Ngày 20-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thế nào là “con cái sự sáng”?
Lm Jude Siciliano OP
16:04 20/09/2013
Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN -C-
Amos 8: 4-7; T.vịnh 113; I Timôthê 2: 1-8; Luca 16: 1-13

THẾ NÀO LÀ “CON CÁI SỰ SÁNG”?

“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó?” Thế quý vị có muốn làm nạn nhân của câu hỏi buộc tội đó hay không? Quý vị chỉ biết rằng những gì đang xảy đến không phải là: “Quý vị đã làm những điều phi thường trong đời mình, và giờ đây tôi muốn trao cho quý vị một phần thưởng lớn lao.” Chẳng có cơ hội đó đâu!

Dụ ngôn ngày hôm nay có những yếu tố khó hiểu đối với chúng ta là những thính giả thời hiện đại. Theo quan điểm mới đây của các ủy viên quản trị Phố Wall được gởi đến nhà tù dành cho những nhà đầu tư gian lận thì đặt ra nghi vấn rằng, tại sao người quản lý lại không bị bắt giữ ngay khi tội của ông ta bị phát hiện? Sự im lặng của ông quản lý đã tiết lộ rằng ông có tội. Ông biết được tình thế khó khăn sau khi mình thôi chức vụ: ông phải làm nghề gì đây khi bị sa thải vì bất lương? Ăn mày ư? Cuốc đất sao? Ông không làm được những việc đó. Ông hoang mang và suy nghĩ về việc một quản lý tài sản phải bị sa thải mà không một chút hy vọng được trợ cấp.

Các nhà chú giải bất đồng về cách hiểu dụ ngôn này. Theo đó, bối cảnh được đặt ra trong dụ ngôn này là gì? “Dụ ngôn thất lạc và tìm thấy” của tuần trước là câu trả lời mà Đức Giêsu đã đưa ra cho những người Pharisêu và các kinh sư, vì họ đã phàn nàn về việc Đức Giêsu thường giao du với những người tội lỗi. Nhưng dụ ngôn ngày hôm nay dường như không có một bối cảnh nào nhằm gợi mở ý tưởng như thế. Vì vậy, những câu hỏi khác lại được nêu lên. Tại sao ông chủ lại khen ngợi người quản lý bất lương? Người đưa ra lời khen ngợi đó liệu có phải là ông chủ của tài sản hay không? Hoặc ông chủ ở đây chính là Đức Giêsu chăng?

Một vài bối cảnh giúp chúng ta hiểu được dụ ngôn này. Theo phong tục đương thời, người giàu có là một ông chủ thường xuyên vắng mặt nơi đồn điền, và ông có một người quản lý để trông coi những công việc thường ngày nơi đó. Vì thế, người quản lý có thể hành xử dưới danh nghĩa của ông chủ. Chiếu theo truyền thống này, người quản lý có thể lấy tài sản của chủ mình mà cho người khác vay mượn, nhờ chức vụ của mình mà người quản lý được thêm vào phần huê hồng khi đứng ra cho người khác vay. Người quản lý sẽ giữ phận vụ của mình, còn quyền đứng đầu thuộc về ông chủ. Vì thế, chính phận vụ của mình mà người quản lý bị thất sủng do những con nợ vay mượn tài sản.

Như chúng ta nghe dụ ngôn được kể, nếu có điều gì đó xảy ra như chúng ta mong đợi, thì người quản lý bị phơi bày điều bất chính sẽ chịu đau khổ với hình phạt thích đáng. Nhưng đó không phải là cách thức mà những dụ ngôn nhắm tới. Các dụ ngôn đôi khi làm chúng ta rối rắm lên. Theo đó, trong các dụ ngôn, có những điều không diễn ra theo cách thức chúng ta nghĩ. Và vì thế, khi nghe dụ ngôn này, chúng ta có những câu hỏi đặt ra.

Làm sao Đức Giêsu có thể đưa ra cách ứng xử không hợp lý như thế đối với các môn đệ của Người? Thật vậy, nếu người quản lý bị sa thải chức vụ mà biết lo liệu tương lai của mình một khi ông chủ cho thôi việc, thì quả thật đó là một kế hoạch khôn khéo. Đức Giêsu không khen ngợi sự gian lận của ông quản lý, nhưng Người khen ngợi tính sắc sảo của ông. Người quản lý phù hợp với hình ảnh được mô tả mà Đức Giêsu gọi là “con cái của thế gian.” Họ biết cách định liệu một tình thế và nhanh chống hành động sao cho thuận tiện thuộc về mình.

Thách đố mà Đức Giêsu đưa ra là ám chỉ chúng ta, những người mang danh “con cái sự sáng.” Ông quản lý đã dùng sự khéo léo của mình và những nguồn của cải vật chất để cứu nguy cho chính mình. Trước đó, ông có thể bị buộc tội là đã phung phí tài sản của chủ mình, nhưng bây giờ, chúng ta có thể ngưỡng mộ tài biến báo của ông. Chúng ta cần tài năng của ông để định liệu tình thế của mình trong thế giới chúng ta đang sống; chúng ta cũng cần tài năng của ông để quyết định của cải vật chất cá nhân và rồi ứng xử sao cho phù hợp. Người quản lý này không phải tốn nhiều thời gian để bắt tay vào hành động. Có những điều phải thực hiện ngay và do đó, ông ta luôn bận rộn. Qua dụ ngôn kinh ngạc này, phải chăng Đức Giêsu đang thử thách chúng ta là “con cái sự sáng”, liệu chúng ta có biết sáng kiến, biết xoay xở và biết hành động nhanh chóng nhờ vào ánh sáng hay không?

Tôi nhận thấy rằng nếu người giảng thuyết không chờ đợi đến phút cuối khi bắt đầu chuẩn bị bài giảng, nhưng lại chọn một tiến trình sáng tạo bằng cách dành thời gian cầu nguyện, suy tư và thinh lặng, thì có điều gì đó sẽ xảy đến “hoàn toàn bất ngờ”, tựa như một ân sủng cho người giảng thuyết vậy. Đó là những gì đã xảy ra với bài đọc ngày hôm nay. Tôi lấy một ví dụ cho “con cái sự sáng,” có người đã biểu lộ những phẩm chất mà Đức Giêsu khen ngợi nơi người quản lý, đó là hành động và suy nghĩ nhanh chóng, vì thế người ta đã sử dụng những phẩm chất này để làm điều thiện. Đó chính là người thuộc “con cái sự sáng.” Khi nghe chương trình Truyền Thanh Công Chúng (Public Radio), mục “Nhân Loại” (Humankind), tôi mới biết được mình đang chờ đợi điều gì.

Cô Kathleen De Chiara sống ở thành phố Summit, thuộc bang New Jersey, đây là một ngoại ô khá giả cách 20 dặm về phía Tây của Thành phố New York. Chồng cô ta làm chủ một cơ sở kinh doanh. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, chị của cô ta là một nữ tu truyền giáo ở Bangladesh, đã kể cho cô nghe về điều kiện thiếu thốn lương thực ở đó. Cô ta và người chồng đã quyết định năm đó không trao quà Giáng Sinh cho nhau nữa, nhưng đã gởi tiền cho chị mình. Kế đó, cô Kathleen đã tham gia chương trình cứu trợ thế giới. Cô Kathleen đã nói rằng “Nhưng khi tôi nhìn xuống chân tôi, nơi tôi đang đứng, và tôi bắt đầu thấy những khó khăn của tất cả những người đói khổ xung quanh tôi.” Những thống kê đưa ra số liệu rất ảm đạm, đó là: 50 triệu người dân Mỹ sống trong “những gia đình bấp bênh về lương thực,” nhiều người thuộc diện lao động nghèo. 17 triệu trẻ em Mỹ thiếu lương thực.

Cô Kathleen đã nghe cha xứ mình giảng về việc kiêng thịt hai lần trong tuần và dâng tặng tiền tiết kiệm cho người đói khổ. Khi đó cô ta mới hỏi ngài xem thử mình có được phép quyên góp lương thực tại cửa nhà thờ vào những buổi lễ ngày Chúa Nhật hay không. Lúc đó cha xứ trả lời đồng ý, và ngài hỏi lại cô ta thế con xin lương thực cho ai. Cô ta mới trả lời: “Con không biết, nhưng con sẽ hình dung ra được.” Tất nhiên cô ta biết mình sẽ xin lương thực cho ai rồi, vì cô ta là con cái của sự sáng, khôn ngoan và dám nghĩ dám làm.

Cô Kathleen Di Chiara nhìn thấy những người đói khổ và nói: “Tôi có thể làm được một điều gì đó.” Người đứng đầu của mục “Nhân loại” trên đài phát thanh công chúng là David Freudberg đã mô tả những thành tích của Kathleen như sau: “Với tấm lòng vì cộng đồng xã hội, người phụ nữ thật quả cảm này có thể thay đổi cả thế giới.” Cách mô tả của người đứng đầu chương trình về cô Kathleen là “một phụ nữ quả cảm.” Điều đó thật chí lý. Nhưng trong những thuật ngữ của Tin mừng ngày hôm nay, Đức Giêsu gọi cô ta là “con cái sự sáng.”

Vậy vì điều gì mà Đức Giêsu gọi chúng ta là “con cái sự sáng”?

Không như người quản lý trong Tin mừng được khen ngợi vì khôn ngoan, người kinh doanh thiếu đạo đức lại chịu một bản án nặng nề trong sách của ngôn sứ Amos. Trong khi họ thực hành việc tuân giữ ngày Sabbath thì họ làm những việc đó thiếu kiên nhẫn, vì khi xong việc tuân giữ, họ lại thực hiện những việc kinh doanh lừa dối của mình. Họ lừa gạt người nghèo, vì người nghèo tin tưởng những thương gia này trong việc cân đo đong đếm và thu mua những sản phẩm không đáng giá của mình. Người nghèo dễ bị đẩy đến tình trạng đói, nên họ sẽ sử dụng đến phương thế là tự bán mình làm nô lệ. Thử hỏi, Thiên Chúa sẽ đứng về bên nào? Tất nhiên, Người sẽ đứng về phía người nghèo.

Thật vậy, chẳng có điều gì sai trái nơi những thương gia khi họ tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh của mình, nhưng họ thiếu xót vì đã không làm chỗ dựa cho người nghèo. Chúng ta có quyền làm việc để đảm bảo cuộc sống được yên ổn và tạo nên thịnh vượng cho gia đình mình. Nhưng với tư cách là “con cái sự sáng,” chúng ta phải tự chất vấn chính mình: tôi thực sự cần bao nhiêu, tài sản của tôi làm lợi ra nhiều hơn bằng cách nào và những gì tôi đang có, thậm chí phần ít ỏi thôi, liệu tôi có lấy của ai hay không?

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


25th SUNDAY -C-
Amos 8: 4-7; Psalm 113; I Timothy 2: 1-8; Luke 16: 1-13


"What is this I hear about you?" Would you want to be on the receiving end of that accusatory question? You just know what follows isn’t going to be, "You’ve done such marvelous things in your life, I want to give you a big reward." Not a chance!

Today’s parable has confusing elements for us modern listeners. In the light of recent Wall Street executives sent to jail for defrauding investors, why didn’t the steward get arrested once his crime was discovered? The steward’s silence reveals that he is guilty. He senses his post-employment predicament: what kind of job could he get after being sacked for dishonestly? Begging? Ditch digging? He rules those out. He is as good as dead and is about to go from being a steward of property to being cast out with no hope of support.

Commentators disagree on how to interpret the parable. What was the context to set up this parable? Last week’s "lost and found parables" were a response Jesus made to Pharisees and scribes who complained about Jesus’ keeping company with sinners. But there doesn’t seem to be such a context to prompt today’s parable. Other questions arise. Why would the master praise the dishonest manager? Was the master, who renders the praise, the master of the estate or Jesus himself?

Some background might help. In the custom of the day the rich man may have been an absentee landlord who had a steward to see to his day-to-day affairs. So, the steward could act in the owner’s name. Following this custom the steward/manager could lend his master’s property to others, with his own commission added on to the fee the lender would owe. The steward would keep the commission and give the master the principal. Thus, it may have been the steward’s own commission that he reduced from what the debtors owed.

As we hear the parable unfold, if things went as we would expect, the exposed fraudulent steward would suffer his just punishment. But that’s not how parables work; they catch us in a bind. In parables things don’t work the way we think they should. And so having heard the parable, we have questions.

How can Jesus hold up such improper behavior to his disciples? Well, if the steward were eliminating his commission to pave the way for himself once he left his master’s employ, that would be shrewd planning. Jesus isn’t praising the steward’s fraud, but his shrewdness. The steward fits the description of what Jesus calls the "children of this world." They know how to evaluate a situation and quickly act for their own good.

The challenge Jesus offers is directed at us, the "children of light." The steward used his personal skills and material resources to save himself. Previously he might have been guilty of squandering his master’s resources, but still, we can admire his inventiveness. We need his ability to evaluate our condition in the world in which we live; determine our personal and material resources and then act. The man didn’t take long to jump into action. Something had to be done right away and so he got busy. Isn’t Jesus, through this surprising parable, challenging us "children of the light" to take the initiative, be resourceful and act quickly for the light?

I find that if the preacher doesn’t wait until the last minute to begin preparing a homily, but adopts a creative process, which gives time for prayer, reflection and open space, something will come from "out of the blue" – a gift for the preacher. That’s what happened with today’s reading. I have been looking for an example of a "child of light," someone who would exhibit the qualities Jesus is praising in the steward – quick thinking and action – but someone using these qualities to do good. A "child of light." Listening to the Public Radio program, "Humankind," I got what I was waiting for.

Kathleen De Chiara, lives in Summit, New Jersey, a comfortable suburb about 20 miles west of New York City. Her husband owns his own business. In the late ‘70s her sister, a missionary nun in Bangladesh, told her about starvation conditions there. She and her husband decided not to give each other Christmas gifts that year, but to send the money to her sister. Next Kathleen got involved in a world hunger program. "But," Kathleen said, "I looked down at my feet, where I was standing, and began to see the problems of hunger all around me." The statistics are stark: 50 million Americans live in "food insecure households," many are part of the working poor. 17 million children in America are hungry.

Kathleen heard her parish priest preach about giving up meat twice a week and giving the money saved to the hungry. She asked him if she could collect food at the door of the church at Sunday Masses. He said yes, and asked her to whom she would give the food. She replied, "I don’t know, but I’ll figure it out." Of course she would, she was a prudent, enterprising child of light.

Kathleen Di Chiara saw hungry people and said, "I can do something." The host of "Humankind," David Freudberg, described Kathleen’s achievements: "How one determined woman, with a social conscience, can change the world." His way of describing Kathleen was "one determined woman." True enough. But in terms of today’s gospel Jesus would call her a "child of light."

Which is what he is calling us to be: "children of light.

Unlike the steward in the gospel, praised for his prudence, unscrupulous business people receive strong condemnation from the prophet Amos. While they may practice a Sabbath observance they do so out of impatience for the time when they can return to their fraudulent business practices. They cheat the poor, who rely on these merchants for the weighing and purchase of their meager produce. The poor, pushed to starvation, would resort to selling themselves into slavery. Whose side does God take? – that of the poor, of course.

There’s nothing wrong with merchants making profit from their businesses, but not on the backs of the poor. We have the right to work for the security and the well-being of our families. But as "children of the light" we have to ask ourselves: how much do I really need and how does my having more than enough, deprive others from having even a little?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp về cải cách gửi đến Giáo hoàng và các Hồng y
Anthony Đông Thái
08:50 20/09/2013
Thông điệp về cải cách gửi đến Giáo hoàng và các Hồng Y

(Nation Catholic Reporter - NCR, 19 tháng 9, 2013)

Washington, D.C - Khoảng 100 nhóm cải cách Giáo Hội trên khắp thế giới đã hợp nhau lan truyền thỉnh nguyện thư yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho các giáo dân Công Giáo một “tiếng nói hữu hiệu” trong các quyết định của Giáo Hội.

Đơn thỉnh nguyện dạng như một bức thư ngỏ gửi đến Đức Giáo Hoàng, đã được gửi đến Vatican vào hôm thứ Sáu với hy vọng nó có thể tác động đến cuộc họp diễn ra từ ngày 01 đến 03 tháng 10 này của Đức Thánh Cha Phanxicô với nhóm 8 Hồng Y mà ngài đã bổ nhiệm để tư vấn cải cách cấu trúc Giáo Hội.

Lá thư bắt đầu: “Vì mối quan tâm sâu sắc đối với Giáo Hội Công Giáo, khi Giáo Hội đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng của mình, chúng tôi, đại diện cho hàng triệu người Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới, đã cùng nhau viết lá thư này”.

“Chúng tôi đang tràn đầy hy vọng việc quản trị Giáo Hội sẽ được thảo luận trong cuộc họp của ngài vào tháng 10 và chúng tôi trân trọng xin ngài chú trọng xem xét công nhận các quyền và trách nhiệm của người đã được rửa tội để có tiếng nói ảnh hưởng trong việc ra quyết định của Giáo Hội của chúng ta”.

Những người tổ chức thỉnh nguyện thư nói với NCR vào thứ Năm rằng, họ gửi bản sao trực tiếp cho Đức Giáo Hoàng, cho mỗi người trong số 8 Hồng Y và Sứ thần của Vatican, hay Đại sứ tại Hoa Kỳ.

Một website dành riêng nỗ lực liệt kê các nhóm tham gia đến từ hàng chục quốc gia và đại diện cho một loạt các quan tâm về việc Giáo Hội sẽ vận hành như thế nào.

Janet Hauter - Chủ tịch, Hội đồng Công Giáo Mỹ, Hoa Kỳ, một trong những người ký tên cho biết: “Chúng tôi đang mang đến những tiếng nói chưa qua sàng lọc của giáo dân gửi đến hệ thống các cấp, đến các cố vấn và Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Bà nói: “Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để các cam kết sẽ hình thành trong khoảng ngày 01 đến 03 tháng 10 này vẫn còn thay đổi được, trước khi họ nghe những gì mọi người đang kêu khóc”.

Đức Thánh Cha đã định cuộc họp trong tháng 10 từ tháng Tư năm ngoái, khi Vatican cho biết ngài lập nhóm 8 Hồng Y để “tư vấn ngài về việc điều hành Giáo Hội hoàn vũ”. Trong số các thành viên của nhóm có Đức Hồng Y Boston, Sean O'Malley.

Trong khi vẫn chưa rõ chính xác những gì các Hồng Y và Đức Giáo Hoàng sẽ thảo luận trong cuộc họp ba ngày - hay những cải cách gì cuối cùng có thể bén rễ - trong một cuộc phỏng vấn phát hành hôm thứ Năm của tạp chí Dòng Tên 16 trên toàn cầu, Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn “đặt nền tảng cho thực tế, thay đổi hiệu quả”.

Trong thư của họ, các nhóm cải cách gợi ý 5 lĩnh vực mà Giáo hoàng và các Hồng Y có thể xem xét các thay đổi:

- Hướng Giáo Hội vào một sứ mạng công bằng xã hội mà ở đó “phẩm giá và bình đẳng của tất cả mọi người đặt ở trung tâm của sứ mạng sống;”

- Mở ra con đường đối thoại và “tự do thẩm tra hợp lý” trong Giáo Hội;

- Công nhận sự bình đẳng của tất cả mọi người, bao gồm cả việc bác bỏ “sự phân biệt giới tính ngăn chặn phụ nữ tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực của Giáo Hội;”

- Cho các tín hữu giáo dân tham gia việc lựa chọn các giám mục;

- Các biện pháp hiệu quả hơn để đối đầu với hàng giáo sĩ lạm dụng tình dục trên toàn cầu.

Renee Reid - một người khác trong những người tổ chức bản kiến nghị cho biết, một số trong nhóm đang có kế hoạch tổ chức một loạt các cuộc họp báo cho biết thêm chi tiết về bản kiến nghị vào tuần tới.

Trong số những người tổ chức lớn hơn tham gia vào chiến dịch thỉnh nguyện thư, tên là Cải cách Giáo Hội Công Giáo: kêu gọi hành động tại Mỹ. Chúng tôi là Giáo Hội tại Đức và Liên minh Úc vì Đổi mới Giáo Hội Công Giáo.

Anthony Đông Thái
 
Công bố sự viên mãn của Tin Mừng , là lời cuả Đức Thánh Cha dạy trong cuộc phỏng vấn
Trần Mạnh Trác
11:52 20/09/2013
Báo chí quanh Thế Giới lại một lần nữa phóng đại những câu nói cuả Đức Giáo Hoàng để thúc đẩy quan điểm phóng khoáng cuả họ với những hàng tít thật giật gân như:

"Giáo Hoàng chê trách Giáo Hội đã nhấn mạnh đến vấn đề phá thai, đồng tính", "'Phải thích nghi nếu không sẽ bị đổ vỡ (đổ ra như những tấm bài)', Giáo Hoàng ra lệnh ", "Giáo Hoàng đang tìm kiếm một cân bằng mới về phá thai, phụ nữ và đồng tính", "Giáo Hoàng quở trách phái chống phá thai và giương ngành Oliu (cờ trắng) lên"...

Làm như thể Đức Phanxicô sắp phá bỏ tất cả và thành lập một giaó hội khác.

Về vấn đề phá thai mà báo chí đang làm ồn ào, ĐTC đã minh định trong cuộc phỏng vấn rằng quan điểm cuả Ngài là hoàn toàn phù hợp với những giáo huấn Công Giáo như sau "Giáo huấn cuả Giáo Hội đã rất rõ ràng về những vấn đề này rồi, và tôi là một người con cuả Giáo Hội"

Tuy nhiên, Ngài cho rằng " khi chúng ta đề cập đến những vấn đề này, chúng ta phải lồng chúng vào một hoàn cảnh. "

Những hàng tít nói trên là những câu nói 'trích ra khỏi mạch văn' từ cuộc phỏng vấn với linh mục dòng Tên Cha Antonio Spadaro hồi tháng 8, mà ngày hôm qua nhiều bản dịch đã được công bố đồng loạt trên các tờ báo cuả dòng Tên. Bản dịch 'giữ bản quyền' bằng tiếng Anh được đăng trên tờ American Magazine với tưa đề 'A Big Heart Open to God ' (Một con tim lớn mở ra cho Thiên Chúa ). Xin coi tại đây

Trong cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha đã lập đi lập lại một quan điểm rất là 'Công Giáo' ngay từ thuở nguyên sơ, tức là đề cao lòng thương xót lên trên việc kết án và lấy việc cứu rỗi các linh hồn làm mục đích tối hậu.

Và còn rất nhiều vấn đề khác mà các tờ báo dân sự đã cố tình bỏ qua hoặc chưa khai thác đủ. Trong những ngày tới đây chúng ta chờ đợi có thêm nhiều bàn cãi về cuộc phỏng vấn này. Trong khi chờ đợi, đây là một tóm lược cuả cuộc phỏng vấn do các cơ quan truyền tin Công Giáo CNA và đài EWTN phổ biến:


(CNA / EWTN News. 19 tháng 9 2013 ) -. Trong một cuộc phỏng vấn trên một phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều vấn đề, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các Kitô hữu hãy " chữa lành vết thương " cuả xã hội bằng cách chia sẻ toàn bộ thông điệp của Giáo Hội, cung cấp bối cảnh thích hợp cho việc giảng dạy về tinh thần và đạo đức.

Đức Thánh Cha giải thích rằng " việc công bố tình yêu cứu độ của Thiên Chúa thì phải đi trước những đòi hỏi cuả luân lý và giáo điều. "

Viêc công bố ơn cứu độ phải đến trước, tiếp theo là giáo lý, và sau đó là những hậu quả luân lý bắt nguồn từ giáo lý này, Ngài nói, cảnh báo rằng nếu điều này không xảy ra, thì thông điệp của Giáo Hội sẽ có nguy cơ bị giảm sút đến nỗi " không còn là tâm điểm của sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô. "

Cha Antonio Spadaro, dòng Tên, tổng biên tập của báo La Civiltà Cattolica, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Tám. Tờ báo American Magazine cuả Dòng Tên tại Mỹ đã công bố một bản dịch độc quyền bằng tiếng Anh vào số xuất bản ngày 19 tháng 9.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải công bố sự thật về đạo đức trong một bối cảnh đầy đủ của sứ điệp Tin Mừng của Giáo Hội chứ không là chỉ đóng khuôn cho một trường hợp đơn độc.

" Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh đến lý thuyết cuả các vấn đề liên quan đến phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các biện pháp tránh thai mà thôi. Điều đó không thể làm được, " Ngài nói, giải thích rằng làm như vậy sẽ không đạt được sự viên mãn của Phúc Âm, mà chỉ là một " đám học thuyết rời rạc được áp đặt một cách khăng khăng. "

Biết rằng có một số người đã chỉ trích Ngài đã không tuyên bố thường xuyên hơn về những vấn đề luân lý đạo đức đó, Ngài minh định quan điểm cuả Ngài là hoàn toàn phù hợp với những giáo huấn Công Giáo về những vấn đề trên như sau "Giáo huấn cuả Giáo Hội đã rất rõ ràng về những vấn đề này rồi, và tôi là một người con cuả Giáo Hội"

Tuy nhiên, Ngài cho rằng " khi chúng ta đề cập đến những vấn đề này, chúng ta phải lồng chúng vào một hoàn cảnh. "

Ngài kêu gọi phải có một loại loan báo tin mừng 'theo kiểu truyền giáo', tập trung vào các " yếu tố cần thiết, " trên những gì có sức quyến rũ và thu hút " và " những gì làm cho trái tim cháy lên. "

" Các công bố cuả Tin Mừng phải được đơn giản, sâu sắc, rạng rỡ hơn. Chính từ những điểm này mà những hậu quả đạo đức sẽ được tuôn tới, " Ngài giải thích.

Nếu không có sự cân bằng hợp này, Ngài cảnh báo, các giáo huấn về luân lý của Giáo Hội sẽ mất " sự tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. "

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo Hội phải "đi đến những người không còn tham dự Thánh Lễ, những người đã bỏ đaọ hoặc không còn quan tâm. "

Điều cần nhất cuả Giáo Hội phải có là " khả năng chữa lành vết thương và làm ấm trái tim của các tín hữu. "

Ngài so sánh Giáo Hội với " một bệnh viện dã chiến sau một trận giao tranh. "

" Thật là vô ích để hỏi một người bị thương nặng rằng người ấy có độ cholesterol cao thế nào và độ đường trong máu là bao nhiêu! Chúng ta phải rịt vết thương lại đã. Rồi sau đó chúng ta mới có thể nói về tất cả mọi thứ khác. "

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại sự cám dỗ đi tìm Thiên Chúa trong quá khứ hoặc trong một tương lai có thể xảy ra, Ngài nói rằng "Thiên Chúa là để chúng ta gặp gỡ Ngài trong thế giới hôm nay " và Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mỗi người, dù cho trường hợp cuả họ là như thế nào.

Cuộc phỏng vấn cũng đề cập đến sở thích cá nhân của Đức Giáo Hoàng về sách vở, phim ảnh và âm nhạc, cũng như đời sống cầu nguyện và cuộc hành trình tinh thần khi Ngài gia nhập dòng Tên, về những gì đã thu hút Ngài như tinh thần truyền giáo, cộng đồng và kỷ luật của nhà dòng.

Phản ánh trên linh đạo của Thánh I Nhã, Ngài khuyến khích sự liên tục tìm kiếm Thiên Chúa, trong khi luôn giữ tinh thần cảnh thức bởi vì chúng ta không biết chúng ta sẽ gặp Chuá ở nơi đâu.

Được hỏi Ngài mô tả mình như thế nào, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Ngài là " một kẻ có tội mà Chúa đã đoái nhìn, " và có hai (đặc tính) là " một chút sắc sảo " và " một chút ngây thơ. "

Ngài cũng kể lại những sai lầm đã phạm phải khi làm bề trên tỉnh cuả Dòng Tên, đặc biệt là đã có sự " độc tài và quyết định vội vã. "

Đức Thánh Cha cũng phản ánh trên bản chất của Giáo Hội, nhấn mạnh rằng Giáo Hội là " Dân Thiên Chúa, gồm những mục tử và đoàn chiên. "

"Không ai được cứu rỗi một mình, riêng rẽ như một cá nhân, nhưng Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta nhìn tới các mối dây phức tạp của các mối quan hệ trong cộng đồng nhân loại. Thiên Chúa đi vào và tham dự trong cái mạng năng động này của các mối quan hệ của con người. "

Ngài nhận xét rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng Benedict đã cho phép rộng rãi các việc cử hành Thánh Lễ La Tinh (Tridentine) là một nghiã cử " thận trọng " để giúp đỡ những người có tình cảm gắn bó với Thánh Lễ cũ, nhưng Ngài cũng lo lắng về những nguy cơ " bị khai thác " và "khuynh hướng lý tưởng hoá" (" ideologization ") các nghi thức cũ.

Về chủ đề cải cách Giáo Hội, Ngài cho biết việc cải cách cơ cấu chỉ là " việc phụ " đi sau việc thay đổi thái độ.

"Các người loan báo Tin Mừng phải là những người có thể làm ấm trái tim của người ta, là người cùng đi qua đêm tối với họ, là người biết làm thế nào để đối thoại và biết đưa mình vào trong màn đêm của họ, vào trong bóng tối, nhưng không bị lạc, " Ngài nói. " Dân của Chúa đang mong đợi những vị mục tử, chứ không phải là những giáo sĩ hành động như các nhân viên văn phòng hoặc quan chức chính phủ. "

Ngoài ra, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của nữ giới trong Giáo Hội.

" Mẹ Maria, là một phụ nữ, nhưng Mẹ quan trọng hơn là các giám mục, " Ngài nói, và thêm rằng " thiên tài nữ tính" của phụ nữ là cần thiết cho những quyết định quan trọng.

Giáo Hội phải " làm việc chăm chỉ để phát triển một nền thần học sâu sắc về nữ giới", Ngài nói, đồng thời lưu ý rằng Ngài cũng " cảnh giác với một giải pháp có thể giản lược như một loại ' ưu thế nữ giới' (female machismo,) bởi vì Nữ Giới và Nam Giới có những tính chất khác nhau. "
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Thủ tướng Lithuanian
An Mai
13:22 20/09/2013
Đức Thánh Cha tiếp kiến Thủ tướng Lithuanian

Rome reports 19.9.2013 - Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm 19.9, đã tiếp kiến Thủ tướng Lithuania, ông Algirdas Butkevicius tại Cung điện Giáo hoàng, Vatican. Đức Thánh Cha luôn luôn mỉm cười và nói đùa với vị khách của mình khi chụp ảnh chính thức: "Đây được gọi là nghi thức tra tấn."

Trong cuộc hội kiến, hai vị đã thảo luận về vai trò của Lithuania trong cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh Châu Âu, cũng như các mối quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và các nước Baltic, đó là nhà có các nhóm tôn giáo khác nhau cùng tồn tại một cách hòa bình.

Ông Thủ tướng giới thiệu phu nhân và một phái đoàn Chính phủ tháp tùng với Đức Giáo Hoàng. Ông nói rằng Giáo hoàng là người ưu tiên sự khiêm tốn, và ông tặng ngài một món quà truyền thống từ đất nước của mình, đó là một bộ 'chong chóng gió' (weather-vane), thiết bị đo hướng gió được làm thủ công. Đức Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe lời giải thích của Thủ tướng về cách thiết kế sản phẩm này.

Trong khi, Đức Giáo Hoàng tặng Thủ tướng một cây bút và nói vui rằng, nó chỉ nên sử dụng để ký những "tài liệu quan trọng". Khi nói lời tạm biệt, Thủ tướng Butkevicius rất vui mừng và thay mặt cho những người Lithuania cảm ơn Đức Thánh Cha.

"Một trong những mơ ước của tôi đã trở thành sự thật: được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng." - Thủ tướng Butkevicius.

Sau đó, Thủ tướng tướng Lithuania, Algirdas Butkevicius đã gặp gỡ Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone, SDB, cùng với Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Honduras
P.AT
20:32 20/09/2013
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Honduras

Rome reports, 20.9.2013 - Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh Tổng thống nước Cộng hòa Honduras, ông Porfirio Lobo viếng thăm Vatican. Trong cuộc hội kiến diễn ra ngắn gọn, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự hợp tác giữa Vatican và Honduras trong các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ sự sống và gia đình. Hai vị cũng nói về vấn đề tội phạm có tổ chức.

Tháp tùng Tổng thống là một phái đoàn phái đoàn và gia đình ông. Bầu không khí rất thoải mái và thậm chí con trai của Tổng thống đã xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho cậu.

Như một món quà, Tổng thống Lobo tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ Suyapa, bổn mạng đất nước Honduras. Trên thực tế, ít giờ trước cuộc hội kiến một bức tượng của Đấng bảo trợ Honduras đã được đặt trong Vườn Vatican. Bức tượng là một bản sao của bản gốc đang được đặt tại Thủ đô Tegucigalpa của quốc gia Trung Mỹ này.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng tặng ông Tổng thống một bản sao tài liệu Aparecida, mà cá nhân ngài đã làm việc trên nó khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires.

".... Tài liệu Aparecida là chìa khóa cho bất kỳ chính trị gia nào. Ngài không cần phải đọc tất cả, hãy bắt đầu với bảng mục lục."

Giờ đây trong Vườn Vatican, đã tồn tại hai tác phẩm điêu khắc Mỹ Latinh về Đức Mẹ. Đầu tiên là Đức Mẹ Guadalupe, Mexico. Và bây giờ, Đức Mẹ Suyapa, Đấng bảo trợ của Honduras.

P.AT
 
Top Stories
Polish people are praying in unity with Vietnamese Catholics - O pokój i sprawiedliwość
Fr. Edward Osiecki
12:08 20/09/2013
RADIO WATYKAŃSKIE 2013-09-20 - Tysiące wietnamskich wiernych modliło się 16 września razem z biskupami i księżmi w ośrodku pielgrzymkowym diecezji Vinh.

O pokój i sprawiedliwość Henryk Przondziono /GN Tysiące wietnamskich wiernych modliło się o pokój i sprawiedliwość

Msza o pokój i sprawiedliwość w tamtejszym sanktuarium św. Antoniego była odpowiedzią na trwającą w ostatnich tygodniach oszczerczą kampanię rządowej telewizji i innych komunistycznych mediów na tę diecezję z jej biskupem Paulem Nguyenem Thai Hopem.

Wspomniane ataki na Kościół wiążą się z tym, że domaga się on zwolnienia dwóch aresztowanych katolików z parafii My Yen w diecezji Vinh. Są oni od czerwca przetrzymywani w więzieniu za rzekome „zakłócanie porządku publicznego”, bez przedstawienia żadnych formalnych zarzutów.

„Nie możemy przestać domagać się ich uwolnienia – powiedział agencji AsiaNews bp Nguyen Thai Hop. – Diecezja Vinh jest uboga materialnie, ale bogata tradycją chrześcijańską i kulturą. Potrzebujemy pokoju i wolności, by prowadzić ewangelizację. A do tego konieczne jest wsparcie i solidarność międzynarodowa, aby rząd zaprzestał represji, ataków, kłamstw i oszczerstw.

Musimy żądać od władz respektowania praw człowieka i wszystkich międzynarodowych konwencji, które podpisały. Prócz uwolnienia obu aresztowanych parafian z My Yen domagamy się odszkodowań dla osób, które padły tam ofiarą przemocy, gdy protestowały przeciw przetrzymywaniu ich w więzieniu” – dodał ordynariusz wietnamskiej diecezji. Jest on w episkopacie Wietnamu przewodniczącym Komisji Sprawiedliwości i Pokoju.

(Source: http://info.wiara.pl/doc/1713323.O-pokoj-i-sprawiedliwosc)
 
Pope to new Bishops: Tend the flock of God
Vatican Radio
19:55 20/09/2013
VATICAN 2013-09-19 -- Pope Francis received new Bishops from around the world in audience today in Rome. The audience marked the end of the annual Conference for New Bishops, which provides formation and orientation for men who have been elevated to the episcopate each year.

Cardinal Marc Ouellet, the Prefect of the Congregation for Bishops and Cardinal Leonardi Sandri, Prefect of the Congregation for the Oriental Churches were also in attendance at the Conference, along with Cardinal Luis Antonio Tagle, the Archbishop of Manila.

In his address to the new Bishops, Pope Francis said the worldwide episcopate forms a “unique body” that gives direction to the Bishops in their daily work and presses them to ask themselves “how to live the spirit of collegiality and collaboration in the Episcopate? how to be builders of communion an unity in the Church the Lord has entrusted” to them. He reminded them that “the Bishop is a man of communion and unity, the ‘visible principle and foundation of unity’ (Lumen gentium, 27).”

The Holy Father offered some reflections on a passage from the first Letter of Saint Peter: “Tend the flock of God in your midst, [overseeing] not by constraint but willingly, as God would have it, not for shameful profit but eagerly. Do not lord it over those assigned to you, but be examples to the flock (1 Pt 5,2-3).” These words, he said, “are carved on the heart! They call you and establish you as Pastors not from yourselves, but from the Lord; and not to serve yourselves, but to serve the flock entrusted to you, to serve it even to the point of giving your life, like Christ, the Good Shepherd.”

But, he asked, what does it mean to tend the flock, to have “habitual and daily care of the flock” (Lumen gentium, 27)?” To tend the flock, Pope Francis said, means: to welcome with magnanimity, to journey with the flock, to remain with the flock.

1. To welcome with magnanimity: “When someone knocks at the door of your house,” the Pope asked, “what do they find?” If the door is open, he continued, “they will experience the paternity of God and understand how the Church is a good mother that always loves and welcomes them.”

2. To journey with the flock: Pope Francis explained that Bishops must be welcoming to everyone in order to journey with everyone. The Bishop, he said, journeys with and among his flock. He focused especially on three points with regard to this journey.

First, the Pope said, a bishop must have affection for their priests. Priests are the people closest to the Bishop. “Time spent with your priests is never lost!” he said. “Receive them when they call on you, do not let a phone call go unanswered, always be close to them, in continual contact with them.” In off-the-cuff remarks he insisted that if a priest calls his Bishop, the Bishop should respond the same day, or at most the next day, and that the Bishop should always find a way to make time for priests who want to see him.

The second point is presence in the diocese. Reminding the Bishops of his call that Pastors must have “the odour of the sheep,” the Pope told the Bishops their presence among their people “is not secondary, it is indispensable!” He called on them, to “go down into the midst of your faithful, even to the edges of your dioceses and into all those ‘existential peripheries’ where there is suffering, solitude, loss of human dignity.”

His third point referred to the “style” of service. He called for Bishops to serve with humility, which he described as a certain austerity and a focus on what is essential. We Pastors, he said, must not have "the psychology of Princes." He complained of "ambitious men, men that are married to this Church, but hoping for a more beautiful or a richer [Church]. This is a scandal!" he said, describing the desire for a bigger or better diocese as a kind of "spiritual adultery." He warned the Bishops not to fall into the "spirit of careerism," which he called "a cancer."

Pope Francis spoke finally about a third element of tending the flock: remaining with the flock. “I refer to stability,” he said, “which has two precise aspects – ‘to remain’ in the diocese, and ‘to remain’ in this diocese, without seeking change or promotion.” In an age when travelling has become very easy, the Holy Father said “the ancient law of residence hasn’t passed out of fashion.” Residence in the diocese is not only functional, he insisted, but has deep theological roots. “Avoid the scandal of being ‘airport bishops!’” he said.

"Be welcoming Pastors," he concluded, "journeying with your people, with affection, with mercy, with sweetness of expression and paternal firmness, with humility and discretion, being able to see your own limitations, and with a good sense of humor . . . and remain with your flock!”

As he concluded his address, Pope Francis asked the Bishops to greet their communities on his behalf, “especially the priests, men and women religious, the seminarians, all the faithful, and those most in need of the nearness of the Lord.” With two Syrian Bishops in attendance, the Holy Father once more prayed for the gift of peace: “Peace for Syria, peace for the Middle East, peace for the world!”

At the end of his talk, the Pope asked the assembled Bishops “Remember to pray for me, as I do for you.” He concluded by invoking the Apostolic Blessing “from the heart” upon each of the new Bishops and upon their communities.
 
Pope warns love of money is root of all evil
Vatican Radio
19:56 20/09/2013
VATICAN 2013-09-20 -- The love of money is the root of all evil: that stark warning contained in St Paul’s first letter to Timothy was at the heart of Pope Francis’ homily at his morning Mass in Santa Marta on Friday.

Reflecting on the way in which greed can corrupt our hearts and weaken our faith, the Pope stressed we can never serve God and money at the same time. Money, the Pope went on, sickens our minds, poisons our thoughts, even poisons our faith, leading us down the path of jealousy, quarrels, suspicion and conflict. While money begins by offering a sense of wellbeing, if we are not careful wealth can quickly lead to vanity, self-importance and the sin of pride.

Pope Francis noted many people may object that the Ten Commandments say nothing about the evils of money. Yet when we worship money, he said, we are sinning against the first Commandment and making money our idol in place of God. The early Fathers of the Church, he said, put it in a very blunt way, calling money the dung of the devil which corrupts and leads us away from our faith.

Instead of focusing on money, the Pope said, we should strive for justice, piety, faith and charity, as well as the gifts of patience and meekness which are the ways of the Lord. Pope Francis concluded with the wish that God will help each one of us to avoid falling into the trap of making money our idol.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về việc đào tạo linh mục và tu sĩ hôm nay
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:31 20/09/2013
Về việc đào tạo linh mục và tu sĩ hôm nay

Công cuộc đào tạo và huấn luyện linh mục và tu sĩ đóng một vai trò quan trọng trong Giáo Hội. Vì thế, Giáo Hội luôn quan tâm đến sứ vụ cao cả nhưng rất khó khăn này. Tương lai của Giáo Hội tùy thuộc rất nhiều nơi việc huấn luyện các linh mục và tu sĩ.

Trong ý thức đó, người viết muốn gợi lên những suy nghĩ về việc đào tạo linh mục và tu sĩ để có thể góp thêm ý nghĩa và định hướng cho công cuộc đào tạo nhân sự tại các Chủng viện và các Dòng tu.

Quá trình đào tạo là một quá trình mang tính năng động, tiệm tiến và sư phạm, được diễn tả qua ba khái niệm: giáo dục, huấn luyện và đồng hành.

1. Giáo dục

Theo nguyên từ, giáo dục trong tiếng Latinh – educere - có nghĩa là dẫn ra, phân biệt ra, làm cho rõ. Theo nghĩa đó, giáo dục là “đào bới”, “lôi ra”, hoặc đưa ra sự thật con người của mình lên bình diện ý thức, sự thật mà ta ý thức hay không ý thức. Giáo dục là giúp một người nhận biết chính mình, ý thức về sự thật chính mình, khám phá những tiềm năng và nhược điểm, đồng thời giúp người thụ huấn phát huy các tiềm năng con người một cách tối đa và tự thể hiện mình một cách đầy đủ.

Giáo dục phải đụng chạm tới toàn bộ con người của người thụ huấn. Theo Tông Huấn về Đời Sống Thánh Hiến, việc giáo dục “phải quan tâm đến toàn thể con người, tức là mọi khía cạnh trong nhân cách, hành vi và ý hướng của người thụ huấn” (Vita consecrata, tr. 65).

Nếu một nền giáo dục chỉ nhấn mạnh hay chỉ tập trung vào việc huấn luyện các kỷ năng và cung cấp kiến thức, hoặc chỉ chú trọng giáo dục phần bên ngoài con người thụ huấn, thì nền giáo dục đó có nguy cơ bị giảm thiểu, thiếu tính toàn vẹn và không mang lại sự biến đổi bên trong con người của người thụ huấn. Công cuộc đào tạo linh mục – tu sĩ không phải là đào tạo các ‘công chức’ hay c ác ‘chuyên viên’ cho Giáo Hội mà là đào tạo những “con người của Thiên Chúa và của Giáo Hội”.

Giáo dục phải là một quá trình giúp người thụ huấn biến đổi toàn bộ con người mình: từ hành vi, thái độ, tình cảm, động lực thúc đẩy và cả chiều sâu thẳm của lòng họ. Theo tiến trình này, giáo dục là giúp người thụ huấn khám phá và nhận thức một cách chính xác các hành vi, cử chỉ, lời nói, sở thích, tập quán, thói quen, thái độ sống, lối phản ứng trước một hoàn cảnh, trước một sự kiện. Những hành vi và thái độ sống này có phù hợp với các giá trị và lý tưởng tu trì không?

Không dừng lại ở bên ngoài và hài lòng với những gì thay đổi ở bên ngoài, người thụ huấn phải được giáo dục từ bên trong là chính con tim của mình, nghĩa là họ được giúp đỡ để nhận biết tình cảm và cảm xúc sâu xa bên trong, kể cả những cảm xúc mà mình không ý thức. Giáo dục là giúp họ nhận ra trong họ những tình cảm “hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục” có phù hợp với đời tu không? Từ đó giúp họ thay đổi, trưởng thành về tình cảm và cảm xúc của mình.

Sâu hơn nữa, người thụ huấn cũng phải được giáo dục cả về động lực thúc đẩy. Việc giáo dục không dừng ở chỗ hướng dẫn họ “làm gì” mà còn phải giáo dục họ nhận thức được “tại sao tôi làm”, “động lực nào thúc đẩy tôi hành động?” Từ việc nhận biết các động lực thúc đẩy, người thụ huấn nhận ra những khuynh hướng đang lèo lái đời sống của họ: khuynh hướng quy ngã, quy xã hội, cá nhân chủ nghĩa, lập dị, thích tiền hay quyền lực, gây hấn, hay quá khích, ấu trĩ hay nhu nhược … và cả sự mơ hồ trong chọn lựa căn bản.

Việc giáo dục phải quan tâm đến tất cả những yếu tố làm nên “con người thật” của ứng sinh. Theo ngôn ngữ chuyên môn, các nhà tâm lý giáo dục gọi đây là “cái tôi hiện tại – actual self” của ứng sinh. Do đó, việc huấn luyện phải can thiệp trực tiếp vào cái tôi hiện tại của người thụ huấn. Giáo dục là lôi ra ánh sáng những gì không phù hợp, những gì là “ấu trĩ” và thiếu trưởng thành của người thụ huấn.

Quả thế, đây là một quá trình trở về với chính bản thân, nhận biết mình, khám phá bản thân, chấp nhận chính mình và thay đổi chính mình. Tiến trình này được thực hiện trong khó khăn, dài thăm thẳm, tiệm tiến và rất năng động. Theo nghĩa này, công cuộc đào tạo không phải là một cuộc dạo chơi trong công viên mà là một hành trình đầy gian khó đi về Giêrusalem như hành trình của Đức Giêsu. Và đây là logic mầu nhiệm thập giá xảy ra trong việc huấn luyện: phải qua đau khổ để tới Phục Sinh vinh quang. Giáo dục phải đi qua kinh nghiệm của ngày Thứ Sáu để tới ngày Chúa Nhật phục sinh. Nếu ai muốn bước vào quá trình siêu việt chính mình và hoàn thiện bản thân có nghĩa người đó phải chấp nhận bị tổn thương, gột rửa và lột xác con người của mình. Chấp nhận thay đổi cấu trúc con người, động lực, tình cảm, lối suy nghĩ và cách hành động của mình để có thể tới một giai đoạn khác mà ta gọi đó là giai đoạn huấn luyện.

2. Huấn luyện: formation

Giáo dục mà thôi thì chưa đủ. Cần có huấn luyện. Trong tiếng latinh động từ formare có một ý nghĩa đặc biệt: “đưa ra một khuôn mẫu, tạo một hình thức”. Theo đó, việc huấn luyện là đưa ra một gương mẫu rõ ràng mà người thụ huấn được mời gọi phải hướng tới và cưu mang trong lòng. Đó là một thể thức hay một lối sống mới mà họ chưa có, nhưng họ phải đạt tới một cách tiệm tiến, và đó cũng là yếu tố làm nên căn tính mới nơi họ. Theo nghĩa này, huấn luyện không chỉ là năng động tự thể hiện (self-realization), mà còn là năng động tự siêu việt (self-transcendence) theo một khuôn mẫu hoặc một lý tưởng. Huấn luyện không chỉ dừng lại ở việc biết mình hay chiêm ngắm bản thân, mà còn phải hướng tới việc khám phá và hình thành cái tôi lý tưởng (ideal self) mới mẽ và đích thật của mình.

Chính vì thế, trong các tài liệu về đào tạo linh mục và tu sĩ , Giáo Hội chọn mô hình Chúa Con làm khung quy chiếu cho dự phóng huấn luyện. Theo đó, Đức Giêsu Kitô là khuôn mẫu lý tưởng mà người thụ huấn luôn được mời gọi để trở nên đồng hình đồng dạng với Người . Như lời thánh Augustinô nói: Chúng ta không chỉ thuộc về Chúa Kitô, mà còn “trở nên như Chúa Kitô” (Vita consecrata, tr. 109). Huấn luyện phải là quá trình thực hiện lời mời gọi của Thánh Phaolô: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu” (Cl 2,7).

Nói cách khác, việc huấn luyện là một tiến trình xây dựng nơi người thụ huấn con người mới trong Đức Kitô, hình thành nơi họ cách sống mới, thái độ mới, lối suy nghĩ mới, tâm tình và ước muốn của chính Đức Kitô. Vì thế, việc huấn luyện không được hiểu như là một sự bắt chước bên ngoài, nhưng là sự trở nên giống từ bên trong, là “mặc lấy những tâm tình của Chúa Kitô như Người đã biểu lộ với Chúa Cha” .

Nếu nói quá trình giáo dục là chết đi con người cũ, thì quá trình huấn luyện là phục sinh con người mới trong Đức Kitô. Nếu trong cuộc đời Đức Giêsu Mầu Nhiệm Tử Nạn gắn liền với Mầu Nhiệm Phục Sinh, thì trong quá trình huấn luyện hai mầu nhiệm này cũng rất gắn bó với nhau. Phải chấp nhận thay đổi, tự hủy, chết đi thì mới phục sinh con người mới, con người nhân đức và thần khí.

Việc huấn luyện chỉ có hiệu quả thực sự khi có sự biến đổi nơi ứng sinh. Việc huấn luyện giúp ứng sinh nhận ra căn tính của mình nơi Chúa Kitô. Chân – thiện – mỹ của giá trị dần dần trở thành chân – thiện – mỹ của chủ thể. Tâm tình của Chúa Kitô ngày càng trở nên tâm tình của người thụ huấn. Huấn luyện là để cho Thiên Chúa uốn nắn thái độ, lời nói, ý nghĩa và ước muốn của mình mỗi ngày nên giống Chúa Kitô.

Chính việc huấn luyện này tác động trên trái tim, để họ say mê Thiên Chúa; tác động trên trí tuệ, để họ có thể chiêm ngắm và tìm kiếm Thiên Chúa; và tác động trên ý chí, để họ biết khát khao như Thiên Chúa khao khát.

3. Đồng hành - accompagnement

Từ thời Trung Cổ, hạn từ đồng hành trong tiếng Latinh là cum-panio, có nghĩa là “chung một tấm bánh”. Tự bản chất, đồng hành có nghĩa là chia sẻ. Vì thế, việc đồng hành với người thụ huấn muốn sống đời sống tu trì không chỉ là hướng dẫn họ trong đời sống tâm linh, dạy dỗ, hay thiết lập tương quan một chiều với họ, nhưng là cùng nhau thực hiện hay cử hành và chia sẻ kinh nghiệm đức tin. Đồng hành không chỉ có nghĩa là đi bên cạnh người khác trên một quảng đường nhất định, mà là cùng nhau bước đi trên đường, cùng nhau chia sẻ “của ăn đàng” là đức tin, kinh nghiệm về Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Thánh Thần.

Theo nghĩa đó, toàn thể tiến trình huấn luyện không chỉ là truyền đạt hay chỉ cho biết con đường phải đi, mà là một kinh nghiệm dấn thân và “tuyên xưng” đức tin của nhà huấn luyện với người thụ huấn.

Lối đồng hành này là hình thức mà Chúa Giêsu đã thực hiện trên đường Emmaus và là hình tượng của mọi việc đồng hành trong đức tin. Chúa Giêsu gặp gỡ, cùng bước đi với họ, trò chuyện với họ, nói cho họ nghe những chuyện xảy ra và giải thích cho họ hiểu các sự kiện dưới ánh sáng Lời Chúa. Rồi sau đó, cùng với họ Ngài “bẻ bánh”, họ nhận ra Ngài, lòng họ bừng lên, mắt họ sáng ra và liền quay trở về Giêrusalem để loan báo cho mọi người biết Chúa đã sống lại (x. Lc 24, 13-35).

Người đồng hành không phải là người quyết định ơn gọi của người thụ huấn, cũng không phải là người nắm giữ mọi “bí mật” về tương lai của ứng sinh. Người đồng hành đóng vài trò của Gioan Tẩy Giả, người đưa môn đệ mình tới gặp Chúa, giới thiệu họ với Chúa, rồi từ từ rút vào bóng tối, để “Người lớn lên, còn tôi nhỏ lại” (Ga, 3,30).

Tuy nhiên, việc đồng hành tiên vàn là phương thức hành động của Chúa Thánh Thần, “vị khách dễ thương của linh hồn”, người bạn đường thần linh của chúng ta và là nhà điêu khắc nội tâm, Đấng uốn nắn khuôn mặt mỗi người theo hình ảnh Chúa Kitô một cách vô cùng sáng tạo.

“Chúa Thánh Thần luôn hiện diện bên cạnh mọi người nam nữ, để giúp họ nhận ra căn tính của mình là những kẻ tin và được kêu gọi, để nhào nặn và tạo cho họ có một căn tính rập theo kiểu mẫu của tình yêu Thiên Chúa. Là Thánh Thần thánh hóa, Người tìm cách tái tạo dấu ấn thần linh nơi mỗi người, giống như một người thợ điêu luyện và kiên nhẫn của linh hồn chúng ta, và là Đấng an ủi tuyệt vời” .

Do đó, điều cơ bản là người thụ huấn phải cảm nhận Chúa Thánh Thần như là bạn trung tín của mình, như là Đấng sẽ giúp họ am hiểu toàn vẹn và sự khôn ngoan của trái tim, như một người dẫn đường đăm đăm nhìn về Chúa Giêsu và những kẻ được kêu gọi, để làm cho họ trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu.

Một khi người thụ huấn nhận biết và cảm nghiệm Chúa Thánh Thần như là “bạn đường”, họ sẵn sàng đón nhận những người đồng hành mà không đòi hỏi người đồng hành phải hoàn hảo; họ dễ dàng đón nhận những phương tiện, điệu kiện và cả những giới hạn nhân loại của người đồng hành. Hễ ai tin cậy Chúa Thánh Thần thì cũng tin cậy những trung gian của Người; hễ ai biết phó mình trong tay Chúa Thánh Thần thì không lo sợ khi chia sẻ lịch sử đời mình với người đồng hành trong sự cởi mở, tin tưởng và phó thác.

Như thế, khi suy nghĩ về quá trình giáo dục, huấn luyện và đồng hành, chúng ta có thể kết luận: Công trình đào tạo là công trình của Ba Ngôi: “Đồng hành với một tín hữu, huấn luyện một tín hữu là một hành động chỉ có Chúa Ba Ngôi mới thực hiện… Chúa Cha giáo dục, Chúa Con huấn luyện và Chúa Thánh Thần đồng hành” . Công việc này được thực hiện trong, qua và nhờ Giáo Hội.

Thay lời kết

Nhà văn Nguyên Ngọc cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam: “Giáo dục của chúng ta hiện nay đang có vấn đề trong cả hệ thống của nó, hầu như tất cả các lãnh vực của nó đều có vấn đề, cái hỏng của nó có tính chất hệ thống chứ không phải cục bộ”. Ông đề cập tới “thứ lỗi hệ thống”, là một thứ lỗi nền tảng nhất, nguy hại nhất. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng giáo dục ở Nước ta là do “triết lý giáo dục” vừa lạc hậu, vừa mất định hướng . Phải chăng việc giáo dục con người hôm nay bị giảm thiểu vào việc nhồi nhét kiến thức và kỷ năng mà ít chú trọng tới việc huấn luyện học sinh, trước hết, trở thànhnhững con người tốt, công dân tốt về các phương diện trí - đức - dục, vừa có chuyên môn cao?

Trong công việc đào tạo linh mục – tu sĩ nam nữ của Giáo Hội, chúng ta cũng được cảnh báo về hiện tượng “nín thở qua sông” của ứng sinh, hay là mô hình đào tào linh mục – tu sĩ thiếu tính thống nhất và tính toàn vẹn đã đưa công cuộc đào tạo rơi vào tình trạng một chiều duy tri thức, duy tu đức, duy luân lý, hay duy kỹ năng và duy hiệu quả… Cần phải có những nổ lực canh tân kịp thời để chương trình huấn luyện phải giúp các ứng sinh thực sự được biến đổi toàn vẹn, trở thành những con người tốt, kitô hữu trưởng thành và những linh mục – tu sĩ thánh thiện cho sứ vụ loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo Giáo Dục. Một cách tiếp cận, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình 2009, 11-24.

2. A. Cencini, I Sentimenti del Figlio. Il cammino formativo nella vocazione presbiterale e consolata, EDH, Bologna 2005.

3. Fontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazione per una nuova Europa. Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al Sacerdozio e alla vita Consecrata in Europa, Roma 5-10 Maggio 1997.

4. Giovanni Paolo II, Apostolic Esortazione Apostolica Vita Concrecrata March 25, 1996.

5. Giovanni Paolo II, Apostolic Esortazione Apostolica Pastores dabo vobis, December 25, 1992.
 
Thực chất việc Phái đoàn Tôn giáo của chính phủ Việt Nam tới thăm Vatican ra sao?
Lm Trần Công Nghị
11:12 20/09/2013
Trong mấy ngày qua có tin một phái đoàn của chính phủ Việt Nam có tới thăm Vatican và làm việc với Vatican. Tuy nhiên khi vào các trang thông tin của Tòa Thánh không thấy có thông cáo chung sau cuộc gặp gỡ như mọi khi.

Phái đoàn VN gặp Đức ông Camilleri
Sáng ngày hôm qua (19/9) chúng tôi có nhận được bài viết của Eglises d'Asie, với tựa đề “Vietnam: Une délégation du Bureau des Affaires religieuses du Vietnam en visite à Rome”. Đây là bài dịch lấy tin từ trang điện tử của Chính phủ Việt Nam, nên chúng tôi không vội đăng tin trên.

Tiép đến chúng tôi đọc bản tin của Fides, hãng tin này cho biết: “Cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Việt Nam tiếp tục trên một mối quan hệ và hợp tác tốt, trong khi có căng thẳng trong giáo phận Vinh, nơi cuộc biểu tình tiếp tục trong việc bắt giữ hai tín hữu của Giáo Hội tại giáo xứ Mỹ Yên, hiện còn trong tù kể từ tháng Sáu năm ngoái mà không có một lời buộc tội.”

Tin Fides cho biết thêm: “Các cuộc thăm viếng và gặp gỡ của đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam ở Vatican từ ngày 15 tới ngày 20 tháng 9 trong bầu khí thân thiện. Đoàn Việt Nam đã gặp Thứ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, Đức ông Tadeusz Wojda và Thứ trưởng Bộ trưởng Quan hệ với các nước, Đức ông Antoine Camilleri. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam nhấn mạnh rằng chính phủ Việt Nam cam kết đảm bảo quyền tự do tôn giáo và bày tỏ niềm hy vọng rằng các tín hữu Việt Nam tích cực tham gia trong việc xây dựng và phát triển đất nước”.

Tìm đọc bản tin của trang chính phủ Việt Nam thuộc Bộ Nội Vụ Đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thăm, làm việc tại Vatican , chúng tôi thấy có vài điều không ổn. Thứ nhất, trong đó nêu ra là phái đoàn làm việc với Vatican trong 5 ngày “Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam gồm 7 thành viên do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng dẫn đầu có chuyến thăm và làm việc tại Vatican từ ngày 15-20/9”. Thứ hai, Bản tin có nói là “Tòa thánh Vatican cũng tiếp tục nhấn mạnh mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Việt Nam, đồng thời cho rằng các giáo dân Việt Nam cần phải tôn trọng chính quyền và chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Việt Nam.”. Thứ ba, tìm các trang Web của Tòa Thánh không thấy có thông cáo chung về cuộc đàm phán này. Do vậy chúng tôi đã liên lạc với hai nguồn tin thân cận và đáng tin ở Roma, và được trả lời như sau:

  • 1. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong 2 lần vào ngày 15 và 16 tháng 9, 2013. Tiếp đến vào ngày 18 tháng 9, phái đoàn Ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam có tham dự cuộc tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng vào thứ Tư như thường lệ. Cuối buổi tiếp kiến ĐGH có lời chào phái đoàn và bắt tay chào phái đoàn sau khi bắt tay các Hồng Y và các Giám mục hiện diện.


  • 2. Chuyến đi lần này của đoàn Việt Nam là của Ủy ban Tôn giáo thuộc Bộ Nội Vụ đến thăm hữu nghị, và đoàn Việt Nam đến là cố ý để trao đổi thông tin về hiện tình ở giáo phận Vinh và các sự kiện liên quan tới Dòng Chúa Cứu Thế. Thực chất không có cuộc họp làm việc nào giữa Tòa Thánh và đoàn Việt Nam, không phải là cuộc đàm phán chính thức, nên sau cuộc gặp gỡ không có thông cáo chính thức.


  • 3. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ với các viên chức Vatican, Phái đoàn Tôn giáo của chính phủ Việt Nam muốn Tòa Thánh can thiệp vào hiện tình đang xẩy ra ở Giáo phận Vinh, nhưng Tòa Thánh nói Tòa Thánh chỉ mới nghe thông tin từ phía phái đoàn Việt Nam, Tòa Thánh cần phải nghe thông tin từ phía Giáo Hội Việt Nam nữa, của vị Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam nữa.


  • 4. Trong cuộc gặp gỡ với Phái đoàn Tôn giáo chính phủ Việt Nam, Tòa Thánh ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ song phương, như việc chính phủ cho phép Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, được đi thăm viếng các nơi; việc thâu nhận đại chủng sinh vào chủng viện không còn hạn chế số lượng như cũ. Tuy nhiên Tòa Thánh nêu lên mong muốn của mình là vì lợi ích của dân chúng Việt Nam, Giáo Hội muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục, mở trường học, cơ sở giáo dục, và nhà thương, v.v… Được như vậy sẽ là một dấu hiệu sự thăng tiến hơn nữa trong quan hệ song phương.
 
Thiếu nhi giáo xứ Kim Ngọc vui Trung thu
Kim Ngọc
13:37 20/09/2013
Tối thứ năm 19-9, Lễ Đoàn Thiếu Nhi cũng là ngày Tết Nhi Đồng, hòa chung niềm vui Trung Thu, Giáo xứ Kim ngọc tổ chức thánh lễ, chương trình văn nghệ và phát 1.000 phần quà cho các em thiếu nhi. Trong thánh lễ, cha xứ gợi lên những tâm tình cảm tạ.

Xem hình ảnh

Vào ngày giữa mỗi tháng âm lịch, nhìn lên bầu trời, chúng con thấy vầng trăng rất tròn và tỏa ra ánh sáng êm dịu. Đêm trăng đẹp nhất là vào giữa mùa thu. Mùa thu bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9, nên giữa mùa thu là ngày 15 tháng 8. Vào ngày này, trăng tròn trịa, ánh trăng sáng tỏ, cảnh vật xinh đẹp hơn. Người ta chọn ngày này làm ngày tết cho các em thiếu nhi, gọi là Tết Trung Thu.

Vầng trăng, bốn mùa luân chuyển mùa, thời tiết, cảnh vật là do Thiên Chúa dựng nên cho con người. Chúng con hãy cảm tạ Thiên Chúa luôn thương yêu ban tặng muôn vàn hồng ân. Chúa Giêsu yêu thương thiếu nhi chúng con nhất. Chúa nói rằng: “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng”. Chúa ôm chúng con vào lòng và chúc lành cho từng em thiếu nhi.

Đức Mẹ được sánh ví như vầng trăng tuyệt vời. Vầng Trăng Mẹ Maria đã đón nhận ánh sáng từ Đức Giêsu là Mặt Trời Công Chính để chiếu ánh sáng êm dịu thanh bình thánh thiện cho nhân gian. Chúng con luôn nhớ cám ơn Mẹ và siêng năng cầu nguyện với Mẹ.

Dịp Trung Thu, người lớn quan tâm lo lắng cho chúng con có nhiều niềm vui và bánh kẹo, lồng đèn. Chúng con cám ơn cha mẹ, các Thầy các Dì, các anh chị huynh trưởng và các ân nhân đã giúp quà cho chúng con. Cách đáp đền tốt nhất là chúng con cố gắng sống tốt hơn, ngoan hơn, chăm chỉ hơn, xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể.

Sau Thánh lễ các em rước đèn ra khuôn viên Nhà thờ tham dự chương trình văn nghệ sinh động hấp dẫn. Phần chấm thi lồng đèn thật vui nhộn. Các em thiếu nhi tự tay làm lồng đèn từ nhiều ngày qua nay được khán giả bình chọn. Giải nhất thuộc về em làm lồng đèn theo mẫu logo Năm Đức Tin. Cộng đoàn tham dự trầm trồ tán thưởng bằng những tràng pháo tay cổ vũ. Sau 13 tiết mục văn nghệ vui nhộn, các em vào Nhà thờ. Đội lân giúp lễ chào đón bằng những bài múa tưng bừng, ông địa tạo thêm niềm vui rộn ràng. Các Dì và Huynh trưởng phát quà cho từng thiếu nhi, các bạn nhỏ bên Lương đến rất đông, cả ngàn phần quà đủ cho hết mọi em.

Hơn 9 giờ, chương trình kết thúc, đêm Trung Thu với nhiều niềm vui rộn rã đã để lại nơi tâm hồn trong sáng của thiếu nhi những ấn tượng khó phai.
 
Thư hiệp thông của TGM Hà nội với Giám mục Vinh và Giáo phận Vinh
VP TGM Vinh
12:15 20/09/2013
 
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp trả lời phỏng vấn của VietCatholic
Lm Trần Công Nghị
17:38 20/09/2013
Hôm 19/9/2013, Lm Gioan Trần Công Nghị đã có cuộc phỏng vấn với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, để tìm hiễu rõ hơn về những gì đang xẩy ra quan biến cố tại Mỹ Yên, phản ứng của giáo dân giáo phận Vinh và cách hành xử của chính quyền Nghệ An cũng như của chính phủ đang diễn ra như thế nào. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

LM. Trần Công Nghị: Trước hết con LM Trần Công Nghị kính chào Đức Cha và xin chúc sức khỏe bình an và ơn thiêng của Chúa Thánh Thần trên công việc của Đức Cha và toàn giáo phận Vinh.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong biến cố xẩy ra ở giáo xứ Mỹ Yên, chúng con có dịp theo dõi những tin tức cập nhật từ giáo phận của Đức Cha và đã thông tin cho độc giả VietCatholic biết diễn tiến từng ngày. Thế nhưng gần đây hệ thống Truyền thông nhà nước Việt Nam đang cố ý xuyên tạc và bóp méo sự thật về vụ giáo dân Mỹ Yên bị đánh đập khi đòi người mà công an bắt trái phép. Do vậy, một lần nữa xin Đức Cha tóm tắt cho người Việt Nam và dư luận thế giới biết sự thực về câu chuyện giáo dân Mỹ Yên ra sao và đã bị lực lượng công an đàn áp, đánh đập tàn bạo như thế nào?


Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Rất vui được gặp lại cha Giám đốc và quý thính giả VietCatholic, nhưng lại rất buồn vì phải cùng nhau trao đổi về một vụ việc đáng lẽ ra không nên xảy ra ở thế kỷ XXI này. Vắn tắt sự kiện như sau:

Chiều ngày 22/5/2013, trước ngày xét xử phúc thẩm 14 thanh niên tại Tòa án Nhân dân Nghệ An, thân nhân và bạn hữu của họ đến Trại Gáo để cầu bình an. Họ đặt cơm tối cho 80 người, nhưng trên suốt hành trình, đã bị lực lượng công an chặn đường bằng nhiều cách, nên chỉ khoảng 30 người dùng cơm. Sau đó, mọi người tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo họ Trại Gáo. Số người còn lại vẫn tiếp tục đến.

Chập tối, lúc thánh lễ đang diễn ra, trên đoạn rẽ từ đường 534 đến Trại Gáo, khách hành hương bị một nhóm người lạ mặt, không mặc sắc phục công an và cũng không cho biết mình lý do, chặn đường. Tức khắc xảy ra cãi vã, xô xát và hỗn loạn. Bị đám đông phản kháng mạnh, những người chặn bỏ chạy. Có người bị thương, vài người chạy vào nhà ông xã đội trưởng, nơi công an đã tập trung từ trước. Ba người bị dân chúng khống chế và bị đánh. Được cấp báo, đội an ninh của họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, vội vàng đến đưa nạn nhân về nhà văn hóa xóm 13 để bảo vệ.

Đang khi tham dự thánh lễ, Ban Hành giáo Trại Gáo nhận được điện thoại cấp cứu của công an huyện Nghi Lộc. Họ đã cấp tốc chạy xuống và phải phá ổ khóa để đưa nạn nhân vào đó ẩn trốn. Ba người này khai là công an và người ta cũng thấy giấy tờ, cũng như sắc phục công an trong cốp xe.

Dân chúng tụ tập bên ngoài, mỗi lúc một đông và xô bồ hơn, rất khó kiểm soát, mà cha xứ lại đi vắng. Vì vậy, Hội Đồng mục vụ đã điện thoại cho Tòa Giám mục xin giúp đỡ. Cùng lúc đó, ông Vũ Chiến Thắng, Phó Giám đốc công an Tỉnh Nghệ An và ông Chủ tịch huyện Nghi Lộc đã gọi điện thoại cho tôi, đề nghị hợp tác để giải quyết sự việc. Thấy tình hình càng lúc càng phức tạp, lúc 19g45, tôi và hai linh mục lên đường. Trong khi đó, phía nhà cầm quyền mặc dầu đã ba lần bảy lượt hứa hẹn sẽ có mặt, nhưng đã hoàn toàn vắng mặt một cách vô trách nhiệm.

Khi chúng tôi có mặt, tình hình bớt nguy hiểm nhưng vẫn còn rất căng thẳng, vì trong đám đông phức tạp, xen lẫn cả giáo lẫn lương dân. Theo yêu cầu của dân chúng, một biên bản được soạn thảo. Sau khi đọc biên bản đó, đám đông phản đối dữ dội vì cho rằng chưa đúng sự thật. Phải viết lại biên bản 2. Đa số dân chúng tạm chấp nhận biên bản này, nhưng vẫn chưa chịu giải tán. Tôi vừa yêu cầu mọi người giải tán, vừa yêu cầu nhà cầm quyền đưa xe lên chở người bị thương về, nhưng họ vẫn không xuất hiện.

Phải mất một thời gian nữa mới tìm được xe chở nạn nhân về với sự bảo vệ của phái đoàn Tòa Giám mục. Trên đường về, chúng tôi phải quay lại nhà ông xã đội trưởng để cứu công an còn mắc kẹt ở đấy. Sau khi chúng tôi về, dân vẫn tiếp tục tụ tập ở khu vực đó và một chiếc xe máy khác bị phá.

Cần nói thêm, ngày 24/5/2013, đại diện huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương đã đến cám ơn Hội đồng mục vụ và đội an ninh Trại Gáo vì đã tích cực giải cứu cán bộ công an đêm 22/5/2013. Lời cám ơn tương tự cũng đã được nhà cầm quyền các cấp nhiều lần bày tỏ với tôi và các linh mục giáo phận. Thế mà, sau này báo đài Nhà nước lại vu khống Hội đồng mục vụ Trại Gáo đã ‘bắt giam người trái pháp luật’.

Sự việc ngày 22/5/2013 trở nên nghiêm trọng hơn, khi nhà cầm quyền không những không xử lý một cách nghiêm minh hành vi sai trái của cán bộ công an, mà còn cố tình bao che thuộc cấp và dựng án để bắt hai giáo dân Trại Gáo theo kiểu bắt cóc, không tuân thủ quy định tối thiểu của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành.

Như các trang mạng đã đưa tin, ngày 27/6/2013, trên đường đi đám cưới cháu, ông Ngô Văn Khởi bị cảnh sát giao thông chặn lại và bị năm thanh niên bịt mặt dẫn đi không nêu rõ lý do. Mấy ngày sau gia đình mới nhận được thông báo, nhưng giấy ghi nhầm với một ông Ngô Văn Khởi khác, vì sai địa chỉ và tên vợ.

Cùng ngày 27/6, khi ông Nguyễn Văn Hải chở cháu là Nguyễn Huy Hoàng (5 tuổi) đi khám chữa bệnh và lấy bột mỳ, trên đường về bị công an bắt giữ, không nêu bất cứ lý do và không tiến hành bất cứ thủ tục nào. Cháu Hoàng bị bỏ lại trong tình trạng hoảng loạn.

Mặc dù rất phẫn nộ trước hành vi sai trái của nhà cầm quyền và các văn bản gửi đi không nhận được câu trả lời thỏa đáng, nhưng suốt trong hai tháng giáo dân vẫn kiên trì đối thoại. Tòa Giám mục cũng có nhiều cuộc gặp gỡ làm việc với nhà cầm quyền yêu cầu giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt để tránh những phức tạp có thể xảy ra. Nói chung, họ hứa sẽ giải quyết, nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy gì. Vì thế, người dân ngày them bức xúc và không còn tin ở giải pháp đối thoại. Ngày 30/8/2013, người thân của hai ông Khởi và ông Hải cùng một số giáo dân Mỹ Yên tập trung ôn hòa tại UBND xã Nghi Phương đòi thả người. Hôm đó, theo lời yêu cầu của công an tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc, tôi đã đến UBND xã Nghi Phương đề nghị nhà cầm quyền đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đồng thời kêu gọi đồng bào kiên nhẫn đợi chờ. Cuối cùng, mọi người rút lui trong trật tự.

Sáng Chúa Nhật 01/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An mời tham dự cuộc họp đặc biệt để giải quyết vấn đề trên. Tham dự cuộc họp, về phía nhà cầm quyền có ông Nguyễn Xuân Đường, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Thái Văn Hằng, phó chủ tịch UBND, ông Lưu Công Vinh, trưởng Ban tôn giáo tỉnh Nghệ An, ông Vũ Chiến Thắng, phó Giám đốc công an Nghệ An, ông Nguyễn Hữu Cầu, phó Giám đốc công an – Thủ trưởng cơ quan CSĐT và một số người liên quan. Về phía Tòa Giám mục có tôi, Giám mục giáo phận, linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, Quản hạt Nhân Hòa, linh mục Phaolô Nguyễn Văn Hiểu, chánh Văn phòng Tòa giám mục và linh mục Phêrô Nguyễn Đoài, phó Văn phòng Tòa giám mục. Đa số tham dự viên đồng ý tìm biện pháp giải quyết vấn đề để tránh hậu quả xấu. Nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu cứ khăng khăng yêu cầu Giám mục giáo phận phải đứng ra bảo lãnh tại ngoại cho ông Khởi và ông Hải. Sau khi thảo luận thẳng thắn và chân thành, chúng tôi đã từ chối viết Đơn bảo lãnh tại ngoại, vì hai lý do: thứ nhất, theo nguyên tắc, luật Tố tụng không quy định việc tổ chức tôn giáo bảo lãnh mà phải là gia đình; thứ hai, quan trọng hơn, giáo phận Vinh không chấp nhận việc nhà cầm quyền cố tình đánh lạc hướng và làm phức tạp sự việc ngày 22/5/2013, nhằm kết án và truy cứu nhiều người dân chất phác vô tội khác, trong khi những hành vi sai trái của các cán bộ lại được bao che.

Ngày 03/9/2013 người thân của hai nạn nhân và đồng bào Mỹ Yên lại tập trung đến UBND xã Nghi Phương đòi thả người. Sau những chờ đợi và trao đổi căng thẳng, cuối cùng nhà cầm quyền địa phương đã viết Giấy cam kết về việc thả hai nạn nhân trước 16 giờ ngày 04/9/2013 và còn tuyên bố “nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Sau khi nhận được Giấy cam kết, bà con tự động rút lui.

Cùng thời gian đó, cán bộ công an Cục an ninh xã hội đề nghị Tòa Giám mục có một văn bản yêu cầu thả người để cơ quan điều tra làm căn cứ thả hai ông Khởi và ông Hải về tham dự Lễ Tấn phong Giám mục phụ tá. Do đó, chiều 03/9/2013, Tòa Giám mục đã có Văn thư số 38/13-VTTG đề xuất thả người.

Sáng 04/9/2013, Thánh lễ Tấn phong Giám mục Phụ tá diễn ra rất tốt đẹp, với khoảng 22000 người tham dự. Trưa hôm đó, Văn Phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài nhận được thư ‘hỏa tốc’ mời Giám mục giáo phận vào họp tại trụ sở UBND tỉnh Nghệ An vào lúc 15 giờ. Nhưng tôi không thể đến tham dự cuộc họp này, vì chương trình làm việc trong ngày lễ Tấn phong Giám mục phụ tá đã sắp đặt từ trước không thay đổi được. Sau này người ta mới biết ngay lúc hẹn gặp Giám mục giáo phận tại UBND tỉnh, nhà cầm quyền đã sẵn sàng trấn áp dân tại Nghi Phương.

Khoảng 15g30 ngày 04/9/2013, tin tưởng nơi thứ ‘Giấy cam kết lừa đảo’ của nhà cầm quyền, người nhà của ông Khởi và ông Hải cùng một số bà con giáo dân Mỹ Yên đã tới UBND xã Nghi Phương để nhận hai ông về nhà. Khi đến nơi, họ ngỡ ngàng nhận ra đã bị nhà cầm quyền lừa đảo: Không hề có chuyện thả người. Trên thực tế, ngay từ sáng 04/9/2013, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với mấy hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay… án ngữ lối vào trụ sở UBND xã Nghi Phương.

Một số người lạ mặt đã được cài vào đám đông để quấy rối, ném đá về phía công an và cảnh sát cơ động, một số giáo dân cũng ùa theo… Thế là cơ quan công quyền sử dụng lựu đạn cay, dùi cui, thuốc nổ, vũ lực... thẳng tay đàn áp dân chúng, làm cho hơn 30 người bị thương, trong đó có ba người bị chấn thương sọ não nặng.

Hỏi: Như Đức Cha đã biết, hiện nay các cơ quan truyền thông của chính quyền đang xuyên tạc vụ Mỹ Yên đến nỗi chính ban lãnh đạo của mạng lưới Boxit, một mạng lưới của giới trí thức Việt Nam trong nước, đã bình luận: “Người ta không ngần ngại gọi trống không Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, vị cha chung của Giáo phận Vinh với hơn 500.000 giáo dân, là “giám mục Hợp”, mạt sát Đức Cha là “lừa dối”, “vu khống”, “bịa đặt trắng trợn”. Thậm chí người ta tuyên bố có “sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật”, dù không hề đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Xin Đức Cha nêu ra một số ví dụ cụ thể để dư luận thế giới biết đâu là sự thật và đâu là những điều chính quyền bóp méo, xuyên tạc.

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Trong những ngày qua, báo Nghệ An, đài phát thanh, đài truyền hình Nghệ An đã đăng tải nhiều bài viết và phóng sự có nội dung xuyên tạc sự thật, xúc phạm đến uy tín và danh dự của tôi, cũng như toàn thể linh mục và giáo dân giáo phận Vinh. Tệ hơn nữa, trong buổi phát hình tối Chúa Nhật 15/9/2013, đài truyền hình VTV cũng lập lại những luận điệu của đài truyền hình Nghệ An, chụp cho tôi nhiều ‘tội danh’ như cấu kết với thế lực phản động trong cũng như ngoài nước, kích động nhân dân hận thù với nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết nhân dân, đi ngược lại với chủ trương của các Đức Thánh Cha và của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc v.v…

Nhiều lúc tôi tự hỏi có nhà nước pháp quyền nào trên thế giới hiện nay cho phép các phóng viên nặc danh và cơ quan truyền hình Nhà nước tự tung tự tác, muốn bôi nhọ ai tùy ý, tự do chụp mũ cho người khác một cách vô căn cứ những thứ tội nghiêm trọng, mà chỉ những tòa án đặc biệt mới có quyền tuyên án? Bản thân tôi, dù sao cũng là giám mục một giáo phận 526.000 giáo dân, trải dài trên ba tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà họ còn cáo buộc, một cách vô tội vạ, những tội danh ghê gớm như vậy, thì phương chi các em sinh viên, các nông dân chất phác, những người lao động cô thân cô thế? Điều này cho thấy sự thao túng, vô pháp luật và xuống cấp về phẩm chất đạo đức của một xã hội.

Đã có một thời người ta tôn vinh gian dối và cho đó là một phương pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất, vì đinh ninh rằng: Cứ nói dối, cứ nói dối… cuối cùng vẫn còn lại cái gì. Từ Phát-xít Đức cho tới Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot cho đến hiện nay … một số nhà cầm quyền đã sử dụng nó như lợi khí tuyên truyền để đánh lận con đen. Trong quá khứ, xem ra một số lần họ đã đánh lừa được dư luận hay ít nhất gây hoang mang, sợ hãi và bêu xấu đối phương.

Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những công nghệ hiện đại đã giúp nhân loại dễ dàng lột mặt nạ những gian dối và lừa lọc này. Hơn nữa, nhân loại ngày càng đề cao mô hình nhà nước dân chủ, pháp quyền, tôn trọng sự thật, nhân phẩm nhân quyền, sự minh bạch và yêu chuộng công lý – hòa bình. Bạo lực, gian dối, lừa lọc, cả vú lấp miệng em … đang bị đẩy dần vào bóng tối.

Theo Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình, nhưng cả hai đều phục vụ con người đều phục vụ con người. Chính vì thế, “sự tự trị giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị không dẫn tới chỗ hai bên ly khai nhau, loại bỏ việc hợp tác (...). Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể làm cho việc phục vụ này hữu hiệu hơn “để mọi người cùng có lợi, nếu mỗi bên nỗ lực hơn nữa để hợp tác lành mạnh với nhau theo cách thế phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian”.

Chính trong viễn tượng đó, Tòa Thánh đã đề nghị định hướng mục vụ: “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành”. Đức Bênêdictô XVI kêu gọi Giáo Hội Việt Nam “đóng góp vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, nhưng đồng thời cũng đóng góp cho việc phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một đóng góp quan trọng, nhất là lúc Việt Nam cũng đang từ từ mở cửa về phía cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, đối thoại không đồng nghĩa với thỏa hiệp, nhất là thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Niềm tin tôn giáo và chân lý không thể mặc cả hay dễ dàng nhượng bộ. Rất nhiều lần người Kitô hữu được mời gọi chấp nhận trả giá. Vào dịp Giáng Sinh 2012, Ngài đã đưa ra một nhận định sâu sắc: “Việc hợp tác sinh hoa kết quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho César những gì thuộc về họ César, chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không thể tuân thủ những đòi hỏi của César. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ vừa qua, các César đã cố chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa. Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay (...) là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ, và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó”.

Giáo huấn Công Giáo mời gọi chúng ta can đảm chống lại bất công, bạo lực, gian dối và sai lầm, nhưng vẫn tôn trọng người sai lầm và không hề chủ trương lấy ác báo ác. Càng không tôn bạo lực làm kim chỉ nam cho cuộc sống và biện pháp giải quyết mọi vấn đề. Đối thoại được Giáo Hội Công Giáo chọn lựa như cách thế thích hợp nhất để giải quyết những xung đột và tranh chấp. Tuy nhiên, đúng như Đức Benedictô XVI đã lưu ý, sự thật vẫn giữ vai trò quan trọng nhất. Hơn bao giờ hết, lời của Đức Giêsu luôn luôn là ánh sáng soi dẫn bước đường của chúng tôi: “Sự thật sẽ giải phóng anh em”.

Tóm lại, cái sảy nảy cái ung. Đáng lẽ ra phải khiển trách những người sai phạm trong việc chặn đường và bắt người trái phép, nhà cầm quyền đã bao che cho cấp dưới và tiếp tục lấp liếm, trấn áp dân chúng. Vì vậy, họ đã biến tình trạng bình yên thành bất ổn và chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Không những họ đã bày binh bố trận để trấn áp những nông dân chất phác trong tay không có một tấc sắt, mà còn tiếp tục công khai dùng phương tiện truyền thông mạ lị, vu khống giám mục, linh mục, giáo dân Vinh là ‘bạo loạn, cấu kết với bên ngoài để âm mưu tạo phản’(?). Trong cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng hiện nay, Việt Nam cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế hơn bao giờ hết, thế mà tại sao lại có những hành động đẩy đất nước vào tình trạng thụt lùi rõ rệt về nhân quyền và tự do tôn giáo? Không phải vô lý, khi có người đặt câu hỏi: Nhà cầm quyền Nghệ An có chủ đích gì khi dàn dựng kịch bản này?

Hỏi: Xin Đức Cha cho biết tinh thần hiệp thông của các linh mục và giáo dân trong giáo phận Vinh như thế nào?

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Hơn 200 linh mục hiện hoạt động trên ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vừa tuyên bố “hiệp thông sâu xa, đồng quan điểm với Tòa Giám mục và Giám mục giáo phận trong các văn bản” về vụ giáo xứ Mỹ Yên. Tại khắp nơi, giáo dân Vinh đang chứng tỏ truyền thống đoàn kết, luôn hợp nhất với Tòa Giám mục và sốt sáng cầu nguyện để công lý và hòa bình sớm thực hiện trên mảnh đất thân yêu này. Lấy lại câu nói biểu tượng của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên trong vụ Tam Tòa trước đây, nhiều người đã nhận định: “Tại giáo phận Vinh không chỉ có một Nguyễn Thái Hợp mà luôn luôn có sẵn 526.000 Nguyễn Thái Hợp khác”.

Hỏi: Kính thưa Đức Cha: VietCatholic nhận được nhiều điện thư của độc giả nói rằng trong khi một số cơ quan truyền thông quốc tế phổ biến tin tức về vụ Mỹ Yên, giúp thế giới biết về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, thì chính tại Việt Nam, mạng lưới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã không lên tiếng gì về vụ Mỹ Yên. Xin Đức Cha cho biết các Giám mục Việt Nam đang hiệp thông với giáo phận Vinh như thế nào?

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Mạng lưới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đăng Thư Chung của Giám mục giáo phận Vinh gửi toàn thể cộng đồng Dân Chúa, cũng như thư của Giám mục Vinh gửi Đức Hồng Y, quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và toàn thể cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam xin cầu nguyện đặc biệt cho các giáo dân bị đàn áp tại giáo xứ Mỹ Yên và cho giáo phận Vinh trong hoàn cảnh hiện tại. Văn phòng TGM Xã Đoài vừa cho biết “Tuyên bố của Linh mục đoàn giáo phận Vinh” cũng sẽ được đăng trên trang Website của Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Hiện nay chúng tôi đã được thư liên đới của một số giáo phận gửi tới. Chúng tôi sẽ lần lượt công bố trên trang mạng của giáo phận.

LM Nghị: VietCatholic xin chính thức một lần nữa cám ơn Đức Cha đã dành cho chúng con buổi phỏng vấn hữu ích này. Trước khi kết thúc, Xin Đức Cha nói thêm những điều Đức Cha muốn gửi tới Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và dư luận quốc tế về tình hình giáo phận Vinh hiện nay.

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Chân thành cảm ơn mọi người ở trong và ngoài nước, bạn bè thật gần cũng như thật xa, nhưng trong thời gian qua đã rất gắn bó với giáo phận Vinh và liên đới với các nạn nhân tại Mỹ Yên. Đặc biệt, chân thành cám ơn Ban Điều hành và tất cả các cộng tác viên VietCatholic đã nhanh chóng dịch các văn bản của vụ Mỹ Yên ra nhiều thứ tiếng, nhờ vậy cộng đồng quốc tế hiểu và hiệp thông mạnh mẽ hơn. Xin tiếp tục liên đới và hiệp thông với chúng tôi. Chân thành cảm tạ.
 
Buổi gặp gỡ các Linh mục và Tu sĩ Việt Nam tại Nhật Bản
Dom Nguyen
20:51 20/09/2013
Trong hai ngày Đại Hội Năm Đức Tin vừa diễn ra vào cuối tuần qua 14 và 15/9/2013, của Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản đã có hai buổi gặp gỡ và chia sẻ giữa các linh mục và tu sỹ với nhau về ơn gọi thánh hiến và sứ mạng Truyền giáo trong hành trình đức tin trên đất nước Nhật Bản, với sự điều hợp của cha Giuse Đoàn Tận Hiến, S.D.B.
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào chiều ngày 14/9/2013, các linh mục, phó tế, tu sỹ, chủng sinh và tu sinh đã vui vẻ giới thiệu về mình cùng với công việc hiện đang đảm trách. Bầu khí xa lạ, ngại ngùng pha chút trang nghiêm đã nhanh chóng được thay thế bằng bầu khí thân tình, gần gũi, vui tươi bởi những tiếng cười và những câu nói pha trò hài hước. Chỉ trong phút chốc ngắn ngủi, mọi người đã trở nên một gia đình gần gũi với nhau vì cùng sống đời thánh hiến và gắn kết với nhau trong cùng sứ vụ truyền giáo tại Nhật Bản. Buổi gặp gỡ mở đầu đã tạm khép lại với Kinh Sáng Danh để mọi người được gặp gỡ và trao đổi riêng với nhau.
Buổi gặp gỡ thứ II đã diễn ra vào sáng ngày 15/9/2013, tại ngôi Nhà nguyện bé nhỏ trên cùng của Giáo xứ Tajimi. Bước vào ngôi Nhà nguyện bé nhỏ, mọi người đã thấy có Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện được đặt trên bàn thờ ở ngay giữa trung tâm của ngôi Nhà nguyện, như đang đón đợi con cái trở về.
Mọi người lặng lẽ ngồi gần bên nhau quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để chia sẻ cho nhau những khắc khoải, ưu tư, những hân hoan, hạnh phúc trong đời thánh hiến. Mở đầu, mọi người hiện diện đã cùng nhau cất cao lời hát “Lắng nghe Lời Chúa”. Tiếp đến, Thầy Phó tế Đaminh Nguyễn Quốc Thuần đã công bố đoạn Tin mừng theo Thánh Luca tường thuật lại sự kiện Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria. Sau đó, cha Giuse Đoàn Tận Hiến, S.D.B. đã dựa trên nội dung của bài Tin mừng và gợi ý cho anh chị em linh mục, tu sỹ cùng suy niệm về hành trình đức tin của Đức Maria trong hoạch định cứu độ. Bài suy niệm rất sống động và sâu sắc đã đặt nền cho mọi người tham dự cùng suy nghĩ về hành trình ơn gọi thánh hiến của mình dựa trên gương mẫu của Đức Maria.
Sau khi thinh lặng 10 phút, từng thành viên đã bắt đầu chia sẻ hành trình đức tin trong đời thánh hiến với sứ mạng truyền giáo trên đất nước Nhật Bản. Thời lượng 1 tiếng 30 phút thật ngắn ngủ đã không đủ để tất cả được dàn trải lòng mình ra trước Chúa Giêsu Thánh Thể và với anh chị em cùng hiện diện ngay bên. Hơn lúc nào hết, đây là những phút giây cụ thể để mọi người sống tinh thần Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ. Thật vậy, quy tụ nhau quanh Chúa Giêsu Thánh Thể gồm các thành viên khác nhau hoàn toàn về tuổi tác, đơn vị, nhân thân; nhưng lại trở nên một gia đình với nhau trong Giáo Hội – Giáo Hội Mầu Nhiệm; cùng quây quần bên nhau chia sẻ những khắc khoải, âu lo, vui mừng và phó thác – Giáo Hội Hiệp Thông; và cùng chung chia với nhau sứ vụ truyền giáo trên đất nước Nhật Bản – Giáo Hội Sứ Vụ
Buổi gặp gỡ đã kết thúc bằng phép lành Mình Thánh Chúa và mọi người cùng nắm tay nhau cất cao lời “Kinh Hòa bình”. “Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người” – lời tâm nguyện trên đây của Thánh Phanxicô thành Assisi ước mong cũng sẽ trở nên là lời ước nguyện của các linh mục, tu sỹ đã, đang và sẽ gắn kết đời mình với sứ vụ truyền giáo trên đất nước Phù Tang.
Tạ ơn Chúa đã cho anh chị em linh mục, tu sỹ có được những phút giây gặp gỡ và ngồi lại bên nhau trong hai ngày Đại Hội Năm Đức Tin. Chắc hẳn, những phút giây gặp gỡ ấy sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mọi người trên hành trình đức tin cũng như trong sứ mạng truyền giáo.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ Mỹ Yên theo lời kể của người dân
Nguyễn Tuyên
08:20 20/09/2013
Tôi không mấy khi xem báo đài Nhà nước. Dịp này họ nói về Mỹ Yên nhiều quá, làm tôi quan tâm theo dõi. Tôi có thói quen đọc báo ngược, có nghĩa là hiểu ngược lại điều báo nói. Và cách hiểu ngược này – trớ trêu thay – lại gần với sự thực hơn.

Là một người thực tế, tôi âm thầm đến thăm Mỹ Yên, để lắng nghe những người chứng kiến vụ việc kể lại. Họ là những người dân không có tiếng nói.

Tôi ghi lại những lời họ kể về ngày đau thương 4/9/2013 như sau.

Buổi chiều hôm đó, khoảng 30 người nhà của hai nạn nhân bị giới cầm quyền bắt cóc – ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải – đến trụ sở UBND xã Nghi Phương để nhận lại hai người thân, theo giấy cam kết của Chủ tịch xã. Phần lớn họ là phụ nữ, đi với hai bàn tay không. Họ không mang hung khí gì cả.

Tại sân trụ sở xã lúc đó đã có mấy trăm công an, cảnh sát, dân phòng, chó nghiệp vụ. Các loại vũ khí được trang bị như một cuộc chiến. Cảnh sát áo chống đạn, đội mũ bảo hiểm, có khiên che thuẩn đỡ.

Trên đồi phía sau làng, có một đội quân án ngữ.

Ai ném đá?

Người nhà của hai nạn nhân tiến vào trụ sở thì bị cảnh sát chặn đường. Rồi có cãi nhau và xô xát. Người dân kéo đến càng lúc càng đông.

Bắt đầu có đá từ ‘quần chúng’ ở phía công an được ném vào giáo dân. Rồi có đá ném về phía công an từ một nhóm ‘người lạ’, đứng bên phía giáo dân.

Một số giáo dân cũng ném đá theo họ.

Khi được hỏi các anh chị lấy đá đâu mà ném, thì bà con Mỹ Yên nói họ không có mang theo đá, nên chỉ lấy đá bên đường. Sau đó, có nhiều đá do nhóm ‘người lạ’ mang đến.

Được hỏi liệu ném đá như vậy có làm chấn thương công an không, thì có mấy người trả lời không ảnh hưởng gì cả, vì họ trang bị áo chống đạn và mũ bảo vệ.

Ai đánh dân?

Hiện trường lúc ấy rất hổn độn và căng thẳng. Hơi cay đã được sử dụng.

Bỗng có mấy tiếng nổ lớn. Giáo dân chạy tán loạn. Cảnh sát và chó đuổi theo. Cảnh sát dùng dùi cui và roi điện thẳng tay đánh đập giáo dân.

Những người bị đánh máu chảy đầy mặt, và bị bắt lên xe. Có người liệt, không đi được, bị kéo lê trên đường như kéo khúc gỗ!

Nhiều người chạy vào nhà dân ven đường. Cảnh sát phá cửa xông vào đánh túi bụi. Có mấy tay cảnh sát chạy đến sau, không còn dân nữa, liền đập phá các xe máy giáo dân dựng bên đường.

Tổng cộng có khoảng 150 người bị đánh, trong đó có hơn 30 người bị thương nặng. Nạn nhân bị đánh vào đầu, vào mặt, vào bụng. Có người bị bể mủi, có người bị hư mắt, có người bị chấn thương sọ não. Chị Trần Thị Thủy đang mang thai cũng bị đánh.

Tượng ảnh thánh bị đập vỡ tại nhà anh Nguyễn Văn Văn.

Những nhóm ‘người lạ’

Theo lời kể của những người giáo dân đến sau, ở xa hàng rào cảnh sát. Họ thấy có những nhóm ‘người lạ’ không rõ từ đâu tới. Đó không phải là giáo dân Mỹ Yên.

Có nhiều ‘người lạ’ đứng thành từng nhóm riêng, ở bên phía giáo dân, nhưng không lẫn lộn với giáo dân. Họ ném đá trước. Nhưng cảnh sát không đánh họ.

Lại có những thanh niên lực lưỡng, mặc áo phông bó sát người, đứng lẫn lộn phía sau giáo dân. Họ xô giáo dân về phía trước. Họ là những kẻ chỉ điểm. Họ chỉ ai thì cảnh sát đánh người đó.

Trong các hình ảnh trên truyền hình và báo chí, có cả giáo dân và ‘người lạ’ ném đá.

Nạn nhân bị đánh hầu hết là giáo dân Mỹ Yên. Chỉ có vài người đi đường ở trong số họ.

Sợ máy ảnh

Có một người đang chụp hình, thì có một ‘người lạ’ chỉ tay về người chụp hình. Lập tức, người chụp hình bị đánh tới tấp. Cái máy hình bị đập vỡ. Người đó gục xuống, gượng dậy không nổi. Người đó nhờ mấy người bên cạnh đỡ dậy, nhưng họ lắc đầu đi qua.

Nhiều người không dám chụp hình, vì sợ bị đánh. Khá nhiều điện thoại của giáo dân bị tịch thu; cho đến bây giờ vẫn chưa trả lại. Có vài máy ảnh được trả lại, nhưng bị xóa hết hình.

Những con người hùng hổ coi trời bằng vung, nhưng lại sợ cái là máy ảnh!

Đó là sự thật trần trụi, trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân địa phương. Họ là những con người đơn sơ, chất phác và chân thật. Nếu bạn muốn biết sự thật thì hãy đến hỏi họ.
 
Tin Đáng Chú Ý
Cuộc đua ''nước rút'' của Phó Thủ Tướng gốc Việt Philipp Rösler dịp bầu cử Quốc Hội Đức 2013
Hà Long
09:04 20/09/2013
Cuộc đua "nước rút" của Phó Thủ Tướng gốc Việt Philipp Rösler dịp bầu cử Quốc Hội Đức 2013

Thủ đô Berlin - Chỉ còn đúng 3 ngày nữa cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2013 lần thứ 18 sẽ bắt đầu vào Chúa Nhật 22/9/2013. Nước Đức có tất cả 61,8 triệu người trên 18 tuổi được quyền bỏ phiếu tại những nơi cư trú chính thức. Hơn 80.000 phòng phiếu được tổ chức từ thành thị đến nông thôn với 60.000 thiện nguyện viên. Đến 18g chiều là kết thúc việc bỏ phiếu.

Năm 2009 các đảng đã đạt trên ngưỡng cửa 5% số phiếu mới có các ghế Dân Biểu trong Quốc Hội Liên Bang Đức là: CDU/CSU, SPD, Grüne, FDP và die Linke. Phần trăm người đi bỏ phiếu của năm 2009 là 70,8% của khoảng 60 triệu cử tri.

CDU: Dân Chủ Thiên Chúa Giáo

CSU: Xã Hội Thiên Chúa Giáo (Chị em với CDU được gọi là Schwesterpartei) chỉ có ở tiểu bang Bayern, miền nam nước Đức.

FDP: Dân chủ tự do

SPD: Dân chủ Xã hội

Bündnis 90/Die Grünen: Đảng Xanh kết hợp chung giữa Đông và Tây Đức

Die Linke: Đảng Cánh Tả (Hậu duệ của đảng cộng sản Đông Đức và WASG liên minh kết hợp vào năm 2007)

Cuộc bầu cử Quốc Hội Đức năm 2009 đã đạt được kết quả như sau:

- Liên minh CDU 27,3% ; CSU 6,5% ; FDP 14,6% = 48,4% đạt đa số cầm quyền

- Các đảng đối lập khác SPD 23,0% ; Grüne 10,7% ; Die Linke 11,9%

- Các đảng nhỏ khác gồm 15 đảng đạt dưới 5% gộp lại tất cả chỉ có: 6,0%

Hôm nay, thứ sáu chỉ còn 3 ngày nữa các đảng kể trên và các đảng nhỏ tăng ga hết sức chạy quãng đường "nước rút". Bất kể đạt được nhiều phiếu hay ít phiếu thì CDU/CSU, SPD, Grüne, và die Linke theo thống kê luôn đạt trên 5% để vào quốc hội. Chỉ riêng đảng FDP đang nao núng vượt qua được "ngưỡng cửa" khó khăn này. Đó là điều chủ tịch đảng FDP, gốc Việt ông Philipp Rösler (40 tuổi) cũng như ứng cử viên đại diện đảng FDP tranh cử, ông Rainer Brüderle (68 tuổi) giống như đang ngồi trên một lò lửa.

Vì sao? Kết quả bầu cử tại tiểu bang Bayern vào hôm 15/9/2013 - một tuần trước bầu cử liên bang, đảng FDP đã thua đậm với tỷ lệ 3,3% (năm 2008 đạt 8%) và bị đá văng ra khỏi quốc hội tiểu bang. Ngược lại CSU đạt đến tỷ lệ vượt đa số 47,7%, trở lại một mình cầm quyền tại Bayern.

Bởi thế và ngay liền lập tức toàn đảng FDP mở ra chiến dịch cuối cùng của cuộc chạy đua "nước rút" bằng phương cách "mượn phiếu" của CDU. Cách này đã đạt được thành công dưới thời của cựu thủ tướng Helmut Kohl. "Mượn phiếu" (Leihstimme hay còn gọi là Zweistimme) được hỗ trợ từ đảng liên minh để cùng nhau đạt trên đa số cầm quyền. Đảng FDP gia tăng tuyên truyền với khẩu hiệu: "Ai muốn có bà Merkel, thì chọn FDP" (Wer Merkel haben will, wählt FDP).

Tại Đức lúc bầu cử liên bang cũng như tiểu bang cử tri có 2 ô phiếu để gạch vào.

- Ô phiếu bên trái được gọi là Phiếu Thứ Nhất (Erststimme) để bầu ứng cử viên trực tiếp của khu vực vào thẳng quốc hội.

- Ô phiếu bên phải được gọi là Phiếu Thứ Hai (Zweitstimme) để bầu cho chính đảng của cử tri chọn vào quốc hội. Phiếu thứ hai này luôn được đảng FDP dùng làm lợi khí để mượn của cử tri CDU trên toàn quốc. Người Đức dùng quyền tự do này rất khéo và nhiều khi chính xác để cho "mượn phiếu", nhưng cũng chính là giúp đảng CDU của mình có khả năng cầm quyền. Nhưng nó cũng có mặt trái phản tác dụng như trong cuộc bầu tại tiểu bang Niedersachsen vừa qua làm cho đảng CDU chỉ đạt được 36%, vì thế liên minh CDU và FDP đã không đủ đa số cầm quyền.

Ngược lại, cách thế "mượn phiếu" của FDP đã đạt được thành công bất ngờ trong cuộc bầu cử tiểu bang Niedersachsen vào tháng giêng 2013, nhất là trong lúc đảng FDP muốn làm một cuộc đảo chánh hạ bệ chủ tịch đảng Philipp Rösler vì tình trạng cử tri ủng hộ đảng FDP giảm dần đi đến mức độ báo động trầm trọng dưới ngưỡng cửa 5%. Vào lúc này và không ngờ FDP đã đạt đến 9,9%, một thành quả cao nhất của đảng FDP trong 3 năm qua trong các cuộc bầu cử tiểu bang tại Đức mà Niedersachsen lại là nơi ông Rösler ra tranh cử trực tiếp. Thế là ông Rösler đã làm cho các đối thủ trong đảng hoàn toàn "im miệng" lại. Tiếp tục cho đến ngày đại hội đảng FDP vào tháng 3/2013 ông Philipp Rösler lại được toàn đảng tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ mới làm chủ tịch đảng với 86%. Lúc này đảng FDP không có thể tìm ra một người tài giỏi và ưu tú hơn ông Philipp Rösler, một bình luận gia đã nói như thế. Khi ông Rösler được bầu vào chức vụ chủ tịch đảng FDP lần thứ nhất trong năm 2011 thì ông đã được tín nhiệm đến 95%, lúc ấy ông mới 38 tuổi.

Câu châm ngôn của ông Philipp Rösler đã dùng với triết lý của Á Đông nói lên bản tính riêng của mình là "Cây trẻ có lắc lư trong gió và bị uốn cong trước bão táp, nhưng nó không gẫy" (Der Bambus wiegt sich im Wind und biegt sich im Sturm, aber er bricht nicht). Cuộc tiến thân của ông trong sự nghiệp chính trị thật hiếm có vì ông Philipp Rösler là vị chủ tịch đảng trẻ nhất của nước Đức, cũng là vị Phó Thủ Tướng Đức trẻ nhất từ trước tới nay trong chính quyền Đức, nhậm chức vào ngày 16/5/2011. Điều ngạc nhiên và tưởng rằng không bao giờ xảy ra được tại nước Đức, một quốc gia khó chấp nhận bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên không là gốc Đức, thì ông Rösler đang viết lên trang sử đầu tiên trong lịch sử nước Đức về việc nắm giữ chức vụ trọng yếu này trong nội các của nữ Thủ Tướng Angela Merkel.

Ông Philipp Rösler, 40 tuổi, đã từng là Bộ trưởng Y Tế (2009-2011) và hiện nay đương kim Bộ trưởng Kinh Tế, là người đầu tiên hoàn toàn không phải gốc Đức tham gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền Đức tại thủ đô Berlin từ năm 2009. Nếu nhìn trên thế giới thì ông Philipp Rösler cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tham gia trực tiếp cầm quyền cho một quốc gia sở tại. Tại các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Úc, v.v… đều có các nghị viên hoặc dân biểu gốc Việt Nam đang có sự nghiệp chính trị trong quốc hội liên bang hoặc tiểu bang, nhưng trong giới này chưa có một ai tham dự trực tiếp điều khiển guồng máy quốc gia bằng một chức vụ Bộ Trưởng. Với chức vụ Phó Thủ Tướng Đức ông Philipp Rösler có trách nhiệm điều khiển trực tiếp "Nội Các Chính Quyền Đức" 2 lần trong năm khi nữ thủ tướng vắng mặt.

Đảng FDP tại Đức là đảng Tự Do Dân Chủ tranh đấu cho quyền tự do của mỗi người dân, nghiêng về thành phần trung lưu, tầng lớp trí thức và luôn thúc đẩy canh tân thị trường kinh tế tự do.

Được nhắc thêm, trước đây 4 năm, cuộc bầu cử Liên Bang Đức đã được tổ chức vào tháng 9/2009 đảng Dân Chủ Tự Do FDP thắng lớn với tổng số phiếu 14,6% đạt được 93 ghể trong quốc hội. Sau 11 năm vắng mặt cầm quyền từ 1989, đảng FDP trở lại nghị trường tham gia nội các Đức với Liên Minh CDU/CSU.

Đài truyền hình quốc gia ZDF đã cho biết kết quả cuộc trưng cầu lần cuối cùng hôm 19/9/2013 trước 4 ngày bầu cử như sau: CDU/CSU 45% ; FDP 5,5% ; SPD 27% ; Grüne 9% và Die Linke 8,5%.

Nữ Thủ Tướng Angela Merkel lo lắng và ám ảnh từ cuộc bầu cử tiểu bang niedersachsen nên trong vài ngày qua bà luôn nhắc đến "không có việc tặng phiếu". Tương tự hôm nay người hùng của tiểu bang Bayern vừa thắng lớn trong cuộc bầu cử tiểu bang, ông Horst Seehofer, chủ tịch đảng CSU cũng đòi hỏi đảng FDP phải chấm dứt việc tuyên truyền mượn phiếu.

Bầu cử Liên Bang Đức 2013 đang là một thách thức quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Philipp Rösler. Có lẽ đạt được đến ngưỡng cửa 5% số phiếu toàn quốc đang là giấc mơ của ông. Biết đâu cây tre Á Đông của Dr. Philipp Rösler vẫn hiên ngang, bền bỉ lắc lư trong gió tại thủ đô Berlin sau ngày 22/9/2013. Đó cũng là một kỳ kích hiếm có cho một nhà chính trị Đức gốc Việt Nam.

Hà Long
 
Văn Hóa
Chiếc lồng đèn và bánh Trung Thu
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:12 20/09/2013
Chiếc lồng đèn và bánh Trung Thu

Hằng năm vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch (15.Tháng Tám) - trong khoảng tháng Chín Dương lịch - theo tập tục văn hóa Việt Nam, là ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết của trẻ em.

Vào dịp này trẻ em có tập tục cùng nhau đi rước lồng đèn dưới ánh trăng và ca hát, cùng được ăn bánh trung thu.

Chiếc lồng đèn các em cầm trong tay đi ca hát có nhiều hình thù khác nhau.

Đơn sơ và ý nghĩa hơn cả là chiếc lồng đèn làm bằng vật liệu đơn giản như tre trúc, rồi có giấy mầu dán chung quanh. Bên trong có đốt một cây nến nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mà lại lung linh. Chiếc lồng đèn như thế không có gì là lộng lẫy sang trọng, nhưng lại biểu hiện tính sáng tạo theo tầm mức trí óc của trẻ em.

Nhìn chiếc lồng đèn trung thu như thế làm nhớ lại ánh sáng cây nến Rửa Tội ngày xưa lúc còn thơ bé đã lãnh nhận ngày nhận Bí Tích làn nước Rửa Tội. Ngọn lửa cây nến Rửa tội được đốt thắp lên từ ngọn lửa cây nến Chúa Kito phục sinh. Ánh sáng ngọn lửa cây nến Rửa tội, nếu so sánh với ánh sáng đèn điện, thì thật là mờ nhạt yếu kém. Nhưng đủ soi sáng cho tâm hồn đức tin, nhất là trong những khi gặp hoang mang chao đảo.

Ngày xưa Martin Luthero, cha đẻ khai sinh ra đạo Tin Lành, trong lúc hoài nghi bối rối, đã nhớ lại cây nến rửa tội của mình và đã viết thành chữ „ Tôi là người đã được rửa tội.“.

Ánh sáng yếu mờ nhạt phát tỏa ra từ chiếc lồng đèn trung thu em bé cầm trên tay làm nổi bật hình thù chiếc đèn, và những hình cắt vẽ dán chung quanh đèn.

Đời sống người tín hữu Chúa Kito có trong tâm hồn mình ánh sáng đức tin vào Chúa, cũng chiếu tỏa ra bên ngoài qua lời nói, cung cách thái độ sống cư xử với mọi người cùng chung sống, ánh sáng tình yêu của Chúa ra bên ngoài.

Ánh sáng chiếc lồng đèn trung thu của em bé nói lên niềm vui hạnh phúc của em ngày Tết Trung Thu, cùng mời gọi cùng tham gia vào niềm vui ngày Trung Thu dưới ánh trăng.

Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Chúa tình yêu cũng qua cung cách sống chiếu toả ánh sáng ngọn lửa phục sinh của Chúa, Đấng mang niềm vui ơn cứu chuộc cho con người.

Không phải chỉ có chiếc lồng đèn ngày Tết Trung Thu, nhưng các em còn được ăn bánh trung thu nữa.

Bánh Trung Thu xưa nay có hai hình thức tròn hoặc vuông, hoặc là bánh nướng mầu nâu hay bánh dẻo mầu trắng. Nhân bánh có đậu xanh, với trái trứng muối, hay có bánh với nhân thập cẩm hạt sen, mứt bí, lạp xưởng. Bên trên mặt bánh có in hình mặt trăng, hay cành hoa lá...Và bánh thường mang vị ngọt nhiều.

Chiếc bánh trung thu để ăn, nhưng cũng nói lên một vài tâm tình cho suy nghĩ. Bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều nói lên qúa trình bột cần phải được nhồi pha chế cho dậy nổi. Rồi sau đó mới cho vào khuôn đúc thành hình và đem vào lò nướng, hay ủ hấp cho thành dẻo.

Đời sống con người từ khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời, người nào cũng phải sống trải qua những giai đoạn thời kỳ cần phải được chỉ dậy, tập luyện thi cử, trải qua những lúc gặp thử thách, những khi phải chịu đựng, những hoàn cảnh gặp khó khăn, gặp thất bại, phải hồi hộp lo lắng chờ đợi...Những giai đoạn thời kỳ như thế giúp cho trở thành người trưởng thành chín mùi.

Rồi lòng nhân bánh có nào là đậu xanh, trứng vịt muối, lạp xưởng, mứt bí, hạt sen...cùng đủ mọi hương mùi vị...Nhân bánh đem lại hương vị ngon miệng cho người ăn, không bị ngán, nếu chỉ có toàn bột nướng hay bột dẻo bọc bên ngoài.

Điều này cũng là hình ảnh đời sống con người chúng ta cũng có nhiều cái phải thâu nhận, phải học hỏi, phải thay đổi, mới tạo nên ngon, hấp dẫn cùng hữu ích cho người khác được.

Rồi vị mặn nồng của trứng vịt muối cùng phối hợp với vị ngọt của đường pha trộn lẫn trong bột hoặc các loại mứt trong nhân bánh, làm cho bánh thêm hương vị thơm ngon.

Đời sống con người cũng thế, nếu toàn dễ dãi, toàn cái có sẵn, toàn vị đường ngọt không giúp gì cho đời sống đi lên, nhiều khi lại làm cho đời sống đi xuống nữa.

Vị mặn là những cay đắng đau khổ, những chiến đấu thúc đẩy giúp vận dụng tâm trí sáng tạo cùng cố gắng vươn lên. Như thế cuộc sống không thành nhàm chán một chiều, cùng có ý nghĩa tích cực. Và thật ra ở đời có ai là không phải sống trải qua vị mặn, vị đắng cay đau khổ trong đời sống đâu?

Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, cũng đã phải sống đau khổ, chịu bị xỉ nhục và sau cùng chết trên thập gía, để mang ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.

„Trung thu Trăng sáng ta rước đèn đùa vui ca hát.

Trăng sáng trên cao, chiếu soi trời đất.

Lung linh ánh nến tô thắm màu đèn sao muôn sắc.

Vai sánh bên nhau, hát ca vang trời.

Hát lên em ơi!

Hát vang bạn hỡi!

Ánh trăng lung linh;

Trăng sáng trong ta, sáng trong muôn người.“

Mùa Trăng Trung Thu 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tịnh Không
Tấn Đạt
21:08 20/09/2013
TỊNH KHÔNG
Ảnh của Tấn Đạt
Bầu trời xanh ngát biển mênh mông
Tiếng sóng êm êm xoa dịu lòng
Trước cảnh thiên nhiên hồn tĩnh lặng
Bao điều trút bỏ...có như không....
(Trích thơ của Sương Anh)