Ngày 22-08-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/08: Đừng cằn nhằn! hãy vui với niềm vui của Thiên Chúa – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:47 22/08/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông.

"Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng'. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

"Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: 'Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?' Họ thưa rằng: 'Vì không có ai thuê chúng tôi'. Ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta'.

"Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: 'Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết'. Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 'Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?' Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: 'Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?'

"Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:21 22/08/2023

9. Bảo toàn trinh khiết thì giống như thiên thần, mất đi trinh khiết thì hình dáng giống ma quỷ.

(Thánh Apollonia)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:29 22/08/2023
29. QUẬN THỦ KIÊNG KỴ

Có một quận thủ nọ kiêng kỵ rất nhiều điều, vừa mới đến nơi nhiệm sở thì có người tên là Đinh Trường Nhụ đến chúc mừng, bởi vì quận thủ kiêng kỵ chữ “đinh” nên nhiều lần trốn không tiếp khách.

Các gia nhân biết ý của ông ta bèn kêu người ấy đổi họ “Đinh” thành họ “Thiên”, quả nhiên quận thủ vui vẻ tiếp kiến.

Lại một ngày nọ có vụ án lớn đến báo, trong văn tự có viết hai chữ “chết bệnh”, quan sứ biết là ông ta rất sợ thấy chữ đó, bèn dùng ngón tay che lấp hai chữ ấy lại, quận thú vừa coi thì thấy bị che mất nên không hiểu nghĩa, bèn dùng cây viết gõ vào ngón tay của quan sứ để ông ta dời tay đi.

Khi ngón tay dời đi thì mặt quận thủ biến sắc vì thấy hai chữ ấy, bèn vội vàng cầm lấy văn thư đến bàn án và xoay tròn cái bàn nhiều lần, miệng thì lẩm bẩm niệm bùa chú trừ hung.

Mọi người trong công đường nín không được nên cười ha ha.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 29:

Tín ngưỡng nhân gian thì có nhiều điều kiêng kỵ vì họ tin nhiều điều dị đoan.

Có những người Ki-tô hữu nổi giận đùng đùng khi có ai đó kêu tên cha mẹ mình vì họ rất kiêng kỵ điều ấy, nhưng lại thờ ơ dửng dưng khi nghe người khác kêu tên Đức Chúa Giê-su ra mà nhạo báng, và có lúc cũng chính họ trong lúc kể chuyện tiếu lâm cho người khác nghe cũng đem tên Đức Chúa Giê-su ra mà cười…

Kiêng kỵ kêu tên cha mẹ ra vì chúng ta trọng kính cha mẹ mình đó là việc làm tốt, nhưng càng tốt hơn khi chúng ta bảo vệ và cung kính trước danh thánh Giê-su, bởi vì điều đó đã được Đức Chúa Giê-su hứa và làm cho chúng ta được vinh danh trước mặt Cha trên trời trong ngày phán xét.

Người Ki-tô hữu không ai đem tên Đức Chúa Giê-su ra để nhạo cười, nhưng rất “kỵ rơ” với những ai đem tên Đức Chúa Giê-su ra mà nhạo cười, trái lại, người Ki-tô hữu sẽ nhân danh danh thánh Giê-su để cầu nguyện với Chúa Cha trong cuộc sống hằng ngày của họ…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Luôn có cơ hội
Lm. Minh Anh
14:47 22/08/2023

LUÔN CÓ CƠ HỘI
“Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho cho Ta!”.

John Sargent từng vẽ bức “Hoa Hồng”. Đó là một kiệt tác! Dẫu hội hoạ sĩ đã ra một giá rất cao, nhưng anh vẫn từ chối bán nó. Anh coi đây là tác phẩm tốt nhất của mình; để rồi bất cứ khi nào nản lòng và nghi ngờ về sự sáng tạo của bản thân, anh nhìn nó và tự nhủ, “Tôi đã vẽ nó!”. Nhờ đó, anh ‘luôn có cơ hội’ đi tiếp, tiến tới đỉnh cao sự nghiệp với danh hiệu “Hoạ sĩ vẽ chân dung hàng đầu cuối thế kỷ 19”.

Kính thưa Anh Chị em,

Như bức “Hoa Hồng” của Sargent, Bí tích Rửa Tội là một kiệt tác thầm nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa đã ban ân sủng dẫy đầy để chúng ta bắt đầu, rồi lại bắt đầu, hầu có thể tiến tới đỉnh cao sự nghiệp của mình; sự nghiệp đó là “kế hoạch yêu thương” Thiên Chúa đã vạch cho mỗi người. Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó.

Chủ vườn là hình ảnh một Thiên Chúa xót thương, quảng đại và hào hiệp. Ngài đón nhận bất cứ ai sẵn sàng vào làm ‘vườn nho’ nhà Ngài ở bất cứ thời điểm nào. Với Ngài, mọi người ‘luôn có cơ hội!’. Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất, là bạn ‘chấp nhận’ đã đánh mất cơ hội để làm điều mình ao ước! Ấy thế, trong đời sống thiêng liêng, mỗi người luôn có khả năng để bắt đầu lại. Tại sao? Bởi lẽ, Thiên Chúa đã ban cho mọi người một quỹ thời gian đủ để đi về phía Ngài; vì vậy, cả khi ngã quỵ, nhờ ơn Chúa, chúng ta vẫn có thể đứng lên và tiếp tục đi tới.

Với Thiên Chúa, con người không chỉ ‘luôn có cơ hội’ để bắt đầu lại, nhưng còn có thể trải nghiệm những nghịch lý xót thương của Ngài. Tình huống dụ ngôn hôm nay là một bằng chứng: người làm ít, kẻ làm nhiều, đều nhận một quan tiền! Chúng ta thường quên rằng, với Thiên Chúa, về mặt thiêng liêng, mọi sự đều là quà tặng. Không ai có quyền đòi Ngài công bằng về ân sủng; những gì chúng ta làm cho Chúa không bao giờ là ‘ân huệ’ dành cho Ngài; nhưng là những nghĩa vụ ‘hiện sinh’; nói cách khác, đó là lý do chúng ta có mặt trên đời. Ngài không mắc nợ ai! Mọi sự Ngài mang đến là nhưng không do tình yêu vô bờ của Ngài. Chúng ta thường dễ dàng đối xử với Chúa theo cách loài người, đang khi quên rằng, Ngài là Thiên Chúa; với Ngài, mỗi người ‘luôn có cơ hội’ phục vụ cho vinh quang Ngài.

Anh Chị em,

“Hãy đi làm vườn nho cho Ta!”. Bức “Hoa Hồng” đã thúc giục Sargent “Hãy đi!”; Bí tích Rửa Tội thúc giục bạn và tôi “Hãy đi!”. Vì thế, mỗi khi nản lòng và không muốn đi tiếp, hãy lặng thinh trước ‘kiệt tác ân sủng’ của mình, phép Thánh Tẩy, mà tiến về phía trước! Cũng vậy, lời mời gọi “Hãy đi làm vườn nho cho Ta”, biểu tượng của mọi lời gọi, nhắc chúng ta hãy nhìn những con người đã được Thiên Chúa trao cơ hội. Họ không chỉ là các thánh hoặc những tâm hồn thánh thiện; nhưng còn là những người thu thuế, phong cùi, người nữ ngoại tình, biệt phái hay ngay cả người trộm lành… những con người này đã đi tiếp, và đi tận tới Nước Trời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con nghi ngờ về khả năng nên thánh của mình; sau mỗi lần thất bại, cho con can đảm đứng lên và đi tới, vì con ‘luôn có cơ hội!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hoàng giáo sư: Suy tư về tình yêu của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô dành cho giới trẻ và giáo dục
Vũ Văn An
14:44 22/08/2023

Ai cũng biết Đức Bênêđíctô XVI có nhóm cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó, có Đức Hồng Y Christoph Maria Michael Hugo Damian Peter Adalbert Schönborn, O.P. nhưng chưa nghe tới nhóm Neuer Schülerkreis Joseph Ratzinger /Benedikt XVI [Nhóm Sinh viên mới của Joseph Ratzinger/Bênêđíctô XVI], những người tự nhận là sinh viên của ngài qua việc đọc các tác phảm của ngài. Daniel E. Burns, giáo sư chính trị tại Đại học Dallas và là thành viên của Nhóm, trên tờ America, ngày 7 tháng 8 năm 2023, nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2023 tại Lisbon, có bài nhận định được tờ này chọn làm Câu chuyện Trang bìa, về Đức Cố Giáo Hoàng Bênêđícto XVI và nền giáo dục, nhất là nền giáo dục đại học Công Giáo:



Joseph Ratzinger, theo như tôi biết, chỉ cho phép mình một lần suy đoán công khai về lý do Thiên Chúa chọn ngài làm giáo hoàng. Ngài cho biết ngài nghĩ rằng khi chọn vị giáo sư đặc biệt đến từ Đức này, Thiên Chúa muốn kêu gọi sự chú ý đến lối suy tư trí thức đã từng làm cho nước Đức nổi tiếng khắp châu Âu, và làm nổi bật “cuộc đấu tranh cho sự thống nhất giữa đức tin và lý trí” đối với các tín hữu hiện đại.

Thế giới sẽ dành nhiều thế kỷ để thẩm hóa di sản bằng văn bản của Ratzinger. Tuy nhiên, trong khi ký ức về cuộc đời của ngài vẫn còn mới mẻ, đối với tôi, dường như chúng ta có thể đặc biệt chú ý đến những phẩm chất con người độc đáo của ngài. Để bắt đầu, một cách hữu ích là xem xét tất cả những cách trong đó ngài rõ ràng là một giáo sư, ngay cả sau 45 năm vô tình xa cách lớp học và những sinh viên được ngài yêu quý.

Vì mặc dù sự xuất sắc của Ratzinger trong tư cách một nhà văn thần học có liên quan đến những phẩm chất nhân bản của ngài trong tư cách một giáo sư, nhưng chúng không giống nhau. Nhiều nhà thần học xuất sắc đã không làm giáo sư. Nhiều giáo sư xuất sắc không để lại di sản bằng văn bản nào để nói đến. Ratzinger tình cờ có những phẩm chất đáng ngưỡng mộ của cả hai.

Ratzinger và giới trẻ

Giáo sư là một loại nhà giáo dục. Ngày nay, các tệ nạn của hệ thống giáo dục của chúng ta và của các nhà giáo dục của nó dường như là một chủ đề bàn tán không bao giờ cạn. Nhưng các giáo sư cũng có những đức tính đặc trưng của họ, và Ratzinger hiện thân những đức tính này ở một mức độ cao khác thường. Thí dụ, hầu hết các giáo sư đều yêu thích những người trẻ tuổi. Thật đáng ngạc nhiên khi những người không phải là giáo sư thường quên điều này, nhưng đó là sự thật nổi bật nhất về các giáo sư khi bạn biết họ. (Có lẽ hầu hết những người tốt nghiệp đại học, đã coi tình yêu đó là điều hiển nhiên khi họ còn là những người nhận được nó khi còn trẻ, sau đó quên nhìn lại và tự hỏi liệu họ có thực sự xứng đáng với nó hay không.)

Ratzinger luôn yêu mến những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người lớn trẻ tuổi. Gần như tất cả những gì ngài từng viết hoặc nói trước công chúng đều được khơi dậy một cách rõ ràng bởi mối quan tâm khuyến khích—và trả lời—những câu hỏi hiện sinh trung thực mà những người trẻ đủ can đảm để nêu lên. Khi ngài bày tỏ mối quan ngại về tương lai của Kitô giáo (như ngài thường làm), ngài luôn quay lại câu hỏi liệu đức tin cổ xưa có được truyền lại dưới một hình thức mà những người trẻ tuổi có thể mong đợi một cách hợp lý để xây dựng cuộc sống của họ xung quanh hay không. Khi bày tỏ mối quan tâm đến tương lai của toàn nhân loại (như ngài cũng thường làm), ngài sẽ tập trung vào những nỗi khốn khổ của cuộc sống hiện đại nổi bật nhất trong cuộc sống của những người trẻ: sự vô vọng, sự không chắc chắn, nỗi sợ phải cam kết, sự miễn cưỡng bắt đầu một gia đình, lao vào ma túy, tình dục rỗng tuếch và suy đồi.

Những khoảnh khắc rất được yêu thích của ngài trong triều đại giáo hoàng kéo dài 8 năm đầy mệt mỏi là Ngày Giới trẻ Thế giới. Ở đó, ngài có thể nhìn thấy và chào hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ từ khắp nơi trên thế giới đến quy tụ để cầu nguyện với vị kế vị Thánh Phêrô. Tại những cuộc tụ họp đó, ngài đặc biệt cảm động trước các phụng vụ. Cũng chính đám đông người trẻ hiện đại này, được cho là bồn chồn và mất tập trung, tất cả sẽ hiệp nhất trong lời cầu nguyện thầm lặng đến nghẹt thở với cùng một Thiên Chúa mà Ápraham đã tôn thờ trong sa mạc, Đấng mà Đức Ratzinger đã thấy một lần nữa được mạc khải trong những cuộc tụ họp đó.

Tôi tin rằng chính tình yêu dành cho giới trẻ này đã thúc đẩy và giải thích đầy đủ về quyết định từ chức giáo hoàng được thảo luận nhiều của Ratzinger. Trong cuộc phỏng vấn dài cuối cùng biến thàn sách của ngài, ngài gợi ý rằng ngài nên đưa ra quyết định đó ngay sau khi bác sĩ thông báo rằng ngài sẽ bị cấm bay đến Ba Tây để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới năm sau. Có vẻ như ngài lý luận như sau: Giới trẻ thế giới xứng đáng có cơ hội hàng năm để cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng; nếu giáo hoàng không thể tham dự thì cần có giáo hoàng mới. Đối với Joseph Ratzinger, điều đó thật đơn giản.

Tất nhiên, mối quan tâm dành cho giới trẻ không phải chỉ có ở các giáo sư. Các chính trị gia cũng luôn nói về giới trẻ và cố gắng chiều chuộng họ một cách vụng về. Nhưng ở điều tốt nhất, các giáo sư có mối quan hệ lành mạnh hơn với giới trẻ so với các chính trị gia. Chúng tôi phục vụ những nhu cầu thực sự của giới trẻ và ngưỡng mộ những điểm mạnh của họ mà không đui mù trước các điểm yếu của họ (đặc biệt là sự thiếu thận trọng của họ).

Trong tám năm ngắn ngủi, Ratzinger đã cho phép chúng ta hình thành một số tầm nhìn về việc một giáo hội sẽ được điều hành theo tinh thần thực sự của một giáo sư sẽ như thế nào. Nó sẽ mang lại sự tương phản rõ rệt với một giáo hội do các chính trị gia điều hành - tức là bởi những người đàn ông lớn tuổi tuyệt vọng với những gì họ tưởng tượng.

Tình cảm thầy trò

Ratzinger không chỉ yêu thương giới trẻ mà đặc biệt là các học trò của ngài, thậm chí rất lâu sau khi họ đã không còn trẻ nữa. Nhiều hiểu biết lâu dài của ngài về bản chất của giáo dục đã được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm sâu sắc của ngài về mối liên kết thiêng liêng và lâu dài giữa giáo sư và sinh viên, kể cả hoặc đặc biệt là sau khi sinh viên đã trở nên đồng nghiệp của giáo viên, ở một khía cạnh nào đó.

Ratzinger rời trường đại học vào năm 1977, theo lời kêu gọi đánh đổi sự tự do của lớp học để lấy gánh nặng của văn phòng. Trong suốt 35 năm phục vụ giáo hội tiếp theo, hàng năm ngài vẫn dành một ngày cuối tuần để tụ tập (trực tiếp) cùng nghiên cứu với những người từng là học trò của ngài — thậm chí còn tiếp tục làm như vậy, trước sự ngạc nhiên của họ, sau khi ngài trở thành giáo hoàng. Sau tang lễ của ngài, tôi đã nói với một trong những học trò cũ của Ratzinger rằng thật kỳ lạ khi chứng kiến một đám tang không có gia đình của người quá cố. Vị này trả lời: “Chúng ta là gia đình của ngài.”

Điển hình bản thân trong mối liên hệ của Ratzinger với các học trò của mình là điều hợp thời hơn bao giờ hết. Sau thử nghiệm quy mô lớn gần đây của quốc gia chúng ta với việc giáo dục ảo, mọi phụ huynh và học sinh lẽ ra nên có được một số nhận thức về thực tại và tầm quan trọng của mối liên hệ giữa giáo viên và cá nhân học sinh. Bất cứ lợi ích lâu dài, mang tính đào tạo nào đối với tâm hồn của học sinh – kiểu đào tạo mà hầu hết chúng ta đã nhận được từ một hoặc nhiều giáo viên của mình, và các học trò của Ratzinger chắc chắn biết rằng họ đã nhận được từ ngài – sẽ tùy thuộc vào mức độ lành mạnh của mối tương quan nhân bản này.

Tuy nhiên, đại dịch đã khiến nhiều trường học càng háo hức áp dụng các kỹ thuật làm suy yếu mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh bằng cách tước đi bối cảnh tự nhiên của con người. Điều này dường như đúng ngay cả với một số trường phái tuyên bố chia sẻ (ít nhiều) sự hiểu biết cổ điển của Ratzinger về linh hồn con người và sự đào tạo cho nó, có thể được kỳ vọng sẽ biết rõ hơn. Ngay cả khi những kỹ thuật như vậy đã có sẵn cho ngài, tôi không thể tưởng tượng Ratzinger lại chọn tiến hành cuộc họp thường niên với học trò cũ của mình một cách ảo. Thay vì đánh mất mối liên hệ trực tiếp này với các học trò cũ của mình, ngài đã thực hiện một bước đáng chú ý là đưa tất cả họ đến dinh thự mùa hè của giáo hoàng tại Castel Gandolfo. Điểm này không cần phải giải thích.

Ý nghĩa của giáo dục

Nhiệm vụ tế nhị là giáo dục giới trẻ, giống như bất cứ công việc khó khăn nào khác, được hiểu rõ nhất bởi những người đã thực hành nó. Ratzinger đã viết một cách hùng hồn và sắc sảo về nghề giáo dục và vai trò của nó trong việc xây dựng hoặc phá hủy toàn xã hội. Những suy nghĩ của ngài về nhiệm vụ giáo dục được thông tri sâu sắc qua kinh nghiệm của chính ngài và đáng được chú ý cẩn thận. Đối với ngài, chính trị và văn hóa phụ thuộc vào sự đào tạo con người, trong khi việc đào tạo con người phụ thuộc vào chất lượng của các cơ sở giáo dục của chúng ta.

Với tư cách là giáo hoàng, ngài đã nhiều lần chứng tỏ rằng giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) luôn ở trong tim ngài. Ngài chỉ đưa ra hai bài diễn văn quan trọng trên đất Mỹ: một cho các nhà giáo dục, một cho sinh viên và giới trẻ, và cả hai tại các cơ sở giáo dục Công Giáo (Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và Chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers). Trong chuyến thăm của vị giáo hoàng này tới Regensburg, ngài đã thực hiện một bước thậm chí còn khác thường hơn là thực hiện một bài thuyết giảng học thuật. Nó bắt đầu với những hồi ức về những năm ngài làm giáo sư và trưởng khoa, và kết thúc bằng việc xác định nhiệm vụ thích hợp của trường đại học hiện đại. Các bài phát biểu và bài viết khác của ngài luôn xoay quanh chủ đề giáo dục.

Ratzinger lập luận, trách nhiệm nghề nghiệp của chúng ta trong tư cách giáo sư gắn liền với nhiệm vụ chung giúp hợp nhất chúng ta vượt qua mọi ranh giới môn học của chúng ta. Chúng ta chịu “trách nhiệm chung, duy nhất về việc sử dụng lý trí đúng đắn,” không chỉ trong lớp học và văn phòng của chúng ta mà còn ở thế giới bên ngoài. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của thế giới từ tháp ngà; ngài noí, đúng hơn, các trường đại học của chúng ta phải là nơi chúng ta nuôi dưỡng thói quen suy nghĩ hợp lý để cho phép sinh viên tốt nghiệp của chúng ta tự mình tiếp cận những vấn đề đó một cách lành mạnh và nhân bản. Trong thông điệp “Caritas in Veritate” [Bác ái trong Sự thật], ngài đưa ra một danh sách dài các vấn đề xã hội của thế giới chúng ta, và ngài khẳng định cụ thể rằng các giải pháp giải quyết chúng phải xuất phát từ kiểu hợp lý tính, từng được ngài nói tới ở Regensburg, mà các trường đại học của chúng ta nên vun trồng.

Nhưng việc hợp lý tính đó ra sao? Hầu như tất cả các cuộc tranh luận giáo dục ngày nay đều là về chương trình giảng dạy hoặc “nội dung”, nhưng kinh nghiệm của Ratzinger trong tư cách một nhà giáo dục dẫn ngài vào tầng lớp sâu hơn của những cuộc tranh luận đó. Ngài lập luận, để khuyến khích việc sử dụng đúng đắn lý trí hiện thân, các trường đại học của chúng ta, trên hết, phải trau dồi những nhân đức luân lý chuyên biệt hướng dẫn lý luận lành mạnh. Đặc biệt, lòng can đảm là cần thiết nếu chúng ta muốn lý luận qua những câu hỏi khó nhất, “những câu hỏi thực sự mang tính nhân bản”, bao gồm “những câu hỏi về đạo đức và tôn giáo”. Trường đại học phải trau dồi “lòng can đảm để chấp nhận toàn bộ chiều rộng của lý trí, thay vì từ chối sự vĩ đại của lý trí”. Sự can đảm để lý luận về các chủ đề khó khăn và đầy cảm xúc ngày nay bằng cách nào đó phải được truyền lại từ các giáo sư đến sinh viên của họ, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của phương tiện truyền thông xã hội và môi trường pháp lý của chúng ta nhằm khuyến khích sự hèn nhát về mặt trí thức hoặc sự tuân thủ giáo điều.

Socrates là mẫu mực của Ratzinger về lòng dũng cảm trí thức này. Và học trò Platông của Socrates cung cấp tiêu chuẩn cho Ratzinger về việc sử dụng lý trí mà các nhà giáo dục của chúng ta phải trau dồi. Những tìm hiểu thuần lý của Platông đã phủ dài các ngành hiện đại của chúng ta về thần học, vật lý, siêu hình học, nghiên cứu tôn giáo, khoa học chính trị, đạo đức, toán học, âm nhạc, thi ca, ngôn ngữ học và truyền thông, trong số những ngành khác. Ratzinger làm nổi bật cách hiểu rộng rãi theo kiểu Platông này về paideia [hệ thống giáo dục văn hóa phổ quát] là điều đã truyền cảm hứng cho tổ tiên Kitô giáo của chúng ta xây dựng các cơ sở giáo dục, từ các trường đại học thời trung cổ đến hệ thống trường giáo xứ của Mỹ (được Ratzinger ngưỡng mộ).

Quan niệm của Platông về lý trí đối lập với quan niệm hẹp hòi về lý trí đang thống trị diễn từ công khai và đời sống đại học của chúng ta ngày nay. Theo quan điểm thứ hai, được Ratzinger tìm thấy vết tích nơi Francis Bacon và René Descartes, các trường đại học hiện hữu tiến hành nghiên cứu để phục vụ tiến bộ kinh tế và kỹ thuật. Nhưng chống lại điển hình hiện đại này vốn “tự giới hạn lý trí vào những gì có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm”, Ratzinger cho rằng các trường đại học của chúng ta có trách nhiệm dạy cho những người trẻ tuổi “mở cửa lại lý trí theo chiều rộng đầy đủ của nó”. Chúng ta phải giúp giới trẻ hướng lý trí do Thiên Chúa ban cho họ đến mọi câu hỏi mà thế giới của chúng ta đặt ra cho họ, cho đến và bao gồm cả câu hỏi về chính Thiên Chúa.

Vì vậy, Thiên Chúa không thể vắng mặt trong các định chế giáo dục lành mạnh. Vì Thiên Chúa không vắng mặt trong thế giới mà các sinh viên tốt nghiệp của họ sẽ phải sống. Ratzinger thường nhấn mạnh rằng bất cứ nơi nào danh Thiên Chúa bị loại bỏ khỏi thế giới đương thời của chúng ta, thì các quyền lực thay thế danh ấy đều không nhân đạo cũng không hợp lý. Những suy tư của Ratzinger về vị trí cụ thể của Thiên Chúa trong đời sống của một định chế giáo dục vừa mang tính chuyên môn vừa thực tế, được thông tri qua nhiều thập niên bằng kinh nghiệm, bắt đầu, khi còn là một đứa trẻ, ngài đã chứng kiến Đức quốc xã gỡ bỏ những cây thánh giá khỏi các lớp học ở trường công lập của họ.

Cội nguồn tôn giáo của tự do học thuật

Trong một thế kỷ hay hơn, các trường đại học tôn giáo Hoa Kỳ đã chứng kiến những cuộc thảo luận bất tận về những căng thẳng giữa đòi hỏi tự do học thuật và sứ mệnh tôn giáo của họ. Không phủ nhận khả năng xảy ra những căng thẳng như vậy, thay vào đó, Ratzinger đã chọn cách nhấn mạnh đến những cách thức rất thực tế trong đó hai yêu cầu dường như đối lập này thực sự phụ thuộc vào nhau.

Trong một bài thuyết giảng bị bỏ quên có tựa đề “Những suy tư về Nhiệm vụ của một Học viện Công Giáo,” Ratzinger (tiếp nối Joseph Pieper) đã nhấn mạnh rằng Học viện ban đầu của Platông là một tổ chức tôn giáo tập trung vào một đền thờ các Nàng thơ. Ngài lập luận, tự do học thuật “trong căn bản, không phải ngẫu nhiên, thuộc về bối cảnh tôn kính và phụng vụ. Không có những thứ này, nó không còn hiện hữu.” Chỉ có sự tôn kính khiêm tốn đối với sự thật thần thiêng mới có thể giải thích tại sao các hoạt động giáo dục và nghiên cứu dựa trên sự thật của chúng ta nên được mãi tự do, được giải phóng khỏi những yêu cầu bức thiết khác của tiện ích kinh tế.

Sự nhấn mạnh của Ratzinger vào bản chất tôn giáo của Học viện Platông là rất đáng chú ý bởi vì, như ngài nói rõ ràng ở chỗ khác, chính lý lẽ riêng của Platông đã dạy ngài không nên tin vào các vị thần theo nghĩa đen của Athens. Nhưng, ngài nói, đồng thời, hành động phụng vụ ở trung tâm Học viện của chính Platông phải được hiểu như một điều gì đó hơn là “hành vi xã hội đơn thuần mang tính biểu tượng”. Do đó, việc Ratzinger khăng khăng đòi trở lại cội nguồn Platông của chúng ta giúp làm sáng tỏ một sự căng thẳng vẫn còn tồn tại trong các trường đại học Kitô giáo.

Một trường đại học lành mạnh thực sự phải khuyến khích đặt câu hỏi về thần thiêng, nhưng nó không thể để câu hỏi đó lấn át sự tôn kính tôn giáo mà từ đó nó lấy được sức sống và sự tự tin của chính mình trong tư cách một định chế học thuật. Đây là nguồn gốc thực sự của những căng thẳng mà chúng ta trải qua: về lâu về dài, tự do học thuật phụ thuộc vào một số hình thức hỗ trợ tôn giáo. Gợi ý này của Ratzinger dường như sẽ được xác nhận khi xem xét các trường đại học tôn giáo của đất nước chúng ta, những trường đại học này nói chung đã làm tốt hơn công việc bảo vệ tự do học thuật trước các cuộc tấn công gần đây so với các trường đại học thế tục đã làm.

Tương tự như vậy, như Ratzinger đã nhấn mạnh tại Regensburg, chúng ta không thể đào tạo sinh viên áp dụng lý trí của họ vào phạm vi rộng nhất của các vấn đề con người nếu trường đại học của họ xử lý các vấn đề thần học theo cách nào đó nằm ngoài lĩnh vực thảo luận học thuật hợp lý. Cuộc sống của một trường đại học lành mạnh phải bao gồm việc nghiên cứu thần học một cách nghiêm túc như một môn học thuật – ngay cả khi, như Ratzinger cũng khẳng định từ kinh nghiệm đại học của chính mình, những người vô thần và các câu hỏi của họ cũng vẫn phải được hoan nghênh.

Các trường đại học tôn giáo có một số nhận thức về việc việc tìm hiểu học thuật đích thực về Thiên Chúa có thể tạo nên tinh thần chung cho toàn bộ khuôn viên trường như thế nào. Các trường đại học phi tôn giáo có thể được hưởng lợi từ nhận thức tương tự. Hầu hết các trường đại học thế tục vẫn ngưỡng mộ Harvard, Princeton, Yale, Đại học Chicago và Columbia—tất cả các trường được hưởng lợi rất nhiều từ truyền thống lâu đời của nền tảng Kitô giáo của chính họ, được hiện thân rõ ràng cho đến ngày nay trong kiến trúc tôn giáo tráng lệ và các trường thần học nghiêm ngặt về mặt học thuật.

Những suy nghĩ cuối cùng từ vị Giáo hoàng giáo sư

Tôi may mắn được gặp Ratzinger hai lần, cả hai lần sau khi ngài nghỉ hưu. Lần đầu tiên tôi hỏi ngài công việc của một giáo sư đại học Công Giáo ngày nay nên là gì? Tôi ước tôi có thể truyền đạt được việc ngài đột nhiên trở nên nghiêm túc và chăm chú như thế nào, sau những gì chỉ là những lời nói bông đùa. Đây là chủ đề ngài quan tâm và muốn trả lời chính xác.

Ngài nói ngay về Thiên Chúa, về tầm quan trọng của ngài vào thời điểm mà chính câu hỏi về Thiên Chúa có nguy cơ biến mất khỏi các trường đại học của chúng ta. Ngài làm nổi bật sự kiện: vị Thiên Chúa này không phải là một giả thuyết hay dấu hỏi đơn thuần nhưng cực kỳ hợp lý, và thực sự là nguồn gốc của tính hợp lý làm cơ sở cho mọi yêu cầu học thuật của chúng ta. Và ngài nhấn mạnh sự thật thứ hai rằng, mặt khác, lý trí của con người chúng ta sẽ mất phương hướng khi nó đánh mất vị Thiên Chúa này. Ngài nói với tôi, nhiệm vụ đối với chúng ta trong tư cách các học giả có niềm tin, là làm cho cả hai sự kiện đó thành tỏ tường— mỗi chúng ta trong lĩnh vực học thuật chuyên môn của mình.

Lần gặp thứ hai của chúng tôi, vào năm 2015, là lần cuối cùng ngài đủ khỏe để cử hành Thánh lễ cho cuộc họp thường niên của các học trò cũ của ngài— hàng ngũ của nó giờ đã giảm dần theo tuổi tác nhưng cũng tăng lên bởi chúng tôi những người trẻ hơn, “Tân sinh viên” (Neuer Schülerkreis), những người đã trở thành sinh viên của ngài chỉ qua các bài viết của ngài. Người đàn ông 88 tuổi này đã thuyết giảng cho chúng tôi mà không cần bản viết hay thậm chí một chút do dự, ngài nói liên tục trong 12 phút.

Tin Mừng Chúa nhật là đoạn văn từ Máccô 7 về những gì làm và không làm ô uế một con người. Ratzinger dừng lại một lúc ở mục cuối cùng trong danh sách của Chúa Giêsu về các tật xấu làm ô uế, mà ngài dịch là “thiếu suy nghĩ”. Ngài nhấn mạnh thế giới kỹ thuật hiện đại của chúng ta khuyến khích thói xấu đạo đức của việc thiếu suy nghĩ đến mức nào và chúng ta phải đấu tranh chống lại nó khó khăn như thế nào. Hoàn toàn rõ ràng đây không phải là một nhà trí thức bảo tất cả các Kitô hữu phải là những nhà trí thức, mà đúng hơn là một giáo sư mà những mối quan tâm về nghề nghiệp đã giúp ngài có cái nhìn sâu sắc đặc biệt về đòi hỏi chân chính của Tin Mừng.

Đối với Joseph Ratzinger, những đòi hỏi của Tin Mừng quan trọng hơn những đòi hỏi của trường đại học. Nhưng ngài đã tiếp cận Tin Mừng trong tư cách một giáo sư, và nó đã định hình ngài như một giáo sư. Ngày nay, bất cứ ai quan tâm đến tương lai của giáo dục (theo nghĩa rộng nhất, theo nghĩa Platông của thuật ngữ này) sẽ có nhiều điều để học hỏi từ tấm gương và những hiểu biết sâu sắc của vị giáo hoàng giáo sư này.
 
VietCatholic TV
Cú thứ hai: Máy bay ném bom chiến lược 737 triệu USD của Nga lại vừa nổ tung. Xe tăng Nga ở Kyiv
VietCatholic Media
04:01 22/08/2023


1. Ukraine bất ngờ tấn công phá hủy thêm máy bay ném bom chiến lược 737 triệu Mỹ Kim của Nga

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 22 tháng Tám, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine Andriy Yusov cho biết hôm thứ Hai quân Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một căn cứ không quân của quân đội Nga nằm cách Ukraine hơn 200 km về phía đông bắc.

Ông cho rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào căn cứ không quân Shaykovka ở thành phố Kirov, trong khu vực Kaluga của Nga đã khiến “ít nhất một máy bay bị hư hại”.

“Ít nhất một máy bay bị hư hại. Như trong hầu hết các trường hợp, chính quyền Nga đang cố gắng che giấu mức độ tổn thất và thiệt hại thực sự,” Yusov nói.

Căn cứ không quân Shaykovka của Lữ Đoàn không quân 52 vận hành máy bay ném bom tầm xa siêu âm Tupolev Tu-22M3 được Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào năm ngoái.

Không quân Ukraine hôm 15/8 báo cáo máy bay hoạt động từ căn cứ không quân Shaykovka đã phóng 4 hỏa tiễn hành trình trên không Kh-22 về phía Ukraine.

Theo Yusov, cuộc tấn công hôm thứ Hai được thực hiện “với sự phối hợp rõ ràng với Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine.”

“Các quân nhân Ukraine, phối hợp với Tổng cục Tình báo, đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao,” Yusov nói và cho biết thêm rằng nhiệm vụ cụ thể này được thực hiện từ bên trong lãnh thổ Nga. Ông nói: “Trong nhiều trường hợp khác”, Tình báo Ukraine thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau từ bên trong lãnh thổ Nga.

Blog truyền thông xã hội Nga Baza, có liên hệ chặt chẽ với các cơ quan an ninh Nga, cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã bị rơi trên lãnh thổ của căn cứ không quân Shaykovka hôm thứ Hai.

Baza đưa tin “một chiếc máy bay không sử dụng tại phi trường đã bị phá hủy… Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận chính thức”.

Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Nga có thể phóng hỏa tiễn với đầu đạn hạt nhân. Chiếc máy bay này có giá 737 triệu USD. Nga chỉ có 66 chiếc và ít nhất một chiếc đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ không quân Soltsy hôm thứ Bẩy 19 Tháng Tám.

Một kênh Telegram khác của Nga, là Mash, cho biết “các lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng tấn công phi trường quân sự Shaykovka ở vùng Kaluga”.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vụ việc.

2. Xe tăng Nga cuối cùng cũng được diễn hành qua thủ đô Ukraine nhưng có một biến tấu

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Tanks Finally Parade Through Ukraine Capital—But There's a Twist”, nghĩa là “Xe tăng Nga cuối cùng diễn hành qua thủ đô Ukraine nhưng có một biến tấu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine đã phơi bày toàn bộ những tổn thất quân sự của Nga ở Kyiv khi cuộc phản công của nước này tiếp tục diễn ra, một năm rưỡi sau khi Mạc Tư Khoa dự kiến sẽ diễn hành các phương tiện của mình qua thủ đô Ukraine.

Cảnh quay từ thành phố cho thấy xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân, pháo tự hành và thậm chí cả tàn tích của hỏa tiễn Nga đã cháy rụi sau khi bị đánh chặn tràn ngập đường phố chính của Kyiv trước Ngày Độc lập của Ukraine.

Một cảnh tượng tương tự đã chào đón Mạc Tư Khoa trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập năm 2022 của Kyiv, với cuộc duyệt binh năm nay đánh dấu 18 tháng chiến tranh tổng lực. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Các quan chức Kyiv cho biết các sự kiện công cộng sẽ không được tổ chức tại thủ đô để đánh dấu Ngày Độc lập năm nay, ngoại trừ cuộc diễn hành thiết bị quân sự của Nga. Phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân đội Ukraine hồi đầu tháng này cho biết họ dự kiến một loạt cuộc tấn công hỏa tiễn từ Nga trùng với ngày lễ quốc khánh.

Các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự kiến sẽ càn quét qua lãnh thổ Ukraine và tuyên bố chiếm được Kyiv trong vòng vài ngày sau khi quân đội Mạc Tư Khoa tấb công qua biên giới vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào phía nam lục địa Ukraine, Putin đã gợi ý trong một nhận xét bị rò rỉ rằng quân đội Nga sẽ có thể giành quyền kiểm soát Kyiv chỉ trong tối đa hai tuần nếu ông ra lệnh.

Tuy nhiên, Nga đã không giành được Kyiv từ lực lượng Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và các chuyên gia cho rằng đội xe tăng và xe quân sự của Nga đã chịu thiệt hại đáng kể trong những tuần đầu tiên. Các nhà phân tích cho biết các chiến binh của Mạc Tư Khoa đã để lại nhiều xe tăng có thể trục vớt được cho Ukraine và mất nhiều tổ lái xe tăng có năng lực nhất.

Các ước tính về quy mô thiệt hại về phương tiện quân sự của Nga và Ukraine đều khác nhau, nhưng các chuyên gia phương Tây cho rằng tổng số thiệt hại về phương tiện quân sự của Nga do Kyiv đưa ra có thể gần với con số thực tế. Hôm thứ Hai, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Điện Cẩm Linh đã mất 4.358 xe tăng kể từ ngày 24/2/2022. Nga đã mất 12 xe tăng trong 24 giờ qua, Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm.

Các nhà phân tích nói với Newsweek vào giữa tháng 6 rằng con số 4.000 xe tăng bị mất của Bộ Tổng tham mưu là đáng kinh ngạc, nhưng có lẽ chính xác. Nó có khả năng bao gồm một số xe bọc thép cũng như xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng vẫn biểu thị một tổn thất đáng kể đối với kho vũ khí trước chiến tranh của Nga.

Các ước tính khác, chẳng hạn như ước tính do cơ quan tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan công bố, cho thấy tổn thất xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga là 2.253 chiếc trong 18 tháng qua, tính đến hôm thứ Hai. Tuy nhiên, con số đó chỉ bao gồm các tổn thất được xác minh bằng mắt thường, vì vậy con số thực có khả năng cao hơn rất nhiều.

Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã mất 11.408 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác trong một năm rưỡi qua. Các chiến binh của Kyiv đã mất 5.951 khẩu pháo dã chiến và súng cối, Mạc Tư Khoa cho biết thêm trong một tuyên bố.

Kyiv cho biết tính đến thứ Hai, các lực lượng của Nga đã mất 5.264 hệ thống pháo. Newsweek không thể xác minh độc lập tổn thất chiến trường.

3. Với F-16, Ukraine có thể tăng lực lượng không quân lên một nửa

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “With F-16s, Ukraine Could Grow Its Air Force By Half”, nghĩa là “Với F-16, Ukraine có thể tăng lực lượng không quân lên một nửa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Hà Lan và Vương quốc Anh hồi tháng 5 đã công bố một sáng kiến mới nhằm đào tạo phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16 do Lockheed Martin sản xuất.

Chương trình huấn luyện gần như bảo đảm rằng ít nhất một trong số các đồng minh nước ngoài của Ukraine sẽ tặng những chiếc F-16 dư thừa cho nỗ lực chiến tranh. Câu hỏi là - cái nào? Và cần bao nhiêu chiếc F-16 siêu thanh, nhanh nhẹn để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến của Nga với Ukraine?

Ba tháng sau, chúng ta có thể trả lời cả hai câu hỏi. Đúng như dự đoán, chính phủ Hà Lan và Đan Mạch đều đã cam kết với Ukraine nhiều chiếc F-16 mà lực lượng không quân của họ đang cất giữ khi các chiến đấu cơ tàng hình F-35 mới của Lockheed Martin đang dần thay thế chúng.

Những chiếc F-16 này sẽ mở rộng một sự thay đổi sâu sắc trong cách Ukraine triển khai sức mạnh không quân - một sự chuyển hướng sang các cuộc tấn công tầm xa mà gần đây đã làm tăng tuổi thọ trung bình của các phi công Ukraine trong thời gian gần đây. Các máy bay do Mỹ thiết kế cũng có thể tăng gấp đôi lực lượng không quân Ukraine.

Không quân Hà Lan sẽ bàn giao cho không quân Ukraine 42 máy bay phản lực F-16A/B Mid-Life Update. Không quân Đan Mạch sẽ chuyển giao thêm 19 chiếc F-16A/B MLU. Tất cả 61 chiếc F-16 sẽ đến Ukraine từ đầu năm tới.

Có thể mất một thời gian để đào tạo phi công. Chính phủ Ukraine đã tuyển 32 phi công cho đợt huấn luyện F-16 đầu tiên. Bốn người thành thạo tiếng Anh, điều kiện tiên quyết để được huấn luyện bay của NATO. 28 người còn lại đang học ngôn ngữ ở Vương quốc Anh.

“Sau đó, họ sẽ được huấn luyện thêm một chút về máy bay cánh quạt, rồi đi xuống Pháp và bay trên chiếc Alpha Jet là loại máy bay huấn luyện trong một thời gian ngắn,” Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu và Lực lượng Không quân-Phi Châu, nói với Nhóm Nhà văn Quốc phòng. “Đó là tất cả thời gian sẽ phải mất.”

F-16 không phải là mới. Khung máy bay có từ những năm 1980. Nhưng hệ thống điện tử hàng không và cảm biến của họ là hiện đại. Điều quan trọng nhất là F-16 hoàn toàn tương thích với nhiều loại vũ khí hiện đại của phương Tây.

Lực lượng không quân Ukraine đã trang bị cho một số chiến đấu cơ và máy bay ném bom của Liên Xô cũ các loại vũ khí do Mỹ, Anh và Pháp sản xuất, bao gồm hỏa tiễn chống radar AGM-88, bom lượn dẫn đường GPS và hỏa tiễn hành trình. Các phi công Ukraine ngày càng phóng vũ khí khi bay về phía tiền tuyến từ các lãnh thổ do Ukraine kiểm soát, do đó tránh được tất cả các hỏa tiễn đất đối không tầm xa nhất của Nga.

Chuyển sang tấn công tầm xa, không quân Ukraine đã cắt giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất. Lực lượng không quân đã bị mất 62 máy bay cánh cố định vào năm 2022; cho đến nay vào năm 2023, chỉ mới mất bảy chiếc. Việc trang bị F-16 sẽ làm giảm thêm tổn thất.

61 chiếc F-16 là số F-16 đủ để thay thế khoảng một nửa số lượng khoảng 125 chiếc Mikoyan MiG-29, Sukhoi Su-24, Sukhoi Su-25 và Sukhoi Su-29 thời Chiến tranh Lạnh cổ điển của Không quân Ukraine. Trong khi Ukraine đã mất gần 70 máy bay phản lực kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine 18 tháng trước, các trung đoàn của Kyiv đã bù đắp thiệt hại bằng cách quyên góp và phục hồi các khung máy bay bị hỏng.

Ukraine hiện có nhiều chiến đấu cơ như vào tháng 2 năm 2022, vì vậy khi các phi công F-16 và F-16 bắt đầu đến, Kyiv có hai lựa chọn. Họ có thể thay thế một nửa số máy bay phản lực cũ kỹ thời Liên Xô, hoặc có thể tăng lực lượng không quân lên một nửa.

4. Tổng thống Zelenskiy xác nhận chính thức rằng Hà Lan sẽ cung cấp 42 chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Hà Lan sẽ cung cấp cho Ukraine 42 chiến đấu cơ F-16, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai sau chuyến thăm nước này.

“Tôi cảm ơn Thủ tướng Mark Rutte, toàn bộ nội các của anh ấy và người dân Hà Lan vì quyết định cung cấp F-16 cho Ukraine. Các chiến binh của chúng tôi sẽ nhận được 42 chiến đấu cơ tuyệt vời,” Zelenskiy cho biết như trên trong một video gởi quốc dân đồng bào.

Hôm Chúa Nhật, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết Hà Lan sở hữu 42 chiếc F-16. Rutte cho biết ông sẽ xem xét có thể cung cấp bao nhiêu cho Ukraine nhưng nói rằng ông không có con số chính xác vào thời điểm đó.

Zelenskiy tiếp tục đến Đan Mạch sau khi thăm Hà Lan, nơi ông gặp Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen.

Frederiksen nói: “Hôm nay chúng tôi thông báo rằng chúng tôi sẽ cung cấp 19 máy bay phản lực F-16 cho Ukraine, chúng tôi tin rằng các chiến đấu cơ của Đan Mạch sẽ giúp bảo vệ bầu trời của các bạn”. “Mục đích của việc chuyển giao này là để bảo vệ Ukraine. Chúng tôi dự định cung cấp máy bay phản lực vào gần năm mới, khoảng sáu chiếc, sau đó là tám chiếc trong năm tới và sau đó là năm chiếc nữa.”

Cuộc gặp diễn ra sau khi một quan chức Mỹ hôm thứ Sáu cho biết Mỹ đã cam kết phê duyệt việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine ngay sau khi quá trình huấn luyện hoàn tất.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hôm thứ Bảy cho biết các phi công Ukraine đã bắt đầu được huấn luyện.

F-16 là máy bay phản lực một động cơ, đa chức năng, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ không đối không hoặc tấn công mặt đất.

5. Thủ tướng Hy Lạp: Nga 'phải bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế'

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis hôm thứ Hai đã tăng cường chỉ trích cuộc tấn công vô cớ của Nga vào Ukraine, nói rằng tội ác chiến tranh của Nga gây ra ở Ukraine “phải bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế”.

Phát biểu với báo chí cùng với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, chính trị gia trung hữu đã luôn đứng về phía Kyiv kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm ngoái, cho biết ông “lên án một cách không khoan nhượng” hành động gây hấn của Nga ở Ukraine.

Ông nói, Hy Lạp không chỉ ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Mạc Tư Khoa bất chấp tác động tiêu cực của chúng đối với nền kinh tế nước này mà còn tích cực ủng hộ việc Ukraine hội nhập Liên Hiệp Âu Châu với các phái đoàn ở Athens ký một thỏa thuận nêu rõ các quan điểm Âu Châu-Đại Tây Dương ủng hộ cho quốc gia bị chiến tranh bao vây này.

6. Thống đốc cho biết máy bay không người lái bị chặn ở hai khu vực của Nga

Chính quyền Nga cho biết máy bay không người lái đã bị chặn ở khu vực Kaluga và Belgorod ở phía tây đất nước vào tối thứ Hai.

Thống đốc Vladislav Shapsha cho biết trên kênh Telegram của mình rằng các hệ thống phòng không đã ngăn chặn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở quận Kirovsky, vùng Kaluga, phía tây nam Mạc Tư Khoa.

“Tối nay, bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, một cuộc tấn công bằng UAV đã bị đẩy lùi trên lãnh thổ của quận Kirovsky. Snapsha cho biết không có thương vong và không có thiệt hại về cơ sở hạ tầng.

Thống đốc Vyacheslav Gladkov của vùng Belgorod, giáp biên giới với Ukraine, cho biết ba máy bay không người lái đã bị chặn gần làng Solomino, ngay phía nam thủ đô của khu vực. Không có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại.

7. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 2 máy bay không người lái của Ukraine bị rơi trên Hắc Hải

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết hai máy bay không người lái của Ukraine đã rơi xuống Hắc Hải sau một cuộc tấn công từ Ukraine.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói: “Các máy bay không người lái đã mất kiểm soát và rơi trên vùng biển Hắc Hải, cách bán đảo Crimea 40km về phía Tây Bắc”.

Theo ông này, Ukraine đã sử dụng “máy bay không người lái có cánh cố định” và bị phòng không Nga phát hiện và bắn hạ.

Konashenkov cũng báo cáo rằng các hệ thống phòng không của Nga đã chặn hai máy bay không người lái trên khu vực Belgorod của Nga và hai máy bay không người lái trên khu vực Mạc Tư Khoa vào thứ Hai.

Konashenkov cho biết không có thương vong nào được báo cáo và chỉ có thiệt hại tối thiểu.

Ukraine chưa đưa ra bình luận.

8. Ukraine đang đẩy nhanh tốc độ giải phóng lãnh thổ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Ground as Ukraine's Counteroffensive Makes Gains”, nghĩa là “Nga đang mất thêm đất khi cuộc phản công của Ukraine đạt được thắng lợi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Ukraine hôm thứ Hai đã báo cáo những lợi ích trong ngôi làng quan trọng về mặt chiến thuật Robotyne vài ngày sau khi tuyên bố đã giải phóng Urozhaine khỏi lực lượng Nga.

Các báo cáo về tiến bộ trên chiến trường được đưa ra khi áp lực tiếp tục gia tăng đối với Kyiv nhằm cho thấy những dấu hiệu tiến bộ đáng kể trong cuộc phản công tốn kém của nước này. Một số nhà phân tích cho rằng cuộc phản công diễn ra chậm hơn dự kiến và quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bị chỉ trích vì không tạo ra bước đột phá đáng kể trước hệ thống phòng thủ của Nga.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar hôm thứ Hai cho biết lực lượng vũ trang nước này đã đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong nỗ lực đòi lại vùng đất bị Nga xâm lược ở khu vực phía đông nam Zaporizhzhia.

“Các đơn vị của chúng tôi đã thành công ở hướng đông nam Robotyne và phía nam Mala Tokmachka, vùng Zaporizhzhia”, Maliar cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng Nga đã cố gắng giành lại các vị trí đã mất ở phía đông Robotyne nhưng không thành công.

Ukraine không công bố ngày bắt đầu phản công chính thức, nhưng người ta tin rằng Kyiv đã bắt đầu vào đầu tháng 6. Hai khu vực mà lực lượng của Zelenskiy được cho là đang gặp khó khăn đặc biệt khi chống lại Nga là khu vực Zaporizhzhia và Donetsk.

Báo cáo của Maliar về những lợi ích đạt được ở Zaporizhzhia xung quanh Robotyne—mà Đài Âu Châu Tự do/Đài Tự do đã viết nằm “dọc theo một con đường quan trọng dẫn từ thị trấn Orikhiv đến Tokmak trên đường đến thành phố chiến lược Melitopol” sau khi Ukraine đã giải phóng thị trấn Urozhaine ở Donetsk.

Việc Kyiv chiếm lại Urozhaine cũng có thể có tác động lớn đến lực lượng Mạc Tư Khoa do ngôi làng này đóng vai trò quan trọng trong các tuyến tiếp tế của Nga. Trong một đánh giá hồi đầu tháng này trước khi Ukraine giải phóng Urozhaine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã viết rằng một chiến thắng của Kyiv trong khu định cư cũng có thể góp phần làm tinh thần quân đội Nga thêm sa sút.

Trước khi Kyiv chiếm lại Urozhaine, hãng thông tấn nhà nước Ukrinform của Ukraine đã đưa tin vào ngày 14 tháng 8 rằng Maliar cho biết quân đội của Zelenskiy gần đây cũng đã giải phóng được khoảng 1,15 dặm vuông gần thành phố Bakhmut của Donetsk bên cạnh khoảng 15 dặm vuông giành được trong khu vực kể từ cuối tháng Năm.

Trong khi đó, Zelenskiy cũng sẽ thấy quân đội của mình nhận được một sự thúc đẩy lớn trong những tháng tới sau khi Hà Lan và Đan Mạch tuyên bố vào Chúa Nhật rằng họ sẽ cung cấp cho lực lượng của ông 61 chiến đấu cơ F-16.

Zelenskiy gọi quyết định trao cho lực lượng F-16 của mình là “hoàn toàn mang tính lịch sử, mạnh mẽ và đầy cảm hứng” trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại căn cứ không quân Eindhoven ở Hà Lan.

9. Hy Lạp sẽ đào tạo phi công Ukraine trên chiến đấu cơ F-16, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ở Athens hôm thứ Hai rằng Hy Lạp sẽ đào tạo phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16.

Zelenskiy cho biết, ngoài việc huấn luyện, Ukraine rất biết ơn gói quốc phòng mới mà Hy Lạp đã cam kết dành cho Ukraine.

Zelenskiy cũng nói rằng “các công ty Hy Lạp sẵn sàng tham gia vận chuyển ngũ cốc Ukraine” và đất nước của ông đang trông cậy vào điều đó khi công việc khôi phục cảng Odesa đang được tiến hành.

Mitsotakis nhấn mạnh Hy Lạp sẽ giúp tái thiết Ukraine với trọng tâm là thành phố Odesa.

Zelenskiy cũng lưu ý rằng Hy Lạp đã tham gia cùng các nước G7 về bảo đảm an ninh cho Ukraine và ký tuyên bố ủng hộ hội nhập Euro-Atlantic của Ukraine.

10. Đây là cách Ukraine hy vọng vận chuyển ngũ cốc được vận chuyển trở lại

Ukraine đang đàm phán với một số công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới để bảo hiểm cho các tàu đi và đến các cảng của nước này ở Hắc Hải - một bước quan trọng hướng tới việc nối lại hoàn toàn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc quan trọng trên toàn cầu.

Hoạt động dựa trên cơ chế bảo hiểm diễn ra sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vào tháng trước, điều này đe dọa đến việc đi lại an toàn của các tàu chở ngũ cốc đến và đi từ các cảng Ukraine.

Sự sụp đổ của thỏa thuận - do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian một năm trước - đã đẩy giá lương thực toàn cầu tăng cao và có thể khiến hàng triệu người ở các nước đang phát triển rơi vào cảnh đói nghèo.

Để duy trì hoạt động vận chuyển ngũ cốc, chính phủ Ukraine sẽ chia sẻ những tổn thất tiềm ẩn với các công ty bảo hiểm, điều này sẽ khiến việc bảo hiểm cho việc đi lại qua vùng biển đầy rủi ro của Ukraine trở nên hợp lý hơn đối với các công ty vận tải thương mại.

Oleksandr Hryban, cố vấn của Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, nói với hãng thông tấn nhà nước Ukrinform: “Chúng tôi hiện đang tích cực làm việc với cộng đồng bảo hiểm quốc tế”.

Hryban cho biết Lloyd's ở Luân Đôn, thị trường bảo hiểm lâu đời nhất thế giới và công ty dịch vụ chuyên nghiệp Marsh McLennan - công ty sở hữu công ty môi giới bảo hiểm lớn nhất thế giới Marsh và công ty tư vấn Oliver Wyman - nằm trong số các công ty tham gia vào các cuộc đàm phán.

Theo Marcus Baker tại Marsh, chương trình này có thể được hoàn thiện trong vòng vài tuần và sẽ thay thế thỏa thuận trước đó đã bảo hiểm các lô hàng như một phần của Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải nhưng đã bị tạm dừng khi Nga rút khỏi thỏa thuận. Sau khi Nga rút lui, nguy cơ một con tàu trở thành nạn nhân của chiến tranh tăng cao.
 
Đe dọa nổ tung Vatican bằng xe chất đầy bom, kẻ khủng bố gây ra cuộc rượt đuổi kinh hoàng ở Rôma
VietCatholic Media
05:20 22/08/2023


1. Đe dọa nổ tung Vatican, cuộc rượt đuổi kinh hoàng ở Rôma

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 21 Tháng Tám tại Tòa Thị Chính Rôma, lực lượng Carabinieri của Ý cho biết một người đàn ông 53 tuổi chưa được tiết lộ danh tính đã bị bắt hôm thứ Sáu sau khi buộc cảnh sát phải truy đuổi một thời gian dài khắp Rôma, kết thúc bằng việc thủ phạm khăng khăng rằng hắn định cho nổ một xe tải chở chất nổ ở Vatican, mặc dù lời khai hóa ra là là một trò lừa bịp.

Theo báo chí Ý, vụ việc bắt đầu vào sáng sớm thứ Sáu khi các nhà điều hành dịch vụ khẩn cấp bắt đầu nhận được báo cáo rằng một người đàn ông trên đường cao tốc chính vòng quanh khu vực đô thị của Rôma, được gọi là Grande Raccordo Anulare, đã ném đá vào những người lái xe hơi và cản trở giao thông.

Khi xe cảnh sát đến hiện trường, người đàn ông đi bộ bỏ chạy và đến một đại lý cho thuê xe hơi gần đó, nơi anh ta trộm được một chiếc xe tải nhỏ được trang bị cần cẩu di động.

Người đàn ông sau đó tiếp tục dẫn đầu cảnh sát trong một cuộc rượt đuổi kéo dài trên đường cao tốc và qua các đường phố của Rôma, có lúc đâm vào hai xe cảnh sát đang cố ngăn chặn sự di chuyển của anh ta. Cuộc truy đuổi cuối cùng có sự tham gia của một nhóm xe cảnh sát và thậm chí cả trực thăng của Carabinieri, hay quân cảnh Ý, theo dõi tình hình.

Cuối cùng, cảnh sát đã thành công trong việc ngăn chặn chiếc xe tải sau khi bắn vào lốp xe của nó ở Quảng trường Pio XI của Rôma, nằm cách Quảng trường Thánh Phêrô khoảng một dặm, trên trục đường chính dẫn ra khỏi Vatican. Các báo cáo cho thấy người đàn ông bước ra khỏi xe tải, vung dao và hét vào mặt cảnh sát để mở đường máu thoát thân. Anh ta nói: “Hãy để tôi đi, tôi có một lượng chất nổ và tôi cần phải cho nổ chiếc xe tải này ở Vatican”.

Tuy nhiên, cuối cùng, sau khi người đàn ông bị bắt giữ, khám xét chiếc xe tải cho thấy trên xe không có chất nổ, và thực ra chẳng có cái gì trên xe.

Cho đến nay, các quan chức cảnh sát vẫn chưa bình luận về động cơ của hung thủ, người được xác định là một người đàn ông 53 tuổi đến từ cộng đồng Guidonia của người Rôma. Anh ta được tường trình đang bị quản thúc tại gia vì những tội danh trước đó không liên quan đến vụ mới nhất này.

Các báo cáo cho thấy người đàn ông này hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Regina Coeli ở Rôma, đối mặt với một danh sách dài các tội danh bao gồm chống cự bạo lực, đe dọa quan chức cảnh sát, trộm cắp nghiêm trọng, gây thiệt hại tài sản và mang vũ khí không phù hợp.

Công tố viên được chỉ định phụ trách vụ án dự kiến sẽ tổ chức phiên điều trần ban đầu cho vụ án trong những ngày tới.

Vụ việc mới nhất này xảy ra sau khi một người đàn ông 40 tuổi đột nhập vào Vatican bằng một chiếc xe vào tháng 5, vượt qua lối vào và đến sân trong trước khi bị hiến binh Vatican bắt giữ.

Trong vụ án đó, hung thủ được xác định có tâm lý bất ổn và được đưa đến bệnh viện gần đó để đánh giá tâm lý.

2. Căng thẳng trong các Giáo hội Chính thống của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa

Giáo hội Chính thống Nga vẫn kiên định ủng hộ chính sách hung hăng của Putin, nhưng áp lực và tung ra ngay lập tức các hình phạt đối với các linh mục bày tỏ bất đồng chính kiến. Gần đây, những dấu hiệu bất mãn đã bắt đầu xuất hiện trong Giáo hội Chính thống Ukraine có mối liên hệ lịch sử với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Yếu tố gây ra phản ứng là thiệt hại do hỏa tiễn của quân đội Nga gây ra cho nhà thờ ở Odessa vào ngày 23 tháng 7 năm nay và vụ tấn công hôm thứ Bẩy 19 tháng 8 vào quảng trường trung tâm của thành phố Chernihiv ngay vào lúc các tín hữu vừa bước ra khỏi nhà thờ sau khi dự Lễ Chúa Hiển Dung, là một ngày lễ trọng của Chính Thống Giáo.

Lập trường mạnh mẽ nhất đã được Đức Tổng Giám Mục Phụ Tá của Odessa, Viktor Arciz, bày tỏ trong một bức thư gửi cho Thượng Phụ Kirill có tựa đề “Hãy dừng những hỏa tiễn mà ngài đã chúc lành”.

“Nhiều lần, trong các bài giảng của mình, ngài đã nói về sự thống nhất của 'Holy Rus' hay “nước Nga thánh thiện”, một sự thống nhất mà với sự chúc lành và hành động của ngài, đang bị phá hủy hoàn toàn. Tôi nhấn mạnh thêm rằng, cũng với sự chúc phúc của cá nhân ngài, quân đội Nga đang thực hiện những hành động tàn bạo, họ đã phát động một cuộc chiến tổng lực trên lãnh thổ có chủ quyền của nhà nước Ukraine”.

Sau đó, Đức Cha Viktor Arciz nhớ lại cái đêm, ngay sau khi hết giờ giới nghiêm, ngài đến Nhà thờ Biến hình ở Odessa và thấy hỏa tiễn của Nga đã hạ cánh ngay trên mặt bàn thờ là nơi cao trọng nhất. “Tôi nhận ra rằng Giáo Hội Chính thống Ukraine không còn điểm chung nào với quan niệm mà ngài bảo vệ nữa”.

Nhắc đến biến cố người Nga phóng hỏa tiễn vào quảng trường trung tâm của thành phố Chernihiv lúc 11:40 sáng là lúc các tín hữu vừa bước ra khỏi nhà thờ, Đức Cha bày tỏ nỗi phẫn uất của mình trước cái chết của 7 người và 144 người bị thương. Đa số là các tín hữu vừa ra khỏi nhà thờ.

Đức Cha kết luận: “Vì những tham vọng cá nhân của bạn, bạn đã đánh mất Giáo Hội Chính thống Ukraine và các Giáo Hội khác ở các quốc gia mà bạn gọi là 'Holy Rus'!”.

Một lập trường khác được đưa ra với một bức thư được gửi Đức Tổng Giám Mục Onufriy, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, được viết bởi 300 linh mục Chính thống giáo.

Trong lá thư đó, các giáo sĩ yêu cầu “cắt đứt ngay lập tức và dứt khoát” quan hệ với Giáo Hội Mạc Tư Khoa, bằng những từ ngữ thể hiện rõ tâm trạng của họ: “Chúng tôi không muốn đau khổ vì Nga, vì Putin, hoặc vì Kirill.”

Các linh mục yêu cầu Onufriy triệu tập một thượng hội đồng để giải phóng UOC khỏi ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa và bảo vệ lợi ích của người dân Ukraine, loại bỏ một phần của hàng giáo phẩm tiếp tục cầu nguyện cho Thượng Phụ Kirill trong phụng vụ, bất chấp các quyết định tự trị được đưa ra trước đó.

Hôm 27 Tháng Năm, năm ngoáì 2022, trong một diễn biến ngoại thường Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố “độc lập hoàn toàn” khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tổng Giám Mục Onufriy đã cho biết như trên vào cuối cuộc họp của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine.

“Chúng tôi không đồng ý với quan điểm về chiến tranh của Thượng phụ Kirill, là Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga”

“Thánh Công Đồng lên án chiến tranh, vì đó là vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa ‘Không được giết người’ và bày tỏ sự chia buồn với tất cả những người đã phải chịu đựng trong chiến tranh”

Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine cho biết như trên sau cuộc họp khoáng đại tập trung vào “sự xâm lược” của Nga, và tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, lá thư của 300 linh mục thuộc UOC, khiến người ta lo ngại rằng các báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine là đúng sự thật: Hành động của Tổng Giám Mục Onufriy khi tuyên bố cắt đứt quan hệ với Thượng Phụ Kirill chỉ là động tác giả.
 
Đột phá: Ukraine giải phóng Robotyne. Lính Dù Nga hốt hoảng tháo chạy, xa lộ ngổn ngang chiến xa
VietCatholic Media
17:29 22/08/2023

1. Hoan hô Robotyne giải phóng. Dọc theo xa lộ T0408 ngổn ngang các chiến xa Nga bỏ lại.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 22 tháng Tám, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân Ukraine đã tiến vào thị trấn Robotyne có tầm quan trọng chiến lược ở phía đông nam. Đó là một bước tiến đáng kể trong cuộc phản công chống lại Nga.

Cô cho biết các binh sĩ của Lữ đoàn 47 đã tiến vào Robotyne và ngay lập tức tổ chức di tản cư dân trên các xe chiến đấu bộ binh Bradley.

Cô nói: “Các binh sĩ của Lữ đoàn 47, khi tiến vào Robotyne, đã tổ chức di tản dân thường trên các xe chiến đấu bộ binh Bradley vì sợ quân Nga pháo kích vào thường dân vô tội”.

Cô nhấn mạnh rằng “các chiến binh của chúng ta đang thực hiện công việc chiến đấu theo kế hoạch và tiêu diệt đối phương. Đáp lại, quân Nga liên tục pháo kích vào Robotyne.”

Sau khi chiếm được Robotyne thành công, quân Ukraine đã củng cố các vị trí của họ, nã pháo vào các mục tiêu Nga tiếp tục cuộc tấn công giải phóng lãnh thổ.

Robotyne cách Orikhiv, một thị trấn trên con đường quan trọng dẫn tới Tokmak, một trung tâm đường bộ và đường sắt bị Nga tạm chiếm, cách đó 10km về phía nam. Dọc theo xa lộ T0408 lính Dù Nga được tăng viện từ Kherson đã bỏ chạy để lại ngổn ngang xác xe tăng và thiết giáp và hàng chục hệ thống pháo.

Việc chiếm giữ Tokmak sẽ là một cột mốc quan trọng khi quân đội Ukraine tiến về phía nam tới Biển Azov để cắt đứt hoàn toàn hành lang trên bộ của quân Nga.

Trong 24 giờ qua, 410 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 27 xe thiết giáp, 31 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 30 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 22 Tháng Tám, các Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 258.340 quân nhân Nga. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.362 xe tăng, 8.476 xe thiết giáp, 5.295 hệ thống pháo, 721 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 491 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 316 trực thăng, 4.312 máy bay không người lái, 1.406 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.722 xe chuyển quân và nhiên liệu và 797 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Đoàn xe tăng Nga bị tiểu đoàn Aidar tấn công liên tục

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Convoy of Russian Tanks Hammered in Aidar Battalion Strikes”, nghĩa là “Video cho thấy đoàn xe tăng Nga bị bầm dập trong các cuộc tấn công của tiểu đoàn Aidar.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Quân đội Ukraine đã chia sẻ những thước phim gây ấn tượng mạnh về các chiến đấu cơ của họ tấn công vào đoàn xe tăng Nga gần thành phố Bakhmut của Donetsk khi nước này tiếp tục cuộc phản công chống lại quân đội Nga đang bố trí trên khắp phía nam và phía đông đất nước.

“Một nỗ lực khác của lũ Orcs nhằm tấn công phía nam Bakhmut đã thất bại,” Bộ Quốc phòng Ukraine viết trong một bài đăng kèm theo đoạn clip hôm thứ Hai được đăng lên X, trước đây là Twitter, sử dụng thuật ngữ xúc phạm “Orcs” để chỉ lực lượng của Mạc Tư Khoa.

Thành phố Bakhmut bị tàn phá đã phải gánh chịu hơn một năm qua một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Là một biểu tượng hơn là một thành trì chiến lược, thành phố này được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy mô tả vào giữa tháng 5 là “chỉ còn lại trong trái tim chúng tôi”.

Lực lượng Nga đã chiếm được thành phố này vào tháng 5 khi lực lượng đánh thuê của Tập đoàn Wagner chuẩn bị rút khỏi Donetsk, với chiến tuyến hiện tại nằm ngay phía tây Bakhmut.

Tuy nhiên, Ukraine vẫn khẳng định lực lượng của mình đang chiến đấu xung quanh khu định cư và đánh giá của phương Tây cho thấy quốc gia bị chiến tranh tàn phá này đã chiếm lại lãnh thổ ở phía bắc và phía nam thành phố kể từ khi cuộc phản công bắt đầu vào đầu tháng 6.

Trong đoạn clip do chính phủ Ukraine đăng tải và được cho là của Tiểu đoàn tấn công “Aidar” số 24 của Ukraine, một đoàn xe quân sự của Nga đang di chuyển qua vùng nông thôn và bị theo dõi bởi một máy bay không người lái của Ukraine. Trong một cảnh quay rộng hơn, có thể nhìn thấy những đám khói khi xe tăng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công, trước khi đoạn phim cho thấy mảnh vỡ còn lại của các phương tiện quân sự đang bốc cháy.

Hanna Maliar, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết hôm thứ Hai rằng quân đội Mạc Tư Khoa đang cố gắng chiếm lại các vị trí ở phía bắc Bakhmut, trong khi giao tranh vẫn tiếp tục ở phía nam thành phố.

Maliar cho biết thêm, các chiến binh của Ukraine đã chiếm lại thêm 3 km vuông lãnh thổ xung quanh sườn phía nam của Bakhmut. “Nói chung, chúng ta có thể nói về việc giải phóng 43 km vuông đất đai của mình theo hướng này,” cô nói.

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã viết trong bản cập nhật mới nhất của mình rằng các lực lượng Ukraine đã tiến hành “các hoạt động phản công có giới hạn” ở khu vực xung quanh Bakhmut vào hôm Chúa Nhật, đồng thời cho biết thêm rằng các chiến binh của Kyiv có thể đã tiến nhanh vào mấy ngày cuối tuần.

Tuy nhiên, ISW viết rằng lực lượng Nga cũng có thể đã giành được một phần đất xung quanh thành phố, trích dẫn đoạn phim được định vị địa lý từ hôm thứ Sáu cho thấy những tiến bộ nhỏ ở phía tây Yahidne, một ngôi làng nằm ngay phía tây bắc Bakhmut.

Nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng được Nga hậu thuẫn, Denis Pushilin, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Tass hôm thứ Hai rằng Ukraine đã cố gắng tiến vào hai bên sườn của Bakhmut, với ngôi làng Klishchiivka gần đó là “điểm nóng” của các cuộc đụng độ.

“Giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực trung tâm của Klishchiivka,” Maliar cũng viết trong bài đăng Telegram của mình hôm thứ Hai.

3. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Minsk kêu gọi công dân Mỹ rời khỏi Belarus

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Minsk hôm thứ Hai kêu gọi công dân Mỹ không đến Belarus và yêu cầu những người hiện đang ở nước này rời đi ngay sau khi hai trong số sáu cửa khẩu biên giới với Lithuania bị đóng cửa.

Đại sứ quán cũng liệt kê việc Belarus “tạo điều kiện cho cuộc tấn công vô cớ của Nga vào Ukraine, việc xây dựng lực lượng quân sự của Nga ở Belarus, việc thực thi tùy tiện luật pháp địa phương, khả năng xảy ra bất ổn dân sự, nguy cơ bị giam giữ và khả năng hạn chế của Đại sứ quán trong việc hỗ trợ công dân Hoa Kỳ cư trú hoặc đi du lịch đến Belarus” trong số các lý do để đưa ra cảnh báo du lịch.

Đại sứ quán cho biết các công dân Hoa Kỳ nên xem xét ngay việc rời Belarus qua “các cửa khẩu biên giới còn lại với Lithuania và Latvia, hoặc bằng máy bay.”

Đại sứ quán cho biết: “Công dân Hoa Kỳ không được phép vào Ba Lan bằng đường bộ từ Belarus.

4. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin hô hào có thêm các cuộc đảo chính ở Phi Châu

Một video lưu hành trên các blog quân sự thân Nga hôm thứ Hai cho thấy chỉ huy lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, tuyên bố đang ở Phi Châu và nói về việc làm cho Nga vĩ đại hơn trên tất cả các châu lục.

Không rõ đoạn video được quay khi nào và ở đâu, nhưng Prigozhin được cho là đang cầm một khẩu súng trường và đứng ở một nơi dường như là một khu vực sa mạc.

“Công ty quân sự tư nhân Wagner đang tiến hành các hoạt động trinh sát và tìm kiếm, giúp Nga trở nên vĩ đại hơn trên tất cả các châu lục và Phi Châu - thậm chí còn tự do hơn. Công lý và hạnh phúc cho các dân tộc Phi Châu. Hãy biến nó thành cơn ác mộng đối với ISIS, al-Qaeda và những tên côn đồ khác. Chúng tôi đang thuê những ông kẹ thực sự và tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra trước mắt và chúng tôi đã hứa sẽ giải quyết,” Prigozhin nói trong video.

Một số thông tin cơ bản: Wagner đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc chiến Ukraine. Tuy nhiên, Prigozhin nổi tiếng là người chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.

Vào tháng 6, nhóm bán quân sự đã phát động một cuộc binh biến, tuyên bố kiểm soát các cơ sở quân sự ở hai thành phố của Nga và cảnh báo rằng quân đội của họ sẽ tiến đến Mạc Tư Khoa.

Kể từ cuộc nổi dậy, tung tích của ông ta không rõ ràng, mặc dù nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố đã làm trung gian cho thỏa thuận giữa Prigozhin và Putin, thỏa thuận này đã chấm dứt cuộc nổi dậy. Kể từ đó, Lukashenko đã mời lực lượng Wagner tới Belarus để giúp huấn luyện quân đội nước mình.

5. Cuộc di tản dân thường tiếp tục quanh thành phố Kupiansk phía bắc Ukraine

Theo các quan chức Ukraine, việc di tản dân thường từ xung quanh thành phố Kupiansk ở miền bắc Ukraine vẫn tiếp tục trong bối cảnh các cuộc không kích và pháo kích dữ dội của Nga.

Lực lượng Nga đang ở cách Kupiansk, một thành phố trên sông Oskil bị Ukraine chiếm lại vào tháng 9 năm ngoái tới 10 km, nhưng quân xâm lược liên tục pháo kích vào Kupiansk.

Oleh Syniehubov, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự khu vực Kharkiv, cho biết hôm thứ Hai: “Chúng tôi tiếp tục di tản người dân khỏi các cộng đồng tiền tuyến của quận Kupiansk hàng ngày với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tình nguyện viên”.

Ông cho biết những người di tản được cung cấp chỗ ở và đồ tiếp tế nhân đạo.

Quan chức này cho biết 30 người, trong đó có 5 trẻ em và một người khuyết tật, đã được di tản khỏi các ngôi làng trong bối cảnh bị pháo kích vào ngày 20 và 21/8. Tổng cộng 556 người đã được di tản kể từ ngày 9/8, trong đó có 148 trẻ em, Syniehubov cho biết thêm.

Các quan chức Ukraine nói rằng các lực lượng quốc phòng đã có thể ngăn chặn người Nga thực hiện bất kỳ bước tiến đáng kể nào ở phía đông Kupiansk.

6. Hai tháng trước mùa sưởi ấm, dự trữ khí đốt Âu Châu đạt gần 100% công suất

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết Liên Hiệp Âu Châu đã có các động thái nhằm bảo đảm nguồn cung trong mùa sưởi ấm, và đã hoàn thành kế hoạch này “trước thời hạn”.

Cô cho biết, theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan lưu trữ khí đốt tổng hợp, gọi tắt là AGSI, các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Âu Châu gần như đã đầy, rất lâu trước khi bắt đầu mùa sưởi ấm mùa đông.

Kho lưu trữ của hầu hết các nước Âu Châu hiện đã đạt 90% công suất, trong đó các cơ sở của Tây Ban Nha đã đầy 100%, Vương quốc Anh là 98% và Đức là 92%.

Trên khắp Liên minh Âu Châu, mức trung bình là 91,05% công suất, khi khối này nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Liên Hiệp Âu Châu đã đặt mục tiêu đạt 90% công suất trước ngày 1/11, nhằm tránh tình trạng tranh giành nguồn cung trong những tháng mùa đông ở Bắc bán cầu.

“Điều này sẽ giúp chúng ta được an toàn trong mùa đông này. Cùng nhau, chúng ta đang từ bỏ khí đốt của Nga. Và chúng tôi tiếp tục làm việc song song với nguồn cung cấp năng lượng đa dạng hơn cho tương lai,” cô nói thêm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng mùa đông lạnh hơn dự kiến hoặc sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu vẫn có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của Liên Hiệp Âu Châu.

Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia cho biết: “Nguy cơ thiếu hụt khí đốt tự nhiên ở Âu Châu trong mùa nhu cầu cao điểm mùa đông 2023/24 sắp tới là rất nhỏ, với xác suất xảy ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng không quá 10%, ngay cả khi có rất ít hoặc không có nguồn cung cấp từ Nga”.

“Các chính phủ, nhà cung cấp và người tiêu dùng đã phối hợp thành công trong việc tiếp cận nguồn cung mới, giảm mức tiêu thụ và vận chuyển khí đốt sẵn có đến các khu vực và lĩnh vực không có lựa chọn thay thế,” công ty nói thêm.

Eurasia ghi nhận nhu cầu khí đốt giảm cũng như “việc tích cực chuyển đổi sang nguồn cung cấp thay thế, chẳng hạn bằng cách thúc đẩy gió ngoài khơi Biển Bắc để cung cấp năng lượng công nghiệp đã tiếp tục giúp giảm sự phụ thuộc của Liên Hiệp Âu Châu vào khí đốt nhập khẩu.”

7. Ukraine sắp có F-16. Bây giờ họ cần hỏa tiễn hành trình.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine Is Getting F-16s. Now It Needs Cruise Missiles”, nghĩa là “Ukraine sắp có F-16. Bây giờ họ cần hỏa tiễn hành trình”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đan Mạch và Hà Lan cùng cam kết cung cấp cho Ukraine 61 chiến đấu cơ F-16 dư thừa do Lockheed Martin sản xuất.

Khi đến Ukraine trong sáu tháng tới, các máy bay phản lực siêu thanh nhanh nhẹn này có thể thay thế một nửa kho vũ khí hiện có của không quân Ukraine gồm các chiến đấu cơ và máy bay ném bom MiG và Sukhoi đã 40 hay 50 tuổi. Ngoài ra, lực lượng không quân có thể tăng số lượng phi đội tiền tuyến lên một nửa, sử dụng 61 chiếc F-16 cùng với khoảng 125 máy bay cũ do Liên Xô sản xuất.

Dù thế nào đi nữa, thứ mà những chiếc F-16 do Mỹ thiết kế có thể mang theo mới là điều quan trọng nhất khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine bước sang tháng thứ 19: đó là hỏa tiễn không đối không và không đối đất hiện đại cùng với bom dẫn đường chính xác—tất cả trong đó mở rộng phạm vi tấn công của chiến đấu cơ Ukraine, cho phép họ tấn công các vị trí của Nga sâu trong lãnh thổ bị tạm chiếm mà không khiến các phi công của Kyiv phải đối mặt với hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của Nga.

Ukraine đã nhận được từ các đồng minh nước ngoài một loạt vũ khí hiện đại. Các kỹ thuật viên đã sửa đổi các chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29, Sukhoi Su-27 và máy bay ném bom Sukhoi Su-24 của lực lượng không quân Ukraine để mang những loại đạn này – và họ cũng có thể trang bị cho các máy bay F-16 cũ của Đan Mạch và Hà Lan. Như một phần thưởng, F-16 có thể tiếp cận tất cả các tính năng tốt nhất của đạn dược, điều mà các máy bay cũ của Liên Xô cũ không phải lúc nào cũng có thể làm được.

Nhưng loại hỏa tiễn có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất là Hỏa tiễn tấn công không đối đất của Lockheed Martin – một loại hỏa tiễn hành trình tàng hình nặng 2 tấn với tầm bắn 230 dặm – vẫn nằm trong danh sách mong muốn của Kyiv. Trừ khi và cho đến khi Hoa Kỳ chấp thuận chuyển giao JASSM cho Ukraine, các máy bay F-16 của Ukraine sẽ phát huy hết tiềm năng của chúng.

Brynn Tannehill, nhà phân tích của RAND Corporation ở California, giải thích: “Vẫn còn một chặng đường dài phía trước trước khi F-16 được đưa vào sử dụng ở Ukraine - và vẫn còn một câu hỏi mở là chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến ở mức độ nào”.

Hiện tại, một lực lượng nhỏ gồm các máy bay ném bom Su-24M/MR đã được sửa đổi — do Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 điều khiển từ phi trường ở Starokostiantyniv ở miền tây Ukraine — đại diện cho lực lượng tấn công sâu trên không chính của không quân Ukraine. Bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp và hỏa tiễn hành trình SCALP từ Pháp, Su-24 có thể tấn công quân đội Nga và các cơ sở hậu cần ở khoảng cách xa tới 255 dặm.

F-16 chưa tương thích với Storm Shadow hoặc SCALP, nhưng nó tương thích với JASSM. Kết hợp F-16 với JASSM, không quân Ukraine có thể tăng gấp đôi lực lượng tấn công sâu. Việc mở rộng lực lượng hỏa tiễn hành trình của không quân Ukraine có thể giúp Kyiv đạt được một trong những mục tiêu chính là giải phóng Bán đảo Crimea khỏi 9 năm xâm lược của Nga.

Mười tuần trước, lực lượng mặt đất Ukraine đã phát động một cuộc phản công lớn dọc theo một số trục ở miền nam và miền đông Ukraine. Mục tiêu của những nỗ lực ở phía nam – hiện đang tập trung vào trục Robotyne-Tokmak-Melitopol cũng như Thung lũng sông Mokri Yaly – là đẩy lùi các lữ đoàn Ukraine đi khoảng 50 dặm từ tiền tuyến hiện tại tới Hắc Hải, và cắt đứt hàng lang trên bộ của Nga vào Crimea.

F-16 bắn JASSM có thể đạt được điều tương tự, với chi phí thấp hơn nhiều về sinh mạng của người Ukraine. Tannehill viết: “Những chiếc F-16 được trang bị JASSM có thể rất quan trọng đối với kế hoạch dài hạn đã nêu của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nhằm tái chiếm Crimea 'mà không cần chiến đấu'“.

8. Bất kể các sức ép phải có các động thái mạnh mẽ hơn, Vladimir Putin đã tỏ ra chần chừ. Tại sao?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why Is Vladimir Putin Stalling?”, nghĩa là “Tại sao Vladimir Putin chần chừ?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vladimir Putin được cho là đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thực hiện một đường lối quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống Ukraine và phải đưa ra một cuộc huy động toàn diện, nhưng Tổng thống Nga đang trì hoãn vì lo ngại làm như vậy sẽ phá vỡ câu chuyện tuyên truyền mà ông đã thúc đẩy trong hơn 18 tháng qua, các chuyên gia nói với Newsweek.

Bloomberg đưa tin hôm Chúa Nhật, dẫn lời 5 người hiểu biết về tình hình rằng Putin nên áp dụng thiết quân luật ở Nga và nên công bố đợt huy động thứ hai để tuyển thêm hàng trăm nghìn quân tới chiến đấu ở Ukraine.

Putin tuyên bố “huy động một phần” dân số vào mùa thu năm 2022. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào ngày 21 tháng 9 năm ngoái rằng Nga sẽ cần vào khoảng 300.000 quân nhân dự bị và cựu quân nhân có “các chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”. Tuy nhiên, con số trong sắc lệnh của Putin chưa được tiết lộ cho công chúng.

Điện Cẩm Linh đã nhiều lần bác bỏ các báo cáo về một cuộc huy động bí mật hoặc làn sóng huy động thứ hai có thể diễn ra. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov trước đó tuyên bố đợt huy động thứ hai ở Nga đã bắt đầu vào Tháng Giêng năm 2023.

“Ngày nay không cần thiết như vậy,” Putin nói với một nhóm phóng viên chiến trường Nga và các blogger quân sự trong một cuộc họp trên truyền hình vào tháng 6 khi được hỏi về việc liệu ông có tuyên bố huy động thêm hay không.

Tuy nhiên, ông nói rằng “một số nhân vật của công chúng nói rằng chúng tôi cần có 1 triệu hoặc 2 triệu”, đồng thời nói thêm: “Điều đó phụ thuộc vào những gì chúng tôi muốn”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Konstantin Sonin, một nhà kinh tế chính trị gốc Nga của Đại học Chicago, cho biết Putin có thể sẽ trì hoãn việc tuyên bố huy động quần chúng vì ông nhận ra rằng cuộc chiến này “không được lòng đại đa số người dân Nga”.

Sonin nói: “Có vài triệu người rất vui mừng vì có một cuộc chiến tranh chống lại Ukraine, có một vài triệu người phản đối cuộc chiến và có hàng chục triệu người không ủng hộ và không phản đối”. Tuy nhiên, Newsweek lưu ý rằng việc tuyển dụng “tình nguyện viên” đang diễn ra rầm rộ ở Nga, với mức lương cao đặc biệt so với mức trung bình toàn quốc.

Tất cả các chiến binh Nga chiến đấu ở Ukraine đều được Bộ Quốc phòng nhận khoản tiền một lần là 195.000 rúp hay 2.080 USD khi ký hợp đồng ít nhất một năm. Mức lương hàng tháng khác nhau tùy thuộc vào cấp bậc quân sự, vị trí và thời gian phục vụ, nhưng không dưới 204.000 rúp hay 2.176 USD. Theo phân tích của “Not Moscow Speaks” do một nhóm nhà báo độc lập của Nga tạo ra, các chiến binh cũng nhận được các khoản thanh toán theo khu vực từ chính quyền. Các khoản thanh toán này khác nhau trên toàn quốc.

Tường thuật tuyên truyền của Putin

Sonin cho biết, một yếu tố khác đang ngăn cản Putin thực hiện một cuộc vận động quần chúng công khai là câu chuyện tuyên truyền mà ông và đoàn tùy tùng thúc đẩy là Nga không tiến hành chiến tranh mà đang tiến hành một hoạt động quân sự quy mô hạn chế.

“Đây là những gì ông ta được biết trong các báo cáo của quân đội và cảnh sát, và đây là ngôn ngữ mà ông ta nói với cấp dưới và công chúng. Thông báo về một cuộc động viên công khai sẽ là một sự khác biệt lớn so với thế giới quan này, gần giống như vỡ tung từ một bong bóng thông tin,” Sonin nhấn mạnh và giải thích rằng ngay cả khi Putin cố gắng huy động thêm người cho cuộc chiến, nó sẽ đi kèm với những lời hoa mỹ để cố làm cho dân chúng hiểu rằng không có gì mới đang xảy ra.

Neil Melvin, giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, gọi tắt là RUSI, đồng ý với nhận định này, và nói thêmvới Newsweek rằng thông điệp tuyên truyền của Putin có nghĩa là ông “tiếp tục đi trên dây tử thần về vấn đề huy động quân.”

Melvin nói rằng cho đến nay, Putin đã có thể tiến hành cuộc chiến mà không cần phải tuyển mộ một số lượng đáng kể thanh niên từ các khu vực thành thị lớn của Nga, gánh nặng chính của cuộc chiến đè nặng lên các nhóm thiểu số, từ các khu vực nông thôn và những thị trấn nhỏ hơn.

Nhiều người bị gọi nhập ngũ trong đợt huy động một phần của Putin đến từ các nước cộng hòa dân tộc thiểu số ở Nga, trong đó các nhà hoạt động và quan chức địa phương nói rằng những nhóm dân cư này bị tấn công một cách không cân xứng. Ngay cả trước khi tuyên bố huy động một phần, những khu vực này đã chứng kiến số người chết và thương vong lớn nhất do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

Melvin cho biết: “Putin đã lo lắng không bắt đầu tuyển mộ số lượng lớn thanh niên từ các khu vực bầu cử quan trọng trong nước ủng hộ ông ta, đặc biệt là khi Nga bước vào năm bầu cử vào năm 2024”.

Ông nói rằng trong khi quyền kiểm soát của Putin ngày càng dựa trên sự ép buộc và kiểm soát các phương tiện truyền thông quốc gia, ông cũng tìm cách duy trì một khế ước xã hội với người dân Nga nhằm loại bỏ phần lớn hậu quả của cuộc chiến Ukraine khỏi cuộc sống hàng ngày ở Nga.

Ông nói thêm: “Việc huy động quần chúng, vốn ngày càng trở nên cấp bách do lực lượng Nga ở Ukraine đang bị tiêu hao, sẽ phá vỡ hợp đồng này và khiến các gia đình trên khắp nước Nga phải trả giá cho cuộc chiến”.

Đồng rúp của Nga đã sụt giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt do Liên minh Âu Châu, Mỹ và các đồng minh phương Tây khác áp đặt nhằm đáp trả việc Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Nga bị loại khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu SWIFT, trong khi các quốc gia phương Tây chặn Nga tiếp cận một số dự trữ ngoại hối của nước này. Âu Châu cũng đình chỉ việc mua dầu và khí đốt của Nga, và vào tháng 12 năm 2022, G7 đã đồng ý về mức trần giá đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, khiến đồng rúp càng thêm căng thẳng.

Nick Trickett, một chuyên gia về kinh tế và thị trường hàng hóa Nga, nói với Newsweek rằng chế độ của Putin càng sử dụng mức chi tiêu cao hơn để duy trì chiến tranh thì việc quản lý tỷ giá đồng rúp càng khó khăn hơn.

“ Nếu bạn huy động nền kinh tế cho chiến tranh bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng, bạn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu và lao động. Phần lớn giá trị của hầu hết hàng tiêu dùng vẫn được nhập khẩu. Bạn càng nhập khẩu nhiều, đặc biệt là khi doanh thu từ xuất khẩu năng lượng giảm, thì đồng rúp càng trở nên yếu hơn,” Trickett, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Empire of Austerity: Russia and the Breaking of Eurasia”, nghĩa là “Đế chế thắt lưng buộc bụng: Nước Nga và sự tan vỡ Á-Âu,” người có nhiều nghiên cứu về huy động vốn ở Nga, giải thích.

“Đồng rúp càng yếu đi thì lạm phát càng cao. Ông nói: “Lạm phát càng cao thì bạn càng cần phải tăng lãi suất để tiêu diệt lạm phát, đè bẹp chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời đẩy nền kinh tế vào suy thoái sâu hơn”.

Trickett cho biết việc huy động thêm là có thể, nhưng sẽ phải trả giá đắt về kinh tế và chính trị. Ông nói: “Huy động 500.000 người sẽ không thể kết liễu được nền kinh tế Nga, thậm chí 5 triệu cũng không thể kết liễu được nó, nhưng điều đó chẳng mang lại điều gì tốt đẹp về mặt kinh tế”.

Hỗ trợ cho chiến tranh suy yếu

Một cuộc thăm dò dư luận với 1.604 người trên toàn quốc được thực hiện vào tháng 6 bởi Russian Field—một công ty nghiên cứu phi đảng phái có trụ sở tại Mạc Tư Khoa—cho thấy sự ủng hộ của công chúng Nga đối với cuộc chiến của Putin ở Ukraine đã giảm đáng kể.

Báo cáo cho thấy chỉ 45% số người được hỏi ủng hộ việc tiếp tục “hoạt động quân sự đặc biệt” của Điện Cẩm Linh. Con số này giảm 9 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát mà công ty thực hiện vào tháng 4 năm 2022, chỉ vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu.

Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, trong khi công chúng Nga vẫn chia rẽ về việc tiếp tục chiến tranh, một lệnh động viên mới sẽ thúc đẩy tinh thần hòa bình.

Hơn một nửa số người được hỏi (54%) muốn Nga tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình nếu cần có làn sóng động viên thứ hai để tiếp tục “hoạt động quân sự”.

Trong khi đó, hơn một phần ba (35%) ủng hộ việc tiếp tục chiến sự nếu Putin công bố một làn sóng lính nghĩa vụ mới đến chiến đấu ở Ukraine.

9. Người Nga lo ngại Putin sẽ đẩy đất nước đến điểm không thể quay trở lại

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Worry Putin's Driving Country to Point of No Return”, nghĩa là “Người Nga lo ngại Putin sẽ đẩy đất nước đến điểm không thể quay trở lại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tình báo quân đội Ukraine gần đây đã công bố đoạn băng ghi âm cuộc điện thoại được cho là bị nghe lén giữa hai công dân Nga mô tả những gì họ cảm thấy là tình trạng tồi tệ hiện nay của đất nước dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hai người đàn ông được cho là đã nói rằng nếu Putin không sớm bị phế truất, đất nước “có thể không bao giờ hồi phục”.

Cục tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, đã đăng đoạn ghi âm lên kênh Telegram của họ vào hôm thứ Năm. GUR thường xuyên đăng đoạn ghi âm mà họ cho là các thông tin liên lạc bị chặn liên quan đến cuộc chiến của Putin ở Ukraine. Các cuộc gọi thường là ví dụ về tinh thần thấp kém liên quan đến chiến tranh. Đầu tháng này, GUR đã đăng một cuộc trò chuyện qua điện thoại, trong đó một phụ nữ Nga được cho là đã bảo chồng là quân nhân của mình hối lộ các sĩ quan chỉ huy của anh ta để trở về nhà vì cô sợ họ sẽ buộc anh ta ở lại Ukraine.

Trong đoạn ghi âm được GUR đăng hôm thứ Năm hai người nói chuyện điện thoại đã thảo luận về điều mà họ mô tả là tình cảm ngày càng tăng đối với một cuộc nổi dậy do người dân Nga lãnh đạo chống lại Putin.

“Đã có một thời kỳ hoàng kim trước Putin,” người đầu tiên nói, theo bản dịch của Kyiv Post. “Mọi người đều bình thường; họ yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Và bây giờ họ đã biến thành thứ gì đó giống như sói vậy.”

Ông nói tiếp: “Chúng ta có thể phải sống thêm 100 năm nữa mới đạt được tiêu chuẩn của những năm 1980... xét đến những gì những cá nhân này đã làm. Và nếu họ nắm quyền thêm 10 năm nữa, chúng ta có thể không bao giờ hồi phục được”.

“Chúng ta phải đợi người dân đứng dậy và hành động. Biết làm sao hơn bây giờ,” người thứ hai trả lời.

Sau đó, người đầu tiên nói về việc anh ta đã nghe những người khác nói về việc đứng lên chống lại Putin như thế nào.

“Ở nơi làm việc, mọi người nói về nó mọi lúc. Họ nói, 'Chúng ta đang đánh nhầm trận; chúng ta phải đến Mạc Tư Khoa và có thể thiết lập trật tự,” ông nói.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

GUR không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về những người nói, ngoài việc họ là công dân Nga đang nói chuyện với nhau ở Nga.

Kyiv Post nêu chi tiết cách hai người đàn ông cũng thảo luận về cuộc binh biến thất bại vào tháng 6 của Nhóm lính đánh thuê Wagner. Theo báo cáo, họ đã đề cập đến cách lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, có thể đưa các chiến binh của mình vào Mạc Tư Khoa “thậm chí không phải trong một ngày mà là trong 12 giờ” và ghi nhận anh ta khựng lại vì không muốn đổ máu.

Người đầu tiên đã nói rằng Putin sẽ không quan tâm nếu có bạo lực xảy ra trong cuộc nổi dậy của Wagner.

“Ông ấy chỉ quan tâm đến tiền bạc, và quyền lực…Chế độ này chưa bao giờ tệ hơn thế”, ông nói.
 
Hi hữu: Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ triều yết ĐTC, trình bày quan điểm về cuộc chiến ở Ukraine
VietCatholic Media
17:33 22/08/2023


1. Đức Giáo Hoàng thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine với Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine với vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ trong cuộc gặp gỡ tại Vatican hôm thứ Hai.

Theo Đại tá Dave Butler phát ngôn viên của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley “rất vinh dự và đặc ân” khi có cơ hội gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.

Butler cho biết hai người đã gặp nhau trong khoảng 30 phút và Milley đã trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô một bản sao của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Trong cuộc thảo luận về Ukraine, Đức Giáo Hoàng đặc biệt quan tâm đến con số dân thường thương vong trong cuộc chiến đang diễn ra.

Milley, người thường xuyên gặp gỡ những người đồng cấp và các chức sắc khác trong quân phục, đã mặc một bộ đồ dân sự trong cuộc triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Thánh Cha Phanxicô là người thẳng thắn chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine. Đầu tháng này, khi đang ở Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha đã hỏi một cách hoa mỹ rằng Âu Châu đang đi theo con đường nào nếu không muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Ngài đã kêu gọi Nga tham gia lại Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải và cho biết Vatican là một phần trong sứ mệnh chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Trong một đoạn video do Vatican công bố, người ta nghe thấy Milley nói với Giáo hoàng rằng ông sẽ cầu nguyện cho ngài khi đáp lại yêu cầu Đức Giáo Hoàng thường đưa ra với những ai gặp gỡ ngài.

Đại tá Butler nói, đó là một “kinh nghiệm khiêm nhường” đối với Tướng Milley khi được gặp Giáo hoàng. Theo Đại tá Butler, Tướng Milley nói với Đức Giáo Hoàng rằng cuộc chiến sẽ chấm dứt ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay nếu người Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine mà họ chiếm đóng trái luật pháp quốc tế.

Ngay cả trong trường hợp người Ukraine buông súng đầu hàng, hòa bình cũng không được lặp lại. Có thể im tiếng súng ở Ukraine, nhưng không ai có thể bảo đảm một cách chắc chắn rằng sau khi đã thôn tính đến Ukraine, người Nga sẽ không tấn công Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic; và người Tầu sẽ không tấn công Đài Loan.

2. Pakistan trao tiền mặt cho các tín hữu Công Giáo bị mất nhà cửa trong cuộc bạo loạn kinh hoàng nhất trong lịch sử Pakistan liên quan đến cáo buộc xúc phạm Kinh Qur'an

Chính quyền Pakistan hôm thứ Hai đã trao hàng ngàn đô la cho gần 100 gia đình Công Giáo có nhà cửa bị phá hủy hoặc hư hại bởi một đám đông Hồi giáo tức giận sau một cáo buộc xúc phạm Kinh Qur'an vào tuần trước.

Chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Anwaar-ul-Haq Kakar cho biết mỗi gia đình sẽ nhận được 2 triệu rupee hay 6.800 USD tiền bồi thường vào hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ thêm hàng chục kẻ bạo loạn trong các cuộc đột kích đang diễn ra, nâng tổng số người bị giam giữ trong các vụ tấn công ở thành phố Jaranwala lên 160 người.

Hôm thứ Tư, hàng trăm người Hồi giáo nổi giận vì cáo buộc rằng một người đàn ông Công Giáo và bạn của anh ta đã báng bổ cuốn sách thánh của đạo Hồi. Những người Công Giáo đã hốt hoảng chạy trốn khỏi nhà của họ để thoát khỏi những kẻ tấn công. Sau đó họ đã quay trở lại chứng kiến cảnh tượng bị tàn phá. Nhiều người đã sống bên lề đường kể từ đó, lo sợ các công trình bị đốt cháy có thể sụp đổ.

Vụ đốt phá, là một trong những vụ tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử đất nước, đã bị cả nước lên án. Kakar hôm thứ Hai đã đến khu vực này để gặp gỡ một số nạn nhân của các vụ tấn công và trao tiền bồi thường. Ông đã hứa trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng nhà nước sẽ bảo đảm việc bảo vệ các nhóm thiểu số, bao gồm các tín hữu Kitô, người theo đạo Hindu, đạo Sikh và người Ahmadis.

Kakar cho biết không ai trong số những kẻ bạo loạn sẽ không bị trừng phạt, đồng thời mô tả những kẻ đứng sau các vụ tấn công là “kẻ thù của nhân loại”.

Trước đó cùng ngày, Mohsin Naqvi, quan chức hàng đầu của tỉnh Punjab, nơi Jaranwala tọa lạc, đã công bố các khoản bồi thường trên X, trước đây gọi là Twitter. Naqvi đã đến thăm thành phố vào hôm Chúa Nhật và tổ chức một cuộc họp với các quan chức địa phương tại một nhà thờ bị đốt cháy.

“ Họ lo lắng cho sự an toàn của mình, họ lo lắng cho con cái của họ, những người đã chứng kiến thảm kịch và bị tổn thương”. Ông cho biết tất cả 26 nhà thờ ở Jaranwala đều bị tấn công, đốt cháy hoặc hư hại.

Những kẻ bạo loạn cho biết một người Công Giáo địa phương và bạn của anh ta đã xé các trang trong Kinh Qur'an, ném chúng xuống đất và viết những nhận xét xúc phạm trên các trang khác. Cảnh sát đã bắt giữ hai người đàn ông. Tuy nhiên, các nguồn tin ban đầu của cảnh sát cho thấy họ bị cáo gian.

Cảnh sát cho biết các nhà lãnh đạo địa phương từ đảng Tehreek-e-Labaik Pakistan theo đường lối cứng rắn cũng đã kích động người dân bạo lực trong đó một nghĩa địa Kitô giáo bị xúc phạm. Đảng này có lịch sử tổ chức các cuộc biểu tình bạo lực ở Pakistan phản đối việc báng bổ Kinh Qur'an ở Thụy Điển, Đan Mạch và các nơi khác.

Naqvi cho biết việc bồi thường sẽ hoàn thành trong vòng 48 giờ tới và nói rằng chính quyền đã bắt đầu sửa chữa các nhà thờ.

Theo luật báng bổ của Pakistan, bất kỳ ai bị kết tội xúc phạm đạo Hồi đều có thể bị kết án tử hình. Trong khi các nhà chức trách vẫn chưa thi hành án tử hình đối với tội báng bổ, những lời buộc tội không bằng không chứng cũng có thể kích động đám đông bạo lực và treo cổ những người bị tố cáo.

Trong một báo cáo dày 68 trang được công bố vào năm 2018, Amnesty International đã phơi bày sự thật về luật báng bổ của Pakistan mà nạn nhân của nó từ năm 1987 đến nay là 633 người Hồi giáo, 494 người Ahmadis, 187 Kitô hữu và 21 người theo Ấn Giáo.

Báo cáo của Amnesty International có tựa đề “As Good as Dead”, nghĩa là “Cũng như là Chết”, trong đó ghi lại tình trạng của những người bị tố cáo là báng bổ tiên tri Muhammad. Họ sống cũng như là chết trước cơ man những hình thái bạo lực về tinh thần và thể xác chống lại họ.

Trong lời nói đầu, Amnesty International nói thẳng thừng rằng:

“Luật báng bổ của Pakistan đã được cẩn thận viết theo lối mở rộng cửa cho những lạm dụng.

Người ta cố tình không đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ cho những điều khoản trong luật này được diễn đạt đúng đắn như thường thấy trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Điều này có nghĩa là các bị cáo có rất ít phương tiện để tự bảo vệ mình.

Luật báng bổ của Pakistan thể hiện một sự xuyên tạc hệ thống tư pháp, trong đó các bị cáo thường bị xem là có tội, dù có rất ít hoặc chẳng có bằng chứng nào cả.

Báo cáo này ghi lại cẩn thận các trường hợp nhằm minh họa cho những vi phạm nhân quyền và lạm dụng trên một phạm vi rất rộng, để làm nổi bật sự cần thiết phải bãi bỏ một cách cấp bách luật này – và trong khi chờ đợi luật này bị bãi bỏ - chúng tôi muốn nêu bật sự cần thiết là chính quyền Pakistan phải đưa ra các thủ tục bảo vệ hiệu quả cho những người vô tội”.

Viện dẫn các phán quyết của tòa án, Amnesty International tố cáo trước công luận quốc tế rằng:

“Đa số các trường hợp bị tố cáo là phạm thượng dựa trên những cáo buộc sai lầm xuất phát từ những tranh chấp quyền sở hữu hoặc những bất hòa giữa các cá nhân hoặc giữa các gia đình, chứ không phải là thật sự báng bổ [tiên tri Muhammad], và chắc chắn những cáo buộc như thế sẽ dẫn đến hàng loạt những vụ bạo động trên quy mô toàn bộ cộng đồng”.