Ngày 24-10-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 30 TN - B Gặp được Chúa sẽ có niềm vui
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:53 24/10/2018
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXX - B

(Mc 10, 46-52)

Dõi theo hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu, với những làm phép lạ Chúa làm, lời Chúa dạy, người môn đệ được dạy về phẩm chất tông đồ. Cùng với các môn đệ Chúa Giêsu tiếp tục hành trình lên về Giêrusalem. Nếu dọc đường có chàng thanh niên đến quỳ gối xin Chúa chỉ cho biết việc phải làm để được sống đời đời (x. Mc 10, 17), thì giữa các môn đệ cũng có sự năn nỉ nài van cho được ngồi ‘bên tả’ hay ‘bên hữu’ Chúa (x. Mc 10, 35-45).

Hôm nay vẫn trong hành trình trước khi vào thành thánh, có chàng thanh niên mù loà con ông Timê tên là Bartimê kêu xin gặp Chúa để được sáng mắt (x. Mc 10, 46-52). Thật lý thú và kỳ diệu biết bao cho những ai khát mong tìm gặp Chúa, họ sẽ rạng rỡ mừng vui, vì có được điều họ tha thiết nài xin.

Chúa là niềm vui của Israel

Khi dân Israel bị bắt đi lưu đày ở Babylon trở về, người trung thành với Chúa chỉ còn là số ít, họ quá yếu đuối, nghèo nàn và dễ bị tổn thương, đến nỗi không có phương tiện trở về, từ phương Bắc không thể tự giải thoát. Họ là những kẻ trở về để xây dựng đất nước : "trong chúng có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ". Bàn tay xây dựng lại Israel là những kẻ đui mù, chứ không phải các thanh niên cường tráng! Làm thế nào họ có được khả năng xây dựng lại quốc gia? Thanh niên, người khoẻ mạnh đã bị đế quốc tiêu diệt trong các lao động khổ sai. Họ phải cáng đáng công việc xây dựng lại quê hương.

Trong lúc cùng đường bế tắc như thế Giêrêmia tuyên sấm : Đây Chúa phán: Hỡi Giacóp, hãy hân hoan vui mừng! " (Gr 31, 7). Không thể vui mừng sao được khi mình đang đui mù, què quăt, mang thai nay có được Thiên Chúa toàn năng trợ giúp dẫn dắt trở về : "Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây" (Gr 31, 8). Theo Dianne Bergant: "Phụ nữ mang thai và các bà mẹ tuy yếu ớt, dễ bị tổn thương nhưng cũng là biểu tượng của phong phú và hy vọng. Họ nắm giữ tương lai trong bản thân mình. Khi họ rời bỏ chốn lưu đày về đất hứa, họ mang theo khả năng sinh sản và khởi sự một tương lai mới".

Đúng là người công chính, đạo đức thực thi công bình, bác ái, sống thánh thiện siêu nhiên, mặc cho thế giới này sa đoạ đến đâu, mặc cho gièm pha độc ác của kẻ giả hình, những vẫn khao khát tìm gặp và cậy dựa vào Chúa, người ấy sẽ có được niềm vui lớn lao. Anh mù thành Giêricô, tên là Bartimê trong Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng.

Chúa Giêsu là niềm vui của anh Bartimê

Chúng ta chiêm ngắm một anh chàng mù, nghèo khổ, gặp được hạnh phúc thật nhờ Chúa Giêsu. Anh thiếu hai điều : cái nhìn thể lý và khả năng tìm kiếm công ăn việc làm để kiếm sống, nên buộc anh phải đi ăn xin. Anh cần sự giúp đỡ và anh ngồi bên vệ đường lối vào thành Giêricô, nơi có nhiều người qua lại.

May mắn cho anh, một hôm chính Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một số người khác đã đi ngang qua đó. Chắc chắn anh mù đã từng nghe nói về Chúa Giêsu, là Đấng đã làm nhiều phép lạ, Đấng ấy đang đến gần anh ta, chớp thời cơ, anh kêu lên : "Hỡi Con vua Davít, xin thương xót tôi!" (Mc 10, 47). Đối với những người đang đi theo Chúa thì tiếng kêu của anh mù thật khó chịu, họ ích kỷ, không chịu thấu hiểu hoàn cảnh của anh. Nhưng lời kêu xin lớn tiếng của anh chứng tỏ anh khao khát gặp Chúa lắm. Lời ấy vang tới tai Chúa và động đến tâm hồn Chúa Giêsu. Người muốn đáp ứng lời van xin của anh mù ăn mày này, nên truyền gọi anh đến đến và chữa lành anh ta.

Lập tức anh mù được đối diện với Con vua Đavít. Giây phút quyết định là sự khát khao gặp gỡ cá nhân, trực tiếp, giữa Chúa với người đang đau khổ. Hai người đối diện nhau : Thiên Chúa với ý muốn chữa lành và con người với ước ao được chữa lành. Hai sự tự do và hai ý chí đều huớng về một điểm. Cuộc đối thoại bắt đầu kẻ hỏi người thưa, "Chúa Giêsu nói với anh: " Anh muốn Ta làm gì cho anh? "Người mù đáp : "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy" Chúa ra lệnh: "Con hãy đi! Ðức Tin con đã cứu chữa con!" (Mc 10,51) Lập tức Chúa Giêsu cho anh thấy, anh hết sức vui mừng và đi theo Chúa.

Chúa là nguồn vui của chúng ta

Niềm vui của Thiên Chúa, niềm vui của con người. Theo Phúc âm kể tiếp như sau : Bước vào ánh sáng, anh mù Bartimê bắt đầu theo Chúa khắp nơi! Ðiều này có nghĩa là anh mù trở thành môn đệ Chúa và theo Người lên Giêrusalem, để cùng với Chúa tham dự vào mầu nhiệm cao cả của ơn cứu rỗi.

Cái nhìn thể lý thật quan trọng, cái nhìn từ bên trong của Thiên Chúa. Thánh Clêmentê Alexandria nói, "Chúng ta hãy chấm dứt việc lơ là sự thật, hãy ra khỏi bóng tối và sự vô minh, như một áng mây, hãy ra khỏi đám mây che lấp chúng ta để chiêm ngưỡng Thiên Chúa thật".

Chúng ta thường hay than phiền và nói rằng, tôi không biết cầu nguyện. Hãy noi gương anh chàng Bartimê mù trong Tin Mừng : Anh không ngần ngại kêu lên cùng Chúa Giêsu tất cả những gì anh ta cần. Phải chăng chúng ta thiếu đức tin? Nếu thiếu, hãy thưa cùng Chúa : "Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con". Phải chăng chúng ta có người thân bằng hay trong gia đình có người bỏ bê việc sống đạo ? Vậy, hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Chúa Giêsu, xin cho họ được nhìn thấy". Liệu đức tin có quan trọng như vậy không? Nếu chúng ta so sánh cái nhìn thế lý, chúng ta sẽ nói gì đây?

Ðức Tin là cuộc hành trình của sự soi sáng: đức tin khởi sự từ thái độ khiêm tốn nhìn nhận mình cần đến ơn cứu rỗi và đạt đến cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, Ðấng là nguồn vui và là ơn cứu độ. Tình trạng của anh mù thật là buồn, nhưng nhiều người còn chưa tin vào Chúa còn buồn hơn. Chúng ta hãy nói với họ : Thầy gọi anh và hỏi anh cần gì, Chúa Giêsu sẽ đáp trả bạn cách hào phóng.

Lạy Mẹ Maria, xin dẫn chúng con đến gặp Chúa, để chúng con được no thỏa niềm vui ân tình của Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật 30 TN B
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:55 24/10/2018
Chúa Nhật 30 THƯỜNG NIÊN. B

(Mc 10, 46-52)

MÙ LÒA

Người mù dong duổi mỗi ngày,
Vệ đường hành khất, đắng cay cuộc đời.
Đoán nghe Chúa sắp tới nơi,
Vội vàng cất tiếng, xin Người xót thương
Bar-ti-mê đứng bên đường,
Thành tâm nhận biết, tựa nương bên Ngài.
Con vua Đa-vít thiên sai,
Chữa lành mắt sáng, con nài Chúa ban.
Vững tâm đứng dậy kêu van,
Áo choàng anh liệng, ngập tràn tin yêu.
Xin Thầy thương xót con nhiều,
Cho con được thấy, cao siêu tình Ngài.
Con mù từ thuở tượng thai,
Ban cho ánh sáng, mở khai xác hồn.
Tạ ơn Chúa Tể càn khôn,
Mắt con mở sáng, linh hồn tinh thông.


Con người có các giác quan để thông tri với thế giới bên ngoài. Bất cứ một khuyết tật nào trong thân thể cũng làm cho con người bị khổ đau. Có nhiều thắc mắc chúng ta khó trả lời. Hỏi rằng: Tại sao Chúa lại để cho người này mù lòa, người kia câm điếc hay bất toại? Nếu chỉ nhìn vào cuộc sống tự nhiên, chúng ta không tìm được câu trả lời thích đáng. Chính vì thế, nhiều người cảm thấy bất hạnh. Chúa Giêsu đã đến như một nguồn ánh sáng làm cho chúng ta nhận biết được giá trị của những bất toàn trong đời sống.

Phúc âm hôm nay tả cảnh Chúa chữa lành cho người mù ăn xin vệ đường. Anh mù đến van xin Chúa rằng: Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy. Chúa Giêsu đáp: Được, đức tin của anh đã chữa anh. Anh đã được thấy và thấy rõ hơn cả những người nghĩ mình có mắt sáng. Biết bao người có mắt sáng chung quanh anh. Họ trông thấy Chúa nhưng họ không nhìn biết Chúa. Họ đâu có nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Họ đâu có tin Chúa có quyền phép vô cùng. Anh mù đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, Đấng có thể chữa anh. Chúa đã chữa mắt thể xác và cả mắt tinh thần cho anh.

Chúng ta có mắt sáng nhưng không phải chúng ta nhìn thấy mọi sự. Có nhiều điều xảy ra chung quanh mà chúng ta không thấy. Đôi khi mắt chúng ta bị che khuất bởi sự ích kỷ, lòng hẹp hòi, ghen tương, lòng hận thù, chúng ta không nhận ra được sự tốt lành nơi người khác. Chúng ta có những điểm mù trong cuộc sống. Điểm mù của con mắt tinh thần làm chúng ta không nhận ra nhân phẩm xứng đáng của anh chị em.

Truyện kể người ta thấy một em bé gái mù lòa, mặt mày hốc hác, quần áo rách rưới đứng co ro ở một góc đường để xin ăn. Cô bé trông bẩn thỉu, đầu tóc rối bù, ốm o bệnh hoạn. Lúc ấy, một ông ăn mặc sang trọng lái xe ngang qua đó trông thấy cô bé nhưng ông chẳng thèm nhìn đến lần thứ hai. Khi lái xe về đến nhà, thoải mái trong căn hộ ấm cúng với vợ con. Trước mâm cơm thịnh soạn, hình ảnh cô bé bỗng hiện ra rõ rệt trong đầu ông. Ông thở dài và phàn nàn cùng Chúa: Tại sao Chúa để cho những hoàn cảnh đáng thương như thế xảy ra trên cõi đời này? Hình ảnh cô bé cứ ám ảnh ông, không chịu được sự dằn vặt nên ông trách Chúa: Chúa phép tắc vô cùng, tại sao Chúa không làm cái gì để giúp cô bé nghèo khổ đáng thương ấy. Lúc ấy, tự thâm tâm ông nghe tiếng Chúa phán cùng ông rằng: Ta đã làm rồi chứ sao lại không. Điều này Ta dành cho con đó. Ta đã dựng nên con mà.

Lạy Chúa, xin mở mắt tâm hồn chúng con để chúng con quan chiêm những kỳ công của Chúa. Xin cho con mắt đức tin của chúng con mở sáng để chúng con nhìn được hình ảnh Chúa nơi anh chị em của chúng con.


THỨ HAI, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 10-17).
NGÀY NGHỈ
Chúa vào giảng dậy hôm nay,
Hội đường Sa-bát, hăng say đông người.
Một bà quỷ ám lâu đời,
Lưng khòm gập xuống, một thời khổ đau.
Đột nhiên Chúa gọi đến mau,
Đặt tay cứu chữa, xúm nhau đến gần.
Bà này khỏi tật xác thân,
Bà liền đứng thẳng, đôi chân vững vàng.
Bất đồng tức giận người làng,
Kìa viên Hội trưởng, làm tàng khó khăn.
Sáu ngày làm việc khuyên răn,
Vào ngày Sa-bát, can ngăn chữa lành.
Giê-su lên tiếng lòng thành,
Ơn lành việc tốt, thực hành phúc thay.
Chúa thương thăm viếng nơi này,
Chữa lành hồn xác, mọi ngày xá chi.



THỨ BA, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 18-21).
NƯỚC THIÊN CHÚA
Nước Thiên Chúa giống cái gì?
Giống như hạt cải, bé ti gieo mầm.
Trong vườn vùi xuống âm thầm,
Mọc lên tươi tốt, trổ mầm tốt xanh.
Trở thành cây lớn đâm ngành,
Chim trời nương náu, trên cành líu lo.
Tin mừng phát triển khôn dò,
Khắp cùng thế giới, mở kho phúc lành.
Niềm tin nhân chứng đồng hành,
Nắm men giữa bột, dậy nhanh cả thùng.
Nước Trời dưới thế bao dung,
Gọi mời nhân loại, có cùng một Cha.
Tôn vinh thờ kính ngợi ca,
Ba Ngôi Thiên Chúa, thương ta vô vàn.
Ngôi Hai Con Một trao ban,
Thiên đàng rộng mở, đổ tràn thánh ân.



THỨ TƯ, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 22-30).
ƠN CỨU ĐỘ
Rảo qua làng mạc rao truyền,
Thôn quê thành thị, đi xuyên khắp vùng.
Có người hỏi nhỏ lạ lùng,
Phải chăng số ít, đạt cùng cõi thiên.
Vào qua cửa hẹp trước tiên,
Thành tâm cố gắng, trung kiên lữ hành
Chúa khuyên phán bảo điều lành,
Nhiều người mong muốn, nhưng đành bó tay.
Chủ nhà đóng cửa cơ may,
Đứng ngoài mà gõ, chẳng hay người nào.
Xin ngài mở cửa cho vào,
Chủ rằng không biết, ai nào từ đâu?
Các người gian ác khẩn cầu,
Chúng tôi ăn uống, theo hầu Ngài xưa.
Các ngươi gian dối lật lừa,
Hãy lui ra khỏi, đong đưa phận người.



THỨ NĂM, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 31-35).
TIÊN TRI
Mấy người Biệt Phái đến thưa:
Xin Thầy đi khỏi, ngăn ngừa hại thân.
Trả lời loan báo khẽ dần,
Đây Ta trừ quỷ, canh tân lòng người.
Thứ ba hoàn tất cuộc đời.
Chữa lành bệnh tật, gọi mời yêu thương.
Ngày mai ngày mốt đi đường,
Sứ ngôn bị giết, ngoài tường thành sao?
Giê-ru-sa-lem đi vào,
Thành vua cao cả, lẽ nào không tha.
Các người giết hại ông cha,
Chối từ, ném đá, đuổi xa các ngài.
Bao lần Ta muốn kêu nài,
Tụ gom ấp ủ, thiên thai mong chờ.
Các ngươi từ chối thờ ơ,
Hoang vu xứ sở, hững hờ khổ đau.



THỨ SÁU, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 14, 1-6).
VIỆC LÀNH
Chúa vào dùng bữa trong nhà,
Nơi người Biệt Phái, tiệc trà dọn ra.
Những người hiện diện dò la,
Một người mắc bệnh, từ xa bước vào.
Xem Người có chữa không nào?
Hôm nay Sa-bát, làm sao trả lời.
Chúa dò Luật Sĩ được mời,
Cả người Biệt phái, sống đời yêu thương.
Nên làm việc tốt nêu gương?
Cứu người cứu vật, bên đường khó nguy.
Các ông thinh lặng tư duy,
Trong ngày Sa-bát, phát huy việc lành.
Con lừa rơi giếng kéo nhanh,
Cứu nguy thoát chết, thực hành ái nhân.
Chúa thương chữa bệnh cho dân,
Mọi ngày đều tốt, thiện chân tấm lòng.



THỨ BẢY, TUẦN 30 THƯỜNG NIÊN
(Lc 14, 1. 7-11).
HẠ MÌNH
Vào nhà thủ lãnh chiều nay,
Các người Biệt Phái, lại hay xét dò.
Dụ ngôn Chúa dậy cân đo,
Ai mời dự tiệc, không lo chỗ ngồi.
Đừng vào chỗ nhất có rồi,
Khách mời tiệc cưới, tinh khôi để dành.
Chủ nhà khó xử thanh danh,
Xin ông nhường chỗ, bước nhanh đi nào.
Bấy giờ xấu hổ biết bao,
Xếp ngồi rốt hết, trở vào hổ ngươi.
Được mời chọn chỗ rốt nơi,
Chủ mời ngươi đến, xin mời ông lên.
Chỗ ngồi danh dự bên trên,
Ai mà hạ xuống, nhắc lên có ngày.
Khiêm nhường phục vụ khen thay,
Tự cao tự đại, có ngày khổ thân.



Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
 
Chúa Nhật XXX Thường Niên
Lm. Jude Siciliano
23:25 24/10/2018
Giêrêmia 31: 7-9; Tvịnh 125; Do Thái 54: 1-6;Máccô 10: 46-52

Đôi khi trong đời sống của một con người quá gian khó, người đó đã cầu nguyện trong thời gian lâu dài nhưng không thấy có kết quả gí, nên họ trở nên trầm trì trong tâm tình "Tôi còn gì để cầu xin nữa. Tôi đã cầu nguyện hết sức rồi! Thiên Chúa đã nghe tôi tâm tình rất nhiều về hoàn cảnh của tôi. Tôi không còn gì dể nói nữa!" Trong những lúc này, chúng ta hãy nên nghe lời ngôn sứ Giêrêmia để được an ủi.

Có rất nhiều bài trích trong sách ngôn sứ Isaia được đọc trong suốt năm phụng vụ, nhất là trong mùa Chay và mùa Vọng. Nhưng chúng ta ít nghe đọc về sách của ngôn sứ Giêrêmia. Thật đáng tiếc, vì ngôn sứ Giêrêmia đã chịu nhiều đau khổ trong nhiệm vụ tiên tri của mình, nên ông nói về kinh nghiệm của ông cho những người cùng hoàn cảnh khó khăn như ông.

Sách ngôn sứ Giêrêmia có một lời bình luận khá bi quan về sự suy giảm đạo đức của những người sống cùng thời với ông. Ông rao giảng về ý Chúa trong thời gian lưu đày ở Babylon, thật là một thông điệp không ai ưa thích, khi nói về sự lưu đày là do bởi dân chúng không sống trung thành theo đúng giao ước mà Đức Chúa đã làm với họ. Điều này không làm cho ông Giêrêmia có nhiều bạn bè trong số những người Do thái. Hôm nay bài trích sách Giêrêmia mang đến một sự thay đổi trong lời rao giảng của ông. Dân chúng thấy ông Giêrêmia nhắc đến đời sống lưu đày. Đem đến cho họ nhiều đau khổ vì sự bất trung của họ đối với Thiên Chúa. Họ không muốn nghe lời của ngôn sự nói lên để cảnh cáo họ. Và bây giờ họ phải làm gì khi đứng trước sự xét xử của Thiên Chúa? Họ không có gì để tự bào chữa, và họ bất lực. Sau khi họ rời khỏi Thiên Chúa họ không còn gì cả.

Có thể, trong lúc khốn cùng, họ đã rời xa Thiên Chúa và ngưng cầu nguyện. Dân Do thái khi sống nơi lưu đày có thể là lời nhắc nhở cho một số ngươi trong chúng ta về hoàn cảnh của chúng ta. Sau khi xa rời Thiên Chúa và và lưu lạc trong trần thế, chúng ta cảm thấy như bị tù túng trong tình cảnh như lúc bị lưu đày, thì làm sao chúng ta tìm thấy được sự tự do? Chúng ta có thể nói gì với Đức Chúa để tự bào chữa chúng ta? Đây là một gợi ý: chúng ta có thể giữ thinh lặng và nghe Thiên Chúa đang nói với chúng ta.

Bài đọc I hôm nay được gọi là trích từ sách gọi là "sách an ủi" (đoạn 30-31). Phần nhiều hai đoạn sách này nói đến yếu tố của sự cứu rỗi là từ tin mừng. Ngôn sứ Giêrêmia nói với dân chúng việc ở kiếp lưu đày, không vì ông kết án nhưng do danh thánh Đức Chúa tuyên phán. Thật thế, Đức Chúa đã nhận thấy hoàn cảnh yếu đuối của họ nên đến để giải cứu cho tất cả mọi người sống trong lưu đày. Điều gì làm Thiên Chúa hành động như thế: có phải là lời cầu nguyện và đời sống đạo đức của dân chúng hay không? Không đâu. “Lý do” để Đức Chúa muốn cứu họ là do Ngài nhận thấy sự yếu đuối của họ và Ngài đến để cứu những con dân mà Ngài hằng yêu mến.

Nếu chúng ta ở trong tình trạng bị ràng buộc, một hoàn cảnh mà tự chúng ta gây nên cho chính mình và chúng ta không làm gì để thoát ra khỏi được, thi sau khi cầu nguyện chúng ta cảm thấy là chúng ta có thể nghe Đức Chúa đang nói với chúng ta qua lời của ngôn sứ Giêrêmia hôm nay. Hãy lắng nghe tin mừng: Đức Chúa sẽ thu thập những người từ đấc Bắc trở về quê nhà cho Israel "Chúng trở về, nước mắt tuôn rơi"

Thường thi ngôn sứ loan báo lời cảnh cáo có tính răn đe dân chúng do tội lỗi họ đã phạm. Trong lời các ngôn sứ Thiên Chúa nói như một công tố viên buộc tội, đặt ra những chứng cứ cho sự trừng phạt dân chúng. Nhưng, hôm nay, lời ngôn sứ nói về sự cứu rỗi, không có lý do gì làm cho Đức Chúa muốn hành động trừng phạt những kẻ lưu đày và đó là một ân sủng ban nhưng không, một ơn thánh sủng. Đức Chúa tự làm điều gì Ngài muốn và Đức Chúa muốn bày tỏ tình thương yêu của Ngài cho dân chúng. Đó chính là một tình thương vô tư lợi.

Đức Chúa hứa: "Ta sẽ quy tụ chúng lại từ tận cùng cõi đất. Trong chúng có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ". Lời ngôn sứ Giêrêmia được thực hiện qua Chúa Kitô nói trong phúc âm hôm nay. Một người đui đang ăn xin ngồi bên vệ đường ngoài thành Giêricô. Người đó, cũng như người bị lưu đày ở Babylon, sống xa nhà, nên cần được giúp đỡ hết sức. Thiên Chúa hứa điều gì với những người bị lưu đày, là Chúa Giêsu làm cho người đui. Chúa Giêsu cho người mù được trông thấy và đưa anh ta về nơi quê thật của anh ta.

Bạn có còn nhớ trong phúc âm tuần trước, các môn đệ bàn cãi về việc ai sẽ ngồi bên hữu và bên tả Chúa Giêsu khi Ngài đến vinh quang không? (Mc 10: 35-45) Bạn có còn nhớ thánh Phêrô phản đối về sự chấp nhận của Chúa Giêsu lãnh nhận sự thương khó của Ngài không? (Mc 8: 32-33). Thật ra thánh Máccô muốn nói rõ cho chúng ta thấy các môn đệ chưa thấu hiểu được việc cứu độ của Ngài.

Đoạn cuối của phúc âm thánh Máccô bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu lên đường đi Giê-rusalem. Trước khi đi Ngài chữa một người mù, và người đó chính là Báctimê, ông đã được trông thấy, và theo Chúa Giêsu trên đường lên Giêrusalem. Đây không phải là chuyện giải khuây. Cho đến lúc này, trong phúc âm thánh Máccô, các ma quỷ đã nhìn nhận Chúa Giêsu là ai, trong khi các môn đệ vẫn không biết điều đó. Các môn đệ cần được có một nhản quan chỉ có đức tin mới có thể giúp các ông được.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng trên đường lên Giêrusalem với Chúa Giêsu. Qua lời cúa Chúa chúng ta sẽ là nhân chứng của sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta chú ý về lời Chúa, chúng ta cũng sẽ được chữa lành do đui mù về sự hiện diện ơn cứu rỗi của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Như Thiên Chúa đã hứa qua ông Giêrêmia chúng ta sẽ "reo vui lên mừng Giacóp, hãy hoan hô dân đứng đầu chư dân! Nào loan tin, ca ngợi và công bố: Đức Chúa đã cứu dân Người, số còn sót lại của Israel".

Cũng như chúng ta nghe trong Giêrêmia: mở mắt người mù là dấu chỉ sự Thiên Chúa cứu rỗi đến, và khởi đầu thời đại Đấng Mêsia. Báctimê kêu xin Chúa Giêsu giúp đỡ, nhưng nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi. Đám đông quần chúng bị đui mù. Người cần được giúp đỡ hình như bị xáo trộn sự im lặng và an bình của người có đức tin. Điều gì làm thánh Máccô nói với giáo hội tiên khởi là hãy nghe tiếng kêu gọi của người cần được giúp đỡ, đừng quát nạt bảo họ im đi. Nhưng người đó lại càng kêu nài như Chúa Giêsu đã làm phải không? Người đui mù qua đức tin vào Chúa Giêsu đã được chữa lành. Trong lúc đó người theo Chúa Giêsu tiếp tục sống trong sự mù lòa của họ, ift nhất là cho đến khi Chúa Giêsu từ trong ké chết sống lại.

Một khi Báctimê trông thấy được, Chúa Giêsu bảo anh ta "anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh". Với ơn được trông thấy, Báctimê đi theo đường của Chúa Giêsu. Anh là một người theo Chúa Giêsu.

Đây là câu chuyện độc nhất và cũng vang dội lạ lùng. Điểm chung của chúng ta là được rửa tội, mắt chúng ta được mở ra bởi Thần Khí Chúa để nhìn thấy và theo Chúa Giêsu. Các môn đệ đầu tiên cần phải biết là cách để trở nên môn đệ Chúa Giêsu không phải là cách của Thiên Chúa. Để nên một Kitô hữu chúng ta cần phải tuyên xưng đức tin nhiều lần. Kitô giáo là một nhiệt tâm năng động, phải có một đức tin năng động, một ơn soi dẫn để nhìn thấy rõ con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự u ám hằng ngày hầu giúp chúng ta có thể theo đúng đường của Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


30th SUNDAY (B)
Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52

Sometimes, when things are so bad in a person’s life and they have been praying for a long time without a seeming answer, they are reduced to silence. "What more is there to pray about? I’m prayed out! God has heard a lot from me about my situation, I have nothing more to say. " In times like these it is good to hear the words Jeremiah has for consolation.

There are plenty of readings from Isaiah through the liturgical year, especially in Lent and Advent. But we don’t hear much from Jeremiah. That is a shame, for he suffered during his prophetic ministry and he speaks out of his experience to those in similar difficult straits.

The book of Jeremiah is a rather pessimistic commentary on the moral failings of the prophet’s own contemporaries. He preached the unpopular message that the Babylonian exile was the deserved-result of the people’s failure to live the covenant that God had made with them. This did not win Jeremiah many friends among his fellow Jews. Today’s reading is a dramatic shift in the tone of his message. The people to whom he is speaking are in exile, suffering the consequences of their infidelities. They should have listened to the prophet’s previous warnings. What could the people now say to justify a hearing from God? They have no defense and are helpless. After turning away from God they could expect nothing.

Perhaps, under their duress, they had even given up on God and stopped praying. The Jews in exile might remind some of us of the situation in which we find ourselves. After wandering from God’s ways and finding ourselves stuck in a predicament similar to the exiles, how will we get free? What can we say to God in our defense? A suggestion: we could keep a silence and listen to what God has to say to us.

Our reading today is from, what has been called, "the Book of Consolations" (chps 30-31). It is mostly proclamations of salvation – good news. Jeremiah speaks to the people in exile, not on his own behalf, but for the Lord. Indeed, God’s message is for all people living in exile. God has seen the their helpless situation and is coming to rescue them. What moves God to act: the prayers and holiness of the people? No, God will rescue them because God notices and comes to save helpless people. What is the "reason" for God’s saving actions? It is God’s love for the people.

If we find ourselves in a bind, a situation we have caused and can’t handle by ourselves, then after saying the prayers we feel moved to say, we could listen to what God says to us through Jeremiah today. Hear the Good News: God will gather the scattered people and bring them home to Israel – "They shall return in an immense throng."

Frequently the prophets warn the people of impending punishment for their sins. In their prophecies God speaks like a prosecuting attorney, laying out the reasons for the punishment given the people. But in today’s prophecy of salvation, no reason is given for the good God wants to do for the exiles: it is pure gift, it is a grace. God is free to do what God wants to do – and God wants to pour out love on the people. Love, after all, is free of charge!

God promises: "I will gather them from the ends of the world with the blind and the lame in their midst." Jeremiah’s prophecy is fulfilled in Christ, exemplified in today’s gospel story. A blind man is begging, sitting by the roadside outside the town of Jericho. The man, like the exiles in Babylon, is away from his home, desperate for help. What God promises to do for the exiles, Jesus does for the helpless blind man; he gives him sight and leads him on the way to his true home.

Do you remember last week’s gospel and the disciples’ dispute about who would sit at Jesus’ right and left when he came into his glory (Mark 10:35-45)? Do you also remember Peter’s rejection of Jesus’ prediction of his passion (8:32-33. It is obvious that Mark is making a point about the disciples: they just don’t see.

The last section of Mark’s gospel is beginning. Jesus is about to enter Jerusalem. Before he does he cures a blind man – who then, "followed him on the way." Bartimaeus, healed of his blindness, becomes a follower of Jesus on the way to Jerusalem. There is no little irony here. Up to this point in Mark, the demons and evil spirits have recognized and proclaimed Jesus’ identity; while the disciples have completely missed the point. They need a sight that only faith can give them.

We too are about to enter Jerusalem with Jesus and, through the word, we will witness his suffering, death and resurrection. If we are attentive to that word we will also be healed of our blindness to God’s saving presence in our lives. We will, as God promised through Jeremiah, "Shout with joy for Jacob, exult at the head of the nations; proclaim your praise and say: ‘The Lord has delivered his people, the remnant of Israel.’"

As we heard in Jeremiah: opening the eyes of the blind signaled the coming of our saving God, and the beginning of the messianic age. Bartimaeus cried out for pity, but the crowd tried to hush him. The crowd is blind. The needy always seem to disturb the order and peace of established believers. Was that one thing Mark was trying to tell his church: listen to the cries of the needy, don’t hush them, but be quick to respond – as quick as Jesus was? The blind man, through his faith in Jesus, was cured. Meanwhile, Jesus’ followers will continue in their blindness – at least until Jesus is risen from the dead.

Once Bartimaeus can see, Jesus instructs him, "Go your way, your faith has saved you." With his new gift of sight Bartimaeus’ way is the way of Jesus. He has become a follower.

Our stories are unique and diverse. What we have in common is that in our baptism our eyes have been opened by the Spirit to see and follow Jesus. The early disciples had to learn that their plans for discipleship were not God’s way. More than a profession of faith is necessary for us to be Christians. Christianity is a dynamic endeavor that requires an active faith – the gift of sight – which leads us out of darkness each day so we can follow Jesus on his way.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng 2018: sinh hoạt ngày 23 tháng Mười
Vũ Văn An
03:39 24/10/2018
Theo cha Russell Pollitt, SJ, của VaticanNews, trong cuộc họp báo ngày 23 tháng Mười trong khuôn khổ Thượng Hội Đồng 2018, Đức Hồng Y Tagle của Phi Luật Tân nói rằng các phụ nữ đang hiện diện với các giám mục đã mở rộng chân trời cần thiết tại Thượng Hội Đồng.



Tiến sĩ Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Truyền thông của Vatican cho biết: Dự thảo tài liệu cuối cùng đã được trình bày cho các nghị phụ Thượng Hội Đồng vào sáng thứ Ba và được hoan nghinh bằng một tràng pháo tay dài. Hôm thứ Tư, các nghị phụ Thượng Hội Đồng sẽ đưa ra các đề nghị để tích nhập vào tài liệu cuối cùng. Tiến sĩ Ruffini nói rằng tài liệu này khác với tài liệu làm việc, nhưng phản ánh nhiều vấn đề được nêu ra trong tài liệu đó. Ông nói rằng hình tượng cho toàn bộ tài liệu là trình thuật Thánh Kinh về Con đường Emmau. Ông cũng nói rằng một lá thư đang được soạn thảo để ngỏ với người trẻ.

Khôn ngoan và sức mạnh thúc đẩy chúng ta tiến lên

Ông Joseph Sepati Moeono-Kolio, một dự thính viên đại diện cho Caritas Quốc tế và Châu Đại Dương từ Somoa, cho biết Thượng Hội đồng là một kinh nghiệm rất mạnh mẽ. Ông nói rằng đã đến lúc Giáo Hội suy gẫm về sự gắn bó với thế giới, ý thức sâu sắc được các thách thức mà Giáo Hội phải đối đầu và chủ động đi ra ngoài để đối diện với các thách thức đó. Ông nói rằng Thượng Hội đồng nói đến giáo huấn Xã hội Công Giáo và làm cách nào trang bị cho người trẻ để họ ra đi và sử dụng nó trên thế giới để đối đầu với các vấn đề trước mặt họ.

Ông Sepati nói rằng hình ảnh về Thượng Hội đồng đối với một người thuộc bối cảnh Thái Bình Dương như ông là một hình ảnh người khôn ngoan trọng tuổi và người trẻ trong cùng một chiếc xuồng. Người lớn tuổi biết cách đọc các vì sao và lèo lái xuồng vượt đại dương, người trẻ có sức mạnh đẩy mọi sự lên phía trước.

Thượng Hội Đồng giống như một trường học

Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Miến Điện nói rằng sau Thượng Hội Đồng, đích thân ngài và Giáo hội ở Miến Điện sẽ chú ý nhiều hơn đến giới trẻ. Ngài nói rằng ngài đã nhận ra rằng người trẻ không được lắng nghe như họ xứng đáng được lắng nghe. Ngài nói rằng Giáo Hội cần nhận ra rằng người trẻ ít được sử dụng chứ không vô dụng. Ngài nói rằng ngài hy vọng toàn thể Giáo Hội sẽ chú ý đến người trẻ và theo dõi các khuyến nghị của Thượng Hội Đồng.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Phi Luật Tân nói rằng ngài không thích so sánh các Thượng Hội Đồng, vì mỗi Thượng Hội Đồng mà ngài đã tham dự, bảy tất cả, đều độc đáo. Đức Hồng Y giải thích: Thượng Hội Đồng này giống như một trường học, người trẻ dạy chúng ta, bằng cách chia sẻ các giấc mơ và mong muốn của họ nhưng đặc biệt nhất là bằng cách kể các câu truyện của họ.

Phái Nữ

Đức Hồng Y Tagle nói rằng đây cũng là một Thượng Hội Đồng khác vì tiếng nói phái nữ chắc chắn là một điểm tập chú. Ngài nói luôn có các gợi ý cho rằng các nhân vật phái nữ trong Sách Thánh nên được sử dụng như ánh sáng giải thích đối với người trẻ ngày nay. Ngài nói rằng chứng từ của các phụ nữ trẻ tại Thượng Hội đồng đã mở rộng các chân trời rất cần thiết. Đức Hồng Y nói rằng khi chúng ta nói đến sự đa dạng, thì không chỉ là về văn hóa mà còn là về kinh nghiệm của phụ nữ, vốn rất độc đáo nữa.

Di dân và giáo dục

Đức Tổng Giám Mục Bienvenu Manamika Bafouakouahou của Congo nói rằng ngài sử dụng hình ảnh này cho Thượng Hội Đồng: tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ là tài liệu phóng các giám mục vào quỹ đạo, như các vệ tinh, lần lượt các ngài sẽ đưa tín hiệu trở lại cho người trẻ trên trái đất.

Ngài nói rằng mỗi nơi trên thế giới, đều có các vấn đề khác nhau cho người trẻ. Ngài nói đối với ngài, di dân là một vấn đề thực sự. Người trẻ đang tìm kiếm một đời sống tốt hơn nhưng họ cũng bị xua đuổi khỏi nhà của họ, bị trục xuất khỏi vùng đất của họ. Việc này có thể do sự xuống cấp của hệ sinh thái trong bàn tay của các công ty đa quốc gia gây ra. Ngài nói rằng những thứ như Hội Nghị Thay Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2015 (COP21) thường không được tôn trọng bất chấp mọi hứa hẹn đưa ra.

Đức Tổng Giám Mục tiếp tục nói rằng một mối quan tâm lớn khác là việc đào tạo và giáo dục. Ngài nói rằng ở châu Âu giáo dục đã tiến bộ nhưng ở nhiều nước châu Phi, việc này vẫn là một vấn đề trầm trọng. Đức Tổng Giám Mục kết luận: Một điều gì đó phải được thực hiện để người trẻ có thể phát triển và việc phát triển toàn diện có thể diễn ra trên lục địa.

Đức Thánh Cha tham dự buổi ra mắt sách

Tại buổi họp báo, Cha dòng Tên Antonio Spadaro đã nói về một cuốn sách sẽ được phát động tối nay, với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ngài sẽ trả lời các câu hỏi. Cuốn sách tựa đề là Sự Khôn Ngoan của Thời Gian và nhằm mục đích bắc cầu và kết nối các thế hệ khác nhau. Cha Spadaro nói rằng Đức Giáo Hoàng đã can dự vào cuốn sách ba cách: ngài viết lời mở đầu, ngài viết về kinh nghiệm riêng của ngài như một người lớn tuổi và sau đó cũng đóng góp như một người hướng dẫn tâm linh bằng cách bình luận về những câu truyện trong cuốn sách.
 
Thượng Hội Đồng 2018: sinh hoạt ngày 24 tháng Mười
Vũ Văn An
18:14 24/10/2018
Theo VaticanNews, tại cuộc họp báo ngày 24 tháng Mười của Thượng Hội Đồng tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, một vị giám mục nói rằng mặc dù nhiều người trẻ tham dự Thánh Lễ và đến tòa giải tội, và bất chấp 12 năm học giáo lý, Thiên Chúa vẫn là một ý tưởng trừu tượng đối với họ.



VaticanNews cho biết thêm: hôm thứ Tư, 24 tháng Mười, các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã thảo luận về dự thảo tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi. Một lá thư của Thượng Hội Đồng gửi người trẻ cũng đã được đọc lớn tiếng tại Phiên Họp Toàn Thể. Người ta cho rằng lá thư này sẽ được đọc trong Thánh Lễ Bế Mạc Thượng Hội Đồng vào Chúa Nhật 28 tháng Mười này.

Nhà thờ đầy người nhưng điều gì xẩy ra ở bên ngoài?

Đức Cha Andrew Nkea Fuanya của Cameroon nói rằng các giáo ứ ở Châu Phi đầy giáo dân, không đủ chỗ chứa hết người trẻ. Vấn đề là sau các cử hành hân hoan, đôi khi kéo dài nhiều giờ, người trẻ ra về và bước vào thế giới thất nghiệp, không được chăm sóc y tế, chịu tỷ lệ nghèo khó và tình huống chiến tranh cao.

Đức Cha cho rằng cái hiểu về gia đình ở Châu Phi vẫn còn rất mạnh. Ngài nói: các giá trị truyền thống tương hợp với các giá trị trong Giáo Hội. Chúng được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ, tuổi trẻ vẫn bước chân theo các vị cao niên của họ.

Được hỏi tại sao ngài nghĩ Giáo Hội ở Châu Phi đang phát triển mạnh mẽ, ngài nói: ngài tin rằng nhờ đặt cộng đồng ở trung tâm đời sống Châu Phi. Vị giám mục nói thêm: ở Châu Phi, người ta chống trả sự xâm nhập của chủ nghĩa cá nhân. Theo ngài, một khi người ta tự khóa kín mình trong các toà nhà lớn và xây các bức tường cao thì cộng đồng và sự nối kết sẽ mất đi. Giáo Hội như cộng đồng và gia đình vẫn còn rất mạnh ở Châu Phi. Nếu điều này mất đi, thì Giáo Hội sẽ trống rỗng.

Ngài cũng nhận định rằng Giáo Hội cần lên tiếng bằng một ngôn từ dứt khoát, không hàm hồ, nói sự thật cho người trẻ hay. Điều quan trọng là không nên pha loãng sự thật, nhất là trong các vấn đề tế nhị.

Thiên Chúa là một ý tưởng trừu tượng

Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś của Ba Lan nói rằng các giáo xứ Ba Lan, trái lại, trống trơn. Ngài cho biết: khoảng 50 phần trăm người trẻ đến nhà thờ và xưng tội thường xuyên. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết họ biết Chúa Giêsu. Ngài nói: đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa là 1 ý tưởng trừu tượng sau 12 năm học giáo lý. Ngài bảo: người trẻ biết rất ít về đức tin. Ngài tiếp tục giải thích: nếu bạn hỏi người trẻ về các giá trị , họ sẽ nói gia đình là một giá trị; đức tin, đáng buồn thay, đứng ở cuối danh sách. Gia đình quan trọng nhờ các mối liên hệ. Ngài quen sử dụng các ngày lễ tôn giáo như Giáng Sinh và Phục Sinh làm điển hình. Người trẻ coi chúng là các “biến cố gia đình” quan trọng chứ không phải là các dịp lễ lạy tôn giáo. Ngài nói thêm đây không hẳn là lời kết án mà đúng hơn là một sự kiện quan trọng cần ghi nhận.

Đồng hành với người trẻ khi họ đưa ra các quyết định cho cuộc sống, theo Đức Hồng Y Reinhard Marx của Đức, Đức Phanxicô đã quyết định sử dụng Thượng Hội Đồng như một phần của diễn trình hoàn cầu và một phương cách thúc đẩy Giáo Hội tiến lên. Đức Hồng Y nói rằng nhìn vào người trẻ giữa lứa tuổi 15 tới 28 là điều chủ chốt vì đó là lúc họ đưa ra các quyết định cho cuộc sống họ. Ngài bảo: họ đang ở độ tuổi mẫn cảm và là một độ tuổi Giáo Hội cần phải hiểu thấu. Ngài nói rằng đồng hành vào lúc ấy là điều chủ yếu vì nếu họ không được đồng hành tốt, thì Giáo Hội sẽ thua cuộc trong việc truyền giảng Tin Mừng.

Phụ nữ

Được hỏi về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội, Đức Hồng Y Marx nói rằng nếu không có thay đổi và khai triển, ta sẽ không thực hiện được tiến bộ nào. Vấn đề vai trò phụ nữ trong Giáo Hội là vấn đề quan trọng đối với toàn thể Giáo Hội. Ngài cho hay: phụ nữ cần được dành cho một sự tham gia tích cực trong các diễn trình đưa ra quyết định. Ở một vài nơi, việc đó đang xẩy ra. Đức Hồng Y nói: 30 năm trước đây, ngài cũng chống đối điều này, nhưng, ngài bảo, “cám ơn Chúa, tôi không bị tắc nghẽn ở đó!” Ngài nói: Giáo Hội phải hiểu việc biến hóa của thời gian và việc phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ.

Ngài nói rằng đó là một hồng phúc Thiên Chúa ban cho Giáo Hội dưới ánh sáng Tin Mừng. Chúng ta sẽ ngu đần nếu không biết sử dụng tiềm năng của phụ nữ. Cám ơn Chúa, chúng ta không ngu đần như vậy.

Tính dục không nên bị khai thác bởi các lý do ý thức hệ. Được hỏi về việc sử dụng kiểu nói tắt LGBTI (đồng tính và đổi tính) trong tài liệu cuối cùng, Đức Cha Nkea nói rằng chúng ta phải thận trọng đối với ngôn từ chúng ta sử dụng. Ngài nói rằng Giáo Hội là tiếng nói duy nhất chống lại một số ý thức hệ. Theo ngài, có những chương trình đòi người ta phải phá thai thì mới được viện trợ. Điều này không thể chấp nhận được. Đức Cha nói rằng ngài không ủng hộ chữ viết tắt “LGBTI” trong tài liệu sau cùng. Ngài bảo: 99.9 phần trăm người trẻ trong giáo phận ngài không biết nó nghĩa gì. Ngài bảo: nếu chữ viết tắt này được sử dụng trong tài liệu, ngài sẽ dành giờ tìm hiểu một điều xa lạ để có thể giải thích cho người khác hiểu.

Được hỏi về xu hướng tính dục và cung cách Giáo Hội Đức xử lý với nó, Đức Hồng Y Marx nói rằng tính dục được thảo luận trong Thượng Hội Đồng nhưng đây không phải là một Thượng Hội Đồng về tính dục. Nó được bàn đến trong bối cảnh đồng hành. Ngài cho hay có những nhóm vận động hành lang từ mọi phía khác nhau muốn nghị trình của họ được lắng nghe. Ngài cảnh cáo chống lại những ai sử dụng tính dục để khai thác nó vì các lý do ý thức hệ. Ngài nói: Giáo Hội cần sử dụng một ngôn từ dễ hiểu đối với mọi người, một ngôn từ biết đồng hành chứ không đánh đồng (homogenise) các nền văn hóa. Ngài nói: Thượng Hội Đồng này không đề cập đến chuyện ngôn từ mà là đồng hành với người trẻ một cách tốt nhất hết sức. Đối với Chúa Giêsu, tính dục là một chiều kích của toàn bộ con người chứ không phải là toàn bộ con người.
 
Chúng ta đang bịt tai giả điếc trước tiếng kêu thống thiết của đoàn người di dân…
Thanh Quảng sdb
21:45 24/10/2018
Chúng ta đang bịt tai giả điếc trước tiếng kêu thống thiết của đoàn người di dân…

Theo Thông tấn xã Fides từ Tegucigalpa cho hay - Các giám mục Honduras lo âu về cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng của hàng ngàn người Honduras rời bỏ xứ sở vượt qua nhiều quốc gia để tìm đến bến bờ thiên đàng là nước Mỹ. Đoàn người di cư đã đến Mexico và chính phủ Mỹ tuyên bố cấm nhập cảnh. Trong một tuyên bố gửi cho Fides, Hội đồng Giám mục Honduras cho hay hiện tượng di dân đông đảo này là "bi kịch của con người", nó nói lên niềm đau và những lo âu trước tình huống vô cùng nhạy cảm này!
"Đó là một khủng khoảng trước hiện tình của đất nước chúng tôi, làm cho nhiều người phải bỏ lại những gì dù ít ỏi nhỏ bé họ có, để đâm đầu vào một cuộc mạo hiểm không có gì đảm bảo là họ có thể tới được đất nước Hoa Kỳ, với mong muốn vào được đất hứa, 'Giấc mơ Mỹ', hầu giúp họ giải quyết những vấn đề kinh tế và cải thiện điều kiện sống của họ, cho gia đình họ, và đảm bảo sự an ninh vật chất mà ho luôn mơ ước và đợi trông từ lâu."
Do đó, các Giám mục yêu cầu chính phủ Honduras hãy can thiệp càng sớm càng tốt, hầu ngăn chặn và chấm dứt cuộc khủng hoảng này, một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong lịch sử của một quốc gia Trung Mỹ.
"Đây là nhiệm vụ của Nhà nước Honduras phải cung cấp cho người dân của mình những nhu cầu tối thiểu hầu đáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân, chẳng hạn như công ăn việc làm ổn định, lương bổng được bảo đảm, sức khỏe, giáo dục và nhà ở hẳn hoi, dẫu vẫn biết những điều này không thể có sẵn và đầy đủ, nhưng ít nhất người dân thấy được những khả thi, hy vọng thấy con đường dẫn đến sự phát triển và cải thiện, hầu cung cấp cho mình những nhu cầu khấp thiết mà không phải lìa xa gia đình, bạn bè, cộng đồng, văn hóa, môi trường và đất đai của họ "…
Đoàn người di dân khổng lồ này lên tới hàng ngàn người, phần đa là những người trẻ, những người ra đi với hy vọng sẽ tạo được những nguồn lực làm biến đổi đất nước Honduras...”
Cuối cùng các Giám mục cám ơn các nước lân bang đã tiếp nhận và hỗ trợ cho những người di dân Honduras, các ngài nhắc nhở mọi người về lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô: "Hãy chào đón, bảo vệ, hối thúc và giúp cho người di dân sớm được hội nhập".

Theo những bá cáo gần đây, thì nhóm di dân này đang tăng lên, hiện có hơn 7 nghìn người, nhưng sự căng thẳng ở biên giới Hoa Kỳ rất cao sau lời cảnh báo đanh thép của chính Tổng thống Mỹ… Đoàn di dân này cũng đã tạo lên những khủng khoảng trong đất nước Mexico: có nhóm thực sự hoan nghênh người di dân, sẵn sàng cung cấp và nâng đỡ những người di dân cái gì họ tối cần tới, trong khi một số khác không đồng ý với cái gọi là "thái độ ngạo mạn" của những người di dân này vì họ muốn vào Hoa Kỳ Hoa... (Nguồn Agenzia Fides, 24/10/2018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Đỏ Dưới Nắng Thu
Đặng Đức Cương
08:36 24/10/2018
LÁ ĐỎ DƯỚI NẮNG THU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Lá phong đỏ thắm bên thềm
Chớm thu mà ngỡ xuân về đâu đây .
(bt) .
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24/10/2018: Trận chiến giữa Satan và người Công Giáo Mỹ hôm 20/10
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:18 24/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố sẵn sàng đến thăm Bắc Hàn vì nền hòa bình của bán đảo Triều Tiên

Trong cuộc tiếp kiến dành cho tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài sẵn sàng đến thăm Bắc Hàn.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên là Kim Chính Ân đã yêu cầu tổng thống Văn chuyển đến Đức Thánh Cha lời mời đến thăm quốc gia này. Theo Yonhap, một thông tấn xã của Hàn Quốc, thư ký báo chí của tổng thống Văn nói với các phóng viên rằng Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ chấp nhận “nếu một lời mời [chính thức] được gởi đến và tôi có thể sẽ đến đó.”

Trong cuộc tiếp kiến dành cho tổng thống Văn, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên.

“Hãy tiến bước như thế, đừng dừng lại. Đừng sợ.” Đức Giáo Hoàng nói với tổng thống Văn, theo nguồn tin của Yonhap.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp gỡ giữa hai vị, Vatican nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổng thống Văn đã thảo luận về vai trò của Giáo Hội trong việc thúc đẩy “đối thoại và hòa giải giữa người Hàn Quốc”.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Hai vị đã đánh giá cao cam kết chung nhằm thúc đẩy tất cả các sáng kiến hữu ích ngõ hầu có thể vượt qua những căng thẳng vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên, và để mở ra một mùa xuân mới cho hòa bình và phát triển.”

Khi gặp tổng thống Văn ở lối vào thư viện của Điện Tông Tòa, Đức Thánh Cha nói: “Chào mừng! Rất vui được gặp bạn.”

Tổng thống Văn cúi chào Đức Thánh Cha và nói:

“Con đến đây với tư cách là người đứng đầu nhà nước Hàn Quốc, nhưng con cũng là người Công Giáo và tên Thánh của con là Timôthêô. Và đối với con, thật là một vinh dự trọng đại khi được gặp Đức Thánh Cha.”

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để gặp ông bất kể lịch trình rất bận rộn của ngài trong thời gian đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Theo Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Văn đã nói chuyện riêng với nhau trong hơn 30 phút, qua lời phiên dịch của một linh mục Hàn quốc.

Trong phần trao đổi quà tặng, tổng thống Văn đã trao cho Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc của một nghệ sĩ Hàn Quốc trong đó vẽ thánh nhan Chúa Kitô đang đội mão gai. Những chiếc gai này, theo lời giải thích của tổng thống Văn, “là những đau khổ của người dân Hàn Quốc.”

Trong số những món quà mà Đức Thánh Cha tặng cho tổng thống Văn có một huy chương gồm hai phần tách biệt được kết nối bởi một cây ô-liu mà ngài nói là “biểu tượng của hòa bình ở bán đảo Triều Tiên”.

Trước khi từ giã, tổng thống Văn cảm ơn Đức Giáo Hoàng một lần nữa vì đã tiếp đón ông và nói: “Đức Thánh Cha không chỉ là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, mà còn là một thày dạy của nhân loại.”

“Tôi chúc bạn thành công trong nỗ lực của mình vì hòa bình,” Đức Giáo Hoàng đáp.

2. Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Chiều thứ Tư 17 tháng 10, trước khi được triều yết Đức Thánh Cha, tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã tham dự thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình tại bán đảo Triều Tiên do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự.

Phát biểu trước lễ Thánh lễ, tổng thống Văn cho biết việc ký kết tuyên bố chung lịch sử tại Bình Nhưỡng giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên cũng như cam kết chấm dứt cuộc đối đầu quân sự kéo dài hàng thập kỷ của họ đã “tỏa sáng con đường của một nỗ lực cao quý nhằm bảo đảm một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và cho cả thế giới.”

“Ngay bây giờ, trên bán đảo Triều Tiên, những thay đổi lịch sử và ấm áp đang diễn ra”, ông nói.

Tổng thống Văn cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện và chúc lành cho “cuộc hành trình của chúng tôi hướng tới hòa bình” và tiếp tục “đồng hành cùng chúng tôi qua những lời cầu nguyện của ngài.”

Ông bày tỏ sự tin tưởng vững chắc rằng “Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay sẽ chắc chắn biến thành hiện thực. Chúng ta sẽ đạt được hòa bình và thế nào cũng vượt qua được sự chia rẽ.”

Trong bài giảng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng Y Parolin nói rằng bình an Chúa Kitô trao ban cho các môn đệ sau khi Chúa phục sinh cũng chính là bình an được trao cho con tim của những người nam nữ “tìm kiếm cuộc sống thật và niềm vui trọn vẹn.”

Bài đọc thứ nhất trích từ Sách Đệ Nhị Luật - trong đó Thiên Chúa hứa với dân Israel rằng dù họ có bị “phân tán đến những góc trời xa nhất đi nữa, Chúa, là Thiên Chúa của anh em, sẽ tụ họp anh em”. Theo Đức Hồng Y, những lời này phản ảnh rất phù hợp triển vọng hòa bình giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

“Sự khôn ngoan của Kinh Thánh làm cho chúng ta hiểu rằng chỉ những người đã từng trải qua một mầu nhiệm vượt quá trí hiểu loài người, trong đó Thiên Chúa dường như vắng mặt khi họ phải đối mặt với những khổ đau, áp bức và hận thù, chỉ những người đó mới có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của mầu nhiệm này khi được nghe lời bình an này vang lên trở lại.”

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói rằng mặc dù hòa bình được xây dựng hàng ngày thông qua một dấn thân nghiêm chỉnh cho công lý và tình liên đới cũng như cho việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm, trước hết và trên hết hòa bình là ân sủng của Thiên Chúa và đó “không phải là một ý tưởng trừu tượng và xa vời, nhưng là một kinh nghiệm sống cụ thể trong cuộc hành trình hàng ngày của cuộc sống.”

Hòa bình mà Thiên Chúa ban tặng, ngài nói thêm, “không phải là thành quả thuần túy của những thỏa hiệp” nhưng liên quan đến “tất cả các chiều kích của cuộc sống, kể cả những mầu nhiệm của thập giá và những đau khổ không thể tránh khỏi trong cuộc lữ hành trần thế của chúng ta.”

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng “Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng hòa bình không có thập giá không phải là bình an của Chúa Giêsu.”

3. Đức Thánh Cha loại khỏi hàng giáo sĩ hai Giám Mục Chí Lợi

Trong một động thái chưa từng thấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loại khỏi hàng giáo sĩ hai giám mục Chí Lợi bị buộc tội lạm dụng tình dục.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 13 tháng 10, Vatican nói Đức Cha Francisco José Cox, 84 tuổi, cựu Tổng giám mục La Serena; và Đức Cha Marco Antonio Órdenes, 53 tuổi, cựu giám mục Iquique, đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ và các đương sự không được quyền kháng cáo.

Vatican đã trích dẫn các tiêu chuẩn do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ban hành về tội ác nghiêm trọng của các thành viên hàng giáo sĩ. Các tiêu chuẩn này quy định rằng việc loại bỏ khỏi hàng giáo sĩ được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng khi vị Giáo Hoàng khẳng định rằng “sự vi phạm là tỏ tường và sau khi đã cho đương sự cơ hội tự bào chữa.”

Vatican cho biết hai vị nguyên giám mục bị nêu tên trong quyết định được Đức Giáo Hoàng thông qua hôm thứ Năm 11 tháng 10 năm 2018 không có quyền kháng cáo.

Ngay trước khi thông báo được đưa ra, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Sebastián Piñera của Chí Lợi và đã thảo luận về những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.

Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp, Piñera nói ông và Đức Giáo Hoàng “chia sẻ niềm hy vọng rằng Giáo Hội có thể phục hưng và phục hồi tình cảm, sự gần gũi của dân Chúa và có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng tại quốc gia này.”

Việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ các giám mục vừa nêu diễn ra chỉ hai tuần sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trục xuất khỏi chức tư tế cha Fernando Karadima, một linh mục người Chí Lợi khét tiếng vì tội lạm dụng tình dục thanh niên trong giáo xứ của ông.

4. Hai Giám Mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên mời Đức Thánh Cha sang thăm Hoa Lục

Hai giám mục Công Giáo từ Trung Quốc lần đầu tiên được nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Vatican đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước của họ, một tờ báo Công Giáo cho biết như trên hôm thứ Ba 16 tháng 10.

Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An, và Giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức đã tham dự hai tuần đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, và được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng hàng ngày. Hai vị đang trên đường trở về Trung Quốc.

Sự hiện diện của họ là dấu chỉ cụ thể đầu tiên của sự tan băng trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào tháng trước về việc bổ nhiệm các giám mục ở nước cộng sản này.

“Trong khi chúng tôi ở đây, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Trung Quốc,” Giám mục Giuse Quách Kim Tài nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, là nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý.

Theo thông lệ ngoại giao, Đức Thánh Cha chỉ có thể tông du đến một quốc gia nếu nhận được lời mời từ Hội Đồng Giám Mục và nhà lãnh đạo của quốc gia đó.

Hiện nay, Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc không tồn tại. Cơ chế được gọi là “Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc” hiện nay do đảng cộng sản đề ra và Tòa Thánh chưa công nhận.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh của chiến dịch triệt hạ thánh giá kéo dài trong suốt 5 năm qua, và những bách hại không ngưng nghỉ tất cả các Giáo Hội Kitô tại Hoa Lục, phải có một đầu óc lạc quan lắm người ta mới có thể tin rằng trong một tương lai gần Đại Đế Tập Cận Bình sẽ đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Trung Quốc.

Tuy nhiên, Giám mục Giuse Quách Kim Tài, đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước, đại biểu Quốc Hội Khoá 13 của Trung Quốc cho biết ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho điều ấy xảy ra.

Ngài nói: “Sự hiện diện của chúng tôi ở đây thường được xem là một điều không thể nào nhưng giờ đây nó trở thành một hiện thực. Vì thế, không có gì là không thể”.

5. Từ Quảng trường Thiên An Môn đến Quảng trường Thánh Phêrô: Các giám mục Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục là những ai?

Trong bài “Tiananmen Square to St. Peter’s Square: Who are the Chinese bishops at the synod?” “Từ Quảng trường Thiên An Môn đến Quảng trường Thánh Phêrô: Các giám mục Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục là những ai?”, Courtney Grogan của Catholic News Agency có bài nhận định sau về hai Giám Mục Trung Quốc vừa được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican là một điều khá mới mẻ với Giám mục Trung Quốc Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức. Tuy nhiên, ngài đã quen thuộc với những phiên họp đông người như thế. Thật vậy, Giám mục Quách Kim Tài là đại biểu 3 khóa liên tiếp của Quốc hội Nhân dân ở Bắc Kinh.

Là một thành viên trong cơ quan lập pháp của Trung Quốc, tháng 3 năm 2018, Giám mục Quách Kim Tài đã công khai ủng hộ một sửa đổi trong hiến pháp để loại bỏ giới hạn trong nhiệm kỳ chủ tịch nước ngõ hầu Tập Cận Bình có thể trở thành một “Đại Đế” muôn năm của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Ngài cũng không ngần ngại đề cao “tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc”.

Vài tuần sau khi vạ tuyệt thông của ngài được dỡ bỏ hồi tháng trước như một phần trong thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, Giám mục Quách Kim Tài đã thu hút sự chú ý ở Rôma trong tư cách là một trong hai giám mục đầu tiên của Trung Quốc tham gia vào một Thượng Hội Đồng Giám Mục, cùng với Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mở Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với một lời chào mừng hai vị khách quý đến từ Trung Quốc, và nói rằng “sự hiệp thông của toàn bộ các giám mục với Người kế vị Thánh Phêrô trở nên tỏ tường hơn nhờ sự hiện diện của các ngài.”

Hai giám mục Trung Quốc đã tham gia vào Thượng Hội Đồng Giám Mục về những người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.

Những người trẻ ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách đố liên quan đến đức tin khá đặc thù so với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, do những thay đổi trong pháp lệnh tôn giáo do bọn cầm quyền Trung Quốc đưa ra hồi đầu năm nay, người trẻ dưới 18 tuổi bị cấm không được bước vào các thánh đường hay các cơ sở tôn giáo.

Giám mục Quách Kim Tài nói với giới truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng ngài không thấy có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa vai trò của mình trong tư cách là một nhà lập pháp và trong tư cách là một giám mục khi Quốc hội Nhân dân được triệu tập hồi tháng 3 năm ngoái.

“Vị trí của tôi như một nhà lập pháp quốc gia sẽ không và không thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ tôn giáo của tôi, vì Trung Quốc thực hiện nguyên tắc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước”, ngài nói với tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Đức Cha Quách Kim Tài còn nói tiếp rằng người Công Giáo phải thích ứng với xã hội được xây dựng trên chủ nghĩa xã hội để có thể tồn tại và phát triển ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, một yêu cầu cơ bản đối với người giáo dân là phải yêu nước, và yêu chủ nghĩa xã hội.

Ngài cũng không ngớt lặp đi lặp lại ý kiến của Đại Đế Tập Cận Bình rằng tất cả tôn giáo ở Trung Quốc đều phải “Trung Hoa hóa”, nghĩa là phải thích nghi với văn hóa và xã hội Trung Quốc theo đúng các quy định của nhà nước. Năm 2016, Đại Đế Tập nói với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ phải “kiên quyết cảnh giác chống lại sự thâm nhập của ngoại bang thông qua các phương tiện tôn giáo.”

Trong nhiều thập niên qua, 12 triệu người Công Giáo tại Trung Quốc đã bị chia rẽ thành Giáo Hội Công Giáo thầm lặng hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đôi khi với giá phải trả là sự bách hại tàn bạo của bọn cầm quyền; và một Giáo Hội công khai với các Giám Mục được cộng sản tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.

Giám mục Quách Kim Tài là tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Trung Quốc. Đó là một cơ chế do đảng cộng sản Trung Quốc dựng nên, và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được Tòa Thánh công nhận. Ngoài ra, ngài còn là phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước do “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên lãnh đạo.

Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình, là một Nghị Phụ khác của Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, người trông già hơn, là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc.

Cái gọi là “Hội đồng Giám mục Trung Quốc” đã từng bị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thẳng thừng xem là bất hợp pháp trong bức thư năm 2007 của ngài gởi cho người Công Giáo ở Trung Quốc vì nó được xây dựng bởi một sắc luật của nhà nước chứa đựng các yếu tố không tương thích với tín lý Công Giáo. Thỏa thuận ngày 22 tháng 9 vừa qua giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh không minh nhiên công nhận “Hội đồng Giám mục Trung Quốc”. Trung Quốc có lẽ cũng chẳng quan tâm đến việc Tòa Thánh công nhận cơ chế này hay không.

Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết mục tiêu của thỏa thuận tạm thời hồi tháng 9 “không phải là các mục tiêu chính trị nhưng nhắm đến việc mục vụ” và sẽ cho phép “các tín hữu có các giám mục vừa hiệp thông với Rôma vừa được chính quyền Trung Quốc thừa nhận”.

Đức Cha Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình đã được tấn phong với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng và được nhà nước công nhận vào tháng 7 năm 2010. Ngài đã từng học ở Rôma, và có bằng tiến sĩ vào năm 1999.

“Như trong một gia đình vợ chồng phải luôn hiệp nhất với nhau, Giáo hội duy nhất, thánh, Công Giáo và tông truyền cũng phải hiệp nhất như thế. Ở Ý, ở Trung Quốc hay ở các nước khác, tình yêu của Chúa Kitô luôn là một. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người biết rất rõ tình hình của chúng tôi trong Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc. Ngài không muốn bỏ rơi chúng tôi, không muốn tách chúng tôi khỏi Giáo hội phổ quát.” Đức Cha Dương nói tại một giáo xứ ở Rôma hôm 7 tháng 10, theo SIR, cơ quan thông tin của Hội Đồng Giám Mục Ý.

“Tôi vẫn cầu xin anh chị em giúp đỡ cho Giáo Hội ở Trung Quốc. Giáo Hội của chúng tôi giống như một trẻ nhỏ, chưa trưởng thành, vì vậy chúng tôi cần sự đồng hành, sự giúp đỡ và lời cầu nguyện liên lỉ của anh chị em trong tình yêu của Chúa,” Đức Cha Dương nói như trên sau khi cử hành Thánh Lễ tại Santa Maria ai Monti.

Trước khi rời Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên vào ngày 15 tháng Mười mà không có lời giải thích nào, hai giám mục Trung Quốc đã có cơ hội nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và mời ngài đến thăm Trung Quốc.

Hai vị Giám Mục Trung Quốc được cư ngụ tại nhà khách Santa Marta của Vatican, nơi “chúng tôi có thể sống cùng nhau trong cuộc sống hàng ngày với Đức Giáo Hoàng”, Giám mục Quách nói với nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý, trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 16 tháng 10.

Ngài nói thêm: “Chúng tôi đã có thể nói chuyện một cách thân thiết như những đứa trẻ với cha mình. Ngài nói rằng ngài yêu mến chúng tôi, đất nước chúng tôi, và luôn cầu nguyện cho các tín hữu Kitô tại Hoa Lục”.

6. Các nhóm thờ Satan hợp nhau ếm bùa thẩm phán Kavanaugh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chuyện dùng bùa ngải hại người tưởng chừng chỉ có thể xảy ra ở Phi Châu hay ở một nơi man di mọi rợ nào đó. Nhưng không, ngày thứ Bẩy 20 tháng 10 vừa qua, nó xảy ra ngay tại Hoa Kỳ, và không phải ở một nơi đèo heo hút gió nào đó nhưng là ngay New York, và được quảng cáo rầm rộ trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Thật vậy, một nhóm phù thủy đã tập trung lại với nhau để “ếm bùa” tân thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Brett Kavanaugh vào ngày thứ Bẩy 20 tháng 10 trong suốt ba giờ đồng hồ từ 7h tối đến 10h khuya. Địa điểm xảy ra là tại Catland Books, một cửa hàng chuyên bán các sách siêu hình và ma thuật huyền bí ở Brooklyn, New York.

Hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN đã phỏng vấn cha Gary Thomas, linh mục trừ tà của giáo phận San Jose, California. Cảm tưởng đầu tiên của ngài là “kinh hoàng” và “đau buồn” trước diễn biến này.

Tại sao chúng ếm bùa ông Brett Kavanaugh? Thưa vì ông Brett Kavanaugh là một người Công Giáo. Một khi ông vào được trong Tối Cao Pháp Viện, những chương trình nghị sự của các nhóm phò phá thai, hôn nhân đồng tính sẽ gặp nhiều khó khăn và cả những phán quyết được đưa ra trước đây có thể bị lật ngược lại.

Theo hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có quyền đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, nhưng người được đề cử phải được Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận. Trong thời gian tranh luận tại Thượng Viện, nữ giáo sư Christine Blasey Ford và hàng loạt các phụ nữ khác đã được tung ra trong một chiến dịch vu cáo ông Kavanaugh tấn công tình dục họ. Tất cả đã thất bại. Ông Brett Kavanaugh đã được chuẩn y tại Thượng Viện Hoa Kỳ và đã chính thức được bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện.

Những ai muốn vào xem thì được yêu cầu trả 10 Mỹ Kim và mang theo dao búa để chặt chém vào những hình nộm của ông Kavanaugh. Tất cả vé đã được bán hết trong ngày đầu tiên. Những kẻ tổ chức nói số tiền thu được trong dịp này là để trợ giúp cho Planned Parenthood và các nhóm đồng tính. Planned Parenthood là một tổ chức phá thai từng được Barrack Obama tài trợ mỗi năm 530 triệu Mỹ Kim để thực hiện ít nhất là 324,000 ca phá thai hàng năm tại hơn 600 cơ sở trên toàn cõi Hoa Kỳ.

7. Phản ứng của Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ trước việc các nhóm thờ Satan “ếm bùa” tân thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Theo tờ National Catholic Register, “nghi thức ếm bùa” của bọn phù thủy đã diễn ra tại Catland Books, một cửa hàng chuyên bán các sách siêu hình và ma thuật huyền bí ở Brooklyn, New York vào ngày thứ Bẩy 20 tháng 10 trong suốt ba giờ đồng hồ từ 7h tối đến 10h khuya.

“Nghi thức ếm bùa” rùng rợn này bao gồm những hình nộm của ông Kavanaugh, những thứ móng tay, cúc áo, và bụi bẩn lấy từ một nghĩa địa; cũng như một “nghi thức đóng đinh quan tài”.

Trước diễn biến này, các cơ quan truyền thông Công Giáo tại Hoa Kỳ đã kêu gọi anh chị em tín hữu ăn chay, cầu nguyện cho đất nước và nhiều thánh lễ đã được tổ chức tại các nhà thờ Công Giáo tại Hoa Kỳ. Đặc biệt là những thánh lễ vào đúng giờ bọn phù thủy họp nhau ếm bùa ông Kavanaugh. Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ do cha Gary Thomas linh mục trừ tà của giáo phận San Jose, California cử hành.

Ý chỉ trong những thánh lễ này là cầu nguyện cho thẩm phán Brett Kavanaugh và cho cả những kẻ đang manh tâm hãm hại ông.

Cha Gary Thomas nhận định rằng bọn phù thủy và các nhóm thờ Satan tin rằng qua hoạt động này chúng sẽ lôi kéo được những người đồng tính, những kẻ phò phá thai chấp nhận các hoạt động ma quỷ của chúng.

Ngài lưu ý rằng trong suốt dòng lịch sử, các nhóm thờ Satan luôn hoạt động trong bí mật, nhưng giờ đây chúng công khai chường mặt nhân danh tự do tôn giáo.

Ngài nói thêm rằng những người liên quan đến việc ếm bùa ông Kavanaugh rõ ràng đang tin vào sức mạnh của Satan.

“Họ đang huy động một thế lực sự ác để có một tác động bất lợi vĩnh viễn lên công lý của Tòa án tối cao”.

Tuy nhiên, cha Thomas cũng cho biết thêm rằng:

“Những lời nguyền được nhắm vào những người đang trong trạng thái có ân nghĩa với Chúa, có rất ít hoặc chẳng có hiệu lực nào. Quyết định chống lại một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện là một hành động ghê tởm và cho người ta thấy rất nhiều về tính cách của những kẻ tham gia trong vụ này. Đây là những con người thực sự xấu xa.”

8. Những Kitô hữu can đảm trong cuộc phản đối nhóm Satan trù ếm thẩm phán Brett Kavanaugh

Khoảng 60 người đã tụ họp với nhau trong “nghi thức trù ếm” thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh tại hiệu sách Catland ở Brooklyn, New York vào tối thứ Bảy 20 tháng 10. Dakota Bracciale, đồng sở hữu của Catland, nói với CBS News rằng cả nhóm đã gặp nhau trong một căn phòng tối trước một bàn thờ được thắp nến, và đọc to những câu thần chú. Trên bàn thờ là ba “hình nộm” làm bằng vải được làm giống như người thật. Ba người đó là Kavanaugh, Tổng thống Trump, và lãnh đạo khối đa số Thượng viện Mitch McConnell.

Trước khi “nghi thức” Satan này bắt đầu, một nhóm những người biểu tình phản đối đã tụ tập bên ngoài hiệu sách để lên án trò phù thủy đang diễn ra bên trong. Một số người biểu tình phản đối đã tố giác trò này bằng một loa công suất lớn.

Những người biểu tình đã phải đối diện với những khuôn mặt hầm hè rất dữ tợn của các tay anh chị xâm mình đầy người với những trang phục mà chỉ mới nhìn người ta đã phải sợ hãi. Tuy nhiên, những người biểu tình ngày một đông hơn và họ thu được can đảm qua các lời kinh, tiếng hát và sự tham gia đông dần của nhiều người khác.

Họ lần hạt, hát các bài thánh ca, và đưa ra những lời phản đối. “Tôi không ở đây vì ông Kavanaugh, tôi ở đây vì linh hồn của các bạn,” một người phản kháng nói qua loa phóng thanh bên ngoài.

Họ giơ cao một biểu ngữ lớn trên đó viết “Chúa Kitô là Thiên Chúa duy nhất”.

“Bạn có thể trù ếm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng tất cả những điều đó sẽ không thể vô hiệu hóa vương quyền của Chúa Giêsu Kitô,” một người khác nói trên loa.

Bracciale gọi cảnh sát New York đến hiện trường và khiếu nại về những tiếng ồn.

Trong buổi lễ, Bracciale hướng dẫn cả nhóm hô to, để lấn át tiếng đọc kinh của những người bên ngoài.

Bracciale, chủ cửa hàng này, đã thực hành những trò phù thủy trong suốt cuộc đời mình.

Những người biểu tình đã tụ tập phản đối cho đến khi sự kiện này kết thúc. Các tay anh chị được Catland Books thuê mướn đã phải hộ tống những kẻ tham dự trò phù thủy này ra tận bãi đậu xe, hay ga tàu điện ngầm.

Cảnh sát New York đứng đầy bên ngoài, nhưng họ dường như không can thiệp. Họ cũng không cấm các Kitô hữu đọc kinh và hô to các khẩu hiệu trên các loa phóng thanh.

9. Các nhóm nữ quyền ném bom xăng vào một nhà thờ Công Giáo

Những nhóm nữ quyền cực đoan đã đốt cháy một tòa thị chính, ném bom xăng vào một nhà thờ trong khi các tín hữu đang cầu nguyện bên trong, và phun sơn vẽ bậy lên các nhà thờ khác tại Á Căn Đình. Hàng loạt vụ tấn công như thế đã xảy ra trong suốt thời gian một hội nghị phụ nữ được tổ chức tại vùng Patagonia vào cuối tuần qua.

Hội nghị này là cuộc gặp gỡ phụ nữ quốc gia lần thứ 33 tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 10 tại thành phố Trelew thuộc tỉnh Chubut, và tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy phá thai và cái gọi là hệ tư tưởng giới tính.

Vào ngày 14 tháng 10, những phụ nữ tham gia hội nghị diễn hành qua các đường phố của Trelew với những dấu hiệu ủng hộ hợp pháp hóa phá thai và sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Trong cuộc biểu tình, một nhóm nữ quyền ở trần đứng trước cửa nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu la hét và ném bom xăng vào nhà thờ trong khi các tín hữu đang tham dự một thánh lễ bên trong. Sau đó, chúng quay sang tấn công tòa thị chính Trelew với những quả bom xăng tự chế.

Các nhóm phụ nữ quá khích này cũng tấn công các tòa nhà công cộng khác bằng bom, đá và xịt sơn vẽ bậy bạ. Cảnh sát và người dân địa phương cuối cùng đã khống chế được đám đông và mười phụ nữ bị bắt đi.

Cảnh sát cũng đóng cửa hai trạm xăng đã bán xăng cho những phụ nữ này.

Vụ việc này là một trong nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo kể từ khi thượng nghị viện Á Căn Đình từ chối thông qua một dự luật hợp pháp hóa phá thai vào tháng Tám năm nay.

Vào tháng 9, một trường Công Giáo ở thị trấn San Justo bị vẽ bậy với những khẩu hiệu căm thù tôn giáo. Trong khi đó, sinh viên nhiều trường đại học đã loại bỏ các hình ảnh tôn giáo khỏi khuôn viên nhà trường, nói rằng họ yêu cầu hợp pháp hóa phá thai và tách Giáo Hội khỏi nhà nước.

92% người Á Căn Đình xưng mình là người Công Giáo. Nhưng làn sóng bài Công Giáo tại Á Căn Đình là rất đáng lo ngại.

10. Dù được mời nhiều lần, Đức Thánh Cha chưa có kế hoạch tông du Đài Loan

Ngày 18 tháng 10, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đưa ra một tuyên bố toàn văn như sau:

Nhiều phái đoàn khác nhau đã tham dự Lễ Tuyên Thánh của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và sáu vị Chân Phước khác, bao gồm cả một từ Đài Loan, do Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân dẫn đầu.

Trước Thánh lễ, các trưởng phái đoàn đã chào thăm xã giao ngắn gọn với Đức Thánh Cha Phanxicô, theo như thông lệ trong những dịp như vậy.

Trong bối cảnh này, hoàn toàn thuần túy tôn giáo, Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân đã nhắc lại lời mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Đài Loan.

Về vấn đề này, tôi có thể nói rằng một chuyến viếng thăm như vậy của Đức Thánh Cha hiện nay chưa được hoạch định.

11. 1.2 triệu Mỹ Kim bồi thường cho người mất việc vì bảo vệ các giá trị của Tin Mừng

Kelvin J. Cochran sinh ngày 23 tháng Giêng năm 1960 là một tác giả, diễn giả công cộng, và nguyên là Giám đốc Sở Cứu Hỏa Atlanta.

Là một Kitô hữu ngoan đạo, Kelvin Cochran viết nhiều sách trình bày quan điểm của Kinh Thánh đối với những tội lỗi liên quan đến tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, và đồng tính luyến ái.

Kelvin đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Cứu Hỏa Hoa Kỳ. Ông từng là một thanh tra cao cấp trong việc đối phó với cơn bão Katrina vào năm 2005. Tháng Giêng, 2008 ông bắt đầu công việc của mình tại Atlanta trong tư cách Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố. Tháng 7 năm sau đó, ông được tổng thống Barack Obama giao nhiệm vụ phối hợp với Cục Quản Lý Các Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang và Bộ Nội An Hoa Kỳ trong công tác phòng cháy và nâng cao hiệu năng phản ứng đối với các vụ hỏa hoạn. Sau khi hoàn thành công tác này, tháng 10, 2010 ông trở lại Atlanta và được tái bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cứu Hỏa thành phố.

Tháng 11, 2014 ông bị buộc phải tạm nghỉ không lương một tháng vì ông đã trao cho các đồng sự của mình một cuốn sách ông viết vừa được xuất bản có tựa đề: “Who Told You That You Were Naked?” (“Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng”) là một câu trích từ sách Sáng Thế Ký (3:11). Trong cuốn sách này ông mô tả đồng tính luyến ái là một hành vi đồi bại và tội lỗi, không xứng đáng với con người. Thị trưởng Kasim Reed cho rằng ông kỳ thị người đồng tính nên buộc Kelvin phải tạm nghỉ không lương một tháng và sau đó sa thải Kelvin.

Một cuộc tuần hành ủng hộ Kevin nổ ra vào ngày 13 tháng Giêng, 2015 với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô, trong đó có Đức Giám Mục Wellington Boone.

Tổ chức Liên Minh Bảo Vệ Tự Do cho rằng Kevin bị kỳ thị vì niềm tin tôn giáo của mình nên đứng ra kiện thị trưởng Kasim Reed.

Ngày 16 tháng 10, 2018, thành phố Atlanta chấp nhận đền bù 1.2 triệu Mỹ Kim là tiền bồi thường vì sa thải bất công, và vi phạm Tu Chính Án thứ nhất về quyền tự do tôn giáo.

12. Đức Hồng Y Sarah: ‘Làm tan loãng’ các giáo huấn của Giáo Hội không phải là cách để thu hút giới trẻ

Một số người trẻ có thể không đồng ý với giáo huấn về luân lý Công Giáo, kể cả trong lĩnh vực tình dục. Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo huấn của Giáo hội không rõ ràng hoặc nên thay đổi. Đức Hồng Y Robert Sarah đã đưa ra lập trường trên trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Giáo hội và các mục tử phải “can đảm đề xuất lý tưởng Kitô tương ứng với giáo huấn về luân lý Công Giáo chứ đừng làm tan loãng, hay che giấu sự thật để thu hút những người trẻ vào lòng Giáo hội,” ngài nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục hôm thứ Ba 16 tháng 10.

Đức Hồng Y Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, lưu ý rằng trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, một số người trẻ đã yêu cầu Giáo hội phải rõ ràng trong giáo huấn về “một số vấn đề đặc biệt gần gũi với con tim của họ: khái niệm về tự do trong mọi lãnh vực chứ không chỉ trong quan hệ tình dục, không phân biệt đối xử dựa trên định hướng tình dục, bình đẳng nam nữ bao gồm cả trong Giáo Hội, …”

Tuy nhiên, những người khác đòi hỏi “không chỉ là một cuộc thảo luận cởi mở và không thành kiến, mà còn là một sự thay đổi triệt để, một sự thay đổi thực sự của Giáo hội trong giáo huấn về những khía cạnh này”.

Đức Hồng Y nhận xét rằng giáo huấn của Giáo hội có thể không được mọi người chia sẻ nhưng không ai có thể nói rằng giáo huấn ấy không rõ ràng. Tuy nhiên, có thể có “sự thiếu rõ ràng gây ra bởi một số mục tử trong việc giải thích tín lý Công Giáo” và điều đó đòi hỏi “một cuộc tự vấn lương tâm sâu sắc”.

Đức Hồng Y Sarah chỉ ra rằng, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 28 mùa thường niên vừa qua, một người thanh niên giàu có đã hỏi Chúa Giêsu anh ta phải làm gì để có được sự sống đời đời; và Chúa Giêsu bảo anh ta bán tất cả những gì anh ta có và theo Người.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Chúa Giêsu đã không hạ thấp các yêu cầu trong lời mời gọi của Ngài” và Giáo Hội cũng không được phép hạ thấp những đòi buộc của Tin Mừng.

Trong thực tế, một đặc điểm của giới trẻ là họ hướng đến những gì là lý tưởng và những mục tiêu cao cả, không chỉ trong chuyên môn và trong các tham vọng cá nhân của họ mà còn trong các lĩnh vực khác như “công lý, sự minh bạch trong cuộc chiến chống tham nhũng, và phẩm giá con người.” Tâm lý học gọi đó là chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ.

“Đánh giá thấp chủ nghĩa lý tưởng lành mạnh của giới trẻ” là một sai lầm nghiêm trọng và là một dấu chỉ của sự thiếu tôn trọng đối với giới trẻ. Nó cũng “đóng lại một quá trình thực sự cho sự tăng trưởng, trưởng thành và thánh thiện.”

Để kết luận, Đức Hồng Y hô hào rằng “khi tôn trọng và thúc đẩy chủ nghĩa lý tưởng của giới trẻ, chúng ta khích lệ họ trở thành những nguồn tài nguyên quý giá nhất cho một xã hội muốn phát triển và cải thiện.”

13. Các Nghị Phụ Ba Lan nói “Tháp tùng không có nghĩa là tán thành mọi lối sống, mọi lối tư duy và hành động của giới trẻ”

Sự phân định nên được thực hiện trong tự do; đó là một thực tại tâm linh và một ân sủng từ Chúa Thánh Thần chứ không phải là một kỹ thuật tâm lý. Tốt nhất là nó được hình thành trong một cộng đồng. Đây là những kết luận trong ngày thứ bảy của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Theo báo cáo của các Nghị Phụ Ba Lan, cuộc thảo luận cũng nhấn mạnh đến giá trị của đời sống bí tích.

“Sự tháp tùng các cá nhân trong việc khám phá ra ơn gọi của họ không thể bị thao túng và cũng chẳng thể được giao khoán cho những người trẻ,” Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, Tổng giám mục Lodz nhấn mạnh như trên khi tóm tắt các cuộc thảo luận trong ngày thứ bẩy của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Như ngài cho biết, chủ đề về sự tự do đã quay trở lại trong cuộc họp hôm 16 tháng 10. Các giám mục nhấn mạnh rằng sự tháp tùng sẽ giúp người trẻ hình thành lương tâm của mình trong tự do và, sau đó, quyết định một cách có trách nhiệm xem phải làm gì.

Trong cuộc tranh luận hôm thứ Ba 16 tháng 10, như Tổng Giám mục Ryś đã chỉ ra, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã chú ý đến một thực tại theo đó sự phân định không phải là một kỹ thuật tâm lý, mà là một thực tại tâm linh. Ngài nói rằng khả năng phân định là một ân sủng từ Chúa Thánh Thần và quá trình tháp tùng là để “tối hậu dẫn dắt cá nhân mà chúng ta giúp đỡ trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Thánh Thần chứ không chỉ nhận được một phản xạ tâm lý.”

Đức Tổng Giám Mục Ryś cho biết thêm phiên họp cũng nhấn mạnh rằng bối cảnh tốt nhất để thực hiện sự phân định là trong một cộng đồng. Cộng đồng là “một thử nghiệm cho sự thánh thiện của một người.” Như ngài báo cáo, một số các Nghị Phụ thậm chí còn nói rằng “không có cái gọi là sự thánh thiện cá nhân, tư riêng, nhưng sự thánh thiện luôn luôn hoạt động trong một cộng đồng.” Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Ryś cũng nhấn mạnh thêm rằng để một cộng đồng có thể giúp đưa ra một sự phân định tốt, nó cần phải có một số mục tiêu bên ngoài chính nó. Mục tiêu này có thể là, chẳng hạn, vươn ra để đến với người nghèo. “Sau đó, trong hoạt động chung, các đặc sủng và ơn gọi của từng cá nhân sẽ xuất hiện,” ngài nói.

Đức Giám Mục Marian Florczyk nói thêm rằng các diễn giả tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên trong ngày 16 tháng 10 đã cố gắng đặt trong bối cảnh xã hội quá trình phân định và sự tháp tùng người trẻ trong tiến trình phân định của họ. Ngài nhấn mạnh rằng tháp tùng không có nghĩa là tán thành mọi người trẻ và mọi hành động hay suy nghĩ của họ, nhưng thay vào đó chỉ cho họ thấy, trong tự do và chân lý, những giá trị luân lý và cả những vô luân trong hành động của họ. “Ta không thể là một người cha tinh thần tốt nếu ta không dám nhấn mạnh đến mô hình cho nhân loại, là Chúa Giêsu Kitô,” ngài nói.

Đức Cha Marek Solarczyk, chủ tịch Ủy ban Thanh niên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan ghi nhận rằng trong cuộc họp hôm thứ Ba, dấu nhấn cũng được đặt vào giá trị của đời sống bí tích trên con đường phân định và tại thời điểm đưa ra các quyết định. Ngài lưu ý rằng, trong tình huống hiện nay, Bí tích Thêm Sức là đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ. “Đây là một khoảnh khắc khi những người trẻ, những người đang khám phá ra vị trí của họ trong cộng đồng Giáo Hội, muốn trở thành những nhà truyền giáo và, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, là chứng nhân cho mầu nhiệm Thiên Chúa cho người khác.”

14. Giáo Hội cần làm những việc thiết thực cho giới trẻ.

Một trong những đại biểu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nói rằng Giáo hội ở Châu Phi phải phấn đấu để sống thực tế hơn theo cái nhìn của giới trẻ.

Đức Giám Mục Andrew Nkea đang cai quản Giáo phận Mamfe ở Cameroon cho hay rằng những người trẻ châu Phi phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng, đang mong ước có các giải pháp khẩn cấp và thực tế.

Đức Giám Mục Nkea nói: “Một trong những vấn đề lớn nhất chúng tôi đang đối diện trong Giáo hội tại Châu Phi là hầu hết những người trẻ đều thất nghiệp; họ nhìn thấy tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình bị các nước khác chiếm hữu mà họ chẳng được thừa hưởng một chút nào trong đó; họ thất vọng vì chiến tranh, họ chán nản vì những bất ổn và trước tình trạng chính quyền không biết quản trị đất nước. Trong hoàn cảnh này, Giáo hội nên nhấn mạnh đến sự dấn thân vào xã hội qua các chương trình phát triển”.

Giới trẻ là những người lãnh đạo của ngày mai nhưng bây giờ chúng ta cần đồng hành với họ trong Giáo Hội.

Đức Giám Mục Nkea nói với Vatican News rằng: “Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Chúa 'hãy cho dân chúng cái gì để ăn.' Đây là thực tại mà chúng ta thấy ở Châu Phi. Chúng ta không thể nói rằng thanh thiếu niên đông quá đến mức cả chính phủ không thể tạo công ăn việc làm cho họ. Chính chúng ta nên bắt đầu làm một cái gì đó cho họ”.

Đức cha Nkea cho hay ngài thật cảm động trước sự thừa nhận mạnh mẽ của các Nghị Phụ rằng giới trẻ là tương lai của Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh: “Thanh thiếu niên là một phần của Giáo Hội bây giờ. Chúng ta cùng đồng hành với họ trong Giáo Hội. Mai sau chính họ sẽ là những người lãnh đạo! Nhưng bây giờ giới trẻ đang ở đâu trong Giáo hội?”.

15. Đức Cha Barron của Los Angeles nói; “Người trẻ cần được thách thức cả về trí tuệ lẫn đạo đức”

Việc vươn ra với những người trẻ cần được đi kèm với một lời mời gọi hướng đến sự thánh thiện và hoán cải.

Những người trẻ tuổi đang “đói sứ mệnh”. Đức Giám Mục Robert Barron nói như trên hôm thứ Sáu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, được triệu tập để thảo luận về người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.

“Họ khao khát được tham gia trong đời sống của Giáo Hội, và được tiến ra cánh đồng công bố Chúa với thế giới,” Đức Cha Barron nói tại một cuộc họp báo tại Vatican hôm 12 tháng Mười.

Đức Cha Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles, là một trong các đại biểu được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đề cử. Ngài đã hô hào trong các cuộc thảo luận trong và xung quanh Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên rằng những người trẻ tuổi nên được thách đố cả về trí tuệ lẫn đạo đức.

Trong phát biểu kéo dài bốn phút của ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài kêu gọi việc đào tạo một nhận thức tôn giáo toàn diện và sâu sắc hơn cho những người trẻ, đặc biệt là trong hai lãnh vực giáo lý và hộ giáo.

“Trong nhiều thập kỷ qua, những người trẻ trong các trường trung học Công Giáo của chúng ta đã đọc Shakespeare trong các lớp văn học, Homer trong các lớp học tiếng Latin, Einstein trong những lớp vật lý, nhưng, tại sao quá thường khi họ chỉ được học các sách giáo khoa hời hợt về tôn giáo?” Đức Cha Barron đã nêu ra câu hỏi trên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Khi trả lời một câu hỏi về cách thức Giáo Hội nên tiếp cận với những người trẻ có khuynh hướng đồng tính, ngài nói thêm rằng việc đón nhận và tiếp cận với những người trẻ cần phải được đi kèm với một lời mời gọi nên thánh và hoán cải.

“Như mọi khi, động thái đầu tiên của Giáo Hội khi tiếp cận với mọi người, người đồng tính nam hay đồng tính nữ cũng thế, đó là nói…‘Anh chị em là con yêu dấu của Thiên Chúa’” Đức Cha Barron nói với các phóng viên ở Rôma. “Dưới tiêu chí đó mà Giáo hội thực hiện công việc của mình.”

“Nhưng, sau khi nói điều đó, Giáo Hội cũng kêu gọi mọi người hoán cải. Chúa Giêsu mời gọi mọi người, nhưng sau đó Ngài luôn hướng mọi người đến sự sung mãn của cuộc sống. Cũng thế, Giáo hội cũng có một tập hợp các đòi buộc luân lý cho tất cả mọi người, và Giáo Hội mời gọi họ hoán cải”.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Âu lo của tôi là thuật ngữ ‘bao gồm’ mang nặng tính thế tục quá. Theo tôi, ta nên sử dụng từ ‘yêu mến’”.

“Giáo hội vươn ra với lòng yêu mến, và yêu mến nghĩa là ‘mong muốn điều tốt cho người khác,’ và đôi khi điều đó có nghĩa là mời gọi họ hoán cải và thay đổi cuộc sống.”

“Tôi nghĩ rằng đó phải là thái độ của Giáo Hội trong cả hai khoảnh khắc [đón nhận và bao gồm]. Tất nhiên là vươn ra trong tình mến, nhưng đón nhận và bao gồm không có nghĩa là chúng ta không được kêu gọi người ta hoán cải.”

Đức Cha Barron cũng đề cập đến ý tưởng theo đó nhiều người trẻ sẽ được mời gọi sống thánh thiện thông qua một cuộc sống gia đình quảng đại, khi ngài nhắc đến lễ tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục hôm 14 tháng Mười.

Biến cố tuyên thánh vào ngày Chúa Nhật là “một khoảnh khắc kỷ niệm tính chất tiên tri trong thông điệp Sự Sống Con Người - Humanae Vitae,” Đức Cha Barron nói.

16. Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc xin Thượng Hội Đồng Giám Mục đề cập đến những “mơ hồ” về tín lý

Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc, viết tắt là ACSA, đã yêu cầu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đề cập đến những “mơ hồ” về giáo huấn của Giáo Hội đối với các vấn đề như tránh thai và cho những người ly dị tái hôn được rước lễ.

Trong một bức thư ngỏ với chữ ký của 217 thanh niên Công Giáo, Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc nói rằng họ muốn được Giáo Hội đào tạo. “Nhưng chúng con không mong mỏi được nuôi dưỡng đức tin giữa những hoang mang về các vấn đề như tránh thai, tình dục, cho những người ly dị tái hôn và cả những người không Công Giáo được rước lễ, các linh mục kết hôn và phong chức cho nữ giới.”

Các thành viên ACSA, bao gồm các chủ tịch của sáu hội sinh viên đại học Công Giáo, nói rằng “nhiều vị giáo sĩ cao cấp” đang ưa chuộng “việc sử dụng những ngôn ngữ mơ hồ” một cách cố ý khi đề cập về các vấn đề đang gây tranh cãi, “ngay cả đối với các giáo huấn của Chúa Kitô, của các Giáo Phụ và các tín lý minh bạch của Giáo Hội”.

Các sinh viên nói rằng “các giới răn” là một phần trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, và “khi Giáo Hội né tránh sự thật để nói nước đôi, những người trẻ tuổi rơi vào những sáo rỗng hời hợt khi bày tỏ niềm tin của mình. Những lời nói không rõ ràng này, trớ trêu thay, lại được dựa vào và được lặp đi lặp lại một cách xác quyết.” Sự nhầm lẫn này, họ nói, không phải là những gì người trẻ muốn “và cần phải được đề cập đến trong Thượng Hội Đồng”

Những người viết thư cũng nói rằng họ đang cầu nguyện cho sự gia tăng những “cuộc hành hương, việc xưng tội, lòng sùng mộ, thờ phượng, nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc thánh”.

Họ cũng hy vọng có sự gia tăng nơi các thanh niên việc Chầu Thánh Thể và đọc Kinh Thần Vụ. Cả hai điều này là những cách để làm cho Giáo Hội trở nên chào đón hơn. Ngược lại, theo các sinh viên, các Thánh Lễ được thiết kế để “chào đón” những người trẻ có nguy cơ thay đổi “một cái nhìn thoáng qua về thiên đàng có thể được cảm nhận cụ thể và sâu sắc” thành “một điều khó hiểu mà mọi người phải cố gắng lắm mới đón nhận được một cách nghiêm túc”.

Trong phần kết luận, các sinh viên nói rằng để có thể “trở thành những bông hoa trong Vườn Địa Đàng của Thiên Chúa, như Đức Maria”, họ cần phải được “tái sinh trong Phép Rửa, cần được nuôi dưỡng bởi các Bí tích và cần được che chở trong Sự thật nơi Nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội”.