Ngày 25-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bất ngờ và không bất ngờ
Lm. Minh Anh
02:57 25/10/2020

BẤT NGỜ VÀ KHÔNG BẤT NGỜ
“Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Bất ngờ và không bất ngờ là những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay; các bài đọc, Thánh Vịnh đáp ca và bài Tin Mừng sẽ cho chúng ta những bất ngờ và không bất ngờ đầy thú vị.

Bất ngờ đầu tiên là nhân vật đến đặt vấn đề với Chúa Giêsu. Đó không phải là một tân tòng xin học đạo, cũng không phải là một người trẻ vốn thường có nhiều vấn nạn; nhưng đến với Chúa Giêsu là một học giả luật. Ông đặt một câu hỏi khá bất ngờ, “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?”; dẫu biết mình bị gài bẫy, Chúa Giêsu vẫn điềm tĩnh trả lời một cách bất ngờ bằng một câu trích chẳng bất ngờ chút nào, “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa, Chúa Trời ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi”; nhưng quá bất ngờ, Ngài chua thêm, “Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Sẽ không bất ngờ khi chúng ta nghe, “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” vì Thiên Chúa đáng được như thế; nhưng sẽ rất bất ngờ khi hiểu rằng, câu nói đó muốn nói, phải yêu mến Thiên Chúa với hết trí, hết tri, hết tâm, hết lực; nghĩa là yêu mến với toàn bộ xác hồn; Thiên Chúa phải là trước hết, trên hết, không ai hơn Chúa, không chi bằng Chúa.

Thiên Chúa đó là ai mà chúng ta phải yêu tuyệt đối đến thế? Câu hỏi này khá bất ngờ và câu trả lời lại càng bất ngờ hơn. Đó là một Thiên Chúa toàn năng vô cùng, quyền phép vô song, cao cả vô lường… tuy điều này chẳng có gì bất ngờ; nhưng sẽ rất bất ngờ khi Thiên Chúa đó còn là một Thiên Chúa xót thương, hạ mình sâu thẳm đến nỗi Người chăm chút đến từng bà goá, từng khách ngoại kiều, từng người nghèo như bài đọc Xuất Hành diễn tả. Chúng ta sẽ ngạc nhiên đến sững sờ khi nghe những lời từ miệng Người phán ra, “Ngươi chớ làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều”; “Đừng làm hại cô nhi quả phụ”; “Nếu các ngươi hà hiếp những kẻ ấy, Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa và con cái các ngươi sẽ phải mồ côi”; ‘Ngươi hãy trả lại chiếc áo cho người nghèo trước khi mặt trời lặn, vì nó chỉ có một áo ấy để che thân, không còn chiếc nào khác để mặc mà ngủ; nếu kẻ ấy kêu van đến Ta, ngươi sẽ chết với Ta’; ‘Ngươi hãy liệu hồn!’, “Vì Ta là Đấng xót thương”.

Một câu hỏi bất ngờ khác có thể đặt ra, vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa tới mức tuyệt đối đến thế? Câu trả lời sẽ không quá bất ngờ là, chúng ta phải biết Đấng chúng ta yêu mến, cũng là Đấng chúng ta dám phó thác toàn bộ đời mình cho Người là Đấng nào, Người là ai? Một khi xác tín Đấng ấy là một Thiên Chúa toàn hảo, toàn năng và toàn thiện thì không còn gì để nghi ngờ, cũng không có gì quá bất ngờ khi chúng ta chọn lựa Người, yêu mến Người và hoàn toàn tin cậy mà phó dâng đời mình cho Người. Một cách trìu mến, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đã bộc lộ tâm tình yêu thương đầy xác tín đó, “Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Ngài”.

Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa đến mức ‘vô cực’ như thế? Câu hỏi này quá bất ngờ và câu trả lời lại càng bất ngờ hơn. Chính ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa sẽ đốt cháy trái tim của chúng ta, trái tim chúng ta sẽ nồng nàn, sẽ xót thương như trái tim Người; tắt một lời, chúng ta sẽ yêu như Thiên Chúa yêu, xót thương như Thiên Chúa xót thương, hành động như Thiên Chúa hành động. Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng, chính Chúa Thánh Thần làm những điều kỳ diệu trong tâm hồn mình; chính Thánh Thần sẽ hành động và biến đổi chúng ta ngày càng nên giống Thiên Chúa, nên giống Chúa Giêsu hơn. Và kìa, chính Thiên Chúa sẽ gánh vác và làm những điều lớn lao trong chúng ta như một ngọn lửa đang tình yêu rừng rực cháy. Sẽ không bất ngờ khi Thánh Phaolô vui mừng nói với các tín hữu Êphêsô hôm nay, “Với lòng hân hoan trong Thánh Thần, đến nỗi anh em đã nên mẫu mực cho mọi kẻ tin đạo. Vì từ nơi anh em, lời Chúa vang dội không những trong xứ Macêđônia và Akaia, mà còn trong mọi nơi; lòng tin của anh em vào Thiên Chúa đã quá rõ rồi, đến nỗi chúng tôi không còn nói thêm làm gì nữa”.

Bất ngờ lớn lao nhất là tác động của ngọn lửa Thánh Thần đang rực cháy trong tâm hồn để chúng ta làm những điều lớn lao trong cuộc sống cho những anh chị em chung quanh và đó cũng là giới răn thứ hai Chúa Giêsu nói đến. Thật quá bất ngờ! Thế nhưng, bấy giờ, sẽ không còn là bất ngờ khi chúng ta chứng kiến chính Thiên Chúa cùng Thánh Thần của Người đang hoạt động và ngày mỗi ngày, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến dũng lực siêu phàm và tình yêu Thiên Chúa sẽ biến đổi mọi sự thông qua chúng ta, những tôi tớ hèn mọn được yêu thương. Và đó chính là quà tặng cho những ai yêu mến Người, một quà tặng quá bất ngờ.

Một cô gái mù rất hận chính bản thân, bởi vì cô bị mù. Cô hận mọi người, ngoại trừ người bạn trai khả ái; anh luôn ở đó vì cô. Cô nói với anh, “Nếu tôi có thể nhìn thấy thế giới, tôi sẽ lấy anh”. Một hôm, thật bất ngờ, có ai đó đã hiến tặng cô đôi mắt; khi các miếng băng được tháo ra, cô đã có thể thấy mọi sự, kể cả người bạn trai. Anh hỏi cô, “Bây giờ em đã nhìn thấy thế giới, em có chịu kết hôn với anh không?”. Người thiếu nữ nhìn người bạn trai, thấy anh bị mù; nhìn thấy các mí mắt khép kín của anh, cô bị sốc. Cô không chờ đợi điều này, quá bất ngờ. Ý nghĩ là cô sẽ phải nhìn khuôn mặt ấy, với đôi mắt ấy suốt đời đã đưa cô đến chỗ từ chối kết hôn với anh. Người bạn trai rơi lệ và ít ngày sau, bất ngờ, anh đã viết cho cô một bức thư ngắn, nói rằng, “Em thân yêu, em hãy chăm sóc kỹ càng đôi mắt của em, vì trước khi chúng là của em, thì chúng là của anh”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta đôi mắt, trái tim và toàn bộ sự sống; tất cả những gì chúng ta có đó chỉ tồn tại, chỉ có giá trị và ý nghĩa cũng như thể hiện hết chức năng của chúng khi chúng được gắn kết với Đấng trao tặng chúng; cùng lúc làm theo ý của Đấng đã trao ban. Với Thiên Chúa không có gì là bất ngờ, Người yêu thương, Người trao tặng; có bất ngờ chăng là từ phía con người, bất ngờ khi nó không gắn kết với Thiên Chúa, không yêu mến Người cũng như đôi mắt của cô gái được trao tặng chẳng có ý nghĩa gì đối với cô khi cô không yêu người đã trao tặng nó.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chẳng bất ngờ khi Chúa trao tặng cho con toàn bộ sự sống và những gì con có; nhưng quá bất ngờ khi Chúa còn cho con cả mạng sống và mỗi ngày còn hiến mình cho con trên các bàn thờ. Xin đừng để con bất ngờ mang tiếng phụ tình khi không yêu mến Chúa đủ và cũng không yêu thương anh em đến mức Chúa mong”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Hai 26/10: Toàn dân vui mừng vì những việc Người làm. Suy Niệm của Lm. Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
05:57 25/10/2020

Phúc Âm: Lc 13, 10-17

"Chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc người con gái của Abraham này trong ngày Sabbat sao?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, nhân ngày Sabbat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và đây có một người đàn bà bị quỷ ám làm cho bà đau yếu đã mười tám năm. Bà bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi bà đến mà bảo rằng: "Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà". Rồi Người đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.

Nhưng viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbat, nên ông cất tiếng bảo dân chúng rằng: "Có sáu ngày người ta phải làm việc: vậy thì các người hãy đến xin chữa bệnh trong ngày đó, chớ đừng đến trong ngày Sabbat".

Chúa trả lời và bảo ông ta rằng: "Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày Sabbat, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã mười tám năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabbat sao?"

Khi Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người đều hổ thẹn, và toàn dân vui mừng vì những việc lạ lùng Người đã thực hiện.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 25/10/2020

5. Lời tục tĩu nơi miệng người thế tục bất quá chỉ là lời đùa cợt, nhưng ở nơi miệng chúng ta thì là lời nhục mạ Thiên Chúa

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 25/10/2020
60. CON NGU ĐỐI “RẤT TUYỆT”

Ở Hà Nam có một trí thức mời thầy đến dạy cho con mình là một đứa con rất ngu dốt.

Một lần nọ, thầy giáo viết ra một câu đối và kêu học trò đối lại:

- “Trước cửa nước xanh sẽ chảy qua”.

Học trò đối lại:

- “Trong phòng núi xanh nhảy phóc ra”.

Người trí thức thấy tình cảnh ấy thì rất bực bội và cho rằng đứa con thật không thể thành tài.

Lại có một ngày, người trí thức theo thầy giáo đi đến chùa để thăm khách, đạo sĩ Bành Thanh Sơn (thanh sơn là núi xanh) là người bị thọt chân, nghe nói có người trí thức đến liền nhảy lò cò ra nghênh tiếp.

Thầy giáo nói với người trí thức:

- “Hôm qua công tử đối “trong phòng núi xanh nhảy phóc ra” rất đúng ạ, thật là đúng ạ !”

(Hài sử)

Suy tư 61:

Trên thế gian này không phải hể người giỏi là nói không sai, cũng không thể nói tất cả những người ngu đều...dốt, bởi vì người ngu nói mười câu thì cũng đúng một câu, người giỏi nói mười câu thì cũng có một câu không đúng.

Có người giỏi về lý thuyết và có người giỏi về thực hành, có ngừơi giỏi về khoa học và có người giỏi về văn chương.v.v...cho nên khi chỉ trích người khác ngu dốt là điều phải xét lại, bởi vì nhân vô thập toàn.

Đức Chúa Giê-su hiểu rất rõ về sự giới hạn của con người nên Ngài đã dạy bảo chúng ta đừng nói anh em là ngu, cũng đừng chửi mắng anh em là khốn nạn, bởi vì tài năng và trí tuệ của con người đều bởi Thiên Chúa ban cho, cho nên khi chửi mắng và chê người khác là ngu là đần, thì chính chúng ta đã chửi Thiên Chúa ngu đần vậy.

Thiên Chúa không coi ai là ngu đần thì chúng ta cũng đừng chê người khác là ngu dốt; Thiên Chúa cũng không đòi hỏi con người ta làm gì vượt quá sức lực và trí óc của mình, thì chúng ta cũng đừng đòi hỏi người khác phải thập toàn hoàn hảo...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội có thêm 13 tân Hồng Y - Việt Nam lại mất một cơ hội
Đặng Tự Do
08:13 25/10/2020


Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ tấn phong thêm 13 vị tân Hồng Y, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Washington Wilton Gregory, tại một buổi cầu nguyện vào ngày 28 tháng 11, ngay trước Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng.

Đức Cha Gregory, người được bổ nhiệm làm Tổng giám mục thủ đô Washington vào năm 2019, sẽ trở thành vị Hồng Y da đen đầu tiên của Hoa Kỳ.

Các vị Hồng Y khác được bổ nhiệm bao gồm Đức Cha Mario Grech Giám Mục Malta, là người đã trở thành tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 9 vừa qua, và Đức Cha Marcello Semeraro, người Ý, là vị vừa được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào đầu tháng này.

Cũng nhận chiếc mũ đỏ là linh mục dòng Phanxicô Capuchin Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng từ năm 1980 đến nay. Ở tuổi 86, ngài sẽ không đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.

Những vị khác sẽ được tấn phong Hồng Y bao gồm Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós Braco của tổng giáo phận Santiago, Chí Lợi; Đức Tổng Giám Mục Antoine Kambanda của Kigali, Rwanda; Đức Tổng Giám Mục Jose Fuerte Advincula của Capiz, Phi Luật Tân; và Đức Cha Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei.

Cũng được nâng lên hàng Hồng Y còn có Đức Tổng Giám Mục Augusto Paolo Lojudice, cựu Giám Mục Phụ Tá Rôma và là Tổng Giám mục đương nhiệm của Siena-Colle di Val d’Elsa-Montalcino, Ý; và Cha Mauro Gambetti, Bề trên của Tu viện Assisi.

Cùng với Cha Cantalamessa, Đức Thánh Cha đã nêu tên ba vị khác sẽ nhận được chiếc mũ đỏ nhưng không thể bỏ phiếu trong cơ mật viện bầu Giáo Hoàng, đó là Đức Cha Felipe Arizmendi Esquivel Giám Mục Hiệu Tòa của San Cristóbal de Las Casas, Chiapas, Mễ Tây Cơ; Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên Thường trực tại Liên hợp quốc và các Cơ quan chuyên môn tại Geneva; và Đức Ông Enrico Feroci, linh mục quản xứ Santa Maria del Divino Amore tại Castel di Leva, Rôma.

Như vậy, vào ngày 28 tháng 11 sắp tới sẽ có thêm 9 Tân Hồng Y cử tri và 4 Tân Hồng Y quá tuổi bầu Giáo Hoàng.

Hiện nay, Giáo Hội có 219 Hồng Y trong đó có 120 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng. Trước công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11, Đức Hồng Y Donald Wuerl, nguyên Tổng Giám Mục Washington sẽ tròn 80 vào ngày 12 tháng 11.

Như thế, sau lễ tấn phong, Giáo Hội có 232 Hồng Y trong đó, 128 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y tân cử Gregory đã gây chú ý vào tháng 6 năm nay, khi ngài chỉ trích mạnh mẽ chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Đền thờ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Washington, D.C., trong bối cảnh đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Đức Hồng Y tân cử Gregory từng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2004. Ngài là Tổng Giám Mục Atlanta từ năm 2005 đến năm 2019.


Source:Catholic News Agency
 
Bầu cử 2020: Cuộc chạy đua sát nút, nhưng nhà báo lại lo thất nghiệp vì đoán sai.
Trần Mạnh Trác
14:31 25/10/2020
Mất niềm tin vào dữ liệu thăm dò:

Cuộc bầu cử 2020 ở Mỹ đến hồi kết thúc, nhưng mà những người đang lo lắng nhất không phải là ông Trump hay ông Biden, mà là các nhà báo ở Hoa Kỳ!

Bình luận gia và chuyên viên thăm dò tên là Frank Luntz, đang làm việc cho Cộng Hoà, than thở rằng:”nghề cuả tôi sẽ tiêu tùng, nếu mà ông Trump lại thắng một lần nữa!”

"Tôi đau đớn mà thừa nhận rằng, công chúng sẽ mất hẳn niềm tin. Không còn tin cậy nào nữa. Ngay bây giờ, vấn đề lớn nhất là thiếu niềm tin ở quần chúng."

"Những (hãng) thăm dò đã không làm việc tốt trong năm 2016. Vì vậy, nếu mà ông Donald Trump lại gây ra một bất ngờ nữa, trong khi (thăm dò cho thấy) ông Joe Biden vẫn dẫn trước 5 hoặc 6 điểm, thì nghề của tôi là xong".

Các cuộc thăm dò dư luận phần lớn kết luận ông Biden đang dẫn đầu toàn quốc. Sự tổng hợp cuả RealClearPolitics cho thấy ông Biden dẫn trước 8 điểm, kể là ăn chắc.

Những cái sai:

Nhưng có hai cái sai trong việc tính toán nói trên.

Cái sai thứ nhất là các cuộc thăm dò đã không trải rộng ra toàn quốc, không có ở 6 TB Cộng hoà (AK,ID,MS,ND, TN,WY ) và 4 TB Dân chủ (CT,HI,IL,RI). Vì các TB trên được cho là ‘chắc ăn’ cho nên không ai muốn thăm dò nữa. Nhưng như vậy thì số trung bình sẽ không thể đại diện cho ‘cấp quốc gia’ được, vì có một lỗ hổng quá lớn (20% các tiểu bang.)

Người ta còn có thể thêm rằng cuộc thăm dò là thiếu cân đối giữa nông thôn và thành thị. Vì lý do đại dịch, người ta không có đủ nhân lực để đi về những vùng nông thôn rộng lớn và thiếu phương tiện truyền thông.

Cái sai thứ hai là việc tính toán không có sự quân bình, có lẽ nhiều nhà báo đã cố tình làm như vậy để thổi phồng cho ông Biden. Người ta đã dùng phép tính ‘trung bình cộng’ (means), nhưng bởi vì các tiểu bang là những đối tượng khác nhau rất nhiều cho nên cách tính ấy thiếu sự cân đối.

Hãy lấy một ví dụ đơn giàn cho dễ hiểu, cách đây 2 ngày, thăm dò cho thấy ông Biden thắng ông Trump ở Vermont (VT) với tỷ số rất lớn 54/32, nhưng ông lại thua ở Texas (TX) với tỷ số nhỏ hơn 44/49.

Trung bình công là ông Biden được 49% và ông Trump được 40%. Ông Biden thắng 9 điểm.

Nhưng…dân số cuả VT chỉ có 600 ngàn người mà thôi, trong khi đó TX có tới 29 triệu. Số 5% mà ông Trump hơn ở TX đại diện cho 1.45 triệu người, gấp hơn 2 lần dân số VT. Như vậy nếu ông Trump có chấp toàn thể số phiếu ở Vermont thì ông vẫn thắng!

Cho nên muốn có công bình một cách tương đối thì người ta dùng một cách tính gọi là ‘Số bình quân gia quyền’ (weighted average), nghiã là người ta đưa thêm trọng lượng vào mỗi đối tượng, (thí dụ nhân mỗi tiểu bangvới số cử tri đòan,) rồi sau đó mới áp dụng phép trung bình cộng.

Theo ví dụ trên, thì phải nhân con số cuả TX lên 38, nhân con số cuả VT lên 3, sau đó cộng lại và chia cho 41 để có số ‘Bình Quân’.

Nếu làm như thế thì ông Trump được 47.75% và ông Biden được 44.73%. Ông Trump thắng hơn 3 điểm.

Ví dụ trên chỉ là để cho dễ hiểu mà thôi, trong thực tế thì vào ngày hôm nay (25-10-2020), ‘Bình Quân’ cuả tất cả 12 tiểu bang xôi đậu cho thấy ông Biden dẫn đầu với 48.21% và ông Trump được 46.35%.

Chỉ cách nhau có 1.86 %, theo kinh nghiệm thăm dò thì đó là ‘không thể xác định được’ vì ở trong vòng nghi ngờ (thường là 3%.)

Tạm kết

Từ nay tới ngày bầu cử chỉ còn 1 tuần lễ mà thôi, cho tới lúc đó nếu không có tin sốt dẻo nào khác thì có thể đây là lần cuối cho loạt bài “Bầu cử 2020’ cuả chúng tôi. Trước khi kết thúc loại bài này, thì cái ‘cơn cám dỗ’ phải ‘tiện đoán một điều gì đó’ là lớn lắm, nhưng bởi vì đã được ông Frank Luntz nói trên báo động ‘sẽ bị thất nghiệp’ cho nên chúng tôi đành nói nước đôi vậy:

“Theo các cuộc thăm dò thì ông Trump đang đi sau 1.86%, nhưng chúng ta hiểu rằng lần trước ông ta đã sau tới 4% mà vẫn thắng.

Vậy thì chỉ có Trời mới biết được.”
 
Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương sáu, tiếp theo
Vũ Văn An
16:33 25/10/2020

MỘT NỀN VĂN HÓA MỚI

215. “Cuộc sống, dù với mọi việc đối đầu của nó, vẫn là một nghệ thuật gặp gỡ” [204]. Tôi đã thường xuyên kêu gọi sự phát triển một nền văn hóa gặp gỡ có khả năng vượt quá các khác biệt và chia rẽ của chúng ta. Điều này có nghĩa là làm việc để tạo ra một khối đa diện có nhiều phía khác nhau nhưng tạo thành một thể thống nhất sặc sỡ, trong đó “tổng thể lớn hơn một phần” [205]. Hình ảnh khối đa diện có thể tượng trưng cho một xã hội trong đó, các khác biệt cùng hiện hữu, bổ sung, làm phong phú và soi sáng lẫn nhau, ngay cả giữa những bất đồng và dè dặt. Mỗi chúng ta đều có thể học được điều gì đó từ những người khác. Không ai là vô dụng và không ai có thể bị hy sinh. Điều này cũng có nghĩa phải tìm cách bao gồm những người hiện nằm ở ngoại vi cuộc sống. Vì họ có cách nhìn khác về sự việc; họ nhìn thấy các khía cạnh của thực tại vốn vô hình đối với các trung tâm quyền lực nơi đưa ra các quyết định quan trọng.

Cuộc gặp gỡ trở thành văn hóa

216. Chữ “văn hóa” chỉ một điều đã ăn sâu vào một dân tộc, các xác tín trân trọng nhất và cách sống của họ. Nền “văn hóa” của một dân tộc không chỉ là một ý tưởng trừu tượng. Nó liên hệ đến các ước nguyện của họ, sở thích của họ và cuối cùng cách họ sống cuộc sống của họ. Nói đến nền “văn hóa gặp gỡ” có nghĩa là chúng ta, như một dân tộc, nên say mê với việc gặp gỡ người khác, tìm kiếm các điểm tiếp xúc, xây dựng những cầu nối, lập kế hoạch cho một dự án bao gồm mọi người. Điều này trở thành một khát vọng và một lối sống. Chủ thể của nền văn hóa này là nhân dân, chứ không đơn giản chỉ là một bộ phận của xã hội nhằm làm an tâm những người còn lại với sự giúp đỡ của các nguồn lực chuyên môn và các phương tiện truyền thông.

217. Hòa bình xã hội đòi hỏi sự chăm chỉ, lành nghề. Sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ kiểm soát các quyền tự do và sự khác biệt bằng sự khôn khéo và một ít nguồn lực. Nhưng một nền hòa bình như thế sẽ hời hợt và mong manh, chứ không phải là thành quả của một nền văn hóa gặp gỡ nhằm mang lại sự ổn định lâu dài. Hòa nhập các khác biệt là một diễn trình khó khăn và chậm chạp hơn nhiều, nhưng nó bảo đảm một nền hòa bình chân chính và lâu dài. Hòa bình đó không thể đạt được chỉ nhờ vào những người trong sạch và không bị ô uế, vì “ngay cả những người có thể bị coi là đáng nghi vấn do lỗi lầm của họ cũng có một điều gì đó để cung hiến mà ta không được bỏ qua” [206]. Nó cũng không phát xuất từ việc phớt lờ các đòi hỏi của xã hội hoặc chế ngự các xáo trộn, vì nó không phải là “một đồng thuận trên giấy tờ hay một nền hòa bình nhất thời cho một thiểu số hài lòng” [207]. Điều quan trọng là tạo ra các diễn trình gặp gỡ, các diễn trình nhằm xây dựng một dân tộc biết chấp nhận các khác biệt. Chúng ta hãy trang bị cho con cái chúng ta bằng các vũ khí đối thoại! Chúng ta hãy dạy chúng chiến đấu cho cuộc chiến văn hóa gặp gỡ tốt đẹp!

Niềm vui thừa nhận người khác

218. Tất cả những điều trên đòi hỏi khả năng biết thừa nhận quyền của người khác được là chính họ và được khác biệt. Sự thừa nhận này, khi trở thành một nền văn hóa, có thể tạo ra một giao ước xã hội. Không có nó, nhiều cách tinh vi có thể được tạo ra nhằm biến người khác trở thành vô nghĩa, không còn liên quan, không có giá trị gì đối với xã hội. Trong khi bác bỏ một số hình thức bạo lực trông thấy, một loại bạo lực khác xảo quyệt hơn có thể bắt rễ: bạo lực của những người coi thường những người khác biệt, đặc biệt khi các yêu cầu của những người này làm tổn hại đến quyền lợi riêng của họ bất cứ cách nào.

219. Khi một bộ phận của xã hội khai thác tất cả những gì thế giới có nghĩa vụ cung ứng, hành động như thể người nghèo không hiện hữu, thì cuối cùng sẽ có hậu quả. Không sớm thì muộn, việc phớt lờ sự hiện hữu và quyền lợi của người khác sẽ bùng nổ dưới một số hình thức bạo lực, thường ít ngờ nhất. Tự do, bình đẳng và tình huynh đệ có thể vẫn chỉ là những lý tưởng cao cả trừ khi chúng được áp dụng cho mọi người. Cuộc gặp gỡ không thể diễn ra chỉ giữa những người nắm giữ quyền lực kinh tế, chính trị hoặc học thuật. Cuộc gặp gỡ xã hội chân chính đòi phải có một cuộc đối thoại dựa trên nền văn hóa được phần lớn dân số chia sẻ. Việc thường xảy ra là các ý tưởng tốt đẹp không được các thành phần nghèo hơn của xã hội chấp nhận vì chúng được trình bày trong một bộ áo văn hóa không phải của họ và họ không thể đồng nhất hóa với nó. Một giao ước xã hội thực tiễn và bao trùm cũng phải là một “giao ước văn hóa”, một giao ước biết tôn trọng và thừa nhận các thế giới quan, các nền văn hóa và các lối sống khác nhau cùng hiện hữu với nhau trong xã hội.

220. Chẳng hạn, các dân tộc bản địa không phản đối sự tiến bộ, nhưng quan niệm của họ là một quan niệm khác về sự tiến bộ, thường mang tính nhân bản hơn so với nền văn hóa hiện đại của các dân tộc phát triển. Văn hóa của họ không phải là một nền văn hóa nhằm mang lại lợi ích cho những kẻ có quyền lực, những người được thúc đẩy tạo ra cho chính họ một loại thiên đường ở ngay trần gian này. Bất khoan dung và thiếu tôn trọng các nền văn hóa đại chúng bản địa là một hình thức bạo lực dựa trên cách nhìn chúng một cách lạnh lùng và mang tính phán xét. Không thể có sự thay đổi đích thực, sâu sắc và lâu dài trừ khi nó bắt đầu từ các nền văn hóa khác nhau, nhất là các nền văn hóa của người nghèo. Một giao ước văn hóa xa lánh lối hiểu độc khối (monilithic) về bản sắc của một nơi chốn đặc thù; nó bao hàm lòng tôn trọng đối với tính đa dạng bằng cách cung ứng các cơ hội thăng tiến và hòa nhập xã hội cho mọi người.

221. Một giao ước như vậy cũng đòi hỏi sự nhận thức ra rằng một số điều có thể bị bác bỏ vì lợi ích chung. Không ai có thể sở hữu toàn bộ sự thật hoặc thỏa mãn mọi mong muốn của mình, vì sự kỳ vọng đó sẽ dẫn đến việc triệt tiêu người khác bằng cách bác bỏ các quyền lợi của họ. Một khái niệm sai lầm về lòng khoan dung phải nhường chỗ cho một chủ nghĩa hiện thực đối thoại về phần những người đàn ông và những người đàn bà biết trung thành với các nguyên tắc của riêng họ trong khi thừa nhận rằng những người khác cũng có quyền làm như vậy. Đây là sự thừa nhận người khác một cách chân chính mà chỉ có tình yêu mới làm cho khả hữu. Chúng ta phải đứng vào vị trí của người khác, nếu chúng ta muốn khám phá ra điều gì là chân chính, hoặc ít nhất có thể hiểu được, trong các động cơ và mối quan tâm của họ.

PHỤC HỒI LÒNG TỐT

222. Chủ nghĩa cá nhân tiêu dùng đã dẫn đến sự bất công lớn. Những người khác bị xem như chỉ là trở ngại cho sự hiện hữu thanh thản của chúng ta; kết cục, chúng ta coi họ như những người làm ta khó chịu và chúng ta ngày càng trở nên hung hãn. Điều này càng đúng hơn trong thời kỳ khủng hoảng, thảm họa và khổ cực, khi chúng ta bị cám dỗ nghĩ theo câu nói cổ thời, “mọi người vì chính mình”. Tuy nhiên, ngay cả những khi đó, chúng ta vẫn có thể quyết định chọn việc nuôi dưỡng lòng tốt. Những người làm như vậy trở thành những ngôi sao rạng sáng giữa bóng tối.

223. Thánh Phaolô mô tả lòng tốt (kindness) như hoa trái của Chúa Thánh Thần (Gl 5:22). Ngài sử dụng chữ Hy Lạp chrestótes, chữ này mô tả một thái độ hòa nhã, dễ chịu và hỗ trợ, không thô lỗ hay xỗ xàng. Những cá nhân có phẩm chất này thường giúp làm cho cuộc sống của người khác dễ chịu hơn, nhất là bằng cách chia sẻ gánh nặng các nan đề, nhu cầu và nỗi sợ hãi của họ. Cách đối xử với người khác này có thể mang nhiều hình thức khác nhau: một hành động tử tế, một sự quan tâm không xúc phạm bằng lời nói hoặc việc làm, một sự sẵn sàng làm nhẹ bớt gánh nặng của họ. Nó bao gồm việc “nói những lời khuyên giải, sức mạnh, an ủi và khuyến khích” chứ không phải “những lời nhằm hạ thấp, gây buồn bã, tức giận hoặc biểu lộ sự khinh bỉ” [208].

224. Lòng tốt giải thoát chúng ta khỏi sự độc ác đôi khi đầu độc các mối liên hệ của con người, khỏi sự lo lắng vốn ngăn cản chúng ta nghĩ đến người khác, khỏi những hoạt động cuồng nhiệt đến quên rằng người khác cũng có quyền được hạnh phúc. Ngày nay, chúng ta thường không có cả thời gian lẫn năng lực để dừng lại và đối xử tốt với người khác, để nói “xin lỗi”, “bỏ quá cho”, “cảm ơn”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một cách lạ lùng, một người tốt bụng bỗng xuất hiện và sẵn sàng gạt mọi sự khác sang một bên để thể hiện sự quan tâm, để ban tặng một nụ cười, để nói một lời động viên, lắng nghe giữa sự thờ ơ chung. Nếu chúng ta nỗ lực hàng ngày để thực hiện chính điều này, chúng ta có thể tạo ra một bầu không khí xã hội lành mạnh, trong đó những hiểu lầm có thể được khắc phục và xung đột được ngăn chặn. Lòng tốt cần được trau dồi; nó không phải là nhân đức tư sản hời hợt. Chính vì nó bao hàm lòng quý mến và tôn trọng người khác, nên một khi lòng tốt trở thành một nét văn hóa trong xã hội, nó sẽ biến đổi lối sống, các mối liên hệ và cách các ý tưởng được thảo luận và so sánh. Lòng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sự đồng thuận; nó mở ra những nẻo đường mới trên đó sự thù địch và xung đột sẽ đốt cháy mọi cây cầu.

Kỳ tới: CHƯƠNG BẢY: CÁC NẺO ĐƯỜNG GẶP GỠ ĐỒI MỚI
 
Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
Thanh Quảng sdb
20:02 25/10/2020
Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe

(ChurchPOP – 25/10/2020)

Bộ phim về cuộc đời của Cha Thánh Maximilian Kolbe bắt đầu được trình chiếu vào đêm thứ Hai ngày 26 tháng 10 tại LA (Los Angeles) dưới tiêu đề “Hai vương miện” (Two Crown). Đây là một cuốn phim đào sâu về cuộc đời và vén mở những sự thật chưa hề được nói tới về vị thánh tuyệt vời và anh hùng Maximilian Kolbe, một linh mục dòng Phanxicô (Franciscan).

“Bộ phim nói về một con người, mà ngoài sức tưởng tượng và không thể tin được vì đã tình nguyện chết thay cho một người bạn, là chồng và là cha ở cùng trại tử thần Auschwitz của Đức! Cha Kolbe là một người đã siêu vượt lên trên mọi biên giới con người để hiến mạng mình thay cho một người khác”.

“Lòng dũng cảm, đức tin và niềm xác tín của cha (Kolbe) đã thực hiện sứ mệnh của mình, làm cha trở thành một người duy nhất và độc nhất được quí mến.”

Phim đã được dàn dựng với sự tham gia của ông “Kazimierz Piechowski, người đã sống với Cha Maximilian trong thời gian ở trại tử thần đó, Ông Kazimierz đã tự thú: “những lời cha [vị thánh] ấy nói với anh ta lúc bấy giờ đã biến đổi anh ta như thế nào và hướng đạo anh ta trong bình diện thiêng liêng trong suốt cuộc đời của anh ta.”

xem một vài cảnh trong phim
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Làm Phép và Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Lưu trú Bệnh nhân của Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa.
Nt. Teresa Ngọc Lễ. OP
09:09 25/10/2020
Sau hơn ba năm tính từ ngày khởi công (24/6/2017) Khu Nhà Lưu trú Bệnh nhân của Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã hoàn thành với biết bao ơn lành của Chúa, từ rất nhiều cố gắng của quý Cha, quý Thầy Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa- Việt Nam, cũng như sự đóng góp của rất nhiều quý ân nhân trong nước cũng như hải ngoại. Vì thế, trong sáng Thứ Bảy, ngày 24/10/2020, để hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Lưu trú Bệnh nhân của Dòng, đã có gần 3000 người, gồm quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, nhân viên y tế phục vụ Phòng khám Thiên An, quý ân nhân, thân nhân của bệnh nhân, các cộng tác viên và những người chăm sóc bệnh nhân của các giáo xứ trong 6 giáo phận, thân nhân các tu sĩ, đặc biệt tất cả tu sĩ của Dòng.

Xem Hình

Ngày hôm nay, trong cùng niềm vui tạ ơn, quý cha, quý thầy cũng mừng kính Bổn Mạng thứ hai của Dòng: Tổng lãnh Thiên Thần Raphael, và cũng là bổn mạng phòng khám Thiên An.

Trước khi cử hành nghi thức Làm Phép Khu Nhà Mới, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận, Thầy Giuse Vương Hoài Đức - Bề Trên Giám Tỉnh, và Cha Giuse Hà Đăng Định- Chánh xứ Giáo xứ Thánh Tâm đã cắt băng khánh thành Khu Nhà Mới. Tiếp sau đó, trước sự hiện diện và hiệp thông của tất cả quý Cha, quý tu sĩ Dòng Gioan Thiên Chúa, quý tu sĩ nam nữ là khách mời, các ân nhân, và quý khách. Đức Cha Gioan đã chủ sự nghi thức làm phép Tòa Nhà và Tượng đài Thánh Gioan Thiên Chúa.

Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Khu Nhà Lưu Trú Bệnh nhân được Đức Cha Phụ Tá Gioan cử hành cùng với đoàn đồng tế gồm quý Viện Phụ, quý Cha Hạt Trưởng và quý Cha.

Trong bài giảng Thánh Lễ, trước khi đi vào suy niệm Lời Chúa trong các bài đọc từ phụng vụ Thánh Lễ, Đức Cha Phụ Tá Gioan đã nhắc lại với cộng đoàn ý nghĩa tạ ơn trong mỗi Thánh Lễ được cử hành và tham dự: nhận được phúc lành từ Thiên Chúa, được đón nhận Lời Chúa và Thánh Thể- nguồn mạch đời sống đời đời của người Kitô hữu. “Mỗi Thánh Lễ là dịp chúng ta được thông hiệp, đón nhận được sự sống đời đời. Và sự trải nghiệm đó được hiện thực ngay trong lúc này.” Tiếp tục sang đến các bài đọc trong phụng vụ mừng kính lễ Bổn Mạng Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael, Đức Cha Phụ Tá đã chia sẻ với cộng đoàn tham dự ba tầng ý nghĩa. Tầng ý nghĩa thứ nhất là mặc khải về Thiên thần Thiên Chúa đồng hành với đời sống mỗi người và mỗi gia đình […] để cho “chúng ta nhận ra rằng, con cái của Chúa không lẻ loi cô độc giữa cuộc đời gian nan này, vì có Chúa hiện diện trong cuộc đời bằng nhiều cách khác nhau.

Tiếp đến, Đức Cha nói đến tầng ý nghĩa thứ hai “điểm đặc biệt nơi tầng ý nghĩa thứ nhất đã đi vào trong Giáo Hội, nhất là đã đi vào trong cuộc đời của Thánh Gioan Thiên Chúa”, giúp Thánh Nhân thực hiện điều Chúa dạy về tình thương yêu đối với những con người khốn khổ là những bệnh nhân, người nghèo, cô thế cô thân như gặp chính Chúa và phục vụ Ngài “Khi xưa Ta đau yếu, ngươi đã chăm nom” (Mt 25,35-36).

Từ linh đạo của Thánh Nhân, Đức Cha đã nhắc đến các tu sĩ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa, khi “các anh em nơi đây cùng chia sẻ linh đạo này lan tràn khắp thế giới, và ngày nay phục vụ rất nhiều các bệnh nhân”. Cụ thể, “riêng nơi Tu viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành này, sự phục vụ các bệnh nhân của các thầy đã dành cho rất nhiều người tại khu vực, và các tín hữu.” Và Đức Cha nhắc đến lịch sử lâu đời của bệnh viện Di Cư Thánh Tâm Hố Nai – hiện tại là Bệnh viện Thống Nhất- do các Thầy Dòng Gioan Thiên Chúa thành lập (1954), và phục vụ cho đến biến cố đất nước 1975, mà vì những thay đổi, các Thầy đã không còn cơ hội để hoàn toàn quản lý và phục vụ. Nhưng Thiên Chúa tuyệt vời lắm thay khi thay thế cho những cái cũ bằng niềm vui mới được Thiên Chúa ban tặng quý Cha, quý Thầy có được Khu Nhà Mới vừa hoàn thành để thi hành linh đạo mà Thánh Gioan Thiên Chúa để lại. Và tầng ý nghĩa thứ ba được Đức Cha rút ra từ bài đọc Tin Mừng với câu chuyện anh bị bại liệt tại hồ Bét-xai-đa để nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu, không chỉ chữa lành phần xác, nhưng còn chữa lành tâm hồn” (x. Ga 5, 1-3a. 5-16 và Mc 2, 1-12)

Đức Cha nhấn mạnh nhiều lần với câu nói, lệnh truyền của Chúa Giê su, “Tội con đã được tha. Anh hãy chỗi dậy, vác chõng mà về”. Đức Cha tiếp, “‘Tội con đã được tha’ là điều đặc trưng mà chúng ta chờ đợi nơi Chúa chúng ta. Vì dù có được khỏi bệnh, thân phận con người không qua được giới hạn cái chết. Chính nhờ ‘Tội con đã được tha’, chúng ta được đưa qua khỏi cái chết, được thông hiệp với Đấng Thánh mà chúng ta tôn thờ.” Và đó chính là sự sống mới trong Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã nói đến, và trải nghiệm, được sống lại với Đức Kitô qua Bí tích Rửa Tội, được thông hiệp với cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, và cho mỗi người “Tội con đã được tha”, và “Hãy vác chõng mà về”. Và rất xác tín, Đức Cha kết luận “Đức Giêsu Kitô mang lại sự sống toàn diện cho chúng ta.”

Kết thúc bài giảng, Đức Cha cầu xin Chúa “ban cho chúng ta nhận ra hồng ân cao quý là người tín hữu đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, ý thức về hồng ân được Chúa –chính Chúa và các Thiên thần của Chúa- đồng hành với chúng ta; và nhận ra hồng phúc khi mỗi ngày được tham dự Thánh Lễ để đón nhận được sự sống đời đời qua Lời Chúa và Thánh Thể Ngài.”

Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ từ Đức Cha Phụ Tá, Thầy Bề Trên Giám Tỉnh đã thay mặt quý tu sĩ Dòng dâng lời tri ân lên Đức Cha, quý Viện Phụ, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn hiện diện hoặc đang hiệp thông từ muôn nơi. Với chặng đường 68 năm hiện diện, tính từ mốc điểm năm 1954 khi quý thầy hiện diện tại Hố Nai với Tu Viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành và Bệnh Viện Di Cư Thánh Tâm Hố Nai, hay còn gọi Bệnh Viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Thầy Giám Tỉnh chia sẻ “Với biết bao thăng trầm hình thành và phát triển, với những biến cố lịch sử của đất nước, chúng con không còn bệnh viện, và những cơ sở còn lại (từ những năm 1955) đã xuống cấp trầm trọng. Vì thế, những bệnh nhân không chỉ là gánh chịu những đau đớn bệnh tật, nhưng còn chia sẻ những bất tiện, chật chội và thiếu thốn.” Và đây chính là những thao thức của quý cha, quý thầy, mặc dù có những thời gian tưởng chừng bế tắc, nhưng giờ đã hiện thực và hoàn tất, để mọi sự “đã sẵn sàng đón tiếp các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân yếu liệt do di chứng tai biến, tai nạn…hoặc cho quý Cha đến dưỡng bệnh.” Những tâm tình tri ân Thiên Chúa cũng như lời cám ơn đến tất cả quý Đức Cha Giáo Phận, quý Cha, và mọi người chắc hẳn không chỉ là tâm tình tạ ơn, tri ân của quý cha, quý thầy Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa, nhưng cũng là của mọi người khi nhìn thấy công trình sống động yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho mọi người có thể được hưởng nhờ.

Khu Nhà Lưu trú bệnh nhân này được xây dựng trên khuôn viên đất của Tu viện Hội Dòng, với diện tích 1.900m2. Công trình Khu Nhà Mới này gồm 6 tầng, bao gồm Nhà Nguyện, phòng mục vụ tư vấn chăm sóc – pastoral care- phòng vật lý trị liệu, các tầng dành cho bệnh nhân lưu trú, căn-teen phục vụ bệnh nhân và cả tầng hầm.

Đây quả thật là niềm vui lớn lao đối với quý Cha, quý Thầy Dòng Trợ Thế Thánh Gioan –Việt Nam vì đã có nơi khang trang, có nhiều điều kiện hơn để các tu sĩ Dòng có thể phục vụ trong việc khám chữa bệnh cho những bệnh nhân, đặc biệt với những bệnh nhân nghèo cần sự trợ giúp. Nhờ đó, Chúa được vinh danh và yêu thương được lan tỏa, những đau khổ của bệnh tật mà bệnh nhân đang gánh chịu được chia sẻ, được chữa trị cả về phần xác lẫn phần hồn khi họ gặp được Chúa qua sự phục vụ của quý cha, quý Thầy Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa này.

Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ và TT. Dòng Gioan Thiên Chúa.
 
VietCatholic TV
Một linh mục trẻ được thụ phong vừa tròn 5 tháng, bị giết thật thảm thương tạ Brazil
Giáo Hội Năm Châu
05:06 25/10/2020

Thỏa thuận Tòa thánh và Trung Quốc.

Đức Hồng Y Parolin cho hay: Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc và tình hình ở Syria là một trong những chủ đề được Quốc vụ khanh Tòa Thánh đề cập đến trong buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thương phụ Bartholomew I, hôm thứ Hai (19/10/2020) tại Đại học Giáo hoàng ở Rome. (Tin Vatican - Amedeo Lomonaco) Liên hệ liên tục giữa Tòa Thánh và Trung quốc Đức Hồng Y Parolin khẳng định nội dung thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn trong vòng bí mật. Nhưng đó là một "bí mật tương đối vì nhiều nội dung đã được biết đến như quyết định gia hạn Thỏa thuận đã được đưa ra trong những ngày qua.

Vì đại dịch Covid-19 có nhiều phức tạp giới hạn của việc đi lại, tuy nhiên đôi bên vẫn tiếp tục thảo luận cùng nhau. Đức Hồng Y cho hay ngài hài lòng về kết quả của những thỏa thuận: thể nói chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi hy vọng sẽ có những cải tiến lien quan đến hoạt động của các điều khoản của Thỏa thuận. Tất nhiên, ĐHY cho biết thêm, cũng có nhiều vấn đề mà thỏa thuận không bao giờ có ý định giải quyết. Trên thực tế, ĐHY Parolin nhấn mạnh, "Chúng tôi không nghĩ rằng Thỏa thuận có thể giải quyết tất cả các vấn đề ở Trung Quốc, Ngài nói: “Có những quy định được áp đặt và liên quan đến các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo Hội Công Giáo.

-Thỏa thuận liên quan đến tình hình của Giáo hội.

Đối với câu hỏi liên quan đến việc liệu Thỏa thuận có “dự đoán một tương lai tái lập quan hệ ngoại giao hay không”, Ngoại trưởng Vatican nói rằng “hiện tại không có cuộc nói chuyện nào liên quan ngoại giao. Chúng tôi đang tập trung vào Giáo hội.” Ngài nhắc lại Hiệp định chưa giải quyết được tất cả các vấn đề và những khó khăn; nhưng ngài hy vọng rằng thông qua đối thoại, đôi bên sẽ đối diện “vì Hiệp định không liên quan đến những quan hệ ngoại giao cũng như không đề cập tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận chỉ đề cập tới những liên quan đến tình hình của Giáo hội, đặc biệt tới một vấn đề cụ thể như việc bổ nhiệm các giám mục”. “Mục đích là sự hợp nhất của Giáo hội, mà trên thực tế đã có những thành quả là tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Đức Thánh Cha. Không còn giám mục nào bất hợp pháp nữa, đối với tôi đây là một bước tiến đáng chú ý. Và từ đây, bắt đầu lại từng bước, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa Giáo hội ở Trung Quốc.

-Các cuộc điều tra tư pháp ở Vatican. Đức Hồng Y Parolin cũng trả lời một câu hỏi về các cuộc điều tra tư pháp gần đây tại Vatican. Cá nhân tôi, tôi chấp nhận tất cả những điều này với một nỗi đau, ĐHY nói và bày tỏ quan điểm rằng ngoài trách nhiệm thiết lập các cuộc điều tra, các sự kiện đó có nguy cơ tạo ra nỗi đau nhức nhối và làm giảm uy tín của các tín hữu. “Nhưng tôi cũng muốn nói thêm,” ngài trích dẫn một ngạn ngữ Trung Hoa: “Đối với tôi, dường như một cây đổ, gây ra nhiều âm hưởng hơn là một khu rừng đang vươn lên. Rừng đang phát triển trong Giáo hội là có rất nhiều điều tốt mà Giáo hội đang thể hiện cho con người. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một điều đang gây “xì can đan” hiếm có, mà quên đi những thực tại, đã là con người, ai cũng có thể vấp ngã.

Đức Tổng Giám Mục lên án các cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo tại Chí Lợi.

Một số nhà thờ ở Chí Lợi đã bị tấn công và cướp phá trong bối cảnh của các cuộc biểu tình. Nhà thờ ở Santiago, Chí Lợi bị đốt ngày 18 tháng 10. Santiago, Chí Lợi – Đức Tổng Giám Mục Santiago đã lên án các cuộc tấn công đốt phá hai nhà thờ vào hôm Chủ nhật (18/10/2020), và kêu gọi người Công Giáo hãy rộng tay và chung tay xây dựng lại các thánh đường đó! Vào ngày 18 tháng 10, các nhóm biểu tình bịt mặt xông vào hai nhà thờ ở thủ đô của Chí Lợi, phóng hỏa đốt nhà thờ thánh Phanxicô Borgia, và Nhà thờ Đức Mẹ Đồng trinh Maria... Cả hai nhà thờ đều là những nhà thờ lâu đời nhất ở Santiago.

Trong khi ngọn tháp của nhà thờ bị sụp đổ, thì những người biểu tình phản đối tụ họp bên ngoài đó reo hò mừng rỡ... Bên trong nhà thờ thánh Phanxicô Borgia đã bị thiêu rụi hoàn toàn, và cả hai ngôi thánh đường này đều có thể sửa chữa lại được. Các cuộc tấn công xảy ra khi những người biểu tình trên khắp đất nước đòi hỏi cải tổ hiến pháp, và đánh dấu một năm các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn diễn ra khắp nơi ở Chí Lợi vào năm ngoái, trong đó bạo loạn cũng đập phá các siêu thị và các cơ sở kinh doanh khác, và các cuộc biểu tình đã khiến cho hơn 30 người bị tử vong! Các cuộc biểu tình được bùng nổ vào tháng 10 năm ngoái ở Santiago vì việc tăng giá vé tàu điện ngầm... Cuộc biểu tình đã lan sang các khu vực khác tham gia vào các cuộc biểu tình, thêm vào lý do khác nữa là chống đối việc bất bình đẳng về y tế sức khỏe. Một số nhà thờ khác ở Chí Lợi cũng bị tấn công và cướp phá trong các cuộc biểu tình này.

Những kẻ bạo loạn đã phóng hỏa đốt nhà thờ thánh Phanxicô Borgia vào tháng Giêng, đã ngăn chặn không cho lính cứu hỏa đến dập tắt ngọn lửa đang thiêu rụi nhà thờ.

Trong một tuyên bố được công bố vào Chủ nhật 18/10/2020, Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós đã lên án các vụ tấn công. Ngài nói: “Bạo lực tự nó đã là xấu xa, và bất cứ ai gieo rắc bạo lực sẽ chỉ gặt hái

được sự hủy diệt, đau khổ và chết chóc. Chúng ta đừng bao giờ biện minh cho bất kỳ sự bạo lực nào” dù vì mục đích chính trị hoặc xã hội. Người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất" bởi những hành động phá hoại này, Đức Tổng Giám Mục nói, khi ngài chia sẻ tình đoàn kết với giáo dân của cả hai nhà thờ bị đốt phá này! Đức Tổng Giám Mục Aós kêu gọi người Công Giáo đừng đánh mất niềm tin

hay hy vọng, bởi vì “tình yêu thì mạnh mẽ hơn”. Ngài nói: “Chúng ta không biện minh cho điều không chính đáng. Thiên Chúa không muốn bạo lực. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các hành vi tha thứ và dấn thân vì chúng ta là một cộng đồng đức tin.”

Một linh mục trẻ được thụ phong vừa tròn 5 tháng đã bị giết thật thảm thương tại Brazil.

Theo Thông tấn xã Fides loan đi từ Caratinga thì Giáo phận Caratinga vô cùng thương tiếc loan tin về cái chết bi thương của cha Adriano da Silva Barros, cha phó giáo xứ São Simão, ở Simonésia. Cha Adriano đã mất tích vào chiều ngày 13 tháng 10, lần cuối giáo dân thấy cha ở Reduto. Đêm 14/10, thi thể bất động bị cháy đen của cha được tìm thấy ở khu vực lân cận của vùng Manhumirim. Giả thuyết “cha bị một nhóm cướp vũ trang cướp rồi thủ tiêu!” đang được cơ quan cảnh sát điều tra”. Đó cũng là thông báo của giáo phận Caratinga, Brazil, về cái chết rất thương tâm của linh mục Adriano. Tuyên cáo được gửi cho Thông tấn xã Fides là: Trong niềm hy vọng phục sinh, chúng tôi chúc tụng Chúa, vì thiên chức vụ linh mục của cha Adriano, cha đã sống đời linh mục với lòng sốt mến và nhiệt thành, trong năm tháng ngắn ngủi từ khi cha được thụ phong vào ngày 3/5/2020. Theo tin của cảnh sát thì cha Adriano da Silva Barros 36 tuổi, bị giết bằng dao, và sau đó thi thể của ngài bị thiêu đốt đi! Một nông dân ở vùng nông thôn Manhumirin, đã phát hiện ra đám cháy và đã thông báo cho cảnh sát! Tang lễ của cha sẽ được cử hành vào thứ Năm ngày 15’’10/2020 tại giáo xứ Martins Soares, quê hương của ngài, do Đức Cha Emanuel Messias de Oliveira, Giám mục Caratinga chủ tế và cùng đồng tế có các linh mục trong giáo phận.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hòa bình và ổn định ở Libya

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hiệu quả của các cuộc đàm phán quốc tế nhằm ngăn chặn các hành động thù địch ở Libya và mở ra tương lai hòa bình cho đất nước. Chúa nhật 18/10/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kết án cuộc hiềm thù và xung đột đã xảy ra nhiều năm ở Libya và cầu nguyện cho các cuộc đàm phán hòa bình đạt được kết quả ở cấp độ quốc tế. ĐTC hướng tâm tư của ngài tới một nhóm ngư dân Ý và Tunisia, những người đã bị các tàu tuần tra của Libya bắt giữ vào ngày 1 tháng 9, bị buộc tội đánh cá trong lãnh hải của Libya, và nay đang bị giam giữ ở Benghazi. Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói "Tôi cầu nguyện cho các cuộc đàm phán khác nhau đang

diễn ra ở cấp độ quốc tế, mang lại một tương lai hòa bình cho Libya." ĐTC nói: “Đã đến lúc phải chấm dứt mọi hình thức thù địch và khuyến khích đối thoại nhằm đạt được hòa bình và ổn định cho đất nước. Đề cập đến hoàn cảnh của những ngư dân và sự cảm thông của ĐTC với gia đình của họ, ĐTC mời gọi những người có mặt tại quảng trường cùng nhau cầu nguyện cho các ngư dân và cho đất nước Libya.

ĐTC nói: Tôi muốn nhắn gửi lời động viên và hỗ trợ tới những ngư dân bị bắt hơn một tháng trước đây ở Libya và gia đình của họ ngài cầu xin Đức Mẹ Sao Biển ban cho họ hy vọng, họ sẽ sớm được tha và đoàn tụ cùng những người thân yêu của họ.
 
Tin vui: Giáo Hội có thêm 13 Tân Hồng Y. Tin buồn: Việt Nam vừa mất cơ hội có vị nhận được mũ đỏ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 25/10/2020


Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ tấn phong thêm 13 vị tân Hồng Y, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Washington Wilton Gregory, tại một buổi cầu nguyện vào ngày 28 tháng 11, ngay trước Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng.

Đức Cha Gregory, người được bổ nhiệm làm Tổng giám mục thủ đô Washington vào năm 2019, sẽ trở thành vị Hồng Y da đen đầu tiên của Hoa Kỳ.

Các vị Hồng Y khác được bổ nhiệm bao gồm Đức Cha Mario Grech Giám Mục Malta, là người đã trở thành tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 9 vừa qua, và Đức Cha Marcello Semeraro, người Ý, là vị vừa được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào đầu tháng này.

Cũng nhận chiếc mũ đỏ là linh mục dòng Phanxicô Capuchin Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng từ năm 1980 đến nay. Ở tuổi 86, ngài sẽ không đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.

Những vị khác sẽ được tấn phong Hồng Y bao gồm Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós Braco của tổng giáo phận Santiago, Chí Lợi; Đức Tổng Giám Mục Antoine Kambanda của Kigali, Rwanda; Đức Tổng Giám Mục Jose Fuerte Advincula của Capiz, Phi Luật Tân; và Đức Cha Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei.

Cũng được nâng lên hàng Hồng Y còn có Đức Tổng Giám Mục Augusto Paolo Lojudice, cựu Giám Mục Phụ Tá Rôma và là Tổng Giám mục đương nhiệm của Siena-Colle di Val d’Elsa-Montalcino, Ý; và Cha Mauro Gambetti, Bề trên của Tu viện Assisi.

Cùng với Cha Cantalamessa, Đức Thánh Cha đã nêu tên ba vị khác sẽ nhận được chiếc mũ đỏ nhưng không thể bỏ phiếu trong cơ mật viện bầu Giáo Hoàng, đó là Đức Cha Felipe Arizmendi Esquivel Giám Mục Hiệu Tòa của San Cristóbal de Las Casas, Chiapas, Mễ Tây Cơ; Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên Thường trực tại Liên hợp quốc và các Cơ quan chuyên môn tại Geneva; và Đức Ông Enrico Feroci, linh mục quản xứ Santa Maria del Divino Amore tại Castel di Leva, Rôma.

Như vậy, vào ngày 28 tháng 11 sắp tới sẽ có thêm 9 Tân Hồng Y cử tri và 4 Tân Hồng Y quá tuổi bầu Giáo Hoàng.

Hiện nay, Giáo Hội có 219 Hồng Y trong đó có 120 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng. Trước công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11, Đức Hồng Y Donald Wuerl, nguyên Tổng Giám Mục Washington sẽ tròn 80 vào ngày 12 tháng 11.

Như thế, sau lễ tấn phong, Giáo Hội có 232 Hồng Y trong đó, 128 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y tân cử Gregory đã gây chú ý vào tháng 6 năm nay, khi ngài chỉ trích mạnh mẽ chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Đền thờ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Washington, D.C., trong bối cảnh đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Đức Hồng Y tân cử Gregory từng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2004. Ngài là Tổng Giám Mục Atlanta từ năm 2005 đến năm 2019.

Vào mỗi dịp đầu năm, tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, đều đưa ra những nhận định về các hoạt động của Đức Giáo Hoàng trong năm mới. Theo thông lệ đó, năm nay tờ La Croix cũng đưa ra một bài nhận định nhan đề “Pope Francis begins the most important year of his pontificate - Curia reform, new cardinals and trips to unexpected places will shape pope's 2020”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu năm quan trọng nhất trong triều Giáo Hoàng của mình - Cải cách Giáo Triều, các tân Hồng Y và những chuyến đi đến những nơi bất ngờ sẽ định hình năm 2020 của Đức Giáo Hoàng”. Tác giả bài viết là Robert Mickens, phóng viên thường trú của tờ La Croix tại Rôma.

Theo phân tích của báo này Việt Nam có nhiều triển vọng có tân Hồng Y trong năm nay. Tuy nhiên, với quyết định hôm Chúa Nhật 25 tháng 10 của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta lại vừa mất thêm một cơ hội.


Source:Catholic News Agency

 
Bi thảm: Người Công Giáo quỳ gối trên quảng trường Thánh Phêrô xin ĐTC làm rõ các nhận xét của ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 25/10/2020

1. Hàng chục người Công Giáo quỳ gối tại quảng trường Thánh Phêrô xin Đức Thánh Cha minh xác các nhận xét của ngài



Chiều thứ Bẩy 24 tháng 10, hàng chục người Công Giáo đã quỳ gối cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô để thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh xác những nhận xét liên quan đến các kết hiệp dân sự trong khi các phương tiện truyền thông và các chính trị gia trên thế giới tiếp tục giải thích những nhận xét ấy là một thay đổi đáng kể trong giáo huấn của Giáo Hội.

Nhóm anh chị em này phần lớn là những người trẻ do giáo dân người Áo Alexander Tschugguel dẫn đầu. Anh là người đã trở nên nổi tiếng vào năm ngoái sau khi ném các bức tượng gỗ Pachamama xuống sông Tiber trong thời gian xảy ra Thượng Hội Đồng Amazon. Họ đã tụ tập dưới bóng của Đền Thờ Thánh Phêrô vào khoảng 5 giờ chiều, nơi họ đứng và quỳ xuống cầu nguyện trong im lặng.



Trước mặt họ, bên cạnh hàng rào bao quanh quảng trường, những người tham gia giơ một biểu ngữ lớn có nội dung: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu cầu ngài minh xác về các kết hiệp dân sự đồng tính”. Hiến binh Vatican đã cho phép trưng bày trong 10 phút trước khi yêu cầu gỡ xuống.

Hiếm có một biểu ngữ lớn như thế này lại được phép trưng bày gần quảng trường và nổi bật như vậy.

Sáng kiến này là để đáp lại những nhận xét của Đức Phanxicô, được đưa ra trong một bộ phim tài liệu mới có tên Francesco, trong đó ngài lên tiếng ủng hộ một luật liên quan đến các kết hiệp dân sự. Bất kể các chỉ trích gay gắt từ nhiều thành phần trong Giáo Hội, đến nay Vatican vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích hoặc phản hồi nào về các bình luận.

Các nhà phê bình cho rằng những lời bình luận của Đức Phanxicô, mặc dù được thể hiện dưới dạng quan điểm cá nhân, cho thấy sự phá vỡ giáo huấn của Giáo hội liên quan đến các kết hiệp dân sự đồng tính, đặc biệt là một tài liệu năm 2003 của Bộ Giáo Lý Đức Tin phản đối rõ ràng các thứ kết hiệp này. Họ đã yêu cầu ngài lên tiếng minh xác quan điểm của mình.

Các chính trị gia và giới truyền thông cũng bóp méo bình luận của ngài để gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng không chỉ ngầm tán thành lối sống đồng tính mà còn cả việc nhận con nuôi đồng tính, là cả hai điều mà ngài đã kiên quyết phản đối trong quá khứ.



Anh Tschugguel, người dẫn đầu buổi cầu nguyện cho biết:

“Vấn đề với câu nói này của Đức Giáo Hoàng là nó đã được sử dụng để đưa ra một chương trình nghị sự bài Công Giáo một cách tàn bạo.” Anh đặc biệt đề cập đến Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, là người mà hôm thứ Năm đã yêu cầu quốc hội nước này thảo luận về “hôn nhân đồng giới”, khi trích dẫn nhận xét của Đức Giáo Hoàng. “Maduro bây giờ cảm thấy được trao quyền để thực hiện bước tiến táo bạo này,” Tschugguel nói.

Những người ủng hộ dự luật kết hiệp dân sự ở Phi Luật Tân, bao gồm cả Tổng thống Rodrigo Duterte, cũng đã sử dụng nhận xét của Đức Giáo Hoàng để giúp thúc đẩy thông qua dự luật này, trong khi ít nhất một tờ báo được lưu hành rộng rãi ở Anh đã giải thích những nhận xét của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự đồng tính, như một lời chúc phúc cho các “đám cưới đồng tính”.

Tschugguel nói rằng anh tin rằng Đức Giáo Hoàng không nghĩ như các phương tiện truyền thông đang tường thuật và đã đề cao hôn nhân truyền thống giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, “Điều đó không quan trọng. Chúng tôi biết rằng ngài không nghĩ như người ta tường thuật, nhưng truyền thông trên toàn thế giới, từ một tờ báo nhỏ cho đến các tờ báo lớn, đã không nói điều này. Họ không nói rằng đó không phải là một sự thay đổi tín lý, nhưng họ đều nói rằng nó có thể có nghĩa là một sự thay đổi giáo huấn của Giáo Hội”.

Khoảng 50 người tham gia, bao gồm một nhóm 15 người Áo từ 20 đến 30 tuổi đã lái xe từ Vienna đến Rôma cũng như những người thuộc nhiều quốc tịch khác. Họ quỳ gối trong nửa giờ trong lời cầu nguyện im lặng ở quảng trường và kết thúc bằng kinh Salve Regina, tức là kinh Lạy Nữ Vương.

Tschugguel nói: “Chúng tôi cầu nguyện vì nếu bạn cầu xin bất cứ điều gì mà không có lời cầu nguyện đi kèm thì điều đó sẽ ra vô ích”.

“Chúng tôi không muốn bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra vì hành động của chúng tôi ngày hôm nay,” anh nói thêm. “Chúng tôi chỉ muốn kính xin Đức Thánh Cha cho chúng tôi biết rõ về điều này.”


Source:National Catholic Register


2. Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu xác nhận Amy Coney Barrett vào ngày thứ Hai 26 tháng 10

Hôm thứ Năm 22 tháng 10, Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã bỏ phiếu đề cử Amy Coney Barrett lên Tòa án Tối cao, và do đó, thiết lập một cuộc bỏ phiếu xác nhận cuối cùng của toàn thể Thượng Viện Hoa Kỳ. Các thành viên đảng Dân chủ đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện và không tham dự.

Như thế, cho đến nay các mốc thời gian chính yếu đã diễn ra như sau:

Lúc 5g chiều ngày thứ Bẩy 26 tháng 9 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện, qua đó tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ và ông hy vọng sẽ tạo ra một động lực cần thiết cho nỗ lực tái tranh cử của mình.

Việc đề cử này đã khởi động một tiến trình xác nhận rất được người Công Giáo và những người chủ trương phò sinh mong đợi trong một thời gian căng thẳng chưa đầy sáu tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.

Đề cử của Barrett đã được chuyển đến Thượng viện, nơi các thành viên của Ủy ban Tư pháp nghe lời khai của cô, đặt câu hỏi và gọi các nhân chứng, như một phần của quá trình “Advice and Consent”, nghĩa là “Tư vấn và Chuẩn thuận” được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Sau các phiên điều trần này, lúc 1 giờ thứ Năm 22 tháng 10, ủy ban đã bỏ phiếu để gửi đề cử này đến toàn bộ Thượng viện một cách thuận lợi. Có 22 thành viên trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện bao gồm 12 Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa và 10 Thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ. Tất cả 10 Thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ đều không có mặt và tất cả 12 Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa đã đồng thanh đề cử Amy ra toàn thể Thượng viện để bỏ phiếu xác nhận vào ngày thứ Hai 26 tháng 10.

Các xác nhận gần đây về việc đề cử vào Tòa án Tối cao cho thấy toàn bộ quy trình thường kéo dài từ hai đến ba tháng. Lãnh đạo đa số tại Thượng Viện Mitch McConnell của Đảng Cộng Hòa đơn vị Kentucky và chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã làm hết sức của họ để việc xác nhận cô Amy Barrett diễn ra trước cuộc bầu cử 3 tháng 11.

Barrett là thẩm phán Công Giáo tại Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ thứ bảy. Một bà mẹ bảy con, trước đây cô là giáo sư luật tại Đại học Notre Dame. Nếu được xác nhận với Tòa án Tối cao, cô ấy sẽ là người Công Giáo thứ sáu trên băng ghế của Tòa Án Tối Cao.

Jeannie Mancini, chủ tịch của March for Life, đã ca ngợi các lá phiếu tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện và kêu gọi cầu nguyện cho cô Amy Barrett trong cuộc bỏ phiếu ngày 26 tháng 10.


Source:Catholic News Agency

3. Tòa Thánh và Trung Quốc gia hạn hiệp định tạm thời thêm hai năm.

Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã thông báo rằng Hiệp định Tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục được gia hạn thêm hai năm.

Thông cáo Báo chí viết: “Xét thấy việc thực hiện Hiệp định nói trên - cơ bản về mặt giáo hội và mục vụ - là tích cực, nhờ sự thông tin và hợp tác tốt giữa các bên về các vấn đề đã thỏa thuận, Tòa Thánh muốn tiếp tục cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng vì lợi ích của đời sống Giáo Hội Công Giáo và những điều tốt đẹp của người dân Trung Quốc.”

Thông cáo báo chí được đăng cùng với một bài viết trên báo Quan sát viên Rôma, trong đó giải thích các lý do về quyết định này của Tòa Thánh. Bài báo viết: “Hai bên đã đánh giá các khía cạnh khác nhau của việc thi hành Hiệp định và đã đồng ý, thông qua việc trao đổi chính thức biên bản, rằng sẽ gia hạn hiệp định thêm hai năm, cho đến ngày 22 tháng 10 năm 2022”.

Thông cáo cho rằng mục đích chính của Hiệp định “là hỗ trợ và thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng” ở Trung Quốc “bằng cách khôi phục sự hiệp nhất đầy đủ và hữu hình của Giáo hội”. Vấn đề bổ nhiệm các giám mục và sự hiệp nhất của các giám mục với Người kế vị thánh Phêrô “có tầm quan trọng sống còn đối với đời sống của Giáo hội, cả ở mức độ địa phương và hoàn vũ”. Chính yếu tố này đã “truyền cảm hứng cho các cuộc đàm phán và là điểm tham chiếu trong việc soạn thảo văn bản của Hiệp định”, để đảm bảo “dần dần sự hiệp nhất về đức tin và sự hiệp thông giữa các giám mục cũng như sự phục vụ đầy đủ cho cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc. Hôm nay, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Giám mục Rôma và nhờ việc thực hiện Hiệp định, sẽ không còn việc truyền chức trái phép nữa”.


Source:Catholic News Agency

4. Tuyên bố của Đức Hồng Y Raymond Burke về nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các kết hiệp dân sự

Bộ phim tài liệu “Francesco” đã và đang tiếp tục gây ra những hoang mang rất lớn. Đức Hồng Y Raymond Burke, nguyên chánh án Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh cho rằng những nhận xét được nêu ra trong cuốn phim áp đặt lên các mục tử cho các linh hồn bổn phận lương tâm là phải đưa ra các minh định phù hợp và cần thiết.

Nguyên bản tiếng Anh tuyên bố của ngài có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Ngày 22 tháng 10 năm 2020

Các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đã đưa tin với một sự nhấn mạnh đặc biệt, như một sự thay đổi truyền thống, tin tức theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng những người trong tình trạng đồng tính luyến ái, là con cái của Chúa, “có quyền có một gia đình” và “Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”. Hơn nữa, họ viết rằng ngài đã tuyên bố: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”. Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Evgeny Afineevsky, đạo diễn của một bộ phim tài liệu “Francesco” được công chiếu vào ngày 21 tháng 10 năm 2020, nhân dịp Liên hoan phim Rôma (Festa del Film di Roma).

Những tuyên bố như vậy gây ra sự hoang mang lớn và tạo ra sự nhầm lẫn và lầm lạc cho các tín hữu Công Giáo, vì chúng đi ngược lại với giáo huấn của Sách Thánh và Thánh Truyền, và Huấn quyền gần đây mà qua đó Giáo hội bảo vệ, trân trọng và giải thích toàn bộ kho tàng đức tin chứa đựng trong Sách Thánh và Thánh Truyền. Chúng gây ra sự ngạc nhiên và nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo hội nơi những người thiện chí, những người chân thành muốn biết những gì Giáo Hội Công Giáo dạy. Những nhận xét như thế áp đặt lên các mục tử cho các linh hồn bổn phận lương tâm là phải đưa ra các minh định phù hợp và cần thiết.

Trước hết, bối cảnh và thời điểm của những tuyên bố như vậy khiến chúng không có bất kỳ trọng lượng nào của huấn quyền. Những tuyên bố ấy chỉ nên hiểu một cách chính xác là những ý kiến riêng tư đơn sơ của người đưa ra. Những tuyên bố này, hoàn toàn không ràng buộc lương tâm của các tín hữu, những người có nghĩa vụ phải tuân thủ nhiệm nhặt những gì Sách Thánh và Thánh Truyền, cũng như Huấn quyền thông thường của Giáo hội dạy về vấn đề được đề cập. Đặc biệt, cần lưu ý những điều sau.

1. “Căn cứ vào Sách Thánh, trong đó trình bày những hành vi đồng tính luyến ái như những hành vi thác loạn nghiêm trọng, Truyền thống Giáo Hội luôn tuyên bố rằng 'những hành vi đồng tính về bản chất là rối loạn' “ (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2357; Bộ Giáo Lý Đức Tin, Persona humana, “Tuyên bố về một số vấn đề liên quan đến đạo đức tình dục, số VIII [1]), vì chúng trái với quy luật tự nhiên, đóng kín với ân sủng sự sống và không có sự bổ sung tình cảm và tình dục thực sự. Do đó, chúng không thể được chấp thuận.

2. Có những khuynh hướng đặc biệt và đôi khi sâu xa của con người, đàn ông và đàn bà, trong tình trạng đồng tính luyến ái, mà đối với họ là một thử thách. Mặc dù bản thân những khuynh hướng ấy có thể không cấu thành tội lỗi, nhưng vẫn thể hiện một khuynh hướng rối loạn khách quan (Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 2358; Bộ Giáo lý Đức tin, Homosexualitatis problemma, “ Thư gửi các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo về việc Mục vụ Chăm sóc Người Đồng tính luyến ái, số 3 [2]). Do đó, những người đồng tính nên đón nhận với sự tôn trọng, từ bi và nhạy cảm, tránh mọi sự phân biệt đối xử bất công. Đức tin Công Giáo dạy người tín hữu ghét tội lỗi nhưng phải yêu kẻ tội lỗi.

3. Các tín hữu, và đặc biệt là các chính trị gia Công Giáo phải phản đối việc công nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính (Bộ Giáo lý Đức tin, Các Cân nhắc về Đề xuất đưa ra Sự Công nhận Hợp pháp cho Các kết hiệp giữa Những Người Đồng tính, Các câu hỏi đa dạng, số 10 [3]). Quyền lập gia đình không phải là một quyền riêng tư để biện minh oan nhưng phải phù hợp với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã muốn con người có sự khác biệt về giới tính, “Người đã tạo ra họ có nam và nữ” (St 1: 27), do đó gọi là con người là người nam và người nữ, để di truyền sự sống. “Bởi vì các cặp vợ chồng kết hôn bảo đảm sự kế thừa của các thế hệ và do đó đặc biệt là vì lợi ích cộng đồng, luật dân sự ban cho họ sự công nhận về mặt thể chế. Trái lại, các kết hiệp đồng tính không cần có sự quan tâm cụ thể từ quan điểm pháp lý vì họ không thực hiện chức năng này vì thiện ích chung”. (Thượng dẫn, số 9 [4]). Nói về kết hiệp đồng tính, theo nghĩa giống như sự kết hiệp vợ chồng của những người đã kết hôn, trên thực tế, là một sai lầm sâu sắc, bởi vì không thể có sự kết hợp như vậy giữa những người cùng giới tính. Liên quan đến việc thực thi công lý, những người trong tình trạng đồng tính luyến ái, trong tư cách là các công dân, luôn có thể sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Đó là nguồn gốc của nỗi buồn sâu sắc nhất và mối quan tâm mục vụ bức xúc khi các ý kiến riêng tư được báo chí nhấn mạnh và quy cho Đức Thánh Cha Phanxicô không phù hợp với giáo huấn liên tục của Giáo hội, như được bày tỏ trong Sách Thánh và Thánh Truyền và được bảo vệ, trân trọng và giải thích bởi Huấn quyền. Đáng buồn và đáng lo ngại không kém là tình trạng hỗn loạn, bối rối và sai lầm mà những nhận xét ấy gây ra cho các tín hữu Công Giáo, cũng như tai tiếng mà chúng gây ra, một cách tổng quát, khi tạo ra ấn tượng hoàn toàn sai lầm rằng Giáo Hội Công Giáo đã có một sự thay đổi truyền thống, nghĩa là đã thay đổi cách giảng dạy từ ngàn đời về những vấn đề cơ bản và quan trọng như vậy.

+ Đức Hồng Y Raymond Leo Burke

Rôma, ngày 22 tháng 10 năm 2020

1] “... suapte intrinseca natura esse inordinatos.” Sacra Congregatio pro Doctrina Fidei, Declaratio, Persona humana, “De quibusdam quaestionibus ad sexualem ethicam spectantibus,” 29 Decembris 1975, Acta Apostolicae Sedis 68 (1976) 85, n. 8. English Translation, p. 5, VIII.

[2] Cf. Congregatio pro Doctrina Fidei, Epistula, Homosexualitatis problema, “Ad universos catholicae Ecclesiae episcopos de pastorali personarum homosexualium cura,” 1 Octobris 1986, Acta Apostolicae Sedis 79 (1987) 544, n. 3. English Translation, pp. 1-2, no. 3.

[3] Congregatio pro Doctrina Fidei, Nota, Diverse quaestioni concernenti l’omosessualità, “De contubernalibus eiusdem sexus quoad iuridica a consectaria contubernii,” 3 Iunii 2003, Acta Apostolicae Sedis 96 (2004) 48, n. 10. English translation: English Translation, pp. 5-6, no. 10.

[4] “Poiché le coppie matrimoniali svolgono il ruolo di garantire l’ordine delle generazioni e sono quindi di eminente interesse pubblico, il diritto civile conferisce loro un riconoscimento istituzionale. Le unioni omosessuali invece non esigono una specifica attenzione da parte dell’ordinamento giuridico, perché non rivestono il suddetto ruolo per il bene comune.” Ibid., 47, n. 9. English translation: Ibid., p. 5, no. 9.


Source:Cardinal Burke