Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 24 Mùa Quanh Năm C. 24.9.2016
Lm Francis Lý văn Ca
04:46 06/09/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Câu chuyện người con trai hoang đàng chúng ta đã thường nghe hoặc thấy diễn đạt bằng hoạt cảnh trong Mùa Chay. Dịp nghe lại bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tự hỏi mình: đã bao lần được Chúa tha thứ và đã bao lần chúng ta nhận được sư khoan dung của Ngài.
Chủ đề của thánh lễ hôm nay là sự tha thứ. Dân Dothái đã lỗi nghịch cùng Thiên Chúa Giavê, qua sự khẩn cầu, van xin của Môisen, Chúa đa nguôi giận và tha thứ cho họ. Đồng thời qua câu chuyện trong bài Tin Mừng, chúng ta nhận ra hình ảnh nhân hậu của người cha già. Đặc biệt là trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cầu xin Chúa, với sức mạnh của ân sủng, đặc biệt là giới trẻ, biết quay về với Chúa, với cộng đoàn trong những sinh hoạt chung và năng lãnh nhận các phép bí tích trong ngôi Nhà Cha chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái mỏi mệt trong việc tuân giữ giới răn Chúa, thay thế vào đó họ tạc hình bò vàng. Thiên Chúa nổi cơn giận. Nhưng qua sự van nài của Môisen, Thiên Chúa đã tha phạt họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho Timôthêô về chức vụ tông đồ mà Chúa trao phó cho Phaolô do tình thương của Ngài. Ngoài sự trung thành rao giảng Tin Mừng, ông còn cậy trông và phó thác cho Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta hai hình ảnh: Người cha đầy lòng nhân hậu và hình ảnh thứ hai giữa người với người. Mời anh chị em nghe hai hình ảnh nầy trong bài tường thuật sau đây của thánh sử Luca.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Khi chúng ta sa ngã, Chúa ban ơn thánh nâng đỡ chúng ta chỗi dậy. Khi xa lìa Nhà Cha, Chúa chờ đợi chúng ta trở về... Với tâm tình phó thác, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Hàng Giáo Sĩ, với ơn Chúa ban, các ngài luôn trung thành trong ơn gọi và tiếp trao ban tình thương của Chúa cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cá nhân hay gia đình gặp những sự hoạn nạn và buồn phiền, biết chạy đến Chúa là nguồn nơi nương tựa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta có quả tim trong sạch, đẩy xa chúng con sự hiềm thù ghen ghét anh em, đặc biệt là những người thân cận với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta với tâm hồn thông cảm và thứ tha, chúng ta sẽ trở nên những người mới trong những nghịch cảnh của cuộc đời. Đặc biệt trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa phán qua Tin Mừng: "Một người tội lỗi ăn năn hối cải, cả triều thần thánh vui mừng". Xin cho mỗi người trong chúng con, qua sự cầu nguyện và công tác tông đồ, đem nhiều anh chị em về với Chúa và Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Câu chuyện người con trai hoang đàng chúng ta đã thường nghe hoặc thấy diễn đạt bằng hoạt cảnh trong Mùa Chay. Dịp nghe lại bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tự hỏi mình: đã bao lần được Chúa tha thứ và đã bao lần chúng ta nhận được sư khoan dung của Ngài.
Chủ đề của thánh lễ hôm nay là sự tha thứ. Dân Dothái đã lỗi nghịch cùng Thiên Chúa Giavê, qua sự khẩn cầu, van xin của Môisen, Chúa đa nguôi giận và tha thứ cho họ. Đồng thời qua câu chuyện trong bài Tin Mừng, chúng ta nhận ra hình ảnh nhân hậu của người cha già. Đặc biệt là trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cầu xin Chúa, với sức mạnh của ân sủng, đặc biệt là giới trẻ, biết quay về với Chúa, với cộng đoàn trong những sinh hoạt chung và năng lãnh nhận các phép bí tích trong ngôi Nhà Cha chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái mỏi mệt trong việc tuân giữ giới răn Chúa, thay thế vào đó họ tạc hình bò vàng. Thiên Chúa nổi cơn giận. Nhưng qua sự van nài của Môisen, Thiên Chúa đã tha phạt họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho Timôthêô về chức vụ tông đồ mà Chúa trao phó cho Phaolô do tình thương của Ngài. Ngoài sự trung thành rao giảng Tin Mừng, ông còn cậy trông và phó thác cho Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta hai hình ảnh: Người cha đầy lòng nhân hậu và hình ảnh thứ hai giữa người với người. Mời anh chị em nghe hai hình ảnh nầy trong bài tường thuật sau đây của thánh sử Luca.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Khi chúng ta sa ngã, Chúa ban ơn thánh nâng đỡ chúng ta chỗi dậy. Khi xa lìa Nhà Cha, Chúa chờ đợi chúng ta trở về... Với tâm tình phó thác, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Hàng Giáo Sĩ, với ơn Chúa ban, các ngài luôn trung thành trong ơn gọi và tiếp trao ban tình thương của Chúa cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cá nhân hay gia đình gặp những sự hoạn nạn và buồn phiền, biết chạy đến Chúa là nguồn nơi nương tựa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta có quả tim trong sạch, đẩy xa chúng con sự hiềm thù ghen ghét anh em, đặc biệt là những người thân cận với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta với tâm hồn thông cảm và thứ tha, chúng ta sẽ trở nên những người mới trong những nghịch cảnh của cuộc đời. Đặc biệt trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa phán qua Tin Mừng: "Một người tội lỗi ăn năn hối cải, cả triều thần thánh vui mừng". Xin cho mỗi người trong chúng con, qua sự cầu nguyện và công tác tông đồ, đem nhiều anh chị em về với Chúa và Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 06/09/2016
12. NÓI CHUYỆN VUI, CỨU ĐƯỢC MẠNG.
Một hôm, Kính Tân Ma đi gặp Trang Tôn, mấy con chó dữ thoắt cái đã vây quanh ông ta. Ông ta áp sát vào trên cái cột lớn tiếng kêu:
- “Bệ hạ, không nên dung túng con cái của ngài để cắn tôi !”
Bởi vì Trang Tôn là người dân tộc thiểu số ở phía bắc, lúc nói thì tránh nói đến chó, cho nên Kính Tân Ma châm biếm Trang Tôn như vậy.
Trang Tôn rất giận, rút cung tên chuẩn bị bắn. Kính Tân Ma la hoảng lên:
- “Bệ hạ, không nên giêt thần ! Thần tử và bệ hạ là một thân, giết thần tử thì bệ hạ không được may mắn ạ !”
Trang Tôn kinh ngạc hỏi:
- “Tại sao ?”
Ông ta trả lời:
- “Lúc bệ hạ khai quốc, không phải là đã cải quốc hiệu là “Đồng Quang” sao ? Dân chúng trong thiên hạ đều gọi bệ hạ là “Đồng Quang đế”, “đồng” này cũng chính là đồng của “đồng tiền”. “Đồng” này là do chà xát mà sáng. Nếu giết Kính Tân Ma , thì “đồng” cũng sẽ không được sáng ạ !”
Trang Tôn cười lớn bỏ cung tên xuống.
(Ngũ đại sử ký)
Suy tư 12:
Nhà chính trị giỏi là người biết nắm bắt được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, và nhất là biết “nắm được” con tim của quần chúng, mà con tim của quần chúng thì không nằm phía trong bên trái của lồng ngực, nhưng là nằm ở cả nơi công ăn việc làm, họ cần công việc để làm, họ cần đời sống an sinh xã hội tốt, họ cần bảo hiểm y tế, cần tăng lương, cần an ninh trật tự.v.v... biết chà xát đánh bóng cho đẹp con tim của quần chúng thì sẽ được sự ủng hộ của nhiều người.
Trong cộng đoàn, người này có thể là thánh giá của người kia, nhưng là niềm vui của người nọ; anh có thể là một cản trở của tôi, nhưng với người khác thì anh là một nguyên tắc sống của họ. Và như thế cũng có nghĩa là đối với việc nên thánh, thì ai cũng là dụng cụ mà Thiên Chúa dùng để “cọ xát, đánh bóng” chúng ta, để chúng ta trở nên sáng hơn trong cuộc sống chứng nhân của Tin Mừng (ngoại tại) cũng như trong đời sống thiêng liêng (nội tại).
“Lạy Đức Chúa Giê-su, chúng con hiểu rằng, vì để chúng con trở nên hoàn hảo hơn nên Chúa đã dùng những anh em chị em như là dụng cụ để “chà xát, đánh bóng” chúng con, nhưng trong cuộc sống thì quả là chúng con chịu không nỗi những chà xát, đánh bóng ấy, vì chúng con không đủ kiên nhẫn nhìn thấy những xấc láo nơi người trẻ, không chịu được những kiêu căng nơi người kiêu căng, cho nên chúng con chưa thuộc bài mà Chúa dạy chúng con qua họ. Lạy Chúa, xin ban thêm cho chúng con sự khiêm nhường của Chúa khi Chúa đứng trước mặt vua Hê-rốt, sự nhịn nhục và kiên nhẫn của Chúa khi Chúa đối chất với quan Phi-la-tô, để con biết nhận ra ý Chúa qua mọi hoàn cảnh. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Một hôm, Kính Tân Ma đi gặp Trang Tôn, mấy con chó dữ thoắt cái đã vây quanh ông ta. Ông ta áp sát vào trên cái cột lớn tiếng kêu:
- “Bệ hạ, không nên dung túng con cái của ngài để cắn tôi !”
Bởi vì Trang Tôn là người dân tộc thiểu số ở phía bắc, lúc nói thì tránh nói đến chó, cho nên Kính Tân Ma châm biếm Trang Tôn như vậy.
Trang Tôn rất giận, rút cung tên chuẩn bị bắn. Kính Tân Ma la hoảng lên:
- “Bệ hạ, không nên giêt thần ! Thần tử và bệ hạ là một thân, giết thần tử thì bệ hạ không được may mắn ạ !”
Trang Tôn kinh ngạc hỏi:
- “Tại sao ?”
Ông ta trả lời:
- “Lúc bệ hạ khai quốc, không phải là đã cải quốc hiệu là “Đồng Quang” sao ? Dân chúng trong thiên hạ đều gọi bệ hạ là “Đồng Quang đế”, “đồng” này cũng chính là đồng của “đồng tiền”. “Đồng” này là do chà xát mà sáng. Nếu giết Kính Tân Ma , thì “đồng” cũng sẽ không được sáng ạ !”
Trang Tôn cười lớn bỏ cung tên xuống.
(Ngũ đại sử ký)
Suy tư 12:
Nhà chính trị giỏi là người biết nắm bắt được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, và nhất là biết “nắm được” con tim của quần chúng, mà con tim của quần chúng thì không nằm phía trong bên trái của lồng ngực, nhưng là nằm ở cả nơi công ăn việc làm, họ cần công việc để làm, họ cần đời sống an sinh xã hội tốt, họ cần bảo hiểm y tế, cần tăng lương, cần an ninh trật tự.v.v... biết chà xát đánh bóng cho đẹp con tim của quần chúng thì sẽ được sự ủng hộ của nhiều người.
Trong cộng đoàn, người này có thể là thánh giá của người kia, nhưng là niềm vui của người nọ; anh có thể là một cản trở của tôi, nhưng với người khác thì anh là một nguyên tắc sống của họ. Và như thế cũng có nghĩa là đối với việc nên thánh, thì ai cũng là dụng cụ mà Thiên Chúa dùng để “cọ xát, đánh bóng” chúng ta, để chúng ta trở nên sáng hơn trong cuộc sống chứng nhân của Tin Mừng (ngoại tại) cũng như trong đời sống thiêng liêng (nội tại).
“Lạy Đức Chúa Giê-su, chúng con hiểu rằng, vì để chúng con trở nên hoàn hảo hơn nên Chúa đã dùng những anh em chị em như là dụng cụ để “chà xát, đánh bóng” chúng con, nhưng trong cuộc sống thì quả là chúng con chịu không nỗi những chà xát, đánh bóng ấy, vì chúng con không đủ kiên nhẫn nhìn thấy những xấc láo nơi người trẻ, không chịu được những kiêu căng nơi người kiêu căng, cho nên chúng con chưa thuộc bài mà Chúa dạy chúng con qua họ. Lạy Chúa, xin ban thêm cho chúng con sự khiêm nhường của Chúa khi Chúa đứng trước mặt vua Hê-rốt, sự nhịn nhục và kiên nhẫn của Chúa khi Chúa đối chất với quan Phi-la-tô, để con biết nhận ra ý Chúa qua mọi hoàn cảnh. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:35 06/09/2016
34. Bề trên không thể ra lệnh cho thuộc hạ làm chuyện xấu xa, nhưng có thể cấm thuộc hạ làm một chuyện tốt.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy niệm Chúa Nhật 24 thường niên C
Lm. Anthony Trung Thành
08:33 06/09/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN C
Bài Tin mừng hôm nay kể lại các dụ ngôn của Lòng Thương Xót: dụ ngôn con chiên lạc, đồng xu thất lạc và người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32). Trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa luôn tràn ngập vui mừng, nhất là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ”(Số 9).
Thật vậy, vì thương xót, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho nhân loại như người cha đã tha thứ cho đứa con đi hoang trở về. Không những tha thứ mà người cha còn tìm mọi cách để trả lại cho đứa con của mình những chức phận làm con mà anh ta đã đánh mất. Ông nói với gia nhân: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu” (Lc 15, 22). Không những thế, ông còn cho giết bê béo để mở tiệc ăn mừng (x. Lc 15, 23).
Vì thương xót, Thiên Chúa luôn đi tìm kiếm con người khi con người xa đường lạc lối. Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị đánh mất và người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, đó là hình ảnh của chính Ngài đi tìm kẻ tội lỗi. Hành động đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm được, hoặc hành động bỏ 99 con chiên còn lại để trèo đèo lội suối tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc…nói lên sự hy sinh, sự quan tâm lo lắng của Ngài đối với người tội lỗi.
Vì thương xót, Thiên Chúa đã không dấu được sự vui mừng khi có người tội lỗi ăn năn hối cải. Đó là niềm vui của người chủ chiên khi tìm thấy con chiên lạc: ông vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”(x. Lc 15,5-6). Đó là niềm vui của người đàn bà khi tìm thấy đồng tiền bị đánh mất. Bà mời bạn bè và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (x. Lc 15, 9). Niềm vui đó được lan tỏa tới các thần thánh trên Thiên đàng. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”(Lc 15, 10).
Vì thương xót, Đức Giêsu đã bị những người luật sỹ và biệt phái khiển trách khi Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Đó cũng chính là hình ảnh người cha bị người con cả giận hờn, xa lánh khi ông tha thứ tội lỗi cho đứa con thứ. Mặc dầu bị khiển trách, nhưng Ngài vẫn không thay đổi thái độ yêu thương, vì yêu thương là bản chất của Ngài. Ngài không những yêu thương kẻ tội lỗi, đứa con thứ mà Ngài còn yêu thương cả những người biệt phái, yêu thương người con cả. Ngài nói với đứa con cả rằng: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15, 31-32).
Bài đọc I hôm nay còn cho chúng ta biết, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tha thứ cho dân Do Thái: khi được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi Ai-cập, dân Do thái phải có bổn phận trung thành với Ngài, tiếp tục thực hiện theo đường lối Ngài chỉ dạy…Đó là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Ngài. Nhưng họ không làm như vậy. Trái lại, họ còn phạm tội, bỏ đường lối của Ngài chỉ dạy, thay vì trung thành với Ngài thì họ lại đúc tượng một con bò và thờ lạy nó, dâng lên nó của lễ hiến tế. Chính vì thế, Thiên Chúa đã nổi giận và định hủy diệt họ. Nhưng nhờ lời cầu khẩn của ông Môsê, Thiên Chúa đã không hủy diệt họ.
Bài đọc II, Thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy vì tình thương mà Đức Giêsu đã tha thứ cho Thánh nhân. Thánh Nhân không ngần ngại kể lại rằng: trước đây, Thánh nhân là “kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng,” nhưng vì lòng thương xót, Đức Giêsu đã đi tìm và biến đổi Thánh nhân thành người Kitô hữu, đặt Thánh nhân làm Tông đồ của dân ngoại.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thi thố lòng thương xót của Ngài trên nhân loại. Ngài vẫn đi tìm kẻ tội lỗi. Ngài vẫn tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn thống hối trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mở ra cho con người niềm hy vọng lớn lao. Ở đời, một người mất chức, mất quyền, một người giàu có bị tán gia bại sản, một người suy sụp về sức khỏe…thật khó để phục hồi lại như trước. Nhưng thật hạnh phúc cho chúng ta là người Kitô hữu, nếu lỡ may sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm giá cao đẹp của mình. Chỉ cần chúng ta cố gắng quyết tâm ăn năn thống hối, chạy đến với Bí tích Giao hòa thì Thiên Chúa sẽ tức khắc trả lại phẩm giá cao quý cho chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi chính đứa con hoang đàng. Đó cũng chính là hình ảnh của biết bao nhiêu người có quá khứ tội lỗi, nhờ thống hối ăn năn họ đã được làm thánh. Chẳng hạn: Thánh Augustinô, thánh Mathêu, Thánh Maria Mađalêna…
Mới đây, trên trang wed phanxico.vn có đăng tải bài viết với chủ đề: “Sự trở lại lạ lùng của một người bị lên án tử hình qua một bản tin cáo phó.” Nội dung bài viết kể lại cuộc đời của tử tội Joshua Daniel Bishop, 41 tuổi, ở Mỹ. Ông can tội giết người và bị chích thuốc để chết. Một luật sư cũng là người bạn từ thời thơ ấu của tử tội kể lại từng giai đoạn trong cuộc đời của ông, từ tuổi thơ ấu bất hạnh cho đến những giây phút cuối cùng ở Texas. Ông nêu lên tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu, và những “sai lầm khủng khiếp” mà tử tội đã phạm. “Sự nghiện ngập này đã cướp đi đời sống của Joshua, nhưng Joshua mong các bạn trẻ đối diện với các trạng huống như anh đã đối diện học được bài học từ kinh nghiệm của anh”, bài báo viết.
Người bạn luật sư kể lại giai đoạn anh “sống dưới cầu Milledgeville” và thế nào mà khi ở tù anh đã quay về với Chúa Kitô và xin rửa tội theo đạo Công Giáo. Chính vì thế mà tử tội đã ý thức, “không một ai mà không được tha thứ.”
Sau đó, ông Joshua bắt đầu học vẽ và ông là một nghệ sĩ thực thụ. Điểm xúc động là vào giây phút cuối cùng, người tử tội được những người thương mình ở bên cạnh mình. “Cho đến giờ cuối, Joshua đã an ủi các bạn của mình. Anh cầu nguyện với chúng tôi, nhắc chúng tôi săn sóc nhau, rồi tất cả cùng hát bài “Amazing Grace.” Anh hy vọng cái chết của mình sẽ làm anh khỏi đau khổ và giúp anh có được bình an, sau tất cả những gì anh đã chịu đựng.”
Cho đến khi anh đi vào hành lang tử thần, anh luôn chú ý đến sự đau khổ của người khác, điều này chứng tỏ, đến điểm nào, “con quỷ” mà nhà nước muốn gạt hẳn ra trong con người của anh đã không còn. “Điều duy nhất thực sự khi anh rời thế gian này là một tâm hồn được cứu chuộc, dứt khoát muốn làm điều tốt...”
Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cánh cửa tha thứ của Ngài luôn rộng mở. Chúng ta hãy mạnh dạn bước vào. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tất cả những kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn trở về và đi qua cánh của của lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bài Tin mừng hôm nay kể lại các dụ ngôn của Lòng Thương Xót: dụ ngôn con chiên lạc, đồng xu thất lạc và người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32). Trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa luôn tràn ngập vui mừng, nhất là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ”(Số 9).
Thật vậy, vì thương xót, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho nhân loại như người cha đã tha thứ cho đứa con đi hoang trở về. Không những tha thứ mà người cha còn tìm mọi cách để trả lại cho đứa con của mình những chức phận làm con mà anh ta đã đánh mất. Ông nói với gia nhân: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu” (Lc 15, 22). Không những thế, ông còn cho giết bê béo để mở tiệc ăn mừng (x. Lc 15, 23).
Vì thương xót, Thiên Chúa luôn đi tìm kiếm con người khi con người xa đường lạc lối. Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị đánh mất và người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, đó là hình ảnh của chính Ngài đi tìm kẻ tội lỗi. Hành động đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm được, hoặc hành động bỏ 99 con chiên còn lại để trèo đèo lội suối tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc…nói lên sự hy sinh, sự quan tâm lo lắng của Ngài đối với người tội lỗi.
Vì thương xót, Thiên Chúa đã không dấu được sự vui mừng khi có người tội lỗi ăn năn hối cải. Đó là niềm vui của người chủ chiên khi tìm thấy con chiên lạc: ông vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”(x. Lc 15,5-6). Đó là niềm vui của người đàn bà khi tìm thấy đồng tiền bị đánh mất. Bà mời bạn bè và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (x. Lc 15, 9). Niềm vui đó được lan tỏa tới các thần thánh trên Thiên đàng. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”(Lc 15, 10).
Vì thương xót, Đức Giêsu đã bị những người luật sỹ và biệt phái khiển trách khi Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Đó cũng chính là hình ảnh người cha bị người con cả giận hờn, xa lánh khi ông tha thứ tội lỗi cho đứa con thứ. Mặc dầu bị khiển trách, nhưng Ngài vẫn không thay đổi thái độ yêu thương, vì yêu thương là bản chất của Ngài. Ngài không những yêu thương kẻ tội lỗi, đứa con thứ mà Ngài còn yêu thương cả những người biệt phái, yêu thương người con cả. Ngài nói với đứa con cả rằng: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15, 31-32).
Bài đọc I hôm nay còn cho chúng ta biết, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tha thứ cho dân Do Thái: khi được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi Ai-cập, dân Do thái phải có bổn phận trung thành với Ngài, tiếp tục thực hiện theo đường lối Ngài chỉ dạy…Đó là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Ngài. Nhưng họ không làm như vậy. Trái lại, họ còn phạm tội, bỏ đường lối của Ngài chỉ dạy, thay vì trung thành với Ngài thì họ lại đúc tượng một con bò và thờ lạy nó, dâng lên nó của lễ hiến tế. Chính vì thế, Thiên Chúa đã nổi giận và định hủy diệt họ. Nhưng nhờ lời cầu khẩn của ông Môsê, Thiên Chúa đã không hủy diệt họ.
Bài đọc II, Thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy vì tình thương mà Đức Giêsu đã tha thứ cho Thánh nhân. Thánh Nhân không ngần ngại kể lại rằng: trước đây, Thánh nhân là “kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng,” nhưng vì lòng thương xót, Đức Giêsu đã đi tìm và biến đổi Thánh nhân thành người Kitô hữu, đặt Thánh nhân làm Tông đồ của dân ngoại.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thi thố lòng thương xót của Ngài trên nhân loại. Ngài vẫn đi tìm kẻ tội lỗi. Ngài vẫn tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn thống hối trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mở ra cho con người niềm hy vọng lớn lao. Ở đời, một người mất chức, mất quyền, một người giàu có bị tán gia bại sản, một người suy sụp về sức khỏe…thật khó để phục hồi lại như trước. Nhưng thật hạnh phúc cho chúng ta là người Kitô hữu, nếu lỡ may sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm giá cao đẹp của mình. Chỉ cần chúng ta cố gắng quyết tâm ăn năn thống hối, chạy đến với Bí tích Giao hòa thì Thiên Chúa sẽ tức khắc trả lại phẩm giá cao quý cho chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi chính đứa con hoang đàng. Đó cũng chính là hình ảnh của biết bao nhiêu người có quá khứ tội lỗi, nhờ thống hối ăn năn họ đã được làm thánh. Chẳng hạn: Thánh Augustinô, thánh Mathêu, Thánh Maria Mađalêna…
Mới đây, trên trang wed phanxico.vn có đăng tải bài viết với chủ đề: “Sự trở lại lạ lùng của một người bị lên án tử hình qua một bản tin cáo phó.” Nội dung bài viết kể lại cuộc đời của tử tội Joshua Daniel Bishop, 41 tuổi, ở Mỹ. Ông can tội giết người và bị chích thuốc để chết. Một luật sư cũng là người bạn từ thời thơ ấu của tử tội kể lại từng giai đoạn trong cuộc đời của ông, từ tuổi thơ ấu bất hạnh cho đến những giây phút cuối cùng ở Texas. Ông nêu lên tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu, và những “sai lầm khủng khiếp” mà tử tội đã phạm. “Sự nghiện ngập này đã cướp đi đời sống của Joshua, nhưng Joshua mong các bạn trẻ đối diện với các trạng huống như anh đã đối diện học được bài học từ kinh nghiệm của anh”, bài báo viết.
Người bạn luật sư kể lại giai đoạn anh “sống dưới cầu Milledgeville” và thế nào mà khi ở tù anh đã quay về với Chúa Kitô và xin rửa tội theo đạo Công Giáo. Chính vì thế mà tử tội đã ý thức, “không một ai mà không được tha thứ.”
Sau đó, ông Joshua bắt đầu học vẽ và ông là một nghệ sĩ thực thụ. Điểm xúc động là vào giây phút cuối cùng, người tử tội được những người thương mình ở bên cạnh mình. “Cho đến giờ cuối, Joshua đã an ủi các bạn của mình. Anh cầu nguyện với chúng tôi, nhắc chúng tôi săn sóc nhau, rồi tất cả cùng hát bài “Amazing Grace.” Anh hy vọng cái chết của mình sẽ làm anh khỏi đau khổ và giúp anh có được bình an, sau tất cả những gì anh đã chịu đựng.”
Cho đến khi anh đi vào hành lang tử thần, anh luôn chú ý đến sự đau khổ của người khác, điều này chứng tỏ, đến điểm nào, “con quỷ” mà nhà nước muốn gạt hẳn ra trong con người của anh đã không còn. “Điều duy nhất thực sự khi anh rời thế gian này là một tâm hồn được cứu chuộc, dứt khoát muốn làm điều tốt...”
Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cánh cửa tha thứ của Ngài luôn rộng mở. Chúng ta hãy mạnh dạn bước vào. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tất cả những kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn trở về và đi qua cánh của của lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Suy niệm lễ Sinh nhật Đức Mẹ Maria
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:34 06/09/2016
CHÚC TỤNG MẸ! MỪNG SINH NHẬT HÔM NAY
Suy niệm lễ Sinh nhật Đức Maria
(Mt 1, 1-16. 18-23)
Ngày lễ sinh nhật Mẹ Maria hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta đọc lại gia phả của Chúa Giêsu. Ta thấy, trong suốt chiều dài lịch sử thấy Thiên Chúa đã tuyển chọn gia tộc cho Người cách đặc biệt.
Hình ảnh bốn phụ nữ được Kinh Thánh nói đến như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến để cứu độ những người tội lỗi, và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Việc tuyển chọn những nhân vật này không phải là điều đáng tự hào vì lý lịch của họ. Nhưng tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với con người. Người chọn sự yếu kém để nói lên lượng từ bi của Người.
Đây là "gia phả của đức tin và ân sủng". Vì cho dẫu gia phả này được đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót Chúa, được chính Thiên Chúa can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt, khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài, không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người. Chính vì một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã sinh ra để cưu mang Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta
Mẹ Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang lầm lỗi. Mẹ đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Mẹ đã làm cho có sự sống viên mãn.
Hôm nay là lễ sinh nhật Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ chúng ta, chúng ta hân hoan và cùng nhau chúc mừng tuổi Mẹ. Ngày này phải là ngày vui chung của toàn thế giới, chứ không phải riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ ân sủng và ơn cứu độ trong Đức Kitô. Mẹ thật xứng : "Đức Mẹ làm cho chúng con vui mừng".
Maria ! Mẹ Ngôi Hai Con Chúa
Chúc tụng Mẹ! Mừng Sinh nhật hôm nay
Chúa thương Mẹ ban ơn phúc dư đầy
Hình ảnh Mẹ, ngàn đời con ca tụng.
Quả thật, ngày sinh nhật của Mẹ đã khai mở lời hứa của Thiên Chúa bước đầu thành sự, đồng thời, Mẹ là Nữ Tử Sion, là hy vọng của nhân loại. Mẹ ra đời để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Có cuộc sinh nhật của Mẹ, mới có sự ra đời của Đức Giêsu, có Đức Giêsu mới có Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, ngày sinh nhật của Mẹ đã được đặt vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, cứu độ. Mẹ như Sao mai dẫn lối đưa đường, Mẹ chính là hừng đông, là ánh bình minh báo trước Mặt trời công chính là Đức Kitô.
Vì thế trong ngày Đức Maria chào đời Giáo Hội đã kêu lên : "Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường nay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh".
Thánh Gioan Đamatsô đã dâng lời ca tụng : "Hết thảy mọi người hãy đến, chúng ta hân hoan mừng ngày sinh ra niềm vui sướng của cả thế giới ! Hôm nay đây, từ một bản tính thế trần, một thiên đàng đã thành hình dưới thế. Hôm nay đây, việc cứu rỗi đã bắt đầu cho thế giới!"
Vậy, hôm nay, mọi loài trên trời dưới đất hãy cùng nhau hoan hỷ và đồng ca, nhảy múa biểu lộ niềm vui bất cứ vật nào ở trong trần gian cũng như ở trên trần gian hãy họp nhau mừng lễ. Quả thật, hôm nay thánh điện của Đấng tạo thành muôn vật đã được xây lên, và một thọ tạo, vì một lý do mới mẻ và thích đáng, đã được chuẩn bị làm nơi cư trú mới cho Đấng Hoá Công.
Khi mừng sinh nhật nhau, chúng ta thường tặng nhau những bó hoa, những món quà. Mừng ngày sinh nhật của Mẹ hôm nay: "mãi mãi nhân loại sẽ khơng ngớt cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa:
Chúng con tại thế tưng bừng,
Cùng nhau ca hát vang lừng bốn phương.
Tạ ơn Thiên Chúa tình thương,
Chọn người Trinh Nữ ngát hương ngàn đời.
Chúng ta hãy quyết hái nhiều hoa xinh đẹp để dâng kính Mẹ, tỏ lòng mến yêu Mẹ bằng những kinh nguyện chân thành dâng lên Mẹ, những đóa hoa tươi kính dâng Mẹ sẽ là những tâm tình đẹp chúng ta làm vui lòng Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính Mẹ, như : lần hạt Mân Côi, đọc kinh Truyền tin, nguyện kinh cầu, một cách phi thường. Có nghĩa là miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Đức Giêsu cũng được thể thể hiện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ. Với những lời chúc tốt lành nhất dâng về Mẹ cuộc sống hiện tại, quá khứ và tương lai làm món quà mừng Mẹ tuổi mới.
Mẹ sinh ra giữa muôn hoa hương ngát
Với màu sắc lộng lẫy đẹp đất trời
Mẹ rạng ngời trong hào quang vời vợi
Cùng Triều Thần con chúc khen mừng Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm lễ Sinh nhật Đức Maria
(Mt 1, 1-16. 18-23)
Ngày lễ sinh nhật Mẹ Maria hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta đọc lại gia phả của Chúa Giêsu. Ta thấy, trong suốt chiều dài lịch sử thấy Thiên Chúa đã tuyển chọn gia tộc cho Người cách đặc biệt.
Hình ảnh bốn phụ nữ được Kinh Thánh nói đến như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến để cứu độ những người tội lỗi, và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Việc tuyển chọn những nhân vật này không phải là điều đáng tự hào vì lý lịch của họ. Nhưng tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với con người. Người chọn sự yếu kém để nói lên lượng từ bi của Người.
Đây là "gia phả của đức tin và ân sủng". Vì cho dẫu gia phả này được đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót Chúa, được chính Thiên Chúa can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt, khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài, không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người. Chính vì một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã sinh ra để cưu mang Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta
Mẹ Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang lầm lỗi. Mẹ đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Mẹ đã làm cho có sự sống viên mãn.
Hôm nay là lễ sinh nhật Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ chúng ta, chúng ta hân hoan và cùng nhau chúc mừng tuổi Mẹ. Ngày này phải là ngày vui chung của toàn thế giới, chứ không phải riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ ân sủng và ơn cứu độ trong Đức Kitô. Mẹ thật xứng : "Đức Mẹ làm cho chúng con vui mừng".
Maria ! Mẹ Ngôi Hai Con Chúa
Chúc tụng Mẹ! Mừng Sinh nhật hôm nay
Chúa thương Mẹ ban ơn phúc dư đầy
Hình ảnh Mẹ, ngàn đời con ca tụng.
Quả thật, ngày sinh nhật của Mẹ đã khai mở lời hứa của Thiên Chúa bước đầu thành sự, đồng thời, Mẹ là Nữ Tử Sion, là hy vọng của nhân loại. Mẹ ra đời để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Có cuộc sinh nhật của Mẹ, mới có sự ra đời của Đức Giêsu, có Đức Giêsu mới có Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, ngày sinh nhật của Mẹ đã được đặt vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, cứu độ. Mẹ như Sao mai dẫn lối đưa đường, Mẹ chính là hừng đông, là ánh bình minh báo trước Mặt trời công chính là Đức Kitô.
Vì thế trong ngày Đức Maria chào đời Giáo Hội đã kêu lên : "Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường nay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh".
Thánh Gioan Đamatsô đã dâng lời ca tụng : "Hết thảy mọi người hãy đến, chúng ta hân hoan mừng ngày sinh ra niềm vui sướng của cả thế giới ! Hôm nay đây, từ một bản tính thế trần, một thiên đàng đã thành hình dưới thế. Hôm nay đây, việc cứu rỗi đã bắt đầu cho thế giới!"
Vậy, hôm nay, mọi loài trên trời dưới đất hãy cùng nhau hoan hỷ và đồng ca, nhảy múa biểu lộ niềm vui bất cứ vật nào ở trong trần gian cũng như ở trên trần gian hãy họp nhau mừng lễ. Quả thật, hôm nay thánh điện của Đấng tạo thành muôn vật đã được xây lên, và một thọ tạo, vì một lý do mới mẻ và thích đáng, đã được chuẩn bị làm nơi cư trú mới cho Đấng Hoá Công.
Khi mừng sinh nhật nhau, chúng ta thường tặng nhau những bó hoa, những món quà. Mừng ngày sinh nhật của Mẹ hôm nay: "mãi mãi nhân loại sẽ khơng ngớt cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa:
Chúng con tại thế tưng bừng,
Cùng nhau ca hát vang lừng bốn phương.
Tạ ơn Thiên Chúa tình thương,
Chọn người Trinh Nữ ngát hương ngàn đời.
Chúng ta hãy quyết hái nhiều hoa xinh đẹp để dâng kính Mẹ, tỏ lòng mến yêu Mẹ bằng những kinh nguyện chân thành dâng lên Mẹ, những đóa hoa tươi kính dâng Mẹ sẽ là những tâm tình đẹp chúng ta làm vui lòng Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính Mẹ, như : lần hạt Mân Côi, đọc kinh Truyền tin, nguyện kinh cầu, một cách phi thường. Có nghĩa là miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Đức Giêsu cũng được thể thể hiện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ. Với những lời chúc tốt lành nhất dâng về Mẹ cuộc sống hiện tại, quá khứ và tương lai làm món quà mừng Mẹ tuổi mới.
Mẹ sinh ra giữa muôn hoa hương ngát
Với màu sắc lộng lẫy đẹp đất trời
Mẹ rạng ngời trong hào quang vời vợi
Cùng Triều Thần con chúc khen mừng Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Kính Sinh Nhật Đức Mẹ Maria
Lm. Anthony Trung Thành
22:24 06/09/2016
Suy Niệm Lễ Kính Sinh Nhật Đức Maria
Ngày 8/9
Ngày xưa, ít người tổ chức mừng sinh nhật, thậm chí rất nhiều người không nhớ đến ngày sinh nhật của mình và sinh nhật của người thân. Có nhiều lý do: có thể do phong tục; có thể do thiếu điều kiện; có thể vì thiếu quan tâm; có thể vì bận rộn công việc…Ngày hôm nay, việc mừng sinh nhật trở thành như là một phong trào nơi các học sinh, sinh viên và nhiều thành phần khác trong xã hội: chính mình tổ chức sinh nhật cho mình; bạn bè, đồng nghiệp tổ chức sinh nhật cho nhau; cha mẹ tổ chức sinh nhật cho con cái; con cái cháu chắt tổ chức sinh nhật cho ông bà cha mẹ…Nhưng người ta vẫn thấy xã hội quan tâm hơn đến việc mừng sinh nhật của các vĩ nhân, tức là những người có địa vị, có công với xã hội cũng như Giáo Hội. Người ta không những nhớ đến ngày sinh nhật của họ khi còn sống mà người ta còn mừng sinh nhật của họ khi họ đã qua đời. Phải chăng, giá trị của ngày sinh nhật không chỉ là ở nơi việc được sinh ra làm người mà quan yếu là đã đóng góp gì cho đời, cho người?
Trong phụng vụ Giáo Hội, chỉ có ba ngày lễ Sinh nhật, đó là lễ sinh nhật Đức Giêsu, lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả và lễ sinh nhật Đức Maria mà chúng ta mừng kính hôm nay. Phải chăng Giáo Hội cũng dựa vào sự đóng góp của Đức Giêsu, Đức Maria và Thánh Gioan Tẩy Giả đối với nhân loại để mừng sinh nhật? Hay nói cách khác, Giáo Hội chú trọng vào vai trò và sứ mạng của ba vị trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa? Thật vậy, cả ba Đấng đều có những địa vị và sứ mạng đặc biệt trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa: Thánh Gioan Tẩy Giả có vai trò và sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại. Đức Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Đức Maria được tuyển chọn như thế nào? Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người. Nhưng, con người đã sa ngã phạm tội. Thiên Chúa không bỏ rơi con người. Ngài muốn cứu độ con người. Để chuẩn bị cho công việc này, Ngài đã chọn một người phụ nữ. Từ thuở đời đời, Ngài đã chọn Đức Maria. Vì Ngài biết cần có Mẹ để cộng tác với Ngài trong việc sinh ra Đấng Cứu Thế. Chính để Mẹ xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa, nên Ngài đã trang bị cho Mẹ những đặc ân hết sức cần thiết: Vô nhiễm nguyên tội, đồng trinh trọn đời và sau này Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác. Đồng thời, Thiên Chúa còn giữ gìn Mẹ không vướng mắc một tội riêng nào.
Về phần Đức Maria, Mẹ không nghĩ rằng Mẹ được vinh dự làm Mẹ Thiên Chúa. Bằng chứng là Mẹ vẫn khấn giữ mình đồng trinh. Khi Thiên thần đến báo tin vui, Mẹ vẫn ngỡ ngàng vì chưa hiểu lời Thiên thần nói. Thiên Chúa không cho Mẹ biết trước, vì Thiên Chúa tôn trọng tự do của Mẹ. Nói cách khác, Đức Mẹ đã dùng tự do của mình để cộng tác đắc lực với Thiên Chúa trong việc sinh ra và nuôi nấng Đấng Cứu Thế. Từ khi chấp nhận hai tiếng “Xin vâng”, Mẹ đã chấp nhận những gian lao thử thách: mang thai trong sự hiểu nhầm của Thánh Giuse; sinh con trong hang đá nghèo nàn, lạnh lẽo; đưa Hài Nhi trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-21); khi lạc mất trẻ Giêsu ở Jêsusalem trong ba ngày (Lc 2,41-50); khi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu trên đường đến núi Sọ; khi Đức Giêsu bị đóng đinh; khi xác Đức Giêsu được tháo xuống khỏi Thánh Giá; khi chôn xác Đức Giêsu trong mồ. Cuối cùng, để cộng tác với Đức Giêsu cứu độ nhân loại, Mẹ đã chấp nhận hy sinh đứa con yêu quý của mình. Vì vậy, Giáo Hội gọi Mẹ là Đấng đồng công cứu chuộc loài người. Mẹ đã chu toàn sứ mạng của mình một cách xuất sắc. Như vậy, Giáo Hội mừng sinh nhật của Mẹ là vì Mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Vì Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế. Đồng thời trong đức tin và ân sủng, Mẹ cũng là Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của mỗi người kitô hữu chúng ta.
Đối với chúng ta, do tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta được sinh ra trên trần gian này. Cũng như Đức Mẹ, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những sứ mạng: sứ mạng làm người; sứ mạng làm con Thiên Chúa; sứ mạng làm cha mẹ, con cái; sứ mạng làm tông đồ…Sứ mạng nào cũng cao quý và quan trọng. Sứ mạng nào cũng nói lên tình thương của Thiên Chúa. Mỗi lần nhớ tới ngày sinh, cách tốt nhất, chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban sự sống cho chúng ta, cho chúng ta được làm người, làm con Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta có dịp để nhìn lại cách sống của chúng ta, cách chúng ta chu toàn sứ mạng Chúa giao phó như thế nào? Nếu chúng ta đã sống tốt, đã đóng góp những điều có ích cho đời, cho người. Nếu chúng ta đã chu toàn xuất sắc sứ mạng Chúa trao phó. Đó là cách tốt nhất chúng ta tạ ơn Thiên Chúa. Đó là cách tốt nhất để chúng ta mừng ngày sinh nhật của mình. Sau này, nếu có ai đó nhắc đến chúng ta, nhắc đến ngày sinh của chúng ta, họ sẽ nhớ đến những điều tốt đẹp, những đóng góp của chúng ta đã làm cho đời, cho người.
Trong dịp Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêditô mừng sinh nhật lần thứ 89, báo chí nhắc lại tâm tình của Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ lòng mến và sự ngưỡng mộ của mình đối với vị tiền nhiệm trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau, nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ví von vị tiền nhiệm như một “ông cụ khôn ngoan”. Trong buổi họp báo trên chuyến bay trở về từ Brazil vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: Tôi có cảm giác như đang có một người bạn tri kỉ ở nhà vậy, một ông cụ rất khôn ngoan.
Ngài nói tiếp: Đức Bênêđictô là một người hết sức khôn ngoan. Ngài không bao giờ can thiệp vào bất cứ chuyện gì cả! Tôi thường nói với Ngài: Thưa Đức Thánh Cha, ngài cứ tiếp khách bình thường và cứ sống theo lối sống riêng của ngài đừng ngần ngại, đặc biệt, xin ngài cùng đồng hành với tôi là người kế nhiệm ngài.
Chúng ta cùng nhau chúc mừng sinh nhật Mẹ. Đồng thời, hãy đến với Mẹ, kêu cầu Mẹ, noi gương các nhân đức của Mẹ và xin Mẹ luôn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường của cuộc sống để chúng ta chu toàn sứ mạng mà Chúa giao phó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 8/9
Ngày xưa, ít người tổ chức mừng sinh nhật, thậm chí rất nhiều người không nhớ đến ngày sinh nhật của mình và sinh nhật của người thân. Có nhiều lý do: có thể do phong tục; có thể do thiếu điều kiện; có thể vì thiếu quan tâm; có thể vì bận rộn công việc…Ngày hôm nay, việc mừng sinh nhật trở thành như là một phong trào nơi các học sinh, sinh viên và nhiều thành phần khác trong xã hội: chính mình tổ chức sinh nhật cho mình; bạn bè, đồng nghiệp tổ chức sinh nhật cho nhau; cha mẹ tổ chức sinh nhật cho con cái; con cái cháu chắt tổ chức sinh nhật cho ông bà cha mẹ…Nhưng người ta vẫn thấy xã hội quan tâm hơn đến việc mừng sinh nhật của các vĩ nhân, tức là những người có địa vị, có công với xã hội cũng như Giáo Hội. Người ta không những nhớ đến ngày sinh nhật của họ khi còn sống mà người ta còn mừng sinh nhật của họ khi họ đã qua đời. Phải chăng, giá trị của ngày sinh nhật không chỉ là ở nơi việc được sinh ra làm người mà quan yếu là đã đóng góp gì cho đời, cho người?
Trong phụng vụ Giáo Hội, chỉ có ba ngày lễ Sinh nhật, đó là lễ sinh nhật Đức Giêsu, lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả và lễ sinh nhật Đức Maria mà chúng ta mừng kính hôm nay. Phải chăng Giáo Hội cũng dựa vào sự đóng góp của Đức Giêsu, Đức Maria và Thánh Gioan Tẩy Giả đối với nhân loại để mừng sinh nhật? Hay nói cách khác, Giáo Hội chú trọng vào vai trò và sứ mạng của ba vị trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa? Thật vậy, cả ba Đấng đều có những địa vị và sứ mạng đặc biệt trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa: Thánh Gioan Tẩy Giả có vai trò và sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại. Đức Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Đức Maria được tuyển chọn như thế nào? Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người. Nhưng, con người đã sa ngã phạm tội. Thiên Chúa không bỏ rơi con người. Ngài muốn cứu độ con người. Để chuẩn bị cho công việc này, Ngài đã chọn một người phụ nữ. Từ thuở đời đời, Ngài đã chọn Đức Maria. Vì Ngài biết cần có Mẹ để cộng tác với Ngài trong việc sinh ra Đấng Cứu Thế. Chính để Mẹ xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa, nên Ngài đã trang bị cho Mẹ những đặc ân hết sức cần thiết: Vô nhiễm nguyên tội, đồng trinh trọn đời và sau này Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác. Đồng thời, Thiên Chúa còn giữ gìn Mẹ không vướng mắc một tội riêng nào.
Về phần Đức Maria, Mẹ không nghĩ rằng Mẹ được vinh dự làm Mẹ Thiên Chúa. Bằng chứng là Mẹ vẫn khấn giữ mình đồng trinh. Khi Thiên thần đến báo tin vui, Mẹ vẫn ngỡ ngàng vì chưa hiểu lời Thiên thần nói. Thiên Chúa không cho Mẹ biết trước, vì Thiên Chúa tôn trọng tự do của Mẹ. Nói cách khác, Đức Mẹ đã dùng tự do của mình để cộng tác đắc lực với Thiên Chúa trong việc sinh ra và nuôi nấng Đấng Cứu Thế. Từ khi chấp nhận hai tiếng “Xin vâng”, Mẹ đã chấp nhận những gian lao thử thách: mang thai trong sự hiểu nhầm của Thánh Giuse; sinh con trong hang đá nghèo nàn, lạnh lẽo; đưa Hài Nhi trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-21); khi lạc mất trẻ Giêsu ở Jêsusalem trong ba ngày (Lc 2,41-50); khi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu trên đường đến núi Sọ; khi Đức Giêsu bị đóng đinh; khi xác Đức Giêsu được tháo xuống khỏi Thánh Giá; khi chôn xác Đức Giêsu trong mồ. Cuối cùng, để cộng tác với Đức Giêsu cứu độ nhân loại, Mẹ đã chấp nhận hy sinh đứa con yêu quý của mình. Vì vậy, Giáo Hội gọi Mẹ là Đấng đồng công cứu chuộc loài người. Mẹ đã chu toàn sứ mạng của mình một cách xuất sắc. Như vậy, Giáo Hội mừng sinh nhật của Mẹ là vì Mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Vì Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế. Đồng thời trong đức tin và ân sủng, Mẹ cũng là Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của mỗi người kitô hữu chúng ta.
Đối với chúng ta, do tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta được sinh ra trên trần gian này. Cũng như Đức Mẹ, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những sứ mạng: sứ mạng làm người; sứ mạng làm con Thiên Chúa; sứ mạng làm cha mẹ, con cái; sứ mạng làm tông đồ…Sứ mạng nào cũng cao quý và quan trọng. Sứ mạng nào cũng nói lên tình thương của Thiên Chúa. Mỗi lần nhớ tới ngày sinh, cách tốt nhất, chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban sự sống cho chúng ta, cho chúng ta được làm người, làm con Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta có dịp để nhìn lại cách sống của chúng ta, cách chúng ta chu toàn sứ mạng Chúa giao phó như thế nào? Nếu chúng ta đã sống tốt, đã đóng góp những điều có ích cho đời, cho người. Nếu chúng ta đã chu toàn xuất sắc sứ mạng Chúa trao phó. Đó là cách tốt nhất chúng ta tạ ơn Thiên Chúa. Đó là cách tốt nhất để chúng ta mừng ngày sinh nhật của mình. Sau này, nếu có ai đó nhắc đến chúng ta, nhắc đến ngày sinh của chúng ta, họ sẽ nhớ đến những điều tốt đẹp, những đóng góp của chúng ta đã làm cho đời, cho người.
Trong dịp Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêditô mừng sinh nhật lần thứ 89, báo chí nhắc lại tâm tình của Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ lòng mến và sự ngưỡng mộ của mình đối với vị tiền nhiệm trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau, nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ví von vị tiền nhiệm như một “ông cụ khôn ngoan”. Trong buổi họp báo trên chuyến bay trở về từ Brazil vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: Tôi có cảm giác như đang có một người bạn tri kỉ ở nhà vậy, một ông cụ rất khôn ngoan.
Ngài nói tiếp: Đức Bênêđictô là một người hết sức khôn ngoan. Ngài không bao giờ can thiệp vào bất cứ chuyện gì cả! Tôi thường nói với Ngài: Thưa Đức Thánh Cha, ngài cứ tiếp khách bình thường và cứ sống theo lối sống riêng của ngài đừng ngần ngại, đặc biệt, xin ngài cùng đồng hành với tôi là người kế nhiệm ngài.
Chúng ta cùng nhau chúc mừng sinh nhật Mẹ. Đồng thời, hãy đến với Mẹ, kêu cầu Mẹ, noi gương các nhân đức của Mẹ và xin Mẹ luôn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường của cuộc sống để chúng ta chu toàn sứ mạng mà Chúa giao phó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý chỉ cầu nguyện tháng 9 của ĐTC: Tình liên đới vượt thắng mọi khủng hoảng
Radio Vatican
13:14 06/09/2016
VATICAN. Tình liên đới vượt thắng mọi khủng hoảng. Đây là nội dung ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 9. Trong tháng này, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả các tín hữu trên khắp thế giới đặc biệt cầu nguyện cho tình liên đới giữa người với người. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng thuộc mọi lãnh vực khác nhau. Khủng hoảng có thể tạo ra những nguy hiểm nhưng đồng thời cũng kiến tạo những cơ hội để con người có thể xích lại gần nhau, cùng nhau chung tay đắp xây tình người.
Đức Thánh Cha nói:
“Nhân loại đang trải qua một cuộc khủng hoảng không chỉ về kinh tế và tài chính nhưng còn về sinh thái, giáo dục, đạo đức và nhân bản.
Khi nói về khủng hoảng là chúng ta đang nói đến những nguy hiểm nhưng cũng là những cơ hội.
Để mọi người có thể đóng góp cho thiện ích chung và cho việc xây dựng một xã hội biết lấy bản vị con người làm trung tâm.”
Đức Thánh Cha nói:
“Nhân loại đang trải qua một cuộc khủng hoảng không chỉ về kinh tế và tài chính nhưng còn về sinh thái, giáo dục, đạo đức và nhân bản.
Khi nói về khủng hoảng là chúng ta đang nói đến những nguy hiểm nhưng cũng là những cơ hội.
- Cơ hội ấy là gì?
- Đó là tình đoàn kết.
- Xin hãy đến, hãy giúp tôi.
Để mọi người có thể đóng góp cho thiện ích chung và cho việc xây dựng một xã hội biết lấy bản vị con người làm trung tâm.”
Thánh lễ tạ ơn Lễ Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa
Lm. Tran Đức Anh OP
13:20 06/09/2016
VATICAN. Sáng thứ hai 5-9-2016, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta.
Đồng tế với ĐHY có hơn 30 Hồng Y, GM, gần 200 Linh mục, trước sự hiện diện của hơn 10 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, trong đó có đông đảo các nữ tu thừa sai bác ái.
Hôm qua, cũng là lễ kính thánh nữ Têrêsa Calcutta và là ngày giỗ lần thứ 19 (1997) của Mẹ.
Bài giảng của Đức Hồng Y
Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh bí quyết cuộc sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa là lời Chúa Giêsu như được công bố trong bài Tin Mừng của ngày lễ: ”Thật, Thầy bảo các con, tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).
”Mẹ Têrêsa đã khám phá nơi những người nghèo, khuôn mặt của Chúa Kitô, 'Đấng đã trở nên nghèo vì chúng ta để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Ngài' (Xc 2 Cr 8,9). Mẹ đã đáp lại tình yêu vô biên của Chúa bằng một tình yêu vô biên đối với người nghèo.. Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14).
ĐHY Parolin cũng nhận xét rằng: ”Mẹ Têrêsa đã có thể trở thành một dấu dấu chỉ rất sáng ngời về lòng từ bi thương xót, như ĐTC đã nói trong bài giảng lễ Phong thánh: 'Lòng từ bi thương xót đối với Mẹ là 'muối' mang lại hương vị cho mỗi hoạt động của Mẹ và là 'ánh sáng' chiếu sáng bóng đêm của những người không còn nước mắt để khóc sự nghèo khổ của họ', vì Mẹ đã để cho mình được Chúa Kitô soi sáng, Chúa Kitô được thờ lạy, yêu mến, chúc tụng trong Thánh Thể, như chính Mẹ đã giải thích: ”Cuộc sống của chúng ta phải liên tục được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, vì nếu chúng ta không có khả năng nhìn thấy Chúa Kitô dưới hình bánh, thì chúng ta cũng không có thể khám phá Chúa dưới những vẻ khiêm hạ của những thân thể tiều tụy của người nghèo” (Xc Teresa di Calcutta, L'amore che dissetta, p.16).
Trong bài giảng, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cũng nhắc đến một trong những hình thức nghèo khổ đau thương nhất, đó là biết mình không được thương yêu, không được mong muốn và bị khinh rẻ. Đó là một thứ nghèo cũng hiện diện tại các nước và các gia đình không nghèo, và cả nơi những người thuộc giới có những phương tiện và khả năng, nhưng cảm thấy tâm hồn trống rỗng vì đánh mất ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời, hoặc bị thất vọng, sầu muộn vì những liên hệ bị phá vỡ, vì cô đơn trầm trọng, vì cảm tượng bị mọi người quên lãng hoặc không còn ích lợi gì cho ai nữa”.
Mẹ Têrêsa cũng coi các thai nhi chưa sinh ra và bị đe dọa trong cuộc sống như ”những người nghèo nhất trong những người nghèo.. Từ đó mẹ đã can đảm bảo vệ những sự sống đang sinh ra, Mẹ nói thẳng thắn và có những hành động rõ ràng, là dấu chỉ sáng ngời về sự hiện diện của các Ngôn Sứ và Các Thánh, là những người không quì gối trước mặt ai ngoại trừ trước Đấng Toàn Năng”.
Sau cùng, ĐHY Parolin nhắc đến sự kiện khi Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, thành phố Calcutta hoàn toàn bị mất ánh sáng trong vài phút dài. Mẹ Têrêsa trên trái đất này đã là một dấu chỉ minh bạch chỉ Trời Cao. Trong ngày Mẹ qua đời, Trời Cao muốn cống hiến một dấu ấn cho cuộc đời của Mẹ và thông báo cho chúng ta rằng một ánh sáng mới đã được thắp lên trên chúng ta. Giờ đây, sau khi được chính thức nhìn nhận sự thánh thiện, ánh sáng của Mẹ càng chiếu tỏa rạng ngời hơn. Ước gì ánh sáng không tàn lụi của Tin Mừng, tiếp tục chiếu sáng cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta và những con đường của thế giới khó khăn này” (SD 5-9-2016)
Hôm qua, cũng là lễ kính thánh nữ Têrêsa Calcutta và là ngày giỗ lần thứ 19 (1997) của Mẹ.
Bài giảng của Đức Hồng Y
Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh bí quyết cuộc sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa là lời Chúa Giêsu như được công bố trong bài Tin Mừng của ngày lễ: ”Thật, Thầy bảo các con, tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).
”Mẹ Têrêsa đã khám phá nơi những người nghèo, khuôn mặt của Chúa Kitô, 'Đấng đã trở nên nghèo vì chúng ta để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Ngài' (Xc 2 Cr 8,9). Mẹ đã đáp lại tình yêu vô biên của Chúa bằng một tình yêu vô biên đối với người nghèo.. Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14).
ĐHY Parolin cũng nhận xét rằng: ”Mẹ Têrêsa đã có thể trở thành một dấu dấu chỉ rất sáng ngời về lòng từ bi thương xót, như ĐTC đã nói trong bài giảng lễ Phong thánh: 'Lòng từ bi thương xót đối với Mẹ là 'muối' mang lại hương vị cho mỗi hoạt động của Mẹ và là 'ánh sáng' chiếu sáng bóng đêm của những người không còn nước mắt để khóc sự nghèo khổ của họ', vì Mẹ đã để cho mình được Chúa Kitô soi sáng, Chúa Kitô được thờ lạy, yêu mến, chúc tụng trong Thánh Thể, như chính Mẹ đã giải thích: ”Cuộc sống của chúng ta phải liên tục được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, vì nếu chúng ta không có khả năng nhìn thấy Chúa Kitô dưới hình bánh, thì chúng ta cũng không có thể khám phá Chúa dưới những vẻ khiêm hạ của những thân thể tiều tụy của người nghèo” (Xc Teresa di Calcutta, L'amore che dissetta, p.16).
Trong bài giảng, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cũng nhắc đến một trong những hình thức nghèo khổ đau thương nhất, đó là biết mình không được thương yêu, không được mong muốn và bị khinh rẻ. Đó là một thứ nghèo cũng hiện diện tại các nước và các gia đình không nghèo, và cả nơi những người thuộc giới có những phương tiện và khả năng, nhưng cảm thấy tâm hồn trống rỗng vì đánh mất ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời, hoặc bị thất vọng, sầu muộn vì những liên hệ bị phá vỡ, vì cô đơn trầm trọng, vì cảm tượng bị mọi người quên lãng hoặc không còn ích lợi gì cho ai nữa”.
Mẹ Têrêsa cũng coi các thai nhi chưa sinh ra và bị đe dọa trong cuộc sống như ”những người nghèo nhất trong những người nghèo.. Từ đó mẹ đã can đảm bảo vệ những sự sống đang sinh ra, Mẹ nói thẳng thắn và có những hành động rõ ràng, là dấu chỉ sáng ngời về sự hiện diện của các Ngôn Sứ và Các Thánh, là những người không quì gối trước mặt ai ngoại trừ trước Đấng Toàn Năng”.
Sau cùng, ĐHY Parolin nhắc đến sự kiện khi Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, thành phố Calcutta hoàn toàn bị mất ánh sáng trong vài phút dài. Mẹ Têrêsa trên trái đất này đã là một dấu chỉ minh bạch chỉ Trời Cao. Trong ngày Mẹ qua đời, Trời Cao muốn cống hiến một dấu ấn cho cuộc đời của Mẹ và thông báo cho chúng ta rằng một ánh sáng mới đã được thắp lên trên chúng ta. Giờ đây, sau khi được chính thức nhìn nhận sự thánh thiện, ánh sáng của Mẹ càng chiếu tỏa rạng ngời hơn. Ước gì ánh sáng không tàn lụi của Tin Mừng, tiếp tục chiếu sáng cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta và những con đường của thế giới khó khăn này” (SD 5-9-2016)
Top Stories
Vietnam: Les évêques vietnamiens commentent le nouveau projet de loi sur les croyances et la religion
Eglises d'Asie
09:45 06/09/2016
Le parti pris des évêques dans ce nouveau texte sur cette nouvelle version de la loi a été d’éviter les critiques d’ordre général mais de choisir de vérifier la pertinence et les conséquences des divers articles sur la vie concrète des religions, en analysant les articles, les uns après les autres, faisant souvent une critique serrée du texte. Après avoir relevé un nombre important de points positifs de la nouvelle version, comparée à l’ancienne, les auteurs mettent en lumière les divers articles qui, à leur avis, font difficulté.
La traduction du texte vietnamien, qui a paru dans plusieurs sites diocésains (ici, ici ou encore ici) a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Hô Chi Minh-Ville, le 26 août 2016
Lettre adressée au comité de l’Assemblée nationale (14e session) pour la culture et l’éducation des jeunes gens, adolescents et enfants
Nous avons reçu la lettre numéro 22 de votre comité. Elle nous propose de contribuer à la version du projet de loi sur les croyances et la religion du 17 août 2016 dans un esprit constructif et pour le bien commun du pays et du peuple. Le fait que l’Assemblée nationale cherche à connaître l’opinion des organisations religieuses au sujet du projet de loi sur les croyances et la religion est un point important montrant l’attitude respectueuse, interrogative, et attentive des législateurs à l’égard des organisations et des personnes individuelles directement concernées par les conséquences de la loi sur leur vie et leurs activités. Nous approuvons et nous apprécions hautement cette façon de faire de l’Assemblée nationale. Une seule chose est regrettable, c’est que la durée de cette consultation est limitée à un laps de temps véritablement trop court (du 18 au 31 août 2016). Dans ces conditions, il est difficile de proposer des opinions suffisamment développées et approfondies. Au nom de la Conférence épiscopale du Vietnam, nous, le Comité permanent, faisons parvenir à l’Assemblée nationale un certain nombre de remarques et de contributions.
I. Les points positifs
Comparée à la précédente version du projet (version numéro 4), la version du 17 août 2016 comporte certains progrès louables.
1.) La reconnaissance du statut de personne juridique (non commerciale) pour les organisations religieuses et les institutions dépendant d’elles (article 30).
2.) La restriction de l’usage du mot « enregistrement » et son remplacement par le mot « communiqué » ou encore « proposition ». Ainsi à l’article 33 A, on trouve désormais : « l’organisation religieuse, après une ordination ou une nomination, le communiquera par écrit aux organes gestionnaire de l’Etat ». Cependant, la question n’est pas de changer simplement un mot mais de remplacer une façon de voir et de faire, d’échapper au système :
«Demander pour recevoir une grâce ». La liberté de religion est un droit fondamental de l’homme et non pas une grâce accordée, qu’il faut demander pour obtenir. Lorsque l’Etat a reconnu une organisation religieuse, il doit ensuite la respecter, elle et ses activités.
3.) Comparé avec l’ordonnance sur les croyances et la religion de 2004, le projet de loi actuel met en relief le droit de plainte et d’accusation déposées à propos des croyances et de la religion (article 62).
4.) Les organisations religieuses « peuvent fonder des établissements d’éducation conformes au système éducatif national ». Nous comprenons cette fondation d’établissements éducatifs comme une autorisation à tous les niveaux, écoles maternelles, primaires secondaires, universitaires. De même, les organisations religieuses « peuvent fonder des établissements de consultation médicale, de traitement médical, ainsi que des organes d’assistance sociale, des œuvres sociales » (article 54).
Ces prescriptions sont justifiées et nous font sortir d’une attitude discriminatoire à l’intérieur de la communauté nationale. De plus, elles donnent l’occasion aux organisations religieuses d’apporter leur contribution dans le domaine de l’éducation et de la santé dans l’intérêt de la société tout entière.
II. Des propositions
A côté des remarques positives ci-dessus, nous présentons également un certain nombre de propositions concrètes :
A l’article 2, une explication de termes :
1.) Explications supplémentaires au sujet des termes suivants :
- « Communiquer » : le sujet qui communique n’attend pas une réponse de l’Etat. Cependant, l’Etat a le droit de demander de ne pas mettre en œuvre l’activité « communiquée », de demande d’abandonner le contenu de ce qui a été communiqué dans une lettre expliquant les raisons de ce refus.
- « Enregistrer » : le sujet qui enregistre doit attendre les résultats de sa démarche dans une réponse de l’Etat. L’Etat a le droit de refuser ou d’accepter ce qui a été donné à enregistrer. En cas de refus, il doit répondre par un texte qui explique clairement les raisons du refus.
- « Proposer » : le sujet qui propose doit attendre la réponse de l’Etat. Celui-ci a le droit d’accepter, de refuser. En cas de refus, il doit répondre par un texte qui indique les raisons du refus.
L’Etat a le droit de demander aux organisations religieuses ou de proposer, ou d’enregistrer ou de communiquer les diverses activités. Mais l’Etat a également la charge de répondre par des textes indiquant clairement ses raisons en cas de désaccord. La mention des raisons du refus ou du désaccord est nécessaire afin que l’organisation religieuse puisse porter plainte et entamer un procès conformément à l’article 62 de l’actuelle version du projet de loi. Pour éviter que les fonctionnaires compétents ne gardent le silence et ne répondent pas, portant ainsi tort aux organisations religieuses, nous proposons d’ajouter le point suivant : « Les organisations religieuses doivent proposer, enregistrer, communiquer leurs activités conformément aux prescriptions de la loi ; mais l’Etat a aussi la charge de répondre avec exactitude par un texte argumenté. Si, après le délai prescrit, l’organe compétent n’a pas répondu à la personne qui propose, enregistre ou communique, celle-ci a le droit de mettre en œuvre ce qu’elle a proposé, enregistré ou communiqué. »
2.) Correction de la définition de l’activité religieuse
A l’article 2, paragraphe 10, on trouve : « Une activité religieuse est l’expression de la foi religieuse mettant en œuvre la doctrine, la réglementation et les rites de la religion de l’individu. » Nous proposons d’ajouter le terme « communauté » pour en compléter le sens : « Une activité religieuse est l’expression de la foi religieuse mettant en œuvre la doctrine, la réglementation et les rites de la religion de l’individu et de sa communauté. »
3.) Une explication plus claire pour l’expression : « le domaine de responsabilité du dignitaire religieux » (article 6, paragraphe 5). L’article prescrit que le domaine de responsabilité des dignitaires religieux correspond à la totalité du territoire dont ils ont la charge. Ainsi, les domaines de responsabilité de l’évêque est la totalité du territoire du diocèse.
A l’article 3 : la responsabilité de l’Etat dans la garantie de la liberté de croyances et de religion.
A l’article 3, paragraphe 1, on trouve : « L’Etat respecte et protège la liberté de croyance (…) ». A l’article 3 paragraphe 3, on lit : « L’Etat protège les établissements de croyance et les établissements religieux ainsi que leurs biens. »
Remarque : dire que l’Etat protège implique que les organisations religieuses sont des organisations vassales !
Proposition : remplacer le mot « protéger » par le terme « garantir » : « L’Etat respecte et garantit le droit de liberté de croyance (…), les établissements de croyance et de religion (…). »
A l’article 5 : les activités interdites.
L’article 5, paragraphe 4 affirme : « utiliser la liberté de croyance de religion pour porter atteinte à la Défense nationale, à l’ordre public, à l’environnement… »
Remarque : ce paragraphe peut facilement être utilisé pour limiter, menacer et porter atteinte à la liberté religieuse authentique du peuple.
Proposition : définir clairement énumérer les raisons de « porter atteinte à la défense nationale, à la sécurité du pays et à l’ordre public ».
A l’article 6, le droit de liberté de croyances et de religion de tous.
A l’article 6, paragraphe 5, il est dit : « Les dignitaires religieux bénéficient de la liberté de célébrer les cérémonies religieuses dans leur domaine de responsabilité, y prêcher la religion et de la propager dans les établissements religieux ou dans d’autres lieux habilités par la loi. »
Remarque : le concept de domaine de responsabilité au paragraphe 5 n’étant pas clairement défini, cette prescription conduira à des conflits.
Proposition : décrire clairement le domaine de responsabilité à l’article 5, expliquer les mots conformément à l’orientation donnée au sujet du domaine de responsabilité des dignitaires, à savoir la totalité du territoire dont ils ont la charge.
A l’article 16 : communication des activités religieuses célébrées sous forme de rassemblements.
Remarque : un problème crée depuis longtemps des complications entre les autorités et les croyants (surtout chez les fidèles catholiques), à savoir lorsqu’il y a de nombreux fidèles dans un même endroit mais qu’il n’existe pas encore de lieu pour les activités religieuses. Lorsqu’est demandée aux autorités l’autorisation de se rassembler pour une activité religieuse, celles-ci ont l’habitude de refuser sous le prétexte que la loi ne le prévoit pas. Or, autrefois, cette difficulté avait été résolue conformément à l’article 5 de l’arrêté 92.
Proposition : nous proposons le texte ci-dessous :
1.) Les personnes adeptes d’une religion qui ne possède pas encore de lieu pour les activités religieuses bien qu’elles appartiennent à des organisations religieuses qui ont déjà reçu (ou qui attendent) la reconnaissance des autorités compétentes sont autorisées à se rassembler pour mener des activités religieuses.
2.) La communication du rassemblement pour activités religieuses devra être adressée au comité populaire de niveau communal dix jours avant l’organisation de l’activité religieuse. Il ne sera nécessaire que de communiquer l’information une seule fois, à la suite de quoi on pourra mener l’activité telle qu’elle a été communiquée.
Article 21 : les conditions pour la reconnaissance d’une organisation religieuse.
A l’article 21, paragraphe 3, il est prescrit : « Le représentant de l’organisation religieuse doit être un citoyen vietnamien, jouissant de la totalité de ses capacités d’action civique, ne faisant pas l’objet d’une mesure administrative dans le domaine des croyances et de la religion et n’ayant pas encouru de condamnation (…). »
Remarque : La mention « n’ayant pas encouru de condamnation » ne convient pas car l’article 63 du Code pénal de 1999 sur l’effacement des condamnations prescrit : « Les personnes dont les condamnations ont été effacées doivent être considérées comme si elles n’avaient jamais été condamnées et reçoivent du Tribunal un témoignage en ce sens. »
Proposition : Il faut donc corriger et écrire : « n’ayant pas reçu de condamnation, ou ayant bénéficié de l’effacement de leur condamnation ».
Article 30 : reconnaissance du statut de personne morale pour les organisations religieuses ou les organisations annexes.
A l’article 30, au paragraphe 1, on peut lire : « L’organisation religieuse est reconnue comme personne morale non commerciale à partir du jour où l’organe d’Etat compétent la reconnaît, à l’exception des cas prévus dans le paragraphe 2 de l’article 66 de la présente loi. »
Remarque : auparavant, le mot « personne morale » a été utilisé dans des sens différents pour la reconnaissance des organisations religieuses.
Proposition : Indiquer clairement : « L’organisation religieuse reconnue est une personne morale non commerciale conformément au Code civil 91/2015/QH13. »
Article 33 : la communication aux autorités des personnes ordonnées, nommées, élues, honorées d’une dignité.
Proposition : conformément à la première proposition, il n’est besoin que de « communiquer ».
Article 36 : les conditions nécessaires à la fondation d’un établissement de formation religieuse.
L’article 36, au paragraphe 3, prévoit concrètement le programme et le contenu de la formation. Y est prévu l’histoire du Vietnam et de sa législation.
Remarque : dans l’Eglise catholique, nous suivons des cours au sein de nos organes de formation (séminaires, instituts) et obtenons des diplômes universitaires ou supérieurs. Nous avons donc étudié l’histoire et la législation du Vietnam dans nos écoles. C’est pourquoi nous pensons que l’exigence ci-dessus n’est pas indispensable…
Proposition : laisser tomber la phrase où il est question d’histoire du Vietnam et de sa législation.
Article 38 : les activités des organes de formation religieuse.
A l’article 38, on peut lire : « Pendant la période de vingt jours qui précède les activités de formation, le représentant de l’organe de formation enverra un communiqué aux organes administratifs centraux en matière de croyances et de religion, dans lequel il signalera la fondation d’un organe de formation, le statut de l’organisation des activités, le mode de recrutement, le programme de formation, les structures de l’organisation, le personnel, l’origine des ressources financières et les infrastructures matérielles garantissant l’activité de l’organe de formation. »
Remarque : ces documents existent déjà dans le dossier de présentation.
Proposition : il ne sera besoin que de communiquer le moment où commence l’activité liée à la décision de fonder l’organe de formation religieuse.
Article 38, paragraphe 4 : L’organe de formation devra seulement communiquer par écrit aux organes administratifs centraux de l’Etat en matière de croyances et de religion les résultats de la formation pour chaque session d’étude, dans les vingt jours qui suivent la proclamation des résultats.
Remarque : ceci est une intervention trop indiscrète à l’intérieur des activités d’une organisation religieuse.
Proposition : Abandonner le paragraphe 4 de l’article 38.
Article 40 : ouverture d’une classe de recyclage en matière religieuse.
Remarque : l’ouverture d’une classe de formation pour le recyclage des personnes spécialisées dans les activités religieuses est une affaire purement interne à l’organisation religieuse. Elle a lieu d’habitude dans le cadre d’organisations religieuses déjà reconnues, et ne provoquant aucun trouble à l’ordre social.
Proposition : il n’est besoin que de communiquer au comité populaire communal, sept jours avant. L’enregistrement n’est pas nécessaire.
Article 41 : Communication des activités religieuses.
A l’article 41, paragraphe 3, il est écrit : « Lorsque l’organisation religieuse, ou l’organisation annexe, mène une activité religieuse non inscrite dans le programme qui a été communiqué, il faut communiquer ces informations supplémentaires aux organes d’Etat qui ont compétence pour cela et sont cités au paragraphe 1 de l’article. Cela doit être fait vingt jours avant le début de l’activité. »
Remarque : les activités non inscrites dans le programme régulier sont des activités imprévues. Rendre compte d’une activité imprévue vingt jours avant est impossible !
Proposition : abréger le délai indiqué en-deçà de sept jours.
Article 42 : réunion des organisations religieuses et les organisations annexes.
Remarque : les réunions annuelles conformes au règlement de l’organisation religieuse sont des activités habituelles. L’exigence exprimée au paragraphe 1 de l’article 42 constitue une intervention exagérée dans les affaires intérieures de l’organisation religieuse. L’Etat doit respecter leurs activités internes.
Proposition : laisser tomber ce paragraphe ou le corriger dans le respect de la liberté religieuse.
Article 42 paragraphe 2 : le temps donné aux organes de gestion de l’Etat en matière de croyances et de religion pour répondre est de 45 jours, ce qui est exagérément long.
Proposition : le délai pour examen avant la réponse pourra être réduit à quelques jours.
Article 43 : le congrès de l’organisation religieuse.
Remarque : les congrès des organisations religieuses, conformément au règlement de l’organisation sont des activités permanentes. Elles peuvent être présentées dans le communiqué annuel de l’organisation religieuse. Le congrès prévu par les règlements est organisé dans le cadre d’un établissement religieux et est sans effet sur l’ordre public. Il n’y a donc pas lieu de l’enregistrer.
Proposition : Informer du congrès de l’organisation dans le communiqué annuel d’activité religieuse afin de diminuer le volume des formalités administratives.
Article 44 : cérémonies, prédications en-dehors des établissements religieux, dans des emplacements légaux.
Proposition : abréger la période d’étude avant l’approbation à sept jours ou moins de sept jours.
Article 47 : les étrangers poursuivant des études dans des établissements de formation religieuse au Vietnam.
Remarque : les étrangers qui viennent au Vietnam pour y poursuivre des études dans les établissements de formation religieuse ne sont en rien différent des étrangers venant au Vietnam pour y étudier dans d’autres établissements éducatifs (comme les universités). Les étrangers venant au Vietnam pour y étudier dans des établissements éducatifs ne sont pas obligés de demander une quelconque autorisation aux autorités centrales. Ils doivent simplement répondre aux conditions de recrutement de leur école. Il convient donc de traiter les étudiants (venant pour des motifs religieux) de la même façon.
Proposition : abandonner les paragraphes 2 et 3 de cet article. Remplacer : « proposé par l’établissement de formation religieuse » par « reconnu par l’établissement de formation religieuse ».
Article 48 : Participation aux activités religieuses et formation religieuse à l’étranger.
Remarque : la participation des Vietnamiens à des activités religieuses, à des sessions de formation religieuse à l’étranger n’a aucun impact sur la sécurité et l’ordre public du Vietnam. Ils n’ont donc pas besoin de demander une autorisation aux autorités centrales.
Proposition : abandonner cet article.
Article 66 : une clause transitoire.
A l’article 66, paragraphe 2, on peut lire : « L’organisation religieuse reconnue, ainsi que l’organisation annexe qui a été fondée par division, séparation, rattachement conformément aux prescriptions de l’ordonnance sur les croyances, devront, au cours des trois ans écoulés à partir du jour où cette loi entre en vigueur, avoir accompli les conditions conformes aux prescriptions des articles 21 et 29 de cette loi pour pouvoir être reconnu en tant que personne morale non commerciale. »
Remarque : une telle prescription équivaut à obliger les organisations religieuses dont les organisations annexes ont été reconnues à recommencer un dossier pour obtenir cette reconnaissance. Celle-ci n’est pas nécessaire. L’essentiel est d’accomplir des formalités permettant d’être reconnu comme personne morale. C’est pourquoi les dossiers ont seulement besoin de contenir les documents nécessaires à cette reconnaissance comme personne morale. Il s’agit de la proposition, de la décision de fondation, de la règle de vie, de l’adresse de la résidence et de la liste des dirigeants. Les autres documents ne sont pas nécessaires puisque les organisations religieuses sont déjà reconnues. Il n’est pas besoin de les obliger à refaire les formalités.
III. Ce à quoi on n’a pas encore pensé…
En dehors des propositions ci-dessus, il existe un certain nombre de points en rapport direct avec les activités des organisations religieuses dont on ne fait pas mention dans ce projet. C’est pourquoi nous souhaitons que l’Assemblée nationale y porte son attention.
1.) L’article 57 parle de restaurations, de nouvelles conditions d’édifices de croyances et de religion. Nous comprenons qu’il s’agit là d’anciens édifices qui ont besoin d’être restaurés, portées à une catégorie supérieure ou encore reconstruits. Cependant, le projet ne dit rien de la construction de lieux de culte dans de nouveaux emplacements. Dans l’économie de marché d’aujourd’hui, la population résidente est soumise à de nombreux bouleversements. En certains endroits, il n’y avait autrefois ni église ni pagode, car il n’y avait ni catholiques ni bouddhistes. Mais aujourd’hui, avec le développement de la société, de nombreux catholiques ou bouddhistes se sont rassemblés en ces lieux pour y vivre. Ils ont besoin de lieux de culte. L’Assemblée nationale doit porter son attention sur ces besoins de la population et élaborer des prescriptions concrètes. On pourrait proposer que, dans le cas où existent 50 ou 100 personnes de même croyance religieuse, elles seront autorisées à construire un lieu de culte commun.
2.) Actuellement, lorsqu’elles veulent construire un nouveau lieu de culte, les organisations religieuses doivent acquérir un terrain et ensuite produire un papier cédant le terrain à l’Etat. Celui-ci le transmet alors à l’organisation religieuse. Il nous semble qu’il s’agit là d’un processus irrationnel. Si l’Etat reconnaît le statut de personne morale aux organisations religieuses, l’Assemblée nationale doit réexaminer ce processus et créer une nouvelle façon de faire.
Pour le Comité permanent de la Conférence épiscopale du Vietnam.
Le vice-secrétaire général : Mgr Pierre Nguyên Van Kham
(Source:Eglises d'Asie, le 6 septembre 2016)
Chine: Chrétiens de Chine
Eglises d'Asie
09:47 06/09/2016
Qui sont les chrétiens de Chine ? Le président Xi Jinping n’a pas donné de réponse à cette question mais, à en juger par ses appels à une nécessaire « sinisation » des religions en Chine, les adeptes du Christ en Chine seraient soupçonnés d’être trop chrétiens et pas assez chinois. L’affirmation ne convainc pas vraiment et ce n’est sans doute pas auprès des « politiques » au pouvoir en Chine que pourra être trouvée une réponse à la question posée.
Fruit d’un travail de terrain, un ouvrage paru en français peut apporter quelques éclaircissements utiles à une deuxième question, connexe à la première : Comment peut-on devenir chrétien en Chine aujourd’hui ? Paru au début de cette année 2016 aux Presses universitaires de Rennes, Chrétiens de Chine - Affiliations et conversions au XXIe siècle est l’œuvre de Pierre Vendassi, jeune sociologue, universitaire bordelais actuellement en séjour à Fudan University, à Shanghai.
La recension de Chrétiens de Chine est signée Michel Chambon. Bien connu des lecteurs d’Eglises d’Asie, Michel Chambon est français, doctorant en anthropologie à Boston University (Etats-Unis) ; il revient d’un séjour d’une année en Chine continentale où il a mené des recherches de terrain, notamment au Zhejiang.
Les Chrétiens de Chine, Affiliations et Conversions au XXIe siècle par Pierre Vendassi. Presses Universitaires de Rennes, 2016. 239 pages.
Dans son livre « Les Chrétiens de Chine », l’universitaire bordelais Pierre Vendassi présente les résultats de sa recherche sur les chrétiens chinois. Il étudie depuis une perspective sociologique les Chinois qui se tournent vers une forme ou l’autre du christianisme en vue de mieux comprendre les mécanismes de la conversion religieuse. Son approche ne se limite pas à la question du « pourquoi » mais fait porter son effort sur les mécanismes – les « comment » – qui soutiennent une telle démarche. Les témoignages collectés sont essentiellement des entretiens avec 73 convertis, rencontrés principalement à Shanghai mais aussi à Bordeaux.
A travers ces discours, le lecteur découvre huit communautés chrétiennes de Shanghai – en grande partie des Eglises domestiques (des Eglises-maisons), c’est-à-dire des communautés évangéliques non déclarées auprès des autorités et qui se réunissent de facto plus discrètement. Les six chapitres du livre explicitent progressivement comment la conversion religieuse s’articule autour de trois types de processus : affiliation, conversion et confession. Pierre Vendassi montre qu’il ne s’agit pas de trois étapes successives au cours d’un parcours linéaire mais de trois dynamiques conceptuellement distinctes, réversibles, fluctuantes et pas nécessairement simultanées. Pour lui, la conversion s’alimente de ces trois dynamiques tout en demeurant une quête de sens. Cette approche nous conduit donc loin de l’idée courante de la conversion tel un changement brutal, complet et définitif. L’auteur illustre cela en montrant comment les personnes rencontrées deviennent chrétiennes en apprenant à reconnaitre, sacraliser puis transcender des modèles sociaux non spécifiquement chrétiens, ni radicalement nouveaux, mais déjà présents dans leur environnement. La notion de famille est en cela largement explorée au cours de l’ouvrage.
Ce travail a pour première qualité d’être pionnier parmi les contributions académiques d’envergure en langue française sur le christianisme en Chine. Il est d’une lecture très accessible, même pour les non-sociologues ! Mais surtout, Pierre Vendassi a pour grand mérite de ne pas réduire la « question chrétienne » en Chine à une question politique. Le cœur de sa recherche demeure les personnes engagées dans des processus de conversion. De là, son analyse propose un modèle dynamique de la conversion, qui, en plus de se pencher sur des mécanismes concrets et comparables, montre combien affiliation et conversion peuvent être partielles ou même réversibles car toujours à la conjonction de plusieurs facteurs. Cela tempère un certain nombre de discours qui s’enthousiasme de la forte croissance des Eglises en Chine. Ensuite, les observations récoltées par l’auteur illustrent combien et comment le développement du christianisme en Chine se situe dans un entre-deux, alliant continuité et rupture par rapport au contexte socioreligieux chinois. En présentant les témoignages directs de nombreux convertis, le lecteur entrevoit à quel point ces nouveaux chrétiens ne sont ni dans un strict rejet de leur environnement (politique, religieux et économique), ni dans une simple réincarnation de la religion populaire chinoise.
Une critique que l’on peut faire à l’ouvrage réside dans son titre : l’ouvrage ne traite pas des « Chrétiens en Chine » dans leur ensemble (ce titre trop général vient certainement de l’éditeur), mais d’une population bien particulière : les personnes interrogées ont en effet très majoritairement entre 20 et 40 ans, elles appartiennent bien souvent à la classe moyenne urbaine nouvelle et sont marquées par des phénomènes migratoire importants. De même, l’auteur ne traite pas tout l’éventail du christianisme chinois, mais seulement de la partie qui a grossi le plus fortement ces dernières décennies : les Eglises-maisons urbaines. Bien que ces aspects spécifiques soient mentionnés, on peut s’interroger sur l’influence qu’ils ont sur le sujet traité : la compréhension des conversions au christianisme en Chine.
Il n’en demeure pas moins que la plus grande qualité de l’ouvrage réside dans le positionnement méthodologique et théorique de l’auteur qui invite au débat. Les milieux francophones s’intéressant au christianisme en monde chinois gagneront donc dans la lecture de cette contribution universitaire, et un certain nombre de points ne manqueront pas de stimuler les discussions.
Un premier élément qui interpelle dans le travail de Pierre Vendassi est l’absence du thème de la guérison et de la quête de santé. Cette absence fait contraste avec ce que nous avons pu observer à Shanghai et ailleurs en Chine. Quels que soient les milieux sociaux et les tranches d’âges, les récits de conversion sont très souvent parsemés d’événements de guérison (ne serait-ce que d’un parent ou d’un ami), le tout teinté d’une quête diffuse de bien-être/santé. Cet aspect de la « spiritualité chinoise » est souvent passé sous silence par les observateurs étrangers, au risque d’appauvrir la réflexion. Même si les personnes rencontrées par Pierre Vendassi peuvent très bien ne pas être concernées par ce point, il nous semble important de ne pas en économiser néanmoins l’importance lorsqu’il en vient aux processus de conversion en Chine. La compréhension du christianisme chinois gagnerait à réfléchir à l’importance de la guérison et du bien-être corporel.
Une autre particularité de l’ouvrage est qu’il accorde une large part aux témoignages de personnes chinoises affiliées à l’Eglise mormone – Eglise à laquelle est affilié l’auteur lui-même. Cette quasi-exploration du mormonisme en Chine est une première, mais n’est pas aboutie. Tout d’abord, alors même que Pierre Vendassi rappelle que, dans la galaxie chrétienne, cette Eglise demeure une tradition controversée, il est regrettable qu’il n’explicite pas plus les raisons motivant la large place accordée à ces témoignages (parmi les 73 personnes interviewées, 19 sont mormones et leurs témoignages reviennent de manière récurrente). Les mormons chinois mériteraient certainement une étude à part entière !
Par ailleurs, le coté dérangeant de l’Eglise mormone – du moment qu’il est reconnu – pourrait aider les catholiques réfléchissant sur le christianisme en Chine à élargir leur champ d’observation et à questionner leurs propres catégories. En Chine (comme aux Etats-Unis, en Afrique et en Amérique latine aujourd’hui), les groupes se revendiquant chrétiens mais pourtant « étranges » et « controversés » sont très nombreux (Eglise du Dieu Tout-Puissant, Eglise Locale, Eglise du Dieu Etabli, Eglise de la Porte Etroite dans le Monde Sauvage, Les Servants des Trois Niveaux, etc.). Ces groupes ont souvent en commun avec l’Eglise mormone de transformer le canon des Ecritures Saintes et la compréhension de la Trinité – tout en gardant l’événement Jésus Christ dans leur foi. Face à de tels phénomènes, la binarité conceptuelle « Œcuménisme » et « Dialogue Interreligieux » se révèle un peu faible. Depuis Vatican II en effet, beaucoup de catholiques veulent croire que le monde religieux non catholique se divise en deux catégories : ceux qui connaissent la Révélation chrétienne (orthodoxes, protestants, anglicans, orientaux, etc.) et avec qui nous faisons du dialogue « œcuménique », et ceux qui ne connaissent pas la Révélation chrétienne (bouddhistes, juifs, musulmans, etc.) et avec qui nous faisons du dialogue « interreligieux ». Force est pourtant de constater que le monde non catholique est plus riche et subtil que cela, stimulant sans cesse notre propre réflexion. L’interpellation de la Révélation chrétienne au monde chinois produit en fait une myriade d’Eglises et de mouvements religieux. Ceux-ci peuvent devenir une invitation à approfondir notre propre compréhension de l’action des Semences du Verbe dans l’humanité, à condition que nous daignons les nommer et les reconnaître.
Une dernière question que suscite pour nous la lecture du travail de Pierre Vendassi a trait au concept de famille, tel qu’il revient de manière récurrente dans son livre. L’auteur affirme – non sans une certaine justesse – que la matrice idéologique chrétienne idéalise dans l’ordre religieux une structure de parenté patriarcale (p. 133). Quand bien même le débat mérite d’être ouvert, et notamment en Chine où les catholiques soutiendront très majoritairement une telle affirmation, nous considérons que la théologie catholique la plus officielle est différente. Dans son encyclique Amoris Laetitia, le pape ne parle ni de « famille naturelle » ni de « sainte famille » pour expliciter les fondements de la vision chrétienne de la famille. Le pape, en communion avec les évêques de l’Eglise universelle qui se réunirent en deux temps pour un synode sur la question, s’appuie au contraire sur le cœur de la Révélation chrétienne, la Trinité, pour expliciter pourquoi et comment la famille chrétienne repose sur l’altérité d’un couple, homme et femme, ouvert sur la venue d’un autre : les enfants en croissance. La matrice idéologique chrétienne repose donc dans la notion d’alliance – reflet de la communion trinitaire – (et non sur la notion de lignage) pour définir ce qu’est une famille. Ainsi, s’il est clair que la quête de parenté patriarcale se retrouve dans beaucoup de communautés chrétiennes chinoises, il n’est pas juste de la mettre en correspondance avec une matrice chrétienne. Si Pierre Vendassi a raison de pointer comment le christianisme est bien souvent utilisé pour revivifier une certaine tradition chinoise de parenté patriarcale, son analyse gagnerait à montrer plus finement comment « la matrice chrétienne » questionne et transforme simultanément ce modèle social – ne serait-ce que sur des points tels que l’injonction à la monogamie et l’interdiction du divorce.
(Source:Eglises d'Asie, le 6 septembre 2016)
Fruit d’un travail de terrain, un ouvrage paru en français peut apporter quelques éclaircissements utiles à une deuxième question, connexe à la première : Comment peut-on devenir chrétien en Chine aujourd’hui ? Paru au début de cette année 2016 aux Presses universitaires de Rennes, Chrétiens de Chine - Affiliations et conversions au XXIe siècle est l’œuvre de Pierre Vendassi, jeune sociologue, universitaire bordelais actuellement en séjour à Fudan University, à Shanghai.
La recension de Chrétiens de Chine est signée Michel Chambon. Bien connu des lecteurs d’Eglises d’Asie, Michel Chambon est français, doctorant en anthropologie à Boston University (Etats-Unis) ; il revient d’un séjour d’une année en Chine continentale où il a mené des recherches de terrain, notamment au Zhejiang.
Les Chrétiens de Chine, Affiliations et Conversions au XXIe siècle par Pierre Vendassi. Presses Universitaires de Rennes, 2016. 239 pages.
Dans son livre « Les Chrétiens de Chine », l’universitaire bordelais Pierre Vendassi présente les résultats de sa recherche sur les chrétiens chinois. Il étudie depuis une perspective sociologique les Chinois qui se tournent vers une forme ou l’autre du christianisme en vue de mieux comprendre les mécanismes de la conversion religieuse. Son approche ne se limite pas à la question du « pourquoi » mais fait porter son effort sur les mécanismes – les « comment » – qui soutiennent une telle démarche. Les témoignages collectés sont essentiellement des entretiens avec 73 convertis, rencontrés principalement à Shanghai mais aussi à Bordeaux.
A travers ces discours, le lecteur découvre huit communautés chrétiennes de Shanghai – en grande partie des Eglises domestiques (des Eglises-maisons), c’est-à-dire des communautés évangéliques non déclarées auprès des autorités et qui se réunissent de facto plus discrètement. Les six chapitres du livre explicitent progressivement comment la conversion religieuse s’articule autour de trois types de processus : affiliation, conversion et confession. Pierre Vendassi montre qu’il ne s’agit pas de trois étapes successives au cours d’un parcours linéaire mais de trois dynamiques conceptuellement distinctes, réversibles, fluctuantes et pas nécessairement simultanées. Pour lui, la conversion s’alimente de ces trois dynamiques tout en demeurant une quête de sens. Cette approche nous conduit donc loin de l’idée courante de la conversion tel un changement brutal, complet et définitif. L’auteur illustre cela en montrant comment les personnes rencontrées deviennent chrétiennes en apprenant à reconnaitre, sacraliser puis transcender des modèles sociaux non spécifiquement chrétiens, ni radicalement nouveaux, mais déjà présents dans leur environnement. La notion de famille est en cela largement explorée au cours de l’ouvrage.
Ce travail a pour première qualité d’être pionnier parmi les contributions académiques d’envergure en langue française sur le christianisme en Chine. Il est d’une lecture très accessible, même pour les non-sociologues ! Mais surtout, Pierre Vendassi a pour grand mérite de ne pas réduire la « question chrétienne » en Chine à une question politique. Le cœur de sa recherche demeure les personnes engagées dans des processus de conversion. De là, son analyse propose un modèle dynamique de la conversion, qui, en plus de se pencher sur des mécanismes concrets et comparables, montre combien affiliation et conversion peuvent être partielles ou même réversibles car toujours à la conjonction de plusieurs facteurs. Cela tempère un certain nombre de discours qui s’enthousiasme de la forte croissance des Eglises en Chine. Ensuite, les observations récoltées par l’auteur illustrent combien et comment le développement du christianisme en Chine se situe dans un entre-deux, alliant continuité et rupture par rapport au contexte socioreligieux chinois. En présentant les témoignages directs de nombreux convertis, le lecteur entrevoit à quel point ces nouveaux chrétiens ne sont ni dans un strict rejet de leur environnement (politique, religieux et économique), ni dans une simple réincarnation de la religion populaire chinoise.
Une critique que l’on peut faire à l’ouvrage réside dans son titre : l’ouvrage ne traite pas des « Chrétiens en Chine » dans leur ensemble (ce titre trop général vient certainement de l’éditeur), mais d’une population bien particulière : les personnes interrogées ont en effet très majoritairement entre 20 et 40 ans, elles appartiennent bien souvent à la classe moyenne urbaine nouvelle et sont marquées par des phénomènes migratoire importants. De même, l’auteur ne traite pas tout l’éventail du christianisme chinois, mais seulement de la partie qui a grossi le plus fortement ces dernières décennies : les Eglises-maisons urbaines. Bien que ces aspects spécifiques soient mentionnés, on peut s’interroger sur l’influence qu’ils ont sur le sujet traité : la compréhension des conversions au christianisme en Chine.
Il n’en demeure pas moins que la plus grande qualité de l’ouvrage réside dans le positionnement méthodologique et théorique de l’auteur qui invite au débat. Les milieux francophones s’intéressant au christianisme en monde chinois gagneront donc dans la lecture de cette contribution universitaire, et un certain nombre de points ne manqueront pas de stimuler les discussions.
Un premier élément qui interpelle dans le travail de Pierre Vendassi est l’absence du thème de la guérison et de la quête de santé. Cette absence fait contraste avec ce que nous avons pu observer à Shanghai et ailleurs en Chine. Quels que soient les milieux sociaux et les tranches d’âges, les récits de conversion sont très souvent parsemés d’événements de guérison (ne serait-ce que d’un parent ou d’un ami), le tout teinté d’une quête diffuse de bien-être/santé. Cet aspect de la « spiritualité chinoise » est souvent passé sous silence par les observateurs étrangers, au risque d’appauvrir la réflexion. Même si les personnes rencontrées par Pierre Vendassi peuvent très bien ne pas être concernées par ce point, il nous semble important de ne pas en économiser néanmoins l’importance lorsqu’il en vient aux processus de conversion en Chine. La compréhension du christianisme chinois gagnerait à réfléchir à l’importance de la guérison et du bien-être corporel.
Une autre particularité de l’ouvrage est qu’il accorde une large part aux témoignages de personnes chinoises affiliées à l’Eglise mormone – Eglise à laquelle est affilié l’auteur lui-même. Cette quasi-exploration du mormonisme en Chine est une première, mais n’est pas aboutie. Tout d’abord, alors même que Pierre Vendassi rappelle que, dans la galaxie chrétienne, cette Eglise demeure une tradition controversée, il est regrettable qu’il n’explicite pas plus les raisons motivant la large place accordée à ces témoignages (parmi les 73 personnes interviewées, 19 sont mormones et leurs témoignages reviennent de manière récurrente). Les mormons chinois mériteraient certainement une étude à part entière !
Par ailleurs, le coté dérangeant de l’Eglise mormone – du moment qu’il est reconnu – pourrait aider les catholiques réfléchissant sur le christianisme en Chine à élargir leur champ d’observation et à questionner leurs propres catégories. En Chine (comme aux Etats-Unis, en Afrique et en Amérique latine aujourd’hui), les groupes se revendiquant chrétiens mais pourtant « étranges » et « controversés » sont très nombreux (Eglise du Dieu Tout-Puissant, Eglise Locale, Eglise du Dieu Etabli, Eglise de la Porte Etroite dans le Monde Sauvage, Les Servants des Trois Niveaux, etc.). Ces groupes ont souvent en commun avec l’Eglise mormone de transformer le canon des Ecritures Saintes et la compréhension de la Trinité – tout en gardant l’événement Jésus Christ dans leur foi. Face à de tels phénomènes, la binarité conceptuelle « Œcuménisme » et « Dialogue Interreligieux » se révèle un peu faible. Depuis Vatican II en effet, beaucoup de catholiques veulent croire que le monde religieux non catholique se divise en deux catégories : ceux qui connaissent la Révélation chrétienne (orthodoxes, protestants, anglicans, orientaux, etc.) et avec qui nous faisons du dialogue « œcuménique », et ceux qui ne connaissent pas la Révélation chrétienne (bouddhistes, juifs, musulmans, etc.) et avec qui nous faisons du dialogue « interreligieux ». Force est pourtant de constater que le monde non catholique est plus riche et subtil que cela, stimulant sans cesse notre propre réflexion. L’interpellation de la Révélation chrétienne au monde chinois produit en fait une myriade d’Eglises et de mouvements religieux. Ceux-ci peuvent devenir une invitation à approfondir notre propre compréhension de l’action des Semences du Verbe dans l’humanité, à condition que nous daignons les nommer et les reconnaître.
Une dernière question que suscite pour nous la lecture du travail de Pierre Vendassi a trait au concept de famille, tel qu’il revient de manière récurrente dans son livre. L’auteur affirme – non sans une certaine justesse – que la matrice idéologique chrétienne idéalise dans l’ordre religieux une structure de parenté patriarcale (p. 133). Quand bien même le débat mérite d’être ouvert, et notamment en Chine où les catholiques soutiendront très majoritairement une telle affirmation, nous considérons que la théologie catholique la plus officielle est différente. Dans son encyclique Amoris Laetitia, le pape ne parle ni de « famille naturelle » ni de « sainte famille » pour expliciter les fondements de la vision chrétienne de la famille. Le pape, en communion avec les évêques de l’Eglise universelle qui se réunirent en deux temps pour un synode sur la question, s’appuie au contraire sur le cœur de la Révélation chrétienne, la Trinité, pour expliciter pourquoi et comment la famille chrétienne repose sur l’altérité d’un couple, homme et femme, ouvert sur la venue d’un autre : les enfants en croissance. La matrice idéologique chrétienne repose donc dans la notion d’alliance – reflet de la communion trinitaire – (et non sur la notion de lignage) pour définir ce qu’est une famille. Ainsi, s’il est clair que la quête de parenté patriarcale se retrouve dans beaucoup de communautés chrétiennes chinoises, il n’est pas juste de la mettre en correspondance avec une matrice chrétienne. Si Pierre Vendassi a raison de pointer comment le christianisme est bien souvent utilisé pour revivifier une certaine tradition chinoise de parenté patriarcale, son analyse gagnerait à montrer plus finement comment « la matrice chrétienne » questionne et transforme simultanément ce modèle social – ne serait-ce que sur des points tels que l’injonction à la monogamie et l’interdiction du divorce.
(Source:Eglises d'Asie, le 6 septembre 2016)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Hồng Y Timothy Dolan: Chúa Kitô và Giáo Hội là một
Vũ Văn An
03:19 06/09/2016
Ngày 7 tháng Bẩy vừa qua, tại Viện Napa ở California, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, đã đọc một tham luận về bản chất Giáo Hội. Trọng điểm là ví Giáo Hội như một gia đình, xây dựng trên hôn nhân thánh giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, một cuộc hôn nhân bất khả tiêu, bất chấp mọi yếu đuối, sai phạm, dối trá, lửa đảo. Tựa đề tham luận của ngài là: "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly!". Chúng tôi mời độc giả đọc trọn tham luận của ngài:
"Lúc ấy, Sau-lô vẫn còn đang gieo rắc đe dọa sẽ sát hại các môn đệ của Chúa. Ông đi gặp thượng tế và yêu cầu cấp thư giới thiệu tới các hội đường ở Damascus yêu cầu họ cho phép ông bắt giữ và đưa về Giêrusalem bất cứ tín đồ nào của Đạo. . .
Khi đang trên đường tới Damascus. . . bỗng có một ánh sáng từ trời xuất hiện bao quanh ông. Ông ngã xuống đất và nghe thấy một giọng nói, ‘Sao-lô, Sao-lô, sao ngươi bách hại Ta?’.
Sao-lô hỏi, ‘Ngài là ai, thưa Ngài?’ và giọng nói trả lời:"Ta là Giêsu, và ngươi đang bách hại Ta'"(Cv 9: 1-6).
Tình tiết này từ sách Tông Đồ Công Vụ là một trong những qui mô gây động đất trong lịch sử cứu độ, tôi khá do dự khi sử dụng kiểu so sánh này ở đây, ở California! Việc can thiệp "sấm sét" theo nghĩa đen này của Chúa Giêsu không những đã dẫn đến việc chuyển đổi Saolô thành Thánh Phaolô Tông Đồ, nhưng nó còn đem lại cho chúng ta một thỏi vàng ròng của niềm tin Kitô giáo nữa.
Sao-lô đang bách hại một cách đắc thắng các môn đệ của Chúa Giêsu, Giáo Hội của thế hệ đầu tiên. Các học giả cho rằng sự kiện này xảy ra năm 36 CN, chỉ ba năm sau khi Chúa Giêsu trở về với Cha của Người.
Chúa Giêsu đã nói lớn những gì với Saolô? "Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại. . ." Dân Ta? Không. Giáo Hội Ta? Không. Các môn đệ Ta ? Không.
"Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại Ta?"
"Nhưng, Ngài là ai, thưa Ngài?"
"Ta là Giêsu, và ngươi đang bách hại Ta!"
Các các bạn nắm được chứ? Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người y như nhau! Chúa Kitô và Giáo Hội của Người là một! Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người là đồng nghĩa!
Tựa đề tôi dùng cho bài trình bày buổi sáng nay của tôi, "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19: 6), tất nhiên, là mệnh lệnh được Chúa ban bố cho chúng ta về sự kết hợp bất khả hủy tiêu giữa một người nam và một người nữ trong bí tích hôn nhân.
Tuy nhiên, áp dụng các lời lẽ này của Thiên Chúa vào sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người chắc chắn cũng là điều thích đáng, vì đây là điều người vừa được chuyển đổi từ Saolô thành Thánh Phaolô thực sự đã thực hiện. Hãy nhớ lại ẩn dụ của Thánh Phaolô, một ẩn dụ tuyệt vời trong hệ luận thiêng liêng của nó cho cả người chồng người vợ lẫn niềm tin của chúng ta vào bản chất Giáo Hội; hệ luận đó là: người chồng kết hợp với vợ mình một cách mật thiết như Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội của Người.
Lớp học của chúng ta hãy kết luận theo tam đoạn luận! Chúa Giêsu là người chồng, Giáo Hội là cô dâu của Người! Hai trở nên một. "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, chúng ta không được phân ly!".
Tất nhiên, Thánh Phaolô khó có thể pha chế ra ẩn dụ này về dây hôn phối giữa Chúa và Giáo Hội của Người. Ngài biết nó trong tư cách một Người Do Thái trung thành, vì đây là hình ảnh được các tiên tri thời xưa sử dụng để mô tả sự thân mật giữa Giavê và Israel.
Các tiên tri trên đã rất nên thơ dạy rằng Giavê là một người chồng luôn trung thành, dịu dàng, nhân hậu, bảo vệ, cứu vớt; Còn Israel là người vợ yếu đuối, thường bướng bỉnh, tự hủy hoại, và gian lận.
Chúng ta vừa nghe điều trên trong Thánh lễ thứ hai tuần trước, khi tiên tri Ô-sê nói thay cho Chúa rằng: "Israel sẽ gọi Ta, 'chồng em'. . . Ta sẽ thành hôn với ngươi mãi mãi".
Thánh Phaolô của chúng ta, người đã học được bài học này lúc "bị quật ngã từ lưng ngựa của mình" trên đường đi Damascus, đã sử dụng một ẩn dụ khác để nhấn mạnh khoa sư phạm của Thiên Chúa về sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người: đó là thân thể!
Với hình ảnh này, Giáo Hội là thân thể thiêng liêng của Chúa Kitô. "Giáo Hội là thân thể của Người. Người là đầu của nó". Thánh Phaolô sẽ giải thích như thế với tín hữu Côlôxê (Col. 1:18).
Nói thêm về vấn đề này, các Giáo Phụ đã giải thích rằng, như Con Thiên Chúa, Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh, tức Ngôi Lời Vĩnh Cửu, đã mang lấy bản chất con người, một thân thể thật sự, trong mầu nhiệm Nhập Thể thế nào, thì Ngôi Lời Vĩnh Cửu, Thiên Chúa Ngôi Con, cũng ở lại với chúng ta ngày nay, nhập thể trong thân thể thiêng liêng hay thân thể mầu nhiệm của Người, là Giáo Hội của Người, như thế.
Đồng ý . . . (nhưng) thế thì sao? Đến đây, chắc các các bạn sẽ hỏi, "Bao giờ thì ngưng đây? Có phải ngài sắp cho chúng ta một bài giảng khô khan, mệt óc về Giáo Hội học, một ngành thần học bàn về bản chất Giáo Hội, hay sao đây?”.
Xin các bạn suy nghĩ một lần nữa đi . . . Trong sách vở của tôi, duy trì sự hiệp nhất của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người có lẽ là thách thức mục vụ quan trọng nhất đặt ra cho chúng ta ngày nay.
Các các bạn thân mến, nói một cách đơn giản, ý kiến và tâm tình nổi bật mà chúng ta ngày nay đang phải đối diện là: "Chúng tôi muốn Chúa Kitô, nhưng không muốn dính dáng gì với thứ Giáo Hội ngu ngốc ấy".
Đúng như thế, các bạn biết đó! Các bạn nghe con cái các bạn và con cháu các bạn chủ trương điều đó! Và các cha, anh em linh mục của tôi, nghe các giáo dân trước đây của các cha chủ trương điều đó.
Họ nói với chúng ta:
"Tôi muốn đức tin nhưng không muốn có các tín hữu khác!"
"Tôi thích tâm linh hơn tôn giáo".
“Tôi muốn Chúa làm mục tử với điều kiện tôi là con chiên duy nhất”.
"Tôi muốn Chúa Kitô làm Vua một vương quốc chỉ có một người là tôi".
"Tôi tin nhưng không muốn thuộc về".
"Thiên Chúa là cha của tôi, nhưng tôi là người con duy nhất".
"Chúa Giêsu là đại tướng của tôi nhưng không có quân đội nào cả".
Họ muốn Chúa Kitô nhưng không muốn Giáo Hội của Người. . . và chúng ta tin rằng điều đó trái với những gì Chúa Giêsu muốn. Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là một!
Ronald Rolheiser nhắc nhở chúng ta rằng người ta không còn chủ trương, như họ đã chủ trương nhiều thập niên trước đây, rằng chúng ta đang sống trong "thời kỳ hậu-Kitô giáo." Không. Hầu hết mọi người chúng ta không có trở ngại chi trong việc tin tưởng Chúa Kitô. Nhưng nay, chúng ta đang sống trong "thời kỳ hậu-Giáo Hội", trong đó, người ta, tốt nhất, cũng cảm thấy họ không cần Giáo Hội, mà tệ nhất, họ cảm thấy Giáo Hội gây độc hại cho tâm đạo của họ.
Tôi không nghĩ tôi đang phạm bí mật ở đây, nhưng đây là một chủ đề thường xuyên trong cuộc họp mười hai ngày của các Hồng Y giữa cuộc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và mật nghị hội đem lại cho chúng ta Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hết vị Hồng Y này đến vị Hồng Y kia thách thức chúng ta rằng nhu cầu mục vụ cấp bách nhất mà chúng ta hiện có là canh tân vẻ lộng lẫy của Giáo Hội, là làm cho Giáo Hội thành ánh sáng thế gian và muối cho đất, như Chúa Giêsu có ý định muốn cho Nhiệm Thể của Người trong thế gian trở thành, ngõ hầu làm nó sống lại như "bí tích phổ quát của ơn cứu độ" như Vatican II thúc giục, làm cho nó thành một cây cầu, chứ không phải một hàng rào, một nam châm, chứ không phải lực đẩy lui, lấy lại sự hợp nhất có tính giải phóng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.
Đức Hồng Y Jorge Bergoglio chú ý lắng nghe. Chẳng bao lâu sau, trong tư cách người kế vị Thánh Phêrô, ngài sẽ công bố:
"Chúng ta không thể ở trong sự hiệp thông với Thiên Chúa mà không ở trong sự hiệp thông với Giáo Hội".
"Chúng ta không sống cô lập và chúng ta không phải là các Kitô hữu bởi chính chúng ta; bản sắc của chúng ta là thuộc về! Nó giống như tên họ: nếu tên riêng của chúng ta là Kitô hữu, thì tên họ của chúng ta là: ‘Tôi thuộc về Giáo Hội’”.
"Biết bao lần, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã mô tả Giáo Hội như một Giáo Hội 'chúng ta'? Đôi khi chúng ta nghe người ta nói, ‘Tôi tin Thiên Chúa, tôi tin Chúa Giêsu, nhưng tôi không quan tâm đến Giáo Hội'. Một số tin rằng họ có thể có một mối liên hệ bản thân, trực tiếp và cận kề với Chúa Giêsu Kitô, bên ngoài sự hiệp thông với Giáo Hội và không cần sự trung gian của Giáo Hội. Điều này không ổn! Đây chỉ là các cám dỗ nguy hiểm và có hại. Chúng là những nhị phân vô lý như Đức Phaolô VI quen nói".
"Các bạn không thể yêu mến Thiên Chúa ở bên ngoài Giáo Hội. Các bạn không thể sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa mà không sống trong sự hiệp thông với Giáo Hội. . . "(Tất cả từ cuộc yết kiến ngày 26 Tháng Sáu năm 2014).
"Kitô hữu không phải là một đơn tử, nhưng thuộc về một dân tộc, thuộc về Giáo Hội. Kitô hữu mà không có Giáo Hội là một điều hoàn toàn duy lý; nó không có thực" (Bài giảng, ngày 15 tháng 5, 2014).
Vậy đó! Các bạn hãy nắm lấy điều ấy!
Được, nhưng. . . làm thế nào chúng ta khởi xướng dự án chủ yếu nhằm canh tân sự đồng nhất của Chúa Kitô với Giáo Hội của Người? Chúng ta đang sống trong một thế giới thường coi niềm tin vào Thiên Chúa, tốt nhất, chỉ là một sở thích cá nhân, mà tệ nhất là một ý thức hệ nguy hiểm; nhưng còn việc thuộc về Giáo Hội? Chuyện mê tín dị đoan! Phi lý! Lạc hậu! Vô ích! Phản tác dụng!
Chúng ta phải làm gì, theo thói cũ ư? Phần tôi, chắc chắn tôi không có chiến lược nào. Nhưng tôi có một ý tưởng mà tôi sẽ không ngại chia sẻ với các bạn, không hẳn một viên đạn bằng bạc, nhưng, có lẽ, một khả thể đầy hứa hẹn.
Đó là phát triển một nền thần học, và một thực tế, về "Giáo Hội như một gia đình".
Tôi không dám cho rằng chủ trương này là một chủ trương mới mẻ. Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa là điều cũng xưa như chính Tân Ước. Chúng ta chỉ muốn làm nó sống lại mà thôi.
Tất cả chúng ta đã duy trì được những cảm xúc ấm áp về Giáo Hội như gia đình siêu nhiên của chúng ta từ khi chúng ta còn là những em nhỏ: Thiên Chúa là Cha của chúng ta; Chúa Giêsu, Con của Người, là đấng cứu thế của chúng ta và là anh trai của chúng ta; Chúa Thánh Thần là sợi dây trung thành và yêu thương giữ cho chúng ta là một gia đình với nhau; Đức Maria là Mẹ của chúng ta; các thánh là tổ tiên của chúng ta trong gia đình đức tin; các người Công Giáo khác là anh chị em của chúng ta; phép rửa là việc chúng ta sinh vào gia đình thiêng liêng này; phép Thánh Thể là bữa ăn gia đình của chúng ta. . . và vân vân. . . “Như các bé thơ, các ngươi sẽ được bà bồng trên tay, ôm ẵm trong lòng. Người mẹ vỗ về con mình thế nào, Ta cũng sẽ vỗ về các ngươi như thế ", chúng ta nghe được điều này từ tiên tri I-sai-a trong Thánh lễ Chúa Nhật tuần trước.
Hệ luận là chúng ta được sinh ra trong Giáo Hội. Đây là một việc ban cho, chứ không phải một lựa chọn. Chúa Giêsu chọn chúng ta để thuộc về Người và Giáo Hội của Người, chúng ta không chọn Người.
Các bạn biết còn những ai khác tin điều đó trong đức tin của họ không? Đó là các bạn bè Do Thái của chúng ta. Trong nhiều cuộc gặp mặt đầy soi sáng của tôi với các giáo sĩ Do Thái ở New York, tôi nghe họ chia sẻ cùng các vấn đề mục vụ như của chúng ta: nhiều người trong dân họ cũng đang rời khỏi đức tin Do Thái Giáo. Giống như chúng ta, họ cũng gặp các cha mẹ đầy nước mắt như các bạn, những người buồn bã kể lại việc họ cố gắng nói chuyện nghĩa lý cho con cái họ đã từ bỏ Do Thái Giáo. Họ nói với chúng "Các con không thể lìa bỏ". "Các con là Người Do Thái; đó là điều các con sinh vào, không phải là điều các con lấy hoặc bỏ. Các con không chọn Thiên Chúa; Thiên Chúa đã chọn các con! Đừng nhạo báng Người, hành động như kẻ vô ơn bằng cách nói với Người các con từ bỏ bản sắc của các con".
Các con là Người Do Thái! Chúng ta là người Công Giáo! Chúng ta là chi thể của Giáo Hội! Nó ở trong gien của chúng ta, trong DNA của chúng ta. Chúng ta hít thở nó!
Không quen thuộc trong một nền văn hóa duy Calvin, một nền văn hóa coi câu hỏi quan trọng nhất mà người ta mọi thời phải hỏi là, "Các bạn có chọn Chúa Giêsu làm Chúa và Cứu Chúa của các bạn không". Như Đức Hồng Y Francis George quen nói, "Chúng ta, người Công Giáo ở Mỹ, đang trở thành tín đồ Calvin với bình hương!"
Không quen thuộc trong một tâm thức luôn phong thánh cho sự lựa chọn, luôn luôn tự đưa ra quyết định cho mình, một xã hội đề cao giá trị của ý niệm này: trưởng thành và tinh khôn là vứt các truyền thống trói buộc của quá khứ lại phía sau.
Các bạn có nhớ cuốn truyện cổ điển “The Power and the Glory” (Sức Mạnh và Vinh Quang) của Graham Greene, nói về "Ông Linh Mục Whisky" không được nêu tên, đang chạy trốn chính phủ Mexico chống Công Giáo trong các thập niên mở đầu thế kỷ trước không? Linh mục này có rắc rối về đức điều độ; thay vào đó, ngài rất anh hùng về lòng trung thành, vì ngài bị săn đuổi, cuối cùng bị xử tử, vì đã không chịu đưa ra lời tuyên thệ từ bỏ và rời khỏi Giáo Hội.
Ngài trốn trong một vựa chuối và gia đình lẻn đưa thực phẩm đến cho ngài. Cô gái thiếu niên trong gia đình mang đến cho ngài một số bánh mì và một chai rượu cerveza để chào đón ngài. Cô rất ngạc nhiên trước lòng trung thành của ngài.
Cô ta bảo ngài "Tất nhiên, cha có thể từ bỏ mà".
Vị linh mục đáp lại: "cha không hiểu".
Cô gái giải thích: "từ bỏ đức tin của cha đó".
Ngài trả lời: "Đó là điều không thể. Không thể nào . . . Nó nằm bên ngoài quyền của cha".
“Cô gái chăm chú nghe, rồi nói 'Ồ, giống như một cái bớt lúc mới sinh. . . '"
Các bạn thân mến, điều ấy thật sâu sắc. Là người Công Giáo giống như. . . một cái bớt từ lúc mới sinh! Chúng ta được rửa tội vào nó, sinh vào nó. Giáo Hội là gia đình của chúng ta. Chúng ta đã không chọn để được sinh ra trong gia đình trần thế của chúng ta, đúng không? Chúng ta dính chặt vào nó. Chúng ta không thể lìa bỏ nó, dù có những lúc, chúng ta chán ngấy nó!
Người Công Giáo đã quen với việc biết điều này một cách trực giác. Chắc chắn, nhiều người Công Giáo thành thật thừa nhận họ "không hành đạo" hoặc "sa ngã” nhưng họ vẫn tự nhận mình là người Công Giáo, và biết đó là sinh quyền của họ, là gia đình của họ. Nay không như thế nữa, tôi sợ thế.
Như thi sĩ New York, Jimmy Breslin, nhận xét, "Người Công Giáo chúng ta rất có thể không tốt lắm trong việc làm chi thể của Giáo Hội, nhưng chúng ta không lìa bỏ. Tất cả chúng ta chỉ cần một cơn đau ngực là sẽ trở lại".
Không như thế nữa. Mỗi lần Trung tâm nghiên cứu Pew đưa ra một nghiên cứu mới, phần trăm những người tự xưng là cựu Công Giáo hoặc “không tôn giáo nào (none)" lại tăng thêm một vài điểm.
Thành thử, khẩn cấp phải đòi lại hình ảnh Giáo Hội như gia đình. . .
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cố gắng nhiều trong vấn đề này, đúng không? Để khôi phục trái tim của Giáo Hội, để nhen nhúm lại cảm thức dịu dàng, thuộc về, chào đón, nhạy cảm với những người cảm thấy bị loại trừ. . . Như phương ngôn cũ từng nói, "nhà là nơi, khi các bạn trở về và gõ cửa, người ta phải để cho các bạn vào, ‘vì các bạn là gia đình’". Đó là Giáo Hội, Đức Thánh Cha nhắc nhở như thế.
Dưới đây là một hệ luận đáng suy nghĩ của hình ảnh này về Giáo Hội như gia đình: Giáo Hội không chỉ là gia đình của chúng ta. . . nó còn là một gia đình gặp trục trặc về chức năng (dysfunctional) nữa!
Ngày nay, ai cũng nói về "gia đình bị trục trặc về chức năng!" Các bạn đã có bao giờ gặp "một gia đình bị trục trặc về chức năng” chưa?
Việc có những sai sót, những tội lỗi, những thiếu sót, những sai lầm, những trục trặc về chức năng trong gia đình thiêng liêng của chúng ta, tức Giáo Hội, là một điều để chúng ta sáng tạo.
Trong Đại Năm Thánh 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi năm mươi bốn lần vì tội lỗi cụ thể của Giáo Hội.
Và Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn cũng sẽ không do dự làm như thế!
Khi thế giới, một thế giới luôn sẵn sàng đặt tiêu đề cho các lỗi lầm của Giáo Hội, thấy các chi thể trung thành của Giáo Hội sẵn sàng thừa nhận họ. . . thì, chắc chắn họ sẽ nhìn lại.
Bức tranh biếm họa mà họ ưa thích về Giáo Hội, coi Giáo Hội như một người giả hình thối nát, kiêu ngạo, tự coi mình là công chính, hay phán xét, sẽ dần biến đi.
Tôi không biết nhiều về các bạn, nhưng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng có những lúc, thật khó khăn lắm mới yêu mến Giáo Hội được, vì Giáo Hội có thật nhiều thiếu sót. Nhiệm Thể Chúa Kitô có rất nhiều mụn cóc!
Đại tiểu thuyết gia Flannery O'Connor, một người Công Giáo hết sức chân thành, từng viết, "Các bạn biết đấy, không phải việc chịu đau khổ vì Giáo Hội làm tôi phiền! Mà là việc Giáo Hội làm tôi đau khổ!"
Hoặc, như nhà phê bình văn học Mary Settle viết để chào đón đại tiểu thuyết gia Walker Percy gia nhập Giáo Hội sau khi ông này trở lại, "Chào mừng bạn! Nhưng bạn đang tham gia một bộ phận hết sức lộn xộn!"
Các bạn biết đấy, Flannery O'Connor và Mary rất đúng. Về mặt con người, Hiền Thê của Chúa Kitô có thể lộn xộn, thối nát, gây tai tiếng, tội lỗi, chủ yếu là vì các thành viên của mình, là các bạn và tôi!
Ronald Rolheiser nhận định rằng "Giáo Hội luôn luôn là Chúa Kitô, nhưng bị treo giữa hai tên trộm".
Hoặc như Dorothy Day, một người trở lại đầy say mê đối với đức tin, từng viết: "Giáo Hội thường là cô dâu rạng rỡ, không tì vết, xinh đẹp của Chúa Kitô, Giáo Hội thực sự là thế. Nhưng có những lúc khác, Giáo Hội có thể hành động như con điếm thành Babylon".
Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn là người Mẹ thánh thiện của chúng ta, của gia đình chúng ta. Giống như gia đình trần thế có thể làm chúng ta khó chịu, bị tổn thương, và ngã lòng, thì gia đình trên trời của chúng ta cũng có thể làm như vậy. Tuy nhiên, chúng ta càng yêu gia đình này và bám vào gia đình này nhiều hơn.
Nhà thơ Ý, Carlo Caretto, đã viết một bài ca tình yêu ca ngợi Giáo Hội tựa là, Tôi Đã Tìm và Tôi Đã Thấy. Các bạn hãy nghe đây:
"Hỡi Giáo Hội của tôi, tôi chỉ trích người xiết bao, ấy thế nhưng, tôi vẫn yêu người biết chừng nào!
Vâng, người đã làm cho tôi đau khổ, ấy thế nhưng tôi vẫn nợ người nhiều hơn bất cứ ai khác.
Người đem lại cho tôi rất nhiều tai tiếng, ấy thế nhưng người đã làm cho tôi hiểu sự thánh thiện.
Trên khắp thế giới này, tôi chưa bao giờ thấy điều gì bị tổn hại nhiều hơn, sai lầm nhiều, ấy thế nhưng cũng chưa bao giờ, tôi được đụng chạm điều gì tinh khiết hơn, quảng đại hơn, đẹp đẽ hơn.
Vô số lần tôi có cảm giác như muốn đóng sầm cánh cửa linh hồn tôi trước mặt người, ấy thế nhưng, mỗi đêm tôi đều cầu nguyện để không chết ngoài vòng tay chắc chắn của người.
Không, tôi sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi người, vì, tôi là một với người. Vả lại, tôi còn biết chạy đến với ai khác? Để khởi đầu một Giáo Hội khác? Nhiều người đã làm như thế! Nhưng, tôi không thể làm mà không có cùng những khiếm khuyết, vì các khiếm khuyết này chính là các khiếm khuyết của tôi. Lúc đó nó là Giáo Hội của tôi, không còn là của người. Không có chuyện đó! Tôi già đủ để biết rõ hơn!"
Nhìn vào mặt tối của Giáo Hội, và thừa nhận nó, thực sự có thể dẫn người ta đến với Giáo Hội. Hãy lấy trường hợp của Arnold Toynbee, một người khó được coi là ngoan đạo. Không hề là người bạn của Giáo Hội, nhưng ông vẫn thừa nhận rằng "Tôi tin Giáo Hội Công Giáo là thần thánh, và theo tôi, bằng chứng của tính thần thánh này là: không một định chế thuần nhân bản nào, được điều hành một cách ngu xuẩn tinh quái như thế, mà lại tồn tại tới hai tuần lễ!"
Đúng, một số người từ chối Giáo Hội vì Giáo Hội già nua, nhăn nheo, và không còn thích hợp, cần giải phẫu tận căn để thay đổi truyền thống đức tin và luân lý cũ rích của mình, khuôn định lại thứ cơ cấu trung cổ, tổ phụ, lỗi thời của mình.
Nhiều người khác chạy trốn vì họ cảm thấy Giáo Hội đã trở nên quá hỗn xược, chao đảo đối với sự khôn ngoan của nhiều thời đại, quá thỏa hiệp với các mốt thời trang nhất thời của thời đại.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu tại một đại hội Giới trẻ Thế giới rằng "Hãy để tôi yêu cầu các bạn, hỡi những người trẻ thân mến". "Các bạn hãy kiên nhẫn với Giáo Hội! Giáo Hội là một cộng đồng của những người yếu đuối và bất toàn. Thiên Chúa đã đặt công trình cứu độ, các kế hoạch của Người, các ước nguyện của Người, trong bàn tay dơ bẩn của con người. Đúng, đó là một nguy cơ, nhưng, không có Giáo Hội nào khác hơn là Giáo Hội được thành lập bởi Con của Người. Người mời gọi chúng ta trở thành các cộng tác viên của Người trong thế giới và trong Giáo Hội, với mọi bất tài và thiếu sót được thừa nhận là của chúng ta".
Tất nhiên, tất cả những điều mà điều trên muốn nói là: chúng ta có một Thiên Chúa trên thập giá, chúng ta có một Giáo Hội, gia đình thiêng liêng yêu dấu của chúng ta, mang thương tích.
Tôi thường suy niệm về chương thứ hai mươi của Tin Mừng Thánh Gioan. Chúa Giêsu hiện ra với Giáo Hội, với các tông đồ của Người, vào chính buổi tối Người phục sinh. Và, Người đã làm gì? "Người đã cho họ thấy các vết thương của Người".
Như thể Người muốn nói với các ông: "Thầy đã sống lại từ cõi chết. Cơ thể của Thầy sáng láng, được vinh hiển, có tính trời, không bao giờ chết nữa. Ấy thế nhưng, Thầy mang các vết thương. Các con cũng vậy. Nhiệm thể Thầy, tức Giáo Hội của thầy, cũng thế!"
Ông bạn tốt của tôi, Richard Sklba, giám mục phụ tá đã nghỉ hưu của Milwaukee, thích kể một câu chuyện.
Theo kết quả của việc lên kế hoạch mục vụ, một giáo xứ vùng quê có tính lịch sử, rất đáng kính phải đóng cửa và sáp nhập vào một giáo xứ lân cận. Giáo dân rất buồn, và thoạt đầu, khá tức giận, nhưng sau đó đã phải thừa nhận rằng giáo xứ nhỏ bé của họ, chỉ gồm có tám mươi người, khó có thể tiếp tục mở cửa, trong khi giáo xứ kia chỉ cách có năm dặm.
Dù vậy, giáo dân cũng hỏi xem liệu họ có thể đốt rụi ngôi nhà thờ của mình hay không. Họ giải thích, hãy xem, nếu cứ đóng cửa nó đứng đó, nó sẽ rơi vào tình trạng hết sửa chữa và có thể bị phá hoại. Họ không muốn bán nó, sợ rằng nó có thể bị biến thành một thứ nhà hàng hoặc cửa tiệm bán quần áo gì đó. Liệu họ có thể đốt nó đi như một hành vi hy sinh và tôn kính chăng?
Đức tổng giám mục vào thời điểm đó đồng ý. Đức Cha Sklba tới đó, buổi tối thứ Bảy, để cử hành Thánh Lễ cuối cùng. Ngài nhớ lại, buổi lễ ấy rất cảm động. Các bức tượng, các cửa sổ kính màu, các bình thánh, bàn thờ và các băng ghế dài, và, tất nhiên, Bí Tích Cực Trọng, tất cả đều được cẩn thận gỡ đi. Vào lúc kết thúc Thánh lễ, mọi người ra bên ngoài, và đứng ở một khoảng xa lúc sở cứu hỏa địa phương chuẩn bị để đốt tòa nhà một cách chuyên nghiệp. Vừa khi ngọn lửa bùng lên, giáo dân cất tiếng hát bài "The Church’s One Foundation" (Nền Tảng Duy Nhất Của Giáo Hội), và cùng đọc kinh Mân Côi khi các khúc gỗ bị thiêu rụi.
Đức Cha qua đêm tại giáo xứ lân cận, nhưng, sáng hôm sau, trước khi trở về thành phố, ngài quyết định lái xe tới khu tàn phế. Ở đó, ngài thấy những đống tro còn đang âm ỉ, và nhiều giáo dân, đi bộ xung quanh than hồng, mang theo xô nước, tay mang găng chống abestos, thu lượm. . . các chiếc đinh! Thấy chưa, ngọn lửa thiêu rụi rất mãnh liệt, rất đều đặn, đến nỗi những gì còn lại chỉ là những đống đinh lớn từng giữ cho nhà thờ này lại với nhau trong 150 năm nay.
Khi ngài ngắm giáo dân thu lượm những di tích đó của ngôi nhà thờ cũ thân yêu của họ, ngài nghĩ, "Quả thực các chiếc đinh, các chiếc đinh của thập giá Chúa Kitô, đã giữ cho Giáo Hội lại với nhau!"
Giáo Hội, gia đình của chúng ta, có sự phục sinh; Giáo Hội chúng ta có sự chết. . . Giáo Hội chúng ta có sự chữa lành, Giáo Hội chúng ta có những vết thương. Giáo Hội có cả hai thứ này.
Các bạn biết ai diễn tả điều ấy rất tốt không? Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, cách nay mười lăm thế kỷ! Ngài từng nói:
"Vì bình minh thay đổi dần dần từ bóng tối qua ánh sáng, Giáo Hội. . . rất thích hợp được ví như bình minh. Bình minh chỉ gợi ý rằng đêm đen đã qua đi. Nó vẫn chưa tỏ hiện sự rạng rỡ trọn vẹn của ban ngày. Trong khi xua tan bóng tối và đón chào ánh sáng, nó giữ trong tay cả hai, điều này trộn lẫn với điều kia. Giáo Hội cũng thế".
Tôi cho rằng tất cả các các bạn đều đồng ý với tôi rằng ngày nay, chúng ta đang có một thách thức lớn lao trong việc đổi mới niềm tin Công Giáo của chúng ta, rằng Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là một.
"Chúng ta chỉ có thể có Thiên Chúa là Cha chúng ta, nếu chúng ta có Giáo Hội là Mẹ của chúng ta", như Thánh Cyprianô đã tuyên bố trong thế kỷ thứ hai.
Tôi không biết các bạn có đồng ý với chiến lược của tôi hay không, rằng một cách làm mới lại vẻ lộng lẫy của Giáo Hội là nói về Giáo Hội như gia đình thiêng liêng của chúng ta, một gia đình có những thành viên thiếu sót, tội lỗi, bị thương tích. Chính tôi cũng vẫn đang nghiền ngẫm về nó.
Nhưng tôi biết rằng con người ngày nay đánh giá cao sự trung thực và lòng khiêm tốn. Tôi biết: những người rời bỏ Giáo Hội nói cho chúng ta biết lý do họ lìa bỏ là vì mặt tối của Giáo Hội.
Nếu thế giới thấy chúng ta khiêm tốn và trung thực, sẵn sàng nhận thức các sai sót của chúng ta, ăn năn vì chúng, và mong muốn sửa chữa chúng;
Nếu nền văn hóa đầy ngờ vực này thấy chúng ta không phải là một định chế lạnh lùng hay một viện bảo tàng trống rỗng, nhưng là một gia đình ấm áp, dịu dàng, mời mọc, biết chia sẻ các trục trặc về chức năng mà gia đình tự nhiên nào cũng có, và chúng ta không "chọn" Giáo Hội của chúng ta nữa như chúng ta không " chọn " gia đình trong đó chúng ta sinh ra, một gia đình chúng ta không từ bỏ, dù có lúc chúng ta muốn từ bỏ, thì có lẽ Giáo Hội sẽ được hồi sinh.
Nếu chúng ta không sợ biểu lộ các vết thương của chúng ta, các vết thương của gia đình chúng ta, tức Giáo Hội, thì có lẽ các vết thương khác sẽ quay trở lại.
Khi Cha Pio được phong chân phúc, tôi đang làm viện trưởng Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rôma. Chúng tôi làm chủ nhà cho hàng trăm người hành hương từ Mỹ đến dự biến cố này.
Trong số họ, có khá nhiều cựu chiến binh Thế chiến II, những người từng gặp Cha Pio sau chiến tranh, và tất cả họ đều có những câu chuyện để kể.
Tôi đã trò chuyện với một nhóm người trong số họ từng cùng được gặp vị thánh với nhau, và họ đã dỗ dành Anthony, một trong số họ, chia sẻ với tôi về cuộc gặp gỡ đó.
"Vâng," Anthony bẽn lẽn bắt đầu "lúc đó là năm 1945, và những người này mời tôi lấy xe lửa xuống San Giovanni Rotundo và tham dự Thánh Lễ sáng sớm của Cha Pio. Tôi không hề phấn khởi bao nhiêu, vì tôi phần nào là một người Công Giáo sa ngã, và khá hoài nghi tất cả những điều ấy, nhưng tôi đã đi cùng đi chuyến ấy. Rồi, sau Thánh Lễ, chúng tôi được mời đứng thành hàng dài để chào đón Cha Pio. Tôi không hề có ấn tượng gì. Những anh chàng khác này thì rất nôn nao và xum xoe đối với ngài. Không có những chuyện đó đối với tôi! Nên lúc Cha Pio đến với tôi, tôi trêu chọc ngài "Cho con xem những vết thương của cha!" Trước đó, tôi có nghe nói rằng ngài được in dấu thánh, tức năm vết thương của Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng ngài mang găng che nửa bàn tay và các bàn tay này bị bao phủ hết. Mọi người há hốc miệng và cố gắng bảo tôi ngậm miệng lại. Nhưng tôi yêu cầu một lần nữa, 'Cho con xem các vết thương kia đi!'
Cha Pio nhìn tôi, mỉm cười và trả lời: ‘Con cho cha xem các vết thương của con đi!’ Tôi nhìn lại ngài và nói, ‘cha đang nói gì vậy? Con có cho là con có các vết thương như cha đâu! Cha hãy cho con xem các vết thương của cha đi!'
Rồi, Cha Pio thì thầm nói với tôi: "À, này anh bạn, tôi sẽ vui lòng cho bạn thấy các bàn tay và các bàn chân của tôi. Nhưng, bạn hãy tin tôi đi, bạn cũng có các vết thương nữa đấy!” Và với những lời này, ngài dẫn tôi đến tòa giải tội, và ở đấy, tôi đã trút hết ruột gan của tôi ra với ngài, ‘vì tôi chắc chắn đã có rất nhiều tội lỗi, rất nhiều vết thương".
Thế đấy, gia đình chúng ta, tức Giáo Hội cũng có những vết thương. Chúng ta không hề sợ phải biểu lộ chúng cho thế giới, một thế giới cũng đầy các vết thương chỉ có thể được chữa lành bởi Chúa Giêsu mà thôi.
Don Corleone (God Father, Bố Già) từng nói với con trai Michael, của ông rằng "Cuối cùng, gia đình là tất cả những gì chúng ta có".
Cuối cùng, gia đình thiêng liêng của chúng ta, tức Giáo Hội, là tất cả những gì chúng ta có.
Và Giáo Hội xứng đáng để ta chết cho, và xứng đáng để chúng ta sống cho.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng khuyên bảo "Tình yêu đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là niềm đam mê của đời ta!"
Vì, như De Lubac từng nói, "Làm sao tôi biết được Người, nếu không có Bả (Giáo Hội)".
"Lúc ấy, Sau-lô vẫn còn đang gieo rắc đe dọa sẽ sát hại các môn đệ của Chúa. Ông đi gặp thượng tế và yêu cầu cấp thư giới thiệu tới các hội đường ở Damascus yêu cầu họ cho phép ông bắt giữ và đưa về Giêrusalem bất cứ tín đồ nào của Đạo. . .
Khi đang trên đường tới Damascus. . . bỗng có một ánh sáng từ trời xuất hiện bao quanh ông. Ông ngã xuống đất và nghe thấy một giọng nói, ‘Sao-lô, Sao-lô, sao ngươi bách hại Ta?’.
Sao-lô hỏi, ‘Ngài là ai, thưa Ngài?’ và giọng nói trả lời:"Ta là Giêsu, và ngươi đang bách hại Ta'"(Cv 9: 1-6).
Tình tiết này từ sách Tông Đồ Công Vụ là một trong những qui mô gây động đất trong lịch sử cứu độ, tôi khá do dự khi sử dụng kiểu so sánh này ở đây, ở California! Việc can thiệp "sấm sét" theo nghĩa đen này của Chúa Giêsu không những đã dẫn đến việc chuyển đổi Saolô thành Thánh Phaolô Tông Đồ, nhưng nó còn đem lại cho chúng ta một thỏi vàng ròng của niềm tin Kitô giáo nữa.
Sao-lô đang bách hại một cách đắc thắng các môn đệ của Chúa Giêsu, Giáo Hội của thế hệ đầu tiên. Các học giả cho rằng sự kiện này xảy ra năm 36 CN, chỉ ba năm sau khi Chúa Giêsu trở về với Cha của Người.
Chúa Giêsu đã nói lớn những gì với Saolô? "Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại. . ." Dân Ta? Không. Giáo Hội Ta? Không. Các môn đệ Ta ? Không.
"Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại Ta?"
"Nhưng, Ngài là ai, thưa Ngài?"
"Ta là Giêsu, và ngươi đang bách hại Ta!"
Các các bạn nắm được chứ? Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người y như nhau! Chúa Kitô và Giáo Hội của Người là một! Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người là đồng nghĩa!
Tựa đề tôi dùng cho bài trình bày buổi sáng nay của tôi, "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19: 6), tất nhiên, là mệnh lệnh được Chúa ban bố cho chúng ta về sự kết hợp bất khả hủy tiêu giữa một người nam và một người nữ trong bí tích hôn nhân.
Tuy nhiên, áp dụng các lời lẽ này của Thiên Chúa vào sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người chắc chắn cũng là điều thích đáng, vì đây là điều người vừa được chuyển đổi từ Saolô thành Thánh Phaolô thực sự đã thực hiện. Hãy nhớ lại ẩn dụ của Thánh Phaolô, một ẩn dụ tuyệt vời trong hệ luận thiêng liêng của nó cho cả người chồng người vợ lẫn niềm tin của chúng ta vào bản chất Giáo Hội; hệ luận đó là: người chồng kết hợp với vợ mình một cách mật thiết như Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội của Người.
Lớp học của chúng ta hãy kết luận theo tam đoạn luận! Chúa Giêsu là người chồng, Giáo Hội là cô dâu của Người! Hai trở nên một. "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, chúng ta không được phân ly!".
Tất nhiên, Thánh Phaolô khó có thể pha chế ra ẩn dụ này về dây hôn phối giữa Chúa và Giáo Hội của Người. Ngài biết nó trong tư cách một Người Do Thái trung thành, vì đây là hình ảnh được các tiên tri thời xưa sử dụng để mô tả sự thân mật giữa Giavê và Israel.
Các tiên tri trên đã rất nên thơ dạy rằng Giavê là một người chồng luôn trung thành, dịu dàng, nhân hậu, bảo vệ, cứu vớt; Còn Israel là người vợ yếu đuối, thường bướng bỉnh, tự hủy hoại, và gian lận.
Chúng ta vừa nghe điều trên trong Thánh lễ thứ hai tuần trước, khi tiên tri Ô-sê nói thay cho Chúa rằng: "Israel sẽ gọi Ta, 'chồng em'. . . Ta sẽ thành hôn với ngươi mãi mãi".
Thánh Phaolô của chúng ta, người đã học được bài học này lúc "bị quật ngã từ lưng ngựa của mình" trên đường đi Damascus, đã sử dụng một ẩn dụ khác để nhấn mạnh khoa sư phạm của Thiên Chúa về sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người: đó là thân thể!
Với hình ảnh này, Giáo Hội là thân thể thiêng liêng của Chúa Kitô. "Giáo Hội là thân thể của Người. Người là đầu của nó". Thánh Phaolô sẽ giải thích như thế với tín hữu Côlôxê (Col. 1:18).
Nói thêm về vấn đề này, các Giáo Phụ đã giải thích rằng, như Con Thiên Chúa, Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh, tức Ngôi Lời Vĩnh Cửu, đã mang lấy bản chất con người, một thân thể thật sự, trong mầu nhiệm Nhập Thể thế nào, thì Ngôi Lời Vĩnh Cửu, Thiên Chúa Ngôi Con, cũng ở lại với chúng ta ngày nay, nhập thể trong thân thể thiêng liêng hay thân thể mầu nhiệm của Người, là Giáo Hội của Người, như thế.
Đồng ý . . . (nhưng) thế thì sao? Đến đây, chắc các các bạn sẽ hỏi, "Bao giờ thì ngưng đây? Có phải ngài sắp cho chúng ta một bài giảng khô khan, mệt óc về Giáo Hội học, một ngành thần học bàn về bản chất Giáo Hội, hay sao đây?”.
Xin các bạn suy nghĩ một lần nữa đi . . . Trong sách vở của tôi, duy trì sự hiệp nhất của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người có lẽ là thách thức mục vụ quan trọng nhất đặt ra cho chúng ta ngày nay.
Các các bạn thân mến, nói một cách đơn giản, ý kiến và tâm tình nổi bật mà chúng ta ngày nay đang phải đối diện là: "Chúng tôi muốn Chúa Kitô, nhưng không muốn dính dáng gì với thứ Giáo Hội ngu ngốc ấy".
Đúng như thế, các bạn biết đó! Các bạn nghe con cái các bạn và con cháu các bạn chủ trương điều đó! Và các cha, anh em linh mục của tôi, nghe các giáo dân trước đây của các cha chủ trương điều đó.
Họ nói với chúng ta:
"Tôi muốn đức tin nhưng không muốn có các tín hữu khác!"
"Tôi thích tâm linh hơn tôn giáo".
“Tôi muốn Chúa làm mục tử với điều kiện tôi là con chiên duy nhất”.
"Tôi muốn Chúa Kitô làm Vua một vương quốc chỉ có một người là tôi".
"Tôi tin nhưng không muốn thuộc về".
"Thiên Chúa là cha của tôi, nhưng tôi là người con duy nhất".
"Chúa Giêsu là đại tướng của tôi nhưng không có quân đội nào cả".
Họ muốn Chúa Kitô nhưng không muốn Giáo Hội của Người. . . và chúng ta tin rằng điều đó trái với những gì Chúa Giêsu muốn. Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là một!
Ronald Rolheiser nhắc nhở chúng ta rằng người ta không còn chủ trương, như họ đã chủ trương nhiều thập niên trước đây, rằng chúng ta đang sống trong "thời kỳ hậu-Kitô giáo." Không. Hầu hết mọi người chúng ta không có trở ngại chi trong việc tin tưởng Chúa Kitô. Nhưng nay, chúng ta đang sống trong "thời kỳ hậu-Giáo Hội", trong đó, người ta, tốt nhất, cũng cảm thấy họ không cần Giáo Hội, mà tệ nhất, họ cảm thấy Giáo Hội gây độc hại cho tâm đạo của họ.
Tôi không nghĩ tôi đang phạm bí mật ở đây, nhưng đây là một chủ đề thường xuyên trong cuộc họp mười hai ngày của các Hồng Y giữa cuộc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và mật nghị hội đem lại cho chúng ta Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hết vị Hồng Y này đến vị Hồng Y kia thách thức chúng ta rằng nhu cầu mục vụ cấp bách nhất mà chúng ta hiện có là canh tân vẻ lộng lẫy của Giáo Hội, là làm cho Giáo Hội thành ánh sáng thế gian và muối cho đất, như Chúa Giêsu có ý định muốn cho Nhiệm Thể của Người trong thế gian trở thành, ngõ hầu làm nó sống lại như "bí tích phổ quát của ơn cứu độ" như Vatican II thúc giục, làm cho nó thành một cây cầu, chứ không phải một hàng rào, một nam châm, chứ không phải lực đẩy lui, lấy lại sự hợp nhất có tính giải phóng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.
Đức Hồng Y Jorge Bergoglio chú ý lắng nghe. Chẳng bao lâu sau, trong tư cách người kế vị Thánh Phêrô, ngài sẽ công bố:
"Chúng ta không thể ở trong sự hiệp thông với Thiên Chúa mà không ở trong sự hiệp thông với Giáo Hội".
"Chúng ta không sống cô lập và chúng ta không phải là các Kitô hữu bởi chính chúng ta; bản sắc của chúng ta là thuộc về! Nó giống như tên họ: nếu tên riêng của chúng ta là Kitô hữu, thì tên họ của chúng ta là: ‘Tôi thuộc về Giáo Hội’”.
"Biết bao lần, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã mô tả Giáo Hội như một Giáo Hội 'chúng ta'? Đôi khi chúng ta nghe người ta nói, ‘Tôi tin Thiên Chúa, tôi tin Chúa Giêsu, nhưng tôi không quan tâm đến Giáo Hội'. Một số tin rằng họ có thể có một mối liên hệ bản thân, trực tiếp và cận kề với Chúa Giêsu Kitô, bên ngoài sự hiệp thông với Giáo Hội và không cần sự trung gian của Giáo Hội. Điều này không ổn! Đây chỉ là các cám dỗ nguy hiểm và có hại. Chúng là những nhị phân vô lý như Đức Phaolô VI quen nói".
"Các bạn không thể yêu mến Thiên Chúa ở bên ngoài Giáo Hội. Các bạn không thể sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa mà không sống trong sự hiệp thông với Giáo Hội. . . "(Tất cả từ cuộc yết kiến ngày 26 Tháng Sáu năm 2014).
"Kitô hữu không phải là một đơn tử, nhưng thuộc về một dân tộc, thuộc về Giáo Hội. Kitô hữu mà không có Giáo Hội là một điều hoàn toàn duy lý; nó không có thực" (Bài giảng, ngày 15 tháng 5, 2014).
Vậy đó! Các bạn hãy nắm lấy điều ấy!
Được, nhưng. . . làm thế nào chúng ta khởi xướng dự án chủ yếu nhằm canh tân sự đồng nhất của Chúa Kitô với Giáo Hội của Người? Chúng ta đang sống trong một thế giới thường coi niềm tin vào Thiên Chúa, tốt nhất, chỉ là một sở thích cá nhân, mà tệ nhất là một ý thức hệ nguy hiểm; nhưng còn việc thuộc về Giáo Hội? Chuyện mê tín dị đoan! Phi lý! Lạc hậu! Vô ích! Phản tác dụng!
Chúng ta phải làm gì, theo thói cũ ư? Phần tôi, chắc chắn tôi không có chiến lược nào. Nhưng tôi có một ý tưởng mà tôi sẽ không ngại chia sẻ với các bạn, không hẳn một viên đạn bằng bạc, nhưng, có lẽ, một khả thể đầy hứa hẹn.
Đó là phát triển một nền thần học, và một thực tế, về "Giáo Hội như một gia đình".
Tôi không dám cho rằng chủ trương này là một chủ trương mới mẻ. Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa là điều cũng xưa như chính Tân Ước. Chúng ta chỉ muốn làm nó sống lại mà thôi.
Tất cả chúng ta đã duy trì được những cảm xúc ấm áp về Giáo Hội như gia đình siêu nhiên của chúng ta từ khi chúng ta còn là những em nhỏ: Thiên Chúa là Cha của chúng ta; Chúa Giêsu, Con của Người, là đấng cứu thế của chúng ta và là anh trai của chúng ta; Chúa Thánh Thần là sợi dây trung thành và yêu thương giữ cho chúng ta là một gia đình với nhau; Đức Maria là Mẹ của chúng ta; các thánh là tổ tiên của chúng ta trong gia đình đức tin; các người Công Giáo khác là anh chị em của chúng ta; phép rửa là việc chúng ta sinh vào gia đình thiêng liêng này; phép Thánh Thể là bữa ăn gia đình của chúng ta. . . và vân vân. . . “Như các bé thơ, các ngươi sẽ được bà bồng trên tay, ôm ẵm trong lòng. Người mẹ vỗ về con mình thế nào, Ta cũng sẽ vỗ về các ngươi như thế ", chúng ta nghe được điều này từ tiên tri I-sai-a trong Thánh lễ Chúa Nhật tuần trước.
Hệ luận là chúng ta được sinh ra trong Giáo Hội. Đây là một việc ban cho, chứ không phải một lựa chọn. Chúa Giêsu chọn chúng ta để thuộc về Người và Giáo Hội của Người, chúng ta không chọn Người.
Các bạn biết còn những ai khác tin điều đó trong đức tin của họ không? Đó là các bạn bè Do Thái của chúng ta. Trong nhiều cuộc gặp mặt đầy soi sáng của tôi với các giáo sĩ Do Thái ở New York, tôi nghe họ chia sẻ cùng các vấn đề mục vụ như của chúng ta: nhiều người trong dân họ cũng đang rời khỏi đức tin Do Thái Giáo. Giống như chúng ta, họ cũng gặp các cha mẹ đầy nước mắt như các bạn, những người buồn bã kể lại việc họ cố gắng nói chuyện nghĩa lý cho con cái họ đã từ bỏ Do Thái Giáo. Họ nói với chúng "Các con không thể lìa bỏ". "Các con là Người Do Thái; đó là điều các con sinh vào, không phải là điều các con lấy hoặc bỏ. Các con không chọn Thiên Chúa; Thiên Chúa đã chọn các con! Đừng nhạo báng Người, hành động như kẻ vô ơn bằng cách nói với Người các con từ bỏ bản sắc của các con".
Các con là Người Do Thái! Chúng ta là người Công Giáo! Chúng ta là chi thể của Giáo Hội! Nó ở trong gien của chúng ta, trong DNA của chúng ta. Chúng ta hít thở nó!
Không quen thuộc trong một nền văn hóa duy Calvin, một nền văn hóa coi câu hỏi quan trọng nhất mà người ta mọi thời phải hỏi là, "Các bạn có chọn Chúa Giêsu làm Chúa và Cứu Chúa của các bạn không". Như Đức Hồng Y Francis George quen nói, "Chúng ta, người Công Giáo ở Mỹ, đang trở thành tín đồ Calvin với bình hương!"
Không quen thuộc trong một tâm thức luôn phong thánh cho sự lựa chọn, luôn luôn tự đưa ra quyết định cho mình, một xã hội đề cao giá trị của ý niệm này: trưởng thành và tinh khôn là vứt các truyền thống trói buộc của quá khứ lại phía sau.
Các bạn có nhớ cuốn truyện cổ điển “The Power and the Glory” (Sức Mạnh và Vinh Quang) của Graham Greene, nói về "Ông Linh Mục Whisky" không được nêu tên, đang chạy trốn chính phủ Mexico chống Công Giáo trong các thập niên mở đầu thế kỷ trước không? Linh mục này có rắc rối về đức điều độ; thay vào đó, ngài rất anh hùng về lòng trung thành, vì ngài bị săn đuổi, cuối cùng bị xử tử, vì đã không chịu đưa ra lời tuyên thệ từ bỏ và rời khỏi Giáo Hội.
Ngài trốn trong một vựa chuối và gia đình lẻn đưa thực phẩm đến cho ngài. Cô gái thiếu niên trong gia đình mang đến cho ngài một số bánh mì và một chai rượu cerveza để chào đón ngài. Cô rất ngạc nhiên trước lòng trung thành của ngài.
Cô ta bảo ngài "Tất nhiên, cha có thể từ bỏ mà".
Vị linh mục đáp lại: "cha không hiểu".
Cô gái giải thích: "từ bỏ đức tin của cha đó".
Ngài trả lời: "Đó là điều không thể. Không thể nào . . . Nó nằm bên ngoài quyền của cha".
“Cô gái chăm chú nghe, rồi nói 'Ồ, giống như một cái bớt lúc mới sinh. . . '"
Các bạn thân mến, điều ấy thật sâu sắc. Là người Công Giáo giống như. . . một cái bớt từ lúc mới sinh! Chúng ta được rửa tội vào nó, sinh vào nó. Giáo Hội là gia đình của chúng ta. Chúng ta đã không chọn để được sinh ra trong gia đình trần thế của chúng ta, đúng không? Chúng ta dính chặt vào nó. Chúng ta không thể lìa bỏ nó, dù có những lúc, chúng ta chán ngấy nó!
Người Công Giáo đã quen với việc biết điều này một cách trực giác. Chắc chắn, nhiều người Công Giáo thành thật thừa nhận họ "không hành đạo" hoặc "sa ngã” nhưng họ vẫn tự nhận mình là người Công Giáo, và biết đó là sinh quyền của họ, là gia đình của họ. Nay không như thế nữa, tôi sợ thế.
Như thi sĩ New York, Jimmy Breslin, nhận xét, "Người Công Giáo chúng ta rất có thể không tốt lắm trong việc làm chi thể của Giáo Hội, nhưng chúng ta không lìa bỏ. Tất cả chúng ta chỉ cần một cơn đau ngực là sẽ trở lại".
Không như thế nữa. Mỗi lần Trung tâm nghiên cứu Pew đưa ra một nghiên cứu mới, phần trăm những người tự xưng là cựu Công Giáo hoặc “không tôn giáo nào (none)" lại tăng thêm một vài điểm.
Thành thử, khẩn cấp phải đòi lại hình ảnh Giáo Hội như gia đình. . .
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cố gắng nhiều trong vấn đề này, đúng không? Để khôi phục trái tim của Giáo Hội, để nhen nhúm lại cảm thức dịu dàng, thuộc về, chào đón, nhạy cảm với những người cảm thấy bị loại trừ. . . Như phương ngôn cũ từng nói, "nhà là nơi, khi các bạn trở về và gõ cửa, người ta phải để cho các bạn vào, ‘vì các bạn là gia đình’". Đó là Giáo Hội, Đức Thánh Cha nhắc nhở như thế.
Dưới đây là một hệ luận đáng suy nghĩ của hình ảnh này về Giáo Hội như gia đình: Giáo Hội không chỉ là gia đình của chúng ta. . . nó còn là một gia đình gặp trục trặc về chức năng (dysfunctional) nữa!
Ngày nay, ai cũng nói về "gia đình bị trục trặc về chức năng!" Các bạn đã có bao giờ gặp "một gia đình bị trục trặc về chức năng” chưa?
Việc có những sai sót, những tội lỗi, những thiếu sót, những sai lầm, những trục trặc về chức năng trong gia đình thiêng liêng của chúng ta, tức Giáo Hội, là một điều để chúng ta sáng tạo.
Trong Đại Năm Thánh 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi năm mươi bốn lần vì tội lỗi cụ thể của Giáo Hội.
Và Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn cũng sẽ không do dự làm như thế!
Khi thế giới, một thế giới luôn sẵn sàng đặt tiêu đề cho các lỗi lầm của Giáo Hội, thấy các chi thể trung thành của Giáo Hội sẵn sàng thừa nhận họ. . . thì, chắc chắn họ sẽ nhìn lại.
Bức tranh biếm họa mà họ ưa thích về Giáo Hội, coi Giáo Hội như một người giả hình thối nát, kiêu ngạo, tự coi mình là công chính, hay phán xét, sẽ dần biến đi.
Tôi không biết nhiều về các bạn, nhưng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng có những lúc, thật khó khăn lắm mới yêu mến Giáo Hội được, vì Giáo Hội có thật nhiều thiếu sót. Nhiệm Thể Chúa Kitô có rất nhiều mụn cóc!
Đại tiểu thuyết gia Flannery O'Connor, một người Công Giáo hết sức chân thành, từng viết, "Các bạn biết đấy, không phải việc chịu đau khổ vì Giáo Hội làm tôi phiền! Mà là việc Giáo Hội làm tôi đau khổ!"
Hoặc, như nhà phê bình văn học Mary Settle viết để chào đón đại tiểu thuyết gia Walker Percy gia nhập Giáo Hội sau khi ông này trở lại, "Chào mừng bạn! Nhưng bạn đang tham gia một bộ phận hết sức lộn xộn!"
Các bạn biết đấy, Flannery O'Connor và Mary rất đúng. Về mặt con người, Hiền Thê của Chúa Kitô có thể lộn xộn, thối nát, gây tai tiếng, tội lỗi, chủ yếu là vì các thành viên của mình, là các bạn và tôi!
Ronald Rolheiser nhận định rằng "Giáo Hội luôn luôn là Chúa Kitô, nhưng bị treo giữa hai tên trộm".
Hoặc như Dorothy Day, một người trở lại đầy say mê đối với đức tin, từng viết: "Giáo Hội thường là cô dâu rạng rỡ, không tì vết, xinh đẹp của Chúa Kitô, Giáo Hội thực sự là thế. Nhưng có những lúc khác, Giáo Hội có thể hành động như con điếm thành Babylon".
Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn là người Mẹ thánh thiện của chúng ta, của gia đình chúng ta. Giống như gia đình trần thế có thể làm chúng ta khó chịu, bị tổn thương, và ngã lòng, thì gia đình trên trời của chúng ta cũng có thể làm như vậy. Tuy nhiên, chúng ta càng yêu gia đình này và bám vào gia đình này nhiều hơn.
Nhà thơ Ý, Carlo Caretto, đã viết một bài ca tình yêu ca ngợi Giáo Hội tựa là, Tôi Đã Tìm và Tôi Đã Thấy. Các bạn hãy nghe đây:
"Hỡi Giáo Hội của tôi, tôi chỉ trích người xiết bao, ấy thế nhưng, tôi vẫn yêu người biết chừng nào!
Vâng, người đã làm cho tôi đau khổ, ấy thế nhưng tôi vẫn nợ người nhiều hơn bất cứ ai khác.
Người đem lại cho tôi rất nhiều tai tiếng, ấy thế nhưng người đã làm cho tôi hiểu sự thánh thiện.
Trên khắp thế giới này, tôi chưa bao giờ thấy điều gì bị tổn hại nhiều hơn, sai lầm nhiều, ấy thế nhưng cũng chưa bao giờ, tôi được đụng chạm điều gì tinh khiết hơn, quảng đại hơn, đẹp đẽ hơn.
Vô số lần tôi có cảm giác như muốn đóng sầm cánh cửa linh hồn tôi trước mặt người, ấy thế nhưng, mỗi đêm tôi đều cầu nguyện để không chết ngoài vòng tay chắc chắn của người.
Không, tôi sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi người, vì, tôi là một với người. Vả lại, tôi còn biết chạy đến với ai khác? Để khởi đầu một Giáo Hội khác? Nhiều người đã làm như thế! Nhưng, tôi không thể làm mà không có cùng những khiếm khuyết, vì các khiếm khuyết này chính là các khiếm khuyết của tôi. Lúc đó nó là Giáo Hội của tôi, không còn là của người. Không có chuyện đó! Tôi già đủ để biết rõ hơn!"
Nhìn vào mặt tối của Giáo Hội, và thừa nhận nó, thực sự có thể dẫn người ta đến với Giáo Hội. Hãy lấy trường hợp của Arnold Toynbee, một người khó được coi là ngoan đạo. Không hề là người bạn của Giáo Hội, nhưng ông vẫn thừa nhận rằng "Tôi tin Giáo Hội Công Giáo là thần thánh, và theo tôi, bằng chứng của tính thần thánh này là: không một định chế thuần nhân bản nào, được điều hành một cách ngu xuẩn tinh quái như thế, mà lại tồn tại tới hai tuần lễ!"
Đúng, một số người từ chối Giáo Hội vì Giáo Hội già nua, nhăn nheo, và không còn thích hợp, cần giải phẫu tận căn để thay đổi truyền thống đức tin và luân lý cũ rích của mình, khuôn định lại thứ cơ cấu trung cổ, tổ phụ, lỗi thời của mình.
Nhiều người khác chạy trốn vì họ cảm thấy Giáo Hội đã trở nên quá hỗn xược, chao đảo đối với sự khôn ngoan của nhiều thời đại, quá thỏa hiệp với các mốt thời trang nhất thời của thời đại.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu tại một đại hội Giới trẻ Thế giới rằng "Hãy để tôi yêu cầu các bạn, hỡi những người trẻ thân mến". "Các bạn hãy kiên nhẫn với Giáo Hội! Giáo Hội là một cộng đồng của những người yếu đuối và bất toàn. Thiên Chúa đã đặt công trình cứu độ, các kế hoạch của Người, các ước nguyện của Người, trong bàn tay dơ bẩn của con người. Đúng, đó là một nguy cơ, nhưng, không có Giáo Hội nào khác hơn là Giáo Hội được thành lập bởi Con của Người. Người mời gọi chúng ta trở thành các cộng tác viên của Người trong thế giới và trong Giáo Hội, với mọi bất tài và thiếu sót được thừa nhận là của chúng ta".
Tất nhiên, tất cả những điều mà điều trên muốn nói là: chúng ta có một Thiên Chúa trên thập giá, chúng ta có một Giáo Hội, gia đình thiêng liêng yêu dấu của chúng ta, mang thương tích.
Tôi thường suy niệm về chương thứ hai mươi của Tin Mừng Thánh Gioan. Chúa Giêsu hiện ra với Giáo Hội, với các tông đồ của Người, vào chính buổi tối Người phục sinh. Và, Người đã làm gì? "Người đã cho họ thấy các vết thương của Người".
Như thể Người muốn nói với các ông: "Thầy đã sống lại từ cõi chết. Cơ thể của Thầy sáng láng, được vinh hiển, có tính trời, không bao giờ chết nữa. Ấy thế nhưng, Thầy mang các vết thương. Các con cũng vậy. Nhiệm thể Thầy, tức Giáo Hội của thầy, cũng thế!"
Ông bạn tốt của tôi, Richard Sklba, giám mục phụ tá đã nghỉ hưu của Milwaukee, thích kể một câu chuyện.
Theo kết quả của việc lên kế hoạch mục vụ, một giáo xứ vùng quê có tính lịch sử, rất đáng kính phải đóng cửa và sáp nhập vào một giáo xứ lân cận. Giáo dân rất buồn, và thoạt đầu, khá tức giận, nhưng sau đó đã phải thừa nhận rằng giáo xứ nhỏ bé của họ, chỉ gồm có tám mươi người, khó có thể tiếp tục mở cửa, trong khi giáo xứ kia chỉ cách có năm dặm.
Dù vậy, giáo dân cũng hỏi xem liệu họ có thể đốt rụi ngôi nhà thờ của mình hay không. Họ giải thích, hãy xem, nếu cứ đóng cửa nó đứng đó, nó sẽ rơi vào tình trạng hết sửa chữa và có thể bị phá hoại. Họ không muốn bán nó, sợ rằng nó có thể bị biến thành một thứ nhà hàng hoặc cửa tiệm bán quần áo gì đó. Liệu họ có thể đốt nó đi như một hành vi hy sinh và tôn kính chăng?
Đức tổng giám mục vào thời điểm đó đồng ý. Đức Cha Sklba tới đó, buổi tối thứ Bảy, để cử hành Thánh Lễ cuối cùng. Ngài nhớ lại, buổi lễ ấy rất cảm động. Các bức tượng, các cửa sổ kính màu, các bình thánh, bàn thờ và các băng ghế dài, và, tất nhiên, Bí Tích Cực Trọng, tất cả đều được cẩn thận gỡ đi. Vào lúc kết thúc Thánh lễ, mọi người ra bên ngoài, và đứng ở một khoảng xa lúc sở cứu hỏa địa phương chuẩn bị để đốt tòa nhà một cách chuyên nghiệp. Vừa khi ngọn lửa bùng lên, giáo dân cất tiếng hát bài "The Church’s One Foundation" (Nền Tảng Duy Nhất Của Giáo Hội), và cùng đọc kinh Mân Côi khi các khúc gỗ bị thiêu rụi.
Đức Cha qua đêm tại giáo xứ lân cận, nhưng, sáng hôm sau, trước khi trở về thành phố, ngài quyết định lái xe tới khu tàn phế. Ở đó, ngài thấy những đống tro còn đang âm ỉ, và nhiều giáo dân, đi bộ xung quanh than hồng, mang theo xô nước, tay mang găng chống abestos, thu lượm. . . các chiếc đinh! Thấy chưa, ngọn lửa thiêu rụi rất mãnh liệt, rất đều đặn, đến nỗi những gì còn lại chỉ là những đống đinh lớn từng giữ cho nhà thờ này lại với nhau trong 150 năm nay.
Khi ngài ngắm giáo dân thu lượm những di tích đó của ngôi nhà thờ cũ thân yêu của họ, ngài nghĩ, "Quả thực các chiếc đinh, các chiếc đinh của thập giá Chúa Kitô, đã giữ cho Giáo Hội lại với nhau!"
Giáo Hội, gia đình của chúng ta, có sự phục sinh; Giáo Hội chúng ta có sự chết. . . Giáo Hội chúng ta có sự chữa lành, Giáo Hội chúng ta có những vết thương. Giáo Hội có cả hai thứ này.
Các bạn biết ai diễn tả điều ấy rất tốt không? Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, cách nay mười lăm thế kỷ! Ngài từng nói:
"Vì bình minh thay đổi dần dần từ bóng tối qua ánh sáng, Giáo Hội. . . rất thích hợp được ví như bình minh. Bình minh chỉ gợi ý rằng đêm đen đã qua đi. Nó vẫn chưa tỏ hiện sự rạng rỡ trọn vẹn của ban ngày. Trong khi xua tan bóng tối và đón chào ánh sáng, nó giữ trong tay cả hai, điều này trộn lẫn với điều kia. Giáo Hội cũng thế".
Tôi cho rằng tất cả các các bạn đều đồng ý với tôi rằng ngày nay, chúng ta đang có một thách thức lớn lao trong việc đổi mới niềm tin Công Giáo của chúng ta, rằng Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là một.
"Chúng ta chỉ có thể có Thiên Chúa là Cha chúng ta, nếu chúng ta có Giáo Hội là Mẹ của chúng ta", như Thánh Cyprianô đã tuyên bố trong thế kỷ thứ hai.
Tôi không biết các bạn có đồng ý với chiến lược của tôi hay không, rằng một cách làm mới lại vẻ lộng lẫy của Giáo Hội là nói về Giáo Hội như gia đình thiêng liêng của chúng ta, một gia đình có những thành viên thiếu sót, tội lỗi, bị thương tích. Chính tôi cũng vẫn đang nghiền ngẫm về nó.
Nhưng tôi biết rằng con người ngày nay đánh giá cao sự trung thực và lòng khiêm tốn. Tôi biết: những người rời bỏ Giáo Hội nói cho chúng ta biết lý do họ lìa bỏ là vì mặt tối của Giáo Hội.
Nếu thế giới thấy chúng ta khiêm tốn và trung thực, sẵn sàng nhận thức các sai sót của chúng ta, ăn năn vì chúng, và mong muốn sửa chữa chúng;
Nếu nền văn hóa đầy ngờ vực này thấy chúng ta không phải là một định chế lạnh lùng hay một viện bảo tàng trống rỗng, nhưng là một gia đình ấm áp, dịu dàng, mời mọc, biết chia sẻ các trục trặc về chức năng mà gia đình tự nhiên nào cũng có, và chúng ta không "chọn" Giáo Hội của chúng ta nữa như chúng ta không " chọn " gia đình trong đó chúng ta sinh ra, một gia đình chúng ta không từ bỏ, dù có lúc chúng ta muốn từ bỏ, thì có lẽ Giáo Hội sẽ được hồi sinh.
Nếu chúng ta không sợ biểu lộ các vết thương của chúng ta, các vết thương của gia đình chúng ta, tức Giáo Hội, thì có lẽ các vết thương khác sẽ quay trở lại.
Khi Cha Pio được phong chân phúc, tôi đang làm viện trưởng Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rôma. Chúng tôi làm chủ nhà cho hàng trăm người hành hương từ Mỹ đến dự biến cố này.
Trong số họ, có khá nhiều cựu chiến binh Thế chiến II, những người từng gặp Cha Pio sau chiến tranh, và tất cả họ đều có những câu chuyện để kể.
Tôi đã trò chuyện với một nhóm người trong số họ từng cùng được gặp vị thánh với nhau, và họ đã dỗ dành Anthony, một trong số họ, chia sẻ với tôi về cuộc gặp gỡ đó.
"Vâng," Anthony bẽn lẽn bắt đầu "lúc đó là năm 1945, và những người này mời tôi lấy xe lửa xuống San Giovanni Rotundo và tham dự Thánh Lễ sáng sớm của Cha Pio. Tôi không hề phấn khởi bao nhiêu, vì tôi phần nào là một người Công Giáo sa ngã, và khá hoài nghi tất cả những điều ấy, nhưng tôi đã đi cùng đi chuyến ấy. Rồi, sau Thánh Lễ, chúng tôi được mời đứng thành hàng dài để chào đón Cha Pio. Tôi không hề có ấn tượng gì. Những anh chàng khác này thì rất nôn nao và xum xoe đối với ngài. Không có những chuyện đó đối với tôi! Nên lúc Cha Pio đến với tôi, tôi trêu chọc ngài "Cho con xem những vết thương của cha!" Trước đó, tôi có nghe nói rằng ngài được in dấu thánh, tức năm vết thương của Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng ngài mang găng che nửa bàn tay và các bàn tay này bị bao phủ hết. Mọi người há hốc miệng và cố gắng bảo tôi ngậm miệng lại. Nhưng tôi yêu cầu một lần nữa, 'Cho con xem các vết thương kia đi!'
Cha Pio nhìn tôi, mỉm cười và trả lời: ‘Con cho cha xem các vết thương của con đi!’ Tôi nhìn lại ngài và nói, ‘cha đang nói gì vậy? Con có cho là con có các vết thương như cha đâu! Cha hãy cho con xem các vết thương của cha đi!'
Rồi, Cha Pio thì thầm nói với tôi: "À, này anh bạn, tôi sẽ vui lòng cho bạn thấy các bàn tay và các bàn chân của tôi. Nhưng, bạn hãy tin tôi đi, bạn cũng có các vết thương nữa đấy!” Và với những lời này, ngài dẫn tôi đến tòa giải tội, và ở đấy, tôi đã trút hết ruột gan của tôi ra với ngài, ‘vì tôi chắc chắn đã có rất nhiều tội lỗi, rất nhiều vết thương".
Thế đấy, gia đình chúng ta, tức Giáo Hội cũng có những vết thương. Chúng ta không hề sợ phải biểu lộ chúng cho thế giới, một thế giới cũng đầy các vết thương chỉ có thể được chữa lành bởi Chúa Giêsu mà thôi.
Don Corleone (God Father, Bố Già) từng nói với con trai Michael, của ông rằng "Cuối cùng, gia đình là tất cả những gì chúng ta có".
Cuối cùng, gia đình thiêng liêng của chúng ta, tức Giáo Hội, là tất cả những gì chúng ta có.
Và Giáo Hội xứng đáng để ta chết cho, và xứng đáng để chúng ta sống cho.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng khuyên bảo "Tình yêu đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người là niềm đam mê của đời ta!"
Vì, như De Lubac từng nói, "Làm sao tôi biết được Người, nếu không có Bả (Giáo Hội)".
Giải đáp phụng vụ: Trong giờ chầu Thánh Thể, thầy Giúp lễ được đọc lời nguyện của linh mục không?
Nguyễn Trọng Đa
08:32 06/09/2016
Giải đáp phụng vụ: Trong giờ chầu Thánh Thể, thầy Giúp lễ (Acolyte) được đọc lời nguyện của linh mục không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của tôi về tác vụ Đọc sách và Giúp lễ (xin xem bài ngày 3-5), một độc giả tiểu bang Nebraska, Mỹ, hỏi thêm: “Một thầy giúp lễ, khi chầu Thánh Thể, được phép đọc lời khẩn cầu và lời nguyện, như được thực hiện bởi linh mục hoặc thầy phó tế không (nghĩa là làm tất cả, trừ việc nâng Hào Quang cho mọi người bái lạy), hay thầy chỉ làm những phần thường được thực hiện bởi mọi người, bài thánh ca và kinh “Chúc tụng Thiên Chúa” (Divine Praises)?"
Đáp: Các lời nguyện và bài hát được sử dụng trong giờ chầu Thánh thể là không phụng vụ đúng nghĩa, nhưng là hành vi đạo đức bình dân. Vì thế bất kỳ giáo dân nào, chứ không chỉ thầy Giúp lễ đã nhận tác vụ, có thể sử dụng chúng.
Đúng là ở một số nơi, có thói tục cho linh mục hay phó tế đọc một số lời cầu nguyện hoặc kinh cầu, ngay trước khi xướng bài “Tantum Ergo", trước khi nâng Hào Quang. Nhưng trong thực tế, các lời nguyện và kinh cầu như vậy có thể được sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào của giờ chầu, và có thể được hướng dẫn hoặc thực hiện bởi bất cứ ai.
Kết quả là, nơi nào thói tục này tồn tại, có thể đọc các lời cầu nguyện này trước khi cất Mình Thánh Chúa.
Tuy nhiên, sẽ là không đúng để hát "Tantum Ergo" và lời nguyện đi kèm, như thể nó được gắn liền với nghi thức xông hương, trước khi nâng Hào Quang, và việc sử dụng nó có thể gây ra sự nhầm lẫn.
Một số bài ca Thánh Thể khác, hoặc việc đọc hoặc hát kinh “Chúc tụng Thiên Chúa”, có thể đi kèm việc cất Mình Thánh. (Zenit.org 24-5-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của tôi về tác vụ Đọc sách và Giúp lễ (xin xem bài ngày 3-5), một độc giả tiểu bang Nebraska, Mỹ, hỏi thêm: “Một thầy giúp lễ, khi chầu Thánh Thể, được phép đọc lời khẩn cầu và lời nguyện, như được thực hiện bởi linh mục hoặc thầy phó tế không (nghĩa là làm tất cả, trừ việc nâng Hào Quang cho mọi người bái lạy), hay thầy chỉ làm những phần thường được thực hiện bởi mọi người, bài thánh ca và kinh “Chúc tụng Thiên Chúa” (Divine Praises)?"
Đáp: Các lời nguyện và bài hát được sử dụng trong giờ chầu Thánh thể là không phụng vụ đúng nghĩa, nhưng là hành vi đạo đức bình dân. Vì thế bất kỳ giáo dân nào, chứ không chỉ thầy Giúp lễ đã nhận tác vụ, có thể sử dụng chúng.
Đúng là ở một số nơi, có thói tục cho linh mục hay phó tế đọc một số lời cầu nguyện hoặc kinh cầu, ngay trước khi xướng bài “Tantum Ergo", trước khi nâng Hào Quang. Nhưng trong thực tế, các lời nguyện và kinh cầu như vậy có thể được sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào của giờ chầu, và có thể được hướng dẫn hoặc thực hiện bởi bất cứ ai.
Kết quả là, nơi nào thói tục này tồn tại, có thể đọc các lời cầu nguyện này trước khi cất Mình Thánh Chúa.
Tuy nhiên, sẽ là không đúng để hát "Tantum Ergo" và lời nguyện đi kèm, như thể nó được gắn liền với nghi thức xông hương, trước khi nâng Hào Quang, và việc sử dụng nó có thể gây ra sự nhầm lẫn.
Một số bài ca Thánh Thể khác, hoặc việc đọc hoặc hát kinh “Chúc tụng Thiên Chúa”, có thể đi kèm việc cất Mình Thánh. (Zenit.org 24-5-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mái Ấm
Lê Trị
21:31 06/09/2016
Ảnh của Lê Trị
Đâu cần gác tía lầu son
Một vuông tổ nhỏ mẹ con sum vầy
Mẹ nuôi no đủ cả bầy.
(bt)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 30/08–05/09/2016: Tình trạng tội phạm có tổ chức tại Phi Luật Tân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:42 06/09/2016
1. Chính quyền Ai Cập và Giáo Hội Chính Thống Coptic đồng ý với nhau về luật mới về xây dựng nhà thờ
Chính phủ Ai Cập và các giám mục Giáo Hội Chính Thống Coptic đã đồng ý với nhau về một bản tu chính cho hiến pháp năm 1934 quy định về việc xây dựng và phục chế nhà thờ.
Trong những năm qua, các quan chức Ai Cập địa phương đã trích dẫn hiến pháp năm 1934 để ngăn chặn việc xây dựng các nhà thờ mới và sửa chữa nhà thờ cũ.
Chỉ nội trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 2013, 40 nhà thờ trong đó có 10 nhà thờ Công Giáo tại ngay thủ đô Cairo đã bị nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo thiêu hủy nhưng đến nay các nhà thờ này vẫn không được tái thiết vì những cản trở do hiến pháp năm 1934 gây ra.
Trong khi các Giám Mục Chính Thống Giáo Coptic tỏ ra rất lạc quan, Đức Cha Antonios Aziz Mina, Giám Mục Công Giáo nghi lễ Coptic cho biết “tình hình vẫn còn gây tranh cãi”. Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, các luật sư Công Giáo trẻ tại Ai Cập cho biết “có quá nhiều chi tiết kỹ thuật, cho phép bất cứ ai lạm dụng như một cái cớ khác để ngăn chặn việc xây dựng nhà thờ mới.”
Quốc hội của quốc gia dự kiến sẽ phê duyệt các tu chính án trong nay mai.
2. Công cuộc Tân Phúc Âm Hóa sẽ thành công bất chấp sự suy yếu của Giáo Hội hiện nay
Trong một thông điệp gởi đến cuộc gặp gỡ đại kết đang diễn ra tại Thessalonika, Hy Lạp, trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Có một nhu cầu hiển nhiên phải tân phúc âm hóa châu Âu, nơi ngày càng có rất nhiều người không tham gia đầy đủ trong đời sống của các cộng đồng Kitô hữu.”
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, trình bày trong hội nghị đại kết Công Giáo và Chính thống giáo. Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự tiếc nuối của ngài là nhiều người ở châu Âu, mặc dù được rửa tội trong đức tin đã “không nhận thức được những hồng ân đức tin họ đã được nhận lãnh”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng công việc truyền giáo cần phải được thực hiện với sự xác tín rằng Chúa “luôn luôn có thể canh tân đời sống của chúng ta và các cộng đồng của chúng ta, và thậm chí nếu thông điệp Kitô giáo đã phải trải qua nhiều thời kỳ của bóng tối và sự yếu kém trong Giáo Hội, thông điệp Kitô giáo sẽ không bao giờ già nua.”
3. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Canđê kêu gọi người Hồi giáo phủ nhận bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Canđê, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn tòan với Tòa Thánh, đã kêu gọi “người Hồi giáo và những người không theo đạo Hồi có thiện chí” hãy phủ nhận Nhà nước Hồi giáo, hiện đang kiểm soát khoảng 15% lãnh thổ của Iraq và 30% của Syria.
“Chúng tôi biết rằng đa số người Hồi giáo là trung lập, không thiên vị, cởi mở và sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì lợi ích của quốc gia và đồng bào của họ,” Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako cho biết như trên trong một thông báo đăng trên trang Web của Tòa Thượng Phụ Babilon
“Họ nên có một lập trường thống nhất và mạnh mẽ, để có thể cùng nhau ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư Hồi Giáo cực đoan. Nếu đồng tâm nhất trí, chúng ta có thể chống lại sự cô lập, chủ nghĩa cực đoan, hận thù, và bạo lực.”
4. Đức Hồng Y Tagle nói phá thai là một trọng tội không thua gì những băng đảng giết người có tổ chức
Đức Hồng Y Antonio Tagle của Manila đã kêu gọi một sự nhất quán trong việc bảo vệ sự sống con người, và nhắc nhở các tín hữu rằng phá thai là một hành động giết người.
Đức Hồng Y đã đưa ra quan điểm trên trong một diễn từ được phát thanh vào ngày 29 tháng 8, khi ngài trình bày những suy tư của ngài trước tiếng kêu than của công chúng về tình trạng giết người của các băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Bạo lực đã tăng mạnh ở Philippines kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Rodrigo Duterte, là người đã nói rằng buôn bán ma túy và một số tội phạm khác xứng đáng bị bắn.
Trong khi lên án các vụ giết người có tổ chức, Đức Hồng Y Tagle nói rằng việc bảo vệ phẩm giá con người cũng phải được coi trọng. “Tại sao chỉ có một vài người lên tiếng chống lại việc phá thai? Đó cũng là việc giết người vậy!”
5. Một Tổng Giám Mục Uganda lên án nền văn hóa dung túng bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một thực tế đáng buồn diễn ra trong “hầu như mỗi gia đình” ở miền đông Uganda. Đức Tổng Giám Mục Emmanuel Obbo của Tororo đã phát động một chiến dịch để giải quyết vấn đề này.
“Đó là một mối quan tâm cho gia đình, đó là một mối quan tâm cho xã hội; trên tất cả đó là một mối quan tâm đối với Giáo Hội, và chúng ta không thể giữ im lặng”, ngài nói như trên với Thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài đã huy động tất cả các linh mục, tu sĩ và các giáo lý viên trong giáo phận tham gia vào các nỗ lực ngõ hầu “bạo lực gia đình phải được triệt tiêu hoàn toàn.”
Đức Tổng Giám mục Obbo cho biết bạo lực chống lại người vợ và lạm dụng con em đang lan tràn trong xã hội Uganda. Ngài than thở rằng: “Trẻ em gái không được tự do sống trong xã hội này”.
6. Các giáo sĩ bảo thủ trong Anh Giáo xúc tiến việc mở Thượng Hội Đồng “thầm lặng”
Các giáo sĩ Anh giáo bảo thủ ở Anh đang họp trong tuần này để thiết lập một “thượng hội đồng” trong bóng tối ngõ hầu có thể đưa ra một hệ thống thay thế nếu họ tách khỏi Anh Giáo.
Khoảng một chục giáo sĩ Anh giáo, những người đề cao các nguyên tắc Kinh Thánh, các truyền thống đạo đức, và bác bỏ các quyết định gần đây của Giáo Hội Anh về những vấn đề như đồng tính luyến ái, đang họp tại Tunbridge Wells.
Mục sư Peter Sanlon, người chủ trì cuộc họp này, giải thích:
“Tôi không bỏ Anh Giáo - nhưng để có thể ở lại, tôi cần sự hợp tác và một cấu trúc mới để thực thi sứ vụ của Giáo Hội Anh, là mang sứ điệp của Chúa Kitô đến mọi góc trời của Anh quốc.”
Cuộc họp đã diễn ra ngay sau khi Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Justin Welby, nói trong một cuộc họp rằng ông “liên tục cảm thấy kinh dị” khi nghĩ về cách Kitô giáo đối xử với người đồng tính trong lịch sử.
7. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Mark Zuckerberg, sáng lập viên của Facebook,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Mark Zuckerberg, sáng lập viên và CEO của Facebook, và vợ của ông, vào sáng thứ Hai 29 tháng 8, trong một buổi tiếp kiến riêng tại Vatican.
Thông cáo của phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: Đức Giáo Hoàng và ông Zuckerberg đã nói chuyện với nhau về cách thế sử dụng các kỹ thuật truyền thông để xoá bớt nghèo khổ, khuyến khích một nền ván hóa gặp gỡ và giúp chuyển đạt một sứ điệp của hy vọng, đặc biệt cho những người bị thiệt thòi nhất”.
Ông Zuckerberg đã viết trên Facebook: “Priscilla và tôi đã có vinh dự gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican. Chúng tôi đã kể với ngài chúng tôi rất ngưỡng mộ sứ điệp thương xót và hiền dịu của ngài và cách ngài tìm ra những cách thức mới để giao tiếp với con người của mọi tôn giáo trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng nói về tầm quan trọng của việc nối kết con người, đặc biệt tại những phần trên thế giới mà người ta không có kết nối internet”.
Hai vợ chồng ông Zuckerberg đã tặng Đức Giáo Hoàng một mẫu Aquila, là một máy bay nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời để phân phát kết nối internet đến những vùng không có kết nối.
Ông chia sẻ thêm: “Chúng tôi còn chia sẻ về hoạt động của sáng kiến Chan Zuckerberg nhắm giúp con người trên toàn thế giới”.
Và ông kết luận: “Đó là một cuộc gặp gỡ mà chúng tôi không bao giờ quên. Bạn có thể cảm thấy sự ấm ấp và tử tế của ngài và trong tim ngài lòng muốn sâu sắc giúp đỡ con người.
Chính phủ Ai Cập và các giám mục Giáo Hội Chính Thống Coptic đã đồng ý với nhau về một bản tu chính cho hiến pháp năm 1934 quy định về việc xây dựng và phục chế nhà thờ.
Trong những năm qua, các quan chức Ai Cập địa phương đã trích dẫn hiến pháp năm 1934 để ngăn chặn việc xây dựng các nhà thờ mới và sửa chữa nhà thờ cũ.
Chỉ nội trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 2013, 40 nhà thờ trong đó có 10 nhà thờ Công Giáo tại ngay thủ đô Cairo đã bị nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo thiêu hủy nhưng đến nay các nhà thờ này vẫn không được tái thiết vì những cản trở do hiến pháp năm 1934 gây ra.
Trong khi các Giám Mục Chính Thống Giáo Coptic tỏ ra rất lạc quan, Đức Cha Antonios Aziz Mina, Giám Mục Công Giáo nghi lễ Coptic cho biết “tình hình vẫn còn gây tranh cãi”. Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, các luật sư Công Giáo trẻ tại Ai Cập cho biết “có quá nhiều chi tiết kỹ thuật, cho phép bất cứ ai lạm dụng như một cái cớ khác để ngăn chặn việc xây dựng nhà thờ mới.”
Quốc hội của quốc gia dự kiến sẽ phê duyệt các tu chính án trong nay mai.
2. Công cuộc Tân Phúc Âm Hóa sẽ thành công bất chấp sự suy yếu của Giáo Hội hiện nay
Trong một thông điệp gởi đến cuộc gặp gỡ đại kết đang diễn ra tại Thessalonika, Hy Lạp, trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Có một nhu cầu hiển nhiên phải tân phúc âm hóa châu Âu, nơi ngày càng có rất nhiều người không tham gia đầy đủ trong đời sống của các cộng đồng Kitô hữu.”
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, trình bày trong hội nghị đại kết Công Giáo và Chính thống giáo. Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự tiếc nuối của ngài là nhiều người ở châu Âu, mặc dù được rửa tội trong đức tin đã “không nhận thức được những hồng ân đức tin họ đã được nhận lãnh”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng công việc truyền giáo cần phải được thực hiện với sự xác tín rằng Chúa “luôn luôn có thể canh tân đời sống của chúng ta và các cộng đồng của chúng ta, và thậm chí nếu thông điệp Kitô giáo đã phải trải qua nhiều thời kỳ của bóng tối và sự yếu kém trong Giáo Hội, thông điệp Kitô giáo sẽ không bao giờ già nua.”
3. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Canđê kêu gọi người Hồi giáo phủ nhận bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Canđê, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn tòan với Tòa Thánh, đã kêu gọi “người Hồi giáo và những người không theo đạo Hồi có thiện chí” hãy phủ nhận Nhà nước Hồi giáo, hiện đang kiểm soát khoảng 15% lãnh thổ của Iraq và 30% của Syria.
“Chúng tôi biết rằng đa số người Hồi giáo là trung lập, không thiên vị, cởi mở và sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì lợi ích của quốc gia và đồng bào của họ,” Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako cho biết như trên trong một thông báo đăng trên trang Web của Tòa Thượng Phụ Babilon
“Họ nên có một lập trường thống nhất và mạnh mẽ, để có thể cùng nhau ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư Hồi Giáo cực đoan. Nếu đồng tâm nhất trí, chúng ta có thể chống lại sự cô lập, chủ nghĩa cực đoan, hận thù, và bạo lực.”
4. Đức Hồng Y Tagle nói phá thai là một trọng tội không thua gì những băng đảng giết người có tổ chức
Đức Hồng Y Antonio Tagle của Manila đã kêu gọi một sự nhất quán trong việc bảo vệ sự sống con người, và nhắc nhở các tín hữu rằng phá thai là một hành động giết người.
Đức Hồng Y đã đưa ra quan điểm trên trong một diễn từ được phát thanh vào ngày 29 tháng 8, khi ngài trình bày những suy tư của ngài trước tiếng kêu than của công chúng về tình trạng giết người của các băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Bạo lực đã tăng mạnh ở Philippines kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Rodrigo Duterte, là người đã nói rằng buôn bán ma túy và một số tội phạm khác xứng đáng bị bắn.
Trong khi lên án các vụ giết người có tổ chức, Đức Hồng Y Tagle nói rằng việc bảo vệ phẩm giá con người cũng phải được coi trọng. “Tại sao chỉ có một vài người lên tiếng chống lại việc phá thai? Đó cũng là việc giết người vậy!”
5. Một Tổng Giám Mục Uganda lên án nền văn hóa dung túng bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một thực tế đáng buồn diễn ra trong “hầu như mỗi gia đình” ở miền đông Uganda. Đức Tổng Giám Mục Emmanuel Obbo của Tororo đã phát động một chiến dịch để giải quyết vấn đề này.
“Đó là một mối quan tâm cho gia đình, đó là một mối quan tâm cho xã hội; trên tất cả đó là một mối quan tâm đối với Giáo Hội, và chúng ta không thể giữ im lặng”, ngài nói như trên với Thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài đã huy động tất cả các linh mục, tu sĩ và các giáo lý viên trong giáo phận tham gia vào các nỗ lực ngõ hầu “bạo lực gia đình phải được triệt tiêu hoàn toàn.”
Đức Tổng Giám mục Obbo cho biết bạo lực chống lại người vợ và lạm dụng con em đang lan tràn trong xã hội Uganda. Ngài than thở rằng: “Trẻ em gái không được tự do sống trong xã hội này”.
6. Các giáo sĩ bảo thủ trong Anh Giáo xúc tiến việc mở Thượng Hội Đồng “thầm lặng”
Các giáo sĩ Anh giáo bảo thủ ở Anh đang họp trong tuần này để thiết lập một “thượng hội đồng” trong bóng tối ngõ hầu có thể đưa ra một hệ thống thay thế nếu họ tách khỏi Anh Giáo.
Khoảng một chục giáo sĩ Anh giáo, những người đề cao các nguyên tắc Kinh Thánh, các truyền thống đạo đức, và bác bỏ các quyết định gần đây của Giáo Hội Anh về những vấn đề như đồng tính luyến ái, đang họp tại Tunbridge Wells.
Mục sư Peter Sanlon, người chủ trì cuộc họp này, giải thích:
“Tôi không bỏ Anh Giáo - nhưng để có thể ở lại, tôi cần sự hợp tác và một cấu trúc mới để thực thi sứ vụ của Giáo Hội Anh, là mang sứ điệp của Chúa Kitô đến mọi góc trời của Anh quốc.”
Cuộc họp đã diễn ra ngay sau khi Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Justin Welby, nói trong một cuộc họp rằng ông “liên tục cảm thấy kinh dị” khi nghĩ về cách Kitô giáo đối xử với người đồng tính trong lịch sử.
7. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Mark Zuckerberg, sáng lập viên của Facebook,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Mark Zuckerberg, sáng lập viên và CEO của Facebook, và vợ của ông, vào sáng thứ Hai 29 tháng 8, trong một buổi tiếp kiến riêng tại Vatican.
Thông cáo của phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: Đức Giáo Hoàng và ông Zuckerberg đã nói chuyện với nhau về cách thế sử dụng các kỹ thuật truyền thông để xoá bớt nghèo khổ, khuyến khích một nền ván hóa gặp gỡ và giúp chuyển đạt một sứ điệp của hy vọng, đặc biệt cho những người bị thiệt thòi nhất”.
Ông Zuckerberg đã viết trên Facebook: “Priscilla và tôi đã có vinh dự gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican. Chúng tôi đã kể với ngài chúng tôi rất ngưỡng mộ sứ điệp thương xót và hiền dịu của ngài và cách ngài tìm ra những cách thức mới để giao tiếp với con người của mọi tôn giáo trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng nói về tầm quan trọng của việc nối kết con người, đặc biệt tại những phần trên thế giới mà người ta không có kết nối internet”.
Hai vợ chồng ông Zuckerberg đã tặng Đức Giáo Hoàng một mẫu Aquila, là một máy bay nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời để phân phát kết nối internet đến những vùng không có kết nối.
Ông chia sẻ thêm: “Chúng tôi còn chia sẻ về hoạt động của sáng kiến Chan Zuckerberg nhắm giúp con người trên toàn thế giới”.
Và ông kết luận: “Đó là một cuộc gặp gỡ mà chúng tôi không bao giờ quên. Bạn có thể cảm thấy sự ấm ấp và tử tế của ngài và trong tim ngài lòng muốn sâu sắc giúp đỡ con người.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 31/08– 06/09/2016: Mẹ Têrêsa Calcutta, chứng nhân lòng thương xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:38 06/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngày 4 tháng 9 năm 2016, Ðức Giáo hoàng Phanxicô đã chủ sự nghi thức tuyên phong hiển thánh cho Chân phước nữ tu Têrêsa Calcutta, được cả thế giới quen gọi là Mẹ Têrêsa Calcutta.
Trong khung cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, việc tuyên thánh này làm nổi bật khuôn mặt Mẹ Têrêsa như chứng nhân của lòng thương xót.
Chắc chắn có nhiều điều để nói về cuộc đời cũng như những công việc của lòng thương xót mà Mẹ Têrêsa đã thực hiện. Tuy nhiên, trong chương trình này, chúng tôi chỉ muốn tập trung vào diễn văn của Mẹ Têrêsa khi lãnh giải Nobel Hoà Bình ngày 10 tháng 12 năm 1979. Sở dĩ như thế là vì khi lãnh giải Nobel Hoà Bình, Mẹ Têrêsa được cả thế giới - chứ không chỉ riêng người Công Giáo - nhìn nhận và chiêm ngưỡng như chứng nhân sống động của tình yêu và lòng thương xót; đồng thời, khi ngỏ lời trong dịp này, Mẹ Têrêsa cũng không chỉ nói với người Công Giáo nhưng với cả thế giới, kể cả những nhà lãnh đạo thế giới. Chính vì thế, diễn văn này rất cần được nghe lại và rút ra những bài học lớn cho đời sống làm người nói chung và đời sống đức tin của người Kitô hữu nói riêng.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Có lẽ trong số những người lãnh giải Nobel Hoà Bình, chỉ có Mẹ Têrêsa Calcutta bắt đầu bài diễn văn của mình bằng một lời cầu nguyện, hơn thế nữa, còn mời mọi người cùng cầu nguyện.
Mẹ đã bắt đầu thế này:
“Kính thưa quý vị, khi chúng ta quy tụ ở đây để tạ ơn Chúa về giải Nobel Hoà Bình, tôi nghĩ rằng sẽ thật đẹp nếu chúng ta cùng cầu nguyện bằng Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi. Chúng tôi vẫn đọc Kinh Hoà Bình mỗi ngày sau khi rước lễ. Tôi tự hỏi không biết khi sáng tác lời kinh này cách nay bốn hoặc năm trăm năm, thánh Phanxicô có phải đối diện với những khó khăn như chúng ta đối diện ngày hôm nay không. Nhưng rõ ràng là lời kinh này rất phù hợp với chúng ta. Vì thế, xin mời quý vị cùng đọc Kinh Hoà Bình”.
Bằng cách này, Mẹ Têrêsa đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong những hoạt động bác ái và phục vụ của Mẹ. Nhờ cầu nguyện, Mẹ và các nữ tu trong dòng mới có thể “phục vụ Chúa trong mọi người”, khám phá sự hiện diện của Chúa nơi “những người nghèo nhất trong các người nghèo”, những người bị bỏ rơi. Cũng vì thế, rất nhiều lần Mẹ Têrêsa nhấn mạnh Mẹ và các chị em trong dòng không phải là những người làm công tác xã hội nhưng là “những nhà chiêm niệm giữa lòng thế giới, những người chạm đến Thân Mình Ðức Kitô 24 giờ một ngày”. Lại chẳng phải là bài học quý giá cho các Kitô hữu khi thực thi những việc của lòng thương xót hay sao? Thiếu cầu nguyện, chúng ta có nguy cơ biến Giáo Hội thành một thứ cơ quan từ thiện, dù hiệu quả đến mấy, chứ không phải là Thân Thể sống động của Chúa Giêsu Kitô. Thiếu cầu nguyện, chúng ta còn có nguy cơ làm việc bác ái vì những tính toán và động lực nào khác chứ không còn là thực thi mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
Lời kinh mà Mẹ Têrêsa mời mọi người đọc bắt đầu bằng câu: “Lạy Chúa, xin Chúa dùng con làm khí cụ bình an của Chúa”. Xin ơn bình an thì ai cũng xin: bình an cho bản thân, gia đình, Giáo Hội, xã hội. Nhưng xin Chúa làm cho mình trở thành khí cụ bình an thì xem ra không phổ biến lắm. Vì thế, lời kinh này thay đổi cách nhìn của người môn đệ Chúa khi cầu nguyện. Không chỉ là xin và đón nhận ơn bình an cách thụ động nhưng còn là đón nhận một trách nhiệm, trở thành người xây đắp và kiến tạo bình an trong môi trường mình đang sống.
Hơn thế nữa, đây là “bình an của Chúa” chứ không phải bất cứ thứ bình an nào. Ðó là sự bình an của Ðấng nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy”, rồi Người nói thêm, “Thầy ban cho các con không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27). Ðó là sự bình an của Ðấng Phục sinh hiện đến giữa các môn đệ và nói “Bình an cho các con”, đồng thời cho các ông xem tay và cạnh sườn, bàn tay có dấu đinh và cạnh sườn bị đâm thâu (Ga 20,20). Ðó là sự bình an sâu xa và bền vững ngay giữa những thử thách gian nan, như sự tĩnh lặng của đáy đại dương dẫu cho mặt biển dậy sóng.
Sứ điệp kế tiếp Mẹ Têrêsa tha thiết gửi đến thế giới là vấn đề rất lớn và phổ biến trong thế giới ngày nay: phá thai. Mẹ nói, “Tôi cảm nhận một điều mà tôi muốn chia sẻ với tất cả quý vị: ngày nay kẻ hủy diệt hoà bình lớn nhất chính là tiếng kêu khóc của những đứa trẻ vô tội không được sinh ra. Bởi lẽ nếu một người mẹ có thể giết chết đứa con trong lòng dạ mình, thì tại sao quý vị và tôi lại không thể giết nhau? Chúa nói trong Kinh Thánh rằng cho dù người mẹ có quên con đi nữa thì Ta cũng không quên ngươi, Ta đã khắc tên con trong lòng bàn tay Ta. Ðúng là người mẹ khó lòng quên con, ấy vậy mà ngày nay hằng triệu đứa trẻ bị giết chết ngay trong lòng mẹ. Và chúng ta không nói gì hết. Trên báo chí hằng ngày quý vị đọc tin tức về người này, người kia bị giết, nhưng không ai nói đến hằng triệu đứa bé cũng ở trong lòng mẹ như quý vị và tôi từng ở, nhưng rồi bị giết chết, và chúng ta không nói gì hết, cứ để mọi việc như thế. Ðối với tôi, những quốc gia hợp pháp hoá việc phá thai là những quốc gia nghèo nhất. Họ sợ các cháu bé, họ sợ các thai nhi, và thai nhi đó phải chết vì họ không muốn nuôi nấng, giáo dục thêm một đứa trẻ nữa”.
Rồi Mẹ Têrêsa nài xin tha thiết: “Nhân danh các thai nhi nhỏ bé này, tôi nài xin quý vị, vì chính thai nhi đã nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Mẹ Maria đến thăm bà Elisabét. Như chúng ta đọc trong Phúc Âm, lúc Mẹ Maria đến nhà bà Elisabét thì thai nhi trong lòng bà nhảy mừng vì cháu nhận ra sự hiện diện của Hoàng tử bình an. Ngày nay cũng thế, chúng ta hãy quyết tâm cứu lấy mọi thai nhi, cho chúng cơ hội được sinh ra. Hãy chống lại việc phá thai bằng cách nhận nuôi các cháu bé. Hằng ngàn cháu bé sẽ có được ngôi nhà, ở đó các cháu được đón nhận, yêu thương, chăm sóc. Như thế chúng ta cũng đem niềm vui lớn lao đến cho những gia đình không thể có con. Tôi nài xin các vị lãnh đạo các quốc gia đang có mặt ở đây, hãy cầu nguyện để chúng ta có can đảm bênh vực các trẻ thơ, cho các cháu một cơ hội yêu thương và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng với ơn Chúa, chúng ta có thể mang hoà bình đến cho thế giới”.
Còn lời lẽ nào mạnh mẽ và hùng hồn hơn về việc phá thai? Còn có thể nói gì thêm nữa? Trong khung cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, nếu có thể nói thêm điều gì thì đó là bài học về lòng thương xót phải sánh đôi cùng chân lý. Hãy hình dung Mẹ Têrêsa nói những điều này trước mặt ai và trong xã hội nào? Trước mặt Mẹ là những nhà lãnh đạo và những nhân vật nổi tiếng thế giới, trong đó có nhiều người ủng hộ và chủ trương hợp pháp hoá việc phá thai. Thế mà Mẹ Têrêsa không ngần ngại nói với họ: Nếu quý vị chủ trương phá thai thì quý vị đang phá hủy nền hoà bình thế giới! Mẹ không nhân nhượng khi phải nói lên sự thật. Người phụ nữ có vẻ ốm yếu đó không chỉ là một người mẹ đầy ắp tình yêu thương nhưng còn là người mẹ hết sức can đảm, sẵn sàng bảo vệ chân lý của Thiên Chúa, cũng là bảo vệ phẩm giá làm người của các thai nhi vô tội.
Ðây cũng là bài học lớn cho tất cả chúng ta, bài học đã trở thành tên gọi một thông điệp của Ðức Bênêđictô XVI: Caritas in veritate - Tình yêu trong chân lý. Ðúng vậy, lòng thương xót đích thực phải sánh đôi cùng chân lý, tình yêu chân chính là tình yêu gắn với chân lý. Ðây phải là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu trên mọi bình diện: cá nhân, gia đình, cộng đoàn, xã hội.
Cuối cùng, lời khuyên cụ thể của Mẹ Têrêsa về việc xây dựng hoà bình là: hãy bắt đầu từ gia đình. Mẹ kể, “Một lần kia, có 14 giáo sư đại học từ Hoa Kỳ đến thăm nhà bác ái của chúng tôi ở Calcutta. Sau khi thăm, một người nói với tôi: xin Mẹ nói cho chúng tôi một điều thôi để chúng tôi có thể nhớ mãi. Tôi nói với họ: Hãy mỉm cười với nhau, hãy dành thời giờ cho nhau trong gia đình. Ðó cũng là điều tôi muốn nói với quý vị hôm nay”.
Mẹ Têrêsa lãnh giải Nobel Hoà Bình ở Oslo, Na Uy, một đất nước giàu có, sung túc, thế nhưng Mẹ không ngần ngại nói với họ: “Quý vị có phúc vì được sống trong đất nước giàu có. Nhưng tôi chắc chắn rằng trong nhiều gia đình quý vị, có thể chúng ta không đói ăn nhưng lại có ai đó trong gia đình không được đón nhận, không được yêu thương, không được chăm sóc, bị lãng quên”. Ðối với Mẹ Têrêsa, thứ nghèo khổ này còn đáng sợ hơn nghèo khổ vật chất: “Khi tôi mang một người nghèo đói nằm ở vệ đường về nhà, tôi cho họ một chén cơm, một miếng bánh, vậy là đã xua được cơn đói của họ. Thế nhưng một người bị ruồng bỏ, bị khước từ, không được yêu thương, không được quan tâm... đó mới là thứ nghèo khổ khủng khiếp và rất khó để chữa lành”.
Rồi Mẹ giải thích thêm: “Chúng ta được Thiên Chúa dựng nên để sống hoà bình. Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã làm người để đem Tin Mừng này đến cho chúng ta. Tin Mừng đó là sự bình an cho mọi người thiện tâm và đây cũng là điều tất cả chúng ta mong muốn. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài cho nhân loại. Nghĩa là tình yêu đích thực luôn đòi hỏi phải cho đi, phải hi sinh, phải chấp nhận bị tổn thương. Hãy sống tình yêu thương đó trước hết trong chính gia đình mình. Có nhiều bạn trẻ ngày nay vướng vào ma túy và tôi tự hỏi tại sao như thế. Câu trả lời là vì không có ai trong gia đình đón nhận họ. Cha mẹ quá bận rộn việc làm ăn, không quan tâm đến con cái nên con cái ra đường, học điều xấu từ bạn bè... Rồi người già. Có lần tôi đến thăm một nhà dưỡng lão. Các cụ già ở đây là do con cái đem tới và họ không đến thăm cha mẹ. Cơ sở vật chất rất tốt nhưng cụ nào cũng chỉ nhìn ra cửa và không thấy cụ nào nở nụ cười trên môi. Tôi hỏi các nữ tu tại sao vậy. Tại sao họ có đủ mọi thứ mà không vui, chỉ ngóng nhìn ra cửa? Các nữ tu trả lời: vì họ chỉ mong ngóng con cháu đến thăm. Họ bị bỏ rơi, bị quên lãng.”
Cho nên hãy bắt đầu sống tình yêu từ trong gia đình. Hoà bình trên thế giới bắt nguồn từ sự bình an trong mỗi gia đình. Thống kê xã hội cho thấy phần lớn thanh thiếu niên phạm pháp xuất thân từ những gia đình không có bình an: cha mẹ ly dị, cha mẹ nghiện ngập, cha mẹ bạo hành... Ngay từ nhỏ, các em đã không cảm nhận được sự bình an, vì thế tâm hồn bất an và khi lớn lên, thay vì là người xây đắp bình an thì lại là người gieo rắc bạo lực, oán thù.
Ðể kết luận, chúng ta hãy cùng lắng nghe lời kêu gọi của Mẹ Têrêsa: “Hãy để cho Chúa hiện diện trong gia đình quý vị, vì gia đình cầu nguyện cũng là gia đình gắn kết với nhau. Trong gia đình, chúng ta không cần đến súng đạn để tiêu diệt kẻ thù và mang lại hoà bình. Chỉ cần ở lại với nhau, yêu thương nhau, đem bình an và niềm vui vào gia đình. Và chúng ta có thể vượt qua mọi sự dữ trong thế gian”.
2. Hãy là những chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa.
Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu thực thi cụ thể lòng bác ái từ bi và ngài khích lệ những thiện nguyện viên và thành viên các tổ chức bác ái của Giáo Hội hãy là những chứng nhân làm cho Giáo Hội được tín nhiệm.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến chung đặc biệt vào sáng thứ Bẩy, 3 tháng 9 tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành cho 40 ngàn người từ các nơi về Roma tham dự Ngày Năm Thánh những tông đồ của Lòng Thương Xót với cao điểm là lễ Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 4 tháng 9.
Trong một giờ rưỡi trước khi Đức Thánh Cha đến Quảng trường thánh Phêrô, hàng chục ngàn tông đồ của Lòng Thương Xót đã sinh hoạt, nghe những bài thánh ca và nghe chứng từ của nhiều người hoạt động trong lãnh vực từ thiện bác ái, các nạn nhân chiến tranh và xung đột ở Syria và Palestine, các nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, và nhân viên bảo vệ dân chúng, đã cứu giúp các nạn nhân động đất ở miền Trung Italia những ngày vừa qua, một gia đình dấn thân trong tổ chức Unitalsi chuyên giúp đỡ các bệnh nhân đi hành hương tại Lộ Đức và các Đền Thánh khác.
Hiện diện và trình bày trong dịp này cũng có nhiều nghệ sĩ như danh ca Kelly Joyce và nghệ sĩ Usha Uthup của Ấn độ, là người đã quen biết Mẹ Têrêsa trong 40 năm trời.
Sau khi đến Quảng trường, Đức Thánh Cha đã nghe hai chứng từ, đặc biệt là chứng từ của nữ tu Sally người Ấn độ, thuộc dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa, phục vụ tại thành phố Aden, bên Yemen, nơi có 4 nữ tu bị quân khủng bố sát hại hồi tháng 3 năm nay, khi chúng tấn công vào nhà dưỡng lão nơi các chị phục vụ.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã đi từ bài ca đức ái của thánh Phaolô trong đoạn 13 của thư thứ I gửi tín hữu thành Corinto (1 Cr 13,1-13), nhất là câu “Tình yêu không bao giờ chấm dứt” (v.8). Ngài nói:
“Giáo huấn này phải được chúng ta xác tín không lay chuyển: tình yêu của Thiên Chúa không bao giờ thiếu trong đời sống chúng ta và lịch sử thế giới. Đó là một tình yêu vẫn luôn trẻ trung, tích cực, năng động... Thánh Phaolô dạy rằng “nếu tôi không có tình yêu thì tôi không là gì (v.2). Hễ chúng ta càng để cho mình can dự vào tình yêu này thì cuộc sống của chúng ta càng được tái sinh”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng “Giáo Hội không bao giờ được phép hành động như thầy tư tế và thầy Levi đứng trước người bị cướp đánh đang nằm nửa sống nửa chết trên đất (Xc Lc 10,25-36). Không thể ngoảnh mặt nhìn đi nơi khác để khỏi thấy bao nhiêu hình thức nghèo đói đang kêu đòi lòng từ bi thương xót. Hành động như thế không xứng đáng với Giáo Hội và với một Kitô hữu, đó là một hành động tỗi lỗi; “bỏ qua bên kia đường” và coi như mình yên ổn lương tâm chỉ vì chúng ta đã cầu nguyện, đã đi nhà thờ rồi!”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng “Tôi không bao giờ mệt mỏi khi nói rằng lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ là một ý tưởng đẹp, nhưng còn là một hành động cụ thể; và lòng từ bi của con người không có thực chất cho đến khi nó được biểu lộ cụ thể trong đời sống thường nhật. Lời cảnh giác của thánh Gioan vẫn luôn có giá trị: “Hỡi các con, chúng ta đừng yêu mến bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng những hành động cụ thể và trong sự thật” (1 Ga 3,18).
Ngỏ lời với những người thiện nguyện và hoạt động bác ái, Đức Thánh Cha nói: “Trong số những thực tại quí giá nhất của Giáo Hội, chính là anh chị hằng ngày, thường là trong âm thầm, kín đáo, anh chị em mang lại cho lòng từ bi thương xót một hình dạng và cụ thể hữu hình. Anh chị em biểu lộ ước muốn trong số những ước vọng đẹp nhất của tâm hồn con người, đó là ước muốn làm cho một người đau khổ cảm thấy họ được yêu mến. Giáo Hội có uy tín hay không, Giáo Hội có sức thuyết phục hay không đều nhờ vào việc phục vụ của anh chị em dành cho những trẻ em bị bỏ rơi, các bệnh nhân, người nghèo đói không lương thực và việc làm, người già, người vô gia cư, các tù nhân, những người tị nạn và nhập cư, những người bị thiên tai.. Tóm lại, bất kỳ nơi nào có lời yêu cầu xin cứu giúp, tại đó có chứng tá tích cực và vô vị lợi của anh chị em. Anh chị em làm cho luật của Chúa Kitô trở nên hữu hình, đó là luật mang đỡ gánh nặng cho nhau (Xc Gl 6,2; Ga 13,34).
Đức Thánh Cha nhắn nhủ thêm rằng: “Anh chị em hãy luôn hài lòng và đầy vui tươi vì việc phục vụ của mình, nhưng đừng bao giờ biến nó thành lý do để tự phụ, khiến cho mình nghĩ mình tốt đẹp hơn người khác. Trái lại, hoạt động từ bi thương xót của anh chị em phải khiêm tốn và là một sự kéo dài Chúa Kitô một cách hùng hồn, Đấng tiếp tục cúi mình và chăm sóc những người đau khổ”.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha cũng vui mừng nhắc đến Mẹ Têrêsa Calcutta được phong thánh vào Chúa Nhật này và nhận định rằng:
“Chứng tá từ bi thương xót của Mẹ Têrêsa thời nay ngày càng được phong phú nhờ đoàn ngũ vô số những người nam nữ đã làm cho tình yêu của Chúa Kitô trở nên hữu hình qua đời sống thánh thiện của họ. Chúng ta hãy noi gương họ, và cầu xin để chúng ta trở thành những dụng cụ khiêm hạ trong tay Chúa, hầu thoa dịu đau khổ của thế giới và mang lại vui tươi và hy vọng phục sinh”.
3. Câu chuyện chứng tá của Abbey D'Agostino tại Thế vận hội Rio 2016
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Huy chương vàng Olympic cố nhiên là một dấu chỉ cụ thể sự thành công mà vận động viên nào cũng mơ ước khi tham gia thế vận hội. Tuy nhiên, có một giải thưởng khác còn quan trọng hơn.
Hai vận động viên điền kinh Nikki Hamblin (người New Zealand) và Abbey D'Agostino (người Mỹ) không đạt huy chương vàng, đồng hay bạc, nhưng đã được trao huy chương Pierre de Coubertin, là huy chương được trao cho các vận động viên tiêu biểu cho tinh thần thể thao tại Thế vận hội. Ðó là huy chương về tinh thần thượng võ.
Huy chương này còn là khó đạt hơn cả huy chương vàng. Chính vì thế, Nikki Hamblin và Abbey D'Agostino đã trở thành đề tài trên báo chí tuần qua.
Mọi chuyện diễn ra vào ngày thứ ba, 17 tháng 8 năm 2016, trong cuộc thi chạy vòng loại 5,000 mét. Khi chỉ còn 2,000 mét là đến đích thì hai vận động viên Hamblin và D'Agostino va chạm, cùng ngã xuống đất. D'Agostino đã đứng dậy trước nhưng cô không tiếp tục cuộc chạy ngay; thay vào đó, cô đã quay lại giúp Hamblin. Rồi khi D'Agostino quá đau không thể tiếp tục cuộc thi, đến lượt Hamblin đã đứng lại với D'Agostino một lúc để giúp cô đứng dậy. Cả hai đã kết thúc cuộc đua, nhưng D'Agostino phải đi khập khễnh trong 5 vòng cuối. D'Agostino và Hamblin đã ôm nhau cách thân thiết khi kết thúc vòng đua, và sau đó D'Agostino phải lên xe lăn rời vòng đua.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Dù cả 2 thất bại trong vòng loại nhưng Ủy ban Olympic phán quyết là cả 2 được vào thi vòng chung kết do tinh thần thể thao của họ. Chỉ tiếc là vào phút cuối D'Agostino đã không thể tham dự vòng chung kết vì chân vẫn còn đau.
Câu chuyện đẹp được khán giả trường đua chứng kiến và các khán giả khắp thế giới theo dõi qua các mạng truyền thông ngưỡng mộ, và các hãng tin toàn thế giới cũng đã tốn giấy mực cho cử chỉ đẹp đầy tinh thần thể thao này.
D'Agostino đã chia sẻ về việc làm của mình. Cô nói động lực và sức mạnh của hành động của cô chính là Thiên Chúa.
“Dù hành động của tôi lúc đó là bản năng, cách duy nhất tôi có thể và lý luận đó chính là Thiên Chúa đã chuẩn bị trái tim tôi phản ứng theo cách đó. Trong suốt thời gian ở đây Người chỉ cho tôi thấy là kinh nghiệm của tôi ở Rio này sẽ có giá trị hơn là những giải thưởng, và khi Nikki đứng lên tôi đã biết điều đó.”
Abbey D'Agostino 24 tuổi, lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Cô đã chia sẻ trong cuộc về việc chạy đua của cô, về những lo lắng chấn thương và về đời sống cầu nguyện. D'Agostino cho biết, cô thường dùng thời gian cầu nguyện của mình để suy gẫm về những điều Thiên Chúa đã làm trong cuộc sống của cô. Cô lắng nghe thánh ca, đọc Kinh thánh và viết nhật ký. Những điều này đưa cô đến một thái độ khiêm nhường, trong đó cô nhận ra vị trí của mình trước nhan Chúa. Khi vào cuộc thi, cô nghĩ rằng sự tin cậy vào Chúa và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần sẽ thêm “năng lượng” cho cô. Cô nói: “Tôi cảm thấy bình an khi nhận biết là mình đang chạy không chỉ bằng sức mạnh của riêng mình”.
Như các vận động viên khác, D'Agostino cũng lo sợ những chấn thương trong các cuộc thi. nhưng chính sự tín thác vào Thiên Chúa giúp cô vơi bớt những lo lắng trước các cuộc thi quan trọng. Cô nói: “Cho dù kết quả cuộc thi thế nào tôi sẽ chấp nhận nó. Tôi rất biết ơn và tìm cách thấu hiểu những Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của tôi.”
D'Agostino cho biết những lần chấn thương trước đã thúc đẩy cô cậy dựa vào Thiên Chúa hơn bao giờ.
Như Ý xin kết thúc câu chuyện ở đây với một xác quyết của D'Agostino
Tín thác vào Thiên Chúa là cách duy nhất bạn có thể cảm thấy bình an, và vui mừng.
4. Cầu nguyện cho thiên nhiên hay với thiên nhiên
Kính thưa quý vị và anh chị em
Cha Raniero Cantalamessa, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, đã kêu gọi các Kitô hữu tôn vinh Thiên Chúa vì kỳ công sáng thế của Ngài. Theo cha, Thánh Phanxicô Assisi không cầu nguyện “cho thiên nhiên”, nhưng thay vào đó, ngài cầu nguyện “với thiên nhiên” hay “vì thiên nhiên”. Cha lưu ý rằng “sự cao trọng của con người so với vũ trụ” không bao hàm chủ nghĩa đắc thắng của loài người chúng ta nhưng bao hàm trách nhiệm đối với những người yếu đuối, người nghèo, người không ai bảo vệ.
Nhận xét của Cha Cantalamessa được đưa ra trong một bài giảng tại buổi kinh chiều ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 1 Tháng Chín, nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc Chăm Sóc Thiên Nhiên, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự.
Mở đầu bài giảng, cha Raniero Cantalamessa nói:
Thế thì, hỡi con người, tại sao ngươi vô giá trị đến thế trong mắt riêng ngươi nhưng lại quý giá đến thế đối với Thiên Chúa? Tại sao ngươi làm cho mình nhục như vậy trong khi được Người qúi trọng đến thế? Tại sao ngươi hỏi ngươi đã được tạo ra cách nào mà lại không tìm biết lý do tại sao ngươi đã được dựng nên?
Những lời chúng ta vừa nghe đã được nói ra từ miệng Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục Ravenna, thế kỷ thứ 5, hơn 1,500 năm trước đây. Kể từ thời điểm đó, lý do khiến con người tự coi mình vô giá trị đã thay đổi, nhưng sự kiện thì vẫn còn đó. Thời Thánh Kim Ngôn, lý do đó là: con người “được lấy lên từ mặt đất”, họ là bụi đất và sẽ trở về bụi đất (xem St 3:19). Ngày nay, lý do của cảm thức vô dụng đó là: con người không đáng kể hơn hư vô trong sự bao la vô tận của vũ trụ.
Gần như có một sự cạnh tranh giữa các nhà khoa học không có tín ngưỡng về việc ai là người đi xa nhất trong việc khẳng định tính ngoại vi và vô nghĩa toàn diện của con người trong vũ trụ. Một trong số họ đã viết, “Giao ước xưa đã tan tành; cuối cùng, con người biết rằng họ cô đơn trong cảnh bao la vô cảm của vũ trụ, mà từ đó họ xuất hiện một cách tình cờ. Vận mệnh của họ không được mô tả ở bất cứ đâu, cả bổn phận của họ cũng thế”. Một nhà khoa học khác khẳng định: “Tôi vốn luôn nghĩ rằng tôi là vô nghĩa. Tiến tới chỗ biết được kích thước của vũ trụ, tôi thấy tôi thực sự vô nghĩa đến chừng nào!.. . Chúng ta chỉ là một chút bùn nhơ trên một hành tinh của mặt trời”.
Nhưng tôi không muốn nấn ná thêm ở tầm nhìn bi quan này hoặc ở các suy tư dựa trên lối quan niệm này về môi trường và các ưu tiên của nó. Một đệ tử của Dionysius thành Areopagus, vào thế kỷ thứ 6, đã đề ra sự thật tuyệt vời này: “Người ta không nên bác bỏ ý kiến của người khác, cũng không nên viết chống lại một ý kiến hay một giáo phái bề ngoài xem ra không tốt. Người ta chỉ nên viết nhân danh sự thật chứ không chống lại người khác”. Ta không nên biến điều này thành một nguyên tắc tuyệt đối bởi vì có lúc ta cần phải bác bỏ các học thuyết sai lầm và nguy hiểm. Nhưng trình bầy tích cực về sự thật chắc chắn có hiệu quả hơn luận bác các sai lầm chống lại nó.
Thánh Kim Ngôn tiếp tục bài giảng của ngài bằng cách giải thích lý do tại sao con người không nên nghĩ mình vô giá trị:
“Há toàn bộ vũ trụ hữu hình này không được tạo ra làm chỗ ở của ngươi sao? [...] Vì ngươi là các tầng trời được tô điểm bằng những độ rực rỡ khác nhau của mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Trái đất được trang trí bằng hoa lá, lùm cây, và hoa trái; và hằng hà sa số các sinh vật đáng yêu đã được tạo ra trên không, dưới đất và biển khơi cho ngươi, kẻo sự cô đơn buồn bã sẽ phá hủy niềm vui trong sáng thế mới của Thiên Chúa”.
Vị giám mục thành Ravenna chỉ đơn thuần tái khẳng định ý tưởng của Thánh Kinh về sự trổi vượt của con người so với vũ trụ mà Thánh Vịnh 8 từng hát về, với một linh hứng không kém trữ tình. Thánh Phaolô hoàn thành viễn kiến này bằng cách chỉ ra chỗ đứng của con người Chúa Kitô trong khung cảnh này: “Bất kể.. . là thế giới hay sự sống hoặc sự chết, hiện tại hoặc tương lai, tất cả đều là của anh chị em; và anh chị em là của Chúa Kitô; và Chúa Kitô là của Thiên Chúa “(1 Cr 3: 22-23). Ở đây, chúng ta được trình bày một “chủ thuyết môi trường có tính nhân bản hay nhân ái”, một chủ nghĩa môi trường tự nó không phải là một cùng đích nhưng có liên quan đến con người nhân bản, tất nhiên, không phải chỉ là những con người nhân bản ngày nay mà còn là những con người nhân bản trong tương lai nữa.
Tư duy Kitô giáo chưa bao giờ ngưng tự hỏi mình đâu là lý do dẫn tới sự siêu việt của con người nhân bản này so với những phần còn lại của thiên nhiên và đã luôn tìm thấy lý do này trong sự khẳng định của Kinh Thánh rằng con người nhân bản đã được dựng nên “theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa” (xem St 1: 26).
Chúng ta hãy rút ra một vài khẩn cầu từ lời cầu nguyện thứ hai để kết luận các suy tư của chúng ta:
Lạy Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi,
Cộng Đoàn Kỳ Diệu của tình yêu vô biên,
xin dạy chúng con biết nhìn ngắm Chúa
trong vẻ đẹp của vũ trụ,
vì mọi sự đều nói về Chúa.
Xin khơi dậy trong chúng con lời ca ngợi và lòng biết ơn
vì mọi hữu thể Chúa đã dựng nên.
Xin ban cho chúng con ơn biết cảm nhận sự gắn bó thân thiết với tất cả vạn vật.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này
như những máng chuyển tình yêu của Chúa
vì mọi tạo vật trên trái đất này.
Amen.