Ngày 09-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:08 09/08/2009
TO NHỎ CỦA TÂM HỒN

N2T


Mây nói:

- “Tôi có toàn bộ bầu trời để cho tôi lang thang”.

Chim nói:

- “Tôi có toàn bộ núi non, để cho tôi bay lượn”.

Chúng nó cùng mở miệng cười nhạo hoa sen chỉ có một nhúm đất sét dưới chân để đứng được mà thôi, thế là sen rầu rĩ ủ ê, không ngớt oán than.

Đấng tạo hóa thấy vậy an ủi nó:

- “Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non, chim sẻ mà thu vào trong lòng con?”

- “Lòng của con thu được rất nhiều thứ đó sao?”


- “Thằng bé ngốc”- Đấng tạo hóa cười nói tiếp: “Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. To lớn thì có thể chứa đựng cả trời đất vạn vật trong đó, và cũng có thể nhỏ đến nổi ngay cả cái kim len vào cũng không được!”

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.

Lòng mẹ rộng lớn bao la, đó là điều tự nhiên ai cũng biết, nhưng rộng lớn bao la này thì chỉ đối với con cái của họ mà thôi, còn đối với những đứa trẻ không phải là con họ, họ có bao la như biển Thái Bình không?

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình là lẽ tự nhiên trong trời đất, nhưng nếu nói mỗi người chúng ta có một tấm lòng bao la như biển Thái Bình, thì e rằng có người cười chết.

Vậy mà có người có tấm lòng bao la hơn cả biển Thái Bình, cao hơn trời, ngút ngàn cả vũ trụ: đó là Đức Ki-tô.

Nếu chúng ta có tâm hồn yêu thương dung thứ bao la của Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ không còn oán trách, phân bì anh chị em của mình.

Nếu chúng ta có tâm hồn quảng đại khiêm tốn bao la của Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ đem tất cả cái hay, cái dở của mọi người cất giấu trong tâm hồn và dâng lên cho Thiên Chúa.

Tâm hồn có thể rất to lớn và có thể nhỏ bé tí, tất cả đều tùy thuộc vào chúng ta có yêu mến Thiên Chúa nhiều hay ít mà thôi.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 09/08/2009
N2T


20. Khiêm tốn cách chân thành tức là không tự khoe là thông minh, và cũng không giả bộ hồ đồ.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 09/08/2009
N2T


192. Tất cả những từng trải trong cuộc sống như: hung kiết thiện ác, hoan lạc ưu sầu, buồn, vui, xa, hợp, đều khiến cho con người ta càng già giặn chín chắn, đem tính cách của con người rèn luyện thì càng được thu góp thêm bên trong.

 
Năm linh mục: Người chăn nuôi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:43 09/08/2009
NGƯỜI CHĂN NUÔI

Yêu đàn chiên hoàn toàn không có nghĩa là tỏ ra trong ngày nghỉ cho chúng nó ăn kem cốc.

Điều này tỏ rõ chúng ta thấy lúc nào cũng phải chuẩn bị vì đàn chiên mà hy sinh danh dự, thậm chí hy sinh đến cả tính mạng của mình. Bày tỏ chúng ta đem chính mình hoàn toàn trao cho đàn chiên, tuyệt đối không phải hệ tại luật lệ nào đó hoặc che chắn bịt miệng để chạy trốn, bởi vì đó chính là sự kháng cự hoặc chống lại cách chân chính vì cộng đoàn mà giáo phó bản thân mình.

Đàn chiên -rất nhanh- thì có thể biết được ý người nào thực sự quan tâm đến họ cách sâu sắc: đó là sự rộng mở, lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe... Mục tử nhân lành phải luôn đón tiếp và rộng mở, bởi vì họ quan tâm đến đàn chiên của họ, và tự nguyện vì đàn chiên mà bị tổn hại đến mình.

Đàn chiên có thể phân biệt được người mục tử chân chính quan tâm đến họ, và người mục tử khi gặp khốn khó thì tháo chạy bỏ mặc họ. Khi người cha tình nguyện tử bỏ việc được thăng cấp, thì ông ta cũng không muốn bớt đi thời gian chăm sóc gia đình của họ, con cái có thể nhìn thấy sự hy sinh của bố mẹ dành cho chúng nó.

Con người ta rất dễ dàng cảm nhận được người mục tử là người quan tâm đến toàn thể cộng đoàn, mà không chỉ là quan tâm đến một hai đoàn viên, mà trong đó họ cảm thấy có “thú vị”.

Có một vài thầy cô giáo chỉ quan tâm đặc biệt đến một hai học sinh đặc biệt thông minh: họ không năng động đối xử với những học sinh khiêm tốn nhỏ bé, những học sinh khiếm khuyết, những học sinh bị tổn thương, những học sinh bị thất lợi, mà trên thực tế những học sinh này rất cần được họ quan tâm, và đáng được chiếu cố.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

dịch từ tiếng Hoa

------------------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 19 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
15:39 09/08/2009
Thứ Hai sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 17,22-2

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tin thờ Chúa đang ngự thật trong phép Thánh Thể. Qua bí tính Thánh Thể, Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin ca ngợi tình thương vô bờ bến của Chúa. Xin giúp chúng con biết vì Chúa để sống yêu thương mọi người, và luôn chu toàn với bổn phận hằng ngày của mình trong tính yêu với Chúa và mọi người.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là hạt lúa đã gieo vào trần gian. Chúa gieo yêu thương. Chúa gieo hạnh phúc. Chúa đã làm cho hoa yêu thương và hạnh phúc đến với mọi người qua đời sống tận hiến hy sinh của Chúa. Xin dạy chúng con biết yêu thương anh em như chính Chúa đã nêu gương cho chúng con. Xin tha thứ vì những lần chúng con vì lười biếng mà bỏ bê bổn phận, vì thiếu trách nhiệm mà gây nên những khổ đau cho cha mẹ và ông bà. Xin tha thứ vì những lần chúng con gieo vãi hận thù, ghen tương, đố kỵ bởi đời sống ích kỷ tầm thường của chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị Nước Trời trong những bổn phận hằng ngày và trong những nghĩa cử yêu thương nhỏ bé của chúng con dành cho tha nhân, vì chưng “nên thánh là chu toàn bổn phận”. Amen.

Thứ ba sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 18,1-5.10.12-14

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa luôn yêu thích tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn dạy chúng con phải sống như trẻ thơ mới vào được Nước Trời. Xin cho các thiếu nhi luôn biết gìn giữ nét đẹp của tuổi thơ là sự trong trắng, hiền hoà. Xin đừng để tâm hồn các thiếu nhi bị hoen ố bởi những tư tưởng xấu làm mất vẻ đẹp thiên thần nơi tuổi thơ giáo xứ chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, với tình yêu của người cha đầy lòng nhân ái, Chúa đã từng nâng niu và chúc phúc cho tuổi thơ. Chúa vỗ về tuổi thơ. Chúa cầu mong cho tuổi thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Xin Chúa hãy nhìn đến những tuổi thơ đang bị đánh cắp. Những trẻ thơ bị cha mẹ bỏ rơi đang phải sống vật lộn từng ngày với mưa nắng khắc nghiệt trong đời. Những trẻ thơ lem luốt lầm than vì sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ. Những trẻ thơ đang sống trong lo sợ từng ngày vì sự bạo hành của gia đình và xã hội. Xin cho các trẻ thơ đó được sống an vui trong tình thương với đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ. Xin cho các bạn tuổi thơ luôn tìm được sự hồn nhiên vui tươi trong lứa tuổi của mình.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con nên như trẻ thơ để chúng con biết tin tưởng và phó thác trong bàn tay quan phòng của Chúa là Cha. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 18,15-20

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là nguồn sức sống của chúng con. Thánh Thể Chúa là bánh bởi trời dưỡng nuôi chúng con trên đường về đất hứa. Xin Chúa hãy ướp hồn chúng con bằng ơn thánh của Chúa. Xin cho tình yêu của Chúa được lớn lên còn cái tôi ích kỷ tầm thường của chúng con nhỏ bé lại. Xin cho chúng con biết sống bao dung và nhân ái với nhau như Chúa vẫn hằng khoan dung với chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dẫu biết rằng “nhân vô thập toàn”. Thế nhưng chúng con lại khó nhìn nhận sự yếu đuối của mình để đón nhận lời sửa dạy của cha mẹ và bạn hữu. Chúng con thường quá đề cao cái tôi khiến chúng con không thể nhìn thấy “cái đà trong mắt mình”. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường. Sự dịu hiền để chúng con cảm thông và đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ. Sự khiêm nhường để chúng con khiêm tốn đón nhận lời khuyên, lời dạy dỗ của mọi người.

Lạy Chúa, người xưa thường nói rằng: “cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Xin cho chúng con luôn sống tâm tình đơn sơ ngoan hiền để chúng con được lớn lên trong lời khuyên của cha và lời dạy của mẹ. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 18,21-19,1

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con được nuôi dưỡng bởi chính sức sống của Chúa. Xin cho chúng con biết sống như Chúa: yêu thương và vị tha. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa: nhân ái và từ bi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, cho thánh Phêrô, và Chúa cũng đã từng tha thứ cho bao kẻ xúc phạm đến Chúa. Trên cây thập giá, Chúa đã cầu nguyện cho họ: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Chúa cũng đã từng tha thứ cho chúng con. Thế nhưng, Chúa ơi! Sao chúng con lại quá khó khăn khi phải tha thứ. Chúng con dễ kết án nhưng lại rất khó bao dung. Chúng con dễ gây thù hận nhưng lại khó khi làm hoà. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã có thái độ bất khoan dung với anh em. Xin cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu Chúa dành cho mình, để chúng con luôn biết cư xử khoan dung với người khác.

Lạy Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan dung, xin giúp chúng con sống như Chúa để chúng con cũng sẵn lòng yêu thương và tha thứ cho nhau. Amen.

Thứ sáu sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 19,3-12

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ tình hiệp nhất. Qua bí tích Thánh thể chúng con được nên một trong Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chúng con cám ơn Chúa đã liên kết chúng con thành một gia đình của Chúa. Xin Chúa gìn giữ tình huynh đệ của chúng con để chúng con luôn sống đùm bọc và yêu thương nhau. Cách riêng trong đời sống hôn nhân, xin cho tất cả những ai đang sống đời hôn nhân biết trân trọng và gìn giữ hôn ước mà họ đã cam kết, và giây hôn phối mà Chúa đã kết hợp họ nên một gia đình.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, như hạt lúa bì nghiền nát để kết thành tấm bánh, bao trái nho ép thành chén rượu. Xin dâng lên Chúa những hy sinh trong đời sống vợ chồng, những chén đắng chua cay, những gian truân vất vả trong khi chu toàn bổn phận gia đình. Xin cho các gia đình biết dâng hiến lễ hy sinh đời mình để kết hợp với hy tế thập giá của Chúa để sinh ơn cứu độ cho bản thân và gia đình.

Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bao dung độ lượng, luôn hy sinh quên mình. Xin cho các đôi vợ chồng biết hy sinh cho nhau, tha thứ cho nhau, hầu thắp sáng niềm tin yêu, hy vọng cho gia đình mãi êm ấm thuận hòa. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 19 thường niên

Mt 19,13-15

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc được nên một với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúa trở nên bạn tâm phúc của chúng con. Chúa đồng hành với chúng con trong suốt hành trình dương gian. Xin cho chúng con biết học cùng Chúa trái tim nhân hậu, trái tim biết chạnh lòng thương xót những khổ đau của tha nhân.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn yêu thương từng người. Chúa quan tâm tới từng nhu cầu cuộc sống. Không ai bị loại trừ ra khỏi lòng thương xót của Chúa. Không ai bị bơ vơ trước sự hiện diện của Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con thiếu tôn trọng lẫn nhau. Chúng con thường phân loại hạng người sang hèn. Chúng con nâng niu người sang nhưng lại xem thường kẻ bần cùng. Chúng con quý trọng người có địa vị nhưng lại coi khinh kẻ thấp cổ bé miệng hơn mình. Chúng con chọn người giầu loại người nghèo. Chúng con thân kẻ quyền thế và xa lánh kẻ cơ hàn. Chúng con chưa thực sự sống liên đới với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.

Lạy Chúa, Chúa dùng hình ảnh trẻ thơ yếu đuối để nhắc nhở chúng con đừng loại trừ ai. Xin giúp chúng con luôn trân trọng nhau và đón nhận nhau trong yêu thương và phục vụ như Chúa đã nêu gương cho chúng con. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền
 
Chiếc giường và quan tài
Thanh Thanh
18:04 09/08/2009
Một vật dụng trong gia đình mà từ Đông Tây Nam Bắc, Á Âu Nhật Tầu, lớn bé già trẻ, giỏi dốt giàu nghèo, đẹp xấu khoẻ ốm, và làm bằng chất liệu gì thì ai cũng biết, đó là chiếc giường.

Chiếc Giường

Chiếc giường thật đơn giản và tiện dụng, nó không chỉ để ngủ, mà còn là địa điểm:

Dùng để dựa lưng khi mệt mỏi, nằm nghỉ lúc đêm về, tâm sự khi vai nặng, sẻ chia lúc đơn côi, kết giao tình loài người, sự sống được chuyển giao. Nhờ nó, con người tăng thêm sức khoẻ, gánh nặng nhẹ vơi, bồi dưỡng tinh thần, trút bầu tâm sự, sự sống phục hồi, cảm thông cuộc sống, tình nghĩa tăng thêm, tình yêu dạt dào, thân xác trao ban, tâm hồn dâng hiến, hoan lạc phát huy, mầm sống khởi sự…

Nơi đây, quá khứ được nhìn lại, tương lai được định hướng, hiện tại được đón nhận.

Nơi đây, nhiều thứ được nghĩ đến, tốt lành và xấu xa, đời này và đời sau, ma quỷ và Thiên Chúa, thiên thần và con người, gia đình và cuộc sống, xã hội và tôn giáo…

Nơi đây, ta dễ dàng để xét suy lời nói, kiểm tra việc làm, ăn năn hối cải, điều chỉnh cuộc sống, thăng tiến bản thân, thánh hoá con người, xây dựng quê hương, mở rộng Giáo hội.

Nơi đây, tâm hồn lắng đọng, cõi lòng nhẹ trôi, thế giới riêng mình. Cuộc đời, dù sóng gió cao dâng, ta vẫn có thể nằm lên nó chờ đợi và hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng.

Từ đây, những kế hoạch hình thành, các khát vọng hiện đến, nhiều ước mơ nảy sinh.

Từ đây, ta đợi hừng đông xuất hiện để bắt đầu một ngày mới với tia nắng ấm, muông thú chào đón, con người vẫy gọi.

Từ đây, ta thực sự nhìn thấy mình quá nhỏ bé đối với thiên nhiên, càng bé nhỏ hơn so với Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ lớn lao kỳ diệu này.

Nhưng, xét cho cùng, tất cả chỉ là tạm thời, ngắn hạn.

Vì mặt ta còn phải hướng lên trời, mong mặt trời chiếu sáng, ngày mới bắt đầu. Ngày mà ta có thể khởi sự nhưng lại không biết chắc chắn kết quả khi chiều về. Càng không biết vận mạng của ta sẽ kết thúc lúc nào. Vì vậy cần phải: Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, và khi chúng con làm xin Chúa giúp đỡ, để từ khi khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa.

Rồi dù lúc khởi sự cho đến hoàn thành đều tốt đẹp, thì ta cũng không rời bỏ chiếc giường được, mà còn phải vòng lại mỗi khi chiều về, đêm đến. Mặt trời luôn đánh thức ta dậy để cộng tác làm việc bằng chính đôi chân, bàn tay, khối óc của mình, qua các bổn phận và trách nhiệm theo từng ơn gọi, nhờ ơn Chúa.

Giống như ăn uống, con người phải ăn mãi để duy trì và phát triển sự sống. Tiến trình tiệm tiến của kiếp nhân sinh này giúp cho con người lớn lên, khôn thêm, dày dạn kinh nghiệm hơn.

Một khi con người không cần đến chiếc giường tạm này nữa, thì chiếc giường tạm thứ hai sẽ phục vụ ta, đó là chiếc quan tài.

Quan tài

Nằm trong chiếc quan tài chắc là hạnh phúc lắm, vì ta không còn phải nghe, phải nhìn, phải nói, phải làm, những điều không muốn nói, không muốn làm, không muốn nghe, không muốn nhìn nữa. Giấc ngủ không còn bị làm phiền, không phải chập chờn thức giấc vì cuộc sống nữa.

Khác với giường, nơi đây, thời gian nghỉ ngơi khác nhau, tuỳ lòng từ bi của Thiên Chúa và công phúc của người còn sống.

Khác với giường, nơi đây, con người đợi hừng đông chiếu sáng, nhưng là ánh sáng vĩnh cửu.

Khác với giường, nơi đây, con người chờ mặt trời ló rạng, nhưng là mặt trời không công chính không bao giờ lặn.

Khác với giường, nơi đây, con người mong được thức dậy, nhưng không phải ngày mới, mà là sự sống mới sống.

Khác với giường, nơi đây, ta mong thức dậy, nhưng không phải để gặp con người, mà để gặp Thiên Chúa.

Khác với người còn sống, khi Chúa gọi dậy thì sẽ không bao giờ phải ngủ lại, mà là thức, sống mãi với Ngài.

Người còn sống có thể chủ động tích đức lập công và có nhiều cơ hội đầu tư cho cuộc sống đời này và và đời sau. Còn người từ giã cõi tạm trở nên họ thụ động, không còn khả năng làm được gì nữa, tất cả phải nhờ vào lòng từ xót thương của Thiên Chúa và cậy vào lòng quảng đại, ưu ái nhớ đến của người trần gian.

Giường tạm là phương tiện tốt để nhắc nhở cho ta chuẩn bị cho chiếc quan tài ấm cúng, bình yên, an toàn và mau chóng để được trở về trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.

Không biết lo xa, ắt sẽ buồn gần. Hãy sẵn sàng và tỉnh thức. Hãy bám vào sức mạnh của Chúa Giêsu, vì Ngài “Là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”; Ngài là Bánh từ trời xuống, bánh này khi ăn uống thì không còn đói khát, và không phải chết nữa, dù có chết cũng sẽ được sống lại trong vinh quang với Ngài.

Hãy nhớ đến chiếc giường đời này, là tạm thời.

Hãy nhớ đến chiếc quan tài, giường tạm thôi, đừng sợ hãi.

Hãy nhớ sự sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 09/08/2009
SAU TIẾNG VỖ TAY

N2T


Hoa sen được rất nhiều người sủng ái nên không tránh được vênh vang, nhìn người mà tự đắc.

Không ngờ, có một ngày, mọi người chuyển mắt qua cố ý nhìn cô hoa hồng và chị hoa lan. Vì mình bị coi nhẹ, bị đối xử nhạt nhẽo, cho nên hoa sen nổi giận đùng đùng và hoang mang bất an.

Nó không ngừng tự hỏi:

- “Lẽ nào tôi không trở lại đẹp đẽ sao ? Lẽ nào tôi không trở nên quan trọng sao ? Lẽ nào tôi không có tí gì đáng học tập sao ? Tại sao con nngười ta vô tình hiện thực đến thế ư ?”

Ngày lại ngày, sen để mình lún trong tình cảnh ấy lập đi lập lại không ngừng, nó bắt đầu trở nên nóng lòng sốt ruột, căng thẳng và càng tự ái tự ti hơn.

Đấng tạo hóa thấy sen tự khổ như thế, trong lòng không nỡ, bèn an ủi nói:

- “Một cá nhân không nên sợ bị người ta quên, bởi vì chỉ có cái tôi tìm được sau tiếng vỗ tay, mới thật là cái tôi”.

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Chữ “bi悲” có nghĩa là buồn, sầu…

Chữ “quan觀” có nghĩa là nhìn, xem, coi…

Vậy bi quan là nhìn mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi con người bằng cặp mắt kính màu đen của tâm hồn, mọi thứ đều buồn sầu chán nản, thất vọng.

Người Ki-tô hữu không nên bi quan mà nên lạc quan mãi. Anh có thể buồn vì có người thân qua đời, chị có thể khóc vì người yêu phản bội, nhưng không được bi quan.

Bi quan là tự cho mình dở, là bất lực trước hoàn cảnh; lạc quan là yêu đời, là vui tươi, là hạnh phúc, là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Vậy thì tại sao chúng ta lại bi quan chứ?

Bi quan như đám mây đen, làm cho mọi vật buồn rầu ủ rủ; lạc quan như ánh mặt trời chiếu sáng thế gian.

Người Ki-tô hữu là người đi loan báo tin vui của Nước Trời, nên họ không thể nào bi quan được, nhưng luôn lạc quan ngay trong những bi quan của cuộc đời.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 09/08/2009
N2T


21. Không có gì cao thượng so với con đường Đức Ái, nhưng ngoại trừ người khiêm tốn ra, thì cũng không có ai đi trên con đường Đức Ái.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 09/08/2009
N2T


193. Cuộc sống thì giống biển cả, chỉ có người có ý chí kiên cường mới có thể đạt tới bờ bên kia.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thánh Đa Minh tại Giáo xứ CTTĐVN Arlington Virginia
Bùi Hữu Thư
05:01 09/08/2009
Arlington, VA (ngày 8/8/09): Giáo xứ CTTĐVN Arlington Virginia đã long trọng cử hành Lễ Kính Thánh Đa Minh là Thánh Tổ của Dòng Đa Minh. Giáo xứ được trao cho các cha Đa Minh thuộc Phụ Tỉnh Vinh Sơn Liêm Hải Ngoại cai quản từ năm 2000. Kể từ khi nhận chức chánh xứ, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vưọng, O.P. đã thành lập Huynh Đoàn Đa Minh PhạmTrọng Khảm tức Dòng Ba Đa Minh năm 2003. Sau sáu năm sinh hoạt, hiện nay đoàn đã có 72 anh chị em được khấn trọn. Tổng số đoàn viên gồm những người đã khấn trọn tại Việt Nam và các nơi khác, hiện nay huynh đoàn Phạm Trọng Khảm có 102 đoàn viên (kể cả con số những tập sinh, khấn tạm và những người đã qua đời.)

Mục đích của đoàn: là ca tụng Thiên Chúa, rao giảng và chúc phúc. Thánh Tổ Đa Minh thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo năm 1216, và Chúa Thánh Thần đã mời gọi các giáo dân tham gia vào dòng ngay từ thời đó. Đây là những giáo dân nam hay nữ, độc thân hay có gia đình đang cố gắng rao giảng không bằng lời nhưng bằng đời sống. Họ tìm cách đến gần Chúa hơn qua việc học hỏi Lời Chúa và cầu nguyện và chia sẻ với nhau kết quả của việc chiêm niệm. Họ cũng bầy tỏ lòng tri ân Thiên Chúa qua việc phục vụ và cảm thương tha nhân.

Các vị thánh Đa Minh sau đây là mẫu mực cho họ noi theo: Thánh Tổ Đa Minh, Thánh Catarina thành Siena, Thánh Mactinô de Porres, thánh Thomas Aquina, Thánh Phạm Trọng Khảm và nhiều thánh khác. Họ cũng đặc biệt tôn kính Mẹ Mân Côi, vì chính Mẹ đã dậy cha Đa Minh cách lần chuỗi Mân Côi như chúng ta đang làm hiện nay.

Trách Vụ Đặc Biệt của Huynh Đoàn: Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II mới đây đã trao trách vụ đặc biệt cho Dòng Đa Minh trong Đại Hội của các Bề Trên Tỉnh là phải bảo vệ đời sống: Đời sống của các bào thai và đời sống bị đe dọa bởi sự bức tử.

Sinh hoạt: Sau khi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật cuối tháng lúc 12 giờ trưa, các đoàn viên xuống dưới Câu Lạc Bộ dùng bữa trưa, sau đó lên nhà thờ đọc kinh. Giờ Đọc Kinh của Huynh Đoàn gồm có:

  • - Thông cáo.
  • - Học Tập về Luật Sống của Huynh Đoàn và về hạnh các thánh.
  • - Chia sẻ Lời Chúa của Cha Linh Hướng
  • - Đọc Kinh Thần Vụ: Kinh Chiều II
  • - Đọc Kinh các thánh Đa Minh
  • - Hát Salve Regina (Lạy Nữ Vương)
  • - Cha Linh Hướng rẩy nước phép và ban phép lành bế mạc.
Các đoàn viên phải tham gia các sinh hoạt được chỉ định cho nhóm của mình: thăm viếng bệnh nhân, canh thức nhà quàn, hát trong các thánh lễ an táng. Các đoàn viên là thành viên của Ca Đoàn Anê Lê Thị Thành chuyên hát trong các Thánh Lễ An Táng.

Ngày Thứ Sáu 7/8/2009: các đoàn viên đã tham dự Thánh Lễ Thứ Sáu đầu tháng tại nhà thờ rồi sang nhà nguyện cấm phòng với cha Phó Giuse Ngô Văn Thích, O.P.. Cha Thích đã giảng về thân thế, sự nghiệp và linh đạo của Thánh Đa Minh. Ngài đã nhấn mạnh nhiều lần về việc cầu nguyện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Cần nói chuyện với Chúa, dâng cho Chúa tất cả mọi âu lo, gian lao thử thách trong cuộc sống. Phải noi gương Thánh Đa Minh, luôn luôn vui cười và sống khỏe, không được than vãn là đau yếu bệnh tật, mất ăn mất ngủ. Khi nói chuyện với người khác thì chỉ nói về Chúa mà thôi, không kể tội người khác. Trong phần giải đáp thắc mắc, ngài cũng khuyên các gia đình nên đối sử hiền hòa với nhau, thay vì chỉ ra đường mới nói ngọt. Cần phải hướng dẫn và nâng đỡ con cái nhất là những đứa không được xuất sắc về học vấn hay thể chất. Không nên so sánh con mình với con người khác để chê trách hay đẩy mạnh con cái đến mức độ nổi loạn.

Sau khi cấm phòng anh chị em đã về nhà thờ để chầu đầu tháng, mọi người đọc kinh Thần vụ buổi chiều về Lễ Thánh Đa Minh, rồi đọc kinh tối tới 10 giờ đêm.

Sáng thứ bẩy 8/8/2009: tất cả đã tề tựu tại nhà thờ trước 8 giờ sáng để dâng Thánh Lễ Kính Thánh Đa Minh. Cha chủ tế là cha xứ Nguyễn Đức Vượng, cha giảng thuyết là cha Phạm Hưng Thịnh, OP. Bài giảng của cha Thịnh giúp hun nóng tinh thần sống đạo theo gương Thánh Tổ Đa Minh cuả các đoàn viên. Cha nói anh chị em Dòng Ba Đa Minh (hay Dòng Anh em Thuyết Giáo) là những phần tử của nhà Dòng, có những quyền lợi và bổn phận giống như các cha và các tu sĩ khác. Các anh chị em cũng có nhiệm vụ rao giảng, cầu nguyện, và ca tụng Thiên Chúa trong bậc sống của mình.

Sau lời nguyện giáo dân, cha linh hướng Nguyễn Đức Vượng đã chủ sự nghi thức thâu nhận hai đoàn viên mới là chị Maria Võ Thị Hương và Maria Lưu Thị Bấc (một trẻ, một già), hai chị đã được gắn huy hiệu Đa Minh và tiếp nhận cuốn Sách Luật Sống. Tiếp sau là Cha Vượng và Huynh Trưởng Bùi Hữu Thư đã cử hành nghi thức tuyên hứa vĩnh viễn cho bốn chị: Maria Nguyễn Thị Lan, Maria Hoàng Thị Ninh, Têresa Đoàn Thị Hiển và Maria Têrêsa Nguyễn Thị Phỉ. Các chị đã được cha linh hướng trao ban bằng chứng nhận Khấn Hứa trọn đời.

Sau Thánh Lễ mọi người ra nguyện đài Đức Mẹ La Vang để đọc kinh sáng Thứ Bẩy cùng với cộng đoàn giáo xứ. Tiếp đến, đoàn viên trở lại nhà thờ để đọc Kinh Thần Vụ buổi sáng, rồi qua Hội Trường Giáo Dục để dự tiệc mừng Lễ Thánh Tổ. Thức ăn thật nhiều do nhiều anh chị em cung cấp. Bốn chị mới khấn trọn đã cùng cắt chiếc bánh thạch thật đẹp và cùng chia sớt cho mọi người. Tất cả ra về vui vẻ lúc 10 giờ 30 sáng.

Xin ghi nhận: anh chị em chỉ được mặc áo dòng một năm một lần, ngày Thánh Tổ Đa Minh, và chỉ được mang áo choàng đen và lúp cho ngày khấn trọn và khi qua đời. Cha Thịnh khen anh chị em mặc rất đẹp, vì ở nhà thờ Ba Chuông của cha, Huynh Đoàn chỉ đeo huy hiệu mà thôi. Ngay sau Thánh Lễ tất cả mọi người đã trút bỏ áo dòng để trở về với hình ảnh một giáo dân bình thường.

Tạ ơn Chúa, Mẹ Maria, Thánh Đa Minh và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã cho đoàn một cuối tuần hết sức bổ ích cho phần hồn, và được hâm nóng tinh thần Đa Minh.

Cha Ngô Văn Thích giảng phòng
Quang cảnh hội trường trong buổi cấm phòng
Bốn chị khấn vĩnh viễn
Các đoàn viên trong nhà thờ
Cha Thịnh, cờ hiệu và tượng Thánh Đa Minh
Lời Nguyện Giáo Dân
Cha Thịnh và cha Vượng đồng tế
Hình chụp chung trước Cung Thánh


Đọc Kinh tại Đài Đức Mẹ La Vang
Cha Vượng đang ban phép lành của ăn
Ẩm thực
Các chị và hai cha cắt bánh
 
Giáo Đoàn Mt. Pritchard Sydney Mừng Bổn Mạng và Cầu Nguyện Cho Giáo Dân Tam Toà VN
Diệp HảiDung
18:15 09/08/2009
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 09/8/2009 Giáo đoàn Mount Pritchard Sydney đã hân hoan long trọng mừng kính Lễ Bổn Mạng Thánh Tử Đạo Việt Nam Nguyễn Huy Mỹ tại nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard, Sydney

Xem hình ảnh

Đúng 1 giờ Giáo Dân và các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào, quý Quan Khách Úc-Việt tập trung tại khuôn viên nhà thờ và sau ba hồi chiêng trống truyền thống dân tộc Việt Nam, Cha Nguyễn Văn Tuyết xông hương tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ và kiệu cung nghinh tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ trong khuôn viên nhà thờ. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi ngưòi cùng dâng lên Đức Mẹ Chuỗi Mân Côi Mùa Mừng cầu cho Giáo Đoàn và đặc biệt cầu cho Giáo Dân Tam Tòa tại quê nhà Việt Nam. Ngoài các Hội Đoàn Đoàn thể, các Giáo Đoàn bạn, còn có Hội Đoàn người Ý tham dự.

Sau khi tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã tiến vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Anh Vũ Nhuận thay mặt Giáo đoàn đọc tiểu sử về Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Ngài đã chịu mọi sự cực hình tra tấn dã man với 500 roi đòn rướm máu nhưng vẫn kiên cường chịu đựng để Vinh Danh Chúa và cuối cùng Ngài vui vẻ chấp nhận cái chết để nêu gương cho hậu thế và làm chứng nhân cho Thiên Chúa, trong khi đó trên màn ảnh Projector cũng chiếu bản tiểu sử của Thánh Mỹ bằng Anh Ngữ để cho quan khách Úc được biết đến vị Thánh anh hùng Việt Nam mà Giáo đoàn đã chọn làm Bổn Mạng và nhà thờ Giáo xứ Our Lady of Mt. Carmel Mount Pritchard đã hân hạnh được đón nhận tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đặt để trong nhà thờ để mọi người tôn kính và cầu nguyện.

Sau khi chấm dứt phần tiểu sử, Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và giới thiệu quý Cha gồm có Cha Phó xứ Luciano Toldo, Cha Joseph Visentin, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Trần Trọng Huy, Thầy Phó tế Ðặng Ðình Nên và Thầy Phó tế Jefferson Bariviera quý Sơ Dòng Trinh Vương và quý Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney, sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về sự can trường của Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ đã thẳng thắn trả lời Quan triều đình khuyến dụ Ngài bước qua Thập Giá “ Tôi không vì thế mà làm theo lời quan được. giá như có ai bảo quan lớn hãy đạp đầu Đức Vua, người đã ban chức trọng cho quan, chắc chắn quan chẳng dám làm, thì tôi lẽ nào lại dám cả gan đạp ảnh Thiên Chúa – Đấng mà tôi tôn thờ..” Ngài còn nói thêm “ Việc nhà Vua cấm Đạo ví như thử thách Thiên Chúa gởi đến ta, ta phải kiên tâm trung thành với Đạo” Và máu Tử Đạo của Ngài đã đổ xuống trở nên nguồn ân ủng để chúng ta thăng tiến trong Đức Tin mà các anh chị em giáo dân tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, tại Thái Hà và hiện nay tại Tam Tòa đang thực hiện. Họ là những hạt giống trổ sinh từ dòng máu các Thánh Tử Đạo. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những anh chị em đang chiến đấu cho Tự Do Công Lý tại quê nhà. Hơn bao giờ hết lời cầu nguyện của chúng ta lúc này có giá trị lương thực bồi bổ tâm linh cho những anh chị em đó..

Sau đó nghi thức cung nghinh Phúc Âm và các em Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Mt. Pritchard dâng lên Thiên Chúa vũ khúc Kính Dân

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Luciano Phó xứ Mt. Pritchard lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và Ngài khuyến khích giáo dân trong Cộng Đoàn hãy noi gương Thánh Nguyễn Huy Mỹ luôn bền vững Đức Tin. Kế tiếp ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney đại diện Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Huynh Đoàn Dòng Ba Đa Minh. Ông ngỏ lời khen ngợi Giáo đoàn đã phát triển lớn mạnh và tích cực đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong những thời gian qua và ông cũng kêu gọi mọi ngưòi hãy hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Xứ Tam Tòa tại Việt Nam Sau cùng ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Mt. Pritchard lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc-Việt, quý ân nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn và sau cùng ông cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại cùng tham dự buổi tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng của Giáo đoàn và thường lãm văn nghệ bên hội trường của nhà thờ. Phần văn nghệ do Ca đoàn Ngôi Ba Mt. Pritchard phối hợp với Ban Nhạc Trẻ Cộng Đồng trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, và lồng trong phần văn nghệ có thêm phần xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc và bế mạc vào lúc 3.30pm.

Ngoài ra Thánh lễ cuối tuần Thứ Bảy và Chúa Nhật các Giáo Đoàn Bankstown, Cabramatta, Fairfield, Lakemba, Marrickville, Miller và Revesby hiệp ý cùng Giáo Dân Tam Tòa cầu nguyện cho Tự Do – Hòa Bình và Công Lý.
 
Thánh lễ ban phép Thêm Sức tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam
Trương Trí
18:22 09/08/2009
HUẾ - Sáng ngày 9.8. tại nhà thờ chính tòa Phủ cam Huế, cha mẹ cùng bọ vú của 200 em thiếu nhi giáo xứ chính tòa và 30 em thuộc địa sở Kim đôi hân hoan đón mừng ĐTGM giáo phận chủ sự thánh lễ đồng tế và ban bí tích thêm sức cho con em mình. 230 em thiếu nhi lảnh bí tích Thêm sức hôm nay thuộc giáo xứ chính tòa Phủ Cam và địa sở Kim Đôi

Xem hình ảnh

Trong bầu khí trang trọng và tràn đầy niềm vui, 230 em thiếu nhi nam nữ đồng phục áo sơmi trắng quần xanh, thắt càvạt đỏ chỉnh tề trong đoàn rước thật sốt sắng và trang nghiêm để cung nghinh ĐTGM và các linh mục đồng tế tiến lên bàn thờ đồng thời đón nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chúc mừng cha mẹ và vú bọ là những người đỡ đầu của các em được lãnh nhận bí tích thêm sức, các em nhờ ơn Chúa Thánh Thần đã trở thành những người lớn khôn để làm chứng cho Chúa, làm chứng tình yêu của Chúa bằng cách sống của mình,làm gương tốt cho bạn bè và những người xung quanh. Chúa Thánh Thần ban ơn cho con em chúng ta một cách tượng trưng trong muôn vàn hồng ân Ngài ban cho mỗi một người chúng ta.

Sau khi hát kinh cầu xin Chúa Thánh Thần, linh mục Antôn Dương Quỳnh quản xứ chính tòa tiến cử lên Đức TGM danh sách các em đã trải qua thời gian trau dồi giáo lý, rèn luyện đạo đức để chuẩn bị tinh thần đón nhận ơn Chúa Thánh Thần. Và sau đó Đức TGM đã xức dầu Thánh ban Bí tích Thêm sức cho các em.

Sau buổi lễ, ông Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX Chính Tòa đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa nói lên tâm tình mến yêu và lòng tri ân đối với Đức TGM đã không quản ngại sức khỏe và công việc bận rộn để đến dâng thánh lễ và ban bí tích thêm sức cho con em trong giáo xứ. Ông chủ tịch thay mặt giáo xứ cám ơn cha quản xứ, 2 cha phó xứ, nhất là cha phó F.X Nguyễn Văn Thương đặc trách cùng với 30 anh chị giáo lý viên và 7 thầy Đại Chủng Viện là con cái của giáo xứ không tiếc kỳ nghỉ hè đã dày công dạy dỗ các em trong suốt một tháng ròng rã.Để được lãnh nhận bí tích thêm sức hôm nay,các em là những giáo lý sinh chuyên cần học hỏi trong những năm qua. Ông chủ tịch cũng đã thay mặt giáo xứ tỏ lời tri ân đối với các vị ân nhân đồng hương Phủ Cam đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho các em có được ngày lễ trọng đại trong đời.

Kết thúc thánh lễ, trước khi ban phép lành, Đức TGM đã gửi đến cộng đoàn dân Chúa lời thăm hỏi của Đức Thánh Cha và xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Ngài.Mặc dù trời mưa do ảnh hưởng cơn bão, Đức TGM và các linh mục đồng tế cũng hòa chung niềm vui với các em để chụp hình lưu niệm trước tiền đường nhà thờ.
 
Nhóm Emmaus TGP Hà Nội về giáo xứ Đồng Gianh
Paulus Lê Sơn
19:02 09/08/2009
Đồng Gianh, Hà Nội (09/08) - Nhóm Emmaus TGP Hà Nội có buổi truyền thông về HIV tại Giáo xứ Đồng Gianh, trong hành trình nhóm đã đến nhiều giáo xứ trong giáo phận cũng như các giáo xứ khác trong giáo tỉnh Hà Nội, với sứ vụ là đưa kiến thức HIV và cũng như giảm thiểu phân biệt đối xử với người có H. Đến với giáo sứ Đồng Gianh là một chuyến đi dài cùng đó nhóm cũng đã đạt được hiệu quả tốt đẹp, nhóm đã nhận được rất nhiều thứ khi đến với giáo xứ "Mường" này.

Linh mục trẻ và sứ vụ lớn lao.

Nhóm Emmaus đã được trò chuyện với cha chính xứ Giuse Đào Bá Thuyết, một vị linh mục trẻ hài hước năng động, nhiệt thành và thật gần gũi. Với cương vị là linh mục chính xứ Đồng Gianh, cha trò chuyện với chúng tôi rất ân cần, gần gũi, qua đây chúng tôi cũng cảm nhận được những sự khó khăn mà vị mục tử trẻ tốt lành này đang được Thiên Chúa trao phó. Cách đây hơn 2 năm về trước, theo sự bài sai và với sự dấn thân cha đã về giáo xứ Đồng Gianh. Cùng trong tinh thần chung mà Đức Tổng Giuse ân cân lo lắng cho đoàn chiên bé nhỏ còn nhiều khó khăn trong thư chung năm 2007, Đức Tổng đã dành rất nhiều ưu ái cho các cộng đoàn giáo miền Hòa Bình. Người cha trẻ đã hăng say nhiệt thành mang sự yêu thương cũng như sức trẻ về với giáo xứ Đồng Gianh, đây là sự thách đó lớn đối với cha, Với một giáo xứ Mường thì quả là một vấn đề rất lớn cho cha, đó là kinh nghiệm sống, đó là phong tục, văn hóa, tập quán của đoàn chiên, buộc cha phải nhanh chóng thích hợp và hiểu biết cộng đoàn mà cha phải chăm sóc. Song song với việc đó, cha nỗ lực hết sức để khôi pục lại đời sống tinh thần, cách sống đạo cũng như cơ sở vật chất của giáo xứ. Có lẽ Chúa đặt lên vai cha những công việc thật nặng nề, nhưng Chúa luôn quan phòng, nâng đỡ và giúp sức cho cha, nên mọi việc trong sứ vụ của cha đều đẹp lòng Chúa. Cha là linh mục trẻ lần đầu tiên phục vụ người Mường sau công đồng Vaticano II.

Đôi nét về giáo xứ Đồng Gianh

Đồng Gianh, một giáo xứ nằm trên triền núi thuộc xã Phú Thành, huyện Lạc thủy, tỉnh Hòa Bình, bên cạnh đường Trường Sơn xưa mà nay người ta gọi là đường Hồ Chí Minh 200 mét bên phía tay trái theo hướng từ Hà Nội - Sài Gòn, giáo xứ nhìn quanh bốn bề đều thấy lô nhô những ngọn núi đá. Giáo xứ Đồng Gianh với gần hai nghìn tín hữu, đa số là người dân tộc Mường, nghề nghiệp chính của người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, trồng củ khoai, của sắn, bắp ngô trên núi trên rừng đó là ngồn lương thực và thu nhập chính cho cuộc sống gia đình. Thêm vào đó họ cũng nuôi thêm con trâu, và chỉ mỗi con trâu. Khoảng 80% giáo dân là người dân tộc Mường, họ có cách xem theo thời gian rất đặc biệt, đó là giống cha ông ta ngày xưa, nhìn mặt trời để nghỉ ngơi, mặt trời lặn sớm thì nghỉ sớm, mặt trời lặn muộn thì nghỉ muộn. Chính vì vậy nên giờ lễ ngày thứ 7 và chủ nhật mà chúng tôi được tham dự với giáo xứ cũng khá muộn, hơn 20h giờ thường thì như vậy vào mùa hè.

Giáo xứ Đồng Gianh cũng là một địa chỉ tôn giáo không nằm ngoài những biến cố cam go của Giáo hội. Các cơ sở tôn giáo thì đổ sụp, tan nát và mất mát vì khó khăn của cả giáo hội và xã hội, thời cuộc khó khăn, giáo hội không đủ nhân sự để lãnh đạo các cộng đoàn nơi nơi, theo dòng lịch sử đất dai của các giáo họ cũng không còn, nhà thờ mất mát, giáo dân tan tác.

Ngày 21/12/2008, Đức Tổng Giuse đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng lại nhà thờ Đồng Gianh. Ngôi nhà thờ đang đi vào giai đoạn cuối, nhưng có vô vàn khó khăn mà cha xứ đang phải gánh vác.

Truyền thông HIV

Chờ đợi mãi thì nhóm Emmaus cũng đã có được thời gian để trao đổi chia sẻ với cộng đoàn giáo xứ, sau thánh lễ tối chúng tôi có được một giờ để làm việc với họ, vì đa số là người dân tộc Mường, sự hiểu biết còn hạn chế, nhóm chúng tôi đã rất vất vả để truyền tải thông tin cho cộng đoàn hiểu. Sr Teresa Vũ Thị Sáng trước đây đã từng ở giúp xứ nên sr đã lựa chọn những phương pháp thích hợp nhất để trò chuyện với cộng đoàn, rất đông người đã tham dự trong ngôi nhà thờ nhỏ bé, cũ kĩ. Từ các cụ già Mường mang sắc phục truyền thống, đến những em bé trong độ tuổi đang học giáo lý rước lễ lần đầu. Không khí buổi nói chuyện hiệu quả và nóng hơn khi những câu hỏi được đưa ra để giải đáp, người thổi hơi vào buổi học là cha chính xứ, với câu hỏi của cha, sau đó cộng đoàn thi nhau đặt ra những câu hỏi liên quan. những câu hỏi rất hay và bổ ich, bên cạnh đó cũng có những câu hỏi rất hài hước mà xem ra cũng không nằm ngoài cuộc, có cụ già đã đặt câu hỏi "già như chúng tôi thì có bị nhiễm cái con virút đấy không, thưa sr?". Một câu hỏi đã làm cho không khí thay đổi, mọi người hào hứng nghe câu trả lời. Sr giải thích: " thưa cụ, con virút này sẽ không từ một ai nếu chúng ta không hiểu biết về nó để phòng tránh, trong cuộc sống ngày nay, chúng ta nên tìm hiểu để biết cách phòng tránh nó, vậy nên chúng con hôm nay mới có buổi nói chuyện này cho cộng đoàn nắm rõ thêm, Chúng con rất mong các cộng đoàn hiểu biết được để phòng tránh và không nên xa lánh những anh chị emchúng ta đang mắc phải". Sau buổi truyền thông, cộng đoàn hồ hởi,phấn khởi

vì đã được hiểu hơn về căn bệnh HIV, cộng đoàn cám ơn nhóm Emmaus bằng những tràng pháo tay rất nồng nhiệt.

Nguyện xin Thiên Chúa hãy ban thêm sức mạnh cho chúng con và những cộng đoàn của Chúa để, chúng con và những cộng đoàn đó là cánh tay nối dài của tình yêu Chúa đến giữa cuộc đời.

Nhà thờ Đồng Gianh đang xây dựng, là một giáo xứ của dân tộc Mường nên điều kiện kinh tế khó khăn trăm bề. cộng tác và góp sức để đem sức sống và bộ mặt mới cho giáo xứ, cha chính xứ đang nỗ lực hết mình để hoàn thành công trình thế kỷ này. Cũng thật là may mắn trong sự quan phòng của Chúa.

Hi vọng quí ân nhân, quí cộng đoàn khắp mọi nơi cộng tác cùng với cha xứ Linh mục Giuse Đào Bá Thuyết, chính xứ Đồng Gianh kiêm nhiệm Gò Mu, Email: bathuyet68@yahoo.com.

Đồng Gianh 09/09/09
 
Sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng tại giáo xứ Thái Bình, Xóm mới, Saigòn
Xuân Nguyên
19:48 09/08/2009
SAIGÒN - Vào lúc 8g30 sáng, ngày 08/08/2009, sa mạc Vươn Lên 37 do Cha Tuyên Uý Liên đoàn An rê Phú Yên Giuse Phạm Đức Tuấn làm Sa mạc trưởng đã được chính thức khai mạc với sự tham dự của 92 sa mạc sinh, như vậy tổng số huynh trưởng cấp 1 được huấn luyện trong mùa hè này là hơn 550 người..

Xem hình ảnh

Vấn đề nhân sự luôn là quan tâm hàng đầu của các xứ đoàn. Dù các sa mạc luôn liên tục được tổ chức, nhưng tình trạng thiếu huynh trưởng giáo lý viên vẫn xảy ra. Nhiều bạn trẻ với lòng nhiệt tình phục vụ, cũng đã chịu khó tham gia phong trào, nhưng cũng không ít trường họp huynh trưởng bỏ cuộc vì vấn đề mưu sinh, vì những lo toan cơm áo gạo tiền và vì con đường công danh sự nghiệp đang lên…

Cũng may vẫn còn đó những bạn trẻ dám dấn thân vác thập giá mình theo Chúa. Trong bài khoá Ơn gọi và sứ mạng người huynh trưởng các bạn cũng nói lên điều quan ngại của mình

- Làm sao để biết mình có ơn gọi làm huynh trưởng?

- Tương lai không biết các bạn có trung thành theo Chúa hay không? …..

Hy vọng rằng, các bạn không quên Lời hứa của Thiếu nhi mà hơn ai hết huynh trưởng cần phải tuân giữ trước khi dạy các thiếu nhi, đó là: Cầu nguyện, Rước Lễ, Hy sinh và làm Tông đồ. Các bạn cần phải cầu nguyện và cầu nguyện luôn, nhất là luôn kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể nhờ đó các bạn mới có đủ ơn Chúa để Hy sinh và dấn thân làm Tông đồ. Không có Chúa ở cùng, huynh trưởng không thể giới thiệu Chúa cho thiếu nhi.

Những sinh hoạt: trò chơi vũ điệu xen kẻ các bài khoá đều đặn được thực hiện.Thời tiết oi nóng không cản trở nhiệt tình tham gia của các bạn trẻ.

Vào những giây phút cuối của sa mạc, các sa mạc sinh tháo bỏ chiếc khăn dự trưởng đã thấm đậm mồ hôi, những hy sinh nhọc mệt của hai ngày qua: để rồi trong nghi thức sai đi các bạn được cha Tuyên Uý sa mạc khoác lên chiếc khăn huynh trưởng mới, trao ban một sứ mạng mới. Trong giây phút linh thiêng này, các bạn xúc động cất lên bài hát Kinh Huynh Trưởng: ” Lạy Chúa Giêsu Huynh Trưởng Tối Cao xin dạy con biết hy sinh cao thượng phụng sự Chúa và giúp ích mọi người. Xin dạy con biết hy sinh không cần báo đáp, luôn xông pha không ngại bão táp….”

Vâng, sẽ có một ngày các bạn sẽ gặp bão táp, thử thách như tiên tri Elia trong bài đọc sáng chủ nhật hôm nay, đó là chuyện tất yếu trong đời.Và cũng như tiên tri Elia đã nhờ vào những chiếc bánh và nước của thiên sứ mang đến, ông đã đủ sức đi bốn mươi ngày đêm tới núi Hôrép, các bạn cũng cần được bổ dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh Chúa để hoàn thành sứ mạng được giao.

Nguyên xin Chúa Giêsu Thánh Thể là Lý tưởng của phong trào luôn đồng hành với các bạn
 
Hội Thánh trên núi cao: Chiếc vòng Konxomluh, Kontrang
Gioan Lê Quang Vinh
20:01 09/08/2009
KONTUM - Tôi được mời gọi để lên đường đến phục vụ giáo lý một tuần lễ ở hai giáo xứ dân tộc thiểu số ở miền cao nguyên mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến, thuộc giáo phận Kontum, cùng với Sơ Maria Anna Tống thị Hường, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm từ Huế vào. Ngồi trên xe Honda do một thầy dòng Vinh sơn chở từ Kontum vào buôn làng, chạy băng băng trên con đường hẹp quanh co và lên dốc xuống đồi giữa núi rừng vắng vẻ, lòng tôi cứ phập phồng khi nhìn thấy những đàn bò và những con vật ven đường cứ muốn băng ngang bất cứ lúc nào. Nhưng rồi niềm vui bừng lên ngay khi thấy bóng Thánh Giá trên ngôi giáo đường thật lớn đang xây dựng giữa núi rừng mênh mông.

Cha Gioan Hoà
Đường vào nhà xứ quanh co, lầy lội giữa mùa mưa. Nhà xứ nghèo nàn nhưng đẹp kiểu nhà sàn vách gỗ mái ngói. Nhóm giáo lý viên người dân tộc thiểu số, đơn sơ chất phác, tiếng Kinh nói chưa lưu loát, nhưng lúc nào cũng thật hăng hái nhiệt thành. Cha xứ trẻ măng, hăng say và hết lòng vì dân Chúa. Tất cả làm cho tôi cảm được sự hiện diện dịu dàng trìu mến của Đức Giêsu, Chúa của Tình Yêu mà chúng tôi được gọi đến để chia sẻ cùng anh chị em mình trong mấy ngày cuối mùa hè.

Điều làm tôi xúc động nhất là hình ảnh cha xứ trên chiếc Honda cũ kỹ lao mình vào bóng đêm giữa núi rừng mưa lạnh để đi xức dầu bệnh nhân. Nhà xứ ăn tối khá muộn. Bữa cơm chưa xong thì có điện thoại mời cha đi xức dầu. Với thái độ sẵn sàng, ngài khoác thêm áo gió và ra đi, 18 cây số đường trên núi tối như mực.

Cha xứ Gioan Nguyễn Đức Hoà vui vẻ nói với chúng tôi về công việc mục vụ ở nơi heo hút này, với lòng tin tưởng phó thác vào Chúa Quan Phòng. Ngài bảo chính người thân của ngài cũng hỏi tại sao phải đến xứ đạo nghèo, rộng mênh mông trên núi, mà lúc đầu không nhà thờ, không nhà xứ. Ngài bảo phải đặt mình vào địa vị người nghèo, và phục vụ họ tận tình. Đối với ngài, một cầu thủ chỉ hạnh phúc khi ra sân đá bóng chứ không thể ngồi ghế dự bị, cũng như người ta chỉ hạnh phúc khi chọn người mình yêu và sống cho người ấy. Cách sống của cha đã minh chứng cho điều cha nói.

Rời Konxomluh, chúng tôi đến giáo xứ Kon Trang thuộc huyện Đắc Hà, cách đó khoảng hơn ba mươi cây số. Cha xứ Tống Phước Hảo đem xe đến tận nơi đón chúng tôi từ sáng sớm, với phong thái vui tươi cởi mở. Vượt qua đoạn đường hẹp, quanh co và trơn trợt giữa mùa mưa, chúng tôi đến nhà xứ vừa lúc các em bé rước lễ lần đầu tập trung tập nghi thức, các giáo phu chuẩn bị họp với cha xứ, và đông đảo giáo lý viên đang sẵn sàng cho mấy ngày tĩnh huấn. Nhìn những con người hăng hái đầy lòng mến ấy, tôi thật cảm kích và thấy gần gũi lạ lùng. Họ đi bộ đường núi, mưa ướt át lạnh lẽo. Nhưng tất cả đều cười nói như đi trẩy hội. "Nào ta đi lên núi Chúa, tới cung điện Vua Trời", lời Thánh Kinh đang vang lên trong tôi khi nghĩ đến những hình ảnh đẹp ấy của Hội Thánh Việt Nam, ở đây, trên quê hương nhiều bất trắc và lam lũ này.

Ai chưa bao giờ đến nơi đây thì chắc khó tưởng tượng các bữa cơm của cha xứ, ấn tượng lắm. Bàn ăn bằng gỗ thô ráp, ghép bằng ba bốn kiểu bàn khác nhau. Mọi người đang có mặt ở nhà xứ, từ tu sĩ đến giáo dân, giáo lý viên và các em nhỏ, đều vào ngồi chung bàn với cha. Món ăn thì nhiều, nào là gỏi đu đủ, măng kho, đầu cá li ti kho lại, lá khoai mì nấu mặn, vài chén nuớc mắm, nước tương, nhưng đậm đà nhất là tiếng cười sảng khoái của cha xứ và tiếng nói rộn ràng của đoàn dân Chúa nghèo nàn nhưng vững tin. "Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Ngài một bữa tiệc trên núi thánh", mà hình ảnh là những bữa ăn này đây.

Thánh Lễ chiều ngày thường vẫn đầy người. Đẹp làm sao hình ảnh người dân tộc anh em áo quần sặc sỡ rộn ràng đến nhà thờ như đi trẩy hội. Thánh Lễ vui tươi, cha giảng đơn sơ nhưng sâu sắc và thu hút. Hội Thánh dường như bao giờ cũng được biểu hiện mình trọn vẹn ở nơi người nghèo, chất phác và nhỏ bé.

Cha Phaolô Hảo
Các giáo lý viên của hai xứ được sai đến với các em ở những nơi đèo heo hút gió, có khi rất xa nhà thờ. Nơi đó có khi mỗi lớp học cũng chỉ có một ít học viên, nhưng các anh chị giảng dạy hết mình. Chính lòng yêu mến Chúa Giêsu và ưu tư cho tương lai Giáo Hội miền núi làm cho các anh chị hăng say học hỏi để phục vụ hữu hiệu hơn. Các anh chị chia sẻ bao khó khăn, những điều mà giáo lý viên ở các xứ đạo nơi những thành phố lớn chưa trải qua bao giờ. Và khi không giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi cảm được một điều: chính Chúa Giêsu là thầy dạy cho dân Người, cùng với Thánh Thần của Người và với Mẹ Maria, người đã có phúc vì lắng nghe và vâng giữ lời Thiên Chúa. Điều này chính là tinh thần Tông huấn Catechism Tradendae mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành cách đây ba mươi năm.

Vài hôm nữa về thành phố Sàigòn, tôi mang theo chiếc vòng đeo tay của các giáo lý viên Konxomluh, người dân tộc anh em tặng, là dấu chỉ của lòng quí mến thân tình, gom hết những ngày làm việc ngắn ngủi nơi đây. Tôi cũng sẽ mang theo mối liên kết với Giáo Hội miền cao, và mong có ngày đến lại với các linh mục "vì người nghèo" của Chúa Kytô, và với các anh em nghèo tiền bạc nhưng giàu tình thương và giàu lòng yêu mến Chúa..

Lạy Mẹ là Mẹ Giáo Hội, con đánh máy những dòng chữ này trong góc căn phòng nhà xứ nhỏ bé và lộn xộn, nghèo nàn. Con nhìn lên Mẹ, dưới chân Thánh Giá Chúa. Con dâng cho Mẹ các linh mục Chúa, nhất là trong năm linh mục này. Xin Mẹ giữ gìn các ngài mãi mãi. Và nhờ đời sống gương mẫu và nghèo khó của các linh mục Chúa Giêsu, xin Mẹ chúc lành cho công việc rao giảng lời Chúa của các anh chị em giáo lý viên Việt nam chúng con.

Dak-hà, Kontum, tháng 8/2009
 
Lm Lôrenso Phạm Hân Quynh giáo phận Hải Phòng – chứng nhân lịch sử
Nhóm Hải Hà
20:21 09/08/2009
Ngày 10/08/09 tới đây, Giáo phận Hải Phòng mừng kính trọng thể Thánh Lôrensô, bổn mạng cha niên trưởng Phạm Hân Quynh (1926), đồng thời công bố quyết định của ĐGH Biển Đức XVI phong tước hiệu Đức Ông cho cha. Hiện nay cha vẫn là cha Chính xứ Xuân Hòa đang dưỡng bệnh tại giáo xứ Đông xuyên – Tiên Lãng Hải Phòng.

LM Phạm Hân Quynh
Những ai đã từng biết về cuộc đời của cha chắc hẳn phải công nhận rằng: cha là một chứng nhân của Giáo hội VN cũng như Lịch sử VN từ những năm 40 thế kỷ trước đến bây giờ. Phần chúng tôi may mắn được học hỏi giáo lý và Kinh Thánh do cha giảng dạy ở nhiều nơi và nhiều hoàn cảnh khác nhau, tuy cha ít nói về bản thân, nhưng từ những buổi học hỏi và những buổi nói chuyện thân tình nên chúng tôi cũng biết đôi điều về những gì mà cuộc đời cha đã từng trải qua.

Cha Quynh là người rất yêu nước và yêu Dân tộc

Khi còn du học ở Paris những năm 50 – 52, cha Quynh đã nổi tiêng là người rất yêu Nước và yêu Dân Tộc. Ngài có nhiều bài báo và bài diễn thuyết đấu tranh đòi buộc người Pháp phải rút về nước,trao trả độc lập cho VN, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã từng có bài viết đánh giá cha Quynh là người “ đấu tranh hàng đầu tại Pháp cho Độc lập Dân tộc thời bấy giờ”. Cũng vì thế cha Quynh đã bị mật thám Pháp ghi sổ đen, còn tình báo hải ngoại Việt Minh lại chấm sổ đỏ. Nhưng ngài là một linh mục chân tu có bản lãnh vững vàng nên không bị lôi cuốn vào các vòng xoáy chính trị. Linh đạo của ngài là đấu tranh cho Độc lập và Tự do, cho Hoà bình và Công lý cũng là làm chương trình của Thiên Chúa, …Bạn học của ngài đến nay phần lớn là Hồng Y,Giám Mục, như HY Esecaray Bộ trưởng.Tòa thánh. HY Tổng Giám mục Paris …v.v…

Năm 1952 sau khi được phong chức Linh mục tại Pháp, mặc dù cha rất muốn ở lại học lên tiếp nhưng người Pháp đã ngầm trục xuất cha về nước. Vì họ đánh giá cha là loại linh mục đỏ. Khi về nước, cha làm thư ký tòa Giám mục, là người giúp việc đắc lực cho Đức Cha Trịnh Như Khuê.

Bài giảng Hoà Bình ở Nhà thờ Phủ Lý.

Vào dịp Giáng Sinh năm 1953, tình hình cuộc chiến ở VN đang vào giai đoạn khốc liệt, hôm ấy cha Quynh về thăm cha xứ Phủ Lý. Đúng lúc cha sở đang gặp phải một tình huống bí: Đó là đồn lính Tây đóng ở Phủ Lý xin cha dâng một Thánh lễ đặc biệt với chủ đề “Cầu cho Hoà Bình”. Cha sở vì không biết Tiếng Pháp nên đã mời cha Quynh cùng dâng lễ đồng tế với mình, và nhờ cha lo cho phần bài giảng. Cha Quynh nhận lời. Thánh lễ hôm đó rất nhiều lính Tây, trong đó có cả quan năm. Trưởng đồn chỉ huy quân sự Pháp (tương đương với đại tá Việt minh thời bấy giờ), đồng thời cũng có nhiều giáo dân địa phương, cả người kháng chiến trà trộn vào nữa. Trong thánh lễ cha xứ đọc Evans (Phúc Âm) bằng tiếng La tinh, cha Quynh thì đọc tiếng Pháp. Đọc xong Lời Chúa, cha xứ mời cha Quynh giảng lễ

Trong bài giảng ngẫu hứng bằng hai thứ tiếng Việt – Pháp,cha Quynh nói đại ý: Hôm nay chúng ta Dâng Lễ để cầu cho Hoà Bình. Vậy HB là gì ? Có nhiều thứ HB. Nhưng HB mà chúng ta cần hướng tới là HB loại nào? Thiên Chúa Giáng Sinh là biến cố trọng đại, Người đã đến, cứu chuộc, hòa giải và đem hòa bình đến cho nhân loại. Nhưng ngày nay ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa có hòa bình. Chúng ta thấy bên ngoài thì có vẻ bình an, bằng phẳng, làm người ta tưởng là có hòa bình. Nhưng không, chúng ta hãy xem lại những kiểu hòa bình đó như thế nào:

Hòa bình theo kiểu nhà tù ( La paix de príon). Anh cậy dựa vào quyền lực, súng đạn để uy hiếp kẻ khác, không tôn trọng quyền con người, không cho người khác có quyền tự do căn bản thì nói gì đến các quyền tự do khác, nếu có ai đó nói lên sự thật, nói lên chính kiến của họ thì anh dùng quyền lực và súng đạn, để bắt họ vào tù. Ai lên tiếng, ai đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của họ thì anh bắt bớ, khủng bố, bỏ tù, hãm hại. Cái quyền mà chính Thiên Chúa Giáng Sinh đã mang đến trao ban cho con người một cách tự nhiên và vốn có. Chúng ta không xây dựng hòa bình theo kiểu đó, không cầu nguyện cho hòa bình kiểu đó.

Hòa bình theo kiểu nô dịch (La paix de. .) Anh kiểm soát cả tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật văn chương, không cho người ta tiếp cận với những nền văn minh ánh sáng thật sự, không cho họ biết đến những giá trị đích thực của sự thật, anh bưng bít thông tin, ém nhẹm sự thật. Từ đó anh dễ dàng làm cho người ta ngu muội, triệt tiêu ý chí tự cường, không cho họ biết đến sự thật, công bằng, dân chủ. Anh thực hiện chính sách ngu dân rồi biến dân chúng thành những bầy cừu dễ sai theo ý định của anh. Chúng ta không xây dựng hòa bình theo kiểu đó, không cầu nguyện cho hòa bình kiểu đó.

Hòa bình theo kiểu mua chuộc"đấm mõm" (La paix achete) Anh dùng bả danh lợi, chức tước, địa vị, tiền bạc để đấm mõm mua chuộc người khác, anh biến họ thành những kẻ hèn, ngậm miệng ăn tiền, tham tiền và bất lương, anh biến họ thành nạn nhân rồi sử dụng họ làm tay sai cho mình để đàn áp, đánh đập những kẻ thấp cổ bé miệng, gây nên những cuộc "huynh đệ tương tàn". Anh mua chuộc họ bằng những đồng tiền trên xương máu của những người dân lành mà chính anh đang ra sức bóc lột vơ vét. Vậy chúng ta thấy có hòa bình không? Nhưng chúng ta luôn nghe họ nói là chúng ta đang sống trong hòa bình. Chúng ta không xây dựng hòa bình theo kiểu đó. Không cầu nguyện cho hòa bình kiểu đó

Bài giảng của vị linh mục trẻ chưa kết thúc nhưng đã làm cho viên quan năm hằm hằm tức giận, đứng lên bỏ về… và đoàn tùy tùng Pháp cũng đứng dậy về theo. Cộng đoàn giáo dân thì vui mừng phấn khởi. Họ chưa bao giờ được nghe một vị linh mục trẻ nào mà giảng hay và mạnh mẽ như vậy, nhất là trước mặt quân đội Pháp.

Sau đó Chính phủ kháng chiến Việt minh(VM) đã có báo cáo về về sự kiện này và được Cụ Hồ đánh giá rất cao.Vì tôn chỉ của VM ban đầu xem ra cũng đáp ứng được nhu cầu của đông đảo đồng bào yêu nước mà cha Quynh là một đại diện xuất sắc.

Với các hoạt động từ bên Pháp, các bài giảng, bài báo chống bất công của cha,nên chính quyền VM muốn đưa cha vào Ủy ban liên lạc công giáo. Nhưng cha đã khôn khéo từ chối.

Nhưng lịch sử nhiều khi bị giễu cợt, số là khoảng 30 năm sau tại nhà thờ phố Dinh (giáo xứ An tân, Hải phòng), trong bài giảng Lễ, cha Quynh kể lại nguyên văn bài giảng Phủ lý năm xưa.,liền bị an ninh của chính quyền Việt nam dân chủ cộng hòa truy đuổi.

Câu chuyện cha Quynh cùng với Đức Giám Mục Trịnh Như Khuê gặp Ông Hồ:

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, chia cắt đất nước làm đôi. Hàng triệu người dân miền Bắc phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn đất đai, tài sản đã bao đời xây dựng, thậm chí cả mồ mả cha ông, để di cư vào Nam, trong đó có khoảng 900 ngàn người Công Giáo – “Một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại” như ai đó đã viết.

Trước tình hình đó. Đức Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê và cha Quynh đã đi kinh lý đến hầu hết mọi nơi trong Địa phận để động viên, an ủi các giáo đoàn địa phương còn đang ngơ ngác sợ hãi vì nhưng biến động lịch sử. Đức Cha yêu cầu: các linh mục và hàng giáo phẩm phải ở lại để giữ gìn, chăm sóc nhà Chúa, các cơ sở tôn giáo. Còn với giáo dân, các Ngài không ép ở lại., chỉ đưa ra đường hướng cho họ tự do lựa chọn trong sự phó thác vào Chúa trước thời cuộc.

Cha Quynh còn được Đức Cha cử vào Nam, xuống cảng Hải Phòng yêu cầu nhiều cha, nhiều thầy quay lại Hà Nội. Chính trong số này đã có những vị làm Giám mục. Nhưng cũng có linh mục như linh mục Nguyễn Thái Bá. Sau này hoạt động cho: UBLLCG “Ủy ban liên lạc công giáo”- Giáo dân thường gọi là (Ủy ban lầm lạc công giáo,hay UB lung lạc công giáo).

Không hiểu sao những việc vận động hàng giáo sỹ địa phận Hànội ở lại không di cư

của Đức cha Khuê và cha Quynh lại đ ược Phủ Chủ tich biết rất tường tận. Hai thầy trò nhận được giấy mời vào gặp Cụ Hồ. Đúng hẹn, Đức Cha Khuê và cha trợ lý Quynh (khi đó cha mới 28 tuổi) có mặt ở Phủ Chủ tịch. Hôm đó đích thân Cụ Hồ ra tiếp. Cha Quynh nhớ lại: cử chỉ của Cụ Hồ thì tỏ ra thân thiện, nhưng cái bắt tay thì rất cứng và lạnh… Trong phòng khách ngoài ba người không có bất cứ một ai, không vệ sĩ, không thư ký, không báo chí.

Trong khi chào hỏi, Đức Cha giới thiệu Cha Quynh cùng đi, Cụ Hồ tỏ ra rất hài lòng vì được gặp vị linh mục trẻ nổi tiếng là người cương trực, đấu tranh mạnh mẽ đòi buộc người Pháp trả lại độc lập cho Việt Nam (Cụ Hồ đã được báo cáo về linh mục Quynh khi cha còn đang du học ở Pháp, và cha có những bài giảng, bài báo bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam). Qua hệ thống tuyên truyền của đảng, cha Quynh cũng được biết về Cụ Hồ như một thần tượng.

Sau một hồi nói chuyện xã giao và khen ngợi, Cụ Hồ đột nhiên nói:

Tại sao cụ giám mục chỉ “ra lệnh” cho chức sắc ở lại thôi ? Phải kêu gọi cả tín đồ trong địa phận mình đừng nghe xúi dục của kẻ địch di cư vào Nam. Tôi thương đồng bào công giáo lắm(?!). Người thì sẽ làm mồi cho cá ngoài biển, người thì vùi xác trong đồn điền cao su, người làm bia đỡ đạn cho địch

Nói đến đây Cụ Hồ bỗng rút từ trong túi áo ra chiếc khăn mùi xoa rồi đưa lên chấm chấm, ý như lau nước mắt. Đức Cha Khuê hơi lúng túng ra dấu cho cha thư ký trả lời. Với óc quan sát tinh tường, cha Quynh ngạc nhiên vì thần tượng bị sụp đổ. Tuy nhiên, ngài vẫn đáp lời Cụ Hồ bằng giọng nói lễ phép. Cha nói:

Thưa Cụ chủ tịch, cháu đã được cùng với Đức Giám Mục đi kinh lý ở nhiều giáo xứ. Đức Giám Mục đã yêu cầu hàng giáo phẩm ở lại dù có bị bách hại đến đâu đi nữa. Nhưng đối với giáo dân ở đâu, làm gì, đó là quyền tự do của họ. Đức Giám mục không thể ra lệnh cho họ ở lại,hay ra đi. Vì làm như vậy là vi phạm vào chữ ký của chính Cụ đã kí trong hiệp định Giơnevơ đấy ạ.

Nghe những lời nói ôn tồn và cứng rắn của cha, nét mặt Cụ Hồ bỗng nhiên biến sắc, da mặt căng ra rồi đanh lại. Cụ Hồ không nhắc gì tới chuyện này nữa và chuyển sang chuyện khác.

Mẩu chuyện về Cải cách ruộng đất

Có câu chuyện còn lưu truyền đến nay tại giáo xứ Thạch Bích. Một ông giáo dân bị đấu tố oan, cầm chắc cái chết, gia đình mời cha đến làm các phép bí tích. Tranh thủ khi đội “cải cách” lơi lỏng trong việc canh gác ông, cha đã gặp ông để an ủi, chịu khó bằng lòng chấp nhận sự chết vì thời cuộc nhiễu loạn. Cha đã làm các phép Bí tích cho ông. Khi cha trở về, vừa bước ra khỏi nhà ông thì gặp một toán dân quân do một bà tự xưng là hội trưởng hội phụ nữ cầm đầu. Bà đó quát

- Ông là ai, vào nhà này làm gì?

Cha đáp:

- Thưa, tôi là linh mục, tôi đến nhà giáo dân để làm các phép đạo cho ông ấy theo đúng bổn phận của một linh mục.

Bà đó nói lớn:

- Linh mục gì ông, nếu bỏ quần áo thầy tu thì ông cũng giống như tôi mà thôi.

Cha bình tĩnh phản ứng:

- Bà nói sai rồi.

Bà ta nổi đóa:

- Á, ông này láo, Ai cho phép ông dám nói cán bộ sai.

Khi đó nhiều giáo dân kéo đến, cha ôn tồn nói:

- Mọi người ở đây đã nghe rõ bà ta nói những gì rồi. Bây giờ tôi và bà cởi quần áo xem có giống nhau không nào?.

Bà ta bỗng đỏ mặt. Mọi người cười ầm lên tán thưởng vị Linh mục trẻ mà đối đáp khôn ngoan. Còn bà ta bị một phen bẽ mặt, trong phút chốc bà ta cùng đám tùy tùng lủi mất…

Tiến cử Đức Giám Mục Kế vị.

Đức cha Khuất Văn Tạo từ trần năm 1977. Liền sau đó chính quyền Hải Phòng mời cha Chính Quynh lên mặc cả: "về tín nhiệm thì chắc chắc các Linh mục sẽ bầu cha làm tân Giám mục Hải Phòng, còn chúng tôi sẽ không đồng ý. Nhưng cha được quyền tiến cử người kế vị khác để cho chúng tôi lựa chọn".

Người mà cha Quynh tiến cử chính là cha Quản lý Tòa Tổng Giám mục Hà Nội: Giu se Nguyễn Tùng Cương (1919 - 1999). Linh mục Nguyễn Tùng Cương được tấn phong Giám mục năm 1979. Đức Cha là người kế vị xuất sắc của Đức Cha Phêrô Khuất Văn Tạo. Đức Cha đã rất sáng suốt, khôn khéo, kiên vững lèo lái con thuyền giáo phận qua những năm khó khăn và cam go đúng như khẩu hiệu của Ngài là " Hãy ra khơi".

Chuyện về Đức ông Phạm Hân Quynh thì còn nhiều lắm,chúng tôi xin tạm dừng và hẹn dịp khác sẽ hầu chuyện quí vị.

Hà Nội ngày 6 tháng 8 năm 2009
 
Dục Anh - Nơi ấy một “Tình Yêu”
Gioan Ngọc Phú
22:11 09/08/2009
HÀ NỘI - Chỉ trong giây lát, các bạn sinh viên đã cảm động đến trào nước mắt, có bạn trong khi đưa muỗng cơm lên miệng cho các em thì dòng lệ đã lăn dài trên gò má. Hay có thể nói bát cơm ấy đã chan đầy nước mắt, chan đầy tình yêu thương mà các anh chị sinh viên đã giành cho các em!

Sau đợt Tiếp sức mùa thi 2009, Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội có chuyến viếng thăm Giáo phận Bùi Chu. Đặt chân tới TGM Bùi Chu, mặc dù đã được nghe kể, nhưng chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những công trình đồ sộ: những toà nhà, cỗ tràng hạt bằng đá, cùng với chiếc kèn đồng, quả trống (làm bằng da của 2 con Trâu lớn).....toàn những công trình “độc đáo”, to nhất Việt Nam; rồi còn có cả nơi diễn tả cảnh Thiên Đàng, Địa ngục... Nhưng bên cạnh đó một "Cô Nhi Viện" tuy không đồ sộ nhưng chất chứa một tình yêu cao cả. Cha Giuse Phạm Ngọc Oanh, Giám đốc Cô Nhi Viện. Ngài cho biết: “ở đây có rất nhiều các trẻ em có những hoàn cảnh khác nhau, có những em vừa trào đời được khoảng một tháng, có những em là trẻ đặc biệt...!”

Tới thăm phòng ở của các em, những em bé rất kháu khỉnh, được các Sơ nâng niu, vỗ về, chăm sóc rất tận tình....bởi các em là những trẻ mồ côi cả “Cha lẫn Mẹ”. Đáng thương thay, có những em không biết mặt Cha mình là ai?

Lần lượt từng phòng, từng phòng được chúng tôi ghé thăm và tặng quà, mỗi phòng một khuôn mặt, mỗi phòng một mảnh đời khác nhau. Có những phòng, tay các em còn được khoá vào chân giường bằng những sợi dây xích, bởi đây là những em đặc biệt! nghe tiếng kêu leng keng ấy, chúng tôi ngỡ tiếng nhạc trong “đêm tình mùa xuân” đang phảng phất...!

Một số em ở phòng khác, vì không nói rõ, nhưng gặp chúng tôi các em rất vui, tôi đã hỏi một trong số đó là Lan ngồi đón ánh mặt trời buổi sớm nơi cạnh cửa:

-Em có thấy vui khi các anh chị tới thăm các em không? Lan nói: “...ui ắm”

-Em có thể cho các anh chị biết tên em là gì? “Em à...an” chúng tôi hiểu tên em là Lan bởi vì khi bật âm đằng trước “an” là “L”.

-Lan ở đây lâu chưa? “...âu ồi”

-Thế Bố Mẹ em có đến thăm em không? Lan: “..hông”

-Tôi hỏi tiếp một câu nữa, thế em có thích đọc Kinh Thánh không? “...ích ắm”. Nhưng tôi hiểu vì em đâu biết rõ chữ mà đọc Kinh Thánh chứ! Nhưng em rất thích được đọc sách!

Tới giờ ăn của các em, những em bình thường thì các Sơ còn đỡ vất vả, đối với những em đặc biệt, chúng tôi thấy các Sơ phải kiên trì lắm mới cho các em ăn được. Vì lâu lâu các em mới ăn được một muỗng, mà còn phải ra hiệu, phải “dỗ”....một số bạn sinh viên tới xin Sơ để thử cho các em ăn xem thế nào. Nhưng thấy thật khó khi cho các em ăn....có những bạn biết tâm lý các em, đã mang đàn guitar đến và cất những bài hát mang đậm tình thương yêu của gia đình. Như bài “Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ, gần nhau là cười”, rồi bài “Ba ngọn nến lung linh”....và cứ thế, sau mỗi bài hát, các em đều tỏ vẻ sung sướng reo lên và một bạn khác lại cho em ăn thêm được một muỗng cơm......!!!

Chỉ trong giây lát, các bạn sinh viên đã cảm động đến trào nước mắt, có bạn trong khi đưa muỗng cơm lên miệng cho các em thì dòng lệ đã lăn dài trên gò má. Hay có thể nói bát cơm ấy đã chan đầy nước mắt, chan đầy tình yêu thương mà các anh chị sinh viên đã giành cho các em!

Qua đó mới thấy được tình yêu thương, tinh thần phục vụ và hi sinh âm thầm của các Sơ đã bao năm, để rồi từ Cô nhi viện ấy, đã làm cho bao trái tim được lớn lên....!

“Quanh năm tô muỗng với tay Sơ”
Nhè nhẹ đưa cơm tới dạ dày
Làm em thêm lớn, thêm yêu Chúa
Yêu cả anh em sống cùng nhau”


Vâng! Điệp khúc ấy sẽ còn mãi, và trải rộng! Nguyện xin Chúa ban cho các Sơ, luôn có Tình Yêu Chúa để chia sẻ cho các em! Nguyện chúc các em mỗi ngày một lớn, một khôn ngoan và nhờ vào tình yêu ấy, luôn sống vui và hạnh phúc!
 
Nhân dịp mãn nhiệm, Đức Cha Thái Bình chia sẻ tâm tình và xin phúc lành cho giáo phận
Bạch Lạp
23:18 09/08/2009
THÁI BÌNH - Trong lá thư Mục vụ được Tòa Giám mục Thái bình phổ biến ngày 8.8.2009, Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang -- người đã đến tuổi hưu dưỡng và sắp chuyển giao việc coi sóc giáo phận Thái Bình cho Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ -- đã viết trong thư Mục Vụ gửi các linh mục, tu sĩ vào giáo dân trong giáo phận Thái Bình những sắp xếp quan trọng sau đây;

- Ngày 01/09/2009 chúng ta sẽ tới Toà giám mục Bùi Chu nghênh đón Đức cha Phê-rô từ giã giáo phận và chính thức tới Giáo phận Thái Bình. Ngài sẽ hoàn tất các lễ nghi tựu chức tại Nhà thờ chính toà Thái Bình. Nhân dịp trọng đại này, Đức tân Giám mục Giáo phận Thái Bình sẽ cử hành Thánh Lễ cảm tạ đội ơn Thiên Chúa và tri ân người tiền nhiệm. Hôm đó sẽ là ngày vui lớn của toàn thể Giáo phận, vào lúc 10 giờ sáng, các nhà thờ trong toàn giáo phận sẽ cùng đổ chuông vui mừng trọng thể.

- Tới ngày 09/09/2009 Đức tân Giám mục Giáo phận Thái Bình sẽ cùng với Đức cha nguyên Giám mục Thái Bình cử hành Thánh Lễ trọng thể để cảm tạ, tạ ơn và để khởi đầu sứ vụ Giám mục phục vụ đoàn chiên tại Thái Bình trước mặt khách mời trong và ngoài giáo phận, trong nước cũng như nước ngoài cùng các bạn bè thân thiết.

- ĐC Nguyễn Văn Sang cũng nói lên tâm tình biết ơn Thiên Chúa trong 19 năm coi sóc giáo phận Thái Bình. ngài viết như sau:

"Nhân đây, tôi muốn gửi đến mọi người những lời thân thiết tận đáy lòng lần cuối cùng trong nhiệm vụ chủ chăn của tôi tại Thái Bình: Như mọi người đều biết rõ, cách đây 19 năm khi tôi lần đầu tiên bước chân tới biên giới Giáo phận tại bến phà Tân Đệ, tôi đã quỳ xuống hôn mảnh đất thân thương mà Chúa và Hội Thánh trao phó cho tôi. Sau đó, trong Nhà thờ chính toà Thái Bình, trước mặt hàng vạn giáo dân của nhiều Giáo phận, tôi đã long trọng nhận Giáo phận là bạn trăm năm, phục vụ 19 năm và đã được chính Toà Thánh tuyên dương trong bức thư loan báo việc bổ nhiệm Đức tân Giám mục rằng: “Xin Chúa cho những gì Đức cha đã vun đắp và gieo trồng một cách quảng đại trong suốt những năm dài của đời mục tử đem lại những hoa trái dồi dào không chỉ nơi Giáo phận Thái Bình nhưng cho tất cả Giáo Hội của Chúa tại Việt Nam”.

Vậy, tôi viết lá thư mục vụ này để từ giã cộng đoàn Dân Chúa tại Thái Bình:

  • Với tư cách là mục tử, có nghĩa là đấng chăn dắt đoàn chiên, mà tôi thấy không xứng đáng... Song, với hết sức mình, tôi cũng đã thực hành vai trò mục tử trong cộng đoàn Giáo phận Thái Bình, mặc dầu có những khuyết điểm và sai sót, xin mọi người lượng thứ.
  • Với tư cách là người cha,... đi qua giữa thế gian mà thi hành, ban phát các bí tích, mang lại ơn thánh cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào sung mãn. Cộng tác với Đức Giám Mục và cũng là cánh tay nối dài của Ngài là các cha xứ - như giáo dân thường gọi - để sinh ra các linh hồn trong công tác đem Tin Mừng đến cho mọi người. Trong tình phụ tử ấy, chúng ta đối xử với nhau thân tình thắm thiết, nhưng không tránh khỏi những lúc đau lòng vì các liên hệ không xuôi. Chúng ta xin lỗi lẫn nhau trong tình cha con thắm thiết.
  • Với tư cách là bạn hữu: Chính Chúa Giêsu Kitô đối xử với các môn đệ “Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu”. Trong các liên hệ đối xử với nhau thì tình bạn là quan trọng nhất. Vị mục tử là bạn hữu của tất cả mọi người, chia vui sẻ buồn sâu sắc, gian khổ khó khăn đều có nhau. Trong suốt cuộc đời phục vụ của tôi, tôi rất muốn và đã từng chia sẻ tình bằng hữu với tất cả mọi người. Với tôi, theo chủ quan, không ai là thù địch hoặc trong phạm vi chống đối hay mâu thuẫn, nhưng cũng có thể về phía nhiều người nuôi dưỡng tình cảm không thuận hoà mà tôi không dám lên án. Vậy nên khi từ giã Giáo phận, tôi muốn khẳng định lại tình bạn của tôi đối với mọi thành phần, linh mục, nam nữ tu sỹ, giáo dân, kể cả các anh chị em ngoài tôn giáo hoặc các đấng bậc thuộc các thành phần khác nhau: Tôi muốn làm bạn với tất cả mọi người, tìm ra cách thế đem lại bình an, hạnh phúc cho mọi người.
“Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.” (Cv 20,32).

Vậy, tôi xin chào từ giã anh chị em bằng những lời nói thân thiết và cảm kích nhất dành cho mọi người, mọi thành phần trong cộng đoàn giáo phận, từ các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, giáo dân, mọi người thuộc mọi lứa tuổi già, trẻ, thanh niên nam nữ và tất cả các vị thuộc các cộng đoàn khác trong xã hội nữa. Xin Thiên Chúa ban phúc lành xuống cho tất cả anh chị em. Ước mong anh chị em sốt sáng cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục được khôn ngoan, sáng suốt; chân thành cộng tác và hoạt động dưới quyền lãnh đạo của ngài trong mọi lãnh vực, để ngài phục vụ Giáo phận Thái Bình đạt được nhiều kết quả. Xin anh chị em cũng thêm lời cầu nguyện cho tôi - nguyên Giám mục của anh chị em.
 
Khóa Cursillo 26 tại Paris - Kỷ niệm 60 năm sáng lập phong trào
Lê Đình Thông
23:54 09/08/2009
KHÓA CURSILLO 26 TẠI PARIS

KỶ NIỆM 60 NĂM SÁNG LẬP PHONG TRÀO


Cách đây 60 năm, vào tháng giêng 1949, Đức Cha Hervas đã SÁNG lập Cursillo đầu tiên tại Tây Ban Nha. Trước đó 5 năm, vào tháng 8-1944 tại Cala Figuera, trên đảo Majorque (hải đảo Tây Ban Nha nằm trong Địa Trung Hải), anh Eduardo Bonnin 28 tuổi mở khóa học Cursillo nhằm đào tạo các trưởng toán hành hương tại Saint-Jacques-de-Compostelle. 60 năm sau ngày sáng lập phong trào (1949-2009), đồng thời đánh dấu 42 năm thành lập Phong trào Cursillo tại Việt Nam (1967-2009) và 16 năm thành lập Phong trào tại Pháp (1993-2009), từ 5 đến 8-8-2009, Phong trào Cursillo Việt Nam tại Âu châu đã tổ chức khóa 26 tại Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, quy tụ 24 học viên. Cha Phêrô Lưu Văn Tâm là linh hướng khóa học, anh Phêrô Huỳnh Chấn Thinh: trưởng khóa, anh Phêrô Phạm Đức Vượng: phụ tá khóa trưởng. 66 cursillistas là trợ tá khóa học. Phong trào Cursillo tại Pháp do Đức Ông Mai Đức Vinh là linh hướng, anh Giuse Nguyễn Minh Dương là chủ tịch. Khóa học đã được chuẩn bị về nhiều mặt. Về phương diện thiêng liêng, các cursillistas đã dự 3717 Thánh lễ cầu nguyện và nhiều sinh hoạt thiêng liêng khác nữa để cầu nguyện cho khóa học. Ngoài ra, Phong trào Cursillo Paris còn được sự hỗ trợ tích của nhiều Cursillos tại Pháp và trên thế giới dưới hình thức các Palancas: Cursillo Toulouse: 2178 Thánh lễ, Cursillo Viêt Nam tại Úc: 1691 Thánh lễ, Cursillo Việt Nam tại Bỉ: 513 Thánh lễ, Cursillo Việt Nam tại Đức: 513 Thánh lễ, 3 phong trào Cursillos tại Mexicô, 2 tại Ý, 4 tại Hoa Kỳ, 1 tại Uruguay, 1 tại Bồ Đào Nha, 1 tại Venezuela, 1 tại Colombia, 1 tại Úc và 1 tại Tây Ban Nha cũng đã có các Palancas cầu nguyện cho khóa học.

Cursillo là phong trào tông đồ nhằm đào tạo các chiến sĩ Kitô nòng cốt để trở nên men Phúc âm trong môi trường của mỗi người. Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, ‘‘Cursillo là công cụ do Thiên Chúa thúc đẩy nhằm loan báo Tin Mừng trong thời đại chúng ta’’.

Khóa học 3 ngày nhằm giúp các học viên hiểu thấu một số chân lý căn bản của Kitô giáo, được trình bầy sống động qua một các chứng từ và sinh hoạt vui tươi, diễn tả ba nhân đức ‘‘Tin, Cậy, Mến’’. Mỗi nhân đức đối thần là chủ đề một ngày học tập. Khóa học hội 3 ngày nhằm giúp các học viên thấm nhuần lẽ đạo (Cursillo de Cristiandad), khám phá những điều căn bản của Kitô giáo để sống đạo tốt hơn qua việc gặp gỡ bản thân, gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ tha nhân trong niềm vui và tình huynh đệ. Sau khóa học, các tân cursillistas tiếp tục thánh hóa bản thân và phúc âm hóa môi truờng qua các buổi họp nhóm từ 2 đến 5 người cùng chung một chí hướng, gặp nhau thường xuyên để cùng cầu nguyện, học hỏi và sống đạo. Ngoài ra còn các đại hội Ultreya, có nghĩa là tiến xa hơn, nhóm họp chiều chủ nhật thứ 4 trong tháng. Từ ngữ gốc Tây Ban Nha ‘‘Ultreya’’ do tiếng latinh ‘‘Ultra ’’ có nghĩa là ‘‘Tiến lên’’.

Nhân Đại hội Ultreya toàn quốc Ý ngày 24-11-1990, ĐTC Gioan-Phaolô II đã nhắc lại tôn chỉ của phong trào Cursillo như sau:

‘‘Nhiệm vụ của phong trào trong Giáo hội là đào tạo những người Kitô giáo nòng cốt, mang theo thông điệp cứu độ, nhằm tác động đến tha nhân không chỉ bằng lời nói mà bằng sức mạnh chứng tá của chính mình.’’

Tôn chỉ của Phong trào là ‘‘trở nên men Phúc âm trong môi trường’’ như lời Chúa phán: ‘‘Nước Trời cũng giống như nắm men thiếu phụ kia vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.’’ (Mt 13,33). Men Phúc âm chính là phương thức truyền giáo từ trong lòng môi trường, góp phần hình thành một thế giới huynh đệ, thực hiện giáo huấn của Chúa Kitô. Việc dậy men là tùy thuộc vào chứng từ. Phong trào áp dụng các kinh nghiệm chung và riêng nhằm giúp các kitô hữu nòng cốt khám phá và thực hiện ơn gọi của mình như men Phúc âm trong môi trường sống chuyện biệt.

Bài Ca Đức Ái

Các bài suy niệm và diễn giảng (rollos) trong khóa học được thể hiện qua sắc hoa phụng vụ diễn tả ba nhân đức: Tin, Cậy, Mến. Trong ngày Đức Tin (nhập khóa) với sắc hoa đỏ tím diễn tả một Đức Tin kiên trung, sắt son. Tiếp đó là ngày Đức Ái được coi là trọng tâm của khóa học, sắc hoa phụng vụ gồm toàn hoa trắng, diễn tả tình yêu đơn sơ và tinh tuyền. Ngày Hy Vọng kết khóa mang màu xanh, tổng kết ba nhân đức đối thần, vì ngoài ý nghĩa hy vọng, màu xanh còn diễn tả sự tin yêu. Phần phụng vụ Lời Chúa của Thánh lễ giữa khóa gồm Bài Ca Đức Mến (1Cr 13, 1-13) và Tin Mừng Tình Yêu theo Thánh Gioan (Ga 13, 14-21.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha linh hướng Lưu Văn Tâm nhắn nhủ các cursillistas Tin Mừng Đức Ái như sau:

‘‘Yêu thương nhau là chìa khóa để gặp được Chúa Giêsu trong cuộc sống. Ai biết yêu thì sẽ được Chúa Giêsu tỏ mình cho và sẽ được Chúa ở cùng. Trong bài đọc 1, được mệnh danh là bài ca đức ái, thánh Phaolô đã cho thấy đức ái, hay tình yêu thương, phải là yếu tính của mọi hành động của người kitô hữu. Trong 3 câu đầu Ngài dùng điệp từ “dù tôi, dù tôi, dù tôi” biết được gì, nói được gì, làm được gì đi chăng nữa mà không có đức ái thì mọi sự sẽ trở nên vô ích. Những câu tiếp theo, ngài liệt kê một bảng danh sách những nhân đức như là một đối chiếu cho người tín hữu xem thử nơi họ đã có sự hiện diện của đức ái hay chưa: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (13, 4-8) Và ngài kết luận “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (13, 13)

‘‘Quả thật, ở đời này, người kitô hữu cần có các nhân đức đối thần TIN, CẬY, MẾN trong đời sống đạo. Nhưng ở đời sau, nguời tín hữu được thấy Thiên Chúa nhãn tiền, được hưởng phước Thiên Đàng thì họ không còn phải tin, phải cậy nữa. Họ chỉ còn một điều duy nhất đó là Yêu Mến Thiên Chúa mà thôi. Đúng như lời khẳng định của thánh Phaolô “Đức mến không bao giờ mất được.” (13, 8)

Trong thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas Est), Đức Giáo hoàng đương kim đă phân biệt 2 cấp độ của đức ái. Ở cấp độ thứ nhất, ngài dùng một từ Hylạp để giải thích, eros. Từ này diễn tả một tình yêu chiếm hữu, mang ý nghĩa giới tính, trao đổi qua lại giữa những nguời yêu nhau. Trong khi ở cấp độ thứ 2, một từ khác được dung: agape. Từ này diễn tả một tình yêu trao ban, vô vị lợi, chia sẻ, hiến thân cho người khác… Nếu đức ái kitô giáo được thực thi thì cần phải tiến đến mức độ thứ hai này. Nghĩa là phải làm đúng như Chúa Giêsu và theo lời Ngài vừa dạy chúng ta trong bài Tin Mừng: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (13,24). Mà yêu thương như Chúa Giêsu có nghĩa là phải đi cho đến tận cùng: chết cho người mình yêu.’’

Sau đó, cha linh hướng Lưu Văn Tâm đã minh họa ý nghĩa của Tin Mừng Đức Ái chỉ bằng một nụ cười:

Palanca của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu (1873-1897)
‘‘Hans Bergen, một chàng thanh niên sống trong một ngôi làng nhỏ bên Hòa Lan. Anh ta có một bộ mặt dị dạng xấu trai, nên bị mọi người khinh dể và không ai muốn nói chuyện tiếp xúc. Anh ta cảm thấy rất buồn phiền khi bị người ta đối xử cách thiếu thân thiện như vậy và chỉ thầm mong cho mình được chết sớm !

‘‘Rồi một hôm, anh chàng cô độc buồn khổ ấy bị chết thực sự. Dân làng cũng chẳng thèm quan tâm. Thế nhưng sau đó mọi người đều ngạc nhiên khi đọc chúc thư của Hans Bergen: Anh ta để lại gia tài 40 ngàn mỹ kim cho một cô bé chẳng có họ hàng gì với anh, là cô bé Anne Martine. Trong chúc thư anh cho biết lý do như sau: “Tất cả mọi người dân làng đã cau mày hoặc nhìn đi nơi khác khi gặp mặt tôi. Nhưng một ngày kia, tôi đã gặp cô bé Anne và em đã trao cho tôi một nụ cười khả ái. Đó chính là nụ cười chân thành duy nhất mà tôi nhận được trong cuộc đời tôi”.

Chỉ một nụ cười chân thành cũng đủ làm cho người khác hạnh phúc. Mỗi người chúng ta đều có khả năng làm nhiều hơn thế. Tại sao ta lại không mau mắn giúp những người xung quanh nhân được tình yêu, sự cảm thông và sự giúp đỡ cần thiết như là dấu chỉ của Đức Ái đang hiện diện trong ta, theo những tiêu chuẩn thánh Phaolô đưa ra trong thư gởi tín hữu Corintô: ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.’’ (1Cor 13, 4-7).’’ Nụ cười ‘‘Niêm hoa vi tiếu’’ diễn tả ý nghĩa của ngày hội học thứ hai chính là nụ cười mà Mẹ Têrêsa hằng khuyên nhủ chúng sinh: ‘‘Mầm mống âu yếm đợi chờ một nụ cười đằm thắm để nở hoa’’ (Un germe de tendresse n'attend qu'un sourire chaleureux pour se developer).

Nụ cười của Mẹ Têrêsa và bông hồng của Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu là những palancas tô điểm cho cuộc đời thêm tươi thắm.

Phong trào Cursillo vẫn thường mời gọi các cursillistas làm ‘‘Palanca’’. Từ ngữ gốc Tây Ban Nha này có nghĩa là đòn bẩy: các đoàn viên dự Thánh lễ, hy sinh, hãm mình, ăn chay, viếng Thánh thể, lần hạt v.v. để xin Chúa nhấc đi một gánh nặng khỏi cuộc sống. Archimède (287-212 trước CN) từng nói: ‘‘Cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả địa cầu’’. Bằng lời cầu nguyện, các cursillistas tìm điểm tựa, nài xin Chúa cất đi gánh nặng khổ cực.

Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu đã viết về Palanca như sau:

‘‘Một nhà bác học từng nói: Hãy cho tôi đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ nâng được trái đất. Điều này Archimède không thể làm được, vì phát biểu của ông không hướng về Thiên Chúa và chỉ dựa trên điểm tựa vật lý. Thiên Chúa toàn năng ban ơn cho các thánh nam nữ nhờ điểm tựa tinh thần: chỉ có Thiên Chúa và riêng Chúa. Đòn bẩy này có được là nhờ kinh nguyện, được nung nấu bằng lửa yêu thương. Nhờ vậy, chư thánh nâng dậy cả thế giới. Các thanh cũng như các chiến sĩ nhiệt tâm nâng dậy thế trần vào ngày tận thế, khi đó các thánh sắp tới cũng sẽ vực dậy thế giới’’.

Palanca của Mẹ Têrêsa Calcutta (1910-1997)


Trong kinh nguyện sau đây, Mẹ Têrêsa có ý nguyện trở thành palanca để nâng đỡ thế trần. Chúng tôi chuyển dịch kinh nguyện của Mẹ Têrêsa sang thể lục bát như sau:

Vai con gánh vác nặng nề,

Con xin vác hộ ê chề thế nhân.

Tuy con túng thiếu nợ nần,

Con xin chia sẻ thanh bần vị tha.

Con tuy bận bịu việc nhà,

Con xin giúp đỡ người ta khốn cùng.

Con bị hạ nhục mông lung,

Một lòng một ý vui cùng thế nhân.

Khi con thất vọng muộn màng,

Con xin nâng đỡ ủi an thế trần.

Con mong săn sóc ân cần,

Nay con tự nguyện đỡ đần chúng sinh.

Khi con chỉ nghĩ đến mình,

Con liền nghĩ đến tội tình ba sinh.


De Colorès
Ca khúc ‘‘De Colorès’’diễn tả niềm vui khi tìm được tình yêu Thiên Chúa và sự ấm áp của tình người. Ca khúc này rất thịnh hành trên đảo Majorque vào năm 1949, nơi diễn ra Đại hội Cursillo đầu tiên trên thế giới. Các thế hệ cursillistas tiên phong và ngày nay khắp nơi trên thế giới đều đồng ca khúc hát này, diễn tả cuộc đời muôn màu muôn sắc, như mầu sắc hình chụp khóa 26:

Nhân khóa học hội 26 của Phong trào Cursillo Paris, chúng tôi có bài thơ đề tặng các cursillistas cũ mới như sau:

Cursillo de Cristiandad 1

Khóa học ba ngày hướng dẫn ta,

Từ nay bốn bể 2 cũng chung nhà.

Ghi lòng tạc dạ làm nhân chứng,

Ý hiệp tâm đầu nghĩa vị tha.

Gặp gỡ anh em ơn phúc cả,

Hành trình vạn lý 3 cũng không xa.

Đến bữa thứ tư nhập thế cục 4.

Cuộc đời tươi thắm tựa ngàn hoa 5.


Paris, ngày 8-8-2009

Lê Đình Thông

1 Tiểu học hội hun đúc tinh thần Kitô giáo

2 Tứ hải giai huynh đệ (bốn bể đều là anh em)

3 Ultreya: tiến xa hơn (aller plus loin)

4 Ngày thứ tư: le quatrième jour, còn gọi là Hậu Cursillo (Postcursillo)

5 De Colorès.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phái đoàn TGM Xã Đoài thăm các nạn nhân bị đánh đập tại Tam Tòa
PV Xã Đoài
01:01 09/08/2009
(GPVO) - Sáng ngày 07/8/2009, phái đoàn Tòa Giám mục Xã Đoài do linh mục Phaolô Nguyễn Xuân Hóa, Quản lý Tòa Giám mục dẫn đầu đã đến thăm các linh mục và giáo dân bị đánh đập tại Tam Tòa (Đồng Hới - Quảng Bình) ngày 27/7/2009 vừa qua.

Tại giáo xứ Đông Yên, đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các ông Mai Văn Trường và Nguyễn Chân Lý - những nạn nhân bị đánh trọng thương trong khi đang cùng phái đoàn gồm các linh mục và giáo dân hạt Kỳ Anh hành hương về Tam Tòa sáng ngày 27/7/2009. Sau một thời gian điều trị tại các cơ sở y tế, hiện nay sức khoẻ của các ông đang dần hồi phục mặc dù mức độ thương tổn về thể chất và tinh thần vẫn còn khá lớn.





Linh mục Quản lý Tòa Giám mục đã ân cần chia sẻ, động viên các giáo dân, đồng thời chuyển lời thăm hỏi của Đức Giám mục Phaolô (hiện đang thực hiện chuyến công du ở nước ngoài) đến các nạn nhân của sự kiện nói trên. Ngài nhắn nhủ các giáo dân hãy kiên vững trong niềm phó thác vào Chúa; Mẹ Giáo phận vẫn luôn hướng lòng về những người con trong lời cầu nguyện khẩn thiết nhất…

Trong lời đáp từ, các ông Mai Văn Trường, Nguyễn Chân Lý chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái, sự quan tâm của Đức Cha và mọi thành phần dân Chúa. Các ông cũng bày tỏ niềm xúc động trước những lời cầu nguyện và nghĩa cử yêu thương mà đại gia đình Giáo phận đã dành cho các ông trong những ngày qua.

Buổi chiều cùng ngày, đoàn cũng đã đến thăm và tặng quà linh mục Phaolô Nguyễn Đình Phú, Quản xứ Dũ Lộc.

(Nguồn: giaophanvinh.net)
 
8.000 giáo dân giáo xứ Trung Nghĩa thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa
Thu Hoài
18:35 09/08/2009
 
Giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò, GP Vinh, thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa
PV Tân Lộc
18:39 09/08/2009
VINH (Tối ngày 8.8.2009) - Những cơn mưa cứ nặng hạt dần và trở thành mưa to, rất to do ảnh hưởng của cơn áp thấp thành bão đang đi vào Miền trung làm cho lòng người lo buồn càng buồn thêm, hầu như cả thời tiết cũng đang giận dữ sự mất mát tang thương trên giáo phận Vinh đang bị những thế lực cường quyền chà đạp và cấu xé. Đêm nay giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò nằm bên bãi biển du lịch nổi tiếng đang ầm ầm sóng vỗ, biển khơi nước biển đục ngầu dữ tợn đang gầm thét như muốn nghiến ngấu cuốn phăng đi tất cả, sự sục sôi tức giận của biển cả hôm nay giống như hơn 6000 tấm lòng con cái giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò. Một làn sóng lòng trào dâng như những cơn sóng bão táp ngoài kia đang âm ỉ, âm ỉ muốn vỡ tung để cuốn trôi đi tất cả những bất công, bão tàn, độc ác giã man của quỷ “sa tăng” đang dày xéo trên anh chị em giáo xứ Tam Toà thân yêu. Cả biển người bất chấp gió bão, mưa sa ùn ùn kéo về trung tâm giáo đường xứ Tân Lộc để hiệp dâng thánh lễ thắp nến cấu nguyện cho giáo xứ Tam Toà bị bọn côn đồ và công an Quảng Bình đánh đập, theo lời kêu gọi của Mẹ giáo phận Vinh.

Mấy hôm nay Cha Maratinô Nguyễn Xuân Hoàng đi công tác mục vụ miền trong, Ngài đã giao lại mọi công việc mục vụ cho Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, quản xứ Lập Thạch phụ trách, trước khi bước vào thánh lễ Ngài đã công bố trích biên bản cuộc họp ngày 6/8/2009 của Quý cha quản hạt, thành viên Hội đồng linh mục và một số đại diện các dòng tu, hội đoàn về “một số vấn đề được thống nhất” có 4 điểm trong đó có điểm 1 nhấn mạnh “ Tối thứ bảy ngày 8/8/2009 tất cả các giáo xứ trong toàn giáo phận dâng thánh lễ. Sau thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho Tam Toà.”

Thánh lễ diễn tiến trong tâm tình hiệp thông sốt mến với Chúa Cha Tình Yêu, tất cả lịm thắt chùng xuống khi những lời nguyện chung tha thiết kêu lên Thiên Chúa Cha, “ Cha ơi xin cất chén đắng này khỏi giáo phận chúng con, nhưng đừng theo ý chúng con, một theo ý Cha” lời nguyện cất lên như hình thành nên bức tường kiên cố chặn lại sự dồn nén sục sôi của hàng ngàn con tim như sóng bão đang gầm thét ngoài kia, nhưng sợ rằng bức tường “ xin theo ý Cha” của chúng con còn vững được bao lâu ???.

Sau lễ là giờ chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện, ngoài trời mưa mỗi lúc càng lớn, gió mỗi lúc càng to nhưng hàng ngàn ngọn nến được thắp lên cháy bừng trước gió to, mưa lớn, vì trong lòng nhà thờ không chứa hết lượng người giáo dân toàn xứ nên rất đông anh chị em bà con phải đứng ngoài hành lang dù mưa có làm ướt rét, song tất cả đều sốt mến trong tinh thần hướng về anh chị em giáo xứ Tam Toà trước Thánh Thể Chúa Giêsu mà dâng lên Ngài những nguyện ước trong lời nguyễn của đại diện các hội đoàn trong xứ.

Từng Hội đoàn dâng lên Thánh Thể Chúa, đầu tiên là đại diện cho giới trẻ:

“Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giới trẻ giáo xứ chúng con đang quặn đau cùng với nỗi đau chung của tất cả giới trẻ toàn giáo phận, đặc biệt là các bạn giới trẻ Tam Toà, xin Chúa nâng đỡ chở che ban thêm đức tin và nghị lực để chúng con làm chứng cho Chúa giữa thời đại hôm nay, xin Chúa ban cho những nhà cầm quyền cộng sản, đặc biệt là nhà cầm quyền và công an tỉnh Quảng Bình biết nhìn ra chân lý và sự thật, biết yêu mến con dân, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đừng vì nồi cơm mà bất chấp tất cả. Xin Chúa nhậm lời chúng con.”

Lời nguyện gia đình thánh Tâm: “Lạy Chúa Giê su Thánh Thể, gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc chúng con xin được hợp ý với tất cả mọi thành phần con cái khắp giáo phận Vinh dâng lên Chúa lời cầu cho giáo xứ Tam Toà hiện nay các Đấng đại diện Chúa và giáo dân còn bị bách hại vì công lý. Xin Chúa luôn gìn giữ và ban cho con cái Chúa vững niềm tin để làm chứng cho danh Chúa trong thời đại hôm nay và xin cho các nhà cầm quyền nước Việt được sớm nhận ra sự thật, để đất nước được bình an và thịnh vượng”. Chúng con cầu xin Chúa. “

Lời nguyện gia đình Khôi Bình: “ Xin Chúa thương gìn giữ Đức Giáo Hoàng, hàng Giám Mục, các Linh Mục, tu sĩ và giáo dân, đang phải chịu nhiều áp lực và bất công, mưu mô thủ đoạn cách này hay cách khác hoặc đang bị hành hung dã man, gây trọng thương cho các linh mục và giáo dân, xin ban cho các Ngài niềm tin yêu phó thác để vượt qua mọi thử thách gian nan. Xin Chúa cũng cải hoá cho mọi tư tưởng lạc hậu, ẩu trỉ của chính phủ Việt Nam và nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình, sớm nhận ra chân lý và sự thật mà trở về nẻo chính đường ngay.”

- Chúng con cầu xin Chúa.

Kết thúc giờ chầu tất cả Cộng đoàn cùng đứng lên hát kinh Hoà Binh, ngoài trời mưa vẫn nặng hạt, gió vẫn không dứt, sóng vỗ ầm ầm, nhưng lời kinh hoà bình như át hết tất cả mọi âm thanh và cứ thế bay đi, bay đi theo gió bão đến tận cùng mọi ngõ ngách cõi lòng con người “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm… chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
 
Giáo xứ Rú Đất GP Vinh hiệp thông với toàn giáo phận cầu nguyện cho Tam Toà
Anthony Dlak
18:46 09/08/2009
VINH - Hưởng ứng lời kêu gọi của Bề Trên giáo phận Vinh, trong tinh thần hiệp thông cách thiết thực nhất với toàn thể giáo dân trong toàn giáo phận, đêm 8/8/2009, hơn 2000 giáo dân giáo xứ Rú Đất đã quy tụ để cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình.

Trước thánh lễ, cha quản xứ đã đọc 2 văn bản của cuộc họp hội đồng linh mục ngày 6/8/2009 về vụ việc Tam Tòa. Ngài đã nói lên lập trường của Giáo hội và của linh mục đoàn trước diễn biến phức tạp tại Tam Tòa. Đồng thời, Ngài khuyến cáo giáo dân phải đề cao cảnh trước những thông tin sai lệch trên truyền hình những ngày qua. Ngài giải cho mọi người hiểu rõ nội dung của “Bản cam kết” mà Đức Giám Mục Giáo Phận đã ký với chính quyền CS Quảng Bình.

Sau thánh lễ đồng tế, hàng ngàn ngọn nến đã được thắp sáng lên và mọi người sốt sắng hiệp thông:

Cầu nguyện cho anh chị em giáo dân tại Tam Tòa được kiên vững trong đức tin, chiến đấu đến cùng cho công lý và sự thật.
Cầu nguyện cho chính quyền CS Quảng Bình biết tôn trọng nhân quyền, sự thật và tự do tôn giáo.
Cầu nguyện cho Đức Giám Mục, hàng linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo dân được tràn đầy hồng ân Chúa và Mẹ Quan thầy để làm chứng cho Nước Trời-“Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. ”

Cuối giờ cầu nguyện, toàn thể cộng đoàn đứng lên hát vang lời Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con…dọi ánh sáng vào nơi tối tăm…”
 
Hình ảnh Giời Trẻ Terêsa Giáo xứ Kẻ Dừa thuộc Giáo phận Vinh, chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Tam Toà
PV Kẻ Dừa
19:26 09/08/2009
VINH - Tối Chúa Nhật XIX Quanh Năm (09/08/2009), Giới trẻ Têrêxa Giáo xứ cùng với đông đảo bà con giáo dân Giáo xứ Kẻ Dừa, trải dài trên 5 xã (Thọ Thành, Mã Thành, Lăng Thành, Hồng Thành và Phú Thành) thuộc huyện Yên Thành, Nghệ An đã nô nức kéo về Nhà thờ Giáo xứ để quỳ bên Chúa Giêsu Thánh Thể.

Mặc dầu trời lấm thấm mưa rơi, nhưng không cản nổi bước chân nhiệt thành của tuổi trẻ, trái lại càng làm cho tâm tình hiệp thông chia sẻ dâng cao. Quả vậy, mang hơi mát của hạt mưa đến với giờ Chầu Thánh Thể đêm nay, các bạn trẻ của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu như muốn qua Chúa Giêsu Thánh Thể thoa dịu cơn nóng bức mà anh chị em tín hữu Giáo xứ Tam Toà đã và đang phải hứng chịu trong những ngày qua: nóng bức về thể lý, bởi cái nắng hè chang chang cồn cát Quảng Bình; bức nóng về tinh thần, bởi sự o ép, truy bức của chính quyền các cấp Thành phố Đồng Hới.

Cái mát lạnh của hạt mưa còn vương trên tà áo, cùng với cái hơi ấm nồng nàn của ngọn nến trên tay, đã tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời, làm cho tâm tình cầu nguyện của giới trẻ với Chúa Giêsu Thánh Thể trong Giờ Chầu đêm nay càng trở nên thống thiết hơn. Những lời cầu sốt sắng, những lời kinh chân thành và những lời ca mượt mà đã bừng dậy mạnh mẽ nơi tâm hồn đơn sơ trong sáng của các bạn trẻ Têrêxa hôm nay.

Kết thúc 60 phút bên Chúa Giêsu Thánh Thể, các bạn trẻ đồng thanh hát vang lời Kinh Hoà Bình với niềm tin yêu và hy vọng một bầu khí mát lành sẽ đến với cuộc sống của giáo dân Giáo xứ Tam Toà; một hơi ấm tình người sẽ đến sưởi ấm cõi lòng băng giá của công an và chính quyền Quảng Bình; một luồng sáng công lý sẽ đẩy lùi bóng đêm của bất công bạo lực, để mọi người dân Việt Nam sớm được an hưởng cảnh thái bình.

 
Hình ảnh Giáo xứ Yên Hòa - Hoàng Mai - Thuận Nghĩa - chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Tam Toà
PV Hoàng Mai
19:35 09/08/2009
VINH - Cung với 178 giáo xứ trong Giáo Phận Vinh, đếm nay 8-8-2009, Giáo xứ Yên Hòa, Hoàng Mai - Thuận Nghĩa, gần 3000 giáo dân lại hướng về Tam Tòa, về anh chi em đang bị Công an Quảng Bình bắt bớ và đánh đập bất công, bằng việc dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện: Xin cho công lý và sư thật được chính Quyền Quảng Bình tôn trọng, anh chị em giáo dân Tam tòa sớm được tra tự do.

 
Linh địa Trại Gáo hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa
Jos Trọng Tuyên
21:11 09/08/2009
VINH - Tại Linh địa Trại Gáo, nơi có đền Thánh AnTôn là trung tâm hành hương đặc biệt của giáo phận Vinh và mọi người khắp muôn nơi có lòng sùng kính Thánh AnTôn.

Xem hình ảnh

Tối nay lúc 20h tại đền Thánh đã thu hút rất nhiều người đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em Tam Toà, nơi đang bị bách hại vì niềm tin KiTô giáo.

Linh địa Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên_ Giáo phận Vinh là một cộng đoàn tín hữu hiệp nhất yêu thương, thời gian qua trước những đau thuơng của giáo hội Việt Nam, nhất là gần đây nhất tại Thái Hà và Toà khâm sứ thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Trại Gáo đã trở nên một địa điểm hành hương của rất nhiều cộng đoàn tín hữu và là nơi liên kết mọi người khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận Hà Nội.

Nhìn lại tiểu sử về Cha Thánh An Tôn, với con người vĩ đại của giáo hội công giáo, là vị ngôn sứ của mọi thời đại, là vị giảng thuyết lừng danh, là một đấng Thánh hay làm phép lạ bầu cử cứu giúp nhiều người gian nan khốn khó chạy đến kêu cầu Ngài. Hơn bao giờ hết, giờ đây giáo phận đang trong cơn nguy khó, anh chị em Tam Toà đang chịu bắt bở giam cầm, đang chịu nhiều sự bất công của nhà cầm quyền Quảng Bình hành xử lên linh muc và giáo dân, đứng trước sự bất công, của bạo quyền noi gương cha Thánh An Tôn, suốt thời gian qua tại linh địa Trại Gáo, cộng đoàn nơi đây đã có nhiều Thánh lễ và giờ cầu nguyện cho anh chị em tại Tam Toà thân thương.

Linh địa Trại Gáo tối nay trở thành mối tình hiệp thông sâu sắc của mọi nguời KiTô hữu, bởi sự hiện diện của khách hành hương và các họ đạo anh em thuộc giáo xứ Mỹ Yên như: Thanh sơn, Lang Bàu và giáo họ nhà xứ với khoảng 4000 con tim luôn hướng về Tam Toà đã làm cho tình anh em trong giáo hội tha thiết mặn nồng.

Để bắt đầu cho thánh lễ cầu nguyện đặc biệt hôm nay, Cha AnTôn Đặng Đình sỹ đã dẫn nhập và thiết tha mời gọi mọi người tăng thêm lời cầu nguyện cho Tam Toà bởi những khổ đau mà anh chị em đang phải chịu.

Tiết trời vinh hôm nay mặc dù có mưa nhưng thánh lễ vẫn diễn ra một cách bình thường trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng, sau khi thánh lễ kết thúc, Cha chủ tế đã kiệu mình Thánh Chúa ra khuôn viên lễ đài linh địa đã được chuẩn bị chu đáo cho mọi người hướng lòng về Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu nguyện cho anh chị em mình tại Tam Toà. Những lời cầu nguyện thiết tha như hưong trầm bay ngát lên truớc tôn nhan Chúa, họ đã cầu nguyện cho anh chị em mình đang chịu nhiều đau thương và xin Chúa cho các tài sản của giáo hội đang bị chiếm dụng cách bất công mau đuợc trả về cho giáo hội.

Sau những lời cầu nguyện kết thúc, Cha Chủ tế đã cầm cây nến sáng trong tay cùng với hàng ngàn cây nến lung linh của cộng đoàn tín hữu theo sau, đã được lần lượt cắm trước linh đài. Hình ảnh cây nến mà mọi người cầm trong tay được cắm liên kết với nhau, là biểu tượng của ánh sáng và công lý đang hiệp nhất với nhau để xua tan bóng tối âm u và bất công đang bị bủa vây trên đất nước Việt Nam.

Cuối giờ cầu nguyện, lời Kinh hoà bình một lần nữa đuợc cộng đoàn nơi đây cất cao lên giữa bầu trời linh địa thiêng liêng nhiệm mầu, là lời mời gọi hết thảy mọi người, phải ra đi làm chứng cho ĐỨC TIN VÀ CÔNG LÝ.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Cha Thánh AnTôn, xin Chúa ban cho linh mục và giáo dân, cũng biết noi gương cha Thánh AnTôn, nhờ đó, chúng ta trở nên những vị ngôn sứ của thời đại mới trên bước đường đi tìm chân lý và sự thật.
 
Giáo xứ Tam Tòa, hành trình gian khổ của Đức Tin
Nguyễn Đức Cung
21:27 09/08/2009
GIÁO XỨ TAM TÒA, HÀNH TRÌNH GIAN KHỔ CỦA ĐỨC TIN

Trong tác phẩm Thiên Chúa và Trần Thế, Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đã viết rằng: “Đức tin là một con đường. Bao lâu còn sống, ta còn trên đường, và vì vậy, đức tin vẫn luôn bị đe dọa và bị chèn ép … Đức tin chỉ có thể trưởng thành, khi trong mọi giai đoạn cuộc sống nó đủ sức chấp nhận và chịu đựng sức mạnh cũng như sự o ép của không tin, cuối cùng vượt thắng chúng, để lại bước đi tiếp trên một đoạn đường mới.” [1] Lời dạy của vị giáo hoàng thần học gia số một trên thế giới quả thật đã lột tả được giá trị sinh động của đức tin đối chiếu với cuộc sống của người tín hữu Công Giáo Việt Nam nói chung và người giáo dân Tam Tòa nói riêng kể từ khi Tin Mừng được truyền bá trên đất nước Việt Nam.

Cách đây gần bốn thế kỷ, năm 1643, khi hạt giống đức tin Công Giáo được linh mục Đắc-Lộ (Alexandre De Rhodes) gieo vãi trên vùng đất huyện Lệ-Thủy thuộc phía nam của tỉnh Quảng Bình, một số địa danh như Đại-Phong (hay Kẻ Đợi), Mỹ Hương, Mỹ Phước, Xuân Hồi, Sáo Cát, Sáo Bùn rồi Tam Tòa đã trở nên quen thuộc trong lịch sử giáo hội Công Giáo Việt Nam vì đó là những cứ điểm của đức tin, những cái nôi sản sinh người Công Giáo và cũng là những trường hợp lịch sử người giáo dân dùng mạng sống để chứng minh cho Sự thật và Công lý. Các tư liệu liên quan tới những cuộc hành trình gian khổ của Đức Tin phát xuất do những biến động thời cuộc từ giáo xứ Mỹ Hương qua Sáo Bùn đến Tam Tòa xuyên suốt nhiều triều đại lịch sử, ngày nay vẫn còn là những tư liệu khả chứng để người giáo dân Tam Tòa có thể sống, cảm nghiệm và viết tiếp trang sử đức tin của mình.

1.- Hành trình đức tin từ Macao đến Đại Việt.

Sự truyền bá đạo Công Giáo ở Đại Việt trong những năm đầu thế kỷ XVII liên hệ đến hoạt động của Dòng Tên đặt trụ sở tại Macao (hay Áo Môn) để điều khiển chương trình làm việc của dòng này tại Trung Hoa và Nhật Bản lúc bấy giờ. Dòng Tên tức là dòng tu mang tên Đức Chúa Giêsu (Société des Jésuites) do Thánh Ignatius Loyola thành lập ở Paris năm 1534. gọi là Dòng Tên vì kỵ húy sợ phạm đến tên Chúa Giêsu. Dòng này được sự bảo trợ của Bồ Đào Nha do sự phân công của Rôma theo tinh thần của hiệp ước Tordesillas năm 1494 và sáng kiến truyền đạo tại Đại Việt bắt nguồn từ nhiều biến cố. [2]

Trước hết từ khi vua Lê Thế-Tông (1573-1599) hãy còn nhỏ tuổi, bà chị của vua là công chúa Mai Hoa tục gọi là bà chúa Chèm [3] giữ quyền nhiếp chính đã có liên lạc với người Bồ ở Macao để nhờ giúp đỡ mục đích là gây dựng thế lực chống lại sự khuynh loát của Trịnh Tùng. Bà cho mời các thừa sai người Bồ đến Thăng Long để truyền đạo nhưng lúc bấy giờ Macao chưa có thừa sai nên đã không đáp ứng được yêu cầu này. Bà cho người sang tận Goa cũng với mục đích đó nhưng Giám mục ở Goa đã giới thiệu sứ giả về Macao vì vùng đất Đại Việt thuộc khu vực truyền giáo của các thừa sai Dòng Tên ở Macao. Giáo sĩ Ordonez de Cevallos, người Tây Ban Nha, đến Đại Việt, gặp Lê Thế-Tông và công chúa Mai Hoa năm 1591. Công chúa có cảm tình với giáo sĩ này, ngỏ ý muốn kết hôn cùng ông nhưng ông cho biết linh mục không thể lập gia đình. Bà chúa này xin trở lại đạo Công Giáo và lấy tên thánh là Maria, tiếng Việt là Mai Hoa, có lập một nhà tu kín ở An Trường (Thanh Hóa).

Macao hay còn gọi là Áo môn, cũng có tên A-Ma-Kao năm 1555 là một làng nhỏ người Bồ cất tạm mấy nhà tranh để làm trạm chuyển dịch hàng hóa cho người Tàu ở tỉnh Quảng Đông. Chung quanh Macao là khu vực hoành hành của bọn trộm cướp lưu manh và nhờ sự yêu cầu của quan trấn Quảng Đông, người Bồ đã dẹp yên được bọn cướp và trong ít năm lợi dụng đây là một khu vực dễ đi lại và kín gió cho tàu bè, người Bồ đã biến vùng này thành một khu thương mại sầm uất. Người Bồ dùng Macao làm trạm liên lạc trung gian giữa Trung Hoa với Nhật Bản và giữa Trung Hoa với phương Tây. Người Trung Hoa cho Bồ Đào Nha thuê Macao, trả cống vật và chấp nhận sự can thiệp vào đó của chính quyền Trung Hoa [4]. Năm 1578, Đại Việt lại cử một phái đoàn đến Macao mục đích vận động xin các thừa sai đến giảng đạo. Giám mục Carneiro ở đây nhờ linh mục Pedro d’Alfaro qua Bắc Việt giảng đạo nhưng cha này không đi được vì đang bận lo xây tu viện ở Phi Luật Tân. Về sau ngài bị người Bồ trục xuất và trên đường về Goa để khiếu nại thì bị mất ở bờ biển Bình Định.

Sau đó linh mục Giovanni Battista de Pesaro, người Ý thay thế cha Alfaro mở trường dạy giáo lý cho các thanh niên Tàu, Nhật và Việt, có gửi tặng Mạc Mậu Hợp một bức họa về ngày phán xét và một lá thư xin vào Bắc Việt để giảng đạo. Mạc Mậu Hợp rất vui mừng cho phép các thừa sai đến giảng đạo, chủ tâm là kéo người Bồ về phe của ông mục đích chống lại thế lực của nhà Lê ngày càng trở nên mạnh. Nhưng rủi thay, cha Pesaro không sang Đại Việt được vì phải trở về Âu châu và từ trần ở Naples (Ý).

Việc các thừa sai Dòng Tên đến truyền giáo ở Đại Việt xuất phát từ lý do đạo Công Giáo lúc bấy giờ bị bách hại rất dữ dội ở Nhật Bản nên một số giáo dân phải tìm cách trốn đi, nhiều người đến Hội An (Quảng Nam) và định cư ở đấy. Nhiều tư liệu cho biết lý do cấm đạo tại Nhật Bản là do sự tranh thương giữa các lái buôn Hòa Lan theo Tin Lành và các thương nhân Bồ theo Công Giáo nên đã tìm cách ảnh hưởng trên các lãnh chúa Nhật, gây nghi ngờ hoang mang rồi xui giục các lãnh chúa ra chỉ thị cấm đạo. Thương nhân Hòa Lan đã nỗ lực tuyên truyền để lãnh chúa Nhật tin rằng các thừa sai là tay chân đế quốc Bồ, lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để do thám và tổ chức nội công cho việc thôn tính nước Nhật của hoàng đế Bồ trong tương lai [5]. Tuy nhiên, cần nhận thấy rõ rằng các lãnh chúa Nhật và các nhà truyền giáo Dòng Tên đặt quan hệ trên nguyên tắc rất rõ rệt: trao đi đổi lại: “cho quyền giảng đạo miễn là đứng lấn tới chính trị, và các giáo sĩ phải giúp các lãnh chúa súng ống, cách đóng thuyền, trang bị các dụng cụ đi biển; nhờ vậy mà thương thuyền Nhật bản có thể đi cùng khắp Đông Nam Á: Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương và Việt Nam (Hải Phòng, Phố Hiến, Hội An, Đà Nẵng…) Lãnh chúa Mobugana (1534-1582) lại dùng đạo mới để chống đối lại những giáo phái Phật giáo mà ông đang muốn khuynh đảo. Lãnh chúa Hideyoshi (1536-1598) tuy ra lệnh giết 26 người Kitô giáo, nhưng vẫn để cho thương thuyền Bồ Đào Nha buôn bán ở Nagasaki. Sự đố kỵ giữa người Hòa Lan theo Thệ phản và người Bồ theo Công giáo cũng được các lãnh chúa lợi dụng để chia rẽ người Tây phương với nhau. Đến thời Tokugama Ieyasu (1543-1616), khi các lãnh chúa thấy có thể giao thiệp thẳng với các vua chúa và các nhà cầm quyền vùng Đông Nam Á (kể cả Phi Luật Tân của Y Pha Nho), không cần sự môi giới của các nhà truyền giáo nữa, và có lẽ mọi kỹ thuật đi biển đã biết hết rồi, họ mới cấm đạo. Đến cuối thế kỷ thứ 17, họ thẳng tay đuổi những người Nhật theo đạo đi Macao và Phi Luật Tân, và tàn sát những người ở lại Nhật mà không chịu bỏ đạo. Chính sách lợi dụng, học hỏi Tây phương để lấy lợi cho mình bắt đầu từ các lãnh chúa qua tới Minh Trị và có thể nói cho tới ngày nay các nhà cầm quyền Nhật vẫn tiếp tục noi theo.” [6] Sự xuất hiện của các giáo sĩ ngoại quốc ở Đàng Trong, kiến thức uyên bác và tinh thần thương yêu hài hòa của họ đối với dân chúng và nhà cầm quyền đã làm nảy sinh nhiều phương cách xử trí.

Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Li Tana dẫn lại ý kiến của Boxer khi tin rằng “mặc dù, tự thâm tâm, thù ghét việc truyền bá đức tin Kitô giáo trong lãnh thổ của mình, họ Nguyễn cũng ít nhiều nhắm mắt làm ngơ trước sự có mặt của các thừa sai Công giáo Rôma với mục đích là có được súng và đại bác từ Macao.” [7] Ở đây người ta tìm thấy một sự đồng nhất trong chính sách đối với giáo sĩ ngọại quốc của các lãnh chúa Nhật Bản và chúa Nguyễn ở Đàng Trong hay chúa Trịnh ở Đàng Ngoài là muốn canh tân quân đội để tranh giành quyền chính trị mà vũ khí là cái họ nghĩ đến trước tiên.

Đối với các vị thừa sai, mục đích của họ tới Đại Việt là để truyền giáo, là mang ánh sáng đức tin đến cho người dân xứ này, cho nên họ đã cố gắng làm bất cứ cái gì trong khả năng của mình để được phép ở lại mà giảng đạo. Ngoài việc nhờ các giáo sĩ tìm mua các vũ khí tối tân, ý định của các chúa Nguyễn còn bộc lộ trong các mục tiệu khác như năm 1686 chúa Hiền dùng quyền mình buộc Bartholomêô da Costa thầy thuốc riêng của chúa lúc đó đang chuẩn bị về lại Âu châu, phải từ Macao trở lại Đàng Trong để coi sóc sức khỏe cho chúa. Antonio de Arnedo năm 1704 và De Lima năm 1724 được chúa Nguyễn Phúc Chu thu dụng để dạy ông toán và thiên văn. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) đã dùng Neugebauer và Diebert và sau khi những người này qua đời năm 1745, Slamenski và Koffler được điền vào chỗ họ. Năm 1752, chúa sử dụng thừa sai Dòng Tên Xavier de Moteiro, nhà hình học và Jean de Loureira, bác sĩ.

Tại Nhật Bản từ năm 1596, đã có tình trạng bách hại Thiên Chúa giáo. Trước kia ở Nhật có khoảng 123 giáo sĩ theo đuổi công cuộc truyền giáo nhưng nay chỉ còn khoảng 30 người ở lại, đa số khác phải buộc trở về Áo Môn. Trong lúc họ chờ đợi thì một thương gia Bồ, Ferdinado a Corta đem đến cho họ một đề nghị thích hợp với lòng hăng hái của họ: sang Đại Việt truyền giáo. Và họ nhận [8]. Năm 1615, hai giáo sĩ Dòng Tên Francisco Buzomi và Diego Carvalho đến Nam Hà, cập bến Đà-Nẵng cùng với một số người giúp việc gồm một Bồ và hai Nhật. Cha Buzomi lo học tiếng Việt, tìm nơi lập trụ sở, khởi đầu công cuộc giảng đạo. Cuối năm đó con số tín hữu lên 300. Khi Carvalho đi thì có Anrê Fernandez đến, rồi năm 1617 thêm có Francisco Barretto và Francisco di Pina. Về sau thêm có Christoforo Borri là một nhà bác học đến giúp, năm 1622 rời Việt Nam về Âu châu. Năm 1624, cha Buzomi có thêm 7 cộng sự viên đến giúp trong số đó có cha Alexandre de Rhodes.

2.- Đức tin nở hoa ở Đàng Trong và nhu cầu đào tạo lớp cán bộ truyền giáo.

Một trong những vị thừa sai có công nhất đối với đạo Công giáo tại Việt Nam và đối với nền văn hóa dân tộc có thể nói đó là linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ).

Cha Đắc-Lộ sinh ngày 15.3.1593 thuộc giáo xứ thánh Mađalêna tại Avignon, thuộc lãnh thổ của Tòa Thánh từ năm 1348-1791, do đó cha Đắc-Lộ và gia đình là công dân dưới quyền Đức Giáo Hoàng, mang quốc tịch Tòa Thánh (sujet du Pape). Có tư liệu cho ngài thuộc gốc Do Thái nhưng có tác giả như Dr. L. Gaide trong bài Quelques renseignements sur la famille du P. A. De Rhodes đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hué, cho biết ngài gốc Tây Ban Nha. Theo Amé Chezaud, dòng Tên, trong bài “Alexandre de Rhodes từ trần (Đỗ Quang Chính phiên dịch và chú thích), “không có dấu chỉ Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái như người ta tưởng. Hãy cứ tạm nhận cho Rhodes có nguồn gốc Do Thái…” [9] Thân sinh là cụ Bernadin II de Rhodes, một quan chức giàu có, làm bạn đời cùng Francoise de Raphaelis, ngày 10.9.1590, có 8 người con mà Rhodes là con thứ hai.

Từ lúc 7 tuổi theo học ở Collège d’Avignon với các cha Dòng Tên nên theo ơn gọi tại đây và vào nhà tập Dòng Tên tại Rôma. Thụ phong linh mục năm 1618, ngài được bề trên cho phép đi truyền giáo tại Nhật Bản. Ngày 29.5.1623, De Rhodes đặt chân tới Áo Môn (Macao) chờ dịp thuận tiện để vào Nhật nhưng tình hình ở Nhật lúc bấy giờ vô cùng khó khăn vì quốc gia này đang ban hành lệnh cấm đạo gắt gao do tướng quân Phong Thần Tú Cát (Hideyoshi) khởi đầu từ 1587, rồi đến tướng quân Đức Xuyên Tú Trung (Ieyasu) năm 1614 làm cho giáo hội non trẻ xứ Thái Dương Thần Nữ trở nên tan tác. Ở Nhật Bản lúc đó các cha thừa sai chưa biết tổ chức hệ thống “thầy giảng” người bản xứ nên một khi các giáo sĩ ngoại quốc, bị giết, bị bắt hoặc bị trục xuất, thì giáo dân trở nên như rắn mất đầu. Trường hợp Đại Việt sau này lại khác vì các thừa sai đã biết rút kinh nghiệm ở xứ Phù Tang.

Ngày 7.12.1624 đoàn giáo sĩ Dòng Tên gồm có Antonio de Fontis, Gaspar Luis, Alex. De Rhodes, Hieronimo Majorica dưới sự hướng dẫn của linh mục Gabriel de Mattos đến Hội An. Học ngôn ngữ bản xứ trong 6 tháng, cha Đắc-Lộ đã giảng được tiếng Việt và sau 18 tháng ngài được gọi về Áo-Môn để đi giảng đạo ở Bắc-Kỳ.

Vùng nam sông Gianh lúc bấy giờ do giáo sĩ Buzomi phụ trách truyền giáo kể từ năm 1615.

Ngày 19.3.1627 linh mục Đắc Lộ đến cửa Bạng (Thanh Hóa) rồi ra Kẻ Chợ, gặp Trịnh Tráng lúc ông này đang chuẩn bị đem quân vào đánh Nam Hà. Đến cuối năm 1627, các giáo sĩ ở Hà nội rửa tội được 1.200 người gồm chị của chúa và gia quyến, tên thánh Monica. Một bà khác là vợ Trịnh Tùng cũng vào đạo, tên thánh Catarina với 200 nhà sư. Năm 1628 có thêm 2.000, năm sau thêm 3.500.

Sau khi xuất quân đi đánh Chúa Nguyễn thất lợi trong cuộc ra quân lần thứ nhất, Trịnh Tráng lại thấy mùa buôn đã qua mà không thấy tàu nào tới Bắc Hà, nên đã ra lệnh trục xuất cha Đắc-Lộ vào Nam Hà cuối tháng 3 năm 1629. Đoàn người bị trục xuất gồm cha Đắc-Lộ, cha Pedre Marquez và hai người Việt là Inhaxu Nhuận và một quân nhân đã giải ngũ có tên Antôn làm nhiệm vụ liên lạc.

Khi cha Đắc-Lộ bị Trịnh Tráng tống xuất vào Bố Chính thì ở đấy cha đã gặp lại những người Công Giáo mà cha đã rửa tội trước đó hai năm (1627). Đất Bố Chính lúc bấy giờ chia làm hai: Bắc Bố-Chính từ Đèo Ngang vào tới bắc sông Gianh – nguồn Son do tướng Nguyễn Khắc Kham làm tri châu, Nam Bố-Chính từ phía nam sông Gianh – nguồn Son vào tới sông Nhật Lệ do tướng Nguyễn Tịch làm tri châu.

Theo linh mục Henri Albi thời điểm cuộc tống xuất nói trên là ngày 31-3-1629, linh mục Đắc-Lộ cho biết đoàn có 37 người kể cả viên thuyền trưởng, thuyền ghé Kẻ Bờ rồi Kẻ No gần Cửa Bạng. Trên đường Kẻ Bạng – Cửa chùa, Đắc-Lộ gặp hai quân binh đã chịu phép rửa trước đây tại Kẻ Chợ là Simon và Anrê. Họ đem gia quyến và bạn hữu đến xin cha rửa tội.

Ngày 15-4-1629, linh mục Đắc-Lộ và phái đoàn đến Bắc Bố Chính và được giao cho quan tri châu là tướng Nguyễn Khắc Kham. Ông này đối xử rất tử tế với ngài. Linh mục tranh thủ rao giảng phúc âm ở chợ Phan Long cũ tức Ba-Đồn sau này, thành lập một cộng đoàn gồm 27 giáo dân tại vùng bắc Quảng bình rồi trở ra Nghệ An về lại Kẻ Chợ. Ở đây linh mục không gặp được Trịnh Tráng vì chúa cố ý lánh mặt nên có tàu Bồ đến cha lên đường trở về Áo Môn và 10 năm sau trở lại Nam Hà khi linh mục Buzomi già yếu, ngã bệnh và mất tại Áo Môn. Giáo dân ở Nam Hà lúc bấy giờ đã có khoảng 12.000 người do công lao to lớn của cha Buzomi. Viết về linh mục Buzomi, cha Đắc-Lộ cho biết: “Buzomi đã sống thánh thiện, làm việc không biết chán, bạo dạn trước gian nguy, cương quyết thi hành điều đã định. Người đã thành công một cách mỹ mãn vì khi người đặt chân lên đất Nam Hà, chỉ có mấy người theo đạo Thiên Chúa, vậy mà người đã để lại ít ra cũng 12.000 tín hữu.” [10] Bạo dạn trước gian nguy là đức tính của bậc lãnh đạo tinh thần thiết tưởng cũng là tấm gương đáng bắt chước của người Công Giáo Việt Nam ngày nay trước mọi kẻ thù của tôn giáo.

Cuộc đời và sự nghiệp của cha Đắc-Lộ đã để lại rất nhiều điều cần học hỏi nhưng ở đây chúng ta sẽ nhắc đến một vấn đề quan trọng đó là thiết lập hệ thống thầy giảng tức là đào tạo cán bộ truyền giáo để nối tiếp công tác mục vụ khi các giáo sĩ vắng mặt.

Trong sách Người chứng thứ nhất, tác giả Phạm Đình Khiêm đã cho biết tình hình đạo Công Giáo ở Đàng Trong và nhu cầu phải có thêm cộng sự viên người bản xứ trong thế kỷ XVII như sau: “Khi đạo càng truyền rộng ra, thì luật-lệ càng nghiêm-minh chặt chẽ, việc phong chức thánh càng khó khăn hơn. Đối với các nhà truyền giáo ở giữa dân ngoại trong thế kỷ XVII, vấn đề này thật phức-tạp. Không có quyền truyền chức thánh, không có phương-tiện đào-tạo ngay các linh-mục theo những luật-lệ và điều kiện đã qui-định sẵn, các vị này, do nhu-cầu thúc-bách, đã tạo ra một giải-pháp trung-gian mà đến nay vẫn còn cần-thiết: đó là các “Thầy giảng” lựa chọn ngay trong số các giáo-hữu tại địa-phương để tham gia nhiệm-vụ truyền-giáo.” [11] Thật ra cơ chế “Thầy giảng” từ thế kỷ XVI đã có tại Nam Mỹ, và tại châu Á, cụ thể là tại Ấn Độ chính thánh Phanxicô Xavie đã áp dụng hữu hiệu tại Ấn Độ. Phương sách này cũng đã được Tòa Thánh Rôma khuyến khích và năm 1567, thánh Phanxicô Borgia đã gửi chỉ thị cho các giáo sĩ Dòng Tên.

Tại Nam Hà, trước đó, linh mục Buzomi và các giáo sĩ hoạt động công tác truyền giáo bên cạnh ngài đã dùng người giáo dân Việt Nam cộng tác vào các chương trình truyền giáo, cũng gọi họ là “Thầy giảng” nhưng chưa có đặt ra các điều lệ về tổ chức đoàn thể, khấn hứa, chức vị rõ ràng. Trong thời gian giảng đạo ở Bắc Việt từ 1627 đến 1630 chắc có lẽ linh mục Đắc-Lộ có liên lạc với cha Buzomi ở Nam Hà nên tại đây ngài cũng thành lập cơ chế “Thầy giảng” với các vị nổi tiếng như An-tôn và Phan-xi-cô, trước là tu sĩ Phật giáo, Y-nha-xô và An-rê v.v…

Với cha Đắc-Lộ, rút kinh nghiệm chung của giáo hội Công Giáo tại Nhật Bản, khi đạo bị bách hại, các giáo sĩ phải trốn tránh, hoặc tản mác nơi khác, giáo dân trở nên như rắn mất đầu cho nên ngài rất chú trọng việc đào tạo các tầng lớp “thầy giảng” cho giáo hội Việt Nam.

Có hai nguyên tắc được áp dụng trong việc đào tạo “Thầy giảng”: thứ nhất, đào tạo nhân đức đến bậc anh-dũng và thứ hai, mở rộng trí thức, nâng cao trình độ văn hóa của người tông đồ. Tất cả chỉ nhằm mục đích vì “sự vinh quang lớn lao của Thiên Chúa” (Ad majorem Dei gloriam) như tôn chỉ của Dòng Tên. Ngoài tấm lòng nhiệt thành, kiến thức uyên bác bày tỏ trong các cuộc thuyết giảng hằng ngày và lòng đạo đức tuyệt vời của cha Đắc-Lộ, các thầy giảng còn được thấm nhuần các tài liệu căn bản gồm một số sách do các giáo sĩ Dòng Tên in ở Đàng Ngoài. [12] Trong công tác truyền giáo ở Á châu, các linh mục Dòng Tên dù ở Trung Hoa, Đại Việt hay Áo Môn đều thường xuyên liên lạc với nhau theo hệ thống của dòng. Năm 1584, một cuốn giáo lý đầu tiên bằng chữ Hán được xuất bản do linh mục Ruggieri, Dòng tên, biên soạn. Cuốn đó về sau được giáo sĩ Lợi Mã Đậu (Mateo Ricci) bổ sung nhiều tài liệu và biên soạn lại thích hợp và đầy đủ hơn, trong chín năm liền, lúc còn ở Triều châu (Quảng Đông) năm 1594, ấn hành tại Bắc Kinh năm 1603, gọi tên là Thiên Chúa thực nghĩa. Ngoài ra linh mục Mateo Ricci còn soạn thêm các cuốn Giao hữu luận, Thiên Chúa giáo yếu, Kỳ nhân thập thiên. Các tác phẩm đó đã tạo được ảnh hưởng lớn lao trong giới sĩ phu Trung Hoa nên chắc chắn linh mục Đắc-Lộ cũng phải thừa hưởng được gia tài văn hóa đó. Như vậy dĩ nhiên các “Thầy giảng” cũng được hưởng thêm bổng lộc của tri thức.

Ngoài các tư liệu giảng dạy đó ra, các thầy giảng còn được sử dụng các sách do cha Đắc-Lộ trước tác như cuốn Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa mà beào (vào) đạo thánh Đức Chúa Blời (Trời, Lời) , sách Suy ngắm sự Thương khó Chúa Giê-su hoặc quyển tiểu sử Chúa Giê-su bằng thơ nôm do bà công chúa Catarina, em chúa Trịnh Tráng soạn.

Trong Người chứng thứ nhất, Phạm Đình Khiêm cho biết thêm: “Ngoài việc tu luyện nhân đức và học tập giáo lý bằng quốc ngữ, chữ nôm và chữ hán, các thầy giảng lại tiếp tục học các khoa kinh sử cổ điển, vừa để bồi bổ văn hóa truyền thống vừa để rút ở đó những lý-luận thích ứng để áp dụng vào khoa minh-giáo. Về môn học này trong đoàn thầy giảng có sẵn một giáo-sư tài ba là thầy giảng I-nha-xô, một vị sinh-đồ và cựu quan ở Chính Dinh.” [13] Ngày 31 tháng 7 năm 1643, lễ thánh Inhaxô Lôyôla quan thầy Dòng Tên, linh mục Đắc Lộ tổ chức lễ tuyên khấn cho 10 thầy giảng do ngài đào tạo đứng đầu là Thầy I-nha-xô trong một buổi lễ rất long trọng tại nhà thờ Hội-An. Trong lễ đó, các “Thầy giảng” tuyên thệ suốt đời phụng sự Hội Thánh, không bao giờ lấy vợ, và sẽ vâng lời các cha dòng đến giảng đạo trong nước hoặc những vị thay mặt các Cha. Nhóm thầy giảng này được chia ra hai nhóm nhỏ một gồm 5 vị do thầy Đamasô dẫn đầu từ Hội-an đi hoạt động về phía nam tới Phú Yên, nhóm thứ hai gồn 5 vị do Thầy Inhaxô cầm đầu hoạt động từ Hội-an hướng về bắc ra tới Đèo Ngang. Đặc biệt trong nhóm “Thầy giảng” của cha Đắc-Lộ có thầy giảng Anrê Phú Yên sau đó được phúc tử đạo và là vị thánh tử đạo tiên khởi của Việt Nam.

Trở lại địa bàn hoạt động của công tác truyền giáo, khoảng tháng 7 năm 1643, linh mục Đắc-Lộ đã từng đến làng Đại-Phong (tức Kẻ Đợi), huyện Lệ-Thủy, Quảng Bình, làm phép rửa cho 300 giáo dân đã được các thầy giảng tổ chức sẵn trước đó. Thời gian về sau các họ đạo khác được thành lập gồm Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải (tiền thân của Sáo Bùn và Tam Tòa) đã được linh mục Lôrensô Lâu tường trình các hoạt động về Tòa Thánh Rôma tháng 12 năm 1692.

3.- Giáo xứ Tam Tòa, thử thách đức tin qua trường kỳ lịch sử.

Hành trình gian khổ vì đức tin của giáo xứ Tam Tòa có quan hệ hữu cơ với các cơ cấu tiền thân của nó là giáo xứ Động Hải hay họ Lũy, giáo xứ Đại Phong, giáo xứ Mỹ Hương, Sáo Bùn trong bối cảnh chính trị là những cuộc biến động do phong trào Văn Thân tại tỉnh Quảng Bình tác động sau biến cố kinh đô thất thủ ngày 23 tháng 5 năm ất dậu (1885).

Hơn một thập kỷ trước đó tại Nghệ Tĩnh (năm 1874) đã xuất phát phong trào Văn Thân có liên hệ đến quá trình lịch sử của đạo Công Giáo tại Việt Nam vốn cũng đã được giới sử học nhiều lần đề cập tới.

Trong Việt Nam Sử Lược, cụ Trần Trọng Kim có viết rằng: “Nguyên lúc bấy giờ dân trong nước ta chia ra làm hai phái: bên lương, bên giáo; hai bên vẫn không ưa nhau. Đến khi xảy ra việc đại-úy Francis Garnier lấy Hà-nội, bọn sĩ-phu ở mạn Nghệ-Tĩnh thấy giáo-dân có nhiều người theo giúp ông ấy, thì lấy làm tức giận lắm, bèn rủ nhau nổi lên đánh phá. Tháng giêng năm giáp-tuất (1874), là năm Tự-đức thứ 27, đất Nghệ-an có hai người tú-tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội-tập cả các văn-thân trong hạt, rồi làm một bài hịch gọi là “Bình-tây sát tả”, đại-lược nói rằng: “Triều-đình dẫu hòa với Tây mặc lòng, sĩ-phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo-dân, rồi sau đánh đuổi tây cho hết, để giữ lấy cái văn-hóa của ta đã hơn 1000 năm nay, v.v.” Bọn Văn-thân cả thảy độ non ba nghìn người, kéo nhau đi đốt phá những làng có đạo. Nước ta mà không chịu khai-hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ-phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy-nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức-giận một lúc mà làm việc nông-nổi càn-rỡ, để cho thiệt-hại thêm, như thế thì cái tội-trạng của bọn sĩ-phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru!” [14]

Bài hịch đó có tên gọi “Hịch kêu gọi khởi nghĩa của Văn Thân” nhưng vì căn cứ vào nội dung chủ yếu nói hai việc là giết Đạo và đánh Tây nên gọi tắt là hịch “bình Tây sát Tả”, với một đoạn trích dẫn như sau:

“Đây, các bạn, lời thề của chúng ta!
“Chúng ta đồng đứng lên chống kẻ thù chung!
“Nhà nho chúng ta, theo truyền thống đấu tranh cao quý, chúng ta tạm gác bút nghiên để cầm lấy khí giới.
“Hôm nay, hỡi các bạn, hãy chiến đấu cho Công lý !
“Hãy quyết tâm ra bãi chiến trường.
"Công lý ở về phía ta. Chúng ta thề tử chiến với kẻ thù. Thực hiện các nguyện vọng cao quý của chúng ta.
“Chúng ta có lẽ phải, cho nên chúng ta là người bất khả chiến bại. Khi chúng ta đứng lên, công lý của chúng ta sẽ được tô điểm bởi một trận thắng vẻ vang!
“Than ôi! Mối đạo giả dối của Gia Tô đã vào nước chúng ta.
“Kinh cầu nguyện của chúng chiêm ngưỡng Chúa và các vị Thánh.
“Bọn đui! Bọn điếc! Bọn ngu!
“Các chủ thuyết của chúng dạy rằng không có cha cũng không có vua trên đời này.
“Bọn chó! Bọn dê cừu!
“Lời biện bác của chúng đều vô lý và xuyên tạc.
“Thái độ của chúng khiêu khích và phách lối.
[15]

Trong tác phẩm Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa, giáo sư Yoshiharu Tsuboi đã đưa ra một định nghĩa rõ ràng về hai chữ văn thân: “Từ văn có nghĩa là “chữ” và cũng có nghĩa “người biết chữ”. Trong xã hội cổ xưa, ở Trung Hoa và ở Việt Nam, từ này thông thường dùng để chỉ người có học thức. Từ thân có nghĩa chính từ nguồn gốc là cái dải thắt lưng tơ mà viên chức thời Trung Hoa xưa cột áo ngang lưng: từ này dùng để chỉ các thân hào, thư lại ở địa phương; hoặc viên chức về hưu – các chuyên gia tiếng Anh viết lịch sử Trung Hoa phiên dịch chữ này ra tiếng Anh là gentry, tiếng Pháp: petite noblesse. Vậy theo ngữ nguyên, văn thân chỉ chung các nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu. Và ở thời kỳ Tự Đức, hình như từ ngữ này giữ cái nghĩa ấy.” [16]

Vị giáo sư này còn nói rõ thêm nhiệm vụ chính yếu của lớp văn thân này: “Chính các thân hào và nhân sĩ đảm nhiệm việc phiên dịch cho dân chúng các tuyên cáo chính thức, các bài viết bằng Hán tự và dân chúng sẽ không hiểu nếu đọc nguyên văn. Điều này và chức vụ “trung gian cấn thiết” của văn thân giữa cấp lãnh đạo và quần chúng đặc biệt quan trọng đối với các biến cố mà chúng tôi nghiên cứu nhân các bài hịch và các cuộc vận động chống Pháp, chống công giáo.”17 Yoshiharu Tsuboi cũng đề cập đến trình độ của lớp văn thân này: “Trung tâm của giới nhân sĩ là nhóm tú tài, một vị trí không rõ rệt giữa quan và dân: “gần thành công”, sánh với các quan, vì họ không lên đến được tột đỉnh kỳ thi – không dỗ cử nhân, tiến sĩ – nhưng trái lại, họ thành công ở chỗ hơn các người hỏng thi và quần chúng…” [18] Năm 1874, nhóm Văn Thân làm loạn ở Nghệ Tĩnh đã bị Nguyễn Văn Tường và Lê Bá Thận dẹp tan.

Sau cuộc tập kích người Pháp tại kinh đô Huế ngày 23 tháng 5 năm ất dậu (1885) thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị rồi ban hành chiếu cần vương kêu gọi giới sĩ phu đứng lên giúp vua; khắp nơi phong trào Văn Thân ào ạt nổi dậy tấn công giáo dân suốt 18 tỉnh Trung Kỳ trong chiến dịch gọi là “bình Tây sát Tả”. Giáo xứ Tam Tòa sau này vốn là hậu thân của các giáo xứ Đại Phong, Mỹ Hương, Sáo Bùn, Sáo Cát lúc bấy giờ chịu lâm vào cơn lốc tang thương của lịch sử, nạn nhân của phong trào Văn Thân cho nên tìm hiểu một vài biến cố xảy ra với các giáo xứ này cũng là để biết được các hành trình gian khổ vì đức tin của người giáo dân Tam Tòa từ trước cũng như hiện tại.

Trong cuốn sách Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam, tác giả Lữ Giang cho biết một số biến cố đức tin liên hệ tới làng Đại Phong như sau: “ Dòng họ nhà Ngô khi di cư vào Quảng Bình đã đến cư ngụ ở làng Đại Phong, huyện Phong Lộc (sau này sát nhập vào huyện Lệ Thủy), phía tây nam thành phố Đồng Hới (tỉnh lỵ Quảng Bình), cách thành phố này khoảng 30 cây số. Đây là một làng quê hẻo lánh, nhưng ruộng đất khá phì nhiêu. Từ Mỹ Duyệt, một làng nằm bên quốc lộ 1 trên đường từ Đồng Hới đi Quảng Trị, đi bộ về phía tây, theo một con đường rộng khoảng 2 mét, băng qua những cánh đồng ruộng dài khoảng 4 cây số, sẽ gặp làng Mỹ Phước, một xứ đạo nhỏ. Đi hết làng Mỹ Phước, qua một cái cầu ván là làng Đại Phong. Ngày xưa Đại Phong cũng là một xứ đạo. Khoảng năm 1628, linh mục Alexandre de Rhodes đến truyền giáo ở Quảng Bình, các làng Trung Quán, Mỹ Hương, Mỹ Định, Mỹ Duyệt, Mỹ Phước, Đại Phong, Sáo Bùn… lần lượt theo đạo Công Giáo. Dòng họ nhà Ngô cũng theo đạo từ đó.

Sau cuộc chính biến đêm 22 rạng ngày 23 tháng tư năm Ất Dậu (1885) tại kinh thành, Triều Đình Huế đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, rồi sau đó đưa đến huyện Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình, có Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Phạm Tuân đi theo phò vua. Phong trào Cần Vương do Văn Thân lãnh đạo nổi lên tàn sát người Công Giáo và đốt phá các làng Công Giáo. Tất cả các giáo xứ ở Quảng Bình như Sáo Bùn, Trung Quán, Mỹ Hương, Mỹ Định, Mỹ Trạch, Đại Phong v.v… đều bị tiêu diệt. Văn Thân lùa giáo dân vào trong các nhà thờ rồi lấy lửa đốt luôn nhà thờ. Chỉ có một số ít chạy thoát được.

Sau khi giáo xứ Đại Phong bị thiêu hủy, dòng họ nhà Ngô còn sống sót được chia ra hai nhánh: Nhánh cụ Ngô Đình Khả chạy vào Thừa Thiên và đến định cư ở Bãi Dâu. Nhánh cụ Ngô Đình Quyền (anh cụ Ngô Đình Khả) chạy về Đồng Hới (tỉnh lỵ Quảng Bình hiện nay). Tại đây, họ gặp một số giáo dân còn sống sót của các giáo xứ Sáo Bùn, Mỹ Hương, Mỹ Định v.v… cũng đang sống trốn tránh ở đây. Cuối năm 1886, khi phong trào Văn Thân đã bị dẹp tan, linh mục Bonin đã họp các nhóm giáo dân chạy tán loạn lại và thành lập một giáo xứ mới, lấy tên giáo xứ Tam Tòa, ở trên bờ sông Nhật Lệ, ngay phía bắc thành Đồng Hới. Sở dĩ gọi là giáo xứ Tam Tòa vì tại khu vực này trước đây có Tam Pháp Tòa [19] của nhà Nguyễn.

Gia đình cụ Ngô Đình Quyền quay về Đại Phong, xây dựng lại xóm làng, nhưng một người con của cụ là ông Ngô Đình Miều và gia đình cư ngụ luôn tại Tam Tòa [20]. Cô Ngô Đình Thị Tiến, em ruột cụ Ngô Đình Khả, lúc đó khoảng 12 tuổi, may mắn sống sót trong vụ Văn Thân đốt nhà thờ Đại Phong, trong một trường hợp rất lạ lùng. Khi Văn Thân đến vây giáo xứ Đại Phong, một số giáo dân chạy vào nhà thờ, một số chạy ra đồng hay các làng chung quanh để ẩn trốn. Văn Thân đến vây nhà thờ, chận ở các cửa, air a thì chém. Sau đó, Văn Thân nổi lửa đốt nhà thờ.

Theo cô Tiến kể lại, khi lửa đang cháy bên ngoài, giáo dân bình tĩnh đọc kinh cầu nguyện. Linh mục chính xứ đứng giữa cung thánh hướng dẫn giáo dân cầu nguyện. Tro từ trên nóc nhà thờ đổ xuống như mưa, khói tỏa mịt mù. Linh mục chính xứ đã lấy một cái thúng đội lên đầu, tiếp tục đứng cổ võ giáo dân giữ vững đức tin, cho đến khi ngài ngã quỵ vì bị ngộp thở. Khi thấy tiếng kinh không còn nữa, Văn Thân biết mọi người trong nhà thờ đã ngã gục, liền mở cửa vào nhà thờ lục soát, thấy ai còn sống thì chém cho chết. Lúc đó vì còn nhỏ, cô bị đè bẹp dưới xác của những giáo dân người lớn, nên Văun Thân không thấy. Khi Văn Thân rút đi, chờ đêm tối cô bò ra khỏi khu nhà thờ, nhưng không dám tìm về nhà mà đến một nhà quen không công giáo xin ẩn trốn. Bà chủ nhà có hai người con cũng theo Văn Thân đi đốt phá các làng công giáo nên rất sợ. Khi thấy hai người con cùng với những người khác đến lục soát ở khu gần đến nhà bà, bà bảo cô Tiến lội xuống dưới ao, rồi bà lấy bèo phủ lên. Văn Thân đi qua bờ ao, có thọc mũi giáo xuống ao tìm kiếm, cô bị ngọn giáo đâm trúng ở trán, nhưng Văn Thân không biết, nhờ vậy cô đã sống sót. Sau này người ta vẫn còn thấy một vết thẹo dài trên trán cô.

Khi phong trào Văn Thân bị dẹp tan, cô đã tìm lại được gia đình người anh là ông Ngô Đình Miềuvà theo gia đình này ra ở giáo xứ Tam Tòa mới thành lập. Năm 1888, linh mục Bonin lập Dòng Mến Thánh Giá Tam Tòa. Dòng này là hậu thân của Dòng Mến Thánh Giá ở Mỹ Hương đã bị Văn Thân đốt năm 1885. Cô Tiến đã xin đi tu ở Dòng này và về sau được thăng lên chức Bề Trên của Dòng.

Những giáo dân quay trở lại Đại Phong đã góp tiền bạc xây lại nhà thờ Đại Phong đẹp hơn nhà thờ cũ, nhưng vì số giáo dân trở lại lập cư quá ít nên được Đức Giám Mục Giáo phận sát nhập vào giáo xứ Mỹ Phước ở gần đó. Nhà thờ Đại Phong sau đó được gỡ ra và bán cho một giáo xứ ở Huế.”
[21]

Nếu giáo xứ Đại-Phong là một trong những tiền thân của Tam Tòa đã để lại n hình ảnh thương tâm của giáo dân qua cuộc thiêu sát và lùng bắt người có đạo thì giáo xứ Mỹ Phước vốn có những người dân là tổ tiên Tam Tòa về sau đã để lại danh tính và con số rõ ràng các anh hùng tử đạo đã hy sinh cho lý tưởng tôn giáo.

Theo tư liệu để lại giáo xứ Mỹ Phước thuộc về thôn Mỹ Phước, tổng Đại-Phong, huyện Lệ-Thủy, Quảng Bình lúc đó thuộc quyền quản nhiệm của Linh mục Gioan Baotixita Tống Viết Cơ. Lực lượng Văn Thân với đầy đủ súng ống, gậy gộc tấn công giáo xứ Mỹ Phước, bắt cha sở Tống Viết Cơ (cháu của Thánh Phaolô Tống Viết Bường) đi hành quyết. Giáo dân chạy vào nhà thờ, Văn Thân vây đốt nhà thờ thiêu sát khoảng 442 người vào ngày 13.01.1886. Cùng bị bắt với cha sở và bị giết có một nữ tu Dòng mến Thánh Giá thuộc tu viện Nhu Lý (Quảng Trị) tên là Y. [22] Lúc bấy giờ linh mục Héry (Cố Y) tới đồn Pháp ở Đồng Hới xin giúp đỡ. Chỉ huy trưởng quân đội Pháp ở đây cho một tiểu đội đi theo Cố Y kéo lên họ đạo Mỹ Hương thì giáo dân ở đây không còn người nào cả. Họ chạy trốn sau động cát bờ biển. Cố Y đi tìm và đã gặp giáo dân, đưa họ về giáo xứ Sáo Bùn tạm cư trú tại 3 địa điểm: Sáo Bùn, Sáo Cát Thượng và Sáo Cát Hạ (tức làng Đồng Dương ở hữu ngạn cửa sông Nhật Lệ). Số giáo dân tản mác tìm gặp lại được này gồm 50 nữ tu, các trẻ em mồ côi Viện Dục Anh và 410 giáo dân họ đạo Mỹ Hương. Các họ đạo khác: Đại Phong, Xuân Hồi, Mỹ Duyệt, Mỹ Định, Phụ Việt, Trung Quán cũng bị đốt phá, một số ít giáo dân bị giết. [23] Nếu các cuộc hành trình bảo vệ đức tin của giáo dân các giáo xứ Đại-Phong, Mỹ Hương, Mỹ Phước tìm về vùng đất an toàn để xây dựng lại cơ sở trước bão táp thời cuộc thì giáo xứ Sáo Bùn, tiền thân của Tam Tòa đã đảm trách sứ mệnh lịch sử là vươn rộng cánh tay cưu mang đùm bọc những người anh em ruột thịt trong cảnh dầu sôi lửa bỏng nhưng rồi chính mình cũng không tránh khỏi số phận đen tối của bạo lực dành cho.

Nhắc lại một vài diễn tiến trong danh xưng của giáo xứ Tam Tòa. Gọi tên là họ Động Hải vào thế kỷ XVII bởi lẽ vì nó nằm ở cửa Đồng Hới. Cũng có danh xưng họ Lũy vì nó nằm gần hệ thống lũy Đâu Mâu – Nhật Lệ (xây khoảng năm 1631).

Khoảng từ năm 1797, họ Lũy được gọi nôm na là họ Sáo Bùn, vị trí ở về phía tây nam cách Quảng Bình Quan (quen gọi Cổng Bình Quan) độ 3 cây số. Vì là nơi cư dân sống bằng nghề chài lưới, dùng những tấm sáo tre đan lại giăng trên sông ở những chỗ nước nông đầy bùn đe bắt tôm cá nên gọi là “sáo bùn”. Cụm từ này trở thành địa danh của một giáo xứ, xứ đạo Sáo Bùn.

Trong giai đoạn Văn Thân, sĩ phu tỉnh Quảng Bình cũng nổi lên hưởng ứng hịch Cần Vương với những tên tuổi lừng danh như Nguyễn Phạm Tuân ở làng Kiên Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh hay Hoàng Phúc làm vệ úy dưới triều Hàm Nghi, và một nhận vật khác mang tính huyền thoại là Cô Tám, con của Hoàng Phúc. Với chiến dịch “bình Tây sát Tả”, phong trào Văn Thân hướng mọi hoạt động tàn sát, bắt bớ, cướp phá đối với các xứ đạo mà như Patrice Morlat cho biết “cuộc khởi loạn lan rộng một phần lớn xứ Trung Kỳ” [24] và Đào Trinh Nhất phải thừa nhận: “Suốt một dãy Trung Việt cho mãi đến ngoài Bắc, Văn thân ứng nghĩa có, giặc cướp thời cơ có, nhao nhao nổi lên, thành ra cả nước rối loạn hết sức, chỉ duy có một hạt Thừa Thiên là được yên ổn mà thôi, vì nhờ có binh Pháp giữ được trị an.” [25] Lúc bấy giờ giáo xứ Sáo Bùn nằm bên tả ngạn sông Nhật-Lệ phía nam cổ thành Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Vào tháng 9-1885, khi phong trào Văn Thân bắt đầu phát động tại Quảng Bình, giáo xứ Sáo Bùn dưới quyền quản nhiệm của Linh mục Jean Héry có tên Việt là Cố Y với số giáo dân khoảng 1200 người. [26] Trong khi quân Văn Thân tấn công các giáo xứ ở Nam Thừa Thiên rất sớm khoảng tháng 11-1883, vùng Phú Lộc, họ đạo Truồi, giáo xứ Cầu Hai, Nước Ngọt, Châu Mới, Buồng tằm v.v… và tại Quảng Trị một số giáo xứ như Trí Bưu, Nhu Lý, Bố Liêu, An Lộng, Đầu Kênh, Đại Lộc, Dương Lộc, Thanh Hương, Kẻ Văn… thì các giáo xứ nam Quảng Bình chưa bị hề hấn gì.

Trong chiến dịch “sát Tả” của phong trào Văn Thân, giáo xứ Sáo Bùn phải chịu đựng sự đau khổ qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn dưới quyền cha sở Jean Héry (đầu năm 1886 đến Tháng 6-1886): Đầu năm 1886, khi quân Văn Thân khỉ sự tấn công các giáo xứ nam Quảng Bình như Đại Phong, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Trung Quán v.v… thì xứ đạo Sáo Bùn vẫn chưa có gì động tĩnh. Cha sở xứ đạo là Cố Y tới gặp chỉ huy quân sư Pháp tại Đồng Hới (đóng trong cổ thành) để xin cứu giúp nhưng bị từ chối vì trước đó họ đã giúp cho Cố hai lần vũ khí để chở vào cho giáo xứ Di Loan và chủng viện An Ninh (tháng 9-1885). Không có phương tiện tự vệ, các giáo xứ nam Quảng Bình phải tìm cách bỏ chạy về tị nạn tại giáo xứ Sáo Bùn. Lúc bấy giờ Sáo Bùn đã trở thành một trung tâm tị nạn lớn, đã mở rộng tấm lòng đón rước tất cả các anh chị em đồng đạo của mình dưới sự tổ chức cứu trợ hết sức chu đáo của cố Y. Không lâu sau đó, tình hình trở lại yên tĩnh và phần đông trở về lại giáo xứ của mình.

Ngày 14.6.1886, linh mục Héry được phép giáo quyền cho rời giáo xứ Sáo Bùn đi Hồng Kông chữa bệnh, sau thời gian 6 năm coi xứ đạo này. Từ Hồng kông, cha Héry về lại Pháp và qua đời tại đó năm 1905.

- Giai đoạn xứ đạo Sáo Bùn dưới quyền linh mục Claude Bonin (tên Việt là Cố Ninh): Linh mục Claude Bonin đến thay cố Y làm cha sở Sáo Bùn, vừa được 10 ngày thì chiều ngày 24.6.1886 quân Văn Thân bất ngờ bao vây, tấn kích giáo xứ Sáo Bùn, đốt nhà dân, giết chết 52 giáo dân đang ẩn trốn trong nhà thờ. Phần đông giáo dân chạy bộ về thành Đồng Hới vì ở đấy có quân lính Pháp đóng. Cha sở Bonin cùng một số giáo dân khác nhanh chân xuống đò cũng chạy về Đồng Hới.

Ngày 5.8.1886, lực lượng Văn Thân do viên chỉ huy tên Cộc đánh vào thành Đồng Hới nhưng bị thất bại và trong vụ này có 3 giáo dân Sáo Bùn bị tử thương.

Cuối năm 1886, linh mục Bonin gom toàn bộ giáo dân xứ đạo Sáo Bùn, cùng một số giáo dân tứ xứ thuộc Đại Phong, Mỹ Hương, Mỹ Phước chạy loạn về Đồng Hới, liên lạc xin chính quyền một miếng đất sát bờ sông Nhật Lệ (trên phần đất của làng Lệ Mỹ cũ) và lập nên một giáo xứ mới gọi là giáo xứ Tam Tòa. Sở dĩ gọi tên giáo xứ Tam Tòa vì ở đây vốn có ba tòa miếu cũ thờ Huyền Trân công chúa, Liễu Hạnh công chúa và Cửu Thiên huyền nữ. Về hành chánh, xứ đạo Tam Tòa có tên làng Đồng Mỹ thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Phong trào Văn Thân đã nhìn người Công Giáo với con mắt thù địch cho nên mặc dù với chủ trương “bình Tây sát Tả” nhưng trong thực tế họ chỉ biết “sát Tả” mà không dám “bình Tây”.

Sau đây là nhận định của Trần Văn Giàu, một sử gia mác-xít: “Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn Thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn Thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việc “sát tả” là điều kiện thứ nhất của việc “bình Tây”, không biết phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ “gìn giữ văn minh Nho giáo” cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt Nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. “Bình Tây” chỉ chắc mọi người dân đồng ý, còn “sát Tả” thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp.” [27]

Trong cuốn Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội, Nguyễn Q. Thắng đã trích hai bài từ sách Đặng Đức Tuấn, Tinh hoa Công giáo yêu nước, xuất bản tại Sài Gòn năm 1971 của hai ông Lam-Giang và Vũ Ngọc Nhã: một bài có tên Đại loạn năm Ất Dậu 1885 và bài Dậu Tuất niên phong hỏa kí sự của một tác giả khuyết danh. Nguyễn Q. Thắng viết rằng: “Đương thời tác giả trường thi “Đại loạn năm Ất Dậu 1885”chắc chắn là một giáo dân có tham chánh (?) đã ghi lại biến cố bi thương mà trọng đại này của lịch sử một cách hiện thực và có tính khách quan.” [28] Trong bài “Đại loạn năm Ất Dậu 1885” có những câu viết về phong trào Văn Thân như sau:

“Tưởng giết đạo rồi sung sướng thật.
Lấy trâu bò, ruộng đất cho mau giàu.
Nay bị thằng Tây đánh đạp quá đau,
Thôi đầu cổ lưng vai chi cũng đá.
Trước tưởng đạo với Tây là một lõa,
Nào hay Tây với Đạo khác hai phe.
Đạo chỉ lo nhân đức tu tề,
Tây thì cứ thị hùng hiếp thế…”
[29]

Trong bài thi trường thiên Giáo nạn trong quốc biến (Dậu Tuất niên phong hỏa kí sự), tác giả khuyết danh đã viết:

“Những quan bị cách hồi hưu,
Cử, tú, hào mục định mưu lạ đời.
Tận tru dân đạo mọi nơi,
Rày đà gặp hội mượn lời ra tay.
Các trò ứng thí vừa hay,
Bỏ trường, bỏ quyển chạy ngay về nhà.
Bao nài dặm thẳm đường xa,
Bình Tây sát Tả tính là mau quan.
Dụng tử, ấm tử nghinh ngang
Rần rần nổi giận hiệp đoàn diệt Tây.”
[30]

Trong một đoạn khác, tác giả khuyết danh Đại loạn năm Ất-Dậu đã viết:

“Giặc Bình Phú đương ngày phản phúc
Tỉnh Quảng Nam lục tục tiếp theo.
Hà Đông dậy trước sát thiêu,
Bao nhiêu nhà đạo, cháy tiêu chẳng còn.
Đạo dân chém giết hao mòn,
Nửa phần thoát khỏi chạy bon ra ngoài.
Thân hào lấy tiếng làm oai,
Tận thâu súng mác tiền tài sạch không.
Phân binh hai đạo tiên phong
Một ra Phú Thượng [31] vây vòng chung quanh.
Một lên Trà Kiệu [32] gần thành,
Trống chiêng vang núi quân binh chật đàng.
Bủa quân vây khắp tứ bàng
Cất lên trại mạc, tính toan chẳng về…”
[33]

Phong trào Văn Thân thực chất chỉ là một phong trào giết người cướp của không hơn không kém. Theo tư liệu của Huỳnh Nhuận [34] hiện nay trong tỉnh Bình Định có ba nhà mồ tập thể của các nạn nhân Văn Thân: một tại Gia Hựu (xã Hoài Châu), một tại Thác Đá Bình Chương (xã Hoài Đức, quận Hoài Nhơn), và một Đồng Quả Kim Sơn )xã An Nghĩa, quận Hoài Ân). Sau đây là bài vè của đồng bào Bình Định đã thành sử liệu về vụ Văn Thân sát hại và cướp của các làng Công Giáo trong khu V:

THÂN HÀO SÁT TẢ

Ra Quảng Ngãi giả đón ngăn là Chú Án [35]
Sao còn vây Gia Hựu nát như tương?
Xuống Làng Song đi phủ ủy có Lão Thương [36]
Sao còn đốt Chánh Khoan mù những khói?
Quyết làm hiểm như loài muông sói.

Thương thay giáo nhơn khi ấy,
Gửi nắm xương theo sông biển,
Mà rửa bụi trần ai,
Rơi giọt máu với cỏ cây,
Mà nhuần ơn vũ lộ
Vì đạo Chúa chịu lấp chôn hào hố.

Phú hình dung trong đám lửa than,
Đã xong cho mũi mác ngoài đàng,
Lại rồi với lưỡi gươm trong cửa.
Thả trôi nổi lúc bụi lau bụi dứa,
Mà phơi chin chiều ruột chưa se.
Mà vắt một lá gan chưa ráo.
Đã đốt trong nhà không cửa tháo,
Còn quăng xuống giếng chẳng đàng lên.
Thương xã sanh thủ nghĩa [37] lòng bền,
Muôn dặm chẳng nao cơn sấm sét.
Kính tuẫn đạo vong thân [38] đại tiết,
Trăm năm không sợ cuộc biển dâu.

Dân làng xóm thảy tàng đầu xuất vỹ [39]
Khi trước giả đò như phủ ủy,
Đến nay đà bày mặt hung hoang.
Lấy của người bất luận bạc vàng,
Lấy gạo nồi mâm chi cũng tóm.
Trở mặt lạ cũng trong làng xóm,
Trâu bò hòm trấp thảy đều thâu!
Ngoài miệng rằng xướng nghĩa làm đầu,
Chánh ý thiệt giết người lấy của.
Đương khi ấy giáo nhơn,
Cam liều chết đặng về cùng Thiên Chúa.
Tấm lòng vàng đá,
Tân, Châu, Hoàng, Minh, Sĩ, Chung, Thành [40]
Quyết xã sanh cho được tới Thiên Đình,
Tấc dạ sắt đinh,
Thông, Mão, Hậu, Bảo, Trang, Nhứt, Lý [41]
Các tỉnh giáo sư cùng giáo sĩ,
Cũng cam lòng vì đạo liều mình.
Mọi nơi phước viện chốn tu trinh,
Đã nhiều kẻ quyên sinh trí mạng,
Bằng thuật đủ tóc tơ quá ngán,
Hãy nói qua sơ lược ít tờ.
Hai trăm mười bốn sở nhà thờ,
Tính lại mười phần đã ráo.
Bốn mươi ngàn người bổn đạo,
Sót lại còn muôn rưỡi là may.
Một là vì ý Chúa cao dày…

Đã khiến nên ong dậy muôn trùng [42]
Mà vắng tiếng rồng ngâm một mối.
[43]

Các bài vè viết cảnh cướp bóc, chém giết ở Bình Định, mô tả cảnh tượng sát tả ở Quảng Nam cũng là những bản sao thảm trạng đã xảy ra ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình. Gia Hựu cũng như Sáo Bùn, Làng Song cũng như Đại Phong, Mỹ Hương, nào có khác chi? Thật là thê thảm cho tình trạng người Công Giáo lúc bấy giờ. Nói chung chính sách của Văn Thân “chỉ chú trọng chém giết và cướp của, không có một sách lược uyển chuyển để thêm bạn bớt thù, nên dần dà bị cô lập và tự tiêu diệt nhường chỗ cho sự yên hàn mà mọi người đang mong đợi. ”[44]

Đôi dòng tạm kết

Năm 1888, một nhà thờ gỗ được dựng lên làm nơi thờ phượng cho giáo dân Tam Tòa, bồi dưỡng đời sống đức tin. Căn cứ theo tập kỷ yếu Nhà thờ Tam Tòa Đà Nẵng, sau 50 năm qua ba thời kỳ, in năm 2004, kể từ khởi thủy, từ sau ngày Tự Đức tha đạo ngày 13.7.1862 thì hai năm sau (1864), giáo xứ đã có linh mục về phục vụ bắt đầu với linh mục Martinô Pontviane (cố Phong, 1864-1877) nối tiếp với khoảng 60 linh mục ngoại quốc và Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ. Trong số các vị linh mục người Pháp làm cha sở Tam Tòa (1895-1896) nổi tiếng có cha Léopold Cadière (cố Cả) là một nhà Việt Nam học lừng danh với hơn 240 cuốn sách, tập báo, tham luận viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam; cha Henri de Pirey (cố Huề 1918-1934) là nhà khảo cổ học và bỉnh bút của tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué, đặc biệt cha René Morineau (cố Trung) có công xây ngôi nhà thờ Tam Tòa vào năm 1940 mà di tích thánh thiêng chúng ta còn thấy hiện nay.

Ngôi thánh đường này trong những biến cố lịch sử ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp đã chứng kiến việc giáo dân Tam Tòa dũng cảm che chở cho cha sở René Morineau bằng cách vòng trong vòng ngoài chận đường quân Nhật không cho bắt cha sở của mình. Một thanh niên lực lưỡng trong làng đi kèm với một toán thanh niên giỏi võ nghệ đã cõng cố Trung đi lách qua cửa cung thánh nhà thờ xuống sông Nhật Lệ lên thuyền chèo lên Trung Quán.

Cũng chính ngôi thánh đường này đã là hầm trú ẩn vững chắc cho người giáo hữu trong làng khỏi cảnh tên bay đạn lạc khi quân Pháp trở lại Đồng Hới tháng 3.1947 và biết bao lần ôm trọn hơn nghìn giáo dân trong lòng mình khi Việt Minh thỉnh thoảng từ năm 1947 đến 1954 rình mò về bắt cóc, khủng bố giáo dân, mưu ám sát lý trưởng (vụ lý trưởng Nguyễn Nhạc) nhưng lần nào cũng thất bại vì những hồi chuông trên nóc thánh đường lanh lảnh báo động rền vang đêm cũng như ngày. Việt Minh Cộng Sản đã hoàn toàn chịu thua trước tinh thần chống Cộng quyết liệt của giáo dân Tam Tòa giai đoạn 1945-1954.

Trong vòng hơn nửa thế kỷ (1888-1954), giáo xứ Tam Tòa lớn mạnh trong đức tin mặc dù chịu biết bao gian khổ để trở thành một giáo hạt gọi tên là giáo hạt Tam Tòa hay giáo hạt Quảng Bình cùng chen vai thích cánh với 59 địa danh các giáo xứ, giáo họ khác ở phía nam tỉnh Quảng Bình. Năm 1954, với hiệp định Genève chia đôi đất nước, giáo xứ Tam Tòa lại khởi đầu một cuộc xuất hành (Exodus) mới để giữ vẹn đức tin. Dĩ nhiên “đức tin chỉ có thể trưởng thành, khi trong mọi giai đoạn cuộc sống nó đủ sức chấp nhận và chịu đựng sức mạnh cũng như sự o ép của không tin, cuối cùng vượt thắng chúng, để lại bước đi tiếp trên một đoạn đường mới.” như lời Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI chỉ dạy. Giáo xứ Tam Tòa đang nỗ lực để tự chứng tỏ có khả năng chịu đựng sức mạnh cùng sự o ép của bạo quyền và hy vọng sẽ cùng với Giáo Hội Việt Nam đi tiếp một giai đoạn lịch sử mới.

New Jersey August 08, 2009

CHÚ THÍCH:

1.- Joseph Ratzinger, Biển-đức XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Tin và Sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, bản dịch Việt ngữ của Phạm Hồng-Lam, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại xuất bản, 2008, trang 37.

2.- Dòng Tên là tên gọi tắt Dòng Đức Chúa Giêsu do Ignace de Loyola lập ở Paris năm 1534. Chủ trương của đấng sáng lập Dòng là muốn đẩy lui các bè rối đang phá phách Giáo Hội, và muốn lôi kéo được nhiều người theo đạo thì phải có một nền văn hóa cao. Ignace de Loyola học ở Tây ban Nha, ở Đại học Ba Lê, đỗ tiến sĩ năm 1534. Ngày 15.8.1534 Ignace cùng 6 vị sáng lập viên khác dâng mình trọn đời rao giảng Phúc Âm. Dòng được Giáo hội công nhận năm 1540, bành trướng và phát triển khắp nơi.

Do hiệp ước ký tại Tordesillas, năm 1494, các quốc gia được chinh phục hay phát hiện ra về phía đông đường ranh giới sẽ do vương quốc Bồ phụ trách lo việc truyền giáo, và phía tây đường ranh giới sẽ do Tây Ban Nha phụ trách. Thỏa hiệp này do sự chủ trì của Tòa Thánh Vatican.

3.- Bà chúa Chèm: Theo Ordonez de Cevallos trong cuốn Tratado de las releciones trang 20B và trong cuốn Historia y Viaje del Mundo trang 143-56, thì Hoàng Thái Hậu mẹ vua Lê Thế Tông, gốc người Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông đã chia đất họ làm ba quận, cho dân di cư xuống trú ngụ làm ăn. Năm 1499 để bảo vệ cho nòi giống được tinh tuyền, vua Lê Hiến Tông cấm không cho người Việt Nam được kết hôn với người Chiêm Thành, nhưng không ai chịu giữ. Theo de Cevallos thì chính vua lê Anh Tông đã cưới một công chúa người Chiêm Thành. Để có thể rảnh tay chống với nhà Mạc ở phía Bắc, vua Lê cần phải bắt tay hòa hảo với người Chiêm Thành mạn nam. Bà sinh công chúa Chèm vào lúc người anh, vua nước Chiêm chết không có con nối nghiệp, nên công chúa được hưởng tước đó, vì thế người ta vẫn gọi bà là bà chúa Chèm. Người ta cũng gọi bà chúa Chè để ghi nhớ công ơn bà đã khai thác và mở mang việc trồng chè ở vùng Thanh Hóa. Còn tên Mai Hoa thì Hoa có lẽ là tên bà, còn Mai là lối phiên âm tên thánh maria của bà cho đẹp với chữ Hoa. Ordonez de Cevallos gọi bà là Flora. (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nxb. Hiện Tại, Sài Gòn, 1959, quyển I, tr. 24).

4.-A.H. de Oliveira Marques, History of Portugal, ColumbiaUniversity Press, Volume I (from Lusitania to Empire), 1972, trang 335-336.

5.- Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nxb. Hiện Tại, 1959, quyển I, tr. 46.

6.- Phong Uyên, Thử tìm hiểu chính sách truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên ở Viễn đông trong bối cảnh lịch sử thế kỷ thứ 16-17, Website Talawas, ngày 13.7.2006.

7.- Li Tana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, bản dịch Nguyễn Nghị, Nxb. Trẻ, 1999, tr. 107.

8.- Nguyễn Phương, Cha Đắc-lộ với sự thành lập Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam, Tạp chí Đại-Học, số 1, Tháng 2-1961, trang 73.

9.- Dr L. Gaide, Quelques renseignements sur la famille du P. A. De Rhodes, Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1927, tr. 225-228.

10.- Nguyễn Phương, Bài đã dẫn, trang 80.

11.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Lịch sử tôn giáo chính trị miền nam đầu thế kỷ XVII, Tinh Việt văn đoàn xb. Sài Gòn, 1959, tr. 71.

12.- Phạm Đình Khiêm Sđd, tr. 53 và 76.

13.- Phạm Đình Khiêm, Sđd, tr. 78.

14.- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nxb. Tân Việt, bản in lần VII, 1964, tr. 520.

15.- Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, (L’empire vietnamien face à la France et à la Chine 1847-1885), in lần thứ ba có sửa chữa, Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999, tr. 274.

16.- Yoshiharu Tsuboi, Sđd, tr. 255.

17.- Yoshiharu Tsuboi, Sđd, tr. 256.

18.- Yoshiharu Tsuboi, Sđd, tr. 257.

19.- Tam Pháp Tòa là Đại Lý Thị, Tòa Đô-Sát, Tòa Bộ Hình, nhưng cơ quan này chỉ có ở kinh đô Huế cũng gọi Tam Tòa.

20.- Muốn rõ thêm gốc tích nhà Ngô ở Tam Tòa, xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, tập I, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, tr. 439.

21.- Lữ Giang, Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam, quyển I, tác giả xuất bản, California, 1998, tr. 393; Nguyễn Đức Cung, Diên-Lộc Quận-Công Nguyễn Thân, Nxb. Nhật-Lệ, 2002, tr. 439.

22.- Bulletin Des Amis Du Vieux Hué, tháng 7-8 năm 1941, tr. 297-298.

23.- Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử Giáo xứ Tam Tòa, ông Dương Văn Khâm ghi lại, thủ bản ronéo, tr. 23.

24.- Patrice Morlat, Les affaires politiques de l’Indochine (1895-1923), L’Harmattan, Paris, 1995, tr. 38.

25.- Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng, Nxb. Tân Việt, bản in lần tư, không đề năm in, bản Văn hóa Thông tin (1998), tr. 65.

26.- Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, tlđd, tr. 23-24; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, tập I, lưu hành nội bộ, bản in ronéo, năm 2000, trang 91.

27.-Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. TPHCM, 1993. Dẫn lại theo Trần Lục, bài của Giáo sư Lê Hữu Mục, Cụ Sáu đối diện với phong trào Văn Thân, Canada, 1996, tr. 359.

28.-Nguyễn Q. Thắng, Trần Văn Hội với Phong trào Nghĩa hội, Nxb. Thông Tin Văn Hóa, 2000, tr. 52.

29.-Nguyễn Q. Thắng. Sđd, tr. 52.

30.-Nguyễn Q. Thắng, Sđd, tr. 114.

31.- Phú Thượng: một làng toàn Công Giáo thuộc huyện Hòa Vang, Quảng Nam.

32.- Trà Kiệu: làng công giáo ở huyện Duy Xuyên. Quảng Nam, tương truyền có Đức Mẹ hiện ra trong khi Văn Thân tấn công giáo xứ này.

33.- Nguyễn Q. Thắng, Sđd, tr. 78

34.- Huỳnh Nhuận, Nhân kỷ niệm mười năm tôn vinh hiển thánh 117 Anh hùng Tử đạo Việt nam (1988-1998), Nội san Liên Lạc số 7, Hội Ái hữu Cựu chủng sinh Làng Song, Quy Nhơn, 1998, tr. 77.

35.- Chú Án: Quan án sát Nguyễn Kham có nhiệm vụ bảo vệ dân lành, nhưng ông ta bất lực. Giả hiệu đi ngăn quân sát tả ông đã để cho giáo dân Gia Hựu chết thảm, do đó dân chúng không tôn trọng mà gọi là chú Án.

36.- Lão Thương: quan Thương biện Trần Đăng Phong.

37.- Xá sinh thủ nghĩa: bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa.

38.- Tuẫn đạo vong thân: liều mình chết vì đạo. Đại tiết: nghĩa lớn.

39.- Tàng đầu xuất vỹ: dấu đầu lòi đuôi.

40.- Đây là tên Việt Nam của 7 vị giáo sĩ ngoại quốc, người Việt thường gọi là Cố:

Cố Tân: Père Poirier ở Bàu Gốc;
Cố Châu: Père Garin ở Phường Chuối;
Cố Hoàng: Père Guégan ở Phú Hòa;
Cố Minh: Père Dupont ở Hội Đức;
Cố Sĩ: Père Macé ở Nước Nhỉ;
Cố Chung: Père Barrat ở Thác Đá;
Cố Thành: Père Tribarne ở Mằng Lăng.

41.- Tên của 7 linh mục Việt Nam.

42.- Ong dậy muôn trùng: Loạn lạc khắp nơi; từ ngữ Hán văn: “đạo tặc phong khởi”.

43.- Rồng ngâm một mối: một ông vua nắm quyền nhất thống, dân trong nước đều tuân theo mệnh lệnh (các chú thích 35-43 của Huỳnh Nhuận theo tư liệu dẫn trên).

44.- Hồ Đức Hân, Lược Sử Giáo Phận Vinh, Nhóm thân hữu Nghệ Tĩnh Bình phát hành, không ghi năm in, (Lời tựa Phan Viết Phùng), tháng 7 1989, tr. 60.
 
Giáo xứ Lạc Sơn thắp nến cầu nguyện hướng lòng về giáo dân Tam Tòa
PV Lạc Sơn
22:22 09/08/2009
VINH - Giáo dân giáo xứ Lạc Sơn vào chiều ngày 8.8.2009 đã cùng nhâu thắp nến hướng về Tam Tòa và giờ cầu nguyện suy niệm về những biến cố đang xẩy ra trong giáo phận Vinh.

Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới này lại nhìn nhận nhà thờ là tội ác chiến tranh, ngoại trừ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình-Việt Nam. Có lẽ, cũng chẳng có nơi nào linh mục và giáo dân bị đánh gãy răng, hư mắt và mặt mũi sưng hú như mấy ngày gần đây ở Tam Toà. Vâng! Có như vậy, người ta mới hiểu được thế nào là tự do tôn giáo ở Quảng Bình-Việt Nam.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam điều 70 ghi: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.

Vậy nhà thờ Tam Toà-Quảng Bình không phải là nơi thờ tự hay sao!!! Khuôn viên, tháp chuông nhà thờ Tam Toà không phải là tài sản của giáo hội hay sao???Ai đã làm nên khuôn viên, tháp chuông nhà thờ Tam Toà, người công giáo hay là đại diện chính quyền tỉnh Quảng Bình?

Một điều nhất quán trước sau như một: “Nhà thờ Tam Toà được giáo hội công giáo xây dựng năm 1886 nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn Đồng Hới”.

Như vậy, nhà thờ Tam Toà hay là tháp chuông nhà thờ Tam Toà là tài sản cao quý mà tổ tiên cha ông của người giáo dân Tam Toà để lại, là tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam. Chính trên mãnh đất Tam Toà, cha ông họ đã đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu để xây dựng nên ngôi nhà thờ và tháp chuông, chứ không phải là công lao của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. Vậy thì, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lấy quyền ở đâu, nhân danh ai mà giám nhìn nhận nhà thờ Tam Toà là di tích lịch sử văn hoá, coi Tam Toà là chứng tích tội ác chiến tranh mà không hề hỏi ý kiến giáo hội công giáo. Do đó, nếu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có ngàn lần công nhận, có ngàn lần ra quyết định coi Tam Toà là di tích văn hoá hay coi đó là tội ác chiến tranh, nhưng nếu chưa được sự đồng ý của giáo hội Công giáo thì đương nhiên Tam Toà vẫn luôn là tài sản của giáo hội. Và đương nhiên quyết đinh của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 26/02/1997 công nhận tháp chuông nhà thờ Tam Toà là di tích lịch sử văn hoá, chứng tích tội ác chiến tranh là không hợp pháp và không có giá trị.

Hơn nữa, đối với người công giáo: “Nhà thờ vốn là nơi phục vụ tình yêu thương, hoà giải và sự hồi sinh. Biến nhà thờ thành một tượng đài của lòng thù hận là một tội ác, là một sự xúc phạm lớn lao đối với niềm tin tôn giáo. Bởi, tôn chỉ sống của người công giáo là: đem yêu thương vào nơi oán thù…Do đó, sứ điệp quan trọng mà nhà thờ đòi hỏi và cũng là sứ điệp chính yếu mà các nhà thờ nói chung và cách riêng là nhà thờ Tam Toà đem lại cho chúng ta và cho thế hệ tương lai phải là sứ điệp của tình yêu thương, của sự hoà giải và của sự phục sinh, chứ không phải là sứ điệp của lòng thù hận, ghen ghét và sự chia rẽ.

Như vậy, chúng ta hiểu đối với người công giáo nhà thờ là nơi để cầu nguyện và cử hành các Bí Tích, là nơi “nối liền giữa đất và trời” ngoài mục đích này, hay bất kỳ lý do gì là điều họ không thể chấp nhận được và họ coi đó là một xỉ nhục đối với tôn giáo của họ.

Do vậy, để đúng với tinh thần như câu nói thường được nghe: “ Chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Bình rất tôn trọng, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hoạt động tôn giáo trên địa bàn diễn ra bình thường, từng bước đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào”, thì UBND tỉnh Quảng Bình hãy trả lại tài sản và khuôn viên nhà thờ Tam Toà cho giáo dân Tam Toà vì đó là tài sản của giáo hội. Và không bao giờ được coi nhà thờ là chứng tích tội ác chiến tranh vì điều này không đúng với tinh thần Tin Mừng mà người giáo dân đã và đang sống“đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” !!!.

Theo dõi tin tức, thấy buồn và thương cho giáo dân Tam Toà phải chịu cảnh chết chóc và ly tán, phiêu bạt đó đây vì chiến tranh, vì loạn lạc. Buồn và thương vì mặc dầu tiếng bom đạn đã ngưng, chiến tranh đã qua từ lâu. Tam Toà vẫn còn phải rơi lệ, đổ máu.

Để kết thúc tôi nhớ lại lời của cha Phạm Đình Phùng, chánh văn phòng Toà Giám Mục: “Cho đến nay khuôn viên tháp chuông nhà thờ Tam Toà vẫn thuộc chủ quyền giáo xứ Tam Toà-giáo phận Vinh, và cũng như lời chị Thuỷ phó chủ tịch hội đồng giáo xứ Tam Toà: “Chúng tôi đòi lại công lý và đòi lại quyền sở hữu của chúng tôi nơi ngôi thánh đường đó (RFA 22/07/2009).Và “Ngày cầu nguyện lịch sử của giáo phận Vinh 26/08/09” cũng đã nói lên điều đó, và đêm nay con cái giáo phận Vinh cũng trong tinh thần đó.

Vâng! Đó cũng chính là chân lý Tin Mừng mà ngàn đời nay Đức Giêsu đã từng tuyên bố: “Của Xêra hãy trả cho Xêra, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Đó cũng chính là lẽ công bình và là điều buộc phải có khi con người chung sống với nhau.
 
Nhân vụ Tam Tòa
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
23:02 09/08/2009
Dòng Chúa Cứu Thế với Tam Toà

Đọc các tài liệu liên quan đến Tam Toà, ta biết rằng trước kia Tam Toà thuộc giáo phận Huế. Thế nhưng suốt nhiều thập niên, Đức Tổng giám mục Huế không sao bổ nhiệm linh mục cho Tam Toà được. Rồi từ năm 2006 Tam Toà thuộc giáo phận Vinh, do đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đình Thuyên lãnh đạo. Và đức cha Thuyên được công luận chú ý từ vụ Thái Hà. Ngay sau khi xảy ra vụ Thái Hà, ngài đã cùng với một phái đoàn linh mục Vinh đến Thái Hà hành hương, và nhân dịp đó đã khẳng khái tuyên bố: Chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh. Lời tuyên bố đó cho ta hiểu tại sao ngay sau khi nổ ra vụ Tam Toà thì linh mục và giáo dân xứ Thái Hà do DCCT đảm nhiệm đã có mặt. Và chính các linh mục và tu sĩ DCCT là những người thường xuyên cung cấp thông tin, cũng như tổ chức khắp các nơi có nhà dòng các buổi cầu nguyện cho Tam Toà, ví dụ như tại chính nhà thờ này ngày thứ Hai 27-7 vừa qua.

Nội dung buổi cầu nguyện hôm nay

Những thông tin liên quan đến Tam Toà thì tôi hy vọng anh chị em đã biết ít nhiều rồi, dĩ nhiên không phải qua báo đài của Nhà Nước vì toàn là những chuyện ngược với sự thật. Nhất là những anh chị em đã có dịp tham dự thánh lễ tại nhà thờ Kỳ Đồng này chiều tối 27-7 vừa qua thì đã thấy được ít nhiều hình ảnh. Còn những ai có phương tiện đọc các trang mạng Vietcatholic hay Dòng Chúa Cứu Thế và nhiều trang mạng khác thì biết các thông tin rất đầy đủ. Tình cảnh thảm thương của những anh chị em sống tại một miền quê nghèo vào bậc nhất Việt Nam, với thời tiết khắc nghiệt, lại còn bị thiên tai đe doạ quanh năm, tình cảnh của những người tín hữu không có một nơi thờ phượng, của một số anh chị em tín hữu và linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, người gãy tay, người gãy răng, người sém lòi con mắt, v.v… lại còn bị truyền thông Nhà Nước bóp méo sự thật, kết đủ mọi thứ tội. Trong thánh lễ tối nay, chúng ta cùng nhau hướng về Tam Toà, cùng hiệp thông, cùng chia sẻ, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết nhất của chúng ta.

Từ Thái Hà nhìn ra xa

Tuy nhiên tối hôm nay tôi không muốn dừng lại nơi những cộng đoàn địa phương như Tam Toà hay Thái Hà, nhưng muốn mời anh chị em đưa mắt nhìn xa hơn, rộng hơn, để có thể bao quát cả cộng đoàn Hội Thánh trên đất nước chúng ta.

Du khách đến Việt Nam lác mắt trước những nhà thờ đồ sộ nguy nga, những toà giám mục, những chủng viện hoành tráng, những cơ sở vật chất không đầy đủ tiện nghi thì cũng khang trang rộng rãi. Bước vào nhà thờ ngày Chúa nhật thì lúc nào cũng đông người nếu không phải là đầy ắp, các nghi lễ phụng vụ diễn ra trang nghiêm sốt sắng. Số chủng sinh, tu sĩ, linh mục không ngừng gia tăng. Giám mục, linh mục, tu sĩ đi nước ngoài như đi chợ. Đây là những chuyện chúng ta không thể phủ nhận.

Cái giá phải trả

Vấn đề là ở chỗ để có được những thứ đó, chúng ta đã chấp nhận trả giá. Từ những vụ dân oan khiếu kiện xảy ra trên khắp nước, đến các vụ bắt bớ các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, các nhà trí thức đặc biệt là các luật sư và nhà báo, các lãnh đạo tôn giáo kể cả Công Giáo, đến chuyện nhường đất nhường biển, gần nhất là vụ bauxite Tây Nguyên, Giáo Hội Công Giáo chúng ta đã ngậm miệng làm thinh, tự tách mình ra khỏi cộng đồng Dân Tộc

Ngoài ra, đáng lẽ chúng ta phải có quyền và bổn phận đóng góp vào việc xây dựng con người và xã hội trong mọi lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, chính trị, nhưng các thứ quyền đó cũng như những quyền cơ bản nhất của con người đã bị tước đoạt, chỉ còn lại “quyền được rên”. Hậu quả là Giáo Hội bị giam lỏng trong nhà thờ: nhìn từ bên ngoài, đạo chỉ còn là một mớ nghi thức.

Hình ảnh biến dạng

Trong khi với những nhà thờ lộng lẫy, những cơ sở hoành tráng, những cuộc lễ linh đình, Giáo Hội thành một món đồ trang trí cho chế độ, một minh chứng hùng hồn để chế độ dựa vào đó mà khẳng định “có tự do tôn giáo”, thì cùng lúc Giáo Hội tuy là một tổ chức chặt chẽ nhưng xa lạ với người nghèo, lạnh lùng với các tôn giáo khác, thờ ơ với vận mạng dân tộc. Nói khác đi, hình ảnh của Giáo Hội Công Giáo, của chính Chúa Ki-tô có nguy cơ bị biến dạng. Nếu khuôn mặt bầm dập của anh chị em đồng đạo của chúng ta khiến chúng ta nao lòng, thì khuôn mặt của đạo Công Giáo, của Giáo Hội Công Giáo, của chính Chúa Ki-tô bị biến dạng như tôi vừa nói, phải làm chúng ta lo lắng sợ hãi biết chừng nào. Chính vì vậy mà tối hôm nay chúng ta không chỉ cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu Tam Toà, nhưng chúng ta cầu nguyện cho cộng đoàn Hội Thánh Việt Nam ở mọi miền đất nước.

Từ mảnh đất đến con người

Tam Toà cũng như Thái Hà là những địa điểm có vấn đề đất đai của Giáo Hội Công Giáo bị tước đoạt cách bất công. Qua các buổi cầu nguyện, chúng ta dâng lên Thiên Chúa nguyện vọng tha thiết của chúng ta, để chúng ta có được không gian cần thiết cho sinh hoạt tôn giáo. Nhưng qua các buổi cầu nguyện đó, chúng ta còn muốn nói lên với nhà cầm quyền, với công luận, rằng chúng ta không chấp nhận mãi mãi bị đối xử bất công.

Và đến đây thì mục tiêu của chúng ta không dừng lại nơi vài ba thửa đất, nhưng hướng đến con người, đến hết mọi người đang sống trên dải đất Việt Nam đặc biệt là những người nghèo. Là vì chúng ta không sống trên cung trăng, không làm việc tông đồ trên sao hoả, nhưng chúng ta sống và hoạt động trên quê hương đất nước Việt Nam, giữa đồng bào Việt Nam. Là tín hữu Chúa Ki-tô, chúng ta muốn sống Tin Mừng, muốn chia sẻ Tin Mừng với những anh chị em máu đỏ da vàng như chúng ta. Và do đó, khát vọng của mỗi người Việt Nam, khát vọng độc lập, khát vọng tự do, khát vọng dân chủ, khát vọng công lý, những khát vọng chính đáng đó của Dân tộc cũng phải là của cộng đồng tín hữu chúng ta. Những khát vọng chính đáng và mạnh mẽ đó, chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa là Đấng làm Chủ lịch sử, là Đấng chúng ta yêu mến tôn thờ.

Một ước nguyện

Để khát vọng của chúng ta được mọi người chia sẻ, để tiếng nói của chúng ta có khả năng vang vọng ra xa, cần thiết phải có sự đồng tâm nhất trí ngay trong chính nội bộ của chúng ta. Cứ xem những gì mới diễn ra tại 178 nhà thờ của giáo phận Vinh ngày Chúa nhật vừa qua chúng ta cũng thấy được sức mạnh của lòng tin. Nếu không phải chỉ có giáo phận Vinh, nhưng tất cả các giáo phận cùng có chung một ước nguyện, một ý chí, một nỗ lực xây dựng công lý và hoà bình, thì đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho quê hương, cho dân tộc sẽ to lớn biết chừng nào. Và để đạt mục tiêu đó trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho các vị lãnh đạo tinh thần, cho các vị mục tử thân yêu của chúng ta.

Cầu cho các vị lãnh đạo trong Hội Thánh Việt Nam

Như bất cứ ai trong chúng ta, các ngài cũng là những con người mỏng giòn yếu đuối, nên cần có ơn Chúa phù trợ. Vì vậy, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho Giáo Hội Việt Nam không phải trải qua kinh nghiệm đau thương của Giáo Hội Ba Lan, nơi mà một vị giám mục, đức cha Stanislaw Wielgus, chỉ một khoảnh khắc trước khi cử hành lễ nhậm chức Tổng Giám mục Vácsava, đã bị đức giáo hoàng Bê-nê-đi-tô XVI yêu cầu từ chức, vì trước đó đức cha Wielgus đã bị phát hiện làm điểm chỉ viên cho mật vụ thời cộng sản. Điều chúng ta phải cầu xin Chúa là cho các giám mục của chúng ta đích thực là những mục tử, noi gương vị Mục Tử nhân lành, dám hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Đến đây tôi liên tưởng đến lời thánh Âu-tinh: khi nói đến linh mục, ngài đã than phiền rằng: “Linh mục thì nhiều, mục tử chẳng có bao nhiêu.” Nếu điều này cũng đúng cho giám mục, thì bất hạnh cho Dân Chúa biết chừng nào.

Chúng ta cũng phải cầu xin cho tinh thần của Công Đồng Va-ti-ca-nô II đi vào trong cơ cấu, đi vào trong đời sống của Hội Thánh Việt Nam. Chẳng hạn, chúng ta có Uỷ Ban Truyền Thông Xã Hội, nhưng khi xảy ra các sự kiện như Thái Hà hay Tam Toà, xem ra Uỷ Ban đó chỉ là một cỗ máy trùm mền mà thôi. Còn một Uỷ Ban lẽ ra phải có mà đến giờ này chưa có, đó là Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình. Có được Uỷ Ban đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có điều kiện góp phần chống tham nhũng, giảm thiểu các vụ án oan sai, trợ giúp người dân oan mỏi mòn đi tìm công lý.

Cuối cùng chúng ta phải cầu xin cho các giám mục chúng ta luôn đồng tâm nhất trí khi làm chuyện phải làm. Chúng ta đã được nghe đức cha Cao Đình Thuyên nói: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh.” Giá mà chúng ta được nghe “Việc của Thái Hà cũng là việc của Bùi Chu, của Huế, của Xuân Lộc, của Sài Gòn, v.v… thì Giáo Hội Công Giáo sẽ có một tiếng nói mạnh mẽ biết chừng nào, khi đó chúng ta sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn. Không phải chỉ để lấy lại dăm ba khu đất, nhưng góp phần tái lập công lý và kiến tạo hoà bình trên đất nước chúng ta, cho Dân Tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Còn nếu đồng tâm nhất trí để khỏi làm những chuyện đáng lẽ ra phải làm, thì không nên đồng tâm nhất trí, không được đồng tâm nhất trí. Trong một vụ dầu sôi lửa bỏng như vụ Tam Toà, ta đã thấy biết bao nhiêu tín hữu xa gần đều lên tiếng hiệp thông, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, vậy mà ở trong nước trong số hơn 30 vị giám mục, không có bất cứ một vị nào lên tiếng, thì đây quả là chuyện không bình thường. Trong trường hợp này điều chúng ta phải cầu xin Chúa là cho các giám mục của chúng ta chấp nhận nguyên tắc khác biệt trong đa dạng.

Kết luận

Chẳng biết tôi đang chia sẻ với anh chị em hay là tôi đang mơ. Nhưng tôi nghĩ trong tư cách người tín hữu, đứng trước mặt Chúa mà mơ, đứng giữa cộng đoàn mà mơ, thì giấc mơ của tôi đã là một lời cầu nguyện rồi. Vậy thì xin được cùng với anh chị em dâng lên Thiên Chúa những ước mơ tha thiết của tôi như một lời cầu nguyện.

Nhà thờ DCCT 38 Kỳ Đồng, ngày 09.08.2009,

Xin mời nghe toàn bộ Bài Giảng và Lời Nguyện