Ngày 11-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguyên nhân và ý nghĩa của đau khổ
Lm. Anthony Trung Thành
00:10 11/09/2015
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Đời là thung lũng nước mắt. Đời là bể khổ. Khổ thể xác. Khổ tinh thần. Đứng trước đau khổ, người ta thường than van, tuyệt vọng và thậm chí tìm đến cái chết. Họ tự tử bằng nhiều hình thức khác nhau : thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy lầu, nhảy cầu…Vì sao ? Vì người ta không giải thích nổi về vấn đề đau khổ.

Lẽ nào con người phải bế tắc trước đau khổ hay sao ? Không, chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta câu trả lời thoả đáng. Ngài cho biết qua đau khổ mới tới vinh quang : « Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại »(Mc 8,31). « Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời »(Ga 3, 13-14).

Như vậy, đau khổ như là điều kiện để Chúa Giêsu bước vào vinh quang phục sinh. Đau khổ như là thành phần không thể thiếu đối với Chúa và đối với những người theo Chúa. « Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo».

Để hiểu rõ hơn về vấn đề đau khổ, nhất là để biến đau khổ thành vinh quang, chúng ta cùng nhau tìm hiểu : Nguyên nhân và ý nghĩa của đau khổ.

1. Nguyên nhân đau khổ:

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau khổ, xin được đơn cử một số nguyên nhân sau đây :

Đau khổ do tội : Sau khi phạm tội, Thiên Chúa đã cho Adong biết : «Ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất» (St 3,17-19). Như vậy, phải làm việc cực nhọc và phải chết là do hậu quả của tội. Khi chọn tội con người chọn luôn sự đau khổ và cái chết.

Đau khổ do chính con người gây nên cho mình: Con người có quyền tự do chọn lựa. Có những chọn lựa đi liền với hạnh phúc, nhưng có những chọn lựa dẫn đến đau khổ. Một sự thiếu tiết độ, một tập quán xấu có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hỏng một bộ phận, dẫn đến cái chết. Lái xe không cẩn thận, gây ra tai nạn, cắt đi một chi thể. Nghiện thuốc lá gây nên các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư phổi v.v. Uống rượu bia nhiều ảnh hưởng đến não bộ, cơ tim, tác hại với dạ dày, gan, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp…Đó là những đau khổ do con người tự chuốc lấy cho mình.

Đau khổ do chính con người gây nên cho nhau : Con người sống là sống với. Không ai là một hòn đảo. Khi sống liên đới với nhau sẽ đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể gây đau khổ cho nhau. Vì lòng tham và ích kỷ, không giữ đức công bằng, tình huynh đệ nên con người thường làm hại nhau : Ghen ghét, giết chóc, đàn áp, bóc lột, hận thù, bỏ vạ, cáo gian, đánh đập…chúng ta thấy rất rõ điều này trong đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội.

Đau khổ có thể do chính vũ trụ bất toàn : Động đất, bão lụt, hạn hán…gây ra biết bao đau khổ cho con người. Nên biết rằng : Thiên Chúa dựng nên con người với các vật khác, tất cả đều có quy luật của nó. Nếu không theo quy luật đó sẽ gây nên tai nạn, gây đau khổ cho con người. Ví dụ : Chiếc ôtô mất thăng bằng thì trúc, máy bay thì rơi, một vật không bám vứu được vào đâu thì rơi theo định luật vạn vật hấp dẫn và có thể làm bị thương người nào đi qua. Có những khuyết điểm hay những bất toàn của vũ trụ có thể gây đau khổ cho con người, nhưng chính chúng lại làm sáng tỏ sự hoàn hảo của Thiên Chúa. Và nếu so sánh thì những bất toàn và khiếm khuyết là không đáng kể đối với sự vận hành điều hoà nhịp nhàng của bộ máy vĩ đại, phức tạp và tinh vi của vũ trụ.

2. Ý nghĩa của đau khổ :

Đau khổ do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu biết lợi dụng thì nó sẽ đem cho con người nhiều ý nghĩa và lợi ích khác nhau:

Đau khổ chính là điều kiện cho sự sống: Đau khổ là tiếng chuông báo hiệu nhu cầu : dạ dày không đói thì làm sao biết để ăn, không ăn sẽ chết. Đau khổ báo động cho con người biết có nguy hiểm. Ta biết các cơ quan trong cơ thể đau để chữa trị. Biết đau ruột thừa để cắt bỏ. Biết bị ung nhọt để mổ. Biết một chi thể nhiệm trùng để chữa trị, thậm chí phải loại trừ khỏi cơ thể. Gần lửa chúng ta thấy nóng để tránh. Chân dậm phải vật nhọn thấy đau để biết cứu chữa…

Đau khổ là thầy dạy bác ái: Những người không gặp đau khổ, không biết nói về đau khổ, không hiểu và thông cảm cho người đau khổ. Còn những ai đã trải qua đau khổ thường hiểu người khác hơn, nên sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta nghe lời chia sẻ trước khi ra đi của một bác sĩ bị ung thư sau đây : «Cảm giác khủng khiếp! Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi! Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất... »

Đau khổ là thước đo niềm tin của con người : Thiên Chúa thường cho phép có thử thách để làm ích cho ta. Theo bản tính tự nhiên, không ai muốn đau khổ, thậm chí còn tìm cách để tránh đau khổ. Chúng ta có thể phàn nàn, kêu trách, khóc lóc khi gặp đau khổ giống như trẻ con khóc khi bác sỹ tiêm phòng. Nhưng, sau này khi lớn lên, nó hiểu bác sỹ làm thế là có lợi cho nó. Cũng vậy, thỉnh thoảng Thiên Chúa để ta gặp đau khổ, thử thách để tôi luyện ta, giúp ta có đức tin mạnh mẽ hơn. Thiên Chúa đã từng dùng đau khổ để thử thách con người. Kinh thánh cho chúng ta thấy : Thiên Chúa thử thách ông Tôbia. Thiên Chúa thử thách ông Gióp. Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy: biết bao nhiêu vị thánh, nhất là các thánh Tử đạo đã chứng tỏ niềm tin của mình khi trải qua đau khổ.

Đau khổ là thầy dạy khiêm nhường : Khi con người đạt được những gì mình có. Trở nên kiêu ngạo. Tưởng rằng mình làm được mọi sự, mình vạn năng. Sự đau khổ nhắc cho con người nhận ra rằng mình chỉ là tạo vật, có giới hạn, phải chết. Nhờ đó, con người sống khiêm nhường hơn.

Đau khổ là thầy dạy sự siêu thoát: Con người thường bám vào của cải vật chất, những thứ mau qua. Sự đau khổ, bệnh tật, cái chết nhắc nhở con người sẵn sàng dứt bỏ mọi sự để đặt niềm tin tưởng vào một mình Thiên Chúa.

Đau khổ để làm vinh danh Chúa:

Khi nghe tin ông Lazarô bị đau nặng, Chúa Giêsu đã nói: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa : qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh."(Ga 11,4) Và khi người Do thái hỏi Chúa Giêsu về trường hợp anh mù từ khi mới sinh. Anh ta bị mù là do tội anh ta hay do tội của cha mẹ anh ta? Chúa Giêsu trả lời: "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.” (Ga 9, 3)

Như vậy, con người là học trò, đau khổ là thầy dạy. Đau khổ thực sự có ích cho con người biết lợi dụng nó. Đau khổ không những làm phương thế tinh luyện và thánh hoá con người mà còn để làm vinh danh Thiên Chúa.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một bác tiều phu đi kiếm được một xe bò củi chất đầy, nhưng khi đi tới một khúc đường sình lội thì đôi bò khựng lại, vì xe của bác bị sụp lún xuống bùn, bác ta ngồi than vãn, rồi sực nhớ ra một vị thần và kêu xin cứu giúp. Vị thần hiện ra nói: “Thay vì ngồi than vãn thì hãy cố đẩy xem sao”, bác đứng lên cố sức đẩy, đang đẩy thì có hai thanh niên tình cờ đi qua, thương tình giúp đỡ bác, thế là xe bác vượt qua được.

Câu chuyện nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: Chúng ta không thể diệt trừ đau khổ, nhưng có thể góp phần làm giảm bớt đau khổ bằng sức mạnh của yêu thương, công bình, bác ái, cảm thông…Ta không thể diệt trừ được đau khổ, nhưng có thể thắng được nó bằng cách chấp nhận mọi gian khổ thử thách để góp phần vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô. “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”(Ga 3,14-15). Chúa còn mời gọi “Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình mà theo”(Mc 8,34). Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta không tránh né đau khổ, nhưng biến đau khổ thành phương thế cứu rỗi chúng ta và toàn thế giới. Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 11/09/2015
18. TIẾNG KÊU KINH NGƯỜI.
N2T

Tề Uy vương thích dùng ẩn ngữ, lại thích uống rượu thâu đêm, say đắm trong tửu sắc dâm lạc mà bỏ bê việc triều chính, chính trị thối nát, các nước chư hầu đều đến xâm lược, nguy vong của quốc gia chỉ một sớm một chiều.
Thuần Vu Khôn thấy những người thân cận của Tề vương không dám can gián, bèn dùng ẩn ngữ nói với Tề vương:
- “Trong đô thành có một con chim lớn bay hạ xuống trong hoàng cung, trong ba năm không bay mà cũng không kêu (hót). Xin hỏi đại vương đó là con chim gì ?”
Tề Uy vương nói:
- “Đó là con chim không bay mà thôi, khi bay thì bay vút trời cao, nó không kêu mà thôi, nhưng khi kêu thì kinh người !”
Thế là cho triệu tập bảy mươi hai vị huyện trưởng, cùng vào triều để tâu sự việc, khen thưởng một vị huyện trưởng làm việc tốt, giết đi một vị huyện trưởng làm việc không tốt. Xuất quân đánh phạt các nước xâm lược, các chư hầu đành phải trả đất đã cướp của Tề vương lại cho nước Tề.
(Sử ký)

Suy tư 18:
Có những người thích dùng ẩn ngữ để sửa lỗi anh chị em, bè bạn, nhưng cũng có những người thích dùng những lời nói “bóng gió” để nói “móc họng” anh chị em và những người chung quanh.
Đời sống cộng đoàn cần phải có sự thông cảm và tha thứ lẫn nhau, nếu không, cộng đoàn sẽ trở thành bốn bức tường tù ngục nhốt tất cả những người trong cộng đoàn ở trong đó. Vì thế, giữa những thành viên trong cộng đoàn với nhau thì không cần phải úp úp mở mở như những người xa lạ, không đồng ý với nhau chuyện gì thì nên ngồi lại thẳng thắn với nhau, đừng dùng “ẩn ngữ” để “chơi” nhau, cũng đừng nói bóng gió để hại nhau. Bởi vì “ẩn ngữ” thì để cho các chính khách dùng để lật đổ nhau, lời nói “bóng gió” thì nên để cho con buôn ngoài chợ dùng để cãi vã, chửi rủa nhau là thích hợp…
Đời sống của một cộng đoàn tu hội, cộng đoàn giáo xứ, thì càng không nên dùng lời bóng gió và ẩn dụ để đối xử với nhau.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 11/09/2015
N2T

2. Những người coi thường ơn gọi của Thiên Chúa, nhất định sẽ gặp sự báo phục của Ngài.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Loại bỏ
Lm Vũđình Tường
05:44 11/09/2015
Loại bỏ những gì không cần thiết là điều ai cũng làm nhưng loại bỏ những gì và giữ lại những gì là điều không dễ dàng. Thật dễ nếu loại bỏ thực phẩm mà công ty in sẵn ngày hết hạn. Khó hơn nếu phải loại bỏ vật chất vừa đắt tiền vừa còn tốt. Bỏ chúng thì tiếc mà giữ lại thì không biết đến bao giờ mới dùng đến. Chúng bị loại bỏ không phải vì hết hạn dùng mà là lỗi thời, thiên hạ không dùng đến mình cũng không dùng đến. Loại bỏ những gì mình ưa thích là khó hơn cả bởi ai mà điên khùng bỏ đi những cái mình ưa thích. Điều rõ ràng là tất cả những thứ mình ưa thích trên trần gian này đều có những điều tốt bày ra trước mắt và đồng thời cũng ẩn chứa những điều tai hại khôn lường. Chính vì cái tai hại tiềm ẩn khôn lường này mà chúng ta cần loại bỏ chúng trước khi chúng làm hại ta. Bởi có chứa tiềm ẩn điều tai hại nên nhiều khi chúng ta không nhận ra cái tai hại cho đến khi chúng xuất hiện thì đã lỡ lọt vào vòng chúng cương toả, kiềm hãm.

Có hai cách để giải quyết vấn đề. Thứ nhất là dùng vật chất khác để giải quyết vấn đề vật chất. Thứ hai là dùng những gì cao hơn để giải quyết vấn đề thấp hơn.

Dùng vật chất để giải quyết vấn đề tiềm ẩm sẽ gặp nguy cơ là giải quyết được vấn đề tiềm ẩm của vấn đề trước lại rơi vào cái tiềm ẩm của vấn đề thứ hai và như thế là rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Như thế cách giải quyết thứ nhất chỉ là giải quyết tạm thời, không dứt nọc và gốc rễ từ đó tiếp tục nảy mầm sinh hậu hoạ trong tương lai. Để giài quyết được vấn đề tiềm ẩm tận gốc rễ chúng ta cần đến những gì cao hơn vật chất mới có thể gỡ rối cho khó khăn tiềm ẩn vật chất. Những gì cao hơn vật chất không thể đến từ vật chất mà phải đến từ trên cao. Ngoài giáo huấn của Đức Kitô thì không còn giáo huấn nào cao hơn. Giáo huấn của Ngài là chính đáng và khôn ngoan hơn cả. Vấn đề khó khăn cho chúng ta là con đường của Ngài hướng dẫn là con đường khó, con đường gian nan. Chính Đức Kitô gọi đó là con đường khổ giá. Cái giá phải trả là phải tự mình vác đi trên con đường vừa dốc vừa gập gềnh nên bị nhiều người từ chối. Từ chối con đường khổ giá nên chọn con đường đời trần thế là con đường xem ra hấp dẫn, dễ dàng nhưng như đã nói có tiềm ẩn những tai hại khôn lường.

Chọn con đường khổ giá là chọn cửa hẹp, chọn con đường sống khổ trước và thanh thản, an bình hạnh phúc đến sau. Chọn con đường khổ giá là chọn con đường dẫn đến bình an nội tâm và nhận được bình an vĩnh cửu đời sau. Chọn con đường xã hội trần thế là chọn con đường rộng thênh thang, đi loại thoải mái, dễ dàng, sung sướng, khoái lạc nhưng đâu đó giữa đường đứt gánh hay đường hay cuối đường là những cạm bẫy trập trùng, đau khổ triền miên, không lối thoát và đã đi quá xa trên con đường không ngã rẽ, cộng với tuổi già, sức kiệt không đủ sức quay đầu trở lại đường ngay, nẻo chính. Chọn con đường xã hội trần thế là chọn con đường mà giá trị thực của chúng không do chúng tạo ra nhưng do con người tạo ra mà những gì do đại chúng tạo ra giá trị của chúng đều bị thay đổi. Chúng thay đổi theo thời, theo lúc và đến lúc nào đó chúng loại bỏ luôn giá trị của chính những người theo đuổi chúng khi người đó không còn giá trị với chúng nữa là chúng đẩy vào bên lề xã hội. Con đường trần thế là thế. Mọi thứ chúng ban cho đều là giả tạo bởi chính chúng được tạo nên bằng vật chất hay hư nát nên chúng không thể trao cho người theo chúng những gì vĩnh cửu như lòng mong muốn.

Người ta không thể vừa chọn trung thành với con đường khổ giá và con đường trần thế bởi giá trị hai con đường đó xung khắc nên không cùng sống chung. Chọn con đường khổ giá và loại bỏ con đường trần thế là điều khó thực hiện bởi ngoài quyết tâm theo đuổi và bền chí còn cần liên tục cầu nguyện. Chọn con đường khổ giá là chọn sống khác với đường trần thế và đường trần thế sẽ tìm mọi thủ đoạn chê bai, khiển trách, làm hại, chế diễu và ngay cả tìm cách tiêu diệt những ai không chọn theo chúng. Đức Kitô biết rõ điều đó khi Ngài cảnh báo cho biết con đuờng đời sẽ ghét anh chị em bởi anh chị em không thuộc về chúng.

Chúng ta đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô để Ngài đong đầy tâm hồn ta ân sủng Ngài và giúp ta liên kết với Ngài qua siêng năng cầu nguyện cũng như Ngài liên kết với Chúa Cha qua cầu nguyện. Xin ơn cầu nguyện và bền đỗ mỗi ngày là điều cần làm.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nga đưa quân vào Syria - Hoa Kỳ nổi giận
Đặng Tự Do
00:52 11/09/2015
Bộ trưởng quốc phòng Do Thái công bố hôm thứ Năm 10 tháng 9 là Nga đã gởi quân sang Syria nhằm tránh nguy cơ sụp đổ của chính quyền Bashar Assad sau hàng loạt những thất bại quân sự gần đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon nói với các phóng viên tại Tel Aviv rằng những nguồn tin tình báo của Isarel cho biết các cố vấn quân sự, kỹ thuật viên và nhân viên an ninh Nga đã đến Syria trong những ngày gần đây, với mục tiêu chính là thiết lập một căn cứ không quân gần thị trấn ven biển Latakia. Căn cứ này có thể được sử dụng để tấn công quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Ông Yaalon nói:

“Theo như chúng tôi hiểu, ở giai đoạn này, chúng ta đang nói về một lực lượng giới hạn trong phạm vi các cố vấn chiến trường, một đội ngũ bảo vệ an ninh và chuẩn bị cho sự hoạt động của các máy bay và trực thăng chiến đấu”

Tại Mạc Tư Khoa, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov không dấu diếm động tác mới nhất này cuả Nga. Ông giải thích rằng Nga đang thiết lập cầu không vận để tiếp tế vũ khí cho Syria và quân Nga đang có mặt tại chỗ nhằm huấn luyện quân sự cho các binh sĩ Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
Khi được hỏi về hoạt động của các máy bay Nga chung quanh sân bay gần Latakia, ông Lavrov cho biết những phi cơ này đang chuyên chở “các mặt hàng quân sự theo hợp đồng hiện có với chính quyền Syria; và cả các phẩm vật viện trợ nhân đạo.” Ông cho biết Nga chưa có kế hoạch "cho những bước tiếp theo," nhưng không loại trừ khả năng thực hiện những hành động rộng lớn hơn.

Ông nói thêm:

“Nếu đó là điều cần thiết, chúng tôi sẽ hành động phù hợp hoàn toàn với pháp luật của Nga, luật pháp quốc tế và nghĩa vụ của chúng tôi, đặc biệt dựa trên các yêu cầu và được sự đồng ý của chính phủ Syria và các nước khác trong khu vực, nếu được yêu cầu giúp đỡ chống khủng bố”.

Mạc Tư Khoa có một căn cứ hải quân tại Tartus, chỉ cách Latakia 50 dặm (80 km) về phía nam. Hồi đầu tuần này, thành phố lân cận Idlib đã lọt vào tay quân khủng bố Hồi Giáo.
 
Úc nhận thêm thêm 12,000 người tị nạn Syria
Đặng Tự Do
01:14 11/09/2015
Thủ tướng Tony Abbott hôm thứ Tư 9/9 đã thông báo rằng Úc sẽ chấp nhận thêm 12,000 người Syria từ những nhóm thiểu số bị đàn áp. Một từ ngữ cho thấy Úc sẽ nhận chủ yếu là các Kitô hữu.

Trước đó, ông cho biết Úc sẽ ưu tiên nhận những người tị nạn Syria nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi hạn ngạch 13,750 người đã được ấn định trước cho năm 2015.

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Úc tăng hạn ngạch đón nhận người tị nạn và đặc biệt ưu tiên đón nhận các Kitô hữu vào Úc.

Ngài nói các Kitô hữu phải được đối xử đặc biệt vì sinh mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng trong sách lược “xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi Trung Đông”.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục cho biết:

“Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã viết thư cho Thủ tướng Tony Abbott và Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong bất kỳ cách thế nào có thể giúp tái định cư cho những người tị nạn. Do thiếu một giải pháp ngoại giao hay chính trị ngay lập tức để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria, chúng tôi mong chính phủ Úc vui lòng bổ sung cấp thời một hạn ngạch là 10,000 chỗ cho người tị nạn, đặc biệt cho những người chạy trốn khỏi Syria. Nếu được, thông qua Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chúng tôi mong những người này có thể đặt chân đến Úc trước Giáng Sinh này”

Với quyết định đưa ra hôm thứ Tư, trong năm nay Úc sẽ nhận tổng cộng 25,750 người tị nạn.

Trong tuyên bố hôm thứ Tư, thủ tướng Úc cũng thông báo quyết định ném bom các vị trí của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria. Lực lượng không quân Úc đã ném bom các mục tiêu của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Iraq trong khoảng 12 tháng qua. Với quyết định mới này Úc hy vọng giúp chặn đứng đà tiến công của quân khủng bố Hồi Giáo IS trên lãnh thổ Syria.
 
Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập và cuộc khủng hoảng người tị nạn
Trần Bá Nguyệt
07:22 11/09/2015
Cho đến nay, Syria là nơi tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Bốn triệu người, tức là gần một phần năm dân số Syria đã phải bỏ chạy khỏi xứ sở của họ khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2011.

Lý do họ phải bỏ chạy thật dễ hiểu. Chế độ Bashar al-Assad đã nhắm vào người dân không thương tiếc với những vũ khí hoá học và các loại bom chùm. Đội quân Hồi Giáo IS cũng đã nhắm vào người dân thường và thực hiện việc chém giết, hành hạ, đóng đinh, nô lệ tình dục và các hình thức chém giết kinh hoàng khác. Những nhóm khác như Jabhat al-Nusra cũng tham gia vào việc giết hại và hành hạ người Syria.

Phần lớn những người tỵ nạn Syrian này đã phải giam mình trong những trại chật ních thiếu sự tài trợ tại những quốc gia lân bang. Khi thấy trước một tương lai mờ mịt cũng như biết rằng họ chẳng bao giờ có thể trở về nhà của mình, nhiều người đã quyết định lao vào cuộc hành trình nguy hiểm và đầy bất trắc mong có được cuộc sống tốt hơn tại Âu Châu.
Nhưng điều này không chỉ xảy ra tại Syria. Những cuộc xung đột rất xưa và kéo dài rất lâu đã khiến nhiều người phải ra đi. Chẳng hạn như cuộc xung đột tại Somalia nơi có một triệu mốt người tỵ nạn. Tại Afghanistan cũng không dưới hai triệu năm trăm chín chục ngàn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Những cuộc đàn áp về chính trị và tôn giáo tại nhiều xứ sở khác cũng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Chẳng hạn như tại Eritrea, nhiều gia đình đã phải trốn chạy nền độc tài trong nước. Cuộc đàn áp về chính trị tại Eritrea nghiêm trọng tới mức quốc gia này đôi khi còn được gọi là Bắc Triều Tiên tại Phi Châu. Tại Miến Điện, một nhóm thiểu số Hồi Giáo có tên gọi là Rohingya đã phải trải qua nạn bạo hành khủng khiếp và việc thanh trừng sắc tộc đôi khi với sự tiếp tay được che dấu khéo léo không bộc lộ ra ngoài của chính phủ Miến và ngay cả những lực lượng quân sự. Người Rohingya bỏ trốn ít tháng gần đây đã viết những phóng sự về tình trạng của họ sau khi hàng ngàn người bị bỏ mặc trên biển cả hoặc lênh đênh trên những chiếc thuyền mỏng manh trong khi những quốc gia lân bang từ chối tiếp nhận họ.

Trong khi đó, tại Trung Mỹ, xung đột phe nhóm và tình trạng vô luật pháp đã khiến hàng ngàn gia đình cảm thấy tuyệt vọng về sự an toàn của con cái nên họ đã phải chọn con đường gửi những đứa con mình lao vào những chuyến phiêu lưu hướng về Bắc Mỹ, nơi mà họ hy vọng sẽ được an toàn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tương lai của rất nhiều người trong số họ vẫn còn trong tình trạng bất định.

Chắc chắn là có những di dân kinh tế, là những người muốn đến các quốc gia giàu có để tìm những cơ hội tốt đep hơn cho họ và gia đình. Nhưng sự có mặt của họ không làm mu mờ được những nhu cầu tuyệt vọng của người tỵ nạn là những người đã quyết định bỏ trốn cùng gia đình để đối mặt với sóng gió và liều mình chết đuối trên biển Địa trung Hải hay mất xác trên đường đi vì những hiểm nguy khủng khiếp của chuyến đi vẫn còn tốt hơn là những gì họ phải đồi diện nơi quê hương mà họ bỏ lại phía sau.

Như các bạn đã thấy, những cuộc khủng hoảng đẩy những người tỵ nạn ra đi để tìm sự an toàn không nhất thiết có liên hệ với nhau, mà thực sự nhiều cuộc khủng hoảng lại rất khác biệt. Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu về người tỵ nạn thì không phải chỉ là một tổng hợp những thảm hoạ nhân đạo rời rạc lại với nhau. Một số yếu tố chung đã gắn kết chúng lại. Một trong những yếu tố đó là Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập hay Mùa Xuân Á-Rập, một làn sóng biểu tình chống chính quyền đã diễn ra tại Vùng Trung Đông năm 2011.

Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập đã đẩy manh cuộc khủng hoảng người tỵ nạn như thế nào

Đã từ lâu Âu Châu ngoảnh mặt làm ngơ đối với người tỵ nạn bằng cách trả tiền cho chính quyền của nhà độc tài Moammar Qaddafi để ông ta ngăn chặn và đẩy lui những người di cư đến Châu Âu.

Qaddfi được mô tả như một kiểu bảo kê. Ông ta đã góp tay vào việc ngăn chặn một số lượng không nhỏ người di cư và tỵ nạn Phi Châu cập bến lục địa Châu Âu. Phương pháp của ông ta thật khủng khiếp: Lybia dưới cánh tay Qaddafi đã nhốt những người di cư trong các trại tù nơi đó họ bị cưỡng hiếp và tra tấn không ngừng. Nhưng Châu Âu lúc đó đã rất vui mừng vì có kẻ gánh dùm cho họ nỗi lo âu đó.

Nhưng khi Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập nổ ra vào năm 2011, người Lybya đã đứng lên chống lại Qaddafi, sau đó nước Mỹ nhảy vào can thiệp. Chế độ Qaddafi cáo chung và Lybia xụp đổ trong rối loạn. Mặc dầu cuộc trốn chạy qua Lybia đầy nguy hiểm, nó cũng đã mở ra một con đường cho người tỵ nạn và những di dân kinh tế toàn Phi Châu dễ dàng hơn để dùng bờ biển của quốc gia này làm bàn đạp cho cuộc hành trình vượt biển Địa Trung Hải đổ bộ vào Châu Âu.

Đồng thời, Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập cũng đóng phần vào việc mở màn cho cuộc chiến tại Syria, cho những xung đột tại Yemen, và cuối cùng dẫn đến việc nổi dậy của lực lượng Hồi Giáo ISIS tại Syria và Iraq. Dĩ nhiên, những sự kiện này không gây nên những cuộc trốn chạy của người tỵ nạn Afganistan hay Miến Điện nhưng chính Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập có lẽ đã là tia lửa duy nhất và mạnh nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện đang diễn ra không ngừng trên toàn thế giới.
 
Cuba ân xá cho 3522 tù nhân trước cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thúy Vy
07:49 11/09/2015
Hội đồng nhà nước Cuba sẽ ân xá hơn 3,500 tù nhân trước chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến đảo quốc này, hãng thông tấn xã Granma của Cuba cho biết như trên.

Năm 1998, chính phủ Cuba đã ân xá cho 200 tù nhân trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khoảng 400 người khác cũng đã được ân xá khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đến đây vào năm 2012.

Hầu hết những người được tha trên 60 tuổi, hoặc dưới 20 tuổi. Đa số mắc những bệnh kinh niên. Phần đông là phụ nữ và những người đã được lệnh tạm tha vào năm 2016. Một số tù nhân ngoại quốc cũng có thể được ân xá.

Một vài trường hợp ngoại lệ vì lý do nhân đạo, hầu hết các tù nhân được ân xá không phạm những tội như cướp của, giết người.

Quyết định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn ba ngày, và chính phủ Cuba sẽ làm việc với các quốc gia khác để phối hợp thả các tù nhân người nước ngoài.

Có khả năng là các nhượng bộ khác sẽ đến trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Cuba.

 
ĐTC tiếp kiến 400 thành viên phong trao tu đức gia đình “Équipes Notre Dame”
Linh Tiến Khải
16:37 11/09/2015
ĐTC tiếp kiến 400 thành viên phong trao tu đức gia đình “Équipes Notre Dame”

VATICĂNG: ĐTC khích lệ các gia đinh kitô dấn thân trợ giúp và thương xót các gia đình bị thương tích, hay bị thất bại trong hôn nhân, cũng như mạnh mẽ chống lại các thực dân ý thức hệ.

ĐTC đã nhắn nhủ như trên trong buổi tiếp kiến 400 thành viên phong trao tu đức gia đình “Équipes Notre Dame” sáng ngày mùng 10 tháng 9 vùa qua. Ngài khẳng định rằng các cặp vợ chồng và các gia đình kitô thường ở trong các điều kiện tốt hơn để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho các gia đình khác, để nâng đỡ, củng cố và khích lệ các gia đình khác. Đó cũng là lý do của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ khai diễn tại Roma trong vài tuần nữa. Mục đích là để Giáo Hội suy tư với nhiều chú ý hơn về cuộc sống của các gia đình, là các tế bào nòng cốt của xã hội và của Giáo Hội, và chúng bị đe dọa trong bối cảnh văn hóa khó khăn ngày nay. ĐTC đã mời gọi các gia đình của phong trào chủ động trong công tác truyền giáo, bằng cách làm chứng, loan báo, thông truyền, điều mà Chúa làm cho họ sống trong sự thân tình của tổ ấm gia đình, với các vui buồn và khổ đau trong sự phong phú nhân bản và tinh thần, để lôi kéo người khác bước đi trên cùng con đường ấy. Sứ mệnh này đặc biệt quan trọng vì hình ảnh của gia đình như Chúa muốn, bao gồm một người nam và một người nữ cho thiện ích của hai người và của việc sinh con cái và giáo dục chúng, nhưng bị méo mó do các dự án quyền lực được nâng đỡ bởi các thực dân ý thức hệ. Chính vì thế cần có các hành động cụ thể và óc sáng tạo luôn canh tân để tiếp đón, đào tạo và đồng hành với các cặp vợ chồng trẻ, trước và sau khi cưới nhau. Đặc biệt cần gần gữi các gia đình bị thương tích vì nhiều lý do: thiếu công ăn việc làm, nghèo túng, vấn đề sức khỏe, tang chế, lo lắng vì con cái, mất quân bình vì xa cách hay vắng mặt, bầu khí bạo lực vv… Chúng ta phải có can đảm tiếp xúc với các gia đình đó một cách kín đáo nhưng quảng đại trên bình diện vật chất cũng như nhân bản và tinh thần trong các hoàn cảnh bị thương tích của chúng. Chúng ta hãy là dụng cụ lòng thương xót của Chúa và của Giáo Hội đối với người thất bại trong hôn nhân. Một cặp vợ chồng hiệp nhất và hạnh phúc có thể hiểu hơn bất cứ ai khác, từ bên trong, vết thương và nỗi khổ đau gây ra bởi một sự bỏ rơi, phản bội hay một thất bại của tình yêu. Ngoài ra cũng không được quên nỗi khổ đau không thể tả được của các trẻ em phải sống các hoàn cảnh gia đình đớn đau này và trợ giúp chúng (RG 10-9-2015)

Linh Tiến Khải
 
ĐTC tiếp các tham dự viên hội nghị quốc tế công lý môi sinh và các thay đổi khí hậu
Linh Tiến Khải
16:43 11/09/2015
ĐTC tiếp các tham dự viên hội nghị quốc tế công lý môi sinh và các thay đổi khí hậu

VATICĂNG: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.

Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là một bổn phận của công lý môi sinh.

ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)

Linh Tiến Khải
 
Bài giảng tại Santa Marta: Nếu không có khả năng tha thứ chúng ta không thể trở thành các Kitô hữu đích thực
Đặng Tự Do
17:47 11/09/2015
Lòng Thương Xót, hòa bình và hòa giải là những điều trái ngược với chiến tranh và thù hận là những chủ đề chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm 10 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài đưa ra câu hỏi liệu chúng ta có luôn luôn sẵn sàng đón nhận những ân sủng của bình an mà chúng ta nhận được qua Đức Giêsu và than trách cơ man những cuộc chiến tranh, những phá hoại, thù hận và bạo lực mà chúng ta nhìn thấy và đọc thấy mỗi ngày trên truyền hình và báo chí không.

“Ngày nay có bao nhiêu con người nam nữ làm việc cật lực – rất là cật lực - để sản xuất vũ khí gây chết người, những thứ khí giới cuối cùng tắm trong máu biết bao người dân vô tội. Ngày nay có nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra! Có bao nhiêu những cuộc chiến tranh và có bao nhiêu những kẻ gian ác miệt mài chuẩn bị cho những cuộc chiến đó. Họ chế tạo ra những vũ khí được sử dụng để chống lại người khác, để giết người! Hòa bình giải thoát chúng ta, hòa bình mang đến cho chúng ta cuộc sống, làm cho anh chị em phát triển; còn chiến tranh hủy diệt anh chị em, nó dìm anh chị em xuống”.

Một người không thể tha thứ thì không phải là một Kitô hữu

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng chiến tranh có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí chúng tồn tại “ngay cả trong các cộng đồng Kitô hữu của chúng ta, giữa chúng ta”. Ngài cho biết những ý tưởng chủ yếu mà phụng vụ hôm nay muốn đề cập với chúng ta là sự tha thứ và nhu cầu kiến tạo hòa bình giữa chúng ta với nhau.

“Nếu anh chị em không thể tha thứ, anh chị em không phải là Kitô hữu. Anh chị em có thể là một người đàn ông tốt, một người phụ nữ tốt. ... nhưng anh chị em chưa thực hiện được những ý nguyện của Chúa chúng ta. Hơn nữa, nếu anh chị em không thể tha thứ, anh chị em không nhận được sự bình an của Chúa. Và mỗi ngày khi chúng ta cầu nguyện cùng Cha chúng ta trên trời: ‘Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ thì hãy nhớ rằng đó là một điều kiện. Chúng ta đang cố gắng 'thuyết phục' Thiên Chúa rằng chúng ta là những người tốt lành bằng cách là chúng ta tha thứ cho những người khác. Nếu không phải như thế thì những lời kinh của chúng ta chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, phải không? Tôi nhớ đến một bài hát hay: ‘Từ ngữ, từ ngữ, và lại những từ ngữ’ có lẽ anh chị em vẫn thường nghe ca sĩ Mina hát phải không? Hãy tha thứ cho nhau! Như Chúa đã tha thứ cho chúng ta như vậy.”

Đức Thánh Cha cũng đã vinh danh những người nam nữ anh hùng kiên nhẫn vượt lên cơ man những khó khăn và bất công để giúp đỡ gia đình họ. Ngài mô tả họ như những người lành thánh. Nhưng đồng thời, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về những người chuyên nói xấu những người khác để gây ra chiến tranh. Ngài nói điều quan trọng là “cảm thông với tha nhân, chứ không phải là lên án họ.”

Nhắc nhở cộng đoàn rằng Thiên Chúa luôn luôn có lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết là các linh mục phải có lòng thương xót và tha thứ trong tòa giải tội.

“Nếu một linh mục khó có thể thương xót, thì ngài nên nói với giám mục của mình, là người sẽ trao cho vị linh mục ấy một công việc quản trị thích hợp chứ đừng ngồi tòa giải tội nữa! Một linh mục không có lòng thương xót sẽ gây ra rất nhiều tác hại trong tòa giải tội! Ngài hành hạ hối nhân. ‘Không, thưa cha, tôi cũng thương xót đấy chứ nhưng tôi có chút căng thẳng. ...? Thế à, nếu thế thì trước khi đi đến tòa giải tội, cha hãy đến với bác sĩ của cha, là người sẽ cho cha một số thuốc để làm cho cha ít căng thẳng hơn! Nhưng hãy tỏ lòng thương xót! Và anh chị em cũng hãy tỏ lòng thương xót giữa chúng ta với nhau. ‘Nhưng thưa cha, con người này đã gây ra bao nhiêu chuyện. ... Tôi làm sao bây giờ?’ Người đó phạm bao nhiêu tội tày trời hơn tôi nhiều! Ai trong chúng ta dám nói như thế, ai trong chúng ta dám nói rằng người này, người kia nặng tội hơn mình? Không ai trong chúng ta có thể nói điều này! Chỉ có Chúa chúng ta mới biết điều đó mà thôi.”

Đức Thánh Cha đã kêu gọi tất cả chúng ta hãy thể hiện phong cách Kitô giáo là lòng nhân hậu, tử tế và khiêm nhường chứ không phải là kiêu ngạo hay lên án hoặc nói xấu về người khác. Đức Thánh Cha đã kết luận bài giảng với lời nguyện xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng để mang đến những hỗ trợ cho những người khác, để tha thứ và thương xót, như Cha chúng ta trên hằng thương xót đối với mỗi người chúng ta.
 
Top Stories
UN Secretary General: Pope Francis a man of moral voice and purpose
Vatican Radio
11:35 11/09/2015
2015-09-10 Vatican - “[Pope Francis] is a man of humility and humanity, and he is a man of moral voice, and purpose.” There were the words with which the UN Secretary-General, Ban Ki-moon, described the Holy Father in an exclusive interview with Vatican Radio ahead of the Pope’s visit to the United Nations in New York at the end of September. “We are looking forward with great excitement [to] His Holiness, Pope Francis’ visit to the United Nations,” said Ban, adding, “I’m grateful for his compassionate leadership for peace and humanity.”

In a broad-ranging conversation with Paolo Mastrolilli, long-time US correspondent for Vatican Radio’s Italian-language news service, Ban addressed the ongoing refugee crisis in the Mediterranean basin and at the borders of Europe, persecution of minorities, climate change, sustainable development, and international political and security issues ranging from poverty reduction to the recently-reached nuclear agreement between the so-called P5+1 nations including the United States, and Iran.

Ban called on European leaders to increase their efforts to help and welcome migrants and refugees, saying, “I commend the leadership and global solidarity the European leaders are showing, but at the same time, in view of the gravity and the scale of this crisis, I would naturally expect that European leaders should do more.”

On the closely related issue of ongoing war in Syria and persecution of religious and ethnic minorities – especially Christians – throughout the whole Mideast region and beyond, Ban said, “There should be no such discrimination – against anybody – on the basis of any criteria of religion or ethnicity – and it is totally unacceptable to persecute, to discriminate [against] people on the basis of their beliefs – on the basis of who you love, what you believe.” Ban went on to say, “Migrants and refugees should be treated humanely, responsibly, under the international refugee convention, international humanitarian laws, and international human rights laws.” The UN Secretary-General went on to renew his call on European nations, especially, to show enlightened and humane leadership. “Therefore, I am urging European leaders – again – that they should open borders and provide necessary, life-saving humanitarian assistance: we have to show the compassion to these people,” Ban said.

Discussing Iran, Ban reiterated his support for the agreement, his confidence in its ability to keep Iran from acquiring nuclear weapons, and his hope that all parties will ratify. He also renewed his assurances that the United Nations stands ready to help guarantee the terms of the agreement are respected. “The United Nations [remains ready] to assist in the implementation of this process in monitoring and verification by the International Atomic Energy Agency,” said Ban.

Click below to hear UN Secretary-General Ban Ki-moon’s extended conversation with Paolo Mastrolilli in exclusive for Vatican Radio. Please find the full transcript - edited for clarity - of UN Secretary General Ban Ki-moon's exclusive interview with Vatican Radio, below

Paolo Mastrolilli for Vatican Radio: Mister Secretary General, on September 25 Pope Francis will visit the United Nations and address the General Assembly. Why is this visit important and what are your expectations for it?

BKm: We are excited – We are looking forward with great excitement [to] His Holiness, Pope Francis’ visit to the United Nations. This will be my fourth meeting with the Pope, but this will be his first visit to the United Nations – and, in the history of the Vatican – United Nations relations I think that this will be the first time in which His Holiness the Pope visits the United Nations during a General Assembly. He is a man of humility and humanity, and he is a man of moral voice, and purpose. Particularly at a time in which this world is experiencing many conflicts: refugees; migration; human rights abuses; climate change; we really need such a strong moral voice as the Pope’s; on this, the occasion, during which more than 150 heads-of-state and government of the world are gathering, therefore, you cannot expect any greater, more significant and important gathering of the world’s leaders, including the Pope. I’m grateful for his compassionate leadership for peace and humanity.

VR: As you’ve noticed, there is in the Mediterranean Sea a migration crisis going on – you spoke recently to several European leaders about it. Do you think Europe should do more to accept refugees?

BKm: I commend the leadership and global solidarity the European leaders are showing, but at the same time, in view of the gravity and the scale of this crisis, I would naturally expect that European leaders should do more. The refugees are fleeing wars and persecution, so they need to be protected properly and quickly. This is an unprecedented challenge for the world, particularly for Europe. It should be also noted that the European continent and people have themselves benefitted from this kind of migration and search for freedom and better opportunity. Now [that the countries of Europe constitute] the group of the largest and richest economies in the world, we hope that they will show their global solidarity and compassionate leadership and so take care of all these humanitarian situations as well.

VR: Many refugees are coming from Syria, and according to Moscow, there are now Russian military advisors operating on the field as well. Do you see the risk of further military escalation in Syria?

BKm: There is no military solution. They have been fighting during the last four-and-a-half years, and more than 250 thousand have been killed, with 4 million people refugees, and also 12 million people being affected directly by this crisis. I have been urging them to resolve this issue through political dialogue. There is a good agreement – the Geneva communiqué – which was adopted in June, 2012. That is why I have [worked] together with my Special Envoy, Staffan de Mistura, to establish four working groups: in military and security areas; on protection and safety issues; reconciliation, development and infrastructure-building; and political and constitutional issues. This is an attempt to expand the political space, so that we can resolve all this through political means. I urge the permanent members of the Security Council to unite and show their unity of purpose at this critical time.

VR: Christians are often the victims of violence in the Middle East and in several other regions: can the United Nations help in stopping this persecution?

BKm: There should be no such discrimination – against anybody – on the basis of any criteria of religion or ethnicity – and it is totally unacceptable to persecute, to discriminate against people on on the basis of who you love, what you believe. Therefore, particularly when it comes to migrants and refugees, they should be treated humanely, responsibly, under the international refugee convention, international humanitarian laws, and international human rights laws. Therefore, I am urging European leaders – again – that they should open borders and provide necessary, life-saving humanitarian assistance. We have to show compassion to these people.

VR: The Encyclical Letter of the Holy Father, Laudato si’, addressed the care of our common home: the United Nations conference on climate change will be held in Paris at the end of the year; however, on Monday, French President [Francois] Hollande warned that the talks could fail, especially if the issue of financing for emerging nations is not resolved; what is still missing in order to achieve a global agreement on climate change in Paris?

BKm: First of all, I am grateful to His Holiness, Pope Francis, for his Encyclical, which he announced in June. When I visited him in April, he told me that he would be strongly committed to working together to address the climate change phenomenon. He said that it is morally indefensible, if we do not cut and reduce greenhouse gas emissions. This is the only planet on which human beings live, and succeeding generations should be able to continue to enjoy living harmoniously with nature. Now, about this negotiation process: I am concerned about the pace of this negotiation. It is moving so slowly. That is why President Hollande of France has issued [his] statement. As far as financial support is concerned: I am working closely with President Hollande, with Chancellor Angela Merkel of Germany, and also the President of Perù, [Ollanta] Humala. We are working very closely with the president of the World Bank, and the managing director of the IMF, and also the secretary-general of UIS [?UNESCO Institute of Statistics?], [to explore] how we can present a politically credible framework to mobilize $100 billion by 2020, and thereafter provide $100 billion annually to developing countries, particularly the least developed countries, and small island developing states. Those countries, which are not historically responsible for climate phenomena, do not have any capacity to address mitigation and adaptation of this situation. I am hopeful that we can mobilize this money, and provide financial and technological support, and [that] we can have universal agreement in Paris in December.

VR: The next GA will adopt the post-2015 Sustainable Development Agenda: what will be the keys to address the issue of poverty and economic inequality, and put the economy at the service of peoples, as Pope Francis said recently in Bolivia?

BKm: Later this month, leaders of the world will come to the United Nations and will adapt the Sustainable Development Agenda, with 17 sustainable development goals. These goals are transformational, and [together constitute] a far-reaching vision of the world’s leaders, to make this world better for all, [a world in which] nobody will be left behind, so that all the people in this world can live with dignity, and also live harmoniously with our nature, with our planet, Earth. This is the only Earth we have to live on. [The SDG Agenda] encompasses all the spectrums of our life, with poverty-eradication front-and-center. In that regard, [the Agenda] is people-centered and planet-friendly. We must learn how we should live harmoniously with our planet Earth, with our nature. That is a main vision of these sustainable development goals. I expect that all member-states of the United Nations will reflect these 17 goals into their national economic social and environmental policies as binding national legislation, so that, by the time we [reach] 2030, we can live in a world of prosperity and well-being, equality, and justice. [The Agenda] even covers good governance, democratic society, and peaceful society. I sincerely hope that, on the basis of these sustainable development goals, we will make this a better world for all, in which nobody will be left behind.

VR: A final question: what do you think about the deal with Iran on the nuclear issue?

BKm: I warmly welcomed this nuclear deal, reached by the P5+1 and Iran. I am aware of certain concerns and criticism about this, but as far as I know, as the Secretary-General of the United Nations, and also based on my personal experience as a negotiator, dealing with North Korean nuclear issues, I believe this is a far better and far better-structured and much more rigorous agreement, which will prevent Iran from acquiring nuclear weapons for a very long foreseeable future. Therefore, I would really hope that this agreement will be ratified by all the parties concerned. The United Nations will be ready to stand – will remain stand[ing] to assist in the implementation of this process in monitoring and verification by the International Atomic Energy Agencies [sic] and this will also help the [establishment] of peace and security in the Middle East and beyond.
 
Pope Francis: We all risk being hypocrites including me
Vatican Radio
11:37 11/09/2015
2015-09-10 Vatican - Pope Francis says that we must learn to not judge others or we all risk becoming hypocrites including the Pope himself. At the same time, he said, we need to have the courage to acknowledge our own faults in order to become merciful towards others. The Pope’s comments came during his homily on Friday (11th September) at the morning Mass in the Santa Marta residence.

Pope Francis’s homily was a reflection taken from St Paul’s teaching on mercy, forgiveness and the need to avoid judging others. He said the Lord speaks to us about the reward contained within this: do not judge and you will not be judged. Do not condemn and you will not be condemned.

Have the courage to acknowledge our own faults

“But we can say: ‘So, this is all fine, isn’t it?’ And each of us can say: ‘Yes Father, this is all fine but how can it actually be done, where does one start with this?’ And what’s the first step for going along this path?’ We see that first step in today’s first Reading, in the Gospel. The first step is to acknowledge our own faults. The courage to acknowledge this before accusing others. And Paul praises the Lord because he chose him and gives thanks because ‘he has judged me trustworthy, even though I used to be a blasphemer and a persecutor and a violent man.’ But this was mercy.”

Beware of being hypocrites, from the Pope downwards

Quoting from Christ’s words to take the log out of our own eye first, Pope Francis stressed that it is essential to acknowledge our own faults before we can see clearly enough ‘to take the splinter out of our brother’s eye.’

“And Jesus uses that word that he only uses with those who are two-faced, with two minds: ‘Hypocrites! Hypocrite. Men and women who can’t learn how to acknowledge their own faults become hypocrites. All of them? All of them: starting from the Pope downwards: all of them. If a person isn’t able to acknowledge his or her faults and then says, if it’s necessary, who we should be telling things about other people, that person is not a Christian, is not part of this very beautiful work of reconciliation, peace-making, tenderness, goodness, forgiveness, generosity and mercy that Jesus Christ brought to us.”

The Pope went on to urge us to stop ourselves in time when we are tempted to speak badly about others.

“When we get tempted to talk to people about the faults of others, we must stop ourselves. And me? And have the courage that Paul had, here: ‘I used to be a blasphemer, a persecutor, a violent man’… But how many things can we say about ourselves? Let’s refrain from comments about others and let’s comment about ourselves. And this is the first step along this path of magnanimity. Because a person who can only see the splinters in the eyes of others, falls into pettiness: a petty mind, full of pettiness, full of chatter.”

Pope Francis concluded his homily saying let us ask the Lord to give us the grace to follow Jesus’ advice to be generous with forgiveness and generous with mercy, adding that a person who has never spoken badly about others, should be canonized immediately.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ làm phép nhà thờ giáo họ Lạc Ngoại GP. Bùi Chu
Nguyễn Văn Đoàn
08:09 11/09/2015
Thánh Lễ Làm Phép Và Cắt Băng Nhà Thờ Giáo họ Lạc Ngoại GP. Bùi Chu

Niềm mong ước bấy lâu đã thành hiện thực sau những năm tháng dài thi công và xây dựng, ngôi nhà thờ của Giáo họ Lạc ngoại- Giáo xứ Thuận Thành đã được Đức Cha Thomas Vũ Đình Hiệu, Cha quản hạt Giuse Phạm Văn Hy, Cha Nguyên quản hạt Phêrô Vũ Ngô Quý cùng quý cha trong Giáo hạt Đại Đồng đã long trọng cử hành nghi thức làm phép và cắt băng nhà thờ vào lúc 9h30 ngày 09 tháng 09 năm 2015, với sự hiện diện của đông đảo quý Cha, quý thầy, quý khách và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Xem Hình

Đúng 9 giờ sáng, phái đoàn đón Đức Cha của giáo họ về đến Trung tâm mục vụ Giáo họ trong sự hân hoan chào đón rất trọng thể của mọi thành phần dân Chúa trong giáo họ. Sau đó đoàn lễ nghi từ Trung tâm mục vụ tiến lên tiền sảnh Nhà thờ để cử hành nghi thức cắt băng khánh thành. Trước sự chứng kiến của toàn thể cộng đoàn hòa cùng những trái bóng, những chú chim bồ câu cùng với màn pháo sáng như muốn diễn tả tâm tình của con dân Lạc ngoại trong ngày hồng phúc này. Sau đó đoàn lễ nghi cùng toàn thể cộng đòn tiến vào ngôi thánh đường.



“Tiến là tiến ( i ) vào nào ta tiến vào cung điện của Chúa, cõi lòng dậy lên tiếng ca, xin dâng muôn lời ngợi ca, ngợi ca tình Chúa thiết tha“ - Lời ca nhập lễ kêu mời tất cả đoàn dân Chúa trong và ngoài Giáo họ cùng nhau vui sướng theo tiếng kèn, tiếng đàn rộn ràng tiến lên đền thờ nguy nga của Chúa.



Để thanh tẩy mọi sự dữ cám dỗ nơi trần gian, để khắp nơi, khắp chốn trong ngôi thánh đường này được xứng đáng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, Đức Cha Thomas đã bắt đầu thánh lễ bằng nghi thức làm phép và rảy nước thánh lên ngôi thánh đường. Đây cũng là một dấu chỉ thống hối và nhắc lại Bí tích rửa tội mà người tính hữu đã lãnh nhận



Trong lời ngỏ đầu lễ Đức Cha đã nói lên tâm tình tạ ơn Chúa tri ân các bậc tiền nhân trong Giáo họ: “ Trải qua hơn một thế kỉ từ khi Giáo họ chúng ta được thành lập và qua bốn lần trùng tu lại ngôi Thánh đường của giáo họ với hơn mười năm thi công, hôm nay giáo họ chúng ta vui mừng vì có được ngôi nhà thờ mới để dâng kính Chúa, là nơi để gặp gỡ Chúa và là nơi cử hành các Bí tích đặc biệt dâng Thánh lễ hôm nay để cầu xin ơn bình an cho tất cả mọi người trong giáo họ chúng ta cũng như tri ân các bậc tiền nhân, ân thân nhân của Giáo họ... Để Giáo họ có được ngôi Thánh đường khang trang vững chắc như này hôm nay, để nài xin Chúa làm phép ngôi nhà thờ này”.

Sau khi cùng Ca đoàn hợp xướng Vinh danh Thiên Chúa, cộng đoàn tham dự phụng vụ Lời Chúa một cách sốt sắng và trang nghiêm.



Trong bài giảng lễ, trước hết Đức Cha đã nói lên tâm tình hân hoan của tất cả mọi người, niềm mơ ước bấy lâu nay của tất cả mọi người có được ngôi nhà thờ khang trang vững chắc để làm nơi quy tụ công đoàn dân Chúa cũng như là nơi cử hành các Bí tich đặc biệt là các thánh lễ. Từ nay ngôi nhà này được dành riêng cho Chúa, là nơi để gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ nhau cũng như để xây dựng tình hiệp thông huynh đệ, xây dựng một cộng đoàn Giáo họ sống động theo đúng tinh thần của Giáo Hội cũng lời mời gọi trong năm tân phúc âm hóa các đời sống, sinh hoạt của chính Giáo họ Lạc Ngoại.

Tiếp đến Ngài quảng diễn 3 ý nghĩa của ngôi Thánh đường:

Trước hết Thánh đường là nơi gặp gỡ Chúa: Đền thờ là nơi Thánh thiêng, là chốn thần linh hiện diện ở giữa con người để tiếp nhận các lễ tế của con người, đồng thời cũng mang cho họ những ân huệ nhất là sự sống thần linh, Ngài đã giải thích lich sử của cựu ước để qua đó ý thức tầm quan trọng của ngôi đền thờ. Ngài nhấn mạnh chính Chúa Giêsu mới là ngôi đền thờ đích thực để qua Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giếu mà chúng ta có thể gặp gỡ Chúa cha, trong chúa Giêsu.

Tiếp đến Ngôi nhà thờ còn là nơi chúng ta xây dựng đền thờ tâm hồn của mỗi người chúng ta: Đền thờ là nơi mà chúng ta đến để được lãnh nhận bí tích rửa tội hầu được tái sinh làm con cái Chúa, được chính thức gia nhập vào Hội thánh Chúa Ki-tô và đó cũng là hình bóng của đền thờ Giê-ru-sa-lem trên trời. Đó cũng chính là nơi chúng ta được Chúa thánh Thần Ban sức mạnh qua bí tích thêm sức, được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể, được hòa giải với Chúa qua Bí tích giải tội, là nơi được Thiên Chúa chúc lành.

Sau cùng Ngôi nhà thờ là nơi mỗi người gặp gỡ tha nhân: Chính đền thờ là nơi quy tụ mỗi người đặc biệt trong các Thánh lễ, là nơi con người gặp gỡ nhau, để cầu nguyện, để chia sẻ và hiệp thông với nhau.

Tiếp theo là phần phụng vụ Thể tất cả mồ hôi, công sức của biết bao thế hệ tiền nhân, của tất cả con tim trong Giáo họ như của lễ tiến dân lên Chúa.



Cuối Thánh lễ, vị đại diện Hội Đồng mục vụ Giáo họ dâng lên Đức Cha, quý cha, quý thầy và toàn thể cộng đoàn tham dự lời tri ân chân thành, đồng thời, cũng cám ơn tất cả mọi người xa gần đã yêu thương bằng lời cầu nguyện, qua những hy sinh giúp đỡ để có được ngôi Thánh đường khang trang như hôm nay.



Nguyễn Đoàn

Dũng Seven
 
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Đông Thành, Thái Bình
BTT GP Thái Bình
08:29 11/09/2015
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Đông Thành, Thái Bình

Chiều thứ Năm (10.9.2015), cha xứ và cộng đoàn Giáo xứ Đông Thành, Giáo hạt Nam Tiền Hải hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ chăn Giáo phận Thái Bình – về dâng thánh lễ và ban Bí tích Thêm sức.

Xem Hình

Trong ngày các em thiếu niên của Giáo xứ được lãnh nhận Bí tích thêm Sức, khoảng trên 1000 giáo hữu, từ các cụ bô lão tới các em Thiếu nhi nơi đây đều bày tỏ niềm vui mừng, đứng xếp thành từng hàng dài để vẫy chào vị Chủ chăn Giáo phận khi ngài vừa đặt chân tới Giáo xứ.

Hồi 17g30, Đức Cha và cha xứ từ trong nhà xứ bước đi giữa đoàn người, tiến ra linh đài để làm phép tượng hai Thánh Tử đạo của quê hương.

Kết thúc nghi thức tại linh đài Thánh Tử đạo, mọi thành phần tiếp bước trên đường rước và tiến vào Thánh đường. Cả một vùng trời được vang dội bởi những âm thanh của đội trống và hai Ban kèn.

Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang trọng và sốt sắng. Đồng tế thánh lễ với Đức Cha, có cha xứ Augustinô Trần Thế Nhận và cha Vinc. Nguyễn Hòa – Chánh xứ Thanh Minh.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha bày tỏ niềm vui mừng vì chỉ sau một năm về lại Giáo xứ mà ngài đã thấy có rất nhiều đổi mới: từ cơ sở vật chất cho tới tinh thần sống đạo của các tín hữu đều phát triển và thăng tiến mạnh mẽ. Qua việc chuẩn bị tổ chức một cách chu đáo cho các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay, mọi người có thể nhận thấy Giáo xứ đã đầu tư, quan tâm và săn sóc cho thế hệ trẻ cách đặc biệt.

Hướng về các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm sức, Đức Cha nói: “Chúng con thân mến, Giáo phận luôn mời gọi mọi thành phần quan tâm đến chúng con. Vì khi lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, chúng con được công nhận là người đã trưởng thành về đức tin, trở nên những chiến sĩ của Chúa Kitô. Do đó, chúng con phải sống sao cho xứng với sự quan tâm của mọi người dành cho chúng con và xứng đáng với hồng ân mà chúng con lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần”.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của Bí tích mà các em chuẩn bị lãnh nhận. Đồng thời, ngài cũng mời các em tự nguyện tham gia trả lời những câu hỏi của ngài có liên quan đến ý nghĩa và hiệu quả của Bí tích này.

Sau bài giảng, cha xứ đã giới thiệu với Đức Cha con số các em đã được chuẩn bị, học hỏi Giáo lý một cách kỹ lưỡng. Ngài xin Đức Cha cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các em.

Sau lời nguyện hiệp lễ, các em vừa được lãnh nhận Bí tích Thêm sức vui mừng thể hiện niềm vui của mình qua vũ điệu của bài “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi”.

Kết thúc thánh lễ, tất cả các em thiếu nhi xếp hàng lên nhận phần quà Đức Cha trao tặng. Sau đó, các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và cha mẹ các em cùng tiến vào nhà xứ để chung chia niềm vui qua bữa cơm gia đình.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Giáo phận Banmêthuột: Khóa học Quản lý Giáo xứ cho các linh mục
BTT GP Ban Mê Thuột
09:00 11/09/2015
Giáo phận Banmêthuột: Khóa học Quản lý Giáo xứ cho các linh mục

Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc Quản lý Giáo xứ sẽ giúp Linh mục quản xứ, HĐGX dễ dàng hoàn thiện các loại hồ sơ, các loại giấy tờ chứng thư, chứng chỉ bí tích, v.v... một cách khoa học và chính xác. Chỉ cần một “cái click chuột”, dữ liệu thông tin của giáo dân, gia đình, giáo họ, giáo xứ sẽ được thể hiện trên màn hình vi tính. Nhận thấy lợi ích thiết thực ấy, Đức Giám Mục đã kêu gọi quý Linh mục trong Giáo phận tham gia khóa học “Sử dụng phần mềm Quản lý giáo xứ - 2015”.

Xem Hình

Khóa học Quản lý Giáo xứ dành cho Quý Linh mục trong Giáo phận do Tòa Giám mục Giáo phận Banmêthuột tổ chức vào ngày 10.9.2015, tại Trung tâm Mục vụ - số 01 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Ma Thuột. Khóa học có sự hiện diện của Đức Giám Mục, Cha TĐD, Quý Cha TGM, và gần 100 linh mục từ 8 Giáo hạt về tham dự; trong đó có cả Quý Cha cao niên như Cha Anrê Lê Trần Bảo (Giáo hạt Phước Long), Cha Anrê Trần Xuân Cương (Giáo hạt Dakmil), Cha Giuse Đặng Sỹ Bình (Nhà hưu TGM),…

Đây là khóa học ứng dụng phần mềm Quản lý Giáo xứ do anh Phêrô Nguyễn Đức Thuận, thuộc Giáo xứ Hà Đông - TGP Sàigòn, chuyên viên soạn thảo phần mền, hướng dẫn. Để chuẩn bị cho khóa học này, một số anh chị em trong Ban Văn hóa Truyền thông đã được cử đi học trước đó, để có thể hỗ trợ các Cha trong thao tác cài đặt phần mềm, nhập dữ liệu và tiếp cận sử dụng phần mềm nhanh chóng hữu hiệu. Hơn nữa, trong lĩnh vực này, nhiều Cha cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu và có một số kiến thức cơ bản (nhất là các linh mục trẻ) nên chỉ trong 1 ngày, khóa học cũng đạt được kết quả rất khả quan.

Dự kiến sau khóa học này, TGM sẽ tổ chức một khóa tiếp theo dành cho các thư ký HĐGX và chuyên viên để cộng tác với Quý Cha quản xứ trong công việc quản lý Giáo xứ bằng công cụ thông tin hiện đại thời @ hôm nay.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức
Diệp Hải Dung
09:14 11/09/2015
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức

Tối thứ Sáu 11/09/2015. Có 48 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức do Father Paul Monkerud Đặc trách Bộ Canh Tân Phúc Âm Sydney chủ sự.

Xem Hình

Tham dự Thánh Lễ có các bậc phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, Quý Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách tham dự rất đông đủ. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời cám ơn chào mừng Father Paul Monkerud đã ưu ái thương mến Cộng Đồng đến chủ tế Thánh lễ và ban phép Bí tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể hôm nay.

Sau Phúc Âm, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney, giới thiệu và đọc danh sách các em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức.

Sau bài bài giảng là lời tuyên xưng đức tin của các em sẽ lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Cùng đồng tế gồm có quý Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương và Cha Khách cùng đồng tế.

Trước khi kết thúc Thánh lễ hai em Thiếu Nhi đại diện các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức lên ngỏ lời cám ơn Father Paul Monkerud và tặng hoa cho Ngài, đồng thời cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta và Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang đã hát rất hay giúp cho cộng đoàn dâng Thánh lễ một cách sốt sắng và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, qúy Cha và các em chụp chung tấm hình kỷ niệm và Father Paul ở lại gặp gỡ mọi người trong tình thân mật.

Diệp Hải Dung
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhiều trí thức trong nước đang ở vào hoàn cảnh nan giải giữa nói thật và không nói thật
Nguyễn Văn Nghệ
08:52 11/09/2015
Nhiều trí thức trong nước đang ở vào hoàn cảnh nan giải giữa nói thật và không nói thật

Ngày 11/02/2012 tôi có nhận của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế một Thư Ngỏ. Trong thư có viết: “ Ngày 19 và 20 tháng 4 năm 2012, cùng với trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Khoa Lịch sử sẽ tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Ngành/Khoa (1957-2012).

Đây là dịp để các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên, học viên Cao học, Nghiên cứu sinh đã từng làm việc, học tập về lại mái trường thân yêu gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm, chia sẻ những tình cảm, thành công trong cuộc sống của mình và được nghe, được thấy sự thay đổi, trưởng thành của cán bộ, sinh viên hiện đang làm việc, học tập tại Khoa Lịch sử hôm nay”.

- 55 năm theo dòng lịch sử(1957-2012)

Do bận công việc gia đình nên tôi không thể ra Huế tham dự được. Nhưng sau đó vào ngày 11/05/2012 tôi nhận được hai cuốn sách từ Khoa Lịch sử “Kính biếu” gởi vào, trong đó có cuốn “ 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)” của nhà xuất bản Thuận Hóa do Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế làm chủ biên. Sau khi đọc xong cuốn sách này, vào lúc 12h51’ ngày 16/05/2012 tôi đã gởi E-mail đến Khoa Lịch sử có nội dung như sau: “ Kính gởi quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế.

Em đã đọc xong hai cuốn sách mà Khoa đã gởi biếu. Riêng cuốn “55 năm theo dòng lịch sử(1957-2012)” cho em biết thêm nhiều tư liệu mà em chưa bao giờ biết. Nhưng khi đọc xong cuốn sách này em có chút buồn “theo dòng lịch sử”. Bởi vì “55 năm theo dòng lịch sử” chỉ nhắc đến cái ngọn mà quên mất đi cái gốc. Để “ôn cố tri tân” em giở cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận đọc từ trang 277- 301 để giải tỏa nỗi buồn. Xin quý thầy cô tha thứ cho đứa học trò cũ ăn nói bộc trực này.

Chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe!”.

Nếu cuốn “55 năm theo dòng lịch sử( 1957-2012) do Khoa Văn hoặc một Khoa nào khác biên soạn thì tôi sẽ không buồn “theo dòng lịch sử”. Đằng này lại do Khoa Lịch sử biên soạn nên mới buồn “theo dòng lịch sử”. Cuốn sách dày 300 trang nhưng chỉ dành 3 trang nói về giai đoạn hình thành cho đến năm 1975. Hai nhân vật quan trọng trong việc thành lập Viện Đại học Huế là Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận nhưng không hề được nhắc đến tên.

- Bên giòng lịch sử(1940- 1965): Ông Diệm và văn hóa giáo dục.

Thế hệ trẻ trong nước chắc có nhiều người chưa bao giờ nghe, thấy và đọc cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận. Có đọc qua mới thấy công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong buổi bình minh của việc thành lập Viện Đại học Huế.

Theo linh mục Cao Văn Luận vào ngày mùng 3 Tết năm Đinh Dậu (1957) tại nhà từ đường của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Huế, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nói với linh mục Cao Văn Luận: “ Này cha, tôi thấy cần phải thành lập tại Huế một viện Đại học lớn, vì hai lý do chính. Thứ nhất là Huế từ trước đã là một trung tâm văn hóa của nước ta. Ở Huế đã có những truyền thống văn hóa sâu đậm, có những cơ sở văn hóa lâu đời, như trường Quốc tử giám, các cuộc thi cử Hán học. Dân miền Trung lại hiếu học mà nghèo, có bao nhiêu thanh niên ưu tú muốn lên Đại học mà không thể vào Sài Gòn học tiếp. Thứ hai là hiện nay dân chúng xôn xao đồn đại rằng chính phủ một ngày nào đó có thể bỏ Huế, vì hiện nay Huế không quan trọng lắm về phương diên chính trị, kinh tế. Vậy lập Viện Đại học Huế là chứng minh cách cụ thể với dân chúng, với quốc tế cũng như với bên kia rằng chính phủ nhất định bảo vệ Huế. Huế chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 100 cây số, lập ở đây một Đại học lớn chẳng khác nào thách đố với bọn cộng sản. Nếu bây giờ tôi quyết định lập Đại học Huế, cha có bằng lòng giúp tôi không?” Linh mục Cao Văn Luận đã trả lời: “Thưa cụ, nếu tôi có thể làm được việc gì để góp công vào việc thành lập một Đại học ở Huế, thì cụ có thể tin rằng tôi không ngần ngại chút nào”.Tổng thống Ngô Đình Diệm thấy linh mục Cao Văn Luận nhận lời liền nói: “ Vậy thì ít hôm nữa tôi sẽ sai một phái đoàn ra đây gặp cha, để thảo luận và nghiên cứu các chi tiết cụ thể”. Và khoảng một tháng sau, một phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế gặp linh mục Cao Văn Luận có các ông Ngô Đình Nhu, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Dương Đôn, Viện trưởng Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình và những giáo sư chuyên viên khác.

Một cuộc họp được tổ chức tại Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên. Linh mục Cao Văn Luận trình bày trước cử tọa những lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra và kèm theo những lý do thực tế của linh mục. Nhưng cuộc họp đã đi đến quyết định “là vì những hoàn cảnh đặc biệt những khó khăn trong ngành giáo dục, chưa nên làm việc vội vàng hấp tấp quá. Họ nói rằng ở Huế chỉ nên lập một chi nhánh của Viện Đại học Sài Gòn tùy thuộc hoàn cảnh vào viện Đại học Sài Gòn và Bộ Quốc gia Giáo dục. Như vậy Đại học Huế sẽ không thành một đơn vị độc lập mà chỉ là một số phân khoa đặt dưới quyền Viện Đại học Sài Gòn mà thôi” và linh mục Cao Văn Luận được cử làm đại diện cho ông Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình để tổ chức. Linh mục không đồng ý . “Nhưng đành khuất phục trước quyết định của đa số”.

Phái đoàn về Sài Gòn được mấy hôm thì có nghi định thành lập Đại học Huế, nhưng với các điều khoản đặt Đại học Huế lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn.

Linh mục Cao Văn Luận đã ghi lại những khó khăn của Đại học Huế bị lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn: “ Sau hai tháng hoạt động mỗi ngày tôi thấy thêm nhiều khó khăn chỉ vì Huế thì xa Sài Gòn, tôi lại không có đủ thẩm quyền quyết định bất cứ việc gì mà phải phúc trình về Viện trưởng Đại học Sài Gòn, về Bộ Quốc gia Giáo dục, rồi lên ông Nhu, ông Diệm. Các thủ tục đó làm cho công việc chậm trễ, làm cả tôi và những người góp sức lúc đầu chán nản. Tôi vào Sài Gòn trình bày các khó khăn đó thẳng cho ông Diệm. Tôi nói với ông Diệm rằng ý kiến đầu của ông Diệm là muốn có một Đại học Huế độc lập, lớn quan trọng để thành một chứng minh và thách đố với thế giới và bên kia nếu cứ phải chạy quấn trong những thủ tục giấy tờ rắc rối, và những hành lang của giới giáo dục Sài Gòn, thì không thể đi đến kết quả tốt được. Tôi yêu cầu ông Diệm cho Đại học Huế quy chế riêng biệt và độc lập, và tôi có quyền quyết định mọi việc trong phạm vi ích lợi cho Đại học Huế. Tôi ngỏ ý nếu không được như vậy thì xin ông Diệm chọn người khác, và tôi nhận thấy không thể làm việc trong các điều kiện quá rắc rối như vậy được.Tôi không phải là người có thể đi vòng vo qua bao nhiêu hành lang các bộ sở được mãi”. Tổng thống Ngô Đình Diệm trả lời: “Cha yên tâm. Tôi đồng ý với cha về những điều đó, và sẽ có nghị định thành lập Viện Đại học Huế tự trị ngay cho cha, và tôi xin mời cha làm Viện trưởng đầu tiên Viện Đại học Huế”.

Sau khi linh mục Cao Văn Luận trở về Huế được ít hôm thì có nghị định thành lập Viện Đại học Huế cùng với sắc lệnh cử linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng.

- Giữa nói thật và không nói thật

Giảng viên Hà Văn Thịnh công tác tại Khoa lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế từ năm 1978 đến nay đã có lần trả lời bà Mạc Việt Hồng trên báo mạng Đàn Chim Việt trong bài viết “Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh”: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp và Mỹ mà Việt nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…

Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, “ Lịch sử theo trang sách học trò”, tôi vạch rõ, dạy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải giữa nói thật và không nói thật” (Dan Chim Viet online 19/05/2010).

Không biết chỉ riêng những đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế có đồng ý với nhận định của giảng viên Hà Văn Thịnh không? Tôi là sinh viên Khoa Lịch sử K.19 (1995-1999) của Trường Đại học Khoa học Huế, cũng từng là học trò của giảng viên Hà Văn Thịnh. Trong bốn năm đại học khi học đến Hiệp định Genève và Paris , tôi muốn đọc nguyên văn Hiệp định bằng tiếng Việt mà thôi nhưng lục lọi khắp thư viện của Khoa cũng như của Viện Đại học Huế mà không thấy một văn bản nào cả! Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, buộc chúng ngồi vào bàn hội nghị để ký Hiệp định nhưng không biết tại sao trong thư viện của Khoa Lịch sử cũng như thư viện của Viện Đại học Huế không có một văn bản Hiệp định nào để sinh viên nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong Hiệp định? Còn nếu tìm tài liệu liên quan đến Cải cách ruộng đất hoặc vụ Nhân văn giai phẩm…thì nói theo ngôn ngữ dân gian đến “Tết Ma rốc” mới tìm thấy!Theo tôi nghĩ chắc là sinh viên chưa đủ trình độ nhận thức những tài liệu ấy cho nên chưa cho tiếp cận!

Những người làm công tác dạy lịch sử Việt Nam hiện đại có nhận ra mình dạy điều giả dối như giảng viên Hà Văn Thịnh đã thố lộ không? Chắc là có người nhận ra nhưng cũng có lắm người chưa nhận ra. Giảng viên Hà Văn Thịnh khẳng định:“Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. Đúng là nan giải, bởi vì “ đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị dày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…” (Lời ông Hạ Đình Nguyên- Boxitvn online 27/09/2015).

Để hưởng bổng lộc và bảo toàn mạng sống nên nhiều người chấp nhận “nói dối cưỡng bức”. Trong bài viết “Tôi đi cải táng thầy tôi” của tác giả Phạm Tuân viết về việc cải táng học giả Phạm Quỳnh đăng trên Tễu- blog, có một độc giả nặc danh nhận xét về nhạc sĩ Phạm Tuyên , con trai học giả Phạm Quỳnh vào lúc 19:22 ngày 09/09/2015: “ Anh Phạm Tuyên đã phải chui vào vỏ ốc để tồn tại. Cũng như cụ nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!”.

Giáo sư Hà Văn Tấn nhận định: “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau” và “ các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua”( Gs Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ quốc tháng giêng năm 1988, In lại trong: Một số vấn đề lý luận sử học, Nxb ĐHQGHN, 2007)

Nguyễn Văn Nghệ

Tổ dân phố Phú Lộc Tây, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn chuyện “hôn nhân” đồng tính: Kim Davis và cuộc chiến mới bắt đầu
Vũ Van An
22:34 11/09/2015
Nhiều người cho rằng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về “hôn nhân” đồng tính không kết thúc cuộc tranh luận về vấn đề này mà chỉ là chính thức mở màn cho cuộc đấu tranh về luật pháp mà thôi.

Và cuộc đấu tranh ấy bắt đầu với việc Kim Davis khước từ không ký nhận hôn thú cho một cặp đồng tính vì làm thế là đi ngược lại lương tâm Kitô Giáo của cô. Kết quả: cô vừa bị cầm tù vì sự khước từ này. Sau đây là các thời điểm dẫn tới việc vừa kể:

Diễn biến vào tù

Ngày 26 tháng 6, 2015: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với số phiếu 5-4 đã phán quyết: các tiểu bang phải thừa nhận và cho phép hôn nhân đồng tính. Thống Đốc Bang Kentucky, Steve Beshear, ra lệnh cho các thư ký quận tuân hành.

Ngày 29 tháng 6, 2015: Thư ký quận Rowan, Kim Davis, khước từ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cho biết các quan điểm tôn giáo của cô cấm cô không được ủng hộ hôn nhân đồng tính.

Ngày 2 tháng 7, 2015: American Civil Liberties Union (ACLU) kiện Davis và Quận Rowan nhân danh 2 cặp đồng tính bị từ khước cấp hôn thú.

Ngày 8 tháng 7, 2015: Một số thư ký yêu cầu một phiên họp đặc biệt của Quốc Hội để xem xét một dự luật làm vừa lòng những người nói họ không thể cấp phát hôn chứng vì lý do tôn giáo. Thống đốc Beshear bác bỏ lấy lý do tốn kém.

Ngày 12 tháng 8, 2015: Thẩm phán David Bunning của tòa sơ thẩm ra lệnh Davis phải cấp hôn chứng cho các cặp đồng tính.

Ngày 27 tháng 8, 2015: Tòa Kháng Án Liên Bang bác bỏ đơn khiếu nại của Davis, buộc cô thi hành án lệnh của Bunning.

Bước 1: Tòa Án Tối Cao bác bỏ kháng án của Davis
Bước 2: Davis bị kết tội miệt thị và bị vào tù.

Chỉ đọc mấy dòng trên, ai cũng tưởng vấn đề đơn giản và phần lớn đồng ý với quan tòa là Davis phải cấp hôn chứng cho những người kết hôn hợp pháp, khi cô lãnh 80,000 dollars một năm do chính phủ trả.

Không hẳn là chuyện cá nhân

Nhưng theo Terry Mattingly, Davis không hề bác bỏ việc cấp hôn thú cho các cặp đồng tính, cô chỉ từ khước không chịu để tên cô trên giấy hôn thú đó mà thôi. Cô đã xin cấp trên tìm một người khác đủ tư cách ký nhận hôn thú đồng tính, vì theo cô, đặt tên cô trên hôn thú đó là công khai ủng hộ “hôn nhân” đồng tính, một việc mâu thuẫn với lương tâm Kitô hữu của cô.

Phiền một điều luật pháp ở Kentucky không dự liệu điều cô yêu cầu. Cô là người duy nhất có thẩm quyền cấp hôn thú.

Về phần chánh án Bunning, ta cũng cần lưu ý điều này: các đương đơn kiện Davis chỉ muốn cô bị phạt tiền và buộc cấp hôn thú cho họ thôi. Nhưng Chánh Án Bunning đi quá điều họ xin, bằng cách bỏ tù Davis, lấy cớ là phạt tiền không đem lại kết quả gì vì các người ủng hộ cô sẵn sàng nộp tiền phạt thế cho cô. Hơn nữa, ông còn sợ “hiệu quả sóng lăn” (ripple effect) nghĩa là nhiều người thư ký khác sẽ bắt chước Davis coi thường án tòa!

Mattingly, dịp này, cũng nói đến “triết lý” của Bunning khi ông nhận định “ý tưởng luật tự nhiên thay thế cho thẩm quyền tòa này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm”.

Báo chí phần lớn cho rằng bi hài kịch này một phần do tình trạng lôi thôi về chính trị của tiểu bang. Ngành lập pháp ở đây phải giải quyết tình thế này. Và đó là điều một số nhà lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ ở Frankfort (thủ phủ Kentucky) đang cố gắng làm, giúp cho Quận Rowan có thể cấp hôn thú cho người đồng tính mà vẫn không khiến Rowan phải hành động ngược với niềm tin tôn giáo của cô.

Trong chiều hướng trên, Chủ Tịch Thượng Viện Kentucky là Robert Stivers yêu cầu chánh án Bunning không buộc Davis tội khinh miệt tòa cho tới khi lập pháp giải quyết xong mớ bòng bong do việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính gây ra. Khổ một điều, quốc hội phải tới năm tới mới họp và thống đốc Steve Beshear thì từ chối việc triệu tập phiên bất thường vì tốn kém.

Vấn đề ở đây là phải cùng một lúc bảo vệ tự do tôn giáo và tự do kết hôn đồng tính. Không thể loại bỏ thứ tự do nào. Whitney Westerfield, thuộc đảng Cộng Hòa, người đang tranh chức bộ trưởng tư pháp chống lại Andy Beshear, con trai thống đốc, phát biểu: “Mọi người Kentucky thuộc mọi tín ngưỡng nên tỉnh táo trước việc phát biểu và giữ vững niềm tin của ta có nghĩa gì đối với sự an toàn của ta. Bị vào tù. Vì niềm tin của mình. Và sự im lặng của những người có quyền không chịu can thiệp cho cả hai thứ quyền này quả làm ta ngỡ ngàng”.

Chủ tịch quốc hội, Greg Stumbo, cũng yêu cầu thống đốc Beshear tìm cách giải quyết bế tắc này, một điều rất dễ giải quyết. Vì “dù có đồng ý hay không, tất cả chúng ta đều có quyền tự do tín ngưỡng”.

Martin Cothran, một phân tích gia của Qũy Gia Đình Kentucky, cho hay: nếu không chịu triệu tập phiên đặc biệt của quốc hội, thì thống đốc Beshear vẫn còn một giải pháp khác là ban hành lệnh hành pháp (executive order) để tháo gỡ thế bí cho Davis và nhiều thư ký quận khác. Theo ông, “Kim Davis vào tù vì Thống Đốc Beshear không chịu làm việc ông phải làm”. Ông cũng chỉ trích chánh án Bunning đã không thi hành Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo của tiểu bang là luật đòi chính phủ phải theo đuổi giải pháp ít hạn chế nhất đối với tự do tôn giáo.

Thành thử vấn đề không hẳn là giữa Davis và chánh án Bunning mà là trận chiến giữa tự do và bảo thủ, giữa tả và hữu hay đúng hơn giữa người dân lành và những nhà lãnh đạo nặc mùi ý thức hệ.

Lần đầu tiên một công dân Hoa Kỳ vào tù vì tín ngưỡng

Lời nhận định của luật sư Roger Ganman, bào chữa cho Davis, quả là thấm thía: “Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, một công dân Hoa Kỳ bị ngồi tù vì có một niềm tin trong lương tâm rằng hôn nhân là cuộc kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà, và cô đã buộc phải ngồi tù ở đó cho tới khi chịu thay đổi tâm thức, cho tới khi chịu thay đổi lương tâm đối với điều cô tin. Điều này chưa hề có tiền lệ trong luật pháp Hoa Kỳ”.

Luật sư Gannam cũng cho rằng bi kịch này chứng tỏ: nếu các viên chức dân cử không còn được tự do tôn giáo, thì tiếp nối chắc chắn là các công dân thường.

Trở lại Liên Bang Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, người đang vận động đại diện Đảng Cộng Hòa ra tranh cử Tổng Thống, về phe ủng hộ Davis. Ông nói: “Hôm nay, tính vô luật tư pháp đã vượt biên giới đi vào tính bạo chúa tư pháp. Hôm nay, lần đầu tiên chưa bao giờ có, chính phủ bắt giam một phụ nữ Kitô Giáo vì đã sống phù hợp với đức tin của mình. Đây là điều sai lầm. Đây không phải là Hoa Kỳ.

“Tôi đứng về phía Kim Davis. Một cách không mập mờ. Tôi đứng về phía mọi người Hoa Kỳ đang bị chính phủ Obama cố gắng cưỡng bức phải chọn lựa giữa việc tôn vinh đức tin của mình và vâng theo quyết định vô luật của tòa.

“Khi bất đồng, Chánh Án Trưởng Roberts nhận xét rất đúng rằng quyết định về hôn nhân của Tòa không có gì liên quan tới Hiến Pháp cả. Chánh án Scalia thì nhận định rằng quyết định của Tòa đi ngược lại luật lệ đến nỗi các viên chức tiểu bang và địa phương chắc chắn sẽ coi thường. Tất cả các chính trị gia nào, bất luận là Dân Chủ hay Cộng Hòa, tặc lưỡi bảo rằng Davis nên từ chức, là đang bảo vệ một tiêu chuẩn giả hình. Sao không kêu gọi thị trưởng San Francisco từ chức vì đã tạo nên một thành phố chứa chấp tạo nên cảnh sát hại nhiều công dân Mỹ bởi những phần tử di dân bất hợp pháp được thứ vô luật lệ của hắn chào đón? Sao không kêu gọi Tổng Thống Obama từ chức vì đã làm ngơ và coi thường luật lệ di dân của ta, các luật lệ cải cách phúc lợi xã hội của ta, và cả thứ Obamacare của ông ta nữa? Chỉ khi nào thị trưởng San Francisco và Tổng Thống Obama từ chức, thì ta mới có thể tính tới Kim Davis.

“Những ai đang bách hại Kim Davis tin rằng các Kitô hữu không nên phục vụ trong các chức vụ công cộng. Đó chỉ là hậu quả chủ trương của họ. Hoặc, nếu các Kitô hữu phục vụ trong các chức vụ công cộng, thì họ phải làm ngơ đức tin tôn giáo của họ, nếu không sẽ phải vào tù.

“Kim Davis không nên bị ngồi tù. Chúng ta là một đất nước được thiết lập trên các giá trị Do Thái và Kitô Giáo, được những người chạy trốn áp bức tôn giáo thành lập để có được một mảnh đất nơi chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa và sống theo đức tin của mình, không sợ bị bỏ tù vì làm như thế. Tôi kêu gọi mọi Tín Hữu, mọi người bảo vệ Hiến Pháp, mọi người yêu tự do đứng về phía Kim Davis. Hãy chấm dứt việc bách hại ngay bây giờ”.

Những người ủng hộ Kim Davis như Phil Lawler của CatholicCulture cho rằng theo luật, Kim Davis nên từ chức nếu không muốn vào tù. Nhưng luật bất chính không phải là luật. Đối với Kim Davis, luật trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện công nhận hôn nhân đồng tính là luật bất chính, và do đó không phải là luật. Khi đảm nhiệm công vụ, cô thề sẽ tuân giữ luật, thì khi từ khước cấp hôn thú cho những người đồng tính, cô đang thi hành việc giữ luật, chứ không chống luật. Không có lý do gì để cô phải từ chức. Cô cho hay: “không, tôi sẽ không bỏ đi. Tôi được bầu vào công việc này và tôi đã phục vụ nó cách hãnh diện nhiều năm qua. Tôi không nên bị cưỡng bức phải tuân hành thứ luật bất chính”.

Bất hạnh một điều: hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã sa đọa đến độ phi lý được ủng hộ, hành vi bất tự nhiên được ca ngợi và do đó bất chính nhan nhản khắp nơi. Di sản chính trị đáng tự hào của Hoa Kỳ đã bị hạ phẩm; tính chính đáng của chế độ Hoa Kỳ đã bị xuống cấp. Làm thế nào có thể phục hồi tính chính đáng cho nền cộng hòa Mỹ. Câu trả lời không đơn giản, nhưng theo Lawler, để chống lại các bất chính xa hơn, ta không nên nhường bước cho những luật lệ bất chính. Thành thử ta phải ủng hộ những người như Kim Davis vì đã không nhường bước trước luật bất chính.

Đã đến lúc phải chiến đấu rồi

Theo Lawler, nhiều Kitô hữu không tin là mình đủ mạnh để chiến thắng. Họ sợ cuộc đấu tranh của Kim Davis sẽ thất bại. Có thể như thế lắm. Nhưng đấu tranh lúc này vẫn hay hơn, dù là lội ngược dòng, còn hơn ngồi chờ để dòng nước thêm đục ngầu.

Có người như Rod Dreher cho rằng chưa tới lúc, phải đợi tới lúc họ bắt đầu “dạy” ta cách điều hành các định chế tôn giáo của ta, hay cố gắng đóng cửa chúng hoặc phá hủy chúng vì ta đã từ khước không chấp nhận ý thức hệ đồng tính.

Nói như thế quả không thức thời. Ý thức hệ ấy đã đang làm chính những chuyện ấy rồi. Vả lại, tại sao các định chế tôn giáo nên có thứ bảo vệ mà các cá nhân tôn giáo thì lại không? Gia đình há không phải là một định chế tôn giáo đó sao? Kim Davis và các viên chức công khác có thể từ chức để giữ sự liêm khiết cho chính mình, nhưng nếu làm thế thì các Kitô hữu đâu còn môi trường để tập hợp lực lượng cho nhiều trận chiến sau này.

Theo Lawler, nếu sợ thất bại mà không nhập cuộc, ta vô tình để các người cùng chí hướng với mình bơ vơ sao? Vả lại, nếu vạn bất đắc dĩ mà không nhập cuộc, thì xin giữ im lặng, đừng lên tiếng “dạy khôn” những người nhập cuộc.

Hơn nữa, bỏ tù Kim Davis chỉ vì cô không tuân thủ luật bất chính, thì, như Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz từng nói, tại sao không bỏ tù 10 viên chức trong danh sách do Heritage Foundation cung cấp, họ cũng từng công khai hành động bất tuân luật lệ hiện hành.

Thực thế, phó thống đốc California, Gavin Newsom, hồi còn là thị trưởng San Francisco, đã cấp hôn thú cho các cặp đồng tính trong khi luật California ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Thống đốc California, Jerry Brown, lúc còn là bộ trưởng tư pháp tiểu bang, đã không bênh vực Đề Xuất Số 8 ngăn cấm hôn nhân đồng tính, trong khi trách nhiệm của ông đòi ông phải bảo vệ luật lệ ấy trước tòa...

Phải chăng phạm luật để bênh hôn nhân đồng tính thì được, còn phạm luật chống hôn nhân đồng tính thì đi tù. Một chế độ bất công và kỳ thị như thế liệu có thể làm ngơ được không?

Trận chiến tiếp diễn

Chính vì thấy như thế, David Bunning, người ra lệnh tống giam cô, hôm thứ Ba vừa qua, 8 tháng 9, đã ra lệnh thả cô ra, giữa nhiều tiếng reo hò của những người ủng hộ cô. Sau đó, cô đã được dẫn ra gặp công chúng giữa tiếng hát của bài ca "Eye of the Tiger" và nhiều cờ quạt biểu ngữ. Cô cám ơn mọi người và khuyến khích họ hành động theo cách họ tin là Thiên Chúa muốn.

Cô nói với họ: “Cứ tiếp tục làm áp lực. Đừng thối chí. Vì Người luôn ở đó”.

Luật sư của cô, Mat Staver, cho mọi người biết cô sẽ không thoái lui cho tới khi các yêu cầu của cô được thỏa mãn. Ông bảo: “Kim sẽ không vi phạm lương tâm của mình”.

Khi quyết định thả tự do cho Kim Davis, David Bunning viện lý do: các phó thư ký của cô đã bằng lòng cấp hôn thú, như thế văn phòng của cô đã “chu toàn bổn phận”, dù tên cô trên hôn thú đã được thay thế bằng chữ “Quận Rowan”.

Bunning cảnh cáo rằng nếu Davis can thiệp vào việc làm của các phó thư ký, cô sẽ bị trừng phạt đích đáng. Người ta tin rằng Davis sẽ can thiệp vì cô từng nói với Bunning rằng cô sẽ không cho phép các hôn thú kiểu này được văn phòng của cô cấp phát, dù không có chữ ký của cô. Chỉ vì, theo luật, bất cứ hôn thú nào do văn phòng của cô cấp phát đều đã được cô cho phép.

Luật sư Staver nói với NBC News rằng: “chưa có gì được giải quyết cả. Ngày thứ Năm (hôm vào tù) cô nói với toà rằng cô không thể cho cấp phát hôn thú dưới tên và thẩm quyển của cô vì nó cho phép một cuộc hôn nhân trái với lương tâm và các xác tín tôn giáo của cô, và Kim không thay đổi lập trường ấy”.

Và như thế, cô đã tạo ra một trường hợp điển hình đề kháng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Nói cho ngay, không phải Kim Davis tạo ra tình huống này mà chính phán quyết vô lý và bất hợp pháp của Tối Cao Pháp Viện đã tạo ra nó. Hệ thống cai trị của Hoa Kỳ vốn tự hào ở nguyên tắc “checks and balances” (kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa 3 phân quyền), nhưng qua sự thông đồng của hành pháp, sự lơ là của lập pháp, ngành tư pháp hiện đang tự tung tự tác, không ai kiểm soát nữa, khiến 5 ông chánh án tối cao tự ý mở rộng quyền hành riêng của mình.

Thành thử, người dân Hoa Kỳ vẫn là người có nhiệm vụ chỉnh sửa để phục hồi nguyên tắc kiểm soát và cân bằng vốn tạo ra thật nhiều phép mầu cho Hoa Kỳ từ trước đến nay. Có người đã nghĩ tới cuộc bầu cử năm 2016 và một thành phần mới cho tối cao pháp viện. Con đường dân chủ ấy chắc chắn là cách hay nhất để chính nghĩa hôn nhân theo nghĩa một người đàn ông và một người đàn bà nên một thân xác trong một kết hợp suốt đời thắng thế. Muốn như thế, phải có thật nhiều những người như Kim Davis.

Hình ảnh do Phil Lawler vẽ ra không hẳn là ảo tưởng “Nếu hàng trăm hay hàng ngàn thư ký quận nhập hàng ngũ Kim Davis, các viên chức công khác sẽ buộc phải đặt những câu hỏi nghiêm túc về điều họ buộc phải làm. Các cảnh sát viên và chấp hành viên tòa án cũng như các cảnh sát trưởng liên bang và các người cai tù sẽ tự hỏi không biết có hữu lý không khi giam nhiều người vô tội như thế vào tù. Các quan tòa có thể sẽ nhận ra sự bất công trong phương thức của thẩm phán Bunning và đi tìm các giải pháp khác. Thành viên Quốc Hội có thể bừng tình khỏi cơn mê ngủ và đặt để một số giới hạn lên thẩm quyền của Tối Cao Pháp Viện, như Hiến Pháp vẫn cho phép họ làm như thế”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sắc Hoa
Tấn Đạt
21:00 11/09/2015
SẮC HOA
Ảnh của Tấn Đạt
Đâu cần áo gấm, lụa đào
Chúa ban hoa cỏ gấm bào cũng thua.
(nđc)