Ngày 05-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sửa lỗi huynh đệ
Lm Jude Siciliano OP
04:28 05/09/2014
Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN A
Êzêkien 33: 7-9; t.vịnh 94; Rôma 13: 8-10 Mátthêu 18: 15-20

SỬA LỖI HUYNH ĐỆ

Trong khu phố trước đây tôi sống, hầu hết các cửa hàng và siêu thị đều trang bị hệ thống chống trộm. Tôi cho rằng bây giờ vẫn còn như vậy. Càng ngày càng có nhiều gia đình lắp đặt hệ thống báo động. Người ta không thể thuê bảo vệ đứng canh gác suốt đêm khi họ đi xa nhà, vì thế họ bố trí hệ thống bảo vệ điện tử. Thậm chí người ta còn có thể gắn chuông báo động vào ngay điện thoại trong khi làm việc và đi du lịch.

Trong đất nước Israel cổ xưa, khi mùa gặt gần đến, chủ đất thường thuê những người canh gác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi trộm cắp. Họ còn dựng lên tháp canh bằng đá để dễ dàng quan sát cánh đồng hơn. Những người lính luôn túc trực trong các tháp canh tại những bức tường xung quanh thành phố để bảo vệ cư dân khỏi trộm cướp.

Hồi tưởng lại những cách thức bảo vệ đó, ngôn sứ Êdêkiel đã miêu tả lời kêu gọi của ông phát xuất từ nơi Thiên Chúa: Ông là “người canh gác của nhà Israel”. Dân chúng cùng với Êdêkiel đang bị lưu đày trong kiếp những người nô lệ. Họ chẳng có gì đáng giá để lấy cắp cả. Giữa cảnh lầm than cơ cực, thế thì tại sao họ lại cần đến “những người lính gác”? Vấn đề này chắc chắn là không liên quan đến tiền bạc hay đồ trang sức quý giá.

Chúng ta đang được tiếp xúc với một đoạn trích có ý nghĩa rất quan trọng trong sách ngôn sứ Êdêkiel. Những cuộc lưu đày cho thấy Giêrusalem đang sụp đổ. Ông cảnh báo dân chúng nếu như không thay đổi, họ sẽ phải đối mặt với thảm họa. Nhưng họ đã chẳng chịu nghe lời ông. Do đó, dân chúng đã bị sa vào kiếp sống nô lệ, và giờ đây lại phải đón nhận tin sốc là thành phố và Đền Thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Vì hung tin ấy mà sứ điệp của ngôn sứ Êdêkiel dành cho dân chúng cần phải thay đổi. Ông phải xua đi nỗi thống khổ, sự nản chí và thất vọng của dân chúng. Nếu Giêrusalem và Đền Thờ bị phá hủy, thì còn gì nữa để mà quay trở lại - nếu họ có thể? Họ còn biết trông mong vào điều gì?

Nhân loại đã phải nếm trải sự mất mát tương tự trong suốt chiều dài lịch sử. Bất hạnh thay trong những ngày gần đây, nhiều thành phố và nhà cửa đã bị phá hủy, và dân chúng đã phải gánh chịu một hình thức lưu đày mới ở Trung Đông. Virút Ebola đã không ngừng lan ra nhiều quốc gia khác nhau ở Châu Phi. Sợ hãi và thất vọng đang sắp ập tới từng gia đình khi một vùng lân cận ở Ferguson, Misouri nổ ra chống đối và bạo lực. Gần đây hơn, một số người trong chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong gia đình, vốn làm cạn kiệt những nguồn năng lượng và tiêu hao từng giây phút quý báu. Chúng ta cảm thấy gia đình mình giống như một cuộc lưu đày. Cùng với những người Do Thái thế kỷ VI trước Công nguyên đang bị vùi dập trong kiếp nô lệ, chúng ta hãy tha thiết lắng nghe lời ngôn sứ Êdêkiel để củng cố và làm tươi mới niềm hy vọng.

Ngôn sứ Êdêkiel là một lính canh giữa muôn trùng nguy hiểm. Nguy hiểm không chỉ xuất phát từ những tình huống bên ngoài, nhưng còn là khi những khả năng của con người bị thử thách. Êdêkiel được Thiên Chúa trao cho nhiệm vụ cảnh báo những người bất chính thay đổi lối sống của họ, nhưng ông cũng phải nâng đỡ sự yếu hèn của họ trong niềm hy vọng. Ông không chỉ là một người lính canh đưa ra lời cảnh báo, mà còn là một người mục tử dẫn dắt dân chúng trên con đường ngay chính. Trong sứ điệp của vị ngôn sứ, chúng ta nhận ra có một giọng nói đầy thôi thúc. Những người sống trên đất ngoại, xa quê hương và Đền Thờ, không thể quên giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với họ và lời họ kêu gọi hãy kiên tâm giữ vững đường lối của Thiên Chúa.

Sứ điệp cương quyết của vị ngôn sứ là một lời kêu gọi thức tỉnh do Thiên Chúa gửi đến, và vì vậy, một ân sủng đã được hé mở trong ngôn ngữ cảnh báo ấy. Ân sủng này tùy vào người nghe, bởi vì họ là người sẽ quyết định sống như thế nào theo những đường lối của Thiên Chúa trong vùng đất ngoại bang không còn nhìn thấy dấu hiệu của niềm hy vọng. Họ có thể tin tưởng vào lời nói của một người nào đó nói thay cho Thiên Chúa không? Ngày hôm nay, chúng ta, những người lắng nghe vị ngôn sứ, đang được Thiên Chúa gọi mời, được khuyến khích để kiên vững trong đức tin và tuân theo luật sống của Thiên Chúa.

Êdêkiel, một người lính gác cảnh báo, đã phải nói với dân chúng bằng một lời nói khó nghe. Hầu hết chúng ta đều không thích nghe những người mà chúng ta đã biết. Nhưng đôi khi, đó chính là cách thức mà Thiên Chúa làm việc trong cuộc sống của chúng ta. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta đã được mời gọi để trở nên những ngôn sứ. Vì vậy, cũng như Êdêkiel, chúng ta cũng phải trở nên những người lính gác cảnh báo những ai không chu toàn trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm con cái đối với cha mẹ đã cao niên, đối với những người nghiện ma túy và rượu chè, những người vô tâm trước nhu cầu của người nghèo chung quanh họ,v.v..

Tin Mừng hôm nay không cho phép chúng ta né tránh những “cuộc đối thoại thẳng thắn” này, nhưng đòi hỏi chúng ta sự liên đới trách nhiệm nhằm đạt được sự hiệp nhất và yêu thương trong cộng đoàn tín hữu. Vấn đề chính là hướng đến các thành viên tội lỗi trong cộng đoàn. Rõ ràng có một số người tội lỗi, nếu không thì đã không có nhu cầu hòa giải với họ. Dường như Giáo Hội sơ khai cũng chẳng mấy tinh tuyền và lý tưởng hơn Giáo Hội chúng ta đang sống (chúng ta có khuynh hướng lãng mạn hóa “Những tín hữu vào thời Giáo Hội sơ khai”). Nhiều người đã phạm lỗi, và vì thế, cần phải có một tiếng nói trước những thành viên này. Những thành viên sai phạm ấy làm sao có thể được hòa giải với những thành viên mà họ đã xúc phạm? Đức Giêsu không chỉ hướng dẫn cho một số người có trách nhiệm; nhiệm vụ được trao cho toàn thể cộng đoàn để chỉ ra những sai trái.

Một tiến trình ba bước đã được đề nghị. Tiến trình này khởi đầu bởi vì bên bị xúc phạm đang tìm kiếm sự hòa giải, không phải là để trả thù hay trừng phạt (“Nếu anh chị em ngươi xúc phạm đến ngươi…”). Trước tiên, người bị tổn thương nên khẩn khoản yêu cầu người gây xúc phạm. Sự việc bắt đầu bằng một đối thoại riêng tư và bày tỏ tình thương yêu phải có giữa các thành viên trong cộng đoàn. Nếu giải pháp gặp gỡ cá nhân không hiệu quả, thì bên bị xúc phạm nên dẫn theo một hay hai người trong cộng đoàn để nói chuyện với thành viên bướng bỉnh này. Vấn đề trở nên nghiêm túc hơn. Nếu việc hòa giải vẫn không đạt được kết quả, thì toàn thể cộng đoàn Giáo Hội có nhiệm vụ thuyết phục thành viên ngoan cố này thay đổi. Nếu sự can thiệp đó thất bại, thì người đó được coi như một người ngoài.

Phải chăng Đức Giêsu đã chẳng tiếp đón những người ngoài và dùng bữa với họ sao? Phải chăng đây chính là cách thức cộng đoàn nên cư xử, theo gương Đức Giêsu, để tiếp tục cố gắng tìm ra giải pháp? Nhưng dường như có một số người chỉ trích những cá nhân, hoặc nhằm đến cả cộng đoàn, yêu cầu trục xuất một thành viên.

Trước đây, thánh Phêrô, với tư cách là người lãnh đạo cộng đoàn, đã được trao quyền cầm buộc và tháo cởi. Bây giờ, quyền đó được trao cho tất cả các thành viên, nếu bất cứ hai người nào cầu nguyện xin ơn hướng dẫn trong tình huống được miêu tả ở đây, thì lời cầu nguyện đó sẽ được lắng nghe. Đây chính là một lời nhắc nhở: Khi Giáo Hội đưa tới một quyết định về lợi ích của toàn thể cộng đoàn, đặc biệt là làm thế nào để giải quyết những thành viên lỗi lầm, chúng ta đừng quên cầu nguyện chung với nhau như một nghĩa cử thể hiện sự quan tâm đến anh chị em. Cầu nguyện cùng với nhau cũng là một lời nhắc nhớ về sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, Người giúp chúng ta xây dựng và chữa lành cộng đoàn của mình.

Một số người trong chúng ta có trách nhiệm chăm lo cho sự tốt đẹp của Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu. Đó là lý do tại sao những lời nguyện sau bài giảng hoặc Kinh Tin Kính, lại bắt đầu với lời cầu xin Đức Giáo Hoàng, các giám mục, hàng giáo sĩ và những thừa tác viên giáo dân. Họ là những người hướng dẫn chúng ta trong những khi cầu nguyện và cử hành nghi thức phụng vụ; họ quản trị giáo xứ, hướng dẫn và giảng dạy giáo lý cho chúng ta, thăm viếng người bệnh nhân danh chúng ta, v.v.. Trong tất cả hoạt động này, cầu nguyện là cần thiết để những dự định trở thành hiện thực trong những tác vụ, và để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh không thể tránh khỏi, ngay cả khi những người thiện chí cùng ngồi bàn thảo và chỉ ra những vấn đề ảnh hưởng đến cộng đoàn.

Trong khi nhiều người không thích mâu thuẫn và cố ý bỏ qua khi nó xảy ra, thì Tin Mừng lại khuyến khích chúng ta giải quyết mâu thuẫn đó theo một cách thức bác ái nhất có thể. Nếu không thể giải quyết, thì mâu thuẫn có thể làm tàn lụi những mối tương quan và làm tan vỡ cộng đoàn. Có ai chưa từng nếm trải kinh nghiệm này! Không ai thích gánh lấy trách nhiệm giải quyết xung đột, thậm chí ngay cả những người được chỉ định làm người lãnh đạo. Như đã thấy rõ trong đoạn Tin Mừng hôm nay, nỗ lực tìm kiếm sự hòa giải không phải lúc nào cũng được đáp lại bằng lòng tốt, khi sự kiên tâm hòa giải ấy hướng dẫn chúng ta nên làm gì với “những người từ chối lắng nghe Giáo Hội”.

Đó là lý do tại sao Đức Giêsu đã khuyên bảo các môn đệ của Người cầu nguyện. Chúng ta quy tụ và hoạt động nhân danh Đức Giêsu và nài xin Người giúp chúng ta trong những vai trò khó khăn, dù là những vị lãnh đạo Giáo Hội hay là những thành viên của cộng đoàn, khi chúng đã cố gắng không ngừng để hình thành nên một cộng đoàn tín hữu cùng cộng tác vì lợi ích chung.

Chuyển ngữ: AE HV Đaminh Gò-Vấp



23rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20

In my old neighborhood most stores and supermarkets had burglar alarms, I presume they still do. More and more homes have installed alarm systems. People can’t afford to pay guards to stand watch over their homes all night or while they are away, so they settle for the electronic type of security. They can even set these alarms from their cell phones while at work or across the country.

In ancient Israel, as harvest time drew near, landlords hired guards to protect their crops against thieves. They would even put up a stone tower for a better viewing over the crops. Cities had walls with sentinels in guard towers to protect the inhabitants from marauders.

Reminiscent of these security measures Ezekiel described his call from God: he is a "watchman for the house of Israel." The people, along with Ezekiel, were living in exile as slaves. They didn’t have anything worth stealing. Why did they need a "watchmen" in their misery anyway? It certainly couldn’t have been a concern for cash and jewels.

We are at a crucial section in Ezekiel. The exiles received word that Jerusalem has fallen. He had warned people that they would face disaster if they didn’t change. They didn’t. So they were taken off into slavery and now they received the discouraging news that their Temple and city were destroyed. As a result of that devastating news Ezekiel’s message to the people must change. He must address their misery, dismay and loss of hope. If Jerusalem and the Temple were destroyed, what would there be left to go back to – if they ever could get back? What was there to hope in?

People have known similar dismay throughout history. Unfortunately, these days cities and homes have been destroyed and peoples displaced in a new kind of exile in the Middle East. The Ebola virus is relentlessly spreading to other countries in Africa. Fear and loss of hope strike closer to home as a neighborhood in Ferguson, Missouri erupts in protest and violence. Still closer, some of us face perennial problems in our families that tax our energies and consume our every available moment. Our own homes can feel like an exile. Along with the ancient sixth century BC Judeans in slavery, we turn an anxious ear to Ezekiel for a word that will strengthen and refresh hope.

Ezekiel is a sentinel in times of danger. Danger doesn’t come just from external circumstances, but also when people’s internal resources are tested. He is assigned by God to warn the wicked to change their ways; but he is also to strengthen the downcast in hope. He is not just a sentinel issuing warning, but a shepherd to lead people on the right path. There is a tone of urgency in the prophet’s message. Those living in a foreign land, far from their homes and the physical center of their faith, were not to forget the covenant God had made with them and their call to persist in following God’s ways.

The prophet’s sobering message is a wake-up call from God and so, a gift of grace veiled in the language of warning. It is up to his listeners to decide how they will live according to God’s ways in a foreign land with no visible signs of hope. Can they trust the word of someone speaking for God? We who hear the prophet today are being appealed to by our God; encouraged to stand firm in faith and live in conformity with God’s rule of life.

Ezekiel, the warning sentinel, had to speak an uncomfortable word to his people. Most of us would rather not do that to those we know. But sometimes that’s the way God can work in their lives – through us, called to be prophets by our baptism. So, like Ezekiel, we may have to be a warning sentinel to those not facing their responsibilities as spouses, children of aging parents, those dependent on drugs or alcohol, those insensitive to the needs of the poor around them, etc.

Concerning these "sensitive conversations" the gospel doesn’t let us off the hook. It clearly places on each of our shoulders the responsibility to work for the unity and well-being of the believing community. It’s focus is towards the sinning members in the community. Obviously there were some, otherwise there would have been no need to reconcile with them. It seems the early church wasn’t any more pure or ideal than the church we live in today. (We do tend to romanticize those "early Christians.") People committed wrongs and so word would get around among the members. How could these errant members be reconciled with those they have offended? Jesus is not just instructing the few in authority; the responsibility to address wrongs is placed on the whole community.

A three-step process is proposed. It is initiated because the offended party is seeking reconciliation, not revenge or punishment ("If your brother/sister sins against you…."). First, the injured person should appeal to the offender. It starts with a private conversation and manifests the love that should exist among members of the community. If that personal approach doesn’t work the injured party should take one or two other community members to speak with the recalcitrant member. It’s getting to be a bit more formal. Then, if reconciliation still isn’t achieved the entire church community is enlisted to persuade the wayward member to change. If that intervention fails the person is to be treated like an outsider.

Didn’t Jesus welcome outsiders and even eat with them? Is that how the community should behave, following Jesus’ example, while they continue trying to work things out? But it does seem that there are some offenses against individuals, or the whole community, that require expelling a member.

Previously (16:13-20) Peter, as leader of the community, was given the power to bind and loose. Now that power is given to all the members. If any two pray for guidance in the situation described here, their prayer will be heard. It’s a reminder that when the church must reach a decision about the overall welfare of the community, especially how to deal with erring members, we are not to forget to pray together as an expression of our concern for a sister or brother. Praying together is also a reminder of the Lord’s presence our midst, working with us for the building up and the healing of our community.

Some of us bear more responsibility for the well-being of the local and universal church. That’s why the petitions following the homily/creed begin with prayers for our pope, bishops, clergy and lay ministers. These are they who lead us in prayer and ritual, administer our parishes, direct and teach in our religious education programs, visit the sick in our name, etc. In all these areas prayer is needed for the planning that goes into these ministries and for the resolution of conflicts that inevitably arise when even well-intentioned people sit down to plan and address issues that affect the community.

While many of us don’t like conflict and try to ignore it when it occurs, this gospel encourages us to deal with it in a most charitable way. If we don’t it can eat away at relationships and can fragment the community. Who hasn’t experienced that! No one likes the responsibility of trying to resolve conflict, not even those appointed to leadership. Attempting to seek reconciliation will not always be met with kindness – clearly suggested in today’s passage when it directs what to do with those who "refuse to listen even to the church."

That’s why Jesus recommends prayer to his disciples. We gather and act in Jesus’ name and ask him to help us in our difficult roles, both as church leaders and members of the community, as we continually strive to form a community of believers working together for the common good.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có phải kinh Koran dạy chặt đầu?
Vũ Văn An
10:33 05/09/2014
Câu chuyện bắt đầu với cuộc thảo luận trực tiếp truyền hình trên BBC ngày 24 tháng Tám vừa qua liên quan tới Hồi Giáo Trị ISIS và ký giả James Foley. Cuộc thảo luận này có sự tham dự của Mệnh Phụ Ann Leslie, Shiraz Maher, Ngài Winston, một người tân tòng Hồi Giáo tên là Myriam Francois-Cerrah, và Douglas Murray.

Sau cuộc thảo luận trên, người cuối cùng của danh sách tự hỏi: “Tại sao họ lại chặt đầu người ta? Tại sao người Hồi Giáo cực đoan, như những kẻ giết nhà báo Hoa Kỳ James Foley, lại lấy việc chặt đầu làm chiến thuật tàn ác ưa thích của họ? Tôi không nghe thấy ai hỏi câu hỏi này trên truyền thông tuần qua. Nhưng đây là câu hỏi quan trọng, và việc không hỏi nó nói lên khá nhiều điều về việc chúng ta thiếu suy nghĩ và đầy sợ sệt”.

Ông tóm lược buổi thảo luận trên như sau: “Chúng tôi có một cuộc thảo luận tốt, phần lớn nhờ sự nhất trí nẩy sinh giữa chúng tôi do sự xuất hiện của một người thuộc nhóm Anjem Choudary vốn ủng hộ ISIS. Nhưng một lần nữa, tôi rất ngỡ ngàng bởi sự kiện, trong một cuộc thảo luận tại một xứ sở vẫn còn tự do với quyền tự do ngôn luận, nhưng người ta lại hết sức cố gắng để đừng thăm dò, đúng hơn, ngăn cản một cuộc thảo luận đi theo một hướng đặc thù”.

Myriam, dĩ nhiên, nằng nặc cho rằng những người Hồi Giáo cựa đoan xấu xa kia đã giải thích sai về Hồi Giáo. Điều ấy dễ hiểu nhưng Ngài Winston cũng đã hết lòng bác bỏ bất cứ nối kết nào giữa hành động của những nhóm như ISIS và Hồi Giáo. Ông vốn là một khoa học gia. Trong các diễn đàn khác, ông rất chú trọng tới đường hướng tư duy, chứng cớ, khám phá và luận lý. Nhưng ở diễn đàn này ông bất cần những thứ đó. Ông la Mệnh Phụ Ann Leslie và Murray mà cho rằng “Không có gì liên quan tới Hồi Giáo cả. Đây không phải là vấn đề của người Anh mà cũng không phải là vấn đề của Hồi Giáo”.

Theo Murray, điều trên đúng nhưng không đúng cả. Ông cho rằng, dù những người cực đoan như những kẻ hạ sát James Foley đã giải thích Hồi Giáo một cách tệ hại nhất, nhưng họ đâu có sai hoàn toàn. Họ không hoàn toàn vô căn cứ…

Lẽ dĩ nhiên, không thể chỉ có một lý do duy nhất khiến một ai đó rời bỏ nước Anh để tới sa mạc chặt đầu một nhà báo Hoa Kỳ. Chắc chắn họ có cả một lô động lực. Nhưng tại sao những người Hồi Giáo cực đoan lại thích chọn việc chặt đầu? Không phải chỉ ở Trung Đông mà thôi. Theo van Gogh ở Amsterdam. Nghệ sĩ đánh trống Lee Rigby ở Nam London. Tại sao những kẻ cực đoan này lại thích chặt đầu người ta? Việc này khó hơn việc xử bắn nhiều. Hiển nhiên, đây là lối khủng bố hữu hiệu hơn nhiều.

Nhưng chắc chắn một điều: một phần của lý do chọn việc chặt đầu là: Kinh Kôrăng có những câu truyền cho tín hữu, trong một số hoàn cảnh, phải giết những ai không theo Hồi Giáo. Chính vị sáng lập ra Hồi Giáo cũng từng làm những hành động này. Có phải là phịa không? Murray cho rằng không vì Kinh Kôrăng, bản dịch tiếng Anh của Arberry, chương 8, câu 12, nói nguyên văn thế này: “Ta sẽ ném vào tâm hồn kẻ không tin nỗi kinh hoàng; nên hãy chặt cổ chúng, rút mọi ngón tay của chúng”

Nhiều người Hồi Giáo không hề biết có những câu như trên, họ không biết khá nhiều chi tiết thực sự của Kinh Kôrăng cũng như nhiều Kitô Hữu không biết tới nội dung của Thánh Kinh. Nhiều người khác chối quách là không có những câu như thế vì họ được dạy về một Thiên Chúa đầy yêu thương và từ bi, chứ không được nghe biết gì về một Thiên Chúa khát máu cả. Nhưng những người cực đoan biết rõ Kinh Kôrăng có những câu như thế, và thường hay trích dẫn chúng và tin rằng mình chỉ làm những gì Đấng Allah dạy họ làm khi thực hiện các hành vi bạo tàn như đã nói.

Nói tới Muhammad cũng thế. Người Hồi Giáo được dưỡng dục để tin rằng vị sáng lập ra niềm tin của họ là một con người hoàn hảo, một người phải được tôn kính và noi theo. Nhưng họ sẽ nghĩ gì khi đọc các tường thuật tiên khởi về cuộc đời ngài và khám phá ra rằng trong số các chiến tích của ngài có việc chặt đầu hàng trăm người đàn ông Do Thái của bộ tộc Banu Qurayza? Hãy đọc cuốn Hadith (các lời dạy của Muhammad), ta sẽ thấy việc sau đây đối với kẻ thù: “Người (Tiên Tri Muhammad) cho chặt chân và tay họ. Rồi truyền lệnh nung đinh cho nóng và chọc vào mắt họ, và để họ nằm ở đất sỏi đá Medina. Họ xin nước, nhưng không ai cho họ uống nước cho tới khi họ chết” (3018).

Thánh Kinh và Kinh Kôrăng

Linh mục Dwight Longenecker thì muốn công bình hơn, muốn dành cho người Hồi Giáo điều ngài gọi là “benefit of doubt” (không hoài nghi họ mà hoài nghi mình), nên đã lên mạng tìm lối giải thích của chính người Hồi Giáo.

Nhưng theo ngài, sách thánh của người Kitô Giáo cũng có những lệnh truyền khá bạo lực từ Thiên Chúa. Trong Sách Samuen quyển I, câu 15:3, Thiên Chúa truyền cho Vua Saul tàn sát người Amelekites: “Giờ đây ngươi hãy lên đường, tấn công quân Amelekites và hoàn toàn hủy diệt tất cả những gì thuộc về chúng. Không tha bất cứ ai; hạ sát đàn ông, đàn bà, trẻ em và trẻ thơ, trâu bò và chiên dê, lạc đà và lừa ngựa”. Chính Chúa Giêsu cũng từng nói “Ta đến không đem theo hòa bình mà là gươm giáo”

Ai trích dẫn những câu trên đều bị coi là trích dẫn bên ngoài ngữ cảnh. Vậy những câu Murray trích dẫn trên đây cũng có thể chỉ là trích dẫn bên ngoài ngữ cảnh và do đó, sai lạc? Theo linh mục Longenecker, lời giải thích của các nhà hộ giáo của Hồi Giáo thì cho rằng bối cảnh của lệnh truyền trên diễn ra trong tình thế chiến trận thực sự. Trận đánh Badr năm 624 là thời điểm và nơi chốn trong đó các chiến binh Hồi Giáo được kêu gọi bảo vệ dân họ. Các nhà hộ giáo của Hồi Giáo lý luận rằng quả là bất công khi tổng quát hóa câu trên để cho rằng Hồi Giáo cổ vũ việc chặt đầu y như chủ trương cho rằng 1Sm 15:3 truyền lệnh phải diệt chủng và Kitô Giáo, từ nội tại, vốn là một tôn giáo man rợ và bạo động.

Lý luận trên xem ra có vẻ có lý. Câu trích từ Kinh Kôrăng cũng như câu trích từ Cựu Ước được nói ra trong một ngữ cảnh lịch sử đặc thù trong đó, các chiến binh cho rằng mình được Thượng Đế linh hứng thực hiện các hành vi diệt chủng hay bạo lực.

Nhưng vấn đề là: hiện nay không một Kitô hữu nào dùng vũ khí nhân danh Thiên Chúa để triệt hạ toàn bộ các làng mạc. Trong khi đó, có những người Hồi Giáo làm thế nhân danh tôn giáo của mình. Tại Nigeria, Boko Haram đang làm việc này như Reuters từng tường thuật. Cùng một tình thế đang diễn ra tại Syria và Bắc Iraq khi ISIS chiếm lãnh thổ, sơ tán làng mạc, sát hại dân cư, bán phụ nữ làm nô lệ và thiêu đốt nhà thờ.

Chúa Giêsu tuy nói “Ta đến không đem theo hòa bình mà là gươm giáo” nhưng ai cũng biết Người không nói theo nghĩa đen. Còn ở câu Kôrăng 8:12, Muhammad rõ ràng muốn chiến binh của ngài dùng gươm theo nghĩa đen và không thương tiếc, và các chiến binh ISIS chặt đầu những người bị chúng coi là quân vô đạo vì trực tiếp vâng lời Kôrăng 8:12.

Đã đành người Hồi Giáo ôn hòa rất buồn trước một chủ nghĩa cuồng tín như thế. Người Kitô Giáo cũng thế, cũng sẽ rất buồn nếu có ai đó nhân danh 1Sm 15:3 để diệt chủng. Tuy nhiên, vâng theo Kôrăng hiện là lý do quân khủng bố đang nêu ra để gây kinh hoàng nơi người khác bằng cách chặt đầu.

Tuy linh mục Longenecker thừa nhận rằng cũng có những câu khác, rất tích cực, trong Kinh Kôrăng như “Thực vậy, Allah truyền phải công chính, và làm việc thiện cho người khác; và cho như cho người họ hàng; và cấm sự bất nhã sỗ sàng, biểu lộ gian ác, và phạm tội cách sai lầm” (Quran 16:91), ngài vẫn tự hỏi: có phải Kitô Giáo đơn thuần cao hơn Hồi Giáo chăng?

Trước khi trả lời câu hỏi ấy, ngài cho rằng không phải các cá nhân Kitô hữu tốt hơn các cá nhân Hồi Giáo. Xét từ nội tại, không phải Kitô hữu nào cũng tốt hơn người Hồi Giáo. Nhưng ta cần khách quan nhìn vào giáo huấn của hai tôn giáo có tính hoàn cầu này và cả điển hình nơi các vị sáng lập ra chúng nữa.

Đúng là nhiều người Công Giáo từng sát hại người khác nhân danh Chúa Kitô, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ dạy họ làm thế. Tân Ước chưa bao giờ truyền lệnh phải hủy diệt kẻ không tin hay sát hại kẻ thù. Đã đành có những câu trong Cựu Ước kêu gọi phải hủy diệt trọn cả các làng mạc, nhưng Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa của từ bi đã thay thế Thiên Chúa của công lý chém giết. Người Công Giáo có thể phạm những tội ác tầy trời, thậm chí các vị giáo hoàng và linh mục cũng đã ra lệnh tra tấn và giết chóc, nhưng trong Tân Ước, không chỗ nào truyền làm việc đó và không một Kitô hữu nào có thể sát hại người khác rồi ngẩng cao đầu mà tuyên bố “tôi là một Kitô hữu tốt”.

Với Chúa Giêsu Kitô cũng thế. Ngài không ra lệnh gây chiến, hủy diệt và chặt đầu người không tin. Người không kết hôn với một cô gái nhỏ. Người không tra tấn và hủy hoại cơ thể cũng như chặt đầu người ta.

Dĩ nhiên chúng ta không tự hào biết hết về Hồi Giáo, nhưng căn cứ vào những gì quan sát được, Kitô Giáo quả nhằm trở thành một tôn giáo của hòa bình, của tha thứ và từ bi. Vì Chúa Giêsu không chỉ là 1 tiên tri như Muhammad hay Joseph Smith hay bất cứ bậc thầy tôn giáo nào khác. Người là Đấng Cứu Chuộc. Thay vì đổ lỗi cho người khác và chặt đầu họ, Người chấp nhận bị qui lỗi và bằng lòng đổ máu. Qua hành động của mình, Người mang lấy bạo lực và biến đổi nó qua chiến thắng phục sinh. Đây là điều không một tiên tri nào làm được.

Điều duy nhất một tiên tri có thể làm là rao giảng sứ điệp của mình và buộc người ta trở lại. Kitô Giáo đích thực không bao giờ làm thế. Thay vào đó, tôn giáo của Chúa Giêsu luôn là vác Thánh Giá, nhận bị qui lỗi và do đó đòi được thẩm quyền và sức mạnh để tha thứ chứ không qui lỗi cho người khác.

Tôn giáo của Hồi Giáo Trị ISIS là một hình thức của Hồi Giáo chuyên lên án mọi người khác với mình và chỉ có một sứ điệp: trở lại hay bị giết.
 
Nhóm công tác chung Tòa Thánh và Việt Nam sẽ họp tại Hà Nội tuần tới
LM Trần Công Nghị
10:50 05/09/2014
Vatican - Cha Federico Lombardi, Trưởng Văn phòng báo chí Tòa Thánh, hôm nay thứ Sáu (9/5) xác nhận rằng Nhóm công tác chung Tòa Thánh - Việt Nam sẽ tổ chức cuộc họp thứ năm tại Hà Nội từ ngày 10-11 tháng 9 này.

Cha Lombardi cho biết cuộc họp sẽ bàn về việc "củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh."

Cuộc họp lần trước của Nhóm làm việc chung Việt Nam -Tòa Thánh được tổ chức tại Vatican vào tháng Sáu vừa qua.
 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vinh danh Mẹ Têrêsa thành Calcutta
Đặng Tự Do
15:07 05/09/2014
Chân phước Têrêsa thành Calcutta sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 và qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho Mẹ Têrêsa ngày 19 tháng 10 năm 2003. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 9 là ngày Mẹ Têrêsa qua đời là Ngày Quốc Tế Tình Bác Ái để vinh danh những cố gắng phi thường của Mẹ trong việc nâng đỡ những người cùng khổ tại Calcutta và trên thế giới.

Trong thông điệp nhân lễ kỷ niệm năm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, là ông Ban Ki-moon, đã nêu bật tấm gương của Mẹ Têrêsa vì lòng bác ái với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ông nói lòng bác ái của Mẹ đã là một nguồn cảm hứng lớn lao cho các hoạt động nhân đạo trên thế giới.

Trong bối cảnh của sự phát triển bi thảm của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới như tại Iraq, Syria và Pakistan, nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói rằng gương sáng của Mẹ Têrêsa cũng là nguồn an ủi cho nhân loại.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao cho huyền thoại bóng đá Maradona những tràng chuỗi Mân Côi
Đặng Tự Do
15:18 05/09/2014
Hôm 1 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các cầu thủ túc cầu tham dự trận đấu Liên Tôn vì hòa bình trước khi trận đấu diễn ra tối cùng ngày tại sân vận động Olympic của Rôma.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tất cả các cầu thủ, trong số đó có cả huyền thoại bóng đá Diego Maradona, người đã tặng Đức Thánh Cha với một chiếc áo cầu thủ có tên ngài.

Maradona nói rằng anh đã xúc động bởi lời nói của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là giờ đây khi anh đã trở về với Giáo Hội.

Diego Maradona nói:

"Tôi đã rất xúc động sau khi tôi ôm Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy tự hào là một người Á Căn Đình. Tôi đã trở lại với Giáo Hội sau khi mẹ tôi được Chúa cất đi. Hôm nay, tôi hạnh phúc sống trong lòng Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và được chơi một trận cầu cho hòa bình. "

Ba ngày sau, hôm thứ Năm 4 tháng 9, một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ huyền thoại túc cầu Maradona.

Cuộc họp tuy ngắn ngủi, nhưng Maradona rất vui mừng.

Đức Giáo Hoàng đã tặng cho anh một vài tràng chuỗi Mân Côi và ngài đã ký tên vào một chiếc áo cầu thủ của ngôi sao túc cầu này.
 
Top Stories
Holy See - Vietnam Joint working group to meet in Hanoi
Vatican Radio
10:43 05/09/2014
Vatican - The Head of the Holy See Press Office, Father Federico Lombardi SJ issued a declaration on Friday confirming that the Vietnam-Holy See Joint Working Group will hold its fifth meeting in Hanoi from September 10th to 11th.

Fr Lombardi said the meeting will serve “to strengthen and develop bilateral relations between Vietnam and the Holy See.”

The forth meeting of the Vietnam-Holy See Joint Working Group was held in the Vatican in June.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thanh Đức Hải Ngoại kỳ thứ 25 tại Nam Cali
Phạm Anh
19:29 05/09/2014
Chúa Nhật (Labor Day Weekend) Ngày 31 Tháng 8 Năm 2014 - Năm nay Ái Hữu Thanh Đức Hải Ngoại một cách rất ngẫu nhiên Kỷ Niệm 25 năm Thành Lâp Thanh Đức Hại Ngoại trùng vào một năm Giáo Xứ Thanh Đức quê mẹ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ. Quả là Thanh Đức Quê mẹ và Hải Ngoại có nhiều hồng ân Chúa ban và những cột mốc sự kiện đáng ghi nhớ. Năm nay, Qúy Đức Ông, Quý Cha, Tu Sĩ Nam Nữ và Qúy Đồng Hương Thanh Đức từ các tiểu bang Hoa Kỳ như Oregon, Washington, Illinois, Texas, Virginia, Michigan, Louisiana, Miền Bắc và Miền Nam California, các thành phố lân cận thành Phố Santa Ana, Quận Cam California, và khá đông Quý Đồng Hương từ Giáo Xứ Thanh Đức sang Hoa Kỳ du lịch, đã về Trung Tâm Công Giáo Việt Nam tham dự Đại Hội Thanh Đức Kỳ Thứ XXV. Chúng con ước tính hơn 500 qúy đồng hương tham dự.

Thuyết Trình

Đúng vào khoảng 9:30 sáng quý đồng hương đã đến và vào bên trong hôi trường chờ đợi. Đại Hội năm nay đặc biêt có phần thuyết trình của Qúy Đức Ông và Quý Cha. Trong phần thuyềt trình cho người lớn diễn ra trong Nguyện Đường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của Trung Tâm Công Giáo, Cha Matthiêu Nguyễn Khắc Hy nói về Tiểu Sử và Hướng Đi của Đức Thánh Cha Phanxicô và Cha Phaolô Trần Xuân Tâm đề cập Những Thách Thức Trong Đời Sống Đạo của Người Việt Ty Nạn. Phần cho các em nhỏ mà đa số lớn lên tại Hoa Kỳ, Đức Ông Peter Quang, từ Denver, Colorado thuyết trình bằng Anh Ngữ về Lịch Sử Việt Nam Sơ Lược từ 1954 đến 1975. Để giúp các em hiểu Thanh Đức Hải Ngoại và một chút nguồn gốc Thanh Đức của mình, anh Phạm Anh giới thiệu sơ lược về mục đích và các sinh hoạt Thanh Đức Hải Ngoại và cuốn kỷ yếu "Thanh Đức Hành Trình 50 Năm-1954-2004" mà đã được chuyển ngữ qua tiếng Anh một vài năm trước đây (*Phần Anh Ngữ đính kèm).

Qúy Cha Đồng Tế

Trước khi Thánh Lễ Đại Hội bắt đầu, anh Hoàng Đình Thượng đọc thư chúc Mừng Đại Hội của Giám Mục GPDN và Cha Xứ GXTĐ. Đại Hội năm nay, Thanh Đức Hải Ngoại vô cùng hãnh diện đã có một Linh Mục đoàn gồm 10 Linh Mục và một Phó Tế Vĩnh Viễn đồng tế Thánh Lễ. Chúng con hân hạnh xin giới thiệu Các Ngài đến với quý vị:

1. Đức Ông Peter Quang, Hạt Trưởng, Giáo Phận Denver, Colorado, là Linh Mục thứ 5 của GXTĐ.
2. Cha Phaolô Lưu Đình Dương, là Linh Mục coi sóc Giáo Xứ Thanh Đức.
3. Cha Andre Phạm Quang Phong, Linh Mục Thứ 5 của GXTĐ.
4. Cha Matthiêu Nguyễn Khắc Hy, Linh Mục thứ 11 GXTĐ.
5. Cha Phaolô Trần Xuân Tâm, Linh Mục thứ 15 của Thanh Đức.
6. Cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng. Linh Mục thứ 19 của Thanh Đức.
7. Cha Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, Linh Mục thứ 23 của Thanh Đức
8. Cha Giuse Trương Ngữ, Giáo Phận Orange, Linh Mục thứ 28 của Thanh Đức.
9. Cha Phêrô Nguyễn Văn Long, Dòng Ngôi Lời, hiện phục vụ tại Riverside, Sơn Trà, ví như là giáo xứ nằm trực tiếp GX Thanh Đức.
10. Tân Linh Mục Đan Sĩ Phaolô Vương Lưu Thiện, Dòng Biển Đức, Linh Mục thứ 30 Giáo Xứ Thanh Đức.
11. Phó Tế Vĩnh Viện Phaolô Mạnh Chu, hiện đang phục vụ tại Cộng Đoàn Thánh Linh, Quận Cam

Tân Ban Điều Hành Nhiệm Kỳ 2014-2018

Phần mãn nhiệm Ban Thượng Vụ đương nhiệm và tuyên thệ Tân Ban Điều Hành nhiệm kỳ 2014-2018 do Cha Andrê Phạm Quang Phong hướng dẫn với sự gìới thiệu và nhắn nhủ của anh Hoàng Đình Thượng, Cựu Hội Trưởng và sáng lập viên TĐHN. Dưới đây là qúy anh chị trong Tân Ban Điều Hành:

1. Anh Phạm Anh, Trưởng Ban Điều Hành
2. Anh Nguyễn Phi Hùng
3. Anh Nguyện Kết
4. Chi Nguyễn Thị Sương
5. Anh Trần Trọng Toản

Phụng Vụ Thánh Lễ

Ca Đoàn tổng hợp Thanh Đức Hải Ngoại quy tụ các anh chị ca viên gốc Thanh Đức từ các thanh phố Santa Ana, Garden Grove, Westminster, Anaheim, San Diego, Norwalk, Chicago, và ca đoàn Teresa, Ontario, do sự điều khiển của Ca Trưởng Xuân Minh, tập hát 1 tiếng đồng hồ trước Thánh Lễ, nhưng các anh chị đã hát với hết tấm lòng và giúp làm cho Thánh Lễ sốt sắng và trang trọng nâng tâm hồn mọi người lên với Chúa. Bài Thánh Ca Tình Chúa Yêu Tôi các anh chị chuyển tải lúc hung hồn lúc du dương mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho mọi người. Phần Bài Đọc, Lời Nguyện và Dâng Lễ do các anh chị em tiểu bang xa và miền Nam Bắc California đảm trách chu đáo.

Tiệc Vui & Văn Nghệ

Thực phầm năm này do anh chị Long Nga (anh Long con Bà Tùng, xin đươc nêu tên con ai để quý vị dễ nhận ra) đạo diễn với sự cộng tác của cô Nguyệt. Bà con đồng hương được thưởng thức thịt bò Steak và khoai tây, và trái cây tráng miệng.

Phần văn nghệ đặc sắc với Full Band Nhạc, với trưởng băng nhạc Cha Phạm Quang Phong, do MC Xuân Minh và MC Nguyễn Khương hướng dẫn chương trình, với bài hát Thanh Đức Một Con Thuyền, thơ của Cha Nguyễn Hữu Đăng và phổ nhạc Nguyễn Hùng Dũng ý nghĩa, khơi nhiều kỷ niệm và tinh thần Thanh Đức sống động. Phần vũ khúc truyền thống oai hùng dân tộc do các em TĐHN và tam ca Bà Rằn Bà Rì của các chị ca đoàn Terêsa, Ontario trình diện trọn vẹn. Phần slideshow ghi lại "Dấu Ấn Thời Gian" của 25 năm của TĐHN. Phần hát 3 tiết mục đơn ca của các anh chị em TĐHN thì không chê vào đâu được. Đặc biệt có phần hợp ca của các Cha mà chúng con gọi gìỡn là vừa tu sĩ và vừa ca sĩ, làm tăng thêm vui vẻ đặc biệt của chương trình văn nghệ. Gần cuối chương trình, đại diện ban tổ chức cám ơn và thông báo quyết định tổ chức Tiệc Xuân 2015 để đáp ứng ước vọng của bà con đồng hương. Tân Ban Điều Hành sẽ bắt tay vào làm việc ngay và sẽ thông báo ngày, địa điểm, và những chi tiết khác về ngày vui truyền thống văn hoá này. Chương trình kết thúc với sự hướng dẫn của Cha Hoàng với bài Hát Xin Vâng, dâng lên mẹ những ước nguyện và tương lai của đoàn con Thanh Đức Hải Ngoại. Đại Hội Thanh Đức HN chính thức kết thúc vào lúc 3:30 chiều cùng ngày.

Đóng Góp Thu Chi

Tân Ban Điều Hành và Ban Tổ Chức ĐH Kỳ XXV hết lòng cảm tạ qúy đồng hương rộng tay ủng hộ chí phí cho Đại Hội. Không có sự kiên nhẫn đóng góp hằng năm của ông bà anh chị em Thanh Đức Hải Ngoại tham dự thì BCH và BTC khó lòng mà thực hiện đại hội hằng năm nếu không nói là duy trì sinh hoạt cho bà con đồng hương Thanh Đức gần 25 năm qua. Nhờ sự đóng góp nhiệt tình, ban tổ chức đã thu được vừa niên liệm và vừa ủng mà Ban Tổ Chức trang tr ải nh ững t ốn k ém cho việc mượn cơ sở tổ chức Đại Hội, thực phẩm, và các chí phí cần thiết cho tổ chức đại hội long trọng năm nay tốn kém hơn mọi năm. Cũng như những năm trước mọi đóng góp của Đồng Hương năm nay ở Đại Hội đã giúp Ban Chấp Hành trang trải những chí phí cần thiết tổ chức Đại Hội và những sinh hoạt trong năm. Một lần nữa Ban Điều Hành và ban tổ chức xin hết lòng chân thành cám ơn những hy sinh rộng rãi của bà con đồng hương.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hết thuốc chữa
Phạm Trần
08:49 05/09/2014
HẾT THUỐC CHỮA

Đã hết thuốc chữa 3 chứng bệnh di căn của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN): chia rẽ, tham nhũng và suy thóai tư tưởng sau 45 năm không giữ được lời thề trước vong linh Hồ Chí Minh về “xây dựng chỉnh đốn đảng”.

Chuyện này không mới, nhưng đã được nhiều viên chức đảng lập lại trong các bài viết hay phát biểu nhân dịp kỷ niệm 45 năm (2/9/1969 – 2/9/2014) ngày bản Di chúc của ông Hồ Chí Minh để lại cho đảng, theo đó ông Hồ viết: “ Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình….Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau….”

Tuy nhiên, theo lời Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ngày nay: “Vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng vẫn còn là một điểm yếu diễn ra ở mức độ này, mức độ khác, ở nơi này hoặc nơi khác chưa tốt vì chưa thực hiện được tốt chế độ tự phê bình và phê bình như Bác dạy: “Giữ gìn đoàn kết như con ngươi của mắt mình” cho nên sức chiến đấu của Đảng chưa phát huy được, Đảng cũng chưa thật làm tốt hạt nhân cho sự đoàn kết toàn dân.”

( Phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 27/08/2014)

Vậy tại sao đã 45 năm mà lời thề lúc đó của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn vẫn chưa làm được ?

Hồi ấy trong Điếu văn đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 09 tháng 09 năm 1969, ông Lê Duẩn đã thay mặt cho đảng CSVN thề 5 điều.

Về Đòan kết trong đảng ông Lê Duẩn nói “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề:“ Hết lòng hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thắng lợi.”

Nhưng, sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, đảng viên mọi thành phần, mọi cấp đã tự coi mình như “chim được thả lồng” và “tự giải phóng” gia đình khỏi ách kìm kẹp của đảng để tự do đi kiếm ăn để bù lại “những tháng năm cơ cực cơm vắt, muối hột” trong rừng sâu nước độc. Mỗi cán bộ, đảng viên đều tự chế ra những luật cho riêng mình để moi tiền dân, tiền nhà buôn và doanh nghiệp kể cả đục khoét công qũy, tiền dự án kinh tế, thậm chí ăn chặn cả tiền trợ cấp xã hội cho người nghèo, xén bớt tiền cơm dành cho học trò nghèo, thương binh và cả của gia đình thuộc thành phần “liệt sỹ” miễn sao được “no cơm ấm cật”.

Vì vậy đảng đã phân hoá, chênh lệch giàu-nghèo xuất hiện trong dân và giữa cán bộ, đảng viên với nhau thì phát sinh hố sâu ngăn cách mở rộng, lún sâu giữa những kẻ có chức, có quyền và thành phần cô thân, yếu thế cấp nhỏ.

Về phương diện chính trị, từ năm 1976 sau ngày thống nhất Nam-Bắc, hai phe Cộng sản Bắc-Trung tự cho mình quyền xóa bỏ lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam, giải tán quân du kích miền Nam và Tổ chức Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do phe Cộng sản miền Nam đứng đầu, nhưng được Hà Nội hậu thuẫn từ ngày thành lập 08/06/1969

Từ đó vai trò của người miền Nam trong Chính phủ mới, phần đông chỉ làm bù nhìn cho hai phe miền Bắc và miền Trung.

Uất ức vì bị “đẩy sang lề đường”, một nhóm cựu kháng chiến nổi tiếng miền Nam đã đứng ra thành lập “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” vào năm 1985 bởi các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu.

Câu lạc bộ lấy ngày 23 tháng 9 năm 1986 làm ngày ra mắt để kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến nhưng mãi đến tháng 5 năm 1986 nhóm này mới được cấp giấy phép hoạt động. Sau biến cố sinh viên nổi dậy đe dọa chế độ Cộng sản ở Trung Hoa năm 1989 bị đàn áp đẫu máu tan rã tại qủang trường Tiananmen, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, người chủ trương “đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới” đã ra lệnh Câu lạc bộ đình chỉ hoạt động vào tháng 03/1989.

Từ đó, mối rạn nứt Nam-Bắc càng ngày càng lan rộng trong tòan miền Nam, kể cả trong dân đến độ nhiều người miền Nam đã coi người miền Bắc là “quân xâm lược”, ấy là chưa kể tình trạng ngăn cách sâu thẳm chưa biết bao giờ mới có thể hàn gắn giữa đảng Cộng sản với người dân Việt Nam Cộng hòa cũ vì chủ trương kỳ thị, xếp người VNCH vào hàng “công dân bại trận” vẫn tồn tại cho đến 2014 trên mọi phương diện.!

Đó là lý do tại sao vấn đề chưa có “đòan kết trong đảng và trong dân” luôn luôn là mối đau nhức nhối ám ảnh các lãnh đạo CSVN trong suốt 39 năm qua, từ 1975.

HỌC MÃI CŨNG CHÁN

Ông Lê Duẩn còn thề: “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của HỒ CHỦ TỊCH. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến bách thắng của HỒ CHỦ TỊCH tới đích cuối cùng.”

Nhưng tất cả những phong trào đảng đề xướng gọi là "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong tòan đảng từ sau ngày Hồ Chí Minh qua đời rồi lan qua tòan dân trên cả nước từ ngày 03-02-2007 đều đã “nước đổ đầu vịt”.

Vì vậy, ông Lê Khả Phiêu mới nói với VOV rằng: “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tác phong Bác Hồ chưa thật thấm nhuần, còn hình thức giữa lời nói và việc làm thường trái ngược nhau, những căn bệnh như: quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, xa dân, thiếu tôn trọng dân… Những đảng viên như vậy rõ ràng không xứng đáng là học trò, là đồng chí của Bác. Đây là một vấn đề mà mọi đảng viên và cấp ủy các cấp phải thực hiện một cách đầy đủ tinh thần của lời thề. Từ những cán bộ cấp cao cũng như cán bộ phụ trách công việc ở các cơ sở phải nhìn nhận, đánh giá mình một cách nghiêm túc và phải có biện pháp khắc phục hiệu quả.”

(Phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 27/08/2014)

Trong Di chúc, ông Hồ Chí Minh còn lưu ý: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, nhưng đối với một số đông đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền thì “cầm quyền” cũng phải đồng nghĩa với “cầm tiền” nên tệ nạn Tham nhũng đã có cơ hội tự do thăng hoa “sống mạnh sống hùng”để cho đội ngũ cán bộ “biết làm ăn” có cơ hội tậu nhà cao cửa rộng, xe hơi, ruộng vườn, rủng rỉnh tiền của tiêu xài theo đúng tiêu chuẩn của phương châm “chết chóc mặc bay tiền thầy bỏ túi”.

Do vậy mà từ năm 2003, dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” để tiếp tục công việc “xây dựng chỉnh đốn đảng, dẹp tham nhũng và uốn nắn chệch hướng tư tưởng trong đảng.”

Một đọan trong Nghị quyết này đã nói lên tình trạng vào lúc bấy giờ, sau 17 năm thi hành chủ trương Đổi mới thời ông Nguyễn Văn Linh (1986): ”Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”

Nhưng cũng giống như đợt "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, công tác phòng, chống tham nhũng cũng đã bị cán bộ coi là “trò đùa” cho đảng viên “tiêu sầu” trong giờ nhàn rảnh. Lý do việc làm này thất bại vỉ họ nhìn đâu cũng có cán bộ tham nhũng, nhất là những kẻ giữ các chức vụ cao trong đảng. Vì vậy cán bộ, đảng viên sẽ bị coi là kẻ “lạc dòng, ngọai đạo” nếu không biết tham nhũng !

LẠI NGHỊ QUYẾT GIẬT LÙI

Đến năm 2012, sau một năm cầm quyền, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành khóa XI lại bắt chước ông Lê Khả Phiêu ra Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”

Nghị quyết viết: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân….

“Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ…

Đến chuyện suy thoái tư tưởng thì ngày nay đã có rất đông đảng viên không còn tin vào đường lối của đảng, nhất là việc đảng cứ mãi “điên rồ,lạc hậu và chậm tiến” duy trì chủ nghĩa phá sản Cộng sản Mác-Lênin nên Nghị quyết đã kêu gọi: “ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng” và phải “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.”

Nghị quyết cũng đã đặt nặng việc phòng, chống tham nhũng vì tệ nạn này vẫn “còn nghiêm trọng” ở khắp nơi.

Như vậy thì hỏng to rồi còn gì nữa mà hô với hào. Hãy cứ tính theo thời gian dài của 45 năm, từ ngày có bản Di chúc ông Hồ để lại cho đến khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải lập lại chuyện thối tha nhức nhối này trong Diễn văn tại Hội nghị phòng, chống tham nhũng tòan quốc hồi tháng 5/2014: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việc rất quan trọng, liên quan đến sự phát triển bền vững của đất nước, của chế độ, nhưng cũng cực kỳ khó khăn, phức tạp. Bởi tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực, nó diễn ra trong nội bộ chúng ta, liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng của tổ chức và cá nhân con người; đụng chạm đến những người có chức, có quyền. Đảng và Nhà nước ta đã thấy sớm và đã chỉ đạo làm nhiều lần, làm quyết liệt việc này cho nên mới được như ngày nay. Nhưng rõ ràng, còn nhiều việc phải làm và còn phải làm lâu dài, quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa, bền bỉ, kiên trì, không thể nóng vội. Cũng cần cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch, phần tử xấu muốn lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng để thổi phồng mặt xấu, bôi nhọ, phá hoại Đảng ta, Nhà nước ta, chế độ ta.”

Vậy thì bây giờ phải giải quyết bằng cách nào ?

Hãy nghe ông Lê Khả Phiêu nói với VOV, sau khi được hỏi: “Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước Việt Nam là gì?

Ông Phiêu: “Đến nay, về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Đối ngoại, tuy đã có những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nhất là về kinh tế.

Trong những khó khăn, thách thức như đã nêu trên thì thử thách lớn nhất chính là bản thân Đảng: những cái yếu kém, khuyết điểm, nhược điểm nổi lên là bản lĩnh, năng lực và phẩm chất, phương thức lãnh đạo của một Đảng cầm quyền, những căn bệnh như quan liêu, cửa quyền, xa dân, không tôn trọng dân, vô cảm trước những hành động vi phạm đến quyền dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, cá nhân chủ nghĩa, nạn tham nhũng, tham quyền, nhóm lợi ích. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên, sự lõng lẽo trong chấp hành các nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: tự phê bình và phê bình, tập trung và dân chủ… Tình hình đó nói lên sức chiến đấu của Đảng đang giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng ngày một phai nhạt. Những tồn tại, yếu kém đó, mặc dầu đã đấu tranh nhiều lần ở trong Đảng nhưng vẫn chưa khắc phục được.”

“…Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XII này đề nghị cần tập trung giải quyết cho đến nơi đến chốn việc xây dựng củng cố Đảng… Phải thấy được cái yếu và ra sức khắc phục, mỗi đảng viên và tổ chức Đảng phải xem xét lại bản thân, nhất là các đồng chí cấp cao từ Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan quyền lực của nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp.”

Đó là những mơ ước của cá nhân ông Phiêu thôi. Nếu lấy kinh nghiệm từ 5 năm ông giữ chức Tổng Bí thư khóa VIII rồi cộng thêm 10 năm nữa thời ông Nông Đức Mạnh làm “chưởng môn” 2 khoá IX và X trước khi trao quyền lại cho ông Nguyễn Phú Trọng (khoá XI) từ 2011 thì ta thấy đảng CSVN vẫn “dậm chân tại chỗ” rồi lại “đi giật lùi” trong công tác “xây dựng chỉnh đốn đảng”, trong đó có chuyện “đòan kết”, xoá bỏ “suy thoái đạo đức, tư tưởng” và và dẹp “tham nhũng”.

Như vậy có phải đảng đã “hết thuốc chữa” những khuyết tật di căn của mình rồi không hay đảng cứ ì ra đấy để mặc cho dân khốn đốn ?

Phạm Trần

(09/014)
 
2-9-1945, ngày Việt Minh cướp Chính Quyền?
Bảo Giang
08:52 05/09/2014
2-9-1945, ngày Việt Minh cướp Chính Quyền?

Lẽ ra bài viết này được gởi đi trước ngày 2-9- để mừng ngày “quóc khánh” của Việt cộng. Tuy nhiên, vì có ý chờ xem năm nay, vào ngày này, nhà nước ta có diễn thêm những trò gì nữa để viết luôn một lần cho tiện. Kết quả, chờ mãi chỉ thấy có hai sự kiện nổi bật trong dịp này là chuyến đi của Lê hồng Anh sang chầu Trung cộng vào ngày 26-8. Kế đến là bài viết trên báo mạng Vnexpress ghi lại hình ảnh về “ những ngày viết tài liệu” tuyệt đối bí mật” của Hồ chí Minh”.( Vũ Kỳ).

Trước hết về chuyến đi của Lê hồng Anh. Người ta không biết trong chuyến đi này Lê hồng Anh đã đại diện cho đảng CSVN, gọi tắt là Việt cộng đã cam kết những gì với Tàu cộng, và nhận những lệnh lạc gì từ Trung cộng để đem về thi hành. Tuy nhiên có hai câu chuyện bên lề chuyến đi này đáng được chú ý là: Theo nhiều nguồn tìn rò rỉ đăng trên báo thì trong thời gian sắp tới sẽ có khoảng từ 15- đến 20 ngàn binh, đội lốt công nhân Tàu sẽ được cấp giấy phép nhập cảnh Việt Nam để làm việc trong khu kỹ nghệ Vũng Áng. Đây là chuyện nghe qua tưởng lạ, nhưng thật ra chẳng có gì lạ. Bởi lẽ, hiện nay ở Việt Nam đã có sẵn cả trăm ngàn binh lính Tàu đang hoạt động dưói dạng công nhân này rồi. Tuy thế, Nhà nước Việt cộng và phía Tàu vẫn lo là con số ấy không thể tạo ra được đột biến, nên phải tiếp thêm quân trước khi cần đến ngoại viện chăng? Kế đến, sau chuyến đi này, nhà nưóc Việt cộng “ngại” tạo ra thêm căng thẳng với Trung cộng nên năm nay không dám, hay không được phép tổ chức diễu binh làm trò, cũng không tổ chức tiếp tân, ăn mừng dịp 2-9 là ngày Hồ chí Minh đã cướp được chính quyền và khai sinh ra chế độ cộng sản man rợ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những tiệc mừng, chiêu đãi, lễ lạc, thăm viếng đài liệt sỹ sẽ được dời vào tháng mười?

Tại sao người Việt Nam lại gọi ngày 2-9-1945 là ngày Việt Minh cướp chính quyền của Việt Nam mà không coi đó là ngày quốc khánh? Câu trả lời xem ra khá đơn giản. Một năm có 385 ngày. Theo nguyên tắc, mọi ngày đều giống nhau, mọi ngày đều tốt lành để cho con người đuợc chung hưởng, sinh sống và thăng hóa. Tuy nhiên, khi có những biến cố, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của nhân sinh trong ngày nào đó, người ta thường đặt cho nó một cái tên để lưu ký và nhắc nhở những người có liên quan cùng nhau chia sẽ niềm vui hay cái nỗi bất hạnh đã xảy ra trong ngày đặc biệt này. Thí dụ như: Ngày kết thúc đệ nhị thế chiến. Ngày Chúa Giáng Sinh, Ngày Phật Đản, ngày Lễ Tạ Ơn. Ngày kỷ niệm cuộc cách mạng Pháp, ngày sụp đổ bức tường Bá Linh. v.v…là những ngày vui mừng đáng cho mọi người ghi nhớ. Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 20 lại có đến 4 ngày được lưu ký trong mốc của lịch sử. Những ngày này có Ý nghĩa, tầm mức ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân khác nhau. Có ngày đáng vui mừng có ngày gây ra tủi nhục và bất hạnh cho cả dân tộc. Tuy thế, ba trong số đó được gọi là ngày “ quốc khánh” ( dù chỉ là ở Nam hay Bắc). Liệu có đúng hay không? Những ngày đó là:

1. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký Đạo Dụ “ Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập”, tuyên bố hủy hòa ước Patenôtre ký với Pháp vào năm 1884, củng như xóa bõ các hiệp ước chịu nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, đồng thời khôi phục nền Độc Lập của đất nươc, và thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lại thành một quốc gia với một chính phủ.

2. Ngày 2/9/1945, ngày Việt Minh dưới sự bảo trợ của Tàu cộng đã cưóp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Việt Nam do thủ tướngTrần trọng Kim lãnh đạo. Ngày này được gọi là ngày quốc khánh của Việt cộng

3. Ngày 26-10-1956, Ngày Tổng Thống Ngô đình Diệm công bố thành lập nền Cộng Hòa theo thể chế Tự Do Dân Chủ thay thế cho nền quân chủ chuyên chế tại Việt Nam. Đây là ngày Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.

4. Ngày 1-11-1963, ngày một nhóm tướng phản loạn đã dùng binh lực của Việt Nam làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền và giết vị Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của Việt Nam. Cũng được gọi là ngày Quốc Khánh.

Khi xét về quan điểm lịch sử chính dòng, vị thế của người công bố thì ngày 11 /3/1945 có lẽ đáng được trân trọng là ngày Quóc Khánh của Việt Nam hơn cả. Lý do. người công bố là vua Bảo Đại, người lãnh đạo đương nhiệm thuộc chính dòng tộc mà cha ông của ông đã phải ký nhận chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp cách dây gần một trăm năm. Nay về danh nghĩa, chính người nối dòng của trìều đại này đang ở trên cùng một cương vị ra Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập, hủy bỏ các văn kiện nhận bảo hộ. Khôi phục, thống nhất ba miền Bắc Trung Nam thì phải kể là một văn bản có gía trị thi hành. Tuy nhiên, cái vị thế ấy là không đủ. Chính sự vô năng lực của người ký Đạo Dụ đã làm cho bản văn chỉ có ý nghĩa trên giấy mà thiếu hẳn phần thi hành. Ấy là chưa kể đến việc, chính bản thân Bảo Đại đã đầu hàng kẻ cưóp chính quyền của Việt Nam sau đó mấy tháng mà không có lấy một lời phản kháng nào. Từ đó, ngày 11/3/ 1945 bị rơi vào quên lãng, chẳng có mấy người biết đến.

Với ngày 26-10-1956. Ngày này theo tôi, rất đáng trân trọng và xứng đáng được coi là ngày Quốc Khánh của Viêt Nam. Được coi trọng là ngày Quốc Khánh theo cả hai nghĩa. Ngày vui mừng, ngày đổi mới của đất nước, vì từ đây đất nước theo thề chế Cộng Hòa, loại trừ vình viễn thể chế quân chủ ra khỏi đất nước. Về sinh hoạt từ đây đất nước sẽ bước vào cuộc sinh hoạt trong Dân Chủ và Tự Do. Không còn cảnh con vua thì lại làm vua để trị vì đất nước dù vô cùng ngu muội, bệnh hoạn. Về đối ngoại thì sau ngày này, lá cờ của thực dân Pháp đã bị kéo xuống khỏi cây cột cờ trên phủ toàn quyền và thay vào đó là Quốc Kỳ của tổ Quốc Việt Nam. Đây là biểu hiệu chấm dứt hoàn toàn sự lệ thuộc vào chủ nghĩa bảo hộ của ngoại bang. Đây là một việc làm đầy ý nghĩa và chính danh mà Bảo Đại đã biết bao nhiêu năm cố gắng, hoặc gỉả, cả chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim, hơn bốn tháng cầm quyền từ sau ngày vua Bảo Đại tuyên bố Độc Lập cho tổ quốc, nhưng không thể hạ nổi lá cớ này xuống khòi cái cột cờ ngạo nghễ kia. Nhưng chỉ một ngày sau khi công bố thành lập nền Cộng Hòa cho Việt Nam, TT Ngô dình Diệm và nội các của ông đã hoàn thành nhiệm vụ giải thể chế độ bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.

Về mặt nhân dân và đời sống. Ai muốn nói gỉ thì nói. Ai muốn lên án vị lãnh đạo của thời gian này là Tổng Thống Ngô đình Diệm thì cứ việc lên án. Nhưng có một điều không ai có thể chối cãi, kể cả chính những kẻ lên án ông, chỉ trích ông, phê bính ông, cũng như tập đoàn CS đang tìm cách phá hoại nền Cộng Hòa do ông vun trồng, đều phải công nhận những điểm son trong thời đệ nhất cộng hòa, và xác định là không có bất kỳ một người Việt Nam nào, kể cả lãnh đạo CS tại miền bắc đạt được thành tích vì dân vì nước như ông. Thứ nhất, ông là một vị Tổng Thống mẫu mực, đạo hạnh và liêm chính và sống vì dân vì nước. Rồi, dưới thời của ông người dân được hưởng một cuộc sống thái hòa an lạc, những phường trộm cưóp đầu đưòng xó núi ( VC) thì lo trốn chui trốn nhủi trong hang chờ chết. Kế đến, về phương diện ngoại giao, ông là một người duy nhất đã làm cho tổ quốc Việt Nam bừng sáng trên trường quốc tế, làm cho các lân bang và đồng minh kính nể, ngưỡng mộ. Bởi vì ông là một vị lãnh đạo duy nhất ở Đông nam Á, chỉ sau mấy năm lãnh đạo đất nước, khi đến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của TT Eisenhower. Ông đã đưọc chính vị anh hùng giải phóng Âu Châu là Tổng thống đương nhiệm ra tận chân máy bay để đón tiếp. Sau đó cả hai cùng ngồi chung trong một chiếc xe mui trần chạy dọc theo những đại lộ chính để về dinh Quốc Khách hội họp, nghỉ ngơi và đến đọc diễn văn tại Quốc Hội lưỡng viện Hoa kỳ. Chính trong bài diễn văn ngắn gọn này, một lần nữa ông đã chứng tỏ cái bản lãnh ý thức Độc Lập của Dân tộc Việt Nam ra trước cường quốc của thế giói khi công bố: :” Chúng tôi khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền trường tồn, quyền phát triển tự do, trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của con người trong đời sống” Ngô đình Diệm .

Ai đó đừng “ chạm giây” cho rằng, tại vì Mỹ là đồng minh là bảo hộ cho miền nam nên mới đón tiếp ông Diệm như thế, chứ hay ho gì? Nếu ai dại dột nghĩ như thế thì hãy nhìn lại thân phận Hồ chí Minh xem sao? Y sang Trung quốc mười lần thì lén lút lên xe lửa đến tám lần. Hỏi xem có lần nào lãnh đạo Nga, Trung cộng ra đến tận sân bay đón Y chăng? Xem thế, phận nô lệ không thể đem so với tình bằng hữu!

Ngày 1-11-1963 thì thế nào? Thật là chẳng may cho người Việt Nam ở mền nam khi nhóm tướng lãnh phản loạn, nay thì đã đưọc công khai hóa là nhận tiền của Mỹ để giết hại vị Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của miền nam trong cuộc đảo chánh. Sau đó, lại còn tròng vào cổ người miền nam cái ngày phản loạn ấy là ngày Quốc Khánh! Sát nhân lại có thể sính với anh hùng ư? Thật chả còn ra một một cái thể thống và ý nghĩa gì. Ngày của những kẻ phản bội dân tộc lại được nhóm phản loạn này khoác cho một cái áo choàng là ngày mừng cho cả nưóc! Nhìn lại, đây chính là ngày khởi đầu cho cuộc bi thảm ở miền nam . Rồi bi thảm này được kết thúc bằng một tai họa đem đến bất hạnh lớn cho cả dân tộc từ sau ngày 30-4-1975. Nó lẽ ra không bao giờ nên nhắc đến nữa.

Ngày 2-9-1945 thế nào? Có lẽ không chỉ riêng tôi, gia đình tôi, bạn bè thân hữu của tôi, nhưng là tuyệt đại đa số lên đến trên 90% người dân Việt Nam, nếu được hỏi ý kiến thì tất cả sẽ trả lời một cách dứt khoát là. Không. Không bao giờ nó xứng với cái danh vị ấy. Trái lại, nó rất xứng hợp với cái tên gọi là ngày Việt Minh cướp chính quyền. Lúc trước nó đơn giản được hiểu là ngày Hồ chí Minh dùng bạo lực như bọn trộm cướp, để cướp chính quyền từ tay của một chính phủ hợp pháp của một nước đã thu hồi Độc Lập. Ngày nay, khi lý lịch cá nhân là người Tầu của Hồ chí Minh từng bước bị nghi ngờ thành sáng tỏ, nó còn mang thêm một cái nghĩa đau đớn khác nữa là, Hồ Quang và tập đoàn cộng sản theo Tàu đã cướp chính quyền của Việt Nam, đẩy Việt Nam vào vòng nô lệ bành trướng phương bắc. Nếu đúng như thế thì không còn gì bất hạnh hơn. Sự việc này đã diễn tiến như sau:

1. Những sự kiện trước khi xảy ra ngày cướp chính quyền của Việt Nam.

- Ngày 3-2-1930, một nhóm gồm 7, 8 người đã tập họp lại với nhau và thành lập đảng cộng sản Đông Dương tại Hồng Kông, dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế, trực tiếp là Nga và Tàu lãnh đạo, trách nhiệm.

- Một trong 8 người này vào năm 1938, xuất hiện trong vai thiếu tá tình báo, phụ trách ngành điện báo thuộc Bát Lộ Quân trong quân đội nhân dân giải phóng Trung cộng với lý lịch như sau: “ Sơ yếu lý lịch của Huguang ( tức c/t Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁—-广东—-少校 —-毕业于岭南大学——中学教师。会外语和国语 .

- Thiếu tá Huguang vào địa giới Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 01năm 1941. Đến tháng 8-1942 ông ta trở lại Trung quốc, bị bắt vì giấy tờ đã hết hạn. Khi bị bắt Y khai tên là Hồ chí Minh. Đến tháng 9-1944 HCM trở lại Việt Nam và cuối năm 1944 trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945( Wikipedia).

- Nhân cuộc tổng đình công tại Hà Nội đưa đến việc sụp đổ chính quyền của Việt Nam lúc bấy giờ, Việt Minh đã cướp lấy chính quyền vào ngày 2-9-1945. Chính ngày 2-9-1945, ngày này đã đóng một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử Việt Nam. Nó đã làm thay đổi, đảo lộn dòng văn hóa nhân bản và đạo đức của xã hội Việt Nam. Nó đã đưa dân tộc Việt Nam vừa thoát ách thực dân và phong kiến lại vội vàng chìm vào ách nô lệ và thống trị toàn trị của cộng sản theo chân Tàu cộng. Nó chính là ngày Việt Minh đã cướp đoạt toàn bộ di sản nhân quyền và nhân bản của dân tộc Việt Nam.

2. Những thành tích sau ngày Hồ chí Minh cướp được chính quyền của Việt Nam.

Trước hết là cuộc thảm sát đồng bào Việt Nam trong mùa đấu tố với hơn 170 ngàn người bị chặt đầu, bị chôn sống, và bị sử từ và toàn bộ tài sản của họ bị cưỡng đoạt. Vào những ngày gần đây, người ngưòi kinh hoàng, rợn tóc gáy khi nhìn thấy những hình ảnh của chiến tranh và của khủng bố được lưu truyền trên mạng. Từ đó đã khơi nguôn cho việc người người lên án những hành vi gây tội ác man rợ này. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, những hình ảnh ấy thấm vào đâu, chẳng đáng là gì nếu đem so sánh nó với những cảnh Hồ chí Minh chặt đầu, chôn sống, sử tử hơn 170 ngàn đồng bào vô tội Việt Nam trong khoảng 1953-56. Ấy là chưa kể đến những cuộc chém lén trước đó và trong chiến tranh.

Nó không thể so sánh vì tội ác có tính man rợ phạm đến con người bằng cách nay hay cách khác thì đều không được tha thư. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, tội ác của khủng bố còn có chỗ để bào chữa là vì trong hoàn cảnh chiến tranh, hai bên đang tranh dành chiến thắng nên không từ bỏ bất cứ những hành vi man rợ nào có thể trấn áp đối phương. Nhưng trường hợp của Hồ chí Minh thì tuyệt đối không có bất cứ một khe hở nào, dủ nhỏ, để bào chữa cho cái hành vi man rợ, không nhân tính của Y. Bởi vì, những người bị giết chết kia chỉ là dân thường, áo vải, không phải là những người đối đầu với Y. Họ không hề tham gia bất cứ một công tác nào chống lại Y. Hơn thế; còn có rất nhiều ngươi đã đích thân, hay cho con cái theo Việt Minh, theo kháng chiến từ buổi đầu và HCM đang là ngươi lãnh đạo của họ. Có thể nói, họ có nhiều công lao với đất nước. Họ không phạm bất cứ một lỗi nào để phải bị chặt đầu, bị chôn sống bị sử tử treo ngược. Họ bị giết chỉ vì cái lòng man rợ và độc ác của HCM hơn là bất cứ một lý do nào khác. Bởi chính Hồ chí Minh, sau vụ giết người này đã khoa tay múa chân, tự mãn tuyên bố “Đây là một chiến thắng long trời lở đất”. Hỡi ơi! Giết dân, cướp của một cách man rợ, độc ác như thế mà có thể bảo là một chiến thắng long trời lở đất được ư? Đây là tiếng người hay tiếng ma? Có phải vì Y không có trong người dòng máu Việt Nam, nên y không thể thương tiếc người Việt Nam. Có phải vì Y mang trong người dòng máu của Hán, Tống, Nguyên… nên Y đã lợi dụng thời cuộc gọi là cải cách này để trả hận cho những Gò Đống Đa hay Chi Lăng xưa? Chưa ai có câu trả lời khẳng đinh. Tuy nhiên, không thể tìm ra một lời tuyên bố nào bạc ác, bất nhân như thế nữa. Ấy là chưa kể đến chuyện HCM còn là kẻ thâm độc ngoài sức tưởng tưọng của con người khi y bắt chính thân nhân, kể cả vợ con trong nhà cho đến họ hàng, lối xóm của nạn nhân, phải đứng ra chỉ mặt, kể vu khống cho nạn nhân những caí tội mà họ chưa bao giờ biết đến! Nghe chưa xong thì nạn nhân đã phải chết và người còn sống thì phải theo gương Y nói dối nhau mà sống!

Rồi ngày nay, cái họa Tàu đã tràn khắp trên giang sơn Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Tại ông Tổng thống Diệm chăng? Hay do từ văn bản của Đặng xuân Khu viết lời kêu gọi Việt Nam xin được làm chư hầu cho Trung Cộng vào năm 1951. Hay từ công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958. Hoặc giả, từ những lời khẵng định của Lê Duẫn tưng công bố ngay khi sang chầu Trung cộng là:” Cuộc chiến đáu này( tại miền nam) là đánh cho Trung Công Liên Sô…” “ Chúng tôi còn kiên cường chiến đấu, là vì phụ thuộc vào Mao chủ tịch!(1969)” Ai hảnh diện, ai tự hào về những hành vi man rợ của Hồ chí Minh, vì những bài viết, những lời tuyên bố của Đồng, Chinh, Duẩn đây? Người Việt Nam ư? Không, không bao giờ! Như thế, tự nó đã trả lời, ngày 2-9-1945 là ngày Hồ chí Minh cướp chính quyền của Việt Nam..

Sang đến chyện bài báo nói về “ những ngày viết tài liệu “ tuyệt đối bí mật” của HCM. Vũ Kỳ, viên thư ký riêng của Y viết: “ Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã được suy gẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà sàn càng yên tịnh…. Chính vào giờ phút dó, bác đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu” Tuyệt đối bí Mật”. Tài liệu tuyệt đối bí mật là tài liệu nào đây? Có lẽ độc gỉa đã nhớ ra rồi. Đó là bài “địa chủ ác ghê” .

Xin cám ơn tác giả Vũ Kỳ đã xác minh rõ ràng sự kiện:” Bác Hồ ngồi chăm chú viết, Vấn đề đã được suy gẫm từ lâu…” Thật ra điều ấy thì ai cũng biết. Bởỉ vì không phải trong một ngày, một lúc mà HCM có thể đẻ ra được quá nhiều loại tội ác, đi kèm với các con số khủng để vu khống cho bà Nguyễn thị Năm. Nhưng hẳn nhên là phải qua qúa trình suy gẫm, tính toán từ cái bụng dạ bất luơng và vô đạo ấy mới có thể đẻ ra được những loại tội này để vu khống cho một người đàn bà đã cưu mang rất nhiều cán bộ cao cấp của Việt Minh cũng như của cộng sản, HCM viết:

“……… Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con* và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân.

- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào “ C.B... 21-7-1953.

*Hai người con của bà đều là sỹ quan cấp tá trong quân đội Việt Minh.

Viết kiểu ngậm máu độc phun người như thế thì buộc HCM phải ký tên bằng cách viết tắt và dùng chữ lạ C.B. Xưa nay, những kẻ đại gian đại ác luôn phải tìm cách dấu mặt, dấu tông tích của mình. Chỉ phiền là Ông Trời bất dung gian nên cái chữ viết tắt dấu mặt kia, tưởng là không ai biết, ai ngờ lại được chính ủy ban nghiên cứu tiểu sử của Hồ hãnh diện đưa vào trong danh sách “ những cái tên, bút hiệu, bút danh của bác”! Từ đó, nó đã làm cho mọi người bừng tỉnh, nhìn ra được cái mặt thật nham hiểm, đểu cáng của bác! Thật chả trách ai được. Tự 1m, tự chịu. Hơn thế, Công lý luôn soi dọi vào mọi nơi gian dối. Bằng chứng là, HCM đã quyết dấu trọn tung tích của mình khi viết di chúc là muốn được hỏa táng, rồi đem tro thả xuống sông để cho biệt tăm biệt tích, không còn một di tích nào về sau. Ai ngời, đảng CS thương bác thành hại bác. Nay cái xác nằm kia thì sớm muộn gì nó cũng bị đem ra mà DNA trả lời cho công luân. Khi ấy thì hỡi ơi. Khéo mà Tầu ơi là… Tàu!

Nay nhân ngày này, nếu đọc, gẫm nhìn lại những trang sử mà dấu mực vẫn chưa khô, nhìn ở dưới bất cứ một góc độ nào, mọi người đều thấy rằng: Ngày 2-9-1945, quả thật là là ngày HCM và tập đoàn Việt Minh đã cướp đoạt lấy chính quyền của Việt Nam. Đó là ngày Việt Minh đã cướp đi nền Độc Lập của đất nước. Cướp đi nhiều mạng sống và cuộc sống tươi đẹp của người dân Việt Nam. Cưóp đi Tự Do, Nhân Quyền của người dân. Chúng đã cướp đi nền Công Lý, Đạo Hạnh của xã hội. Rồi thay vào đó là một xã hội đổ đốn trong nô lệ cho cộng sản Tàu, Nga. Từ đó, Tổ Quôc Việt Nam mất Độc Lập, phần bản thân lãnh đạo đảng và nhà nưóc CSVN thì hoàn toàn sống lệ thuộc vào những ân huệ Xin – Cho từ Tàu cộng. Bắt qùy gối bái lạy, phải qùy gối bái lạy. Bảo đứng cúi mình, không dám ngửa mặt lên! Trong nước thì người dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền. Xã hội không còn Công Lý. Với những thành tích vĩ đại như vậy, ngày 2-9-1945 lại trở thành ngày quốc khánh, ngày vui mừng, ngày đổi mới của một dân tộc như Việt Nam hay sao? Có chăng đây chỉ là chuyện diễu một thời!

Như thế, chúng ta, người Việt Nam yêu nước, thương nòi, chỉ còn duy nhất một con đường để đi là: Hãy đứng dậy, nắm lấy tay nhau, đi theo bước chân của tiền nhân ta. Trảm kẻ nội thù diệt xâm lăng. Mở lại một trang sử mới cho đất nước, tạo nên một ngày mới cho Dân Tộc. Ở đó Việt Nam là một Quốc gia trường tồn trong Độc Lập. Ở đó người dân có Tự Do, có sinh hoạt Dân Chủ. Dân chủ không phải là một hạnh phúc vật chất, nhưng là một phương tiện để đưa đất nước và con người thăng tiến trong những sinh hoạt chính trị, xã hội với mục đích đem lại phúc lợi cho người dân. Ở đó mọi giá trị về đạo đức, luân lý của xã hội, nhân phẩm của con ngưòi và tôn nghiêm linh thánh của Tôn giáo phải được tôn trọng. Quyền bình đẳng của con người, Quyền tư hữu của tư nhân, của tập thể, của tư cách pháp nhân được luật pháp bảo trợ. Ở đó có Công Lý ngự trị. Đó mới thật là một ngày vui mừng, một ngày mới, một ngày Quốc Khánh của chúng ta.

Bảo Giang

9-2014.
 
Văn Hóa
Trung Thu: Con đường Tuổi Hồng
Trầm Thiên Thu
10:36 05/09/2014
CON ĐƯỜNG TUỔI HỒNG

Trên con đường tuổi hồng
Tung tăng nhịp chân sáo
Hồn nhiên là vật báu
Em cẩn thận giữ gìn

Từng giây phút đi tìm
Kho tàng là kiến thức
Tuyệt vời miền cổ tích
Khoảng yêu thương ngọc ngà

Từng ngày tháng trôi qua
Biết bao điều vô giá
Đừng bao giờ lãng phí
Dù một chút thời gian

Đẹp con đường tuổi hồng
Dệt từ bao kỷ niệm
Cho tháng ngày khôn lớn
Em sẽ mãi không quên

GIỌT THƠ NGÂY

Giọt nắng đùa trên lá
Như ngọc sáng lung linh
Giọt mực tím thương quá
Nép trang vở trắng tinh
Em một thời bút sách
Giọt hồn nhiên thơ ngây
Sắc nắng vàng từng hạt
Đẹp khoảng trời mơ say
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bàn Tay Tin Yêu
Dominic Đức Nguyễn
21:22 05/09/2014
BÀN TAY TIN YÊU
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2014 Carthage, MO. Hoa Kỳ)

Hãy cho chúng con
niềm tin bay cao
như chim đàn réo gọi
Những sáng yên lành,
những khuya tối bình an.
(Trích thơ của Ly Khách)