Ngày 25-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Monica mẹ hiền
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:35 25/08/2011
Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?.

Thượng Đế đáp: Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.

Đứa bé lại nài nì: Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?. Thượng Đế đáp: Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.

Đứa bé lại hỏi: Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?

Thượng Đế trả lời: Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.

- Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?

- Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.

- Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.

- Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.

Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:

- Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.

- Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".

Thiên chức làm thiên thần bảo trợ, được Thượng đế ủy thác cho các người Mẹ ở trần gian. Thiên chức làm mẹ là vinh dự lớn nhất của người phụ nữ. Vì thế, Liên Hiệp Quốc đã xác định: “ Tương lai thế giới nằm trong tay các Bà Mẹ” (LHQ 1995). Mẹ là quà tặng vô giá Thiên Chúa ân ban cho nhân loại.

Thánh Mônica đã hoàn thành sứ mạng Thiên Thần mang tên Mẹ. Ngài là mẫu gương cho mọi người mẹ trần gian trong sứ mạng Thiên Thần chăm sóc bảo vệ con cái.

Từ một gia đình có nhiều yếu tố mâu thuẫn. Từ hoàn cảnh bi đát của cuộc sống gia đình, nhiều thách đố và khó khăn trong niềm tin, trong giáo dục. Mẹ hiền Mônica vẫn luôn tín thác vào tình thương và sức mạnh của Chúa. Mẹ hiền Mônica tin tưởng cậy trông, kiên trì cầu nguyện, làm việc bác ái, gương sáng đức tin. Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc. Mônica đã giúp mọi người trở lại, người chồng nóng nẩy, người mẹ chồng ưa gắt gỏng và người con thông minh nhưng bướng bỉnh. Augustinô trở về với Chúa và đã theo tiếng gọi của Thiên Chúa, dâng hiến cuộc đời cho sứ mạng Tin Mừng và Ngài trở nên Giám Mục tại Thành Hippon và là một vị thánh vừa uyên bác vừa thánh thiện. Từ nay mẹ hiền Mônica đã có một gia đình hạnh phúc và thánh đức. Ngài hoàn thành sứ mạng và về với Chúa trong an bình.

Mẹ hiền Mônica trở nên gương mẫu cho các Bà Mẹ Công Giáo. Ngài là bổn mạng của các người mẹ Công Giáo trong mọi thời đại. Xuyên thời gian, niềm hạnh phúc lớn lao của Mônica vang vọng và lan tỏa trong Hội Thánh.

Mẹ hiền Mônica diễm phúc trong tư cách là người mẹ. Con cái là triều thiên của cha mẹ.Triều thiên phải trả giá bằng nhiều đau khổ. Triều thiên của Mônica là Augustinô. Chính Augustinô trở nên tiến sĩ Hội Thánh, xuyên dòng lịch sử luôn nhắc đến với lòng trọng kính và biết ơn.

Nhưng làm thế nào mà Mônica có thể lãnh nhận được những triều thiên cao quí đó ?

Thưa rằng: phải là một người vợ hiền, một người mẹ hiền.

Người vợ hiền sưởi ấm gia đình, quy tụ con cái. Như mặt trời mọc lên sưởi ấm thế nào, người vợ làm cho mọi thành viên trong gia đình cảm nhận được tình thương yêu hòa thuận. Mônica đã sống nhẫn nhục, yêu thương, tùng phục chồng, không nản chí và luôn dâng lên Chúa những lời kinh cầu nguyện trong nước mắt cho chồng… Hạnh phúc cho Mônica khi thấy người chồng của mình được ơn trở lại. Chắc chắn người chồng rất mãn nguyện và hãnh diện về người vợ hiền của mình.

Mônica người mẹ hiền. Hiền lành khi đối diện với những người con khó tính, muốn làm ngược ý mẹ, làm những điều phiền lòng mẹ. Yêu mến, biết ơn mẹ, một người mẹ hiền lành, nhẫn nhục, kiên trì, niềm tin vững vàng, Augustinô kể lại : “Tôi đã làm nước mắt mẹ tôi chảy nhiều như dòng suối, mẹ đã khóc rất nhiều nhưng không làm tôi mềm lòng. Một vị Giám Mục đã an ủi mẹ tôi và nói rằng : “Con bà không hư đâu vì Chúa nhìn tới nước mắt của bà. Một người mẹ đã khóc nhiều và cầu nguyện kiên trì cho con mình thì người con không bao giờ hư mất…”

Khi con cái đã được quy tụ trong một niềm tin và lòng yêu mến, Mônica mãn nguyện về cùng Chúa. Tâm tình cuối cùng Mônica nói với con: “Mẹ không chờ mong, không tha thiết điều gì hơn, cha các con đã bình an về cùng Chúa trong thánh thiện … hãy cầu nguyện cho mẹ mỗi khi các con nhớ đến mẹ. Hướng về bàn thờ Chúa, hãy tin rằng nơi đó mẹ cùng cầu nguyện với các con …” .

Hạnh phúc gia đình là một cây xanh tươi cần được nuôi dưỡng mỗi ngày. Đó là trách nhiệm của vợ chồng và con cái. Tuy nhiên người mẹ luôn là trái tim của gia đình, là trung tâm điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, là nơi mọi thành viên cần đến để nương tựa và tìm sự an ủi. Với trái tim mang hình ảnh của tình yêu quảng đại vô vị lợi của Thiên Chúa, các bà mẹ có khả năng thấm thấu vào lòng người, hấp dẫn, thu hút, chinh phục chồng con, và có khả năng biến đổi cả thế giới này.

Mẹ hiền là hồng ân Thiên Chúa tặng ban.
Mẹ hiền là một nhà giáo dục.
Mẹ hiền là người gương mẫu và cẩn trọng.
Mẹ hiền là người quân bình trong tương giao và thái độ cương nhu.
Mẹ hiền là người biết chuẩn bị cho tương lai của con.
Mẹ hiền là người dạy lòng tự trọng cho con.
Mẹ hiền là người sống vì con và yêu con.

Xin Thánh Nữ Monica mẹ hiền ban cho các Bà Mẹ Công Giáo luôn có tâm hồn thánh thiện và đạo đức như ngài. Xin cho các bà mẹ luôn biết giáo dục con cái mình biết mến Chúa và yêu người. Xin cho các Bà Mẹ Công Giáo luôn biết nêu gương sáng cho con cái trong đời sống để con cái nhiệt thành mến Chúa và yêu tha nhân. Amen.
 
Hãy từ bỏ mình; vác thập giá theo Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
06:59 25/08/2011
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN A
Giêrêmia 20: 7-9; Tv 63; Rm 12: 1-2; Matthêu 16: 21-27

Một số đông lính từ chiến trận về bị mắc phải hội chứng về “rối loạn thần kinh”. Thuật ngữ này lần đầu tiên tôi đã nghe được là sau cuộc chiến Việt Nam. Trước đó thì tôi chỉ nghe nói đến hội chứng “mệt mỏi vì chiến tranh”.

Tôi tự hỏi chúng ta gọi bệnh của ngôn sứ Giê-rê-mia bị là bệnh gì? Theo các biểu hiện mà ngôn sứ diễn tả thì chúng ta có thể nói đó là bệnh “mệt vì làm ngôn sứ”. Bổn phận của một ngôn sứ luôn là một việc rất khó khăn. Một ngôn sứ không là người ở bên ngoài cộng đoàn mà mình chỉ trích. Trái lại, thường Thiên Chúa gọi một người trong cộng đoàn để nói lời Chúa với dân Chúa. Dân Chúa phải làm điều công chính nếu họ muốn giữ lời giao ước với Chúa.

Một trong những lời hứa trong Cựu và Tân Ước là hy vọng về thời cánh chung, nghĩa là hy vọng ngày cánh chung Thiên Chúa sẽ đến sắp đặt mọi sự an toàn cho tất cả. Trong Tân Ước Chúa Kitô là dấu hiệu cho kế hoạch của Thiên Chúa đối với chúng ta, như Ngài đã báo tin Nước Trời đã gần tới . Cộng đoàn loài người hãy sống hoà hợp với nhau. Thánh Phaolô diễn tả đặc tính của Nước Trời là “không còn phân biết Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh chị em trong cùng một Đức Kitô” (Gl 3:28).

Trong cả hai Cựu và Tân Ước, thời gian cho hành vi này là không nên dành lại cho đến ngày tận thế mới làm. Thiên Chúa bảo chúng ta hãy thực hiện ngay bây giờ; tất cả chúng ta phải cố gắng “tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (Mt 6:33); chúng ta hãy khao khát trở nên người công chính (Mt 5:6). Như Chúa Giêsu đã chúc phúc trong tám mối phúc thật: phúc cho những ai bị bách hại vì sống công chính (Mt 5:10). Trong cả hai Cựu và Tân Ước đều ghi rõ ràng là sự đau khổ không phải chỉ là làm theo Ý Thiên Chúa, mà còn là mời gọi người khác làm như vậy.

Những người thuyết giảng thời nay cũng cảm thấy sự đau khổ của các ngôn sứ khi họ bị chống đối khi giảng về sự công chính. Họ bị cáo buộc là “tự chế ra”, như thể họ chỉ chọn điểm nào mà họ thích, buộc cộng đoàn phải lắng nghe lời giảng đó. Thật là khó cho việc rao giảng trong cộng đoàn. Như khi họ giảng về quyền làm người của thai nhi, người già yếu, tội nhân bị án tử hình, người di cư, phụ nữ, người đồng tính, cũng như về sự công bằng kinh tế, về hoà bình, về môi trường v.v... Hình như công việc của ngôn sứ ám chỉ cả việc bị bách hại trong đó. Và ý nghĩ này được ngôn sứ Giê-rê-mia nói tới trong bài đọc 1 hôm nay.

Thiên Chúa đã giao cho Giê-rê-mia một công việc khó khăn. Dân Giuda đang bị đe doạ tứ phía, nên vua Giuda tìm kiếm sự giúp đỡ của các dân tộc khác. Nhưng Giê-rê-mia báo cho họ biết là phải dựa vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Giê-rê-mia bảo dân Giuda sẽ bị thử thách về đức tin của họ. Lời của Giê-rê-mia là: Hãy chỉ tin vào Thiên Chúa mà thôi, và không nên tin vào quyền bính chính trị của các dân tộc khác. Dân Giuda không nghe lời Giê-rê-mia, nên kết quả là vua Giuda liên kết với các dân tộc khác, và nước Babylon có cớ xâm chiếm Giuda, phá thành Giêrusalem và Đền Thánh và bắt dân Giuda đi đày.

Hôm nay chúng ta nghe lời than thở của Giê-rê-mia. Ông mong ước được trao một lời hứa khác, không cực nhọc như thế này. Giê-rê-mia muốn giữ thinh lặng để khỏi bị cám dỗ nói lời: “Tôi tự nhủ... tôi sẽ không nói nhân danh Người nữa”. Nhưng ông ta nghe tiếng Chúa gọi, và Lời Chúa đốt cháy lòng ông. Khi ông đáp lại lời mời gọi của Chúa và ông cảm thấy đầy tràn sinh lực. Mặc dù ông muốn tránh đi, nhưng ông không thể tránh bổn phận của ông được. Vì ông cảm thấy Thiên Chúa đã quyến dụ được ông từ việc này đến việc khác, sự thật là ông bị “quyến rủ” bởi “lửa” của Chúa.

Sự thật trước tiên là Giê-rê-mia nghe lời Chúa và ông thực hiện ngay lời Ngài. Đối với chúng ta, chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta để nhiều thì giờ lắng nghe lời Chúa? Chúng ta sẽ nghe những gì? Chúng ta sẽ được gọi làm gì? Thí dụ như chúng ta nghe lời mời gọi bảo chúng ta phải thay đổi tận gốc lối sống của mình. Thử hỏi chúng ta có đủ can đảm để theo lời gọi đó không? Lời gọi đó có thể bảo chúng ta hoạt động cho một số người nào như thời Giê-rê-mia bị quyền uy bao vây. Thử hỏi chúng ta có đứng chung với họ không, cho dù chúng ta sẽ mất uy tín, mất an bình và mất bạn bè?

Chủ nhật vừa qua, Chúa Giêsu chúc phúc cho Phêrô và giao cho Phêrô phần việc xây dựng cộng đoàn của Thiên Chúa. Mọi thứ đã bị thay đổi mau chóng đối với Phêrô, và giờ đây Chúa Giêsu gọi Phêrô là quỷ dữ và đuổi ông ta ra. Lời Chúa Giêsu xua đuổi Phêrô nhắc chúng ta về lời Chúa Giêsu nói với quỷ dữ trong sa mạc “Satan kia, xéo đi”.

Chúng ta không nên trách Phêrô vì ông ta muốn Thầy mình khỏi bị đau khổ và bị giết. Nhưng còn nhiều việc khác nữa hơn là việc một môn đệ trung thành với Thầy mình để che chở Thầy mà ông thương mến và đi theo. Sống đạo không phải là một hành trình đơn giản với những nụ cười và thoải mái. Đi “Tìm Chúa Giêsu”, hay “rước” Chúa Giêsu vào lòng mình có thể lúc đầu cho ta cảm giác tinh thần êm ái. Nhưng rồi sau đó sự thật hành trình theo chân Chúa Giêsu sẽ thấm sự gian khổ dần vào đời sống chúng ta. (Giê-rê-mia lúc đầu được thu hút bởi lời Chúa, nhưng rồi cảm thấy mình bị Chúa dụ dỗ, khiến ông ta đau khổ vô cùng).

Đáng lẽ Phêrô phải biết hơn thế, vì Phêrô đã theo Chúa Giêsu như ngôn sứ. Nếu Phêrô biết nhìn lại lịch sử của đạo Do Thái thì Phêrô sẽ nhớ ngôn sứ bị bắt bớ và bị giết nữa. Giờ đây Phêrô đang gặp những gì như Giê-rê-mia đã gặp: Phêrô đã được gọi làm ngôn sứ và sẽ bị trả giá cho phần việc đó. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.

Bạn có thể mua một cây thánh giá bằng vàng ở cửa hàng đồ nữ trang. Nếu bạn là một tài tử ngôi sao, bạn có thể mua một đồ trang sức với thập giá được khảm bằng kim cương để đeo cho người ta ngưỡng mộ bạn. Nhưng đó không phải là thập giá mà Chúa Giêsu khuyên Phêrô và chúng ta vui lòng vác hàng ngày. Chúng ta có thể không được đóng đinh trên thập giá như Chúa Giêsu, nhưng chắc một điều là Chúa Giêsu luôn mời gọi các môn đệ hy sinh mình cho việc rao giảng phúc âm.

Hôm nay Phaolô khuyên làm thế nào sống như môn đệ của Chúa Giêsu. “Tôi khuyên anh em hãy tận hiến thân mình làm của lễ sống động”. Kitô Hữu không sống “rập theo đời này” Nếu chúng ta chọn theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ sống lối sống dựa vào các giá trị khác với giá trị của những người sống quanh ta. Sự lựa chọn này sẽ làm chúng ta có thể mất bạn bè, mất gia đình, mất của cải và cả danh giá đời này. Chúng ta không thể theo giá trị của văn hoá chúng ta trước khi nhìn vào văn hoá đó với nhãn quan của phúc âm. Trước tiên Phêrô không chấp nhận sự mời gọi của Chúa Giêsu. Ngài nói đến sự đau khổ và sự hy sinh làm Phêrô chói tai không nghe được đời sống của thập giá. Chúa Giêsu hứa là Phêrô sẽ hưởng đời sống mình

Sau khi Chúa Giêsu đẩy Phêrô ra, chúng ta để ý có lời gọi Phêrô. Lời nói “Satan, lui lại đàng sau Thầy” là lời đẩy Phêrô ra lần thứ nhất. Chúa Giêsu cũng nói với Phêrô hãy trở nên môn đệ, và theo chân Chúa. Đó cũng là chỗ đến của chúng ta. Mặc dù chúng ta sa ngã nhiều lần, chúng ta vẫn theo làm môn đệ của Chúa Giêsu. Cũng như Phêrô, chúng ta có cách này hay cách khác chối bỏ, và hôm nay chúng ta chấp nhận muốn có dịp để cố gắng tiếp tục làm môn đệ Chúa Giêsu.

Chúng ta được mời gọi trở lại theo chân Chúa Giêsu. Cùng với các môn đệ khác chúng ta được dẫn dắt bởi Matthêu trong những tuần sắp tới theo lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúng ta để ý trong chuyến lữ hành với Chúa Giêsu đến Giêrusalem, sẽ thấy Ngài lãnh nhận thập giá hàng ngày như thế nào; chịu những hắt hủi và phỉ báng trên đường Chúa Giêsu luôn luôn tha thứ cho những ai sai lạc, hay chặn lối Ngài đi. Chúa Giêsu trông thấy chúng ta cũng như trông thấy Phêrô, là chúng ta cố gắng hết mình để theo chân Ngài ngay cả đến cái chết. Và hôm nay chúng ta cùng với Phêrô đi theo Chúa Giêsu để cùng Ngài lên đền thánh Giêrusalem.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



22nd SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Jeremiah 20: 7-9; Psalm 63; Romans 12: 1-2; Matthew 16: 21-27

There are a large number of soldiers returning from battle suffering from Post Traumatic Stress Syndrome. I think I first heard the term during the Vietnam War. Prior to that, when soldiers had emotional breakdowns on the front, or after returning home, they were said to have "battle fatigue."

I wonder what you would call what the prophet Jeremiah is suffering? Judging from the symptoms he is describing, perhaps we could label it "prophet’s fatigue." The prophet’s task is almost always a difficult one. A prophet doesn’t come from the outside of a community to criticize it. Instead, God usually calls a member of the community to speak a prophetic word to his or her own people. What a difficult task that is. Usually the prophet criticizes the community’s empty liturgical practices, its faltering faith, along with its injustices. "Do justice," is God’s order to the people. They must perform visible acts of justice, if they are to reflect the God who made a covenant with them.

One of the promises in both Testaments lies in the eschatological hope that, at the end, God will come to set things right among the people. In the New Testament Christ is the sign of God’s plan for us, as he announces the arrival of the reign of God. This new human community is characterized by people living in right relations with one another. Paul describes some of the characteristics of that reign when he says, "There does not exist among you Jew or Greek, slave or free, male or female. All are one in Christ Jesus" (Galatians 3:28).

In both Hebrew (Old) and New Testaments the time for just behavior is not to be put off until the end times. God’s will for us is to be done now; we are all to strive for God’s reign and righteousness (Matthew 6:33); we are to hunger and thirst for it (5:6). Jesus, in the Beatitudes, blesses those who are persecuted for the sake of justice (5:10). It’s clear in both Testaments suffering is involved in, not only doing God’s will, but calling others to do the same.
Modern preachers experience the pain of the prophets when they are attacked for preaching justice messages. They are accused of preaching "their thing"–as if they picked a personal favorite theme, which the congregation is forced to listen to. It can be very hard on preachers and other members of the community, as they proclaim and work for the rights of the unborn, elderly, death row inmates, immigrants, women, gays, as well as, economic justice, peace, ecology, etc. It seems the job description of the prophet has persecution written into it. Which takes us back to Jeremiah and today’s first reading.

Jeremiah was given a difficult task by God. Judah was under threat and so its rulers looked around for help from other nations. But Jeremiah’s message to them was that they were to rely on God for their help. Jeremiah thought that the people would be emboldened by this challenge to their faith. His message: trust in God alone, not political powers. It was ignored and, as a result of Judah’s alliance with other countries, the Babylonians invaded the nation, destroyed Jerusalem and its Temple and took the people into exile.

Today we hear Jeremiah’s famous lament. He would have preferred a different message, a less arduous task. He is tempted to keep silent so that he does not have to suffer the reproach his words cause him: "I said to myself... I will speak in God’s name no more." But he had heard a call from God and God’s words burned within him. He responded to that call and now he feels he is in over his head. Yet, as much as he might like, he can’t turn away from his mission. Why he even feels duped into his situation by God – a more accurate rendering of "duped" would be "seduced."

Jeremiah first heard the Word of God and then he acted on what he heard. What would happen if we were to spend more time listening to the Word of God? What might we hear? What new direction might we be called to follow? Suppose we hear a word that requires us to make big changes in our lives? Will we have the courage to follow? What we hear my require us to speak out or act on behalf of certain people who, like those in Jeremiah’s time, are encircled by powerful forces. Are we willing to stand with them, despite the cost to our reputation, security and friendships?

Last Sunday Jesus blessed Peter and gave him authority over his mission to build the household of God. Things have turned quickly on Peter as now Jesus calls him a devil and pushes him off. The sound of his rejection reminds us of what Jesus said to the devil when he tempted Jesus in the desert, "Away with you, Satan!"

You can’t blame Peter for trying to save his master from pain and death. But there is more involved than just a devoted disciple’s desire to protect the teacher he loves and follows. Christianity is not an easy walk, all smiles and good feelings. "Finding Jesus," or having "Jesus in my heart," might produce initial buoyancy of spirit. But eventually the fuller picture of what following Jesus entails will set in. (Jeremiah was initially attracted by God’s call, but today feels tricked by God because his vocation has caused him much grief.)

Peter should have known better, after all, he’s following the prophet Jesus. If Peter had reflected over the history of his religion he would have remembered how prophets got rejected and killed. Now Peter is facing what Jeremiah faced: he is being called to accept a prophetic role and it will cost. "Whoever wishes to come after me must deny themselves, take up their cross and follow me."

You can buy a gold cross in any jewelry store. If you are a rock or movie star you can afford to buy a large jewel-encrusted cross to wear before your adoring followers. But that’s not the kind of cross Jesus invites Peter and us to willingly take up each day. We are not likely to suffer crucifixion as Jesus did, but it’s clear Jesus invites his disciples to sacrifice for his sake and for the preaching of the gospel.

Today Paul points out how we disciples are to live. We ought to offer our bodies "as a living sacrifice." Christians are not to "conform yourselves to this age...." If we choose to follow Christ we will live lives based on a different set of values from what guides those around us. This choice will cost us–friends, family, popularity and even possessions. We cannot buy into the values of our culture without first passing them under the lens of the gospel. At first Peter does not accept the terms of the relationship Jesus is offering. The emphasis on the pain and sacrifice seems to have blocked his ears to what comes along with the cross–life. Peter will, Jesus promises, gain his life.

After we get beyond Jesus’ casting Peter off, we might notice there’s an offer also being made to Peter. "Get behind me, Satan!" It’s an initial rejection, Jesus is also telling Peter to go back where disciples should be–behind and following Jesus. That’s the right place for us too, despite our repeated failures to live up to being Jesus’ disciples. Like Peter, in subtle or more obvious ways, we have rejected the cost of discipleship and admit today our need for another chance to keep trying.

We are invited back where we belong–following Jesus. Along with other disciples we will be guided by Matthew over the next weeks as we listen to Jesus’ teachings. We disciples will notice on our journey with Jesus how he daily accepts his cross; the rejection and slander thrown in his path on the road to Jerusalem. As always, Jesus offers forgiveness for wayward and even obstructing disciples. Jesus sees in us what he saw in Peter, a willingness to do the best we can to follow him, even unto death. And so we join Peter as we get behind Jesus and follow him to Jerusalem.

 
Con đường Thánh Giá
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
17:04 25/08/2011
CON ĐƯỜNG THÁNH GIÁ

Chúa Giêsu khen Phêrô rồi lại khiển trách Phêrô, cả hai đều hợp tình hợp lý vì khen là tuyên bố mạc khải từ nơi Thiên Chúa Cha mà đến, khiển trách Phêrô “Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16, 23) Qua bài học này, ta nhận ra giá trị của đau khổ chính là ơn cứu độ. Nếu Đức Giêsu Kitô đã chọn Thập giá như bàn thờ để trên đó Ngài lấy chính thân mình làm của lễ hiến tế tình yêu hoàn hảo dâng lên Thiên Chúa Cha, thì những lựa chọn của Phêrô mang tính an phận, tránh khổ là ngược với con đường của Chúa, là chỉ biết tư tưởng của loài người! Tư tưởng này là của riêng Phêrô thì còn có cơ hội được Chúa Giêsu thánh hoá dần đần, nhưng Phêrô lại áp đặt tư tưởng ấy cho Chúa Giêsu bằng cách ngăn cản Thầy lên Giêrusalem chỉ vì đó là con đường khổ nạn thì không lạ gì Chúa Giesu đã khiển trách Phêrô nặng lời đến thế. Con người Phêrô được khen tới tận Thiên Chúa Cha mạc khải, rồi lại bị khiển trách tới tận Satan cám dỗ, quả là đã đi hết hai cực đoan và bí quyết làm nên hai cực đoan ấy lại chính là ý thức hay không về con đường Thập Giá mà Chúa Giêsu đã lựa chọn. Bài học chính của ta hôm nay là bài học về Thập Giá Đức Giêsu Kitô.

Yêu là đòi hỏi hy sinh,
Khác nào mẹ lấy sữa mình nuôi con.
Tình yêu là chết dần mòn
Mặt trời còn sáng là còn tiêu hao.
Chúa Giêsu đã dạy sao ?
“Chết vì bạn hữu tình nào lớn hơn?” (Ga 15,13)
Nhìn lên Thánh Giá đau thương
Ta nhìn thấy cả một trường tình yêu.
Chúa là Thiên Chúa cao siêu
Chết lần thứ nhất: tự tiêu huỷ mình.
Bỏ ngai Thiên Chúa uy linh,
Xuống làm người thế dưới hình trẻ thơ.
Lớn lên trong những bất ngờ:
Đêm đông – Ai-cập - Đền thờ Sa-lem.
Nhà Na-da-rét khó hèn,
Một đời thợ mộc bao phen nhọc nhằn.
Mồ hôi trộn lẫn khó khăn,
Con đường Thánh Giá kết bằng lao công.
Đường quê, đồi núi, ruộng đồng
Bước chân giảng đạo Chúa không quản nề.
Con đường dẫn tới Can-vê
Khó nghèo, đau khổ, mọi bề gian nan.
Đường đưa tới đỉnh vinh quang
Là đường Thánh Giá chảy loang máu hồng.
Tình yêu như một dòng sông,
Nước vào lại chảy mới không đọng tù.
Tình yêu của Chúa Giêsu
Là dòng cứu độ thiên thu chan hoà.
Chảy từ tim Chúa chảy ra,
Máu hoà với nước chảy qua thân mình.
Tình yêu như lửa thần tình
Cháy bùng, thiêu huỷ sạch tinh tới cùng.
Tình yêu Chúa thật lạ lùng,
Chết trên Thánh Giá hãi hùng đau thương.
Chứng minh chứng tích phi thường,
Tình yêu đích thực là đường hiến thân.
Vâng con xác tín toàn phần,
Con đường Thánh Giá ngàn lần yêu thương.
Ra đi trên mọi nẻo đường,
Khởi đầu từ một mái trường Can-vê.
Tình yêu trong máu tràn trề,
Dưới chân Thánh Giá nguyện thề : Xin vâng !
Tình yêu là chết dần dần,
Tình yêu là sự hiến thân hoàn toàn.
Tình yêu như lửa nồng nàn,
Nhìn lên Thánh Giá con càng hiểu thêm.
Chết là bao phủ bóng đêm,
Nhưng từ Thánh Giá bật lên sáng ngời.

Tình yêu là Đức Chúa Trời
Hy sinh Thánh Giá là lời chứng minh.


Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức về con đường Thập Giá mà Chúa Giêsu Kitô đã đi, con đường đó dẫn chúng con tới sự sống đời đời. Xin cho chúng con biết từ bỏ chính mình, vác Thập giá mỗi ngày theo Chúa và ý thức khi dám mất mạng sống mình vì Chúa thì sẽ tìm được mạng sống và được sống dồi dào trong sự sống đời đời Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các diễn giả thảo luận về các thách đố đối với người Sìpanít Công Giáo và là công dân Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
04:54 25/08/2011
Người di cư Công Giáo gốc Châu Mỹ La Tinh
DENVER (CNS) -- Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez nói với các vị lãnh đạo người Sìpanít rằng công nhận sự kiện là Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ "càng ngày càng trở nên có nhiều người gốc Châu Mỹ La tinh và Tây Ban Nha hơn" là một chuyện, nhưng "còn việc chúng ta phải làm gì trước thực tại này.... là bổn phận của chúng ta."

Ngài nói: "Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều sự biến đổi trong đó phải đối phó với một vài câu hỏi khó khăn về đường hướng và tương lai của quốc gia này. Tôi tin rằng những câu hỏi này phải tạo nên nội dung cho sứ mệnh của chúng ta là những người Công Giáo và những công dân Sìpanít trung thành."

Đức Tổng Giám Mục Gomez, vị chủ chăn của Tổng Giáo Phận Los Angeles, bình luận như trên trong một diễn văn ngày 13 tháng 8 tại Denver, được đọc trong Đại Hội thường niên lần thứ Sáu của Hội các Nhà Lãnh Đạo Latino Công Giáo, có tên là viết tắt là CALL (the Catholic Association of Latino Leaders.)

Chủ đề của đại hội ngày 12 tới 14 tháng Tám là "Một Đại Hội Thượng Đỉnh Công Giáo về Đức Tin, Quyền Công Dân và Chính Sách Công Cộng: Những Thách Đố và Trách Nhiệm của chúng ta," (A Catholic Summit on Faith, Citizenship and Public Policy: Our Challenge and Our Responsibility.)

Trong số các diễn giả có Đức Hồng Y Juan Cipriani Thorne thuộc tổng giáo phận Lima, Peru, đã nói về "Vai trò của chúng ta trong Giáo Hội Hoàn Vũ: Các Châu Mỹ và Thế Giới," (Our Role in the Universal Church: The Americas and Beyond.)

Các nữ thương gia Wendy Dominguez, Diana Vela, Nora Urrea và Nancy Hernandez hướng dẫn một thuyết trình đoàn thảo luận về đề tài "Sự Tham Gia của Công Giáo vào những vấn đề công cộng: Những Lựa Chọn, Quyết Định, và Hành Động" (Catholic Public Engagement: Choices, Decisions and Action.)

Các thuyết trình đoàn khác chú trọng đến các đề tài: Cải tổ chính sách di dân: làm cân bằng Chính Trị, Kinh Tế, các Vấn đề Pháp Lý và Đức Tin Công Giáo của chúng ta," (Immigration Reform: Balancing Politics, Economics, Legal Issues and Our Catholic Faith,) và "Đức Tin, Chính Sách Công Cộng và Chính Trị," (Faith, Public Policy and Politics.)

Trong bài diễn văn của ngài, Đức Tổng Giám Mục Gomez kê khai một số thống kê về người Sìpanít tại Hoa Kỳ, những con số này được thảo luận chi tiết nhiều hơn trong phần trình bầy của ông Mark Lopez, phụ tá giám đốc Trung Tâm Pew Hispanic tại Hoa Thịnh Đốn.
 
Đức Thánh Cha công bố chủ đề Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013
Tiền Hô
06:33 25/08/2011
Castel Gandolfo (Ý), 24 Thánh Tám 2011 ( CNA / EWTN News ) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công bố chủ đề cho Đại hội Giới trẻ Thế giới lần kế tiếp. Đại hội sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 2013.

Trong cuộc tiếp kiến chung hôm 24 Tháng Tám tại cung điện nghỉ hè Castel Gandol, Đức Giáo Hoàng cho biết: "Chủ đề [ĐHGTTG 2013] sẽ theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu: 'Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ'. Ngay lúc này đây, tôi dâng lời cầu nguyện dành cho tất cả mọi công việc chuẩn bị cho cuộc hội ngộ rất quan trọng ấy".

Chủ đề này được đưa ra dựa theo thông điệp Phục Sinh của Chúa Kitô với các môn đệ, như đã được ghi chép trong Tin Mừng của Thánh Mátthêu.

Đức Giáo Hoàng cũng đã công bố chủ đề cho Đại hội Giới trẻ Thế Giới ở cấp độ giáo phận khắp nơi vào năm tới. Chủ đề là: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa". Được trích từ thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê.

Đức Giáo Hoàng đã công bố điều này chưa đầy một tuần sau chuyến thăm của ngài đến Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid. Ngài đã mô tả các sự kiện trong tuần ấy là "một biểu hiện kỳ ​​diệu của đức tin dành cho Tây Ban Nha và cả thế giới".

Trong suốt bốn ngày ở thủ đô của Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng đã chủ trì tám sự kiện trước khi sự kiện đại trào diễn ra là Thánh Lễ Bế Mạc tại Cuatro Vientos ở Madrid vào ngày Chúa Nhật, với khoảng 2.000.000 khách hành hương.

Ngài nói: "Đối với nhiều bạn trẻ từ khắp mọi nơi trên hành tinh, đây là một dịp đặc biệt để suy gẫm, đối thoại, trao đổi những trải nghiệm tích cực, và trên tất cả là để cùng nhau cầu nguyện, cam kết lánh xa tội lỗi, bén rễ cuộc đời của họ vào trong Chúa Kitô".

Ngài cũng chia sẻ về từng sự kiện mà ngài đã tham gia, ngài cảm kích đặc biệt những bạn trẻ đã "không sợ hãi mưa to gió lớn" trong cơn bão hôm tối Thứ Bảy như muốn nhấn chìm đêm Canh Thức Cầu Nguyện của Đại hội Giới trẻ Thế giới được cử hành tại Cuatro Vientos. Đức Giáo Hoàng cho biết, trái lại, cả cộng đoàn lớn lao vẫn "thinh lặng thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, để ca tụng Chúa, cảm tạ Chúa và cầu xin Chúa giúp đỡ, soi sáng".

Ngài cho rằng, khách hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới là một "món quà quý giá cho niềm hy vọng về tương lai của Giáo Hội" với "sự kiên vững và mong muốn chân thành được gắn kết cuộc đời họ vào trong Đức Kitô" và "bước đi cùng nhau trong lòng Giáo Hội".

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô chắc chắn rằng, những bạn trẻ hành hương sẽ trở về nhà mình với "một kiên quyết mạnh mẽ làm dậy men trong bột, mang theo niềm hy vọng được sinh ra từ đức tin". Ngài cũng cam kết với tất cả rằng ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện để họ "vẫn trung thành với đức tin mà họ thụ huấn".

Đức Giáo Hoàng kết thúc huấn từ của mình bằng cách ước mong nhiều người trong số khách hành hương sẽ "quay trở lại làm việc thật tốt" vì thời gian nghỉ hè đã sắp kết thúc. Sau đó, ngài ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
 
Công an bắt hàng chục linh mục và giáo dân hầm trú ở Thiên Thủy, Trung Quốc
Lã Thụ Nhân
06:37 25/08/2011
Bắc Kinh (AsiaNews) - Một nhóm các linh mục và giáo dân từ cộng đoàn hầm trú của Thiên Thủy (Cam Túc) đã bị các lực lượng an ninh bắt giữ cuối tuần trước. Trong số đó có vị giám quản giáo phận hầm trú, Cha Gioan Baotixita Wang Ruohan; Đức Giám mục hồi hưu Casmir Wang Milu, Cha John Wang Ruowang, cũng như một số linh mục và hàng chục vị lãnh đạo giáo dân của các giáo xứ. Đức Giám mục Wang và hai cha Wang là anh em. Họ đang được tổ chức các buổi họp ở các địa điểm khác nhau và bị cho là các phiên họp chính trị.

Cho đến nay, giáo phận hầm trú của Thiên Thủy đã duy trì mối quan hệ thoải mái với công an và các cơ quan chính phủ. Hai cộng đoàn, chính thức và hầm trú, có tổng cộng 20 ngàn tín hữu và 27 linh mục, 15 linh mục thuộc cộng đoàn hầm trú. Năm 2003, Đức Cha Wang Milu đã nghỉ hưu và vị giám mục chính thức, Đức Cha Augustine Zhao Jinglong đã qua đời vào năm 2004. Vị giám quản chính thức của giáo phận là Cha Zhao Jianzhang Woods, cháu trai của Đức Giám Mục. Zhao. Ngài cũng được đề cử để trở thành giám mục.

Theo các quan sát viên, các vụ bắt giữ nhằm mục đích buộc thuyết phục các thành viên hầm trú – nhiều linh mục hơn so với cộng đoàn chính thức - chấp nhận các ứng viên mà Hiệp hội Yêu nước (PA) mong muốn và ngăn chặn một linh mục hầm trú đang được đề cử làm giám mục. Trong chương trình năm ngoái, Mặt trận Thống nhất nhấn mạnh đến sự cấp thiết phải bầu một vị giám mục "thân thiện". PA đã thực thi chính sách ngăn chặn cuộc bầu chọn của các linh mục hầm trú một thời gian, bắt giữ vị giám quản giáo phận. Trong những tháng gần đây, hai linh mục khác cũng đã bị bắt giữ, là các ứng cử viên có thể được đề cử thành giám mục.

Vào đầu tháng Tám, Cha Chen Hailong, linh mục hầm trú của giáo phận Tuyên Hóa (Hà Bắc) đã được thả sau vụ bắt giữ ngài hồi tháng Tư. Trong suốt 4 tháng bị giam giữ, ngài đã bị lạm dụng và bị tẩy não để đẩy ngài gia nhập Hiệp hội Yêu nước và từ bỏ mối ràng buộc với Đức Thánh Cha.

Vào đầu tháng Tám, Cha Wang Chengli, linh mục hầm trú 48 tuổi, là Giám quản của giáo phận Hà Trạch (Canzhou, Sơn Đông) cũng bị bắt. Ngài bị áp lực từ chối mối dây liên kết với Đức Giáo Hoàng và bị bỏ đói, bỏ khát trong nhiều ngài.

Trong vài năm qua, PA đã tuyên chiến chống lại Vatican để bổ nhiệm các giám mục phục tùng mệnh lệnh của chế độ. Thực tế, kể từ cuối tháng Mười Một năm ngoái, PA đã hỗ trợ tấn phong ba giám mục mà không phép của Đức Giáo Hoàng.

Giáo phận Công giáo Thiên Thủy đã đưa ra một chiến dịch cầu nguyện cho việc giải thoát các linh mục và tín hữu của mình.
 
Di tích Chân phước Giáo Hòang Gioan Phaolô II bắt đầu thánh du Mexico
Trần Mạnh Trác
16:01 25/08/2011
Di tích Chân phước Giáo Hòang Gioan Phaolô II bắt đầu thánh du Mexico

(Zenit 24-8) Một di tích thuộc về thân thể của Chân Phước Giáo Hòang Gioan Phaolô II đã bắt đầu một cuộc 'thánh du' dài 5 tháng qua tất cả các giáo phận của Mexico. Người dân Mễ tây Cơ hoan hỉ đón nhân sự kiện này với niềm hy vọng rằng, nhờ lời cầu bầu của đức cố giáo hòang, hòa bình sẽ đến lại cho một quốc gia đang gặp nhiều khó khăn vì bạo lực.

Di tích được đem đến từ Rome và sẽ được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường Guadalupe cho đến chủ nhật, sau đó di chuyển qua nhà thờ chính tòa của thành phố Mexico từ ngày 5 tháng 9 tới mùng 8 tháng 9.

Đức Hồng Y Rivera Carrera, tổng giám mục và là niên trưởng của hàng giáo phẩm Mexico, kêu gọi mọi người dùng cơ hội này để cầu xin đức cố giáo hòang làm trung gian cho một nến hòa bình của tình huynh đệ và hòa hợp ở Mexico.

Mexico là quốc gia đầu tiên được đón nhận di tích - là một ống máu - đây là di tích duy nhất thuộc vế thân thể của đức cố Giáo Hoàng. Tòan thề di hài của ngài đã được đặt trong quan tài ngay lập tức sau khi qua đời, không có di tích khác nào khác đã lấy ra từ thân xác của Ngài.

Di tích cùng với một chân dung làm bằng sáp của Chân Phước Giáo Hòang Gioan Phaolô II sẽ được rước tới 90 giáo phận của nước cộng hòa Mexico trước khi được trả về Vatican.

"Thật là là một vinh dự cho Mexico được đón nhận di tích này, vì ý nghĩa tinh thần to lớn cũng như tình cảm tuyệt vời mà Đức Gioan Phaolô II luôn luôn dành cho quê hương của chúng tôi", theo lời Đức Hồng Y Rivera Carrera.

Chân Phước Giáo Hòang Gioan Phaolô II đã đến thăm Mexico tất cà là 5 lần, lần cuối cùng để làm lễ phong thánh cho thánh Juan Diego, là người đã được Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe năm 1531.

Trần Mạnh Trác
 
Cao điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid
Vũ Văn An
22:10 25/08/2011
Theo Đức Cha José Ignacio Munilla Aguirre, giám mục San Sebastian và là chủ tịch Ủy Ban Giới Trẻ của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, biến cố ít được ai nhắc đến thực ra mới là cao điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Madrid. Đó là việc Đức Bênêđíctô XVI dâng giới trẻ cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Ngày 24 tháng 8 vừa qua, vị giám mục 49 tuổi này đã nói với Zenit về biến cố ấy cũng như về những yếu tố chủ chốt khác giúp Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Theo ngài, mấy tháng trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới bắt đầu, Ban Tổ Chức không mong có được một sự tham dự rộng lớn như thế của giời trẻ Tây Ban Nha. Con số bạn trẻ hành hương đăng ký từ các quốc gia khác rất đông, nhưng con số đăng ký của giới trẻ Tây Ban Nha khá khiêm nhường. Việc họ ồ ạt tham dự vào phút chót làm mọi người ngạc nhiên và chỉ có thể giải thích phần lớn là do sức lên men của các bạn trẻ hành hương từ khắp thế giới tuôn đến tham dự các ngày tiền đại hội tại các giáo phận Tây Ban Nha. Một lần nữa, sáng kiến Các Ngày tại Giáo Phận quả hết sức hữu hiệu và có tính sư phạm. Vết chân do các bạn trẻ hành hương kéo tới Madrid để lại thực sự hết sức sâu sắc và hữu hiệu.

Về những điều mới lạ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid so với các Ngày Giới Trẻ Thế Giới khác, Đức Cha Aguirre cho hay: thực ra cái năng động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã thành nề nếp từ lâu rồi, nên nói chung cuộc tụ tập tại Madrid phần lớn tương tự như các cuộc tụ tập trước đây thôi. Tuy nhiên, tại Madrid, nghị trình văn hóa có vẻ “đầy ắp” hơn cũng như có sự mới mẻ trong phương thức cung cấp việc ẩm thực. Ở đây ban tổ chức không phụ trách việc phân phối lương thực. Các bạn trẻ được dùng bữa tại 2,500 nhà hàng rải rác khắp thành phố, nhờ thế họ hòa nhập nhiều hơn vào sinh hoạt của Madrid.

Nhận định về đêm mưa bão của buổi canh thức, Đức Cha Aguirre cho hay: cơn giông lớn này là biến cố làm mọi người hiện diện ngỡ ngàng. Tuy nhiên nó giúp mọi người ý thức được thân phận yếu đuối của con người trước thiên nhiên và đó quả là một giây phút dẫn nhập khá cao điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay. "Nó chắc chắn là thời điểm của ơn thánh vì nó giúp mọi người thấy rõ: chỉ trong giây lát gió bão đã làm hỏng hết mọi kế hoạch và chương trình của chúng tôi, và lúc ấy quả tình tất cả chúng tôi đều trần truồng trước sự cao cả của Thiên Chúa".

Đức Cha Aguirre nhận định thêm: lúc ấy, chính Đức Giáo Hoàng cũng bỏ cả bài giảng của ngài và tập trung vào điều chính yếu: tôn thờ Thánh Thể. Giữa sự thinh lặng hùng tráng đầy cầu nguyện ấy, Đức Giáo Hoàng đã cất cao giọng dâng tuổi trẻ thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đó là khoảnh khắc cao điểm nhất của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay; chắc chắn nó sẽ đi vào lịch sử.

Dù ít ai nhận định về khoảnh khắc ấy, nhưng qua cử chỉ này, Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh trước những người trẻ muốn biến đổi thế giới rằng họ cần “thuộc về Chúa Kitô”, cần có tình thân mật với Người, "cần Chúa Thánh Thần đánh động chúng ta".

Đức Giáo Hoàng dùng một công thức đơn giản là dâng mọi người trẻ cho Chúa Giêsu Kitô: “(…) với lời nguyện tha thiết, con xin dâng họ cho Trái Tim Chúa, để nhờ được bén rễ và xây dựng trên Chúa, họ luôn thuộc về Chúa, lúc sống cũng như lúc chết. Xin Chúa đừng để họ xa cách Chúa! (…)”.

Quả là một hình ảnh mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng, người gợi ta nhớ tới điều vốn được gọi là Lời Cầu Nguyện Tư Tế của Chúa Giêsu Kitô (xem Ga 17), trong đó, Người cầu với Chúa Cha để không một ai từng được trao phó cho Người phải hư mất.

Được hỏi: Lời nào của Đức Giáo Hoàng nói trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới in vào óc ngài hơn hết, Đức Cha Aguirre cho hay: ta cần phải đọc lại mọi bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng. Theo Đức Cha, việc Đức Giáo Hoàng không có dịp trả lời các câu hỏi của giới trẻ trong đêm canh thức là một điều được Chúa quan phòng, vì việc này càng buộc ta, nếu có thể, phải vào liên mạng để tìm ra các câu trả lời trọn vẹn của ngài và suy nghĩ về chúng, chứ không dừng lại ở những câu lẻ tẻ được đặt thành tít lớn.

Muốn có những hiệu quả tích cực lâu dài của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Cha Aguirre khuyên người trẻ nên tìm cho mình một vị linh hướng để được hướng dẫn trên đường bước chân theo Chúa Kitô. Thành quả của Ngày này tỷ lệ thuận với phẩm chất của việc hỗ trợ thiêng liêng, một sự hỗ trợ đã được khai diễn tại Madrid.

Theo Đức Cha Aguirre, với những buổi giáo lý, Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng giúp thay đổi bộ mặt của một vị giám mục. Vì những buổi giáo lý dành cho người trẻ này là một trong những giây phút chính yếu trong đó, vị giám mục thi hành thừa tác vụ của mình trong Ngày Giới Trẻ. Đây là một cơ hội để vị giám mục trực tiếp tiếp xúc với giới trẻ và trả lời các thắc mắc cũng như ưu tư của họ trong một cuộc đối thoại cởi mở không gạn lọc chi hết.

Theo ngài, đó là cách rất tốt để sửa lại hình ảnh méo mó về các giám mục mà giới trẻ thường nhận được từ giới truyền thông. Ở đây, các giám mục gần gũi với họ, chia sẻ cảm nghiệm của họ, lắng nghe họ và thông truyền Lời Chúa cho họ. Ngài cũng muốn nói thêm rằng lần này, nhờ có cuốn Youcat (Giáo Lý Dành Cho Giới Trẻ), các giám mục có cơ hội khuyến khích giới trẻ dấn thân sâu hơn vào diễn trình đào luyện. Bầu khí tục hóa ta đang sống buộc ta phải đặc biệt cố gắng để có thể giải thích cho người chung quanh các lý do tại sao ta tin.

Đối với câu hỏi cho rằng lời Đức Bênêđíctô XVI khuyên người trẻ đừng để mình bị hướng dẫn bởi chính những đam mê của họ, trái lại phải phục vụ người khác và đặt cho mình những cam kết suốt đời, cũng như lời của vị giám mục Iraq khuyên người trẻ đừng bỏ xứ ra đi phải chăng là những lời thiếu thực tiễn, Đức Ga Aguirre bảo rằng: Cha Morales, một linh mục thánh thiện Dòng Tên, nay đã qua đời, từng nói rằng: “Với người trẻ, bạn càng đòi hỏi nhiều, họ càng cho đi nhiều, nhưng nếu bạn đòi hỏi ít, họ sẽ chẳng cho chi hết”. Nói cách khác, chủ nghĩa triệt để của Tin Mừng có tiếng vang đặc biệt trong tâm hồn người trẻ, khi họ chưa bị “thuần hóa” hay “đầu hàng” tinh thần thế gian. Hay như Chesterton từng nói: “Đạo Công Giáo là tôn giáo duy nhất giải phóng ta khỏi ách nô lệ làm con cái thế gian”.
 
Top Stories
Papal Message on Liturgy as Source of Catechesis: ''The Liturgy Is Not What Man Does, But What God Does''
Tarcisio Cardinal Bertone
06:54 25/08/2011
VATICAN CITY, AUG. 24, 2011 - Here is a translation of the message sent on behalf of Benedict XVI to the 62nd Italian Liturgical Week, under way through Aug. 26.

The Pope's secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, signed the message:

To His Most Reverend Excellency
Monsignor Felice di Molfetta
Bishop of Cerignola-Ascoli Satirano

Most Reverend Excellency,

I am happy to transmit the Holy Father's cordial greeting to you and to the participants in the 62nd National Liturgical Week, which will be held from August 22-28 in Trieste. The theme of the meeting -- "God Educates His People: The Liturgy, Inexhaustible Source of Catechesis" -- comes in the context of the Pastoral Guidelines of the Church in Italy for the 2010-2020 decade, geared to addressing the present educational emergency, and it attempts to put "the primacy of God unequivocally in the light ... the first of all, God" (J. Ratzinger, Theology of the Liturgy, Opera Omnia, XI, p. 5), his absolute priority in the educational role of the liturgy.

The Church, especially when she celebrates the divine mysteries, recognizes and manifests herself as a reality that cannot be reduced to a solely earthly and organizational aspect. It must appear clearly in these mysteries that the beating heart of the community should be recognized beyond the narrow yet necessary limits of ritualism, because the liturgy is not what man does, but what God does with his admirable and gratuitous condescendence. This primacy of God in the liturgical action was highlighted by the Servant of God Paul VI at the closing of the second period of the Vatican Council, when he announced the proclamation of the Constitution Sacrosanctum Concilium: "In this event we observe that the correct order has been respected of the values and duties: thus we have recognized that the post of honor is reserved to God; that as first duty we are called to raise prayers to God; that the sacred Liturgy is the primary source of this divine exchange in which the life of God is communicated to us; it is the first school of our soul, it is the first gift that must be made by us to the Christian people." (Paul VI, Address for the Closing of the Second Period, December 4, 1963, AAS [1964], 34).

In addition to expressing the absolute priority of God, the liturgy manifests its being "God with us," since "being Christian is not the result of an ethical choice or a lofty idea, but the encounter with an event, a person, which gives life a new horizon and a decisive direction." (Benedict XVI, encyclical Deus Caritas Est, 1). In this connection, God is the great educator of his people, the loving, wise, tireless guide in an through the liturgy, the action of God in the today of the Church.

From this foundational aspect, the 62nd National Liturgical Week is called to reflect on the educational dimension of the liturgical action, in as much as it is a "permanent school of formation around the Risen Lord, educational and relative place in which the faith acquires form and is transmitted" (Italian Episcopal Conference, Educare alla Vita Buona del Vangelo, n. 390). For this purpose, it is necessary to reflect ever better on the relation between catechesis and liturgy, yet rejecting all undue instrumentalization of the liturgy with "catechetical" ends. In this regard, the living Patristic tradition of the Church teaches us that the liturgical celebration itself, without losing its specificity, always has an important catechetical dimension (cf. Sacrosanctum Concilium, 33). In fact, in as much as it is the "the primary and indispensable source from which the faithful are to derive the true Christian spirit" (ibid., 14), the liturgy can be called the permanent catechesis of the Church, the inexhaustible source of catechesis, precious catechesis in act (cf. Italian Episcopal Conference, Il Rinnovamento della catechesis, Feb. 7, 1970, 113). As an integrated experience of catechesis, celebration and life, it expresses in addition the maternal support of the Church, thus helping to develop the growth of the believer's Christian life and the maturation of his conscience.

The Holy Father Benedict XVI willingly assures his prayer so that the 62nd National Liturgical Week will be fruitful for the participants and for the Church that is in Italy. He hopes that this important conference, as well as the initiatives promoted by the Center of Liturgical Action, will be placed increasingly at the service of the genuine meaning of the liturgy, favoring a solid theological-pastoral formation in full consonance with the magisterium and the tradition of the Church. To this end, the Supreme Pontiff invokes upon all the participants the maternal protection of Mary Most Holy, and he imparts from his heart to Your Excellency, to the archbishop of Trieste, to the bishops and to the priests present, to the speakers and to all the congressmen a special Apostolic Blessing.

With fraternal greetings and good wishes, I take advantage of the circumstance to greet you.

Tarcisio Cardinal Bertone
Secretary of State of His Holiness
 
The Highpoint of WYD 2011: Bishop Munilla Discusses the Consecration of Youth to the Sacred Heart
Patricia Navas /Zenit
06:57 25/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 24, 2011 (Zenit.org).- The highpoint of World Youth Day was a moment that has been little-discussed, according to the leader of the Spanish episcopal conference's youth ministry department.

For Bishop José Ignacio Munilla Aguirre of San Sebastian, the climax of World Youth Day occurred Saturday night, when Benedict XVI consecrated the youth of the world to the Sacred Heart of Jesus.

The 49-year-old bishop spoke with ZENIT about this moment, and about the keys for making the WYD experience bear fruit.

ZENIT: What would you highlight from the Madrid WYD?

Bishop Munilla: During the months and weeks preceding the WYD, we did not expect such a widespread involvement from Spanish youngsters. The number of pilgrims registered from other countries was very numerous, but the number of registered Spaniards left a lot to be desired.

Their large-scale attendance at the last minute, which surprised us all, can be explained by -- among other things -- the enlivening of the Spanish dioceses by pilgrims from all over the world in the days prior to the WYD.

Once again, the initiative of the Days in the Dioceses has been very effective and pedagogical. The footprint left by young people who came to Madrid has been truly profound and effective.

ZENIT: In your opinion, what are the main novelties offered by this WYD as opposed to previous ones?

Bishop Munilla: The dynamic of WYD is already fairly stable, and the outline of the Madrid meeting was very similar to previous ones.

I think what should be pointed out is the very ample cultural agenda of this WYD, as well as the novel method of providing food -- no longer by catering, but making use of 2,500 Madrid restaurants, which contributed to the greater integration of young people in the city.

ZENIT: How do you interpret the rain during the night vigil in Cuatro Vientos?

Bishop Munilla: It is interesting to note that that strong storm -- which surprised all of us present there, making us feel our human weakness in face of nature -- introduced the culminating moment of Madrid's WYD.

It was certainly a moment of grace, because it made us see how at a given moment the wind despoiled us of our plans and programs, and we were left naked before the grandeur of God.

In fact at that instance, the Pope decided to omit his words and move to the essential, to Eucharistic adoration.

In the midst of an impressive prayerful silence, the Pope pronounced with a confident voice the consecration of the young people of the world to the Heart of Jesus. It was the culminating moment of this WYD, which will pass into history.

ZENIT: This consecration of young people to the Heart of Jesus has not been greatly commented upon. What is the meaning of that gesture?

Bishop Munilla: With that gesture the Pope wished to stress, before youngsters desirous of transforming the world, that it is necessary to "belong to Christ," to have intimacy with him, to allow ourselves to be moved by his Spirit.

The Pope used a simple formula, presenting all the young people to Jesus Christ: "(...) with ardent prayer I consecrate them to your Heart, so that rooted and built on you, they will always be yours, in life and in death. May they never be separated from you! (...)."

It was an impressive image of the Pope, who was bringing to our memory what is known as the Priestly Prayer of Jesus Christ (cf. John 17), in which He prayed to the Father so that no one of those entrusted to Him would be lost.

ZENIT: Of all that the Pope said in his addresses, what words have stayed with you the most?

Bishop Munilla: Now, on returning to our homes, we must reread all the addresses.

I have no doubt that it was providential that the Pope was unable to respond to young people's questions at the Vigil of Cuatro Vientos, because this obliges us even more, if that is possible, to access on the Internet his integral answers and to reflect on them, without staying with a mere phrase from a headline.

ZENIT: What post-WYD reactions have you seen?

Bishop Munilla: The young people are impressed, open at the same time to a new itinerary in their lives.

Over these days, the advice I am repeating most is the following: Find a spiritual director to help you in your following of Christ! I have no doubt that the fruit of this WYD will be directly proportional to the quantity of spiritual support that is initiated.

ZENIT: What is WYD like for a bishop?

Bishop Munilla: I experienced my first WYD as a bishop in Sydney, and I must confess that in that WYD it was hard for me to participate in this way, because I missed the closeness of supporting a concrete group of young people as a priest.

However, the relationship with other brother bishops during those days is also an occasion of grace, given that in general we do not have many opportunities to be together and to exchange our impressions and diocesan experiences.

The organization was very punctilious with all of us, offering us a magnificent concert by the Orfeon Donostiarra in Madrid's National Auditorium, followed by a dinner in the IFEMA. It was an unforgettable moment!

ZENIT: How were the bishops' catecheses?

Bishop Munilla: The catecheses with young people are one of the main moments in which a bishop exercises his ministry in a WYD. It is an opportunity to make very direct contact with young people, and to answer their doubts and worries in an open dialogue without any filter whatsoever.

It is a way to heal the deformed image of bishops that many young people have received through the media. The pastors are close to them, share their experiences, listen to them, and communicate the Word to them.

To the above I add that on the present occasion, due to the distribution of the YouCat (Catechism for Young People) in the pilgrim's backpack, we have had the opportunity to encourage young people to engage in in-depth processes of formation.

The climate of secularization in which we live obliges us to make a special effort to be able to give the reason for our faith to those around us.

ZENIT: The Pope counseled the youngsters not to allow themselves to be led by their impulses, and to serve others and to pose life commitments to themselves. An Iraqi bishop appealed to Arab youths not to emigrate from their countries. Are these not rather unrealistic proposals for the young people of today?

Bishop Munilla: Father Morales, a deceased holy Jesuit, said: "With young people, if you ask a lot of them, they give more, but if you ask little of them, they don't give anything."

In other words, evangelical radicalism finds a very special echo in the heart of a youth, when he has not been "domesticated" or "surrendered" to the spirit of this world.

Or as Chesterton said: "Catholicism is the only religion that frees us from the slavery of being children of our time."
 
On World Youth Day 2011, Pope said: ''The Cross of Christ Gives Much More Than It Demands''
Translated by Diane Montagna
06:59 25/08/2011
CASTEL GANDOLFO, Italy, AUG. 24, 2011 - Here is a translation of the Italian-language catechesis Benedict XVI gave today during the general audience held at Castel Gandolfo.

Dear brothers and sisters,

Today I would like to return briefly in mind and heart to the extraordinary days spent in Madrid for the XXVI World Youth Day. It was, as you know, a moving ecclesial event: approximately 2 million youth from every continent gathered for a truly exceptional experience of fraternity, of encounter with the Lord, of sharing and of growth in the faith: a true cascade of light. I thank God for this precious gift, which gives hope for the future of the Church: young people with the unwavering and sincere desire to root their lives in Christ, to remain firm in the faith, and to walk together with the Church.

A thanks to all those who worked so generously for this Day: the cardinal archbishop of Madrid, his auxiliaries, the other bishops of Spain and of other parts of the world, the Pontifical Council for the Laity, priests, men and women religious and lay faithful. I renew my gratitude to the Spanish authorities, to the institutions and associations, to the volunteers and to all those who offered the support of their prayer. Nor can I forget the warm welcome I received from their majesties the king and queen of Spain, as well as from the entire country.

Naturally I cannot describe in only a few words the intense moments we experienced. I have in mind the uncontainable enthusiasm with which the young people welcomed me the first day at Plaza de Cibeles, their words so rich in expectations; their strong desire to turn to the most profound truth and to root themselves in it -- that truth that God has given us to know in Christ.

In the imposing Monastery of El Escorial -- so rich in history, spirituality and culture -- I met with young women religious and young university professors. I reminded the former -- the young women religious -- of the beauty of their vocation lived with fidelity, and the importance of their apostolic service and their prophetic witness. And within me there remains the impression of their enthusiasm, of a youthful faith, full of courage for the future and of a willingness to serve mankind. I reminded professors to be true educators of the new generations by guiding them in the search for truth -- not only by their words but also by their lives -- aware that the Truth is Christ Himself. In encountering Christ, we encounter the truth.

That evening, in the celebration of the Way of the Cross, a variegated multitude of young people relived with great intensity the scenes of the passion and death of Christ: the cross of Christ gives much more than it demands -- it gives all, because it leads us to God.

The following day, the Holy Mass [was celebrated] in the Cathedral of Almudena, Madrid, with seminarians: young men who want to root themselves in Christ in order to make Him present one day as His ministers. I hope that vocations to the priesthood increase! Among those present, there was more than one who had heard the call of the Lord at a former World Youth Day. I am certain that -- also in Madrid -- the Lord knocked at the door of the hearts of many young men, [calling them] to follow Him generously in priestly ministry or in religious life.

The visit to a center for disabled youth allowed me to see the great respect and love that is fostered toward each person, and it provided me the occasion to thank the thousands of volunteers who silently witness to the Gospel of charity and of life.

The evening Prayer Vigil and the great concluding Eucharistic Celebration the day after were two very intense moments: In the evening a great multitude of young people full of joy – and not at all intimidated by the rain and wind -- remained in silent adoration of Christ present in the Eucharist, to praise Him, to thank Him, to ask of Him help and light; and then on Sunday, the young people showed their exuberance and joy in celebrating the Lord in Word and Eucharist, in order that they might enter ever more deeply into Him and strengthen their faith and Christian life.

In a climate of enthusiasm, lastly I met with volunteers, whom I thanked for their generosity, and with the farewell ceremony I left the country carrying these days in my heart as a great gift.

Dear friends, the meeting in Madrid was, first and foremost, a marvelous demonstration of faith -- for Spain and for the world. For the multitude of young people who had come from every corner of the world, it was a special occasion to reflect, discuss, exchange positive experiences and, above all, to pray together and to renew their commitment to root their own lives in Christ, the Faithful Friend. I am sure that they have returned home, and that they return there with the firm purpose of being a leaven in society by carrying the hope that is born of faith. For my part, I continue to accompany them in prayer, so that they might remain faithful to the commitments they have assumed. I entrust the fruits of this Day to the maternal intercession of Mary.

And now, I desire to announce the themes of the next World Youth Days. Next year's, which will take place in the individual dioceses, will have as its motto: "Rejoice in the Lord always!" taken from the Letter to the Philippians (4:4); while the motto for the 2013 World Youth Day in Rio de Janeiro will be Jesus' mandate: "Go and make disciples of all nations!" (cf. Matthew 28:19). With this, I entrust to everyone's prayer the preparations for these very important meetings. Thank you.

[Translation by Diane Montagna]

[The Holy Father then greeted pilgrims in several languages. In English, he said:]

I warmly greet all the English-speaking pilgrims and visitors here today. Having just returned from Madrid, I greet affectionately the young people present, especially those who were with me for the unforgettable celebration of World Youth Day. I also welcome those present from Australia, Indonesia, Japan, Singapore and the United States. May God bless all of you and remain with you forever!

[In Italian, he said:]

And lastly, I warmly greet all the Italian-speaking pilgrims, as well as newlyweds. I invite everyone to devote even more time to Christian formation, in order to be faithful disciples of Christ, the way, the truth and the life.

And now let us sing together the Pater Noster in Latin.

Thank you, and a good day to all.

[At the conclusion of the Audience in the courtyard, the Holy Father looked out onto the square in front of the Palace and spoke these words:]

I wish you a good day, joy, blessed summer holidays and a good return to work. May the Lord be with you always so that you might feel His presence and the light that comes from faith. To everyone, my best wishes! May the Lord bless you always! I now impart to you all my Apostolic Blessing.
 
Chine: Arrestations de plusieurs groupes de chrétiens catholiques et protestants
Eglises d'Asie
10:22 25/08/2011
Eglises d'Asie, 25 août 2011 -Des vagues d’arrestations s’apparentant à des rafles ont touché l’Eglise catholique « clandestine » et les Eglises protestantes non officielles, dans les provinces septentrionales du Gansu et de Mongolie intérieure.

Plusieurs prêtres et laïcs dont le nombre exact n’est pas encore connu, ont été arrêtés par la police dans le diocèse de Tianshui, a révélé l’agence AsiaNews. Appartenant à l’Eglise "clandestine" de ce diocèse de la province de Gansu, les catholiques appréhendés comptaient parmi eux l’évêque émérite de Tianshui, Mgr Casmir Wang Milu, l’administrateur apostolique du diocèse, le P. Jean-Baptiste Wang Ruohan, le P. Jean Wang Ruohan, ainsi que plusieurs autres prêtres clandestins et de nombreux laïcs.

Arrêtés le week-end dernier, les responsables catholiques ont été conduits dans des centres de détention différents. Selon des sources locales, les prêtres sont astreints à des « sessions de travail » et ne peuvent communiquer avec l’extérieur, les laïcs seuls ayant été autorisés à téléphoner à leurs familles.

Le diocèse de Tianshui compte environ 20 000 catholiques et 27 prêtres dont 15 appartiennent à l’Eglise clandestine. La situation du diocèse est critique car il ne dispose plus d’évêque titulaire reconnu par le Vatican, Mgr Wang Milu ayant quitté ses fonctions en 2003, ni d’évêque « officiel » non plus, le dernier, Mgr Augustine Zhao Jinglong étant décédé en 2004 sans avoir été remplacé.

Il est plus que probable que le siège épiscopal vacant de Tianshui soit l’un de ceux où le gouvernement chinois entend placer un autre de ses candidats sans mandat pontifical. Depuis les ordinations illicites menées récemment par le gouvernement et les excommunications venues de Rome qui s’en sont suivies pour les évêques concernés, les responsables de l’Eglise « officielle » en Chine ont en effet annoncé qu’ils préparaient d’ores et déjà d’autres ordinations, dont sept étaient programmées dans un avenir proche (1).

Le candidat de Pékin pour l’évêché de Tianshui, Zhao Jianzhang Woods, est le petit-neveu du dernier évêque « officiel » décédé. Si sa nomination fait partie des priorités listées par le parti communiste du Gansu dans son rapport de 2010, il n’a en revanche jamais été accepté par la communauté des catholiques de Tianshui fidèles au pape qui viennent de lancer une chaîne de prière pour obtenir la libération de leurs prêtres et responsables laïcs.

Au cours des derniers mois, les arrestations « préventives » de membres de l’Eglise clandestine dans le but d’imposer un candidat « officiel » ou de forcer des évêques à assister à des ordinations illicites, se sont multipliées en Chine.

Ces arrestations au sein de l’Eglise catholique clandestine ont été précédées d’une autre rafle policière, en milieu protestant cette fois, mais concernant toujours des chrétiens appartenant à des Eglises « non enregistrées » au sein de l'officiel Mouvement patriotique des trois autonomies. Les faits, qui se sont produits fin juillet, viennent seulement d’être révélés par ChinaAid Association, une ONG de défense de la liberté religieuse dans le pays.

Le 26 juillet, plus d’une vingtaine de pasteurs et de laïcs appartenant à des Eglises protestantes non « officielles » ont été appréhendés par les forces de l’ordre lors d’une réunion à Wuhai, dans la province de Mongolie intérieure. Six d’entre eux ont été relâchés rapidement en raison de leur âge et de leur état de santé, mais les 15 autres ont été incarcérés pour « pratique d’un culte menaçant la sécurité de l’Etat ».

Lors de la descente de police, tout ce qui se trouvait dans le local a été saisi par les autorités, aussi bien les bibles que les simples tapis de sol sur lesquels étaient assis les participants.

Quinze jours après les arrestations, les forces de l’ordre se sont ensuite livrées à des extorsions de fonds auprès des proches des prisonniers, prétendant que l’affaire était déjà entre les mains du procureur et qu’il fallait qu’ils envoient la somme de 50 000 yuans (soit plus de 5000 € environ) afin d’obtenir la libération des détenus. Après avoir réuni et envoyé la somme avec de grandes difficultés, les familles ont appris que les dossiers étaient revenus entre les mains de la Sécurité publique. Les policiers leur ont alors demandé de leur verser à nouveau plusieurs milliers de yuans, faute de quoi les prévenus écoperaient de lourdes peines pénales et seraient envoyés en camp de travail.

A ce jour, les quinze chrétiens sont toujours détenus dans le centre pénitencier de Wuhai (2).

(1) Il s’agit des ordinations de l’évêque de Chengde en novembre 2010, de celui de Leshan le 29 juin 2011 et de celui de Shantou le 14 juillet. 2011. Peu après, les autorités ont annoncé préparer de nouvelles ordinations illicites dont celle de l’évêque de Harbin dans la province du Heilongjiang . Voir dépêches EDA du 4, 11, 15, 18, 25 et 28 juillet 2011. Voir également EDA- « Pour approfondir : l’Eglise en Chine va-t-elle vers un schisme ? » du 22 juillet 2011

(2) AsiaNews, 23 août 2011 ; AsiaNews, 24 août 2011 ; Ucanews, 23 août 2011 ; ChinaAid Association, 22 août 2011

(Source: Eglises d'Asie, 25 août 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Quới kỉ niệm 150 năm thành lập giáo xứ
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
06:51 25/08/2011
GIÁO XỨ TÂN QUỚI CUNG HIẾN BÀN THỜ MỚI, KỶ NIỆM 150 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ,
80 NĂM XÂY DỰNG NHÀ THỜ, 35 NĂM LINH MỤC CHA SỞ


I. Vắn tắt địa lý, lịch sử hình thành và phát triển:

Xem hình ảnh

- Giáo xứ Tân Quới: thuộc xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
- Số giáo dân: 2140; Số hộ Công giáo: 572
- Các Tổ Chức: Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ: 22 thành viên; Giáo Lý Viên: 13 người; Dòng Ba Phan-Sinh; Legio Mariae; Hội Các Đắng (giúp tài chính cho tang gia); Đội mai táng; Ban Bác Ái Xã Hội.
- LM. Chánh xứ: Albertô Trần Thúc Tề, Sinh: 1942, Linh mục: 1976
- Giáo xứ Tân Quới trước năm 1974 được gọi là Họ đạo Cù Lao Tây. Từ năm 1974, Cha Sở Giacôbê Võ Thanh Xuân đổi tên Giáo xứ là Giáo xứ Tân Quới. Tên gọi này được gọi cho đến ngày nay.
- Giáo xứ được thành lập từ năm 1961, họ đạo Cù Lao Tây khi đó có hơn 200 giáo dân. Thỉnh thoảng có các Cha thừa sai đến giúp, rồi dần dần làm nhà nguyện tạm thời. Nhà thờ hiện tại được xây dựng xong vào năm 1931.
- Đến năm 1882 mới có các Cha đến ở. Cha Sở Thừa Sai đầu tiên là Cha Gazignol (1882). Các Cha Sở kế tiếp: Cha Thiên (người Pháp, 1882-1891), Cha Lavastre (1891-1895), Cha Herrgott (1895-1896), Cha Blondet (1896-1897), Cha Hion (1897-1908),…

II. Lễ cung hiến Bàn thờ mới, kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo xứ Tân Quới, 80 xây dựng Nhà thờ, và mừng 35 năm linh mục Cha Sở:

Vào sáng ngày 24 tháng 08 năm 2011, Nhà thờ Tân Quới (xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), đã đón tiếp quí khách trong tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, An Giang… về dự Lễ cung hiến Bàn thờ mới, kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo xứ Tân Quới, 80 xây dựng Nhà thờ, và mừng 35 năm linh mục Cha Sở Albertô Trần Thúc Tề. Đây là ngày Đại lễ và là ngày hội lớn của Giáo xứ Tân Quới nói riêng và của vùng Cù Lao Tây nói chung. Cha Sở, Hội Đồng Mục Vụ, các hội đoàn và giáo dân trong Giáo xứ lo đón tiếp quí Cha, quí khách; và lo hoàn tất các việc chuẩn bị cuối cùng trước khi Thánh Lễ bắt đầu.

Đặc biệt, lúc 9 giờ 20 phút, mọi người có mặt ở Nhà thờ vỗ tay và hân hoan chào đón Đức Cha Phaolô – Vị Cha Chung của Giáo phận – đến để chủ sự thánh lễ và cung hiến Bàn thờ mới. Đúng 9 giờ 30 phút, Đức Cha Phaolô đã long trọng cử hành Thánh Lễ Cung hiến Bàn thờ mới. Đồng tế Thánh lễ với Đức Cha có 28 linh mục trong Giáo phận gồm 4 Cha Hạt Trưởng và quí Cha. Tham dự thánh lễ có khá đông các thành phần dân Chúa bao gồm quí Thầy, các nam nữ tu sĩ và giáo dân trong và ngoài giáo phận, ước tính khoảng 1000 người.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha cho biết ngài rất vui mừng đến với Giáo xứ vào dịp lễ rất quan trọng này, vì đã 4 năm rồi ngài chưa có dịp đến đây. Tấm lòng của người Mục Tử luôn ao ước được gặp gỡ và thăm viếng mọi thành phần dân Chúa ở mỗi giáo xứ. Đức Cha chúc mừng và mời gọi cộng đoàn phụng vụ sốt sắng dâng thánh lễ để cầu nguyện cho Giáo xứ và cho Cha Sở. Sau đó, Đức Cha làm phép nước và rảy nước thánh trên dân chúng.

Sau bài giảng và Kinh Tin Kính, Đức Cha cung hiến nhà thờ mới được làm bằng đá rất đẹp. Diễn tiến nghi thức Cung hiến lần lượt được Đức Cha cử hành: Kinh cầu các Thánh, lời nguyện cung hiến, xức Dầu bàn thờ, xông hương bàn thờ và thắp nến sáng.

Sau khi Cung hiến Bàn thờ thì Thánh lễ tiếp diễn với phần Phụng vụ Thánh Thể. Đặc biệt trong phần này có các bạn trẻ đại diện cho Giáo xứ và cộng đoàn phụng vụ dâng lễ vật gồm nến, hoa, nhang và bánh rượu. Đức Cha ngồi ở ghế chủ tọa tiếp nhận lễ vật xong thì liền tiến đến bàn thờ tiếp tục dâng lễ. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí rất trang nghiêm, long trọng và sốt sắng. Mọi người chăm chú lắng nghe, đáp lại và cùng hát rất tâm tình.

Cuối lễ, sau lời nguyện hiệp lễ của Đức Cha, một vị trong HĐMVGX đại diện cho Giáo xứ cám ơn Đức Cha, quí cha, quí tu sĩ,.. và chúc mừng 35 năm linh mục của Cha Sở Albertô. Ông cũng tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Giáo xứ, những đóng góp to lớn và đầy trách nhiệm của Cha Sở cho Giáo xứ trong thời gian qua, để xây dựng con người và cơ sở vật chất nhằm thăng tiến Giáo xứ nhiều hơn. Ông cám ơn xong thì có hai bạn trẻ dâng hoa tặng cho Đức Cha và Cha Sở để tỏ lòng kính yêu và tri ân.

Trong phần đáp từ Đức Cha chúc mừng Giáo xứ Tân Quới 150 năm. Đức Cha khẳn định rằng Giáo xứ này từ lâu rất nỗi tiếng trong Giáo phận. Đức Cha nghe nói Họ đạo Cù Lao Tây ngày xưa là nơi nhiều Cha Thừa Sai đến để học Tiếng việt. Nhà thờ Tân Quới này là một trong những nhà thờ cổ xưa và đẹp nhất Việt Nam và Giáo phận. Đức Cha cũng chúc mừng Cha Sở 35 năm linh mục, chúc Cha nhiều sức khỏe để trường thọ và tiếp tục cống hiến cho Giáo hội nhiều lợi ích hơn nữa. Đức Cha cũng nhắn nhủ với giáo dân trong Giáo xứ rằng Giáo xứ này là Giáo xứ đi đầu gương mẫu trong vùng Cù Lao Tây này. Đức Cha mong muốn mọi người ra sức xây dựng Giáo xứ trong tình hiệp nhất yêu thương nhau. Các giáo xứ trong vùng này sống có dân ngoại giáo chung quanh, nên cần sống thế nào để người khác thấy người Công giáo sống tốt qua đời sống yêu thương nhau, sống chứng nhân của Chúa Kitô giữa mọi người.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g10. Đức Cha và quí cha chụp hình lưu niệm tại cung thánh. Sau đó, Đức Cha, quí cha và quí khách dự tiệc thân mật ngay tại khuôn viên Nhà Thờ để chia sẻ ngày vui trọng đại của Giáo xứ và của Cha Sở. Bầu khí vui tươi phấn khởi của ngày lễ, cũng như khi gặp gỡ nhau làm cho mọi người quên đi cái nóng của thời tiết giữa trưa hè.

Mỹ Tho, ngày 25 tháng 08 năm 2011
 
Lễ truyền chức Linh mục tại giáo xứ Hà Úc, Huế
Trương Trí
09:31 25/08/2011
Cha ông thuở trước nêu gương rạng ngời sắt son lòng đạo.
Con cháu đời sau tiếp bước vững bền vàng đá trung kiên.


Bước vào nhà thờ Hà Úc, mọi người đều nhìn rõ hai câu đối được treo một cách trang trọng trên Cung Thánh. Điều đó nói lên được Đức Tin bền vững của những tín hữu Hà Úc trong suốt chặng đường gần 130 năm đón nhận Đức Tin. Là một giáo xứ tiên khởi của miền ven biển phía Nam của giáo phận Huế, từ nơi đây xưa kia các bậc tiền nhân đã mở ra biết bao giáo xứ và xây dựng nhà thờ như Vinh Hòa, Phương Tây, Phường Đông, Xuân Thiên, Khánh Mỹ. Là một giáo xứ có số giáo dân đông thứ nhì của giáo phận Huế (gần 3500 người, chỉ sau giáo xứ chính tòa Phủ Cam ). Hầu như các hội đoàn đều được giáo xứ hưởng ứng và sinh hoạt rất tích cực. Nhất là phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, Légio, Thăng tiến Hôn nhân, Khôi Bình đều được cha quản xứ Phao lô Nguyễn Luận tổ chức hoạt động sôi nổi, cộng tác nhiệt tình với giáo phận trong các dịp lễ lớn. Nhất là về ơn gọi tu sĩ nam nữ được hưởng ứng và được ươm mầm ngay từ khi còn bé, được giáo dục tu đức và nhân bản.

Xem hình ảnh

Chính vì thế, hôm nay giáo xứ Hà Úc vinh dự lần đầu tiên một lễ truyền chức Linh Mục được diễn ra tại giáo xứ đã cưu mang và nuôi dưỡng Tân Chức lớn lên trong Thánh Ý của Chúa. Bao nhiêu bà con thân tộc cũng như bạn bè thân hữu đều hân hoan tham dự thánh lễ cầu nguyện cho tân linh mục Giuse Phạm Xuân Cường và chia sẽ niềm vui với Ngài cùng gia đình.

Ngay từ cổng nhà thờ, cờ hoa rực rỡ khoe sắc, trên tháp nhà thờ cao vút là cờ Hội Thánh tung bay. Các em Thiếu nhi Thánh Thể và ơn gọi chỉnh tề với đồng phục tươi cười chào đón Đức Tổng Giám Mục giáo phận, các linh mục và quan khách về dự lễ.

Đúng 8giờ30, đoàn rước Đức Tổng Giám Mục chủ tế và gần 100 linh mục đồng tế tiến vào nhà thờ thật trang trọng, gia đình thân nhân của tân chức luôn trang nghiêm trong đoàn rước, thân phụ và người anh cả bưng khay áo lễ và chén Thánh đi trước linh mục đoàn.

Mở đầu nghi thức truyền chức, cha đặc trách Đại Chủng Sinh xướng tên và xin Đức Tổng truyền chức linh mục cho thầy phó tế Giuse Phạm Xuân Cường. Đức Tổng Giám Mục cùng cộng đoàn dân Chúa đọc kinh cầu các Thánh để các Ngài dâng lên Thiên Chúa thánh hóa tiến chức linh mục. Tiến chức phủ phục trước bàn thờ trong lúc cộng đoàn hát kinh cầu Đức Chúa Thánh Thần xin Người ban ơn Thánh Thần xuống trên tiến chức này. Đức Tổng Giám Mục đặt tay lên đầu và đọc lời nguyện ban ơn Chúa Thánh Thần và truyền chức, tiếp đó linh mục đoàn lần lượt đặt tay biểu lộ sự chấp thuận tân linh mục vào hàng ngũ linh mục đoàn của giáo phận. Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục làm phép áo lễ và chén Thánh do gia đình tân chức dâng lên và trao cho Tân linh mục.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại việc Chúa Giêsu đã tuyển chọn các tông đồ để trao sứ mạng ngôn sứ, đi rao giảng Tin Mừng. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến ba chiều kích quan trọng của linh mục là: Phải thấm nhuần lời Chúa và thực hành trước khi đem ra giảng dạy cho mọi người. Là người cử hành các bí tích, các mầu nhiệm Thánh thì cần phải tu đức, phải hiến tế chính mình. Linh mục là người thi hành sứ vụ lãnh đạo, dẫn dắt cộng đoàn nên không quản ngại khó khăn gian khổ, từ bỏ xa hoa không tìm kiếm lợi ích danh vọng mà tìm kiếm lợi ích phần rỗi cho các linh hồn.

Lần đầu tiên bước lên bàn Thánh, bên cạnh Đức Tổng Giám Mục để dâng thánh lễ đầu đời trong niềm xúc động dâng trào, thể hiện trong lời tri ân sau thánh lễ, mà tân linh mục đã bày tỏ đối với Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, các linh mục và cộng đoàn.
 
Hành hương thăm tượng đài Nữ Vương Ban Sự Bằng An trên Núi Tân Sơn, Huế
Maria Thủy Tiên
19:45 25/08/2011
Nói đến Giáo phận Huế là nghĩ đến Thánh Địa La Vang và nhiều công trình kiến trúc khác. Nhưng Huế công giáo cũng có nhiều di tích đạo đức không kém giá trị. Ngày nay đến Thanh Tân bên dòng sông Bồ là nghĩ đến suối nước nóng thiên nhiên, là thư giãn khi ngâm mình trong dòng nước ấm, mắt hướng về dãy núi xa xa mà mơ mộng. Từ năm 1934, giáo dân vùng này đã thiết lập một tượng đài Đức Mẹ với tước hiệu Nữ Vương Ban Sự Bằng An.

Theo truyền thống hằng năm, Giáo xứ Thanh Tân, Sơn Qủa, Bến Củi thường tổ chức hành hương lên Núi Mẹ sau dịp hành hương La Vang.

Năm nay, dịp hành hương trễ hơn mọi năm trước vì theo đường hướng mục vụ của Cha Quản Xứ Đôminicô Nguyễn Tưởng, Ngài muốn tổ chức hành hương lên Núi Mẹ đúng vào Lễ Maria Trinh Nữ Vương. Được biết, lần đầu tiên, Ngài hành hương lên Núi Mẹ (13/10/2011) vào dịp khánh thành tượng đài Mẹ, nhìn thấy hàng chữ “Nữ Vương Ban Sự Bằng An”, Ngài nghĩ đến ngày Lễ Maria Trinh Nữ Vương và đã chọn ngày lễ đó cho dịp hành hương Núi Mẹ năm nay (22/08/2011).

Từ chiều ngày 21/08/2011, các bạn giới trẻ giáo xứ Thanh Tân trong màu áo đồng phục đã hăng hái tập trung tại sân nhà thờ Thanh Tân để phân công mang đồ Phụng Vụ, âm thanh, bạc, chiếu....chuẩn bị cho hành trình leo núi. Đây cũng là dịp để các bạn trẻ giáo xứ Thanh Tân bày tỏ tinh thần hiệp thông với những ngày Đại Hội Giới Trẻ tại Madrid.

Đến chiều tối, trên đỉnh đồi Mẹ đã đông kín gần 200 người, những ngọn đèn điện phát sáng trên ngọn đồi cao khiến cho những giáo dân dưới đồng bằng ngước nhìn lên lòng thêm rạo rực, như có thêm một niềm vui thôi thúc.

Sau giờ cơm tối bên Mẹ, cộng đoàn giáo dân sốt sắng Lần Hạt Mân Côi và đọc kinh Kính Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ, cùng nhau chia sẻ những tâm tình, những cảm nghiệm trong hành trình lên thăm Mẹ. Mỗi lần hành hương lên Núi Mẹ, tình yêu thương, gắn bó giữa ba Giáo xứ trong cùng một Địa Sở lại trở nên mật thiết hơn, mọi người sống tinh thần tương thân tương ái con cùng một Mẹ.

Đến tờ mờ sáng ngày 22/08/2011, từ trên đỉnh nhìn xuống, vẫn còn nhiều người đang leo núi lên thăm Mẹ. Họ phải thức dậy và đi từ hơn 4g00 sáng để kịp dâng Thánh Lễ sáng trên núi.

Dưới nền trời xanh quang đãng, Thánh Lễ Maria Trinh Nữ Vương do Cha Quản Xứ Đôminicô Nguyễn Tưởng chủ tế, cùng đồng tế có Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, người con của Giáo xứ Sơn Qủa và Cha Giuse Phạm Văn Tuệ, quản xứ Hương Lâm, người con của giáo xứ Bến Củi.

Trước khi đi vào Thánh Lễ, Cha Quản Xứ đã nhắc lại lịch sử Núi Mẹ Tân Sơn theo bài viết của tác giả Tôma Trương Văn Ân, một người con của quê hương, xứ sở.

Trong bài giảng lễ, Cha Augustinô đã nhắn gửi đến mọi người tâm tình “chúng ta lên đây, từ người nhỏ nhất (2 tuổi) đến người lớn nhất (hơn 70 tuổi), mỗi người đều mang theo một tâm tình cầu nguyện khác nhau, người thì xin tạ ơn, người thì xin ơn bình an cho gia đình, người xin ơn học giỏi, đạo đức.... và nhìn lên tượng Mẹ Maria dù chúng ta thấy Mẹ bạc màu vì sương gió nhưng Mẹ vẫn đứng đó, dang rộng cánh tay để ban bình an cho mỗi người chúng ta”. Tượng Mẹ được thiết kế dưới hình dáng Mẹ Lên Trời, dưới chân Mẹ nổi bật lên dòng chữ “Nữ Vương Ban Sự Bằng An” như một lời nhắn gửi “Mẹ về trời Mẹ sẽ ban Bình An cho chúng con”.

Vừa leo núi, tôi vừa nhớ lại thời gian 1 năm về trước, những hình ảnh sống động mãi trong tôi. Nhìn Mẹ đứng giang rộng cánh tay vững chắc trên núi cao, tôi không thể nào quên được hình ảnh ngày 17/08 năm ngoái, sau Thánh Lễ Cung Hiến nhà thờ Sơn Qủa, đến chiều các bạn thanh niên trong Giáo xứ đã gánh Mẹ lên núi, Mẹ nằm gọn trong khung gỗ, được bao bọc kín để tránh vết xước. Dù len lỏi giữa núi rừng, đường đi khập khểnh, bờ đá lởm chởm, nhưng con cái của Mẹ luôn vui tươi và phấn khởi đưa Mẹ lên đến đỉnh núi an toàn.

Đặc biệt, những ngày khởi công xây dựng càng vất vả và khó nhọc hơn. Thế nhưng đức tin và lòng yêu mến Mẹ đã giúp bà con giáo dân mang từng viên gạch, đá, vách từng bao ximăng, cát sạn..., mọi người đều vui tươi hớn hở, nhiệt thành trong việc xây dựng tượng đài Đức Mẹ. Tuy vất vả và khổ nhọc nhưng tất cả mọi sự đã hoàn thành đều nhờ bởi Ơn Chúa.

Nhìn lại tượng đài Mẹ hôm nay để chúng ta tạ ơn Chúa vì biết bao kỳ công Chúa làm, việc Chúa làm ai thấu hiểu chăng? Có thể Núi Mẹ Tân Sơn đã quá quen thuộc đối với quê hương, xứ sở chúng tôi nhưng vẫn đang thu hút sự ái mộ của con cái Mẹ khắp nơi, từ mọi miền giáo xứ.

Vào những ngày đầu tháng 8/2011, giáo lý viên giáo xứ Nhượng Nghĩa, giáo phận Đà Nẵng gần 40 người đã hành hương lên Núi Mẹ. Đây là đoàn hành hương đầu tiên ngoài giáo phận tìm đến Núi Mẹ giữa chốn núi rừng bạt ngàn màu xanh của thiên nhiên, đất trời. Sau ngày hành hương lên Núi Mẹ, đoàn hành hương đã dừng chân và nghỉ qua đêm tại nhà thờ Sơn Qủa.

Tiếp đến, ngày 17/08/2011, nhân kỷ niệm 1 năm Cung Hiến nhà thờ Sơn Qủa cũng là 1 năm đưa Mẹ lên núi, Cha Augustinô cùng với một đôi vợ chồng ở Sài Gòn mừng 40 Hôn Phối và 40 năm lãnh nhận đức tin của người vợ và thêm 6 người nữa hành hương lên Núi Mẹ để tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ. Nhìn lại những ngày tháng 8, Mẹ đã đón tiếp rất nhiều người con của Mẹ từ những giáo xứ xa xôi lên thăm Mẹ.

Núi Mẹ Tân Sơn ngày càng trở nên gần gũi với con cái của Mẹ, đường đi không khó chỉ sợ khó lòng thôi, Mẹ ơi!

Tôi thiết nghĩ, giữa núi rừng thiên nhiên vắng vẻ này, hình ảnh “Mẹ Maria là hiện thân của sự nghèo khó; Mẹ sống nghèo cách tự nhiên vui vẻ; Mẹ yêu mến cuộc sống nghèo, vì lòng Mẹ giàu, kho tàng Mẹ lớn; Mẹ nghèo nhất, Mẹ đẹp nhất, vì Mẹ đẹp với vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Có gì nghèo bằng thiên nhiên, mà lại đẹp như thiên nhiên: từ ái như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, óng ánh như hạt sương, dễ thương như chim sẻ, thơm tho như cành huệ nơi thanh vắng (ĐHV 943)”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những nhà độc tài thời đại: Gaddafi và Kim Jung-il
Hà Long
06:46 25/08/2011
Thế giới không ngờ nhà độc tài đầy quyền lực thống trị của Libya, tổng thống Moammar al-Gaddafi phải chạy trốn cuộc truy quyét ngay tại thủ đô Tripoli bởi quân đội của phe đối lập. Một quân nhân của phe phiến loạn mới trả lời phỏng vấn cho đài truyền hình CNN biết rằng: ''Chúng tôi phải tìm lỗ moi ra con chuột cống này, chúng tôi muốn bắt sống ông ta''. Câu nói này chính là bản án tử hình cho ông Gaddafi. Khi người Hồi giáo bôi nhọ danh giá của một người nào đó bằng loại chuột cống là cùng lúc muốn kết thúc vận mạng của người này. Sadam Hussein của Irak đã là một thí dụ điển hình của con chuột cống được tóm lên từ một lỗ hầm ẩn trú tối tăm.

Đầu của tổng thống Moammar Gaddafi đang được treo với một giá hời 1.670.000 đôla (2 triệu tiền Dinar của Libya) so với tài sản hàng trăm tấn vàng của ông được bí mật bảo quản. Giá cái đầu của Gaddafi quá rẻ chỉ bằng một đêm vung tay tiêu tiền của ông ta lúc còn quyền lực.

Phe đối lập ở Libya cho biết đang làm chủ tình hình đất nước đến 95%.

Một cuộc nổi dậy không cân bằng về phẩm và luợng của phe đối lập ở Libya vào giữa tháng hai 2011 nhằm chống lại độc tài độc đảng của tổng thống Moammar Gaddafi: ai cũng nhìn thấy như lấy đá trọi với trứng vậy.

Cuộc cách mạng Mùa Xuân 2011 trong khối Ả Rập ở Tunisia và Ai Cập mang lại niềm hy vọng cho dân tộc Libya đã bị đàn áp thống trị hằng mấy thập niên của gia tộc Gaddafi (gồm người cha, 8 đứa con) và đồng bọn, bắt đầu bằng cuộc nổi dậy tại Benghazi. Tiếp đến LHQ ra lệnh trừng phạt TT Moammar Gadhafi và gia đình vì cuộc đàn áp và giết những người nổi dậy. LHQ bật đèn xanh cho NATO được dội bom vào quân đội của Gaddafi. Nhiều nhân vật rong nội các Gaddafi đào tẩu như Ngoại trưởng Moussa Koussa trốn sang Anh quốc, cựu Bộ trưởng Nội vụ Abdel Fattah Younes theo phe nổi dậy. Nhiều thành thị rơi vào tay phe nổi dậy. Những cuộc không kích của NATO đã giết chết người con trai út và 3 cháu nội của TT Gadhafi.

Ngày giờ của tổng thống Moammar Gaddafi được đếm từng ngày khi Hoa Kỳ công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là chính phủ hợp pháp của Libya vào tháng 7/2011.

Ngày 20 tháng 8 quân đội của phe nổi dậy mở cuộc tấn công lần đầu tiên vào thủ đô Tripoli và làm chủ tình hình tại khu trung ương chỉ huy Bab al-Aziziya của TT Gaddafi.

Tổng thống Moammar Gaddafi lần đầu tiên đào thoát, có lẽ trốn trong các đường hầm bí mật do ông ta xây dựng. Người dân Libya và phe nổi dậy reo hò chiến thắng.

Thế giới hôm nay, 24/8/2011 thở phào nhẹ nhõm khi thấy 35 phóng viên quốc tế và các nhà ngoại giao được phóng thích từ khách sạn Rixos ở Tripoli. Quân đội của TT Gadhafi đã giam hãm họ nhiều ngày tại đây để làm con tin.

Quân đội trung thành với ông Gadhafi vẫn còn ẩn núp bắn tiả vào phe nổi dậy. Một đài Radio địa phương loan tin kêu gọi của TT Gadhafi chống lại phe nổi dậy. Lại một lần nữa ông thề nguyền chiến đấu đến giọt máu cuối cùng tại Tripoli.

Đấy là những lời tuyệt vọng của một kẻ độc tài, gây đại họa cho người dân Libya trở thành nghèo đói cho dù xứ sở này giàu có về tài nguyên nhất là dầu hỏa, nhưng chỉ phục vụ cho dòng tộc Gadhafi và những kẻ phò trợ trung thành với ông ta.

Cuộc chiến tại thủ đô Tripoli đang làm cho 435 người tử thương và 2.000 bị thương.

TT Pháp, ông Nicolas Sarkozy tuyên bố tiếp tục ủng hộ quân sự cho phe nổi dậy. Trong những ngày sắp tới TT Sarkozy sẽ đón tiếp người đứng đầu Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy Libya, ông Mahmud Dschibril tại điện Élysee-Palast, Paris.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói có thể công nhận phe nổi dậy là chính phủ hợp pháp nếu họ có thể đoàn kết Libya.

Chính phủ Anh sẵn sàng hợp tác với phe nổi dậy nếu TT Moammar Gaddafi đào tẩu hoặc bị bắt.

Nicaragua cho biết sẽ cho TT Gaddafi hưởng quy chế tỵ nạn, việc này không thể thực hiện dễ dàng vì Nicaragua không có đại diện ngoại giao tại Tripoli.

Cộng sản Tàu đang sợ mất các hợp đồng kinh tế tại Libya vì từ lúc đầu họ đã không ủng hộ phe nổi dậy mà còn cố tình ngăn cản LHQ trừng phạt Gaddafi. Số tiền đầu tư của Tàu lên đến 18 tỷ Đôla tại đây.

Người tạm quyền điều khiển Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy Libya, ông Mustafa Abdel Dschalil công bố cuộc bầu cử sẽ tiến hành trong 8 tháng tới cho quốc hội và tổng thống. Ước mong Libya sẽ có một "chính phủ dân chủ" và một "hiến pháp công bằng".

Ông Dschalil nhấn mạnh rằng một "Tân Libya" sẽ khác hẳn quá khứ và sẽ được xây dựng trên "nguyên tắc bình đẳng, tự do và tình huynh đệ".

Còn về số phận của TT Gaddafi, theo ông Dschalil sẽ được "xét xử công bằng". Tốt nhất là bắt sống được TT Gaddafi và xét xử ông ta sẽ khác hẳn những gì Gaddafi đã trừng phạt đối thủ của ông.

Bắc Hàn nghèo đói đi ăn xin nơi người láng giềng giàu có

Cũng giống như dân tộc Libya đã bị đày đoạ trong nhiều thập niên bởi giòng tộc Gaddafi và đồng bọ trung thành, người dân Bắc Hàn còn khổ hơn bị nạn đói hoành hành liên miên bởi giòng tộc Kim Jung 1, 2 và tiếp tục đến đời thứ 3. Tất cả những ai trung thành với Kim thì hưởng được nhiều ân huệ bởi chế độ độc tài ác độc này.

Ngày tàn của giòng tộc Gaddafi tại Bắc Phi đang đến lúc chấm dứt bởi cuộc nổi dậy toàn dân Libya thì một tên độc tài bệnh hoạn Kim Jung 2 của Bắc Hàn với một đoàn xe lửa bọc vỏ xe tăng kiên cố làm cuộc hành trình kéo dài 4 ngày đến Siberia của Nga gặp TT Dmitry Medvedev kêu gọi cứu đói.

Lợi ích trước mắt được Nga tiếp tế 50.000 ngàn tấn ngũ cốc cho Bắc Hàn để cứu đói cấp bách cho dân, những kẻ nô lệ suốt đời của Kim có cái mà ăn.

Những cơ quan cứu trợ quốc tế cho biết tình hình của người dân Bắc Hàn rất đói khổ. Một viên chức quốc tế lo lắng vì có hàng trăm ngàn người dân Bắc Hàn gồm trẻ em, các bà mẹ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng mà không thể chữa trị được ngoài cách được ăn no hằng ngày. Họ cần các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, sinh tố để thân thể phát triển cách bình thường.

Cuộc đời bắt đầu sự bất công ngay từ chuyến đi "diễu hành bằng xe lửa" tốn kém của Kim Jung-il. Sợ dân đói làm liều chống đối mới đi khất thực, chuyến đi trước của ông đã cách nay gần 10 năm rồi vào năm 2002 đến thăm Nga. Đi ăn xin, nhưng dọc đường báo chí quốc tế cho biết đồng chí Kim chủ tịch tự thưởng cho mình trong cuộc hành trình mệt nhọc 4 ngày những món ăn hiếm có như tôm hùm với rượu vang ngoại quốc, mà lại là loại thượng hạng mới vừa cơn nghiện của ông ta.

Thay vì dùng đồng tiền chính nghĩa để trao đổi hàng hóa, thì đồng chí chủ tịch Kim lấy vũ khí hạt nhân làm "con tin" để trao đổi với TT Medvedev cũng như với thế giới tự do. Bắc Hàn chỉ có tài nguyên duy nhất trong tay là sức mạnh "hạt nhân nguyên tử" để trao đổi "riêng" với thế giới bên ngoài khi có thể.

Cách đây 10 năm Bắc Hàn đói và 10 năm sau dân vẫn còn đói. Tình trạng Bắc Hàn dưới triều đại của đồ tể cha Kim Jung-il đến Kim Jong-un (28 tuổi) vẫn như thế. Đói là bệnh truyền kiếp của người dân! 24 triệu dân đang lầm lũi sống trong bóng tối lầm than. Người dân bị cách ly có hệ thống ra khỏi cộng đồng thế giới. Bắc Hàn là một nơi chỉ biết xưng tụng tôn sùng lãnh tụ yêu quý như một đấng thánh và một nơi người dân như đang phải sống lầm lũi trong thời Trung Cổ: cha truyền con nối và cháu tiếp tục nối ngôi.

Tháng 9/2010, qua một đêm người thanh niên 27 tuổi, tên Kim Jong-un đã trở thành ông tướng lớn 4 sao của quân đội Bắc Hàn để làm bàn đạp cho việc bám trụ chiếc ghế chủ tịch của ông nội để lại. Thật hoảng sợ cho người dân sống trong thế kỉ 21 phải chấp nhận một chế độ độc tài "tay trong tay" của những tên đại ác giòng họ Kim từ năm 1948, gia tộc này đánh đổi sự đói nghèo của dân Bắc Hàn với những trang bị vũ khí hạt nhân hiện đại. Họ xem đó là sức mạnh duy nhất trong tay nhằm đe dọa thế giới và đóng chốt an toàn cho chiếc ghế bạo chúa.

Biết gần đất xa trời mà nhà độc tài Kim Jong-il vẫn bám trụ vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Lao Động cộng sản Bắc Hàn. Báo chí lề phải của cs Bắc Hàn luôn vẽ lên những huyền thoại đẹp nhất: "Toàn dân tin tưởng và ủng hộ hoàn toàn đảng cộng sản Bắc Hàn, nhân dân Bắc Hàn tôn sùng chủ tịch Kim Jong-Il". Sau việc phong hàm tướng 4 sao, con trai út Kim Jong-un được chễm trệ ngồi trên ngai vàng của vị trí phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương của đảng cs Lao Động Bắc Hàn, ủy ban này gồm 16 thành viên nắm giữ vận mệnh quốc gia.

Trước đó, vào tháng 6/2010 nhà độc tài bệnh hoạn Kim Jong-il đã bổ nhiệm người anh rể là ông Jang Song Thaek vào phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương, có lẽ để bảo vệ cho "đông cung thái tử" Kim Jong-ul tương lai của mình. Quyền lực mạnh nhất của toàn dân Bắc Hàn đang nằm trong tay gia tộc họ Kim. Chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương chính là Kim Jong-il với 4 người phó chủ tịch mà trong đó đã có người anh rể Jang Song Thaek và người con Kim Jong-ul.

Nếu truyền thuyết Nông Đức Mạnh đúng là con rơi của Hồ Chí Minh thì kịch bản bại hoại của chủ nghĩa cộng sản "cha truyền con nối" cứ tiếp tục đè đầu cỡi cổ quốc gia và dân tộc VN. Đứa con trai của ông ta là Nông Quốc Tuấn, 48 tuổi (cháu nội của Hồ Chí Minh) đang được gài vào chức vụ bí thư tỉnh ủy Bắc Giang để sau này chuẩn bị bàn đạp tiến thẳng vào trung ương Ba Đình, Hà Nội.

Việt Nam luôn muốn vươn lên thành một quốc gia đứng đầu xuất khẩu gạo trên thế giới, trong khi đó có hàng trăm ngàn người đang chịu nạn đói tại Thanh Hóa. Một đất nước dưới triều đại thứ hai của TT Nguyễn Tấn Dũng đang đứng bên bờ vực thẳm của kinh tế với nạn lạm phát phi mã kỷ lục 23%. Giới công nhân VN bị bóc lột thậm tệ từ những chủ đầu tư ngoại quốc (tư bản được cộng sản VN trải thảm đỏ rước về), bất công này tạo ra cả 100 cuộc đình công trong nửa năm đầu 2011. Người yêu nước chân chính chống ngoại xâm Phương Bắc trong vùng Biển Đông đã trở thành tội đồ bị bắt tống ngục vào nơi Hỏa Lò được thế giới ghi nhận là một trong 10 ngục tù khủng khiếp nhất hành tinh với bản án "gây rối trật tự công cộng". Người yêu nước chống cộng sản Tàu bị đồng hóa giam chung với các phạm nhân hình sự tại đây.

Thật ác nghiệt cho dân tộc Bắc Hàn và Việt Nam (nếu kể thêm Cuba vào) với một chủ nghiã cộng sản độc tài gia đình trị kéo dài triền miên bất tận.

Cựu tổng bí thư Đảng XHCN thống nhất Đức (CHDC Đức), ông Egon Krenz đã tố cáo thực trạng đau thương của bánh vẽ thiên đàng XHCN thời cộng sản Đông Đức: "Những người cộng sản cũ, những người hoàn toàn tin vào lý tưởng XHCN, cho tới giờ phút này, đến cuối cuộc đời mình đã phải thừa nhận rằng họ không thể hoàn thành được lý tưởng đó (dân giàu nước mạnh)."

Các dân tộc bị áp bức và bị bóc lột của các nhà độc tài độc đảng trên hãy noi gương những người nổi dậy anh hùng của Libya đang thay đổi vận mạng của mình bằng cách đánh đổ các bạo chúa của thời đại ngày nay. Con chuột cống Moammar Gaddafi sẽ bị thộp cổ trong nay mai và người dân Libya sẽ có một "chính phủ dân chủ" và một "hiến pháp công bằng".

Mơ ước của cách mạng "Mùa Xuân Ả rập" đã dệt thành hiện thực tại nhiều nơi, người dân tại đây đang nắm giữ vận mạng cho mình và cho dân tộc. Hy vọng tiếp nối của làn gió cách mạng "Mùa Xuân Ả rập" sẽ lây lan sang các nước Á Châu và đến… Việt Nam.
 
Một thanh niên Công giáo bị bắt vì giúp đỡ các công nhân ở Saigòn
Một người bạn
08:40 25/08/2011
SAIGÒN - Anh Phaolô Hồ văn Oanh đã bị công an bắt đi ngày 16.08.2011 tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Tp. HCM khi đang ghé thăm một người quen. Anh bị bắt chỉ vì anh đã giúp đỡ các công nhân trong các khu công nghiệp và cảm nhận được những đau khổ và bất công trong các nhà máy nơi họ làm việc. Anh đã nhiều lần lên tiếng đấu tranh cho công nhân trong các cuộc đình công. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Vinh, anh đi vào miền nam sinh sống và tham gia các công tác bác ái và công lý.

Anh Oanh dòng dõi họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Anh sinh trưởng tại giáo xứ Yên Hòa, Hạt Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh. Nơi anh sinh ra là quê hương của nhiều vị thánh tử vì đạo cũng là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của giáo hội công giáo cũng như của đất nước Việt Nam. Tinh thần hy sinh vì đạo Chúa ăn sâu trong lòng mỗi người. Gia đình Anh chỉ có 3 người con mà 2 người anh chị đã đi tu. Anh trai là Hồ Văn Tự hiện đang đi tu ở một Dòng tu ở Tỉnh Đồng Nai. Người chị gái là Hồ Thị Lữ cũng là một đệ tử đang đi tu ở Sài Gòn. Bản thân anh ở xa Nhà thờ nhưng tối nào cũng đọc kinh và không một tuần nào bỏ lễ. Có một lần anh ốm rất nặng và trời mưa to nhưng anh vẫn cố đi và còn nói: “càng ốm mình càng phải đi đến Kỳ Đồng Cầu nguyện cho khỏi”

Bố mất từ khi còn rất nhỏ Mẹ anh bị gù nhưng vẫn tần tảo, lam lũ ngoài đồng kiếm tiền nuôi con ăn học. Khi tốt nghiệp đại học xong tưởng anh có thể nuôi mẹ già vì hai Anh Chị đã quyết tâm theo Chúa.

Anh Oanh luôn luôn cố gắng canh tân và hoàn thiện chính mình để mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Anh tham gia học tại lớp Khóa kỹ năng truyền thông Khóa II của Dòng Chúa Cứu Thế, và tốt nghiệp loại ưu ngày 23 tháng 6 năm 2010. Anh FX Đặng Xuân Diệu là người theo học Khóa I nói trên Facebook của mình rằng: “Các bạn nhóm 3 ơi, Diệu tự hào về các bạn. Đặc biệt bạn Paul Hồ Văn Oanh, bạn ấy đã cố gắng đến tận phút cuối”.

Là một người bạn của anh Oanh, tôi đang tự do mà nghĩ về Người anh em đang bị giam cầm, không khỏi ngậm ngùi. Tôi cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ anh trong lúc khó khăn, Xin Ngài ban cho anh luôn được bình an và giữ vững lý tưởng đạo Chúa dù cho Chính quyền đang cố tình gán ghép hay làm khổ anh bằng cách này hay cách khác.
 
Công an Hà nội tiếp tục bắt cóc sinh viên Công giáo trong đêm
J.B Nam Hà
19:46 25/08/2011
HÀ NỘI - Vào lúc 2h00 sáng thứ 6, ngày 19/8 hơn 10 người công an cả sắc phục và thường phục đã bất ngờ đột nhập vào phòng trọ của anh vơ vét tất cả đồ đạc và đồng thời bắt tất cả 5 người sinh viên công giáo Vinh đang ở trọ cùng anh Dung tại Quận Cầu Giấy – Hà Nội rồi đưa lên đồn công an Phường Yên Hòa. Anh Gioan Thái Văn Dung quê tại Xứ Nghi Lộc – Huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An đang học tập và làm việc tại Hà Nội, đạ bị chính quyền bắt cóc và đem đi trong đêm.

Công an đã tách từng người ra và bắt tất cả các em làm việc cho đến 4h sáng thì đưa trở về phòng trọ và sau đó đưa Dung đi mất. Hai ngày sau đó, công an đã về quê của Anh Thái Văn Dung tại Xứ Nghi Lộc – Địa Phận Vinh là một xứ đạo kiên cường có truyền thống đấu tranh chống lại các lực lượng vô thần, để khám nhà anh Dung. Ở Nhà họ chỉ khỉ khám qua loa thông báo bằng miệng cho gia đình là đã bắt giữ Dung.

Anh Dung là một thành viên nhiệt thành của cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, anh đã tham gia vào tất cả các hoạt động đòi công lý và sự thật tại tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà, Anh thường xuyên tham gia biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược từ đầu tháng 6 cho đến khi bị băt đi. Ngày 4/4 là ngày xét xử sơ thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ anh cũng đã bị bị bắt giam 1 ngày sau đó được thả ra vào ban đêm.

Được biết Anh Thái Văn Dung trước đây là sinh viên tin học và đứng ra quản lý một cửa hàng kinh doanh Internet. Mặc dù đang làm ăn khấm khá nhưng thông tin từ Internet đã giúp anh biết nhiều sự thật tồi tệ về xã hội, đã thôi thúc anh quyết tâm phấn đấu hy sinh để học tiếp và tìm cách chống lại áp bức, bất công. Chính vì mong muốn trở thành một chiến sỹ thông tin mà mới đây anh đã quyết tâm tham gia vào Khóa học kỹ năng Truyền Thông tại Giao xứ Thái Hà do Truyền Thông Chúa Cứu Thế đứng ra tổ chức.

Với lòng yêu nước nồng nàn và lòng mến Chúa sâu sắc, anh đã dấn thân tham gia vào các công việc của Giao hội cũng như Xã hội một cách tích cực. Mục đích của anh là quyết tâm xây dựng một Xã hội Việt Nam dân chủ, giàu mạnh.

Việc lùng sục, khủng bố bắt cóc anh em sinh viên công giáo ngay trong đêm giữa thành phố Hà Nội đã thực sự gây sốc nhiều thành viên Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội. Các em quyết sẽ tiến hành nhiều hoạt động mạnh mẽ nhằm phản đối Chính quyền khủng bố người yêu nước.
 
Văn Hóa
Nếu Chúa Giêsu đến
Bùi Hữu Thư
05:15 25/08/2011
Bạn có thay áo trước khi mở cửa cho Người?
Che dấu hình ảnh tục, và bầy Thánh Kinh ra?
Có thay thế nhạc giật gân bằng nhạc Thánh ca?
Bạn sẽ chạy ào ra hay để cho Chúa bước vào nhà?

Nếu Chúa đến ở trong nhà bạn một ít lâu
Bạn sẽ tiếp tục làm những gì thường ngày sao?
Có tiếp tục nói tất cả những gì bạn thường nói?
Đời sống bạn có tiếp diễn từng ngày như lúc đầu?

Bạn có đưa Giêsu tới mọi nơi bạn thường đến?
Hay sẽ đổi chương trình trong vài ngày thôi?
Có thích cho Chúa gặp những người bạn thân mến?
Hay hy vọng họ sẽ xa lánh cho đến khi Chúa đi rồi?

Bạn có muốn cho Chúa ở lại với bạn luôn mãi?
Hay vui sướng vì cuối cùng Chúa đã ra đi?
Nếu chính Chúa sẽ đến ở với bạn một hạn kỳ,
Rất mong muốn được biết bạn sẽ làm chi?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Một Bóng
Nguyễn Bá Khanh
21:57 25/08/2011
MỘT MÌNH MỘT BÓNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Yêu nhiều mà vẫn một mình đơn côi
Dẫu sao cũng cám ơn trời
Vì ta cứ ngỡ ta người biết yêu...?
(Trích thơ của Phong Nguyên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền