Ngày 04-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:05 04/09/2013
NA TRA ĐẠI NÁO LONG CUNG
N2T

Na Tra là một đứa con nít vừa hoạt bát vừa hiếu động, và cũng thường chuốc họa vào thân.
Hôm ấy nó dẫn gia tướng đến sông Cửu Loan chơi, đùa giỡn đến nóng cả người, nó bèn cởi giãi lụa hồng mang trên người ngâm dưới nước, khiến cho cả mặt sông chiếu lên một màu đỏ thắm. Sông Cửu Loan thông đến đông hải, do đó ánh hào quang đỏ ấy khiến cho đông hải long cung kinh hoảng khiếp sợ, thế là long vương bèn phái quỷ dạ xoa đi đến đó xem xét, kết quả là Na Tra khi nhìn thấy quái vật mặt đỏ tóc xanh, thì rút vòng càn khôn trên tay ra ném trên đầu quỷ dạ xoa, xạ xoa chết ngay tức khắc.
Vòng càn khôn của Na Tra không ngừng xoay chuyển làm sóng dậy cuồn cuộn, chút xíu thì làm cho long cung sập đổ. Con của long vương nhảy lên mặt nước đại chiến cùng Na Tra cũng bị Na Tra đánh chết.
Lý Tịnh sau khi biết được sự việc thì phạt Na Tra rất nặng, nhưng long vương quyết không tha thứ cho Na Tra.
(Minh, Hứa Trung Lâm “phong thần diễn nghĩa”)

Suy tư:
Na Tra đại náo long cung là chuyện thần thoại vì không hề có long cung, cũng không hề có Na Tra đại náo long cung, nhưng biển rộng sông dài thì có và trong thời đại nào cũng có những đứa con ngỗ nghịch, không biết nghe lời cha mẹ rồi đi phá làng phá xóm thì có nhiều trên thế gian này.
Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, đó là chuyện thật, nhưng trong cuộc sống của chúng ta thường hành xử như Na Tra không biết trời đất trăng sao là gì cả, không muốn thực hành lời của Chúa và cũng không muốn làm tròn bổn phận của một người con của Chúa, cho nên chúng ta dễ dàng bị ma quỷ cám dỗ xa rời tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, Thiên Chúa đã trang bị cho chúng ta những “vũ khí tối tân” để chúng ta đánh bại ma quỷ cũng như để chúng ta sống trong ơn nghĩa của Chúa, vũ khí đó chính là các phép bí tích. Thế nhưng chúng ta đã không dùng ân sủng của các bí tích ấy mà –đôi khi- lại còn làm hoen ố vô hiệu hóa các bí tích ấy bằng tội lỗi của mình, nhất là bí tích Thánh Thể là bí tích trọn vẹn yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Không muốn tham dự các bí tích hoặc khước từ bí tích, là chúng ta đã tự mình lìa khỏi tình yêu của Thiên Chúa và trở thành những đứa con ngỗ nghịch, uổng công cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:08 04/09/2013
N2T

14. Phúc lạc càng công khai thì càng đẹp, con có may mắn được hưởng phúc lạc mà không chia sẻ với người khác thì không thề gọi là phúc; người ghen ghét nói phúc lạc phải tự mình hưởng thụ thì mới gọi là phúc, nếu chia sẻ với người khác thì thà rằng không có.

(Thánh Scholastica)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội
Linh Tiến Khải
08:53 04/09/2013
Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Khi sống kết hiệp với Chúa Giêsu, họ xây dựng tình huynh đệ, chia sẻ, các công việc thương xót, họ là một sức mạnh quyền năng khiến cho thế giới trở thành công bằng và xinh đẹp hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 4-9-2013.

Sau hai tháng nghỉ hè, sáng thứ tư hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu trở lại các cuộc tiếp kiến. Quảng trường thánh Phêrô lại sống trở lại bầu khí lễ hội với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu từ khắp nơi tuốn về Roma để gặp vị Giám Mục Roma kiêm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, và để sống tinh thần huynh đệ đại đồng, là con cái trong đại gia đình của Thiên Chúa. Để khỏi lạc nhau các đoàn hành hương quằng khăn và đội mũ cùng mầu.

Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng giữa các lối tại quảng trường để ngài chào tín hữu. Đây là dịp vui cho các bà mẹ có con nhỏ đưa con cho các cận vệ bế lên để cho Đức Thánh Cha hôn các em. Hôm qua gặp một nhóm trẻ em mới rước lễ lần đầu Đức Thánh Cha bảo xe díp dừng lại để ngài xuống chào mừng và chúc lành cho các em. Nhiều người đã bắt chước sáng kiến một căp vợ chồng mới cưới tặng mũ calốt trắng cho Đức Giáo Hoàng. Ngài lấy đội ngay lên đầu và tặng lại họ chiếc mũ của ngài đang đội. Từ ngày đó đến nay hầu như trong buổi tiếp kiến chung nào Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có mũ mới, đôi khi tới ba bốn cái. Hôm qua đặc biệt có mấy trẻ em tàn tật được các cận vệ bế lên cho Đức Thánh Cha hôn, an ủi và chúc lành cho các em.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chia sẻ với tín hữu kinh nghiệm Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio de Janeiro b)en Brasil hồi hạ tuần tháng 7 vừa qua. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta bắt đầu trở lại các bài giáo lý, nhưng hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về chuyến đi Brasil nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Hơn một tháng đã qua rồi, nhưng tôi thấy thật là quan trọng trở lại với biến cố này, và thời gian xa cách cho phép tiếp nhân ý nghĩa của nó một cách tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha đã tóm tắt cảm tưởng của ngài trong ba từ: tiếp đón, lễ hội đức tin, và sứ mệnh ra đi truyền giáo. Ngài nói:

Trước hết tôi muốn cám ơn Chúa, vì chính Chúa đã hướng dẫn với tất cả sự Quan Phòng của Ngài. Đối với tôi, được đến thăm Mỹ châu là một món qùa đẹp. Vì thế tôi cũng cám ơn Đức Bà Aparecida đã đồng hành với toàn chuyến đi này: tôi đã đến hành hương Đền Thánh quốc gia Brasil, và tượng của Mẹ đã luôn luôn hiện diện trên khán đài của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tôi đã rất hài lòng, vì Đức Bà Aparecida rất quan trọng đối với lịch sử của Giáo Hội Brasil và cả đối với toàn châu Mỹ Latinh nữa. Tại Aparecida các Giám Mục châu mỹ latinh và vùng Caraibi đã sống hội nghị với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: một giai đoạn rất ý nghĩa trên con đường mục vụ trong phần đất này của thế giới, nơi đa số tín hữu của Giáo Hội Công Giáo sinh sống.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cám ơn các giới chức đạo đời, các thiện nguyện viên, lực lượng an ninh, các cộng đoàn giáo xư Rio de Janeiro và các thành phố khác của Brasil đã tiếp đón các bạn trẻ với tình huynh đệ. Thật thế, ngài nói, sự tiếp đón của các gia đình Brasilđã là một trong các đặc thái đẹp nhất của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Các anh chị em Brasil thật là giỏi! Họ đã có một con tim rất lớn. Việc hành hương luôn bao gồm các khó khăn, nhưng sự tiếp đón giúp thắng vượt chúng, và còn hơn thế nữa biến đổi chúng thành dịp biết ơn và tình bạn. Nó làm nảy sinh ra các mối dây tồn tại, nhất là trong lời cầu nguyện. Và như thế Giáo Hội lớn lên trên toàn thế giới như một mạng lưới tình bạn đích thật trong Chúa Giêsu Kitô, một mạng lưới tóm bắt bạn, nhưng cũng giải thoát bạn. Như vậy từ đầu tiên trong kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là sự ”tiếp đón”.

Mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một ”lễ hội”, khi thành phố đầy người trẻ đi ngoài đường phố với cờ của các nước toàn thế giới, chào hỏi nhau, ôm nhau. Đó là một ngày lễ đích thật. Đó là một dấu chỉ cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng đối với tín hữu mà thôi. Nhưng rồi ngày lễ lớn là lễ của đức tin, khi cùng nhau ca tụng Chúa, ca hát và lắng nghe Lời Chúa, im lặng để thờ lậy Chúa: tất cả những điều đó là tột đỉnh của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ; đó là mục đích thật của cuộc hành hương vĩ đại này, và người ta sống nó một cách đặc biệt trong Buổi Canh Thức chiều thứ bẩy và trong Thánh Lễ kết thúc. Đức Thánh Cha định nghĩa Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như sau:

Đó, đây là lễ hội lớn, lễ hội của đức tin và của tình huynh đệ, bắt đầu trong thế giới này và sẽ bất tận. Nhưng điều này chỉ có thể với Chúa. Không có tình yêu thương của Thiên Chúa, thì không có lễ hội thật đối với con người!

”Sứ mệnh” là từ thứ ba Đức Thánh Cha dùng để nói lên kinh nghiệm của ngài đối với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Với đề tài ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” Chúa Kitô Phục Sinh sai các môn đệ Ngài ra khỏi chính mình, ra khỏi mọi khép kín để đem ánh sáng và tình yêu của Tin Mừng đến cho tất cả mọi người, cho tới các vùng ngoại ô của cuộc sống. Đó chính là sứ mệnh mà Chúa Kitô đã trao phó cho các bạn trẻ đông ngút ngàn trên bãi biển Copacabana. Bờ đại dương này là một nơi biểu tượng, khiến nghĩ tới bờ hồ Galilea. Phải, bởi vì cả ngày nay nữa Chúa lập lại: ”Các con hãy ra đi” và ngài nói thêm ”Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày...” Đây là điều nền tảng! Chỉ với Chúa Kitô chúng ta mới có thể đem Tin Mừng đế cho tha nhân. Không có Ngài chúng ta không thể làm gì cả, chính Ngài đã nói như vậy (x, Ga 15,5) Trái lại, với Ngài và hiệp nhất với Ngài chúng ta có thể làm được nhiều lắm. Cả một thanh niên một thiếu nữ, ít quan trọng hay là hư vô trước mắt thế giới, nhưng trước mắt Thiên Chúa họ là một tông đồ của Nước Trời, là một niềm hy vọng đối với Thiên Chúa.

Tiếp đền Đức Thánh Cha hỏi các người trẻ hiện diện tai quảng trường: ”Các con có muốn là một niềm hy vọng của Thiên Chúa không? Các con có muốn là một niềm hy vọng của Giáo Hội không?”. Dĩ nhiên là các bạn trẻ thưa có, nhưng hơi yếu. Đức Thánh Cha lại hỏi lại lần nữa. và lần này thì họ thưa có lớn hơn. Ngài nói: một con tim trẻ trung tiếp nhận tình yêu của Chúa Kitô biến đổi thành niềm hy vọng cho những người khác, là một sức mạnh bao la! Chúng ta hãy nghĩ tới ý nghĩa của đám đông người trẻ đã gặp Chúa Kitô phục sinh tại Rio de Janeiro, và họ đem tình yêu của Chúa vào trong cuộc sống mọi ngày, sống và thông truyền tình yêu ấy. Họ không được đăng trên báo chí, vì không có các hành động bạo lực, không gây gương mù gương xấu, vì thế không phải là tin tức. Đức Thánh Cha nói đến mãnh lực của cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô như sau:

Nhưng nếu họ kết hiệp với Chúa Giêsu, họ xây dựng tình huynh đệ, chia sẻ, các công việc thương xót, họ là một sức mạnh quyền năng khiến cho thế giới trở thành công bằng và xinh đẹp hơn, để biến đổi nó. Bây giở tôi muốn hỏi các bạn trẻ nam nữ: “Các con có can đảm tiếp nhận thách đố này không?”. Các bạn trẻ thưa có. Các con có linh hoạt mình vời sức mạnh của tình yêu nến và lòng xó thương xót có can đảm biến đổi thế giới không? Đức Thánh Cha đã lặp lại câu hỏi, và các ban trẻ thưa có to hơn.

Rồi ngài kết thúc bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, kinh nghiệm Ngày Quốc Tế Giới Trẻ nhắc nhở cho chung ta tin vui vĩ đại của lịch sử, Tin Mừng cả khi nó không xuất hiện trên báo chí và truyèn hình: chúng ta được Thiên Chúa yệu thương, Ngài là Cha chúng ta và Ngài đã gửi Đức Giêsu Con Ngài đến gần gũi từng người trong chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Tiếp đón, lễ hội và sứ mạng truyền giáo: đó là ba từ nhắc nhớ điều xảy ra tại Rio, nhưng cũng chúng là linh hồn đời sống của chúng ta và đời sống của các cộng đoàn.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện tại quảng trường đền từ các nước Tây Âu, Nam Hàn, Etiopia, Australia, Colombia, Argentina, Mêhicô, Irak, Giordania và Ai Cập. Chào tín hữu Ba Lan ngài đã nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2016 tại Cracovia. Đức Thánh Cha đã cám ơn các người đồng hương của Chân phước Giáo Hoàmg Gioan Phaolô II, vì đã dấn thân nhận tổ chức ngày này. Ngài phó thác Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Cracovia cho Chúa Kitô thương xót, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Nữ Vương Ba Lan.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời mời mọi người tham dự ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình Siria và trên toàn thế giới 7-9-2013. Buổitiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Một ánh sáng dịu hiền, khiêm nhu và tràn đầy tình yêu
Bùi Hữu Thư
08:54 04/09/2013

2013-09-04 Nhật Báo L’Osservatore Romano

Khiêm tốn, dịu hiền, yêu mến và kinh nghiệm của Thập Giá là cách thức Chúa Kitô chiến thắng sự dữ. Và ánh sáng Chúa Giêsu mang đến cho thế gian giải tỏa sự mù lòa của con người thường khi bị chói nhòa vì ánh sáng giả tạo của thế gian, có thể sáng hơn nhưng lại làm cho chúng ta lạc lối. Chúng ta có bổn phận phải minh định ánh sáng nào đến từ Thiên Chúa. Đây là ý chính của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay, thứ ba, 3 tháng 9 trong Thánh Lễ ngài dâng tại nhà nguyện Domus Sanctae Marthae.

Bình giải về bài đọc 1, Đức Thánh Cha suy niệm về những lời Thánh Phaolô gửi tín hữu Texalônica: “Anh em không ở trong bóng tối... anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày: không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối” (1 Tx 5:1-6, 9-11). Điều Thánh Tông Đồ muốn nói rất rõ ràng, Đức Thánh Cha nói: Căn tính Kitô là căn tính của ánh sáng, không phải căn tính của bóng tối. Và Chúa Giêsu đem ánh sáng này vào thế gian. Thánh Gioan viết trong Chương I của Phúc Âm của ngài: ‘Ánh sáng thật’, là Chúa Giêsu... ‘đến với thế gian’”. Một ánh sáng “không được thế gian đón nhận”, nhưng vẫn “cứu chúng ta ra khỏi bóng tối của tội lỗi”.

Đức Thánh Cha tiếp: hôm nay, người ta cho rằng có thể có được ánh sáng này bùng lên trong bóng tối nhờ vào những khám phá khoa học và các phát minh của con người, qua đó “tất cả mọi sự có thể được nhận biết, chúng ta có thể có kiến thức về tất cả mọi sự”. Nhưng “ánh sáng của Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý “là một loại khác. Không phải là ánh sáng của ngu muội! Đó là ánh sáng của kiến thức, của khôn ngoan. Ánh sáng thế gian cung cấp cho chúng ta là một ánh sáng nhân tạo. Có thể mạnh hơn cả Giêsu’, Sáng như một pháo bông, như chớp lóe của đèn máy ảnh. Tuy nhiên, ánh sáng của Giêsu là một ánh sáng dịu hiền, thinh lặng, ánh sáng của an bình. Giống như ánh sáng của Đêm Giáng Sinh: không kiêu kỳ, nhưng đem lại bình an. Ánh sáng của Chúa Giêu là ánh sáng bùng lên từ trái tim. Như Thánh Phaolô đã nói, nhiều khi thần dữ hóa trang thành một thiên thần ánh sáng. Nó thích bắt chước ánh sáng của Giêsu. Nó làm như có vẻ tốt lành và nói với chúng ta y như nói với Chúa Giêsu sau khi Người ăn chay 40 ngày trong sa mạc: ‘nếu ngươi là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống từ nóc đền thờ! Hãy biểu diễn đi! Và nó đã nói như vậy một cách bình thản”, và do đó nó rất lừa đảo.

Vì lý do này Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị chúng ta “hã khẩn xin Chúa Kitô ban cho có đủ khôn ngoan để nhận biết khi nào Chúa Giêsu ban ánh sáng và khi nào là chính thần dữ hóa trang thành thiên thần ánh sáng. Có biết bao nhiêu người tưởng mình đang sống trong ánh sáng nhưng lại ở trong bóng bóng tối, mà không hay biết!”.

Tuy nhiên, ánh sáng của Chúa Giêsu như thế nào? Đức Thánh Cha giải thích: “Chúng ta có thể nhận biết, vì đó là một ánh sáng khiêm nhu. Một ánh sáng dịu hiền. Đó là áng sáng nói với con tim và là ánh sáng dâng lên thập giá. Nếu chúng ta dịu hiền trong ánh sáng nội tâm, chúng ta nghe được lời Chúa Giêsu nói trong tim chúng ta và sẽ dám nhìn Thập Giá trong ánh sáng của Chúa Giêu mà không sợ hãi”. Tuy nhiên, nếu ngược lại, chúng ta bị chói mắt vì ánh sáng làm cho chúng ta cảm thấy an toàn và hãnh diện, và làm cho chúng ta nhìn người khác một cách khinh bỉ, nhìn họ một cách ngạo nghễ, thì chắc chắn chúng ta không đang ở trong “ánh sáng của Chúa Giêsu.” Chúng ta đang ở trong “ánh sáng của thần dữ hóa trang thành Giêsu, như một thiên thần ánh sáng. Chúng ta luôn luôn phải minh định: nơi đâu có Chúa Giêsu nơi đó có khiêm tốn, dịu hiền, tình yêu và thập giá. Thực vậy, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được Chúa Giêsu mà không có sự khiêm tốn, dịu hiền, tình yêu và thập giá. Chúa Giêsu đã chọn con đường ánh sáng này trước, chúng ta phải can đảm theo sau Người”, vì “Chúa Giêsu có quyền năng và uy lực để ban cho chúng ta ánh sáng này”. Một quyền năng được mô tả trong Phúc Âm hôm nay trong đó Thánh Luca kể lại câu chuyện trừ quỷ tại Capernaum, (Lc 4:31-37). Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Dân chúng quá sợ hãi, và Phúc Âm nói: ‘Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!’ Chúa Giêsu không cần đến một đạo binh để xua đuổi quỷ, Người không cần sự kiêu hãnh, Người không cần uy lực hay sự hống hách”.

‘Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!’ Đức Thánh Cha đặt câu hỏi, câu trả lời của ngài là: “Đó là lời khiêm tốn, dịu hiền, và được nói lên với một tình yêu cao cả”. Đây là lời đồng hành với chúng ta trong những giờ phút đau khổ, và đem chúng lại gần Thập Giá Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy xin Chúa Kitô ban cho chúng ta hôm nay, ân sủng của ánh sáng này và dậy cho chúng ta biết nhận định khi nào ánh sáng là của Người và khi nào là ánh sáng giả tạo của kẻ thù muốn lừa đảo chúng ta.
 
ĐTC Phanxicô: “Ánh sáng hiền lành” của Chúa Kitô mang lại hòa bình và giúp chúng ta vác thập giá
Anthony Đông Thái
09:15 04/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ánh sáng hiền lành” của Chúa Kitô mang lại hòa bình và giúp chúng ta vác thập giá

Ánh sáng của Chúa Giêsu là quyền năng đủ mạnh để trừ quỉ, đó là ánh sáng hòa bình và khiêm nhường giúp chúng ta vác thập giá trong cuộc sống của chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô nói như thế trong bài giảng Thánh lễ sáng sớm ngày 03 tháng 09 ở nhà nguyện Thánh Martha.

“Chúa Giêsu không cần một đội quân để xua đuổi ma quỷ, Người không cần sự kiêu hãnh, không cần vũ lực, sự kiêu ngạo.”

Đức Thánh Cha đã trở lại tiếp tục cử hành Thánh Lễ hàng ngày cho nhân viên tại Tòa Thánh và các vị khách sau kì nghỉ một tháng. Khoảng 50 người, thường là nhân viên từ các phòng ban khác nhau trong Vatican được mời tham dự mỗi ngày.

Đức Thánh Cha giảng giải theo Tin Mừng Thánh Luca, trong đó kể lại việc Chúa Giêsu trừ quỷ.

Ánh sáng của Chúa Giêsu “cứu rỗi chúng ta khỏi bóng tối”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, và Kitô giáo là “một bản sắc của ánh sáng, chứ không tối tăm”.

“Ánh sáng này không được thế giới ưa thích. Ngày nay con người nghĩ rằng có thể có khả năng làm ra ánh sáng bằng rất nhiều điều khoa học và rất nhiều trong đồ đạc của nhân loại.”

“Bạn có thể biết tất cả mọi thứ, bạn có thể có kiến thức về tất cả mọi thứ... nhưng ánh sáng của Chúa Giêsu là điều gì đó khác”.

Ngài cho rằng “đó không phải là ánh sáng của sự thiếu hiểu biết. Đó là một ánh sáng của trí tuệ và sự thông minh, nó khác hơn ánh sáng của thế giới”.

Ngài lưu ý “ánh sáng mà thế giới cung cấp cho chúng ta là một ánh sáng nhân tạo, mạnh mẽ, có lẽ vậy; nhưng ánh sáng của Chúa Giêsu mạnh hơn.”

“Ánh sáng của Chúa Giêsu là một ánh sáng nhẹ nhàng, một ánh sáng bình an, một ánh sáng của hòa bình, giống như ánh sáng trong đêm Giáng sinh, không giả tạo”.

Ngài nói thêm “ánh sáng của Chúa Giêsu không phải để trình diễn, đó là “một ánh sáng đi vào con tim” và "hiến dâng và đem lại hòa bình”.

“Nhưng, sự thật là nhiều lần ma quỷ ăn mặc như một thiên thần của ánh sáng”, Đức Giáo Hoàng cảnh báo, “Hắn thích bắt chước Chúa Giêsu và làm điều tốt lành, hắn nói với chúng ta một cách êm dịu, như đã nói với Chúa Giêsu sau khi nhịn đói trong sa mạc”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta nên nài xin sự khôn ngoan sáng suốt để phân biệt khi nào là Chúa Giêsu đã cho chúng ta ánh sáng thật, và khi nào đó là ma quỷ cải trang thành một thiên thần của ánh sáng.

“Bao nhiêu người tin rằng họ đang sống trong ánh sáng hay họ đang ở trong bóng tối, khi họ không nhận biết ra nó?”

Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả ánh sáng của Chúa Giêsu như “một ánh sáng khiêm tốn” và “không phải là một ánh sáng lừa gạt chính nó”.

“Đó là một ánh sáng hiền lành, với sức mạnh của sự nhu mì, đó là một ánh sáng nói với con tim, và cũng là một ánh sáng cho bạn thập tự giá”, ngài lưu ý.

“Nếu chúng ta, trong ánh sáng bên trong của chúng ta mềm yếu, nếu chúng ta nghe tiếng nói của Chúa Giêsu trong tim và nhìn vào thập giá mà không sợ, đó là ánh sáng của Chúa Giêsu”, ngài nói, tương phản với ánh sáng giả dối của ma quỷ, điều “làm cho bạn kiêu ngạo” và kiêu hãnh, dẫn bạn “nhìn những người khác từ trên cao, coi thường người khác”.

Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta có thể phân biệt hai nguồn sáng này bằng cách nhận ra rằng “bất cứ nơi nào có Chúa Giêsu, luôn luôn có sự khiêm tốn, hiền lành, tình yêu và thánh giá”.

Anthony Đông Thái
 
22 tập sinh Dòng Tên tại Hoa Kỳ tuyên khấn lần đầu
Chỉnh Trần, S.J.
09:22 04/09/2013
22 tập sinh Dòng Tên tại Hoa Kỳ tuyên khấn lần đầu

Một tập sinh Dòng Tên sau khi hoàn tất 2 năm huấn luyện tại nhà Tập sẽ tuyên khấn lần đầu: nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục. Tháng 8 vừa qua, 22 tập sinh Dòng Tên Hoa Kỳ đã tuyên khấn lần đầu trong những Thánh Lễ được cử hành nhiều nơi trên cả nước. Qua việc tuyên khấn này, trước mặt Thiên Chúa, họ cam kết gia nhập Dòng Chúa Giêsu để phục vụ Giáo Hội.

Trong số 22 tập sinh này có 5 tập sinh tuyên khấn tại nhà thờ Thánh Giá ở Dewitt, New York; 9 tập sinh tuyên khấn tại nhà thờ Charles Borromeo ở Grand Coteau, La.; 2 tập sinh tuyên khấn tại nhà thờ thánh Tôma More ở St. Paul, Minn.; và 6 tập sinh tuyên khấn tại nhà thờ thánh Giuse ở Seattle.

Trong Thánh lễ khấn, các tập sinh tuyên khấn trước Hiệp Lễ. “Từng người một tiến lên và quỳ trước Mình và Máu Thánh Chúa và tuyên khấn. Việc này giống như thánh Inhaxiô và các bạn đã làm ngày xưa,” cha Fred Pellegrini, S.J., phụ trách ơn gọi của liên tỉnh dòng Maryland, New England và New York cho biết.

Việc tuyên khấn lần đầu này có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của một Giêsu hữu. Cha Pellegrini giải thích: “Đây là một cam kết công khai đối với Chúa và đối với Dòng. Dòng chấp nhận điều đó, và đó là cam kết của cả hai phía.”

Trước khi tuyên khấn lần đầu, 2 năm qua, các tập sinh Dòng Tên đã tham gia các khóa học, dự phần vào các sứ vụ địa phương và sống trong các cộng đoàn Dòng Tên. Họ cũng đã đi hành hương, làm những công việc phục vụ cộng đoàn và hoàn tất 30 ngày Linh Thao của thánh Inhaxiô trong bầu không khí thinh lặng.

“Làm Linh Thao là một kinh nghiệm ý nghĩa và quan trọng nhất đối với các tập sinh. Tất cả mọi thứ về sau đều bắt nguồn từ kinh nghiệm Linh Thao – hiến dâng cuộc đời cho Chúa và xác quyết điều đó trong nhiều cách thức khác nhau. Từ việc phục vụ trong một bệnh viện đến việc dạy học cho trẻ em, tất cả đều đến từ kinh nghiệm Linh Thao và mối tương quan với Chúa Giêsu.”

Đối với tập sinh Tucker Redding, những thực nghiệm liên quan đến phục vụ cộng đồng cho thấy quy mô của những sứ vụ trong Dòng và qua đó thúc đẩy anh trong việc học tập.

“Qua từng kinh nghiệm mới, tôi nhận ra rằng thay vì bị cuốn hút vào một lĩnh vực hay sứ vụ chuyên biệt nào đó, tôi để cho những quan tâm của mình được trở nên rộng hơn, sâu hơn. Tôi mong muốn sống đời sống Giêsu hữu, muốn khám phá những quan tâm và tài năng mới của bản thân và sử dụng chúng cho vinh danh Thiên Chúa hơn,” Redding nói.

Sau khi tuyên khấn lần đầu, các Giêsu hữu này sẽ bắt đầu theo học 2 năm triết học (graduate-level philosophy studies) cùng với 1 năm thần học (graduate-level theology study)* trước khi đi thực tập tông đồ 2 năm. Sau thời gian thực tập họ sẽ tiếp tục theo học chương trình thần học trước khi chịu chức thánh.

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.

(*) Chương trình học này chỉ áp dụng với Dòng Tên tại Hoa Kỳ mà thôi
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến đại diện quỹ Carlo Maria Martini
Chỉnh Trần, S.J.
09:26 04/09/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến đại diện quỹ Carlo Maria Martini

Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ sáu đã gặp gỡ cha Carlo Casalone, S.J., giám tỉnh Dòng Tên Ý cùng với các thành viên của “Quỹ Carlo Maria Martini” nhân dịp lễ giỗ 1 năm của vị Hồng Y Tổng Giám mục nổi tiếng của Milan, người đã qua đời ngày 31.08.2012. Quỹ này được thành lập để gìn giữ sức sống tinh thần tiêu biểu cho cuộc đời và những tác phẩm của Đức cố Hồng Y. Quỹ đã thiết lập một bộ sưu tập gồm tất cả các bài viết và diễn văn của ngài. Họ cũng tiếp tục công việc của ngài trong lĩnh vực đối thoại liên tôn. Như một phần trong đó, họ thành lập các nhóm Kinh Thánh cho Kitô hữu và người Do Thái.

Trong suốt cuộc gặp gỡ ngắn này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kể lại những kỷ niệm của ngài với vị Hồng Y quá cố, đặc biệt là về bài diễn văn về đức tin và công bình của Đức Hồng Y tại Tổng Hội Dòng Tên năm 1974.

Đức Giáo Hoàng đã gọi Đức cố Hồng Y là một vị ngôn sứ của hòa bình và động viên Quỹ tiếp tục công việc của mình như trách nhiệm của những đứa con đối với cha mình. Ngài đã gọi Đức Hồng Y Martini là một người cha trong Giáo Hội, không chỉ trong địa phận của ngài nhưng cho vô số người.

“Chúng ta, cho đến tận cùng thế giới, không chỉ lãnh nhận từ ngài những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng qua tinh thần và đời sống đức tin của ngài, chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa,” Đức Giáo Hoàng nói.
 
Người “anh em” Phanxicô.
Pt Huỳnh Mai Trác dich
10:41 04/09/2013
Người “anh em” Phanxicô.
Như mọi người đều biết, sau những năm khó khăn của Đức Bênêđictô XVI, bất thình lình xuất hiện Đức Phanxicô, sau một trăm ngày được bầu lên Giáo Hòang, với tính bình dân rất đại chúng làm cho nhiều người ngỡ ngàng . Tại La mã, từ tháng 3 trở đi, có những thánh lễ đơn sơ, những buổi đọc Kinh Truyền Tin, những buổi triều kiến . Đức Phanxicô trở thành hình ảnh được mến chuộng của người dân Ý. Hình của ngài được in trên các đĩa kỷ niệm, trên những tấm kiếng, trên những bánh ga-tô hoặc trên bình sửa của trẻ con . . Chỉ trong vài tháng cử chỉ bình dân của ngài còn lan rộng hơn cả Đức Gioan Phao Lồ II .

Làm thế nào để giải thích lòng hâm mộ này ? Quần chúng ngưỡng mộ vì cử chỉ thân tình, đơn sơ và nhất là bột phát . Các điều đó rất đúng . Nhưng tại sao các điều đó làm vừa lòng mọi người ? Khi chọn ở lại trong phòng 201 nơi khách sạn Thánh MarTa, một khách sạn khá tiện nghi, nhưng không phải là lộng lẫy, mỗi khi cần thì tự mình đi lấy cà phê dưới hành lang, và trò chuyện đơn sơ với giáo dân và dùng bữa cũng đơn sơ, Đức Giáo Hòang Phanxicô quá ư đơn giản: ngài từ chối mọi nghi lễ của uy quyền .

Đức Giáo Hòang mới đã bước xuống khỏi ngai vàng của mình .
Chúng ta cũng cần lắng nghe lời của các nhân vật trong giáo triều, khi họ nói đầy những lời đầy bí ẩn ,là nơi cư trú của giáo hòang khi họ nói tới dinh thự của các giáo hòang, ở giữa Vatican khi ngài từ chối hào quang bao phủ quyền uy của chức vụ .

Đức Giáo Hòang mới đã bước xuống khỏi ngai vàng của mình . Trong một thời đại mà bề ngòai cần được xem như là biểu tượng của uy quyền và giàu sang mà một tổ chức cần phải có dù đó là tôn giáo hay chính trị và biểu tượng đó là vinh dự của nhiều người .

Cũng như cách đối xử của Đức Phanxicô không chỉ là nồng nhiệt mà còn rất bình dân . Khi đối thọai, ngài thường bắt đầu bằng lời chào hỏi, ngài tự đặt mình ngang hàng với người đối thọai và kết thúc với lời chào “Hãy ăn ngon miệng” . . . ngài nói trực tiếp từ những kinh nghiệm của ngài . Ngài luôn tỏ ra yêu mến khán thính giả của ngài với những lời khuyên nhủ về cuộc sống khó khăn .Trong bài giảng ngài thường lặp lại lời của Đức Gioan Phao lồ II là “đừng sợ” nhưng thêm vào đó là lời của ngài là “hãy luôn tiến bước” , “luôn cố gắng tiếp tục”,” luôn hy vọng”. Cương quyết trong nguyên tắc, nhưng ngài tỏ ra lòng thương xót đối với từng cá nhân, và luôn nhạy cảm với những khó khăn hằng ngày .

Đức Gioan Phao lồ II là giáo hòang tầm vóc hòan vũ, hình ảnh của ngài ngự trị trên tòan thế giới và trên Giáo Hôi. Đức Phanxicô không ngự trị mà cùng sống vớ i . Ở Roma người ta nói ngài là “một cha xứ”, nhưng hơn thế nữa là một tu sĩ: một tu sĩ sống giữa đời, dùng xe metro và máy bán cà phê . “Người “Anh Em” tận tình giúp đỡ những người nghèo nơi ổ chuột tìm một nơi trú ẩn, một người chỉ dẫn, hay một y tá băng bó cùng chia sẻ niềm vui và nổi buồn .Người “Anh Em” Phanxicô đã đem lại niềm tin cho một thế giới đang chao đảo .
Isabelle de Gaulmyn
 
Top Stories
Chine: La Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong saisit le Conseil des droits de l’homme à Genève au sujet de la Chine
Eglises d’Asie
08:21 04/09/2013
A l’approche de l’« examen périodique universel » auquel sera soumis, le 22 octobre prochain, la Chine dans le cadre du fonctionnement normal du Conseil des droits de l’homme de l’ONU, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong a déposé une plainte mettant en avant « les violations de la liberté religieuse » auxquelles l’Eglise catholique fait face en Chine populaire du fait de la politique du gouvernement chinois.

C’est la première fois que cette commission se manifeste ainsi à Genève, auprès du Conseil des droits de l’homme de l’ONU, dont la missioest de renforcer la promotion et la protection des droits de l’homme dans le monde. Pour ce faire, elle a choisi de s’associer à sept autres organisations de la société civile de Hongkong désireuses de porter à la connaissance du Conseil des droits de l’homme une situation marquée par « une aggravation des atteintes aux droits de l’homme » sur le continent chinois. Le 2 septembre, lors d’une conférence de presse préparatoire à la 17ème session du Conseil des droits de l’homme, qui se tiendra du 21 octobre au 1er novembre prochains, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Hongkong s’est attaché à détailler les mesures politiques et religieuses imposées par le pouvoir en place à Pékin aux catholiques chinois qui sont « contraires aux principes et aux pratiques de la foi catholique » et qui « violent gravement les droits de l’homme » des citoyens chinois.

Conformément au format des plaintes qui peuvent être déposées par des personnes physiques ou des organismes, le texte de la Commission ‘Justice et Paix’, daté du 18 juillet 2013, décrit les atteintes aux droits de l’homme, leurs conséquences ainsi que les violations que ces atteintes constituent au regard des textes de référence que sont la Déclaration universelle des droits de l’homme et le Pacte international relatif aux droits civils et politiques.

La plainte de la Commission pose d’emblée le fait que la division de l’Eglise catholique en Chine en une communauté « officielle » et une autre « clandestine » est due à la politique et aux mesures imposées par Pékin aux catholiques et qui sont « contraires (…) à la foi catholique ». « Tant les communautés officielles que les communautés clandestines ont souffert, à des degrés divers, des violations des droits de l’homme commises par les autorités [chinoises] », peut-on lire dans l’introduction de la plainte, où sont évoqués des faits tels que des placements de membres du clergé en résidence surveillée, en prison ou bien encore des enlèvements de prêtres et d’évêques « à certaines occasions ‘sensibles’ ».

Loin de se limiter à des violations de la liberté religieuse, la politique et les agissements du gouvernement chinois ont pour conséquence de priver les catholiques du continent de la liberté d’association, ce qui a pour corollaire le fait que « les fidèles ne peuvent librement organiser leurs communautés religieuses ». Plus encore, ces mêmes fidèles se voient parfois « forcés » d’adhérer à l’Association patriotique des catholiques chinois, structure « contrôlée par le gouvernement ». « Par conséquent, les fidèles en Chine ne subissent pas seulement des atteintes à la liberté religieuse, mais voient aussi leur liberté personnelle et leur liberté d’association violées [par les autorités chinoises] », peut-on lire dans le texte de ‘Justice et Paix’.

Suit ensuite une étude détaillée de la manière dont les principes de l’Eglise catholique en Chine sont violés, notamment dans le lien à Rome, avec les conséquences concrètes que cela a pour un certain nombre d’évêques emprisonnés depuis des années ou empêchés d’exercer leur ministère. Est également expliquée la manière dont les autorités répriment toute activité religieuse « illégale », étant entendu que, pour ce qui concerne les catholiques, est « illégal » tout ce qui n’est pas organisé dans le cadre de l’Association patriotique des catholiques chinois. Sont enfin détaillées des informations précises sur les mauvais traitements, voire les tortures auxquelles ont été soumis, y compris récemment, des membres du clergé chinois dans le but, là encore, de les faire adhérer à l’Association patriotique.

(Source: Eglises d’Asie, 4 septembre 2013)
 
The cry of prayer throughout the world
L’Osservatore Romano
09:39 04/09/2013
2013-09-04 L’Osservatore Romano - To the ears of God, prayers are louder than war drums. Prelates of the Holy Land expressed their conviction of this, as war looms promising only more blood and destruction for Syria and the Middle East. Thus, the Assembly of the Catholic Ordinaries of the Holy Land is joining the special day of prayer and fasting, announced by Pope Francis for 7 September, with the wish that “every ordinary in his diocese, eparchy or exarchate, every pastor in his parish and with all his parishioners may organize this day as they see fit”. May, with deep conviction, “the chorus of prayers from our lips drown out the cacophony from the drums of war”. Gregorios III Laham, Patriarch of Antioch for Greek-Melkites, spoke along the same lines. For him, “the day of prayer announced by the Pope is an extraordinary gesture of peace that confirms Francis' love for this martyred land”. The response from Catholic laity around the world is unanimous. Italian Catholic Action, like Catholic Action everywhere, shares “the cry for peace”, which Pope Francis expressed at the Angelus on Sunday, renewing their “commitment to being one link in the great chain of men and women of hope, dialogue, and solidarity, who consider peace a precious gift that can overcome all barriers and which must always be fostered and safeguarded”. Communion and Liberation, the Community of Sant'Egidio and the Focolare Movement are planning to participate as well.
 
The diplomatic corps called to the Vatican
L’Osservatore Romano
09:41 04/09/2013
2013-09-04 L’Osservatore Romano - In preparation for the day of fasting and prayer for peace and the vigil on Saturday with the Pope in St Peter's Square, the Secretary of State has scheduled a special briefing for all
ambassadors accredited to the Holy See that will take place Thursday morning, 5 September. The briefing is to inform the diplomatic corps of the significance of Pope Francis' initiative. The Director of the Holy See Press Office, Fr Federico Lombardi, specified that “the Secretary of State, as well as inviting the ambassadors to the briefing on Thursday, has contacted all the Bishops' Conferences around the world informing them of this initiative and ensuring that the Pope's instructions are being followed”. The Director of the Holy See Press Office then informed journalists that a similar undertaking has been adopted by various dicasteries in the Vatican which have contacted their respective representatives.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 21/8 - 03/9/2013
VietCatholic Network
08:46 04/09/2013

Tin GHVN Tuần 21 Năm 2013

1. Tin GP Phan Thiết
Giáo xứ “Tin Mừng” kỷ niệm 40 thành lập và phát triển
Ngày Lễ, Đức Maria Nữ Vương, cha Tổng Đại Diện GP Phan Thiết GB. Hoàng Văn Khanh đến chủ tế thánh lễ tạ ơn mừng 40 năm thành lập giáo xứ “Tin Mừng”. Cùng đồng tế có cha giáo Kim Long, cha giám đốc chủng viện Nicola, quý cha Hạt trưởng và 50 cha trong và ngoài giáo phận. Đông đảo tu sĩ chủng sinh quý khách xa gần và bà con giáo dân giáo xứ “Tin Mừng” đến tham dự.
Được biết. Những ngày chinh chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, từ miền Trung, cha Đaminh Nguyễn Đình Cẩm đã dìu dắt đàn chiên đi tìm nơi chốn bình yên và đã đến miền đất mới tại Động Đền, Bình Tuy lập nghiệp.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là GM giáo phận Nha Trang đã cho phép thành lập giáo xứ “Tin Mừng” vào ngày 22 tháng 12 năm 1973.
Cha Đaminh Cẩm làm quản xứ tiên khởi. Ngài cùng với giáo dân xây nhà Thờ, nhà Xứ bằng những vật liệu cây gỗ đơn sơ.
Năm 1976, chỉ vì có mối liên hệ gần gũi với Đức Cha FX Nguyễn Văn Thuận, nên Cha Cẩm bị chính quyền bắt đi tù hơn 5 năm biệt giam. Giáo xứ vắng bóng linh mục.
Cha Fx. Nguyễn Văn Nam quản xứ Gio Linh được đề cử đến giúp đỡ mục vụ mỗi ngày Chúa Nhật. Mãi đến năm 1981, cha Đaminh Cẩm ra tù và về lại giáo xứ.
Năm tháng lao tù đã làm cho sức khỏe của Cha bị suy sụp vốn đã ốm yếu nay càng gầy hơn. Thời kinh tế khó khăn, Cha Cẩm vẫn nỗ lực xây được phần cung thánh. Sau 21 năm gắn bó với đoàn chiên, đến ngày 1-6-1994, Cha Cẩm đi nhận nhiệm sở mới là giáo xứ Bình An.
Cha GB Hoàng Thanh Huê về nhận quản xứ “Tin Mừng”. Ngài tiếp tục xây nhà thờ và được Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi cung hiến ngày 22-6-1995. Sau 12 năm phục vụ, Cha Huê đi nhận giáo xứ Vinh Tân.
Năm 2006, giáo phận bổ nhiệm cha Antôn Lê Minh Tuấn đến làm quản xư “Tin Mừng”.
Hơn 7 năm qua, Cha Tuấn đã dẫn dắt giáo xứ phát triển và thành công về nhiều mặt như: Tháp chuông, nhà xứ, nhà giáo lý được xây mới, trùng tu nhà thờ, xây dựng khuôn viên rộng thoáng và đất thánh chỉnh trang. Đây cũng là mốc thời gian để giáo xứ Tin mừng hướng về tương lai.
2. Tin GP Sàigòn
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ, hạt Thủ Thiêm khai mạc tuần Đại phúc
Chiều Chúa Nhật, 25.8.2013, giáo xứ Long Thạnh Mỹ, giáo hạt Thủ Thiêm, thuộc TGP Sài Gòn đã khai mạc tuần Đại phúc. Tuần Đại phúc kéo dài từ ngày 25.8 đến 31.8.2013.
Đoàn Đại phúc do các Tu sĩ thuộc Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức, bao gồm 11 cha và 1 thầy phó tế. Cha GB. Nguyễn Minh Phương làm trưởng đoàn.
Lúc 4 giờ chiều, nghi thức khai mạc tuần Đại phúc bắt đầu, với cuộc rước bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp từ 13 Nhóm sống đạo thuộc 4 Giáo khu về nhà thờ Giáo xứ / và sau đó là nghi thức trao dây Các Phép và Thánh giá Đại phúc cho cha trưởng đoàn.
Nghi thức Trao dây các phép và Thánh giá đại phúc kết thúc. Các nhóm gia đình lần lượt rước bức linh ảnh Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp vào nhà thờ giáo xứ để làm giờ hành hương và cử hành thánh lễ trọng thể khai mạc tuần Đại phúc.
Thánh lễ khai mạc do cha GB. Nguyễn Minh Phương chủ tế và giảng lễ.
Sau thánh lễ, một số quý cha trong đoàn Đại Phúc đã gặp quý ông / quí bà trong Hội Đồng Mục Vụ, các ca đoàn, nhóm cầu nguyện, và huynh đoàn Thánh Thể để chia sẻ về tinh thần phục vụ / vai trò và tầm quan trọng của các hội đoàn trong Giáo xứ.
Gx Long Thạnh Mỹ có hơn 4.000 giáo dân, được chia làm 4 giáo khu.
Hiện nay, giáo xứ do các cha Dòng Thánh Thể coi sóc.
Đây cũng là giáo xứ có nhiều giáo dân thuộc diện di dân đến tham dự thánh lễ và tham gia vào các hội đoàn các sinh hoạt của giáo xứ.
“Đại phúc bắt nguồn từ chính hoạt động cứu thế của Chúa Giêsu.
Thánh Anphongsô, đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế đã tích cực tham gia mục vụ Đại phúc của Hội Thánh và truyền lại cho các tu sĩ của Dòng một cách hiệu quả.”
3. Ngày họp mặt thân nhân, ân nhân Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Tại Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 38 Kỳ Đồng quận III đã qui tụ gần 1,000 thân nhân, ân nhân của các sinh viên học viện thánh Anphongsô DCCT Việt Nam về đây để có buổi họp mặt và dâng thánh lễ mừng kính chân phúc Phanxicô. X. Seelos, bổn mạng của Học viện vào sáng thứ Bảy, tuần qua.
Những người tới tham dự, đa số là các ân nhân của Học viên từ các tỉnh như: Bà Rịa, Đồng Nai và tại Sài Gòn.
Những năm gần đây, vào dịp mừng lễ chân phúc Phanxicô X. Seelos, Tu sĩ DCCT, Ban giám đốc học viện DCCT Việt Nam đều tổ chức buổi họp mặt các thân nhân, ân nhân của các thầy đang theo học tại học viện.
Theo BGĐ học viện, năm nay tổ chức mừng lễ bổn mạng và ngày họp mặt của các thân nhân, ân nhân sớm hơn mọi năm nhằm thuận tiện cho lịch học tập của các thầy.
Chương trình Buổi họp mặt gồm có phần văn nghệ, thánh lễ mừng chân phúc Phanxicô. X. Seelos và bữa ăn trưa.
8 giờ 00 sáng. Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, giám đốc học viện DCCT khai mạc chương trình văn nghệ.
Chương trình văn nghệ do các thầy sinh viên học viện trình diễn bắt đầu bằng bản nhạc đồng ca do các thầy trình diễn
Kế tiếp là những tu sĩ trẻ đang trong giai đoạn đào tạo ban đầu của Dòng lần lượt trình diễn qua các tiết mục: hát đồng ca, song ca. Xen kẽ các tiết mục hát các thày còn trình diễn kịch, họa và một bài võ quyền mà theo lời giới thiệu là do lớp học võ hàng ngày của các thầy trình diễn.
Mặc dù các tiết mục không được đặc sắc cho lắm nhưng các nhạc công, ca sĩ, diễn viên là những tu sĩ trẻ của Dòng nên đã được các thân nhân, ân nhân dành nhiều tràng pháo tay khích lệ. Thánh lễ kính chân phước Phanxicô X. Seelos, bổn mạng Học viện bắt đầu lúc 10 giờ. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT chủ tế cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Cố vấn Tỉnh Dòng giảng lễ.
Trong thánh lễ, cha Giám Tỉnh cám ơn quý thân nhân, ân nhân đã và đang cộng tác với Tỉnh DCCT Việt Nam để đào tạo nên những tu sĩ, linh mục tương lai của nhà Dòng cho Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15, sau đó là bữa ăn trưa tại khôn viên Giáo xứ.
4. Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình diễn ra tại DCCT Sài Gòn, số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Thánh lễ do cha Fx. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh chủ tế và cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, CSsR giảng thuyết, cha Giuse Lê Quang Uy, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, cha Giuse Đinh Hữu Thoại và cha Đaminh Nguyễn Văn Phương DCCT cùng đồng tế.
Về phía cộng đoàn có hơn 3, 000 người đến tham dự và đặc biệt có sự hiện diện của sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên.
Trước khi thánh lễ diễn ra, sinh viên Nguyễn Phương Uyên có đôi lời chia sẻ và cám ơn đến Cộng Đoàn đã hỗ trợ nhiệt tình và giúp đỡ trong suốt thời gian cô bị nhà cầm quyền CSVN giam cầm, tù tội.
Cô đã có một lời nhắn nhủ đến các bạn thanh niên trên khắp đất nước là hiện nay chúng ta đang mắc phải một căn bệnh mà thường được đề cập đến trên các trang mạng báo đài là bệnh vô cảm đối với thanh niên VN hiện nay.
Bệnh này là một căn bệnh vô phương không có liều thuốc nào để chữa cả.
Cô hy vọng thanh niên VN nhìn thấy cô là một người trẻ và cô sẵn sàng hy sinh trở thành một thang thuốc chữa trị căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
Cô hy vọng Thanh niên VN nhìn thấy việc làm tiên phong Phương Uyên của cô thì mọi người trẻ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi và thể hiện được cái chính kiến của bản thân mình đấu tranh bảo vệ cho dân tộc và tổ quốc, cũng như thể hiện được cái quyền mà mọi người dân đều phả có đó là quyền làm con người.”
Tiếp theo, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên cũng lên chia sẻ và cám ơn Cộng Đoàn đã hỗ trợ con bà: “Bà rất hãnh diện, vui mừng và hạnh phúc khi được đứng bên cạnh cô con gái cưng của Bà mới được thả tù về nhà sau gần 1 năm bị giam giữ tù đày. Bà xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý cha và toàn thể Quý cộng đoàn.”
5. Tin TGP Sàigòn
ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn hiện đang tĩnh dưỡng tại trung tâm mục vụ TGP Sàigòn
Như tin đã loan, ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn bị đau cột sống. Ngài phải đi xe lăn một thời gian vì bị đau hai chân. Ngài đã trải qua một cuộc giải phẫu từ tại bệnh viện bên Singapore. Các bác sĩ đã mổ nội soi để gắn hai thanh đỡ kềm giữ hai đốt sống. Cuộc giải phẫu đã thành công tốt đẹp.
Sau thời gian hậu giải phẫu, dưỡng bệnh tại bệnh viện Singapore, ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn đã trở về Việt Nam.
Một số linh mục của tòa TGM Sàigòn cùng một nhóm giáo dân đã ra phi trường đón ĐHY trở về nhà tĩnh dưỡng tại trung tâm mục vụ TGP vì Toà GM còn đang sửa chữa.
Gặp lại những người thân đến thăm, ĐHY vui vẻ hỏi thăm mọi người, lắng nghe những nhận định tốt đẹp về tuần tĩnh tâm linh mục vừa qua.
Kể về thời gian hậu giải phẫu, ngài nói: “Bây giờ, tôi thấy rất rõ điều này: Song song với việc chữa trị. Tình thương đi kèm theo rất quan trọng. Tôi đã được hưởng một tình thương như thế đến từ nhiều người. Ngài xin hết lòng cám ơn!”
ĐHY rất phấn khởi vì Ngài biết nguồn gốc căn bệnh đã được điều trị xong, Ngài đã có thể bước đi nhè nhẹ.
Tuy nhiên, để có thể đi đứng nhanh nhẹn trở lại như trước thì Ngài cần phải được bồi dưỡng để lấy lại sức khỏe và cần phải tập vật lý trị liệu một thời gian dài nữa.
6. Tin GP Đà Lạt
Thánh lễ công bố thiết lập tân giáo xứ Kitô Vua và đón Cha quản xứ tiên khởi Antôn Nguyễn Đức Khiết.
Tuần qua Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục GP đã dâng Thánh lễ đồng tế tạ ơn và công bố thiết lập giáo xứ Kitô Vua thuộc giáo hạt Bảo Lộc và tiến hành các nghi thức nhận xứ của Cha Antôn Vũ Đức Khiết quản xứ tiên khởi.
Trong Thánh lễ Cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên đã công bố văn thư thiết lập giáo xứ Kitô Vua / và văn thư bổ nhiệm linh mục quản xứ tiên khởi.
Tân giáo xứ Kitô Vua trước đây là giáo họ Kitô Vua được tách rời từ giáo xứ Thánh Mẫu năm 2003 do Cha Giuse Phạm Đình Kế coi sóc. Nay Cha Kế đã về nghỉ hưu. Con số giáo dân của giao xứ hiện nay có khoảng 3,500 người, với 3 giáo họ.
Khi còn đương nhiệm Cha Giuse Phạm Đình Kế đã cho xây dựng lại ngôi thánh đường, nhà Giáo lý và nhà Xứ. Hôm nay, giáo hạt Bảo Lộc đón nhận thêm một giáo xứ mới và một linh mục quản xứ Tiên khởi. Đây là một hồng ân Chúa ban cho giáo hạt. Đặc biệt là giáo dân giáo xứ Kitô Vua.
7. Tin Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Đà Nẵng đã mở khóa Tĩnh huấn truyền thông lần thứ I tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận, từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 8 năm 2013. Có hơn 40 tham dự viên gồm có các: Linh Mục, Tu sĩ và Giáo dân.
Cha Giuse Vũ Hữu Hiền trưởng Ban Truyền thông TGP Sài Gòn kiêm thư ký truyền thông của HĐGMVN, Sơ Duyên Sa chuyên viên và anh Thanh Tuấn trực tiếp giảng huấn.
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri giám mục giáo phận và Cha Tổng Đại diện đã đến tham dự.
Đức Cha khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khóa.
Chương trình học đa dạng về: Quan sát tại chỗ, tường trình và chuyển tải các thông tin đi xa, tạo blog, website, kỹ thuật ánh sáng. Đặc biệt là Linh Đạo truyền thông.
Đây là cơ hội tốt cho nhiều tham dự viên còn ít kiến thức trong lãnh vực truyền thông mới mẻ này. Học viên sẽ dùng chính mạng lưới thông tin xã hội làm không gian mở rộng cho việc loan báo Tin Mừng.

 
Tổ Ấm Huynh Đệ khai giảng năm học mới
Tổ Ấm Huynh Đệ
08:36 04/09/2013
PHAN THIẾT - Cùng hoà chung bầu khí vui tươi nhộn nhịp cùa ngày tựu trường, cũng như bao trẻ em bình thường khác, sáng nay 04/09/2015, cơ sở khuyết tật Tổ Ấm Huynh Đệ, trực thuộc Toà Giám Mục Phan Thiết, thân thương chào đón các em mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh khác nhau tụ họp về Tổ Ấm để chính thức khai giảng năm học mới 2013-2014.

Xem hình ảnh



Chương trình bắt đầu lúc 7g30, nhưng mới 6giờ ngoài cổng trường đã rộn ràng tiếng của các em và phụ huynh gọi Soeur mở cổng. Nụ cười tươi trên gương mặt mọi người. Một số phụ huynh chia sẻ: “Tụi nhỏ làm bố mẹ đến khổ vì háo hức được đến trường mà bắt cả nhà dậy thật sớm để chuẩn bị”. Năm học mới, có hơn 150 em đến đăng ký xin học, nhưng vì điều kiện cơ sở vật chất không đủ nên Tố Ấm chỉ có thể nhận 110 em với 16 người nuôi dạy phục vụ. Các em mang nhiều dạng khuyết tật như: Down, bại não, chậm phát triển và tự kỷ.



7g00, sân của Tổ Ấm chật kín phụ huynh và các em với đồng phục tươm tất nét mặt vui tươi phấn khởi tự tin mình cũng đi học. Phụ huynh trò chuyện với nhau và khách mời rằng họ rất an tâm khi gởi con ở đây. Được các Soeurs động viên, họ không còn mang nặng mặc cảm vì mình có đứa con kém may mắn không được cộng đồng và mọi người chấp nhận, không được đến trường.



Giờ khai giảng bắt đầu, phụ huynh và các em hân hoan đón chào quý vị quan khách. Chương trình có 11 tiết mục trong đó xiên kẽ các tiết mục văn nghệ của các em và cô giáo. Soeur Chung thay mặt Tổ Ấm Huynh Đệ chào mừng trân trọng quan khách đến tham dự buổi lễ khai giảng, gửi đến các em lời chào quý mến thân thương, lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Đức Cha, quý cha, quý vị là những người luôn đặt hết tâm huyết của mình cho các em khuyết tật và tàn tật, kém may mắn, cận kề chia sẻ với các em cũng như phụ huynh và đặc biệt là luôn động viên đồng hành với Tổ Ấm Huynh Đệ. Đây là lần khai giảng năm học lần thứ 09, năm nay thiếu sự hiện diện của Đức Cha Nicôla vì ngài trọng bệnh nhưng tâm tình biết ơn và tri ân Ngài đã sáng lập ra Tổ Ấm Huynh Đệ. Buổi lễ khai giảng rất ngắn ngọn chỉ hơn tiếng đồng hồ, các em và phụ huynh ra về trên tay có một cái bánh Sinh Nhật của Tổ Ấm Huynh Đệ lần thứ 09.



Một vài phụ huynh bộc bạch: “Lúc đầu chúng tôi đưa con đến học chỉ nghĩ là để con mình có chỗ nấp nắng che mưa, bởi ở nhà không ai giữ nỗi và các cháu hay phá phách thiên hạ bị mắng vốn. Nhưng qua thời gian học ở Tố Ấm, suy nghĩ này không còn nữa vì con chúng tôi tiến bộ hơn rất nhiều. Các em trở nên dễ thương hơn, biết nghe lời hơn, có thể hoà nhập cộng đồng, có khả năng tiếp thu nhận thức nhiều mặt cả kiến thức học tập văn hoá như biết đọc, biết viết, về năng khiếu nữa. Tất cả là công sức và phép lạ từ tấm lòng yêu thương chăm sóc dạy bảo của các Soeurs các cô giáo Tố Ấm Huynh Đệ đã thay đổi cuộc đời con em chúng tôi”.



Bước vào Năm Học mới 2013-2014, các Soeurs, các cô giáo Tổ Ấm Huynh Đệ vui mừng gặp laị những học trò của mình để tiếp tục gần gũi, chia sẻ cảm thông với các em cũng là con người nhưng không được may mắn. Các cô nguyện đem cả tấm lòng sự hy sinh và những kiến thức của mình cũng như học hỏi được để giúp các em bớt đi phần nào khiếm khuyết của mình. Với tâm huyết của người mẹ, người chị, người thầy dành trọn tình thương và khả năng để nuôi dạy các em cũng như chia sẻ gánh nặng khổ đau của phụ huynh. Soeur Hoàng Thị Liên, phụ trách Tổ Ấm Huynh Đệ nói: “Tuy đã chuẩn bị thật chu đáo rồi nhưng các Soeurs và các cô giáo vẫn luôn băn khoăn, lo lắng tìm cách thức và phương pháp dạy dỗ để giúp các em phát triển một cách tốt hơn”.
 
Lễ cung hiến thánh đường tân giáo xứ Hàm Phú, Phan Thiết
Hồng Hương
08:40 04/09/2013
PHAN THIẾT - Sáng nay 03.09.2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết đã đến Giáo họ Hàm Phú, hạt Phan Thiết, chủ sự Thánh lễ Tạ Ơn Cung Hiến Nhà thờ, Bàn thờ và công bố chính thức nâng giáo họ này lên hàng giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Hàm Phú với Thánh Bổn Mạng là Phaolô Tông Đồ.

Xem hình ảnh

Cùng với niềm vui Tạ ơn là lời chúc mừng của Đức Cha, Quý Cha và toàn thể quan khách đến toàn thể giáo dân và Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, chánh xứ Ma Lâm – đặc trách Tân giáo xứ Hàm Phú.



Ngôi Thánh đường của Tân Giáo xứ Hàm Phú với diện tích 720m2 toạ lạc trên một khu đất còn khá hoang sơ của vùng kinh tế mới thuộc thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Theo hướng từ Phan Thiết đi lên Bảo Lộc, lãnh thổ Giáo xứ Hàm Phú khá rộng bao gồm cả đồng bằng và vùng núi với 4 xã Hàm Phú – Hàm Trí – Đông Giang và Đông Tiến. Giáo xứ có 140 gia đình với hơn 600 giáo dân sống chan hoà giữa 20 ngàn lương dân và anh em dân tộc như “nắm men trong bột” và mở ra trước mắt một cánh đồng truyền giáo bát ngát mà cả mục tử và từng giáo hữu Hàm Phú phải nỗ lực sống chứng nhân đức tin để Loan Báo Tin Mừng.



Qua 23 năm hình thành và phát triển, Họ Đạo Hàm Phú in đậm những dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa quan phòng. Ngược dòng thời gian, vào thời điểm thập niên 90, trên dưới 40 gia đình Công Giáo từ Mũi Né, Kim Ngọc, Nghệ An và Ma Lâm di cư đến làm nên một tập thể Kitô hữu đầu tiên tại vùng đất Hàm Phú. Hằng tuần, giáo dân Hàm Phú phải đi về Ma Lâm cách xa 10 – 15 km tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, cũng như học các lớp giáo lý: xưng tội - thêm sức - dự tòng - và hôn phối. Năm 2007, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Giám mục Giáo phận Phan Thiết, đã làm đơn đề nghị Chính Quyền tỉnh Bình Thuận cho thành lập Giáo họ Hàm Phú. Từ đó, mỗi năm Họ Đạo Hàm Phú có được vài lễ trọng tổ chức tại sân nhà một giáo dân dưới những tấm bạt che mưa che nắng. Sau những năm tháng khao khát và cầu nguyện, ngày 20/10/2011, giáo họ hân hoan đón Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết đến chủ sự thánh lễ Đặt Viên Đá đầu tiên xây và ngày 01.01.2013 giáo họ đã khởi công xây dựng công trình nhà thờ. Trải qua 8 tháng với bao nỗ lực lao động, hy sinh của Cha xứ và giáo dân, cùng với lời cầu nguyện của Đức Giám Mục và sự trợ lực góp công góp của từ quý ân nhân gần xa, Thiên Chúa đã chúc lành cho công trình nhà thờ Tân Giáo xứ Hàm Phú hôm nay được hoàn thành tốt đẹp.

Nhìn lại chặng đường hình thành của Tân giáo xứ Hàm Phú hôm nay, biết bao hồng ân của Chúa qua đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria và Thánh Phaolô quan thầy đã ban cho giáo xứ. Hôm nay Hàm Phú có được một ngôi thánh đường thật khang trang dâng kính Thiên Chúa chính là nhờ sự quan tâm ưu ái của Đức Giám Mục Giuse, Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô, Quý cha tiền nhiệm, quý Ân nhân đã quảng đại đóng góp và đặc biệt là Cha Quản nhiệm Phaolô Hoàng Kim Tốt đã hết lòng chăm lo cho giáo xứ.
 
Thánh Lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Thạch Bích
Tin Yêu
13:20 04/09/2013
HÀ NỘI - Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2013, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà nội đã tới thăm và dâng thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho 269 em thiếu nhi thuộc Giáo xứ Thạch Bích – Giáo Hạt Thanh Oai – Tổng Giáo Phận Hà nội.

Xem hình ảnh

Một ngày thật vui mừng, một ngày Đại Hồng Ân đối với giáo miền Thạch Bích, được chào đón vị cha chung của Tổng giáo phận tới thăm và cử hành thánh lễ ban bí tích thêm sức cho các em. Mới 7h sáng, sân nhà thờ đã nhộn nhịp người lui tới và rộn rã tiếng cười nói. Mọi người ai việc nấy cùng hân hoan chuẩn bị để đón Đức Cha, quý cha và quý khách.

Khoảng 8h15, đoàn xe của Đức Tổng Giám mục có mặt tại cổng nhà thờ Giáo xứ. Đức Tổng bước xuống cổng nhà thờ với nụ cười tươi trên môi. Cha xứ và các ban ngành đoàn thể đã xếp hàng đông đủ để chào đón Đức Cha giáo phận, vị cha chung của mình. Những tiếng pháo tay, tiếng trống, tiếng kèn không ngớt, với những băng reo hoan hô Đức Cha, chúc mùng Đức Cha. Ngàn con tim đã hòa nhịp và cất lên bài hát đơn sơ, chân thành: “Hân hoan đoàn con vui mừng đón Đức Cha, cảm tạ hồng ân của Chúa bao la, hôm nay đoàn con mừng ngày cha đã tới, đem sức sống mới cho đoàn chúng con”.

8h45 đoàn rước Đức Cha từ nhà xứ tiến ra nhà thờ và bắt đầu Thánh lễ. Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng. Cùng đồng tế với Đức Tổng, có cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai, quý cha phó và quý cha trong giáo hạt.

Trong bài giảng, Đức Tổng chia sẻ với cộng đoàn: Nói đến Thạch Bích là nói đến bề dày lịch sử, với truyền thống tốt đẹp và lòng đạo đức. Một giáo xứ toàn tòng. Chỉ nguyên họ nhà xứ thôi, cũng gần tám ngàn nhân danh rồi. Và hôm nay tôi vui mừng vì thấy sự hiện diện đông đảo của anh chị em. Điều đó nói lên niềm tin và lòng đạo đức nơi anh chị em. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho giáo xứ trong những năm tháng qua, hãy tiếp nối truyền thống cha ông mến Chúa và yêu người, xây dựng quê hương xứ họ… Đức Cha mời gọi mọi người, đặc biệt các em lãnh bí tích hôm nay, hãy cộng tác với Chúa Thánh Thần, để Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn hầu trở nên giống Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và qua đó trở nên chiến sĩ của Chúa Kitô, làm cho Nước Chúa được lan rộng trong thế giới hôm nay…

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức ban Bí tích Thêm Sức.

Để chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại hôm nay, các em đã học giáo lý nhiều năm và đặc biệt suốt những tháng mùa hè, các em dự lễ và học giáo lý hàng ngày. Trước ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, các em đã được tĩnh tâm và tập các nghi thức thật chu đáo.

Cuối thánh lễ, một vị đại diện phụ huynh thay mặt các em cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, thầy cô Giáo Lý và các ban ngành. Sau thánh lễ, các em chụp hình lưu niệm chung với Đức Cha và quý cha tại sân nhà thờ.

Thánh lễ khép lại, nhưng đồng thời, cũng mở ra một phương hướng mới, niềm vui mới, cách sống đạo mới và Đức tin kiên cường mới. Đúng như bài hát của cộng đoàn: “… hôm nay đoàn con mừng ngày Cha đã tới, đem sức sống mới cho đoàn chúng con”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tin khẩn: Giáo dân giáo xứ Mỹ Yên bị hành hung và bị bắt, ảnh tượng thánh bị đập nát
BTT Giáo phận Vinh
20:09 04/09/2013
VINH - Chiều ngày 04.9.2013 -- Sau vụ bắt người trái phép ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, bà con giáo dân xứ Mỹ Yên (thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) rất bức xúc trước việc làm không rõ ràng của chính quyền suốt hai tháng qua.

Xem hình ảnh

Ngày hôm qua (03.9.2013), khi giáo dân Mỹ Yên đến Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, chính quyền đã hẹn 16h chiều nay (04.9.2013) thả những người bị bắt. Thế nhưng, khi bà con đến Ủy ban nhân dân theo Bản Cam Kết của phía chính quyền thì đã bị lực lượng công an và bộ đội đánh đập nặng nề và bắt đi nhiều người. Một số giáo dân bị đánh đập trọng thương đã được chuyển về Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài cấp cứu, một số khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện 115, thành phố Vinh.

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, hiện Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục đã chật kín giường cho các nạn nhân của vụ gây thương tích trên, một số bị đánh trọng thương ở đầu đang được các y bác sĩ chăm sóc. Còn tại bệnh viện 115, cũng có nhiều giáo dân Mỹ Yên đang được điều trị, riêng trường hợp anh Phêrô Nguyễn Văn Điệp (18 tuổi) bị chấn thương tụ máu trong não đang trong tình trạng rất nguy kịch.

Hiện các lực lượng công an, bộ đội, chó nghiệp vụ, thuộc nổ, hơi cay, lựu đạn khói đã được sử dụng để khống chế và đàn áp người giáo dân Mỹ Yên. Lực lượng dân quân đã đột nhập vào nhiều gia đình trong giáo xứ kèm theo những vũ khí trên để đập phá nhà cửa và đánh đập nhiều người. Riêng tại tư gia anh Nguyễn Văn Văn, các thánh tượng đã bị đập vỡ và xúc phạm, nhiều thành viên trong gia đình bị gây thương tích nặng nề do các lực lượng từ phía chính quyền.

Nhiều người giáo dân xứ Mỹ Yên cũng như vùng lân cận đang bị chính quyền bắt giữ và hiện tại vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.

Hiện thời, lực lượng công an và quân đội với nhiều loại vũ khí đang "chốt" tại ngọn đồi phía sau giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời cắm chốt tại Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương khiến cho diễn biến càng căng thẳng.

Trong tình hình khó khăn xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho người giáo dân nơi đây được bình yên, cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng pháp luật để người dân thật sự yên tâm sống đạo.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bổng lễ và nghĩa vụ cử hành thánh lễ liên quan với nhau ra sao?
Nguyễn Trọng Đa
09:46 04/09/2013
Giải đáp phụng vụ: Bổng lễ và nghĩa vụ cử hành thánh lễ liên quan với nhau ra sao?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Liệu một linh mục đã được truyền chức chỉ có bổn phận và trách nhiệm cử hành Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật và các lễ buộc thôi sao? Còn về các ngày trong tuần khi ngài có ý lễ từ các tín hữu – liệu ngài có bổn phận hay chỉ là tùy ý (Điều 904)? Liệu ngài phải cử hành Thánh lễ hàng ngày, để giúp Giám mục của ngài chu toàn các ý lễ, mà Giám mục đã xin và nhận được từ các quốc gia khác không? Trong giáo phận của tôi, chúng tôi làm việc trong các nhà thờ truyền giáo, nơi mà chúng tôi có ý chỉ cho hai hay ba Thánh Lễ mỗi tháng. Còn các ngày khác, chúng tôi chỉ cho ý lễ của Giám mục, mà Ngài đã nhận được tiền giúp đỡ cho giáo phận của ngài. Trong bối cảnh này, tôi đưa ra câu hỏi như trên, xin cha trả lời giúp. - P. D., bang Orissa, Ấn Độ


Đáp: Có hai câu hỏi riêng biệt liên quan ở đây. Một câu liên quan đến nghĩa vụ của một linh mục phải cử hành Thánh Lễ, và một câu liên quan đến các quy tắc cho việc phân phối bổng lễ.

Mặc dù nhiều người Công Giáo không biết điều này, nói một cách chặt chẽ, là một linh mục không có nghĩa vụ phải cử hành Thánh Lễ gì cả. Liên quan đến Thánh Lễ, linh mục có nghĩa vụ giống như mọi người Công Giáo khác là tham dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Thực tế này không làm cho việc cử hành Thánh Lễ chỉ là một vấn đề đơn thuần tùy chọn hoặc chọn lựa cá nhân của linh mục. Điều 904 của giáo luật, được độc giả nhắc tới, thực sự khuyên nhủ các linh mục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Xin mời đọc:

“Ðiều 904: Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công việc cứu chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Lễ Thánh Thể; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ. Hơn nữa, rất đáng mong ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi giáo dân không thể hiện diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Ðức Kitô và của Giáo Hội; chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Do đó, Giáo Hội rất ủng hộ các linh mục cử hành Thánh lễ hàng ngày, bởi vì Thánh Lễ là đặc ân lớn nhất và điều cao cả nhất mà linh mục có thể làm. Ngay cả khi không có ai khác hiện diện và không có ý lễ cụ thể, Thánh Lễ là nhằm tôn thờ Thiên Chúa, cầu bầu cho người sống và kẻ chết, gia tăng sự thánh thiện của Giáo Hội, và là nguồn chủ yếu của sự phát triển đường thiêng liêng của linh mục.

Một số linh mục có một nghĩa vụ chắc chắn để cử hành Thánh lễ do chức vụ của các vị là cha quản xứ. Một số vị cũng có một nghĩa vụ phải cử hành hay đã cử hành Thánh Lễ hàng ngày, theo ý của các linh hồn được ủy thác cho các vị chăm sóc. Thêm một lần nữa, nghĩa vụ này xuất phát không từ chính chức linh mục, nhưng từ chức vụ mà các vị đã được bổ nhiệm, và nghĩa vụ, mà các vị phải chu toàn một cách tự do, khi chấp nhận chức vụ này.

Câu hỏi về tiền bổng lễ có phần phức tạp hơn. Việc này bị chi phối bởi các điều 945-958 của Bộ Giáo luật.

“Ðiều 945 § 1. Theo tập tục đã được Giáo Hội công nhận, một tư tế cử hành hay đồng tế Thánh Lễ được phép nhận bổng lễ để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt.

§ 2. Hết sức khuyên nhủ các linh mục hãy dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ.

“Ðiều 946: Khi dâng bổng lễ để Thánh Lễ được áp dụng theo ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo Hội; bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và các hoạt động của Giáo Hội.

“Ðiều 947: Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại” (Bản dịch, như trên).

Để “xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại”, có các quy tắc chi phối các khía cạnh, chẳng hạn nghĩa vụ cử hành Thánh lễ, ngay cả khi bổng lễ bị mất và giới hạn số ý lễ mỗi ngày.

Liên quan đến cách thức xử lý, khi nhiều ý lễ hơn, vốn có thể được cử hành trong một năm, được tiếp nhận được trong một giáo xứ hay một đền thánh, các luật sau đây phải được tuân giữ:

“Ðiều 954: Nếu tại những nhà thờ hay nhà nguyện người ta xin cử hành lễ quá số có thể cử hành ở đó, thì có thể cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ minh thị bày tỏ ý định ngược lại.

“Ðiều 955 § 1. Ai muốn chuyển ý lễ cho những người khác, thì phải chuyển sớm ngần nào có thể cho các tư tế muốn lãnh nhận, miễn là biết chắc họ hoàn toàn đáng tín nhiệm. Lại phải chuyển y nguyên bổng lễ đã nhận, trừ khi biết chắc rằng số tiền trội hơn giá bổng lễ trong giáo phận là do thiện cảm cá nhân. Người chuyển ý lễ còn phải mang nghĩa vụ lo dâng lễ cho đến khi nào chắc chắn có người nhận nghĩa vụ dâng lễ và bổng lễ…

“Ðiều 957: Bổn phận và quyền lợi trông nom cho mọi ý lễ được chu toàn đối với các nhà thờ của giáo sĩ triều thì thuộc về thẩm quyền của Bản Quyền sở tại; còn đối với nhà thờ của dòng tu hay tu đoàn tông đồ thì thuộc các Bề Trên của họ” (Bản dịch, như trên).

Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả ở Ấn Độ, dường như số ý lễ dư ở một quốc gia khác được chuyển giao cho các giáo phận, để được cử hành trong một giáo phận truyền giáo.

Đây là một thực tế khá phổ biến, và các vị chuyển các ý lễ quá số nhằm giúp đỡ các nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội. Các vị nhận thức rằng sự khác biệt trong tỷ giá hối đoái làm cho bổng lễ tương đối nhỏ ở các nước châu Âu và Mỹ lại là tương đối lớn trong các nước khác.

Theo Ðiều 945 § 1, bổng lễ gắn liền với ý lễ hàng ngày của một linh mục là dành cho việc sử dụng cá nhân của linh mục giáo phận. Ở một số nơi, mọi bổng lễ được tiếp nhận bởi giáo phận, giáo xứ hay cộng đoàn tu sĩ, thay cho tiền lương hoặc tiền thù lao tương đương hoặc cao hơn so với toàn bộ các bổng lễ. Các nhà giáo luật có thẩm quyền xem việc này như một thực tế hợp pháp, với điều kiện nó là tự nguyện.

Trong hầu hết các quốc gia phương Tây, bổng lễ được qui định là không bao giờ cao hơn một phần nhỏ của tiền nuôi sống một linh mục.

Tuy nhiên, trong trường hợp ở Ấn Độ, ngay cả một bổng lễ 10 USD (tiền một bổng lễ trong nhiều giáo phận Mỹ) có thể cao hơn nhiều so với thu nhập quân bình ở khu vực nghèo và tạo ra ấn tượng sai. Tương tự như vậy, các vị chuyển ý lễ thường có ý định để giúp đỡ công việc truyền giáo nói chung, chứ không là khoản thu nhập cá nhân của linh mục.

Trong bối cảnh này, có lẽ là hợp pháp khi Giám mục giữ lại cho các dự án giáo phận một phần của bổng lễ nhận được từ các nước khác, đặc biệt là nếu ngài đã tích cực tìm kiếm hình thức giúp đỡ ấy. Tuy nhiên, theo Điều 945 § 1, thật là thích hợp nếu ngài chuyển giao cho linh mục ít là số tiền tương đương với bổng lễ địa phương qui định, trừ phi, như đã nói ở trên, có một sự tùy chọn tự nguyện đã được thiết lập.

Cũng là điều khả thi khi Giám mục chuyển giao toàn bộ bổng lễ cho giáo xứ, và qui định linh mục được giữ lại bao nhiều phần trăm để chi tiêu cá nhân, và số tiền còn lại được dùng cho các dự án của giáo xứ.

Lẽ tất nhiên, đây chỉ là sự xem xét kỹ thuật. Trong thực tế, người ta phải công nhận rằng hầu hết các linh mục làm việc trong giáo phận truyền giáo ít quan tâm đến tiện nghi cá nhân cho mình, nhưng rất chú ý đến lợi ích thiêng liêng và lợi ích nhân bản cho đoàn chiên của mình.

Cuối cùng, về phần thứ nhất của câu hỏi: Một linh mục không buộc phải cử hành Thánh Lễ, chỉ để thực hiện các ý lễ do Giám mục yêu cầu. Tuy nhiên, nếu linh mục xin ý lễ, ngài có bổn phận về công bằng để cử hành Thánh Lễ cho ý lễ ấy.

Khi làm như vậy, không chỉ ngài tôn vinh Thiên Chúa bằng cách cử hành Thánh Lễ, nhưng còn giúp nỗ lực truyền giáo của toàn giáo phận, để giáo phận phát triển hơn. (Zenit.org 3-9-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Chuyến du lịch thăm Norway : Bức tranh an bình và đẹp như mơ
Lm Trần Công Nghị
21:53 04/09/2013
Du lịch Norway (Na-Uy): Bức tranh an bình và đẹp như mơ

Mùa Hè năm nay, trong suốt tháng 8 chúng tôi có dịp thăm một số quốc gia như Norway (Na Uy), England (Anh quốc), Portugal (Bồ đào nha) và Spain (Tây Ban Nha).

Chuyến thăm trong tuần lễ đầu tiên là các thành phố ở quốc gia Norway và đi du thuyền thăm các thắng cảnh ở các Vịnh đẹp Na-Uy. Những nơi chúng tôi đi thăm ở Norway gồm có:

  • 1. Thăm thủ đô Oslo và du thuyền trên vịnh Oslofjord
  • 2. Thăm thành Kristiansand
  • 3. Thăm pháo đài ở Movik có đại bác lớn nhất thế giới
  • 4. Thăm thành Stavanger
  • 5. Du thuyền trên vịnh Lysefjord, Norway
  • 6. Thăm làng Ulvik và du thuyền trên vịnh Hardangerfjord
  • 7. Thăm bình nguyên hoang dã Hardangervidda


Khác với vài lần trước khi thăm Norway, chủ ý là thăm viếng bạn bè và muốn tìm hiểu về nếp sống người di cư Việt Nam ở Na Uy, lần này chúng tôi có dịp thăm danh lam thắng cảnh và thực sự thấy được phong cảnh thần tiên, núi rừng trùng điệp, lên thác xuống ghềnh, trèo đèo lội suối, mới thực sự thưởng thức được vẻ đẹp của một quốc gia thanh bình. Hơn thế người dân Na Uy dù chỉ có chừng 10 triệu người, nhưng mức sống của họ khá cao, trung bình mỗi người lương bổng chừng 65 ngàn dollars 1 năm và đóng thuế cho chính phủ 35% số lương đó. Số người thất nghiệp theo hướng dẫn viên cho biết là chỉ có chừng 3%. Khi đến tuổi nghỉ hưu trí, số tiền họ được lĩnh là 65% số tiền lương của họ. Nền giáo dục miễn phí và mọi thanh thiếu niên được lo chu đáo. Hệ thống sức khỏe bảo đảm và được điều trị tốt… Thành ra đời sống của dân Na Uy rất thoải mái, ít thấy người ta ưu tư lo lắng cho tương lai.

Thăm thủ đô Oslo và Vịnh Oslo

Xem hình ảnh thủ đô Oslo

Vị trí của Oslo nằm ở cuối vịnh Oslo Fjord và giống như với các thành phố Bắc Âu khác, đại dương luôn luôn gần kề làm cho Oslo có khí hậu mát quanh năm. Nhiệt độ mùa hè không nóng bất thường, và nhiệt độ mùa đông được nước và gió từ các vùng vịnh chung quanh bao bọc, nên khí hậu dễ chịu.

Tòa Nhà phát giải thưởng Nobel
Ngôn ngữ Na Uy là ngôn ngữ gần gũi nhất với ngôn ngữ tiếng Anh nên có sự tương đồng giữa Na Uy và tiếng Anh là rất lớn. Tuy dù ta không nói được tiếng Na-Uy, nhưng không cần phải quan tâm vì hầu như tất cả mọi người ở đây đều có thể nói tiếng Anh.

Đi một vòng thành phố Oslo cùng với hướng dẫn viên, họ sẽ chỉ ra những điểm nổi bật đáng nhớ. Ở trung tâm có Nhà thờ chính tòa Oslo với tháp cao đứng vị trí này ngay từ cuối thế kỷ 17. Ở phía tây của quảng trường nhà thờ là Glassmagasinet, một trong những cửa hàng bách hóa lớn nhất của Oslo. Tiếp tục về phía trung tâm của Oslo là Quốc hội Na Uy. Tiếp đến sẽ thấy Cung điện Hoàng gia Na Uy. Tòa thị chính Oslo nằm gần pháo đài Akershus. Pháo đài Akershus có từ năm 1300, là một lâu đài thời trung cổ nhìn ra Fjord Oslo. Đi qua pháo đài Akershus là Karl Johan Street, và Viện phát giải thưởng Hòa bình Nobel.

Engebret Café là một trong những nhà hàng lâu đời nhất ở Oslo gần Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại. Gần đây là Bảo tàng Nghệ thuật Astrup Fearnley hiện đại và phòng hòa nhạc cũ của Christiania.

Tới Oslo không thể không thăm Công viên điêu khắc Vigeland. Tại đây được chiêm ngắm 192 tác phẩm nổi tiếng của Gustav Vigeland diễn tả mọi trạng thái bộ mặt của con người gồm hỉ, nộ, ái, ố, sầu, bi… Nơi đây cũng có 600 hình người được triển lãm ngoài trời thường xuyên. Tại đây có tảng đá nguyên khối cao 55 feet gồm 121 điêu khắc hình người đàn ông, phụ nữ và trẻ em leo lên trên đầu nhau diễn tả cuộc đấu tranh trong đời sống. Hiện có hơn 150 tác phẩm điêu khắc bằng đá và đồng trong công viên, tượng trưng cho mỗi một giai đoạn khác nhau trong vòng đời của nhân loại.

Trạm Trượt Tuyết
Sau khi xem xét Công viên Vigeland xong, lấy xe hơi đi Đồi Holmenkollen đến Trạm Trượt Tuyết (Ski Jump Holmenkollen) đầu tiên được xây dựng ở đây vào năm 1892 và là địa điểm chính của Thế vận hội mùa đông năm 1952. Trạm Trượt Tuyết Oslo và bảo tàng trượt tuyết được đặt ở đây. Triển lãm tại Bảo tàng trượt tuyết bao gồm dụng cụ trượt tuyết cũ 2500 năm. Đầu nhảy đường trượt tuyết khoảng 180 feet cao có thể lên bằng thang máy, từ đây được thưởng thức cảnh toàn diện thủ đô Oslo không gì sánh bằng.

Từ Nhà hát Quốc gia đi về khu vực Bygdoy sẽ thấy có 3 điểm tham quan đặc biệt ở đây: một bảo tàng đi Viking, Bảo tàng dân gian Na Uy, và Bảo tàng Kon-Tiki.

Bảo tàng đi Viking lưu trữ một con thuyền cổ xưa đã được tìm thấy gần Vịnh Oslo Fjord. Có tất cả 3 thuyền với độ tuổi khoảng 1000 năm tuổi. Bảo tàng cũng triển lãm những chiếc thuyền nhỏ, xe trượt tuyết, xe ngựa trang trí đặc sắc, các công cụ khai thác dệt may, đồ dùng nhà bếp.

Tiếp giáp với Bảo tàng tàu Viking là Bảo tàng Dân tộc ngoài trời. Tại đây ta được dịp gần gũi với văn hóa Na Uy và lịch sử, có chừng 170 tòa nhà đích thực từ các vùng khác nhau. Đó là các loại nhà khác nhau từ thời Trung Cổ đến nay được trưng bày.

Bảo tàng Kon-Tiki có trung bầy chiếc thuyền nhà bè Thor Heyderdahl trở thành nổi tiếng với lịch sử qua 101 ngày vượt trung dương 4.970 km từ Peru đến Raroia trong Polynesia.

Thành Kristiansand thuộc Norway

Xem hình ảnh thắng cảnh Kristiansand

Kristiansand là thủ đô của quận hạt Vest-Agder ở miền Nam Na Uy. Kristiansand lớn thứ 5 ở Na Uy với dân số 90.476 (thống kệ 1/1/2013). Thành phố này được đặt theo tên người sáng lập là Vua Christian IV vào năm 1641. Thêm từ “sand” (cát) bởi vì đề cập đến mũi đất cát mà trên đó thành phố được xây dựng trên. Lúc đầu viết Christiansand cho đến năm 1877 - Sau đó, theo một cuộc cải cách chính tả chính thức được đổi thành "Kristiansand".

Cảng Kristiansand
Trong năm 2012, thị trưởng thành phố, ông Arvid Grundekjøn, đề nghị thành phố đổi tên lại thành Christiansand, cho rằng "Kristiansand" ngữ pháp là vô nghĩa và Christiansand có ý nghĩa truyền thống.

Kristiansand và các quận Agder gần bờ biển của Skagerrak vào mùa hè thường có nhiều ngày nắng ấm so với hầu hết các nơi khác của Na Uy. Đôi khi có tuyết rơi dày trong mùa đông với những cơn gió nam-đông nam (kỷ lục tuyết tại Kjevik là 170 cm), nhưng tuyết hiếm khi ở lại lâu ở bờ biển. Hai con sông lớn, Otra và Tovdalselva có cửa sông chảy vào Skagerak tại Kristiansand.

Trong mùa hè hầu hết người dân địa phương đi đến Chợ Cá, quần đảo và bãi biển Hamresanden nằm gần sân bay Kjevik (khoảng 10 phút từ trung tâm thành phố). Người từ Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Anh và các nước châu Âu khác cũng ghé thăm bãi biển này vào mùa hè trong chuyến đi du lịch của họ.

Một trang trại của hoàng gia đã có ở Oddernes từ khoảng năm 800, và nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1040. Các khu định cư đầu tiên ở gần thành phố hiện đại được tiếp tục phát triển dọc theo bờ sông và ngày nay là quận của Lund, và Flekkerøy, một hòn đảo bên ngoài trung tâm thành phố.

Thành phố Kristiansand
Trung tâm của Kristiansand, trong bố trí về cơ bản không thay đổi kể từ thế kỷ 17, được gọi là "Kvadraturen" theo đường chia ô vuông của đường phố.

Kristiansand phát triển thành đô thị và một cảng lớn trong thế kỷ 18, cả hai đều do mở rộng ngành công nghiệp đóng tàu và đội tàu thương mại của mình. Thành phố bị cháy vào năm 1892.

Trong cuộc tấn công vào Na Uy ngày 09 Tháng Tư 1940 ở thế chiến II, lực lượng hải quân Đức đánh vào các pháo đài bờ biển Na Uy gần Kristiansand. Thành phố bị các lực lượng Đức chiếm đóng cho đến thời kết thúc Thế chiến II.

Ở Kristiansand có Viện nghiên cứu khoa học tên là Agderforskning. Viện này làm việc trên các dự án kết nối tạo ra giá trị trong nền văn hóa ven biển, di sản văn hóa, điện ảnh và du lịch và sản xuất du lịch, khảo sát kinh nghiệm văn hóa, hoạt động tài chính, tương tác và đổi mới quá trình văn hóa kết nối với nghệ thuật tại nơi làm việc, hợp tác trong ngành công nghiệp du lịch, du lịch kinh nghiệm, tinh thần kinh doanh trong ngành công nghiệp âm nhạc, và đối thoại dựa trên sự đổi mới nơi mà nghệ thuật, văn hóa và thương mại đáp ứng. Các nghiên cứu của viện được biết đến trên toàn quốc, ngày cả ở Scandinavia và ở châu Âu trong sự phát triển của các dự án nghiên cứu quốc tế.

Đại học khuôn viên lớn nhất của Agder nằm ở Kristiansand, các trường đại học chính nó có khoảng 8.000 sinh viên. Trước đây là một trường cao đẳng đại học, nó đã được cấp tư cách là một trường đại học trên 01 tháng 9 năm 2007. Các chương trình nghiên cứu bao gồm kinh doanh và kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, khoa học nhân văn, toán học, điều dưỡng, đào tạo giáo viên, cũng như mỹ thuật.

Thống kê cho biết trong năm 2006, 27% những người trên 16 năm tại Kristiansand có giáo dục đại học, so với mức trung bình của quốc gia 24,2%.

Cảng Kristiansand được kết nối với lục địa châu Âu bằng đường hàng không và đường biển. Các sân bay địa phương, Kjevik, nằm 12 km (7,5 dặm) về phía đông của thành phố và có các tuyến đường đến các thành phố châu Âu và Na Uy.

Kristiansand có cơ sở đóng tàu lớn và các cơ sở sửa chữa có hỗ trợ ngành công nghiệp dầu Biển Bắc của Na Uy. Gần Kristiansand có nhà máy biến tần tĩnh của HVDC Cross-Skagerak.

Bảo tàng Møvik có súng Cannon lớn nhất

Xem hình ảnh pháo đài và bảo tàng Møvik

Bảo tàng Kristiansand Cannon là một bảo tàng tại Møvik, 8 km về phía tây của trung tâm thành phố Kristiansand, Na Uy. Bảo tàng lưu trữ những thiết bị và quân cụ từ một căn cứ quân sự cũ.

Pháo đài pháo ven biển này nguyện thủy có tên là Batterie Vara nó được quân Đức quốc xã xây dựng trong Thế chiến II, và được đặt tên theo Thiếu tướng Felix Vara, người đã bị giết chết ở Alderney vào ngày 3.11.1941. Sau chiến tranh, Quốc phòng Na Uy đặt tên cho nó là pháo đài Møvik.

Pháo đài Movik có súng ca-nông lớn nhất
Pháo đài được xây dựng giữa năm 1941 và năm 1944 bởi hải quân Đức. Cùng với bốn pháo đài ven biển, đó là một phần của Tập đoàn pháo binh Kristiansand. Pháo đài Møvik được xây dựng để cản trở lực lượng hải quân Đồng minh bằng cách ngăn chặn các đường eo biển và đường biển ở Đông Na Uy, Vịnh Kattegatt, biển Baltic và khu vực Baltic của lực lượng hải quân đồng minh.

Vài năm sau chiến tranh, pháo đài Møvik được quân đội Na Uy điều hành. Năm 1953, nó trở thành một phần của pháo đài Kristiansand. Ngày 20.4.1959, pháo đài bị đóng cửa, những khẩu súng ca-nông ở các pháo đài khác được loại bỏ, duy nhất khầu ca nông này còn nguyện vẹn và được giữ lại ở đây.

Pháo đài có ụ súng và một Hầm đại bác trống. Súng phân khối 38 cm nòng là một trong những lớn nhất trên thế giới, súng nặng 110 tấn, dài 20 mét, và có tầm bắn lên tới 55 km (34 dặm). Khi thăm pháo đài và bảo tàng viện ở dưới phái đài, ta có thể tận mắt cảm nghiệm được cuộc sống hằng ngày của lính Đức thời thế chiến II với các vật dụng và vũ khí cùng trang bị đầy đủ cho một đội binh phòng thủ nơi đây.

Thành Stavanger thuộc Norway

Xem hình ảnh thành Stavanger

Stavanger là một thành phố và khu đô thị lớn thứ ba và đông dân thứ tư ở Na Uy. Nằm trên bán đảo Stavanger ở Tây Nam Na Uy. Khi tới thăm thành phố này, vừa bước xuống khỏi tầu du lịch là thấy ngay quang cảnh nhộn nhịp và cuộc sống phồn thịnh của dân chúng ở đây.

Hải cảng Stavanger
Stavanger được thành lập chính thức năm 1125, năm mà nhà Nhà thờ Stavanger đươc xây xong. Đặc biệt ở Stavanger có những ngôi nhà gỗ xây từ thế kỷ 18 và 19 nay được bảo vệ và được coi là một phần của di sản văn hóa của thành phố. Do vậy trung tâm thị trấn vẫn còn giữ sắc thái thị trấn nhỏ và vì thế khi dân số của thành phố tăng lên thì di ra xa trung tâm của Stavanger mà định cư.

Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng của thành phố xẩy ra thới cuối thập niên 1900 do kết quả của sự bùng nổ ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi Na Uy. Ngày nay, ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành công nghiệp quan trọng trong khu vực Stavanger và là thủ đô dầu của Na Uy. Các công ty lớn nhất trong khu vực Bắc Âu, Công ty dầu Statoil đều có trụ sở tại Stavanger.

Nhiều cơ sở giáo dục bậc đại học cùng có mặt tại Stavanger. Lớn nhất trong số này là Đại học Stavanger, trong đó cung cấp bằng tiến sĩ về Công nghệ Dầu khí và Công nghệ hằng hải.

Căn cứ quân sự trong nước và quốc tế cùng được đặt tại Stavanger, trong số này là Trung tâm Chiến lược của NATO. Cơ sở quốc tế khác đặc biệt là của các công ty dầu khí nước ngoài. Người nhập cư chiếm 11,3% dân số. Stavanger kể từ đầu thập niên 2000 luôn có một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với mức trung bình của Na Uy và châu Âu. Trong năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp ít hơn 2%. Thành phố cũng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Những dấu vết đầu tiên có người sinh sống trong khu vực Stavanger là từ khi các băng đá bắt đầu tan thời cuối cùng ta khoảng 10.000 năm trước đây.

Một số nhà sử học đã lập luận rằng vùng bắc Jæren trước đây là một trung tâm kinh tế và quân sự vào khoảng thế kỷ thứ 9 và 10 vì còn di tích trận đánh ở Hafrsfjord vào năm 872.

Nhà thờ đá cổ nhất ở Na Uy
Nhà thờ Stavanger Domkirke (nhà thờ St. Svithun) là nhà thờ lâu đời nhất ở Na Uy được xây dựng giữa năm 1100 và 1150 bởi các giám mục đến từ Winchester, Anh quốc, theo phong cách Anglo-Norman, và trong những năm cuối thế kỷ 13, tu sửa thêm theo phong cách kiến trúc Gothic, với một mái vòm. Nhà thờ được hoàn thành khoảng năm 1125, và thành phố Stavanger tính năm 1125 là năm khai sinh của mình. Đây là Nhà thờ Na Uy cổ nhất và duy nhất gần như không thay đổi kể từ thế kỷ 14.

Với cuộc Cải cách Tin Lành vào năm 1536, vai trò của Stavanger như một trung tâm tôn giáo bắt đầu đi xuống, và việc thành lập Kristiansand trong đầu thế kỷ 17 đã lại dẫn đến sự di chuyển tòa giám mục tới đó.

Tuy nhiên, thủy sản đánh cá trích (herring) vào thế kỷ 19 đã làm hồi sinh thành phố với sức sống mới. Stavanger được thành lập như một đô thị ngày 1.1.1838. Các đô thị nông thôn của Hetland và Madla sáp nhập với Stavanger ngày 01 Tháng Một 1965.

Lịch sử của thành phố này là một thay đổi luân phiên liên tục giữa việc bùng nổ kinh tế hay suy thoái. Có một thời gian dài ngành công nghiệp quan trọng nhất của thành phố là ngành vận chuyển, đóng tàu, công nghiệp đóng hộp cá và các nhà thầu phụ liên quan.

Cuối cùng khi việc thăm mỏ dầu và sản xuất trở thành hiện thực, nó trở thành lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất trong khu vực Stavanger trong giữa những năm 1970. Các công ty dầu mỏ lớn nhất ở Stavanger chủ yếu là công ty dầu khí nhà nước Statoil có trụ sở nằm trong khu vực ngoại ô của Forus, nằm giữa Sandnes và Stavanger.

Sự hiện diện của các công ty dầu cung cấp việc làm trả lương cao đã tăng lên rất nhiều thu nhập bình quân của người dân. Người dân được trả lương cao cũng góp phần làm tăng chi phí nhà ở vào hàng cao nhất Na Uy, thậm chí vượt qua Oslo. Trong năm 2011, các căn hộ giá trung bình vào khoảng 80 mét vuông là 41.400 NOK mỗi mét vuông.

Tảng đá Tòa giảng trên vịnh Lysefjord
Trung tâm thành phố chính rất nhỏ nhưng phong cách thân mật, với đường phố chật hẹp và không gian mở, nhiều nơi không cho xe hơi vận chuyển giao thông. Thị trường rau ngoài chợ trời trên đường phố là một trong số rất ít cảnh quan thấy được ở Na Uy. Tại các chợ này người ta có thể mua các sản phẩm xuất phát trực tiếp từ nông dân địa phương mỗi ngày. Thật không may thị trường này gần đây đã bị suy giảm, vì ít người còn chú tâm làm chủ các cửa hàng bán rau này.

Bảo tàng Stavanger cũng nằm trong khu Stavanger cổ, nơi lưu trữ những kỷ vật vinh quang quá khứ của thành phố là thủ đô cá trích của Na Uy.

Bảo tàng Khảo cổ học là một trong năm bảo tàng khảo cổ học ở Na Uy. Bảo tàng bao gồm những đồ cổ đại từ khảo cổ học, khoa học tự nhiên và lịch sử văn hóa hiện đại.

Bảo tàng Dầu khí Na Uy nằm tại bến cảng. Bảo tàng phản ánh thực tế là Stavanger đã được phát triền nhờ khai thác dầu khí Biển Bắc từ năm 1966.

Stavanger có một trường đại học, trường Đại học Stavanger với khoảng 8.000 sinh viên. Các trường đại học trước đây là một trường cao đẳng đại học. Chính thức thành Đại học chuyên ngành ngày 1 tháng Giêng năm 2005.

Dân số của Stavanger có một tỷ lệ cao người có bằng đại học, với 31,3% những người trên 16 tuổi có giáo dục đại học, so với mức trung bình của quốc gia 24,2% (số liệu năm 2006).

Ngành du lịch ngày nay đang được phát triển mạnh, đặc biệt là trong mùa hè bến cảng có đầy đủ các tầu du lịch lớn (cruiseships). Trong năm 2011 Stavanger có tới 130 tầu cruiseship đáp cảng. Cảng Stavanger là một điểm dừng chân phổ biến trên các tuyến đường đến Fjords Na Uy.

Du thuyền trên Vịnh Lysefjord

Du thuyền trên vịnh Lysefjord

Vịnh Lysefjord
Du thuyền 4 giờ trên vịnh Lysefjord và thăm ghềnh núi vùng vịnh, chúng tôi được chiêm ngưỡng kỳ công của Tạo hóa. Trên đường đi khách du lịch thường ghé thăm những nơi như Prekestolen (còn gọi là Pulpit Rock hay là Tòa giảng), mỏm đá này nhô ra từ trên núi cao 604 mét trên mặt biển, giống như một tòa giảng, và chúng tôi du thuyền ngay dưới nó. Danh lam khác là Kjeragbolten, đây là một tảng đá chen vào trong khoảng vách đá. Cao 1000 mét trên vịnh hẹp. Nhìn vách đá 1.000 mét xụp xuống vịnh hẹp là điểm lôi cuốn ở Kjerag.

Hai bên vịnh có những làng mạc với các nóc nhà đẹp như tranh vẽ và những nơi nghỉ mát lý tưởng. Thỉnh thoảng được chứng kiến các bè nuối cá trên vịnh, hay vượt dưới những cây cầu một nhịp cao ngất ngưởng. Một buổi du ngoạn thật lý tưởng, không những bổ ích cho tâm hồn mà còn khoan khoái cho cơ thể.

Thăm làng Ulvik ở cuối vịnh Hardengerfjord

Cảnh sắc Ulvik và Bình nguyên Hardengervidda

Ulvik là một làng nhỏ bé thuộc quận Hordaland quận, miền Bắc Na Uy. Làng này ở cuối vịnh Hardangerfjord nằm ở độ cao 1.800 mét trên mực nước biển, và giáp với thành phố của Granvin, Eidfjord, Ullensvang, Voss, Aurland, và Hol. Phải mất một đêm dài đi du thuyền cruiseship từ Stavanger dọc theo vịnh Hardangerfjord tới Ulvik. Và mùa hè thường có rất nhiều tầu du lịch đưa khách nước ngoại tới vùng này để ngắm cảnh thiên nhiên.

Làng Ulvik cuối vịnh Eidfjord
Làng này chỉ có 800 nhân danh, nhưng phong cảnh thiên nhiên thật đẹp như một bức tranh thơ mộng, an bình, giống như đang sống ở tiên cảnh bồng lai.

Lịch sử thành hình ở đây bắt đầu là có nhà thờ Gravin được thành lập ở đây vào ngày 1.1.1838 bao gồm cả 2 làng Ulvik và Eidfjord. Đến năm 1858, Ulvik trở thành giáo xứ chính, làm cho Granvin và Eidfjord phụ lục vào giáo xứ Ulvik. Rồi đến năm 1891 làng Granvin và Eidfjord đã được tách ra từ Ulvik trở thành dơn vị hành chánh độc lập.

Làng Ulvik gần như hoàn toàn bị phá hủy vào ngày 25 tháng tư năm 1940, trong cuộc xâm lược của Đức vào Na Uy, khi quân Đức quốc xã đánh chiếm làng này và một lực lượng dân quân Na Uy đánh trả. Hầu hết các nhà trong làng bị đốt cháy, ba thường dân bị thiệt mạng. Một số không rõ các binh sĩ Đức cũng đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.

Tổng dân số của làng Ulvik chỉ có khoảng gần 800 người (thống kê 2012), phần lớn sống trong làng Ulvik vào cuối vịnh hẹp Ulvik. Đại đa số những người không sống ở cuối của Osafjord hoặc trên các trang trại xung quanh làng.

Ulvik có diện tích ngoạn mục với những con đường mòn đi bộ khác nhau, 13 con đường mòn được đánh dấu bằng các dấu hiệu cho khách nhớ đường về khi muốn đi khám phá thiên nhiên.

Khu vực hoang dã Hardangervidda

Từ làng Ulvik chúng tôi di chuyển bằng xe hơi tới Bruravik và từ đó lấy phà vượt vịnh Eidfjord để đi tới Trung tâm Thiên nhiên và Đời sống hoang dã (Hardangervidda Nature and Wildlife Center). Trung tâm này cho chúng tôi được cảm nghiệm hiện đại về thiên nhiên, khí hậu và môi trường đời sống người Na-Uy. Tại đây chúng tôi được xem cuốn phim chiếu 8 chiều rất ngoạn mục và vô cùng thích thú trong vòng 20 phút trình bầy tổng quát và đời sống dân Norway và những đặc sắc cảnh nhiên nhiên của Norway.

Thác nước Voringfossen
Trên đường đi tới đỉnh núi, xe chạy qua con đường dài đua xe đạp hằng năm của các tay đua say thể thao từ khắp nơi tới đây đua xe. Từ đó chúng tôi đi thăm đập nước Sysendammen lớn nhất trong vùng trên đỉnh núi cao. Lái xe du lịch dọc theo Eidfjord, ta được ngắm cảnh trí hùng vĩ núi cao và những con suối ngút ngàn. Đôi khi còn thấy được các đoạn đường sắt, và những cây cầu, ẩn mình sau những đoạn suối.

Đi vào vùng này sẽ thấy núi Hardangerjøkulen khoảng 20 km từ trung tâm của Ulvik. Trên đỉnh núi còn phủ tuyết và là một trong những đỉnh núi cao nhất trong khu vực thắng cảnh khu vực, nó cao 1.250 m trên mực nước biển. Các đường lộ đi đến vùng này thường chỉ mở cửa cho xe cộ đi lại giữa tháng Năm tới tháng Chín, ngoài ra thì trong thời gian khác tuyết phủ trắng xóa không đi lại được. Thỉnh thoảng trên đường đi có những làng trại nghỉ hè, nơi đây có những ngôi nhà nhỏ, có mái lợp bằng cỏ, trong nhà có gường chiếu và đồ dùng tối thiểu. Khách du lịch muốn ở lại cấm trại trong mùa Hè thì chỉ cần ghi tên, địa chỉ, số ngày mình ở trọ, cho biết trả tiền cách nào, bằng credit hay không... liên lạc làm sao..., rồi tự động người ta sẽ gửi hóa đơhn tính tiền, chứ không có ai quản lý các nhà này cả. Người hướng dẫn cho biết đây hoàn toàn dựa vào sự “thành tín” của khách và chủ nhà mà thời.

Sau khi thăm đập nước, chúng tôi tới thăm thác nước Voringfossen to lớn và đẹp nhất trong vùng thung lũng Husedelen. Ở đây có khách sạn Fosil độc nhất rất sang trọng và ấm cúng. Chúng tôi ăn trưa và thưởng thức những chiếc bánh làm bằng hoa quả núi rừng thiên nhiên rất thú vị và ngon miệng.

Trở về Ulvik lên tầu du lịch từ giã Norway trực chỉ hải cảng Dover ở England hành trình trên tầu qua 1 đêm và 1 ngày.

Trong tường trình du lịch lần tới, chúng tôi sẽ nói về những chuyến thăm viếng các quốc gia sau đây: Anh Quốc, Bồ đào nha, và Tây ban nha”

  • 1. Anh quốc (England): gồm lâu đài Dover và di tích thời đế quốc La mã, thăm thành Canterbury và nhà thờ chính tòa Canterbury, giáo đô của Anh giáo, thăm thủ đô London, và cuối cùng thăm Gibraltar tảng đá thuộc Anh quốc ở miền Nam Tây Ban Nha.
  • 2. Bồ đào Nha (Portugal): gồm thành Porto và thủ đô Lisbon
  • 3. Tây Ban Nhan (Spain): gồm các thành Coruna, Cadiz, Motril, Granada, và Barcelona.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Thập Giá
Tấn Đạt
21:08 04/09/2013
TÌNH THẬP GIÁ
Ảnh của Tấn Đạt
Sau cùng, khi lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét bằng Tình yêu.

At the end of life, we shall be judged by love.
(San Juan de la Cruz)