Phụng Vụ - Mục Vụ
Mở ra
Lm Vũdình Tường
00:57 06/09/2018
Phúc Âm tuần này thuật lại chuyện người thanh niên không nghe những điều xấu và không nói những lời tục tĩu. Anh ta không làm những điều đó, bởi vì anh không nghe được và không nói được. Anh vừa điếc vừa câm. Không nghe được tiếng báo động xảy ra quanh mình nên anh sống trong tình trạng thiếu đề phòng sự dữ xảy đến. Không nói được nên diễn tả bằng tay chân, bị giới hạn khi diễn tả tâm tư, tình cảm. Người ta có thể quen với thói hư, tật xấu nhưng nhịn nói, đói nghe rất khó quen. Anh sống cảnh cô đơn, buồn tủi, đau khổ, sợ hãi trong nhiều năm. May mắn thay, anh gặp Đức Kitô và đời anh thay đổi hoàn toàn, trở thành con người mới, cuộc đời mới, trong một thế giới vui tươi, chan hoà tình thương Đức Kitô ban cho anh.
Đức Kitô cứu anh bằng cách nào? Thứ nhất, Đức Kitô tách anh ra riêng một chỗ khỏi đám đông. Trước đây anh thuộc về đám đông hay bị đám đông che lấp nên ít ai để í đến anh. Tách anh ra khỏi đám đông anh trở thành nhân vật chính, người đặc biệt, mọi con mắt chú í đến anh. Khi chỉ còn anh với Ngài, Đức Kitô sờ vào tai anh và anh bắt đầu nghe rõ. Sau đó Đức Kitô sờ vào lưỡi anh và anh nói được rõ ràng. Đám đông chứng kiến việc Đức Kitô làm nhưng họ không thể nào nhận biết được những biến chuyển xảy ra trong anh, chỉ mình anh nhận biết những biến chuyển đó. Tương tự như kinh nghiệm người phụ nữ bị bệnh loạn huyết lâu năm, bà ước ao sờ vào gấu áo Đức Kitô và bà nhận biết có sức mạnh từ Ngài chữa bà khỏi bệnh Lc 8,40tt. Đám đông chỉ nhận biết trước đây anh không nghe được và không nói được bây giờ anh nghe điều tốt thiên hạ ca tụng Đức Kitô: 'ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả c.37'. Có lẽ anh nghe được chính tiếng của anh ca tụng Đức Kitô. Khi sờ vào tai và lưỡi người câm điếc Đức Kitô không chỉ sờ vào thân thể anh mà chính là Ngài sờ vào con tim của anh, con tim của anh rung động theo tình cảm Ngài dành cho anh. Khi con tim rung động, toàn thể con người rung động, cảm nhận và đáp lại.
Đám đông coi thường hay lơ anh, Đức Kitô tách anh ra khỏi đám đông ngầm nói cho mọi người biết dù anh bệnh tật vẫn phải đối xử với anh như con người. Anh là con cái của Thiên Chúa và được Thiên Chúa mến thương như mọi người. Thứ hai, khi nói chuyện với công chúng Đức Kitô nói cho đám đông nhưng khi cứu người Đức Kitô cứu từng cá nhân và chính con tim người đó đáp trả ơn Đức Kitô ban. Đức Kitô làm nhiều động tác nhưng Ngài chỉ nói có một chữ và chữ đó là Epphatha có nghĩa là mở ra. Chữ Epphatha truyền cho tai anh mở ra, lưỡi anh mở ra và tim anh mở ra.
Tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng c.35
Có lẽ hành động sờ vào tai, vào lưỡi làm cho tim anh mở ra nhiều hơn là do lời phán: Epphatha. Anh sống trong hoàn cảnh đau khổ nhiều năm và thân nhân, thân hữu, đều bất lực, bó tay trước hoàn cảnh bi đát của anh. Đức Kitô là Đấng duy nhất có khả năng thay đổi hoàn cảnh tồi tệ của anh thành cảnh huy hoàng và Ngài làm điều đó cách nhẹ nhàng, đơn giản.
Gặp gỡ Đức Kitô đời anh biến đổi hoàn toàn, từ tối tăm sang ánh sáng, từ tuyệt vọng sang hy vọng, từ bị khinh bỉ sang được đón chào. Anh được ơn đó vì tim anh mở ra chân thành đón nhận ân sủng Chúa.
TiengChuong.org
Be opened
Today we have a story of the man who had heard no evil and said no evil not because he was incapable of doing so but because was not only deaf but also had impediment in speech. Unable to hear means a person lives in danger all the times because he knows not what is happening around him. Impediment in speak creates lots of misunderstanding because he was unable to express himself clearly in words. Sign language had its limitation. It is hard to imagine how lonely and how much suffering and sadness the deaf man bore in his life? How much worry and fear he had endured? One can get accustomed to something in life but it is not easy to get use to an inability to express one's ideas and feelings. Fortunately, everything changed and changed for the better after the deaf man encountered Jesus. He began a new life in Christ, the goodness Jesus gave him which was beyond his imagination.
Let's see how did Christ heal the man? First, Jesus took the man by himself away from the crowd and applied touches to cure the man's sickness. The first touch made when Jesus took the man aside by himself. This act alone created some sort of separation the man from the crowd. The man was in the hand of the people who brought him to Jesus but now he was separated from the crowd and was alone in the hand of Jesus. Next, Jesus put his fingers into his ears. There was some sort of separation invisible to the eyes of the crowd but the man felt about it and later on the man was able to hear clearly. The final touch made when Jesus touched his tongue with spittle. Again this separation also hidden from the public eye and his tongue was loosened and he was able to speak clearly. There were several actions and yet only one single word uttered but the word was not utter to the man but to his impediment- Ephphatha.
his ears were opened and his tongue was loosened and he spoke clearly v.35
These gestures deeply touched not just the ears and the tongue of the man but rather it touched the heart of the man. The man had personal experience of God's power movements from within. Probably, like the experiment the haemorrhage women who longed to touch the fringe of Jesus' garment had experienced Lk 8,40ff, the man felt God's power was flowing into his own body. He could not hear or speak before but now he could he hear all good words praising God, 'he has done all things well', and he spoke with a heartfelt thanking God for his goodness. The man had lived in a hopeless situation and the crowd was powerless to heal the man. Meeting Jesus had changed the life of the man forever. His impediments were cured and he began his new life in joy.
The healing of the man tells us that Jesus spoke to the crowd but not all its members encountered Jesus. Encounter Jesus happens at an individual level. We respond to him not as communal response but individual conviction. The public eye can observe the outward signs but the inward movements are hidden and those who have faith in Jesus will feel it from their own heart.
Đức Kitô cứu anh bằng cách nào? Thứ nhất, Đức Kitô tách anh ra riêng một chỗ khỏi đám đông. Trước đây anh thuộc về đám đông hay bị đám đông che lấp nên ít ai để í đến anh. Tách anh ra khỏi đám đông anh trở thành nhân vật chính, người đặc biệt, mọi con mắt chú í đến anh. Khi chỉ còn anh với Ngài, Đức Kitô sờ vào tai anh và anh bắt đầu nghe rõ. Sau đó Đức Kitô sờ vào lưỡi anh và anh nói được rõ ràng. Đám đông chứng kiến việc Đức Kitô làm nhưng họ không thể nào nhận biết được những biến chuyển xảy ra trong anh, chỉ mình anh nhận biết những biến chuyển đó. Tương tự như kinh nghiệm người phụ nữ bị bệnh loạn huyết lâu năm, bà ước ao sờ vào gấu áo Đức Kitô và bà nhận biết có sức mạnh từ Ngài chữa bà khỏi bệnh Lc 8,40tt. Đám đông chỉ nhận biết trước đây anh không nghe được và không nói được bây giờ anh nghe điều tốt thiên hạ ca tụng Đức Kitô: 'ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả c.37'. Có lẽ anh nghe được chính tiếng của anh ca tụng Đức Kitô. Khi sờ vào tai và lưỡi người câm điếc Đức Kitô không chỉ sờ vào thân thể anh mà chính là Ngài sờ vào con tim của anh, con tim của anh rung động theo tình cảm Ngài dành cho anh. Khi con tim rung động, toàn thể con người rung động, cảm nhận và đáp lại.
Đám đông coi thường hay lơ anh, Đức Kitô tách anh ra khỏi đám đông ngầm nói cho mọi người biết dù anh bệnh tật vẫn phải đối xử với anh như con người. Anh là con cái của Thiên Chúa và được Thiên Chúa mến thương như mọi người. Thứ hai, khi nói chuyện với công chúng Đức Kitô nói cho đám đông nhưng khi cứu người Đức Kitô cứu từng cá nhân và chính con tim người đó đáp trả ơn Đức Kitô ban. Đức Kitô làm nhiều động tác nhưng Ngài chỉ nói có một chữ và chữ đó là Epphatha có nghĩa là mở ra. Chữ Epphatha truyền cho tai anh mở ra, lưỡi anh mở ra và tim anh mở ra.
Tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng c.35
Có lẽ hành động sờ vào tai, vào lưỡi làm cho tim anh mở ra nhiều hơn là do lời phán: Epphatha. Anh sống trong hoàn cảnh đau khổ nhiều năm và thân nhân, thân hữu, đều bất lực, bó tay trước hoàn cảnh bi đát của anh. Đức Kitô là Đấng duy nhất có khả năng thay đổi hoàn cảnh tồi tệ của anh thành cảnh huy hoàng và Ngài làm điều đó cách nhẹ nhàng, đơn giản.
Gặp gỡ Đức Kitô đời anh biến đổi hoàn toàn, từ tối tăm sang ánh sáng, từ tuyệt vọng sang hy vọng, từ bị khinh bỉ sang được đón chào. Anh được ơn đó vì tim anh mở ra chân thành đón nhận ân sủng Chúa.
TiengChuong.org
Be opened
Today we have a story of the man who had heard no evil and said no evil not because he was incapable of doing so but because was not only deaf but also had impediment in speech. Unable to hear means a person lives in danger all the times because he knows not what is happening around him. Impediment in speak creates lots of misunderstanding because he was unable to express himself clearly in words. Sign language had its limitation. It is hard to imagine how lonely and how much suffering and sadness the deaf man bore in his life? How much worry and fear he had endured? One can get accustomed to something in life but it is not easy to get use to an inability to express one's ideas and feelings. Fortunately, everything changed and changed for the better after the deaf man encountered Jesus. He began a new life in Christ, the goodness Jesus gave him which was beyond his imagination.
Let's see how did Christ heal the man? First, Jesus took the man by himself away from the crowd and applied touches to cure the man's sickness. The first touch made when Jesus took the man aside by himself. This act alone created some sort of separation the man from the crowd. The man was in the hand of the people who brought him to Jesus but now he was separated from the crowd and was alone in the hand of Jesus. Next, Jesus put his fingers into his ears. There was some sort of separation invisible to the eyes of the crowd but the man felt about it and later on the man was able to hear clearly. The final touch made when Jesus touched his tongue with spittle. Again this separation also hidden from the public eye and his tongue was loosened and he was able to speak clearly. There were several actions and yet only one single word uttered but the word was not utter to the man but to his impediment- Ephphatha.
his ears were opened and his tongue was loosened and he spoke clearly v.35
These gestures deeply touched not just the ears and the tongue of the man but rather it touched the heart of the man. The man had personal experience of God's power movements from within. Probably, like the experiment the haemorrhage women who longed to touch the fringe of Jesus' garment had experienced Lk 8,40ff, the man felt God's power was flowing into his own body. He could not hear or speak before but now he could he hear all good words praising God, 'he has done all things well', and he spoke with a heartfelt thanking God for his goodness. The man had lived in a hopeless situation and the crowd was powerless to heal the man. Meeting Jesus had changed the life of the man forever. His impediments were cured and he began his new life in joy.
The healing of the man tells us that Jesus spoke to the crowd but not all its members encountered Jesus. Encounter Jesus happens at an individual level. We respond to him not as communal response but individual conviction. The public eye can observe the outward signs but the inward movements are hidden and those who have faith in Jesus will feel it from their own heart.
Ép-pha-tha :Xin mở tai mở miệng và mở lòng trí con
Lm Đan Vinh
06:25 06/09/2018
Chúa Nhật 23 Thường Niên B
Is 35,4-7a ; Gc 2,1-5 ; Mc 7,31-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 7,31-37
(31) Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. (32) Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. (C 33) Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh ta, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. (34) Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha!”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” (35) Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (36) Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. (37) Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: Ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.
2. Ý CHÍNH:
Duy chỉ có Tin Mừng Mác-cô thuật lại việc Đức Giê-su chữa lành một người bị câm điếc. Người thực hiện phép lạ này tại miền Thập Tỉnh, nơi cư dân hầu hết là dân ngoại. Người đã chữa bệnh câm điếc cho anh như sau: đặt ngón tay vào tai anh ta, bôi nước miếng vào lưỡi anh ta, ngước mắt lên trời cầu nguyện, rên lên một tiếng và nói “Ép-pha-tha!”-“Hãy mở ra!” Lập tức bệnh nhân được chữa lành: tai anh ta đã mở ra để nghe được và lưỡi anh ta đã được tháo cởi sợi dây ràng buộc để nói được rõ ràng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 31-32: + Bỏ vùng Tia: Tia là một thành phố thuộc nước Phê-ni-xi-a, phía Bắc nước Do Thái, có bang giao với nước Do Thái ngay từ thời vua Đa-vít và Sa-lo-mon (x.1 V 9,11-12). Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, một số người vùng Tia đã tìm đến gặp Người (x. Mc 3,8). + Qua ngả Xi-đon: Thành Xi-đon nằm bên bờ Địa Trung Hải giữa Tia và Bây-rút. Thời xưa thành này là thủ đô của dân Xi-đon và đã bị các ngôn sứ lên án (x. Ed 32,30). Thời Tân ước, Đức Giê-su tỏ ra khoan dung với các thành thuộc dân ngoại này (x. Mt 11,21-22). + Đến biển hồ Ga-li-lê: Còn được gọi là Giê-nê-sa-rét hay Ti-bê-ri-át. Đây là biển hồ hình quả trám, có chiều dài 21 cây số và chiều ngang 12 cây số, mực nước thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải, và có chỗ sâu tới 40 mét. Biển hồ này thường có sóng to gió lớn, và khá nhiều cá. + Vào miền Thập Tỉnh (gọi là Đê-ca-bô-lơ): Là vùng đất phía Đông biển hồ Ga-li-lê, gồm mười thành chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-lạp. Tin Mừng Nhất Lãm thường hay nhắc đến miền Thập Tỉnh này (x. Mt 4,25 ; Mc 1,28). + Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng: Hai thứ bệnh câm và điếc luôn đi đôi với nhau. Chính vì điếc không nghe được âm thanh hay lời nói, nên bệnh nhân bị câm không thể nói được, chỉ phát ra một số âm thanh vô nghĩa. Người câm điếc thường bị thiệt thòi vì không có khả năng giao tiếp với tha nhân. + Xin Người đặt tay trên anh: Xin đặt tay là xin chúc lành theo phong tục Do Thái (x. St 48,14-15). Đây cũng chính là cử chỉ Đức Giê-su thường làm như: đặt tay chúc lành cho trẻ em (x. Mc 10,16), đặt tay chữa bệnh (x. Mc 6,5).
- C 33-35: + Kéo riêng ra khỏi đám đông: Cũng như khi chữa con gái ông Gia-ia mới chết được sống lại (x. Mc 5,37) hoặc khi chữa một người mù thành Bét-sai-đa (x. Mc 8,23). Ở đây, Người tách riêng kẻ bị câm điếc ra khỏi đám đông. Điều này chứng tỏ sự tế nhị và cảm thông trước thái độ ngượng ngùng của bệnh nhân, khi anh ta phải ra đứng trước đám đông đang muốn xem Đức Giê-su chữa bệnh. Đàng khác, việc can thiệp của Thiên Chúa thường được thực hiện cách kín đáo, giống như ngôn sứ Sa-mu-en đã được Đức Chúa sai đến nhà Giê-sê ở Be-lem để bí mật xức dầu phong một người con của Giê-sê làm vua, thay thế vua Sa-un bị truất phế (x. 1 Sm 16,1-13) ; Ông Giê-hu cũng được xức dầu phong vương cách kín đáo như vậy (x. 2 V 9,2-6). + Đặt ngón tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” ...Đức Giê-su làm hai động tác để chữa bệnh: Một là “đặt ngón tay vào tai và lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh” (c.33) ; Hai là “ngước mắt lên trời” cầu nguyện, rên một tiếng (thở dài) và nói “Ép-pha-tha” nghĩa là “Hãy mở ra!” (c. 34). Hai động tác này mang tính bí tích và lập tức phát sinh công hiệu làm cho tai người điếc mở ra để nghe được, lưỡi bệnh nhân được tháo cởi và nói được rõ ràng. Qua phép lạ chữa lành người câm điếc nghe được, và người mù được sáng mắt (x. Mc 8,22-26), Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai. Vì Người thực hiện dấu chỉ của thời Thiên Sai đã được ngôn sứ I-sai-a tiên báo như sau: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò...” (Is 35,5-6).
- C 36-37: + Không được kể chuyện đó với ai cả...: Khi chữa người câm điếc (x. Mc 7,36), chữa người phong cùi (x. Mc 1,44), phục sinh con gái ông Gia-ia (x. Mc 5.43), chữa lành người mù thành Bết-xai-đa (x. Mc 8,26)... Đức Giê-su đều truyền cho họ phải im lặng. Sở dĩ Người không muốn họ nói ra những phép lạ đó, vì đây là “Bí mật Thiên Sai”. Người muốn tránh cho dân Do Thái khỏi hiểu lầm về sứ mệnh Thiên Sai của Người. Sứ mệnh được Chúa Cha trao phó là thiết lập một Nước Trời thiêng liêng vĩnh cửu, đang khi dân chúng Do thái lại đang trông mong một Đấng Thiên Sai trần thế, đến để lãnh đạo dân Do thái chống lại đế quốc Rô-ma, đánh đuổi quân Rôma ra khỏi bờ cõi. Để thi hành sứ mệnh Thiên Sai theo thánh ý Thiên Chúa, Đức Giê-su cần có thời gian rao giảng cho dân Do Thái hiểu rõ về vai trò và sứ mệnh thiêng liêng của Người. Do đó, khi làm các phép lạ cứu nhân độ thế, Người không muốn gây ồn ào, dễ thúc đẩy phong trào Thiên Sai quá khích, làm cớ cho quân Rô-ma kéo đến đàn áp, như đã từng xảy ra trước đó. + Nhưng họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả”: Những người được Đức Giê-su chữa lành đã không giữ kín được những ơn mà họ đã nhận được. Vì họ thật sự thán phục những việc tốt lành Đức Giê-su đã làm. Việc chữa bệnh này giống như việc tái tạo một con người mới, con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ và tội lỗi... tương tự việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật thuở ban đầu đã được Sách Thánh tường thuật: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31).
4.CÂU HỎI:
1) Bạn biết gì về biển hồ Ga-li-lê ?
2) Bệnh điếc và ngọng là bệnh gì ?
3) Việc đặt tay của Đức Giê-su trên bệnh nhân điếc và ngọng có ý nghĩa thế nào ?
3) Tại sao Đức Giê-su phải tách riêng bệnh nhân ra khỏi đám đông ?
4) Đặt tay vào lỗ tai và bôi nước miếng vào lưỡi của người bệnh là hai động tác mang tính gì ?
5) Qua phép lạ Đức Giê-su chữa bệnh câm điếc, Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su là ai ? Tại sao ?
6) Những phép lạ Đức Giê-su thực hiện, nhưng không muốn người bệnh nói ra cho người khác biết, là những phép lạ nào ? Tại sao Chúa lại muốn người ta im lặng ?
7) Trong thực tế dân chúng có im lặng không ? Tại sao ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (Mc 7,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CÓ KIẾN THỨC LÀ DO ĐÃ ĐỌC 3 CUỐN SÁCH
Một ông già kia nổi tiếng là người có kiến thức rộng. Tuy trình độ văn hóa mới hết bậc phổ thông, nhưng ông lại có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực như về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết lý và thần học... Tiếng đồn về ông già có kiến thức rộng ngày càng lan đi xa và nhiều người đã tìm đến thăm ông để xin giải đáp thắc mắc và hỏi ý kiến về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Họ đã được ông tận tình giải đáp và cho biết ý kiến. Ngày nọ, một vị giáo sư đại học cũng đến thăm. Sau buổi đàm đạo lâu giờ, vị giáo sư kia đã hỏi ông cụ nguyên nhân khiến ông có sự hiểu biết rộng rãi và đúng đắn như vậy, đồng thời xin ông giới thiệu một số cuốn sách mà ông đã đọc. Nhưng thật bất ngờ: Ông cụ đã trả lời như sau: “Thưa ngài, thực sự tôi chẳng có thì giờ và cũng chẳng có khả năng để đọc các quyển sách cao siêu về khoa học, triết lý hay thần học... Hằng ngày tôi chỉ đọc có 3 cuốn sách mà bất cứ ai cũng có thể đọc được:
- Cuốn sách thứ nhất là những công trình lạ lùng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã và đang làm trong vũ trụ thiên nhiên. Nhờ đó, tôi có dịp dâng lời ngợi khen cảm tạ Người.
- Cuốn sách thứ hai là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Nhờ đó, tôi có dịp hồi tâm sám hối các tội đã phạm, cảm tạ về những ơn lành Chúa ban và cầu xin Người ban các ơn lành hồn xác, nhất là ban ơn cứu độ.
- Cuốn sách thứ ba là Lời Chúa trong Kinh Thánh. Mỗi ngày tôi luôn dành ra một thời gian vào lúc sáng sớm để đọc một đoạn Lời Chúa, rồi suy niệm và cầu xin Chúa giúp thực hành. Mỗi lần dự thánh lễ, tôi luôn để tâm lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc, nhất là bài giảng của vị chủ tế để làm theo.
2) KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT ĐỨC KI-TÔ:
Hồi ấy, HI-Ê-RÔ-NI-MÔ (342-420) là một văn sĩ lỗi lạc về văn chương cổ điển nhưng lại không có kiến thức bao nhiêu về Thiên Chúa. Ngài say mê đọc các tác phẩm của Xi-xê-rông. Một hôm, ngài được Chúa Giê-su hiện ra và hỏi :
- Này Hi-ê-rô-ni-mô, anh là môn đệ của ai ?
- Thưa, con là môn đệ của Chúa.
- Không phải, anh là môn đệ của Xi-xê-rông.
Từ đó, Hi-ê-rô-ni-mô đã giác ngộ và chuyên tâm tìm hiểu Thánh Kinh. Ngài được Chúa thôi thúc đi tới thánh địa Pa-lét-tin, vào ẩn tu trong hang đá Be-lem nơi Chúa sinh ra để chuyên tâm phiên dịch Sách Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống trong không gian mà xưa chính Chúa Giê-su đã sống. Sau này Ngài đã khẳng định : ”Ai không biết Thánh Kinh là không biết Đức Ki-tô”. Bản dịch Vulgata (Phổ thông) của ngài đã được công đồng Tri-đen-ti-nô (thế kỷ 16) công nhận là phù hợp với đức tin và là bản dịch chính thức của Hội thánh Công Giáo.
3) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT BÉ GÁI GIÚP VIÊN BÁC SĨ MỞ LÒNG TIN YÊU CHÚA.
Một bé gái nọ có thói quen đọc kinh mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngày nọ, em bị bệnh nặng được cha mẹ đưa vào cấp cứu trong bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán em bị sưng ruột thừa cần cấp thời giải phẫu. Trước khi gây mê cho em, bác sĩ cho biết là em sắp bước vào một giấc ngủ dài. Nghe nói sắp đi ngủ, cô bé ngây thơ đã xin bác sĩ cho em được cầu nguyện theo thói quen mỗi tối. Thế là trước mặt mọi người, em bé đã quỳ gối cầu nguyện hết sức chân thành, và kết thúc lời cầu như sau: "Xin Chúa chữa lành con. Xin Chúa cũng chúc lành và xuống muôn ơn cho các bác sĩ chữa bệnh cho con". Cầu nguyện xong, em đã nằm xuống để bác sĩ tiến hành công việc giải phẫu...
Ngày hôm sau tỉnh dậy, câu nói đầu tiên của em là hỏi bác sĩ phẫu thuật đang trực bên giường:
- Cháu có được khỏi bệnh không bác sĩ?
Viên bác sĩ nhìn vào mắt em và trả lòi với sự xúc động:
- Cháu hãy tin cậy phó thác cho Chúa định liệu nhé. Bác chưa biết kết quả giải phẫu ra sao. Nhưng có điều bác tin chắc, là chính cháu đã chữa lành cho bác đây! Vì từ lâu, bác đã không còn đến nhà thờ, không còn cầu nguyện với Chúa. Thế nhưng, hôm qua khi chứng kiến cháu cầu nguyện, bác đã rất xúc động. Chính Chúa đã đánh động bác qua lời cầu nguyện của cháu. Sáng nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội rước lễ. Chúa đã nhận lời cầu xin của cháu cho bác rồi đó ! ».
Chính nhờ biết mở mắt để nhìn và mở tai để nghe lời cầu nguyện sốt sắng của bé gái, mà một viên bác sĩ khô khan nguội lạnh đã mở lòng đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Đúng như lời Chúa Giê-su đã phán : «Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời » (Mt 5,16).
4) CẦN MỞ TAY ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU TỐT THAY CHO KẺ KHÁC:
Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề thăm nhà bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử: "Bây giờ thiên hạ còn ai biết đến việc nghĩa, quan lớn cũng như quan bé, mạnh ai nấy sống, lấy cái công làm cái tư, ông tự khổ thân một mình làm việc nghĩa làm chi cho nhọc xác?".
Mặc Tử trả lời: "Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì chẳng phải đứa đang cày phải chịu khó cày chăm chỉ hơn hay sao? Bởi vì đứa cày thì ít, mà đứa ăn thì nhiều. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, lẽ ra ông phải khuyên tôi cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới phải chứ, sao lại ngăn tôi?".
Mỗi người chúng ta cũng cần mở lòng ra để làm thêm nhiều điều tốt điều thiện, cho dù chung quanh chúng ta có nhiều người làm điều xấu điều ác hoặc khoanh tay không làm gì cả.
3. THẢO LUẬN: Tuần này bạn sẽ làm gì để nghe được Lời Chúa, khám phá ra ý Chúa dạy và mau mắn xin vâng ý Chúa?
4. SUY NIỆM:
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giê-su chữa lành một người bị bệnh điếc và ngọng. Phép lạ không chỉ đề cập đến việc chữa lành bệnh câm điếc về thể xác, mà còn đề cập đến thứ bệnh câm điếc tinh thần. Đức Giê-su đã mở tai người điếc để anh không những nghe được lời nói của tha nhân, mà còn nghe được Lời Chúa phán dạy. Đức Giê-su cũng không những mở miệng người câm để anh có thể nói chuyện với người chung quanh, mà còn để anh có thể tuyên xưng đức tin vào Người. Hôm nay chúng ta hãy xin Đức Giê-su mở miệng chúng ta để ca tụng tình thương và quyền năng của Chúa và hăng say loan báo tình thương của Chúa cho mọi người:
1) Xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng ta: Đúng như ông lão nhà quê lại có kiến thức uyên bác đã nói: “Thiên Chúa đã làm biết bao việc lạ lùng chung quanh ta mà mọi người đều có thể nhìn xem, lắng nghe và suy nghĩ về những điều kỳ diệu ấy”. Nếu chúng ta không hiểu được ý Chúa là do đã không biết mở mắt để nhìn xem, mở tai để lắng nghe, mở lòng để đón nhận, mở trí khôn để khám phá và thi hành thánh ý Người.
“Ép-pha-ta”: Xin Chúa giúp mỗi người chúng con biết mở mắt tâm hồn bằng cách mở tai mở lòng, mở trí để đón nhận Lời Chúa và tích cực chia sẻ tình thương của Chúa với mọi người chung quanh.
2) Xin Chúa mở miệng lưỡi chúng ta: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã chữa một người vừa ngọng (câm), vừa điếc. Người câm ngọng đã gặp khó khăn khi giao tiếp, vì không thể nói cho người khác hiểu được ý mình. Về tinh thần, nhiều người trong chúng ta đã mất sự tự tin, ăn nói ngọng nghịu và đành giữ im lặng, vì trong quá khứ có lần đã bị kẻ khác miệt thị khinh thường... Vì chúng ta đã bị đe dọa nên không dám nói ra những suy nghĩ trung thực của mình.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở miệng lưỡi con ra, để làm chứng cho sự thật, để giới thiệu Chúa là Tình Thương cho tha nhân, để an ủi những người đau khổ do bị tai nạn, bị ngược đãi bất công, hay đang phải chịu đựng những điều trái ý cực lòng.
3) Xin Chúa mở đôi tai chúng ta: Người điếc hoặc bị lãng tai vì không nghe được những lời người khác nói. Lắng nghe là điều tối quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Chúng ta thường chỉ muốn nghe điều mình thích, hoặc chỉ muốn hiểu những điều người khác nói theo ý riêng mình, nên đã gây ra biết bao hiểu lầm tranh cãi, làm mất tình đoàn kết nội bộ. Nghe bằng tai chưa đủ, chúng ta còn cần nghe bằng trái tim yêu thương. Nhờ đó chúng ta mới hiểu đúng và đủ ý nghĩa chứa đựng trong những lời người khác nói.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở đôi tai chúng con để lắng nghe và cảm thông với những nỗi đau của tha nhân và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng cùa mình.
4) Xin Chúa mở lòng trí chúng ta: Thế giới hôm nay đang thiếu sự cảm thông và đối thoại, vì quá nhiều người đang bị bệnh câm điếc tinh thần, khiến họ trở thành một hòn đảo giữa đại dương bao la. Bệnh câm điếc tinh thần cũng làm cho con người trở thành ích kỷ, sống khép kín vì tâm hồn bị sơ cứng, khi không trao tặng được cho ai cái gì và cũng không muốn đón nhận điều gì của ai. Cuối cùng con người sẽ chết trong sự nghèo nàn vì thiếu hiểu biết và không tình thương.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa mở tai mở miệng và mở lòng, để chúng con dễ dàng thưa chuyện với Chúa và giao lưu với tha nhân, để được biến đổi nên người mới có tình người hơn. Nhờ đó, chúng con sẽ làm cho gia đình, khu xóm và xã hội trở thành thiên đàng yêu thương theo thánh ý Chúa.
5) Xin Chúa chữa lành bệnh câm điếc tinh thần của chúng ta:
- Một cử chỉ rất quen thuộc mà mỗi lần dự thánh lễ chúng ta đều làm là khi nghe chủ tế đọc bài Tin Mừng. Khi ấy chúng ta đọc câu : "Lạy Chúa, vinh danh Chúa" và đồng thời vẽ dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực. Điều này đồng nghĩa với câu Chúa phán: “Hãy mở ra”, với lời cầu: “Lạy Chúa xin hãy mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con ra để con có thể hiểu biết, cảm nhận, và rao giảng Chúa cho tha nhân”. Ước gì mỗi lần làm dấu thánh giá như vậy, chúng ta sẽ mở trí, mở lòng, mở miệng để được ơn Chúa chữa lành bệnh câm điếc tinh thần.
- Nghe và nói là hai phương tiện truyền thông luôn đi đôi với nhau. Con người sống trong xa hội là phải sẵn sàng tiếp nhận chân lý qua việc trao đổi đối thoại. Nếu chỉ biết sống ích kỷ khép kín thì sẽ dễ đi tới chỗ suy nghĩ cố chấp hẹp hòi và hành động sai trái có hại cho tha nhân.
- Trong gia đình mà vợ chồng không biết lắng nghe nhau, mạnh ai nấy phát ngôn, hoặc ông nói gà bà nói vịt và không chịu nghe nhau, thì làm sao gia đình có hạnh phúc? Biết lắng nghe và đối thoại cởi mở chân thành sẽ giúp hai vợ chồng thông cảm với nhau, bữa ăn gia đình sẽ tránh được cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” ! Tình thương giữa cha mẹ và con cái cũng sẽ trở nên đậm đà thắm thiết.
- Ở trường học cũng thế, giữa học sinh và thầy cô giáo, giữa các bạn trẻ, cũng phải biết nghe nhau. Và nhất là trong nhà thờ, người tín hữu phải biết lắng nghe Lời Chúa để hiểu ý Chúa muốn và sẵn sàng mở miệng ca khen tình thương của Chúa.
- Ngoài ra chúng ta còn phải biết lắng nghe giữa xã hội. Hãy tập lắng nghe tiếng than của những người nghèo khổ cô đơn bệnh tật… Đối với người già cả, liều thuốc hiệu nghiệm và món quà quý giá nhất họ thích là được ai đó lắng nghe chia sẻ niềm vui và các nỗi phiền sầu của họ…
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. “Ép-pha-tha!”, Xin hãy mở lòng trí con, để trở thành tay chân cho những người tàn tật, thành đôi mắt cho kẻ đui mù. Để con biến thành tai nghe cho những người bị điếc, trở nên miệng lưỡi cho những kẻ ngọng câm. Để con trở thành tiếng kêu oan cho những kẻ bị áp bức…
Lạy Chúa, xin giúp con thực thi đức ái giữa đời thường: Sẵn sàng mở hầu bao để chia sẻ cơm bánh vật chất cho kẻ đói ăn, đem nước uống cho những kẻ đang khát; Để con trao thuốc men cho người bị ốm đau, chia sẻ áo lành cho những người rách rưới, mang mền đắp cho những kẻ lạnh run, chỗ trú thân cho những kẻ không nhà… Nhất là để con chia sẻ tình thương của Chúa, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện và chủ động giơ tay ra trước để làm hòa với những ai thù ghét con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 35,4-7a ; Gc 2,1-5 ; Mc 7,31-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 7,31-37
(31) Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. (32) Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. (C 33) Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh ta, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. (34) Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha!”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” (35) Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (36) Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. (37) Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: Ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.
2. Ý CHÍNH:
Duy chỉ có Tin Mừng Mác-cô thuật lại việc Đức Giê-su chữa lành một người bị câm điếc. Người thực hiện phép lạ này tại miền Thập Tỉnh, nơi cư dân hầu hết là dân ngoại. Người đã chữa bệnh câm điếc cho anh như sau: đặt ngón tay vào tai anh ta, bôi nước miếng vào lưỡi anh ta, ngước mắt lên trời cầu nguyện, rên lên một tiếng và nói “Ép-pha-tha!”-“Hãy mở ra!” Lập tức bệnh nhân được chữa lành: tai anh ta đã mở ra để nghe được và lưỡi anh ta đã được tháo cởi sợi dây ràng buộc để nói được rõ ràng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 31-32: + Bỏ vùng Tia: Tia là một thành phố thuộc nước Phê-ni-xi-a, phía Bắc nước Do Thái, có bang giao với nước Do Thái ngay từ thời vua Đa-vít và Sa-lo-mon (x.1 V 9,11-12). Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, một số người vùng Tia đã tìm đến gặp Người (x. Mc 3,8). + Qua ngả Xi-đon: Thành Xi-đon nằm bên bờ Địa Trung Hải giữa Tia và Bây-rút. Thời xưa thành này là thủ đô của dân Xi-đon và đã bị các ngôn sứ lên án (x. Ed 32,30). Thời Tân ước, Đức Giê-su tỏ ra khoan dung với các thành thuộc dân ngoại này (x. Mt 11,21-22). + Đến biển hồ Ga-li-lê: Còn được gọi là Giê-nê-sa-rét hay Ti-bê-ri-át. Đây là biển hồ hình quả trám, có chiều dài 21 cây số và chiều ngang 12 cây số, mực nước thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải, và có chỗ sâu tới 40 mét. Biển hồ này thường có sóng to gió lớn, và khá nhiều cá. + Vào miền Thập Tỉnh (gọi là Đê-ca-bô-lơ): Là vùng đất phía Đông biển hồ Ga-li-lê, gồm mười thành chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-lạp. Tin Mừng Nhất Lãm thường hay nhắc đến miền Thập Tỉnh này (x. Mt 4,25 ; Mc 1,28). + Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng: Hai thứ bệnh câm và điếc luôn đi đôi với nhau. Chính vì điếc không nghe được âm thanh hay lời nói, nên bệnh nhân bị câm không thể nói được, chỉ phát ra một số âm thanh vô nghĩa. Người câm điếc thường bị thiệt thòi vì không có khả năng giao tiếp với tha nhân. + Xin Người đặt tay trên anh: Xin đặt tay là xin chúc lành theo phong tục Do Thái (x. St 48,14-15). Đây cũng chính là cử chỉ Đức Giê-su thường làm như: đặt tay chúc lành cho trẻ em (x. Mc 10,16), đặt tay chữa bệnh (x. Mc 6,5).
- C 33-35: + Kéo riêng ra khỏi đám đông: Cũng như khi chữa con gái ông Gia-ia mới chết được sống lại (x. Mc 5,37) hoặc khi chữa một người mù thành Bét-sai-đa (x. Mc 8,23). Ở đây, Người tách riêng kẻ bị câm điếc ra khỏi đám đông. Điều này chứng tỏ sự tế nhị và cảm thông trước thái độ ngượng ngùng của bệnh nhân, khi anh ta phải ra đứng trước đám đông đang muốn xem Đức Giê-su chữa bệnh. Đàng khác, việc can thiệp của Thiên Chúa thường được thực hiện cách kín đáo, giống như ngôn sứ Sa-mu-en đã được Đức Chúa sai đến nhà Giê-sê ở Be-lem để bí mật xức dầu phong một người con của Giê-sê làm vua, thay thế vua Sa-un bị truất phế (x. 1 Sm 16,1-13) ; Ông Giê-hu cũng được xức dầu phong vương cách kín đáo như vậy (x. 2 V 9,2-6). + Đặt ngón tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” ...Đức Giê-su làm hai động tác để chữa bệnh: Một là “đặt ngón tay vào tai và lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh” (c.33) ; Hai là “ngước mắt lên trời” cầu nguyện, rên một tiếng (thở dài) và nói “Ép-pha-tha” nghĩa là “Hãy mở ra!” (c. 34). Hai động tác này mang tính bí tích và lập tức phát sinh công hiệu làm cho tai người điếc mở ra để nghe được, lưỡi bệnh nhân được tháo cởi và nói được rõ ràng. Qua phép lạ chữa lành người câm điếc nghe được, và người mù được sáng mắt (x. Mc 8,22-26), Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai. Vì Người thực hiện dấu chỉ của thời Thiên Sai đã được ngôn sứ I-sai-a tiên báo như sau: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò...” (Is 35,5-6).
- C 36-37: + Không được kể chuyện đó với ai cả...: Khi chữa người câm điếc (x. Mc 7,36), chữa người phong cùi (x. Mc 1,44), phục sinh con gái ông Gia-ia (x. Mc 5.43), chữa lành người mù thành Bết-xai-đa (x. Mc 8,26)... Đức Giê-su đều truyền cho họ phải im lặng. Sở dĩ Người không muốn họ nói ra những phép lạ đó, vì đây là “Bí mật Thiên Sai”. Người muốn tránh cho dân Do Thái khỏi hiểu lầm về sứ mệnh Thiên Sai của Người. Sứ mệnh được Chúa Cha trao phó là thiết lập một Nước Trời thiêng liêng vĩnh cửu, đang khi dân chúng Do thái lại đang trông mong một Đấng Thiên Sai trần thế, đến để lãnh đạo dân Do thái chống lại đế quốc Rô-ma, đánh đuổi quân Rôma ra khỏi bờ cõi. Để thi hành sứ mệnh Thiên Sai theo thánh ý Thiên Chúa, Đức Giê-su cần có thời gian rao giảng cho dân Do Thái hiểu rõ về vai trò và sứ mệnh thiêng liêng của Người. Do đó, khi làm các phép lạ cứu nhân độ thế, Người không muốn gây ồn ào, dễ thúc đẩy phong trào Thiên Sai quá khích, làm cớ cho quân Rô-ma kéo đến đàn áp, như đã từng xảy ra trước đó. + Nhưng họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả”: Những người được Đức Giê-su chữa lành đã không giữ kín được những ơn mà họ đã nhận được. Vì họ thật sự thán phục những việc tốt lành Đức Giê-su đã làm. Việc chữa bệnh này giống như việc tái tạo một con người mới, con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ và tội lỗi... tương tự việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật thuở ban đầu đã được Sách Thánh tường thuật: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31).
4.CÂU HỎI:
1) Bạn biết gì về biển hồ Ga-li-lê ?
2) Bệnh điếc và ngọng là bệnh gì ?
3) Việc đặt tay của Đức Giê-su trên bệnh nhân điếc và ngọng có ý nghĩa thế nào ?
3) Tại sao Đức Giê-su phải tách riêng bệnh nhân ra khỏi đám đông ?
4) Đặt tay vào lỗ tai và bôi nước miếng vào lưỡi của người bệnh là hai động tác mang tính gì ?
5) Qua phép lạ Đức Giê-su chữa bệnh câm điếc, Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su là ai ? Tại sao ?
6) Những phép lạ Đức Giê-su thực hiện, nhưng không muốn người bệnh nói ra cho người khác biết, là những phép lạ nào ? Tại sao Chúa lại muốn người ta im lặng ?
7) Trong thực tế dân chúng có im lặng không ? Tại sao ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (Mc 7,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CÓ KIẾN THỨC LÀ DO ĐÃ ĐỌC 3 CUỐN SÁCH
Một ông già kia nổi tiếng là người có kiến thức rộng. Tuy trình độ văn hóa mới hết bậc phổ thông, nhưng ông lại có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực như về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết lý và thần học... Tiếng đồn về ông già có kiến thức rộng ngày càng lan đi xa và nhiều người đã tìm đến thăm ông để xin giải đáp thắc mắc và hỏi ý kiến về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Họ đã được ông tận tình giải đáp và cho biết ý kiến. Ngày nọ, một vị giáo sư đại học cũng đến thăm. Sau buổi đàm đạo lâu giờ, vị giáo sư kia đã hỏi ông cụ nguyên nhân khiến ông có sự hiểu biết rộng rãi và đúng đắn như vậy, đồng thời xin ông giới thiệu một số cuốn sách mà ông đã đọc. Nhưng thật bất ngờ: Ông cụ đã trả lời như sau: “Thưa ngài, thực sự tôi chẳng có thì giờ và cũng chẳng có khả năng để đọc các quyển sách cao siêu về khoa học, triết lý hay thần học... Hằng ngày tôi chỉ đọc có 3 cuốn sách mà bất cứ ai cũng có thể đọc được:
- Cuốn sách thứ nhất là những công trình lạ lùng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã và đang làm trong vũ trụ thiên nhiên. Nhờ đó, tôi có dịp dâng lời ngợi khen cảm tạ Người.
- Cuốn sách thứ hai là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Nhờ đó, tôi có dịp hồi tâm sám hối các tội đã phạm, cảm tạ về những ơn lành Chúa ban và cầu xin Người ban các ơn lành hồn xác, nhất là ban ơn cứu độ.
- Cuốn sách thứ ba là Lời Chúa trong Kinh Thánh. Mỗi ngày tôi luôn dành ra một thời gian vào lúc sáng sớm để đọc một đoạn Lời Chúa, rồi suy niệm và cầu xin Chúa giúp thực hành. Mỗi lần dự thánh lễ, tôi luôn để tâm lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc, nhất là bài giảng của vị chủ tế để làm theo.
2) KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT ĐỨC KI-TÔ:
Hồi ấy, HI-Ê-RÔ-NI-MÔ (342-420) là một văn sĩ lỗi lạc về văn chương cổ điển nhưng lại không có kiến thức bao nhiêu về Thiên Chúa. Ngài say mê đọc các tác phẩm của Xi-xê-rông. Một hôm, ngài được Chúa Giê-su hiện ra và hỏi :
- Này Hi-ê-rô-ni-mô, anh là môn đệ của ai ?
- Thưa, con là môn đệ của Chúa.
- Không phải, anh là môn đệ của Xi-xê-rông.
Từ đó, Hi-ê-rô-ni-mô đã giác ngộ và chuyên tâm tìm hiểu Thánh Kinh. Ngài được Chúa thôi thúc đi tới thánh địa Pa-lét-tin, vào ẩn tu trong hang đá Be-lem nơi Chúa sinh ra để chuyên tâm phiên dịch Sách Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống trong không gian mà xưa chính Chúa Giê-su đã sống. Sau này Ngài đã khẳng định : ”Ai không biết Thánh Kinh là không biết Đức Ki-tô”. Bản dịch Vulgata (Phổ thông) của ngài đã được công đồng Tri-đen-ti-nô (thế kỷ 16) công nhận là phù hợp với đức tin và là bản dịch chính thức của Hội thánh Công Giáo.
3) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT BÉ GÁI GIÚP VIÊN BÁC SĨ MỞ LÒNG TIN YÊU CHÚA.
Một bé gái nọ có thói quen đọc kinh mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngày nọ, em bị bệnh nặng được cha mẹ đưa vào cấp cứu trong bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán em bị sưng ruột thừa cần cấp thời giải phẫu. Trước khi gây mê cho em, bác sĩ cho biết là em sắp bước vào một giấc ngủ dài. Nghe nói sắp đi ngủ, cô bé ngây thơ đã xin bác sĩ cho em được cầu nguyện theo thói quen mỗi tối. Thế là trước mặt mọi người, em bé đã quỳ gối cầu nguyện hết sức chân thành, và kết thúc lời cầu như sau: "Xin Chúa chữa lành con. Xin Chúa cũng chúc lành và xuống muôn ơn cho các bác sĩ chữa bệnh cho con". Cầu nguyện xong, em đã nằm xuống để bác sĩ tiến hành công việc giải phẫu...
Ngày hôm sau tỉnh dậy, câu nói đầu tiên của em là hỏi bác sĩ phẫu thuật đang trực bên giường:
- Cháu có được khỏi bệnh không bác sĩ?
Viên bác sĩ nhìn vào mắt em và trả lòi với sự xúc động:
- Cháu hãy tin cậy phó thác cho Chúa định liệu nhé. Bác chưa biết kết quả giải phẫu ra sao. Nhưng có điều bác tin chắc, là chính cháu đã chữa lành cho bác đây! Vì từ lâu, bác đã không còn đến nhà thờ, không còn cầu nguyện với Chúa. Thế nhưng, hôm qua khi chứng kiến cháu cầu nguyện, bác đã rất xúc động. Chính Chúa đã đánh động bác qua lời cầu nguyện của cháu. Sáng nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội rước lễ. Chúa đã nhận lời cầu xin của cháu cho bác rồi đó ! ».
Chính nhờ biết mở mắt để nhìn và mở tai để nghe lời cầu nguyện sốt sắng của bé gái, mà một viên bác sĩ khô khan nguội lạnh đã mở lòng đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Đúng như lời Chúa Giê-su đã phán : «Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời » (Mt 5,16).
4) CẦN MỞ TAY ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU TỐT THAY CHO KẺ KHÁC:
Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề thăm nhà bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử: "Bây giờ thiên hạ còn ai biết đến việc nghĩa, quan lớn cũng như quan bé, mạnh ai nấy sống, lấy cái công làm cái tư, ông tự khổ thân một mình làm việc nghĩa làm chi cho nhọc xác?".
Mặc Tử trả lời: "Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì chẳng phải đứa đang cày phải chịu khó cày chăm chỉ hơn hay sao? Bởi vì đứa cày thì ít, mà đứa ăn thì nhiều. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, lẽ ra ông phải khuyên tôi cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới phải chứ, sao lại ngăn tôi?".
Mỗi người chúng ta cũng cần mở lòng ra để làm thêm nhiều điều tốt điều thiện, cho dù chung quanh chúng ta có nhiều người làm điều xấu điều ác hoặc khoanh tay không làm gì cả.
3. THẢO LUẬN: Tuần này bạn sẽ làm gì để nghe được Lời Chúa, khám phá ra ý Chúa dạy và mau mắn xin vâng ý Chúa?
4. SUY NIỆM:
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giê-su chữa lành một người bị bệnh điếc và ngọng. Phép lạ không chỉ đề cập đến việc chữa lành bệnh câm điếc về thể xác, mà còn đề cập đến thứ bệnh câm điếc tinh thần. Đức Giê-su đã mở tai người điếc để anh không những nghe được lời nói của tha nhân, mà còn nghe được Lời Chúa phán dạy. Đức Giê-su cũng không những mở miệng người câm để anh có thể nói chuyện với người chung quanh, mà còn để anh có thể tuyên xưng đức tin vào Người. Hôm nay chúng ta hãy xin Đức Giê-su mở miệng chúng ta để ca tụng tình thương và quyền năng của Chúa và hăng say loan báo tình thương của Chúa cho mọi người:
1) Xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng ta: Đúng như ông lão nhà quê lại có kiến thức uyên bác đã nói: “Thiên Chúa đã làm biết bao việc lạ lùng chung quanh ta mà mọi người đều có thể nhìn xem, lắng nghe và suy nghĩ về những điều kỳ diệu ấy”. Nếu chúng ta không hiểu được ý Chúa là do đã không biết mở mắt để nhìn xem, mở tai để lắng nghe, mở lòng để đón nhận, mở trí khôn để khám phá và thi hành thánh ý Người.
“Ép-pha-ta”: Xin Chúa giúp mỗi người chúng con biết mở mắt tâm hồn bằng cách mở tai mở lòng, mở trí để đón nhận Lời Chúa và tích cực chia sẻ tình thương của Chúa với mọi người chung quanh.
2) Xin Chúa mở miệng lưỡi chúng ta: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã chữa một người vừa ngọng (câm), vừa điếc. Người câm ngọng đã gặp khó khăn khi giao tiếp, vì không thể nói cho người khác hiểu được ý mình. Về tinh thần, nhiều người trong chúng ta đã mất sự tự tin, ăn nói ngọng nghịu và đành giữ im lặng, vì trong quá khứ có lần đã bị kẻ khác miệt thị khinh thường... Vì chúng ta đã bị đe dọa nên không dám nói ra những suy nghĩ trung thực của mình.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở miệng lưỡi con ra, để làm chứng cho sự thật, để giới thiệu Chúa là Tình Thương cho tha nhân, để an ủi những người đau khổ do bị tai nạn, bị ngược đãi bất công, hay đang phải chịu đựng những điều trái ý cực lòng.
3) Xin Chúa mở đôi tai chúng ta: Người điếc hoặc bị lãng tai vì không nghe được những lời người khác nói. Lắng nghe là điều tối quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Chúng ta thường chỉ muốn nghe điều mình thích, hoặc chỉ muốn hiểu những điều người khác nói theo ý riêng mình, nên đã gây ra biết bao hiểu lầm tranh cãi, làm mất tình đoàn kết nội bộ. Nghe bằng tai chưa đủ, chúng ta còn cần nghe bằng trái tim yêu thương. Nhờ đó chúng ta mới hiểu đúng và đủ ý nghĩa chứa đựng trong những lời người khác nói.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở đôi tai chúng con để lắng nghe và cảm thông với những nỗi đau của tha nhân và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng cùa mình.
4) Xin Chúa mở lòng trí chúng ta: Thế giới hôm nay đang thiếu sự cảm thông và đối thoại, vì quá nhiều người đang bị bệnh câm điếc tinh thần, khiến họ trở thành một hòn đảo giữa đại dương bao la. Bệnh câm điếc tinh thần cũng làm cho con người trở thành ích kỷ, sống khép kín vì tâm hồn bị sơ cứng, khi không trao tặng được cho ai cái gì và cũng không muốn đón nhận điều gì của ai. Cuối cùng con người sẽ chết trong sự nghèo nàn vì thiếu hiểu biết và không tình thương.
“Ép-pha-tha”: Xin Chúa mở tai mở miệng và mở lòng, để chúng con dễ dàng thưa chuyện với Chúa và giao lưu với tha nhân, để được biến đổi nên người mới có tình người hơn. Nhờ đó, chúng con sẽ làm cho gia đình, khu xóm và xã hội trở thành thiên đàng yêu thương theo thánh ý Chúa.
5) Xin Chúa chữa lành bệnh câm điếc tinh thần của chúng ta:
- Một cử chỉ rất quen thuộc mà mỗi lần dự thánh lễ chúng ta đều làm là khi nghe chủ tế đọc bài Tin Mừng. Khi ấy chúng ta đọc câu : "Lạy Chúa, vinh danh Chúa" và đồng thời vẽ dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực. Điều này đồng nghĩa với câu Chúa phán: “Hãy mở ra”, với lời cầu: “Lạy Chúa xin hãy mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con ra để con có thể hiểu biết, cảm nhận, và rao giảng Chúa cho tha nhân”. Ước gì mỗi lần làm dấu thánh giá như vậy, chúng ta sẽ mở trí, mở lòng, mở miệng để được ơn Chúa chữa lành bệnh câm điếc tinh thần.
- Nghe và nói là hai phương tiện truyền thông luôn đi đôi với nhau. Con người sống trong xa hội là phải sẵn sàng tiếp nhận chân lý qua việc trao đổi đối thoại. Nếu chỉ biết sống ích kỷ khép kín thì sẽ dễ đi tới chỗ suy nghĩ cố chấp hẹp hòi và hành động sai trái có hại cho tha nhân.
- Trong gia đình mà vợ chồng không biết lắng nghe nhau, mạnh ai nấy phát ngôn, hoặc ông nói gà bà nói vịt và không chịu nghe nhau, thì làm sao gia đình có hạnh phúc? Biết lắng nghe và đối thoại cởi mở chân thành sẽ giúp hai vợ chồng thông cảm với nhau, bữa ăn gia đình sẽ tránh được cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” ! Tình thương giữa cha mẹ và con cái cũng sẽ trở nên đậm đà thắm thiết.
- Ở trường học cũng thế, giữa học sinh và thầy cô giáo, giữa các bạn trẻ, cũng phải biết nghe nhau. Và nhất là trong nhà thờ, người tín hữu phải biết lắng nghe Lời Chúa để hiểu ý Chúa muốn và sẵn sàng mở miệng ca khen tình thương của Chúa.
- Ngoài ra chúng ta còn phải biết lắng nghe giữa xã hội. Hãy tập lắng nghe tiếng than của những người nghèo khổ cô đơn bệnh tật… Đối với người già cả, liều thuốc hiệu nghiệm và món quà quý giá nhất họ thích là được ai đó lắng nghe chia sẻ niềm vui và các nỗi phiền sầu của họ…
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. “Ép-pha-tha!”, Xin hãy mở lòng trí con, để trở thành tay chân cho những người tàn tật, thành đôi mắt cho kẻ đui mù. Để con biến thành tai nghe cho những người bị điếc, trở nên miệng lưỡi cho những kẻ ngọng câm. Để con trở thành tiếng kêu oan cho những kẻ bị áp bức…
Lạy Chúa, xin giúp con thực thi đức ái giữa đời thường: Sẵn sàng mở hầu bao để chia sẻ cơm bánh vật chất cho kẻ đói ăn, đem nước uống cho những kẻ đang khát; Để con trao thuốc men cho người bị ốm đau, chia sẻ áo lành cho những người rách rưới, mang mền đắp cho những kẻ lạnh run, chỗ trú thân cho những kẻ không nhà… Nhất là để con chia sẻ tình thương của Chúa, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện và chủ động giơ tay ra trước để làm hòa với những ai thù ghét con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 23 Mùa Quanh Năm B 9.9.2018
Lm Francis Lý văn Ca
06:56 06/09/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Ngày của Chúa lại đến. Là những con cái của Ngài, chúng ta cùng tụ về Nhà Cha để chia sẻ, học hỏi Lời Thánh cũng như cử hành nghi thức bẻ bánh. Ngoài ra, gặp gỡ anh chị em đồng hương, đồng tín ngưỡng trong ngày của Chúa cũng là ngày của anh chị em chúng ta.
Hôm nay, chúng ta sẽ thấy Đức Kitô xuất hiện với thiên chức, Ngài đã đem đến cho nhân loại niềm cậy trông. Đấng tiên tri Isaia đã tiên báo, như bài đọc thứ I sẽ trình bày cho chúng ta.
Đối với chúng ta, là những người đang sống trong thế giới hôm nay, dẽ bị lung lay trước những quyến rũ của thời đại: đi đến những đam mê tội lỗi... Chúng ta cầu xin Chúa, qua ơn thánh tác động chữa lành phần linh hồn của chúng ta như Ngài chữa lành những bệnh nhân hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia loan báo cho cộng đoàn con cái Israel về tương lai của Đấng Thiên Sai: Ngài đến sẽ chữa lành mọi tật bệnh. Đó là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê muốn chúng ta quan tâm đến thế giới chung quanh. Đặc biệt là những người nghèo khó. Một giây phút nào đó, anh chị em nhớ lại quê hương đau khổ, những quốc gia nghèo đói thiếu thực phẩm ở những nước thuộc đệ tam quốc gia.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa chữa người câm và điếc, qua câu chuyện, chúng ta cầu xin Chúa mở môi miệng để chúng ta loan truyền hòa bình giữa anh chị em. Với đôi tai biết lắng nghe Lời Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa chữa những tật bệnh phần xác và phần hồn, để cuộc sống của chúng ta mỗi ngày nên lành mạnh hơn. 1. Xin Chúa chúc lành cho những bậc sinh thành dưỡng dục. Xin ban cho các ngài ơn lành hồn xác. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho Quý Ông Bà Cô Bác luôn là những mẫu gương sống động trong gia đình như tổ phụ Abraham, Isaac, hoặc là người cha nhân hậu như thánh Cả Giuse xưa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua việc Chúa chữa người câm và điếc, xin Chúa mở tai của chúng ta để lắng nghe Lời Chúa nơi kho tàng Kinh Thánh, xin mở miệng để chúng ta rao truyền danh thánh Chúa cho mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng con cầu nguyện cho những anh chị em vì một hoàn cảnh nào đó đã không có dịp lắng nghe Lời Chúa, không lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, biết quay về với cộng đoàn xứ đạo. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho linh hồn ông bà cha mẹ được yên nghỉ trong sự bình an của Chúa, qua sự hy sinh, cầu nguyện, dâng lễ, xin lễ của con cháu còn tại thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con đến Nhà Chúa để học hỏi và yêu mến Chúa và thông cảm với những thống khổ của tha nhân. Xin Chúa luôn mở lòng trí để chúng con biết đem ra thực hành trong đời sống thường nhật những gì chúng con hấp thụ được trong Nhà Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Ngày của Chúa lại đến. Là những con cái của Ngài, chúng ta cùng tụ về Nhà Cha để chia sẻ, học hỏi Lời Thánh cũng như cử hành nghi thức bẻ bánh. Ngoài ra, gặp gỡ anh chị em đồng hương, đồng tín ngưỡng trong ngày của Chúa cũng là ngày của anh chị em chúng ta.
Hôm nay, chúng ta sẽ thấy Đức Kitô xuất hiện với thiên chức, Ngài đã đem đến cho nhân loại niềm cậy trông. Đấng tiên tri Isaia đã tiên báo, như bài đọc thứ I sẽ trình bày cho chúng ta.
Đối với chúng ta, là những người đang sống trong thế giới hôm nay, dẽ bị lung lay trước những quyến rũ của thời đại: đi đến những đam mê tội lỗi... Chúng ta cầu xin Chúa, qua ơn thánh tác động chữa lành phần linh hồn của chúng ta như Ngài chữa lành những bệnh nhân hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia loan báo cho cộng đoàn con cái Israel về tương lai của Đấng Thiên Sai: Ngài đến sẽ chữa lành mọi tật bệnh. Đó là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê muốn chúng ta quan tâm đến thế giới chung quanh. Đặc biệt là những người nghèo khó. Một giây phút nào đó, anh chị em nhớ lại quê hương đau khổ, những quốc gia nghèo đói thiếu thực phẩm ở những nước thuộc đệ tam quốc gia.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa chữa người câm và điếc, qua câu chuyện, chúng ta cầu xin Chúa mở môi miệng để chúng ta loan truyền hòa bình giữa anh chị em. Với đôi tai biết lắng nghe Lời Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa chữa những tật bệnh phần xác và phần hồn, để cuộc sống của chúng ta mỗi ngày nên lành mạnh hơn. 1. Xin Chúa chúc lành cho những bậc sinh thành dưỡng dục. Xin ban cho các ngài ơn lành hồn xác. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho Quý Ông Bà Cô Bác luôn là những mẫu gương sống động trong gia đình như tổ phụ Abraham, Isaac, hoặc là người cha nhân hậu như thánh Cả Giuse xưa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua việc Chúa chữa người câm và điếc, xin Chúa mở tai của chúng ta để lắng nghe Lời Chúa nơi kho tàng Kinh Thánh, xin mở miệng để chúng ta rao truyền danh thánh Chúa cho mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng con cầu nguyện cho những anh chị em vì một hoàn cảnh nào đó đã không có dịp lắng nghe Lời Chúa, không lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, biết quay về với cộng đoàn xứ đạo. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho linh hồn ông bà cha mẹ được yên nghỉ trong sự bình an của Chúa, qua sự hy sinh, cầu nguyện, dâng lễ, xin lễ của con cháu còn tại thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con đến Nhà Chúa để học hỏi và yêu mến Chúa và thông cảm với những thống khổ của tha nhân. Xin Chúa luôn mở lòng trí để chúng con biết đem ra thực hành trong đời sống thường nhật những gì chúng con hấp thụ được trong Nhà Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúa Nhật XXIII TN B : Hãy Mở Ra
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:33 06/09/2018
Loài vật vốn có tình bầy đàn. Con người thì có tính xã hội. Con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người. Sự tương quan này được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại tức là nghe và nói. Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng hễ một người câm, không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng y học thì cho thấy ngược lại: chính vì bị điếc nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.
Bài Tin mừng Chúa Nhật XXIII TN B tường thuật chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc mà dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai mà Thánh kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói xét về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng sự bất hạnh và khốn khổ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần thì sự khốn khổ và bất hạnh nó di hại cho nhiều người và hậu quả cũng khó mà khắc phục. Dù hai lãnh vực thể lý và tinh thần tuy khác nhau nhưng có sự trùng hợp đó là do bởi điếc (không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác) nên người ta đâm ra điếc hay ngọng là không nói được, không đựơc nói hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói. Ở đây chúng ta đặc biệt phân tích về căn bệnh tinh thần. Với các bài Thánh Kinh được trích đọc trong Chúa Nhật XXIII TN B này, chúng ta có thể tìm ra một vài nguyên nhân chính của căn bệnh câm điếc.
1.Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế, tuy nhiên cách thế thông thường mà Người phán dạy chúng ta là qua con người. Đọc lịch sử thánh, chúng ta nhận ra điều này: ngoài những dấu lạ điềm thiêng thì Thiên Chúa thường phán dạy qua những con người bé mọn, nghèo hèn cụ thể là các ngôn sứ, những người nghèo của Giavê. Đến thời kỳ viên mãn Thiên Chúa lại phán dạy chúng ta qua Người Con. Đó là một người thợ mộc bình thường xuất thân từ Nagiaret là một xứ sở không có gì đáng nói và từ một gia cảnh không có gì đáng trọng vọng.
Chúa Giêsu chọn gọi mười hai người cộng tác đặt làm tông đồ để rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng là những người thấp cổ, bé phận. Thánh Giacôbê Tông đồ qua bài đọc thứ hai cảnh tỉnh ta về cái lề thói thích thiên tư, gần gũi với những người sang giàu. Đây là một trong những nguyên cớ khiến ta bị điếc về tâm linh. Rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hay tôn giáo vẫn có nghe nhưng họ thường nghe lời từ những người thuộc quyền, kém chức. Họ chỉ nghe thuộc hạ báo cáo và thế là có nghe cũng như không. Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần dân, gần những người thấp cổ, bé phận, gần những người nghèo khổ lầm than.
2.Vẫn có đó nhiều người nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng. Bài đọc thứ nhất cho ta chìa khoá tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ!”. Đức cố Gioan Phaolô II đã khai mở triều đại Giáo hoàng của Ngài với đoàn tín hữu bằng chính lời của Chúa Kitô: “Các con đừng sợ!” Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, không ít lần Chúa Kitô nhắn nhủ các môn đệ rằng hãy can đảm lên, đừng sợ! Và sau khi từ cõi chết sống lại thì hai từ “đừng sợ” vẫn được Người lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại…là những cái sợ khiến nhiều người hành xữ như chẳng thấy, chẳng nghe và họ đã không dám mở miệng bảo vệ công lý, rao truyền chân lý, nhất là không dám tố giác tội lỗi, cách riêng tội lỗi của những người đang nắm trong tay quyền cao, chức trọng, cả ngoài xã hội lẫn trong giáo hội. Ngoài ra cũng cần kể đến một vài nguyên cớ khiến người ta dù có nghe đúng hoặc thấy rõ mà vẫn sợ không dám nói. Chẳng hạn như trường hợp vì có tật thì giật mình hoặc há miệng thì sợ mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Dễ dàng thông cảm với người còn chút tự trọng và chút liêm sỉ, ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
“Ephata: Hãy mở ra!” Không chỉ hãy mở tai, mở mắt để thấy và để nghe hiện trạng của đất nước, của xã hội, của giáo hội mà con phải mở lòng ra để biêt cảm thông với tha nhân trong sự liên đới trách nhiệm. Xã hội, đất nước đang chìm ngập trong sự gian dối và bất công, giáo hội nơi này nơi kia vẫn tự hài lòng trong chuyện kinh kệ hay lễ hội. Vẫn còn quá nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội vẫn chưa chu toàn chức vụ “công bộc” của nhân dân hay vẫn còn nhiều vị mục tử chưa xứng là tôi tớ của đoàn Dân Thiên Chúa. Những mặt trái hay những tồn tại ấy chắc hẳn có phần lỗi của chúng ta.
Dù khuyết tật về thể lý, nhưng người câm vẫn có thể nói bằng thái độ, cử chỉ hay bằng văn tự. Là Kitô hữu, chúng ta đã được Chúa Kitô thông chia nhiệm vụ ngôn sứ. Nếu vì lẽ gì đó mà chúng ta vẫn chưa can đảm lên tiếng hoặc có nói mà như không nói, vì chỉ nói chung chung, một kiểu nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sai mà lại chẳng nhắm cho ai cả, thì chúng ta chưa hẳn thực sự là con người và chắc chắn không thể nào là con cái Chúa chính danh, đúng phận. Chính vì thế Chúa Kitô vẫn đang mãi phán truyền lớn tiếng: EPHATA!: HÃY MỞ RA!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Bài Tin mừng Chúa Nhật XXIII TN B tường thuật chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc mà dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai mà Thánh kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói xét về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng sự bất hạnh và khốn khổ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần thì sự khốn khổ và bất hạnh nó di hại cho nhiều người và hậu quả cũng khó mà khắc phục. Dù hai lãnh vực thể lý và tinh thần tuy khác nhau nhưng có sự trùng hợp đó là do bởi điếc (không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác) nên người ta đâm ra điếc hay ngọng là không nói được, không đựơc nói hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói. Ở đây chúng ta đặc biệt phân tích về căn bệnh tinh thần. Với các bài Thánh Kinh được trích đọc trong Chúa Nhật XXIII TN B này, chúng ta có thể tìm ra một vài nguyên nhân chính của căn bệnh câm điếc.
1.Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế, tuy nhiên cách thế thông thường mà Người phán dạy chúng ta là qua con người. Đọc lịch sử thánh, chúng ta nhận ra điều này: ngoài những dấu lạ điềm thiêng thì Thiên Chúa thường phán dạy qua những con người bé mọn, nghèo hèn cụ thể là các ngôn sứ, những người nghèo của Giavê. Đến thời kỳ viên mãn Thiên Chúa lại phán dạy chúng ta qua Người Con. Đó là một người thợ mộc bình thường xuất thân từ Nagiaret là một xứ sở không có gì đáng nói và từ một gia cảnh không có gì đáng trọng vọng.
Chúa Giêsu chọn gọi mười hai người cộng tác đặt làm tông đồ để rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng là những người thấp cổ, bé phận. Thánh Giacôbê Tông đồ qua bài đọc thứ hai cảnh tỉnh ta về cái lề thói thích thiên tư, gần gũi với những người sang giàu. Đây là một trong những nguyên cớ khiến ta bị điếc về tâm linh. Rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hay tôn giáo vẫn có nghe nhưng họ thường nghe lời từ những người thuộc quyền, kém chức. Họ chỉ nghe thuộc hạ báo cáo và thế là có nghe cũng như không. Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần dân, gần những người thấp cổ, bé phận, gần những người nghèo khổ lầm than.
2.Vẫn có đó nhiều người nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng. Bài đọc thứ nhất cho ta chìa khoá tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ!”. Đức cố Gioan Phaolô II đã khai mở triều đại Giáo hoàng của Ngài với đoàn tín hữu bằng chính lời của Chúa Kitô: “Các con đừng sợ!” Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, không ít lần Chúa Kitô nhắn nhủ các môn đệ rằng hãy can đảm lên, đừng sợ! Và sau khi từ cõi chết sống lại thì hai từ “đừng sợ” vẫn được Người lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại…là những cái sợ khiến nhiều người hành xữ như chẳng thấy, chẳng nghe và họ đã không dám mở miệng bảo vệ công lý, rao truyền chân lý, nhất là không dám tố giác tội lỗi, cách riêng tội lỗi của những người đang nắm trong tay quyền cao, chức trọng, cả ngoài xã hội lẫn trong giáo hội. Ngoài ra cũng cần kể đến một vài nguyên cớ khiến người ta dù có nghe đúng hoặc thấy rõ mà vẫn sợ không dám nói. Chẳng hạn như trường hợp vì có tật thì giật mình hoặc há miệng thì sợ mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Dễ dàng thông cảm với người còn chút tự trọng và chút liêm sỉ, ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
“Ephata: Hãy mở ra!” Không chỉ hãy mở tai, mở mắt để thấy và để nghe hiện trạng của đất nước, của xã hội, của giáo hội mà con phải mở lòng ra để biêt cảm thông với tha nhân trong sự liên đới trách nhiệm. Xã hội, đất nước đang chìm ngập trong sự gian dối và bất công, giáo hội nơi này nơi kia vẫn tự hài lòng trong chuyện kinh kệ hay lễ hội. Vẫn còn quá nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội vẫn chưa chu toàn chức vụ “công bộc” của nhân dân hay vẫn còn nhiều vị mục tử chưa xứng là tôi tớ của đoàn Dân Thiên Chúa. Những mặt trái hay những tồn tại ấy chắc hẳn có phần lỗi của chúng ta.
Dù khuyết tật về thể lý, nhưng người câm vẫn có thể nói bằng thái độ, cử chỉ hay bằng văn tự. Là Kitô hữu, chúng ta đã được Chúa Kitô thông chia nhiệm vụ ngôn sứ. Nếu vì lẽ gì đó mà chúng ta vẫn chưa can đảm lên tiếng hoặc có nói mà như không nói, vì chỉ nói chung chung, một kiểu nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sai mà lại chẳng nhắm cho ai cả, thì chúng ta chưa hẳn thực sự là con người và chắc chắn không thể nào là con cái Chúa chính danh, đúng phận. Chính vì thế Chúa Kitô vẫn đang mãi phán truyền lớn tiếng: EPHATA!: HÃY MỞ RA!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Épphatha - Hãy mở ra! – Chúa Nhật 23 Thường Niên B
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:13 06/09/2018
Épphatha - Hãy mở ra! – Chúa Nhật 23 Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37)
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở 7,31-37.
1- Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay kích những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm: “Hãy can đảm lên, đừng sợ!... Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tôi. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính nó; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần thực hiện cho một người trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người mỗi ngày trên bình diện tâm linh.
Thật vậy, người đàn ông được chữa lành bởi Chúa Giêsu là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không có thể giao tiếp với những người khác, người ta không thể nghe anh ta nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng để giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm chúng ta nhận thức ngay lập tức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh tay, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi là tội nữa.
2- Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về tình bệnh “câm điếc thể lý” và tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện và hoà nhập vào xã hội, nhưng lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống chúng ta.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói với chúng ta và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính hai mặt của thái độ dững dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạch, hay chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ khó hiểu và xáo trộn của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hay quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ về sự kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta khép kín trong chính mình, vì sự kiêu hãnh, trong việc xa lánh người khác và sống trong “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Chúng ta, những người nam nữ tu sỹ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3- Phát xuất lại từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với tình yêu. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta trong một bài phát biểu: “Trong mỗi hoàn cảnhChúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.” Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu có phải nói, hãy nói với tình yêu mến, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó tình yêu, và mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp bởi vì chỉ điều tốt lành đến từ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thế lành mạnh và đẹp đẽ và nơi mà sự đổ vỡ của truyền thông bắt đầu, nơi mà sự khó khăn xuất phát. Đó là khi Ađam và Evà ở trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và mê li: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Ngay khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị cắt đứt, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Vì tại bà, vì tại ông…”
Đó là nơi mà con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn, Chúa Giêsu đến để hoà giải chúng ta với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích. Giáo Hội luôn luôn nhìn thấy trong những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và rờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích. Nhờ đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách thể lý để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc liên kết với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa, khi chúng ta nên một với Người và qua đó, chúng ta nên một với nhau. Amen!
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở 7,31-37.
1- Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay kích những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm: “Hãy can đảm lên, đừng sợ!... Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tôi. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính nó; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần thực hiện cho một người trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người mỗi ngày trên bình diện tâm linh.
Thật vậy, người đàn ông được chữa lành bởi Chúa Giêsu là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không có thể giao tiếp với những người khác, người ta không thể nghe anh ta nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng để giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm chúng ta nhận thức ngay lập tức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh tay, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi là tội nữa.
2- Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về tình bệnh “câm điếc thể lý” và tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện và hoà nhập vào xã hội, nhưng lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống chúng ta.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói với chúng ta và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính hai mặt của thái độ dững dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạch, hay chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ khó hiểu và xáo trộn của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hay quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ về sự kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta khép kín trong chính mình, vì sự kiêu hãnh, trong việc xa lánh người khác và sống trong “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Chúng ta, những người nam nữ tu sỹ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3- Phát xuất lại từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với tình yêu. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta trong một bài phát biểu: “Trong mỗi hoàn cảnhChúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.” Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu có phải nói, hãy nói với tình yêu mến, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó tình yêu, và mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp bởi vì chỉ điều tốt lành đến từ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thế lành mạnh và đẹp đẽ và nơi mà sự đổ vỡ của truyền thông bắt đầu, nơi mà sự khó khăn xuất phát. Đó là khi Ađam và Evà ở trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và mê li: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Ngay khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị cắt đứt, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Vì tại bà, vì tại ông…”
Đó là nơi mà con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn, Chúa Giêsu đến để hoà giải chúng ta với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích. Giáo Hội luôn luôn nhìn thấy trong những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và rờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích. Nhờ đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách thể lý để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc liên kết với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa, khi chúng ta nên một với Người và qua đó, chúng ta nên một với nhau. Amen!
Chúa Nhật XXIII Thường Niên
Lm Jude Siciliano OP
23:36 06/09/2018
Isaia 35:4-7a; Tvịnh 145; Giacôbê 2: 1-5; Máccô 7: 31-37
Bạn có lần nào cảm thấy sửng sốt khi nghe tin một người thân của bạn bị khủng hoảng hay bị chán nản không? Bạn có cách nói gì để đem người đó ra khỏi cảnh chìm đắm trong đau khổ đó không? Bạn cố gắng an ủi người đó bằng cách tiếp cận thân thương để người đó cảm thấy bớt cô đơn. Bạn cố gắng hết sức nói lời động viên "xin bạn lo lắng, rồi mọi sự rồi sẽ ổn mà". Dù bạn nói lời đó với hết tâm tình, nhưng với lời nói đó bạn vẫn không cứu người đó thoát ra khỏi nổi đau khổ. Và lời nói cúa bạn vẫn chưa đem đến thành quả- là giải quyết vấn đề, nâng tinh thần người đó lên và làm cho họ ra khỏi cơn đau của tâm hồn.
Nhưng có Thiên Chúa là Đấng hứa sẽ ở với chúng ta, và không bỏ rơi chúng ta trong những lúc khốn khó. Lời Thiên Chúa an ủi có thể có hiệu quả và cho chúng ta năng lực. Hôm nay chúng ta nghe ngôn sứ Isaia thay mặt Thiên Chúa nói với dân Israel đang ở trong cảnh lưu đày khốn khổ ở Babylon. Dân Israel bị thua trận và bị bắt đi lưu đày. Thật là không có gì tệ hại hơn điều đó! Hãy quên đi việc trở về miền đất hứa của Chúa, hãy quên đi việc xây dựng lại Giêrusalem hoang tàn đổ nát, hãy quên đi việc thờ phượng trong Đền Thờ kính mến của họ vì Đền Thờ đã bị đổ nát hoang tàn.
Đối với dân Israel đang vô vọng trong sự lưu đày, ngôn sứ Isaia nói lời an ủi của Thiên Chúa: "hãy can đảm lên, đừng sợ. Thiên Chúa của anh em đây rồi! Sắp tới ngày báo phục". Dân Ísrael không còn gì để hy vọng. Tình cảnh của họ đã đến lúc cạn kiệt, họ không thể tự giúp bản thân họ được. Nhưng Thiên Chúa có thể làm được. Họ có thể tin vào lời của ngôn sứ Isaia nói với họ không?
Tôi để ý thấy có ba lần lời hứa lập đi lập lại "BẤY GIỜ". Đó là lời cam đoan của Thiên Chúa cho dân Israel. Đức Chúa đã thấy cảnh khốn cùng của họ. Và hứa là Ngài sẽ giúp đỡ họ. "Bấy giờ, đau khổ và khóc than sẽ biến mất!". Những lời đó đầy ý nghĩa. Không, chính Thiên Chúa nói với họ lời cam đoan "Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, bấy giờ miệng lưỡi người câm sẽ reo hò". Nghe như không thể xãy ra được nếu như những lời "bấy giờ" đó xuất ra từ lời Thiên Chúa hứa "sẽ xãy ra"!
Trong thời buổi này, với những gương xấu xãy ra trong giáo hội, chúng ta có thể làm gì được? Chúng ta hình như sống lại thời phục hưng đầy dẫy sa đọa của giáo hội phải không? Thiên Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta lúc nào và bằng cách nào để ra khỏi cảnh lưu đày mới nầy? Chắc là tất cả chúng ta đều có việc phải làm. Nhưng với sức phàm nhân chúng ta không thể nào đem lại sự chữa lành cho giáo hội. "Xin Thiên Chúa hãy nói, tôi tớ Thiên Chúa đang lắng nghe". Bài thánh vịnh hôm nay cùng với lời ngôn sứ Isaia nới lên lời Thiên Chúa hứa. "Chúa giải phóng những ai tù tội. Chúa mở mắt cho kẻ mù lòa. Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên". Và tôi muốn thêm "Lạy Chúa, bao giờ những điều này sẽ xãy ra?". Tôi cố gắng tin tưởng vào lời ngôn sứ Isaia "Bấy giờ, tôi tự hỏi mọi sự sẽ đến như thế nào, và khi nào sẽ đến?".
Trong thòi kỳ phục hưng (vào những năm 1419-1699) giáo hội bị sa ngã trầm trọng và Thiên Chúa đã sai nhiều ngôn sứ hùng mạnh đến và qua họ Ngài đã chữa lành như: thánh Têrêsa Avila, thánh Ignatio Loyola, thánh Gioan thánh giá, thánh Rosa de Lima, thánh Piô thứ 10 v.v... Các vị thánh đó đã gây nên phong trào nâng đỡ đức tin mới trong thời đó. Vậy bây giờ Thiên Chúa sẽ làm gì trong thời đại này trong lúc chúng ta đang bị lưu đày theo cách sống mới này? Có thể Thiên Chúa sẽ nói qua các vị lãnh đạo giáo hội chúng ta hay không? Hãy hy vọng, mặc dù có vài vị lãnh đạo trong giáo hội đã làm chúng ta bất mãn nhiều. Chúng ta nên chú ý đến giáo dân để đem ơn sũng, sự hăng say và phục vụ của họ cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng lắng nghe những lời ngôn sứ của Thiên Chúa và nói lên sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã không để ý đến giáo dân trong quá khứ. Chúng ta, hàng giáo sĩ, đã xem giáo dân như thành phần thứ hai trong giáo hội, đang khi có thể chúng ta đã và đang chấp nhận sự giúp đỡ của giáo dân. Có lẽ chúng ta đã không muốn lắng nghe lời Thiên Chúa nói qua các giáo dân đó. Chúng ta cần lắng nghe và lãnh nhận những món quà mà các giáo dân đã giúp chúng ta qua các tổ chức của giáo hội. Nếu chúng ta chú ý lắng nghe, lời hứa của ngôn sứ Isaia nói với những người bị lưu đày là sẽ một lần nữa được thực hiện giữa chúng ta "Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò". Hôm nay, từ nơi lưu đày, chúng ta phải kêu lên Thiên Chúa để Ngài thưc hiện những lời hứa đó.
Trong câu chuyện Thiên Chúa chữa người điếc trong phúc âm, thánh Máccô rỏ ràng muốn liên kết sứ vụ của mình với lời ngôn sứ Isaia. Sứ vụ của Đấng Mêssia mà ngôn sứ Isaia loan báo đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Ngài cho người điếc nghe, người mù lòa được trông thấy, và người què được đi lại. Hy vọng của những người bị lưu đày đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã làm điều mà người phàm không thể làm được. Những lúc "bấy giờ" không còn là hy vọng trong tương lai, mà chính là sự thật.
Một người bạn đã bị tai không nghe được trong nhiều năm, vừa qua, anh đã nhận được máy trợ thính. Đó là một trong những máy được làm theo công nghệ tối tân, và gần như vô hình khi gắn kết vào trong tai. Người bạn đó cho là một phép lạ. Bây giờ anh ta nghe được tiếng nói thoang thoảng của đứa cháu gái 3 tuổi của anh. Và anh ta cũng nghe được tiếng của người vợ nói trong phòng bên cạnh. Vói sự vui mừng của gía đình, anh ta không còn phải mở ti vi có âm thanh cao quá. Thử hỏi nếu anh ta hoàn toàn điếc như người điếc trong phúc âm thì sao? Ông bạn đó làm sao có liên hệ mới được, và chỉ những liên hệ cũ của anh ta đã là những điều khó khăn rồi.
Trong phúc âm, lời đầu tiên người điếc nghe là tiếng Chúa Giêsu nói "Êphata" (hãy mở ra). Sau phép lạ đó, người đó không những nghe được mà còn nói được rõ ràng. Chúa Giêsu đang đi trong địa hạt người ngoại, nên có thể người điếc đó là một người ngoại. Có lẽ những người trong đạo Do thái đã xem anh ta là người kẻ ngoại. Khi Chúa Giêsu đến địa hạt đó, Ngài đã gặp sự phản đối của những người Pharisêu và các kinh sư. Các bạn chắc đã nghĩ là các vị lãnh đạo tôn giáo là những người đã biêt lời các ngôn sứ thì họ sẽ nhận ra sứ vụ của Chúa Giêsu chứ gì. Nhưng mặc dù các vị lãnh đạo đó là những người nghe và trông thấy được, thì chính họ là những người điếc và mù lòa với Chúa Giêsu.
Đó là một tin rất quan trọng cho chúng ta, những người có đức tin. Trong khi các vị lãnh đạo tôn giáo sống gần Chúa Giêsu, những người cần được giúp đỡ thì lại không ở gần Ngài. Nhu cầu của họ mở ra với tình thương và sự chữa lành của Chúa Giêsu, Những người què ở ngoài được chữa lành và chính những người ngoài đó lại đón tiếp Chúa Giêsu một cách nồng hậu.
Trong Bí Tích rửa tội, vị linh mục sờ vào tai và miệng người được rửa tội và cầu nguyện rằng: “Xin Chúa mau mở tai cho con được nghe nhận lời Ngài và miệng con được luôn loan truyền đức tin của con để ca ngợi tôn vinh danh Thiên Chúa là Chúa Cha....” Trong khoản khắc đó chúng ta bắt đầu hành trình lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Ngài trong đời sống của chúng ta. Giống như người điếc được Chúa Giêsu chữa lành. Tai chúng ta đã được mở ra, và chúng ta nói được rõ ràng. Bằng lời nói và việc làm, chúng ta nói lên được những lời chúng ta đã nghe từ miệng Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta cầu xin cho tâm hồn và lòng trí chúng ta được mở ra nghe lời Chúa Giêsu như Ngài đang nói với chúng ta trong Kinh Thánh, và nghe lời của những người xung quanh chúng ta, nhất là lời những người cần được giúp đỡ, và những người yếu đuối. Vậy chúng ta có nghe những nhu cầu của họ không? Nếu không, chúng ta cầu xin Chúa Giêsu nghe cho chúng ta và làm những việc Ngài làm cho người điếc trong phúc âm đó là sờ vào tai chúng ta và nói "Êphata"(hãy mở ra). Rồi cũng như người điếc, chúng ta cũng sẽ nói được rõ ràng và ca ngợi tình thương của Thiên Chúa cho tất cả, nhất là cho nhũng người bé mọn và các người bên lương.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
23rd SUNDAY (B)
Isaiah 35:4-7a; Psalm 146; James 2: 1-5;
Mark 7: 31-37
Do you find yourself almost mute when someone close to you is in crisis, or discouraged? What can we say that will pull them out of the depths of their misery? We try to be a comfort to them just by showing up – being at their side is a sign that they aren’t alone. We do our best to speak words of encouragement, "Everything will turn out okay. Don’t worry." We are well intentioned, but try as we can, our words can’t rescue them from their distress. Our words can’t fulfill what they say – solve the problem, raise the spirits, drive away the pain.
But then there is God, who promises to be with us and not walk out on us in hard times. God, who speaks words of comfort that actually do what they say – console and strengthen. Today we hear Isaiah speak for God to the Israelites, who are in a miserable, Babylonian exile. They are a defeated and a shamed people. Nothing could be more impossible. Forget about returning to the promised land; forget about rebuilding the torn-down Jerusalem; forget about ever worshiping again in their revered Temple – it lay in complete ruin.
To the people and hopeless exiles Isaiah speaks words of comfort from God. "Be strong, fear not! Here is your God who comes with vindication." The people have nothing to pin their hopes on. Their situation is impossible. They can’t help themselves – but God can. Can they trust the words the prophet speaks to them?
I note the threefold repetition of the promise-packed "then." It is an assurance of God’s noticing their plight and a promise of help. It isn’t our, "There, there, things will be okay." – as well-intentioned as those words are meant to be. No, it’s God speaking words of absolute assurance, "Then will the eyes of the blind be opened…Then will the lame leap like a stag… Then the tongue of the mute will sing." As impossible as it seems, "Then," God promises, "it will happen."
What can we do about the present scandal and mess our church is in these days? Are we back to the times of the corrupt Renaissance church? When and how will God lead us out of this new exile? Certainly there is work for us all to do. But mere human effort will not bring about a healed and renewed church. "Speak, Lord, your servants are listening." Today’s Psalm joins Isaiah’s voice of promise: "The Lord sets captives free. The Lord gives sight to the blind, the Lord raises up those who were bowed down." And I want to ask, "When will this happen, O Lord?" I try to put faith in Isaiah’s words: "Then" it will come about. It will happen." How? When? I wonder.
As broken and corrupt as the church was in the Renaissance (circa 1419-1699) God raised up powerful, prophetic and healing people like: Theresa of Avila, Ignatius of Loyola, John of the Cross, Rose of Lima, Pius V, etc. They rekindled and renewed the faith in their times. What will God do for us now in our new exile? Will God speak through our church leaders? Let’ hope, though some have failed us miserably. We will need to be more inclusive and attentive to the laity who bring their gifts, diligence and service to us. But are we open to hear these prophetic witnesses to God’s voice and presence among us?
We have to admit we haven’t been very receptive to our laity in the past. We clerics have frequently treated them as second-class members. While we might have accepted their help, we have not always listened to God speaking to us through them. We need to hear and receive the gifts the laity have to give us throughout the institutional structures of our church. If we are receptive, Isaiah’s promise to the exiles will once again be fulfilled among us. "Then will the eyes of the blind be opened, the ears of the deaf be cleared. Then will the lame leap like a stag, Then the tongue of the mute will sing." Today, from our current exile, we call on God to fulfill those promises.
In Jesus’ healing of the deaf man, Mark is clearly linking his ministry to Isaiah’s prophecy. The messianic mission Isaiah foretold is fulfilled in Jesus. He enables the deaf to hear, the blind to see and the lame to walk – just as Isaiah promised. In Jesus the hopes of those in exile have been fulfilled. God has done what humans couldn’t. The "then moment" is no longer a future hope to be longed for. It is a present reality.
A friend, whose hearing has deteriorated these past years, has just gotten a hearing aid. It’s one of those high tech ones and is almost invisible when he wears it. He claims it’s like a miracle. Now he can hear the soft voice of his three-year-old granddaughter; his wife when she speaks to him from the next room and, to his family’s relief, he doesn’t have to have the volume of the TV blaring. Suppose he were completely deaf, like the man in the gospel? How could my friend start and build new relationships? How difficult it would be to deepen those he already has.
The first words the deaf man in the gospel would have heard were those Jesus spoke, "Ephphatha – Be opened!" After that miracle the man not only hears, he speaks plainly. Jesus was traveling in Gentile territory, so the deaf man probably was a Gentile. Religious folk would have considered him outside the pale. When Jesus was in his own territory he met opposition from the Pharisees and the scribes. You would have thought these religious leaders, with their knowledge of the prophets, would have recognized Jesus’ anointed mission. But, though they had physical hearing and sight, they were deaf and blind to Jesus.
That is a serious message for us religious folk. While the religious people were closed to Jesus, those in need were not. Their helplessness left them open to his love and healing touch. The disabled and outcasts are healed and the outsiders welcomed by him.
In the church’s baptismal liturgy the presider touches the ears and mouth of the child with his thumb and prays that the Lord will "...soon touch your ears to receive his word and your mouth to proclaim his faith, to the praise and glory of God, the Father." That moment begins our journey of listening to God’s word and putting it into practice throughout our lives. Like the deaf man healed by Jesus, our ears are opened and we speak plainly, by words and deeds, what we have heard in God’s word.
We pray for a mind and heart opened to Jesus today as he speaks to us in his word and through those around us, especially the neediest and most vulnerable. Have we heard him in their need? If not, we ask Jesus to do for us what he did for the deaf man – touch our ears and speak his "Ephphatha." Then, like the man, we too will speak plainly and declare God’s love for all – especially the least and the outsider.
Bạn có lần nào cảm thấy sửng sốt khi nghe tin một người thân của bạn bị khủng hoảng hay bị chán nản không? Bạn có cách nói gì để đem người đó ra khỏi cảnh chìm đắm trong đau khổ đó không? Bạn cố gắng an ủi người đó bằng cách tiếp cận thân thương để người đó cảm thấy bớt cô đơn. Bạn cố gắng hết sức nói lời động viên "xin bạn lo lắng, rồi mọi sự rồi sẽ ổn mà". Dù bạn nói lời đó với hết tâm tình, nhưng với lời nói đó bạn vẫn không cứu người đó thoát ra khỏi nổi đau khổ. Và lời nói cúa bạn vẫn chưa đem đến thành quả- là giải quyết vấn đề, nâng tinh thần người đó lên và làm cho họ ra khỏi cơn đau của tâm hồn.
Nhưng có Thiên Chúa là Đấng hứa sẽ ở với chúng ta, và không bỏ rơi chúng ta trong những lúc khốn khó. Lời Thiên Chúa an ủi có thể có hiệu quả và cho chúng ta năng lực. Hôm nay chúng ta nghe ngôn sứ Isaia thay mặt Thiên Chúa nói với dân Israel đang ở trong cảnh lưu đày khốn khổ ở Babylon. Dân Israel bị thua trận và bị bắt đi lưu đày. Thật là không có gì tệ hại hơn điều đó! Hãy quên đi việc trở về miền đất hứa của Chúa, hãy quên đi việc xây dựng lại Giêrusalem hoang tàn đổ nát, hãy quên đi việc thờ phượng trong Đền Thờ kính mến của họ vì Đền Thờ đã bị đổ nát hoang tàn.
Đối với dân Israel đang vô vọng trong sự lưu đày, ngôn sứ Isaia nói lời an ủi của Thiên Chúa: "hãy can đảm lên, đừng sợ. Thiên Chúa của anh em đây rồi! Sắp tới ngày báo phục". Dân Ísrael không còn gì để hy vọng. Tình cảnh của họ đã đến lúc cạn kiệt, họ không thể tự giúp bản thân họ được. Nhưng Thiên Chúa có thể làm được. Họ có thể tin vào lời của ngôn sứ Isaia nói với họ không?
Tôi để ý thấy có ba lần lời hứa lập đi lập lại "BẤY GIỜ". Đó là lời cam đoan của Thiên Chúa cho dân Israel. Đức Chúa đã thấy cảnh khốn cùng của họ. Và hứa là Ngài sẽ giúp đỡ họ. "Bấy giờ, đau khổ và khóc than sẽ biến mất!". Những lời đó đầy ý nghĩa. Không, chính Thiên Chúa nói với họ lời cam đoan "Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, bấy giờ miệng lưỡi người câm sẽ reo hò". Nghe như không thể xãy ra được nếu như những lời "bấy giờ" đó xuất ra từ lời Thiên Chúa hứa "sẽ xãy ra"!
Trong thời buổi này, với những gương xấu xãy ra trong giáo hội, chúng ta có thể làm gì được? Chúng ta hình như sống lại thời phục hưng đầy dẫy sa đọa của giáo hội phải không? Thiên Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta lúc nào và bằng cách nào để ra khỏi cảnh lưu đày mới nầy? Chắc là tất cả chúng ta đều có việc phải làm. Nhưng với sức phàm nhân chúng ta không thể nào đem lại sự chữa lành cho giáo hội. "Xin Thiên Chúa hãy nói, tôi tớ Thiên Chúa đang lắng nghe". Bài thánh vịnh hôm nay cùng với lời ngôn sứ Isaia nới lên lời Thiên Chúa hứa. "Chúa giải phóng những ai tù tội. Chúa mở mắt cho kẻ mù lòa. Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên". Và tôi muốn thêm "Lạy Chúa, bao giờ những điều này sẽ xãy ra?". Tôi cố gắng tin tưởng vào lời ngôn sứ Isaia "Bấy giờ, tôi tự hỏi mọi sự sẽ đến như thế nào, và khi nào sẽ đến?".
Trong thòi kỳ phục hưng (vào những năm 1419-1699) giáo hội bị sa ngã trầm trọng và Thiên Chúa đã sai nhiều ngôn sứ hùng mạnh đến và qua họ Ngài đã chữa lành như: thánh Têrêsa Avila, thánh Ignatio Loyola, thánh Gioan thánh giá, thánh Rosa de Lima, thánh Piô thứ 10 v.v... Các vị thánh đó đã gây nên phong trào nâng đỡ đức tin mới trong thời đó. Vậy bây giờ Thiên Chúa sẽ làm gì trong thời đại này trong lúc chúng ta đang bị lưu đày theo cách sống mới này? Có thể Thiên Chúa sẽ nói qua các vị lãnh đạo giáo hội chúng ta hay không? Hãy hy vọng, mặc dù có vài vị lãnh đạo trong giáo hội đã làm chúng ta bất mãn nhiều. Chúng ta nên chú ý đến giáo dân để đem ơn sũng, sự hăng say và phục vụ của họ cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng lắng nghe những lời ngôn sứ của Thiên Chúa và nói lên sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã không để ý đến giáo dân trong quá khứ. Chúng ta, hàng giáo sĩ, đã xem giáo dân như thành phần thứ hai trong giáo hội, đang khi có thể chúng ta đã và đang chấp nhận sự giúp đỡ của giáo dân. Có lẽ chúng ta đã không muốn lắng nghe lời Thiên Chúa nói qua các giáo dân đó. Chúng ta cần lắng nghe và lãnh nhận những món quà mà các giáo dân đã giúp chúng ta qua các tổ chức của giáo hội. Nếu chúng ta chú ý lắng nghe, lời hứa của ngôn sứ Isaia nói với những người bị lưu đày là sẽ một lần nữa được thực hiện giữa chúng ta "Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò". Hôm nay, từ nơi lưu đày, chúng ta phải kêu lên Thiên Chúa để Ngài thưc hiện những lời hứa đó.
Trong câu chuyện Thiên Chúa chữa người điếc trong phúc âm, thánh Máccô rỏ ràng muốn liên kết sứ vụ của mình với lời ngôn sứ Isaia. Sứ vụ của Đấng Mêssia mà ngôn sứ Isaia loan báo đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Ngài cho người điếc nghe, người mù lòa được trông thấy, và người què được đi lại. Hy vọng của những người bị lưu đày đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã làm điều mà người phàm không thể làm được. Những lúc "bấy giờ" không còn là hy vọng trong tương lai, mà chính là sự thật.
Một người bạn đã bị tai không nghe được trong nhiều năm, vừa qua, anh đã nhận được máy trợ thính. Đó là một trong những máy được làm theo công nghệ tối tân, và gần như vô hình khi gắn kết vào trong tai. Người bạn đó cho là một phép lạ. Bây giờ anh ta nghe được tiếng nói thoang thoảng của đứa cháu gái 3 tuổi của anh. Và anh ta cũng nghe được tiếng của người vợ nói trong phòng bên cạnh. Vói sự vui mừng của gía đình, anh ta không còn phải mở ti vi có âm thanh cao quá. Thử hỏi nếu anh ta hoàn toàn điếc như người điếc trong phúc âm thì sao? Ông bạn đó làm sao có liên hệ mới được, và chỉ những liên hệ cũ của anh ta đã là những điều khó khăn rồi.
Trong phúc âm, lời đầu tiên người điếc nghe là tiếng Chúa Giêsu nói "Êphata" (hãy mở ra). Sau phép lạ đó, người đó không những nghe được mà còn nói được rõ ràng. Chúa Giêsu đang đi trong địa hạt người ngoại, nên có thể người điếc đó là một người ngoại. Có lẽ những người trong đạo Do thái đã xem anh ta là người kẻ ngoại. Khi Chúa Giêsu đến địa hạt đó, Ngài đã gặp sự phản đối của những người Pharisêu và các kinh sư. Các bạn chắc đã nghĩ là các vị lãnh đạo tôn giáo là những người đã biêt lời các ngôn sứ thì họ sẽ nhận ra sứ vụ của Chúa Giêsu chứ gì. Nhưng mặc dù các vị lãnh đạo đó là những người nghe và trông thấy được, thì chính họ là những người điếc và mù lòa với Chúa Giêsu.
Đó là một tin rất quan trọng cho chúng ta, những người có đức tin. Trong khi các vị lãnh đạo tôn giáo sống gần Chúa Giêsu, những người cần được giúp đỡ thì lại không ở gần Ngài. Nhu cầu của họ mở ra với tình thương và sự chữa lành của Chúa Giêsu, Những người què ở ngoài được chữa lành và chính những người ngoài đó lại đón tiếp Chúa Giêsu một cách nồng hậu.
Trong Bí Tích rửa tội, vị linh mục sờ vào tai và miệng người được rửa tội và cầu nguyện rằng: “Xin Chúa mau mở tai cho con được nghe nhận lời Ngài và miệng con được luôn loan truyền đức tin của con để ca ngợi tôn vinh danh Thiên Chúa là Chúa Cha....” Trong khoản khắc đó chúng ta bắt đầu hành trình lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Ngài trong đời sống của chúng ta. Giống như người điếc được Chúa Giêsu chữa lành. Tai chúng ta đã được mở ra, và chúng ta nói được rõ ràng. Bằng lời nói và việc làm, chúng ta nói lên được những lời chúng ta đã nghe từ miệng Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta cầu xin cho tâm hồn và lòng trí chúng ta được mở ra nghe lời Chúa Giêsu như Ngài đang nói với chúng ta trong Kinh Thánh, và nghe lời của những người xung quanh chúng ta, nhất là lời những người cần được giúp đỡ, và những người yếu đuối. Vậy chúng ta có nghe những nhu cầu của họ không? Nếu không, chúng ta cầu xin Chúa Giêsu nghe cho chúng ta và làm những việc Ngài làm cho người điếc trong phúc âm đó là sờ vào tai chúng ta và nói "Êphata"(hãy mở ra). Rồi cũng như người điếc, chúng ta cũng sẽ nói được rõ ràng và ca ngợi tình thương của Thiên Chúa cho tất cả, nhất là cho nhũng người bé mọn và các người bên lương.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
23rd SUNDAY (B)
Isaiah 35:4-7a; Psalm 146; James 2: 1-5;
Mark 7: 31-37
Do you find yourself almost mute when someone close to you is in crisis, or discouraged? What can we say that will pull them out of the depths of their misery? We try to be a comfort to them just by showing up – being at their side is a sign that they aren’t alone. We do our best to speak words of encouragement, "Everything will turn out okay. Don’t worry." We are well intentioned, but try as we can, our words can’t rescue them from their distress. Our words can’t fulfill what they say – solve the problem, raise the spirits, drive away the pain.
But then there is God, who promises to be with us and not walk out on us in hard times. God, who speaks words of comfort that actually do what they say – console and strengthen. Today we hear Isaiah speak for God to the Israelites, who are in a miserable, Babylonian exile. They are a defeated and a shamed people. Nothing could be more impossible. Forget about returning to the promised land; forget about rebuilding the torn-down Jerusalem; forget about ever worshiping again in their revered Temple – it lay in complete ruin.
To the people and hopeless exiles Isaiah speaks words of comfort from God. "Be strong, fear not! Here is your God who comes with vindication." The people have nothing to pin their hopes on. Their situation is impossible. They can’t help themselves – but God can. Can they trust the words the prophet speaks to them?
I note the threefold repetition of the promise-packed "then." It is an assurance of God’s noticing their plight and a promise of help. It isn’t our, "There, there, things will be okay." – as well-intentioned as those words are meant to be. No, it’s God speaking words of absolute assurance, "Then will the eyes of the blind be opened…Then will the lame leap like a stag… Then the tongue of the mute will sing." As impossible as it seems, "Then," God promises, "it will happen."
What can we do about the present scandal and mess our church is in these days? Are we back to the times of the corrupt Renaissance church? When and how will God lead us out of this new exile? Certainly there is work for us all to do. But mere human effort will not bring about a healed and renewed church. "Speak, Lord, your servants are listening." Today’s Psalm joins Isaiah’s voice of promise: "The Lord sets captives free. The Lord gives sight to the blind, the Lord raises up those who were bowed down." And I want to ask, "When will this happen, O Lord?" I try to put faith in Isaiah’s words: "Then" it will come about. It will happen." How? When? I wonder.
As broken and corrupt as the church was in the Renaissance (circa 1419-1699) God raised up powerful, prophetic and healing people like: Theresa of Avila, Ignatius of Loyola, John of the Cross, Rose of Lima, Pius V, etc. They rekindled and renewed the faith in their times. What will God do for us now in our new exile? Will God speak through our church leaders? Let’ hope, though some have failed us miserably. We will need to be more inclusive and attentive to the laity who bring their gifts, diligence and service to us. But are we open to hear these prophetic witnesses to God’s voice and presence among us?
We have to admit we haven’t been very receptive to our laity in the past. We clerics have frequently treated them as second-class members. While we might have accepted their help, we have not always listened to God speaking to us through them. We need to hear and receive the gifts the laity have to give us throughout the institutional structures of our church. If we are receptive, Isaiah’s promise to the exiles will once again be fulfilled among us. "Then will the eyes of the blind be opened, the ears of the deaf be cleared. Then will the lame leap like a stag, Then the tongue of the mute will sing." Today, from our current exile, we call on God to fulfill those promises.
In Jesus’ healing of the deaf man, Mark is clearly linking his ministry to Isaiah’s prophecy. The messianic mission Isaiah foretold is fulfilled in Jesus. He enables the deaf to hear, the blind to see and the lame to walk – just as Isaiah promised. In Jesus the hopes of those in exile have been fulfilled. God has done what humans couldn’t. The "then moment" is no longer a future hope to be longed for. It is a present reality.
A friend, whose hearing has deteriorated these past years, has just gotten a hearing aid. It’s one of those high tech ones and is almost invisible when he wears it. He claims it’s like a miracle. Now he can hear the soft voice of his three-year-old granddaughter; his wife when she speaks to him from the next room and, to his family’s relief, he doesn’t have to have the volume of the TV blaring. Suppose he were completely deaf, like the man in the gospel? How could my friend start and build new relationships? How difficult it would be to deepen those he already has.
The first words the deaf man in the gospel would have heard were those Jesus spoke, "Ephphatha – Be opened!" After that miracle the man not only hears, he speaks plainly. Jesus was traveling in Gentile territory, so the deaf man probably was a Gentile. Religious folk would have considered him outside the pale. When Jesus was in his own territory he met opposition from the Pharisees and the scribes. You would have thought these religious leaders, with their knowledge of the prophets, would have recognized Jesus’ anointed mission. But, though they had physical hearing and sight, they were deaf and blind to Jesus.
That is a serious message for us religious folk. While the religious people were closed to Jesus, those in need were not. Their helplessness left them open to his love and healing touch. The disabled and outcasts are healed and the outsiders welcomed by him.
In the church’s baptismal liturgy the presider touches the ears and mouth of the child with his thumb and prays that the Lord will "...soon touch your ears to receive his word and your mouth to proclaim his faith, to the praise and glory of God, the Father." That moment begins our journey of listening to God’s word and putting it into practice throughout our lives. Like the deaf man healed by Jesus, our ears are opened and we speak plainly, by words and deeds, what we have heard in God’s word.
We pray for a mind and heart opened to Jesus today as he speaks to us in his word and through those around us, especially the neediest and most vulnerable. Have we heard him in their need? If not, we ask Jesus to do for us what he did for the deaf man – touch our ears and speak his "Ephphatha." Then, like the man, we too will speak plainly and declare God’s love for all – especially the least and the outsider.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô giải thích lý do ban cấp tư cách tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine
Đặng Tự Do
00:11 06/09/2018
Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Chính thống tuần trước, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople khẳng định rằng ngài, với tư cách là Thượng Phụ Đại Kết, có thẩm quyền phê chuẩn việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukarine.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cảnh báo rằng nếu Constantinople đưa ra quyết định cấp quyền tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukraine, quyết định này “sẽ chỉ được chấp nhận bởi một số ít những kẻ hô hào ly giáo, đồng thời chủ trương ly giáo sẽ được hợp pháp hoá.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, trong diễn từ của ngài tại cuộc họp thượng đỉnh hôm 31 tháng 8 với các vị giám mục Chính thống giáo, nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.
Ngài nói:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev /ˈkij-ɛf/ được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.”
Phát biểu tại Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân chính thức cho Giáo hội Chính thống Nga, cảnh báo rằng nếu Constantinople công nhận một Giáo hội Chính thống Ukarine tự trị, thì “điều này sẽ gây ra chia rẽ trong toàn bộ thế giới Chính thống.” Ngài nói rằng các tín hữu Chính Thống ở Ukraine sẽ phản đối việc ban cấp tư cách tự trị này.
Source: Catholic World News - Orthodox Patriarch explains bid for Ukrainian autonomy
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cảnh báo rằng nếu Constantinople đưa ra quyết định cấp quyền tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukraine, quyết định này “sẽ chỉ được chấp nhận bởi một số ít những kẻ hô hào ly giáo, đồng thời chủ trương ly giáo sẽ được hợp pháp hoá.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, trong diễn từ của ngài tại cuộc họp thượng đỉnh hôm 31 tháng 8 với các vị giám mục Chính thống giáo, nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.
Ngài nói:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev /ˈkij-ɛf/ được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.”
Phát biểu tại Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân chính thức cho Giáo hội Chính thống Nga, cảnh báo rằng nếu Constantinople công nhận một Giáo hội Chính thống Ukarine tự trị, thì “điều này sẽ gây ra chia rẽ trong toàn bộ thế giới Chính thống.” Ngài nói rằng các tín hữu Chính Thống ở Ukraine sẽ phản đối việc ban cấp tư cách tự trị này.
Source: Catholic World News - Orthodox Patriarch explains bid for Ukrainian autonomy
Chia sẻ của ĐHY Dolan về cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội
Đặng Tự Do
01:11 06/09/2018
Hôm thứ Ba 4 tháng 9, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York đã đề cập đến các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang làm rung chuyển Giáo Hội Công Giáo – và nói rằng chính ngài cũng hoang mang.
“Khi người ta nói với tôi, Đức Hồng Y biết không, chúng con rất tức giận, chúng con bối rối, hoang mang, và thất vọng, tôi nghĩ họ có thể mong đợi ở tôi những lời chống chế, nhưng tôi nói với họ, “Rất vui được gặp bạn. Tôi cũng thấy như thế.”
“Chúng ta đều như thế,” Đức Tổng Giám Mục New York nói với Cha Dave Dwyer trong “Chương trình Công Giáo” trên đài truyền thanh Sirius XM.
“Gần như có một tình liên đới trong nỗi buồn”, ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhận xét rằng những tranh cãi phát sinh trong mùa hè này - bao gồm câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington Theodore Hồng Y McCarrick, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức – đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai.
“Không có tội lỗi nào bị cô lập trong một hành vi đơn lẻ. Nó ảnh hưởng, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người, không có một người nào trong Giáo Hội không bị ảnh hưởng bởi điều này,” ngài nói. Các vụ tai tiếng có một “bản chất lây lan”, chúng chạm vào tất cả mọi người từ những người Công Giáo “bước vào nhà máy hoặc lớp học hay văn phòng” và cảm thấy nhục nhã cho đến các linh mục “không thể loại trừ được cái cảm giác” lo âu không biết anh chị em giáo dân có tự hỏi phải chăng mình cũng là một kẻ săn mồi.
Cả người mẹ của Đức Hồng Y Dolan, gần 90 tuổi, cũng đã gọi cho ngài để nói rằng bà đã phải bỏ bữa trưa tại nhà dưỡng lão vì cảm thấy nhục nhã.
Ngài thuật lại rằng bà cụ nói:
“Mẹ cảm thấy nhục nhã khi đi đến phòng ăn. Là một người Công Giáo, mẹ rất xấu hổ. Mẹ không biết phải nói gì với người ta.”
Đức Hồng Y nhận xét chua chát rằng mỗi lần ngài dự tính đưa ra một lời bình luận về các cuộc khủng hoảng, thì “một vụ tai tiếng mới lại nổ ra.”
Sau khi báo cáo bồi thẩm đoàn được công bố hồi tháng trước - với phát hiện rằng trong vòng 70 năm qua hơn 300 linh mục đã lạm dụng trên 1,000 trẻ em ở Pennsylvania - Đức Hồng Y Dolan đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi vì những nỗi đau mà các nạn nhân cảm thấy.
Vào tháng Sáu, ngài tuyên bố rằng Tổng giáo phận New York đã tìm thấy những cáo buộc “đáng tin cậy” theo đó McCarrick đã lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ 16 tuổi tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick vào những năm 1970 – nhưng ngài không bình luận gì thêm.
Đức Hồng Y cũng không bình luận gì về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò.
Nhìn về phía trước, Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài nghĩ rằng Giáo Hội đang đi đúng hướng – khi đưa ra tiến trình tái xét, đã được thực hiện từ năm 2002. Tiến trình đó đã giúp xem xét những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick.
Theo “Điều lệ bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên” tổng giáo phận chịu trách nhiệm báo cáo những cáo buộc cho các cơ quan thực thi pháp luật, tiến hành các cuộc điều tra và chuyển kết quả cho hội đồng xét duyệt của Tổng giáo phận.
Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài rất tin tưởng vào tiến trình này sau khi hội đồng xét duyệt đưa cho ngài một báo cáo chỉ ra những cáo buộc chống lại McCarrick là đáng tin cậy và được chứng minh, ngài tin tưởng hội đồng đến mức thậm chí gửi ngay cho Tòa Thánh mà không cần phải duyệt lại trước.
“Nếu DA, tức là ủy ban các nhà điều tra độc lập, và hội đồng xét duyệt của tôi đã tìm thấy điều này được chứng minh, thì đó là tất cả những gì tôi cần biết”, ngài nói.
“Nếu điều này dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là đức tin của chúng ta không đặt nơi Đức Giáo Hoàng, đức tin của chúng ta không đặt nơi các Hồng Y, đức tin của chúng ta không đặt nơi các giám mục, đức tin của chúng ta cũng không đặt nơi các linh mục.. . đức tin của chúng ta phải đặt nơi Chúa Giêsu”, Đức Hồng Y Dolan nói trong chương trình phát thanh.
Source: New York Post - Cardinal Dolan addresses Catholic Church abuse scandals
“Khi người ta nói với tôi, Đức Hồng Y biết không, chúng con rất tức giận, chúng con bối rối, hoang mang, và thất vọng, tôi nghĩ họ có thể mong đợi ở tôi những lời chống chế, nhưng tôi nói với họ, “Rất vui được gặp bạn. Tôi cũng thấy như thế.”
“Chúng ta đều như thế,” Đức Tổng Giám Mục New York nói với Cha Dave Dwyer trong “Chương trình Công Giáo” trên đài truyền thanh Sirius XM.
“Gần như có một tình liên đới trong nỗi buồn”, ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhận xét rằng những tranh cãi phát sinh trong mùa hè này - bao gồm câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington Theodore Hồng Y McCarrick, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức – đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai.
“Không có tội lỗi nào bị cô lập trong một hành vi đơn lẻ. Nó ảnh hưởng, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người, không có một người nào trong Giáo Hội không bị ảnh hưởng bởi điều này,” ngài nói. Các vụ tai tiếng có một “bản chất lây lan”, chúng chạm vào tất cả mọi người từ những người Công Giáo “bước vào nhà máy hoặc lớp học hay văn phòng” và cảm thấy nhục nhã cho đến các linh mục “không thể loại trừ được cái cảm giác” lo âu không biết anh chị em giáo dân có tự hỏi phải chăng mình cũng là một kẻ săn mồi.
Cả người mẹ của Đức Hồng Y Dolan, gần 90 tuổi, cũng đã gọi cho ngài để nói rằng bà đã phải bỏ bữa trưa tại nhà dưỡng lão vì cảm thấy nhục nhã.
Ngài thuật lại rằng bà cụ nói:
“Mẹ cảm thấy nhục nhã khi đi đến phòng ăn. Là một người Công Giáo, mẹ rất xấu hổ. Mẹ không biết phải nói gì với người ta.”
Đức Hồng Y nhận xét chua chát rằng mỗi lần ngài dự tính đưa ra một lời bình luận về các cuộc khủng hoảng, thì “một vụ tai tiếng mới lại nổ ra.”
Sau khi báo cáo bồi thẩm đoàn được công bố hồi tháng trước - với phát hiện rằng trong vòng 70 năm qua hơn 300 linh mục đã lạm dụng trên 1,000 trẻ em ở Pennsylvania - Đức Hồng Y Dolan đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi vì những nỗi đau mà các nạn nhân cảm thấy.
Vào tháng Sáu, ngài tuyên bố rằng Tổng giáo phận New York đã tìm thấy những cáo buộc “đáng tin cậy” theo đó McCarrick đã lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ 16 tuổi tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick vào những năm 1970 – nhưng ngài không bình luận gì thêm.
Đức Hồng Y cũng không bình luận gì về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò.
Nhìn về phía trước, Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài nghĩ rằng Giáo Hội đang đi đúng hướng – khi đưa ra tiến trình tái xét, đã được thực hiện từ năm 2002. Tiến trình đó đã giúp xem xét những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick.
Theo “Điều lệ bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên” tổng giáo phận chịu trách nhiệm báo cáo những cáo buộc cho các cơ quan thực thi pháp luật, tiến hành các cuộc điều tra và chuyển kết quả cho hội đồng xét duyệt của Tổng giáo phận.
Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài rất tin tưởng vào tiến trình này sau khi hội đồng xét duyệt đưa cho ngài một báo cáo chỉ ra những cáo buộc chống lại McCarrick là đáng tin cậy và được chứng minh, ngài tin tưởng hội đồng đến mức thậm chí gửi ngay cho Tòa Thánh mà không cần phải duyệt lại trước.
“Nếu DA, tức là ủy ban các nhà điều tra độc lập, và hội đồng xét duyệt của tôi đã tìm thấy điều này được chứng minh, thì đó là tất cả những gì tôi cần biết”, ngài nói.
“Nếu điều này dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là đức tin của chúng ta không đặt nơi Đức Giáo Hoàng, đức tin của chúng ta không đặt nơi các Hồng Y, đức tin của chúng ta không đặt nơi các giám mục, đức tin của chúng ta cũng không đặt nơi các linh mục.. . đức tin của chúng ta phải đặt nơi Chúa Giêsu”, Đức Hồng Y Dolan nói trong chương trình phát thanh.
Source: New York Post - Cardinal Dolan addresses Catholic Church abuse scandals
Đức Thánh Cha nâng miền Giám Quản Tông Tòa gần quê hương Mẹ Têrêsa lên hàng Giáo Phận
Đặng Tự Do
06:07 06/09/2018
Hôm 5 tháng 9, Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra thông cáo cho biết như sau:
“Hôm nay, phụng vụ cử hành lễ kính Thánh Têrêsa thành Calcutta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng miền Giám Quản Tông Tòa Prizren lên hàng Giáo phận, và đặt tên là Prizren-Prishtina, để tái lập một giáo phận đã tồn tại trong lịch sử. Tân giáo phận sẽ giữ nguyên qui chế của giáo phận này trực thuộc Tòa Thánh.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Cha Dodë Gjergji, cho đến nay là Giám Quản Tông Tòa địa hạt này, làm Giám Mục.”
Prizren là một thành phố và là một thủ phủ thuộc tỉnh Prizren của Kosovo. Theo cuộc điều tra dân số năm 2011, thành phố Prizren có 85,100 dân, nếu tính luôn vùng phụ cận là 177, 800 dân.
Prizren là một thành phố lịch sử nằm trên bờ sông Prizren Bistrica, và trên sườn núi Šar ở phía nam Kosovo. Thành phố này có biên giới với Albania và Cộng hòa Macedonia.
Theo đường bộ, thành phố này Skopje, nơi sinh của Mẹ Têrêsa, 99 km về phía tây bắc của Skopje, 85 km về phía nam của Pristina và 175 km về phía đông bắc của thủ đô Tirana.
Source: Sala Stampa Della Santa Sede Rinunce e nomine, 05.09.2018
“Hôm nay, phụng vụ cử hành lễ kính Thánh Têrêsa thành Calcutta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng miền Giám Quản Tông Tòa Prizren lên hàng Giáo phận, và đặt tên là Prizren-Prishtina, để tái lập một giáo phận đã tồn tại trong lịch sử. Tân giáo phận sẽ giữ nguyên qui chế của giáo phận này trực thuộc Tòa Thánh.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Cha Dodë Gjergji, cho đến nay là Giám Quản Tông Tòa địa hạt này, làm Giám Mục.”
Prizren là một thành phố và là một thủ phủ thuộc tỉnh Prizren của Kosovo. Theo cuộc điều tra dân số năm 2011, thành phố Prizren có 85,100 dân, nếu tính luôn vùng phụ cận là 177, 800 dân.
Prizren là một thành phố lịch sử nằm trên bờ sông Prizren Bistrica, và trên sườn núi Šar ở phía nam Kosovo. Thành phố này có biên giới với Albania và Cộng hòa Macedonia.
Theo đường bộ, thành phố này Skopje, nơi sinh của Mẹ Têrêsa, 99 km về phía tây bắc của Skopje, 85 km về phía nam của Pristina và 175 km về phía đông bắc của thủ đô Tirana.
Source: Sala Stampa Della Santa Sede Rinunce e nomine, 05.09.2018
Thánh lễ tại Santa Marta 6/9/2018: Chúng ta phải cáo buộc chính mình, chứ không phải người khác
Đặng Tự Do
07:09 06/09/2018
Ơn cứu rỗi đến từ Chúa Giêsu không phải để trang sức, nhưng để biến đổi chúng ta. Để được cứu rỗi, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi - và tự cáo mình, chứ không phải là những người khác. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 6 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta.
Chúng ta cần phải nhận ra rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi: không học cách cáo buộc chính mình, chúng ta không thể tiến bước trong đời sống người Kitô hữu. Đó là trọng tâm sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Thánh lễ hàng ngày tại Casa Santa Marta hôm thứ Năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày, trích từ Phúc Âm Thánh Luca (Lc 5: 1-11), trong đó Chúa Giêsu rao giảng trên thuyền của thánh Phêrô, và sau đó Ngài bảo thánh Phêrô thả lưới chỗ nước sâu. Tin Mừng cho biết khi các môn đệ làm theo lời Ngài “họ bắt được rất nhiều cá.”
Trình thuật này nhắc nhở chúng ta về câu chuyện mẻ cá kỳ diệu khác, diễn ra sau khi Chúa sống lại, khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ của Ngài xem có gì để ăn không. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong cả hai trường hợp, Chúa đã “xức dầu cho Thánh Phêrô”: đầu tiên là để trở thành một người đi thu phục người, sau đó, là để trở thành một mục tử. Rồi Chúa Giêsu đổi tên ông từ Simôn thành Phêrô; và “như một người Israel tốt”, Phêrô biết rằng thay đổi tên họ biểu thị một sự thay đổi sứ vụ. “Phêrô” cảm thấy tự hào vì ông thực sự yêu mến Chúa, “và mẻ cá kỳ diệu này tiêu biểu cho một bước tiến mới trong cuộc sống của mình.
Bước đầu tiên: tự nhận mình là kẻ tội lỗi
Sau khi thấy hai thuyền đầy cá, đến gần chìm, ông Simôn Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!”
“Đây là bước tiến có tính quyết định đầu tiên của Phêrô trên con đường trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, đó là cáo mình: Con là kẻ tội lỗi. Đây là bước đầu tiên của Phêrô; và cũng là bước đầu tiên của mỗi người chúng ta, nếu anh chị em muốn tiến lên trong đời sống tâm linh, trong đời sống của Chúa Giêsu, phục vụ Chúa, theo Chúa, đó phải là điều này: hãy cáo buộc chính mình: nếu không cáo buộc chính mình, anh chị em không thể bước đi trong đời sống người Kitô hữu.”
Ơn cứu rỗi của Chúa Giêsu không phải để trang sức, nhưng để biến đổi
Tuy nhiên, có một mối nguy ở đây. Tất cả chúng ta đều “biết rằng chúng ta là kẻ có tội” một cách tổng quát, nhưng “không dễ dàng” để buộc tội mình là người tội lỗi một cách cụ thể. “Chúng ta rất quen với việc nói, 'Con là kẻ có tội’”. Đức Thánh Cha quan sát rằng chúng ta làm điều ấy theo cùng một cách khi chúng ta nói, “Tôi là một con người,” hoặc “Tôi là một công dân Ý.” Nhưng thực sự cáo buộc chính mình có nghĩa là thực sự cảm thấy sự đau khổ của chính mình: “cảm thấy đau khổ”, đau khổ trước mặt Chúa. Nó liên quan đến cảm giác xấu hổ. Và đây là cái gì đó không đến từ lời nói, nhưng từ con tim. Nghĩa là, có một cảm nhận cụ thể, như trong trường hợp của Phêrô khi thánh nhân nói với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Ngài thực sự cảm thấy mình là kẻ tội lỗi; và rồi thánh nhân cảm thấy mình được cứu rỗi.
Ơn cứu rỗi mà “Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta” đòi hỏi sự xưng thú tội lỗi chân thành này chính vì “ơn cứu rỗi không phải là một thứ mỹ phẩm”, thay đổi vẻ bề ngoài của anh chị em bằng “hai nét vẽ.” Thay vào đó, ơn cứu rỗi biến đổi chúng ta - nhưng để tiến vào ơn cứu độ, anh chị em phải dọn chỗ trong tâm hồn mình với một lời thú nhận chân thành về tội lỗi của chính mình; và như thế chúng ta mới cảm thấy ngạc nhiên như Phêrô đã cảm nhận.
Đừng cáo buộc người khác
Như thế, bước đầu tiên trên con đường hoán cải là cáo buộc chính mình với sự xấu hổ, và để trải nghiệm được sự kỳ diệu của cảm nhận mình được cứu rỗi. “Chúng ta phải thay đổi,” “chúng ta phải làm việc đền tội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói và mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về những cám dỗ cáo buộc người khác:
“Có những người ngày qua ngày nói về người khác, cáo buộc người khác và không bao giờ nghĩ đến tội lỗi của chính mình. Và khi tôi đi xưng tội, tôi làm sao để xưng tội? Phải chăng giống như một con vẹt? ‘Bla, bla, bla ... Con đã phạm điều này, điều nọ ...’ Nhưng anh chị em có xúc động bằng con tim của mình trước những gì anh chị em đã gây ra không? Biết bao nhiều lần chẳng mảy may xúc động. Anh chị em đến đó để trang điểm một chút, để làm cho mình trông đẹp đẽ hơn. Nhưng nó chưa hoàn toàn ăn sâu vào trong trái tim anh chị em, bởi vì anh chị em không dành ra chỗ trong tâm hồn mình cho ơn cứu độ, bởi vì anh chị em không có khả năng tự tố cáo bản thân mình.”
Ân sủng biết rõ rằng tôi là kẻ có tội
Và do đó bước đầu tiên cũng là một ân sủng: ân sủng biết buộc tội chính mình, chứ không phải là người khác:
“Một dấu chỉ cho thấy một Kitô hữu không biết cách tự buộc tội mình là khi người ấy quen thói cáo buộc người khác, nói về người khác, và tò mò về cuộc sống của người khác. Và đó là một dấu chỉ xấu. Tôi có làm điều này không? Đó là một câu hỏi hay để đi đến cốt lõi của vấn đề. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ân sủng, ân sủng để tìm thấy chính mình mặt đối mặt với Ngài với sự diệu kỳ mà sự hiện diện của Ngài mang đến; và ân sủng cảm thấy rằng chúng ta là kẻ có tội, nhưng một cách cụ thể, và có thể nói cùng với Phêrô: ‘Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!’”
Source: Vatican News Pope at Mass: We must accuse ourselves, not others
Chúng ta cần phải nhận ra rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi: không học cách cáo buộc chính mình, chúng ta không thể tiến bước trong đời sống người Kitô hữu. Đó là trọng tâm sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Thánh lễ hàng ngày tại Casa Santa Marta hôm thứ Năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày, trích từ Phúc Âm Thánh Luca (Lc 5: 1-11), trong đó Chúa Giêsu rao giảng trên thuyền của thánh Phêrô, và sau đó Ngài bảo thánh Phêrô thả lưới chỗ nước sâu. Tin Mừng cho biết khi các môn đệ làm theo lời Ngài “họ bắt được rất nhiều cá.”
Trình thuật này nhắc nhở chúng ta về câu chuyện mẻ cá kỳ diệu khác, diễn ra sau khi Chúa sống lại, khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ của Ngài xem có gì để ăn không. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong cả hai trường hợp, Chúa đã “xức dầu cho Thánh Phêrô”: đầu tiên là để trở thành một người đi thu phục người, sau đó, là để trở thành một mục tử. Rồi Chúa Giêsu đổi tên ông từ Simôn thành Phêrô; và “như một người Israel tốt”, Phêrô biết rằng thay đổi tên họ biểu thị một sự thay đổi sứ vụ. “Phêrô” cảm thấy tự hào vì ông thực sự yêu mến Chúa, “và mẻ cá kỳ diệu này tiêu biểu cho một bước tiến mới trong cuộc sống của mình.
Bước đầu tiên: tự nhận mình là kẻ tội lỗi
Sau khi thấy hai thuyền đầy cá, đến gần chìm, ông Simôn Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!”
“Đây là bước tiến có tính quyết định đầu tiên của Phêrô trên con đường trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, đó là cáo mình: Con là kẻ tội lỗi. Đây là bước đầu tiên của Phêrô; và cũng là bước đầu tiên của mỗi người chúng ta, nếu anh chị em muốn tiến lên trong đời sống tâm linh, trong đời sống của Chúa Giêsu, phục vụ Chúa, theo Chúa, đó phải là điều này: hãy cáo buộc chính mình: nếu không cáo buộc chính mình, anh chị em không thể bước đi trong đời sống người Kitô hữu.”
Ơn cứu rỗi của Chúa Giêsu không phải để trang sức, nhưng để biến đổi
Tuy nhiên, có một mối nguy ở đây. Tất cả chúng ta đều “biết rằng chúng ta là kẻ có tội” một cách tổng quát, nhưng “không dễ dàng” để buộc tội mình là người tội lỗi một cách cụ thể. “Chúng ta rất quen với việc nói, 'Con là kẻ có tội’”. Đức Thánh Cha quan sát rằng chúng ta làm điều ấy theo cùng một cách khi chúng ta nói, “Tôi là một con người,” hoặc “Tôi là một công dân Ý.” Nhưng thực sự cáo buộc chính mình có nghĩa là thực sự cảm thấy sự đau khổ của chính mình: “cảm thấy đau khổ”, đau khổ trước mặt Chúa. Nó liên quan đến cảm giác xấu hổ. Và đây là cái gì đó không đến từ lời nói, nhưng từ con tim. Nghĩa là, có một cảm nhận cụ thể, như trong trường hợp của Phêrô khi thánh nhân nói với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Ngài thực sự cảm thấy mình là kẻ tội lỗi; và rồi thánh nhân cảm thấy mình được cứu rỗi.
Ơn cứu rỗi mà “Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta” đòi hỏi sự xưng thú tội lỗi chân thành này chính vì “ơn cứu rỗi không phải là một thứ mỹ phẩm”, thay đổi vẻ bề ngoài của anh chị em bằng “hai nét vẽ.” Thay vào đó, ơn cứu rỗi biến đổi chúng ta - nhưng để tiến vào ơn cứu độ, anh chị em phải dọn chỗ trong tâm hồn mình với một lời thú nhận chân thành về tội lỗi của chính mình; và như thế chúng ta mới cảm thấy ngạc nhiên như Phêrô đã cảm nhận.
Đừng cáo buộc người khác
Như thế, bước đầu tiên trên con đường hoán cải là cáo buộc chính mình với sự xấu hổ, và để trải nghiệm được sự kỳ diệu của cảm nhận mình được cứu rỗi. “Chúng ta phải thay đổi,” “chúng ta phải làm việc đền tội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói và mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về những cám dỗ cáo buộc người khác:
“Có những người ngày qua ngày nói về người khác, cáo buộc người khác và không bao giờ nghĩ đến tội lỗi của chính mình. Và khi tôi đi xưng tội, tôi làm sao để xưng tội? Phải chăng giống như một con vẹt? ‘Bla, bla, bla ... Con đã phạm điều này, điều nọ ...’ Nhưng anh chị em có xúc động bằng con tim của mình trước những gì anh chị em đã gây ra không? Biết bao nhiều lần chẳng mảy may xúc động. Anh chị em đến đó để trang điểm một chút, để làm cho mình trông đẹp đẽ hơn. Nhưng nó chưa hoàn toàn ăn sâu vào trong trái tim anh chị em, bởi vì anh chị em không dành ra chỗ trong tâm hồn mình cho ơn cứu độ, bởi vì anh chị em không có khả năng tự tố cáo bản thân mình.”
Ân sủng biết rõ rằng tôi là kẻ có tội
Và do đó bước đầu tiên cũng là một ân sủng: ân sủng biết buộc tội chính mình, chứ không phải là người khác:
“Một dấu chỉ cho thấy một Kitô hữu không biết cách tự buộc tội mình là khi người ấy quen thói cáo buộc người khác, nói về người khác, và tò mò về cuộc sống của người khác. Và đó là một dấu chỉ xấu. Tôi có làm điều này không? Đó là một câu hỏi hay để đi đến cốt lõi của vấn đề. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ân sủng, ân sủng để tìm thấy chính mình mặt đối mặt với Ngài với sự diệu kỳ mà sự hiện diện của Ngài mang đến; và ân sủng cảm thấy rằng chúng ta là kẻ có tội, nhưng một cách cụ thể, và có thể nói cùng với Phêrô: ‘Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!’”
Source: Vatican News Pope at Mass: We must accuse ourselves, not others
Những vấn đề tồn đọng trong vụ tố cáo cuả cựu Khâm Sứ TGM Viganò – tiếp theo và hết-
Trần Mạnh Trác
11:37 06/09/2018
Analysis (Phân tích)
Benedict, (TGM) Viganò, Francis, and (HY) McCarrick : Where things stand on nuncio’s allegations
Bởi JD Flynn
…
Xem Bài 1
-
Trong (những) tuần qua, nhiều người Công Giáo đã hỏi tại sao ĐGH Benedictô đã không ứng phó với các báo cáo của (TGM) Viganò một cách mạnh mẽ hơn.
ĐGH Benedictô nổi tiếng là một nhân vật không khoan nhượng trước những hành vi tình dục sai trái trong Giáo Hội. Trong lúc cầm đầu bộ Giáo lý Đức tin, ngài đã gánh vác trách nhiệm phát triển một quy trình nghiêm ngặt và đề ra những hình phạt cho các giáo sĩ bị buộc tội và bị kết tội. Ngài từng gọi các linh mục lạm dụng tình dục là một "thứ xú uế" trong Giáo Hội.
Theo chứng thư cuả TGM Viganò, ông nói rằng đã báo cáo việc (HY) McCarrick cưỡng bách các linh mục trẻ và chủng sinh, công khai làm mất mặt ít là một người đã không chiều theo ý của ông, và có thể phạm những ‘tội phạm thánh’ liệt kê trong giáo luật. Nhiều người Công Giáo cho rằng nếu từng có một báo cáo như vậy thì ĐGH Benedictô sẽ phải ban hành ngay lập tức một hình phạt công khai và nghiêm túc. Nhưng (hồi đó) cách tiếp cận mềm mại (cuả ĐGH Benedictô) đối với (HY) McCarrick có vẻ không hợp cảnh với phong cách thông thường cuả ngài.
Tuần trước tờ National Catholic Register cho biết một nguồn tin nói với họ rằng “dù cho (ĐGH Benedictô) rất tích cực, (nhưng vì) giới truyền thông và ý kiến công chúng không đề cập thêm gì về (HY) McCarrick nữa, cho nên đôi khi tốt hơn là để một sự việc đang ngủ cho nó ngủ yên”. Nhiều người Công Giáo cho rằng một lý luận như vậy là không thể xảy ra được, vì theo những người thông thạo, (điều đó) không có vẻ là cuả một GH Benedictô.
Bản chứng thư của (TGM) Viganò cũng cho rằng một số cố vấn mạnh mẽ của ĐGH Benedictô đã bao che cho (HY) McCarrick . Đúng hay không, cáo buộc đó đáng được điều tra thêm, để mà đánh giá sự hành động hay sự thiếu hành động của vị cựu giáo hoàng. Và đồng thời (đánh giá) cái tai tiếng cho rằng ĐGH Benedictô là một người lãnh đạo không dám đối đầu, thậm chí thất bại.
Người Công Giáo cũng hỏi tại sao ĐGH Phanxicô, nếu đã biết rằng (HY) McCarrick có quan hệ tình dục với các chủng sinh trong nhiều thập niên, đã thăng tiến ông ta thành một cố vấn và một sứ giả quan trọng.
Để hiểu và đánh giá phản ứng của ĐGH Benedictô và Phanxicô trước những cáo buộc chung quanh vụ (HY) McCarrick , điều quan trọng là phải hiểu bối cảnh giáo luật mà những cáo buộc đó xảy ra.
Kể từ sau năm 2002, tất cả các giám mục tại Hoa Kỳ đã biết chính xác phải giải quyết một cáo buộc về một giáo sĩ lạm dụng tình dục một đứa trẻ như thế nào rồi. Đã có thủ tục thống nhất và rõ ràng, và các giám mục dường như hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ chính xác và kịp thời. Nhưng cách xử lý một cáo buộc về một hành vi tình dục sai trái với một người lớn thì không rõ ràng.
Luật Giáo hội không rõ ràng định nghĩa quan hệ tình dục giữa một giáo sĩ và một người lớn là một ‘tội phạm pháp’ (tuy vẫn là tội luân lý đạo đức). Kết quả là, các giám mục ở khắp mọi nơi cảm thấy bối rối, thường xuyên (bối rối), về cách phải xử lý những cáo buộc liên quan đến người lớn - ngay cả trong trường hợp (HY) McCarrick , mà yếu tố tác động là có sự cưỡng chế.
Các giám mục thường gửi các linh mục bị buộc tội có hành vi sai trái tình dục liên quan đến người lớn đến điều trị tại một viện nội trú, và đã trở thành một thông lệ là các giám mục tạm thời và không chính thức cho các linh mục đó “đứng bên lề “, cho đến khi vị giám mục tin rằng vị linh mục đã giải quyết xong mọi vấn đề góp phần vào hành vi sai trái của mình. Gần như là chưa bao giờ có một quy trình giáo luật để giải quyết những trường hợp như vậy, và, ngay cả hiện tại, vẫn không có một tội danh trong giáo luật để buộc tội các linh mục ấy.
Vì những thực hành như thế, người ta có thể giải thích tại sao ĐGH Benedictô không hành động công khai hoặc trực tiếp hơn với (HY) McCarrick . Và cũng có thể giải thích, ít nhất là một phần, tại sao ĐGH Phanxicô dường như tin rằng (HY) McCarrick đã hoàn lương, nên ông ta có thể được đưa vào quỹ đạo bên trong của giáo hoàng.
Tuy nhiên (nêu lên) bối cảnh trên không phải là lấy cớ để chối tội; hầu hết các nhà bình luận tranh luận rằng, bất kể hoàn cảnh nào, cả hai vị GH đều phải hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình huống. Nhưng có thể một hoặc cả hai vị đã không hiểu đủ, vì lý do đó mà tại sao phải có một cuộc điều tra nhắm vào tất cả các hồ sơ và lời khai, để phục vụ cho lợi ích cuả Giáo Hội.
Do hậu quả của phong trào #MeToo, và những điều phát sinh ra từ vụ (HY) McCarrick, hiện nay các giám mục và các nhà lãnh đạo Giáo hội khác hiểu rõ rằng mối quan hệ quyền lực giữa một linh mục hay giám mục đối với những người Công Giáo khác thì hầu như luôn luôn không cân xứng. Do đó việc thông gian giữa một tu sĩ và một giáo dân trưởng thành không thể cho là đồng thuận được, như thường được nghĩ như thế trong quá khứ. Và nó trở nên đặc biệt rõ ràng với các giám mục rằng khi đối tác tình dục là giáo sĩ và chủng sinh, thì "vấn đề đồng ý" không thực sự là cái lý giải nữa.
Nhờ kết quả của những gì đã xảy ra, một số giám mục bắt đầu hiểu rằng họ cần một loại thủ tục rõ ràng hơn để xử lý hành vi sai trái liên quan đến người lớn giống như những gì đã có để xử lý các cáo buộc liên quan đến trẻ em. Chi tiết cụ thể có thể khác nhau, nhưng tầm quan trọng của việc phát triển một quá trình mà thi hành là cần thiết, chủ yếu là để các giám mục có thể gần như ‘tự động’ xử lý chúng một cách thích hợp mỗi khi chúng nẩy sinh.
Có những người Công Giáo đã biện hộ cho ĐGH Benedictô hoặc Phanxicô, tranh luận rằng vì hành vi sai trái tình dục với người lớn không phải lúc nào cũng là một tội phạm pháp, cho nên các giám mục và các giáo hoàng nên được tự do xử lý vấn đề theo cách họ muốn. Trong khi cái lập luận đó là đúng về mặt kỹ thuật, nhưng rõ ràng điều mà hầu hết người Công Giáo đang mong đợi là các giám mục và giáo hoàng thực hiện các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng đối với các giáo sĩ trong bất kỳ hoạt động cưỡng bức tình dục liên quan đến người lớn. Hội đồng giám mục Hoa Kỳ là cơ hội để giải quyết vấn đề này trong cuộc họp tháng 11 tới, vì dường như sẽ chưa có một giải quyết nào từ Vatican trước thời điểm đó.
Một số nguồn tin đã cho CNA biết rằng họ hy vọng là cái kết quả lâu dài cho những tai tiếng xảy ra trong mùa hè này là (sự thành lập) một thủ tục thống nhất để xử lý các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục hoặc lạm dụng liên quan đến người lớn.
-
Việc xem lại các phản ứng cuả ĐGH Benedictô và Phanxicô trước những cáo buộc về (HY) McCarrick có vẻ là một giải pháp hợp lý để trả lời cho những cáo buộc của TGM Viganò.
TGM Viganò nói rằng ông đã cảnh báo ĐGH Phanxicô về (HY) McCarrick , thông báo rằng ĐGH Benedictô đã hạn chế chức vụ của ông này, nhưng vị giáo hoàng đã phớt lờ những lời cảnh báo đó và đưa (HY) McCarrick vào quĩ đạo bên trong của ông, cho phép ông này ảnh hưởng đến các bổ nhiệm quan trọng tại Hoa Kỳ. Nhà báo David Gibson vào năm 2014 đã viết về ảnh hưởng quan trọng của (HY) McCarrick đối với giáo hoàng Phanxicô, và Rocco Palmo viết vào năm 2017, trước khi (HY) McCarrick bị cáo buộc công khai, rằng vị Hồng Y đã có ảnh hưởng trong ít nhất một cuộc bổ nhiệm lớn ở Hoa Kỳ.
Nếu ĐGH Phanxicô cố tình đặt một vị trí ảnh hưởng vào một vị Hồng Y bị buộc tội lạm dụng tình dục, thì Giáo hội cũng nên biết về việc đó, và ai đã ảnh hưởng đến quyết định đó. Sự việc ĐGH Benedictô có áp đặt hay không áp đặt các biện pháp trừng phạt chính thức đối với (HY) McCarrick , hay đưa ra một "yêu cầu riêng tư" hay một điều gì đó ở giữa, thì dường như không quan trọng vì không có vị giáo hoàng nào có thể bị ràng buộc bởi các quyết định hành chính của người tiền nhiệm, và, như với ĐGH Benedictô, một sự đánh giá đầy đủ về phản ứng của ĐGH Phanxicô đối với những cáo buộc chống lại (HY) McCarrick có vẻ là một việc đáng làm.
TGM Viganò cáo buộc rằng một số tài liệu liên quan đến những câu hỏi như thế có thể tìm thấy trong một số văn khố của Vatican. Một số nhà báo, bao gồm cả phóng viên của CNA, đã bắt đầu yêu cầu những tài liệu đó. Nhưng một lần nữa, họ sẽ có được hay không là một việc phải chờ.
- -
Bức tranh lớn cuả bản chứng ngôn của (TGM) Viganò là ĐGH Benedictô, ĐGH Phanxicô, và các quan chức Vatican khác có thể đã xử lý sai lầm những cáo buộc về (HY) McCarrick . Bức tranh lớn đó không thay đổi cho dù (TGM) Viganò không truyền đạt chính xác những hành động của ĐGH Benedictô về vấn đề này.
Có những bài học quan trọng có thể học được bằng cách xem xét kỹ lưỡng tuyên bố của (TGM) Viganò, bất kể kết quả như thế nào. Nhưng, bất ngờ thay, bản chứng ngôn của vị tổng giám mục đã bị giảm xuống thành một cái cưa để sử dụng trong các cuộc chiến tranh tư tưởng giữa những người Công Giáo Hoa Kỳ. (TGM) Viganò bị tấn công không ngừng, và sự đáng tin của ông đã bị đánh giá thấp hơn cả những lời chỉ trích có bằng chứng. Nhiều Hồng Y và giám mục đã gọi những tuyên bố của (TGM) Viganò là một sự bá láp, và một số người Công Giáo nổi tiếng đã công khai gọi ông là một tên biạ chuyện.
Người Công Giáo từ mọi phe phái có thể đem lại công lý cho các nạn nhân bị lạm dụng thông qua một cuộc điều tra không thiên vị dựa trên những sự kiện (có thực). Bản chứng ngôn của (TGM) Viganò đặt ra những vấn nạn có vẻ xứng đáng được trả lời nghiêm túc. Nhưng chúng ta phải đợi xem rằng những người chống đối một cuộc điều tra như vậy, gồm có một số giám mục nổi tiếng và Hồng Y, có thay đổi lập trường hay không, hoặc sẽ nêu ra quan điểm của họ rõ ràng hơn. Và cũng cần phải đợi xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô có hỗ trợ một cuộc điều tra như vậy hay không, tức là cho phép giải mật tài liệu, và lên tiếng về câu chuyện của (TGM) Viganò.
Benedict, (TGM) Viganò, Francis, and (HY) McCarrick : Where things stand on nuncio’s allegations
Bởi JD Flynn
…
Xem Bài 1
-
Trong (những) tuần qua, nhiều người Công Giáo đã hỏi tại sao ĐGH Benedictô đã không ứng phó với các báo cáo của (TGM) Viganò một cách mạnh mẽ hơn.
ĐGH Benedictô nổi tiếng là một nhân vật không khoan nhượng trước những hành vi tình dục sai trái trong Giáo Hội. Trong lúc cầm đầu bộ Giáo lý Đức tin, ngài đã gánh vác trách nhiệm phát triển một quy trình nghiêm ngặt và đề ra những hình phạt cho các giáo sĩ bị buộc tội và bị kết tội. Ngài từng gọi các linh mục lạm dụng tình dục là một "thứ xú uế" trong Giáo Hội.
Theo chứng thư cuả TGM Viganò, ông nói rằng đã báo cáo việc (HY) McCarrick cưỡng bách các linh mục trẻ và chủng sinh, công khai làm mất mặt ít là một người đã không chiều theo ý của ông, và có thể phạm những ‘tội phạm thánh’ liệt kê trong giáo luật. Nhiều người Công Giáo cho rằng nếu từng có một báo cáo như vậy thì ĐGH Benedictô sẽ phải ban hành ngay lập tức một hình phạt công khai và nghiêm túc. Nhưng (hồi đó) cách tiếp cận mềm mại (cuả ĐGH Benedictô) đối với (HY) McCarrick có vẻ không hợp cảnh với phong cách thông thường cuả ngài.
Tuần trước tờ National Catholic Register cho biết một nguồn tin nói với họ rằng “dù cho (ĐGH Benedictô) rất tích cực, (nhưng vì) giới truyền thông và ý kiến công chúng không đề cập thêm gì về (HY) McCarrick nữa, cho nên đôi khi tốt hơn là để một sự việc đang ngủ cho nó ngủ yên”. Nhiều người Công Giáo cho rằng một lý luận như vậy là không thể xảy ra được, vì theo những người thông thạo, (điều đó) không có vẻ là cuả một GH Benedictô.
Bản chứng thư của (TGM) Viganò cũng cho rằng một số cố vấn mạnh mẽ của ĐGH Benedictô đã bao che cho (HY) McCarrick . Đúng hay không, cáo buộc đó đáng được điều tra thêm, để mà đánh giá sự hành động hay sự thiếu hành động của vị cựu giáo hoàng. Và đồng thời (đánh giá) cái tai tiếng cho rằng ĐGH Benedictô là một người lãnh đạo không dám đối đầu, thậm chí thất bại.
Người Công Giáo cũng hỏi tại sao ĐGH Phanxicô, nếu đã biết rằng (HY) McCarrick có quan hệ tình dục với các chủng sinh trong nhiều thập niên, đã thăng tiến ông ta thành một cố vấn và một sứ giả quan trọng.
Để hiểu và đánh giá phản ứng của ĐGH Benedictô và Phanxicô trước những cáo buộc chung quanh vụ (HY) McCarrick , điều quan trọng là phải hiểu bối cảnh giáo luật mà những cáo buộc đó xảy ra.
Kể từ sau năm 2002, tất cả các giám mục tại Hoa Kỳ đã biết chính xác phải giải quyết một cáo buộc về một giáo sĩ lạm dụng tình dục một đứa trẻ như thế nào rồi. Đã có thủ tục thống nhất và rõ ràng, và các giám mục dường như hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ chính xác và kịp thời. Nhưng cách xử lý một cáo buộc về một hành vi tình dục sai trái với một người lớn thì không rõ ràng.
Luật Giáo hội không rõ ràng định nghĩa quan hệ tình dục giữa một giáo sĩ và một người lớn là một ‘tội phạm pháp’ (tuy vẫn là tội luân lý đạo đức). Kết quả là, các giám mục ở khắp mọi nơi cảm thấy bối rối, thường xuyên (bối rối), về cách phải xử lý những cáo buộc liên quan đến người lớn - ngay cả trong trường hợp (HY) McCarrick , mà yếu tố tác động là có sự cưỡng chế.
Các giám mục thường gửi các linh mục bị buộc tội có hành vi sai trái tình dục liên quan đến người lớn đến điều trị tại một viện nội trú, và đã trở thành một thông lệ là các giám mục tạm thời và không chính thức cho các linh mục đó “đứng bên lề “, cho đến khi vị giám mục tin rằng vị linh mục đã giải quyết xong mọi vấn đề góp phần vào hành vi sai trái của mình. Gần như là chưa bao giờ có một quy trình giáo luật để giải quyết những trường hợp như vậy, và, ngay cả hiện tại, vẫn không có một tội danh trong giáo luật để buộc tội các linh mục ấy.
Vì những thực hành như thế, người ta có thể giải thích tại sao ĐGH Benedictô không hành động công khai hoặc trực tiếp hơn với (HY) McCarrick . Và cũng có thể giải thích, ít nhất là một phần, tại sao ĐGH Phanxicô dường như tin rằng (HY) McCarrick đã hoàn lương, nên ông ta có thể được đưa vào quỹ đạo bên trong của giáo hoàng.
Tuy nhiên (nêu lên) bối cảnh trên không phải là lấy cớ để chối tội; hầu hết các nhà bình luận tranh luận rằng, bất kể hoàn cảnh nào, cả hai vị GH đều phải hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình huống. Nhưng có thể một hoặc cả hai vị đã không hiểu đủ, vì lý do đó mà tại sao phải có một cuộc điều tra nhắm vào tất cả các hồ sơ và lời khai, để phục vụ cho lợi ích cuả Giáo Hội.
Do hậu quả của phong trào #MeToo, và những điều phát sinh ra từ vụ (HY) McCarrick, hiện nay các giám mục và các nhà lãnh đạo Giáo hội khác hiểu rõ rằng mối quan hệ quyền lực giữa một linh mục hay giám mục đối với những người Công Giáo khác thì hầu như luôn luôn không cân xứng. Do đó việc thông gian giữa một tu sĩ và một giáo dân trưởng thành không thể cho là đồng thuận được, như thường được nghĩ như thế trong quá khứ. Và nó trở nên đặc biệt rõ ràng với các giám mục rằng khi đối tác tình dục là giáo sĩ và chủng sinh, thì "vấn đề đồng ý" không thực sự là cái lý giải nữa.
Nhờ kết quả của những gì đã xảy ra, một số giám mục bắt đầu hiểu rằng họ cần một loại thủ tục rõ ràng hơn để xử lý hành vi sai trái liên quan đến người lớn giống như những gì đã có để xử lý các cáo buộc liên quan đến trẻ em. Chi tiết cụ thể có thể khác nhau, nhưng tầm quan trọng của việc phát triển một quá trình mà thi hành là cần thiết, chủ yếu là để các giám mục có thể gần như ‘tự động’ xử lý chúng một cách thích hợp mỗi khi chúng nẩy sinh.
Có những người Công Giáo đã biện hộ cho ĐGH Benedictô hoặc Phanxicô, tranh luận rằng vì hành vi sai trái tình dục với người lớn không phải lúc nào cũng là một tội phạm pháp, cho nên các giám mục và các giáo hoàng nên được tự do xử lý vấn đề theo cách họ muốn. Trong khi cái lập luận đó là đúng về mặt kỹ thuật, nhưng rõ ràng điều mà hầu hết người Công Giáo đang mong đợi là các giám mục và giáo hoàng thực hiện các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng đối với các giáo sĩ trong bất kỳ hoạt động cưỡng bức tình dục liên quan đến người lớn. Hội đồng giám mục Hoa Kỳ là cơ hội để giải quyết vấn đề này trong cuộc họp tháng 11 tới, vì dường như sẽ chưa có một giải quyết nào từ Vatican trước thời điểm đó.
Một số nguồn tin đã cho CNA biết rằng họ hy vọng là cái kết quả lâu dài cho những tai tiếng xảy ra trong mùa hè này là (sự thành lập) một thủ tục thống nhất để xử lý các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục hoặc lạm dụng liên quan đến người lớn.
-
Việc xem lại các phản ứng cuả ĐGH Benedictô và Phanxicô trước những cáo buộc về (HY) McCarrick có vẻ là một giải pháp hợp lý để trả lời cho những cáo buộc của TGM Viganò.
TGM Viganò nói rằng ông đã cảnh báo ĐGH Phanxicô về (HY) McCarrick , thông báo rằng ĐGH Benedictô đã hạn chế chức vụ của ông này, nhưng vị giáo hoàng đã phớt lờ những lời cảnh báo đó và đưa (HY) McCarrick vào quĩ đạo bên trong của ông, cho phép ông này ảnh hưởng đến các bổ nhiệm quan trọng tại Hoa Kỳ. Nhà báo David Gibson vào năm 2014 đã viết về ảnh hưởng quan trọng của (HY) McCarrick đối với giáo hoàng Phanxicô, và Rocco Palmo viết vào năm 2017, trước khi (HY) McCarrick bị cáo buộc công khai, rằng vị Hồng Y đã có ảnh hưởng trong ít nhất một cuộc bổ nhiệm lớn ở Hoa Kỳ.
Nếu ĐGH Phanxicô cố tình đặt một vị trí ảnh hưởng vào một vị Hồng Y bị buộc tội lạm dụng tình dục, thì Giáo hội cũng nên biết về việc đó, và ai đã ảnh hưởng đến quyết định đó. Sự việc ĐGH Benedictô có áp đặt hay không áp đặt các biện pháp trừng phạt chính thức đối với (HY) McCarrick , hay đưa ra một "yêu cầu riêng tư" hay một điều gì đó ở giữa, thì dường như không quan trọng vì không có vị giáo hoàng nào có thể bị ràng buộc bởi các quyết định hành chính của người tiền nhiệm, và, như với ĐGH Benedictô, một sự đánh giá đầy đủ về phản ứng của ĐGH Phanxicô đối với những cáo buộc chống lại (HY) McCarrick có vẻ là một việc đáng làm.
TGM Viganò cáo buộc rằng một số tài liệu liên quan đến những câu hỏi như thế có thể tìm thấy trong một số văn khố của Vatican. Một số nhà báo, bao gồm cả phóng viên của CNA, đã bắt đầu yêu cầu những tài liệu đó. Nhưng một lần nữa, họ sẽ có được hay không là một việc phải chờ.
- -
Bức tranh lớn cuả bản chứng ngôn của (TGM) Viganò là ĐGH Benedictô, ĐGH Phanxicô, và các quan chức Vatican khác có thể đã xử lý sai lầm những cáo buộc về (HY) McCarrick . Bức tranh lớn đó không thay đổi cho dù (TGM) Viganò không truyền đạt chính xác những hành động của ĐGH Benedictô về vấn đề này.
Có những bài học quan trọng có thể học được bằng cách xem xét kỹ lưỡng tuyên bố của (TGM) Viganò, bất kể kết quả như thế nào. Nhưng, bất ngờ thay, bản chứng ngôn của vị tổng giám mục đã bị giảm xuống thành một cái cưa để sử dụng trong các cuộc chiến tranh tư tưởng giữa những người Công Giáo Hoa Kỳ. (TGM) Viganò bị tấn công không ngừng, và sự đáng tin của ông đã bị đánh giá thấp hơn cả những lời chỉ trích có bằng chứng. Nhiều Hồng Y và giám mục đã gọi những tuyên bố của (TGM) Viganò là một sự bá láp, và một số người Công Giáo nổi tiếng đã công khai gọi ông là một tên biạ chuyện.
Người Công Giáo từ mọi phe phái có thể đem lại công lý cho các nạn nhân bị lạm dụng thông qua một cuộc điều tra không thiên vị dựa trên những sự kiện (có thực). Bản chứng ngôn của (TGM) Viganò đặt ra những vấn nạn có vẻ xứng đáng được trả lời nghiêm túc. Nhưng chúng ta phải đợi xem rằng những người chống đối một cuộc điều tra như vậy, gồm có một số giám mục nổi tiếng và Hồng Y, có thay đổi lập trường hay không, hoặc sẽ nêu ra quan điểm của họ rõ ràng hơn. Và cũng cần phải đợi xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô có hỗ trợ một cuộc điều tra như vậy hay không, tức là cho phép giải mật tài liệu, và lên tiếng về câu chuyện của (TGM) Viganò.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngày Độc Lập 2-9 Đã Bị Nghi Vấn
Phạm Trần
07:22 06/09/2018
Lần đầu tiên trong 73 năm, đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bị nghi vấn,trong lo sợ bị lật đổ,về ngày gọi là “độc lập” 2/9.
Để đối phó, Tuyên giáo đảng tung ra nhiều bài viết bảo vệ Tuyên ngôn độc lập do ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng, đọc ngày 02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Những người viết hô hoán “không thể xuyên tạc giá trị lịch sử”, hay “ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn Độc lập.”
Song song với tuyên truyền, cũng là lần đầu tiên, đảng phải huy động một lực lượng lớn võ trang gồm Công an, Cảnh sát, Quân đội và Dân quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh, bảo vệ đảng cầm quyền. Lệnh này được thi hành sau khi có lời hô hào từ nước ngoài phóng về Việt Nam kêu gọi biểu tình phản đối tổ chức kỷ niệm ngày 2/9/2018.
NGỘT NGẠT-KHÓ THỞ
Mặc dù không có dấu hiệu biểu tình sẽ xẩy ra, như hàng trăm ngàn người dân đã bất ngờ biểu tình khắp nước phản đối “Luật An ninh mạng” và “Dự luật Đặc khu “trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 (2018), nhưng nhiều đơn vị quân đội và dân quân đã được lệnh ở thế sẵn sàng. Trong khi nhiều ngàn Cảnh sát và Công an đã được huy động canh gác khắp các “điểm nóng”, đặc biệt tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ v.v… Nhiều hàng rào, chướng ngại vật ngăn chận lưu thông đã được dựng lên khắp nơi khắp chốn.
Cả nước tràn ngập căng thẳng, ngột ngạt, lo sợ như sắp có biến cố không lành. Người dân thì ngỡ ngàng, bâng khuâng, lặng câm như con hến. Công an thì con mắt đảo điên, cái mặt thì đằng đằng sát khí như muốn ăn sống nuốt tươi ai đó.
Một lực lượng công an thường phục, mật vụ chìm và nổi đã bám sát một số nhân vật mà họ tình nghi sẽ chủ động các cuộc biểu tình đột biến. Nhiều nơi cư ngụ của những người năng động, hay từng nhiều lần biểu tình trước đây đã bị canh gác từ mấy ngày trước.
Nhà văn, cựu Đại tá Quân đội Phạm Đình Trọng , người đã tuyên bố ra khỏi đảng “sau 40 năm là người Cộng sản”, từ 19.5.1970 đến 20.11.2009, viết từ nơi cự ngụ Sài Gòn của ông :”Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai.
Ngày 2 tháng chín, 2018, Hà Nội, Sài Gòn như hai thành phố bị chiếm đóng, hai thành phố bị bạo lực nhà nước cộng sản phong tỏa.”
Một người Sài Gòn khác, Tác giả Trương Minh Ẩn phản ảnh:”
Sài Gòn ngày 2/9 vắng vẻ, đường xá ít người, chứ không ngồn ngộn như ngày thường. Có 3 ngày nghỉ nên khá đông người về quê, đi chơi xa… Tôi chỉ gọi là ngày nghỉ, bởi với riêng tôi nó chỉ có vậy. Không là gì nữa cả, chẳng phải ngày Quốc Khánh gì cả.Bởi độc lập này chỉ giành cho một số người, một tầng lớp người theo Cộng sản….”
Từ Hà Nội, Nhà văn, Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy viết trên trang báo cá nhân :”Đặc điểm nổi bật của việc kỷ niệm 73 năm Tuyên ngôn độc lập năm nay là tình hình siết chặt an ninh trên toàn quốc, ráo riết hơn rất nhiều so với mọi năm.
Trước đó xuất hiện nhữnglời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2/9 trên các trang mạng. Về phía nhà nước thì kêu gọi mọi người “cảnh giác”, “không mắc bẫy kẻ xấu”, cho đó là “những lời kêu gọi kéo mây đen về giữa trời quang”.
Lực lượng công an được huy động tối đa để ngăn chặn biểu tình. Trên các đường phố, tràn ngập cảnh sát trong các mầu áo.
Nhiều người được cho là ngòi nổ của các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội bị canh giữ, hoặc bám sát khi đi chợ hay đi làm một việc gì đó….Nói chung, những ai đã từng xuống đường, bị bắt về đồn công an đều bị theo dõi canh giữ chặt chẽ.”
Từ ba nhân chứng cho thấy ngày 2/9 năm 2018 không bình thường. Đã thấy thiếu những hân hoan, nụ cười đã tắt và hạnh phúc phai tàn của một dân tộc đã phải gánh chịu qúa nhiều đau thương sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động và độc tôn, độc tài cầm quyền.
Và giờ đây, sau 30 gọi là “đổi mới” và phải tái cơ cấu kinh tế đến 2 lần, thu nhập hàng năm của công nhân Việt Nam vẫntụt hậu rất xa so với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ hơn có Lào và Cao Miên. Nhưng mỗi người Việt Nam phải gánh món “nợ công” bao nhiêu ?
Một Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA (official development assistance ) cho thấy :” Năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017.
Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng. Nhưng, con số đó có thể chưa dừng lại.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000-380.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.” (theo VietNamNet, ngày 19/08/2018)
Với tình hình kinh tế chưa ra khỏi qũy đạo gọi là “trung bình thấp”, người dân Việt Nam còn phải gánh chịu thảm họa của quốc nạn tham nhũng và tệ nạn các nhóm lợi ích không ngừng phá hoại ngân sách nằm trong các Danh nghiệp Nhà nước (DNNN) thua lỗ.
Như vậy, nếu đọc lại lời mở đầu của Tuyên ngôn ngày 2/9/1945 thì thấy ngay đảng cầm quyền CSVN đã thất bại ê chề. Ngày ấy, ông Hồ đọc:”Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Nhưng đối với đại đa số nhân dân Việt Nam sống dưới chê độc độc tài và độc đảng Cộng sản thì chỉ có những người của đảng hay làm theo lệnh đảng thì mới có “quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tình trạng chênh lệch giầu nghèo và không bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay là một bằng chứng.
ĐỘC LẬP NÀO ?
Vì vậy mà lần kỷ niệm lần thứ 73 năm nay (2018), ngày gọi là “độc lập 2/9” đã bị đặt nghi vấn bởi nhiều tầng lớp nhân dân.
Giáo sư ngành xây dựng nổi tiếng Nguyễn Đình Cống, 81 tuổi, người đã chính thức tuyên bố“Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”, đã phê bình ngày 01/09/2018 về một đoạn trong Tuyên ngôn của ông Hồ, viết rằng:”Về việc giành chính quyền, Tuyên ngôn viết: “Sự thật là từ đầu mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt-nam dân chủ cộng hòa. Sự thật thì dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
Giáo sư Cống nói thêm:”Cái sự thật nêu ở đây chỉ mới là một phần. Phần quan trọng hơn đã được giấu kín. Đó là việc cướp chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim chứ không phải giành từ tay Nhật (vì Nhật đã đầu hàng rồi), là nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập từ tháng 3/1945. Câu “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” là không đúng với sự thật.”
Nên biết, theo tài liệu của Giáo sư Cống phổ biến thì Vua Bảo Đại đã chính thức công bố độc vào ngày 11 tháng 3 tại Huế. Nội dung như sau :
“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, Chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.
Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.
Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên”.
Bản tuyên ngôn được nhà vua và 6 thượng thư cùng ký tên, nó khá ngắn gọn, nhưng đã nêu lên được các điểm chính sau :1- Bãi bỏ điều ước bảo hộ của Pháp (chứ không tuyệt giao với Pháp, không lên án chế độ cai trị của Pháp). 2- Nước Nam khôi phục quyền độc lập và cố xứng đáng quốc gia độc lập. 3- Nước Việt Nam tin cậy và hợp tác với Nhật (tin cậy và hợp tác chứ không nhận sự đô hộ hoặc bảo hộ như đối với Pháp trước đây).
Khi thảo luận về Tuyên ngôn độc lập, Bảo Đại phát biểu trước Triều đình:
“Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong Hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ Thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập Chính phủ để đối phó mọi việc”.
Trong khi đò, Giáo sư Tiến sỹ Lịch sử Phạm Cao Dương cũng minh định :”Việt Minh Cướp Chính Quyền: Cả Nước Bị Lừa
Ông viết:” Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng hanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công, giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểutình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chứcđể mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần TrọngKim, không phải để ủng hộ Việt Minh.”
Như vậy thì việc ông Hồ Chí Minh tuyên bố Độc lập ngày 2/09/1945 chỉ đến sau Tuyên bố của Vua Bảo Đại. Do đó mà ngày nay, 73 năm sau, nhiều Sử gia và người dân Việt Nam vẫn còn đặt câu hỏi : Việc Việt Minh cướp chính quyền từ tay Chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim có nên được coi là có công giành độc lập hay không ?
Phạm Trần
(09/018)
Để đối phó, Tuyên giáo đảng tung ra nhiều bài viết bảo vệ Tuyên ngôn độc lập do ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng, đọc ngày 02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Những người viết hô hoán “không thể xuyên tạc giá trị lịch sử”, hay “ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn Độc lập.”
Song song với tuyên truyền, cũng là lần đầu tiên, đảng phải huy động một lực lượng lớn võ trang gồm Công an, Cảnh sát, Quân đội và Dân quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh, bảo vệ đảng cầm quyền. Lệnh này được thi hành sau khi có lời hô hào từ nước ngoài phóng về Việt Nam kêu gọi biểu tình phản đối tổ chức kỷ niệm ngày 2/9/2018.
NGỘT NGẠT-KHÓ THỞ
Mặc dù không có dấu hiệu biểu tình sẽ xẩy ra, như hàng trăm ngàn người dân đã bất ngờ biểu tình khắp nước phản đối “Luật An ninh mạng” và “Dự luật Đặc khu “trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 (2018), nhưng nhiều đơn vị quân đội và dân quân đã được lệnh ở thế sẵn sàng. Trong khi nhiều ngàn Cảnh sát và Công an đã được huy động canh gác khắp các “điểm nóng”, đặc biệt tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ v.v… Nhiều hàng rào, chướng ngại vật ngăn chận lưu thông đã được dựng lên khắp nơi khắp chốn.
Cả nước tràn ngập căng thẳng, ngột ngạt, lo sợ như sắp có biến cố không lành. Người dân thì ngỡ ngàng, bâng khuâng, lặng câm như con hến. Công an thì con mắt đảo điên, cái mặt thì đằng đằng sát khí như muốn ăn sống nuốt tươi ai đó.
Một lực lượng công an thường phục, mật vụ chìm và nổi đã bám sát một số nhân vật mà họ tình nghi sẽ chủ động các cuộc biểu tình đột biến. Nhiều nơi cư ngụ của những người năng động, hay từng nhiều lần biểu tình trước đây đã bị canh gác từ mấy ngày trước.
Nhà văn, cựu Đại tá Quân đội Phạm Đình Trọng , người đã tuyên bố ra khỏi đảng “sau 40 năm là người Cộng sản”, từ 19.5.1970 đến 20.11.2009, viết từ nơi cự ngụ Sài Gòn của ông :”Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai.
Ngày 2 tháng chín, 2018, Hà Nội, Sài Gòn như hai thành phố bị chiếm đóng, hai thành phố bị bạo lực nhà nước cộng sản phong tỏa.”
Một người Sài Gòn khác, Tác giả Trương Minh Ẩn phản ảnh:”
Sài Gòn ngày 2/9 vắng vẻ, đường xá ít người, chứ không ngồn ngộn như ngày thường. Có 3 ngày nghỉ nên khá đông người về quê, đi chơi xa… Tôi chỉ gọi là ngày nghỉ, bởi với riêng tôi nó chỉ có vậy. Không là gì nữa cả, chẳng phải ngày Quốc Khánh gì cả.Bởi độc lập này chỉ giành cho một số người, một tầng lớp người theo Cộng sản….”
Từ Hà Nội, Nhà văn, Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy viết trên trang báo cá nhân :”Đặc điểm nổi bật của việc kỷ niệm 73 năm Tuyên ngôn độc lập năm nay là tình hình siết chặt an ninh trên toàn quốc, ráo riết hơn rất nhiều so với mọi năm.
Trước đó xuất hiện nhữnglời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2/9 trên các trang mạng. Về phía nhà nước thì kêu gọi mọi người “cảnh giác”, “không mắc bẫy kẻ xấu”, cho đó là “những lời kêu gọi kéo mây đen về giữa trời quang”.
Lực lượng công an được huy động tối đa để ngăn chặn biểu tình. Trên các đường phố, tràn ngập cảnh sát trong các mầu áo.
Nhiều người được cho là ngòi nổ của các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội bị canh giữ, hoặc bám sát khi đi chợ hay đi làm một việc gì đó….Nói chung, những ai đã từng xuống đường, bị bắt về đồn công an đều bị theo dõi canh giữ chặt chẽ.”
Từ ba nhân chứng cho thấy ngày 2/9 năm 2018 không bình thường. Đã thấy thiếu những hân hoan, nụ cười đã tắt và hạnh phúc phai tàn của một dân tộc đã phải gánh chịu qúa nhiều đau thương sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động và độc tôn, độc tài cầm quyền.
Và giờ đây, sau 30 gọi là “đổi mới” và phải tái cơ cấu kinh tế đến 2 lần, thu nhập hàng năm của công nhân Việt Nam vẫntụt hậu rất xa so với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ hơn có Lào và Cao Miên. Nhưng mỗi người Việt Nam phải gánh món “nợ công” bao nhiêu ?
Một Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA (official development assistance ) cho thấy :” Năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017.
Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng. Nhưng, con số đó có thể chưa dừng lại.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000-380.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.” (theo VietNamNet, ngày 19/08/2018)
Với tình hình kinh tế chưa ra khỏi qũy đạo gọi là “trung bình thấp”, người dân Việt Nam còn phải gánh chịu thảm họa của quốc nạn tham nhũng và tệ nạn các nhóm lợi ích không ngừng phá hoại ngân sách nằm trong các Danh nghiệp Nhà nước (DNNN) thua lỗ.
Như vậy, nếu đọc lại lời mở đầu của Tuyên ngôn ngày 2/9/1945 thì thấy ngay đảng cầm quyền CSVN đã thất bại ê chề. Ngày ấy, ông Hồ đọc:”Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Nhưng đối với đại đa số nhân dân Việt Nam sống dưới chê độc độc tài và độc đảng Cộng sản thì chỉ có những người của đảng hay làm theo lệnh đảng thì mới có “quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tình trạng chênh lệch giầu nghèo và không bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay là một bằng chứng.
ĐỘC LẬP NÀO ?
Vì vậy mà lần kỷ niệm lần thứ 73 năm nay (2018), ngày gọi là “độc lập 2/9” đã bị đặt nghi vấn bởi nhiều tầng lớp nhân dân.
Giáo sư ngành xây dựng nổi tiếng Nguyễn Đình Cống, 81 tuổi, người đã chính thức tuyên bố“Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”, đã phê bình ngày 01/09/2018 về một đoạn trong Tuyên ngôn của ông Hồ, viết rằng:”Về việc giành chính quyền, Tuyên ngôn viết: “Sự thật là từ đầu mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt-nam dân chủ cộng hòa. Sự thật thì dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
Giáo sư Cống nói thêm:”Cái sự thật nêu ở đây chỉ mới là một phần. Phần quan trọng hơn đã được giấu kín. Đó là việc cướp chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim chứ không phải giành từ tay Nhật (vì Nhật đã đầu hàng rồi), là nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập từ tháng 3/1945. Câu “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” là không đúng với sự thật.”
Nên biết, theo tài liệu của Giáo sư Cống phổ biến thì Vua Bảo Đại đã chính thức công bố độc vào ngày 11 tháng 3 tại Huế. Nội dung như sau :
“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, Chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.
Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.
Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên”.
Bản tuyên ngôn được nhà vua và 6 thượng thư cùng ký tên, nó khá ngắn gọn, nhưng đã nêu lên được các điểm chính sau :1- Bãi bỏ điều ước bảo hộ của Pháp (chứ không tuyệt giao với Pháp, không lên án chế độ cai trị của Pháp). 2- Nước Nam khôi phục quyền độc lập và cố xứng đáng quốc gia độc lập. 3- Nước Việt Nam tin cậy và hợp tác với Nhật (tin cậy và hợp tác chứ không nhận sự đô hộ hoặc bảo hộ như đối với Pháp trước đây).
Khi thảo luận về Tuyên ngôn độc lập, Bảo Đại phát biểu trước Triều đình:
“Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong Hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ Thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập Chính phủ để đối phó mọi việc”.
Trong khi đò, Giáo sư Tiến sỹ Lịch sử Phạm Cao Dương cũng minh định :”Việt Minh Cướp Chính Quyền: Cả Nước Bị Lừa
Ông viết:” Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng hanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công, giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểutình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chứcđể mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần TrọngKim, không phải để ủng hộ Việt Minh.”
Như vậy thì việc ông Hồ Chí Minh tuyên bố Độc lập ngày 2/09/1945 chỉ đến sau Tuyên bố của Vua Bảo Đại. Do đó mà ngày nay, 73 năm sau, nhiều Sử gia và người dân Việt Nam vẫn còn đặt câu hỏi : Việc Việt Minh cướp chính quyền từ tay Chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim có nên được coi là có công giành độc lập hay không ?
Phạm Trần
(09/018)
Văn Hóa
Chúc mừng các tân Linh Mục
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:26 06/09/2018
Giuse Trần Văn Đỉnh, Phaolô Trần Văn Đông, Giuse Nguyễn Anh Sơn, Phêrô Nguyễn Văn Thiện, Giuse Vũ Văn Thiện, Tôma Phạm Văn Triển, Giuse Nguyễn Văn Tuyên, giuse Hoàng Đình Từ và Gioan B. Lê Ngọc Vân
Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc mừng các tân Linh mục bài thơ:
Người của Chúa – Tiên tri Cựu ước
Được xức dầu, ơn phước cao sâu.
Ngày nay Tân ước nhiệm mầu
Vẫn “Người của Chúa” dẫn đầu đoàn chiên.
Đời linh mục gắn liền hy lễ
Giữa cuộc đời trần thế đau thương
Ngài là trụ điểm tựa nương
Những ai đau khổ đoạn trường gian nan.
Ngài không hưởng vinh quang trần thế
Biến đời minh: hy tế tình yêu.
Những ai lầm lạc sớm chiều
Trao niềm hy vọng cao siêu Nước Trời.
Ngài chiếu sáng cuộc đời giới trẻ,
Làm muối thiêng mạnh mẽ ướp đời,
Hối nhân tìm lại Nước Trời,
Xức dầu an ủi diệu vời bệnh nhân.
Chúa Kitô hiện thân nhập thể
Qua bình sành đời thế các ngài.
Chứng nhân Lời Chúa mỗi ngày
Tin Mừng cất bước, đôi tay phúc lành.
Là đầy tớ trung thành tỉnh thức
Ngài gọi mời theo Đức Kitô.
Về đây, Chúa mãi mong chờ,
Về đây, Bí tích từng giờ thi ân !
Chúc cha mới Thánh Thần chan chứa
Hồn tông đồ cháy lửa yêu thương
Hiến thân trên mọi nẻo đường
Mãi là nhân chứng Tin Mừng muôn dân ./.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Buồm Giữa Mênh Mông/Sailing
Robert Helfman
21:32 06/09/2018
Ảnh của Robert Helfman
Giữa muôn trùng trên biển rộng bao la
Giương cánh buồm không quản ngại đường xa.
(Trích thơ của Cao Giang Nam)