Ngày 24-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương là chu toàn lề luật
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
02:56 24/10/2017
Chúa Nhật 30 Thường Niên A

Nhóm Pharisiêu liên minh với nhóm Hêrôđê gài bẫy Chúa Giêsu về vấn đề nộp thuế cho Cêsarê. Họ đã thất bại.

Nhóm Pharisiêu lại tiếp tục liên kết với nhóm Xađốc gài bẫy lần nữa: Có bảy anh em trai cùng lấy một người vợ, ngày tận thế khi sống lại, người đàn bà đó là vợ của ai trong bảy anh em?. Họ cũng thất bại.

Chưa chịu thua. Lần này, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, họ chọn ra một người thông luật để tranh luận với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, trong lề luật giới răn nào trọng nhất?. Đây là một câu hỏi hóc búa, bởi vì đạo Do thái có rất nhiều khoản luật mà luật nào cũng đều quan trọng cả.Luật Do thái có tất cả 613 điều luật khác nhau, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 luật phải giữ. Điều răn nào quan trọng nhất? Sở dĩ họ đặt câu hỏi này với Chúa Giêsu là vì một phần vì họ không nhất trí đựơc với nhau, phần vì muốn thử Chúa Giêsu để mong đặt Người vào thế bí không thể giải quyết được.

Chúa Giêsu đã trả lời thật tuyệt vời: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng hết linh hồn hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn này là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.

Như thế trong 613 điều luật, Chúa Giêsu đã chọn lọc ra hai điều luật quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người từ sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6,5) và sách Lêvi (Lv 19,18). Người liên kết hai điều đó lại: mến Chúa thì phải yêu người, yêu người thì phải mến Chúa. Cả hai điều ấy có thể tóm lại thành một điều duy nhất là yêu thương. Yêu thương là cốt lõi của tất cả mọi khoản luật khác.

Suốt cuộc đời, Chúa Giêsu đã làm chứng về sự quan trọng của hai luật đó. Người không chỉ làm chứng bằng lời giảng dạy mà còn bằng chính cuộc sống và cái chết của mình.

1. Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết linh hồn.

Lòng mến Chúa phải toàn diện, liên quan đến trái tim, linh hồn và cả khối óc của con người.Tình yêu ấy phải là động lực thúc đẩy tất cả mọi hoạt động tinh thần cũng như thể xác. Chúa Giêsu đã yêu mến Chúa Cha, luôn sống đẹp lòng Cha, luôn dành thời giờ cầu nguyện tâm sự với Cha. Chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết thập giá bởi lòng yêu mến Cha và yêu thương nhân loại.

2. Yêu người thân cận như chính mình.

Điều răn này cũng quan trọng ngang với điều răn thứ nhất về lòng mến Chúa, vì lòng yêu người phát xuất từ lòng mến Chúa và cũng cần thiết như lòng mến Chúa vậy. Đọc Phúc âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu thể hiện lòng yêu mến đối với hết mọi người.

- Với người ngoại giáo Samaria, trước đây người Do thái xa lánh khinh khi, nay Chúa gần gũi trân trọng.

- Với người tội lỗi, trước đây người Do thái kết án loại trừ, nay Chúa liên kết tìm về.

- Với người thù địch, trước đây người Do thái báo oán tiêu diệt, nay Chúa cầu nguyện làm ơn.

- Với người nghèo,trước đây người Do thái dửng dưng coi thường, nay Chúa chăm sóc tôn trọng.

- Với người anh em, trước đây người Do thái vị kỷ nhỏ nhen, nay Chúa vị tha quảng đại.

Chúa Giêsu đã sống tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người thật tuyệt hảo. Người còn ban thêm điều răn mới: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Yêu thương nhau như Thầy đã yêu. Yêu Chúa và yêu người có một động từ chung là yêu. Đối tượng của động từ yêu này có vẻ khác biệt nhưng lại không phân biệt. Hai điều răn ấy tuy hai mà một, giống như hai trang của cùng một tờ giấy, tuy hai mặt khác nhau nhưng cũng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Yêu người là yêu Chúa và yêu Chúa là yêu người. Người Kitô hữu có đức tin sẽ nhìn thấy Thiên Chúa nơi anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày, yêu Chúa nơi họ.

3. Yêu mến Thiên Chúa - yêu thương anh em

Hai điều răn mến Chúa, yêu người không thể tách rời nhau.Yêu Thiên Chúa chắc chắn dẫn đến yêu tha nhân.Tình yêu tha nhân cần đặt nền trên lòng yêu mến Thiên Chúa.Người Kitô hữu đi từ nhà thờ ra nơi cuộc sống rồi từ cuộc sống đi vào nhà thờ.Ngoài cuộc đời, họ gặp Chúa nơi anh em.Trong nhà thờ, họ gặp anh em nơi Chúa.Thánh Gioan đã nói: Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy (1Ga 4,20). Do đó, “ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình” (Ga 4,21).

Chủ đề Sứ điệp Truyền Giáo năm 2011 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: “Hãy yêu người lân cận như chính mình” (Mt 23,39). Khi yêu thương người lân cận là chúng ta yêu thương Chúa. Yêu thương người lân cận là thước đo tình yêu của người tín hữu đối với Chúa. Sứ điệp viết: “Một trong các mục tiêu của Ngày Thế Giới Truyền Giáo là…giúp cải thiện cuộc sống cho những người đang sống trong các quốc gia nghèo khổ, đói kém, nhất là các trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh tật, thiếu chăm sóc y tế và giáo dục là những công tác quan trọng nhất. Tất cả các công việc này đều đi kèm với sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội sống gắn bó với cuộc sống con người theo nghĩa rộng nhất”.

Sứ điệp Truyền Giáo năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Niềm vui của Tin Mừng phát sinh từ việc gặp gỡ Đức Kitô và việc chia sẻ với người nghèo.Vì lý do này, tôi khuyến khích các cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và các nhóm hãy sống một đời sống huynh đệ đậm đà, đặt nền trên tình yêu đối với Đức Kitô và quan tâm tới các nhu cầu của những người yếu thế nhất. Ở đâu có niềm vui, sự phấn khởi và ước muốn đem Đức Kitô đến với người khác, ở đấy sẽ phát sinh nhiều ơn gọi đích thực…loan báo Tin Mừng cho nhân loại cần dựa trên tình thương.” (Số 4 và 5).

Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta đã sống lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,34). Mẹ Têrêxa đã thực thi lời Thánh Phaolô: “Anh em đừng mắc nợ gì ai ngoài món nợ tương thân tương ái, vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy”(Rm 13,8-10).

Mẹ Têrêxa đã sống điều răn yêu thương cách trọn vẹn. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi. Mẹ gặp Chúa nơi những người bần cùng khốn khổ. Mẹ yêu Chúa trong những con người bất hạnh. Mẹ tận tình chăm sóc họ. Mẹ dạy các nữ tu: "Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ".

Mẹ Têrêxa yêu mến Chúa hịên diện trong những người nghèo khổ. Mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người. Tông huấn Giáo hội tại Á châu dạy: “Việc công bình, bác ái và thương xót phải gắn bó mật thiết với đời sống cầu nguyện và chiêm niệm đích thực, và thật vậy, chính cũng một tu đức này là nguồn suối của mọi công trình rao giảng Tin mừng của chúng ta”. Mẹ Têrêxa là nhà truyền giáo “chiêm niệm trong hành động”.

Linh đạo truyền giáo của Mẹ Têrêxa chính là cầu nguyện và yêu thương. Nét đặc sắc của cuộc đời truyền giáo Mẹ Têrêxa là niềm vui nội tâm phát xuất từ đức tin thể hiện qua đời sống yêu thương phục vụ. Mẹ được Giáo hội phong Thánh. Mẹ là một vị thánh của thời đại. Mẹ được người đời xem là vĩ nhân. Mẹ được mọi người trên thế giới này yêu mến, cả những người Hồi giáo, Ấn giáo, Cộng sản…

Truyền giáo là nói về Chúa Giêsu cho người khác nghe; sống như Chúa Giêsu cho người khác thấy. Truyền giáo là giới thiệu Chúa Giêsu Kitô cho mọi người bằng chính cuộc sống phục vụ và yêu thương của chúng ta.

Truyền giáo là nói về Chúa Giêsu cho mọi người biết bằng chính cuộc sống yêu thương của mình. Truyền giáo khởi sự bằng cuộc sống và con tim. Cuộc sống và con tim đòi hỏi các môn đệ Chúa Kitô sống có tấm lòng “yêu người lân cận như chính mình”.

Sống linh đạo truyền giáo của Mẹ Thánh Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, chúng ta sẽ giới thiệu cho tha nhân Đạo Chúa là “Đạo những người yêu nhau”, một Đạo rất đẹp, rất bác ái.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho nhân loại hai giới răn quan trọng nhất là yêu Chúa và yêu người. Xin dạy chúng con biết sống tâm tình biết ơn về những hồng ân Chúa ban, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin dạy chúng con nhận ra hình ảnh Chúa nơi anh em để chúng con yêu Chúa và yêu người với tâm hồn bác ái rộng mở. Amen.




 
Phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:54 24/10/2017
Suy niệm Chúa Nhật XXX năm – A

(Mt 22, 34-40)

Lại một bẫy khác do con người đặt ra để thử lòng Thiên Chúa. Thay vì một nhóm người như trước, họ chọn ra một đại diện cho cả nhóm. Vì muốn thử thách Chúa, họ chọn một vị thông luật, đã là thông luật nên chắc ông này phải thuộc nằm lòng 613 điều luật ghi trong sách Luật Do thái, trong đó 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kẻ các điều luật phụ nữa. Ông cũng biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình. Vì là viên thông luật, hiển nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này trọng đối với nhóm này nhưng lại thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình : “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất” ?

Hai Điều răn

Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều luật này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bãy của họ.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa thấu hiểu lòng người, nhưng Chúa vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị thông luật này đã hỏi thử Chúa để chúng ta co được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.

Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Mt 22, 37). Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi.

Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi 19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại : "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình".

Ba đối tượng yêu thương

Chúa Giêsu kết luận : "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có : thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm ba đối tượng yêu thương : Thiên Chúa, kẻ khác và bản thân.

Đối tượng thứ nhất là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất"(Mt 22, 37-38).

Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật"(Rm 13, 10). Nhưng tình yêu có hai vế : Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác... Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy ? Vì Thiên Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết… mà còn trên hết mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa Giêsu thì : " Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).

Đối tượng thứ hai là " kẻ khác" Chúa phán : "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi " (Mt 22, 39).

Theo quan niệm của Người Do thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x. Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào ? "Yêu như chính mình ngươi".

Chúa có truyền dạy chúng ta yêu chính mình không ? Thưa : Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người tự đánh mất mình khi yêu mến sự ác.. Chúa dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, Người truyền cho chúng ta giới luật phải yêu chính mình. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm được chính mình, và tránh được nguy cơ tự đánh mất mình… Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như chính mình, yêu Thiên Chúa hết mình và yêu chính mình.

Yêu kẻ khác như chính mình

Khi truyền dạy "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.

Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của nsự việc. Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới những "việc làm" như bác ái, hay "phải làm" cho kẻ khác như : cho họ ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó là hậu quả của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc. Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc.

Thánh Phaolô nói rõ : Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân thật, nghĩa đen, "không giả hình," (Rm 12, 9); người ta phải yêu "với một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22). Trên thực tế, người ta có thể làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính dáp gì với tình yêu: tô điểm chính mình, để ra vẻ là một người làm điều thiện, được lên thiên đàng, và có khi để trấn an một lương tâm xấu.

"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy Niệm Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
17:56 24/10/2017
Sau khi thất bại Đức Giêsu với câu hỏi: “Có nên nộp thuế cho Cêsarê không?”(Mt 22,17) nhóm Biệt phái tiếp tục dùng chiêu khác để gài bẩy Ngài. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, họ sai một tiến sĩ luật đến hỏi thử Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất?”(Mt 22,34).

Câu hỏi không dễ trả lời. Bởi vì, thời Đức Giêsu, luật Do thái có 613 khoản, trong đó có 365 luật cấm và 248 luật buộc. Trong 613 khoản luật đó, chính nhóm Biệt phái và các phe nhóm khác vẫn chưa thống nhất với nhau điều nào trọng nhất: Nhóm thì điều luật này, nhóm thì điều luật kia. Nhóm nào cũng muốn giữ lập trường của mình. Trước tình trạng đó, họ muốn hỏi Đức Giêsu để gài bẩy Ngài. Nếu Đức Giêsu trả lời điều luật này trọng điều luật kia không thì Ngài rơi vào tình trạng ủng hộ quan điểm của nhóm này và phủ nhận quan điểm của các nhóm kia. Nên Ngài sẽ bị các nhóm kia chống đối. Nhưng Đức Giêsu không thể mắc bẩy của họ. Ngài luôn có câu trả lời khôn ngoan làm cho bọn họ phải “tâm phục khẩu phục”. Thật vậy, dựa vào sách Đnl 6,5 và sách Lêvi 19,18, Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”(Mt 22, 37-40). Câu trả lời của Đức Giêsu thật xuất sắc, khiến vị tiến sĩ luật không còn thắc mắc gì thêm nữa. Câu trả lời này cho chúng ta biết trong 613 khoản luật của Do thái tóm lại hai điều luật quan trọng là Mến Chúa – Yêu Người. Hai điều luật này khác nhau nhưng không tách rời. Hai điều luật này luôn đi đôi với nhau: Mến Chúa thì phải yêu người và yêu người thì phải mến Chúa. Chính Thánh Gioan Tông đồ cũng đã nói: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy.”(1 Ga 4,20). Nhưng chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa và tha nhân?

1. Chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa?

Có nhiều việc làm để yêu mến Chúa, xin được đơn cử một vài việc làm sau đây:

Thứ nhất, để yêu mến Chúa, chúng ta phải tuân giữ giáo huấn của Ngài. Đức Giêsu đã từng nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15). Nơi khác Ngài cũng nói: “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21). Các giáo huấn của Chúa được cụ thể hóa qua 10 điều răn. Các giáo huấn của Chúa được thể hiện qua: Lời của Ngài trong cuốn Kinh Thánh; Giáo huấn của Giáo hội; tiếng nói của lương tâm; các vị bề trên hợp pháp thay mặt Chúa để coi sóc, dạy bảo chúng ta... Tuân giữ giáo huấn của Chúa không chỉ chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa mà còn để chu toàn bổn phận của chúng ta đối với Ngài, giống như người con yêu mến cha mẹ thì luôn vâng lời cha mẹ.

Thứ hai, để yêu mến Chúa, chúng ra phải “ ước ao làm vui lòng Chúa” (Đức cha Arthur Tonne). Nhưng như thế nào là làm vui lòng Chúa? Sau đây là 8 cách làm vui lòng Chúa:

Chân thành: Hãy sống chân thành với chính mình và tha nhân. Dù khó khăn thế nào thì bạn cũng phải đối diện sự thật – hãy nhớ rằng bạn không lừa được Thiên Chúa, và đó là lừa chính mình. Thiên Chúa và bạn là những người duy nhất biết điều gì thực sự xảy ra, vì thế đừng nói dối Đấng đã hy sinh mạng sống vì bạn!

Khiêm nhường: Đừng bao giờ ưu tiên chính mình. Không thể đốt giai đoạn, hãy cứ duy trì mức đầu và cố gắng để đạt mức tốt nhất. Đừng quên: “Dục tốc bất đạt”.

Dành thời gian cho Chúa: Cố gắng dành thời gian cho Chúa: Tham dự Thánh lễ, tham dự phụng vụ, tham dự giờ kinh chung, cầu nguyện riêng,… Hãy dành thời gian thờ phượng bởi vì không có Thiên Chúa thì chúng ta không thể hiện hữu.

Hãy là chính mình: Bạn không cầu nguyện với gia đình hoặc bạn bè, do đó bạn không nên thay đổi chính mình theo ý họ. Đấng duy nhất mà bạn nên thay đổi theo ý Ngài chính là Thiên Chúa. Ngài muốn bạn là bản sao tuyệt vời nhất của Ngài. Đừng ảnh hưởng bất kỳ ai ở xung quanh bạn, hãy chỉ ảnh hưởng bởi Thiên Chúa mà thôi.

Bám sát giá trị của mình: Đừng mắc lừa cơn cám dỗ hoặc ma quỷ. Hãy nhớ rằng bạn có các giá trị luân lý phải bám sát. Hãy cố gắng hiểu sự khác nhau giữa thiện và ác, đúng và sai. Đừng ảo tưởng bám theo điều mà bạn không thể.

Sống mỗi ngày như ngày cuối cùng: Đừng lãng phí một giây phút nào trong ngày. Hãy sống mỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của mình, vì Thiên Chúa luôn chúc lành cho những ai sống với gia đình và bạn bè. Cuộc sống không thể nói trước được điều gì, nhưng hãy chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho bạn có dịp sống với những mơ ước của mình.

Đặt người khác trước mặt mình: Thiên Chúa hy sinh chính mình để bạn có thể sống trọn vẹn. Thay vì sống với gia đình và bạn bè theo tính xác thịt, Ngài đã đặt khác trước Ngài. Hãy cố gắng sống như Ngài. Hãy giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Các thiện cử của bạn sẽ không lãng phí vì Thiên Chúa luôn ở trong bạn.

Tín thác vào Chúa: Thiên Chúa có lý do và kế hoạch cho mọi thứ. Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, bạn cũng phải tin vào Thiên Chúa. Ngài là Đấng duy nhất mà bạn phải tín thác.

(8 cách làm vui lòng Chúa, do Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ beliefnet.com)

2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương tha nhân?

Cũng có nhiều việc làm để yêu thương tha nhân, xin được gợi ý vài việc làm sau đây:

Thứ nhất, yêu thương tha nhân là không muốn điều xấu cho họ. Ông Tôbia cha đã khuyên ông Tôbia con rằng: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác”(Tb 4,15a). Và Đức Khổng Tử cũng khuyên các đệ tử rằng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Thánh Phaolô đã dạy rằng: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại;”(x. Rm 13,10). Bài đọc I hôm nay cũng dạy: không được làm hại cô nhi quả phụ; không được cho họ vay nặng lãi, hãy trả những của cầm cố của người nghèo trước khi mặt trời lặn…(x. Xh 22, 21-27).

Thứ hai, yêu thương tha nhân là muốn điều tốt cho họ. Đức Giêsu đã nói: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó”(Mt 7,12).

Muốn điều tốt cho tha nhân là phục vụ họ. Chính Đức Giêsu đã rửa chân cho các Tông đồ. Ngài còn quả quyết: “Ta đến không phải được phục vụ, nhưng để phục vụ và đem giá máu của mình để cứu chuộc muôn người” (Mt 20,28). Phục vụ thì đòi hỏi phải hy sinh, hy sinh cho tha nhân chính là tình yêu cao cả: “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Muốn điều tốt cho tha nhân là phải biết giúp đỡ họ, giống như người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 29-37). Bởi vì, khi chúng ta giúp đỡ tha nhân là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Trong ngày phán xét chung, vị thẩm phán sẽ nói với những người lành rằng: “Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã đến thăm, Ta bị tù đầy các ngươi đã đến với Ta... Những gì các ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,36).

Lạy Chúa, hằng ngày chúng con vẫn đọc Kinh Kính Mến, vẫn thưa với Chúa rằng “chúng con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình”, nhưng trong thực tế chúng con vẫn chưa thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Xin Chúa tha thứ cho chúng con và giúp chúng con cố gắng từ nay biết thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô nói : Lòng tham là thờ ngẫu tượng giết người.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:42 24/10/2017
Hôm nay thứ Hai ĐGH Phanxicô giảng về việc tôn thờ tiền bạc làm cho chúng ta quên nhãng những anh chị em nghèo khổ, để mặc họ đói khát và chết thảm trong khi chúng ta biến tiền bạc và những của cải thế gian này thành chúa của mình.

Trong bài giảng vào Thánh Lễ sáng nay 23 tháng Mười tại nhà nguyện Casa Santa Marta ở Roma, ĐGH đã nói rằng hiện nay có nhiều người tham lam tiền bạc và của cải thế gian, họ đã có “quá nhiều” nhưng chẳng hề quan tâm đến trẻ em đói rách, bệnh tật không thuốc men, không được đến trường và bị lãng quên.

Đây là loại “tôn thờ ngẫu tượng giết người”, nó “hiến tế con người” cho thần tiền.

“Việc thờ tiền này gây cho bao người chết đói,”. ĐGH nhắc đến việc hằng trăm ngàn người Rohingya đang phải di tản khỏi nhà của mình ở Miến Điện, cũng có tên là Myanmar, vì bách hại sắc tộc tôn giáo.

Có 800,000 trẻ em là người tỵ nạn Rohingya. Các em bị “suy dinh dưỡng, không thuốc men”. Việc này đang diễn ra hôm nay và chúng ta cần phải tha thiết cầu nguyện chống lại việc thờ ngẫu tượng này.

Chúng ta hãy cầu nguyện “Lạy Chúa, xin hãy đánh động trái tim những người đang tôn thờ tiền bạc. Xin Chúa cũng đánh động lòng trí con để con không rơi vào việc tôn thờ này, để con biết nhận ra việc phải làm.”

Người Rohingya là nhóm sắc tộc Hồi Giáo đang sống ở bang Rakhine mà đa số là người Phật Giáo Miến Điện. Họ không được công nhận quyền công dân gần 40 năm qua và họ càng ngày càng bị bách hại gay gắt hơn bởi chính quyền trong những năm gần đây.

ĐGH Phanxicô đã lên tiếng thay cho nhóm thiểu số này nhiều lần trong những năm qua. Vào tháng Mười Một tới đây, ngài sẽ thăm Miến Điện và Bangladesh và chắc chắn là ngài sẽ lên tiếng bênh vực cho quyền tự do tôn giáo và quyền của người sắc tộc thiểu số.

Trong bài giảng, ĐGH phản ánh lời Chúa trong đoạn Tin Mừng của Thánh Luca “Hãy coi chừng, giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải vì giàu có mà mạng sống của mình được bảo đảm nhờ của cải đâu.”

ĐGH Phanxicô nói rằng tiền bạc chỉ có giới hạn của nó, vì đến cuối đời tiền bạc sẽ trở thành vô dụng.

Nhiều người tôn thờ tiền bạc và biến tiền bạc thành chúa của mình, nhưng cuộc đời của họ không có ý nghĩa gì “ Vì thế kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.

ĐGH nói, Thiên Chúa xét xử rất nhân lành vào ngày tận thế. Hãy làm giàu trước mặt Thiên Chúa, “đó là cách duy nhất là làm giàu trong Thiên Chúa.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Trang mạng Facebook này cho phép bạn “trao đổi với ĐGH”
Giuse Thẩm Nguyễn
15:00 24/10/2017
(EWTN News/CNA ) Một sáng kiến của Tòa Thánh cho hay tháng này chúng ta có thể liên lạc thẳng với ĐGH và biết thêm về những sứ vụ của Giáo Hội và làm thế nào để nâng đỡ những sứ vụ ấy.

MissioBot là hệ thống trao đổi tự động trên trang mạng Facebook, nó giúp người xử dụng trao đổi thông tin với ĐGH. Qua việc xử dụng máy tính, điện thoại cầm tay thông minh trên mạng Facebook Messenger, bạn có thể tìm hiểu về những dự án trên toàn thế giới của Giáo Hội.

Người tham gia cũng có cơ hội để cầu nguyện theo những ý chỉ đặc biệt, hay dâng tặng tiền bạc cho những dự án đặc biệt như là giúp các trẻ mồ côi hay nạn nhân của các nạn đói. Bạn cũng có thể nhấn vào “Papal Wisdom” để nhận được những lời khuyên của ĐGH Phanxicô.

MissioBot sẽ bắt đầu hoạt động cho cả tháng Mười, bắt đầu vào Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới ngày 22 tháng Mười.

Trong cuộc họp báo vào Thứ Bẩy, ĐHY Fernando Filoni, Chủ tịch Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm Cho Các Dân Tộc cho biết rằng công tác truyền giáo là một khía cạnh cần thiết và là một nhịp đập của Đức Tin Kitô Giáo.

“Trong đức tin Kitô Giáo, có một nhịp đập cung cấp đời sống cho giáo hội. Nếu nhịp ấy ngưng, chúng ta sẽ rơi vào khủng hoảng”

Mọi người tín hữu được kêu gọi là người truyền giáo theo một cách nào đó thích hợp với mình, như Thánh Phanxicô Xavier, người đã sang tận Nhật Bản để truyền giáo và Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu thì truyền giáo qua cầu nguyện.

Sứ vụ Truyền Giáo Thế Giới được bắt đầu từ năm 1926 bởi Bộ Tuyên Thánh và hiện nay trao cho Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm Cho Các Dân Tộc và Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo.

Thông Điệp của ĐGH Phanxicô gởi Ngày Truyền Giáo Thế Giới thứ 91 được Tòa Thánh công bố vào đầu năm nay. ĐGH nói rằng “Ngày Thế Giới Truyền Giáo là cơ hội tốt cho việc khuyến khích cộng đồng tín hữu tham gia cầu nguyện, làm chứng qua đời sống và chia sẻ của cải để đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp và rộng lớn của việc truyền giáo.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Hồng Y Robert Sarah nói các quốc gia có quyền phân biệt người tị nạn chân chính và người di dân kinh tế
Đặng Tự Do
17:37 24/10/2017
Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, nói rằng mọi quốc gia đều có quyền phân biệt giữa người tị nạn chân chính và những người nhập cư kinh tế, là những người không chia sẻ nền văn hoá của họ.

Phát biểu tại hội nghị Europa Christi ở Ba Lan hôm Chúa Nhật 22 tháng 10, vị Hồng Y Châu Phi lưu ý rằng quốc gia này có quyền từ chối chấp nhận “luận lý” của việc tái phân bố người di cư mà “một số người muốn áp đặt”.

Tạp chí Gosc của Ba Lan tường thuật rằng Đức Hồng Y Sarah nói thêm rằng trong khi mọi người di cư đều là những con người đáng phải được tôn trọng, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn nếu họ có một nền văn hoá khác hoặc một tôn giáo khác, có thể là không phù hợp với công ích của quốc gia tiếp nhận.

Các nhà lãnh đạo thế giới không thể chất vấn quyền của các quốc gia khi các nước này phân biệt giữa người tị nạn chính trị hay tôn giáo - là người bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương bản quán của mình - với những người nhập cư kinh tế là những người chủ động muốn thay đổi nơi mình cư trú nhưng lại không sẵn sàng làm quen với nền văn hóa mới.

Đức Hồng Y Sarah nói thêm: “Ý thức hệ ‘tự do cá nhân’ khuyến khích một sự pha trộn được thiết kế để xói mòn biên giới tự nhiên về quê hương và văn hóa, dẫn đến một thế giới phi quốc gia và một thế giới một chiều trong đó điều duy nhất đáng kể là mức tiêu thụ và sản xuất,”

Nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y nói các nước châu Âu phải gánh vác một phần trách nhiệm đối với các quốc gia mà họ đã từng làm mất ổn định đến nỗi dân chúng ở các xứ đó phải bỏ nước ra đi; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải thay đổi chính bản thân quốc gia mình thông qua việc nhập cư ồ ạt.

Đức Hồng Y Sarah cũng than thở rằng châu Âu ngày nay đang bị thế tục hóa, và lục địa này đang trong một cuộc khủng hoảng văn minh chưa từng có trong hai thế kỷ qua, bắt đầu với tuyên bố của Friedrich Nietzsche: “Chúa đã chết, và chúng ta đã giết ông ta.”

Ông nói: “Châu Âu đã trải qua một cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn, gây ra bởi những hệ tư tưởng vô thần và đang rơi vào chủ nghĩa hư vô”.

Đức Hồng Y Sarah nói rằng sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, nhiều quốc gia đã lấy lại quyền tự do và nền dân chủ, và dường như một thời kỳ mới, tích cực đã bắt đầu với châu Âu.

Tuy nhiên, chẳng may, là Liên minh Châu Âu đã quyết định không quay trở lại căn cội Kitô của mình, nhưng thay vào đó bắt đầu xây dựng các thể chế của mình trên các khái niệm trừu tượng như thị trường tự do, và nhân quyền cá nhân.

Đó là một sai lầm, Đức Hồng Y Sarah nói, bởi vì tất cả các luật lệ phải dựa trên khái niệm phẩm giá con người mà chỉ có thể đến từ Thiên Chúa.

Ngài nhận xét cay đắng rằng:

“Châu Âu, xây dựng trên niềm tin vào Chúa Kitô, đã bị cắt đứt khỏi căn cội Kitô của mình, và đang rơi vào một giai đoạn lặng lẽ bội giáo”

Source: Catholic Herald Cardinal Sarah: every nation has a right to distinguish between refugees and economic migrants
 
Giám Mục Ba Lan cấm các linh mục tham gia vào các cuộc biểu tình chống người di dân
Đặng Tự Do
18:11 24/10/2017
Cuộc tranh luận về người di dân đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia Âu Châu. Trong khi Liên Hiệp Âu Châu muốn áp đặt các chỉ tiêu đón nhận người di dân, nhiều người bày tỏ âu lo rằng với việc đón nhận ào ạt những người di dân từ Trung Đông và các quốc gia Hồi Giáo khác, lục địa này sẽ nhanh chóng bị Hồi Giáo chinh phục.

Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy phần lớn dân chúng Ba Lan chống lại việc cho phép người tị nạn được định cư tại đất nước của họ và thủ tướng Ba Lan đã thẳng thừng bác bỏ hạn ngạch của Liên Hiệp Âu Châu buộc quốc gia này phải chấp nhận hàng ngàn người tị nạn.

Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan nói ngài sẽ treo chén bất kỳ linh mục nào tham gia vào các cuộc biểu tình chống người di dân.

“Nếu tôi nghe nói về một cuộc biểu tình chống di dân trong đó có các linh mục của tôi dự phần, tôi sẽ có một phản ứng nhanh chóng và quyết liệt”, Đức Tổng Giám Mục Wojciech Polak nói với tạp chí hàng tuần Roman Catholic.

“Không có lựa chọn nào khác, vì tôi chịu trách nhiệm về giáo phận của tôi. Trong những tình huống mà một linh mục ủng hộ một bên trong một tranh cãi, tôi cần hành động ngay lập tức.”

Ý kiến của Đức Cha Polak đã thu hút một làn sóng chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội từ những người chống di dân.

Source: France 24: Polish Catholic leader threatens to suspend anti-migrant priests
 
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới: 65,000 người đã trả lời bảng câu hỏi trực tuyến
Đặng Tự Do
19:39 24/10/2017
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, cho biết hơn 65,000 người đã trả lời một bảng câu hỏi trực tuyến đã được đăng để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh thiếu niên và sự phân định ơn gọi sẽ được tổ chức vào năm 2018.

Tưởng cũng nên nhắc lại, để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh niên trong năm 2018, Vatican đã phát hành một bảng câu hỏi trực tuyến để hiểu rõ hơn về cuộc sống, thái độ và quan ngại của những người trẻ từ 16 đến 29 tuổi trên toàn thế giới.

Các câu hỏi – bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý - có thể được tìm thấy trên trang web chính thức của Thượng Hội Đồng: http://youth.synod2018.va/content/synod2018/it.html. Bất kỳ người trẻ nào, không phân biệt tín ngưỡng, cũng được mời gọi để điền vào bảng câu hỏi này.

Ban thư ký chung của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đã công bố trang web này vào ngày 14 tháng 6 để chia sẻ thông tin về kỳ họp thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2018 với chủ đề “Những người trẻ, niềm tin và nhận thức về ơn gọi”.

Các câu trả lời, cùng với những đóng góp từ các giám mục trên thế giới, và các tổ chức khác trong Giáo Hội, sẽ cung cấp cơ sở cho việc soạn thảo ‘Instrumentum laboris’ tức là tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng.

Danh sách 53 câu hỏi theo lối trắc nghiệm được chia thành bảy phần: thông tin cá nhân tổng quát; thái độ và ý kiến về bản thân và thế giới; những ảnh hưởng và những mối quan hệ; những lựa chọn trong cuộc sống; tôn giáo, đức tin và Giáo Hội; việc sử dụng Internet; và cuối cùng là hai câu hỏi mở rộng về cách thức Giáo Hội có thể đóng một vai trò tích cực trong việc “tháp tùng cùng việc người trẻ trong những lựa chọn của họ”
 
Ra mắt sách mới về những thống khổ người Công Giáo Nga phải chịu dưới thời cộng sản
Đặng Tự Do
20:00 24/10/2017
Trong khuôn khổ tưởng niệm 100 năm cuộc cách mạng Bolshevik, một cuốn sách của nhà sử học Jan Mikrut sẽ được công bố vào ngày 8 tháng 11 tới đây tại Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô ở Rôma.

Trong hai ngày 7 và 8 tháng 11, năm 1917, những người cộng sản Bolshevik do Lenin cầm đầu đã cướp được chính quyền và thành lập một chính phủ cách mạng, kết thúc đế chế Sa hoàng và thành lập nên Liên Bang Xô Viết. Diễn biến này thường được gọi là cuộc “Cách mạng Tháng Mười” chứ không phải tháng Mười Một vì lúc đó người Nga vẫn đang dùng lịch Julian. Từ đó, người Công Giáo Nga phải chịu biết bao những thống khổ kinh hoàng mà thế giới Tây phương có thể ít người tưởng tượng nổi.

Lời nói đầu của cuốn sách do Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz, giám mục của Minsk và Mahilëu Bạch Nga viết cho thấy với sự đóng góp của nhiều học giả, cuốn sách trình bày cách thế người Công Giáo chống lại cái “ách” nặng nề của một chế độ muốn thủ tiêu tất cả các tôn giáo, và đưa ra những chứng tá anh hùng của các tín hữu Công Giáo theo nghi lễ Latinh và nghi lễ Byzantine.

Cuốn sách có tựa đề là “Giáo Hội Công Giáo ở Liên Xô từ cuộc Cách mạng năm 1917 đến thời cải tổ Perestrojka”, trình bày đàng thánh giá mà Giáo Hội Công Giáo, cả hai nghi lễ, đã trải qua trong thời kỳ này, theo thứ tự thời gian và theo chủ đề.

Cuốn sách đưa ra số liệu và những câu chuyện về các tín hữu trung thành với đức tin đến độ tử đạo. Đó là những câu chuyện đến nay không mấy người biết đến.

Source: Asia-News: 100 years after the October Revolution, the martyrdom of the Catholic Church in the USSR
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành trình Emmaus VII Đại hội Linh Mục VN tại Hoa Kỳ đã khai mạc ở San José Cathedral
Lm Peter Võ Sơn
01:07 24/10/2017
San Jose, California: Hôm nay, Thứ Hai ngày 23 tháng 10 năm 2017, Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus VII chính thức khai mạc với Thánh Lễ trọng thể tại Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa Thánh Giuse, Thành Phố San Jose.

Hình ảnh

Đức Cha Patrick J. McGrath, Giám Mục San Jose, chủ sự và thuyết giảng Thánh Lễ; Cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Oscar A. Solis, Giám Mục Giáo Phận Salt Lake City, Utah, Chủ Tịch Đa Văn Hoá Châu Á Thái Bình Dương, trực thuộc Hội Đồng Giám Hoa Kỳ, và quý Cha trong Liên Liên Đoàn và tham dự Emmaus. Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cùng với Lm Giuse Đồng Minh Quang, Trưởng Ban Tổ Chức, đọc diễn văn khai mạc Đại Hội.

Cuối tuần qua, nhiều Cha đã đến thăm viếng bà con, bạn bè tại San Jose và các vùng phụ cận: Oakland, San Francisco, Sacramento và Stockton. Quý Đức Cha, Đức Ông và quý Cha được chào đón và ghi danh tại Khách Sạn Wyndham. Sau Thánh Lễ, cơm tối tại Nhà Hàng Capital Club.

Đại Hội Linh Mục Việt Nam được tổ chức 2 năm một lần tại các tiểu bang Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện cho các Linh mục Việt Nam gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích và nâng đỡ nhau trong việc phục vụ Giáo Hội và mọi người. Hành Trình Emmaus VII có hơn171 Giám Mục và Linh Mục tham dự đến từ các Tiểu Bang Hoa Kỳ, Taiwain, Canada, Thái Lan và Việt Nam. Ban Tổ Chức và Cộng Đồng dân Chúa Vùng Bay Area vui mừng chào đón quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha trở lại Thung Lũng Hoa Vàng (Silicon Valley) sau 8 năm kề từ Hành Trình Emmaus III năm 2009.

 
Cursillo Phú Cường tham dự đại hội Cursillo toàn quốc tổ chức tại Linh Điạ La Vang
Tôma Đỗ Lộc Sơn
18:15 24/10/2017
Đại hội Ultreya phong trào Cursillo toàn quốc được tổ chức tại linh địa La vang từ chiều ngày 19 tháng 10 đến hết ngày 21 tháng 10, có 1856 thành viên của 12 Giáo Phận tham dự. Giáo phận Phú Cường với 107 anh chị em hăng hái lên đường trong tinh thần vui tươi.

Xem Hình

Mặc cho dự báo thời tiết không mấy thuận tiện, những chiếc xe but, chuyên chở các thành viên từ miền bắc vào, từ miền nam ra, cứ nối đuôi nhau tiến vào bãi xe, làm nao nức lòng người.

Sau khi ghi danh và nhận phòng, các cursillitas (thành viên) Phú Cường cùng hòa vào dòng người, tay cầm dù (ô), tay cầm nón (có mưa nhẹ) cùng với áo quần nhiều màu (de colores-muôn màu muôn sắc) tiến về lễ đài để tham dự thánh lễ dẫn vào đại hội.

Thánh lễ đồng tế do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng chủ tế, cùng hiệp dâng có Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn – Giám mục Giáo phận Bà Rịa, Đức cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục phó Giáo phận Long Xuyên, Đức ông Vinh sơn Tú- Nguyên Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc,, Cha Antôn Hà Văn Minh – Tổng linh hướng phong trào và khoảng 30 cha linh hướng các giáo phận.

Đức cha chủ tế đã có lời chào và chúc mừng Đại hội đạt được thành công tốt đẹp. Các anh chị em Cursillista nhìn lên ảnh Thầy Chí Thánh Giêsu yêu dấu bên những đóa hoa xinh tươi; bức ảnh ông Bonnin vị sáng lập Phong trào, và ảnh Đức cố Hồng Y Phanxicô. X Nguyễn văn Thuận- người anh cả PT cursillo thân thương cùng hiệp nguyện sốt sắng.

Sau thánh lễ, mọi người dùng cơm chiều tại nhà ăn thuộc Dòng Mến Thánh Giá – Huế, nơi đây các Souer đã chu đáo lo cho gần 1900 phần ăn được thơm ngon nóng hổi.

Lúc 20 giờ, Đêm hồi tâm, cha linh hướng An tôn đã dẫn giải với đề tài “Phong trào Cursillo Việt Nam Về bên Mẹ”. Dưới chân Mẹ, ngay nơi linh địa này, chúng ta học gì nơi Mẹ?. Lời xin vâng của Mẹ năm xưa có làm cho ta noi gương khi gặp hoàn cảnh khó khăn bế tắc. Mẹ đã thông hiểu những đớn đau trong mỗi chúng ta: vì Mẹ đã chịu nhiều đau khổ.

Cầm ngọn nến cháy sáng trong tay, mỗi người tự quyết định đời mình, cháy sáng hay để vụt tắt. Lắng nghe một vài cảm nhận của anh em để có cảm nhận về mình.

Đức cha Giuse, phó giám mục Long Xuyên đã có đôi lời nhắn nhủ và sau đó ban phép lành bình an cho mọi người tham dự.

Bữa tiệc Agape là bữa tiệc biểu lộ tình thương. Trong đêm huyền ảo, dưới ánh nến lung linh mỗi người ăn một tấm bánh, uống một chén rượu để nhớ về bữa tiệc năm xưa mà mau mau quay trở về với Đấng đầy tình thương yêu, để lòng ta được tràn đầy bình an

Ngày thứ hai của đại hội.

Các anh chị em Cursillista dâng lên Thiên Chúa lời ngợi khen, cảm tạ lúc sớm mai với tấm lòngdâng chân thành nhất. Bởi thế các Cursillistas Phú Cường cùng hòa nhịp với các Cursillitas các giáo phận dâng lên lời kinh sáng dưới sự dẫn dắt của cha linh hướng lúc 6 giờ ngày 20-10-2017 tại chân tượng Đức Mẹ ở khu nhà hành hương.

Thánh lễ khai mạc đại hội được diễn ra lúc 8 giờ ngày 20-10-2017 Đức cha Giuse Nguyễn Năng – Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Phó chủ tịch HĐGMVN chủ sự thánh lễ. cùng hiệp dâng có: Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn. Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản. Đức cha Giuse Trần Văn Toản. Đức cha Tephano Tri Bửu Thiên, cùng nhiều quý cha linh hướng.

Thánh lễ đã diễn ra rất trang nghiêm, tạo nhiều hứng thú cho mọi người, bởi đó niềm tin vào Thiên Chúa, vào Giáo hội, vào anh chị em mình được nhân lên. Xin cho niềm tin nhỏ bé của chúng con được Thiên Chúa biến đổi trở nên lớn lên, được đẹp lòng Chúa. Chúng con xin cậy dựa vào Mẹ Maria để Mẹ dắt chúng con đến với Chúa, được cư ngụ trong Nước Chúa đến muôn đời.

Sau thánh lễ, đại hội diễn ra thật sôi nổi

Anh Đaminh Trần Quang Long- Chủ tịch phong trào Cursillo Việt Nam lược thuật 50 năm phong trào hiện diện tại VN. Tiếp theo: có ba bài huấn dụ của ba Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản và Đức cha Giuse Trần Văn Toản.

Trong các bài huấn dụ, các Đức cha đã hoàn toàn ủng hộ và khích lệ phong trào bằng những lời thân thương, dặn dò phong trào hãy bền tâm quyết trí, bởi vì sự sao nhãng dù chỉ một chút, cũng có thể làm mất phương hướng, một ngày dừng lại sẽ kéo thêm nhiều ngày khác. Hãy cùng nhau cất bước để mỗi bước đi có bạn đồng hành, sẽ đưa chúng ta đến được thành quả tốt đẹp nhất.

Hội nhóm là phần chia sẻ thiết thực. Mỗi nhóm từ 3-5 người, chia sẻ về đời sống đức tin, đời sống thường nhật để cùng nhau vững bước trên con đường mà Thầy Chí Thánh đã chọn gọi.

Có 3 chứng nhân nói lên cảm nhận khi tham gia phong trào. Sau khi học khóa 3 ngày, được Thầy Chí Thánh chon gọi, các chúng nhân này đã sống với tôn chỉ là Học đạo, Sống đạo và Hành đạo, trở nên men muối ngay trong gia đình, trong thôn xóm mình và cho chính mình nữa.

Đại hội bước vào ngày thứ ba.

Hôm nay trời nắng đẹp, mọi người ngồi tràn ra trước lễ đài để được nhìn thấy quý Đức cha. Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn và Đức cha Stephano Tri Bửu Thiên đã có những lời chia sẻ tốt đẹp cho phong trào. Theo đó cả hai Đức cha chưa biết nhiều về phong trào nhưng cả hai Đức cha đã có những nhận định sâu sắc về phong trào và hứa sẽ đẩy mạnh phong trào nơi quý Đức cha chăn dắt và mong mỏi nhiều người tham gia phong trào.

Đúng 10 giờ thánh lễ bế mạc được diễn ra cách trọng thể để kính nhớ ngày Đức Maria được Sứ Thần truyền tin. Thánh lễ được Đức cha Giuse Trần Văn Toản chủ tế và Đức cha Emmanuei Nguyễn Hồng Sơn giảng lễ. Hiệp dâng có Đức cha Stephano Tri Bửu Thiên và quý cha linh hướng.

Trong bài giảng, Đức cha Emmanuel đã khơi dậy lại hình ảnh Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Maria. Đức Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn giữa muôn muôn người và Bà đã chấp nhận lời tuyển chọn khi thưa lời Xin vâng. Từ đó Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống và ở giữa nhân loại.

Với sứ vụ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria đã hoàn thành sứ vụ ấy trong lời cầu nguyện, trong hy sinh, trong khiêm nhường chịu đựng. Xin Mẹ giúp chúng con có được các nhân đức của Mẹ, để chúng con được trở nên giống Mẹ, để được Mẹ yêu thương mãi mãi.

Kết thúc thánh lễ lúc 12g ngày 21-10-017 là nghi thức sai đi. Các anh chị em đại diện cho mỗi giáo phận lên tuyên hứa và nhận sứ vụ lệnh là ra đi loan truyền Lời Chúa. Mỗi anh chị em được Đức cha Emmanuel trao cho một cuốn Tin Mừng là hành trang sai đi vậy.

Đức cha Stephano đã làm phép nước và ảnh tượng, đó là những dấu tích Đức Mẹ đã hiện ra tại nơi đây và để mong được Mẹ bầu cử trong mọi cuộc sống của chúng ta.

Trước ngày Đại hội, cơn bão số 11 đã đe dọa toàn khu vực miền trung trong đó có khu vực Lavang, nhưng chỉ sau một ngày, một luồng không khí lạnh từ phí bắc tràn về phá tan cơn bảo và nhanh chóng trở thành áp thấp. Hai ngày đầu của đại hội, có mưa nhẹ, không có gió nên mọi tổ chức của đại hội diễn ra suông sẻ, ngày thứ ba nắng ấm đó là điều lý tưởng cho các tấm hình lưu niệm thêm sắc nét .

Có 6 Đức Giám Mục đồng hành cùng đại hội, điều này rất khó có ở các đại hội khác. Các anh chị em từ 12 giáo phận như: Hà Nội, Bắc Ninh, Vinh, Cần thơ, Long Xuyên, Saigon, Phú Cường, Xuân Lộc, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột. . . quy tụ về đây trong tinh thần hiệp nhất, tuy giọng nói có khác nhau nhưng tất cả cùng quy hướng về Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau .

Ngày bế mạc, chúng tôi còn lưu lại một ngày nữa,thấy có nhiều đoàn hành hương từ các nơi rất xa (nhìn biển số xe). Họ là ông bà lớn tuổi đến các người trung niên, thanh niên và cả trẻ nhỏ, đến với Mẹ bất kể ngày đêm, đọc kinh theo nhóm hoặc có linh mục đi theo là có thánh lễ.

Trong ngôi nhà nguyện, mỗi ngày có 3 thánh lễ, mà thánh lễ nào cũng kín chỗ ngồi (khoảng 400 chỗ), giáo dân tham dự, toàn là khách hành hương.

Nơi linh đài (Cây Đa) đèn chiếu sáng suốt đêm, hương hoa thơm ngát. Chúng tôi thành tâm tiến lên chân tượng Mẹ, áp mặt áp tay vào chân Mẹ mà thưa rằng: Lạy Mẹ, khi xưa Mẹ đã hiện diện nơi đây để cứu giúp những người cùng khổ, chúng con những người cùng khổ do tội lỗi, do tham lam, do đam mê chạy đến bên Mẹ, xin mẹ ra tay cứu giúp.

Các anh chị Cursillo Gp Phú Cường với những anh em từ Bình Long, Tây Ninh, Lộc Ninh,Dầu Tiến, Phú Cường người đi bằng xe, kẻ bằng máy bay cùng tề tựu về bên Mẹ LaVang dự Đại Hội, cùng với niềm vui chung mừng Ultreya- kỷ niệm 50 năm Phong trào Cursillo hiện diên trên quê hương Việt Nam. Sự liên kết giữa các giáo phận qua Ban Phục Vụ phong trào Cursilo Việt Nam trong tình hiệp thông, với phương châm :

” Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh chị em”, dậy men môi trường sống, làm chứng nhân cho Chúa Kitô, bằng những cảm nghiệm sâu sa, yêu mến, phục vụ , dấn thân trong tinh thần Trợ Tá trong các Khóa Cursillo, đi khắp nơi, gieo rắc Tin Mừng.

Trong những ngày bên nhau, các anh chị em Cursillo GP Phú Cường cảm nhận cái lạnh của gió, cùng sưởi ấm nhau bằng những nụ cười trong tinh thần Ultreya vui tươi, ngồi bên nhau lắng nghe và chia sẻ, cũng có những gục gật vì thấm mệt đường xa. Nhưng tinh thần Đại Hội làm không khí nóng lên , mọi người cùng hòa nhịp trong những buồn vui cuộc đời mình. Qua hành trình dai 50 năm thành lập, cùng với Ultreya bừng lên sức sống mới như một ngọn lửa hồng , để thấy tất cả, và tất cả là một hồng ân Chúa ban. Ôi tuyệt với!

Mọi người đến với Mẹ với những ước nguyện riêng, cùng với niềm cậy trông và tin tưởng, cùng thưởng thức bầu khí Ultreya mà 50 năm mới có một lần. Niềm hân hoan như một giất mơ có thật đang diễn ra trước mắt.

Tạ ơn Thầy Chí Thánh!

Toma Đỗ Lộc Sơn
 
Video Phỏng vấn Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh về hiện tình Giáo hội và Quê hương Việt Nam
VietCatholic Network
18:36 24/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Video Phóng Sự Đặc Biệt: Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giáo Phận Huế và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tại trung tâm VietCatholic ngày 22/10/2017 nhân dịp ngài đến thăm và tham dự Thánh Lễ đại trào làm phép viên đá đầu tiên xây Tượng Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ chánh tòa Chúa Kitô, thuộc giáo phận Orange, Nam Cali.
 
Sinh hoạt ngày thứ hai trong Đại Hội Linh Mục Việt Nam - Emmaus VII
Lm Peter Võ Sơn
22:41 24/10/2017
San Jose, California: Thứ Ba 24/10/2017: Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus VII bước sang ngày thứ hai. Lm Ambrosio Nguyễn Hùng Phi, Chủ Tịch Miền Trung Hoa Kỳ. chủ sự Giờ Kinh Sáng.

Hình ảnh



Lm. Đinh Văn Nghị, OP, Đaminh Hoa Kỳ - Ngài đang phục vụ tại Thái Lan, thuyết trình đề tại I “Đây Là Mẹ Con: Noi Gương Đức Mẹ, Linh Mục Là Thừa Tác Viên của Niềm Vui.”

Đức Cha Oscar A. Solis, Giám mục Giáo Phận Salt Lake City, Utah, Chủ Tịch Đa Văn Hoá Châu Á Thái Bình Dương, trực thuộc Hội Đồng Giám Hoa Kỳ đã chủ tế và thuyết giảng Thánh Lễ.

Đề tài II: Thảo luận về Giới Trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ: Lm Giuse Đồng Minh Quang, Lm Vincent Nguyễn Đình Truyền, Lm Francis X. Nguyễn Thanh Bình, Sr. Catherine Đặng Phương, Bác Sĩ Thanh Tạm và các Em Thiếu Nhi Thánh Thể Hoa Kỳ.

Lm John Trần Công Nghị thuyết trình đề tài III: Các phương tiện Truyền thông xã hội đang biến đổi đời sống chúng ta thế nào.

Quý Cha sinh hoạt Liên Đoàn theo Miền:

Miền Đông Bắc: Chủ Tịch (CT) Lm Luke Trần Đức,
Miền Đông Nam, CT Lm Martino Nguyễn Bá Thông,
Miền Trung Đông, CT Lm Peter Trịnh Minh Quân,
Miền Trung: CT Lm Ambrosio Nguyễn Hùng Phi,
Miền Nam: CT Lm John Vianney Nguyễn Ngọc Thụ,
Miền Tây Bắc: CT Lm Dominic Nguyễn Anh Tuấn,
Miền Tây: CT Lm Peter Phan Thế Lực,
Miền Tây Nam: CT Đức Ông Joseph Phạm Quốc Tuấn.

Đức Ông Joseph Phạm Quốc Tuấn chủ sự giờ Kinh chiều, Chầu Thánh Thể và Bí Tích Hòa Giải.

Tiệc Emmaus tại Khách Sạn Wyndham.
 
Thuyết trình: Các phương tiện Truyền thông xã hội đang biến đổi đời sống chúng ta thế nào
LM Trần Công Nghị
23:14 24/10/2017
Thuyết trình: Các phương triện Truyền thông xã hội đang biến đổi đời sống chúng ta
(do LM Trần Công Nghị tại Đại hội Linh mục Việt Nam - Emmaus VII ngày 24/10/2017)

Đề tài hôm nay Ban tổ chức ghi trong chương trình thật là quá rộng lớn, do vậy tôi sẽ giới hạn hết sức và lướt qua những điểm đáng quan tâm với tư thế là một mục tử, là người Kitô và là người Truyên thông, đề chia sẻ với anh em. Vậy truyền thông và những thiết bị media ảnh hưởng cuộc sống chúng ta như thế nào? Xin cùng nhận diện những dấu chỉ thời đại qua những biến cố sau đây:

• 9/2017 Equifax bị hacked, 143 triệu người sử dụng, thông tin cá nhân bị ăn cắp.
• 10/2017, bão Maria làm tê liệt hệ thống truyền thông ở Puerto Rico, thảm họa khôn lường.
• Đạo diễn Harvey Weinstein và xì-căng-đan với các nữ diễn viên 40 qua bị phơi bày.
• Nếu ở nhà xứ qúi cha, mạng internet bị down, cha và nhân viên còn hoạt động không?
• Tuần trước ngày 12/10, mộtt cha chính xứ đang giải tội… vì có quá nhiều người đến chờ... nên đã dùng Iphone text nói cần đến sự phụ giúp của tôi ngay… và tôi đả đến giúp ngài.
• Gia đình đi cấm trại từ bỏ mọi thiết bị để có giờ sống với nhau, nhưng các em nhỏ cảm thấy trống vằng và mất đi “căn tính của mình” …

I. Mười năm trước đây, iPhone ra đời đã thay đổi thế giới chúng ta

Cách đây 10 năm, 29/6/2007, Apple đã thực hiện cuộc cách mạng với Máy tính Mac và máy nghe nhạc cá nhân với iPod. Và Apple đã đưa ra một chiếc điện thoại di động mang tính cách mạng và thiết bị internet đột phá. Đó là iPhone. Nhiều người xếp hàng chờ mua. Media gọi nó là Jesus phone điện thoại của Chúa Jesus. Vì trong khoảnh khắc tiếp theo, mọi thứ sẽ thay đổi.

Năm 2007. Điện thoại chỉ mới bắt đầu đạt tốc độ dữ liệu sử dụng được, nhưng băng thông vẫn còn hạn chế và tốn kém. Sự hấp dẫn của điện thoại thông minh cũng chủ yếu hạn chế. Tôi nhớ lúc đó có bỏ tiền ra mua chiếc máy tính cá nhân Palm và BlackBerry. Nhưng rồi Iphone ra đời thay đổi mọi sự.

IPhone đầu tiên đã bán hơn 6 triệu chiếc trong năm đầu tiên. Bây giờ nó bán hàng trăm triệu một năm trên hầu hết các các quốc gia. Nó đã dẫn đến iPad, Apple TV và Apple Watch, HomeKit và HeathKit, CarPlay và AirPod và, HomePod.

Các tính năng của Iphone đã chiếm ưu thế so với BlackBerry, Motorola. Giao diện đa điểm cho phép iPhone trượt nhanh, tính tương tác vật lý bao gồm di chuyển theo quán tính, thao tác đa nhiệm cho phép di chuyển liên tục từ nghe nhạc đến vào web qua email, v.v… iPhone là một sản phẩm mang tính cách mạng và kỳ diệu – cùng với những ngón tay của chúng ta - và iPhone sử dụng chúng để tạo ra giao diện người dùng cách mạng nhất kể từ khi con chuột.

Chỉ riêng công nghệ không đủ: Quan trọng hơn, iPhone cũng bao gồm một số cảm biến để tăng cường trải nghiệm, như một máy gia tốc có thể tự động xoay màn hình để khớp với định hướng của thiết bị, một cảm biến khoảng cách có thể tự động tắt màn hình khi gần khuôn mặt và một cảm biến ánh sáng xung quanh có thể tự động điều chỉnh độ sáng.

Iphone đảm bảo tất cả các ứng dụng và tất cả các tính năng được thực hiện không chỉ đáng tin cậy mà còn thú vị. iPhone vẫn là một máy tính cầm tay tuyệt đẹp và đột phá. Phần mềm và những ứng dụng apps với muôn vàn chức năng phổ biến. Rõ ràng là với iPhone, Apple đã nâng mức không chỉ cho điện thoại di động, mà còn cho các thiết bị hội tụ đa truyền thông di động nói chung.

Đối với một số người dùng, không có đủ bộ nhớ. Giờ đây, Mô hình 16GB, 128 GB, mọi người có thể thưởng thức âm nhạc, hình ảnh và video của họ trên điện thoại di động cách mạng và thiết bị di động Wi-Fi tốt nhất trên thế giới.

II. Mười cách thế điện thoại thông minh có ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống.

1.Tiếp cận kiến thức (dường như không giới hạn): Với sự gia tăng của công nghệ iPhone và điện thoại thông minh, bây giờ chúng ta có thể tiếp cận với nhiều kiến thức và thông tin hơn trong tầm tay của chúng ta mà bất kỳ ai trong lịch sử thế giới. Chúng ta có thể nghiên cứu bất kỳ chủ đề nhất định, và chỉ trong vài giây, có nhiều thông tin hơn chúng ta có thể hiểu được trong cuộc đời của chúng ta . Chúng ta có thể khám phá các kho lưu trữ lịch sử và tiếp cận nhiều tác phẩm hơn Thư viện Quốc hội có thể ở trong nhà. Sử dụng các ứng dụng bản đồ và GPS, chúng ta có thể lập kế hoạch xuống đến phút khi chúng ta sẽ đến nơi làm việc hoặc trường học với cập nhật thời gian thực về tai nạn và nguy hiểm. Chúng ta có thể tìm hiểu về tin tức và các sự kiện hiện tại khi chúng xảy ra trong thời gian thực thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Mức độ dữ liệu và kiến thức này có thể cho phép chúng ta giải quyết các vấn đề lớn hơn với nhiều kỹ năng và độ chính xác cao hơn mức có thể trong quá khứ.

2. Tăng sự liên kết của con người: Từ FaceTime cuộc gọi với gia đình trong khi đi du lịch đến Twitter thông báo về các sự kiện hiện tại, chúng ta bây giờ được kết nối như một xã hội hơn bao giờ hết. Chúng ta nhận được thông báo khi bạn bè của chúng ta tương tác với chúng ta trên mạng và có thể theo dõi cùng với những người cùng gia đình và bạn bè trên khắp thế giới. Chúng ta đang sống trong thời đại mà các mối liên hệ giữa con người chưa bao giờ được đơn giản dễ dàng thiết lập được như vậy. Chúng ta được tạo ra bởi Thiên Chúa để được kết nối. Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, công nghệ điện thoại thông minh có thể giúp chúng ta trong mục tiêu để yêu thương và chăm sóc người khác khi chúng ta xây dựng cộng đồng với họ.

3. Tiếp xúc với thế giới: Bây giờ chúng ta có thể "khám phá và nhìn thấy" trái đất và thế giới mà không cần phải bước chân đi xa theo những cách mà các thế hệ trước chỉ mơ ước. Chúng ta có thể "đi bộ" giữa những kỳ quan của thế giới bằng kính bìa cứng và một chiếc điện thoại thông qua các ứng dụng gia tăng. Chúng ta có thể tìm hiểu về các nền văn hoá khác thông qua các phương tiện mở rộng. Chúng ta có thể truy cập vào các bức ảnh và video từ một loạt các nguồn có thể giúp mở rộng quan điểm của chúng ta trên thế giới. Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình và đi du lịch với gia đình và bạn bè của chúng ta thông qua chụp ảnh di động và phương tiện truyền thông xã hội sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta. IPhone đã giúp mở ra những thay đổi lớn về nhiếp ảnh, quay phim và ghi âm. Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta để trở thành một người tò mò khám phá và trưởng thành. Những tiến bộ này có thể giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình nếu được sử dụng một cách khôn ngoan và thận trọng.

4. Tập thể dục và theo dõi sức khoẻ: Điện thoại thông minh bây giờ cho phép chúng ta theo dõi sức khoẻ bằng cách ghi lại lượng chất dinh dưỡng và tập thể dục theo những cách đơn giản. Dữ liệu này sau đó được kết nối thông qua các thiết bị khác để cung cấp cho các chuyên gia và bác sĩ chăm sóc sức khoẻ và bản thân chúng ta cái nhìn sâu vào sức khỏe và sức sống của chúng ta mà chưa từng có trước đây. Thông qua iPhone và các điện thoại thông minh khác, chúng ta có thể lập bản đồ chạy hoặc các tuyến đường xe đạp. Với sự gia tăng của mức độ theo dõi và chăm sóc này, chúng ta có thể chăm sóc cho cơ thể của chúng ta một cách cụ thể và có lợi hơn bằng cách xử lý các vấn đề trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng.

5. Công nghệ được tích hợp nhiều hơn: Một trong những điểm bán chính của iPhone và điện thoại thông minh khi nó ra mắt là khả năng có nhiều thiết bị trong một. Điện thoại đã thay thế chức năng truyền hình và các thiết bị giải trí khác để sử dụng cá nhân. Sử dụng điện thoại thông minh, bây giờ chúng ta có thể kiểm soát các thiết bị khác thông qua các công nghệ thông minh trong nhà và các nhà phát triển đang tìm kiếm ngày càng nhiều sự sử dụng cho điện thoại thông minh để thay thế các thiết bị khác trong cuộc sống của chúng ta. Những loại tích hợp này có thể giúp chúng ta sống cuộc sống đơn giản và hiệu quả hơn trong công việc chúng ta được kêu gọi để làm.

Ngay cả với tất cả các lợi ích và những điều tốt đẹp mà iPhone đã giúp mở ra cuộc sống của chúng ta, Kitô hữu phải suy nghĩ nghiêm túc về công nghệ và tác động của nó đối với cuộc sống. Không phải tất cả những thay đổi hay tiến bộ đều tốt cho tâm hồn chúng ta hoặc xã hội chúng ta .

6. Sự thờ ơ ngày càng gia tăng do tiếp xúc quá mức.

Với sự gia tăng của thông tin dường như không giới hạn, chúng ta có xu hướng trở nên không nhạy cảm với nhu cầu của những người xung quanh chúng ta . Chúng ta trở nên ngày càng bị phân tâm và thờ ơ với khổ đau xung quanh chúng ta . Thông qua các thiết bị, chúng ta có thể nhìn thấy sự tan vỡ của thế giới của chúng ta một cách rõ ràng và rõ ràng hơn.

Chúng ta đang tiếp xúc nhiều hơn với bạo loạn, cái chết, bệnh tật, và tội lỗi đang diễn ra trên thế giới xung quanh chúng ta . Từ video lập kế hoạch cho đến các vụ tấn công khủng bố và bắn súng, chúng ta đang bị phô bày và phá hủy nhiều hơn bao giờ hết.

7. Giảm sự liên kết giữa con người: Mặc dù công nghệ điện thoại thông minh đã cho phép chúng ta kết nối với nhau như một xã hội, công nghệ này cũng có thể có tác động ngược lại với chúng ta khi chúng ta bắt đầu phát triển các mối quan hệ trực tuyến chỉ với một số người, mà loại trừ số đông những người khác. Chúng ta chỉ có thể cho người khác thấy những gì chúng ta muốn họ nhìn thấy. Công nghệ này cũng cho phép chúng ta tạo ra bong bóng của chính mình và ngày càng trở nên tự tập trung thông qua việc đẩy mạnh sự hiện diện và thương hiệu của chúng ta trên mạng xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng cho phép những xu hướng tự yêu của chúng ta thay vì chiến đấu chống lại cám dỗ phô trương và hão huyền.

8. Những tội lỗi và tật xấu: Khi chúng ta trở nên tập trung vào bản thân và chỉ đế ý tới mình trong thế giới ảo, chúng ta mất đi tính cách nhân văn và căn cốt người Kitô hữu là bao dung mọi người. Thế rồi, qua kỹ thuật mới các thiết bị truyền thông có những ảnh khiêu dâm trực tuyến đã phát triển với tỷ lệ lũy tiến kể từ khi giới thiệu điện thoại thông minh vì bạn không cần phải có một sự tương tác thực sự với mọi người để tham gia với nó. Trọng tâm hướng nội của công nghệ đã cho phép chúng ta tách biệt với cộng đồng đích thực nơi chúng ta chia sẻ và đối phó với tội lỗi của chúng ta.

9. Mất sự riêng tư: Rủi ro vì bị mất đi sự riêng tư của chúng ta. Các nhà tiếp thị trực tuyến có thể sử dụng các cơ chế theo dõi để xem nơi bạn đã trực tuyến, sau đó đặt quảng cáo cho các sản phẩm mà họ nghĩ bạn muốn ngay vào nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội của mình.

10. Không thể ngắt kết nối: Sự thay đổi sâu sắc nhất mà iPhone và điện thoại thông minh đã mở ra là không có khả năng để chúng ta ngắt kết nối với công nghệ này. Thiết bị kết nối với chúng ta và chúng ta cảm thấy khó khăn để đặt điện thoại xuống và tập trung vào những gì và những ai ngay trước mặt chúng ta. Thông qua các thông báo liên tục và cập nhật thời gian thực, chúng ta là một người rất mất tập trung. Mười năm trôi qua quá nhanh. Cảm thấy giống như mới ngày hôm qua. Đối với một thiết bị nhỏ như vậy, iPhone đã có một ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống và văn hoá của chúng ta. Công nghệ là một ân huệ tốt đẹp từ Thiên Chúa mà mọi thế hệ đều dùng theo cách này hay cách khác, nhưng theo quan điểm Kitô giáo, chúng ta biết rằng ngay cả những quà tặng tốt lành cũng có thể bị lợi dụng bởi cám dỗ tội lỗi của chúng ta . Mục tiêu của chúng ta là cần suy nghĩ kỹ về công nghệ và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

III. Tác động của điện thoại thông minh đối với xã hội.

Con người ngày nay thưởng thức sự thoải mái tuyệt vời với sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Họ tìm kiếm được mọi thứ dễ dàng hơn và nhận thức được những điều dựa trên công nghệ. Điện thoại thông minh đóng một vai trò quan trọng cung cấp cho người dùng một nền tảng tuyệt vời cho truyền thông và truy cập vào một loạt các ứng dụng. Và, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định cho các tiêu chuẩn của người dân. Cuộc sống được cập nhật và linh hoạt với các tiện nghi để kết nối với mọi người và các nguồn lực bất cứ lúc nào.

Phương thức truyền thông được mở rộng cho phép mọi người tận hưởng và tận dụng tối đa các tiến bộ. Ngoài ra, mọi người tiếp xúc tốt hơn với cuộc sống xã hội khi họ sử dụng điện thoại thông minh với nhiều ứng dụng và phụ kiện khác nhau. Mọi người trong tất cả các ngành dọc đều sử dụng điện thoại thông minh trên cơ sở thường xuyên. Điện thoại thông minh cung cấp:

• Phương tiện liên lạc tốt hơn
• Các lựa chọn học tập cho người sử dụng
• Tiếp xúc nhiều với những điều mới nhất
• Cách phát triển nhân cách
• Các cách đơn giản để truy cập các ứng dụng
• Các ý tưởng để thành công trong kinh doanh
• Nền tảng phát triển cùng với công nghệ.

Điện thoại thông minh kết nối với mọi người trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Bước vào các nền tảng mạng xã hội sẽ cho họ một con đường tốt hơn để tiếp xúc và cũng cải thiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Điện thoại thông minh cũng giúp mọi người trong cuộc sống chuyên nghiệp để họ xử lý mọi thứ một cách dễ dàng hơn.

Có thể nói: Các ứng dụng mà người ta truy cập bằng cách sử dụng điện thoại thông minh của họ là không giới hạn. Điều thú vị là biết thêm về các ứng dụng và sử dụng chúng để hoàn thành các tác phẩm khác nhau trong thời gian nhanh chóng. Mọi người cảm thấy có uy tín và không cảm thấy kém cỏi trong xã hội khi họ biết về công nghệ và tiến bộ công nghệ.

Sự tiến bộ trong công nghệ cho phép mọi người dễ dàng và cũng giúp họ hoạt động. Mọi người có thể dành thời gian với gia đình và bạn bè khi họ hoàn thành công việc của họ từ nhà.
Quá nhiều việc sử dụng điện thoại thông minh cũng giảm thiểu tương tác thủ công. Do đó điều quan trọng là mỗi cá nhân phải ghi nhớ để sử dụng hiệu quả điện thoại thông minh và công nghệ. Chọn điện thoại thông minh tốt nhất và kỷ niệm sử dụng điện thoại thông minh theo phong cách tuyệt vời.

IV. Gia đình và ảnh hưởng Truyền thông qua internet

Công Đồng Vatican II trong Hiến chế Gaudium et Spes (Giáo Hội trong thế giới hiện đại) nói rất rõ ràng rằng “nếu chúng ta không cẩn thận công nghệ hiện đại này có thể bị vây hãm chúng ta khỏi những điều quan trọng. Vì vậy, trong khi yêu thích công nghệ và nhìn thấy giá trị của nó đích thực là gì, chúng ta đồng thời thừa nhận công nghệ này có thể dẫn chúng ta trở nên tự khép kín – hướng trung tâm vào chính mình và thậm chí dẫn chúng ta đến sự dữ. "

V. Truyền thông Công Giáo và thời đại kỹ thuật số.

Ngày 17/3/2016 vừa qua, Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nhấn mạnh tầm quan trọng rằng chúng ta phải sử dụng các phương tiện truyền thống. Như báo chí, truyền thanh và truyền hình, cho dù không ai chối cãi được rằng ngày nay, các kỹ thuật mới trong truyền thông đã phát sinh ra điều ta gọi là lục địa kỹ thuật số. Đây là một thách đố lớn nhưng cũng là một vận may lớn.

Nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Đừng sợ bước vào các mạng lưới xã hội” . Đây không phải là một kêu gọi ngây thơ. Chúng ta biết rõ các rủi ro và nguy hiểm vốn hiện diện trong các mạng lưới xã hội và trên Liên Mạng.

VI. Đạo đức Truyền Thông.

Ngày nay, phải nói là bùng nổ về thông tin nhất là các trang mạng. Dù bùng nổ thế nào đi chăng nữa, bùng nổ đến đâu đi chăng nữa thì cũng không bỏ qua và không quên được đạo đức trong truyền thông.

Nhiều chuyện thầm kín, nhạy cảm của con người nhưng người ta cố tình phơi bày những thứ ấy trên báo chí. Dĩ nhiên nó dễ đi vào tâm trí con người và nó cũng dễ nảy sinh ra bao nhiêu chuyện xấu kèm theo. Thông tin và phê phán cái xấu là cần thiết, đáng khuyến khích nhưng phê phán thế nào để những cái xấu được khắc phục, được loại bỏ, hay cải tạo góp phần làm cho xã hội lành mạnh hóa… thì lại là điều cần phải xem xét.

Một số tòa soạn đang cố tình khai thác, cố tình công bố tin tức theo kiểu: “Càng cập nhật càng tốt, càng giật gân càng hay”. Đua tranh đưa tin và bình luận về sự kiện - hiện tượng bất thường đã đưa tới một hệ quả là tình trạng “chụp giựt”. Chính vì thế, các nhà báo tìm mọi cách để lôi kéo độc giả về phía mình, trong đó việc sử dụng các “chiêu trò”, các tin tức “giật gân” nhằm đánh vào tâm lý, kích thích độc giả được nhiều tờ báo chọn lựa.

Hiện tượng “chụp giật”, “câu khách” trên là một “sự khủng khiếp” và là “một thảm họa”: Phải điều chỉnh về văn hóa và làm thế nào để tính toán được những hệ lụy của những việc đưa theo kiểu này để bạn đọc thay đổi về nhận thức và hành vi. Làm bất cứ điều gì hay đặc biệt làm truyền thông phải có đạo đức. Làm truyền thông dù tin hay, dù viết giỏi nhưng không có đạo đức thì chỉ là những thanh la phèng phèng và gây bất hòa chia rẽ mà thôi.

VII. Những tiện ích thông tin sẵn có trong cuộc giao tiếp mới.

Ngày nay chúng ta và con em chúng ta có thói quen tiếp cận với các tiện ích mới như ipad, iphone, facebook… mà không hề nghĩ mỗi khi một trong những giây phút nhàn rỗi tới, thì một cách nhanh chóng, tâm trí của chúng ta bị hút đi đến một nơi xa vời…

Do vậy, chúng ta phải cẩn thận ghi nhận rằng phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh, ineternet v.v… chỉ là công cụ. Cách chúng ta sử dụng chúng thế nào mới biết được là đúng hay sai. Chúng có thể dễ dàng giúp cho cuộc sống tinh thần của chúng ta và đưa chúng ta gần gũi hơn với người khác nếu chúng ta sử dụng chúng một cách chính xác.

Đức Cha Robert Barron, trước đây là Giám đốc Chủng viện Mundelein Tổng Giáo Phận Chicago, nay là Giám Mục Phụ Tá Los Angeles, (một người có đông đảo fans trên internet chỉ sau Đức Giáo Hoàng) đồng ý rằng công nghệ "đúng là nó bóng ma, nó có thể khóa người ta trong thế giới riêng của họ. Và luôn luôn có một mối nguy hiểm về tính cách hời hợt và thiếu nhận định cá nhân."

Ngài sử dụng YouTube để thảo luận về các xu hướng văn hóa và chia sẻ giáo lý Giáo Hội - và mọi người có thể viết và chia nhận xét về videos của ngài, khiến cho cuộc đối thoại tích cực hơn. Tôi sử dụng YouTube và phương tiện truyền thông mới để tiếp cận nhóm không thể truy cập này. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có một cuộc trò chuyện hấp dẫn xoay quanh đức tin."

ĐC Barron cũng cho rằng: “điều tốt nhất xẩy ra là, Internet giống tựa như Nhiệm Thể của Giáo Hội, một cách kết nối con người với nhau. Trong một phút sau khi đăng tải video trên YouTube, tôi nhận được email từ người xem trên toàn thế giới. Tôi thích nhất điều này, vì tôi có thể đối thoại và trò chuyện với họ."

Tuy nhiên, ĐC Barron ủng hộ việc hạn chế thời gian trẻ em trên máy tính và các công nghệ khác, "đặc biệt là với iPhone và nhắn tin, vì rằng chúng có thể thu hút bạn vào một thế giới tự mãn và chỉ nhìn vào mình làm trung tâm. Nếu tôi là một phụ huynh, tôi muốn đặt giới hạn nghiêm trọng trên đó. Ưu tiên là có người đứng bên cạnh bạn để nhắn tin."

VIII. Điện tử nội dung khiêu dâm, ảnh hưởng trên người lớn và gia đình

Biện pháp tự vệ cơ bản chống lại tội lỗi và cám dỗ là một mối quan hệ sâu sắc và vững chắc với Thiên Chúa, nó bắt nguồn từ tình yêu.

Phim ảnh khiêu dâm và phương tiện truyền thông điện tử đã có một tác động sâu sắc đến xã hội Mỹ, trong đó bao gồm cuộc sống của các gia đình Công Giáo trong Giáo Hội Hoa Kỳ và ngay cả với các bậc tu trì.

Nữ tu Marysia Weber, RSM, là một bác sĩ tâm thần làm việc với một đội ngũ bác sĩ và các nhà trị liệu hành nghề y ở Michigan, Sơ cho biết đã thấy những ảnh hưởng của phim ảnh khiêu dâm và các phương tiện điện tử trong cuộc sống bị hủy hoại nơi các gia đình Công Giáo và làm ơn gọi tu trì tan vỡ. Thống kê về số lượng việc sử dụng Internet khiêu dâm trong dân số nói chung cho thấy rằng việc sử dụng các nội dung khiêu dâm Internet và việc sử dụng quá mức của báo điện tử phổ biến có những vấn đề quan trọng mà Giáo Hội cần phải lưu tâm giúp đỡ và giải quyết.

IX. Có mối quan tâm chung về phương tiện truyền thông điện tử không?

Theo thời gian, việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử đã tăng theo cấp số nhân. Mỗi ngày, người dân chi tiêu không biết bao nhiêu thì giờ kiểm tra và viết tin nhắn e-mail, sử dụng điện thoại di động, nghe và trả lời những bức thư thoại, máy nhắn tin, sử dụng máy nghe nhạc iPod và Ipad. Điều kiện xã hội ngày nay thôi thúc chúng ta phải đáp ứng ngay lập tức với hàng trăm tin nhắn chúng ta nhận được hàng ngày. Xã hội cũng ảnh hưởng đến những người ta tin tưởng họ và bắt chước những gì họ thấy và nghe thấy trên truyền hình.

Xem truyền hình, chơi trò chơi trên máy tính và lướt Internet quá độ thường dẫn đến phí phạm thì giờ hơn là tìm sự bồi bổ và thư giãn.

Trong khi phương tiện truyền thông điện tử có thể cung cấp thông tin hữu ích, phương tiện truyền thông được sử dụng chỉ cho vui hoặc cứ tiếp nhận thông tin bừa bãi không định hướng có thể nuôi dưỡng một tư thế thụ động. Khi tiếp nhận thụ động, người ta lướt qua một loạt những hình ảnh đó một cách bừa bãi trải đầy tâm trí của họ.
Hơn nữa, tiếp nhận thụ động các hình ảnh gợi cảm có thể khơi dậy trong nhận một sự thôi thúc dục lạc. Tiếp xúc thường xuyên với những hình ảnh khiêu dâm góp phần kích động người ta vào hành động tình dục.

Tiếp nhận một cách bừa bãi của hình ảnh cũng làm nhàn chán tâm trí và có thể tạo thành cảm xúc những ham muốn nhục dục. Nếu tiếp nhận thụ động chiếm ưu thế, cảm xúc có thể vượt qua khả năng lý luận và trí tưởng tượng trở nên không kiểm soát được. Về mặt tinh thần, điều này được gọi là lười biếng. Những người lười biếng có thể thậm chí không còn phấn đấu để sống một cuộc sống đức hạnh.

X. Vài gợi ý quan trọng như sau: Gia đình An toàn trên internet: làm thế nào ngăn chặn nội dung không thích hợp cho con cái

Cách chúng ta khắc phục khi sử dụng các phương tiện truyền thông công nghệ hiện đại liên quan đến một số kỷ luật, tất nhiên là bằng cách hạn chế sử dụng và sử dụng có mức độ lành mạnh. Nhưng hơn thế, nó đòi hỏi một tinh thần thận trọng khi sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng thiết bị để tăng cường các mối quan hệ của chúng ta và đưa chúng ta gần gũi hơn với những người chúng ta yêu thương.
Chúng ta có thể sử dụng chúng để rao giảng Tin Mừng và đưa mọi người đến gần Chúa. Chúng ta có thể sử dụng chúng để mang lại tình thân hơn với mọi người. Nhưng chúng ta phải sử dụng chúng theo đúng cách và đã có suy nghĩ và với ý định có chủ ý. Nếu không, chúng dễ dàng để cho những khoảnh khắc quý giá trong ngày của bạn có được cuốn trôi và lãng phí. "

Khi người ta dành quá nhiều thời gian xem TV và sử dụng công nghệ, có thể là bởi chúng ta đã không đặt hướng được cho những gì chúng ta cần. Chúng ta cần phải liên tục nhắc nhở nhau về cách thức tuyệt vời của cuộc sống đó là liên quan đến việc yêu thương những người đang hiện diện và ngồi ngay trước mặt chúng ta .

Gia đình An toàn trên internet: làm thế nào ngăn chặn nội dung không thích hợp cho con cái. Lưu ý rằng nhiều trẻ em bây giờ là rất hiểu biết về internet và có thể tìm thấy bất gì những gì chúng muốn, nhưng ngoài thị truờng cũng có số các công nghệ bảo đảm an toàn cho con cái lướt web…
 
Văn Hóa
Mẹ La Vang - Mẹ Việt Nam
Đinh Văn Tiến Hùng
18:01 24/10/2017
*…Sự gắn bó với Đức Mẹ La Vang là điều nối kết đức tin, tình yêu Quê Hương, văn hóa truyền thống của di sản chung của chúng ta…
( Trích đáp từ của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế Nguyễn chí Linh, từ Việt Nam sang tham dự Đại Thánh Lễ )

Hôm nay trời rực sáng,
Đại Thánh Đường Quận Cam,
Muôn khúc nhạc ca vang,
Ngàn con tim tìm đến,
Mẹ La Vang trìu mến.
Đón mừng Mẹ về đây,
Ban ơn xuống tràn đầy,
Cho lòng con hoán cải.

Hơn hai trăm năm trước,
Âm khí phủ rừng hoang,
Mặt trời không chiếu sáng,
Ác thú sống từng đàn.
Một Bày Chiên tan tác,
Trôi dạt đến La vang,
Tránh quan quân lùng bắt,
Người theo đạo Gia-tô.
Bao tháng ngày khắc khoải,
Lương thực đã cạn khô,
Bệnh tật gieo tang tóc,
Thần chết đang chực chờ!

Nhưng đức tin vững mạnh,
Đoàn Chiên dốc một lòng,
Khẩn cầu Mẹ Nhân Ái,
Nguồn che chở cậy trông.
Đêm rừng dâng giá buốt,
Quây quần dưới gốc cây,
Lời kinh chiều vang dội
Trong sấm chớp kinh hoàng.
Bỗng bừng lên vầng sáng,
Tuôn chảy ánh hào quang,
Mẹ hiện ra rực rỡ,
Tay bồng Chúa Hài Nhi,
Mẹ mỉn cười từ ái,
Phán bảo với Đoàn Chiên:

“Hỡi các con của Mẹ!
Đã tha thiết kêu xin,
Mẹ nhận lời tất cả,
Từ đây tại nơi này,
Kẻ nào đến khấn nguyện,
Mẹ sẽ đổ ơn đầy.”

Từ ngày ấy đến nay,
Đúng như lời Mẹ hứa,
Sóng người đổ về đây,
Thành tâm cầu khấn Mẹ,
Tai nạn đã vượt qua,
Bệnh nan y thoát khỏi
Tội lỗi được thứ tha,
Tình yêu Chúa chan hoà,
Trên tâm hồn xám hối.
La-vang tiếng đồn xa,
Vang danh khắp thế giới
Như Thánh Địa Hành hương:
Fa-ti-ma,Lộ Đức,
Cùng Linh Địa Việt Nam.
Mỗi ba năm Đại Hội
Người nô nức đổ về,
Lòng tin yêu tràn ngập,
Như biển sóng xô bờ,
Cuồn cuộn theo nhịp thở,
Muôn khúc nhạc vang lên,
Ngàn lời kinh cầu khấn,
Nguyện Đất Nước bình yên.

…………………………………….
Con Mẹ nơi viễn xứ,
Sống xa quê mỏi mòn,
Về đây nương bóng Mẹ,
Dâng lên tấm lòng son.
Đây La Vang hải ngoại,
Ôi gần gũi Quê Nhà,
Như La Vang ngày ấy,
Vẫn yêu Mẹ chan hòa.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú : Đây chỉ là lời hiệp thông chân tình dâng kính Mẹ, vì chi tiết Đại Lễ Vietcatholic đã tường thuật cùng hình ảnh đầy đủ.