Ngày 27-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:24 27/09/2018
6. THỪA TƯỚNG TỰ KHOE
Giữa năm Tống Nhân Tông Khang Định, rợ Tây Nhung xâm phạm biên giới, quân đội triều đình kháng chiến thất lợi.
Lúc ấy thừa tướng vì tuổi tác cao nên xin từ chức nghỉ hưu, các bạn đồng liêu đều đến phủ thừa tướng để chúc mừng. Tiệc rượu đến hồi cao hứng, thừa tướng tự khoe nói:
- “Tôi là người sinh quán ở một thôn trang trong núi, may mắn mà gặp được vị chúa anh minh và có nhiều cơ hội may mắn, cho đến hôm nay tôi có thế áo gấm sinh sang về làng. Gặp lúc thời đại này thái bình vô sự, có thể nói tôi là người có phúc nhất của thế giới thái bình vậy.”
Quan đại thần Thạch Trung Lập nói:
- “Chỉ có điều là một lũ cường đạo ở Thiểm Tây (rợ Nhung) chưa có bắt được mà thôi.”
Tất cả các thực khách đều cười vang.
(Ngũ tạp tô)

Suy tư 6:
Người ích kỷ là người chỉ biết có mình, ngoài mình ra thì không cần biết ai.
Đất nước lâm nguy thì xin về hưu để tránh trách nhiệm, áo quần sinh sang về làng để khoe khoang cái vinh hoa phú quý của mình thì được ích chi ?
Đời sống của người Ki-tô hữu thì khác với viên chức quan về hưu, họ không sinh sang về làng phục vụ để khoe khoang cái bằng cấp mình vừa lấy được ở nước ngoài, họ cũng không khoe khoang mình là một linh mục vừa lấy văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ hay một chuyên môn ở ngoại quốc, nhưng họ rất thân tình phục vụ với thái độ khiêm tốn của người được may mắn học hành hơn anh em chị em mà thôi, đó là tâm tình và là mục đích của phục vụ, tâm tình và mục đích này rất phù hợp với ơn Chúa ban cho họ, và có thể nói họ đang thắp sáng ngọn đèn đức tin của mình để mọi người nhìn thấy Chúa qua việc làm của họ.
Ông quan thừa tướng có cái hạnh phúc của người công thành danh toại, nhưng vẫn bị quan đại thần nói xỏ nói xiên, vì ông ta xin về hưu khi đất nước lâm nguy, đây là thứ hạnh phúc ích kỷ.
Người Ki-tô hữu có cái hạnh phúc của người vì anh em mà phục vụ, hạnh phúc này không những họ có mà họ còn đem chia sẻ cho người khác khi họ phục vụ, đây là hạnh phúc của tình liên đới trong Chúa Ki-tô, một hạnh phúc được nhân lên gấp nhiều lần.
Giữa hạnh phúc ích kỷ và hạnh phúc trao ban, thì tôi chọn loại hạnh phúc nào cho xứng đáng với ơn sủng Chúa đã ban cho tôi trong cuộc sống ở đời này !?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:25 27/09/2018

55. Anh hãy hết sức tán tụng ca ngợi Thiên Chúa đi, Ngài siêu việt vượt qua tất cả những lời tán tụng của con người.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXVI Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
15:52 27/09/2018
Dân số 11: 25-29; Tvịnh 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô 9: 38-43, 47-48

Bạn nghĩ gì khi có người gọi điện thoại cho bạn từ một văn phòng luật sư lớn muốn nói chuyện với bạn? Có thể có một số luật sư đến gõ cứa nhà bạn để thăm bạn trả cho bạn một khoản phí do về một thỏa thuận được bạn đồng ý. Bạn có muốn nhận được một bức thư do một giám đốc của một tập đoàn quốc tế lớn và giàu nhất thế giới không? Vậy thì, đây là việc bạn cần phải làm là: Nếu bạn đang kinh doanh cà phê trong một khu phố nhỏ, hãy đặt tên mới cho quán cà phê của bạn là "Starbucks". Hay nếu bạn đang là một huấn luyện viên một đội banh nhỏ thì ghi tên mới trên đồng phục của đội banh là "Microsoft Meteors", Bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng bé nhỏ của bạn chuyên sữa máy vi tính là "Apple Shop" .

Chẳng bao lâu trước khi điện thoại bạn sẽ reo và thùng thơ của bạn sẽ đầy những thơ bảo bạn "hãy dừng lại và sữa đổi" do các văn phòng luật sư đại diện cho các cơ quan than phiền. Rất nhiều luật sư kiếm được nhiều tiền do phải bận rộn bảo vệ biểu tượng và tên của các công ty. Hãy quên đi! Khi bạn không có cơ hội đó đâu. Các công ty lớn có đủ sức lao vào việc này.

Trong phúc âm hôm nay bạn cũng nhận thấy những ý thức về tranh giành của cải. Các môn đệ Chúa Giêsu lo lắng vì có những người khác ngoài nhóm Chúa Giêsu cũng trừ quỷ nhân danh Chúa Giêsu. Các ông sẵn sàng chận đứng những người đó, vì họ cho đó là quyền riêng của nhóm Chúa Giêsu đã bị lạm dụng. Các môn đệ là những người thuộc về Chúa Giêsu, và họ nghĩ họ có quyền năng của Chúa Giêsu để trừ quỷ. Các ông muốn giới hạn sứ vụ của Chúa Giêsu theo đúng chỗ thích hợp và đó chính là vị thế của các ông.

Nhưng, Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. Ngài đến để làm việc tốt lành cho tất cả những ai cần được giúp đỡ. Và Ngài không muốn giới hạn bất cứ người nào cần làm việc tốt lành cho những người cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu làm sứ vụ tràn đầy ân sũng và rộng dung, trong khi các môn đệ chỉ lo nghĩ về bản vị trong danh Chúa Giêsu. Liệu chúng ta hãy thử xem có thể đưa được phúc âm này rộng lan hơn hay không? Chờ xem?

Chúa Giêsu đến để chữa lành bệnh nhân và giúp đỡ người nghèo. Nếu một bác sĩ hy sinh sự sống và thì giờ rảnh rỗi của mình, không tính tiền các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và ngay cả phát thuôc miễn phí, nhưng không nói vì danh Chúa Giêsu, thì bác sĩ đó có thể hành động như Chúa Giêsu hay không? Vì Chúa Giêsu đã nói "quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta". Mẹ thánh Têrêsa nghĩ là nếu vì tình thương bạn trao một ly nước cho một người đang khát thì bạn chính thật là người theo Chúa Giêsu. Trong khi chúng ta không cần "rửa tội" tất cả những ai không có đức tin, và việc làm của những người đó vẫn tốt, chúng ta có thể nói những người đó sống theo cách mà Chủa Giêsu chấp nhận và vui mừng.

Nhưng, ngay cả những người tuyên xưng mình là Kitô hữu vẫn khó chấp nhận lời dạy của Chúa Giêsu về sự khoan dung. Còn nữa, việc các nước Kitô hữu ở Châu Âu đã dùng bạo lực để chiếm đoạt các nước ở Trung và Nam Mỹ. Để rối đến khi phải đối phó với sự phản kháng, họ đem theo các giáo sĩ để bắt buộc các dân địa phương phải chịu phép rửa tội để dùng danh Chúa Giêsu để hóa giải các cuộc phản kháng. Đối với chúng ta, người tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Trước tiên, điều đó có nghĩa là sông như đời sống mà Chúa Giêsu đã sống. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể trừ quỷ vì danh thánh Ngài: đó là những quỷ không biết khoan dung, bất công, gây hiềm thù xung đột địa phương, gây những mối hận thù lâu dài, nghèo khó và còn một danh sách dài ghi danh các quỷ khác nữa.

Ý nghĩa câu chuyện hôm nay nhắc đến một phương diện khác. Câu hỏi của các môn đệ và sự lo nghĩ của các ông về việc chính đáng, có thể là một việc nói tránh ra khỏi sự thật lúc đó, là sống đời sống vì danh Chúa Giêsu. Trong đoạn văn trước bài phúc âm hôm nay, thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngay lúc đó Chúa Giêsu nói trước sự thương khó mà Ngài sẽ phải chịu (Mc 8: 31) Chúa Giêsu cũng nói ngay sau đoạn phúc âm hôm nay một lần nữa về sự thương khó Ngài sẽ phải chịu (Mc 9: 30-32). Hình như các môn đệ không nghe Chúa Giêsu nói gì. Các ông lại bàn cải với nhau "ai là người lớn nhất" (9:34). Sau đó, họ nêu lên mối quan ngại của họ về những người trừ quỷ không chính thức mà họ gặp phải. Nếu họ bỏ qua đến 2 lần về việc Chúa Giêsu tiên đoán sự thương khó của Ngài, thì chắc thật họ đã không nghe Ngài nói là những ai theo Ngài thì phải tự bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Ngài (Mc 8: 34)

Chúng ta nên thận trọng về những việc chúng ta làm là nhân danh "Chúa Giêsu". Chúng ta nên biết là chúng ta nên bớt nói về tín ngưỡng và nên cố gắng sống thực cuộc sống của người Kitô hữu trong danh Chúa Giêsu. Chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ về những kỳ thị như: kỳ thị về tôn giáo, kỳ thị về chính trị, về xã hội, về kinh tế, về chủng tộc, vè nam nữ v.v... Nếu chúng ta nghĩ chúng ta không có những kỳ thị đó, chúng ta nên hỏi người nào yêu thương chúng ta xem họ định kiến gì về chúng ta có kỳ thị hay không. Và rồi chúng ta sẽ ngạc nhiên đấy!

Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa cho chúng ta. Lời dạy dỗ của Ngài mặc khải một hình ảnh lớn hơn về Thiên Chúa mà phần đông trong chúng ta đã có. Thiên Chúa trong mổi người chúng ta có thể còn nhỏ bé nhiều. Bài phúc âm hôm nay trình bày một Thiên Chúa tràn đầy ân sũng. Và bài đọc thứ nhất cũng trình bày điều đó. Chúng ta thấy trong sách Dân Số là Thiên Chúa không thu hẹp những ơn thần khí Ngài khi cho ông Môsê và cho chỉ 70 kỳ mục vừa đến trại họp đúng lúc. Ông Enđát và ông Mêđát cũng trong danh sách kỳ mục nhưng không có đó, và họ cũng được ơn thần khí và họ cũng nói lời ngôn sứ trong trại. Thiên Chúa và các ơn huệ Ngài ban không chỉ để cho những người có chức phẩm hay ở những nơi và trong những lúc chính thức. Ông Joshua, phụ tá ông Môsê, cũng như các môn đệ còn phải học hỏi nhiều hơn về Thiên Chúa. Những người trong "khuôn khổ" không chỉ gồm sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa. Có người có thể ở trong nhóm chúng ta, hay chỉ trung thành với chúng ta nhưng do bàn tay Thiên Chúa tác động. Ông Môsê và Chúa Giêsu chứng nhận của lòng rộng lượng và tình yêu thương của Thiên Chúai.

Chúa Giêsu ám chỉ đến việc nên cớ cho "những người bé mọn vấp phạm", có thể là không nói đến trẻ con, nhưng là những người tân tòng hay người vừa mới lãnh nhận đức tin. "Những người bé mọn đang tin tôi". Đó là những người mới có đức tin có thể vừa mới là thành phần của cộng đoàn, mà nếu họ trông thấy thái độ thiếu bao dung của những người kỳ cựu trong cộng đoàn họ có thể vấp ngã, và ra khỏi cộng đoàn.

Trong nhiều giáo xứ tôi đã thăm viếng, tôi gặp nhiều tân tòng đã học hỏi xong giáo lý tân tòng, hay họ là những người trở về với giáo hội qua giáo lý tân tòng, thường nói điều gì giúp họ tiến triển trong việc học hỏi là những gương mẫu của các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình. Tôi cũng đã gặp những người rút lui ra khỏi chương trình vì họ cảm thấy họ bị xem là thành phần thứ hai, và không được đối dải nồng hậu. Một phụ nữ nói: "Họ đối với chúng tôi như với trẻ con". Hôm nay có thể là ngày tốt nhất để cầu nguyện cho các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình.

Trong phần cuôi của bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu tỏ vẻ hơi bực mình. Ngài nói về việc chặt tay, hay bàn chân, hay móc một con mắt. Ghê thật! Nhưng, thật ra, khi tôi còn bé tôi có nghe chuyện các bà con lớn tuổi ở vùng Địa Trung Hải cũng dùng những lời nói bực tức như thế. Đó là một cách diễn tả màu mè làm cho chúng tôi, trẻ con, hiểu rõ hơn. Chúa Giêsu là người vùng Trung Đông, và hình như Ngài cũng đã dùng những lời nói rõ ràng và cứng rắn như thế. chắc chúng ta cũng hiểu rõ Ngài muốn nói gì phải không?

Chúa Giêsu biết hậu quả của tội lỗi đối với cộng đoàn. Một người có thể phạm tội, nhưng chính tất cả cộng đoàn phải chịu hậu quả. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy thận trọng trong đời sống chúng ta, và hãy thay đổi điều gì cần thay đổi để sống đời sống như Ngài. Nghe như chúng ta cần phải cắt đứt một phần thân thể của chúng ta: khi chúng ta cố gắng cắt bỏ một thói quen nguy hại đã có lâu đời; khi chúng ta cố gắng sống đơn sơ để chúng ta có thể có thì giờ giúp kẻ khác; khi chúng ta bỏ bớt những xài phí quá đáng để giúp những người thiếu thốn; khi chúng ta ít chú trọng về quyền lợi của chúng ta để có thể chú trọng đến những người gần gũi bên cạnh chúng ta; khi chúng ta mở mắt nhìn xa trong khu vực những người nghèo khổ; khi chúng ta bớt xài phí quá đáng các nhiên liệu của trái đất v.v...

Thay đổi những việc có ý nghĩa trong đời sống chúng ta cũng như là trải qua một cuộc giải phẫu lớn. Hay nói như Chúa Giêsu: cắt đứt một bàn tay, hay một bàn chân, hay móc một con mắt ra. Ai lại muốn làm như thế! Nếu chúng ta muốn, chúng ta nghe lời kêu gọi của Chúa Giêsu và theo Ngài. Và rồi chúng ta có thể làm được trong Bí Tích Thánh Thể này vì chúng ta được ơn sũng trong thần khí để thay đổi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY (B)
Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 47-48

How would you like a person-to-person phone call from some of the biggest and most powerful law firms in the country? Perhaps a bevy of lawyers will even ring your doorbell and pay you a visit. Would you like a personal letter, signed by the CEO of one of the richest international corporations in the world? Well, here’s all you have to do: give your cozy, neighborhood coffee shop a new name – name it Starbucks. Or, if you’re a coach for a Little League football team rip the team name off their uniforms and call them "the Microsoft Meteors." You might name your tiny computer repair store, "the Apple Shop."

It won’t be long before your phone rings off the hook and your mailbox overflows with "Cease and Desist" letters from some very big law firms representing the aggrieved corporations. A lot of lawyers make a lot of money doing nothing but protecting corporate names and logos. Forget about it! You don’t stand a chance! Big companies are eagle-eyed and fast to swoop in.

You can feel similar proprietary instincts in today’s gospel. Jesus’ disciples are concerned about some exorcist driving out demons using Jesus’ name. They are ready to stop them; it’s trademark infringement and they don’t take it lightly. They are part of Jesus’ inner circle and feel that they alone have been explicitly given the authority by Jesus to drive out demons. They want to limit Jesus’ ministry to the "proper channels" – and that means them.

But that’s not how Jesus sees it. He came to do good for all who needed his help and he wasn’t about to limit who could dispense that good or, for that matter, worthy to receive it. His is a ministry of super-abundance and generosity; while his disciples are concerned about proper channels and copyrights in the name of Jesus. Can we extend this gospel still further? Let’s see.

Jesus came to heal the sick and help the poor. If a doctor dedicates her life; giving of her free time; not charging indigent patients who don’t have health care; even providing free medication – but doesn’t explicitly invoke the name of Jesus – would she also come under Jesus’ banner – "For whoever is not against us is for us"? Mother Theresa thought if you gave a cup of water to a thirsty person out of love, you were in fact a follower of Jesus. While we don’t need to "baptize" every good non-believer for their works still, we can say they are living in a way Jesus would recognize and applaud.

But even people who profess to be Christian have trouble accepting Jesus’ teaching of tolerance. We Christians have gone so far as to wage violent wars against one another invoking Jesus’ name. In addition, the violent conquests of South and Central America were done by Christian nations from Europe, accompanied by clergy ready to baptize the natives forcibly brought to the font –after being tortured. What does professing Jesus’ name mean for us? First of all it means living the life that Jesus lived. If we do, we will be able to drive out many demons in his name – the demons of intolerance, injustice, local strife, long-held grudges, poverty and a long list of other demons.

The context of today’s story suggests another approach. The disciples’ question and their concern for proper channels and procedures may also have been a distraction from the real issue at hand – once again – living life in Jesus’ name. In the chapter preceding today’s selection Peter has professed his faith in Jesus as the Messiah. Immediately Jesus makes his first prediction of his passion (8:31). He does the same just after today’s selection – another prediction of the passion (9:30-32). As if not hearing him at all, the disciples are caught arguing about "who was the most important" (9:34). Then they raise their concern about the unofficial exorcist they encountered. If they missed Jesus’ two predictions of his passion, they surely didn’t hear him say that any follower of his would have to deny self, take up their cross and follow in his steps (8:34).

We had better be careful about what we claim to be doing and saying "in Jesus’ name." We would be advised to be less dogmatic and strive to live more evident Christian lives – in his name. We would also do well to reflect on our own prejudices: religious, political, social, economic, racial, gender, etc. If we think we don’t have any, ask someone who loves us what they perceive as our prejudices. Then be prepared to be surprised.

Jesus reflects God for us. His teaching reveals a bigger picture of God than many of us have. Our God may be too small. Today’s gospel reflects a big open-handed God. So does our first reading. We see in the Book of Numbers that God wasn’t limited in bestowing some of the spirit given to Moses on just those 70 elders who got to the meeting tent on time. The absent Eldad and Medad also got their portion of the spirit and they too prophesied in the camp. God and God’s gifts are not just limited to official people, places and times. Joshua, Moses’ aide, like the disciples, has much to learn about God. Our "inner circle" doesn’t limit God’s presence and activity. People may not belong to our group, or be loyal to us – but can still be touched by God. Moses and Jesus affirm God’s big heart and gracious, open hands.

Jesus’ reference to causing "these little ones" to sin may not have been a reference to children, but to those new to the faith – "these little ones who believe in me." New converts might still have a tentative foothold in the community and if they experience unseemly behavior on the part of the more seasoned members, the newest members ("the little ones") might stumble – even leave the community.

In many parishes I visit I meet newly baptized people who went through their preparation for baptism, or their return to the church, in the RCIA process. They frequently say what inspired and kept them in the process was the example of their sponsors and program directors. I’ve also met people who pulled out of the process because they felt like second-class citizens and weren’t treated hospitably. One woman said, "They treated us like children." Today would be a good day to pray for candidates in the RCIA and for their sponsors and teachers.

Jesus gets rather glum in the last section of the gospel today. He talks about cutting off the hand and foot or plucking out an eye. Ugh! But, to tell you the truth, when I was a kid I heard some of my Mediterranean-born uncles and aunts use such exaggerated language. It made for a colorful speech and we kids got the point. Jesus was middleeastern and seems to have used similar vivid and exaggerated language. We get the point too – don’t we?

Jesus knows the consequences of sin for the community. One person might sin, but it’s the whole community that suffers. He’s calling us to take charge of our lives and make whatever changes we have to in order to live his life. It can feel like cutting off a part of ourselves when we: try to break a harmful habit we’ve had for a long time; simplify our lives so we can have more time for others; reduce our material excesses so as to help those who have less; focus less on ourselves so we can be more attentive to those immediately around us; open our eyes and ears to the larger world of the poor; reduce our wasteful use of our earth’s resources, etc.

Making significant changes in our lives can feel like major surgery or, as Jesus puts it, like chopping off a hand, or foot, or plucking out an eye. Who wants to do that! We do, if we have heard Jesus’ invitation to follow him. And we can because at this Eucharist we are again being offered transforming grace.
 
Tránh óc bè phái và hãy ứng xử bao dung
Lm Đan Vinh
23:12 27/09/2018
Chúa Nhật 26 TN B
Ds 11,25-29 ; Gc 5,1-6 ; Mc 9,38-43.45.47-48

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 9,38-43.45.47-48:

(38) Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta”. (39) Đức Giê-su bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. (40) Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. (41) “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. (42) Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. (43) Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; Thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt. (45) Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; Thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục. (47) Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; Thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, (48) nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt”.

2. Ý CHÍNH:

Tin Mừng hôm nay trình bày lời Đức Giê-su giáo huấn các môn đệ. Sau khi dạy môn đệ Gio-an phải loại bỏ tính ganh tị, Người nêu ra nguyên tắc ứng xử: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Người hứa ban thưởng cho những ai mở lòng tiếp đón các môn đệ. Người cũng đe phạt những ai làm cớ vấp ngã cho các môn đệ. Người còn dạy các ông phải coi trọng ơn cứu độ hơn là các bộ phận trong thân thể như tay, chân hay con mắt của mình.

3. CHÚ THÍCH:

- C 38-39: +Chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ: Tên của một người thường mang ý nghĩa như chính con người đó. Vì thế mà Thiên Chúa cấm gọi đến tên Ngài ở giới răn thứ hai, đồng thời chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của tên Thiên Chúa như trong kinh Lạy Cha: Chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nếu hiểu như thế chúng ta sẽ không lạ gì khi Chúa Giê-su tuyên bố: Kẻ nào tiếp đón một kẻ nhỏ vì danh Ta tức là tiếp đón Ta. Kẻ nào tiếp đón Ta thì không phải là tiếp đón Ta mà là tiếp đón chính Đấng đã sai Ta.Trừ quỷ là một việc quen thuộc mà Đức Giê-su và các Tông đồ thường làm, giống như nhiều người Do thái khác thời bấy giờ cũng làm (x Mt 12,27). Gio-an thấy có những người không cùng nhóm môn đệ với mình mà cũng dùng tên Giê-su để trừ quỷ, nên đã cấm không cho họ làm như vậy. +”Đừng ngăn cản người ta”: Đức Giê-su cho thấy việc ngăn cản như thế chứng tỏ một tâm địa hẹp hòi, cục bộ. Người truyền cho các môn đệ không được ngăn cản kẻ khác làm tốt. Vì ai chống lại ma quỷ và các hành vi gian ác cho thấy họ cũng thuộc về Người như các ông. +Nói xấu về Thầy: Có nhiều cách để người ta liên kết với Đức Giê-su. Bao lâu họ không “nói xấu” hay không trực tiếp chống lại Người thì họ đều liên kết với Người.
- C 40-41: +Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta: Đây là nguyên tắc ứng xử khoan dung mà Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải theo khi sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Những ai không chống đối Đức Giê-su thì cũng gián tiếp là môn đệ của Người. Người trách lối suy nghĩ hẹp hòi mang tính bè phái của các môn đệ khi họ chỉ ủng hộ những việc tốt do nhóm mình làm và lọai trừ mọi việc dù tốt do nhóm khác làm. +Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô...”: Các môn đệ được Đức Giê-su đồng hóa với Người, nên kẻ nào giúp đỡ các ông dù chỉ cho uống một bát nước lã, thì cũng được kể đã phục vụ cho Người (x Mt 25,35-45).
- C 42: +Ai làm cớ cho những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã: Đức Giê-su nói về các đầu mục dân Do Thái khi họ độc quyền giải thích Kinh Thánh. Họ không những không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai mà còn ngăn cản dân chúng tin theo Người (x Lc 11,52). +thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn: Đây là tội nặng nề vì đã xúc phạm đến Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa các tội nhân, nên nó đáng chịu hình phạt nặng nề là bị cột cối xay vào cổ mà quăng xuống biển cho chết.
- C 43-47: +Nếu tay anh... chân anh...mắt anh...: Đức Giê-su muốn nói đến việc người ta phải tránh xa các dịp tội, dù phải hy sinh những gì quý giá nhất. Kiểu nói “Tay, chân, mắt” cho thấy dịp tội không ở đâu xa mà ngay trong ngũ quan, trong bản thân mỗi người. +được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục: Vì thà bị mất một phần chi thể mà được vào cõi sống còn hơn có đủ chúng mà bị sa hỏa ngục. Hỏa ngục là nơi tội nhân chịu khổ hình vì đã tự tách lìa khỏi “cõi sống” là Nước Trời.
- C 48: +Lửa và giòi bọ: là hai lọai đau khổ dành cho các tội nhân đã bỏ ngoài tai lời cảnh báo của Thiên Chúa để cố tình phạm tội trọng (x Mt 13,42; 18,8).

4. CÂU HỎI:

1) Tin mừng hôm nay cho thấy: ngòai Đức Giê-su và các môn đệ, còn có ai khác cũng làm công việc trừ ma quỷ nữa không?
2) Việc cấm cản người khác lấy danh Đức Giê-su để trừ qủy cho thấy tâm địa của các môn đệ ra sao?
3) Đức Giê-su có đồng ý với việc làm của các ông không?
4) Qua câu: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”, Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có lối hành xử nào?
5) Một người dù chỉ cho các môn đệ uống một bát nước lã thôi, cũng được Đức Giê-su ban thưởng gì sau này?
6) Những kẻ làm cho các người bé mọn tin Đức Giê-su bị sa ngã đây là ai và họ đáng bị phạt ra sao?
7) Qua câu “chặt tay, chặt chân, móc mắt...” Đức Giê-su muốn nhấn mạnh điều gì?
8) Lửa và giòi bọ là hai hình khổ đời sau dành cho những kẻ nào ở đời này?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9,42).

2. CÂU CHUYỆN:

1. THÁI ĐỘ BAO DUNG CỦA ĐỨC GIÊ-SU:

Một linh mục Dòng Tên người Ấn Độ là Cha AN-THO-NY DE MEL-LO, chuyên viên huấn luyện tu đức, đã tưởng tượng ra câu chuyện "ĐỨC GIÊ-SU ĐI XEM BÓNG ĐÁ" như sau:

"Nghe Đức Giê-su than phiền là Ngài chưa một lần nào được xem một trận bóng đá, chúng tôi liền đưa Người đến một sân bóng ở gần nhà để xem một trân đấu giữa hai đội tuyển Tin Lành và Công Giáo. Khi đội Công Giáo làm bàn trước 1-0, Đức Giê-su liền hoan hô vang dội và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, trong một đợt phản công đẹp mắt, đội Tin Lành đã gỡ một đều (1-1), Đức Giê-su cũng lại reo hò và tung mũ lên trời y như lần trước. Một khán giả ngồi bên cạnh tỏ vẻ khó chịu trước thái độ “ba phải” của Đức Giê-su, ông ta quay sang hỏi Người:
- Này ông bạn, ông là cổ động viên của đội bóng nào vậy ?
Đức Giê-su liền trả lời đang lúc vẫn mãi mê theo dõi trận đấu trên sân cỏ:
- Tôi à ? Ồ, tôi chẳng ủng hộ đội nào cả. Tôi đến đây là để thưởng thức trận đấu mà thôi".
Người khán giả tỏ vẻ khó chịu về thái độ của Đức Giê-su lại càng bực hơn, ông ta quay sang nói nhỏ với người bên cạnh: "Hắn ta đúng là một tên vô thần !"
Trên đường về nhà, chúng tôi nói với Đức Giê-su:
- Thưa Thầy, những người có tôn giáo thật là buồn cười, họ tưởng rằng Thầy chỉ đứng về phe của họ và chống lại tất cả nhưng ai không cùng tôn giáo với họ".
Đức Giê-su gật đầu tỏ ý đồng tình và bảo:
- Đó là lý do tại sao Thầy không ủng hộ đội Tin Lành hay đội Công Giáo, mà chỉ ủng hộ các cầu thủ nào đá hay thôi, dù họ thuộc đội nào đi nữa".

2. SẴN SÀNG CHỊU CHẾT ĐỂ LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT:

Sau khi tốt nghiệp đại học, THO-MAS MO-RE dấn thân vào chính trị. Chàng thăng quan tiến chức rất nhanh. Năm 1529, chàng được vua nước Anh là Hen-ry VIII phong lên chức Đại Pháp Quan. Nhưng thảm kịch lại xảy đến cho Tho-mas Mo-re. Vua Hen-ry VIII ly dị hoàng hậu và tái hôn bất hợp pháp. Để chống lại những kẻ phản đối cuộc tái hôn này, vua bắt buộc các quan trong triều đình phải ký tên công nhận cuộc tái hôn của ông là hợp pháp. Ai bất tuân sẽ bị tống ngục vì tội phản loạn. Vì sợ mất chức tước, các quan đều ký tên, chỉ trừ Tho-mas Mo-re. Ông cương quyết chống lại gương xấu vi phạm luật pháp của nhà vua. Bạn ông là Nor-folk khuyên ông: “Cuộc tái hôn này có hợp pháp hay không hãy mặc nó, bạn hãy ký tên vào đây, bạn thấy các quan khác đều ký tên cả rồi.” Nhưng Tho-mas Mo-re vẫn từ chối ký tên, vì ông không thể làm điều lỗi luật Chúa, nêu gương mù cho dân chúng. Thế là ông đã bị tống ngục và đã bị hành hình vào năm 1535.

3. LÒNG TỐT SẼ LÀM PHÁT SINH THÊM LÒNG TỐT:

Một thanh niên bị kết án tử hình vì tội giết người. Trước khi bị xử tử, anh ta đã xin nhà vua cho hoãn lại hai ngày và cho anh được về nhà sắp xếp mọi việc cần làm trước khi quay lại chịu chết. Nhà vua sợ anh ta lợi dụng trốn luôn nên đã nói với đám đông : “Trẩm sẵn sàng cho người tử tội này về nhà như yêu cầu của anh ta, nếu có ai dám đứng ra bảo lãnh thế chấp là nếu anh ta không quay lại thì mình sẽ chịu chết thay anh ta.”
Nhà vua nghĩ chắc sẽ không ai dám mạo hiểm đứng ra bảo lãnh cho một người không quen biết như thế, nhưng bất ngờ có một người đã đứng ra xin bảo lãnh. Mọi người hiện diện đều nghĩ rằng người này đã quyết định hồ đồ và sẽ phải chịu chết thay, vì anh kia chắc sẽ thừa cơ trốn luôn.
Nhưng hai ngày sau, người tử tội đó đã quay lại và đến phủ phục trước mặt nhà vua: “Tâu đức vua, thảo dân đã làm xong mọi việc. Hôm nay thảo dân xin quay lại để thụ án tử.” Nhà vua ngạc nhiên hỏi: “Tại sao nhà ngươi lại không trốn luôn?”. Anh ta trả lời: “Vì thảo dân không muốn trở thành người thất tín, để không ai nói được ngày nay sự tín trung đã biến mất khỏi thế giới này.”
Quay sang người bảo lãnh, nhà vua hỏi : “Còn ngươi, sao ngươi dám mạo hiểm đứng ra bảo lãnh cho một người xa lạ này?”. Anh ta trả lời: “Vì thảo dân muốn chứng tỏ lòng nhân hậu và hy sinh cho người khác vẫn tồn tại trong xã hội loài người.” Rồi từ trong đám đông, người con của kẻ bị chàng thanh niên kia sát hại cũng tiến ra phủ phục trước vua và nói: “Tâu bệ hạ, giờ đây xin bệ hạ hãy tha cho người tử tội. Thảo dân và gia đình sẵn sàng tha cho anh ta rồi. Vì muốn chứng minh rằng: trong xã hội loài người vẫn còn có người sẵn sàng khoan dung tha tội cho kẻ làm hại mình.”

4. ĐẦU ÓC HẸP HÒI ÍCH KỶ LÀM HẠI CHÍNH MÌNH:

Có sáu người đi lạc giữa đêm giá lạnh miền Bắc cực. Họ quây quần bên đống lửa để chống lại cái lạnh cắt da xé thịt. Nhưng có điều lạ là khi đống lửa sắp tàn, và mỗi người đều có sẵn một thanh củi trên tay, nhưng không ai chịu bỏ thanh củi của mình vào đống lửa để nó có thể tiếp tục cháy.
Người thứ nhất là một quả phụ. Bà thấy người ngồi bên cạnh là một thanh niên da đen. Bà tự nhủ, “Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi này để sưởi ấm cho tên mọi da đen này?”
Người thứ hai thấy người ngồi bên là một tên thuộc phe đối lập nên nghĩ: “Tại sao mình phải hy sinh khúc củi này để sưởi ấm cho kẻ thù?”
Người thứ ba là một người nghèo khổ đói rách, nhìn thấy bên mình là một người giàu có sang trọng. Anh tự nhủ, “Tại sao mình phải hy sinh miếng củi của mình để sưởi ấm cho tên nhà giàu ?”
Người thứ tư là kẻ giàu sang đó thấy kẻ nghèo khó ngồi bên cạnh thì nghĩ: “Ta dại gì bỏ thanh củi của ta để sưởi ấm cho bọn cùng đinh khố rách áo ôm và lười biếng đó.”
Người thứ năm chính là anh thanh niên da đen. Anh nghĩ người da trắng luôn khinh dể hà hiếp người da màu, nên dứt khoát không bỏ thanh củi của mình vào đống lửa để trả thù bọn da trắng.
Người sau cùng thuộc thành phần trộm cướp du đãng, không tin ai và cũng chẳng làm gì cho ai nếu điều đó không có lợi cho mình. Hắn ta tự nhủ, “Nhất định mình sẽ không bỏ khúc củi của mình vào đống lửa để cho bọn người kia được sưởi ấm.”
Như thế, tất cả sáu người đều đang được sưởi ấm nhờ đống lửa, nhưng không ai muốn bỏ thanh củi của mình vào để đống lửa tiếp tục cháy và sưởi ấm cho mọi người. Cuối cùng cả sáu người đều bị chết xóng vì lạnh, không chỉ vì giá lạnh bên ngoài mà còn vì cái lạnh ích kỷ, phe nhóm cục bộ.

3. THẢO LUẬN:

Bạn có sẵn sàng hợp tác với những người khác vô tín hoặc Phật Tử… để cùng họ làm các việc tốt phục vụ xã hội, nhất là phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi không ? Tại sao ?

4. SUY NIỆM:

1) THÁI ĐỘ BÈ PHÁI CỤC BỘ CỦA CÁC MÔN ĐỆ:

- Vào thời Mô-sê cũng vậy. Giô-suê cũng muốn dành độc quyền nói tiên tri cho nhóm bẩy mươi Kỳ Mục, nên đã yêu cầu Mô-sê ngăn cấm hai ông En-đát và Mê-đát, không thuộc Nhóm Bảy Mươi, mà cũng được Thần Khí tác động nói tiên tri. Mô-sê đã trả lời như sau: "Anh ghen giùm tôi hay sao ? Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !" (Ds 11,29).
- Tin Mừng hôm nay cho thấy óc phe nhóm và tinh thần bè phái cục bộ ngay trong hàng ngũ các môn đệ Đức Giê-su: Khi thấy có người không theo Đức Giê-su mà lại lấy tên Thầy mà trừ quỷ, môn đệ Gio-an đã ra sức ngăn cản họ và báo cho Đức Giê-su hay biết sự việc và yêu cầu Thầy cho biết phải xử lý thế nào (x. Mc 9,38). Ông không thể chấp nhận ai khác không thuộc về Nhóm Mười Hai, lại dám cậy nhờ danh Thầy để trừ quỷ, dù họ đã trục xuất được quỷ ra khỏi người bị ám. Ông muốn giữ độc quyền trừ quỷ nhân danh Thầy cho Nhóm của ông.

2) THÁI ĐỘ BAO DUNG CỦA ĐỨC GIÊ-SU:

- Như Mô-sê xưa, Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay cũng không đồng tình với lối hành xử bè phái cục bộ của môn đệ khi Người nói với các ông: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy”. Phương châm của thế gian là “Ai không theo chúng ta tức là nghịch với chúng ta”, còn Đức Giê-su nêu ra nguyên tắc ứng xử cho môn đệ: “Ai không chống đối chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40).
- Thái độ của Gioan là một thái độ ích kỷ cục bộ, muốn bảo vệ độc quyền của mình. Các môn đệ của Chúa đã nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ, còn những người ngoài nhóm cũng nhân danh Chúa mà làm phép lạ, nhưng thử hỏi thực ra các môn đệ muốn làm vinh danh ai? Tin Mừng Luca ghi lại các môn đệ trở về kể lại cho Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng phải luỵ phục chúng con”. Như thế “cái tôi” của họ vẫn còn là trung tâm điểm: Họ nhờ danh Chúa để tìm vinh danh cho mình.

Ngày hôm nay chúng ta cũng cần xét mình về những điều chúng ta muốn chiếm độc quyền: độc quyền về Thiên Chúa, về Đức Kitô, độc quyền về đạo thật, về chân lý, về bác ai, và từ đó đã dẫn đến những hậu quả tai hại như thế nào? Có phải vì danh Chúa Giê-su hay vì tên tuổi mình, vì tên giáo xứ và đoàn thể của mình ?

3) SỰ TIẾN TRIỂN VỀ NHẬN THỨC CỦA HỘI THÁNH TỪ XƯA ĐẾN NAY:

- Trong quá khứ, Hội Thánh cũng đã có lần do muốn bảo vệ sự độc quyền chiếm hữu Thiên Chúa của mình, nên đã có những hành động cục bộ khép kín, có những quyết nghị nặng tính trừng phạt răn đe đối với những tôn giáo bất đồng…, làm mất đi sự trong sáng của khuôn mặt bao dung nhân hậu của Đức Giê-su trước mặt dân ngoại. Nhưng từ Công Đồng Va-ti-can II, Hội Thánh đã mở ra một trang sử mới, khi không còn những lời kết án, miệt thị những tư tưởng khác biệt trong những văn kiện. Thay vào đó Hội Thánh khiêm tốn chân thành nhìn nhận giới hạn của mình, và công nhận có những điều chân thiện mỹ nơi các tôn giáo và các nền văn hoá khác.
- Trong Tông thư "Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba" (10/11/1994). Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã viết: "Giáo Hội phải ý thức sâu sắc trách nhiệm về tội lỗi của con cái mình, khi hồi tưởng lại trong lịch sử những thái độ lạc xa Thánh Thần của Đức Ki-tô và Tin Mừng... Trong số những tội lỗi đòi hỏi phải có một nỗ lực sám hối và hoán cải đặc biệt hơn, hiển nhiên phải kể đến những tội phá hỏng sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có nơi dân của Ngài. Qua những ngàn năm đã qua, kể cả ở ngàn năm thứ nhất, mối hiệp thông Giáo Hội đôi khi bởi lỗi lầm của thành phần này hay thành phần khác, đã bị xé rách một cách đau đớn, điều đó rõ ràng đi ngược lại với ý muốn của Đức Ki-tô và làm cớ vấp phạm cho thế giới" (số 34).

4) MỞ LÒNG ĐÓN NHẬN VÀ SẴN SÀNG HỢP TÁC VỚI MỌI NGƯỜI THIỆN CHÍ:

- Ganh tị có 3 cấp độ:

Một là Ganh tị cá nhân: Là thói xấu làm cho ta khó chịu khi thấy ai khác cũng làm được việc tốt như ta hoặc tốt hơn ta.
Hai là Ganh tị bè phái: là Ganh tị với người không thuộc phe nhóm tập thể của ta.
Ba là Ganh tị vì danh Chúa: nghĩa là những người có đạo ganh tị với những người không có đạo. Khi thấy những người không có đạo làm được những việc tốt như: cứu trợ người bị cháy nhà lụt lội…, mà họ lại là người vô thần, Phật giáo… thì ta tỏ thái độ ganh tị và bất hợp tác.
Hãy nhớ lời Chúa: “Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa”. Cần học tập gương Đức Giê-su để sẵn sàng giơ tay ra hợp tác làm việc tốt và hữu ích. Đồng thời tránh sự loại trừ, bất hợp tác trong việc mang lại ích lợi chung. Vì như lời thánh Gio-an: “Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7-8).
- Nên nhớ rằng: Ngày nay, các Ki-tô hữu chỉ chiếm một phần ba nhân loại. Nếu chúng ta giữ thái độ độc tôn cục bộ thì sẽ bị cô lập giữa một thế giới đa thành phần. Còn nếu chúng ta biết thực hành nguyên tắc của Ðức Giê-su hôm nay thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để hợp tác với mọi người và làm được biết bao điều tốt như ý Chúa muốn. Vả lại, Chúa đâu cần chúng ta phải dán nhãn hiệu đạo lên công việc tốt đã làm. Vì “Hữu xạ tự nhiên hương”: Chúng ta cứ sống tinh thần Tin Mừng là tránh óc bè phái và sẵn sàng hợp tác với mọi người thiện chí để mang lại trật tự và ích lợi chung. Chính thái độ bao dung nhân ái đó sẽ tỏa hương thơm giúp người đời nhận biết giá trị của Tin Mừng, và sẽ trở nên ánh sáng giúp họ tin yêu Chúa.

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay dạy các tín hữu chúng con phải tránh thái độ khép kín cục bộ, để sẵn lòng hợp tác với mọi người thiện chí, bất kể thuộc tôn giáo hay đoàn thể nào, miễn là làm cho môi trường sống ngày càng an toàn sạch đẹp và văn minh hơn. Xin cho chúng con tránh thái độ tự tôn khi nghĩ mình phải hơn người khác, nhưng biết khiêm tốn tự hạ và chân thành phục vụ noi gương Chúa xưa, hầu chúng con tích cực góp phần làm chứng cho Chúa, cùng hợp tác xây dựng “Trời Mới Đất Mới”, để mọi người đều được hưởng niềm vui ơn cứu độ.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông Điệp Của Đức Phanxicô Gửi Người Công Giáo Trung Hoa và Giáo Hội Hoàn Vũ, tiếp theo
Vũ Văn An
18:40 27/09/2018


4. Trong năm thứ sáu triều Giáo Hoàng của tôi, triều giáo hoàng mà từ đầu tôi đã đặt dưới ngọn cờ tình yêu thương xót của Thiên Chúa, giờ đây, tôi thân mời mọi người Công Giáo Trung Quốc làm việc theo hướng hòa giải. Ước mong mọi người, với sự nhiệt thành tông đồ mới, lưu ý các lời lẽ của Thánh Phaolô: “Thiên Chúa… đã hòa giải chúng ta với chính Người qua Chúa Kitô, và ban cho chúng ta thừa tác vụ hòa giải” (2 Cor 5:18).

Thật vậy, như tôi đã viết khi kết thúc Năm Thánh Đặc Biệt về Lòng Thương Xót, “không luật pháp hay giới luật nào ngăn cản Thiên Chúa một lần nữa ôm lấy đứa con trai trở về với Người mà thừa nhận rằng nó đã làm sai nhưng có ý định bắt đầu lại cuộc sống của mình một lần nữa. Chỉ dừng lại ở bình diện luật pháp là ngăn cản đức tin và lòng Chúa thương xót... Ngay trong các trường hợp phức tạp nhất, trong đó, người ta bị cám dỗ muốn áp dụng thứ công lý bắt nguồn từ luật lệ mà thôi, chúng ta cũng phải tin vào sức mạnh tuôn ra từ ơn thánh Thiên Chúa ”(Tông Thư Misericordia và Misera, ngày 20 tháng 11 năm 2016, 11).

Trong tinh thần đó, và phù hợp với các quyết định đã được đưa ra, chúng ta có thể khởi diễn một diễn trình chưa từng có mà chúng ta hy vọng sẽ giúp chữa lành các vết thương của quá khứ, khôi phục lại sự hiệp thông trọn vẹn giữa mọi người Công Giáo Trung Quốc, và dẫn đến một giai đoạn hợp tác huynh đệ lớn hơn, ngõ hầu canh tân cam kết của chúng ta đối với sứ mệnh công bố Tin Mừng. Vì Giáo Hội hiện hữu vì lợi ích của việc làm chứng cho Chúa Giêsu Kytô và cho tình yêu tha thứ và cứu rỗi của Chúa Cha.

5. Thỏa thuận tạm thời được ký với chính quyền Trung Quốc, dù giới hạn ở một số khía cạnh nhất định của đời sống Giáo hội và nhất thiết có khả năng cải thiện, vẫn có thể đóng góp – về phần nó - vào việc viết lên chương mới này của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc. Lần đầu tiên, Thỏa Thuận ấn định các yếu tố ổn định để hợp tác giữa các thẩm quyền nhà nước và Tông Tòa, với hy vọng cung cấp cho cộng đồng Công Giáo các mục tử tốt lành.

Trong bối cảnh trên, Toà Thánh dự định đóng trọn vai trò riêng của mình. Tuy nhiên, một phần quan trọng cũng thuộc về anh chị em, các giám mục, linh mục, những người nam nữ tận hiến, và tín hữu giáo dân: tham gia vào việc tìm kiếm các ứng viên tốt lành có khả năng lãnh nhận thừa tác vụ giám mục đầy đòi hỏi và quan trọng trong Giáo Hội. Đây không phải là vấn đề bổ nhiệm các công chức để xử lý các vấn đề tôn giáo, nhưng tìm kiếm các mục tử chân chính theo lòng Chúa Giêsu, những người đàn ông cam kết làm việc một cách đại lượng để phục vụ dân Chúa, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất. Những người đàn ông coi trọng lời lẽ của Chúa: “Ai muốn trở nên lớn giữa các các con, phải là đầy tớ của các con, và ai muốn là người đầu giữa các con phải là nô lệ của mọi người” (Mc 10: 43-44).

Về phương diện này, điều xem ra rõ ràng là một Thỏa Thuận chỉ đơn thuần là một dụng cụ, chứ tự nó, nó không có khả năng giải quyết mọi vấn đề hiện có. Thật vậy, nó sẽ không hữu hiệu và không ích lợi gì, trừ khi được đi kèm với một cam kết sâu sắc muốn đổi mới các thái độ bản thân và các hình thức ứng xử của giáo hội.

6. Trên bình diện mục vụ, cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc được kêu gọi hợp nhất, để vượt qua các chia rẽ của quá khứ từng gây ra, và tiếp tục gây ra đau khổ lớn lao trong lòng của nhiều mục tử và tín hữu. Mọi Kitô hữu, không trừ ai, giờ đây phải đưa ra các cử chỉ hòa giải và hiệp thông. Về phương diện này, chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên của Thánh Gioan Thánh Giá: “Vào buổi xế chiều của cuộc đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu” (Dichos, 64).

Trên bình diện dân sự và chính trị, người Công Giáo Trung Quốc phải là các công dân tốt, yêu quê hương của họ và phục vụ đất nước của họ một cách cần mẫn và trung thực, hết khả năng của họ. Trên bình diện đạo đức, họ nên biết rằng nhiều đồng công dân của họ mong đợi ở họ một cam kết lớn lao hơn đối với việc phục vụ ích chung và sự tăng trưởng hài hòa của xã hội nói chung. Đặc biệt, người Công Giáo nên thực hiện một đóng góp tiên tri và xây dựng phát sinh từ đức tin của họ vào vương quốc Thiên Chúa. Đôi khi, điều này cũng có thể đòi hỏi nơi họ nỗ lực phải đưa ra lời chỉ trích, không phải vì đối lập vô bổ, mà vì lợi ích xây dựng một xã hội công bình, nhân đạo và biết tôn trọng nhân phẩm của mỗi người hơn.

7. Bây giờ tôi xin hướng về các hiền huynh, các giám mục anh em, các linh mục và những người thánh hiến của tôi, những người "phục vụ Chúa một cách hân hoan" (Tv 100: 2). Chúng ta hãy nhìn nhận nhau như các môn đệ của Chúa Kitô trong việc phục vụ dân Chúa. Chúng ta hãy biến lòng bác ái mục vụ thành la bàn cho thừa tác vụ của chúng ta. Chúng ta hãy để lại đằng sau các xung đột trong quá khứ và các mưu toan theo đuổi lợi ích riêng của chúng ta, và chăm sóc các tín hữu, biến các niềm vui và đau khổ của họ thành của chính chúng ta. Chúng ta hãy làm việc một cách khiêm nhường cho hòa giải và hợp nhất. Với năng lực và hứng khởi, chúng ta hãy đi theo con đường truyền giáo được Công đồng Vatican thứ hai chỉ ra.

Với mọi người, tôi xin nói một lần nữa với tình âu yếm lớn lao: “Chúng ta hãy được thúc đẩy để hành động theo gương của mọi linh mục, tu sĩ và giáo dân đã cống hiến đời mình cho việc công bố và phục vụ người khác một cách trung thành tuyệt vời, thường là với nguy cơ đe dọa đến mạng sống và chắc chắn với việc mất đi cảnh êm ái của họ. Chứng từ của họ nhắc chúng ta nhớ rằng, thay vì các viên chức và quan chức, Giáo Hội cần các nhà truyền giáo nhiệt thành, hăng hái chia sẻ đời sống thật. Các thánh làm chúng ta ngạc nhiên; các ngài làm chúng ta bối rối, bởi vì qua cuộc sống của mình, các ngài thúc giục chúng ta từ bỏ sự tầm thường buồn nản và ảm đạm ”( Tông Huấn Gaudete et Exsultate, 19 tháng 3 năm 2018, 138).

Tôi hết lòng yêu cầu anh chị em nài xin ơn thánh để đừng ngần ngại khi Chúa Thánh Thần kêu gọi chúng ta tiến lên phía trước: “Chúng ta hãy xin lòng can đảm tông đồ để chia sẻ Tin Mừng với người khác và ngưng việc mưu toan biến đời sống Kitô hữu của chúng ta thành một bảo tàng hoài niệm. Trong mọi tình huống, xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta chiêm ngắm lịch sử dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Bằng cách này, Giáo Hội sẽ không đứng yên, nhưng không ngừng đón nhận các bất ngờ của Chúa ”(sđd., 139).

8. Trong năm nay, khi toàn thể Giáo Hội cử hành Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, cha muốn nói một lời đặc biệt với các con, những người Công Giáo trẻ Trung Quốc, những người bước vào cổng nhà Chúa để “tạ ơn [và] bằng những bài ca ngợi khen ”(Tv 100: 4). Cha yêu cầu các con hợp tác trong việc xây dựng tương lai của đất nước các con với các tài năng và thiên phú mà các con đã nhận được, và với sự trẻ trung của đức tin các con. Cha khuyến khích các con, bằng sự nhiệt tình của mình, đem niềm vui Tin Mừng đến mọi người các con gặp gỡ.

Các con hãy sẵn sàng chấp nhận sự hướng dẫn chắc chắn của Chúa Thánh Thần, Đấng chỉ cho thế giới ngày nay con đường hòa giải và hòa bình. Các con hãy để bản thân các con ngạc nhiên bởi quyền năng đổi mới của ơn thánh, ngay cả khi dường như Chúa đòi hỏi nơi các con nhiều hơn các con nghĩ các con có thể cho đi. Các con đừng sợ lắng nghe tiếng nói của Người khi Người kêu gọi các con bước vào tình huynh đệ, gặp gỡ, khả năng đối thoại và tha thứ, cùng tinh thần phục vụ, bất chấp các kinh nghiệm đau đớn của quá khứ gần đây và các vết thương chưa lành.

Các con hãy mở lòng và tâm trí các con ra để biện phân kế hoạch thương xót của Thiên Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta vượt lên trên các định kiến cá nhân và các xung đột nhóm hội và cộng đồng, hầu lãnh nhận cuộc hành trình huynh đệ đầy dũng cảm dưới ánh sáng nền văn hóa gặp gỡ đích thực.

Ngày nay không thiếu các cơn cám dỗ: kiêu căng phát sinh từ thành công thế gian, óc hẹp hòi và mê man trong những sự vật vật chất, như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Các con hãy đi ngược dòng và đứng vững trong Chúa: “vì Người tốt lành; tình yêu thương xót của Người kéo dài muôn thuở; Người trung tín từ đời này qua đời nọ ”(Tv 100: 5).

9. Anh chị em thân mến của Giáo Hội hoàn vũ, tất cả chúng ta được kêu gọi nhận ra mọi điều đang xảy ra hôm nay trong đời sống của Giáo Hội tại Trung Quốc như một trong những dấu chỉ của thời đại chúng ta. Chúng ta có một nhiệm vụ quan trọng: đồng hành với các anh chị em của chúng ta ở Trung Quốc bằng việc cầu nguyện sốt sắng và tình bạn huynh đệ. Thật vậy, họ cần cảm thấy rằng trong cuộc hành trình hiện nay ở phía trước, họ không đơn độc. Họ cần được chấp nhận và nâng đỡ như một phần quan trọng của Giáo Hội. “tốt đẹp và thỏa lòng xiết bao, khi anh em sống với nhau trong hợp nhất!” (Tv 133: 1).

Mỗi cộng đồng Công Giáo địa phương ở mọi nơi trên thế giới nên nỗ lực đánh giá và tích hợp các kho tàng thiêng liêng và văn hóa riêng của người Công Giáo Trung Quốc. Đã đến lúc cùng nhau thưởng ngoạn các hoa trái chân chính của Tin Mừng được gieo trồng tại “Trung Vương Quốc” xưa và dâng lên Chúa Giêsu Kytô một bài thánh ca đức tin và cảm tạ, được các nốt nhạc Trung Quốc chính hiệu làm cho phong phú.

10. Giờ đây, tôi tôn trọng hướng về các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và lặp lại lời tôi kêu mời tiếp tục cuộc đối thoại đã bắt đầu một thời gian trước đây với lòng tin, can đảm và tầm nhìn xa. Tôi muốn bảo đảm với họ rằng Tòa Thánh sẽ tiếp tục làm việc chân thành cho sự phát triển tình bạn chân thực với nhân dân Trung Quốc.

Các tiếp xúc hiện nay giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đang chứng tỏ là hữu ích cho việc vượt qua các dị biệt trong quá khứ, ngay cả những dị biệt trong quá khứ gần đây hơn, và cho việc mở ra một chương mới về hợp tác thực tế và thanh thản hơn, trong xác tín chung là “sự không hiểu nhau không [phục vụ] lợi ích của cả người dân Trung Quốc lẫn Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc ”(Bênêđíctô XVI, Thư gửi người Công Giáo Trung Quốc, ngày 27 tháng 5 năm 2007, 4).

Bằng cách đó, Trung Quốc và Tông Tòa, được lịch sử kêu gọi đảm nhiệm một nhiệm vụ khó khăn nhưng thú vị, sẽ có thể hành động tích cực hơn cho sự phát triển có trật tự và hài hòa của cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc. Họ sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội bằng cách bảo đảm việc tôn trọng lớn hơn cho con người, cả trong lĩnh vực tôn giáo, và sẽ làm việc cụ thể để bảo vệ môi trường trong đó chúng ta đang sống và xây dựng một tương lai hòa bình và huynh đệ giữa các dân tộc.

Ở Trung Quốc, điều quan trọng là, cả trên bình diện địa phương, các liên hệ giữa các nhà lãnh đạo của cộng đồng giáo hội và chính quyền dân sự trở nên hiệu quả hơn qua đối thoại thẳng thắn và lắng nghe khách quan, để vượt qua đối kháng ở cả hai bên. Một phong cách mới trong việc hợp tác thẳng thắn hàng ngày cần được khai triển giữa các nhà cầm quyền địa phương và thẩm quyền giáo hội - giám mục, linh mục và người lớn tuổi trong cộng đồng - để đảm bảo rằng các hoạt động mục vụ diễn ra một cách có trật tự, hòa hợp với kỳ vọng hợp pháp của tín hữu và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều trên sẽ giúp làm sáng tỏ sự kiện này: Giáo hội ở Trung Quốc không quên lịch sử Trung Quốc, cũng không tìm bất cứ đặc quyền nào. Mục tiêu của Giáo Hội này trong cuộc đối thoại với các nhà cầm quyền dân sự là “xây dựng một mối liên hệ dựa trên sự tôn trọng nhau và hiểu biết nhau sâu sắc hơn” (sđd.).

11. Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi xin Chúa ban hồng ân hòa bình, và tôi mời mọi người tham gia với tôi trong việc khẩn nài sự che chở của Nữ Trinh Maria:

Lạy Mẹ Thiên Đàng, xin nghe lời kêu van của con cái Mẹ khi chúng con khiêm nhường kêu danh Mẹ!

Lạy Nữ Trinh Hy Vọng, chúng con phó thác cho Mẹ cuộc hành trình của các tín hữu trong lãnh thổ cao quý Trung Quốc. Chúng con xin Mẹ dâng lên Chúa lịch sử các thử thách và thống khổ, các lời cầu xin và các niềm hy vọng của tất cả những ai cầu xin với Mẹ, Lạy Nữ Vương thiên đàng!

Lạy Mẹ Giáo Hội, chúng con dâng hiến cho Mẹ hiện tại và tương lai các gia đình và các cộng đồng của chúng con. Mẹ hãy che chở và nâng đỡ họ trong hòa giải huynh đệ và trong việc phục vụ người nghèo, là những người ca tụng danh Mẹ, lạy Nữ Vương Thiên đàng!

Lạy đấng an ủi người đau khổ, chúng con hướng về Mẹ, vì Mẹ là nơi trú ẩn của mọi người khóc than giữa các thử thách của họ. Mẹ hãy bảo vệ các con trai con gái của Mẹ, những người ca khen danh Mẹ; Mẹ hãy làm cho họ nên một trong việc công bố Tin Mừng. Mẹ hãy đồng hành với các nỗ lực của họ trong việc xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Xin ban ơn để họ có thể mang niềm vui tha thứ đến tất cả những người mà họ gặp, lạy Nữ Vương Thiên Đàng!

Lạy Mẹ Maria, Đấng phù trợ các Kitô hữu, chúng con khẩn cầu Mẹ ban những ngày chúc phúc và hòa bình cho Trung Quốc. Amen!

Từ Điện Vatican, ngày 26 tháng 9 năm 2018
 
Giám Mục tiên khởi của Mông Cổ qua đời
Đặng Tự Do
20:42 27/09/2018
Đức Cha Wenceslao Padilla, người Phi Luật Tân, Giám Mục Ulaanbaatar, là linh mục Công Giáo đầu tiên đến truyền giáo tại Mông Cổ vào năm 1992, ngay sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản, đã qua đời hôm 25 tháng 9 vừa qua.

Đức Cha Wenceslao Padilla thuộc dòng Thánh Tâm Vô Nhiễm Đức Mẹ, hay còn gọi là dòng truyền giáo Scheut, đã bị nhồi máu cơ tim ở thủ đô Ulaanbaatar Mông Cổ. Ngài đã qua đời ở tuổi 68.

Dòng Thánh Tâm Vô Nhiễm Đức Mẹ bày tỏ lời chia buồn và lời cầu nguyện cho Giáo Hội ở Mông Cổ, cũng như những lời phân ưu đến gia đình và bạn bè của ngài.

Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân cũng bày tỏ lời chia buồn. Đức Cha Pablo David, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi cho biết ngài đích thân chứng kiến Đức Cha Padilla chăm sóc đàn chiên ở Mông Cổ như thế nào. “Tôi đặc biệt ghi nhận lòng quý mến và tôn trọng thật sự của Đức Cha Padilla đối với nền văn hóa Mông Cổ. Sự đơn giản và khiêm nhường của ngài rất hiển nhiên,” Đức Cha David nói.

Liên Hội đồng Giám mục Châu Á cũng bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của Đức Cha Padilla.

Cha William LaRousse, Trợ lý Tổng Thư Ký, cho biết Đức Cha Padilla đã là một thành viên trong ủy ban trung ương Liên Hội đồng Giám mục Châu Á trong 3 nhiệm kỳ từ năm 2009 đến năm 2017. Ngài biết ơn sự quảng đại của vị Giám Mục quá cố và sự sẵn sàng của ngài trong các công việc và các khóa họp toàn thể của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á, cũng như đối với những đóng góp rất có giá trị của ngài trong các cuộc họp ủy ban trung ương.

Đức Cha Padilla sinh tại Tubao, Phi Luật Tân, ngày 28 tháng 9 năm 1949. Ngài được thụ phong linh mục năm 1976 và gửi đi truyền giáo tại Đài Loan một năm sau đó.

Từ năm 1985 đến năm 1990, ngài là bề trên tỉnh dòng Đông và Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.

Không lâu sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ vào năm 1992, Vatican đã giao phó sứ mạng truyền giáo ở quốc gia Đông Á này cho những người truyền giáo Scheut. Đức Giám Mục Padilla đã lãnh đạo 2 nhà truyền giáo bắt đầu sứ mệnh cùng năm đó.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa của Ulaanbaatar vào năm 2002. Tháng 8 năm 2003, ngài được bổ nhiệm làm giám mục. Do đó, ngài trở thành giám mục tiên khởi của Mông Cổ.

Vào năm 2016, Đức Cha Padilla đã phong chức linh mục cho người Mông Cổ đầu tiên, là một thanh niên đã được chính ngài rửa tội trong những ngày đầu truyền giáo tại đây . Ngày nay, Giáo hội ở Mông Cổ có 20 nhà truyền giáo nước ngoài và 50 nữ tu từ 12 hội dòng làm việc mục vụ cho khoảng 1,300 người Công Giáo và những người nghèo của đất nước.

Lễ tang của Giám mục Padilla sẽ được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Ulaanbaatar vào ngày 14 tháng 10.


Source: Vatican News Mongolia’s first bishop passes away
 
Đức Thánh Cha thiết lập giáo phận Thừa Đức
Đặng Tự Do
21:15 27/09/2018
Trong khuôn khổ Hiệp định tạm thời về việc bổ nhiệm Giám Mục giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thành lập giáo phận Thừa Đức ở Trung Quốc.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết với mong muốn thúc đẩy việc chăm sóc mục vụ cho đàn chiên Chúa và chú ý với hiệu quả lớn hơn đến phúc lợi tinh thần của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thiết lập giáo phận Thừa Đức tại Trung Quốc. Giáo phận này sẽ thuộc về giáo tỉnh Bắc Kinh, với Nhà thờ Chúa Giêsu, người Mục Tử Tốt Lành, được chọn là nhà thờ chính tòa. Nhà thờ này được tọa lạc tại quận Shuangluan, Thành phố Thừa Đức.

Một phần lớn lãnh thổ của tân giáo phận đã từng thuộc về Miền Giám Quản Tông Tòa Đông Mông Cổ. Miền Giám Quản Tông Tòa này được hình thành vào ngày 21 tháng 12 1883 và sau đó được nâng lên hàng giáo phận với chiếu chỉ Quotidie Nos của Đức Giáo Hoàng Piô XII vào ngày 11 tháng Tư 1946.

Địa phận mới nằm ở tỉnh Hà Bắc với lãnh thổ được xác định bởi ranh giới dân sự hiện nay của thành phố Thừa Đức. Thành ra, một phần của hai giáo phận Cẩm Châu và Xích Phong giờ đây trở thành một phần của giáo phận Thừa Đức.

Giáo phận Thừa Đức có diện tích 39,519 km2 với dân số khoảng 3.7 triệu dân, trong đó, có khoảng 25,000 người Công Giáo, sinh hoạt trong 12 giáo xứ và được chăm sóc mục vụ bởi 7 linh mục, khoảng 10 nữ tu và một số chủng sinh.

Đối với Tòa Thánh, giáo phận Thừa Đức là giáo phận mới được thiết lập bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Đối với Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, giáo phận Thừa Đức thực sự đã được thành lập bởi “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên vào năm 2010 và giao cho “tân giám mục” Giuse Quách Kim Tài do y tấn phong làm “giám mục tiên khởi”. Cha Lombardi, khi còn là Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, giáo phận Thừa Đức là giáo phận ma. “Giáo Hội Công Giáo không có giáo phận nào là giáo phận Thừa Đức,” ngài nói như trên hôm 18 tháng 11, 2010.

Với quyết định mới này, cả Quách Kim Tài, người đã bị vạ tuyệt thông vào năm 2010, và “giáo phận ma” Thừa Đức đã được chính thức công nhận.


Source: Vatican News Pope establishes Diocese of Chengde in China
 
Đức Giáo Hoàng công nhận 8 vị Giám Mục Trung Quốc từng bị vạ tuyệt thông
Đặng Tự Do
21:43 27/09/2018
Trong khuôn khổ Hiệp định tạm thời về việc bổ nhiệm Giám Mục giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định công nhận là Giám Mục trong tình hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh 8 vị đã từng bị vạ tuyệt thông vì chấp nhận được tấn phong Giám Mục mà không được sự phê chuẩn của các vị đương kim Giáo Hoàng.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết với lòng ao ước duy trì việc công bố Tin Mừng ở Trung Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chấp nhận cho hiệp thông hoàn toàn với giáo hội và coi là các Giám mục “chính thức”, những vị sau đã từng được tấn phong mà không được các Đức Giáo Hoàng phê chuẩn:

Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai) của Thừa Đức; Giuse Hoàng Bỉnh Chương (Huang Bingzhang) của Sán Đầu, đại biểu Quốc Vụ Viện Trung Quốc; Phaolô Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) của Gia Định; Lưu Tân Hồng (Liu Xinhong) của Vu Hồ; Giuse Mã Anh Lâm (Ma Yinglin) của Côn Minh, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, Giuse Nhạc Phúc Sanh (Yue Fusheng) của Hắc Long Giang, Ignatiô Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu) của Phúc Ninh; và Antôn Đồ Thế Hoa O.F.M (Tu Shihua - vị này qua đời ngày 4/01/2017, trước khi chết đã bày tỏ ước muốn hòa giải với Tòa Thánh).

Thông cáo cho biết thêm Đức Thánh Cha Phanxicô cầu mong rằng, với quyết định trên đây, Giáo hội có thể khởi đầu một cuộc hành trình mới, giúp khắc phục những vết thương quá khứ, thực hiện sự hiệp thông trọn vẹn của tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Quốc.

Cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc được kêu gọi sống trong sự cộng tác huynh đệ hơn, để với quyết tâm mới, loan báo Tin Mừng. Thực vậy, Giáo hội hiện diện để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô và tình thương tha thứ và cứu độ của Chúa Cha.


Source: Vatican News Pope readmits 8 Chinese Bishops to full ecclesial communion
 
Tổng Giám Mục Tin Lành Luther của Riga nói về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
22:36 27/09/2018
Giáo hội Tin Lành Luther ở Latvia chiếm tới 35% tổng dân số. Đó là cộng đồng tôn giáo đông đảo nhất, hoạt động trong ba giáo phận và sở hữu khoảng 300 nhà thờ. Tổng giám mục Tin Lành Luther của Riga đã nói về tầm quan trọng của chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đối với quốc gia này.

Trong chuyến tông du Latvia, sáng thứ Ba 24 tháng 9, lúc 10g40 Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga. Đức Tổng Giám Mục Jānis Vanags đã tham dự cuộc gặp gỡ này. Phát biểu với Vatican News, Đức Tổng Giám Mục Jānis Vanags cho biết ngài cảm thấy cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga có những thành quả rất lớn, nhưng ngài không che giấu những bở ngỡ của mình đối với một cuộc gặp gỡ đại kết như vậy.

Ngài giải thích rằng người Tin Lành Luther ở Latvia không có quan hệ đại kết chính thức với Công Giáo và các hệ phái Kitô khác vì họ không trực tiếp tham gia vào các cuộc đối thoại thần học.

Tại Latvia, các Giáo hội Kitô khác nhau thúc đẩy hợp tác và gặp gỡ, tình bạn và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, người Luther ở Latvia không chú ý lắm đến những gì đang xảy ra giữa Liên đoàn Luther và Hội đồng Giáo hoàng cổ vũ đại kết Kitô giáo.

Về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Vanags nói trước hết đó là “một ngày hội và một sự kiện lớn cho những người Công Giáo khi được đón tiếp người mục tử của mình, và vì thế chúng tôi mừng cho họ và chia vui với họ”.

Nhưng, Đức Tổng Giám Mục Vanags nói, chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không chỉ giới hạn trong Giáo Hội Công Giáo nhưng còn vượt xa hơn nữa.

“Chúng tôi có thể quan sát cách thế chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này, không chỉ trên các phương tiện truyền thông mà còn trong giới chính trị và tôi nghĩ rằng đó là quan trọng đối với đất nước của chúng tôi”

Thật không may, Đức Tổng Giám Mục Vanags nói: “sau khi được giải phóng, cách nào đó người ta đã bớt chú ý đối với tôn giáo, sự công nhận tầm quan trọng của tôn giáo đã giảm ở Latvia”.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng việc dạy tôn giáo trong các trường học ngày càng khó khăn. “Trong bối cảnh đó, chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là rất hữu ích vì đã tập trung được sự chú ý của công luận xã hội vào đức tin Kitô, các giá trị Kitô và tôn giáo nói chung.”

Ngài kết luận rằng “Tất nhiên, đức tin Kitô đã là một yếu tố cấu thành lịch sử của đất nước chúng tôi vì vậy chuyến viếng thaăm của Đức Giáo Hoàng là một sự kiện lớn”.


Source: Vatican News Lutheran Archbishop of Riga on significance of Pope’s visit
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Chi Tiết Từng Ngày Giới Trẻ và Tương Lai - Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu
Tuyên Úy Đoàn Úc Châu
16:30 27/09/2018

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT TỪNG NGÀY.
GIỚI TRẺ VÀ TƯƠNG LAI.
HỘI NGỘ GIỚI TRẺ LIÊN BANG.
YOUTH FESTIVAL TẠI LỀU LỚN.


I. TRÁCH NHIỆM
1) Quý Cha đặc trách Giới Trẻ: Cha Giuse Vũ Minh Nguyên.
2) Cha JB Lê Hồng Mạnh Linh Hướng, Cha Henry Trần Hữu Đức.
3) Thuyết Giảng: Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản, Cha Nguyễn Hoài Chương SDB, USA.
4) Chia sẻ chứng nhân: Ca Sĩ Diễm Ngân, TS Hà Cao Thắng, LS Thúy Định, MC Nam Lộc, Ca Sĩ Thiên Tôn.
5) Điều Hành: Ban Điều Hành ĐHTMLB. (BTV CDCGVN TGP Sydney).
6) Tiểu Ban Điều Hành. Trưởng: Hoàng Minh Hùng LCĐ. Phó: Kimberley Nguyễn.
7) Animation Team: Chị Hồng Phúc và thành viên.

II. THỨ 6 NGÀY 5.10.2018
Thứ 6. CHUNG CHO ĐẠI HỘI. Ngày 5/10/2018: 7.00pm Thánh Lễ Khai Mạc Trọng Thể: Đức Cha Nguyễn Văn Long. 9.00pm Cung Nghinh Thánh Thể.

• 12pm-3.00pm: Chào đón quý khách Liên Bang và mọi người. Ổn định chỗ và vị trí các Cộng Đoàn, Cộng Đồng các Tiểu Bang và các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang.
• 3.00pm: Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót tại Lễ Đài do Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót.
• 4.00pm: Chặng Đàng Thánh Giá đặc Biệt theo Con Đường Chúa Đã Đi Qua do Phong Trào Cursillo Liên Bang điều hợp.
• 5.00pm-6.30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 5.30pm: Cơm Tối tại các quán ăn.
• 6.30pm: Chuẩn bị Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang. Mọi người tiến về Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân Trung Tâm. Tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể và Thiếu Nhi Cung Thánh, Đại Diện các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang mỗi đơn vị 20 người đồng phục tập trung tại Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với mũ, cầm cờ và hoa rước Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhóm Thánh Vũ Dâng Hoa.
• 7pm: Thánh Lễ Đại Trào Khai Mạc Kính Đức Mẹ và Kỷ Niệm 30 năm Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân. (Đức Cha Nguyễn Văn Long chủ tế).
• 9pm: Cung Nghinh Thánh Thể.
• 10pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 10pm đến 6.00am.

III. THỨ 7 NGÀY 6.10.2018.
Thứ 7. Ngày 6/10/2018: Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...

6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ tự do.
• 9.00am: Hội Thảo 1. Sinh hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Giới Trẻ sống Niềm Tin (Cha Nguyễn Hoài Chương SDB, USA).
• 10.00am: Chia sẻ chứng nhân: Thách Đố Niềm Tin của Người Trẻ. Ca Sĩ Diễm Ngân và TS Hà Cao Thắng.
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00: Cơm trưa tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Hội Thảo phần 2: Sinh hoạt vui. (Từ 2pm tới 4.30pm có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định). Đức Khâm Sứ Chúc Lành.
• 2.10pm: Giới Trẻ Trong Thời Đại @. (Cha Nguyễn Hoài Chương SDB, USA).
• 3.00pm: Chia sẻ chứng nhân: Giới Trẻ và Tương Lai. LS Thúy Định và MC Nam Lộc.
• 3.30pm: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 4.30pm: Cơm tối và giờ tự do.
• 6.00pm: Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ. (Đức Cha Terry Brady Sydney chủ tế). Tại Lễ Đài chính.
• 7.30pm: Đại Nhạc Hội Ngày Thánh Mẫu. Xổ Số Đại Hội Thánh Mẫu. Mọi người tham dự thắp sáng Niềm Tin cho Đức Khâm Sứ thắp sáng ngọn Nến Đức Tin và Tạ Ơn.
• 11.00pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 11.00pm đến 6.00am.

IV. Chúa Nhật NGÀY 7.10.2018.
Chúa Nhật 7/10/2018: Bế Mạc. Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...

• 6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Khâm Sứ Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 9.00am: Hội Thảo phần 3: Sinh Hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Giới Trẻ Với Giáo Hội và Xã Hội: (ĐGM Nguyễn Văn Bản).
• 10.00am: Đức Khâm Sứ nói với Giới Trẻ.
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00pm: Cơm Trưa gặp gỡ và chào nhau tạm biệt.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Giờ đền tạ trái tim Mẹ trên tượng đài
• 2.15pm: Cung Nghinh Mẹ La Vang trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương. Kiệu hoa các đơn vị.
• 2.45pm: Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc với Ơn Toàn Xá. (Đức Khâm Sứ cùng các Giám Mục Việt Nam). Tại Lễ Đài chính.
• 4.00pm: Bế Mạc Đại Hội
 
Tân Ban Điều Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne
Trần Bá Nguyệt
17:40 27/09/2018
Melbourne, Vào lúc 7:30 chiều ngày Thứ Tư, 26-9-2018, gần 40 thành viên Cộng Đồng CG VN Tổng Giáo Phận Melbourne đã có mặt tại Hội Trường Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, Vùng Flemington, để tham dự buổi họp thường kỳ mở rộng.

Hình Trần Bá Nguyệt

Buổi họp có sự hiện diện của hai linh mục thuộc Ban Tuyên Uý Cộng Đòan CG VN Melbourne – Cha Hoàng Kim Huy và Cha Trần Ngọc Tân – Ban Điều Hành các Cộng Đòan, đại diện các đoàn thể Legio, Các Bà Mẹ CG, Thiếu Nhi Thánh Thể, Thanh Niên Công Giáo, Giới Trẻ, Hội Dòng Ba Đa Minh, Hội Mân Côi, Thăng Tiến Hôn Nhân, Liên Minh Thánh Tâm, Liên Ca Đoàn các Thánh Tử Đạo VN TGP Melbourne, PT Lòng Chúa Thương Xót, Hiệp Hội Tương Trợ Gia Đình Công Gíao, và đại diện một số trong tổng số 16 Cộng Đoàn Việt Nam TGP đã có mặt trong cuộc họp.

Trong lời mở đầu, Cha Hoàng Kim Huy, đại diện Ban Tuyên Uý đã nhắc đến việc dấn thân trong cuộc sống nhiều thử thách hiện nay. Tuy nhiên với sự lãnh đạo của vị tướng luôn đi đầu là Chúa Giêsu, sự dấn thân của mỗi người là những đóng góp nhiều ý nghĩa và đầy hy vọng cho cộng đồng dân Chúa.

Gần một năm trôi qua, từ tháng 9 năm 2017, việc lựa chọn một ban điều hành (BĐH) mới thay thế cho ban điều hành cũ, đã làm việc 6 năm dài, diễn tiến với nhiều lo lắng, chờ đợi, băn khoăn, và hy vọng. Cuối cùng, một BĐH mới cũng đã hình thành, mặc dù vẫn có những “khuôn mặt cũ”. Âu đó cũng là “ý Chúa.”

Đại diện Ban Điều Hành (BĐH) cũ, Anh Nguyễn Ngọc Trúc đã có đôi lời về 7 năm làm việc trong cương vị Chủ Tịch. Nhiều hoạt động, nhiều buổi lễ hoành tráng (như ba Đại Hội Thánh Mẫu Lavang,) Đại hội LCTX mỗi năm, Lễ Sắc Tộc, Lễ Các Thánh Tử Đạo VN hàng năm, và rất nhiều events lớn nhỏ khác đã vạch ra cho Cộng Đồng CG VN TGP Melbourne một đường đi, một nếp sinh hoạt và nhất là một sự đoàn kết hiếm có của người Việt công gíao tha hương tại Melbourne. Nhiều cơ cấu đã hoàn thành trong bảy năm gắn bó. Đó là Liên Ca Đoàn Các Thánh TĐ VN Melbourne với 180 ca viên. Một ca đoàn hùng hậu luôn có mặt khắp Melbourne với lời ca và những khuôn mặt sinh động mà các Đức cha từ VN tới hay các vị khách trong cộng đồng VN khắp nơi đã không tiếc lời khen ngợi. Đó là một lực lượng Thanh Niên CG VN hăng say, tích cực. Đó là Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng gắn bó, đoàn kết dưới danh hiệu CĐ CG VN Tổng Giáo Phận. Đó là Giới Trẻ đã có một cuộc qui tụ đầy ý nhĩa với 200 thanh thiếu niên tham dự. Đó là Hội các Bà Mẹ CG, Liên Minh Thánh Tâm, Legio ngày cành vững mạnh và có mặt trong tất cả các sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo.

Vạch ra một con đường và đưa các sinh hoạt cộng đồng vào nề nếp là một việc làm không nhỏ mà nếu không có sự hy sinh của nhiều cá nhân và sự đoàn kết trong tinh thần một cộng đồng thì không thể thực hiện được. Dĩ nhiên, không thể quên công sức và nụ cười gắn kết mọi người của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long khi Ngài còn là Giám Mục Phụ Tá Miền Tây Melbourne trước khi Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Parramatta, TGP Sydney, ngày 5/5/2016.

Tuy nhiên khó khăn không thiếu và cản trở cũng không nhỏ. Nhìn lại, bảy năm là một chặng đường mở đầu khá thành công cho một cộng đồng luôn luôn chứng tỏ tinh thần đoàn kết đáng quý. Hy vọng bước kế tiếp của cộng đồng sẽ là một bước tiến mới và vững chắc hơn. Anh Trúc cũng nhân dịp này giới thiệu Ban Điều Hành mới với thành phần như sau.
• Trưởng Ban Điều hành: Anh Gioan Baotixita Trần Ngọc Cẩn, CĐ Gioan Hoan;
• Phó Nội Vụ phụ trách cộng đoàn: Anh Dominicô Phạm Hoà Hiền, CĐ Tôma Thiện;
• Phó Ngoại Vụ phụ trách hội đoàn: Anh Nguyễn Ngọc Trúc, CĐ Gioan Hoan;
• Thư ký: Chị Maria Hồ Thị Thanh, CĐ St Monica và Vinh Sơn Liêm;
• Thủ Quỹ: Chị Maria Quách Thị Sáng, CĐ Vinh Sơn Liêm;
• Uỷ viên Truyền Thông: Chị Maria Hồng Ngọc Phương Thanh, Thanh Niên Công Giáo;
• Uỷ viên Xã Hội: Anh Giuse Nguyễn Đoàn Toàn Thi (Liên Đoàn TNTT – CĐ Holy Name;
• Uỷ viên Giới trẻ: Chị Anna Nguyễn Hồng Thắm, CĐ Holy Eucharist;
• Phụng vụ: Anh Nguyễn Ngọc Tuân, CĐ Vinh Sơn Liêm;
• MC: Chị Đinh Phương Chi, CĐ Thánh Giuse.

1. Chương trình Sinh hoạt từ tháng 9/2018 đến đầu năm 2019 của Cộng Đồng
1.1 Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm: Thứ bảy 13/10 đến 20/10/18;
1.2 Lễ Mân Côi tại TT Vinh Sơn Liêm – 02/10/2018;
1.3 Lễ Mân Côi tại GX St Margaret Mary’s – 07/10/2018;
1.4 Chương trình ca nhạc kịch của Thiếu Nhi TT – 13/10/2018 tại Kew;
1.5 Đêm Gây Quỹ Dòng Tên – 26/10/2018 tại Nhà Hàng Happy Reception;
1.6 Lễ Giỗ Cố TT Ngô Đình Diệm – Thứ sáu, 02/11/2018 lúc 7:30 tại St Joseph, Collingwood;
1.7 Ngày Truyền Thống và Bổn Mạng TT VSLiêm – Thứ bảy 03/11/2018;
1.8 Thánh Lễ Các Thánh Tử Đạo VN – 02/12/2018 tại Nhà Thờ Chính Toà St Patrick Cathedral do Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli chủ tế;
1.9 Thánh Ca Giáng Sinh – 15/12/2018 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Melbourne lúc 6 giờ chiều;
1.10 In lịch Công Giáo 2019. Xin các giáo xứ và đơn vị cho biết số lượng.
1.11 Thánh lễ Ta Ơn - Thứ bảy 26/01/2019 tại TT Hoan Thiện
2. Chuẩn bị tham dự Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu từ 05/10 đến hết 07/10/2018 tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Bringelly, Sydney.
3. Công Đồng các sắc tộc Úc: Để chuẩn bị cho Công Đồng mở rộng năm 2020 cho Giáo Hội Úc, các cộng đồng sắc tộc sẽ cùng tham dự. Riêng cộng đồng VN, từ nay đến Lễ Tro 2019, Cha Hiến và Anh Nguyễn Ngọc Trúc sẽ lần lượt đến thăm các cộng đoàn VN tại Melbourne để tham khảo ý kiến và thu góp những đề nghị của người CG VN cho Công Đồng toàn Úc Châu.
4. Buổi họp kết thúc với ba Kinh Kính Mừng và phép lành trước khi toàn thể tham dự viên chụp một tấm hình đầu tiên sau 7 năm cùng làm việc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một giọt “Cá Sấu”: Khóc bác Quang
Trần Đoan Hùng
08:45 27/09/2018
Một Giọt “Cá Sấu”: Khóc bác Quang

Bác Quang ơi hỡi bác Quang,
Bác sao ít đức mà oan thì nhiều ?
“Sáu hai” đời có bao nhiêu,
Thân bao “sáu tấm” đất dìu “mấy phân”.
Trải qua dâu bể phong trần,
Được, thua, còn, mất, nợ, nần, oan khiên...
Cõi đời bạch nhật thanh thiên,
“Lưới trời lồng lộng” đảo điên được nào.
Giải oan tụng niệm ồn ào,
Linh đình cờ quạt xôn xao…cũng thừa.
Mắt thần mà đụng vải thưa,
Lăng to, mả đẹp sao vừa cán cân.
Phì gia rồi lại vinh thân,
Bác thờ phụng đảng lòng dân bác lìa.
Miệng đời còn mãi tấm bia,
Thiên đàng địa ngục phân chia rõ ràng.
Đảng còn đó, bác sang ngang,
Quyền cao chức trọng có mang được nào !
Ông Trời Ổng ở trên cao,
Trước “toà phán xét” Ổng trao lệnh bài.
Sợ rằng “phúc bất trùng lai”,
Chiếc “ngai vô đạo” chẳng ai đoái hoài.
Thôi thì một giọt rượu cay,
Dẫu rằng “cá sấu” xin thay lời cầu !

Trần Đoan Hùng
 
Công Đoàn Tay Sai-Lãng Phí Tiền Dân
Phạm Trần
08:48 27/09/2018
“Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân...; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Đó là lời hờn dỗi và trách móc nhưng lo âu không nhỏ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu ngày 25/09/2018 tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12, nhiệm kỳ 2018- 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 25/09/2018.

Nhưng tại sao ông Trọng lạibất bình ngớ ngẩn như thế ? Làm gì có chuyện “xã hội băn khoăn”. Chỉ có đảng lo lắng mất ăn mất ngủ

khi thấy đội ngũ nồng cốt trong dân không còn muốn gắn bó xương máu gì với đảng nữa.

Ai cũng biết, và tất nhiên hơn cả ông Trọng , người lao động Việt Nam không thể cứ bảo trì cái gọi là “bản lĩnh chính trị” trơ rỗng theo đảng để húp nước lã mà sống hay sao ?

Nhu cầu trước mắt sống còn mỗi ngày của người công nhân, trong mọi thời đạilà lo làm sao có cơm ăn áo mặc chứ không phải chuyện viển vông chính trị giả dối kiểu Cộng sản.

NGUYÊN NHÂN KHÁC

Công nhân cũng cần được pháp luật và cán bộ của Công đoàn bảo vệ khi bị chủ nhân hành sử bất công hay đàn áp khi đình công đòi tăng lương hay cải thiện giờ làm, bữa ăn nhưng nhiều trường hợp đã chứng minh cán bộ Công đoàn đã “đi đêm” với chủ nhân, nhất là với chủ nhân người nước ngoài để hưởng lợi thay vì phải bênh vực và bảo vệ công nhân.

Công đoàn Việt Nam cũng đã bất lực không ngăn chặn được việc các Công ty Trung Cộng thu nhận hàng nghìn lao động Tầu Bắc Kinh, giả dạng du khách rồi ở lại chiếm mất việc làm của công nhân Việt Nam ở khắp nơi.

Theo Luật lao động và hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Cộng thì giấy phép làm việc chỉ được cấp cho chuyên viên và những việc công nhân Việt Nam không làm được. Tuy nhiên, nhiều ngàn công nhân Tầu làm việc tay chân như khuân vác, phu hồ, đào xớiđã hoặc đang làm việc ở 3 dự án quan trọng gồm: Bauxite Tây nguyên, Formosa Hà Tĩnh, và Cụm khí điện đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau)

Ngoài ra, Công đoàn cũng cố tình đứng ngoài việc nhiều tập thể công nhân Trung Cộng đã tự động lập làng, dựng phố, như Đông đô Đại phố ở Bình Dương; du khách Tầu mở nhà hàng , hãng du lịch để ở lại Việt Nam qua dạng thuê người Việt làm chủ hay hùn hạp.

Đáng chú ý là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không biết có bao nhiêu công nhân Tầu bất hợp pháp đang làm việc tại Việt Nam. Cũng không ai biết Việt Nam đã trục xuất về Trung Cộng được bao nhiêu công nhân tay chân bất hợp pháp.

Tất cả những nguyên do nêu trên, công với dự Luật thành lập 3 Đặc khu kinh tế tại Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang) mà người dân lo sẽ lọt vào tay Trung Cộng, là nguyên nhân của những cuộc biểu tình chống Đảng trong 2 ngày 10 và 11/06/2018 của hàng trăm ngàn người, thuộc mọi thành phần, trong đó có công nhân ở Bình Dương, Biên Hòa, Sài Gòn.

Cuộc biểu tình này đã làm ông Nguyễn Phú Trọng và đàng CSVN choáng váng, bất ngờ khiến dự kiến đem Dự luật 3 Đặc khu trở lại thảo luận tại Quốc hội bị đình hoãn, chưa biết đến bao giờ hay chết luôn.

Vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã tức tối lên án người Lao động trong phát biểu ngày 25/09/2018 rằng:”Một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Trước đó, ông Trọng cũng sống sượng vu khống người biểu tình rằng:“Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả",

(theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

NGHE MÃI NGỨA LỖ TAI

Nhưng khi ông Trọng trách móc người lao động đã thờ ơ với đảng hay chống đảng thì ông có biết rằng, đảng do ông lãnh đạo, đã để cho một số không nhỏ cán bộ đảng viên lãnh đạo tự do tham nhũng, bóc lột dân cho đầy túi cá nhân và phe nhómtrên sức lao động và mồ hôi, đôi khi cả nước mắt, của các tầng lớp lao động trong nhiều năm qua?

Công nhân lao động Việt Nam thời nay cũng đã quay lưng với thứ chính trị tuyên truyền lòe bịp của đảng vì mọi người đã chán ngấy đến tận mang tai khi phải nghe mãi những mỹ từ “của dân, do dân và vì dân” hay “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” , nhưng chưa bao giờ thấy đảng thực hiện.

Những chiếc bánh vẽ trơ trẽn này cũng đã đánh lừa tầng tầng lớp lớp nhân dân lao động trong suốt 30 chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động kéo dài từ 1945 đến 1975.

Đó là lý do tại sao, khi người công nhân thấy đảng nói như trăm voi mà không được bát nước xáo nên đã tìm đường “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” xa đảng bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

CÀNG CỨU CÀNG NGUY

Đó là lý do tại sao ông Trọng đã than phiền:”Chất lượng đội ngũ công nhân nước ta đang có những dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Xu hướng phân hoá trong đội ngũ công nhân làm cho nhiệm vụ tập hợp lực lượng và nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn thể xã hội trở nên khó khăn.”

Trước tình trạng rã đám này,Tổng Bí thư đảng CSVN đã chỉ thị Công đoàn phải:

1.-”Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, giúp công nhân, viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc hơn nữa về giai cấp, về Đảng, về tổ chức công đoàn…”

2.-“Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn công tác. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên học tập, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị.

3.-“Đặc biệt, phải kiên trì, sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm trước của cán bộ công đoàn các cấp, đồng thời coi trọng việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến…”

4.-“Chú trọng giáo dục giữ vững bản lĩnh, có ý thức nhạy bén chính trị, tăng sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.”

5.-“Các cấp công đoàn phải tích cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; góp ý với đảng viên, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ với hình thức phù hợp, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng.”

Nhưng nội dung công tác không mới, không thay đổi từ 7 năm qua. Có mới chăng là ông Trọng phải nhắc lại để xác nhận đảng đã thất bại trong công tác xây dựng đảng. Quan trọng nhất là tình trạng nhiều cán bộ đảng viên, nhất là những lãnh đạo hàng đầu gọi là “cấp chiến lược”, vẫn tiếp tục lửng lơ với chỉ thị phải tuyệt đối trung thành với đảng và phải kiên định Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

TỔ CHỨC TAY SAI

Riêng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức lao động bao trùm của Công đoàn thì sự có mặt của tổ chức này trong hệ thống cầm quyền, chẳng qua chỉ là một bộ phận của đàng, do đảng và vì đảng mà hoạt động.

Ngân sách năm 2014 của tổ chức tay chân của đảng đã ăn mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (báo Dân Trí, ngày 10/06/2016), nhưng hiệu năng lao động của công nhân Việt vẫn đứng thấp hơn nhiều nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), may ra chỉ hơn Cao Miên và Ai Lao trong một số lĩnh vực.

Khả năng tay nghề của người Việt Nam cũng rất thấp, trong khi đồng lương bình quân của người Việt chỉ tới 2,200 dollars mỗi năm, đa phần làm thuê cho các công ty nước ngoài.

Như vậy thì các Tổ chức lao động của Việt Nam, đứng bao trùm là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã làm gì để nâng cao đời sống và trình độ lao động cho công nhân Việt Nam ?

Hay Việt Nam chỉ biết xuất khẩu lao động để kiếm tiền. Điển hình như năm 2017, đã có 134.751 lao động (trong đó, có 53.340 lao động nữ) ra nước ngoài làm việc, phần lớn đi Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và Mã Lai Á. (theo Bộ Lao động, Xã hội và Thương Binh).

Số tiền công nhân gửi về hàng năm ước tính 3 Tỷ dollars, theo báo Lao Động ngày 18/06/2018.

Một lý do quan trọng nhiều thanh niên, thiếu nữ phải ra nước ngoài làm thuê vì con nhà nghèo, không có khả năng học lên cao và không phải là con ông cháu cha nên khó kiếm việc làm nuôi thân , chứ đừng nói đến chuyện phụ giúp gia đình.

Và với nghịch lý kinh tế phải lệ thuộc vào Trung Cộng để sống còn thì tương lai của đại đa số người lao động Việt sẽ chỉ mãi mãi là kẻ làm thuê, dù ở trong nước hay ra nước ngoài.

Vậy cho nên câu tuyên truyền “đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” có nghĩa lý gì chăng, hay nó vẫn tối đen như mực ? -/-

Phạm Trần

(09/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Sóng
Lê Trị
20:58 27/09/2018
BIỂN SÓNG
Ảnh của Lê Trị
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
(Trích thơ của Xuân Quỳnh)
 
VietCatholic TV
Estonia hân hoan chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:22 27/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, ngày thứ Hai ngày 24 tháng 9, từ Lithuania / lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /, Đức Thánh Cha đã sang thăm Latvia.

Sau khi kết thúc chuyến tông du Latvia, vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius /vɪl -nɪʊs/ của Lithuania /lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này.

Lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay để đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Estonia /ɛs-t'oʊ-ni-ə/ (tiếng địa phương /'ɛs-tɪ̈/), tên chính thức là Cộng hòa Estonia là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Estonia rộng 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa.

Trong ba nước Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng trong chuyến tông du lần thứ 25 bên ngoài Italia, Estonia là quốc gia nhỏ nhất cả về diện tích, dân số và tỷ lệ người Công Giáo.

Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, Latvia về phía nam, vịnh Phần Lan về phía bắc và biển Baltic về phía tây.

Estonia có địa hình thấp hơn so với 2 nước còn lại trong vùng Baltic với rất nhiều sông, hồ, và một diện tích rừng đáng kể.

Thủ đô Estonia là Tallinn với 449,160 dân theo thống kê năm 2017.

Quốc ca là bài “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Tổ quốc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi)

Người Estonia có liên hệ về nhân chủng học với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hung Gia Lợi. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là quang cảnh đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Tallinn.

Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 09g50, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Tallinn bằng chiếc máy bay của hãng hàng không air-Baltic của Lithuania.

Ra đón, Đức Thánh Cha chúng tôi thấy có nữ tổng thống Estonia là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]. Bà sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969, và là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia vừa nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của Estonia cũng như là vị tổng thống trẻ nhất. Bà mới 46 tuổi vào thời điểm được bầu vào chức vụ này.

Bà Kersti đã ra tận chân thang máy bay để đón Đức Thánh Cha.

Người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng. Đức Cha Philippe Jourdan, là Giám Quản Tông Tòa Estonia, đã ra đón Đức Thánh Cha.

Cũng như tại Latvia, các lễ nghi đón tiếp chính thức sẽ diễn ra tại phủ tổng thống. Tại sân bay chỉ có những lễ nghi đơn sơ với hàng quân danh dự đứng ngay dưới chân thang máy bay.

Người vừa lên thang máy bay để thông báo với Đức Thánh Cha là trưởng ban nghi lễ tại phủ tổng thống.

4 em bé trong y phục truyền thống Estonia đứng ở chân thang máy bay để tặng hoa cho Đức Thánh Cha. Ngài tặng lại cho các em các chuỗi Mân Côi.

Bà Kersti từng là một quan chức nhà nước, và là đại diện của Estonia tại Tòa án Kiểm toán châu Âu từ năm 2004 đến năm 2016 nên bà thông thạo nhiều ngôn ngữ. Chính về thế nữ tổng thống nói tiếng Tây Ban Nha trực tiếp với Đức Thánh Cha, bà không cần người phiên dịch. Vị linh mục người Estonia phụ trách về phiên dịch xem ra thất nghiệp rồi, ngài không nói được một lời nào.

Trong phòng khánh thiết của phi trường, một nhóm trẻ em đã hát chào mừng Đức Thánh Cha bằng tiếng Estonia.

Nữ tổng thống giải thích với Đức Thánh Cha bằng tiếng Tây Ban Nha.

Đức Thánh Cha đã thân ái bắt tay các trẻ em và hỏi han em bé trai sau cùng.

Một nhân viên trong đoàn tùy tùng với Đức Thánh Cha đã tặng cho các em những tràng chuỗi Mân Côi trước khi ngài chụp hình lưu niệm với các em.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã lên xe đến dinh tổng thống.
 
Lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha tại phủ tổng thống Estonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:14 27/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay để đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài đã đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15 như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Estonia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.

Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.

Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.

Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.

Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau những nghi thức chào đón đơn sơ tại phi trường quốc tế Tallin, Đức Thánh Cha đã lên xe đến dinh tổng thống. Ngài đến nơi lúc 10h15.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây diễn ra trước tiền đình dinh tổng thống.

Ban quân nhạc các quân binh chủng Estonia đang trỗi quốc thiều Vatican.

Và giờ đây là quốc thiều Estonia.

Đức Thánh Cha và nữ tổng thống Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥] đang duyệt qua hàng quân danh dự.

Tổng thống Kersti đang giới thiệu với Đức Thánh Cha nội các của Estonia gồm 12 vị bao gồm thủ tướng và 11 vị bộ trưởng khác.

Một nhân viên trong đoàn tùy tùng của Đức Thánh Cha đã tặng cho các vị huy hiệu Giáo Hoàng.

Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng. Cả 6 vị linh mục và Đức Cha Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia đã có mặt trong sân phủ tổng thống nhân dịp này.

Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic cũng có mặt.

Đức Thánh Cha, tổng thống và quý vị quan khách tiến vào bên trong dinh tổng thống.

Phòng khánh tiết của dinh tổng thống được thiết kế trên lầu, tại đây Đức Thánh Cha đã viết vào sổ lưu niệm. Cũng như tại hai quốc gia Lithuania và Latvia, Đức Thánh Cha đã viết bằng tiếng địa phương, dựa trên một bản văn đã được soạn sẵn cho ngài.

Trong phần trao tặng quà lưu niệm, nữ tổng thống đã tặng cho Đức Thánh Cha bức tranh nói về tổ tiên người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ, đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.

Estonia là quốc gia điện toán hóa cao độ. Người dân có thể khai thuế trên Internet chưa quá 5 phút và mất không quá 30 phút để thành lập một doanh nghiệp. Tất cả đều có thể làm từ nhà, không cần đến một công sở nào. Tổng thống đã tặng cho Đức Thánh Cha một tài liệu hướng dẫn điện toán để trở thành một thường trú nhân danh dự của Estonia gọi là e-Residency kit.

Về phần mình, Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống bức tranh Đền Thờ Thánh Phêrô.
 
Bài tâm tình của Đức Thánh Cha với Giới trẻ Estonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:55 27/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 09g50 sáng thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha đã đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau đó, vào lúc gần 12g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết với giới trẻ tại nhà thờ Kaarli của Tin Lành Lutheran.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng; 3 nam tu sĩ, và 20 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic và Tòa Sứ Thần được đặt tại Vinius, Lithuania.

Cộng đoàn nhỏ bé Estonia đã rất vui mừng khi được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Họ đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.

Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, trong thư gửi cho các tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.

Chuyến tông du thứ 25 bên ngoài Italia của Đức Thánh Cha Phanxicô là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến với các quốc gia vùng Baltic sau một phần tư thế kỷ. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.

Trong diễn từ với giới trẻ Estonia, Đức Thánh Cha nói:

Các bạn trẻ thân mến,

Cha cám ơn chúng con đã chào đón cha cách nồng nhiệt, qua các bài ca vui nhộn và qua lời chào mừng của Lisbel, Tauri và Mirko. Cha rất cảm kích trước những tâm tình thân thương của Đức Tổng Giám Mục Urmas Viilma, của Giáo hội Tin Lành Lutheran Estonia, cũng như sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Andres Põder, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Estonia, Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản tông tòa Estonia, và các vị đại diện khác của các Giáo hội Chúa Kitô khác nhau đang hiện diện. Tôi cũng biết ơn sự hiện diện của ngài Tổng thống Estonia nữa.

Thật là tốt đẹp chúng ta đến với nhau, chia sẻ những chứng tá của cuộc sống, thể hiện những gì chúng ta nghĩ và mong muốn; đặc biệt được ở bên nhau, và tuyên tín vào Chúa Giêsu Kitô. Cuộc họp như thế này đang làm hiện thực giấc mơ của Chúa trong Bữa Tiệc Ly: “xin cho chúng nên một, [...] để thế giới có thể tin nhận….” (Ga 17:21). Nếu chúng ta cố gắng chấp nhận nhau như những người lữ hành, chúng ta sẽ học được cách mở lòng mình ra mà chẳng ngờ vực gì, vì chúng ta chỉ biết nhìn vào những gì chúng ta đang thực sự kiếm tìm: an bình của Chúa. An bình là một hồng ân, còn tin tưởng vào tha nhân là một cái gì đó đang được hình thành. Phúc thật hư Chúa đã phán xưa: "Phúc cho những ai xây dựng hòa bình" (Mt 5: 9). Con đường này là con đường chúng ta không chỉ thực hiện với những người tin vào Chúa, mà với tất cả mọi người. Mọi người đều có cái gì đó và tất cả chúng ta đều có cái gì đó để sẻ chia.

Bức tranh vĩ đại trong lời mời gọi của Chúa được ghi lại trong Tin Mừng Thánh Matthêu: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai gánh nặng mệt mỏi và Ta sẽ cho được nghỉ ngơi bổ sức cho” (Mt 11:28). Chúng con những người trẻ thân mến, chúng con có cảm thấy mình cần tới Lời Chúa trong đoạn Tin mừng này không? Trong những dữ kiện trước đó, thánh Matthê cho chúng ta hay Chúa Giêsu đang ôm ấp nhiều nỗi buồn… Đầu tiên Ngài bị phiền trách là nào có gì tốt đẹp đến từ thôn xóm Nazaret? (xem Mt 11: 16-19). Trong những câu hỏi được đặt ra cho người trẻ trước Thượng Hội đồng về Giới trẻ mà chúng ta sẽ sớm được tham dự… Thượng Hội đồng muốn cùng đồng hành, suy tư cùng chúng con để hiểu chúng con, chứ không xét đóan; lắng nghe những thao thức của chúng con (cf. Synod dành riêng cho những người trẻ tuổi, Instrumentum laboris, 132).

Hôm nay đây cha muốn nói với chúng con rằng cha muốn khóc với những ai đang khóc, vỗ tay và òa vỡ tiếng cười với những ai đang vui… Chúng con những người trẻ phải ý thức điều này: một cộng đồng Kitô hữu thực sự thuộc về Chúa Kitô, nó không đươc định giá bằng thành công, mà là một cộng đoàn biết lắng nghe, biết rộng mở đón chào tha nhân, biết đồng hành cùng anh chị em và không bao giờ áp đặt bất cứ điều gì trên anh chị em mình.

Chúa Giêsu cũng than phiền về một số làng mạc phố xá mà Chúa đã đi qua, đã giảng dậy và thể hiện các phép lạ và dành cho họ những thân tình… Ấy thế mà họ vẫn ương ngạnh cứng đầu không tin nhận Chúa, khiến Chúa phải sánh ví họ đáng phạt như dân thành Sodom xưa (xem Mt 11.20-24).

Chúng con cũng ý thức những tội phạm xảy ra trong hàng ngũ các linh mục của Giáo hội khiến nhiều bạn trẻ mất niềm tin và làm cho chúng con cảm thấy sự hiện diện của Giáo Hội thật là khó chịu, gây ra những khó chịu phiền toái. Và điều này là đúng. Các vụ bê bối tình dục và tiền bạc đang là những nhức nhối cho Giáo hội và gây nên gương mù cho tha nhân. Đây cũng là những vấn nạn mà chúng con yêu cầu Giáo hội trả lời! Cha cũng như mọi người mong muốn Giáo hội là một "cộng đồng minh bạch, rộng mở, trung thực, hấp dẫn, giao tiếp, dễ tiếp cận, vui vẻ và tương tác" (sđd., 67), đó là một Giáo hội không hề sợ hãi. Chúng ta hãy rộng mở trái tim ra và chạy vào vòng tay yêu thương chở che của một người mẹ, Đức Maria. Hãy mở lòng cho Chúa Thánh Thần biến đổi, hầu chúng ta có thể lên tiếng ngợi khen Thiên Chúa… Hãy chạy đến với Chúa Giêsu đấng đã phán: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng… và các ngươi sẽ được nghỉ ngơi…” (Mt 11:28).

Chúng ta ý thức rằng chính Chúa Giêsu kêu mời và triệu tập chúng ta về đây… hãy để cho Chúa gánh mọi tội lỗi và gánh nặng cuộc đời chúng ta! Một trong những ca sĩ nổi tiếng của chúng con, khoảng mười năm trước, đã hát trong một trong bài hát của mình: "Tình yêu đã chết, tình yêu đã biến mất, tình yêu không còn sống nơi đây" (Kerli Kõiv, Tình yêu đã chết).

Cha xin chúng con đừng hát thế! Hãy làm cho tình yêu trở nên sống động, và tất cả chúng ta phải làm điều này! Biết bao nhiêu người đang làm chứng cho thực tại này: dù họ có chứng kiến tình yêu của mẹ cha họ bị đổ vỡ, rằng tình yêu của nhiều cặp vợ chồng mới cưới phải chia tay; họ phải trải qua những nỗi đau gia diết mà không được ai quan tâm tới và họ phải đổi việc, vì bị nghi ngờ hoặc vì họ không phải là dân bản xứ! Trước những thảm trạng ấy hình như tình yêu đã chết, như Kerli Kõiv nói, nhưng chúng ta xác tín rằng đời nó không phải vậy! Vì chúng ta có Chúa Giêsu; Ngài đã tự hiến trên thập giá hầu có thể nói cho chúng ta hay là Ngài thương chúng ta, Ngài yêu chúng ta… Ngài mang đến cho cuộc sống chúng ta một ý nghĩa. Ngài cũng nhắn bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị đơn độc một mình: Thiên Chúa luôn cùng đồng hành với chúng ta… (xem Phi-líp 2: 6-8, Ga 1:14). Nếu chúng ta can đảm vượt ra khỏi chính mình, khỏi sự ích kỷ của chúng ta, khỏi những ý tưởng khép kín của chúng ta, để tiến đến các vùng ngoại ô, chúng ta sẽ tìm gặp thấy ở nơi đó Chúa Giêsu, vì chính Chúa đi trước chúng ta.

Ngài đang và đã ở đó (xin xem Sứ đồ Tông đồ Gaudete et exsultate, 135). Hỡi các bạn trẻ, tình yêu không chết, tình yêu đang réo gọi chúng ta và mời chúng ta sống cho tình yêu. Điều tối cần là chính chúng ta phải biết mở lòng mình ra. Xin sức mạnh nhiệt tâm tông đồ đem Tin mừng Phúc Âm đến cho người khác – không phải là Tin Mừng áp đặt – đóng khung trong sách vở mà là Tin mừng của niềm hy vọng! Hãy để cho Chúa Thánh thần làm dấy lên trong chúng ta sức sống của Chúa Giêsu phục sinh, và đổi mới Giáo Hội. (xem ibid., 139) Xin hãy phục hồi sức sống cho tuổi trẻ, niềm vui và vẻ đẹp mà Mirko đã nói về những nàng trinh nữ đi đón Tân lang là Chúa. Xin Chúa nhóm lên trong tâm hồn chúng ta nhiều điều bất ngờ, ngạc nhiên làm cho cuộc sống chúng ta luôn tươi trẻ.

Cha cám ơn chúng con đã lắng nghe Cha…
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha với các nhà cầm quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn Estonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:46 27/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 09g50 sáng thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha đã đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

Ngày nay, Estonia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Estonia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.

Trong ba nước vùng Baltic, Estonia là nước thịnh vượng nhất. Mức độ phát triển kinh tế được coi là hàng đầu Âu Châu.

Chủ nghĩa thế tục phát triển mạnh tại Estonia. Trong khối các nước từng nằm trong khối Liên Sô cũ, Estonia là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân” đồng tính vào tháng 10 năm 2014 và luật mới có hiệu quả thi hành vào đầu năm 2016.

Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện với tam quyền phân lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có quyền phủ quyết một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu.

Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.

Bà là tín hữu Tin Lành Lutheran nhưng không thực hành đạo và nhiều lần từ chối lời mời tham dự các nghi lễ quan trọng của các mục sư. Bà đã kết hôn và có hai con, một trai, một gái nhưng sau đó ly dị. Trong cuộc hôn nhân lần thứ hai, với ông Georgi-Rene Maksimovski, bà có thêm hai người con trai.

Trong diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Bà Tổng thống,

Qúi thành viên Chính phủ và Thẩm quyền quốc gia,

Quí Thành viên ngoại giao đoàn,

Quí vị, qúi bà và qúi ông,

Tôi rất vui được gặp Quí vị ở Tallinn, thủ đô cực bắc mà Chúa đã cho phép tôi đến thăm. Tôi cảm ơn Bà, thưa Bà Tổng thống, vì lời nghinh đón của Bà và vì cơ hội được gặp gỡ các đại diện của dân tộc Estonia. Tôi biết rằng trong số Quí vị cũng có một phái đoàn từ các lĩnh vực xã hội dân sự và từ thế giới văn hóa. Điều này cho phép tôi bày tỏ với họ mong muốn của tôi được học hỏi thêm về nền văn hóa của Quí vị, và đặc biệt là khả năng thích ứng từng giúp Quí vị bắt đầu như mới khi đối diện với rất nhiều tình huống nghịch cảnh.

Trong nhiều thế kỷ, những lãnh thổ này được gọi là "Lãnh Địa Đức Bà", Maarjmaa. Một cái tên không chỉ đơn giản là một phần của lịch sử của Quí vị, mà còn là một phần của nền văn hóa của Quí vị nữa. Nghĩ đến Đức Maria nhắc tôi nhớ hai chữ: ký ức và sự phong phú hoa trái. Đức Maria là một người phụ nữ của ký ức, người đã gìn giữ mọi điều sống động trong trái tim mình (xem Lc 2:19) và là người mẹ phong phú, đã sản sinh sự sống của Con mình.

Do đó, tôi muốn nghĩ tới Estonia như một vùng đất của ký ức và của sự phong phú hoa trái.

Vùng đất của ký ức

Dân tộc của Quí vị đã phải chịu đựng, ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử, những khoảnh khắc đau đớn và khổ não đắng cay. Các cuộc tranh đấu cho tự do và độc lập, liên tục bị tranh chấp hoặc đe dọa. Tuy nhiên, trong khoảng hai mươi lăm năm qua - kể từ ngày Quí vị giành lại được vị trí thích đáng của Quí vị trong gia đình các quốc gia - xã hội Estonia đã thực hiện “những bước tiến khổng lồ” về phía trước. Đất nước của Quí vị, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng là một quốc gia đi hàng đầu về phương diện chỉ số phát triển nhân bản và khả năng đổi mới; nó cũng xếp hạng cao trong các lĩnh vực tự do báo chí, dân chủ và tự do chính trị. Quí vị cũng đã tạo được các mối dây hợp tác và hữu nghị với một số quốc gia. Khi Quí vị xem xét quá khứ và hiện tại của mình, Quí vị có lý do chính đáng để nhìn về tương lai một cách đầy hy vọng và đương đầu với các thử thách mới. Là một vùng đất của ký ức là luôn nhớ rằng những gì Quí vị đã đạt được ngày hôm nay là do các nỗ lực, công trình khó nhọc, tinh thần và đức tin của các tiền nhân của Quí vị.

Nuôi dưỡng một ký ức biết ơn làm cho Quí vị có thể nhận diện các thành tựu của ngày hôm nay như là thành quả của một lịch sử được tạo thành từ mọi người nam nữ đã cố gắng làm cho tự do trở thành khả hữu. Ngược lại, nó thách thức Quí vị tôn vinh họ bằng cách khai mở những nẻo đường mới cho các thế hệ sắp đến.

Vùng đất của phong phú hoa trái

Như tôi đã quan sát lúc bắt đầu thừa tác vụ của mình trong tư cách Giám mục Rôma, “trong thời đại chúng ta, nhân loại đang trải nghiệm một bước ngoặt trong lịch sử của nó, như chúng ta có thể nhìn thấy từ các tiến bộ đang được thực hiện trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta chỉ có thể ca ngợi các bước đang được thực hiện để cải thiện phúc lợi của mọi người ”(Evangelii Gaudium, 52). Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nên quên rằng "cuộc sống tốt đẹp" và một cuộc sống đã sống tốt không phải cùng là một việc.

Một trong những hậu quả hiển nhiên của các xã hội kỹ trị (techcratic) là mất đi ý nghĩa trong cuộc sống và niềm vui sống. Kết quả là, một cách từ từ và âm thầm, khả năng gây ngạc nhiên bị cụt hứng, thường để lại cho các công dân một buồn chán đối với cuộc sống. Cảm thức thuộc về và cam kết với người khác, vốn bắt nguồn từ một dân tộc, một nền văn hóa và một gia đình, có thể dần dần mất đi, đặc biệt tước mất của người trẻ các gốc rễ và nền tảng cần thiết để họ bồi đắp sự hiện diện và tương lai của họ. Tước đoạt của họ khả năng mơ ước, mạo hiểm và sáng tạo. Đặt tất cả "niềm tin" của chúng ta vào tiến bộ kỹ thuật, coi nó như cách thế duy nhất có thể có, có thể dẫn đến việc mất hết khả năng tạo ra các liên kết liên ngã, liên thế hệ và liên văn hóa. Cuối cùng, là chính cơ cấu sinh tử hết sức quan trọng để chúng ta cảm thấy mình như một phần của nhau và cùng tham gia một dự án chung theo nghĩa rộng nhất của hạn từ. Thành thử, một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất đè lên mọi người chúng ta, những người có trách nhiệm xã hội, chính trị, giáo dục và tôn giáo, có liên hệ đến việc phải làm cách nào để ta có thể tiếp tục xây dựng các mối dây liên kết.

Vùng đất của sự phong phú hoa trái đòi phải có các bối cảnh trong đó gốc rễ được vun trồng và phát sinh ra một mạng lưới sinh tử có khả năng đảm bảo để các thành viên của cộng đồng cảm thấy như "ở nhà" mình. Không có hình thức nào tha hóa hơn việc cảm thấy mình bị mất gốc, không thuộc về ai cả. Một vùng đất phong phú, và các con người của nó chỉ có thể mang hoa trái và sinh ra tương lai, trong mức độ có thể phát huy một cảm thức thuộc về nơi các thành viên của nó, tạo ra các mối dây hòa nhập giữa các thế hệ và các cộng đồng khác nhau; và việc tránh né những điều này sẽ làm cho chúng ta trở thành vô cảm đối với người khác và dẫn đến xa lánh hơn nữa. Trong nỗ lực này, thưa các bạn thân mến, tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng các bạn luôn có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của Giáo Hội Công Giáo, một cộng đồng nhỏ ở giữa các bạn, nhưng là một cộng đồng hết lòng mong muốn được góp phần vào sự phong phú hoa trái của vùng đất này.

Thưa Bà Tổng Thống, thưa qúi bà và qúi ông: Tôi cảm ơn qúi vị một lần nữa vì sự nghinh đón và lòng hiếu khách của qúi vị. Cầu xin Chúa ban phúc lành cho qúi vị và dân tộc Estonia yêu quý. Một cách đặc biệt, xin Người ban phúc lành cho người già và người trẻ, để, nhờ biết trân qúi ký ức và đề cao nó, họ có thể biến lãnh thổ này thành một mô hình của sự phong phú hoa trái. Cảm ơn qúi vị.
 
Diễn từ của Đức Phanxicô tại Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:58 27/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 09g50 sáng thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đã viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và ngài đã đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau đó, vào lúc gần 12g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết với giới trẻ tại nhà thờ Kaarli của Tin Lành Lutheran.

Lúc 15h30, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với những người giúp vào công việc bác ái tại nhà thờ chính toà hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Cảm ơn anh chị em đã chào mừng tôi đến nhà anh chị em chiều nay. Tôi nghĩ điều quan trọng là thực hiện chuyến thăm này và dành thời gian ở đây với anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chứng kiến và chia sẻ với chúng tôi tất cả những điều gần gũi nhất với cõi lòng của anh chị em.

Trước hết, tôi xin chúc mừng chị, chị Marina, và chồng của chị, vì chứng từ đẹp đẽ mà chị đã trình bầy với chúng tôi. Chị đã được ban phước với chín đứa con, với tất cả những hy sinh mà việc này đòi hỏi, như chị đã nói rõ với chúng tôi. Bất cứ nơi nào có trẻ em và người trẻ, nhiều hy sinh phải được thực hiện, nhưng quan trọng hơn, có tương lai, niềm vui và hy vọng. Vì vậy, thật an ủi khi nghe chị nói: “Chúng con cảm tạ Chúa vì sự hiệp thông và tình yêu ngự trị trong căn nhà của chúng con”. Trên lãnh thổ này, nơi mùa đông giá buốt hơn, chị đã không thiếu sự ấm áp quan trọng nhất, sự ấm áp của mái nhà, sự ấm áp phát sinh từ việc sống với nhau như một gia đình. Với những bất đồng và vấn đề, phải không? Phải, chắc chắn như thế! Nhưng cũng có hy vọng và mong muốn cùng tiến lên với nhau. Lời lẽ của chị không chỉ là những từ ngữ đẹp mà thôi, mà là một gương sáng rõ ràng.

Cũng cảm ơn chị, vì đã chia sẻ chứng từ của các nữ tu không sợ ra ngoài tới nơi chị ở, để trở thành một dấu hiệu gần gũi và bàn tay dang rộng của Thiên Chúa chúng ta. Chị nói rằng các nữ tu ấy giống như những thiên thần đến với chị. Đúng như thế: các nữ tu này giống như các thiên thần.

Khi đức tin không sợ để sự thoải mái lại phía sau, chấp nhận rủi ro và dám bước một bước, nó cho thấy ý nghĩa rõ ràng của những lời đẹp đẽ của Thầy Chí Thánh: “là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13: 34). Bằng một tình yêu đập tan xiềng xích từng giam hãm chúng ta trong cảnh cô lập và tách biệt, và thay vào đó xây dựng các cây cầu. Bằng một tình yêu giúp chúng ta khả năng tạo ra một gia đình lớn, nơi tất cả chúng ta có thể cảm thấy như ở nhà mình, như trong ngôi nhà này. Bằng một tình yêu toát lên lòng cảm thương và phẩm giá. Và đây mới đẹp làm sao. [Ngài nhìn chín đứa con của Marina ngồi trên một chiếc ghế dài và đếm chúng]. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín. Một gia đình thật đẹp! Một gia đình thật đẹp!

Một đức tin truyền giáo sẽ ra đi, giống như các nữ tu này, xuyên qua phố phường các thành phố, các vùng lân cận và các cộng đồng của chúng ta, nói với mọi người bằng các hành động rất cụ thể: “Các bạn là một phần của gia đình chúng ta, trong gia đình lớn của Thiên Chúa trong đó tất cả chúng ta đều có một chỗ ở. Đừng tiếp tục đứng ở bên ngoài. Và thưa các dì, các nữ tu, các dì đang làm điều này! Cảm ơn các dì.

Này anh Vladimir, tôi tin điều anh nói với chúng tôi chính là phép lạ. Anh đã gặp các tu sĩ và nữ tu, những người tạo cơ hội cho cõi lòng anh được khuyến khích và nhận ra rằng Chúa không bao giờ ngừng tìm kiếm anh một cách không mệt mỏi, mặc quần áo để anh dự tiệc tùng của Người (xem Lk 15:22), vui mừng nhận ra rằng mỗi người chúng ta là con trai hay con gái yêu quý của Người. Niềm vui lớn nhất của Chúa là thấy chúng ta tái sinh. Đó là lý do tại sao Người tiếp tục ban cho chúng ta cơ hội mới, cơ may mới. Chúng ta thấy các mối liên hệ quan trọng đến chừng nào, cảm thấy chúng ta thuộc về nhau, mọi cuộc sống đều có giá trị, và chúng ta sẵn sàng đặt cược mạng sống của mình vào điều đó.

Vì vậy, tôi sẽ mời anh chị em tiếp tục tạo ra các mối dây nối kết. Tiếp tục đi ra ngoài, tới khu xóm và nói với mọi người: “Này bạn, và bạn và cả bạn nữa, đều là thành phần của gia đình chúng ta!” Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ, và hôm nay cũng thế, Người kêu gọi mỗi người chúng ta, anh chị em thân mến, để chúng ta tiếp tục gieo hạt giống của Nước Người, tiếp tục chuyển giao nước này. Người trông cậy vào lịch sử, cuộc sống và bàn tay của anh chị em, đi khắp thành phố và chia sẻ cùng một trải nghiệm mà anh chị em đã có. Hôm nay, liệu Chúa Giêsu có thể trông cậy vào anh chị em hay không? Mỗi anh chị em cần trả lời câu hỏi này.

Cảm ơn anh chị em vì thời gian anh chị em đã dành cho tôi. Cảm ơn anh chị em vì những lời chứng tá. Bây giờ tôi muốn ban phước lành của tôi cho anh chị em, để Chúa có thể tiếp tục làm phép lạ qua đôi bàn tay của anh chị em. Và làm ơn, tôi cũng cần sự giúp đỡ; làm ơn, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Têrêxa một tâm hồn, một con đường – Trình bày: Đình Trinh
Đình Trinh
17:23 27/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây