Ngày 31-08-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:37 31/08/2008
BA MƯƠI NĂM MỚI GIÁC NGỘ



Người thanh niên đi bái kiến đại sư, hỏi: “

- “Xin hỏi sư phụ, đại khái con phải dùng bao nhiêu thời gian nữa thì có thể giác ngộ ?”

Đại sư trả lời:

- “Mười năm.”

Người thanh niên la lớn không hiểu nổi nên hỏi lại:

- “Phải lâu như thế sao ?”

Đại sư nói: “

- “Không, ta nói sai rồi, con cần phải có thời gian là hai mươi năm.”

- “Tại sao ngài phải gia tăng thêm thời gian ?”

- “Nói cách chính xác hơn, theo tình hình của con thì thấy có thể là phải ba mươi năm !”


(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Giáo dục không phải tính theo từng năm tháng, nhưng phải giáo dục cả đời; học không phải là tính theo từng năm tháng ở nhà trường, nhưng học suốt đời, học không ngơi nghỉ.

Giác ngộ là thuộc về tâm linh nên không thể lấy ngày tháng làm tiêu chuẩn, nhưng lấy tấm lòng thành làm tiêu chuẩn: có người chỉ cần đọc qua một đoạn sách Kinh Thánh thì đã giác ngộ được Lời Chúa và vui vẻ thực hành, nhưng cũng có người đọc thuộc làu cả quyển Kinh Thánh mà vẫn chưa được giác ngộ.

Giác ngộ là gì ? Là nhận thức được cái đúng và cái sai, rồi làm theo cái mà mình nhận là đúng, là chân lý.

Người Ki-tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn nên –theo lẽ thường- thì giác ngộ rất nhanh khi đọc Lời Chúa, khi suy tư hay khi thấy hoàn cảnh xảy đến cho mình hoặc cho người khác.

Giác ngộ là hiểu được thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình qua mọi hoàn cảnh.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 31/08/2008
N2T


17. Thiên Chúa chỉ ban ơn cho những người cầu nguyện với Ngài, nếu không cầu nguyện thì Ngài sẽ không ban cho.

(Thánh Augustinus)
 
Lòng từ bi thương người
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:12 31/08/2008
LÒNG TỪ BI THƯƠNG NGƯỜI

Hồng-Kông là thành phố đông dân cư. Phần đông dân chúng sống trong những khu nhà chọc trời, lúc nhúc đầy người, với tiện nghi thật tối thiểu. Giữa rừng người nghèo đói này nổi bật khuôn mặt bà Vũ-Linh, một phụ nữ không Công Giáo.

Nhà bà ở tầng lầu thứ 17 trong một khu chung cư của Hồng-Kông. Căn phòng dài 4 thước và rộng 4 thước, nhưng chen chúc đến 8 người, gồm hai vợ chồng bà Vũ-Linh, 2 con trai, 2 con gái, một người bà con tật nguyền tâm trí và một thanh niên trẻ tàn tật của khu phố.

Những khu chung cư thường được xây cất thật chắc chắn nhưng cũng thật thô sơ. Nơi mỗi tầng lầu, các hành lang thường dài hun hút, nhưng lạnh lùng với bức tường xám xịt không trang trí. Và để được an toàn, trước mỗi cửa ra vào nơi mỗi gia đình, nghĩa là nơi mỗi căn phòng dài 4 mét, rộng 4 mét, thường là song sắt kiên cố, để tránh các vụ cướp của giết người, hay những tệ nạn khác.

Khách lạ mỗi khi có dịp vào khu chung cư thường có cảm giác như đi vào một trại giam, vì cái nét lạnh lùng của nó. Mỗi gia đình thu gọn cuộc sống riêng tư trong căn phòng nhỏ. Chỉ có nét đặc thù duy nhất tại đây là trước cửa ra vào, người Trung Hoa thường cắm một vài cây nhan, tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng thanh thoát. Đó là tục lệ nói lên lòng họ cầu khẩn Trời Phật che chở cho gia đình và cùng lúc xua trừ thần dữ ra khỏi nơi đang ở.

Như bao gia đình khác, gia đình bà Vũ-Linh sống trong cảnh nghèo nàn chật chội. Bà Vũ là phụ nữ Trung Hoa thấp người nhưng mập mạp, với mái tóc đen cắt ngắn, theo thói thường của đàn bà Trung Quốc bình dân. Nhưng trên khuôn mặt bà, nơi đôi mắt bà, người đối diện cảm nhận ngay tức khắc sự an bình, tính giản dị, nét tươi vui và lòng ngay chính.

Bà ăn mặc đơn sơ với chiếc áo ngắn vải thô và chiếc quần vải màu đục. Chân mang đôi dép cao su. Chỉ mình bà làm việc nuôi sống trọn gia đình.

Chồng bà thì suốt ngày theo bè bạn đánh bạc, lang thang vô tích sự. Bốn đứa con còn đang ở tuổi cắp sách đến trường. Thế nhưng trong căn nhà nghèo nàn này, mọi vật đều sạch sẻ và ngăn nắp.

Một đặc điểm nơi bà Vũ là lòng thương người. Mặc dầu một mình vất vả làm việc suốt ngày để nuôi chồng và 4 đứa con nhỏ, bà Vũ còn nhận nuôi thêm người em họ, 25 tuổi.

Cô ta bị tàn tật tâm trí, nên bị cha mẹ bỏ rơi. Thấy vậy, bà Vũ đưa về nuôi, dọn một chỗ trong phòng để cô ta có thể trải chiếu ngủ. Chưa hết. Một ngày bà Vũ bắt gặp một thanh niên tuổi độ 22, cùng chung cư với bà, bị cha mẹ đuổi ra đường, chỉ vì chàng bị tàn tật thể xác. Bà Vũ động lòng trắc ẩn. Nhà bà nghèo thật, chật chội thật, nhưng vẫn còn có thể thu xếp dọn dẹp để rước thêm một khách quý khác, một người vừa nghèo vừa tàn tật.

Bà Vũ không theo tôn giáo nào. Một ngày, vì bận tâm với vấn đề của một trong hai con gái, bà tìm đến tâm sự với người bạn Công Giáo:

- Xin chị cầu nguyện cho chúng tôi. Tôi dốt nát, không biết đọc cũng không biết viết. Tôi không làm nên được chuyện gì, là người vô dụng. Nhưng chị là Công Giáo, chị biết cầu nguyện với THIÊN CHÚA như thế nào, nên xin chị cầu nguyện cho gia đình tôi.

Bà Vũ-Linh khiêm tốn nghĩ mình không thể cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA, nhưng chính cuộc sống ngay thẳng và bác ái của bà, sẽ giúp bà gặp được Ngài. Bà làm chứng cho Tình Yêu của THIÊN CHÚA, một Tình Yêu vô biên giới. Tình Yêu thể hiện qua việc bà yêu thương người nghèo, người tàn tật, người bị bỏ rơi.

... Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc chứ không gây tai họa cho chồng. Nàng tìm kiếm len và vải gai, rồi vui vẻ ra tay làm việc. Nàng thức dậy khi trời còn tối, cung cấp phần ăn cho cả nhà. Nàng thắt lưng cho chặt, luyện cánh tay cho mạnh mẽ dẻo dai. Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay cứu kẻ khốn cùng. Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói và dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban. Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ THIÊN CHÚA mới đáng cho người đời ca tụng (Sách Châm Ngôn 31,10-30).

(Charles Lepetit, ”MES AMIS LES PAUVRES”, Nouvelle Cité, Paris 1984, trang 31-34)
 
Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (10)
Vũ Văn An
07:04 31/08/2008
Chương VII: Lời Chúa trong việc phục vụ và đào tạo Dân Chúa

Gắn bó với Sách Thánh (xem DV 25)

Đào tạo tín hữu trong việc tiếp nhận và thông truyền Lời Chúa là một cam kết mục vụ hết sức quan trọng. Hiến chế Dei Verbum nhắc tới nhiệm vụ này bằng cách nhắc ta nhớ tới giá trị nhiều mặt của Lời Chúa và bằng cách chỉ ra các trách vụ, các trách nhiệm và chương trình đào tạo.

Đói khát Lời Chúa (xem Am 8:11): chú ý tới nhu cầu của Dân Chúa

46. Biết, hiểu và thực hành Lời Chúa là việc cần được xem sét. Biết quan tâm tới bản chất chân thực của Lời Chúa và các phương tiện thông truyền nó, tức Thánh Kinh và Thánh Truyền, và các dịch vụ do Huấn Quyền cung cấp. Dù từ Công đồng Vatican II đến nay, nhiều công trình đáng kể đã được thực hiện, nhu cầu cần sự rõ ràng và chắc chắn về điều do Mạc Khải mang tới vẫn còn rất lớn. Như trên đã ghi nhận, vấn đề chính trong việc hiểu là giải thích và bản vị hóa (inculturation) Lời Chúa. Các khó khăn trong thực hành Thánh Kinh vẫn còn đấy. Nhiều người chưa có sẵn các bản dịch Thánh Kinh.

Ngày nay, ta cũng cần phải lưu ý tới các khía cạnh khác nữa. Như nạn mù chữ ở nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra nhiều khó khăn cho việc đọc. Đối với nhiều người, việc học chủ yếu tùy thuộc việc nhìn và nghe, do đó hiện cũng đang mỏng manh và bị giới hạn. Ở một số nơi trên thế giới, nền văn hóa tôn giáo đang thịnh hành tại các nơi ấy không cho phép người ta sử dụng Thánh Kinh một cách cận kề.

"Trong Sách Thánh, người ta thấy rõ lòng ‘hạ cố’ (condescension) diệu kỳ của Khôn Ngoan Trường Cửu” (DV 13).

47. Đã có chứng cớ cho thấy Thần Trí đang thúc đẩy các giáo hội đặc thù phải đọc lại các tài liệu của Công đồng Vatican II, nhất là bốn Hiến Chế, mà Dei Verbum là chính, và biến chúng thành đối tượng của khoa giáo lý cho toàn thể Dân Chúa, làm cách nào để giúp Dân hiểu chúng hơn. Thần học về mạc khải, thần học về Thánh Kinh, mối liên hệ của Cựu Ước với Tân Ước và sư phạm Thiên Chúa là các chủ đề quan trọng chỉ có thể bàn tới trong một chương trình giáo lý giá trị và một nghiên cứu Thánh Kinh có cơ cấu.

Điều ấy nhất thiết đòi hỏi một phương pháp tiếp cận và yểm trợ sống động. Có thể nghe Lời Chúa nhiều cách. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là Lời Chúa phải thực sự đánh động trái tim con người và trở thành Lời sống động chứ không phải chỉ là Lời đơn giản để nghe hay để biết. Thành thử ra, không gì thay thế được việc người ta phải chuyên chăm nhẫn nại cầu nguyện như một thói quen. Cần phải cung cấp cho họ những trợ giúp và khích lệ đơn giản mà ai cũng với tới được. Các phong trào khác nhau, như Công Giáo Tiến hành chẳng hạn, đang cung cấp nhiều cách áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, kỹ thuật và phương tiện làm người ta tiếp xúc với Thánh Kinh thì khá nhiều và thường là được soạn thảo rất tốt, trong đó có các bình luận, các tài liệu dẫn nhập vào Thánh Kinh, Thánh Kinh cho trẻ em và thanh thiếu niên, các sách thiêng liêng và các tạp chí bác học cũng như bình dân về Thánh Kinh, ấy là chưa kể đến lãnh vực rộng lớn của các phương tiện đơn giản và công phu dùng để thông truyền Lời Chúa. Bánh Lời Chúa cần được cung hiến và làm cho dễ hiểu đối với anh chị em chúng ta trong đức tin. Điều này đòi các giáo hội đặc thù phải liên đới với nhau trên nhiều bình diện, kể cả trợ giúp vật chất.

Tất cả những điều có liên hệ đến hình thức thông truyền mới cần được suy nghĩ lại một cách mới mẻ và đúng đắn. Việc quen thuộc với Sách Thánh không phải là một trách vụ dễ dàng. Như viên bộ trưởng trong triều Hoàng Hậu Ethiopia, hiểu được nội dung một bản văn Thánh Kinh đòi một khoa sư phạm bắt đầu ngay trong Sách Thánh và từ đó mới hiểu và chấp nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu (xem Cv 8:26-40). Trên hết, một chương trình như thế cần phải tuân theo đường lối sáng tạo và linh hứng của Phúc Âm mà đem vào thực hành các giáo huấn của Hiến chế Dei Verbum, các giáo huấn mà đến lúc sẽ cung cấp cho người ta sự tiếp xúc chân chính, có phẩm tính và phẩm lượng đối với Lời Chúa trong Thánh Kinh.

Các giám mục trong thừa tác vụ Lời Chúa

48. Công đồng Vatican II dạy rằng “các giám mục có trách nhiệm dạy dỗ thích đáng các tín hữu đã được ủy thác cho mình để họ sứ dụng các sách thánh cho đúng” (DV 25). Thành thử, theo bổn phận dạy dỗ (munus docendi) của giám mục, trách vụ này trực tiếp liên hệ tới bản thân giám mục vừa phải là người nghe vừa phải là người phục vụ Lời Chúa (79). Trong thế giới truyền thông, giám mục phải là một nhà truyền thông xứng đáng, chuyên chở được sự khôn ngoan chứa trong Thánh Kinh, không hẳn nhờ học vấn uyên bác về chủ đề này cho bằng thói quen năng tiếp xúc với Sách Thánh, do đó trở nên người hướng dẫn cho bất cứ ai hàng ngày mở Thánh Kinh ra đọc.

Bằng cách biến Lời Chúa và Sách Thánh trở thành linh hồn cho sinh hoạt mục vụ của mình, giám mục sẽ có khả năng đưa tín hữu tới gặp gỡ Chúa Kitô, Nguồn Sự Sống. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nhấn mạnh đến nhu cầu phải giáo dục người ta đọc và suy niệm Lời Chúa, coi Lời ấy như của ăn thiêng liêng, “ngõ hầu, nhờ chính kinh nghiệm bản thân của họ, tín hữu có thể nhận ra lời của Chúa Giêsu quả là thần trí và là sự sống (xem Ga 6:63)… Ta phải xây dựng cam kết truyền giáo và toàn bộ cuộc sống ta trên nền đá Lời Chúa. Chính vì thế, tôi khích lệ các giám mục hãy cố gắng làm Lời ấy được mọi người biết đến” (80).

Cho nên, cách tốt nhất để cổ vũ người ta thưởng ngoạn Sách Thánh là chính vị giám mục phải được Lời Chúa đào luyện. Nhờ thế ngài sẽ liên tục có khả năng giúp tín hữu biết thưởng ngoạn Sách Thánh. Mỗi lần giám mục nói với tín hữu Chúa Kitô, nhất là với các linh mục, ngài có thể đưa ra một số điển hình cũng như lời khôn ngoan từ Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina). Nếu ngài thường xuyên thực hành lối đọc trên và trình bày lối đọc ấy một cách đơn giản, chắc chắn các tín hữu sẽ được dẫn dắt tới nhận thức chân thực. Mọi thực hành Thánh Kinh và mọi sáng kiến để cổ vũ nó, và đây chắc chắn là mục tiêu của thừa tác vụ mục tử, đều cần phải xem sét đến đường lối của Giáo Hội và căn bản của mọi việc sùng kính.

Trách vụ các linh mục và phó tế

49. Việc biết và làm quen với Lời Chúa cũng đặc biệt quan trọng đối với các linh mục và phó tế trong ơn gọi thừa tác vụ phúc âm hóa của họ. Công đồng Vatican II công bố rằng nhất thiết, toàn thể hàng giáo sĩ, mà chủ yếu là linh mục và phó tế, phải liên tục tiếp xúc với Sách Thánh, qua việc chăm chỉ đọc và chú tâm học hỏi các sách thánh, để không trở thành những nhà thuyết giảng Lời Chúa cách lười lĩnh, chỉ đọc Lời Chúa với lỗ tai chứ không đọc nó với trái tim mình (xem DV 25; PO 4). Để phù hợp với giáo huấn công đồng này, giáo luật cũng nói đến thừa tác vụ Lời Chúa được ủy thác cho các linh mục và phó tế trong tư cách cộng sự viên của giám mục (81).

Nhờ tiếp xúc hàng ngày với Lời Chúa, các linh mục và phó tế sẽ hút tỉa được sức sống cần thiết để cưỡng lại việc chạy theo não trạng thế gian và tiếp nhận được khả năng biết khôn ngoan phân biệt được các vấn đề bản thân và các vấn cộng đồng, nhờ vậy, trong khi thi hành công việc tông đồ, họ có thể nhiệt thành hướng dẫn Dân Chúa theo đường lối của Người. Thành thử, dạy dỗ và đào luyện mục vụ dựa vào Lời Chúa luôn là một điều cần thiết. Các khai triển trong cái học thánh kinh, các nhu cầu đa dạng và hoàn cảnh mục vụ luôn thay đổi đòi phải có sự đào luyện liên tục.

Trách vụ công bố đòi phải có những sáng kiến đặc thù, như, phải để tâm đánh giá đầy đủ Thánh Kinh trong mọi dự án mục vụ. Tại mỗi giáo phận, một chương trình mục vụ thánh kinh, dưới sự hướng dẫn của giám mục, cần phải lồng Thánh Kinh vào các sáng kiến phúc âm hóa và dạy giáo lý lớn của Giáo Hội. Thực hiện được việc đó, Lời Chúa sẽ được coi như căn bản và là biểu hiện hiệp thông giữa giáo sĩ và giáo dân, và do đó, giữa các giáo xứ, các cộng đồng tu trì tận hiến và các phong trào trong Giáo Hội.

Từ vọng nhìn thừa tác vụ linh mục, việc huấn luyện tại chủng viện càng ngày càng đòi phải có một kiến thức lớn hơn, cập nhật hơn về chú giải và thần học, một đào tạo vững chắc về việc sử dụng Thánh Kinh cho mục vụ và một khai tâm chân thực và đúng đắn về linh đạo thánh kinh, mà vẫn không bỏ qua việc giảng dạy một lòng say mê yêu Lời Chúa, được phát biểu cụ thể qua việc phục vụ Dân Chúa. Như thế, các thành phần trong hàng giáo sĩ được yêu cầu phải chuyên chăm trở thành sinh viên học Sách Thánh, ngay cả sinh viên cao học của Sách ấy nữa.

Các thừa tác vụ khác nhau của Lời Chúa

50. Cuộc canh tân về Sách Thánh và Phụng Vụ đòi phải có người phục vụ Lời Chúa, trước nhất trong lãnh vực phụng vụ và sau đó trong các hình thức thông truyền Thánh Kinh khác. Đối với việc phục vụ phụng vụ, thừa tác vụ Lời Chúa được thể hiện qua việc công bố các bài đọc và nhất là trong bài giảng. Công bố Lời Chúa trong phụng vụ là chức đúng nghĩa dành cho thừa tác vụ đọc sách (lector). Không có chức này, một giáo dân, bất kể nam hay nữ, cũng có thể công bố các bài đọc. Nhưng bài giảng thì phải được một thừa tác viên thụ phong đảm nhiệm (82). Trong một số trường hợp, giáo luật có dự liệu để giáo dân giảng trong nhà thờ hay nhà nguyện (83).

Các người phục vụ Lời Chúa bao gồm các giáo lý viên, các người điều khiển các nhóm học hỏi Thánh Kinh và những ai có vai trò trong việc huấn luyện phụng vụ cho giáo dân, trong hoạt động bác ái và trong việc giảng dạy tôn giáo ở các trường. Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý có liệt kê các khả năng những người trên cần có. Vấn đề liên quan tới các phụ tá mục vụ (pastoral assistants) đang nhận được sự chú tâm đặc biệt nơi các giáo hội đặc thù, là các giáo hội hiện đang rất đói khát Sách Thánh nhưng mặt khác lại gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các dịch vụ cần thiết để thoả mãn cơn đói khát ấy.

Trách vụ giáo dân

51. Là thành viên của Giáo Hội nhờ Phép Rửa và là người chia sẻ chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô, tín hữu giáo dân phải tham dự vào sứ vụ mà Chúa Cha đã ủy thác cho Chúa Con trong việc cứu rỗi mọi người (LG 34-36) (84). Nhờ việc thực thi sứ vụ của mình, tín hữu giáo dân “trở thành người chia sẻ cảm thức đức tin siêu nhiên của Giáo Hội, vốn ‘không sai lầm trong các vấn đề đức tin’” (LG 12) và chia sẻ cả ơn phúc Lời Chua nữa (xem Cv 2:17-18; Kh 19:10). Họ cũng được kêu gọi mỗi ngày phải làm sáng lên tính mới mẻ và sức mạnh của Phúc Âm trong gia đình và trong sinh hoạt xã hội của họ (85). Nhờ cách đó, lòng trung thành với Lời Chúa của họ sẽ góp được phần xây dựng Nước Thiên Chúa.

Trong việc thực thi sứ vụ của họ trong thế gian, người giáo dân có trách nhiệm công bố Tin Mừng cho nhân loại trong hoàn cảnh sống hàng ngày của mình. Theo phong cách tiên tri của Chúa Giêsu Nadarét, việc công bố Lời Chúa “cần phải được mỗi người coi như một giải pháp cho các vấn đề riêng của họ, một giải đáp cho các vấn nạn của họ, một mở rộng các giá trị của họ và một thoả mãn đầy đủ các hoài mong của họ” (86).

Trong hành trình gặp gỡ Lời Chúa của họ, tín hữu giáo dân không nên thụ động nghe mà phải tích cực tham dự vào mọi lãnh vực được Thánh Kinh đụng tới: trong những cái học cao hơn, trong việc phục vụ Lời Chúa trong phụng vụ và dạy giáo lý và trong việc điều khiển các nhóm học hỏi Thánh Kinh. Tuy nhiên, việc phục vụ của giáo dân đòi phải có những khả năng khác nhau và các khả năng này cần nhiều huấn luyện đặc thù về Thánh Kinh. Sau đây là một vài trách vụ đặc thù:Thánh Kinh trong khai tâm Kitô giáo trẻ em; thánh kinh trong việc chăm sóc mục vụ giới trẻ, như trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới; và Thánh Kinh cho người đau yếu, binh lính, và tù nhân.

Phương thế ưu hạng để gặp gỡ Lời Chúa là việc dạy giáo lý trong gia đình, một việc người ta có thể làm tốt hơn nhờ dùng các trích đoạn Thánh Kinh và việc chuẩn bị các bài đọc trong phụng vụ Chúa Nhật. Trách vụ của gia đình là dẫn nhập các em vào Sách Thánh qua việc đọc các truyện vĩ đại của Thánh Kinh, nhất là cuộc đời Chúa Giêsu và qua lời cầu nguyện dựa trên Thánh Vịnh hay các sách thích đáng khác.

Các phong trào hay các nhóm, như các hiệp hội, các liên hội (aggregations) và các cộng đoàn tân lập, cũng đáng được xem sét. Dù các tổ chức này rất khác nhau cả về phương pháp học lẫn lãnh vực dấn thân, nhưng họ có chung đặc điểm khám phá Lời Chúa và dành cho Lời Chúa một chỗ đứng ưu hạng trong các chương trình linh đạo và sư phạm của họ, những chương trình nhằm nâng đỡ và nuôi dưỡng cuộc sống thiêng liêng của họ. Các tổ chức này có thể cung cấp nhiều chương trình đào luyện rất hữu hiệu tập chú vào việc hấp thụ thực sự Lời Chúa. Nhờ đặt tầm quan trọng lớn vào Lời Chúa, họ có thể giáo dục thành viên của họ cách phải sống ra sao giây phút hồng phúc trong phụng vụ của Giáo Hội và dấn thân vào việc cầu nguyện có tính bản thân. Trong các tổ chức này, đọc kinh Thần Vụ và Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) cũng được thực hành như là những giờ phút nuôi dưỡng thiêng liêng.

Trách vụ trước mắt là làm sao bảo đảm để trong cuộc gặp gỡ đầy sốt sắng này với Lời Chúa, sự hiệp thông và đức bác ái trong Giáo Hội luôn được thực thi đối với các tín hữu chưa thuộc các tổ chức này.

Phục vụ của bậc tu trì tận hiến

52. Các vị trong đời sống tận hiến có một vai trò đặc biệt trong chương trình Lời Chúa đối với cuộc sống Kitô hữu. Công đồng Vatican vốn nhấn mạnh rằng các vị này, “trước hết, nên hàng ngày chạy tới với Sách Thánh để, nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa, họ có thể biết được ‘giá trị trổi vượt của việc nhận biết Chúa Giêsu Kitô’ (Pl 3:8)” (PC 6) và tìm được năng lực đổi mới cho công tác giảng dạy và phúc âm hóa, nhất là nơi người nghèo, người thấp cổ bé miệng, qua các trước tác của Tân Ước, “nhất là các Phúc Âm, vốn là ‘tâm điểm của toàn bộ Sách Thánh’…Nhờ các cách thế thích đáng với ơn phúc đặc thù của từng người, việc đó sẽ dẫn tới việc thiết lập ra các trường phái cầu nguyện, linh đạo và đọc Sách Thánh dựa trên cầu nguyện” (87).

Các vị tu trì tận hiến nên biến bản văn Thánh Kinh thành đối tượng nghiền ngẫm (rumination) và điểm quy chiếu hàng ngày nhằm đạt được sự biện biệt (discernment) cho bản thân mình và cho cộng đoàn mình trong các công tác phúc âm hóa. Thánh Ambrose nhấn mạnh rằng khi ta bắt đầu đọc Sách Thánh, Thiên Chúa sẽ tới cùng đi dạo với chúng ta trong vườn địa đàng trên trái đất (88). Đọc Lời Chúa với giới trẻ theo phương thức cầu nguyện là cách rất tốt dẫn tới việc gia tăng ơn gọi và gắn bó cách hiệu quả với Phúc Âm và tới tinh thần của chính vị sáng lập, một việc được Công đồng Vatican II ước muốn và gần đây được chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khuyến dụ đối các vị trong cuộc sống tận hiến (89). Một cách đặc biệt, các vị tu trì tận hiến nên qúy trọng việc tiếp xúc với Lời Chúa của họ trong cộng đoàn, một việc sẽ dẫn đến tình hiệp thông huynh đệ và tình sẻ chia hân hoan các kinh nghiệm về Chúa trong cuộc sống của họ và sẽ giúp họ lớn mạnh trong đời sống thiêng liêng (90).

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng: “Lời Chúa là nguồn đầu hết của mọi nền linh đạo Kitô giáo. Nó phát sinh ra mối liên hệ bản thân với Thiên Chúa hằng sống và với ý chí cứu rỗi và thánh hóa của Người. Chính vì lý do đó, mà ngay từ đầu các Định Chế Đời Sống Tận Hiến, và một cách đặc biệt trong phong trào đan viện, điều gọi là Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) từng được coi rất trọng. Nhờ các phương tiện của nó, Lời Chúa được dùng gây ảnh hưởng trên cuộc sống bằng cách cung cấp cho nó những soi sáng khôn ngoan vốn là ơn phúc của Chúa Thánh Thần” (91).

Mọi người phải được dễ dàng tới với Lời Chúa mọi lúc

53. Giáo Hội chủ trương rằng “Mọi tín hữu Kitô phải luôn được dễ dàng tới với Sách Thánh” (DV 22) (92), vì “mọi người đều có quyền biết chân lý” (93). Đây là điều tiên quyết đối với việc truyền giáo ngày nay. Tuy nhiên, đôi khi, việc gặp gỡ thực sự với Lời Chúa trong Giáo Hội có nguy cơ bị biến mất vì nó là cái gì chủ quan và khá tùy tiện. Thành thử, sinh hoạt mục vụ cần phải mạnh mẽ và một cách đáng tin cổ vũ Thánh Kinh bằng cách công bố, cử hành và sống Lời Chúa trong cộng đồng Kitô giáo, dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa ngày nay, đặt Lời Chúa phục vụ chân lý chứ không phục vụ các ý thức hệ thịnh hành hiện nay, và cổ vũ cuộc đối thoại mà Chúa muốn có với từng người (xem DV 21).

Muốn hoàn thành được điều ấy, cần phải yểm trợ cách thích đáng việc truyền bá các thực hành Thánh Kinh, qua việc lập ra các phong trào Thánh Kinh nơi giáo dân, cung cấp việc đào tạo các trưởng nhóm học hỏi Thánh Kinh, nhất là trong giới trẻ (94), và giảng dạy đức tin bằng Lời Chúa, cho cả người di dân lẫn những ai đang đi tìm ý nghĩa cho đời mình.

Vì “đồi areopagus [nơi Thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng tại Hy lạp] đầu tiên của thời hiện đại là thế giới truyền thông, một thế giới đang hiệp nhất nhân loại…Nên việc sử dụng truyền thông đã trở thành chủ yếu cho việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Thực thế, Giáo Hội sẽ cảm thấy mình có lỗi với Thiên Chúa, nếu không biết lợi dụng các phương tiện mạnh mẽ này…Nơi chúng, trong một diễn đàn mới và hữu hiệu hơn, Giáo Hội tìm được một chiếc bục hay một tòa giảng để từ đó lên tiếng nói với đám đông” (95) (xem NA 11). Người ta đã dành nhiều cơ hội và thuộc những tầm cỡ thích đáng cho các phương pháp và hình thức truyền thông mới này trong công việc phát truyền Lời Chúa như truyền thanh, truyền hình, kịch nghệ, phim ảnh, âm nhạc và ca hát, kể cả những hình thức truyền thông mới nhất như CD, DVD và Internet…Sử dụng tốt truyền thông trong sinh hoạt mục vụ đòi phải có những người nghiêm chỉnh, biết cam kết dấn thân và được huấn luyện kỹ. Sứ điệp cũng cần phải được tổng hợp thành một “nền văn hóa mới” do ngành truyền thông hiện đại tạo nên với các yếu tố mới, các kỹ thuật mới và một khoa tâm lý mới (96)

Cuối cùng, cũng cần nhắc đến sự hiện hữu và công việc của Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo (Catholic Biblical Federation [CBF]), được Đức Phaolô VI lập năm 1968 để truyền bá giáo huấn của Công Đồng Vatican II về Lời Chúa.
 
“Xin đừng sợ thưa vâng với Chúa Giêsu”
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:04 31/08/2008
Chúa nhật XXII TN (A/08)

“Xin đừng sợ thưa vâng với Chúa Giêsu”



Vào buổi đầu cuộc sống công khai, Satan đã từng cám dỗ Chúa Giêsu lựa chọn con đường cứu thế dễ dàng, thoải mái bằng những hành vi khéo tay lạ mắt, bằng phép lạ oai phong để dễ dàng chinh phục chớp nhoáng và thành công đám dân đang ngong ngóng một Đấng Cứu Thế mang dáng đứng chính trị trần tục:

Sau đó quỷ đem Người đến thành thánh, đặt người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn,va thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.

Và Đức Kitô đã cự tuyệt: Ngài đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi”.

Trong câu chuyện Tin Mừng thuật lại hôm nay, hình như cơn cám dỗ trên lại trở về với Đức Kitô qua thái độ của Phêrô khi Tông đồ nầy ra tay ngăn cản Chúa khi Ngài loan báo cuộc hành trình về Giêrusalem để dấn thân vào cuộc khổ nạn:

Ông Phêrô kéo riêng Người ra và bắt đầu trách người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”. (Và trong lần cám dỗ nầy, Chúa Giêsu gần như đã nổi nóng) Chúa Giêsu quay lại bảo Phêrô: “Satan lui lại đằng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa…”

Như vậy một cách nào đó, chúng ta có thể nói được rằng: đức tin đó chính là cuộc “hành trình về Giêrusalem”, cuộc hành trình theo chân Đức Kitô mà cốt lỏi chính là biết thường xuyên “đặt cuộc đời mình trong ý định của Thiên Chúa”, là đặt bước chân mình trên những lối đi của Thiên Chúa, hay như ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Benêđictô, là “đừng sợ thưa vâng với Chúa Giêsu”

1. Sống đức tin: “đừng sợ thưa vâng với Chúa Giêsu”

Cho dù “con người được dưng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa” mặc lòng, thì sau biến cố Tội nguyên tổ, hình ảnh đó đã bị méo mó, con người đã trở nên khác xa với Thiên Chúa, mà cụ thể như lời trách cứ của Chúa Giêsu dành cho Phêrô trong trích đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe: “vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà của loài người”. Nếu có dịp đọc lại Thánh Kinh, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những “tư tưởng lập dị, khác người của Thiên Chúa”. Sau đây là một vài điểm “khác người” được ghi nhận trong giai đoạn “Xuất hành về Đất Hứa”:

- Thay vì theo một con đường thẳng ngắn nhất, đỡ tốn công tốn sức,Thiên Chúa lại muốn đưa dân ít-ra-en đi theo con đường vòng thật xa để tiến về Đất Hứa (Xh 13, 17-18)

- Thay vì dạy cho họ chiến thuật, chiến lược tác chiến và những phương cách chính trị để thiết định một vương quốc hùng mạnh thì Thiên Chúa lại ban cho họ một thứ “hiến pháp tinh thần” chỉ để điều hợp cuộc sống và lương tâm sao cho tốt lành, thánh thiện là “Mười Điều Răn”.

- Thay vì cho họ mọi phương tiện để canh tác hoặc chiếm hữu những cánh đồng bát ngát phì nhiêu, những dòng sông nước tuôn ngập tràn phù sa tươi tốt…thì Thiên Chúa chỉ ban cho họ mỗi ngày một thứ Manna nhàm chán, đơn điệu, một mạch nước nhỏ nhoi chảy ra từ vách đá.

- Và thay vì thíết lập một “Dân riêng” với lãnh địa bao la mịt mùng, với quân binh thiết bị hùng cường bá chủ, với chủ quyền trên khắp các lục địa, biển khơi…thì Thiên Chúa lại thiết lập một Ít-ra-en nhỏ bé bên bờ Địa Trung Hải, mà lịch sử hầu hết đếm bằng những tủi nhục thương đau, đọa đầy chia cắt, nô lệ lưu đầy…

Và khi tới lúc “thời gian viên mãn”, “ý tưởng lập dị” đó của Thiên Chúa vẫn tiếp tục được vận dụng:

- Trong khi dân Ít-ra-en dài cổ mong ngóng một Đấng Mêsia xuất thân từ cung đình tráng lệ, với phủ việt và vương trượng uy hùng, với triều thần tiền hô hậu ủng, với vó ngựa, giáp sắt, gươm dài…thì Thiên Chúa đã sai đến “một em bé khóc oa oa nằm chung với bầy súc vật mà ngày sinh nhật của em, cha mẹ không tìm được quán trọ tầm thường để trú ngụ qua đêm.

- Vâng Đấng Cứu Thế đã đến từ Na-da-rét, một nơi mà tông đồ Nathanael đã từng dè bĩu; “Từ Na-da-rét, nào có cái gì hay đâu ?”, đã xuất thân từ xưởng thợ mộc mà dân do Thái đã từng bĩu môi khinh rẽ: “Ông ta há không phải là con bác thợ mộc đấy sao ?”;

- Làm sao dân Ít-ra-en có thể chấp nhận một Đấng Mêsia trong con người của “Vị tiên tri áo vải chân trần” đó khi xuất hiện công khai, cho dù với 5 chiếc bánh và hai con cá đã nuôi mấy ngàn người lại đã phải chấp nhận đói khát và ngửa tay xin nước của một phụ nữ Samari không mấy chính chuyên với năm đời chồng không chính thức: “Xin chị cho tôi uống nước với”.

- Có thể họ chấp nhận Đấng Cứu Thế nơi một vị Thầy quyền năng, một tiếng phán ra cuồng phong bảo táp phải im hơi lặng tiếng, một lời réo gọi đã cho người chết thúi trong mồ có thể bật dậy bước ra, có thể đuổi cả phung cùi bệnh tật, đuôi mù câm điếc, có thể trục xuất tà thần và bước đi băng băng trên mặt biển…nhưng họ sẽ không thể hiểu và không bao giờ chịu được cái cảnh Đấng Quyền năng ấy bị bắt, bì kết án, bị tát vào mặt, bị lột áo quần trần truồng để chịu sĩ nhục tận cùng rồi phải vác thập giá lên đồi Sọ và chịu đóng đinh giữa hai tên trộm cướp…Chúng ta dễ dàng cảm thông thái độ của Phêrô khi “thiệt tình” can ngăn Thầy “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”…

- Nhưng đó chính là thánh ý của Thiên Chúa, đó chính là con đường Con Thiên Chúa đã chọn và đã đi, cho dù khi đối diện con đường ấy, thánh ý ấy, Ngài cũng đã phải khắc khoải đến tận cùng khi những giót máu ứa ra theo những giọt mồ hôi hoang mang lo sợ: “Xin cho con được khỏi uống chén nầy. Nhưng xin dừng theo ý Con một xin vâng ý Cha”.

Đức Kitô đã chiến thắng nổi hoang mang sợ hải và đã can đảm “thưa vâng”; và cũng nhờ thế, hồng ân cứu độ, vinh quang Phục sinh đã chảy tràn trên thế giới, giải thoát thân phận nô lệ, tội lỗi tăm tối của loài người để bước vào ánh vinh quang phục sinh.

Nào chẳng phải Đức Kitô đã từng tuyên bố: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Chúng ta phải hiểu: Đường đó là Đường từ Máng cỏ Bê lem tới Thập Giá Đồi Sọ, Sự Thật đó là Sự Thật của “Tám Mối: tinh thần khó nghèo, lòng trong sạch, đức yêu thương, hiền lành, bàn tay xây dựng hòa bìh công lý… và Sự Sống đó là Sự sống “canh tân và sám hối, biến hình và phục sinh bắt nguồn từ Cuộc Vượt Qua của chính Đấng đã yêu thương đến tận cùng, đã hy sinh tận hiến, đã chết và sống lại.

Chúng ta đừng ảo tưởng sẽ có một con đường cứu độ khác đẹp hơn, dễ thở hơn, nhẹ nhàng hơn, vinh quang hơn…Khước từ con đường của Đức Kitô, né tránh sự lựa chọn của Đức Kitô chính là “cản ngăn ý định của Thiên Chúa, là thỏa hiệp với Sa Tan”. Ý nghĩa đó phải chăng đã cô đọng và âm vang trong tiếng hét đầy tức giận của Chúa Giêsu dành cho Phêrô: “Satan hãy lui sau Thầy !”.

2. Sông đức tin: hãy can đảm nói “không” và nói “có”:

Đã hai ngàn năm rồi, Hội Thánh không ngừng học mãi bài học hôm nay: bài học “đi lên Giêrusalem” của Thầy Chí Thánh; và tuy có đôi lúc, đôi nơi, Hội Thánh quên đi bài học đó để dừng lại chạy theo những “ông thầy” của thế gian, thì Hội Thánh lại được Chúa Thánh Thần lên tiếng cảnh báo, nhắc thầm, qua bao nhiêu dấu chỉ, con người, huấn dụ… Đặc biệt với những hình tượng sống động là dòng chảy không ngừng của các Thánh nhân với đông đảo chứng nhân anh hùng tử đạo, các thánh hiển tu, ẩn tu, đồng trinh, các người cha, người mẹ thánh thiện, các thanh niên thiếu nữ quảng đại, những thiếu nhi trong sạch, can đảm…Vâng kể từ Vị tử Đạo đầu tiên Stêphanô bị ném đá chết trên chính quê hương của Đấng Cứu Thế, rồi đến lượt “Người Ngư Phủ” Phêrô bị đóng đinh ngược đầu trên đồi Vatican, Dân Chúa tiếp tục chọn lựa con đường của Đức Kitô, Con đường Thập Giá mà những Agata, Lucia, Lorensô…của những thế kỷ đầu tiên, cho đến Phanxicô Assisi, Anrê Phú yên, Tôma Thiện, Anê Thành, Gioan Vianey, Maria Goretti, Têrêxa hài Đồng, Maximiliannô Kolbê, Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta, Giám mục Rômêrô…đã không ngừng noi gương đi trước.

Chính vì thế, sống đức tin hôm nay đó chính là:

- Dám nói “không” trước những mời mọc của sự giàu có thế gian mà tiền bạc của cải là kết quả của những đầu tư bất chính, bởi gian dối mánh mung… để sẵn sàng vươn lên bằng nước mắt mồ hôi của chính mình, với cần cù liêm chính nơi bàn tay, khối óc…

- Dám can đảm nói “không” trước những mời mọc của xác thịt đam mê, của ngoại tình ly dỵ… để trung thành bảo vệ cương thường luân lý của đời sống hôn nhân gia đình, để thủy chung son sắt với những lời cam kết trong ngày lãnh bí tích Bí Tích Hôn nhân.

- Dám nói “không” trước những dối trá lọc lừa, mánh mung bất chính, cho dù phải chấp nhận thua lỗ hoặc bị trù dập, chụp mũ, loại trừ chỉ vì dám sống thanh liêm chính trực…

- Dám nói “không” trước những ươn lười hưởng thụ ích kỷ, tìm kiếm an nhàn, né tránh bận bịu vất vả nhọc mệt, để quảng đại dấn thân phục vụ trong tăm tối, ẩn khuất và đôi khi chấp nhận thiệt thòa, nguy hiểm, thương đau.

Cũng vậy. Sống đức tin hôm nay là không ngừng biết “sẵn sàng nói “Có”.

- Là sẵn sàng nói có bằng đôi tay nhiệt thành phục vụ công ích, bằng ánh mắt vui tươi để sẻ chia và cảm thông, bằng trái tim bao dung để thứ tha và chấp nhận.

- Là sẵn sàng nói “có” khi hành động như lời kinh hòa bình của Thánh Phanxicô Khó khăn: tìm an ủi người hơn được người ủi an, hiểu biết người hơn được người hiểu biết, yêu mên người hơn được người mến yêu…

- Là sắn sàng nói “Có”, khi biết không ngừng đón nhận mọi đắng cay bệnh hoạn, thất bại, tủi buồn trong niềm tin yêu phó thác…

Phải chăng đó chính là điều mà Thánh Phaolô trong trích đoạn thư Rôma hôm nay đã nhắc khéo chúng ta bằng những lời thâm thúy: “hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa…Anh em đừng có rập theo đời nầy nhưng hãy cải biến con người…hầu nhận ra thánh ý Thiên Chúa…”

Trong một thế giới mà sự “rập khuôn theo tinh thần thế tục” đang có nguy cơ chiếm lĩnh nhiều tâm hồn, đặc biệt tâm hồn các bạn trẻ, sứ điệp Lời Chúa hôm nay là một lời mời gọi khẩn thiết và cũng là một ánh sao soi đường dẫn lối để chúng ta cùng dõi bước đi lên.

Và cho dù chúng ta thoáng thấy ở cuối “cuộc hành trình lên Giêrusalem” đó chính là thập giá, là khổ nạn, thì cũng vẫn sắt son trung thành và tin tưởng để thân thưa với Chúa bằng tất cả trái tim nồng nàn tin yêu như ngôn sứ Giêrimia đã phát biểu trong Bài đọc 1 hôm nay: “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con và con đã để Ngài quyến rũ…Lời Ngài như ngọn lửa bừng cháy trong tim con…”

Và con đường “lên Giêrusalem” lại phải bắt đầu ngay hôm nay, giờ nầy, để xây dựng một thế giới mới đang cần được tái tạo bởi những “ngôn sứ mới của Tin Mừng như lời của ĐTC Bênêdictô nói với giới trẻ trong bài giảng bế mạc Ngày Thế Giới giới trẻ tại Sydney vừa qua:

“Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô đang yêu cầu chúng con trở thành những ngôn sứ cho thời đại mới này, trở thành những sứ giả của tình yêu Chúa, có khả năng thu hút con người đến với Thiên Chúa Cha và xây dựng một tương lai đầy hy vọng cho toàn thể nhân loại. Thế giới đang cần đến sự canh tân này! Tại nhiều xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất, mỗi lúc một lan rộng thêm sa mạc thiêng liêng: một sự trống rỗng nội tâm, một nỗi sợ không thể diễn tả, một cảm thức thất vọng ngấm ngầm. Thử hỏi có biết bao người đồng thời chúng ta giống như những thùng nước bị nứt và khô trống (Gr 2:13) đang đi tìm cách tuyệt vọng ý nghĩa cuộc đời, đi tìm ý nghĩa cuối cùng mà chỉ có tình yêu mới có thể ban cho? Ðây là một hồng ân cao cả và có sức giải phóng mà Phúc Âm mang đến: hồng ân biểu lộ phẩm giá của chúng ta như là những con người nam nữ được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa. Hồng ân mạc khải ơn gọi cao cả của nhân loại, một ơn gọi tìm gặp sự thành toàn trọn vẹn trong tình yêu thương. Hồng ân phơi bày sự thật về con người và sự thật về sự sống.

Giáo Hội cũng cần đến sự canh tân này! Giáo Hội cần đức tin của chúng con, cần tinh thần lý tưởng hoá và lòng quảng đại của chúng con, để Giáo Hội được luôn tươi trẻ trong Chúa Thánh Thần (x.Lumen Gentium, số 4)! …. Hãy mở rộng tâm hồn chúng con đón nhận sức mạnh này! …. Xin đừng sợ thưa Vâng với Chúa Giêsu. Chúng con đừng sợ tìm gặp niềm vui trong việc thực hành Thánh Ý Chúa, vừa hiến thân trọn vẹn để đạt đến sự thánh thiện vừa đồng thời sử dụng những tài năng chúng con phục vụ tha nhân!”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những vị lãnh đạo của các Nhóm Phò Gia Đình khen ngợi sự chọn lựa của John McCain
Paul Anh
07:46 31/08/2008
Những vị lãnh đạo của các Nhóm Phò Gia Đình khen ngợi sự chọn lựa của John McCain

Trong việc chọn Nữ Thống Đốc Tiểu Bang Alaska - Sarah Pailin là Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống của Ông

Thống Đốc Pailin và Chồng
DAYTON, OH (LifeSiteNews.com & Kathleen Gilbert) - Ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa Ông John McCain đã chọn Nữ Thống Đốc nhiệm kỳ đầu tiên của tiểu bang Alaska, Bà Sarah Pailin, là ứng cử viên Phó Tổng Thống của Ông; một sự chọn lựa rất bất ngờ, vốn nhận được không ít lời khen ngợi từ những nhà lãnh đạo thuộc phe bảo thủ vì họ cho đó là một sự chọn lựa "hết sức khôn ngoan," và "làm khơi dậy lên lòng nhiệt huyết" của các cử tri bảo thủ, đặc biệt là những cử tri thuộc nữ giới.

Thống Đốc Sarah Pailin, 44 tuổi, người được biết đến với những quan điểm truyền thống rất mạnh mẽ như: phò gia đình và phò sự sống; lại là một người mẹ 5 con, với đứa con nhỏ tuổi nhất là Trig vốn bị chứng nhiễm sắc thể.

Thế là Nữ Thống Đốc Pailin trở thành người phụ nữ thứ 2 trong vai trò là ứng cử viên Phó Tổng Thống trong lịch sử Hoa Kỳ, và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng Hòa.

Các vị đại diện của Nhóm Quyền Được Sống Quốc Gia (National Right to Life hay NRL) cho biết là họ "rất vui mừng" khi nghe đến sự chọn lựa này.

Chủ Tịch của Nhóm NRL, Tiến Sĩ Wanda Franz cho biết: "Thống Đốc Pailin mang đến thêm một tiếng nói mạnh mẽ về việc phò sinh cho Đảng Cộng Hòa, vốn hoàn toàn trái ngược hẳn với nhóm phò phá thai của Barack Obama và Joe Biden."

Darla St. Martin - vị Nữ Đồng Chủ Tịch của NRL cho biết thêm: "Giữa một bên mạnh mẽ phò phá thai vốn tiếp tục đẩy mạnh cho việc tự do phá thai mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào, và một bên lại hoàn toàn bảo vệ sự sống nhằm mang tất cả chúng ta đến gần với nhau hơn trong một xã hội vốn trân quý các giá trị và phẩm giá về mạng sống của con người."

Bà Wendy Wright, Chủ Tịch của Nhóm Những Người Phụ Nữ Quan Tâm về Hoa Kỳ (Concerned Women for America hay CWA) đón chào quan điểm hết sức mới mẽ mà Thống Đốc Pailin sẽ mang đến trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc lần này.

Nữ Thống Đốc Sarah Pailin
Bà Wright nói: "Thống Đốc Pailin sẽ làm thay đổi toàn bộ động lực của cả cuộc tranh cử Tổng Thống lần này. Hồ sơ đáng ca ngợi của Bà về việc đương đầu với nạn tham nhũng và việc Bà sống theo đúng với những xác tín về việc phò sinh chứng tỏ cho thấy Bà là một người hành động, chứ không phải chỉ có nói xuôn. Thống Đốc Pailin sẽ ghi dấu trong lịch sử Hoa Kỳ trong tư cách là ứng cử viên Phó Tổng Thống, không phải chỉ đơn giản Bà là một người phụ nữ, mà là bởi vì Bà là người có nhân cách và căn bản."

Janice Shaw Crouse, Giám Đốc và cũng là Viên Chức Cao Cấp của Học Viện Beverly LaHaye trực thuộc CWA, tuyên bố sự chọn lựa của John McCain chính là một chiến thắng cho phong trào nữ giới thật sự.

Bà Crouse nói:

"Điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa chính là một người phụ nữ có quan điểm bảo thủ được đề cử vào chức vụ cao thứ nhì của cả nước. Trong nhiều năm phong trào nữ giới chỉ nhìn nhận sự lãnh đạo của những người phụ nữ vốn đeo đuổi các nghị trình cực đoan. Thật là mới mẽ khi giờ đây chúng ta đã có được một người phụ nữ vốn biết sống và phản ánh đúng với những giá trị của những người phụ nữ Hoa Kỳ thuộc dòng chính. Sarah Pailin là người phụ nữ phò gia đình, phò hôn nhân và phò sự sống. Bà là một người phụ nữ biết cân bằng đời sống cá nhân và chuyên nghiệp trong những cách rất đáng nể phục. Bà chính là một người phụ nữ trổi vượt, một người sẽ trở thành một mẫu gương hết sức xuất xắc cho những người trẻ của cả nước. Sarah Pailin chính là vị chỉ huy trong số tất cả những người phụ nữ giữ các chức vụ cao cấp chuyên nghiệp và Bà sẽ mang đến kiểu cân bằng vốn thể hiện ra kiểu những người phụ nữ thành công lớn trong xã hội ngày nay. Bà sẽ mang đến sự nhiệt huyết, sự thông minh, tính thực tế và căn bản rất vững vàng trong những cuộc đối thoại về văn hóa hàng đầu của quốc gia."

Ông Matthew Staver, Chủ Tịch của Nhóm Liên Doanh Hành Động vì Quyền Tự Do (Liberty Alliance Action), Chủ Tịch của Hội Tư Vấn về Quyền Tự Do (Liberty Counsel), và là Khoa Trưởng Phân Khoa về Luật Học của trường Đại Học Liberty cho biết: "Đây đúng là một sự chọn lựa hết sức thông minh, khi biết chọn đến một người phụ nữ trẻ có sức thu hút cao. Nhân sự chính là chính sách, và với sự chọn lựa này, John McCain chứng tỏ là Ông biết cách hành động sao cho đúng với lẽ phải."

Sự chọn lựa này đã mang lại dấu hiệu khởi sắc hoàn toàn cho cuộc tranh cử Tổng Thống vốn trước đây bị ngập chìm trong sự đấu tố một cách gian trá lẫn nhau, nhất là kiểu trình bày ra nhiều quan điểm và cái nhìn vốn có tính bịp bợm và lừa đảo, đến từ phía của Obama-Biden!
 
Top Stories
Emergency Claim of Hanoi Redemptorists
Redemptorist's Monastery and Thai Ha Parish
00:16 31/08/2008
Archdiocese of Hanoi
Redemptorist Order of Vietnam
Thai Ha Parish
180/2 Nguyen Luong Bang
Quang-Trung Ward
Dong- Da District
City of Hanoi
Number 10/2008/DCCTHN



Hanoi August 29th 2008

Emergency Claim


(regarding the police's break-down and assault on praying parishioners by force)

To:

The President of Socialist Republic of Vietnam
The Prime Minister of Socialist Republic of Vietnam
The People's Bureau of Investigation of Hanoi
The People's Supreme Court of Hanoi
The Department of Public Safety of Hanoi
The People's Committee of District of Dong-Da
The People's Bureau of Investigation, District of Dong-Da
Department of Public Safety, District of Dong-Da



We, all the clergymen of the Redemptorist Order as well as the parishioners of Thai Ha parish, Hanoi, currently located at 180/2 Nguyen Luong Bang St, Quang Trung ward, Dong-Da district, Hanoi are filing this emergency claim to the legal authority on the ground as set forth in the followings:

Last night, August 28th 2008, at around 7:45 pm, while our parishioners were holding a peaceful prayer-vigil at the gate of Department of Public Safety of Dong-Da District intending to request the Department( of Public Safety) to comply with the law, ending illegal detention of innocent people and release those who were arrested during an illegal raid, many policemen from mobile units had used electrical batons and others supporting tools to break-down and assault the prayer-vigil participants barbarously

As a result of this action many parishioners suffered serious injuries. Others were beaten until losing consciousness. Numerous of them were taken away and to date still not accounted for.

The incident which happened in broad day light on the main road of Hanoi called Thai Ha street had caused an outrage among not only our parishioners but also bystanders, those living in the vicinity of Thai Ha street who had witnessed savage treatments on religious civilians

We therefore demand immediate release of the detained innocents

We ask of those who caused harm and damage during the incident to be held liable for the care and treatment of their injured victims.

We also demand immediate cease to the unconstitutional, unlawful claim on the property of the Redemptorist Order and Thai Ha Parish. That claim had turned victims into perpetrators, and vice versa.

All along we have been the victims in a land and property- appropriation without proof or evidence. The proofs presented by the People's Committee of Hanoi had no legal merit which could enable them to legitimize (their) withholding of our land and property. We therefore recommend legal action against the wrongful appropriation caused by People's Committee of Hanoi

We assert that until now and thereafter, for any form of acquisition applied the property in question will still belong to us. Any conduct performed on our property without our constitutional and legal consent would deem no legal merit. We are determined to protect our property in it's material and spiritual values at all cost.

We vehemently denounce the barbarous act of suppression, and call for the voice of conscience to speak out for the protection of the innocents

We ask the government to stop those inhumane, brutal acts of violence as in what happened last night to those innocents


In Justice and in Truth we trust,

The Clergymen and Parishioners,
Redemptorist's Monastery and Thai Ha Parish


(all signed)
Rev Nguyen Van That
Rev Nguyen Ngoc Nam Phong
Rev Peter Nguyen Van Khai
Rev Tran Van Hung
Rev Nguyen Van Dung
Bro. Anthony Nguyen Van Tang
Rev Dinh Tien Duc
Rev Le Xuan Loc


Recipients:

Chairman, National Congress
Committee for Affairs XII
Congress' Committee for People's Aspirations
Committee for Religions
Central Committee for Propaganda
Committee for Patriotic Front of Vietnam
Department of Public Safety
Ministry of Construction
Ministry of Environment and Natural Resources
People's Council, Committee for Religion and Bureau of Public Safety of Hanoi
The People' Committee, Office of Public Safety of Quang Trung ward
The Archdioceses, Dioceses, Parishes (to be informed)
The News agencies, Broadcasting companies
 
Vietnamese Redemptorists claim being victims of media assault
J.B. An Dang
09:09 31/08/2008
In an open letter to all Vietnamese Catholic priests released Sunday, asking for spiritual support, the Redemptorist province in Vietnam claims there has been a campaign of state-run media assaulting Redemptorists in Hanoi with false accusations, distortions and mockeries.

“In the wave of a lying media campaign manipulated exclusively by state-run television, radio, and newspaper, we need to raise our voice to establish the truth. We have no media outlet other than this letter to tell you all the truth relating to Thai Ha issue,” the letter says.

Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, the general secretary of Redemptorist province in Vietnam, restated the accusation that the local government illegally seized the land. “Fr Joseph Vu Ngoc Bich,” - who was left in charge of the 15 acres of monastery’s land and the parish church when the Communists took over in 1954 - “never sold, or donated the land. Repeatedly Fr. Vu stated in words and in writing that he never done that,” Fr. Joseph Dinh stated.

“Moreover,” he emphasizes, “we have all necessary documents and witnesses to prove that the property had belonged completely to Hanoi Redemptorist monastery and Thai Ha parish until it was seized unlawfully by government organizations.”

According to the general secretary of Vietnam Redemptorist province, the root of the problem is that the government lacks of good will to return the property to its true owner. Instead, it trembles the good will of protestors to dialogue in truth and fairness by launching a general hate campaign of distortions and false accusations: “Hanoi TV station, the New Hanoi, the police newspaper Capital Security, and the People have falsely reported what has been going on at Thai Ha in order to create a cause of an assault to disperse peaceful protests at Thai Ha by force.”

Fr. Joseph Dinh also complaints the Saigon Liberated Newspaper which “defamed Hanoi Redemptorists with distortions and false accusations in an article on August 20th”.

He goes on expressing the deep concerns of Vietnam Redemptorist province that the government is conducting a harsh persecution on protestors as seen in a series of arrests in Hanoi nowadays. Despise all those, Fr. Joseph Dinh vows that “We continue to fight for justice within the framework of Vietnam laws and all international laws that Vietnam government has signed”.

On August 29th, Hanoi Redemptorists also released an “Emergency Claim” regarding the police's break-down and assault on praying parishioners by force. The letter was sent to the President of Socialist Republic of Vietnam, the Prime Minister, the People's Bureau of Investigation of Hanoi, the People's Supreme Court of Hanoi and other state organizations.

The Redemptorists states that on “August 28th, at around 7:45 pm, while our parishioners were holding a peaceful prayer-vigil at the gate of Department of Public Safety of Dong-Da District intending to request the Department( of Public Safety) to comply with the law, ending illegal detention of innocent people and release those who were arrested during an illegal raid, many policemen from mobile units had used electrical batons and others supporting tools to break-down and assault the prayer-vigil participants barbarously”.

“As a result of this action many parishioners suffered serious injuries. Others were beaten until losing consciousness. Numerous of them were taken away and to date still not accounted for. The incident happening on the main road of Hanoi had caused an outrage among not only our parishioners but also bystanders, those living in the vicinity of Thai Ha street who had witnessed savage treatments on religious civilians”

The Redemptorists conclude their letter with requests for the “immediate release of detainees... the care and treatment for injured victims... immediate cease to the unconstitutional, unlawful claim on the property of the Redemptorist Order and Thai Ha Parish as that claim had turned victims into perpetrators, and vice versa.”
 
Police beat and shock Catholic protestors in Hanoi
Catholic News Agency
09:57 31/08/2008
Hanoi, Aug 30, 2008 / 09:24 pm (CNA).- Several Catholic demonstrators protesting on Thursday night against the arrest of some their fellow parishioners were involved in a clash with Hanoi police outside of a police station. Demonstrators have claimed the police beat them and used stun guns on them, while the police chief claimed the demonstration was broken up peacefully.

For two weeks the parishioners of Thai Ha Church in Hanoi have been holding round-the-clock prayer vigils while demanding the return of land next to their church.

According to the Redemptorists who run the parish, they originally purchased 15 acres of land in 1928. In 1954, the Communist government took control of northern Vietnam and jailed or deported most of Redemptorists. This left Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church by himself. Despite Fr. Vu’s persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.

The government upped the ante at the beginning of 2008 by allowing construction on the Chiến Thắng sewing company to commence. The confiscated church property soon was surrounded by a fence and the presence of security officials.

On August 15, the first day of the vigils, church members knocked down a section of the fence surrounding the property and placed several statues of the Virgin Mary inside.

Police said they arrested three people for damaging the fence, while church members said four parishioners, including two elderly women, were arrested on August 15 for damaging the fence and another seven were arrested following this past Thursday’s demonstrations outside the police station.

Hanoi Police Chief Nguyen Duc Nhanh took the unusual step of holding a press conference to justify the actions of the police surrounding the crackdown on Thursday’s demonstration. The chief of police insisted that his men did not abuse the demonstrators.

"Like police in other countries, we never use any kind of tools to beat unarmed people," he said. "We just talked to them and the crowd dispersed."

The incident began with what some protestors characterized as “an attempt to lure the protestors into violence.” Police grabbed a woman praying at the site and took her away.

More than one hundred protesters, led by the Redemptorists, followed the police and the arrested woman to the police station in Hanoi’s Da Dong district. At the police station they began a peaceful protest asking for the release of all detainees.

At least 500 Catholics had gathered there by 5:45 pm when anti-riot police were dispatched to the site to disperse the protesters with batons.

Six people, including two priests, told the Associated Press that police had beaten and shocked some of the church members who had gathered outside the police station to pray.

One of the priests, Father Nguyen Ngoc Nam Phong, accused police of lying.

"I was there and I saw them using stun guns to give electrical shocks to our church members," Phong said, according to the Associated Press. "I could see the guns flare. They also beat people. Their denial once again shows that they never respect the truth."

The victims of police brutality include a Redemptorist brother was severely beaten by at least six men and was in serious condition.

One parishioner spoke with the Associated Press shortly after the incident near the police station, which is about 300 yards from the church.

Her face and shirt showing blood, parishioner Thi Phuc had sought refuge in the church.

"They beat me on my face and used a stun gun to shock my daughter," Nguyen Thi Phuc said.

Church leaders filed a complaint on Friday protesting the behavior of the police while demonstrators in Hanoi continued to camp on the disputed land.

Vu Hong Khanh, vice chairman of the Hanoi People's Committee, said at a press conference that the parishioners had no legal claim to the disputed land, which is about 172,000 square feet and presently occupied by a textile factory.

“If they need more land for their religious practice they have to apply to authorities to be granted land in accordance with the law,” he said.

Also occurring on Thursday was a prayer vigil held by more than 3,000 Catholics at the Saigon Redemptorist Monastery, according to Fr. J.B. An Dang. The demonstrators asked for the restoration of confiscated monastery lands they say were illegally seized by the local government and made professions of solidarity with the demonstrators in Hanoi. The vigil was likely one of the largest protests assembled since the Communist takeover in 1975.

At the vigil, a Mass was concelebrated by priests from various religious orders in Saigon (Ho Chi Min City) and nearby provinces to pray for the Church in Vietnam and for Catholics in Hanoi.

Father Vincent Nguyen Trung Thanh, the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, asked the congregation to thank God for all the graces poured abundantly on them and even for the sufferings and the persecutions.

“Through events in Thai Ha, we understand the Gospel more clearly… We stand more clearly on the side of the poor, the weak, the marginal, the persecuted, and those suffering injustice… We see more clearly the true face of a world dominated by lies, trickery, and tyranny,” said Father Vincent Nguyen.

Hundreds of police were sent to the Mass to take photos and film.

There are about 6 million Catholics in Vietnam, making them the country’s second-largest group of religious adherents after Buddhists.
 
Vietnam: tensions grow between Hanoi Catholics and local government
Independent Catholic News
19:14 31/08/2008
One day after being kicked and beaten by police's batons, and stun guns, Vietnamese Catholics have resumed rallies at Hanoi Redemptorist Monastery and outside a Hanoi police station in an open defiance to a prohibiting order that has repeatedly broadcast on state-run television and radio.

Tension between Hanoi Catholics and the local government has kept escalating on Friday and Saturday when thousands of Catholics from nearby parishes came to Hanoi Redemptorist Monastery to show their support for protestors and help those who were injured by the police on Thursday night. Hundreds rallied in front of Dong Da police station with banners asking for the immediate release of all detainees and condemn all sorts of violent repression against peaceful protestors.

On Friday, Hanoi Church leaders filed a complaint protesting the conduct of police. In response, in a rare press conference on the same day, Hanoi's police chief, General Nguyen Duc Nhanh dismissed Church claims that riot police had charged the peaceful crowd and beaten protestors using electric batons.

"Like police in other countries, we never use any kind of tools to beat unarmed people," said General Nhanh.

However he refused to comment on a photo of a woman protestor who had blood on her face and shirt.

The Associated Press spoke to a parishioner shortly after the clash who had sought refuge inside the church.

"They beat me on my face and used a stun gun to shock my daughter," said Nguyen Thi Phuc, whose face and shirt was covered in blood after the assault.

One of the Redemptorists, Fr Nguyen Ngoc Nam Phong, said on Friday that police were lying about their actions.

"I was there and I saw them using stun guns to give electrical shocks to our church members," Fr. Phong said in an interview. "I could see the guns flare. They also beat people. Their denial once again shows that theynever respect the truth."

"God's redemptive work is opposed to structures of injustice at every level in our world that maintains the privileges of the powerful. We must loudly condemn the injustices our people have to suffer", said Sr. Marie Nguyen, who had to travel more than 30km to Thai Ha in order to comfort wounded and injured protestors. For her, "the dispute in Thai Ha is not the problem between 15 acres of land and a half of an acre. It is the justice and injustice - and the way this government treats religious groups".

"The protest must continue until the justice prevails and people of faith can practice their faiths free of harassment and oppression".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội các Bà Mẹ Công Giáo hạt Xóm chiếu, Saigòn
Anmai, CSsR
08:22 31/08/2008
CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO HẠT XÓM CHIẾU
MỪNG LỄ THÁNH NỮ MONICA


SAIGÒN - Thiên nhiên huyền nhiệm hôm nay như muốn hoà niềm vui chung với các bà mẹ Công giáo hạt Xóm Chiếu nên khí trời hôm nay khô ráo và mát hơn vài ngày trước.

Hình ảnh ngày Đại Hội

Tờ mờ sáng, bà con giáo dân giáo điểm truyền giáo An Thới Đông - Cần Giờ - dắt díu nhau tề tụ về ngôi Thánh đường khang trang, ấm cúng của giáo điểm. Cũng xin nhắc lại một chút là ngôi Thánh đường khang trang và ấm cúng này là quà tặng mừng Thọ Đức Hồng Y thân yêu của giáo phận Sài Gòn.

Trời vừa sáng hẳn thì các bà mẹ Công giáo từ các nơi trong Hạt tề tựu khá đông đủ về Giáo điểm. Chắc có lẽ biết được đường sá xa xôi cách trở bởi chuyến phà Bình Khánh nên các bà phải thu xếp sao cho vượt qua cái khó khăn cách trở ấy. Không chỉ có các bà mẹ bên kia sông Sài Gòn mới đến sớm nhưng các bà mẹ thuộc giáo điểm Thánh Giuse (ấp Trần Hưng Đạo - Cần Giờ), giáo điểm Cần Thạnh (Thị trấn Cần Thạnh), giáo điểm Đồng Hoà (xã Đồng Hoà - Cần Giờ) cũng có mặt sớm với các bà mẹ ấy. Sự hiện diện đông đảo và sớm sủa như thế nói lên tinh thần nhanh nhẹn và nhiệt huyết nơi các bà mẹ cách riêng các bà mẹ Công giáo.

Sau khi hội họp, trao đổi, giao lưu với nhau là đến phần chính lễ. Đoàn kiệu mừng kính thánh nữ Monica được rước xung quanh nhà thờ An Thới Đông thật nghiêm trang, sốt sắng.

Sự hiện diện quý báu có thể nói là nhất đó chính là sự hiện diện của Cha hạt trưởng Nguyễn Thới Hoà (chính xứ - quản hạt Xóm Chiếu). Với tuổi cao và sức khoẻ không cho phép như các cha trẻ nhưng với lòng nhiệt huyết với con chiên, cách riêng linh hướng cho các bà mẹ nên Ngài đã chủ sự trong Thánh Lễ tạ ơn sáng nay. Trong bài chia sẻ, Ngài nhấn mạnh đến lòng tin của thánh nữ Monica. Ngài gợi lại lòng tin từ ban đầu trong ngày nhận Bí tích Thanh Tẩy cũng như lòng tin phải có trong những lúc khó khăn vất vả của đời sống gia đình. Ngài cũng không quên nhấn đi nhấn lại vai trò gìn giữ cũng như bảo vệ hạnh phúc gia đình của mỗi thành viên trong gia đình, cách riêng vai trò của người Mẹ. Ngài tỏ rõ niềm vui khi mỗi năm một lần các bà mẹ có dịp gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ niềm tin của các bà mẹ. Ngài nói thêm rằng hôm nay tổ chức ở giáo điểm An Thới Đông rất là ý nghĩa vì lẽ có những giáo xứ có truyền thống đức tin lâu đời như Xóm Chiếu, Vĩnh Hội nên chia sẻ niềm tin cho những giáo điểm non trẻ như An Thới Đông, Đồng Hoà, Thánh Giuse …

Những bó hoa tươi, những tràn vỗ tay thật to như là lời Tri ân Thiên Chúa, tạ ơn thánh nữ Monica và cảm ơn nhau, cảm ơn tất cả những người đã góp công góp sức cho Thánh lễ hôm nay được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.

Sau những lời tri ân Thiên Chúa, cảm ơn nhau là phần chụp hình giao lưu. Rất vui và phấn khởi khi đoàn của mình được gọi tên lên tam cấp để chụp hình. Nhỏ bé nhất đoàn các bà mẹ hôm nay là đoàn của các bà giáo điểm truyền giáo Đồng Hoà. Chưa đủ chục bà nhưng sự hiện diện của bà nói lên lòng liên đới, chia sẻ niềm tin nơi mảnh đất truyền giáo nhỏ bé nghèo nàn của vùng Duyên Hải. Hoành tráng nhất đó là các bà mẹ Công giáo thuộc giáo xứ Xóm Chiếu. Các bà mẹ Xóm Chiếu phải đứng đến 5 hàng và phải chen vai nhau mới có thể thấy mặt chứ không thì bị “mất mặt”.

Phần chia sẻ của ăn “phần xác” hôm nay đậm chất “cây nhà lá vườn”. Các bà mẹ Công giáo An Thới Đông mỗi người một tay lo phần ẩm thực còn các ông thì “chạy bàn” một cách hết sức xuất sắc trong vai “tỳ nữ”.

Niềm vui nào cũng đến lúc phải dừng lại. Các bà mẹ chia tay nhau trong niềm tin và tình thân ái. Hẹn nhau ngày này sang năm nơi giáo điểm truyền giáo khác để khơi lên cũng như chia sẻ niềm tin của những người mẹ, người vợ trong gia đình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý kiến độc giả - Giải pháp cho Thái Hà: Mở thêm nhà tù và tuyển thêm nhà báo
Lý Hành Giả
01:09 31/08/2008
GIẢI PHÁP CHO VỤ GIÁO XỨ THÁI HÀ:
MỞ THÊM NHÀ TÙ VÀ TUYỂN THÊM NHÀ BÁO


Kính gửi:
- Ô. Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Ô. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Ô. Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Ô. Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam


Tướng Nhanh và các quan chức CSVN họp báo (Photo:VnMedia)
Kính thưa quý ông,

Vụ giáo xứ Thái Hà (178 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội) đến nay đã kéo dài hơn 8 tháng và đặc biệt căng thẳng trong 2 tuần qua.

Chính quyền địa phương và bộ máy chuyên chính của chế độ dân chủ ngàn lần ưu việt (gồm lực lượng công an và ngành thông tin – truyền thông) đã thực thi công vụ rất có trách nhiệm, nhằm khôi phục trật tự, vãn hồi kỷ cương cần phải có của một xã hội dân chủ - công bằng – văn minh – theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các cấp thẩm quyền đã áp dụng những biện pháp đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp vốn đã góp phần xây dựng nền móng cho các chế độ dân chủ ở Liên Xô của đồng chí Xta-lin, ở Trung Quốc của đồng chí Mao Trạch Đông, ở Triều Tiên của đồng chí Kim Nhật Thành, ở Ru-ma-ni của đồng chí Ceaucescu, ở Cuba của đồng chí Fidel Castro, nhất là ở nước ta thời cải cách ruộng đất, đấu tố bọn địa chủ Việt gian.

Trong những ngày qua, bộ máy chuyên chính đã sử dụng các biện pháp: nào vận động các “quần chúng tốt, có giác ngộ cao” lên tiếng vạch trần âm mưu, thủ đoạn của “bọn xấu”, “bọn đội lốt tôn giáo”, "bọn bị thế lực hải ngoại giật giây"; nào dùng báo chí, truyền hình, phát thanh tạo dư luận và phát động đấu tranh; nào dùng các công cụ trấn áp bọn tội phạm là dùi cui, roi điện, kể cả quyết định khởi tố vụ án, họp báo quốc tế nói cho thế giới biết nhà nước hiện nay là rất biết pháp luật và hành động theo pháp luật.

Tuy vậy, các biện pháp trên, nói cho cùng, vẫn chưa đủ làm chùn bước đám giáo dân và tu sĩ – linh mục Thái Hà.

Họ vẫn kiên quyết đòi công lý. Họ vẫn dứt khoát yêu cầu chính quyền ta phải tôn trọng sự thật về hơn 60.000 m2 đất.

Trong suốt ngày 28-08-2008, ngày áp lễ của người công giáo kỷ niệm “Ông thánh Gioan bị bạo chúa Hêrôđê giết” , các công cụ chuyên chính vô sản đã dùng roi điện quất vào người và giầy đinh đạp vào mặt, đã tống vào nhà giam, đã viết bài lên báo, đã phát tin trên truyền hình làm cho mọi người biết bản mặt các thày tu chuyên xúi giục dân biểu tình, gây “rối loạn trật tự công cộng”, “phá hoại tài sản”, “ngang ngược đòi lại đất đã hiến cho nhà nước” .

Nhưng họ không hề lùi bước.
Dường như họ quyết theo gương gã thảo dân Gioan và ngầm liên tưởng, so sánh chúng ta với bạo chúa, hôn quân Hêrôđê!
Tình thế này buộc toàn bộ hệ thống chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải vào cuộc.

Nghĩa là phải phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm dập tắt mọi biểu hiện muốn vượt ra khỏi khuôn khổ của nền tự do “phải đạo” (chữ của giáo sư văn học Hoàng Ngọc Hiến), muốn ra ngoài kỷ cương của chế độ vì dân-do dân, duy nhất ưu việt của chúng ta.

Do đó, tôi viết bản kiến nghị này với mong muốn góp phần bẻ gãy ý chí của những kẻ ngoan cố và củng cố niềm tin vào nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; nêu cao ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường tất yếu của lịch sử là xây dựng nền chuyên chính vô sản, đem lại độc lập – tự do - hạnh phúc cho mọi người đi theo Đảng.

Tôi tha thiết kiến nghị:

1. Củng cố và tăng cường sức mạnh của công an-quân đội, lực lượng đáng tin cậy, chỗ dựa vững chắc của nền chuyên chính vô sản, nguồn lực mạnh mẽ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, với phương châm ĐÁNH NHANH – ĐÁNH MẠNH – ĐÁNH KHÔNG NƯƠNG TAY:

a/ Bắt ngay các linh mục, tu sĩ Thái Hà:

Cần ra tay bằng mọi cách, kể cả dựng chứng cớ giả, ngụy tạo hiện trường (như công an vẫn thường làm: đem quần lót phụ nữ, bao cao su ngừa thai, súng ống, lựu đạn… giấu trong phòng ở của linh mục), cài người vu cáo để có chứng cớ bắt các linh mục tu sĩ Thái Hà.

b/ Huy động lực lượng trấn áp hùng hậu:

Gồm công an, quân đội, các đơn vị dân quân – tự vệ; sử dụng các phương tiện, khí tài hiện đại (xe cứu hỏa, xe tăng, xe bọc thép; súng phóng lựu; lựu đạn cay…).

Giáo dục các đơn vị tham gia trấn áp đám giáo dân Thái Hà về tinh thần ngoan cường bảo vệ chế độ, noi theo tấm gương của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong sự kiện Thiên An Môn: ĐÁNH NHANH – ĐÁNH MẠNH – ĐÁNH KHÔNG NƯƠNG TAY.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ sử dụng lực lượng công an và dân quân địa phương. Chúng ta chưa huy động lực lượng quân đội ở thủ đô. Mặc dù, Quân khu Thủ đô vừa có tập thể lãnh đạo mới – một tập thể có khuynh hướng hợp tác về quân sự với quân đội Hoa Kỳ, dị ứng với phái thân Trung Quốc vốn rất hà khắc, chống lại nhân dân, đặt lợi ích của chế độ cao hơn nhân dân - và trong lịch sử, quân đội rất được lòng dân, chưa hề nhúng tay vào bất kỳ cuộc trấn áp nào, kể cả thời cải cách ruộng đất. Nhưng chúng ta vẫn nuôi hy vọng, khi có lệnh của Đảng, quân đội cũng sẽ ra tay sát cánh với lực lượng công an trấn áp những cuộc tụ họp đưa thỉnh nguyện.

Tuy vậy chúng ta cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bởi vì trong hàng ngũ giáo dân Thái Hà, có rất nhiều cựu chiến binh đã từng hy sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến. Nhiều người được huân chương chiến công. Nhiều anh hùng liệt sĩ vốn là giáo dân Thái Hà.

Do đó, cần hết sức cân nhắc khi đưa quân đội tham gia cuộc trấn áp Thái Hà.

Quân đội không dễ dàng thỏa hiệp với công an, lực lượng đáng tin cậy nhất của nền chuyên chính.

c/ Gấp rút xây dựng thêm nhà tù:

Ngày 27-08-2008, chúng ta đã ra quyết định khởi tố vụ án, đã bắt một số giáo dân. Trong đêm 28-08, chúng ta đã đánh vỡ mặt một số phụ nữ già có trẻ có, kể cả một thầy dòng, nhưng chúng vẫn chưa chịu khuất phục. Ngày 29-08, họ còn tụ tập đông hơn trước.

Tình thế này buộc ta phải mạnh tay hơn nữa.

Quần chúng có đạo ở Thái Hà xuống đường. Ta cũng sẽ xuống đường với lực lượng cơ động, sử dụng các khí tài hiện đại nhất, kể cả vũ khí hóa học, quyết dập tắt mọi hình thức tuần hành dù ôn hòa, dù chỉ đọc kinh, hát thánh ca.

Nếu quần chúng cầu nguyện trước trụ sở công an và các Ủy ban nhân dân, chúng ta sẽ thẳng tay giải tán, nếu cần sẽ đưa thẳng họ vào trại giam. Ở đó họ sẽ có thời giờ nghiền ngẫm bài học: trên mảnh đất này, không tồn tại bất cứ linh địa thánh địa nào, chỉ có những mặt bằng có giá trị kinh tế trên sàn giao dịch bất động sản.

Do đó, không thể không mở thêm nhà tù. Nếu cần, sẽ “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” (Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn Độc lập 2-09-1945) . Bởi vì, chắc chắn, ngày càng thêm đông đảo giáo dân xuống đường cầu nguyện đòi tôn trọng nhân quyền và công lý. Hơn nữa, cũng sẽ có không ít người vào hùa với giáo dân. Số người này, tuy không phải công giáo nhưng cũng có chung nguyện vọng công lý và nhân quyền, vốn không ít trên đất nước này, sẽ toa rập với giáo dân Thái Hà và nhiều nơi khác nữa.

Giáo dân đòi đất cho nhà thờ, mà sau đó, nếu có đòi được, họ -gồm giáo dân và linh mục- thì cũng chẳng có một chút lợi lộc kinh tế nào cho bản thân. Vậy mà họ vẫn xả thân. Huống chi biết bao người bị mất đất, phần tài sản xương máu của tổ tiện, sẽ còn hăng hái đi đòi đất đến đâu!

Nếu chúng ta không ra tay, thì thế giới sẽ không thể tìm đâu ra một bằng chứng hùng hồn cho một định nghĩa chính xác và toàn vẹn về dân chủ, tự do, pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, không thể không xây thêm nhà tù.

Xây thêm nhà tù ở Sài Gòn, Vĩnh Long. Xây thêm ở Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Phước. Xây thêm ở Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Khắp 64 tỉnh thành, nơi nào mà không có dân kêu ca bị oan khiên, bị trù dập!

Bởi vậy không thể không xây nhà tù cho những kẻ dám tỏ bày nỗi oan khiên, làm xấu hổ chế độ trước cộng đồng thế giới.

Chúng ta vẫn biết, hiện đang còn nhiều oan khiên và bất công, nhưng đó chỉ là hiện tượng nhất thời, không phản ánh đúng bản chất của nền dân chủ hiện nay của chúng ta, như các vị sáng lập chế độ đã chỉ ra, qua các khẩu hiệu được treo khắp phố phường, xóm thôn! Hơn nữa việc tô đậm oan khiên và bất công, nói cho cùng, chỉ là luận điệu xảo trá của bọn thù địch… nhân dân.

Chúng ta đã kịp thời trấn áp, đưa vào nhà tù hai tên cầm bút Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên). Nhờ vậy cuộc đòi hỏi công lý và cái gọi là mệnh lệnh chống tham nhũng đã bị đập tan.

Nhà tù, vì thế, đang là vấn đề thời sự, là công cụ hữu hiệu của quản lý nhà nước. Cần phải đưa nhà tù vào danh mục các công trình công cộng cần được xây dựng ưu tiên.

Chúng ta không thể không nêu cao ý thức: Nhà tù, một công cụ không thể thiếu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

2. Tuyển mộ thêm nhà báo với phương châm SỐNG VÀ VIẾT THEO CHỈ THỊ:

a/ Viết báo như người đi trong lề đường đã được quy định:

Rút kinh nghiệm vụ Tòa Khâm sứ, báo chí phải tích cực hăng hái phổ biến quan điểm chỉ đạo của Ban Tuyên huấn trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông.

Vụ Tòa Khâm sứ, chỉ có tờ Hà Nội MớiĐài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội vào cuộc. Kết quả là tiếng nói tuyên truyền yếu ớt. Chúng ta đã phải tạm lùi một bước, ngồi vào bàn thương lượng. Tuy nhiên, chúng ta đã kịp điều chỉnh đối sách. Chúng ta chọn phương cách “im lặng là vàng”, “để lâu cứt trâu hóa bùn” nhằm giải quyết vụ Tòa Khâm sứ.

Đối sách này đã bắt đầu có tác dụng. Các nhà lãnh đạo Giáo hội, vốn hiền lành và tin người, đã đặt hy vọng vào lời hứa của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta hứa thì cứ hứa, còn làm như thế nào, thì “cứ đợi đấy”.

Đồng thời chúng ta nhanh chóng nhận ra khe hở chết người trong hàng ngũ của mình. Đó là việc báo chí quên mất “lề đường bên phải” (mượn ý của các đồng chí Tuyên huấn trung ương và Bộ TT-TT). Cái lề đường bên phải chính là nền tự do báo chí có định hướng, được lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ minh họa cho những chủ trương của Đảng.

Chúng ta đã kịp thời điều chỉnh, không để cho báo chí đi ngoài lề.

Chúng ta đã cách chức 2 Phó Tổng biên tập, bắt giam 2 phóng viên nội chính.

Kết quả là báo chí đã ngoan ngoãn, biết vâng lời.

Do đó, hiện nay, khi giải quyết vụ Thái Hà, chúng ta có một thuận lợi lớn. Báo chí nhất loạt nói theo ý Đảng và quyết sách của chính quyền. Báo chí không thể không ngoan ngoãn và cũng không còn dám ngang ngạnh, nếu không muốn nếm thử mùi vị của cái gọi là tự do báo chí, tự tiện đi ngoài lề, như Thanh NiênTuổi Trẻ đã từng phải nếm qua vụ tổn thất nhân sự vừa qua.

Các báo Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải phóng, các đài truyền hình VTVHà Nội đã làm tốt nhiệm vụ MINH HỌA chủ trương của Đảng và chính quyền. Các cây bút của chúng ta đang làm cho bậc tiền bối là Nguyễn Minh Châu phải xét lại lời kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ/báo chí minh họa” . Lời kêu gọi của Nguyển Minh Châu 20 năm trước đã trở nên quá nguy hiểm cho nền báo chí của chúng ta. Đó là suy nghĩ bốc đồng của một nhà văn. Suy nghĩ này có nguy cơ đưa báo chí đến những bến bờ khó lường và xa khỏi tầm kiểm soát.

Nói cho cùng, báo chí không MINH HỌA ý Đảng và chính quyền, thì không còn là nền báo chí phục vụ cho chế độ.

b/ Viết báo như học trò chép chính tả:

Chúng ta chủ trương, trước sau như một, không cho tư nhân làm báo, vì không thể buông lỏng trận địa tư tưởng cho kẻ khác.

Chúng ta cũng không vì thế mà sợ dư luận thế giới phê phán chế độ ta không có tư do dân chủ.

Bởi, ngày trước, cố Tổng bí thư Trường Chinh đã nói rõ: “Ai bảo Việt Nam không có tự do báo chí? Hãy xem các phóng viên được tự do viết bài chống Mỹ và tự do viết ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng! Viết để chống Mỹ và nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đó mới là nhận thức đúng đắn về tự do, mới thực sự là có tự do báo chí!” (Theo lời kể của Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày nay, chúng ta có Luật Báo chí đã được Quốc hội thông qua. Qua văn kiện này, chúng ta cho phép người cầm bút được thông tin, phản ánh dư luận trong khuôn khổ và nhằm mục đích tối hậu là “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” (Luật Báo chí, điều 6.2).

Vì thế, sau khi bắt giam các phóng viên cứng đầu và cách chức hai phó Tổng biên tập “có vấn đề”, đội ngũ nhà báo cần được bổ sung bởi những công chức cầm bút tuyệt đối trung thành và tuân thủ yêu cầu “tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” .

Cần đào tạo và tuyển mộ phóng viên theo tiêu chuẩn trên.

Rất may cho nền báo chí của chúng ta. Trong 2 tuần qua, các báo (vừa nêu tên ở trên) đã có những bài viết theo đúng văn bản soạn sẵn của công an, nhờ đó vụ Thái Hà được thông tin theo đúng như điều giáo sư Hoàng Ngọc Hiến mô tả là thông tin “phải đạo”.

Các đồng chí nhà báo của chúng ta đã viết như học trò chép chính tả.

Đó là điều chúng ta mong chờ nơi đội ngũ cầm bút hiện nay.

c/ Viết như những nghệ sĩ có tài ảo thuật:

Từ ngày 17-08-2008 đến nay, đội ngũ làm báo, nhất là VTV, Hà Nội Mới, Truyền hình Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, xứng đáng được biểu dương bằng những danh hiệu cao quý nhất, vì các đồng chí phóng viên của các cơ quan nêu trên đã tỏ ra mình là công cụ hữu hiệu của nền chuyên chính vô sản. Mỗi dòng tin, mỗi lời bình luận của các đồng chí tựa như súng đạn, mã tấu bắn và chém vào những kẻ gây rối.

Quả thật, bằng kỹ thuật viết rất hiệu quả, không khác gì các ảo thuật gia đổi trắng thành đen, biến con gà thành con chim quốc, các đồng chí phóng viên đã làm được những việc lớn, có tác dụng tuyên truyền, giúp nhiều người tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong việc thực thi nền dân chủ ở quận Đống Đa, trên phần đất Thái Hà ấp. Cụ thể như sau:

- Quả quyết đất Thái Hà đã được cụ Vũ Ngọc Bích hiến dâng cho Nhà nước. Nhà nước năm 1961 hoàn toàn không có ý xin xỏ cũng chẳng hề có kế hoạch trưng dụng. Linh mục Bích rất tự nguyện, tự giác, tự ý đến cơ quan Nhà nước làm đơn thỉnh nguyện, xin Nhà nước cho mình, một viên quản lý của Nhà dòng Chúa Cứu thế, được tặng không cho Nhà nước phần đất của Tu viện để Nhà nước mặc sức sử dụng.

- Quả quyết Công ty May Chiến Thắng là một đơn vị đang trên đường làm ăn hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho dân chúng Thái Hà.

Công ty đang sản xuất ổn định trên phần đất cụ Bích ngày xưa từng khẩn khoản nài xin cho được hiến dâng, vậy mà linh mục Hiên, rồi linh mục Phụng, vô cớ đòi lại để xây nhà thờ.

Thật đáng thương cho Công ty! Bỗng chốc cơ nghiệp ra tay trắng. Phần đất bỏ hoang kia đâu phải là không có giá trị trong sản xuất kinh doanh của công ty. Nó được để hoang, cỏ mọc um tùm, nhằm tạo không gian thoáng cho… công nhân hít thở khí trời lành mạnh của ban ngày và tụ họp hẹn hò trăng hoa khi đêm về; hơn nữa còn có giá trị marketing thu hút các nhà kinh doanh bất động sản!

- Báo chí đã thành công khi quả quyết đám giáo hữu đi đọc kinh cầu nguyện kia, thực chất chỉ chăm chắm lo việc đấu tranh, gây rối. Họ rất kém lòng đạo.

Báo chí ta đã dạy cho giáo dân Thái Hà bài học sâu sắc về cách đọc kinh, hành lễ thế nào cho sốt sắng, hầu đẹp lòng Thiên Chúa đồng thời cũng vừa lòng nhà đương cục!

Một vài kiến nghị xin mạo muội dâng lên quý vị lãnh đạo, với mong muốn thiết tha là được góp phần giải quyết rốt ráo vụ Thái Hà.

Giải quyết vụ này xong xuôi êm thắm, nghĩa là san bằng mọi khiếu nại khiếu kiện, ắt nền tự do dân chủ tiến lên thêm một bước vững chắc, ghi vào lịch sử một nét son ngời ngời, xứng tầm vóc Thiên An Môn của người láng giềng Trung Quốc vĩ đại.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30-08-2008
Người kiến nghị Lý Hành Giả
 
Liên Đoàn CGVNHK Hiệp Thông Cầu Nguyện Cho Thái Hà
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
01:16 31/08/2008

EIN: 38-3427714

Ngày 30 tháng 8, 2008

Liên Đoàn Hiệp Thông Cầu Nguyện Cho Thái Hà

Kính thưa:

- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội
- Đức Cha Mai Thanh Lương, Giáo Phận Orange County
- Linh Mục Bề Trên Tu Viện Thái Hà
- Quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo VN tại Hoa Kỳ

Mấy hôm nay chúng con được biết tình hình tại Thái Hà, Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam, có vài sự kiện không được tốt đẹp diễn ra; đáng tiếc lại có cả bạo động gây thương tích và bắt bớ cho một số giáo dân, trong khi họ đọc kinh cầu nguyện xin chính quyền địa phương giao hoàn đất đai cho Giáo Xứ, để đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hiện đang quá tải.

Cùng hiệp ý với lời mời gọi của Đức Tổng Hà Nội cầu nguyện cho quý Cha, quý Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và cho giáo dân Giáo Xứ Thái Hà, chúng con xin mời gọi quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Giáo Dân Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ cùng hiệp thông Cầu Nguyện cho việc tranh chấp này sớm được giải quyết thấu tình và đạt lý, mang lại lợi ích chung cho mọi người.

Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang chúc lành cho thiện chí của chúng ta.

Trân trọng,
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm,
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
 
Tâm thư Dòng Chúa Cứu Thế kính gởi tất cả các linh mục Công Giáo Việt Nam
Dòng Chúa Cứu Thế
01:18 31/08/2008

Sài Gòn, ngày 30 tháng 8 năm 2008

Kính gửi: Quý Linh Mục Chính xứ,
và các Linh Mục Công Giáo Việt Nam.



Trọng kính quý Cha,

Trước làn sóng thông tin một chiều của các báo, đài Việt Nam, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chúng con nhận thấy cần phải lên tiếng về một sự thật. Chúng con không có một phương tiện thông tin nào để chia sẻ do đó, chúng con xin mượn lá thư này để thưa chuyện với quý cha về vụ việc tại Thái Hà, Hà Nội.

Vào năm 1928, Đức Giám mục Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội, đứng tên mua giúp Dòng Chúa Cứu Thế một lô đất, khu đất nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng với tổng diện tích 61.455m2. Sau đó, DCCT đã đứng tên sở hữu là Les Pères Rédemptoristes (xem bằng khoán điền thổ số 42, ngày 16/8/1944).

Năm 1943, Nhà Dòng chuẩn bị xây dựng Nhà thờ trên khu đất mà hiện nay Công Ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng (đã có bản vẽ và giấy phép xây dựng của Thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, từ năm 1943-1946, xảy ra chiến tranh liên miên, và nhất là nạn đói 1945, việc xây dựng Nhà thờ đã không thể thực hiện được.

Ngày 22/5/1944, Đức Giám mục Francoise Chaize đã làm giấy nhượng quyền sở hữu đất đai và toàn bộ bất động sản trên khu đất này cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Trên mảnh đất này, Nhà Dòng đã xây dựng Tu viện, Học viện, Nhà đệ tử, Nhà nguyện và các cơ sở khác (xin xem sơ đồ đất đính kèm).

Trong khoảng từ năm 1961 – 1963, nhà nước bắt đầu chương trình chiếm dụng mà không có bất cứ giấy tờ nào hợp pháp: đầu tiên biến Tu viện thành trường học, sau thành bệnh viện (nay là bệnh viện Đống Đa). Không có bất cứ một chính sách nào cho phép trưng thu các cơ sở tôn giáo lúc đó. Nhưng ngày 30/1/1961, Ủy Ban Hành Chính Hà Nội đã tự ra quyết định 76/QL-NĐ giao khu đất cho Xí Nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa (khu vực đang tranh chấp hiện nay) mà DCCT không được biết.

Hiện tại, ngoài một số lớn nhà dân chiếm dụng trên phần đất Nhà Dòng, còn có các cơ sở của nhà nước như Trạm 4, Hội Chữ Thập Đỏ, Uỷ Ban Nhân Dân Phường Quang Trung cũ và mới, Kho Bạc Nhà Nước, Trường Học…

Tất cả những cơ sở bị chiếm dụng trên không hề thuộc diện cải tạo XHCN hay bất cứ chính sách nào thời điểm đó. Chúng con xin khẳng định rằng Cha Giuse Vũ Ngọc Bích là người quản lý, chưa bao giờ bán, cho, hiến, biếu tặng bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, và ngay chính Cha Giuse Vũ Ngọc Bích khi còn sống cũng đã khẳng định điều này nhiều lần công khai trước mặt giáo dân (có ghi âm).

Năm 1994, Xí Nghiệp Thảm Len được sát nhập vào Công ty Cổ Phần May Chiến Thắng. Khu đất của chúng con bị tư nhân hoá. Vì thế, ngày 8/8/1996, Cha Giuse Vũ Ngọc Bích làm đơn gửi tới các cấp chính quyền phản đối việc tư nhân hoá này. Đơn thư đã không được trả lời.

Những năm sau đó, Dòng Chúa Cứu Thế– Gx Thái Hà tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền đề nghị chính quyền tôn trọng quyền sở hữu và giao lại khu đất cho Nhà Dòng và Giáo xứ. Kể từ đó tới nay, 12 năm đã trôi qua (8/8/1996 – 30/8/2008), nhưng chưa bao giờ các cơ quan Nhà nước đã nghiêm túc thực hiện những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của DCCT – Gx Thái Hà.

Ngày 5/1/2008, nhận thấy Công ty Cổ Phần May Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp: phá các cơ sở vật chất của Nhà Dòng, làm đường, tiến hành xây dựng, giáo dân Giáo xứ Thái Hà ý thức được đây là tài sản chung của Giáo Hội nên đã bảo vệ và phản đối bằng cách dựng lều bạt, treo ảnh tượng và cầu nguyện bên ngoài khu đất này.

Suốt tám tháng qua, kể từ ngày 5/1/2008, dù phải chứng kiến không ít lần Công ty May Chiến Thắng, dưới sự bảo trợ của một số cơ quan chính quyền địa phương, cố tình vi phạm pháp luật, nhưng người giáo dân vẫn tuân thủ những qui định của luật pháp, không manh động, giữ gìn ổn định trật tự trị an trong khu vực. Mỗi khi Công ty May Chiến Thắng vi phạm pháp luật thì giáo xứ luôn báo cáo các cấp chính quyền giải quyết. Về phần mình, giáo dân luôn thể hiện một tinh thần tôn trọng luật pháp cao độ, yên tâm chờ đợi một tin vui tốt lành thể hiện tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng, công bằng và sự thật của các cơ quan Nhà nước. Nhưng, thiện chí và sự chờ đợi ấy đã không được đền đáp một cách thoả đáng. Trái lại, liên tiếp các ngày 30/6/2008 và 2/7/2008, chính quyền đã ra các Quyết định 2476/QD-UBND của UBND thành phố Hà Nội và Công văn 4213/UBND/NNĐC thiếu cơ sở pháp lý, không tôn trọng sự thật.

Đứng trước nguy cơ bị tước đoạt những quyền lợi chính đáng, đứng trước thiện chí bị chà đạp và đứng trước việc sự thật không được chính quyền nhìn nhận, người giáo dân đã phải cậy đến Chúa và Đức Mẹ đi tìm công lý cho mình.

Ngày 14/8/2008, nhân ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, giáo dân đã cung nghinh tượng Mẹ vào ngự tại khu đất và đặt tượng Mẹ chính tại nơi xưa kia Nhà Dòng và Giáo xứ đã cung hiến cho Mẹ. Cuộc cung nghinh ấy đã không hề bị bất cứ cản trở nào từ phía lực lượng bảo vệ tại Công ty May Chiến Thắng và từ phía các cán bộ an ninh, không có bất cứ biên bản vi phạm nào được lập.

Ngày 15/8/2008, nhận thấy bức tường đối diện với tượng Mẹ có nguy cơ sụp đổ do trận mưa kỷ lục tại các tỉnh Miền Bắc vừa qua, có thể gây những tai nạn đáng tiếc cho người giáo dân tới cầu nguyện, anh chị em giáo dân đã gỡ bỏ, tạo một lối đi thông thoáng thuận tiện cho việc vào cầu nguyện. Chiều cùng ngày, dưới sự chứng kiến của các vị lãnh đạo địa phương và các cán bộ an ninh, các giáo dân trong Giáo xứ đã cung nghinh Thánh giá và một tượng Mẹ lớn hơn vào khu đất, đặt trên một bể nước, và cũng không có bất kỳ biên bản vi phạm pháp luật nào được lập.

Ngày 19/8/2008 các Linh mục tu sĩ DCCT - Gx Thái Hà đã gửi Đơn Khiếu Nại, số 06/2008/DCCTHN, tới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan đề nghị trao lại quyền sử dụng đất của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà.

Ngày 19/8/2008 Đài Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới, báo An Ninh Thủ Đô và báo Nhân Dân đã đưa tin xuyên tạc sự thật về những gì xảy ra tại Thái Hà để có cớ giải tán việc đòi lại công bằng của bà con giáo dân. Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền Hình Việt Nam chiều tối ngày 19/8/2008 và trước đó đã đưa tin kết án việc làm của bà con giáo dân, thậm chí còn vu khống cho các linh mục tu sĩ chúng con. Chưa hết, báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20/8/2008, trên trang 1 đăng bài “Không chấp nhận hành động vi phạm pháp luật, kích động giáo dân” của tác giả Nam Việt để một lần nữa kết án một cách bất công bà con giáo dân và các linh mục tu sĩ tại Thái Hà.

Ngày 20/8/2008, Linh mục Giuse Cao Đình Trị, Phó Giám Tỉnh DCCT Việt Nam đã gửi Đơn Khiếu Nại tới Thủ Tướng và các cơ quan chức năng về việc đưa tin xuyên tạc sự thật của một số báo, đài Việt Nam (linh mục Giám Tỉnh đi công tác).

Ngày 27/8/2008, chính quyền đã quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng và đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân để điều tra.

Ngày 28/8/2008, không theo trình tự của luật pháp, Cơ Quan Điều Tra Quận Đống Đa tiến hành bắt tạm giam một số giáo dân ngay tại nhà của họ; lực lượng công an cơ động sử dụng sức mạnh đàn áp, đánh đập gây đổ máu và bắt đi một số giáo dân.

Kính thưa quý cha,

Về phần mình, chúng con khẳng định rằng Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh khu đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và đã sở hữu, sử dụng từ khi chưa thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho, biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Bởi theo Giáo luật, không có ai, với tư cách cá nhân, được tự ý sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo.

Chúng con khẳng định kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải với những tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đúng với tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt nam đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng (xem Đơn Khiếu Nại, số 06/2008/DCCTHN của các Linh mục tu sĩ DCCT tại Giáo xứ Thái Hà).

Chúng con kiên định đeo đuổi công lý và sự thật vì “sự thật sẽ giải thoát chúng con” như Chúa Giêsu đã nói.

Kính thưa quý cha, trên đây là vắn tắt quá trình vụ việc tại Thái Hà. Trong hoàn cảnh không có phương tiện để tự bảo vệ mình và làm sáng tỏ công lý. Kính xin quý cha thương cầu nguyện và nâng đỡ chúng con.

Chúng con chân thành cám ơn quý cha.

Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R
Thư ký Tỉnh Dòng
 
Thư hiệp thông của các Linh mục Hà Nội với giáo xứ Thái Hà
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
07:25 31/08/2008
 
Dân Chúa Úc Châu tham gia cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư...
Dân Chúa Úc Châu
08:53 31/08/2008
Dân Chúa Úc Châu tham dự chiến dịch cầu nguyện và xin chữ ký để gửi tới Thủ tướng chính phủ Úc Đại Lợi can thiệp cho các nạn nhân bị công an Cộng sản bạo hành khi đang cầu nguyện đòi công lý trong hoà bình tại Thái Hà, Hà Nội. Giáo dân ký thỉnh nguyện thư lên thủ tướng Úc Kevin Rudd xin can thiệp

Chúa nhật cuối tuần 31/8/2008 nhiều cộng đoàn tại Úc châu đã kêu gọi anh chị em tín hữu hướng lòng về quê cha đất tổ, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang bị đàn áp bất công trước những đòi hỏi công bằng và công lý. Giáo dân ký thỉnh nguyện thưSau các thánh lễ anh chị em được mời gọi ký thỉnh nguyện thư gởi tới thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd, để tố cáo những hành động đàn áp bất công người Công Giáo đang diễn ra tại Thái Hà, và kêu gọi chính phủ Úc ngăn chặn những hành động đàn áp trong tương lai...
 
Thương qúa Thái Hà ơi! (thơ)
Giuse Lưu Chí Kháng
09:05 31/08/2008
Đà nẵng 31/08/2008

Kính gửi VietCatholic
Mấy ngày gần đây,được nghe nhiều tin về Giáo Xứ Thái Hà mà lòng tôi đau như cắt.
Muốn thể hiện một điều gì đó với những Con Người đang phải chịu cảnh áp bức.
Tôi có viết một bài thơ (chưa bao giờ Tôi làm thơ cả), nhưng đắn đo không biết có nên gửi hay không.
Bởi tôi không biết luật bằng trắc như thế nào,
Hơn nừa tôi cũng không biết nó có phù hợp hay không?
Nhưng với cả tấm lòng hướng về Thái Hà, tôi mạnh dạn gửi đến báo bài thơ: "Thương Quá Thái Hà Ơi"
Nếu được,xin quý báo sửa giùm tôi những chỗ không hợp và đăng trên internet. Nếu không được xin bỏ qua cho!


Thương Qúa Thái Hà ơi

Thái Hà ơi, nhớ quá đi thôi.
Đêm nay bâng khuâng chẳng chợp mắt.
Nghĩ lại mà tim đau, ruột cắt.
Mảnh đất xưa "chiếm dụng" đâu rồi?

Còn nhớ mấy mươi năm về trước.
Cha "Ngọc Bích" quản lý nơi đây.
Anh Em Lương,Giáo sống xum vầy.
Cùng một lòng dựng xây đất nước.

Giữa bốn bề khốn khó hiểm nguy.
Mảnh đất này tạm ngưng rời chủ.
Cho quê hương thêm mầm dư đủ.
Vượt qua thời giông tố, bão khuya.

Đẹp làm sao tấm lòng cao cả.
Lùi bước cho đất nước sang trang.
Cho dân no, Nước ấm an khang.
Chỉ mong sao: "Tương lai hoàn trả".

Nay đất nước phát triển đi lên.
Mảnh đất xưa muốn tìm chủ củ.
Để thoả lòng mong ước ấp ủ.
Nhưng mây đen che kín "Sao yên"?.

Ghê gớm thay lòng gian xảo trá.
Lấn bước,kệ đất nước nguy nan.
Mặc dân lo, Nước khổ lan tràn.
Cốt mục đích:" Cộng sản tăng giá".

Đau khổ quá, sầu bi lắm thay.
Thái Hà vẫn kiên cường vững bước.
Bởi có Mẹ chở che dìu bước.
Tất có ngày đoàn tụ bên nhau!
 
Thiếu nhi Saigon cầu nguyện với Thái Hà
Saigon News
09:43 31/08/2008
Sau thánh lễ thiếu nhi, lúc 16g40, Chúa Nhật, ngày 31/08/2008. Hàng ngàn thiếu nhi, huynh trưởng, phụ huynh đã cùng cha linh hướng Phêrô Nguyễn Thành Tâm tiến ra hang đá Đức Mẹ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Saigòn cầu nguyện cho Thái Hà.

Cha linh hướng lưu ý các cháu thiếu nhi: "Đừng ghét các chú công an đã đàn áp giáo dân Thái Hà, vì các chú ấy chỉ làm theo chỉ đạo, và vì đồng lương mà phải làm. Chúng ta cũng cầu nguyện luôn cho họ'.

Tiếng mạnh mẽ, trong trẻo nối tiếp lời kinh của trên 3.000 người tham dự đã làm cho chúng tôi, những người quan sát bị kéo vào cuộc.

Xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã gìn giữ và ban bình an cho toàn thể cộng đoàn Thái Hà. Cũng xin cho lương tri của các chú công an được đánh thức bằng sự đơn sơ phó thác của trẻ thơ.
 
SOS: Giáo dân Thái Hà đòi công an lập biên bản sau khi họ bị xịt hơi cay lúc đang cầu nguyện
PV VietCatholic
10:16 31/08/2008
THÁI HÀ - THÁI HÀ - Sau khi nhận được rất nhiều mẫu tin từ Thái Hà trực tiếp gửi tới cho VietCatholic qua email hay qua điện thoại, chúng tôi xin tổng kết như sau:

Vào khoảng 20h45 (giờ Hà nội, tức là 5:45 sáng giờ Los Angeles) ngày Chúa Nhật 31.08.2008 tại khu vực cầu nguyện của giáo xứ Thái Nhà, có mặt các cha, các xơ, giáo dân (bao gồm cả các em nhỏ), lương dân (đến xem, có cả các cháu nhỏ), cũng có một số công an, mặc sắc phục, và công an chìm không mặc sắc phục nữa.

Hình ảnh dân chúng bị hơi cay và các nạn nhân

Lúc đó, xuất hiện một tên công an mặc sắc phục (khoảng xấp sỉ 30 tuổi, anh này không đeo phù hiệu tên, đơn vị), lợi dụng khu vực không có ánh đèn, tay này đã lén lút đến xịt hơi cay rồi nhanh chóng bỏ đi chỗ khác.

Đến khi tên này xịt hơi cay (bằng loại bình xịt cầm tay) tại khu vực có linh mục DCCT đứng thì tay này bị phát hiện quả tang... Lập tức công an cả mặc sắc phục và thường phục ào đến từ các hướng... giải thoát cho tên này. Trong màn khói dày đặc nhiều trẻ em hoảng loạn và nôn mửa.

Cuộc tấn công được ghi nhận là có tính cách khiêu khích nhằm đẩy anh chị em giáo dân đến chỗ bạo lực xô xát với công an. Sau khi tìm hiểu và nói truyện với những giáo dân quen thuộc ở đây, họ cho biết có một số công an chìm mặc thường phục và một số tên côn đồ được bảo kê núp trong đám công an mặc quân phục.

Một số người bị hít phải hơi cay, sau đó bị choáng váng mới biết mình bị hơi cay làm tổn thương. Dân chúng xôn xao... các cháu nhỏ khóc ré lên... Cũng có cả phóng viên nước ngoài hình như là phóng viên của AFP, mà hôm trước đã có mặt và cũng thường đến đây tìm hiểu tình hình.

Hiện số người bị hơi cay làm bất tỉnh và bị thương khoảng chừng 30 người, một số đã được đưa đi bệnh viện gấp, một số được một bác sĩ hỏa tốc tới tu viện cứu chữa kịp thời. Nhiều anh chị em đã được đưa về trong khuôn viên nhà thờ để cứu cấp. Trong số những người cần cấp cứu có một số nữ tu và một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.

Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã có mặt tại hiện trường, gặp gỡ các nhân viên công an phường, và yêu cầu các nhân viên công an thường xuyên có mặt tại hiện trường lập biên bản về cuộc tấn công này. Công an không sắc phục kéo đến đông hơn làm áp lực không lập biên bản.

Tuy nhiên, công an phủi trách nhiệm, họ đã bỏ chạy... Giáo dân dứt khoát không chịu ra về. Trước áp lực của nguời dân và thân nhân các nạn nhân bị hơi độc làm hại, một Công an Phường đã phải đến cùng lập biên bản. Hiện nay, biên bản chưa lập xong.

Họ cũng yêu cầu công an phải cho xem mặt những công an chìm không mặc quân phục để họ nhận dạng những kẻ đã dùng hơi cay ám hại bà con giáo dân.

Tình hình hãy còn đang hết sức căng thẳng. Nhiều người cho rằng công an "ném đá giấu tay và vô trách nhiệm", muốn hại những người đang cầu nguyện.

 
Nhìn hiện tượng lạ trên bầu trời Thái Hà
PV VietCatholic
10:21 31/08/2008
THÁI HÀ - Liên tiếp các ngày từ 29-31/08/2008 có hiện tượng lạ xẩy ra khi giáo dân cầu nguyện ở linh đài Đức Bà ở Thái Hà. Đoạn video clip đây ghi lại sự kiện vào sáng ngày 30/8/2008. Một số người chứng kiến nói: "Trên bầu trời, hình người nữ đầu đội vương miện bồng hài nhi bên tay trái hiện ra, đứng trên mặt trời vừa mọc; hai luồng sáng từ mặt trời tỏa vút lên". Sau hiện tượng đó là hiện tượng những hình tròn trắng nhỏ với viền màu đỏ xung quanh bắn ra từ mặt trời mới mọc. Có lúc mây đen ùa tới chung quanh mặt trời... Tiếp nữa, ngay tại tượng Đức Mẹ Ban Ơn được đặt trước linh đài, hiện tượng lạ cũng xảy ra. Nhận xét của những người có mặt ở hiện trường cho biết: "Trên đầu Đức Mẹ, những vòng hào quang với đủ sắc màu cứ tỏa ra liên tục. Hiện tượng lạ diễn ra trong vòng 15 phút. Các hiện tượng này lặp lại lúc 9h30 – 10h." Trong video clip vì quay ngược chiều ánh sáng nên không thể ghi rõ các chi tiết này được, nhưng có thể nghe được tiếng nói, cảm nhận và phản ứng của những người đang cầu nguyện trước sự kiện này. Sau đoạn video nêu trên là tiếp nối đoạn video vào sáng ngày Chúa Nhật 31/8 hôm nay, dân chúng dù mưa cũng đến cầu nguyện.

TIN KHẨN: Đang khi viết những dòng chữ này, bây giờ là 5g50 sáng ngày Chúa Nhật 31/8 giờ Los Angeles (tức 8g50 tối Chúa nhật giờ Hà Nội), chúng tôi được tinc ho biết, công an đang bắn lựu đạn cay để giải tán dân chúng cầu nguyện ở Thái Hà. chúng tôi sẽ theo dõi tình hình và đưa tin cập nhật.
 
Ý kiến độc giả về Giải pháp Đối thoại cho vụ tranh chấp đất Thái Hà
Vũ Minh Hoàng
10:40 31/08/2008
Một giải pháp đối thoại cho vụ tranh chấp đất Thái Hà

Vụ tranh chấp đất đai của Giáo xứ Thái Hà lại một lần nữa giấy lên yêu cầu bức thiết cho một hệ thống truyền thông tự do và một hệ thống tòa án độc lập.

Trong khi truyền thông và tòa án độc lập vẫn là hàng ngoại xa xỉ tại Việt Nam thì chúng ta nên thử một giải pháp khả thi hơn: giải pháp đối thoại.

Chức năng của hệ thống truyền thông là phản ánh một cách khách quan các vấn đề nổi cộm trong xã hội, đưa ra các quan điểm đa chiều từ các bên liên quan. Thực hiện chức năng này hệ thống truyền thông đã tạo điều kiện cho các đương sự được tự do bộc bạch những nguyện vọng nhờ đó mà các phản ứng quá khích nảy sinh do sự ức chế tâm lý của các bên liên quan có thể được hóa giải.

Nhìn lại vụ Thái Hà, hệ thống truyền thông chính thống được cho là chưa thực sự phản ánh khách quan vấn đề tranh chấp. Hầu hết các trang tin đã “nhảy” ngay tới kết luận vụ Thái Hà là một vụ kích động dân chúng phá huỷ tài sản và gây rối trật tự công cộng. Đi quá xa hơn nữa, truyền thông chính thống đã bắt đầu gắn kết vụ tranh chấp với “diễn biến hòa bình”, “bị thế lực nước ngoài thù địch giật dây”. Sự liên tưởng vội vàng này khiến người dân mất phương hướng nhận định giữa một tranh chấp dân sự với một vấn đề chính trị rộng lớn. Đồng thời cũng tạo ra chia rẽ không đáng có trong xã hội, chia rẽ giữa người Thiên Chúa giáo với dân tộc, chia rẽ giữa người dân trong nước với người Việt hải ngoại, và chia rẽ giữa Việt Nam với phương tây, vì diễn biến hòa bình vẫn được người dân hiểu là sự phá hoại của thế giới tư bản Mỹ và phương Tây nhắm vào Việt Nam.

Vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố một vị linh mục và một số giáo dân một lần nữa lại đặt tòa án Việt Nam vào thế khó trả lời cho tính công bằng của vụ xử. Thông thường những tranh chấp giữa hai bên được phân xử bằng một bên thứ ba hoàn toàn độc lập. Trong khi đó hệ thống tòa án Việt Nam được biết là vẫn chịu sự quản lí của Đảng Cộng Sản. Chính vì thế kết quả của vụ xử linh mục và giáo dân Thái Hà trong tương lai có tác động rất lớn đến uy tín tòa án của đảng cầm quyền. Dầu sao những vụ án kiểu này lại làm dấy lên nhu cầu về một tòa án độc lập tách rời khỏi các đảng phái.

Thử đặt vụ án tranh chấp đất đai tại Thái Hà vào nội tình xã hội và quốc tế sẽ thấy nhà cầm quyền Hà Nội không phải là không nhức đầu trong việc xét sử vụ án này.

Trong nước, việc trưng thu và sử dụng thiếu rõ ràng các cơ sở tôn giáo là khá phổ biến cả nước. Chính vì thế mà trả một miếng đất này kéo theo phải trả miếng đất khác, trả cho tôn giáo này cũng có nghĩa là phải trả cho tôn giáo khác. Trong khi đó, nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện của nhà nước hiện đang tọa lạc trên các mảnh đất mà chủ quyền vốn thuộc các tôn giáo.

Xã hội Việt Nam gần đây đã có những chuyển biến tích cực theo hướng xã hội dân sự. Những chuyển biến này có thể được gia tốc và cũng có thể bị giảm tốc tùy thuộc vào sự rõ ràng và công bằng của kết quả xét sử vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố. Kéo theo đó cũng là những tác động lên quá trình cải cách hệ thống tòa án tại Việt Nam để rồi cuối cùng là tác động lên sự bình ổn xã hội cũng như niềm tin của người dân.

Đứng trên bình diện quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó xử vì đang bị áp lực của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ đe dọa đưa trở lại danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về chính sách tôn giáo). Việt Nam đang cố gắng thắt chặt quan hệ với Mỹ nhằm cân bằng cán cân chính trị với Trung Quốc, nên nếu thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào đầu tháng chín tới và đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC sẽ làm tổn hại đến quan hệ Việt – Mỹ, điều này chắc chắn Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay không hề mong muốn.

Bối cảnh phản ứng dây chuyền trong xã hội và những thách thức Việt Nam phải đối mặt hiện nay trên trường quốc tế khiến chính quyền Hà Nội cần phải cân nhắc nghiêm túc vụ tranh chấp tại khu đất Thái Hà. Bối cảnh phức tạp này một lần nữa cũng cho thấy sự bất lực và mặt trái của truyền thông một chiều và tòa án của một đảng. Mặt trái đó là, thay vì là phương tiện để người dân giãi bày và xả căng thẳng thì truyền thông và tòa án lại có thể làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội và tăng thêm xung đột xã hội. Chính vì thế vụ án hình sự cho các tu sĩ Thái Hà rất có thể trở thành vụ án hình sự cho cán bộ phường Đống Đa vì làm tổn hại đến tiến trình phát triển của quốc gia.

Vậy giải pháp nào cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà?

Giải pháp duy nhất cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là giải pháp đối thoại, các bên cùng ngồi lại và lắng nghe nhau. Giải pháp đối thoại được cụ thể trước hết bằng việc chính quyền Hà Nội chấm dứt việc dùng truyền thông một chiều, điều này chỉ gây mất đoàn kết dân tộc, và phản tác dụng nếu sự thật không đúng như vậy. Thứ đến, công an quận Đống Đa ngưng việc khởi tố hình sự, ngưng các cuộc bắt bớ và đe dọa giáo dân, cũng như học sinh con em các giáo dân Thái hà. Tiếp đến chính quyền cần lập một ủy ban chuyên ngành để cùng dòng Chúa cứu thế giải quyết vấn đề thấu đáo theo nguyên tắc đối thoại. Và thực tế nhu cầu về một ủy ban toàn quốc bao gồm các bên liên quan để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai tôn giáo là rất cấp bách lúc này. Sự ra đời của ủy ban này (gồm các bên liên quan) có ý nghĩa to lớn cho sự ổn định xã hội trước mắt.

Vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là một điển hình cho các tranh chấp đất đai đã âm ỉ từ lâu trên cả nước. Những tranh chấp này nảy sinh từ việc trưng thu không rõ ràng và sử dụng không hợp lý quỹ đất của các cá nhân và tổ chức tôn giáo. Sự bất ổn định xã hội trong suốt thời gian qua một phần là bởi các tranh chấp đất đai. Hy vọng chính quyền cộng sản Việt Nam có những suy tính khôn ngoan hơn trong việc hóa giải các xung đột. Kết quả của những giải pháp mà chính quyền đưa ra sẽ chứng minh khả năng sẵn sàng của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa – một sân chơi mà muốn góp mặt và chiến thắng đòi hỏi người chơi ít nhất phải cùng đẳng cấp.
 
Xã hội dân sự và sự biến đổi chính trị Việt Nam
BBC
14:22 31/08/2008
Xã hội dân sự và biến đổi chính trị Việt Nam

Trong hai năm qua có một sự thay đổi về bản chất của xã hội dân sự mang tính chính trị ở Việt Nam với sự hình thành có phối hợp của các hoạt động dân chủ và tự do tôn giáo.

Đó là nhận định mới nhất về sự chuyển biến trong quan hệ của đảng cầm quyền và xã hội dân sự Việt Nam của nhà nghiên cứu Carl Thayer.

Điểm mấu chốt trong bài trình bày tại Hong Kong hôm 21-22/08/2008 của Giáo sư Thayer là khái niệm “xã hội dân sự mang tính chính trị” (political civil society) ở Việt Nam.

Nằm ngoài hệ thống

Nhà nghiên cứu Carl Thayer
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 29/08, Giáo sư Thayer cho rằng các tổ chức hoạt động dân sự này không "đe dọa" chính quyền nhưng "gây sức ép" rất mạnh để buộc phải thay đổi chính sách.

Sự khác biệt với các tổ chức phi chính phủ, hội đoàn quần chúng hay hoạt động từ thiện bình thường là ở chỗ những tổ chức dân sự mới này tại Việt Nam nằm ngoài hệ thống của đảng.

Chính hai năm sau sự kiện Việt Nam đăng cai hội nghị APEC (11/2006), hàng loạt tổ chức bung ra hoạt động.

Theo Carl Thayer nếu như trước đó là có các nhóm bất đồng chính kiến nhỏ lẻ thì việc tập hợp lại của họ trong Khối 8406 (04/2006) cho thấy việc đồng nhất quan điểm chính trị của họ.

Cùng thời gian từ 2006 đến nay, các tổ chức như Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đảng Dân chủ, Hội Công Nông, đảng Vì Dân, Ủy ban Nhân quyền v.v. cũng hoạt động bằng việc ra tuyên cáo nhưng chỉ Khối 8406 mới cho thấy một sự liên kết rộng khắp.

Bên cạnh đó, Giáo sư Thayer cũng nhắc đến hoạt động của đảng Việt Tân từ hải ngoại xâm nhập về.

Sự hiện diện của các nhân vật Công giáo và Phật giáo cùng những cuộc đấu tranh đòi đất của nông dân được ông đặt vào một bối cảnh chung.

Theo đó, vì Việt Nam không có báo chí tư nhân trong lúc vai trò thúc đẩy tiến bộ của một số tờ báo như Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị “ngăn chặn” nên sự bung phá của các lực lượng khác nhau hiện đang lan ra bề rộng.

Dùng một mô hình của giới nghiên cứu Việt Nam, Carl Thayer dựng lại bức tranh xã hội dân sự mang tính chính trị như sau:

Ngoài cùng của trục trái sang phải, về phía trái là các nhóm chống đối trực tiếp chế độ độc đảng bằng các cuộc vận động bất hợp tác hoặc biểu tình đông người.

Gần vào trung tâm hơn là báo chí đối lập hoặc các phát biểu phê phán chính sách hoặc cả chính sách và chính thể.

Đứng giữa là báo chí chính thống nhưng có vai trò giám sát chống tham nhũng và vạch trần các vụ quan chức bê bối.

Phía bên phải là nhóm vận động thay đổi chính sách chung từ bên trong.

Xa hơn về tay phải là những nhóm kêu gọi thay đổi cho từng trường hợp cụ thể, vì những nhóm quyền lợi cụ thể.

Và ở phần cuối của trục sinh hoạt dân sự phía bên phải là những tổ chức ôn hòa nhất chỉ hoạt động thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách của nhà nước nhằm cải thiện các dịch vụ xã hội và phần nào đóng vai trò đối xứng với hệ thống đảng.

Vào thời điểm này, theo Giáo sư Thayer hiện chưa thể nói được các khối và nhóm trên diễn tiến ra sao.

Các kịch bản thay đổi

Tuy thế, ông cho rằng trong tương lai, hệ thống độc đảng ở Việt Nam sẽ bị thách thức nghiêm trọng.

Việc duy trì tình trạng hiện hữu sẽ rất khó vì các thay đổi kinh tế xã hội đã tăng tốc.

Khả năng trấn áp và quay trở lại mô hình độc đoán (authoritatian rule) tuy có thể xảy ra nhưng nếu có thì sẽ gây rạn nứt trong đảng cộng sản.

Một khả năng nữa là phe đối lập sẽ chiếm quyền, thay thế hệ thống hiện nay nhưng đang là kịch bản khó xảy ra nhất vì họ còn yếu và chưa có sự ủng hộ rộng khắp của dân chúng.

Một kịch bản nữa là giới ưu tú trong chính quyền sẽ tự tạo lực để thay đổi. Có bằng chứng rằng giới lãnh đạo Việt Nam thỏa thuận với nhau về tốc độ và cách thứ xử lý thay đổi nhưng hiện Việt Nam đang “tự do hóa” mà không “dân chủ hóa”.

Khả năng thứ năm, theo Carl Thayer là hoạt động phối hợp của những thành phần trong thượng tầng kiến trúc quyền lực và đối lập để “hoán vị và bổ sung” các vị trí của nhau. Mô thức chia sẻ quyền hành này trước mắt khó xảy ra nhưng “về tương lai lâu dài sẽ là cách rất khả thi”.

Bài "One-Party Rule and the Challenge of Civil Society in Vietnam" được trình bày tại City University of Hong Kong, 21-22/08/2008. Giáo sư Carl Thayer là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở nước ngoài. Ông giảng dạy tại Đại học New South Wales và tại Viện nghiên cứu Quốc phòng Úc.

(Nguồn BBC ngày 29.8.2008)
 
Lời bình về ''Vụ việc Thái Hà''
Thiên Thời
14:32 31/08/2008
LỜI BÌNH VỀ “VỤ VIỆC THÁI HÀ”

Tục Ngữ Latin có câu: “Verba volent, scripta manent: Lời nói bay đi, mà chữ viết còn mãi” đã trở nên một câu bất hủ cho những chứng cứ sự thật về lịch sử. Nên phải thật trọng. Tất cả văn bản, hay máy ghi âm, hình ảnh hay video clip là bằng chứng tố cáo với lịch sử. Không chỉ lịch sử của một đất nước mà cả một nhân loại.

Không biết “Vụ việc Thái Hà” sẽ đi về đâu, nhưng những ngày qua đang căng thẳng và là điểm nóng cho giới truyền thông quốc tế chú ý về Việt Nam.

Khi tôi đang viết những dòng này, tin tức lại cho biết công an đã dùng lựu đạn cay tấn công vào giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện (22g45 ngày 31.8.2008).

Nhà Nước sẽ có chiến lược, sách lược, nói một cách chuyên môn trong nghành hình sự là cần lập ra phương án. A không thi hành được thì B hay C hoặc F. Nếu sử dụng A không hợp lý thì chuyển sang B, thậm chí Z. Và bây giờ dùng hơi cay đang là phương án nào? Và khi nào thì dừng lại các phương án tác chiến, như bắt một tên trọng tội.

Nhưng đâu là lối ra cho vấn đề Thái Hà. Có phải cuối cùng phải dùng những phương pháp bất hủ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “mềm nắn, rắn buông” hoặc “Cá lớn nuốt cá bé” lịch sử nhân loại đang chờ câu trả lời khôn ngoan của các vị lãnh đạo. Vị lãnh đạo nào khéo thì để lại cho lịch sử nhân loại tiếng thơm. Vị nào không khéo, mà bán mất tính người thì nổi tiếng như một nhà độc tài Hít-le, Stalin, Pôn-pốt…

Có nên chăng? nếu biết hành xử khôn ngoan thì “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” .

Khi viết những lời này, tôi vẫn biết rằng mỗi khi có một tin tức, một bài nào được đưa lên internet, sẽ có khoảng hơn 300 công an an ninh quốc gia thường xuyên túc trực chuyên lọc thông tin mọi tờ báo. Họ sẽ đọc, sẽ phân tích, mổ xẻ và chuyển giao về trung tâm cố vấn và điều khiển của bộ máy trung ương. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Họ cũng chỉ làm vì miếng cơm manh áo, “ngoan ngoãn làm theo Đảng thì sống, thì có cái ăn, cái mặc, chống lại thì đói, thất nghiệp”. Thôi thì chịu đấm ăn xôi. Nhưng thực tình mà nói, lương tâm cũng áy náy làm khi phải làm công cụ bất nhân cho Đảng độc tài như thế này. Thôi thì lương tâm không bằng lương tháng.

Thử nhìn lại cái cái lối áp dụng đường lối tôn giáo vào chính trị của nhà nước của Đảng, thì biết ngay họ sợ tôn giáo đến là thế nào. Đó là một thế lực có thể nguy hại đến Đảng trị của họ.

Ở Việt nam, trước năm 1975, họ đã từng đội lốt nhà sư, mặc áo cà-xa, xuống đường biểu tình, đòi đủ thứ quyền… nhưng thực chất là Công an đã được tập kết từ miền Bắc đưa vào. Có một nơi, sau 1975, các “nhà sư” giả kia đã nổ bom, phá huỷ Chùa và tượng Phật để ra lãnh đạo. Nguyên một ngôi Chùa vài chục vị sư, xuống núi, vị thì làm chủ tịch Tỉnh, vị thì làm bí thư… ai bảo Tôn Giáo không làm chính trị. Làm chứ, nhưng họ đã từng lợi dụng. Và đó là cái để họ quy kết bất kỳ một Tôn Giáo chính thống nào.

Hiện nay ở Bắc Hàn, Công an Cộng Sản giả làm một Hội Thánh Tin Lành, các “mục sư” giả đã nhận dollars và Kinh Thánh từ nước ngoài để sinh hoạt tôn giáo. Nhưng khi khui ra thì biết. Mục sư giả (công an) dùng tiền để xài, giấy Kinh Thánh để cuốn thuốc lá hút. Còn gì bằng.

Hiện nay Việt Nam đang làm một tôn giáo mới, mà giới trí thức nào cũng biết. Họ thường uống cà phê trao đổi với nhau. Làm sao một nhà chính trị lại là một thánh hiền được. Đã là thánh hiền không thể làm chính trị, đã làm chính trị không thể là thánh hiền.

Vậy mà ông Hồ Chí Minh "anh hùng dân tộc?", lại có đạo đức ngang với thánh hiền, cả nước phải học tập đạo đức đó để sống, và phải học tập. Phải chăng sẽ có một quốc giáo: Đạo Hồ Chí Minh. Giới trí thức ngồi nghe, chịu khó nghe, rồi về bĩu môi. Thôi thì nghe cho xong chuyện. Có mất mát gì đâu mà sợ. Sự thật sẽ phơi bày tất cả. Càng làm mất uy tính của Đảng. Ta khỏi lo.

Nên chăng, Nhà nước lo cho dân chúng “mọi thứ” từ văn hóa đến tôn giáo.

Bất kỳ một quốc gia nào khác đang phát triển. Tôn giáo là của Trời, cái linh thiêng, cái tâm linh không thể điều khiên bởi bàn tay con người. Chính trị là của con người. Nếu không biết đúng vị trí của mình, thì sụp đổ là hệ quả của nó, không sớm thì muộn.

Những gì họ làm, sẽ mang lại hậu quả khôn lường. Nhưng thôi, ngày tàn sẽ đến, không sớm thì muộn. Có ai hùng mạnh một thời bằng anh cả Liên Xô, anh hai Ba Lan… nhưng rồi cũng không tồn tại.

Nghịch ý Trời thì coi như đi tong. Xin hiệp thông cùng anh chị em ở Giáo xứ Thái Hà.

Sài gòn 31.8.2008

Vài link bình luận của các chuyên gia về tình hình Việt Nam.

- “Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Đại học New South Wales, Úc có cái nhìn tổng thể về phong trào đòi đất của nhiều tổ chức, đoàn thể tôn giáo Việt Nam từ góc nhìn "xã hội dân sự". Theo ông, các tổ chức hoạt động dân sự này không "đe doạ" chính quyền, nhưng đang "gây sức ép" rất mạnh để buộc phải thay đổi chính sách.” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080829_thaiha_police.shtml)

- “Giới thiệu hệ thống phương pháp luận đa nguyên của Giáo sư Malarney về Việt Nam. Loại trừ cách suy nghĩ về văn hóa như một thể thống nhất mà trào lưu triết học đơn nguyên như Herder và Mác thường dùng, ý thức hệ của Malarney có thể được coi là một điểm qui chiếu quan trọng để các học giả Việt Nam tham khảo.” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080828_shaun_malarney.shtml)

- TS David Koh: "Ở Việt Nam, đảng cộng sản biết điều chỉnh và thay đổi nội dung chính sách để phù hợp với thực tế xã hội, là giải pháp mà những chuyên gia như tiến sĩ David Koh cho rằng đã giúp chế độ toàn trị tiếp tục nắm quyền ở Việt Nam.” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_david_koh.shtml)
 
Thái Hà Ơi! Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Ơi! (thơ)
Tuyết Mai
14:43 31/08/2008
Thái Hà Ơi! Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Ơi!

Ối cha ôi! Ối mẹ ôi!
Ối thế giới của toàn thể nhân loại ôi!
Hãy dõi mắt mà nhìn cho thật kỹ xem!
Có ai mà thời buổi văn minh cấp tiến,
Như bây giờ mà lại có cái cảnh. ...
Bắt bớ, đánh đập, hành hạ, con người ta,
Bằng ba toong, dùi cui, và còng số 8.

Gây bao nhiêu thương tích cho người dân,
Bể đầu, đổ máu mũi, hộc máu mồm,
Chỉ vì muốn đứng lên đòi lại miếng đất,
Đã bao nhiêu năm là nhà dùng để thờ phượng,
Để tôn kính và để đào tạo,
Con dân Thiên Chúa có đất mà tìm đến nhau,
Để cầu nguyện và để tôn vinh Thiên Chúa.

Hỡi thế giới hãy dõi mắt mà nhìn xem!
Những hình ảnh trưng bày ngay trước mắt,
Hãy chứng kiến dùm cảnh mấy ông công an,
Tay cầm vũ khí trong những bộ mặt khát máu,
Áp đảo người dân hiền lành và chất phát,
Giữa ban ngày, giữa những nét mặt hốt hoảng, hỗn loạn,
Nhưng đầy thách thức của con cái dân Chúa.

Thật anh hùng thay, dũng cảm thay!
Hoan hô những anh hào vì Danh Đức Chúa,
Đã đứng thẳng lưng một lòng vì Đức Tin,
Không tỏ lộ một chút nhút nhát hay hèn nhát,
Trước những con người man rợ như loài cầm thú,
Chẳng chút tình người chẳng biết hổ ngươi,
Không cần biết thế giới đang đêm ngày theo dõi.

Hoan hô! Hoan hô! Những anh hào và liệt nữ!
Đã nối gót tiền nhân các Thánh Tử Đạo xưa,
Đã anh hùng đứng lên làm chứng nhân cho Chúa,
Không khuất phục không thối lui,
Không đầu hàng không run sợ,
Vì có phải sức mạnh Thiên Chúa đang ở cùng anh chị em!?

Hoan hô! Hoan hô! Toàn dân cùng hoan hô,
Tán trợ cho sự dũng cảm và cho sự chịu đựng,
Nguyện Chúa Thánh Linh ban thêm sức mạnh cho anh chị em,
Để nói lên tinh thần sống cho Chúa và vì Chúa,
Liều thân để chịu đựng, một lòng quyết tâm, và quyết liệt,
Đòi lại những gì thuộc về Thiên Chúa và của Thiên Chúa,
Buộc họ phải trả nhân quyền, độc lập, và tự do,
Cho Giáo Xứ Thái Hà nói riêng,
Và cho tất cả mọi nơi trên toàn Đất Nước Việt Nam nói chung.

Để Nước Việt Nam thôi còn cộng sản,
Để Nước Việt Nam chóng có hòa bình,
Để cả đất nước được sống trong an bình và no ấm,
Để cả đất nước Việt Nam được tự do Tôn Giáo,
Để chỉ tôn Thờ một Thiên Chúa duy nhất,
Đấng đã muôn đời yêu thương và chịu chết,
Cho toàn thể nhân loại con Chúa trên thế gian. Amen.
 
Biên bản vụ việc công an dùng hơi cay xịt vào giáo dân đã được lập xong, nhưng...
PV VietCatholic
15:23 31/08/2008
THÁI HÀ - Bây giờ là 12h, nửa đêm 31.08.2008. Biên bản vụ việc công an dùng hơi cay xịt vào giáo dân đã được lập. Ban đầu một vị lãnh đạo công an cấp quận không chịu xuất đầu lộ diện, mà ngồi trong một chiếc ô tô đỗ bên ngoài linh địa, gọi điện thoại chỉ đạo cho đàn em không được ký vào biên bản xác nhận vụ việc. Nhưng dưới sức ép của dân chúng đang hiện diện, vị này đã phải lộ diện và phán một câu xanh rờn: “Sự việc này liên quan đến công an phường…” Nói thế rồi ông ta bỏ đi luôn để mặc cấp dưới chịu trận trước sức ép của dân chúng.

Biên bản được lập nhưng công an phường dứt khoát không cho phía các linh mục của tu viện và giáo dân được quay phim chụp hình và cũng cố tình không cho phôtô biên bản. Không hiểu tại sao nhân viên chính quyền lại sợ sự thực như vậy! Không biết mai đây trên các bào và TV của Nhà nước có lòi ra các chứng cớ giả khác hay không?!

Trước sự ngoan cố của kẻ cầm quyền, các linh mục và dân chúng hiện diện đã lập biên bản khác với chữ ký của mọi người xác nhận rằng có sự việc đánh hơi cay khi giáo dân cầu nguyện.

Sự hiểm ác của kẻ cầm quyền bị phơi bày. Không còn cách nào khác, hơ lại huy động một đám đông thanh niên có nam có nữ mặc áo màu xanh với dòng chữ “sinh viên tình nguyện”, trà trộn vào giáo dân để quấy phá, không cho các linh mục làm việc.

Ngay lập tức một linh mục lên tiếng nói: “Ai là giáo dân thì ngồi xuống”. Khi ấy đám thanh niên phá bĩnh bị vạch mặt. Những sinh viên “giả hiệu” này được cho uống rượu say, mặt đỏ tía tai hết cả. Chúng liền tiếp tục quấy rối bằng cách hát lên: “Như có Bác Hồ trong ngày vui…”

Một linh mục khác nói một cách thẳng thắn: “Chẳng lẽ cháu của Bác mà lại mất lịch sự, thiếu văn hóa đến thế sao!” Khi ấy bọn này mới chịu im tiếng.

Có lẽ đài báo nhà nước ngày mai lại được dịp xuyên tạc rằng giáo dân đến cầu nguyện gây mất trật tự trị an tới tận 12h đêm! Nhưng kỳ thức những kẻ phá bĩnh, gây rối lại là những kẻ được chính quyền thuê mướn. Và tác giả của sự việc gây lộn xộn lại là chính quyền!

Quả thật giáo dân Thái Hà cho đến giờ đã phải chịu quá nhiều đau khổ, thiệt thòi, bị chèn ép tư bề! Chứng kiến cảnh giáo dân vẫn cố gắng hát lên một cách tha thiết: “Mẹ ơi cứu giúp chúng con, Mẹ ơi cứu giúp chúng con..” khi họ xịt hơi cay vào mặt, mà nhiều người chứng kiến lòng quặt thắt lại!

Cho đến giờ này 5 giáo dân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch phải nằm trong phòng cấp cứu của một bệnh viện. Gần 20 người khác được chữa trị tại tu viện Thái Hà và mấy chục người còn lại đã được bình ổn.
 
Vài lời xin gởi đến chính quyền Hà Nội của một giáo dân Sàigòn
Alfonso Hoàng Gia Bảo
15:25 31/08/2008
Vài lời xin gởi đến chính quyền Hà Nội của một giáo dân Sàigòn

- “Chính quyền đã dùng đến hơi cay để giải tán giáo dân”, thật ư? Sao lại thế nhỉ, vì chỉ mới hai hôm trước, để bác bỏ chuyện dùng vũ lực với giáo dân hôm 28/8 tướng Nhanh của Sở CA-TP.HN đã khẳng định trong buổi họp báo quốc tế, rằng công an không được phép dùng vũ lực trừ phi bị tấn công trước, chẳng nhẽ giáo dân…?

- Hay… VietCatholic lại đưa tin giựt gân? mà để làm gì chứ? xưa nay có báo tôn giáo nào dám làm vậy?

- Vậy không biết hiện trường nay ra sao…?

- Không biết giờ phút này có bao nhiêu người đang ngời trước máy tính theo dõi tin tức vụ Thái Hà? Tâm trạng họ thế nào…?

………..

Bản tin VietCatholic vừa đăng tải cách đây vài giờ, hẳn khiến mọi người chắc chưa hết bàng hoàng!

Sau vụ trấn áp xảy ra tối 28/8 họ bị dư luận quốc tế và giáo dân khắp nơi phản đối, ở Sàigòn đã có những ý kiến đồn đoán và e ngại chính quyền Hà Nội sẽ không từ bỏ dùng vũ lực vì “tự ái” họ bị tổn thương, vì vậy có thể họ sẽ phản ứng dữ dội hơn để tái khẳng định vị thế ‘ông trời con’ của mình.

Tình hình này có vẻ như đúng là phe “diều hâu” đang thắng thế chăng?

Vì thông tin qua VietCatholic rất ít ỏi, lại quá khuya, Sàigòn bây giờ hơn 2 giờ sáng, nên người viết xin chưa vội bàn chuyện đúng sai cũng như hậu quả của hành động, mà chưa biết rồi nó sẽ đẩy vụ Thái Hà ‘trôi’ tới đâu?

Nhưng mọi sự lạm dụng vũ lực để giải tán các hoạt động tôn giáo, chắc chắn Hà Nội sẽ không bao giờ nhận được sự tán thành một cách công khai của bất kỳ chính phủ hay tổ chức quốc tế nào, dù đó là đồng minh thân cận.

Tuy nhiên nguy cơ xảy ra lại hoàn toàn có thể.

Bởi có một nghịch lý tồn tại trong thế giới cộng sản là, lãnh đạo của họ ở mọi cấp rất giỏi chịu đựng bom đạn, gian khổ trong chiến khu… nhưng khi chiếm được chính quyền rồi, họ lại không chịu nổi ‘bom’ dư luận!

Không giống như tổng thống, thủ tướng các nước dân chủ, các lãnh đạo cộng sản chỉ thích bàn dân thiên hạ khen và tôn vinh muôn năm mà không muốn nghe bất cứ lời phàn nàn nào về ‘thiên đường’ của họ. Chính vì vậy mà ở VN, TQ cho đến nay đảng cộng sản vẫn nhất quyết không dành cho báo chí một khe hở nào, dù chỉ một chút để ‘hóng mát’.

Vì thế hễ gặp chuyện hơi ‘nhức đầu’ một chút, trước giờ không quen sống trong dư luận căng thẳng ở giáo xứ Thái Hà mấy ngày qua, mấy quan chức Hà Nội rất dễ bị… nổi khùng! Sẵn súng đạn, dùi cui, lưu đạn cay cùng với quyền hạn trong tay, chuyện gì đều rất có thể xảy ra.

Có vẻ như lời của Đức Cha Ngô Quang Kiệt TGM-HN “Hạnh phúc không có sẵn, nhưng phải phấn đấu mới đạt được” đang thành sự thật… ?

Nhưng trước khi hành động, xin Qúi vị Chính quyền hãy nhớ cho rằng:

Bài học Thiên An Môn của ‘người anh em’ TQ các người vẫn còn đang sờ sờ ra đó!

Vết thương ấy mới chỉ gần 20 năm trước thôi, nên hiện nay hằng năm mỗi khi chính quyền Bắc Kinh thấy con số “4/6” tức Ngày 4 Tháng 6 (1989) xuất hiện trên các tờ lịch, họ cảm thấy sợ hãi, vì là ngày giỗ của hàng trăm gia đình TQ.

Chúng tôi mong rằng sẽ không có ngày nào như thế ở VN, nhất lại là chỉ vì chuyện đất đại của giáo hội công giáo.

Và điều này nữa, dù Quí vị có đang nắm giữ quyền sinh sát kẻ khác trong tay nhưng xin nhớ đó chưa phải đã là tuyệt đối mới chỉ là cái thân xác họ, xác ấy mọi người đều giống nhau, ai cũng có lúc chết.

Chúa thì có thể Quí vị bảo không biết, chẳng tin, nhưng ‘Luật Nhân Quả’ thì chẳng thế nào cũng lại lắc đầu bảo không biết.

Chúng tôi không có ý định hăm dọa mà chỉ xin phép nhắc nhở. Vì đều là con người sống chung trong một thế gian hơn nữa dù gì cũng đều là người Việt Nam với nhau. Nếu đảng cầm quyền của quí vị có khả năng tự ban cho phép mình những quyền hạn trên cả số phận người khác, quyền ấy vẫn không thể cao hơn Luật Trời Đất.

Người công giáo chúng tôi tin có ngày phán xét, sau khi con người nhắm mắt xuôi tay chúng tôi về với Chúa Trời, Đấng đã ban cho chúng tôi cuộc sống trần gian này. Những gì chúng tôi bị kẻ khác cướp mất trên thế gian này sẽ được Ngài đền bù xứng đáng, những vết thương vì roi điện, những thương tật vì hơi cay và cả mạng sống này nữa.

Vậy có bao giờ Quí vị tự hỏi, “mình sẽ đi đâu, về đâu sau ngày ấy”? Những cái cướp của giáo xứ Thái Hà liệu có ai đem theo được qua bên kia thế giới chăng?
 
Sau vụ xịt hơi cay: các nạn nhân và diễn biến tại Linh địa Đức Bà đêm 31/8/2008
PV VietCatholic
15:46 31/08/2008
THÁI HÀ - Thường lệ, khu nhà của Dòng Chúa Cứu thế bị phá dở dang phía bên phải linh địa có một tốp công an trực khoảng 7 -8 người. Nhưng hôm nay, khu vực đó đã bị cắt điện từ tối. Khi đoàn rước đã đi qua vào khu nhà bên cạnh và trở ra, còn một số giáo dân, đa số là các phụ nữ và các em nhỏ vào bên tượng hai ảnh Đức Mẹ đặt hai bên cột để cầu nguyện.

Bất chợt, bị xịt hơi cay vào mặt, một số người hoảng loạn chạy ra khỏi đó. Linh mục Nguyễn Văn Khải đã bị xịt vào mặt nhưng còn chạy được ra ngoài để báo cha bề trên. Một số em nhỏ nằm ngất tại chỗ, số công an từ trong bóng tối chạy lủi theo bờ tường ra ngoài.

Ngay sau khi bị xịt hơi cay, các phụ nữ đã nôn mửa chóng mặt và nhiều người bị những triệu chứng khác. Một số được đưa ra chỗ thoáng, tỉnh lại và nôn mửa, mờ mắt…

Lực lượng công an đã đứng im, một công an đã mang bao tải chứa bình xịt chạy vào phía trong Công ty may Chiến Thắng và đã được đồng đội ra hỗ trợ khi giáo dân đuổi theo để giữ lại. Sau đó, điện được bật sáng và một tốp công an đến khu vực xịt hơi cay. Mọi người đến đó còn bị hơi cay còn sót lại nồng nặc. Giáo dân yêu cầu lập biên bản, nhưng tất cả công an bỏ chạy.

Sau đó, một Công an Phường Quang Trung, tên Hùng đã đến, thấy lượng giáo dân bị nạn quá nhiều và trong tình trạng nôn mửa, mặt mũi bị đỏ gay gắt. Ông này bảo linh mục Phong làm dánh sách nạn nhân và đưa họ ra ngoài. Giáo dân đã đưa họ về nhà xứ chăm sóc. Nhưng khi linh mục Phong lập danh sách, yêu cầu ký tên vào danh sách, ông ta lại tráo trở cho rằng: Không đúng quy trình nên không ký. Các giáo dân hết sức bất bình nhưng vâng lời các linh mục họ yên lặng. Đến khi các linh mục yêu cầu ông Hùng ký xác nhận việc ông nói với Cha Phong đưa nạn nhân về mà thôi, ông cũng không ký.

Một phóng viên nước ngoài đã trực tiếp vào phỏng vấn và chụp hình khi đang làm việc.

Biên bản lập, các linh mục yêu cầu mỗi bên ghi ý kiến của mình, sau đó photocopy thành hai bản để giữ lại một bản, nhưng công an không đồng ý, họ bảo rằng họ giữ là được? Giáo dân đã phản đối dữ dội, yêu cầu ký biên bản, nhưng họ nhất định không. Sau đó, ông Long, phó Công an Quận Đống Đa đến, vẫn bài cũ: Ai xịt hơi cay, họ đâu… nhưng giáo dân đã phản đối rằng họ là nạn nhân, và việc truy tìm ai xịt là việc của công an. Tai sao chỉ có mỗi việc xác nhận nạn nhân mà không chịu? Bao nhiêu Công an ở đó làm gì, nếu không đồng phạm thì sao để sự việc ngang nhiên xảy ra?

Việc trở nên căng thẳng, sau đó có một thanh niên đại diện công an đến xin lỗi, rồi bỏ đi.

Đến khoảng 11 giờ, một tốp “thanh niên tình nguyện” được điều đến hiện trường. Họ có những lời nói xấc xược, khiêu khích, nhưng các linh mục yêu cầu bà con giáo dân ngồi xuống, họ không thể làm gì. Gặp một nhóm trong số thanh niên đó vừa được Công an dặn dò, họ bảo nhau hôm nay Hoa hậu hay thế mà thấy điện thoại điều đi nên phải mặc áo đi ngay?

Đến gần 12 giờ đêm, các giáo dân vẫn còn hàng trăm người tại Linh địa, các linh mục đề nghị họ ký vào giấy công nhận sự việc rồi về nghỉ, để các linh mục làm việc với bên công an.

Việc dùng hơi cay tấn công đám đông cầu nguyện, tấn công phụ nữ và trẻ em lại thêm một tội ác mới của nhà cầm quyền Hà Nội.

Chúng ta đã biết, Nhà nước đang hình sự hóa sự việc và bây giờ đang chính trị hóa sự việc dân sự. Mục đích là bằng mọi cách chiếm bằng được đất đai của Nhà thờ cho bọn quan tham. Thực chất cúa sự việc này chỉ là việc tranh chấp đất đai thông thường như muôn vàn vụ tranh chấp đât đai trên đất nước Việt Nam hiện nay.

Chúng ta cần tố cáo tội ác này trước dư luận quốc tế, yêu cầu Hà Nội sớm trả lại công bằng, công lý cho nhóm nhỏ giáo dân Thái Hà đang bị đàn áp bằng mọi phương tiện của Cộng sản Việt Nam.

Xin hiệp thông với Thái Hà.

24h giữa đêm ngày 31-08-2008
 
Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam
Lm. Quang Uy, DCCT
15:48 31/08/2008
“Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam,

Trời u ám, chiến tranh điêu tàn,

Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,

Cho Việt Nam qua phút nguy nan”...


Trong dịp Lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tháng 6 năm 2008 vừa qua, trước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre được rước về Đền Mẹ ở DCCT Sài-gòn, giữa bài giảng hành hương, tôi có sáng kiến bất ngờ vào phút chót, mời gọi các cha các thầy và hàng ngàn anh chị em Giáo Dân có mặt cùng hát lên bài hát tuyệt vời này. Ngay khoảnh khắc ấy, nhiều người có mặt đã giật mình cho là tôi bạo quá, liều quá, sợ tôi sẽ bị “người ta” chụp mũ kết tội xách động, lại nghĩ sẽ khó mà có người còn nhớ được bài hát cổ gần 40 năm để mà hưởng ứng, để cùng hát lên.

Không ngờ, quả thật không ngờ, bài hát chỉ vỏn vẹn có 4 câu ngắn ngủi ấy của cố nhạc sĩ Hải Linh, đã được cộng đoàn cất lên vang dội khắp Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn. Chỉ một số các bạn trẻ sinh sau biến cố 1975 là hơi bị ngẩn ngơ, nhưng đến lượt hát thứ hai thì cả họ nữa, cũng hòa được vào với các anh chị lớn, các cô bác đứng tuổi, các cụ già da mồi tóc bạc.

Đến lần hát thứ ba thì mọi người đã nước mắt giàn giụa, như thể nỗi đau lâu nay phải kềm hãm, gửi sâu tận đáy những nỗi niềm cơ cực tủi thân, bây giờ “được lời như cởi tấm lòng”, đã bật lên, đã òa vỡ, đã ứa tràn thành những đợt sóng cầu nguyện dâng lên Mẹ.

Vâng, cứ ngỡ bài hát sẽ không còn hợp thời, đã lui vào quá khứ thương đau của một Việt Nam tang tóc vì chiến tranh, điêu tàn vì ly tán chia cách đôi miền Bắc Nam. Thế nhưng...

Đêm thắp nến cầu nguyện thứ năm 28.8.2008 vừa qua, một lần nữa, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn, tôi lại mời toàn thể Nhà Dòng cùng với hơn 3.000 anh chị em Giáo Dân cất lên bài hát bất hủ này. Mọi người lại khóc, tôi cũng vừa hát vừa nghẹn ngào.

Những ngày này, “chiến tranh” lại đang bùng phát tại Thái Hà, Hà Nội, sau biết bao ngày âm ỉ nơi đây cũng như ở hàng trăm nơi khác của quê hương Việt Nam. Chiến tranh không có bom đạn nhưng tàn bạo không kém vì người ta đã sử dụng hơi cay, dùi cui và roi điện để tấn công và trấn áp những người dân vô tội chỉ muốn cầu nguyện như là một phương cách để đòi thực thi Công Lý và Hòa Bình.

Mà trời ơi, người ta tự hào là đang xây dựng trong Hòa Bình và đạt được những thành tựu hy hữu, tốc độ tăng trưởng chóng mặt, thế nhưng cái giá phải trả là tham nhũng từ trên xuống dưới, ô nhiễm từ ngoài vào trong, còn lương tri con người thì bị thoái hóa trầm trọng, đặc biệt thể hiện qua hai ngành cần phải có lương tâm hơn hết là y tế và giáo dục.

Không còn chiến tranh ngoài mặt trận nhưng lại có khủng bố và giết hại đối với hàng triệu thai nhi bé bỏng mỗi năm. Không có người chết vì bom rơi đạn lạc nhưng số người chết vì tai nạn giao thông, lao động, và môi trường còn nhiều hơn gấp chục lần. Người ta xây dựng được bao nhiêu là cao ốc văn phòng, chung cư và sân golf nhưng lại tước đoạt vô vàn những mảnh ruộng, những khoảnh vườn, những ngôi nhà và ao cá của người dân nghèo ngoại thành và nông thôn.

Và trơ trẽn nhất, ngang ngược nhất là những hành xử đối với lãnh vực tín ngưỡng tôn giáo. Người ta ban hành những thứ luật để hợp pháp hóa những chuyện vi hiến trắng trợn ngay trước đó rồi bảo mọi người phải thượng tôn luật pháp. Bao nhiêu cơ sở đất đai sở hữu của các tôn giáo bị trưng dụng cho chuyện công ích cuối cùng lại xoay ra kinh doanh vũ trường, khách sạn, nhà hàng, thậm chí... mãi dâm công khai ! Nhà Thờ biến thành kho hợp tác xã. Cung Thánh thành piste nhảy đầm. Rồi “cứt trâu để lâu hóa bùn”, người ta đem chia năm xẻ bảy, bán chuyền tay nhau lấy tiền bỏ túi tham ô.

“Trời u ám, chiến tranh điêu tàn” thật sự rồi ! Dân oan kéo nhau từ miền quê rần rần lên thành phố, ra trung ương khiếu kiện đã bị trấn áp như thể họ là một bọn phản động. Giáo Dân dựng lều túc trực ngày đêm giữ đất bằng lời cầu nguyện thì bị vu khống là một bọn ăn cướp. Mấy bà dân tộc Mường đánh cồng khua chiêng để thay cho tiếng lương tâm đang bị bóp nghẹt thì lại bị lôi đi xềnh xệch, dí roi điện, đấm thẳng vào mặt đến đổ máu.

Vậy mà tất cả cái khối oan khiên ấy không đánh lại, không chửi lại, không xô xát. Cứ kiên trì bất bạo động, cứ nhẫn nại cầu nguyện. Họ có điên không chứ ? Người ta đang rình chờ mình hớ hênh, lọt vào cái bẫy khiêu khích hèn hạ là y như rằng có cớ để xảy ra một thứ “Thiên An Môn” như đã từng xảy ra cho các sinh viên bên Trung Quốc ngày 4.6.1989, bảy tám trăm bị chết và bảy tám ngàn bị thương. Thế mà đám đông quần chúng ở Việt Nam hôm nay lại “điên” thật ! Họ cứ cất cao lời hát Kinh Hòa Bình với Đấng họ tin là Thần Linh Thánh Ái.

Và bây giờ thì từ Miền Nam, ngược qua Miền Trung, vọng ra Miền Bắc, tôi tin chắc những người thiện chí, lòng đầy Bình An, sẽ lại có thêm một lời khẩn nguyện thiết tha với Người Mẹ thiêng liêng của mình, để hát chung với nhau trong nước mắt cậy trông và hy vọng:

“Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam,

Trời u ám, chiến tranh điêu tàn,

Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,

Cho Việt Nam qua phút nguy nan”...


thứ bảy 30.8.2008
 
Mẹ ơi, đoái thương
Pm Cao Huy Hoàng
15:50 31/08/2008
...Tôi nhớ đến bài hát thuở còn rất nhỏ tôi vẫn thường hát, và hầu như giáo dân Việt Nam khắp nơi đều hát trước ngày 30.4.1975, đó là bài:

“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam

Trời u ám chiến tranh điêu tàn

Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an

Cho Việt Nam qua phút nguy nan”


Sau này, tôi biết, bài hát này của Nhạc sĩ Hải Linh, chỉ vỏn vẹn 4 câu như thế mà đã trở thành lời khấn nguyện sốt sắng của bao tâm hồn tín hữu Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc – nếu không nói là ở miền Nam hát nhiều hơn.

Thế rồi sau ngày 30.4.1975, tôi không còn nghe chỗ nào hát bài này nữa. Và quả thật, đã 33 năm rồi, bài hát này hầu như được cất vào kho tàng những bài thánh ca cổ, đến nỗi, trong tất cả các tuyển tập Thánh ca, trong những sách hát Phụng Vụ cộng đồng, không còn thấy bóng dáng. Và hơn thế nữa, nếu có một ông bà già sốt sắng nào đó cất lên bài ca này, thì cả thế hệ trẻ thừ 40 tuổi trở xuống nghe như là một ca khúc lỗi thời hay xa lạ… Nói thế chứ thật ra, cả già cả trẻ, cũng rất hiếm người hát lại bài này- hát riêng trong lòng, hát trong giờ kinh gia đình mà cũng không hát, huống nữa là hát trong Nhà Thờ, hát cộng đồng, hát khi đi kiệu… Tại sao không hát nữa ?

Có lẽ do cái cảm nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước thống nhất một giãi sơn hà, với một nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đã chiếm choán hết cả cái suy tư của giáo dân Việt Nam, và cho rằng bài hát ấy không còn hợp thời với thời kỳ này nữa, chỉ nên hát trong thời kỳ chiến tranh mà thôi. “Trời u ám, chiến tranh điêu tàn” mà !

Có thể tôi cũng đồng tình với suy nghĩ ấy, nhưng tôi không dám quyết rằng, Nhạc sĩ Hải Linh được linh hứng viết bài này chỉ cho thời kỳ chiến tranh bằng bom đạn, súng pháo, xe tăng, phi cơ và rocket mà thôi. Vì ai dám quả quyết rằng không còn chiến tranh, hoặc chúng ta đang sống trong một nền hòa bình thật ? Tôi thì không.

Không còn chiến tranh sao ? Hòa bình rồi sao ?

Tôi nghĩ, bao lâu nhân loại chưa thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng để tìm cho ra sự bình an đích thực mà Chúa Giêsu mang đến, thì hòa bình mãi mãi là một khát vọng, dứt khoát không thể là một thực tại trên trần gian này.

Hòa bình trên trần gian là một “hòa bình ảo” làm khúc xạ thị giác, tri giác và cả tim óc con người, làm cho con người quên mất cuộc chiến tranh nội tại tàn khốc điêu linh trong tâm hồn tín hữu. “Hòa bình ảo” ấy lại là một quả bom nguyên tử vô thanh, nổ lặng nổ thầm như liều thuốc phiện của âm mưu ma quỉ có độc tính cực kỳ nguy hiểm, nấp sâu dưới nhãn hiệu độc lập tự do, ru con người ngủ say hạnh phúc trong cái hạnh phúc đời này mà tưởng như là hạnh phúc thật để rồi không cần phải đi tìm một hạnh phúc nào khác.

Không còn chiến tranh sao ? Hòa bình rồi sao ?

Vẫn còn đấy chứ ! Cuộc chiến tranh mới với loại vũ khí tinh vi đến nỗi con người ta không nghe thấy tiếng nổ kinh hồn, không nhìn thấy khói súng mù mịt, không thấy máu lệ thương tích, không có cảm giác đau đớn tang thương nhưng lại là cảm giác ngọt ngào êm ái dễ chịu nếu không nói là sung sướng cực lạc.

Trong cuộc chiến tranh mới, những quả bom nguyên tử nay đổi tên thành bom “hưởng thụ”, đang nổ tung một nền đạo đức lâu đời, nổ lệch liệt cán cân công lý, nổ tan tành cái nhân nghĩa lễ trí tín của con người, nổ tiêu luôn cả thuần phong mỹ tục, cả tam cương ngũ thường, cả tam tòng tứ đức, kể cả đức bác ái Kitô giáo nữa, huống là. Không có những cuộc thả bom đánh sập Nhà Thờ, nhưng đền thờ nơi các tâm hồn tang hoang vì hạnh phúc ảo.

Họng súng aka xưa với vài viên đạn đồng bé bé, nay đã thành họng súng khổng lồ ở những tụ điểm ăn chơi, những khu rửa tiền tham lam bất chính, đầu tiên là dành cho những ông lớn, những đại gia, dần dà dành cho cả một thế hệ trẻ, để rồi họng súng ấy nuôt chửng từng tên một, rồi từng lớp người, từng thế hệ, cả tương lai.

Chất độc màu da cam đang rãi khắp các vũ trường với bia cao cấp, với rượu ngoại đắt tiền, với thuốc lắc, kích động biến dạng người thành cả một bầy đười ươi sống lại thưở thời ăn lông ở lỗ… Không có nhân tính. Chỉ có thú tính như đã chủ trương “cốt khỉ hoàn cốt khỉ”, không có đời sau, cũng chẳng có linh hồn.

Những chiếc xe tăng chở những khẩu đại bác thời trang từ nền văn minh duy vật tới làm mất cái nhân đức đoan trang, cái nết na, mở đường cho địch tấn công thẳng vào cung điện của đức khiết tịnh không người canh giữ. Bạn trẻ tự đánh mất cái hồn nhiên trong tinh thần khó nghèo phúc âm, làm vỡ nát cái đáng giá ngàn vàng văn hiến từ nghìn xưa ông cha để lại. Đức Khiết Tịnh Kitô Giáo bị pháo kích bởi làn đạn sống thử tiền hôn nhân và cả trong hôn nhân. Cả những người lớn tuổi, cũng không còn quí trọng đức đoan trang bằng sự đua đòi khoe nhan khoe sắc.

Ấy vậy, bao nhiêu thanh niên nam nữ ở tuổi học sinh đã thất trận đành phải làm phụ nữ khi chưa kịp là thiếu nữ với một tuổi thanh xuân trong trắng. Bao nhiêu gia đình thất trận vì những viên đạn đồng của trào lưu “tìm lại chính mình” nơi những cuộc truy hoan ngoài hôn nhân rồi dẫn đến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân mà Chúa đã chúc phúc để đổi lấy một chứng từ ly dị… mà không cảm thấy đau đớn tiếc xót gì về tình phụ mẫu tử, về trách nhiệm.

Không còn chiến tranh sao ? Hòa bình rồi sao ?

Cuộc chiến tương tàn giữa cha mẹ và con cái còn khốc liệt hơn. Cha Mẹ dành quyền sống thoải mái cho thỏa mãn cuộc đời vui thú xác thịt nên đã gài loại mìn tránh thai cực nhạy, hoặc bắn chết con mình khi chúng hãy còn trong trứng nước bằng những loại vũ khí sát nhân tại chỗ: dao, kéo, kiềm, bao ny lông, xọt rác…

Sự giả dối ngự trị khắp các tòa nhà đồ sộ, ngự trị trong cõi lòng của những con người tưởng chừng như là mẫu mực về trách nhiệm với vận mệnh của nhân loại, của đất nước, của thế hệ chuyển tiếp, thế hệ kế thừa… không phải là những quả bom làm chết ngạt cả một tương lai nhân loại, tương lai đất nước đấy sao ?

Cuộc chiến giữa tinh thần Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và trào lưu thế tục phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa càng khốc liệt hơn nơi các gia đình tín hữu: chấp nhận thất trận để bỏ lễ Chúa Nhật; đầu hàng trước sự quyến rủ của những thực tại phù du để buông bỏ lề luật Thiên Chúa; chấp nhận bỏ giáo hội mà đi theo tiếng gọi của một giáo phái ẩn danh nào đó chống lại các giáo sĩ tục hóa; chấp nhận bội ước với lời hứa rửa tội “từ bỏ các việc của ma quỉ”; chấp nhận thất trận trên mặt trận văn hóa công giáo để cho những phong cách trần tục luồn lách vào đến tận nội cung…

Không còn chiến tranh sao ?

Vẫn còn đấy. Trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời, kẻ thù của Nước Trời luôn tuyên chiến với chúng ta mọi lúc, mọi nơi – nhất là lúc ta tưởng rằng mình đang đạo đức, nhất là những người đạo đức, nhất là những người có trách nhiệm giáo dục đạo đức. Cuộc chiến tấn công tâm hồn đền thờ Chúa Thánh Thần diễn ra càng lúc càng tinh vi và càng nên cực kỳ nguy kịch trong giai đoạn thế giới được gọi là văn minh nhất lịch sử nhân loại.

Như vậy, không thể nói không chấp nhận cuộc chiến, mà còn phải sẳn sàng chiến đấu và chiến thắng. Nhưng ai dám tuyên bố rằng “tôi sẽ chiến thắng” nếu không nhờ đến sức mạnh của Thiên Chúa, không nhờ vũ khí của giới răn Tin Mừng, sự phù trợ của Chúa Thánh Thần – Đấng ban sức mạnh, và sự cầu bầu của Nữ Vương Thiên Quốc ?

“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam

Trời u ám chiến tranh điêu tàn

Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an

Cho Việt Nam qua phút nguy nan”.


Thiết tưởng, không nên sống mãi trong một nền “hòa bình ảo” do lầm tưởng như vậy nữa, và cũng không nên cất giấu mãi bài hát này trong kho lịch sử thánh ca nữa. Bài hát ngắn ấy, lời nguyện tắt ấy, có thể nói, hôm nay, còn mang tính thời sự hơn bao giờ hết, nếu nhìn toàn cảnh thế giới, và nhất là toàn cảnh Việt Nam trong một thực trạng đang đi ngược lại với Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, đang chống lại Thiên Chúa, chống lại sự nghiệp của Thiên Chúa và chống lại mỗi người con Việt Nam của Thiên Chúa. Đã đến lúc phải nhìn rõ một thực trạng: cuộc chiến tranh hôm nay, ngay lúc này, không phải là cuộc chiến làm thiệt mạng vài trăm ngàn binh sĩ, mà làm tử vong cả triệu triệu tấm linh hồn – trong đó, có thể có tôi, có bạn ?

Xin cảm ơn cố Nhạc Sĩ Hải Linh đã nhắc nhớ giáo dân Việt Nam luôn biết chạy đến cùng Mẹ Maria Nữ Vương, mọi ngày trong cuộc chiến tranh tâm linh trên dương trần, trong niềm tin tưởng Mẹ “giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”.

Lạy Mẹ Maria, Tháng Hoa này, chúng con tôn vinh Mẹ. Xin Mẹ cầu cho chúng con theo ý cầu nguyện mà Chúa Giêsu dạy: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”, trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời của chúng con. Chúng con dám tin Đức Giêsu Kitô Toàn Thắng, Trái Tim Mẹ toàn thắng, sẽ cho chúng con toàn thắng. Amen.
 
Như có...
Đinh Phan
18:46 31/08/2008
Như có. ..

'Sinh viên tình nguyện' lên đường,
Nhảy vào ăn thịt đàn chiên Thái Hà.
Sinh viên rường cột nước nhà,
Đang theo Cao Đẳng hay là Cử Nhân?
Có khi Thạc Sĩ cũng nên,
Cao hơn Tiến Sĩ không chừng lẻn vô?
Lệnh do đảng quát thật to:
Giết cho bằng hết tín đồ Ki Tô!
Hai. ..ba "Như có bác Hồ"...
Ngày vui đại thắng...còn lo sợ gì !!!

Hanoi 31/8/08
 
Giáo dân Thái Hà cầu nguyện bị xịt hơi cay- đòi công an làm biên bản
PV VietCatholic
21:26 31/08/2008
Tối hôm nay Chúa Nhật 31.8.2008 lúc 8g45 ngày, có kẻ đã xịt hơi cay vào một số người đang cầu nguyện. Một số người bị hít phải hơi cay, sau đó bị choáng váng mới biết mình bị hơi cay làm tổn thương. Dân chúng xôn xao... các cháu nhỏ khóc ré lên... Cũng có cả phóng viên nước ngoài hình như là phóng viên của AFP, mà hôm trước đã có mặt và cũng thường đến đây tìm hiểu tình hình. Hiện còn 5 người đang điều dưỡng vì bị thương bởi hơi cay, số trên 20 khác đã đi bệnh viện hoạc được một bác sĩ hỏa tốc tới tu viện Thái Hà cứu chữa kịp thời. Nhiều anh chị em đã được đưa về trong khuôn viên nhà thờ để cứu cấp. Trong Video clip này cho thấy lúc xẩy ra lộn xộn, các em nhỏ và phụ nữ, hít phải hơi cay... Tiếp theo đó dân chúng đòi công an lập biên bản. Có lời phát biểu của LM nguyễn vănKhải lên tiếng mạnh mẽ đòi lập biên bản, các nữ tu và của LM Nguyễn Khởi Phụng.
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu hỗ trợ và hiệp thông cùng Giáo Xứ Thái Hà
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu
21:27 31/08/2008
TUYÊN UÝ ĐOÀN CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIÊT NAM ÚC CHÂU
VÀ NGUYỆT SAN DÂN CHÚA ÚC CHÂU
XIN HIỆP THÔNG, CẦU NGUYỆN, VÀ ĐỒNG HÀNH
VỚI GIÁO XỨ THÁI HÀ, TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI, VIỆT NAM.


Australia, ngày 1 tháng 9 năm 2008

Kính thưa: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Bề Trên, Chính Xứ Thái Hà,
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và Cộng Đồng Dân Chúa Giáo Xứ Thái Hà,
Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 2007và nhất là từ tháng 1 năm 2008, khi được biết những khó khăn, phức tạp, với những thách đố và những đàn áp cưỡng bức của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp đặt lên toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Hà Nội qua sự kiện Toà Khâm Sứ, và nhất là qua sự trấn áp kinh hoàng của công an và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với Giáo Xứ Thái Hà, qua các cơ quan truyền thông Công Giáo nói riêng và các cơ quan truyền thông Quốc Tế nói chung, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu chúng con đã liên tục theo dõi, đồng hành, và cầu nguyện hiệp thông với Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Giáo Xứ Thái Hà.

Đặc biệt khi chúng con biết được sự kiện xảy ra việc bạo hành của nhân viên an ninh trấn áp đánh đập đối với những giáo dân Thái Hà vô tội trong buổi chiều ngày 28.8.2008, nhất là sự kiện công an xịt hơi cay vào Linh Mục, giáo dân Thái Hà và đồng bào Việt Nam đang có mặt nơi Linh Địa Đức Bà vào lúc 8.45 tối Chúa Nhật ngày 31.8.2008. Nhìn thấy những giáo dân Giáo Xứ Thái Hà bị thương tích đầy máu me trong đêm đàn áp và khi thấy quý bà và các em thiếu nhi nhỏ bé nhiễm độc hơi cay, lòng chúng con xót xa và thương cảm. Những sự kiện này đang gây nên những phẫn uất và bất bình nơi những người dân Úc Châu nói chung, và đặc biệt nơi những người Úc gốc Việt nói riêng.

Trong tâm tình hiệp thông, cầu nguyện, đồng hành, và hỗ trợ cho Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Giáo Xứ Thái Hà, Tuyên Uý Đoàn chúng con đã thông tin cho nhau qua các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu, qua các cơ quan truyền thông báo chí, những tin tức, và khuyến khích các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông với Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Cộng Đồng Dân Chúa Giáo Xứ Thái Hà, Tổng Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt này. Trong các Thánh Lễ cuối tuần vào Chúa Nhật 31.8 vừa qua, chúng con cũng đã hiệp thông và cầu nguyện nhiều cho Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Giáo Xứ Thái Hà.

Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu chúng con qua lá thư này, khẳng định sự Hiệp Thông và Đồng Hành hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt với Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Giáo Xứ Thái Hà nói riêng, trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, và nhiều thách đố của giai đoạn hiện tại.

Chúng con hoàn toàn tán thành và ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa, trong sự tôn trọng Hiến Pháp và Quyền Tự Do Tôn Giáo, cũng như tôn trọng sự thật và công bằng do Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Giáo Xứ Thái Hà, dựa vào đường lối chung của Giáo Hội với chủ trương theo đúng Tin Mừng.

Đồng thời, Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu chúng con cũng tha thiết kêu gọi Quý Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Quý Cộng Đồng, Quý Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Quý Phong Trào Đoàn Thể, Quý Cơ Quan Nhân Quyền, Quý cơ quan truyền thông báo chí, và toàn thể Quý Đồng Hương Việt Nam tại Úc Châu và trên toàn thế giới, cùng hiệp thông với chúng con, cầu nguyện, đồng hành, và hiệp thông đặc biệt với Giáo Xứ Thái Hà trong lúc khó khăn và đầy thách đố gian nan này. Chúng con mong mỏi và ủng hộ các buổi tổ chức Cầu Nguyện và Thắp Sáng trong các Giáo Xứ, các Cộng Đồng, các Cộng Đoàn địa phương, để cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam chấm dứt những hành vi đàn áp và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam luôn biết tôn trọng Nhân Quyền cũng như Quyền Tự Do Tôn Giáo.

Trong tâm tình hiệp thông và đồng hành, chúng con cầu nguyện cho tất cả những tranh chấp và những bất hòa, được giải quyết trong công lý hoà bình và yêu thương. Nguyện xin Chúa của Hoà Bình và Mẹ La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, ban hoà bình, hạnh phúc, yêu thương trong công lý trên mọi người Dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là cho Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em của Giáo Xứ Thái Hà thương mến.

Trong Chúa Kitô.

Trân trọng,

LM. Phêrô Nguyễn Minh Thuý, Đại Diện Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.
LM. Phêrô Bùi Xuân Mỹ, Phó Đại Diện Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.
LM. Phaolô Chu Văn Chi, Tổng Thư Ký Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.
LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
 
Giáo dân Việt Nam ở Los Angeles và các nơi kí thỉnh nguyện thư bênh vực công lý cho Thái Hà
Thanh Nguyên
21:36 31/08/2008
LOS ANGELES - Tại cộng đoàn Mân Côi Claremont, Los Angeles, cha Nguyễn tuấn Bình (phó giám tỉnh Dòng Đồng Công Việt Nam hải ngoại), chủ tế thánh lễ và sau thánh lễ ngài đã nhắc cho anh chị em có nghĩa vụ hiệp thông và làm mọi cách ủng hộ anh chĩị em giáo dân đang bị nạn tại Thái Hà, cùng kí giấy thỉnh nguyện thư. Cũng như bao Giáo xứ và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên toàn thế giới, hôm nay, nhiều Cộng đoàn khác ở TGP Los Angeles và Giáo phận Orange, sau các thánh lễ, giáo dân nô nức đứng xếp hành kí thỉnh nguyện thư ủng hộ nguyện vọng của Giáo xứ Thái Hà, và đệ đạt lên các cơ quan thẩm quyền của Giáo hội, các thủ lãnh các quốc gia, Tổng thống Bush, ứng cử viên Tổng thống McCain và Obama. Trong thư thỉnh nguyện nêu cho thấy tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam và những hành động của chính quyền và cảnh sát đối xử với giáo dân đang cầu nguyện ở Thái Hà một cách tàn bạo, bắt người, sử dụng baton điện, xịt khói cay... Đó là những hành động vô nhân đạo và có tính cách đàn áp...
 
Thư mục vụ của ĐHY Phạm Minh Mẫn nói về vụ Thái Hà
+ ĐHY JB Phạm Minh Mẫn
23:57 31/08/2008
LÁ THƯ MỤC TỬ

Xem bức thư theo dạng PDF

Kính gửi: Anh em linh mục,
Anh chị em tu sĩ và giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh chị em thân mến,

1. Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin tức và hình ảnh về vụ việc giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, do các cha dòng Chúa Cứu Thế đảm trách. Nhiều anh chị em trong giáo phận chúng ta cảm thấy hoang mang, không rõ thực hư thế nào và không biết phải phản ứng ra sao. Vì thế tôi muốn chia sẻ thêm với anh chị em những gì tôi biết từ những nguồn thông tin khác, để tất cả chúng ta cùng nhau tìm về chân lý và công lý trong việc giải quyết những vấn đề xã hội nói chung và vấn đề đất đai nói riêng.

2. Trước hết, lắng nghe phản ánh của người dân trong Thành phố, có người nói với tôi rằng cơ quan truyền thông chỉ thông tin một chiều, người khác lại nói đó là sự thật phiến diện, sự thật bị cắt xén. Đó là cách thông tin nhằm phục vụ tư lợi của cá nhân và phe phái chứ không phục vụ phúc lợi của nhân dân và sự phát triển vững bền của đất nước.

3. Kế đến, tôi đã gặp cha Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế và được ngài cho biết như sau: Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ Thái Hà. Đồng thời không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho hay biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Vì thế, Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ Thái Hà kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải đối với những tài sản của mình, theo đúng tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng.

4. Ngoài ra, thông tin từ giới hữu trách trong Chánh phủ cho tôi biết: (1) Luật đất đai qua 5 lần sửa đổi vẫn còn nhiều điều bất hợp lý. Nhiều nghị định, hướng dẫn chồng lên nhau, thậm chí tréo ngoe giữa các điều; (2) tại một số địa phương, nhiều vụ khiếu kiện đã được thanh tra kiểm tra các cấp kết luận, nhưng tỉnh vẫn không thực hiện; (3) cán bộ làm sai mà không sửa thì dân còn đi khiếu kiện. Có làm là có sai. Có sai thì phải sửa; (4) phải ngồi lại với dân, xem xét thật thấu đáo từng trường hợp (x. Sàigòn Giải Phóng, số 11209, Chúa nhật 31.8.2008).

5. Ngoài những thông tin trên, là người Công giáo, chúng ta cần phải biết đến giáo huấn của Giáo Hội về lãnh vực này. Theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu rõ, và Đức Bênêđitô XVI nhắc lại, chủ trương của Giáo Hội là đối thoại với các bên liên hệ để giải quyết mọi vấn đề xã hội, đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái. Chân lý là điều phản ánh thực tại cách trung thực. Công lý là điều phù hợp với đạo lý, lẽ phải và công ích. Bác ái là tình huynh đệ tương thân tương trợ nhằm phục vụ cho sự sống và hạnh phúc của mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như trong thế giới hôm nay. Việc đối thoại như thế sẽ dẫn đến sự hợp tác với nhau trong việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền.

6. Như thế, nếu luật lệ còn nhiều bất cập, chưa thấu tình đạt lý, đó là vì chưa phù hợp với chân lý và công lý. Có lẽ luật hiện nay về đất đai vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, đồng thời giới hữu trách ở nhiều địa phương chỉ biết làm theo lệnh mà thiếu đối thoại với dân, không xem xét thấu đáo từng trường hợp, nên đã có nhiều vụ khiếu kiện kéo dài, trong đó có trường hợp của giáo xứ Thái Hà. Chỉ làm theo lệnh và sử dụng quyền lực hoặc bạo lực, sẽ không giải quyết được vấn đề, đồng thời tạo thêm bất công và bất ổn trong xã hội.

7. Nói tóm lại, giới hữu trách đời cũng như đạo cần tôn trọng sự thật, cư xử công bằng và cổ võ tình bác ái vị tha. Đó là nền tảng cho cuộc đối thoại thẳng thắn và hợp tác chân thành giữa mọi thành phần dân tộc, nhằm cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền. Trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, chúng ta cầu khẩn xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban ơn soi sáng, ơn bình an, ơn sức mạnh cho anh chị em giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cũng như cho mọi bên liên hệ, để họ có thể đối thoại với nhau cách thẳng thắn và chân thành, nhằm giải quyết vụ việc dưới ánh sáng chân lý, công lý và bác ái.