Ngày 30-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con tim bệnh tật
Lm Vũdình Tường
00:42 30/08/2018
Bệnh và tật đi chung với nhau. Không biết bệnh gây nên tật hay tật sinh bệnh hay cả hai. Điều không thể chối cãi là tật xấu chính là nguồn gốc gây bệnh. Xấu nhiều bệnh nặng, xấu ít bệnh nhẹ hơn. Xấu nhiều mau phát sinh bệnh; xấu ít bệnh đến chậm hơn. Tất cả đều là mầm mống gây bệnh và làm gây bệnh. Lây bệnh là do thiếu vệ sinh hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm trùng. Thực tế là cơ thể con người có sức chịu đựng giới hạn. Đi quá mức giới hạn nó ngã quị. Tâm trí con người cũng không khác mấy. Nó cũng cần cho ăn, nuôi dưỡng tâm trí bằng thực phẩm lành mạnh nó mạnh khoẻ, điều xấu, sách báo xấu, hình ảnh xấu, môi trường xấu tạo nên một tâm lí què quặt, bệnh tâm lí phát sinh từ đó. Thực tế này cũng đúng, gây tai hại cho tâm linh con người. Điều xảy ra cho tâm linh tai hại nhất con người lại coi nhẹ nhất bởi bệnh tâm linh không gây nhức nhối thân xác nên nhiều người lơ đi, coi như không có bệnh. Bệnh tâm linh phát sinh do coi thường giáo huấn của Đức Kitô. Giáo huấn của Ngài là thần khí và sự thật. Thiếu tôn trọng sự thật bởi coi nhẹ giáo huấn của Đức Kitô. Nhóm Biệt Phái và Pharisiêu gây xích mích với Đức Kitô khi họ gây sự với môn đệ Ngài. Họ đặt vấn đề

'Sao môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa' Mk 7,5

Đặt vấn đề vì các môn đệ nhưng thực ra họ chủ trương chất vấn chính Đức Kitô vì Ngài là đầu của các môn đệ. Biết rõ thâm í họ Đức Kitô dùng ngôn từ của tiên tri Isaiah đáp lại họ

Dân này tôn kính Ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta c. 6b

Câu đáp trên nhắc cho họ biết hai điều quan trọng. Thứ nhất, miệng lưỡi giảo hoạt, ngọt ngào nơi miệng không phải là tâm tình thật, không đến từ con tim chân thành, yêu mến. Đức Kitô cũng nhắc cho biết là không phải những gì đến từ ngoài làm cho tâm hồn ra ô uế mà chính là những gì phát xuất từ sâu thẳm làm cho tâm hồn ra ô uế. c.15. Con tim được hiểu là trung tâm điểm của con người, từ nơi đó tâm tình tốt xấu phát sinh. Sự lành, sự dữ đều từ đó mà ra. Sự lành đến từ con tim chân thành, mạnh khoẻ, sự dữ đến từ con tim bị băng hoại, hướng dẫn bởi tâm tình tội lỗi.

Thứ hai, các môn đệ về từ phố chợ và họ không rửa tay khi ăn trưa. Phố chợ là nơi người đau yếu, bệnh tật, nghèo khó thường tụ họp mong nhận được của bố thí. Vì thế khi liên kết phố chợ với những thành phần cần nâng đỡ Đức Kitô cách nào đó chuyển đề tài từ nói suông hay nói về sự trong sạch, chuyển sang hành động thi ân, bác ái, lòng thương xót Ngài dành cho muôn dân. Một cách nào đó Đức Kitô cho họ biết nói suông hay giữ truyền thống tiền nhân không tốt hơn hành động bác ái, mến Chúa yêu người như giáo huấn của Ngài.

Hơn nữa chú trọng nhiều đến việc tẩy uế, rửa ráy bề ngoài mà để bên trong dơ bẩn thì có ích chi. Nó chỉ che mắt được người vô tình, xem qua loa mà không thể nào giữ cho phẩm chất chứa đựng bên trong sạch sẽ được. Vì thế giữ cho con tim trong sáng quan trọng hơn cả. Thay vì chú trọng đến việc lành, thánh thiện thì nhóm Biệt Phái lại chia rẽ cộng đoàn của họ khi họ phân biệt thành phần trong sạch và thành phần ô uế dựa vào cách họ giữ lề luật tẩy uế. Không phải việc đạo đức làm trọn lề luật mà chính là kính mến Chúa và thực thi bác ái, yêu thương là con đường Đức Kitô hướng dẫn. Không luật xã hội nào hay truyền thống tiền nhân nào có khả năng giúp cho con tim trong sáng. Rất nhiều luật xã hội và truyền thống gây gánh nặng cho người nghèo, kẻ thế cô. Con tim trong sáng, con tim đầy lòng yêu mến cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, bằng giáo huấn yêu thương của Đức Kitô. Giáo huấn này đòi tuân giữ không phải bằng môi miệng mà chính là thực thi bằng hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, đến mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt kẻ nghèo khó, goá bụa cần nâng đỡ. Đi theo con đường Đức Kitô đi là phỏng theo lối sống của Ngài. Tin theo Đức Kitô không phải giữ cho thân thể, tay chân sạch sẽ, mà chính là tay chân lấm bùn phục vụ của một thân thể có con tim sạch sẽ, trong sáng. Chúng ta xin ơn nhận biết điều tốt lành, mở tâm hồn đón nhận món quà yêu thương Chúa ban và phân phát món quà đó cho tha nhân. Đón nhận càng nhiều tình yêu Chúa ta càng trở nên trong sáng, bởi trong sáng nên gần Chúa hơn và càng gần Chúa ta càng cảm thấy mình tự do, không bị ràng buộc bởi vật chất trần thế.

TiengChuong.org

Contaminated heart

Exterior contaminated affects our physical bodies and the mind of a person while interior contaminated will influence our heart and our spiritual lives. Physical contamination causes can be by lack of personal hygiene or touching an unclean object. Mental contamination comes from feeding the mind with unhealthy materials. Spiritual contamination develops from neglecting the teaching of Jesus. The conflict happened between Jesus and the scribes when they questioned Jesus' disciples that 'why do your disciples not respect the tradition of the elders but eat their food with unclean hands?' Mk 7,5. The accusers were focussing more on the leader than the followers. Jesus was their leader so the accusing was directly at Jesus. Jesus responded with a quote from the prophet Isaiah which shifted the direction of the conflict

This people honours me with their lips, but their hearts are far from me. v 7:6b.

First, the above statement implied that it was more than a criticism of lip worship practices but rather it was a condemnation of the emptiness of God's love in the human heart. Jesus stressed that the lips of the people were about God but their hearts were not God v.6b. Jesus told them that it was not what one took into oneself that made a person impure, but rather the things that came out from inside that made the person impure v.15. The heart was understood as the centre of human will and a home of all desires. It was from the heart which all our intentions, good and bad arose. The corruption of the human heart was rooted in desire of consumption.

Second, market place was the place where the sick and the needy hung around begging for food and mercy. By linking the marketplace with the poor and the sick the message of God's love was shifting the focus from talking, of ritual purity, to the doing, the healing power of Jesus. The Pharisees and Scribes should have known that their traditions had no power to save them but God's love and mercy. It was improper to place traditions before God's commandment.

Further they had focused on the externals of observations and neglected to examine of their own hearts. Instead of expressing the holiness of God, the leaders had created divisions between the ' clean' and ' unclean' to their own congregation. It was not piety that helped to fulfil the heart of the law but rather by loving God and loving our neighbours and that was God's way. No law or tradition can protect us free from contamination of the heart. Interior contamination can defile our lives and do great harm to others. Interior cleanliness gains from putting the word of God in motion by means of providing services for the outcasts and the needy. Following Jesus means to copy his way of life. It is not about clean hands, but dirty hands with a clean heart. It is God's free gift given to those who thirst for what is right. Let's open our hearts to receive God's gift. The more that God's love touches our heart the more we love God and the more we are drawn closer to God and the more we are free from the desire of consumption.
 
Chúa Nhật XXII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
06:30 30/08/2018
ĐnL 4: 1-2, 6-8; Tvịnh 14; Giacôbê1: 17-18, 21b-22, 2; Máccô 7: 1-8, 14-15, 21-23

Người ta thường nói: thời bây giờ có sự xem xét trở lại về đời sống thiêng liêng. Điều này xãy ra vì đời sống hằng ngày quá ư bận rộn, có nhiều người có tiền rất nhiều mà họ không hề cảm nhận được (ít nhất là trong các nước tiền tiến). Người ta tìm cách để được giúp đở về tinh thần vì họ bị xáo trộn bởi một thế giới đầy những lập trình khô khan về vi tính. Rất nhiều người tìm về đời sống tinh thần và về nhiều cách sống thiêng liêng từ những cách sống tôn giáo thời xưa cho đến những lối sống tôn giáo đông phương và các tôn giáo ở Mỹ Châu, trong các cách sông Mới v.v... Những trung tâm tổ chức tĩnh tâm và cách sống theo phúc âm đầy người đăng ký và còn bao nhiêu người phải chờ đợi để được vào đó. Ngay cả các tiệm bán sách ở các phi trường thường bán những sách về thương mại hay tiểu thuyết, bây giờ cũng đầy cả sách về đời sống tâm linh. Hành khách đi trên máy bay có thì giờ ngồi nguyện gẫm khi trãi qua 6 giờ trên các máy bay xuyên lục địa. Vừa rồi tôi có dịp nói chuyện với một phụ nữ ngồi bên cạnh tôi, bà ta đang đọc sách về Đạt lai Lạc-ma.

Chúng ta thường nghĩ rằng "đời sống thiêng liêng" là một cách sống riêng biệt dành cho một số ít người được chọn. Chúng ta nghĩ người được may mắn có thì giờ và có tiền của thì dể cầu nguyện hơn, nguyện gẫm hằng ngày, đi dự tĩnh tâm những khóa đặc biệt hay dọc sách về các vấn đề đó. Phần đông trong chúng ta nghĩ là đời sống hằng ngáy của chúng ta quá ư bận rộn nên khó lo về những “vấn đề thiêng liêng" chúng ta cố gắng đi nhà thờ hay đọc thêm kinh nguyện trong khi chúng ta cạo râu hay gội đầu làm tóc. Nhưng, để "tiến thêm về đời sống thiêng liêng" có thể chờ đợi đên khi chúng ta có nhiều thì giờ hơn, như sau khi chúng ta hưu trí, hay sau khi con cái lớn lên tự lập dọn ra khỏi nhà.

Tất cả những điều nói ở trên là do bởi suy nghĩ rằng chúng ta không đủ thì giờ để lo phần hồn. Chúng ta có thể để cho một số người đặc biệt dọc được những sách mới ra sau này hay có thì giò đi dự tĩnh tâm. Tất cả chúng ta đều có đời sống thiêng liêng. Câu hỏi được đặt ra hôm nay là dưới những trang sách chẩn đoán về đời sống thiêng liêng có được an toàn không? Đời sống nội tâm của chúng ta ra sao? Đó có phải là một giếng sâu thu hút sự giàu có không? Giếng sâu đó có cho chúng ta cảm thấy đầy ân sũng là những điều không liên quan gì đến của cải vật chất hay không? Giềng đó có đánh thức chúng ta khát khao tìm đến Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày hay không? Hay giếng sâu đó đã cạn khô vì chúng ta không để ý đến phải không? Chúng ta khát khao về những điều không phải thuộc về Thiên Chúa chăng? Giếng đó không giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn về vật chất và mệt mỏi về tinh thần phải không? Nếu chúng ta như thế thì đời sống thiêng liêng của chúng ta bị mệt mỏi và không đủ sức giúp chúng ta sống bình an, làm các mối liên hệ với thế giới xung quanh chúng ta không hòa hợp hoặc bị định hướng sai và làm cho đời sống tinh thần chúng ta với thế giới xung quanh không được ổn định, đó là nguyên nhân làm xã hội xung quanh chúng ta bị lạc hướng và bị hỗn loạn.

Một đời sống tinh thần trong sạch có thể làm chúng ta mạnh dạn, sôi động hơn với một triển vọng về đới sống sẽ tốt đẹp hơn. Đời sống tinh thần như thế có thể tiếp thêm sinh lực cho chúng ta đối mặt với những khó khăn của xã hội mà không bị nản lòng. Đời sống như thế giúp chúng ta không sống buông thả mỗi khi chúng ta chưa đạt được thành quả ngay tức khắc. Một đời sống tinh thần bị bỏ bê hoặc nhiều hình thức có thể gây nên sự rạn nứt và hoài nghi trong lối nhìn vào cuộc sống và để lại trong chúng ta một nhản quan hẹp hòi không nghĩ đến người khác chỉ nghỉ về chúng ta mà thôi. Nếu đời sống tinh thần không dựa vào nền tảng của đức tin, chúng ta sẽ sớm bỏ qua những cố gắng hoàn thiện cuộc sống sau những thành công nhất thời để trở về với lối sống cũ vì thiếu dũng cảm và kiên trì.

Vì sao tất cả những điều này liên quan đến đời sống thiêng liêng, và có liên hệ gì đến những bài đọc và bài giảng hôm nay? Sự việc xãy ra vì Chúa Giêsu đối đáp với các lãnh đạo tôn giáo đẫ bày tỏ đời sống thiêng liêng của họ theo những tập tục bên ngoài. Họ đã lấy luật của Thiên Chúa mà ông Môsê nói trong bài đọc thứ nhất và nhấn mạnh về việc giữ cách thể hiện bằng hình thức bên ngoài. Họ quan tâm đến những gì là "sạch sẽ hay ô uế" về các thứ dùng trong việc ăn uống như “chén dĩa, rửa tay và giặt giường chiếu”. Họ cáu buộc Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không theo đúng lề lối tập quán của tổ tiên họ. Trước đó Chúa Giêsu đối đáp với họ, và Ngài nhấn mạnh sự khác biệt về những gì thuộc về nguồn gốc thiêng liêng và những gì thuộc các tập quán phàm trần. Bây giờ nói đến ngôn sứ Isaia về những điều ngôn sứ chông đối là sự sa đọa về lối sống tôn giáo và sự đàn áp các người nghèo theo những lề luật quá nặng nề.

Người Pharisêu và các kinh sư đang theo dõi Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài có sống và thực hiện đúng theo nghi thức của tập tục hay không. Ông John Pilch (trong sách : VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA CHÚA GIÊSU) nhấn mạnh là các lề luật mà các lãnh đạo tôn giáo nói đến như rửa tay, Rửa chén, rửa bình, rửa chai, và dọn sạch giường là những lề luật văn hóa ở thành thị do những người giàu ở đô thị làm. Các người nghèo ở trong làng quê và khách đi đường như Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không bao giờ giữ những tập tục đó - mặc dù họ cũng bị bất buộc phải theo. Nước không có đủ, làm sao các người sống trong làng mạc giữ được các tập tục đó. Họ cố gắng nhưng họ làm được hay không là tùy họ. Tuy nhiên, như chúng ta thấy từ cuộc gặp gỡ hôm nay, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã tự tổ chức tuân thủ tất cả các luật thanh tẩy, cho dù nó có khả thi hay không. Chúa Giêsu chống lại mạnh mẻ việc các người Pharisêu giữ về tập tục phàm nhân mà quên về các lề luật ông Môsê dạy. Cũng như các ngôn sứ đi trước Ngài, Chúa Giêsu đến nơi mà xã hội bị tổn thương và gặp nhiều xáo trộn và Ngài mời gọi họ nghe Ngài nhớ đến Thiên Chúa như đã ghi trong sách Đệ Nhị Luật.

Chúa Giêsu không bỏ hẳn các tập tục, nhưng Ngài nhắc chúng ta nhớ là lề luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu không xuất phát từ một trái tim công chính. Bao nhiêu ô uế xãy ra bởi một trái tim không trong sạch như "ý định xấu, tà dâm, trộm cắp, giết người v.v...". Chúa Giêsu chỉ nhấn mạnh là những gì Do thái giáo luôn luôn dạy: sự sạch sẻ được ẩn bên trong nghi thức của sự trong sạch theo tập tục.

Theo Kinh Thánh, trái tim là trung tâm của đời sống. Trái tim không phải chỉ là một bộ phận của cơ thể, nhưng là cả đời sống nội tâm, tình cảm, lý trí, tinh thần và đời sống đạo đức của con người. Từ trái tim sinh ra những tình cảm, những nhu cầu và niềm đam mê. Trái tim là nguồn gốc của bản tính và các việc làm của con người. Trái tim cũng là nơi chúng ta gặp Thiên Chúa. Trong Kinh thánh, mỗi khi Thiên Chúa muốn nói với một người để gây sự thay đổi về đời sống, hay để gây nên sự sống động về sự nhiệt thành của đức tin, thì Thiên Chúa nói với trái tim. Trái tim là nơi Thiên Chúa ban sự thấu hiểu, một cảm giác nội tâm và lòng hăng say muốn đi theo đường lối của Thiên Chúa. Mỗi khi Thiên Chúa muốn nói với một người Thiên Chúa đi ngay vào trái tim người đó.

Vậy trái tim là hình ảnh của đời sống thiêng liêng của con người. Nơi trái tim chúng ta sẽ thấy sự thật bền vững và kín đáo của con người. Vì trái tim là chính con người và bản tính của người đó thì chỉ có Thiên Chúa mới đem đến sự thay đổi cho trái tim. (Hãy nhớ lời kinh trong ngôn sứ Ezekiel: "Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ dặt một thần khí mới vào lòng các ngươi" (Ez 36:26).

Khi Chúa Giêsu kêu gọi các người Pharisêu thay đổi trái tim họ, thì Ngài nói một cách thuyết phục với họ về "lời nói tinh thần". Chúng ta dừng lại đây và hãy tự đặt chúng ta vào câu chuyện giữa Chúa Giêsu và các người Pharisêu. Chúng ta hãy suy gẫm và tự hỏi: điều gì đang ở trong trái tim chúng ta? Khi nói chuyện với Chúa Giêsu trái tim các người Pharisêu và kinh sư bị kích động. Họ có thể rời bỏ Chúa Giêsu; như chúng ta hôm nay không thể rời bỏ Chúa được. Hôm nay chúng ta mời Thiên Chúa ở lại trong trái tim chúng ta. Như mọi người thường nói trong các chương trình 12 bước, để thực hiện bước "nâng cao hiệu năng" của tình trạng trái tim chúng ta. Chúng ta thực sự mong muốn điều gì trong cuộc sống của mình? Chúng ta đã cống hiến năng lực sâu đậm của chúng ta cho việc gì và cho ai? Trái tim chúng ta cùng nhịp đập với Thiên Chúa như thế nào trong lúc này?

Ân sũng của bài phúc âm hôm nay là đánh thức trái tim chúng ta bước ra khỏi giấc ngủ của đời sống an nhàn; để chân thành tự kiểm về đời sống thiêng liêng của chúng ta như thế nào. Thử hỏi, trong đời sống, các quyết định của chúng ta có biểu hiệu được tình thông cảm với người nghèo, người xa lạ như Chúa Giêsu hay không? Hay chúng ta theo tập tục tôn giáo để che đậy thế giới xung quanh chúng ta phải không? Ngay khi chúng ta cố gắng tập luyện thể xác chúng ta, chúng ta có thờ ơ tập luyện trái tim chúng ta là đời sống thiêng liêng của chúng ta hay không? Hôm nay Thiên Chúa nói với trái tim chúng ta qua Lời của Ngài. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự đổi mới bắt đàu từ Bí Tích Thánh Thể. Nhưng, sau lúc tụ họp hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để tiếp tục thay đổi trái tim chúng ta? Hôm nay ai có thể động đến trái tim chúng ta với những nhu cầu của họ, những đòi hỏi được yêu thương, và những ham muốn được tha thứ? Chắc là chúng ta không muốn bị buộc tội như Thiên Chúa nói trong lời ngôn sứ Isaia "Dân này tôn kính Ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật của con người".

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


22nd SUNDAY (B)
Deut 4: 1-2, 6-8 Ps. 15; James 1: 17-18, 21b-22, 27; Mk 7: 1-8, 14-15, 21-23

It is said that there is a spiritual awakening happening these days. It’s stirred by the very hectic nature of everyday life and by the bloated excesses of many people having more money (at least in our first world) than they have ever dreamed of having. People are looking for help to replenish their frazzled spirits run ragged by our e-com driven world. All kinds of spiritual interests are being pursued and all kinds of spiritualities are being practiced, from renewed interest in traditional religious practices, to eastern and native American religions, New Age practices, etc. Retreat and spirituality centers are filled and have waiting lists. Even airport bookstores, that usually carry business, or diversionary reading, now feature books on spirituality. The busy traveler can get help relaxing and learn to meditate while sitting in a middle seat on a six hour transcontinental flight. Recently, on one of those flights, I had a long conversation with a woman sitting next to me who was reading a book by the Dali Lama.

We tend to think of "spirituality" as a practice or pursuit reserved for a very few elitist souls. We think of the lucky ones who have the extra time (and money) to pray more, meditate daily, go to special retreats, or read books on the subject. Most of us would claim our lives are far too busy at this time for "spiritual pursuits." We try to get to church and say a few extra prayers while we shave or do our hair. But, as far as "developing our spiritual lives," that will have to wait till we get more time; maybe after the kids leave the house, or when we retire.

All this categorizing of the notions of spirituality is unfortunate. We can’t reserve spirituality to just some special folk who are able to read the latest books, or take time to go to a retreat center. We all have a spiritual life. The question we ask today, in the light of the scriptural readings, concerns the health of our spiritual life. What’s the condition of our interior life these days? Is it a deep well from which can draw riches?...does it give us a sense of abundance unrelated to how much we own?...does it awaken the hunger for God in our daily lives? Or, is it shallow from neglect? Consumed by desires for other than God? Not available to us in times of stress or crisis? If the latter is so, then our spirit is ailing and is not helping us keep our lives integrated, our relationships healthy and ourselves in harmony with the world around us. Our lives are directed, or misdirected, by the condition of our spirit. Our spiritual life either holds us together, or is the cause of chaos and misdirection.

A healthy spirit can make us energetic and vibrant people with a hopeful outlook and a sense of life’s possibilities for the good. It can energize us to face the most intractable of social ills and not be discouraged. It can prevent us from giving up when we don’t get immediate results. A neglected or bloated spirit causes disintegration, sours how we look at our lives, turns us cynical, leaves us with a narrowness of vison that isolates us from others and keeps us locked into our own narcissism. Without a faith-based spirituality, we soon turn away from trying or, after momentary success, turn back to old ways for lack of fortitude and perseverance.

Why all this concern about spirituality and what has it got to do with today’s readings and our preaching? The issue comes up because Jesus confronts the religious leaders who have expressed and based their spirituality on externals. They have taken the revered law of God, about which Moses speaks in the first reading and placed more emphasis on external observances. They are concerned with what is "clean and unclean" (vessels, hands and beds) and they accuse Jesus and his disciples of ignoring the traditions of their ancestors. Earlier (2:23 ff.) Jesus confronted them and underlined the distinction between what is of divine origin and what is of human institutions. Now, in referring to Isaiah, he highlights what prophets have always attacked, the corrupting of religious practices and the oppression of the poor through burdensome religious rules.

The Pharisees and scribes are watching Jesus and his disciples to see if they are observing the ritual rules. John Pilch (THE CULTURAL WORLD OF JESUS) points out that the practices they are speaking of, washing hands, purifying cups, jugs, bottles and beds, are urban practices that could be done by elite city dwellers. Poor people living in the country and travelers like Jesus and his disciples, could never practice these rituals – though they were required to do so. Water just wasn’t that available. Peasants had to do the best they could by adapting these rules to their own situation. However, as we see from today’s encounter, some religious leaders held them to observe all the purification laws, whether that was feasible or not. Jesus takes strong exception to the Pharisees, for they hold in special regard their own human designed traditions, but ignore the Law handed down to them from Moses. Like the prophets before him, Jesus comes to the side of the more vulnerable of society and calls all his hearers back to the teaching about God revealed in the Decalogue.

Jesus isn’t rejecting all ritual practice, but is reminding us that ritual is meaningless if it does not flow from an upright heart. A river of vices flows from a heart that is unclean, "evil thoughts, un-chastity, theft, murder, etc." Jesus is only emphasizing what Judaism always taught – an interior purity is the criteria for ritual purity.

The heart. In the biblical view, the heart is the center of our life. It represents far more than the physical organ, it includes the full range of our interior life, the emotional, intellectual, psychic and moral dispositions of a person. From the heart comes all feelings, emotions, needs and passions. It is the source of what determines our personalities and activities. It is also the place of our encounter with God. When God wants to address a person in the bible to cause a life change, or stir up religious fervor, God addresses the heart. The heart is where God gives insight and places a burning desire for God’s ways in a person. When God wants to go to work on a person, God goes straight to the heart.

The heart then is a figure for the spiritual life of a person. Here can be found a person’s deepest truths, most tightly guarded secrets. It is the heart that reveals our true identity. Because the heart is so profoundly identified with the person, so much the seat of one’s identity, it is only God who can change a person’s heart. (Remember Ezekiel’s prayer for a new heart in Ez. 36:26?).

In calling the Pharisees’ attention to the state of their heart, Jesus is really engaging them in "soul talk." We take pause and we find ourselves in the conversation. We reflect and ask ourselves – what’s within our hearts? The Pharisees and scribes had to have had their hearts provoked by their conversation with Jesus. Whereas they might dismiss him we, his followers, cannot. Today we invite God to probe our hearts and enable us, as they say in 12 step programs, to do a "fearless inventory" of the state of our hearts. What is it we really desire in our lives? To what or whom have we dedicated our deepest energies? How alive to God does our heart feel at this moment?

The grace of this gospel today is to awaken our hearts from their slumber and distractions and stir us to examine the sincerity of our religious observance. Do our lives and our choices reflect the same sensitivity to the poor and disenfranchised as did Jesus’? Or, are we using religious customs as an insulation from the world around us? Just as we make efforts to get our bodies in shape after we have neglected them through lack of exercise and poor diet, so too for our "heart" (our spirituality). God has addressed our heart through the Word today. God is the source of its renewal, starting at this Eucharist. But after this gathering, how else will we tend to the renewal of our hearts? Whom else shall we allow to touch our hearts today with their need, longing for love or desire for forgiveness? We certainly don’t want to be guilty of what God says through the prophet Isaiah, "This people honors me with their lips, but their hearts are far from me, in vain do they worship me, teaching as doctrines human precepts."
 
Thiện căn hệ tại lòng ta
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:14 30/08/2018
Thiện căn hệ tại lòng ta - CN 22 Thường Niên B (Ðnl 4,1-2. 6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23)

Hôm nay, Chúa Nhật XXII thường niên B, chúng ta tìm hiểu về Luật Chúa là luật đích thực của tôn giáo. Luật này được kiện toàn trong bí tích tình yêu và chỉ tồn tại trong tâm hồn tinh truyền và thánh thiện. Vì thế, các bài đọc hôm nay hướng dẫn chúng ta suy tư về cách thế tốt nhất để tuân giữ luật Chúa, nhờ đó chúng ta đạt tới ơn cứu độ.

Trong bài đọc I, Môsê nhắc nhở dân người về các huấn lệnh của Thiên Chúa và yêu cầu họ phải kiên tâm bền chí tuân giữ để được sống hạnh phúc. Ông cũng nghiêm túc lưu ý họ không được thêm hoặc bớt điều gì. Tuy nhiên, lời cảnh báo này đã không được thực hiện một cách nghiêm túc, bởi vì sau này những người Pharisêu đã biến 10 điều răn thành 613 khoản quy định tỉ mỉ.
Vì thế, họ đã làm cho cuộc sống trở nên khó khăn và phức tạp một cách thái quá đối với dân Chúa. Đó là lý do tại sao trong thư Galát chương 3, thánh Phaolô đã đối diện với trường hợp như thế nên ngài đã mạnh mẽ chống lại “lề luật.” Ngài không hoàn toàn lên án lề luật, nhưng lên án cách thức mà những người Pharisêu quan niệm, lạm dụng và trình bày lề luật. Ngài cho rằng tinh thần Lề Luật còn quan trọng hơn các chữ viết.

Cũng thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chống lại nhóm Biệt Phái vì sự giả hình của họ. Họ không bao giờ giữ luật mà họ đã đề ra cho dân. Đây là cách thức nguy hiểm của đời sống mà chúng ta (những linh mục, tu sĩ và những Pharisêu thời nay) phải cẩn thận xa tránh. Chúng ta không được sống một cuộc sống giả hình, cũng như làm cho cuộc sống trở nên phức tạp hơn cho người khác; hay đôi khi chúng ta chỉ thích bắt bẻ, chỉ trích và lên án người khác, nhưng lại không ý thức về giới hạn của mình.
Đặc biệt, trong khi nhóm Biệt Phái chỉ chú trọng đến hình thức và nệ luật bên ngoài, Chúa Giêsu chỉ cho thấy căn nguyên sâu xa nhất của mọi sự xấu xa và thiện hảo khi Người nói: “Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế” (Mc 7,15). Người mời gọi chúng ta phải kiểm điểm chính mình. Bởi lẽ, từ bên trong, nơi lòng chúng ta, những ý định xấu xa, ghen ghét, kiêu ngạo, những khuynh hướng đồi bại mà chúng ta lưu giữ trong lòng thực sự là những gì biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta là ai. Chúng là những tật xấu làm cho chúng ta trở nên xấu xa. Chúng ta phải loại trừ chúng trước khi chúng cắm rễ sâu và làm cho toàn bộ con người chúng ta ra hư hỏng. Chúng là những kẻ thù đích thực và ẩn mặt mà chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng mỗi ngày.
Phẩm chất của đời sống chúng ta được đo lường nhờ phẩm chất của tâm trí chúng ta. Nếu tâm trí chúng ta bị phá hoại và bệnh hoạn, thân xác chúng ta sẽ bị bệnh hoạn gấp trăm lần, ngay cả khi chúng ta không ý thức điều đó. Như thế, điều quan trọng nhất mà Thiên Chúa cần nơi chúng ta là tâm hồn trong sạch như Chúa Kitô dạy chúng ta: “Phúc thay những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).

Cách thức tốt nhất để trung thành với huấn lệnh Thiên Chúa là để cho tâm hồn chúng ta được biến đổi nhờ Lời Chúa. Như thế, thay vì quá chú tâm đến những chữ viết của lề luật và sự trong sạch thể lý, chúng ta nên chú ý tới lời khuyên của Phaolô: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12,2). Thánh ý Thiên Chúa chính là luật Người. Luật Chúa phải thúc đẩy chúng ta yêu mến người khác và làm lành lánh dữ. Luật Chúa phải kêu gọi sự sám hối đích thực và ước muốn chân thành để tha thứ cho người khác. Luật Chúa giữ chúng ta vững vàng trong đức tin. Tắt một lời, luật Chúa phải thúc đẩy chúng ta chỉ theo đuổi điều tốt lành, phải đạo, cao thượng và thánh thiện.

Hôm nay, thánh Giacôbê Tông Đồ đòi hỏi chúng ta nơi bài đọc II: “Anh em hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em… Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành” (Gc 1,21-22).
Vì thế, cách tốt nhất để thực hiện điều này là chúng ta hãy có gắng sống đức tin của mình vào trong đời sống hằng ngày, hãy diễn tả nó qua cách thức chúng ta sống, yêu và hành xử với người khác. Cuối cùng, Thánh Vịnh Gia nhắc nhở chúng ta rằng người công chính sẽ sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa chúng ta thực hành Lời Chúa và các giới răn với một tâm hồn trong sạch và chân thành. Vì thế, chúng ta hãy khiêm tốm cầu nguyện như vua Đavít: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ” (Tv 51,12). Amen!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Cupich: Các cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò là chuyện hoang đường
Đặng Tự Do
05:41 30/08/2018
Đức Hồng Y Blase Cupich, Tổng giám mục Chicago đã bác bỏ những cáo buộc gần đây của cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một “chương trình nghị sự lớn hơn” phải lo lắng, bao gồm việc bảo vệ những người di cư và môi trường.

Phát biểu ngày 27/8 với đài truyền hình NBC 5 của Chicago, Đức Hồng Y Cupich /sʊ-piʃ/ nói rằng Đức Giáo Hoàng phải “tiếp tục với những việc khác, về môi trường, bảo vệ người di cư và thực hiện những công việc của Giáo hội”.

Đức Hồng Y Cupich mô tả nội dung của chứng từ 11 trang của Tổng Giám mục Carlos Maria Viganò, được công bố hôm 25 tháng 8, là “rabbit hole” [American slang – xuất phát từ câu chuyện Alice lạc vào xứ thần tiên của Lewis Carroll vào năm 1865 – diễn nôm sang tiếng Việt là chuyện hoang đường, ấm ớ hội tề], mà ngài không nghĩ rằng Giáo Hội sẽ đi xuống vì chuyện này.

Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã loại bỏ những biện pháp trừng phạt nguyên Hồng Y Theodore McCarrick mà trước đó đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 áp đặt. Đức Tổng Giám Mục Viganò cũng cho rằng McCarrick đã tiến cử thẳng với Đức Thánh Cha Phanxicô Giám Mục Cupich từ giáo phận Spokane về làm Tổng giám mục Chicago vào ngày 20 tháng 9 năm 2014. Trong danh sách Tòa Sứ Thần Tòa Thánh trình lên Đức Thánh Cha những vị có khả năng thay thế Đức Hồng Y Francis George xin nghỉ hưu không có tên Giám Mục Cupich.

Về điểm này, Đức Hồng Y Cupich bác bỏ những cáo buộc về ảnh hưởng của McCarrick trong việc ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Chicago. Ngài nói với NBC 5 rằng “Không phải tôi đột nhiên từ trên trời rơi xuống.”

Hai năm sau đó, Tổng Giám Mục Blasé Cupich được tấn phong Hồng Y vào ngày 19 tháng 11, 2016. Trước đó, ngài được phong chức giám mục năm 1998; và trước khi trở thành Tổng giám mục Chicago, ngài lãnh đạo các giáo phận Rapid City và Spokane.

Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc 3 vị Giám Mục Hoa Kỳ “thăng tiến rất nhanh” nhờ sự tiến cử của Tổng Giám Mục McCarrick. Ba vị này là Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago, Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, và Đức Giám Mục Robert McElroy của San Diego. Cả ba vị đều đã đưa ra các tuyên bố phản bác lại các cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Đức Hồng Y cũng lên tiếng bảo vệ thành tích chống lạm dụng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài nói rằng “kỷ lục cho thấy, bất cứ khi nào có những thông tin đáng tin cậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều hành động.”

Đức Hồng Y Cupich cũng ngụ ý cho rằng phân biệt chủng tộc là một yếu tố thúc đẩy đằng sau việc công bố lá thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò và những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng diễn ra sau đó.

“Nói thẳng ra, họ không thích ngài [Đức Giáo Hoàng] vì ngài là người Mỹ châu La tinh,” Đức Hồng Y Cupich nói. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sinh tại Buenos Aires. Ngài là người Á Căn Đình, cha mẹ gốc Ý.

Tuần trước, Tổng chưởng lý Lisa Madigan nói rằng Giáo Hội Công Giáo “có nghĩa vụ đạo đức phải đưa ra cho giáo dân và công chúng một phúc trình hoàn chỉnh và chính xác về mọi hành vi không thích hợp của các linh mục ở Illinois.”

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Cupich lưu ý rằng lạm dụng tình dục trẻ em không phải là một vấn đề giới hạn trong Giáo Hội Công Giáo, và rằng nhà nước cũng nên điều tra các tổ chức khác.

“Không chỉ Giáo Hội Công Giáo mà thôi. Hãy nhìn vào tất cả các cơ quan và tổ chức ngày qua ngày liên hệ với trẻ em.”

Source: Catholic Herald Cupich dismisses Viganò claims as a ‘rabbit hole’
 
Giám Mục có quyền yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức hay không? Ý kiến của ĐHY Raymond Leo Burke
Đặng Tự Do
08:01 30/08/2018
Khi được hỏi liệu có gì sai trái khi yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức, như Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã làm trong lá thư dài 11 trang của mình, Đức Hồng Y Raymond L. Burke trả lời: “Tôi không thể nói điều đó là sai trái.”

“Tôi chỉ có thể nói rằng để đi đến chuyện đó ta phải điều tra và có câu trả lời về vấn đề này. Yêu cầu từ chức trong bất kỳ trường hợp nào đều là hợp luật; bất cứ ai cũng có thể làm điều đó trong trường hợp một mục tử thất bại trong việc hoàn thành chức trách của mình, nhưng sự thật cần phải được xác minh”. Đức Hồng Y Raymond L. Burke, nguyên Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh, đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn được công bố sáng thứ Tư 29 tháng 8 trên tờ La Repubblica, là tờ báo có số phát hành cao nhất nước Ý hàng ngày.

Đức Hồng Y Burke là một trong số ít các giám mục nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ công khai với việc Đức Tổng Giám Mục Viganò tố cáo Đức Giáo Hoàng. Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên; ngài được coi là một trong những nhà lãnh đạo của các nhóm truyền thống, và cả Đức Tổng Giám Mục Viganò và Đức Hồng Y Burke đều công khai tranh biện các khía cạnh trong Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình. Cựu Sứ Thần Tòa Thánh cũng công khai đứng về phía những người bất đồng chính kiến với Tông huấn Amoris Laetitia. Tháng Giêng năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã ghi tên mình vào danh sách những người ủng hộ “những sự thật bất biến về bí tích hôn phối của các giám mục Kazakhstan”.

“Tôi đã rúng động sâu xa vì toàn bộ các phần trong tài liệu đều nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Burke nói. “Tôi phải đọc nó nhiều lần vì lần đọc đầu tiên khiến tôi không nói nên lời. Tôi tin rằng vào thời điểm này cần phải có một báo cáo đầy đủ và khách quan về phiá Đức Giáo Hoàng và Vatican.”

Khi người phỏng vấn cho rằng trong khi Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc cách thức Đức Giáo Hoàng Phanxicô hành xử trong trường hợp McCarrick, ngài đã lướt qua không đặt thành vấn đề cách thế Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đối phó với các cáo buộc chống lại vị cựu Hồng Y trong triều đại của các ngài, Đức Hồng Y Burke trả lời: “Tôi không thể đưa ra một phán đoán mà không có dữ kiện. Tôi chỉ có thể nói rằng ở đây, điều cần thiết là phải có một sự minh bạch, bằng cách duyệt xét tất cả các tài liệu để đi đến sự thật.”

Bình luận về cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò cho rằng có các Hồng Y và Giám Mục muốn thay đổi giáo lý Hội Thánh về đồng tính luyến ái, Đức Hồng Y Burke nói, “Đúng thế, có những nỗ lực nhằm tương đối hóa giáo huấn của Giáo Hội từ trước đến nay vẫn cho hành vi đồng tính là rối loạn tự bản chất.” Đức Hồng Y đã nhắc lại buổi họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khi người ta đưa ra “ý tưởng cho rằng Hội thánh nên nhìn nhận những yếu tố tích cực hiện diện trong quan hệ đồng giới.” Nhưng ngài nói thêm, “toàn bộ điều đó chẳng có khía cạnh tích cực nào cả.” Hơn nữa, ngài mô tả là “một vấn đề” khi trong Giáo Hội có những giáo sĩ “ủng hộ cho linh mục Dòng Tên James Martin, là người có một quan điểm tháo thứ và sai trái về tình dục đồng giới.”

Ngài nói tiếp rằng “các dữ liệu cho thấy phần lớn những lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ là các hành vi đồng tính phạm tội với những người trẻ.”

Đức Hồng Y Burke nhấn mạnh rằng: “Tôi nghĩ một người đồng tính không thể trở thành linh mục vì người ấy không thể thực hiện chiều sâu mà quan hệ cha con được yêu cầu. Anh ta phải có tất cả những đặc điểm để trở thành một người cha.”

Ngài nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn rằng ngài không phải là “một nhân vật phản diện” của Đức Thánh Cha Phanxicô và không có “thù hiềm cá nhân nào với Đức Giáo Hoàng.” Ngài giải thích: “Cố gắng của tôi đơn giản chỉ là để bảo vệ sự thật đức tin và sự minh bạch trong việc trình bày đức tin.”

Vị Hồng Y Hoa Kỳ là một trong bốn Hồng Y đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày các điểm hồ nghi (dubia) liên quan đến các khía cạnh khác nhau của Tông huấn Amoris Laetitia. Hai vị trong số đó là Đức Hồng Y Joachim Meisner, người Đức; và Đức Hồng Y Carlo Caffarra, người Ý, đã qua đời. Vị thứ tư là Đức Hồng Y Walter Brandmuller, người Đức. Những điểm hồ nghi của các vị tập trung vào khả thể cho những người Công Giáo ly hôn dân sự và tái hôn được nhận Bí tích Thánh Thể trong một số hoàn cảnh nhất định. Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Burke nói rằng ngài không biết tại sao Đức Giáo Hoàng đến nay vẫn không trả lời các câu hỏi của các ngài.

Ngài thừa nhận trong cuộc phỏng vấn rằng ngài có những điểm bất đồng với huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chẳng hạn, “về sự kiện là những người đang mắc tội trọng làm sao có thể Rước Lễ được. Hoặc những người ngoài Công Giáo làm sao có thể nhận bí tích Thánh Thể trong một số trường hợp nhất định, điều đó vượt quá kỷ luật hiện nay của Giáo Hội. Điều đó là không thể được.”

Được hỏi về mối quan hệ của ngài với Steve Bannon, Đức Hồng Y nói cựu cố vấn của Tổng thống Trump đã phỏng vấn ngài một lần, vào thời điểm tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “và sau đó tôi đã không gặp ông ta.”

[Chú thích của người dịch: Stephen Kevin Bannon (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1953) là một nhà lãnh đạo truyền thông Mỹ, một nhân vật chính trị, một chiến lược gia, cựu chủ ngân hàng đầu tư, và cựu chủ tịch điều hành của Breitbart News. Ông từng là nhà chiến lược hàng đầu của Tòa Bạch Ốc trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bảy tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Trong một cố gắng bôi nhọ Đức Hồng Y, người ta phao tin đồn nhảm rằng Đức Hồng Y Burke, Steve Bannon và tân bộ trưởng Nội vụ Ý Matteo Salvini hợp tác với nhau trong mưu toan lật đổ Đức Giáo Hoàng Phanxicô]


Source: America Magazine - Cardinal Burke: It is ‘licit’ to call for the resignation of Pope Francis
 
Đức Giáo Hoàng chới với trước những cáo buộc? Đức Hồng Y Parolin lên tiếng.
Đặng Tự Do
09:13 30/08/2018
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô “thanh thản” trước những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Đức Hồng Y đã đưa ra những nhận xét của ngài sau khi hãng tin Ansa của Ý, trích dẫn những cộng tác viên thân thiết của Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cảm thấy “chới với” vì vụ này.

Đức Hồng Y Parolin nói với tờ La Stampa rằng “sự cay đắng và bất an” trong những ngày gần đây không ảnh hưởng đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngài nói: “Tôi đã nhìn thấy một tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng Đức Giáo Hoàng thanh thản. Từ những gì tôi thấy (trong những ngày này, tôi đã ở bên cạnh ngài trong chuyến đi đến Ái Nhĩ Lan và sau đó), ngài có vẻ thanh thản. Đức Giáo Hoàng có một đặc sủng lớn lao, ngay cả khi phải đối mặt với những điều rõ ràng tạo ra rất nhiều cay đắng và bất an. Nhưng ngài có khả năng tiếp cận vấn đề rất thanh thản.”

Đức Hồng Y cho biết ngài cảm thấy “rất đau đớn” trước những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò, nhưng nói thêm: “Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta hoạt động trong việc tìm kiếm sự thật và công lý, rằng đây là những điểm tham khảo, chứ không phải những gì khác. Chắc chắn tình hình không đáng lo ngại chút nào.”

Đức Hồng Y từ chối bình luận trực tiếp về những tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Viganò. Ngài nói: “Tốt hơn là đừng đi sâu vào chi tiết những điều như vậy. Tôi lặp lại điều mà Đức Giáo Hoàng nói: bạn hãy đọc nó, và đưa ra phán đoán của bạn. Văn bản tự nói về mình.”

Trong bức thư 11 trang của ngài, Đức Tổng Giám Mục Viganò nói Đức Giáo Hoàng biết về những hành vi tình dục sai trái của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick ít nhất là từ năm 2013 nhưng đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã áp đặt trong năm 2009 hoặc 2010.

Avvenire, tờ báo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của tờ Ansa cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã “chới với” rồi, và nói rằng đó là một “mưu mô bỉ ổi”.

Theo John Allen của Crux, phát ngôn viên Vatican Greg Burke cũng bác bỏ câu chuyện này. Ông nói với anh rằng: “Đức Giáo Hoàng có vẻ lòng dạ tơi bời với anh trên máy bay đêm Chúa Nhật không? Làm ơn đi …”


Source: Catholic Herald Viganò letter: Cardinal Parolin says Pope Francis is ‘serene’
 
Đức Hồng Y của Colombia lên án những cuộc tấn công “đáng xấu hổ” vào ĐGH Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:11 30/08/2018


Đức Hồng Y Salazar cho rằng ĐGH Phanxicô đã bị tấn công vì ngài tập chú vào công lý cho người nghèo.

Người đứng đầu liên hội đồng giám mục Châu Mỹ La Tinh đã lên tiếng chống lại “ những cuộc tấn công vào cá nhân ĐGH”, sau vụ tranh cãi quanh các công bố của TGM Carlos Maria Vaganò về ĐGH.

Liên hội đồng, có tên là CELAM, là chữ viết tắt trong tiếng Tây Ban Nha (Consejo Episcopal Latinoamericano) kỷ niệm 50 năm ngày các giám mục trong vùng có cuộc họp tại Medellin, Columbia vào năm 1968, nhắm tới cùng làm việc để loại bỏ nghèo đói và bệnh tật trong khu vực.

Đức Hồng Y Ruben Salazar thuộc Bogota là Chủ tịch của CELAM, đã nói rằng ngay khi phong trào này tập chú vào việc người nghèo thoát ra khỏi Medellin vào cuối thập niên 1960 thì nó đã một lần bị tấn công và bây giới những cuộc tấn công ấy lại nhắm vào những người ủng hộ nó như ĐGH Phanxicô.

Theo như hãng tin Argentinian, (AICA) thì Đức Hồng Y đã đưa ra nhận xét này trong một Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.

Đức Hồng Y Salazar nói “ Nếu lúc ấy họ đã tấn công vào phong trào này, thi hôm nay họ tấn công con người của phong trào.”

Cũng theo hãng tin AICA thì bình luận của ĐHY sau đó cũng được sự ủng hộ trong một tuyên bố của cơ quan nhân đạo Bác Ái Caritas Châu Mỹ La Tinh, Tổng Giáo Phận Medellin, Liên Hội Tôn Giáo Châu Mỹ La Tinh có tên viết tắt là CLAR. Tất cả bốn nhóm đều tài trợ cho hội nghị đánh dấu 50 năm kể từ khi Đại Hội Giám Mục Châu Mỹ La tinh và Caribe lần thứ hai tại Medellin.

ĐHY Salazar nói rằng mục vụ của ĐGH đã bị tấn công cũng như cá nhân ĐGH bị tấn công,“Chúng ta có thể nói trong một cách đáng xấu hổ như vậy.”

Khi các giám mục Châu Mỹ La Tinh phê chuẩn những tài liệu bày tỏ mối quan tâm của các ngài về tôn giáo, kinh tế xã hội và những điều kiện chính trị ở Châu Mỹ La tinh và những điều bất lợi gây ra cho người nghèo vào thâp niên 1960, thì nhiều người, kể cả những người ở trong Giáo Hội, đã tấn công các ngài như là làm chính trị và theo cánh tả. Nhưng các ngài vẫn tiếp tục duy trì qua nhiều năm vì các ngài đã đi theo lời dạy của Tin Mừng là Giáo Hội phải chăm lo cho người nghèo bởi vì đó là điều Chúa Giê-su đã dạy.

.
Source: Catholic Herald Colombian cardinal denounces ‘shameful’ attacks on Pope Francis
 
Ta hãy nguyện xin cho Đức Giáo Hoàng – Những phản ứng bất lợi từ phía giáo dân
Anthony Nguyễn
18:01 30/08/2018
John Allen của tờ Crux cho biết như sau

“Vào cuối buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Tư, một nhóm trong Quảng trường Thánh Phêrô có thể nghe thấy đang hò reo, và nhiều quan sát viên nghĩ rằng họ đã nghe ‘Viganò!’ Một linh mục ở quảng trường sau đó nói rằng thực ra đó là một nhóm hành hương đang kêu tên giám mục địa phương của họ. Dù thế đi nữa, sự kiện mọi người ngay lập tức nghĩ đến Đức Tổng Giám Mục Viganò cho thấy tên tuổi của ngài giờ đây đã nổi như cồn.”

Trong khi đó, Catholic News Agency tường thuật rằng một nhóm phụ nữ giáo dân Công Giáo đã viết một bức thư ngỏ gởi cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, yêu cầu ngài trả lời các câu hỏi được nêu ra trong những cáo buộc gần đây của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.

Trong phần mở đầu lá thư, những người phụ nữ này nhắc lại một trích dẫn từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội: “Đức Thánh Cha đã nói rằng ngài tìm kiếm ‘một sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ trong Giáo Hội,’ và rằng ‘phụ nữ có khả năng nhìn thấy sự việc dưới một góc độ khác với nam giới, với một con mắt khác. Phụ nữ có thể đặt ra những câu hỏi mà nam giới chúng tôi không thể hiểu được.’”

“Chúng con viết thư cho ngài, thưa Đức Thánh Cha, để đặt ra những câu hỏi cần phải được trả lời,” lá thư lưu ý.

Cụ thể, họ tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi được nêu ra trong bức thư gần đây của Đức Tổng Giám Mục Viganò, cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các thành viên khác trong hàng giáo phẩm đã che đậy những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick.

Các câu hỏi của những phụ nữ này dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô bao gồm việc ngài có biết và khi nào thì ngài biết về những biện pháp trừng phạt nguyên Hồng Y McCarrick đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đưa ra, và liệu ngài có đưa ngài McCarrick trở lại thừa tác vụ công khai dù đã biết về các biện pháp trừng phạt và các cáo buộc này không.

Khi được hỏi về điều này trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng trở về từ Ái Nhĩ Lan vào ngày 26 tháng Tám, Đức Phanxicô nói: “Hãy đọc kỹ lời tuyên bố và đưa ra quyết định riêng của bạn. Tôi sẽ không nói một lời nào về điều này.”

“Đối với đàn chiên đang đau đớn của ngài, thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, câu trả lời của ngài là không thỏa đáng,” những người ký tên trong bức thư nói. “Những lời đó nồng nặc, gợi nhớ về chủ thuyết giáo quyền mà ngài đã lên án gần đây. Chúng con cần sự lãnh đạo, sự thật và minh bạch. Chúng con, đàn chiên của ngài, xứng đáng có được câu trả lời của ngài ngay bây giờ.”

“Xin đừng quay lưng với chúng con,” lá thư viết tiếp. “Ngài đã tự cam kết thay đổi chủ thuyết giáo quyền trong Giáo Hội. Chuyện một Hồng Y săn đuổi các chủng sinh là quá kinh tởm. Chúng con cần biết rằng liệu chúng con có thể tin tưởng sự thành thật của ngài với chúng con về những gì đã xảy ra hay không. Các nạn nhân đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ cần biết họ có thể tin tưởng ngài hay không. Các gia đình, những người sẽ là nguồn mạch canh tân của Giáo Hội, cần phải biết chúng con còn có thể tin tưởng ngài, và do đó tin tưởng Giáo Hội hay không”

Những người phụ nữ đã ký trong thư này hoạt động trong một loạt các chức vụ và công việc đa dạng trong Giáo Hội, cả trong các lĩnh vực tư và công cộng. Họ mô tả mình là những người “có đức tin mạnh mẽ, có lòng biết ơn sâu sắc giáo lý của Giáo Hội, các phép Bí Tích, và nhiều giám mục và linh mục tốt lành đã ban phước cho cuộc sống của chúng con.”

Họ là “những người vợ, những bà mẹ, những phụ nữ độc thân, những phụ nữ sống đời thánh hiến, và các nữ tu. Chúng con là các bà mẹ và chị em của các linh mục của ngài, các chủng sinh, các linh mục và tu sĩ trong tương lai. Chúng con là những nhà lãnh đạo giáo dân trong Giáo Hội, và những người mẹ của thế hệ tương lai. Chúng con là các giáo sư trong các chủng viện của ngài, và các nhà lãnh đạo trong các cơ quan và tổ chức Công Giáo. Chúng con là các nhà thần học, những giáo lý viên, những thừa sai và những người sáng lập các hiệp hội tông đồ Công Giáo.”

Bức thư được ký “Với tình yêu thương dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội.”

Bức thư, được khởi đầu ngày thứ Năm 30 tháng 8 năm 2018, được mô tả như là sáng kiến cá nhân của những người ký ban đầu và không được tổ chức hoặc tài trợ bởi bất kỳ nhóm hoặc tổ chức nào. Khi chúng tôi đưa tin này, chỉ một vài giờ sau đã có 8500 người ký tên.




Source: Crux Aftershocks of cover-up accusation against Pope felt in Rome

Catholic News Agency - 'We deserve answers now': 5,000 Catholic women pen letter to pope
 
Đức Hồng Y Oscar Maradiaga cảnh cáo: Kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức là tội phạm đến Chúa Thánh Thần
Anthony Nguyễn
20:13 30/08/2018
Đức Hồng Y Oscar Maradiaga, Điều Hợp Viên Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chỉ trích cay đắng một nhà báo, mô tả Edward Pentin là một ký giả “đánh thuê”.

Pentin, một phóng viên chính của tờ National Catholic Register, trong hệ thống Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN của Mỹ, đã công bố các khiếu nại về quấy rối tình dục, mà các chủng sinh phải chịu đựng trong chủng viện của Tổng Giáo Phận Tegucigalpa, Honduras, do Đức Hồng Y Maradiaga lãnh đạo. Pentin cũng đã đưa ra các báo cáo về những bất quy tắc tài chính trong tổng giáo phận, dẫn đến việc buộc Đức Giám Mục Juan Jose Pineda, phụ tá của Đức Hồng Y phải từ chức.

Đức Hồng Y đã không trả lời các khiếu nại của các chủng sinh vì cho rằng các cáo buộc này chỉ là những lời “phỉ báng vô danh”. Ngài nói rằng động lực chủ yếu của những lời chỉ trích về sự lãnh đạo của ngài thực sự được thúc đẩy bởi mong muốn phá hoại các cải tổ của Đức Đức Thánh Cha Phanxicô và Công Đồng Vatican II.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Maradiaga cũng bác bỏ những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Ngài cảnh cáo: “Yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức, theo ý kiến của tôi, là một tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần.”

Đáp lại những lời buộc tội giận dữ của Đức Hồng Y, Edward Pentin nhận xét rằng anh đã tìm kiếm câu trả lời của Đức Hồng Y Maradiaga đối với các khiếu nại trong một số trường hợp, nhưng chưa bao giờ nhận được hồi âm. Anh nói: “Thật đáng buồn và đáng tiếc là Đức Hồng Y đã quyết định khởi động cuộc tấn công nhắm vào tôi này hơn là đối phó với những vấn đề rất nghiêm trọng liên quan đến Giáo hội ở Honduras mà tôi đã báo cáo mà ngài vẫn chưa trả lời.”


Source: - Catholic World News - Cardinal Maradiaga: critical reporter is journalistic ‘hit man’
 
Cần phải thay đổi não trạng văn hóa tại Ấn để chống những lạm dụng tình dục trẻ em
Anthony Nguyễn
21:43 30/08/2018
Sơ Arina Gonsalves là một thành viên của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Trước các về vụ tai tiếng lạm dụng tình dục liên quan đến các giáo sĩ ở Ái Nhĩ Lan, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập trong chuyến thăm Dublin gần đây của ngài trong khuôn khổ Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, chị đã dành cho thông tấn xã Asia News một cuộc phỏng vấn.

Theo Sơ Arina Gonsalves, ở Ấn Độ “chúng ta cần phải thay đổi văn hóa của sự im lặng liên quan đến lạm dụng tình dục của trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm nữ tu Ấn Độ làm thành viên mới của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ vị thành niên. Cô có một lịch sử lâu dài về những dấn thân cá nhân trong Tổng Giáo Phận Bombay để bảo vệ trẻ em.

“Lời xin lỗi được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha ở Ái Nhĩ Lan cho thấy ngài chân thành quan tâm đến các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng trong quá khứ. Điều này cũng cho thấy sự khiêm tốn lớn lao của ngài và trách nhiệm cá nhân về những gì đã xảy ra trong Giáo Hội”

Sơ nói thêm Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra rõ ràng “mối liên hệ giữa lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lạm dụng lương tâm. Xin tha thứ và tìm kiếm cách đền bù là tốt nhưng chúng ta cần phải thực hiện các bước phòng ngừa trong tương lai.”

Theo chị Arina, “bước tiến này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi triệt để về văn hóa sao cho sự an toàn của trẻ em được đặt lên ưu tiên hàng đầu”. Đồng thời, chị thừa nhận rằng “Chỉ hàng giáo sĩ mà thôi sẽ không thể mang lại sự thay đổi triệt để như vậy. Chúng ta phải cần đến và phải nhận được sự giúp đỡ từ cả cộng đồng. Chúng ta cần tạo ra một nền văn hóa trách nhiệm để công lý được hiển trị.”


Source: Asia News - Indian nun calls for an end to the wall of silence around child abuse
 
8 nhà thờ của Chính Thống Giáo Coptic phải đóng cửa vì bị tấn công
Anthony Nguyễn
22:18 30/08/2018
Trong tuần qua, một giáo phận Coptic ở Thượng Ai Cập đã phải đóng cửa ngôi nhà thờ thứ tám của mình sau các cuộc tấn công của dân làng phản đối việc hợp phá hóa các ngôi nhà thờ đã được xây dựng từ lâu.

Trên khắp Ai Cập, có hàng ngàn nhà thờ được thừa nhận không chính thức là nơi thờ tự.

Hai năm trước đây, chính phủ đã giới thiệu một tu chính án cho phép các nhà thờ được có những quyền giống như đền thờ Hồi giáo. Khoảng 3500 nhà thờ đã được xây dựng từ trước mà không có giấy phép chính thức đang đợi để được hợp pháp hoá vào thời điểm đó: một số đã chờ đợi hơn 20 năm. Các cuộc thảo luận để khắc phục tình trạng bất công đối với Kitô giáo đã không ngừng diễn ra kể từ những năm 1970.

Vào tháng Giêng năm nay, Bộ Gia cư Ai Cập đã thông báo rằng các Kitô hữu được phép tiếp tục thờ phượng trong các nhà thờ không có giấy phép, trong khi chờ đợi tiến trình hợp pháp hoá.

Nhưng tại Luxor, tám nhà thờ đã phải đóng cửa trong khi chờ hợp pháp hóa, Gamil Ayed, một luật sư Kitô giáo ở thành phố Esna, nói với World Watch Monitor.

Các thầy giảng kinh Quran trong vùng không ngừng tung ra các Fatwa xúi giục người Hồi Giáo tấn công phá phách các nhà thờ.


Source: World Watch Monitor - Egypt: Muslim mobs force closure of 8 Coptic churches seeking ‘official’ recognition
 
Tình cảnh người tị nạn Venezuela
Đặng Tự Do
22:36 30/08/2018
Khi tình cảnh người dân Venezuela ngày càng xấu đi, và các nước láng giềng bắt đầu áp đặt những biện pháp khó khăn hơn đối với những người đang cố gắng vượt biên giới vào quốc gia của họ, các nhà lãnh đạo Công Giáo trong khu vực đang kêu gọi tình đoàn kết và sự giúp đỡ thiết thực cho người tị nạn.

Đức Cha Ubaldo Santana, Tổng giám mục hiệu tòa của Maracaibo, Venezuela, cho biết: “Làn sóng di dân khổng lồ của hàng triệu người Venezuela là một tiếng kêu tuyệt vọng nhằm phản đối một chế đợ áp bức, nô lệ hóa, và giết người”.

Ngài nói rằng người dân đang tuyệt vọng tìm kiếm một cách để “tồn tại, mà không đánh mất nhân phẩm của họ và công cáo trước các quốc gia quyền cơ bản của họ đã bị vi phạm.”

Ngài cảm ơn các giáo phận biên giới đã cung cấp chỗ ở và những phẩm vật cứu trợ cho những người đang đổ vào nước họ.

“Công việc được thực hiện bởi các giáo phận Cúcuta, Riohacha ở Colombia và Boa Vista ở Brazil thông qua Caritas và các tổ chức nhân đạo khác để chăm sóc cho những người di cư Venezuela là phi thường. Cảm ơn vô cùng”, Đức Tổng Giám Mục viết trên Twitter.

Theo Caritas International, khoảng 4 triệu người đã rời Venezuela vì cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đặc trưng bởi sự thiếu hụt lương thực và thuốc men dưới thời chính phủ xã hội chủ nghĩa của Nicolas Maduro, cai trị đất nước này kể từ năm 2013.

Trước đây những người tị nạn có thể tràn qua Colombia và Brazil mà chỉ cần có thẻ căn cước hay bằng lái xe là được. Ngày nay, cả hai quốc gia này đòi hỏi họ phải có hộ chiếu. Dân chúng phải trả đến 2,000 Mỹ Kim mới có được một hộ chiếu Venezuela. Vì thế, hàng trăm ngàn người đang bị kẹt tại biên giới.


Source: Catholic News Agency -Venezuelan migrants are desperate to survive, archbishop says
 
Nam Hàn đưa phá thai vào danh sách “các thực hành y khoa vô luân”
Anthony Nguyễn
22:57 30/08/2018
Chính phủ Hàn Quốc đã đưa phá thai vào danh sách các “thực hành y khoa vô luân” và luật phá thai của quốc gia đã được sửa đổi để cho phép các nhà chức trách đình chỉ việc hành nghề của các chuyên gia y tế thực hiện phá thai bất hợp pháp.

Phá thai được báo cáo là rất phổ biến ở Hàn Quốc, mặc dù phá thai về nguyên tắc là bất hợp pháp, ngoại trừ trong trường hợp hiếp dâm, loạn luân, hoặc để cứu mạng sống của người mẹ.

Khoảng 340,000 vụ phá thai được thực hiện hàng năm ở Hàn Quốc, trong khi chỉ có 440,000 trẻ em được sinh ra, theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Luật, Chính sách và Gia đình.

Theo luật hiện hành, các bác sĩ thực hiện phá thai có thể bị kết án đến hai năm tù giam, và phụ nữ phá thai có thể bị phạt tiền và phạt tù một năm.


Source: Catholic News Agency -South Korea labels abortion an 'immoral medical action'
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 30/8/2018: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết tâm làm sáng tỏ và xử lý những vụ lạm dụng
VietCatholic Network
00:56 30/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 29 tháng 8, 2018.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Ngài đã tìm thấy rất nhiều niềm tin tại đất nước Ireland.

3- Đức Thánh Cha kính viếng hai Thánh tượng Đức Mẹ tại hai ngôi Thánh đường, khi Ngài về lại Rome.

4- Hội nghị Gia Đình Thế Giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Rome vào năm 2021.

5- Tượng Đức Mẹ Fatima được rước đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Panama vào tháng Giêng năm 2019.

6- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết tâm làm sáng tỏ và xử lý những vụ lạm dụng.

7- Công Giáo Ba Lan mừng lễ Đức Mẹ Czestochowa.

8- Tu Nghị Thường Niên Lần Thứ VII Của Hội Dòng Đức Mẹ Can-Vê vùng Á Châu.

9- Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Ơn Bình An.

https://youtu.be/xQkEt69dLB0

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết