa khóa. Vì cửa ra vào chỉ cần móc cài then lại là đủ, cửa phòng buồng, cửa tủ không cần có ổ khóa.

Nhưng từ khi đời sống tiến triển văn minh tiến bộ rộng thêm ra, sự an ninh giảm kém, chiếc chìa khóa dần trở thành dụng cụ có nhiệm vụ quan trọng. Vì lúc này cửa chính ra vào thành, vào nhà cùng cửa phòng, cửa tủ, cửa xe đều có gắn ổ khóa. Và như thế phải có chiếc chìa khóa mới khóa đóng lại cũng như mở cánh cửa ra được.

Chiếc chìa khóa trở thành dụng cụ rất thực dụng trong đời sống hầu như trong mọi lãnh vực. Không có chìa khóa không mở cánh cửa thánh đường đền thờ ra được.

Cửa chính đền thờ mộ thánh Chúa Giêsu bên Jerusalem hằng ngày vào mỗi sáng sớm đều có người giữa chìa khóa đến mở khóa cửa ra. Và chiều tối cũng có người đến khóa cửa lại. Và tương tự cũng như vậy ở các đền thờ, các thánh đường trên khắp thế giới.

Ngày nay chiếc máy vi tính, điện thoại di động cầm tay cũng cần đến chiếc chìa khóa mở ra. Nhưng chiếc chìa khóa máy vi tính, điện thoại không bằng kim loại hay bất cứ vật liệu gì. Nhưng bằng những chữ hay những con số nối liền với nhau ấn bấm trên nó. Khi đó các chương trình trong máy vi tính, trong điện thoại mới hiển thị ra.

Trong đời sống tinh thần tôn giáo có cần chiếc chìa khóa đóng mở cửa không?

Ngay từ khi còn nhỏ thơ bé cha mẹ dần dần theo tuổi tác năm tháng trao vào đời sống, vào tâm hồn con em mình những „chiếc chìa khóa tinh thần“ khác nhau. Một trong những chiếc chìa khóa tình thần đó là sự giáo dục, dạy tập cho con em mình những thói quen căn bản sống làm người. Với chiếc chìa khóa tinh thần thói quen căn bản đó, em bé càng lớn lên, càng mở khám phá ra những chân trời mới hữu ích cho đời sống mình.
Nơi trường học em bé bạn trẻ được nhà trường khai tâm dẫn dắt học tập mẫu tự chữ nghĩa cùng những cách tính toán, như chiếc chìa khóa mở cửa đi tìm tỏi hiểu biết những kiến thức cần thiết giúp đi vào trường đời xây dựng đời sống.

Như vậy chiếc chìa khóa mang hai ý nghĩa vừa là một vật thể dụng cụ khóa đóng mở ổ khóa cánh cửa bằng gỗ, bằng kim loại, vừa mang ý nghĩa hình ảnh tinh thần khai tâm phát triển tìm hiểu những kho tàng văn hóa nhân loại.

Khi đến sinh sống ở một đất nước xa lạ nào, ai củng phải học ngôn ngữ đất nước đó. Ngôn ngữ là chiếc chìa khóa giúp mở cửa đi vào đời sống sinh hoạt xã hội đất nước cùng sinh sống.

Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa đã trao cho Thánh Phero chiếc „chìa khóa tinh thần“

„Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời: dưới đất, con cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, con tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“ * Mt 16, ).

Với chiếc chìa khóa nước trời này Thánh Phero và Giáo Hội Chúa ở trần gian có nhiệm vụ mở cánh cửa đức tin vào Chúa dẫn đưa con người đến với Chúa.

Trước đó hằng ngàn năm, Thiên Chúa cũng đã trao cho Thánh Tiên tri Mose „ chìa khóa quyền hành tinh thần“ sứ mạng dẫn đưa dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban miền nước Do Thái. Và trong dòng lịch sử dân Do Thái, những vị Tư Tế trong dân có nhiệm vụ giữ chiếc chìa khóa tinh thần đạo giáo hướng dẫn cắt nghĩa lề luật truyền thống đạo đức tôn giáo cho Dân Chúa.

Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn thấy những bất cập không theo đúng tinh thần nếp sống đức tin vào Thiên Chúa nơi những vị Tư tế, những vị Thầy thông luật tôn giáo thời Chúa Giêsu bên nước Do Thái. Nên Ngài đã nghiêm khắc nói lời cảnh báo:

"Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản.“ ( Lc 11, 52).

Giáo hội Chúa ngày nay ở trần gian có nhiệm vụ là người giữa chiếc chìa khóa nước trời mà Chúa đã trao cho.

Vì thế Giáo Hội Chúa xưa nay hằng tìm phương cách làm sao giới thiệu Chúa Giêsu cho con người, Đấng là con đường, là sự chân thật và là sự sống. ( Ga 14, 6).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Lược sử các giáo phận Việt Nam : Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Bùi Chu
08:34 21/08/2020
Lược Sử Giáo Phận Bùi Chu

I. LƯỢC SỬ

Bùi Chu là mảnh đất được diễm phúc đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên tại Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử:

«Giatô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân danh Inêxu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Giatô tả đạo truyền giáo – Tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Inêxu lén lút đến làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy và làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân, ngấm ngầm truyền tả đạo Giatô» (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, tờ 5-6).

«Trước kia, vào khoảng năm Nguyên Hoà (1533-1548) đời Lê Trang Tông, Inêxu, người Tây Dương, mới đem đạo ấy vào vùng ven biển, thuộc huyện Giao Thuỷ, huyện Nam Chân, lén lút truyền giáo, gọi là “đạo Thiên Chúa” cũng gọi là “Thập tự giáo”. Giáo lý này dùng thiên đường địa ngục để phân biệt báo ứng về điều thiện, điều ác, cũng gần giống đạo Phật, có thêm vào thuyết xưng tội, rửa tội nữa» (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XLI, tờ 24-25).

Sự kiện này đã ghi đậm một dấu mốc lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Nó không chỉ khai mở công cuộc truyền giáo ở Việt Nam, mà còn đặt Bùi Chu vào những trang đầu và trở thành trung tâm truyền giáo ở giáo phận Đàng Ngoài trong những thế kỷ kế tiếp.

Bùi Chu còn thêm vào trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam: 26 vị thánh tử vì đạo sinh quán tại giáo phận Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại đây trong số 117 vị thánh tử vì đạo nước Việt Nam. Đó là 44 vị hiển thánh tử vì đạo đại diện cho 514 tôi tớ Chúa và khoảng 16.500 vị anh hùng tử vì đạo đã chết để làm chứng cho Chúa, thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.

Ngày 9/9/1659, khi Toà Thánh chính thức thành lập 2 giáo phận đầu tiên tại Việt Nam thì vùng đất của giáo phận Bùi Chu đã có đông giáo hữu thuộc giáo phận Đàng Ngoài do các thừa sai dòng Tên rồi đến các cha dòng Đa Minh phục vụ.

Năm 1668, Đức cha Pierre Lambert de la Motte đã truyền chức linh mục cho 4 thầy người Việt đầu tiên tại Xiêm (Thái Lan), trong đó có cha Gioan Huệ (1668-1671) được cử về phục vụ ở Kiên Lao giáo phận Bùi Chu.

Ngày 19/2/1670, Đức cha đã lập dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và chủ lễ khấn dòng cho hai nữ tu tiên khởi là chị Paola và chị Anê. Cũng năm đó, Kiên Lao là giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Đàng Ngoài (hơn 2000 tín hữu) và cha Simon Kiên (nguyên quán), 1 trong 7 linh mục thuộc lớp linh mục người Việt thứ hai được truyền chức tại công đồng Phố Hiến (Hưng Yên), đã phục vụ rồi qua đời tại đây (1670-1684).

Ngày 15/11/1679, giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai: giáo phận Đông do Đức cha Deydier Điển coi sóc và giáo phận Tây do Đức cha Bourges coi sóc. Suốt thời gian 1679-1848, Toà giám mục thường được đặt tại Lục Thủy Hạ (Liên Thủy), Trà Lũ, Trung Linh và Bùi Chu. Từ năm 1757, Toà Thánh trao giáo phận Đông cho các cha dòng Đa Minh coi sóc và đảm nhiệm việc truyền giáo.

Năm 1848, Toà Thánh tách giáo phận Đông Đàng Ngoài: một giữ tên giáo phận cũ và một lấy tên giáo phận Trung (nằm giữa giáo phận Đông và Tây). Giáo phận mới tuy nhỏ bé về địa lý nhưng giáo dân lại nhiều gấp ba lần giáo phận Đông (139.000 tín hữu).

Trong thời gian này, Giáo Hội Việt Nam gặp biết bao gian nan thử thách, do các sắc chỉ cấm đạo của các vua quan, đặc biệt là đời các vua Minh Mạng và Tự Đức. Tưởng chừng Kitô giáo bị xoá sổ tại Bùi Chu, thì vào năm 1858, Đức cha Valentinô Berrio Ochoa Vinh và cha chính Emmanuel Riaño Hoà đã khấn dâng giáo phận cho Đức Mẹ: “Vì lời cầu bầu của Đức Mẹ, khi Thiên Chúa cho giáo dân thoát khỏi cơn bắt bớ đạo và được sống bình an, thì sẽ xây cất một thánh đường xứng đáng dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và nhận Người làm bổn mạng của giáo phận”. Sau nhiều lần xây dựng, đền thánh Phú Nhai hiện nay (xức dầu thánh hiến trọng thể ngày 7/12/1933) là chứng tích tình Mẹ che chở giáo phận và lòng yêu mến của toàn thể con cái Bùi Chu đối với Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Ngày 3/12/1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được đổi tên theo địa hạt hành chính nơi đặt toà giám mục, giáo phận Trung được đổi tên thành giáo phận Bùi Chu do Đức cha Pedro Muñagorri Trung coi sóc.

Giáo phận Bùi Chu trở nên quá lớn đối với một chủ chăn. Ngày 9/3/1936, Toà Thánh chia giáo phận làm hai: giáo phận Bùi Chu do Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục bản quốc thứ hai cai quản, và giáo phận Thái Bình vẫn do các vị thừa sai dòng Đa Minh cai quản. Điều đó chứng tỏ giáo phận Bùi Chu đã có sự trưởng thành khá vững chắc. Khi đó, giáo phận gồm 6 huyện tỉnh Nam Định, dân số 944.900, số giáo dân 230.000 (24, 45%), 100 linh mục (không kể linh mục thừa sai dòng Đa Minh), 390 thầy giảng, 520 thánh đường.

Cho đến năm 1954, giáo phận Bùi Chu đã là một giáo phận có sự trưởng thành khá vững chắc với 178 linh mục triều, 14 linh mục dòng, 78 đại chủng sinh, một số lớn nữ tu và khoảng gần 210 ngàn giáo dân trên tổng số gần 900 ngàn người trên địa bàn và 103 giáo xứ. Biến cố ngày 20/7/1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước: Đức cha, cha chính, cha văn phòng cùng với phần lớn các cha (khoảng 142 cha) trong đó có cha giám đốc, ban giáo sư đại chủng viện và chủng sinh, các bề trên và các hội dòng: Gioan Thiên Chúa, Đồng Công, Khiết Tâm (thầy giảng Bùi Chu), Mân Côi, Đa Minh, Mến Thánh Giá và dòng Kín Cát Minh đã di cư vào miền Nam cùng với trên 100.000 giáo dân. Giáo phận rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cả giáo phận còn lại 35 linh mục hầu hết là già yếu, nhiều cha đã về hưu nay phải trở lại coi xứ cùng với 54 thầy giảng và 90 nữ tu.

Trong hoàn cảnh đó, Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi đã cử cha văn phòng Giuse Phạm Năng Tĩnh trở về miền Bắc với tư cách là đại diện tông toà rồi giám quản giáo phận và được tấn phong giám mục ngày 10/11/1960, tức là trước ít ngày thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam (24/11/1960) với tông hiến Venerabilium Nostrorum của Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã cho thành lập chủng viện Mẫu Tâm với hơn 200 chủng sinh. Ngày 27/11/1960, ngài phong chức linh mục cho 4 thầy giảng trong đó có thầy Giuse Vũ Duy Nhất, sau này làm giám mục.

Từ khi giáo phận tông toà Bùi Chu được nâng lên giáo phận chính toà ngày 24/11/1960, với sự tài tình khôn ngoan của Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, giáo phận đã từng bước vượt qua những chặng đường gian khó. Ngày 8/12/1963 đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức cha đã truyền chức linh mục cho 29 thầy tại đền thánh Phú Nhai. Sự kiện đó như ngày phục sinh của giáo phận, nhiều giáo xứ đã có chủ chiên coi sóc sau nhiều năm không người chăn dắt.

Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã chu toàn các nhiệm vụ khác nhau của một vị mục tử khôn ngoan và thánh thiện. Với tư cách là giám mục, giáo sư đại chủng viện, nhà đào tạo cho các chủng sinh và tu sĩ, chăm sóc mục vụ cho 7 giáo xứ với số giáo dân tới 2 vạn người, viết sách và dịch sách…, cuộc đời của ngài thật bề bộn. Vì quá vất vả và thời thế khó khăn, ngài đã lâm trọng bệnh và tạ thế ngày 11/2/1974 lúc tuổi đời vẫn còn trẻ (57 tuổi), trong sự tiếc thương vô vàn của mọi thành phần Dân Chúa.

Sau hơn 1 năm trống toà, ngày 29/6/1975, cha chính giáo phận Đa Minh Lê Hữu Cung được thụ phong giám mục với khẩu hiệu “Adveniat regnum tuum”. Ngài đã phó dâng giáo phận cách đặc biệt cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và cổ võ việc sùng kính Thánh Tâm. Vì thế ngài đã nhận tu hội Thánh Tâm vào giáo phận năm 1980. Ngài đã truyền chức linh mục cho 13 thầy trong thầm lặng và đã nhờ các đức cha khác truyền chức linh mục cho 3 thầy tại miền Nam. Ngoài ra ngài cũng nhường cho Đức cha phó Giuse Vũ Duy Nhất truyền chức linh mục cho 6 thầy cũng trong thầm lặng. Với tuổi cao và dày công phúc, Chúa đã gọi Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung về Nhà Cha ngày 12/3/1987. Trên bia mộ tại gian cung thánh nhà thờ Chính Toà Bùi Chu, có ghi: “Nguyện xin cho Nước Chúa trị đến, mục tử trung thành, tông đồ Thánh Tâm Chúa”.

Sau khi Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung qua đởi, Đức cha phó Giuse Vũ Duy Nhất (thụ phong giám mục 8/8/1979) lên làm giám mục chính toà (1987-1999) trong lúc đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Ngài đã canh tân cơ cấu tổ chức của giáo phận, phát động các phong trào học hỏi giáo lý, cổ võ và khôi phục các hội đoàn trong giáo phận. Ngài đặc biệt quan tâm việc đào tạo các linh mục. Từ năm 1989, giáo phận có các chủng sinh theo học tại đại chủng viện Hà Nội. Tính đến nay đã có 25 linh mục của các khóa. Cùng lúc đó, được sự giúp đỡ của Đức ông Gioan Trần Văn Hiến Minh, Đức cha đã gửi các chủng sinh vào học trong đại chủng viện Đức Ái tại Sài Gòn, một chủng viện ngoại trú liên giáo phận, học tập và tu luyện theo hiến pháp và chỉ nam gia đình Đức Ái, được Toà Thánh khích lệ với sự giúp đỡ của các vị chủ chăn và các giáo sư chuyên viên tại Sài Gòn, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và nhóm các giáo sư gốc Bùi Chu. Có 7 khóa đã tốt nghiệp. Năm 1999, Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất đã truyền chức cho 20 linh mục trong âm thầm. Sau khi hoàn tất công việc của người đầy tớ khôn ngoan và trung thành, ngài đã được Chúa gọi về vào ngày 11/12/1999.

Sau hơn 1 năm trống ngôi, ngày 8/8/2001 giáo phận Bùi Chu có vị chủ chăn mới là Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm. Với nhiều sáng kiến canh tân cơ sở vật chất và đường hướng mục vụ, giáo phận mang một diện mạo mới. 120 linh mục giáo phận đã được phong chức dưới thời ngài. Đợt phong chức nhiều nhất vào năm 2007 gồm 64 linh mục, trong đó có 45 linh mục thuộc Bùi Chu. Ngài cũng gửi nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh du học, làm nhân sự cho Học viện Thần học và Đại Chủng viện Bùi Chu, được Toà Thánh ban phép thiết lập năm 2009.

Ngày 24/12/2012, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó giáo phận Bùi Chu. Lễ nhậm chức được diễn ra ngày 01/2/2013, tại nhà thờ Chính Toà Bùi Chu. Ngày 17/8/2013, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm qua đời, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu lên kế vị. Tiếp nối công việc của các vị tiền nhiệm, ngài dần đưa giáo phận vào ổn định về cơ cấu tổ chức, tăng cường nhân sự cho các ban ngành.

Nhờ lời cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Bùi Chu và của Cha thánh Đa Minh, cùng với những hy sinh lơn lao các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa, giáo phận Bùi Chu đã vượt qua những chặng đường gian nan, với bao thăng trầm của lịch sử, để có được những thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay.

Sắc chỉ thành lập: việc thành lập giáo phận Bùi Chu đã được Toà Thánh chính thức ban sắc chỉ ba lần:

- Ngày 5/9/1848, Đức Thánh Cha Piô IX ban sắc lệnh Apostolatus Officium, tách giáo phận Đông Đàng Ngoài thành giáo phận Trung gồm tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và 6 huyện của tỉnh Nam Định; phần còn lại vẫn mang tên giáo phận Đông.

- Ngày 3/12/1924, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Ordinarie Indosinensis đổi tên giáo phận Trung thành giáo phận Bùi Chu.

- Ngày 9/3/1936, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Proecipuas inter Apostolicas chia giáo phận Bùi Chu thành giáo phận Thái Bình (tỉnh Hưng Yên và Thái Bình) và giáo phận Bùi Chu (2/3 tỉnh Nam Định).

II. ĐỊA LÍ VÀ DÂN SỐ

2. Ranh giới: Giáo phận Bùi Chu là giáo phận nhỏ nhất Việt Nam, nằm gọn trên phần diện tích khoảng 1.350 km2, bao gồm 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng) và khu vực giáo xứ Khoái Đồng trong thành phố Nam Định. Phía Đông Bắc giáp giáo phận Thái Bình với dòng sông Hồng, phía Tây Bắc giáp giáo phận Hà Nội bằng sông Đào, phía Tây Nam giáp giáo phận Phát Diệm bằng sông Đáy và phía Đông Nam là Biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Dân cư: tổng dân số trên địa bàn giáo phận Bùi Chu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng quãng chừng hơn một triệu người, đại đa số là người Kinh.

Nghề nghiệp: khoảng 60% làm nông nghiệp, 5% làm muối và đi biển, 35% làm nghề thương mại, cơ khí, kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp …

Sông ngòi: Giáo phận Bùi Chu được bao bọc bởi ba con sông lớn, tiếp giáp với ba giáo phận và biển Đông rộng lớn. Hai con sông Hồng và sông Đáy tựa như hai cánh tay khoẻ bao bọc lấy giáo phận. Cùng với sông Đào nối liền hai con sông lớn này và sông Ninh Cơ, một nhánh của sông Hồng chảy qua giữa giáo phận, tạo thành một hệ thống sông ngòi cung cấp nước và phù sa cho những cánh đồng phì nhiêu. Không những thế, hệ thống sông ngòi này mỗi năm còn bồi đắp thêm một lượng lớn phù sa ra biển, tạo nên những cồn đất màu mỡ, hình thành những vùng đất mới cho giáo phận. Chính vì điều này mà diện tích thống kế hằng năm có thay đổi ít nhiều, tuỳ thuộc vào đất bồi ra biển nhiều hay ít. Ngoài việc đưa nước và phù sa đến tất cả các huyện, hệ thống sông này còn là những trục giao thông rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển. Nhờ thế, khu vực giáo phận trở nên rất trù phú, dân cư đông đúc sống hiền lành chất phác. Đây thật là một môi trường thuận lợi cho việc đón nhận và phát triển đức tin, in đậm dấu vết của những cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng của các nhà truyền giáo.

3. Địa chỉ Toà giám mục

Xuân Ngọc Ÿ Xuân Trường Ÿ Nam Định

Tel: 0350 3887 514 (VP) Ÿ 0350 3751 161 (ĐGM) Ÿ Fax: 0350 3887 521

Email: tgmbcvn@gmail.com

4. Số giáo hạt và giáo xứ

Hạt Báo Đáp:

1. Bách Tính. Sth: 872. Đc: Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định

2. Báo Đáp. Sth: 3.622. Đc: Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định

3. Cổ Ra. Sth: 1.969. Đc: Nam Cường, Nam Trực, Nam Định

4. Dương A. Sth: 1.365. Đc: Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định

5. Hồng Quang. Sth: 1.320. Đc: Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định

6. Hưng Nhượng. Sth: 1.390. Đc: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định

7. Khoái Đồng. Sth: 334. Đc: 127 Lê Hồng Phong, TP. Nam Định

8. Lã Điền. Sth: 850. Đc: Điền Xá, Nam Trực, Nam Định

9. Nam Dương. Sth: 975. Đc: Nam Dương, Nam Trực, Nam Định

10. Phong Lộc. Sth: 820. Đc: Nam Phong, Nam Trực, Nam Định

11. Trực Chính. Sth: 809. Đc: Nam Giang, Nam Trực, Nam Định

Hạt Bùi Chu:

12. Bùi Chu. Sth: 1.880. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định

13. Cát Xuyên. Sth: 695. Đc: Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định

14. Hạc Châu. Sth: 755. Đc: Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định

15. Kiên Lao. Sth: 9.426. Đc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định

16. Liên Thuỷ. Sth: 1.849. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định

17. Liên Thượng. Sth: 1.037. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định

18. Lục Thuỷ. Sth: 2.142. Đc: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định

19. Ngọc Tiên. Sth: 1.740. Đc: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định

20. Thánh Danh. Sth: 2.700. Đc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định

21. Thuỷ Nhai. Sth: 2.331. Đc: Xuân Thuỷ, Xuân Trường, Nam Định

22. Trung Linh. Sth: 2.157. Đc: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định

23. Xuân Dương. Sth: 5.271. Đc: Xuân Hoà, Xuân Trường, Nam Định

Hạt Đại Đồng:

24. Ấp Lũ. Sth: 1.741. Đc: Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định

25. Đại Đồng. Sth: 5.616. Đc: Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định

26. Định Hải. Sth: 2.040. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định

27. Hà Cát. Sth: 1.660. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định

28. Hoành Đông. Sth: 2.882. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định

29. Lạc Nam. Sth: 2.329. Đc: Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định

30. Minh Đường. Sth: 1.126. Đc: Giao Thanh, Giao Thuỷ, Nam Định

31. Phú Hương. Sth: 1.314. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định

32. Phú Ninh. Sth: 3.298. Đc: Giao Xuân, Giao Thuỷ, Nam Định

33. Phú Thọ. Sth: 4.500. Đc: Giao Thiện, Giao Thuỷ, Nam Định

34. Thanh Thuỷ. Sth: 1.805. Đc: Giao An, Giao Thuỷ, Nam Định

35. Thiện Giáo. Sth: 3.200. Đc: Giao Hương, Giao Thuỷ, Nam Định

36. Thuận Thành. Sth: 4.780. Đc: Hồng Thuận, Giao Thuỷ, Nam Định

Hạt Kiên Chính:

37. Hải Điền. Sth: 1.650. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định

38. Hoà Định. Sth: 1.549. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

39. Kiên Chính. Sth: 2.156. Đc: Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định

40. Liên Phú. Sth: 2.810. Đc: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định

41. Long Châu. Sth: 1.849. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định

42. Phú Hoá. Sth: 1.375. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định

43. Phương Chính. Sth: 5.165. Đc: Hải Triều, Hải Hậu, Nam Định

44. Quế Phương. Sth: 1.271. Đc: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định

45. Tang Điền. Sth: 1.767. Đc: Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định

46. Tân An. Sth: 1.750. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

47. Tây Cát. Sth: 1.810. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định

48. Thịnh Long. Sth: 1.697. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định

49. Trung Châu. Sth: 1.250. Đc: Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định

50. Trung Phương. Sth: 1.023. Đc: Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định

51. Văn Lý. Sth: 1.838. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

52. Xuân Đài. Sth: 2.018. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định

53. Xuân Hà. Sth: 2.080. Đc: Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định

54. Xương Điền. Sth: 4.112. Đc: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

Hạt Lạc Đạo:

55. Âm Sa. Sth: 891. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định

56. Bình Hải. Sth: 3.500. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định

57. Đài Môn. Sth: 637. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định

58. Đồng Liêu. Sth: 2.640. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định

59. Đồng Nghĩa. Sth: 1.650. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

60. Đồng Nhân. Sth: 1.011. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định

61. Đồng Quỹ. Sth: 1.150. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

62. Đồng Tâm. Sth: 1.179. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định

63. Giang Liêu. Sth: 880. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định

64. Giáp Nghĩa. Sth: 840. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

65. Giáp Phú. Sth: 1.683. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

66. Lạc Đạo. Sth: 5.501. Đc: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định

67. Lạc Hồng. Sth: 1.875. Đc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định

68. Liêu Ngạn. Sth: 1.145. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định

69. Nam Phú. Sth: 925. Đc: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

70. Quần Lạc. Sth: 4.306. Đc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định

71. Tân Bơn. Sth: 2.016. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định

72. Thuần Hậu. Sth: 641. Đc: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định

Hạt Liễu Đề:

73. Chương Nghĩa. Sth: 550. Đc: Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định

74. Cốc Thành. Sth: 950. Đc: Nghĩa Đồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

75. Đại Đê. Sth: 2.215. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định

76. Hà Dương. Sth: 1.500. Đc: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định

77. Liễu Đề. Sth: 4.553. Đc: Tt. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định

78. Lý Nghĩa. Sth: 650. Đc: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định

79. Nam Trực. Sth: 1.026. Đc: Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định

80. Ngoại Đông. Sth: 1.428. Đc: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định

81. Quần Liêu. Sth: 5.697. Đc: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định

82. Quỹ Đê. Sth: 1.002. Đc: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định

83. Quỹ Ngoại. Sth: 1.366. Đc: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định

84. Thạch Bi. Sth: 2.481. Đc: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định

Hạt Ninh Cường:

85. An Đạo. Sth: 2.626. Đc: Hải An, Hải Hậu, Nam Định

86. An Nghĩa. Sth: 1.811. Đc: Hải An, Hải Hậu, Nam Định

87. Đông Bình. Sth: 577. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định

88. Lác Môn. Sth: 4.342. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định

89. Ninh Cường. Sth: 5.387. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định

90. Tân Châu. Sth: 1.121. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định

91. Tân Cường. Sth: 1.860. Đc: Trực Cường, Trực Ninh, Nam Định

92. Tân Lý. Sth: 4.452. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định

93. Tân Phường. Sth: 1.224. Đc: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định

94. Tây Đường. Sth: 2.350. Đc: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định

95. Tích Tín. Sth: 2.837. Đc: Trực Thái, Trực Ninh, Nam Định

Hạt Phú Nhai:

96. An Phú. Sth: 2.286. Đc: Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định

97. Cát Phú. Sth: 1.305. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định

98. Kính Danh. Sth: 2.003. Đc: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định

99. Lạc Thành. Sth: 2.669. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định

100. Nam Điền. Sth: 941. Đc: Xuân Vinh, Xuân Trường, Nam Định

101. Phù Sa. Sth: 683. Đc: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định

102. Phú Nhai. Sth: 5.212. Đc: Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định

103. Quần Cống. Sth: 3.780. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định

104. Thánh Mẫu. Sth: 973. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định

105. Thánh Thể. Sth: 2.495. Đc: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định

106. Vạn Lộc. Sth: 2.188. Đc: Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định

Hạt Quần Phương:

107. Cồn Vẽ. Sth: 856. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

108. Giáp Nam. Sth: 2.150. Đc: Hải Phương, Hải Hậu, Nam Định

109. Hai Giáp. Sth: 4.137. Đc: Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định

110. Hải Nhuận. Sth: 2.892. Đc: Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định

111. Hưng Nghĩa. Sth: 3.980. Đc: Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định

112. Kim Thành. Sth: 1.562. Đc: Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định

113. Nam Đường. Sth: 1.904. Đc: Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định

114. Nam Hoà. Sth: 3.269. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

115. Phạm Pháo. Sth: 3.169. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

116. Phạm Rị. Sth: 3.120. Đc: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định

117. Phú Hải. Sth: 1.229. Đc: Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định

118. Quần Phương. Sth: 4.999. Đc: Tt. Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

119. Tân Bồi. Sth: 1.689. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

120. Tùng Nhì. Sth: 897. Đc: Trực Thắng, Trực Ninh, Nam Định

121. Trại Đáy. Sth: 1.076. Đc: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

122. Triệu Thông. Sth: 2.037. Đc: Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định

123. Trung Thành. Sth: 6.108. Đc: Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định

124. Xuân Dục. Sth: 4.313. Đc: Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định

Hạt Quỹ Nhất:

125. Ân Phú. Sth: 1.955. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định

126. Chỉ Thiện. Sth: 1.530. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định

127. Giáo Lạc. Sth: 4.500. Đc: Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

128. Lạc Thiện. Sth: 1.994. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định

129. Nghĩa Dục. Sth: 5.670. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định

130. Ninh Hải. Sth: 2.684. Đc: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định

131. Ngọc Lâm. Sth: 1.189. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định

132. Phú Giáo. Sth: 1.090. Đc: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định

133. Phúc Điền. Sth: 3.170. Đc: Nam Điền, Nghĩa Hưng, Nam Định

134. Phúc Đông. Sth: 1.470. Đc: Tt. Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định

135. Phương Lạc. Sth: 2.370. Đc: Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định

136. Quần Vinh. Sth: 2.923. Đc: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định

137. Quỹ Nhất. Sth: 4.502. Đc: Tt. Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng, Nam Định

138. Rạng Đông. Sth: 940. Đc: Tt. Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định

139. Tây Thành. Sth: 824. Đc: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định

140. Thượng Trại. Sth: 1.040. Đc: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định

141. Văn Giáo. Sth: 2.911. Đc: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định

142. Vinh Phú. Sth: 1.681. Đc: Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định

Hạt Thức Hoá:

143. Diêm Điền. Sth: 700. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định

144. Du Hiếu. Sth: 1.970. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định

145. Duyên Thọ. Sth: 1.119. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định

146. Hoành Nhị. Sth: 903. Đc: Giao Hà, Giao Thuỷ, Nam Định

147. Mộc Đức. Sth: 1.070. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định

148. Ngưỡng Nhân. Sth: 3.265. Đc: Giao Nhân, Giao Thuỷ, Nam Định

149. Phong Lâm. Sth: 1.068. Đc: Giao Phong, Giao Thuỷ, Nam Định

150. Quất Lâm. Sth: 2.850. Đc: Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định

151. Sa Châu. Sth: 6.421. Đc: Giao Châu, Giao Thuỷ, Nam Định

152. Thức Hoá. Sth: 4.921. Đc: Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định

Hạt Tương Nam:

153. An Lãng. Sth: 1.365. Đc: Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định

154. Nam Hưng. Sth: 1.060. Đc: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định

155. Nam Lạng. Sth: 1.558. Đc: Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định

156. Phú An. Sth: 1.558. Đc: Tt. Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định

157. Trang Hậu. Sth: 1.243. Đc: Nam Hải, Nam Trực, Nam Định

158. Trung Lao. Sth: 9.559. Đc: Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định

159. Tương Nam. Sth: 1.502. Đc: Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định

Hạt Tứ Trùng:

160. An Bài. Sth: 2.625. Đc: Tt. Cồn, Hải Hậu, Nam Định

161. An Cư. Sth: 989. Đc: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định

162. Giáp Năm. Sth: 2.800. Đc: Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định

163. Lục Phương. Sth: 2.323. Đc: Hải Cường, Hải Hậu, Nam Định

164. Nam Phương. Sth: 853. Đc: Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định

165. Ninh Mỹ. Sth: 2.657. Đc: Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định

166. Ninh Sa. Sth: 2.528. Đc: Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định

167. Phúc Hải. Sth: 2.412. Đc: Hải Phong, Hải Hậu, Nam Định

168. Phú Văn. Sth: 940. Đc: Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định

169. Trung Hoà. Sth: 700. Đc: Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định

170. Trùng Phương. Sth: 830. Đc: Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định

171. Tư Khẩn. Sth: 907. Đc: Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định

172. Tứ Trùng. Sth: 2.062. Đc: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định

173. Xuân Chính. Sth: 2.286. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định

174. Xuân Hoà. Sth: 2.207. Đc: Hải Hoà, Hải Hậu, Nam Định

175. Xuân Hoá. Sth: 1.250. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định

176. Xuân Thuỷ. Sth: 5.192. Đc: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định

III. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁO PHẬN

Giám mục: Tôma Vũ Đình Hiệu

1. HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

- Tổng đại diện: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang

- Thư ký: Lm. Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng

- Quản lý: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo

- Phó giám đốc ĐCV: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng

và các lm. quản hạt

2. HỘI ĐỒNG LINH MỤC

- Tổng đại diện: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang

- Thư ký: Lm. Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng

- Quản lý: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo

- Phó giám đốc ĐCV: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng

- Quản hạt Báo Đáp: Lm. Gioakim Nguyễn Văn Tường

- Quản hạt Bùi Chu: Lm. Giuse Trần Quốc Tuyến

- Quản hạt Đại Đồng: Lm. Giuse Phạm Văn Hy

- Quản hạt Kiên Chính: Lm. Giuse Trần Trung Hiếu

- Quản hạt Lạc Đạo: Lm. Đa Minh Phạm Văn Dược

- Quản hạt Liễu Đề: Lm. Đa Minh Mai Văn Đảm

- Quản hạt Ninh Cường: Lm. Đa Minh Đinh Ngọc Hoàn

- Quản hạt Phú Nhai: Lm. Giuse Phạm Quang Vinh

- Quản hạt Quần Phương: Lm. Đa Minh Nguyễn Văn Vàng

- Quản hạt Quỹ Nhất: Lm. Gioan Đỗ Duy Môn

- Quản hạt Thức Hoá: Lm. Giuse Mai Văn Châu

- Quản hạt Tương Nam: Lm. Đaminh Đinh Xuân Cảnh

- Quản hạt Tứ Trùng: Giuse Nguyễn Văn Toanh

- Đại diện hạt Báo Đáp: Lm. Giuse Phạm Ngọc Oanh

- Đại diện hạt Bùi Chu: Lm. Giuse Phạm Ngọc Oanh (GĐ Cô nhi viện)

- Đại diện hạt Đại Đồng: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Đối

- Đại diện hạt Kiên Chính: Lm. Giuse Đinh Văn Viện

- Đại diện hạt Lạc Đạo:

- Đại diện hạt Liễu Đề: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Dương

- Đại diện hạt Ninh Cường: Lm. Giuse Phạm Minh Tuấn

- Đại diện hạt Phú Nhai: Lm. Giuse Micael Vũ Minh Tuấn

- Đại diện hạt Quần Phương: Lm. Đa Minh Phạm Kim Tiền

- Đại diện hạt Quỹ Nhất: Giuse Phạm Minh Phan

- Đại diện hạt Thức Hoá: Lm. Giuse Trần Quốc Điêm

- Đại diện hạt Tương Nam: Lm.

- Đại diện hạt Tứ Trùng: Lm. Giuse Phạm Văn Quyết

- Đại diện các linh mục dòng nhập vụ: Lm. Phaolô Đinh Văn Đông, SDB

và các lm. trong HĐMV

3. HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

a. Các trưởng ban:

- Ban Giáo lý Đức tin: Lm. Giuse Trần Quốc Tuyến

- Ban Thánh Kinh: Lm. Vinh Sơn Mai Văn Kính

- Ban Phụng tự, nghệ thuật thánh và xây dựng: Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh

- Ban Thánh nhạc: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chân

- Ban Giáo sĩ: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang

- Ban Tu sĩ: Lm. Giuse Lê Văn Sở

- Ban Giáo dân, đặc trách quý chức HĐGX: Lm. Giuse Đinh Công Phúc

- Ban Hôn nhân và gia đình: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Bản Mạnh

- Ban Truyền giáo: Lm. Giuse Phạm Văn Hy

- Ban Bác ái xã hội: Lm. Giuse Trần Hưng Đạo

- Ban Văn hoá và truyền thông: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh

- Ban Công lý hoà bình: Lm. Đa Minh Đinh Ngọc Hoàn

- Ban Mục vụ di dân: Lm. Phêrô Đinh Trung Hiếu

- Ban Giáo dục: Lm. Giuse Vũ Ngọc Tứ

b. Các trưởng ngành và đoàn hội:

- Đặc trách Chủng sinh: Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng

- Đặc trách Ơn gọi: Lm. Giuse Lê Văn Dương

- Đặc trách Thiếu nhi Thánh Thể: Lm. Giuse Đỗ Văn Thực

- Đặc trách Giới trẻ: Lm. Micael Phạm Văn Tương

- Đặc trách Sinh viên: Lm. Phêrô Lương Đức Thiệu

- Đặc trách Huynh đoàn Đa Minh: Lm. Giuse Nguyễn Đức Giang

- Đặc trách Hội con Đức Mẹ: Lm. Augustinô Trần Văn Đông

- Đặc trách Hội gia trưởng: Lm. Phaolô Đinh Quang Tiến

- Đặc trách Hội CBMCG: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính

- Đặc trách Hội Legio Mariae: Lm. Giuse Lê Thành Tâm

- Đặc trách Hội gia đình phạt tạ Thánh Tâm: Lm. Đa Minh Nguyễn Văn Vàng

IV. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA GIÁO PHẬN

(x. Số liệu thống kê về hiện tình Giáo hội Việt Nam, chương 23)

Dân số chung: 1.193.104

Số dân Công Giáo: 398.084

Linh mục: 186

Nữ tu: 868

Chủng sinh: 145

Chủng sinh dự bị: 243

V. MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA GIÁO PHẬN

1. Nhà thờ chính toà

Bùi Chu là nơi đã được đón nhận Tin Mừng từ rất sớm và dần được hình thành vào khoảng năm 1670 do nỗ lực rao giảng của các cha thừa sai dòng Tên, nhất là cha chính François Deydier Điển (đến Bắc Kỳ năm 1666) rồi sau đó là các vị thừa sai dòng Đa Minh. Từ năm 1676, các cha dòng Đa Minh được cử đến vùng Sơn Nam Hạ (trong đó có làng Bùi Chu) để chăm sóc mục vụ và truyền giáo.

Năm 1763, khi toà giám mục tạm thời chuyển về làng Bùi Chu, thì giáo xứ Bùi Chu chính thức được thành lập lấy tên làng Bùi Chu mà đặt cho giáo xứ hay còn gọi là Kẻ Bùi.

Nhà thờ của giáo xứ Bùi Chu nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Trong những năm bị bách hại, nơi đây đã nhiều lần là toà giám mục của giáo phận Đông Đàng Ngoài. Từ năm 1848, toà giám mục đã được đặt cho đến ngày nay.

Nhà thờ chính toà Bùi Chu được xây dựng và khánh thành vào năm 1885 thời Đức cha Wenceslao Oñate Thuận (1884-1897) với chiều dài 78m, chiều rộng 22m, chiều cao 15m và 2 tháp chuông cao 30m. Trên gian cung thánh là nơi an nghỉ của 7 vị giám mục đã từng coi sóc giáo phận Bùi Chu (Đức cha Wenceslao Oñate Thuận, Đức cha Pedro Muñagorri Trung, Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung, Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất và Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm).

Cho đến nay, nhà thờ vẫn còn giữ được những nét cổ kính ban đầu, xứng đáng là nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong giáo phận.

2. Toà giám mục

Toà giám mục Bùi Chu được xây dựng lại từ thời Đức cha Wenceslao Oñate Thuận (1883-1897) cùng lúc với nhà thờ chính toà, trường lý đoán và nhà thiên thần (cô nhi viện), sau đó được củng cố thêm thời Đức cha Pedro Muñagorri Trung và các đấng kế nhiệm.

Đến thời Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiêm, toà giám mục được xây dựng lại, để phục vụ việc mục vụ chung của giáo phận, đồng thời là nơi hành hương với tên gọi là trung tâm hành hương Ave Maria. Trung tâm hành hương này nổi bật với nhà nguyện, hầm các thánh tử vì đạo và vườn Kinh Ave Maria. Trong vườn này có cỗ tràng hạt rất lớn với tượng Đức Mẹ bằng cẩm thạch. Quanh khu vườn là các bản Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha, Kinh Magnificat bằng các thứ tiếng trên thế giới, tổng số bản kinh trong vườn là 150 bản và các công trình nghệ thuật thánh khác cùng với đại kèn đồng, đỉnh hương, cồng chiêng…

Ngoài ra, trung tâm hành hương này còn có nhà số 4, số 5 và tháp đồng hồ hiệu Farnier của Pháp có từ năm 1848.

3. Đại chủng viện

Sau hơn nửa thế kỷ bị đóng cửa, Đại chủng viện Bùi Chu đã được mở cửa trở lại. Đây là đại chủng viện liên giáo phận, được Toà Thánh phê chuẩn qua văn thư số 52-2/09, đề ngày 7 tháng 12 năm 2009, do Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc ký. Phía Nhà Nước Việt Nam, với văn thư 35/TGCP-CG, Thủ tướng Chính phủ cũng chấp thuận việc thiết lập này. Thể theo sự hướng dẫn của Toà Thánh và chiếu theo các quy định của Bộ Giáo luật, ngày 2 tháng 2 năm 2010, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, giám mục giáo phận Bùi Chu đã long trọng công bố sắc lệnh thiết lập Đại chủng viện Bùi Chu, đồng thời ngài cũng ban hành sắc lệnh thiết lập ban giám đốc và ban linh giám. Đại Chủng viện được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thánh Cả Giuse và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hiện nay có 124 chủng sinh, chia làm 5 lớp: tu đức, triết I, triết II, thử và ngoại khoá.

4. Nhà hưu dưỡng các linh mục

Năm 1909, một số gia đình đã đi xuống đồn điền Xuân Thuỷ và đã lập ra họ Xuân Hoá. Đức cha Pedro Muñagorri Trung cho phép xây dựng nhà nguyện và nhà hưu dưỡng các linh mục của giáo phận. Công trình được khởi công xây dựng dưới sự điều hành của cha Gioan Đinh Khắc Tuấn và được hoàn thành năm 1918. Ngày 8/11/1936, giáo họ Xuân Hoá được nâng lên thành giáo xứ Xuân Hoá. Cũng trong năm này, cha Gioan Tuấn lâm bệnh và từ trần. Cha Gioakim Phạm Đức Nguyên về thay thế.

Từ năm 1979 đến năm 2006, giáo xứ Xuân Hoá, cách riêng nhà hưu dưỡng không còn linh mục nào trông coi nữa. Trải qua thời gian, nhà hưu dưỡng bị xuống cấp trầm trọng. Năm 2006, nhà hưu dưỡng được tái thiết để phục vụ các linh mục già yếu, bệnh tật có nơi nghỉ ngơi và cầu nguyện.

5. Cô nhi viện

Đức cha thánh An (José María Díaz Sanjurjo, OP) thành lập cô nhi viện năm 1852 với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi hay vì nghèo khó từ 12 tuổi trở xuống. Trải qua thời gian, nhất là giai đoạn bách hại, cô nhi viện vẫn duy trì và phát triển mạnh cho đến nay.

6. Các đền thánh

Nhà thờ Chính toà Bùi Chu:

Làng Bùi Chu là nơi đã được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1670 do nỗ lực rao giảng của các cha thừa sai dòng Tên, nhất là cha chính François Deydier Điển (đến Bắc Kỳ năm 1666) rồi sau đó là các vị thừa sai dòng Đa Minh. Từ năm 1676, các cha dòng Đa Minh được cử đến vùng Sơn Nam Hạ (trong đó có làng Bùi Chu) để chăm sóc mục vụ và truyền giáo.

Năm 1763, toà giám mục tạm thời chuyển về làng Bùi Chu, giáo xứ Bùi Chu chính thức được thành lập lấy tên làng Bùi Chu đặt cho giáo xứ, hay còn gọi là Kẻ Bùi.

Từ năm 1848, toà giám mục được đặt tại giáo xứ Bùi Chu. Nhà thờ của giáo xứ Bùi Chu nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Trong những năm bị bách hại, nơi đây đã nhiều lần là toà giám mục của giáo phận Đông Đàng Ngoài.

Nhà thờ Chính toà Bùi Chu được xây dựng và khánh thành vào năm 1885 thời Đức cha Wenceslao Oñate Thuận (1884-1897) với chiều dài 78m, chiều rộng 22m, chiều cao 15m và 2 tháp chuông cao 30m. Trên gian cung thánh là nơi an nghỉ của bảy vị giám mục đã từng coi sóc giáo phận Bùi Chu (Đức cha Wenceslao Oñate Thuận, Đức cha Pedro Muñagorri Trung, Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung, Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất và Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm).

Cho đến nay, nhà thờ vẫn còn giữ được những nét cổ kính ban đầu, xứng đáng là nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong giáo phận.Việc trùng tu cũng sắp được tiến hành.

Nhà thờ Khoái Đồng

Giáo xứ Khoái Đồng nằm trong thành phố Nam Định. Giáo dân được đón nhận Tin Mừng từ thời các thừa sai đến Phố Hiến. Khoảng năm 1730 được các cha dòng Tên phục vụ, sau đó được giao lại cho các cha dòng Đa Minh từ năm 1759. Năm 1875, giáo xứ được thành lập. Đến thời Đức cha Pedro Muñagorri Trung (1908-1936), khu vực nhà thờ có tổng diện tích 56.085m2, bao gồm nhà thờ (xây dựng: năm 1934; tước hiệu: Đền Nữ Vương các thánh Tử đạo; kiến trúc: Roman [duy nhất tại Việt Nam]), Đại chủng viện thánh Albertô Cả (sau được Toà Thánh nâng lên thành Giáo hoàng Học viện), trường Saint Thomas và một số khu phố xung quanh, được Cha Eugenio André Kiên thiết kế và chỉ huy xây dựng. Sau thời di cư 1954, nhà nước quản lý tất cả các công trình này. Năm 2009, giáo phận Bùi Chu mới chỉ nhận lại được nhà thờ và đã giao cho dòng Đa Minh trùng tu.

Đền thánh Phú Nhai

Năm 1533, Phú Nhai (Trà Lũ) cùng với Ninh Cường, Quần Phương (Quần Anh) được vinh dự là nơi đón nhận Tin Mừng đầu tiên trên quê hương Việt Nam. Vào nửa thế kỷ 19 là thời kỳ cấm đạo gắt gao nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, cách riêng với giáo phận Bùi Chu, làm phát sinh nhiều chứng nhân tử vì đạo. Thời kỳ ấy giáo xứ Phú Nhai vinh dự đóng góp 6 thánh tử vì đạo trong số 117 thánh tử vì đạo nước Việt Nam, đó là các thánh: Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, Vinh Sơn Đỗ Yến, Đa Minh Đinh Đạt, Tôma Đinh Viết Dụ, Đa Minh Đinh Đức Mậu, Giuse Trần Văn Tuấn. Trước sự bách hại ghê gớm đó, năm 1858, Đức cha thánh Valentinô Berrio Ochoa Vinh, giám mục Bùi Chu và cha chính Emmanuel Riaño Hoà đã dâng giáo phận Bùi Chu cho Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và hứa rằng nếu Đức Mẹ ban cho giáo phận được bình an, thì sẽ nhận Người làm quan thầy và sẽ xây một đền thờ nguy nga để tỏ lòng tôn kính và khắc ghi công ơn. Lời khấn hứa đã được Đức Mẹ nhận lời. Năm 1868, cha chính Emmanuel Riaño Hoà được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận. Năm 1881, ngài đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường tại Phú Nhai và tổ chức lễ cách long trọng vào ngày 8/12 hằng năm.

Đền thánh Phú Nhai được xây dựng nhiều lần khác nhau. Ngày 8/12/1923, sau 6 năm xây dựng, một đền thánh to đẹp hơn thay thế cho một ngôi đền thánh kiểu Đông phương, đã được khánh thành với chiều dài 88m, 2 tháp cao 30m, được xây theo kiến trúc gothic do cha chính Y thiết kế và chỉ huy xây dựng.

Ngày 30/9/1929, một trận bão lớn đã làm đổ 48 nhà thờ, trong đó có đền thánh Phú Nhai. Công việc tái thiết được tiến hành ngay sau đó và năm 1933, một đền thánh đồ sộ hơn, nguy nga hơn đã được hoàn thành để dâng kính Mẹ Vô Nhiễm, với kích thước: dài 80m, rộng 27m, cao 30m, tháp cao 44m, lớn lao và đồ sộ nhất Đông Dương. Ngày 7/12/1933, Đức cha Pedro Muñagorri Trung xức dầu thánh hiến cách trọng thể để dâng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong ngày đại lễ này, có sự hiện diện của Đức Khâm sứ Toà Thánh Columban Dreyer, nhiều giám mục người Pháp, người Tây Ban Nha, các linh mục triều, dòng và đông đảo tín hữu trong và ngoài giáo phận.

Từ năm 1991 cho đến nay, đền thánh Phú Nhai đã được đại tu nhiều lần, đặc biệt với sự giúp đỡ của Đức cha bản hương Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc và đồng hương trong nước, hải ngoại.

Ngày 12/8/2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm (1848-2008) dâng hiến giáo phận Bùi Chu cho Đức Mẹ, Toà Thánh đã phong tước hiệu Tiểu Vương cung Thánh đường cho đền thánh Phú Nhai và ngày 8/12/2008, nhân dịp bế mạc Năm Thánh, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã long trọng công bố sắc lệnh này.

Đền thánh Quần Phương

Dâng kính các thánh tử vì đạo nước Việt Nam, đặc biệt các thánh tử vì đạo thuộc giáo phận Bùi Chu. Cùng với Phú Nhai và Ninh Cường, Quần Phương (Quần Anh) được đón nhận Tin Mừng ngay từ buổi sơ khai (năm 1533) khi các thừa sai dòng Tên đến truyền giáo tại Việt Nam.

Năm 1876 xây dựng ngôi thánh đường theo kiến trúc Đông phương, bằng gỗ to lớn nguy nga. Năm 1938 khởi công xây dựng ngôi thánh đường theo kiến trúc Tây phương với chiều dài 60m, rộng 21m, cánh 34m, cao 18m, hoàn thành và thánh hiến ngày 31/8/1941 do Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn để dâng kính các thánh tử vì đạo Việt Nam. Thánh đường này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất xức dầu cung hiến ngày 23/11/1989 với tước hiệu Đức Mẹ Nữ Vương các thánh tử đạo Việt Nam. Giáo xứ Quần Phương có nhiều thánh tử vì đạo, trong số đó có 2 thánh quê hương là cha thánh Bênađô Vũ Văn Duệ và cha thánh Giuse Ngô Duy Hiển. Hiện nay tại đền thánh Quần Phương còn lưu kính linh cốt nhiều vị thánh tử vì đạo và hài cốt của nhiều vị tôi tớ Chúa.

Đền thánh Ninh Cường

Đền thánh Ninh Cường toạ lạc trên mảnh đất mà giáo sĩ Inêxu đã đến rao giảng Tin Mừng vào tháng 3 năm 1533. Nơi đây, người xưa tự hào gọi là “Phúc Âm địa linh nhân kiệt”. Ngay từ khi đón nhận hạt giống Tin Mừng, Ninh Cường đã trở thành cơ sở truyền giáo lớn trong vùng Sơn Nam (tỉnh Nam Định ngày nay).

Đền thánh được xây dựng trong 22 năm (1872-1894) và đã được trùng tu lại năm 1994 với chiều dài 65m, chiều rộng 24m, chiều cao 18m, 4 hàng cột gỗ và kèo vì chạm trổ, tháp chính cao 50m. Đây được coi là ngôi thánh đường gỗ lớn nhất giáo phận hiện nay.

Với những mốc son lịch sử truyền giáo cũng như tinh thần đạo đức của giáo dân, ngày 27/12/1997, Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã xức dầu thánh hiến và phong nhà thờ Ninh Cường lên đền thánh kính Đức Mẹ Mân Côi của giáo phận.

Đền thánh Kiên Lao

Kiên Lao được phúc đón nhận Tin Mừng từ rất sớm. Đời vua Trang Tôn, một số vị thừa sai đã đến giảng đạo ở Bích Câu. Giáo hữu mạnh dần lên từ thời cha Đắc Lộ, rồi đến cha Amaral năm 1632 và cha Morelli đến Kiên Lao tháng 12/1637.

Năm 1667, cha chính Deydier Điển đến Kiên Lao tiếp nối công việc của các vị đi trước. Ngoài ra ngài còn hướng dẫn các chị em sống ơn gọi dòng Mến Thánh Giá. Ngày 19/2/1670, Đức cha Lambert de la Motte chủ sự lễ khấn dòng tại Kiên Lao.

Vì Kiên Lao là giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Đàng Ngoài (hơn 2000 tín hữu), nên tại công đồng Phố Hiến ngày 14/2/1673 được Đức Giáo Hoàng Clêmentê X phê chuẩn ngày 23/12/1673, ở điều 3 chia giáo phận Đàng Ngoài thành 5 xứ đạo thì Kiên Lao là 1 trong 5 xứ này và cha Gioan Huệ († 1671) thuộc lớp linh mục người Việt đầu tiên do Đức cha Lambert de la Motte truyền chức linh mục tại Xiêm (Thái Lan), được cử về coi sóc giáo xứ Kiên Lao. Cha Gioan Huệ cũng là cha xứ tiên khởi của giáo xứ; đồng thời, Kiên Lao là giáo xứ đầu tiên trong lịch sử giáo phận Bùi Chu theo sắc lệnh của công đồng này.

Sau khi cha Gioan Huệ qua đời, cha Simon Kiên (nguyên quán Kiên Lao), 1 trong 7 linh mục thuộc lớp linh mục người Việt thứ hai do Đức cha Lambert de la Motte truyền chức vào tháng giêng năm 1670, được cử đi phục vụ tại Trình Xuyên, rồi Làng Tòng thuộc Nghệ An, sau về coi giáo xứ nhà rồi qua đời tại đây (1671-1684). Cha Juan de Santa Cruz Thập lo việc mai táng cho cha Simon Kiên trên mảnh đất quê hương.

Năm 1678, cha chính Juan de Santa Cruz Thập cai quản giáo xứ với sự giúp đỡ của cha Raymondo Lezoli Cao, rồi đến cha Emmanuel Obelar Khâm coi sóc cho đến khi làm giám mục năm 1779 và giáo xứ Kiên Lao được giao lại cho cha chính Feliciano Alonso Phê và các vị kế tiếp.

Nhà thờ cũ khởi công xây dựng năm 1880 và khánh thành năm 1889, tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi với kích thước: dài 62m, rộng 20m, cao 14m với hàng cột gỗ lim, lợp ngói nam 4 mái. Ngôi thánh đường mới xây dựng từ năm 1994, với chiều dài 75m, rộng 26m, cao 28m với 2 tháp cao 48m, được Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất xức dầu thánh hiến nâng lên đền thánh dâng kính Thánh Gia Thất ngày 28/12/1997.

Đền thánh Sa Châu

Từ thế kỷ 16-17, dân cư từ làng Gòi (Hưng Yên) đến lập ấp và thành lập giáo họ Sa Châu thuộc xứ Quất Lâm vào năm 1889. Được nâng lên thành giáo xứ năm 1914, thời Đức cha Pedro Muñagorri Trung.

Năm 1936 khởi công xây dựng thánh đường và hoàn thành năm 1942 với kích thước: dài 70m, rộng 24m, cao 25m, tháp cao 40m.

Ngày 2/5/1996, Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất đã xức dầu thánh hiến nâng nhà thờ xứ Sa Châu lên đền thánh dâng kính thánh cả Giuse, quan thầy nam giới Công Giáo giáo phận.

Đền thánh Báo Đáp

Báo Đáp xưa có các tên gọi khác nhau là Trang Hóp, Kẻ Hóp, Cà Hóp, Chân Chính. Các vị thừa sai dòng Tên đến truyền giáo và coi sóc xứ này, tiếp đến là các cha dòng Đa Minh.

Giáo xứ được thành lập năm 1740. Nhà thờ xứ nhận tước hiệu Đức Bà Rosa làm quan thầy và cha Ven (Juan Ventura) là cha xứ đầu tiên. Ngài đến Việt Nam năm 1715 cùng với cha Eleuterio Güelda.

Thời kỳ bách hại, giáo xứ Báo Đáp có 10 vị tôi tớ Chúa.

Ngôi thánh đường thứ ba xây dựng năm 1901 đời cha Eugeniô Anrê Kiên, với chiều dài 53m30, rộng 23m60, cao 17m với tháp cao 33m. Năm 1913, Đức cha Pedro Muñagorri Trung khánh thành và làm phép trọng thể với tước hiệu nhà thờ Mình Thánh Chúa.

Ngày 25/5/2008, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm ban sắc nâng nhà thờ xứ Báo Đáp lên đền thánh, với tước hiệu đền thánh Thánh Thể Báo Đáp. Ngày 23/4/2015, một nhà thờ khác mới hơn, nhưng vẫn theo lối kiến trúc cũ, được khánh thành sau hơn 4 năm xây dựng.

Đền thánh Phương Chính

Phương Chính trước kia là bãi biển bồi, có tên gọi là Cồn Xôm hay Cồn Đen, phía Nam giáp Biển Đông, ba mặt là rừng vẹt, rừng sậy và rừng sạp. Khi những người dân từ các nơi đến lập ấp như từ Quần Phương, Kiên Lao, Hoà Định…, họ đã chung tay làm một nhà nguyện, nhận tước hiệu thánh Phanxicô Xaviê làm quan thầy, trực thuộc xứ Kiên Chính.

Nhờ những khu rừng, đặc biệt là rừng vẹt mà nơi đây trở thành nơi ẩn náu lý tưởng cho các thừa sai và giáo dân trong thời kỳ bách hại dưới thời các vua Minh Mạng và Tự Đức. Năm 1900, Đức cha Fernandez Định đã cho xây nhà thờ kính Đức Mẹ Lên Trời, gọi là nhà Nam. Năm 1902, ngài xây thêm một nhà nguyện lớn về phía Tây để kính Trái Tim Đức Mẹ.

Năm 1910, Đức cha Pedro Muñagorri Trung ban sắc thành lập giáo xứ Hạ Trại. Năm 1936, Đức cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn đổi tên xứ Hạ Trại thành xứ Phương Chính, nhận tước hiệu Đức Mẹ Lên Trời làm quan thầy.

Năm 1995, giáo xứ xây nhà thờ mới dài 59m, rộng 18m, cao 18m50, tháp chuông cao 40m và khánh thành năm 1998 thời Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất.

Ngày 29/6/2008, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm ban sắc nâng giáo xứ Phương Chính lên đền thánh, với tước hiệu đền thánh Phêrô Phương Chính.

Ngoài các đền thánh vừa kể, còn có thêm các đền thánh: Mẹ Thiên Chúa Trung Lao, Mẹ Lên Trời Thức Hoá, Thánh Tâm Đại Đồng, Thánh Tâm Hưng Nghĩa và Lòng thương xót Chúa Liễu Đề. Các đền thánh này được phong dưới thời Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm.

7. Các cơ sở ngoài giáo phận

Tại Tp. HCM

- Trụ sở Bùi Chu: 1B Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1

- Đền Công Chính và Nhà hưu dưỡng: 69 Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình

- Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm: 4B Hoàng Hoa Thám, P. 7, Q. Bình Thạnh

Tại Hoa Kỳ

- Trụ sở Bùi Chu và Nhà hưu dưỡng: 10421 Orangewood Ave, Garden Grove, CA 92840

VI. DANH SÁCH LINH MỤC

A. DANH SÁCH CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN

Xem tại: http://gpbuichu.org/dslinhmuc.html

B. DANH SÁCH CÁC LINH MỤC NHẬP VỤ GIÁO PHẬN

1. Phaolô Đinh Văn Đông, SDB: NT. Dương A; Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định; Đt: 0919 706037

2. Laurensô M. Vương Thế Hùng, CMC: NT. Xuân Hoá; Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định; Đt: 01686109105

3. Vinh Sơn Nguyễn Văn Hoà, SSS: sinh 1956; Lm. 1993; NT. Phong Lâm; Giao Phong, Giao Thuỷ, Nam Định; Đt: 0935 546356

4. Giuse Nguyễn Cao Huấn, OP: sinh 1971; Lm. 2008; NT. Khoái Đồng; Tp. Nam Định; Đt: 0974 919456

5. Vinh Sơn Tạ Văn Nguyện, CSC: sinh 1977; Lm. 2012; NT. An Phú; Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định; Đt: 0973 303614

6. Giuse Nguyễn Văn Phúc, SDB: sinh 1973; Lm. 2012; NT. Dương A; Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định; Đt: 01284 281260

7. Gioan B. Trần Thanh Kim, SDB: sinh 1978; Lm. 2013; NT. Dương A; Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định; Đt: 0985251657

8. Stephano Ngô Văn Điền, CMC: sinh 1968, Lm. 2016; NT. Xuân Hoá; Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định; Đt: 01696574554

9. Giuse Nguyễn Văn Tuy, OP: sinh 1974; Lm. 2012; NT. Khoái Đồng; Tp. Nam Định; Đt: 0984 683286

10. Cha Giuse Nguyễn Văn Thuần, OP, NT. Khoái Đồng, Tp. Nam Định

11. Cha Gioan M. Phạm Đức Thuỵ, CMC, NT. Trung Thành, Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định

VII. DANH SÁCH CÁC DÒNG TU (x. Các tổ chức tu trì tại Việt Nam, chương 18)

1. Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu

2. Dòng Nữ Đa Minh Bùi Chu

3. Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Bùi Chu

4. Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu

5. Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao Bùi Chu

6. Tu Hội Đời Nữ Thánh Tâm Chúa Giêsu
 
Văn Hóa
Những gánh hàng rong ... Xin đừng miệt thị họ
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:18 21/08/2020
1. NHỮNG GÁNH HÀNG RONG

Nhà thơ Hoàng Cầm trong khi miêu tả cảnh tang hoang của chiến tranh trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã không quên hình ảnh gánh hàng rong của mẹ. Tác giả viết:

"Chưa bán được một đồng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bước cao thấp trên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vụt

Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu? ".


Và chắc chắn, dù là người cứng cỏi nhất, bạn sẽ thấm thía đến rung lòng khi nghe trọn bài hát "Gánh hàng rong" của nhạc sĩ Lê Quốc Dũng:

"Trên con phố khuya có một người đang gánh hàng rong

Cơn mưa vẫn rơi, tiếng rao buồn lạc lõng chơi vơi

Bao năm vẫn ngược xuôi, lòng vui thấy con thơ mĩm cười

Mưa ơi thôi ngừng rơi để mẹ về còn chút niềm vui.

Ngày vui chóng qua, chốn đô thành rực rỡ phồn hoa

Còn đây bóng ai thân héo gầy oằn gánh trên vai

Cho con bao ngày vui, mẹ cay đắng xót xa ngậm ngùi

Ôm con trong vòng tay, mẹ quên hết bao nhiêu mỏi mệt...

Với đôi gánh hàng rong nuôi lớn đời tôi,

Từng ngày khắc ghi mãi vào tim không phút nào quên.

Có đôi gánh hàng rong, tôi bước vào trong cuộc đời,

Tiếng ru thuở còn nằm nôi là tiếng rao nuôi lớn đời tôi...".


Cám ơn các tác giả đã đặt trọn tâm hồn vào lời bài hát, đến nỗi đã trân trọng khắc họa người gánh hàng rong như chính hình ảnh của mẹ mình...

Và trách móc, không chỉ một mà ngàn lần trách móc kẻ quen ngồi trong những căn phòng sang trọng chẳng bao giờ phải ướt lạnh vì mưa rơi; ngự ở nơi có máy lạnh chạy đều trưa sớm chẳng bao giờ phải rớt một giọt mồ hôi; bọc thân mình trong những bộ áo quần sang trọng là lượt chẳng bao giờ biết đến nỗi lo thiếu thốn..., lại có thể nhẫn tâm lên tận phương tiện đại chúng to tiếng miệt thị, khinh khi những người nghèo khổ, dù ngày, dù đêm phải oằn vai vì đôi gánh, phải khàn cổ vì tiếng rao, phải nhức đau vì lang thang qua hàng hàng lớp lớp phố xá...

Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người oằn mình giữa bao nắng mưa, sương gió kia, lại có cả một lương tâm trong sáng, một đời thanh sạch, không phải ai ai cũng có?

Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người nghèo tiền của kia lại quá dư, quá giàu lòng tự trọng? Họ không ngửa tay xin ai một đồng. Họ cũng không bao giờ biết đến chuyện tham lam của công, vơ vét tiền thuế của dân để vinh thân phì da. Dù nghèo, những người bán rong ngẩng cao đầu vì họ biết cách tạo cho mình cuộc sống từ chính đôi tay lương thiện, từ giọt mồ hôi chân chính của bản thân!

Họ đáng trân, đáng quý trước mặt cộng đồng gấp triệu triệu lần nhiều kẻ ăn trơn mặc trắng, lẽ ra phải đặt chữ phục vụ lên hàng đầu, thì lại núp dưới chiêu phục vụ hòng tìm cách biền thủ của công, tước đoạt ngân sách...

Xin lỗi ư? Sao không là một lãnh đạo của nhà đài? Vẫn chỉ là thói quen, hay nặng hơn, thói hèn núp bóng cấp dưới. Bởi dù là ai "phun ra" lời miệt thị một cách ác ý, hoặc dẫu có vô tình đi nữa, thì kẻ "đứng mũi" phải là kẻ trước tiên "cầm sào"!

Xin lỗi ư? Một lời xin lỗi của một phát thanh viên, nghe xong, sao thấy kẻ xin lỗi cứ trơn tru, dễ dàng, nhẹ tênh... Ngay cả lời xin lỗi, vẫn thấy giống lời biện minh, tự bào chữa cho mình, bao che khuyết điểm của mình...

Sao nghe lòng đắng quá!!

Nghe xong lời xin lỗi, càng thương những phận đời lang bạt qua từng hàng me, góc phố...

Thương lắm!...

Thương quá đỗi thương!...

2. XIN ĐỪNG MIỆT THỊ HỌ...

Hơn 30 năm trước, sau khi hết phổ thông trung học, một mình từ chốn quê vào Sài Gòn, tôi chẳng khác "thằng khờ ra tỉnh". Mọi thứ xa xôi, lạ lẫm...

Đến ở trọ trong một hẻm nhỏ gần ga Sài Gòn, nơi mà hàng ngày trên đường đi học, bắt đầu từ căn gác trọ, không ngày nào tôi không gặp những khuôn mặt bán hàng rong quen thuộc.

Số đông trong họ cũng ở nhà trọ. Họ đến từ những miền đất khác nhau. Những món hàng rong họ bán cũng khác nhau. Có khi trên cùng một chiếc xe đẩy, có đủ mọi thứ y như cái chợ thu nhỏ.

Chính tôi, cái thuở đi học xa nhà, lại là con nhà nghèo, nhiều khi đi ngang những quán xá to, sang trọng, những nhà hàng đầy những người ôm cặp táp, chân đi giày hiệu... mà vội đạp xe nhanh, không dám nhìn... Sợ phải thèm những thứ chưa từng dám mơ...

Và như thế, thằng sinh viên năm nào trở thành "bạn hàng" trung thành của các chị, các mẹ đẩy những xe hay gánh những quang gánh hàng rong.

Đời sinh viên gần gũi người bán hàng rong, tôi thấm thía nỗi vất vả của họ. Họ phải rời nơi trọ qua đêm của mình từ khi còn tối mịt, và cũng đến tối mịt mới lặn lội trở về nơi gác trọ.

Mỗi ngày bàn chân người bán rong đi bao nhiêu cây số? Có lẽ chính họ cũng không thể đếm nổi. Chỉ biết là nhiều lắm.

Băng qua những ngả phố, bước thấp bước cao cạnh những quán xá ầm ĩ, bóng liêu xiêu dưới những tòa cao ốc, họ vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, bất kể nắng mưa, lạnh ấm...

Họ cứ đi và đi. Đi giữa biển người chen lấn, ồn ào, đầy bụi khói, họ chỉ dừng bước khi tiếng rao có người đáp lại.

Suốt mấy năm gần gũi những người bán hàng rong, nhìn nhịp điệu bàn chân của họ mỗi khi quay về xóm trọ giữa lúc phố xá đã lên đèn rực sáng tự bao giờ, tôi có thể đoán biết ngày hôm ấy, họ bán hàng có đắt hay không!

Nếu may mắn, đôi chân hớn hở của họ đi mà như những bước nhảy, nét mặt vui tương. Về đến nơi trọ, dưới cái bóng điện tờ mờ chỉ đủ sáng một góc nhỏ, họ bỏ tất cả số tiền kiếm được sau một ngày nhọc nhằn ra nền nhà, đếm từng tờ như kiểm chứng thành quả lao động lương thiện của mình.

Những tờ bạc nhàu được những bàn tay thô ráp vuốt phẳng phiu cẩn thận. Không thể nhẫm tính được những tờ bạc đã thấm bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chỉ biết, những tờ bạc ít ỏi, có thể giúp họ chống đỡ cho sự sống của cả gia đình qua bao nhiêu năm tháng.

Nếu bị lổ hay phải gánh hàng về, đôi chân họ như nặng trĩu, như lê đi, nét mặt căng thẳng. Rồi ngày mai, họ sẽ phải thức sớm hơn, sẽ rời gác trọ trong khi cả thành phố còn say giấc.

Nhất là những ngày mưa dầm, họ ngồi thừ người dưới mái hiên nhà trọ, đôi mắt nhìn xa xăm. Tôi hiểu họ đang lo cho bữa cơm của gia đình, tiền học phí của thằng cu tí, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà trọ đã gần hết tháng....

Cuộc đời những người bán rong đáng được yêu thương, quý mến, đáng trân trọng. Họ thanh bạch, đáng chúng ta học tập. Bởi dù nghèo, họ không bán rẻ lương tâm...

Xin đừng có ai, nhân danh bất cứ cái gì để miệt thị những người bán rong...

Tội lắm...!
 
VietCatholic TV
Đức Cha Thomas Tobin: Joe Biden không phải là người Công Giáo
Giáo Hội Năm Châu
05:01 21/08/2020


Những người Công Giáo và các tổ chức ủng hộ sự sống đã đưa ra một loạt phản ứng đối với việc ông Joe Biden lựa chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris làm người tranh cử chung với mình trong cuộc bầu cử năm 2020.

Từ hôm 11 tháng 8, sau khi Biden công bố lựa chọn của mình, đã có một làn sóng phản ứng từ các các nhà bình luận chính trị và Công Giáo

Giáo sư Charles Camosy của Đại học Fordham, người đã rời Đảng Dân chủ vào đầu năm nay vì lập trường phò phá thai của đảng này, đã gọi việc lựa chọn Harris là quyết định “vô cùng tồi tệ” cho chức vụ phó tổng thống.

“Rất tốt khi một phụ nữ da đen được đề cử vào chức vụ phó tổng thống. Và tôi có thể hiểu mong muốn chọn điều ít tệ hại hơn trong hai điều, ” Giáo sư Camosy nói trên Twitter hôm thứ Tư.

“Nhưng đối với những người Công Giáo ủng hộ công lý cho các thai nhi chưa chào đời và ủng hộ một chính phủ bảo vệ những đứa trẻ này khỏi bạo lực khủng khiếp, chúng ta phải nói rằng Harris là một ứng cử viên vô cùng tồi tệ. Trên thực tế, những lời khen ngợi không tiếc lời về việc đề cử bà ta vào chức vụ phó tổng thống là một ví dụ khác về việc bác bỏ công lý cho các thai nhi, ” Giáo sư Camosy nói.

Các thành viên trong nhóm “Democrats cho Life of America”, nghĩa là “Những người Dân chủ vì Sự sống của người Mỹ” cũng chỉ trích sự lựa chọn Harris, và nói trong một tuyên bố rằng bà ta “không mang lại cho các đảng viên Dân chủ phò sinh bất kỳ sự bảo đảm nào và trên thực tế, sẽ khiến 21 triệu cử tri Dân chủ đã từng bị gạt ra ngoài lề cảm thấy bị xa lánh thêm.”

Nhóm này cho biết quan điểm của Harris về vấn đề phá thai là “rất cực đoan so với đa số đảng viên Dân chủ và người Mỹ về vấn đề nhạy cảm này”, đồng thời thúc giục Biden và Harris đối thoại với những người phò sinh trong đảng Dân chủ và điều chỉnh lập trường của đảng về vấn đề phá thai.

Michael Sean Winters, một cây bút của National Catholic Reporter và là tác giả của cuốn sách “Left At the Altar: How Democrats Lost The Catholics And How Catholics Can Save The Democrats”, nghĩa là “Phía Bên Trái Bàn Thờ: Đảng Dân Chủ Mất Đi Người Công Giáo Như Thế Nào Và Làm Sao Người Công Giáo Cứu Được Đảng Dân Chủ” cũng bày tỏ sự dè dặt của mình đối với Harris.

“Thượng nghị sĩ Massachusetts Elizabeth Warren là người tôi muốn Biden chọn, ” Winters nói hôm thứ Tư.

Winters nói: “Sau những căng thẳng về chủng tộc mà quốc gia đã trải qua trong mùa hè này, việc đưa một phụ nữ da đen vào chiếc vé này là có thể hiểu được, ” Winters nói, nhưng gọi việc lựa chọn Harris là một “bước lùi cho sự tiến bộ”.

Winters đã chỉ trích việc Harris tra vấn một ứng viên thẩm phán về tư cách thành viên Hiệp sĩ Kha Luân Bố của anh ta, và gọi cách đối xử của bà Harris với thẩm phán Brian C. Buescher là “đáng xấu hổ cả về sự thiếu hiểu biết và sự cố chấp ngang ngược của bà ta.”

“Dù tôi có thể gặp những khó khăn với hàng lãnh đạo Hiệp sĩ Đoàn Kha Luân Bố, những khó khăn ấy cũng không thể nào bào chữa được cho sự phủ nhận thẳng thừng của bà ta đối với một tôn giáo được đón nhận bởi hàng triệu công dân, bao gồm cả người bạn đồng hành mới của bà ta, ” Winters cho biết hôm thứ Tư, sau khi thông báo về việc lựa chọn Harris được đưa ra.

Ngày 10 tháng 10, 2018, Tổng thống Trump đề cử ông Brian Buescher, một hiệp sĩ Kha Luân Bố làm thẩm phán tòa án quận hạt Nebraska. Vào ngày 13 tháng 11 cùng năm, việc bổ nhiệm này được đưa ra xem xét tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Bà Harris đã tra vấn liệu Buescher có biết rằng Hiệp sĩ Đoàn Kha Luân Bố “phản đối quyền lựa chọn của phụ nữ” và chống lại “quyền bình đẳng trong hôn nhân” khi ông tham gia vào tổ chức Công Giáo này không.

Những nhận xét này của bà Harris đã bị chỉ trích là bài Công Giáo và Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, đã mô tả những chỉ trích ấy là “quá quắt”.

Trường hợp của ông Brian Buescher chỉ là một thí dụ điển hình. Thực tế là tất cả các bổ nhiệm liên quan đến người Công Giáo của Tổng thống Trump khi đưa ra Thượng Viện Hoa Kỳ đều bị bà ta phản đối rất quyết liệt như thể người Công Giáo có vấn đề và không có khả năng đảm nhận các chức vụ dân cử tại Hoa Kỳ.

Vào thời điểm Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trình bày câu chuyện về Buescher bị bà Harris tấn công, tờ American Magazine của Dòng Tên đã đăng một bài xã luận nói rằng các câu hỏi của Harris đối với vị thẩm phán tương lai Buescher đã cho thấy “sự thiếu hiểu biết đáng kinh ngạc về biết bao các hoạt động tôn giáo, bác ái và xã hội của các Hiệp sĩ.”

Tạp chí của Dòng Tên cũng nhận xét rằng cách hành xử của bà Harris làm người ta nhớ lại lịch sử bài Công Giáo thâm độc trong quá khứ của quốc gia này.

Cây bút Alexandra DeSanctis của National Review cũng đưa ra một nhận định tương tự, nói rằng thời gian của Harris trong ủy ban tư pháp Thượng viện đã cho thấy một “sự cố chấp chống Công Giáo đáng chê trách, và không có lý do gì để tin rằng quan điểm của bà ta sẽ thay đổi”.

Một số nhà bình luận từ khắp các lãnh vực chính trị cũng ghi nhận sự cuồng nhiệt ủng hộ của Kalama Harris đối với quyền tiếp cận không giới hạn đối với việc phá thai.

Brian Burch, chủ tịch của CatholicVote, mô tả Harris là người “kiên quyết ủng hộ việc phá thai và chống tự do tôn giáo” và nói rằng bà ta “ủng hộ các chính sách phá thai cực đoan bao gồm phá thai muộn từ tiền nộp thuế của người dân, cũng như buộc các dòng tu Công Giáo như dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo phải cung cấp thuốc phá thai trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của các nữ tu.”

Trên Twitter, CatholicVote gọi Harris là một “người nhiệt thành chống Công Giáo.”

Đáng chú ý nhất là một nhận định của Đức Cha Thomas Tobin, Giám mục Giáo phận Providence. Ngài viết trên Twitter rằng, trên thực tế, việc Biden lựa chọn Harris cho thấy các ứng cử viên đảng Dân chủ thiếu vắng các giá trị Công Giáo.

“Biden-Harris. Lần đầu tiên trong một thời gian mà chiếc vé của đảng Dân chủ không có người Công Giáo nào trên đó. Buồn.” Đức Cha Tobin đã tweet vào tối thứ Ba.

Với dòng tweet này, Đức Cha Tobin khẳng định lập trường của mình cũng như của nhiều Giám Mục cho rằng ông Joe Biden không phải là người Công Giáo.

Biden, là một người được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng đã bị nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo chỉ trích liên tục vì sự ủng hộ ngày càng tăng của ông ta đối với việc phá thai và vì ông đã chủ sự một đám cưới đồng giới.

Tuy ông ta được rửa tội, nhưng qua việc ủng hộ phá thai và chống báng các giáo huấn của Hội Thánh, ông ta đã tự mình tách ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội. Ông ta không còn là một tín hữu Công Giáo theo đúng ý nghĩa của danh xưng này.

Điều 1398 trong bộ giáo luật 1983 quy định rằng: “người nào thi hành việc phá thai có hiệu quả thì bị vạ tuyệt thông tiền kết”. Vạ tuyệt thông tiền kết là gì? Đây là loại hình phạt mang tính tự động. Hình phạt này tội nhân phải gánh chịu “do tính cách nghiêm trọng của tội ác”; và không cần một tuyên án cụ thể nào của nhà chức trách có thẩm quyền. Vạ tuyệt thông tiền kết thường được áp dụng cho các tội lớn trong giáo hội như lạc giáo, bội giáo, ly giáo. Tại sao lại áp dụng án phạt này cho người có hành vi nạo phá thai? Bởi lẽ, các thai nhi không có khả năng tự vệ nên tội ác phá thai có tính chất nghiêm trọng. Giết một người trưởng thành chỉ mang tội trọng nhưng giết một thai nhi không những mang tội trọng mà còn bị vạ tuyệt thông tiền kết. Huấn quyền đã lặp đi lặp lại và dạy một cách xác tín rằng phá thai luôn là trọng tội và là một hành động vô luân nghiêm trọng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng khẳng định: “Vì vậy, với quyền bính được Chúa Kitô trao cho Phêrô và những người kế vị, trong sự hiệp thông với tất cả giám mục của Giáo Hội Công Giáo, tôi xác nhận rằng việc trực tiếp và cố ý giết một người vô tội luôn luôn là điều vô luân nghiêm trọng. Giáo lý này căn cứ vào luật bất thành văn mà mọi người nhận thấy trong thâm tâm của mình dưới ánh sáng của lý trí (x. Rm 2, 14-15), được Thánh Kinh khẳng định và Truyền Thống Giáo Hội lưu truyền và được Huấn Quyền thông thường và phổ quát giảng dạy”.

Trong trường hợp của một người Công Giáo nạo phá thai, hành động và xác tín của họ đi ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội. Họ có quan điểm trái ngược với Giáo Huấn của Giáo Hội khi cho rằng phá thai là không vô luân, là chấp nhận được hay thậm chí cho rằng đó là quyền của con người. Điều này khiến họ bị liệt vào hạng người lạc giáo. Theo điều 751: “Lạc giáo là ngoan cố chối bỏ hoặc ngoan cố hồ nghi về một chân lý phải tin với Đức tin Thần Khởi và Công Giáo sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội; bội giáo là chối bỏ đức tin Kitô giáo; ly giáo là từ chối vâng phục Đức Giáo Hoàng hoặc từ chối hiệp thông với các chi thể của Giáo Hội thuộc quyền ngài.”. Các tội này chịu hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết theo điều 1364 triệt 1 “Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo đều bị vạ tuyệt thông tiền kết.” Như thế, bất kỳ người Công Giáo nào cho rằng phá thai là không vô luân đều mang tội lạc giáo và phải gánh chịu vạ tuyệt thông tiền kết.

Việc cổ vũ cho việc phá thai thuộc vào tội đồng loã. Những ai cổ vũ cho việc phá thai như tuyên truyền, phát thuốc, quảng cáo, tung ra phim ảnh, ủng hộ luật phá thai hợp pháp… thì cũng đều mang tội trọng và lãnh án vạ tuyệt thông tiền kết. Một chính trị gia Công Giáo tham gia vào việc soạn thảo luật cho phép phá thai hay lên tiếng giữa dân chúng rằng mình ủng hộ chính sách phá thai thì cũng chịu cùng một tội và vạ trên.

Khi một người bỏ phiếu tín nhiệm một quan chức ủng hộ phá thai thì người ấy được kể là kẻ đồng phạm và cũng mang vạ tuyệt thông tiền kết. Họ tự mình tách ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội.

Chính vì thế, trước khi bạn quyết định bỏ phiếu cho những kẻ phò phá thai, hãy suy nghĩ 77 lũy thừa 77 lần xem bạn sẽ giải thích như thế nào quyết định của mình khi đứng trước mặt Chúa.


Source:Catholic News Agency
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố khen ngợi Tổng thống Trump vì các chính sách phò sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 21/08/2020


Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố khen ngợi Tổng thống Trump vì các chính sách phò sinh

Hôm thứ Năm 20 tháng 8, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã lên tiếng ca ngợi những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc gắn viện trợ của Hoa Kỳ với chính sách hỗ trợ sự sống. Tuyên bố của các Giám Mục Mỹ được đưa ra sau khi một báo cáo được công bố cho thấy sự tuân thủ rộng rãi của các nước và các tổ chức nhận viện trợ đối với chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu.

Chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu là phiên bản mở rộng của Chính sách Thành phố Mexico, cấm sử dụng tài trợ liên bang của Hoa Kỳ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài quảng bá phá thai thông qua các hình thức tư vấn, giới thiệu hoặc qua những hoạt động nhằm mở rộng khả năng tiếp cận và hợp pháp hóa hoạt động phá thai.

Lên tiếng nhân danh các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City, chủ tịch Ủy Ban Về Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã cảm ơn và ca ngợi Chính quyền Trump sau khi bản báo cáo thứ hai được công bố cho thấy việc thực hiện thành công Chính sách Thành phố Mexico mở rộng được đổi tên một cách đầy ý nghĩa thành chính sách “Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu”. Báo cáo cho thấy đại đa số các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể là 1, 285 trong số 1, 340 — đã tuân thủ chính sách này với mức độ gián đoạn tối thiểu các dịch vụ y tế và không bị cắt giảm kinh phí.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann:

“Chính quyền Trump đáng được chúng tôi khen ngợi vì đã bảo đảm rằng nguồn tài trợ nhằm hỗ trợ y tế toàn cầu của Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy sức khỏe và nhân quyền, và không làm suy yếu chúng bằng cách thúc đẩy phá thai.

Giết những đứa trẻ vô tội và không có khả năng tự vệ qua việc phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe. Phá thai vi phạm quyền con người cơ bản nhất của thai nhi, là quyền được sống, và nó cũng có thể gây tổn thương cho người mẹ về mặt tinh thần và thể chất.

Người Mỹ nhận ra sự bất công này và tuyệt đại đa số họ phản đối việc trao tiền thuế cho các tổ chức cam kết thúc đẩy phá thai hơn là cung cấp các dịch vụ y tế”.


Theo báo cáo, trong hầu hết các trường hợp mà đối tác từ chối tuân thủ chính sách này, một nhà cung cấp dịch vụ y tế khác đã được tìm thấy. Các chính phủ hoặc các nhà tài trợ nước ngoài đã can thiệp để lấp đầy khoảng trống chăm sóc sức khỏe.

Chính sách Thành phố Mexico được thiết lập bởi chính quyền Reagan và cấm tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cung cấp hoặc quảng bá phá thai. Các chính quyền do đảng Dân Chủ lãnh đạo là Clinton và Obama đã hủy bỏ chính sách này, trong khi chính quyền của đảng Cộng Hòa là George W. Bush và Donald Trump khôi phục chính sách.

Năm 1973, đứng trước quyết định cho phép phá thai của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Jesse Helms của đảng Cộng Hòa đơn vị North Carolina đề nghị tu chính án Helms cấm Hoa Kỳ hỗ trợ trực tiếp trong việc chi trả cho các hoạt động phá thai. Tuy nhiên, các nhóm phò phá thai ở nước ngoài tinh ranh dùng tiền viện trợ của Mỹ để thanh toán cho các chi phí khác, trong khi tập trung các nguồn lực sẵn có vào các hoạt động liên quan đến phá thai. Chính vì thế mới phải có chính sách Thành phố Mexico.

Chính sách Thành phố Mexico được khởi xướng vào năm 1984 bởi Tổng thống Reagan, như một bổ sung cho tu chính án Helms, nghiêm cấm việc cung cấp viện trợ cho bất cứ tổ chức nào có liên quan đến phá thai. Chính sách này vẫn có hiệu lực dưới thời Tổng thống Bush (ông Bush cha). Năm 1993, Clinton hủy bỏ chính sách này. Đến năm 2001, cựu Tổng thống George W. Bush đã tái lập hiệu lực của chính sách này đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm 2009. Sau đó, khi Obama lên cầm quyền, lệnh này một lần nữa bị hủy bỏ cho đến năm 2017. Vào ngày 23 tháng Giêng năm 2017, Tổng thống Donald Trump, đã ký một lệnh hành pháp tái lập chính sách này một lần nữa.

Chính quyền Trump đã mở rộng chính sách này đối với hơn 8 tỷ đô la hỗ trợ y tế toàn cầu tại tất cả các cơ quan liên bang, trong khi trước đây chính sách Thành phố Mexico chỉ áp dụng trên 600 triệu đô la hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình của USAID.

Trong cuốn “Christ’s New Homeland- Africa” nghĩa là “Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô” được phát hành ngay trước cuộc họp tháng Mười năm 2015 của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, mười nhà lãnh đạo Công Giáo Phi Châu đã lên tiếng báo động về điều các ngài gọi là một thứ “chủ nghĩa thực dân mới” được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác tiến hành tại Phi Châu. Các nước này bị cáo buộc dùng các khoản viện trợ như một áp lực buộc các quốc gia Phi Châu phải chấp nhận các “giá trị” như quyền phá thai của phụ nữ.

Tình hình đã trở nên sáng sủa hơn trong gần 4 năm cầm quyền vừa qua của Tổng thống Trump.

Trong cuộc vận động tranh cử hiện nay, Biden và Harris thề sẽ hủy bỏ cả chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu của Tổng thống Trump lẫn chính sách Thành phố Mexico của chính quyền Reagan ngay sau khi đắc cử.

Phản ứng lại lập trường của ông Joe Biden, Đức Cha Thomas Tobin, Giám mục Giáo phận Providence viết trên Twitter rằng:

“Biden-Harris. Lần đầu tiên trong một thời gian mà chiếc vé của đảng Dân chủ không có người Công Giáo nào trên đó. Buồn.” Đức Cha Tobin đã tweet như trên hôm 12 tháng 8.

Cố nhiên, Đức Cha Tobin biết ông Joe Biden đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, việc ông ta đã chủ sự một đám cưới đồng giới, và sự ủng hộ ngày càng tăng của ông ta đối với việc phá thai cho thấy ông ta đã công khai chống lại các giáo huấn của Giáo Hội, ông ta tự tách mình ra khỏi tình hiệp thông với Giáo Hội. Vì thế, Đức Cha mới nói là ngài không thấy người Công Giáo nào trong cái liên danh này.


Source:USCCB

2. Nhà thờ chính tòa Cincinnati được nâng lên thành Tiểu Vương Cung Thánh Đường

Tổng giáo phận Cincinnati vừa thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao tước hiệu Tiểu Vương Cung Thánh Đường cho Nhà thờ St. Peter in Chains, nghĩa là Thánh Phêrô bị xiềng xích. Nhà thờ chính tòa này sẽ kỷ niệm 175 năm thành lập vào mùa thu năm nay.

St. Peter in Chains là nhà thờ lâu đời nhất được xây dựng như một nhà thờ chính tòa mà ngày nay vẫn còn được sử dụng ở Hoa Kỳ.

“Đối với tất cả chúng ta, những người đang sống và thờ phượng trong tổng giáo phận này, đây là một phước lành và vinh dự lớn lao đã được ban cho nhà thờ chính tòa của chúng ta, ” Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của Cincinnati, đã đưa ra nhận định trên khi thông báo về việc chỉ định này trong một thánh lễ hôm thứ Bảy.

“Hôm nay khi mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Cincinnati, các giáo sĩ và tín hữu của Mẹ, cùng với tất cả người dân của thành phố vĩ đại này, có thể được hưởng các ơn phúc từ phước lành này và tạ ơn vì tất cả những gì Chúa đã mang lại cho chúng ta.”

Danh hiệu Tiểu Vương Cung Thánh Đường, tiếng Anh là Minor Basilica, là một vinh dự được Đức Giáo Hoàng ban tặng để ghi nhận một nhà thờ có “tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống phụng vụ và mục vụ, ” và biểu thị một “mối liên hệ đặc biệt” với Rôma và Đức Giáo Hoàng. Việc xét duyệt tuân theo theo các tiêu chuẩn nghiêm nhặt được quy định trong Tài liệu Domus Ecclesiae của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích được ban hành năm 1989.

Tại Hoa Kỳ, hiện có 89 Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Khoảng 1, 700 nhà thờ trên thế giới được chỉ định là Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Giáo Hội Hoàn Vũ có bốn Đại Vương Cung Thánh Đường, tất cả đều nằm ở Rôma.

Nhà thờ St. Peter in Chains được xây dựng vào ngày 2 tháng 11 năm 1845. Đây là công trình kiến trúc cao nhất thành phố này trong nhiều năm. Bên trong được trưng bày một bức tranh khảm lớn cho thấy những cảnh trong cuộc đời của Thánh Phêrô. Theo tổng giáo phận, những ảnh tượng trong ngôi nhà thờ này chịu ảnh hưởng nghệ thuật của các phong cách Art Deco, Hy Lạp cổ đại, Chính Thống Giáo Đông phương và Công Giáo La Mã thời sơ khai. Tòa nhà đã trải qua một cuộc đại trùng tu vào những năm 1950.

Trước đại dịch coronavirus, St. Peter in Chains đã tổ chức hơn 1, 000 thánh lễ mỗi năm và là một địa điểm hành hương nổi tiếng.

Nhà thờ chính tòa Cincinati đã nộp đơn lên Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào năm 2018. Các điều kiện để có được danh hiệu này bao gồm địa vị của nhà thờ là “một trung tâm phụng vụ và mục vụ tích cực; nổi tiếng trong toàn giáo phận; vá có giá trị lịch sử hoặc tầm quan trọng cũng như có giá trị nghệ thuật.”

Tổng giáo phận thông báo rằng một Thánh lễ Tạ ơn sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 tại nhà thờ chính tòa nhân kỷ niệm 175 năm ngày cung hiến.

Thống đốc Ohio Mike DeWine và Thị trưởng Cincinnati John Cranley đã gửi lời chúc mừng đến cộng đồng Công Giáo nhân dịp này.

“Giáo Hội Công Giáo và số lượng lớn người Công Giáo trong khu vực của chúng ta đã giúp làm cho khu vực Greater Cincinnati trở thành nơi tuyệt vời để sinh sống, làm việc, vui chơi và cầu nguyện, ” Thị trưởng Cranley, người đã tham dự Thánh lễ cho biết khi thông báo được đưa ra.

“Từ việc bắt đầu xây dựng các bệnh viện lớn chăm sóc người bệnh, giúp đỡ người đói và người nghèo, đến việc giáo dục các thế hệ người Công Giáo vươn lên thoát nghèo và đạt đến đỉnh cao của vai trò lãnh đạo công dân và kinh doanh, Giáo Hội Công Giáo đã mang lại cuộc sống, minh chứng cho niềm tin cốt lõi của mình, và Vương Cung Thánh Đường này đã trở thành hiện thân tuyệt đẹp - một loại Tượng Nữ thần Tự do - cho những công trình tốt đẹp này và là lời nhắc nhở mãi mãi cho những người Cincinnati Công Giáo rằng họ có một ngôi nhà tinh thần đáng tự hào.”


Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha kêu gọi công lý và quyền công dân phải được tôn trọng tại Belarus

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi công lý và quyền công dân phải được tôn trọng ở Belarus, nơi hàng chục nghìn người đã xuống đường kêu gọi Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

“Tôi kêu gọi đối thoại, từ bỏ bạo lực và tôn trọng công lý cũng như các quyền công dân, ” Đức Thánh Cha nói trong trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, được phát từ ban công phòng làm việc của ngài ở quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng suy nghĩ của ngài đang gần gũi với “người dân Belarus thân yêu” và ngài đã theo dõi chặt chẽ tình hình sau cuộc bỏ phiếu.

Liên minh châu Âu đang tìm cách áp đặt lệnh trừng phạt đối với Belarus như một phản ứng đối với một cuộc đàn áp bạo lực, trong đó ít nhất hai người biểu tình đã bị giết và hàng nghìn người khác bị giam giữ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng ngài không ngừng cầu nguyện cho Li Băng và “những tình huống bi thảm khác trên thế giới gây ra biết bao đau khổ”.

Li Băng đang rơi vào tình trạng hỗn loạn sau vụ nổ ngày 4/8 tại cảng Beirut khiến hơn 172 người thiệt mạng, 6.000 người bị thương, 300, 000 người mất nhà cửa và tàn phá khu vực thành phố trong bối cảnh quốc gia này đã lún rất sâu trong khủng hoảng tài chính.


Source:Reuters

4. Tổng thống Belarus đe dọa sẽ kêu gọi Nga hỗ trợ quân sự nhằm kiểm soát người biểu tình

Những người tham gia các cuộc biểu tình ở Belarus, hay còn gọi là Bạch Nga, đã lên tinh thần rất nhiều khi thấy cộng đồng quốc tế quan tâm đến các cuộc biểu tình đòi công lý của họ. Cả Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đích thân lên tiếng ủng hộ công lý và quyền công dân của họ.

Nhiều đám đông lớn ở Belarus đã xuống đường để phản đối kết quả bầu cử đầy tranh cãi.

Đảng cầm quyền do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu đã nắm quyền hơn 20 năm qua.

Ít nhất hai người biểu tình đã bị giết và hàng nghìn người khác bị giam giữ. Trong bối cảnh đó, thủ lĩnh của phe đối lập chính là bà Svetlana Tikhanovskaya đã bỏ trốn khỏi Belarus vào tuần trước và hiện đang cư trú tại Lithuania để tránh bị bách hại.

Tổng thống Lukashenko đã đáp lại các cuộc biểu tình bằng cách đe dọa sẽ kêu gọi Nga hỗ trợ quân sự để dẹp tan các cuộc biểu tình.

Belarus có có 9.6 triệu dân trong đó 48% theo Chính thống giáo, Công Giáo chiếm 7% dân số, và 41% nói mình là người vô thần. Giáo Hội Công Giáo tại Belarus có 3 giáo phận và một tổng giáo phận.

Chính phủ của tổng thống Lukashenko công khai theo đuổi một đường lối vô thần. Nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo tại Belarus, là Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của tổng giáo phận Minsk-Mogilev, đã nhiều lần phê phán chính phủ nước này đang có mưu toan bôi xấu Giáo Hội Công Giáo qua các con số thống kê ngụy tạo.

Trong những năm gần đây, các cơ quan truyền thông tại Belarus, còn được gọi là Bạch Nga, đã có một thói quen là đưa ra các số liệu thống kê về số người Công Giáo tham dự các thánh lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh.

Trong một kháng thư đề ngày 27 tháng 12, 2016 gởi cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Igor Shunevich, và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Kondrusiewicz chỉ ra rằng các báo cáo theo đó chỉ có 40, 000 người Thánh Lễ Giáng Sinh 2016, là hoàn toàn sai sự thật. Con số thực tế “lớn hơn gấp nhiều lần.”

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Belarus đang cố gắng vẽ ra một bức tranh sai sự thật về cái gọi là “sự sụt giảm đáng kể người Công Giáo tham dự lễ Giáng Sinh” từ 240, 000 năm 2011 xuống còn 83, 000 năm 2013 và chỉ còn 40, 000 trong năm 2016.


Source:Sky News Australia