Ngày 22-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một con người đầy lửa
Lm. Minh Anh
00:58 22/10/2020
MỘT CON NGƯỜI ĐẦY LỬA

“Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian,

và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”.

Anh Chị em thân mến,

Thật bất ngờ, Tin Mừng hôm nay cho thấy một Chúa Giêsu khác thường, không phải một Giêsu hiền lành, dịu dàng nhưng là một Giêsu đầy lửa, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”; cũng thế, Thánh Phaolô, ‘một con người đầy lửa’, cũng muốn trở nên như Chúa Giêsu; và cùng Ngài, Phaolô khát khao ‘lửa rực cháy’ khắp trần gian.

Trong Cựu Ước, lửa tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa; trong Tân Ước, lửa là hình ảnh của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu muốn làm cho thế giới này đầy lửa, tức là đầy sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa và đầy ân sủng của Thánh Thần. Bằng ngọn lửa này, Chúa Giêsu ‘muốn đốt cháy trần gian’; Ngài muốn thiêu rụi những gì bất xứng, tầm thường, lạnh giá và tối tăm trong tâm hồn con người hầu biến đổi nó trở nên rực rỡ, ấm áp, mới mẻ và nồng nàn bởi lửa tình yêu của Thiên Chúa. Và thật thú vị, không chỉ muốn đốt cháy, Ngài còn muốn trần gian rực cháy. Đây là một lời mời gọi chúng ta thoát ra khỏi cuộc sống tầm thường và hâm hẩm để sống một đời Kitô hữu mạnh mẽ, sống động và triệt để; ngọn lửa trong tâm hồn chúng ta phải là một ngọn lửa rực cháy đủ mạnh, để chấp nhận và kiên cường vượt qua những thử thách gian truân; để đủ sức không thoả hiệp với những thứ hoà bình rẻ mạt khi đối mặt với thế giới. Chúng ta được kêu gọi không chỉ để được biến đổi một phần, hay ngay cả, ‘hầu hết’ được biến đổi. Không, chúng ta được kêu gọi, được biến đổi bởi Thiên Chúa, để với Thánh Thần, tạo nên một sự khác biệt thực sự trong thế giới.

Chính ngọn lửa yêu mến đó đã nung đốt con người Phaolô, ngài đã trở nên ‘một con người đầy lửa’. Qua thư Êphêsô hôm nay, Phaolô muốn cộng đoàn non trẻ của mình cũng được cháy lên lửa yêu mến đó. Như một ‘người say’, ngài nói, “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xin Người chiếu theo sự giàu có vinh quang và nhờ Thánh Thần, thêm sức mạnh cho anh em”; “Để anh em nên người thiêng liêng; …để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của Thiên Chúa”. Hiểu biết sự viên mãn đó, chính là hiểu biết “Tình thương Chúa chan hoà mặt đất” như Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.

Sau cùng, để có thể trở nên ‘một con người đầy lửa’, ngọn lửa Chúa Giêsu mang đến tâm hồn chúng ta phải là một ngọn lửa hoán cải, một cuộc hoán cải nội tâm toàn diện do Chúa Thánh Thần. Chấp nhận cộng tác với Thánh Thần, để Ngài tự do hoạt động trong linh hồn mình là một cuộc chiến chống lại sự ngủ yên, ở yên trong vỏ bọc, không muốn thay đổi. Vì trong Thánh Thần không có Kitô hữu an tâm, bình tâm, cảm thấy yên hàn và không cần chiến đấu; cũng không có Kitô hữu lưng chừng, nửa nóng, nửa lạnh. Người ta có thể an thần để ngủ ngon với một viên thuốc, nhưng không viên thuốc nào có thể đem lại bình an nội tâm. Chỉ có Thánh Thần mới có thể ban bình an nội tâm và bình an vốn mang lại sức mạnh cho Kitô hữu để họ cũng có thể trở nên ‘một con người đầy lửa’.

Một người cao tuổi ghi lại lời tự thú như một nhắn gửi đến các thế hệ trẻ. “Khi còn là thanh niên, tôi muốn thay đổi thế giới; sau đó, tôi hiểu, đó là điều không tưởng; thế là tôi cố thay đổi đất nước, và hiểu rằng, cũng không thể; tôi nghĩ đến việc thay đổi thành phố, cũng không làm được. Sau đó, tôi nghĩ đến thay đổi gia đình… và nay khi đã về già, tôi nhận ra rằng, điều duy nhất tôi có thể làm là thay đổi chính mình. Sau cùng, tôi chợt nghiệm ra, giá như từ đầu, tôi thay đổi bản thân, tôi đã có thể tác động để thay đổi gia đình, và điều đó có thể gây ảnh hưởng đến phố phường; những thay đổi nầy sẽ giúp biến đổi đất nước, và qua đó, tôi có thể góp phần thay đổi thế giới”.

Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ‘một con người đầy lửa’; ngài đã có 247 chuyến viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Ý; đã đi 1.167.295 km, trên 28 lần chu vi của trái đất, ngài những ước mong cho thế giới được đầy lửa yêu mến Thiên Chúa.

Anh Chị em,

Trên thập giá, Chúa Giêsu vẫn mãi là ngọn đuốc thắp sáng trần gian; Ngài soi rọi để nhân loại thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện cứu sống, chữa lành, thứ tha và yêu thương. Phần chúng ta, còn chần chờ gì nữa, để khỏi lãng phí thời gian vào những tham vọng thay đổi những gì quá lớn lao, xa vời; ngay hôm nay, hãy cầu xin lửa Thánh Thần thiêu đốt để thay đổi bản thân mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con cũng trở nên ‘một con người đầy lửa’, để con cháy lửa kính mến Chúa và hiểu được tình yêu Chúa dành cho chúng con, một tình yêu vượt quá trí hiểu loài người, ngay cả khi những nghịch cảnh đang xảy ra cho Giáo Hội, cho đất nước, cho gia đình và cho từng người”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Yêu thương là truyền giáo
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:12 22/10/2020
CHÚA NHẬT XXX

YÊU THƯƠNG LÀ TRUYỀN GIÁO

Có bao giờ mỗi người trong chúng ta tự hỏi xem, vì sao Chúa lại dạy phải yêu Chúa và yêu người?

Lấy ví dụ: ta có con đi học. Khi thấy nó lười học, thì nói với nó: “Con phải lo học bài, con phải siêng học”. Sở dĩ chúng ta bảo con mình chịu khó học là vì nó chưa chăm học.

Chúa dạy loài người phải yêu Chúa yêu người vì loài người chưa yêu Chúa và cũng chưa yêu nhau. Hoặc chưa yêu một cách trọn vẹn như Chúa muốn. Yêu như Chúa muốn, đó là: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Và yêu kẻ khác như yêu chính mình”.

Yêu Chúa là phải yêu bằng cả tấm lòng, cả linh hồn, cả trí khôn. Tấm lòng, linh hồn, trí khôn là thành phần trọng yếu nhất của con người. Nếu thiếu tấm lòng, nghĩa là thiếu trái tim, con người chỉ là một cái xác. Nếu không có linh hồn, không phải là người nữa. Nếu thiếu trí khôn, dù mang hình dáng con người, người đó cũng trở nên ngu đầng.

Yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng, cả linh hồn và trí khôn, yêu bằng tất cả thành phần chủ yếu của một con người là yêu vô cùng, yêu không tính toán, yêu Chúa một cách mạnh mẽ.

Nhưng chỉ có lòng mến Chúa thôi, chưa đủ. Lòng yêu mến Chúa đòi phải có một giới răn khác bổ túc. Đó là yêu người. Yêu người cũng quan trọng không kém giới răn yêu Chúa. Chính Chúa Giêsu nói: “Giới răn thứ hai cũng quan trọng như giới răn thứ nhất là: ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Yêu Chúa và yêu người luôn đi đôi với nhau. Nếu nói rằng yêu Chúa mà trong thực tế không yêu tha nhân, không giúp đỡ người khác, là nói dối. Ngược lại, chính khi yêu thương và giúp đỡ người khác là bằng chứng minh chứng mình yêu mến Thiên Chúa.

Chúa nhật tuần trước, chúng ta cử hành ngày thế giới truyền giáo, từng người ý thức: Chúa sai chúng ta đi vào cuộc đời như những nhà truyền giáo. Nhưng sẽ không có truyền giáo đúng nghĩa nếu không biết yêu thương. Lòng yêu thương anh em là cách truyền giáo hữu hiệu, vì nhân loại luôn luôn cần đến tình yêu.

Chính vì đặt tình yêu lên trên mọi chuẩn mực của mọi hành vi đạo đức, nên đạo Công Giáo cũng là đạo của tình yêu. Không thể nói với ai, rao giảng cho ai về tình yêu mà bản thân ta không hề biết yêu thương. Đó là sự mâu thuẫn lớn mà ta phải trút bỏ đi.

Nếu ta không biết yêu thương thì cũng không thể truyền giáo. Ngược lại, ta có một đời sống yêu thương thật sự, tử tế, vui vẻ với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, những việc làm tốt đó, tự bản thân nó đã chứng minh ta là người có đạo, đã là nhà truyền giáo rồi.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói về Chúa được. Lấy ví dụ: một thầy cô giáo có đạo, đi dạy ở một trường học, chắc chắn thầy cô đó không thể vào lớp học để nói về đạo, về Chúa. Nhưng điều mà người thầy có thể làm được là chứng minh đời sống đạo của mình như: vui vẻ với đồng nghiệp, yêu thương, độ lượng với học trò…

Trong đời sống hằng ngày, mọi người có thể làm được những chuyện rất bình thường như: lượm một cục đá trên đường bỏ vào một nơi nào đó để các em nhỏ đi không bị vấp, các cụ già không bị ngả. Hoặc ta biết giữ vệ sinh chung, đừng ném mọi thứ rác rưởi ra đường, ở nơi công cộng… Tất cả những việc làm đó đều là những việc làm cụ thể, ai cũng làm được.

Với tất cả những phương thế thực hành vừa đề nghị bên trên, không phải là thể hiện lòng yêu Chúa, yêu tha nhân hay sao? Dù chỉ là những việc nhỏ, nhưng chúng ta cố gắng thực hành bằng tất cả lòng yêu mến của mình. Đó chính là cách chúng ta có thể làm chứng cho Chúa.



Tin rằng mỗi người đều luôn là những người cố gắng sống tốt, để người ngoài nhìn vào có thể nói rằng: anh hay chị ấy sống tốt vì họ là người Công Giáo. Chỉ cần gieo vào lòng người khác cảm tình tôn giáo đối với đức tin của mình, ta đã khởi sự truyền giáo.

Lạy Chúa, xin cho chúng con trái tim biết yêu thương, để chúng con sống với mọi người bằng chính lòng yêu thương ấy. Chúng con tin, một khi chúng con thể hiện lòng yêu thương của mình, chúng con đã có thể loan báo về Chúa cho anh chị em của chúng con. Amen.
 
Phải Yêu Mến Thiên Chúa Trên Hết Mọi Sự
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:57 22/10/2020
Suy Niệm Chúa Nhật XXX Thưởng Niên - Năm A

(Mt 22, 34-40)

Lại một bẫy khác do con người đặt ra để thử lòng Thiên Chúa. Thay vì một nhóm người như trước, họ chọn ra một đại diện cho cả nhóm. Vì muốn thử thách Chúa, họ chọn một vị thông luật, đã là thông luật nên chắc ông này phải thuộc nằm lòng 613 điều luật ghi trong sách Luật Do thái, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kể các điều luật phụ nữa. Ông cũng biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình. Vì là viên thông luật, hiển nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này trọng đối với nhóm này nhưng lại thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình: “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất”?



Hai Điều răn

Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều luật này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bẫy của họ.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa thấu hiểu lòng người, nhưng Chúa vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị thông luật này đã hỏi thử Chúa để chúng ta có được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.

Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Mt 22, 37). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.

Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình".

Ba đối tượng yêu thương

Chúa Giêsu kết luận: "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm ba đối tượng yêu thương: Thiên Chúa, kẻ khác và bản thân.

Đối tượng thứ nhất là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất"(Mt 22, 37-38).

Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật"(Rm 13, 10). Nhưng tình yêu có hai vế: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác... Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết… mà còn trên hết mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa Giêsu thì: "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).

Đối tượng thứ hai là "kẻ khác" Chúa phán: "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi " (Mt 22, 39).

Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào? "Yêu như chính mình ngươi".

Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không? Thưa: Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người tự đánh mất mình khi yêu mến sự ác. Chúa dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, Người truyền cho chúng ta giới luật phải yêu chính mình. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm được chính mình, và tránh được nguy cơ tự đánh mất mình… Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như chính mình, yêu Thiên Chúa hết mình và yêu chính mình.

Yêu kẻ khác như chính mình

Khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.

Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của sự việc. Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới những "việc làm" như bác ái, hay "phải làm" cho kẻ khác như: cho họ ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó là hậu quả của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc. Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc.

Thánh Phaolô nói rõ: Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân thật, nghĩa đen, "không giả hình," (Rm 12, 9); người ta phải yêu "với một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22). Trên thực tế, người ta có thể làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính dáng gì với tình yêu: tô điểm chính mình, để ra vẻ là một người làm điều thiện, được lên thiên đàng, và có khi để trấn an một lương tâm xấu.

"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ


 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 22/10/2020

3. Phàm là trước mặt không dám nói thì bên sau cũng không nên nói, bởi vì trước mặt thừa nhận nhưng sau lưng phỉ báng thì thật đáng hổ thẹn.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 22/10/2020
58. ĐÙA VỚI RẮN NÓI LỜI CŨ

Trong nước Ngô có một người gia cảnh rất nghèo khổ, thường lấy việc chơi đùa rắn làm kế sinh nhai.

Đứa con lớn đi xin cơm, đứa thứ hai đi câu ếch, đứa con thứ ba thì múa hát trước mặt khách để ăn xin.

Người này lúc về già thì gia sản mới từ từ giàu lên.

Một ngày nọ ông ta tập họp người nhà lại, nói:

- “Gia đình của chúng ta vốn là nghèo mà hôm nay có của ăn của để, do đó mà con cháu chúng ta cần phải được học hành để có thể làm cho gia đình được vinh dự”.

Thế là đi mời thầy đến nhà dạy cho ba đứa con trai học.

Một năm sau, thầy giáo thường ca ngợi việc học của học trò ngày càng tấn tới, ông già bèn giao hẹn với bạn bè thân hữu và mời một nho sinh nổi tiếng trong vùng đến chấm thi.

Thầy nho dùng câu đối để khảo thí đứa con thứ ba:

- “Bông liễu bay lộn xộn”.

Đứa con thứ ba đối lại:

- “Hoa sen rơi lác đác”.

Lại khảo đứa con thứ hai:

- “Cành hạnh đỏ trên đầu, bướm bay lộn xộn”.

Đứa con thứ hai đối lạ:

- “Dưới cây dương xanh, câu ếch”.

Sau cùng thì khảo đứa con lớn:

- “Cửu trùng điện hạ, thẳng tắp hai hàng văn võ quan viên”.

Đứa con cả đối lại:

- “Nơi ngã tư đường, bố mẹ kêu mấy tiếng ăn với mặc”.

Ông bố già nghe được rất là tức giận, chửi mắng con trai:

- “Câu đối của tụi bây, chẳng khác gì tao hồi trước ở nhà chơi đùa với mà rắn nói vậy mà !”

(Quyền tử)

Suy tư 59:

Con người ta khi nghèo khó thì hình như cái khôn cũng khó mà phát triển, bởi vì “cái khó bó cái khôn”, nhưng đến khi giàu có ra thì lại học đòi làm sang quá mức hơn cả cái khôn, do đó mà trở nên trò cười cho thiên hạ.

Có người bán được vài sào ruộng hoặc nhà mước đền bù cho được vài trăm cây vàng liền học làm sang, mua xe đời mới để chạy, ăn chơi hơn cả những người giàu có, đến khi giựt mình nhìn lại thì đã tiêu hết bạc hết tiền, trở lại cảnh nghèo hơn trước đây; có người trúng vài áp phe tiền bạc rủng rỉnh, nên cũng đua đòi ăn chơi như những tay chơi thứ thiệt, đến khi thất cơ lỡ vận thì con cái cũng bắt nghỉ học để làm việc kiếm tiền...

Nhà nghèo mà trở thành nhà giàu, thì lời trước tiên phải nói là cám ơn Thiên Chúa, việc thứ hai phải nhớ mãi mãi đó là mình vốn là con nhà nghèo, việc thứ ba phải làm là dùng đồng tiền cho đúng chỗ, việc thứ tư phải suy nghĩ là nhớ đến những người nghèo mà giúp đỡ họ, việc thứ năm phải có là luôn khiêm tốn thấy mình chỉ là người may mắn mà thôi...

Làm được như thế thì đó là một điều may mắn cho gia đình và cho xã hội vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 30 Quanh Năm A 25.10.2020
Lm Francis Lý văn Ca
18:02 22/10/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho cộng đoàn Dân Chúa hai điểm chính của đời sống người Kitô hữu, đó là mến Chúa và yêu tha nhân.

Qua bài đọc thứ I và đặc biệt bài Tin Mừng sẽ trình bày cho chúng ta mẫu gương đời sống tuyệt hảo nhất: lo lắng, săn sóc cho người láng giềng. Yêu mến Thiên Chúa và cứu giúp người hàng xóm đó là điều làm đẹp lòng Chúa. Đối với thánh Phaolô thì điều đáng ca ngợi là các Kitô hữu thực thi ý muốn của Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Thiên Chúa quan tâm đến những nỗi thiếu thốn của dân Ngài. Ngài sẽ không hài lòng khi chính con cái của Ngài không giúp đỡ người đồng loại những nhu cầu cần thiết.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nếu gương sống động của những Kitô hữu sống lời khuyên của Phúc Âm, trong thời đại của ngài. Đây là những mẫu gương cho chính thế hệ của chúng ta hôm nay.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu trình bày cho chuúg ta hai điều căn bản cho cuộc sống người Kitô hữu: Mến Chúa và yêu tha nhân. Nếu thực hiện được hai điều nầy, chúng ta đã chiếm hữu được Nước Trời ngay khi còn tại thế.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu đối với tha nhân là hiện thể của tình yêu Thiên Chúa. Để thể hiện điều đó, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho anh chị em của chúng ta sau đây:

1. Xin tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua các đấng kế vị các tông đồ, đặc biệt là Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Đức Tổng Giám Mục, Các Giám Mục trên thế giới. Qua Các Ngài, chúng ta nhận ra hình ảnh diệu hiền của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Xin cho những người bị bắt bớ, cầm tù, những kẻ mồ côi, bệnh hoạn, luôn tìm được niềm an ủi, sự giúp đỡ của chúng ta, là những người may mắn hơn họ trong phạm vi tinh thần hay vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Xin cho chúng ta luôn thể hiện tinh thần yêu mến tha nhân, chia sẻ cho thế gian tình thương mà chính Chúa đã ban tặng cho chúng ta qua chính Con Một Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Chúng ta luôn ý thức rằng, xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người kém may mắn hơn chúng ta về nhiều phương diện tinh thần lẫn vật chất. Họ cũng cần được chia sẻ những hồng ân mà Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin. Đặc biệt nạn nhân của thiên tai bão lục nơi quê hương Việt Nam trong những ngày tháng gần đây.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Trong tình bác ái huynh đệ, chia sẻ nỗi vui cũng như nỗi buồn của cuộc sống tạm bợ, chúng ta nhớ đến những anh chị em đã ra đi trước chúng ta, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong tháng Mân Côi Kính Mẹ. Đặc biệt là nhũng an5n nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Chúng con cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng con phần hồn cũng như phần xác. Xin cho chúng con luôn ý thức tinh thần chia sẻ và phục vụ Chúa nơi anh chị em kém may mắn hơn chúng con trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự trong bộ phim khiến người Công Giáo xao xuyến?
Đặng Tự Do
05:06 22/10/2020
Trong một bộ phim tài liệu có tên là “Francesco”, nghĩa là Phanxicô, được công chiếu hôm thứ Tư 21 tháng 10, trong Liên Hoan Điện Ảnh ở Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi thông qua một luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính, khác với quan điểm của Bộ Giáo Lý Đức Tin và những vị tiền nhiệm của ngài về vấn đề này.

Nhận xét này được đưa ra trong một phần của bộ phim tài liệu phản ảnh việc chăm sóc mục vụ cho những người xác định mình là người đồng tính.

“Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong cuốn phim về cách tiếp cận chăm sóc mục vụ của ngài.

Sau những nhận xét đó, và trong những bình luận có khả năng gây ra tranh cãi rất lớn giữa những người Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trực tiếp đề cập đến vấn đề luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.

“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.

Bộ phim tài liệu “Francesco” đã gây ra những hoang mang rất lớn. JD Flynn, luật sư giáo luật, Tổng Biên Tập Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình sau.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: What did Pope Francis say about civil unions? A CNA Explainer.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự? Một lời giải thích của CNA.

“Francesco” một bộ phim tài liệu mới được phát hành về cuộc đời và sứ vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã gây chú ý trên toàn cầu, vì bộ phim có một cảnh trong đó ngài kêu gọi việc thông qua luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.

Một số nhà hoạt động và các báo cáo truyền thông đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi giáo huấn Công Giáo bằng những nhận xét của ngài. Những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã đặt ra câu hỏi về những gì ngài thực sự đã nói, ý nghĩa của những lời ấy, và Giáo hội dạy gì về các kết hiệp dân sự và hôn nhân. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã xem xét những câu hỏi đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về các kết hiệp dân sự?

Trong một đoạn trong cuốn phim “Francesco” thảo luận về việc chăm sóc mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những người Công Giáo xác định mình là người đồng tính, Đức Thánh Cha đã đưa ra hai nhận xét tách biệt.

Trước tiên ngài nói rằng: “Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó [tức là vì khuynh hướng đồng tính của họ – chú thích của người dịch]”.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng không nói rõ về ý nghĩa của những nhận xét đó trong cuốn phim, nhưng trước đó, ngài đã lên tiếng khuyến khích các bậc cha mẹ và người thân không nên tẩy chay hoặc xa lánh những con cháu xác định mình là người đồng tính. Đây dường như là ý nghĩa mà Đức Thánh Cha đã nói về quyền của mọi người được trở thành một phần của gia đình.

Một số ý kiến cho rằng khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói về “quyền có gia đình”, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một kiểu ngầm chấp thuận cho các cặp đồng tính được nhận con nuôi. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng trước đây ngài đã lên tiếng phản đối việc nhận con nuôi như vậy. Ngài nói rằng trong những trường hợp như thế, trẻ em “bị tước đoạt sự phát triển nhân bản của chúng do cha mẹ ban cho theo thánh ý Chúa”. Ngài cũng nói rằng “mỗi người cần một người cha nam và một người mẹ nữ có thể giúp họ định hình căn tính của mình”.

Về các kết hiệp dân sự, Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý”.

“Tôi đã ủng hộ điều đó,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm. Câu này dường như liên quan đến đề xuất của ngài với các giám mục anh em, trong cuộc tranh luận năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng tính, và cho rằng việc chấp nhận kết hiệp dân sự có thể là một cách để ngăn cản việc thông qua luật hôn nhân đồng tính tại Á Căn Đình.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về hôn nhân đồng tính?

Ngài chẳng nói gì cả. Chủ đề hôn nhân đồng tính không được thảo luận trong bộ phim tài liệu này. Trong sứ vụ của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rằng hôn nhân là mối quan hệ hợp tác trọn đời giữa một người nam và một người nữ.

Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên khuyến khích một thái độ chào đón đối với những người Công Giáo xác định là người đồng tính, thì ngài cũng nói rằng “hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ,” và nói thêm rằng “gia đình đang bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng tăng của một số người muốn xác định lại chính định chế hôn nhân,” và rằng những nỗ lực nhằm định nghĩa lại hôn nhân “đe dọa làm sai lệch kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa.”

Tại sao những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự lại là một vấn đề rất lớn?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng thảo luận về các kết hiệp dân sự, nhưng trước đây ngài đã không xác nhận rõ ràng ý tưởng này trước công chúng. Hiện nay bối cảnh của các trích dẫn liên quan đến ngài trong bộ phim tài liệu này chưa được tiết lộ đầy đủ, và có thể Đức Giáo Hoàng đã thêm những nhận định khác không được nhìn thấy trong bộ phim, việc tán thành các kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính là một bước đi rất lạ lùng đối với một vị giáo hoàng, và là một đường lối tiêu biểu cho sự tách biệt về quan điểm với hai vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài về vấn đề này.

Năm 2003, trong một văn kiện được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và được viết bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, là vị sau này trở thành Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Bộ Giáo lý Đức tin đã dạy rằng “sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính.”

Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 2003 bao gồm chân lý tín lý, và lập trường của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI về cách tốt nhất để áp dụng giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đối với các vấn đề về chính sách liên quan đến việc giám sát và điều hoà hôn nhân về mặt dân sự. Những lập trường đó phù hợp với kỷ luật truyền thống của Giáo hội về vấn đề này, nhưng bản thân những lập trường này không được coi là tín lý.

Một số người đã nói những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy là lạc giáo. Có đúng như vậy không?

Không. Những nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô không phủ nhận hay đặt vấn đề đối với bất kỳ chân lý tín lý nào mà người Công Giáo phải tuân giữ và tin tưởng. Trên thực tế, ngài đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo hội liên quan đến hôn nhân.

Lời kêu gọi rõ ràng của Đức Giáo Hoàng đối với một luật về kết hiệp dân sự, là điều xem ra rất khác với lập trường của Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2003, được đưa ra để thể hiện một sự tách biệt với một đánh giá luân lý truyền thống mà các nhà lãnh đạo Giáo hội dạy rằng đánh giá ấy ủng hộ và bảo vệ sự thật. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng luật kết hiệp dân sự đưa ra sự đồng ý ngấm ngầm đối với hành vi đồng tính luyến ái; trong khi đó Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với các kết hiệp dân sự, nhưng dù thế, ngài cũng đã phát biểu trong triều đại giáo hoàng của mình về sự vô luân của các hành vi đồng tính luyến ái.

Cũng cần lưu ý rằng một cuốn phim tài liệu phỏng vấn không phải là một diễn đàn để giảng dạy chính thức của một vị giáo hoàng. Các nhận xét của Giáo hoàng không được trình bày đầy đủ, và không có bản ghi chép nào được trình bày, vì vậy trừ khi Vatican cung cấp thêm các thông tin rõ ràng, chúng cần được xem xét một cách thận trọng dựa trên những thông tin hạn chế của cuốn phim này.

Ở Mỹ này, chúng ta có [cái gọi là] hôn nhân đồng giới. Tại sao không ai nói về các kết hiệp dân sự?

Có 29 quốc gia trên thế giới công nhận “hôn nhân đồng giới” là hợp pháp. “Hầu hết các quốc gia này là ở Âu Châu, Bắc Mỹ hoặc Nam Mỹ. Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa của hôn nhân mới chỉ bắt đầu. Ví dụ, tại các khu vực của Mỹ Châu Latinh, việc xác định lại hôn nhân không phải là một chủ đề chính trị đã được giải quyết và các nhà hoạt động chính trị Công Giáo ở đó đã phản đối các động thái nhằm hợp pháp hóa các kết hiệp dân sự.

Những người phản đối các kết hiệp dân sự nói rằng họ thường là cầu nối cho luật hôn nhân đồng giới, và các nhà vận động bảo vệ hôn nhân ở một số quốc gia cho biết họ lo ngại rằng những người vận động hành lang cho người đồng tính sẽ sử dụng những lời của Đức Giáo Hoàng trong bộ phim tài liệu này để thúc đẩy con đường tiến tới hôn nhân đồng giới.

Giáo hội dạy gì về đồng tính luyến ái?

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”

Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.

Người Công Giáo có bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự không?

Những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuốn phim “Francesco” không phải là giáo huấn chính thức của một vị Giáo hoàng. Lời khẳng định của Đức Giáo Hoàng về phẩm giá của tất cả mọi người và lời kêu gọi tôn trọng mọi người đều bắt nguồn từ giáo huấn Công Giáo. Tuy thế, người Công Giáo không có nghĩa vụ phải ủng hộ một quan điểm pháp lý hoặc một chính sách nào chỉ vì những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng trong một bộ phim tài liệu.

Một số giám mục bày tỏ rằng các ngài đang chờ đợi sự rõ ràng hơn nữa đối với những bình luận của Đức Giáo Hoàng từ Vatican, trong khi một số người giải thích rằng: “Trong khi giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân là rõ ràng và không thể sửa đổi, cuộc đối thoại nên được tiếp tục về những cách tốt nhất để tôn trọng phẩm giá của những người trong các mối quan hệ đồng tính để họ không bị phân biệt đối xử một cách bất công.”


Source:Catholic News Agency
 
Ông Eduardo Verastegui: Kinh Mân Côi cho thế giới là một Phong trào của tình yêu
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
05:26 22/10/2020


Vào ngày 25 tháng 10, Một Triệu Kinh Mân Côi sẽ được cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2020 - Eduardo Verstagui giải thích làm thế nào sáng kiến "Kinh Mân Côi cho thế giới" đã trở thành một cộng đồng cầu nguyện," một "Phong trào của tình yêu," và ông mời gọi tham gia cầu nguyện một triệu Kinh Mân Côi dâng lên Đức Trinh Nữ Maria vào Chủ Nhật 25.10.2020.

Nhân tháng Mân Côi, Zenit đã tiếp chuyện với diễn viên Eduardo Verastegui, giám đốc, nhà sản xuất và người sáng lập Phong trào "Viva Mexico" và cũng là người quảng bá phong trào "Kinh Mân Côi cho Thế Giới", một nhóm cầu nguyện phát sinh trong các mạng xã hội trong thời gian bị cách ly vì đại dịch.

Tất cả chiến dịch đã bắt đầu vào ngày 21 tháng 3 năm ngoái. Ở đỉnh cao của đại dịch và cách ly, nhà làm phim Công Giáo mời gọi các khan thính giả hâm mộ mình tham gia cầu nguyện Mân Côi trực tuyến vào ngày hôm sau, chủ nhật, từ các mạng xã hội của họ.

Verastegui nói rằng đó là một ý tưởng "tự phát" "lấy cảm hứng từ Thiên Chúa." Khi các nhà thờ bị đóng cửa, "chúng tôi biến nhà của chúng tôi thành những ngôi nhà cầu nguyện."

Vào ngày Chủ Nhật đầu tiên đó, khởi từ cái mà ông gọi là "góc Guadalupe" của nhà mình, ngay bên cạnh hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe, với một quyển Kinh Thánh, Cây Thánh Giá, và một chuỗi Mân Côi trong tay, giờ đọc kinh Mân Côi này đã đạt đến 10.000 lượt xem trên Facebook của ông.

100 triệu chuỗi Mân Côi

Khi chứng kiến sự tiếp nhận đề xuất được đưa ra, nhà làm phim người Mexico đã không ngần ngại tiếp tục giờ Kinh Mân Côi vào ngày hôm sau. Và như vậy Giờ Kinh Mân Côi đã tiếp tục, ngày này qua ngày khác cho đến bây giờ, gần bảy tháng sau đó, trong đó hơn 100 triệu chuỗi Mân Côi đã được cầu nguyện.

"Kinh Mân Côi cho thế giới" được phát sóng trực tiếp trên các trang mạng Facebook, YouTube, Twitter, và, thi thoảng, trên Instagram. Sáng kiến này hy vọng sau này sẽ được công nhận để luôn luôn có mặt trên các mạng xã hội chính.

Cộng đồng cầu nguyện lớn mạnh

Đây là một kinh nghiệm mới cho diễn viên Mexico, khi thừa nhận rằng, mặc dù ông đã cầu nguyện Mân Côi từ 16 năm qua, ông đã luôn luôn câu nguyện như vậy một mình hoặc trong một nhóm cầu nguyện không quá 15 người. "Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng nhóm cầu nguyện này, cộng đồng cầu nguyện này đã trở thành một phong trào của tình yêu, ngày nay là một trong những nhóm cầu nguyện lớn nhất, tôi dám nói, trên thế giới."

Chỉ riêng trong quá trình truy cập vào, buổi hẹn cầu nguyện này với Đức Trinh Nữ Maria đạt trung bình 250.000 lượt xem mỗi ngày. "Chỉ có Thiên Chúa biết có bao nhiêu người đang cầu nguyện Kinh Mân Côi với chúng tôi, nhưng chúng tôi có đến hàng ngàn," ông nhấn mạnh.

Hơn nữa, trong bảy tháng qua, Kinh Mân Côi đã được sao chép từ 40 đến 50 triệu lần, và 6.500 thiết bị đã được kết nối trực tuyến.

Ngoài ra, Mân Côi được chia sẻ từ 2.700 đến 6.000 lần và nhận được 100.000 đến 500.000 lượt "thích" và bình luận.

Những hiệu quả tích cực của sáng kiến

Verastegui chi sẻ rằng việc cầu nguyện Mân Côi trên Internet đã giúp đỡ những người tình cờ truy nhập vào các tài khoản mạng xã hội và bắt đầu cầu nguyện Mân Côi lần đầu tiên và tiếp tục cầu nguyện như vậy.

Những người khác đã viết rằng họ đã ngừng đọc Kinh Mân Côi và rằng, nhờ các video, họ đã lấy lại tập quán cầu kinh một lần nữa.

Nhà làm phim nói thêm rằng một số tín hữu Tin Lành, những người không hiểu Kinh Mân Côi, lúc đầu truy cập vào các mạng xã hội và đã lên tiếng chỉ trích những gì đã được thực hiện. Tuy nhiên, sau khi họ đã nghiên cứu về chủ đề này và "bây giờ cầu nguyện Mân Côi với chúng tôi," ông giải thích.

Ông Verstegui quả quyết: "Nhiều điều tích cực đã xảy ra" trong những tháng này, cho nhiều tín hữu Công Giáo, được kể như là thực hành đạo, sau khi tiếp nhận các bí tích, cầu nguyện của Mân Côi Thánh "với hàng ngàn người ở các độ tuổi khác nhau trên toàn thế giới" là thời điểm yêu thích trong ngày.

25 tháng 10: Một triệu Kinh Mân Côi

Vào tháng 10, tháng Mân Côi, "để tri ân Hiền Mẫu của chúng ta, Đấng đã trao ban cho chúng ta vũ khí mạnh mẽ này," để nối kết hàng trăm ngàn người, Verastegui mời gọi dâng Lên Đức Maria một triệu Kinh Mân Côi vào Chủ Nhật, ngày 25 tháng 10 lúc 1:00 chiều (giờ Mexico).

Nhà làm phim mời tất cả các mạng xã hội của họ cùng tham gia cầu nguyện vào ngày hôm đó với Hiền Mẫu của chúng tôi "cho tất cả các bệnh với COVID-19, cho những người đã chết và cho các gia đình đã mất những người thân yêu với bệnh tật này; cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe này, cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc khủng hoảng xã hội" và cho những người "cảm thấy cô đơn và những người bị mất việc làm của họ."

Ông cũng mời gọi để cầu nguyện để được "ơn tương thân tương ái" và cho trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hủy bỏ, và cho các bà mẹ của họ, để họ có thể bảo vệ cuộc sống của con mình.

Kinh nghiệm trước đây

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2020, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Verstegui cũng đã mời gọi cầu nguyện một triệu Kinh Mân Côi. Lời mời của ông đã đạt được thành công lớn: từ Mexico đến Argentina, từ Hoa Kỳ đến Ba Lan, từ Ý đến Colombia và hơn thế nữa, các Kitô hữu từ các vĩ độ khác nhau đã được kết nối trên các mạng xã hội để cầu nguyện cùng nhau.

Nhân dịp đó, ông đề nghị cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria để cầu bầu "trước mặt Chúa, để chấm dứt đại dịch, vì hòa bình trên thế giới, và cho sự hiệp nhất của các gia đình."

Điều Quan Trọng Là Cầu Nguyện

Verastegui nhấn mạnh rằng, điều "quan trọng là cầu nguyện, trò chuyện vớiThiên Chúa. Chúng ta biết rằng Đức Trinh Nữ làm phép lạ khi một cá nhân cầu nguyện với đức tin chân thật. Vì vậy, Mẹ sẽ thực hiên thêm bao nhiêu phép lạ hơn nữa khi hàng trăm ngàn người gõ cửa thiên đàng. Và đó là những gì đã xảy ra ngày hôm nay", ông ghi nhận.

Ông nói thêm: "Chúng ta sẽ không bao giờ biết được mức độ vô hạn của rất nhiều lời cầu nguyện được thêm vào ngày này của ChúaThánh Linh.

Đề xuất của Ông Trump

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã mời Eduardo Versategui thành lập một phần của Ủy ban Cố vấn của Sáng kiến vì sự thịnh vượng của Tây ban nha. Nam diễn viên tin rằng đây sẽ là một "cơ hội rất lớn để "nhập" các vấn đề của thế giới và là một "tác nhân của sự thay đổi."

Đối với Verastegui, có rất nhiều trận chiến được tiến hành và quan trọng nhất là bảo vệ cuộc sống của thai nhi, cũng như những người khác có liên quan lớn: cuộc chiến chống buôn bán trẻ vị thành niên để bóc lột tình dục và bảo vệ tự do tôn giáo.

Tại Hoa Kỳ, ông nói, một "công bằng, quảng đại, đạo đức và cuộc cải cách nhân văn về di dân là cấp bách." Ông cũng mong muốn thúc đẩy những cải tiến trong giáo dục và trong lĩnh vực kinh tế.


Source:The World News
 
Tập truyện tranh vẽ dành cho trẻ em của HĐGM Hoa Kỳ đoạt giải thưởng Moonbeam năm 2020
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
05:32 22/10/2020
Tập truyện tranh vẽ dành cho trẻ em với tựa đề ‘Everyone Belongs’ về sự bất công chủng tộc của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ đoạt giải thưởng Moonbeam năm 2020

Ngày 20 tháng 10 năm 2020 - Đầu năm nay, Ủy ban Ad Hoc chống kỳ thị chủng tộc của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và nhà xuất bản Loyola đã xuất bản ‘Everyone Belongs’, một tập truyện tranh vẽ dành cho trẻ em đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc. Hôm nay, có thông báo rằng tập truyện tranh vẽ này đã được trao huy chương vàng trong hạng mục Tôn giáo / Tâm linh của Giải thưởng Sách dành cho Trẻ em Moonbeam 2020.

„All Belongs“, lấy cảm hứng từ tuyên bố tháng 11 năm 2018 của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (Hãy rộng mở con tim chúng ta: Lời mời gọi lâu dài để yêu thương, thư mục vụ chống lại nạn kỳ thị chủng tộc), giúp độc giả trẻ suy tư về phẩm giá của con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và thực trạng kỳ thị chủng tộc trong xã hội của chúng ta.

Hướng đến trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, tập truyện ‘Everyone Belongs’ muốn giúp các độc giả nhỏ tuổi khám phá các giải pháp tiềm năng, hòa giải và hàn gắn.

Tập truyện tranh vẽ dành cho trẻ em, được xuất bản bởi Loyola Press, kể về câu chuyện của một cậu bé thuộc một gia đình chạy trốn khỏi bạo lực ở quê nhà để đến Hoa Kỳ tị nạn. Sự hào hứng của gia đình về việc chuyển đến sinh sống trong một khu phố mới bị khựng lại khi có một kẻ nào đó vẽ một thông điệp xúc phạm trên nhà để xe của họ.

Tập truyện tranh ‘Everyone Belongs’ sẽ giúp và gợi ý với độc giả về những gì mà đức tin của chúng ta kêu gọi chúng ta phải làm, đặc biệt là bây giờ, khi đất nước của chúng ta đấu tranh chống lại thực tế của bất công chủng tộc.

Được tổ chức vào năm 2007 bởi Jenkins Group, Moonbeam Children’s Book Awards (Giải Thưởng Sách Thiếu Nhi Moonbeam) nhằm mục đích quảng bá cho những cuốn sách thiếu nhi mẫu mực và những người sáng tạo ra chúng được nhiều người biết đến hơn. Tất cả tập truyện tranh ‘Everyone Belongs’ có thể được mua trực tuyến tại LoyolaPress.com/EveryoneBelongs. Có thể tìm thấy các nguồn tài nguyên giáo dục và cầu nguyện bổ sung để đi kèm với lá thư mục vụ của các giám mục về nạn phân biệt chủng tộc, Open Wide Our Hearts, tại usccb.org/racism.


Source:Zenit
 
Tân Tổng Giám mục Lyon xuất thân là sĩ quan nhảy dù
Lê Đình Thông
09:52 22/10/2020
Theo thông báo ngày 22/10/2020 của Hội đồng Giám mục Pháp, ĐTC Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Cha Olivier de Germay, 60 tuổi, giữ chức vụ Tổng giám mục Lyon.

Trong hàng giáo phẩm Pháp, ngôi vị Tổng giám mục Lyon chỉ đứng hàng thứ hai, sau Tổng giám mục Paris.

Đức Cha Olivier de Germay từng là giám mục Ajaccio từ 2012 đến 2020. Ngài tốt nghiệp trường Võ bị Saint-Cyr (Coëtquidan) năm 1983 và là sĩ quan nhảy dù, từng công tác tại Tchad (Trung Phi) và Irak.

Vào lễ các Thánh năm 1991, ngài từ bỏ binh nghiệp, gia nhập chủng viện Paray-le-Monial en 1991, học thần học tại Đại chủng viện Piô XI và Đại học Công giáo Toulouse. Ngài tốt nghiệp Thần học luân lý (Théologie morale) tại Giáo hoàng Học viện Gioan-Phaolô II (Roma). Ngày 17/05/1998, ngài thụ phong linh mục và làm công tác mục vụ tại ngoại thành Toulouse, Castanet-Tolosan và Beauzelle.

Từ năm 2004, ngài là đại diện giám mục (vicaire épiscopal) đặc trách mục vụ ngoại thành. Từ 2008, ngài là giáo sư Thần học bí tích (Théologie sacramentelle) tại Đại học Công giáo Toulouse, đồng thời phụ trách mục vụ gia đình (pastorale familiale) tại giáo phận.

Ngày 22/02/2012, ngài được ĐTC Bênêdictô XVI bổ nhiệm làm giám mục Ajaccio. Lễ tấn phong giám mục được cử hành trọng thể ngày 14/04/2010 tại Corse do ĐHY Georges Pontier, TGM Marseille, chủ phong. Đây là lần thứ hai có lễ tấn phong Giám mục tại Corse kể từ năm 1802.

Tưởng cũng nên nhắc lại vào năm 1996, sau khi tốt nghiệp Đại học Công giáo Lyon, tân LM Gilbert Nguyễn Kim Sang, từng làm công tác mục vụ tại tổng giáo phận Lyon. Ngài là cha sở Ambronay và Douvres trong 3 năm, rồi coi 7 xứ đạo khác ở trên núi: La Combe du Vali, sau đó về Jassans-Riottier 8 năm, rồi được gửi đến Péronnas coi 5 họ đạo trong 3 năm. Ngày 10/09/2017, ngài được ĐHY André Vingt-Trois bổ nhiệm làm Giám đốc Giáo xứ Việt Nam Paris. Ngài nhậm chức ngày 10/09/2017.

Cộng Ðoàn Công Giáo người Việt ở Lyon được thành hình từ tháng 10/1975. Cộng đoàn đã thuê một căn nhà của giáo xứ Immaculée Conception (Lyon 3) lấy tên là Trung tâm Liên lạc Công Giáo Việt Nam. Năm 1985, Cộng đoàn đổi tên là Mission Catholique Vietnamienne.

Kể từ năm 1989, Cộng đoàn được sử dụng nhà thờ Saint Pierre Chanel để thực hiện các sinh hoạt mục vụ. Ðây cũng là thời gian Cộng đoàn được sự giúp đỡ của dòng Tận Hiến Ðức Mẹ Vô Nhiễm (O.M.I.).

Cộng đoàn Việt Nam tại Lyon đã tạo mối liên hệ thường xuyên với xứ đạo Pháp, mỗi năm có một thánh lễ pháp-việt, cộng tác với giáo xứ Pháp tổ chức ngày hội lớn của Giáo Phận (Forum).

Số người Việt ở Lyon và vùng phụ cận khoảng 13 ngàn người. Người công giáo có khoảng 1500 người.

Lê Đình Thông
 
AUSTRAC xác nhận việc chuyển tiền từ Vatican sang Úc trong phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell
Đặng Tự Do
17:05 22/10/2020


Cơ quan tình báo tài chính Australia, gọi tắt là AUSTRAC, đã chuyển thông tin cho cảnh sát liên bang liên quan đến cáo buộc rằng các khoản chuyển tiền quốc tế, lên tới hàng trăm nghìn euro trong quỹ của Vatican, đã được gửi đến Australia trong khi phiên tòa xét xử Đức Hồng Y George Pell đang diễn ra.

Trong phiên điều trần của ủy ban Thượng viện hôm thứ Ba 20 tháng 10, Nicole Rose, giám đốc điều hành của AUSTRAC, cơ quan tình báo tài chính của chính phủ Úc, đã được hỏi về các cáo buộc, được công bố lần đầu tiên trên phương tiện truyền thông Ý vào ngày 2 tháng 10, rằng khoảng 700,000 euro tiền quỹ của Giáo hội đã được gửi đến Úc theo lệnh của Đức Hồng Y Angelo Becciu với mục đích gây ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục.

Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells đã hỏi Rose về các báo cáo trên phương tiện truyền thông về việc chuyển tiền “được cho là từ quỹ của Vatican cho một người hoặc nhiều người ở Úc.”

“Có, tôi có thể xác nhận AUSTRAC đã xem xét vấn đề này và chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Cảnh sát Liên bang Úc và cho Cảnh sát Victoria”, Rose nói với Ủy ban Pháp chế Các vấn đề Hiến pháp và Pháp luật vào ngày 20 tháng 10.


Source:Catholic News Agency

 
Đức Hồng Y Becciu mạnh mẽ phủ nhận sự can thiệp của ngài vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell
Đặng Tự Do
17:06 22/10/2020

Đức Hồng Y Giovanni Angelo Đức Hồng Y Becciu một lần nữa phủ nhận đã can thiệp bằng bất kỳ cách nào vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Đức Hồng Y George Pell, sau khi truyền thông Ý đưa tin nhằm cáo buộc rằng ngài có thể đã chuyển tiền sang Úc nhằm can thiệp vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell.

Một tuyên bố ngày 17 tháng 10 từ luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết Đức Hồng Y, “đứng trước sự chú ý dai dẳng của một số nhà báo đến phiên tòa của Đức Hồng Y Pell, buộc phải nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng ngài chưa bao giờ can thiệp vào phiên tòa này bằng bất kỳ cách nào”.

Luật sư cũng cho biết “ để bảo vệ danh dự của mình, đã bị tổn hại nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Becciu có thể nhờ đến pháp lý chống lại một số phương tiện truyền thông vì họ liên tục đưa tin về “nhằm bôi nhọ mặc dù không có bằng chứng nào ngài đã can thiệp vào phiên tòa để chống lại Đức Hồng Y Pell. “

Lời phủ nhận mới nhất của Đức Hồng Y Becciu được đưa ra sau khi các báo cáo đồn đoán trên các tờ báo Ý hồi đầu tháng cho thấy ngài đã bị buộc tội chuyển tiền từ một tài khoản của Vatican sang Úc trong khi Đức Hồng Y Pell đang phải đối mặt với một phiên tòa hình sự năm 2018, vì bị cáo gian lạm dụng tình dục hai bé trai khi còn là Tổng giám mục Melbourne vào thập niên 1990.

Đức Hồng Y Pell đã bị kết án về tội danh đó và được trả tự do vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau khi Tòa án Tối cao của Úc đồng thanh kết luận rằng bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử ngài đã không hành động hợp lý khi chạy theo những lời kết án của các phương tiện truyền thông bài Công Giáo.

Những thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Australia để chống lại Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế.


Source:Catholic News Agency
 
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn bác bỏ dự luật sửa đổi Luật Phá thai Quốc gia
Đặng Tự Do
17:07 22/10/2020


“Phá thai là không thể chấp nhận được. Giáo hội sẽ luôn bảo vệ sự sống của con người, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi hy vọng chính phủ Nam Hàn sẽ cho phép quyền phản đối luật phá thai theo lương tâm”, Đức Cha Matthêu Lý Vinh Huân (Lee Yong-hoon, 이용훈) Giám Mục giáo phận Thủy Nguyên (Suwon, 수원시) người vừa được bầu làm tân chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, gọi tắt là CBCK, trong phiên khoáng đại từ 12 đến 15 tháng 10, đã cho biết như trên

Đức Cha Matthêu Lý Vinh Huân trước đây là Chủ tịch Ủy ban Đạo đức Sinh học của CBCK. Ngài đã đưa ra những lời bình luận trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bối cảnh là đang có cuộc tranh luận về những thay đổi đối với luật phá thai hiện đang được bàn cãi tại quốc hội Nam Hàn.

Ngài nhận xét rằng: “Việc bảo vệ phẩm giá của cuộc sống con người và quyền bất khả xâm phạm đối với cuộc sống và phẩm giá con người là những giá trị không thể bị tổn hại”. Dựa trên sự xác tín này, Đức Giám Mục yêu cầu chính quyền dân sự công nhận quyền phản đối theo lương tâm: “Quyền phản đối theo lương tâm cho phép các bác sĩ và y tá từ chối việc phá thai theo yêu cầu của bệnh nhân. Nhân viên y tế không nên bị trừng phạt chỉ vì họ từ chối thực hiện thủ thuật phá thai”.

Chính phủ gần đây đã thông báo về dự luật sửa đổi đạo luật phá thai, thay đổi cả Đạo luật Hình sự và Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em nhằm hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Việc phá thai đối với phụ nữ mang thai từ 15 tuần đến 24 tuần cũng sẽ bị hủy bỏ trong “một số điều kiện nhất định”, chẳng hạn như lý do y tế, kinh tế hoặc xã hội, hay trong trường hợp bị cưỡng hiếp.

Theo luật hiện hành, một phụ nữ Nam Hàn có thể bị phạt tới một năm tù giam hoặc bị phạt tới 2 triệu won (tương đương 1,700 Mỹ Kim) nếu phá thai, trong khi bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe thực hiện phá thai có thể bị phạt tới hai năm tù.


Source:Zenit
 
Khi đề cập tới Sống chung đồng tính có phải Đức Giáo Hoàng chấp nhận Hôn nhân đồng tính không?
LM Trần Công Nghị
19:17 22/10/2020
LTS: Đang khi chờ đợi lời minh định từ Tòa Thánh, chúng tôi xin đề cập tới hoàn cảnh nào làm rấy lên phản ứng mạnh mẽ như vừa nêu trên. Điểm quan trọng nhất là không lầm lẫn giữa câu nói của ĐTC về "Sự chung sống dân sự"của những người đồng tính (tiếng Italian là convivenza civile, và Anh ngữ là civil cohabitation) khác với một thể chế hôn nhân được Giáo hội công nhận. Sự kết hợp dân sự đồng tính tiếng Anh còn gọi là " (homosexual civil unions or same sex civil unions) có quốc gia công nhận tư cách pháp lý, có nơi lại không công nhận minh nhiên và khác với "thể chế hôn nhân (marriage)" . Do vậy mà nhiều người đã hiểu lầm và đưa ra những phán đoán sai lầm.

“Francesco” là Bộ phim tài liệu mới về Đức Thánh Cha. Phim này được thực hiện bởi đạo diễn người Mỹ, gốc Nga, Evgeny Afineevsky, được trình chiếu ngày 21/10 tại Liên hoan phim Roma và được trao giải Kinéo ngày 22/10. Phim kể lại giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, những thách đố của thời đại và tính cấp bách cần giải đáp, qua một loạt các cuộc phỏng vấn về các chủ đề chính trong triều giáo hoàng của ngài.

Trong phim ĐTC Phanxico có đề cập tới "Sự chung sống của những người đồng tính" mà nhiều tờ báo đã đi tít lớn là Đức Giáo Hoàng Phanxico chấp nhận "hôn nhân đồng tính!". Người Công Giáo khắp nơi, ngay cả người Công Giáo Việt Nam cũng email về VietCatholic hỏi "Cho ra lẽ có phải Đức Giáo Hoàng chấp nhân hôn nhân đồng tình không? Thật lạ quá!"

Theo giáo lý Công Giáo định nghĩa "hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ". Giáo lý này vẫn còn nguyên vẹn bất kể nhận xét của Đức Giáo Hoàng về sự kết hợp của người đồng giới.

Do vậy ngay chính Đức Giáo Hoàng cũng không có khả năng thay đổi giáo lý có tính cách lâu dài và độc quyền của hôn nhân đã được Chúa Giêsu trong Thánh Kinh phán dậy. Phát biểu của Ngài về sự sống chung của người đồng tính chỉ mang tính cách nhận định cá nhân chứ không phải là một giáo lý.

Phim “Francesco” đan xen câu chuyện thực với các cuộc phỏng vấn độc quyền với chính ĐTC Phanxicô, với Đức Biển Đức XVI, với gia đình của ngài, với ĐHY Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc, với đức cha Charles Scicluna, trợ lý thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin, và cả với nữ tu Norma Pimentel, người đã dấn thân cho những người di cư tại biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico, và với người bạn lâu năm của Đức Thánh Cha, rabbi Abraham Skorka.

Phim đề cập đến nhiều vấn đề thời sự khác nhau như đại dịch, phân biệt chủng tộc, lạm dụng tính dục… Phim nói về cuộc chiến tại Syria và Ukraine nhưng cũng nói về cuộc bách hại người Rohingya để họ sống trong cảnh khốn cùng ở trại tị nạn ở Bangladesh.

Thông cáo báo chí về việc trình chiếu phim viết rằng, Đức Thánh Cha trả lời các câu hỏi “bằng sự khôn ngoan và lòng quảng đại” khi chia sẻ “những ví dụ cảm động về những bài học cuộc sống của ngài”, đưa ra những lý tưởng “có thể giúp chúng ta xây dựng một cây cầu hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn và phát triển như một cộng đồng toàn cầu”.

Dù phim nói về nhiều đề tài khác nhau, nhưng báo chí dường như chỉ tập trung vào đề tài sự chung sống của những người đồng tính. Tuy nhiên, khi khai thác về đề tài này, nhiều tờ báo lớn đã không muốn đào sâu ý muốn thực sự của Đức Thánh Cha, nhưng đi theo một hướng khác, với cách dùng từ khác, vì thế làm dấy lên một làn sóng truyền thông trên khắp thế giới.

Để phần nào hiểu rõ và phân biệt được "kết hợp đồng tính" khác với "hôn nhân đồng tính", chúng tôi xin mời xem bài sau đây nói về phản ứng của Đức Tổng Giám Mục giáo phận San Francisco".

Đức TGM Salvatore Cordileone nói rằng ĐGH tán thành sự "kết hợp dân sự" có thể dẫn đến quan hệ giữa các anh và chị em.

Đức TGM Salvatore Cordileone của San Francisco đã trả lời về sự tán thành lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các sự kết hợp dân sự (civil unions) đồng tính bằng cách nói rằng các cuộc kết hợp như vậy phải "bao trùm nhất có thể" và mở rộng cho những anh và chị em chưa kết hôn ủng hộ lẫn nhau.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng những người đồng tính "có quyền được ở trong một gia đình", nhưng không ủng hộ hôn nhân đồng giới, vốn là hợp pháp ở Mỹ. Các ý kiến được đưa ra trong một bộ phim tài liệu, Francesco, được công chiếu tại Liên hoan phim ở Roma hôm thứ Tư.

Theo hãng tin AP, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Những người đồng tính luyến ái có quyền ở trong một gia đình, họ là con của Chúa. Bạn không thể đuổi ai đó ra khỏi gia đình, cũng như khiến cuộc sống của họ trở nên khốn khổ vì điều này. Những gì chúng ta phải có là luật kết hợp dân sự; theo cách đó, họ được bảo vệ về mặt pháp lý."

Đức TGM Salvatore Cordileone của San Francisco, người đã lên tiếng phản đối hôn nhân đồng tính trong nhiều năm, đã đưa ra một tuyên bố đáp lại, trong đó ngài khẳng định rằng các kết hợp dân sự không giống như hôn nhân.

TGM Cordileone cho biết các kết hợp dân sự cùng có lợi cho hai người không nên giới hạn ở những người có quan hệ đồng giới, và các anh chị em trong quan hệ đối tác nên được phép có các quyền như nhau.

Trong tuyên bố của mình, có tiêu đề "Vai trò của các kết hợp dân sự", TGM Cordileone cho biết chủ đề của các kết hợp dân sự đã "được đưa ra trong cuộc tiếp chuyện" với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến thăm của ngài tới Vatican vào tháng Giêng.

"Đức Thánh Cha Phanxicô đã phân biệt rõ ràng giữa một thỏa thuận dân sự mang lại lợi ích chung cho hai người và hôn nhân. Điều trước đây, theo ngài, không thể nào được đánh đồng với hôn nhân, vốn vẫn là duy nhất", Đức TGM Cordileone nói.

Ngài nói: “Tôi muốn nói thêm rằng một sự kết hợp dân sự kiểu này (không được coi là hôn nhân) nên càng bao trùm càng tốt, và không bị giới hạn ở hai người cùng giới trong một mối quan hệ tình dục giả định. Chẳng có lý do gì, chẳng hạn, tại sao anh trai và em gái, cả hai đều chưa kết hôn và hỗ trợ lẫn nhau, lại không được tiếp cận với những loại phúc lợi này."

TGM Cordileone nói thêm rằng hôn nhân "là duy nhất bởi vì nó là thể chế duy nhất kết nối con cái với cha mẹ của chúng, và do đó được coi là một mối quan hệ tình dục. Thật vậy, mối quan hệ tình dục mà hôn nhân được cho là có liên quan là loại duy nhất mà con cái được tạo ra một cách tự nhiên. Bản chất của hôn nhân, vị trí của tình dục trong đời sống nhân đức, những lời dạy tuyệt vời này của Giáo hội đến với chúng ta từ Thiên Chúa, được lý trí soi sáng, và không thay đổi. "

TGM Cordileone từ lâu đã vận động chống lại bình đẳng hôn nhân. Theo SF Gate, ngài đã giúp quyên góp được 1,5 triệu đô la để có được Dự luật 8, trong đó cấm các cặp đồng tính kết hôn, trên lá phiếu của California vào năm 2008, khi ngài là giám mục của San Diego.

Sau khi dân chúng California bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp của bang, Đức TGM Cordileone nói với một chương trình phát thanh Công Giáo rằng "cuộc tấn công cuối cùng của Kẻ ác là cuộc tấn công vào hôn nhân." Một tòa án liên bang sau đó đã bác bỏ Dự luật 8, phán quyết rằng nó vi hiến.

Đức TGM Cordileone đã gây xôn xao vào cuối tuần vừa qua, sau khi ngài thực hiện nghi lễ trừ tà tại một nhà thờ Công Giáo, vài ngày sau khi những người biểu tình lật đổ bức tượng của Cha thánh Junipero Serra ở đó.

Archbishop Says Pope's Civil Unions Endorsement Could Lead to Partnerships Between Brothers and Sisters

by Khaleda Rahman

Salvatore Cordileone, the archbishop of San Francisco, responded to Pope Francis' historic endorsement of same-sex civil unions by saying such unions should be "as inclusive as possible," and extended to unmarried brothers and sisters who support each other.

Archbishop of San Francisco Salvatore Joseph Cordileone attends mass at the Vatican Basilica on June 29, 2013 in Vatican City, Vatican.

Pope Francis said homosexual people "have the right to be in a family," but stopped short of supporting same-sex marriage, which is legal in the U.S. The comments came in a documentary, Francesco, which premiered at the Rome Film Festival on Wednesday.

"Homosexual people have the right to be in a family," the pontiff said, according to The Associated Press. "They are children of God. You can't kick someone out of a family, nor make their life miserable for this. What we have to have is a civil union law; that way they are legally covered."

San Francisco's archbishop Salvatore Cordileone, who has vocally opposed same-sex marriage for years, issued a statement in response, in which he maintained that civil unions are not akin to marriage.

Cordileone said civil unions which mutually benefit two people should not be limited to those in a same-sex relationship, and brothers and sisters in partnerships should be allowed the same rights.

In his statement, titled "The Role of Civil Unions," Cordileone said the topic of civil unions had "come up in conversation" with Pope Francis during his visit to the Vatican in January.

"The Holy Father clearly differentiated between a civil arrangement which accords mutual benefits to two people, and marriage. The former, he said, can in no way be equated to marriage, which remains unique," Cordileone said.

"I would add that a civil union of this type (one which is not equated to marriage) should be as inclusive as possible, and not be restricted to two people of the same sex in a presumed sexual relationship," he said.

"There is no reason, for example, why a brother and a sister, both of whom are unmarried and support each other, should not have access to these kinds of benefits."

Cordileone added that marriage "is unique because it is the only institution that connects children to their mothers and fathers, and therefore is presumed to be a sexual relationship.

"Indeed, the sexual relationship that marriage is presumed to involve is the only kind by which children are naturally made. The nature of marriage, the place of sex within a virtuous life, these great teachings of the Church come to us from God, are illuminated by reason, and do not change."

Cordileone has long campaigned against marriage equality. According to SF Gate, he helped raise $1.5 million get Proposition 8, which banned same-sex couples from marrying, on the California ballot in 2008, when he was bishop of San Diego.

After Californians voted to pass the state constitutional amendment, Cordileone told a Catholic radio show that "the ultimate attack of the Evil One is the attack on marriage." A federal court later struck down Proposition 8, ruling it was unconstitutional.

Cordileone made headlines at the weekend after he performed an exorcism ceremony at a Catholic Church, days after protesters toppled a statue of Father Junipero Serra there.

(Source: https://www.msn.com/en-us/news/world/archbishop-says-popes-civil-unions-endorsement-could-lead-to-partnerships-between-brothers-and-sisters/ar-BB1aizN7?ocid=uxbndlbing)
 
Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương sáu
Vũ Văn An
19:18 22/10/2020

CHƯƠNG SÁU: ĐỐI THOẠI VÀ TÌNH HỮU NGHỊ TRONG XÃ HỘI

198. Tiếp cận, nói chuyện, lắng nghe, nhìn nhau, tiến đến chỗ biết và hiểu nhau, và tìm cơ sở chung: tất cả những điều này được tóm gọn trong một chữ “đối thoại”. Nếu chúng ta muốn gặp gỡ và giúp đỡ nhau, chúng ta phải đối thoại. Tôi không cần phải nhấn mạnh các ơn ích của việc đối thoại. Tôi chỉ cần nghĩ tới việc thế giới của chúng ta sẽ ra sao nếu không có cuộc đối thoại kiên nhẫn của những con người rộng lượng, những người giữ cho các gia đình và cộng đồng ở lại với nhau. Không giống như bất đồng và xung đột, cuộc đối thoại kiên trì và can đảm không tạo ra những hàng tít lớn, nhưng lặng lẽ giúp thế giới sống tốt hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

ĐỐI THOẠI XÃ HỘI CHO MỘT NỀN VĂN HÓA MỚI

199. Một số người cố gắng trốn chạy thực tại, trú ẩn trong thế giới nhỏ bé của riêng họ; những người khác phản ứng thực tại bằng bạo lực hủy diệt. Tuy nhiên, “giữa sự thờ ơ ích kỷ và sự phản kháng bạo động luôn có một lựa chọn khả hữu khác: đó là lựa chọn đối thoại. Đối thoại giữa các thế hệ; đối thoại trong nhân dân, vì chúng ta hết thẩy là dân tộc, có khả năng cho và nhận, trong khi vẫn cởi mở đối với sự thật. Một quốc gia phát triển mạnh mẽ khi cuộc đối thoại xây dựng diễn ra giữa nhiều thành tố văn hóa phong phú của nó: văn hóa đại chúng, văn hóa đại học, văn hóa tuổi trẻ, văn hóa nghệ thuật, văn hóa kỹ thuật, văn hóa kinh tế, văn hóa gia đình và văn hóa truyền thông” [196].

200. Đối thoại thường bị nhầm lẫn với một điều khá khác biệt: nóng nẩy trao đổi ý kiến trên mạng xã hội, thường dựa trên thông tin truyền thông không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Những cuộc trao đổi này chỉ đơn thuần là những cuộc độc thoại song hành. Chúng có thể thu hút sự chú ý bởi giọng điệu gay gắt và hung hãn. Nhưng các cuộc độc thoại không lôi kéo được ai và nội dung của chúng thường mang tính tự phục vụ và mâu thuẫn.

201. Thật vậy, vô số sự kiện và ý kiến ồn ào của truyền thông thường gây trở ngại cho đối thoại, vì nó cho phép mọi người ương ngạnh bám lấy các ý tưởng, sở thích và lựa chọn riêng của họ, với lời bào chữa rằng mọi người khác đều sai lầm. Việc làm mất uy tín và nhục mạ đối thủ ngay từ đầu trở nên dễ dàng hơn là việc mở ra một cuộc đối thoại tương kính nhằm đạt được một thỏa thuận ở bình diện sâu sắc hơn. Tệ hơn nữa, loại ngôn ngữ này, thường được rút tỉa từ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông về các chiến dịch chính trị, đã trở nên phổ biến đến độ trở thành một phần của cuộc trò chuyện hàng ngày. Cuộc thảo luận thường bị thao túng bởi các nhóm quyền lợi đặc biệt có quyền thế, những người tìm cách làm cho dư luận nghiêng một cách bất công về phía có lợi cho họ. Loại thao túng này có thể được thực hiện không những nơi các chính phủ, mà cả trong kinh tế, chính trị, truyền thông, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác. Người ta đưa ra nhiều cố gắng nhằm biện minh hoặc bào chữa cho loại thao túng đó khi nó có xu hướng phục vụ quyền lợi kinh tế hoặc ý thức hệ của riêng họ, nhưng sớm hay muộn nó sẽ quay lưng chống lại chính những quyền lợi đó.

202. Thiếu đối thoại có nghĩa là trong những lĩnh vực riêng lẻ này, người ta quan tâm không phải đối với lợi ích chung, mà đối với lợi ích của quyền lực hoặc, cùng lắm, cũng là để tìm cách áp đặt các ý nghĩ của riêng họ. Vì vậy, bàn tròn trở thành những phiên đàm phán đơn thuần, trong đó các cá nhân cố gắng nắm bắt mọi lợi thế có thể có, thay vì hợp tác để theo đuổi lợi ích chung. Các bậc anh hùng trong tương lai sẽ là những người có thể phá vỡ cái khung suy nghĩ không lành mạnh này và kính cẩn cương quyết tôn trọng tính trung thực, vượt lên trên quyền lợi bản thân. Nhờ ý Thiên Chúa, những bậc anh hùng như vậy đang âm thầm xuất hiện, ngay lúc này, ở giữa lòng xã hội của chúng ta.

Cùng nhau xây dựng

203. Đối thoại xã hội chân chính bao gồm khả năng tôn trọng quan điểm của người khác và thừa nhận rằng nó có thể bao gồm những xác tín và mối quan tâm chính đáng. Dựa trên danh tính và kinh nghiệm của họ, những người khác có điều để đóng góp và người ta mong muốn rằng họ nên trình bày rõ ràng các lập trường của họ có lợi cho một cuộc tranh luận công khai hữu hiệu hơn. Khi các cá nhân hoặc các nhóm nhất quán trong suy nghĩ của họ, chịu bảo vệ các giá trị và niềm tin của họ, và khai triển lập luận của họ, thì điều này chắc chắn có lợi cho xã hội. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra theo mức độ có sự đối thoại chân chính và cởi mở với người khác. Thật vậy, “trong tinh thần đối thoại thực sự, chúng ta lớn lên trong khả năng nắm bắt được tầm quan trọng của những gì người khác nói và làm, ngay cả khi chúng ta không thể chấp nhận nó làm niềm tin của chính mình. Nhờ cách này, ta có thể thẳng thắn và cởi mở đối với niềm tin của chúng ta, trong khi tiếp tục thảo luận, tìm kiếm các điểm tiếp xúc, và trên hết, cùng làm việc và đấu tranh với nhau” [197]. Thảo luận công khai, nếu thực sự biết dành chỗ cho mọi người và không thao túng hoặc che giấu thông tin, là một kích thích liên tục để nắm bắt sự thật một cách tốt hơn, hoặc ít nhất để diễn đạt nó cách hữu hiệu hơn. Nó giữ cho các khu vực khác nhau không trở nên tự mãn và tự cho mình là trung tâm trong quan điểm và những mối quan tâm hạn chế của họ. Chúng ta đừng quên rằng “các dị biệt có tính sáng tạo; chúng tạo ra căng thẳng và nhờ việc giải quyết căng thẳng, nhân loại mới có sự tiến bộ” [198].

204. Càng ngày, người ta càng xác tín rằng, cùng với các tiến bộ khoa học chuyên ngành, chúng ta cần có việc truyền đạt liên ngành lớn lao hơn. Mặc dù thực tại là một, nhưng nó có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ và phương pháp luận khác nhau. Có nguy cơ này là một tiến bộ khoa học đơn nhất được coi như lăng kính khả hữu duy nhất để xem xét một khía cạnh đặc thù của cuộc sống, của xã hội và của thế giới. Các nhà nghiên cứu nào, tuy là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, nhưng cũng quen thuộc với những phát hiện của các ngành khoa học và các môn học khác, là những người biết phân định các khía cạnh khác của đối tượng nghiên cứu của họ và do đó có thể cởi mở đối với một nhận thức toàn diện và toàn vẹn hơn về thực tại.

205. Trong thế giới hoàn cầu hóa ngày nay, “các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi với nhau hơn, cảm nhận được tính hợp nhất của gia đình nhân loại, từ đó có thể gợi hứng cho tình liên đới và nỗ lực nghiêm túc để bảo đảm một cuộc sống xứng đáng hơn cho mọi người… Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc này, nhất là ngày nay, khi các mạng lưới truyền thông của con người đã có những bước tiến chưa từng thấy. Đặc biệt, Internet mang lại nhiều khả thể gặp gỡ và liên đới vô cùng to lớn. Đây là một điều thực sự tốt đẹp, một ơn phúc của Thiên Chúa” [199]. Chúng ta cần liên tục bảo đảm để các hình thức truyền thông ngày nay thực sự hướng dẫn chúng ta tới cuộc gặp gỡ phong phú với người khác, trung thực theo đuổi toàn bộ sự thật, phục vụ, gần gũi với những người kém may mắn và cổ vũ công ích. Như các Giám mục Úc đã chỉ ra, chúng ta không thể chấp nhận “một thế giới kỹ thuật số được thiết kế để khai thác các nhược điểm của chúng ta và chỉ mang ra những điều tồi tệ nhất nơi con người” [200].

Cơ sở của đồng thuận

206. Thuyết tương đối không phải là giải pháp. Dưới chiêu bài khoan dung, thuyết tương đối cuối cùng trao cách giải thích các giá trị đạo đức cho những người nắm quyền, để được định nghĩa theo ý thích của họ. “Trong trường hợp thiếu sự thật khách quan hoặc các nguyên tắc lành mạnh khác hơn việc thỏa mãn các mong muốn riêng và các nhu cầu trước mắt của chúng ta… chúng ta không nên nghĩ rằng các cố gắng chính trị hoặc sức mạnh pháp luật đã là đủ… Khi chính văn hóa bị băng hoại, và sự thật khách quan và các nguyên tắc có giá trị phổ quát không còn được duy trì, thì pháp luật chỉ có thể được coi như những áp đặt độc đoán hoặc các trở ngại cần phải tránh” [201].

207. Liệu ta có thể quan tâm đến sự thật, tìm kiếm sự thật có thể giải đáp ý nghĩa sâu xa nhất của cuộc sống không? Luật pháp là gì nếu không có sự xác tín, phát sinh từ những suy tư lâu đời và túi khôn vĩ đại, rằng mỗi con người đều thánh thiêng và bất khả xâm phạm? Nếu muốn có một tương lai, xã hội phải tôn trọng sự thật về nhân phẩm của chúng ta và phục tùng sự thật đó. Giết người không sai chỉ vì nó không được xã hội chấp nhận và bị pháp luật trừng phạt, mà vì một xác tín sâu sắc hơn. Đây là một sự thật không thể thương lượng đạt được bằng cách sử dụng lý trí và được chấp nhận trong lương tâm. Một xã hội sở dĩ cao quý và đứng đắn đặc biệt là nhờ biết nâng đỡ việc theo đuổi chân lý và tuân thủ điều căn bản nhất của các chân lý.

208. Chúng ta cần học cách vạch trần những cách khác nhau trong việc thao túng, bóp méo và che giấu sự thật trong ngôn từ công khai và riêng tư. Điều chúng ta gọi là "sự thật" không những chỉ là việc tường thuật các sự kiện và biến cố, như chúng ta thấy trên các báo chí hàng ngày. Nó chủ yếu là việc tìm kiếm các nền tảng vững chắc nâng đỡ các quyết định và luật lệ của chúng ta. Điều này đòi hỏi phải thừa nhận rằng tâm trí con người có khả năng vượt qua những mối quan tâm tức thời và nắm bắt một số sự thật bất biến, đúng bây giờ cũng như trong quá khứ. Nhờ biết nhìn vào bản chất của con người, lý trí khám phá ra những giá trị phổ quát bắt nguồn từ cùng một bản chất đó.

209. Nếu không, há không thể quan niệm được việc những nhân quyền căn bản mà ngày nay chúng ta vốn coi như không thể tấn công sẽ bị những người cầm quyền bác bỏ, một khi họ đã đạt được “sự đồng thuận” của một quần chúng thờ ơ hoặc bị đe dọa đó sao? Mà một sự đồng thuận đơn thuần giữa các quốc gia khác nhau, tự nó dễ bị thao túng y như thế, cũng không đủ để bảo vệ chúng. Chúng ta có dư bằng chứng cho thấy chúng ta có thể có nhiều điều tốt đẹp, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận tính phá hoại vốn có trong chúng ta. Há sự thờ ơ và chủ nghĩa cá nhân vô tâm mà chúng ta từng sa vào cũng không là kết quả của việc chúng ta lười biếng trong việc theo đuổi các giá trị cao hơn, các giá trị vượt lên trên nhu cầu trước mắt của chúng ta đó sao? Thuyết tương đối luôn mang đến nguy cơ này là điều này hoặc điều nọ được cho là sự thật sẽ bị những kẻ nắm quyền hoặc người khôn khéo áp đặt. Tuy nhiên, “khi nói đến các quy tắc đạo đức ngăn cấm điều ác nội tại, thì không có đặc quyền hay ngoại lệ nào dành cho bất cứ ai. Không có gì khác biệt cho dù ai đó là chủ nhân của thế giới hay là người 'nghèo nhất trong số những người nghèo' trên trái đất. Trước các đòi hỏi đạo đức, tất cả chúng ta đều tuyệt đối bình đẳng” [202].

210. Điều đang xảy ra hiện nay và lôi kéo chúng ta vào một lối suy nghĩ đồi bại và cằn cỗi, là việc giản lược đạo đức và chính trị thành vật lý. Sự thiện và sự ác không còn hiện hữu trong chính chúng nữa; chỉ còn phép giải tích lợi hại và nặng nhẹ. Do sự chuyển vị lý luận đạo đức, luật pháp không còn được coi như phản ảnh ý niệm công lý căn bản mà như phản chiếu các ý niệm đang thịnh hành. Do đó có sự suy sụp: mọi sự đều bị “san bằng thấp xuống như nhau” bởi một đồng thuận đổi trao phiến diện. Cuối cùng, luật của kẻ mạnh nhất thắng thế.

Đồng thuận và sự thật

211. Trong một xã hội đa nguyên, đối thoại là cách tốt nhất để nhận ra điều phải luôn được khẳng định và tôn trọng bất kể sự đồng thuận phù phiếm nào. Cuộc đối thoại như vậy cần được làm phong phú và soi sáng bởi các biện minh, các lập luận hợp lý, một loạt các viễn ảnh và sự đóng góp của nhiều lĩnh vực nhận thức và quan điểm khác nhau. Cuộc đối thoại này cũng không được loại trừ xác tín cho rằng có thể đạt được một số chân lý nền tảng nào đó luôn cần được đề cao. Thừa nhận sự hiện hữu của một số giá trị lâu dài nào đó, dù không phải lúc nào cũng dễ biện phân ra chúng, mang lại sự vững chắc và ổn định cho một nền đạo đức xã hội. Ngay cả khi các giá trị căn bản đó được thừa nhận và chấp nhận nhờ đối thoại và đồng thuận, chúng ta thấy chúng vẫn vượt lên trên bất cứ sự đồng thuận nào; chúng ta thừa nhận chúng như các giá trị vượt quá các bối cảnh của chúng ta và không bao giờ thương lượng được. Sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng có thể gia tăng - và theo nghĩa này, sự đồng thuận là một điều có tính năng động - nhưng tự thân, chúng được coi như ổn định nhờ ý nghĩa nội tại của chúng.

212. Nếu một điều gì đó luôn phục vụ sự vận hành tốt đẹp của xã hội, há chẳng phải vì, nằm ở bên kia nó, có một sự thật lâu dài mà trí khôn ta có thể tiếp cận được đó sao? Nội tại trong bản chất của con người và xã hội vốn hiện hữu một số cơ cấu căn bản nào đó để hỗ trợ chúng ta phát triển và sinh tồn. Do đó, mà có một số yêu cầu và các yêu cầu này có thể được phát hiện nhờ đối thoại, mặc dù, nói một cách chính xác, chúng không được đồng thuận tạo ra. Sự kiện một số quy tắc nào đó cấp thiết đối với chính cuộc sống của xã hội là một dấu hiệu cho thấy chúng vốn tốt trong và tự chúng. Vì vậy, không cần thiết phải tương phản lợi ích của xã hội, sự đồng thuận và thực tại của sự thật khách quan. Ba thực tại này có thể được hòa hợp bất cứ khi nào, nhờ đối thoại, người ta không sợ đi vào trọng tâm của một vấn đề.

213. Phẩm giá của người khác phải được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh, không phải vì phẩm giá đó là điều chúng ta đã sáng chế hay tưởng tượng ra, mà bởi vì con người sở hữu một giá trị nội tại vượt lên trên giá trị của các đồ vật vật chất và các tình huống không nhất thiết. Điều này đòi hỏi họ phải được đối xử khác khau. Sự kiện mỗi hữu thể nhân bản đều có một phẩm giá bất khả chuyển nhượng là một chân lý tương ứng với bản chất con người bất chấp mọi thay đổi văn hóa. Vì lý do này, con người có phẩm giá bất khả xâm phạm như nhau trong mọi thời đại của lịch sử và không ai có thể tự cho mình là người được ủy quyền bởi bất cứ tình huống đặc thù nào có thể bác bỏ xác tín này hoặc hành động chống lại nó. Trí khôn có thể tìm hiểu thực tại của sự vật qua suy tư, kinh nghiệm và đối thoại, và tiến đến chỗ nhận ra trong thực tại đó, một thực tại vốn vượt quá nó, cơ sở của một số đòi hỏi đạo đức phổ quát nào đó.

214. Đối với những người bất khả tri, nền tảng này có thể chứng tỏ là đủ để đem lại một giá trị phổ quát vững chắc và ổn định cho các nguyên tắc đạo đức căn bản và không thể thương lượng có thể giúp ngăn ngừa các thảm họa hơn nữa. Là các tín hữu, chúng ta tin chắc rằng bản chất con người, vốn là nguồn gốc của các nguyên tắc đạo đức, được Thiên Chúa tạo dựng, và cuối cùng chính Người là Đấng ban nền tảng vững chắc cho những nguyên tắc này [203]. Điều này không dẫn đến tính cứng ngắc đạo đức cũng như không dẫn đến việc áp đặt bất cứ hệ thống đạo đức nào, vì các nguyên tắc đạo đức có giá trị từ trong nền tảng và một cách phổ biến có thể được hiện thân trong các quy tắc thực tiễn khác nhau. Vì vậy, luôn có chỗ dành cho đối thoại.

Kỳ tới: Một nền văn hóa mới
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam thăm vùng lũ lụt
Giuse Hoàng Thượng Vương
10:12 22/10/2020
ĐÀ NẴNG – Sáng 20.10.2020, đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch HĐGMVN - làm trưởng đoàn, đã đến viếng thăm và trao quà cho những nạn nhân lũ lụt vừa qua tại các giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Huế và Giáo phận Đà Nẵng.

Phái đoàn tháp tùng Đức Tổng Giuse gồm Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn - Giám mục GP. Bà Rịa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân - Giám mục GP. Đà Nẵng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Giám mục GP. Hà Tĩnh, cha Giám đốc Đại chủng viện Huế, Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện - đại diện Caritas giáo tỉnh miền Bắc, Cha Marcello Đoàn Minh - đại diện Caritas Giáo tỉnh Huế, Anh Giuse Hoàng Thượng Vương - Trưởng ban cứu trợ Caritas Việt Nam cùng một số linh mục, tu sĩ của TGP. Huế và GP. Đà Nẵng.

Điểm đến đầu tiên là Giáo xứ Hà Tân - GP. Đà Nẵng, một giáo xứ vùng sâu, vùng xa được bao quanh bởi hai con sông Vu Gia và sông Kôn nằm trên địa bàn xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây đã xảy ra một trường hợp tử vong do điện giật, 5 nhà bị sập, một số vật nuôi và cá bị lũ cuốn trôi.

Điểm đến thứ hai là Giáo xứ Ái Nghĩa, cũng nằm trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bên cạnh sông Vu Gia.

Điểm đến cuối ngày là giáo xứ Lương Văn, TGP. Huế, thuộc xã Thủy Lương, huyện Hương Thuỷ, TP. Huế.

Các vị Giám mục đã trao đến các nạn nhân lũ lụt những món quà, trích từ quỹ dự phòng thiên tai của Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những món quà tuy nhỏ bé, nhưng phát xuất từ tấm lòng của nhiều người hướng về đồng bào ruột thịt thân yêu đang chịu nhiều khó khăn thử thách vì thiên tai...
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
10:17 22/10/2020
Bài 1: NGUỒN GỐC

Khả năng hay sự khả thể của việc cho rằng loài người là hậu duệ của loài khỉ cổ xưa đã trở nên rõ ràng sau năm 1859 với sự ra đời của cuốn sách “Về nguồn gốc của chủng loại” của Charles Darwin. Ông này đã tranh luận về tư tưởng của sự tiến hóa giữa các chủng loại mới và những chủng loại cũ. Tuy nhiên, sách của Darwin không nói gì về việc tiến hóa của con người, ông chỉ đơn giản nói rằng “Ánh sáng sẽ chiếu tỏa về nguồn gốc và lịch sử của của con người.”

áTrong khoảng cuối thập niên 1970 đến hết thập niên 1980, nước Ethiopia đã trở nên điểm nóng của môn cổ sinh vật học (palaeoanthropology) sau sự khám phá ra “Lucy” (hình 1). Đó là một bộ xương hóa thạch hoàn hảo nhất của chủng Australopithecus afarensis. Lucy đã được nhà khảo cổ Donald Johnson tìm thấy và đặt tên, gần Hadar trong vùng sa mạc Afar Triangle, phía bắc nước Ethiopia. Mặc dù mẫu vật này đã có khối óc nhỏ nhưng xương chậu và các xương chân gần như hoàn toàn giống tác động của con người ngày nay. Điều này xác định rằng những chủng loại giống loài người (hominins hay hominids) này đã đứng thẳng và đi bằng hai chân.

Lucy đã được gọi là một chủng loại mới, Australopithecus afarensis, gần với loài người hơn tất cả các chủng loại giống con người ở trong cùng thời kỳ, hoặc là trực tiếp là tổ phụ của loài người, hay một giống “bà con gần” có cùng một tổ phụ, chưa được xác định, với loài người. Người ta còn tìm thấy nhiều bộ xương hóa thạch khác trong vùng Afar Triangle, đặc biệt là nhóm của ông Tim D. White, trong những năm 1990, kể các các chủng được đặt tên là Ardipithecus ramidus và Ardipithecus kadabba.

Chủng của Lucy đã có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước đây.

Gần với nhân loại ngày nay nhất là giống Neanderthals (hình 2 - được gọi theo tên của một vùng ở Đức Quốc). Giống này đã tuyệt chủng khoảng 40 ngàn năm trước đây. Họ có cùng 99.7% DNA với chúng ta. Người ta đã tìm thấy các vật dụng do họ để lại bằng xương hay bằng đá trong những vùng giáp ranh giới các châu Âu và Á, phía tây châu Âu đến vùng trung và bắc châu Á. Qua tổng hợp những vật chứng về di truyền và hóa thạch, người ta có thể định rằng chủng Neanderthals đã tồn tại khoảng 600 ngàn năm. Vùng đất chính của họ là châu Âu, tách biệt khỏi giống người mới ở châu Phi (cho đến nay, vẫn không ai biết tại sao giống người mới này đã xuất hiện ở đó).

Homo sapiens (tiếng La-tinh có nghĩa là “người thông thái”) là giống người mới này, là chúng ta, những con người ngày nay, theo thuật ngữ nhị thức (binomial nomenclature: hệ thống của thuật ngữ hay danh pháp, có hai cách để chứng tỏ chủng loại của một sinh vật: chủng loại và biểu tượng), Homo sapiens (hình 3) được gọi như một tên khoa học cho giống người duy nhất còn tồn tại. Homo là chủng loại của loài người, kể cả giống Neanderthals và các giống khác đã bị tuyệt chủng. Homo sapiens là chủng duy nhất còn tồn tại của loài người. Sự khéo léo, khả năng thích ứng, và sự thông minh đã làm cho giống Homo sapiens trở nên chủng loại có ảnh hưởng nhất trên trái đất.

Theo vật chứng di truyền và hóa thạch, giống Homo sapiens cổ xưa đã “tiến hóa” cách giải phẫu học thành con người ngày nay, chỉ xuất hiện ở châu Phi, khoảng từ 200 ngàn đến 100 ngàn năm trước đây. Sau đó, một số người của một nhánh trong họ đã rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước đây, và theo thời gian đã thay thế dân số của các giống khác như Neanderthals và Homo erectus.

Con người ngày nay, một cách giải phẫu học và theo hóa thạch, đã được ghi nhận là xuất hiện đầu tiên ở châu Phi khoảng 195 ngàn năm trước đây. Các nghiên cứu về sinh học phân tử (molecular biology) đã cho thấy sự phân kỳ của các nhánh của chủng loại Homo sapiens đã xảy ra vào khoảng 200 ngàn năm trước đây (không lâu sau khi họ xuất hiện). Nghiên cứu cũng xác định vị trí có sự xuất hiện nguyên thủy của con người ngày nay là phía tây nam châu Phi, gần các nước cạnh Đại Tây Dương như Namibia và Angola.

Trở lại với chủng của Lucy, là giống australopithecine cổ, vào khoảng 3,2 triệu năm trước đây, hoàn toàn nằm trong thời kỳ Đồ Đá (Stone Age), một kỷ nguyên tiền sử lâu dài. Trong thời kỳ đó, đá đã được sử dụng như dụng cụ chính có khi là một cạnh sắc, một mũi nhọn, hay một mặt phẳng tạo âm thanh như mặt trống. Thời kỳ đó kết thúc vào khoảng giữa những năm 8700 BC (trước Công Nguyên) đến 2000 BC, trước khi bước vào thời kỳ có vật dụng bằng kim loại (metalworking).

Thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age) từ khoảng 3000 BC đến 1300 BC là thời kỳ mà con người ở các châu Âu và Á cũng như ở các phần đất khác trên thế giới bắt đầu sử dụng những dụng cụ từ loại kim bằng đồng nung, lấy từ các mỏ đồng và thiếc. Loại kim này đã giúp các vật dụng và vũ khí chắc và mạnh hơn. Đó là thời kỳ mà các dạng chữ viết cũng đã bắt đầu xuất hiện.

Thời kỳ Đồ Sắt (Iron Age) từ khoảng 1200 BC đến 230 BC. Đây là thời kỳ của phát triển kinh tế, khi các vật dụng được làm từ sắt và thép đã cứng và mạnh hơn đồng. Thời kỳ này đã giúp phát triển sự sản xuất về nông nghiệp, và chúng ta cũng thấy bằng chứng đầu tiên của các dạng chữ viết, kể cả những toài liệu tôn giáo như kinh Vedas (Sanskrit) của Ấn Độ và Cựu Ước của Kinh Thánh.

Đến đây, người ta không thể không đặt câu hỏi rằng: Sau hơn 3 triệu năm trong thời kỳ đồ đá, với sự tiến hóa hết sức chậm chạp, tại sao thân xác hoàn hảo và sự thông minh của con người hiện tại (Homo sapiens) tự nhiên lại “tiến hóa” một cách đột biến như vậy (trong khoảng vài trăm ngàn năm so với 3 triệu năm)? Ai đã làm cho họ đẹp cũng như thông minh như thế, và họ đã đến từ đâu?

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Tâm tình một giáo dân tưởng nhớ Cha Giuse Mai Đức Vinh
Nguyễn Đức Thiệp
09:17 22/10/2020
Khi nhận được tin Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 1giờ 50 sáng ngày Thứ Bảy 05/09/2020 tại bệnh viện Saint Joseph, cả gia đình tôi sững sờ như không tin nổi khi đọc những dòng Cáo phó...Vẫn biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình nhưng với Cha Vinh, sự ra đi của Ngài đã để lại bao thương cảm hoài niệm cho chúng tôi, những giáo dân Việt nam trong cộng đoàn Sarcelles...

Từ những ngày đầu đặt chân lên đất Pháp, trong lúc còn bỡ ngỡ trên một miền đất mới thì đã có hai bàn tay dang ra đón nhận chúng tôi như đón nhận những người thân trong gia đình từ nơi xa mới trở về: Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách và cha Giuse Mai Đức Vinh.

Sau khi rời khỏi foyer tạm cư, chúng tôi đến ở nhờ nhà một người bạn ở Sarcelles. Cha Sách là đồng hương của chúng tôi ở Bắc ninh đã giới thiệu chúng tôi với cha Vinh là Giám đốc Giáo xứ Việt Nam Paris và là cha tuyên úy Cộng đoàn Sarcelles. Với nụ cười cởi mở, cha tiếp nhận gia đình tôi về sinh hoạt với cộng đoàn. Vậy là từ đó, chúng tôi đã có một gia đình Công Giáo với người cha nhân từ, đôn hậu.

Suốt những năm tháng sống gần cha Vinh và cả về sau này, chưa thấy lần nào cha nổi nóng hay nặng lời với ai trong anh em giáo dân chúng tôi. Cha thường thủ thỉ, tâm tình giải thích cặn kẻ những dụ ngôn của Đức Giêsu mà mọi người không hiểu hết ý nghĩa.. Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống hay trong gia đình, như một thói quen chúng tôi thường tìm tới tâm sự cùng cha và nhận được những lời khuyên bảo mộc mạc chân tình. Có những câu chuyện truyện tưởng như huyền thoại nhưng lại là sự thật:

Có một ông sau khi "đụng độ" với vợ, buồn bã tâm sự với cha:

- Thưa cha, bà vợ con nó đáo để lắm, lại còn nhiều lời, cứ nói chuyện được đôi ba câu là sinh ra cãi cọ, tức không chịu được. Con phải làm gì bây giờ, thưa cha?

Cha Vinh tủm tỉm cười:

- Tôi có phương thuốc này rất hiệu nghiệm nhưng ông phải tuyệt đối làm theo. Mỗi khi "chiến tranh" bùng nổ, ông hãy ngậm một ngụm nước, cho dù thế nào cũng không được nuốt vào hoặc nhổ ra, cho tới khi "chiến tranh" chấm dứt !!!

Chiều hôm đó, khi bà vợ phàn nàn là ông mua món đồ cadeau sinh nhật cho con quá mắc, ông quắc mắt định cự lại nhưng chợt nhớ lời dặn của cha Vinh nên vội vàng làm một ngụm nước, ngồi dưới ban thờ Chúa lẩm nhẩm đọc kinh Lạy Cha.

Bà vợ ngỡ ngàng thấy ông chồng mình như mọi khi thì lớn tiếng, đỏ mày quay mặt nhưng hôm nay lại tỉnh bơ ngồi cầu nguyện trước ban thờ. Thấy mình "quê" quá nên bà cũng "nín" luôn. Chỉ vài lần như vậy, không khí gia đình ông đã thay đổi hoàn toàn trở lại như ngày đầu mới cưới.

Một tháng sau, ông đến gặp cha với nụ cười hớn hở:

- Thật vô cùng hiệu nghiệm, thưa cha. Con đã thực hiện "phương thuốc" cha truyền cho và gia đình con đã chấm dứt vĩnh viễn cảnh cãi cọ vô bổ. Bà vợ con bây giờ hiền như Ma Sơ...

-...Và từ đó, ông cũng hiền như...Ông Bụt? Cha Vinh cười và nói.

- Không những thế, con còn truyền "bài thuốc" này cho mấy người bạn con, họ cũng tìm lại sự yên bình trong cuộc sống gia đình....

Tháng 11/1998 cha Vinh được Tòa thánh ân thưởng tước vị Đức Ông cao quý nhưng với chúng tôi, danh xưng CHA VINH đã ghi sâu vào tâm khảm sự thân yêu, giản dị và thanh khiết với bao trìu mến, nhớ thương Người.

Hôm vừa rồi, tôi có gặp một cậu bác sỹ là bạn học của con tôi, có phòng mạch ở gần nhà. Với bộ mặt buồn rầu, anh ta hỏi tôi: "Bác có biết tin cha Vinh vừa mất không? Ông bệnh nhân của cháu vừa cho biết cha từ trần từ hôm mùng 5 tháng 9,...Rất tiếc là chúng cháu không được biết trước để đến dự thánh lễ An táng của ngài. Cha đã làm phép hôn phối cho vợ chồng cháu từ 25 năm trước. Cháu nguyện cầu Thiên Chúa sớm đón nhận Linh hồn Cha Joseph được hưởng phúc Thiên đàng..".

Cha ơi! Hình ảnh người cha già giản dị với chiếc xắc cốt trên vai và nụ cười rộng mở đang rảo bước tới Nhà Thờ dâng thánh lễ, đã in sâu vào tâm khảm mỗi người chúng con...

Nguyễn Đức Thiệp.

(Giáo xứ Paris)
 
VietCatholic TV
Hãy cẩn thận: Có các phương thế cầu nguyện sai lầm. Đức Thánh Cha cảnh báo hôm thứ Tư 21/10
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:17 22/10/2020


Bản dịch của Vũ Văn An

Theo trang mạng chính thức của Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày thứ tư 21 tháng 10, 2020 tại Đại Sảnh Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về lối cầu nguyện của Các Thánh Vịnh. Lần này ngài chú tâm vào Thánh vịnh 36 (các câu 2-4, và 8-9) nói về việc cầu nguyện là tâm điểm cuộc sống. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay, chúng ta cần thay đổi một chút cách cuộc yết kiến được tiến hành vì coronavirus. Anh chị em bị tách biệt, để được bảo vệ bằng mặt nạ, và tôi ở đây, hơi cách xa một chút và tôi không thể làm những gì tôi luôn luôn làm, là đến gần anh chị em, vì mỗi khi tôi làm như vậy, tất cả anh chị em tụ lại gần nhau và không duy trì được khoảng cách, và do đó, có nguy cơ lây nhiễm cho anh chị em. Tôi xin lỗi vì điều này, nhưng đó là vì sự an toàn của anh chị em. Thay vì đến gần anh chị em và bắt tay chào anh chị em, chúng ta phải chào nhau từ xa, nhưng anh chị em biết cho rằng tôi ở gần anh chị em bằng tấm lòng của tôi. Tôi hy vọng anh chị em hiểu tại sao tôi làm điều này.

Ngoài ra, trong khi các người đọc đang đọc đoạn Kinh thánh, tôi thấy một bé trai hay một bé gái ở đằng kia khóc, và bà mẹ thì ôm ấp và cho em bé bú và tôi nói: đây là những gì Chúa làm với chúng ta, giống như bà mẹ đó. Với sự dịu dàng xiết bao bà đã ráng an ủi và cho bé thơ bú. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ. Và khi điều đó xảy ra tại một nhà thờ, khi một bé thơ khóc, người ta biết ở đó, có sự dịu dàng của một bà mẹ, giống như hôm nay, có sự dịu dàng của một bà mẹ vốn là biểu tượng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Đừng bao giờ làm một bé thơ đang khóc trong Nhà thờ phải im lặng, không bao giờ, vì đó là tiếng nói lôi kéo sự dịu dàng của Thiên Chúa. Xin cảm ơn sự chứng kiến của anh chị em.

Hôm nay chúng ta sẽ hoàn thành loạt bài giáo lý về lối cầu nguyện trong các Thánh vịnh. Trước hết, chúng ta thấy thường xuất hiện ra sao một nhân vật tiêu cực trong Thánh vịnh, được gọi là người “xấu”, tức người sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Đây là người không có bất cứ tham chiếu siêu việt nào, tính cao ngạo của họ không có giới hạn, họ không sợ phán xét nào về những gì họ nghĩ hoặc làm.

Vì lý do này, Thánh Vịnh trình bày lời cầu nguyện như một thực tại căn bản của đời sống. Việc nhắc đến thể tuyệt đối và thể siêu việt - mà các bậc thầy linh đạo gọi là “sự kính sợ thánh thiện đối với Thiên Chúa” - và là điều khiến chúng ta trở nên hoàn toàn nhân bản, là ranh giới cứu chúng ta khỏi chính chúng ta, ngăn chúng ta phiêu lưu vào cuộc sống một cách như săn mồi và phàm ăn. Cầu nguyện là sự cứu rỗi của con người.

Chắc chắn cũng có lối cầu nguyện sai lầm, lối cầu nguyện được nói lên chỉ để lôi kéo sự ngưỡng mộ của người khác. Người đó hoặc những người đi dự Thánh lễ chỉ để cho mọi người thấy họ là người Công Giáo hoặc để khoe những mốt thời trang mới nhất mà họ mới mua được hoặc để tạo ấn tượng tốt trong xã hội. Họ đang hướng tới lối cầu nguyện sai lầm. Chúa Giêsu đã hết sức khuyên răn chống lối cầu nguyện như vậy (x. Mt 6: 5-6; Lc 9:14). Nhưng khi tinh thần cầu nguyện đích thực được tiếp nhận một cách chân thành và đi vào trái tim, thì nó giúp chúng ta chiêm ngưỡng thực tại bằng chính con mắt của Thiên Chúa.

Khi người ta cầu nguyện, mọi sự đều có được “chiều sâu”. Điều này đáng lưu ý trong cầu nguyện, có lẽ một điều gì đó tinh tế đã bắt đầu nhưng trong lối cầu nguyện có chiều sâu, nó trở nên có chất lượng, như thể Chúa nắm lấy nó trong tay và biến đổi nó. Việc phục vụ tồi tệ nhất mà một người có thể dành cho Thiên Chúa, và cho các người khác nữa, là cầu nguyện một cách mệt mỏi, thuộc lòng. Cầu nguyện như những con vẹt. Không, ta phải cầu nguyện bằng trái tim. Cầu nguyện là trung tâm của cuộc sống. Nếu có cầu nguyện, thì ngay một người anh em, một người chị em, thậm chí một kẻ thù cũng trở nên quan trọng. Một câu nói xưa của các đan sĩ Kitô giáo tiên khởi viết: “Phước cho đan sĩ nào coi mọi người như Thiên Chúa, sau Thiên Chúa” (Evagrius Ponticus, Trattato sulla preghiera, n. 122). Những ai tôn thờ Chúa, thì yêu mến con cái Người. Những người kính tôn Thiên Chúa, thì tôn trọng con người.

Và vì vậy, cầu nguyện không phải là liều thuốc an thần để xoa dịu những lo lắng trong cuộc sống; hoặc, dù sao, kiểu cầu nguyện này chắc chắn không phải là của Kitô hữu. Đúng hơn, cầu nguyện làm cho mỗi chúng ta có tinh thần trách nhiệm. Chúng ta thấy rõ điều này trong “Kinh Lạy Cha” mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người.

Để học cách cầu nguyện theo lối này, Sách Thánh vịnh là trường học tuyệt vời. Chúng ta đã thấy các Thánh vịnh không phải lúc nào cũng sử dụng ngôn ngữ tinh tế và nhẹ nhàng, và chúng thường đề cập tới các vết thẹo của cuộc hiện sinh. Tuy nhiên, tất cả những lời cầu nguyện này trước nhất được sử dụng trong Đền thờ Giêrusalem và sau đó trong các hội đường; thậm chí những hội đường thân thiết và có tính bản thân nhất. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo diễn đạt điều đó như thế này: “Nhiều hình thức cầu nguyện của Sách Thánh Vịnh được thành hình cả trong phụng vụ Đền thờ lẫn trong tâm hồn con người” (số 2588). Và do đó, lời cầu nguyện bản thân rút tỉa từ và được nuôi dưỡng trước hết bằng lời cầu nguyện của dân Israel, sau đó là lời cầu nguyện của Giáo hội.

Ngay cả những bài Thánh vịnh ở ngôi thứ nhất số ít, những thánh vịnh bày tỏ các suy nghĩ và vấn đề thân thiết nhất của một cá nhân, cũng là di sản tập thể, đến mức được cầu nguyện bởi mọi người và cho mọi người. Lời cầu nguyện của Kitô hữu có “hơi thở” này, có “sự căng thẳng” tâm linh này giữ cho đền thờ và thế giới hiện hữu với nhau. Cầu nguyện có thể bắt đầu trong vùng nửa tối nửa sáng của gian giữa nhà thờ, nhưng sẽ kết thúc ngoài đường phố thị thành. Và ngược lại, nó có thể nở rộ trong các hoạt động trong ngày và đạt đến sự viên mãn trong phụng vụ. Cửa nhà thờ không phải là rào cản, mà là “tấm màng” thấm qua được, sẵn lòng cho phép lời rên rỉ của mọi người lọt qua.

Thế giới luôn hiện diện trong lời cầu nguyện tìm thấy trong Sách Thánh vịnh. Thí dụ, các bài Thánh vịnh nói về lời hứa cứu rỗi những người yếu đuối nhất của Thiên Chúa:.. “Trước cảnh người nghèo bị áp bức, kẻ khốn cùng rên siết thở than, giờ đây Ta đứng dậy’, Chúa phán, ‘Ta ban ơn giải thoát cho kẻ mong chờ’” (12: 6). Hoặc một lần nữa, chúng cảnh báo về sự nguy hiểm của sự giàu có của cải thế gian vì... " Dù sống trong danh vọng, con người cũng không hiểu biết gì; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết” (49:21). Hoặc điều này nữa, chúng mở chân trời cho quan điểm của Thiên Chúa về lịch sử: “Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn” (33: 10-11).

Tóm lại, ở đâu có Thiên Chúa, thì con người cũng phải ở đó. Sách Thánh rất dứt khoát: “Chúng ta yêu thương, vì Người đã yêu thương chúng ta trước”. Người luôn đi trước chúng ta. Người luôn chờ đợi chúng ta vì Người yêu chúng ta trước, Người nhìn chúng ta trước, Người hiểu chúng ta trước. Người luôn chờ đợi chúng ta. “Nếu ai nói : ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy”. Nếu anh chị em lần nhiều chuỗi Mân Côi mỗi ngày nhưng sau đó lại tán gẫu về người khác, và nuôi dưỡng mối hận trong lòng, nếu anh chị em ghét người khác, thì việc cầu nguyện ấy thật sự là giả tạo, nó không đúng sự thật. “Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4: 19-21). Kinh thánh thừa nhận trường hợp của người, mặc dù thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng không bao giờ gặp được Người; nhưng Kinh thánh cũng khẳng định rằng người ta không bao giờ có thể bác bỏ nước mắt của người nghèo nếu không sẽ không gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không ủng hộ chủ nghĩa “vô thần” của những người phủ nhận hình ảnh của Thiên Chúa đã in sâu vào mỗi hữu thể nhân bản. Chủ nghĩa vô thần thường ngày là thế đó: tôi tin vào Thiên Chúa nhưng tôi giữ khoảng cách với người khác và tự cho phép mình ghét bỏ người khác. Đó là thuyết vô thần thực tế. Không nhìn nhận con người như hình ảnh của Thiên Chúa là một sự phạm thánh, một sự ghê tởm, một xúc phạm nặng nề nhất có thể có đối với đền thờ và bàn thờ.

Anh chị em thân mến, ước chi các lời cầu nguyện trong Thánh vịnh giúp chúng ta không rơi vào cơn cám dỗ của “kẻ xấu”, nghĩa là sống, và có lẽ cả cầu nguyện nữa, như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và như thể người nghèo không hiện hữu.
 
Những vấn đề nghiêm trọng tại Hoa Kỳ ngay trước thềm cuộc tranh luận tổng thống tối 22/10
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:20 22/10/2020


1. Các email tiết lộ những vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng do Joe Biden gây ra

Steve Bannon, cựu chiến lược gia của Tổng thống Donald Trump, nói rằng những email tiết lộ mối quan hệ giữa Hunter Biden với công ty năng lượng Burisma của Ukraine cho thấy “Joe Biden là một kẻ nói dối, một kẻ nói dối lạnh lùng”.

Tờ New York Post tuần này đã công bố tin tức về các emails trình bày chi tiết các giao dịch kinh doanh của con trai Joe Biden ở nước ngoài.

Con trai của ông Joe Biden, là Hunter Biden, được trả ít nhất 50,000 Mỹ Kim một tháng để ngồi vào hội đồng quản trị của một công ty năng lượng Ukraine.

Thông tin liên quan đến mối quan hệ của Hunter Biden với công ty năng lượng Ukraine được lấy từ một bộ sưu tập các email được khôi phục từ một máy tính xách tay được cho là đã bỏ quên không đến lấy sau khi mang đi sửa tại một cửa hàng sửa chữa computer vào năm 2019 và sau đó được trao cho FBI.

Các emails này tiết lộ rằng Hunter Biden đã giới thiệu cha mình – lúc ấy là phó tổng thống - với một giám đốc điều hành của công ty năng lượng Ukraine có tên là Burisma, một công ty nơi Hunter phục vụ trong ban giám đốc.

“Joe Biden đã nói dối về điều này trong nhiều năm, và thật tuyệt khi thông tin xuất hiện trong ổ cứng này. Nó thực sự gây sốc cho Hoa Kỳ,” ông Bannon nói.

Tờ New York Post cũng trích dẫn một email của Hunter Biden cho thấy rằng anh ta đang nhận được hàng năm 10 triệu đô la từ một tỷ phú Trung Quốc vì công lao “giới thiệu”.

Năm 2013, Hunter đã nay trên chiếc Air Force Two cùng với cha mình, lúc ấy là phó tổng thống Hoa Kỳ, trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh, nơi cậu bé Biden gặp chủ ngân hàng đầu tư Jonathan Li.

12 ngày sau chuyến đi, một quỹ đầu tư tư nhân, BHR Partners, đã được bọn cầm quyền Trung Quốc chấp thuận. Ông Li là giám đốc điều hành và Hunter là thành viên hội đồng quản trị với 10% cổ phần.

“Joe Biden đã nói thẳng thừng rằng gia đình tôi không liên quan gì, không có quan hệ tài chính nào với Trung Quốc và đảng cộng sản Trung Quốc. “

“Với những gì chúng ta có hiện nay, chúng tôi đã cử một số chuyên gia đến để xem xét vấn đề này, chúng ta có một vấn đề an ninh quốc gia lớn đối với Joe Biden và những người xung quanh ông ta.”

“Tôi không nghĩ rằng Joe Biden ngày hôm nay có thể được xem là trong sạch về an ninh, vì vậy tôi không biết làm thế nào trong 16 ngày nữa anh ta lại có tư cách ra tranh cử để trở thành tổng tư lệnh của Hoa Kỳ”.

Cho đến nay ông Joe Biden, con trai ông là Hunter Biden, và cả chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ đã không phản bác các cáo buộc của tờ New York Post.


Source:Sky News Australia

2. Những chủ đề chính trong cuộc tranh luận Tổng thống tại Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã tham gia đồng thời vào các cuộc giải đáp câu hỏi với cử tri được trực tiếp truyền hình vào tối thứ Năm thay cho cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai, cuộc tranh luận này đã bị hủy bỏ sau khi tổng thống có kết quả dương tính với COVID-19 và từ chối tham gia một sự kiện ảo.

Trên ABC News, Biden nhận câu hỏi từ các cử tri ở Philadelphia, trong khi Tổng thống Trump làm như vậy trên NBC News ở Miami.

Mở đầu buổi trực tiếp truyền hình trên ABC News, người dẫn chương trình cho biết ông Joe Biden từ chối không trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vụ tai tiếng lạm dụng chức vụ để mưu lợi cho con trai ông là Hunter Biden.

Điều này đã khiến ông Joe Biden mất điểm so với Tổng thống Trump.

Có bốn chủ đề chính được nêu ra trong hai buổi trực tiếp truyền hình trên ABC News và NBC News. Chủ đề thứ nhất là vấn đề bổ nhiệm Thẩm Phán Amy Coney Barrett cho Tòa Án Tối Cao. Chủ đề thứ hai là phán quyết Roe chống Wade. Tiếp theo là vấn đề đảng Dân Chủ muốn tăng thêm số Thẩm Phán tại Tòa Án Tối Cao. Cuối cùng là vấn đề LGTBQ.

Tổng thống Trump đã bảo vệ khả năng đề cử một Thẩm Phán vào Tòa án Tối cao vài tuần trước cuộc tổng tuyển cử, và gọi Thẩm phán Amy Coney Barrett là một “người thật xuất sắc”.

“Cô ấy đã là một ngôi sao tuyệt đối, và tôi vô cùng tự hào về điều đó,” Tổng thống Trump nói.

Tuy nhiên, Biden nói rằng việc tiếp tục xác nhận Barrett quá gần với một cuộc bầu cử sẽ “không phù hợp với các nguyên tắc hiến pháp”

Trả lời cho chất vấn điều khoản nào trong hiến pháp Hoa Kỳ mà ông cho là không phù hợp, ông Joe Biden đã không chỉ ra được. Tuy nhiên, ông ta nói:

“Tôi nghĩ nó lẽ ra phải được tổ chức sau cuộc bầu cử, khi cuộc bầu cử này đã kết thúc, vào lúc khuôn mặt của Thượng viện trở nên rõ ràng hơn”.

Vấn đề phán quyết Roe chống Wade

Đã có các cáo buộc cho rằng Tổng thống Trump đề cử Barrett vào Tòa án Tối cao với một điều kiện là sau đó cô phải bằng mọi cách hợp lực với 5 Thẩm Phán phò sinh trong Tối Cao Pháp Viện để lật ngược lại phán quyết cho phép phá thai của Tối Cao Pháp Viện vào năm 1973 thường được gọi là phán quyết Roe chống Wade.

Điển hình nhất trong các cáo buộc này xuất phát từ nữ tu Campbell. Campbell nói rằng “Là một nữ tu Công Giáo luôn cố gắng nghe theo các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi không thể ủng hộ việc đề cử Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện”.

Bà nữ tu Campbell cho rằng: “Barrett được đề cử do một động cơ duy nhất: để lật ngược phán quyết phá thai Roe kiện Wade” được Tối Cao Pháp Viện đưa ra vào năm 1973 nhằm hợp pháp hóa hành động phá thai, mà bà nữ tu này cho rằng đó là một “nhân quyền liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ”.

Tổng thống Trump cho biết ông chưa bao giờ nói chuyện với Barrett về phán quyết Roe chống Wade, khi đề cử cô vào Tòa án Tối cao.

Tổng thống cũng từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu ông có muốn thấy phán quyết này bị lật lại hay không.

“Tôi không muốn làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến bất cứ điều gì ngay bây giờ,” Tổng thống Trump nói.

Đó là một câu trả lời khôn ngoan vì trả lời “Yes” hay “No” trong trường hợp này đều dẫn đến việc mất đi nhiều người ủng hộ ông.

Tổng thống Trump trước đây đã cam kết sẽ bổ nhiệm các thẩm phán “ủng hộ cuộc sống” cho Tòa án Tối cao và ông đã thực hiện điều đó. Cả ba vị Thẩm Phán được ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện đều là những người phò sinh. Do đó, hiện nay trong 8 vị Thẩm Phán tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, có đến 5 vị là các Thẩm Phán phò sinh. Nếu việc đề cử cô Amy Coney Barrett thành công, trong số 9 vị Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao sẽ có đến 6 vị phò sinh.

Với tư cách là ứng cử viên tổng thống, ông Joe Biden đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với việc hệ thống hóa phán quyết Roe chống Wade để buộc tất cả các tiểu bang phải cho phép phá thai và đã đảo ngược sự ủng hộ trước đây của chính ông ta đối với Tu chính án Hyde, là tu chính án cấm sử dụng tiền thuế của người dân cho các thủ tục phá thai.

Vấn đề ‘Court Packing’

Sau khi Tổng thống Trump đề cử Barrett vào Tòa án Tối cao sau cái chết của Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg, một số thành viên tả khuynh của đảng Dân Chủ đã đưa ra lời kêu gọi Biden mở rộng Tòa án Tối cao để chống lại tình trạng phe phò sinh chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện.

Hầu chắc là việc đề cử cô Amy Coney Barrett sẽ thành công, và như thế, trong số 9 vị Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao sẽ có đến 6 vị phò sinh. Nhiều thành viên cực đoan của đảng Dân Chủ như dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez đòi phải mở rộng Tòa án Tối cao, đưa thêm ít nhất 6 người nữa nhằm khống chế nhóm phò sinh tại Tối Cao Pháp Viện. Thuật ngữ báo chí gọi việc chồng chất thêm cho chật chội Tòa Án Tối Cao là ‘Court Packing’.

Trò này phản ánh một thái độ ăn thua đủ bất chấp hiến pháp Hoa Kỳ.

Biden cho đến nay vẫn từ chối cho biết liệu ông có sẵn sàng làm như vậy với tư cách là tổng thống hay không, và cho rằng Tổng thống Trump đang sử dụng vấn đề này để đánh lạc hướng việc đề cử của mình. Biden nói ông “không phải là một fan hâm mộ” chiêu thức này, nhưng không loại trừ nó.

Khi được hỏi liệu các cử tri có quyền biết quan điểm của ông trước ngày bầu cử hay không, Biden trả lời: “Họ có quyền biết quan điểm của tôi. Và họ sẽ có quyền biết tôi đứng ở đâu trước khi họ bỏ phiếu”.

“Như thế, ông sẽ ra một tuyên bố khẳng định một quan điểm rõ ràng trước ngày bầu cử phải không?” người dẫn chương trình ABC George Stephanopoulos hỏi.

“Đúng thế, tùy thuộc vào cách họ giải quyết việc này,” Biden nói. Việc này mà ông nói là việc xác nhận Thẩm Phán Amy Barrett tại Thượng Viện Hoa Kỳ.

Vấn đề 'LGTBQ'

Biden thường tự xưng mình là người Công Giáo thực hành đạo và là người ngoan đạo. Tuy nhiên, các tuyên bố công khai của ông thường chống báng thẳng thừng các giáo huấn xã hội Công Giáo.

Biden đã được một cử tri, người tự mô tả mình là mẹ của một cô con gái chuyển giới thành đàn ông, hỏi rằng ông sẽ làm gì để đảo ngược “chương trình nghị sự nguy hiểm và phân biệt đối xử” của chính quyền Trump và làm sao ông ta bảo vệ quyền của những người “LGBTQ”.

Biden đã trả lời ngay không cần nghĩ ngợi: “Tôi sẽ dẹp bỏ và thay đổi luật lệ” và nói thêm, “Nếu một đứa trẻ 8 tuổi hay một đứa trẻ 10 tuổi quyết định ‘Tôi muốn chuyển giới; đó là điều tôi nghĩ mình tôi muốn trở thành - nó sẽ giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn rất nhiều’ thì ước muốn của nó phải được hiện thực hóa và nó không nên bị phân biệt đối xử”.

Tổng thống Trump và Biden dự kiến sẽ tranh luận lần cuối vào ngày 22 tháng 10.


Source:National Catholic Register
 
Cơ quan tình báo Úc xác nhận vụ chuyển tiền từ Vatican sang Úc trong phiên tòa xử Đức Hồng Y Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 22/10/2020


1. Đức Hồng Y Pell đã cử hành thánh lễ công khai đầu tiên sau khi trắng án

Đức Hồng Y Pell đã cử hành thánh lễ tại nguyện đường Domus Australia, là nhà khách dành cho các tín hữu hành hương từ Australia đến Roma hành hương. Nhà này trước đây là một đan viện được biến cải.

Đức Hồng Y Pell cử hành thánh lễ tại đây, nhân dịp kỷ niệm đúng 10 năm phong hiển thánh Mary MacKillop người Australia, sáng lập dòng các nữ tu thánh Giuse Thánh Tâm.

Thánh lễ do Đại sứ quán Australia cạnh Tòa Thánh tổ chức và trong số 45 tín hữu được mời, có cựu thủ tướng Tony Abbott, cũng là bạn của Đức Hồng Y Pell đồng thời cũng là người mạnh mẽ bênh vực Đức Hồng Y trong thời kỳ bị xét xử, bà đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh và phu quân, cùng nhiều nhân vật khác.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Pell nhắc đến lễ phong hiển thánh cho Mẹ MacKillop cũng như tình trạng Giáo hội đang đương đầu giữa đại dịch hiện nay, nhưng không đả động gì đến những đau khổ và khó khăn ngài đã trải qua trong ba năm qua tại Australia. Đây cũng là thánh lễ công khai đầu tiên Đức Hồng Y cử hành tại Roma, kể từ ngày 29/7/2017, khi năng quyền làm lễ công khai của ngài bị rút lại, sau khi cảnh sát bang Victoria cáo buộc ngài về tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Đức Hồng Y giã từ Vatican về nước để chịu xét xử và minh oan.

Hôm 12/10 vừa qua, Đức Hồng Y George Pell đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng và cám ơn vì chứng tá đức tin kiên cường trong ba năm qua, trong lúc ngài tìm cách khẳng định sự vô tội của mình. Theo báo chí, Đức Hồng Y Pell dự kiến ở lại Roma ít nhất là cho tới ngày sinh nhật thứ 80 của ngài vào ngày 8/6 năm tới, 2021, và có thể ở lâu hơn nữa.


Source:Catholic Weekly

2. Cơ quan tình báo Úc xác nhận việc chuyển tiền từ Vatican sang Úc trong phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell

Cơ quan tình báo tài chính Australia, gọi tắt là AUSTRAC, đã chuyển thông tin cho cảnh sát liên bang liên quan đến cáo buộc rằng các khoản chuyển tiền quốc tế, lên tới hàng trăm nghìn euro trong quỹ của Vatican, đã được gửi đến Australia trong khi phiên tòa xét xử Đức Hồng Y George Pell đang diễn ra.

Trong phiên điều trần của ủy ban Thượng viện hôm thứ Ba 20 tháng 10, Nicole Rose, giám đốc điều hành của AUSTRAC, cơ quan tình báo tài chính của chính phủ Úc, đã được hỏi về các cáo buộc, được công bố lần đầu tiên trên phương tiện truyền thông Ý vào ngày 2 tháng 10, rằng khoảng 700,000 euro tiền quỹ của Giáo hội đã được gửi đến Úc theo lệnh của Đức Hồng Y Angelo Becciu với mục đích gây ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục.

Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells đã hỏi Rose về các báo cáo trên phương tiện truyền thông về việc chuyển tiền “được cho là từ quỹ của Vatican cho một người hoặc nhiều người ở Úc.”

“Có, tôi có thể xác nhận AUSTRAC đã xem xét vấn đề này và chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Cảnh sát Liên bang Úc và cho Cảnh sát Victoria”, Rose nói với Ủy ban Pháp chế Các vấn đề Hiến pháp và Pháp luật vào ngày 20 tháng 10.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Hồng Y Becciu mạnh mẽ phủ nhận sự can thiệp của ngài vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell

Đức Hồng Y Giovanni Angelo Đức Hồng Y Becciu một lần nữa phủ nhận đã can thiệp bằng bất kỳ cách nào vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Đức Hồng Y George Pell, sau khi truyền thông Ý đưa tin nhằm cáo buộc rằng ngài có thể đã chuyển tiền sang Úc nhằm can thiệp vào phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell.

Một tuyên bố ngày 17 tháng 10 từ luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết Đức Hồng Y, “đứng trước sự chú ý dai dẳng của một số nhà báo đến phiên tòa của Đức Hồng Y Pell, buộc phải nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng ngài chưa bao giờ can thiệp vào phiên tòa này bằng bất kỳ cách nào”.

Luật sư cũng cho biết “ để bảo vệ danh dự của mình, đã bị tổn hại nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Becciu có thể nhờ đến pháp lý chống lại một số phương tiện truyền thông vì họ liên tục đưa tin về “nhằm bôi nhọ mặc dù không có bằng chứng nào ngài đã can thiệp vào phiên tòa để chống lại Đức Hồng Y Pell. “

Lời phủ nhận mới nhất của Đức Hồng Y Becciu được đưa ra sau khi các báo cáo đồn đoán trên các tờ báo Ý hồi đầu tháng cho thấy ngài đã bị buộc tội chuyển tiền từ một tài khoản của Vatican sang Úc trong khi Đức Hồng Y Pell đang phải đối mặt với một phiên tòa hình sự năm 2018, vì bị cáo gian lạm dụng tình dục hai bé trai khi còn là Tổng giám mục Melbourne vào thập niên 1990.

Đức Hồng Y Pell đã bị kết án về tội danh đó và được trả tự do vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau khi Tòa án Tối cao của Úc đồng thanh kết luận rằng bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử ngài đã không hành động hợp lý khi chạy theo những lời kết án của các phương tiện truyền thông bài Công Giáo.

Những thông tin cho rằng Đức Hồng Y Becciu có thể đã chuyển tiền sang Australia để chống lại Đức Hồng Y Pell đã thu hút sự chú ý của quốc tế.


Source:Catholic News Agency

4. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn bác bỏ dự luật sửa đổi Luật Phá thai Quốc gia

“Phá thai là không thể chấp nhận được. Giáo hội sẽ luôn bảo vệ sự sống của con người, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi hy vọng chính phủ Nam Hàn sẽ cho phép quyền phản đối luật phá thai theo lương tâm”, Đức Cha Matthêu Lý Vinh Huân (Lee Yong-hoon, 이용훈) Giám Mục giáo phận Thủy Nguyên (Suwon, 수원시) người vừa được bầu làm tân chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, gọi tắt là CBCK, trong phiên khoáng đại từ 12 đến 15 tháng 10, đã cho biết như trên

Đức Cha Matthêu Lý Vinh Huân trước đây là Chủ tịch Ủy ban Đạo đức Sinh học của CBCK. Ngài đã đưa ra những lời bình luận trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bối cảnh là đang có cuộc tranh luận về những thay đổi đối với luật phá thai hiện đang được bàn cãi tại quốc hội Nam Hàn.

Ngài nhận xét rằng: “Việc bảo vệ phẩm giá của cuộc sống con người và quyền bất khả xâm phạm đối với cuộc sống và phẩm giá con người là những giá trị không thể bị tổn hại”. Dựa trên sự xác tín này, Đức Giám Mục yêu cầu chính quyền dân sự công nhận quyền phản đối theo lương tâm: “Quyền phản đối theo lương tâm cho phép các bác sĩ và y tá từ chối việc phá thai theo yêu cầu của bệnh nhân. Nhân viên y tế không nên bị trừng phạt chỉ vì họ từ chối thực hiện thủ thuật phá thai”.

Chính phủ gần đây đã thông báo về dự luật sửa đổi đạo luật phá thai, thay đổi cả Đạo luật Hình sự và Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em nhằm hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Việc phá thai đối với phụ nữ mang thai từ 15 tuần đến 24 tuần cũng sẽ bị hủy bỏ trong “một số điều kiện nhất định”, chẳng hạn như lý do y tế, kinh tế hoặc xã hội, hay trong trường hợp bị cưỡng hiếp.

Theo luật hiện hành, một phụ nữ Nam Hàn có thể bị phạt tới một năm tù giam hoặc bị phạt tới 2 triệu won (tương đương 1,700 Mỹ Kim) nếu phá thai, trong khi bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe thực hiện phá thai có thể bị phạt tới hai năm tù.


Source:Zenit
 
Những nhận xét của Đức Giáo Hoàng về kết hiệp đồng tính đang gây hoang mang lớn. Nên hiểu thế nào?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:13 22/10/2020

Trong một bộ phim tài liệu có tên là “Francesco”, nghĩa là Phanxicô, được công chiếu hôm thứ Tư 21 tháng 10, trong Liên Hoan Điện Ảnh ở Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi thông qua một luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính, khác với quan điểm của Bộ Giáo Lý Đức Tin và những vị tiền nhiệm của ngài về vấn đề này.

Nhận xét này được đưa ra trong một phần của bộ phim tài liệu phản ảnh việc chăm sóc mục vụ cho những người xác định mình là người đồng tính.

“Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong cuốn phim về cách tiếp cận chăm sóc mục vụ của ngài.

Sau những nhận xét đó, và trong những bình luận có khả năng gây ra tranh cãi rất lớn giữa những người Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trực tiếp đề cập đến vấn đề luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.

“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.

Bộ phim tài liệu “Francesco” đã gây ra những hoang mang rất lớn. JD Flynn, luật sư giáo luật, Tổng Biên Tập Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình sau.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: What did Pope Francis say about civil unions? A CNA Explainer.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì về các kết hiệp dân sự? Một lời giải thích của CNA.

“Francesco” một bộ phim tài liệu mới được phát hành về cuộc đời và sứ vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã gây chú ý trên toàn cầu, vì bộ phim có một cảnh trong đó ngài kêu gọi việc thông qua luật kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính.

Một số nhà hoạt động và các báo cáo truyền thông đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi giáo huấn Công Giáo bằng những nhận xét của ngài. Những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã đặt ra câu hỏi về những gì ngài thực sự đã nói, ý nghĩa của những lời ấy, và Giáo hội dạy gì về các kết hiệp dân sự và hôn nhân. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã xem xét những câu hỏi đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về các kết hiệp dân sự?

Trong một đoạn trong cuốn phim “Francesco” thảo luận về việc chăm sóc mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những người Công Giáo xác định mình là người đồng tính, Đức Thánh Cha đã đưa ra hai nhận xét tách biệt.

Trước tiên ngài nói rằng: “Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có một gia đình. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó [tức là vì khuynh hướng đồng tính của họ – chú thích của người dịch]”.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng không nói rõ về ý nghĩa của những nhận xét đó trong cuốn phim, nhưng trước đó, ngài đã lên tiếng khuyến khích các bậc cha mẹ và người thân không nên tẩy chay hoặc xa lánh những con cháu xác định mình là người đồng tính. Đây dường như là ý nghĩa mà Đức Thánh Cha đã nói về quyền của mọi người được trở thành một phần của gia đình.

Một số ý kiến cho rằng khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói về “quyền có gia đình”, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một kiểu ngầm chấp thuận cho các cặp đồng tính được nhận con nuôi. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng trước đây ngài đã lên tiếng phản đối việc nhận con nuôi như vậy. Ngài nói rằng trong những trường hợp như thế, trẻ em “bị tước đoạt sự phát triển nhân bản của chúng do cha mẹ ban cho theo thánh ý Chúa”. Ngài cũng nói rằng “mỗi người cần một người cha nam và một người mẹ nữ có thể giúp họ định hình căn tính của mình”.

Về các kết hiệp dân sự, Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý”.

“Tôi đã ủng hộ điều đó,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm. Câu này dường như liên quan đến đề xuất của ngài với các giám mục anh em, trong cuộc tranh luận năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng tính, và cho rằng việc chấp nhận kết hiệp dân sự có thể là một cách để ngăn cản việc thông qua luật hôn nhân đồng tính tại Á Căn Đình.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì về hôn nhân đồng tính?

Ngài chẳng nói gì cả. Chủ đề hôn nhân đồng tính không được thảo luận trong bộ phim tài liệu này. Trong sứ vụ của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rằng hôn nhân là mối quan hệ hợp tác trọn đời giữa một người nam và một người nữ.

Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên khuyến khích một thái độ chào đón đối với những người Công Giáo xác định là người đồng tính, thì ngài cũng nói rằng “hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ,” và nói thêm rằng “gia đình đang bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng tăng của một số người muốn xác định lại chính định chế hôn nhân,” và rằng những nỗ lực nhằm định nghĩa lại hôn nhân “đe dọa làm sai lệch kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa.”

Tại sao những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự lại là một vấn đề rất lớn?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng thảo luận về các kết hiệp dân sự, nhưng trước đây ngài đã không xác nhận rõ ràng ý tưởng này trước công chúng. Hiện nay bối cảnh của các trích dẫn liên quan đến ngài trong bộ phim tài liệu này chưa được tiết lộ đầy đủ, và có thể Đức Giáo Hoàng đã thêm những nhận định khác không được nhìn thấy trong bộ phim, việc tán thành các kết hiệp dân sự cho các cặp đồng tính là một bước đi rất lạ lùng đối với một vị giáo hoàng, và là một đường lối tiêu biểu cho sự tách biệt về quan điểm với hai vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài về vấn đề này.

Năm 2003, trong một văn kiện được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và được viết bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, là vị sau này trở thành Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Bộ Giáo lý Đức tin đã dạy rằng “sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính.”

Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 2003 bao gồm chân lý tín lý, và lập trường của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI về cách tốt nhất để áp dụng giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đối với các vấn đề về chính sách liên quan đến việc giám sát và điều hoà hôn nhân về mặt dân sự. Những lập trường đó phù hợp với kỷ luật truyền thống của Giáo hội về vấn đề này, nhưng bản thân những lập trường này không được coi là tín lý.

Một số người đã nói những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy là lạc giáo. Có đúng như vậy không?

Không. Những nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô không phủ nhận hay đặt vấn đề đối với bất kỳ chân lý tín lý nào mà người Công Giáo phải tuân giữ và tin tưởng. Trên thực tế, ngài đã thường xuyên khẳng định giáo lý của Giáo hội liên quan đến hôn nhân.

Lời kêu gọi rõ ràng của Đức Giáo Hoàng đối với một luật về kết hiệp dân sự, là điều xem ra rất khác với lập trường của Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2003, được đưa ra để thể hiện một sự tách biệt với một đánh giá luân lý truyền thống mà các nhà lãnh đạo Giáo hội dạy rằng đánh giá ấy ủng hộ và bảo vệ sự thật. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng luật kết hiệp dân sự đưa ra sự đồng ý ngấm ngầm đối với hành vi đồng tính luyến ái; trong khi đó Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với các kết hiệp dân sự, nhưng dù thế, ngài cũng đã phát biểu trong triều đại giáo hoàng của mình về sự vô luân của các hành vi đồng tính luyến ái.

Cũng cần lưu ý rằng một cuốn phim tài liệu phỏng vấn không phải là một diễn đàn để giảng dạy chính thức của một vị giáo hoàng. Các nhận xét của Giáo hoàng không được trình bày đầy đủ, và không có bản ghi chép nào được trình bày, vì vậy trừ khi Vatican cung cấp thêm các thông tin rõ ràng, chúng cần được xem xét một cách thận trọng dựa trên những thông tin hạn chế của cuốn phim này.

Ở Mỹ này, chúng ta có [cái gọi là] hôn nhân đồng giới. Tại sao không ai nói về các kết hiệp dân sự?

Có 29 quốc gia trên thế giới công nhận “hôn nhân đồng giới” là hợp pháp. “Hầu hết các quốc gia này là ở Âu Châu, Bắc Mỹ hoặc Nam Mỹ. Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa của hôn nhân mới chỉ bắt đầu. Ví dụ, tại các khu vực của Mỹ Châu Latinh, việc xác định lại hôn nhân không phải là một chủ đề chính trị đã được giải quyết và các nhà hoạt động chính trị Công Giáo ở đó đã phản đối các động thái nhằm hợp pháp hóa các kết hiệp dân sự.

Những người phản đối các kết hiệp dân sự nói rằng họ thường là cầu nối cho luật hôn nhân đồng giới, và các nhà vận động bảo vệ hôn nhân ở một số quốc gia cho biết họ lo ngại rằng những người vận động hành lang cho người đồng tính sẽ sử dụng những lời của Đức Giáo Hoàng trong bộ phim tài liệu này để thúc đẩy con đường tiến tới hôn nhân đồng giới.

Giáo hội dạy gì về đồng tính luyến ái?

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”

Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.

Người Công Giáo có bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự không?

Những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuốn phim “Francesco” không phải là giáo huấn chính thức của một vị Giáo hoàng. Lời khẳng định của Đức Giáo Hoàng về phẩm giá của tất cả mọi người và lời kêu gọi tôn trọng mọi người đều bắt nguồn từ giáo huấn Công Giáo. Tuy thế, người Công Giáo không có nghĩa vụ phải ủng hộ một quan điểm pháp lý hoặc một chính sách nào chỉ vì những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng trong một bộ phim tài liệu.

Một số giám mục bày tỏ rằng các ngài đang chờ đợi sự rõ ràng hơn nữa đối với những bình luận của Đức Giáo Hoàng từ Vatican, trong khi một số người giải thích rằng: “Trong khi giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân là rõ ràng và không thể sửa đổi, cuộc đối thoại nên được tiếp tục về những cách tốt nhất để tôn trọng phẩm giá của những người trong các mối quan hệ đồng tính để họ không bị phân biệt đối xử một cách bất công.”


Source:Catholic News Agency