Ngày 28-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tà tâm
Lm Vũđình Tường
07:30 28/08/2015
Cơ thể con người luôn phải phấn đấu chống lại bệnh tật và các thứ vi khuẩn đầy dẫy trong không gian. Dù thật cẩn thận bạn cũng chỉ có thể tìm được thực phẩm tương đối sạch, tươi nhưng không thể kiếm ra thức ăn, nước uống tinh tuyền, sạch trăm phần. Rất nhiều trường hợp không thể tránh mà phải chấp nhận. Ví dụ như bạn bay chuyến bay dài năm bảy tiếng đồng hồ bạn sẽ phải chia sẻ cùng lượng không khí trong máy bay với hàng trăm người khác. Trong số đó có bao hành khách mang bệnh mỗi lần thở ra hít vào đều xả vào không khí hàng loạt vi trùng. Da tay bạn sờ vào thành ghế, cầm cái li, bắt tay khách hàng, ngồi cùng chiếc ghế trên xe bus. Làm sao có thể bảo đảm da tay của họ cũng sạch sẽ, rửa cẩn thận như tay của bạn. Vì thế cơ thể ta liên tục chống lại vi khuẩn xâm nhập vào từ bên ngoài.

Tà tâm phát sinh từ một tâm hồn bất chính. Tâm hồn bất chính vì tâm hồn đó được nuôi dưỡng bằng những tư tưởng sai trái. Sai trái phát sinh do dục vọng. Dục vọng đây bao gồm lạc thú, danh lợi và tham vọng. Tương tự như vi khuẩn dục vọng không ngưng nghỉ mà luôn tìm cách xâm nhập vào cuộc sống tâm linh của con người. Chúng xâm nhập vào bằng muôn ngả, nghìn cách. Ngưng canh phòng là bị chúng âm thầm tấn công tâm linh ta. Chúng đóng đô trong tâm hồn và lung lạc cách suy nghĩ, phán đoán công chính. Thay vào đó là tư tưởng sai trái. Ta không những trở thành nạn nhân của tư tưởng tà vạy mà còn đứng ra tự bênh vực, biện hộ cho hành động sai trái do tư tưởng lầm lạc hướng dẫn.

Ai cũng biết thực phẩm tốt ăn vào có lợi cho cơ thể, trong khi thực phẩm xấu ăn vào làm hại cơ thể. Cả hai loại thực phẩm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến đời sống tâm linh vì thực phẩm nuôi cơ thể không thể nuôi tâm linh. Thực phẩm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh bao gồm sách báo xấu và những dục vọng ta du nhập vào. Hình ảnh xấu tạo cảm xúc, kích thích ngũ quan để từ đó dẫn đến tư tưởng và hành động trái luân thường, đạo lí. Để bênh vực cho những hành động tồi tệ đó người ta tìm cách chỉ trích luân thường là cổ hủ, đạo lí là lỗi thời hầu lấn át tiếng nói lương tâm công chính. Như thế nội chiến xảy ra trong tâm hồn và tư tưởng xấu, tồi tệ đang thắng thế và chính ta đứng ra bảo vệ, bênh vực chúng.

Tư tưởng tốt, hình ảnh tốt, cảm xúc tốt là những thực phẩm tốt cho đời sống tâm linh. Những điều này đến từ Thiên Chúa và giáo huấn của Đức Kitô bởi Ngài là nguồn gốc của thiện hảo, nguồn gốc của mọi sự tốt lành. Đức Kitô không chê trách phong tục tốt lành ông cha truyền lại nhưng Ngài chỉ trích lối giải thích một chiều nhằm mục đích phục vụ nguồn lợi của phe Biệt Phái và Cơ Đốc. Chính lối giải thích xuyên tạc sự thật là điều Đức Kitô chỉ trích và cho biết lối giải thích xuyên tạc trên đến từ một tâm hồn bất chính, một tâm hồn ảnh hưởng bởi thực phẩm hư nát hoành hành, hướng dẫn. Chính những hành động trên gây tác hại cho lối suy nghĩ, phán đoán phản lại công chính và tình yêu Chúa ban. Chính thân nhân họ sẽ trở thành nạn nhân và cộng đồng nhân loại bị ảnh hưởng lây do lối sống bất chính.

Thiên Chúa là Đấng duy nhất làm trong sáng hoá tâm hồn, biến con tim nguội lạnh, bất cảm thành con tim biết cảm thông, thanh tẩy con tim hận thù thành con tim biết tha thứ. Ngài ban sự sống cho con tim khô khan, nguội lạnh bởi Ngài là Đấng vừa sáng tạo vừa ban sự sống cho tâm hồn. Tâm hồn nào thuộc về Ngài đều có bình an thực sự trong tâm hồn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 28/08/2015
NGƯỜI HAY QUÊN
N2T

Lỗ Ai công hỏi Khổng tử:
- “Tôi nghe nói có người rất hay quên, lúc dọn nhà quên mất vợ con, có chuyện ấy chăng ?”
Khổng tử cười nói:
- “Như thế cũng chưa phải là người hay quên, người hay quên nhất là người quên cả bản thân mình – Trước đây, cuối đời nhà Hạ có một quân vương gọi là Kiệt, cả ngày say đắm trong chơi bời hưởng lạc mà không trông nom việc triều chính. Ông ta có một quan đại thần tên là Độc Long, cũng chỉ biết nịnh nọt lấy lòng, Kiệt vương do đó mà càng thêm hoang dâm vô đạo. Về sau Hạ Kiệt vương bị giết, Độc Long cũng bị năm trâu phân thây, hai người nầy đều là người quên mất bản thân mình”.
Lỗ Ai công nghe xong, mặt mày đỏ ửng lên.
(Thuyết Uyển)

Suy tư:
Dọn nhà mà quên mất vợ con thì đúng là người hay quên và cũng tiếu lâm nhất, nhưng quên mất bản thân mình thì là chuyện đáng buồn và đáng sợ nhất.
Người quên mất bản thân mình là người hay phê bình người khác và luôn oán trời trách người, họ quên mất cái xấu của bản thân đã đành, mà ngay cả những việc làm tốt của người khác đã làm cho họ, họ cũng quên mất tiêu. Quên mất bản thân chính là bo bo giữ lấy những cái không phải của mình như kiêu ngạo với anh em, tham lam của người khác, hay ghen với những thành tựu của anh em, phân bì so đo với mọi người.v.v... tất cả những cái đó đều không phải là của người Ki-tô hữu, càng không phải là môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
Bản thân của tôi là linh mục được Thiên Chúa chọn, để trở nên những mục tử tốt lành thánh thiện dể dẫn dắt đoàn chiên của Chúa; bản thân tôi là nam nữ tu sĩ được thánh hiến để phục vụ Đức Chúa Giê-su qua những người bất hạnh; bản thân tôi là người Công Giáo được cứu chuộc nhờ Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su để trở nên con cái của Thiên Chúa…
Trong cuộc sống hằng ngày, tôi có quên mất bản thân mình không ? Hay là như Lỗ Ai công đắm mình trong tửu sắc ăn chơi thác loạn mà quên mất bản thân mình là quân vương đang cai trị đất nước chứ không phải người nhậu nhẹt; quên mất mình là vua chúa chứ không phải là hạng đầu đường xó chợ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 28/08/2015
N2T

62. Những người được mắt nhân từ của Đức Mẹ Ma-ri-a nhìn đến, nhất định có thể ăn năn hối cải mà được sự sống trường sinh.

(Thánh Antoninus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Sống đức tin bằng cả tâm hồn
Lm. Jude Siciliano, OP
23:58 28/08/2015
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN (B)
ĐệNhịLuật. 4: 1-2, 6-8; T.vịnh. 14; Giacôbê 1: 17-18, 21b-22, 27; Mc. 7: 1-8,14-15, 21-23

SỐNG ĐỨC TIN BẰNG CẢ TÂM HỒN

Vừa rồi tôi nói chuyện với vài người bạn, và họ giải thích cho tôi việc thán cảm theo mùa. Một người nói như thế này "tháng sáu tôi nghĩ đến mùa hè lâu dài lúc trước, nhưng bây giờ thì đã qua rồi... Tiếc thật. Rồi sẽ đến mùa cảm cúm lại đến, phải rửa tay thật kỹ và dùng thuốc khử trùng lau tay để khỏi đau ốm. Chúng ta sẽ rửa tay kỹ nhiều lần trong ngày để tránh khỏi vi trùng".

Thật thế. Không phải chỉ nói đến cảm cúm mà thôi. Lúc nhỏ mẹ chúng ta cũng thường nói "rửa tay sạch trước khi ngồi vào bàn ăn". Rửa tay trước khi ăn và rửa nhiều lần trong mùa cảm cúm thật có ý nghĩa. Vậy thì có gì lạ đâu về việc "không sạch sẽ" và “không rửa tay" trong phúc âm hôm nay? Vậy Chúa Giêsu và các môn đệ không để ý đến việc giữ gìn sạch sẽ hay sao?

Hình như thánh Mác cô viết cho những người không phải Do thái, họ không biết gì về tục lệ Do thái về việc rửa tay. Cựu ước không buộc phải rửa tay trước khi ăn, hay rửa đồ ăn mua ở chợ đem về, và rửa "chén, bình, ấm và giường". Những tục lệ rửa sạch là phần của truyền thống theo lời nói do các rabbi đặt ra. Đó là thủ tục giữ sạch sẽ do các người Pharisêu đề xướng để hoà hợp với các tục lệ ở đền thờ với tục lệ đời sống hằng ngày ở ngoài đền thờ.

Các người Pharisêu có dạy một điều: là đời sống hằng ngày có thể là nơi hoạt động tôn giáo. Các thủ tục tôn giáo không chỉ dành riêng cho những nơi "sống tôn giáo" mà thôi. Cũng như khi cha mẹ chúng ta treo cây thánh giá, các ảnh Chúa Giê su, mẹ Maria, thánh Giuse và các thánh trong nhà phải không? Những vật ấy nhắc chúng ta là vật đáng kính trong đời sống hằng ngày. Bà tôi có thể thắp nến, làm dấu thánh giá và đọc kinh trước cây thánh giá trong phòng ngủ. Ông bà tôi cũng đi lễ ngày Chúa Nhật. Bà tôi có 9 người cháu nên trong tuần bận rộn không có thì giờ chạy lên nhà thờ thắp nến và cầu nguyện, nhưng bà tôi có thể thắp nến và cầu nguyện trong phòng ngủ.

Hãy ghi chú "các người Pharisêu và thầy tư tế ở Giêrusalem đến tụ họp xung quanh Chúa Giê su. Các bạn có cảm thấy sự căng thẳng không? Những người này ở Giêrusalem, họ thuộc các tổ chức ở Giêrusalem. Đám đông dân chúng xung quanh Chúa Giê su có lẽ biết các chức phẩm tôn giáo này thuộc về Giêrusalem. Họ đến để thách đố Chúa Giê su về "các tục lệ của các bô lão". Họ nghĩ là Chúa Giêsu không giữ 613 lề luật mà họ nghĩ các người đạo đức Phải tuân giữ.

Vì thế tại sao Chúa Giê su không mạnh dạn trả lời cho các người Pharisêu? Có thể vì các người đó thách đố nhiều, và hình như tỏ ra họ là những người đạo Đức chính cống. Chúa Giê su không bãi bỏ các tục lệ tôn giáo mà họ tuân giữ, nhưng Chúa Giê su bác bỏ ý định của họ chống đối Ngài. Chúa Giê su gọi họ là những kẻ đạo Đức giả. Cũng như tôi đã có lần nghĩ ông bà tôi như vậy vì họ có các vật thánh để ở nhà để đọc kinh và không bao giờ đến nhà thờ, hay giữ vài điều theo đạo đức Kitô giáo. Bao nhiêu gia đình ở nhà trinh bày những vật và hình ảnh về tôn giáo, nhưng lại không hề bước chân qua ngưỡng cửa nhà thờ?

Người Pharisêu cho họ đạo đức hơn cả những người thời bấy giờ. Tuy vậy Chúa Giê su nói với họ là "họ không để ý đến các điều răn của Thiên Chúa, mà lại bám vào các tục lệ truyền thống". Kinh thánh không nói về việc rửa tay, rửa các dụng cụ để ăn trước khi ăn, nhưng nói rõ về việc mến Chúa, yêu tha nhân, chăm sóc cô nhi quả phụ, và giúp người nghèo. Chúa Giêsu nói với đám đông dân chúng là không Phải của ăn qua thân xác con người mà chinh là hành động từ tấm lòng con người mới làm cho con người ra ô uế.

Chúa Giê su trả lời thẳng cho người Phari sêu. Họ bảo là các môn đệ phạm giới luật, nhưng đó là cớ để họ chống đối Chúa Giêsu. Lời Chúa Giêsu đáp lại người Pharisêu là lời của ngôn sứ Isaia để buộc tội những người giữ lề luật tôn giáo bên ngoài mà lòng họ thì xa việc giữ điều răn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu dùng lời ngôn sứ Isaia làm bằng chứng việc Ngài buộc tội họ: "dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là luật phàm nhân". Không Phải điều gì bên ngoài làm cho con người ra ô uế. Chính là điều bên trong tấm lòng của con người mói làm cho con người ra ô uế. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là trong thâm tâm chúng ta có những ý định xấu: ganh tỵ, hận thù, tà dâm, trộm cắp, độc ác v.v…. Rồi từ lòng con người sinh ra những hành động xấu xa, độc ác với người khác.

Trong phúc âm Chúa Giê su kêu gọi chúng ta hãy để ý đến thâm tâm bên trong và cả hành động bên ngoài. Chúng ta bắt đầu Thánh Lễ hôm nay như thường lệ là xin ơn tha thứ cho những việc chúng ta đã làm, và không làm. Chúng ta không chỉ nói đến việc làm bên ngoài, mà cả bên trong thâm tâm đời sống chúng ta là những ý nghĩ và cảm giác mà chúng ta có hành động hay chỉ âm thầm giữ bên trong. Đó là những điều chúng ta đem đến trong phụng vụ hòm nay với lòng ao ước được trong sạch . Đó là những điều chúng ta dâng khi chúng ta thưa "xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa Ki tô thương xót chúng con, xin Chúa thương xót chúng con"

Trong bài đọc thứ hai, thánh Giacôbê nhắc chúng ta nguồn gốc sự thiện: "mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên...". Hôm nay chúng ta có thể xem xét tâm hồn chúng ta theo lời dạy của thánh Giacôbê. Ông nói với chúng ta là chúng ta sẽ "được trong sạch và không ô uế trước mặt Thiên Chúa" nếu chúng ta "lo cho cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân". Đây là những luật lệ tôn giáo chúng ta cố gắng đem đến phụng vụ trong khi chúng ta hiệp nhau mừng phép Thánh Thể.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



22nd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Deut. 4: 1-2, 6-8; PS. 15; James 1: 17-18, 21b-22, 27; Mk. 7: 1-8,14-15, 21-23

I spoke with several friends recently and they expressed what they called "seasonal sadness." One put it this way, "In June I looked forward to the vast expanse of summer ahead. And now it's almost over! Soon we will be in flu season again, washing our hands thoroughly and using hand sanitizers to prevent getting sick. We’ll be washing our hands frequently throughout the day battling invisible germs!"

True enough. It’s not just about the flu. Since childhood our mothers told us, "Wash your hands before you come to the table." It makes perfect sense to wash our hands before eating and more frequently during the flu season. So, what’s all the fuss about "unclean" and "unwashed hands in today’s gospel? Weren’t Jesus and his disciples concerned about cleanliness and sanitation?

Mark seems to be writing for a non-Jewish audience with no knowledge of Jewish rituals for hand washing. The Old Testament did not require hand washing before meals or washing food brought from the market, "cups and jugs and kettles and beds." These were purification rituals that were part of the oral tradition passed down by the rabbis. It was a matter of ceremonial cleanliness, mostly promoted by the Pharisees, who tried to unite Temple customs with daily life outside the sacred space.

There is a lesson in what the Pharisees were teaching; that daily life could also be a place for religious practices. Religious observance wasn’t just reserved to the "official religious sites." Wasn’t that what our parents are doing when they placed crucifixes, images of Jesus, Mary, Joseph and the Saints in our homes? They were reminders of the sacred in our ordinary, daily lives. My grandmother would light a candle, make the sign of the cross and say a prayer before the crucifix in her bedroom. My grandparents also went to church on Sunday. Grandma had nine children with little time to run up the block to church to light candles and pray during a busy week. But she could go into her bedroom and perform her simple ritual and prayer.

Note: "The Pharisees with some scribes who had come from Jerusalem gathered around Jesus...." Can you feel the tension? These officials have come from Jerusalem; they were part of the establishment there. The crowd around Jesus would have seen and probably overheard what these officials from Jerusalem were saying to Jesus. They came to challenge Jesus about "the tradition of the elders." They thought Jesus was violating the body of unwritten laws (which consisted of 613 precepts) they believed truly religious people ought to observe.

So, why did Jesus respond so strongly to the Pharisees? Maybe because they were so challenging and seemed to be setting themselves up as paragons of virtue. He was not rejecting the religious customs they practiced as much as their intention to attack him. He calls them hypocrites. Which is what I might have thought about my grandparents, if they had their little prayer rituals and religious objects at home, but never went to church, or practiced Christian virtues. How many homes have we gone to and found religious objects displayed, yet have known the occupants never cross the threshold of a house of worship?

The Pharisees claimed to be devout, even more so than their contemporaries, however Jesus tells them they "disregard God’s commandment but cling to human tradition." The Bible doesn’t spell out how to wash hands, food utensils before eating, but it is very explicit about loving God by loving neighbor, caring for widows and orphans and giving to the poor. Jesus tells the crowd it is not food which passes through the body but behavior that defiles.

Jesus is incisive in his response to the Pharisees. They may have been accusing his disciples of the violations, but that was just an excuse to attack him. His response to the Pharisees is a prophetic one. He uses the prophet Isaiah to condemn superficial observance of religious practices of those who failed in their commitment to God. He supports his argument by pointing to what Isaiah condemns, "in vain do they worship me, teaching as doctrines human precepts." It’s not what’s external that renders a person "unclean." It’s what is in the depths of a person’s heart. Jesus reminds us that in our hearts reside jealousy, revenge, hatred, lust, oppression etc. and from the heart come acts that humans inflict on one another.

In the gospel Jesus calls us to our interior as well as exterior observance. We began Mass today, as we always do, asking for mercy for what we have done and what we had failed to do. We were not just addressing our external deeds, but also looking to our interior life – our thoughts and feelings – whether we acted on them or merely harbor them within. That’s what we bring to our worship today, our desire for a clean heart. And that’s what we were offered when we asked, "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy,."

James, in our second reading, reminds us of the source of our good "All good giving and every perfect gift is from above…." We can examine our conscience today guided by this reading. James tells us we will be "pure and undefiled before God" if we "care for orphans and widows in their affliction." This is the kind of religious observance we try to bring to our worship today as we gather for Eucharist.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Nữ Tu bạn cuả tên cướp Billy the Kid có thể được phong thánh.
Trần Mạnh Trác
07:45 28/08/2015


Sống đức tin nơi miền hoang dã:

Miền Tây Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19 là một vùng giới tuyến hoang dã, có nhiều truyền thuyết về những tay giang hồ hảo hớn, chính đạo có mà tà đạo cũng có, vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay, nhất là trong văn chương và phim ảnh bình dân.

Sơ Blandina Segale, dòng Sisters of Charity (Các Chị Em Bác Ái), cũng được liệt vào hàng quái kiệt cuả vùng đất ấy. Sơ sống cùng thời với một kiệt nữ có hỗn danh là Calamity Jane (Jane Tai Hoạ), nhưng một bên sống một cuộc đời Tu Hành Từ Thiện còn bên kia thì sống một cuộc đời Lang Bạt Kỳ Hồ. Không có bằng cớ nào cho biết hai người đã gặp nhau dù rằng những nẻo đường đời cuả họ đã đan chéo chồng chất lên nhau.

Sơ là đối thủ 'đồng cân đồng lượng' với một tên 'tà đạo' khét tiếng, vừa khát máu vừa tàn bạo, đáng sợ nhất thời bấy giờ, đó là tên cướp Billy the Kid. Theo hồi ký cuả Sơ thì họ đã gặp nhau và coi nhau như 'bạn.'

Hệ thống truyền hình PBS đã mô tả Sơ là ‘The Fastest Nun in the West’ ('Người Nữ Tu Nhanh Nhất Miền Tây'), trong một 'hồi' (episode) cuả loạt chuyện (series) 'Death Valley Days' ('Những ngày ở vùng Thung Lũng Chết'). Câu chuyện kể lại (một cách phóng đại và thêm màu mè) thành tích cuả Sơ Blandina đã đương đầu và thành công trong việc chấm dứt nạn đám đông lôi kẻ tình nghi ra treo cổ (lynch mop) mà không đợi xét xử.







Công cuộc mở án phong thánh:

Ngày 26 tháng 8 vừa qua, giáo dân cuả tổng giáo phận Santa Fe ở Albuquerque (New Mexico) đã cử hành một nghi lễ "thẩm vấn đầu tiên" ("first inquiry") để tiến hành công cuộc xin phong thánh cho Sơ Blandina Segale. Giai đoạn thẩm vấn công khai được TGM nghỉ hưu là Michael Sheehan làm chủ tịch, có mục đích tìm kiếm những chứng cớ để thiết lập hồ sơ chính thức lên Vatican.

Nhiều nhân chứng cho biết Sơ Segale đã tranh đấu cho người 'Da Đỏ', cho dân Mễ, cho người di cư gốc Ý chống lại những lừa đảo, đối xử tàn nhẫn và bạo lực của những tên lưu manh cậy thế cậy quyền đi chiếm đất và ngăn chặn những việc buôn bán phụ nữ mãi dâm.

Họ làm chứng rằng sau khi chết, Sơ Blandina đã làm phép lạ cứu giúp những bệnh nhân ung thư và những người nhập cư nghèo.

Đó là chưa kể tới nhiều trường học và bệnh viện mà Sơ đã lập ra tại các tiểu bang New Mexico và Ohio, vẫn còn hoạt động cho đến ngày hôm nay.

Năm ngoái, tổng giáo phận Santa Fe đã nhận được văn thư cuả Vatican cho phép mở hồ sơ phong thánh cho Sơ, đây là lần đầu tiên trong 400 năm lịch sử của New Mexico mà Giáo Hội Công Giáo La Mã đã ban hành một nghị định mở án phong thánh cho một cư dân cuả tiểu bang.

Cuộc đời Sơ Blandina:

Sơ Blandina, tên là Maria Rosa Segale, sinh ra ở Cicagna nước Ý, vào năm 1854 khi bốn tuổi thì theo cha mẹ di cư tới Cincinnati, Ohio. Maria Rosa đã ăn sinh nhật thứ 5 của mình trên tàu trong khi vượt biển.

Lúc 16 tuổi, Maria Rosa gia nhập dòng Sisters of Charity và lấy tên là Sơ Blandina. Lúc 22 tuổi, Sơ được gửi đi một mình tới miền Tây đang được khai hoang, bắt đầu là Trinidad trong 'lãnh thổ' ('territory') Colorado (chưa trở thành Tiểu Bang) để dạy học. Một vài năm sau đó, Sơ được gửi về phiá nam, đến Santa Fe và sau đó đến Albuquerque ở New Mexico.

Trong thời gian ở New Mexico, Sơ Blandina đã giúp thành lập hệ thống y tế công cộng và hệ thống trường công với việc xây dựng các bệnh viện đầu tiên và trường học tại Albuquerque. Sơ thường xin cho các tù nhân được tại ngoại tạm thời để giúp đỡ các công việc xây dựng.

Năm 1897, Sơ trở về dòng mẹ ở Cincinnati và xây dựng trường Santa Maria Institute, để lo cho người di dân.

Phần lớn những gì người ta được biết về cuộc sống cuả Sơ Blandina trong giai đoạn ở miền Tây là nhờ ở một loạt các bức thư gửi cho cô em gái, là Sơ Justina Segale, ở Ohio. Các thư từ đó, viết trong khoảng từ năm 1872 đến 1894, đã được xuất bản mười năm trước khi Sơ Blandina qua đời (1941.)

Ngăn cản một đám đông treo cổ (lynch mop):

Khi Sơ Blandina đang dạy học tại New Mexico thì một học sinh chạy tới nói với Sơ, "Bố con vừa bắn một người, người ta sắp treo cổ bố."

Lập tức Sơ Blandina hối hả chạy đi dàn xếp sự việc. Sơ tới thăm kẻ bắn, thuyết phục anh ta viết lời thú tội. Sau đó, Sơ gặp nạn nhân đang hấp hối, xin anh tha thứ cho kẻ thù trước khi qua đời.

Dù cho hai người đàn ông đã giao hòa với nhau, Sơ Blandina vẫn còn phải phân bua và trấn an một đám đông đang hăm hở tiến đến đòi thắt cổ 'tên sát nhân,' rồi sau đó đưa anh ta đến tòa án an toàn mà được xét xử theo luật. Anh ta bị kết án chung thân khổ sai. Nhưng chỉ sau chín tháng thì được cho về để lo chăm sóc cho bốn đứa con còn bé.

"Sơ đã tước vũ khí ra khỏi tay đám đông, hạ dây treo cổ xuống và đồng thời xoá bỏ lòng thù hận ở nơi họ", ông Allen Sanchez nói về câu chuyện giửa Sơ và đám đông tàn bạo.

Allen Sanchez là giám đốc điều hành bệnh viện nhi đồng St. Joseph ở Albuquerque, bệnh viện mà Sơ Blandina thành lập. Ông cũng là một trong những thỉnh nguyện viên cho vụ án phong thánh.

"Sơ ấy phải có một sức quyến rũ để có thể làm xuôi lòng họ!" Ông nói thêm. "Tôi nghĩ rằng sở dĩ họ có thiện cảm với Sơ và làm theo Sơ, bởi vì Sơ đã quan tâm đến họ và đã có thể nhìn thấy phẩm giá ở nơi mỗi người, từ những đứa trẻ mồ côi vô tội cho tới những tên tội phạm sống ngoài vòng pháp luật."

Bạn cuả Billy the Kid:

Nói đến những tội phạm, không thể không kể đến trường hợp cuả tên Billy the Kid, một tên tướng cướp chuyên đánh cướp ngân hàng và xe đò (chạy bằng ngựa) trong thời miền Tây Hoang Dã (the Wild West).

Dù cho tên đó không hề nể Trời nể Đất, cuối cùng hắn cũng phải nể một người đàn bà có bản lãnh.

Theo những chuyện kể dân gian và đối chiếu với những bức thư cuả Sơ Blandina thì người ta đan lại câu chuyện giữa hai người như sau:

Một tên đồng bọn cuả Billy the Kid bị bắn và bỏ cho chết, các bác sĩ ở Trinidad (Colorado) lúc đó từ chối không chữa hắn. Sơ Blandina đã quyết định đưa hắn về nhà, lo cho hắn 3 tháng trời, tới khi hắn bình phục.

Nhưng tên tướng cướp Billy the Kid (tên thật là Henry McCarty) thì vẫn chưa hả giận, hắn tung ra tin đồn là sẽ đánh úp thành phố để trả thù, và sẽ lấy da đầu cuả 4 vị bác sĩ đó.

Sơ Blandina đã đón hắn ở dọc đường, và nhân danh tên cướp được Sơ cứu chết, thuyết phục hắn từ bỏ ý định.

Sau đó họ trở thành bạn. Khi hắn bị bắt, Sơ đã đi thăm hắn trong tù. Hắn cho biết đã có lần hắn ngưng không đánh cướp một chuyến xe đò (stage-coach) bởi vì hắn nhìn thấy một người khách ở trong xe là Sơ.



Bước tiếp theo

Để được phong chân phước, cần phải chứng minh là nhờ sự chuyển cầu cuả Sơ Blandina đã xẩy ra một phép lạ mà khoa học không thể giải thích được. Hiện nay đã có một số những trường hợp như vậy, do đó người ta đã hy vọng rằng, án phong thánh cuả Sơ Blandina sẽ tiến triển một cách mau chóng.

Theo ông Sanchez, "có một em bé sinh thiếu tháng với một van tim bị hỏng và lá phổi bị sụp", ông nói. "Gia đình này đã lập tức liên lạc với chúng tôi, cho biết họ làm tuần cửu nhật cầu nguyện cùng Sơ Blandina cho em. Các bác sĩ đã không mấy hy vọng, nhưng chỉ bốn ngày sau thì họ không thể tìm ra vấn đề gì ở tim nữa, giống như thể không hề có sự gì đã xảy ra vậy. Các bác sĩ nói rằng không có cách để giải thích, vì vậy mà chúng tôi đang theo đuổi 'ca' này, nhưng cũng có rất nhiều những 'ca' như thế nữa đang được theo đuổi thêm. "

Dù hy vọng sẽ có một cuộc phong thánh mau chóng, nhưng kinh nghiệm cho thấy những việc phong thánh có thể kéo dài hàng thế kỷ.

Dù sao thì sự khám phá lại cuộc sống cuả một Nũ Tu như Sơ Blandina sẽ cung cấp cho chúng ta một mẫu gương sống đạo quan trọng và gần gũi với hòan cảnh xã hội ngày nay. Theo ông Sanchez thì Sơ Blandina đã cho thấy không những chúng ta cần giải quyết những khó khăn cấp bách, nhưng đồng thời cũng cần giải quyết tận gốc những nguyên do phát sinh ra từ cơ chế cuả xã hội.

"Sơ sẽ bắt đầu từ những công việc từ thiện rồi tiến lên tới những vấn đề công bằng xã hội," ông Sanchez nói. "Ví dụ, nếu gặp tình cảnh các công nhân đường sắt lang thang đầu đường xó chợ, Sơ sẽ cung cấp thức ăn và nhà ở cho họ, nhưng sau đó Sơ cũng sẽ đặt vấn đề với giới chủ nhân là tại sao các công nhân đường sắt đã không được chăm sóc đàng hoàng. Và cũng như thế, đó là 'ơn gọi' cuả chúng ta ngày hôm nay. Từ thiện là quan trọng, nhưng đó là nơi mà bạn bắt đầu, sau đó bạn sẽ di chuyển đến công bằng xã hội. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngân khánh 25 năm linh mục của Linh mục Philip Lê Văn Sơn, Melbourne
Trần Văn Minh
09:07 28/08/2015
Melbourne, vào lúc 19 giờ ngày 28-08- 2015. Tại Nhà thờ Thánh Monica vùng Footscray, Thánh lễ đồng tế tạ ơn mừng 25 năm Linh mục của Linh mục chánh xứ Thánh Monica Philip Minh Lê Văn Sơn đã được cử hành rất trọng thể.

Mời coi hình

Mặc dù trời lạnh, nhưng trong ngôi Thánh đường nhỏ bé đã không còn một chỗ trống, giáo dân từ khắp các giáo xứ trong Tổng Giáo phận đã về dự Thánh lễ tạ ơn thật đông đảo, nhiều người phải ngồi trên từng chân cầu thang và cũng có rất nhiều người ngồi trong phòng áo, nơi cuối nhà thờ phải kê thêm ghế giữa lối đi cho giáo dân ngồi hiệp dâng Thánh lễ. Ca đoàn Hài Đồng đã xuất sắc dùng lời ca tiếng hát để cùng cộng đoàn hiệp dâng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho linh mục chánh xứ trong ngày kỷ niệm Ngân khánh linh mục.

Thánh lễ tạ ơn 25 năm hồng ân linh mục, do Linh mục Philip Minh Lê Văn Sơn chủ tế cùng với gần 30 linh mục và có sự hiện diện đặc biệt của Đức cha vincent Nguyễn Văn Long Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne trong Thánh Lễ. Trong niềm tri ân và cảm tạ, Linh mục Philip Minh Lê Văn Sơn đã coi mình như người con được trở về nhà Cha sau tháng ngày lưu lạc.

Chính vì thế nên trong bài Tin Mừng, trong ngày Lễ tạ ơn, Linh mục chọn bài Tin mừng nói về: “Người Cha nhân hậu” và trong bài chia sẻ, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long kể lại đời sống tu trì của Linh mục Philip Minh Lê Văn Sơn đã không được suông sẻ, trong khi các tu sĩ chỉ đi qua chức phó tế từ sáu tháng đến một năm, thì Cha Philip qua 16 năm trong chức vụ phó tế, mới được thụ phong chức linh mục và sau đó, qua 24 năm được sai đi làm dâu trăm họ với chức phó xứ từ khắp các xứ đạo từ Đông sang Tây của Tổng Giáo phận Melbourne. Với cương vị của một linh mục phó xứ, Ngài đã phục vụ hết mình. Cho đến khoảng hơn một năm trở lại đây, Linh mục Philip mới nhận được bài sai về nhận chức Chánh xứ Giáo xứ Thánh Monica vùng Footscray.

Tạ ơn Chúa đã ban muôn hồng ân để nâng đỡ Cha trong suốt 25 năm Linh mục của Chúa và mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Cha có đủ sức mạnh tiếp tục nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho Ngài.

Sau Thánh Lễ, ông Trương Văn Công đại diện cho Giáo xứ đã ngỏ lời cám ơn đến Đức cha phụ tá, quý cha đồng tế cùng quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã về hiệp dâng Thánh lễ chung niềm vui cùng Cha Chánh xứ cũng như toàn thể giáo xứ Thánh Monica.

Một bữa tiệc mừng được tổ chức trong hội trường giáo xứ, với rất đông người vì tình yêu mến Cha xứ cùng ở lại tham dự, nhất là có phần văn nghệ thật đặc biệt do các ca đoàn trình diễn, đơn ca, song ca, tứ ca. Đặc biệt hơn cả là phần giúp vui của Đức cha Vincent và quý cha đã hợp ca bài: “Chúa không lầm” để ưu ái tặng cho Cha Chánh xứ nhân dịp kỷ niệm Ngân khánh 25 năm linh mục.

Không khí vui tươi, ấm nồng trong hội trường, mọi người được mời vừa dùng bữa, vừa thưởng thức phần văn nghệ, hàn huyên bên nhau thật vui, xua tan cái lạnh cuối Đông của Melbourne về đêm. Tiếng vỗ tay vang rền khi Linh mục Philip nâng dao cắt chiếc bánh kỷ niệm 25 năm linh mục trong tiếng chúc mừng.
 
Đại hội liên tu sĩ giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức tại Thái Bình
Ban Truyền thông Giáo phận
12:49 28/08/2015
Đại hội Liên Tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội tại Giáo phận Thái Bình – 28.8. 2015

Trong niềm hân hoan vui mừng của Năm Đời Sống Thánh Hiến, thứ Sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2015, tại Tòa Giám mục Thái Bình đã diễn ra Đại hội Liên Tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội.

Từ sáng sớm, từng đoàn xe của các đơn vị đã lăn bánh tới quảng trường Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình. Vì chương trình của ngày Đại hội được bắt đầu từ lúc 6g15, nên có những đơn vị ở xa đã phải đến từ tối hôm trước, chanh thủ chạy chương trình văn nghệ cũng như trang trí lều trại của mình.

Xem Hình

Đến với Thái bình hôm nay, nhiều tham dự viên đã phải ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến quần thể kiến trúc lộng lẫy, đồ sộ và hài hòa của ngôi Nhà thờ và Nhà chung Giáo phận, mặc dù công trình Nhà chung vẫn con đang trong dai đoạn hoàn thiện. Có những tham dự viên đã buột miệng thốt lên rằng: không ngờ Giáo phận Thái Bình lại có được một trung tâm tôn giáo khang trang, đẹp đẽ, lộng lậy và duyên dáng như thế này”.

Hồi 6g15, sau phần đón tiếp, báo cáo con số tham dự, các tham dự viên nghi ngơi ít phút, rồi các đơn vị ổn định vị trí tại sân vòm Nhà chung (sân giếng trời) để chuẩn bị bước vào chương trình khởi động với vũ điệu bài ca chủ đề của ngày Đại hội “Vỗ cánh chim bồ câu”.

Về tham dự hôm nay, Đại hội hân hoan được đón Đức Hồng Y Phêrô – Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội, Đức Cha Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Giáo phận Bùi chu và gần 2.000 tham dự viên gồm quý cha và các tu sĩ đến từ 10 giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội.

Đúng 7g30, Đại hội chính thức được bắt đầu với việc nói về ý nghĩa ngày hôm nay của Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận Thái Bình và là Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đồng thời, ngài long trọng tuyên bố khai mạc Đại hội với chủ đề “Hãy đánh thức thế giới”. Cùng với lời tuyên bố khai mạc của Đức Cha Phêrô là vũ điệu “Tình yêu nhiệm màu” do các sơ Dòng Đaminh Bùi Chu thể hiện. Liền sau đó là và nghi thức diễu hành của 10 đơn vị.

Thánh lễ tạ ơn mừng kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời và cầu nguyện cho Ơn goi được cử hành vào hồi 8g00 tại sân vòm Nhà chung Giáo phận, do Đức Hồng Y Phêrô chủ tế.

Mở đầu thánh lễ, cùng với việc ngỏ lời chào chúc cộng đoàn phụng vụ, Đức Hồng Y cho thấy, Đại hội Liên Tu sĩ của Giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức trong dịp này là đỉnh cao của Năm Đời Sống Thánh Hiến. Ngài mời gọi các tu sĩ hãy thành tâm đừng ngần ngại nhìn nhận những lỗi lầm của mình, để ăn năn sám hối và sốt sắng tham dự thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y mời gọi các tu sĩ hãy noi gương Đức Maria, vì Mẹ là mẫu mực cho cuộc đời dâng hiến, Mẹ đã toàn tâm toàn ý dâng cho Chúa hết mọi sự. Có thể nói, Mẹ là người Tu sĩ đầu tiên của Giáo Hội. Đồng thời, Đức Hồng Y cũng mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhắn nhủ các tu sĩ rằng: “Các Tu sĩ phải là những người đánh thức thế giới, là ngôn sứ của Đức Kitô không chỉ bằng lời nói mà là bằng đời sống chứng tá”.

Kết thúc thánh lễ, tất cả các tham dự viên cùng chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Hồng Y, quý Đức Cha và quý cha tại quảng trường Nhà chung Giáo phận Thái Bình. Đồng thời, các nhóm cũng trở về khu vực trại của mình để ghi lại những tấm hình lưu niệm trên mảnh đất quê lúa Thái Bình.

Hồi 10g00, các nhóm trở về địa điểm đã được Ban tổ chức sắp xếp để nghe thuyết trình đề tài và thảo luận. Nhóm I gồm: Nhà tập, nhà thử, ứng sinh, tu sinh, dự tu của các Dòng và Tu đoàn tông đồ; địa điểm tại Nhà thờ Chính Tòa; đề tài học hỏi: “Tìm hiểu ơn gọi tu trì – lựa chọn và đáp trả”. Nhóm II gồm: Khấn tạm và học viện; địa điểm tại Nhà nguyện tầng IV Nhà Chung Giáo phận; đề tài học hỏi: “Nhu cầu và vấn đề bức thiết nhất hiện nay của tu sĩ khấn tạm”. Nhóm III gồm: Trưởng cộng đoàn, các trưởng đặc trách các ban ngành và khấn trọn; địa điệm tại phòng hội tầng V Nhà chung Giáo phận; đề tài học hỏi: “Khủng hoảng đời sống cộng đoàn: Hạnh phúc và đau khổ”.

Kết thúc phần thảo luận theo nhóm, các tham dự viên giải lao ít phút và dùng cơm trưa vào lúc 12g00.

Buổi chiều được bắt đầu lúc 13g30, với chương trình giao lưu qua các tiết mục văn nghệ của mỗi Giáo phận. Các tiết mục văn nghệ đều được dàn dựng một cách công phu và đặc săc với đội ngũ diễn viên rất hoành tráng.

Sau chương trình văn nghệ là thời gian giải lao, tham quan và chấm điểm thi đua các liều trại trại của các giáo phận.

16g00, tất cả các tham dự viên trở lại sân vòm Nhà chung để đúc kết phần hội thảo của cả 3 nhóm trong buổi sáng. Tiếp đến là việc công bố kết qua thi đua của ngày Đại hội và trao phần thưởng cho các đơn vị.

Đại hội được khép lại vào hồi 18g00. Cha Giuse Đinh Khắc Vịnh – Trưởng Ban tổ chức đã bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý cha và mọi người đã cộng tác để Đại hội được thành công tốt đẹp.

Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận Thái Bình, với tư cách là chủ nhà và là Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ cũng gửi lời cám ơn tới mọi thành phần. Tiếp đến, ngài có đôi lời nhắn nhủ các tham dự viên và tuyên bố bế mạc Đai hội. Đồng thời, Đức Cha cũng ban phép lành cho các tham dự viên trở về bình an. Trước khi chia tay, ngài còn tặng mỗi tham dự viên một cỗ tràng hạt Mân Côi.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
70 năm cách miệng chờ sung
Phạm Trần
15:14 28/08/2015
70 NĂM CÁCH MIỆNG CHỜ SUNG

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

(Lời Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập 02/09/1945)

Bây giờ 70 năm sau, đố có ai không biết người dân Việt Nam chưa có đầy đủ các “quyền bình đẳng về quyền lợi, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Nếu chưa có, mà sự thật là chưa biết đến bao giờ, thì các Dư luận viên của Ban Tuyên giáo, Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Tạp chí Cộng sản hãy khóa lại cái mồm tuyên truyền ca tụng cho “Cách mạng tháng Tám” là “cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, giành quyền lực cho nhân dân, mở đầu kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” (“Giá trị của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ nhận”, báo Quân đội Nhân dân, 10/08/2015)

Bởi lẽ càng nói về công lao không hề có của đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị để “lãnh đạo” Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thành công, hay bảo rằng thành công ấy là “kết quả của một quá trình tổ chức lực lượng chính trị của quần chúng, từ đấu tranh chính trị tiến lên xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang” v.v… (Thiên Phương (Báo Nhân Dân, ngày 20/08/2015) chỉ làm cho ngày 19/8 xấu hổ thêm và càng xúc phạm đến vong linh những người có mặt ở qủang trường Ba Đình chiều ngày 02/09/1945.

Thiên Phương còn với tay qua đầu như lao xe xuống dốc không phanh rằng: “Nhờ có sự chuẩn bị tích cực và chu đáo trước đó, như: tuyên truyền giác ngộ và phát triển lực lượng quần chúng, xây dựng căn cứ địa, chiến khu kháng chiến, phát triển các hoạt động chiến tranh du kích và tập dượt phong trào đấu tranh... chỉ trong nửa cuối tháng 8-1945, toàn dân ta đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.”

Như vậy chắc là ông Hồ và Ban Lãnh đảng CSVN đã chuẩn bị cho cuộc “cách mạng toàn dân nổi dậy” kỹ lắm phải không ?

“Đâu có đâu” hay “làm gì có chiệng đó” là cách trả lời bình dân miệt vườn của đồng bào Nam Bộ. Đa số đồng bào miền Bắc ở thời điểm tháng 8 năm 1945 hãy còn đói rách lắm. Trên hai triệu người đã chết đói từ Quảng Trị trở ra bởi quân xâm chiếm Nhật Bản nên lấy sức đâu mà “tham gia cách mạng” ?

CÁCH MẠNG BẰNG CHIẾC MICRO

Vì vậy lịch sử đã có mắt để vạch ra câu chuyện thật của ngày 19/8 tại Hà Nội 70 năm trước đây. Tại buổi kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức với chủ đề “Ký ức cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội”, Ông Lê Đức Vân, cựu thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, phụ trách tờ báo Hồn nước nhớ lại chiều 17/8/1945, tại Nhà hát Lớn: “Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Khi chúng mới tuyên bố khai mạc thì người của Việt Minh xông lên cướp micro. Hai phụ nữ là Kiều Trang (Từ Trang Anh, thành viên của Đội cứu quốc thành Hoàng Diệu) và Nguyễn Khoa Diệu Hồng (thành viên của Đảng Dân chủ) lên sân khấu thông báo Nhật đã đầu hàng, hô hào đồng bào ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền, đòi độc lập. Từ trên tầng hai Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng được buông xuống.” (Theo ViệtnamExpress, 19/08/2015)

Việt Minh là tên gọi viết tắt của “Việt Nam độc lập đồng minh” (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), hay “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". (Trích từ Bách khoa Tòan thư mở)

Ông Lê Đức Vân kể tiếp: “ Ngay sau đó, một thành viên trong đội danh dự đã lấy từ trong người ra lá cờ đỏ sao vàng to, có cán, quay đầu hô "tiến lên". Do anh đứng ở cuối đoàn nên khi quay đầu trở thành người dẫn đường. Những người tham dự mít tinh cũng xoay người đi theo. Cả đoàn nhằm hướng Tràng Tiền tiến lên. Đi đến đâu, người dân từ hai bên đường ra gia nhập đến đó. Vừa đi mọi người vừa hô "Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập".

“Đoàn diễu hành sau khi đi hết Tràng Tiền lại qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Phan Đình Phùng... Khi qua Phủ Chủ tịch (nơi Tư lệnh quân Nhật đóng), quân Nhật ở đây không phản ứng gì, chỉ đứng nhìn. Đoàn diễu hành tiếp tục đi qua Trần Phú, Cửa Nam rồi dừng lại trước tiếng súng chỉ thiên của lính bảo an. Từ đây, đoàn diễu hành chia thành các nhóm nhỏ đi về các phố biến thành hàng chục cuộc diễu hành nhỏ, vừa đi vừa hô khẩu hiệu "Việt Nam độc lập" cho đến 20h mới tan.”

Câu chuyện cách mạng “có tổ chức bài bản”, nói theo tuyên truyền trong suốt 70 năm của đảng, thực chất chỉ bắt đầu là: “Cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng. Hội nghị của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng mở rộng được triệu tập ngay sau đó quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8.”

Như vậy “màn độc diễn ăn may” của Cách mạng tháng Tám, hay còn được gọi lãng mạn là “Cách mạng mùa Thu” chỉ xẩy ra ở Hà Nội trong mấy tiếng đồng hồ như thế chứ đâu có chuyện đảng CSVN lãnh đạo “20 triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy giành lại chính quyền” như sách vở lịch sử của nhà nước tự vẽ ra bấy lâu nay ?

Ông Hồ và Ban lãnh đạo khi ấy hãy còn ẩn náu ở vùng thượng du Bắc Việt chứ có biết gì chuyện xẩy ra ở Hà Nội.

Chính bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long ở Hải Phòng và là người có công lớn nhất đối với cá nhân ông Hồ và nhiều lãnh đạo hàng đầu của Việt Minh khi ấy “đã “phóng xe nhà có cắm cờ đỏ sao vàng, từ Hải Phòng lên Thái Nguyên nơi quân Nhật còn chiếm đóng, đến tận Đình Cả Võ Nhai để báo tin cho con trai và đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền” (Nhà văn Võ Thị Hảo).

Trong bài viết nhân dịp 19/8 và 2/9 từ Hà Nội ngày 25/08/2015 Nhà văn Võ Thị Hảo đã kể về Bà Nguyễn Thị Năm từng được ông Hồ tặng danh hiệu “Mẹ nuôi cách mạng”, nhưng cũng chính ông Hồ đã quay mặt khi Bà bị đem ra xử bắn oan khiên trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất của ông Hồ.

Theo Nhà văn thì Bà Năm không chỉ là ân nhân của ông Hồ mà còn của các Lãnh đạo hàng đầu của Việt Minh như Trường Chinh, Phạm Văn Dồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị v.v…

Bà đã cúng vàng, tiền bạc và nuôi ăn nhiều nhất cho Lãnh đạo “Cách mạng” để rồi bị chính ông Hồ vu oan trong bài viết: “Địa chủ ác ghê” ký bút danh là C.B(của Bác) đăng trên báo Nhân dân ngày 21/7/1953. Chính bài báo này là đòn sấm sét, đổ cho bà tội “làm chết 23 gia đình gồm có 200 người…Giết chết 14 nông dân, tra tấn đánh đập hàng chục nông dân…, đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến…” (Nhà văn Võ Thị Hảo)

Sau bài viết này, Bà Năm bị xử bắn “để làm gương” trước sự chứng kiến “ngụy trang ” của ông Hồ bằng cách “bịt râu” và Trường Chinh thì “đeo kính râm” “ bí mật tới dự vụ đấu tố.” (Hồi ký “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, nguyên Phóng viên báo Nhân Dân được Trường Chinh cử đi viết bài về phiên Tòan án Nhân dân xử Bà Nguyễn Thị Năm)

Như vậy, nếu có thể nói là “thành công”, nhưng thiếu thuyêt phục, của đảng CSVN thì đó là hậu qủa của một Chính phủ Trần Trọng Kim non yếu mới thành lập ngày 15/04/1945 không có quân đội và chưa có lực lượng bảo vệ. Trong khi quân Nhật đã được lệnh buông súng án binh bất động, sau khi nước Nhật đầu hàng ngày 02/09/1945, kết thúc Chiến tranh thứ II và quân Trung Hoa Tưởng Giới Thạch có nhiệm vụ vào miền Bắc Việt Nam giải giáp quân Nhật (từ vĩ tuyến 16 ra Bắc), theo sự phân công của Đồng Minh, chưa kịp đến.

Cũng theo sự phân phối này, quân Anh vào thay quân Nhật từ Vỹ tuyến 16 vào miền Nam Việt Nam.

Vậy thì điều được gọi là thành công “long trời chuyển đất” hay “diệu kỳ” của Cách mạng tháng Tám “ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta” (Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN), 12/08/2015) chẳng qua chỉ là hành động của vài người ủng hộ Việt Minh đã nhanh chân cướp Micro tại cuộc Mít Tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim rồi bằng một cuộc “Cách miệng” hô hào ủng hộ Việt Minh, sách động người dân đi diễu phố để giành lấy chính quyền trong cảnh “đồng không nhà trống” chứ có xung đột hay đánh đấm với ai mà nói là “cách mạng” cho xôm tụ ?

Bài viết tự khoe của TTXVN còn mau chóng khoác cho “cuộc cách mạng” ấy chiếc áo Cộng sản giấu trong vỏ bọc “chủ nghĩa xã hội” để coi đó là động lực giúp cho “cách mạng” thành công. Nếu lúc ấy ai cũng biết Việt Minh chính là đảng Cộng sản ngọai lai thì có lẽ cuộc nổi dậy tự phát giành độc lập của nhân dân đã khác. Đất nước cũng đã không lâm vào cảnh nồi da xáo thịt anh em trong 30 năm nội chiến đẫm máu do người Cộng sản chủ động.

Vẫn theo TTXVN:”Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy." Một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nước Việt Nam mới bắt đầu.”

Chưa hết, TTXVN còn vẽ thêm: “ Diễn ra và giành thắng lợi trong một thời gian ngắn, nhưng Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng và nhân dân ta trong hành trình hướng đến tương lai, kiên định mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Nói huyên thuyên như vòi nước máy như thế mà TTXVN không biết ngượng là họ, ở thời điểm kỷ niệm 70 năm ngày 2/9, đã tự ý viết lại lịch sử của “Cách mạng tháng Tám” mà ông Hồ không hề nói đến cụm từ “ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.”

Trong Tuyên ngôn độc lập, ông Hồ đã 3 lần nói đến nhóm chữ “dân chủ Cộng hòa” để nói về thể chế chính trị của nước Việt Nam mới.

Thứ nhất, ông Hồ nói: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”

Lần thứ hai, ông thuật lại diễn tiến: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.”

Lần thứ ba ông Hồ khẳng định: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

LIÊN HIỆP ĐỂ LỌAI RA

Rất tiếc sau đó ông Hồ và đảng CSVN đã dùng mọi mánh lới và xảo thuật để độc tài quyền lực, phản bội xương máu của những người đã đấu tranh chống Pháp giành độc lập, trong số này có các đảng phái Quốc gia và Tổ chức Tôn giáo không ủng hộ Việt Minh.

Để củng cố vị trí chính trị cho phe Cộng sản, ông Hồ đã đưa ra kế họach tiêu diệt các đảng phái và Tổ chức Tôn giáo không đồng ý với đường lối chính trị của Việt Minh.

Các cộng sự viên thân tín Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hòan trực tiếp thi hành lệnh này đầu tiên nhắm vào hai lực lượng võ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc - Vũ Hồng Khanh) và Việt Nam Cách mạng Đồng chí hội (Việt Cách--cụ Nguyễn Hải Thần) từ Trung Hoa về nước.

Tiêu biểu nhất là: “ Vụ án phố Ôn Như Hầu là vụ án xảy ra tại Hà Nội năm 1946. Sở Công an Bắc Bộ điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ chứng tỏ Việt Nam Quốc dân Đảng âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó đã lập Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu phá vỡ âm mưu này. Tuy nhiên Việt Nam Quốc dân Đảng và một số sử gia phương Tây cho rằng đây là một vụ việc do Việt Minh dựng lên nhằm triệt hạ đối thủ chính trị của mình là Việt Nam Quốc dân Đảng.” (Theo Tài liệu của Bách Khoa toàn thư mở)

Sau đó, Tài liệu chính thức của đảng còn nhìn nhận: “Ngày 5-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội đảng", "Đại Việt quốc dân đảng", ngày 13-9-1945, Chính phủ ra tiếp sắc lệnh quản thúc an trí những người nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hoà.” (Trích từ: “ Giữ vững chính quyền cách mạng trong những năm 1945 – 1946”, Báo điện tử Đảng CSVN ngày 10/6/2003)

Từ những mâu thuẫn giữa phe Việt Minh và phe Quốc gia mà Chính phủ Liên hiệp 1946 đã tan rã mau chóng khiến hai lãnh tụ Việt Quốc Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần của Việt Cách lại phải bôn ba qua Trung Hoa lánh nạn.

Vì vậy luận điệu tuyên truyền cho rằng hai mục tiêu cốt lõi của Cách mạng tháng Tám “Độc lập dân tộc” và “Cơm về cho người cày” là “động lực, thúc giục nhân dân ta theo Đảng Cộng sản Việt Nam vùng lên làm cách mạng tháng Tám “long trời chuyển đất”, lật đổ ách thống rị ngàn năm phong kiến, trăm năm đô hộ của đế quốc thực dân, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á” là hoàn toàn bịa ra.

Từ Việt Nam, Giáo sư, Nhà Xã hội học Nguyễn Khắc Mai nói: “ Cái gọi là nhà nước công nông đầu tiên ở Châu Á thực chất là sự tuyên truyền lừa mị không có chút giá trị nào.”

Ông hỏi: “Thế thì cái gì khiến VN nên nỗi bi thảm như ngày nay, nếu không nói đó là do thể chế chính trị và đội ngũ quan chức cộng sản đã trở nên ngày càng hư hỏng cũ kỹ, như chính Hô chí Minh từng dự báo. Đại Hội XII hãy tiến hành một cuộc chiến xóa bỏ hư hỏng cũ kỹ như Hô chí Minh từng di chúc. Đây chính là thời cơ thích hợp nhất. Bỏ qua cơ hội này Đảng Cộng sản VN sẽ trở thành tội đồ của Dân tộc trước lịch sử.!” (Theo Viet-studies, 25/08/2015)

CÓ ÍT XÍT RA NHIỀU

Như thế rõ ràng chuyện được gọi là Cách mạng tháng Tám đã “có ít xít ra nhiều” nên không ai ngạc nhiên khi thấy Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã hồ hởi phét lác: “Tất cả những thành tựu to lớn nhân dân ta, đất nước ta đạt được trong 70 năm qua, nhất là trong gần 30 năm đổi mới, đều bắt nguồn từ những nền tảng đầu tiên là thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Huynh nói oang oang tại cuộc Tọa đàm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển (1945 - 2015), tại Hà Nội ngày 24/08/2015: “ Những bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám về sự lãnh đạo kiên định và sáng tạo của Đảng, nghệ thuật biết giành lấy thời cơ cách mạng và phát huy cao độ lòng yêu nước, thực hiện đường lối đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp các lực lượng yêu nước, không phân biệt tôn giáo, xu hướng đảng phái chính trị, giai cấp, đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất cùng đứng lên đánh đuổi đế quốc Pháp và phát xít Nhật, lật đổ ách đô hộ thống trị của thực dân phong kiến sẽ được các thế hệ người Việt Nam suy nghĩ, chiêm nghiệm và vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện hiện nay.

“-“Khi xảy ra Cách mạng 19-09-1945, Đinh Thế Huynh,sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, còn chưa chào đời thì biết gì mà lên lớp thiên hạ chứ?"

Ông ta còn rao giảng như vào chỗ không người rằng: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960); đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965); chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968); khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1973); khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam (1973-1975). Đối với cách mạng ở miền Nam, Đảng ta lãnh đạo đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và “đánh cho ngụy nhào” (1973-1975). Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.”

“Giải phóng miền Nam” ư ? Nghe mà muốn cười bể cái bụng với chàng thanh niên 22 tuổi Đinh Thế Huynh vào thời điểm kết thúc chiến tranh tháng 4/1975. Bây giờ 40 năm sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, nhiều “Nhà khoa học, Tiến sỹ, Giáo sư” hàng đầu của hệ thống Giáo dục và Báo chí nhà nước mới khám phá ra rằng nền giáo dục và báo chí được gọi là “cách mạng” của miền Bắc chẳng qua cũng chỉ đáng bị sổ toẹt so với miền Nam trước đây.

30 NĂM ĐỔI MỚI CÁI GÌ ?

Sang lĩnh vực Kinh tế ngô không ra ngô, khoai chẳng giống củ gì được gọi là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng cứ ì ra sau ngót 30 năm gọi là Đổi mới (từ 1986).

Lãnh đạo Việt Nam, tuy nói hăng hơn tiết vịt, nhưng lại không dám cách mạng bản thân với tư duy mới để xắn tay áo lên làm cho bằng được. Từ Tổng Bí thư xuống đều sợ mất quyền, mất lợi nên cứ co ro như con sò gặp nắng khiến cho kinh tế cứ lệ thuộc mãi vào láng giềng ba xạo Trung Quốc.

Chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vài trò chủ đạo” thì đẻ ra Tham nhũng đông hơn giòi bọ và chỉ tạo cơ hội cho cán bộ, đảng viên có chức có quyền lập các “nhóm lợi ích” để ăn chia,ăn chặn và ăn trên ngồi trốc thiên hạ.

Kinh tế gia nổi tiếng Bà Phạm Chi Lan tiết lộ: “Một điều tra cho thấy ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của Doanh Nghiệp rồi.”

Bà còn cảnh giác rằng: “ Không cạnh tranh được trong ASEAN thì nói gì đến Mỹ, EU”, trong bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 08/08/2015 tại Đà Nẵng.

Bà nói: “Tuy nhiên, nếu nhìn vào bước đường hội nhập thì có thể thấy điều rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho đến nay vẫn còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu của ASEAN.” (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar—Miến Điện--).

Chuyên gia Phạm Chi Lan còn vạch ra: “Không chỉ xếp hạng về môi trường kinh doanh mà xếp hạng về thể chế của Việt Nam hiện nay cũng khá thấp. Đặc biệt, trong xếp hạng về thể chế thì Việt Nam xếp ở mức rất kém trong các chỉ số về chi phí ngoài pháp luật, chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác.”

Theo Infonet ngày 10/08/2015 thì bà Lan cho biết: “ Một trong những nguyên nhân chính là tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận của DN. Bị lấy mất lợi nhuận rồi thì DN còn gì để tái đầu tư, để mở rộng được? Và DN sẽ co lại vì họ làm được một nhưng có những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn một thì tội gì họ làm nữa”.

Vậy mà Đinh Thế Huynh cứ chũi đầu xuống cát để hô lý luận loanh quanh: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.”

Huynh còn khoe: “ Gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,

Công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.”

Nhưng ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, người đứng sau ông Huynh lại có cái nhìn khác về 30 năm đổi mới.

Ông nói: “Hơn một nửa thời gian đầu luồng gió đổi mới đã tạo ra động lực phát triển to lớn, nhưng đúng là sau đó, động lực này đã giảm dần, mất dần…. Lênin có nói một ý hay là có những khuyết điểm hiện tại do sự kéo dài quá mức cần thiết của cái ưu điểm trước đó. Tăng trưởng theo chiều rộng ở giai đoạn trước là cần thiết, nay nếu cứ cách ấy thì càng rơi nhanh vào “bẫy” thu nhập trung bình thấp.

Có thể nói lĩnh vực đổi mới nhiều nhất là kinh tế, nhưng đến giờ cũng mới đi nửa đường. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, để đổi mới kinh tế thành công, chúng ta cần phải đổi mới song hành, thậm chí có mặt còn phải vượt trước, về tư duy lý luận, về thể chế kinh tế, cả về chính trị nữa, nhất là cơ chế phát huy dân chủ, kiểm soát quyền lực, minh bạch thông tin.”

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính-Viễn thông

Mai Liêm Trực thì nhận xét:” Những việc chưa làm được còn rất là nhiều. Trước hết là về thể chế kinh tế. Ngần ấy năm thụ hưởng thành công của nền kinh tế thị trường rồi mà chúng ta vẫn còn rất lừng khừng trong tư duy.

Đánh giá về kinh tế Việt Nam, các chuyên gia đều có chung nhận định rằng các lợi thế về kinh tế ở ta đã kịch trần rồi. Trong 20 năm đầu đổi mới, chúng ta đã đạt tới 8 - 9% tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng 10 năm qua chỉ đạt 5-6%, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng phát triển của đất nước.”

Ông Trực thắc mắc: “Tại sao Trung Quốc trong suốt 30- 40 năm người ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ta rất nhiều. Họ cũng có những khó khăn, có những mâu thuẫn nội tại, có những điểm yếu này, điểm yếu khác, nhưng rõ ràng, họ thành công hơn ta.

Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chậm chạp trong Đổi mới. Ngay cả đổi mới cơ chế kinh tế là lĩnh vực đổi mới mạnh mẽ nhất trong 30 năm qua nhưng chúng ta cứ lừng khừng, thiếu quyết tâm bứt phá.” (Theo báo Tuần Việt Nam, trong loạt bài Phỏng vấn từ ngày 05/08/015)

Để tháo gỡ bế tắc, ông Vũ Ngọc Hòang đề xuất: “ Hiện tại, theo tôi nghĩ, Việt Nam có hai việc quan trọng bậc nhất là phải chống cho được tham nhũng, “lợi ích nhóm” và chống lối tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới để đất nước và dân tộc phát triển, xã hội tốt đẹp hơn, Đảng cũng trong sạch và vững mạnh hơn, lấy lại lòng tin của nhân dân.

Việc đổi mới tư duy của cả một dân tộc, đầu tiên phải từ ban lãnh đạo thì mới có thể tạo ra sức bật cho cả một cộng đồng. Và tư duy cũng là cán bộ, làm ra cơ chế cũng là cán bộ và quyết tâm thực hiện cũng là cán bộ. Nên cuối cùng cốt lõi vấn đề vẫn là cán bộ.”

Nhưng nếu thay người mà thế chế vẫn tối tăm, lãnh đạo vẫn ù lì bảo thủ, giáo điều kiên định thứ Chủ nghĩa Mác-Lênin thiên hạ đã vứt vào sọt rác thì có thay như thay áo cũng chả ăn thua gì.

XÉT LẠI HAY DẸP ĐI ?

Vì vậy, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai đã can đảm bảo đảng CSVN, tại Đại hội đảng XII sắp tới (dự trù tháng 01/2016) phải: “Xét lại toàn bộ từ học thuyết, đường lối, chủ trương và lỗi lầm, hệ thống tổ chức, sinh hoạt dân chủ trong đảng, phương thức hoạt động… từ trước cho đên nay. Nói như Mác là phải sám hối vì sám hối thật tâm thì mới có cơ cứu rỗi.”

Ông nói: “Đại hội này phải là Đại Hội cải tổ Đảng. Về lý thuyết, chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm, nó không nhất quán, giữa Mác và Lê Nin không có gì giống nhau cả. Lê nin chỉ nhai lại cái bã mà Mác đã nhả bỏ từ lâu. Những tư duy hợp lý của Mác thì không hề có trong cái gọi là chủ nghĩa mác lê. Về lý tưởng thì Mác đã từ bỏ nó, coi nó là sai lầm. Mác đề cao báo chí tự do, lên án chế độ kiểm duyệt, thậm chí coi nó là quái thai, là thây ma được tẩm nước hoa! Mác chủ trương đa nguyên, đa đảng thì cộng sản VN ăn phải bả Lê-nin chống lại, thậm chí có hai đảng “đồng cốt” do Hồ lập ra thì cũng bị xóa sổ.” (đảng Xã hội Việt Nam-Nguyễn Xiển Chủ tịch và đảng Dân chủ Việt Nam-Hòang Minh Chính)

Đi xa hơn và dứt khóat hơn, từ Đà Lạt Nhà Thơ phản kháng Bùi Minh Quốc đã kêu gọi “Xây dựng lực lượng Công dân đứng lên đập tan mọi xích xiềng”.

Trong Bài Tùy bút phổ biến “nhân ngày 19 Tháng Tám và 02.09.2015”, ông mở đầu bằng câu”Đứng đều lên gông xích ta đập tan !”, lấy từ bài Tiến Quân Ca của Nhạc sỹ Văn Cao, đã được dùng làm Quốc ca của Nhà nước CSVN.

Nhà Thơ viết: “Lời Quốc ca ấy, 70 năm trước, cất lên từ đáy lòng mỗi người dânViệt, bước vào năm 2015, càng sục sôi hơn bao giờ hết. Lời Quốc ca ấy, lúc nào cũng đúng, giờ đây với mỗi người dân Việt, lại càng thấy rất đúng.”

Ông nói: “Dưới ách áp bức của thế lực độc tài toàn trị ( Vua tập thể, như cách gọi rất xác đáng của cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An), người dân Việt, trước hết là các công dân, không có con đường nào khác ngoài con đường cùng nhau liên kết lại đứng đều lên đập tan mọi xích xiềng nô lệ.

Đập tan xiềng xích tư duy giáo điều bảo thủ lạc hậu phản động, thực hiện đổi mới tư duy triệt để, cả tư duy kinh tế lẫn tư duy chính trị. Đập tan xiềng xích của mối liên minh ý thức hệ “đồng chí tốt” giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc cầm quyền trên hai đất nước xung đột về lợi ích quốc gia đã và đang trói buộc Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, tụt hậu với thế giới.”

Tựa như người đi đầu trong đòan quân xông tới quân thù, ông Bùi Minh Quốc, một cựu Chiến binh trong Quân đội CSVN hô vang: “Đập tan xiềng xích của những thiết chế sai lầm, “cũ kỹ hư hỏng” (cụm từ trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh).Cái sai lầm, cái cũ kỹ hư hỏng bao trùm là chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội.Dân ta từ lâu đã gọi xã hội chủ nghĩa (XHCN) là “xếp hàng cả ngày”, “xuống hố cả nút”.”

Ông Bùi Minh Quốc giải thích thêm: “Lão tướng lão thành cách mạng Trần Độ lúc sinh thời gọi định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng vào chỗ xuýt chết.Cựu phó thủ tướng Trần Phương thẳng thắn vạch rõ: xã hội chủ nghĩa là thứ chiêu bài lừa bip.Còn chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhân dân ta chẳng ai hiểu nó là cái gì, ngay cả đảng viên hầu như chẳng mấy người hiểu, đến các Tổng bí thư cũng chưa hề có vị nào dám tự khẳng định rằng mình nắm vững chủ nghĩa. Cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An

kết luận: “lỗi hệ thống, sai từ gốc đến ngọn”.

Vợ Nhà Thơ Bùi Minh Quốc, Nhà văn, Nhà báo Dương Thị Xuân Quý đã tử nạn trong chiến tranh ngày 8 tháng 3 năm 1969 ở Duy Xuyên, Quảng Ngãi khi Bà mới vừa 28 ruổi.

Khi ông kêu gọi “đập tan xiếng xích” hiện nay ở Việt Nam, thiết nghĩ đó là mệnh lệnh từ trái tim của cả hai con người trong Nhà Thơ, trong đó có sự hy sinh, bỏ lại con thơ của vợ ông.

Bà Dương Thị Xuân Qúy đã tình nguyện vào chiến trường miền Nam năm 1968 mà đâu biết mình đã bị đảng lừa đi “giải phóng” như chính bản thân chống mình trước đó một năm (1967) ?

Như vậy thì Chế độ ở Việt Nam đã hỏng chưa hay Lãnh đạo cứ việc bám theo hàng xóm Trung Hoa để được bao che, no cơm ấm cật cho đến cuối đời mà không biết rằng nhân dân đã há miệng chờ sung 70 năm rồi ? -/-

Phạm Trần

(08/015)
 
Sao mắt mẹ chưa vui?
lykhách
12:34 28/08/2015
Hơn bốn mươi năm hòa bình sao mắt mẹ chưa vui?
Mẹ có thấy quanh đây bầy sâu bọ ẩn hiện mặt người?
Mảnh ruộng vườn của mẹ bây giờ thuộc về chủ mới
Mẹ khốn khổ lang thang khiếu kiện những ngày cuối kiếp người!

Quê nhà mẹ xưa ở nơi nào?
Con cái của mẹ giờ trôi dạt phương nao?
Đêm chong mắt mờ, co ro một góc tối công viên nhìn ra phố phường nhiệt náo
Mẹ không biết đất nước mình đã hơn bốn mươi năm hòa bình sao?

Ừ, thì hồi xưa mắt mẹ buồn đã đành
Hỏi mấy người vui trong cảnh huynh đệ tương tàn chiến tranh
Ngày xưa mẹ từng bao che thằng “còn có cái quần đùi cũng đánh!”
Mẹ đâu ngờ sau chiến thắng nó về hóa đảng lưu manh?!

Hơn bốn mươi năm hòa bình sao chị còn ra đi
Ở Thái, ở Đài hay Singapore… chị định sẽ làm gì?
Làm thuê, ở đợ hay cưới thằng chồng ngoại già có tiền, xấu xí
Đất nước thanh bình sao chị vẫn cứ muốn thoát ly?

Chị thì vì mẹ cha già, chị thì vì chồng con
Bởi cơ cực quá nên chút danh giá cũng xuống cấp, hao mòn
Thúy Kiều chuộc cha chỉ tưởng chuyện “Tân-Thanh Trường-Đoạn”
Ai ngờ bây giờ hóa thành chuyện thật bi-hài của nước non!

Hơn bốn mươi năm hòa bình sao anh cũng muốn đi?
Trong nước cu li, ngoài nước cũng cam phận cu-li
Ôi những chàng trai của một dân tộc từng ngất trời hào khí
Hỏi cách mạng làm sao mà thế hệ này phải lưng cúi, chân quỳ?

Hơn bốn mươi năm hòa bình sao các anh các chị chưa vui?
Chỉ chốn hoành tráng ăn chơi sâu bọ sang sảng tiếng cười
Chỉ có loa đài lớn tiếng tuyên truyền bao năm không biết mỏi
Một chủ nghĩa điên rồ, một xác chết chẳng chôn được xem như cha chung của bầy sâu bọ làm người!

Đất nước hòa bình sao em nhỏ chưa vui?
Mắt chứa đầy nỗi buồn như người lớn tuổi
Ngày nào đất nước này những người lớn chưa sám hối sửa đổi
Chắc tương lai em cũng mơ hồ như vận nước nổi trôi!

Đã hơn bốn mươi năm hòa bình tôi ao ước mẹ vui
Ao cá, vườn rau, nhà dù nhỏ… cho mẹ vào ra thanh thản lúc cuối đời
Tôi muốn anh chị về lại quê nhà xum vầy mừng tủi
Tôi muốn em an tâm cắp sách chuẩn bị tuổi vào đời

Hơn bốn mươi năm hòa bình mà đất nước cứ thụt lùi
Bởi vẫn chưa thức tỉnh thoát ra Chủ-nghĩa-xã-hội
Dăm đứa sống hoành tráng nhố nhăng được ăn được nói
Bởi đa số thầm lặng nhục nhằn để sâu bọ ung dung làm người!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đôi điều về bản dịch kinh thánh nhóm các giờ kinh phụng vụ đang thực hiện
LM. Vinh-sơn Trần Minh Thực, PSS
19:16 28/08/2015
ĐÔI ĐIỀU VỀ BẢN DỊCH KINH THÁNH (KPB) NHÓM CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ ĐANG THỰC HIỆN

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÀI VIẾT
 
Dịch lại làm gì ?
LM. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
08:52 28/08/2015
DỊCH LẠI LÀM GÌ ?

Có người quan tâm đến Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (NPD/CGKPV) nên đặt câu hỏi : Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dịch xong, toàn bộ Kinh Thánh cũng vậy, nay anh chị em làm gì ? Và khi nghe trả lời là đang dịch lại Kinh Thánh thì tỏ vẻ ngạc nhiên, có khi thắc mắc : sao không để thì giờ làm việc khác, dịch lại làm gì ? Xin được có đôi lời giải thích.

Đặc tính mỗi bản dịch

Bản dịch Kinh Thánh do NPD/CGKPV thực hiện đã và đang được phổ biến rộng rãi trong giới Công Giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước từ hơn 20 năm nay (tạm gọi là bản KPA) được hoàn tất năm 1998. Ngày 31-01-1999 NPD/CGKPV tổ chức thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Phạm Minh Mẫn chủ tế tại nhà thờ Phan-xi-cô Đa-kao, thầy Sáu Phạm Xuân Hưng dẫn đầu đoàn rước, tay dương cao cuốn Kinh Thánh vừa mới in xong. Bản dịch KPA nàymang tính phổ thông được thực hiện để dùng trong phụng vụ như chính tên gọi bộ Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Như vậy bản KPA là bản dịch thứ nhất của NPD/CGKPV. Nhắc lại biến cố này để nói rằng ngay sau đó, NPD/CGKPV đã tra tay vào việc phiên dịch bản thứ 2 (tạm gọi là KPB) với mục đích phục vụ nhu cầu học tập.

KPA : Bản dịch phổ thông

Có người thắc mắc : Đã có một bản dịch rồi, lại là một bản dịch được nhiều người chấp nhận, vì nói chung, bản dịch vừa trung thành với bản gốc, vừa xuôi về ngôn ngữ, thế thì tại sao mất công làm một bản dịch khác. Thưa vì mỗi bản dịch đều có đặc tính riêng tuỳ theo mục đích mình nhắm tới, đối tượng mình phục vụ. Bản KPAđược thực hiện tiếp theo sau Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Vì sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ như tên gọi, là một bản Kinh Phụng Vụ, có thể đọc lớn tiếng, nhất là tiếng Việt lại là một ngôn ngữ giàu âm sắc, nên đây là một công việc đòi hỏi nhiều công sức. Khi chuyển sang dịch các phần còn lại của Sách Thánh, Nhóm vẫn cố giữ tinh thần đó. Nhờ vậy mà bản dịch KPA khá hoàn chỉnh về ngôn ngữ.

KPB : Bản dịch để học hỏi

Vì các lý do vừa nói, bản dịch này không đáp ứng nhu cầu của những người muốn học hỏi, đào sâu bản văn Kinh Thánh. Bản dịch dùng để học hỏi phải sát bản gốc tối đa. Một bản dịch như thế không thể hay về văn chương tiếng Việt, thậm chí đọc lên có vẻ xa lạ, ngô nghê, nhưng đàng sau cái xa lạ, ngô nghê của bản dịch, người đọc có thể nhận ra nét văn hoá đặc trưng Híp-ri hay Hy-lạp.

Như đã nói ở trên, bản dịch KPB bắt đầu từ năm 1999, nay thấm thoát đã 16 năm, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm 2021 lúc NPD/CGKPV tròn 50 tuổi, tức là còn năm năm nữa. Tại sao cần nhiều thời gian như vậy ?

Công trình tập thể duy nhất tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh ấn hành trong quãng thời gian 85 năm (từ 1913 đến 1998). Năm bản dịch đầu tiên đều là của cá nhân : cố Chính Linh, cha Gérard Gagnon, cha Trần Đức Huân, cha Nguyễn Thế Thuấn và đức Hồng Y Trịnh Văn Căn. Bản dịch của NPD/CGKPV là bản thứ 6, nhưng đây là lần đầu tiên bản dịch được thực hiện không do một cá nhân, nhưng là một tập thể. Đó là nói về bản KPA. Nay đến KPB cũng vậy. Làm việc chung thì an toàn hơn vì anh chị em bổ túc cho nhau, nhưng nhiều người nhiều ý, trao đổi sao cho đến khi đồng thuận. Việc đó đòi hỏi thời gian. Ngoài 2 linh mục triều (cả hai nay đã qua đời) và 2 giáo dân, tất cả những người khác đều là tu sĩ hay tu sĩ linh mục thuộc hơn mười hội dòng khác nhau, nên mỗi người đều phải dành ưu tiên cho công việc nhà dòng, mỗi tuần chỉ đến trụ sở Nhóm làm việc 2 ngày.

Công việc hiện nay của Nhóm là hoàn tất phần Cựu Ước của bản KPB vói hai cuốn Các Sách Giáo Huấn vàCác Sách Ngôn Sứ sẽ ấn hành nay mai, rà soát lại cuốn Ngũ Thư và Các Sách Lịch Sử sao cho từ ngữ và văn phong được thống nhất, đồng thời làm lại phần Tân Ước.

Từ bản “có hiệu đính” đến bản “để học hỏi”

Tại sao làm lại phần Tân Ước ? Thưa khi tra tay vào việc thực hiện bản KPB, anh chị em bắt đầu với phần Tân Ước, với ý định lấy bản dịch KPA điều chỉnh lại hầu có thể dùng để dạy học. Kết quả là cuốn Tân Ước : bản dịch có hiệu đính. Trong quá trình đó, anh chị em khám phá ra rằng “bắt cá hai tay” là cách làm vá víu, vừa khó thực hiện vì cứ phải đặt câu hỏi sẽ trung thành với bản KPA đến mức nào, vừa khó đáp ứng nhu cầu có bản dịch sát khi dạy học. Từ kinh nghiệm đó, anh chị em mới dứt khoát thực hiện “bản dịch để học hỏi” bắt đầu với cuốn Ngũ Thư và sau đó là Các Sách Lịch Sử. Chính vì vậy mà nay sau khi hoàn tất phần Cựu Ước của bản dịch KPB, Nhóm phải trở lại phần Tân Ước để thực sự có một bản Tân Ước : bản dịch để học hỏi. Lúc đó sẽ hoàn tất công trình Kinh Thánh KPB, bản dịch để học hỏi.

Kết luận

Đi vào lãnh vực Kinh Thánh thì cũng như “chiền chiện lạc vào rừng xanh”, đây là một lãnh vực mênh mông. Tại Đại Hội của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo mới đây diễn ra tại thành phố Nemi, gần Rô-ma, nhằm đánh dấu 50 năm Hiến chế Dei Verbum, Lời Thiên Chúa, theo bản báo cáo của Tổng Thư Ký miền Nam Á trong đó có Giáo Hội Việt Nam, hoạt động Kinh Thánh tại Việt Nam hầu như không có gì, ngoài những cố gắng của NPD/CGKPV để phiên dịch và phổ biến Lời Chúa. Công việc phiên dịch mới chỉ là bước đầu, nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động khác. Nhất là thực hiện một bản dịch để dùng trong các lớp học Kinh Thánh tại các đại chủng viện hay học viên, là công việc nền tảng giúp giảng dạy và đào sâu bộ môn thiết yếu cho đời sống đức tin. Hy vọng trước câu hỏi tại sao NPD/CGKPV lại mất công làm một bản dịch khác thì nay đã có câu trả lời.

Sài Gòn, ngày 31 tháng 07 năm 2015

LM. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
 
Tản mạn chuyện “hôn nhân” đồng tính: Khía cạnh tiền bạc
Vũ Van An
21:10 28/08/2015
Nhân tố thứ hai là tiền. Nữ ký giả Anne Hendershott, trong bài Marginalizing Catholic Teaching One Grant at a Time (Đẩy Giáo Huấn Công Giáo Qua Một Bên, Mỗi Lần Một Cấp Khoản), cho hay: cuộc tấn công Đức TGM San Francisco, Salvatore Cordileone, bởi tổ chức Faithful America (Nước Mỹ Tín Hữu) chứng tỏ rằng cuộc tấn công thực sự vào giáo huấn Công Giáo phát xuất từ hai nhà tỷ phú đồng tính Tim Gill và Jon Stryker, những người thề làm bất cứ điều gì có thể để làm người ta bất tín nhiệm giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục bằng.

Qũy Arcus Foundation của Stryker và Qũy Gill Foundation đã minh nhiên công bố mục tiêu của họ trong các văn bản tặng khoản và trên mẫu khai thuế của họ. Trong mẫu khai thuế năm 2012, Arcus Foundation mô tả mình như một qũy cung cấp tài khoản cho các tổ chức bất vụ lợi trên khắp thế giới làm việc trong hai phạm vi: nhân quyền cho nhóm LGBT và bảo vệ các loại vượn cao cấp của thế giới.

Trong phạm vi đầu, Arcus cung cấp ngân khoản cho các tổ chức nào, kể cả Công Giáo, chịu làm việc cho quyền lợi các người đồng tính nam nữ, kể cả hôn nhân đồng tính. Thí dụ, họ đã cung cấp hàng trăm nghìn mỹ kim cho Liên Minh Phụ Nữ Cho Một Nền Đạo Đức Thần Học để tìm cách đạt được công bằng xã hội cho người LGBT. Cấp khoản 70,000 mỹ kim năm 2010 cho tổ chức này là nhằm “tạo ra một nhóm cán bộ phụ nữ Công Giáo, đồng tính, lưỡng tính và đổi tính cũng như các đồng minh của họ có khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong cộng đồng Công Giáo”. Ngân khoản 180,000 mỹ kim năm 2011 cho tổ chức này nhằm “nhận diện, tạo mạng lưới, huấn luyện và khuếch đại tiếng nói của những người duy nữ đồng tính Công Giáo và nhờ làm thế, tạo ra một tiếng nói phản lại hàng giáo phẩm nhằm tôn trọng, đánh giá cao và khẳng nhận mọi người thuộc mọi xu hướng tính dục và mọi bản sắc giới tính”.

Trong cố gắng tạo ra tiếng nói phản hàng giáo phẩm Công Giáo trên đây, chiến thuật của Arcus là giúp các tổ chức cấp tiến Công Giáo cố gắng thuyết phục người Công Giáo tin vào tính thiện, tính hợp luân của tác phong đồng tính. Theo chiều hướng này họ đã chọn Đại Học Fairfield để cấp ngân khoản vì tại đây có những giáo sư thần học như Paul Lakeland, một cựu linh mục “hết sức cay đắng” và hiện đứng đầu Khoa Công Giáo Học của ĐH này. Tác giả hai cuốn Liberation of the Laity, và Catholicism at the Crossroads, Lakeland từng lên tiếng đòi các thay đổi quan yếu như hủy bỏ Hồng Y Đoàn và thay đổi giáo huấn Công Giáo về các quyền sinh sản, phong chức linh mục cho phụ nữ và chấp nhận các linh mục đồng tính và có gia đình. Năm 2010, ĐH này nhận được 100,000 mỹ kim của Qũy Arcus “để lưu giữ và phổ biến các tín liệu của hàng loạt các luận hội tại bốn định chế học thuật nhằm mở rộng cuộc thảo luận hiện nay về đồng tính luyến ái bên trong Đạo Công Giáo Rôma nhằm bao gồm các ý kiến đa dạng của các nhà lãnh đạo tư tưởng và thần học gia Công Giáo cấp tiến”.

Năm 2011, Arcus cung cấp 37,938 mỹ kim cho Qũy Đặc Nhiệm Đồng Tính Nam Nữ Toàn Quốc để họ thực hiện dự án có tên là “Các Nhà Lãnh Đạo Tư Duy Công Giáo La Mã Gặp Nhau” với mục tiêu “củng cố và mở rộng mạng lưới các nhà lãnh đạo tư duy Công Giáo phò LGBT đang làm việc để cổ vũ sự bình đẳng về luân lý và công dân cho người LGBT”.

Trước đó ít năm, Thomas Peters cung cấp tài liệu cho thấy Arcus, cho tới năm 2010, đã cấp hơn 700,000 mỹ kim để lật ngược các giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính qua việc cấp trợ khoản cho các tổ chức như New Ways Ministries, WATER, Fairfield University, Dignity, và Mainstream Media Project.

Cố gắng đẩy các giám mục qua một bên

Trong khi Stryker sử dụng một chiến lược tế nhị để tấn công các giáo huấn của Giáo Hội qua việc thuyết phục và đàm luận tại các khuôn viên đại học như ở Fairfield, thì Qũy Gill Foundation trực diện tấn công Huấn Quyền bằng những cuộc tấn kích có hệ thống vào các giám mục cá thể qua các tổ chức như Faith in Public Life, Faithful America. Cuộc tấn công bằng truyền thông chống Đức TGM Cordileone mới đây nhất phần lớn đã được sự tài trợ của Qũy này. Việc làm của họ được mô tả trong tờ khai thuế là nhằm giúp đỡ để đẩy mạnh việc bình đẳng cho người LGBT, giáo dục và thuyết phục dư luận công cộng (như các nhà làm chính sách, các tổ chức cấp khoản liên minh, các phương tiện truyền thông và công chúng Hoa Kỳ) và giúp hỗ trợ các thính giả của phong trào LGBT.

Trong mục tiêu giáo dục quần chúng Hoa Kỳ nhìn nhận tính thiện của các hành vi và hôn nhân đồng tính, Gill Foundation đã cung cấp hàng trăm nghìn mỹ kim cho các tổ chức như Center for American Progress, và Media Matters. Nhưng Gill biết rằng cản trở chính cho việc đẩy nhanh đòi hỏi bình đẳng cho người LBGT là Giáo Hội Công Giáo. Bởi thế, để trung lập hóa các giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục, ông ta đã sử dựng các tổ chức như Catholics United Faithful America.

Theo Guidestar, năm 2011, Gill đã cấp 100,000 mỹ kim cho Catholics United nhằm mục tiêu thay đổi các quan điểm Công Giáo về đồng tính luyến ái, trong có có hôn nhân đồng tính. Tháng 6 vừa qua, Catholics United đã kêu gọi trường Macon phục hồi một nhân viên đồng tính, bị thải hồi sau khi anh ta công khai tuyên bố trên Facebook là sẽ kết hôn đồng tính. Họ gọi hành vi này là kỳ thị và “đi ngược lại sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Cuộc tấn công của Catholics United không thấm thía gì so với các cuộc tấn công mới đây nhất của Faith in Public Life/Faithful America. Tiền bạc của những người như Gill đã biến hai tổ chức vừa kể rơi vào tay người LGBT hoặc cảm tình của họ. Tiền bạc này cũng thu hút được nhiều cựu nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như John Gehring, Tom Chabolla, và Fred Rotondaro. Bất mãn vì thấy các chính sách cấp tiến của họ không được một số giám mục trong Hội Đồng ủng hộ, các cá nhân này đã được trả tiền để làm bất cứ điều gì có thể nhằm triệt hạ thẩm quyền giảng dậy của các giám mục về luân lý tính dục.

Gehring, chẳng hạn, hết sức hung hãn trong các tấn công vào các giám mục cá thể như Đức TGM Cordileone của San Francisco, Đức Cha Morlino của Madison, Wisconsin, Đức Cha Jenky của Peoria, Illinois, và Đức HY Dolan của New York City, khiến năm 2012, các giám mục, trong một thông cáo báo chí, đã chỉ đích danh ông ta mà cho rằng ông ta lẫn lộn sự kiện với hư cấu trong các mô tả của mình về hành động của các giám mục. Sau thông cáo báo chí ấy, Gehring càng leo thang hơn nữa các cuộc tấn công của mình.

Bơi lội trong đồng tiền xanh

Đàng sau cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính tại Ái Nhĩ Lan gần đây, người ta thấy bóng dáng của đồng tiền xanh, tức đồng tiền Hoa Kỳ. Đó là nhận định của Breda O’Brien. Bà cho rằng GLEN, tức Mạng Lưới Bình Đẳng Nam Nữ Đồng Tính (Gay and Lesbian Equality Network), là nhóm gây áp lực thành công nhất trong lịch sử Ái Nhĩ Lan nhờ “bơi lội trong đồng tiền xanh” dưới danh nghĩa một cơ quan bác ái.

Thực vậy, từ năm 2005 tới năm 2011, GLEN nhận được 4,727,860 mỹ kim. Đa số không được dùng cho các dịch vụ mà cho việc vận động thay đổi chính sách và luật lệ về người đồng tính.

Trong phúc trình gần đây nhất, GLEN được mô tả như sau “các tặng khoản nhiều năm của Atlantic giúp họ khả năng đẩy mạnh việc làm của họ thành bộ máy vận động hành lang toàn thời và chuyên nghiệp cao cấp. Họ làm việc ‘bên trong’ guồng máy cầm quyền nơi họ sử dụng mô thức ‘thực tiễn có nguyên tắc’để củng cố sự hỗ trợ, chiến thắng người hoài nghi và làm an lòng những người chống đối. Các nhà lãnh đạo của GLEN tin rằng đường lối đáng mong ước hơn cả trong việc vận động các thay đổi xã hội lâu dài là tạo pháp (legislate) từ từ, chờ đợi để cổ vũ hôn nhân đồng tính cho tới lúc dân chúng quen thuộc với tính bình thường của các cuộc kết hợp dân sự”.

Điều đáng nói: các tặng khoản GLEN nhận được phần lớn là của Atlantic Philanthropies, một cơ quan cấp tặng khoản của tỷ phú Chuck Feeney, người Mỹ, mà cho tới năm 2014 đã cấp tổng cộng 7 tỷ mỹ kim cho các cơ sở đấu tranh cho phẩm giá những người thất thế trong xã hội. Họ cũng cấp cho Marriage Equality, mà danh xưng xuất hiện trên phiếu trưng cầu dân ý của Ái Nhĩ Lan, một ngân khoản lên tới 475,215 Mỹ Kim; cho Hội Đồng Các Quyền Tự Do Dân Sự Ái Nhĩ Lan 7,727,700 mỹ kim từ 2001 tới 2010, và 3,829,693 mỹ kim từ 2010 tới 2013. Cả ba tổ chức này đều nằm trong chiến dịch Yes Equality vận động cho câu trả lời Có trong cuộc trưng cầu dân ý ở Ái Nhĩ Lan về hôn nhân đồng tính vừa qua.

Tại Hoa Kỳ, hãng tin CNA, ngày 30 tháng Bẩy, năm 2015, có cho hay: hàng triệu dollars đã được đổ vào các cố gắng tranh đấu quyền đồng tính. Thực vậy, hai tổ chức Evelyn & Walter Haas Jr. Fund và Gill Foundation đã cấp ngân khoản 4.8 triệu dollars chủ yếu nhằm đánh phá những tổ chức nhân danh tự do tôn giáo chống lại hôn nhân đồng tính.

Oái oăm một điều là tiền bạc Công Giáo cũng đã được dùng để vận động cho việc thừa nhận người đồng tính. Thực vậy, CNA ngày 21 tháng 8, 2015, tường trình rằng: tiền quyên Công Giáo Thụy Sĩ dịp Mùa Chay đã được dùng để giúp tài trợ cho một dự án tranh đấu nhằm hóa giải các giám mục miền Tây Phi Châu tại Thượng Hội Đồng sắp tới về gia đình.

Kevin Jones của hãng tin trên cho biết rõ thêm: Nghị Hội Âu Châu Các Nhóm LGBT (đồng tính và đổi tính) Kitô Giáo, đặt trụ sở tại Hòa Lan, dự tính làm một cuốn phim tài liệu nói về những người Công Giáo tự nhận là LGBT tại Ghana, Togo, Benin, Nigeria và Cameroon.

Trong phúc trình hoạt động năm 2014-2015, Nghị Hội cho biết: “Phản ứng lại ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực của các giám mục Miền Tây Phi Châu đối với văn kiện sau cùng của Thượng Hội Đồng năm 2014 về Gia Đình, chúng tôi thấy cần phải đem tiếng nói của người LGBT Công Giáo của vùng này ra để nhiều người lưu ý hơn”.

Phúc trình trên nói rõ: dự án này được tài trợ một phần bởi Qũy Mùa Chay Fastenopfer của Công Giáo Thụy Sĩ. Đây là một cơ quan phát triển Công Giáo. Nó có truyền thống gây qũy trong mùa Chay. Tên tiếng Ý của nó là Sacrificio Quaresimale, nghĩa là “Hy Sinh Mùa Chay”.

Đức Cha Felix Gmur của giáo phận Basel, Thụy Sĩ, là chủ tịch của hội đồng quản trị Qũy Mùa Chay, tức hội đồng giám sát hoạt động của các nhóm Phi Chính Phủ. Hai trong số chín thành viên của hội đồng này do Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ chỉ định, phần còn lại do một cơ quan biệt lập cử nhiệm.

Michael Brinkschroeder, đồng chủ tịch của Nghị Hội Âu Châu Các Nhóm LGBT Kitô Giáo, cho hay: sự yểm trợ của Fastenopfer được thực hiện dưới hình thức cấp khoản nhỏ, dưới 15,000 quan Thụy Sĩ, tương đương với 15,000 dollars và được giám đốc điều hành của qũy phê chuẩn, chứ không cần sự phê chuẩn của Đức Cha Gmur.

Tuy nhiên, nguyên sự kiện một cơ quan bác ái Công Giáo dùng tiền quyên Mùa Chay vào việc cổ vũ quyền người đồng tính đã đủ nói lên sự tắc trách của họ. Họ biết rõ mục đích của dự án này. Vì theo Romana Buchel của qũy, tài liệu của cuốn phim “sẽ được dùng cho việc nhậy cảm hóa liên quan tới Thượng Hội Đồng lần thứ hai về Gia Đình”.

Rất may là cuốn phim trên chưa thành hình vì người làm phim bỗng rút lui vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, thay vào đó, họ đã sử dụng hình thức phúc trình viết để chuyển tải cuộc phỏng vấn các người LGBT và các cộng tác viên của dự án.

Ai cũng biết, tại Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2014, các giám mục Phi Châu đã phản công các quan điểm phò đồng tính của một số khá lớn các giám mục Âu Châu. Từ đó, các ngài là mục tiêu để nhiều nhóm ủng hộ quyền đồng tính gây áp lực.

Các chủ tịch của các Hội Đồng Giám Mục Đức, Pháp và Thụy Sĩ, hồi tháng 5, 2015 đã triệu tập một hội nghị gần như bí mật để đẩy mạnh nghị trình ủng hộ đồng tính. Họ có gây áp lực nào lên các giám mục Phi Châu hay không thì không biết. Nhưng, theo John Allen, gần đây một giáo phẩm cao cấp của Phi Châu đoan hứa sẽ “không lay chuyển” trong quan điểm chống đồng tính luyến ái.

Vị giáo phẩm đó chính là Đức TGM Ignatius Kaigama của Jos, vốn được coi là trung tâm thần kinh của sinh hoạt Công Giáo tại Nigeria. Cuối tháng Tám này, trước một hội nghị Công Giáo tại Jos, Đức TGM Kaigama quả quyết: “Nền văn hóa hôn nhân đồng tính hoàn toàn xa lạ đối với cái hiểu của chúng ta về gia đình và không được áp đặt nó lên người Nigeria”.

Ngài cực lực lên án những người chỉ trích chủ trương trên, cho biết nhiều cơ quan và cơ sở truyền thông quốc tế không được nêu tên cố tình bóp méo những điều các giám mục lên tiếng, “ác ý giản lược chủ trương của chúng tôi vào việc chỉ biết cổ vũ việc trừng phạt người đồng tính nam nữ bằng án tù dài hạn! Đó quả là một đánh trống lảng cố ý, và là một hành vi làm sai lạc chủ trương của chúng tôi một cách xấu xa”. Theo ngài, chủ trương của các giám mục Phi Châu là “Không đối với hôn nhân đồng tính! Chúng tôi nhất định không lay chuyển!”.

Dù không tham dự Thượng Hội Đồng sắp tới, nhưng Đức TGM Kaigama, vốn là đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria, đặt hy vọng lớn vào nó: “Bất kể bạn thích hay không, Giáo Hội Công Giáo vẫn là một định chế mạnh mẽ. Tôi tin đang có chuyện kéo bè kéo đảng [chống Giáo Hội] bởi nhiều người khác, các người duy tục và các phương tiện truyền thông v.v…; họ là những người cảm thấy cần phải đo ván người không lồ này cách này hay cách khác”. Thành thử, Giáo Hội cần đứng vững, không để đức tin “bị mất hay ô nhiễm”.

Đức TGM Kaigama cho hay: trên đây không hẳn chỉ là quan điểm cá nhân của ngài, mà là quan điểm của mọi giám mục Nigeria: “bạn có thể đánh thức bất cứ vị giám mục nào của Nigeria và hỏi ý kiến ngài về các vấn đề gia đình, ngài sẽ cho bạn hay ít nhiều y hệt như điều tôi vừa nói, từng lời một”.

Brinkschroeder cho rằng với thái độ trên, các giám mục Phi Châu đã không chu toàn điều ông gọi là “bổn phận của Kitô hữu phải tránh các dấu hiệu hỗ trợ cho việc kỳ thị bất công và đầy bạo lực”.

Các giám mục Phi Châu chắc chắn sẽ là lực lượng nòng cốt hóa giải các cố gắng tiêu cực của một số giám mục Âu Châu tại Thượng Hội Đồng sắp tới về Gia Đình. Các vị giám mục Âu Châu này chắc chắn là động lực khiến cho hình thức dùng tiền quyên từ tín hữu Công Giáo để yểm trợ cho đồng tính luyến ái, một việc mới xẩy ra lần đầu tại Thụy Sĩ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Yêu
Tấn Đạt
21:24 28/08/2015
TÌNH YÊU
Ảnh của Tấn Đạt
Ai sống trong tình yêu
sống cùng Chúa.

Whoever lives in love
lives with God.
(John 4:6 )