Ngày 08-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:58 08/09/2015
47. “BỆNH” GIỐNG NHAU
N2T

Con trai con gái hai nhà kết hôn, một bên sui gia mua được cái giường mới tinh xảo đẹp đẽ, trong lòng bèn nghĩ: cái giường đẹp như thế này mà không để cho bên sui gia kia coi thì chết đem chôn theo à ? Thế là ông ta liền giả bộ bị bệnh và nằm trên giường, để cho ông sui gia đến thăm.
Bên sui gia kia cũng vừa may được một cái quần mới và muốn đem đi khoe một vòng, nghe nói sui gia bị bệnh bèn vui vẻ đến thăm.
Ông ta đến nhà sui gia vào ngồi trước giường, cố ý bắt chân tréo lên cao, vắt áo dài lên để cái quần mới lộ ra bên ngoài, sau đó mới mở miệng hỏi:
- “Ông sui bị bệnh gì mà đến nỗi gầy gò trắng nhợt như thế này hử ?”
Ông sui gia giả bệnh vỗ vỗ mép giường nói:
- “Cái “bệnh” chút xíu này của tiểu đệ thì cũng giống như “bệnh” của anh sui ấy mà !” (Tiếu phủ)

Suy tư 47:
“Bệnh khoe” nó cũng lây lan như những bệnh truyền nhiễm khác, và cũng nguy hiễm lắm, không những nguy hiểm cho mình mà còn cho nhiều người khác nữa.
Trong tu đức học, khoe khoang là một bệnh tương cận với kiêu ngạo, và cần phải trị tuyệt căn nơi những tu sĩ nam nữ, để cho họ có sự khiêm nhường càng ngày càng giống Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a hơn.
Trong đời sống đức tin của mình, người Ki-tô hữu cũng cần phải tập tành nhân đức khiêm nhường mới mong trở nên người con thảo của Thiên Chúa, bởi vì không một người cha đạo đức nào thích thấy con mình khoe khoang với mọi người...
Có người khoe khoang cái học hành hiểu biết của mình nên họ thành người khoe chữ; có người khoe khoang tài nghệ của mình nên họ đem chia rẽ đến cho tha nhân; lại có người thích phô trương cái giàu có của mình nên họ trở thành người khoe của...
Khoe khoang là bệnh hay lây của mọi người, nhưng người Ki-tô hữu thì biết chắc rằng: mọi thứ mình có, mọi tài năng mình được đều bởi Thiên Chúa ban cho, cho nên không có gì là phải khoe khoang với mọi người...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 08/09/2015
N2T

71. Bạn có thể yên tâm đến trước mặt Thiên Chúa, bởi vì trước mặt Thánh Tử bạn có một người mẹ, trước mặt Thánh Phụ bạn có một vị Thánh Tử: Đức Mẹ Ma-ri-a vì bạn mà biểu hiện rõ ràng lòng từ bi của Mẹ và Thánh Tử; Thánh Tử vì bạn mà biểu hiện rõ ràng các vết thương và cạnh nương long của Ngài và Thánh Phụ.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Vienna lên tiếng trấn an những lo sợ về cuộc khủng hoảng người tị nạn Âu Châu
Đặng Tự Do
17:31 08/09/2015
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna của Áo, cho biết ngài đã đến Nickelsdorf, một thị trấn nhỏ trên biên giới với Hung Gia Lợi, ngay sau khi 71 người di cư được phát hiện đã chết trong một chiếc xe tải trên đường cao tốc Budapest-Vienna.

Kêu gọi "lòng nhân đạo" đối với "những người còn sống là những người có những nỗi sợ hãi, lo lắng, hy vọng" như những người đã chết - Đức Hồng Y đã cảnh báo chống lại những hoảng sợ về cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu mà báo chí địa phương đưa ra.

Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng người tị nạn Âu Châu hiện nay là một phần trong sách lược Hồi Giáo hóa Âu Châu khi những người Trung Đông, phần lớn theo Hồi Giáo, tràn ngập vào lục địa này.

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng kêu gọi đón nhận người tị nạn, một giám mục Hung Gia Lợi nói với tờ Washington Post rằng Đức Giáo Hoàng “không nắm được tình hình”. Ngài nói những người di cư vào đất nước ngài “không phải là người tị nạn”.

“Đây là một cuộc xâm lược”, Đức Cha László Kiss-Rigo của giáo phận Szeged-Csanád nói thêm “Họ đến đây với tiếng những tiếng kêu Allahu Akbar. Họ muốn xâm lược.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Christoph Schönborn nói:

“Số người tị nạn đang vào Âu Châu chỉ là 1% trong số những người tị nạn trên thế giới và dù tất cả họ có được cấp quy chế tị nạn, họ chỉ chiếm 0.1% dân số của châu Âu.”
 
Đức Thánh Cha đơn giản hóa thủ tục xin giải hôn phối
Lm. Trần Đức Anh
18:25 08/09/2015
Đức Thánh Cha đơn giản hóa thủ tục xin giải hôn phối

VATICAN. Hôm 8-9-2015, hai Tự Sắc mới của ĐTC Phanxicô về việc cải tổ thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu, đã được công bố trong cuộc họp báo ở Vatican.

Tự sắc dành cho Giáo Hội Công Giáo la tinh mang tựa đề ”Chúa Giêsu là thẩm phán hiền từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus) và tự sắc dành cho Giáo Hội Công Giáo Đông phương có tên là ”Chúa Giêsu Từ Bi” (Misericors Iesus).

Đức Ông Pio Vito Pinto, Niên trưởng tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, Chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm cải tổ thủ tục xử án hôn phối, đã chủ tọa cuộc họp báo, và trong số 6 vị khác có ĐHY Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật.

Với luật mới, ĐTC đơn giản hóa và mau lẹ hóa thủ tục xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Trong tự sắc, sau khi nhắc đến qui luật tối hậu của giáo luật là phần rỗi các linh hồn, và hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc bất khả phân ly của hôn phối, ĐTC nói đến lý do khiến ngài tiến hành việc cải tổ thủ tục cứu xét việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhất là lời thỉnh cầu của đại đa số các GM trong Thượng HĐGM khóa đặc biệt hồi tháng 10 năm 2014. Việc cải tổ này cũng được thúc đẩy do sự kiện nhiều tín hữu, tuy muốn xin tòa án Giáo Hội cứu xét hôn phối của mình, nhưng vì sự xa xôi về thể lý hoặc luân lý, hoặc những lý do khác, không tiến hành được, vì thế đức bác ái và lòng từ bi đói chính Giáo Hội như người Mẹ đến gần con cái cảm thấy bị tách lìa khỏi Giáo Hội.

ĐTC liệt kể một số tiêu chuẩn cơ bản hướng dẫn công cuộc cải tổ.

1. Chỉ cần một phán quyết xác nhận hôn phối vô hiệu và không cần phải hai phán quyết hay hai bản án đồng thuận về sự vô hiệu ấy, thì hai người liên hệ mới được lập một hôn phối khác theo phép đạo. Chỉ cần xác tín luân lý của vị thẩm phán thứ I theo luật là đủ.

2. Vị thẩm phán duy nhất ấy ở dưới trách nhiệm của Đức Giám Mục.

Việc thành lập hoặc bổ nhiệm thẩm phán duy nhất ấy, là giáo sĩ, cho tòa cấp một, thuộc trách nhiệm của Giám mục. Khi thi hành quyền tư pháp của mình, Giám Mục phải đảm bảo làm sao để khỏi có sự tháo thứ.

3. Chính giám mục là thẩm phán. Để thực hành giáo huấn của công đồng chung Vatican 2 trong lãnh vực quan trọng này, điều hiển nhiên là chính GM trong giáo phận của mình, là chủ chăn và là thủ lãnh, và vì thế ngài cũng là thẩm phán cho các tín hữu được ủy thác cho ngài. Vì thế, điều mong ước là trong các giáo phận lớn cũng như giáo phận nhỏ, chính Giám Mục cung cấp một dấu hiệu về sự hoán cải các cơ cấu Giáo Hội, và đừng ủy thác hoàn toàn cho các văn phòng của tòa Giám mục chức năng xét xử trong vấn đề hôn phối. Điều này đặc biệt có giá trị trong các thủ tục xét xử vắn tắt được thiết định để giải quyết những trường hợp hôn phối bất thành tỏ tường.

4. Thủ tục cứu xét vắn tắt. Ngoài việc làm cho thủ tục cứu xét mau lẹ, cần có một hình thức cứu xét vắn tắt, thêm vào việc cứu xét các hồ sơ tài liệu hiện hành, cần áp dụng thủ tục này trong trường hợp sự vô hiệu của hôn phối được hỗ trợ bằng những lý lẽ đặc biệt tỏ tường.

ĐTC viết:

”Tôi cũng biết một phán quyết thu vắn có thể gặp nguy cơ làm thương tổn tính chất bất khả phân ly của hôn phối; chính vì thế tôi đã muốn việc xét xử, cứu xét như thế do chính GM làm thẩm phán. Do chức vụ mục tử hiệp thông với Phêrô là người bảo đảm lớn nhất sự hiệp nhất của Công Giáo trong đức tin và kỷ luật.”

5. Kháng nghị lên tòa án giáo tỉnh.

Nên tái lập việc kháng nghị lên tòa án giáo tỉnh, vì tòa án này, vốn ổn định qua bao thế kỷ, là dấu hiệu nổi bật nói lên công nghị tính trong Giáo Hội.

6. nghĩa vụ của HĐGM

Các HĐGM, phải được thúc đẩy do mối quan tâm tìm đến những tín hữu bị phân tán, hãy mạnh mẽ cảm thấy nghĩa vụ chia sẻ sự hoán cải cơ cấu Giáo Hội như vừa nói, tuyệt đối tôn trọng quyền của các GM trong việc tổ chức việc xét xử trong giáo phận thuộc quyền.

Việc tái lập sự gần gũi giữa vị thẩm phán và các tín hữu sẽ không thành công nếu HĐGM không nhìn thấy nơi mỗi GM một sự khích lệ đồng thời là một trợ lực để thực hiện việc cải tổ thủ tục cứu xét tuyên bố hôn phối vô hiệu.

Cùng với sự gần gũi của thẩm phán, các HĐGM hãy làm sao để đảm bảo sự miễn phí của thủ tục cứu xét, nhưng cần đảm bảo việc trả thù lao xứng đáng cho các viên chức tòa án, để Giáo Hội, tỏ ra là người Mẹ quảng đại đối với các tín hữu trong một lãnh vực có liên hệ mật thiết đối với phần rỗi các linh hồn, biểu lộ tình yêu nhưng không của Chúa Kitô, nhờ đó tất cả chúng ta được cứu độ.

7. Kháng nghị lên Tòa Thánh. Dầu sao cần duy trì việc kháng nghị lên tòa án thường lệ của Tòa Thánh nghĩa là tòa Thượng Thẩm Rota, trong niềm tôn trọng nguyên tắc pháp lý rất cổ kính, để củng cố mối liên lạc giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, nhưng làm sao để trong việc kháng án hay thượng cầu, loại trừ bất kỳ việc lạm dụng luật pháp nào, để khỏi gây thiệt hại cho phần rỗi các linh hồn.

Luật riêng của tòa Thượng Thẩm Rota sẽ được thích ứng sớm hết sức với các tuy luật của việc cứu xét được cải tổ, trong những giới hạn cần thiết.

Tiếp đến, trong tự sắc, ĐTC đã quyết định sửa đổi nhiều khoản luật thuộc cuốn VII, phần III, Thiên I, và chương I, từ các điều số 1671 đến 1691, kể từ ngày 8 tháng 12 năm nay, 2015. Các khoản này hoàn toàn được thay thế bằng các khoản liệt kê trong Tự Sắc của ĐTC.

G. Trần Đức Anh OP
 
Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo
Lm. Trần Đức Anh
18:34 08/09/2015
Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo

TIRANA. ĐTC Phanxicô cổ võ sự sống chung hòa bình giữa tín đồ các tôn giáo và kêu gọi hãy xác tín ”hòa bình là điều có thể”.

Trên đây là nội dung sứ điệp của ĐTC gửi hơn 400 các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị quốc tế trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ về hòa bình tại Tirana, thủ đô Albani, chiều Chúa Nhật 6-9-2015. Ngài khẳng định rằng:

”Sự sống chung hòa bình và phong phú giữa con người và các cộng đồng thuộc các tôn giáo khác nhau không những là điều đáng mong ước, nhưng cụ thể còn là điều có thể và khả dĩ thực thi. Thực vậy, sự sống chung hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau là một thiện ích vô giá đối với hòa bình và sự phát triển hòa hợp của một dân tộc. Đó là một giá trị cần bảo tồn và phát huy mỗi ngày, qua sự giáo dục về sự tôn trọng những khác biệt và những căn tính đặc thù, cởi mở đối thoạt và cộng tác để mưu công ích cho mọi người..”

ĐTC cũng nhận xét rằng ngày nay cần phải tái khẳng định ”Hòa bình luôn luôn là điều có thể”, nhất là vì ngày nay tại một số miền trên thế giới bạo lực, bách hại và những đàn áp chống tự do tôn giáo dường như đang hiển trị cùng với thái độ cam chịu đứng trước những xung đột kéo dài. Chúng ta không được cam chịu chấp nhận chiến tranh! Và chúng ta không thể dửng dưng trước những ngừơi đang chịu đau khổ vì chiến tranh và bạo lực!”.

ĐTC tố giác rằng ”Dựng lên những bức tường và hàng rào để ngăn chặn những người tìm kiếm một nơi hòa bình, đó cũng là bạo lực. Xua đuổi những người trốn chạy những hoàn cảnh vô nhân đạo và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn, đó cũng là bạo lực. Là bạo lực khi gạt bỏ trẻ em và người già ra khỏi xã hội và chính cuộc sống! Gia tăng hố chia cách giữa người phung phú những gì dư thừa và những người thiếu những gì cần thiết, đó là bạo lực”.

Với sứ điệp trên đây, cuộc gặp gỡ quốc tế về hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức và kéo dài đến ngày 8-9-2015.

Lễ nghi khai mạc diễn ra tại trung tâm hội nghị ở Tirana. Trong số các vị hiện diện và lên tiếng có thủ tướng Albani Ông Edi Rama. Lên tiếng trong dịp này có bộ trưởng tư pháp Italia, Ông Andrea Orlando, Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak, Đức TGM giáo chủ Chính Thống Albani, và nhiều vị khác đến từ Á, Âu và Phi châu. Có 27 cuộc trao đổi bàn tròn về nhiều đề tài khác nhau (RG 6-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 40 Giám Mục Bồ đào nha
Lm. Trần Đức Anh
18:36 08/09/2015
Đức Thánh Cha tiếp kiến 40 Giám Mục Bồ đào nha

VATICAN. ĐTC khuyến khích các GM Bồ đào nha tiếp tục đẩy mạnh công trình loan báo Tin Mừng mặc dù có nhiều thách đố trong Giáo Hội địa phương.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài huấn dụ trao cho 40 GM Bồ đào nha về thăm Tòa Thánh và được ĐTC tiếp kiến chung sáng 7-9-2015. Trong số các vị cũng có một số GM phụ tá và GM hồi hưu.

Sau khi đề cao những điểm sáng của Giáo Hội tại Bồ trong phúc trình của các GM nước này, ĐTC viết: ”Tôi khuyên nhủ anh em hãy kiên trì trong quyết tâm loan báo Tin Mừng liên lỷ và có phương pháp, với xác tín rằng việc huấn luyện đích thực cho lương tâm, theo tinh thần Kitô, là một trợ lực hết sức quan trọng và không thể thiếu được cho sự trưởng thành về xã hội và cho cuộc sống quân bình tại Bồ đào nha. Với niềm tín thác sâu xa nơi Thiên Chúa, anh em đừng nản chí trước những tình trạng tạo nên sự ngỡ ngàng và cay đắng, ví dụ nhiều giáo xứ xa xút đang cần khơi lại niềm tin khi lãnh nhận bí tích rửa tội, để mang lại cho mỗi cá nhân và cộng đoàn tín hữu ý thức về sự mang của mình. Có những giáo xứ nhiều khi co cụm và khép kín vào cha sở và thiếu các linh mục, cần có tinh thần cởi mở và hiệp thông sinh động hơn. Có một số linh mục miệt mài làm việc mục vụ mà không vun trồng đời sống cầu nguyện và đời sống tâm linh sâu xa, vốn là điều thiết yếu đối với công cuộc loan báo Tin Mừng.”

ĐTC cũng nhắc đến hiện tượng nhiều người trẻ ở Bồ đào nha không thực hành đạo nữa, sau khi lãnh nhận bí tích thêm sức, họ không được huấn luyện về đời sống Kitô, sự huấn luyện này có thể giúp họ tránh được những tình trạng gia đình bất hợp lệ trong tương lai. Sau cùng, cần có sự hoán cải bản thân và mục vụ của các vị mục tử và các tín hữu, cho đến khi nào mỗi người có thể thành thực và vui mừng nói rằng: Giáo Hội chính là nhà của chúng ta”.

Giáo Hội Công Giáo tại Bồ đào nha có 9 triệu 500 ngàn tín hữu trên tổng số 10 triệu dân cư, thuộc 3 giáo tỉnh với 21 giáo phận.

Từ đây đến cuối năm, còn 2 HĐGM sẽ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, đó là HĐGM Đức từ ngày 18-9 tới đây và HĐGM Slovak từ ngày 14-11 (SD 7-9-2015)
 
Bài giảng tại Santa Marta: Thiên Chúa đồng hành cùng chúng ta, cả những thánh nhân và những tội nhân
Đặng Tự Do
18:41 08/09/2015
Thiên Chúa giao hòa và mang lại hòa bình nơi những điều bé mọn và đồng hành với tất cả chúng ta, các thánh nhân lẫn những người tội lỗi. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba mùng 08 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã lưu ý cộng đoàn rằng ngày 8 tháng Chín Giáo Hội mừng kính ngày sinh nhật Đức Mẹ, và mời gọi tất cả các Kitô hữu trở nên khiêm tốn và gần gũi với anh chị em chung quanh mình như được dạy trong Tám Mối Phúc Thật. Chúng ta cần trở nên như những trẻ thơ để được vào Nước Thiên Chúa vì “Thiên Chúa giao hòa và mang lại hòa bình nơi những gì là bé mọn” trong cuộc sống hàng ngày.

“Nhưng Ngài cũng làm điều này bằng cách đồng hành với chúng ta. Chúa chúng ta có muốn mang lại hòa bình và hòa giải ngày hôm nay với một cây đũa thần không? Vèo một cái là xong! Không! Ngài cất bước đồng hành với dân mình và chúng ta nghe đoạn này từ Phúc Âm Thánh Mátthêu: Người này là cha ông này, ông này là cha ông kia, và ông kia là cha của ông nọ ......có một chút gì nhàm chán, phải không nào? Đó là một danh sách dài, nhưng danh sách này cho thấy Thiên Chúa đồng hành với chúng ta! Thiên Chúa đồng hành với tất cả nhân loại, với cả những người tốt lẫn những kẻ xấu xa, vì trong danh sách này có những vị thánh nhân và có cả những tội nhân nữa. Có cơ man những tội lỗi trong đó. Nhưng Thiên Chúa không sợ hãi, Ngài đồng hành với chúng ta. Ngài tiến bước với dân mình.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi đồng hành với dân mình, Thiên Chúa giúp gia tăng niềm hy vọng của dân Ngài nơi Đấng Cứu Thế. Ngài cũng mô tả cách thức Thiên Chúa đang mơ về những điều đẹp đẽ cho dân Ngài, cho mỗi người chúng ta.

“Dân chúng đã mơ ước tự do. Dân Israel có giấc mơ này, vì họ đã được hứa rằng họ sẽ được tự do, hòa bình và hòa giải. Giấc mơ của Giuse có thể nói được là một bản tóm tắt những giấc mơ về tất cả lịch sử Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài. Nhưng không phải chỉ có Giuse mơ ước. Thiên Chúa cũng có những giấc mơ. Thiên Chúa là Cha chúng ta có những giấc mơ và Ngài đang mơ về những điều tốt đẹp cho dân mình, cho mỗi người trong chúng ta bởi vì Ngài là Cha chúng ta, và như một người Cha, Ngài đang nghĩ và mơ ước về những điều tốt nhất cho con cái mình.”

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng dù Thiên Chúa là vĩ đại và quyền năng vô biên, Ngài dạy chúng ta thực hiện các công việc lớn lao và mang lại hòa bình và hòa giải thông qua những điều nhỏ nhặt. Ngài cũng dạy chúng ta biết mơ ước những điều lớn lao và nhắm đến những mục đích cao cả. Đức Giáo Hoàng nói ngày hôm nay khi chúng ta kỷ niệm sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, “chúng ta hãy cầu xin ơn hiệp nhất, hòa giải và hòa bình.”

“Nhưng để đạt đến những giấc mơ cao cả ấy, chúng ta phải bắt đầu với việc đồng hành và gần gũi với những người khác, như chúng ta đã được dạy trong Tám Mối Phúc Thật, trong Chương 25 của Phúc Âm Thánh Matthêu. Và với những giấc mơ tuyệt vời, giờ đây chúng ta hãy tiếp tục, tưởng niệm Chúa chúng ta trong ‘những điều nhỏ bé’: một mẩu bánh nhỏ, một chút rượu ... và trong những điều nhỏ nhặt khác. Nhưng tất cả mọi điều vĩ đại được chứa trong những điều nhỏ nhặt này. Ở đó có giấc mơ của Thiên Chúa, có tình yêu của Ngài, hòa bình, và hòa giải của Ngài, có Chúa Giêsu: Ngài là tất cả những điều này ".
 
Bài giảng tại Santa Marta: Các Kitô hữu đang bị bách hại với một sự im lặng đồng lõa
Đặng Tự Do
19:26 08/09/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ sáng thứ Hai mùng 7 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, với Đức Thượng Phụ tân cử Cilicia của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia, và Đức Tổng Giám Mục Gregoriô Phêrô Ghabroyan thứ 20, cũng như với các Giám Mục của Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia và Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.

Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã nói về tình trạng nhiều Kitô hữu trên thế giới đang tiếp tục bị bách hại với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc trên thế giới. Thậm chí ngày nay, “các tín hữu Kitô còn bị bách hại trầm trọng hơn trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội. Họ bị giết, đuổi ra khỏi nhà, bị cướp, bị bóc lột, chỉ vì họ là Kitô hữu”

“Anh em thân mến, không có Thiên Chúa giáo nếu không có bách hại. Hãy nhớ đến mối phúc cuối cùng trong Tám Mối Phúc Thật: [Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.] Nếu người ta tống cổ anh em ra khỏi hội đường, ngược đãi anh em, chửi rủa anh em, anh em hãy biết đó là số phận của một Kitô hữu. Ngày nay cũng vậy, điều này xảy ra trước mắt thế giới, với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc là những người có thể ngăn chặn điều đó. Chúng ta đang đối mặt với số phận của người Kitô hữu, đó là đi trên cùng một con đường Chúa Giêsu đã đi qua”.

Đức Thánh Cha nhắc lại: “Một trong những cuộc bách hại rất lớn: đó là cuộc thảm sát những người Armenia. Đây là quốc gia đầu tiên cải đạo sang Thiên Chúa giáo: nước đầu tiên. Họ đã bị đàn áp chỉ vì là các Kitô hữu. Những người Armenia đã bị đàn áp, bị đuổi ra khỏi quê hương của họ, không nơi nương tựa, chết trong sa mạc.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Câu chuyện này đã bắt đầu với Chúa Giêsu. Những gì họ đã làm với Chúa Giêsu, thì họ đã lập lại trong suốt quá trình lịch sử trên chính nhiệm thể của Ngài, là Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hôm nay, trong Phụng Vụ Thánh Thể đầu tiên của tôi với anh em như những anh em Giám Mục với nhau, các anh em Giám Mục và Thượng Phụ và tất cả các tín hữu Armenia và các linh mục thân mến, tôi muốn ôm anh chị em vào lòng và tưởng nhớ cuộc bách hại này mà anh chị em đã phải gánh chịu, trong khi nhớ đến những người thánh thiện, đến cơ man những vị thánh của anh chị em là những người đã phải chết vì đói, vì lạnh, vì bị tra tấn, vì bị đầy vào hoang địa chỉ vì là Kitô hữu. "

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ cuộc đàn áp rộng lớn hơn mà các Kitô hữu ngày nay đang phải chịu. “Ngay trong thời đại chúng ta đây, trên các tờ báo, chúng ta đọc thấy những kinh hoàng do những nhóm khủng bố gây ra, như cắt cổ họng những người chỉ vì họ là Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ về các vị tử đạo Ai Cập, gần đây, trên bờ biển Libya, những người đã bị giết hại trong khi kêu tên Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha đã cầu nguyện xin Chúa “ban cho chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Đức Kitô, là Đấng đã vác Thánh Giá, Thánh Giá của bách hại, Thánh Giá của hận thù, Thánh Giá xuất phát từ sự giận dữ của những kẻ bắt bớ - một sự tức giận được khuấy động bởi ma quỷ là ‘cha của mọi điều gian ác’”.

“Nguyện xin Chúa, ngày hôm nay đây làm cho chúng ta cảm thấy trong cơ thể của Giáo Hội một tình yêu dành cho các vị tử đạo của chúng ta, và cả ơn gọi tử đạo. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta không biết. Chỉ xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nếu cuộc bức hại này xảy ra một ngày nào đó, thì chúng ta có lòng dũng cảm và có thể làm chứng cho Chúa như tất cả các vị tử đạo Kitô giáo, và đặc biệt là như các Kitô hữu người Armenia.”
 
140 Giám Mục chuẩn bị Công đồng Liên Chính thống giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
20:31 08/09/2015
ISTANBUL. Trong những ngày này, từ 29-8 đến 2-9-2015, 140 GM Chính Thống từ các nơi trên thế giới đang nhóm họp tại Istanbul, Thổ nhĩ kỳ, để chuẩn bị cho Công đồng Liên Chính Thống giáo khai mạc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm tới, 2016.

Các GM tựu về đây theo lời mời của Đức Thượng Phụ Bertolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople và cũng là Giáo Chủ danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Ngày 1-9-2015, các GM cử hành ngày cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, ngày mà Giáo Hội Công Giáo cử hành lần đầu tiên, tại Đền thờ Thánh Phêrô và các nơi khác.

Công đồng Chính Thống vào năm tới sẽ là Công đồng Liên Chính Thống giáo đầu tiên từ hơn 10 thế kỷ. Công đồng chung lần chót với sự tham dự của các GM Đông và Tây là Công đồng Nicea năm 787.

Công đồng Liên Chính Thống giáo đã được đề nghị từ năm 1961, nhưng cho đến nay chưa tiến hành được. Vì nhiều tranh luận không được giải quyết, nên có nhiều người nghi ngờ không biết Công đồng dự kiến vào năm tới có thể tiến hành được không. Cả việc chọn lựa các đề tài cũng là điều gây tranh luận. Giáo Hội Chính Thống Nga cho rằng Công đồng chỉ bàn về những đề tài được tất cả các Giáo Hội Chính Thống quốc gia đồng ý. Một vấn đề gây xung đột trầm trọng là những quan điểm khác nhau về các Giáo Hội Chính Thống ở Cộng hòa Ucraine và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại nước này.

Ngoài ra Công đồng sẽ bàn về những vấn đề như lịch phụng vụ, và luật về hôn phối, giá trị bí tích rửa tội của các tín hữu Kitô khác, việc thành lập các Giáo Hội tự quản, xét vì các tín hữu từ những nước có truyền thống Chính Thống kỳ cựu ngày càng di cư sang Tây Phương và các nơi khác (KNA 28-8-2015)
 
Đức Phanxicô cải tổ thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Vũ Van An
21:52 08/09/2015

Theo tin của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, thì ngày 8 tháng 9 hôm qua, Đức Giáo Hoàng đã ban hành hai Tự Sắc lần lượt tên là Mitis Judex Dominus Jesus Mitis et misericords Jesus để cải tổ các thủ tục liên quan đến việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Trong tự sắc thứ nhất, tức Mitis Judex Dominus Jesus (Chúa Giêsu Thẩm Phán Nhân Từ), Đức Giáo Hoàng viết rằng Chúa Giêsu, “thẩm phán nhân từ, mục tử linh hồn chúng ta, đã ủy thác cho Tông Đồ Phêrô và các vị kế nhiệm của ngài quyền chìa khóa để chu toàn các công trình công lý và chân lý trong Giáo Hội; quyền tối cao và phổ quát cầm buộc và tháo gỡ trên trái đất này đã khẳng định, củng cố và chứng thực quyền của các mục tử tại các Giáo Hội đặc thù, do chính quyền lợi và bổn phận thánh thiêng trước mặt Chúa của họ, được phán xử các thần dân của mình”.

Ngài viết tiếp: “Suốt các thế kỷ qua, trong các vấn đề về hôn nhân, Giáo Hội, nhờ thủ đắc được một ý thức rõ ràng hơn về lời lẽ của Chúa Kitô, nên đã hiểu thấu và đã giải thích sâu sắc hơn tín lý bất khả tiêu của sợi dây hôn phối thánh thiêng, đã khai triển một hệ thống để tuyên bố vô hiệu các lời ưng thuận kết hôn, và đã chỉnh sửa thủ tục luật pháp liên hệ cho thích đáng hơn, nhờ thế, kỷ luật của Giáo Hội nhất quán hơn với chân lý của đức tin vốn được tuyên xưng”.

“Tất cả các việc trên đều được thi hành dưới sự hướng dẫn của luật tối cao là cứu rỗi các linh hồn… Ý thức như thế, tôi đã tiến hành việc cải tổ các diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu, và vì mục đích này, tôi đã thiết lập một nhóm các vị nổi tiếng có khả năng về học lý luật pháp, đầy đủ khôn ngoan mục vụ và kinh nghiệm tòa án; các vị này, dưới sự hướng dẫn của Vị Trưởng Tòa Ưu Tú của Tòa Tối Án Cao Rôma, đã soạn thảo một kế hoạch cải tổ, mà không gây thiệt hại gì cho nguyên tắc bất khả tiêu của dây hôn phối… Nhóm này đã khai triển được một khuôn khổ cải tổ làm nền cho tự sắc này, sau khi được xem xét một cách đầy suy nghĩ với sự trợ giúp của các chuyên viên khác.

“Bởi thế, chính niềm lo âu đối với phần rỗi các linh hồn, điều mà, hôm nay cũng như hôm qua, vốn là mục tiêu tối cao của các định chế và luật lệ, đã thúc đẩy Giám Mục Rôma cung hiến cho các vị giám mục văn kiện cải tổ này, xét vì các vị cùng chia sẻ với mình trách vụ chung của Giáo Hội là bảo vệ sự thống nhất trong đức tin và trong kỷ luật liên quan tới hôn nhân, vốn là nền tảng và nguồn gốc của gia đình Kitô hữu. Việc thôi thúc cải tổ này đã được tăng thêm động lực bởi con số rất đông các tín hữu, dù muốn được bình an trong lương tâm, nhưng rất thường bị tách biệt khỏi các cơ cấu luật lệ của các Giáo Hội do sự phân cách về thể lý hay tinh thần; do đó, đức ái và lòng thương xót đòi hỏi điều này: cũng một Giáo Hội vốn là mẹ này phải gần gũi hơn với những đứa con tự coi mình như bị tách biệt”.

“Định hướng này cũng đã được ấn định bởi lá phiếu của đa số các hiền huynh của tôi trong hàng giám mục, từng tụ họp nhau trong Thượng Hội Đồng đặc biệt gần đây; các vị kêu gọi phải có các diễn trình nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn. Trong tâm tình hoàn toàn phù hợp với khát mong này, bằng tự sắc này, tôi đã quyết định đưa ra các điều khoản nhằm làm dễ dàng không phải chính việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu, mà đúng hơn vận tốc các diễn trình, cùng với tính đơn giản thích đáng của nó, ngõ hầu tâm hồn các tín hữu đang trông đợi tình huống của họ được sáng tỏ sẽ không còn bị đè nén bởi cảnh nghi ngờ đầy tối tăm do việc phải chờ đợi lâu mới có kết luận nữa”.

“Tôi làm như trên là theo chân các vị tiền nhiệm của tôi; các vị này muốn các thủ tục trong việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu được giải quyết bằng các phương thế luật pháp hơn là hành chánh, không phải vì bản chất của vấn đề đặt định ra việc này nhưng vì nhu cầu phải hết lòng bảo vệ sự thật của sợi dây thánh thiêng đòi hỏi; và điều này chính là điều được trật tự pháp lý bảo đảm”.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng ấn định một số tiêu chuẩn căn bản để hướng dẫn việc cải tổ:

“1. Một phán quyết duy nhất hỗ trợ tuyên bố vô hiệu: điều được coi như thích đáng là không đòi phải có phán quyết kép xác nhận việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu thì các bên mới có khả năng kết ước cuộc hôn nhân khác hợp giáo luật; thay vào đó, sự chắc chắn tinh thần do thẩm phán thứ nhất đạt được trong sự phù hợp với các qui định của luật lệ được coi là đầy đủ.

2. Một thẩm phán duy nhất dưới trách nhiệm của giám mục: việc cử nhiệm vị thẩm phán duy nhất này lúc nào cũng là trách nhiệm của giám mục, người, trong lúc thừa hành quyền tài phán của mình, phải bảo đảm để vị thẩm phán duy nhất này không phạm bất cứ sự lỏng lẻo nào.

3. Giám mục là thẩm phán: … Trong Giáo Hội của mình, nơi ngài được thiết lập làm mục tử và người đứng đầu, giám mục là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài. Do đó, hy vọng rằng trong các giáo phận bất kể lớn hay nhỏ, vị giám mục sẽ là dấu chỉ của việc thay đổi các cơ cấu Giáo Hội chứ không hoàn toàn ủy nhiệm chức năng pháp chế liên quan tới hôn nhân cho các phòng sở giáo phận. Điều này đặc biệt liên quan tới thủ tục rút ngắn, được đưa ra để giải quyết những trường hợp vô hiệu hiển nhiên”.

4. Thủ tục rút ngắn: Thực vậy, ngoài việc hợp lý hóa các diễn trình tuyên bố vô hiệu, song song với thủ tục cung cấp tài liệu hiện hành, một hình thức diễn trình rút ngắn đã được đưa ra để áp dụng trong các trường hợp trong đó, việc cho là vô hiệu hôn nhân được hỗ trợ bởi các luận điểm hết sức rõ ràng”. Về việc này, Đức Thánh Cha nhận định rằng “Điều được ghi nhận là thủ tục rút ngắn rất có nguy cơ xâm hại tới nguyên tắc bất khả tiêu của hôn nhân; chính vì lý do đó, tôi đã đòi hỏi điều này: trong một thủ tục như thế thẩm phán phải là chính vị giám mục, người, do chức vụ mục tử của mình, cùng với Phêrô, chính là người bảo đảm hơn hết sự thống nhất của Công Giáo về đức tin và kỷ luật”.

5. Kháng án lên tòa giáo khu: Điều thích đáng là tái lập việc kháng án lên tòa giáo khu, vì tòa này, suốt trong các thế kỷ qua, vốn là dấu chỉ rõ ràng của tính công đồng trong Giáo Hội.

6. Thẩm quyền của các hội đồng giám mục: Các hội đồng giám mục, một cơ cấu vốn trước nhất phải được thúc đẩy bởi lòng nhiệt tâm tông đồ muốn cứu vớt các tín hữu lầm lỡ, luôn ý thức mạnh mẽ bổn phận phải tham dự vào việc cải tổ trên đây, trong khi hoàn toàn tôn trọng quyền của các giám mục trong việc tự tổ chức lấy thẩm quyền tài phán trong các Giáo Hội riêng của các ngài… Cùng với việc phải gần gũi vị thẩm phán, các hội đồng giám mục còn phải cố gắng bao nhiêu có thể để bảo đảm việc phân phối công bình và xứng đáng con số nhân viên cho tòa án, bảo đảm cho các thủ tục này được miễn phí, vì Giáo Hội, trong các vấn đề quá liên hệ tới phần rỗi các linh hồn, phải chứng tỏ được tình yêu cho không của Chúa Kitô, một tình yêu mà nhờ đó, tất cả chúng ta đều đã được cứu vớt”.

7. Kháng án lên Tòa Thánh: Trong mọi hình thức, điều thích đáng là duy trì thủ tục kháng án lên Tòa thông thường của Tòa Thánh, tức Tòa Án Tối Cao Rôma (Roman Rota) vì như thế là ta tôn trọng một nguyên tắc pháp lý cổ thời, nhằm củng cố sợi dây liên kết giữa Tòa Phêrô và các Giáo Hội đặc thù; (tuy nhiên), bất cứ trường hợp nào cũng phải thận trọng: trong việc thi hành sự kháng cáo này, phải hạn chế việc lạm dụng quyền lợi, ngõ hầu tránh gây thiệt hại đến phần rỗi các linh hồn.

Luật lệ của Tòa Tối Cao Rôma sẽ được thích ứng càng nhanh càng tốt cho phù hợp với thủ tục cải tổ này, theo đòi hỏi của cần thiết.

Điểm thứ tám, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập tới việc: vì đặc tính riêng của các Giáo Hội Đông Phương, nên các qui định cải tổ trong phạm vi hôn nhân này sẽ được ban hành riêng cho Bộ Giáo Luật của các Giáo Hội đó.

Cuối cùng, ngài ra sắc lệnh và định rằng Cuốn VI của Bộ Giáo Luật (phần III, tiết I, chương I) về các diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu (các điều 1671 tới 1691) sẽ hoàn toàn được thay thế bởi các qui luật mới, có hiệu lực từ ngày 8 tháng Mười Hai, năm 2015.

Trong tự sắc thứ hai “Mitis et misericors Iesus” (Chúa Giêsu nhân từ và hay thương xót) gửi cho Các Giáo Hội Đông Phương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận định rằng vị tiền nhiệm của ngài, Thánh Gioan Phaolô II, khi ban hành Bộ Giáo Luật cho các Giáo Hội Đông Phương, đã quả quyết rằng “Kề từ những ngày đầu của công trình ra bộ giáo luật cho các Giáo Hội Đông Phương, cùng một ý muốn nhất quán của các giám mục Rôma trong việc ban hành hai bộ luật, một cho Giáo Hội La Tinh và một cho các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, đã minh chứng một cách rõ ràng rằng các Giáo Hội vừa kể muốn duy trì điều Chúa quan phòng đã để diễn ra trong Giáo Hội, đó là, được cùng một Thần Khí tái hợp, Giáo Hội phải hít thở bằng hai lá phổi Đông và Tâ, và cùng bừng cháy bằng tình yêu của Chúa Kitô như một trái tim duy nhất gồm hai tâm thất”.

“Theo cùng nẻo đường trên, và sau khi xét tới trật tự Giáo Hội và kỷ luật riêng của các Giáo Hội Đông Phương, tôi đã quyết định ban hành trong một tự sắc riêng các qui luật cải tổ kỷ luật các diễn trình hôn nhân trong Bộ Giáo Luật của Các Giáo Hội Đông Phương”.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến sự quan trọng của thừa tác vụ giám mục; theo giáo huấn của các Giáo Phụ Đông Phương, các vị là “thẩm phán và y sĩ, vì con người, sau khi bị thương tích và sa ngã, do nguyên tội và tội riêng, đã ngã bệnh và với thuốc thống hối, đã nhận được sự chữa lành và tha thứ từ Thiên Chúa, và được giao hòa với Giáo Hoi. Thực vậy, giám mục, được Chúa Thánh Thần thiết lập thành gương mặt của Chúa Kitô và thay thế cho Người, là thừa tác viên thứ nhất và đầu hết của lòng Chúa thương xót”.

 
Hội Đồng Giám Mục Ý và Ba Lan lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cưu mang người tị nạn
Đặng Tự Do
22:45 08/09/2015
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genoa, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, nói rằng lời kêu gọi mỗi giáo xứ châu Âu đón nhận một gia đình tị nạn của Đức Thánh Cha Phanxicô là một khích lệ cho “sự cam kết và nỗ lực mà tất cả các giáo phận Italia đã thực hiện được trong thời gian qua.”

Trung tuần tháng 8 vừa qua, nhằm hỗ trợ các nhà chức trách dân sự địa phương, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận của Genoa, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, đã ra lệnh mở cửa chủng viện của tổng giáo phận làm nơi tạm trú cho 50 người tị nạn.

Quyết định này đã được thực hiện “trong tinh thần Tin Mừng, trong sự hiệp thông với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và sự liên tục với tinh thần đoàn kết là một đặc trưng lâu đời của Giáo Hội tại Genoa,” Một tuyên bố của tổng giáo phận đã cho biết như trên.

Các tu viện, đền thờ, và các cơ sở Công Giáo khác của tổng giáo phận hiện đang có hơn 300 người tị nạn khác tá túc.

Đức Hồng Y nói thêm rằng Hội Đồng Giám Mục Italia đang gấp rút thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và ngài hy vọng rằng 27,133 giáo xứ tại Ý sẽ che chở cho hơn 108,000 người.

Trong khi đó, tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của tổng giáo phận Poznan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã ra một thông cáo đặc biệt yêu cầu mỗi giáo xứ hãy bắt đầu chuẩn bị cho người tị nạn những nơi trú ẩn.
 
Nước Đức hào hiệp sẵn sàng đón nhận 500,000 người tị nạn mỗi năm trong vài năm
Đặng Tự Do
23:07 08/09/2015
Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel nói sự tràn ngập của người di cư đổ vào châu Âu đòi hỏi tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu phải can đảm gánh vác chung trách nhiệm trước thảm họa nhân đạo này. Bà kêu gọi các quốc gia phải chấp nhận một hạn ngạch nhất định dựa theo một thỏa thuận chung trong tinh thần liên đới giữa các quốc gia trong Liên minh châu Âu.

Bà Angela Merkel đã phát biểu như trên trong một cuộc họp báo hôm 8 tháng 9 tại Berlin với Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.

Thụy Điển và Đức đang thảo luận về một biện pháp với tinh thần trách nhiệm cao độ nhằm đề xuất một chính sách tị nạn chung có thể coi là khả thi tại châu Âu.

Theo bà Angela Merkel các hiệp ước quốc tế hiện nay quy định trách nhiệm của nước đầu tiên những người tị nạn đặt chân đến không còn hiệu lực, không giúp giải quyết tình hình, và trong thực tế không thể bắt Hy Lạp và Italia cưu mang tất cả những người vượt qua Biển Địa Trung Hải nhằm tìm kiếm một nơi dung thân.

Theo bà Angela Merkel, hạn ngạch đón nhận người tị nạn phải được phân chia một cách công bằng, không phải là đồng đều nhưng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, đang chống đối bất cứ đề nghị đưa ra hạn ngạch nào với lập luận rằng họ thiếu các tài nguyên cần thiết.

Chính phủ của bà Merkel cho biết trong năm nay Đức có thể sẽ nhận 800,000 đơn xin tị nạn. Phó thủ tướng Sigmar Gabriel nói nước Đức sẵn sàng đón nhận 500,000 người tị nạn mỗi năm trong “nhiều năm”.
 
Top Stories
Pope asks all European parishes to take in a refugee family
Vatican Radio
20:17 08/09/2015
2015-09-06 Vatican - Pope Francis has called on European parishes and religious communities to offer shelter to a migrant family.

The Pope’s appeal came during the Sunday Angelus.

"May Every parish, every religious community, every monastery, every sanctuary of Europe, take in one family" Pope Francis appealed.

To the crowds gathered in St. Peter’s Square, the Pope said the faithful are called to offer a concrete gesture of hope as indicated in the Gospel.

“Before the tragedy of tens of thousands of refugees fleeing death in conflict and hunger and are on a journey of hope, the Gospel – he said - calls us to be close to the smallest and to those who have been abandoned”.

Reminding the faithful of the upcoming Jubilee Year of Mercy, the Pope said that offering shelter to the needy is a “concrete act of preparation” for the Holy Year.

And turning specifically to his European brother bishops, the Pope asked them to support his appeal and said that in the coming days two Vatican parishes will each be taking in a family of refugees.

Meanwhile, Francis’ catechesis found inspiration in the miracle of the healing by Jesus of a deaf and mute man – symbol of non-believers.

“… His deafness – Pope Francis said – symbolizes his incapacity to listen and to understand not only the words of men, but also the Word of God”.

Jesus healed the man and – the Pope said – “unblocked" his capacity to enter into communication with others and with God. This story – he explained – speaks of us because we too are often inaccessible and closed within ourselves.

And urging families, and couples, and communities and parishes not to be closed but to be open to the great family of the Church, the Pope said we must listen to God who speaks to us and communicate his Word to those who do not know it or who have forgotten it.

Pope Francis also prayed for a fruitful encounter of the bishops of Venezuela and Colombia who are currently meeting to talk about the critical situation between the two nations following the economic crisis triggered by Venezuelan closure of borders.
 
Pope Francis reforms Church law in marital nullity trials
Vatican Radio
20:19 08/09/2015
2015-09-08 Vatican - Pope Francis issued two Apostolic Letters motu proprio on Tuesday, by which he introduced reforms to the legal structures of the Church, which deal with questions of marital nullity. One of the Letters motu proprio, known by its Latin title, Mitis Iudex Dominus Iesus – or “The Lord Jesus, Clement Judge” – reforms the Code of Canon Law (CIC) governing the Latin Church, while the other, Mitis et misericors Iesus or “Clement and merciful Jesus” – reforms the Code of Canon Law for Oriental Churches (CCEO).

According to the prefatory remarks attached to both Letters, the reforms are the result of an expert group appointed to study the current state of law and practice in the Church as far as marriage law is concerned. The Holy Father goes on in the preface to explain that the reforms are guided by seven specific criteria, ample excerpts of which Vatican Radio offers below in its own unofficial English translation:

That there be only one sentence in favor of executive nullity – It appeared opportune, in the first place, that there no longer be required a twofold decision in favor of marital nullity, in order that the parties be admitted to new canonically valid marriages: the moral certainty reached by the first judge according to law should be sufficient.

A single judge under the responsibility of the Bishop – The constitution of a single judge in the first instance, who shall always be a cleric, is placed under the responsibility of the Bishop, who, in the pastoral exercise of his own proper judicial power shall guarantee that no laxity be indulged in this matter.

The Bishop is judge – In order that the teaching of the II Vatican Council be finally translated into practice in an area of great importance, the decision was made to make evident the fact that the Bishop is, in his Church – of which he is constituted pastor and head – is by that same constitution judge among the faithful entrusted to him. It is desired that, in Dioceses both great and small, the Bishop himself should offer a sign of the conversion of ecclesiastical structures, and not leave the judicial function completely delegated to the offices of the diocesan curia, as far as matters pertaining to marriage are concerned.

Increased brevity in the legal process – In fact, beyond making the marriage annulment process more agile, a briefer form of trying nullity cases has been designed – in addition to the documentary process already approved and in use – which is to be applied in cases in which the accusation of marital nullity is supported by particularly evident arguments. In any case, the extent to which an abbreviated process of judgment might put the principle of the indissolubility of marriage at risk, did not escape me [writes Pope Francis – ed.]: thus, I have desired that, in such cases the Bishop himself shall be constituted judge, who, by force of his pastoral office is with Peter the greatest guarantor of Catholic unity in faith and in discipline.

Appeal to the Metropolitcan See – It is fitting that the appeal to the Metropolitan See be re-introduced, since that office of headship of an Ecclesiastical province, stably in place through the centuries, is a distinctive sign of the synodality of the Church.

The proper role of the Bishops’ Conferences – The Bishops’ Conferences, which must be driven above all by the anxious apostolic desire to reach the far-off faithful, should formally recognize the duty to share the aforesaid conversion, and respect absolutely the right of the Bishops to organize judicial power each within his own particular Church.

There-establishment of vicinity between the judge and the faithful, in fact, shall not be successful if the stimulus does not come from the Conferences to the single Bishops, along with the necessary assistance, to put into practice the reform of the marital nullity process.

Appeal to the Apostolic See – It is fitting that the appeal to the ordinary Tribunal of the Apostolic See, i.e. the Roman Rota, be maintained: this, in respect of a most ancient juridical principle, so that the bond between the See of Peter and the particular Churches be reinforced – having care, in any case, in the discipline of the use of said appeal, to contain any and all abuse of right, in order that the salvation of souls be given no cause for harm.

Indeed, the prefatory remarks make clear from the very start, that the single most important principle guiding the Holy Father’s action and the work of reform undertaken, is that of salus animarum – the salvation of souls – which is the suprema Ecclesiae lex – the supreme law of the Church.
 
Press conference details marriage law reforms
Vatican Radio
20:26 08/09/2015
2015-09-08 Vatican - Pope Francis issued two Apostolic Letters motu proprio on Tuesday, by which he introduced reforms to the legal structures of the Church, which deal with questions of marital nullity. At a news conference presenting the reforms to journalists at the Press Office of the Holy See on Tuesday, the President of the Pontifical Council for Legislative Texts, Cardinal Francesco Coccopalmerio – who was also a member of the Special Commission appointed to study the issue and make the recommendations on which the reform is based – explained that the reforms do not touch the nature and purpose either of marriage, or of the Church’s marriage law: marriage is a sacrament and is by its nature indissoluble; when a marriage is accused of nullity, the Church merely investigates to see whether the parties presumed to be married ever actually executed a valid marriage contract in the eyes of the Church.

“We are not strictly talking then, about a legal process that leads to the ‘annulment’ of a marriage,” as though the act of the Church court were one of nullification. “Nullity,” Cardinal Coccopalmerio explained, “is different from annulment – declaring the nullity of a marriage is absolutely different from decreeing the annulment of a marriage.”

The President of the Pontifical Council for Legislative Texts went on to explain that the concern of the Holy Father is in the first place for the good of all the faithful, especially those of the faithful whose situations have been a cause of difficulty in living the Christian life as fully as possible. “The problem,” he said, “is rather of an exquisitely pastoral nature, and consists in rendering marriage nullity trials more swift and speedy, so as the more solicitously to serve the faithful who find themselves in such situations.”

Three specific changes most directly address the question of speed in the process: the removal of the need for a twofold conforming sentence from both the court of first instance and then from the appellate court, which automatically reviewed the acts of the first instance trial – meaning that a single trial in the first instance will be considered sufficient for persons, whose presumed marriage has been declared null, to enter into new marriages under Church law; the introduction of the possibility for a single judge to try and issue rulings on individual cases; the creation of an expedited trial process for certain cases, in which the evidence of nullity is abundant, and both parties accuse the marriage of nullity.

“The power of the keys of Peter remains ever unchanged,” explained the Secretary of the Congregation for the Doctrine of the Faith, Archbishop Luis Ladaria, SJ, who was also a member of the reform commission and present at the press conference on Tuesday. “In this [nullity] process as well, the appeal to the Apostolic See is open to all, in order that the bond between the See of Peter and the particular Churches be confirmed.” Archbishop Ladaria concluded his remarks saying, “We all hope that this reform of the Code of Canon Law will bring with it the fruit the Holy Father desires, and that many Pastors and faithful desire with him as well.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Chủng Viện Thánh Tâm Mỹ Đức,Thái Bình khai giảng năm học mới 2015-2016
BTT GP Thái Bình
08:50 08/09/2015
Đại Chủng Viện Thánh Tâm Mỹ Đức, Thái Bình khai giảng năm học mới 2015-2016

Sáng thứ Ba (08.9.2015), nhân dịp mừng lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, Đại Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức (ĐCVTTMĐ) của Giáo phận Thái Bình đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-2016.

Xem Hình

Tham dự lễ khai giảng, có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Giám mục Giáo phận, cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám, Đức ông Hier. Nguyễn Phúc Hạnh, quý cha Hội đồng Tư vấn, quý cha Ban Giám đốc và Giáo sư, quý cha trong gia đình Tòa Giám mục, quý soeur Dòng Đaminh và 75 thầy chủng sinh của các lớp: triết I, triết III, tập vụ và mãn trường.

Sau những ngày nghỉ hè và thực tập mục vụ tại các giáo xứ, các thầy chủng sinh của gia đình ĐCVTTMĐ lại được tề tựu bên nhau để tiếp tục con đường tu luyện. Đặc biệt, hôm nay chúng tôi cảm nhận thấy sự hồ hởi và vui mừng của 26 Tân chủng sinh vừa kết thúc 2 năm tu sinh tại Tòa Giám mục, năm nay bước vào lớp lớp Triết I.

Sau khi đón tiếp và ổn định tại phòng hội của ĐCV TTMĐ, hồi 8g30 chương trình khai giảng được bắt đầu với phần chào mừng và giới thiệu các thành phần tham dự của cha Phêrô Vũ Khắc Năng – Đặc trách sinh hoạt ĐCV. Liền sau đó là bài phát biểu của cha Gioan B. Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc ĐCV. Ngài giới thiệu về tình hình chung của ĐCV: các lớp học, thành phần Ban Giám đốc và Ban Giáo sư cũng như những hướng đi và châm ngôn sống trong năm học mới này.

Cha Giuse Mai Văn Diện, trong vai trò Giám học của ĐCV, đã khái quát chương trình đào tạo và học tập của nhà trường trong năm học mới, với mục tiêu dựa vào Giáo Huấn của Giáo Hội, chiếu theo bản Ratio của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và tuân theo sự chỉ dẫn của Bề trên Giáo phận.

Tiếp đến là những huấn từ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Ngài bày tỏ niềm vui mừng vì quà tặng lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận có được cơ sở đào tạo, Ban Giám đốc và đội ngũ Giáo sư cũng như có nhiều tâm hồn quảng đại gia nhập ơn gọi. Chính vì thế, năm nay Giáo phận Thái Bình chính thức tự mình chịu trách nhiệm việc đào tạo chủng sinh cho Giáo Hội. Đây là bước đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của Giáo phận.

Đồng thời, Đức Cha cho thấy, thời gian đào luyện trong ĐCV là thời gian quan trọng của người chủng sinh. Các nhà đào tạo góp một phần không nhỏ vào tiến trình đào này. Đặc biệt, ngài nhắn nhủ các chủng sinh hãy mở rộng tấm lòng và con tim của mình để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn qua các cha giáo. Bởi vì, trong môi trường ĐCV, các chủng sinh như những mầm non được người làm vườn cây săn sóc và cắt tỉa. Tuy nhiên, có thành công hay không là do chính các chủng sinh có cộng tác nhiều hay ít. Vì thế, việc tự đào tạo tại ĐCV là một vấn đề hết sức quan trọng, là trách nhiệm và là bổn phận của từng chủng sinh phải tự đào tạo và rèn luyện chính bản thân mình, để mỗi ngày trưởng thành hơn về mọi phương diện hầu có thể trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.

Sau lời nhắn nhủ của Đức Cha, một thầy đại diện cho tất cả các anh em bày tỏ tâm tình cám ơn Bề trên Giáo phận cùng quý cha. Đồng thời, thầy cũng thay lời cho các chủng sinh nói lên những quyết tâm và những cố gắng của bản thân trong năm học mới này.

Phần I của lễ khai giảng đã khép lại sau lời cảm ơn của cha Giám đốc Gioan B. Nguyễn Sơn Hải.

Đỉnh cao của ngày khai giảng là thánh lễ mừng kính Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria được cử hành tại Nhà nguyện của ĐCVTTMĐ vào hồi 9g45, do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ tế.

Trong bài giảng, Đức Cha, nhắn nhủ mọi người hãy noi theo Mẹ Maria, sống tín thác vào tình yêu Chúa và nói lời xin vâng như Mẹ để cộng tác đắc lực từ trong tâm hồn vào chương trình kế hoạch mà Chúa đã dự định cho mỗi người. Đối với các chủng sinh, Đức Cha mời gọi anh em hãy sống ơn gọi của người linh mục ngay từ giây phút này chứ không chỉ đợi đến lúc được đặt tay truyền chức.

Sau bài giảng là nghi thức tuyên thệ của quý cha Ban Giám đốc và Ban Giảng huấn.

Kết thúc thánh lễ, các thầy chủng sinh cùng chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha ngay trên cung thánh Nhà nguyện và cùng chung chia niềm vui qua bữa cơm thắm tình gia đình tại nhà ăn của ĐCV.
 
Ban bí tích thêm sức tại xứ Tân Lộc Gp Vinh
GX Tân Lộc
21:56 08/09/2015
Giáo xứ Tân Lộc 243 em chịu Bí Tích Thêm Sức, ngày 8 tháng Chín Mừng Mẹ Sinh Nhật

Sáng nay, ngày 08/09/2015, tại thánh đường giáo xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò. Giáo dân vui mừng hân hoan đón chào Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và Quý cha ân thân nhân của giáo xứ, Quý cha trong giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ Mẹ Sinh Nhật quản thầy bổn mạng giáo họ Tân Lộc và ban Bí tích Thêm Sức cho 243 em.

Xem Hình

Đã hơn 3 năm, từ năm 2012 đến nay, sau khi 2 giáo họ Mai Lĩnh và Yên Trạch tách thành xứ Cửa Lò. Năm nay Cha quản xứ và Ban giáo lý cho mở lớp giáo lý Thêm Sức hầu giúp các em có kiến thức lãnh nhận Bí tích Thêm sức.

Sau hơn 3 tháng học tập chia thành 6 lớp, Ban giáo lý và các thầy cô giáo lý viên đã tận tình hy sinh hăng say nhiệt tình ngày đêm trau dồi cho các em về kiến thức giáo lý, để các em hôm nay tự tin dọn mình lãnh nhận Bí tích và đón nhận 7 ơn cả Chúa Thánh Thần, cũng từ đây các em sẽ trở thành những chiến sỹ trung kiên của Ngài trên lãnh vực đức tin và đời sống đạo.

Cầu xin ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần luôn gìn giữ và ban cho các em dồi dào 7 Ơn Cả của Ngài, để các em luôn sống tốt và là chứng nhân cho Chúa và Hội Thánh giữa thời đại hôm nay.

Giáo xứ Tân Lộc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai bản tuyên ngôn độc lập
Phạm Cao Dương
11:20 08/09/2015
70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Trong lich sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

(A) TUYÊN NGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

Hoàn cảnh được công bố

Bản tuyên ngôn độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng xã hội chủa nghĩa vô sản mà luôn cả những người không những không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời mà còn chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhận giá trị đích thực của của bản tuyên ngôn này. Lý do là vì Bảo Đại luôn luôn bị coi như một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là “sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại”[1] không hơn không kém.

Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm Thủ tướng đầu tiên của chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói được Trần Trọng Kim kể lại như sau:

“-”Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải dứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.”[2]

Người ta cần phải nhớ là hơn mươi năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, ký với Toàn Quyền Đông Dương thời nhà vua còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành còn lại của ông trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ...kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại. Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trọng Kim “chịu khó” lập chính phủ mới. Ông Bảo Đại nói :

-“Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.”[3]

Hai tiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn.” Chưa hết, tuyên bố rồi ông còn có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhất là để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta.” Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải là ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tình hình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồi ký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác, như ông cũng nói tới trong hồi ký của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.

Nội dung bản Tuyên ngôn

Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ hòa ước Triều Đình Huế đã ký với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào lòng thành của nước Nhật với nguyên văn như sau:

“ “Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

“ Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.

“Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.[4]

Bản Tuyên Bố được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự. Sáu vị thượng thư gồm có: Phạm Quỳnh, bộ Lại, Hồ Đắc Khải, bộ Hộ, Ưng Úy, bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, bộ Hình, Trần Thanh Đạt, bộ Học, và Trương Như Định, bộ Công. Theo Bảo Đại đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn kiện được ký bởi nhà vua và tất cả các nhân vật quan trọng nhất trong triều đình.

Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ý tới những chi tiết sau đây:

Thứ nhất: Gọi là tuyên ngôn nhưng thực sự đây chỉ là một văn kiện hủy bỏ một điều ước đã được ký kết trước đó vì do tình hình biến chuyển một trong hai phía đã không tôn trọng những gì mình đã ký kết hay không thực thi được những gì mình đã ký kết trong một sinh hoạt quốc tế. Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Hòa Ước Giáp Thân được ký kết giữa Triều Đình Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản của hòa ước này là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn từ bên trong..[5] Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Hoàng Đế Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đình Nhà Nguyễn hay trực tiếp hơn từ Vua Tự Đức, căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời điểm này.

Điểm cần được lưu ý ở đây là từ ngữ hòa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ “các” hay “những” đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ “s” theo sau. Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ hòa ước bảo hộ tức Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay vì hủy bỏ tất cả các hòa ước đã được ký kết trước đó. Đó là các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 và Hòa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ theo đó xứ này đã bị nhường đứt cho người Pháp là và trở thành thuộc địa của họ, không còn thuộc quyền cai trị của Vua và Triều Đình Huế nữa. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó chưa được giải quyết ngay nhưng đã trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Hoàng Đế Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ nhật Yokoyama và của Chính Phủ Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian chính phủ này tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính phủ này và chỉ chính thức trở về với lãnh thổ quốc gia Việt Nam ngót năm năm sau, vào giữa tháng 6 năm 1949, và do Bảo Đại với tư cách Quốc Trưởng tiếp nhận chứ không phải là do công lao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Đây cũng là một sự kiện ít người biết đến hay chỉ biết một cách lơ mơ. Một chi tiết khác cũng cần phải được chú ý ở đây là hai chữ “độc lập” đã được sử dụng tới hai lần: “nước Nam khôi phục quyền độc lập” và “Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập”, trong một bản văn ngắn. Sau này chính Bảo Đại đã dùng danh từ “tuyên ngôn độc lập – proclamation d’indépendance” khi nói tới văn kiện này trong hồi ký của ông.

Thứ hai: ”Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập....giúp cho cuộc thịnh vượng chung.” Câu này xác định phương thức hoạt động nhằm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Ta cũng nên để ý tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời gian này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó còn là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói khéo léo nhằm ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội tình Việt Nam của người Nhật, một điều cả nhà vua và Chính Phủ Trần Trọng Kim luôn luôn quan tâm phòng ngừa.

Thứ ba: “Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc...”.”Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành của người Nhật với những gì họ đã nói, với quan niệm trung thành như một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông.

Thứ tư: “”quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.””Mục đích như trên là mục đích gì? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là “tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập” và “giúp cho cuộc thịnh vương chung” như là một phần tử của khối Đại Đông Á.”

Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng vì nó vừa mang tính cách pháp lý, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đã được hình thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc tình hình thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đòi hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.

Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?

Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của một học giả, một người làm báo, và sau đó là một ngự tiền văn phòng tổng lý của nhà vua cũng như thượng thư bộ lại trong nhiều năm trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Hòe, đương thời là ngự tiền văn phòng tổng lý của Bảo Đại, trong hồi ký của ông này xác nhận[6].

(B) BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HỒ CHÍ MINH

Hoàn cảnh được công bố

Bản tuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh một mình soạn thảo, một mình đứng tên và đọc tại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị.

Vì được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đã đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đã bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại và đã được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận. Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những gì Hoàng Đế Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trọng Kim đã làm trước đó, trong đó có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lý đứng trên phương diện công pháp quốc tế. Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của mình có biết là trước đó Bảo Đại đã làm công việc này rồi hay không? và biết như vậy tại sao ông lại còn làm lại việc đó một lần nữa?

Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đã tuyên cáo hủy bỏ hòa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này vì ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu gì?

Thứ nhất , là vì từ lâu toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đã viết trong hồi ký của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt[7], cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gõ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào từ đó đem lại công lao và thanh thế cho người chính thức công bố ra điều đó.

Thứ hai , là cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Võ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đã viết trong hồi ký của ông này rằng: “Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.” [8]

Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là “Cụ Hồ Chí Minh” đã không biết Hồ Chí Minh là ai. Còn Phạm Khắc Hòe, người ở bên cạnh nhà vua và được Việt Minh móc nối cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, một đảng viên Cộng Sản, rồi Đào Duy Anh nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục lọi, truy tìm các tài liệu, sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này. Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.[9]

Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu mình tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nhìn và được chấp nhận như là lãnh tụ đầu tiên đã mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử trước đó, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945, trong đó người Nhật đã loại bỏ người Pháp, kèm theo là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại nói trên, và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật.

Chúng ta cũng cần để ý là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này, gọi, qua các văn thư chính thức ông đã gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội[10] và theo bìa in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập”.[11] Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 còn có một ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Đó là “ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa”, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, “Chú phải nhớ...[12]

Tại sao vậy? Tại vì Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược đươc. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” là nhằm vào mục tiêu này.

Nội dung bản Tuyên Ngôn

Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, vì được phổ biến rộng rãi và hầu như được coi là bàn tuyên ngôn duy nhất gắn liền với ngày 2 tháng 9, ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên đã được nhiều người đọc, phân tích và tìm hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên những gì ít được mọi người nhắc hay để ý đến.

Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lý nhằm hủy bỏ hòa ước bảo hộ mà triều đình Huế đã ký trước đó, căn cứ vào sự bất lực của người Pháp không giữ được cam kết đã được ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của hòa ước này mà không nhằm vào một đối tượng quần chúng hay quốc tế, thì bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước…”. Tuy nhiên ở những đoạn cuối tác giả lại nhắm vào các nước Đồng Minh. Điều này phải tinh ý người ta mới nhận ra được. Về tư cách, Bảo Đại nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn, thì Hồ Chí Minh đã nhân danh “Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới.”” Mới là vì đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân. Lời văn do đó phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau. Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đã trị vì một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ còn hư vị; người kia là lãnh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong bình thường của người cầm quyền; còn văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách bình dân, kể lể dài dòng kể công và nhất là xách động.

Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. Lý do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đă hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính tình ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi còn ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đã yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ, đồng thời khi tiếp xúc với họ, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng nói về lịch sử nước Mỹ với họ là một cách để chinh phục cảm tình của họ. Cũng vậy, với những gì chứa đựng trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của người Pháp. Có điều sự trích dẫn nàychỉ nhằm mục tiêu lôi cuốn sự chú ý và cảm tình của người Mỹ mà thôi.

Hồ Chí Minh không cần đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rõ hơn hay cố tình không hiểu sự khác biệt trong quá trình giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII và của nước Việt Nam thời ông. Vì vậy ông đã áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền bình đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như-là-những-cá-nhân vào trường hợp Việt Nam như một - quốc - gia đòi quyền độc lập một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của mình với dụng ý riêng của mình. Cũng vậy với những gì ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.

Phần kế tiếp, Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, đã bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật...”, sau đó “đ ã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ” và kết luận rằng “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

Điều, như người viết đã nói ở trên, là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim đã lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ trước khi người Nhật đầu hàng kể cả lấy lại xứ Nam Kỳ và Việt Minh đã cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó. Lý do là vì Việt Minh “đã có đường riêng của họ rồi”, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh. Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ ta hay “dân ta” hay “đất nước ta”, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp.

Phần cuối cùng của bản văn, từ “Bởi thế cho nên...” cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là “chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam “ để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam... Phần này Hồ Chí Minh thay vì quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như - những - cá - nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai như là một cá nhân đều có, đã nói về quyền hưởng tự do và độc lập của - cả - nước - Việt - Nam. Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đã nói lên một cách rõ ràng, không thể hiểu sai được vì độc lập không phải luôn luôn đồng nghĩa với tự do, dân quyền và nhân quyền.

Không những thế, thay vì coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, Hồ Chí Minh lại lý luận là vì dân tộc Việt Nam là “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập!”.” Lý luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức mình và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người như là những cá nhân trong xã hội.

Chính vì vậy Luật sư Trần thanh Hiệp,khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đã có lý khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là một bản tuyên ngôn phi nhân quyền,[13] dù cho là nó đã được chính tác giả của nó trích dẫn và soạn thảo theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp. Nhưng dù nói thế này hay thế khác sự kiện này đã phản ảnh chủ trương cách mạng bạo lực của những người Cộng Sản mà Hồ Chí Minh ở đây là một trường hợp điển hình.

Người ta có thể giải thích sự thiếu rõ ràng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh kể trên là do nó đã được soạn thảo trong một thời gian quá ngắn và trong tình trạng tác giả của nó còn phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác. Điều này không đúng vì trước đó từ lâu, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, Hồ Chí Minh đã xin một bản tuyên ngôn nhân quyền của người Mỹ rồi. Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới và đã thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu chứ không phải chỉ ít ngày trước ngày 2 tháng 9 năm 1945. Do đó những gì ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ càng và đều có dụng ý riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đã xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được. /-

Phạm Cao Dương

[1] Dương Trung Quốc. Việt Nam : Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). HàNội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 202.tr. 388.

[2] Lệ Thần Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục).Saigon, Nhà Xuất Bản Vĩnh Sơn, 1969. tr. 49.

[3] - nt - , tr. 51.

[4] Dương Trung Quốc, Việt Nam..., tr. 388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thời Đại Từ 1900 đến 1970, Quyển II. Saigon, ? , 1970. Fort Smith, AR tái bản ở Hoa Kỳ, ?. tr. 512.; S.M. Bao Dai. Le Dragon d'Annam. Paris, Plon. 1990. Cameron, Allan W. Viet-Nam Crisis, A Documentary History, Volume I: 1940-1956. Ithaca, N.Y. Cornell University Press, 1971.. tr. 31-32. Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từ nhưng hoàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Vietnam 1945, The quest for Power (Berkeley, University of California Press, 1995, tr. 71) có nói tới các bản tiéng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời người viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm kiếm.

[5] Taboulet, Georges. La Geste Francaise en Indochine,Histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914, tome II, Paris, Adrien - Maisonneuve, 1956. tr. 809 - 812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884 - 1945. Saigon,, ? ,1961. Tái bản ở Hoa Kỳ. tr. 322 - 328.

[6] Phạm Khắc Hòe, Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc. Huế, Thuận Hóa, 1987, tr. 16 -.

[7] S.M.Bảo Đại, Le Dragon d'Annam, đã dẫn, tr. 103

[8] Võ Nguyên Giáp, “Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên”, trong Tổng Tập Hồi Ký. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 206, tr.. 255.

[9] Phạm Khắc Hòe, Từ Triều Dình Huế..., tr. 76.

[10] Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật. Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114 - 115.

[11] Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1976, tr.13. Nguyễn Khánh Toàn và Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội, 1980. tr. 812 - 823.

[12] - nt-, tr. 134.

[13] Trần Thanh Hiệp và Trương Giang, “Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền”, trên Nhật Báo Người Việt, số 7940, ngày Thứ Hai, 3 tháng 9 năm 2007. Dương Trung Quốc. Việt Nam : Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). HàNội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 202.tr. 388.Việt, số 7940, ngày Thứ Hai, 3 tháng 9 năm 2007.

(*) Chú thích của Tòa sọan: Tác gỉa Phạm Cao Dương là Giáo sư, Tiến sỹ dạy môn Lịch sử và Văn hoá Việt Nam tại một số Đai học Mỹ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh tế là để phục vụ con người
Văn Huy
08:58 08/09/2015
KINH TẾ LÀ ĐỂ PHỤC VỤ CON NGƯỜI

Vật chất đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu không có nó, cuộc sống của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bằng đôi tay và khối óc của mình, con người có quyền tạo ra sản phẩm để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đóng góp lợi ích thiết thực cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống con người không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham, sân, si. Do đó, ngoài việc phát triển kinh tế để đóng góp cho đời sống được thăng hoa, chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng từ bi thương xót để chia sẻ và phục vụ con người. Giáo Hội luôn xác nhận rằng, công bằng phải hiện diện trong mọi giai đoạn của hoạt động kinh tế, chỉ vì công bằng liên hệ đến con người và những nhu cầu của họ. Việc khám phá tài nguyên, việc tài chính, sản xuất, tiêu thụ và mọi giai đoạn khác phải luôn có hiệu quả về mặt luân lý. Lo đời sống kinh tế là điều rất tốt, kiếm được nhiều lợi nhuận là điều hay, nhưng phải đặt kinh tế vào việc phục vụ nhân vị. Con người luôn phải là mục đích của tất cả các chương trình kinh tế, xã hội chính trị. Ý thức được điều đó, Công đồng Vaticanô II trong Gaudium Et Spes đã có ý nói lên “đời sống kinh tế không chỉ nhằm để làm ra nhiều sản phẩm, gia tăng lợi nhuận hoặc quyền lực, nhưng trước tiên nó nhắm tới việc phục vụ các nhân vị, con người toàn diện và toàn thể cộng đồng nhân loại.[1] Qua đó cho ta thấy, Giáo Hội muốn trình bày giá trị của lao động là gì? Vật chất là phương tiện hay cứu cánh? Của cải, vật chất phải chăng có ý nghĩa khi con người sống vì người khác? Nhân vị con người quan trọng thế nào? Sau đây là những giải đáp.

1. Giá trị của lao động:

Lao động có hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người. Lao động không chỉ góp phần nuôi sống con người, mà còn góp phần mình vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nhờ lao động mà con người có cuộc sống độc lập về của cải và tự do thi hành điều mình muốn mà không lệ thuộc vào ai.[2] Đức Gioan Phaolô II cũng đã nói lên giá trị của lao động là chính con người. Điều này nối kết trực tiếp với một hệ luận rất quan trọng mang tính đạo đức: thực sự con người được chỉ định và mời gọi lao động, nhưng trước hết lao động là “vì con người”, chứ không phải con người “vì lao động.”[3] Lao động luôn là mối bận tâm lớn nhất của con người. Nó đã trở thành phương cách thực hiện ơn gọi cao cả mà Thiên Chúa dành cho con người là chia sẻ quyền thống trị của Thiên Chúa trên tạo vật. Đức Gioan XXIII ghi nhận khuynh hướng thời đại đề cao việc thủ đắc kiến thức, có nghành nghề chuyên môn và có thu nhập do lao động hơn là chỉ sống nhờ sở hữu tài sản. “Thái độ này phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lao động. Vì phát xuất trực tiếp từ nhân vị, lao động phải chiếm vị thế ưu tiên trên việc chiếm hữu các tài sản vật chất, là những gì do bản chất của chúng chỉ là phương tiện. Một số người coi đây như một bằng chứng tiến bộ của nhân loại.”[4] Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người được mời gọi lao động để cộng tác với Ngài.

Khởi đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và kêu mời con người lao động trên đất đai (St 2,5-6) và chăm sóc vườn Êđen mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (St 2,15).[5] Lao động có một giá trị rất vinh dự, vì nó là nguồn đem lại của cải để con người được sống tươm tất, chống lại sự nghèo đói (Cn 10,4). Tuy nhiên, đừng để cho lao động trở thành ngẫu tượng của mình, vì “thà rằng ít tiền của mà liêm khiết, còn hơn là giàu sang mà thiếu công bằng” (Cn 16,8).[6] Lao động giúp con người chế ngự được thân xác khỏi tính lăng loàn, hướng tới người khác qua việc chia sẻ của cải vật chất cho những người đói khổ. Nhờ lao động, con người ý thức được cộng đoàn duy nhất trong vũ trụ, tạo nên mối quan hệ trong việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô.[7] Lao động giúp con người vươn lên và thành công trong mọi lãnh vực. Sự thành công sẽ không bao giờ có chỗ cho những kẻ lười biếng. Lỗ Tấn (25/9/1881),[8] nhà văn Trung Quốc đã có lý khi nói: “Trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng”. Quả thế, thánh Phaolô cũng nói rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn” (2Tm 3,10). Khi ở giữa các giáo đoàn, thánh Phaolô không muốn thành gánh nặng cho các tín hữu, “không phụ thuộc vào ai” (1Tx 4,12). Những kẻ lười biếng là những kẻ chỉ thích ở không, sợ vất vả, sợ làm việc thì thật đáng chê trách.

Thánh Giuse là mẫu gương cần cù, âm thầm làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Ngài đã chấp nhận một công việc, một nghề thợ mộc, nghề đó không có gì là vinh dự trong xã hội Do Thái, nhưng thánh nhân vẫn kiên trì phục vụ và làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua đó, ta thấy thánh nhân đã dạy dỗ chúng ta hãy biết quý trọng sự làm việc. Chính Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài đã lên án thái độ của người tôi tớ lười biếng (Mt 25,14-30), khen ngợi người tôi tớ trung thành và không ngoan (Mt 24,46). Ngài diễn tả sứ mệnh của mình như một công việc: “Cha tôi vẫn làm việc thì tôi vẫn làm việc” (Ga 5,17). Người cũng diễn tả sứ mệnh của các môn đệ như là những người làm việc trong mùa gặt của Chúa (Mt 9,37-38).[9] Những công khó của người lao động thì xứng đáng được nhận thù lao, vì “thợ thì đáng được trả công” (Lc 10,7). Thế nhưng, không chỉ tìm kiếm cơm áo gạo tiền mà đánh mát giá trị của nhân phẩm, đặc biệt là cứu cánh của đời người. Đức Giêsu dạy con người đừng trở thành nô lệ cho lao động.[10] Tiên vàn con người hãy lo cứu rỗi linh hồn mình (Mc 8,36), đừng vì lợi lộc mà xao lãng Nước Thiên Chúa. Cũng vậy, con người được mời gọi hãy chiêm ngắm kỳ công của Thiên Chúa, và tham gia bằng những việc làm của mình. Những vất cả lao nhọc khi làm việc mang giá trị cứu độ nếu biết kết hợp với Thánh giá của đức Kitô.[11]

2. Vật chất chỉ là phương tiện phục vụ con người:

Bao lâu còn sống thì bấy lâu chúng ta còn cần đến những nhu cầu chính đáng như ăn uống, ngủ nghỉ, quần áo, nhà ở … Có lẽ không ai ngây thơ mà nghĩ rằng mình chỉ cần tinh thần, không cần vật chất. Thế nhưng, chúng ta phải biết dùng mọi phương tiện vất chất một cách chính đáng cho nhu cầu sống ở đời và nhất là có lợi cho việc mưu tìm hạnh phúc Nước Trời, là hạnh phúc đích thật, Đức Giêsu đã nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 8,33). Có tinh thần nghèo khó, không ham mê, tham lam của cải vật chất, con người dễ thi hành công bằng và bác ái đối với tha nhân kém may mắn hơn mình. Nếu ta nói không cần tiền và vật chất, chỉ cần tinh thần thôi thì quả là ảo tưởng. Thế nhưng, chúng ta đừng xem vật chất làm cứu cánh của đời mình, vì Đức Giêsu đã cảnh báo về lòng lam lam của cải: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải vì dư giả mà mạng sống con người được đảm bảo nhờ của cải đâu” (Lc 12,15). Quả vậy, vật chất có giá trị khi nó được dùng để phục vụ cho con người, làm tôn vinh Danh Chúa. Có tiền của và vật chất mà biết dùng vào những mục đích tốt cho mình và cho người khác thì lại là điều đáng khen ngợi và đề cao. Nói được như vậy là vì cuộc sống con người nói chung và hoạt động của Giáo Hội nói riêng đều cần có tiền cho những nhu cầu chính đáng như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc men khi đau yếu, phương tiện di chuyển, xây cất và bảo trì cơ sở thờ phượng và đi rao giảng Tin mừng. Đức Lêô XIII trong thông điệp Rerum Novarum đã phê phán cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa cộng sản “gom góp của cải trong tay của một số người trong công nghiệp và thương mại đã biến một số nhỏ trở thành giàu sụ và đầu sỏ tài chánh để hầu như áp đặt ách nô lệ lên lưng của tuyệt đại đa số quần chúng vô sản.”[12] Chủ nghĩa này đề ra muốn có công bình xã hội thì phải quốc hữu hóa mọi phương tiện sản xuất, phủ nhận quyền tư hữu của cá nhân trong xã hội. Quả vậy, một xã hội muốn công bằng thì phải hòa giải người giàu với người nghèo xuất phát từ công bình.

3. Vật chất có ý nghĩa khi phục vụ nhân vị:

Ở đời, người ta thường coi trọng quyền lực, địa vị, tiền bạc, và của cải vật chất. Người có quyền lực lớn, địa vị cao, tiền của nhiều, sản nghiệp lớn, thường được mọi người ngưỡng mộ. Nhiều người nghĩ là cuộc sống của những người như vậy mới có ý nghĩa. Thế nhưng, của cải, vật chất có ý nghĩa nhất khi con người biết chia sẻ và phục vụ kẻ khác, nhất là những người đói khổ, chứ không có ý nghĩa khi giữ bo bo cho mình. Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo “đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt đến người nghèo và người ở trong hoàn cảnh bị gạt ra bên lề [...]. Đó là một sự chọn lựa, hay một thứ tự ưu tiên đặc biệt trong việc thực thi bác ái, được thể hiện trong suốt truyền thống Giáo Hội.”[13] Đây là ơn gọi lớn lao, vì được chung phần với Thiên Chúa trong việc phát triển trật tự đã được tạo thành.

Trong viễn tượng toàn cầu, Đức Phaolô VI cho rằng muốn có phát triển thì nhân loại phải tôn trọng trật tự của công bằng xã hội, bởi vì “phát triển là danh hiệu mới của hòa bình.”[14] Theo ngài, chống bần cùng, bất công không phải chỉ là làm cho đời sống con người dễ chịu hơn, mà còn phát huy tinh thần đạo đức của mọi người và mưu cầu lợi ích chung của nhân loại. Như vậy, Đức Phaolô VI xem tình thương như gốc rễ của phát triển và công bằng như đòi hỏi thiết yếu của phát triển kinh tế. Dưới ánh sáng của diễn ngữ do Đức Phaolô VI phát biểu, Đức Gioan Phaolô II đã duyệt xét lại khái niệm phát triển trong thông điệp về vấn đề xã hội. Theo ngài, khái niệm này hiển nhiên không đồng hóa với việc chỉ tìm thỏa mãn những nhu cầu vật chất bằng cách tăng thêm của cải, mà không đếm xỉa tới nỗi thống khổ của đa số dân chúng. Như vậy, Đức Gioan Phaolô II cùng chia sẻ một hướng nhìn với Đức Phaolô VI: tình thương vẫn là cội rễ của một sự phát triển toàn diện và phát triển phải mang chiều kích của trật tự công bằng xã hội, văn hóa và siêu việt của con người: “Sự phát triển đích thực không thể chỉ là tích lũy tiền bạc và làm gia tăng của cải cũng như các dịch vụ, nếu như việc phát triển đó lại được trả bằng giá của sự chậm phát triển đại chúng và không đếm xỉa gì tới những chiều kích xã hội, văn hóa và thiêng liêng của con người.”[15] Đối với tín hữu Công Giáo, ai đã đủ những gì cần thiết thì có bổn phận chuyển những cái dư thừa đến cho người nghèo, “đây là một bổn phận, không chỉ đơn thuần thuộc lãnh vực công bình (trừ những trường hợp ngoại lệ) nhưng thuộc lãnh vực bác ái Kitô giáo, do đó, đây là một bổn phận có thể vượt ra khỏi cái khung của pháp lý.”[16] Đức Piô XI ra thông điệp “Bốn Mươi Năm” (Quadragesimo Anno), sau thông điệp Rerum Novarum để khẳng định lại những vấn đề mà thông điệp Rerum Novarum đã nêu ra, và càng ngày các vấn đề ấy càng trở nên trầm trọng. Ngài nêu lên sự kiện một giai cấp, thuộc thiểu số nhỏ, đang hưởng hầu hết các phúc lợi mà những phát minh hiện đại đã cung cấp dồi dào; còn giai cấp kia, gồm vô số người lao động, bị kìm kẹp trong cái nghèo cùng cực, đang tìm cách thoát khỏi tình trạng mà họ đang bị cầm tù.[17] Mỗi người phải được lãnh phần phúc lợi của mình, nhưng việc phân phối phúc lợi hiện nay đang được thực thi một cách xấu xa vì sự cách biệt giữa một số ít người giàu có dư thừa và vô số người không tài sản; việc phân phối đó cần phải xét lại và đặt cho đúng tiêu chuẩn của lợi ích là công bằng xã hội.[18] Nếu vì lợi nhuận mà bỏ qua công bằng, xã hội này sẽ đi vào con đường lâm nguy.

4. Tầm quan trọng của nhân vị:

Thánh Tôma đã nhìn nhận nhân vị là một tạo vật đẹp nhất và cao quý nhất trên đời, bởi vì đó là một hữu thể tự tại, có lý tính và có tương quan. Do đó, nhân vị có vị trí cao nhất giữa các tạo vật. Vì thế, danh hiệu nhân vị đều có một phẩm giá và giá trị bất khả xâm phạm.[19] Ý thức được tầm quan trọng của nhân vị con người, Công đồng Vaticanô II quy về Giáo huấn xã hội của Giáo Hội mà nhắc lại: Sự phát triển kinh tế phải phục vụ con người và dưới quyền kiểm soát của con người. Con người là tác giả chính và là cùng đích của mọi đời sống kinh tế, xã hội. Biết rằng, Công đồng không có ý đi sâu và lãnh vực chuyên môn về kinh tế, vì mục đích của Giáo Hội chỉ cảnh báo việc phát triển kinh tế phải được con người kiểm soát. Phát triển không được bỏ mặc cho một thiểu số người hay một nhóm người nào đó nắm toàn diện quyền lực kinh tế, cũng không được bỏ mặc cho hoạt động kinh tế tự động của các cá nhân hay chỉ là một quyền lực chính trị. Sự sống con người có một giá trị tuyệt đối so với mọi của cải vật chất. Vì thế, “Giáo Hội nâng cao phẩm giá con người bằng cách củng cố cấu trúc của xã hội và đem đến cho hoạt động thường ngày của con người một ý nghĩa sâu xa hơn, đồng thời đưa vào hoạt động ấy một ý nghĩa cao vời nhất.”[20] Cho nên con người là chủ thể và mục tiêu của xã hội. Phẩm giá của nhân vị không chỉ bao gồm trong hữu thể của mình, nhưng là một thụ tạo, nó mang ý nghĩa trong chính Đấng Tạo Hóa. Trong quan điểm Kitô giáo, cũng cần phải nhấn mạnh đến nền tảng Kitô học trong mạc khải về con người được thể hiện trong chính Đức Kitô, con người hoàn hảo,[21] qua mầu nhiệm nhập thể.

Học Thuyết Xã Hội Công Giáo còn cho biết “toàn bộ đời sống xã hội đều là sự biểu hiện của người giữ vai trò chính không thể nhầm lẫn được, đó chính là con người.”[22] Như vậy, nguyên tắc nhân vị của một cộng đồng chính trị hay văn hoá có nghĩa là chấp nhận nhân vị với phẩm giá siêu việt của họ là “tác giả, trung tâm và mục đích của đời sống kinh tế xã hội.”[23] Nhân vị của con người là trung tâm điểm và là sự trổi vượt trên mọi thứ vật chất. Đức Gioan XXIII, trong Tông thư Hòa bình trên Trái đất, xác định “trong bất cứ hiệp hội nào của con người theo quy chế và sinh hiệu quả đều phải chấp nhận nguyên tắc nền tảng là mỗi con người là một nhân vị, tức là theo bản tính họ được phú bẩm sự hiểu biết và ý chí tự do. Vì thế họ là chủ thể của những quyền lợi và nghĩa vụ xuất phát ngay từ chính bản tính của mình; những quyền lợi và nghĩa vụ phổ quát, bất khả xâm phạm, và không thể hủy bỏ.”[24] Nhưng điều này không có nghĩa là một thứ cá nhân chủ nghĩa cứng nhắc, vì tự bản tính mỗi con người mang tính xã hội, cũng không chối từ công ích. Nhưng nó nhấn mạnh rằng những quyền lợi của cá nhân không thể bị hi sinh cho quyền lợi tập thể. Trong lãnh vực kinh tế chẳng hạn, những quyết định về kinh tế không thể có thái độ tùy tiện đối với nhu cầu của những con người đã tạo nên chúng. Nhà nước cũng như xã hội phải theo đuổi công ích, luôn bị phụ thuộc vào sự thể hiện trọn vẹn của những cá vị. Vì thế, xã hội cũng như nhà nước có thể quy định những hoạt động của cá vị nhằm đạt đến những mục tiêu chung, nhưng không bao giờ đặt định về chính bản vị con người, cũng như về cuộc sống con người, đây là nền tảng của tất cả các quyền lợi khác.

Giáo Hội chân nhận ra con người có được một phẩm giá trổi vượt, không thể so sánh và không gì có thể thay thế được, là một thụ tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27). Thiên Chúa không những tạo thành con người, nhưng còn đặt con người là trung tâm và là tột đỉnh của việc tạo thành, “vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm giá là một nhân vị. Không phải là một sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ân sủng, mỗi nguời được mời để giao ước với Đấng Sáng Tạo, dâng lên Ngài một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được.”[25] Qua đó chúng ta thấy con người là thụ tạo được Thiên Chúa tạo dựng như là một bản vị để hiệp thông với Ngài. Mối hiệp thông đó còn được thể hiện nơi chiều kích xã hội trong bản tính con người, vì Thiên Chúa đã không dựng nên con người cô độc, mà có nam và có nữ (St 1,2-7). Sự liên kết giữa họ đã tạo nên một thứ cộng đoàn đầu tiên giữa người với người. Thực vậy, tự bản tính thâm sâu của mình, con người là một hữu thể có xã hội tính và nếu không liên lạc với những người khác, con người sẽ không sống và phát triển tài năng mình.[26] Vì thế, con người có phẩm giá trổi vượt trên những thụ tạo khác và cần phải sống trong mối tiếp thông với người khác.

Tạm kết:

Trong một nếp sống văn minh vật chất, người ta chỉ muốn hưởng thụ mà ít ai thật sự muốn phục vụ. Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta can đảm đi xa hơn công bằng để vươn tới suối nguồn đích thực của nó là tình yêu, lòng từ bi, nhân ái. Vì thế, sự hiện diện của giáo dân trong lãnh vực xã hội được quan niệm như là việc phục vụ, như là dấu chỉ và là sự thể hiện đức bác ái. Sống trên đời, người ta ai cũng mắc nợ: nợ Thiên Chúa sự sống và mọi thứ mình có, nợ mọi người khác trong xã hội. Công lý chính là “có ước muốn kiên định và vững chắc trả những gì mình mắc nợ Chúa và tha nhân.”[27] Công lý là những điều phù hợp với bản chất sâu xa của con người. Việc phục vụ này được thể hiện trong đời sống gia đình, văn hoá, lao động, kinh tế, chính trị, theo những cách thức khác nhau. Chúng ta phải công nhận rằng, Giáo Hội đã đưa ra một học thuyết xã hội theo luật tự nhiên. Chúng ta giải thích những nguyên tắc của chúng trong những phạm trù phải nhờ đến quan điểm của Thánh kinh về con người và xã hội. Chúng ta coi đạo đức xã hội đặt nền tảng trên những giá trị đòi buộc mọi người. Vì thế vấn đề giải thích là vấn đề trọng tâm của đạo đức xã hội. Như chúng ta đã đề cập đến, nền tảng của mọi hoàn cảnh xã hội là chính nhân vị. Xã hội được tạo lập cho con người chứ không phải ngược lại. Tất cả mọi giá trị trên đời, dù là vật chất, xã hội, văn hóa, hay tinh thần cũng chỉ là phương tiện để phục vụ con người, chứ không trở thành mục đích để bắt con người làm “dê tế thần”.[28] Con người là trung tâm điểm, nên xã hội có một phạm vi để phục vụ. Con người luôn phải lao động để có sản phẩm phục vụ bản thân, gia đình và xã hội, nhưng vật chất không phải là cứu cánh của đời người mà nó chỉ là phương tiện giúp ích cho con người được thăng tiến. Vì thế, của cải luôn có ý nghĩa khi nó được sống cho và sống vì người khác. Sở dĩ Học thuyết Xã hội của Giáo Hội có giá trị trường tồn bởi vì học thuyết ấy đặt nền tảng trên nhân vị, phẩm giá con người do Chúa sáng tạo và cắm rễ sâu vào Tin mừng.

[1] Công Đồng Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 64

[2] Lm Bùi Đình Cao, Giáo trình Thần học Luân lý chuyên biệt, ĐCV Vinh – Thanh, 2014, tr. 348

[3] ĐGH Gioan Phaolô II, Lao động của con người (Laborem Exercens) lời phi lộ. [14/9/1981]

[4] Gioan XXIII, Thông điệp Mẹ và Thầy (Mater et Magistra), số 107. [15/05/1961]

[5] Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, số 255

[6] Ibidem, số 257

[7] Giáo trình Thần học Luân lý chuyên biệt, ĐCV Vinh – Thanh, 2014, tr. 360

[8] Lỗ Tấn tên (Chu Thụ Nhân), là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn.

[9] Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, số 259

[10] Ibidem, số 260

[11] Ibidem, số 263

[12] ĐGH Lêô XIII, Thông Điệp Rerum Novarum (Tân Sự), số 3 [15/5/1891].

[13] Rerum Novarum, số 182

[14] Gaudium et Spes, số 78

[15] Ibidem, số 14

[16] Rerum Novarum, số 21

[17] ĐGH Piô XI, Thông điệp Bốn Mươi Năm (Quadragesimo Anno), số 3

[18] Quadragesimo Anno, số 58

[19] P. Nguyễn Thái Hợp, O.P, Để Họ Lớn Lên, Đức Tin & Văn Hóa, 2005, tr.228

[20] Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, 2004, số 51

[21] Gaudium et Spes, số 22.

[22] Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, số 106.

[23] Gaudium et Spes, số 63

[24] Gioan XXIII, Tông thư “Hòa bình trên Trái Đất” (Pacem in Terris), số 9. [Ban hành 11/04/1963]

[25] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 357

[26] Gaudium et Spes, số 12

[27] Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1807

[28] Để Họ Lớn Lên, tr. 230
 
Giải đáp phụng vụ: Ghi khắc tên nhà hảo tâm trên vật dụng phụng vụ được không?
Nguyễn Trọng Đa
18:53 08/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Ghi khắc lưu niệm tên nhà hảo tâm trên vật dụng phụng vụ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Một thành viên của hiệp hội chúng con đã tặng cho hội một ngọn cờ với hình Chúa Kitô chiến thắng sống lại từ ngôi mộ. Bà này thích có lời đề tặng hay tưởng niệm người chồng quá cố của bà trên ngọn cờ ấy. Thưa cha, điều này là thích hợp không? - G. A., West Vancouver, British Columbia

Đáp: Trong khi hầu như không có qui định chính thức nào về lời đề tặng ghi trên các vật dụng phụng vụ và vật trang trí nhà thờ, có một truyền thống lâu đời và việc thực hiện như thế theo một cảm thức chung.

Có một tập tục lâu đời là ghi lời đề tặng trên các vật dụng phụng vụ như chén thánh và đĩa thánh. Một trong các thí dụ xưa nhất còn tồn tại là một chén thánh gọi là chén thánh Tassilo, vốn đã được trao tặng cho đan viện Biển Đức ở Kremsmünster năm 777, bởi công tước Tassilo miền Bavaria và phu nhân Luitpirga. Một thí dụ khác là chén thánh Bedia trong thế kỷ X được trao tặng bởi hoàng hậu xứ Georgia. Lời khắc, viết bằng chữ Georgia cổ, là: “Lạy Mẹ rất Thánh của Chúa, xin mẹ cầu cùng Con Mẹ dủ lòng thương xót với Bagrat, Vua xứ Abkhazia, và thân mẫu ngài là Hoàng thái hậu Gurandukht, người đã dâng tặng chén thánh này. Amen".

Dòng chữ như thế, trừ các chức danh hoàng gia, là khá điển hình cho lời đề tặng trong nhiều thế kỷ, và nêu rõ tên của các người hiến tặng và xin cầu nguyện.

Các vật trang trí nhà thờ, vốn có ghi lời đề tặng, là các cửa sổ kính màu và ghế ngồi trong nhà thờ. Thường các vật này có một tấm bảng bằng đồng thau hoặc một vật liệu bền chắc ghi các câu, chẳng hạn "Để tôn vinh Thiên Chúa và tưởng nhớ N., do con cái người này trao tặng”. Các câu khác thường là đơn giản hơn, chỉ xin cầu nguyện cho một người hoặc một gia đình, và tên người hiến tặng. Các người hảo tâm khác chỉ ghi đơn giản: “Xin cầu nguyện cho nhà tài trợ", phó thác sự nghỉ yên trong Chúa. Thỉnh thoảng có lời ghi phức tạp hơn, nhưng tập tục Công Giáo Rôma có xu hướng ngắn gọn trong loại hình lưu niệm này.

Trên cửa sổ kính màu, lời lưu niệm thường nằm ở một phần kín đáo của khung cửa sổ, vốn không làm mất tập trung vào sứ điệp tôn giáo của nhân vật hoặc cảnh trí miêu tả.

Lời lưu niệm đặt trên các vật làm bằng vải thì ít phổ biến hơn, có lẽ vì ý tưởng đằng sau lời lưu niệm như vậy là rằng vật lưu niệm phải bền bỉ với thời gian, trong khi các vật bằng vải, dù là vải tốt đến mấy chăng nữa, có xu hướng hư nhanh hơn do sử dụng nhiều. Nói như thế không có nghĩa là không có vật lưu niệm bằng vải. Thí dụ tu viện Anh giáo Westminster, London, có một số ngọn cờ rước kiệu được làm thật công phu, vốn có lời đề tặng kỷ niệm và đã tồn tại hơn một thế kỷ. Tôi chắc rằng có, nhưng tôi không nắm rõ, các thí dụ về các ngọn cờ rước kiệu Công Giáo được hiến tặng tương tự như vậy.

Do đó, để kết luận, trong khi vật lưu niệm bằng vải là không mấy phổ biến, tôi không tin rằng có bất cứ điều gì không phù hợp, khi ghi lời lưu niệm kín đáo trên ngọn cờ, nếu người hiến tặng muốn làm như vậy. (Zenit.org 8-9-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Chị Ba kể chuyện
Trà Lũ
16:22 08/09/2015
Lá thư Canada: CHỊ BA KỂ CHUYỆN

Thời gian đi nhanh quá. Mới ngày nào còng lưng xúc tuyết, mới ngày nào hồ hởi đi phố mua lá gói bánh chưng, mới ngày nào ồn ào xem các nữ cầu thủ quốc tế đá banh, thế mà nay đã vào tháng Chín, con cháu đang chuẩn bị đến trường một niên khóa mới. Tôi than như thế với mấy ông bạn già trong làng vào tuần qua khi uống cà phê. Nghe câu than này thì ông nào cũng gật gù rồi cũng nói: Đúng vậy, đúng vậy. À, mà quên, xin hỏi các cụ có biết chúng tôi than thời gian đi mau quá ở nơi nào không ạ? Thưa ở quán cà phê Starbucks gần nhà Cụ Chánh tiên chỉ làng. Đã lâu lắm rồi, phe liền ông trong làng chúng tôi, mà Chị Ba Biên Hòa đã đặt cho mỹ danh là ‘các nhà quân tử, các vĩ nhân, các triết gia’, có thói quen rủ nhau đi bách bộ vào các buổi sáng thứ Bảy. Chúng tôi đi quanh một công viên lớn trong vùng, đi chừng một giờ rồi các nhà quân tử đi vào quán Starbucks uống cà phê. Cái món cà phê ở đây nó ngon cách gì. Hình như có bùa, các cụ ạ. Ai cũng mê cái tách cà phê ở đây.

Nhóm chúng tôi đã bị bỏ bùa. Vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc báo chùa. Cái quán này chiều khách hàng hết sức. Họ mua đủ thứ báo cho khách hàng đọc‎. Các nhật báo thứ Bảy thường cô đọng tin tức trong tuần và tiên đoán những việc sắp xảy ra trên thế giới. Cứ đọc báo Thứ Bảy là biết hết. Nếu cụ đọc báo xong mà chưa nắm vững tình hình Canada và thế giới thì xin cụ mở tai lắng nghe các lời bình luận của khách hàng chung quanh nha. Các cụ biết không, chẳng phải chỉ có nhóm vĩ nhân chúng tôi mới tới đây xem báo chùa mà thôi, mà chung quanh chúng tôi có rất nhiều vị da trắng cũng có nhiều máu vĩ nhân quân tử như chúng tôi, họ cũng tới đây đọc báo chùa và chia sẻ tin tức với bạn bè. Hiện nay Canada đang trong mùa bầu cử, trung tuần tháng sau dân sẽ đi bỏ phiếu. Vì đây là mùa bầu cử liên bang, hiện 3 đảng lớn đang đi vận động ráo riết. Đầu mùa thì có một đảng thứ 4 nhưng nay đảng này đã biến mất vì thấy mình không ăn khách. Đó là đảng ‘Xanh’ chủ trương bảo vệ môi sinh. Tôi thuộc loại già nhà quê nên không phân biệt được đảng Bảo Thủ Conservatives khác đảng Tân Dân Chủ NDP và đảng Tự Do Liberal ở những chỗ nào. Chắc tôi thuộc loại ba phải mất rồi vì cho rằng đảng nào ở Canada cũng tốt hết.

Xin nói tiếp về quán cà phê. Chúng tôi thích cái quán này quá, vì uống cà phê xong, đọc báo xong, được nghe các lời bình luận của khách hàng da trắng ở đây xong, ai cũng thấy mình thật là sướng quá sức. Tháng trước là mùa thế vận hội, chúng tôi được nghe những lời bình luận hay hết ‎ý, toàn những ông Huyền Vũ ngày xưa tái thế không à. Thứ Bảy tuần qua, nhóm trí thức vĩ nhân chúng tôi đã qua một buổi sáng hạnh phúc như vậy, nghĩa là đã uống xong đợt cà phê, xem xong đợt báo chùa và đã nghe xong các danh nhân quốc tế bình luận thời sự, chúng tôi thong thả đi bộ về nhà Cụ Chánh tiên chỉ để ăn trưa.

Khi chúng tôi tới thì phe các bà đã có mặt đầy đủ, và các bà cũng đang thảo luận về những vấn đề hết sức quan trọng, như băng nhạc Asia và Thúy Nga hơn nhau chỗ nào, như cô ca sĩ này mập qúa và mặc cái áo đỏ chói mắt quá, như thẩm mỹ viện này sửa ngực không giỏi bằng thẩm mỹ viện kia, như son môi của Pháp và của Mỹ giống nhau chỗ nào…

Và bữa nay cả làng được Anh Chị John bao thầu. Một điều hết sức lạ lùng là người đầu bếp chính không phải Chi Ba Biên Hòa mà là anh John. Đây là sáng kiến do lời yêu cầu của Cụ B.95. Tháng trước cụ bảo anh rằng lâu nay toàn phái nữ nấu ăn và thức ăn toàn mang khẩu vị VN. Xứ Canada là xứ da trắng, mà tôi chưa hề được ăn một bữa theo hương vị da trắng bao giờ. Nghe nói tổ tiên của anh thuộc gốc người Anh, vậy anh thử cho chúng tôi ăn một bữa có hương vị người Anh coi.

Ý kiến của cụ B.95 được mọi ngươi vỗ tay hoan hô quá chừng. Và một điều làm dân làng vô cùng ngạc nhiên là anh John gật đầu chịu liền. Anh thưa với cụ rằng anh đã mê nấu ăn từ bé. Ngày xưa, mẹ anh là người gốc Anh thuần túy nên đã cho anh ăn những món rất Anh, và còn dạy anh cách nấu nữa. Theo Anh thì món ăn điển hình nhất của người Anh là bữa ăn điểm tâm. Anh hứa sẽ đãi cả làng món này, cam đoan hương vị sẽ rất Anh.

Nào ai có thể ngờ được rằng cái anh John này biết cả nấu ăn nữa và nấu giỏi nữa mới hay chứ. Sỡ dĩ không ai biết tài này vì ngôi sao của bà vợ anh, tức Chị Ba Biên Hòa, sáng qúa. Sao Chị Ba sáng quá nên nó làm mờ ngôi sao John.

Bữa nay Chị Ba chỉ làm phụ tá, nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đầu bếp John biểu diễn. Anh đã đun nóng các món lên, bỏ gia vị vào rồi bầy ra đĩa, mỗi người một đĩa lớn. Các cụ đã bao giờ ăn một đĩa điểm tâm của người Anh chưa? Ấn tượng lắm các cụ ạ. Ăn một bữa điểm tâm mà như ăn một bữa chính, no kềnh bụng. Này nha, trên đĩa anh John đã bày ra một miếng thịt xông khói, mấy lát cà chua nướng, hai quả trứng ốpla, nấm chiên, hai miếng xúc xích, một chén nhỏ đậu đỏ chiên dầu olive, mấy lát bánh mì quệt bơ và phó mát. Bên cạnh là một ly nước cam vắt. Cụ xơi xong ngần ấy thứ rồi mời cụ xơi sang ly cà phê nóng bên cạnh. Các cụ thấy thế nào cơ? Có đủ no không cơ? Mấy cô Huế thì vừa cười vừa ăn, và cô nào cũng bảo đĩa điểm tâm này cũng là bữa ăn tối luôn. Mà chẳng phải chi có hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân nói thế, ngay bọn đàn ông chúng tôi đây, sức lực như vậy mà ăn xong thì ai cũng ngất ngư. Cụ B.95 nhâm nhi mỗi món một chút xíu. Cụ tỏ ra rất hài lòng vì đã được ăn món điểm tâm do chính đầu bếp của dòng họ nước Anh nấu. Cụ tuyên bố đã no gần vỡ bụng nên xin phép anh John cho cụ được gói đem về cho các cháu ở nhà.

Vì bữa ăn nặng quá nên ai cũng xin uống trà, uống trà để nó giúp tiêu mấy món đại bổ vừa thưởng thức. Rồi cụ B.95 lại cất tiếng, bữa nay cụ cao hứng quá, cụ chiếm hết cả diễn đàn. Cụ nói với Chị Ba Biên Hòa: Lâu nay tôi chỉ được ăn các món Chị nấu mà chưa được nghe các chuyện Chị Ba kể bao giờ. Chị có gốc nhà giáo nên phải biết nhiều chuyện lắm. Mà tôi xin thêm điều này nữa là xưa nay toàn nghe các chuyện Bắc Kỳ, do các ông tướng Bắc Kỳ ở dây kể, vậy bữa nay Chị là người Nam xin chị kể các chuyện có mầu sắc Miền Nam nha.

Lần đầu tiên Chị Ba Biên Hòa được chính thức mời kể chuyện, lại phải kể chuyện có gốc miền Nam, chị Ba thấy lúng túng và mắc cở. Mặt Chị Ba đỏ au lên. Ôi nét mặt một cô giáo miền Nam ngoài 60 đỏ hồng sao mà nó đẹp thế. Anh H.O. nói nhỏ vào tai tôi: mặt Chị Ba đẹp như mặt thiên thần. Nào có ai thấy mặt thiên thần bao giờ, nhưng tôi cũng hiểu anh có ‎ý‎ nói gương mặt dễ thương quá. Anh John thấy vợ bị khựng lại vì nghĩ chưa ra câu chuyện, anh liền nhắc tuồng: Em kể chuyện gia đình Công tử Bạc Liêu coi. Câu nhắc làm mặt Chị ba sáng lên. À, phải rồi. Chuyện này thì chị biết rất rõ vì gia đình chị có họ hàng bà con xa với gia đình nổi tiếng này.

Chị Ba nhấp một miếng trà rồi thong thả kể: Chuyện về chính anh chàng công tử Bạc Liêu thì không có gì hay vì anh ta chỉ có phá. Ai cũng biết chuyện anh ta đốt những tờ giấy $100 để soi lối cho người bạn đi tìm tờ bạc $20, phải không cơ? Chuyện thân phụ của anh ta mới hay và đáng nói. Chuyện như thế này: Ông bố tên là Trần Trinh Trạch gốc Gò Công. Vì nghèo túng nên cha mẹ ông phải đem một đàn con dại xuống miền đất mới Bạc Liêu tỉm kế sinh nhai. Ngay từ lúc bé xíu, cậu Trạch đã phải đi chăn trâu cho một phú hộ trong miền. Năm 1881, khi cậu Trạch lên 8 tuổi thì là lúc thực dân Pháp mở ra các trường bảo hộ và bắt con cái các điền chủ phải gửi con đến đây học theo chương trình gọi là khai hóa. Ông điền chủ có đứa con trạc tuổi cậu bé chăn trâu, ông ta không muốn cho con học chữ của thực dân mà ông chỉ muốn cho con học chữ thánh hiền của tổ tiên nên ông đã thuê riêng một ông đồ về nhà để dạy con. Ông điền chủ không mưốn thực dân Pháp bắt lỗi nên đã bắt cậu bé chăn trâu Trần Trinh Trạch đi học thế. Bé Trạch được gửi vào nội trú. Không ngờ cậu bé chăn trâu này sáng dạ, học rất giỏi, giỏi cả chữ quốc ngữ cả chữ Pháp. Cậu đậu bằng thành chung dễ dàng. Đỗ xong, cậu Trạch xin được chân thư k‎‎ý làng. Vì cậu tỏ ra thông minh khác thường nên cậu được tuyển lên quận, rồi lên tỉnh. Ở đây câu làm việc trong văn phòng điền địa. Cậu có lòng tốt nên giúp đỡ rất nhiều người. Một đại điền chủ trong miền thích cậu quá nên đã gả con gái cho cậu và đã chia gia tài cho cậu. Vợ chồng trẻ Trần Trinh Trạch làm ăn thành công ngay. Ban đầu thành công về điền địa, sau trúng thầu về hàng cầm đồ, rồi hàng rượu Bình Tây, rồi công ty cho vay tiền lấy lãi, rồi công ty muối. Tiền vào tay vợ chồng thày Trạch ào ào như nước. Thày Trạch mua được rất nhiều đất đai, lúc đó lên tới 200.000 hecta, lớn hơn đất Singapore 3 lần. Vì có nhiều tiền như thế nên ông Trạch đã cho xây một ngôi biệt thự vĩ đại do kỹ sư Pháp vẽ kiểu và thiết kế, gạch ngói và dụng cụ được chở từ Pháp sang. Ngôi nhà đó bây giờ vẫn còn, hiện là khách sạn mang tên ‘Công Tử Bạc Liêu’ do công ty du lịch quản l‎‎ý. Về già, ông Trần Trinh Trạch biết mình sắp lìa đời và của cải không mang theo về thế giới bên kia được, ông đã rộng tay làm nhiều việc phước thiện, như tặng quỹ xã hội của chính quyền Pháp số tiền tương đương với 10 ngàn lượng vàng, như góp tiền để xây Cư xá Đại Học Đông Dương ở Hà Nội, ông phân phát tiền bạc cho những người nghèo, và đặc biệt xé hết giấy nợ của các tá điền. Năm 1943, cảm thấy ngày ra đi đã tới gần, ông muốn làm một chuyến du hành cuối đời. Ông kêu cậu con trai là Trần Trịnh Huy, tức Công tử Bạc Liêu, chở ông đi thăm Saigon, Đà Lạt và Vũng Tàu. Khi tới Vũng Tàu thì ông ngã bệnh nặng và chết ở Vũng Tàu, thọ 71 tuổi. Tang lễ của ông kéo dài 7 ngày. Ai cũng thương mến ông. Chỉ tiếc rằng cậu con trai của ông là Trần Trịnh Huy, sau khi ông mất, đã phung phí tài sản ông để lại, cuối cùng khánh kiệt. Nghe nói những người cháu của Công Tử Bạc Liêu, sau 1975 đều rơi vào cảnh khốn cùng, có người con phải chạy xe ôm.

Kể đến đây xong thì Chị Ba xin hết chuyện. Cả làng vỗ tay râm ran. Chuyện Chị Ba kể hay quá chứ, phải không các cụ?

Câu chuyện Chi Ba vừa kể đã gây cho ông ODP nhiều hứng thú, ông giơ tay xin phát biểu. Rằng chuyện cụ Trần Trịnh Trạch trên đây cho chúng ta nhiều bài học. Thứ nhất là từ chú bé chăn trâu nghèo đói có số đỏ, biến thành một đại điền chủ tỷ phú, nhưng gia tài khổng lồ này đã bị ông con, biệt danh Công tử Bạc Liêu, làm tan nát. Giá ông con này biết theo gương cha thì cơ sở sẽ còn vĩ đại biết bao nhiêu. Bài thứ hai là cụ Trần Trịnh Trạch đã có một cái tâm cũng rất lớn, đã làm nhiều việc phước thiện lúc cuối đời, nhưng tôi nghĩ cụ chưa làm nhiều đủ. Giá cụ làm thêm nữa để ông con không còn có nhiều của mà tàn phá thì hay biết mấy. Việc thiện của cụ làm tôi nhớ tới mấy vị tỷ phú hiện nay là Bill Gates và Warren Buffett. Cụ Trạch để cơ nghiệp lại cho con, còn 2 vị tỷ phú Hoa Kỳ này không để của lại cho con mà để lại cho đời, cho những người bệnh tật và nghèo khổ, không chỉ ở Hoa Kỳ mà cho khắp thế giới. Báo chí hỏi tại sao ông Bill Gates không chia của cho con cái thì ông Gates trả lời: ‘ Con tôi là con người, đã là con người thì phải tự kiếm sống, sống cho mình và cho đời nữa’. Lòng quảng đại của Bill Gates đã chinh phục được nhà tỷ phú khác là Warren Buffett cũng ở Hoa Kỳ, và sau đó kéo theo rất nhiều tỷ phú khác trên khắp thế giới. Nhóm tỷ phú có đại tâm này đã và đang bỏ của ra làm việc thiện. Gần đây nhất là một nhà tỷ phú ở Hong Kong, Cụ Yu Pang-Lin. Trước khi qua đời ở tuổi 93, Cụ để lại di chúc là hiến toàn bộ tài sản trị giá 2 tỷ mỹ kim cho các tổ chức từ thiện. Bill Gates và nhóm tỷ phú đại tâm trên đây quả thật là những cơn mưa rào lớn cho một thế giới đầy hạn hán…

Ông ODP vừa ngưng thì bà cụ B.95 lại chiếm diễn đàn. Bà nói với thần tượng xưa nay của bà là anh John: Hôm nay anh vừa cho chúng tôi một bữa ăn đặc biệt. Mới được ăn thôi, mà chưa được nghe. Chị Ba đã kể chuyện, bây giờ đến lượt anh kể. Xưa nay toàn nghe anh kể chuyện VN, hôm nay xin anh kể chuyện nào đặc sắc trong thế giới Anh Ngữ của Anh. Ăn món Anh rồi nghe chuyện tiếng Anh thì mới thật là đầy đủ cho ngày hạnh phúc bữa nay của lão.

Các bạn đã thấy bà cụ già Bắc Kỳ này hùng biện chưa ?

Anh John thấy mọi người khen bữa ăn do anh nấu, nay lại được cụ già khen nữa thì thích lắm, anh tỏ ra đầy hứng thú nên xin kể ngay: Rằng thế giới nói tiếng Anh có lẽ họ bắt chước thế giới tiếng Việt nên cũng thường mang đề tài ‘cơm với phở, vợ và bồ nhí’ ra kể. Nhiều lắm, xin sơ sơ như sau:

- Chẳng hạn Lee Majors một diễn viên nổi tiếng của các đài TV và kịch trường nói một câu để đời này: Nếu có tên đàn ông nào cướp vợ của bạn, thì cách trả thù hay nhất là hãy cho tên đó giữ luôn cô vợ của bạn.

- Cựu tổng thống Bill Clinton hào hoa và đẹp trai hiện nay nói về chuyện vợ chồng đối thoại với nhau: Tôi nói với vợ có một câu ngắn, mà vợ tôi thường đáp lại bằng cả một đoạn dài !

- Một cụ già, hình như là cựu tổng thống George Bush: Thiên hạ hỏi tôi bí quyết hôn nhân bền vững, tôi xin trả lời: Có gì khó đâu. Chúng tôi lần lượt đi ăn tiệm một tuần hai lần, bữa ăn dưới ánh đèn nến lung linh, trên bàn có hoa, âm nhạc dịu dàng, rồi khiêu vũ. Vợ tôi đi tối thứ Bảy, còn tôi đi tối thứ Năm.

- Rudy Giuliani, một luật sư hùng biện nổi tiếng ở New York: Tôi không lo sợ về việc bị khủng bố, tôi quen rồi vì tôi đã lấy vợ được hai năm.

- Donald Trump, một tỷ phú của đảng Cộng Hòa đang làm mưa gió trong mùa tranh cử: Tôi gặp toàn khó khăn vì các bà vợ: bà vợ thứ nhất đã bỏ đi, bà thứ hai ở lỳ không chịu bỏ đi, bà thứ ba thì đẻ xồn xồn năm một.

- Đây là một câu chơi chữ trong tiếng Anh, đó là chữ RING trong hôn nhân, như sau: Mới yêu và hứa sẽ lấy nhau, anh con trai trao cho cô con gái cái nhẫn tên là Promise Ring. Rồi sau đó trao nhẫn đính hôn gọi là Engagement Ring. Và dến nhẫn cưới gọi là Wedding Ring. Sau cùng, ở với nhau thì sẽ có Suffer..RING !

- Và một câu nổi tiếng của tổ phụ triết học Socrates: Các bạn hãy lấy vợ. Nếu lấy được người vợ tốt thì bạn là người hạnh phúc, còn nếu lấy phải người vợ xấu thì bạn sẽ là một triết gia.

Anh John nói đến đây thì Chị Ba ra dấu cho anh chấm dứt vì các câu anh trích dẫn không có tiếng cười. Anh John vâng lời vợ, xin ngưng, nhưng cả làng không cho. Ai cũng bảo nụ cười trong tiếng Anh thường khô khan như vậy, phải ngẫm nghĩ một lúc rồi mới cười. Anh John không đồng ‎‎ý, anh cãi: Tiếng Anh có nhiều chuyện không khô mà rất ướt. Mấy bà mấy cô nghe đến chuyện ướt thì thích lắm, giục anh chứng minh. Anh bèn kể: Rằng trong khu đèn hồng ở London có một tổ hoa rất sang trọng và đắt tiền. Toàn những bông hoa chân dài và đẹp hấp dẫn. Bữa đó có một ông khách đến và đòi em Madeleine. Bà chủ trả lời: Em Madeleine đẹp nhất ở đây, giá đắt lắm. Ông khách hỏi đắt bao nhiêu thì bà chủ trả lời: 5.000 đồng. Ông khách gật đầu ngay và ông đã được em Madeleine phục vụ tới bến. Tuần sau ông khách này tới nữa và cũng đòi em Madeleine. Ông cũng được thỏa mãn vì ông trả tiền rất sòng phẳng. Tuần thứ ba ông khách cũng tới nữa và ông cũng được em Madeleine phục vụ. Sau khi nhận tiền xong thì em Madeleine tò mò hỏi ông khách đào hoa: Em chưa hề thấy ai đến đây chi nhiều tiền và đòi em phục vụ 3 lần liền như anh. Anh quê ở đâu ? Ông khách hàng vui vẻ trả lời: Anh quê ở Cardiff miền Wales. Cô gái tròn xoe mắt rồi nói: Em cũng quê ở Cardiff nè. Ông khách đáp ngay: Anh biết chứ. Anh là luật sư. Chị của em vừa chết, trước khi chết thì chị em nhờ anh thi hành di chúc và nhờ anh đem 15 ngàn đến trao tận tay cho em, đây là món quà cuối đời của chị.

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay: Thôi, không nghe chuyện cái ông luât sư ranh mãnh kia xí gạt em Madeleine nữa. Xin làng nói sang chuyện khác. Rồi chị xin ông ODP nói chuyện thời sự.

Lời xin này hợp ‎ý ông và đẹp lòng mọi ngươi. Ông ODP kể: Chuyện phải nói ngay vì ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng hiểu.Đó là chuyện kinh tế của Trung Cộng đang tụt dốc thê thảm. Nói một cách ngắn gọn, đây chính là một đòn độc của Hoa Kỳ đánh Trung Cộng. Đánh nhau có nhiều mặt, mặt kinh tế, mặt văn hóa, mặt quân sự. Bây giờ Hoa Kỳ có giương oai diễu võ trên biển trên không, nhưng chỉ là trò hỏa mù làm Trung Cộng rối mắt và rối trí, chứ thực ra là Hoa Kỳ đang đánh Trung Cộng bằng mặt trận kinh tế. Thị trường chứng khóan của Tàu đang đi xuống kinh hoàng. Dân Tàu có của đang rút của chuyển sang Thụy Sĩ, sang Hoa Kỳ, sang Canada. Địa ốc khắp nơi lên giá ào ào là do dân Trung Cộng bỏ ra mua hết. Các quan CSVN gốc tham nhũng theo gương đàn anh cũng đang chuyển của ra ngoại quốc. Tôi có mấy anh bạn giỏi về kinh tế đều bảo anh Mỹ chơi cái đòn này thật là hiểm, chả phải đổ máu gì mà Tàu Cộng sụp đến nơi. Mà Tàu Cộng sụp thì Việt Cộng cũng sụp theo ngay.

À, nhân chuyện Việt Cộng sợ hãi đàn anh Trung Cộng, xin kể một chuyện thời sự để chứng minh sự sợ hãi và hèn nhát này. Đó là chuyện hai bảng tên đường mới ở Hà Nội: Đường Mạc Thái Tổ và đường Mạc Thái Tông. Các cụ nghe tên hai vua này có biết là ai không ? Thưa, đó là tên hai cha con Mạc Đăng Dung va Mạc Đăng Doanh ! Sử gia Trần Trọng Kim đã viết về 2 tên này như sau: “ Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp ngôi, ấy là một nghịch thần, đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho Tàu ấy là một tên phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn đến nỗi phải cởi trần ra tự trói mình lại, đến quỳ lạy trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú qu‎ý cho thân mình và nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ ”.

Xưa nay ta có thấy đền miếu hay đường xá mang tên Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh bao giờ đâu, thế mà bây giờ cộng sản Hà Nội dùng tên của hai nghịch thần và phản quốc vô liêm sỉ này đặt cho 2 con đường ở giữa thủ đô Hà Nội. Chúng không dám dùng tên thường mà dùng tên hỏa mù, Mạc Thái Tổ và MạcThái Tông!

Mời các bạn nghe lời của Ngài Đinh Quang Hải Viện trưởng Viện Sử Học Hà Nội tuyên bố: Sau khi nghiên cứu tài liệu, Viện sử Học nhận thấy đây là việc làm đúng đắn nhằm giáo dục truyền thông và ghi công lao của tiền nhân’. Thật là hết ‎‎ý ! Ai đọc xong câu này mà cười rồi bảo rằng cái anh tiến sĩ này hèn là phải đi tù đấy nhé.

Về tên 2 con đường mới, Hà Nội có ‎ý‎ gì đây ? Thưa, CSVN muốn trình với đàn anh Trung Cộng rằng: Thưa các Đại lãnh tụ, chúng em xin đầu hàng và xin tùng phục các anh như cha chú họ Mạc ngày xưa của chúng em vậy !

Đối với giặc Tàu thì hèn như vậy, còn đối với dân thì tàn ác. Cứ xem việc Việt Cộng sắp chi tiền tỷ để xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La thì đủ thấy sự tàn ác đến thế nào. Dân nghèo đói xơ xác mặc dân, tiền công quỹ xây đài là cốt ‎ý để chúng tao chia nhau bỏ túi, đó là quyền của chúng tao. Đứa nào mở miệng phản đối là không tôn kính Bác, chúng tao bỏ tù liền...

Nói tới việc dân chúng khắp nơi nghèo đói làm tôi nhớ tới lời cựu thủ tướng Anh Winston Churchill: Chủ nghĩa tư bản có thể không chia đồng đều sự giàu có, nhưng chủ nghĩa cộng sản thì chia rất đều sự nghèo khổ.

Nhân việc xây đài, xin nói thêm việc xây lăng. Ở Nghệ An, CSVN đã cho xây lăng ông bà và cha mẹ của Hồ Chí Minh, bốn cái lăng rất nguy nga đồ sộ, mỗi vị một lăng riêng, ở những vị trí riêng. Có đất nước nào như đất nước Việt dưới sự cai trị của CSVN thối như vậy không, thưa các cụ.

Thấy cả làng im lặng nghe ông ODP nói về Trung Cộng và Việt Cộng, bà Cụ B.95 không thích cái không khí nặng nề này. Bà lại quay vào anh John, xin anh tiếng cười để lấy lại cái vui tươi vốn có trong mỗi lần họp làng.

Anh John thưa ngay: Lúc nãy cháu chưa nói hết nhưng phải ngưng vì vợ ra lệnh‎. Cháu mới nói xong một nửa về tiếng cười của người Anh Quốc. Cái tiếng cười này khô khan và thường không tôn kính người vợ, còn trong tiếng Việt, đôi khi cũng đem đề tài này ra pha trò, có lúc cũng chế riễu, nhưng đa số là tôn kính vợ. Chứng cớ thì nhiều lắm. Nói đâu xa, mở tự điển ra, xem chữ BẤT, cháu thấy có nhà văn đã tôn vinh các bà vợ một cách hấp dẫn như thế này:

- Bị vợ đánh mà không không khóc là bất khuất

- Vợ chửi mà làm thinh là bất bạo động

- Tài sản của vợ là bất động sản

- Em gái của vợ là bất khả xâm phạm

- Ý muốn của vợ là bất di bất dịch

- Được vợ khen là bất ngờ

- Người khác khen vợ mình là bất ổn

- Lấy phải vợ xấu là bất tài

- Già mà lấy vợ trẻ là bất chấp thiên hạ

- Trẻ mà lấy vợ già là bất cần đời

- Vợ bỏ là bất lợi

- Vợ chồng lâu không cãi nhau là bất bình thường

- Vợ chồng không ngủ chung giường là bất hợp tác

Làng nghe xong thì phá ra cười. Để làng cười xong thì anh H.O. lên tiếng hỏi:

Tôi thấy anh John thông thái hết sức, nay tôi còn cái thắc mắc này mà tôi tìm không thấy lời giải trong tự điển, vậy xin hỏi anh câu mà nhiều ông chồng hay nói về bà vợ dữ của mình. Họ gọi vợ là ‘Bà La Sát, bà hay nổi Tam Bành Lục Tặc ’ Vậy La Sát, Tam Bành, Lục Tặc nghĩa là gì?

Nghe xong câu hỏi thì anh John lắc đầu ngay. Anh bảo mấy tiếng này phải hỏi bồ chữ ODP. Cụ Chánh cũng gật đầu xin ông ODP giãi nghĩa. Ông cười rồi nói:

- La Sát là tiếng Phạn, chỉ chung loài ác quỷ

- Tam Bành chỉ tên 3 vị thần Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất, những vị thần hay xúi ta làm điều ác, có nói tới trong sách Phật

- Lục Tặc, chỉ tên 6 thứ giặc làm mê hoặc con người, đó là Sắc,Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp.

Nói đến đây xong thì ông ODP cười hà hà rồi hỏi: Chúng ta thường nói ‘ Bà La sát, Bà Chằng Lửa’ chứ không nói ‘Ông La Sát, ông Chằng Lửa bao giờ. Tại sao vậy ? Cả làng lại cười rồi phe các bà lên tiếng cầu cứu Cụ Chánh: Cụ ơi, bác ODP đang chế diễu phái nữ nè. Cụ Chánh cười xòa, rồi lắc đầu trả lời:

-Lão cũng không biết tại sao không có ‘Ông Chằng Lửa’ trong tiếng Việt. Bác ODP vừa nói tới lục tặc làm lão nghĩ tới ‎ý‎ nghĩa cuộc đời. Xưa nay ông cha mình vẫn nói đời là bể khổ. Có triết gia đã phân tích cái khổ này, đã chia cái khổ do 8 mối: Sinh Lão Tử Bệnh là 4 cái khổ không ai thoát được, 4 cái còn lại là: Muốn có mà không có được, Có mà không giữ được, Yêu nhau mà không sống được với nhau, Ghét nhau mà phải sống với nhau… Vậy làm sao hết khổ ? Đạo Chúa Đạo Phật đều chỉ cho ta những con đường thoát khổ. Riêng lão, lão thấy làm việc bác ái, giúp tha nhân là một trong những cách giúp ta thoát khổ hữu hiệu nhất. Những người như Ông Trần Trịnh Thạch và Bill Gates trên đây là những tấm gương sáng cho ta. Có người hỏi Mẹ Teresa Calcutta là tay làm việc bác ái tới mức nào là đủ, Mẹ Terasa đã trả lời: Bạn hãy rộng tay cho tới khi nào bạn thấy đau, Give until it hurts !

Tôi thấy nhóm ông Bill Gates đang làm nhiều việc từ thiện mà hình như họ chưa đau tay. Còn các cụ, các cụ có đau tay bao giờ không?



TRÀ LŨ

Tin Vui: tác giả Trả Lũ đã hoàn thành bộ sách ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn tập, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện, hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã và ‎‎ý nghĩa nhất để tặng cho chính bạn và bằng hữu, 1 tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ, Laughter is the best medicine. Giá $85 gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ba Dẫn Đi Học
Thérésa Nguyễn
20:54 08/09/2015
BA DẪN ĐI HỌC
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ngày hè qua thật như bay
Mới đây bé đã theo ba tựu trường.
(tn)