Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Thánh Nam Nữ : Hãy Nên Thánh Vì Ta Là Đấng Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:42 30/10/2019
Lễ Các Thánh Nam Nữ : Hãy Nên Thánh Vì Ta Là Đấng Thánh
(Mt 5, 1-12a)
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc. Chúng ta vui mừng chiêm ngưỡng thành Giê-su-sa-lem thiên quốc là Mẹ chúng ta. Nơi đó, có Đức Maria và anh chị em chúng ta là toàn thể các thánh muôn đời ca tụng Chúa, và chúng ta là lữ khách được đức tin soi dẫn đang vội vã tiến về và ước ao trở nên như thế.
Trong ngày lễ Các Thánh Nam Nữ, thánh Bernarđô đã bắt đầu bài giảng nổi tiếng với câu hỏi như sau : "Có ích gì hay không lời chúc tụng của chúng ta dành cho các vị thánh, có ích gì hay không lời tôn vinh của chúng ta, có ích gì hay không việc chúng ta cử hành long trọng như thế này?" Ðây cũng là câu hỏi đặt ra cho chúng ta ngày hôm nay. Câu trả lời của thánh Bernardô thật thú vị và cũng rất thời sự: "Những vị thánh của chúng ta không cần đến những danh dự chúng ta dành cho các ngài, và việc phụng tự chúng ta dành cho các ngài cũng không mang lại cho các ngài điều gì thêm. Phần tôi, tôi cần thú nhận rằng, khi tôi nghĩ đến các vị thánh, tôi cảm thấy bừng cháy lên những ước muốn to lớn".
Xem video và nghe bái giảng
Ước muốn to lớn mà thánh Bernarđô nói ở trên là ước muốn nên thánh. Cho dù việc chúng ta mừng kính chẳng thêm ích gì cho Các Thánh, nhưng điều đó lại thúc dục chúng ta trở nên thánh. Ai trong chúng ta lại không mơ ước trở nên tốt lành. Chúng ta mong lắm, thích lắm, vì trở nên tốt lành là trở về với bản chất của mình, trở nên giống Chúa là Chân, Thiện, Mỹ. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Chúa, giống như Chúa (x.St 1, 26-27). Tự bản chất, chúng ta giống Chúa, tâm hồn chúng ta đẹp như Chúa. Nhưng tội lỗi làm cho tâm hồn chúng ta ra nhem nhuốc, xấu xí, không còn giống Chúa nữa. Chúng ta bị tha hoá, bị khác đi, không còn giữ được bản chất tốt lành thủa ban đầu nữa. Nên trọn lành là trở nên giống Chúa, và ai trong chúng ta cũng có thể trở nên giống Chúa. Chúa muốn tất cả chúng ta sẽ là những vị thánh :" Bởi chưng đã viết rằng: Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (1Pr 1, 16).
Đầu mỗi câu Tin Mừng hôm nay bằng từ "phúc". Chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những thánh nhân, phúc nhân. Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Quả thật, chỉ một mình Chúa Giêsu là Ðấng có phúc tuyệt hảo, là Ðấng nghèo khó thật trong tinh thần, là Ðấng đau khổ, hiền lành, là Ðấng đói khát sự công chính, là Ðấng nhân từ, và trong sạch trong tâm hồn, là Ðấng hoạt động cho hoà bình, là Ðấng bị bách hại vì lẽ công chính, nhưng Chúa muốn chúng ta noi theo.
Một mối phúc đặc biệt linh hứng sự chọn lựa đoạn này: "Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng" (Mt 5,10). Trong số chúng ta đã có những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh, nghĩa là sự thánh thiện. Với sự thôi thúc của ơn thánh Chúa, các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; các ngài không bằng lòng với những biện pháp nửa vời, bằng mọi cách phấn đấu để nên thánh. Các ngài “đã giặt áo mình trong máu Con Chiên”, và “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế.
Tuy nhiên lời mời gọi nên thánh vẫn là một thách thức cho chúng ta, giữa một thế giới có quá nhiều lôi kéo mời chào, cám dỗ, khiến chúng ta bị lạc lối hoặc nấn ná trước lời mời gọi sống thánh. Cái cám dỗ lớn nhất có lẽ là cái cám dỗ làm nhụt chí, nản lòng, khi chúng ta tự nói rằng: việc nên thánh là của ông kia bà nọ, của ai đó, chứ không phải của tôi! Lời thánh Augustinô là một khích lệ lớn cho chúng ta: "Ông kia bà nọ nên thánh, tại sao tôi lại không? " Chúng ta hãy noi gương các Thánh là những người anh em, bạn bè, ân nhân đã đi trước chúng ta và giờ đây đang phù trợ cho chúng ta trước tôn nhan Thiên Chúa.
Điều làm cho chúng ta phấn khởi là Các Thánh trên trời rất đông, rất nhiều người trong nhân loại, trong đó có thể có những người thân của chúng ta, khi còn sống, họ đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ và thăng trầm, nhưng cuối cùng đã được thanh tẩy mình trong máu Con Chiên là Chúa Giêsu, họ đã trở nên tinh tuyền, sạch đẹp và đang hưởng hạnh phúc với Chúa.
Hôm nay Các Thánh Nam Nữ thúc giục chúng ta cách : "hãy cố lên! " Ai trong chúng ta cũng phải cố lên. Có rất nhiều người đã thành công. Sách khải huyền nói đến một đoàn người thật đông đảo không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước và mọi ngôn ngữ (x. Kh 7, 9) nên chúng ta hy vọng chắc mình sẽ làm thánh nếu ta thực hành Lời Chúa dạy.
Thôi, chúng ta phải nên thôi, vì Chúa mời gọi chúng ta nên giống Ngài : "Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh" (Lv 19,2). Công Ðồng Vatican II cũng khẳng định là ơn gọi của mọi người tín hữu là nên thánh. Vậy, hãy can đảm từ chối những lời ngọt ngào giả tạo, và quyết tâm sống theo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và Tám Mối, chúng ta sẽ là những vị thánh như Các Thánh mà Giáo hội mừng kinh hôm nay.
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Ðấng trọn vẹn thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 5, 1-12a)
Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, với lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh, những người được coi là diễm phúc. Chúng ta vui mừng chiêm ngưỡng thành Giê-su-sa-lem thiên quốc là Mẹ chúng ta. Nơi đó, có Đức Maria và anh chị em chúng ta là toàn thể các thánh muôn đời ca tụng Chúa, và chúng ta là lữ khách được đức tin soi dẫn đang vội vã tiến về và ước ao trở nên như thế.
Trong ngày lễ Các Thánh Nam Nữ, thánh Bernarđô đã bắt đầu bài giảng nổi tiếng với câu hỏi như sau : "Có ích gì hay không lời chúc tụng của chúng ta dành cho các vị thánh, có ích gì hay không lời tôn vinh của chúng ta, có ích gì hay không việc chúng ta cử hành long trọng như thế này?" Ðây cũng là câu hỏi đặt ra cho chúng ta ngày hôm nay. Câu trả lời của thánh Bernardô thật thú vị và cũng rất thời sự: "Những vị thánh của chúng ta không cần đến những danh dự chúng ta dành cho các ngài, và việc phụng tự chúng ta dành cho các ngài cũng không mang lại cho các ngài điều gì thêm. Phần tôi, tôi cần thú nhận rằng, khi tôi nghĩ đến các vị thánh, tôi cảm thấy bừng cháy lên những ước muốn to lớn".
Xem video và nghe bái giảng
Ước muốn to lớn mà thánh Bernarđô nói ở trên là ước muốn nên thánh. Cho dù việc chúng ta mừng kính chẳng thêm ích gì cho Các Thánh, nhưng điều đó lại thúc dục chúng ta trở nên thánh. Ai trong chúng ta lại không mơ ước trở nên tốt lành. Chúng ta mong lắm, thích lắm, vì trở nên tốt lành là trở về với bản chất của mình, trở nên giống Chúa là Chân, Thiện, Mỹ. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Chúa, giống như Chúa (x.St 1, 26-27). Tự bản chất, chúng ta giống Chúa, tâm hồn chúng ta đẹp như Chúa. Nhưng tội lỗi làm cho tâm hồn chúng ta ra nhem nhuốc, xấu xí, không còn giống Chúa nữa. Chúng ta bị tha hoá, bị khác đi, không còn giữ được bản chất tốt lành thủa ban đầu nữa. Nên trọn lành là trở nên giống Chúa, và ai trong chúng ta cũng có thể trở nên giống Chúa. Chúa muốn tất cả chúng ta sẽ là những vị thánh :" Bởi chưng đã viết rằng: Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (1Pr 1, 16).
Đầu mỗi câu Tin Mừng hôm nay bằng từ "phúc". Chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những thánh nhân, phúc nhân. Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Quả thật, chỉ một mình Chúa Giêsu là Ðấng có phúc tuyệt hảo, là Ðấng nghèo khó thật trong tinh thần, là Ðấng đau khổ, hiền lành, là Ðấng đói khát sự công chính, là Ðấng nhân từ, và trong sạch trong tâm hồn, là Ðấng hoạt động cho hoà bình, là Ðấng bị bách hại vì lẽ công chính, nhưng Chúa muốn chúng ta noi theo.
Một mối phúc đặc biệt linh hứng sự chọn lựa đoạn này: "Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng" (Mt 5,10). Trong số chúng ta đã có những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh, nghĩa là sự thánh thiện. Với sự thôi thúc của ơn thánh Chúa, các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; các ngài không bằng lòng với những biện pháp nửa vời, bằng mọi cách phấn đấu để nên thánh. Các ngài “đã giặt áo mình trong máu Con Chiên”, và “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế.
Tuy nhiên lời mời gọi nên thánh vẫn là một thách thức cho chúng ta, giữa một thế giới có quá nhiều lôi kéo mời chào, cám dỗ, khiến chúng ta bị lạc lối hoặc nấn ná trước lời mời gọi sống thánh. Cái cám dỗ lớn nhất có lẽ là cái cám dỗ làm nhụt chí, nản lòng, khi chúng ta tự nói rằng: việc nên thánh là của ông kia bà nọ, của ai đó, chứ không phải của tôi! Lời thánh Augustinô là một khích lệ lớn cho chúng ta: "Ông kia bà nọ nên thánh, tại sao tôi lại không? " Chúng ta hãy noi gương các Thánh là những người anh em, bạn bè, ân nhân đã đi trước chúng ta và giờ đây đang phù trợ cho chúng ta trước tôn nhan Thiên Chúa.
Điều làm cho chúng ta phấn khởi là Các Thánh trên trời rất đông, rất nhiều người trong nhân loại, trong đó có thể có những người thân của chúng ta, khi còn sống, họ đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ và thăng trầm, nhưng cuối cùng đã được thanh tẩy mình trong máu Con Chiên là Chúa Giêsu, họ đã trở nên tinh tuyền, sạch đẹp và đang hưởng hạnh phúc với Chúa.
Hôm nay Các Thánh Nam Nữ thúc giục chúng ta cách : "hãy cố lên! " Ai trong chúng ta cũng phải cố lên. Có rất nhiều người đã thành công. Sách khải huyền nói đến một đoàn người thật đông đảo không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước và mọi ngôn ngữ (x. Kh 7, 9) nên chúng ta hy vọng chắc mình sẽ làm thánh nếu ta thực hành Lời Chúa dạy.
Thôi, chúng ta phải nên thôi, vì Chúa mời gọi chúng ta nên giống Ngài : "Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh" (Lv 19,2). Công Ðồng Vatican II cũng khẳng định là ơn gọi của mọi người tín hữu là nên thánh. Vậy, hãy can đảm từ chối những lời ngọt ngào giả tạo, và quyết tâm sống theo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và Tám Mối, chúng ta sẽ là những vị thánh như Các Thánh mà Giáo hội mừng kinh hôm nay.
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Ðấng trọn vẹn thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ các đẳng linh hồn: Các Tín Hữu Đã Ly Trần – Niềm Hoan Lạc Cùng Chư Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:46 30/10/2019
Nếu như hôm qua, lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca phụng vụ lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng các thánh, những người được coi là diễm phúc ở “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Thì hôm nay, mùng 02 tháng 11, màu sắc, âm thanh, phụng ca của ngày lễ hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “ những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ.
Xem video và nghe bài giảng
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Chúng ta lo lắng cho những người thân đã qua đời con đang bị giam cầm nơi luyện ngục, chịu khổ đau là phải. Việc những kẻ con sống cần phải làm là đọc kinh cầu nguyện, hy sinh, làm phúc, nhất là xin Lễ Misa cho những người ấy.
Dù đang sống cuộc sống dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của tín điều các Thánh Thông Công.
Đức tin được thể hiện
Một câu hỏi lớn. Hỏi : Các thánh thông công nghĩa là làm sao ?
Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)
Những câu bổn căn bản trên giúp chúng ta hiểu tại sao Giáo Hội dành hẳn tháng 11 hàng năm để cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời. Vì niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Nên, cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu của người này liên quan tới người kia nữa. Thế nên, lời cầu nguyện của một người còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ.
Còn tin còn cầu nguyện, còn chia sẽ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.
Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.
Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).
Đạo hiếu được thi hành
Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Ở Việt Nam ta, với triết lý Á Đông vốn đề cao chữ hiếu. Có hai cách báo hiếu: khi cha mẹ còn sống, con cái phải chu cấp đầy đủ những nhu yếu vật chất để cha mẹ được an vui, khi cha mẹ qua đời, con cái phải phụng thờ và thực hiện những di chúc để lại.
Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp phần nào công ơn trời bể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Cây có cội, nước có nguồn, Con người có tổ có tông: có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ ấy.
Cũng như muôn tạo vật, con người cũng có cội, có nguồn, có tổ có tông. Họ là những “tiền nhân” đã ra đi trước chúng ta, để lại hậu duệ là chính chúng ta, với ước mong giòng giống của các ngài được trường tồn, đó chính là quy luật “bảo tồn sự sống” mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Thảo kính cha mẹ phải phát xuất từ trái tim, thôi thúc lòng người hiếu thảo thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:
Mẹ cha vất vả nuôi mình
Từ khi trứng nước công trình biết bao.
Làm con phải nhớ công lao,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao)
Việc thảo kính cha mẹ không chỉ là việc: con cái trả ơn sinh thành mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng gắn liền với huyết thống, máu mủ, tình thân, hay là một qui định của xã hội mà là một điều răn của Chúa dạy: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.
Thiên Chúa đã nâng điều răn thứ bốn lên ngang hàng với các điều răn khác ; điều đó chứng tỏ con cái phải hiếu kính đối với cha mẹ đến mức nào. Môisen đã nói “Hãy thảo kính cha mẹ và ai rủa cha mẹ, sẽ phải xử tử”(Mc, 7-13).
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Bên Đông phương người ta đề cao chữ HIẾU và nâng lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu (Kinh Nhẫn Nhục)
Không ai có thể phủ nhận được công ơn cha mẹ trong việc sinh thành và dưỡng dục con cái. Thiên Chúa đã dựng nên con người, nhưng không trực tiếp mà phải qua trung gian cha mẹ. Trước tiên, Thiên Chúa dựng nên ông Adam và bà Evà, rồi từ đó con cháu nối tiếp. Đúng là:
Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn
Lý thuyết là như thế, nhưng trong ngày nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (theo sách giáo lý Tân định). Đồng thời, nhắc cho chúng ta phải thi hành chữ hiếu.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm (Ca dao)
Hướng về thực tại mai hậu
Khi cầu nguyện cho những anh chị em tin hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta nữa những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Cùng đích của người Kitô hữu là được trở về nhà Cha. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật có ý nghĩa, không hổ thẹn là con cháu của những người đã khuất.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Xem video và nghe bài giảng
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Chúng ta lo lắng cho những người thân đã qua đời con đang bị giam cầm nơi luyện ngục, chịu khổ đau là phải. Việc những kẻ con sống cần phải làm là đọc kinh cầu nguyện, hy sinh, làm phúc, nhất là xin Lễ Misa cho những người ấy.
Dù đang sống cuộc sống dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của tín điều các Thánh Thông Công.
Đức tin được thể hiện
Một câu hỏi lớn. Hỏi : Các thánh thông công nghĩa là làm sao ?
Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)
Những câu bổn căn bản trên giúp chúng ta hiểu tại sao Giáo Hội dành hẳn tháng 11 hàng năm để cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời. Vì niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Nên, cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu của người này liên quan tới người kia nữa. Thế nên, lời cầu nguyện của một người còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ.
Còn tin còn cầu nguyện, còn chia sẽ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.
Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.
Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).
Đạo hiếu được thi hành
Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Ở Việt Nam ta, với triết lý Á Đông vốn đề cao chữ hiếu. Có hai cách báo hiếu: khi cha mẹ còn sống, con cái phải chu cấp đầy đủ những nhu yếu vật chất để cha mẹ được an vui, khi cha mẹ qua đời, con cái phải phụng thờ và thực hiện những di chúc để lại.
Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp phần nào công ơn trời bể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Cây có cội, nước có nguồn, Con người có tổ có tông: có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ ấy.
Cũng như muôn tạo vật, con người cũng có cội, có nguồn, có tổ có tông. Họ là những “tiền nhân” đã ra đi trước chúng ta, để lại hậu duệ là chính chúng ta, với ước mong giòng giống của các ngài được trường tồn, đó chính là quy luật “bảo tồn sự sống” mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Thảo kính cha mẹ phải phát xuất từ trái tim, thôi thúc lòng người hiếu thảo thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:
Mẹ cha vất vả nuôi mình
Từ khi trứng nước công trình biết bao.
Làm con phải nhớ công lao,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao)
Việc thảo kính cha mẹ không chỉ là việc: con cái trả ơn sinh thành mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng gắn liền với huyết thống, máu mủ, tình thân, hay là một qui định của xã hội mà là một điều răn của Chúa dạy: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.
Thiên Chúa đã nâng điều răn thứ bốn lên ngang hàng với các điều răn khác ; điều đó chứng tỏ con cái phải hiếu kính đối với cha mẹ đến mức nào. Môisen đã nói “Hãy thảo kính cha mẹ và ai rủa cha mẹ, sẽ phải xử tử”(Mc, 7-13).
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Bên Đông phương người ta đề cao chữ HIẾU và nâng lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu (Kinh Nhẫn Nhục)
Không ai có thể phủ nhận được công ơn cha mẹ trong việc sinh thành và dưỡng dục con cái. Thiên Chúa đã dựng nên con người, nhưng không trực tiếp mà phải qua trung gian cha mẹ. Trước tiên, Thiên Chúa dựng nên ông Adam và bà Evà, rồi từ đó con cháu nối tiếp. Đúng là:
Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn
Lý thuyết là như thế, nhưng trong ngày nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (theo sách giáo lý Tân định). Đồng thời, nhắc cho chúng ta phải thi hành chữ hiếu.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm (Ca dao)
Hướng về thực tại mai hậu
Khi cầu nguyện cho những anh chị em tin hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta nữa những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Cùng đích của người Kitô hữu là được trở về nhà Cha. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật có ý nghĩa, không hổ thẹn là con cháu của những người đã khuất.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chư Thánh 1.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:24 30/10/2019
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Các Linh Hồn 2.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:34 30/10/2019
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I: Khôn Ngoan: 3: 1-9
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II: Roma 6: 3-9
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG: Gioan 6: 37-40
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống một cách oan kiên. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I: Khôn Ngoan: 3: 1-9
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II: Roma 6: 3-9
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG: Gioan 6: 37-40
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống một cách oan kiên. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 31 Quanh Năm 3.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:41 30/10/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chủ đề của các bài đọc hôm nay trình bày về tình thương bao la của Thiên Chúa đối với thụ tạo mà Ngài đã dựng nên. Riêng đối với con người - là hình ảnh của Thiên Chúa - Ngài yêu quý cách đặc biệt. Điều nầy thể hiện cách cụ thể qua Đức Kitô.
Hình ảnh Giakêô trong bài Tin Mừng, bị xã hội ruồng bỏ, là bằng chứng rõ rệt Chúa đến mang lại cho con người ơn phúc. Không những cho cá nhân ông mà còn cho cả gia đình của ông nữa. Cho nên, ơn cứu độ của Chúa dành cho hết mọi người, không phân biệt kẻ sang người hèn. Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta tự giới hạn ơn Chúa ban cho anh em đồng loại bằng hình thức nào đó trong cuộc sống.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta, luôn nhìn những người anh em chúng ta gặp hằng ngày, hằng tuần bằng ánh mắt tràn đầy sự thông cảm và kính trọng, vì Chúa cũng hiện diện nơi họ, như chính Ngài hiện diện nơi chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tất cả mọi tạo vật Chúa dựng nên đều phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa. Kiệt tác tình yêu ấy chính là con người. Chúa hằng yêu thương và muốn con ngưòi luôn quay trở về Ngài cho dù họ cảm thấy bất xứng hay tội lỗi. Nhưng Ngài luôn thứ tha.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắn nhủ dân thành Thessalônica luôn sống trung thành trong ơn gọi. Tất cả lời ăn tiếng nói đều thể hiện sự vinh danh Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thiên Chúa lưu ý đến con cái Abraham: Giakêô, thủ lãnh của những người thu thuế. Một số người dèm pha chỉ trích Chúa. Ngược lại, ơn cứu độ đã đến cho ông và những ai cư ngụ trong nhà ông. Mời anh chị em nghe tư tưởng đó trong bài Tin Mừng sau đây.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy Ngài quan tâm đến kẻ tội lỗi, những người bị người đời ruồng bỏ. Chúng ta cùng trở về với Chúa và van xin Ngài những ơn cần thiết sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong triều đại của Ngài luôn an bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho Hàng Giáo Phẫm của các Giáo Hội Địa Phương luôn trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô trong nhiệm vụ dẫn đưa Giáo Hội Địa Phương trong Ngàn Năm Thứ Ba và đem về cho Chúa và Giáo Hội nhiều chiên lạc xa đàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Trong đời sống thực tế, chúng ta gặp rất nhiều anh chị em khác tôn giáo, phong tục, tập quán, ngôn ngữ và màu da. Nơi họ tiềm tàng nguồn cội, hình ảnh của Thiên Chúa, để chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử và giao tế. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua phép rửa tội, Chúa đã nối kết các Kitô hữu thành anh chị em, là những nghĩa tử của Chúa. Xin cho qua những quan hệ thiêng liêng, giống nòi, chúng ta sẽ thương yêu nhau nhiều hơn và góp phần tô điểm cho cộng đoàn được thăng tiến thêm mãi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đã bị bước vào tháng Các Linh Hồn, xin cho những thánh lễ chúng ta dâng, những tràng hoa Mân Côi hát ca khen Mẹ sẽ là những hoa trái cứu rỗi Các Linh Hồn, qua lòng từ bi hải hà của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con yêu quý là Đức Kitô xuống trần để cứu rỗi nhân loại, xin cho chúng con học nơi Cha, tinh thần quảng đại đối với tha nhân, với tinh thần nầy, chúng con sẽ đáp lại tiếng mời gọi của Cha ra đi phục vụ anh chị em đồng loại trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chủ đề của các bài đọc hôm nay trình bày về tình thương bao la của Thiên Chúa đối với thụ tạo mà Ngài đã dựng nên. Riêng đối với con người - là hình ảnh của Thiên Chúa - Ngài yêu quý cách đặc biệt. Điều nầy thể hiện cách cụ thể qua Đức Kitô.
Hình ảnh Giakêô trong bài Tin Mừng, bị xã hội ruồng bỏ, là bằng chứng rõ rệt Chúa đến mang lại cho con người ơn phúc. Không những cho cá nhân ông mà còn cho cả gia đình của ông nữa. Cho nên, ơn cứu độ của Chúa dành cho hết mọi người, không phân biệt kẻ sang người hèn. Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta tự giới hạn ơn Chúa ban cho anh em đồng loại bằng hình thức nào đó trong cuộc sống.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta, luôn nhìn những người anh em chúng ta gặp hằng ngày, hằng tuần bằng ánh mắt tràn đầy sự thông cảm và kính trọng, vì Chúa cũng hiện diện nơi họ, như chính Ngài hiện diện nơi chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tất cả mọi tạo vật Chúa dựng nên đều phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa. Kiệt tác tình yêu ấy chính là con người. Chúa hằng yêu thương và muốn con ngưòi luôn quay trở về Ngài cho dù họ cảm thấy bất xứng hay tội lỗi. Nhưng Ngài luôn thứ tha.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắn nhủ dân thành Thessalônica luôn sống trung thành trong ơn gọi. Tất cả lời ăn tiếng nói đều thể hiện sự vinh danh Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thiên Chúa lưu ý đến con cái Abraham: Giakêô, thủ lãnh của những người thu thuế. Một số người dèm pha chỉ trích Chúa. Ngược lại, ơn cứu độ đã đến cho ông và những ai cư ngụ trong nhà ông. Mời anh chị em nghe tư tưởng đó trong bài Tin Mừng sau đây.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy Ngài quan tâm đến kẻ tội lỗi, những người bị người đời ruồng bỏ. Chúng ta cùng trở về với Chúa và van xin Ngài những ơn cần thiết sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong triều đại của Ngài luôn an bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho Hàng Giáo Phẫm của các Giáo Hội Địa Phương luôn trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô trong nhiệm vụ dẫn đưa Giáo Hội Địa Phương trong Ngàn Năm Thứ Ba và đem về cho Chúa và Giáo Hội nhiều chiên lạc xa đàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Trong đời sống thực tế, chúng ta gặp rất nhiều anh chị em khác tôn giáo, phong tục, tập quán, ngôn ngữ và màu da. Nơi họ tiềm tàng nguồn cội, hình ảnh của Thiên Chúa, để chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử và giao tế. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua phép rửa tội, Chúa đã nối kết các Kitô hữu thành anh chị em, là những nghĩa tử của Chúa. Xin cho qua những quan hệ thiêng liêng, giống nòi, chúng ta sẽ thương yêu nhau nhiều hơn và góp phần tô điểm cho cộng đoàn được thăng tiến thêm mãi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đã bị bước vào tháng Các Linh Hồn, xin cho những thánh lễ chúng ta dâng, những tràng hoa Mân Côi hát ca khen Mẹ sẽ là những hoa trái cứu rỗi Các Linh Hồn, qua lòng từ bi hải hà của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con yêu quý là Đức Kitô xuống trần để cứu rỗi nhân loại, xin cho chúng con học nơi Cha, tinh thần quảng đại đối với tha nhân, với tinh thần nầy, chúng con sẽ đáp lại tiếng mời gọi của Cha ra đi phục vụ anh chị em đồng loại trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 30/10/2019
71. Đối với người khiêm tốn thì không có chuyện khó làm, bởi vì người khiêm tốn thì trông cậy vào Chúa, đều là lượng cả hồng ân lớn lao, có thể kỳ vọng, bất luận khó khăn gì cũng không thể làm khiếp sợ đảm khí của họ.
(Thánh Leo Magnus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 30/10/2019
51. NĂM ĐỨC CỦA MÈO LƯỜI
Ở Vạn Thọ có một hòa thượng tên là Bân Sư, nhìn thấy một con mèo lười thì nói với khách:
- “Người ta thường nói gà có năm đức, con mèo này cũng có năm đức: Thấy chuột không bắt là nhân; chuột chôm đồ nó nhường chỗ là nghĩa; khi làm tiệc đãi khách có thức ngon nó xuất hiện là lễ; thịt cá thơm ngon để trong chạn (tủ thức ăn) nó có thể lén lấy ăn là trí; khi mùa đông đến nó vùi trong đống tro là tín”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 51:
Năm đức tính của con mèo lười thì không có thật, nhưng là để dạy cho chúng ta –con người- một bài học là nếu không trở nên người có nhân, có lễ, có nghĩa, có trí, có tín thì không thể được gọi là người quân tử và chắc chắn là cũng không thể được gọi là con người tốt được.
Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là năm đức tính do con người (Khổng tử) tìm ra và dạy dỗ nhau để được làm người quân tử chứ không thể trở nên thánh, bởi vì nếu có nhân lễ nghĩa trí tín mà không có kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình, thì cũng chỉnh là phèng la rỗng tuếch mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu không biết về nhân lễ nghĩa trí tín, nhưng cuộc sống của họ rất đẹp mắt vì họ sống theo Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, bởi vì khi họ biết tha thứ cho anh em là họ đã có lòng nhân, khi họ biết đối xử hòa thuận với tha nhân là họ đã có lễ, khi họ biết báo đáp ơn người là họ đã có nghĩa, khi họ biết tôn trọng và tín nhiệm người khác là họ đã có tín….
Thời nay có nhiều…quân tử giấy và cũng có nhiều phản ki-tô xuất hiện, dấu hiệu để nhận ra họ là họ giả nhân giả nghĩa với tha nhân và chống đối Giáo hội Đức Chúa Giê-su dưới chiêu bài đổi mới theo Chúa Thánh Thần…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở Vạn Thọ có một hòa thượng tên là Bân Sư, nhìn thấy một con mèo lười thì nói với khách:
- “Người ta thường nói gà có năm đức, con mèo này cũng có năm đức: Thấy chuột không bắt là nhân; chuột chôm đồ nó nhường chỗ là nghĩa; khi làm tiệc đãi khách có thức ngon nó xuất hiện là lễ; thịt cá thơm ngon để trong chạn (tủ thức ăn) nó có thể lén lấy ăn là trí; khi mùa đông đến nó vùi trong đống tro là tín”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 51:
Năm đức tính của con mèo lười thì không có thật, nhưng là để dạy cho chúng ta –con người- một bài học là nếu không trở nên người có nhân, có lễ, có nghĩa, có trí, có tín thì không thể được gọi là người quân tử và chắc chắn là cũng không thể được gọi là con người tốt được.
Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là năm đức tính do con người (Khổng tử) tìm ra và dạy dỗ nhau để được làm người quân tử chứ không thể trở nên thánh, bởi vì nếu có nhân lễ nghĩa trí tín mà không có kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình, thì cũng chỉnh là phèng la rỗng tuếch mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu không biết về nhân lễ nghĩa trí tín, nhưng cuộc sống của họ rất đẹp mắt vì họ sống theo Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, bởi vì khi họ biết tha thứ cho anh em là họ đã có lòng nhân, khi họ biết đối xử hòa thuận với tha nhân là họ đã có lễ, khi họ biết báo đáp ơn người là họ đã có nghĩa, khi họ biết tôn trọng và tín nhiệm người khác là họ đã có tín….
Thời nay có nhiều…quân tử giấy và cũng có nhiều phản ki-tô xuất hiện, dấu hiệu để nhận ra họ là họ giả nhân giả nghĩa với tha nhân và chống đối Giáo hội Đức Chúa Giê-su dưới chiêu bài đổi mới theo Chúa Thánh Thần…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Các Thánh Nam Nữ (1/11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 30/10/2019
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
(Ngày 1.11)
Tin mừng : Mt 5, 1-12.
“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.
Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.
Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:
- Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.
- Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.
- Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.
- Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
- Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.
- Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.
- Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...
Anh chị em thân mến,
Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Ngày 1.11)
Tin mừng : Mt 5, 1-12.
“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.
Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.
Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.
Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:
- Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.
- Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.
- Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.
- Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
- Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.
- Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.
- Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...
Anh chị em thân mến,
Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Iraq hãy đối thoại để cứu nguy cho hàng trăm người có thể bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình
Thanh Quảng sdb
17:19 30/10/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Iraq hãy đối thoại để cứu nguy cho hàng trăm người có thể bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả công dân Iraq hãy theo đuổi con đường đối thoại và hòa giải để tìm ra một giải đáp hòa bình sau gần cả một tuần biểu tình chống chính phủ khiến hàng trăm người thiệt mạng.
(Bài viết của Devin Watkins – Tin Vatican)
Ít nhất đã có 250 người đã chết ở Iraq, vì có liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ trong tháng 10 này.
Hôm thứ Hai, các tay súng đeo mặt nạ đã sát hại 18 người biểu tình và làm bị thương hơn 800 người khác tại thành phố thánh Karbala nơi nhiều người hệ phái Shiite sinh sống. Người biểu tình cho biết họ không biết các tay súng đó là lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát chống bạo động hay dân quân được Iraq hậu thuẫn.
Đối thoại và hòa giải
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi triều yết giữa tuần thứ Tư vừa qua, đã gửi những lời kêu gọi của mình tới tất cả người dân Iraq và mời gọi cả chính phủ và người biểu tình hãy theo đuổi con đường đối thoại.
Tôi xin chia buồn tới các nạn nhân và gửi tâm tư cầu nguyện của tôi tới gia đình của họ, tới những người bị thương… Và tôi kêu mời chính quyền hãy lắng nghe tiếng khóc than của dân chúng đang kêu cầu một cuộc sống xứng đáng và bình đẳng hơn.
Tôi cũng tha thiết cầu khẩn tất cả người dân Iraq, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, hãy tiếp tục theo đuổi con đường đối thoại và hòa giải hầu tìm ra các giải pháp đúng đắn cho những thao thức và vấn nạn của đất nước của anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bảo đảm với người dân Iraq về những lời cầu nguyện không ngừng của ngài hầu họ có thể tìm đạt được hòa bình và ổn định sau nhiều năm chiến tranh bạo lực mà họ đã phải gánh chịu nhiều thương đau.
Hỡi những anh chị em Iraq giàu có, các bạn đang ở đâu?
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, Đức Giám Mục Shelmon Warduni, Chủ tịch của Quỹ Bác ái Iraq, đã bày tỏ lòng biết ơn trước những tâm tình và lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Giám Mục Phụ Tá của Baghdad cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Iraq, hãy ngừng bảo vệ quyền lợi và tài sản riêng tư của họ, hãy nghĩ đến sự sống còn của những dân của họ đang bị đối xử bất công và bị bóc lột!
Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy thương đến những người nghèo khổ đó, những người cặm cụi chăm chỉ nhưng chẳng kiếm được việc làm.
Đức cha Warduni cho biết người Iraq đang phản đối để đòi quyền lợi của họ cần phải được chính quyền tôn trọng chứ đừng bóc lột chính người dân của mình.
Làm sao một đất nước Iraq giàu sang đến thế, trong lúc đó người dân vẫn đói khổ vì không có công ăn việc làm? Họ tự hỏi: “Tiền của và tài nguyên của đất nước biến đi đâu hết rồi? Tài nguyên của đất nước Iraq đâu cả rồi?
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả công dân Iraq hãy theo đuổi con đường đối thoại và hòa giải để tìm ra một giải đáp hòa bình sau gần cả một tuần biểu tình chống chính phủ khiến hàng trăm người thiệt mạng.
(Bài viết của Devin Watkins – Tin Vatican)
Ít nhất đã có 250 người đã chết ở Iraq, vì có liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ trong tháng 10 này.
Hôm thứ Hai, các tay súng đeo mặt nạ đã sát hại 18 người biểu tình và làm bị thương hơn 800 người khác tại thành phố thánh Karbala nơi nhiều người hệ phái Shiite sinh sống. Người biểu tình cho biết họ không biết các tay súng đó là lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát chống bạo động hay dân quân được Iraq hậu thuẫn.
Đối thoại và hòa giải
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi triều yết giữa tuần thứ Tư vừa qua, đã gửi những lời kêu gọi của mình tới tất cả người dân Iraq và mời gọi cả chính phủ và người biểu tình hãy theo đuổi con đường đối thoại.
Tôi xin chia buồn tới các nạn nhân và gửi tâm tư cầu nguyện của tôi tới gia đình của họ, tới những người bị thương… Và tôi kêu mời chính quyền hãy lắng nghe tiếng khóc than của dân chúng đang kêu cầu một cuộc sống xứng đáng và bình đẳng hơn.
Tôi cũng tha thiết cầu khẩn tất cả người dân Iraq, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, hãy tiếp tục theo đuổi con đường đối thoại và hòa giải hầu tìm ra các giải pháp đúng đắn cho những thao thức và vấn nạn của đất nước của anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bảo đảm với người dân Iraq về những lời cầu nguyện không ngừng của ngài hầu họ có thể tìm đạt được hòa bình và ổn định sau nhiều năm chiến tranh bạo lực mà họ đã phải gánh chịu nhiều thương đau.
Hỡi những anh chị em Iraq giàu có, các bạn đang ở đâu?
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Vatican, Đức Giám Mục Shelmon Warduni, Chủ tịch của Quỹ Bác ái Iraq, đã bày tỏ lòng biết ơn trước những tâm tình và lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Giám Mục Phụ Tá của Baghdad cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Iraq, hãy ngừng bảo vệ quyền lợi và tài sản riêng tư của họ, hãy nghĩ đến sự sống còn của những dân của họ đang bị đối xử bất công và bị bóc lột!
Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy thương đến những người nghèo khổ đó, những người cặm cụi chăm chỉ nhưng chẳng kiếm được việc làm.
Đức cha Warduni cho biết người Iraq đang phản đối để đòi quyền lợi của họ cần phải được chính quyền tôn trọng chứ đừng bóc lột chính người dân của mình.
Làm sao một đất nước Iraq giàu sang đến thế, trong lúc đó người dân vẫn đói khổ vì không có công ăn việc làm? Họ tự hỏi: “Tiền của và tài nguyên của đất nước biến đi đâu hết rồi? Tài nguyên của đất nước Iraq đâu cả rồi?
Giám mục Alphonsus Cullinan của Waterford & Lismore cho biết Thiền không phù hợp với trường học Công Giáo.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:29 30/10/2019
Trong một lá thư gửi đến các trường học ở Waterford, Đức cha Alphonsus Cullinane nói rằng thiền của Kitô giáo không phải là tịnh tâm mà là suy niệm về Chúa Kitô.
Giám mục Công Giáo Alphonsus Cullinan của Waterford & Lismore đã nói với các trường học trong giáo phận của mình: Thiền định (Yoga) không phù hợp với một trường học giáo xứ Công Giáo. Trong một lá thư gửi đến các trường học trên khắp Waterford vào ngày 10 tháng 10, ngài nói rằng: Thiền “không có nguồn gốc Kitô” và không phù hợp với một trường học giáo xứ, đặc biệt là trong thời gian học về tôn giáo. Ngài nói rằng các trường đã thực hành theo truyền thống Kitô giáo đúng nghĩa từ ban đầu. Ngài nói: “Suy niệm Kitô giáo không phải là tịnh tâm mà là suy niệm về Chúa Kitô, làm trống rỗng mọi thứ không cần thiết để chúng ta nhận thức được sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô.” Đức Giám Mục đã nhắc lại đến một bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2015, trong đó ngài nói rằng các thực hành như Thiền không có khả năng mở rộng trái tim của chúng ta đối với Thiên Chúa. Bạn có thể tham gia một triệu khóa học về linh đạo, một triệu khóa học về thiền, Zen và tất cả những điều này nhưng tất cả những điều này sẽ không bao giờ có thể mang lại cho bạn sự tự do, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
Đức Giám Mục kết luận bằng cách yêu cầu các giáo viên và hiệu trưởng khuyến khích trẻ em “đọc kinh Mân côi” và giúp họ dành thời gian với Chúa Giêsu qua “việc thờ lậy hoặc suy niệm im lặng” trong lớp học. Trong một tuyên bố, Tổ chức Giáo viên Quốc gia Ailen cho biết chương trình giảng dạy ở trường tiểu học cho phép các trường theo sự linh hoạt và tự quản nhất định đối với việc thực hiện. Tổ chức INTO tin rằng các trường học là địa điểm tốt nhất đưa ra quyết định về cách họ thực hiện chương trình giảng dạy, xét theo văn hóa, đạo đức học đường và nhu cầu của học sinh, Liên đoàn tuyên bố.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Source: The Irish Times
Đức Giám Mục kết luận bằng cách yêu cầu các giáo viên và hiệu trưởng khuyến khích trẻ em “đọc kinh Mân côi” và giúp họ dành thời gian với Chúa Giêsu qua “việc thờ lậy hoặc suy niệm im lặng” trong lớp học. Trong một tuyên bố, Tổ chức Giáo viên Quốc gia Ailen cho biết chương trình giảng dạy ở trường tiểu học cho phép các trường theo sự linh hoạt và tự quản nhất định đối với việc thực hiện. Tổ chức INTO tin rằng các trường học là địa điểm tốt nhất đưa ra quyết định về cách họ thực hiện chương trình giảng dạy, xét theo văn hóa, đạo đức học đường và nhu cầu của học sinh, Liên đoàn tuyên bố.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Source: The Irish Times
Một nửa ngôi làng Hồi Giáo cải đạo sang Công Giáo trong cùng một ngày
Đặng Tự Do
18:51 30/10/2019
Thông tấn xã Asia News của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, cho biết 67 người, trong đó có 6 trẻ sơ sinh, đã trở thành Kitô hữu, tại Kointail, một ngôi làng trong khu vực giáo xứ Bhutahara, thuộc Giáo phận Rajshahi.
Giáo xứ được lãnh đạo bởi Cha Emilio Spinelli, một nhà truyền giáo PIME, cùng với Cha Swapan Martin, là cha phó của ngài.
Cả 67 người được nhận phép Rửa Tội trong cùng ngày Chúa Nhật Truyền Giáo.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho ngôi làng này đón nhận phép Rửa Tội trong 17 năm qua,” cha Swapan nói với AsiaNews. “Ban đầu chỉ có một gia đình được rửa tội. Sau đó chúng tôi, các linh mục, nữ tu và giáo lý viên dần dần chiếm được cảm tình của mọi người, cho đến nay 12 gia đình, tức là một nửa ngôi làng đã chào đón Chúa Giêsu Kitô là Chúa của họ.”
Cha Swapan lưu ý rằng để “chiếm được cảm tình của dân chúng, chúng tôi không chỉ dạy Kinh Thánh, nhưng còn sống, cầu nguyện và ăn uống với họ. Tôi thực sự rất vui khi được rửa tội cho những người này.”
Ngày nay giáo xứ Bhutahara bao gồm 40 ngôi làng và có khoảng 4,000 thành viên. Nhà nguyện, làm bằng thiếc và đất, ở Kointail cách đó khoảng 22 km.
Cha Swapan cho biết thêm rằng “20 gia đình khác đã nói với chúng tôi rằng họ muốn được rửa tội trong tương lai”.
Source:Asia-NewsHalf of the villagers receive baptism in Kointail
Giáo xứ được lãnh đạo bởi Cha Emilio Spinelli, một nhà truyền giáo PIME, cùng với Cha Swapan Martin, là cha phó của ngài.
Cả 67 người được nhận phép Rửa Tội trong cùng ngày Chúa Nhật Truyền Giáo.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho ngôi làng này đón nhận phép Rửa Tội trong 17 năm qua,” cha Swapan nói với AsiaNews. “Ban đầu chỉ có một gia đình được rửa tội. Sau đó chúng tôi, các linh mục, nữ tu và giáo lý viên dần dần chiếm được cảm tình của mọi người, cho đến nay 12 gia đình, tức là một nửa ngôi làng đã chào đón Chúa Giêsu Kitô là Chúa của họ.”
Cha Swapan lưu ý rằng để “chiếm được cảm tình của dân chúng, chúng tôi không chỉ dạy Kinh Thánh, nhưng còn sống, cầu nguyện và ăn uống với họ. Tôi thực sự rất vui khi được rửa tội cho những người này.”
Ngày nay giáo xứ Bhutahara bao gồm 40 ngôi làng và có khoảng 4,000 thành viên. Nhà nguyện, làm bằng thiếc và đất, ở Kointail cách đó khoảng 22 km.
Cha Swapan cho biết thêm rằng “20 gia đình khác đã nói với chúng tôi rằng họ muốn được rửa tội trong tương lai”.
Source:Asia-News
Dân chúng Syria lũ lượt chạy trốn quân Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
18:52 30/10/2019
Thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết các cơ quan bác ái tại Iraq bày tỏ lo ngại về tình hình thường dân Syria phải bỏ nhà cửa lánh nạn trước cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria. Họ nói rằng khi lệnh ngừng bắn sắp hết hạn, họ đang chứng kiến ngày càng nhiều người tị nạn chạy trốn vào Iraq trong khi những người khác bị mắc kẹt trong nước giữa lằn tên mũi đạn.
Chỉ trong 24 giờ của ngày 24 tháng 10, 1,736 người Syria đã tràn qua biên giới vào Iraq. Đó là con số người tị nạn cao nhất vượt biên giới trong một ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Karl Schembri thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết.
Ibrahim Barsoum, một viên chức làm việc cho Chương trình Trợ giúp Kitô hữu ở Bắc Iraq, đã mô tả tình trạng người tị nạn trong một cuộc gọi điện thoại với thông tấn xã CNS từ Dahuk, một tỉnh ở miền bắc Iraq.
Ông cho biết “Những người tị nạn đi cùng với những kẻ đưa lậu người qua biên giới hoặc tự mình tìm đường vượt qua biên giới vào ban đêm, và lực lượng an ninh người Kurd ở Iraq đã tiếp nhận họ. Nhiều người trong số họ cần hỗ trợ ngay lập tức và khẩn cấp. Thực phẩm và nhu cầu cơ bản cho mùa đông như chăn và thậm chí là quần áo. Họ không có thứ gì. Họ bỏ mọi thứ sau lưng chạy để giữ mạng sống của mình và con cái. Đó thật là một bi kịch.”
Caritas Đức, cơ quan viện trợ bác ái của Giáo Hội Công Giáo Đức, nói với CNS:
“Người dân rất sợ hãi trước tình hình này. Họ tràn sang miền bắc Iraq ngày càng nhiều vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ, và cả bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang tấn công họ”. Một phụ nữ 23 tuổi ở Hassakeh, Syria, nói với Hội đồng tị nạn Na Uy: “Người ta đến từ khắp mọi nơi - Hassakeh, Kobane, Qamishli - nhưng chỉ những người có tiền mới có thể vượt qua biên giới. Mọi người phải trả rất nhiều tiền, đôi khi 500 Mỹ Kim mỗi người.”
Cô nói thêm: “Những người nghèo không thể đi, và bị mắc kẹt ở Syria.”
Liên Hợp Quốc và các cơ quan viện trợ đang lên kế hoạch đón nhận đến 50,000 người tị nạn Syria chạy trốn vào miền bắc Iraq trong những tháng tới.
Source:Catholic PhillyThey come at night: Syrians flee to Iraq as cease-fire set to expire
Chỉ trong 24 giờ của ngày 24 tháng 10, 1,736 người Syria đã tràn qua biên giới vào Iraq. Đó là con số người tị nạn cao nhất vượt biên giới trong một ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Karl Schembri thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết.
Ibrahim Barsoum, một viên chức làm việc cho Chương trình Trợ giúp Kitô hữu ở Bắc Iraq, đã mô tả tình trạng người tị nạn trong một cuộc gọi điện thoại với thông tấn xã CNS từ Dahuk, một tỉnh ở miền bắc Iraq.
Ông cho biết “Những người tị nạn đi cùng với những kẻ đưa lậu người qua biên giới hoặc tự mình tìm đường vượt qua biên giới vào ban đêm, và lực lượng an ninh người Kurd ở Iraq đã tiếp nhận họ. Nhiều người trong số họ cần hỗ trợ ngay lập tức và khẩn cấp. Thực phẩm và nhu cầu cơ bản cho mùa đông như chăn và thậm chí là quần áo. Họ không có thứ gì. Họ bỏ mọi thứ sau lưng chạy để giữ mạng sống của mình và con cái. Đó thật là một bi kịch.”
Caritas Đức, cơ quan viện trợ bác ái của Giáo Hội Công Giáo Đức, nói với CNS:
“Người dân rất sợ hãi trước tình hình này. Họ tràn sang miền bắc Iraq ngày càng nhiều vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ, và cả bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang tấn công họ”. Một phụ nữ 23 tuổi ở Hassakeh, Syria, nói với Hội đồng tị nạn Na Uy: “Người ta đến từ khắp mọi nơi - Hassakeh, Kobane, Qamishli - nhưng chỉ những người có tiền mới có thể vượt qua biên giới. Mọi người phải trả rất nhiều tiền, đôi khi 500 Mỹ Kim mỗi người.”
Cô nói thêm: “Những người nghèo không thể đi, và bị mắc kẹt ở Syria.”
Liên Hợp Quốc và các cơ quan viện trợ đang lên kế hoạch đón nhận đến 50,000 người tị nạn Syria chạy trốn vào miền bắc Iraq trong những tháng tới.
Source:Catholic Philly
Đức Thánh Cha Phanxicô âu lo về những gì đang xảy ra ở Chí Lợi.
Đặng Tự Do
18:53 30/10/2019
Phát biểu trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Tôi hy vọng rằng, bằng cách chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực, đối thoại sẽ được sử dụng để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng và đối phó với những khó khăn đã tạo ra các cuộc biểu tình này, vì lợi ích của toàn dân.”
Bạo loạn, tấn công đốt phá và đụng độ dữ dội đã tàn phá Chí Lợi trong hơn một tuần qua. Chính phủ loan báo số người chết đã lên đến 15 người trong một biến động gần như làm tê liệt quốc gia Nam Mỹ này.
Tình trạng bất ổn đã bùng lên vào tuần trước khi chính phủ tuyên bố tăng giá vé tàu điện ngầm. Sự tức giận bùng lên với những yêu cầu cải thiện về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền lương.
Tổng thống Sebastian Pinera đã công bố một chương trình kêu gọi tăng mức lương một cách khiêm tốn cho người có thu nhập thấp nhất và tăng thuế đối với những người giàu nhất khi ông tìm cách làm dịu các cơn giận dữ trên đường phố.
Khoảng một nửa trong số 16 khu vực của Chí Lợi vẫn nằm trong tình trạng khẩn cấp và một số nơi quân đội đã ra lệnh giới nghiêm.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha có lẽ không có mấy tác dụng. Giáo Hội Chí Lợi đã bị tổn thương rất trầm trọng vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nhưng cần phải nói ngay rằng những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không nhất thiết tương ứng với quy mô của những vụ lạm dụng. Thật thế, trước thềm chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến quốc gia này hồi tháng Giêng năm ngoái, người ta nói nhiều về những tai tiếng này khiến nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều giáo sĩ Chí Lợi mắc vào tội ác này. Không đúng. Ngày thứ Tư 10 tháng Giêng, 2018, vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, báo chí rộ lên một thống kê của một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tên là BishopAccountability.org chuyên săn lùng các Giám Mục nào “bao che” tội ác này của các linh mục thuộc quyền và đưa các ngài ra tòa. Thống kê của tổ chức cố gắng lôi ra hết các giáo sĩ Chí Lợi phạm vào tội ác này từ thời xa xưa cho đến nay cũng chỉ đưa ra được 80 vị, trong đó có những vị tòa chưa có phán quyết. Thống kê này bao gồm cả những vị làm việc mục vụ tại Chí Lợi nhưng không phải là người Chí Lợi như linh mục Jeremiah Healy, người Ái Nhĩ Lan, linh mục Cornell Bradley, người Mỹ và linh mục Richard Joey Aguinaldo, người Phi Luật Tân.
Theo niên giám Tòa Thánh năm 2016, Chí Lợi có 2251 linh mục (1137 linh mục triều và 1114 linh mục dòng), 1091 phó tế vĩnh viễn, 1906 nam tu sĩ không có chức linh mục và 4048 nữ tu. Các vị chăm sóc mục vụ cho 952 giáo xứ thuộc 5 tổng giáo phận, 19 giáo phận, 2 miền Phủ Doãn Tông Tòa và một giáo phận của quân đội.
Source:Vatican NewsPope appeals for dialogue in Chile, solutions that will benefit all
Bạo loạn, tấn công đốt phá và đụng độ dữ dội đã tàn phá Chí Lợi trong hơn một tuần qua. Chính phủ loan báo số người chết đã lên đến 15 người trong một biến động gần như làm tê liệt quốc gia Nam Mỹ này.
Tình trạng bất ổn đã bùng lên vào tuần trước khi chính phủ tuyên bố tăng giá vé tàu điện ngầm. Sự tức giận bùng lên với những yêu cầu cải thiện về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền lương.
Tổng thống Sebastian Pinera đã công bố một chương trình kêu gọi tăng mức lương một cách khiêm tốn cho người có thu nhập thấp nhất và tăng thuế đối với những người giàu nhất khi ông tìm cách làm dịu các cơn giận dữ trên đường phố.
Khoảng một nửa trong số 16 khu vực của Chí Lợi vẫn nằm trong tình trạng khẩn cấp và một số nơi quân đội đã ra lệnh giới nghiêm.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha có lẽ không có mấy tác dụng. Giáo Hội Chí Lợi đã bị tổn thương rất trầm trọng vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nhưng cần phải nói ngay rằng những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không nhất thiết tương ứng với quy mô của những vụ lạm dụng. Thật thế, trước thềm chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến quốc gia này hồi tháng Giêng năm ngoái, người ta nói nhiều về những tai tiếng này khiến nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều giáo sĩ Chí Lợi mắc vào tội ác này. Không đúng. Ngày thứ Tư 10 tháng Giêng, 2018, vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, báo chí rộ lên một thống kê của một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tên là BishopAccountability.org chuyên săn lùng các Giám Mục nào “bao che” tội ác này của các linh mục thuộc quyền và đưa các ngài ra tòa. Thống kê của tổ chức cố gắng lôi ra hết các giáo sĩ Chí Lợi phạm vào tội ác này từ thời xa xưa cho đến nay cũng chỉ đưa ra được 80 vị, trong đó có những vị tòa chưa có phán quyết. Thống kê này bao gồm cả những vị làm việc mục vụ tại Chí Lợi nhưng không phải là người Chí Lợi như linh mục Jeremiah Healy, người Ái Nhĩ Lan, linh mục Cornell Bradley, người Mỹ và linh mục Richard Joey Aguinaldo, người Phi Luật Tân.
Theo niên giám Tòa Thánh năm 2016, Chí Lợi có 2251 linh mục (1137 linh mục triều và 1114 linh mục dòng), 1091 phó tế vĩnh viễn, 1906 nam tu sĩ không có chức linh mục và 4048 nữ tu. Các vị chăm sóc mục vụ cho 952 giáo xứ thuộc 5 tổng giáo phận, 19 giáo phận, 2 miền Phủ Doãn Tông Tòa và một giáo phận của quân đội.
Source:Vatican News
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan xin Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Tiến Sĩ Hội Thánh
Đặng Tự Do
18:55 30/10/2019
Nhân ngày lễ thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, hôm 22 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã gửi thỉnh cầu này lên Đức Thánh Cha.
Đức cha Gadecki nói với hãng tin Zenit: “Triều đại Giáo hoàng của vị Giáo hoàng từ Ba Lan có nhiều quyết định đột phá và những sự kiện quan trọng đã thay đổi cái nhìn về chức vị Giáo hoàng và ảnh hưởng đến tiến trình của lịch sử châu Âu và thế giới.” Theo Đức Tổng Giám Mục, thánh Gioan Phaolô II là gương mẫu của sự thánh thiện và lãnh đạo, giống như các vị bổn mạng khác của châu Âu, như hai thánh Cirillo và Metodio. Ngài giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất châu Âu.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, nguyên tổng giám mục Krakow và cũng là thư ký riêng của thánh Gioan Phaolô II, ủng hộ đề nghị này và nhận định: “Di sản của Giáo hoàng Wojtyla là một tổng hợp phong phú, linh hoạt và sáng tạo nhiều con đường suy tư của con người. Không nghi ngờ rằng nó vẫn còn, và trong một thời gian dài sẽ vẫn là một dự án đổi mới văn hóa quan trọng và toàn diện trên phạm vi toàn cầu”.
Đức Hồng Y mô tả thánh Gioan Phaolô vừa hiện đại vừa cổ điển. Qua sự cân bằng truyền thống này, thánh nhân mang đến cho cuộc sống của Giáo hội một luồng khí thở trong lành, và qua nó, đến với những không gian rộng lớn hơn của văn hóa, chính trị và khoa học, được hiểu cách rộng rãi. Và theo nghĩa này, “thánh Giáo hoàng trở thành một thầy dạy thực sự và Tiến sĩ của Giáo hội và một người gìn giữ các giá trị của châu Âu, là nền tảng không thể xóa nhòa của nền văn minh hiện đại”
Source:Catholic Outlook
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, giáo chủ Công Giáo Ba Lan sẽ được tuyên phong Chân Phước vào ngày 7 tháng 6, 2020
Đặng Tự Do
18:56 30/10/2019
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, là người cố vấn và là bạn thân thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 trong một buổi lễ được tổ chức tại Quảng trường Pilsudskiego ở Warsaw. Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Warsaw tuyên bố như trên hôm Thứ Hai.
Buổi lễ tuyên Chân Phước sẽ được Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ sự.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của vị Tân Chân Phước sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
Source:The First NewsPolish Primate Wyszynski to be beatified on June 7 - church official
Buổi lễ tuyên Chân Phước sẽ được Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ sự.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của vị Tân Chân Phước sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
Source:The First News
Tổng thống Trump tuyên bố trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi đã bị giết - Phản ứng của ĐTGM Bashar Warda
Đặng Tự Do
21:46 30/10/2019
Hôm thứ Tư 30 tháng 10, Hoa Kỳ đã công bố các bức không ảnh và video về cuộc tấn công vào một công sự phòng thủ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và trước đó tổng thống Donald Trump đã chính thức loan báo về cái chết của kẻ đã gây ra bao đau thương tang tóc nặng nề đến mức đe dọa sự tồn tại của các tín hữu Kitô tại Iraq và Syria.
Tổng thống Trump nói:
Đêm qua, Hoa Kỳ đã đưa tên lãnh đạo khủng bố số một thế giới ra trước công lý. Abu Bakr al-Baghdadi đã chết. Hắn là tên sáng lập và lãnh đạo ISIS, tổ chức khủng bố tàn nhẫn và bạo lực nhất trên thế giới này.
Hoa Kỳ đã tìm kiếm Baghdadi trong nhiều năm. Bắt hoặc giết Baghdadi là ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của chính quyền tôi. Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc đột kích vào ban đêm đầy nguy hiểm và táo bạo ở tây bắc Syria và hoàn thành nhiệm vụ theo phong cách tuyệt vời. Các nhân viên Hoa Kỳ thật đáng khâm phục. Tôi phải xem đoạn phim này nhiều lần.
Không có nhân viên nào bị thiệt mạng trong cuộc hành quân, trong khi một số lớn chiến binh và đồng đội của Baghdadi đã bị giết cùng với hắn ta. Hắn ta đã chết sau khi chạy vào một đường hầm cụt, kêu gào, khóc lóc và la hét suốt trên đường chạy trốn. Công sự phòng thủ này đã được tảo thanh vào thời điểm này, những phiến quân không chịu đầu hàng đã bị bắn chết. Mười một trẻ em đã được đưa ra khỏi nhà và không bị thương. Những người duy nhất còn lại là Baghdadi đang trốn trong đường hầm, và ba đứa con nhỏ của hắn bị hắn ta kéo theo cùng. Chúng đã bị kéo vào một cái chết chắc chắn sẽ xảy đến.
Hắn ta chạy đến cuối đường hầm, trong khi những con chó của chúng ta đuổi theo hắn. Hắn ta kích hoạt chất nổ quấn quanh áo vest, tự sát và giết chết ba đứa trẻ. Hắn bị phanh thây bởi vụ nổ. Thêm vào đó, đất đá của đường hầm gây thêm các vết thương trên người y. Nhưng kết quả kiểm tra đã xác định ngay lập tức và hoàn toàn tích cực rằng đó chính là hắn ta.
Kẻ côn đồ đã từng cố gắng hết sức đe dọa những người khác đã phải trải qua những giây phút cuối cùng của mình trong nỗi sợ hãi tột cùng, trong sự hoảng loạn và kinh khiếp, run rẩy trước các lực lượng Mỹ đang đè nặng lên hắn ta.
Đêm qua là một đêm tuyệt vời cho Hoa Kỳ và thế giới. Một kẻ giết người tàn bạo, một người đã gây ra biết bao những khó khăn và cái chết, đã bị loại bỏ một cách dữ dội. Hắn ta sẽ không bao giờ còn có thể làm hại một người đàn ông, một phụ nữ hay trẻ em vô tội nào nữa. Hắn ta đã chết như một con chó. Hắn ta đã chết như một kẻ hèn nhát. Thế giới bây giờ là một nơi an toàn hơn nhiều.
Thiên Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn các bạn.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Phản ứng trước diễn biến đáng mừng này, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với tờ National Review rằng ngài hy vọng một cách dè dặt rằng diễn biến này có thể mang lại hòa bình cho thế giới.
Đức Tổng Giám Mục ngậm ngùi nhắc nhớ đến các tín hữu Kitô Iraq và Syria đã phải trải qua những thử thách quá lớn từ tháng Giêng năm 2014 cho đến tận ngày hôm nay.
Nghiêm trọng nhất là vào đêm mùng 6 tháng Tám năm 2014, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã càn qua vùng đồng bằng Nineveh ở miền bắc Iraq, khiến hơn 120,000 Kitô hữu phải sống lưu vong ở Kurdistan. Năm năm sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS mới bị đánh bại.
Các biện pháp ổn định khu vực đã được đề ra. Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Ngài dè dặt hy vọng rằng cái chết của tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi sẽ dẫn đến sự tan rã hoàn toàn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Source:White HouseRemarks by President Trump on the Death of ISIS Leader Abu Bakr al-Baghdadi
Tổng thống Trump nói:
Đêm qua, Hoa Kỳ đã đưa tên lãnh đạo khủng bố số một thế giới ra trước công lý. Abu Bakr al-Baghdadi đã chết. Hắn là tên sáng lập và lãnh đạo ISIS, tổ chức khủng bố tàn nhẫn và bạo lực nhất trên thế giới này.
Hoa Kỳ đã tìm kiếm Baghdadi trong nhiều năm. Bắt hoặc giết Baghdadi là ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của chính quyền tôi. Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc đột kích vào ban đêm đầy nguy hiểm và táo bạo ở tây bắc Syria và hoàn thành nhiệm vụ theo phong cách tuyệt vời. Các nhân viên Hoa Kỳ thật đáng khâm phục. Tôi phải xem đoạn phim này nhiều lần.
Không có nhân viên nào bị thiệt mạng trong cuộc hành quân, trong khi một số lớn chiến binh và đồng đội của Baghdadi đã bị giết cùng với hắn ta. Hắn ta đã chết sau khi chạy vào một đường hầm cụt, kêu gào, khóc lóc và la hét suốt trên đường chạy trốn. Công sự phòng thủ này đã được tảo thanh vào thời điểm này, những phiến quân không chịu đầu hàng đã bị bắn chết. Mười một trẻ em đã được đưa ra khỏi nhà và không bị thương. Những người duy nhất còn lại là Baghdadi đang trốn trong đường hầm, và ba đứa con nhỏ của hắn bị hắn ta kéo theo cùng. Chúng đã bị kéo vào một cái chết chắc chắn sẽ xảy đến.
Hắn ta chạy đến cuối đường hầm, trong khi những con chó của chúng ta đuổi theo hắn. Hắn ta kích hoạt chất nổ quấn quanh áo vest, tự sát và giết chết ba đứa trẻ. Hắn bị phanh thây bởi vụ nổ. Thêm vào đó, đất đá của đường hầm gây thêm các vết thương trên người y. Nhưng kết quả kiểm tra đã xác định ngay lập tức và hoàn toàn tích cực rằng đó chính là hắn ta.
Kẻ côn đồ đã từng cố gắng hết sức đe dọa những người khác đã phải trải qua những giây phút cuối cùng của mình trong nỗi sợ hãi tột cùng, trong sự hoảng loạn và kinh khiếp, run rẩy trước các lực lượng Mỹ đang đè nặng lên hắn ta.
Đêm qua là một đêm tuyệt vời cho Hoa Kỳ và thế giới. Một kẻ giết người tàn bạo, một người đã gây ra biết bao những khó khăn và cái chết, đã bị loại bỏ một cách dữ dội. Hắn ta sẽ không bao giờ còn có thể làm hại một người đàn ông, một phụ nữ hay trẻ em vô tội nào nữa. Hắn ta đã chết như một con chó. Hắn ta đã chết như một kẻ hèn nhát. Thế giới bây giờ là một nơi an toàn hơn nhiều.
Thiên Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn các bạn.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Phản ứng trước diễn biến đáng mừng này, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với tờ National Review rằng ngài hy vọng một cách dè dặt rằng diễn biến này có thể mang lại hòa bình cho thế giới.
Đức Tổng Giám Mục ngậm ngùi nhắc nhớ đến các tín hữu Kitô Iraq và Syria đã phải trải qua những thử thách quá lớn từ tháng Giêng năm 2014 cho đến tận ngày hôm nay.
Nghiêm trọng nhất là vào đêm mùng 6 tháng Tám năm 2014, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã càn qua vùng đồng bằng Nineveh ở miền bắc Iraq, khiến hơn 120,000 Kitô hữu phải sống lưu vong ở Kurdistan. Năm năm sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS mới bị đánh bại.
Các biện pháp ổn định khu vực đã được đề ra. Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Ngài dè dặt hy vọng rằng cái chết của tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi sẽ dẫn đến sự tan rã hoàn toàn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Source:White House
Tin Giáo Hội Việt Nam
39 người chết trong xe vận tải ở Anh: Tại sao người Việt Nam liều mạng?
Reuter / Người Việt
17:04 30/10/2019
LONDON, Anh Quốc – Nhiều người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở Anh cũng đang lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải.
Theo Reuters, một linh mục người Việt ở London hôm Thứ Ba, 29 Tháng Mười, cho biết có sáu gia đình ở Việt Nam liên lạc với ngài vì lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải ở Anh Quốc.
Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân.
Cha Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.
“Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân,” ngài nói.
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Cha Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ngài để giúp nhận dạng nạn nhân.
Cha kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.
Cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh, được cho là nằm trong số 39 người chết trong chiếc xe vận tải ở Anh hôm 23 Tháng Mười, được gia đình và bà con hàng xóm lập bàn thờ cầu nguyện tại nhà.
Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.
“Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời,” Cha Simon khuyên.
Cha Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.
“Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng,” Reuters trích lời Cha Simon Nguyễn.
Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.
Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.
Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy?
Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, “Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ.”
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.
Bà Mimi Vũ, chuyên gia chống buôn người ở Sài Gòn, cho biết “Hầu hết người Việt Nam di cư sang Châu Âu và Anh Quốc là người ở một vài tỉnh của Việt Nam mà thôi.”
Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.
Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18,000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1,000 người sang Mỹ.
Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc?
BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến Sĩ Tamsin Barber của Đại Học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.
Tiến Sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.
Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, “thợ đụng” (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.
Nhưng Tiến Sĩ Barber nhấn mạnh: “Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm.”
(Nguồn: Reuter và Người Việt)
Linh Mục Simon Nguyễn. (Hình: Reuters) |
Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân.
Cha Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.
“Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân,” ngài nói.
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Cha Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ngài để giúp nhận dạng nạn nhân.
Cha kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.
Gia đình Cô Trà My cầu nguyện ((Hình: Linh Phạm/Getty Images) |
Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.
“Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời,” Cha Simon khuyên.
Cha Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.
“Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng,” Reuters trích lời Cha Simon Nguyễn.
Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.
Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.
Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy?
Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, “Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ.”
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.
Cha Simon Nguyễn cầu nguyện cho các nạn nhân. (Hình: Reuters) |
Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.
Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18,000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1,000 người sang Mỹ.
Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc?
BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến Sĩ Tamsin Barber của Đại Học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.
Tiến Sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.
Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, “thợ đụng” (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.
Nhưng Tiến Sĩ Barber nhấn mạnh: “Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm.”
(Nguồn: Reuter và Người Việt)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những Lưỡi Gỗ Ở Quốc Hội Việt Nam
Phạm Trần
18:59 30/10/2019
Quốc hội Cộng sản Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất nước đã hiện nguyên hình là một tổ chức vô cảm, vô tâm và vô trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Thậm chí có cả một ông Trung tướng lưỡi gỗ còn không dám nêu đích danh Trung Cộng trước diễn đàn Quốc hội.
Bằng chứng đã diễn ra tại kỳ họp 8 của Khóa Quốc hội 14, bắt đầu từ ngày 21/10 và dự trù kết thúc ngày 17/11/2019.
Trước hết, về tình hình bất ổn ở Biển Đông do Trung Cộng chủ động quanh bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 300 cây số hướng Đông Nam, từ ngày 3/7 đến 24/10/2019, chỉ được lồng trong báo cáo “về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019” do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bầy trước Quốc hội.
Nhưng Quốc hội lại không họp công khai để “nghe” ông Phạm Bình Minh mà đã “họp riêng”, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 10:15 sáng tới trưa ngày 28/10 (2019). Cũng vì chỉ “nghe” mà không được thảo luận nên không ai biết ông Phạm Bình Mình đã nói gì với Quốc hội về việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
Giải thích về lý do “họp riêng”, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết vì :”Trong báo cáo này của Chính phủ có một số thông tin nội bộ, cần báo cáo Quốc hội.”
Vậy “thông tin nội bộ” là thông tin gì mà phải giấu dân, những chủ nhân của đất nước ? Chẳng lẽ vì phải nói đến cái tên Trung Quốc nên “nhậy cảm”, hay sợ “phạm húy” nên phải che mặt khi mở miệng ?
Chỉ biết sau cuộc họp kín này, Quốc hội không có hành động nào khác ngoài thái độ im lặng chịu trận trước hành động của Trung Cộng đã đè Việt Nam xuống đáy vực nhục nhã ở Tư Chính trong suốt 114 ngày, trước khi Bắc Kinh nói Hải Dương 8 “đã hoàn tất công tác” để rút về nước ngày 24/10/2019.
So với vụ Hải Dương 981 năm 2014 thì lần này, tầu HD-8 đã ít nhất 3 lần ngang ngược tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như tắm trong ao nhà mình trước mắt các tầu Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi từ xa.
ĐẠI BIỂU MUỐN GÌ ?
Do đó, trước thái độ nhút nhát của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không dám chỉ trích Trung Cộng trong suốt thời gian HD-8 hoành hành ở Tư Chính, nhiều Trí thức, Đảng viên cao cấp và một số Tướng lãnh nghỉ hưu đã kêu gọi nhà nước kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm năm 2016.
Nhưng lãnh đạo Việt Nam lại run lên cho rằng “lúc này chưa thích hợp để kiện”, theo tiết lộ của Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công An, tại cuộc Hội thảo ngày 06/10 (2019) tại Hà Nội.
Tại sao lại “chưa thích hợp”, và khi nào, với điều kiện nào, mới “thích hợp” ? Hay đây chỉ là thái độ ươn hèn, thiếu cương quyết và muốn câu giờ để cầu may của Lãnh đạo, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ?
Về phần mình, một số Đại biểu Quốc hội đã bầy tỏ quan ngại về hành động của Trung Cộng đối với Việt Nam. Tiếng nói nổi bật trong số Đại biểu có ông Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, đưa ra ngày 30/10 (2019).
Đại biểu Hiếu phê bình:”Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì, xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới.” (theo báo Thanh Niên Online, 30/10/2019)
Ông Hiếu nói:”Thực tế là Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn xây dựng, bồi đắp (các thực thể trên Biển Đông) sang giai đoạn quân sự hóa và khai thác, sử dụng. Chúng ta cần công khai, cập nhật chi tiết hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ, để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc, được biết”
Nên biết, Ban Tuyên giáo của đảng CSVN đã cấm không cho báo-đài đưa tin về xung đột ở Tư Chính nên người dân không nắm vững tình hình. Tuy nhiên, theo lời Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thì:”
Rất nhiều ý kiến cử tri đã đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, mà chúng ta sẽ đưa toàn bộ các hoạt động Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo, bãi đá trên Biển Đông trong suốt thời gian qua. Khi có chính nghĩa của dư luận quốc tế, ngay cả nhân dân Trung Hoa sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Trung Quốc, không thể phớt lờ lẽ phải hiển nhiên.”
Đại biểu Nguyễn An Trí (đơn vị Hà Nội) cho biết ông và nhiều cử tri “có nguyện vọng Quốc hội sẽ ra nghị quyết về tình hình biển Đông". (theo báo VNExpress,28/10/2019)
Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Tỉnh Đồng Nai) ủng hộ việc Quốc hội ra nghị quyết, và nói thêm rằng:”Ứng phó với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là "bài toán rất khó". Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận giữa Nhà nước và người dân…Giữ gìn hoà bình, hữu nghị với Trung Quốc là quan trọng. Nhưng tôi mong muốn Quốc hội thể hiện thái độ rõ ràng với những hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển Đông.” (theo VNExpress, 28/10/2019)
Nhưng, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người từng bị lên án đã qụy lụy trước Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 12/07 (2019) tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Cộng, đã không có phát biểu nào về tình hình Biển Đông, từ khi xẩy ra vụ Tư Chính.
Do đó, không ai hy vọng bà Ngân sẽ thúc đẩy việc Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình Biển Đông trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn bình chân như vại.
Bằng chứng khi gặp họ Tập, bà Ngân đã không nói gì đến vụ HD-8, khi ấy, mới vào quấy phá ở Tư Chính được 9 ngày. Ngược lại, theo tường thuật của báo VNNET thì bà đã ngỏ ý:”Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước.”
Về phần mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói nước đôi rằng:” Hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên hai nước sẽ phối hợp trên tinh thần xây dựng; bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát. Nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước.”
CHIẾC LƯỠI GỖ
Bên cạnh những tiếng nói tích cực của một số rất ít Đại biểu Quốc hội trong số ngót 500 Đại biểu, phần lớn chỉ biết ngồi nhìn, trốn họp hay xem Ipod, cũng xuất hiện phát biểu phản ảnh sự sợ hãi Trung Cộng của Đại biểu Quốc hội Trần Việt Khoa (đoàn Hà Nội), mang quân hàm Trung tướng.
Lên tiếng trong phiên họp ngày 30/10 (2019), tướng Khoa, 54 tuổi, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đã không dám nêu tên Trung Cộng như thế này:”Từ tháng 5, khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và đặc biệt từ đầu tháng 7 đến những ngày tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách hết sức phi lý. Đây là những cái chúng ta không thể chấp nhận được… Ngoài ra, họ còn đưa tàu xuống khảo sát thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35-40 chiếc tàu để bảo vệ.”
Tại sao tướng Khoa lại né tên Trung Quốc, và ai đã chỉ thị cho ông làm như vậy ? Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì về thái độ “sợ địch” của tướng Khoa ?
Tuy nhiên, chuyện “nước ngoài” trong trường hợp này cũng không mới, nếu so với mấy chữ “tầu lạ”, hay “tầu nước ngoài” vẫn thường thấy xuất hiện trên báo đài Việt Nam, khi họ đưa tin tầu đánh cá Việt Nam bị tầu Trung Cộng tấn công ở Biển Đông.
Nhưng, trước diễn đàn Quốc hội, có truyền hình và truyền thanh trực tiếp cho cả nước xem, thì hành động của ông Tướng Trần Việt Khoa, người đươc thăng cấp nhanh như diều từ khi nhập ngũ năm 1983, không có nghĩa nào khác là hành động nhu nhược của một ông Tướng trước khi lâm trận . -/-
Phạm Trần
(10/019)
Bằng chứng đã diễn ra tại kỳ họp 8 của Khóa Quốc hội 14, bắt đầu từ ngày 21/10 và dự trù kết thúc ngày 17/11/2019.
Trước hết, về tình hình bất ổn ở Biển Đông do Trung Cộng chủ động quanh bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 300 cây số hướng Đông Nam, từ ngày 3/7 đến 24/10/2019, chỉ được lồng trong báo cáo “về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019” do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bầy trước Quốc hội.
Nhưng Quốc hội lại không họp công khai để “nghe” ông Phạm Bình Minh mà đã “họp riêng”, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 10:15 sáng tới trưa ngày 28/10 (2019). Cũng vì chỉ “nghe” mà không được thảo luận nên không ai biết ông Phạm Bình Mình đã nói gì với Quốc hội về việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
Giải thích về lý do “họp riêng”, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết vì :”Trong báo cáo này của Chính phủ có một số thông tin nội bộ, cần báo cáo Quốc hội.”
Vậy “thông tin nội bộ” là thông tin gì mà phải giấu dân, những chủ nhân của đất nước ? Chẳng lẽ vì phải nói đến cái tên Trung Quốc nên “nhậy cảm”, hay sợ “phạm húy” nên phải che mặt khi mở miệng ?
Chỉ biết sau cuộc họp kín này, Quốc hội không có hành động nào khác ngoài thái độ im lặng chịu trận trước hành động của Trung Cộng đã đè Việt Nam xuống đáy vực nhục nhã ở Tư Chính trong suốt 114 ngày, trước khi Bắc Kinh nói Hải Dương 8 “đã hoàn tất công tác” để rút về nước ngày 24/10/2019.
So với vụ Hải Dương 981 năm 2014 thì lần này, tầu HD-8 đã ít nhất 3 lần ngang ngược tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như tắm trong ao nhà mình trước mắt các tầu Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi từ xa.
ĐẠI BIỂU MUỐN GÌ ?
Do đó, trước thái độ nhút nhát của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không dám chỉ trích Trung Cộng trong suốt thời gian HD-8 hoành hành ở Tư Chính, nhiều Trí thức, Đảng viên cao cấp và một số Tướng lãnh nghỉ hưu đã kêu gọi nhà nước kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm năm 2016.
Tại sao lại “chưa thích hợp”, và khi nào, với điều kiện nào, mới “thích hợp” ? Hay đây chỉ là thái độ ươn hèn, thiếu cương quyết và muốn câu giờ để cầu may của Lãnh đạo, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ?
Về phần mình, một số Đại biểu Quốc hội đã bầy tỏ quan ngại về hành động của Trung Cộng đối với Việt Nam. Tiếng nói nổi bật trong số Đại biểu có ông Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, đưa ra ngày 30/10 (2019).
Đại biểu Hiếu phê bình:”Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì, xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới.” (theo báo Thanh Niên Online, 30/10/2019)
Ông Hiếu nói:”Thực tế là Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn xây dựng, bồi đắp (các thực thể trên Biển Đông) sang giai đoạn quân sự hóa và khai thác, sử dụng. Chúng ta cần công khai, cập nhật chi tiết hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ, để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc, được biết”
Nên biết, Ban Tuyên giáo của đảng CSVN đã cấm không cho báo-đài đưa tin về xung đột ở Tư Chính nên người dân không nắm vững tình hình. Tuy nhiên, theo lời Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thì:”
Rất nhiều ý kiến cử tri đã đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, mà chúng ta sẽ đưa toàn bộ các hoạt động Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo, bãi đá trên Biển Đông trong suốt thời gian qua. Khi có chính nghĩa của dư luận quốc tế, ngay cả nhân dân Trung Hoa sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Trung Quốc, không thể phớt lờ lẽ phải hiển nhiên.”
Đại biểu Nguyễn An Trí (đơn vị Hà Nội) cho biết ông và nhiều cử tri “có nguyện vọng Quốc hội sẽ ra nghị quyết về tình hình biển Đông". (theo báo VNExpress,28/10/2019)
Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Tỉnh Đồng Nai) ủng hộ việc Quốc hội ra nghị quyết, và nói thêm rằng:”Ứng phó với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là "bài toán rất khó". Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận giữa Nhà nước và người dân…Giữ gìn hoà bình, hữu nghị với Trung Quốc là quan trọng. Nhưng tôi mong muốn Quốc hội thể hiện thái độ rõ ràng với những hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển Đông.” (theo VNExpress, 28/10/2019)
Nhưng, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người từng bị lên án đã qụy lụy trước Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 12/07 (2019) tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Cộng, đã không có phát biểu nào về tình hình Biển Đông, từ khi xẩy ra vụ Tư Chính.
Do đó, không ai hy vọng bà Ngân sẽ thúc đẩy việc Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình Biển Đông trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn bình chân như vại.
Bằng chứng khi gặp họ Tập, bà Ngân đã không nói gì đến vụ HD-8, khi ấy, mới vào quấy phá ở Tư Chính được 9 ngày. Ngược lại, theo tường thuật của báo VNNET thì bà đã ngỏ ý:”Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước.”
Về phần mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói nước đôi rằng:” Hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên hai nước sẽ phối hợp trên tinh thần xây dựng; bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát. Nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước.”
CHIẾC LƯỠI GỖ
Bên cạnh những tiếng nói tích cực của một số rất ít Đại biểu Quốc hội trong số ngót 500 Đại biểu, phần lớn chỉ biết ngồi nhìn, trốn họp hay xem Ipod, cũng xuất hiện phát biểu phản ảnh sự sợ hãi Trung Cộng của Đại biểu Quốc hội Trần Việt Khoa (đoàn Hà Nội), mang quân hàm Trung tướng.
Lên tiếng trong phiên họp ngày 30/10 (2019), tướng Khoa, 54 tuổi, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đã không dám nêu tên Trung Cộng như thế này:”Từ tháng 5, khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và đặc biệt từ đầu tháng 7 đến những ngày tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách hết sức phi lý. Đây là những cái chúng ta không thể chấp nhận được… Ngoài ra, họ còn đưa tàu xuống khảo sát thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35-40 chiếc tàu để bảo vệ.”
Tại sao tướng Khoa lại né tên Trung Quốc, và ai đã chỉ thị cho ông làm như vậy ? Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì về thái độ “sợ địch” của tướng Khoa ?
Tuy nhiên, chuyện “nước ngoài” trong trường hợp này cũng không mới, nếu so với mấy chữ “tầu lạ”, hay “tầu nước ngoài” vẫn thường thấy xuất hiện trên báo đài Việt Nam, khi họ đưa tin tầu đánh cá Việt Nam bị tầu Trung Cộng tấn công ở Biển Đông.
Nhưng, trước diễn đàn Quốc hội, có truyền hình và truyền thanh trực tiếp cho cả nước xem, thì hành động của ông Tướng Trần Việt Khoa, người đươc thăng cấp nhanh như diều từ khi nhập ngũ năm 1983, không có nghĩa nào khác là hành động nhu nhược của một ông Tướng trước khi lâm trận . -/-
Phạm Trần
(10/019)
VietCatholic TV
Báo Thái tiết lộ mâu thuẫn giữa Thứ Phi bị truất phế và Hoàng Hậu trong việc đón tiếp Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:01 30/10/2019
1. Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, giáo chủ Công Giáo Ba Lan sẽ được tuyên phong Chân Phước vào ngày 7 tháng 6, 2020
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, là người cố vấn và là bạn thân thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 trong một buổi lễ được tổ chức tại Quảng trường Pilsudskiego ở Warsaw. Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Warsaw tuyên bố như trên hôm Thứ Hai.
Buổi lễ tuyên Chân Phước sẽ được Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ sự.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của vị Tân Chân Phước sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
2. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan xin Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Tiến Sĩ Hội Thánh
Nhân ngày lễ thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, hôm 22 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã gửi thỉnh cầu này lên Đức Thánh Cha.
Đức cha Gadecki nói với hãng tin Zenit: “Triều đại Giáo hoàng của vị Giáo hoàng từ Ba Lan có nhiều quyết định đột phá và những sự kiện quan trọng đã thay đổi cái nhìn về chức vị Giáo hoàng và ảnh hưởng đến tiến trình của lịch sử châu Âu và thế giới.” Theo Đức Tổng Giám Mục, thánh Gioan Phaolô II là gương mẫu của sự thánh thiện và lãnh đạo, giống như các vị bổn mạng khác của châu Âu, như hai thánh Cirillo và Metodio. Ngài giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất châu Âu.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, nguyên tổng giám mục Krakow và cũng là thư ký riêng của thánh Gioan Phaolô II, ủng hộ đề nghị này và nhận định: “Di sản của Giáo hoàng Wojtyla là một tổng hợp phong phú, linh hoạt và sáng tạo nhiều con đường suy tư của con người. Không nghi ngờ rằng nó vẫn còn, và trong một thời gian dài sẽ vẫn là một dự án đổi mới văn hóa quan trọng và toàn diện trên phạm vi toàn cầu”.
Đức Hồng Y mô tả thánh Gioan Phaolô vừa hiện đại vừa cổ điển. Qua sự cân bằng truyền thống này, thánh nhân mang đến cho cuộc sống của Giáo hội một luồng khí thở trong lành, và qua nó, đến với những không gian rộng lớn hơn của văn hóa, chính trị và khoa học, được hiểu cách rộng rãi. Và theo nghĩa này, “thánh Giáo hoàng trở thành một thầy dạy thực sự và Tiến sĩ của Giáo hội và một người gìn giữ các giá trị của châu Âu, là nền tảng không thể xóa nhòa của nền văn minh hiện đại”
3. Đức Thánh Cha Phanxicô âu lo về những gì đang xảy ra ở Chí Lợi.
Phát biểu trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Tôi hy vọng rằng, bằng cách chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực, đối thoại sẽ được sử dụng để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng và đối phó với những khó khăn đã tạo ra các cuộc biểu tình này, vì lợi ích của toàn dân.”
Bạo loạn, tấn công đốt phá và đụng độ dữ dội đã tàn phá Chí Lợi trong hơn một tuần qua. Chính phủ loan báo số người chết đã lên đến 15 người trong một biến động gần như làm tê liệt quốc gia Nam Mỹ này.
Tình trạng bất ổn đã bùng lên vào tuần trước khi chính phủ tuyên bố tăng giá vé tàu điện ngầm. Sự tức giận bùng lên với những yêu cầu cải thiện về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền lương.
Tổng thống Sebastian Pinera đã công bố một chương trình kêu gọi tăng mức lương một cách khiêm tốn cho người có thu nhập thấp nhất và tăng thuế đối với những người giàu nhất khi ông tìm cách làm dịu các cơn giận dữ trên đường phố.
Khoảng một nửa trong số 16 khu vực của Chí Lợi vẫn nằm trong tình trạng khẩn cấp và một số nơi quân đội đã ra lệnh giới nghiêm.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha có lẽ không có mấy tác dụng. Giáo Hội Chí Lợi đã bị tổn thương rất trầm trọng vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nhưng cần phải nói ngay rằng những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không nhất thiết tương ứng với quy mô của những vụ lạm dụng. Thật thế, trước thềm chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến quốc gia này hồi tháng Giêng năm ngoái, người ta nói nhiều về những tai tiếng này khiến nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều giáo sĩ Chí Lợi mắc vào tội ác này. Không đúng. Ngày thứ Tư 10 tháng Giêng, 2018, vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, báo chí rộ lên một thống kê của một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tên là BishopAccountability.org chuyên săn lùng các Giám Mục nào “bao che” tội ác này của các linh mục thuộc quyền và đưa các ngài ra tòa. Thống kê của tổ chức cố gắng lôi ra hết các giáo sĩ Chí Lợi phạm vào tội ác này từ thời xa xưa cho đến nay cũng chỉ đưa ra được 80 vị, trong đó có những vị tòa chưa có phán quyết. Thống kê này bao gồm cả những vị làm việc mục vụ tại Chí Lợi nhưng không phải là người Chí Lợi như linh mục Jeremiah Healy, người Ái Nhĩ Lan, linh mục Cornell Bradley, người Mỹ và linh mục Richard Joey Aguinaldo, người Phi Luật Tân.
Theo niên giám Tòa Thánh năm 2016, Chí Lợi có 2251 linh mục (1137 linh mục triều và 1114 linh mục dòng), 1091 phó tế vĩnh viễn, 1906 nam tu sĩ không có chức linh mục và 4048 nữ tu. Các vị chăm sóc mục vụ cho 952 giáo xứ thuộc 5 tổng giáo phận, 19 giáo phận, 2 miền Phủ Doãn Tông Tòa và một giáo phận của quân đội.
4. Vụ giáng chức Thứ Phi Sineenat Wongvajirapakdi có liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thứ Phi Sineenat Wongvajirapakdi, nay chính xác phải gọi là cô Niramon Ounprom, là tên khai sinh của cô, đã bị tước mất chức Thứ Phi và mọi cấp bậc trong quân đội, vì các mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt với hoàng hậu Suthida trong đó có những vấn đề liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tờ Khao Sod (ข่าวสด) nghĩa là “Tin Mới Nhất” cho biết như trên hôm 25 tháng 10.
Theo dự trù, lúc 7g tối thứ Ba 19 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha sẽ đến Terminal 2. Terminal 2 của sân bay Bangkok được dành cho không quân Thái Lan. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Hoàng Gia Thái Lan được ghi là một cuộc tiếp kiến riêng chứ không phải là một cuộc tiếp kiến chính thức. Có lẽ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không được hưởng cùng một mức độ danh dự ngoại giao như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm 35 năm trước trước đó. Nhiều quan sát viên cho rằng hy vọng nhà vua và hoàng hậu sẽ ra tận sân bay đón Đức Thánh Cha vượt quá một kỳ vọng hợp lý.
Khi còn được nhà vua sủng ái, cô Niramon đã đến phong quân hàm Trung tướng không quân. Với tư cách này, cô có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô nếu nhà vua và hoàng hậu không có mặt trong cuộc đón tiếp này.
Cô Niramon được mô tả là người hoạt bát, có bằng cử nhân về Y tá, đã từng tốt nghiệp phi công tại Đức trước khi được đào tạo thành phi công lái máy bay chiến đấu trong Không lực Hoàng gia Thái.
Trong thông báo về việc cách chức Thứ Phi và mọi cấp bậc trong quân đội của cô, Quốc vương Maha Vajirusongkorn nói cô đã lạm dụng danh nghĩa ông để đưa ra các sắp đặt theo ý kiến riêng của mình không chỉ liên quan đến các lễ tiết ngoại giao, mà còn cả trong hoàng cung. Có lẽ điều này đã khiến hoàng hậu không hài lòng.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai người đàn bà đã kết thúc với việc Thứ Phi Sineenat bị đánh xuống hàng thứ dân. Thực ra, tình trạng của cô còn tệ hơn một thứ dân, Niramon bị giam lỏng trong hoàng cung không được tự do đi lại.
5. Dân chúng Syria lũ lượt chạy trốn quân Thổ Nhĩ Kỳ
Thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết các cơ quan bác ái tại Iraq bày tỏ lo ngại về tình hình thường dân Syria phải bỏ nhà cửa lánh nạn trước cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria. Họ nói rằng khi lệnh ngừng bắn sắp hết hạn, họ đang chứng kiến ngày càng nhiều người tị nạn chạy trốn vào Iraq trong khi những người khác bị mắc kẹt trong nước giữa lằn tên mũi đạn.
Chỉ trong 24 giờ của ngày 24 tháng 10, 1,736 người Syria đã tràn qua biên giới vào Iraq. Đó là con số người tị nạn cao nhất vượt biên giới trong một ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Karl Schembri thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết.
Ibrahim Barsoum, một viên chức làm việc cho Chương trình Trợ giúp Kitô hữu ở Bắc Iraq, đã mô tả tình trạng người tị nạn trong một cuộc gọi điện thoại với thông tấn xã CNS từ Dahuk, một tỉnh ở miền bắc Iraq.
Ông cho biết “Những người tị nạn đi cùng với những kẻ đưa lậu người qua biên giới hoặc tự mình tìm đường vượt qua biên giới vào ban đêm, và lực lượng an ninh người Kurd ở Iraq đã tiếp nhận họ. Nhiều người trong số họ cần hỗ trợ ngay lập tức và khẩn cấp. Thực phẩm và nhu cầu cơ bản cho mùa đông như chăn và thậm chí là quần áo. Họ không có thứ gì. Họ bỏ mọi thứ sau lưng chạy để giữ mạng sống của mình và con cái. Đó thật là một bi kịch.”
Caritas Đức, cơ quan viện trợ bác ái của Giáo Hội Công Giáo Đức, nói với CNS:
“Người dân rất sợ hãi trước tình hình này. Họ tràn sang miền bắc Iraq ngày càng nhiều vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ, và cả bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang tấn công họ”. Một phụ nữ 23 tuổi ở Hassakeh, Syria, nói với Hội đồng tị nạn Na Uy: “Người ta đến từ khắp mọi nơi - Hassakeh, Kobane, Qamishli - nhưng chỉ những người có tiền mới có thể vượt qua biên giới. Mọi người phải trả rất nhiều tiền, đôi khi 500 Mỹ Kim mỗi người.”
Cô nói thêm: “Những người nghèo không thể đi, và bị mắc kẹt ở Syria.”
Liên Hợp Quốc và các cơ quan viện trợ đang lên kế hoạch đón nhận đến 50,000 người tị nạn Syria chạy trốn vào miền bắc Iraq trong những tháng tới.
6. Một nửa ngôi làng Hồi Giáo cải đạo sang Công Giáo trong cùng một ngày
Thông tấn xã Asia News của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, cho biết 67 người, trong đó có 6 trẻ sơ sinh, đã trở thành Kitô hữu, tại Kointail, một ngôi làng trong khu vực giáo xứ Bhutahara, thuộc Giáo phận Rajshahi.
Giáo xứ được lãnh đạo bởi Cha Emilio Spinelli, một nhà truyền giáo PIME, cùng với Cha Swapan Martin, là cha phó của ngài.
Cả 67 người được nhận phép Rửa Tội trong cùng ngày Chúa Nhật Truyền Giáo.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho ngôi làng này đón nhận phép Rửa Tội trong 17 năm qua,” cha Swapan nói với AsiaNews. “Ban đầu chỉ có một gia đình được rửa tội. Sau đó chúng tôi, các linh mục, nữ tu và giáo lý viên dần dần chiếm được cảm tình của mọi người, cho đến nay 12 gia đình, tức là một nửa ngôi làng đã chào đón Chúa Giêsu Kitô là Chúa của họ.”
Cha Swapan lưu ý rằng để “chiếm được cảm tình của dân chúng, chúng tôi không chỉ dạy Kinh Thánh, nhưng còn sống, cầu nguyện và ăn uống với họ. Tôi thực sự rất vui khi được rửa tội cho những người này.”
Ngày nay giáo xứ Bhutahara bao gồm 40 ngôi làng và có khoảng 4,000 thành viên. Nhà nguyện, làm bằng thiếc và đất, ở Kointail cách đó khoảng 22 km.
Cha Swapan cho biết thêm rằng “20 gia đình khác đã nói với chúng tôi rằng họ muốn được rửa tội trong tương lai”.
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, là người cố vấn và là bạn thân thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 trong một buổi lễ được tổ chức tại Quảng trường Pilsudskiego ở Warsaw. Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Warsaw tuyên bố như trên hôm Thứ Hai.
Buổi lễ tuyên Chân Phước sẽ được Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ sự.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của vị Tân Chân Phước sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
2. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan xin Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Tiến Sĩ Hội Thánh
Nhân ngày lễ thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, hôm 22 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã gửi thỉnh cầu này lên Đức Thánh Cha.
Đức cha Gadecki nói với hãng tin Zenit: “Triều đại Giáo hoàng của vị Giáo hoàng từ Ba Lan có nhiều quyết định đột phá và những sự kiện quan trọng đã thay đổi cái nhìn về chức vị Giáo hoàng và ảnh hưởng đến tiến trình của lịch sử châu Âu và thế giới.” Theo Đức Tổng Giám Mục, thánh Gioan Phaolô II là gương mẫu của sự thánh thiện và lãnh đạo, giống như các vị bổn mạng khác của châu Âu, như hai thánh Cirillo và Metodio. Ngài giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất châu Âu.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, nguyên tổng giám mục Krakow và cũng là thư ký riêng của thánh Gioan Phaolô II, ủng hộ đề nghị này và nhận định: “Di sản của Giáo hoàng Wojtyla là một tổng hợp phong phú, linh hoạt và sáng tạo nhiều con đường suy tư của con người. Không nghi ngờ rằng nó vẫn còn, và trong một thời gian dài sẽ vẫn là một dự án đổi mới văn hóa quan trọng và toàn diện trên phạm vi toàn cầu”.
Đức Hồng Y mô tả thánh Gioan Phaolô vừa hiện đại vừa cổ điển. Qua sự cân bằng truyền thống này, thánh nhân mang đến cho cuộc sống của Giáo hội một luồng khí thở trong lành, và qua nó, đến với những không gian rộng lớn hơn của văn hóa, chính trị và khoa học, được hiểu cách rộng rãi. Và theo nghĩa này, “thánh Giáo hoàng trở thành một thầy dạy thực sự và Tiến sĩ của Giáo hội và một người gìn giữ các giá trị của châu Âu, là nền tảng không thể xóa nhòa của nền văn minh hiện đại”
3. Đức Thánh Cha Phanxicô âu lo về những gì đang xảy ra ở Chí Lợi.
Phát biểu trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Tôi hy vọng rằng, bằng cách chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực, đối thoại sẽ được sử dụng để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng và đối phó với những khó khăn đã tạo ra các cuộc biểu tình này, vì lợi ích của toàn dân.”
Bạo loạn, tấn công đốt phá và đụng độ dữ dội đã tàn phá Chí Lợi trong hơn một tuần qua. Chính phủ loan báo số người chết đã lên đến 15 người trong một biến động gần như làm tê liệt quốc gia Nam Mỹ này.
Tình trạng bất ổn đã bùng lên vào tuần trước khi chính phủ tuyên bố tăng giá vé tàu điện ngầm. Sự tức giận bùng lên với những yêu cầu cải thiện về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền lương.
Tổng thống Sebastian Pinera đã công bố một chương trình kêu gọi tăng mức lương một cách khiêm tốn cho người có thu nhập thấp nhất và tăng thuế đối với những người giàu nhất khi ông tìm cách làm dịu các cơn giận dữ trên đường phố.
Khoảng một nửa trong số 16 khu vực của Chí Lợi vẫn nằm trong tình trạng khẩn cấp và một số nơi quân đội đã ra lệnh giới nghiêm.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha có lẽ không có mấy tác dụng. Giáo Hội Chí Lợi đã bị tổn thương rất trầm trọng vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nhưng cần phải nói ngay rằng những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không nhất thiết tương ứng với quy mô của những vụ lạm dụng. Thật thế, trước thềm chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến quốc gia này hồi tháng Giêng năm ngoái, người ta nói nhiều về những tai tiếng này khiến nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều giáo sĩ Chí Lợi mắc vào tội ác này. Không đúng. Ngày thứ Tư 10 tháng Giêng, 2018, vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, báo chí rộ lên một thống kê của một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tên là BishopAccountability.org chuyên săn lùng các Giám Mục nào “bao che” tội ác này của các linh mục thuộc quyền và đưa các ngài ra tòa. Thống kê của tổ chức cố gắng lôi ra hết các giáo sĩ Chí Lợi phạm vào tội ác này từ thời xa xưa cho đến nay cũng chỉ đưa ra được 80 vị, trong đó có những vị tòa chưa có phán quyết. Thống kê này bao gồm cả những vị làm việc mục vụ tại Chí Lợi nhưng không phải là người Chí Lợi như linh mục Jeremiah Healy, người Ái Nhĩ Lan, linh mục Cornell Bradley, người Mỹ và linh mục Richard Joey Aguinaldo, người Phi Luật Tân.
Theo niên giám Tòa Thánh năm 2016, Chí Lợi có 2251 linh mục (1137 linh mục triều và 1114 linh mục dòng), 1091 phó tế vĩnh viễn, 1906 nam tu sĩ không có chức linh mục và 4048 nữ tu. Các vị chăm sóc mục vụ cho 952 giáo xứ thuộc 5 tổng giáo phận, 19 giáo phận, 2 miền Phủ Doãn Tông Tòa và một giáo phận của quân đội.
4. Vụ giáng chức Thứ Phi Sineenat Wongvajirapakdi có liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thứ Phi Sineenat Wongvajirapakdi, nay chính xác phải gọi là cô Niramon Ounprom, là tên khai sinh của cô, đã bị tước mất chức Thứ Phi và mọi cấp bậc trong quân đội, vì các mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt với hoàng hậu Suthida trong đó có những vấn đề liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tờ Khao Sod (ข่าวสด) nghĩa là “Tin Mới Nhất” cho biết như trên hôm 25 tháng 10.
Theo dự trù, lúc 7g tối thứ Ba 19 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha sẽ đến Terminal 2. Terminal 2 của sân bay Bangkok được dành cho không quân Thái Lan. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Hoàng Gia Thái Lan được ghi là một cuộc tiếp kiến riêng chứ không phải là một cuộc tiếp kiến chính thức. Có lẽ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không được hưởng cùng một mức độ danh dự ngoại giao như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm 35 năm trước trước đó. Nhiều quan sát viên cho rằng hy vọng nhà vua và hoàng hậu sẽ ra tận sân bay đón Đức Thánh Cha vượt quá một kỳ vọng hợp lý.
Khi còn được nhà vua sủng ái, cô Niramon đã đến phong quân hàm Trung tướng không quân. Với tư cách này, cô có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô nếu nhà vua và hoàng hậu không có mặt trong cuộc đón tiếp này.
Cô Niramon được mô tả là người hoạt bát, có bằng cử nhân về Y tá, đã từng tốt nghiệp phi công tại Đức trước khi được đào tạo thành phi công lái máy bay chiến đấu trong Không lực Hoàng gia Thái.
Trong thông báo về việc cách chức Thứ Phi và mọi cấp bậc trong quân đội của cô, Quốc vương Maha Vajirusongkorn nói cô đã lạm dụng danh nghĩa ông để đưa ra các sắp đặt theo ý kiến riêng của mình không chỉ liên quan đến các lễ tiết ngoại giao, mà còn cả trong hoàng cung. Có lẽ điều này đã khiến hoàng hậu không hài lòng.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai người đàn bà đã kết thúc với việc Thứ Phi Sineenat bị đánh xuống hàng thứ dân. Thực ra, tình trạng của cô còn tệ hơn một thứ dân, Niramon bị giam lỏng trong hoàng cung không được tự do đi lại.
5. Dân chúng Syria lũ lượt chạy trốn quân Thổ Nhĩ Kỳ
Thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết các cơ quan bác ái tại Iraq bày tỏ lo ngại về tình hình thường dân Syria phải bỏ nhà cửa lánh nạn trước cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria. Họ nói rằng khi lệnh ngừng bắn sắp hết hạn, họ đang chứng kiến ngày càng nhiều người tị nạn chạy trốn vào Iraq trong khi những người khác bị mắc kẹt trong nước giữa lằn tên mũi đạn.
Chỉ trong 24 giờ của ngày 24 tháng 10, 1,736 người Syria đã tràn qua biên giới vào Iraq. Đó là con số người tị nạn cao nhất vượt biên giới trong một ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Karl Schembri thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết.
Ibrahim Barsoum, một viên chức làm việc cho Chương trình Trợ giúp Kitô hữu ở Bắc Iraq, đã mô tả tình trạng người tị nạn trong một cuộc gọi điện thoại với thông tấn xã CNS từ Dahuk, một tỉnh ở miền bắc Iraq.
Ông cho biết “Những người tị nạn đi cùng với những kẻ đưa lậu người qua biên giới hoặc tự mình tìm đường vượt qua biên giới vào ban đêm, và lực lượng an ninh người Kurd ở Iraq đã tiếp nhận họ. Nhiều người trong số họ cần hỗ trợ ngay lập tức và khẩn cấp. Thực phẩm và nhu cầu cơ bản cho mùa đông như chăn và thậm chí là quần áo. Họ không có thứ gì. Họ bỏ mọi thứ sau lưng chạy để giữ mạng sống của mình và con cái. Đó thật là một bi kịch.”
Caritas Đức, cơ quan viện trợ bác ái của Giáo Hội Công Giáo Đức, nói với CNS:
“Người dân rất sợ hãi trước tình hình này. Họ tràn sang miền bắc Iraq ngày càng nhiều vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ, và cả bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang tấn công họ”. Một phụ nữ 23 tuổi ở Hassakeh, Syria, nói với Hội đồng tị nạn Na Uy: “Người ta đến từ khắp mọi nơi - Hassakeh, Kobane, Qamishli - nhưng chỉ những người có tiền mới có thể vượt qua biên giới. Mọi người phải trả rất nhiều tiền, đôi khi 500 Mỹ Kim mỗi người.”
Cô nói thêm: “Những người nghèo không thể đi, và bị mắc kẹt ở Syria.”
Liên Hợp Quốc và các cơ quan viện trợ đang lên kế hoạch đón nhận đến 50,000 người tị nạn Syria chạy trốn vào miền bắc Iraq trong những tháng tới.
6. Một nửa ngôi làng Hồi Giáo cải đạo sang Công Giáo trong cùng một ngày
Thông tấn xã Asia News của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, cho biết 67 người, trong đó có 6 trẻ sơ sinh, đã trở thành Kitô hữu, tại Kointail, một ngôi làng trong khu vực giáo xứ Bhutahara, thuộc Giáo phận Rajshahi.
Giáo xứ được lãnh đạo bởi Cha Emilio Spinelli, một nhà truyền giáo PIME, cùng với Cha Swapan Martin, là cha phó của ngài.
Cả 67 người được nhận phép Rửa Tội trong cùng ngày Chúa Nhật Truyền Giáo.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho ngôi làng này đón nhận phép Rửa Tội trong 17 năm qua,” cha Swapan nói với AsiaNews. “Ban đầu chỉ có một gia đình được rửa tội. Sau đó chúng tôi, các linh mục, nữ tu và giáo lý viên dần dần chiếm được cảm tình của mọi người, cho đến nay 12 gia đình, tức là một nửa ngôi làng đã chào đón Chúa Giêsu Kitô là Chúa của họ.”
Cha Swapan lưu ý rằng để “chiếm được cảm tình của dân chúng, chúng tôi không chỉ dạy Kinh Thánh, nhưng còn sống, cầu nguyện và ăn uống với họ. Tôi thực sự rất vui khi được rửa tội cho những người này.”
Ngày nay giáo xứ Bhutahara bao gồm 40 ngôi làng và có khoảng 4,000 thành viên. Nhà nguyện, làm bằng thiếc và đất, ở Kointail cách đó khoảng 22 km.
Cha Swapan cho biết thêm rằng “20 gia đình khác đã nói với chúng tôi rằng họ muốn được rửa tội trong tương lai”.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 30/10/2019
VietCatholic Network
19:09 30/10/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 30 tháng 10, 2019.
2- Tự sắc thay đổi tên gọi Văn khố Bí mật Vatican.
3- THĐGM vùng Amazon kết thúc, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là những người chiến thắng …”
4- Nhìn lại Thượng Hội Đồng Giám Mục về miền Amazon.
5- Tóm tắt tài liệu chung kết THĐGM về Amazon.
6- Tuyên ngôn chung của các tôn giáo độc thần có cùng tổ phụ Abraham về các vấn đề kết thúc sự sống.
7- Thư của chánh án Toà Ân Giải Tối Cao nhân tháng cầu nguyện cho các linh hồn.
8- Khóa học về luật nhân đạo quốc tế dành cho các tuyên úy quân đội.
9- Các Giám mục New York phê bình luật trợ tử của tiểu bang này.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Tay Trắng Ra Đi.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: