Ngày 24-08-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
''Danh chính ngôn thuận''
Hoàng Cát Minh, O.Carm
01:46 24/08/2008
Chúa Nhật 22 Thường Niên A

Danh chính thì ngôn thuận

Người xưa có nói: “Danh chính thì ngôn thuận.” Trong các truyện kiếm hiệp của Kim Dung hay của tác giả nào đó, các nhân vật thường hay tìm kiếm danh vọng và lợi thế cho mình bằng nhiều kiểu cách khác nhau. Có kẻ bạt kiếm thành danh, kẻ khác thì sáng tác những chiêu thức võ công diệu kỳ để gây tiếng vang trong giới giang hồ, nhưng cũng không ít những kẻ dùng mưu đồ chính trị bỉ ổi để tạo danh tiếng cho riêng mình. Để tìm kiếm một chính danh quân tử lý tưởng như Đức Khổng Tử quả thật là khó.

Trong thời đại Đế Quốc Rôma, hoàng đế Cesar tự xưng mình là chúa, trong khi đó, những người tuyên xưng mình là Ki tô Hữu đều bị bắt, bị hành hạ và xử tử. Đối diện với hoàng đế Cesar, nếu người Ky tô hữu tuyên bố từ bỏ tôn giáo của mình và tuyên bố Cesar là chúa thì người đó sẽ được tha về và còn được cấp bằng citizenship - bằng công dân hạng nhất thời bấy giờ. Nếu đi ngược lại, người đó sẽ bị tù đày hoặc bị xử tử.

Đây là một thử thách lớn đối với niềm tin của những Ky tô hữu tiên khởi. Bởi vì danh thánh Chúa Giê su Ky tô thách thức quyền lực tuyệt đối của thế gian như trong thư gởi cộng đoàn Philiphê, thánh Phao lo đề cập: Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ,muôn vật phải bái quỳ và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa". Bài đọc hai đề cập muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê su đã chất vấn niềm tin nơi các môn đệ của mình: “Phần anh em, anh em gọi Thầy là ai?” Anh em là những người đã đi theo Thầy, nghe Thầy rao giảng, được chứng kiến những phép lạ Thầy làm và được Thầy sai đi công bố Tin Mừng vể Nước Trời, anh gọi thầy là ai? Trong số 12 vị tông đồ và 72 môn đệ, chỉ có Phê rô tuyên xưng: “Thầy là Đức Ky tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống.” Đây là mấu chốt căn bản nhất, là chìa khóa đức tin của người Ky tô hữu, vì đó là sự mạc khải của Chúa Cha nơi Phê rô, là chính danh của Con Thiên Chúa làm người. Đó là lý do thánh Phê rô là người cầm giữ chìa khóa nước Trời, và cũng là chìa khóa vào nước Trời cho bất cứ ai chân nhận và tuyên xưng Đức Giê su Ky tô Con Thiên Chúa. Vì khi chúng ta chân thật chấp nhận và tuyên xưng Đức Giê su là Con Thiên Chúa, chúng ta phải trọn đời cam kết, sống trọn vẹn với lời tuyên xưng đó. Và cũng chính vì lời tuyên xưng đức tin đó mà biết bao người đã phải lao đao, khốn khổ, mất mạng: cha con chống đối nhau, vợ chồng đánh nhau, huynh đệ tương tàn, nước này chống đối nước kia, khủng bố bách hại Ky tô hữu, và vì thế chúng ta có các Thánh Tử Đạo. Đó là lý do tại sao: “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Ky tô hữu,” vì các ngài đám giám nói và giám làm và giám sống một cách trung tín với Đức Giê su cho đến giây phút cuối cuộc đời.” Và tôi nghĩ, đó cũng là lý do ông bà anh chị em tụ họp nơi đây để tuyên xưng đức tin của mình, để sống mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người qua việc cử hành thánh lễ này.

Tuy nhiên, việc tuyên xưng đức tin đó được Giáo Hội thực hành hơn hai ngàn năm nay, trước hết qua Bí tích Thanh Tẩy, bởi vì qua Bí Tích Thanh Tẩy, người tín hữu trở thành Ky tô hữu thật sự, được trở thành con cái Thiên Chúa, và được dự phần vào việc cử hành Bí Tích Thánh Thể của Giáo Hội. Vì Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm sự chết và sống lại của Đức Giê su Ky tô. Trong Thánh lễ, Giáo hội dâng lời ngợi khen và chúc tụng lên Thiên Chúa Cha, Đấng đã ban cho nhân loại người con duy nhất của Ngài để cứu độ cho thế gian.

Phần mình mỗi người chúng ta gọi Đức Giê su là ai? Dù cho người ta nói Ngài là ngôn sứ, là Super Star, là thế này hay thế nọ, hoặc là ai đi nữa không cần thiết chi cho bằng chính bản thân mỗi người chúng ta tuyên xưng Ngài là ai. Vì chính khi chúng ta tuyên xưng đức tin qua lời nói, hành động và cuộc sống, sự tuyên xưng đó nuôi dưỡng đức tin chúng ta, tạo cho chúng ta ý thức làm người Ky tô hữu và ý thức một cách khiêm tốn mình là ai trước mặt Chúa. Chúng ta chẳng là gì cả trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, thưa ông bà và anh chị em. Con người chúng ta quá nhỏ bé, mỏng dòn trong một thế giới quá lớn lao, trong một vũ trụ quá bao la. Vì thế mỗi người chúng ta phải tự vấn lương tâm mình về Đức Giê su Ky tô là ai trong cuộc sống của chúng ta? Ngài là con Thiên Chúa Hằng Sống hay tiền bạc, quyền lực thế gian là chúa của chúng ta? Chúng ta đến với giáo xứ, với thánh lễ để tuyên xưng đức tin của mình, để cử hành mầu nhiệm chết và phục sinh của Con Thiên Chúa hay tự tìm cho mình một chỗ đứng, một cái danh hay là củng cố quyền lực thế gian của mình?

Mỗi khi chúng ta rước lễ, chúng ta đón nhận Mình Thánh Chúa Ky tô, chúng ta cam kết cùng sống, cùng chết, cùng sống lại với Ngài và tiếp tục sứ vụ của Ngài trên trần gian này. Chúng ta hãy tự vấn bản thân mỗi người qua lời nói và hành động của mình có là một Ky tô hữu thực sự, có danh chính ngôn thuận hay không khi cử hành Mầu nhiệm Thánh này?
 
Người ta bảo Thầy là ai?
Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
08:14 24/08/2008
Bài Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật 21 Thường Niên, ngày 24 tháng 8, của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap.

Roma, ngày 22/8/2008 (Zenit.org). - Trong nền văn hóa và xã hội ngày nay có một thói quen có thể giúp chúng ta hiểu Tin Mừng Chúa Nhật này: các cuộc thăm dò dư luận.

Chúng được dùng ở khắp nơi, nhưng đặc biệt là trong các lãnh vực chính trị và thương mại. Một hôm Chúa Giêsu cũng muốn làm một cuộc thăm dò dư luận, nhưng với mục đích khác – như chúng ta sẽ thấy. Người không làm vì lý do chính trị mà vì lý do giáo dục.

Khi đến vùng Xêdarê Philliphê, là vùng cực bắc của Israel, trong lúc Người nghỉ xả hơi một mình với các tông đồ, Chúa Giêsu hỏi các ông một cách thẳng thừng: “Người ta bảo Con Người là ai?”

Dường như các tông đồ nghĩ rằng Người không hỏi gì hơn là muốn các ông tường trình về những điều mà dân chúng nói về Người. Các ông trả đã lời: “Người thì nói là Gioan Tẩy Giả, người khác thì nói là Êlida, lại có người nói là Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ.”

Nhưng Chúa Giêsu không quan tâm đến việc đo lường danh tiếng của Người hay dân chúng tôn trọng Người đến mức độ nào. Mục đích của Người hoàn toàn khác. Cho nên tiếp theo câu hỏi thứ nhất, Người hỏi ngay câu thứ hai: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”

Câu hỏi thứ hai thật bất ngờ làm cho các ông hoàn toàn bối rối. Im lặng các ông đứng đó nhìn nhau. Trong tiếng Hy Lạp, rõ ràng là tất cả các tông đồ đồng thanh trả lời câu hỏi thứ nhất, và chỉ có một người, Simon-Phêrô, đã trả lời câu hỏi thứ hai: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống!”

Giữa hai câu trả lời có một bước nhảy vọt không lường được, “một sự hoán cải”. Để trả lời câu hỏi thứ nhất người ta chỉ cần nhìn chung quanh, trong khi lắng nghe ý kiến của dân chúng. Nhưng để trả lời câu hỏi thứ hai, thì cần phải nhìn vào mình, lắng nghe một tiếng nói hoàn toàn khác, một tiếng nói không đến từ xác thịt hay máu huyết, nhưng từ Chúa Cha trên Trời. Thánh Phêrô đã được soi sáng “từ trên cao”.

Đây là một lời công nhận rõ ràng đầu tiên về căn tính của Chúa Giêsu Thành Nadareth trong các Tin Mừng. Một hành động công khai tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô lần đầu tiên trong lịch sử! Hãy nghĩ đến những làn sóng do một con tàu lớn tạo ra trên mặt biển. Làn sóng này lan rộng lúc chiếc tầu di chuyển cho đến khi mất dạng ở chân trời. Nhưng nó bắt đầu từ một điểm duy nhất, là chính con tàu. Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô cũng giống như thế. Nó là một làn sóng được lan rộng khi di chuyển qua dòng lịch sử, cho đến “tận cùng trái đất”. Nhưng được bắt đầu ở một điểm duy nhất. Và điểm ấy là hành động tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống!”

Chúa Giêsu dùng một hình ảnh khác, ám chỉ sự bền vững hơn là di động. Một hình ảnh theo chiều dọc thay vì theo chiều ngang. Đó là hình ảnh của một tảng đá: “Con là Phêrô (Đá) và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy.”

Chúa Giêsu đã đổi tên -- như thường xảy ra trong Thánh Kinh khi một người lãnh nhận một sứ vụ quan trọng -- từ Simon ra Kêpha, Phêrô - - “đá.”. Tảng đá thật, “tảng đá góc tường” vẫn là Chúa Giêsu. Nhưng một khi Người đã sống lại và lên trời, thì “tảng đá góc tường” này, mặc dù hiện diện và hoạt động, lại vô hình. Cần phải có một dấu hiệu để đại diện Người, một dấu hiệu làm cho Đức Kitô, Đấng là “nền tảng không thể lay chuyển” thành hữu hình và có hiệu quả trong lịch sử. Và dấu hiệu đó chính là Phêrô, và sau ngài, là người thay thế ngài, Đức Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô, như thủ lãnh của tông đồ đoàn.

Nhưng chúng ta hãy trở lại với tư tưởng về thăm dò dư luận. Cuộc thăm dò dư luận về Chúa Giêsu, như chúng ta đã thấy, xảy ra trong hai gia đoạn, và có hai câu hỏi khác biệt: thứ nhất, “Người ta bảo Thầy là ai?”, và thứ hai: “Phần các con, các con nói Thầy là ai?”

Chúa Giêsu dường như không coi những điều người ta nghĩ về Người là quan trọng mấy. Người muốn biết các môn đệ nghĩ gì về Người. Người lập tức đòi các ông phải nói cho mình. Người không cho các ông nấp sau những ý kiến của người khác. Người muốn các ông nói ra ý kiến của chính các ông.

Hầu như trường hợp hoàn toàn giống như trường hợp này cũng được lập lại hôm nay. Ngày nay, “người ta”, dư luận quần chúng, cũng có những ý tưởng về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu hợp thời trang. Hãy nhìn những gì đang xảy ra trong thế giới văn chương và giải trí. Không một năm nào mà không xuất hiện những tiểu thuyết hay phim ảnh với cái nhìn méo mó và phạm thánh về Chúa Giêsu. “Da Vinci Code” của Dan Brown là trường hợp nổi tiếng nhất và đã làm cho rất nhiều người bắt chước.

Rồi lại có những người nửa chừng giống như những người trong thời Chúa Giêsu coi Người là "một trong các ngôn sứ". Người được coi là một nhân vật hấp dẫn, có thể được đặt ngang hàng với Socrates, Gandhi, Tolstoi. Tôi chắc chắn rằng Chúa Giêsu không coi thường những câu trả lởi này, bởi vì Thánh Kinh nói về Người là “cây sậy bị dập, Người cũng không bẻ gẫy, tim đèn còn bốc khói, Người cũng không dập tắt”, có nghiã rằng Người biết thưởng thức mọi cố gắng chân thành của loài người.

Nhưng, khi nói lên sự thật thì những quan niệm này về Chúa Giêsu dường như không chỉnh lắm ngay cả theo quan điểm của loài người. Gandhi hay Tolstoi chưa bao giờ nói: “Ta là đường, là chân lý và là sự sống,” hoặc “ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy.”

Đối với Chúa Giêsu, chúng ta không được ở giữa đường: hoặc Người là Đấng như Người đã nói, hoặc Người không phải là một vĩ nhân, nhưng là tên khùng vĩ đại được đề cao trong lịch sử. Không có chuyên nửa chừng. Có những biệt thự và những cấu trúc làm bằng kim khí -- tôi tin là Tháp Eiffel ở Paris là một -- được xây dựng một cách mà nếu bạn chạm đến một điểm nào đó, hay lấy ra một phần tử nào đó, thì tất cả sẽ xụp đổ. Công trình của Đức Tin Công Giáo cũng thế, và điểm nóng này là thiên tính của Đức Chúa Giêsu Kitô.

Nhưng chúng ta hãy để những câu trả lời của dân chúng sang một bên, và hãy nhìn đến chúng ta là các tín hữu. Tin vào thiên tính của Đức Kitô chưa đủ, mà còn phải làm nhân chứng cho đức tin ấy. Ai biết Người mà không làm chứng cho đức tin này, lại còn cho che giấu nó, thì phải chịu trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa nhiều hơn những người không có đức tin này.

Trong một cảnh của bi kịch “Người Cha bị Nhục,” của Paul Claudel, một đứa trẻ Do Thái, rất đẹp nhưng bị mù, khi ám chỉ hai ý nghĩa khác nhau của ánh sáng, hỏi một người bạn Kitô giáo: “Bạn là người thấy được, bạn đã dùng ánh sáng để làm gì?” Đó cũng là câu hỏi được đặt ra cho tất cả chúng ta, những người tự nhận là tín hữu.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

(chuyển ngữ từ Tiếng Anh với nhuận chính từ bản Tiếng Pháp)
 
Thánh Augustinô giảng dậy
+ GM JB Bùi Tuần
11:18 24/08/2008
THÁNH AUGUTINH GIẢNG DẠY

Sắp tới lễ kính thánh Augutinh (28/8). Thánh Augutinh có ba đặc điểm:

- Con người trở lại,
- con người tiến sĩ,
- con người mục tử.

Ngài để lại ba loại tác phẩm quan trọng:

- Các sách,
- các bài giảng,
- các thư.

Các bài giảng của Ngài rất được người ta hâm mộ. Sự hâm mộ ấy chứng tỏ nội dung các bài giảng có gì đặc sắc.

Nếu muốn đưa ra mấy nét chính của nội dung ấy, chúng ta có thể giản lược vào bốn điểm như sau:

1/ Đức Kitô

Đức Kitô là nội dung nổi bật nhất của các bài giảng thánh Augutinh.

Thánh nhân giảng là có mục đích kể về Đức Kitô, giúp hiểu biết Đức Kitô, yêu mến Đức Kitô và gắn bó với Đức Kitô mỗi ngày mỗi khăng khít hơn.

Thánh nhân hay gọi Đức Kitô là thầy dạy trong nội tâm, bằng ngôn ngữ nội tâm. Người ta giảng dạy bên ngoài. Còn Đức Kitô dạy bên trong bằng những tâm sự riêng tư, những kêu mời âm thầm, những chỉ vẽ cho biết con đường phải đi.

Nhờ đó, những lời giảng về Lời Chúa trở nên lương thực bồi bổ, đầy hương vị.

Khi giảng, Ngài hết sức kéo người ta lắng nghe Chúa Kitô, chứ không có ý kéo ai gắn bó với chính mình Ngài.

Ngài giảng Lời Chúa như chia sẻ lương thực, đó là Chân lý cứu độ.

Ngài hay đưa ra lời khuyên nọ, lời chỉ dẫn kia, nhưng thường sau đó Ngài thú nhận địa vị Ngài là giới hạn, để thôi thúc mọi người hãy tìm đến Đức Kitô là thầy dạy bên trong.

Điều quan trọng Ngài hay nhấn mạnh là hãy hướng lòng mình lên Đức Kitô. Trái tim ta được Chúa dựng nên để hướng về Chúa, nên nó sẽ không được an nghỉ cho tới khi nó hướng về Đức Kitô thực sự.

Sự hướng lòng mình về Đức Kitô đòi phải qua yêu thương mọi người.

2/ Bác ái

Thánh Augutinh coi sự yêu thương người khác là phương cách để đến với Đức Kitô.

Một câu Ngài nói đã thành châm ngôn: Hãy yêu thương, rồi hãy làm sự con muốn. Nếu con thinh lặng, thì hãy thinh lặng vì yêu thương. Nếu con nói, thì hãy nói vì yêu thương. Nếu con sửa lỗi, thì hãy sửa lỗi vì yêu thương. Nếu con tha thứ, thì hãy tha thứ vì yêu thương. Ở đáy lòng con hãy có rễ bác ái. Từ rễ bác ái sẽ mọc lên mọi việc làm.

Nghe thánh nhân giảng về bác ái, người ta dễ nhớ tới thánh Gioan thánh sử, tông đồ tình yêu.

Lý tưởng tối thượng Ngài đặt ra cho dòng Ngài lập ra, là lý tưởng bác ái huynh đệ. Người ta còn thuật lại rằng: Ngài truyền viết ở tường nhà cơm Dòng câu này: "Những ai hay nói xấu kẻ vắng mặt, thì không đáng ngồi ăn trong phòng này".

3/ Tình hình đạo lúc đó

Khi giảng, thánh Augutinh cũng hay nói về tình hình đạo lúc đó.

Giáo Hội Ngài lúc đó có những người Do Thái, những người dân ngoại, những người Kitô giáo.

Khi đề cập đến các người kitô giáo, Ngài không ngại kể ra những điều xấu của họ. Ngoài những phong trào tư tưởng lầm lạc, cộng đoàn kitô giáo cũng đầy những tội lỗi. Ngài ái ngại nhất là loại người bề ngoài thì thế này, bề trong thì thế khác.

Ngài ví tình hình đạo lúc đó như lưới cá, trong đó có cá tốt và cũng có cá xấu, hoặc như ruộng lúa có cỏ lồng vực pha vào.

Làm mục vụ, thánh Augutinh luôn đề cao vai trò ơn thánh. Ơn thánh là tuyệt đối cần cho việc trở lại và thánh hoá cứu độ.

Một chi tiết Ngài tiết lộ đáng chúng ta phải sợ. Đó là Ngài kể ra gánh nặng Giám mục của Ngài một phần là do tín hữu. Có những ngày Ngài phải nghe xử kiện không còn giờ nghỉ và giờ ăn cơm. Ngài chia sẻ thánh giá của đoàn chiên.

4/ Cái "tôi"

Thánh Augutinh không ngại nói về cái tôi của Ngài như một chứng từ. Ngài nhận mình phải chiến đấu với nhiều cơn cám dỗ. Ngài nhận mình luôn phải kêu van với Chúa, để tìm nơi Chúa sự nâng đỡ. Ngài thú nhận: Ngài biết mình Ngài hơn mọi người khác biết Ngài. Nhưng Chúa biết Ngài hơn Ngài biết Ngài.

Ngài cũng chia sẻ cả những giây phút Ngài muốn trốn trách nhiệm, nhưng không trốn được lương tâm. Ngài tâm sự về sự Ngài đã lưỡng lự, khi gặp chiến tranh, hoặc ra đi, hoặc ở lại.

Ngài thú nhận Ngài có nhiều tội lỗi cần phải sám hối. Nhưng Ngài cũng tuyên xưng Ngài đã nhận được vô vàn ơn Chúa cần phải cảm tạ và ca tụng. Ngài tâm sự về Ngài một cách chân thành và khiêm tốn.

Với những đặc điểm của nội dung trên đây, các bài giảng của thánh Augutinh đã trở thành một kho tàng thiêng liêng. Biết bao người đã tìm được trong kho tàng đó những chân lý cần thiết cho phần rỗi mình và cho việc truyền giáo.

Chúng ta thấy thánh Augutinh là một tác phẩm tuyệt vời của Chúa.

Xin hết lòng cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh ơn trọng đại đó.

Cầu xin cho các mục tử được bắt chước Ngài trong việc giảng dạy và được Ngài bầu cử chở che. Ngài là con người của thời xưa, nhưng cũng là con người hợp với thời sự hôm nay.
 
Cái chết có ý nghĩa
Lại Thế Lãng
12:18 24/08/2008
CHẾT CÓ Ý NGHĨA

Từ gĩa Carthage, Missouri đến nay đã hai tuần lễ nhưng trong tâm trí tôi vẫn còn in đậm nhiều hình ảnh khó quên của những ngày ở Đại hội Thánh Mẫu 2008. Một trong những hình ảnh khó quên đó là hình ảnh cha Trưởng ban Tổ chức khi cha đứng gần như không vững trước cộng đoàn ngay trước giờ cử hành thánh lễ sáng thứ Sáu 8/8.

Với sự xúc động đến tột cùng, giọng nói của cha đã lạc hẳn đi và tắc nghẽn mấy lần khi cha loan báo với cộng đoàn về một tai nạn thảm khốc. Tai nạn đã xẩy ra cho một chiếc xe bus chở người hành hương từ Houston, Texas đang trên đường tiến về Carthage, Missouri.

Không xúc động sao được khi được biết những anh chị em trên chiếc xe bus đó chỉ mấy tiếng đồng hồ trước còn cười nói vui vẻ, còn hớn hở cùng nhau lên đường đi hành hương, giờ đây có người đã trở thành cái xác không hồn, có người đang hôn mê trong bệnh viện, có người còn chưa tìm được tung tích. Không xúc động sao được khi nghĩ đến những anh chị em hăng hái lên đường mong mau chóng được đến nơi đến chốn để cùng với hàng chục ngàn đồng hương, đồng đạo chia sẻ niềm vui được ở bên nhau trong ngày hội của Mẹ giờ đây có người đã vĩnh viễn ra đi, có người sẽ mang tật nguyền suốt đời.

Một hình ảnh khó quên khác là hình ảnh cha Bùi Quang Tuấn khi cha đứng tên bục giảng cùng với “báu vật” cha đem theo để chia sẻ với mọi người trong Ngày Thánh Mẫu.

Trước mặt mọi người cha giơ cao bộ xương sọ vừa đặt câu hỏi “ Không biết đến khi nào thì cái đầu của mình cũng sẽ giống như thế này?”. Rồi nhìn vào bộ xương sọ, cha nói đại ý rằng: ngày nay ta có thể đánh má hồng, tô lên môi thứ này thứ khác, ta có thể đi thẩm mỹ viện để sửa mũi, có thể cắt tóc ngắn hay để tóc dài, mắt có thể kẻ kiểu này kiểu khác. Nhưng rồi đến một ngày sẽ chẳng còn tý da nào để mà tô son đánh phấn, sẽ chẳng còn sợi tóc nào để mà chải chuốt và mắt mũi sẽ bị dòi bọ đục khoét để chỉ còn lại những cái hốc sâu. Cái ngày đó không có ai tránh khỏi.

Tai nạn trên đường hành hương của các giáo dân ở Houston, Texas với 13 người chết tại chỗ và nhiều người bị thương là một tai nạn thảm khốc đã gây chấn động không những ở khắp Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nơi khác nữa, kể cả ở Việt Nam.

Trong lá thư gửi cho linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân ở Hoa Kỳ ngaỳ 8/8/2008 Văn phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết linh mục Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên đoàn hiện đang có mặt tham dự Ngày Thánh Mẫu đã “mời gọi mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân là những người anh chị em đồng đạo và đồng hương Việt Nam thân yêu”.

Trong lá thư chia buồn của Ủy ban Mục vụ Bác ái Xã hội của Tổng Giáo phận Sài gòn, linh mục Đinh Huy Hưởng,Trưởng ban đã “gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các anh chị em gặp tai nạn”. Cha cũng cho biết sẽ “hiệp ý với qúy cha, với gia đình của anh chị em qua đời, con xin dâng 20 lễ để cầu nguyện cho các linh hồn và 10 lễ cầu bình an” cho người còn sống.

Ngày 10/8/2008 Đức cha Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức cha Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã gửi thư chia buồn và hiệp thông cầu nguyện với các giáo xứ có người bị nạn trong tai nạn trên.

Trong bức thư phân ưu gửi đến thân nhân các nạn nhân ngày 11/8/2008, cha Giám tỉnh Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ viết “Đại diện anh em thuộc Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, đại diện tất cả mọi người tham dự Ngày Thánh Mẫu năm 2008, tôi xin gửi tới ông bà anh chị em những lời phân ưu rất chân thành và sâu xa của chúng tôi.”. Lá thư viết tiếp

“Từ khi nghe được tin buồn này, tôi đã kêu gọi mọi người tham dự Ngày Thánh Mẫu trong các thánh lễ sau đó cầu nguyện cho ông bà anh chị em và những người đã được Chúa gọi về. Cho tới ngày hôm nay, Chi Dòng Đồng Công chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho quý vị và những người thân yêu.”

Ở một đoạn khác lá trhư viết “Những anh chị em gặp tai nạn này đã được rất nhiều người cầu nguyện cho. Mấy chục ngàn người đã sốt sắng cầu nguyện cho những anh chị em gặp tai nạn này. Đức Cha Giáo Phận Fort Worth, trong bức thư Ngài gửi tới Chi Dòng Đồng Công để phân ưu, Ngài cho biết là Ngài đã kêu gọi tất cả các giáo xứ trong Giáo Phận Fort Worth cầu nguyện cho những anh chị em gặp nạn trong các thánh lễ Chúa Nhật cuối tuần đó. Đức Hồng Hồng Y Bênađô Law bên Rôma, một vị rất quý mến người Việt Nam; Đức Cha Giacôbê Johnston, Giám Mục Giáo Phận Springfield- Cape Girardeaux; Đức Cha John Leibrecht, Nguyên Giám Mục Giáo Phận Springfield-Cape Girardeaux, Missouri; Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California; nguyên Thượng Nghị Sỹ John Mc Cain, hiện là Ứng Cử Viên Tổng Thống Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng Hoà, gửi lời chia buồn và cầu nguyện cho ông bà và anh chị em, những người bị thương, những người thuộc gia đình những người Chúa đã gọi về, và cầu nguyện cách đặc biệt cho những người đã qua đi. Tôi biết chắc rằng tất cả mọi người trên thế giới, nhất là những đồng bào Việt Nam chúng ta ở khắp nơi, khi nghe biết cái tin rất đau buồn này, cũng sẽ cầu nguyện cho quý vị nữa.”

Ngày 15/8/2008 đúng ngày Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng là thánh lễ bế mạ Đại hội La Vang lần thứ 28 do Đức cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chủ sự cùng đồng tế có 15 Giám mục, hơn 500 linh mục và hơn 500 ngàn giáo dân tham dự cũng đã dâng lời cầu nguyện cho những tín hữu bị tai nạn.

Cha Gíam Tỉnh Chi Dòng Đồng Công đã nhận định “với con mắt nhân loại, đây là một điều không may, một tai nạn khủng khiếp xảy đến cho chúng ta, cho ông bà anh chị em và những người thân yêu. Mầu nhiệm đau khổ này thật không dễ hiểu chút nào!”.

Đúng vậy, sẽ có những câu hỏi tại sao được đặt ra. Tại sao sự khó lại xẩy ra cho những người mà theo tin tức, hầu hết là thành viên của Hội Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae), là những người đạo đức, những giáo dân nhiệt thành trong việc tông đồ? Tại sao Chúa Mẹ lại để tai nạn xẩy ra cho những người đang trên đường tìm đến Ngày Thánh Mẫu để tôn thờ Chúa, tôn vinh Mẹ? Và còn rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra và có thể cũng có cả những lời bài bác, dèm pha hay diễu cợt chung quanh biến cố này.

Tuy nhiên nếu ai có mặt trong thánh lễ sáng thứ Bảy 9/8 và nếu chú ý nghe và thông suốt những lời nhắc nhở của cha Tuấn về thân phận của con người rằng “Sẽ có một ngày. Ngày đó có một giờ. Giờ đó có một phút. Phút đó có một giây. Đó là giây phút người ta phải lìa đời” thì những câu hỏi trên chẳng có gì là khó trả lời cả. Là vì có sống thì phải có chết, đã là con người thì ai cũng phải chết. Chính Chúa Giêsu vì mang thân phận con người nên Ngừơi cũng không tránh khỏi cái chết. Cái chết đến với mọi người kẻ sang cũng như người hèn, người quyền thế cũng như kẻ vô danh. Cái chết đến với kẻ dữ cũng như người lành, kẻ tốt cũng như người xấu. Cái chết là điều duy nhất thể hiện được sự bình đẳng và công bằng ở trên đời này.

Có nhiều cách chết và có những tình huống khác nhau khi chết. Có người chết trong thánh thiện, có ngươi chết trong tội lỗi. Có người chết trong tình trạng sẵn sàng, có người chết khi còn vướng mắc. Có người chết khi đang sống trong khô khan nguội lạnh có người chết với lòng mong ước được đến với Chúa, với Mẹ. Những người chết trong tai nạn hôm 8/8 như cha Giám Tỉnh nhận định trong lá thư phân ưu của ngài “chắc chắn sẽ được đón nhận Tình Thương và Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa cách đặc biệt”.

Những anh chị em không may tử nạn nhưng lại có cái may mắn nhận được biết bao nhiêu lời cầu nguyện từ khắp mọi nơi mà không phải ai cũng được như vậy. Chết mà được nhiều người nhớ đến và cầu nguyện cho là cái chết rất có ý nghĩa.

Vermont 24/8/2008
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 24/08/2008
KHOẢNG ĐẤT TRỐNG CỦA NHÀ BÊN CẠNH

N2T


Một người nọ ở bên cạnh bãi đất trống, dựng lên một tấm bảng viết: “Mảnh đất này sẽ đem tặng cho người không khiếm khuyết và hoàn toàn thỏa mãn.”

Một chủ nhân của nông trang giàu có cưỡi ngựa đi ngang qua đó, nhìn thấy bảng cáo thị thì trong lòng nghĩ: “Người này đã bỏ mảnh đất này, tốt nhất là ta nhanh chân lên trước để giành nó. Ta là một người giàu có, mọi thứ đều có, rất phù hợp với điều kiện này.”

Thế là gõ cửa nói rõ ý định của mình đến.

Người ấy hỏi ông ta: “Các hạ thật là hoàn toàn thỏa mãn chứ ?”

- “Chuyện đó là đương nhiên, tôi có tất cả những gì mà tôi cần.”

- “Các hạ, nếu quả thật như thế thì tại sao ngài cần mảnh đất này để làm gì ?”


(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Nói theo cái bụng thì con người ta không có bao giờ thỏa mãn cả, dù cho vàng chất cao như núi, gia tài lấp đầy biển đông, thì lòng tham vẫn cứ theo đó mà nhân lên gấp bội.

Không ai dám vỗ ngực nói rằng mình đã thỏa mãn, đầy đủ rồi, mọi sự đều có nên không còn ham muốn gì cả.

- Có người đã gần đất xa trời rồi, vậy mà vẫn còn ham muốn mấy cô gái tuổi đôi mươi, quyết lấy làm vợ.

- Có người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa rồi, cứ tưởng lòng ham muốn mọi thứ của thế gian không còn nữa, nhưng vẫn cứ ham muốn có tiền, có quyền và muốn có mối tình cỏn con bỏ túi như ai.

- Có người giàu có tiền bạc xài như giấy vụn, vậy mà vẫn còn ham muốn làm giàu.

- Có người đã có vợ đẹp con ngoan, hạnh phúc tràn trề, vậy mà cũng còn thòm thèm ham muốn những chàng trai khác, những cô gái mi nhon khác, thế là hạnh phúc tan vỡ...

Xét cho cùng, lòng hoam muốn thì không bao giờ thỏa mãn chính mình được, chỉ có những ai yêu mến và chọn Chúa làm gia nghiệp của mình mới là người đã thỏa mãn.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 24/08/2008
N2T


10. Trong sách, chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa; trong cầu nguyện, chúng ta tìm được Thiên Chúa.

(Thánh Pi-ô Năm Dấu. [Fr. Padre Pio of the five Wounds of Christ])
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng: Chiến thắng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một chiến thắng lớn
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
12:00 24/08/2008
Đức Thánh Cha nói đó là một nhiệm vụ then chốt cho Thời Nay.

CASTEL GANDOLFO (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVi nói một trong những chiến thắng lớn của nhân loại là chiến thắng chủ nghĩa chủng tộc.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm Chúa Nhật 17/8 trong bài suy tư của ngài trước lúc đọc kinh Truyền Tin trưa với những đoàn người qui tụ tại nhà nghĩ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo, nam thành Roma.

Khi nhắc tới ba bài đọc từ Thánh Lễ Chúa Nhật, Đức Thánh Cha nói: “Lời Chúa như vậy cống hiến chúng ta cơ hội suy tư về tính phổ quát sứ vụ của Giáo Hội, gồm các dân của mọi sắc tộc và văn hóa.

“Trên thực tế, trong đó có trách nhiệm lớn của cộng đồng giáo hội, được kêu gọi làm nên nhà khách trọ cho mọi người, làm dấu chỉ và khí cụ hiệp thông cho toàn thể gia đình nhân loại.”

Đức Thánh Cha khẳng định sứ điệp này là chìa khóa cho thế kỷ 21

Ngài nói: “Điều quan trọng là dường nào, cách riêng trong thời đại chúng ta, mọi cộng đồng Kitô hữu phải ý thức hơn nữa về sự này, hầu giúp xã hội dân sự chiến thắng mọi cơn cám dỗ có thể của thuyết phân biệt chủng tộc, và tổ chức chính mình với những lựa chọn biết tôn trọng phẩm giá của mọi người.

“Một trong những chiến thắng lớn cuả nhân loại là chính xác sự chiến thắng thuyết phân biệt chủng tộc. Vô phúc thay, tuy nhiên, có những biểu hiện phiền toái mới của thuyết này, thường liên kết với các vấn đề xã hội và kinh tế, dầu sao không bao giờ có thể biện minh sự khinh thường và sự kỳ thị chủng tộc.

“Chúng ta hãy cầu xin cho sự tôn trọng mọi người sẽ xuất hiện mọi nơi, cùng với ý thức trách nhiệm rằng chỉ bằng sự chấp nhận lẫn nhau của mọi người, mới có thể xây dựng một thế giới được đánh dấu bởi công lý thật sự và hoà bình đúng đắn.”
 
Thời gian nghỉ là một một thời gian lớn để học hỏi về các Thánh.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
12:04 24/08/2008
Ngài lưu ý rằng sự Thánh Thiện là ơn gọi của mỗi người.

CASTEL GANDOLFO (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVi nói điều quan trọng và có ích lợi là trau dồi sự sùng kính các thánh, và ngài giới thiệu sự nghỉ ngơi là một thời gian tốt đễ học hỏi hạnh các thánh.

Đức Giáo Hoàng nói diều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung, trong đó ngài đã suy tư về nhiều vị thánh mà những ngày lễ các ngài được cử hành trong những tuần này. Ngài nhắc tới các thánh John Eudes, Bernard of Clairvaux, Pius X, Rosa of Lima, và việc cử hành chức Nữ Vương của Đúc Maria.

“Anh chị em thân mến,hằng ngày Giáo Hội cống hiến chúng ta khả năng đồng hành với các thánh.

Đức Thánh Cha đã nhắc tới Hans Urs von Balthasar đã viết rằng các thánh là sự giải thích Tin Mừng quan trọng nhất và trình bày cho chúng ta “một con đường thật đi đến với Chúa Giêsu.”

Và ngài ghi nhận Jean Guitton đã diễn tả các thánh như “những màu sắc quang phổ (spectrum) liên quan với ánh sáng,’ bởi vì với những sắc thái và những trọng âm của chúng, mỗi một màu sắc phản chiếu ánh sáng sự thánh thiện của Thiên Chúa.”

“Do đó quan trọng và lợi ích là dường nào, việc nhất quyết trau dồi sự hiểu biết và sự sùng kính các thánh, cùng với sự suy gẫm hằng ngày về lời Chúa và tình yêu con thảo với Đức Trinh Nữ”..

Phổ quát

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVi tiếp tục ghi nhận rằng sự thánh thiện là một tiếng gọi phổ quát.

“Thời gian nghỉ ngơi chắc chắn là một thời gian hữu ích để duyệt lại tiểu sử và những tác phẩm của một số người nam và người nữ cách riêng, nhưng mỗi ngày trong năm cống hiến chúng ta cơ hội trở nên thân thiện với các quan thầy trên thiên đàng của chúng ta,” ngài nói. “Kinh nghiệm nhân bản và thiêng liêng của các ngài chứng tỏ rằng sự thánh thiện không phải là một sụ xa sỉ, không phải là đặc ân của một thiểu số, một mục đích bất khả thi cho một con người bình thường.

“Trên thực tế, đó là vận mạng chung của mọi người được kêu gọi nên con cái Thiên Chúa, sự kêu gọi phổ quát của tất cả mọi kẻ đã được rửa tội. Sư thánh thiện được cống hiến cho mọi người.”

Đức Thánh Cha nói bằng chứng của các thánh chứng tỏ rằng “chỉ khi ta tiếp xúc với Chúa, là ta đầy tràn sự bình an và niềm vui, và bằng cách này có thể giải rộng ra mọi nơi sự thanh thản, niềm hy vọng và tính lạc quan.”

Sau cùng, ngài tỏ bày niềm hy vọng của ngài là các tín hữu để cho mình “được lôi cuốn bởi sự hấp dẫn siêu nhiên của sự thánh thiện. Xin Đức Maria, Nữ Vương các thánh, Mẹ và nơi ẩn náu của kẻ tội lỗi, cầu cho chúng ta được ơn sủng này.”
 
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy học hỏi về Mầu Nhiệm Thánh Thể
Anthony Lê
13:12 24/08/2008
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy học hỏi về Mầu Nhiệm Thánh Thể

Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy nghiên cứu trở lại về Tông Hiến "Sacrosanctum Concilium" của Công Đồng Chung Vaticăn II

ROME (H2ONews).- Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đang khuyến khích tất cả mọi người tín hữu hãy nghiên cứu trở lại về Tông Hiến của Công Đồng Chung Vaticăn II có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, và đào sâu hơn nữa về chính Mầu Nhiệm của Đức Tin đó là Phép Thánh Thể.

Trong bài chia sẽ với các khách hành hương đến Rôma bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, Đức Thánh Cha nói:

"'Mầu Nhiệm của Đức Tin:' chính là điều mà chúng ta tuyên xưng trong mỗi Thánh Lễ. Cha muốn mời gọi tất cả mọi người trong chúng con hãy cam kết với Cha là các con sẽ nghiêm túc học hỏi trở lại về Mầu Nhiệm vĩ đại này, đặc biệt là hãy đào sâu hơn nữa, trên bình diện cá nhân cũng như tập thể, về văn kiện của Công Đồng có liên quan tới Phụng Vụ Thánh, có tên là 'Sacrosanctum Concilium,' để chúng con biết can đảm làm chứng tá cho chính mầu nhiệm này."

Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

"Việc học hỏi như vậy sẽ giúp cho tất cả mọi người trong chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết vững vàng hơn về ý nghĩa của từng khía cạnh một có liên quan tới Phép Thánh Thể, để hiểu được chiều sâu và biết sống tích cực hơn với Mầu Nhiệm Cực Thánh này."

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Từng câu chữ, từng cách diễn tả đều có ý nghĩa riêng của nó và đều hàm chứa một mầu nhiệm. Cha thành thật hy vọng rằng việc học hỏi này sẽ được mở rộng ra bằng cách học hỏi thêm các phần giáo lý có liên quan đến Phép Thánh Thể, để các con có thể giảng dạy và truyền đạt lại cho tất cả con cái của chúng con và những người trẻ, để giúp những thế hệ tương lai này biết nhìn nhận ra Mầu Nhiệm chính yếu của Đức Tin, hòng từ đó làm nền tảng để xây dựng lên cuộc sống của riêng mình.

Cha mời gọi một cách đặc biệt đến các vị Linh Mục là hãy dành đúng sự trang trọng và tôn kính cần thiết về nghi thức cử hành Phép Thánh Thể, và Cha cũng kêu gọi tất cả mọi người tín hữu biết thể hiện sự tôn kính cần thiết của riêng mình đến cho Phép Thánh Thể, qua đó biết tôn trọng vai trò cụ thể của riêng mình, vì suy cho cùng Phụng Vụ không phải phụ thuộc vào tất cả chúng ta, mà Phụng Vụ chính là di sản cao quý nhất của cả Giáo Hội."

Đức Thánh Cha sau đó đề cập đến hiệu lực của sự hiệp nhất có nơi Phép Thánh Thể, để mang tất cả mọi người tín hữu đến với Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Việc đón nhận Phép Thánh Thể, việc tôn kính và chầu Thánh Thể - chính qua cách này chúng ta mở rộng ra hơn sự hiệp thông của chúng ta dành cho nhau, nhằm cho phép tất cả chúng ta cùng bước vào sự hiệp thông với Chúa Kitô, và qua Ngài, đến với cả Ba Ngôi Thiên Chúa, để những gì chúng ta lãnh nhận được qua Phép Thánh Thể cũng chính là những gì mà chúng ta sống trong tình hiệp thông với cả Giáo Hội.

Chúng ta đừng có bao giờ quên rằng Giáo Hội được xây dựng nên trong chính Chúa Kitô, và những vị Thánh như: Augustinô, Thomas Aquinas, và Alberto Cả - vốn đã từng nói như Thánh Phaolô rằng: Phép Thánh Thể chính là Mầu Nhiệm của Sự Hiệp Nhất trong cả Giáo Hội hoàn vũ, bởi vì tất cả chúng ta cùng được tạo nên trong cùng một Thân Mình mà Thiên Chúa chính là đầu.

Chúng ta phải liên tục quy hướng trở lại Buổi Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh, là nơi mà chúng ta được Thiên Chúa trao ban cho Mầu Nhiệm Cứu Rỗi của Ngài trên Thập Giá. Buổi Tiệc Ly đó chính là quy điểm của một Giáo Hội mới được sinh ra, chính là cung lòng đựng chứa Giáo Hội vào mỗi thời kỳ. Trong Phép Thánh Thể, Sự Hy Tế của Chúa Kitô và việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống liên tục được canh tân, và đổi mới cho từng người trong chúng ta."

Đức Thánh Cha cũng từ đó bày tỏ mong ước của Ngài rằng tất cả mọi người tín hữu, hãy vì thế, mà biết coi trọng và trân quý Ngày Chủ Nhật và Thánh Lễ Chủ Nhật nhiều hơn nữa.

Đức Thánh Cha chia sẽ mong ước đó của Ngài như sau:

"Cha nguyện cho tất cả chúng ta hãy biết ý thức một cách sâu xa hơn nữa về tầm quan trọng của Phép Thánh Thể trong Thánh Lễ Chủ Nhật, bởi vì Chủ Nhật chính là ngày đầu tiên trong tuần, là ngày mà chúng ta tôn kính và vinh danh Chúa Kitô, và cũng là ngày mà chúng ta lãnh nhận sức mạnh của Ngài để từng ngày chúng ta biết sống đúng với những hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.

Cha nguyện chúc bình an của Cha cho tất cả chúng con!"
 
Top Stories
Diocese of Orange, Archdiocese of Hanoi become 'sisters'
Los Angeles Times
16:26 24/08/2008
Archbishop Joseph Kiet Ngo of Vietnam visits Catholic counterparts in Orange County.

ORANGE - The first time that Archbishop Joseph Kiet Ngo of Hanoi visited Orange County, he was struck by the energy and passion the Vietnamese community had brought to the Roman Catholic Church in the United States. He met dozens of Vietnamese American priests, attended Vietnamese Masses and talked to parishioners.

Archbishop Joseph Kiet, Bishop Brown and Bishp Luong
"I admire Vietnamese Catholics here," said Ngo, the archbishop of the Roman Catholic Archdiocese of Hanoi. "They live their faith more actively than in Vietnam."

From that visit, Ngo came up with an idea to create a partnership between the archdiocese in Vietnam and the Diocese of Orange.

He wanted Catholics in Vietnam to learn from their American counterparts.

This week, Ngo is making his first church-sanctioned trip to Orange County to kick off the "sister diocese" relationship. Under the partnership, the Diocese of Orange for the first time will sponsor four seminarians from Vietnam in their training to become priests. The diocese will also send priests to Hanoi to teach English and at seminaries.

"We are now linked to people who share our faith but who live in another country," said Bishop Tod Brown of the Diocese of Orange.

"The experience will be beneficial not just to our Catholic Vietnamese community but with the broader community as well."

Ngo's visit carries spiritual and political significance in Orange County's Little Saigon, where anger still runs deep toward the government of the country that many fled decades ago. It links Hanoi, the capital of Vietnam that was once isolated from the world, to the largest population of Vietnamese outside of the country.

While many Vietnamese Americans still harbor resentment toward the Communist government, their religion has tied them to Catholic churches in Vietnam, said Father Tuan Pham of the Diocese of Orange.

Many Vietnamese American Catholics have donated to Vietnamese churches over the years, and dozens of priests from Vietnam have come to Little Saigon in the last 10 years, though not with the church's official blessing, Pham said.

The Catholic community in Little Saigon has grown quickly since Vietnamese refugees started arriving after the fall of Saigon in 1975. Starting from a single Vietnamese Mass, there are now 14 Orange County parishes that host 53 Vietnamese Masses each week. Of the 181 diocesan priests in Orange County, 43 are Vietnamese.

Since Ngo arrived Tuesday, he has been huddled with diocese officials hammering out details for the sister partnership, but he did take a one-day break for a visit to Disneyland with Pham.

Ngo's big public events with the Vietnamese American community come this week, when he will participate in Vietnamese Masses.

Ngo will also ask for donations to help rebuild churches destroyed during the Vietnam War. He will be sent off with a celebration at Santa Ana's Vietnamese Catholic Center on Sunday.

In the United States, about one-third of Vietnamese are Catholic. In Vietnam, Catholics make up about 7% of the population, which is predominantly Buddhist.

At the end of the Vietnam War, the Communist government imposed tight restrictions on the Catholic Church, but those have loosened in recent years, Ngo said. The government allows priests to be ordained every year instead of every six years, as was the rule in the 1980s. Even so, Ngo said, parishes in Vietnam have had difficulty establishing schools and hospitals.

"Vietnamese people in America have education, they have jobs, they have a better way of life. It is easier for them to live out their faith," Ngo said. "In Vietnam, they are more limited to what they have in terms of finance, and that can make them less open minded in terms of practicing our faith."

Ngo said he admires the fact that the United States is a secular society that is also very faithful. Ngo said that as Vietnam develops and changes, he has seen young people leave rural villages to find work in bigger cities, only to face challenges keeping their faith.

"As Vietnam develops, it is hard to balance that with making money and having a job in the city and being away from your family and still having your religion grounded," Ngo said.

"We are a rural country and traditional society that is changing quickly. We don't have experience of living faith in the modern country."

Ngo said he hopes the seminarians from Hanoi will learn this during their stay in America to bring back to Vietnam.

Ngo, born in the northern city of Lang Son, encountered his own difficulties while on the path to becoming a priest in Vietnam. Ngo's family feared persecution from the Communists and fled south in 1954, part of an exodus of Catholics and other Northern Vietnamese to a part of the country that was perceived to be more tolerant. At the urging of his parents, Ngo entered the seminary when he was 12.

He was three years away from becoming ordained when the South Vietnamese government collapsed in 1975 and the Communist government would not allow new clergy to be ordained.

Ngo recalls the diocese bishop saying, "You will never be an ordained priest."

Many classmates decided to leave the seminary, but Ngo did not give up. "I accepted that," he said. "I thought, I would like to consecrate my life to God and God could make use of me as he likes."

He worked as a beekeeper and tended goats while doing pastoral work for his parish. After the breakup of the Soviet Union, Vietnam's policy became more open, and Ngo was finally ordained in 1991. He became bishop of Lang Son diocese in 1999 and archbishop of Hanoi in 2005.

After the Diocese of Orange established its partnership with Hanoi, other dioceses in the United States followed. The Diocese of Los Angeles and the archdiocese of Saigon, for instance, are now sister dioceses.

(Source: My-Thuan Tran, Los Angeles Times, August 24, 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc khóa thường huấn Hội Đồng Giáo Xứ tại Thanh Hóa
Vân Sơn - Hoài Thanh
01:03 24/08/2008
KHAI MẠC KHÓA THƯỜNG HUẤN HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ TẠI THANH HÓA

Có thể nói, đây là lần đầu tiên, Giáo phận Thanh Hóa tổ chức khóa thường huấn dành cho quí Giáo chức trong Hội Đồng Giáo xứ. Bắt nguồn từ những thao thức của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nhất là khi nhận trách nhiệm Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân HĐGMVN, ngài đã muốn tổ chức khóa thường huấn HĐGX liên địa phận, nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Mùa hè năm nay, nhận thấy nhu cầu các Giáo xứ ngày một tăng, nên dù điều kiện chưa được thuận lợi, Đức Cha Giuse vẫn quyết định mở khóa thường huấn cho các giáo chức thuộc 51 giáo xứ trong Giáo phận. Chính ngài đích thân mở cuộc họp dự thảo, phân công cho các nhóm công tác.

Sau hơn một tháng trời chuẩn bị chương trình, giáo án…Sáng nay, vào lúc 8h30’, tại Nhà thờ Chính Tòa - Thanh Hóa, đã diễn ra lễ khai mạc khóa thường huấn HĐGX từ ngày 19-22/08, với trên dưới 250 giáo chức tham dự. Có gần 20 cha Quản xứ hiện diện bên Đức Cha Giuse và cha Tổng Đại diện. Rất nhiều những mái tóc bạc trắng, những mái đầu điểm sương đã kề sát bên nhau để diễn tả niềm vui: ‘Gần nhau trao cho nhau tin yêu tình loài người”; và để “mở ra cánh cửa tâm hồn, nhìn ra bốn phương trời thắm tươi ân tình…”. Những bàn tay nhăn nheo, chai sạn, nắm chặt nhau trong lời ca “Hiệp nhất”. Tôi cảm nhận được bầu nhiệt huyết, sự kiên trì bền bĩ trong phận vụ của những con người luôn biết quên mình vì lợi ích chung.

Đức Cha Giuse đã hân hoan bày tỏ với các học viên: “Tôi vui mừng được nhìn thấy hình ảnh rất đẹp, rất hoành tráng của sự hiệp nhất, của niềm hy vọng về tương lai của Giáo phận. Giống như sức mạnh của niềm tin mà tôi vừa được chứng kiến tại Lavang của gần 600.000 người. Trong lịch sử Giáo phận Thanh Hóa, lực lượng HĐGX là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sức sống, đưa Giáo phận vượt qua những khó khăn, nhiễu nhương của thời thế. Chúng ta có quyền tự hào về sự anh dũng của 10.000 giáo chức bị bắt bớ trong thời cấm cách, trong số đó, trên 5.000 người đã được phúc tử đạo. Hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây để viết lên một trang sử mới, tiếp tục truyền thống hào hùng của cha ông để lại. Chúng ta sẽ đưa Giáo phận lên cao hơn, sau khi đã thừa kế công trình của những người đi trước. Giáo phận mạnh hay yếu, một phần lớn là nhờ sự đóng góp của HĐGX…”

Tiếp theo là tiết học đầu tiên do chính Đức Cha Giuse đảm nhận, trình bày về khuôn mặt của người giáo dân và sứ mạng của họ trong Giáo hội. Những học viên chăm chỉ lắng nghe và ghi chép… Có lẽ không ai nghĩ mình sẽ còn những ngày về lại “chiếc nôi” của giáo phận, để được nghe lời cha dạy bảo nhủ khuyên, để được cảm nhận hơi ấm tình yêu hiệp nhất của mọi thành phần trong đại gia đình Giáo phận.

Cầu mong sau thời gian quý báu này, các giáo chức sẽ có thêm những kiến thức, những kinh nghiệm, những đường hướng mới trong phận vụ của mình; để cùng với các chủ chăn, làm cho Giáo phận, giáo xứ và giáo họ được tràn trào sức sống của niềm tin.

Vân Sơn – Hoài Thanh
 
Đêm tưởng niệm LM nhạc sư Duy Linh và nhạc sư Hải Linh đầy ý nghĩa - và ước mơ tương lai...
Đồng Nhân
03:55 24/08/2008
Đêm hòa nhạc tưởng niệm Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh và Nhạc sư Hải Linh thật là một đêm ý nghĩa và đầy tình người. Một đêm quy tụ những tên tuổi lớn về nền Nhạc Thánh Ca Việt Nam, và cũng là một Đêm mà mối giây thầy trò, đồng môn, bạn bè thân thương... của lớp nhạc sĩ đàn anh gặp mặt, để lớp đàn em có dịp ngưỡng mộ và làm quen với những tên tuổi lớn.

Không dễ gì có một Đêm Nhạc mà có cả Đức Cha Nguyễn Văn Hòa (chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc VN), linh mục nhạc sĩ Kim Long (phó chủ tịch Ủy Ban), Đức TGM Ngô Quang Kiệt (tổng giám mục Hà Nội), Đức cha Tod Brown (giáo phận Orange), Đức Cha Đặng đức Ngân (giám mục Lạng Sơn) và Đức Cha Mai thanh Lương (trưởng ban tổ chức) đều hiện diện với chừng 30 linh mục, 50 nam nữ tu sĩ và nhiều nhạc sĩ tên tuổi, các Ban Đại diện các Cộng Đoàn CGVN tại Nam California và trên 1000 giáo dân đến tham dự buổi hòa nhạc rất đặc biệt này. Cũng chính vì hai nhạc sư Linh mục Duy Linh và nhạc sư Hải Linh là những người có công khai phá và tiên phong trong nền thánh nhạc Việt nam nên việc tưởng niệm hai vị nhạc sư tài năng này là một việc làm có ý nghĩa lớn lao và là một thách thức cho thế hệ đi sau cố gắng tiến lên...

Ngoài việc vinh danh hai tài năng và hai tên tuổi rất nổi danh trong làng thánh nhạc Việt Nam, nhìn trong số quan khách từ xa về chúng tôi lại thấy có rất nhiều những bạn bè và những thân quyến trong linh tông của LM Duy Linh và và Hải Linh như các LM Vũ Minh Thái, LM Phạm văn Lân, LM Vũ Hân... từ rất xa cất bước về đây. Đây là những bạn bè rất thân thương của hai cố nhạc sư và cũng thuộc linh tông của một truyền thống một thời lừng danh của giáo phận Bùi Chu văn vật. Nhắc đến những tên tuổi lừng danh ở trên làm chúng ta liên tưởng tới công lao của vị giám mục Phêrô Phạm Ngọc Chi, vì chính vị giám mục này khi về nhận coi sóc giáo phận Bùi Chu đã nhìn xa thấy rộng và Ngài đã có công gửi trên 50 chủng sinh và linh mục đi du học Âu châu vào thập niên 1950, và sau này khi thành tài các vị này đã trở về đã tạo lên một cao trào với những sinh hoạt khởi sắc về nhiều bộ môn sinh hoạt trong Giáo hội. Những tên tuổi lớn như linh mục triết gia Kim Định, linh mục giáo sư Trần Văn Hiến Minh, linh mục Vũ Đình Trác, v.v...

Những cây cổ thụ trên một nửa thế kỉ trước giờ đang dần dần đi vào lịch sử... và nhiều người tự hỏi bào giờ mới có một mùa gặt sung mãn như vậy trong tương lai?

Thế nên, những cố gắng của Đức Cha Mai thanh Lương trong việc khơi dậy quá khứ vàng son cũng là để nhắc nhớ cho chúng ta về một tương lai cần phải được tiếp nối, sợ rằng nếu không thì sẽ cụt đuôi chăng! Những nỗ lực về nền thánh ca Việt nam cần đến sự góp tay của nhiều người, nhiều giới nhất là những người chuyên môn về thánh nhạc. Dĩ nhiên tiếng trống lệnh mà Đức Cha Mai Thanh Lương đang gióng lên mới chỉ là một khỏi điểm khi ngài đề ra một "Học Viện Thánh Ca Việt Nam".

Cũng đã có người thắc mắc nghe nói đến "Học Viện" vậy địa chỉ ở đâu, ban giảng huấn ra sao?...

Thắc mắc này được Đức Cha Lương trả lời rằng thực ra thì hiện nay cũng còn trong giai đoạn sơ khởi với ước mong tiến tới không ngừng hầu đạt được chủ đích đã đề ra và có rất nhiều người củng hộ...

Chúng tôi có dịp hỏi một vị thẩm quyền ở Việt nam rất kinh nghiệm thông thạo về nền thánh nhạc xem nhận xét của Ngài ra sao về dự án "Học viện" này, Ngài cho biết có lẽ trong lúc này chúng ta nên hiểu "đây là một Hiệp hội với nỗ lực kiên kết để tiến tới sự hình thành một tổ chức chuyên về giáo dục thánh nhạc cho tương lai. Và tôi nghĩ sáng kiến này rất đáng khích lệ, và dĩ nhiên còn cần đến nhiều bàn tay góp sức, nhiều thử thách và nhiều giai đoạn để vượt qua...".

Với sự góp mặt của nhiều đấng bậc và những tài năng quy tụ về Đêm Tưởng Niệm LM Duy Linh và Hải Linh, chúng ta có quyền hy vọng buổi khai mạc hôm nay sẽ mở ra một con đường thênh thang và một lộ trình tiến tới đầy vững vàng, chứ không phải như biết bao cuộc khai trương rầm rộ khác, nhưng rồi sau đó không còn có bước nào đi tới cả. Cầu chúc và mong thay.

Dưới dây là Chương trình Đêm Hòa Nhạc tưởng niệm hai cố nhạc sư:

 
Hành Hương Lộ Ðức kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette
Bảo Lộc
11:45 24/08/2008
Hành Hương Toàn Quốc lần thứ 135 của Giáo Hội Công Giáo Pháp đến Lộ Ðức,

nhân dịp kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette.


LOURDES, Pháp Quốc – Chiều thứ hai, ngày 11 tháng 8 năm 2008, Cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 của Giáo hội Công giáo Pháp, đến Lộ Ðức, để mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng 8, trong năm mừng kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette (năm 1858) đã được khai mạc trọng thể với cuộc kiệu nến và lần hạt Mân Côi tại Hang Đá Lộ Đức và quảng trường Mân Côi.

Cũng như mọi năm, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã ủy thác cho Hội Dòng Mẹ Về Trời (Assomption) trách nhiệm tổ chức và điều hợp cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 này. Một số hồng y đại diện cho các châu lục cũng được mời đến chủ tọa và tham dự hành hương, trong số đó có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Sài Gòn.

Mời xem hình ảnh những ngày Hành Hương Lộ Đức

Ðức Cha Jacques Perrier, giám mục của Tarbes Lộ Ðức, chủ tịch của cuộc hành hương toàn nước Pháp năm 2008, cho biết chủ đề chính của cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 là "Bí Tích Thánh Thể", với chú ý đặc biệt đến việc cử hành bí tích Thánh Thể, tức Thánh Lễ Misa. Cha Alain Marchandour, cựu giáo sư viện trưởng đại học Công Giáo ở Toulouse và hiện đang ở Giêrusalem, đã là vị giảng thuyết chính thức trong những ngày hành hương này,

Hãng tin công giáo Thuỵ Sĩ (Apic) cho biết có khoảng 3.000 nhân viên y tế gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ, và những thiện nguyện viên trợ tá các bệnh nhân đã tham dự cuộc hành hương toàn quốc để giúp cho các bệnh nhân và những anh chị em khuyết tật đến Lộ Ðức trong dịp này.

Hơn 1000 tín hữu Việt Nam từ khắp năm châu: từ Bắc Âu có phái đoàn CGVN của Thuỵ Điển do cha Tađêô Trần Chánh Thành hướng dẫn, phái đoàn CGVN từ Nauy do cha Tađêô F.X. Huỳnh Tấn Hải và Giuse Lâm Công Lương hướng dẫn, phái đoàn CGVN từ Đan Mạch. Cộng đoàn CGVN tại Bỉ khởi hành từ thủ đô Bruxelles do Lm. F.X. Nguyễn Xuyên hướng dẫn. Từ Đức có phái đoàn của cộng đoàn cha Vinhsơn Trần Văn Bằng và phái đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenburg-Stuttgart do Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu hướng dẫn. Từ thủ đô Pháp có phái đoàn của giáo xứ Paris do cha Tôma Thiện Trần Anh Dũng hướng dẫn. Phái đoàn cộng đoàn CGVN thuộc giáo phận Vannes, Lyon, Strasbourg, Poitiers cũng tham dự. Đặc biệt phái đoàn hành hương đến từ Việt Nam với 9 linh mục và hơn 40 giáo dân, trong đó có cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng (Dòng Chúa Cứu Thế), Bề trên- Chính xứ Thái Hà. Sau cuộc hành hương, Ngài đã về lại Việt Nam, để cùng toàn giáo xứ tiếp tục cầu nguyện cho công lý và hoà bình sớm được thực thi tại Thái Hà (chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với Ngài và toàn thể giáo xứ Thái Hà). Ngoài ra cũng có nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân Việt Nam đến từ các nước Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu.

Đoàn hành hương Việt Nam đã tham dự các Thánh Lễ đại trào tại Vương Cung Thánh Đường Piô X vào sáng thứ ba, ngày 12.8 do Đức Cha Jacques Perrier, Giám Mục chính tòa giáo phận Lộ Đức-Tarbes chủ tế với chủ đề “Chúa Giêsu đồng hành với họ, nhưng mắt họ bị cản trở nên không nhận ra người”. Thánh Lễ đại trào tại Vương Cung Thánh Đường Piô X vào sáng thứ tư, ngày 13.8 với chủ đề “Dọc đường, Ngài giải thích Thánh Kinh cho họ”. Vào 9g30 sáng thứ năm 14.8, ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn đã chủ tọa Thánh Lễ đại trào với chủ đề: “Họ nhận ra Ngài khi bẻ bánh”. Sau lễ, có cử hành Bí Tích Xức Dầu cho mấy ngàn bệnh nhân hiện diện. Trong lời chào mừng kết thúc Thánh Lễ của linh mục giám đốc Trung Tâm Lộ Đức, Ngài đã đặc biệt chào mừng ĐHY Gioan Baotixita Mẫn, TGM giáo phận Sàigòn, chào mừng phái đoàn hành hương Việt Nam đến từ khắp năm châu, đặc biệt giới thiệu Giáo Hội Việt Nam trước mấy chục ngàn người thuộc khắp năm châu bốn bể về tham dự: “Một Giáo Hội sống động và tươi trẻ, một Giáo Hội bị bách hại nhưng luôn trung kiên và dấn thân“.

Vào Lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, hàng trăm ngàn tín hữu khắp năm châu đã tham dự thánh lễ ngoài đồng cỏ, đối diện với Hang Đá Lộ Đức. Đức Hồng Y André Jean Vingt-Trois, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, TGM giáo phận Paris đã chủ tế cùng với các vị Hồng Y đại diện các châu lục, cùng với hơn ba chục Giám Mục và khoảng bốn trăm linh mục cùng đồng tế. Mỗi Thánh Lễ đại trào với sự tham dự của mấy chục ngàn người thuộc đủ mọi dân tộc, mầu da, tiếng nói, sắc tộc… với hàng ngàn bệnh nhân, với mọi người già trẻ lớn bé… cùng cất cao lời ca tán tụng ngợi khen Thiên Chúa, làm sống lại cảm nghiệm khía cạnh hoàn vũ, tình huynh đệ con cùng một Cha trên trời.

Ngoài ra, đoàn hành hương Việt Nam cũng tham dự các buổi rước kiệu cung nghinh Thánh Thể vào mỗi buổi chiều. Kinh Thành Thánh Mẫu Lộ Đức trở thành Kinh Thành Thánh Thể trong những ngày hành hương này. Cảm động nhất là lòng tin kính và tôn thờ Thánh Thể: nhiều tín hữu già cũng như trẻ đã quỳ gối thờ lậy khi Thánh Thể đi qua. Nhiều em thiếu nhi và các bạn trẻ đã bái quỳ khi rước lễ và đã quỳ gối để cám ơn Chúa sau khi rước lễ.

Mỗi buổi tối, sau khi lần hạt Mân Côi, đoàn hành hương Việt Nam lại hoà nhập vào hàng của hàng mấy chục ngàn tín hữu với nến sáng lung linh, vang vọng lời ca Avê Maria. Tâm hồn nào cũng cảm thấy sung sướng, khi Kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt được cất vang lên quảng trường Mân Côi. Đặc biệt chiều 13.8, đoàn hành hương Việt Nam đã sốt sắng tham dự chương trình lần hạt Mân Côi bằng hai thứ tiếng Việt – Pháp do Lm. Nguyễn Xuyên hướng dẫn ngay tại Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức và được trực tiếp truyền thanh.

Ngoài nhưng chương trình chung trên đây, đoàn hành hương Việt Nam đã đi theo bước chân Chị Thánh Bernadette: đi viếng căn nhà Cachot nơi gia đình Bernadette sinh sống, viếng nhà thờ xứ nơi Bernadette đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, viếng nhà thờ nơi Bernadette đã được rước lễ lần đầu và viếng Hang Đá Lộ Đức. Vào sau trưa 13.8, đoàn hành hương Việt Nam đã bước theo Chúa Giêsu trên đồi Thánh Giá.

Đặc biệt, đoàn hành hương cũng đã tham dự hai buổi gặp gỡ: vào ngày 14.8, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Sài Gòn đã chia sẻ với cộng đoàn hành hương về tình hình sinh hoạt Giáo Hội tại Quê Nhà: Ngài kể lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Kirche in Not (Giáo Hội Trong Cơn Nguy Khốn) đến thăm Việt Nam. Giáo Hội CGVN tạ ơn Chúa về ơn gọi linh mục tu sĩ thật phong phú. Trận lũ lụt tại giáo phận Hưng Hoá mới đây đã được giáo dân Sài Gòn tích cực góp tiền của cứu trợ. Nhất là Ngài chia sẻ về những điểm tích cực và tiêu cực của xã hội hiện nay: gian dối, chụp dựt, mạnh được yếu thua… nạn ly dị, phá thai và bệnh Sida lan tràn… 200.000 đi lao động tại nhiều nước ngoại quốc, 200.000 cô dâu Đài Loan., 100.000 lao động tại Hàn quốc. Trước những khủng hoảng và tha hoá, Giáo hội đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải nhìn nhận vai trò giáo dục cũng như hoạt động xã hội của các tôn giáo và đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Sau phần chia sẻ, một số tham dự viên đã đặt nhiều câu hỏi qua các tờ giấy đã được ban điều hợp phát ra và thu lại… Tiếc rằng, vì thời giờ eo hẹp, tới giờ rước Kiệu Thánh Thể, nên ĐHY Mẫn đã chỉ trả lời được câu hỏi liên quan đến vấn đề ly dị…

Trong buổi gặp gỡ chia sẻ buổi sau trưa ngày 15.8, đoàn hành hương đã chia sẻ cho nhau về tổ chức sinh hoạt mục vụ và văn hoá tại các cộng đoàn CGVN tại Âu Châu, trước sự hiện diện của ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Đặc biệt linh mục chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Âu Châu sau khi trình bầy về 26 năm hoạt động của Dân Chúa đã đặt câu hỏi liên quan đến mục vụ di dân và nhất là xin Đức Hồng Y giúp hướng dẫn dư luận liên quan đến những vấn đề nóng bỏng thời sự mấy tháng qua. ĐHY đã trả lời và phân tích thật kỹ những khía cạnh liên quan đến mục vụ di dân và những khía cạnh ảnh hưởng tới đời sống đạo của gia đình di dân và cộng đoàn dân Chúa.

Vào sáng thứ bẩy ngày 16.8, đoàn hành hương Việt Nam đã tụ họp tại Vương Cung Thánh Đường Mân Côi để tham dự Thánh Lễ bế mạc dành riêng cho đoàn hành hương Việt Nam do ĐHY G.B. Mẫn chủ tế. Có hơn 20 linh mục Việt Nam đồng tế. Trong bài giảng, ĐHY chủ tế đã chia sẻ về hai người mẹ trong lịch sử loài người: Bà Evà và Đức Maria. Từ đó rút ra các bài học cần thiết cho đời sống đạo trong lịch sử nhân loại và cho gia đình xã hội hôm nay. Bài học từ Đức Maria, người Mẹ các tín hữu dậy chúng ta đạo làm con Chúa, xin vâng, khiêm tốn phục vụ, yêu thương và đồng hành, đồng cảm và phù trợ mọi gia đình. Sau lễ, đoàn hành hương đã chụp hình kỷ niệm với ĐHY và quý cha hiện diện. Mọi người chia tay nhau, hẹn gặp lại vào những cuộc hành hương trong tương lai, nhất là dịp mừng Năm Thánh, kỷ niệm 450 năm truyền giáo tại Việt Nam

(Bản tin của Bảo Lộc, một người trong đoàn hành hương)
 
Chuyến cứu trợ đồng bào bị thiên tai tại các giáo xứ vùng Quảng Ninh
Phaolô Vũ
12:10 24/08/2008
HẢI PHÒNG - Cơn bão Kammuri đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đêm 9.8.2008 vừa qua, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cải vật chất: hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm ngôi nhà bị hư hoại, nhiều công trình kinh tế - phúc lợi bị phá huỷ…

Chung tấm lòng thương cảm “máu chảy ruột mềm”, ngay sau chuyến đi cứu trợ đồng bào tại tỉnh vùng cao, sáng ngày 23.08.2008, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, đại diện Uỷ ban Bác ái HĐGM, đã dẫn đầu một phái đoàn đến thăm, cứu trợ các gia đình bị nạn do thiên tai tại hai giáo xứ Hòn Gai và Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh. Cùng đi với Đức Cha đặc trách, có cha Giuse Dương Hữu Tình, thư ký HDGM giáo tỉnh Hà Nội và cha Phaolô Vũ Đình Viết, thư ký Toà Giám mục Hải Phòng.

Các nạn nhân thiệt mạng hầu hết là những anh chị em đến từ các huyện Xuân Trường và Giáo Thuỷ, tỉnh Nam Định. Mưa lớn khiến núi sạt lở, vùi lấp 12 căn nhà. Hầu hết các gia đình bị nạn là những gia đình rất nghèo, xây dựng nhà trên những sườn núi chênh vênh hay ở sát chân núi. Vì vách núi chỉ được kè chống rất đơn sơ, nên khi mưa lớn, nước từ trên núi đổ xuống đã cuốn trôi các bờ kè, kéo theo những căn nhà từ trên cao đổ xuống. Những khối đất đá khổng lồ từ trên núi đổ sụp xuống cũng vùi lấp toàn bộ tài sản của một số gia đình ở dưới chân núi. Sự việc đã xảy ra từ hơn 10 ngày qua, nhưng hôm nay khi phái đoàn đến thăm, hiện trường vẫn còn ngổn ngang, hoang tàn; sự khủng khiếp vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt mọi người.

Đức cha đặc trách đã trao cho cha Đaminh Nguyễn Chấn Hưng, Quản hạt vùng Quảng Ninh, chính xứ Hòn Gai 8 phần quà, để chuyển đến các gia đình có người thân thiệt mạng. Phái đoàn cũng đến thăm hiện trường các gia đình bị thiên tai. Sau khi trao phong bì tiền cứu trợ của Uỷ ban Bác ái HĐGM và quà của giáo phận Hải Phòng cho 12 gia đình tại hai giáo xứ Hòn Gai và Cửa Ông, Đức Cha đã ân cần chia sẻ với mọi người về sự thiệt hại này, ngài nói: “chúng tôi thay mặt cho Giáo hội Công giáo và nhân danh Hội đồng Giám mục đến đây với tất cả tâm tình cảm thông chia sẻ. “Của ít lòng nhiều”, nhưng bằng tình thương mến trong cơn hoạn nạn, mong rằng một chút quà sẽ làm ấm lòng bà con nơi đây”. Cha Giuse Dương Hữu Tình cũng bày tỏ tâm tình “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”, mặc dù những món quà tuy nhỏ bé, nhưng nói lên cả tấm lòng của những anh chị em nghèo sẵn sàng chia sớt cho nhau trong cơn hoạn nạn.

Rời thị trấn Cửa Ông lúc 15 giờ, phái đoàn phải tốc hành trở về để kịp dâng thánh lễ chiều thứ Bảy tại các nhiệm sở. Có thể nói, việc ĐGM, quý Cha đại diện HĐGM và Giáo phận đã vượt qua hàng trăm cây số đường dài đến gặp gỡ, an ủi và khích lệ đã làm với nhẹ đi phần nào những khó khăn, đau khổ và thất vọng, mệt mỏi trên khuôn mặt của các nạn nhân nơi đây. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một mặt hơn mười gói”. Quả thật, điều đáng quý trong chuyến đi này không phải là những món quà được trao gởi, nhưng chính là sự đích thân hiện diện của ĐGM đại diện cho HĐGM đến thăm viếng, uỷ lạo. Ước gì những cánh tay, những tấm lòng thân ái ấy sẽ được nhân lên và nối dài để chia sẻ và nâng đỡ những anh chị em đang đau khổ do thiên tai trong cơn bão Kammuri vừa qua.
 
Ngày Giới Trẻ tại giáo phận Thái Bình
Trường Giang – Mạnh Thắng
12:15 24/08/2008
THÁI BÌNH - Sáng ngày 24 tháng 08 năm 2008, hàng ngàn các bạn trẻ từ khắp mọi miền của Giáo phận Thái bình đã kéo về Nhà Thờ Chính Tòa để long trọng khai mạc Ngày Hội Giới trẻ truyền thống của Giáo Phận từ nhiều năm qua.

Xem hình ảnh Ngày Giới Trẻ Thái Bình

Sau những màn chào hỏi gặp gỡ nhau, các bạn trẻ đã cùng với Cha Tổng đại diện Giáo phận chầu Thánh thể. Đến 8giờ 30, các bạn trẻ đã hân hoan chào đón vị mục tử kính yêu của Giáo phận – Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, vị Giám mục tuổi tuy nhiều nhưng tinh thần vẫn còn “trẻ trung”.

Ngài đã cùng với các bạn trẻ nhìn lại những thăng trần đã qua của toàn Giáo phận; đồng thời ngài cũng đã nhắc nhở các bạn trẻ cần phải cộng tác với mọi thành phần Dân Chúa của toàn Giáo phận để đẩy nhanh, đẩy mạnh “những cỗ xe” mà ngày khai mạc Năm Thánh Hồng Đào đã đề ra.

Đúng 9giờ, Đức Giám mục đã chủ tế Thánh lễ cùng với cha Tổng đại diện, một số cha trong Giáo phận để cầu nguyện cho các bạn trẻ trong ngày hội này. Sau Thánh lễ là nghi thức sám hối do cha Giuse Trịnh Tiến Thành hướng dẫn. Và kết thúc chương trình của buổi sáng bằng việc các bạn trẻ đến giao hòa với Chúa bằng Bí Tích giải tội.

Vào ban chiều, các bạn trẻ trong toàn Giáo phận đã tập trung trong ngôi Thánh đường nguy nga hoành tráng, để theo dõi đại diện các Giáo hạt tham gia vòng chung kết Giáo lý Thánh kinh cấp Giáo phận. Sau 4 phần thi, đại diện Giáo hạt Thái thụy đã về nhất, kế đến là Giáo hạt Đông hưng, đồng giải ba là các Giáo hạt Hưng yên, Kiến xương, và Tiền hải. Hàng ngàn các bạn trẻ cùng với biết bao phụ huynh ngồi chặt ních Nhà thờ đã hay say cổ vũ cho các đội. Thật là một bầu khí náo nhiệt, sôi nổi…đúng với tinh thần mà Đức Giám mục Giáo phận đã đề ra trong Năm Thánh Hồng Đào: “đẩy nhanh, đẩy mạnh các cỗ xe”; một trong những cỗ xe đó là “đẩy mạnh việc học Thánh Kinh và Giáo lý”. Điều đó cũng rất phù hợp với chủ đề mà Ngày Hội Giới trẻ Giáo phận đã chọn: “Mẹ Lavang thầy dạy lắng nghe Lời Chúa và thực hành bác ái”. Sau phần thi Giáo lý là tiết mục hát chèo “Abraham, cha của những kẻ tin” do đoàn chèo Giáo xứ Chính Tòa biểu diễn.

Ngày Hội Giới trẻ truyền thống của Giáo phận đã khép lại bằng Thánh lễ bế mạc do cha xứ Nhà thờ Chính tòa – cha Giuse Trần Xuân Chiêu chủ tế, cùng đồng tế với ngài là cha Tổng đại diện Đaminh, kiêm đặc trách Giáo lý và Giới trẻ Giáo phận; cha phó Giáo xứ Chính tòa kiêm phó ban đặc trách Giới trẻ - Gioankim Đặng Văn Hội; cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan, cha xứ Cổ Việt. Cuối Thánh lễ là cuộc rước đoàn đồng tế cùng với các bạn trẻ tới Linh đài Đức Mẹ Lavang Thái bình và phát phần thưởng cho các đội thi Giáo lý; kết thúc bằng việc mở ra một giai đoạn mới đó là học hỏi và đào sâu về Năm thánh Phaolô như lời cha Tổng đại diện Đaminh nói thay Đức Giám mục: “…kết thúc không có nghĩa là chấm hết, mà là mở ra một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới…”

Mặc dù thời tiết mùa hè tại Miền Bắc nước Việt thật là oi bức, nóng nực; đặc biệt là những thời khắc trước giờ chuyển cơn mưa, ấy vậy mà hàng ngàn các bạn trẻ từ khắp các nẻo đường của Giáo phận, dù rất mỏi mệt vì cả ngày với bao chương trình liên tiếp không một khoảng khắc nghỉ giải lao, các bạn vẫn luôn vui cười nhưng bịn rịn và nuối tiếc, vì mới đó mà đã hết một ngày,… chưa kịp dốc bầu tâm sự mà đã phải chia tay. Với lời nhắn nhủ của cha Tổng đại diện cùng với tâm huyết và lòng đạo đức vốn sẵn có của Giáo dân quê hương “năm tấn”, chúng tôi tin rằng hạt giống ấy mà các bạn trẻ đang mang trong mình sẽ trở thành một cây cổ thụ trong tương lai không xa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thái Hà: Nào ta lên đền thánh Chúa...
PV VietCatholic
01:42 24/08/2008
Nhật ký Thái Hà 23/08/2008: …NÀO TA LÊN ĐỀN THÁNH CHÚA…

Lúc 9h30

Xem hình ảnh sinh hoạt ngày hôm nay

Từ đêm qua cho đến sáng nay, không được cấp báo chuyện gì quá trầm trọng tại linh địa Đức Bà.

Vậy mà bây giờ ghé qua mới biết. Không hiểu tại sao số lượng người tập trung tại linh địa lại đông đến thế.

Lại chuyện căng thảng gì nữa đây? Lực lượng công an có mặt tại hiện trường cũng khá đông. Cái bạt được ném giữa linh địa. Có lẽ có vấn đề thật rồi?! Tôi vội vàng dò hỏi những người có mặt. Lạ lùng thay ai cũng lắc đầu tỏ ra không biết. Điều lạ nữa, số đông những người đang cầu kinh trước linh đài thì vẫn bình thản cầu kinh, những người xem tin tức trên bảng thông tin vẫn cứ thư thái xem, chỉ những nhân viên an ninh xem ra mặt khá căng thẳng. Nhưng phần đa trong số họ vẫn yên vị tại những chốt, chỉ có năm bảy nhân viên an ninh cứ quanh quẩn bên cái bạt.

Bạo dạn vào tận trong lều hỏi chuyện mấy bà cụ, mới vỡ lẽ. À thì ra dân chúng kéo về Thái Hà hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu ngày thứ Bảy, nên lượng người ở đây mới đông như thế. Cái tấm bạt được mấy bà cụ trải ra linh địa để phơi nắng, tối nằm cho đỡ ẩm ướt…

Trở vào trong nhà thờ, không ngờ số lượng người ở đây cũng đông quá lẽ. Dân chúng từ các tỉnh xa trở về hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng đồng thời cũng cố ý đến hiệp thông với giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho công lý và sự thật được sáng tỏ.

Lúc 13h

Mười phút cầu nguyện trước linh đài Đức Bà giữa trời nắng chang chang thật sốt sáng! Số người tham gia cầu nguyện đông như cái ngày “Mẹ về chốn xưa”. Giáo dân phấn khởi cất vang lời kinh tiếng hát: “Mẹ ơi xứ đạo con đây…nguyện xin Mẹ đỡ nâng phù trì…”

Sau những phút cầu nguyện trong ôn hòa, tất cả đoàn người đông đảo ra về trong trật tự. Trên linh địa lại chỉ còn mấy chúc người tiếp tục cầu nguyện âm thầm bên Đức Bà.

Lúc 18h30

Cũng như mọi ngày thứ Bảy, lượng người tham dự lễ tối nay quá đông. Họ ngồi tràn cả vào tu viện. Cuối lễ, cả nhà thờ nổ tràng pháo tay dòn dã khi linh mục chánh xứ đọc thư của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội từ nước ngoài gửi về hiệp thông với các linh mục, tu sĩ cùng giáo dân giáo xứ Thái Hà và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Thái Hà. Cả nhà thờ lại nổ thêm một tràng pháo tay dòn dã khi lắng nghe thư đáp từ của linh mục chánh xứ và bà con giáo dân Thái Hà gửi Đức Tổng Giám Mục. Ngay sau đó, biển người tuốn ra linh địa. Lại mười phút cầu nguyện nữa trước linh đài. Lạ lùng thay, vừa chấm dứt buổi cầu nguyện, trời đổ mưa. Hà Nội tối nay dịu mát hơn…
 
Rất đông giáo dân các nơi về Thái Hà kính viếng Đức Mẹ ngày Chúa Nhật hôm nay
PV VietCatholic
13:00 24/08/2008
Nhật ký Thái Hà ngày 24/08/2008 THÁI HÀ - Hôm nay 24.8.2008 đúng là “ngày lên đền thánh Chúa” tại giáo xứ Thái Hà. Lần lượt 5 thánh lễ được cử hành tại nhà thờ và sau đó là năm lần giáo dân tiến ra linh địa cầu nguyện trước linh đài Đức Bà. Cuối mỗi thánh lễ, cả nhà thờ đều vang lên những tràng pháo tay tưởng như không dứt sau khi bức thư của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội được đọc lên cho toàn thể mọi người nghe. Nhân đó, cộng đoàn cũng được nghe bức thư cảm ơn của Cha Bề Trên gửi Đức Tổng Giám Mục.

Được biết, một bức thư cám ơn đã được gửi tới các giáo xứ trong và ngoài giáo phận Hà Nội về tình liên đới và hiệp thông cầu nguyện trong những ngày vừa qua nhân sự kiện Thái Hà.

Lúc 17h15, các em thiếu nhi hân hoan tiến ra cầu nguyện trước linh đài Đức Bà. Sau tám phút cầu nguyện say sưa, các em túa ra những nơi có ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ để dâng hương, để dâng những bông hoa dại mà không biết các em kiếm ra được từ đâu. Thấy các em thiếu nhi tung tăng khắp chỗ trên linh địa, các nhân viên cảnh sát đang mải chơi bài, vội vàng vứt quân bài xuống, đứng dậy, cầm dùi cui, nghiêm trang canh gác các em. Dâng hương cho Chúa, cho Mẹ xong, không cần ai nhắc nhở, các em hớn hở trở về. Các nhân viên cảnh sát lại ngồi xuống, đánh bài tiếp. Có hai anh không đánh, vẻ mặt tỏ ra cau có, vừa đi vừa nói chuyện với nhau:

- Mấy bố xơi của người ta, bây giờ nhả ra thì đau lắm!
- Đau thì cũng cần phải nhả, cho bà con người ta đỡ khổ, mà tụi mình cũng đỡ cực, ông ạ.

Trời bắt đầu mưa lây phây. Có lẽ đấy là những giọt nước mắt cảm động của Đức Bà đã tuôn rơi khi thấy đoàn con nhỏ bé tỏ bày lòng thành kính, đơn sơ ….
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuyển biến Vô thức thành Ý thức (3)
Nguyễn Văn Thành
03:04 24/08/2008
Bài Chia Sẻ số Ba: VÔ THỨC là một thách đố lớn lao và kỳ hùng

Đáng lý khi nói đến những sào huyệt của Vô Thức, tôi còn phải ghi nhận thêm hai loại khác, cũng quan trọng và lớn lao như năm loại kia. Đó là Bản sắc làm người và Quan hệ tiếp xúc.Tuy nhiên, xuyên qua chương nầy, vấn đề về Bản sắc làm người sẽ được đề cập, trong những đường nét chính yếu. Và một bài chia sẻ sau này sẽ khảo sát vấn đề « quan hệ giữa người với người ».

Khi bàn đến Bản sắc làm người, phần nhiều các tác giả đề nghị nêu lên câu hỏi cơ bản: Tôi là ai, trong lòng cuộc đời ?

Robert DILTS (10) hướng dẫn cách trả lời của chúng ta, bằng những câu hỏi khác ăn khớp vào nhau và soi sáng lẫn nhau.

- Câu hỏi thứ nhất: Cùng đích mà tôi nhắm tới, trong cuộc đời là gì ? (What for ?)

- Câu hỏi thứ hai: Cùng đích ấy bao gồm những giá trị nào ? (Why ?)

- Câu hỏi thứ ba: Những giá trị bao la, diệu vợi ấy trở nên hiện thực, trong lòng cuộc sống làm người, bằng cách làm nào ? Chương trình hành động ấy nhắm tới những mục tiêu cụ thể nào ? (HOW ?)

- Câu hỏi thứ bốn: Trong chương trình ấy, động tác cụ thể, mà tôi thực hiện, ngày hôm nay, là điều nào ? (What next ?)

- Câu hỏi thứ năm: Tôi làm điều ấy ở đâu, với ai, trong môi trường nào ? (Where, with whom... ?)

Với phương pháp « kiến tha lâu đầy tổ » hay là « cháo nóng húp quanh », do Tổ Tiên chúng ta đề xướng, tôi biết rằng: tôi chỉ làm một động tác rất nhỏ mọn, thuộc tầm tay non yếu của tôi, ngày hôm nay. Còn đám mây đen to tướng kia, đang bao phủ bầu trời của Bà Âu Cơ, sẽ từ từ tan biến đi, khi bình minh trở lại ngày mai. Đằng sau khúc sông eo hẹp, mà tôi đang cố tìm đường lách ra, giữa bao nhiêu lau sậy, Biển Cả của Lạc Long Quân đang chờ đợi tôi.

Hẳn thực, như Phần Hai vừa qua đã cho chúng ta thấy rõ, Vô Thức bủa vây chằng chịt, trên mỗi đường đi và lối thoát của chúng ta. Và chỗ nào có Vô Thức, chỗ ấy khổ đau cũng có mặt tràn trề, man mác. Chỗ nào có Vô Thức, chỗ ấy xung đột, chiến tranh, hận thù là hiểm họa có thể bùng nổ, trong từng giây, từng phút. Và tôi còn muốn thêm, một cách cương quyết rằng: Chỗ nào có con người chung sống với nhau, chỗ ấy thế nào cũng có những thế hệ Sơn Tinh và Thủy Tinh. Không những ở Việt Nam. Nhưng trên mỗi xứ sở của Hoàn Cầu.

Tuy nhiên, tôi không dừng lại, bế tắc và bất động, trước nhận xét hoàn toàn khách quan và hiện thực ấy. Tôi không bi quan, yếm thế. Trước mỗi vấn đề, mà tôi phân tích, tôi luôn luôn trình bày ít nhất một hoặc hai cánh cửa mở rộng. Trước mỗi bóng đen của Vô Thức bao trùm, khống chế, trấn ngự... luôn luôn có một tia sáng Ý Thức kêu mời, khuyến khích. Ai lắng mà không nghe ? Ai nhìn mà không thấy ? Ai tìm học, mà không có một vị thầy hay cô giáo đợi họ đến gõ cửa. Vấn đề chính yếu là chúng ta có can đảm đứng dậy, đi ra vùng ánh sáng hay không ?

Qua bao nhiêu nhận xét, mà tôi đã trình bày và giới thiệu, trong suốt bài chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều:

Cuộc sống là một thách đố.

Vô thức là một thách đố.

Khổ đau là một thách đố.

Trong mỗi thách đố, cơ may để tiến lên làm người luôn luôn có mặt, một cách tràn trề và lai láng.

Những vực thẳm cũng ở sát bên cạnh, tạo nguy cơ, để chúng ta có thể ngụp lặn và đắm chìm. Cuộc sống luôn luôn là một chọn lựa. Và chọn lựa khó khăn nhất là thay đổi lối nhìn về mình, trong chính nội tâm của chúng ta.

Cơ may lớn lao và chắc chắn nhất là người anh chị em đồng bào cùng đi, cùng bước với chúng ta. Khi họ rơi, chúng ta nâng đỡ. Khi chúng ta ngã, họ đưa tay kéo chúng ta lên. Khi đèn nhà tôi tắt, tôi qua thắp lại, bên ngôi nhà láng giềng. Khi mặt tôi lọ lem, họ nói cho tôi hay biết: tôi đang lọ lem.

Nguy cơ, trái lại, xảy ra, khi tôi khước từ người anh chị em. Họ đưa tay, tôi không nắm bắt. Họ kêu cứu, tôi không trả lời. Họ muốn sống, tôi mang tới bom đạn và gươm giáo. Sống cô đơn, cô độc, tôi mất khả năng thông hiểu và sử dụng ngôn ngữ họ thường dùng.

Nỗi buồn lớn lao của tôi, mỗi lần nghe lại câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, không phải là mối tình tranh chấp của cả hai người đối với Mỵ Nương. Trên Đất Nước Lạc Việt, có hằng trăm, hằng ngàn, hằng triệu Mỵ Nương, còn duyên dáng, mặn mà hơn Nàng Công Chúa Mỵ Nương của Vua Hùng Thứ Mười Tám. Nhưng tôi buồn thấm thía, vì hai người đã một lần sát cạnh nhau, trong bào thai của mẹ. Nhưng bây giờ họ không có khả năng nói chuyện với nhau, bằng tiếng Mẹ Đẻ. Họ đã quên hẳn tiếng nói làm người. Họ trở thành người xa lạ, người Nước Ngoài. Không có Quê Hương, để nhớ đường trở về. Không có Quê Hương, để thương khóc, khi ra đi. Họ không còn có khả năng cùng nhau kết dệt một giấc mơ trọng đại, trong đó có Trời, có Biển, có Núi, có Sông. Có những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Có những em bé ca hát líu lo, dẫn trâu về ràn. Có những cô thiếu nữ hò giả gạo, dưới ánh trăng đêm. Có những bà mẹ đang dắt tay con đi vào những hang động Huyền sử của Nước Non.

Buồn làm sao, vì cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã quên rằng họ là những người « luyện vàng », nghĩa là có khả năng hiến tặng một tấm lòng, mặc dù người Anh hay người Em của mình, trong một phút giây khổ đau, vô thức, mê muội... đã mở lời tố cáo, phê phán, nghi kỵ, hằn học, ganh đua, tranh giành phần hơn.

Trong mọi tình huống như vậy, phải chi hai người anh em ấy biết dừng lại « tri chỉ »…tìm cách học hỏi và tâm sự với nhau:

Em là Nước ? Anh xin làm Biển Cả,

Cùng theo Em đến những miền xa lạ,

Gieo vãi Tình Thương, Khung Trời mở rộng,

Hiến cho đời mầm non, trào nhựa sống.

Anh là Hoa ? Em xin làm Mảnh Đất,

Ấp ủ vun trồng, dịu dàng thân mật,

Dưới mỗi bước chân, hương trầm ngào ngạt,

Trên khắp Non Sông, nương đồng bát ngát.

Em là Trời ? Anh xin làm Không Khí,

Đón nhận Em trong Trái Tim bình dị,

Em an bình, tâm hồn Anh diệu vợi,

Em hạnh phúc, cuộc đời Anh phơi phới.

Anh là Mây ? Em nguyện làm Gió Mát,

Thổi ân tình vào lòng ai ngột ngạt,

Gieo thái hòa giữa vùng đất bạo động,

Nuôi chí khí, đánh thức người tuyệt võng.

Em là Núi ? Anh nguyện làm Rừng Xanh,

Động viên Em với tất cả lòng thành,

Hãy đứng thẳng, nhìn Mặt Trời tỏa rạng,

Tay vươn cao tiếp thu nguồn Ánh Sáng.

Anh là Đất ? Em hóa thân thành Nắng,

Sưởi ấm Anh bằng tấm lòng thầm lặng,

Suốt mùa đông, chết đi nuôi Anh sống,

Qua tiết xuân, gọi mời Anh hy vọng.

Nói và làm được như vậy là luyện mình thành vàng.

Hẳn thực, theo lối nhìn của văn hào Paulo CUELHO, LUYỆN VÀNG là giấc mơ kỳ vĩ, trong cuộc sống làm người. Khi « va chạm » vào chúng ta, người khác làm bằng với bất kỳ chất liệu gì như đồng, chì, sắt, thép… sẽ từ từ hóa thân thành vàng nguyên chất.

Tuy nhiên, để có khả năng luyện vàng như vậy, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết lừng danh của tác giả nầy, mang tên là « Người Luyện Vàng » (11), đã phải từ bỏ tất cả, trong cuộc đời hiện tại của mình, băng ngàn, leo núi, vượt trùng dương, đi vào Sa Mạc. Tại nơi đây, ông đã học lắng nghe tiếng gió, khám phá những dấu chân trên mặt cát muôn hình vạn trạng, thương lượng với những người sinh sống bằng chiến tranh. Thế nhưng, cũng nhờ sa mạc, ông đã biết yêu, đã gặp thầy, đã đào đất tìm được « Hòn Đá Khôn Ngoan », bên cạnh một Kim Tự Tháp. Với báu vật cuối cùng nầy, ông đã biết cách luyện vàng, để có tiền trở về quê hương của mình.

Tại một căn lều bỏ hoang, mà trước đây ông đã từng chiếm cứ và qua đêm với đàn cừu của mình, ông đã gặp lại giấc mơ ngày xưa của mình. Giấc mơ ấy, tại nơi đây, đã bảo ông ra đi học làm người luyện vàng. Hôm nay, sau hơn hai mươi năm, cũng giấc mơ ấy, tại nơi đây, bảo ông hãy đào bới những tầng sâu thăm thẳm, ở chỗ ông đã từng nằm trước đây và bây giờ đang nằm. Kỳ thực, một kho vàng lớn lao đang ở trong đôi tay của ông. Ông không ngờ, ông đã kinh qua hai mươi năm, học làm người luyện vàng. Bây giờ, tại căn lều mà ông đã sinh sống suốt cuộc đời thơ ấu, hai bàn tay ông đã đào bới được vàng.

Sau câu chuyện nầy, văn hào Paulo Cuelho đã kết luận: khi chúng ta cưu mang, ấp ủ và ngày ngày vỗ về một giấc mơ, tất cả trăng sao, gió mưa, đất trời và toàn thể vũ trụ...đều đóng góp phần năng động và giúp chúng ta thực hiện hoài bảo của mình.

Trở lại với tất cả những điều chúng ta đã khám phá, về những tầng sâu của nội tâm, chúng ta cũng có thể kết luận gống y hệt Paulo Cuelho: Nếu chúng ta cưu mang chất lượng làm nguời, trong đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn, chính Vô Thức và bao nhiêu khổ đau, trong lòng cuộc đời, đều là chất liệu quí hóa giúp chúng ta thành người và có khả năng chuyển biến kẻ khác thành người cùng với chúng ta.

Tháng 8 năm 2008

CH-1694 ORSONNENS/Fr, Suisse


BÍ CHÚ:

1.- SPITZ R. - The first year of life -I.U.P N.York 1965

2.- NGUYỄN VĂN THÀNH - Quan hệ Mẹ Con - Tình Người, Lausanne 2000.

3.- BRAZELTON T.B. - Points forts II - Stock, Paris 2000

4.- WINNICOTT D.W.- The family and Invidual development- Basic Books, New York 1965.

5.- ROBBINS R.- Unlimited Power: a black choice -Simon and Schuster, N.Y. 1997 p.251.

6.- 100 bài thơ tình - Nhà Xb Giáo dục, Hà Nội 1993, tr. 9.

7.- JAMPOLSKY G. - Aimer c'est se libérer de la peur - Ed. Soleil, Genève 1980

8.- STONE D. - Difficult Conversations -M-Joseph, London 1999.

9.- NGUYỄN VĂN THÀNH - Đồng Cảm để Đồng Hành - Tình Người, Lausanne 2003.

10.- DILTS R. - Applications of NLP - Metapubl. CA 1983.

11.- CUELHO P. - L-Alchimiste - éd. ill. par Moebius 1995