Ngày 23-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thấy bài giảng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:59 23/10/2011
Chúa Nhật 31 thường niên

Vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm (Mt 23,3).

Người ta thường nói rằng lời nói phải đi đôi với việc làm mới có giá trị. Chỉ nói xuông, ai mà chẳng nói được. Lời nói thì qua mau: Lời nói mây bay, gương bày lôi kéo. Cuộc đời của mỗi Kitô hữu đã được nghe biết bao nhiêu lời huấn giáo, dậy dỗ và bài giảng. Các nhà lãnh đạo, phụ huynh, thầy cô giáo, linh mục, tu sĩ đã lo soạn bài và viết rất nhiều bài giảng, nhưng áp dụng cuộc sống thực tế được bao nhiêu còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chúng ta thường nghe lời giảng dậy nào cũng hay, ý nào cũng đẹp và lời chứng minh nào cũng hùng hồn. Viết bài sáng sủa gọn gàng, ý tứ từng lời văn, câu nói và cách diễn tả cuốn hút lòng người. Giảng thì hùng biện, ngọt ngào như mật rót vào tai và gây cảm động lòng người. Linh mục giảng xong, giáo dân nghe rồi, người giảng cũng như người nghe cảm thấy vui vui trong lòng. Chúng ta không thể dừng tại đây. Phần áp dụng lời giảng dậy vào cuộc sống mới là phần quan trọng phải bước qua nhiều giai đoạn. Vì lời giảng dậy từ miệng lưỡi, được nghe qua tai và phải đi trở lại vào trái tim, rồi thực thi qua đời sống hằng ngày mới có hiệu nghiệm.

Trong đời sống đạo, ngoài các lời dậy dỗ của các bậc thánh hiền, của ông bà cha mẹ và thầy cô, linh mục giảng dạy nhiều nhất, tuần nào cũng có bài giảng và có khi ngày nào cũng giảng. Bài giảng có nhiều phần: Nói về đức tin, về luân lý, về giáo lý, về kiến thức trong đạo, về cách sống lời Chúa và thực hành lời Chúa. Để lời Chúa được trổ sinh bông trái, chúng ta cần phải đem ra áp dụng những gì đã nói và đã nghe trong cuộc sống. Trong thực tế, cuộc sống con người còn nhiều u mê và uẩn khúc lắm. Các linh mục được quyền giảng dạy là một đặc ân quý báu. Các linh mục cần chuẩn bị kỹ lưỡng bài giảng để bàn tiệc lời Chúa được có đủ hương thơm mỹ vị, giúp nuôi sống đời sống tinh thần của giáo dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng thừa biết rằng linh mục cũng là con người yếu hèn và tội lỗi như chúng ta. Đời sống các linh mục có nhiều điểm tích cực đáng nêu gương, nhưng cũng không thiếu những việc làm tiêu cực, bất cập, yếu đuối và trì trệ. Chúa mời gọi mỗi người hãy nên thánh như Cha trên trời: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48).

Chúa Giêsu nói một cách thẳng thắn và chân thành qua lời giảng dạy. Nghe lời Chúa cảnh tỉnh các Luật sĩ và Biệt phái trong bài phúc âm hôm nay, như có gì đó thôi thúc và nhói đau trong lòng, nhất là với những ai đang có sự vụ giảng dạy. Hầu hết chúng ta bị rơi vào hụt hẫng vì lời của Chúa xoáy vào tâm: Họ nói mà không làm. Chúng ta đây, ai cũng nói nhiều lắm, ai cũng có những ý tưởng tốt, ai cũng muốn nên tốt và dễ thương, dễ mến cả. Hơn nữa, ai cũng muốn được người ta khen là tốt lành, khôn ngoan, đạo đức và thánh thiện. Tự nhiên ai cũng muốn tự bênh vực cho mình là người sống chu toàn bổn phận đối với Chúa, với tha nhân và chính mình. Vẽ đường cho người khác thực hành thì dễ dàng và thích thú hơn là đặt mình trong cuộc. Chỉ có Chúa Giêsu là thầy dạy tuyệt vời, khi Chúa nói: Hãy theo Thầy. Theo Thầy và bước đi vào lối bước của Thầy.

Chúng ta nói được rất nhiều điều tốt, nhưng làm không được hoặc không muốn làm. Chúng ta đã được nghe các lời giáo huấn tốt ngay từ khi có tuổi khôn. Những lời dạy của cha mẹ, thầy cô, anh chị và những người lớn tuổi như in vào tâm khảm qua tháng ngày. Nhưng rồi một ngày kia lại nghe lời than rằng: Ăn cháo đá bát. Nước đổ lá khoai. Khôn ba năm dại một giờ. Tính nào tật đó. Chúng ta lại trở về bản tính tự nhiên. Sự giằng co cứ dày vò giữa xấu và tốt, đúng và sai, có và không. Các cơn cám dỗ cứ quyện quanh chúng ta ở mọi nơi và mọi lứa tuổi. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hãy tỉnh thức luôn: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối."(Mc 14,38). Điều tốt tôi muốn nhưng tôi lại không làm. Thánh Phaolô chia sẻ những yếu đuối của ngài: Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm (Rm 7,15).

Trong cuộc sống, những điều tốt lành thì chúng ta chẳng muốn làm, nhưng lại cứ muốn chiều theo những ý hướng xấu xa và tìm những con đường quanh co, ngõ hẹp để luồn lách. Chúng ta cũng thật khó hiểu về chính mình. Khuynh hướng xấu nó chẳng loại trừ một ai. Vừa giảng xong về sự bác ái yêu thương và tha thứ trên bục giảng, giáo dân chưa ra khỏi nhà thờ, cha xứ đã nóng nảy rầy la và lớn tiếng với giáo dân: Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (Rm 7,19). Vì là con người, ai ai cũng dễ phạm lỗi lắm. Vì thế không phải các linh mục tốt lành và thánh thiện hơn người khác mà có quyền giảng dạy. Nhận lãnh sứ vụ giảng dạy là một thách thức cho chính mình trước. Chúng ta cũng không thể lấy lý do vì sứ vụ để thoái thác lời mời gọi nên thánh nhưng là một thực tại mà mỗi người cần phải khắc phục: Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn (Gal 5,17).

Chúng ta đã nghe rất nhiều bài giảng hay, giờ đây chúng ta muốn thấy bài giảng. Có nghĩa là hành động cụ thể những lời giảng dậy trong đời sống. Xem ra đây là một đòi hỏi phấn đấu không ngừng. Mỗi người chúng ta, các tín hữu cũng như linh mục cần xét mình, sửa sai và hối lỗi mỗi ngày. Cuộc sống tự nó sẽ tỏa ra hương thơm nhân đức: Hữu xạ tự nhiên hương. Chúng ta không cần phải khoe khoang nhân đức, chính cuộc sống là sự minh chứng hùng hồn nhất. Người ta thường nói: Trăm nghe không bằng thấy. Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ và dân chúng rằng: Vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ. Chúng ta biết mà, mỗi người có bổn phận và trách nhiệm chuyên môn trong việc lưu truyền đời sống văn hóa, đạo đức, luân lý và đức tin cho thế hệ kế tiếp. Chúng ta cũng luôn phải học hỏi, tìm hiểu và lắng nghe những gì tốt lành. Ai trong chúng ta cũng phải học, ông 70 học nơi ông 71. Ngày nay, người lớn lại phải quay lại học nơi các trẻ em nhiều thứ. Có rất nhiều điều mới lạ chúng ta cần phải học hằng ngày. Học để mở rộng tâm trí và hiểu biết để biết cách cư xử ở đời.

Một chi tiết trong bài Phúc âm, đôi khi chúng ta bức xúc tự hỏi tại sao phải gọi linh mục là cha? Trong Đạo Công Giáo, chúng ta có một số danh xưng như Thầy, Dì, Cha, Ông Cố, Đức Ông và Đức Cha. Bên Đạo Phật Giáo cũng có những danh xưng rất được tôn trọng như Bần Tăng, Tỳ Kheo, Đại Đức, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Lão Hòa Thượng, Đại Lão Hòa Thượng, Đức Tăng Thống và Sư Cô, Ni Sư, Ni Trưởng, Sư Bà, Sư Cụ. Ngoài xã hội cũng có những từ như Sư Phụ, Thầy Cô, Giáo Sư, người Lãnh Đạo, Vua, Hoàng Hậu, Nữ Hoàng, Chủ Tịch, Tổng Thống… nói chung mỗi một tôn giáo, tổ chức chính quyền xã hội có những danh xưng khác nhau để phân biệt chức vụ và trách nhiệm. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta: Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha: vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời Mt 23,9). Thật ra các linh mục cũng chẳng đòi phải được gọi là cha nhưng trong lịch sử Giáo Hội, cách xưng hô này cũng đã thành thói quen lâu đời. Vả nữa, danh xưng “cha” ở đây cũng có nhiều ý nghĩa cấp bậc và tùy hoàn cảnh. Điều quan trọng nhất là mỗi vị hãy sống xứng với danh xưng của mình.

Chúng ta có bổn phận lắng nghe lời Chúa và những huấn dụ của Giáo Hội để áp dụng trong cuộc sống đạo. Chúng ta sẽ không bị thiệt thòi hay mất mát gì cả nhưng được lợi gấp trăm: Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá (Mt 7,24). Người khôn xây nhà trên đá, thực hành lời Chúa đòi hỏi một sự cố gắng liên lỉ, ví như người chèo thuyền ngược dòng nước. Đức Mẹ Maria đã được Chúa Giêsu khen tặng nhân dịp các người phụ nữ khác chúc tụng Mẹ: Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,21). Đức trinh nữ Maria luôn chu toàn bổn phận là Nữ Tỳ của Thiên Chúa. Mẹ dõi theo từng bước của Con Mẹ trên đường truyền giáo. Mẹ thông phần đau khổ với Chúa Giêsu khi đứng dưới chân thánh giá.

Sứ vụ rao giảng lời Chúa là một hồng ân cao cả. Người có trách nhiệm không thể làm ngơ, lơ là hay là mắt nhắm, mắt mở để có được lòng cảm mến của mọi người. Bổn phận của chúng ta là giảng giải và thực hành lời Chúa chứ không phải lời lẽ của riêng chúng ta. Hãy can đảm như thánh Phaolô là giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Chúng ta sẽ được chúc phúc khi chu toàn bổn phận được trao ban. Chúa Giêsu đã nhắc nhở: Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời (Mt 5,19).

Lạy Chúa, chúng con là những con người yếu đuối và tội lỗi. Xin Chúa đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ của danh vọng, tiền tài và sắc dục nhưng xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ đang bủa vây. Đường đời của chúng con gian nan còn dài, cuộc sống còn nhiều chông gai và sức lực thì ươn hèn yếu đuối. Xin Chúa thêm sức mạnh để chúng con biết đem ra thực hành những điều chúng con đã tin, đã đọc, đã nghe và đã giảng. Ước chi lời Chúa được sinh hoa kết qủa dồi dào nơi mỗi người chúng con.
 
Truyền giáo vì tình thương yêu
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:49 23/10/2011
Truyền giáo vì tình thương yêu

LM Trương Đình Sơn truyền giáo tại Haiti
Trong năm có nhiều ngày dành riêng nhắc nhở đến những đề tài nhất định khác nhau, như ngày quốc tế phụ nữ, ngày quốc tế về nước uống, ngày quốc tế nhi đồng, ngày về cây cối thảo mộc, ngày về bảo vệ sự sống, ngày về hòa bình…và trong đạo Công giáo có ngày khánh nhật truyền giáo.

Dành riêng một ngày trong niên lịch nhắc nhớ đến một đề tài như thế là điều tốt cần thiết. Không, thì dễ bị rơi vào quên lãng.

Chọn một ngày trong năm cho một đề tài nhất định như vậy là nói lên tầm mức thời sự cùng quan trọng của vấn đề.

Dùng một ngày trong thời gian của năm tháng nói về một đề tài là muốn nói lên có điều gì còn thiếu, cần phải được bổ túc kiện tòan thêm cho tốt, cho đúng cùng cho hợp với dòng sông đời sống.

Giáo Hội đặt chọn ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm vào cuối tháng 10 cũng nằm trong ý hướng đó cho người Công Giáo. Năm nay vào ngày Chúa nhật, 23.10.2011.

Vậy đâu là ý nghĩa ngày khánh nhật truyền giáo?

Truyền giáo là gì, hầu như đã rõ. Nhưng dẫu vậy trong dòng thời gian lịch sử văn hóa vẫn có nhiều cách thức hiểu cắt nghĩa về ngày này. Nhưng theo cách thức cắt nghĩa về phương diện cần thiết, có thể hiểu vần đề truyền giáo cần sự tương quan liên đới.

1. Làm chứng tình yêu thương

Một linh mục Việt Nam nhập dòng truyền giáo bên Đức, đang làm việc bên Phi châu, khi được hỏi tại sao cha lại chọn con đường đi truyền giáo nơi xa xôi tận bên Phi châu, đã tâm sự nói ngắn gọn: vì tôi yêu thích đời sống đi truyền giáo sang nơi đó!

Lời tâm sự thật ngắn gọn, nhưng hàm chứa tất cả những gì cha hằng ôm ấp trong tâm hồn đời sống mình. Và lời tâm sự đó cũng ăn khớp hợp đúng ý Chúa muốn: „Anh em là nhân chứng cho Thầy đến tận cùng mọi biên giới trái đất.“ ( CV 1,8).

Làm chứng cho Chúa giữa con người bằng tình yêu thương. Vì yêu mến, nên vị thừa sai đó đã đến sống giữa con người bên tận lục địa Phi châu xa xôi, nóng bức nghèo túng thiếu thốn.

Khi được hỏi sang làm việc truyền giáo nơi đó, cha sinh sống làm việc như thế nào giữa những người dân bản xứ?

Cha đó tư lự một lúc rồi nói: là Linh mục lẽ dĩ nhiên tôi có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa cùng dâng Thánh lễ ban các Phép Bí tích cho mọi người. Nhưng quan trọng hơn hết là làm sao sống tình liên đới chia sẻ với mọi người không kể thứ bậc giai cấp; tìm cách hòa mình hội nhập vào nếp sinh sống của người dân bản xứ.

Một người thắc mắc hỏi thêm vào: Như thế là truyền giáo sao Cha?

Vị Linh mục truyền giáo đó nói ngay: Phải, đúng như vậy, đó là tinh thần nếp sống truyền giáo.

Những tâm sự về đời sống truyền giáo của vị Linh mục thừa sai đó làm nhớ lại một kỷ niệm mà Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, khi còn là Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã viết chỉ dẫn về truyền giáo:

„ Những nỗ lực hoạt động, cầu nguyện sẽ không mang lại kết qủa nếu chúng ta không được hướng dẫn bằng một tinh thần mới, một bầu nhiệt huyết tông đồ.

Bất cứ lúc nào tiếp xúc với lương dân, với một bầu nhiệt huyết tông đồ, anh chị em hãy luôn luôn nhớ rằng:

Tinh thần truyền giáo không phải là óc chinh phục mà là lòng yêu thương.

Tinh thần truyền giáo không phải là óc cai trị, mà là tinh thần phục vụ mọi người.

Tinh thần truyền giáo không phải là đạo binh thánh gía, dùng vũ lực để đánh ngã, nhưng là tinh thần chứng nhân, lấy đời sống mà làm chứng tích.

Tinh thần truyền giáo không phải là óc tự cao tự đại, nhưng là thái độ đối thoại, là tinh thần trao đổi và tôn trọng các tôn giáo khác.

Tinh thần truyền giáo không phải là mãnh lực của tiền tài, quyền thế mà là tinh thần tương trợ.

Tinh thần truyền giáo không phải là thủ đoạn chiến lược, nhưng là tấm lòng chân thành đơn sơ.

Tinh thần truyền giáo không bao giờ chán nản, vì trở ngại, vì vô ơn, vì phản bội, vì thất bại, ngược lại luôn luôn tin cậy vào ơn Chúa và nhẫn nại.„ ( Gm. Phanxico Xavier Nguyễn văn Thuận, Thư luân lưu: Sứ mạng Chúa Kito là sứ mạng của chúng ta, lễ Thánh Terxa năm 1970. Trích trong tập Hôm qua, hôm nay, ngày mai, Thời điểm 1996, tr. 102-103).

Và cũng vì động lực làm chứng cho tình yêu thương của Chúa giữa con người, nên các nhà Thừa sai truyền giáo người Âu châu hồi thế kỷ thứ 17. , 18. đã bỏ quê hương xứ sở phát triển giầu sang tiện nghi dấn thân sang sinh sống ở bên Á Châu, chấp nhận cuộc sống đơn giản thiếu thốn, cụ thể là ở quê hương đất nước Việt Nam.

Chữ Quốc Ngữ là một thí dụ về sự hội nhập dấn thân, mà các Linh mục thừa sai người Âu Châu đã tìm tòi sáng tác cho nền văn hóa Việt Nam chúng ta.

Công trình xây dựng những ngôi thánh đường vừa chắc chắn, vừa nguy nga nghệ thuật văn hóa, vừa mát mẻ khang trang cùng mang đến bầu khí cầu nguyện, mà các Thừa Sai đã làm còn để lại cho đời là những chứng tích nét đặc trưng góp phần xây dựng nền văn hóa cùng lịch sử ở đất nước Việt Nam.

Tình yêu Thiên Chúa sống động hiện diện giữa con người trong đời sống, trong xây dựng phát triển cùng tình liên đới hội nhập chia sẻ với nhau.

2. Khát vọng tinh thần hướng thượng

Tình yêu là cùng chung sống đồng hành với người khác trong mọi hoàn cảnh đời sống. Tình yêu là cùng chia sẻ, cùng tham dự chịu đựng với những lo âu khắc khoải của người khác. Điều này đòi hỏi phải có ý thích muốn liên quan tới.

Cha mẹ trong gia đình, có thể nói với niềm tự hào kính phục cùng lòng biết ơn, là những nhà truyền giáo. Họ yêu thích, yêu mến đời sống con cái của họ. Họ hằng quan tâm chú ý đến con cái. Họ mong muốn cùng nỗ lực làm để cho con cái họ có đời sống thể xác cũng như tinh thần được đầy đủ tốt đẹp, ít là phần căn bản giúp chúng vươn lên với đời.

Cha mẹ nào trước hết và căn bản đều quan tâm tới cơm ăn áo mặc cho con mình được no đủ. Nhưng như vậy chưa đủ, họ còn quan tâm đến đời sống giáo dục tinh thần trí tuệ học hành, lễ giáo của con họ nữa.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhiều thử thách, đòi hỏi nhiều công sức kiên trì đầu tư. Nhưng đó là một nhiệm vụ không thể bỏ qua, và là bộ mặt danh dự cho đời sống cha mẹ lẫn đời sống tương lai con cái cùng xã hội nhân loại. Chả thế mà trong dân gian có câu ngạn ngữ ví von. „ chó gầy hổ mặt người nuôi!“.

Các vị đi truyền giáo sống giữa con người, trong khi sống hội nhập chia sẻ với con người nơi đó về nếp sống, về văn hóa, họ còn phải luôn quan tâm đến khát vọng tinh thần của con người. Khát vọng hướng thượng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống cùng mọi ân đức.

Tìm hiểu khơi dậy và hướng dẫn giúp nuôi dưỡng phát triển khát vọng đó nơi con người, đòi hỏi vị Thừa sai truyền giáo nhiều dấn thân hy sinh. Các Vị phải nỗ lực đầu tư không chỉ thời giờ, mà còn bằng mồ hôi nước mắt, bằng sức khoẻ, có lúc danh dự bị chà đạp khinh miệt coi thường, và có khi bằng cả giọt máu chính mạng sống nữa!

Cha mẹ là những nhà truyền giáo cho đời sống con cái mình vì bổn phận và niềm hãnh diện cùng tình yêu thương.

Các Vị Thừa sai đi truyền giáo giữa con người nơi xứ sở xa lạ đã lấy tình yêu thương thiêng liêng đại đồng nghe theo tiếng Thiên Chúa kêu gọi làm nên bổn phận của mình cùng lo âu chăm sóc đến khát vọng đời sống tinh thần của con người. Vinh danh cho Thiên Chúa và cho con người là niềm vui niềm an ủi của các vị Thừa sai.

Cha mẹ là những truyền giáo cho con cái mình giúp chúng xây dựng đời sống căn bản sinh sống vươn lên giữa lòng đời.

Các vị thừa sai truyền giáo khơi lên cùng hướng dẫn khát vọng tinh thần hướng thượng của con người vươn lên Thiên Chúa.

Như cha mẹ lo cho con cái mình lớn lên trưởng thành tự lập trong đời sống. Vì họ không thể sống hay làm thay cho con cái họ được.

Cũng vậy các vị thừa sai truyền giáo chỉ lối cho con người tự đến với Thiên Chúa, Đấng là khát vọng của họ. Mỗi người được Thiên Chúa tác tạo sinh thành với tự do, với nhân vị bản sắc cá biệt. Và con người đến với Thiên Chúa với những cá biệt đó.

Cha mẹ là những nhà truyền giáo cho con cái trong một xã hội nhỏ thu hẹp gia đình. Nhưng họ cũng luôn gặp những khó khăn thử thách đố, những ảnh hưởng trái ngược. Phải, những cám dỗ, từ bên ngoài lôi cuốn chính họ và con cái họ.

Các vị Thừa sai truyền giáo đến sinh sống giữa một xã hội rộng lớn xa lạ cho nhiều người, hơn nữa họ lại sống làm chứng rao truyền điều không mấy gì hấp dẫn ý thích con người tự nhiên, nên càng gặp khó khăn, thách đố nhiều hơn nữa. Phải, những cám dỗ lôi cuốn muốn bỏ cuộc giữa đường.

Nhưng dẫu vậy, cả các cha mẹ lẫn các vị Thừa sai đi truyền giáo vẫn luôn cố gắng trung thành kiên trì với việc bổn phận. Họ không bỏ cuộc giữa đường. Trái lại họ đối diện với những thách đố đòi hỏi trong cung cách sống lòng yêu mến, khiêm nhượng và tin tưởng phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.

3. Thách đố trong việc truyền giáo


Đức Thánh Cha Benedictô 16. đã chọn chủ đề cho ngày truyền giáo năm 2011: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Gioan 20,21).

Các bậc cha mẹ qua bí tích hôn phối được Chúa trao trách vụ truyền giáo cho con cái trong gia đình mình.

Các vị Thừa sai được sai đến cánh đồng truyền giáo rộng lớn cho con người nơi những chân trời xa lạ

Họ tất cả ra đi với lòng nhiệt thành phấn khởi. Nhưng những thách đố khó khăn cũng luôn đang chờ đợi họ.

Nhiều cha mẹ than thở, bây giờ giáo dục truyền giáo cho con cái ngay trong gia đình khó qúa. Như ngày Chúa nhật thúc dục chúng đi lễ, chúng nói lại: đi lễ nhà thờ ở trường học trong tuần đủ rồi! Hơn nữa đến nhà thờ chỉ thấy hầu như toàn người lớn tuổi. Người trẻ cùng trang lứa chẳng có ai. Vậy đến đó nào có gì vui nữa!!!

Ấy là chưa kể đến tầm trí thức hiểu biết của con cái bây giờ vượt xa hơn cha mẹ. Và do đó, họ có những suy nghĩ lý luận đối chất áp đảo khiến cha mẹ đành phải im lặng.

Rồi trong xã hội bây giờ, nhất là bên Âu Châu, trào lưu tục hóa chối bỏ căn rễ Kytô giáo ngày càng lan rộng không phải chỉ qua lời nói chỉ trích đối chất đặt lại vấn đề về đạo giáo, về Giáo Hội. Nhưng cả luật pháp quốc gia đã và đang dần làm ra những điều lệ theo thị hiếu sở thích con người thời đại gây cản trở khó khăn cho đức tin đạo giáo, cho Giáo Hội.

Đức thánh Cha nhận xét rằng "Ngày nay đang có một sự thay đổi văn hóa, được trào lưu hoàn cầu hóa nuôi dưỡng, cùng với những phong trào tư tưởng và chủ thuyết duy tương đối, một sự thay đổi đưa tới một não trạng và một lối sống xa rời Sứ điệp Tin Mừng, sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và đề cao việc tìm kiếm sự sung túc, kiếm tiền dễ dàng, công danh sự nghiệp và thành công như mục đích của cuộc sống, và gây thiệt hại cho các giá trị luân lý”.

Dẫu có những khó khăn thách đố trong cánh đồng việc truyền giáo hôm nay, đức Thánh Cha Benedictô 16. định nghĩa rõ vai trò truyền giáo trong Giáo Hội:

"Việc truyền giáo phải ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội. Sự quan tâm và cộng tác vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế giới không thể chỉ giới hạn vào một số thời điểm hoặc cơ hội đặc biệt, và cũng không thể chỉ được coi như một trong bao nhiêu hoạt động mục vụ: chiều kích truyền giáo của Giáo Hội là điều thiết yếu, vì thế cần luôn luôn để ý tới chiều kích này…“

****************

Việc truyền giáo đặt trên căn bản đức tin vào Chúa, lấy Lời Chúa làm con đường hướng đi cho đời sống.

Đó chiều hướng thượng. Nhưng không quên chiều kích đường ngang chân trời:

„Ngoài ra cũng cần đóng góp để cải tiến điều kiện sống của những người tại những quốc gia đang phải chịu hiện tượng nghèo đói, suy dinh dưỡng, nhất là nơi các trẻ em, bệnh tật, thiếu thốn các dịch vụ y tế, và giáo dục. Những hoạt động tương trợ như thế cũng thuộc về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội”. (Sứ điệp ngày khánh nhật truyền giáo năm 2011, ban hành ngày 25-01-2011).

Khánh nhật truyền giáo, 23.10.2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sự thay đổi về 'Ad limina'có nghĩa là không phải tất cả các giám mục đều gặp riêng Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
07:43 23/10/2011
Các giám mục viếng thăm "ad Limina"


VATICAN (CNS) -- Trong một sự thay đổi âm thầm của một hình thức cổ truyền, Vatican đã hủy bỏ đa số các cuộc tiếp xúc riêng với mỗi cá nhân, giữa Đức Thánh Cha Benedict XVI và các giám mục về viếng thăm mộ hai thánh Tông Đồ 'ad limina' tại Rôma.

Việc thay đổi không được thông báo trước vào đầu năm nay, dường như là một cố gắng để giảm thiểu lịch trình nặng nề cho Đức Thánh Cha đã 84 tuổi và giúp làm giảm các chuyến viếng thăm "ad limina" tại Rôma đang bị ứ đọng, các giám mục của mỗi giáo phận được dự trù phải về Rôma mỗi 5 năm một lần.

Thay vì tiếp xúc từng cá nhân, bây giờ Đức Thánh Cha thường tiếp xúc với các nhóm từ 7 đến 10 giám mục một lúc, mỗi lần kéo dài khoảng một giờ đồng hồ.

Đây là hình thức cho các giám mục Hoa Kỳ khi họ bắt đầu các chuyến viếng thăm "ad limina" vào đầu tháng 11 năm nay.

Nhiều giám mục mới đây về Rôma viếng thăm "ad limina" đã cho hay sự thay đổi này có nhiều điều tốt. " Tổng Giám Mục Felix Machado ở Vasai, Ấn Độ mới đây về Rôma cùng với một nhóm tám vị khác đầu tháng Chín nói: "Đức Thánh Cha chào mừng chúng tôi, ngài ngồi xuống và làm cho chúng tôi cảm thấy thoải mái, ngài trò chuyện với chúng tôi. Ngài nói, 'Nào, các bạn hãy nói cho tôi nghe,' và ngài chú ý lắng nghe và đôi lúc bình luận. Cuối cùng, ngài tóm lược tuyệt vời những gì đã được trình bầy."

Tổng Giám Mục Machado tiếp, "Đó là một cuộc đàm thoại đột xuất, và từ những đáy tim. Và đó là điều cần được thực hiện như vậy. Đúng là một sự chia xẻ thật sự giữa ngài và chúng tôi."

Các giám mục Úc viếng thăm "ad limina" vào tháng 10 cũng thích hình thức này, và nói rằng hình thức này giúp cho Đức Thánh Cha không phải nghe qua cùng một tình hình của một điạ phương với mỗi giám mục.

Phản ứng của các giám mục trên toàn thế giới rất tích cực. Thực vậy, họ trở về sau các cuộc viếng thăm này, rất thích thú về bản chất và về những gì đã xẩy ra. Họ cho rằng hình thức này rất tốt đẹp.

Tổng Giám Mục Philip Wilson ở Adelaide, Úc nói: "Và tất cả mọi người phải đồng ý là đây là một phương cách tuyệt vời để tận dụng thời giờ của Đức Thánh Cha."
 
Hong Kong: Hồng y Trần Nhật Quân chấm dứt tuyệt thực
Nguyễn Trọng Đa
08:57 23/10/2011
Hong Kong: Hồng y Trần Nhật Quân chấm dứt tuyệt thực

Hong Kong – Ngày 22-10, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-Kiun), Giám mục nghỉ hưu của giáo phận Hong Kong, đã hoàn thành một cuộc tuyệt thực kéo dài ba ngày, được thực hiện như một hành động phản đối chống lại sự thất bại trong trận chiến pháp lý lâu dài với chính quyền Hong Kong, về cách thức các trường tư thục được hỗ trợ tài chính sẽ hoạt động thế nào.

Vị giám chức 79 tuổi, người trông yếu hơn nhưng mạnh về tinh thần, kết thúc việc tuyệt thực lúc 10g sáng, sau khi Ngài cắm trại phản đối bên ngoài một cộng thể Don Bosco ở đây, với việc cầu nguyện cùng với hàng chục người Công giáo có mặt ở đó.

Ngài nói với các phóng viên rằng Ngài sẽ tiếp tục nghiên cứu các quy định của trường học, hy vọng nền giáo dục Công Giáo được tiếp tục dưới hệ thống quản lý trường học.

Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, người bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường, nói rằng các chỉ số sức khỏe của Ngài vẫn bình thường trong và sau khi tuyệt thực. Ngài cảm ơn các nhân viên y tế đã theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của Ngài, cũng như các tín hữu và công dân địa phương đã hỗ trợ và chăm sóc cho Ngài.

Trước đó, Toà án phúc thẩm Hong Kong đã bác bỏ kháng cáo của giáo phận chống lại các biện pháp do Chính quyền chỉ đạo, vốn kết thúc sự kiểm soát đầy đủ của Giáo Hội đối với các trường học của Giáo Hội, bằng cách cho phép các người bên ngoài tham gia vào Uỷ Ban quản trị trường học.

Chiều tối 21-10, hơn 100 tín hữu, linh mục và người dân địa phương đã tụ tập và cầu nguyện với Đức Hồng y đang tuyệt thực. Với việc lần chuỗi Mân Côi, hát thánh ca và đọc Kinh Thánh, họ đã cho thấy tình đoàn kết với Ngài và nói lên sự ủng hộ đối với các giá trị giáo dục Công Giáo, và các nhà giáo dục Công Giáo.

Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân nói với đám đông cầu nguyện rằng Giáo Hội hy vọng bảo tồn các giá trị Công giáo trong giáo dục, và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục sự sống, tình yêu, sự thánh thiêng của hôn nhân, tôn trọng phẩm giá con người và đạo đức xã hội.

Trích dẫn thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của ĐTC Biển Đức XVI, Đức Hồng Y nói rằng điều quan trọng cho học sinh là học hỏi từ trường học các giá trị của công lý, tình yêu và sự tôn trọng các người yếu kém và người bị gạt bên lề xã hội.

Ngài nói rằng Giáo Hội nên tiếp tục tìm kiếm lời khuyên của các luật sư Công Giáo về cách thức hoạt động dựa trên các giá trị giáo dục Công Giáo dưới sự quản lý trường học.

Trong ba ngày tuyệt thực, hàng trăm học sinh các trường thuộc Giáo Hội, giáo viên và hiệu trưởng, các tín hữu, người dân địa phương và các chính trị gia đến thăm Ngài và bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm.

Chủ tịch sáng lập của Đảng Dân chủ Martin Lee và chủ sở hữu phương tiện truyền thông Jimmy Lai, cả hai đều là người Công giáo, đến thăm Đức Hồng y vào tối 21-10.

Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân nói với báo chí rằng ông Lai đã không đề cập đến sự đóng góp tiền bạc của mình, nhưng bày tỏ lo ngại về tác động của chính sách quản trị trường học, và điều quan trọng là cho thế giới quốc tế biết về vấn đề này.

Chính sách quản trị Nhà trường dựa trên Pháp lệnh Giáo dục đã được giới thiệu trong năm 2004, vốn yêu cầu tất cả các trường tiểu học và trung học ở Hong Kong phải thành lập các Uỷ ban quản trị vào năm 2010. Tỉ lệ của các thành viên quản trị đại diện cho cơ quan tài trợ nhà trường sẽ được giảm còn 60% trong Ủy ban, và cho phép các cha mẹ học sinh, cựu sinh viên và các thành viên cộng đồng giữ tỉ lệ 40% còn lại.

Khi bắt đầu cuộc tuyệt thực của Hồng y, báo chí nói rằng ông Lai đã tặng tổng cộng 20 triệu đô la Hong Kong (2,570 triệu USD) cho Ngài trong vài năm qua.

Đức Hồng Y đã thừa nhận đã nhận được từ ông Lai các khoản đóng góp, nhưng nhấn mạnh tiền tặng này là "vô điều kiện", chứ không có chủ đích chính trị, và Ngài tiết lộ rằng số tiền đã được sử dụng cho các tổ chức từ thiện, và hỗ trợ các cộng đồng mở và cộng đồng hầm trú của Giáo hội Trung Quốc. (AsiaNews 22-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các Giám mục Canada bầu Ban lãnh đạo mới
Phạm Kim An
08:59 23/10/2011
Các Giám mục Canada bầu Ban lãnh đạo mới

TGM Richard Smith, tân chủ tịch CCCB, và TGM Mgr Paul-André Durocher, Phó chủ tịch CCCB

Cornwall, Ontario - Vào ngày thứ hai của hội nghị, cuộc họp toàn thể của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada (CCCB) đã bầu Đức Tổng Giám Mục Richard Smith, tổng giáo phận Edmonton, làm Chủ tịch Hội đồng, và Đức Tổng Giám mục Paul-André Durocher, tổng giáo phận Gatineau, làm Phó chủ tịch Hội đồng.

Đức Tổng Giám Mục Smith kế nhiệm Giám mục Pierre Morissette, người kết thúc nhiệm kỳ ngày 22-10, khi hội nghị toàn thể kéo dài năm ngày sắp kết thúc.

Tổng Giám mục Richard Smith sinh ra ở Halifax, được truyền chức linh mục cho tổng giáo phận này. Ngài được chọn làm Giám mục giáo phận Pembroke vào năm 2002, và được ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm Tổng giám mục tổng giáo phận Edmonton năm 2007. Ngài làm Phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada (CCCB) từ năm 2009. Ngài sẽ mừng lễ bạc Linh mục vào ngày 12-5-2012.

Ban lãnh đạo của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada (CCCB) nhiệm kỳ mới cũng sẽ bao gồm hai đồng thủ quỹ: khu vực tiếng Anh là Đức Giám mục Douglas Crosby, giáo phận Hamilton, và khu vực tiếng Pháp là Đức Giám mục Lionel Gendron, giáo phận Saint-Jean-Longueuil. Đây là nhiệm kỳ thứ hai của Đức Giám mục Crosby trong chức vụ đồng thủ quỹ, còn Giám mục Gendron giữ chức vụ đồng thủ quỹ nhiệm kỳ đầu tiên. (Zenit.org 21-10-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm hai chức sắc cho Thượng Hội Đồng 2012
Phạm Kim An
09:01 23/10/2011
ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm hai chức sắc cho Thượng Hội Đồng 2012

Vatican – Ngày 22-10, ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm một Hồng y người Mỹ và một Tổng Giám Mục người Pháp làm các chức sắc quan trọng của Thượng hội đồng Giám mục thế giới vào năm tới tại Vatican, vốn sẽ thảo luận về tái truyền giảng Tin Mừng.

Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng giáo phận Washington, Mỹ, và Đức Tổng Giám mục Pierre Marie Carré, Tổng giáo phận Montpellier, Pháp, đã được bổ nhiệm lần lượt làm Tổng phát ngôn (Relator general) và Thư ký đặc biệt của Đại hội đồng lần thứ 13 của Thượng Hội Đồng Giám Mục dự trù từ ngày 7 đến ngày 28-10-2012 , tại Vatican, về chủ đề "Việc tái truyền giảng Tin Mừng vì sự thông truyền Đức Tin Kitô giáo".

ĐTC Biển Đức XVI quan ngại về niềm tin suy giảm của người Công giáo trên toàn thế giới, và đã thực hiện nhiều sáng kiến về lĩnh vực này, bao gồm cả Thượng hội đồng Giám mục.

Tháng Mười năm ngoái, Ngài đã thành lập một Hội đồng mới tại Vatican, là Hội đồng Toà thánh về cổ vũ việc Tân Phúc âm hoá, để giúp tìm cách thức "tái trình bày chân lý muôn đời của Tin Mừng" ở các nước có truyền thống Kitô giáo, nơi chủ nghĩa thế tục đang che phủ đời sống đức tin.

Ngày 17-10, Ngài chính thức công bố thiết lập "Năm Đức tin" từ ngày 11-10-2012 đến ngày 24-11-2013, để đưa ra một động lực mới cho sự tái rao giảng Tin Mừng và sứ vụ ‘đến với muôn dân’ (ad gentes) của Giáo Hội. (Vatican Radio 22-10-2011)

Phạm Kim An
 
Top Stories
Pope: On World Mission Sunday, three new saints who loved God and neighbor
AsiaNews
08:16 23/10/2011
Benedict XVI canonized Msgr.Guido Maria Conforti, founder of the Xaverian Missionaries, Don Luigi Guanella, founder of the Servants of Charity and the Daughters of Our Lady of Providence, who serve the disabled; Bonifacia Rodriguez de Castro, founder of the Congregation of the Servants of St. Joseph. All three have testified "passionate love for God and neighbor." Before the Angelus, the Pope asks for prayers for the meeting in Assisi on 27 October.

Vatican City (AsiaNews) - "Thanksgiving" and "prayer" but also "praise of the Lord" for the coincidence of 85th World Mission Sunday, "an annual event that aims to awaken enthusiasm for and commitment to mission," with the announcement of three new saints who were an "eloquent sign" of "a passionate love for God…and neighbor."

These were Benedict XVI’s words during his homily at the Mass for the canonization of three saints: Guido Maria Conforti (1865-1931), archbishop-bishop of Parma, founder of the Pious Society of St. Francis Xavier for Foreign Missions (Xaverian Missionaries) ; Louis Guanella (1842-1915), priest, founder of the Congregation of the Servants of Charity and the Institute of the Daughters of St. Mary of Providence, dedicated to the care and education of disabled people; Bonifacia Rodriguez de Castro (1837-1905) , founder of the Congregation of the Servants of St. Joseph.

The Pope focused primarily on the Gospel message of the day (Matthew 22:34-40) where Jesus speaks of the "similarity" of the first commandment, to love God with all our heart and loving our neighbor as ourselves. "Jesus - explained the pope - suggests that love of neighbor is as important as love of God In fact the visible sign that the Christian can show the world to witness God's love is love of for his brothers and sisters'. He added: "How providential is then the fact that today the Church should indicate to all members three new saints who allowed themselves to be transformed by divine love, which marked their entire existence. In different situations and with different charisms, they loved the Lord with all their heart and their neighbor as themselves "so as to become a model for all believers" (1 Thess 1.7). "

Guido Maria Conforti, "since .... he was a boy, had to overcome the opposition of his father to enter the seminary, he displayed strength of character to follow the will of God, in his complete response to Caritas Christi, in his contemplation of the Crucified, which drew him. He felt a strong urge to proclaim this love with those who had not yet received the announcement, and the motto 'Caritas Christi urget nos' (cf. 2 Cor 5.14) summarizes the program of the missionary Institute to which he, having just turned thirty, gave life: a religious family placed entirely at the service of evangelization, under the patronage of the great apostle of the East St. Francis Xavier. "

"He, in first place, testified and experienced what he then taught his missionaries, namely, that perfection consists in doing God's will, on the model of Jesus Crucified. Saint Guido Maria Conforti kept his inner gaze fixed on the cross, which drew him softly to Him, by contemplating him it he saw the horizon of the world open up before him, he saw the 'urgent 'desire, hidden in the heart of every man, to receive and to welcome the announcement of the only love that saves. "

In St. Luigi Guanella, said the Pope, God "gave us a prophet and an apostle of charity. In his testimony, so full of humanity and care for the least, we recognize a luminous sign of God's presence and beneficial action: the God - as echoed in the first reading - who protects the stranger, the widow, the orphan, the poor who must give a pledge of his cloak, the only cover that has at night (cf. Ex 22.20 to 26). May this new saint of charity for all, especially for members of the congregations he founded, be a model of a deep and fruitful synthesis between contemplation and action, as he himself lived and practiced".

Of St. Bonifacia Rodriguez de Castro, the Pope recalls that she began her mission through work, just like St. Paul who worked and evangelized. "This is how the Servants of St. Joseph were born, in the humility and simplicity of the Gospel, which in the house of Nazareth is presented as a school of Christian life."

"Mother Bonifacia, who dedicated herself with great joy to the apostolate and began to receive the first fruits of her efforts, also lives this experience of abandonment and rejection of her disciples, and in that learning a new dimension of discipleship: the Cross. She embraces it with endurance that gives hope by offering her life for the unity of the work that was born of her hands. "

"We commend ourselves to her intercession and ask God for all workers, especially those who carry out the most modest jobs which are sometimes not appreciated enough, that in their daily work see the friendly hand of God and bear witness to his love, turning their fatigue into a song of praise to the Creator

"Let us be drawn - concluded the Pope - by their examples, let us be guided by their teachings, so that our whole existence becomes a witness of authentic love for God and neighbor."

Before the conclusion of the Mass, during the Angelus prayer, Benedict XVI wanted to greet those present and give an "encouragement to the members of the institutions" founded by three new saints.

He then asked everyone to pray to the Virgin for the meeting in Assisi on 27 October, attended by leaders of world religions and non-religious personalities in search of peace.

"To the Virgin Mary - said the pope - who guides the disciples of Christ on the path of holiness, we now turn in prayer. We entrust the Day of reflection dialogue and prayer for peace and justice in the world to her intercession: a pilgrimage to Assisi, 25 years since that convened by Blessed John Paul II. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hạt Chí Hòa học hỏi Thư chung HĐGMVN hướng đến Công nghị
Maria Vũ Loan
08:08 23/10/2011
SAIGÒN - Từ một vị trí nào đó trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ, tôi được mời học hỏi Thư Chung của HĐGM Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa, hướng về công nghị giáo phận Sài Gòn, của hạt Chí Hòa tại giáo xứ Vinh Sơn 3.

Xem hình ảnh

Trong tâm tình là một giáo dân trong giáo phận, tôi xin được chia sẻ một chút suy tư, cảm nghĩ sau khi tham dự.

Buổi học hỏi Thư Chung diễn ra theo thứ tự rất quen thuộc của các cộng đoàn Công giáo: kinh khai mạc, giới thiệu thành phần tham dự, linh mục hạt trưởng tuyên bố lý do, linh mục diễn giải Thư Chung và cộng đoàn đóng góp ý kiến.

Tôi nhận thấy những người tham dự hôm nay không phải là “giáo dân thường” mà là giáo dân “đã được tuyển chọn rõ ràng”, nghĩa là những người ở trong Ban thường vụ HĐMV, các ông trùm giáo khu, ban điều hành các đoàn thể trong 17 giáo xứ của hạt Chí Hòa. Có thể nói đây là thành phần giáo dân ít nhiều có quan tâm đến vấn đề của giáo phận vì họ trực tiếp cộng tác với cha chánh xứ trong nhà thờ; còn những người giáo dân “bình thường” ngày Chúa nhật đến nhà Chúa một lần là đã yên tâm rồi, cha xứ thông báo gì thì làm theo, không có vấn đề ý kiến gì cả, chỉ còn “cơm áo gạo tiền” mà thôi!

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền, trưởng ban thư ký công nghị, diễn giải từng phần của Thư Chung rồi người dự góp ý, sau đó cha lại diễn giải. Tôi lắng nghe, cố gắng tập trung. Khi cha nhấn mạnh đến “Hiệp thông – Tham gia – Đối thoại”, tôi thấy ba từ này xoáy vào đầu tôi như một cơn lốc nhẹ. Dưới một góc độ lớn, giáo dân Sài Gòn đã HIỆP THÔNG với giáo hội địa phương rất tích cực, tất cả những “chỉ thị” công việc, xuất phát từ những người có trách nhiệm, cao nhất là Đức giám mục, hầu hết mọi người đều tuân theo. Việc THAM GIA trong các đoàn thể cũng rất sốt sắng, hưởng ứng những hoạt động theo thời điểm hay phong trào rất tích cực, đón nhận lời kêu gọi của chủ chăn….

Tuy nhiên, Thư Chung hôm nay có nói đến việc đối thoại, tôi thấy đây là một cơ hội cho bất cứ một giáo dân nào, muốn thực lòng xây dựng Giáo hội. Từ trước đến nay, việc ĐỐI THOẠI còn có phần e dè. Tại sao lại e dè? Truyền thống của người giáo dân Việt Nam là khiêm tốn và rất trân trọng những vị chức sắc trong Giáo hội, chính vì thế mà khi có điều gì bức xúc họ thường không nói ra, có lẽ sợ mình trở thành người xúc phạm, sợ bị qui chụp là “chống đối”….thế nên họ thường chịu đựng thầm lặng và cầu nguyện mong có sự thay đổi nào đó mà thôi, thậm chí phản ứng tiêu cực bằng cách rỉ tai nhau “bên hông nhà thờ!”; thế nên có nhiều điều không hay vẫn xảy ra, nhiều điều chưa tốt vẫn tồn tại, ngấm ngầm bào mòn tình thân giữa chủ chăn và giáo dân hay giữa giáo dân với nhau, bào mòn cả những “công trình” mà mọi thành phần dân Chúa vun đắp. Đối thoại hôm nay thật là một sự cởi mở trong một Giáo hội truyền thống khi “bên nói và bên nghe” dựa vào Lời Chúa, sự chân thật và thiện chí đổi mới mà đối đáp nhau.

Trong khi góp ý từng phần, có nhiều ý kiến được đưa ra như:

- Không nên tạo bè phái trong các đoàn thể, mỗi người biết nghĩ lại mình khi phục vụ. Luôn quan tâm đến giới trẻ và cần chú ý đến tiếng nói của phụ nữ
- Hiện nay, sinh viên, công nhân sống tự do trong các nhà trọ, nhà thuê với các hiện tượng sống thử, sống buông tuồng. Nên góp ý với các chủ nhà về sự dễ dãi khi cho người trẻ thuê phòng để ngăn chặn cách sống phóng đãng.
- Nên có các lớp dạy nghề, dạy dinh dưỡng, các lớp học về giáo dục con người, giáo dục lương tâm…trong giáo xứ để trợ giúp giáo dân.
- Càng văn minh thì càng có nhiều điều phức tạp, quí linh mục cần khiêm tốn đón nhận các ý kiến và nhận khuyết điểm, đồng thời nên trân trọng người khác nhiều hơn.
- Để giảm bớt tệ nạn xã hội, cần quan tâm đến những đứa trẻ của các gia đình “sắp đổ vỡ - đang đổ vỡ - đã đổ vỡ” bằng cách theo dõi, khuyên bảo, thu hút đến nhà thờ….
- Nếu các Giáo lý viên biết nghiên cứu hình thức sinh hoạt mới, lồng ghép trò chơi, cách giải trí lành mạnh vào việc dạy giáo lý thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
- Tạo sân chơi cần thiết để thu hút giới trẻ.
- Quí ông trùm xứ đạo cần khiêm tốn hơn trong cung cách phục vụ.

Và còn khá nhiều ý kiến khác, nhưng nhìn chung thì tôi thấy giáo dân Sài Gòn thật “hiền lành” trong suy nghĩ của mình. Ai lên phát biểu cũng dè dặt, nếu nói mạnh một chút thì rào đón xin lỗi quí cha và mọi người hết lòng. Không thấy có góp ý nào cho vị chủ chăn của mình hay vấn đề nhạy cảm trong việc truyền thông hiện nay.

Vì thời gian có hạn nên tôi không có cơ hội đứng lên phát biểu ý kiến, cũng không kịp viết giấy gửi ban thư ký nên trong lòng vẫn còn đầy những góp ý chân thật trong tâm tình muốn xây dựng giáo hội địa phương mà mình đang sống. Tôi suy nghĩ đơn sơ thế này:

- Nhà thờ là tài sản chung của Giáo hội, là nơi giáo dân gắn bó mật thiết trong đời sống tôn giáo nên việc xây nhà thờ hay có thay đổi gì thì cần một “Ban thẩm định” trong giáo phận, không thể xây cất theo ý riêng một vị mục tử nào. Khi xây dựng, cần quan tâm đến thực tế của địa phương, ý kiến của giáo dân. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, chính giáo dân là người quyết định đầu tiên về ngôi thánh đường của cộng đoàn (hình dạng thế nào, mức độ xây dựng ra sao…) thì mới đúng.

- Trong Giáo hội, không thể có hiện tượng “vắt chanh bỏ vỏ” hay “loại trừ nhau” trong cộng đồng dân Chúa. Đó là hiện tượng trong “thế gian”, của môi trường chính trị hay trên thương trường nghiệt ngã, chứ không thể có trong một cộng đồng mà cội nguồn là yêu thương. Cần giải trình và giải thích trước những ý kiến bất đồng hay không hòa hợp khi phục vụ như thánh Phêrô và Phalô từng làm trong lịch sử Giáo hội.

- Giúp giáo dân trưởng thành hơn khi tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông. Ngày nay, cái “tâm” và cái “tầm” của giáo dân đã khác ngày xưa. (Mục tử có “tiến sĩ” thì giáo dân cũng “cử nhân”, mục tử có “cử nhân” thì giáo dân cũng “tú tài”) vì thế giúp giáo dân nhận định “đúng” hay “sai” trước một vấn đề trong Giáo hội là điều khó. Dưới ánh sáng Đức tin, Lời Chúa và sự phục vụ chân thật mới có hy vọng mọi người hiểu nhau và cảm thông.

- Ngày nay, thế hệ thanh niên khao khát và nỗ lực để trở thành người giàu có, việc gắn bó với ngôi thánh đường tại địa phương đã khó; nếu giáo dân trẻ có thiết tha lui tới mà thấy giáo xứ có bộ mặt khô cứng, không biết đồng cảm, chia sẻ, khoan dung, quan liêu và vô tâm với người nghèo thì sự lạnh nhạt, thờ ơ của họ là đúng thôi!

Khi buổi học vừa kết thúc, một linh mục có tên thánh là Giuse nói chuyện với tôi rằng: “Giám mục là một chức vụ linh mục tròn đầy. Chúng ta tin tưởng vào một con người Thiên Chúa đã tuyển chọn qua Giáo hội. Chúng ta phải tin có Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh của người; dẫu con người của từng cá nhân đầy thiếu xót, chưa hoàn thiện trong cách suy nghĩ, ăn nói, ứng xử….”.

Nghe đến đây, tôi bỗng nhớ ra lịch sử Giáo hội Công giáo từ ngày khai sinh đến nay, cũng có những giai đoạn mây đen che phủ bầu trời làm chân dung của Chúa Kitô bị “méo mó” nhưng rồi có lúc mây sẽ tan, trời lại sáng và con thuyền Giáo hội là tiếp tục hành trình trong niềm tin vào Đức Kitô, có đúng vậy không?

Kết thúc buổi học,mọi người nhận phép lành từ tất cả quí cha trong hạt tham dự và cùng nắm tay nhau hát Kinh Hòa Bình

Đối với tôi, mục tiêu mà Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục đề ra khá thiết thực, nếu công nghị giáo phận thành công và thực hiện hiệu quả những mục tiêu đề ra đó thì chắc chắn sẽ có một sự ĐỔI MỚI.
 
Thánh lễ làm phép, khánh thành nhà thờ giáo họ Đường Quan, giáo xứ Tôn Đạo
BTT
09:24 23/10/2011
Thánh lễ làm phép, khánh thành nhà thờ giáo họ Đường Quan, giáo xứ Tôn Đạo

9 giờ 30, thứ Năm, ngày 20 tháng 10 năm 2011, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ Làm phép và khánh thành Nhà thờ giáo họ Đường Quan, thuộc giáo xứ Tôn Đạo.

Quý cha thuộc các giáo xứ lân cận, hoặc có sự liên hệ gần gũi với giáo họ đã về đây đồng tế với Đức cha, và chia sẻ niềm vui với giáo họ.

Hiện diện trong thánh lễ này không chỉ đông đảo giáo hữu trong giáo họ, giáo xứ Tôn Đạo, mà còn có nhiều ân nhân và giáo dân đến từ các giáo xứ.

Tuy đang là mùa đông, bầu trời ảm đạm, nhưng tiết trời mát mẻ là yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức thánh lễ. Vì thế, cho dù Nhà thờ không đủ chỗ, rất nhiều tín hữu phải ngồi ở ngoài để tham dự thánh lễ, nhưng họ vẫn sốt sắng.

Theo lời giới thiệu đầu lễ của cha chính xứ, giáo họ Đường Quan được thành lập năm 1930, với 30 gia đình. Ba năm sau, năm 1933, giáo họ đã cất được ngôi Nhà thờ đơn sơ với cột, kèo bằng gỗ. Nạn đói năm 1945 đã buộc nhiều gia đình phải “tha phương cầu thực”, chỉ còn lại một số gia đình. Nạn đói qua đi, nhiều người trở về quê, giáo họ dần dần được hồi sinh.

Biến cố năm 1954 đã kéo một số gia đình di cư, số còn lại cố gắng gìn giữ tài sản thiêng liêng và vật chất mà giáo họ đã vất vả gầy dựng nên.

Năm 1968 cơn bão lớn đã kéo sập toàn bộ ngôi Nhà thờ đầu tiên. Mãi 26 năm sau, năm 1994, giáo họ mới có thể xây được ngôi Nhà thờ mới. Tuy nhiên, đó chỉ hơn ngôi nhà cấp bốn một chút (rộng 7,50m; dài 22m), không có tháp như đa số Nhà thờ khác ở Việt Nam.

Ngày 26-10-2010, giáo họ khởi công xây dựng tháp chuông cao 17m, và đại tu nâng cấp toàn phần Nhà thờ. Sau một năm thi công, hôm nay cả giáo họ gồm 65 gia đình với 264 giáo hữu hân hoan mừng khánh thành Nhà Chúa.

Trong bài giảng, khởi đi từ những hình ảnh quen thuộc của Nhà thờ trong hội họa và trong thực tế, Đức cha rút ra điểm đặc trưng của Nhà thờ là tháp chuông với cây Thánh Giá trên đỉnh. Người ta thừa nhận rằng ở đâu có tháp chuông, ở đấy có Nhà thờ. Ở đâu có Nhà thờ, ở đấy có cộng đoàn tín hữu. Và ở đâu có cộng đoàn tín hữu, ở đó có sự hiện diện của Giáo hội. Ý thức việc xây dựng Nhà thờ là xây dựng Giáo hội, đó là ý thức đúng, việc làm tốt, nhưng chưa phải là tốt nhất, chưa phải là đủ. Đức cha khẳng định xây dựng Giáo hội cách tốt nhất là xây dựng đời sống và con người của mình từ chính cử hành phụng vụ trong Nhà thờ. Tức là xây dựng đời sống của mình bằng việc cầu nguyện, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, dâng thánh lễ và sống mầu nhiệm thánh lễ. Đức cha nhấn mạnh: Nếu xây Nhà thờ mà không chịu khó đến đây cầu nguyện và dâng lễ thì nhà thờ chẳng có ý nghĩa và giá trị gì. Nhà thờ là Nhà Chúa, là nhà cầu nguyện, vì thế cần phải có thái độ và tâm tình xứng hợp khi vào Nhà thờ. Phải giữ sự linh thiêng cho Nhà thờ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện giáo họ đã dâng lời tạ ơn Chúa, tri ân Đức cha, quý cha và quý ân nhân đã giúp đỡ giáo họ có được ngôi Nhà thờ khang trang như hôm nay.

Người ta dễ dàng nhận thấy niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt rạng rỡ của những người tham dự thánh lễ hôm nay. Quả thật, có rất nhiều giáo hữu đến từ các giáo họ và giáo xứ để chia sẻ niềm vui với giáo họ Đường Quan.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức cha thay mặt quý cha và quý khách chúc mừng giáo họ đã có Nhà thờ khang trang. Và một lần nữa, ngài nhấn mạnh Nhà thờ là Nhà Chúa, vì thế các giáo hữu hãy siêng năng đến đây cầu nguyện, và có thái độ cũng như tâm tình xứng hợp khi bước vào nơi thánh thiêng này.

Gẫm lời giảng của Đức cha, chúng tôi tâm đắc: ở đâu có nhà thờ, ở đó có các Kitô hữu. Và ở đâu có các Kitô hữu, ở đó có sự hiện diện của Giáo hội. Giáo họ Đường Quan đã xây dựng được Nhà thờ, điều này không chỉ khẳng định sự hiện của Giáo hội ở nơi này, nhưng còn là dấu chỉ cho thấy cộng đoàn của Giáo hội ở đây đang phát triển.
 
Lễ Bạc 25 Năm Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1986-2011
Trần Văn Cảnh
16:50 23/10/2011
Lễ Bạc 25 Năm Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1986-2011

Giáo Xứ Việt Nam Paris, Chúa nhật 23 tháng 10 năm 2011, cả gia đình Giáo Xứ cùng vui vẻ xum họp, chúc mừng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Kitô Vua, thành lập ngày 22.06.1986 và năm nay tròn 25 tuổi. Ngày thành lập, 1985-1986, đoàn qui tụ 84 đoàn sinh. Mười năm sau, 1995-1996, số đoàn sinh tăng tới 202. Và năm nay, 2010-2011, đoàn đã khai giảng niên khóa với số 297 đoàn sinh, trong đó 109 là ấu nhi, 121 là thiếu nhi và 67 là nghĩa sĩ. Ngoài số đoàn sinh, còn có thêm 40 trưởng, 7 huấn luyện viên, 17 giáo lý viên và 1 linh mục tuyên úy.

Nói rằng cả gia đình Giáo Xứ, vì cùng với các Thiếu Nhi Thánh Thể, còn có các bậc phụ huynh, quan viên và bô lão ; cùng với các cha, các thầy, các sơ trong Ban Giám Đốc, còn có nhiều thành phần trong Hội Đồng Mục Vụ ; cùng với linh mục HOÀNG VĂN KHOA, đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn TNTT-GXVN vào năm 1985-1986, đang làm mục vụ tại Trung Hoa, trở về Giáo Xứ dịp này ; còn có Đức Cha Jérôme BEAU, đại diện Đức Hồng Y André VINGT-TROIS, đến chủ tế thánh lễ mừng Lễ Bạc của Đoàn TNTT.

GIÁO XỨ CHÀO MỪNG ĐẠI DIỆN ĐHY ANDRÉ VINGT-TROIS

Đầu lễ, thay mặt Cộng Đoàn, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã ngỏ lời chào mừng và giới thiệu chương trình với Đức Cha Chủ Tế và với Cộng Đoàn. Ngài nói : « Kính thưa Đức Cha Jérôme BEAU, Chúng con xin chào mừng Đức Cha. Chúng con vui mừng cử hành sinh nhật 25 năm,1986-2011, của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập tại Giáo xứ Việt Nam Paris của chúng con. Bởi vì Giới Trẻ là tương lai của Giáo Xứ và là sức mạnh của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Bênêđictô VI chia sẻ niềm vui với chúng con bằng việc gửi Phép Lành Tòa Thánh. Đức Hồng Y André VINGT-TROIS cũng chia sẻ niềm vui với chúng con bằng việc gửi Đức Cha thay Ngài đến với chúng con. Chúng con thật vui mừng khi được Đức Cha, thay mặt Đức Hồng Y đến với chúng con để cử hành Bí Tích Thánh Thể và chia sẻ Lời Chúa.

Trong dịp này, lợi dụng sự hiện diện của Đức Cha, Chúng con cũng xin chính thức kết thúc năm mục vụ « Gia Đình và Giới Trẻ » đồng thời, xin giới thiệu cùng Đức Cha « Tân Ban Thường Vụ », vừa được bầu trước hè, ngày 12.06.2011.

Chúng con xin cám ơn Đức Cha rất nhiều. Và Cộng Đoàn chúng con xin chào mừng Đức cha bằng một tràng pháo tay lớn ».

CỬ HÀNH THÁNH LỄ VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA VỀ 2 ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT

Sau lời giới thiệu của Đức Ông Giám Đốc, Đức cha BEAU đã chủ tế cử hành thánh lễ và đã chia sẻ Lời Chúa của Chúa nhật XXX thường niên, năm A hôm nay, về hai điều răn trọng nhất « Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Mô Sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy », (Mt, 22,34-40).

Đặc biệt hướng về các em Thiếu Nhi Thánh Thể, Đức Cha nói : «Cách nay 25 năm, Phong Trào TNTT đã được thành lập tại GXVN Paris. Điều đó có nghĩa là nhiều thiếu nhi gia nhập Phong Trào lúc ban đầu, sau 25 năm, hôm nay đã thành cha mẹ TNTT. Cha hy vọng rằng các TNTT đang ngồi đây hôm nay, 25 năm sau, các con sẽ cho con cái mình gia nhập TNTT, để mình thành cha mẹ TNTT. Cha có ý nói với các con rằng : Hãy trao truyền Đức Kytô.

Trọng tâm của TNTT là Đức Kytô. Vậy, gia nhập TNTT là lãnh lấy trách nhiệm trao truyền Chúa Kytô. Và trao truyền Chúa Kytô sẽ làm cho đời chúng con có ý nghĩa, có vui vẻ, có sức sống, có niềm tin, có chân lý, có bác ái, có yêu thương, có liên đới, có tình yêu, có hạnh phúc,… Trao truyền Chúa Kytô tức là yêu mến Ngài và sẽ được Ngài yêu mến. Muốn được thế, chúng con phải làm gì ? – Xin thưa : Phải làm điều Chúa Kytô muốn, phải làm điều Chúa Kytô dậy và phải làm điều Chúa Kytô xin.

Chúa Kytô muốn gì ? Ngài muốn làm bạn với chúng con và muốn chúng con thành bạn của Ngài. Chúa Kytô là người bạn trung thành và tốt nhất của các con. Ngài luôn luôn ở bên các con, ngay cả những khi cô đơn nhất, khi buồn tủi nhất, khi chán chường nhất, khi thất vọng nhất, khi hối hận nhất, ..

Các con cũng hãy hành xử như vậy với Đức Kytô. Hãy là người bạn thân tình, chân thật của Ngài. Hãy năng gặp gỡ Ngài trong kinh nguyện và việc làm, trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, trong hy sinh,… Và hãy năng gặp gỡ Ngài trong những việc bác ái, tương thân thương trọ, huynh đệ, liên đới.

Chúa Kytô dậy gì ? Ngài dậy ba điều. Thứ nhất, khi Chúa Kytô yêu Chúa Cha, Ngài có ý dậy chúng ta cũng phải yêu mến Chúa Cha. Thứ hai, khi Chú Kytô làm điều Chúa Cha muốn, Ngài có ý dậy ta cũng hãy làm điều Chúa Cha muốn. Nhưng Chúa Cha muốn gì ? Chúa Cha muốn chúng ta yêu thương nhau để làm chứng cho thế gian về tình yêu thương của con cái Chúa.

Chúa Kytô xin gì ? Ngài xin một điều là chúng ta hãy sống thánh thiện, nghĩa là mang tình yêu Chúa Kytô đến mọi người. Điều này có thể thực hiện qua ba hoàn cảnh. Nếu lập gia đình, hãy cho bạn mình tình yêu, và qua tình yêu ấy, hãy cho sự sống. Nếu làm linh mục, hãy mang Chúa Kytô cho mọi người qua kinh nguyện, bí tích. Nếu đi tu hãy tận hiến đời mình cho Chúa Kytô và thương yêu mọi người bằng hy sinh, cầu nguyện.

Cha chúc các con mừng Lễ Bạc vui vẻ và không quên sứ mệnh chính yếu của TNTT là trao truyền Chúa Kytô.

GIỚI THIỆU BAN THƯỜNG VỤ 2011-2014

Sau thánh lễ, Đức Ông đã long trọng giới thiệu cùng Đức Cha Jérôme BEAU và với Cộng Đoàn Giáo xứ 11 vị thuộc Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, mới được bầu ngày 12.06.2011 vừa qua.

Không kể Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh, chủ tịch, vắng mặt, vì có mẹ già đau nặng, vừa phải về Việt Nam, Tất cả 10 vị khác đều có mặt. Đó là các vị sau đây:

Chủ tịch: Ông Nguyễn Ngọc Đỉnh
Phó Chủ Tịch: Bà Micheline Trần Kim Chi
Tổng Thư Ký: Ông Cao Trọng Nghĩa
Phó Thư Ký: Ông Gioakim Nguyễn Xuân Chương
Ủy Viên Tài Chánh: Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng
Ủy Viên Xây Dựng: Ông Nguyễn Văn Thơm
Ủy Viên Giáo Lý: Bà Đào Kim Phượng
Ủy Viên Văn Hóa: Ông Giang Minh Đức
Ủy Viên Phụng Vụ và Thánh Ca: Ông Thomas Võ Tri Văn
Ủy Viên Thanh Niên: Anh Trương Nguyên Vũ
Ủy Viên Thiếu niên:Anh Nguyễn Nhaty

CẢ GIA ĐÌNH GIÁO XỨ VUI VẺ

Chị Phó Chủ Tịch Tân Ban Thường Vụ đã ngỏ lời với Đức Cha đại diện Đức Hồng Y và với Cộng Đoàn. Ông Ủy Viên Xây Dựng chúc Mừng sinh nhật 25 năm Đoàn TNTT và tặng quà cho đoàn. Rồi Đại Diện Đoàn TNTT ngỏ lời cám ơn Đức cha chủ tế, cám ơn Đức ông Giám Đốc, cha Tuyên Úy, Ban Thường Vụ và tất cả các thành phần trong Cộng Đoàn.

Bỗng cả nhà nguyện im bặt. Im như tờ. Rồi nhẹ nhàng, cung đàn nhẹ nhàng thoang thoảng, mạnh thêm về trầm bổng. Cùng lúc, một nhóm các trưởng nữ tiến lên phủ phục quanh bàn thờ. Tiếng đàn dồn dập hơn, các trưởng nữ biến thành các nàng tiên, uyển chuyê dâng một điệu vũ kính Mẹ Maria, mừng Sinh nhật 25 năm TNTT và chào Tân Ban Thường Vụ.

Thánh lễ hoàn toàn kết thúc. Mọi người được mời tham dự tiệc mừng tiếp tân. Vọng đâu đây lời ca kết lễ : « Chúng con xin tạ ơn Cha. Chúng con xin tạ ơn Ngài. Bây giờ và mã mãi. Alleluia » !

Paris, ngày 23 tháng 10 năm 2011

Trần Văn Cảnh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ, đấng phù trợ mẫu thân, và phong trào đại kết
Vũ Văn An
23:11 23/10/2011
Lời Chúa phán trên Thánh Giá với Gioan, vị tông đồ duy nhất không trốn chạy, “Hỡi con, này là mẹ con” đã nói lên mối liên hệ đặc biệt Chúa muốn có giữa Giáo Hội sơ sinh do Gioan làm đại diện và Đức Mẹ Diễm Phúc của ta. Mối liên hệ này đã bảo đảm việc Đức Mẹ luôn là tập chú đặc biệt đối với Giáo Hội Giêrusalem. Thực vậy, ngày đặt nền truyền thống cho Giáo Hội Giêrusalem, tức Ngày Lễ Ngũ Tuần, luôn được mô tả trong tranh ảnh thánh bằng hình ảnh Đức Maria như người mẹ bao quanh bởi các tông đồ, dưới các hình lưỡi lửa hiện xuống. Đức Mẹ vốn được tràn đầy Chúa Thánh Thần, nay trở thành tập chú tự nhiên trong tư cách người mẹ và khuôn mẫu của Giáo Hội.

Kể từ Công Đồng Êphêsô năm 431, Đức Maria đã được gọi là Theotokos, Đấng Cưu Mang Thiên Chúa hay Mẹ Thiên Chúa. Chúa Kitô không thể vừa là người vừa là Chúa thực sự nếu không được sinh từ một bà mẹ nhân bản. Để Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đức Maria phải là Mẹ của Người, Đấng là Thiên Chúa thực sự. Chứng cớ trong Thánh Kinh hướng ta về Thư Galát 4:4: “Thiên Chúa sai Con của Người xuống sinh bởi một phụ nữ” và về Tin Mừng Gioan trong đó, Đức Maria luôn được gọi là “Mẹ Chúa Giêsu”. Câu 20:31 của Tin Mừng này nói rõ hơn: “để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Trong một mẩu giấy papyrus hiện được lưu giữ tại Thư Viện Rylands ở Manchester, Anh Quốc, có từ năm 270 Công Nguyên, người ta đã ghi lại lời kinh đầu tiên ngỏ với Đức Maria bằng tiếng Hy Lạp, được dịch ra như sau: “chúng con chạy tới xin ngài phù trợ” (Kinh Trông Cậy). Điều này cho thấy vai trò mẫu thân của Đức Maria đối với các môn đệ của Con ngài.

Đức Mẹ là mẹ phù trợ trong các giáo phụ

Trong trước tác của các giáo phụ đầu tiên, Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia (khoảng năm 110) đã viết rằng: “Dưới sự sắp đặt thần linh, Chúa Giêsu, Thiên Chúa của ta, đã được tượng thai bởi Đức Maria, thuộc dòng dõi Đavít, và Thánh Thần Thiên Chúa; Người được sinh ra và chịu phép rửa để cuộc Khổ Nạn của Người thánh hóa được nước” (Ad. Eph. 18:2). Thánh Irênê (khỏang năm 200) tuyên bố rằng Tân Ước vén mở 2 điều cách rõ ràng: “Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một trinh nữ, và Người là Chúa Kitô Cứu Thế, Đấng được các tiên tri công bố; chứ không như những người lạc giáo kia cho rằng Chúa Giêsu từ trên cao xuống” (Adv. haer. 16:2/17:1). Các khẳng định của các giáo phụ cho thấy tư cách làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria này đã được tóm lược trong các kinh tin kính, mà bản cổ xưa nhất có câu “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” hoặc “sinh bởi Chúa Thánh Thần và trinh nữ Maria” (1).

Nới rộng chức làm mẹ của Đức Maria

Sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria bao hàm ba khía cạnh: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ loài người. Huấn quyền vốn dạy rằng vì là Mẹ Chúa Kitô, Đấng là đầu nhiệm thể, tức Giáo Hội (xem thư Cl 1:18), nên Đức Maria cũng là Mẹ các chi thể của nhiệm thể (2). Cuối kỳ họp thứ ba của Công Đồng Vatican II (1964), Đức Giáo Hoàng Pholô VI cũng đã tuyên bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội.

Chức làm mẹ của Đức Maria đã được công bố lúc Truyền Tin, rồi trước khi trút hơi thở cuối cùng trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã nới rộng chức làm mẹ ấy ra đối với Giáo Hội sơ sinh. Tại đồi Canvariô, Israel mới đã được hạ sinh trong con người Gioan đại diện cho các tông đồ. Tại đó, Chúa Kitô tuyên bố: Đức Maria là mẹ của cả đầu lẫn các chi thể của nhiệm thể là Giáo Hội. Không những Đức Maria là Mẹ Giáo Hội mà còn là Mẹ của mọi tín hữu, vì Chúa Kitô đã lấy từ Đức Mẹ bản tính nhân loại để Người có thể trở thành Cứu Chúa của mọi tín hữu, của cả nhân loại. Tất cả chúng ta đều là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, được tạo thành bởi xương thịt của Người (xem Eph. 5:30) và do đó, “đều phát sinh từ lòng Đức Maria trong tư cách mình liền với đầu” (3).

Thánh Anselmô từng giải thích rằng “Đức Maria bắt đầu mang thai tất cả chúng ta từ lúc ngài thưa xin vâng”. Điều này đã được minh giải trong thông điệp Redemptoris Mater của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, ngài viết rằng vì Đức Maria “sinh ra Chúa Kitô, là Đầu của Nhiệm Thể, nên ngài cũng sinh ra mọi chi thể của Nhiệm Thể ấy”. Các chiều kích mới trong chức làm mẹ của Đức Maria đã được Đức Lêô XIII đặc biệt nhấn mạnh. Trong thông điệp Aduitricem Populi (5 tháng 9, 1895), vị giáo hoàng này viết rằng khi từ Thánh Giá, Chúa Giêsu thốt ra với Mẹ của Người câu “Này là con bà”, là Người muốn “chỉ cả nhân loại” nhất là những người kết hợp với Người trong Đức Tin (4).

Như thế, chỉ trong mấy hàng, vị giáo hoàng trên đã nới rộng sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria để bao trùm cả Giáo Hội và cả nhân loại nữa. Ngài quả chú ý tới vai trò đại kết của Đức Maria trong tư cách là Mẹ Giáo Hội, Mẹ mọi tín hữu và Mẹ cả nhân loại. Các chiều kích mới này mới đây đã được Công Đồng Vatican II công nhận trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, tức Hiến Chế Lumen Gentium (số 54). Hiến Chế này mô tả Đức Maria là “Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ nhân loại” nhưng hơn hết là Mẹ các tín hữu. Vì các khía cạnh phù trợ mẫu thân này của Đức Maria, ngài quả hết sức quan tâm tới việc hợp nhất mọi tín hữu và do đó, là quan thầy “ưu hạng” của phong trào đại kết.

Vai trò đảo ngược của Đức Maria

Tuy nhiên, trong phong trào đại kết, có một điều gì đó khá nghịch lý về vai trò của Đức Maria, vì, trong gần 500 năm kể từ cuộc Cải Cách trở đi, lòng sùng kính ngài đã đóng vai chia rẽ nhiều hơn là hợp nhất các hệ phái Kitô Giáo. Về việc này, Martin Gillet quá cố nhận thấy Đức Maria có tiềm năng của một người đảo ngược, trong vai trò cổ vũ lòng sùng kính đại kết, chứ không hẳn là người cản trở. Người ta tự hỏi làm sao có việc này được? Ta biết Martin Gillet vốn là người sáng lập ra Hội Đại Kết Trinh Nữ Rất Thánh Maria (ESBVM) vào năm 1967.

Ông được Đức Hồng Y Suenens khích lệ hoạt động cho hợp nhất cách đó, nghĩa là dùng sự chia rẽ làm phương thế hàn gắn các vết thương do chia rẽ gây ra. Trong ý hướng ấy, Hội đặt mục tiêu nghiên cứu vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội và nơi mọi Kitô hữu. Giống như việc chích ngừa, nghĩa là chích vi khuẩn bệnh để tạo miễn nhiễm, vấn đề chia rẽ cũng thế, người ta thấy trong nó có những đặc tính chữa lành, hàn gắn. Hội đã gặt hái được nhiều kết quả phấn khởi trong việc tổ chức các buổi phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ chung. Hiện nay Hội vẫn duy trì đường hướng hoạt động đó trong các buổi gặp gỡ của mình.

Trong một lá thư gửi cho ESBVM, Đức Gioan Phaolô II cho hay “có một mối liên kết chặt chẽ và quan trọng” giữa việc làm Mẹ của Đức Maria và công cuộc hợp nhất Kitô Giáo. Tuy nhiên, quả là ngây thơ khi cho rằng, trong các cuộc đối thoại rộng rãi hơn, Đức Maria không khiến người ta có cái nhìn tranh chấp và gây chia rẽ. Thành thử khó lòng che đậy được các chia rẽ trong thế giới Kitô Giáo về Đức Maria. Chỉ có điều các chia rẽ trên bình diện học lý về Đức Maria phải được nhìn trong ngữ cảnh lịch sử của chúng và thử hỏi xem liệu có nên duy trì các chia rẽ ấy hay không trong một bầu khí các ý kiến đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Việc phát triển và giáo hội học

Việc triển khai tước hiệu Mẹ Giáo Hội và Mẹ mọi tín hữu từ tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria chắc chắn sẽ cung cấp cho ta cơ hội nhìn Đức Mẹ dưới ánh sáng cuộc đối thoại đại kết, như người mẹ của một đại gia đình đang tìm cách đoàn tụ. Thiển nghĩ ở đây, ta có thể thêm vào ý niệm đoàn tụ gia đình này ý niệm triển khai sự hiểu biết giữa các hệ phái Kitô Giáo khác nhau và các dấu chỉ của một nền giáo hội học mới đang xuất hiện.

Ngay trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, cái hiểu về vai trò của Đức Maria vốn cũng đã có nhiều tranh cãi rồi. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong sắc chỉ “Ineffabilis Deus”, Đức Piô IX đã long trọng tuyên bố rằng: “Từ giây phút đầu tiên được tượng thai, Trinh Nữ Rất Thánh Maria, nhờ ơn thánh và đặc ân đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng, và công nghiệp của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi”. Niềm tin này từ lâu vốn đã được tuân giữ, nhưng không hẳn là không có người chống đối. Thực vậy, Tổng Giám Mục Paris và Giám Mục Evereux đã lên tiếng chống đối tín điều này vì không do một công đồng chung quyết định. Nhưng thực ra, trước khi công bố tín điều này, Đức Piô IX đã tham khảo toàn thể hàng giáo phẩm thế giới (thông điệp “Ubi Primum” ngày 2/2/1849) để tránh các phản ứng như thế và nhất là muốn biết tâm tình người giáo dân thường.

Tham khảo hàng ngũ giáo dân

Việc trên đã tạo ra một tiền lệ cho cuộc đối thoại đại kết với các hệ phái Kitô Giáo khác, vì trong khi vận động thái độ người giáo dân thường đối với một tín điều về Đức Maria, Đức Piô IX đã dẫn khởi một yếu tố chính trong việc khai triển hiểu biết tín lý. Trong việc khai triển này, nhất là khai triển tín điều về Đức Maria, người giáo dân đóng vai trò củng cố quyền giáo huấn của Giáo Hội. Lúc còn là một tín hữu Anh Giáo, Newman đã thấy không có khó khăn chi khi chấp nhận việc Vô Nhiễm Thai, trước khi nó được Giáo Hội Công Giáo công bố thành tín điều đến 20 năm. Hành trình trở về Rôma của Newman hoàn tất ngày 9 tháng 10 năm 1845 và ngay sau đó, ngài cho công bố khảo luận của mình về việc “Khai triển tín lý”, một đóng góp lớn cho việc khai triển hiểu biết.

Quả là lý thú, vì việc phán quyết về tín điều Vô Nhiễm Thai đã gián tiếp có được là do các công trình bàn về việc khai triển sự hiểu biết tín lý. Khi Newman cho công bố bài báo “Về Việc Tham Khảo Giáo Dân Trong Các Vấn Đề Tín Lý” (“The Ramblers” tháng 7 năm 1859), ngài đã nêu điển hình tham khảo giáo dân của Đức Piô IX để chứng tỏ các chuẩn bị thích đáng trước khi phán quyết về tín điều này.

Tham khảo để hợp nhất

Trong công cuộc hợp nhất Kitô Giáo, ta nên sử dụng cùng một nguyên tắc tham khảo như trên làm thủ tục để đạt sự thống nhất về niền tin đối với các tín điều về Đức Mẹ. Nhờ thế, việc khai triển sự hiểu biết các tín điều về Đức Mẹ sẽ cho ta một ngữ cảnh điển hình cho các tham khảo rộng rãi hơn về đại kết, và được nới rộng tới toàn bộ cuộc phân rẽ hệ phái hiện nay.

Đến một mức nào đó, viễn tượng trên đã bắt đầu ló rạng. Tuy nhiên, mỗi cộng đoàn có đại diện trong các cuộc gặp gỡ của ESBVM nên chuyên biệt chỉ thị cho các đại biểu của mình vận động các thành viên cho biết thái độ, niềm tin và các luận chứng bác bỏ. Vì như trên đã nói, việc tranh luận tương tự vốn đã diễn tiến lâu dài trong lòng Giáo Hội Công Giáo trước khi đạt được sự thống nhất ý kiến. Những ngôi sao sáng vĩ đại như Bernard thành Clairvaux, Anselm thành Canterbury, Albert Cả, Thomas Aquinas và cả Bonaventure nữa cũng đã không chấp học lý Vô Nhiễm Thai.

Tuy nhiên, một đan sĩ Biển Đức, tức Eadmer thành Canterbury (1055-1154), đã không dựa vào các ngôi sao sáng ấy, mà dựa vào lòng sùng kính của tín hữu. Theo ngài, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai được tín hữu nước Anh giữ từ trước cả cuộc Xâm Lăng của người Normandy (1066). Luận chứng của ngài là: các thiên thần mà Thiên Chúa còn gìn giữ cho khỏi tội lỗi, phương chi là Mẹ của Người.

Một lòng sùng kính như thế cũng đang hiện diện trong ESBVM. Chỉ cần làm sao để lòng sùng kính này lan tỏa mỗi ngày một rộng rãi hơn và một ngày kia gây đủ ảnh hưởng trên việc hợp nhất các khai triển tín lý khiến các luận chứng bác bỏ sẽ được khai thông (xem Lumen Gentium, số 12). Nếu ảnh hưởng phụng vụ có thể hướng dẫn sự thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo như một nguyên tắc cho các áp dụng rộng rãi hơn, thì lợi ích của nó quả là hiển nhiên. Cũng cần nhấn mạnh một điều, chính lập luận của Eadmer dựa vào lòng sùng kính của giáo dân đã khuyến khích Duns Scotus triển khai ra ý niệm “cứu chuộc có tính gìn giữ” (preservative redemption) làm cơ sở thần học cho việc công bố tín điều Vô Nhiễm Thai của Đức Piô IX. Ý niệm này đã khắc phục được sự mâu thuẫn khi tách Đức Maria ra khỏi công trình cứu chuộc phổ quát vì dù được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, ngài vẫn lệ thuộc công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, vì ngài chắc chắn sẽ mắc tội tổ tông ấy, nếu ơn thánh của Đấng Trung Gian không gìn giữ ngài.

Đức Maria như khuôn mẫu

Thành thử, muốn sự hợp nhất lớn mạnh, lời cầu nguyện và lòng sùng kính phải đi trước, sau đó mới tới các giải thích thần học. Đức Maria trong vai trò khuôn mẫu cũng như mẫu thân nêu gương cho ta về lòng tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Dù không hiểu hết các mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đức Maria vẫn suy đi nghĩ lại các mầu nhiệm ấy trong tâm hồn (Lc 2:19).

Mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai cần nhiều thế kỷ suy đi nghĩ lại cộng với nhiều khai triển về tín lý mới giúp Đức Piô IX tuyên bố được tín điều này. Việc hợp nhất Kitô Giáo cũng là một mầu nhiệm mà ta cần suy đi nghĩ lại và cố gắng đạt cho được dù ta không hiểu hết các hệ luận của nó, giống như Đức Maria trong biến cố Truyền Tin. Mặt khác, cũng giống như ngài, với lời cầu nguyện và lòng sùng kính, ta sẽ phát triển được sự hiểu biết; nhờ tình đồng đạo và các cuộc thảo luận, ta sẽ hiểu biết nhau hơn và phát triển sự hiểu biết ấy theo chiều hướng tiến tới mầu nhiệm hợp nhất Kitô Giáo. Trong hành trình đức tin của riêng ngài, Đức Maria cho thấy sự phát triển về hiểu biết của mình, thí dụ lời của thiên thần “Chào bà đầy ơn phúc” đã gây cho ngài ngỡ ngàng nhưng đồng thời cũng khiến ngài suy đi nghĩ lại cho tới tận mạc khải Hiện Xuống, khi ngài được hiểu biết hoàn toàn.

Nguyên tắc Maria trong việc phát triển đại kết

Nếu Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, thì ngài cũng là khuôn mẫu đối với Giáo Hội theo nghĩa định chế và theo nghĩa rộng hơn nơi các tín hữu. Ta đã thấy ngài là khuôn mẫu để Giáo Hội phát triển sự hiểu biết của mình và để mọi Kitô hữu phát triển sự hiểu biết của họ. André Feuillet, một học giả Thánh Kinh Công Giáo, từng cho ta hay: tư cách làm mẹ và làm trung gian của Đức Maria đã khiến ngài trở thành “nguyên mẫu của Giáo Hội… Ngài là khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội. Chỉ cần càng ngày càng nên giống Đức Maria, Giáo Hội sẽ càng ngày càng hiểu đầy đủ hơn các ý định của Đấng sáng lập ra mình” (5). Lev Gillet, một linh mục Chính Thống Giáo, đã nhấn mạnh đến vai trò của Đức Maria khi trích dẫn câu Tông Đồ Công Vụ 1:14: “Tất cả những người này đồng lòng đồng chí chuyên chăm cầu nguyện cùng với các phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu”. Ông nhấn mạnh rằng khung cảnh này là hình ảnh đích thực của Giáo Hội liên tục, nên Giáo Hội ngày nay phải đi theo dòng liên tục không bao giờ đứt đoạn từ thời Giáo Hội sơ sinh tụ họp nhau quanh Đức Maria trong ngày Hiện Xuống. Vị linh mục này cho rằng “sự đồng lòng đồng chí” kia cũng phải được nhìn thấy trong sự nhất trí về vai trò và ý hướng của Đức Maria. Ý hướng của ngài tất nhiên chỉ có thể là “hoàn toàn tuân phục thánh ý Thiên Chúa; do đó, chỉ có sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa nơi ý chí ta mới thực sự hợp nhất ta lại với Đức Maria mà thôi” (6). Sự hợp nhất với Đức Maria này, do đó, là phương thế để ta lớn lên trong sự hợp nhất Kitô Giáo.

Trong truyền thống Cải Cách, David Carter nói rằng việc Đức Maria suy đi nghĩ lại lời Chúa đã “tạo nên một khuôn mẫu cho các môn đện trong tương lai”. Và việc “ngài toàn tâm toàn chí tiếp nhận Lời Chúa là một nhận định hùng hồn về nguyên tắc một mình Thánh Kinh đã đủ của Phong Trào Cải Cách” (7). Ba khuôn mẫu Công Giáo, Chính Thống và Cải Cách vừa nói đều có chung một sự ăn ý với nhau, cho thấy một sự đồng qui dứt khoát. Phía Công Giáo nhấn mạnh tới Đức Maria như khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội đã cho thấy: càng trở nên như Đức Maria, Giáo Hội càng hiểu rõ các ý định của Đấng sáng lập ra mình. Hình ảnh này duy trì được các đặc tính phát triển giống quan điểm của Chính Thống về một Giáo Hội liên tục, duy trì được tính liên tục không bao giờ đứt đoạn với việc tập chú vào Đức Maria được các tông đồ vây quanh trong ngày lễ Hiện Xuống. Truyền thống Cải Cách với hình ảnh Đức Maria suy đi nghĩ lại Lời Chúa là một nguyên tắc phát triển mà ta đã trình bày. Các nền giáo hội học này không luôn luôn nhất quán bên trong các hệ phái khác nhau, tuy nhiên đó vẫn là bằng chứng có sự đồng qui và nhiều tiềm năng để tiếp tục.

Kết luận

Trong tư cách một môn đệ khuôn thước, Đức Maria nêu gương mẫu làm mẹ cho con cái mình, đồng thời làm gương mẫu về sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu từng tuyên bố trong Máccô 3:35: “Bất cứ ai thực hành thánh ý Thiên Chúa đều là anh em Ta, chị em Ta, và là mẹ Ta”. Thay vì làm giảm tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria, câu đó chỉ làm tăng thêm tư cách ấy, vì trong tư cách gương mẫu, ngài là dụng cụ ưu tuyển của thánh ý Thiên Chúa. Sự tuân phục này là một phần trong vai trò mẫu thân của ngài, như chính ngài đã nói với các gia nhân tại tiệc cưới Cana: “Hãy làm theo điều Người nói với các anh”. Trong tư cách một người mẹ, ngài cũng là người hòa giải, đem chúng ta lại với nhau cũng như đem các truyền thống thần học của chúng ta lại với nhau. Như lời kinh xưa từng viết “Chúng ta chạy đến” với lòng phù trợ của ngài trong “cơn gian nan khốn khó” để được làm hòa với Mẹ chúng ta.

Vai trò suy đi nghĩ lại của Đức Maria đã báo trước diễn trình khai triển tín lý trong Giáo Hội suy tư. Diễn trình này đã được hiến chế về mạc khải Dei Verbum của Công Đồng Vatican II phác họa như sau: “Giáo Hội luôn tiến về sự viên mãn của chân lý thần thiêng, cho đến lúc tận cùng khi lời Chúa được nên trọn nơi mình” (số 8).

Tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria đối với toàn bộ gia đình tín hữu cũng đặt ngài vào vai trò đấng bầu cử chính của gia đình nới rộng này, và vâng theo Con mình, ngài cầu xin “cho tất cả chúng được nên một”. Từ thế kỷ 17, trong Anh Giáo, vốn có sự phát triển tiệm tiến đối với cái hiểu về vị thế của Đức Maria trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Sự phát triển này được gia tăng do sự kích thích của phong trào Oxford và của những người thuộc nhóm viết tiểu luận (tractarians) sau đó, là những người nhờ nghiên cứu các giáo phụ, đã tìm ra ý niệm Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) nơi Đức Maria. Hồng Y Chân Phúc Newman là tác nhân vĩ đại trong việc khai triển sớm sủa này… Sau này, Giáo Sư Eric Mascall còn chủ biên một chuyên đề tựa là “Mother of God” (London 1949) với sự cộng tác của nhiều người Chính Thống Giáo. Ông còn trở thành một trong các thành viên sáng lập ra ESBVM.

Đó là một vài chứng cớ cho thấy lòng sùng kính Đức Mẹ đã phát triển cùng khắp các hệ phái. Tuy nhiên, hiệp thông Công Giáo đã đưa tới một khúc rẽ quan trọng vào năm 1958 khi tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu Học đầu tiên tại Lộ Đức. Đại hội này đã bác bỏ ý kiến lỗi thời xưa nay cho rằng thánh mẫu học gây chia rẽ giữa các hệ phái Kitô Giáo và chỉ nên khảo sát Đức Maria trong ngữ cảnh Kitô học và Giáo Hội Học (8). Khúc rẽ thứ hai là tông huấn “Marianus ‘Cultus’”của Đức Gioan Phaolô II trong đó, tương lai của Thánh Mẫu Học được công bố là hợp phụng vụ, hợp Thánh Kinh và hợp đại kết, và hiện nay, ta đang thu lượm hoa trái của việc phát triển cái hiểu của nhau, của các nền giáo hội học đồng qui và của lòng sùng kính chung đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ mọi tín hữu.

Ghi chú

1. J .N .D. Kelly, 'Early Christian Creeds" , Longmans ,London 1972, các tr.144-148.
2. A .B . Calkins ,' Mary 's Spiritual Maternity ' trong 'Mary is for Everyone", Ed. W. McLoughlin & J . Pinnock , Gracewing, Leominster 1997, tr.69
3. Xem Thông điệp “Ad Diem Illum" của Đức Piô IX , 2 tháng 2, 1904.
4. "Acta Sanctorum" 28 (1895-1896).
5. A. Feuillet , “Jesus and His Mother" , Maluf dịch ,St.Bede 's Publications, Massachuset 1984.tr.117.
6. L .Gillet , “The Veneration of the Blessed Virgin Mary, Mother of God” trong 'Mother of God, E . Mascall chủ biên, Dacre Press ,1949, tr.79f.
7. D.Carter, “Mary Servant of the Word” trong “Mary is for Everyone",Ed. W..McLoughlin & J .Pinnock, Gracewing ,Leominster 1997, p161.
8. C .O'Donnel ,'Growth and Decline in Mariology' in' Mary in the Church", J. Hyland chủ biên,Veritas, Athlone 1989 ,tr.39. Version: 8 tháng 3, 2001

Theo Linh Mục Mark Elvins OFM Cap, thuộc Franciscan Study Centre tại Canterbury, UK. (Xem Some Reflections on Our Lady and The Ecumenical Movement in the Light of Her Maternal Patronage tại www.christendom-awake.com)
 
Thông Báo
Chúc Mừng Ngân Khánh Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Jos. Vĩnh SA
04:50 23/10/2011
Chúc Mừng Ngân Khánh

Linh mục Anthony NGUYỄN HỮU QUẢNG SDB

Phó Giám Đốc Vietcatholic Net Work Úc Châu

Chủ Nhiệm nguyệt san Dân Chúa Úc Châu

Tổng Quản Lý tỉnh dòng Salesian Don Bosco Úc Châu và Tân Tây Lan

Chánh xứ St. Margaret Mary's TGP Melbourne Úc Châu

Kính chúc Cha tràn đầy hồng ân Thiên Chúa trong Thiên Chức Linh Mục, để Cha hăng say phục vụ Chúa qua tha nhân.



Fr: Nhóm Truyền Thông Vietcatholic Net Work

South Australia
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Trái Vườn Quê
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:14 23/10/2011
CÂY TRÁI VƯỜN QUÊ
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày….
(Trích thơ của Ðỗ Trung Quân)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 14/10 - 21/10/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:47 23/10/2011
Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 19/10

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 19/10, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã giải thích Thánh Vịnh 136, thường được các tín hữu Do Thái biết đến như một bài Đại Hallel – Hallel là tiếng Hebrew có nghĩa là Ngợi Khen. Từ ngữ chúng ta thường dùng là Halle-lu-YAH nghĩa là Tạ Ơn Chúa. Đây là bài thánh thi Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã hát vào cuối bữa Tiệc Ly. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục loạt bài giáo lý về các kinh nguyện của Kitô hữu, giờ đây chúng ta hướng đến Thánh Vịnh 136. Được biết đến như một bài Đại Vinh Tụng Ca, Thánh Vịnh này là một tuyệt tác thánh thi ngợi khen Thiên Chúa mà theo truyền thống được hát vào cuối bữa ăn mừng Lễ Vượt Qua. Thành ra, có lẽ Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã hát bài Thánh Vịnh này vào cuối bữa Tiệc Ly.

Bài Thánh Vịnh này đã được viết dưới hình thức một kinh cầu ngợi ca các kỳ công toàn năng của Thiên Chúa trong việc tạo dựng nên đất trời và trong lịch sử dân Israel; mỗi lời nhắc nhở đến kỳ công cứu độ của Thiên Chúa được tiếp theo với điệp khúc “Vì tình yêu không lay chuyển của Ngài tồn tại đến muôn đời.”

Thật vậy, chính tình yêu trung tín của Thiên Chúa đã được mạc khải trong vẻ đẹp có trật tự của vũ trụ và trong những biến cố vĩ đại để giải thoát Isarel ra khỏi cảnh nô lệ và dẫn đưa Dân Chúa Chọn trên đường lữ hành về miền đất hứa. Khi chúng ta đọc bài đại vinh tụng ca này để ngợi khen những kỳ công vô biên của Thiên Chúa, chúng ta hãy cất tiếng tạ ơn vì chiều sâu của tình yêu kiên vững và giàu lòng thương xót của Ngài đã được mạc khải trọn vẹn nơi sự giáng thế của Con Một Người. Trong Chúa Kitô, chúng ta thấy rõ rằng “Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu ta đến nỗi cho ta được gọi là con Thiên Chúa – vì thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. (1 Jn 3:1

Tôi chào thăm những khách hương nói tiếng Anh và những du khách hiện diện trong buổi triều yết chung hôm nay, đặc biệt những người đến từ Anh, Na Uy, Nigeria, Úc Đại Lợi, Nam Dương và Hoa Kỳ. Tôi cũng chào mừng các thành viên của Legatus đang viếng thăm Rôma và các tín hữu Tin Lành Luther đến từ Băng Đảo. Tôi cũng chào thăm các chủng sinh Anh giáo đang tham dự khóa học kéo dài một tháng tại Rôma. Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành, niềm vui và bình an cho anh chị em.

Thánh lễ mừng 200 năm các nước Mỹ Châu La tinh giành lại được độc lập

Nhân kỷ niệm 200 năm các nước Mỹ Châu La tinh giành lại được độc lập vào ngày 12 tháng 12 tới đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tạ ơn với sự hiện diện của các vị đại sứ các nước cạnh Tòa Thánh. Sáng kiến này của Tòa Thánh đã được chính phủ và dân chúng các nước Mỹ Châu nhiệt liệt ca ngợi.

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết thêm là Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha tại đền thờ Thánh Phêrô. Ngày 12 tháng 12 cũng đúng vào dịp mừng lễ Đức Mẹ Guadalupe, bổn mạng các nước Mỹ Châu La Tinh.

Đức Tổng Giám Mục Carlos Aguiar, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Mỹ Châu La Tinh nhận xét:

“Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này để chia vui với những cử hành nhân dịp mừng 200 năm, để tạ ơn Chúa vì sự tự do của các dân tộc, vì sự tự quyết và độc lập của họ trong cuộc hành trình hơn 200 năm qua”.

Ý tưởng cử hành thánh lễ như thế đã được đề xuất bởi Hội Đồng Tòa Thánh về Mỹ Châu La Tinh, là Hội Đồng chuyên trách về lục địa này. 40% dân số Công Giáo trên toàn thế giới cư ngụ trong khu vực này.

Đức Tổng Giám Mục Carlos Aguiar cho biết thêm là khi được Đức Thánh Cha nhận lời, “Chúng tôi đã chào đón tin này với niềm hân hoan và biết ơn Đức Thánh Cha”.

Hầu hết các nước Mỹ Châu La Tinh đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong khoảng thời gian từ 1810 đến 1814. Haiti là nước giành được độc lập sớm nhất vào năm 1804. Trong khi đó, nước cuối cùng được độc lập là Cuba vào năm 1989.

Đức Thánh Cha tiếp các đại diện của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar

Sáng thứ Hai 17 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tiếp các đại diện của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar tại Ấn Độ.

Đại diện của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar tại Ấn Độ đã do Đức Tổng Giám Mục George Alencherry dẫn đầu.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã nồng nhiệt khen ngợi các hoạt động của Giáo Hội nghi lễ Syro-Malabar tại Ấn. Ngài bày tỏ sự cảm thông trước những bách hại thường xuyên và công khai nhắm vào các tín hữu Ấn và mong mỏi anh chị em tín hữu có thể duy trì hòa bình và sự hài hòa trong khu vực.

Buổi sáng cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng đã tiếp tổng thống Mông Cổ ông Tsakhiagiin Elbegdorj.

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh đưa ra sau đó cho biết cuộc hội đàm giữa hai vị đã diễn ra trong bầu khí thân mật và hai vị đã trao đổi về những phương thế cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Mông Cổ, đặc biệt trong các lãnh vực Giáo Hội có nhiều khả năng là giáo dục và y tế. Hai vị cũng thảo luận một số vấn đề liên quan đến cuộc đối thoại văn hóa, cổ võ công lý và hòa bình.

Trong một diễn biến khác, Đức Thánh Cha đã tiếp tổng thống Honduras ông Porfirio Lobo Sosa hôm 13 tháng 10.

Trong buổi tiếp kiến vị tổng thống được bầu lên lần đầu tiên tại Honduras sau khi quân đội đảo chánh, cướp chính quyền năm 2009, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài vui mừng vì quốc gia Miền Trung Mỹ này đã tìm được sự ổn định.

Ông Porfirio Lobo Sosa, 63 tuổi, một đảng viên của Đảng Bảo Thủ Quốc Gia, đã được tiếp kiến riêng trong 23 phút với Đức Thánh Cha ngày 13 tháng 10 tại Vatican. Ông Lobo đã đắc cử trong cuộc bầu cử mới đây.

Vào tháng 11, năm 2009, năm tháng sau khi quân đội Honduras đảo chánh, cướp chính quyền và buộc tổng thống Manuel Zelaya thuộc đảng Dân Chủ vừa đắc cử phải bị trục xuất ra hải ngoại.

Đức Thánh Cha đã nói với tổng thống, “Tôi vui mừng vì sau nhiều vần đề của hai năm qua, quý vị đã tìm lại được sự ổn định” tại Honduras.

Hôm thứ Sáu 14 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ông Roberto Maroni, bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Ý và khoảng 200 quận trưởng, đại diện cho bộ nội vụ tại các tỉnh của Ý.

Các quận trưởng công nhận Thánh Ambrose là vị thánh bổn mạng của họ. Vị thánh của thế kỷ thứ tư này khi xưa là một giới chức trong chính phủ trước khi được bổ nhiệm làm giám mục Milan. Đức Thánh Cha nói Thánh Ambrose tin rằng quyền bính trần thế được Thiên Chúa trao phó để lo cho tiện ích của nhân loại.

Đức Thánh Cha nói: Vì lý do này, việc lãnh đạo dân sự "có một đặc tính hầu như là thánh thiêng. Do đó, phải được hành xử với tư cách cao quý và một tinh thần trách nhiệm sâu xa."

Đức Thánh Cha Benedict nói với các quận trưởng rằng vai trò của họ là bảo vệ các thành phần yếu đuối nhất của xã hội Ý, và đây là một trách vụ quan trọng hơn và khó khăn hơn trong "các hoàn cảnh bấp bênh hiện nay về xã hội và kinh tế."

Thực vậy, vào đúng lúc Đức Thánh Cha đang tiếp kiến các gới chức này, hạ viện Ý cũng đang tranh luận để xúc tiến một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ Tướng Silvio Berlusconi, là người đang là trọng tâm của một tai tiếng về tính dục, và đã bị rắc rối về các vấn đề pháp lý.

Ông Berlusconi đã thắng cuộc đầu phiếu tín nhiệm ông. Một cuộc biểu tình đã nổ ra một ngày sau đó tại trung tâm Rôma. Những kẻ bài Công Giáo đã nhân dịp này tấn công vào một nhà thờ phá huỷ thánh giá và khiêng một tượng Đức Mẹ ra ngoài đường đập nát đi. Cha Lombardi, trưởng phòng báo chí Tòa Thánh đã cực lực lên án hành động phạm thánh này.

Đền kính các vị tử đạo đầu tiên tại Mễ Tây Cơ

Trong thập niên 20 của thế kỷ qua, chính quyền Tam Điểm của Mễ Tây Cơ đã thực hiện một cuộc bách hại kinh hoàng chống lại đạo Công Giáo tại nước này. Các linh mục bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và nếu bị bắt sẽ bị tra tấn cho đến chết. Trong khi các Giám Mục bị trục xuất ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, hàng chục ngàn người Công Giáo đã tử vì đạo. Để kính nhớ các vị tử đạo này, một đền kính các thánh tử đạo Mễ Tây Cơ đang được ráo riết xây dựng.

Trên đỉnh núi Guadalajara, Mễ Tây Cơ giờ đây chúng ta chỉ thấy toàn đất cát và các thợ xây dựng. Tuy nhiên, không bao lâu nữa nơi đây sẽ là đền kính các vị tử đạo đầu tiên tại quốc gia này.

Trong các năm qua, Tòa Thánh đã tiến hành xem xét các án phong thánh và đã tôn 26 vị lên bậc các thánh tử đạo, 24 vị khác lên hàng chân phước tử đạo. Hầu hết trong 50 vị này là người xứ Guadalajara thường được gọi là “Cristeros”.

Việc xây cất đã được khởi công từ năm 2007 với sự quyên góp chủ yếu đến từ các gia đình giàu có tại Mễ Tây Cơ. Đền thánh tủ đạo tại Mễ Tây Cơ có một nét đặc biệt là ngay từ khởi đầu, việc xây cất đã chú trọng đến việc xây các cơ sở bác ái cho những người dân nghèo quanh vùng như một nghĩa cử nhằm vinh danh các vị tử đạo Mễ Tây Cơ, các nhà truyền giáo, các thánh và Đức Mẹ.

Triển lãm tranh thánh của Nga được tổ chức tại Rôma

Lần đầu tiên một cuộc triển lãm tranh thánh của Nga đã được tổ chức tại Rôma. 40 bức tranh lần đầu tiên xuất hiện bên ngoài lãnh thổ Nga đã được trưng bày tại Castel Sant'Angelo. Sau cuộc cách mạng tháng Mười tại Nga vào năm 1917 những bức tranh quý này đã được đem đi dấu để tránh bị những kẻ vô thần phá huỷ.

Cô Sonia Balzano, ký giả báo “Russian Icons” cuả Ý cho biết:

“Đây là lần đầu tiên một số bức tranh lớn như thế của Nga đã đến Ý. Thêm vào đó hàng chục bức tranh chưa bao giờ được di chuyển và lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí của chúng tôi”.

Các bức tranh thường được vẽ trên gỗ với những hình ảnh các thánh hay những vật thánh. Truyền thống của Chính Thống Giáo coi các bức tranh như là Phúc Âm được linh hứng bởi Thiên Chúa qua bàn tay các nghệ nhân.

Gỗ được dùng vì tiêu biểu cho Thánh Giá và được quét một lớp sơn mầu nhũ kim tiêu biểu cho ánh sáng linh thánh, và vải bọc quanh gỗ tượng trưng cho vải niệm Chúa.

“Tranh thánh có một tầm quan trọng và được đánh giá cao tại Nga vì tranh thánh tượng trưng cho Nga cũng như kim tự tháp tượng trưng cho Ai Cập và các đền thờ là nét đặc thù của Hy Lạp”.

Những tranh thánh này đã được hoàn thành trong khoảng thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 20.

Cuốn phim “There Be Dragons”

Một trong những cuốn phim đã được chiếu trong Liên Hoan Phim tại ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid là phim “There Be Dragons”. Cuốn phim này sắp được trình chiếu rộng rãi tại Mỹ Châu La Tinh

Cuốn phim “There Be Dragons” nói về đấng sáng lập Opus là Josemaría Escrivá đang trên đường đến với Mỹ Châu La Tinh. Cuốn phim sẽ được chiếu rộng rãi tại tất cả các nước thuộc Mỹ Châu La Tinh vào khoảng 25 tháng 11 tới đây. Cuốn phim được cắt ngắn lại so với nguyên bản và được lồng thêm nhiều bài nhạc.

Cuốn phim là câu chuyện xoay quanh cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha và những hậu quả của cuộc chiến này trên Josemaría Escrivá đấng sáng lập Opus Dei.