Ngày 31-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:53 31/08/2018
100. BÀI THƠ MƯỜI BẢY CHỮ
Giữa năm Chánh Đức Huy Quận trời làm hạn hán, thái thú cầu mưa nhưng mấy ngày sau bầu trời cũng vẫn trong sáng nhìn rõ vạn dặm, có người làm một bài thơ trào phúng mười bảy chữ để châm biếm:
“Thái thú ra cầu mưa, toàn dân đều vui vẻ;
đêm qua đẩy cửa coi,
thấy trăng”.
Thái thú ra lệnh bắt người ấy đem đến, sau khi ra lệnh đánh mười tám roi bèn nói:
- “Mày có thể làm lại bài thơ mười bảy chữ thì ta tha cho, nếu không thì bị hình phạt nặng.”
Người ấy nói lớn tiếng:
“Làm thơ mười bảy chữ, bị trách nhất thập bát ;
nếu như sách vạn lời,
đánh chết”.
Thái thú chịu, chỉ có cách là tha cho người ấy.

(Thất Tu loại cảo)

Suy tư 100:
Thái thú là chức quan cai quản một quận, pháp sư là người học về bùa phép hô phong hoán vũ, trấn yểm tà ma, coi phong thổ của thời phong kiến và cả thời nay. Tóm lại, thái thú và pháp sư thì không giống nhau, cho nên việc thái thú cầu mưa không thành và bị người ta cười cho là chuyện đương nhiên...
Thời nay cũng có những “thái thú” đòi “cầu mưa” tế lễ thay cho các linh mục của Chúa, những thái thú này không cai quản quận nào, nhưng ở ngay trong giáo xứ của cha sở, họ chống đối việc làm của cha sở, họ chỉ trích kế hoạch xây dựng giáo xứ của cha sở, lý do đơn giản là cha sở đã không nghe theo phe nhóm của họ, và lý do đơn giản nhất chính là họ không có lòng đạo đức sốt sắng, họ kiêu căng và muốn làm cha sở của cha sở mình, họ không hiểu thiên chức linh mục và bổn phận của cha sở là gì cả.
Linh mục là người được Chúa chọn, được thánh hiến để thay mặt Ngài qua giáo hội mà tế lễ Thiên Chúa thay cho toàn dân và kéo ân sủng của Ngài xuống trên người giáo dân, các ngài có ba nhiệm vụ phải thi hành, đó là : cai quản, dạy dỗ và thánh hoá cộng đoàn dân Chúa, linh mục không phải là một nghề nghiệp làm việc theo giờ hành chánh vì quyền lợi vật chất của người dân, nhưng là một bổn phận của vị mục tử vì ích lợi thiêng liêng của giáo dân. Cho nên đừng đòi lật đổ hay bãi nhiệm các ngài, đừng bắt các ngài phải làm theo lợi ích vật chất của mình, nhưng hãy cộng tác với các ngài trong việc xây dựng giáo xứ của mình ngày càng đoàn kết hơn...
Linh mục không phải là thái thú, nhưng linh mục là “con ngươi” của Thiên Chúa canh chừng phần rỗi đời đời của chúng ta, chúng ta phải hết sức cám ơn Chúa qua các ngài, đừng vì quyền lợi cá nhân hay phe nhóm mà làm “thơ vạn lời” để tố cáo các ngài trước chính quyền...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:55 31/08/2018

48. Trong từ bỏ, chúng ta có thu thập; khi chúng ta khoan thứ cho người khác, thì chúng ta cũng được khoan thứ; khi mạng sống mất đi, thì chúng ta sẽ được sống lại và được sự sống vĩnh viễn.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Đừng Thêm Thắt Và Cũng Đừng Nhập Nhằng
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:45 31/08/2018
Chúa Nhật XXII TN B

Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa Chúa” (Đnl 4,2). Trong Cựu Ước, người ta đếm được có những 248 điều truyền và 365 điều cấm, một pho luật xem ra khá đồ sộ nhưng đâu thấm gì so với các luật lệ của con nguời trong các xã hội dân sự hiện nay trên thế giới và với cả luật Giáo Hội Công Giáo (Bộ Giáo Luật chung năm 1983 của Giáo Hội Công Giáo gồm 1752 điều khoản). Thế mà đã có ngài tiến sĩ luật cảm thấy oải trước khối lề luật ấy, nên đã hỏi Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?”. Và Chúa Giêsu đã trả lời cách long trọng rằng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình ngươi. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,36-40).

Tất cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật dữ kiện này và Tin Mừng Maccô và Luca lại thêm kết luận rằng người ta đã “tâm phục, khẩu phục” trước câu trả lời của Chúa Giêsu (x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28). Như thế, chắc hẳn đoàn dân Chúa xưa ít nhiều cũng nhận thức được điều này. Thế mà chước cám dỗ muốn thêm bớt vẫn có đó khiến cho Môsê đã cảnh báo dân, đúng hơn là cảnh báo những người lãnh đạo, vốn là những người thường có quyền ra lề luật. Ở đây, xin được đề cập đến chước cám dỗ thêm thắt luật lệ và nhập nhằng, kiểu đánh lận con đen trong việc thực thi lề luật.

1.Cám dỗ thêm thắt luật lệ: Theo nhãn quan của thần học luân lý, xét về nguồn gốc của lề luật, thì có luật của Thiên Chúa (thiên luật), và luật của con người (nhân luật). Dù rằng luật của Thiên Chúa chỉ có hai luật chính là mến Chúa và yêu người, nhưng để triển khai và áp dụng hai lề luật ấy theo từng hoàn cảnh cụ thể, với những đối tượng cụ thể thì cần có những khoản luật thích ứng. Tuy nhiên, những người làm luật rất có thể bị cám dỗ thêm thắt nhiều khoản luật đi lệch trọng tâm và hướng nhắm của hai giới răn chính ở trên. Đã là luật của Thiên Chúa thì chỉ có mình Thiên Chúa mới có quyền ra luật. Khi chúng ta thêm thắt nhiều luật lệ đi lệch với ý Chúa hoặc sai trọng tâm mà gọi đó là luật của Thiên Chúa thì vô tình chúng ta tự đặt mình như Thiên Chúa. Các sứ ngôn đã từng nhiều lần nói thay Thiên Chúa rằng: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ; Ta chán ngấy mỡ dê bò các ngươi dâng tiến, hãy xé lòng chứ đừng xé áo các ngươi… (x.Mt 12,7; Ge 2,13).

2.Cám dỗ làm nhập nhằng kiểu đánh lận con đen: Luật lệ của con người thì rất cần được bổ túc hoặc thêm bớt cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Một trong những mục đích của lề luật là nhằm phục vụ ích chung, gìn giữ sự công bằng và trật tự trong đời sống xã hội, đặc biệt bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi cảnh “cá lớn nuốt cá bé, mạnh được-yếu thua”. Xã hội càng phát triển thì các mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể ngày càng phong phú và đa dạng, do đó cần có thêm nhiều luật lệ để gìn giữ các mối quan hệ ấy trong sự bình đẳng và hài hòa. Hình thái xã hội đã thay đổi thì các luật lệ cũng phải được đổi thay. Chính vì thế mà luật lệ không ngừng được chỉnh sữa, thậm chí phải thay đổi. Việc có thể đổi thay cho ta thấy luật con người mang tính bất cập và bất toàn. Nhiều chuyên gia về ngành Luật đã nói rằng một trong những tính chất của luật là “tính bất công”. Với lối nói “ngoa ngữ”, họ chỉ muốn nhấn mạnh đến sự bất cập của lề luật con người. Luật của con người không thể và không bao giờ có thể đáp ứng hết mọi tình huống, hoàn cảnh của con người và xã hội, do đó nhân luật không thể đem lại sự công bằng cho mọi người cách đúng nghĩa, cũng như áp dụng một cách đồng đều cho mọi người.

Khi hiểu được điều này, ắt hẳn chúng ta sẽ tránh được thái độ thượng tôn và tuyệt đối hóa lề luật mà trả nó về lại vị trí của nó là một trong những phương tiện để phục vụ con người chứ không phải con người có ra vì lề luật (x.Mc 2,27). Sự thường, lề luật được lập nên do những người đang nắm quyền lực trong các thể chế, tổ chức xã hội lẫn tôn giáo. Và người làm luật khó tránh được chước cám dỗ làm luật có lợi cho mình. Khi thượng tôn lề luật, biến lề luật do mình làm ra trở thành thiên ý thì vô tình hay hữu ý, lợi ích của người làm luật được bảo vệ và hợp pháp hóa, cho dù nhiều khi các lợi ích ấy là bất chính. Đây là trường hợp mà Chúa Giêsu đã cực lực phê phán khi nói rằng “các ông đã gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà”(Mt 23,24). Đâu chỉ có việc rửa tiền của các tổ chức tội phạm mới là hợp pháp hóa điều bất chính, vẫn có đó nhiều người dùng một số tiền nhỏ để dâng cúng cho nhà Chúa hay để làm việc từ thiện hầu an tâm sử dụng số tiền kếch xù có được bằng cách thế gian dối, phi nghĩa. Vẫn có đó nhiều cá nhân và tập thể tìm cách ra một luật lệ nào đó, vốn dễ được xem là khách quan, để cho tài sản của mình được bảo vệ cách hợp pháp.

Trở lại với nguồn lề luật của Thiên Chúa. Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng luật Chúa thì bất biến và có tính bó buộc tuyệt đối. Tuy nhiên tính bó buộc tuyệt đối và bất biến này chủ yếu ở hai luật chính là tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình. Tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự nghĩa là nhìn nhận những gì mình đang là, đang có đều do bởi Thiên Chúa trao ban và mình chỉ có thể sống, tồn tại, phát triển trong hạnh phúc viên mãn khi gắn bó với Thiên Chúa và thực thi huấn lệnh của Người.

Cầu nguyện là một hình thức căn bản để bày tỏ sự gắn bó với Thiên Chúa, thờ phượng, thần phục Người. Anh em Hồi giáo đặt việc này lên hàng đầu. Kitô hữu Công Giáo chúng ta còn nhấn mạnh đến việc tham dự Thánh lễ, đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, vì đó là đỉnh cao của hành vi thờ phượng. Và để tỏ bày lòng mến yêu đối với Thiên Chúa, thì không gì hơn là thực thi giới luật của Người. Anh chị em yêu thương, sống đùm bọc lẫn nhau là cách thế tốt nhất để tỏ bày lòng thảo hiếu đối với mẹ cha. Tương tự như thế, khi chúng ta biết yêu thương nhau như Chúa Kitô dạy là chúng đang mến yêu Thiên Chúa (x.Ga 15,12).

Yêu thương cũng có nhiều đường, nhiều cách. Với kiểu, với cách nào đi nữa, khi sống yêu thương, phải đặt nền tảng trên đức công bình và đức ái. Xin được muợn lời của Đức Khổng Tử và lời của sách Tobia để giữ đức công bình: Đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình (x.Tb 4,16). Và xin được nhắc lại lời của Chúa Giêsu để sống đức ái: Tất cả lề luật và lời ngôn sứ đều tóm ở điều này: Hãy làm cho tha nhân những gì mà anh em muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12; Lc 6,31).

Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Lề luật và thái độ giữ luật
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:31 31/08/2018
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN B
Ðnl 4,1-2. 6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Lời Chúa tuần này có thể làm cho chúng ta lẫn lộn và thắc mắc. Bài đọc I và bài đọc II kêu gọi hãy giữ luật của Chúa, nhưng bài Tin Mừng tường thuật việc môn đệ Chúa Giêsu không giữ luật như không rửa tay trước khi ăn. Chính Chúa Giêsu đã kịch liệt lên án cách giữ luật của nhóm Biệt Phái và Luật Sỹ. Vậy tại sao Giáo Hội lại chọn những bài đọc này để đọc trong một thánh lễ? Vì thế, để hiểu được ý nghĩa Lời Chúa hôm nay, chúng ta tìm hiểu về vai trò của lề luật và thái độ giữ luật.

1- Vai trò của lề luật

Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lề luật, có quy định để giữ cho mọi sự trong trật tự. Lề luật được thiết lập là để bảo bảo lợi ích chung và cá nhân. Khi đi đường, có luật giao thông bảo vệ sự an toàn cho mọi người. Khi làm ăn, có luật kinh tế bảo đảm sự công bằng cho mỗi người. Khi đến trường, có luật của nhà trường. Khi làm việc cho một công ty, có luật của công ty v.v… Là người Công Giáo, chúng ta có luật của Chúa và Giáo Luật để tuân giữ.

Trong bài đọc I, dân tộc Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn như dân riêng và Người ban cho họ luật Torah như là bảo chứng lòng trung thành của Dân với Thiên Chúa (x. Đnl 4,1-2.6-8). Họ được mời gọi phải tuân giữ luật Chúa để được sống và được ở trong đất hứa. Họ không được thêm hoặc bớt điều gì. Họ phải tuân giữ và đem ra thực hành. Nhờ đó họ trở thành một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại.

Đối các Kitô hữu, giữ luật là bằng chứng hùng hồn về căn tính và tình yêu đích thực của người môn đệ Chúa Kittô. Như có lần Chúa Giêsu quả quyết: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23).

Trong bài đọc II, cũng theo đường hướng này, thánh Giacôbê khuyên: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Lòng đạo đức tinh tuyền… là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình khỏi mọi vết nhơ của thế gian” (Gc 1,22.27).

Thánh Gioan cho rằng: “Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thật sự nên hoàn hảo” (1 Ga 2,4-5). Như thế, việc tuân giữ luật Chúa minh chứng lòng mến Chúa.

2- Thái độ giữ luật

Nhưng đến thời Chúa Giêsu, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã biến tôn giáo của họ thành một thứ tôn giáo vụ hình thức và nệ luật. Từ 10 giới răn họ đã đưa ra 613, trong đó có 248 điều phải làm và 365 điều không được làm. Họ quá chú trọng đến những việc tuân giữ những quy định chi tiết bên ngoài nhưng lại lãng quên ý nghĩa bên trong của lề luật. Họ giữ luật để được người ta ca tụng và tỏ ra mình thanh sạch trước mặt mọi người. Họ thường bắt bẻ và chỉ trích người khác trong việc giữ luật nhưng họ lại thiếu bác ái đối với tha nhân. Chính vì thế, Đức Giêsu đã thẳng thắng gọi họ là “những kẻ giả hình” hay đạo đức giả. Việc hành đạo của họ chỉ dừng lại ở những việc tuân giữ bên ngoài, chỉ nơi đầu môi chót lưỡi, như tiên tri Isaia xưa đã phàn nàn: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng lại xa Ta… Nó sùng kính ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người” (Is 29,13; x. Mc 7,6). Hay nói theo ngôn ngữ của Häring, một thần học gia luân lý nổi tiếng: “Họ là những người giữ lề luật của Thiên Chúa nhưng lại quên đi chính Thiên Chúa của lề luật.”

Khi thi hành sứ vụ mình, Chúa Giêsu đến không phải để huỷ bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn lề luật. Với tư cách là một người Do Thái, Chúa Giêsu rất tôn trọng và giữ luật Cựu Ước. Người đến hội đường cầu nguyện, Người giữ chay và các tập tục Do Thái.
Tuy nhiên, điều mà Chúa Giêsu thực hiện để kiện toàn lề luật là việc Người đặt lại vị trí thiên luật vượt trên nhân luật và truyền thống loài người; Người mang đến một sự mới mẻ trong cách giữ luật: luật lệ vì con người, chứ không phải con người vì lề luật. Luật bảo vệ quyền lợi con người chứ không biến con người thành nô lệ. Hơn nữa, việc giữ luật phải diễn tả đức ái đối với Thiên Chúa và tha nhân.

3- Thiện căn ở tại lòng ta

Những người lãnh đạo tôn giáo cho rằng con người sẽ bị ô uế do việc tiếp xúc với những sự vật ô uế bên ngoài. Chúa Giêsu xác định căn nguyên của mọi sự thiện ác, hay sạch dơ phát xuất từ bên trong, từ lòng người mà ra: “Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,15.22). Tất cả những điều này mới làm cho con người ra ô uế. Như thế, Chúa Giêsu chỉ cho thấy gốc rễ sâu xa nhất của sự ác chính là lòng người. Đây là chính cuộc cách mạng về quan niệm luân lý do Chúa Giêsu mang đến. Đây là bản xét mình đích thực để xác định tính chân thực của tôn giáo; là nền tảng của tất cả sự văn minh; là nguồn mạch chung của lương tâm hoàn vũ; nó giúp hướng dẫn mọi tương quan lành mạnh giữa người với người.

Như thế, Lời Chúa hôm nay gửi tới chúng ta những bài học áp dụng sau đây:

1) Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi tuân giữ và thực hành lề luật của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày.
2) Tuy nhiên, khi giữ luật, chúng ta cần tránh thái độ giả hình, vụ hình thức hay nệ luật như thái độ của Biệt Phái và các Luật Sỹ.
3) Và luôn nhớ rằng mọi đều xấu xa không phải đến từ bên ngoài nhưng từ lòng dạ con người, nên mỗi ngày chúng ta hãy siêng năng xét mình để biết mình và cố gắng diệt trừ những tính xấu bằng cách rèn luyện những đức tính tốt nơi bản thân.

Để kết thúc, chúng ta nghe truyện thiền kể về hai nhà sư xuống núi. Dọc đường họ gặp một thiếu nữ xinh đẹp đứng bên vũng nước sâu. Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được. Thấy vậy, vị nhà sư trẻ nhanh nhẹn liền bế thiếu nữ qua vũng nước. Trở về gần đến chùa, nhà sư già phàn nàn vị sư trẻ: “Sao anh là thầy tu mà thấy gái là bế như thế?” Vị sư trẻ trả lời: “Tôi đã để cô ấy lại bên kia đường, sao anh còn mang cô ta về nhà chùa?”

Câu chuyện trên diễn tả cùng một chân lý mà Chúa Giêsu hôm nay muốn nói. Mọi sự xấu xa phát xuất từ lòng trí xấu xa của con người. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tuân giữ luật Chúa và biết đào luyện lương tâm, lòng trí chúng ta nên tốt để từ đó phát sinh những tư tưởng và hành động tốt cho đời sống chúng ta. Amen!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican News bác bỏ tin các tín hữu hò reo Viganò trong buổi triều yết chung thứ Tư 29 tháng 8
Đặng Tự Do
01:21 31/08/2018
Khi một nhóm thanh niên bắt đầu hò reo tên vị Giám mục của họ tại buổi triều yết chung hôm thứ Tư, một số người nghĩ rằng họ đang hò reo tên của Đức Tổng Giám Mục Viganò, là người đã đưa ra các cáo buộc nghiêm trọng nhắm vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Đó là cảnh thường thấy vào thứ Tư tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau khi Đức Giáo Hoàng kết thúc bài giáo lý của ngài, ban phép lành, và chào đón những người được ưu ái gặp gỡ cá nhân với ngài trong một vài phút ngắn ngủi gọi là “baciamano”. Các nhóm khác hoan nghênh khi những người thân yêu của họ được Đức Giáo Hoàng bắt tay. Đó là những gì đã xảy ra vào thứ Tư 29 tháng 8, khi một nhóm thanh niên đã cổ vũ Đức Giám Mục của họ, là Đức Cha Benvenuto Italo Castellani, khi ngài lên khán đài để triều yết Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tất cả sẽ là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng thực tế là một số người đã bị thuyết phục rằng họ đã nghe thấy một nhóm hò reo tên “Viganò”, cựu Sứ Thần Tòa Thánh Hoa Kỳ, và là tác giả một tài liệu chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tin tức cho rằng đám đông đã hò reo Viganò như một cử chỉ phản kháng Đức Thánh Cha đã nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, và từ đó được truyền sang các phương tiện truyền thông “chính mạch”, mà không được xác minh. Tuy nhiên, quý vị và anh chị em hãy lắng nghe cẩn thận đoạn video sau thu được trong buổi triều yết chung ngày 29 tháng 8. Ta có thể nghe thấy tiếng hò reo cổ vũ “Italo”, cái tên quen thuộc của Đức Giám Mục giáo phận Lucca. Các nhà báo chuyên nghiệp đã có thể xác định sự hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô của một nhóm xác nhận đến từ Lucca, và xin lưu ý rằng việc hò reo bắt đầu tại thời điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt tay Đức Cha Castellani.

Từ khi bắt đầu giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ niềm tin lớn lao vào các nhà báo và những người khác làm việc trong lĩnh vực thông tin. Ngài đã cho thấy niềm tin này năm này qua năm khác, khi chấp nhận các cuộc phỏng vấn ngay cả với các cơ quan truyền thông không có đông đảo khán thính giá - chẳng hạn như một tờ báo điều hành bởi những người vô gia cư ở Milan, hoặc đài phát thanh của một khu ổ chuột ở Á Căn Đình.


Source: Vatican News Pope Francis and his confidence in journalists
 
Mái ngói một nhà thờ ở Rôma sụp đổ giữa ban ngày may là không có ai thiệt mạng
Đặng Tự Do
01:44 31/08/2018
Lúc ba giờ chiều ngày thứ Năm 30 tháng 8, đột nhiên mái ngói của nhà thờ San Giuseppe dei Falegnami (Thánh Giuse Thợ Mộc) đột nhiên sụp đổ. Vào thời điểm đó, bên trong nhà thờ có năm khách du lịch, nhưng không ai bị hề hấn gì.

Không cần phải gọi các lực lượng an ninh vì tiếng động quá lớn này ngay lập tức thu hút sự chú ý của viên cảnh sát Lucio Granini, là người đầu tiên vào hiện trường để kiểm tra các thiệt hại.

Cảnh sát viên Lucio Granini nói:

“Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Chúng tôi chạy đến và bước vào nhà thờ. Bên trong nhà thờ có nhiều người, cả nhân viên nhà thờ và các khách du lịch. Chúng tôi nhanh chóng di tản họ ra bên ngoài. Mái vòm đã bị phá hủy và toàn bộ trần nhà sụp xuống.”

Trong nhà thờ này, nằm bên cạnh Roman forum, các đám cưới thường được tổ chức, và theo dự trù thứ bảy này sẽ có một đám cưới.

Cha Danielle Libanoli là cha sở nhà thờ cho biết:

“Đây là một nhà thờ nhỏ và có vị trí tốt rất thích hợp cho các lễ cưới nên nhiều cặp vợ chồng muốn tổ chức đám cưới của họ ở đây. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, bởi vì thứ bảy này có một đám cưới đã được lên kế hoạch và nếu tai nạn này xảy ra ngày hôm đó thì chúng ta sẽ ở đây khóc thương cho họ.”

Sau vụ sụp đổ cầu Genoa ngày 14 tháng 8, Ý đã quyết định cắt giảm việc sử dụng nhiều cây cầu không đạt độ an toàn tiêu chuẩn, với sự sụp đổ nhà thờ này, các hạn chế có lẽ sẽ được mở rộng đến một số tòa nhà.


Source: Reome Reports The roof of Rome's church collapses. Five tourists who visited it left unharmed
 
Đức Tổng Giám Mục Auza: Thương thảo hòa bình đòi hỏi một nền “văn hóa gặp gỡ” liên quan đến tất cả các bên
Anthony Nguyễn
04:05 31/08/2018
Đức Tổng Giám Mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York, đã đọc một diễn từ trong một cuộc tranh luận mở rộng tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Tư 29 tháng 8 về việc hòa giải và giải quyết các tranh chấp.

Thương thảo chân thật trong việc dàn xếp các cuộc tranh chấp đòi hỏi một “nền văn hóa cuộc gặp gỡ” đặt con người, phẩm giá của họ và thiện ích chung ở trung tâm của tất cả các hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế.

Phát biểu hôm thứ tư tại một cuộc tranh luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hòa giải và giải quyết các tranh chấp, nhà ngoại giao Vatican đã rút ra những bài học từ các tiến trình hòa giải mà Tòa Thánh đã làm trung gian thành công trong việc giải quyết các tranh chấp giữa Á Căn Đình và Chí Lợi, Mozambique và gần đây tại Colombia.

“Con đường dẫn đến hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau càng cam go, chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để thừa nhận lẫn nhau, để chữa lành các vết thương, để xây dựng các nhịp cầu, để tăng cường các mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau”, Đức Tổng Giám Mục Auza trích dẫn Đức Thánh Cha Phanxicô, và nhấn mạnh rằng văn hóa gặp gỡ, liên quan đến sự tôn trọng lẫn nhau và hiểu biết, phải là trung tâm không chỉ trong việc giải quyết các tranh chấp mà còn trong cuộc sống hàng ngày.


Source: Vatican News -Archbishop Auza: Peace mediation calls for a “culture of encounter” involving all parties
 
Mọi phía đều muốn Đức Phaxicô giải thích lời tố cáo che đậy lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
05:11 31/08/2018
Mọi phía đây dĩ nhiên là phía Công Giáo bảo thủ, cấp tiến và ôn hòa. Trong vụ Đức Tổng Giám Mục Viganò tố cáo Đức Phanxicô che đậy hành vi lạm dụng tình dục của cựu Hồng Y McCarrick, cả ba phía này đều đã lên tiếng. Đông nhất và lớn tiếng nhất, lẽ dĩ nhiên, là hai phía đối lập nhau 180 độ, đó là cấp tiến và bảo thủ. Với phe cấp tiến ủng hộ Đức Phanxicô đến phớt lờ mọi khía cạnh khác để tập trung vào thứ luận điểm mà người Latinh gọi là ad hominem, nhằm vào con người địch thủ mà đánh, chứ không nhằm vào lý chứng của người này. Còn phe bảo thủ thì không hẳn ủng hộ cá nhân Tổng Giám Mục Viganò, nhưng cho rằng các điều vị tổng giám mục tiết lộ có nền tảng đáng tin cậy và muốn Đức Giáo Hoàng mở cuộc điều tra. Còn phía ôn hoà, dĩ nhiên, rất ít, sợ đếm không hết 5 đầu ngón tay. Nhóm này vừa đánh Đức Tổng Giám Mục Viganò vừa cho lời chứng của ngài khả tín và do đó, cũng muốn có cuộc điều tra.



Phía cấp tiến

Có điều đặc biệt là từ nhóm cấp tiến bỗng xuất hiện một người muốn Đức Phanxicô cho mở cuộc điều tra. Người đó là linh mục Thomas Reese, cựu chủ bút tập san America của các cha Dòng Tên Hoa Kỳ, một trong các tập san bênh vực Đức Phanxicô hầu như trong mọi vấn đề. Sở dĩ chúng tôi xếp linh mục Reese vào phía cấp tiến là do những bài viết hồi ngài còn là Chủ Bút tờ America, mà chính vì những bài này, ngài bị Tòa Thánh thời Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu rời chức vụ. Còn nay, thì căn cứ vào giọng điệu đả kích “ad hominem” của linh mục đối với Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Trong bài “Doubts about Viganò's accusations aside, Pope Francis needs a better response” (để bên ngoài các hoài nghi đối với các lời tố cáo của Viganò, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cần có một đáp ứng tốt đẹp hơn) do Religion News Service công bố ngày 28 tháng Tám và được tờ America đăng lại, linh mục Reese dành phần lớn nội dung để đả kích bản thân Đức Tổng Giám Mục Viganò, để đến mãi mấy dòng cuối cùng của bài viết mới có chữ “nhưng” dẫn đến câu kết luận: “refusing to answer that question does not enhance his credibility” (từ chối trả lời câu hỏi ấy không nâng cao khả tín tính của ngài).

Lập trường như trên của linh mục Reese đã được chính linh mục nói tới ngay ở dòng đầu tiên của bài viết: “khó biết phải nghĩ gì về trái bom do Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò thả”.

Tuy nhiên ngay sau đó, linh mục Reese cho hay: coi Viganò như một nhân viên bất mãn là điều có lẽ không khó; việc ngài muốn làm chủ tịch cơ quan quản trị Thị Quốc Vatican vốn bị Đức Bênêđíctô XVI bác bỏ và do đó, mộng mũ đỏ cũng đi đoong. Từ lúc Đức Phanxicô lên làm giáo hoàng, Tổng Giám Mục Viganò càng bất mãn khi các khuyến cáo của ngài về việc bổ nhiệm các giám mục bị làm ngơ.

Linh mục Reese kể thêm và không trưng bằng chứng: nhiều người bị Tổng Giám Mục Viganò tố cáo cũng là những người có tranh chấp với ngài ở Vatican; không phải lần đầu, Tổng Giám Mục Viganò chỉ trích Đức Giáo Hoàng, ngài từng tham gia với Đức Hồng Y Burke phê phán Tông Huấn "Amoris Laetitia".

Điều còn đáng trách hơn nữa là thành tích của chính Tổng Giám Mục Viganò liên quan đến tai tiếng lạm dụng tình dục ở Hoa Kỳ: ra lệnh hủy bỏ bằng chứng tố cáo vị tổng giám mục của St. Paul và Minneapolis phạm tội xách nhiễu tình dục.

Kể ra các thiếu sót trên của Tổng Giám Mục Viganò, linh mục Reese chỉ lặp lại những điều phe cấp tiến đã nói cả rồi. Có điều mới là linh mục “bới” thêm việc Tổng Giám Mục Viganò không chịu khai tội của Thánh Gioan Phaolô II: McCarrick vốn được cử làm Tổng Giám Mục Washington năm 2000, dưới thời vị thánh này còn khỏe mạnh.

Nhưng các chỉ trích “ad hominem” như trên vẫn không ngăn cản linh mục Reese phê phán Đức Phanxicô về cung cách trao trách nhiệm đọc và phê phán chứng từ 11 trang của Tổng Giám Mục Viganò cho báo chí. Linh mục viết: “Đức Giáo Hoàng đúng khi khuyến khích các nhà báo khảo sát tài liệu của Viganò để thấy điều gì đúng điều gì không đúng. [Nhưng] giới báo chí không phải là giới phải phê phán từng dòng của tài liệu... Nhưng còn việc Viganò cho rằng ngài có nói với Đức Giáo Hoàng về McCarrick thì sao? Vì Đức Giáo Hoàng là nhân chứng duy nhất khác của cuộc gặp gỡ này, chỉ ngài mới có thể chứng thực hay bác bỏ điều [Tổng Giám Mục] Viganò nói, và từ chối trả lời câu hỏi này không nâng cao khả tín tính của ngài. Các cố vấn truyền thông đáng lẽ nên nói với ngài như thế ngay sau cuộc họp báo và trả lời các phóng viên với một lời minh xác trước khi xếp hồ sơ câu truyện”.

Phía bảo thủ

Phần lớn các thành viên khác của phe cấp tiến không có được nhận định ngắn ngủi nhưng kịp thời như linh mục Reese. Còn phe bảo thủ thì như John Allen cho hay hiện có ít nhất 6 giám mục ủng hộ Tổng Giám Mục Viganò (Konderla của Tulsa, Olmsted của Phoenix, Strickland của Tyler, Texas, Chaput của Philadelphia, Schneider của Kazakhstan và Morlino). Và mới đây thêm hai vị Giám Mục Hoa Kỳ nữa là Thomas John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois,và Salvatore J. Cordileone, Tổng giám mục San Francisco. Rồi thứ Ba vừa qua, thêm Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City: dù nhận rằng không biết rõ thực chất các lời tố cáo, nhưng ngài cho biết ngài rất kính trọng Tổng Giám Mục Viganò và sự liêm khiết của ngài”. Ngài cho rằng “tài liệu này xứng đáng, thực ra, đòi phải được khảo sát và chứng thực sâu xa hơn từng lời một”. Theo John Allen, Đức Hồng Y DiNardo, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đứng trung lập. Tuy nhiên, ai cũng thấy ngài thừa nhận tính đáng tin trong các lời tố cáo của Đức Tổng Giám Mục Viganò, tuy không nhận định gì về cá nhân vị này, và, do đó đã khẩn khoản xin Đức Phanxicô trả lời và mở cuộc điều tra.

Trong các nhận định của phía bảo thủ, điều đáng lưu ý là Đức Cha Robert C. Morlino không ngại chỉ trích thẳng Đức Phanxicô về cung cách “đá balông” của ngài. Đức cha viết: “Tuy nhiên, tôi phải thú nhận sự thất vọng của tôi rằng trong những phát biểu của ngài trên chuyến bay từ Dublin về Rôma, Đức Thánh Cha đã chọn đường lối ‘miễn bình luận’ đối với bất kỳ kết luận nào có thể rút ra từ những cáo buộc của Tổng Giám mục Viganò. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nói rõ ràng rằng những kết luận như vậy nên được dành cho ‘sự trưởng thành chuyên nghiệp’ của các nhà báo. Ở Hoa Kỳ và các nơi khác, trên thực tế, sự trưởng thành chuyên nghiệp của các nhà báo là vấn đề đáng đặt nghi vấn hơn bất cứ chuyện nào khác. Sự thiên vị trong các phương tiện truyền thông chính thống là quá rõ ràng và hầu như ai cũng nhận thấy như thế. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ gán sự trưởng thành chuyên nghiệp về báo chí cho tờ National Catholic Reporter. (Và, có thể dự đoán trước được, họ đang dẫn đầu một chiến dịch phỉ báng chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò)”.



Phía cực bảo thủ

Như đã thấy, đó cũng là nhận định của linh mục Thomas Reese. Chưa kể phía bảo thủ cực hữu như Hội Thánh Lễ Latinh hay nhóm Rorate Coeli thuộc Hội Thánh Piô X của cố Tổng Giám Mục Lefèbre. Hai nhóm này cho rằng chứng từ của Tổng Giám Mục Viganò không những đáng tin mà còn đúng sự thật. Họ cho rằng những người bác bỏ chứng từ này không tìm cách chứng minh sự sai lầm của các lời tố cáo, mà chỉ nhằm chế giễu bản thân Tổng Giám Mục Viganò. Người Công Giáo, theo họ, không quan tâm đến các việc làm nói là xấu xa của Tổng Giám Mục Viganò, mà là lưu ý đến các việc làm nói là xấu xa của các vị Hồng Y và của chính Đức Giáo Hoàng. Những tố cáo này không nặc danh, mà là của một người từng giữ các chức vụ cao trong Giáo Triều và có liên hệ mật thiết với các vấn đề được đề cập tới. Ít nhất, Đức Phanxicô nên bác bỏ chúng, rồi ra lệnh cho thuộc cấp cung cấp các bằng chứng để bác bỏ.

Họ cũng cho rằng việc Đức Phanxicô giữ im lặng, không giải thích hay ít nhất bác bỏ “còn trầm trọng hơn chính tai tiếng do Tổng Giám Mục Viganò đưa ra ánh sáng”.

Phía ôn hoà

Còn phe ôn hoà? John Allen nổi tiếng là một quan sát viên kỳ cựu của Vatican, ngay trước khi ông đứng đầu tờ Crux, và ông cũng nổi tiếng là người luôn nhìn Vatican, trong đó, có Đức Phanxicô, dưới nhãn quan “và...và; vừa là...vừa là”, nhứ không “hoặc là...hoặc là”, nên ta có thể coi ông là người ôn hòa.

Quả thế, ông tường thuật cuộc khủng hoảng này một cách hết sức ôn hòa, có lúc chê có lúc ủng hộ Tổng Giám Mục Viganò, nhưng kết luận ông vẫn về phe với những người yêu cầu Đức Phanxicô trả lời và cho mở cuộc điều tra. Ngày 29 Tháng Tám, Allen cho rằng “Bất chấp điều gì khác sẽ xẩy ra, câu trả lời liên quan đến Viganò trên máy bay chở Đức Giáo Hoàng trên đường từ Dublin trở về Rôma đêm Chúa Nhật có lẽ không đủ về lâu về dài.

“Trong yếu tính, Đức Giáo Hoàng chọn giải pháp ‘không bình luận’, dù ngài nói quá đủ để cho thấy ngài không thấy tài liệu ấy đáng tin. Tuy nhiên, ngài không đi vào tâm điểm sự việc, tức việc ngài biết gì về McCarrick và biết khi nào. Ta hãy nắm rõ: đây là lời tố cáo cho rằng Đức Giáo Hoàng đích thân liên lụy tới một vụ che đậy lạm dụng tình dục bởi một cựu giới chức Tòa Thánh, người đã nằm ở một vị thế biết chuyện. Nếu bất cứ ai nghĩ rằng các cơ quan truyền thông khắp thế giới sẽ không lục lọi câu truyện này với tối đa năng nổ, vì biết rằng hạ bệ một giáo hoàng chắc chắn sẽ vô cùng lớn lao hơn điều tờ Boston Globe đã làm năm 2003 khi hạ bệ Đức Hồng Y Bernard Law, và được giải Pulitzer và gợi hứng cho một cuốn phim của Hollywood, thì người ấy đúng là hoang tưởng”

Bởi thế, Allen nghĩ rằng “áp lực phải đưa ra một giải thích gần như chắc chắn trở thành không cưỡng lại được. Do đó, theo cái nhìn của Vatican, chuẩn bị sẵn sàng cho lời giải thích đó nay chắc chắn là cách dùng thì giờ khôn ngoan hơn cả”.

Trong bài báo ngày hôm sau, 30 tháng 8, Allen nhắc lại một lần nữa quan điểm của ông: “xét vì Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã công bố rằng các viên chức của Hội Đồng sẽ qua Rôma nay mai để tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng đối với kế hoạch điều tra vụ tai tiếng McCarrick, Đức Phanxicô và đội ngũ của ngài khó có thể tránh né việc phải can thiệp vào một cách thấu đáo hơn bao giờ hết”. Cũng trong bài báo này, Allen thuật lại cuộc điện đàm giữa Đức Tổng Giám Mục Viganò, đang ở một nơi không được tiết lộ, và một trong những người phổ biến chứng từ của ngài, theo đó, Đức Bênêđíctô XVI từng muốn trao mũ Hồng Y cho ngài, nhưng ngài xin hoãn, hình như để có thì giờ cha7m sóc người em bệnh hoạn.



Chín ngàn nữ lưu của Giáo Hội

Yêu cầu có câu trả lời của Đức Phanxicô cũng là của gần 9 ngàn phụ nữ Hoa Kỳ, những người hãnh diện tuyên xưng “chúng con là các bà vợ, bà mẹ, phụ nữ độc thân, phụ nữ thánh hiến, và nữ tu. Chúng con là các bà mẹ và chị em của các linh mục, chủng sinh, các linh mục và tu sĩ tương lai của ngài. Chúng con là các lãnh tụ giáo dân của Giáo Hội, và các bà mẹ của thế hệ kế tiếp. Chúng con là các giáo sư trong các chủng viện của ngài, và là các lãnh tụ trong các tòa án và định chế Công Giáo. Chúng con là các thần học gia, nhà truyền giảng Tin Mừng, nhà truyền giáo và sáng lập các phong trào tông đồ Công Giáo. Chúng con là những người hy sinh để tài trợ việc làm tốt của Giáo Hội. Chúng con là xương sống của các giáo xứ, các trường học và các giáo phận Công Giáo. Chúng con là đôi tay, đôi chân và trái tim của Giáo Hội. Tóm lại, chúng con là Giáo Hội, hoàn toàn giống như các Hồng Y và giám mục chung quanh ngài. Thưa Đức Thánh Cha, chúng con là ‘sự hiện diện sắc sảo’ mà Giáo Hội cần, và chúng con cần các câu trả lời của ngài”.

Vì theo họ, “tuyên bố gần đây của Đức Tổng Giám Mục Viganò buộc chúng con phải trực tiếp vươn tới ngài để có câu trả lời. Chứng từ của của Đức Tổng Giám Mục tố cáo ngài, thưa Đức Thánh Cha, và các vị Hồng Y cao cấp đã làm ngơ đối với hành vi quá xấu của cựu Hồng Y McCarrick và đã thăng cho kẻ phạm pháp này làm phát ngôn viên hoàn cầu và nhà lãnh đạo tâm linh. Điều này có thực không?”

Họ cho rằng câu trả lời của Đức Phanxicô với các nhà báo trong chuyến bay từ Dublin trở về Rôma: “tôi sẽ không nói một lời nào cả về vụ này” là không thỏa đáng. Nó “châm chích, khiến người ta nhớ đến chủ nghĩa giáo sĩ trị mà mới gần đây, ngài hết sức lên án. Chúng con cần sự lãnh đạo, sự thật và sự trong sáng. Chúng con, đàn chiên của ngài, xứng đáng có câu trả lời của ngài ngay lúc này”.

Họ chỉ đòi có thế. Họ cho biết họ chỉ đồng ý với Đức Hồng Y DiNardo ở đòi hòi trả lời này mà thôi. Họ không đồng ý mở cuộc điều tra dài dòng cũng như chứng cớ cụ thể. Họ “chỉ đòi câu trả lời trực tiếp của ngài, thưa Đức Thánh Cha”.

Và cũng như các nhà bảo thủ, không ai trong số họ đòi Đức Phanxicô từ chức. Một vị giáo hoàng phải buộc từ chức là một chuyện vượt trí tưởng tượng của mọi người vì nhiều hệ luận hết sức phức tạp, chỉ có thể gây hại cho Giáo Hội mà thôi. Về khía cạnh này, hình như Đức Tổng Giám Mục Viganò đi hơi quá xa.
 
Chánh án và công tố viên, cả hai đều là người Công Giáo, đã kết án tử hình một kẻ giết người hàng loạt
Đặng Tự Do
06:54 31/08/2018
Chánh án Patrick Dinkelacker
Một chánh án Công Giáo Mỹ đã kết án tử hình một kẻ giết người hàng loạt, và lập luận rằng nếu ông làm khác đi sẽ là “sai về mặt thần học”, mặc dù gần đây Đức Giáo Hoàng xác nhận rằng án tử hình là không thể chấp nhận được.

Patrick Dinkelacker, một chánh án Tòa Thỉnh Cầu Phổ thông (Common Pleas) tại Hamilton County, Ohio, đã kết án tử hình Anthony Kirkland vào ngày 28 tháng Tám. Công tố viên Joseph Deters, cũng là một người Công Giáo, và cũng ủng hộ án tử hình trong trường hợp này.

Trong lời tuyên án Kirkland, Chánh án Dinkelacker nói: “Là một người tin tưởng về mặt luân lý sự thánh thiêng của cuộc sống, phán xử người khác để xác định xem việc áp đặt án tử hình có phù hợp không là một nghĩa vụ không dễ dàng gì”.

“Trong vùng đất rộng lớn mênh mông này của nước Mỹ, chúng ta phải sống theo luật pháp,” ông nói như trên, theo tường thuật của tờ Cincinnati Enquirer.

Ngày 2 tháng 8 vừa qua, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố việc sửa đổi khoản 2267 của Sách Giáo Lý Công Giáo theo đó:

“Việc dùng đến hình phạt tử hình như một phần của thẩm quyền hợp pháp, sau một phiên tòa công bằng, từ lâu đã được coi là một phản ứng thích đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội phạm và được coi là một phương tiện chấp nhận được, cho dù là quá đáng, để bảo vệ thiện ích.

Tuy nhiên, ngày nay, có một nhận thức ngày càng tăng rằng nhân phẩm của người đó không bị mất ngay cả sau khi đương sự đã phạm các tội rất nghiêm trọng. Ngoài ra, đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, bảo đảm sự bảo vệ thích đáng các công dân nhưng, đồng thời, không cần phải dứt khoát tước mất khả năng chuộc lỗi của can phạm.

Do đó, Giáo Hội dạy, trong ánh sáng của Tin Mừng, rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó là một cuộc tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của người đó”, và Giáo Hội quyết tâm nỗ lực hoạt động để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.

Tuy nhiên, ngày 15 tháng 8, 45 nhà trí thức Công Giáo trong đó nhiều vị là giáo sư luật tại các đại học bày tỏ sự bất đồng.

Họ quả quyết rằng không ai trong số họ ủng hộ việc sử dụng án tử hình, nhưng dạy như trên là mâu thuẫn với Thánh Kinh (Sáng Thế 9:6). Án tử hình cũng là giáo huấn nhất quán của huấn quyền cả hai thiên niên kỷ qua.

Anthony Kirkland
Họ gọi tình huống do việc sửa đổi này tạo ra là một “tình huống gây gương mù” vì tạo ra “mơ hồ hỗn độn lớn lao cho Giáo Hội”. Do đó, họ kêu gọi “các vị Hồng Y cố vấn để Đức Thánh Cha... kết liễu gương mù này, rút lại đoạn Sách Giáo Lý này và giảng dạy lời Chúa một cách không thay đổi”.

Người đàn ông bị kết án, Anthony Kirkland, 49 tuổi, là một tay sát thủ liên hoàn đã giết chết tổng cộng 5 người. Y bị kết án chung thân vì giết ba người phụ nữ, và án tử hình vì giết hai thiếu nữ vị thành niên.

Chánh án Dinkelacker nói với đài truyền hình địa phương Fox 19 Now: “Tôi đã tuyên thệ tuân theo luật pháp và tôi sẽ làm điều đó. Làm khác đi là sai về mặt đạo đức, pháp lý, triết học và thần học.”


Source: Catholic Herald Catholic judge issues death penalty to serial killer
 
Đức Hồng Y Donald Wuerl cầu xin sự tha thứ vì “sai lầm trong phán đoán”
Đặng Tự Do
07:36 31/08/2018
Đức Hồng Y Donald Wuerl đã cầu xin sự tha thứ cho những “sai lầm trong phán đoán” của ngài trong bối cảnh báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania cho rằng ngài đã không giải quyết đến nơi đến chốn các cáo buộc lạm dụng tình dục khi còn là giám mục Pittsburgh.

Trong một lá thư gửi đến các linh mục trong tổng giáo phận Washington, Đức Hồng Y Wuerl viết: “Tôi xin anh em, như tôi đã làm tại nhà thờ chính tòa, cầu nguyện cho tôi, tha thứ cho những sai sót của tôi, cho những khuyết điểm của tôi, và xin ghi nhận sự hối tiếc của tôi vì bất kỳ đau khổ nào tôi đã gây ra”.

Tờ Catholic Standard, một tờ báo của tổng giáo phận Washington, đã công bố lá thư của Đức Hồng Y Wuerl hôm thứ Năm 30 tháng 8.

“Tôi yêu cầu anh em hãy nói cho đàn chiên của mình - những người nam nữ và trẻ em - mà chúng ta yêu mến và chăm sóc mục vụ biết rằng tôi nhận ra và chia sẻ nỗi đau của họ”, Đức Hồng Y nói.

“Hãy cho họ biết rằng tôi ước gì có thể quét sạch đi mặc dù điều đó giờ đây không thể thực hiện được. Tôi sẽ sẵn sàng cho đi mọi thứ, như tất cả chúng ta sẽ làm như vậy, để xoay ngược đồng hồ lại sao cho Giáo Hội làm mọi việc đều đúng đắn.”

Những tiết lộ gần đây trong báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania về Đức Hồng Y Wuerl đã khiến nhiều người viết thư thỉnh cầu trực tuyến xin ngài từ chức và có cả các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài các nhà thờ ở Washington DC. Vào ngày 22 tháng 8, Giáo phận Pittsburgh đã ra thông báo xóa tên của Đức Hồng Y Wuerl khỏi một trường trung học Công Giáo. Trường này trước gọi là Cardinal Wuerl North Catholic High School nay chỉ gọi là North Catholic High School.

Đức Hồng Y Wuerl bị nêu tên trong một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania vì khi còn là Giám mục Pittsburgh đã cho phép các linh mục lạm dụng trở lại làm mục vụ.

Thêm vào đó, Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ tuyên bố rằng Đức Hồng Y Wuerl đã biết những cáo buộc về hành vi tình dục sai trái của Tổng Giám mục Theodore McCarrick, là người tiền nhiệm của ngài tại tổng giáo phận Washington.

Người phát ngôn của Đức Hồng Y nói với Catholic News Agency: “Đức Hồng Y Wuerl đã không nhận được tài liệu hoặc thông tin cụ thể nào từ Tòa thánh về hành vi của nguyên Hồng Y McCarrick hay bất kỳ sự cấm đoán nào về cuộc sống và tác vụ của ngài như Tổng Giám mục Viganò đã nói.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc ngài xử lý cuộc khủng hoảng. Đức Hồng Y Wuerl nói trong tuyên bố của mình: “Cuối cùng, chúng ta cần phải bền đỗ trong lời cầu nguyện và lòng trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô. Càng ngày, rõ ràng ngài càng là đối tượng của một cuộc tấn công cường tập. Tại mỗi Thánh lễ, chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài. Khi chúng ta làm như vậy với giọng nói của mình, mong chúng ta cũng có thể làm như vậy với con tim của mình.”

Đức Hồng Y Wuerl xác nhận rằng ngài sẽ cử hành Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật, bất kể các cuộc biểu tình chống đối. “Tôi hy vọng đưa ra một số suy nghĩ về cách chúng ta như là một Giáo hội - tất cả chúng ta giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ - có thể bắt đầu với một đức tin được củng cố trong lời cầu nguyện để phân định bình diện cải tổ đâm rễ nơi tinh thần trách nhiệm và sự minh bạch cho phép Giáo Hội tiến vào một thời kỳ mới”


Source: Catholic Herald Cardinal Wuerl: ‘I ask for forgiveness for my errors in judgment’
 
ĐTGM Chaput: Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nên được hoãn lại, chúng ta không còn đủ uy tín
Đặng Tự Do
18:12 31/08/2018
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nói với một hội nghị thảo luận về “những người trẻ” trong Giáo Hội rằng dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo đang diễn ra hiện nay, ngài đã viết cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu dời lại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên ở Rôma.

“Các giám mục tuyệt đối không còn uy tín” trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sắp tới, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói tại Cardinal’s Forum, là một cuộc gặp gỡ hàng năm của các nhà khoa bảng tham gia trong việc đào tạo các chủng sinh và các khóa học nâng cao cho anh chị em giáo dân hôm 30 tháng 8.

Theo dự trù Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ diễn ra từ 3 đến 28 tháng 10 năm 2018.

Cuộc thảo luận hôm ngày 30 tháng 8 ở Philadelphia đã diễn ra tại Chủng viện St. Charles Borromeo, về chủ đề “Những người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.” Khoảng 300 người đã tham dự sự kiện này.

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nên được dời lại. Ngài nói:

“Tôi đã viết thư cho Đức Thánh Cha và kêu gọi ngài dời lại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sắp tới. Ngay bây giờ, các giám mục tuyệt đối không còn uy tín để đề cập đến chủ đề này”, Đức Tổng Giám Mục nói.

Thay vì một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục đề nghị rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục về các Giám Mục nên được tổ chức để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng hiện nay.

“Tôi đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên bắt đầu lập kế hoạch cho một Thượng Hội Đồng Giám Mục về cuộc sống của các giám mục,” ngài nói tiếp.

Trong một diễn biến khác, tất cả các Giám Mục của Dallas và linh mục đoàn cùng với các đại diện giáo dân cũng đã viết thư cho Đức Thánh Cha yêu cầu triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về giáo sĩ để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng đang làm điêu đứng Giáo Hội.

Trước đó, Đức Cha Philip Egan của Giáo phận Portsmouth, ở miền nam nước Anh, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang làm điêu đứng Giáo Hội.

Bức thư đã được gửi đến Đức Thánh Cha vào ngày 22 tháng Tám, và được công bố trên trang web của Giáo phận Portsmouth. Đức Cha Egan nói rằng đề xuất của ngài nảy sinh bởi những vụ tai tiếng tình dục gần đây ở Mỹ, đặc biệt là sau khi báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố, cũng như các trường hợp khác ở Ái Nhĩ Lan, Chí Lợi và Úc.

“Lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ dường như là một hiện tượng hoàn vũ trong Giáo Hội,” Đức Cha Egan viết trong thư gởi cho Đức Giáo Hoàng. “Là một người Công Giáo và là một Giám mục, những điều được phơi bày này làm tôi đau buồn và cảm thấy nhục nhã.”

Đức Cha Egan nói rằng, bên cạnh những cảm giác này, ngài cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra một “gợi ý mang tính xây dựng” hơn và xin Đức Giáo Hoàng cân nhắc việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về đời sống và công việc mục vụ của hàng giáo sĩ.

Đức Cha Egan đề nghị rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục như vậy có thể được tổ chức sau những “công nghị ở địa phương”, trong đó các Giám Mục tham dự và lắng nghe ý kiến của anh chị em giáo dân. Công nghị ấy được điều hành hoàn toàn bởi các thành viên giáo dân là những người có chuyên môn cụ thể về các vụ lạm dụng tính dục, và những người tham gia vào việc hình thành chính sách bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương khác.

Kết quả của các cuộc họp này có thể được đưa vào tài liệu làm việc chính thức của Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma.

Các chủ đề được đề xuất cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận có thể bao gồm “căn tính linh mục [hoặc] giám mục” và đưa ra các hướng dẫn về “lối sống và những hỗ trợ cho việc tuân giữ luật độc thân”, đề xuất ra các “quy tắc sống cho các linh mục [và] các giám mục” và thiết lập “các hình thức giám sát hàng giáo sĩ”


Source: Life Site - BREAKING: US archbishop calls on Pope Francis to cancel Youth Synod in light of abuse crisis
 
Hội Đồng Giám Mục Úc chính thức bác bỏ yêu cầu vi phạm ấn tín Bí tích Hòa Giải của Ủy Ban Hoàng Gia
Đặng Tự Do
19:15 31/08/2018
Trong một phản ứng chính thức các Giám Mục và bề trên các dòng tu tại Úc cho biết ấn tín Bí tích Hòa Giải giúp trẻ em an toàn hơn.

Các giám mục Công Giáo và các bề trên các dòng tu tại Úc đã đáp ứng 98% các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về những phản ứng của các tổ chức đối với nạn lạm dụng tình dục trẻ em.

“Chúng tôi cam kết bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương trong khi duy trì ấn tín bí tích Hòa Giải. Chúng tôi không thấy những biện pháp bảo vệ trẻ em và ấn tín Bí tích Hòa Giải là xung khắc với nhau,” các vị đã cho biết như trên trong lời mở đầu cho một loạt các khuyến nghị liên quan đến an toàn trẻ em, việc đào tạo các linh mục và những nhân viên mục vụ, việc đào tạo về an toàn trẻ em và ngay cả cả hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ngoài gia đình.

Bản tuyên bố được đưa ra hôm thứ Sáu 31 tháng 8, tức là tám tháng rưỡi sau khi Ủy ban Hoàng gia công bố báo cáo 17 tập về lạm dụng tình dục trẻ em. Báo cáo dựa trên 5 năm điều trần, gần 26,000 email và hơn 42,000 cuộc gọi điện thoại từ những người Úc có liên quan. Vào tháng Hai năm 2017, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Úc đã trải qua ba tuần đưa ra các chứng từ trước ủy ban.

Ủy ban Hoàng gia đề nghị các giám mục tham khảo với Tòa Thánh để làm sáng tỏ liệu “những thông tin nhận được từ một đứa trẻ trong bí tích hòa giải nói rằng chúng đã bị lạm dụng tình dục có nên tiếp tục được bao gồm trong ấn tín Bí tích Hòa Giải hay không” và liệu “một người thú nhận trong bí tích hòa giải là đã gây bạo hành tình dục trẻ em, thì vị linh mục có nên ngưng không ban phép xá giải cho đến khi đương sự ra đầu thú với chính quyền dân sự hay không.”

Ủy ban cũng khuyến cáo rằng việc xưng tội “chỉ nên được tiến hành trong một không gian mở trong tầm nhìn rõ ràng của một người lớn khác.”

Tuyên bố của các Giám Mục và bề trên các dòng tu nói rằng giáo phận sẽ kiểm tra các không gian của các tòa giải tội. Tuy nhiên các ngài lưu ý rằng việc xưng tội của các nhóm trẻ em thường được tiến hành trong một không gian mở và các Tiêu chuẩn Chuyên nghiệp Công Giáo đã được thành lập, phát triển và đã trở thành các quy ước được áp dụng trong các giáo phận trên toàn quốc Úc Đại Lợi.

“Tuy nhiên,” bản tuyên bố nhấn mạnh rằng ấn tín Bí tích Hòa Giải “là bất khả vi phạm đối với cha giải tội”.

“Trẻ em sẽ ít được an toàn hơn nếu các cha giải tội bắt buộc phải báo cáo các lời xưng thú: những kẻ phạm tội và các nạn nhân có thể ít dám nêu lên điều này trong tòa giải tội nếu niềm tin vào ấn tín Bí tích Hòa Giải bị suy yếu; và do đó, chúng ta sẽ mất đi cơ hội để khuyến khích thủ phạm ra đầu thú với các cơ quan dân sự hoặc khích lệ các nạn nhân tìm kiếm sự an toàn.”

“Việc bắt buộc phải báo cáo các lời thú tội cũng sẽ là một sự vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.

Các giám mục và bề trên các dòng tu lưu ý rằng các ngài đã ghi nhận một vài khuyến nghị vào danh sách những điều “sẽ được xem xét thêm,” và khoảng một chục khuyến cáo đề cập đến Tòa Thánh đã được các vị gởi sang Vatican. Vào tháng 10, các nhà lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc và chủ tịch Hội đồng Sự thật, Công lý và Chữa lành đã có cuộc gặp gỡ với các quan chức Vatican để thảo luận về các vấn đề nổi lên từ các cuộc điều tra của ủy ban hoàng gia.

Ví dụ, Ủy ban Hoàng gia cho biết các giám mục nên thúc giục Vatican thay đổi giáo luật để “bí mật Tòa Thánh” – tức là những thông tin xung quanh một cuộc điều tra và tiến trình giáo luật - “không áp dụng cho bất kỳ khía cạnh nào liên quan đến các cáo buộc hoặc tiến trình kỷ luật những lạm dụng đối với trẻ em”. Tuyên bố cho biết các giám mục đã tìm kiếm lời khuyên giáo luật và tham khảo với Tòa Thánh, nhưng lưu ý rằng “bí mật Tòa Thánh” không hề ngăn cản một giám mục hoặc lãnh đạo dòng tu báo cáo các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan dân sự.

Ủy ban Hoàng gia yêu cầu các giám mục thúc giục Vatican loại bỏ “tiêu chuẩn không nhận thức ra” (imputability) của giáo luật khi đối phó với các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Tiêu chuẩn “không nhận thức ra” về cơ bản có nghĩa là mức độ tội lỗi của một người đối với tội phạm có thể được giảm khinh nếu đương sự không biết rằng hành động đó là sai; nếu không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, giáo luật sẽ đề nghị một hình phạt thấp hơn.

Đáp lại lời đề nghị rằng các giám mục đã làm việc với Vatican để sửa đổi giáo luật để loại bỏ thời hạn miễn tố liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, các giám mục nói điều này đã được thực hành ở Úc. Theo các quy tắc ban hành năm 2003, thời hiệu miễn tố là 20 năm sau khi nạn nhân đến tuổi 18; tuy nhiên, luật của Giáo Hội cũng nói rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể loại bỏ giới hạn đó.

Một số khuyến nghị từ Ủy ban Hoàng gia đã xen mình một cách quá đáng vào kỷ cương của Giáo Hội Công Giáo như yêu cầu Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục. Câu trả lời của các Giám Mục và bề trên các dòng lưu ý rằng “Chính Ủy ban Hoàng gia cũng không tìm thấy mối liên hệ nhân quả giữa luật độc thân linh mục và việc lạm dụng tình dục trẻ em. Hơn thế nữa, luật độc thân linh mục tự nguyện là một thực hành lâu đời và tích cực của Giáo Hội ở cả Đông và Tây”

Tháng Ba vừa qua Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận cho Hội Đồng Giám Mục Úc mở một Công Nghị Toàn thể Úc Đại Lợi. Các Giám Mục và bề trên các dòng hy vọng đã đến lúc nhìn vạch ra một hướng đi mới cho Giáo hội tại Úc.


Source: Catholic Herald - Australian bishops reject call to lift Seal of Confession in abuse cases
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện Phải Đến Sẽ Đến
Hà Minh Thảo
20:05 31/08/2018
1./ Di chúc của vua Trần nhân Tông :

« Các người chớ quên. Chính Nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo, vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.

Các việc trên, khiến ta nghĩ đến chuyện khác lớn hơn, tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta. Lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
« Một tấc đất của tiền nhân để lại,cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu ».

2.- Di chúc Mao Trạch Đông :
« Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay… Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho Nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay… Về bề ngoài, chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta ».

I./ ÐỨC CHA MICAE HOÀNG ÐỨC OANH.

A.- Thư ngỏ gởi Chủ tịch nhà nước.

Trong hai ngày 16/06 và 14/07/2018, Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, đã gởi hai lá thư ngỏ cho Trần Đại Quang, Chủ tịch nhà nước, để chỉ trích mạnh mẽ luật mới ‘An ninh mạng’ và dự luật ‘Ðặc khu hành chính và kinh tế’. Ngoài ra, Ðức cha còn kêu gọi chế độ tôn trọng ý nguyện và quyền hợp pháp của công dân, đồng thời, trả tự do cho tất cả những người bị bắt trong thời gian trước đó. Chúng tôi xin nhắc lại các ý chính của Ðức cha.

Với tư cách công dân yêu nước, thấy tình hình đất nước nguy ngập, đặc biệt với luật và dự thảo luật này đều không thích hợp và tác hại quyền lợi Tổ Quốc. Một cái bịt miệng người ta, rồi từ đó có thể tiến hành biết bao điều khác. Cái thứ hai, kinh nghiệm cho thấy Tàu cộng đã bỏ tiền ra, 90% các dự án tại đây để họ trúng thầu. Sau đó, thì họ làm rất giả dối, tốn kém và không có hiệu quả tốt đẹp cho đất nước. Nhìn thấy nguy cơ đó và với lòng yêu nước, Ngài phải lên tiếng.

Ðức cha nghĩ mình rất thành thật, không chống đối ai, kể cả với những anh em cộng sản. Với niềm tin của Ngài, tất cả đều là anh em của nhau, là công dân Việt Nam. Ngài không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và càng không chấp nhận hệ thống điều hành đất nước. Ngài ý thức tất cả mọi điều đều phát xuất từ Điều 4 Hiến pháp, rồi từ đó họ quyết định hết tất cả. Cuối cùng, kinh nghiệm cho thấy bao nhiêu năm trời, họ không giải quyết được gì mà chỉ càng bế tắc thêm.

Khi phóng viên đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) hỏi : « Với dự luật về đặc khu, các lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ không đề cập một chữ nào đến Trung Quốc nhưng tại sao người dân lại chống đối. Vậy Đức cha nhận xét thế nào về yếu tố Trung Quốc trong sự phản đối của dân chúng đối với Luật Đặc khu? ».

Ðức cha đáp : « Không cần phải nói đến từ ‘Trung Quốc’. Quý vị đó phải hiểu rằng với kinh nghiệm của đất nước, với 3 địa điểm làm đặc khu đó, với tình hình Việt Nam đã bị lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa cũng như trong 90% các dự án mà Tàu cộng trúng thầu, chúng tôi nghĩ rằng 3 địa điểm đó rất nguy hiểm cho an ninh, quốc phòng, kinh tế… nên chúng tôi mới chống đối ».

Ðức cha cho biết ‘rất ngạc nhiên’ khi đồng bào nói lên ý kiến mình do thấy nguy cơ mất nước và tương lai Dân tộc, nên họ biểu tình rất ôn hòa. Trong khi đó, lực lượng an ninh thay vì giữ gìn trật tự, phục vụ người dân thì lại đàn áp, đánh đập. Chính vì thế Ngài muốn lên tiếng nói thay cho họ, những người thấp cổ bé miệng để nói với ông Chủ tịch nước, nhưng vì gửi thư bao nhiêu lần không được nên tôi phải gửi thư ngỏ. Ðức cha nói : « Tôi nghĩ đáng lẽ Quốc hội phải giải quyết Luật biểu tình trước để có một khuôn phép cho dân cứ thế mà làm. Hiến pháp thì công nhận [quyền biểu tình], nhưng ra luật thì cứ hoãn miết, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận, biểu đạt ý kiến của dân. Ðồng bào chống lại luật ‘an ninh mạng’ nhằm ngu dân và dự luật ‘đặc khu kinh tế và hành chánh’ nhằm ‘bán đứng đất đai cho Trung Quốc’.

Trong thư ngỏ gởi Chủ tịch nước ngày 16.06.2018, Đức cha lên án một số tuyên bố hung hăng của các viên chức nhà nước và thúc giục họ ăn nói lễ độ để tạo sự hài hòa trong xã hội và tôn trọng quyền hợp pháp của công dân. Bình luận về những cuộc biểu ngày 10.06.2018 và những ngày kế tiếp, Ngài nhận thấy chính phủ đã tấn công dân dã man thay vì lắng nghe họ! Sau đó, hàng loạt người đã bị bắt tại Bình Thuận và những nơi khác!. Ngài yêu cầu ông Chủ tịch nước ra lệnh cho chính quyền các cấp trả tự do cho tất cả những người bị bắt, công bố luật về quyền biểu tình theo quy định của Hiến pháp.

Ðề nghị hủy bỏ Luật Đặc khu mà đảng rêu rao là một chủ trương quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, Đức cha đề xuất : « Trong thời hiện đại ngày nay, có rất nhiều cách :
- Thứ nhất, bỏ Điều 4 Hiến pháp.
- Thứ hai, bỏ cái đuôi ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Bởi vì như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘Đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết XHCN đi tới đâu, thành hình thế nào?’, mà bây giờ mình mông lung như vậy.
- Thứ ba, quyền tư hữu đã bị tước đoạt thì phải trả lại quyền tư hữu.
Tất cả mọi điều xảy ra khốn đốn cho dân tộc Việt Nam từ trước tới nay, dưới chế độ Cộng sản, là phát xuất từ 3 điểm đó.

Trong một video đăng trên Internet, Đức cha công khai khiển trách các linh mục là thành viên Quốc hội (có người gắn cho tên ‘đảng hội’). Tất cả những người này được tường thuật đã biểu quyết ủng hộ luật an ninh mạng vào ngày 12.06.2018. Ðức cha nói : « Các linh mục đó phản bội đức tin của họ và phản bội đất nước chúng ta, vì tiền và thế giá mà người ta ban cho họ ».

B.- Ðức Giám mục đáng kính.

Trước khi chấm dứt cuộc phỏng vấn ngày 20.07.2018, ký giả Nguyễn Tuấn, RFA (đài Á châu Tự do) đặt câu hỏi với Ðức cha : « Đức Giám Mục có được sự chia sẻ nào của những người thân quen khi gióng lên hồi chuông cảnh báo ‘Đất nước lâm nguy’ như trong thư gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang hay không, thưa Đức Giám Mục? ». Ngài đáp : « Tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại, cũng như tin nhắn và đọc trên các bài bình luận của các chuyên gia. Mọi người chia sẻ khi đọc bức thư của tôi thì tuyệt đa số là khích lệ tôi và đồng ý với tôi là nhận xét rằng tôi nói rất đúng và hoàn toàn có cơ sở ». Ðó là Sự Thật mà chúng tôi rất đồng ý và cám ơn.

Ðức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh sinh năm 1938 tại Hà Nội. Từ khi còn là chủng sinh tại Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, thày đã có thành tích học tập xuất sắc nên được tuyển chọn theo học Triết học và Thần học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô Đà Lạt. Sau khi chịu chức linh mục tại Sài Gòn năm 1968, cha nhận ‘bài sai’ về làm phó xứ ở Pleiku và là Hiệu trưởng Trường tư thục Minh Đức. Sau đó, cha lần lượt giữ các chức vụ Giáo sư Tiểu chủng viện Thừa sai Kon Tum, Tổng đại diện Giáo phận Kon Tum và được tấn phong Giám mục Kon Tum ngày 28.08.2003. Ngài là một trong những lãnh đạo Công Giáo có tầm ảnh hưởng vì đã mạnh mẽ lên tiếng trước những vấn đề xã hội quan trọng, liên quan đến vận mệnh đất nước và quyền lợi của người dân.

Trong thư gởi Thầy, Cô giáo Giáo phận Kon Tum nhân Ngày Nhà Giáo 2010, Ðức cha viết : ‘Nhà Nước Việt Nam đã và đang độc quyền giáo dục trên toàn quốc từ sau 1975. Từ đường lối, chương trình, giáo khoa cho đến đào tạo và quản lý đều nằm gọn trong tay nhà nước theo xã hội chủ nghĩa vô thần duy vật. Mọi tôn giáo, mọi tổ chức tư nhân bị gạt ra ngoài. Tất cả các cơ sở đào tạo và giáo dục của các Giáo hội cũng như của các tổ chức tư nhân đều bị quốc hữu hóa!’. Đấy là những thực tế đau thương đã dẫn tới tình trạng phá sản trong nền giáo dục Việt Nam từ hơn ba thập niên qua.

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh có kể : « Một lần Ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò: ‘Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!’.
Ngài đáp ngay: ‘Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa’. Họ ngạc nhiên hỏi Đức cha : ‘Sao vậy?’ Ngài cười: ‘Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?’.

Rồi Ngài nói với các ông ấy: ‘Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?’

Ngài lý luận sắc bén: ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá Cờ Vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?’

‘Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?’

Đức cha tâm sự, nghe rất xúc động: ‘Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học dưới lá Cờ Vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi’. Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: ‘Thôi ông cứ đi…’ ».

II./ TƯƠNG LAI GẦN ÐẦY BẠO LỰC ?

Trong những ngày gần đây, xuất hiện từ Quốc dân Ðồng bào những lời kêu mời biểu tình chống Tàu cộng và phản đối luật ‘An ninh mạng’ và dự luật ‘Ðặc khu hành chánh và kinh tế’ ngày 02.09.2018.

Trong cuộc họp Ủy ban nhân dân Hà Nội ngày 27.08.2018, chủ tịch Nguyễn Đức Chung phán : « Công an cần chủ động nắm tình hình, quản lý tốt đối tượng, có giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, hành vi quá khích trên địa bàn thành phố trong dịp cao điểm này. »

Trong khi đồng bào mời nhau tham gia biểu tình, một hành động được ghi trong Hiến pháp nơi Ðiều 25 quy định ‘người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình, nhưng 'việc thực hiện những quyền này do pháp luật quy định' là mâu thuẫn. Phải chăng vì sợ Quốc hội bị phê phán là chỉ lo lãnh tiền lương mà không khả năng để làm luật biểu tình. Kể cả ông Dương Trung Quốc ồn ào nói nhiều nhưng cũng chẳng làm có kết quả bao nhiêu vì tất cả thành viên Ðảng hội đều được chọn vào theo cơ cấu. Nghe đâu ông cũng chỉ là chỉ điểm cho công an mà thôi. Tại sao các công dân Nguyễn Quang A, Ðặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Quốc Quân, Võ An Ðôn,… đều bị bác đơn ứng cử ?

A.- Học thuyết Xã hội Công Giáo.

Đức Giêsu và quyền hành chính trị. Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công Giáo:

« Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công (số 379*).

* Đây là những số trong ‘Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo.

Những vấn đề này thuộc về luân lý Kitô giáo, được bàn trong sách Giáo lý Công Giáo số 2234-2243.

B.- Nền tảng của quyền bính chính trị

1/ Giáo hội phải đương đầu với nhiều quan niệm về quyền bính, và luôn bảo vệ khuôn mẫu quyền bính dựa trên bản tính xã hội của các nhân vị (số 393*).

Bản tính của quyền bính:
- xã hội không thể đứng vững nếu không có một người chỉ huy để điều động các phần tử phục vụ công ích;
- vì thế tất cả mọi cộng đồng của con người đều cần đến một quyền bính điều hành.
- quyền bính cũng như xã hội đều bắt nguồn từ bản chất của con người (nature), có nghĩa là từ chính Thiên Chúa.

Bởi vậy quyền bính chính trị (autorité politique gọi tắt: chính quyền) là điều cần thiết vì những nhiệm vụ được trao phó (GLCG, Giáo lý Công Giáo số 1897).

2/ Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm nếp sống yên ổn trật tự của cộng đồng, nhưng không phải thay thế các cá nhân hay đoàn thể cho bằng hướng họ về công ích (số 394*).

Chính quyền phải phục vụ sự thăng tiến toàn diện của con người, thi hành chức năng trong khuôn khổ của trật tự luân lý, phù hợp với một trật tự pháp lý đã được quy định hợp pháp. Trong điều kiện như vậy, các công dân có bổn phận lương tâm phải tuân hành.

3/ Chủ thể của chính quyền là nhân dân xét theo toàn thể: họ là kẻ nắm giữ chủ quyền (số 395*).
- Nhân dân chuyển giao việc thi hành chủ quyền cho những người mà họ lựa chọn làm đại biểu, và nhân dân giữ quyền kiểm soát.
- Chủ nghĩa dân chủ, nhờ có những cơ chế kiểm soát, cho phép đảm bảo việc thực thi chủ quyền.
- Tuy nhiên, chỉ nguyên sự đồng lòng của nhân dân chưa đủ để coi việc hành sử chính quyền là công bình.

B.- Quyền bính như là sức mạnh luân lý

1/ Quyền bính cần được hướng dẫn bởi luật luân lý (số 396*)
- Quyền bính được uy tín khi thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý. Trật tự luân lý dựa trên Thiên Chúa là nguyên uỷ và cứu cánh.
- Không thể nào quan nhiệm quyền bính như là một sức mạnh thuần tuý xã hội và lịch sử. Nếu khước từ trật tự luân lý, thì không thể nào quy tụ được các phần tử, để thuyết phục họ nhất trí chấp nhận một quan điểm công lý.
- Trật tự luân lý cần dựa trên Thiên Chúa; nếu tách rời khỏi Thiên Chúa thì nó sẽ tan rã. Nhờ dựa trên trật tự luân lý mà quyền bính lấy sức mạnh truyền khiến bó buộc.

2/ Quyền bính cần phải nhìn nhận, tôn trọng và cổ động các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu (số 397*).

Các giá trị luân lý nằm ngay trong bản tính của con người, diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người, và là những yếu tố của một luật luân lý khách quan được khắc trong tâm khảm của mỗi người[10]. Những giá trị này không dựa theo ý kiến của đa số, và không có thể thay đổi do một cuộc trưng cầu ý kiến. Các luật pháp của quốc gia cần phải quy chiếu về các giá trị luân lý.

3/ Chính quyền phải ban hành những luật công bằng, nghĩa là phù hợp với phẩm giá nhân vị và với những đòi hỏi của lý trí ngay thẳng (số 398*).
Chỉ khi nào phù hợp với lý trí ngay thẳng và với luật vĩnh cử thì luật pháp mới xứng đáng với danh nghĩa của nó. Nếu không, nó trở thành luật bất chính (bất nhân) và là hành động bạo lực.

- Ai khước từ tuân phục quyền bính hành động theo trật tự luân lý thì sẽ làm trái ngược với trật tự do Thiên Chúa thiết lập (Rm 13,2). Một cách tương tự như vậy, quyền bính nào không quan tâm đến việc thực hiện công ích thì làm mất mục tiêu của mình và mất thế lực.

C.- Quyền phản đối theo lương tâm

Lương tâm không bắt buộc phải tuân giữ những quy định của chính quyền nếu chúng trái nghịch với những đòi hỏi luân lý (số 399*).
Sự phản đối theo lương tâm không chỉ là một bổn phận luân lý nhưng còn là một quyền lợi cản bản của con người. Quyền này phải được luật quốc gia bảo vệ.

D. Quyền chống đối

1/ Luân lý cho phép chống đối quyền bính trong trường hợp họ vi phạm các nguyên tắc của luật tự nhiên một cách trầm trọng và liên tục (số 400*). Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “người ta chỉ buộc phải vâng lời trong mức độ do trật tự công lý đòi hỏi” (Summa Theologiae II-II, q.104, a.6). Do đó, nền tảng của quyền chống đối là luật tự nhiên.

2/ Giáo huấn Xã hội Công Giáo đã vạch ra những tiêu chuẩn của việc thi hành quyền chống đối (số 401*). Những điều kiện biện minh cho việc sử dụng vũ trang là:
a) có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;
b) đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;
c) sự chống đối sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;
d) có hy vọng thành công với những lý do có cơ sở;
e) không thể tiên liệu hợp lý được những giải pháp nào tốt hơn” (GLCG số 2243).
Xét vì những nguy hiểm của việc chống đối bằng vũ lực, khuyên nên sử dụng đường lối “chống đối thụ động” bởi vì phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và không kém hứa hẹn thành công.

III. VẤN ÐỀ THỜI SỰ CỦA CHÚNG TA.

A.- Do hiểu biết và giảng dạy khác nhau về cái gọi là ‘làm chính trị’, tín hữu Ðức Kitô, giáo sĩ lẫn giáo dân, vẫn tranh cải và chê nhau có thể cho đến khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tan biến trong Giáo hội nhà nước Tàu, tự do gia nhập Hội đồng Giám mục độc lập với Ðức Thánh Cha.

Mọi thành phần Giáo hội, Giáo sĩ và Giáo dân, đều phải tham gia vào chiều kích trần thế của Giáo hội. Ðó là điều chắc chắn, nhưng có nhiều cách thế khác nhau. Đặc biệt sự tham dự của người giáo dân có một hình thái thực hiện và chức vụ ‘riêng rẽ và đặc biệt’ theo như Công đồng Vatican II phân tích và được gọi đó là ‘tính cách trần thế’ cùng quả quyết: ‘Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân’ và ‘chính đó là nơi họ được mời gọi’ (Ánh Sáng Muôn Dân, số 31).

Tính cách trần thế là ở giữa trần thế, sống với đời sống của trần thế và sống cho trần thế, nghĩa là không phải sống bị lôi cuốn theo các chiều hướng xấu của trần thế, trái lại, để cải hóa trần thế theo tinh thần Ðức Kitô, như Ngài đã căn dặn: ‘Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng của thế gian’ (Mt 5: 16).

Do đó, Giáo luật có những điều đặc biệt dành cho các Giáo sĩ :

- Điều 285: (1) Các giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.
(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc giáo sĩ.
(3) Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự.
(4) Nếu không được phép của Bản Quyền riêng, giáo sĩ không được nhận làm Quản Lý những tài sản thuộc các giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải kế toán sổ sách; cũng không được làm bảo chứng cho dù dựa vào tài sản riêng của mình nếu không tham khảo ý kiến của Bản Quyền riêng; phải tránh không nên cam kết những khế ước bảo lãnh trả một món nợ mà không định rõ căn nguyên.

Điều 287: (1) Các giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.
(2) Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.

B.- Kitô hữu có nên tham gia biểu tình công khai không?

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời cho chúng ta : « Phải nói rằng các Kitô hữu nên ra đường phố thường hơn trước, và không phải chỉ những gì liên quan đến họ bị đe dọa. Bất cứ khi nào những kẻ có thế lực đàn áp công lý, các Kitô hữu phải đứng hàng đầu trong số những người phản đối ».
Đức Thánh Cha thêm, đặc biệt cho giới trẻ : « Thanh niên hãy biểu tình trên các ngã đường..... Xin đừng đẩy việc đó cho những người khác, mà thanh niên cần trở thành những người chủ lực tạo ra sự thay đổi, các bạn là những người nắm giữ tương lai !"
« Các Kitô hữu cần biểu tình (cùng với những người khác) để chống lại thái độ thù nghịch và bạo lực, những điều kiện làm việc xuống cấp, nạn xén bớt tiền lương chính đáng, hủy hoại môi trường sống, áp bức nhóm thiểu số ».

« Thông thường, các Kitô hữu muốn trở thành những công dân tốt trong xã hội, do đó, họ ít có kỹ thuật phản đối ở nơi công cộng so với các nhóm chính trị cánh tả. Các Kitô hữu cần học hỏi về điều đó, để có thể tạo nên ý thức chính trị; họ cũng phải ra đường phố để tranh đấu cho sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên ».

« Vì Kitô giáo trên toàn thế giới là tôn giáo chịu bị bách hại nhiều nhất, nên các Kitô hữu cũng phải đấu tranh cho quyền lợi của những Kitô hữu gặp bất lợi và bị áp bức, ví dụ đòi giữ ngày Chúa Nhật như là ngày nghỉ, và chống lại nạn phỉ báng Hội Thánh ».
--- Trích văn kiện DOCAT (Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo)
Giáo hoàng Phanxico 2013. ---

C.- Con người có Lý trí và sự Tự do.

Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công Giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.

Ước mong, với Lý trí, chúng ta tìm hiểu lý do và ý nghĩa của các cuộc biểu tình vì sự tồn vong của Tổ Quốc và Dân Tộc. Với Tự do, chúng ta quyết định có tham gia biểu tình hay để đồng bào yêu nước bị bạo lực đánh đập và tiêu diệt.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Phỏng vấn nhạc sĩ Giang Ân
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
17:49 31/08/2018
Năm ấy khi còn là một cô bé Thỉnh Sinh tôi yêu lắm bài hát Bao La Tình Chúa. Lúc nào cũng lẩm nhẩm hát hò để cảm nhận một mình tình Chúa dành cho tôi. Sơ ca trưởng giới thiệu tác giả bài hát này là một tu sĩ.

Hành trình cho đến hôm nay gần 30 năm, tôi bắt gặp một Giang Ân xuất thân từ một tu sĩ trở thành người nghệ sĩ của Chúa với nghiệp sáng tác Thánh ca.

Nhân dịp anh vừa in Tuyển tập Thánh Ca Bao La Tình Chúa, VietCatholic có dịp trao đổi với nhạc sĩ Giang Ân về những sáng tác của anh.

Sr. Minh Du: Xin kính chào nhạc sĩ Giang Ân, Anh có thể giới thiệu về mình đôi chút để khán giả VietCatholic có dịp được làm quen với anh.

NS. Giang Ân: Kính chào Sr. Minh Du và toàn thể quý vị độc giả VietCatholic. Giang Ân sinh ra và lớn lên nơi một vùng quê nghèo, thuộc một xã cuối tỉnh Đồng Nai. Giang Ân mồ côi cha từ bé. Tuổi thơ của Giang Ân rơi vào những năm tháng đất nước chiến tranh loạn lạc.. và có nhiều thay đổi, vì vậy mà những năm tháng tuổi thơ của Giang Ân rất cơ cực, hàng ngày cứ vào trong rừng để kiếm cái ăn, mò cua bắt ốc, hái rau rừng quả rừng..;

Sr. Minh Du: Xin nhạc sĩ Giang Ân cho độc giả biết anh sáng tác từ khi nào và đâu là cơ duyên đưa anh đến với Thánh ca?

NS. Giang Ân: Thú vui của Giang Ân hồi ấy là cứ đi lang thang theo những con suối ngoằn ngoèo chạy sâu trong rừng, ngắm đá ngắm hoa, ngắm cây ngắm cảnh… Và miệng thì cứ hát nghêu ngao những ca khúc “tự bịa” chẳng có đầu có đuôi, và cứ hát xong là quên luôn…! Bây giờ nhìn lại mới thấy rằng, đó chính là những bước đầu tiên mà Thiên Chúa chuẩn bị cho Giang Ân đi vào con đường sáng tác sau này... lạ thật!

Năm 18 tuổi Giang Ân đi vào Đệ Tử Viện của một Dòng chiêm niệm. Chính những năm tháng ở nơi đây, trong một bầu khí chiêm niệm và linh thánh mà Giang Ân bén duyên với Thánh ca.

Khi ở Đệ Tử Viện, Giang Ân đã được cha bề trên mà sau này được bầu làm Viện Phụ Đan viện, ngài cũng là một nhạc sỹ lấy bút danh là Tùng Ngân, đã dạy cho Giang Ân những nốt nhạc đầu tiên trong cuộc đời. Có thể nói, ngài chính là người đã truyền cho Giang Ân cảm hứng để đến với Thánh ca sau này. Rất buồn là ngài đã qua đời vì căn bệnh tiểu đường.

Sr. Minh Du: Bài đầu tay của anh là bài gì và cảm hứng ra sao thưa anh?

NS. Giang Ân: Trong trí nhớ của Giang Ân, bài Thánh ca đầu tiên mà Giang Ân viết chính là bài Bao La Tình Chúa, một bài hát mà cho đến hôm nay được nhiều người biết đến và mến yêu.

Hoàn cảnh ra đời của ca khúc này cũng rất là dễ thương và ngẫu hứng. Đó là trong một dịp Giang Ân đi tĩnh tâm ở Đan Viện Thiên Phước ở Vũng Tàu, để chuẩn bị tiên khấn. Chính trong khung cảnh đan viện, có núi có biển, có gió có mây, có những lời mời gọi thánh hiến mãnh liệt nhất mà tác phẩm Bao La Tình Chúa ra đời. Và đặc biệt là bài hát đã được hát trong chính lễ khấn lần đầu của Giang Ân năm 1998, thật là một niềm hạnh phúc vô bờ.

Sau này, bài hát có được cơ duyên đến với công chúng và được đón nhận một cách nồng nhiệt, cũng là nhờ Lm nhạc sỹ Ân Đức, ngài đã đưa bài hát vào CD đầu tiên của ngài có tên là: Tình Ca Mùa Dâng Hiến. Và từ đó mọi người biết đến Bao La Tình Chúa nhiều hơn.

Sr. Minh Du: Như vậy nhạc sĩ Gaing Ân là tu sĩ khá lâu trước khi làm nhạc sĩ phải không ạ?

NS. Giang Ân: Sau khoảng 15 năm sống đời thánh hiến, trải qua bao thăng trầm, trắc trở… Giang Ân nhận ra con đường mình phải đi là một con đường dâng hiến khác, con đường nên thánh và hoàn thành sứ mạng đời mình trong chiều kích hôn nhân gia đình. Một quyết định đầy khó khăn, và có thể nói là rất đau khổ đối với Giang Ân trong thời điểm đó. Nhưng… hôm nay, sau 20 năm nhìn lại, mới nhận thấy rằng sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa và tất cả là một hồng ân.

Sr. Minh Du: “Anh sống đời sống đôi bạn nhưng lại có một bộ sưu tập các bài thánh hiến” có lẽ đó là nhận xét của nhiều người về những bài thánh hiến của Giang Ân, nhưng hôm nay khi nghe nhạc sĩ chia sẻ về đời sống tu sĩ thì độc giả hiểu hơn về cảm hứng các bài Thánh ca của anh?

NS. Giang Ân: Có thể chính vì sự thôi thúc thánh hiến chưa bao giờ ngừng nghỉ trong dòng máu Giang Ân, cho nên dù không còn ở trong môi trường nhà dòng, nhưng Giang Ân vẫn có nhiều cảm xúc về dâng hiến, vậy nên những khúc ca về thánh hiến cứ “tự nhiên ra đời” như “Một Lần Con Đoan Hứa”, hay “Chúa Là Tất Cả Đời Con”, và Con “Thuộc Về” Chúa…vv Nói đùa một chút, đã có nhiều ca trưởng nói với Giang Ân: hình như trong các ca khúc của anh đều có “mùi” dâng hiến…! Điều này hoàn toàn đúng, vì Giang Ân đã có những năm tháng “ngụp lặn, nhấn chìm” trong đời sống tu trì, gần như là một sự trải nghiệm mà Thiên Chúa muốn Giang Ân phải kinh qua, và bây giờ là kính múc nó trở thành những khúc ca tận hiến.

Sr. Minh Du: Sau khi cho ra đời các CD và một quyển sách thánh ca mới ra lò còn nóng hổi, anh có cảm nghiệm gì khi nhìn lại những đứa con tinh thần này?

NS. Giang Ân: Và sau 20 năm viết Thánh ca, đến hôm nay Giang Ân đã hoàn thành được tám Album Thánh ca và tuần rồi, Giang Ân đã phát hành Tuyển tập Thánh Ca Bao La Tình Chúa, với tất cả các chủ đề trong năm phụng vụ. Nhìn lại, chỉ thấy rằng, bàn tay Chúa đã dìu dắt và nâng đỡ Giang Ân rất nhiều. Chứ bản thân Giang Ân chỉ là một cây viết chì nhỏ bé được Thiên Chúa sử dụng để làm công việc mà Ngài muốn.

Sr. Minh Du: Văn, thơ, truyện.. là những sáng tác có nhuận bút. Thánh ca thì thế nào ạ ? Anh còn trách nhiệm với một gia đình nhỏ nữa?

NS. Giang Ân: Có người đã hỏi Giang Ân rằng, thế nhạc sỹ làm Thánh ca và viết Thánh ca có đủ sống không..? Xin thưa, viết Thánh ca thì không sống nổi. Nhưng Thiên Chúa thì quảng đại hơn chúng ta rất nhiều. Vì thế mà gần như tất cả các nhạc sỹ Công Giáo đều có một quan niệm rằng, “sống để viết Thánh ca chứ không phải viết Thánh ca để sống”. Và đó còn là một sứ mạng, một ơn gọi, một nén bạc Chúa trao mà mỗi nhạc sỹ Công Giáo phải hoàn thành trong cuộc đời mình.

Tâm tình như thế để mọi người có thể hiểu được rằng, đối với người nhạc sỹ Công Giáo, nếu không phải là một linh mục, tu sĩ, mà chỉ là một giáo dân thì việc viết thánh ca là một nỗ lực, một sự hy sinh không hề nhỏ giữa một cuộc sống bôn ba vất vả.

Sr. Minh Du: Động lực to lớn nào đã giúp anh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để duy trì sáng tác Thánh ca ạ?

NS. Giang Ân: Đối với Giang Ân, việc duy trì viết Thánh ca luôn được sự đồng cảm khích lệ từ cộng đồng dân Chúa, từ người thân, bạn bè và đặc biệt là từ gia đình thân yêu bé nhỏ của Giang Ân. Và đó cũng chính là một động lực lớn lao giúp Giang Ân vượt qua những khó khăn cuộc sống để trung thành với sứ mạng đời mình.

Sr. Minh Du: Vậy công việc chính để dìu dắt gia đình của nhạc sĩ là…

NS. Giang Ân: Chia sẻ một chút với mọi người, công việc hiện tại của Giang Ân là một thầy giáo dạy nhạc cho một trường phổ thông, lương vừa đủ sống. Bên cạnh đó, Giang Ân cũng dành thời gian để giúp một ca đoàn của các em công nhân di dân, ở TP Mới Bình Dương. Thỉnh thoảng được sự chỉ đạo của cha xứ, dạy thêm giáo lý hôn nhân, tân tòng cho những trường hợp “đặc biệt” khẩn cấp..! Thực ra thì cũng phải “trả nợ” 3 năm triết học và 3 năm thần học mà ngày xưa nhà Dòng đã cho đi học ở Học Viện Đa Minh…!

Sr. Minh Du: Xin cám ơn nhạc sĩ Giang Ân đã trải lòng cho độc giả VietCatholic về cuộc sống chứng tá, về những giai đoạn sáng tác và những tâm tình khi sáng tác thánh ca.

Kính chúc nhạc sĩ có thêm nhiều bài Thánh ca cho mọi người cùng tán tạ, ngợi khen và tri ân Thiên Chúa.

NS. Giang Ân: Với một lời cảm ơn chân thành gởi đến tất cả các tín hữu xa gần, đã ưu ái dành cho dòng nhạc Giang Ân những tình cảm thiết tha, chân tình. Xin tiếp tục cầu nguyện cho Giang Ân luôn biết hoàn thành vai trò của một nhạc sỹ Thánh ca, và vai trò của một người chồng, người cha của 2 đứa con trai bé nhỏ. Mong rằng sẽ luôn có những bài Thánh ca chan chứa tình Chúa thấm đượm tình người, đưa người tín hữu đến gần với Chúa hơn qua tâm tình cầu nguyện với Thánh ca.

Xin Thiên Chúa luôn yêu thương chúc lành Sơ, cho VietCatholic và cho tất cả chúng ta.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nguyện Đường
Tấn Đạt
07:41 31/08/2018
NGUYỆN ĐƯỜNG
Ảnh của Tấn Đạt
Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện.
(Mt 21,130)