Ngày 24-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:37 24/09/2014
NGUYÊN NHÂN THOÁNG NỞ THOÁNG TÀN
N2T

Hoa quỳnh, bởi vì đời sống của nó rất ngắn ngủi, nên phàn nàn với Đấng tạo hóa:
- “Ngài tạo dựng con rất là đẹp đẽ, chỉ có điều là mỗi khi con đắm say trong sự tán thưởng và ngưỡng mộ của chúng nhân, thì Ngài lại lật đật kết thúc cuộc sống của con, phải nói là quá tàn nhẫn đi thôi.”
Đấng tạo hóa bất đắc dĩ nói:
- “Được, Ta để con sống lâu thêm một chút.”
Sau đó không lâu, hoa quỳnh gấp gấp thỉnh cầu với Đấng tạo hóa: “Ngài nên để con hồi phục dáng vẻ trước kia nhé, nhìn mình mỗi lúc một già đi, hồng nhan không trở lại, thực là một chuyện đáng sợ.”
Đấng tạo hóa bắt đầu giáo huấn, nói:
- “Lạ thật, già thì cũng có cái đậm đà của già chứ ?”
- “Không, không”- Hoa quỳnh nói: “Thà rằng con nhận sự hoài niệm và tiếc nuối của mọi người.”
Cho đến ngày nay, hoa quỳnh nháy mắt nở, nháy mắt tàn, chính là nguyên nhân “thoáng nở thoáng tàn” vậy.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Tôi đã thấy rất nhiều loại hoa, ở Sài gòn mỗi năm tết đến, chợ hoa khai mạc thì dù có chết tôi cũng đi coi cho bằng được, mặc dù năm nào cũng chỉ những loại hoa ấy. Ở Đài Loan, tôi cũng được may mắn đi coi những nơi trồng hoa của các nghệ nhân, đẹp không thể tả, đủ màu đủ sắc, có những loại hoa mà tôi chưa bao giờ được thấy, nhưng thú thật, hoa quỳnh thì tôi chưa hề thấy bao giờ cả, chỉ nghe nói và nghe người ta khen nó đẹp nó thơm mà thôi, nó quý và hiếm, quý và hiếm là nó vừa nở hoa thì tàn ngay sau đó, đời sống của nó quá ngắn ngủi nên nó được người ta quý.
Đời sống con người ta cũng như bóng câu qua cửa sổ, nghĩa là cũng vắn vỏi vô cùng.
Hoa quỳnh chóng tàn nhưng để lại cho người thưởng thức sự nuối tiếc.
Cuộc sống ngắn ngủi, nhưng chúng ta đã làm gì để cho đời tiếc thương ? Các thánh tử đạo là những người có cuộc sống đời này rất ngắn, nhưng danh thơm tiếng tốt của các ngài thì ngàn năm sau không phai nhạt.
Thánh Đa-minh Saviô, thánh Maria Gorretti, thánh Luy Gonzaga, thánh Tôma Thiện, thánh tiến sĩ Têrêxa Hài đồng Giê-su.v.v… là những vị thánh trẻ nhất, tức là chết sớm nhất, nhưng gương anh hùng trong đức tin, thanh khiết trong cuộc sống, bác ái trong hành động của các ngài, đã lôi kéo biết bao nhiêu tâm hồn sống như các ngài.
Thời giờ qua nhanh như ngựa chạy tên bay, chúng ta còn bao nhiêu thời gian nữa để làm nên anh hùng, lưu lại tiếng thơm cho đời ?
Phải bắt đầu từ hôm nay! Alleluia !
Tạ ơn Chúa! Alleluia.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Nguyên nhân thoáng nở thoáng tàn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 24/09/2014
N2T

58. Khi ái tình bay lên cao, thì những việc của thế tục không thể lôi kéo được nó.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch và trích trong "cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhận định của Đức Thánh Cha về chuyến tông du Albania
Đặng Tự Do
05:07 24/09/2014
Trong buổi triều yết chung thứ Tư 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã nhận định như sau về chuyến tông du đến Albania của ngài:

Anh chị em thân mến,

Chuyến tông du của tôi đến Albania Chúa Nhật vừa qua là một dấu chỉ của sự gần gũi của tôi, và của Giáo Hội hoàn vũ, với những người Albania, là những người phải chịu đựng nhiều năm dài dưới một chế độ vô thần và vô nhân đạo, nhưng bây giờ họ đang làm việc cùng nhau để xây dựng một xã hội hòa bình đánh dấu bởi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hợp tác trong việc phục vụ lợi ích chung.

Đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là tinh thần cùng tồn tại và đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Albania, vì tất cả đều phải chịu đựng khủng bố cay đắng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Trong cuộc gặp gỡ những người thuộc các tôn giáo khác nhau, tôi khuyến khích chứng tá quan trọng này, với niềm tôn trọng lẫn nhau dựa trên bản sắc của mỗi tôn giáo. Với anh chị em Công Giáo tôi vinh dự được biết đến những chứng tá anh hùng của nhiều vị tử đạo mà sự đau khổ của họ đã mang lại những hoa quả tái sinh thiêng liêng. Tôi đã mời gọi các Kitô hữu hãy là men của lòng nhân từ, bác ái và hòa giải trong xã hội Albania.

Thông qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, xin Thiên Chúa tiếp tục truyền cảm hứng cho những người Albania trong việc xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và đoàn kết.
 
Đức Thánh Cha :”Tin Mừng luôn luôn mới mẽ” .
Pt Huỳnh Mai Trác
08:04 24/09/2014

Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta “hãy bỏ đi những gì cũ kỷ và lỗi thời” . Người Kitô hữu không nên lệ thuộc vào những luật lệ nhỏ nhặt” nhưng phải mở rộng lòng đón nhận điều răn mới của luật tình yêu .

Những người luật sĩ muốn làm khó dễ Chúa Giêsu . Họ chất vấn Chúa tại sao các môn đệ của Chúa không giữ chay nhưng Chúa đâu có sa vào bẩy của họ, và Chúa đã giảng cho họ về ngày lễ vui và sự mới mẽ . Tin Mừng ngày hôm nay khuyên bảo là hãy đổ rượu mới vào bình da đựng rượu mới :
“Hãy đổ rượu mới vào bình đựng rượu mới . Sự mới mẽ của Tin Mừng . Tin Mừng mang lại cho chúng ta điều gì ? Niềm vui và sự mới mẽ . Các tiến sĩ làm luật đã khép kín trong các luật lệ của họ và trong lời giảng dạy của họ . Thánh Phao lồ nói với chúng ta là lề luật trước khi Chúa Giêsu đến là lề luật để bảo vệ nhưng giam hãm chúng ta như những người tù với luật lệ . Những lề luật đó không hẳn là xấu vì nó bảo vệ nhưng giam hãm chúng ta lại để chờ đợi luật lệ mà chính Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta”.

“Dân chúng thực hành luật lệ của Maisen cũng như các tập tục và nhiều lề luật nhỏ nhặt khác được các tiến sĩ và luật sĩ góp nhặt lại . Lề luật này bảo vệ nhưng cầm tù dân chúng ! Họ phải chờ đợi được giải phóng, một lề luật tòan hảo và tự do mà Thiên Chúa ban cho dân do chính Đức Chúa Con mang đến . Sự mới mẽ của Tin Mừng là : giải thóat khỏi những lề luật nhỏ nhặt .

“Một vài người có thể đặt câu hỏi : ‘Nhưng thưa Cha, vậy người Kitô hữu không có lề luật sao ?’: Vâng Chúa Giêsu có nói: “Ta đến không phải là để hủy bỏ tất cả mọi lề luật nhưng để làm cho những lề luật được tòan hảo hơn”.

Sự tòan hảo của lề luật, chẳng hạn như, Những Mối Phúc Thật, lề luật của tình yêu thương, tình yêu thương tòan vẹn, như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta . Và khi Chúa Giêsu quở trách những người này, các tiến sĩ của luật pháp, Chúa khiển trách họ đã không dùng luật lệ để bảo vệ dân chúng, mà làm cho họ trở thành nô lệ vì những lề luật nhỏ nhặt, nhiều điều thật nhỏ nhoi bắt buộc họ phải thực hành “.

“Chúa Giêsu mang lại cho chúng ta lề luật mới mẽ, những lề luật chúng ta thực hành trong tự do, một luật lệ mới được bảo vệ chính bằng máu của Ngài “. Đức Giáo Hòang lập lại Tin Mừng là một cuộc lễ vui , một niềm vui và tự do . Đó là một cuộc giải phóng mà tòan dân mong đợi khi họ được bảo vệ bằng lề luật nhưng bị kềm hãm như người tù .

Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng: hãy đem rượu mới đựng vào trong những bình da đựng rượu mới . Có nghĩa là can đãm đổi mới mọi việc theo lề luật của Tin Mừng “.

“Thánh Phao lồ cũng phân biệt giữa con cái của luật lệ và con cái của đức tin . Hãy đựng rượu mới trong những bình da đựng rượu mới . Bởi vậy Giáo Hội đòi hỏi chúng ta, với tất cả mọi người chúng ta, một vài điều cần thay đổi . Giáo Hội đòi hỏi chúng ta cũng phải gạt qua một bên những lề luật cũ kỷ lỗi thời : những lề luật đó chẳng có ích lợi gì ! Và hãy chọn những bình đựng rượu mới, những bình rượu mới của Tin Mừng .

Người ta không thể hiểu nỗi tâm trạng của các tiến sĩ của luật pháp này , các nhà thần học Pharisêu : người ta cũng không thể hiểu nỗi họ, tâm trạng của họ về tinh thần của Tin Mừng . Đây là những điều rất khác biệt . Tinh thần của Tin Mừng là tinh thần mang lại sự tòan hảo của mọi lề luật . Vâng ! Một phương pháp mới mẽ : Đựng rượu mới trong những bình đựng rượu bằng da mới”.

“Tin Mừng là điều mới mẽ ! Tin Mừng là ngày lễ vui ! Người ta chỉ có thể sống tòan vẹn Tin Mừng với một con tim vui vẽ và bằng một con tim mới mẽ” .
Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng tuân thủ các lề luật . Tuân thủ các lề luật mà Chúa Giêsu đã mang đến cho chúng ta trong sự tòan hảo, trong lề luật của tình yêu thương, trong lề luật từ “những Mối Phúc Thật”. Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ là đừng bị giam hãm trong lề luật như những kẻ bị tù đày mà ban cho chúng ta ân huệ trong niềm vui và tự do của những điều mới mẽ mà Tin Mừng mang lại cho chúng ta . (Nguồn Tin : News.va)

 
Albania là bằng chứng cho việc sống chung hòa bình
Bùi Hữu Thư
13:07 24/09/2014
Tưởng nhớ những người tử vì đạo, ngài ca ngợi việc chăm lo cho sự an vui của các láng giềng

VATICAN, ngày 24 tháng 9, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh là những người khác tôn giáo có thể gìn giữ căn tính riêng của họ mà vẫn có thể sống chung hòa bình. Ngài nói Albania là bằng chứng rằng “có thể thực hiện điều này."

Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài kể lại chuyến đi ngày Chúa Nhật vừa qua tại Albania.

"Chuyến đi này nẩy sinh do ước muốn của tôi đến với một quốc gia từ lâu đã bị đàn áp bởi một chính thể vô thần và vô nhân đạo, nay đang trải qua một kinh nghiệm về sống chung hòa bình giữa các thành phần tôn giáo khác nhau. Dường như điều quan trọng đối với tôi là phải khuyến khích họ trên con đường này, để họ tiếp tục kiên trì và suy nghĩ sâu xa về điều này cho lợi ích chung."

Người Hồi Giáo tại Albania chiếm 56% dân số, trong khi Công Giáo chiếm 10% và Chính Thống Giáo 6.8%. Tuy nhiên việc thực thi tôn giáo bị ngăn cấm tại Albania từ 1967 đến 1990. Trong thời kỳ này tất cả các đền thờ và giáo đường đều bị đóng cửa.

Đức Thánh Cha nói, một cuộc gặp gỡ liên tôn là trọng tâm của chuyến đi của ngài, "nơi tôi có thể vui mừng vì thấy được sự sống chung hòa bình tốt đẹp giữa mọi người và mọi cộng đồng trực thuộc các tôn giáo khác nhau, là điều không chỉ dám ước mong nhưng đã chứng tỏ là có thể thực hiện được một cách cụ thể. Chính họ đang sống như vậy! Đây là một sự đối thoại chân chính và có kết quả, tránh được chủ nghĩa tương đối và thông hiểu căn tính của mỗi thành phần."

Ngài nói: Thực vậy "điều đem các tôn giáo khác lại gần nhau là con đường của sự sống, thiện chí muốn làm điều tốt cho láng giềng của mình, mà không chối bỏ hay hạ thấp căn tính của nhau."

Máu của các vị tử đạo

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng lịch sử đẫm máu của Albania gần đây cũng đánh dấu chuyến đi của ngài. Ngài nói gặp gỡ các linh mục và tu sĩ là dịp để tưởng nhớ và tri ân các vị tử đạo.

"Nhờ sự hiện diện của các vị cao niên đã đích thân sống qua cuộc bách đạo khủng khiếp, đức tin vang vọng những nhân chứng anh hùng trong quá khứ đã theo chân Chúa Kitô đến cùng cực của hậu quả."

Đức Thánh Cha đề cập đến một dịp ngài được nghe chứng tá của cha Ernesto Simoni Troshani, một linh mục triều 84 tuổi, và nữ tu Maria Kaleta, thuộc Dòng Năm Dấu Đanh trong bẩy năm trước khi chính thể Cộng Sản đóng cửa tu viện của họ.

Sau khi nghe cha Troshani kể chuyện về những vụ tra tấn, cầm tù, và lao công khổ sai, Đức Thánh Cha đã khóc và ôm cha thật lâu.

Đức Thánh Cha nói với các đồng bào của cha: "Chính là nhờ sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu, nhờ mối tương quan yêu thương với Người đã đem lại sức mạnh cho tất cả mọi vị tử đạo, giúp họ đối phó với các biến cố đau thương và đưa tới chỗ tử đạo.

Chiến thắng

Đức Thánh Cha tiếp rằng sức mạnh của Giáo Hội ngày nay vẫn là tình yêu Chúa Ki tô: "Một sức mạnh nâng đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn, và ngày nay thúc đẩy hoạt động tông đồ để đem lại sự yêu thương và tha thứ, và do đó làm chứng tá cho lòng thương xót của Chúa."

Nói về hình ảnh của 40 linh mục bị sát hại dưới thời Cộng Sản chuyên chế, và án phong á thánh cho họ đang được xúc tiến, Đức Thánh Cha cho hay họ là những người trong số “hàng trăm Kitô hữu và người Hồi Giáo bị xử tử, bị tra tấn, bị giam tù, và bị trục xuất chỉ vì họ có đức tin vào Thượng Đế."

"Đó là những năm đen tối khi tự do tôn giáo bị triệt hạ và ngăn cấm không cho tin nơi Thiên Chúa. Hàng ngàn thánh đường và đền thờ bị phá hủy, và biến thành các kho chứa hay rạp hát để truyền bá ý thức hệ Mácxít. Sách vở tôn giáo bị đốt cháy, và cha mẹ bị cấm không cho đặt tên tôn giáo của tổ tiên cho con cái."

Đức Thánh Cha nói, cần phải tưởng nhớ các biến cố này: "Ký ức về các vị tử đạo chịu khổ nạn vì đức tin là sự đảm bảo cho định mệnh của Albania, vì máu họ không đổ ra vô ích, mà là hạt giống sẽ mang lại hoa trái hòa bình và hợp tác huynh đệ. Thực vậy, ngày nay, Albania là một tấm gương cho sự tái sinh của Giáo Hội, và sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo. Vì vậy, các vị tử đạo không thất bại mà là những người chiến thắng: họ tỏa sáng trong chứng tá anh hùng của họ quyền uy tối thượng của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn an ủi dân Người, và ban cho những con đường mới và chân trời hy vọng."
 
ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự giờ kinh tạ ơn kỷ niệm 200 năm Dòng Tên được tái lập
Chỉnh Trần, S.J.
19:13 24/09/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự giờ kinh tạ ơn kỷ niệm 200 năm Dòng Tên được tái lập

Tin từ văn phòng cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự giờ kinh tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 200 năm Dòng Tên được tái lập trên toàn thế giới tại nhà thờ Giêsu, nhà thờ mẹ của Dòng vào lúc 4:50 chiều (giờ Rôma) ngày 27.09.2014.

Đài phát thanh Vatican sẽ tường thuật trực tiếp sự kiện này tại kênh Youtube https://www.youtube.com/watch?v=u1tmyy3sl_g

Cũng nên nhắc lại, từ giữa thế kỷ XVII, Dòng Tên đã gặt hái nhiều thành quả trong sứ mạng phục vụ, nhưng cũng gặp nhiều chống đối. Sự chống đối đến từ các chính quyền ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, do mất quyền lợi từ các thuộc địa có các thừa sai Dòng Tên đến truyền giáo và nâng cao dân trí; ở các quốc gia theo trào lưu Tin Lành lúc bấy giờ; ở Châu Á do sự nghi kỵ các thừa sai. Năm 1773, trước sức ép nặng nề của các chính quyền ác cảm với Dòng Tên, ĐGH Clementê XIV ra đoản sắc Dominus ac Redemptor giải thể Dòng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hoàng đế nước Phổ Frederick II và nữ hoàng Nga Catherina I đã cho phép Dòng Tên tiếp tục hoạt động ở Phổ và Nga. Ngày 07.08.1814, ĐGH Piô VII ra trọng sắc Sollicitudo omnium Ecclesiarum tái lập Dòng Tên. Dòng Tên bắt đầu hồi sinh, tiếp tục phục vụ trong các hoạt động giáo dục, truyền giáo và hướng dẫn thiêng liêng.

Tính đến năm 2013, tổng số tu sĩ Dòng Tên trên toàn thế giới là 17,287 tu sĩ, trong đó có 12,298 linh mục, 1,400 tu huynh, 2,878 học viên (ứng viên linh mục) và 711 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 83 Tỉnh Dòng, 6 Miền Độc lập và 10 Miền Phụ thuộc được phân bố theo 9 Vùng (Assistancy): Phi Châu, Nam Mỹ Latinh, Bắc Mỹ Latinh, Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương, Trung và Đông Âu, Nam Âu, Tây Âu và Hoa Kỳ.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Thực chất Nhà Nước Hồi Giáo Trị
Vũ Văn An
22:15 24/09/2014
Hồi Giáo không có cơ quan trung ương hay có quyền định tín nào hay không có một nhân vật nào có thẩm quyền định tín bản chất của nó. Các ý kiến về yếu tính của nó khác nhau rất nhiều tùy theo kinh nghiệm chính trị hay triết lý của người giải thích nó. Cố gắng hiện thời nhằm thiết lập một Nhà Nước Hồi Giáo Trị, với một Chủ Giáo Trị (Caliph) được chỉ định, để khôi phục sứ mệnh từng được ủy thác cho Hồi Giáo, đã làm người ta lưu ý tới câu hỏi: “Hồi Giáo là gì?”

Vấn đề “khủng bố” là một khía cạnh nữa của cùng một cái hiểu này. Nhiều người ở bên ngoài Hồi Giáo tìm cách tách rời “khủng bố” ra khỏi “Hồi Giáo”, làm như thể, trong lối sử dụng của họ, chúng là các ý niệm độc lập với nhau hoặc thậm chí đối lập nhau. Người ta gần như không thể duy trì lối nhìn này một cách nghiêm túc nếu nhìn vào lịch sử của Hồi Giáo và chính bản văn của Kinh Kôrăng.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry, nằng nặc cho rằng điều ta đang chứng kiến là “chủ nghĩa khủng bố” chứ không liên hệ gì tới Hồi Giáo cả. Chính phủ Obama dường như có chính sách không bao giờ đồng hóa Hồi Giáo với “chủ nghĩa khủng bố”, bất chấp chứng cớ hay bất chấp các đại biểu của Nhà Nước Hồi Giáo Trị muốn nói gì thì nói. Phó Tổng Thống Mỹ thì nói tới “Hỏa Ngục” lúc đề cập tới các hành động của Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Diane Feinstein nói tới “sự ác” khi ám chỉ các vụ tàn sát dã man hiện nay ở Iraq và Syria. Đức Giáo Hoàng thì nhắc đến việc “chặn đứng việc gây hấn”. Những người nói tiếng Anh ghét luật pháp thì ngăn cản cuộc thảo luận ngay thẳng và trung thực về những gì đang diễn ra tại các nước Hồi Giáo hay tại các cộng đồng ở Tây Phương. Ngay quan điểm có phê phán của Winston Churchill về Hồi Giáo cũng không được phép đọc nơi công cộng.

Cả chủ nghĩa đại kết lẫn chủ nghĩa tự do phóng khoáng, theo cách riêng, vì chính sách khoan dung và tự do ngôn luận, cũng khiến người ta khó xử lý những gì đang diễn ra tại các nước Hồi Giáo. Hồi Giáo vốn không thân hữu đối với chủ nghĩa duy tương đối hay các phân biệt tinh tế.

Khủng bố có nội tại ngay trong Hồi Giáo không?

Điều chúng tôi trình bày ở đây chỉ là một ý kiến. Ý kiến chỉ là một lập trường cho rằng một đề xuất nào đó có vẻ có lý chứ không hoàn toàn chắc chắn. Nhưng thiển nghĩ ý kiến này khá có cơ sở và nghe có lý hơn phần nhiều các quan điểm hiện hành về cả Hồi Giáo lịch sử cũng như Hồi Giáo hiện nay. Chúng tôi không coi quan điểm này là dứt khoát, cũng không lên tài liệu cho nó bất cứ theo nghĩa chính thức nào, dù có thể như thế. Nhưng nó vẫn là một quan điểm được chúng tôi coi là tôn trọng Hồi Giáo hơn phần lớn các quan điểm phê phán hoặc bênh vực Hồi Giáo hiện nay.

Nhận định này được coi như một thứ hộ giáo (apologia) cho Nhà Nước Hồi Giáo Trị, ít nhất theo nghĩa Nhà Nước này chấp nhận sự thành thực và mục đích tôn giáo của mình. Nhà Nước này hiểu rõ: bối cảnh triết lý đã biện minh cho các hành động của họ ra sao, kể cả các hành động bạo lực.

Nhà Nước Hồi Giáo Trị và các phong trào thánh chiến duy Hồi Giáo trên khắp thế giới nhất trí với nó thẩy đều rất đúng trong cái hiểu căn bản của họ về Hồi Giáo. Người ta thấy nhiều chứng cớ từ ngay trong lịch sử lâu dài của cuộc bành trướng quân sự buổi đầu của Hồi Giáo và chính cả trong lối giải thích lý thuyết của họ về kinh Kôrăng nữa, để kết luận rằng Nhà Nước Hồi Giáo Trị và những kẻ có cảm tình với nó, về căn bản, hiểu nó rất đúng. Mục đích của Hồi Giáo, với các phương thế thường là bạo động, là mở rộng quyền cai trị của mình ra khắp thế giới, nhân danh Allah. Thế giới không thể sống “hòa bình” cho tới khi trọn bộ trở thành Hồi Giáo. “Khủng bố” mà ta đang chứng kiến không chủ yếu phát xuất từ các lý thuyết toàn trị hay duy quốc gia hiện đại, hay từ bất cứ nơi nào khác nhưng từ điều được coi như việc trung thành thi hành sứ mệnh đã được Allah ủy thác cho thế giới duy Hồi Giáo, với chứng cớ khách quan đàng hoàng. Thế giới duy Hồi Giáo này chỉ là đang trì hoãn việc chu toàn sứ mệnh đã ủy thác cho mình mà thôi.

Nhìn nơi khác để tìm lời giải thích là đơn thuần không thấy ra điều Nhà Nước Hồi Giáo Trị và bằng hữu của nó đang muốn nói với ta về lý do tại sao họ hành động như họ đang hành động. Khuynh hướng nơi các nhà tư tưởng thực dụng Tây Phương, bị khóa cứng trong các quan điểm chật hẹp của họ, là không muốn nhận một nguyên động lực như thế làm lời giải thích cho quyền lực trắng trợn. Đây là môt loại thiếu sót tri thức nơi các nhà lãnh đạo Tây Phương và là môt loại chật hẹp trong lối suy nghĩ của Tây Phương.

Có thể nói chủ nghĩa thánh chiến là một phong trào tôn giáo trước khi là bất cứ điều gì khác. Allah quả đã dành cho bạo lực một chỗ đứng quan trọng. Cuộc tranh cãi ngược xuôi hiện nay hệ ở sự thật của lập trường này hay đúng hơn hệ ở việc thiếu khả năng bác bỏ nó. Một tiểu luận gần đây trên tờ American Thinker tính ra rằng trong các năm bành trướng của họ, bắt đầu từ các thế kỷ thứ bẩy và thứ tám, khoảng 250 triệu người đã bị giết trong các cuộc chiến tranh và bách hại của Hồi Giáo. Không điều gì khác trong lịch sử thế giới, kể cả các chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ vừa qua, lại đã gây tử vong đến thế.

Nếu Hồi Giáo là một tôn giáo hòa bình, thì nó đã mang lại thứ hòa bình nào?

Những lối hiểu khác về thành tích của Hồi Giáo bên trong Hồi Giáo có vẻ cũng có lý, nhưng vẫn không có lý hơn lối giải thích có tính thánh chiến trên. Rất có thể có những người coi Hồi Giáo như một tôn giáo “hòa bình”. Nhưng “hòa bình” này có nghĩa nền hòa bình của Allah bên trong các biên giới Hồi Giáo. Với toàn bộ thế giới ở bên ngoài, thì chỉ là chiến tranh để thực hiện cho bằng được một mục tiêu tôn giáo là quy phục mọi người trước Allah, một cách thụ động theo lối Kinh Kôrăng giảng giải.

Đôi lúc, Hồi Giáo bị đánh bại hay bị chặn đứng, như tại Tours hay Vienna, nhưng nó luôn chỗi dậy như hiện nay nó đang muốn chỗi dậy. Vẽ những người duy thánh chiến và các lãnh tụ của Nhà Nước Hồi Giáo Trị chỉ như “những tên khủng bố” hay sát nhân là dùng các hạn từ chính trị của Tây Phương để làm mình hóa mù trước sức năng động tôn giáo của phong trào này. Không lạ gì các nhà lãnh đạo Tây Phương không thể và sẽ không hiểu được nó. Mục tiêu này, khi thành công, sẽ là một điều khiếp đảm. Nhưng ta sẽ không thấy một nhóm du côn, như nhiều người chủ trương. Gốc gác Hồi Giáo có tính thần học, một thần học tuy tồi tệ nhưng vẫn mạch lạc bên trong qũy đạo và giả định của nó.

Nói một cách vắn tắt, Hồi Giáo, ngay trong nền tảng của nó, theo nghĩa đen, muốn trở thành tôn giáo duy nhất của thế giới. Không điều gì khác có một thế đứng tương tự. Nó phải đem toàn bộ thế giới tới chỗ thờ phượng Allah theo các điều khoản của Kinh Kôrăng. Nó là một tín ngưỡng, đặt căn bản trên một mặc khải nói là đã được ngỏ với Mohammad, nhưng chứng cớ thì rất ít. Việc biện minh đầy đủ cho cuộc bành trướng tôn giáo này ra khắp thế giới bằng cách sử dụng vũ khí vốn tìm thấy trong Kinh Kôrăng và những nhà giải thích Kinh này đối với việc sử dụng các phương thế bạo lực để thiết lập, bình định và cai trị các bộ lạc, các nhà nước, các lãnh thổ và các đế quốc.

Trong học lý Hồi Giáo, mọi người sinh ra trên thế giới đều là người Hồi Giáo. Không ai có bất cứ thứ quyền hay lý lẽ nào để không phải là người Hồi Giáo. Do đó, mọi người không phải là người Hồi Giáo phải trở lại Hồi Giáo hay bị trừ khử. Điều này cũng áp dụng vào bất cứ biểu tượng văn chương, đền đài hay biểu tượng văn minh hay nhà nước nào khác không phải là của Hồi Giáo. Tất cả phải bị hủy diệt vì Kinh Kôrăng không cho phép.

Hồi Giáo có trách nhiệm tôn giáo phải thi hành sứ mệnh đã chỉ định cho mình là bắt thế giới quy phục Allah. Khi cố gắng giải thích tôn giáo này bằng ngôn từ kinh tế, chính trị, tâm lý hay ngôn từ khác, ta đơn thuần không nhìn ra điều đang diễn ra. Từ bên ngoài, gần như ta không thể nhìn thấy việc làm thế nào hệ thống này lại mạch lạc ngay bên trong nó được. Nhưng căn cứ vào các tiền đề và triết lý duy ý chí (voluntarism) được dùng để giải thích và bênh vực nó, ta thấy rõ hơn việc ta đang đương đầu với một tôn giáo tự cho mình đúng khi nằng nặc cho rằng mình thực thi ý muốn của Allah, chứ không phải ý muốn của riêng họ.

Muốn đương đầu với nó, ta phải đương đầu trong các điều kiện ấy, trong cái hiểu ấy. Dĩ nhiên, điều phiền phức là sự thật vốn không được thừa nhận trong khung cảnh duy ý chí này. Nếu Allah vượt trên sự phân biệt thiện ác, nếu hôm nay Người có thể định được kẻ thù ngày mai của họ, như Hồi Giáo vẫn thường hiểu về sự toàn năng của Allah, thì không thể có cuộc thảo luận đích thực nào mà đơn thuần không phải chỉ là một hòa hoãn thực dụng tạm thời, một cân bằng về quyền lợi và quyền lực.

Bất cứ khi nào người ta tận mắt thấy các biến cố bạo lực nơi thế giới Hồi Giáo, hay tại các nơi khác trên thế giới do các tác nhân Hồi Giáo gây ra, họ đều nghe thấy những lời than phiền cho rằng hầu như không một tiếng nói Hồi Giáo nào chịu gióng lên để kết án những bạo lực ấy. Khi vụ 11 tháng Chín diễn ra, không lời kết án nào vọng lên từ Hồi Giáo, mà chỉ là mừng vui khắp chốn. Hồi Giáo được coi như chiến thắng. Nhưng mọi học giả Hồi Giáo biết rằng họ không thể dựa vào Kinh Kôrăng mà kết án việc dùng bạo lực để bành trướng tôn giáo của họ. Có quá nhiều bằng chứng cho phép việc sử dụng này. Bác bỏ điều này là bác bỏ tính toàn vẹn của Kinh Kôrăng.

Rõ mười mươi, kẻ thù của Nhà Nước Hồi Giáo Trị và các đồng minh duy thánh chiến của nó không phải chỉ là “các thập tự quân” hay Tây Phương. Một số các cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của Hồi Giáo là cuộc xâm lăng Ấn Độ theo Ấn Giáo, nơi ngày nay các căng thẳng vẫn rất rõ nét. Cũng đã có các cố gắng của Hồi Giáo nhằm tiến vào Trung Hoa. Phi Luật Tân cũng như Nga đều có những nan đề lớn vì Hồi Giáo. Và Hồi Giáo gây chiến với chính mình. Các tranh chấp Sunni và Shiite đã thành huyền thoại. Điều quan trọng cần ghi nhớ là một trong những điều đầu tiên trong nghị trình của Nhà Nước Hồi Giáo Trị, nếu sống sót thành công, là kết hợp toàn bộ Hồi Giáo trong sự hợp nhất tuyên tín của nó.

Chuyện chưa kết thúc tại Tours và Vienna

Mọi nhà nước Hồi Giáo hiện nay đều là một thứ thỏa hiệp giữa sứ mệnh Hồi Giáo đích thực và các lực lượng của họ, thường là các lực lượng quân sự nhằm giới hạn phong trào hợp nhất khắp thế giới nói trên. Gần như mọi chính phủ Hồi Giáo hiện nay đều nhận ra sự nguy hiểm đối với họ của một Chế Độ Chủ Giáo Trị (Caliphate) thành công. Tất cả các chính phủ này đều có sự hiện diện của một hình thức duy thánh chiến nào đó trong lãnh thổ của mình, lăm le tìm cách kiểm soát lãnh thổ này nhân danh chính sự sống còn của nó. Bên trong các nhà nước này hiện có hay trước đây đã có các Kitô hữu và nhiều nhóm thiểu số khác, những người này ít nhiều được khoan dung. Nhưng vì không phải là người Hồi Giáo, tất cả những người này đều bị đối xử như các công dân hạng hai. Phong trào Duy Hồi Giáo đang phục hồi ý niệm Hồi Giáo tinh ròng muốn trừ khử hay tống khứ mọi hiện diện không phải là Hồi Giáo khỏi các lãnh thổ Hồi Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Mosul, khi thấy giáo dân của mình bị phát vãng hay sát hại, bị buộc phải chọn lựa giữa cải đạo hay chết chóc, đã nhấn mạnh rằng các cơ sở của ngài bị hủy hoại, các văn khố và các ghi chép lâu đời về sự hiện diện của Kitô Giáo tại khu vực này cũng đều bị tiêu hủy. Ngài cảnh cáo rằng hình thức đối xử này là điều các quốc gia Tây Phương rất có thể gặp phải chẳng chóng thì chầy. Hiện nay đã có những khu nội cư (enclaves) có tầm cỡ của người Hồi Giáo tại khắp các vùng Mỹ Châu và Âu Châu, rất có thể trở thành các trung tâm nổi dậy trong tương lai tại từng thành phố này. Hiện đang có hàng ngàn đền thờ Hồi Giáo tại Âu Châu và Mỹ Châu, được tài trợ phần lớn bằng tiền dầu hỏa; chúng là thành phần của những khu nội cư khép kín nhằm loại bỏ luật lệ địa phương và áp đặt luật lệ Hồi Giáo.

Tuy nhiên, ta vẫn có thể hỏi: liệu Nhà Nước Hồi Giáo Trị có phải chỉ là một kế hoạch trong mơ? Không một nhà nước Hồi Giáo nào có khả năng nghiêm túc đánh bại được các đạo quân hiện đại. Nhưng oái oăm một điều, họ không còn nghĩ các đạo quân hiện đại này là điều cần thiết nữa. Trái lại, họ xác tín rằng việc sử dụng rộng rãi chủ nghĩa khủng bố và các phương thế gây rối loạn dân sự khác sẽ thành công hơn. Không ai thực sự có ý chí hay phương tiện kiểm soát được sức mạnh tàn phá mà Nhà Nước Hồi Giáo Trị đang đặt để.

Các chiến lược gia của Nhà Nước Hồi Giáo Trị nghĩ rằng họ có thể tiến một bước nữa trong cuộc bành trướng Hồi Giáo, phục hồi cuộc tấn công Âu Châu còn dở dang ở Tours và Vienna trước đây. Các đạo quân Hồi Giáo vốn có tiếng về tàn ác và xảo quyệt. Người ta thường co cụm vì sợ trước sự đe doạ của chúng, vì chúng thực sự có ý định làm như thế. Một lý thuyết gia Hồi Giáo có lần đã nhận định rằng mục tiêu của họ là biến phố xá các thành thị Tây Phương thành những bãi chiến trường giống như các thành thị Trung Đông vậy. Một lần nữa, điều này rất có thể xẩy ra vì họ có sẵn trong tay những tín hữu sẵn sàng ôm bom tự sát, những người họ tôn vinh là “tử đạo”.

Cuối cùng, Nhà Nước Hồi Giáo Trị và các người duy thánh chiến không phải chỉ là một đe dọa phát sinh từ sứ mệnh chinh phục thế giới cho Allah của Hồi Giáo . Nó còn phát sinh do chính nghĩa tinh thần nữa. Vì họ cho rằng Tây Phương đã ra sa đoạ và trở thành vô thần. Nó không còn xứng đáng với sự thịnh vượng và vị trí hiện giờ nữa. Sứ mệnh của nhân loại là suy phục Allah trong mọi sự. Một khi sự suy phục này đã thành nề nếp, thì lãnh vực chiến tranh sẽ chấm dứt. Chuyện chặt đầu hay đặt bom xe không còn cần thiết hay được châm chước nữa. Không một bất đồng nào trong Hồi Giáo có thể có hay được phép nữa. Mọi người sẽ sống trong hòa bình dưới luật lệ Hồi Giáo. Đấy là mục đích tôn giáo của Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Chỉ người điên dại mới nghĩ khác thôi.

Nhưng với sự chống đối mạnh mẽ từ Tây Phương cũng như từ các quốc gia Hồi Giáo đối với cách nhìn trên, liệu có khả năng nào nó sẽ thành công chăng? Pat Buchanan cho rằng một nhóm Người Nhái (Seals) một ngày nào đó sẽ trừ khử được Giáo Chủ Trị mới hiện nay. Các viên chức chính phủ Hồi Giáo hiện nay biết rõ: ngày của họ sẽ tàn nếu Nhà Nước Hồi Giáo Trị thành công. Nhưng cùng một lúc, xem ra viễn kiến này là một thúc đẩy thực sự đối với người Hồi Giáo.

Thực là dễ dàng khi coi phong trào trên là cuồng tín và tàn nhẫn. Đối với thế giới bên ngoài, nghe nó cũng đã thấy rùng rợn rồi, nhưng đối với những người tin nó đúng và nhẹ nhõm thấy nó phục hồi được Hồi Giáo, thì đâu phải như thế. Việc xếp Hồi Giáo vào hàng hai hay hàng ba trên thế giới không còn nữa. Nhưng bao lâu còn phán đoán sai về động lực phục hưng Hồi Giáo, thì ta sẽ không bao giờ hiểu được tại sao nó vẫn hiện hữu như hiện nay.

Viết theo Linh Mục James V. Schall, S.J., nguyên giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Georgetown, It’s Time To Take Islamic State Seriously, Mercatornet.com, 17 tháng Chín, 2014.
 
Top Stories
Pope Francis: Message to 69th General Assembly of the UN
Pope Francis
12:25 24/09/2014
Vatican 2014-09-24 -- Pope Francis has sent a Message to the participants in the 69th General Assembly of the United Nations, which convened on September 16th. The Pope's Message was delivered on Wednesday, September 24th - the first day of the General Debate of the Assembly - by the new Permanent Observer of the Holy See to the United Nations in New York, Archbishop Bernardito Auza, at the end of his first address to the Assembly. Please find the full text of the Pope's Message, which is to be found at the end of the text of Archbishop Auza's address, below.

Remark of H.E. Archbishop Bernardito Auza,
Permanent Observer of the Holy See to the United Nations
Prayer Service on the occasion of the Opening of the Sixty-Ninth Session of the United Nations General Assembly

Your Excellency Mr. Secretary General Ban Ki-moon and Mrs. Ban Soon-taek,
Your Excellencies the Presidents of the 68th and the 69th Sessions of the United Nations General Assembly,
Your Excellencies,
Friends and supporters of the United Nations:

It gives me great pleasure to begin my mission as Permanent Observer of the Holy See to the United Nations with this evening’s Prayer Service, to invoke the Almighty’s blessings upon all the Nations of the world, as the Sixty-Ninth Session of the United Nations General Assembly is about to begin.

In behalf of the His Holiness Pope Francis, I am delighted to greet all of you. In particular, I extend a cordial welcome to His Excellency the Secretary General Mr. Ban Ki-moon and Mrs. Ban Soon-taek, as well as to His Excellency the President of the just concluded Sixty-eighth UN General Assembly, Mr. John Ashe and Mrs. Ashe, and to His Excellency the President of the Sixty-ninth UN General Assembly, Mr. Sam Kutesa and Mrs. Kutesa. I am delighted as well to acknowledge the gracious presence of many Permanent Representatives and Mission Staff, as well as high-ranking officials of the UN System and Agencies. I express profound gratitude for your presence and your prayers for peace in the world.

Excellencies, dear friends, let us all work towards an ever-greater realization of the founding ideals of the United Nations, first among which is to “save succeeding generations from the scourge of war”. Let us then heed the call for peace, by beating our swords into plowshares, and our spears into pruning hooks, so that no nation may ever lift up a sword against another nation, and that we may never train for war any more (cfr. Is. 2:4), nor any group may ever use violence to impose its ideology upon others. Because war is madness, and senseless is violence.

Alas, the current situation of violence and war in many parts of the world reminds us that lasting peace has remained elusive to many. Right at this very moment, death, destruction and tragic loss of lives are happening in several areas of the world. It would seem that we have yet to learn the lesson from the madness of war and the senselessness of violence.

We cannot construct a world more genuinely human unless each one of us devotes himself or herself to the cause of peace with ever-renewed vigor, and make the pursuit of peace a constant rule of life. For, indeed, peace is never achieved once and for all; it is the fruit of our daily quest for greater justice and respect for one another. Let it, therefore, be our daily aim to be an instrument and a channel of peace.

Moreover, for believers, peace is not merely a result of our human efforts, but also a gift from the Almighty. That is why we come together this evening, to pray for peace and to commend the important work of the United Nations to God, as the Sixty-ninth Session of the General Assembly is about to open. We pray that all the stakeholders may reach agreements on difficult questions that affect us all, not only on issues of war and peace, but also on the respect of fundamental human rights and on improving the quality of life for all, which are key to consolidating peace and security throughout the world.

I would like to end by conveying to you the message that Pope Francis has for this evening’s Prayer Service, signed by the Secretary of State, Pietro Cardinal Parolin:

“HIS HOLINESS POPE FRANCIS SENDS CORDIAL GREETINGS TO ALL GATHERED IN PRAYER IN ANTICIPATION OF THE SIXTY-NINTH SESSION OF THE UNITED NATIONS GENERAL ASSEMBLY. AS THE ASSEMBLY PREPARES TO DISCUSS SUSTAINABLE DEVELOPMENT AND IMPROVED QUALITY OF LIFE AS MEANS TO FURTHER PEACE, PROSPERITY AND SECURITY THROUGHOUT THE WORLD, HIS HOLINESS ENCOURAGES ALL NATIONS TO KEEP THE DIGNITY OF EVERY HUMAN PERSON FOREMOST IN THEIR DELIBERATIONS. IN THIS WAY, HE HOPES THAT SOLUTIONS MAY BE SOUGHT WHICH PROMOTE PEACE AMONG PEOPLES AND WHICH CONFRONT POVERTY THROUGH THE “VALUING OF FRATERNAL RELATIONSHIPS IN THE HEART OF FAMILIES AND COMMUNITIES, THROUGH THE SHARING OF JOYS AND SORROWS, OF HARDSHIPS AND TRIUMPHS THAT ARE PART OF HUMAN LIFE.” POPE FRANCIS ASSURES THOSE PRESENT OF HIS SPIRITUAL CLOSENESS IN PRAYING THAT THE NEW SESSION OF THE GENERAL ASSEMBLY MAY BE AN OCCASION OF GREATER UNDERSTANDING AND COOPERATION BETWEEN DELEGATION MEMBERS FOR THE GOOD OF THE GLOBAL COMMUNITY AND IN SERVICE OF LASTING PEACE AND PROSPERITY FOR ALL PEOPLE. HIS HOLINESS WILLINGLY INVOKES THE DIVINE BLESSINGS OF STRENGTH AND WISDOM UPON ALL ENGAGED IN THE MISSION OF THE UNITED NATIONS.”

God bless the United Nations and all Nations of the world!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận và Tiệc gây quỹ
JB Nguyễn Đức Vượng
14:49 24/09/2014
Houston, Texas, 23/9/2014: Được sự chấp thuận của Đức Cha Phụ Tá Tổng Giáo Phận Galveston Houston. Texas cho phép tổ chức lễ giỗ tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật ngày 21/09/2014 và bữa tiệc gây quỹ tại nhà hàng Kim Sơn lúc 5 giờ chiều cùng ngày, cho tiến trình phong chân phước Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận Giáo xứ Đức Mẹ La Vang ngày 22/09/2014.

Sau khi được phép của Tòa Giám Mục, Ban Tổ Chức gồm Cha Đỗ Thanh Châu nghĩa tử của Đức Hồng Y, Ông Trịnh Tín Anh Tinh, chủ tịch cộng đồng người Việt Công Giáo trong tổng Giáo Phận. Anh Chị Nguyễn Quang Hưng và Đại, Anh Chị Nguyễn Kim Sơn và Tú Anh và Bà Đinh Thị Bạch Tuyết (hệ thống Phở An) đã xin phép được dâng lễ giỗ lần thứ 12 tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, thuộc tổng Giáo Phận Galveston Houston lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 21/09/2014. Với sự hiện diện của quý cha Đỗ Quang Châu, cha Phê Rô Hoàng Thiên cựu chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam giáo phận Arlington VA. Cha Văn Đình Quang giáo phận Sandiego, cha Vũ Ngọc Châu (thân nhân), cha Tomas Trần Thiên Ân, phó xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Thầy sáu Michael Nguyễn Kim Khánh, chủ tế và chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ là cha xứ JB Nguyễn Đức Vượng. Đông đảo quý tu sĩ dòng Đa Minh, dòng Mến Thánh Giá Tân Lập (St. Christopher). Sự hiện diện của quý thành viên hội đồng mục vụ, hội đồng tài chánh, quý ban ngành đoàn thể và trên dưới 1200 người trong ngoài giáo xứ đến tham dự lễ giỗ.

Những chia sẻ thật cụ thể nơi một con người như Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê qua thừa tác vụ linh mục, giám mục và Hồng Y với chức vụ bộ trưởng bộ Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lô đệ Nhị bổ nhiệm phục vụ cho toàn thế giới. Cả một cuộc đời tận tụy với giáo xứ, giáo phận với quê hương đất nước Việt Nam, rồi được cất nhắc để kiến tạo hòa bình hòa giảI cho các quốc gia trên thế giới. Vì thế Ngài được bao người mộ mến vì đó là một mục tử nhân hiền và can đảm. Là mục tử, ngài đã từng bị tù đầy 13 năm nơi nhà tù cộng sản Việt nam. Nơi ấy, Ngài đã giúp đỡ và thay đổi rất nhiều tâm hồn kể cả các cán bộ. Cũng từ những nhà ngục, ngài còn để lại những kinh nghiệm khổ đau đã viết thành những cuốn sách nói về niềm hy vọng, về hòa bình và lòng bác ái.

Một thánh lễ thật trang trọng với những bài hát thật cảm động, Đi Về Nhà Chúa, Hồng Ân Thiên Chúa, và nhất là bài Con Có Một Tổ Quốc Việt Nam đã được Anh Nhạc Sĩ Viễn Phương phóng tác và Ca Đoàn Tri Ân vang lên đầy nét của niềm tin và can đảm.

Thánh lễ giỗ Cố Hồng Y đã được kết thúc với bài “Bên Mẹ La Vang Con Sẽ Bình An” cầu xin cho quê hương Việt Nam, một người Mẹ mà Cố Hồng Y vẫn từng nói về và rất gần gũi để cầu xin thì mọi người hôm nay cũng được chung hát với ca đoàn “.. .. Tình Mẹ La Vang cho nuớc Nam con thoát ách lầm than, Xa cách bầu trời, tha hương một đời hỡi Mẹ La vang. (ĐK) Ave, đây Mẹ La Vang tay xách tay mang con cái Việt Nam. Xa quê ngàn trùng tha hương mịt mùng hãy về nơi đây La Vang con sẽ bình an.”

Chiều nay lú 5 giờ, tại nhà hàng Kim Sơn một bữa tiệc gây quỹ đã được Đức Cha Phụ Tá chấp thuận, cả ngàn người được mời đến để cùng ăn giỗ và chia sẻ những gì còn lại cho việc tiến trình án phong chân phước cho Ngài.

Nếu chúng ta đã có 117 thánh tử đạo bằng tan thịt nát xương, thì chúng ta cầu nguyện cho sớm có một vị thánh ngồi tù là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Với sự đóng góp của các ca sĩ Mai Thiên Vân, Anh Dũng và các ca nhạc sĩ tại Houston đã thể hiện một buổi văn nghệ sống động đầy tình thương mến mà quý Đức Ông, quý linh mục, tu sĩ nam nữ, quý đại diện các tôn giáo cùng đến tham dự, số đông giáo dân từ các Giáo Xứ, Cộng Đoàn hiện diện thật vui để cùng mong ngày về Roma hát lên lời kinh Tạ Ơn.

Hình ảnh Lễ Giỗ và Tiệc Gây Quỹ do Mary Anh Nguyễn, Joseph Ký Nguyễn, và Dr. Ánh Đỗ, MD, thực hiện:

https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157647886601861/

https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157647907963455/
 
Caritas Phan Thiết trao tặng 7 nhà tình thương cho các hộ nghèo
Hồng Hương
09:52 24/09/2014
Sáng thứ bảy ngày 20/9/2014, nữ tu Maria Thiên Phúc đại diện Ban Bác ái Xã Hội - Caritas Phan Thiết đã đến nghiệm thu và bàn giao chính thức 4 căn nhà tình thương cho các gia đình tại thôn Suối Sâu, xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Kết thúc đợt II/2014, quỹ nhà tình thương Caritas Phan Thiết mang đến cho 7 gia đình tràn đầy niềm vui trong căn nhà mới khang trang ấm áp với hy vọng một tương lai “an cư lạc nghiệp”.

Hình ảnh

Cũng trong tháng 9/2014, 3 căn nhà tình thương khác đã được trao tặng cho 2 gia đình tại Giáo họ La Dày và 1 gia đình tại giáo xứ Hiệp Tân. Ngụ tại thôn La Dày thuộc xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, vợ chồng ông Lưu văn Nhã là một trong các gia đình nhận nhà đợt này. Bà Nhã tâm sự: “Người trong thôn là di dân từ Bắc theo chân những công nhân làm công trình thủy điện Đami đến vùng núi này lập nghiệp Sau mấy chục năm trời nhọc nhằn lao động “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” gia đình tôi vẫn chưa thể làm được một ngôi nhà cho đúng nghĩa là nhà. Mùa lạnh rét run hay mùa nắng thiêu đốt cũng chỉ có căn chòi lá lụp xụp chui ra chui vào. Căn nhà tình thương Caritas Phan Thiết trao tặng là món quà vô giá đối với gia đình tôi”.



Xơ Thiên Phúc cho biết mỗi căn nhà Caritas Phan Thiết hỗ trợ 25 triệu đồng, còn lại là sự đóng góp của gia đình, giáo xứ và địa phương. 7 căn nhà trao tặng đợt này, Caritas Phan Thiết nhận được sự giúp đỡ đến từ tấm lòng ưu ái với người nghèo giáo phận Phan Thiết của Cha Đaminh Bùi Quyền với chương trình “Căn nhà Nazareth”, ông bà Vũ Thanh Lịch, cha Hà Dũng (CSSR), Tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu, cô Aurore Calvi, bà Đoàn Vĩnh Nguyên và Quý Ân Nhân xa gần.

Cha Antôn Đinh Bá Cẩn, đặc trách giáo họ Thánh Anphong tại Suối Sâu, Tánh Linh là địa phương nhận được 4 nhà tình thương đợt này cho biết:. ”Với sự hỗ trợ của quỹ nhà tình thương Caritas Phan Thiết, giáo họ đã vận động giáo dân góp của góp công làm nhà cho anh chị em nghèo không phân biệt lương giáo. Giáo họ cố gắng vận động cho họ có mái ấm để ở và còn để con cái họ được tiếp xúc với cộng đồng và được đi học”. Thôn Suối Sâu, Suối Tượng là vùng kinh tế mới nên tập trung phần lớn dân tứ xứ nghèo đến. Một số đông việt kiều Campuchia vì quá đói khổ nên hồi hương về lại Việt Nam cũng tìm đến nơi này. Họ không có đất canh tác, không học hành, không nghề nghiệp nên chỉ biết đi làm mướn kiếm tiền sống ngày nào ăn ngày ấy. Họ sống lây lất trong những căn chòi lá dựng tạm trong rừng cách ly với cộng đồng. Cha Cẩn và giáo họ vẫn tiếp tục gởi đơn đến Caritas Phan Thiết xin hỗ trợ làm nhà cho người dân.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết trong Phần thứ hai Thông Điệp DEUS CARITAS EST rằng “Hoạt động bác ái của Hội Thánh là một mặt trong trách nhiệm 3 mặt của Hội Thánh: rao giảng Lời Chúa, Cử hành các bí tích và phục vụ bác ái (s.25,a). Trong thời đại chúng ta, vẫn còn quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu vật chất cũng như tinh thần nên hoạt động bác ái của Hội Thánh vẫn còn phải tiếp tục và phải mở rộng đến tất cả mọi người và bao trùm tất cả mọi nhu cầu (s.30,a)”. Với lời cầu nguyện và sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người, Caritas Phan Thiết mong muốn và hy vọng sẽ tiếp tục có những căn nhà tình thương đem niềm vui và hạnh phúc đến với người nghèo.
 
Ký sự hành hương Fatima-Roma 2014.
Long & Huyền Trần
13:40 24/09/2014
Xem hình ảnh


Dưới sự hương dẫn cuả LM Phêrô Đoàn Hoàng Khôi-Anh, SDD (Tu Đoàn Giáo Sĩ Nhà Chua), chánh xứ Gx Th Giuse, Grand Prairie Texas, đoàn hành hương 49 người từ nhiều nơi như: California, Oregon, Iowa, Kansas, Louisiana và Texas đã khởi hành từ phi trường Dallas Forth Worth ngày 8 tháng 9 vừa qua để bắt đầu một chuyến hành hương 13-ngày thăm viếng các thánh điạ âu Châu bao gồm Fatima, Avila, Lo-Đức, Rocamadour, Paris, Roma, Assisi.

Qua phưong tiện truyền thông trong suốt nhiều tháng trước, Cha linh hướng đã hương dẫn đoàn viên chuẩn bị tâm linh qua những việc cầu nguyện, hy sinh, hãm mình và thực hiện một tuần cửu nhật. Nhờ sự giao lưu khôn khéo như vậy cho nên tuy ở xa nhau nhưng khi gặp nhau, các đoàn viên đã hội nhập rất mau chóng. Hầu như mọi người đều trở thành thân thiết trước khi đặt chân tới địa điểm đầu tiên.

Ngoài thành phần Công Giáo Việt Nam, còn có sự hiện diện cuả một người Mỹ, phu quân cuả một giáo dân, và 2 người bạn không Công Giáo.

Chuyến bay đi qua Amsterdam, Ha Lan, rồi đổi chuyến để tiếp tục đi tới Lisbon, Bồ Đào Nha, từ đó, đoàn hành hương dùng xe buýt đi Fatima.

Fatima là nơi đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ Lucia, Jacinta và Francisco. Tại đây, đoàn đã đi Đàng Thánh Giá ngoài trời, vượt qua nhiều chặng đường dài và vất vả, để cảm nghiệm về những chặng đường gian khổ mà ngày xưa Chuá đã vác Thánh Giá. Một cảm nghiệm sốt sắng và cảm động.

Lộ trình kế tiếp là Avila, nơi Thánh nữ Terêsa thành Avila cư ngụ. Thánh Têrêsa Avila là vị thánh đầu tiên được ban tước hiệu Nữ Tiến Sĩ Hội Thánh.

Rồi thánh địa Lộ đức, nơi Đức Mẹ hiện ra cùng thánh nữ Bernadette. Nơi đây giòng suối mát trong sạch vẫn còn đem lại những phép lạ về phần hồn cũng như phần xác .

Một địa danh ít được biết đến là phố Rocamadour cuả Pháp, tên cuả phố có nghiã là Tảng Đá cuả Thánh Amadour, là nơi có một nhà nguyện xây trên một tảng đá lớn từ nhiều thế kỷ trước. Trong nhà nguyện tôn kính một bức tượng Đức Mẹ bằng gỗ rất linh thiêng, sau nhiều thế kỷ bức tuợng đã đổi mầu thành đen tuyền nên còn có tên gọi là Đức Bà Đen.

Ở Paris, đoàn hành hương đi viếng Vương Cung Thánh đường Notre Dame và du ngoạn giòng sông Seine.

Sau Paris là Roma, nơi vị cha chung là Đức Thánh Cha Phanxicô cư ngụ. Có gì sung sướng cho bằng cái cảm giác được "về nhà cha"...

Sau cùng đoàn đi thăm Assissi là nơi phát xuất ra hai dòng, dòng Phan Sinh và dòng nữ cuả thánh Clare.

Mỗi ngày, Cha linh hướng hướng dẫn đoàn qua những kinh nguyện và thánh lễ tại các nguyện đường nơi các thánh địa.

Ngoài việc thông dịch, Ngài còn chăm lo cho mọi người về những công chuyện như vé máy bay, xe buýt, khách sạn, nhà hàng và cả việc giải trí trên những tuyến đường dài.

Cám ơn Chuá, đoàn thật may mắn có Ngài làm linh hướng. Trong tâm tình, một đoàn viên đã thốt lên một bài thơ:

Ngại ngùng khi mới gặp nhau,
Ngượng ngâp thốt ra những tiếng chào.
Lo nhiều cho chuyến hành hương mới,
Cúi đầu xin khấn Mẹ che bao.

Chưa phải chia tay đã nhớ rồi,
Nghĩ đến lòng càng quyến luyến thôi.
Xin nhớ đến nhau trong kinh nguyện,
Tạ ơn Chuá-Mẹ, chuyến đi rồi,
Chiếu Trần


Trong những ngày cuối cùng, đoàn hành hương không khỏi bùi ngùi khi chia sẻ những cảm nghiệm đã trải qua cũng như những ước mong được Cha linh hướng tổ chức thêm những chuyến hành hương khác, đặc biệt là đi tới thánh địa Gierusalem.

Ngày 20 tháng 9 2014, đoàn đã đáp xuống phi trường Dallas Fort Worth trong ơn lành cuả Chuá va Mẹ Maria.

Mọi người hẹn nhau sẽ tái ngộ trong một chuyến hành hương khác.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi nào Phó tế phải mặc áo lễ Phó tế?
Nguyễn Trọng Đa
08:53 24/09/2014
Giải đáp phụng vụ: Khi nào Phó tế phải mặc áo lễ Phó tế?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, con không bao giờ phụ giúp Thánh lễ mà chỉ mặc áo chùng trắng (alb) và dây Stola (stole). Con nhấn mạnh đến việc con mặc lễ phục bình thường dành cho phó tế, là áo lễ Phó tế (dalmatic) của con. Trong nghi thức cho Rước lễ, con có nên hay không nên mặc áo lễ Phó tế? Liệu lễ phục này này là chỉ dành riêng trong trường hợp bí tích thôi sao, chẳng hạn bí tích Thánh thể? Ngoài ra, liệu một phó tế có thể mặc áo lễ Phó tế khi cử hành phép Rửa tội hoặc chủ sự ban phép hôn phối không? – J. M., Tampa, Florida, Mỹ.

Đáp: Bộ lễ phục thích hợp cho một phó tế trong Thánh Lễ là một áo chùng trắng (với một khăn vai ‘amice’ nếu cần thiết), dây thắt lưng (cincture), dây Stola mang chéo, và áo lễ Phó tế. Dây Stola và áo lễ Phó tế cần cùng màu với phụng vụ ngày đó.

Áo lễ Phó tế là một áo dài tới đầu gối, có tay. Nó phát sinh đầu tiên ở Dalmatia (vì thế có tên là dalmatic), tức nước Croatia ngày nay, và đã được nhập khẩu vào Rôma trong thế kỷ thứ hai.

Lúc đầu áo lễ Phó tế, là dài tới gót chân, và rộng hơn áo hiện nay, nhưng không được đón nhận tốt, vì có vẻ thích hợp với phái nữ hơn. Tuy nhiên sau đó, nó dần trở nên phổ biến nơi các thượng nghị sĩ Rôma và quan chức Đế quốc, như là áo thay thế cho áo choàng rộng (toga), và thậm chí được được sử dụng như là lễ phục riêng cho lễ đăng quang của hoàng đế.

Từ đó, áo đã trở thành một lễ phục riêng cho Giáo Hoàng và các Giám mục. Cuối cùng nó đã được giới thiệu bởi Giáo Hoàng Sylvester I như là một Lễ phục cho các phó tế ở Rôma, trong thế kỷ IV, và dần dần trở thành lễ phục riêng cho các phó tế. Trong một thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV, Giám mục và thậm chí các linh mục đôi khi mặc áo lễ Phó tế dưới áo lễ ngoài (chasuble). Việc sử dụng này vẫn tồn tại ngày nay, nhưng chỉ dành cho Giám mục, khi các ngài có thể mặc áo lễ Phó tế nhẹ bên dưới áo lễ ngoài, trong các cuộc lễ long trọng, đặc biệt là thánh lễ truyền chức thánh.

Theo sự thực hành hiện nay, linh mục cử hành thánh lễ theo hình thức bình thường không bao giờ sử dụng áo lễ Phó tế. Trong hình thức ngoại thường, có một số buổi lễ trọng thể mà trong đó một linh mục thay thế một phó tế và mặc áo lễ Phó tế cho phù hợp. Tương tự như vậy, trong các dịp lễ đặc biệt, Hồng Y phó tế phụ giúp Giáo hoàng cũng mặc lễ phục Phó tế.

Về việc sử dụng quen thuộc, chúng tôi có thể nói rằng áo lễ Phó tế là dành cho phó tế, cũng như áo lễ ngoài là dành cho linh mục. Vì vậy, trong đa số trường hợp, phó tế sẽ sử dụng áo lễ Phó tế, khi các linh mục sử dụng áo lễ ngoài.

Một ngoại lệ cho quy tắc này là khi một phó tế hộ tống một Giám mục hoặc linh mục mặc áo chòang (cope) trong một buổi đọc Các Giờ Kinh Phụng vụ hoặc chầu Thánh Thể.

Như tôi có thể xác định, không có tình huống nghi lễ nào, mà trong đó một phó tế sử dụng áo lễ Phó tế riêng cho mình. Hình như rằng phó tế chỉ mang áo lễ Phó tế khi thực hiện chức năng hộ tống một Giám mục hoặc linh mục mà thôi.

Vì vậy, cũng giống như một linh mục không sử dụng áo lễ ngoài trong nghi thức cho Rước lễ, phó tế cũng không sử dụng áo lễ Phó tế như vậy. Điều này cũng có thể được nói cho các cử hành bí tích và á bí tích khác, chẳng hạn như việc an táng, ngoài Thánh lễ.

Lễ phục thích hợp cho các buổi lễ, như rửa tội, lễ cưới, lễ an táng và các dịp tương tự ngoài thánh lễ, là áo chùng trắng (hoặc áo các phép ‘surplice’ bên ngoài áo Dòng), dây Stola, và áo choàng với màu phụng vụ thích hợp. Trong hầu hết trường hợp, màu sắc thích hợp sẽ là màu trắng, mặc dù màu tím có thể được sử dụng cho lễ an táng. Các lễ phục này thể được sử dụng bởi cả linh mục và phó tế, với sự khác biệt duy nhất là phó tế mang chéo dây Stola. (Zenit.org 23-9-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Thông báo về Lễ kính các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam tại Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Anrê Dũng Lạc, Houston, TX
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:00 24/09/2014
TU HỘI NHẬP THỂ TẬN HIẾN TRUYỀN GIÁO

2580 Tecumseh St., Baton Rouge, LA 70805, ĐT. 225-302-7457


Ngày 11 tháng 9 năm 2014

Kính gửi: Quý Cha, quý Tu sĩ,

Quý thành viên Gia Đình Tận Hiến

Quý ân nhân và thân hữu.

Kính thưa quý vị,

Đây là lần thứ hai Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Anrê Dũng Lạc tổ chức mừng lễ kính các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Trung Tâm muốn hằng năm tổ chức lễ kính các ngài và sẽ trở thành Ngày Truyền Thống tôn vinh các ngài, với mục đích tưởng nhớ công đức và gương sống đức tin anh dũng của các ngài; đồng thời cổ võ lòng sùng kính các ngài, đặc biệt là cố gắng sống theo linh đạo các ngài đã để lại cho hậu thế.

Năm nay, Tu Hội Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo sẽ tổ chức lễ mừng vào:

Thời gian: Thứ Bảy ngày 11/10/2014

Địa điểm: Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Anrê Dũng-Lạc

20303 Kermier Road, Waller, TX 77484

Chủ đề: Sống Tình Nghĩa Gia Đình Việt Nam Trên Đất Hoa Kỳ.

Thuyết Trình Viên: Lm. Joachim Lê Quang Hiền (thuộc Giáo Phận Spokane, WA)

Với chủ đề trên, Lm. Joachim Lê Quang Hiền sẽ trình bày về gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam giúp người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ sống đức tin như thế nào, đặc biệt trong phạm vi gia đình và giáo xứ.

Muốn biết thêm chi tiết, xin tải thông báo và chương trình tại: http://giaoly.org/download/ CTTDVN_2014.pdf.

Chúng tôi tha thiết kính mời quý vị tham dự Ngày Hồng Phúc này.

Trân trọng kính mời.

Lm Antôn Phạm Hữu Tâm, ICM

TM Ban Tổ Chức

Hợp thỉnh

Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM

Tổng Phụ Trách
 
Văn Hóa
Hoa lại nở rộ trên Ban Mê Thuột
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:39 24/09/2014
HOA LẠI NỞ RỘ TRÊN BAN MÊ THUỘT

Vào ngày 26-7-2005 khi cả giáo phận tưng bừng tạ ơn, đón mừng 19 tân linh mục, tôi đã chia sẻ trong một bài viết rằng lời tạ ơn đẹp lòng Thiên Chúa nhất đó là sử dụng ân ban đúng đẹp người trao. Linh mục là quà tặng mà Thiên Chúa thương ban cho con người. Thiên Chúa trao ban thiên chức linh mục cho Giáo Hội và cho nhân loại không phải để chưng bày hay để ngắm nhìn mà là để chúng ta sử dụng cho hạnh phúc và ơn cứu độ của bản thân mình và tha nhân. Để sử dụng ân ban có hiệu quả tốt và tránh “bị ngộ độc” đồng thời giảm thiểu “những phản ứng phụ” thì nhất thiết phải “đọc kỷ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” và dĩ nhiên cần phải bảo quản ân ban ấy trong môi sinh thích hợp để nó khỏi hỏng hư và biến chất. Thánh giám mục Anphongsô đã thẳng thừng khẳng định: “Một linh mục biến chất là vũ khí rất đắc lực của thần dữ”.

Sáng mai, ngày 25-9-2014 giáo phận Ban Mê Thuột có Thánh Lễ truyền chức linh mục. Thế là gần tròn 9 năm hai tháng, giáo phận Ban Mê Thuột lại có dịp rực nở mùa hoa linh mục cũng với con số 19 tân chức. Theo sự gợi ý của cha Tổng Đại Diện, xin gửi đến quý tân chức một đôi tâm tình của một người anh đi trước đàn em 19 năm. Lại con số 19 trùng hợp ngẫu nhiên! Ngẫu nhiên hay thiên ý thì tùy góc nhìn của từng người, từng trường hợp. Tuy nhiên cái sự trùng hợp ngẫu nhiên nhiều khi cũng gợi mở cho ta một đôi cái nhìn. Cùng quý tân chức như là những hậu sinh trong cộng đoàn linh mục của giáo phận nhà Ban Mê, xin mạo muội có vài tâm tình và ý tưởng:

- Trước hết xin chân thành cám ơn quý anh em đã can đảm tự nguyện dấn thân bước vào một phẩm hàm, một bậc sống cao quý theo niềm tin Kitô giáo nhưng dẫy đầy thách đố nhất là trong thời đại có vẻ như ngày càng “duy thực dụng, duy kinh tế và đầy tinh thần tục hóa” hôm nay.

- Kế đến xin quý anh em hãy là những “hậu sinh khả úy” trong thiên chức linh mục mình lãnh nhận. Để thực sự “khả úy” thì xin gửi đến anh em lời nhắn nhủ cũng là lời động viên của Thầy Chí Thánh Giêsu là “Đừng sợ!”

- Đừng sợ sai lầm vì anh em đang có đó nhiều thời gian hơn các bậc đàn anh để mà chỉnh sửa. Một cách nào đó, chân lý sẽ ngày càng tỏ lộ khi những sự sai lầm được nhận rõ và bị gạt bỏ dần.

- Đừng sợ thất bại vì anh em đang có đó quảng thời gian nhiều hơn cha anh để gom góp đủ đầy thất bại hầu có thể kết thành một vài thành công mỹ mãn nhất là “thành nhân” và “nên thánh”. Ai cũng chân nhận rằng thất bại là mẹ thành công và Thomas Edison đã từng khẳng định “một lần thành công là kết quả của 99 lần thất bại” .

- Đừng sợ “bóp còi qua mặt” các đấng bậc cha anh về sự dấn thân, về chí cống hiến, về hoạt động tông đồ, về các khả năng giảng dạy hay quản trị… nhất là về nỗ lực nên hoàn thiện, nên thánh. Con hơn cha là nhà có phúc. Đã là bậc cha anh đích thực thì luôn sẵn sàng gồng lưng để cho đàn con em đứng lên vai mà hướng về tương lai.

- Đừng sợ lẻ loi một mình trong nỗ lực hoàn thiện bản thân và thánh hóa nhân trần. Dù có khi như cô đơn lẻ bóng nhưng đừng quên vị linh mục tối cao Giêsu Kitô luôn đồng hành với chúng ta. Có thể có khi ta chưa thấy Ngài qua Đấng Bản Quyền, có thể có lúc ta không nhận ra Ngài qua nhiều anh em linh mục, nhưng nếu biết nhìn thì không thể không thấy Ngài qua rất nhiều tâm hồn tín hữu giáo dân, nhất là những người bé mọn của Tin Mừng.

Để kết thúc đôi tâm tình chia sẻ này xin quý anh em tân chức đừng nói “một con chim én không làm nên mùa xuân” nhưng hãy nói “sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én nhỏ”. Chỉ với 12 con chim én “không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân (Cvtđ 4,13), trong hoàn cảnh “vạn sự khởi đầu nan”, thế mà MÙA XUÂN ÂN PHÚC đã khai mở cho nhân trần.

Phúc Lộc ngày 24-9-2014

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tổ tiên và dòng họ - Khung cửa đang rộng mở chào đón Tin Mừng
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:02 24/09/2014
TỔ TIÊN VÀ DÒNG HỌ - KHUNG CỬA ĐANG RỘNG MỞ CHÀO ĐÓN TIN MỪNG

Mùa thu 1965, bắt đầu năm học lớp Đệ Nhị của Tiểu Chủng viện Qui Nhơn, tôi được nghe đọc và giải thích Thông cáo của các Giám mục về việc Tôn kính Ông bà Tổ tiên. Đó cũng là thời điểm tôi bắt đầu tò mò ghi chép và chắp nối những thông tin về dòng tộc của mình. Hai câu chuyện cứ đan dệt với nhau trong hồn tôi và cùng phát triển cho đến năm 1990, thì bắt đầu trào tuôn thành một dòng chảy. Chúa Quan phòng đã thương ban cho tôi một cảm nghiệm và khám phá mục vụ lý thú: Câu chuyện thờ cúng tổ tiên không chỉ có chiều kích về với cội nguồn mà còn là chuyện gặp gỡ anh em cùng dòng họ.

Kỷ niệm 50 năm áp dụng huấn thị của Tòa thánh về việc Tôn kính Ông bà Tổ tiên, có nhiều khía cạnh để nói: đức tin, phụng tự, văn hóa, vv… Riêng bài này xin đề cập tới khía cạnh loan báo Tin mừng. Đã qua rồi những thế kỷ trong đó việc Tôn kính Ông bà Tổ tiên là một trở ngại, đã đến lúc đây lại là cánh cửa mở ra đầy hy vọng.

CỘI NGUỒN, TỪ ĐƯỜNG, GIA PHẢ

Người chưa có đức tin Kitô giáo thì bảo tôi được Tổ tiên phù hộ, người có đức tin thì bảo tôi được ơn Chúa Quan phòng. Chiều 11-9-1990, 15 năm sau ngày thụ phong linh mục, tôi về Hà Tĩnh thắp hương ra mắt Tổ tiên tại từ đường dòng họ chúng tôi ở Hà Hoàng, do những anh chị em ngoài Công Giáo quản lý. Chiều hôm sau, tôi trở lại từ đường cùng với khoảng ba mươi người Công Giáo từ giáo xứ quê nhà của tôi, có người trong dòng họ, có người ngoài, và cùng cử hành thánh lễ tại đó với sự hiện diện của khoảng bốn mươi người ngoài Công Giáo cùng dòng họ. Hôm trước là sự tìm về của một giọt máu, hôm sau là sự trở về của một nhánh họ, sau hơn hai trăm năm xa cách. Hôm sau nữa tôi lên đường ra Bắc, với ước mơ tìm viếng ngôi mộ vị thủy tổ hồi thế kỷ IX tại Hải Dương. Lạ thay, nhờ những giúp đỡ bất ngờ, tôi đã tìm được rất nhanh: một người vừa nghe biết tôi đi tìm mộ đã chỉ cách đến đó nhanh nhất, một người vừa nghe biết tôi mong tìm đọc gia phả đã cho tôi địa chỉ người quản lý gia phả, với tên đường và số nhà chính xác…

Khi tôi dâng lễ tại từ đường, có thể một số người còn tự hỏi tôi thật lòng hay chỉ đóng kịch bên ngoài. Đến lúc nhận được những tấm ảnh tôi gửi về, chụp toàn cảnh ngôi mộ tổ, kèm với bản đồ đường đi tới đó và đường tới nhà người quản lý gia phả, ai nấy đều bảo rằng tôi là một người có hiếu với Tổ tiên và có lòng với họ hàng, dòng tộc. Tin loan nhanh khắp các nhánh họ Võ tỉnh Hà Tĩnh, và cả bên ngoài ranh giới tỉnh ấy. Người ta vui không phải vì một kẻ đi hoang trở về, cũng không phải một người đi học phương xa đem lại cho quê nhà những điều mới lạ, nhưng vui vì có thêm một người cùng chen vai gánh vác việc chung, với những sáng kiến bất ngờ đầy ý nghĩa…

Đã hơn hai trăm năm, những người Công Giáo ở phía bên này đường cái quan, còn những người khác đức tin ở phía bên kia, cách nhau một quãng đồng, không qua không lại. Bỗng dưng sau thánh lễ hôm ấy, những con người tưởng chừng đã xa lạ lại trở nên gần gũi. Cuộc sống thay đổi, mấy năm sau, cụ tộc trưởng bảo tôi: “Từ đó, dòng họ nhà ta đâm chồi nẩy lộc, như bí như bầu!”.

Không chỉ là việc thắp nhang nhưng còn là cội nguồn và dòng họ

Hai mươi lăm năm sau việc áp dụng huấn thị Plane compertum est (từ 1965-1990), người Công Giáo chỉ mới bận tâm một điều là dư luận “theo Đạo là bỏ Ông bỏ Bà”, không chịu cúng giỗ Ông Bà… Thật ra còn những điều khác nữa:

+ Việc thắp nhang gắn với từ đường và ngày giỗ

+ Từ đường và ngày giỗ gắn với gia phả và dòng họ

+ Bỏ cúng giỗ không chỉ là bỏ Ông Bà mà còn là xa anh em dòng họ.

CHUNG MỘT THAO THỨC – ĐỒNG CẢM

Mười lăm năm sau chiến tranh, việc đi lại khắp các miền đất nước trở thành dễ dàng. Người ta thăm viếng nhau, tìm kiếm tung tích những người thất lạc và tìm kiếm họ hàng, nối bản thân, gia đình và gia tộc mình với gốc tổ. Người ta photocopy những thông tin tìm được và chia sẻ với nhau. Tôi nhận được hàng chục bản sao gia phả những nhánh họ cùng phát tích từ Hà Hoàng, những nhánh từ các huyện khác nhau của Hà Tĩnh, những nhánh ở Nghệ An, cả những nhánh đã di cư vào Lâm Đồng và Đồng Nai…

Năm 1996 đến dự một buổi hội thảo tại Hà Nội bàn về họ Võ gốc Hà Hoàng, tôi được biết người ta đã hình thành nhiều ban liên lạc họ Võ. Mấy năm sau các ban liên lạc này liên kết với nhau thành Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ Việt Nam. Lên mạng internet, ta thấy rất nhiều dòng họ đã liên kết với nhau từ địa phương tới trung ương, tiến đến thành lập Hội Đồng Dòng Họ cả nước. Ngày càng nhiều những đại hội toàn quốc của các dòng họ, có dòng họ còn phát hành cả thẻ hội viên...

Cùng lúc, trước tình cảnh việc học sa sút, nhiều gia tộc đã tổ chức việc khuyến học cho con em; nhiều từ đường được tôn tạo hoặc xây mới; nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng về từng dòng họ được ấn hành. Những sự kiện từ dưới lên đã cộng hưởng với các ban liên lạc hoặc Hội đồng Dòng họ từ trên xuống, tạo nên một luồng văn hóa lôi cuốn cả sự chú ý của tổ chức UNESCO.

Vào Google và gõ: "gia phả - dòng họ - nguồn cội", chỉ trong 6 trang, ta đã đọc thấy 18 trang web riêng của các dòng họ:

trinhtoc.com,hovuvovietnam.com,donghoninh.wordpress.com,nguyendac.com,hophamlangnhuong.com,hodinhvietnam.com,hothaicamlo.info,hodangbinhnghi.com,hodovietnam.vn,hohoanghuynhvietnam.vn,hopham.org,mactoc.com,hokhuatvietnam.org,hothan.org,danggia.org,hotvietnam.org,dangtocvietnam.com,trandang.net

Mỗi người có thể gõ tìm "nguồn gốc họ X" và dễ dàng tìm được thông tin của dòng họ mình, cả những họ ít gặp như họ Trình, họ Lữ, họ Lại, họ Thân, họ Kiều...

Gõ "ban liên lạc dòng họ X" hoặc "đại hội dòng họ X", ta còn có thể khám phá ra rằng việc liên kết các họ tộc không dừng lại trên các phương tiện thông tin mà còn đi vào hoạt động thực tế khá rầm rộ.

Người ta không khép lại riêng với dòng họ mình. Trên bước đường lý thú này, tôi còn nhận được sự đồng cảm của những người khác dòng họ. Cả người họ Nguyễn, họ Mạc, họ Văn đã đến thăm tận phòng tôi và tôi cũng đến đáp lễ tận nhà họ… chỉ để trao đổi kinh nghiệm về việc kiếm tìm và trao đổi những thông tin mới…

Một trong các bản sao gia phả tôi nhận được, ghi rằng người em vị tổ đời thứ tư của Võ tộc Hà Hoàng không vô tự nhưng con cháu hiện ở tại làng Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Do đó, khi quay về sống tại Qui Nhơn, tôi đã rảo khắp các huyện xã Bình Định để kiếm tìm chứng từ trên giấy trắng mực đen, và cuối cùng đã tìm thấy.

MỘT CƠ HỘI MỚI… LẠI SẮP VUỘT MẤT?

Phong trào liên kết dòng họ phát triển hết sức nhanh. Trên mạng, mỗi dòng họ không phải chỉ có một website… Đọc thử một số thông tin, ta sẽ thấy chỉ dăm tháng sau đại hội dòng họ cấp tỉnh một nơi nào đó, các đại hội cấp thành phố, huyện và thị xã đã nối đuôi theo.

Số nhà thờ dòng họ tân tạo ngày càng nhiều (“nhà thờ” là một kiến trúc biệt lập, dành riêng cho việc thờ phụng, phân biệt với “từ đường” là gian thờ trong nhà vị trưởng tộc, thường có tính cách hạn hẹp trong vòng ba hay bốn đời). Trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến giữa tháng 10-2013, chỉ riêng dòng họ Võ đã có thêm ba nhà thờ mới, hai do bà con góp sức chung công, một do những người khá giả trong gia tộc… Cùng lúc, có những nhóm đồng tộc nghèo và ít người, không sao làm nổi nhà thờ riêng. Có lẽ chính cái nghèo ấy đang biến họ thành đối tượng của lòng thương xót Chúa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Chính Thiên Chúa là Cha nhân ái đang dành cho họ một mái nhà chung, nhà thờ hay từ đường trăm họ, nơi Ngài quy tụ dân nghèo của Ngài.

Phong trào có một ưu điểm là vượt trên ranh giới địa phương, không phân biệt lương giáo. Nếu người Công Giáo biết quan tâm nhập cuộc thì đây là cơ hội rất tốt để hòa đồng với bà con cùng dòng họ.

Phong trào này thúc đẩy người ta tìm dựng lại gia phả, lập lại từ đường, tổ chức lại các ngày giỗ chung (ở miền Trung gọi là "tế hiệp"). Một số bà con ở thôn quê cảm thấy an tâm vì giờ đây đã có một chỗ dựa, đã được thuộc về một tổ chức sinh hoạt văn hóa, vừa mang tính huyết tộc, vừa mang tính tâm linh. Cũng có thể vì thế họ thấy không cần phải có một tôn giáo... Đây cũng là điểm đáng cho các giới chức Công Giáo suy nghĩ khi theo đuổi ước mơ chia sẻ Tin mừng với đồng bào.

Trào lưu văn hóa tâm linh này còn song đôi với sự bùng phát những tin tưởng về phong thủy, dễ khiến người lương thêm khép lòng lại với Tin mừng. Ngược lại, nó cũng ôm theo cả những mâu thuẫn, khiến người ta lúng túng. Nếu người Công Giáo biết dấn thân nhập cuộc kịp thời thì đây lại có thể thành một cơ hội mới của Tin mừng, cơ hội đem lại ánh sáng cho những mảng kiếm tìm còn tăm tối, cơ hội để giúp mọi người nhận ra chỉ có một Thiên Chúa là Cha Chung, là Nguồn Cội đích thật duy nhất. Nếu nhập cuộc, ta sẽ thành đồng hội đồng thuyền; nếu không, một lần nữa, ta lại thành kẻ bên lề, xa lạ…

MỘT MÁI TỪ ĐƯỜNG CHO TRĂM HỌ

Ta vẫn bảo nhau: Loan báo Tin mừng là đến với anh em và đưa anh em về với Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô còn bảo rằng: Giáo Hội ngày nay phải “đi ra”. Tại Việt Nam, con đường anh em cùng dòng họ có lẽ là con đường dễ nhất để ta đến với người và giúp người đến với ta. Nó là con đường của gặp gỡ, và nhờ đó, xóa mờ những ngộ nhận.

Sau tết Quý Tỵ 2013 tại giáo xứ Song Mỹ thuộc giáo phận Nha Trang, một số bạn trẻ họ Võ đã có sáng kiến xin cha sở một thánh lễ cầu nguyện cho những người cùng họ còn sống và đã qua đời. Với bức tâm thư trang trọng gửi đến mọi gia đình họ Võ trong giáo xứ, đã có trên 100 người đến dự lễ. Sau thánh lễ hơn 50 người đã ở lại gặp nhau tại hội trường giáo xứ. Họ chia sẻ tâm tình thật chan hòa rồi thảo luận sôi nổi và đi đến bốn quyết định: Thứ nhất, đề cử ra một ban liên lạc họ Võ Công Giáo của giáo xứ; thứ hai, mỗi lần có người họ Võ trên địa bàn giáo xứ qua đời, sẽ tặng một vòng hoa phúng điếu ghi dòng chữ: "Ban Liên lạc họ Võ Công Giáo giáo xứ Song Mỹ thành kính phân ưu"; thứ ba: anh chị em đồng tộc Công Giáo sẽ nhắc nhau sống tốt hơn để khỏi phụ lòng bà con đồng tộc ngoài Công Giáo; Thứ tư: Từ đây về sau, mỗi năm tới ngày này, đều xin lễ như thế và mỗi gia đình họ Võ Công Giáo sẽ mời một gia đình họ Võ người lương đến dự thánh lễ. Có thể lắm người được mời sẽ không đến nhưng nhiều người khác sẽ đến. Họ sẽ hiểu thế nào là gia đình con cái Chúa, sẽ hiểu cách người Công Giáo tôn kính và cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Tết Giáp Ngọ 2014, kinh nghiệm đã rõ hơn. Thư mời được gửi đến tất cả các gia đình đồng tộc, không phân biệt lương giáo. Nội dung mời: Tham gia buổi giao lưu sinh hoạt đồng tộc. Chú thích cuối thư mời: “Chúng tôi xin đính kèm chương trình thánh lễ cầu nguyện cho bà con đồng tộc tại nhà thờ giáo xứ. Quý vị nào muốn tham dự, xin vui lòng cho biết trước để chúng tôi tiện bề tiếp đón”.

Kinh nghiệm khá giản dị, thiết tưởng bất cứ nhóm đồng tộc nào tại mỗi giáo xứ, dù đông người hay ít người, cũng đều có thể làm được. Sau bao năm ly loạn, khi hòa bình lập lại, đa số người mình, lương cũng như giáo, hiện không còn gia phả, không còn từ đường, lắm khi không còn nhớ ngày giỗ của dòng họ mình. Thế nhưng khi ta nhận biết Thiên Chúa là Cha, Ngài đã cho lại chúng ta tất cả và còn hơn thế nhiều. Không còn gia phả, nhưng chúng ta biết rõ mình là anh em con một Cha trên trời. Không còn từ đường nhưng chúng ta lại có chung một nhà Chúa là từ đường của muôn dân, bởi lẽ hai chữ từ đường trong tiếng Hán dịch sang tiếng Việt không gì khác hơn là nhà thờ. Có thể không còn nhớ ngày giỗ của dòng họ nhưng chúng ta có ngày lễ của những vị thánh tử đạo cùng dòng họ.

NGÀY TRUYỀN THỐNG TỪNG DÒNG HỌ TẠI CÁC GIÁO XỨ

Từ kinh nghiệm trên đây, ta có thể nghĩ đến ngày truyền thống từng dòng họ tại các giáo xứ. Tại bất cứ giáo xứ nào, hằng năm mỗi dòng họ đều nên có một ngày sinh hoạt, tốt nhất là vào ngày lễ một vị thánh trong dòng họ. Có 69 vị thuộc 17 dòng họ: Bùi (2), Đặng (1), Đinh (3), Đỗ (3), Đoàn (3), Hà (2), Hồ (1), Hoàng/Huỳnh (1), Lê (7), Nguyễn (24), Phạm (5), Phan (3), Tạ (1), Tống (1), Trần (4), Trương (2), Vũ/Võ (6). Lại cũng có 29 vị không rõ dòng họ. Hẳn Chúa Quan phòng muốn dành ra một số vị thánh không rõ dòng họ để bất cứ dòng họ nào cũng có thể nhận làm của mình.

Nên mời tất cả các gia đình đồng tộc trên địa bàn giáo xứ, cùng con dâu, con rể và cả bà con đồng tộc ngoài Công Giáo cùng tham gia. Nội dung chính là thánh lễ và giờ gặp gỡ trước hoặc sau thánh lễ.

Thử hình dung xem, mỗi năm trong mái ấm từ đường của trăm họ tại giáo xứ liên tiếp có ngày giỗ Công Giáo của họ Lê, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Phan, họ Trần, vv… Sẽ ấm cúng biết bao khi cả bà con đồng tộc người lương cùng đến dự. Rồi tới ngày tế hiệp của họ, họ lại mời các đồng tộc Công Giáo và cả vị thủ từ của từ đường muôn dân là cha xứ đến dự. Dòng họ là con đường thật hồn nhiên để ta đến với anh em và đưa anh em đến với Chúa. Ta có những cơ hội tốt nhất để giải thích cho bà con lương dân hiểu giáo lý của Hội Thánh Công Giáo về Đạo Hiếu và việc thờ cúng Tổ tiên để giúp họ nhận biết và thờ phượng Cội Nguồn muôn đời muôn thuở là Cha trên trời.

Từ năm này sang năm khác, sự giao lưu gặp gỡ lương giáo sẽ ngày càng thêm dày và thêm thân tình. Chắc hẳn sau năm, bảy năm, không ít người sẽ nhờ đó mà nhận được ơn đức tin vào Chúa Cứu Thế Giêsu.

Ngày truyền thống từng dòng tộc tại mỗi giáo xứ sẽ tạo cơ hội để tập thể đồng tộc Công Giáo tìm hiểu lòng tin và mối chân tình của tập thể đồng tộc ngoài Công Giáo đối với Tổ tiên, và cũng là cơ hội để chia sẻ lòng tin với họ. Những cố gắng cá nhân dễ rơi vào mỏi mệt, nhưng khi biến thành ý chí tập thể, sẽ trở nên bền bỉ lâu dài. Giữa một xã hội nhiều sức ép, việc từng người tiếp nhận đức tin lắm ngại ngùng, nhưng khi được những người thân cùng chia sẻ, đức tin sẽ đầy sức mạnh.

THỂ NGHIỆM TẠI GIÁO PHẬN QUI NHƠN

Con đường dòng họ mở ra một vi
ễn tượng không biên giới cho việc loan Tin mừng. Tuy nhiên, ta sẽ không thể đáp ứng nổi, do đó cần biết tự giới hạn địa bàn của mình: trong một Giáo phận hay một Tỉnh.

Năm 2009, cụ Võ Huề ghé thăm tôi. Cụ là hậu duệ của tiền hiền Võ Lực, mộ hiện ở nghĩa trang giáo xứ Phú Hữu, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tôi chia sẻ với cụ về sinh hoạt liên kết họ Võ hiện nay ở khắp trong nước và hải ngoại. Cụ thấy ngay đó là một nỗ lực rất tích cực có thể góp phần giáo dục hữu hiệu cho lớp trẻ. Do đó, cụ đã năng nổ liên lạc và vận động để có được cuộc họp mặt một số bà con Công Giáo họ Võ vào dịp sinh nhật Tổ Võ Hồn, ngày mùng 8 tết Canh Dần, 2010.

Cuộc họp mặt đã đề cử ra một ban liên lạc họ Võ Công Giáo tỉnh Bình Định, chuẩn bị cho những cuộc họp mặt về sau. Thế rồi chúng tôi đã có ngày Võ Tộc Công Giáo Bình Định lần thứ hai, vào mùng 8 tết Tân Mão, 2011 và lần thứ ba vào mùng 8 tết Nhâm Thìn, 2012. Cả hai lần đều được Đức Giám Mục chủ sự thánh lễ đồng tế.

Năm 2013, chúng tôi hành hương kính viếng 4 từ đường Võ tộc thuộc 2 huyện An Nhơn và Tây Sơn, viếng mộ tiền hiền họ Võ tại nghĩa trang giáo xứ Phú Hữu và cử hành thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ này. Có khoảng 300 người, cả lương lẫn giáo cùng tham dự. Trong năm 2013, người ta tổ chức xây dựng Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ cấp tỉnh, các huyện, thị và thành phố đều khắp tỉnh Bình Định. Vững tâm do thấy đã có một linh mục đồng tộc dấn thân vào chuyện dòng họ, anh chị em Võ tộc Công Giáo tại một số nơi đã tích cực tham gia vào cơ cấu dòng họ tại địa phương.

Năm 2014, thay vì sinh hoạt chung, chúng tôi đề nghị tổ chức xin lễ tại từng Giáo xứ và đã có thánh lễ cầu nguyện cho bà con đồng tộc họ Võ tại 12 giáo xứ của Giáo phận Qui Nhơn vào cùng ngày mùng 8 tết.

Do sự quen biết ngày càng rộng rãi, chúng tôi đã được mời tham dự các đại hội tại các huyện cũng như ngày giỗ tại các từ đường. Chúng tôi đã trao tặng rộng rãi quyển sách có giới thiệu 6 vị thánh họ Võ, DVD “Tâm ca mùa báo hiếu” (10 bài hát “cầu cho cha mẹ” của nhạc sĩ Phanxicô, với hình ảnh phụ họa về cách thể hiện Đạo Hiếu của người Công Giáo). Sắp tới đây, món quà được chọn để tặng là quyển “Đạo Yêu thương” của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Điều đáng nói là chúng tôi đã loan Tin mừng cách hồn nhiên giản dị, như khi mình vừa được lành bệnh nan y và lớn tiếng mách cho mọi người biết toa thuốc quý; và còn đáng nói hơn nữa, anh chị em lương dân đã đón nhận những món quà đức tin ấy cách trân trọng.

CẦN CÓ MỘT QUYỂN “SÁCH GIA LỄ Công Giáo”

Thông cáo 1965 kết thúc: “Yêu cầu quý cha phổ biến rộng rãi và giải thích tường tận thông cáo này không những trong các nhà thờ mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cho cả người ngoài Công Giáo. Các vị phụ trách Công Giáo Tiến hành cũng phải lấy thông cáo này làm đề tài học tập cho các hội đoàn trong các buổi họp và các khóa huấn luyện”.

Nói chung, các cha đều có trình bày trên tòa giảng, cả trong những dịp tang lễ và hôn lễ, trong các lớp dự bị hôn nhân. Cũng có những người muốn thúc đẩy cho việc tái hội nhập vào văn hóa dân tộc tiến nhanh, thế nhưng hình như chưa mấy ai hưởng ứng. Phải nói rằng, sau 50 năm, nếu để khai báo thành quả, hầu như chúng ta chưa làm được gì mấy. Lắm người bảo việc áp dụng huấn thị “Plane compertum est” cách nửa vời càng dễ gây phản tác dụng vì dễ khiến người lương nghĩ rằng người Công Giáo không thật lòng trong việc này.

Sau những năm tích cực nhập cuộc, tôi nghĩ sự trì trệ có phần là do thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể. Cho tới nay chưa có tài liệu hướng dẫn thực hành chính thức nào đi xa hơn những nguyên tắc trong hai bản thông cáo 1965 và 1974. Nhiều giáo dân muốn áp dụng nhưng có lẽ chỉ biết cách mơ hồ, không rõ phải làm gì trong thực tế.

Đi tìm hiểu cách thực hành của anh chị em lương dân, tôi sớm nhận ra rằng các truyền thống đạo hiếu được duy trì và phổ cập đồng bộ trong dân chúng có lẽ là do sự góp phần rất lớn của một quyển sách mỏng tên là “Thọ Mai gia lễ”. Cũng có một vài quyển gia lễ khác nhưng có lẽ quyển Thọ Mai thịnh hành nhất và có ảnh hưởng rộng nhất. Nay nếu muốn cho việc áp dụng thông cáo của Hội Đồng Giám Mục đi sâu vào tận các gia đình, cũng cần có một quyển “Gia lễ Công Giáo” với những chỉ dẫn cặn kẽ về những dịp đặc biệt trong gia đình”, với những hướng dẫn về cúng lễ gia tiên, dọn tất niên, tưởng nhớ gia tiên dịp tết nguyên đán, lễ giao thừa, lễ minh niên, lễ bổn mạng một người trong gia đình, giáp năm ngày rửa tội, thôi nôi hoặc sinh nhật, nghi thức lễ cưới ở gia đình, giáp năm ngày cưới, lễ giỗ và làm phép nhà; về việc chăm sóc bệnh nhân và cầu nguyện cho người hấp hối; rồi về việc viếng thi hài, canh thức cầu nguyện tại tang gia, nhập quan, động quan và di quan, trước khi hạ huyệt, nghi thức hoả táng và nghi thức tiếp nhận di cốt về gia đình…

TRÁNH BỊ NGỘ NHẬN MỘT LẦN NỮA

Lắm người, không những ngoài Công Giáo mà cả không ít tín hữu Công Giáo hiểu quan điểm mới của Giáo Hội Công Giáo cách quá đơn giản, tưởng rằng qua việc cho phép tái lập bàn thờ gia tiên, cúng giỗ và nhang đèn,... Giáo Hội cũng chấp nhận luôn cả những tiểu tiết của dị đoan mê tín. Đây là một điểm hết sức quan trọng cần xác định ngay từ đầu để tránh ngộ nhận.

Quan điểm mới của Giáo Hội Công Giáo, được khẳng định vào năm 1964-1965, dựa trên bước tiến tích cực về phong hóa, "những tin tưởng sai lạc kia cũng không còn phải là chuyện chung của quảng đại quần chúng", tuy nhiên sang đầu thế kỷ 21, diễn biến thực tế lại rất đáng lo ngại, người tín hữu Công Giáo cần biết nhận định và chọn lựa sáng suốt.

Ngày nay dường như sự phục hưng tinh thần gia tộc, với việc xây dựng từ đường, tôn tạo mồ mả cha ông đi đôi với sự phát triển những tin tưởng về phong thủy. Ngoài việc xem phương hướng, coi ngày giờ, người ta còn dùng những đồ vật trấn phong thủy như la kinh, la bàn, đá phong thủy đồ thị, đồng tiền cổ của các đời vua, xương thú vật, cẩm thạch, đá thạch anh, bùa chú, châu sa, thần sa… Các cửa hàng phong thủy lớn nhỏ mọc lên nhan nhản ở các thành phố, với những món hàng giá lên đến vài chục triệu đồng, cũng có những món hàng cao cấp lên đến tiền tỉ. Nhưng phần lớn các món hàng phổ thông được bán với giá vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng là bán chạy nhất và nhiều người ưa chuộng hơn cả. Trước đây việc phát huy Tây học, cuộc vận động của Tự Lực Văn Đoàn và các tác giả cùng thời cũng như ảnh hưởng Kitô giáo qua môi trường giáo dục đã đẩy lùi các tin tưởng và thực hành phong thủy, nhưng vài chục năm trở lại đây người ta lại đua nhau chạy theo phong thủy, mong nhờ đó mà mình và con cháu làm ăn phát đạt. Nhiều người nhìn phong thủy như một khoa học đang cần được nghiên cứu kỹ, tuy nhiên với quảng đại quần chúng, những tin tưởng phong thủy chỉ là chuyện “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tức là tin mà không biết tại sao, và một sự tin tưởng như thế thì không thể đi đôi với đức tin vào tình thương của Thiên Chúa.

Mở Google, gõ "mê tín", ta gặp hằng ngàn bài lên tiếng về một tệ nạn mới của xã hội: cầu cơ, xin keo, xin xăm, coi ngày giờ, xem hướng, đốt vàng mã, ông địa, thần tài... Người ta dựng nên cả những văn phòng, những trung tâm nghiên cứu khoa học về cõi âm, để hiện đại hóa và hợp pháp hóa việc buôn thần bán thánh. Có cả những bậc trí thức không vững lập trường, hoặc vì ham lợi, ham danh, đua đòi hoặc vì ham vui đã chạy theo những sự mê tín đáng tiếc. Truyền thông đại chúng đã có nhiều đợt lên tiếng vạch trần những chuyện vớ vẩn ấy. Những người nhờ một nhà ngoại cảm tìm mộ rồi kiểm tra chéo bằng một nhà ngoại cảm khác đều gặp kết quả trớ trêu dở khóc dở cười. Những anh chị em ngoài Kitô giáo giữ vững lương tri đều nhất quyết không tìm thông tin về quá khứ từ bất cứ hình thức đồng cốt nào, vì họ thấy trước sẽ lâm vào tình trạng khó xử: tin cũng không được mà chẳng tin cũng không được.

Do thiếu ánh sáng mặc khải, người ta không biết rằng kẻ thù của loài người là ma quỷ luôn xúi giục mọi người mê theo của cải vật chất. Ma quỷ đầy ghen tương, nó đã đánh mất hạnh phúc đời đời nên quyết không để cho con người hưởng được hạnh phúc ấy. Mọi hoạt động của nó đều nhằm lôi kéo con người lìa xa nguồn cội là Thiên Chúa và đánh mất hạnh phúc đích thật trong Ngài. Nó quá rõ không gì có thể mê hoặc lòng người cho bằng lợi (x. Mt 6.19-21.25-34; 19,23-26) và danh (x. Lc 14,7-11; Ga 5,44). Bài học quanh ta sờ sờ trước mắt, biết bao người vì chút tư lợi và hư danh mà bán rẻ lương tâm, quên mất quyền lợi của quốc gia dân tộc, biết bao kẻ giàu lên một chút là cậy của khinh người, coi thường cả trời đất, biết bao gia đình tan rã vì tiền bạc, biết bao tổ chức tốt lành bỗng chốc một sáng một chiều lòng người ly tán chỉ vì tiền bạc của cải...

TỎA SÁNG ƠN LÀM CON Thiên Chúa

Bất cứ ai bận tâm đến tiền đồ dân tộc đều âu lo trước sự tan rã tinh thần đạo lý đã bùng phát và ngày càng lan nhanh lan rộng. Một trong những lý do sâu xa khiến người ta hối thúc nhau dựng lại tình gia tộc là mong nhờ đó mà cứu vãn tình thế, dựa vào Tổ tiên và dòng họ để phục hồi ý thức luân lý (lương tâm) cho con cháu. Sự cổ võ con em sống xứng danh dòng họ cũng có phần kết quả nhưng không nhiều, không giành giật nổi với ảnh hưởng của những phim ảnh xấu và những mẫu sống tiêu cực trong xã hội. Trên thực tế, các hoạt động về dòng họ dù có phát triển rầm rộ cũng chỉ cuốn hút những người ở tuổi về hưu. Những người nhiệt tình thuộc lứa tuổi 30-45 thường rất hiếm hoi, dù có tham gia tuổi bày vẫn dành ưu tiên thời giờ cho việc kinh doanh hơn là cho dòng họ.

Người Kitô hữu cần thấy rõ điều ấy để mạnh dạn nói với mọi người rằng đáp số hữu hiệu cho bài toán suy đồi đạo lý không nằm ở đạo hiếu trần gian nhưng ở lòng hiếu thảo với Cha Cả trên trời.

Để chữa lành bệnh dịch bạo lực và gian dối đang lan tràn hiện nay, cần phải giúp mọi người nhận ra mình là con cái của Thiên Chúa Tạo Hóa Tối Cao và là anh em của mọi người.

Ở một xã hội nào đó, người dân có thể tự giác đến độ bỏ rác vào túi áo đợi cho vào giỏ rác, thay vì ném xuống đường, hoặc đến độ dù đường vắng ngắt vẫn không vượt đèn đỏ. Còn ở một xã hội đã quá quen với sự ích kỷ và giả dối, ta có thể lấy gì để phục hồi tinh thần tự nguyện hơn là dạy cho người ta biết đến tình thương của vị Cha Chung đầy nhân ái, Đấng thấu suốt cõi lòng và ân thưởng cả những điều quảng đại bé nhỏ nhất (x. Mt 10,41-42). Ích chung đòi phải quên lợi riêng, cho nên ai cũng ngại. Nhờ nhận biết mình là con Thiên Chúa, người tín hữu sẽ quả cảm sống tinh thần quảng đại vì ích chung, bắt đầu từ chính mình. Chính tinh thần quên mình vì ích chung sẽ giúp ta dám sống công bằng và chân thật, là những giá trị đang trở nên hiếm hoi giữa một xã hội đang quay cuồng chạy theo vật chất.

Muốn xây dựng một thế hệ hào hùng, thượng võ và quả cảm quên mình vì đồng loại, trước hết cần dạy cho họ biết hiếu thảo với Cha Cả trên trời, Đấng đang liên lỉ ngỏ lời với con cái mình cách thầm lặng nơi lương tâm họ. Việc giáo dục này chúng ta có thể thực hiện được bằng cách chính chúng ta cố gắng thêm một chút để sống trọn lý tưởng hiệp thông của Tin mừng và chia sẻ với các tín hữu mới lý tưởng chính chúng ta đang sống. Đây là thách đố đặt ra cho cộng đồng tín hữu Công Giáo trong việc dạy giáo lý cho bạn trẻ Kitô hữu cũng như cho các tín hữu mới.

Dạy giáo lý không chỉ là truyền đạt những hiểu biết về Thiên Chúa và chương trình tình thương của Ngài, nhưng là dẫn vào một nếp sống mới, dưới sức tác động của Chúa Thánh Thần, tức là sống theo linh đạo của người làm con Thiên Chúa. Nói một cách giản dị, đó là sống theo Kinh Lạy Cha.

Kinh Lạy Cha giúp người tín hữu thoát ra khỏi chính mình. Những ý nguyện nơi phần thứ nhất của kinh này dạy ta đặt mục đích đời mình nơi Thiên Chúa chứ không phải nơi tiền bạc. Ý nguyện của phần thứ hai nhắc ta sống phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Chính trên những cơ sở ấy mà ta có thể sống yêu thương, hiệp thông, tha thứ và quên mình vì ích chung (x. Mt 6,25-34).

MỘT VÀI ĐIỂM CẦN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

Xin được tóm tắt ở đây một vài trăn trở đã trình bày trong loạt bài “Năm mươi năm thờ cúng Tổ tiên”.

1. CẦN THÊM NHỮNG LỜI NGUYỆN MỚI CHO LỄ GIỖ

Năm 2012, một vị thừa sai bị Văn Thân sát hại năm 1885 được đưa hài cốt từ một nơi hoang phế về sân nhà thờ. Thánh lễ đồng tế trang trọng với các bài “Lễ Giỗ” và cha xứ thản nhiên đọc lời nguyện cầu cho linh hồn vị thừa sai sớm được lên chốn nghỉ ngơi. Ta không thể trách vị cha xứ trẻ. Bản văn phụng vụ chỉ có một hướng duy nhất là cầu hồn nên ông đành đọc lời nguyện cầu hồn cho vị tử đạo chết cách nay đã hơn một thế kỷ! Giỗ 30 năm, 50 năm hay 100 năm, nếu ta chỉ có những lời nguyện nhấn mạnh việc cầu xin ơn giải thoát cho những người đã chết, liệu người ngoài Công Giáo sẽ nghĩ gì về đức trông cậy của ta và về lòng thương xót của Thiên Chúa?

Một người thân vừa nằm xuống, đang chờ Đấng Thẩm Phán hoàn tất cuộc thanh tẩy nhưng con cháu ở trần gian đã cảm thấy ấm lòng khi nghĩ đến sự che chở phù hộ của người ấy. Ta vừa cầu xin Chúa thanh tẩy người thân yêu vừa xin người thân yêu chuyển cầu trước nhan Chúa. Hai điều ấy không hề mâu thuẫn. Người ra đi đã thuộc về vĩnh cửu, còn người đang ở lại thuộc về thời gian, ta không thể lấy suy luận duy lý mà cắt nghĩa.

Thiết nghĩ ngay cả trường hợp giỗ một năm hay cả giỗ 100 ngày đi nữa, lễ giỗ không chỉ có một ý nghĩa duy nhất là cầu cho người quá cố sớm được giải thoát. Ước mong sao Ủy Ban Phụng Tự có thể biên soạn và xin Tòa thánh phê chuẩn một số lời nguyện lễ Giỗ không theo hướng cầu hồn nhưng mang ý nghĩa tưởng nhớ, tiếc thương, hiệp thông giữa người sống với người chết cũng như giữa những người còn sống trên đời.

2. NHỮNG LỜI CA CẦU CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT HỢP VỚI PHỤNG VỤ HƠN

Khái niệm “ngục tối” không hề xuất hiện suốt 230 trang quyển “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn”. Khái niệm vực sâu được nhắc tới một lần, trong Tv 129/130. Thế nhưng cũng như trong Kinh Chiều lễ Giáng sinh, thánh vịnh này được dùng làm đáp ca để hát lên niềm hy vọng của người đang chìm đắm được cứu thoát: “Bởi Chúa luôn từ ái một niềm – ơn cứu chuộc nơi Ngài chan chứa!” Tựa như trong bài “Trong gian truân tôi đã kêu cầu và Chúa đã đáp lời tôi”. Bài “Từ vực sâu u tối” và những bài tương tự không có gì sai tín lý nhưng có lẽ không đúng tinh thần phụng vụ lễ an táng.

Ước mong sao các nhạc sĩ sẽ tìm thấy nơi những từ ngữ có tần số xuất hiện cao trong quyển nghi thức vừa nói để chọn chủ đề viết lên những bài ca tràn đầy hy vọng. Chẳng hạn, Sống (125 lần), Hằng sống (23), Chết (145), Tin (98), Sống lại (62) + trỗi dậy và Phục Sinh (29), Phúc (71), Cứu (68), Hưởng (45), Vinh quang (42), vv…

3. TÌNH CHA TRONG KINH NGUYỆN THÁNH THỂ

Nơi các “Kinh tạ ơn” trong bản dịch Sách Lễ Rôma 1992 có hai điểm khác hẳn bản dịch các “Kinh nguyện Thánh Thể” trước đó:

- Khi thưa với Ngôi Cha, mọi chữ "Domine" đều được chuyển thành "Cha" thay vì dịch sát chữ là "Chúa".

- Ở lời nguyện cầu cho kẻ chết của các Kinh nguyện Thánh Thể 1, 2 và 3 đều có thêm mệnh đề: "Đặc biệt xin Cha nhớ đến các bậc Tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã lìa cõi thế".

Đó là hai đóng góp của linh mục đoàn Giáo phận Kontum được Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN lúc ấy tiếp nhận, những đóng góp nhằm tạo thuận lợi cho anh chị em lương dân nhận ra tình Cha của Thiên Chúa. Nay trong bản dịch “Nghi Thức Thánh Lễ” (NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005) đóng góp thứ hai vẫn còn được duy trì, còn đóng góp thứ nhất bị quên mất. Thiết tưởng đây là một đóng góp hết sức ý nghĩa, có tác dụng lớn trong việc loan báo Tin mừng và xây dựng lòng đạo cho Dân Chúa, cần được phục hồi.

4. CHẠY ĐUA VỀ LÒNG THÀNH KÍNH

Tham dự các buổi cúng giỗ, ta chứng kiến một cảnh trái ngược: Đang khi những người hành lễ rất thành kính thì những người khác ở xung quanh vẫn ngồi hút thuốc nói chuyện bình thường. Ta cứ thản nhiên nói chuyện, nhưng một khi đã tiến vào hành lễ (niệm hương) thì điều mọi người chờ đợi nơi chúng ta là sự thành kính. Đi xa hơn, khi đến nhà thờ Công Giáo, người ta cũng chờ đợi nhìn thấy nơi những người hành lễ một sự thành kính ít là ngang bằng với sự thành kính của họ trước bàn thờ Tổ tiên.

5. TRẢ LẠI Chúa Nhật CỦA TIẾNG GỌI ĐỜI ĐỜI

Những lý do đưa đến việc ban hành huấn thị Ex quo singulari năm 1742 rất nghiêm túc, không dừng lại nơi chuyện thắp nhang hay không thắp nhang nhưng chạm đến những sự thật về cánh chung học và cứu chuộc học. Trong lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, mỗi năm 365 ngày có riêng một ngày để nói về sự cùng tận của lịch sử nhân loại. Cả ba năm A, B và C Lời Chúa của Chúa Nhật 33 Thường niên luôn tập trung vào chủ đề ngày cánh chung.

Thế nhưng từ 26 năm qua, Chúa Nhật 33 Thường niên năm nào cũng phải nhường chỗ Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung, đang khi văn minh vật chất ra rả 24/24 giờ dạy họ bám lấy hạnh phúc đời này như sẽ chẳng bao giờ phải chết. Không còn được nghe nói về cánh chung, sự mất mát trong đời sống tâm hồn của tín hữu thật khó lường được! Oái oăm làm sao, chính việc cử hành đức tin của tiền nhân lại khiến đức tin của con cháu bị bốc hơi!

LỄ HỘI 24-11. TẠI SAO KHÔNG?

Nhiều gia đình và giáo xứ Việt Nam đặt bức ảnh các Thánh Tử vì Đạo Việt Nam trên bàn thờ Tổ tiên, cùng một bàn thờ vừa tưởng niệm các bậc Tổ tiên theo huyết thống vừa tưởng niệm các tiền nhân trong đức tin. Đó là một sáng kiến tốt có thể dẫn đến việc hóa giải chuyện xưa và nay. Thế nhưng do việc cử hành trọng thể vào ngày Chúa Nhật, lễ mừng các Thánh Tử vì đạo không thể nào rơi một ngày nhất định để mà nhớ. Ngay cả trường hợp ngày 24-11 nhằm vào Chúa Nhật, việc mừng trọng thể các Thánh Tử vì đạo Việt Nam vẫn bị dịch lên Chúa Nhật trước đó. Không được cử hành vào một ngày cố định, lễ mừng này sẽ không bao giờ trở thành một lễ trọng mang tính quần chúng được.

Cần lưu ý, người Việt không bao giờ thay đổi ngày giỗ. Ai gặp trở ngại thì khỏi phải về dự, việc cử hành sẽ không vì bất cứ lý do gì mà xê dịch, dù chỉ một nhúm người bằng nắm tay vẫn nhất định củ hành đúng ngày. Tại các tỉnh miền Trung, bất cứ chùa Bà, chùa Ông hay chùa Hang nào, bất cứ lăng Cô, miếu Cậu nào cũng đều có ngày lễ truyền thống tự phát rất rình rang, nhờ một điều là họ cử hành vào một ngày cố định, không bao giờ thay đổi. Người ta không đợi nghỉ lễ Chúa Nhật mới cử hành. Đã là một lễ truyền thống thì bất cứ nhằm ngày nào trong tuần nó vẫn giữ tầm quan trọng không điều gì giành lấn được, dù có ai đến dự hay không nó vẫn cứ tiến hành, ai có lòng quan tâm đến thì phải nhớ lấy ngày ấy mà trẩy hội. Thiết tưởng chúng ta cũng thế, sự kiện chuyển sang Chúa Nhật tự nó không phải là một tôn vinh nhưng là một sự hạ giá các Thánh Tử vì đạo. Nó cho thấy ngày lễ của các ngài không bằng một lễ cưới, không đủ sức để khiến người dân nghỉ việc mà trẩy hội. Nếu muốn bà con người lương cũng biết đến lễ hội các Thánh Tử vì đạo, ta cần cử hành cố định vào 24-11. Nếu 24-11 nhằm Chúa Nhật, ta sẽ cử hành vào ngày Thứ Bảy, 23-11.

***

Sau cùng, khi đã có được cơ hội gặp gỡ thân tình, ta đừng tiếc với anh chị em mình một lời chia sẻ, một món quà ý nghĩa. Một ngày kia ta sẽ được nghe Chúa nói: “Khi Ta đói khát Tin mừng, con đã cho Ta một DVD, một quyển sách nói về ơn cứu rỗi”. Vâng, lẽ nào ta lại muốn rồi sẽ phải nghe Chúa hỏi: “Tại sao con đã tiếc với Ta một cuộc gọi, một tin nhắn, một bản nhạc chờ mang tín hiệu đức tin?”

Dĩ nhiên việc gieo trồng không kém phần vất vả nhưng rồi mùa gặt đến, giọng hân hoan, mặt rạng rỡ, ta sẽ ôm những bó lúa trĩu nặng trên tay mà trở về trong tiếng hát tạ ơn vì những bà con cùng dòng họ với mình và cả nhiều anh chị em khác đã trở nên con cái của Cha Cả trên trời. Cúi xin Cha Chí Thánh chúc lành cho những ước mơ đang lớn dậy trong lòng mỗi chúng ta.

Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh

(Giáo phận Qui Nhơn)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thong Dong
Thérésa Nguyễn
21:22 24/09/2014
THONG DONG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui.
(KD)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 18-24/09/2014 - Câu chuyện Đức Mẹ Lộ Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:37 24/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội là Công Giáo và Tông Truyền

Khi tuyên xưng đức tin chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là Công Giáo và tông truyền, nghĩa là Giáo Hội đại đồng vì được phổ biến khắp nơi và được sai đi loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, không phân biệt ai.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 17 tháng 9 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích hai từ “Công Giáo” và “tông truyền” rồi áp dụng vào cuộc sống cụ thể của tín hữu. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa từ “Công Giáo” bằng cách trích lại định nghĩa của thánh Cirillo thành Giêrusalem như sau:

“Giáo Hội chắc chắn được gọi là Công Giáo nghĩa là đại đồng, vì sự kiện Giáo Hội được phổ biến khắp nơi từ biên giới này tới biên giới kia của trái đất; và bởi vì Giáo Hội dậy tất cả các sự thật phải đến với sự hiểu biết của con người liên quan tới các sự trên trời cũng như các sự dưới dất một cách phổ quát và không khiếm khuyết” (Giáo lý XVIII, 33),

Dấu hiệu hiển nhiên của tính cách Công Giáo đó là Giáo Hội nói tất cả mọi thứ tiếng. Và điều này không gì khác hơn là kết quả của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (x. Cv 2,1-13): thật thế, chính Chúa Thánh Thần đã cho các Tông Đồ và toàn Giáo Hội làm vang lên Tin Mừng của ơn cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, cho tới tận cùng bờ cõi trái đất. Giáo Hội sinh ra đã là Công Giáo, ngay từ đầu đã là “hòa tấu” và chỉ có thể là Công Giáo, được dự phóng cho việc rao truyền Tin Mừng và gặp gỡ tất cả mọi người. Ngày nay Lời Chúa được đọc trong mọi thứ tiếng, mọi người đều có sách Tin Mừng trong tiếng của mình để đọc. Và tôi xin trở lại cùng ý niệm này: đó là chúng ta hãy đem theo một sách cuốn Tin Mừng nhỏ trong túi, trong xách tay, và trong ngày đọc một đoạn. Điều này sinh ích lợi cho chúng ta. Tin Mừng được phổ biến trong mọi thứ ngôn ngữ, bởi vì Giáo Hội, lời loan báo Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế, ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu Giáo Hội sinh ra đã là Công Giáo, thì có nghĩa là Giáo Hội đã sinh trong tư thế “đi ra ngoài”, là thừa sai. Nếu các Tông Đồ đã ở lại đó trong Nhà Tiệc Ly, mà không đi ra và đem Tin Mừng, thì Giáo Hội sẽ chỉ là Giáo Hội của dân tộc ấy thôi, của thành phố ấy, của Nhà Tiệc Ly ấy. Nhưng tất cả đã ra đi khắp nơi trên thế giới, từ lúc Giáo Hội khai sinh, từ lúc Chúa Thánh Thần xuống trên các vị. Vì thế Giáo Hội sinh ra đã đi ra, nghĩa là truyền giáo.

Và đó là điều mà chúng ta diễn tả bằng tính từ “tông truyền”, bởi vì apostolos là người được sai đi loan báo tin vui sự phục sinh của Chúa Giêsu. Từ này nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội, được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ và trong sự tiếp nối với các vị, các Tông Đồ đã ra đi thành lập các các Giáo Hội mới, đã cắt cử các giám mục mới, và như thế trên toàn thế giới, liên tục. Ngày nay chúng ta tất cả tiếp nối nhóm các Tông Đồ đã nhận được Chúa Thánh Thần rồi ra đi rao giảng, được sai đi đem lời loan báo Tin Mừng tới cho tất cả mọi người, đi kèm với các dấu chỉ sự hiền dịu và quyền năng của Thiên Chúa. Cả điều này nữa cũng phát xuất từ biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống: thật thế, chính Chúa Thánh Thần thắng vượt mọi kháng cự, chiến thắng cám dỗ tự khép kín trong chính mình, giữa ít người được tuyển chọn, và coi mình là những người duy nhất nhận được phước lành của Thiên Chúa.

Chẳng hạn nếu vài kitô hữu làm điều này và nói: “Chỉ có chúng tôi mới là những người được tuyển chọn thôi”, sau cùng họ chết. Họ chết trong linh hồn trước, rồi chết trong thân xác, bởi vì họ không có sự sống, không có khả năng sinh ra sự sống, sinh ra người khác, sinh ra các dân tộc khác: họ không phải là các tông đồ.

Và chính Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta tởi chỗ gặp gỡ các anh em khác, kể cả những người xa xôi nhất trong mọi nghĩa, để họ có thể chia sẻ với chúng ta tình yêu thương, hòa bình, niềm vui mà Chúa phục sinh đã để lại cho chúng ta.

Vậy sự kiện là thành phần của Giáo Hội Công Giáo và tông truyền bao gồm điều gì đối với các cộng đoàn và từng người trong chúng ta? Đức Thánh Cha trả lời câu hỏi này như sau:

Trước hết nó có nghĩa là lưu tâm tới ơn cứu rỗi của toàn nhân loại, không thờ ơ hay lạ lùng trước số phận của biết bao nhiêu các anh chị em của chúng ta, nhưng cởi mở và liên đới với ho. Ngoài ra nó còn có nghĩa của sự trọn vẹn, của sự bổ túc, của sự hòa hợp của cuộc sống kitô, luôn luôn khước từ các lập trường thiên vị, một chiều tự khép kín trong chính mình.

Là thành phần của Giáo Hội tông truyền có nghĩa là ý thức được rằng đức tin của chúng ta được bỏ neo nơi lời loan báo và chứng tá của chính các Tông Đồ của Chúa Giêsu; và vì thế cảm thấy mình luôn luôn được gửi đi, được sai đi, trong niềm hiệp thông với những người kế vị các Tông Đồ, loan báo Chúa Kitô và tình yêu của Người cho toàn nhân loại với con tim tràn đầy niềm vui.

Ở đây tôi muốn nhớ tới cuộc sống anh hùng của biết bao nhiêu thừa sai nam nữ đã bỏ quê hương của mình để ra đi loan báo Tin Mừng cho các quốc gia khác, trên các đại lục khác. Có một Hồng Y người Brail nói với tôi rằng ngài làm việc khá nhiều tại vùng Amazzonia. Mỗi khi đến một vùng hay một thành phố, ngài luôn luôn đến nghĩa trang để thăm mộ của các thừa sai, các linh mục, tu huynh và nữ tu đã ra đi rao giảng Tin Mừng. Các vị là các tông đồ. Và ngài nghĩ rằng tất cả các thừa sai này đều có thể được phong thánh ngay bây giờ, các vị đã bỏ tất cả để ra đi loan báo Chúa Giêsu Kitô.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì Giáo Hội đã có biết bao nhiêu thừa sai và còn cần có nhiều thừa sai hơn nữa! Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì điều đó. Có lẽ trong số các bạn trẻ nam nữ hiện diện tại đây có vài người muốn trở thành thừa sai. Hãy tiến lên! Thật là đẹp đem Tin Mừng của Chúa Giêsu tới với người khác. Hãy can đảm lên!

Vậy chúng ta hãy xin Chúa canh tân nơi chúng ta các ơn sủng của Chúa Thánh Thần, để mọi cộng đoàn kitô và từng tín hữu được rửa tội diễn tả mẹ Giáo Hội thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.

2. Đức Thánh Cha nói về giáo huấn xác kẻ chết sống lại

“Giáo huấn Kitô giáo về mầu nhiệm xác kẻ chết sống lại là chói tai với nhiều người. Họ không thể hiểu được”.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Sáu 19 tháng 9.

Có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Ðức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: ‘Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng một dòng giống cho anh hay em mình.’ Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”

Ðức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, là con cái sự sống lại.”

Câu chuyện này cho thấy quan điểm bình dân về sự sống lại trông đợi một sự kế tục của những gì đang tồn tại trước khi cái chết xảy đến. Người ta mong đợi được sống lại với cùng một thân xác như khi sinh tiền - nếu được Chúa cho trẻ trung hơn, khoẻ mạnh hơn, đẹp trai, đẹp gái hơn thì càng tốt, và có một ước mong mãnh liệt là được sống lại cùng với tất cả những quan hệ mà khi sinh tiền người ta quý chuộng.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô khẳng định có sự sống lại. “Thánh Phaolô đã đưa ra những lý luận khá rõ ràng sau: Nếu chúng tôi rao giảng rằng Ðức Kitô đã từ cõi chết chỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại được, thì Ðức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Ðức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng ra hư không … Ðức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”. (1 Cr 15: 12-20)

Tuy nhiên, Thánh Phaolô cho biết thêm:

“Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng, như thế thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô của Thánh Phaolô "có những ý tưởng khác" với quan niệm bình dân. “Chắc chắn, những người công chính khi chết đi thì không sa hoả ngục - quá tốt! - Nhưng họ sẽ đi vào vũ trụ, tan vào trong không khí - chỉ còn là một linh hồn đứng trước mặt Thiên Chúa", và như vậy Thánh Phaolô đã đưa ra một "sự sửa sai khó khăn" trong quan niệm về sự sống lại của nhiều người. Không phải chỉ những Kitô hữu Côrintô là những người duy nhất gặp khó khăn với lời giáo huấn này. Người Hy Lạp tại Athens, nơi Thánh Phaolô cũng đã rao giảng – thậm chí cả các nhà triết học khôn ngoan - cũng sợ hãi khái niệm này.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “có một sự phản kháng chống lại sự biến đổi, chống lại các hoạt động của Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận được khi chịu phép Rửa tội, là điều sẽ biến đổi hoàn toàn chúng ta để hướng đến mầu nhiệm Phục Sinh. Khi đề cập đến sự sống lại, ngôn ngữ của chúng ta nói rằng: ‘Tôi muốn lên thiên đàng, tôi không muốn sa hỏa ngục,’ nhưng chúng ta dừng lại ở đó không ai trong chúng ta nói: ‘Tôi sẽ sống lại như Chúa Kitô đã sống lại.’ Không, ngay cả đối với chúng ta điều này rất khó hiểu. "

“Đây là tương lai đang chờ đón chúng ta và sự biến đổi thân xác chúng ta tạo ra một sự phản kháng nơi chúng ta, và có cả sự phản kháng lại căn tính Kitô của chúng ta. Tôi có thể nói là có lẽ chúng ta chẳng ngán ông thần dữ trong sách Khải Huyền, chẳng ngán kẻ phản Kitô là kẻ phải xuất hiện trước - có lẽ chúng ta chẳng ngán y đâu. Chúng ta có lẽ cũng không sợ tiếng nói của Tổng Lãnh Thiên Thần hay âm thanh của tiếng kèn của Ngài- tung hô vang dội chiến thắng của Chúa Phục sinh. Nhưng chúng ta lại sợ sự sống lại, sợ là tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Sự biến đổi này phải là kết thúc của cuộc hành trình Kitô của chúng ta".

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

“Căn tính Kitô là con đường, là cuộc hành trình trong đó chúng ta kề cận với Chúa như các môn đệ Ngài để cuối cùng sau tiếng kèn của Tổng Lãnh Thiên Thần chúng ta được ở lại với Ngài và kề cận với Chúa mãi mãi”.

3. Câu chuyện Đức Mẹ Lộ Đức

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lộ Đức nằm dưới chân dẫy núi Pyrénées, miền Tây Nam nước Pháp là một điểm hành hương nổi tiếng nhất thế giới dù rằng nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bé hẻo lánh thuộc địa phận Tarbes.

Marie Bernarde Soubirous là con cả trong một gia đình có 9 người con. Cha cô là một người thợ xay bột. Tháng 2 năm 1858, sáu thành viên trong gia đình của cô sống trong căn nhà nhỏ chật hẹp này.

Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Bernadette tất cả 18 lần. Mỗi lần Đức Mẹ hiện ra, Người đều khuyên Bernadette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các người tội lỗi, yếu đuối. Đức Mẹ còn yêu cầu người ta hãy xây cất cho Ngài một ngôi thánh đường ở Lộ Đức để dâng kính Mẹ. Bernadette đã nhìn thấy Đức Mẹ nhiều lần, nhưng các trẻ em khác thì không được diễm phúc nhìn thấy Mẹ Maria. Ngày 1 tháng 3 năm 1858, một phụ nữ đang mang thai nhúng cánh tay bại liệt của bà vào dòng nước mà Bernadette đã nghe lời Mẹ đào bới, bà đã được chữa lành một cách vô cùng kỳ lạ. Tin đồn này lan truyền khắp nơi. Người ta tuôn đến Lộ Đức càng ngày càng đông.

Với những phép lạ diệu kỳ của Mẹ Maria, Bernadette đã trình với Cha sở Lộ Đức về những lần Mẹ hiện ra với em tại hang đá Lộ Đức. Cha sở lúc đó đã xin Bernadette hỏi tên Mẹ là gì . Ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với Bernadette và em đã hỏi Đức Mẹ, Đức Trinh nữ Maria đã mạc khải: “Ngài là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Cha Sở đã tin vào việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette tại Lộ Đức. Lộ Đức từ đó đã trở thành nơi hành hương cho toàn thể thế giới. Một ngôi thánh đường nguy nga đã được xây cất để dâng kính Mẹ Maria theo lời yêu cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm.

Tại Lộ Đức, Đức Mẹ với tấm lòng yêu thương dạt dào đã chữa lành biết bao bệnh nhân tật nguyền với biết bao loại bệnh khác nhau và ban cho nhiều người ơn ăn năn sám hối. Từ 1 tháng 3 năm 1858 cho tới nay, mỗi ngày đều có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tới Lộ Đức để xin Đức Mẹ chữa lành, cầu nguyện, tắm suối hoặc xin nước nơi dòng nước mà chân phước Bernadette đã tìm ra. Biết bao nhiêu người đã nhận được ơn làn hồn xác. Tuy sau khi điều tra kỹ lưỡng, Giáo Hội chỉ nhìn nhận chính thức có 68 phép lạ do lời cầu bầu của Đức Mẹ Lộ Đức, nhưng con số thống kê của Y Tế cho thấy đã có 7000 trường hợp được chữa lành tai đó. Từ năm 1890 Đức Thánh Cha Lêô XIII đã ban phép cho giáo phận Tarbes được mừng kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Tới năm 1907, Đức Giáo Hoàng Piô X đã phổ biến lễ này trong toàn Giáo Hội.

4. Chúng ta cần can đảm nhìn nhận mình là người có tội

Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 18 tháng 09 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói chúng ta cần can đảm nhìn nhận mình là người có tội để nhận được sự tha thứ nhưng không và sự yêu thương của Chúa Kitô.

Bài Tin Mừng trong ngày kể lại việc người phụ nữ tội lỗi đã khóc dưới chân Chúa và lấy dầu thơm xức chân Ngài và lấy tóc mình mà lau. Người Biệt Phái, tầng lớp cao trong xã hội, đã mời Chúa Giêsu đến nhà ông để “muốn lắng nghe và tìm hiểu thêm về những giáo lý của Chúa”. Nảy lên trong tâm trí ông là lời phán xét cả Chúa Giêsu lẫn người phụ nữ tội lỗi, vì ông nghĩ rằng nếu Chúa Giêsu “thực sự là một ngôn sứ thì phải biết hạng phụ nữ đang chạm vào người mình là ai”.

Người Biệt Phái “thực ra không phải xấu”, đơn giản là ông “không thể hiểu được hành động của người phụ nữ”. Ông không thể hiểu được cử chỉ đơn giản của một con người bình thường. Có lẽ ông đã quên mất cách làm thế nào để âu yếm một đứa trẻ, làm thế nào để an ủi một người già. Có lẽ ông là một thành viên trong nhóm Biệt Phái, với một mớ lý thuyết, lối nghĩ, cơ chế đã làm ông quên đi những cử chỉ đơn giản của cuộc sống thường nhật, như cử chỉ đứa bé sơ sinh lần đầu tiên nhận được sự âm yếm của cha mẹ nó. Chúa Giêsu khiển trách người Biệt Phái này rất “nhẹ nhàng và khiêm nhường”, “kiên nhẫn và yêu thương để mong cứu vớt”.

Ngài giải thích cử chỉ của người phụ nữ, mà theo quan điểm của người Biệt Phái là khiếm nhã, để ông hiểu. Và trong khung cảnh đám đông đang bàn tán về hành động của người phụ nữ, Chúa Giêsu nói với chị: “Tội con đã được tha”. “Hãy đi bình an, đức tin của con đã cứu chữa con!” Chúa Giêsu đã nói lời ban ơn cứu độ cho người phụ nữ tội lỗi “đức tin của con đã cứu chữa con”. Chúa Giêsu nói điều đó vì chị đã khóc cho tội lỗi của mình, thú nhận tội mình và đã than lên: “con là một kẻ có tội”. Chúa Giêsu không nói cùng cách như vậy với những ai không nhìn nhận mình là người có tội.

Với những tội nhân như: những người thu thuế, gái điếm … Chúa Giêsu nói lời này: “con đã được cứu, con hãy bình an. Chúa chỉ dành những từ ấy cho những ai mở rộng tâm hồn và nhìn nhận mình là người có tội. Ơn cứu độ chỉ đụng chạm đến những tâm hồn biết mở lòng nhìn nhận sự thật về tội lỗi của mình. Nơi ưu tiên gặp được Chúa Giêsu Kitô là tội lỗi của chúng ta, dường như đây là một “lời chói tai” nhưng như Thánh Phaolô đã nói ngài chỉ tự hào về tội lỗi của mình và nhờ đó ngài được Chúa Kitô Phục Sinh cứu thoát.

Nơi ưu tiên gặp được Chúa Giêsu Kitô là tội lỗi, đó là nhìn nhận tội lỗi của chính mình, đau khổ vì những tội của mình, nhận ra con người thật của mình để mở lòng ra đón nhận sự âu yếm, tha thứ của Chúa, đón nhận Lời ‘đi bình an, đức tin của con đã cứu con’ của Chúa. Như thế anh chị em là con người dũng cảm, dũng cảm để mở rộng tâm hồn mình cho Đấng duy nhất có thể cứu anh chị em. Chúa Giêsu nói với những kẻ đạo đức giả rằng, “Quả thật, Ta bảo các ngươi, những người thu thuế và các cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước các ngươi”. Đây là những lời rất mạnh mẽ vì chính những ai thấy mình tội lỗi mới “mở rộng tâm hồn thú nhận tội lỗi của mình để gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng đã dùng chính máu của Ngài cứu độ tất cả chúng ta”.

5. Bài giảng hay chẳng lợi ích gì khi chủ chăn xa cách đàn chiên

Bài giảng hay sẽ chỉ là vô ích nếu người chủ chăn không hiểu về đàn chiên mình, không bị lôi cuốn bởi tín hữu và không đem lại cho họ niềm hy vọng. Bài giảng đó chỉ là hư vô. Đó là ý tưởng mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tín hữu suy gẫm trong thánh lễ sáng thứ Ba 16 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta nhân lễ kính nhớ thánh Giáo Hoàng Cornelio và Giám mục Cypriano tử đạo.

Tin Mừng hôm nay nói về Chúa Giêsu tiến gần đến đám tang của người con trai duy nhất bà góa thành Naim vừa qua đời. Đức Thánh Cha nói rằng không chỉ Chúa thực hiện phép lạ phục hồi sự sống cho con trai của bà mà Ngài còn làm điều lớn lao hơn rất nhiều cho bà. “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài.” Khi Đức Chúa Trời viếng thăm sẽ mang đến điều gì đó lớn lao hơn, một ý nghĩa đặc biệt hơn, đó chính là sự hiện diện của Ngài”. Và trong ý nghĩa đó Chúa Giêsu đang hiện diện.

Ngài đang hiện diện giữa dân. Một vị Thiên Chúa gần gũi và thấu cảm được tâm hồn của con người. Chúa Giêsu nhìn thấy đoàn đưa tang và Ngài tiến đến gần. Thiên Chúa đến thăm dân Ngài, ở giữa dân Ngài và tiếp cận với dân Ngài. Đó là cách của Thiên Chúa. Một cách thức tiếp cận dân Ngài được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Đó chính là: Chúa động lòng thương xót. Theo Tin Mừng, động lòng thương xót là khi Chúa Giêsu nhìn thấy dân chúng như đàn chiên không người chăn dắt. Khi Thiên Chúa viếng thăm dân, Ngài rất gần gũi với họ, chạy đến ôm lấy họ và đổ đầy lòng thương xót của Ngài vào lòng họ.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cũng đã vô cùng thổn thức như khi Ngài đứng trước mộ của Lazaro. Giống như Cha đã chạy đến ôm lấy con “khi ông nhìn thấy người con trai hoang đàng trở về nhà”. Sự gần gũi và lòng thương xót đó là cách thức mà Chúa viếng thăm dân Ngài. Và đó cũng là nội dung khi chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu. Các Luật Sĩ, Kinh Sư và Biệt Phái đã theo cách thức khác là tách mình ra khỏi dân chúng. Họ dạy lề luật rất tốt. Nhưng chính họ lại xa rời dân chúng. Và đó không phải là cách thức Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Đó là một cái gì khác. Dân chúng không nhận ra đó là một ân sủng, bởi vì nó thiếu sự gần gũi, thiếu lòng thương xót, thiếu cảm thức cùng đau khổ với dân .

Khi Chúa Giêsu đụng vào chàng thanh niên thì anh ta được hồi sinh và bắt đầu nói lại. Chúa Giêsu trao anh lại cho bà mẹ góa.

Khi Thiên Chúa viếng thăm dân, Ngài sẽ tái sinh họ trong niềm hy vọng. Đó là cách thức mà những nhà giảng thuyết và truyền giáo đã thành công trong dọc dài lịch sử. Nếu bài giảng của nhà truyền giáo không gieo hy vọng cho dân, bài giảng đó sẽ thất bại, sẽ vô ích. Đó là chỉ phù phiếm.

Chiêm ngắm Chúa Giêsu, Đấng đã phục hồi cho con trai của bà góa, chúng ta nghiệm ra ý nghĩa việc Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Và vì vậy chúng ta nài xin ơn Chúa cho đời Kitô hữu trở nên chứng nhân trong việc gieo niềm hy vọng và sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Ngài.

6. Nhận định của Đức Thánh Cha về chuyến tông du Albania

Trong buổi triều yết chung thứ Tư 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã nhận định như sau về chuyến tông du đến Albania của ngài:

Anh chị em thân mến,

Chuyến tông du của tôi đến Albania Chúa Nhật vừa qua là một dấu chỉ của sự gần gũi của tôi, và của Giáo Hội hoàn vũ, với những người Albania, là những người phải chịu đựng nhiều năm dài dưới một chế độ vô thần và vô nhân đạo, nhưng bây giờ họ đang làm việc cùng nhau để xây dựng một xã hội hòa bình đánh dấu bởi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hợp tác trong việc phục vụ lợi ích chung.

Đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là tinh thần cùng tồn tại và đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Albania, vì tất cả đều phải chịu đựng khủng bố cay đắng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Trong cuộc gặp gỡ những người thuộc các tôn giáo khác nhau, tôi khuyến khích chứng tá quan trọng này, với niềm tôn trọng lẫn nhau dựa trên bản sắc của mỗi tôn giáo. Với anh chị em Công Giáo tôi vinh dự được biết đến những chứng tá anh hùng của nhiều vị tử đạo mà sự đau khổ của họ đã mang lại những hoa quả tái sinh thiêng liêng. Tôi đã mời gọi các Kitô hữu hãy là men của lòng nhân từ, bác ái và hòa giải trong xã hội Albania.

Thông qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, xin Thiên Chúa tiếp tục truyền cảm hứng cho những người Albania trong việc xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và đoàn kết.