Phụng Vụ - Mục Vụ
Cho tình yêu lên ngôi
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:44 27/10/2023
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
Cái đáng sợ trên hết mọi cái đáng sợ trong cuộc đời là sự nghèo đói tình thương, là vô cảm, chai cứng trước nỗi đau của đồng loại.
Giữa xã hội mà khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, thì hình như khoảng cách của tình người cũng không khó nhận ra. Từ đó, lối sống vô cảm như đang ngày càng phổ biến, ngày càng lan rộng.
Nghèo đói tình thương nên chiến tranh chưa bao giờ kết thúc. Nghèo đói tình thương nên cảnh “người ăn không hết, kẻ lần không ra” nhan nhãn trong cuộc sống. Nghèo đói tình thương nên có quá nhiều bệnh nhân phải chết vì những căn bệnh đáng ra không chết. Nghèo đói tình thương nên những xung đột, những cãi vã, những tranh giành vẫn xảy ra hàng ngày…
Vì nghèo đói tình thương, những vụ thảm sát hàng loạt ngày càng nhiều; những bạo hành trong gia đình, trong học đường đủ các kiểu. Cả những tội ác rùng rợn: giết xong rồi phanh thây, những phần thân thể bị phanh ấy bị quăng vươn vãi nhiều nơi...
Những bà mẹ, những ông bố sẵn sàng nạo phá thai, sẵn sàng đem bỏ trẻ sơ sinh ở hố rác, ở dưới cống. Tàn độc hơn, có kẻ còn ném con mới ra đời từ tầng cao của tòa nhà như ném một cái vỏ chai, không một chút xót thương...
Người ta có thể thấy cái ác hiện diện mọi nơi mọi chỗ: trên đường phố, ngoài chợ, trong nhà hàng, nơi riêng tư, nơi công cộng, trong gia đình, nơi nhà giam, nơi bệnh viện, nơi công quyền, nơi tòa án, nơi mảnh đất vườn rau của những người hiền lành chất phác, trong lương tâm con người, trong lương tâm cán bộ, thậm chí trong nhà tu và cả trong lương tâm một số người tu trì...
Chắc chắn không ai mà không ngỡ ngàng vì mức độ tàn ác trong ngành giáo dục: Thầy lạm dụng trò; thầy cô giáo tấn công học trò, học trò tấn công nhau và tấn công thầy cô giáo trở thành hiện tượng thường xuyên, đáng báo động, đáng xem là hiện tượng dị thường đang trở thành cú đấm, đấm mạnh, đấm thẳng vào hai tiếng "giáo dục" và cả ngành giáo dục.
Không ai ngờ, trong các trường học, những kẻ chỉ mới độ tuổi trăng tròn mà hành động của họ chẳng khác hành động của những kẻ đứng trong hàng ngũ khủng bố quốc tế... Càng đau xót, càng thấy rùng mình khiếp sợ hơn khi nghĩ về tương lai. Chuyện gì xảy ra nếu những kẻ mà hôm nay đang mặc chiếc áo thư sinh, lại chứa trong lòng đầy "chất ác", sẽ bước chân vào xã hội, sẽ bon chen vì miếng cơm manh áo hằng ngày?
Sao con người mà lại có thể dành cho nhau đầy sự dữ như thế? Chỉ có thể là do tình yêu vắng bóng trong trái tim của họ. Yêu thương mà vắng bóng thì đó là môi trường tốt để sự ác có thể tự do tung hoành. Yêu thương mà vắng bóng thì lòng người chẳng khác loài thú hoang...
Để đòi tình yêu cho thế giới và cho từng con người, Chúa dạy những kẻ muốn gài bẫy Chúa là chính các nhóm Biệt phái và Saducêô, cũng như bản thân người thông luật đang đối diện với Chúa, và cũng là giáo huấn quan trọng dành cho thế giới và các Kitô hữu hôm nay, Chúa không ngần ngần ngại nối kết hai giới răn của Cựu Ước trong một bài học duy nhất:
"Hãy YÊU MẾN ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi với tất cả lòng dạ của ngươi, với tất cả linh hồn của ngươi và với tất cả sức lực của ngươi" (Đnl 6, 5); và "YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN của ngươi như chính ngươi" (Lv 19, 18).
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI, đó không chỉ là mệnh lệnh, không chỉ là giới răn, không chỉ là giáo điều buộc phải giữ, mà đó còn là lời hiệu triệu, lời đòi buộc, lời kích động tâm hồn, lời mang sứ điệp gấp rút, dành cho hết mọi tâm hồn, dù chai cứng hay mềm mỏng.
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI, vừa để thế giới có trật tự hòa bình; để cuộc sống tăng thêm nét đẹp, đáng sống; để nhân loại bớt oằn oại; để những rát buốt tâm can được xoa dịu, để tình yêu được nhân rộng và phủ đầy, phủ kín; nhưng cũng vừa để bản thân vui hơn, bình an hơn, chạm đến gần sự sống của Chúa hơn, hạnh phúc và niềm vui sống sẽ trỗi dậy và vươn cao trong từng cá nhân cũng như trong đời sống chung…
Hãy yêu như Chúa vẫn yêu. Trong mọi sự, mọi hoàn cảnh, hãy đặt tình yêu lên hàng đầu, hãy lấy tình yêu làm chuẩn mực, hãy tựa vào tình yêu mà giải quyết, hãy nhân danh tình yêu mà hành động, hãy trao đi bằng tình yêu, và chỉ một mực lấy tình yêu mà cư xử, mà thể hiện, mà đong đếm...
Luôn luôn ý thức rằng: dù nín lặng, hãy nín lặng trong yêu thương; dù phải nói, hãy nói trong yêu thương; dù sửa lỗi chính mình hay sửa lỗi người bên cạnh, hãy sửa trong yêu thương; dù phải trách móc, hãy trách móc trong yêu thương; dù khen tặng, hãy khen tặng trong yêu thương; dù ra đi hay ở lại, thì đều phải lấy yêu thương làm trọng; dù làm gì, nói gì, hành động gì, nghĩ suy gì, thì tất cả không bao giờ được đứng ngoài tình yêu thương...
Hãy luôn khắc ghi lời Chúa Giêsu kết luận cho Tin Mừng hôm nay: Sách Thánh có dạy gì thì cũng chỉ xoay quanh tình yêu. BỞI TOÀN THỂ LỀ LUẬT VÀ CÁC TIÊN TRI ĐỀU TÓM LẠI NƠI GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG!!
28/10: Sứ Mạng và Ơn Gọi cuộc đời – Kính Thánh Simon và Giuđa Tông Đồ - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
02:39 27/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Nhiệt Thành, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.
Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:42 27/10/2023
37. Đức trinh khiết xuất phát từ hôn phối giống như hoa trái xuất phát từ cây cối và hạt lúa mì xuất phát từ bông lúa mì.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 27/10/2023
85. THƯỢNG THƯ BẢY TUỔI
Công nguyên năm 501, Tiêu Diễn công phá Kiến Đường là thủ đô nước Tề, tự lập làm Lương Võ đế.
Một hôm, triệu nguyên thái thú Ngô Hưng nước Tề là Viên An đến yết kiến. Viên An lúc thành bị phá thì không chịu đầu hàng, rất có chút hào khí làm cho Tiêu Diễn rất thú vị.
Lương Võ đế nói với Viên An:
- “Lúc tóc ông chưa đen thì Tề Minh đế đã bái ông làm thượng thư, đến hôm nay tôi mới dùng ông, tự mình cảm thấy rất xấu hổ”.
Viên An thấy mục đích đã đạt được không như lần trước bèn nói:
- “Năm nay bệ hạ bốn mươi tuổi, tôi bốn mươi bảy tuổi, nếu trở lui bốn mươi năm thì bệ hạ mới sinh ra, như vậy không phải tôi mới bảy tuổi đã làm thượng thư sao? Vậy thì còn tính chậm thế nào được chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 85:
Cái hay của Lương Võ đế chính là nhận biết mình có khuyết điểm khi chậm dùng người tài, cái hay của Viên An là biết nói lời an ủi cách sảng khoái mà không làm cho nhà vua cảm thấy mất mặt…
Có một vài cha sở vì sỉ diện mà không thích “dùng” giáo dân có tài để phụ giúp cho mình trong việc quản lý nhà xứ, bởi vì các ngài cho rằng mình là linh mục tài năng đầy mình không cần đến họ, nhưng khi nhân tài giáo dân bỏ đi qua chỗ khác phục vụ thì các ngài lại bắn tiếng không hài lòng, thế là cha con kình cự nhau mất hoà khí…
Có một vài giáo dân thấy mình tài giỏi mà cha sở kkhông “để ý” tới thì buồn và bực bội, nhưng khi cha sở hiểu được cái tài năng đến mời mình thì mình lại không có tính sảng khoái như Viên An vui vẻ giúp ngài…
Cha sở cứ dùng người tài giỏi dù dùng muộn thì nhân đức của ngài đã toả sáng, giáo dân cứ vui vẻ giúp cha sở làm việc dù cha sở mời muộn màng, thì nhân đức của họ sẽ như lửa đốt cháy tâm hồn người nguội lạnh với nhà xứ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Công nguyên năm 501, Tiêu Diễn công phá Kiến Đường là thủ đô nước Tề, tự lập làm Lương Võ đế.
Một hôm, triệu nguyên thái thú Ngô Hưng nước Tề là Viên An đến yết kiến. Viên An lúc thành bị phá thì không chịu đầu hàng, rất có chút hào khí làm cho Tiêu Diễn rất thú vị.
Lương Võ đế nói với Viên An:
- “Lúc tóc ông chưa đen thì Tề Minh đế đã bái ông làm thượng thư, đến hôm nay tôi mới dùng ông, tự mình cảm thấy rất xấu hổ”.
Viên An thấy mục đích đã đạt được không như lần trước bèn nói:
- “Năm nay bệ hạ bốn mươi tuổi, tôi bốn mươi bảy tuổi, nếu trở lui bốn mươi năm thì bệ hạ mới sinh ra, như vậy không phải tôi mới bảy tuổi đã làm thượng thư sao? Vậy thì còn tính chậm thế nào được chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 85:
Cái hay của Lương Võ đế chính là nhận biết mình có khuyết điểm khi chậm dùng người tài, cái hay của Viên An là biết nói lời an ủi cách sảng khoái mà không làm cho nhà vua cảm thấy mất mặt…
Có một vài cha sở vì sỉ diện mà không thích “dùng” giáo dân có tài để phụ giúp cho mình trong việc quản lý nhà xứ, bởi vì các ngài cho rằng mình là linh mục tài năng đầy mình không cần đến họ, nhưng khi nhân tài giáo dân bỏ đi qua chỗ khác phục vụ thì các ngài lại bắn tiếng không hài lòng, thế là cha con kình cự nhau mất hoà khí…
Có một vài giáo dân thấy mình tài giỏi mà cha sở kkhông “để ý” tới thì buồn và bực bội, nhưng khi cha sở hiểu được cái tài năng đến mời mình thì mình lại không có tính sảng khoái như Viên An vui vẻ giúp ngài…
Cha sở cứ dùng người tài giỏi dù dùng muộn thì nhân đức của ngài đã toả sáng, giáo dân cứ vui vẻ giúp cha sở làm việc dù cha sở mời muộn màng, thì nhân đức của họ sẽ như lửa đốt cháy tâm hồn người nguội lạnh với nhà xứ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sống đạo mến Chúa yêu người
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:23 27/10/2023
SỐNG ĐẠO MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu công bố điều răn quan trọng nhất trong Đạo là mến Chúa hết lòng và yêu người hết mình. Tình yêu là linh hồn của mọi lề luật trong Đạo. Sống đạo chính là sống yêu thương, yêu thật nhiều, yêu thật mãnh liệt.
1. Mến Chúa trên hết. Luật dạy “phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.” Nghĩa là phải yêu Chúa trọn vẹn cả con người, cả đời sống chúng ta. Phải yêu Chúa trên hết mọi sự. Chúa luôn là số 1 – number one. Yêu mến Chúa không chỉ tôn vinh, chúc tụng, thờ lạy Chúa, mà còn phải giữ lời Chúa dạy. Yêu ai muốn làm theo lời người đó. Yêu Chúa là mình có những quyết định, chọn lựa lời nói, việc làm theo thánh ý Chúa.
2. Yêu người gần xa. Luật dạy “phải yêu người thân cận như chính mình.” Người thân cận nên nhớ không chỉ là những người thân trong gia đình mình, trong nhóm mình, trong tập thể mình, mà cần yêu cả những người xa lạ, những người yếu thế, những người ngoại kiều, những mẹ góa con côi như trong Bài đọc 1 nói đến. Và yêu người không chỉ yêu kiểu tuyên bố chung chung: tôi yêu hết mọi người, nhưng là làm những việc cụ thể giúp đỡ người khác.
Thực tế thế giới cho thấy: Nhiều tôn giáo dạy yêu mến Chúa, yêu mến thần thánh, nhưng lại kêu gọi trả thù, chiến tranh khủng bố giết chóc đồng loại. Nhiều đảng phái chính trị và trào lưu xã hội hô hào yêu thương đồng loại, nhưng lại chủ trương gạt bỏ Thiên Chúa thần thánh ra khỏi xã hội. Cả hai đều bị lệch lạc, gây nhiều chết chóc. Riêng Chúa Giêsu rất độc đáo, Ngài không tách biệt nhưng đã nối kết 2 điều răn mến Chúa và yêu người thành một điều răn duy nhất không thể tách rời. Đã mến Chúa thật lòng thì cũng phải yêu người hết lòng. Chu toàn mến Chúa yêu người sẽ làm cho Đạo Chúa trở thành đạo yêu thương, giúp ta vui hưởng hạnh phúc đời này và cả đời sau trong Tình Yêu vĩnh cửu. Amen.
Không gian thánh
Lm. Minh Anh
16:08 27/10/2023
KHÔNG GIAN THÁNH
“Anh em được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí”.
Trong một tập sách viết về các giáo xứ, tác giả ví von so sánh các ‘nhà thờ sống’ với các ‘nhà thờ chết’ thế này: “Mục chi của ‘nhà thờ sống’ luôn nhiều hơn mục thu; ‘nhà thờ chết’ không cần nhiều tiền! ‘Nhà thờ sống’ luôn có vấn đề về chỗ đậu xe; ‘nhà thờ chết’ có thừa mặt bằng! ‘Nhà thờ sống’ có thể ồn ào vì trẻ em la hét, chạy nhảy; ‘nhà thờ chết’ đìu hiu như nghĩa trang! ‘Nhà thờ sống’ liên tục thay đổi cách thức hoạt động, luôn cần những không gian thánh; ‘nhà thờ chết’ không cần đổi thay, nhện tha hồ dăng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một Hội Thánh sống động không chỉ cần những không gian sinh hoạt; nhưng quan trọng hơn, các tâm hồn, đền thờ Chúa Ba Ngôi. Đó là những ‘không gian thánh’ không thể thiếu! Thư Phaolô lễ kính hai thánh Simon và Giuđa viết, “Cả anh em nữa, anh em được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí”.
Về Simon và Giuđa, Tân Ước cho biết rất ít. Tên hai vị nằm cuối nhóm Mười Hai, chỉ trước Giuđa Iscariôt. Thế nhưng, kinh ngạc thay, họ vẫn là những ‘không gian thánh’ đầu tiên trong toà nhà Giáo Hội. Như vậy, giữa những trụ cột của toà nhà mang tên “Hội Thánh”, có “Simon nhiệt tâm”, phân biệt với Simon Phêrô, tông đồ trưởng; và “Giuđa con Giacôbê”, hay “Giuđa Tađêô”, phân biệt với Giuđa Iscariôt, kẻ nộp Thầy.
Simon được biết như một người nhiệt thành, có lẽ vì ông thuộc nhóm cực đoan chống lại Rôma. Giuđa, được biết như vị tông đồ cuối cùng mà các tín hữu sơ khai cầu cứu; việc cầu nguyện với Giuđa Tađêô nhắc nhở mọi người về kẻ phản bội cùng tên với ngài. Trong sự quan phòng của Chúa, Giuđa Tađêô trở thành vị tông đồ cuối cùng được cầu xin, trở nên niềm hy vọng sau hết cho nhiều người. Vì thế, truyền thống gọi Tađêô là “Vị Thánh Bảo Trợ cho những người thực sự vô vọng”. Dẫu sao, hai ngài cũng là những môn đệ đầu tiên đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất; Thánh Vịnh đáp ca ghi nhận, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.
Như thế, cùng với các tông đồ, bạn và tôi là những ‘không gian thánh’ trong toà nhà Giáo Hội. Hãy là một không gian thánh thiện đầy Chúa, nơi cuốn hút mọi người đến với Ngài. Đồng thời, như các ngài, chúng ta lên đường tặng trao Tin Mừng, tạo nên một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của bao người khác. Trong mọi đấng bậc, dẫu hình thức có khác nhau, nhưng bạn và tôi có chung một sứ mệnh đem tình yêu và lòng thương xót Chúa đến cho vô vàn anh chị em gần xa, tận mút cùng thế giới, mãi tận các chân trời.
Anh Chị em,
Mỗi ngày rước Chúa, bạn và tôi là cung điện của Chúa Ba Ngôi ở giữa trần gian; sống động hơn, những “nhà tạm di động” của Chúa Giêsu, Đấng ước mong tâm hồn mỗi người luôn trở nên một chốn rất thánh cho Ngài; để qua chúng ta, Ngài có thể gần gũi, hàn huyên, yêu thương và cảm thông với bao anh chị em khác. Chớ gì chúng ta biết ‘dọn nhà’ thật xứng đáng để đón Ngài, sống thiết thân với Ngài; hầu không chỉ tâm hồn chúng ta thánh, mà môi trường chúng ta cũng thánh; và này đây, một thế giới sẽ thánh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để ‘nhện dăng’ linh hồn con, cho con thật thánh; ở đó, ai cũng có thể gặp Chúa. Cách riêng, những ai chưa một lần nghe nói đến sự thánh thiện!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 30 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 27/10/2023
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 22, 34-40.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.”
Bạn thân mến,
Đạo công giáo chúng ta được gọi là đạo Yêu Thương, đạo Bác Ái, bởi vì Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại cũng chỉ thực hành điều ấy mà thôi đó là yêu thương, và chính Ngài cũng đã dạy chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta vậy.
Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận là hai giới luật lớn nhất của người Ki-tô hữu, cho nên không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, cũng như không thể nói yêu mến tha nhân nhưng lại chối từ Thiên Chúa, thánh Gioan tông đồ cho như thế là kẻ gian dối (Ga 4, 20-21), giới luật ấy tuy là hai nhưng chỉ là một.
Nhưng trong thực tế, có rất nhiều lần chúng ta tách hai giới răn này làm đôi để đối xử với tha nhân, nghĩa là chúng ta chăm chăm chú chú coi ngày coi giờ để đi lễ nhà thờ, nhưng chúng ta chưa bày tỏ được nội dung thánh lễ sau khi trở về nhà đó là yêu thương, nghĩa là chúng ta vẫn cứ hằng ngày đi lễ thờ phượng kính mến Thiên Chúa, nhưng hằng ngày vẫn cứ chửi rủa, ghen ghét, kiêu căng hợm hĩnh với người hàng xóm, vẫn lăm le cái chức vụ quyền cao để đè đầu đè cổ anh em chị em trong cộng đoàn, hoặc trong công ty của mình.
Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta không thấy, nhưng nhờ đức tin mà chúng ta thấy Ngài trong vũ trụ vạn vật nên yêu mến Ngài; còn người anh em chị em thì mỗi ngày chúng ta đều thấy, nhưng chúng ta lại không dùng đức tin để nhìn thấy Thiên Chúa trong họ, đó là một thiếu sót lớn lao của chúng ta, là bức tranh không thuận mắt nơi người Ki-tô hữu khi người khác nhìn vào.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã kéo giới răn trọng nhất là kính mến Thiên Chúa xuống, và đưa giới răn thứ hai là yêu người lên cho cả hai giới răn bằng nhau, là để cho chúng ta thấy tình liên đới giữa con người với nhau cũng quan trọng như liên kết với Thiên Chúa vậy, cho nên có thể nói rằng bác ái, yêu thương là cái hồn sống của người Ki-tô hữu, bởi vì sống mà không biết xúc động trước cảnh nghèo khó của tha nhân, thì cũng không thể biết được Thiên Chúa là tình yêu để mà kính mến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 22, 34-40.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.”
Bạn thân mến,
Đạo công giáo chúng ta được gọi là đạo Yêu Thương, đạo Bác Ái, bởi vì Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại cũng chỉ thực hành điều ấy mà thôi đó là yêu thương, và chính Ngài cũng đã dạy chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta vậy.
Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận là hai giới luật lớn nhất của người Ki-tô hữu, cho nên không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, cũng như không thể nói yêu mến tha nhân nhưng lại chối từ Thiên Chúa, thánh Gioan tông đồ cho như thế là kẻ gian dối (Ga 4, 20-21), giới luật ấy tuy là hai nhưng chỉ là một.
Nhưng trong thực tế, có rất nhiều lần chúng ta tách hai giới răn này làm đôi để đối xử với tha nhân, nghĩa là chúng ta chăm chăm chú chú coi ngày coi giờ để đi lễ nhà thờ, nhưng chúng ta chưa bày tỏ được nội dung thánh lễ sau khi trở về nhà đó là yêu thương, nghĩa là chúng ta vẫn cứ hằng ngày đi lễ thờ phượng kính mến Thiên Chúa, nhưng hằng ngày vẫn cứ chửi rủa, ghen ghét, kiêu căng hợm hĩnh với người hàng xóm, vẫn lăm le cái chức vụ quyền cao để đè đầu đè cổ anh em chị em trong cộng đoàn, hoặc trong công ty của mình.
Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta không thấy, nhưng nhờ đức tin mà chúng ta thấy Ngài trong vũ trụ vạn vật nên yêu mến Ngài; còn người anh em chị em thì mỗi ngày chúng ta đều thấy, nhưng chúng ta lại không dùng đức tin để nhìn thấy Thiên Chúa trong họ, đó là một thiếu sót lớn lao của chúng ta, là bức tranh không thuận mắt nơi người Ki-tô hữu khi người khác nhìn vào.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã kéo giới răn trọng nhất là kính mến Thiên Chúa xuống, và đưa giới răn thứ hai là yêu người lên cho cả hai giới răn bằng nhau, là để cho chúng ta thấy tình liên đới giữa con người với nhau cũng quan trọng như liên kết với Thiên Chúa vậy, cho nên có thể nói rằng bác ái, yêu thương là cái hồn sống của người Ki-tô hữu, bởi vì sống mà không biết xúc động trước cảnh nghèo khó của tha nhân, thì cũng không thể biết được Thiên Chúa là tình yêu để mà kính mến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tham gia làm thánh thiệt
Lm. Nguyễn Xuân Trường
21:14 27/10/2023
THAM GIA LÀM THÁNH THIỆT
Chúng ta thường nghĩ làm thánh khó lắm, nên ít các thánh lắm. Nhưng Lời Chúa lại cho thấy các thánh trên trời như một “đoàn người đông đảo, không tài nào đếm nổi”. Vì nhiều thánh quá nên Giáo Hội phải có 1 ngày lễ mừng các thánh tổng hợp!hihiii Nhiều thánh thế nên chúng ta có hơi hội tham gia làm thánh. Làm thánh thế nào? Bài Phúc Âm Lễ Các Thánh nói về 8 mối phúc thật, thì mối phúc đầu tiên và cuối cùng cho thấy làm thánh là sống thanh thoát và thiệt thân.
1. Thoát. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Làm thánh là sống nghèo khó, nghĩa là sống buông bỏ, thanh thoát, không ôm giữ, bám víu vào của cải vật chất. Sống thanh thoát thì dễ sống thoáng, quảng đại cho đi. Thoáng cũng là hoa trái của tình yêu. Khi yêu ai người ta vui mở lòng, rộng lòng với người đó để muốn làm đẹp lòng, vui lòng, hài lòng nhau.
2. Thiệt. “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.” Làm thánh là chịu bách hại vì Đạo Chúa, là chịu thiệt thân. Thánh chịu thiệt mới là thánh thiệt, không chịu thiệt thì chỉ là thánh phán, thánh tướng thôi! Sống chịu thiệt là lối sống hy sinh quên mình nhường phần hơn cho người khác. Khi chịu thiệt đến cả mạng sống thì đó là tình yêu lớn nhất như Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”
Khi tham gia làm thánh sống thanh thoát và thiệt thân như thế thì cứ an tâm, Chúa không để cho chúng ta bị thiệt thòi đau khổ mãi đâu, Chúa sẽ ban thưởng cho ta: “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” Không chỉ là giải thưởng ở tầm cỡ trong nước, ngoài nước, mà là phần thưởng Nước Trời, là phần thưởng đời đời, là thiên đàng vĩnh cửu. Phần thưởng không chỉ là những món đồ vật chất, mà là chính Chúa tình yêu vĩnh cửu. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời kêu gọi hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho một thế giới đang bị chiến tranh tàn phá – 27/10 là Ngày Ăn Chay Cầu nguyện Toàn cầu
Thanh Quảng sdb
04:25 27/10/2023
Lời kêu gọi hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô cho một thế giới đang bị chiến tranh tàn phá – 27/10 là Ngày Ăn Chay Cầu nguyện Toàn cầu
Trước Ngày Cầu nguyện, Ăn chay và Sám hối vì Hòa bình vào Thứ Sáu (27/10/2023), đặc biệt cho Thánh địa, chúng ta nhớ lại nhiều dịp khác nhau mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công Giáo và những người khác cầu nguyện cho hồng ân huynh đệ, khi ngài tiếp tục tố giác chiến tranh là “một thảm họa” cho nhân loại".
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Trong suốt mười năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi các tín hữu cũng như những người không cùng tôn giáo dành những ngày cầu nguyện và ăn chay để cầu nguyện cho hồng ân hòa bình quý giá.
Ăn chay và cầu nguyện: một sự kết hợp chặt chẽ, phá vỡ thói quen ăn uống no thỏa hàng ngày của cuộc sống để mở ra một thái độ đón nhận...
Những người ăn chay và cầu nguyện trải nghiệm một hy sinh tự nguyện như là một hình thức thiếu thốn; để cảm thông nỗi đau của người khác hầu có thể đồng cảm và vun góp tình huynh đệ; một cảm giác thiếu thốn vượt qua cảm tính tự nhiên của con người cho mình là trung tâm để mời gọi chúng ta kết nối với người khác thay vì xung khắc và độc tôn!
Cầu nguyện cho hòa bình ở Syria: chấm dứt tiếng súng (07/09/2013)
Năm 2012, cuộc nội chiến ở Syria đã trở nên khốc liệt: lực lượng nổi dậy bị thành phần Salafist cực đoan đàn áp, và trấn lột. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố điều mà chúng ta lặp lại ngày hôm nay, đó là Ngày cầu nguyện và ăn chay đầu tiên cho hòa bình trên toàn thế giới “cho quốc gia Syria thân yêu, ở Trung Đông!”
Trong buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, hàng ngàn người đã hướng tâm lòng về cùng một khu vực mà ngày nay vẫn phải gánh chịu những hậu quả của sự tàn phá, đau khổ và chết chóc.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới trong đó mọi người đều có trách nhiệm với người khác, vì lợi ích của người khác. Nhưng khi sự hòa hợp bị hủy phá, một sự biến thái xảy ra: người anh em được chăm sóc và yêu thương trở thành kẻ thù hiềm khích và chém giết nhau.”
Sau đó, ĐTC nhìn nhận sự thật rằng “chúng ta đã hoàn thiện hóa vũ khí nhưng lại để cho lương tâm của chúng ta ngủ quên và chúng ta đã chỉnh sửa những suy tưởng của mình để biện minh cho chính mình”. Và ĐTC kêu lên: “Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết, chúng là sự chết!... Chiến tranh luôn là một thảm bại, nó là một sự thất bại của nhân loại.”
Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo: Nói không với bạo lực (23/02/2018)
Đó là ngày Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay, Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma đã kết thúc tuần Tĩnh tâm bằng một ngày ăn chay và cầu nguyện đặc biệt cho người dân Nam Sudan và Congo. Phải đợi chờ 5 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô mới có thể thực hiện chuyến tông du mà ngài mong ước, nhưng mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với hai quốc gia này đã được thể hiện qua lời mời mời gọi xây dựng hòa bình thay cho nội chiến và bất ổn chính trị đã gieo rắc chết chóc, bất an, và khủng bố.
Khi kêu gọi Ngày cầu nguyện và ăn chay, Đức Thánh Cha cũng mời gọi những người không Công Giáo hãy tìm những phương cách phù hợp để “nói ‘không’ một cách cụ thể với bạo lực”. ĐTC nhấn mạnh rằng “những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng ảo; trong khi nỗ lực vì hòa bình mới là điều tốt cho mọi người!”
Vào chính ngày này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng tâm tư của mình một cách đặc biệt về “những người nữ, nạn nhân của bạo lực ở các vùng tranh chấp” tới “những trẻ em vô tội đã phải chịu những cuộc xung đột cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em.”
ĐTC tố cáo việc giết hại hàng loạt phụ nữ và trẻ em là trái đạo đức, ngài nói "Ở đây chiến tranh đã bộc lộ bộ mặt khủng khiếp của nó." Sau đó, ngài nguyện xin Thiên Chúa soi dẫn những nhà lãnh đạo, mong họ có “một tinh thần cao thượng, ngay thẳng, kiên định và can đảm tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại và trao đổi”.
Xây dựng lại đất nước Lebanon, vì lợi ích chung (4/9/2020)
Một tháng sau thảm trạng bùng nổ ở cảng Beirut, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện toàn cầu vào ngày 4 tháng 9, để cầu nguyện cho Lebanon, Xứ Cedars, như một dấu hiệu của tình liên đới.
ĐTC công bố ngày này trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/9, ngài nhắc lại lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989: “Lebanon không thể bị bỏ rơi trong cô đơn”. Trong trường hợp này, mặc dù không có xung đột xảy ra nhưng sự bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội đang đẩy đất nước này vào nguy cơ đổ bể... Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng: sự khoan dung, lòng tôn trọng, cùng tồn tại và thuyết đa nguyên đã làm lên xã hội Lebanon, khiến nó trở thành độc đáo trong khu vực, “Vì lợi ích của đất nước và thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mai một đi”.
ĐTC khuyến khích người dân Lebanon hãy tiếp tục hy vọng và kín múc sức mạnh cần thiết để bắt đầu lại. Đồng thời, Đức Thánh Cha kêu gọi các chính trị gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo “hãy dấn thân một cách chân thành và cởi mở cho công việc tái thiết, gạt bỏ mọi lợi ích phe phái mà hướng tới lợi ích chung và tương lai của quốc gia”. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ đất nước này để giúp họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vào ngày 4 tháng 9, Đức Hồng Y Parolin đã đại diện cho Đức Thánh Cha đến quốc gia Trung Đông này, mang theo thông điệp của Đức Thánh Cha để Lebanon có thể hiện thực hóa “ơn gọi tình huynh đệ của mình”.
Lời kêu gọi cho người Afghanistan đang bị đối xử tàn tệ (29/08/2021)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa nhật tuần tháng 8 hai năm trước, vào thời điểm cuộc khủng hoảng ở Afghanistan lên đến đỉnh điểm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi “hãy tăng cường cầu nguyện và thực hành chay tịnh. Cầu nguyện và ăn chay, cầu nguyện và sám hối. Đây là thời điểm để làm điều đó.” Đức Thánh Cha đề nghị rằng quốc gia châu Á này, nơi đang trải qua những tuần lễ khủng khiếp vì sự trở lại nắm quyền đầy bạo lực của Taliban, hãy cầu xin Chúa của lòng xót thương và tha thứ cứu giúp.
Do đó, một ngày cụ thể được mời gọi để cầu nguyện cho dân nước này. Trong trường hợp này cũng vậy, sự lo lắng của Đức Thánh Cha trước hết tới các phụ nữ và trẻ em, những người mà ngài không ngừng cầu nguyện cho.
Cộng đoàn Sant’Egidio, nhóm họp tại Rôma vào ngày 15 tháng 9, ngay trung tâm Trastevere. Đức Thánh Cha đã mời gọi đại hội và thế giới ăn chay và cầu nguyện cho đất nước này.
Hòa bình ở Ukraine: Thiên Chúa muốn chúng ta là anh chị em chứ không phải kẻ thù (02/03/2022)
“Xin Nữ vương Hòa bình gìn giữ thế giới khỏi những sự hận thù cuồng loạn của chiến tranh”, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trong buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng 2 năm 2022, khi tình hình ở Ukraine trở nên rối reng. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là hãy dành Thứ Tư Lễ Tro, ngày 2 tháng 3, để cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới.
Lời mời gọi của ĐTC mang tính tiên tri về một thảm cảnh: một ngày sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, quân đội Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine…
Đức Thánh Cha kêu cầu: “Tôi xin những người có trách nhiệm chính trị hãy nghiêm túc suy xét lương tâm của mình trước Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình chứ không phải của chiến tranh; Ngài là Cha của tất cả mọi người, chứ không phải của một số người, Đấng muốn chúng ta trở thành anh chị em chứ không phải kẻ thù! Tôi cầu xin cho tất cả các bên liên quan hãy kiềm chế mọi hành động gây thêm đau khổ cho người dân, gây bất ổn cho sự chung sống hòa bình và đứng làm cho luật pháp quốc tế bị tổn thương.”
Nhiều lời kêu gọi thương tâm hơn đã theo sau ngày này... Và dân Chúa không ngừng canh thức, cầu xin lòng thương xót của Chúa soi dẫn, hoán cải lòng trí con người để biết cùng nhau hòa giải.
Trước Ngày Cầu nguyện, Ăn chay và Sám hối vì Hòa bình vào Thứ Sáu (27/10/2023), đặc biệt cho Thánh địa, chúng ta nhớ lại nhiều dịp khác nhau mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công Giáo và những người khác cầu nguyện cho hồng ân huynh đệ, khi ngài tiếp tục tố giác chiến tranh là “một thảm họa” cho nhân loại".
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Trong suốt mười năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi các tín hữu cũng như những người không cùng tôn giáo dành những ngày cầu nguyện và ăn chay để cầu nguyện cho hồng ân hòa bình quý giá.
Ăn chay và cầu nguyện: một sự kết hợp chặt chẽ, phá vỡ thói quen ăn uống no thỏa hàng ngày của cuộc sống để mở ra một thái độ đón nhận...
Những người ăn chay và cầu nguyện trải nghiệm một hy sinh tự nguyện như là một hình thức thiếu thốn; để cảm thông nỗi đau của người khác hầu có thể đồng cảm và vun góp tình huynh đệ; một cảm giác thiếu thốn vượt qua cảm tính tự nhiên của con người cho mình là trung tâm để mời gọi chúng ta kết nối với người khác thay vì xung khắc và độc tôn!
Cầu nguyện cho hòa bình ở Syria: chấm dứt tiếng súng (07/09/2013)
Năm 2012, cuộc nội chiến ở Syria đã trở nên khốc liệt: lực lượng nổi dậy bị thành phần Salafist cực đoan đàn áp, và trấn lột. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố điều mà chúng ta lặp lại ngày hôm nay, đó là Ngày cầu nguyện và ăn chay đầu tiên cho hòa bình trên toàn thế giới “cho quốc gia Syria thân yêu, ở Trung Đông!”
Trong buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, hàng ngàn người đã hướng tâm lòng về cùng một khu vực mà ngày nay vẫn phải gánh chịu những hậu quả của sự tàn phá, đau khổ và chết chóc.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới trong đó mọi người đều có trách nhiệm với người khác, vì lợi ích của người khác. Nhưng khi sự hòa hợp bị hủy phá, một sự biến thái xảy ra: người anh em được chăm sóc và yêu thương trở thành kẻ thù hiềm khích và chém giết nhau.”
Sau đó, ĐTC nhìn nhận sự thật rằng “chúng ta đã hoàn thiện hóa vũ khí nhưng lại để cho lương tâm của chúng ta ngủ quên và chúng ta đã chỉnh sửa những suy tưởng của mình để biện minh cho chính mình”. Và ĐTC kêu lên: “Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết, chúng là sự chết!... Chiến tranh luôn là một thảm bại, nó là một sự thất bại của nhân loại.”
Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo: Nói không với bạo lực (23/02/2018)
Đó là ngày Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay, Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma đã kết thúc tuần Tĩnh tâm bằng một ngày ăn chay và cầu nguyện đặc biệt cho người dân Nam Sudan và Congo. Phải đợi chờ 5 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô mới có thể thực hiện chuyến tông du mà ngài mong ước, nhưng mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với hai quốc gia này đã được thể hiện qua lời mời mời gọi xây dựng hòa bình thay cho nội chiến và bất ổn chính trị đã gieo rắc chết chóc, bất an, và khủng bố.
Khi kêu gọi Ngày cầu nguyện và ăn chay, Đức Thánh Cha cũng mời gọi những người không Công Giáo hãy tìm những phương cách phù hợp để “nói ‘không’ một cách cụ thể với bạo lực”. ĐTC nhấn mạnh rằng “những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng ảo; trong khi nỗ lực vì hòa bình mới là điều tốt cho mọi người!”
Vào chính ngày này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng tâm tư của mình một cách đặc biệt về “những người nữ, nạn nhân của bạo lực ở các vùng tranh chấp” tới “những trẻ em vô tội đã phải chịu những cuộc xung đột cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em.”
ĐTC tố cáo việc giết hại hàng loạt phụ nữ và trẻ em là trái đạo đức, ngài nói "Ở đây chiến tranh đã bộc lộ bộ mặt khủng khiếp của nó." Sau đó, ngài nguyện xin Thiên Chúa soi dẫn những nhà lãnh đạo, mong họ có “một tinh thần cao thượng, ngay thẳng, kiên định và can đảm tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại và trao đổi”.
Xây dựng lại đất nước Lebanon, vì lợi ích chung (4/9/2020)
Một tháng sau thảm trạng bùng nổ ở cảng Beirut, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện toàn cầu vào ngày 4 tháng 9, để cầu nguyện cho Lebanon, Xứ Cedars, như một dấu hiệu của tình liên đới.
ĐTC công bố ngày này trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/9, ngài nhắc lại lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989: “Lebanon không thể bị bỏ rơi trong cô đơn”. Trong trường hợp này, mặc dù không có xung đột xảy ra nhưng sự bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội đang đẩy đất nước này vào nguy cơ đổ bể... Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng: sự khoan dung, lòng tôn trọng, cùng tồn tại và thuyết đa nguyên đã làm lên xã hội Lebanon, khiến nó trở thành độc đáo trong khu vực, “Vì lợi ích của đất nước và thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mai một đi”.
ĐTC khuyến khích người dân Lebanon hãy tiếp tục hy vọng và kín múc sức mạnh cần thiết để bắt đầu lại. Đồng thời, Đức Thánh Cha kêu gọi các chính trị gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo “hãy dấn thân một cách chân thành và cởi mở cho công việc tái thiết, gạt bỏ mọi lợi ích phe phái mà hướng tới lợi ích chung và tương lai của quốc gia”. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ đất nước này để giúp họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vào ngày 4 tháng 9, Đức Hồng Y Parolin đã đại diện cho Đức Thánh Cha đến quốc gia Trung Đông này, mang theo thông điệp của Đức Thánh Cha để Lebanon có thể hiện thực hóa “ơn gọi tình huynh đệ của mình”.
Lời kêu gọi cho người Afghanistan đang bị đối xử tàn tệ (29/08/2021)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa nhật tuần tháng 8 hai năm trước, vào thời điểm cuộc khủng hoảng ở Afghanistan lên đến đỉnh điểm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi “hãy tăng cường cầu nguyện và thực hành chay tịnh. Cầu nguyện và ăn chay, cầu nguyện và sám hối. Đây là thời điểm để làm điều đó.” Đức Thánh Cha đề nghị rằng quốc gia châu Á này, nơi đang trải qua những tuần lễ khủng khiếp vì sự trở lại nắm quyền đầy bạo lực của Taliban, hãy cầu xin Chúa của lòng xót thương và tha thứ cứu giúp.
Do đó, một ngày cụ thể được mời gọi để cầu nguyện cho dân nước này. Trong trường hợp này cũng vậy, sự lo lắng của Đức Thánh Cha trước hết tới các phụ nữ và trẻ em, những người mà ngài không ngừng cầu nguyện cho.
Cộng đoàn Sant’Egidio, nhóm họp tại Rôma vào ngày 15 tháng 9, ngay trung tâm Trastevere. Đức Thánh Cha đã mời gọi đại hội và thế giới ăn chay và cầu nguyện cho đất nước này.
Hòa bình ở Ukraine: Thiên Chúa muốn chúng ta là anh chị em chứ không phải kẻ thù (02/03/2022)
“Xin Nữ vương Hòa bình gìn giữ thế giới khỏi những sự hận thù cuồng loạn của chiến tranh”, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trong buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng 2 năm 2022, khi tình hình ở Ukraine trở nên rối reng. Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là hãy dành Thứ Tư Lễ Tro, ngày 2 tháng 3, để cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới.
Lời mời gọi của ĐTC mang tính tiên tri về một thảm cảnh: một ngày sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, quân đội Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine…
Đức Thánh Cha kêu cầu: “Tôi xin những người có trách nhiệm chính trị hãy nghiêm túc suy xét lương tâm của mình trước Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình chứ không phải của chiến tranh; Ngài là Cha của tất cả mọi người, chứ không phải của một số người, Đấng muốn chúng ta trở thành anh chị em chứ không phải kẻ thù! Tôi cầu xin cho tất cả các bên liên quan hãy kiềm chế mọi hành động gây thêm đau khổ cho người dân, gây bất ổn cho sự chung sống hòa bình và đứng làm cho luật pháp quốc tế bị tổn thương.”
Nhiều lời kêu gọi thương tâm hơn đã theo sau ngày này... Và dân Chúa không ngừng canh thức, cầu xin lòng thương xót của Chúa soi dẫn, hoán cải lòng trí con người để biết cùng nhau hòa giải.
Nguyên văn bài trình bầy của Cha Ormond Rush tại cuộc họp toàn thể ngày 23 tháng 10 của Thượng Hội Đồng, về Tường trình tổng hợp
Vũ Văn An
04:41 27/10/2023
Theo tin Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị, sáng ngày 23 trong cuộc họp toàn thể của Phiên đầu trong diễn trình Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị, linh mục Ormond Rush, người Úc, đã trình bầy với cuộc họp về tường trình tóm tắt các cuộc thảo luận từ đầu đến nay. Sau đây là nguyên văn bài trình bầy của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng cung cấp:
Sau khi lắng nghe quí vị trong ba tuần qua, tôi có ấn tượng rằng một số qúi vị đang lao đao với ý niệm về truyền thống, dưới ánh sáng tình yêu chân lý của các quí vị. Qúi vị không phải là người đầu tiên lao đao với điều này. Đó là một điểm thảo luận chính tại Công đồng Vatican II. Tôi nghĩ có thể sẽ hữu ích nếu nhớ lại những câu hỏi họ đã tranh luận và những câu trả lời họ đã đưa ra. Đối với chúng ta, câu trả lời của họ là thẩm quyền hướng dẫn suy gẫm của chúng ta về các vấn đề mà chúng ta phải đối diện ngày nay. Vì vậy, có lẽ Vatican II có một số bài học cho Thượng Hội đồng này, khi giờ đây qúi vị tổng hợp sự phân định của qúi vị về tương lai của Giáo hội.
Trong bốn phiên họp của Công đồng, một trong những điểm căng thẳng chính thường xuyên xảy ra là vấn đề “truyền thống”. Trong phiên họp đầu tiên năm 1962, một bản thảo đã được trình lên phiên họp về “các nguồn mặc khải”; nó được sắp xếp theo các phạm trù của chủ nghĩa tân kinh viện, vốn nói về sự mặc khải, đức tin, kinh thánh và truyền thống theo cách hầu hết một chiều: chỉ dưới dạng các tuyên bố tín lý có tính định đề. Khi được đưa ra công đồng, các giám mục hầu như đã bác bỏ nó. Ngày hôm sau, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đồng ý thực sự cần có một bản văn mới. Về ý nghĩa lịch sử của cuộc tranh luận này, cũng như quyết định can thiệp của Đức Giáo Hoàng, chuyên viên công đồng Joseph Ratzinger đã viết vào thời điểm đó:
"Câu hỏi thực sự đằng sau cuộc thảo luận có thể được đặt ra theo cách này: Liệu quan điểm trí thức của “phong trào phản duy hiện đại” - chính sách cũ về độc quyền, lên án và bảo vệ dẫn đến sự phủ nhận gần như loạn thần kinh đối với tất cả những gì mới - có nên tiếp tục hay không? Hoặc liệu Giáo hội, sau khi đã thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ đức tin, sẽ lật sang trang mới và bước vào một cuộc gặp gỡ mới và tích cực với nguồn gốc của chính mình, với [đồng loại] và với thế giới ngày nay? Vì phần lớn các nghị phụ đã chọn giải pháp thứ hai, nên chúng ta thậm chí có thể coi Công đồng như một sự khởi đầu mới. Chúng ta cũng có thể nói rằng với quyết định này đã có một bước tiến lớn so với Công đồng Vatican I. Cả Công đồng Trent và Công đồng Vatican I đều đã thiết lập những bức tường thành để bảo đảm và bảo vệ đức tin; Công đồng Vatican II chuyển sang một nhiệm vụ mới, xây dựng trên công việc của hai Công đồng trước đó". (1)
Nhiệm vụ mới đó là sự gắn kết giữa đức tin Kitô giáo với lịch sử. Điều mà Joseph Ratzinger nhìn thấy trong Vatican II như là nguồn gốc của sự căng thẳng ở đây về cơ bản là hai cách tiếp cận truyền thống. Ngài gọi chúng là cách hiểu “tĩnh” về truyền thống và cách hiểu “động”. (2) Cách hiểu trước mang tính duy pháp lý, định đề và phi lịch sử (tức là phù hợp với mọi thời gian và địa điểm); cái sau mang tính duy bản vị, bí tích và bắt nguồn trong lịch sử, và do đó phải được giải thích với ý thức lịch sử. Cách trước có xu hướng tập trung vào quá khứ, cách sau nhìn thấy quá khứ được hiện thực hóa trong hiện tại, nhưng vẫn mở ra một tương lai vẫn chưa được tiết lộ. Công đồng đã sử dụng cụm từ “truyền thống sống động” để mô tả truyền thống sau (Dei Verbum, 12). Khi nói về cách hiểu năng động chứ không phải tĩnh tại về “truyền thống tông đồ”, Dei Verbum 8 dạy: “Truyền thống xuất phát từ các tông đồ tạo nên sự tiến bộ [proficit, “phát triển”] trong giáo hội, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có sự tăng trưởng trong cái nhìn thông sáng về các thực tại và những lời nói đang được truyền lại.” Và nó tiếp tục nói về ba cách liên hệ qua lại với nhau mà qua đó Chúa Thánh Thần hướng dẫn sự phát triển của truyền thống tông đồ: công việc của các nhà thần học; kinh nghiệm sống của tín hữu; và sự giám sát của huấn quyền. Nghe giống như một Giáo Hội đồng nghị phải không?
Theo một sự hiểu biết năng động về truyền thống, Ratzinger nói: “Không phải tất cả mọi điều hiện hữu trong Giáo hội vì lý do đó đều phải là một truyền thống hợp pháp; nói cách khác, không phải mọi truyền thống nảy sinh trong Giáo hội đều là việc cử hành thực sự và giữ cho mầu nhiệm Chúa Kitô hiện diện. Có một truyền thống xuyên tạc cũng như hợp pháp… Do đó, truyền thống không thể chỉ được xem xét một cách khẳng định mà còn phải được xem xét một cách phê phán; chúng ta lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn cho sự phê bình không thể thiếu này đối với truyền thống, và do đó, truyền thống phải luôn liên hệ ngược lại với nó và đo lường bằng nó.” (3) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ám chỉ đến hai cách hiểu khác nhau về truyền thống này, nhân dịp kỷ niệm 25 năm việc ban hành Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo: “Truyền thống là một thực tế sống động và chỉ có một cái nhìn phiến diện coi ‘kho tàng đức tin’ là một điều gì đó tĩnh tại. Lời Chúa không thể bị đóng băng như một tấm chăn cũ để xua đuổi côn trùng! Không. Lời Chúa là một thực tại năng động và sống động đang phát triển và tăng trưởng vì nó hướng tới một sự hoàn thành mà không ai có thể ngăn cản được”.4
Trọng tâm của việc Dei Verbum khôi phục lại một cách hiểu năng động về truyền thống là việc nó khôi phục lại một cách hiểu mang tính duy bản vị về mạc khải, như được tìm thấy trong Kinh thánh và trong các tác phẩm giáo phụ của những thế kỷ đầu của Giáo hội. Mặc khải không chỉ là sự truyền đạt các chân lý về Thiên Chúa và đời sống con người, được trình bày rõ ràng trong Kinh thánh và trong các tuyên bố về tín lý vào những thời điểm cụ thể trong lịch sử Giáo hội, để trả lời các câu hỏi có điều kiện thời gian được đặt ra cho truyền thống. Mặc khải chủ yếu là sự truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô qua Chúa Thánh Thần. Dei Verbum nói về sự mặc khải của Thiên Chúa dưới dạng tình bạn và sự gặp gỡ bản thân, đặc biệt là về tình yêu và sự thật. Tôi xin trích dẫn Dei Verbum 2: “Như vậy, qua mạc khải này, Thiên Chúa vô hình, từ tình yêu trọn vẹn của mình, ngỏ lời với các người đàn ông và đàn bà như bạn hữu của mình, và sống giữa họ, để mời và đón nhận họ vào tình đồng hành của Người… do đó, sự thật sâu sắc nhất [intima veritas] được mặc khải về Thiên Chúa và ơn cứu độ con người chiếu sáng cho chúng ta nơi Chúa Kitô, Đấng vừa là trung gian vừa là trọn bộ mạc khải.”
Trong Dei Verbum – và điều này rất quan trọng để hiểu tính đồng nghị và chính mục đích của Thượng Hội đồng này – sự mặc khải thần thiêng này được trình bày như một cuộc gặp gỡ đang diễn ra trong hiện tại, chứ không chỉ là một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Biến cố Thiên Chúa tự mạc khải (luôn luôn ở trong Chúa Kitô, qua Chúa Thánh Thần) và việc Thiên Chúa cung ứng mối quan hệ, tiếp tục là một thực tại sống động ở đây và bây giờ. Điều đó không có nghĩa là có thể có một sự mặc khải mới nào đó về Thiên Chúa là ai. Tuy nhiên, cùng một Thiên Chúa, trong cùng một Chúa Giêsu Kitô, qua sự soi sáng và ban sức mạnh của cùng một Chúa Thánh Thần, luôn tiếp xúc và đối thoại với con người trong cái mới luôn luôn ở đây và bây giờ của lịch sử không ngừng đưa nhân loại vào những tri nhận mới, những câu hỏi mới và những hiểu biết thông sáng mới, trong các nền văn hóa và nơi chốn đa dạng, khi Giáo Hội thế giới xuyên thời gian tiến vào một tương lai không xác định cho đến cánh chung [eschaton].
Chúng ta thấy bản chất hiện tại này của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người trong Dei Verbum 8: “Thiên Chúa, Đấng đã phán trong quá khứ, vẫn tiếp tục đối thoại với hiền thê của Con yêu dấu của Người [Giáo hội]. Và Chúa Thánh Thần, qua Người, tiếng nói sống động của Tin Mừng vang lên trong Giáo hội - và qua Giáo hội trên thế giới - dẫn các tín hữu đến chân lý trọn vẹn và làm cho lời của Chúa Kitô ngự trong họ với tất cả sự phong phú của nó.” Do đó, theo Joseph Ratzinger, trong Dei Verbum, chúng ta được ban cho “một sự hiểu biết về mạc khải được coi một cách cơ bản như một cuộc đối thoại… Việc đọc Kinh thánh được mô tả như một colloquium inter Deum et hominem [một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người] … Cuộc đối thoại của Thiên Chúa luôn được tiếp tục trong hiện tại… với mục đích buộc chúng ta phải đáp lại.” (5)
Thượng Hội đồng này là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Đó chính là đặc ân và thách thức cho “những cuộc đàm luận trong Thánh Thần” của qúi vị. Chúa đang chờ đợi câu trả lời của qúi vị. Vào cuối tuần tổng hợp này, qúi vị có thể muốn bắt đầu phần tổng hợp đó bằng cách nói, giống như Công đồng Giêrusalem đầu tiên, được mô tả trong Công vụ 15: “Chúa Thánh Thần và chúng tôi thấy điều đó…” Vào thời của họ, lá thư của họ gửi cho các giáo hội sau đó tiếp tục đề cập đến một vấn đề mà chính Chúa Giêsu đã không để lại chỉ dẫn cụ thể nào. Họ và Chúa Thánh Thần cùng nhau phải đi đến một sự thích ứng mới với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô liên quan đến câu hỏi mới đó, điều chưa từng được dự tính trước đây.
Do đó, Vatican II kêu gọi Giáo hội luôn chú ý đến các chuyển động của Thiên Chúa mạc khải và cứu rỗi hiện diện và hoạt động trong dòng chảy lịch sử, bằng cách chú ý đến “các dấu chỉ của thời đại” dưới ánh sáng của Tin Mừng sống động. (6) Phân định các dấu chỉ của thời đại trong hiện tại tìm cách xác định điều Thiên Chúa đang thúc giục chúng ta nhìn thấy – bằng con mắt của Chúa Giêsu – trong thời đại mới; nhưng cũng thúc giục chúng ta chú ý đến những cạm bẫy - nơi chúng ta có thể bị lôi kéo vào những lối suy nghĩ không phải “của Chúa”. Những cái bẫy này có thể nằm ở chỗ chúng chỉ được neo trong quá khứ, hoặc chỉ ở hiện tại, hoặc không mở ra cho sự thật trọn vẹn trong tương lai của Chúa mà Thánh Thần Chân lý đang dẫn dắt Giáo hội hướng tới. Phân định sự khác biệt giữa cơ hội và cạm bẫy là nhiệm vụ của tất cả các tín hữu – giáo dân, giám mục và thần học – mọi người, như Gaudium et Spes 44 dạy: “Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, đó là nhiệm vụ của toàn thể dân Chúa, đặc biệt của các mục tử và các nhà thần học, lắng nghe, phân định và giải thích nhiều tiếng nói của thời đại chúng ta, và phán xét chúng dưới ánh sáng của lời Chúa, để sự thật được mặc khải đó luôn có thể được thấm nhuần sâu sắc hơn, được hiểu rõ hơn và đạt được lợi thế lớn hơn.” (7) “Chân lý được mặc khải” đó là một bản vị, Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, khi chúng ta tiến tới việc phân định tổng hợp cuối cùng của mình, ước gì chúng ta được hướng dẫn bởi lời huấn thị của Thư gửi tín hữu Do Thái 12: 2: “Chúng ta hãy chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu”.
_________________________________________________________________________________________________
1.Joseph Ratzinger, Theological Highlights of Vatican II [Những điểm nổi bật về thần học của Vatican II] (New York: Paulist Press, 2009), 44.
2.Xem toàn bộ Joseph Ratzinger, "Chapter II: The Transmission of Divine Revelation," [Chương II: Truyền tải Mặc khải của Thiên Chúa] trong Commentary on the Documents of Vatican II [Chú giải các Văn kiện của Vatican II] Tập 3, Herbert Vorgrimler biên tập (New York: Herder, 1969), 181-98.
3. Cùng nguồn, 185. Sự can thiệp của Meyer có thể được tìm thấy trong AS III/3, 150–51. Để có bản dịch tiếng Anh bài phát biểu của ngài, xem Albert Cardinal Meyer, "The Defects of Tradition," [Những khiếm khuyết của truyền thống] trong Third Session Council Speeches of Vatican II [Các bài phát biểu của Phiên họp thứ ba của Vatican II], William K. Leahy và Anthony T. Massimini biên tập (Glen Rock, N.J.: Paulist Press, 1966), 79–80.
4 https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2017/october/documents/papafrancesco_20171011_convegno-nuova-evangelizzazione.pdf [Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022].
5 Ratzinger, “Chương I: Chính Mặc Khải,” 171.
6 Gaudium et Spes, §4. Xem thêm Gaudium et Spes, §11.
7 Gaudium et Spes, §44.
Meyer, Hồng Y Albert. "The Defects of Tradition." [Những khiếm khuyết của truyền thống] Trong Third Session Council Speeches of Vatican II [Các bài phát biểu của Phiên họp thứ ba của Vatican II], do William K. Leahy và Anthony T. Massimini biên tập, 79–80. Glen Rock, NJ: Nhà xuất bản Paulist, 1966.
Ratzinger, Joseph. "Chapter I: Revelation Itself." [Chương I: Sự mặc khải của chính nó] Trong Commentary on the Documents of Vatican II. Volume 3 [Bình luận về các Văn kiện của Vatican II Tập 3], do Herbert Vorgrimler biên tập, 170–80. New York: Herder, 1969.
———. "Chapter II: The Transmission of Divine Revelation." [Chương II: Việc truyền tải sự mặc khải thiêng liêng] Trong Commentary on the Documents of Vatican II. Volume 3 [Bình luận về các Văn kiện của Vatican II Tập 3], do Herbert Vorgrimler biên tập, 181-98. New York: Herder, 1969.
———. Theological Highlights of Vatican II [Những điểm nổi bật về thần học của Vatican II]. New York: Nhà xuất bản Paulist, 2009.
Sói đội lốt cừu: Giáo phận California cảnh báo về linh mục mạo danh
Đặng Tự Do
05:02 27/10/2023
Giáo phận Stockton, California, đã đưa ra cảnh báo về hai kẻ mạo danh đóng giả là giáo sĩ Công Giáo ở thành phố Modesto và đòi đóng góp rất cao cho các thánh lễ, ban phép lành và bí tích.
Giáo phận cho biết hai người đàn ông không rõ danh tính đang mạo danh các giáo sĩ thực sự của Mễ Tây Cơ, đó là Đức Tổng Giám Mục Raúl Gómez González của Toluca và Cha José Adán González Estrada, một linh mục thuộc cùng một tổng giáo phận.
Giáo phận cho biết trong cảnh báo hôm thứ Sáu rằng những kẻ mạo danh đang tính chi phí rất cao cho các phép lành bí tích và “tiến hành trái phép” các bí tích như rửa tội, thêm sức và Rước lễ lần đầu.
Các quan chức giáo phận đã làm việc với Tổng giáo phận Toluca ở Mễ Tây Cơ để xác minh hành vi lừa dối. Modesto nằm cách Fresno 90 dặm về phía bắc ở Thung lũng Trung tâm của California.
Giáo phận cho biết những kẻ mạo danh cũng đang dạy các lớp và cấp chứng chỉ có tính chi phí. Chi tiết chính xác về các lớp học và chứng chỉ đó vẫn chưa rõ ràng, nhưng Erin Haight, phát ngôn viên của Giáo phận Stockton, nói với CNA hôm thứ Hai rằng ảnh chụp các chứng chỉ có dòng chữ “Thêm sức” và “Rước lễ”.
Giáo phận cũng cho biết những kẻ mạo danh đã yêu cầu giấy khai sinh cho những cá nhân tham gia các bí tích, “làm dấy lên mối lo ngại về nạn buôn người và đánh cắp danh tính”.
Ngoài ra, giáo phận cho biết, những kẻ lừa đảo đã tham gia vào các chiến thuật đe dọa khi danh tính hoặc quyền hạn của họ bị thẩm vấn, thường sử dụng các biện pháp đe dọa pháp lý đối với các cá nhân.
Giáo phận đã liên lạc với những cá nhân có thể là nạn nhân của vụ việc, nhưng họ muốn giấu tên, Haight nói.
Cảnh sát Modesto đã được thông báo về vụ lừa đảo này nhưng giáo phận cho biết họ đã được khuyên rằng chỉ những nạn nhân của vụ lừa đảo mới có thể nộp đơn khiếu nại hình sự.
CNA đã liên hệ với Sở Cảnh sát Modesto để bình luận hôm thứ Hai nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.
Giáo phận khuyến khích mạnh mẽ bất kỳ nạn nhân nào của vụ lừa đảo hãy liên hệ với cảnh sát.
“ Cần lưu ý rằng cảnh sát không hỏi về tình trạng nhập cư của người gọi; mối quan tâm hàng đầu của họ là chống lại các hoạt động tội phạm”, tuyên bố của giáo phận cho biết.
Ngoài ra, giáo phận còn cho biết rằng “các bí tích Công Giáo phải được cử hành trong các nhà thờ Công Giáo trừ ra trường hợp nguy cấp”.
Tuyên bố cho biết: “Việc cử hành lễ rửa tội, thêm sức và Rước lễ lần đầu ở những địa điểm ngoài trời như công viên không phù hợp với các thực hành Công Giáo đã được thiết lập”.
Haight nói với CNA rằng giáo phận chỉ biết có hai kẻ mạo danh nhưng đang tích cực theo dõi tình hình.
Cô cũng nói rằng giáo phận không biết liệu có lễ rửa tội nào hợp lệ hay không hoặc liệu bánh thánh thật có được sử dụng hay không nhưng nói rằng “đây rõ ràng là 'những con sói đội lốt cừu' và cho đến nay họ đã không hoạt động một cách thiện chí.”
Cô nói thêm, danh tính thực sự của những người đàn ông vẫn chưa được biết.
Haight cho biết các giáo phận xung quanh đã biết về trò lừa đảo này nhưng Giáo phận Stockton chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về hành vi gian lận tương tự. Cô nói thêm rằng giáo phận sẽ giữ liên lạc với các giáo phận lân cận về tình hình.
Haight cho biết những cảnh báo đầu tiên về vụ lừa đảo đã đến với giáo phận thông qua “những nỗ lực chủ động của các thành viên cộng đồng và giáo dân của chúng tôi”.
Cô nói thêm: “Sự cảnh giác và cam kết của họ đối với hạnh phúc của những người hàng xóm của họ đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến chúng tôi chú ý đến vấn đề này”.
Cô nói: “Chúng tôi gửi lời khen ngợi và lòng biết ơn chân thành đến những người đã kịp thời báo cáo hoạt động đáng ngờ, cho phép chúng tôi thực hiện hành động nhanh chóng và phù hợp”.
Đầu năm nay, một cảnh báo khác được giáo phận đưa ra là cảnh báo các tín hữu về một cựu linh mục Stockton đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ khi cử hành Thánh lễ tại nhà riêng.
Vị cựu linh mục đó, Leo Suarez, đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2016 sau hai lần bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Ông đã tự báo cáo ít nhất một vụ lạm dụng cho giáo phận vào năm 2009. Một tài liệu của giáo phận cho thấy rằng ông cũng đã bị buộc tội một cách đáng tin cậy vào năm 2014.
Tuyên bố vào thời điểm đó cho biết rằng các tín hữu không được khuyên tham gia vào bất kỳ mục vụ nào do Suarez điều hành “vì nó phá vỡ sự hiệp thông của họ với Giáo Hội Công Giáo và có thể, trong một số trường hợp, dẫn đến việc ban bí tích vô hiệu.
Haight nói với CNA vào thời điểm đó: “Chúng tôi có nghĩa vụ giáo dục giáo dân của mình và chúng tôi không bao giờ muốn họ trở thành nạn nhân của những kẻ đang tìm cách lợi dụng họ và đức tin của họ”.
Cô nói: “Là một giáo phận, chúng ta phải bảo vệ việc quản lý các bí tích và các tín hữu của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Cây thánh giá ở quảng trường công cộng ở Tây Ban Nha bị đập nát thành từng mảnh
Đặng Tự Do
05:03 27/10/2023
Một cây thánh giá bằng đá được chạm khắc vào thế kỷ 16 và đặt trên bệ ở quảng trường công cộng cạnh nhà thờ ở Seville, Tây Ban Nha, đã bị phá hủy vào cuối tuần qua. Hành động phá hoại này đang được cảnh sát điều tra.
Được biết đến với cái tên Thánh giá Thánh Lagiarô, người ta phát hiện ra vào sáng Chúa Nhật rằng nó đã bị vỡ thành hơn 20 mảnh mà Hội đồng thành phố Seville đã tập hợp lại, dự định tiến hành xây dựng lại.
Tượng đài đặt ở Quảng trường Thánh Martha do kiến trúc sư Hernán Ruiz thiết kế và nghệ sĩ Diego Alcaraz điêu khắc vào năm 1564. Một mặt thánh giá khắc hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, mặt kia vẽ hình ảnh nỗi đau thứ năm của Đức Maria, Mẹ đứng dưới chân thánh giá.
Thị trưởng thành phố Tây Ban Nha, José Luis Sanz, tuyên bố vào ngày 22 tháng 10 trên X rằng ông thẳng thừng lên án “việc phá hoại cây thánh giá ở Quảng trường Thánh Martha”.
Theo báo chí địa phương, vào sáng thứ Hai, khi tin tức về vụ phá hủy lan rộng, những người không rõ danh tính đã đặt một cây thánh giá bằng hoa trên bệ nơi có tác phẩm điêu khắc lịch sử.
Tổng giám mục Seville, Đức Cha José Ángel Saiz Meneses, cho biết hôm thứ Hai rằng việc phá hủy cây thánh giá là “một hành động phá hoại, côn đồ, đáng trách”, mặc dù ngài không chắc “rằng mục đích của hành động này là trực tiếp chống lại tôn giáo”.
Vị Giám Mục cho biết vụ việc “phải khiến tất cả chúng ta thúc đẩy một nền giáo dục về sự tôn trọng, về sự chung sống” và trên hết là “về đức tin và tình yêu cũng như việc duy trì tất cả truyền thống tôn giáo và cội nguồn Kitô giáo của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Chủ tịch COMECE bảo đảm với Thượng phụ Giêrusalem về sự gần gũi và hỗ trợ của các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu
Đặng Tự Do
05:03 27/10/2023
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên Hiệp Âu Châu Đức Cha Crociata đã gửi một bức thư cho Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem vào thứ Năm, ngày 19 tháng 10 năm 2023, bày tỏ tình liên đới và gần gũi với tất cả những người đang phải chịu đựng làn sóng bạo lực tàn khốc đang diễn ra ở Thánh Địa. Đức Cha viết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu nỗ lực hết sức để góp phần xoa dịu tình hình”.
Đức Cha Mariano Crociata cũng chia sẻ mối quan ngại của mình về tình trạng bạo lực tàn khốc đang gia tăng ở Thánh địa sau vụ thảm sát thường dân Israel ngày 7 tháng 10.
Đức Cha viết: “Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những báo cáo hàng ngày về sự khủng khiếp của cuộc chiến này và cầu nguyện cho các nạn nhân, cũng như gia đình và cộng đồng của họ”. Đức Cha Crociata, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết và gần gũi của các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu “với tất cả những người đau khổ”.
Đức Cha Crociata cũng cảm ơn Đức Hồng Y Thượng Phụ Pizzaballa – cùng với các Thượng phụ và Thủ lĩnh các Giáo hội ở Giêrusalem – vì “những nỗ lực không mệt mỏi trong việc kêu gọi hòa bình và công lý ở Thánh địa”.
Ngài bảo đảm cam kết của COMECE trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên minh Âu Châu, “thực hiện mọi nỗ lực để góp phần giảm leo thang tình hình”.
Trong lá thư trả lời vào thứ Sáu, 20 tháng 10, Đức Thượng Phụ Giêrusalem cho biết: “Có rất nhiều đau khổ và sợ hãi trong cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé của chúng tôi cũng như trong cả xã hội Israel và Palestine, vì bạo lực và hận thù chỉ tạo ra sự hủy diệt”. Đức Thượng phụ cũng đánh giá cao những nỗ lực của COMECE trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế và cảm ơn các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu vì sự gần gũi tinh thần của các ngài.
Source:comece.eu
Lời Cầu Nguyện Bình An Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với Đức Mẹ
Vũ Văn An
14:12 27/10/2023
Chủ trì buổi cầu nguyện xen kẽ các bài đọc Tin Mừng, những lời cầu nguyện và suy niệm cũng như lần hạt Mân Côi và chầu Mình Thánh Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hướng về Đức Mẹ xin Mẹ nhìn chúng ta: “Chúng con đứng đây trước mặt Mẹ. Mẹ là Mẹ của chúng con và Mẹ biết những khó khăn cũng như nỗi đau của chúng con."
Sau đây là nguyên văn Bài Kinh của Đức Giáo Hoàng, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy nhìn chúng con! Chúng con đứng đây trước mặt Mẹ. Mẹ là Mẹ của chúng con và Mẹ biết những khó khăn cũng như nỗi đau của chúng con. Lạy Nữ Vương Hoà Bình, Mẹ đang đau khổ với chúng con và vì chúng con, khi Mẹ thấy rất nhiều con cái của Mẹ đang đau khổ vì những xung đột và chiến tranh đang xé nát thế giới của chúng con.
Đây là một giờ phút đen tối. Đây là thời điểm đen tối, thưa Mẹ. Trong giờ phút đen tối này, chúng con hướng về Chúa, và trong ánh sáng thánh nhan của Chúa, chúng con phó thác bản thân và các vấn đề của chúng con cho Trái Tim Từ Mẫu của Mẹ, Đấng thấu hiểu những lo lắng và sợ hãi của chúng con. Mối quan tâm của Mẹ lớn lao biết bao khi không có chỗ cho Chúa Giêsu trong quán trọ! Mẹ đã sợ hãi biết bao khi vội vã chạy trốn sang Ai Cập vì vua Hêrốt tìm cách giết Người! Nỗi thống khổ của Mẹ lớn biết bao trước khi Mẹ tìm thấy Người trong Đền thờ! Tuy nhiên, thưa Mẹ, giữa những thử thách đó, Mẹ đã tỏ ra sức mạnh, đã hành động can đảm: Mẹ tin tưởng vào Thiên Chúa và đáp lại sự quan tâm bằng sự chăm sóc dịu dàng, sợ hãi bằng tình yêu, đau khổ bằng sự chấp nhận. Thưa Mẹ, Mẹ đã không lùi bước, nhưng vào những thời điểm quyết định, Mẹ luôn chủ động: Mẹ vội vàng đến thăm bà Êli-save; tại tiệc cưới Cana, Mẹ đã thôi thúc Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên của; tại Phòng Tiệc Ly, Mẹ đã giữ cho các môn đệ được hiệp nhất. Và khi, trên Đồi Canvê, một lưỡi gươm đâm thấu trái tim Mẹ, bằng sự khiêm nhường và sức mạnh của Mẹ, Mẹ đã duy trì niềm hy vọng Phục Sinh qua đêm đau buồn.
Giờ đây, lạy Mẹ, một lần nữa xin Mẹ hãy chủ động giúp chúng con, trong thời buổi này, bị xé nát bởi những xung đột và bị tàn phá bởi ngọn lửa vũ khí. Xin hãy hướng ánh mắt thương xót của Mẹ đến gia đình nhân loại của chúng con, một gia đình đã lạc khỏi con đường hòa bình, ưu ái Cain hơn Abel và mất khả năng coi nhau như anh chị em sống trong một ngôi nhà chung. Xin Mẹ cầu bầu cho thế giới của chúng con, trong tình trạng hết sức hỗn loạn và nguy hiểm lớn lao. Xin Mẹ dạy chúng con biết quý trọng và chăm sóc sự sống – sự sống của mỗi con người! – và bác bỏ sự điên rồ của chiến tranh, vốn gieo rắc cái chết và loại bỏ tương lai.
Lạy Mẹ Maria, đã bao nhiêu lần Mẹ đến thúc giục cầu nguyện và sám hối. Tuy nhiên, vì bị cuốn vào những nhu cầu riêng của mình và bị phân tâm bởi những thứ của thế gian này, chúng con đã làm ngơ trước lời kêu gọi của Mẹ. Trong tình yêu của Mẹ dành cho chúng con, Mẹ không bao giờ bỏ rơi chúng con, thưa Mẹ. Xin Mẹ cầm tay dẫn dắt chúng con. Xin Mẹ nắm tay dẫn dắt chúng con và đưa chúng con đến sự hoán cải; giúp chúng con một lần nữa đặt Chúa lên hàng đầu. Xin giúp chúng con duy trì sự hiệp nhất trong Giáo Hội và trở thành những nghệ nhân hiệp thông trong thế giới của chúng con. Xin Mẹ làm cho chúng con một lần nữa nhận ra tầm quan trọng của vai trò chúng con đảm nhận; xin Mẹ củng cố ý thức trách nhiệm của chúng con đối với chính nghĩa hòa bình khi những người nam nữ được mời gọi cầu nguyện, thờ phượng, cầu bầu và đền tạ cho toàn thể nhân loại.
Lạy Mẹ, tự mình chúng con không thể thành công; không có Thánh Tử của Mẹ, chúng con không thể làm gì được. Nhưng Mẹ đưa chúng con trở lại với Chúa Giêsu, Đấng là Bình An của chúng con. Vì vậy, lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng con, chúng con đến trước mặt Mẹ và nương náu trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Lạy Mẹ của lòng thương xót, chúng con cầu xin lòng thương xót! Nữ Vương Hòa Bình, chúng con kêu gọi hòa bình! Xin Mẹ chạm đến trái tim của những người bị giam cầm bởi hận thù; chuyển đổi những người thúc đẩy và kích động xung đột. Xin Mẹ lau khô nước mắt cho trẻ em – vào giờ phút này, có quá nhiều em đang khóc! – Xin Mẹ hiện diện với những người già và cô đơn; xin Mẹ tăng cường sức mạnh cho những người bị thương và bệnh tật; bảo vệ những người bị buộc phải rời bỏ đất đai và người thân của họ; an ủi người đang chán nản; đánh thức niềm hy vọng mới.
Chúng con phó thác và dâng hiến cho Mẹ cuộc đời và từng thớ con người của chúng con, tất cả những gì chúng con sở hữu và tất cả những gì chúng con là, mãi mãi. Chúng con thánh hiến cho Mẹ, để qua chứng tá tình yêu của Chúa Giêsu trước thế giới, Giáo hội có thể trở thành dấu chỉ của sự hòa hợp và là công cụ hòa bình. Với Mẹ, chúng con dâng hiến thế giới của chúng con, với Mẹ, chúng con đặc biệt dâng hiến các quốc gia và khu vực có chiến tranh.
Dân trung thành của Mẹ gọi Mẹ là bình minh cứu rỗi; Lạy Mẹ, xin ban cho những tia sáng có thể soi sáng đêm tối xung đột. Lạy tòa ngự của Chúa Thánh Thần, xin Mẹ truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo các quốc gia tìm kiếm con đường hòa bình. Lạy Nữ Vương của mọi dân tộc, xin Mẹ hòa giải những đứa con của Mẹ đang bị cái ác quyến rũ, bị mù quáng bởi quyền lực và hận thù. Mẹ, người gần gũi với tất cả, xin Mẹ rút ngắn khoảng cách của chúng con. Mẹ, người có lòng trắc ẩn với mọi người, xin Mẹ dạy chúng con quan tâm đến nhau. Lạy Mẹ, Đấng mạc khải tình yêu dịu dàng của Chúa, xin Mẹ làm cho chúng con trở thành những chứng nhân của niềm an ủi và bình an của Người. Lạy Mẹ, lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin tuôn đổ vào tâm hồn chúng con hồng ân hòa hợp của Thiên Chúa. Amen.
Người Công Giáo kết án cả Hamas lẫn Israel vì các hành động bạo lực mang chết chóc và đau thương đến cho người vô tội
Vũ Văn An
16:56 27/10/2023
Tin mới nhất do Hannah Brockhaus của CNA cung cấp ngày 26 tháng 10: Đức Hồng Y Zuppi gọi Hamas là “kẻ thù tồi tệ nhất của nhân dân Palestine”.
Bên lề một đại hội ở miền Bắc Nước Ý ngày 26 tháng 10, ngài nói rằng, “chúng ta cần một giải pháp bảo đảm quyền lỡi của cả hai bên; chúng ta thực sự cần một giới lãnh đạo Palestine có thẩm quyền”.
Theo một đài truyền hình địa phương của Ý, Telenord, Đức Hồng Y nói rằng gốc rễ gây ra tranh chấp tại Israel và Palestine cần được giải quyết”.
Tin thứ hai của Vatican News cho hay: Đức Giáo Hoàng, hôm thứ năm, nói chuyện bằng điện thoại với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, theo yêu cầu của Ông này. Hai vị thảo luận về “tìnhhình bi đát hiện nay tại Đất Thánh”
Theo Ông Matteo Bruni, giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự đau lòng của ngài đối với những gì đang diễn ra và nhắc lại chủ trương của Tòa Thánh, hy vọng rằng giải pháp hai nhà nước và qui chế đặc biệt cho thành phố Giêrusalem có thể đạt tới.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào hồi sáng rằng Tổng Thống bày tỏ với Đức Giáo Hoàng mối lo âu lớn lao về những điều đang diễn ra tại Gaza.
Tưởng cũng nên nhắc lại việc Đức Giáo Hoàng nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 22 tháng 10, trong vòng 20 phút liên quan tới các tranh chấp trên thế giới và việc cần nhận ra các nẻo đường dẫn đến hòa bình.
Nhưng vị lãnh đạo Công Giáo âu lo nhất đối với tình hình Đất Thánh là Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem.
Ngày 24 vừa qua, ngài gửi một thư mục vụ cho toàn giáo phận đề cập tới thảm kịch hiện nay và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình được vãn hồi trên quê hương của Chúa.
Theo hãng tin Catholic World News, Thượng phụ lên án cả các cuộc tấn công của Hamas vào Israel và vụ pháo kích vào Gaza của Israel, kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và nói rằng chỉ có việc thành lập một quê hương của người Palestine mới mang lại hòa bình cho khu vực.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa nói: “Cả thế giới coi Thánh địa này của chúng ta là một nơi thường xuyên gây ra chiến tranh và chia rẽ. Chỉ bằng cách chấm dứt hàng thập niên chiếm đóng và những hậu quả bi thảm của nó, cũng như mang lại một viễn ảnh quốc gia rõ ràng và an toàn cho người dân Palestine thì một tiến trình hòa bình nghiêm túc mới có thể bắt đầu.”
Trong khi lên án một cách dứt khoát “sự tàn bạo” của các cuộc tấn công của Hamas, Đức Thượng Phụ cũng tố cáo phản ứng của Israel là một “chu kỳ bạo lực mới”, mà theo ngài, “đã khiến hơn 5,000 người thiệt mạng tại Gaza, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, hàng chục ngàn người bị thương, các khu dân cư bị san bằng, thiếu thuốc men, thiếu nước và các nhu yếu phẩm cơ bản cho hơn hai triệu người.”
Sau đây là nguyên văn Lá thư của Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa:
Anh chị em thân mến,
Xin Chúa ban bình an cho anh chị em!
Chúng ta đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn và đau đớn nhất trong thời gian và lịch sử gần đây của chúng ta. Hơn hai tuần nay, chúng ta tràn ngập những hình ảnh kinh hoàng, làm sống lại những tổn thương xa xưa, khơi dậy những vết thương mới, khiến nỗi đau, sự thất vọng và giận dữ bùng nổ trong tất cả chúng ta. Dường như có nhiều điều nói về cái chết và lòng căm thù vô tận. Có quá nhiều câu hỏi “tại sao” chồng chéo lên nhau trong tâm trí chúng ta, làm tăng thêm cảm giác hoang mang của chúng ta.
Cả thế giới coi Thánh Địa này của chúng ta là nơi thường xuyên xảy ra chiến tranh và chia rẽ. Đó chính là lý do tại sao cách đây vài ngày, cả thế giới đã cùng chúng ta tham gia vào ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình. Đó là một khung cảnh tuyệt đẹp của Đất Thánh và là thời điểm quan trọng của sự hiệp nhất với Giáo hội của chúng ta. Và khung cảnh đó vẫn còn đó. Ngày 27 tháng 10 tới, Đức Thánh Cha đã kêu gọi ngày thứ hai cầu nguyện và ăn chay, để lời chuyển cầu của chúng ta có thể tiếp tục. Đó sẽ là một ngày mà chúng ta sẽ cử hành với niềm xác tín. Có lẽ điều chính yếu mà người Kitô hữu chúng ta có thể làm vào lúc này là: cầu nguyện, sám hối, cầu bầu. Vì điều này, chúng ta cảm ơn Đức Thánh Cha từ tận đáy lòng.
Trong tất cả sự náo động này, nơi mà tiếng bom chói tai trộn lẫn với nhiều tiếng nói đau buồn và nhiều cảm xúc mâu thuẫn, tôi cảm thấy cần phải chia sẻ với anh chị em một lời có nguồn gốc từ Tin Mừng của Chúa Giêsu. Đó là điểm khởi đầu mà chúng ta bắt đầu và quay trở lại, hết lần này đến lần khác: một lời trong Tin Mừng giúp chúng ta sống thời điểm bi thảm này bằng cách kết hợp những cảm xúc của chúng ta với những cảm xúc của Chúa Giêsu.
Tất nhiên, nhìn vào Chúa Giêsu không có nghĩa là cảm thấy được miễn trách nhiệm phải lên tiếng, tố cáo, kêu gọi cũng như an ủi và khích lệ. Như chúng ta đã nghe trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, cần phải trả “cho Caesar những gì của Caesar và phải trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa” (Mt 22:21). Vì vậy, nhìn lên Thiên Chúa, trước hết chúng ta muốn trả lại cho Caesar những gì thuộc về ông ta.
Lương tâm và nghĩa vụ đạo đức của tôi đòi hỏi tôi phải tuyên bố rõ ràng rằng những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10 ở miền nam Israel là không thể chấp nhận được và chúng ta không thể không lên án nó. Không có lý do gì cho sự tàn bạo như vậy. Vâng, chúng ta có nhiệm vụ phải nêu rõ điều này và tố cáo nó. Việc sử dụng bạo lực không phù hợp với Tin Mừng và không dẫn đến hòa bình. Sự sống của mỗi con người đều có phẩm giá bình đẳng trước Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên tất cả chúng ta theo hình ảnh của Người.
Tuy nhiên, cùng một lương tâm với gánh nặng lớn trong lòng, hôm nay dẫn tôi tới chỗ phải tuyên bố một cách rõ ràng rằng chu kỳ bạo lực mới này đã khiến Gaza thiệt mạng hơn năm nghìn người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, hàng chục nghìn người bị thương, các khu dân cư bị san bằng, thiếu thuốc men, thiếu nước và các nhu yếu phẩm cơ bản cho hơn hai triệu người. Đây là những bi kịch không thể hiểu nổi và chúng ta có nhiệm vụ tố cáo và lên án một cách không dè dặt. Cuộc oanh tạc dữ dội liên tục giáng xuống Gaza trong nhiều ngày sẽ chỉ gây thêm nhiều cái chết và sự tàn phá, đồng thời sẽ chỉ làm tăng thêm sự hận thù và oán giận. Nó sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề nào mà chỉ tạo ra những vấn đề mới. Đã đến lúc phải chấm dứt cuộc chiến này, bạo lực vô nghĩa này.
Chỉ bằng cách chấm dứt hàng thập niên chiếm đóng và những hậu quả bi thảm của nó, cũng như mang lại viễn ảnh quốc gia rõ ràng và an toàn cho người dân Palestine thì một tiến trình hòa bình nghiêm túc mới có thể bắt đầu. Trừ khi vấn đề này được giải quyết tận gốc, nếu không sẽ không bao giờ có được sự ổn định mà tất cả chúng ta đều hy vọng. Bi kịch của những ngày này phải dẫn tất cả chúng ta, tôn giáo, chính trị, xã hội dân sự, cộng đồng quốc tế, đến một cam kết nghiêm túc hơn về vấn đề này so với những gì đã được thực hiện cho đến nay. Đây là cách duy nhất để tránh những bi kịch khác giống như những bi kịch mà chúng ta đang trải qua hiện nay. Chúng ta nợ nhiều nạn nhân của những ngày này và những nạn nhân của những năm trước. Chúng ta không có quyền giao nhiệm vụ này cho người khác.
Thế nhưng, tôi không thể sống thời kỳ cực kỳ đau đớn này mà không nhìn lên, không nhìn lên Chúa Kitô, không có đức tin soi sáng quan điểm của tôi và của anh chị em về những gì chúng ta đang trải qua, mà không hướng suy nghĩ của chúng ta về Thiên Chúa. Chúng ta cần Lời đồng hành, an ủi và khích lệ chúng ta. Chúng ta cần Lời như cần không khí chúng ta thở.
“Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33).
Chúng ta thấy mình đang ở trước cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Người nói những lời này với các môn đệ của Người, những người sẽ sớm bị quăng ném như thể bị cuốn vào một cơn bão trước khi Người chết. Họ sẽ hoảng sợ, chạy tán loạn và bỏ chạy như chiên không có người chăn.
Tuy nhiên, lời cuối cùng trên của Chúa Giêsu là một sự khích lệ. Người không nói rằng Người sẽ thắng, nhưng Người đã thắng rồi. Ngay cả trong cơn hỗn loạn sắp tới, các môn đệ vẫn có thể có được sự bình an. Đây không phải là vấn đề hòa bình lý thuyết, cũng không phải là cam chịu trước sự kiện thế giới là xấu xa và chúng ta không thể làm gì để thay đổi nó. Thay vào đó là việc có sự bảo đảm rằng chính trong tất cả sự ác này, Chúa Giêsu đã chiến thắng. Bất chấp sự tàn ác đang tàn phá thế giới, Chúa Giêsu đã đạt được một chiến thắng và thiết lập một thực tại mới, một trật tự mới mà sau khi phục sinh sẽ được đảm nhận bởi các môn đệ được tái sinh trong Thần Khí.
Chính trên thập giá mà Chúa Giêsu đã chiến thắng: không phải bằng vũ khí, không phải bằng quyền lực chính trị, không phải bằng những phương tiện vĩ đại, cũng không phải bằng việc áp đặt chính mình. Sự bình an mà Người nói đến không liên quan gì đến việc chiến thắng người khác. Người đã giành được thế giới bằng cách yêu nó. Đúng là một thực tại mới và một trật tự mới bắt đầu trên thập tự giá. Trật tự và thực tại của người hiến mạng sống vì tình yêu. Với sự Phục Sinh và ơn Chúa Thánh Thần, thực tại và trật tự đó thuộc về các môn đệ của Người. Thuộc về chúng ta. Câu trả lời của Thiên Chúa cho câu hỏi tại sao người công chính lại phải chịu đau khổ không phải là một lời giải thích mà là một Sự Hiện Diện. Đó là Chúa Kitô trên thập giá.
Chính trên điều đó, mà ngày nay chúng ta đánh cuộc đức tin của mình. Chúa Giêsu trong câu này nói rất đúng về lòng can đảm. Sự bình yên như vậy, tình yêu như vậy đòi hỏi lòng can đảm lớn lao.
Có được lòng can đảm yêu thương và hòa bình ở đây, hôm nay, có nghĩa là không cho phép hận thù, trả thù, giận dữ và đau đớn chiếm giữ mọi không gian trong trái tim, lời nói, suy nghĩ của chúng ta. Nó có nghĩa là thực hiện một cam kết bản thân với công lý, có thể khẳng định và tố cáo sự thật đau đớn về sự bất công và sự ác đang vây quanh chúng ta, mà không để nó làm ô uế các mối quan hệ của chúng ta. Nó có nghĩa là cam kết, tin chắc rằng việc làm tất cả những gì có thể vì hòa bình, công lý, bình đẳng và hòa giải vẫn là điều đáng làm. Ngôn từ của chúng ta không được nói về cái chết và những cánh cửa đóng kín. Ngược lại, các lời nói của chúng ta phải có tính sáng tạo, mang lại sức sống, chúng phải đưa ra viễn ảnh và những chân trời rộng mở.
Cần có lòng can đảm để có thể đòi hỏi công lý mà không gieo rắc hận thù. Cần phải có can đảm để cầu xin lòng thương xót, bác bỏ áp bức, cổ vũ sự bình đẳng mà không đòi hỏi sự độc dạng, trong khi vẫn được tự do. Ngày nay, cần có lòng can đảm, ngay cả trong giáo phận và cộng đồng của chúng ta, để duy trì sự đoàn kết, cảm thấy đoàn kết với nhau, ngay cả trong sự đa dạng về quan điểm, cảm xúc và tầm nhìn của chúng ta.
Tôi muốn và chúng ta muốn trở thành một phần của trật tự mới được Chúa Kitô khai mở. Chúng ta muốn xin Thiên Chúa ban cho lòng can đảm đó. Chúng ta muốn chiến thắng thế gian, vác trên mình Thánh Giá đó, cũng là của chúng ta, được làm bằng đau đớn và tình yêu, sự thật và sợ hãi, bất công và ân phúc, tiếng kêu khóc và sự tha thứ.
Tôi cầu nguyện cho tất cả chúng ta, đặc biệt cho cộng đồng nhỏ bé ở Gaza, nơi đang phải chịu đau khổ nhiều nhất. Đặc biệt, chúng ta nghĩ đến 18 anh chị em đã thiệt mạng gần đây và tới gia đình của họ mà chúng ta quen biết. Nỗi đau của họ rất lớn, nhưng mỗi ngày trôi qua, tôi nhận ra rằng họ đang bình yên. Họ sợ hãi, run rẩy, buồn bã nhưng trong lòng lại bình yên. Tất cả chúng ta đều ở bên họ, trong lời cầu nguyện và tình liên đới cụ thể, cảm ơn họ vì chứng tá tốt đẹp của họ.
Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân vô tội. Nỗi đau khổ của người vô tội trước mặt Thiên Chúa có giá trị quý giá và cứu chuộc vì nó được kết hợp với nỗi đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô. Cầu mong sự đau khổ của họ mang hòa bình đến gần hơn bao giờ hết!
Chúng ta đang tiến tới lễ trọng kính Nữ vương Palestine, đấng bảo trợ của giáo phận chúng ta. Ngôi đền được xây dựng trong một thời kỳ chiến tranh khác và được chọn làm nơi đặc biệt để cầu nguyện cho hòa bình. Trong những ngày này, chúng ta sẽ một lần nữa tái thánh hiến Nhà thờ và vùng đất của chúng ta cho Nữ vương Palestine! Tôi xin tất cả các giáo hội trên khắp thế giới hiệp cùng Đức Thánh Cha và cùng chúng tôi cầu nguyện cũng như tìm kiếm công lý và hòa bình.
Năm nay chúng ta sẽ không thể tụ tập đông đủ vì tình hình không cho phép. Nhưng tôi tin chắc rằng vào ngày đó toàn giáo phận sẽ hiệp nhất cầu nguyện và đoàn kết vì hòa bình, không phải hòa bình thế gian, mà là hòa bình mà Chúa Kitô ban cho chúng ta.
Với lời cầu nguyện chân thành cho tất cả mọi người,
+ Hồng Y Pierbattista Pizzaballa
Thượng phụ Latinh của Giêrusalem
Tờ Guardian của Anh: Israel đang tiến đến tội ác chiến tranh ở Gaza
Vũ Văn An
17:05 27/10/2023
Owen Jones, người phụ trách chuyên mục, trên tờ The Guardian của Anh (https://www.theguardian.com/commentisfree/2023/oct/24/israel-gaza-world-leaders-un-genocide-palestinians) ngày 24 tháng 10 cho rằng Liên Hợp Quốc cảnh cáo về “nguy cơ diệt chủng” đối với người Palestine. Bài nhận định của ông như sau:
Nếu lúc đó tôi biết điều bây giờ tôi biết. Đối với nhiều người đàn ông và đàn bà mang tội nhấn chìm Iraq trong máu và hỗn loạn, thì điều này đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Vào năm 2004, khi đó, nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ, Michael Howard, được hỏi liệu ông có còn ủng hộ đề xuất ủng hộ chiến tranh của chính phủ Anh hay không - chỉ có 16 nghị sĩ Đảng Bảo thủ phản đối một năm trước đó - ông trả lời: “Nếu lúc đó tôi biết những gì tôi biết bây giờ, thì điều đó đã gây khó khăn rồi. Có lẽ tôi không thể bỏ phiếu cho nghị quyết đó.” “Nếu lúc đó tôi biết những gì tôi biết bây giờ, tôi đã không bỏ phiếu theo cách đó,” Hillary Clinton cũng nói thế trong chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên đầy thất vọng của bà đối với sự đề cử của đảng Dân chủ. Phó lãnh đạo Đảng Lao động lúc đó, Harriet Harman, cho biết: “Nếu lúc đó tôi biết những gì tôi biết bây giờ, tôi đã không bỏ phiếu cho nó”.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc hồi sinh của cụm từ này. Khi tai họa từ cuộc tấn công dữ dội của Israel vào Gaza trở nên rõ ràng, những người hoan hô nó sẽ hoảng sợ về tổn hại danh tiếng và bào chữa cho sự thiếu hiểu biết trước đó của họ. Đừng để họ thoát khỏi nó lần này.
Cụm từ này vô nghĩa ngay cả trong bối cảnh biến động ở Iraq. Khi cuộc điều tra Chilcot kết thúc sau đó, Blair được cảnh cáo rằng một cuộc xâm lược “sẽ làm tăng mối đe dọa từ al-Qaida” và các nhóm khác. Do đó, cuộc điều tra "không đồng ý cần phải có cái nhìn trở lui", lưu ý rằng mọi sự từ "xung đột nội bộ ở Iraq" đến sự can thiệp của Iran cho đến sự trỗi dậy của al-Qaida đều "được nhận diện rõ ràng" trước chiến tranh. Những cảnh cáo về thảm họa sắp xảy ra không chỉ giới hạn trong các cuộc thuyết trình tình báo riêng với Blair. Từ việc thiếu vũ khí hủy diệt hàng loạt – như cựu ngoại trưởng Robin Cook đã nêu chi tiết trong bài phát biểu từ chức của mình – đến xung đột bạo lực và thúc đẩy al-Qaida, thảm họa sắp tới đã được công chúng dự đoán rộng rãi. Không thiếu bằng chứng để biện minh cho lời cảnh cáo của tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập lúc bấy giờ rằng chiến tranh sẽ “mở ra cánh cổng hỏa ngục”.
Sau hành động tàn bạo không thể biện minh của Hamas, cuộc tấn công dữ dội của quân đội Israel đã tàn sát hàng nghìn thường dân, nhiều người trong số họ là trẻ em. Điều tồi tệ nhất sắp xảy ra không phải là giả định mà là điều hiển nhiên từ những tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo chính trị Israel. Họ đã không nỗ lực che giấu ý định của mình, và do đó, họ đã khiến những người cổ vũ họ không có nơi nào để trốn, không có sự thiếu hiểu biết để biện hộ. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố: “Sự nhấn mạnh là thiệt hại chứ không phải độ chính xác”. Một quan chức Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết: “Gaza cuối cùng sẽ biến thành một thành phố lều” và nói thêm: “Sẽ không còn tòa nhà nào”. Bộ trưởng kinh tế Israel, Nir Barkat, nói với ABC News rằng con tin và thương vong của dân thường sẽ chỉ là vấn đề thứ yếu sau khi tiêu diệt Hamas, “ngay cả khi phải mất một năm”.
Một người ủng hộ nổi bật của Keir Starmer trong ủy ban điều hành quốc gia của Đảng Lao Động tuyên bố rằng Israel không vi phạm luật pháp quốc tế với lý do hành động của họ là "tương xứng" và "cấu trúc chỉ huy có việc các luật sư ký để bảo đảm việc tuân thủ luật quốc tế cho mọi hành động của Lực lượng Phòng vệ Israel ”. Vì vậy, hãy nghe một luật sư như vậy, cựu tổng tư lệnh quân sự của Israel và cựu tổng chưởng lý của đất nước này, người đã tuyên bố rằng để tiêu diệt Hamas “thì bạn phải phá hủy Gaza, bởi vì mọi thứ ở Gaza, hầu hết mọi tòa nhà ở đó, đều là thành trì của Hamas”.
Israel đang thả truyền đơn xuống phía bắc Gaza cảnh cáo rằng thường dân còn ở lại đó có thể bị coi là "đồng phạm trong một tổ chức khủng bố", lập luận rõ ràng rằng những người không tham chiến có thể bị coi như những mục tiêu để tấn công một cách chính đáng. Bỏ qua việc miền nam Gaza đang bị ném bom, trái ngược với tuyên bố của Israel rằng đây là vùng an toàn, và nhiều người không thể chạy trốn - nhất là những người bị thương và ốm yếu - đây là lời thú nhận công khai về những gì có thể dẫn đến tội ác chiến tranh trong tương lai.
Khi Ngoại trưởng được cho là tương đối “ôn hòa”, Eli Cohen, tuyên bố rằng lãnh thổ của Gaza sẽ bị thu hẹp do sự sáp nhập của Israel, ông ấy chỉ đơn giản nêu rõ một cam kết bỏ ngỏ lâu đời của Israel. Rốt cuộc, khi Tzipi Hotovely, đại sứ Israel tại Vương quốc Anh, tuyên bố ủng hộ lãnh thổ của Israel bao gồm lãnh thổ trong Kinh thánh là Judea và Samaria - nghĩa là việc sáp nhập West Bank - bà chỉ lặp lại việc Netanyahu quảng bá bản đồ “Greater Israel” trước Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả Gaza và West Bank.
Từ hình phạt tập thể – bằng cách tước đoạt nước, thực phẩm, năng lượng và thuốc men của những người vô tội – đến ném bom bừa bãi vào các khu dân cư, không có lời bào chữa nào cả. Liên Hiệp Quốc đang cảnh cáo về việc “thanh lọc sắc tộc hàng loạt”, tố cáo “tội ác chống lại loài người” và thậm chí còn lập luận rằng “có nguy cơ xảy ra diệt chủng” đối với người Palestine. Một cuộc xâm lược trên bộ thậm chí còn chưa bắt đầu, nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo thì đã rõ. Vì vậy, đây là một dự đoán. Như hiện tại, chỉ có 3% người Anh nói rằng “chắc chắn không nên có lệnh ngừng bắn ngay lập tức”, tỷ lệ tương tự với những người tin rằng Trái đất phẳng. Khi tội ác gia tăng, tâm trạng của công chúng sẽ là sự pha trộn giữa kinh hoàng và giận dữ với những kẻ đồng lõa với một trong những tội ác lớn nhất của thời đại chúng ta.
Tuần trước, cựu ngoại trưởng Jack Straw thừa nhận cuộc chiến tranh Iraq là "nhìn lại thì là một sai lầm - ý tôi là không nghi ngờ gì về điều đó", với giọng điệu bình thường phù hợp với người rẽ lầm đường cao tốc hơn là người đóng vai trò lãnh đạo trong một cuộc chiến đã giết chết hàng trăm ngàn người. Mong đợi cùng một giọng điệu từ những người biện minh cho vụ thảm sát đang diễn ra này. “Nếu lúc đó tôi biết điều tôi biết bây giờ”, hoặc những lời nói có ý nghĩa như vậy, sẽ đi kèm với những lời bày tỏ sự hối tiếc của họ. Nhưng giờ đây họ đã biết: không có căn cứ nào cho sự thiếu hiểu biết, và những kẻ đồng lõa đó không đáng bị gì ngoài sự khinh thường và ô nhục về mặt đạo đức.
Thượng Hội đồng ngày 26 tháng 10: những người tham gia thảo luận về Bản Tường trình tổng hợp vốn sẽ chỉ là ‘tạm thời’
Vũ Văn An
18:00 27/10/2023
Bản tin ngày 27 tháng 10 năm 2023 của hãng tin Catholic World News về Thượng Hội Đồng cho hay:
Khi phiên họp đầu tiên của Phiên họp thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục bắt đầu gần đến lúc kết thúc, những người tham gia đã thảo luận về bản tường trình tổng hợp sẽ đánh dấu thành quả thảo luận của họ.
Theo Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, 349 trong số 364 thành viên bỏ phiếu của Thượng Hội đồng đã tham dự phiên họp sáng ngày 26 tháng 10. Tường trình tổng hợp dự kiến được thông qua vào ngày 28/10 và phiên họp đầu tiên sẽ kết thúc vào ngày hôm sau. Phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2024.
Tường trình tổng hợp: chỉ mang tính ‘tạm thời’
Tư thế của tường trình tổng hợp đã bị hạ cấp kể từ khi bắt đầu phiên họp.
Vào ngày 5 tháng 10—ngày thứ hai của Thượng hội đồng— Ông Ruffini đã thông báo rằng tường trình cuối cùng của phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng hội đồng sẽ hình thành chương trình nghị sự cho phiên họp tháng 10 năm 2024. Vào thời điểm đó, ông nói: tường trình tổng hợp “sẽ giống như một Tài liệu làm việc hơn là tài liệu cuối cùng của các Thượng hội đồng trước đây”.
Vào ngày 18 tháng 10, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, đã sửa đổi thông báo của ông Ruffini. Vatican News đưa tin:
“Ủy ban phụ trách đã quyết định rằng bản văn sẽ tương đối ngắn và phục vụ cho một diễn trình tiếp theo. Đây sẽ là một bản văn chuyển tiếp, dựa trên kinh nghiệm của Phiên họp, trong đó sẽ có những điểm được đồng thuận và những điểm chưa được đồng thuận, cũng như những câu hỏi bỏ ngỏ cần được nghiên cứu sâu sắc từ quan điểm giáo luật, thần học và mục vụ, phải được cùng với dân Chúa xác minh. Nó sẽ có một phong cách đơn giản, nó sẽ không phải là một tài liệu cuối cùng, cũng không phải là Tài liệu làm việc của Phiên họp tiếp theo”.
Tại cuộc họp báo ngày 26 tháng 10, Ông Ruffini nhấn mạnh rằng tường trình tổng hợp sẽ chỉ mang tính “tạm thời”, trong khi tài liệu cuối cùng được thông qua vào cuối phiên họp tháng 10 năm 2024 sẽ là tài liệu được trình lên Đức Giáo Hoàng. Vatican News đưa tin:
Sáng nay, “trước khi bắt đầu công việc trong các nhóm nhỏ, sau lời cầu nguyện, Ủy ban soạn thảo Tài liệu Tổng hợp đã chia sẻ với Phiên họp các tiêu chuẩn căn bản cho Tài liệu sẽ được đệ trình để bỏ phiếu vào Thứ Bảy và là tài liệu chúng tôi đang xem xét,” Ông bộ trưởng giải thích. Ông minh xác rằng “Tài liệu sẽ được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng như kết quả của Thượng Hội đồng sẽ là tài liệu được phê chuẩn trong Phiên họp tiếp theo vào tháng 10 năm 2024”. Trong khi “Tài liệu đang được thảo luận hiện nay có tính chất khác; nó chỉ là tạm thời.”
Ông nói tiếp,“Mục đích chính của tường trình tổng hợp là giúp chúng ta hiểu chúng ta đang ở đâu, ghi nhớ những gì đã được nói trong những tuần biện phân này, và để khởi đầu lại, theo một tiến trình vòng tròn, một hành trình đã bắt đầu từ đầu Thượng Hội đồng này và sẽ kết thúc vào Tháng 10 năm 2024”. Báo cáo “nên bao gồm những điểm được phân định cao hơn và những điểm cần phải khám phá thêm. Nó phải đại diện một cách trung thực mọi điều. Chúng ta đang trong quá trình đi vòng tròn. Phiên họp sẽ trả lại cho dân Chúa sự phân định của chính họ, như dân Chúa, khi được lắng nghe, đã cống hiến sự phân định của mình.”
Thảo luận về tường trình tổng hợp, Ông Ruffini nói thêm:
“Đây là một cuộc hành trình, và chắc chắn, do tính chất và sự ngắn gọn của tài liệu – nó dài 40 trang; sẽ không có nghĩa lắm khi có một bản văn tạm thời dài đến 100 hoặc 200 trang—nó không thể chứa đựng mọi chi tiết...
“Tài liệu này sẽ dùng để khuyến khích những người đã lên đường: tất cả những người đã được rửa tội, giáo dân nam nữ, phó tế, linh mục, giám mục, những người thánh hiến. Mọi người nên cảm thấy được khuyến khích và cảm ơn vì đã bắt đầu hoặc tiếp tục cuộc hành trình. Nhiều người đã lên đường.
“Có rất nhiều điều đẹp đẽ trong Giáo Hội mà đáng tiếc đôi khi không xuất hiện. Tài liệu này cũng nên được dùng để mang lại năng lực và niềm vui cho trải nghiệm thượng hội đồng này.
“Động lực của văn kiện phải rõ ràng: nó sẽ giúp chúng ta hiểu và học cách cùng nhau bước đi, cùng nhau tìm kiếm các giải pháp, chung tay, không loại trừ ai... dân Chúa cần các linh mục và giáo dân cùng nhau bước đi một cách thanh thản, không đầu hàng trước sự cám dỗ của chủ nghĩa giáo sĩ trị”.
Các chủ đề thảo luận
Tại cuộc họp báo ngày 26 tháng 10, Sheila Pires, nhân viên truyền thông của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nam Phi và thư ký ủy ban thông tin của Thượng hội đồng, cho biết rằng những người tham gia Thượng hội đồng đã thảo luận về các chủ đề sau trong các bài phát biểu ngắn gọn của họ về bản dự thảo tường trình tổng hợp:
*sự cần thiết của sự táo bạo truyền giáo của Giáo hội
*cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu là trung tâm của đức tin và lòng nhiệt thành truyền giáo.
*“Giáo hội được thiết lập như vậy trong việc loan báo Tin Mừng, và người ta không thể nghĩ về Giáo hội một cách độc lập với sứ mệnh”.
*tầm quan trọng của việc cầu nguyện và các nhóm cầu nguyện
*tầm quan trọng căn bản của Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa giải
*“chiều kích phụng vụ của tính đồng nghị”: “tính đồng nghị như một hành vi phụng vụ, và Thượng hội đồng như một vị trí mẫu tử trong phụng vụ”
*tầm quan trọng của sensus fidei [cảm thức đức tin]
*“việc đánh giá cao phụ nữ và tính hợp thời của việc đề cập đến nhiều phụ nữ từng đồng hành với Chúa Giêsu”
*“khả năng lắng nghe, an ủi, khuyên nhủ vốn là đặc trưng của phụ nữ”
*“Phụ nữ không nên là đối tượng mà là chủ thể của Giáo hội”
*“lạm dụng, không chỉ về thể chất”
*“Tầm quan trọng của khái niệm Nước Thiên Chúa đã được nhấn mạnh: Giáo hội dành cho Vương quốc chứ không phải cho chính mình. Người ta nói rằng, vì lý do này, Giáo hội phải chào đón.”
*“những giáo huấn và chú giải của Vatican II”
*“sứ mệnh cao cả của sự hiệp nhất Kitô giáo, đối thoại với các tôn giáo khác và quan hệ với những người không có đức tin”
*“các hình thức chủ nghĩa thực dân văn hóa của miền Bắc hoàn cầu đối với miền Nam hoàn cầu”
*“tầm quan trọng của việc nhấn mạnh sự hiện diện của Giáo hội trong các cuộc khủng hoảng của thế giới. Người ta nói rằng Giáo hội không ở ngoài thế giới và không thể bỏ qua những gì đang xảy ra: chiến tranh và ước muốn hòa bình”
*“hoàn cảnh đau khổ của những người vẫn cần hiểu cách nuôi dạy và giáo dục con cái mình trong một thực tại trẻ em chết hàng ngày do xung đột và trong hoàn cảnh bất bình đẳng nghiêm trọng”
*“Lời yêu cầu của Tin Mừng đặt người nghèo vào trung tâm hành trình của Giáo hội”: “một khía cạnh Kitô học, không phải khía cạnh xã hội”.
Trong cuộc họp báo, các đại biểu huynh đệ không Công Giáo đã chia sẻ kinh nghiệm của họ, cũng như Đức Hồng Y Kurt Koch, Bộ trưởng Bộ Cổ võ Sự Hiệp nhất Kitô giáo. Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki Địa phận Poznan, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã tương phản tín lý vốn phải “như nhau đối với mọi người” với những thực hành vốn có thể thay đổi.
Cuộc họp báo kết thúc bằng cuộc thảo luận về việc truyền chức linh mục cho những người đàn ông đã có gia đình. Vatican News đưa tin:
“Tiến sĩ Ruffini nói rằng nó đã được đề cập đến nhưng không phải là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Đức Hồng Y Koch kể lại rằng vấn đề này đã được thảo luận trong Thượng Hội đồng về Amazon, nhưng cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã không đưa ra quyết định vì ngài giải thích rằng, mặc dù ngài đã nghe quá nhiều tiếng nói nhưng ngài chưa nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần.”
Đức Giám Mục Iosif [Chính thống Lỗ Ma Ni] cho hay, “Chúng tôi Chính thống giáo, sau hàng thiên niên kỷ có các linh mục đã kết hôn, xin nhắc nhở người Công Giáo rằng khả thể này vẫn hiện hữu”. Tiến sĩ [Catherine] Clifford [một thành viên bỏ phiếu người Canada] kết luận rằng chủ đề này không hề vắng mặt trong các cuộc thảo luận.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ Maria với đời sống người di cư
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
02:00 27/10/2023
Hình ảnh Đức Mẹ Maria với đời sống người di cư
Trong đời sống con người thường hay chạy đến tâm sự kêu cầu than vãn với mẹ mình nhiều hơn ngay từ lúc còn tuổi thơ ấu, và rồi trong suốt dọc đời sống, nhất là những lúc gặp buồn phiền lo âu khủng hoảng….
Đời sống nhân loại xưa nay hầu như trên khắp hoàn cầu luôn gặp vướng trở khó khăn khủng hoảng. Một trong những điều đó là nếp sống phải đi di cư tỵ nạn, phải sống lưu lạc bỏ quê hương xứ sở, quê cha đất tổ của mình tìm cách đi sinh sống sang nơi đất nước châu lục khác xa lạ về mọi phương diện.
Sang sinh sống lập nghiệp nơi xa lạ, người di cư tỵ nạn có nhiều lo âu bấp bênh chao đảo. Họ cần sự an ủi giúp đỡ được thu nhận, để có đời sống bình an. Và xưa nay Liên Hiệp quốc, cùng các nước có đời sống phúc lợi giầu có hằng mở rộng vòng tay tiếp nhận, tạo điều kiện cơ hội cho họ hội nhập vào xã hội mới, dần dần kiến tạo xây dựng có đời sống an cư lạc nghiệp trở lại.
Đây là điều quan trọng cần thiết trong nếp sống bác ái tình người, như trong kinh Tám mối Phúc Thật có phương châm hướng dẫn: “ Cho kẻ đói ăn. Cho khách đỗ nhà.”.
Và trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto có lời cầu khấn ca nguyện: “Đức Bà nâng đỡ người di cư.”
Vậy đâu là hình ảnh Đức Mẹ Maria trong nếp sống lưu lạc của người đi di cư tỵ nạn?
Xưa nay trong đời sống xã hội có những người phụ nữ quảng đại hy sinh dấn thân đến những nơi nghèo khổ thiếu thốn, đến những nơi trại có người di cư tỵ nạn, người bị bỏ rơi…giúp đỡ an ủi họ. Gương sống bác ái dấn thân của Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta và Dòng của Mẹ Thánh sống giữa người nghèo khổ bị bỏ rơi trong xã hội là một hình ảnh sống động bừng cháy ngọn lửa tình yêu thương bác ái trong lòng xã hội và Giáo hội. Và hằng có những vị nữ tu, các vị phụ nữ khác nữa trên thế giới dấn thân ra đi đến tận các trại tỵ nạn sống giúp đỡ an ủi những người nghèo khổ sống cảnh bơ vơ.
Bàn tay bác ái lòng từ mẫu của các vị nữ tu, hay của những người phụ nữ giầu lòng từ tâm bác ái không xóa hết cảnh nghèo khổ thiếu thốn. Nhưng truyền gửi đến tín hiệu sự an ủi niềm thông cảm cho con người trong cảnh bơ vơ chao đảo. Điều này đáp ứng cho nhu cầu đời sống tinh thần con người.
Bàn tay chan chứa tình người của các người phụ nữ giầu lòng từ bi nhân ái không là tất cả. Nhưng là sứ điệp niềm vui mừng hy vọng cho con người: tôi không bị bỏ rơi, có người cùng đồng hành với trong mọi hoàn cảnh!
Bàn tay dịu hiền của những vị phụ nữ giầu lòng cảm thương với mọi người trong cảnh bơ vơ khốn khó, tuy không là nơi chốn đất nước tiếp nhận họ vào sinh sống, nhưng giữa bước đường di cư bơ vơ tỵ nạn lại là bến bờ chiếu tỏa hơi ấm tình người cho họ.
Đời sống có cơm ăn áo mặc, có nhà ở được thu nhận vào sống trong một đất nước bình an là khát vọng mong ước của người đi di cư tỵ nạn.
Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, như Kinh Thánh thuật lại ( Mt 2, 13-23), Đức Mẹ Maria sau khi hạ sinh hài nhi Giêsu ở Bethlehem cũng đã phải trải qua cảnh sống di cư tỵ nạn từ nước Do Thái sang đất nước AiCập. Không có chi tiết nào thuật nói về cảnh đời sống di cư tỵ nạn của gia đình Đức Mẹ Maria hồi thời đó bên xứ Ai cập. Nhưng chắc một điều là gia đình sống cảnh thiếu thốn giữa hoàn cảnh xa lạ bơ vơ. Và chắc cũng có những tấm lòng từ tâm bác ái mở rộng bàn tay giúp đỡ những người tìm đến sống đời di cư tỵ nạn giữa họ.
Đức Mẹ Maria là người phụ nữ, người mẹ nhạy cảm với những nhu cầu cần thiết cho con thơ bé mình, cho gia đình hơn hết. Nên chắc rằng người mẹ tìm mọi cách mang lại sự vỗ về yêu thương cho con thơ mình dù trong hoàn cảnh bơ vơ thiếu thốn. Bàn tay lòng từ mẫu sự yêu thương săn sóc của người mẹ mang đến cho người con sự an ủi, sự bình an.
Qua được giúp đỡ ủi an của người khác cho gia đình trong bước đường tỵ nạn, và chính bàn tay Đức Mẹ đã giúp gia đình mình, con mình có được sự an ủi bình an, là những kinh nghiệm qúy báu Đức Mẹ Maria không bao giờ quên.
Đức Mẹ Maria theo niềm tin đã được Thiên Chúa thưởng công cho về trời cả hồn lẫn thân xác. Và Giáo hội, người tín hữu Chúa Kitô hằng đặt lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ Maria là người xưa kia đã sống trải qua hoàn cảnh đời sống di cư tỵ nạn trên trần gian, nên đã thấu hiểu biết rõ nhu cầu cho đời sống người di cư tỵ nạn thế nào.
Nơi trần gian xưa nay luôn hằng có hoàn cảnh di cư tỵ nạn. Làn sóng di cư tỵ nạn ngày càng tăng thêm lên theo nhận định của Liên hiệp quốc về di cư tỵ nạn.
Các quốc gia đất nước có đời sống xã hội bình an thịnh vượng hằng theo khả năng mở rộng vòng tay đón tiếp giúp đỡ. Nhưng như vị cựu Tổng thống nước Đức Ông Joakim Gauck đã nói lên tâm tình: Trái tim của chúng tôi rộng mở, nhưng khả năng của chúng tôi có giới hạn!
Và bây giờ nơi trần gian mọi người, người tín hữu Chúa Kitô cùng rộng mở bàn tay bác ai đóng góp giúp đỡ, và trong niềm tin dâng lời cầu khấn nguyện xin: Đức Bà nâng đỡ người di cư! Cầu cho chúng con.
Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ Maria
Church Documents
Cẩm Hạnh - News 28 October, 2023
VietCatholic Media
18:03 27/10/2023
1. Hội đồng Âu Châu vạch ra kế hoạch chuyển lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga sang Ukraine
Hội đồng Âu Châu đã vạch ra kế hoạch thu lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.
Cơ quan này đã đưa ra một loạt kết luận công khai chính thức sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.
Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine gây ra. Cần có tiến bộ mang tính quyết định, phối hợp với các đối tác, về cách thức mà bất kỳ khoản thu nhập đặc biệt nào do các tổ chức tư nhân nắm giữ trực tiếp từ tài sản cố định của Nga có thể được chuyển trực tiếp sang hỗ trợ Ukraine cũng như sự phục hồi và tái thiết của nước này, phù hợp với các nghĩa vụ hợp đồng hiện hành và phù hợp với pháp luật Liên Hiệp Âu Châu và quốc tế.. Hội đồng Âu Châu kêu gọi đại diện cao cấp và ủy ban đẩy nhanh công việc nhằm gửi đề xuất.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, nhấn mạnh Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv trong khi hoàn thiện gói 50 tỷ euro được đề xuất cho Ukraine.
Trong cuộc tranh luận, điều rất rõ ràng là bất chấp căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, trọng tâm của chúng tôi vẫn là hỗ trợ Ukraine… Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược rất cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cứu trợ tài chính rất cần thiết.
Liên Hiệp Âu Châu cũng đang tham vấn các quốc gia thành viên về gói trừng phạt tiếp theo nhắm vào Nga. Khối đang đặc biệt xem xét cách cắt giảm khoản doanh thu còn lại mà Nga thu được từ việc xuất khẩu kim cương.
Bà cho biết, Ủy ban cũng sẽ nghiên cứu các kế hoạch về cách sử dụng số tiền thu được từ tài sản của Nga thông qua ngân sách Liên Hiệp Âu Châu tới Ukraine.
Trong một tin tức khác, Emmanuel Macron đã lên án cuộc gặp của Viktor Orbán với Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu không được làm suy yếu chính sách của họ đối với Ukraine và bất kỳ cuộc họp nào như vậy đều phải có sự phối hợp trước với các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Ông cho biết việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có nghĩa là sẽ có những “hạn chế” nhất định và không quốc gia thành viên nào nên có hành động làm suy yếu khối.
2. Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra một tuyên bố về cuộc xung đột giữa Israel và Hamas
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm Thứ Sáu, “Chúng tôi coi các biểu hiện bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đối với dân thường là không thể chấp nhận được, bất kể nó thuộc về phe nào”.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine, Oleg Nikolenko, cho biết tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Nga là đạo đức giả. “Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân Ukraine thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết, tại các khu vực của đất nước do chính phủ Kyiv kiểm soát. Nga, phủ nhận việc tấn công vào dân thường, nhưng đã và đang tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine.”
3. Putin nhận xét rằng vũ khí đang được tuồn lậu vào Nga từ Ukraine
Sau một vài ngày vắng mặt khiến các đồn đoán nổi lên, Vladimir Putin đã xuất hiện trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Mười, trong đó ông đã tuyên bố rằng vũ khí từ cuộc xung đột ở Ukraine đang được buôn lậu vào Nga.Putin nói rằng hội đồng cần thảo luận về vấn đề buôn bán vũ khí.
Ông nói: “Chúng ta cần suy nghĩ về việc vũ khí và đạn dược xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Liên bang Nga như thế nào. Nhân tiện, bao gồm cả từ lãnh thổ Ukraine. Không phải vũ khí của quân đội của chúng ta, nhưng những vũ khí như vậy vẫn xâm nhập vào lãnh thổ Nga từ lãnh thổ Ukraine.”
“Chúng ta cần xem xét tất cả các con đường này, xem các biện pháp kiểm soát được tổ chức như thế nào và xem cần phải làm gì thêm để củng cố khung pháp lý.”
4. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết ba sự việc dẫn đến hư hỏng đường ống dẫn khí đốt và hai tuyến cáp viễn thông giữa Estonia, Phần Lan và Thụy Điển “có liên quan”.
Cảnh sát Phần Lan dẫn đầu cuộc điều tra đường ống đã chỉ đích danh hãng vận tải container NewNew Polar Bear của Trung Quốc là nghi phạm chính trong vụ làm hỏng đường ống dẫn khí đốt Balticconnector Phần Lan-Estonia vào sáng sớm ngày 8 tháng 10.
Một mỏ neo lớn được tìm thấy gần đường ống và các nhà điều tra tin rằng đường ống đã bị vỡ khi một con tàu kéo nó qua đáy biển. Hai tuyến cáp viễn thông nối Estonia với Phần Lan và Thụy Điển cũng bị hư hỏng trong ngày 7 hay 8/10. Tallinn đang điều tra sự việc về dây cáp.
Trong trường hợp cáp Estonia-Phần Lan bị hư hỏng, người ta cũng đang tập trung vào tàu Trung Quốc, và Kallas cho biết cả ba sự việc đều có khả năng liên quan đến nhau. Cô nói: “Chúng tôi có lý do để tin rằng trường hợp của Balticconnector và cáp liên lạc có liên quan với nhau.”
Nga đã bác bỏ ý kiến cho rằng họ có liên quan, coi đó là “rác rưởi”. NATO đã tăng cường tuần tra ở Biển Baltic sau các sự việc, và Hải quân Na Uy đã theo dõi tàu NewNew Polar Bear khi nó đi qua các đường ống dẫn khí đốt quan trọng của đất nước.
Liên minh đã thành lập một trung tâm mới để bảo vệ các đường ống và dây cáp dưới biển vào tháng 6 sau một loạt vụ nổ vẫn chưa được giải quyết vào năm ngoái làm vỡ 3 trong số 4 đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt của Nga đến Tây Âu.
5. Cơ quan thanh toán của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, Euroclear, đã kiếm được hơn 3 tỷ euro trong năm nay từ các tài sản bị phong tỏa của Nga mà họ đang nắm giữ do các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Financial Times đưa tin rằng vận may bất ngờ “có thể làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Âu Châu trong việc chuyển lợi nhuận sang Ukraine”.
Tập đoàn có trụ sở tại Bỉ hôm thứ Năm cho biết thu nhập liên quan đến tài sản bị mắc kẹt của Nga đã tăng vọt. Cụ thể, do lãi suất tăng, đến nay mới 9 tháng mà số tiền lời đã vượt qua con số 347 triệu euro của cả năm 2022. Phỏng đoán đến cuối năm nay số tiền lời có thể lên đến 480 triệu euro.
Euroclear đã nắm giữ tài sản của Nga kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh xâm chiếm toàn diện Ukraine, bởi vì các lệnh trừng phạt sau đó của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa có nghĩa là họ không thể chuyển tiền sang các ngân hàng Nga.
Hàng triệu giao dịch chứng khoán mỗi ngày được theo dõi và giải quyết tại tập đoàn có trụ sở tại Brussels. Theo chính phủ Bỉ, khoảng 197 tỷ euro tài sản của Nga đang bị mắc kẹt tại Euroclear. Trong tổng số đó, 180 tỷ euro là từ ngân hàng trung ương Nga, phần lớn trong số 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang vật lộn với cách tốt nhất để triển khai số tiền thu được từ các tài sản của Nga đang bị mắc kẹt trong hệ thống tài chính Âu Châu. Họ đang xem xét sử dụng lợi nhuận bất ngờ mà Euroclear mang lại cho Ukraine.
6. Nga loan tin đã hạ sát một điệp viên Ukraine và đóng cửa 2 cơ quan truyền thông trực tuyến của Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã giết một điệp viên bị nghi ngờ là điệp viên người Ukraine và đóng cửa hai cơ quan trực tuyến ủng hộ Kyiv trong một chiến dịch ở khu vực bị tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
AFP đưa tin, kể từ khi nắm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Ukraine vào năm ngoái, Nga tuyên bố đã ngăn chặn nhiều hành vi được cho là phá hoại khi nước này cố gắng trấn áp phong trào phản kháng ủng hộ Ukraine của người dân địa phương.
Cơ quan an ninh FSB cho biết: “Do một hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ vùng Zaporizhzhia, FSB đã ngăn chặn hoạt động của ba nhóm điệp viên lớn do tình báo Ukraine điều phối”.
FSB cho biết một người đàn ông bị tình nghi làm việc cho tình báo Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng trong chiến dịch này. Các quản trị viên của một phòng trò chuyện ủng hộ Ukraine và một cơ quan truyền thông ở thành phố Melitopol do Nga kiểm soát cũng bị bắt giữ.
Nó cho biết các quản trị viên đã thuyết phục người dân thu thập thông tin về “các địa điểm và hoạt động di chuyển của quân Nga” và đã thúc đẩy “một chương trình nghị sự chống Nga trong khu vực… Hoạt động của các nguồn thông tin đã bị ngừng hoạt động”.
7. Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, đã thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, khi họ cố gắng tập trung vào việc giúp đỡ quốc gia này chống lại cuộc xâm lược của Nga ngay cả khi tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Cuộc thảo luận về Ukraine diễn ra vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, sau khi ngày đầu tiên bị chi phối bởi việc đưa ra lập trường thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu về cuộc chiến Israel-Hamas.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan Leo Varadkar nói: “Điều thực sự quan trọng là một trong những kết quả của cuộc họp này là chúng ta không mất tập trung vào Ukraine vì tất cả những điều khác đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Sẽ rất dễ mất tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và điều quan trọng là chúng ta không nên bị phân tâm như thế.”
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, cho biết điểm quan trọng nhất trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh là Ukraine, là cuộc thảo luận về cách “chúng ta phát triển thêm sự hỗ trợ cho Ukraine và cách chúng ta duy trì và thậm chí tăng cường áp lực chống lại Nga thông qua các lệnh trừng phạt của chúng ta”..
Một biện pháp quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu là một kế hoạch, dự kiến trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm, dành cho quỹ quốc phòng cho Ukraine như một phần trong các cam kết an ninh rộng lớn hơn của phương Tây. Agence France-Presse đưa tin, hầu hết 27 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đều ủng hộ hỗ trợ tài chính hơn nữa cho Ukraine, chỉ trừ Hung Gia Lợi và Slovakia.
8. Tổng thống Ukraine cho biết hành lang xuất khẩu thay thế Hắc Hải sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp mọi mối đe dọa.
Văn phòng tổng thống đưa tin, Volodymyr Zelenskiy đã thảo luận về hoạt động của tuyến đường cũng như bảo hiểm tàu thuyền trong cuộc điện đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak.
Reuters lưu ý rằng hôm thứ Năm, công ty tư vấn Barva Invest có trụ sở tại Kyiv, công ty an ninh Ambrey của Anh và một cơ quan chuyên môn, Cảng Ukraine, đã báo cáo rằng Ukraine đã đình chỉ sử dụng hành lang này sau khi có mối đe dọa từ chiến đấu cơ và thủy lôi của Nga.
Các quan chức Ukraine đã phủ nhận báo cáo của Reuters.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến phi đội máy bay ném bom tầm xa của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.
Phi đội máy bay ném bom tầm xa, gọi tắt là LRA, của Không quân Nga đã không tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không vào Ukraine trong hơn một tháng qua, đó là một trong những khoảng thời gian dài nhất trong các cuộc tấn công như vậy kể từ khi xung đột bắt đầu.
Trong khi Nga vẫn có thể sử dụng các khả năng tấn công khác, LRA là phương pháp chính để tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ xa.
Nga gần như chắc chắn cần phải giảm tần suất các cuộc tấn công để bổ sung vào kho hỏa tiễn hành trình AS-23a KODIAK đang ngày càng cạn kiệt của mình.
Nga có thể sẽ sử dụng bất kỳ loại đạn LRA nào được sản xuất gần đây để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Nga rất có thể sẽ tiếp tục bổ sung cho bất kỳ chiến dịch nào như vậy bằng các cuộc tấn công một chiều bằng máy bay không người lái do Iran thiết kế.
10. Đại sứ Nga tại Mỹ đã chỉ trích Washington về vòng hỗ trợ mới nhất cho Ukraine sau khi 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không nổ tung
Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, đã tỏ ra cay cú trước các tổn thất kinh hoàng phát sinh từ các vũ khí mới do Hoa Kỳ viện trợ cho Kyiv gần đây.
Trong tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, Antonov nói:
“Những hành động khiêu khích và kích động của Mỹ trên trường quốc tế giống như đổ thêm dầu vào lửa hơn là nỗ lực chống lại sự kích động và lan rộng hơn nữa của các cuộc xung đột đẫm máu.
Đã đến lúc phải ngừng việc bơm hàng tỷ đô la vô nghĩa vào chế độ Kyiv đang phá sản. Hãy ngừng tỏ ra coi thường ý kiến của người dân và thờ ơ với những nạn nhân mới luôn chết vì vũ khí của Mỹ.”
Phản ứng của Antonov xảy ra sau các báo cáo cho thấy 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không S-400 nổ tung vì ATACMS /a-tá-kừm/ mà Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Kyiv.
Nga đã tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết.
Hội đồng Âu Châu đã vạch ra kế hoạch thu lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.
Cơ quan này đã đưa ra một loạt kết luận công khai chính thức sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.
Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine gây ra. Cần có tiến bộ mang tính quyết định, phối hợp với các đối tác, về cách thức mà bất kỳ khoản thu nhập đặc biệt nào do các tổ chức tư nhân nắm giữ trực tiếp từ tài sản cố định của Nga có thể được chuyển trực tiếp sang hỗ trợ Ukraine cũng như sự phục hồi và tái thiết của nước này, phù hợp với các nghĩa vụ hợp đồng hiện hành và phù hợp với pháp luật Liên Hiệp Âu Châu và quốc tế.. Hội đồng Âu Châu kêu gọi đại diện cao cấp và ủy ban đẩy nhanh công việc nhằm gửi đề xuất.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, nhấn mạnh Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv trong khi hoàn thiện gói 50 tỷ euro được đề xuất cho Ukraine.
Trong cuộc tranh luận, điều rất rõ ràng là bất chấp căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, trọng tâm của chúng tôi vẫn là hỗ trợ Ukraine… Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược rất cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cứu trợ tài chính rất cần thiết.
Liên Hiệp Âu Châu cũng đang tham vấn các quốc gia thành viên về gói trừng phạt tiếp theo nhắm vào Nga. Khối đang đặc biệt xem xét cách cắt giảm khoản doanh thu còn lại mà Nga thu được từ việc xuất khẩu kim cương.
Bà cho biết, Ủy ban cũng sẽ nghiên cứu các kế hoạch về cách sử dụng số tiền thu được từ tài sản của Nga thông qua ngân sách Liên Hiệp Âu Châu tới Ukraine.
Trong một tin tức khác, Emmanuel Macron đã lên án cuộc gặp của Viktor Orbán với Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu không được làm suy yếu chính sách của họ đối với Ukraine và bất kỳ cuộc họp nào như vậy đều phải có sự phối hợp trước với các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Ông cho biết việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có nghĩa là sẽ có những “hạn chế” nhất định và không quốc gia thành viên nào nên có hành động làm suy yếu khối.
2. Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra một tuyên bố về cuộc xung đột giữa Israel và Hamas
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm Thứ Sáu, “Chúng tôi coi các biểu hiện bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đối với dân thường là không thể chấp nhận được, bất kể nó thuộc về phe nào”.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine, Oleg Nikolenko, cho biết tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Nga là đạo đức giả. “Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân Ukraine thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết, tại các khu vực của đất nước do chính phủ Kyiv kiểm soát. Nga, phủ nhận việc tấn công vào dân thường, nhưng đã và đang tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine.”
3. Putin nhận xét rằng vũ khí đang được tuồn lậu vào Nga từ Ukraine
Sau một vài ngày vắng mặt khiến các đồn đoán nổi lên, Vladimir Putin đã xuất hiện trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Mười, trong đó ông đã tuyên bố rằng vũ khí từ cuộc xung đột ở Ukraine đang được buôn lậu vào Nga.Putin nói rằng hội đồng cần thảo luận về vấn đề buôn bán vũ khí.
Ông nói: “Chúng ta cần suy nghĩ về việc vũ khí và đạn dược xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Liên bang Nga như thế nào. Nhân tiện, bao gồm cả từ lãnh thổ Ukraine. Không phải vũ khí của quân đội của chúng ta, nhưng những vũ khí như vậy vẫn xâm nhập vào lãnh thổ Nga từ lãnh thổ Ukraine.”
“Chúng ta cần xem xét tất cả các con đường này, xem các biện pháp kiểm soát được tổ chức như thế nào và xem cần phải làm gì thêm để củng cố khung pháp lý.”
4. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết ba sự việc dẫn đến hư hỏng đường ống dẫn khí đốt và hai tuyến cáp viễn thông giữa Estonia, Phần Lan và Thụy Điển “có liên quan”.
Cảnh sát Phần Lan dẫn đầu cuộc điều tra đường ống đã chỉ đích danh hãng vận tải container NewNew Polar Bear của Trung Quốc là nghi phạm chính trong vụ làm hỏng đường ống dẫn khí đốt Balticconnector Phần Lan-Estonia vào sáng sớm ngày 8 tháng 10.
Một mỏ neo lớn được tìm thấy gần đường ống và các nhà điều tra tin rằng đường ống đã bị vỡ khi một con tàu kéo nó qua đáy biển. Hai tuyến cáp viễn thông nối Estonia với Phần Lan và Thụy Điển cũng bị hư hỏng trong ngày 7 hay 8/10. Tallinn đang điều tra sự việc về dây cáp.
Trong trường hợp cáp Estonia-Phần Lan bị hư hỏng, người ta cũng đang tập trung vào tàu Trung Quốc, và Kallas cho biết cả ba sự việc đều có khả năng liên quan đến nhau. Cô nói: “Chúng tôi có lý do để tin rằng trường hợp của Balticconnector và cáp liên lạc có liên quan với nhau.”
Nga đã bác bỏ ý kiến cho rằng họ có liên quan, coi đó là “rác rưởi”. NATO đã tăng cường tuần tra ở Biển Baltic sau các sự việc, và Hải quân Na Uy đã theo dõi tàu NewNew Polar Bear khi nó đi qua các đường ống dẫn khí đốt quan trọng của đất nước.
Liên minh đã thành lập một trung tâm mới để bảo vệ các đường ống và dây cáp dưới biển vào tháng 6 sau một loạt vụ nổ vẫn chưa được giải quyết vào năm ngoái làm vỡ 3 trong số 4 đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt của Nga đến Tây Âu.
5. Cơ quan thanh toán của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, Euroclear, đã kiếm được hơn 3 tỷ euro trong năm nay từ các tài sản bị phong tỏa của Nga mà họ đang nắm giữ do các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Financial Times đưa tin rằng vận may bất ngờ “có thể làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Âu Châu trong việc chuyển lợi nhuận sang Ukraine”.
Tập đoàn có trụ sở tại Bỉ hôm thứ Năm cho biết thu nhập liên quan đến tài sản bị mắc kẹt của Nga đã tăng vọt. Cụ thể, do lãi suất tăng, đến nay mới 9 tháng mà số tiền lời đã vượt qua con số 347 triệu euro của cả năm 2022. Phỏng đoán đến cuối năm nay số tiền lời có thể lên đến 480 triệu euro.
Euroclear đã nắm giữ tài sản của Nga kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh xâm chiếm toàn diện Ukraine, bởi vì các lệnh trừng phạt sau đó của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa có nghĩa là họ không thể chuyển tiền sang các ngân hàng Nga.
Hàng triệu giao dịch chứng khoán mỗi ngày được theo dõi và giải quyết tại tập đoàn có trụ sở tại Brussels. Theo chính phủ Bỉ, khoảng 197 tỷ euro tài sản của Nga đang bị mắc kẹt tại Euroclear. Trong tổng số đó, 180 tỷ euro là từ ngân hàng trung ương Nga, phần lớn trong số 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang vật lộn với cách tốt nhất để triển khai số tiền thu được từ các tài sản của Nga đang bị mắc kẹt trong hệ thống tài chính Âu Châu. Họ đang xem xét sử dụng lợi nhuận bất ngờ mà Euroclear mang lại cho Ukraine.
6. Nga loan tin đã hạ sát một điệp viên Ukraine và đóng cửa 2 cơ quan truyền thông trực tuyến của Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã giết một điệp viên bị nghi ngờ là điệp viên người Ukraine và đóng cửa hai cơ quan trực tuyến ủng hộ Kyiv trong một chiến dịch ở khu vực bị tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
AFP đưa tin, kể từ khi nắm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Ukraine vào năm ngoái, Nga tuyên bố đã ngăn chặn nhiều hành vi được cho là phá hoại khi nước này cố gắng trấn áp phong trào phản kháng ủng hộ Ukraine của người dân địa phương.
Cơ quan an ninh FSB cho biết: “Do một hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ vùng Zaporizhzhia, FSB đã ngăn chặn hoạt động của ba nhóm điệp viên lớn do tình báo Ukraine điều phối”.
FSB cho biết một người đàn ông bị tình nghi làm việc cho tình báo Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng trong chiến dịch này. Các quản trị viên của một phòng trò chuyện ủng hộ Ukraine và một cơ quan truyền thông ở thành phố Melitopol do Nga kiểm soát cũng bị bắt giữ.
Nó cho biết các quản trị viên đã thuyết phục người dân thu thập thông tin về “các địa điểm và hoạt động di chuyển của quân Nga” và đã thúc đẩy “một chương trình nghị sự chống Nga trong khu vực… Hoạt động của các nguồn thông tin đã bị ngừng hoạt động”.
7. Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, đã thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, khi họ cố gắng tập trung vào việc giúp đỡ quốc gia này chống lại cuộc xâm lược của Nga ngay cả khi tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Cuộc thảo luận về Ukraine diễn ra vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, sau khi ngày đầu tiên bị chi phối bởi việc đưa ra lập trường thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu về cuộc chiến Israel-Hamas.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan Leo Varadkar nói: “Điều thực sự quan trọng là một trong những kết quả của cuộc họp này là chúng ta không mất tập trung vào Ukraine vì tất cả những điều khác đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Sẽ rất dễ mất tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và điều quan trọng là chúng ta không nên bị phân tâm như thế.”
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, cho biết điểm quan trọng nhất trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh là Ukraine, là cuộc thảo luận về cách “chúng ta phát triển thêm sự hỗ trợ cho Ukraine và cách chúng ta duy trì và thậm chí tăng cường áp lực chống lại Nga thông qua các lệnh trừng phạt của chúng ta”..
Một biện pháp quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu là một kế hoạch, dự kiến trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm, dành cho quỹ quốc phòng cho Ukraine như một phần trong các cam kết an ninh rộng lớn hơn của phương Tây. Agence France-Presse đưa tin, hầu hết 27 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đều ủng hộ hỗ trợ tài chính hơn nữa cho Ukraine, chỉ trừ Hung Gia Lợi và Slovakia.
8. Tổng thống Ukraine cho biết hành lang xuất khẩu thay thế Hắc Hải sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp mọi mối đe dọa.
Văn phòng tổng thống đưa tin, Volodymyr Zelenskiy đã thảo luận về hoạt động của tuyến đường cũng như bảo hiểm tàu thuyền trong cuộc điện đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak.
Reuters lưu ý rằng hôm thứ Năm, công ty tư vấn Barva Invest có trụ sở tại Kyiv, công ty an ninh Ambrey của Anh và một cơ quan chuyên môn, Cảng Ukraine, đã báo cáo rằng Ukraine đã đình chỉ sử dụng hành lang này sau khi có mối đe dọa từ chiến đấu cơ và thủy lôi của Nga.
Các quan chức Ukraine đã phủ nhận báo cáo của Reuters.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến phi đội máy bay ném bom tầm xa của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.
Phi đội máy bay ném bom tầm xa, gọi tắt là LRA, của Không quân Nga đã không tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không vào Ukraine trong hơn một tháng qua, đó là một trong những khoảng thời gian dài nhất trong các cuộc tấn công như vậy kể từ khi xung đột bắt đầu.
Trong khi Nga vẫn có thể sử dụng các khả năng tấn công khác, LRA là phương pháp chính để tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ xa.
Nga gần như chắc chắn cần phải giảm tần suất các cuộc tấn công để bổ sung vào kho hỏa tiễn hành trình AS-23a KODIAK đang ngày càng cạn kiệt của mình.
Nga có thể sẽ sử dụng bất kỳ loại đạn LRA nào được sản xuất gần đây để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Nga rất có thể sẽ tiếp tục bổ sung cho bất kỳ chiến dịch nào như vậy bằng các cuộc tấn công một chiều bằng máy bay không người lái do Iran thiết kế.
10. Đại sứ Nga tại Mỹ đã chỉ trích Washington về vòng hỗ trợ mới nhất cho Ukraine sau khi 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không nổ tung
Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, đã tỏ ra cay cú trước các tổn thất kinh hoàng phát sinh từ các vũ khí mới do Hoa Kỳ viện trợ cho Kyiv gần đây.
Trong tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, Antonov nói:
“Những hành động khiêu khích và kích động của Mỹ trên trường quốc tế giống như đổ thêm dầu vào lửa hơn là nỗ lực chống lại sự kích động và lan rộng hơn nữa của các cuộc xung đột đẫm máu.
Đã đến lúc phải ngừng việc bơm hàng tỷ đô la vô nghĩa vào chế độ Kyiv đang phá sản. Hãy ngừng tỏ ra coi thường ý kiến của người dân và thờ ơ với những nạn nhân mới luôn chết vì vũ khí của Mỹ.”
Phản ứng của Antonov xảy ra sau các báo cáo cho thấy 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không S-400 nổ tung vì ATACMS /a-tá-kừm/ mà Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Kyiv.
Nga đã tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết.
Thu Trinh - News 28 October, 2023
VietCatholic Media
19:34 27/10/2023
1. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến phi đội máy bay ném bom tầm xa của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Phi đội máy bay ném bom tầm xa, gọi tắt là LRA, của Không quân Nga đã không tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không vào Ukraine trong hơn một tháng qua, đó là một trong những khoảng thời gian dài nhất trong các cuộc tấn công như vậy kể từ khi xung đột bắt đầu.
Trong khi Nga vẫn có thể sử dụng các khả năng tấn công khác, LRA là phương pháp chính để tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ xa.
Nga gần như chắc chắn cần phải giảm tần suất các cuộc tấn công để bổ sung vào kho hỏa tiễn hành trình AS-23a KODIAK đang ngày càng cạn kiệt của mình.
Nga có thể sẽ sử dụng bất kỳ loại đạn LRA nào được sản xuất gần đây để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Nga rất có thể sẽ tiếp tục bổ sung cho bất kỳ chiến dịch nào như vậy bằng các cuộc tấn công một chiều bằng máy bay không người lái do Iran thiết kế.
2. Đại sứ Nga tại Mỹ đã chỉ trích Washington về vòng hỗ trợ mới nhất cho Ukraine sau khi 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không nổ tung
Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, đã tỏ ra cay cú trước các tổn thất kinh hoàng phát sinh từ các vũ khí mới do Hoa Kỳ viện trợ cho Kyiv gần đây.
Trong tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, Antonov nói:
“Những hành động khiêu khích và kích động của Mỹ trên trường quốc tế giống như đổ thêm dầu vào lửa hơn là nỗ lực chống lại sự kích động và lan rộng hơn nữa của các cuộc xung đột đẫm máu.
Đã đến lúc phải ngừng việc bơm hàng tỷ đô la vô nghĩa vào chế độ Kyiv đang phá sản. Hãy ngừng tỏ ra coi thường ý kiến của người dân và thờ ơ với những nạn nhân mới luôn chết vì vũ khí của Mỹ.”
Phản ứng của Antonov xảy ra sau các báo cáo cho thấy 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không S-400 nổ tung vì ATACMS /a-tá-kừm/ mà Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Kyiv.
Nga đã tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết.
3. Cơ quan thanh toán của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, Euroclear, đã kiếm được hơn 3 tỷ euro trong năm nay từ các tài sản bị phong tỏa của Nga mà họ đang nắm giữ do các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Financial Times đưa tin rằng vận may bất ngờ “có thể làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Âu Châu trong việc chuyển lợi nhuận sang Ukraine”.
Tập đoàn có trụ sở tại Bỉ hôm thứ Năm cho biết thu nhập liên quan đến tài sản bị mắc kẹt của Nga đã tăng vọt. Cụ thể, do lãi suất tăng, đến nay mới 9 tháng mà số tiền lời đã vượt qua con số 347 triệu euro của cả năm 2022. Phỏng đoán đến cuối năm nay số tiền lời có thể lên đến 480 triệu euro.
Euroclear đã nắm giữ tài sản của Nga kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh xâm chiếm toàn diện Ukraine, bởi vì các lệnh trừng phạt sau đó của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa có nghĩa là họ không thể chuyển tiền sang các ngân hàng Nga.
Hàng triệu giao dịch chứng khoán mỗi ngày được theo dõi và giải quyết tại tập đoàn có trụ sở tại Brussels. Theo chính phủ Bỉ, khoảng 197 tỷ euro tài sản của Nga đang bị mắc kẹt tại Euroclear. Trong tổng số đó, 180 tỷ euro là từ ngân hàng trung ương Nga, phần lớn trong số 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang vật lộn với cách tốt nhất để triển khai số tiền thu được từ các tài sản của Nga đang bị mắc kẹt trong hệ thống tài chính Âu Châu. Họ đang xem xét sử dụng lợi nhuận bất ngờ mà Euroclear mang lại cho Ukraine.
4. Nga loan tin đã hạ sát một điệp viên Ukraine và đóng cửa 2 cơ quan truyền thông trực tuyến của Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã giết một điệp viên bị nghi ngờ là điệp viên người Ukraine và đóng cửa hai cơ quan trực tuyến ủng hộ Kyiv trong một chiến dịch ở khu vực bị tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
AFP đưa tin, kể từ khi nắm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Ukraine vào năm ngoái, Nga tuyên bố đã ngăn chặn nhiều hành vi được cho là phá hoại khi nước này cố gắng trấn áp phong trào phản kháng ủng hộ Ukraine của người dân địa phương.
Cơ quan an ninh FSB cho biết: “Do một hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ vùng Zaporizhzhia, FSB đã ngăn chặn hoạt động của ba nhóm điệp viên lớn do tình báo Ukraine điều phối”.
FSB cho biết một người đàn ông bị tình nghi làm việc cho tình báo Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng trong chiến dịch này. Các quản trị viên của một phòng trò chuyện ủng hộ Ukraine và một cơ quan truyền thông ở thành phố Melitopol do Nga kiểm soát cũng bị bắt giữ.
Nó cho biết các quản trị viên đã thuyết phục người dân thu thập thông tin về “các địa điểm và hoạt động di chuyển của quân Nga” và đã thúc đẩy “một chương trình nghị sự chống Nga trong khu vực… Hoạt động của các nguồn thông tin đã bị ngừng hoạt động”.
5. Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, đã thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, khi họ cố gắng tập trung vào việc giúp đỡ quốc gia này chống lại cuộc xâm lược của Nga ngay cả khi tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Cuộc thảo luận về Ukraine diễn ra vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, sau khi ngày đầu tiên bị chi phối bởi việc đưa ra lập trường thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu về cuộc chiến Israel-Hamas.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan Leo Varadkar nói: “Điều thực sự quan trọng là một trong những kết quả của cuộc họp này là chúng ta không mất tập trung vào Ukraine vì tất cả những điều khác đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Sẽ rất dễ mất tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và điều quan trọng là chúng ta không nên bị phân tâm như thế.”
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, cho biết điểm quan trọng nhất trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh là Ukraine, là cuộc thảo luận về cách “chúng ta phát triển thêm sự hỗ trợ cho Ukraine và cách chúng ta duy trì và thậm chí tăng cường áp lực chống lại Nga thông qua các lệnh trừng phạt của chúng ta”..
Một biện pháp quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu là một kế hoạch, dự kiến trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm, dành cho quỹ quốc phòng cho Ukraine như một phần trong các cam kết an ninh rộng lớn hơn của phương Tây. Agence France-Presse đưa tin, hầu hết 27 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đều ủng hộ hỗ trợ tài chính hơn nữa cho Ukraine, chỉ trừ Hung Gia Lợi và Slovakia.
6. Tổng thống Ukraine cho biết hành lang xuất khẩu thay thế Hắc Hải sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp mọi mối đe dọa.
Văn phòng tổng thống đưa tin, Volodymyr Zelenskiy đã thảo luận về hoạt động của tuyến đường cũng như bảo hiểm tàu thuyền trong cuộc điện đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak.
Reuters lưu ý rằng hôm thứ Năm, công ty tư vấn Barva Invest có trụ sở tại Kyiv, công ty an ninh Ambrey của Anh và một cơ quan chuyên môn, Cảng Ukraine, đã báo cáo rằng Ukraine đã đình chỉ sử dụng hành lang này sau khi có mối đe dọa từ chiến đấu cơ và thủy lôi của Nga.
Các quan chức Ukraine đã phủ nhận báo cáo của Reuters.
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến phi đội máy bay ném bom tầm xa của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Phi đội máy bay ném bom tầm xa, gọi tắt là LRA, của Không quân Nga đã không tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không vào Ukraine trong hơn một tháng qua, đó là một trong những khoảng thời gian dài nhất trong các cuộc tấn công như vậy kể từ khi xung đột bắt đầu.
Trong khi Nga vẫn có thể sử dụng các khả năng tấn công khác, LRA là phương pháp chính để tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ xa.
Nga gần như chắc chắn cần phải giảm tần suất các cuộc tấn công để bổ sung vào kho hỏa tiễn hành trình AS-23a KODIAK đang ngày càng cạn kiệt của mình.
Nga có thể sẽ sử dụng bất kỳ loại đạn LRA nào được sản xuất gần đây để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Nga rất có thể sẽ tiếp tục bổ sung cho bất kỳ chiến dịch nào như vậy bằng các cuộc tấn công một chiều bằng máy bay không người lái do Iran thiết kế.
2. Đại sứ Nga tại Mỹ đã chỉ trích Washington về vòng hỗ trợ mới nhất cho Ukraine sau khi 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không nổ tung
Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, đã tỏ ra cay cú trước các tổn thất kinh hoàng phát sinh từ các vũ khí mới do Hoa Kỳ viện trợ cho Kyiv gần đây.
Trong tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, Antonov nói:
“Những hành động khiêu khích và kích động của Mỹ trên trường quốc tế giống như đổ thêm dầu vào lửa hơn là nỗ lực chống lại sự kích động và lan rộng hơn nữa của các cuộc xung đột đẫm máu.
Đã đến lúc phải ngừng việc bơm hàng tỷ đô la vô nghĩa vào chế độ Kyiv đang phá sản. Hãy ngừng tỏ ra coi thường ý kiến của người dân và thờ ơ với những nạn nhân mới luôn chết vì vũ khí của Mỹ.”
Phản ứng của Antonov xảy ra sau các báo cáo cho thấy 21 máy bay trực thăng và 3 tổ hợp phòng không S-400 nổ tung vì ATACMS /a-tá-kừm/ mà Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Kyiv.
Nga đã tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và Liên Hiệp Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 22.000 thường dân thương vong, trong đó có hơn 7.000 người chết.
3. Cơ quan thanh toán của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, Euroclear, đã kiếm được hơn 3 tỷ euro trong năm nay từ các tài sản bị phong tỏa của Nga mà họ đang nắm giữ do các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Financial Times đưa tin rằng vận may bất ngờ “có thể làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Âu Châu trong việc chuyển lợi nhuận sang Ukraine”.
Tập đoàn có trụ sở tại Bỉ hôm thứ Năm cho biết thu nhập liên quan đến tài sản bị mắc kẹt của Nga đã tăng vọt. Cụ thể, do lãi suất tăng, đến nay mới 9 tháng mà số tiền lời đã vượt qua con số 347 triệu euro của cả năm 2022. Phỏng đoán đến cuối năm nay số tiền lời có thể lên đến 480 triệu euro.
Euroclear đã nắm giữ tài sản của Nga kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh xâm chiếm toàn diện Ukraine, bởi vì các lệnh trừng phạt sau đó của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa có nghĩa là họ không thể chuyển tiền sang các ngân hàng Nga.
Hàng triệu giao dịch chứng khoán mỗi ngày được theo dõi và giải quyết tại tập đoàn có trụ sở tại Brussels. Theo chính phủ Bỉ, khoảng 197 tỷ euro tài sản của Nga đang bị mắc kẹt tại Euroclear. Trong tổng số đó, 180 tỷ euro là từ ngân hàng trung ương Nga, phần lớn trong số 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương bị đóng băng do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang vật lộn với cách tốt nhất để triển khai số tiền thu được từ các tài sản của Nga đang bị mắc kẹt trong hệ thống tài chính Âu Châu. Họ đang xem xét sử dụng lợi nhuận bất ngờ mà Euroclear mang lại cho Ukraine.
4. Nga loan tin đã hạ sát một điệp viên Ukraine và đóng cửa 2 cơ quan truyền thông trực tuyến của Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã giết một điệp viên bị nghi ngờ là điệp viên người Ukraine và đóng cửa hai cơ quan trực tuyến ủng hộ Kyiv trong một chiến dịch ở khu vực bị tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
AFP đưa tin, kể từ khi nắm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Ukraine vào năm ngoái, Nga tuyên bố đã ngăn chặn nhiều hành vi được cho là phá hoại khi nước này cố gắng trấn áp phong trào phản kháng ủng hộ Ukraine của người dân địa phương.
Cơ quan an ninh FSB cho biết: “Do một hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ vùng Zaporizhzhia, FSB đã ngăn chặn hoạt động của ba nhóm điệp viên lớn do tình báo Ukraine điều phối”.
FSB cho biết một người đàn ông bị tình nghi làm việc cho tình báo Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng trong chiến dịch này. Các quản trị viên của một phòng trò chuyện ủng hộ Ukraine và một cơ quan truyền thông ở thành phố Melitopol do Nga kiểm soát cũng bị bắt giữ.
Nó cho biết các quản trị viên đã thuyết phục người dân thu thập thông tin về “các địa điểm và hoạt động di chuyển của quân Nga” và đã thúc đẩy “một chương trình nghị sự chống Nga trong khu vực… Hoạt động của các nguồn thông tin đã bị ngừng hoạt động”.
5. Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm Thứ Sáu 27 Tháng Mười, đã thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, khi họ cố gắng tập trung vào việc giúp đỡ quốc gia này chống lại cuộc xâm lược của Nga ngay cả khi tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Cuộc thảo luận về Ukraine diễn ra vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, sau khi ngày đầu tiên bị chi phối bởi việc đưa ra lập trường thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu về cuộc chiến Israel-Hamas.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan Leo Varadkar nói: “Điều thực sự quan trọng là một trong những kết quả của cuộc họp này là chúng ta không mất tập trung vào Ukraine vì tất cả những điều khác đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Sẽ rất dễ mất tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và điều quan trọng là chúng ta không nên bị phân tâm như thế.”
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, cho biết điểm quan trọng nhất trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh là Ukraine, là cuộc thảo luận về cách “chúng ta phát triển thêm sự hỗ trợ cho Ukraine và cách chúng ta duy trì và thậm chí tăng cường áp lực chống lại Nga thông qua các lệnh trừng phạt của chúng ta”..
Một biện pháp quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu là một kế hoạch, dự kiến trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm, dành cho quỹ quốc phòng cho Ukraine như một phần trong các cam kết an ninh rộng lớn hơn của phương Tây. Agence France-Presse đưa tin, hầu hết 27 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đều ủng hộ hỗ trợ tài chính hơn nữa cho Ukraine, chỉ trừ Hung Gia Lợi và Slovakia.
6. Tổng thống Ukraine cho biết hành lang xuất khẩu thay thế Hắc Hải sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp mọi mối đe dọa.
Văn phòng tổng thống đưa tin, Volodymyr Zelenskiy đã thảo luận về hoạt động của tuyến đường cũng như bảo hiểm tàu thuyền trong cuộc điện đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak.
Reuters lưu ý rằng hôm thứ Năm, công ty tư vấn Barva Invest có trụ sở tại Kyiv, công ty an ninh Ambrey của Anh và một cơ quan chuyên môn, Cảng Ukraine, đã báo cáo rằng Ukraine đã đình chỉ sử dụng hành lang này sau khi có mối đe dọa từ chiến đấu cơ và thủy lôi của Nga.
Các quan chức Ukraine đã phủ nhận báo cáo của Reuters.
VietCatholic TV
Oanh liệt: Cú ATACM thứ 2, 600 triệu USD của Putin tan nát. Âm mưu của Nga khi mời Hamas sang Moscow
VietCatholic Media
02:45 27/10/2023
1. Chín ngày sau khi phá hủy 21 máy bay trực thăng của Nga, ATACMS làm cú thứ hai, vào tổ hợp phòng không Nga, 600 triệu Mỹ Kim của Putin nổ tung.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Nine Days After Wrecking 21 Russian Helicopters, Ukraine’s M39 Missiles Are Dealing The Same Damage To Russian Air-Defenses” nghĩa là “Chín ngày sau khi bắn hạ 21 máy bay trực thăng của Nga, hỏa tiễn M39 của Ukraine đang gây thiệt hại tương tự cho lực lượng phòng không Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Quân đội Ukraine có thể không có nhiều hỏa tiễn M39. Những loại mà quốc gia này có đang được sử dụng một cách cẩn thận—bắn chúng vào những mục tiêu có giá trị nhất cũng như dễ bị tổn thương nhất trước các loại đạn dược do Mỹ sản xuất.
Trong cuộc tấn công thứ hai bằng hỏa tiễn M39 phóng từ mặt đất hôm thứ Năm, quân Ukraine rõ ràng đã nhắm vào một khẩu đội phòng không S-400 của không quân Nga ở tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine.
Các video và hình ảnh từ Luhansk mô tả phần đuôi tách rời của hai chiếc M39—và cũng là hậu quả của cuộc tấn công có mục đích: khói cuộn lên từ thứ mà người dùng mạng xã hội Nga xác định là một khẩu đội S-400.
Cuộc tấn công M39 đầu tiên, vào ngày 17 tháng 10, đã tấn công các căn cứ không quân của Nga ở Luhansk và bên ngoài Berdyansk ở miền nam Ukraine bị Nga tạm chiếm. Ba hỏa tiễn, mỗi hỏa tiễn rải 950 quả đạn con M74, đã phá hủy 21 máy bay trực thăng của Nga.
Vào thời điểm đó, rõ ràng là người Ukraine sẽ để dành lô hàng 20 hỏa tiễn M39 ban đầu cho những mục tiêu tốt nhất và mềm nhất. Và điều đó sẽ bao gồm hệ thống phòng không tầm xa.
Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội M39, hay ATACMS, là hỏa tiễn đạn đạo nặng 2 tấn, dài 13 feet với động cơ hỏa tiễn rắn. Được bắn bằng bệ phóng bánh xích hoặc bánh lốp, hỏa tiễn cổ điển của những năm 1990 có tầm bắn xa tới 100 dặm dưới sự dẫn đường quán tính.
Một chiếc M39 thường tấn công trong phạm vi 50 thước tính từ điểm ngắm của nó. Điều này không phải là siêu chính xác theo tiêu chuẩn hiện đại, nhưng nó đủ chính xác khi coi M39 là vũ khí khu vực.
Khi hỏa tiễn lao thẳng về phía mục tiêu, nó sẽ quay tròn và nổ tung, rải các quả đạn con trên một khu vực có thể rộng hàng chục nghìn feet vuông. Mỗi quả bom có sức nổ tương đương một quả lựu đạn cầm tay.
Việc Quân đội Hoa Kỳ luôn có ý định cho M39 tiêu diệt toàn bộ trung đoàn trực thăng là điều hiển nhiên trong thiết kế của nó. Chẳng hạn, một hỏa tiễn dùng để phá boongke sẽ có một đầu đạn lớn duy nhất thay vì một vỏ chứa đầy bom con.
Khi thử nghiệm M39, Quân đội đã nhắm hỏa tiễn vào một phi trường mô hình nơi quân đội đậu những chiếc trực thăng cũ. Đoạn phim thử nghiệm mô tả các quả đạn con xé toạc cánh quạt.
Các khẩu đội phòng không, các radar và bệ phóng mỏng manh của chúng trải rộng trên nhiều mẫu đất, cũng là những mục tiêu hàng đầu. Khi tấn công các bệ phóng ở Luhansk, người Ukraine kéo dài chiến dịch của họ nhắm vào các hệ thống S-400 có giá trị, có thể bắn trúng các mục tiêu trên không ở khoảng cách xa tới 250 dặm.
Trong những năm trước cuộc chiến rộng lớn hơn ở Ukraine, lực lượng không quân Nga đã triển khai 5 khẩu đội S-400 cùng với các radar kèm theo để xâm lược Crimea. Những chiếc S-400 khác cuối cùng cũng được triển khai ở những nơi khác trong và xung quanh vùng Ukraine bị tạm chiếm. Khi Ukraine ngày càng có nhiều vũ khí tấn công sâu tốt hơn, họ bắt đầu nhắm vào các khẩu đội.
Trong vòng chưa đầy một tháng bắt đầu từ cuối tháng 8, hải quân Ukraine đã phá hủy hai hệ thống S-400 ở Crimea. Cả hai cuộc tấn công được cho là liên quan đến phiên bản tấn công mặt đất của hỏa tiễn hành trình chống hạm Neptune phóng từ mặt đất của hải quân Ukraine.
Neptunes chắc chắn đang thiếu nguồn cung, điều này có thể giải thích tại sao người Ukraine đợi cho đến khi M39 đến để tấn công vào S-400 ở Luhansk. Bất kể loại đạn mà Ukraine triển khai là gì, mục tiêu cuối cùng của các cuộc tấn công nhắm vào các khẩu đội phòng không tầm xa là rõ ràng.
Mỗi lần tiêu diệt S-400 của lực lượng Ukraine đều giúp hỏa tiễn hành trình và các chiến binh của Ukraine an toàn hơn. “ATACMS là một hệ thống tăng cường chiến đấu trong không gian chiến đấu sâu”, thiếu tá quân đội Mỹ Carter Rogers viết trong luận văn năm 1991 tại Trường Cao đẳng Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tấn công của Neptune vào hệ thống S-400 xảy ra ngay trước khi lực lượng không quân Ukraine bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất vào khu neo đậu của hải quân Nga ở Sevastopol, Crimea, phá hủy một tàu đổ bộ và một tàu ngầm tấn công.
M39 giống như Neptune có thể tạo ra các cuộc tấn công tiếp theo cực kỳ nguy hiểm của các lực lượng khác. Olexander Scherba, một nhà ngoại giao Ukraine viết: “Chúng tôi có thể chưa có nhiều ATACMS. Nhưng các hỏa tiễn này đã đi một chặng đường dài.”
2. Địa Phương Quân Ukraine cũng có xe tăng, lấy được từ người Nga.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine’s Territorials Need Tanks. They’re Getting Them From Russia.”, nghĩa là “Địa Phương Quân Ukraine cần xe tăng. Họ có được xe tăng từ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Không bao giờ lãng phí một chiếc xe thiết giáp, dù cũ đến đâu, người Ukraine đã chuyển đổi một số chiếc T-62 cổ điển của những năm 1960 thành xe công binh và xe chiến đấu bộ binh.
Những chiếc T-62 cũ còn sót lại của Nga dường như đã được chuyển giao cho các lữ đoàn Địa Phương Quân Ukraine. Một bức ảnh được lan truyền trực tuyến hôm thứ Ba cho thấy một chiếc T-62M nặng 41 tấn, chở bốn người đang phục vụ cho Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110.
T-62 đã cũ. Lớp giáp của nó dày nhất chỉ 215 ly. Xe tăng T-64 tiêu chuẩn của Ukraine có khả năng bảo vệ cao gấp ba lần.
Ngoài ra, pháo nòng trơn 115 ly của T-62 được ổn định ở mức tối thiểu; khả năng điều khiển hỏa lực của nó rất đơn giản và đối với hầu hết các mẫu T-62, nó dựa vào các điểm ngắm hồng ngoại chủ động để chiến đấu ban đêm. Để chiếu sáng mục tiêu, kíp lái phải bật đèn hồng ngoại mà đối phương có thể nhìn thấy.
Không phải vô cớ mà sau khi tái kích hoạt hàng trăm chiếc T-62 cũ bắt đầu từ mùa hè năm 2022, quân đội Nga chủ yếu giao chúng cho các tiểu đoàn dự bị tuyến hai — và các tiểu đoàn đó hầu hết đều giao cho xe tăng làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực hàng dặm phía sau chiến tuyến.
Nghĩa là, xe tăng hoạt động như những khẩu pháo tự chế bằng cách nâng súng siêu cao và bắn phá không chính xác vào các vị trí của Ukraine.
Nhưng với tất cả những khuyết điểm của nó với tư cách là một chiếc xe tăng, T-62 vẫn tốt hơn là không có chiếc xe tăng nào cả. Đó là lý do tại sao Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110 vui vẻ bổ sung những chiếc T-62 Nga chiếm được vào đội hình chiến đấu của mình.
Khoảng 30 lữ đoàn Địa Phương Quân của Ukraine tương đương với các lữ đoàn Vệ binh Quốc gia của Quân đội Hoa Kỳ trong đó khoảng 2.000 binh sĩ của họ là sự kết hợp của các cựu chiến binh già và thường dân được huy động với ít huấn luyện hơn một người lính toàn thời gian có thể nhận được.
Không giống như các lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ thường được trang bị nhiều xe tăng, xe chiến đấu và pháo binh, các lữ đoàn Địa Phương Quân Ukraine thường được trang bị nhẹ.
Việc thiếu xe tăng hạng nặng đã khiến Địa Phương Quân gặp rắc rối trong cuộc chiến rộng lớn hơn hiện nay. “Từ giữa tháng 4 năm 2022, việc triển khai các Lữ Đoàn Địa Phương Quân đã bị ảnh hưởng bởi một số thay đổi trong chiến thuật của Nga và Ukraine khi tâm điểm của cuộc giao tranh chuyển sang miền đông Ukraine”, Mykola Bielieskov viết trong một phân tích tháng 5 cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn.
“Nga chuyển sang chiến lược tiến công có sự hỗ trợ của pháo binh thay vì cố gắng áp đảo các vị trí của Ukraine bằng xe thiết giáp di chuyển trên các tuyến đường lớn. Cuộc giao tranh mang tính chất không tiếp xúc nhiều hơn, với các cuộc đấu pháo là yếu tố quyết định thay vì nhấn mạnh vào chiến tranh tiếp xúc như trong tháng đầu tiên của cuộc xâm lược.
Bielieskov kết luận: “Trong những điều kiện này, các đội hình Địa Phương Quân – được trang bị tốt nhất bằng hỏa tiễn dẫn đường chống tăng và súng phóng lựu – sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đối đầu hiệu quả với lực lượng Nga”.
Các Lữ Đoàn Địa Phương Quân cần vũ khí hạng nặng hơn. Nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine đã phải vật lộn để tạo ra đủ xe tăng, phương tiện chiến đấu và pháo binh hiện đại để trang bị cho quân đội đang hoạt động, lực lượng Dù và thủy quân lục chiến đang phát triển nhanh chóng của mình - chưa kể đến việc trang bị cho hàng chục lữ đoàn Địa Phương Quân.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Kyiv trao cho Địa Phương Quân những chiếc T-62 cũ của Nga mà họ thu được. Chúng được bảo vệ sơ sài và khả năng điều khiển hỏa lực còn thô sơ, nhưng có còn hơn không.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi Lữ đoàn Địa Phương Quân số 110 đi đầu trong tuyến xe tăng T-62. Lữ đoàn 110 là một trong những lữ đoàn Địa Phương Quân giàu kinh nghiệm và hiệu quả nhất. Nó đã tham gia một số trận chiến khốc liệt nhất ở miền nam và miền đông Ukraine. Bielieskov mô tả các chiến tích của Lữ Đoàn này là “gây ấn tượng mạnh mẽ với những điều kiện mà họ phải đối mặt”.
Với xe tăng, lữ đoàn phải có khả năng đứng vững và chiến đấu trong những điều kiện mà trước đó lữ đoàn có thể phải rút lui. Ngay cả khi những chiếc xe tăng đó là đồ thừa của Nga đã 60 năm tuổi.
3. Nga thả thủy lôi để cấm tầu chở ngũ cốc ra khỏi Ukraine
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russian Planes Reportedly Dropped Mines Along Ukraine’s Safe Corridor For Grain Ships”, nghĩa là “Máy bay Nga được tường trình đã thả thủy lôi dọc hành lang an toàn được dùng cho tàu chở ngũ cốc của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Máy bay Nga được tường trình đã thả thủy lôi dọc theo hành lang hàng hải mà Ukraine thiết lập ở phía tây Hắc Hải nhằm bảo vệ việc xuất khẩu ngũ cốc sang Âu Châu và Phi Châu. Có vẻ như đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng của Nga, máy bay của Hạm đội Hắc Hải của Nga triển khai thủy lôi.
Bộ chỉ huy miền nam Ukraine đã báo cáo diễn biến đáng lo ngại này: “Đối phương đã thả nhiều quả thủy lôi ở Hắc Hải theo hướng hành lang hàng hải của vận tải dân sự,” Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk nói.
Các thủy lôi có thể cản trở, hoặc thậm chí ngăn chặn việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine dọc hành lang - với những tác động to lớn đối với nền kinh tế Ukraine cũng như nạn đói trên thế giới. Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc lớn cho Phi Châu.
Phía tây Hắc Hải đã trở thành chiến trường kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù chiếc tàu chiến lớn duy nhất của mình, một tàu khu trục trang bị súng, bị đánh đắm, hải quân Ukraine đã thành công trong việc đuổi các tàu Nga ra khỏi phía tây Hắc Hải.
Triển khai hỏa tiễn đạn đạo phóng từ mặt đất, hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không, máy bay không người lái và tàu robot chở đầy chất nổ, hạm đội Ukraine đã đánh chìm hoặc làm hư hỏng nặng 6 trong số 30 tàu chiến lớn của Hạm đội Hắc Hải của Nga - một tàu tuần dương, ba tàu đổ bộ, một tàu chiến lớn, một tàu ngầm và một tàu tiếp tế—cùng với một số tàu tuần tra và tàu đổ bộ.
Sự xuống cấp liên tục của hạm đội Nga đã cho phép Ukraine mở lại vào tháng 8 hành lang nối cảng chiến lược Odesa với eo biển Bosporus ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong hai tháng, gần 40 tàu lớn đã qua hành lang an toàn chở 700.000 tấn ngũ cốc.
Đó là trước khi người Nga thả thủy lôi xuống hành lang này. Không rõ Hạm đội Hắc Hải đã sử dụng máy bay nào để rải tl9tl9 dưới đáy biển, nhưng điều đáng chú ý là hạm đội ngày càng phụ thuộc vào số ít máy bay Beriev Be-12 còn sót lại: đó là những món đồ cổ 60 năm tuổi sẽ rơi vào quên lãng nếu Nga đã không tấn công Ukraine.
Lực lượng Ukraine rõ ràng đã phát hiện ra bất kỳ máy bay Nga nào đã triển khai các thủy lôi, nhưng không thể đánh chặn chúng. Người Ukraine đã từ chối cho người Nga toàn quyền kiểm soát phía Tây Hắc Hải, nhưng vẫn chưa thực hiện được toàn quyền kiểm soát không phận của mình. Hệ thống phòng không tầm xa của Nga ở Crimea vẫn khiến các cuộc tuần tra trên không trên không phận Hắc Hải trở nên nguy hiểm đối với lực lượng không quân Ukraine.
Hải quân Ukraine gần đây đã mua được hai tàu quét mìn cũ của Anh, nhưng cả hai tàu và thủy thủ đoàn của chúng đều đang ở trong vùng biển của Anh, huấn luyện và chờ ngày có thể an toàn để đi vào Hắc Hải. Hai tàu lớp Sandown được trang bị vũ khí nhẹ sẽ không tồn tại được lâu ở vùng biển tranh chấp.
Người Ukraine có các phương tiện khác để rà phá thủy lôi trên biển, bao gồm cả thợ lặn và thuyền không người lái dưới đáy biển mà Vương quốc Anh tài trợ năm ngoái. Mong đợi những lực lượng đó sẽ bắt tay vào việc mở lại hành lang ngũ cốc. Nhưng người Nga cũng có thể sẽ thả thêm mìn.
4. Các chi tiết bắt đầu xuất hiện về động cơ của hung thủ trong vụ xả súng ở Maine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Robert Card Believed People at Shooting Sites Were Talking About Him”, nghĩa là “Robert Card tin rằng những người ở các địa điểm anh ta xả súng đang nói về anh ta.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tay súng được cho là đứng sau vụ xả súng hàng loạt khiến ít nhất 18 người thiệt mạng ở Lewiston, Maine, hôm thứ Tư trước đó đã phàn nàn rằng anh ta nghe thấy mọi người nói xấu anh ta tại các địa điểm xả súng.
Theo hãng tin AP, cảnh sát đã xác định Robert Card, 40 tuổi, là nghi phạm trong vụ nổ súng. Card là người hướng dẫn sử dụng súng và là quân nhân dự bị của Quân đội Hoa Kỳ được bổ nhiệm đến một cơ sở huấn luyện ở Saco, Maine. Anh ta bắt đầu hành động thất thường vào giữa tháng 7 sau khi phải vật lộn với nghi ngờ bị khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Nhiều cơ quan thực thi pháp luật đang truy lùng Card, kẻ đã bỏ trốn sau vụ xả súng. Cảnh sát cảnh báo dân chúng rằng Card nên được coi là một kẻ có vũ trang và nguy hiểm.
Vụ nổ súng xảy ra tại nhà hàng Schengees Bar and Grill; và sau đó tại Sparetime Recreation, một sân chơi bowling. Các địa điểm cách nhau khoảng 4 dặm.
Katie Card, chị dâu của Card nói với The Daily Beast rằng Card đã phải vật lộn với vấn đề sức khỏe tâm thần trong năm qua và nói với gia đình rằng mọi người ở các địa điểm công cộng, bao gồm cả sân chơi bowling Sparetime Recreation và Schengees Bar and Grill, đang nói xấu về anh ta. Theo báo cáo, Card gần đây đã bắt đầu đeo máy trợ thính mạnh mẽ để nghe rõ hơn.
Katie Card nói: “Anh ta thực sự tin rằng mình đang nghe mọi người nói những điều đó. Tất cả điều này chỉ xảy ra trong vài tháng qua.”
Katie Card nói: “Chúng tôi đã cố gắng lắng nghe anh ta và nói với anh ta rằng không ai nói về anh ta cả. Hôm qua, khi câu chuyện đang diễn ra, chúng tôi đã cầu nguyện rằng Rob không liên quan gì đến chuyện này. Nhưng khi chúng tôi nghe tin hai nơi xảy ra vụ nổ súng, chồng tôi đã vội vã về nhà”.
Cảnh sát vẫn chưa thảo luận liệu có động cơ đằng sau vụ xả súng hay không. Katie Card cho biết gia đình đã nhắn tin cho Card và thúc giục anh ta ra đầu thú, mặc dù vẫn chưa rõ liệu Card đã đọc tin nhắn hay chưa.
Newsweek đã cố gắng liên hệ với Katie Card qua điện thoại để lấy bình luận nhưng không liên lạc được với cô ấy.
Một tuyên bố từ Cảnh sát bang Maine tiết lộ rằng Card đã phải nằm viện vài tuần tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần trong suốt mùa hè, mặc dù vẫn chưa rõ tình trạng và cách điều trị của Card là gì. Tuyên bố chia sẻ rằng Card được nhìn thấy lần cuối cùng mặc quần áo màu nâu và cầm một khẩu súng trường kiểu tấn công có công suất lớn. Anh ta cũng được cho là đang lái chiếc Subaru Outback đời 2013 màu trắng.
Một bản tin về game bắn súng đang hoạt động của cảnh sát mô tả Card là một người hướng dẫn sử dụng súng đã được đào tạo, được cho là thuộc Quân đội Dự bị đóng quân ở Saco, người “gần đây đã báo cáo các vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm nghe thấy giọng nói” và đe dọa “bắn” căn cứ Vệ binh Quốc gia ở Saco, Newsweek đã đưa tin trước đó.
Vụ xả súng đã làm dấy lên những thuyết âm mưu hoang đường về Card cũng như khơi lại các cuộc thảo luận và ý kiến liên quan đến luật súng.
5. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo Liên Hiệp Âu Châu khi Hamas đến thăm Mạc Tư Khoa
Ký giả PAUL DALLISON của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine hints Putin contriving second front as Hamas visits Moscow”, nghĩa là “Ukraine gợi ý Putin đang lập mặt trận thứ hai khi Hamas đến thăm Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Zelenskiyy nói chuyện với các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu trong khi các quan chức Hamas tới Mạc Tư Khoa để thảo luận về con tin.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy cho rằng Nga đang được hưởng lợi từ cuộc chiến ở Trung Đông khi các quan chức cao cấp của Hamas tới Mạc Tư Khoa để đàm phán.
Phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, ông Zelenskiyy nói qua liên kết video: “Chúng ta phải làm mọi cách để ngăn chặn một ngọn lửa quốc tế thậm chí còn lớn hơn bùng phát ở Trung Đông. Đối phương của tự do rất quan tâm đến việc đưa thế giới tự do đến mặt trận thứ hai.”
Ông nói thêm: “Tất nhiên, chúng ta phải nhìn rõ kịch bản này và chống lại nó – tất nhiên là cùng nhau. An ninh chiếm ưu thế ở Trung Đông càng sớm thì chúng tôi sẽ khôi phục an ninh ở đây - ở Âu Châu càng sớm.
Ông Zelenskiyy phát biểu khi phái đoàn của Hamas đến thăm Mạc Tư Khoa để đàm phán về việc thả các con tin nước ngoài, bao gồm cả người Nga, mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, các hãng thông tấn Nga đưa tin.
Mousa Abu Marzook, người sáng lập và lãnh đạo chính trị của Hamas hiện sống ở Qatar, dẫn đầu phái đoàn gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Mikhail Bogdanov.
Tuần trước, Putin cảnh báo rằng một cuộc xâm lược trên bộ của Israel vào Gaza có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn. Ông ta nói: “Nhiệm vụ chính của chúng ta là ngăn chặn đổ máu và bạo lực, nếu không, sự leo thang hơn nữa của cuộc khủng hoảng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cực kỳ nguy hiểm và tàn khốc. Và không chỉ cho khu vực Trung Đông. Nó có thể tràn ra ngoài biên giới Trung Đông.” Tuy nhiên, theo Tổng thống Zelenskiy, Putin đang nói ngược lại với những gì ông ta đang nghĩ trong đầu.
Nga phát động cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, dẫn đến cái chết của hàng nghìn thường dân và tạo ra hàng triệu người tị nạn Ukraine đã lan rộng khắp Âu Châu và xa hơn.
Tại hội nghị thượng đỉnh Brussels, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang thảo luận về cuộc chiến tranh kép ở Ukraine và ở Trung Đông. Các cuộc xung đột đang thách thức các giới hạn trong phạm vi chính sách đối ngoại của khối, đặc biệt là trước những vấn đề mà các nhà lãnh đạo Âu Châu đang gặp phải trong việc điều chỉnh lập trường của họ đối với Israel.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết một ngày trước hội nghị thượng đỉnh: “Rõ ràng là cuộc xung đột ở Trung Đông đang phủ bóng tối lên những gì đang diễn ra ở Ukraine”.
6. Von der Leyen thúc đẩy thỏa thuận viện trợ với Ai Cập nhằm ngăn chặn tình trạng di cư sang Âu Châu
Ủy ban Âu Châu đang thúc đẩy một thỏa thuận cung cấp viện trợ cho Ai Cập khi mối lo ngại ngày càng tăng về hậu quả tiềm ẩn từ cuộc chiến Israel-Hamas.
Trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu trước hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm và thứ Sáu, Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen đã cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho quốc gia Trung Đông này.
Thỏa thuận này sẽ phản ánh một thỏa thuận kinh tế đã ký với Tunisia vào tháng 7 và đánh dấu một bước tiến mới trong chiến lược của Ủy ban nhằm chuyển tiền mặt của Liên Hiệp Âu Châu tới các nước Bắc Phi để hỗ trợ nền kinh tế của họ và ngăn chặn dòng di cư sang Âu Châu.
“Ưu tiên của chúng tôi cũng là thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược và cùng có lợi với Ai Cập,” von der Leyen viết trong thư và nói thêm: “Vai trò của Ai Cập rất quan trọng đối với an ninh và ổn định của Trung Đông, nước này tiếp nhận số lượng người tị nạn ngày càng tăng, và chúng tôi có trách nhiệm hỗ trợ Ai Cập.”
Việc Liên Hiệp Âu Châu tán tỉnh Ai Cập diễn ra khi quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, cung cấp điểm tiếp cận viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza nhưng mặt khác lại duy trì tình trạng phong tỏa.
Liên Hiệp Âu Châu coi Ai Cập là nhân tố chủ yếu trong việc ngăn chặn dòng di cư sang Âu Châu, khi quốc gia này tiếp nhận khoảng 9 triệu người tị nạn. Người di cư ở Ai Cập thường xuyên vượt biên giới sang Libya, điểm khởi hành quan trọng của Âu Châu.
Phó Chủ tịch Ủy ban Margaritis Schinas cho biết trong một cuộc họp báo gần đây: “Chúng tôi gần như không có người trực tiếp từ Ai Cập đến Liên minh Âu Châu - nhưng do tình hình ở Libya, chúng tôi có sự di chuyển của người Ai Cập qua Libya”.
Ủy ban đã viết trong một tài liệu riêng gửi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu rằng bất kỳ thỏa thuận nào với Ai Cập cũng sẽ bao gồm các hoạt động “chống buôn người” và thúc đẩy “con đường pháp lý” cho những người Ai Cập muốn tìm việc làm ở Âu Châu.
Một nhà ngoại giao cao cấp bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu có kiến thức về thủ tục tố tụng cho biết: “Cần có thêm nguồn tài trợ từ Liên Hiệp Âu Châu để hỗ trợ 9 triệu người tị nạn sống ở Ai Cập và những người được tiếp cận với giáo dục miễn phí và chăm sóc sức khỏe miễn phí” ở Ai Cập.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu cho biết việc hỗ trợ Ai Cập là rất quan trọng để ngăn chặn làn sóng di cư từ Bắc Phi và giải quyết dòng người tị nạn tiềm ẩn chạy trốn khỏi Gaza.
Nhưng chính phủ Ai Cập nhấn mạnh rằng họ không có ý định cho phép những người chạy trốn khỏi Gaza vào và các cuộc đàm phán với Liên Hiệp Âu Châu về thỏa thuận này đã diễn ra trước cuộc chiến Israel-Hamas. Hai quan chức Liên Hiệp Âu Châu chỉ ra rằng gói viện trợ không đề cập đến việc ngăn chặn người Palestine vào Âu Châu.
Ủy ban đang thúc đẩy thỏa thuận với Ai Cập mặc dù thỏa thuận kinh tế mà họ đã ký với Tunisia vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Trong thư, nhà lãnh đạo Ủy ban nói rằng “chúng tôi đang đẩy nhanh công việc” để thực hiện đầy đủ tất cả các thành phần của thỏa thuận Tunisia.
Một số quốc gia thành viên, bao gồm cả Đức, cáo buộc von der Leyen đã gạt họ ra ngoài trong các cuộc đàm phán với Tunisia, mặc dù hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết họ không mong đợi điều này sẽ xảy ra lần nữa.
Theo hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, Chủ tịch Ủy ban dự kiến sẽ thông báo ngắn gọn cho các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vào thứ Năm về những diễn biến mới nhất về thỏa thuận di cư Tunisia cũng như tiến triển trong các cuộc đàm phán với Ai Cập.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu dường như không có ý định nỗ lực hướng tới việc thống nhất một văn bản về di cư trong tuần này, vì chủ đề này đã tỏ ra quá gây chia rẽ để đạt được sự đồng thanh tại các hội nghị thượng đỉnh trước đây.
7. Mỹ công bố hỗ trợ an ninh và tài trợ bổ sung cho Ukraine
Mỹ đã công bố hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga vẫn tiếp tục ở cường độ cao. Gói mới trị giá 150 triệu Mỹ Kim, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngũ Giác Đài cho biết như trên.
Trong một tuyên bố, Ngũ Giác Đài cho biết, khoản hỗ trợ mới nhất của Mỹ bao gồm đạn dược bổ sung cho các hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, hỏa tiễn phòng không Ster và đạn dược bổ sung cho các hệ thống hỏa tiễn pháo binh có tính cơ động cao.
Reuters đưa tin, sự hỗ trợ này còn bao gồm các hệ thống chống thiết giáp Javelin, hơn 2 triệu viên đạn vũ khí nhỏ và thiết bị chống thời tiết lạnh.
8. Thỏa thuận hòa bình bất công giữa Armenia với Azerbaijan
Ký giả GABRIEL GAVIN của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Armenia on verge of signing peace deal with Azerbaijan, PM says”, nghĩa là “Thủ tướng Armenia sắp ký thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng quốc gia miền Nam Caucasus cho biết hôm thứ Năm rằng Armenia có thể đồng ý các điều khoản trong một thỏa thuận hòa bình toàn diện với nước láng giềng Azerbaijan, chấm dứt sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực sau ba thập kỷ thù địch.
Phát biểu tại một hội nghị ở Georgia, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng chính phủ của ông có thể ký “một thỏa thuận về hòa bình và thiết lập mối quan hệ” với nước láng giềng “trong những tháng tới”.
Đồng thời, ông tiết lộ dự án “Ngã tư hòa bình” được thiết kế để mở lại các tuyến đường bộ và đường sắt đã bị phong tỏa trong nhiều thập kỷ trong bối cảnh xung đột sôi sục với Azerbaijan và đồng minh thân cận của nước này là Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông báo này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Azerbaijan tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm giành quyền kiểm soát khu vực Nagorno-Karabakh, là khu vực đã bị hai bên tranh giành kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Ước tính có khoảng 100.000 người dân tộc Armenia sống ở vùng lãnh thổ miền núi đã buộc phải rời bỏ nhà cửa khi nhà nước ly khai không được công nhận của họ sụp đổ sau 30 năm tự trị trên thực tế.
Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov cho biết hành động quân sự mang tính quyết định có nghĩa là giờ đây có “cơ hội thực sự để ký kết hiệp ước hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia trong một khoảng thời gian ngắn”.
Đồng thời, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Azerbaijan nói với POLITICO rằng nước ông không có kế hoạch sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ xuyên biên giới được quốc tế công nhận, mặc dù có tuyên bố rằng một cuộc xung đột mới trên các tuyến đường vận tải có thể sắp xảy ra.
Những nỗ lực trước đây nhằm hòa giải giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ của Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Nga đã thất bại trong việc ngăn chặn bạo lực, khi các cuộc thảo luận về các vấn đề như kết nối giao thông và phân định biên giới kết thúc trong bế tắc.
Vasif Huseynov, nhà lãnh đạo bộ phận tại Trung tâm nghiên cứu AIR của Azerbaijan, cho biết: “Trong nhiều năm, xung đột Armenia-Azerbaijan là trở ngại lớn cho sự hội nhập khu vực và việc tận dụng mọi tiềm năng của Nam Caucasus”. “Nó đã làm tăng đáng kể chi phí của các dự án khu vực, cả về kết nối và đường ống năng lượng. Đây là một trong những lý do tại sao việc chấm dứt xung đột này là vì lợi ích của Baku”.
Tuy nhiên, kỳ vọng ở Yerevan lại thấp hơn, theo Tigran Grigoryan, nhà lãnh đạo Trung tâm Dân chủ và An ninh Khu vực của Armenia.
Ông nói: “Có quá nhiều tầm quan trọng được đặt vào hiệp ước hòa bình. “Đối với tôi, rõ ràng hiệp ước không phải là sự kết thúc của bất kỳ quá trình nào và ngay cả khi điều gì đó được ký kết, Azerbaijan sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối theo chủ nghĩa quân sự tối đa và sẽ tiếp tục gây áp lực buộc Armenia phải đạt được mọi thứ họ muốn từ quá trình đó.”
Tháng trước, Pashinyan nói với POLITICO rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã thất bại ở Nagorno-Karabakh và rằng đã đến lúc phải giải quyết trực tiếp các vấn đề với các nước láng giềng của đất nước ông, thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mạc Tư Khoa. Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal hôm thứ Tư, ông nhắc lại sự cần thiết phải “đa dạng hóa các mối quan hệ của chúng ta trong lĩnh vực an ninh” và ám chỉ rằng ông không còn thấy mục đích của việc đặt các căn cứ quân sự của Nga trên đất Armenia nữa, và mong muốn thấy Nga rút quân về nước.
9. Thủ tướng Armenia tuyên bố muốn thấy quân Nga đóng ở Armenia rút về Nga
Điện Cẩm Linh hôm thứ Năm cho biết họ hy vọng nhận được thêm “thông tin” từ Armenia sau khi Thủ tướng Armenia cho biết ông thấy “không có lợi ích gì” trong việc tiếp tục đặt các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ của mình.
Phát biểu với tờ Wall Street Journal hôm thứ Tư, Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, cho biết đất nước của ông đang tìm cách “đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi trong các lĩnh vực an ninh”, bởi vì Mạc Tư Khoa đã không tuân thủ các cam kết của mình với tư cách là người bảo đảm an ninh khi Azerbaijan tái chiếm khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Mối quan hệ giữa Nga và Armenia đã bị tổn hại nặng nề do cuộc xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh và việc Azerbaijan tái chiếm Nagorno-Karabakh.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói với các nhà báo hôm thứ Năm rằng “việc Nga và Armenia liên lạc qua báo chí, đặc biệt là qua tờ Wall Street Journal là điều không tốt”.
Nga, với căn cứ quân sự ở Armenia, từ lâu đã là người bảo đảm an ninh cho nước này, bao gồm cả việc giám sát những căng thẳng ở Nagorno-Karabakh, nhưng khi Azerbaijan tiến hành cuộc tấn công vào khu vực miền núi ly khai, Mạc Tư Khoa đã nói rõ rằng quân đội của họ không có ý định can thiệp.
Bị phân tâm bởi cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, Điện Cẩm Linh đã mất dần khả năng kiểm soát phạm vi ảnh hưởng truyền thống của mình.
10. Tổng thống Macron cho biết Pháp cử tàu hải quân tới hỗ trợ các bệnh viện ở Gaza
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp đang cử một tàu hải quân đến “hỗ trợ” các bệnh viện ở Dải Gaza, nơi đang gặp khó khăn trong hoạt động do thiếu nhiên liệu và thiết bị y tế.
Con tàu sẽ rời thành phố ven biển Toulon của Pháp “trong 48 giờ tới”, ông Macron cho biết hôm thứ Tư khi ông cam kết rằng Pháp sẽ “tham gia đầy đủ vào việc bảo đảm khả năng tiếp cận thuốc men và chăm sóc sức khỏe” cho người dân ở Dải Gaza. Theo kênh BFMTV của Pháp, con tàu này là tàu phi trường trực thăng của Pháp có tên Tonnerre.
Phát biểu cùng với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi, Tổng thống Pháp đã bác bỏ những cáo buộc rằng Pháp có “tiêu chuẩn kép” trong đường lối cuộc chiến của Israel chống lại Hamas.
“Luật pháp quốc tế áp dụng cho tất cả mọi người và Pháp đề cao những giá trị phổ quát của chủ nghĩa nhân văn,” ông nói tại Cairo, vào ngày thứ hai của chuyến công du ngắn ngủi đến vùng Cận Đông, nơi ông đến thăm Israel, Bờ Tây và Jordan.
Pháp cũng đang gửi một máy bay chở thiết bị y tế đến Ai Cập cùng những phẩm vật cứu trợ sau đó sẽ được chuyển đến Gaza.
Một lượng nhỏ viện trợ đã được đưa vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu Rafah trong những ngày gần đây, sau khi Israel tuyên bố “một cuộc bao vây hoàn toàn” Gaza sau các cuộc tấn công do Hamas gây ra khiến hơn 1.400 người ở Israel thiệt mạng.
11. Israel đã kêu gọi Nga trục xuất phái đoàn Hamas đến thăm, nói rằng lời mời của họ tới Mạc Tư Khoa là “tồi tệ”
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Israel cho biết:
Hamas là một tổ chức khủng bố còn tệ hơn Isis. Bàn tay của các nhân vật cao cấp của Hamas vấy máu của hơn 1.400 người Israel đã bị tàn sát, hành quyết và thiêu đốt, đồng thời họ chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc hơn 220 người Israel, bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ và người già.
California: Giả danh LM và TGM làm các phép bí tích, tính tiền rất cao. Cây thánh giá ở Seville
VietCatholic Media
05:00 27/10/2023
1. 'Sói đội lốt cừu': Giáo phận California cảnh báo về linh mục mạo danh
Giáo phận Stockton, California, đã đưa ra cảnh báo về hai kẻ mạo danh đóng giả là giáo sĩ Công Giáo ở thành phố Modesto và đòi đóng góp rất cao cho các thánh lễ, ban phép lành và bí tích.
Giáo phận cho biết hai người đàn ông không rõ danh tính đang mạo danh các giáo sĩ thực sự của Mễ Tây Cơ, đó là Đức Tổng Giám Mục Raúl Gómez González của Toluca và Cha José Adán González Estrada, một linh mục thuộc cùng một tổng giáo phận.
Giáo phận cho biết trong cảnh báo hôm thứ Sáu rằng những kẻ mạo danh đang tính chi phí rất cao cho các phép lành bí tích và “tiến hành trái phép” các bí tích như rửa tội, thêm sức và Rước lễ lần đầu.
Các quan chức giáo phận đã làm việc với Tổng giáo phận Toluca ở Mễ Tây Cơ để xác minh hành vi lừa dối. Modesto nằm cách Fresno 90 dặm về phía bắc ở Thung lũng Trung tâm của California.
Giáo phận cho biết những kẻ mạo danh cũng đang dạy các lớp và cấp chứng chỉ có tính chi phí. Chi tiết chính xác về các lớp học và chứng chỉ đó vẫn chưa rõ ràng, nhưng Erin Haight, phát ngôn viên của Giáo phận Stockton, nói với CNA hôm thứ Hai rằng ảnh chụp các chứng chỉ có dòng chữ “Thêm sức” và “Rước lễ”.
Giáo phận cũng cho biết những kẻ mạo danh đã yêu cầu giấy khai sinh cho những cá nhân tham gia các bí tích, “làm dấy lên mối lo ngại về nạn buôn người và đánh cắp danh tính”.
Ngoài ra, giáo phận cho biết, những kẻ lừa đảo đã tham gia vào các chiến thuật đe dọa khi danh tính hoặc quyền hạn của họ bị thẩm vấn, thường sử dụng các biện pháp đe dọa pháp lý đối với các cá nhân.
Giáo phận đã liên lạc với những cá nhân có thể là nạn nhân của vụ việc, nhưng họ muốn giấu tên, Haight nói.
Cảnh sát Modesto đã được thông báo về vụ lừa đảo này nhưng giáo phận cho biết họ đã được khuyên rằng chỉ những nạn nhân của vụ lừa đảo mới có thể nộp đơn khiếu nại hình sự.
CNA đã liên hệ với Sở Cảnh sát Modesto để bình luận hôm thứ Hai nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.
Giáo phận khuyến khích mạnh mẽ bất kỳ nạn nhân nào của vụ lừa đảo hãy liên hệ với cảnh sát.
“ Cần lưu ý rằng cảnh sát không hỏi về tình trạng nhập cư của người gọi; mối quan tâm hàng đầu của họ là chống lại các hoạt động tội phạm”, tuyên bố của giáo phận cho biết.
Ngoài ra, giáo phận còn cho biết rằng “các bí tích Công Giáo phải được cử hành trong các nhà thờ Công Giáo trừ ra trường hợp nguy cấp”.
Tuyên bố cho biết: “Việc cử hành lễ rửa tội, thêm sức và Rước lễ lần đầu ở những địa điểm ngoài trời như công viên không phù hợp với các thực hành Công Giáo đã được thiết lập”.
Haight nói với CNA rằng giáo phận chỉ biết có hai kẻ mạo danh nhưng đang tích cực theo dõi tình hình.
Cô cũng nói rằng giáo phận không biết liệu có lễ rửa tội nào hợp lệ hay không hoặc liệu bánh thánh thật có được sử dụng hay không nhưng nói rằng “đây rõ ràng là 'những con sói đội lốt cừu' và cho đến nay họ đã không hoạt động một cách thiện chí.”
Cô nói thêm, danh tính thực sự của những người đàn ông vẫn chưa được biết.
Haight cho biết các giáo phận xung quanh đã biết về trò lừa đảo này nhưng Giáo phận Stockton chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về hành vi gian lận tương tự. Cô nói thêm rằng giáo phận sẽ giữ liên lạc với các giáo phận lân cận về tình hình.
Haight cho biết những cảnh báo đầu tiên về vụ lừa đảo đã đến với giáo phận thông qua “những nỗ lực chủ động của các thành viên cộng đồng và giáo dân của chúng tôi”.
Cô nói thêm: “Sự cảnh giác và cam kết của họ đối với hạnh phúc của những người hàng xóm của họ đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến chúng tôi chú ý đến vấn đề này”.
Cô nói: “Chúng tôi gửi lời khen ngợi và lòng biết ơn chân thành đến những người đã kịp thời báo cáo hoạt động đáng ngờ, cho phép chúng tôi thực hiện hành động nhanh chóng và phù hợp”.
Đầu năm nay, một cảnh báo khác được giáo phận đưa ra là cảnh báo các tín hữu về một cựu linh mục Stockton đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ khi cử hành Thánh lễ tại nhà riêng.
Vị cựu linh mục đó, Leo Suarez, đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2016 sau hai lần bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Ông đã tự báo cáo ít nhất một vụ lạm dụng cho giáo phận vào năm 2009. Một tài liệu của giáo phận cho thấy rằng ông cũng đã bị buộc tội một cách đáng tin cậy vào năm 2014.
Tuyên bố vào thời điểm đó cho biết rằng các tín hữu không được khuyên tham gia vào bất kỳ mục vụ nào do Suarez điều hành “vì nó phá vỡ sự hiệp thông của họ với Giáo Hội Công Giáo và có thể, trong một số trường hợp, dẫn đến việc ban bí tích vô hiệu.
Haight nói với CNA vào thời điểm đó: “Chúng tôi có nghĩa vụ giáo dục giáo dân của mình và chúng tôi không bao giờ muốn họ trở thành nạn nhân của những kẻ đang tìm cách lợi dụng họ và đức tin của họ”.
Cô nói: “Là một giáo phận, chúng ta phải bảo vệ việc quản lý các bí tích và các tín hữu của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
2. Cây thánh giá ở quảng trường công cộng ở Tây Ban Nha bị đập nát thành từng mảnh
Một cây thánh giá bằng đá được chạm khắc vào thế kỷ 16 và đặt trên bệ ở quảng trường công cộng cạnh nhà thờ ở Seville, Tây Ban Nha, đã bị phá hủy vào cuối tuần qua. Hành động phá hoại này đang được cảnh sát điều tra.
Được biết đến với cái tên Thánh giá Thánh Lagiarô, người ta phát hiện ra vào sáng Chúa Nhật rằng nó đã bị vỡ thành hơn 20 mảnh mà Hội đồng thành phố Seville đã tập hợp lại, dự định tiến hành xây dựng lại.
Tượng đài đặt ở Quảng trường Thánh Martha do kiến trúc sư Hernán Ruiz thiết kế và nghệ sĩ Diego Alcaraz điêu khắc vào năm 1564. Một mặt thánh giá khắc hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, mặt kia vẽ hình ảnh nỗi đau thứ năm của Đức Maria, Mẹ đứng dưới chân thánh giá.
Thị trưởng thành phố Tây Ban Nha, José Luis Sanz, tuyên bố vào ngày 22 tháng 10 trên X rằng ông thẳng thừng lên án “việc phá hoại cây thánh giá ở Quảng trường Thánh Martha”.
Theo báo chí địa phương, vào sáng thứ Hai, khi tin tức về vụ phá hủy lan rộng, những người không rõ danh tính đã đặt một cây thánh giá bằng hoa trên bệ nơi có tác phẩm điêu khắc lịch sử.
Tổng giám mục Seville, Đức Cha José Ángel Saiz Meneses, cho biết hôm thứ Hai rằng việc phá hủy cây thánh giá là “một hành động phá hoại, côn đồ, đáng trách”, mặc dù ngài không chắc “rằng mục đích của hành động này là trực tiếp chống lại tôn giáo”.
Vị Giám Mục cho biết vụ việc “phải khiến tất cả chúng ta thúc đẩy một nền giáo dục về sự tôn trọng, về sự chung sống” và trên hết là “về đức tin và tình yêu cũng như việc duy trì tất cả truyền thống tôn giáo và cội nguồn Kitô giáo của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
3. Chủ tịch COMECE bảo đảm với Thượng phụ Giêrusalem về sự gần gũi và hỗ trợ của các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên Hiệp Âu Châu Đức Cha Crociata đã gửi một bức thư cho Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem vào thứ Năm, ngày 19 tháng 10 năm 2023, bày tỏ tình liên đới và gần gũi với tất cả những người đang phải chịu đựng làn sóng bạo lực tàn khốc đang diễn ra ở Thánh Địa. Đức Cha viết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu nỗ lực hết sức để góp phần xoa dịu tình hình”.
Đức Cha Mariano Crociata cũng chia sẻ mối quan ngại của mình về tình trạng bạo lực tàn khốc đang gia tăng ở Thánh địa sau vụ thảm sát thường dân Israel ngày 7 tháng 10.
Đức Cha viết: “Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những báo cáo hàng ngày về sự khủng khiếp của cuộc chiến này và cầu nguyện cho các nạn nhân, cũng như gia đình và cộng đồng của họ”. Đức Cha Crociata, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết và gần gũi của các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu “với tất cả những người đau khổ”.
Đức Cha Crociata cũng cảm ơn Đức Hồng Y Thượng Phụ Pizzaballa – cùng với các Thượng phụ và Thủ lĩnh các Giáo hội ở Giêrusalem – vì “những nỗ lực không mệt mỏi trong việc kêu gọi hòa bình và công lý ở Thánh địa”.
Ngài bảo đảm cam kết của COMECE trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên minh Âu Châu, “thực hiện mọi nỗ lực để góp phần giảm leo thang tình hình”.
Trong lá thư trả lời vào thứ Sáu, 20 tháng 10, Đức Thượng Phụ Giêrusalem cho biết: “Có rất nhiều đau khổ và sợ hãi trong cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé của chúng tôi cũng như trong cả xã hội Israel và Palestine, vì bạo lực và hận thù chỉ tạo ra sự hủy diệt”. Đức Thượng phụ cũng đánh giá cao những nỗ lực của COMECE trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế và cảm ơn các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu vì sự gần gũi tinh thần của các ngài.
Source:comece.eu
Mỹ có bằng chứng đáng sợ về Nga. Elon Musk hô hào Mỹ bỏ rơi Ukraine. Kyiv bắt hàng trăm lính Cuba
VietCatholic Media
15:28 27/10/2023
1. Nga đang “ồ ạt” tuyển mộ lính đánh thuê Cuba sang chiến đấu ở Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Sáu, 27 Tháng Mười, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết Nga đang “ồ ạt” tuyển mộ lính đánh thuê Cuba sang chiến đấu ở Ukraine. Họ được cho là có liên quan đến cuộc chiến xung quanh Bakhmut và Kupiansk. Ông cho biết như trên sau khi đã bắt được một số tù binh Cuba.
Vào tháng 9, chính phủ Cuba cho biết một số lớn nam thanh niên Cuba đã gia nhập quân đội Cẩm Linh trong những tháng gần đây với tư cách là lính đánh thuê. Nhà cầm quyền Cuba coi họ là nạn nhân của các âm mưu buôn người.
Trong các báo cáo ban đầu, chính quyền Cuba cho biết họ đang nỗ lực “vô hiệu hóa và phá bỏ” mạng lưới mà họ cho biết hoạt động cả trên đất Cuba và ở Nga.
Cuba phủ nhận mọi liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và chính quyền nước này cho biết những người đánh thuê hoặc tham gia buôn người có thể phải đối mặt với án tù dài hạn hoặc thậm chí là tử hình.
BBC News đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đang tuyển dụng tù nhân để chiến đấu ở Ukraine, và dường như đang tiếp quản nhóm lính đánh thuê Wagner, là nhóm đầu tiên áp dụng hoạt động này vào năm ngoái.
Những đơn vị quân đội như vậy thường được gọi là Storm-Z, chữ Z là một trong những biểu tượng của cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Vladimir Putin chống lại Ukraine. Đây cũng là chữ cái đầu tiên của từ tiếng Nga “zek” hay “tù nhân”.
Cái tên Storm-Z không chính thức và có thể được áp dụng cho một loạt đơn vị quân đội Nga hoạt động ở các vùng khác nhau của Ukraine.
Tương tự như các đơn vị tù nhân của Wagner, các biệt đội Storm-Z được tường trình thường bị coi như một lực lượng có thể tiêu hao tùy tiện khi đưa vào trận chiến – nghĩa là các sĩ quan ít quan tâm đến tính mạng của những người này
2. Tòa Bạch Ốc bày tỏ sự ghê tởm khi quân đội Putin hành quyết các binh sĩ Nga không tuân theo mệnh lệnh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Military Executes Soldiers Who Don't Obey Orders: White House”, nghĩa là “Tòa Bạch Ốc cho biết: Quân đội của Putin hành quyết những người lính không tuân theo mệnh lệnh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby hôm thứ Năm cáo buộc quân đội của Vladimir Putin hành quyết những binh sĩ không tuân theo mệnh lệnh khi phục vụ ở Ukraine.
Quân đội Nga từng bị cáo buộc giết hại chính quân đội của mình. Cùng với việc tình báo quân đội Ukraine công bố nhiều đoạn âm thanh mà họ cho là các cuộc điện thoại bị chặn của binh lính Nga nói về các đơn vị tấn công quân đội, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh vào tháng 11 đã báo cáo về sự hiện diện của “quân rào chắn” hoặc “quân ngăn chặn rút lui” của Nga, là đơn vị đe dọa bắn những người đang rút lui.
Trong khi nói chuyện với các phóng viên, Kirby chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thông tin trực tiếp về việc các thành viên của quân đội Nga hành quyết những binh sĩ bất tuân.
Kirby nói: “Chúng tôi có thông tin rằng quân đội Nga đã thực sự hành quyết những binh sĩ không chịu tuân theo mệnh lệnh”. “Chúng tôi cũng có thông tin rằng các chỉ huy Nga đang đe dọa xử tử toàn bộ đơn vị nếu họ tìm cách rút lui trước hỏa lực pháo binh Ukraine”.
Bình luận của Kirby được đưa ra trong một cuộc họp báo, trong đó ông thảo luận về điều mà ông cho là tinh thần thấp trong hàng ngũ của Nga do tỷ lệ thương vong cao khi chiến đấu ở Avdiivka.
Lực lượng vũ trang Nga đã tiêu hao các nguồn lực lớn trong nỗ lực chiếm Avdiivka, một thành phố ở vùng Donetsk của Ukraine. Quân đội Kyiv tuyên bố hàng nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng và hàng trăm thiết bị quân sự bị phá hủy trong cuộc giao tranh tại khu định cư.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm thứ Tư cho biết cuộc tấn công Avdiivka của Nga đã “đạt được những bước tiến hạn chế” về phía tây bắc thành phố nhưng nói thêm rằng lực lượng của Putin xung quanh Avdiivka khó có thể bao vây thành phố.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, Kirby cũng lên án các chỉ huy Nga về cáo buộc hành quyết binh lính.
“Thật đáng trách khi nghĩ đến việc hành quyết binh lính của chính mình vì họ không muốn tuân theo mệnh lệnh và giờ lại đe dọa hành quyết toàn bộ đơn vị, điều đó thật dã man. Nhưng tôi nghĩ đó là dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo quân sự Nga biết họ đang làm kém như thế nào và họ đã giải quyết vấn đề này tệ đến mức nào từ góc độ quân sự”, ông nói.
Tướng Kirby nói tiếp: “Ngay từ đầu, chúng ta đã nói về khả năng chỉ huy và kiểm soát kém, hậu cần và khả năng duy trì kém. Họ bỏ đói quân binh ở mặt trận, để trừng phạt những lời ta thán. Và bây giờ, một lần nữa, họ lại sẵn sàng bắn họ vì… không tuân theo mệnh lệnh.”
3. Israel chỉ trích Nga tìm cách mở rộng chiến tranh khi đón tiếp phái đoàn Hamas
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Israel Slams Russia for Hosting Hamas Delegation: 'Obscene Step'“, nghĩa là “Israel chỉ trích Nga vì đón tiếp phái đoàn Hamas và gọi đó là bước đi tục tĩu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Chính phủ Israel lên án cuộc gặp của Nga với nhóm đại diện Hamas là một “bước đi tục tĩu” và kêu gọi Mạc Tư Khoa “trục xuất những kẻ khủng bố Hamas ngay lập tức”, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Israel.
Reuters đưa tin hôm thứ Năm, dẫn lời các hãng thông tấn Nga, rằng một nhóm đại diện của quân khủng bố Palestine Hamas đã được mời tới Mạc Tư Khoa để đàm phán về việc thả các con tin nước ngoài bị bắt trong vụ tấn công ngày 7 tháng 10 vào miền nam Israel. Chính phủ Israel hôm thứ Tư cho biết ít nhất sáu con tin vẫn đang bị Hamas bắt giữ có quốc tịch Nga.
Trong số những người đến Mạc Tư Khoa có thành viên cao cấp của Hamas, Abu Marzouk và cựu Bộ trưởng Y tế Gaza Basem Naim. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov được cho là đã tiếp nhóm này.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm được chia sẻ với X, trước đây là Twitter, Lior Haiat, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Israel, nói rằng cuộc gặp được Tel Aviv coi là việc Mạc Tư Khoa đề nghị “hỗ trợ khủng bố và hợp pháp hóa hành động tàn bạo của những kẻ khủng bố Hamas”.
Tuyên bố viết: “Hamas là một tổ chức khủng bố còn tệ hơn cả ISIS.”
Tuyên bố tiếp tục: “Bàn tay của các quan chức cao cấp Hamas vấy máu của hơn 1.400 người Israel đã bị tàn sát, sát hại, hành quyết và đốt cháy và họ chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc hơn 220 người Israel bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ và người già”. “Israel coi việc mời các quan chức cao cấp của Hamas tới Mạc Tư Khoa là một bước đi tục tĩu nhằm hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và hợp pháp hóa hành động tàn bạo của những kẻ khủng bố Hamas. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga trục xuất những kẻ khủng bố Hamas ngay lập tức.”
Nga đã nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ về cuộc khủng hoảng hiện nay giữa Israel và Palestine và kêu gọi ngừng bắn ở cả hai bên. Theo báo cáo của Reuters, Hamas đã đưa ra một tuyên bố sau cuộc họp hôm thứ Năm tại Mạc Tư Khoa, ca ngợi những nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chấm dứt điều mà tổ chức này mô tả là “tội ác của Israel được phương Tây ủng hộ”.
Hamas từ lâu đã được đồng minh quân sự của Nga là Iran tài trợ, mặc dù chính phủ Iran đã phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công bất ngờ của Hamas hồi đầu tháng này. Các quan chức Mỹ cũng nói rằng họ không thấy “bằng chứng chắc chắn” nào cho thấy Iran hỗ trợ vụ tấn công và không có bằng chứng nào cho thấy Nga có liên quan đến hoạt động của Hamas.
Tờ Times of Israel hôm thứ Năm đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Baghiri Kani cũng đã tham dự cuộc họp ở Mạc Tư Khoa với các thành viên của Hamas. Cả Reuters và AP đều lưu ý rằng Baghiri Kani đã đến thăm Mạc Tư Khoa hôm thứ Năm, nhưng không rõ liệu ông có tham dự cuộc họp với các quan chức Hamas hay không.
AP đưa tin rằng Baghiri Kani đã tổ chức một cuộc gặp với Bogdanov, người giữ chức đặc phái viên của Điện Cẩm Linh tại Trung Đông, vào thứ Năm.
4. Ukraine chỉ trích đề nghị của Elon Musk là 'Sai lầm thảm khốc', không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Elon Musk Slammed by Ukraine: 'Catastrophic Mistake'“, nghĩa là “Elon Musk bị Ukraine chỉ trích: 'Sai lầm thảm khốc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Ukraine đã chỉ trích Elon Musk vì những bình luận mà ông đưa ra khi đề nghị Mỹ điều chỉnh lại quan hệ với Nga để tránh Thế chiến thứ ba.
Musk đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc thảo luận trực tiếp trên nền tảng truyền thông xã hội X, trước đây là Twitter, nơi ông nói rằng tránh một cuộc chiến tranh toàn cầu khác là “vấn đề quan trọng nhất” và phủ nhận có bất kỳ “cuộc nổi dậy chống Nga” nào ở các vùng bị Nga xâm lược khu vực của Ukraine. Ông lập luận rằng người dân ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm như Crimea rất hạnh phúc và thực sự “muốn trở thành một phần của Nga” và những khu vực đó nên được chính thức nhượng lại cho Mạc Tư Khoa.
Cuộc thảo luận có tiêu đề “Chiến tranh Israel-Hamas sẽ đi đến đâu? Điều này có thể dẫn đến Thế chiến thứ 3 không?,” Musk thảo luận về tác động của một cuộc chiến tranh thế giới tiềm tàng khác mà ông nói sẽ là “rủi ro văn minh mà chúng ta có thể không thể phục hồi”.
Một số đề xuất của ông tập trung vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga nhưng sau đó đã bị Mykhailo Podolyak, cố vấn cho nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, bác bỏ.
“Musk tin rằng việc ' Ukraine đầu hàng ' trước con dao diệt chủng quy mô lớn bắt buộc của Nga sẽ dẫn chúng ta đến sự kết thúc của chiến tranh và 'hòa bình vĩnh cửu'“, Podolyak viết trong một tuyên bố dài trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
Ông mô tả những đề xuất của Musk là một “sai lầm thảm khốc”, sẽ không kết thúc chiến tranh mà còn “dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ các cuộc xung đột trên khắp thế giới, sự kết thúc của kỷ nguyên luật pháp quốc tế, sự sụp đổ của nền kinh tế quốc tế và chiến thắng của các thế lực tà ác.”
Podolyak nói tiếp: “Sẽ không còn quy tắc nào nữa. Khả năng dự đoán và năng lực hợp tác với nhau cuối cùng sẽ không còn nữa. Sự thèm muốn của những kẻ xâm lược sẽ ngày càng tăng, các nhóm khủng bố sẽ ngày càng nhận được nhiều khoản đầu tư hơn vào trục ma quỷ”.
Ông nhấn mạnh rằng: “Tất cả những điều này sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến tranh lớn ở các lục địa khác nhau, trong đó có lẽ trong trường hợp này, công dân Mỹ sẽ phải tham gia”.
Elon Musk cũng nói về việc ông tin rằng chính sách của Mỹ và bất kỳ động thái nào của NATO nhằm biến Ukraine trở thành thành viên đang thúc đẩy Nga thành lập một liên minh mạnh mẽ hơn với Trung Quốc và Iran, và rằng một liên minh như vậy có thể dễ dàng đánh bại các lực lượng phương Tây trong một cuộc chiến.
Các diễn giả khác trong cuộc thảo luận trực tiếp bao gồm ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy, người đã đồng ý với Musk khi nói: “Nếu chúng ta tham gia Thế chiến thứ ba, nước Mỹ như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại”.
SpaceX của Musk đã triển khai các vệ tinh Starlink để giúp cung cấp dịch vụ internet cho Kyiv. Trước đây ông từng nói rằng các vệ tinh Starlink mang lại cho Ukraine “lợi thế lớn trên chiến trường”.
Tuy nhiên, SpaceX từ chối cho phép sử dụng các vệ tinh này để giúp tiến hành một cuộc tấn công vào Crimea hoặc được sử dụng để điều khiển máy bay không người lái trong khu vực, là điều mà Musk nói sẽ khiến công ty tham gia vào một “hành động chiến tranh lớn”, đồng thời nói thêm rằng dịch vụ này chưa bao giờ nhằm vũ khí hóa.
5. Nga chính thức buộc tội nhà báo người Mỹ gốc Nga bị bắt giữ
Nga đã chính thức buộc tội một nhà báo Mỹ gốc Nga bị giam giữ vì không ghi danh làm “đặc vụ nước ngoài”, AFP đưa tin.
Alsu Kurmasheva, biên tập viên của đài Tatar-Bashkir của Đài Âu Châu Tự Do, là phóng viên Mỹ thứ hai bị giam giữ tại Nga trong năm nay sau vụ bắt giữ phóng viên Evan Gershkovich của Wall Street Journal vì tội gián điệp hồi tháng 3.
Các nhóm nhân quyền cho biết vụ bắt giữ Kurmasheva là lần đầu tiên chính quyền Nga buộc tội hình sự kiểu này đối với một nhà báo.
Đài Âu Châu Tự Do cho biết trong một tuyên bố rằng ủy ban điều tra của Nga đã chính thức buộc tội Kurmasheva vào hôm thứ Năm, sau khi cô bị bắt giữ ở thành phố miền trung Kazan vào tuần trước.
Các cáo buộc có thể dẫn đến án tù 5 năm. Kurmasheva hiện đang bị giam giữ trước khi xét xử cho đến ít nhất là ngày 5 tháng 12.
Kurmasheva, sống ở Praha cùng chồng và hai con, đã bị tịch thu cả hộ chiếu Nga và Mỹ trong chuyến đi tới Nga vào tháng 6.
Nhà chức trách ban đầu cho biết cô đã không thông báo cho họ về quốc tịch Mỹ của mình và đã phạt cô. Cô đã bị bắt vì tội danh mới vào tuần trước trong khi chờ trả lại hộ chiếu.
Theo luật hình sự của Nga, bất kỳ công dân Nga nào tham gia vào cái mà chính quyền gọi là “thu thập thông tin có chủ đích” có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Nga đều phải ghi danh làm “đặc vụ nước ngoài”.
Các nhà phê bình cho rằng luật này có phạm vi rộng đến mức nó trao cho cơ quan thực thi pháp luật Nga quyền bắt giữ tùy tiện các nhà báo theo ý muốn. Đài Âu Châu Tự Do đã kêu gọi trả tự do cho cô ấy ngay lập tức.
Gulnoza Said, điều phối viên chương trình Âu Châu và Trung Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, gọi tắt là CPJ, trước đây đã cho biết:
CPJ quan ngại sâu sắc trước việc giam giữ nhà báo Mỹ gốc Nga Alsu Kurmasheva với cáo buộc hình sự giả và kêu gọi chính quyền Nga thả cô ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại cô.
Báo chí không phải là một tội ác và việc giam giữ Kurmasheva là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy Nga quyết tâm ngăn chặn việc đưa tin độc lập.
6. Hoa Kỳ có tân chủ tịch Hạ Viện, Ukraine không nghĩ sẽ có vấn đề đối với viện trợ
Một quan chức cao cấp Ukraine cho biết việc bầu Mike Johnson, một đảng viên Đảng Cộng hòa Mỹ từng phản đối viện trợ Ukraine, làm chủ tịch Hạ viện, sẽ không ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của Washington dành cho Kyiv.
Johnson, người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hạ viện hôm thứ Tư, nói với các phóng viên rằng ông ủng hộ viện trợ thêm cho Ukraine nhưng “có điều kiện”.
Ông nói rằng ông muốn trách nhiệm giải trình và các mục tiêu rõ ràng từ Tòa Bạch Ốc.
Oleksiy Danilov, thư ký hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, cho biết cuộc bầu cử của Johnson là tốt cho Ukraine vì nó đã chấm dứt khoảng trống lãnh đạo kéo dài ba tuần tại Hạ viện.
Danilov nói trong các bình luận trên truyền hình:
Tôi chắc chắn rằng sự hợp tác và hỗ trợ sẽ tiếp tục. Tuyên bố của Tân Chủ tịch Hạ Viện rằng họ muốn kiểm tra sự hỗ trợ mà họ cung cấp là một điều hoàn toàn tự nhiên. Chúng tôi sẵn lòng cung cấp tất cả thông tin về viện trợ, không có bí mật nào cả.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội thông qua gói tài trợ trị giá 106 tỷ Mỹ Kim, trong đó bao gồm hàng tỷ Mỹ Kim hỗ trợ cho Ukraine.
7. Nga chỉ trích các cuộc đàm phán hòa bình do Kyiv hậu thuẫn ở Malta
Nga đã chỉ trích các cuộc đàm phán hòa bình do Ukraine hậu thuẫn dự kiến tổ chức tại Malta vào cuối tuần này, cảnh báo bất kỳ cuộc thảo luận nào mà không có sự tham gia của Nga sẽ phản tác dụng.
Các cuộc đàm phán mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hy vọng sẽ thu hút sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình của chính ông, diễn ra sau các cuộc họp tương tự ở Jeddah và Copenhagen vào đầu năm nay.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói với các phóng viên: “Rõ ràng những cuộc tụ tập như vậy hoàn toàn không có ý nghĩa gì, chúng chỉ đơn giản là phản tác dụng”.
Bà ta nói thêm cuộc họp sắp tới “không liên quan gì đến việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình” và chỉ trích Malta vì đã tổ chức cái mà bà gọi là “sự kiện chống Nga một cách trắng trợn”.
Zelenskiy đang thúc đẩy kế hoạch hòa bình 10 điểm của riêng mình, trong đó kêu gọi Nga rút toàn bộ quân đội khỏi các biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine, bao gồm cả các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Nga - quốc gia tuyên bố sáp nhập 4 khu vực Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine vào tháng 9 năm ngoái - đã bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc từ bỏ đất đai.
Dmitry Medvedev, người được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008, phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012; hiện nay làm phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói rằng hòa bình chỉ có thể đạt được nếu Ukraine đầu hàng vô điều kiện.
8. Thủ tướng Estonia nói: Không thể loại trừ khả năng phá hoại đường ống giữa Phần Lan và Estonia
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết không thể loại trừ khả năng phá hoại đường ống dẫn khí đốt nối Baltic và cáp internet dưới biển giữa Phần Lan và Estonia.
Phát biểu tại cuộc họp báo trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu ở Brussels, cô cho biết Estonia đang giải quyết thiệt hại gây ra hồi đầu tháng này “với mức độ nghiêm trọng nhất”.
Kallas nói:
Cuộc điều tra đang diễn ra. Có hai con tàu đang ở nơi này vào thời điểm xảy ra thiệt hại.
Một chiếc có nguồn gốc từ Trung Quốc và chiếc còn lại có nguồn gốc từ Nga. Cơ quan chức năng Phần Lan đã tìm thấy mỏ neo của tàu Trung Quốc nhưng chưa rõ liệu những hư hại có phải là do chiếc neo này hay không, nên cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.
“Tôi sẽ không loại trừ bất cứ điều gì,” cô nói thêm.
Cô cho biết họ hy vọng đây không phải là một vụ phá hoại nhưng chính quyền Phần Lan và Estonia hiện đang kiểm tra tất cả cơ sở hạ tầng. Các tàu của NATO cũng đã được điều động tới Vịnh Phần Lan để tham gia tuần tra cùng người Phần Lan và Estonia.
Cô nói: “Hiện tại có rất nhiều con mắt trên biển và dưới biển.
Estonia và các nước khác đang theo dõi chặt chẽ kết quả điều tra với mối lo ngại ngày càng tăng rằng các tuyến cáp internet dưới biển kết nối các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu và những tuyến nối Liên Hiệp Âu Châu với Mỹ rất dễ bị tấn công.
Cảnh sát hình sự trung ương Phần Lan hôm thứ Ba cho biết chiếc mỏ neo nặng 6 tấn và bị mất một ngạnh đã được nhấc lên khỏi đáy biển bằng cần cẩu hải quân. Các vết kéo sâu được tìm thấy ở cả hai bên của đường ống bị nứt.
9. Các công tố viên liên bang Đức nhận hồ sơ bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine
Hôm thứ Năm 26 tháng 10, Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, cho biết hồ sơ bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine đã được trình lên các công tố viên liên bang Đức khi bắt đầu chiến dịch sử dụng nguyên tắc thẩm quyền chung để đưa tội phạm chiến tranh ra trước công lý.
Các vụ kiện đã được Tổ chức Công lý Clooney (CFJ) đệ trình vào sáng thứ Năm, đại diện cho 16 người sống sót và gia đình các nạn nhân trong ba vụ án tội ác chiến tranh riêng biệt: một vụ tấn công hỏa tiễn bừa bãi vào một khu nghỉ dưỡng ven biển gần Odesa khiến 22 người thiệt mạng; vụ hành quyết bốn người đàn ông trên lãnh thổ bị tạm chiếm ở khu vực Kharkiv vào mùa xuân và mùa hè năm ngoái; và một loạt các vụ hành quyết, tra tấn và bạo lực tình dục được thực hiện bên ngoài Kyiv vào tháng 3 năm 2022.
Theo Ông Andriy Kostin, những vụ án đầu tiên đã được đưa đến Berlin vì hệ thống tư pháp của Đức luôn đi đầu trong việc truy tố tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người theo nguyên tắc tài phán chung, theo đó một số hành vi lạm dụng được coi là nghiêm trọng đến mức nghĩa vụ điều tra và truy tố phải được thực hiện. vượt xa lãnh thổ nơi tội phạm được thực hiện.
10. Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy chỗ đứng của Kyiv trên Tả ngạn Dnipro ở Kherson
Các báo cáo chiến trường mới cho thấy các lực lượng Ukraine đang duy trì các vị trí của họ ở bờ đông sông Dnipro do Nga kiểm soát, là con sông đã chia cắt hai lực lượng ở miền nam Ukraine trong gần một năm.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW đã công bố các bản đồ mới về chiến tuyến phía Nam trong bản cập nhật tối thứ Tư, cho thấy các khu vực nhỏ nhưng có ý nghĩa về mặt chiến thuật về sự hiện diện của Ukraine ở phía đông của sông Dnipro.
Viện nghiên cứu cho biết, một “số ít” nguồn tin của các miblogger Nga “đã tuyên bố vào ngày 25 tháng 10 rằng các lực lượng Ukraine đã nối lại các hoạt động trên bộ lớn hơn bình thường ở bờ đông của Kherson và duy trì các vị trí ở một số khu vực ở bờ đông.”
Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công vượt sông quy mô nhỏ kể từ khi giải phóng khu vực bờ tây vào mùa thu năm 2022, một bước tiến chậm chạp sau khi giải phóng thành phố Kherson vào tháng 11. Kể từ đó, cả hai bên đã pháo kích lẫn nhau qua sông, với các hoạt động qua sông phần nào bị gián đoạn do đập Nova Kakhovka bị phá hủy vào tháng 6 năm 2023 và lũ lụt sau đó ở khu vực Kherson.
Những tuần gần đây, lực lượng Ukraine đã thiết lập được một căn cứ gần Krynky, một thị trấn ở tả ngạn sông Dnipro, cách Nova Kakhovka khoảng 10 dặm về phía tây nam. Các đơn vị của Kyiv cũng được báo cáo là đang hoạt động ở phía nam, trong khu vực xung quanh làng Pishchanivka, cách Kherson khoảng 10 dặm về phía đông bắc, bên tả ngạn sông.
ISW trích dẫn kênh Rybar của Nga đưa tin về các bước tiến của Ukraine vào khu vực rừng phía nam Krynky vào ngày 21 tháng 10, mặc dù lưu ý một bài đăng sau đó của Rybar vào ngày 25 tháng 10 tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đang giao tranh với hải quân Nga trong khu vực.
Rybar báo cáo rằng các lực lượng Ukraine “đã nối lại các hoạt động trên bộ lớn hơn bình thường từ các vị trí trong vùng đầm lầy phía bắc Oleshky”, cách thành phố Kherson khoảng 4 dặm về phía nam và cách con sông 2 dặm vào ngày 24 tháng 10, ISW viết.
Trong những ngày gần đây, “nhóm tấn công” của Kyiv cũng cố gắng tiến về phía các làng lân cận Pishchanivka và Poyma, cách Thành phố Kherson 7 dặm về phía đông và cách Dnipro 2 dặm, và Pidstepne, cách Thành phố Kherson 11 dặm về phía đông và cách đất liền sông 2 dặm, Rybar nói.
Các quan chức Ukraine đã xác nhận rất ít thông tin về các cuộc tấn công vượt sông đang diễn ra. Tuần này, phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk đã đổ lỗi cho “các nhà tuyên truyền Nga” về những báo cáo mới nổi về việc tăng cường hoạt động của Ukraine.
“Điều quan trọng là họ phải biện minh cho hành động gây hấn của Nga đối với hữu ngạn, nơi người dân thực sự đang phải chịu đựng rất nhiều đau khổ, và người Nga biện minh cho điều đó bằng cách nói rằng họ muốn ngăn chặn Lực lượng Phòng vệ, ngăn họ vượt sông Dnipro và ngăn họ sử dụng lực lượng dự bị,” Humeniuk nói.
11. Ukraine di tản trẻ em khỏi các thị trấn gần Kupiansk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 27 tháng 10, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết Ukraine có kế hoạch di tản hàng trăm trẻ em khỏi các cộng đồng gần thành phố Kupiansk ở phía đông bắc.
Lực lượng của Kyiv đã tái chiếm Kupiansk và các khu vực xung quanh vùng Kharkiv vào tháng 9 năm 2022, nhưng Mạc Tư Khoa thường xuyên bắn phá vào khu vực này.
Cô cho biết: “Chính quyền quân sự khu vực Kharkiv đang lên kế hoạch thông báo về việc buộc phải di tản trẻ em khỏi 10 khu định cư ở khu vực Kharkiv”.
Cho đến nay, 275 trẻ em sẽ được di tản khỏi 10 địa phương trong và xung quanh Kupiansk, nằm cách tiền tuyến chưa đầy 5 dặm.
Chính quyền Ukraine đã công bố lệnh di tản đối với một số khu định cư gần Kupiansk vào tháng 8, và giao tranh ở đó kể từ đó ngày càng gia tăng.
12. Các nhà lập pháp Nga ủng hộ mức tăng chi tiêu quân sự kỷ lục để tài trợ cho cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa trong lần đọc đầu tiên về dự luật hôm thứ Năm.
AFP đưa tin chi tiêu quốc phòng sẽ chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu của nhà nước vào năm 2024, tăng 68% lên 10,8 nghìn tỷ rúp hay 115 tỷ Mỹ Kim.
Với hơn 6% GDP của đất nước, chi tiêu quân sự sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Trước cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã nói với các nhà lập pháp rằng ngân sách được đề xuất là “nhằm vào nhiệm vụ chính của ngày hôm nay – đó là bảo đảm chiến thắng của chúng ta”.
Một số nhà lập pháp lặp lại các khẩu hiệu chiến tranh thế giới thứ hai thời Liên Xô để tán thành việc gia tăng, trong đó nhà lập pháp Leonid Slutsky, nhà lãnh đạo ủy ban đối ngoại của Duma, trích dẫn thông điệp thời chiến những năm 1940 “Mọi thứ cho mặt trận, mọi thứ để chiến thắng”.
Cẩm Linh trước đây đã nói rằng việc tăng chi tiêu đáng kể như vậy là cần thiết trước sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv. Phát ngôn nhân của Cẩm Linh, Dmitry Peskov, trước đây đã lên tiếng về “cuộc chiến tranh hỗn hợp” mà Cẩm Linh tuyên bố đang được tiến hành nhằm vào Nga.
Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu với tỷ lệ 320-80 ủng hộ việc thông qua ngân sách, dự luật sẽ được thông qua thêm hai lần nữa tại Hạ viện Nga, trước khi lên Thượng viện phê duyệt và sau đó chuyển tới Putin để ký.
Ngân sách này cũng bao gồm các quỹ dành cho việc “hội nhập các khu vực mới” - ám chỉ hỗ trợ tài chính cho 4 khu vực của Ukraine mà Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập vào năm ngoái.
Các quan sát viên cho rằng ngay cả 12% GDP, Quốc Hội Nga cũng sẽ thông qua dễ dàng vì nếu thua trong cuộc chiến này, hàng loạt đầu sỏ trong Quốc Hội sẽ bị bắt.
13. Nga đánh chặn một máy bay tuần tra Poseidon của Na Uy
Nga đã điều động một chiến đấu cơ MIG-31 hôm thứ Năm để kè sát một máy bay tuần tra Poseidon của Na Uy trên Biển Barents, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết như trên.
Theo Reuters, Bộ này cho biết máy bay tuần tra Na Uy không vi phạm biên giới trên không của Nga.
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ việc gần đây, trong đó Nga phái chiến đấu cơ chặn máy bay quân sự của Mỹ, Na Uy hoặc Anh mà nước này cho rằng đã tiến gần đến không phận Nga.
Vụ việc xảy ra vào thời điểm căng thẳng cao độ giữa Nga và NATO, quốc gia đang cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga.
14. Đan Mạch viện trợ quân sự 522 triệu Mỹ Kim cho Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và v hai nhà lãnh đạo đồng ý “duy trì sự thống nhất của Âu Châu và cung cấp thêm viện trợ tài chính vĩ mô dài hạn cho Ukraine”.
Tổng thống Zelenskiy cho biết Bộ Quốc phòng Đan Mạch sẽ tặng thiết bị quân sự cho Ukraine trị giá 3,7 tỷ crown Đan Mạch hay 522 triệu Mỹ Kim.
Đan Mạch và Hà Lan là hai quốc gia đầu tiên cam kết tặng máy bay F-16 cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, cho biết trước đó ông đã có cuộc hội đàm “hiệu quả” với Bộ trưởng lực lượng vũ trang Pháp Sébastien Lecornu, trong đó hệ thống pháo binh và phòng không là một trong những chủ đề được thảo luận.
15. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu quyết tâm gửi một thông điệp tới thế giới rằng sự ủng hộ của họ dành cho Ukraine vẫn vững chắc hơn bao giờ hết khi nước này bước vào mùa đông chiến tranh thứ hai.
Phát biểu với các phóng viên trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu, Thủ tướng Estonia cho biết bà đã có nhiều cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về nguy cơ mệt mỏi.
Kaja Kallas nói:
Một người nói làm sao chúng ta có thể nói “chúng tôi mệt mỏi” khi chúng ta không phải là những người thực sự tham chiến. Người Ukraine mới là những người thực sự tham chiến và họ không mệt mỏi.
Vì vậy, thật xấu hổ khi nói rằng chúng tôi mệt mỏi. Một nhà lãnh đạo khác nói rằng 'chúng ta có thể giải quyết các cuộc khủng hoảng khác nhau cùng lúc như chúng ta đã thể hiện trước đây. Điều đó không có nghĩa là sự chú ý của chúng ta đang giảm đi.