Ngày 02-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhìn những nấm mồ
Thanh Thanh
10:55 02/11/2008
NHÌN NHỮNG NẤM MỒ

Nơi những nấm mồ, ta biết đây là người thân: tiên tổ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè, người thân, xóm làng.

Nơi những nấm mồ, gợi lại cho ta biết bao tình thương, hy sinh và tha thứ của họ.

Nơi những nấm mồ, biết bao tình cảm trìu mến, gắn bó thân thương, biết bao kỷ niệm đẹp cùng với những ấn tượng khó quên.

Nơi những nấm mồ, ta cũng không quên được những đau thương, hiểu lầm, cay đắng đã gây phiền lòng nhau.

Nơi những nấm mồ, ta cũng cảm thấy tiếc nuối, vì nếu còn sống thì tôi sẽ phục vụ nhiều hơn, báo hiếu nhiều hơn, thương yêu và bao dung nhiều hơn.

Nơi những nấm mồ, ta cùng nhau cúi đầu để tạ lỗi trước mặt Chúa, xin lỗi người đã khuất vì đã bỏ mất nhiều cơ hội có thể gần nhau, hiểu nhau, nâng đỡ nhau…

Nhìn những nấm mồ, ta nhớ lời thánh kinh: “Có thời sinh ra, có thời chết đi” (Gv 3,2). Mỗi loài thụ đạo đều có thời hạn của nó. Tất cả từ Thiên Chúa mà ra, thì đến kỳ hạn phải trở về trình diện trước mặt Ngài. Con người cũng không được miễn trừ.

Nhìn những nấm mồ, ta thực sự nhận ra thân phận mỏng manh và ngắn hạn của mình. Con Rùa còn sống lâu hơn, tuổi thọ đến vài trăm năm.

Nhìn những nấm mồ, ta nhận ra sự thật phũ phàng về những chỗ dựa ở trần gian tưởng rằng vững chắc, là an toàn, nhưng thực tế thì không. Tiền bạc vật chất ư, chúng rời xa ta trước tiên. Bằng cấp, kiến thức, chức quyền ư. Chúng cũng chẳng chút lưu luyến gì đến. Sức khoẻ, sắc đẹp cũng vậy, chúng hao mòn và khép dần lại theo tuổi đời. Còn gia đình, dòng họ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp thì sao? Cùng lắm họ đưa ta tới nghĩa địa là xong.

Nhìn những nấm mồ, ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là sự chết. Nó chẳng thương tiếc, không nương tay cho bất cứ ai cùng với mọi thứ đa được gop góp, tích luỹ của người ấy. Ngoài tình yêu, ta phải bỏ lại tất cả mọi thứ gắn bó và gom góp suốt đời mình.

Nhìn những nấm mồ, ta nhận ra rằng con người không có quyền gì trên sự chết và sự sống. Sống chết đều bởi Thiên Chúa.

Nhìn những nấm mồ, ta dần nhận ra cùng đích đời mình, là đến để sống với, sống cùng, sống trong, sống giữa thế gian, nhưng lại không thuộc về thế gian. Và ngay từ khi chào đời, ta đã được hưởng một bầu trời tình yêu và quan phòng của Thiên Chúa.

Qua những nấm mồ, ta nhìn thấy được cánh cửa cuộc đời tuy đã khép lại, nhưng cửa của sự sống dài lâu lại được mở ra. Và các thần thánh trên trời vui mừng đón ta vào dự tiệc cưới Con Chiên đã được dọn sẵn cho những ai theo Ngài.

Qua những nấm mồ, ta còn nhận ra là sự chết chỉ có thể khống chế thân xác con người mà thôi, còn linh hồn thì chúng không làm được gì.

Qua những nấm mồ, ta biết những thân xác đã và đang thối rữa đi, nhưng rồi họ lại được sống lại trong ngày Con Chúa ngự đến lần thứ hai.

Qua những nấm mồ, ta nhận ra lời của thánh Phaolô tông đồ thật chí lý: “nếu ta cùng sống với Chúa Giêsu, cùng chịu thương khó và cùng chịu chết với Ngài, thì ta sẽ được sống lại với Ngài” (Tm 2,11; Rm 6,8).

Qua những nấm mồ, ta nhận ra Thiên Chúa của mình thật tuyệt vời. Lịch sử dân thánh chứng mình điều ấy. Không những tạo dựng con người, mà cho ta còn được thay quyền quản lý mọi sự ở trần gian, tiếp nối công trình sáng tạo của Người. Rồi cho ta được làm con có quyền thừa hưởng gia tài của Cha. Gia tài ấy là kho tàng ân sủng, kho tàng ơn cứu độ muôn đời. Tuy con người chỉ là thụ tạo, sớm nở tối tàn: như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. Thế mà Ngài lại phải đánh đổi bằng máu của các tiên tri, bằng mạng sống của Con yêu dấu là Chúa Giêsu.

Qua những nấm mồ, ta nhận ra Thiên Chúa của mình thật nhẫn nại và bao dung. Tuy đã chết, người chết không còn khả năng lập công chuộc tội, không tự cứu mình được nữa, thì Chúa vẫn cho thêm cơ hội để được giải thoát khỏi chốn cực hình khi dựa vào công phúc của bất cứ ai còn sống.

Xuyên qua ngày lễ này, ta nhìn được cả trời đất đang hiệp thông làm một trong ba Giáo hội: Giáo hội vinh thăng, Giáo hội lữ hành và Giáo hội đau khổ.

Xuyên qua ngày lễ này, ta thấy sự cần thiết và vai trò quan trọng của mỗi người. Không chỉ ca tụng Thiên Chúa thôi, mà còn cộng tác vào công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài.

Xuyên qua ngày lễ này, là dịp để ta kiểm tra bổn phận với cha ông, trách nhiệm với con cháu. Xem mình đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội tốt trong việc lo lắng phục vụ, giúp nhau thăng tiến toàn diện con người hồn xác.

Xuyên qua ngày lễ này, dịp để ta coi mình có yêu mến họ thật không. Nếu thật, ta đã làm được gì. Ít là tháng này, ta có tổ chức đọc kinh, xin dâng lễ, xin khấn và sẽ làm được những việc hy sinh nào cho họ. Hãy nhớ, đời ta nay còn mai mất.

Xuyên qua ngày lễ này, cơ hội để ta phấn đấu cho nhau, vì nhau, tránh đi những nuối tiếc và ân hận khi có người nằm xuống. Rồi lại giá mà, nếu như, thì tôi…làm thế này thế nọ. Muộn rồi.

Xuyên qua ngày lễ này, ta hãy biết mình đang còn nghèo nhân đức, ít công phúc trước mặt Chúa. Vậy thì giờ đây, tất cả mọi người đang sống, hãy chứng minh chương trình và kế hoạch đời mình đi. Ta đã chuẩn bị cho đời sau thế nào. Đã hy sinh được gì, cho ai? Đã tập tành được nhân đức nào?

Hãy nhớ: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13). Chỉ có đức mến mới mang theo được sau khi chết. Ta có mến yêu và thờ phượng một mình Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật chưa? Ta có yêu thương người thân cận như chính mình ta vậy chưa. Hay ta vẫn còn ngủ mê trong những hiểu lầm về nhau, sai lạc về đức tin, u tối về Thiên Chúa. Vậy ta còn chờ đến bao giờ nữa. Chờ đợi bao giờ cho đến bao giờ!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu mong Do Thái chân thành đối thoại
LM Trần Đức Anh, OP
10:43 02/11/2008
VATICAN - Sáng 30-10-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến phái đoàn của Ủy ban Do thái quốc tế về đối thoại liên tôn. Ngài cầu mong có sự đối thoại chân thành giữa Do thái và Công Giáo và tránh những hiểu lầm và đụng độ vô ích.

Đây là Ủy ban có trụ sở tại Hoa Kỳ và đã theo đuổi công trình đối thoại từ 30 năm nay với Giáo Hội Công Giáo.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC tái khẳng định quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo thi hành tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng chung Vatican 2, quyết liệt lên án mọi hình thức bài Do thái. Ngài cũng cổ võ sự tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo nhất là trong thế giới có nhiều xáo trộn ngày nay, bị nạn nghèo đói, bạo lực và khai thác. ĐTC nói:

”Đó là một nghĩa vụ thánh thiêng đang đè nặng trên những người dấn thân xây dựng một thế giới xứng đáng với con người hơn. Khả năng chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau, và nói lên sự thật trong tình thương yêu, đó là điều thiết yếu để vượt thắng những khác biệt, ngăn ngừa hiểu lầm và tránh những xung đột vô ích”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng: ”Việc đối thoại chỉ nghiêm túc và lương thực nếu nó tôn trọng những khác biệt và nhìn nhận tha nhân trong đặc tính riêng của họ. Một cuộc đối thoại chân thành cần có sự cởi mở và đồng thời phải có cảm thức vững chắc về căn tính từ cả hai phía, để mỗi bên được phong phú hóa nhờ phía kia”.

Trong thời gian qua, những tranh luận về việc phong chân phước cho ĐGH Piô 12 lại được dư luận nói đến nhiều và có nhiều người tái lên tiếng yêu cầu Tòa Thánh mở Văn khố cho các học giả nghiên cứu.

LM Lombardi S.J, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: Văn khố tại Tòa Thánh được mở theo tiêu chuẩn từ triều đại Giáo Hoàng này đến triều đại Giáo Hoàng kia, chứ không theo tiêu chuẩn của các văn khố đời là 50 năm, 70 năm hay 90 năm. Cho đến nay, Văn khố Tòa Thánh được mở đến hết triều đại Đức Piô 11 tức là đến năm 1939.

Đàng khác, để mở Văn khố cho các học giả nghiên cứu, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như xác định vị trí của các hồ sơ, đóng dấu từng tờ, đóng lại thành cuốn, v.v.. Tổng số các văn kiện, hồ sơ dưới thời Đức Piô 12 (1939-1958) là hơn 16 triệu tờ, và các phong bì hồ sơ cần được chuẩn bị là 15.430, cùng với 2.500 tập sách. Đức Cha Sergio Pagano, Văn khố trưởng của Tòa Thánh cho biết với số nhân sự hiện nay, thời gian làm việc để chuẩn bị lên tới 6, 7 năm, và dĩ nhiên quyết định cuối cùng về việc mở Văn khố là của chính ĐTC.

Rabbi David Rosen, thuộc Ủy ban đối thoại của Do thái hiện diện tại buổi tiếp kiến sáng 30-10-2008, cho biết ĐTC có dự định hoãn lại án phong chân phước cho Đức Piô 12 cho đến sau khi Văn khố về triều đại Giáo Hoàng của người được mở ra cho các học giả nghiên cứu. Rabbi tiết lộ là trong buổi tiếp kiến, một người trong phái đoàn xin ĐTC ngưng việc phong chân phước cho Đức Piô 12 cho đến khi Văn khố Tòa Thánh được mở ra, ngài đáp: ”Tôi đang nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này”.

Vào tháng 11 tới đây, sẽ có cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Ủy ban Do thái quốc tế về đối thoại liên tôn với phái đoàn Tòa Thánh tại Budapest, thủ đô Hungari. (SD 30-10-2008).
 
Đức Thánh Cha gặp các sinh viên đại học Giáo Hoàng
LM Trần Đức Anh, OP
10:45 02/11/2008
VATICAN -. Chiều 30-10-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ hơn 7 ngàn người gồm các giáo sư và sinh viên các Đại học và Học Viện Giáo Hoàng ở Roma nhân dịp khai giảng năm học mới. Ngài mời gọi mọi người tìm kiếm sự khôn ngoan đích thực của Thiên Chúa.

Lúc quá 6 giờ 45 chiều, ĐTC vào Đền Thờ Thánh Phêrô để đến gặp mọi người sau thánh lễ do ĐHY Zenon Grochowlewski, người Ba Lan, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, chủ sự từ lúc 5 giờ rưỡi chiều tại Đền thờ thánh Phêrô, cùng với một số HY như ĐHY Ivan Dias, Bộ Truyền giáo, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và Đức TGM Jean Louis Brugès, O.P, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, nhiều vị Viện trưởng, khoa trưởng và các LM giám đốc chủng viện, học viện và hàng trăm LM giáo sư, sinh viên.

Ngỏ lời với mọi người trong buổi gặp gỡ, sau lời chào mừng của ĐHY Grocholewski, ĐTC nhắc đến năm Thánh Phaolô Tông Đồ và đặc biệt chú giải lời thánh nhân về sự khôn ngoan Kitô trong thư thứ I gửi tín hữu thành Corinto, một cộng đoàn trong đó đang có sự chia rẽ cạnh tranh giữa các môn đệ. Thánh nhân làm nổi bật sự tương phản giữa khôn ngoan trần thế và khôn ngoan trong Chúa Kitô, sự khôn ngoan của Thập Giá. ĐTC giải thích rằng: ”Sự khôn ngoan của trần thế này là một lối sống và quan niệm sự vật tách rời khỏi Thiên Chúa, chạy theo những ý kiến thịnh hành, theo những tiêu chuẩn thành công và quyền lực. Sự khôn ngoan thần linh là theo tinh thần của Chúa Kitô, chính Chúa Kitô mở mắt tâm hồn chúng ta để theo con đường sự thật và tình thương..”

ĐTC cũng nhắc nhở các sinh viên rằng: ”Để nhận biết và hiểu những sự thiêng liêng, thì cần phải là những con người tinh thần, bởi vì nếu sống theo xác thịt, chắc chắn người ta sẽ rơi vào sự ngu dại, cho dù người ta học hành nhiều và trở nên 'thông thái', những người lý luận tinh tế của thế gian này” (1 Cr 1,20).

Trước đó, trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Grocholewski đã diễn giảng về đoạn thư thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Ephêsô hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa và mang khí giới sự thật trong cuộc chiến đức tin, và khẳng định rằng: ”Cuộc sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Ngày nay, cám dỗ không đến từ những ngừơi Biệt Phái nữa, nhưng từ nhiều nguyên nhân khác, trong ngoài. Đó là những chọn lựa hằng ngày của chúng ta, nhiều khi đó là sự chọn lựa giữa thiện ích bản thân, chỉ hiểu theo nghĩa phàm nhân, và thiện ích ơn gọi Kitô của mình. Trong trường hợp này, khi chọn lựa ích riêng có nghĩa là chọn lựa chốn glại Thiên Chúa, chống lại sứ mạng Chúa ủy thác cho ta.”

ĐHY cũng nói với các sinh viên rằng: ”Mang khí giới sự thật có một giá trị đặc biệt đối với các bạn sinh viên, những người có sứ mạng khiêm tốn và chăm chỉ học hành, tìm kiếm chân lý, và đối với các anh chị em là các giáo sư, công tác phục vụ của anh chị em là thông truyền sự thật với tất cả lòng nhiệt thành, kể cả việc tìm kiếm và chiêm niệm chân lý với tất cả tâm trí của anh chị em. Ước gì sự lắng nghe và lời nói của anh chị em ngày càng nỗ lực phân biệt sự thật với những gì trái ngược, đó là sự u mê, sai lầm và dối trá”.

Tại Roma hiện có 7 Đại học và 9 Học viện Giáo Hoàng, với tổng cộng 17.500 sinh viên, đa số là các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, được sự hướng dẫn của 2.140 giáo sư. Trong số các sinh viên có gần 200 người Việt và 5 vị khác là giáo sư. (SD 30-10-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp các vị lãnh đạo Phong Trào Canh tân trong Thánh Linh
LM Trần Đức Anh, OP
10:45 02/11/2008
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích các phong trào Canh tân trong Thánh Linh tiếp tục phát huy sự trung thành với căn tính Công Giáo của mình và ngài đề cao các Phong trào và cộng đồng mới như một hồng ân đặc biệt của Chúa ban cho Giáo Hội.

ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-10-2008, dành cho 700 tham dự viên hội nghị quốc tế lần thứ 13 của Huynh đoàn Công Giáo các cộng đồng Giao Ước đặc sủng Thánh Linh (Catholic Fraternity of Charismatic Covenant Communities and Fellowships).

Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có các GM tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ 2 của các GM tháp tùng các cộng đồng mới của phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh.

ĐTC nói: ”Chính vì chúng ta đang chứng kiến sự triển nở đầy hứa hẹn của các phong trào và cộng đoàn mới của Giáo Hội, nên điều quan trọng là các vị mục tử thực hiện một sự phân định thận trọng và khôn ngoan đối với các Phong trào và cộng đoàn ấy. Tôi thành tâm mong ước có sự tăng cường đối thoại ở mọi cấp độ giữa các vị mục tử với các Phong trào của Giáo Hội: tại các giáo xứ, các giáo phận và với Tòa Thánh”.

Ám chỉ đến sự kiện có một số GM không muốn nhìn nhận các phong trào, ĐTC khẳng định rằng: ”Trong việc phân định cần thực hiện, các vị mục tử, đặc biệt là các GM không thể không để ý tới sự kiện Tòa Thánh nhìn nhận và thiết lập các Hiệp hội quốc tế cho Giáo Hội hoàn vũ” (Bộ giám mục, Chỉ nam về sứ vụ mục vụ của các GM, những người kế vị các Tông Đồ, Cap.4,8).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, việc bảo tồn sự trung thành với căn tính Công Giáo và đặc tính Giáo Hội trong mỗi cộng đoàn của anh chị em sẽ giúp anh chị em làm chứng tá khắp nơi một cách sinh động và hiệu năng về mầu nhiệm sâu xa của Giáo Hội”.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 500 triệu người thuộc các phong trào canh tân trong Thánh Linh, trong đó có 120 triệu người Công Giáo (SD 31-10-2008)
 
Nên thánh là chạy đua trong lòng tin và lòng mến
Linh Tiến Khải
10:48 02/11/2008
VATICAN - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cầu mong ngày lễ kính các Thánh Nam Nữ hun đúc ước vọng nên thánh, và giúp mọi tín hữu thắng vượt các khó khăn, sợ hãi và gian nan thử thách để tiến về quê trời trong lòng tin và lòng mến.

Đức Thánh Cha đã bầy tỏ như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô trưa mùng 1 tháng 11 lễ trọng kính các Thánh Nam Nữ. Ngài so sánh vẻ đẹp của sự thánh thiện với một vườn bách thảo có nhiều thứ cây và loài hoa khác nhau, do tài khéo của Thiên Chúa Tạo Hóa làm ra. Thế giới cũng giống như một ngôi vườn, nơi Thần Khí của Thiên Chúa đã khơi dậy hàng ngũ đông đảo các thánh nam nữ thuộc mọi tuổi tác, điều kiện xã hội, tiếng nói, dân tộc và văn hóa. Mỗi vị đều khác nhau với đặc thái bản vị và đặc sủng riêng, nhưng tất cả đều mang ”dấu ấn” của Chúa Giêsu (x. Kh 7,3), nghĩa là dấu vết tình yêu của ngài, được làm chứng qua thập giá. Trong nghìn năm đầu của lịch sử Giáo Hội, lễ này được cử hành như là lễ chung của các vị tử đạo, trong nghĩa rộng như là tình yêu hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và cho tha nhân.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Cho dù ý thức được các hạn hẹp của con người các thánh đi theo con đường do Chúa Giêsu đã vạch ra. Trong cuộc sống các vị đã nghèo khó trong tinh thần, khổ đau vì tội lỗi, đói khát công lý, có lòng xót thương, có con tim trong sạch, biết xây dựng hòa bình, bị bách hại vì công lý. Và Thiên Chúa đã cho các vị tham dự vào chính niềm hạnh phúc của Chúa. Các thánh đã nếm hưởng trước hạnh phúc đó trên trần gian này, và trong cuộc sống bên kia đang vui hưởng trọn vẹn hạnh phúc ấy... Chúng ta hãy đặt tay chúng ta trong tay hiền mẫu của Mẹ Maria, Nữ Vương các thánh, và để Mẹ dẫn đưa chúng ta về quê trời với các thánh thuộc mọi dân nước và tiếng nói (Kh 7,9).

Sau kinh truyền tin Đức Thánh Cha đã chào mừng ”Cuộc chạy đua của các thánh”, do dòng Salesien tổ chức lần đầu tiên tại Roma, với điểm tới là quảng trường thánh Phêrô. Đức Thánh Cha nói nó diễn tả niềm vui cũng như sự mệt nhọc của việc cùng chạy trên đường nên thánh. Ước chi toàn cuộc sống chúng ta là một cuộc chạy đua trong lòng tin và lòng mến noi gương các chứng nhân của Tin Mừng (SD RG 1-11-2008)
 
Kinh Truyền tin lễ cầu cho các linh hồn
Bình Hòa
20:58 02/11/2008
Kinh Truyền tin lễ cầu cho các linh hồn

Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu đã có thói quen cầu nguyện cho những người đã qua đời, đặc biệt là lúc dâng Thánh Lễ. Vào thế kỷ X, cha Odilon viện phụ Cluny dòng Biển đức muốn dành một ngày trong năm để kính nhớ tất cả các linh hồn đã qua đời, vào ngày tiếp theo lễ kính tất cả các thánh, nhằm biểu lộ sự thông hiệp giữa Giáo hội lữ hành trên trần thế với Giáo hội các phúc nhân trên trời và với Giáo hội của những người còn đang được thanh luyện. Từ sau công đồng Vaticanô II, chúng ta ghi nhận sự chuyển hướng trong việc cử hành hai ngày lễ đầu tháng 11. Vào ngày lễ kính các thánh, trước đây chúng ta được khuyến khích hãy tin tưởng vào lời chuyển cầu của số đông đảo các thánh; nhưng ngày nay người ta còn thêm ý chỉ hãy nhìn các ngài như mẫu gương để thôi thúc chúng ta nên thánh. Một cách tương tự như vậy, vào ngày lễ kính các linh hồn, trước đây chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho những kẻ đã qua đời; nhưng ngày nay, người ta còn thêm ý tưởng hãy suy nghĩ đến cái chết của mình. Dù sao, có nhiều cách để nghĩ đến cái chết: có thể nghĩ đến cái chết để ý thức tính cách tạm bợ của mọi sự trên đời; có thể nghĩ đến cái chết để định hướng cuộc đời của mình; có thể nghĩ đến cái chết để đào sâu niềm hy vọng của mình. Đây là điều mà Đức Thánh Cha đã gợi lên trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua. Dựa theo thông điệp “Spe salvi”, ngài đã trình bày về ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo vào cuộc sống vĩnh cửu, nghĩa là hạnh phúc mà mỗi người đều khao khát. Cuộc sống vĩnh cửu là ở với Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh và luôn hiện diện bên ta khi sống và khi chết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Hôm qua, lễ Các thánh đã cho chúng ta chiêm ngưỡng “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Hôm nay, với tâm hồn vẫn còn hướng về các thực tại mai hậu, chúng ta tưởng nhớ những tín hữu đã qua đời “đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I). Đối với chúng ta là người Kitô hữu, thật là điều quan trọng sống mối tương quan với các người quá cố trong chân lý đức tin, và nhìn cái chết và cuộc sống bên kia trong ánh sáng của Mặc khải. Khi viết cho các tín hữu đầu tiên, thánh Phaolô đã khuyên họ “đừng buồn rầu như những kẻ không có niềm hy vọng”. Người viết cho các tín hữu Têsalonica rằng: “Thực vậy, nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và sống lại thế nào, thì Thiên Chúa, nhờ đức Giêsu, cũng sẽ quy tụ những kẻ đã chết như vậy” (1 Tx 4,13-14). Ngày nay, cần phải Phúc âm hoá những thực tại về cái chết và sự sống vĩnh cửu, những thực tại rất dễ nhiễm bởi những mê tín dị đoan, ngõ hầu chân lý Kitô giáo không bị nguy cơ trà trộn với đủ thứ chuyện hoang đường.

Trong thông điệp về niềm hy vọng Kitô giáo, tôi đã đặt câu hỏi về mầu nhiệm cuộc sống vĩnh hằng (Spe salvi số 10-12). Tôi tự hỏi: đối với con người thời nay, đức tin Kitô giáo có còn là niềm hy vọng làm thay đổi và nâng đỡ cho cuộc sống hay không? (số 10). Hơn thế nữa: con người vào thời buổi hiện đại có còn ước ao cuộc sống vĩnh hằng nữa không? Phải chăng cuộc sống trên trần thế này đã trở nên chân trời duy nhất của họ? Thực ra, như thánh Augustinô đã nhận định, tất cả chúng ta đều mong muốn “hạnh phúc”. Chúng ta không biết chính xác bản chất của nó như thế nào, nhưng chúng ta bị nó quyến rũ thu hút. Đây là một niềm hy vọng chung cho hết mọi người ở mọi nơi mọi thời. Thuật ngữ “cuộc sống vĩnh hằng” muốn đặt một tên cho sự khao khát không nguôi của con tim. Nó không phải là một chuỗi hiện hữu vô tận, nhưng là một sự đắm chìm trong đại dương của tình yêu vô biên, trong đó không còn thời gian, trước hoặc sau nữa. Nó là sức sống và hân hoan đầy tràn: đó là điều mà chúng ta hy vọng và trông mong từ chỗ được ở với Chúa Kitô (số 12).

Hôm nay chúng ta hãy lặp lại niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, dựa trên cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Người nói với chúng ta: “Ta đã sống lại và giờ đây ta ở với con mãi mãi”, bàn tay ta nâng đỡ con. Cho dù con ngã ở đâu đi nữa, con sẽ ngã trong bàn tay của ta, và ta sẽ ở với con kể cả ở ngưỡng cửa của cái chết. Ở nơi mà không ai có thể đi theo con, ở nơi mà con không thể mang theo cái gì hết, thì ở đó ta chờ đợi con để biến đổi tối tăm thành ánh sáng cho con. Tuy nhiên niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu mà mỗi người thực hiện đều đụng chạm tới người khác nữa. Vì thế lời cầu nguyện của một linh hồn còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ ở các nghĩa trang. Nguyện xin Đức Maria là ngôi sao của niêm hy vọng, giúp đức tin của chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu được trở nên mạnh mẽ và chân chính, và hỗ trợ lời chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời.
 
Top Stories
Film: The return of the Boat People (Media Released)
ABC Australia
07:43 02/11/2008
FOREIGN CORRESPONDENT 9.30 TUESDAY 11th NOVEMBER

Return of the Boat People

When she was only 7 years old Dai Le was a ‘boat person’.

She fled Vietnam with her mother and sister after the fall of Saigon, becoming part of one of the most dramatic refugee crises of the twentieth century – the maritime exodus of more than one million refugees from war ravaged Vietnam.

They sailed on crowded boats to an uncertain future. Along the way

they encountered treacherous seas, attacks from pirates and rejection

from countries where they sought asylum.

Foreign Correspondent Producer Trevor Bormann and Radio National’s Dai Le joined a group of other Australian Vietnamese ‘boat people‘ as they retraced their life changing voyages.

They returned to sites in Malaysia, where some of the most horrific experiences of their escape took place. Several of the travellers had lost family members, some visiting the graves of loved ones for the first time.

“It was an emotional journey for so many of these people” reports Dai.

“Some had never spoken of their grief, not even within their own families”.

Recently Dai Le stood for the NSW state seat of Cabramatta, a community with a large Vietnamese population. She narrowly

missed out on winning a seat in parliament despite achieving an historic

electoral swing.

Dai Le is happy to be interviewed

She can be contacted on 0417 697 392

This documentary tell the story of the boat number MT065. MT065 left My Tho at the end of Nov 1978, arrived at the shore of Kelantan, Malaysia in the late afternoon of 30 Nov 1978. The boat was not allowed to come ashore, it had to anchor about 150 metres away from the beach. A strong storm came up and the boat sank, more than 170 people among 300 exhausted passengers were drowned.



123 bodies were found and buried on 1 Dec 1978 in a mass grave at a location called Cherang Ruku. Three days later, some 46 bodies were found ashore and also were buried in another mass grave at Balai Bachok. The two mass graves were taken care of by local residents for 30 years. In August 2005, a group of overseas Vietnamese visited these 2 graves. The visit was organised by the Archive of Vietnamese Boat People (AVBP).



Among 170 victims of the MT065 were 2 children of Mr Pham Hoang, the navigator of the boat and the body of one of the two Chinese boat owners.



Mr Pham Hoang and his wife, toghether with other 25 people, paid a visit to these 2 mass graves in September this year. The trip is an annual event and this is the fifth trip that was organised by the AVBP.



The ABC TV crew, Ms Le Dai, Trevor Bormann and Simons spent 5 days with the group. The crew worked non-stop until midnight everyday to conduct interview and to film all the graves scattered around in the various cemetery in Kelantan, Terrenganu, and Pulau Bidong.
 
La preghiera della Legione di Maria per la giustizia e la pace in Vietnam
Asia-News
07:46 02/11/2008
Presente nel Paese dal 1948, l’associazione compie un’opera volontaria di apostolato tra malati, poveri ed emarginati. L’azione dei giovani per i ragazzi di strada e quelli malati di Aids.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Presente in Vietnam dal 1948, la Legione di Maria, attraverso opera volontaria di apostolato, come la visita a malati e poveri e specialmente con la preghiera è stata un pioniere dell’associazionismo dei laici, contribuendo ai grandi risultati della missione nel Paese. Presente oggi in 26 diocesi dell’intero Vietnam la Legione svolgere una significativa azione in campo pastorale e sociale.

“La nostra Legione di Maria – racconta ad AsiaNews Binh, leader degli Junior nella parrocchia di Binh An Ha – lavora con i giovani fin dal 1954. Ci dedichiamo ai giovani ed anche a coloro che sono emarginati dal socialismo, come i ragazzi di strada, gli orfani, bambini malati di Aids, i poveri, anche non cattolici. La nostra parrocchia – aggiunge – ha 50 giovani che partecipano al gruppo Junior. La Legione ha inoltre centinaia di adulti, uomini e donne. L’impegno fondamentale è nell’adempimento del Lavoro spirituale di grazia, più che lavori di aiuto materiale. Questo indirizzo aiuta ad avere attività profonde e significative”.

Con la vittoria del partito comunista contro la Francia, nel 1954, ed il conseguente controllo ottenuto sulle regioni settentrionali, i cattolici hanno incontrato numerose difficoltà nella società. Ma i cattolici hanno continuato a pregare Gesù e la Madonna in piccoli gruppi di preghiera.

Lan, una partecipante allo Junior interparrocchiale del distretto di Binh An parlando con AsiaNews dice che “ogni settimana insegno ai bambini poveri della parrocchia. Ci sono 50 bambini che hanno lasciato presto la scuola. Ogni fine settimana, preghiamo insieme seguendo la Guida della Legione di Maria. Il libro ci è davvero utile, ci indica come svolgere le attività pastorali e sociali. Io – dice ancora la giovane – lavoro per guadagnare ed aiutare la mia famiglia, oltre a partecipare alle attività della parrocchia e pregare per la giustizia e la pace in Vietnam. Credo che ogni membro della Legione abbia contribuito allo sviluppo della parrocchia e della Chiesa locale”.

La Legione di Maria fa parte della vita dei cattolici vietnamiti e nessuna pressione delle autorità potrà fermare le sue preghiere per la giustizia e la pace nel Paese.
 
Scientists, Theologians Gather for Vatican Conference on Evolution
Lawrence Jones, CPR
11:45 02/11/2008
VATICAN - Pope Benedict XVI opened a five-day Vatican meeting on evolution Friday morning by affirming that the world did not emerge out of chaos but was intentionally created by "the First Being."

"In order to develop and evolve, the world must first be, and thus have come from nothing into being,” the pontiff told an audience of 80 scientists, philosophers and theologians who have gathered for the conference, themed "Scientific Insights into the Evolution of the Universe and of Life."

“It must be created, in other words, by the First Being who is such by essence," he added, according to Zenit News.

Benedict also went further to assert that the Creator was not only involved in the origins of the universe but continually sustains the development of life and the world.

The Creator, he said, “is the cause of every being and all becoming.”

The five-day conference, sponsored by the Pontifical Academy of Sciences, is the latest initiative in an effort by the Vatican to promote dialogue between scientists and theologians. It also comes as debates over creation and evolution continue to rage on.

Like many Christians today, most members of the Catholic Church accept a brand of evolution known as "theistic evolution," which teaches that evolution was a tool used by God in the creation process.

During a press gathering in September, the Vatican said the theory of evolution was compatible with the Bible and that it was even planning to hold a new interdisciplinary conference to celebrate the 150th anniversary of Charles Darwin's Origin of the Species next March in Rome.

The Catholic Church rejects a fundamentalist interpretation of the Creation story in Genesis, regarding the six-day account as an allegory. Though this view aligns with that of many Protestant Christians, many conservatives maintain the belief in a literal six-day Creation.

On Friday, Benedict said he saw no contradiction between believing in God and empirical science.

"There is no opposition between faith's understanding of creation and the evidence of the empirical sciences," he said, quoting from Popes Pius XII and John Paul II.

He also cited Galileo, whom, he said "saw nature as a book whose author is God in the same way that Scripture has God as its author."

"It is a book whose history, whose evolution, whose ‘writing’ and meaning, we ‘read’ according to the different approaches of the sciences, while all the time presupposing the foundational presence of the Author who has wished to reveal Himself therein," said the pontiff, according to Catholic News Service.

Following Benedict’s opening remarks, world renowned physicist Stephen Hawking, a professor of Mathematics at Cambridge University, was scheduled to give a lecture Friday afternoon entitled "The Origin and Destiny of the Universe."

The physicist’s appearance was to mark his second at a Vatican scientific conference since 1981, when Hawking had attended at Vatican conference on cosmology.

Though he has never professed a belief in God, Hawking has never denied the existence of God either. Furthermore, in his 1988 publication, A Brief History of Time, Hawking discussed the possibility of a creator.

"So long as the universe had a beginning, we could suppose it had a creator,” wrote Hawking, who later said that his theories show the possibility for the laws of science to dictate how the universe began.

The world renown physicist has also admitted to being religious, though not “in the normal sense," in an interview with Reuters last year.

"I believe the universe is governed by the laws of science," he told Reuters.

"The laws may have been decreed by God, but God does not intervene to break the laws," he added.

Aside from Hawking, other notable scientists scheduled to speak at the five-day Vatican conference, which concludes Nov. 4, include Swiss chemist Albert Eschenmoser, who will discuss the search for the chemistry of life’s origin; U.S. biologist David Baltimore, who will examine evolution at the genetic level; and Greek biologist Fotis Kafatos, who will speak on evolution and the insect world.

Those addressing the theological and philosophical aspects of evolution will include Italian Cardinal Carlo Maria Martini and Father Stanley L. Jaki, a professor of physics and the philosophy of science at Seton Hall University.

(By Lawrence Jones, Christian Post Reporter, Sat, Nov. 01 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cho Cha Cố Đa-Minh Vũ Nguyên Thiều tại Rôma
Đặng Trần
10:42 02/11/2008
ROMA - Vào lúc 4 giờ chiều ngày 1 tháng 11 năm 2008, tại Trường Truyền Giáo Rôma (Collegio Urbano), Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo và một số linh mục, tu sĩ, chủng sinh Việt Nam đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Cố Đa Minh Vũ Nguyên Thiều, nghĩa phụ của Đức Ông và đồng hương của một số anh chị em sinh viên Bùi Chu, Sài Gòn đang du học tại Rôma. Đồng tế trong thánh lễ có Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, thuộc Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, thuộc Giáo Phận Atlanta, GA, Hoa Kỳ và một số linh mục sinh viên Việt Nam tại Rôma.

Trong Thánh Lễ, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo đã mời gọi mọi người tưởng nhớ và cầu nguyện cho Cha Cố Đa Minh và tất cả Quý Vị thân nhân, ân nhân cùng các linh hồn trong dịp Tháng Cầu Hồn này. Đức Tin và Đức Ái là mối dây hiệp thông mọi người trong Thánh Lễ. Chính vì tin tưởng vào sự phục sinh và đời sống mai hậu mà chúng ta dâng lễ cầu nguyện cho những người quá cố. Chính vì yêu mến mà chúng ta chia vui sẻ buồn khi còn sống và tưởng nhớ cầu nguyện cho nhau khi đã chia xa. Niềm tin yêu như đôi cánh giúp chúng ta sống hiệp thông chặt chẽ và hy vọng tràn trề trên bước đường lữ hành dương thế tiến về Quê Trời.

Cha Cố Đa Minh Vũ Nguyên Thiều, sinh quán tại Bùi Chu, ngày 01-05-1927, thụ phong Linh Mục năm 1957 tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nguyên Giám đốc trường Nguyễn Bá Tòng (B) Gia Định, nguyên Chánh xứ Giáo Xứ Tân Phú - Sài Gòn, nguyên hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì, nguyên đại diện các linh mục Bùi Chu Miền Nam, đã an nghỉ trong Chúa lúc 18 giờ 30 ngày 22 tháng 10 năm 2008. Thánh lễ An Táng đã được cử hành tại Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Phú, lúc 08g30 ngày 27 tháng 10 năm 2008, do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Chủ Tế.
 
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tọa lễ thành lập hội Tobia tại Paris
Trần Văn Cảnh
14:34 02/11/2008
PARIS - Giáo xứ Việt Nam, ngày 02 tháng 11 năm 2008 – « Giáo dân việt nam Paris được hân hạnh tiếp đón và chào mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Địa Phận THANH HÓA, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức cha Giuse vẫn luôn dành một tâm tình ưu ái với Giáo xứ Việt Nam chúng ta. Chẳng những bây giờ, với tính cách là giám mục. Mà cả xưa kia, khi còn là linh mục sinh viên, Ngài cũng vẫn đã thường ghé thăm chúng ta. Hôm nay, Đức cha Giuse vừa tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Rôma xong. Trên đường về, Ngài đã đáp lời mời của chúng ta mà đến thăm Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Paris, và cùng chúng ta cử hành thánh lễ Các Linh Hồn. Sau thánh lễ, Ngài sẽ chủ tọa lễ chính thức thành lập Hội TOBIA, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng ta. Xin công đoàn một tràng pháo tay chào đón Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh ».

Đáp lời chào mừng của Đức Ông Mai Đức Vinh trên đây, Đức Cha Nguyễn Chí Linh ứng khẩu: « Vâng, thưa Đức Ông và quí ông bà anh chị em, Giáo xứ Việt Nam Paris quả thật không xa lạ đối với con. Vì nơi đây, con đã từng có dịp nhiều lần đi lại cầu nguyện. Con rất hân hạnh được trở lại cầu nguyện cùng giáo xứ, cùng các thành viên hội TOBIA và cùng mỗi người trong Giáo xứ Việt nam Paris; Đặc biệt trong ngày Lễ Các Linh Hồn hôm nay, ngày mà truyền thống chúng ta dành để cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn thân nhân, bạn hữu. Xin Chúa nhân từ bao la, nhờ của lễ toàn thiêu của Đức Kytô, mau ban đời sống vĩnh cửu cho mọi linh hồn thân thương đã qua đời ».

Sau thánh lễ, trước sự chủ tọa của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng sự hiện diện của các linh mục và tu sĩ trong Ban Giám Đốc, của các thành viên Ban Cố Vấn và Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ, cũng như sự chứng kiến của toàn thể cộng đoàn, Đức Ông Mai Đức Vinh vắn tắt giới thiệu các thành viên chi hội.

Không kể người phối hợp chung là Đức Ông Mai Đức Vinh và người phụ tá là Thầy Sáu Phạm Bá Nha, Hội TOBIA hiện nay có 8 chi hội: 2 cho Paris, và 6 cho các địa điểm mục vụ khác, với những Chi trưởng TOBIA tiên khởi sau đây:
• Paris: Ông Nguyễn xuân Cần và ông Trần Huynh
• Antony: Ông Nguyễn Tính Nghĩa
• Cergy-Pontoise: Ông Vũ Văn Châu
• Ermont: Ông Nguyễn Hữu Thủy
• Marne-La-Vallée: Ông Nguyễn Văn Hải
• Sarcelles: Ông Chea Tâm
• Villiers-Le-Bel: Ông Huỳnh Jean Pierre.

Ngài cũng trình bày vắn tắt mục đích của Hội TOBIA rằng: « Cầu nguyện cho người quá cố cũng như chia sẻ thân tình với tang quyến là việc làm phúc đức vốn có trong Giáo Hội và vốn thực hành trong mỗi Cộng Đoàn của Giáo Xứ. Các Đấng Bề Trên trong Giáo Hội ước mong rằng những việc làm đạo đức như vậy cần được tổ chức với một cơ cấu nhẹ nhàng, để vừa hun nóng và biểu lộ niềm tin, vừa gia tăng tình huynh đệ, tình liên đới và sự hiệp nhất trong mỗi cộng đoàn hay mỗi giáo xứ. Tôi nghĩ đó là mục đích của Hội TOBIA hôm nay được chính thức ra mắt và liên đới sinh hoạt trong các Cộng Đoàn của Giáo Xứ chúng ta. Việc Đức Cha Giuse sẽ trao cho Quí Đại Diện Cộng Đoàn cuốn « CẦU NGUYỆN TOBIA(1) » là một cử chỉ « sai đi ». Cuốn « Cầu Nguyện Tobia » có thể được coi như một dấu chỉ hiệp nhất trong mỗi Cộng Đoàn và cả Giáo Xứ ».

Tiếp lời của Đức Ông Giám Đốc, 8 Chi Trưởng đã cùng đọc lời kinh hội TOBIA sau đây: « Lậy Chúa Giêsu, xin Chúa chúc lành cho hội TOBIA của Giáo Xứ chúng con. Xin Chúa ban cho mỗi người trong Cộng Đoàn một trái tim đầy tình huynh đệ và chia sẻ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh vui buồn, xin cho chúng con biết lấy đức tin và lời cầu nguyện nâng đỡ nhau lúc còn sống và cầu nguyện cho nhau khi đã qua đời. Xin cho lòng thành và lời nguyện liên kết chúng con, khi sống và khi chết, trong tình yêu của Chúa đến muôn đời. Amen ».

Các Chi Trưởng dứt lời kinh, Đức cha Giuse đã làm một cử chi rất cảm động. Ngài trao cho mỗi vị một cuốn sách « CẦU NGUYỆN TOBIA » và bắt tay một cách thân thiện như « sai đi ». Mỗi Chi Trưởng đã được sai đi để lấy « trái tim đầy tình huynh đệ và chia sẻ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh vui buồn », để « lấy đức tin và lời cầu nguyện nâng đỡ nhau lúc còn sống và cầu nguyện cho nhau khi đã qua đời ».

Lễ chính thức thành lập hội TOBIA tại Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được kết thúc với phép lành của Đức cha Giuse và các cha đồng tế trong ban giám đốc giáo xứ.

Ghi chú:
(1). Sách «CẦU NGUYỆN HỘi TOBIA», như đầu đề đã xác định, trình bày những lời nguyện cần thiết và thường dùng cho hội viên TOBIA. 5 lời cầu nguyện chính yếu đã được ghi ra là: Viếng xác, Cầu nguyện theo kinh phụng vụ, Cầu nguyện theo lời Chúa, Cầu nguyện với những kinh quen thuộc và giờ thánh cầu cho bệnh nhân.


Ngoài năm lời cầu nguyện trên, sách còn trình bày hai điều cụ thể rất hữu ích: Nội qui Hội TOBIA và Mấy điều thực tế về Thủ tục dân sự và Nghi lễ an táng.

Vế Nội qui, điều mà mỗi người cần biết nhất có lẽ là « Sinh Hoạt của Hội TOBIA », xoay quanh 4 điểm sau đậy:
1. Khi trong gia đình có người đau yếu nặng, có thể báo tin cho Chi Trưởng biết để Cộng Đoàn cầu nguyện hay viếng thăm tùy theo hoàn cảnh.
2. Khi trong gia đình có người qua đời, có thể báo tin cho Chi Trưởng biết để tổ chức việc thăm viếng và các buổi cầu nguyện và tham dự lễ an táng tùy theo hoàn cảnh.
3. Nơi cầu nguyện cho người quá cố có thể là tại gia, tại nhà quàn hay tại nhà thờ; và đọc kinh một buổi, hai buổi hay ba buổi tùy theo hoàn cảnh.
4. Cộng Đoàn trích quỹ xin cho người quá cố ba thánh lễ.

Về mấy điểm thực tế, trước nhất sách nêu ra 11 điều thực tế về Thủ tục Dân Sự:
1. Một người qua đời tại nhà thương, xác của họ được để trong nhà quàn của nhà thương (Chambre mortuaire de l’hôpital), trù khi gia đình muốn đem đến một nhà quàn khác.
2. Một người qua đời ở ngoài nhà thương, xác của họ không được nhận để trong nhà quàn của nhà thương, nhưng để ở một nhà quàn tư nhân (Chambre funéraire privée).
3. Một người qua đời tại tư gia: gia đình phải báo ngay cho cảnh sát (la police) và cảnh sát sẽ chỉ cho những việc phải làm (gọi bác sĩ, nhà quàn, làm giấy khai tử, …).
4. Thường thường tại nhà thương, tại thị sảnh, tại tòa giám mục, đều có một bàn giấy chỉ dẫn về sự chọn lựa nhà quàn hay nhà an táng (nhà Hòm) (Pompe funèbre) thuận tiện, cũng như chỉ dẫn việc làm giấy khai tử,…
5. Bình thường, nhà an táng chỉ dẫn và giúp tang quyến làm mọi thủ tục hành chánh, việc mua quan tài, đặt vòng hoa, …liên hệ với nhà quàn (nếu cần đưa xác tới đó), và liên hệ với nhà thờ về việc cử hành lễ an táng.
6. Tại Paris có một văn phòng lo về việc an táng cho người công giáo: Service Catholique des Funérailles, 66 rue Falgưre, Paris 75015. Métro Pasteur, Tél.: 01 44 38 80 80.
7. Nhà An táng cũng liên hệ với nghĩa trang trong trường hợp muốn hỏa táng (crémation), mua bình đựng tro (urne), mua chỗ để tro (cage),…
8. Nhà An táng có đủ giá biểu chính thức (tarifs officiels), kể cả tiền trả cho nhà thờ.
9. Nhà An táng có thể liên hệ với ngân hàng có chương mục của người quá cố để lấy số tiền cần trang trải trong việc an táng.
10. Nhà An táng có thể liên hệ với các tổ chức bảo hiểm (assurance) của người quá cố.
11. Gần Giáo Xứ Việt Nam có nhà quàn (10 phút đi bộ): Chambre Funéraire des Batignolles, 1, Bd du Général Leclerc, 91110 Clichy. Tél.: 01 42 28 46 02, fax 01 42 28 44 19, giờ mở cửa 8g-18g, có 32 chỗ đậu xe.

Và sau đó, về Nghi lễ an táng, sách nêu ra 5 điều thực tế quan trọng sau đây:

1. Khi gia đình có người qua đời, liên lạc với Ban Đại Diện của Cộng Đoàn Việt Nam hay với họ đạo Pháp. Vì bay giờ mỗi cộng đoàn đều có Chi Hội TOBIA, và mỗi xứ đạo Pháp có Ban Hậu Sự (Service catholique des Funérailles).
2. Nếu gia đình muốn, có thể xin Chi Hội TOBIA tổ chức các buổi viếng xác và đọc kinh.
3. Tang quyến hoàn toàn tự do: muốn đưa linh cữu tới nhà thờ Giáo Xứ Việt Nam hay đến một nhà thờ Pháp. Nhà An táng có thể giúp liên lạc và trả tiền cho nhà thờ theo giá biểu chính thức.
4. Phải liên lạc với cha Sở họ đạo Pháp để xáx định thời giờ, chuẩn bị bài đọc và những nghi lễ cần thiết. Nếu muốn một cha Việt Nam tới chủ lễ hay đồng tế cũng phải thưa với ngài. Có thể cho số điện thoại để cha sở Pháp và linh mục việt nam liên hệ với nhau.
5. Nếu đến nhà thờ của Giáo Xứ Việt Nam, cũng phải liên hệ với một trong các cha thuộc Ban Giám Đốc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam sau ba mươi ba năm thay bậc đổi ngôi
Đan Tâm
10:57 02/11/2008
Việt Nam sau ba mươi ba năm thay bậc đổi ngôi

Ba mươi năm trước tại Việt Nam, trong một buổi học tập chính trị do ban Tuyên huấn tỉnh tổ chức. Anh Ba Tuyên huấn, ông thầy dạy chính trị chúng tôi, dạy chúng tôi rằng: Bây giờ, chúng ta đang ở giai đoạn "xã hội chủ nghĩa", nên chỉ được ăn no mặc ấm mà thôi, chừng nào tiến lên "cộng sản chủ nghĩa" thì sẽ được ăn ngon mặc đẹp, và khi lên tới "thế giới đại đồng", thì hoàn toàn sung sướng, làm ít hưởng nhiều. Lúc đó, tôi tự nhủ rằng, nếu anh Ba nói đúng, thì giai đoạn chúng ta đang ở, thấp hơn giai đoạn "xã hội chủ nghĩa" rất xa. Cơm ăn độn với bo-bo, thịt heo, đường, bột ngọt, thứ gì cũng bị quy định theo tiêu chuẩn thì làm sao mà "no" được. Quần áo thì mỗi năm một người được mua 3 thước vải thì làm sao mà "ấm" được. Trong óc tôi lúc đó, chỉ cầu mong tiến tới được "xã hội chủ nghĩa" để được ăn no mặc ấm là cũng mãn nguyện lắm rồi.

Ba mươi ba năm đã thấm thoát trôi qua. Ba mươi ba năm, thời gian xấp xỉ nửa đời người, dù cho một em bé sơ sinh thành danh và các vị cao niên nằm yên trong lòng đất. Ba mươi ba năm, Việt Nam tiến tới mức nào rồi?

Nếu nói là Việt Nam không tiến bộ thì không đúng. Việt Nam cũng được quốc tế biết tới vì đã được gia nhập vào WTO, hội Thương Mại thế giới, đã được chọn là nơi tổ chức Sea-Games cho các nước vùng Đông Nam Á. Mới đây, thành phố Nha Trang cũng là nơi được tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Quốc Tế. Tại thành phố Saigon và Hà Nội, các khách sạn 4 sao, 5 sao mọc lên như nấm, với đầy đủ phương tiện phục vụ khách hàng. Các câu lạc bộ hạng sang như Câu lạc bộ Lan Anh mà chỉ có giai cấp quý phái mới đủ khả năng để tới "thư dãn". Các vũ trường xa hoa lộng lẫy như Vũ trường "New Century" luôn luôn đông nghẹt các vị tiểu thư và công tử, con cái của các đại gia vào nhảy và hưởng thụ thuốc "lắc". Các vị tai to mặt lớn tới đây giải trí, bàn chuyện làm ăn, hẹn hò người đẹp. Đến một nơi sang trọng thì cũng phải tiêu xài cho xứng đáng: những chai rượu hàng "ngoại" như VSOP, XO … được chiếu cố tận tình. Tại những nơi này, mỗi đêm tiêu xài cả ngàn đô la không phải là chuyện lạ.

Việt Nam ngày nay còn có những trường dạy tiếng Mỹ, mướn toàn thầy giáo Mỹ và thu học phí bằng "đô la xanh". Giá biểu cho mỗi học sinh từ 600 cho tới 1,000 Mỹ kim một tháng, tuỳ theo trình độ. Việt Nam cũng có nhiều bệnh viện tối tân, do các bác sĩ ngoại quốc phụ trách khám bệnh và điều trị với chi phí cắt cổ mà những người ngheo chẳng dám mơ tưởng bước chân vào.

Nhưng những người dân Việt Nam được hưởng gì trên những tiến bộ này? Dân Việt Nam không đòi hỏi chi nhiều, chỉ mong được No Ấm và Tự Do. Theo thống kê của báo The Economist, lợi tức đầu người của Việt Nam là 555 Mỹ kim một năm, trong khi Thái Lan là 2,550 Mỹ kim; Phi Luật Tân: 1,040 Mỹ kim; Nam Dương: 1,160 Mỹ kim và Singapore: 24,840 Mỹ kim (The Economist World, 2007; p.158, 176, 238) như vậy thì xin hỏi đảng và nhà nước là dân Việt Nam đã ấm no chưa? Về tự do thì tự do tôn giáo đã bị nhà nước bóp nghẹt công khai không còn chối cãi được. Tự do ngôn luận thì Việt Nam được Tổ chức Phóng Viên không Biên giới xếp hạng 168 trong tổng số 173 quốc gia được xếp hạng, sau cả Lào (hạng 164) và Cao Miên (hạng 126). Điều tức cười là đồng minh Trung Quốc thân yêu được xếp trên Việt Nam một bậc, và người anh em thân thiết Cu Ba xếp hàng dưới Việt Nam một bậc. Thế mới biết Xã hội Chủ nghĩa khắng khít, luôn sát bên nhau để cầm đèn đỏ về tự do báo chí. Phải chăng đây là một bằng cớ hiển nhiên để thế giới thấy rõ Xã hội Chủ nghĩa là chủ nghĩa độc tài, luôn che dấu, bưng bít sự thực bằng quyền lực…

Xã hội Việt Nam có tiến bộ, nhưng người dân có được chia xẻ gì hay không? Xin nói ngay là không. Ta hãy quan sát khu Phú Mỹ Hưng ở Khánh Hội, một khu toàn những biệt thự nguy nga xây cất rập khuôn theo kiến trúc của Âu Mỹ, dĩ nhiên là chỉ có đám cán bộ cao cấp và đám "tư bản đỏ" mới đủ khả năng để làm chủ. Trong khi đó, nhiều thôn xóm xa xôi, hẻo lánh vẫn còn nhiều nhà lá, tiêu điều. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm. nhiều nơi còn là đường đất lầy lội. Những vùng sông rạch, hai bên bờ còn nhiều nhà sàn, cầu tiêu đặt trên sông. Ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, phóng uế đều cũng trên một dòng sông. Nhiều trẻ em vẫn phải lao động để kiếm sống, trong lúc đáng lẽ phải ở trong lớp học. Ngay tại các thành phố lớn, bên cạnh những chiếc xe bóng loáng là các dân nghèo buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối.

Chuyện nổi bật nhất ở Việt Nam là tham ô. Làm lớn thì tham ô lớn, làm nhỏ tham ô nhỏ. Từ vụ PMU18, cá độ đá banh cả triệu đồng bằng tiền công quỹ, mua cả chục chiếc xe Mercedes bằng tiền nhà nước để biếu xén, móc ngoặc với nhau, tới mấy chú cảnh sát công lộ, phạt xe lưu hành trái phép bằng cách "điều đình" miệng. Trong bệnh viện, khi bệnh nhân muốn được chữa trị theo đúng tiêu chuẩn thì cũng phải lo "bao thơ" cho y tá và bác sĩ. Tướng Trần Độ đã diễn tả trong "Nhật ký Rồng Rắn": "Xã hội Việt Nam ngày nay là chế độ vô pháp luật, mà phần đầu tiên gây ra là đảng không thể nào chống tham nhũng được. Vì nếu đảng chống tham nhũng thì đảng chống lại đảng hay sao?"

Một điểm đáng chú ý nữa là môi trường ô nhiễm quá độ ở Việt Nam, ngoài đường phố dầy đặc những người, xe cộ nổ máy đinh tai nhức óc, phun khói mù mịt, bởi vậy dân thành phố ra đường đều đeo "khẩu trang". Về công nghệ, do nhà nước thiếu kiểm tra, tham ô, bao che nên các hãng xưởng đem các chất phế thải đổ xuống sông, huỷ diệt hoàn toàn môi trường sinh thái. Điển hình là công ty Vedan của Đài Loan, thiết lập một hệ thống ống cống ngầm để xả thải các chất hoá học trực tiếp vào sông Thị Vải, mà đáng lẽ phải qua một giai đoạn kiểm nghiệm như quy định. Sông này bị ô nhiễm vô cùng nặng nề và trở thành một "dòng sông chết". Việc này đã được điều tra và lập biên bản từ năm 1996. Thế mà mọi chuyện đều bị chìm xuồng vì được bao che. Tới năm 2004, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường ký văn bản gửi Hội Đồng Thi Đua Khen Thưởng tỉnh Đồng Nai đề nghị khen thưởng Vedan vì nỗ lực bảo vệ môi trường (báo Lao Động ngày 17/9/2008).

Xã Hội Chủ Nghĩa đã đào tạo được một giai cấp mới: đó là những "tư bản đỏ". Điển hình là một nữ "đại gia" đặt làm một chiếc Rolls Royce loại đặc biệt, các phụ tùng của xe đều khắc tên bà. Chiếc xe này được giao tới Việt Nam bằng một chuyến máy bay đặc biệt. Đại gia Huỳnh Phi Dũng, tự "Dũng lò Vôi", chủ nhân ông của khu du lịch "Lạc Cảnh Đại Nam" tốn kém xây cất hết 3000 tỷ đồng. Công tử "Cường đô la" tự là "Cường Gia Lai" mới trên 20 tuổi mà đã có bộ sưu tập xe hơi đắt giá nhất của những nước tư bản như: Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Lamborghini. Riêng chiếc xe Mercedes SLR McLaren còn gọi là "mũi tên bạc" cũng trị giá trên nửa triệu đô la. Dĩ nhiên, trên bảng "phong thần" của các "tư bản đỏ", các vị tai to mặt lớn trong Bộ Chính Trị đều có tên. Nếu "Bác Hồ" sống lại ngày hôm nay, thì tha hồ mà đánh "tư sản" và đấu tố "địa chủ". Chẳng phải ai xa lạ đâu "Bác"! Toàn là người nhà cả, những người mà "Bác" đã biết mặt, biết tên.

Nói tóm lại, sau 33 năm thay bậc đổi ngôi, giai cấp "chuyên chính vô sản" và giai cấp "công nhân, thợ thuyền" đã bị đi vào quên lãng, không còn được đảng và nhà nước ưu ái như trong thời kỳ khó khăn nữa. Nếu đúng như lời dạy bảo của anh Ba Tuyên huấn trong buổi học tập chính trị năm xưa, thì ngày nay, các vị tai to mặt lớn trong đảng và nhà nước đã dắt tay nhau lên tới "Thế Giới Đại Đồng" rồi, còn đám dân nghèo nông thôn thì đang ra sức chạy bộ để mong leo được tới "Xã Hội Chủ Nghĩa".
 
Thư của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Hãy trả tự do cho những người bị giam cầm vô lý
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang
11:05 02/11/2008
Hãy trả tự do cho những người bị giam cầm vô lý

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc


Hà Nội ngày 28 tháng 10 năm 2008

Kính gửi:

ông Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh
ông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết
ông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN

Những người có lương tri và có nhãn quan đúng đắn đều vô cùng đau xót và hết sức ngỡ ngàng trước chiến dịch đàn áp dữ dội cùng một lúc cả số đông bà con giáo dân và những người hoạt động dân chủ Việt Nam. Bản thân người viết bức thư này cũng sửng sốt tưởng rằng đâu đó đã xuất hiện dấu hiệu nguy biến khiến nhà cầm quyền không thể không ra tay kịp thời và quyết liệt.

Thực tế, khi hàng vạn bà con giáo dân từ nhiều địa phương trong cả nước ùn ùn kéo về khu vực nhà thờ Thái Hà thì không thể không đưa ra những biện pháp ngăn chặn khẩn cấp và việc ngăn chặn hữu hiệu nguy cơ xẩy ra động loạn đã biểu tỏ sức mạnh đáng nể của lực lượng chuyên chính vô sản Việt Nam.

Nhưng thử hỏi, vì sao chính nhà cầm quyền lại đẩy tình hình trở thành phức tạp đến mức có nguy cơ bùng nổ như vậy ?

Trấn áp đành đã quá giỏi vì đấy là sở trường của chuyên chính vô sản, nhưng rồi đây, hai cái công viên bên cạnh nhà thờ Thái Hà và bên cạnh Tòa Khâm Sứ sẽ vẫn cứ còn gợi lại chứng tích rất không đẹp của ĐCSVN trong lòng những ai ngày nay đi qua và các thế hệ mai sau nhìn thấy nó. Người ta bảo rằng hai công viên kia là công tích đáng tôn vinh của giáo dân, đặc biệt là giám mục Ngô Quang Kiệt và linh mục Vũ Khởi Phụng. Ai cũng biết rằng, không có họ thì công viên Tòa Khâm Sứ đã biến thành vũ trường và các quán bia ôm uế tạp cho tư bản đỏ hốt bạc. Không có họ thì công viên Nhà thờ Thái Hà đã được phân lô xây lầu cho các quan chức và bộ hạ.

Lại nữa, rồi đây vẫn cứ còn xói mãi vào tâm khảm con người về nỗi xấu hổ đối với những thủ đoạn hạ đẳng khi người ta cắt xén, xuyên tạc lời Đức Cha Ngô Quang Kiệt để báng bổ, hạ nhục ông.

Thử hỏi, cái hậu hoạ thảm hại cho uy tín và danh dự của ĐCNVN này do ai gây ra ?

Càng ngạc nhiên hơn, gần như đồng thời với đàn áp giáo dân, người ta mở chiến dịch truy lùng và bắt giam hàng loạt những người hoạt động dân chủ.

Như trên đã nói, vì tưởng rằng đã xuất hiện nguy cơ từ một âm mưu chính trị ghê gớm nào đấy nên tôi giữ im lặng để thận trọng tìm hiểu. Sau những trao đổi với một số người hiểu biết, trong đó có công an và người bị công an thẩm vấn, đặc biệt là qua trò chuyện trong buổi “Gặp mặt thân nhân các chiến sĩ dân chủ đang gặp hoạn nạn” tại nhà tôi hôm nay tôi mới xác định được rằng đợt tra xét, giam cầm này chủ yếu nhằm truy bức hành động treo biểu ngữ của những nhà hoạt động dân chủ.

Nếu quả đúng vậy thì hành động này của nhà cầm quyền cần được xem xét lại.

Hãy xem, họ đã treo những khẩu hiệu gì ?

Biểu ngữ treo ở Nam Thăng Long, Hà Nội viết:

- Tham nhũng là hút máu dân
- Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân
- Mất đất, biển, đảo là có tội đối với tổ tiên
- Yêu cầu đảng cộng sản thực hiện ngay dân chủ hoá đất nước, đa nguyên đa đảng.


Biểu ngữ treo ở Hải Phòng viết:

- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam
- Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam
- Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam


Biểu ngữ treo ở cầu Lai Cách Hải Dương viết:

- Lạm phát, dân nghèo khổ là do chính quyền CS
- Mất dân chủ tự do nhân quyền là do chính quyền CS
- Mất đất mất đảo là do chính quyền đảng CS
- Yêu cầu: đa nguyên đa đảng


Những khẩu hiệu trên sai ở chỗ nào ?

Không sai !

Hầu hết đúng. Một vài câu có thể là nên chỉnh sửa đôi chút.

Những câu nên chỉnh sửa không phải là sai hoàn toàn.

Những câu đúng phải được xem là lời tuyên thệ, là sự tự vấn nghiêm khắc của một chính quyền thực sự vì dân.

Có người bảo các khẩu hiệu treo ở Hà Nội và Hải Phòng không có vấn đề gì. Nhưng khẩu hiệu treo ở Hải Dương phạm tội kêu gọi lật đổ chính quyền.

Không, nói như vậy là phạm tội vu khống, là cố tình suy diễn gán ghép bằng dã tâm ác ý. Mọi người đều có quyền khen hay chê, có quyền phân tích và xét đoán. Người nói hoàn toàn có quyền phát biểu nhận định rằng sở dĩ có tham nhũng ở tầm quốc nạn, sở dĩ nhân dân nghèo khổ, đất nước tụt hậu là do Đảng đã tha hoá, biến chất, đã trở nên quá kém cỏi. Đấy là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Người lĩnh hội có thể biến nhận thức đó thành hành động: hoặc ra sức đấu tranh buộc Đảng cải tổ triệt để, đổi mới thực sự để may chăng còn có thể tồn tại; hoặc tiến hành đấu tranh vũ trang lật đổ Đảng đi. Và, chỉ người lĩnh hội mới chịu trách nhiệm về hành động của họ.

Toàn Đảng, trước hết là TBT Nông Đức Mạnh và các ủy viên Bộ Chính trị muốn xứng đáng thì hãy hô thật to các khẩu hiệu trên. (Riêng câu “ Đa nguyên đa đảng cho Việt Nam” các ông có thể lờ đi hoặc hô nho nhỏ). Dẫu sao, đa nguyên đa đảng là tất yếu. Sợ cũng không được, trốn tránh cũng không được, cưỡng lại cũng không được, mưu ma chước quỷ để ngăn chặn mấy thì rồi cái gì phải đến cũng sẽ đến như mùa xuân sẽ đến.

Người ta nói đúng, người ta làm đúng, người ta chỉ bảo, khuyến khích các người làm đúng lời dạy của cha ông, đúng ước nguyện của nhân dân, sao lại bắt bớ người ta, đánh đập đầy đoạ người ta, gieo đau khổ cho cha mẹ, vợ con người ta ? !

Sao lại dã man tàn bạo đến thế ! Không còn biết xót thương là gì ! Không còn sợ quả báo đời con, đời cháu hay sao ?

Người trong nước hẳn không thể không khinh ghét, oán giận, song vì sợ hãi không dám lên tiếng; nhưng hãy nghe kia, Nghị viện Châu Âu mạnh mẽ lên án vì cho rằng ở Việt Nam: “tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng: tháng 9-2008 chính quyền Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập niên qua đối với người công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị nhà cầm quyền tịch thu”... “Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và đã bắt giam những “ nhà ly khai sử dụng internet” với lý do dùng internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận dân chủ ”.

Họ yêu cầu:

- Trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đầy hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa ý kiến hay tôn giáo …

- Bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “ an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng.


Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ ấn định trong Hiệp ước đối tác và hợp tác Liên Âu – Việt Nam được Quốc hội Châu Âu thông qua ngày 22 tháng 10 năm 2008 với gần như tuyệt đại đa số: 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, 4 phiếu trắng. Liên Âu không phải Hoa Kỳ nên không thể suy diễn rằng họ cay cú, thù địch gì mà phải hiểu rằng họ đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của nhân loại. Đồng thời hãy ghi nhớ rằng họ đang là đối tác quan trọng hàng đầu của chúng ta.

Tôi cũng khẩn thiết yêu cầu:

1) Trả tự do ngay cho những người bị bắt một cách vô lý: Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê thị Kim Thu … và các giáo dân cầu nguyện trong vụ Thái Hà bị đưa ra tòa xét xử...

2) Bộ Chính trị và Ban Bí thư cần họp kiểm điểm về việc chỉ đạo giải quyết các vụ việc nêu trên. Xác định cho được những ai do nhận thức non kém, do mắc mưu sự chỉ đạo từ nước ngoài hay bản thân là tình báo nước ngoài đã thực hiện âm mưu phản động đối với Đảng, đối với Tổ quốc.

Những bước đi đúng đắn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc xúc tiến giao hòa với Tòa thánh Vatican, hứa hẹn giải quyết êm thấm vấn đề Tòa Khâm sứ Hà Nội; trong việc đẩy mạnh mối giao hảo với Hoa Kỳ đến mức Tổng thống Bush tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam và đang có bước đi tích cực trong quan hệ quân sự, quốc phòng Việt- Mỹ hẳn đã làm cồn cào bụng dạ những kẻ vốn coi Viêt Nam là đối tượng thuộc phạm vi bành trướng. Họ muốn kích động chính quyền ta phải ra tay đàn áp dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để buộc Hoa Kỳ và Phương Tây phải lên tiếng, từ đấy khoét sâu mâu thuẫn giữa ta với thế giới tiên tiến, thiết lập lại tình trạng cô lập để buộc ta không còn con đường nào khác ngoài con đường chui vào vòng đô hộ của họ.

Có tin cho biết những ngày vừa qua quân đội Trung Quốc đã áp sát biên giới phía Bắc và người ta chủ trương kích động giáo dân nổi loạn để bọn Lê Chiêu Thống có cớ mời họ vào.

Dù những nhận thức, những ý kiến nêu trên sai đúng đến mức nào, tôi vẫn mong các vị nghiêm túc quan tâm đến bức thư này không chỉ vì số phận nghiệt ngã đau lòng của những người đang bị giam cầm vô lý mà còn vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam, vì danh dự của chính ĐCSVN.

Trân trọng

Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 35 534 370

 
Qui tắc Sáng kiến mạng toàn cầu về quyền của người sử dụng internet
Trà Mi, RFA
11:17 02/11/2008
Qui tắc Sáng kiến mạng toàn cầu về quyền của người sử dụng internet

Những quốc gia kiểm duyệt internet gắt gao trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, từ nay, sẽ không dễ yêu cầu các nhà cung cấp như Google, Yahoo, hay Microsoft giao nộp thông tin cá nhân của người truy cập mạng, theo tinh thần bản quy tắc mang tên “Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu” vừa được công bố.

Công an kiểm xoát Internet ở Hà Nội (Photo: AFP)
Sáng kiến này do những tổ chức nhân quyền, những nhà nghiên cứu, và các tập đoàn cung cấp internet hàng đầu trên thế giới hợp tác soạn thảo. Nội dung và cách thực thi bản quy tắc ra sao? Trà Mi có cuộc trao đổi với cô Cynthia Wong, thuộc Trung Tâm Dân Chủ và Kỹ Thuật, một trong những cơ quan có vai trò chính yếu trong việc lập ra bản quy tắc này.

Trà Mi: Về nguyên nhân của Sáng Kiến này, cô Cynthia Wong cho biết:

Cynthia Wong: Các nhà cung cấp internet trên thế giới đang đối mặt trước áp lực ngày càng cao từ các chính phủ yêu cầu họ phải hỗ trợ công tác kiểm duyệt thông tin, vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, khiến các công ty này phải tìm cách đối phó để bảo vệ quyền của người sử dụng net, hay nói cách khác là bảo vệ nhân quyền.

Vì vậy, họ đã quyết định phối hợp với các tổ chức nhân quyền, những nhà nghiên cứu, và những công ty kỹ thuật hàng đầu đưa ra bản quy tắc mang tên “Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu” hầu tiến tới những giải pháp hữu hiệu hơn cho vấn đề. Hiện tại có ba công ty internet tiên phong tham gia vào Sáng Kiến này, đó là Yahoo, Google, và Microsoft. Chúng tôi hiện đang kêu gọi nhiều công ty khác nữa.

Quyền của người sử dụng internet

Trà Mi: Thưa cô có thể cho biết những điểm chính yếu được nhấn mạnh trong bản quy tắc này là gì?

Cynthia Wong: Một trong những điều quan trọng mà chúng tôi cố gắng hướng tới là bản Sáng Kiến này đã tạo ra một phương pháp hệ thống hóa giúp các nhà cung cấp internet đánh giá những rủi ro cho chính công ty của họ cũng như cho người sử dụng net trong thị trường mà họ đang hoạt động hay tại một thị trường mới mà họ sắp bước vào khai thác. Qua đó, họ có thể tìm cách giảm thiểu những ảnh hưởng đối với tình hình nhân quyền trước khi các vi phạm thật sự xảy ra.

Một ví dụ để dễ hiểu, các tập đoàn internet tham gia cam kết trong bản quy tắc này sẽ phải thực hiện các cuộc điều tra-đánh giá những tác động đối với tình hình nhân quyền tại một quốc gia trước khi chính thức bước vào kinh doanh ở thị trường đó để nhận rõ những nguy cơ và nghiên cứu khả năng đối phó, giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, họ cũng sẽ tiến hành các hoạt động đào tạo và phối hợp hành động với các tổ chức thuộc Sáng Kiến để thúc đẩy những chính sách bảo vệ nhân quyền tốt hơn.

Trà Mi: Theo bản quy tắc, trong trường hợp nào và lúc nào thì các công ty internet đựơc phép chia sẻ những thông tin cá nhân của người truy cập mạng nếu đựơc yêu cầu?

Cynthia Wong: Theo tôi điểm mạnh của Sáng Kiến này chính là tính chất cộng tác của nó. Ngay trước khi xuất hiện những yêu cầu vi phạm nhân quyền như thế, đã có các hoạt động giúp nhà cung cấp internet có thể nhận định tình hình, và khi nhận yêu cầu từ các chính phủ, những công ty internet sẽ bàn luận, tham khảo với các thành phần thuộc Sáng Kiến để tìm ra giải pháp đối phó tương ứng.

Dĩ nhiên không ai khác hơn là các chính phủ mới là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ nhân quyền của cư dân mạng, nhưng giờ đây sẽ có những cơ chế rõ ràng giúp các công ty internet đối phó với tình trạng xâm phạm nhân quyền.

Trà Mi: Thế nhưng bản quy tắc có quy định cấm cụ thể đối với cách hành xử hay các dịch vụ của những công ty internet hay không, thưa cô?

Cynthia Wong: Không, bản quy tắc này mang tính linh hoạt vì dự kiến sẽ được áp dụng toàn cầu và trong môi trường kỹ thuật rộng lớn. Vì bản chất phức tạp của những thử thách mà các công ty internet đang phải đối đầu, tiến bộ kỹ thuật, chính sách của các quốc gia, cũng như tình hình thế giới không ngừng biến đổi, nên khó quy định lằn ranh rõ ràng đúng sai, và đưa ra những điều được phép hay không được phép. Điều chúng tôi đang nỗ lực là tạo ra các phương pháp linh động và hệ thống hơn cho các công ty internet dễ dàng ứng phó với áp lực từ các quốc gia độc tài.

Trung tâm Dân Chủ và Kỹ Thuật

Trà Mi: Trung tâm Dân Chủ và Kỹ Thuật có vai trò như thế nào trong việc khiến các công ty internet phải tuân thủ các điều đã nêu ra trong bản quy tắc?

Cynthia Wong: Trung tâm Dân Chủ và Kỹ Thuật có vai trò tạo điều kiện, giúp đỡ tất cả các bên tham gia trong “Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu” bao gồm các tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền, những nhà nghiên cứu, các công ty kỹ thuật, các công ty internet cùng ngồi lại bàn thảo với nhau, cũng như mở đường cho cơ chế Sáng Kiến này ra đời.

Để trả lời câu hỏi về cơ cấu trách nhiệm đối với các công ty liên quan, thì dần dần chúng tôi sẽ có những quy định trách nhiệm rõ ràng để thứ nhất là bảo đảm rằng các công ty internet tuân thủ nghiêm túc các cam kết, thứ hai để đánh giá xem những gì chúng tôi đang làm có thật sự giúp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu hay không, và cuối cùng, đó cũng là cơ chế để chúng tôi học hỏi và thường xuyên tự điều chỉnh nhằm đáp ứng với những sự thay đổi.

Trà Mi: Nghĩa là sẽ có những biện pháp hoặc cơ chế cụ thể để bảo đảm những quy tắc đề ra được thực thi nghiêm chỉnh, thưa cô?

Cynthia Wong: Đây là điều mà chúng tôi đang tiếp tục tiến tới. Về cái khung quy tắc chúng tôi đã thiết lập, các công ty internet đã đồng ý với quy định trách nhiệm rằng phải cho phép các tổ chức thuộc Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu tham gia tìm hiểu công việc của họ và kết quả điều tra sẽ được công bố công khai.

Chúng tôi đang bước vào giai đoạn xây dựng các tiến trình ấy cũng như tiến trình đánh giá trách nhiệm của các công ty internet. Cuộc đánh giá đầu tiên sẽ đựơc thực hiện trong 2 năm tới đây. Chúng tôi rất lạc quan rằng “Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu” sẽ trở thành các tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu và được tất cả các công ty internet trên thế giới đồng ý tham gia.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian cô Cynthia Wong, từ Trung Tâm Dân Chủ và Kỹ Thuật đã dành cho cuộc trao đổi này.

(Nguồn: Trà Mi, phóng viên đài RFA, ngày 1.11.2008)
 
Nhân ngày lễ các đẳng linh hồn, nhớ về một ‘giáo dân cố tổng thống’
Alfonso Hoàng Gia Bảo
13:36 02/11/2008
Nhân ngày lễ các đẳng linh hồn, nhớ về một ‘giáo dân cố tổng thống’

Hai ngày đầu tháng Mười Một vừa qua, như hằng năm là những ngày lễ trọng giáo hội dành để mừng kính các Thánh Tử Đạo VN và tưởng nhớ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn, đặc biệt đối với các đấng sinh thành, Ông Bà, Cha Mẹ đã an nghỉ trong Chúa.

Chuyện đạo là thế, với tôi những ngày này còn là dịp để nhớ về một biến cố trọng đại vì nó cũng xảy ra đúng vào ngày 1/11, có liên quan đến vị tổng thống đồng thời cũng còn là một Kitô hữu như chúng ta, cố tổng thống Ngô Đình Diệm.

Các tài liệu lịch sử còn cho thấy, vị cố tổng thống này là một tín hữu có một cuộc sống đạo đức. Ngoài những lời than phiền về một dạng độc tài theo kiểu “gia đình trị” kèm theo những lời thị phi về cô em dâu tức “bà cố vấn” Ngô Đình Nhu ra, tôi chưa đọc được ở đâu những lời chê trách cá nhân cố tổng thống Ngô Đình Diệm về nhân cách.

Vì tấm gương đạo đức của vị “giáo dân tổng thống” đầy cao trọng này, nhân ngày lễ các đảng linh hồn năm nay, người viết xin có đôi dòng tưởng nhớ đến ông.

Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày 1/11/1963. Hậu quả gây nên bởi biến cố lịch sử này, đối với số phận đại đa số dân chúng miền Nam VN, dường như đang ngày một lộ rõ…

Khi so sánh hình ảnh hai miền Nam. Một, qua lời kể của nhiều người về một miền Nam tự do, mọi người được sống trong sung túc những năm 60 và cái còn lại bấp bênh những năm 70 và sau này bị cai trị cộng sản còn tang thương hơn mà tận mắt tôi chứng kiến, đứng ở một góc nhìn nào đó, mấy câu “đứng núi này trông núi nọ” hoặc “no cơm dửng mỡ” v.v… quả là không oan chút nào khi nói về cuộc đảo chánh cầm đầu bởi ông Dương Văn Minh.

Lý do chẳng oan là vì nếu những gì ông tướng này cùng các thuộc hạ làm đúng, một cuộc đảo chánh cần phải có vì lợi ích tối thượng của nước VNCH, chắc chắn bây giờ đã chẳng có chuyện, hằng năm cứ đến ngày 2/11, cái tên “Ngô Đình Diệm” lại được không ít bậc cha chú nhắc lại với bao nuối tiếc!

Trong biến cố ấy, chỉ xét riêng việc mà hầu hết các nguồn sử liệu đều cho rằng, chính ông Dương văn Minh đã âm thầm ra lệnh cho viên thiếu tá cận vệ của ông tên Nguyễn Văn Nhung, lén lút giết hai anh em ông Diệm – Nhu trong lòng chiếc xe tăng M113, thiết nghĩ đã đủ nói lên bản chất không lương thiện, bất xứng đối với một vị tướng cao cấp như ông. Nơi gây án mạng được biết nay là ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Cách mạng Tháng 8 trong một khoảng khắc dừng xe ngắn ngủi tại đây, trên đường chở hai anh em họ Ngô từ Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu (nay là BTL QK7).

Với một vị tổng thống hợp hiến được đa số dân chúng bầu mà ông ta còn không biết trọng, thử hỏi ông còn lấy đâu ra tư cách để xứng đáng trị vì đất nước để đem lại hạnh phúc cho thiên hạ? Mạng sống của những lãnh đạo được dân tín nhiệm đề cử như ông Diệm chính là mạng sống của dân chúng, nó hoàn toàn khác với vai trò lãnh tụ trong thể chế độc tài cộng sản, vì không do dân bầu lên, nên mới thường xảy ra chuyện thanh trừng lẫn nhau. (Liệu sau này lịch sử có phải hỏi, vậy Dương Văn Minh khi ấy thực ra ông ta là ai?)

Mọi người tiếc nuối cũng phải, vì qua sách vở tài liệu chúng tôi biết rằng ngày xưa ở miền Nam nước Việt, đã có một quãng thời gian 9 năm thanh bình sau ngày chia cắt hai miền vào năm 1954. Chẳng bao lâu sau biến cố lật đổ T.Tg Diệm, số phận dân chúng miền Nam đã phải dần dần lâm vào tình cảnh khốn khổ, nhưng phải chờ đến sau năm 1975 sự trả giá thật sự mới xảy ra như mọi người đều đã biết.

Lẽ ra những người nhỏ tuổi như chúng tôi, vào ngày xảy ra biến cố 1/11/63 mới chỉ được dăm ba tuổi, chẳng đủ tư cách để được phép đả động đến biến cố này. Nhưng oái oăm một điều là những người ‘góp công’ gây ra nó sau ngày 30/4/1975 hầu hết đã "ra đi" khỏi đất nước này, họ bỏ mặc lại sau lưng những gia đình thường dân không đủ điều kiện tìm đường tự do như họ, mặc dù chẳng dính dáng gì đến biến cố có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai họa mất nước, nhưng đã phải lãnh đủ cái hậu quả do các bậc “cha chú” mình gây nên, không lên tiếng liệu có quá bất công?

Mấy năm gần đây, từ trong nước, chúng tôi lại phải nghe mỗi năm một nhiều những sự thật về biến cố trọng đại này. Một mặt nó giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng, một trong số đó là việc bác bỏ dư luận cho rằng ông Diệm đã chủ trương đàn áp Phật Giáo, từ đó khôi phục lại hình ảnh một vị tổng thống hết sức mẫu mực, nhưng đồng thời chính những sự thật ấy càng khiến cho các thế hệ con cháu chúng tôi càng có lý do để trách móc những thế hệ đi trước nhiều hơn, đặc biệt những ai đã tham gia gây nên biến cố 1/11/63.

Thật ra chẳng phải đến bây giờ nhờ có internet mà những sự thật về cuộc đời và sự nghiệp của cố tổng thống Ngô Đình Diệm mới được nhiều người biết đến. Vì ngay từ lúc còn là học sinh trung học, tôi cũng đã có dịp xem qua quyển “Làm thế nào để giết một tổng thống?” được xuất bản ở Sàigòn khoảng đầu thập niên 70, quyển sách này đã khắc họa lại khá đầy đủ giúp cho người đọc nhìn thấy chân dung một Ngô Đình Diệm khác xa một trời một vực với những con người đã rắp tâm hãm hại ông.

Chỉ có thể tóm tắt rằng, mặc dù bị rơi vào thế hiểm nguy nhưng hai anh em ông Diệm Nhu vẫn luôn tỏ ra khí khái, khiến ngay cả ông Minh và các tướng tá phe đảo chánh luôn cảm thấy sợ hãi về cái uy của vị tổng thống. Chỉ có những bậc trượng phu quân tử trước cái chết mới không tỏ ra sợ hãi, vẫn từ chối những yêu sách hạ cấp của những người tỏ ý muốn cứu mạng ông.

Năm nay 2008, tôi lại vừa đưọc xem thêm một ít tài liệu mới được người Mỹ công bố về biến cố này, trong một bài viết mang tên “Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm” do tác giả Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ. Đây là những tài liệu có giá trị, trong số đó có một đoạn liên quan đến cái nhân cách hơn người của ông Diệm, một vị tướng người Mỹ đã nói như sau:

“…Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng) thời đó kể lại là Ban Cố Vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng Thống Diệm vì nói là "không thể thắng Cộng Sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể chúng ta không thể thắng Cộng Sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì đi với ai?" Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được câu này.”

Dẫu sao, tôi nghĩ bản thân ông Dương Văn Minh người chủ mưu trong vụ án 1/11/1963 cũng đã trở thành người đầu tiên phải trả giá vì tội lật đổ và giết chết cố tổng thống Ngô Đình Diệm, trước tất cả dân chúng miền Nam.

Việc đó đã diễn ra vào trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập Sàigòn, khi ông ta đang hớn hở về chuyện bàn giao thành phố Sàigòn này cho quân giải phóng để lập công, thì bất ngờ đã bị những bộ đội miền Bắc dội ngay một gáo nước lạnh vào mặt, bằng câu nói lạnh lùng “các ông là những kẻ chiến bại nên chẳng có gì để bàn giao cả!”

Không biết khi cầm đầu cuộc đảo chính 12 năm trước, ông ta có lường nổi sẽ có một ngày tệ hại nhục nhã như vậy xảy ra? Riêng tôi, nghe xong mà cảm thấy đau đớn thay cho một cuộc đời làm tướng như ông vì ngày nay nhắc đến mấy chữ “đại tướng Dương Văn Minh” nhiều người thế hệ chúng tôi chỉ còn biết nó đã từng gắn liền với hai việc, một là giết cố tổng thống Ngô Đình Diệm và hai là bị từ chối bàn giao vì bị cho là tù binh, mà không phải gắn liền với những trận đánh lịch sử để đời cho các thê hệ sau nghiêng mình khâm phục.

Sàigòn, 2/11/2008
 
Phỏng vấn GM Nguyễn Chí Linh về Thượng Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Việt Nam
Trần Văn Cảnh
14:15 02/11/2008
PARIS. Giáo xứ Việt Nam, ngày 02 tháng 11 năm 2008 – Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Địa Phận THANH HÓA, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Rôma, trên đường về, đã đáp lời mời của Giáo Xứ Việt Nam Paris đến thăm Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Paris. Ngài đã chủ tế thánh lễ Các Linh Hồn vào chủ nhật 02.11.2008. Sau thánh lễ, Ngài đã chủ tọa lễ chính thức thành lập Hội Tobia, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. Trước thánh lễ, Ngài đã dành cho Giáo Sư Trần Văn Cảnh, biên tập viên GiaoxuvnparisVietCatholic một cuộc phỏng vấn. Ngài đã trả lời những câu hỏi liên quan tới:

• Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa tại Rôma, từ 05 đến 26.11.2008 với đề tài "Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội".
• Vài nét sống động hiện nay của Giáo Hội Việt Nam

Về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới

Xin kính chào Đức Cha. Vừa tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa trong 3 tuần lễ, từ 05 đến 26/10/2008, Đức cha có thấy rằng khẩu hiệu của mình « Ut sint unum » đã được thực hiện một cách sống động không?

GM Linh: Vâng đúng thế, Thượng Hội Đồng là một cơ hội khiến tôi cảm thấy như rờ mó được Giáo Hội hữu hình. Các nghị phụ gồm hồng y, giám mục, chuyên gia, hội dòng, giáo dân từ mọi nơi trên thế giới đoàn tụ chung quanh Đức Thánh Cha để thảo luận về vai trò của Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng khó có thể tìm được một hình ảnh nào đẹp hơn về tình hiệp thông Giáo Hội hoàn vũ. Tôi cảm thấy khẩu hiệu “Ut sint unum” của tôi thật ý nghĩa.

Xin Đức Cha cho biết cảm tưởng tổng quát của Ngài về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa qua. Và đặc biệt về Nhóm nhỏ mà Đức Cha đã làm việc.

GM Linh: Đây là lần đầu tiên tôi được diễm phúc có mặt tại một diễn đàn cao cấp như thế. Tôi vô cùng ngưỡng mộ sự uyên bác của các nghị phụ và các chuyên gia. Tôi hãnh diện vì mình thuộc về một Giáo Hội đầy trí tuệ và tri thức. Tôi càng thán phục hơn nữa khi nhận thấy nơi các thành viên Thượng Hội Đồng những mẫu gương đạo đức, thánh thiện. Tôi nghĩ rằng đó là một ngân hàng tinh thần cho Dân Chúa khắp nơi.

Nhóm hội thảo của tôi gồm hàng chục quốc tịch khác nhau. Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy rất ấm áp trong lòng khi thấy mọi người, tuy hầu hết gặp nhau lần đầu, tỏ ra thân thiện với nhau như đã quen từ lâu. Đã có lúc tôi cám ơn Chúa rằng “ Ôi lạy Chúa, Giáo Hội của Chúa đẹp quá".

Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới XII về Lời Chúa, Ý tưởng mạnh nhất đã lôi kéo chú ý của Đức Cha là ý tưởng nào?

GM Linh: Ý tưởng mạnh mẽ nhất được rất nhiều nghị phụ đề cập là tính sống động của Lời Chúa. Lời Chúa không phải chỉ để đọc để hiểu mà thôi. Lời Chúa là Lời để sống, để thực thi. Công giáo không chỉ là tôn giáo của kinh điển nhưng chủ yếu là tôn giáo của cuộc sống.

Trong phiên họp thứ 13 của Thượng Hội Đồng ngày 141008 Đức Cha đã phát biểu về « Sự nâng đỡ của Lời Chúa cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giữa các cơn thử thách, bách hại ». Đức cha có quảng diễn gì thêm cho giáo dân Việt Nam không?

GM Linh: Lời Chúa giúp Giáo Hội Việt Nam vượt qua mọi chông gai thử thách trong suốt dòng lịch sử đầy thăng trầm đã qua. Điều tôi muốn nói thêm là người Kitô hữu VN hãy tin rằng đó là khuôn vàng thước ngọc không những cho quá khứ mà còn cho cả hiện tại và tương lai. Trung thành sống Lời Chúa, Giáo Hội sẽ yên hàn, cuộc đời mỗi người chúng ta sẽ bằng an.

Đề tài về Lời Chúa, như đã được đề cập trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có cần được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khai triển và cô đọng trong một Thư Mục vụ chung cho giáo dân Việt Nam không? Nếu có, nên đặc biệt chú trọng đến khía cạnh nào? đến Lời Chúa trong Đức Tin, Lời Chúa trong đời sống hay Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội?

GM Linh: Một mình tôi không thể trả lời câu hỏi này. Đưa đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục vào một thư mục vụ hay không, đó là thẩm quyền của tập thể Hội Đồng Giám Mục. Tôi chỉ có quyền gợi ý đề nghị. Đó là điều tôi sẽ làm khi có dịp họp mặt đông đủ Hội Đồng Giám mục Việt Nam

Giáo Hội Việt Nam

Với tinh cách Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha đã tham dự mục vụ ở nhiều nơi: Lavang, Phát diệm, Sài gon, …theo Đức cha, hình ảnh nào diễn tả người công giáo Việt Nam hiện nay một cách trung thực hơn cả?

GM Linh: “Hình ảnh trung thực” hơn cả, đó là một khái niệm có tính cách tương đối. Tương đối bởi vì nó hoàn toàn tuỳ theo quan điểm riêng của mỗi người. Theo chủ quan của tôi, hình ảnh diễn tả người công giáo Việt Nam hiện nay trung thực hơn cả là hình ảnh một người giáo dân đang tham gia công trình xây dựng nhà thờ: không hận thù, tạm quên việc sinh kế, hết lòng vì Nước Chúa, vì Giáo Hội…

Giáo Hội Việt Nam hiện nay cần phát triển nhất về mặt nào: về sự sống bí tích? về sự sống đạo, đem đạo vào đời qua bác ái, liên đới và văn hóa? Về sự truyền giáo? Về đời sống tận hiến tu sĩ và giáo sĩ? về đời sống giáo dân trong các vai trò ở xã hội trần thế?...

GM Linh: Tuy cùng thuộc về Giáo Hội Việt Nam nhưng mỗi địa phận, mỗi vùng miền đều có những khó khăn và nhu cầu riêng. Tuy nhiên, nếu phải nói đến một nhu cầu chung cho toàn thể GHVN, tôi nghĩ rằng điều đáng quan tâm nhất là giáo dục đức tin. Xã hội Việt Nam đang đổi thay từng ngày, tích cực cũng có, tiêu cực cũng có. Làm thế nào đầu tư cho Kitô hữu đủ vốn liếng tinh thần để đôi phó với thời đại, đó là yếu tố quyết định sự hưng vong của mọi sinh hoạt tôn giáo còn lại.

Giáo Hội Việt Nam đang chuẩn bị mừng Năm thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm Tông Tòa và 50 năm Chính Tòa. Theo Đức Cha, nên làm gì để tỏ lòng biết ơn với sự đóng góp của Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris vào việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam? Đặc biệt trong việc đào tạo linh mục ở việt nam từ 350 năm qua? Và đặc biệt trong việc tiếp đón và hỗ trợ đào tạo liên tục linh mục việt nam tại Paris từ 20 năm nay?

GM Linh: Lòng biết ơn là một trong những đức tính quý báu nhất của người VN nói chung và của Giáo Hội công giáo Việt Nam nói riêng. Theo chủ quan của tôi, các vị thừa sai phục vụ tại VN là những vị thừa sai hài lòng nhất về xứ truyền giáo của mình. Lòng biết ơn chính là yếu tố đã tạo ra sự hài lòng đó. Giấc mơ của các ngài đó là được thấy một Giáo Hội Việt Nam phát triển bền vững và lâu dài. Thực hiện giấc mơ đó, theo tôi, là cách trả ơn xứng hợp nhất của GHVN.

Năm 2008 này là năm Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt kỷ niệm 50 năm thành lập (1958-2008). Nhưng Giáo Hoàng Học Viện đã đóng cửa từ 33 nămnay, 1975-2008. Theo Đức Cha, có cần phải có một dự án lập một Đại Chủng Viện có tầm vóc quốc gia và quốc tế, kiểu Giáo Hoàng Học Viện chăng?

GM Linh: GHHV tái hoạt động, đó là ý nghĩ mà bất kỳ cựu học viên nào cũng canh cánh bên lòng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập. Canh cánh bên lòng không phải chỉ vì đó là nơi ghi lại bao kỷ niệm thân thương nhưng còn vì một học viện như thế rất hữu ích cho Giáo Hội Việt Nam. Không những chỉ có lợi cho Giáo Hội mà còn nâng cao uy tín của đất nước Việt Nam, theo nghĩa VN là quốc gia có học viện tầm cỡ quốc tế.

Paris, ngày 02 tháng 11 năm 2008
 
Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Nam California
Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh, OH
14:58 02/11/2008
Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Nam California

(Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh giảng trong trong thánh lễ cầu cho Cụ Diệm vào ngày 1-11-2008 tại thánh đường St Bonaventure ở Huntington Beach, California)

Trọng Kính Đức Cha, Quý Cha, Cụ Cao Xuân Vĩ, Quý vị và Quý Ông bà anh chị em rất quý mến trong Chúa Kitô,

Tôi sinh ra ở Phũ Cam Thừa Thiên Huế trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Khi tôi được 2 tuổi 3 tháng 28 ngày, thì Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hy sinh tính mạng từ giả cõi đời về với Thiên Chúa. Tôi lớn lên trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa cùng với biết bao đổi thay, chiến tranh loạn lạc do cộng sản gay ra làm cho cửa nát nhà tan, con mất cha, vợ mất chồng, biết bao nhiêu người phải hy sinh đau khổ... và cuối cùng dân tộc Việt Nam đã đi vào một khúc quanh lịch sử đau thương và khắc nghiệt nhất là rơi vào bàn tay cai trị độc tài của cộng sản.

Qua những tài liệu nghiên cưú về lịch sử sách vở báo chí viết về cuộc đời của Cụ Diệm và qua những nhân chứng sống, những mẫu chuyện được thuật lại, thật sự Cụ Diệm là một mẫu gương sống động, đã sống đúng và làm tròn bổn phận của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh em đồng loại nói chung, cho tổ quốc thân yêu Việt Nam nói riêng. Mặc dầu Cụ đã chết, nhưng thật ra Cụ đang sống trong lòng dân tộc Việt Nam, trong trái tim của mỗi người dân Việt, trong dòng máu con rồng cháu tiên và trong trái tim của mỗi người trong chúng ta hôm nay. Tinh thần bất khuất của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn đời sống mãi và được ghi nhớ.

Sách Khôn Ngoan nói rằng: ‘‘Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa và sự đau khổ, sự chết không làm gì được các ngài, đối với con mắt người không hiểu biết, thì như các ngài đã chết, và các ngài từ biệt chúng ta như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra, các ngài đang sống trong bình an.’’ (Kn 3:1-9) Cụ Ngô Đình Diệm đã không đi vào cõi tiêu diệt, giờ đây Cụ đang hưởng phúc vĩnh cữu trên trời, phần thưởng dành cho những ai có tâm lòng nhân từ vị tha và hy sinh quên mình cho tha nhân và dân tộc.

Cụ đã thực hành Lời Chúa qua Phúc Thật Tám Mối, Cụ đã sống đúng theo tinh thần của Hiến Chương Nước Trời.

‘‘Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’’

‘‘Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.’’

‘‘Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ...’’

Hôm nay ngày Lễ Các Thánh, chúng ta tôn kính những bậc thánh nhân đã trọn bổn phận được Thiên Chúa giao phó. Đối với tôi cũng như anh chị em yêu mến Cụ và hiểu biết về đời sống của Cụ, thì Cụ thật sự là một người thánh.

Cụ là một tấm gương sáng ngời, là ngọn đuốc soi dẫn dân tộc trong tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Cụ đã lấy mạng sống mình, dòng máu của mình để bảo vệ non sông. Cụ đã sống như Lời Chúa Giêsu phán dạy: ‘‘Không có tình yêu nào cao cả hơn cho bằng tình yêu của người hy sinh thí mạng sống mình cho bạn hữu.’’

Vì dân tộc Việt Nam bị xiềng xích nô lệ của người Pháp, tàn ác của Việt Minh, của Quốc Tế Cộng Sản Liên Xô Nga, của Phát-xít Nhật và tham vọng của các cường quốc như Trung Quốc và Hoa Kỳ muốn lấy Việt Nam làm bàn đạp cho lợi ích của họ. Vì thế, suốt đời Cụ đã đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Vì thấy dân tộc đang rơi vào hiểm họa... Cụ chấp nhận lời mời gọi của cựu hoàng Bảo Đại. Cựu hoàng Bảo Đại đã kể lại trung cuốn “ Le Drogon D’Annam” (514-515):

- Cứ mỗi hki tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay thì tình thế bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ. Vì sự tồn vong của tổ quốc, ông không có quyền từ chối.

- Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năn suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...

- Tôi qúi trọng ý định của ông. Nhưng nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp:

Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài giao phó.

Cầm tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây Thánh Giá. Trước Thánh Gía tôi bảo ông:

- Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người pháp nữa.

Ông ta đứng một lúc lâu rồi nhìn tôi, sau khi nhìn lên Thánh Giá, ông nói với một giọng nghẹn ngào.

- Thưa Hoàng Thượng, tôi xin thề

Kính thưa quý ông bà và anh chị em, vì bảo vệ chính nghĩa của cuộc chiến, bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, Cụ Ngô Đình Diệm đã bị ám sát vào ngày 2 tháng 11, năm 1963 trong ngày Lễ nhớ đến Các Đẳng Linh Hồn. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hy sinh mạng sống để giữ vững non sông đất Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia độc lập Việt Nam mà ông đã được giao phó. Cụ Ngô Đình Diệm đã giữ trọn lời thề của mình trước Thiên Chúa khi ông nhìn lên Thánh Giá và xin thề lãnh sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho Cụ. Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng cứu độ nhân loại mà Chúa Cha đã giao phó qua cái chết của mình trên Thập Giá để giao hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người, để con người được sống trong tự do là những người con của Thiên Chúa khỏi những xiềng xích quyền lực bóng tối Satan và tội lỗi. Noi gương theo Chúa Giêsu, để giữ trọn lời thề và chu toàn sứ mệnh Thiên Chúa giao phó, Cụ đã hy sinh lấy mạng sống mình vì chính nghĩa để bảo vệ non sông và chủ quyền quốc gia độc lập Việt Nam.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng với các bào đệ và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh nằm xuống trong lòng đất mẹ để bảo vệ cho chủ quyền quốc gia Việt Nam. Cho dù người thích Cụ có tô son thêm phấn cũng không làm thêm vinh danh cho Cụ. Và người không thích Cụ có tô đen cho Cụ cũng không thể đổi trắng ra đen. Tất cả mọi người trong chúng ta, thích hay không thích, đều công nhận một điều Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một chí sĩ yêu nước đã bất khuất hy sinh quên mình cho tổ quốc, có đời sống nhân từ vị tha, thanh liêm và là một người Kitô Hữu gương mẫu đã giữ trọn lời thề với Chúa và tổ quốc.

Trong thư của cựu Đại Sứ Frederick Nolting ở Việt Nam từ năm 1961-1963 gởi cho người Mỹ gốc Việt trong ngày Lễ Giổ của Cụ Diệm. Ông đã ca ngợi Cụ: ‘‘Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà đại ái quốc Việt Nam, Cố Tổng Thống Diệm đã cương quyết không để cho ai xỏ mũi, lèo lái quốc gia Việt Nam thân yêu của ông bởi vì Cố Tổng Thống Diệm đã khẳng định rằng: ‘Tinh thần yêu nước và chủ quyền quốc gia là hai điều căn bản cho sự sống còn của một nước Việt Nam tự do.’ Bậc thang giá trị về Nhân Bản của ông là đức công bằng chứ không phải là thái độ mị dân, lòng đại lượng chứ không phải thái độ ngoan cố, tinh thần can trường chứ không phải thái độ xu thời. Và giá trị Nhân Vị là trên hết.’’

Ngày 26 tháng 10 vừa qua là dân tộc Việt Nam kỷ niệm 52 năm ngày ban hành hiến pháp đàu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Điều I của hiến pháp tuyên bố: ‘‘Việt Nam là một nước cộng hòa độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.’’ Điều II: ‘‘Chủ quyền thuộc về dân.’’

Cụ Cao Xuân Vỹ đã chia sẻ, chiều ngày 1 tháng 11, năm 1963, Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge đề nghị một sự ra đi an toàn cho Cụ và bào đệ, Cụ đã bất khuất trả lời:

Thưa ông Đại Sứ, ông có biết ông đang nói chuyện với ai không? Tôi muốn báo cho ông biết rằng ông nói chuyện với một Tổng Thống của một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Tôi chỉ rời khỏi đất nước này nếu đó là nguyện vọng của dân tộc tôi. Tôi sẽ không bao giờ ra đi, theo lời yêu cầu của một số tướng lãnh phản loạn hay của ông Đại Sứ Mỹ...

Cụ đã minh chứng lòng trung thành của mình qua cái chết của mình. Không chịu lụi bước trước một áp lực nào, trước một số tưởng lãnh phản bội giết thầy lừa bạn, mãi quốc cầu vinh. Cũng vì đồng tiền, lợi danh làm mờ mắt, mất đi cả lương tri... Ngày xưa khi Kinh Kha đã hãnh diện khi qua dòng Dịch Thủy để hành thích bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng. Ngược lại một số tưởng lãnh cho là anh hùng cách mạng 1963 lật đổ Cụ Diệm thì họ lại chối dài hành động của mình, đổ tội cho nhau, vì sợ đời nguyền rủa là một lũ lừa thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh. Điều đó cho chúng ta biết được rằng, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải làm một bạo chúa mà là một minh chủ thật sự...

Ngược lại có những kẻ cũng đã thề, đã hơn một lần thề với quỷ đỏ, thề với đảng, với chúa của họ là quyền lợi, thầy của họ là danh vọng, là tiền, là cái bụng. Họ đặt danh lợi của mình lên trên mồ hôi và xương máu của người khác. Họ cùng nhau uống máu mà thề, thề trước búa, trước liềm để rồi, họ lấy liềm để cắt cổ, lấy búa để đập đầu. Ôi một lũ man rợ!!! Lấy danh nghĩa không có gì quý hơn độc lập tự do, họ đặt nền tảng lấy dân làm gốc, nhưng thật ra lấy gốc làm thớt để chúng băm. Chân lý của chúng nằm trên họng súng, giết lầm hơn bỏ sót, lấy mục đích biệt minh cho phương tiện..., bảo vệ dân lành ư? Thương dân ư? Hay chỉ biết dùng quyền ức hiếp, cướp nhà chiếm của cướp đất của dân lành, của những con người thấp cổ bé miệng. Họ chỉ biết cầu xin bằng lời kinh tiếng hát, trên đôi tay cầm tràng hạt với ngọn nến lung linh đấu tranh trong ôn hòa đối thoại cho công lý và sự thật... Cho dù họ có kêu oan lên tiếng thì cho là phản động phản quốc, phá rối, rồi tìm cách vu oan, dọa nạc thêm bớt, bỏ vào khám vào tù... Với danh nghĩa bảo vệ tổ quốc hãnh diện với hơn 4 ngàn năm văn hiến, Vua Hùng dựng nước và giữ nước thì bây giờ chúng bán đất hay dâng cúng phần đất, phần đảo của tổ tiên cha ông đã tốn biết bao công sức và xương máu, cho quan thầy ngoại bang.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có lần đã nói thẳng với Hồ Chí Minh khi ông ấy muốn mời Cụ tham gia chính quyền để làm bình phong vì ông Hồ nhận thấy nhiều người nhận ra Việt Minh là trá hình cộng sản. Cụ Diệm nói: ‘‘Ông và tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam. Các hành động của thủ hạ ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao ông giết hại anh tôi và ông cứ nhìn vào thẳng mắt tôi, xem tôi có phải là hạng người khiếp sợ ông không?’’ Hồ Chí Minh rất kinh nể Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì biết rằng Cụ là một người chính nghĩa liêm chính bất khuất. Một người chí sĩ yêu nước. Có lẫn chúc mừng năm mới ông Hồ đã gởi vào Cụ Diệm một cành đào và một bức thư riêng chúc Tết. Điều đó Cụ Cao Xuân Vĩ đã làm chứng là có sự thật.

Kết luận

Cụ đã chiến đấu trong một trận chiến chính nghĩa trên chính trường Việt nam đầy khắc nghiệt và cụ đã oan liệt bất khuất nằm xuống cho quê hương dân tộc Việt nam.

Ngày xưa Cựu Hoàng Bảo Đại đã nói với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là Chúa của ông, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Bằng chính hy sinh mạng sống của mình, Cụ đã trung thành với lời thề.

Cụ đã chiến đấu trong một trận chiến chính nghĩa trên chiến trường Việt Nam đầy khằc nghiệt và Cụ đã oanh liệt bất khuất nằm xuống cho quê hương dân tộc Việt Nam.

Lời Thề của Cụ năm xưa để bảo vệ non sống Việt Nam, bảo vệ mãnh đất cha ông để lại, đấu tranh cho chính nghĩa, công lý, sự thật và tự do, hôm nay lại được tiếp tục bừng cháy mãnh liệt trong con người bất khuất của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn thị Công Nhân, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân của Hà Nội qua sự kiện Toà Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà và nhiều nơi khác trên khắp Việt Nam.

Có phải Lời Thề năm xưa của Cụ cũng là Lời Thề của mỗi người trong chúng ta? những người Việt Nam đang sống nơi đất khách quê người? Trách nhiệm bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam, từng tất đất từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mâu, mà tổ tiên chúng ta đã lấy xương máu để gầy dựng và giữ lấy, có phäi là trách nhiệm linh thiêng của tất cả con dân Việt Nam? Thấm thoát đã 45 năm, Cụ đã hy sinh nằm xuống trong lòng đất mẹ. 45 năm qua vận mệnh của đất nước và dân tộc của mình đã trãi qua bao thăng trầm đen tối. Đứng trước tình hình bây giờ tại Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản đã 33 năm, nhân quyền, công bình và công lý không được tôn trọng, ai trong chúng ta cũng bức xúc và đau lòng.

Là người Kitô Hữu chúng ta phải tranh đấu cho công lý, công bình, giá trị con người, giá trị Phúc Âm và làm cho xã hội trở nên công bình, bác ái hơn và quyền của con người đưọc tôn trọng. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong bài giảng đầu tiên, “Đừng sợ hải!” Đời sống của chúng ta phải là sự hiện diện của Chúa Kitô, chúng ta phải là chứng cho Đức Kitô! Đấu tranh cho sự công bình và bác ái. Đừng im lặng trước tiếng nói của lương tâm! ñừng thụ động trước sự bất công và nhân quyền bị xã hội dày vò!

Tại xứ người, tôi kêu gọi anh chị em, đừng vì lợi danh, vật chất và tiện nghi làm cho chúng ta quên đi quê hương dận tộc và nguồn gốc của mình. Cụ Ngô Đình Diệm khi được kêu gọi đến lòng ái quốc của mình và vì sự tồn vong của Việt Nam, Cụ nhìn lên Thập Tự Chúa và xin thề trở về bảo vệ non sông. Ngày 2 tháng 11, 1963 trên con đường Hồng Thập Tự Cụ đã nằm xuống giữ trọn Lời Thề. Giờ đây đứng trước tình hình tình hình Việt Nam đang đen tối và đày thương tâm, với hồn thiêng của Cụ, tôi cũng kêu gọi đến lòng ái quốc của quý vị và anh chị em, hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa, hiệp thông với Giáo Hội Mẹ đang đau khổ, lãnh lấy trách nhiệm của mình, tiếp tục giữ ngọn lửa yêu nước của Cụ và thắp lên ngọn nến hy vọng, đốt lên ánh sáng cûa sự thật, công lý, hòa bình và tự do đến từng con dân Việt trên mãnh đất quê mẹ, Việt Nam, Việt Nam.
 
Hà Nội, những ngày ngập lụt
J.B Nguyễn Hữu Vinh
16:02 02/11/2008
Hà Nội, những ngày ngập lụt

Thành phố trong biển nước của trận thiên tai không được báo trước

Thủ đô Hà Nội những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008 ngập chìm trong biển nước. Trận mưa được xác định là lớn nhất trong gần 100 năm qua, đã nhấn chìm Hà Nội, làm tê liệt hệ thống giao thông, trường học, chợ búa và công sở. Ở đâu cũng chỉ là những thông tin về ngập,lụt, nước và giá cả tăng phi mã.

Bí thư Thành ùy Phạm Quang Nghị nhận xét: “Về thiệt hại, tính đến hôm qua, số người chết là 17, với nhiều lý do, bị nước cuốn, bị sét đánh, điện giật... Thiệt hại về vật chất rất lớn, bây giờ mới ước tính ở mức tương đối, có thể lên đến hàng nghìn tỷ. Nhất là với bà con khu vực nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây trồng gần như toàn bộ mất trắng, biến thành biển nước mênh mông hết. Đối với bà con ở trong nội thành có nhiều thay đổi nghiêm trọng như đảo lộn sinh hoạt, ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến công việc, thiệt hại tài sản.” (VietnamNet, ngày 2/11/2008)

Cả hệ thống truyền thông VN trước đó 40 ngày đang ra sức cùng nhau chĩa mũi dùi vào TGM Ngô Quang Kiệt với những lời bịa đặt, bêu riếu hết sức vô lý và ác độc thì nay, lại thi nhau vẽ nên bức tranh Hà Nội ngập, Hà Nội hoảng loạn bởi thiên tai. Thay vì nhắm mục tiêu là TGM Ngô Quang Kiệt, thì giờ đây, mục tiêu lại là ông “Trời” – Thiên nhiên – Thiên tai.

Bí thư Thành Ủy Phạm Quang Nghị, người đã có mặt sớm ngày đầu thi công vườn hoa Tòa Khâm sứ, nay lại có mặt ở Mỹ Đức xem lụt lội. Kể ra thì ông cũng nhanh, sáng ngày 1/11 “ông họp tổng kết Tôn giáo” thì chiều ông đã đi để kiểm tra các điểm ngập trong nội thành. Theo ông “Lãnh đạo đều đi chỉ đạo hết. Không ai nghỉ ngơi” .

Lãnh đạo đi chỉ đạo công việc chống bão lụt là điều mà người dân vẫn thường thấy mỗi khi lụt bão, mỗi khi thiên tai. Những hình ảnh ấy, trên truyền hình, người dân đều thấy và cảm nhận được những đầy tớ của dân cũng thật vất vả.

Chỉ có điều, nếu không có những điểm ngập để ông phải đi kiểm tra cũng như nếu không có cái lý do làm vườn hoa để ông phải đến, mà thay vào đó, ông tập trung những việc lớn lao hơn cho đất nước, cho Thủ đô thì chắc tốt hơn nhiều với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy. Chẳng hạn đơn giản nhất là làm thế nào để nhân dân Thủ đô chủ động được cuộc sống khi thiên tai ập đến, có thể chịu đựng được lâu hơn một chút, không phải chỉ mưa một ngày, ngày hôm sau dân phải mua mớ rau muống từ 2.000 đồng lên 25.000 đồng, cân thịt từ 60.000 lên 200.000 đồng. Để khi có thiên tai cũng như địch họa đến, người dân không phải chịu cảnh sống chết nhờ… Trời.

Ông Phạm Quang Nghị cũng nói: “thiên tai thì không tính trước được” . Đúng vậy, nhưng những vấn đề thuộc nhân tai, người ta thấy cũng chẳng ai tính? Điển hình của hai việc thuộc Thiên tai và nhân tai vừa qua là: Ngập lụt Hà Nội và Vườn hoa ở Tòa Khâm sứ cũ.

Nếu những hoạt động hiện nay của hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, được thể hiện ngay từ khi thực hiện dự án chống ngập lụt cho Thủ đô khởi động và thi công cách đây mấy năm, cũng như việc làm vườn hoa ở Tòa Khâm sứ cũ không vội vàng thì chắc nay tình hình sẽ khác hơn, hệ thống thoát nước chắc sẽ tốt hơn và vườn hoa cũng không phải đào bới lại lần thứ tư như những hình ảnh người ta thấy trên mạng.

Hà Nội trong những năm qua, đã được chi một số tiền không nhỏ từ ngân sách cho việc thoát nước, chống ngập… Nhưng, hiệu quả của những đồng tiền đó đến đâu cho việc chống ngập, thì báo chí nhà nước đã nói quá nhiều. Trận mưa vừa qua, đã chứng minh được một thành tích của hệ thống chống úng ngập Hà Nội, là từ hàng chục điểm úng ngập trước đây trong Thành phố, giờ chỉ còn một vài điểm. Lý do là nước ngập diện rộng đã nối các điểm đó lại với nhau(!).

Vườn hoa Hàng Trống trên đất Tòa Khâm sứ cũ, cũng đã đào bới để làm lại lần thứ 4 sau khi khẩn trương thi công để “lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10”?. Thành tích mà vườn hoa này đạt được, là những cái liếc mắt, những lời xì xầm của cư dân, giáo dân cũng như những lữ khách khi đi ngang qua khi nhìn quang cảnh đào, bới ngổn ngang và đổ vỡ.

Ngoài cơ quan thoát nước, thì cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn mà đã không ít lần báo chí làm om sòm vì bão đi hướng này dự báo hướng khác, nay báo mưa 20 ly đã thành hàng 100 ly? Rồi cơ quan quản lý rừng, cơ quan bảo vệ thiên nhiên đã để cho cả dòng sông chết… Những điều đó đã tạo nên cơn giận dữ của thiên nhiên, mà trách nhiệm không chỉ là một ngành, một cấp. Tất cả là một hệ thống cần điều chỉnh, cần nhiều những người cán bộ mẫu mực và biết lo cho dân từ xa hơn là chỉ đến khi đã xảy ra chết người và mất của.

Con số thiệt hại nói trên, đã nói lên nhiều điều cho một Thủ đô sắp đón 1000 năm tuổi và và một đất nước đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”.

Sức dân và lòng dân

Từ Mỹ Đức, ông Phạm Quang Nghị đã nói rằng: “Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ” .

Ông Phạm Quang Nghị đã nói đúng, sức dân và lòng dân, đó là sức mạnh nếu cần làm những việc lớn. Việc chống thiên tai là một việc làm cấp bách và là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Bởi hậu quả nó không chỉ dành cho riêng một ai. Cha ông ta đã từng nói “Nước lụt, thì lút cả làng”. Vì vậy, xưa nay thiên tai và địch họa là hai việc mà bất cứ người dân nào cũng sẵn sàng và phải sẵn sàng. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Việc có huy động được sức dân hay không, là việc của nhà nước có thực hiện được chính sách động viên toàn dân đoàn kết hay không mà thôi.

Thật đáng tiếc là tư tưởng “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” hoặc “cha chung không ai khóc” đã được thể hiện quá nhiều trong xã hội thường ngày cũng như khi thiên tai. Ông Phạm Quang Nghị đã thừa nhận một thực tế: “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm".

Đọc đến đây, tôi lại nhớ đến những người “dân yêu nước” mà đêm nào đã từng đến bao vây nhà xứ Thái Hà, phá cổng đền Giêrađô với lời gào thét hung hãn “giết, giết Kiệt”. Đâu rồi những quần chúng nhân dân đã bao vây Tòa Tổng Giám mục khi người ta mang tượng Đức Mẹ sầu bi đi khỏi Tòa Khâm sứ. Những người dân “yêu nước” hung hãn ấy, những thanh niên tình nguyện áo xanh kia đã từng hò hét và quấy phá giáo dân cầu nguyện, hội nọ hội kia ở đâu khi thiên tai đổ xuống khiến hàng chục người chết, đất nước thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng? Họ ở đâu mà không ra tay, không thể hiện tinh thần dân tộc để đến mức Bí thư Thành ủy đã phải đưa nhân dân thời nay ra so với nhân dân thời xưa?

Tôi cũng chưa từng nghe nói thời xưa, có khi nào có “đám quần chúng nhân dân” đã từng nửa đêm kéo hàng đoàn đến một dòng tu đòi giết người ngang nhiên “vì lòng yêu” nước như thế không nữa. Nếu không có, thì phải nói đám quần chúng đó ngày nay, có “lòng yêu nước” và hi sinh hơn thời xưa nhiều, họ đã làm điều mà người xưa không làm.

Đã mấy ngày nay, người dân ở những khu ngập lụt Hà Nội sống trong cảnh như hoang đảo, điện đóm không, thực phẩm, lương thực và hàng hóa khan hiếm. Những người dân nghèo chắt chiu từng đồng tiền, cuối cùng cũng phải xì ra mấy chục, bằng tiền ở cả tháng để leo lên chiếc xe tải để được đưa qua mấy chục mét đường phố Hà Nội. Những cô cậu sinh viên cuối tháng chưa nhận được tiền nhà, đành chung nhau mấy cậu một gói mỳ tôm trừ bữa, vì mì tôm từ 1.000đ/gói nay đã lên 3.000 đồng. Những bà ve chai, hàng ngày rau muống là thức ăn chính, giá vài ngàn đồng một bó, giờ đành nhịn ăn vì giá đã gấp mười lần…

Đã mấy ngày nay, cả làng, xóm ngập lụt, tôi chưa thấy bất cứ một cán bộ, một đầy tớ nào của dân kể từ tổ trưởng dân phố đến thăm hỏi một câu lấy có, để xem những con dân của mình sống chết ra sao, ngập đến đầu hay mới đến cổ… Tịnh không.

Những người dân quanh tôi hỏi nhau rằng: Sao những khi đóng góp ủng hộ bão lụt, đóng góp công ích hoặc hàng trăm thứ đóng góp khác, cán bộ cần mẫn và chăm chỉ thăm nhà dân đến thế? Những đồng tiền đó đã đi đâu? Chỗ tôi ở, những người cán bộ của dân chỉ có trả lời được rằng những khoản tiền đó đã được nộp “lên trên”, còn trên là đâu thì lên trời mà hỏi.

Ông Nguyễn Đức Nhanh có khuyên người dân Hà Nội không nên ra đường khi không có việc cần thiết, người dân có sở thích chơi nước… Khốn nỗi, người dân không ra đường lấy gì để ăn? Không phải người dân nào cũng ngồi trong nhà mà được phục vụ.

Nhưng người dân đã không hoàn toàn ỷ vào nhà nước, họ không có khả năng tự mình đứng ra tát nước đổ sang làng khác, họ không có khả năng tổ chức mua máy bơm bơm cho cạn đường phố nhà mình hay quận mình khi cả thành phố đều ngập. Họ chỉ tự lực tự cường bằng cách… chịu đựng và nhờ trời. Tiếc rằng sức họ có hạn, và Trời thì ở xa.

Hãy xem những ý kiến này được đăng trên báo chí nhà nước đúng “lề phải” để hiểu suy nghĩ của người dân:

Hà Minh Hiếu 11/2/2008 5:19:45 PM Hà Nội thế này thì khổ quá! Hãy làm cho Thủ đô xanh - sạch - đẹp thế này sao? Hỡi các vị lãnh đạo có thấu hiểu nỗi khổ của người dân? Các vị hãy xuống đường bằng xe máy cùng dân những ngày này để đưa ra nhiều quyết định đúng đắn mang tính lợi ích cộng đồng đi. Chỗ nào cũng chỉ thấy đưa ra cảnh lụt lội, tắc đường, thiệt hại mà chẳng thấy có 1 vị quan chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình?

Trần Liệu 11/2/2008 4:34:38 PM Hãy nhìn vào sự thật này: Hà Nội đã được chi đến 200 triệu USD cho mạng lưới thoát nước vậy mà chỉ sau một trận mưa mà tất cả đều ngập trong biển nước, giao thông tê liệt, trường học công sở đóng cửa, cắt điện trên diện rộng. Lý do thì là bài ca muôn thuở: quá tải, ít kinh phí. .. Tuy nhiên các vị lãnh đạo hãy nhìn thẳng vào sự thật là chất lượng các công trình thoát nước được làm mới cũng như cải tạo là quá kém

Nguyễn Xuân Liên 11/2/2008 3:49:54 PM Lụt vì đi lấp ao hồ lấy đất. .. Cách đây chưa xa, Hà Nội có rất nhiều hồ, ao - hệ thống điều hoà nước tự nhiên - ở khắp mọi nơi. Kẻ nào đã cho lấp hết tất cả để lấy đất chia nhau ? Chính chúng là kẻ đẫ gây nên cảnh lụt lội này.

Họ la Tham tên là Nhũng 10/31/2008 10:31:35 PM Tiền dự án vào túi ai? Hà Nội đã được chi đến 200 triệu USD cho mạng lưới thoát nước vậy mà chỉ sau một trận mưa mà tất cả đều ngập trong biển nước, giao thông tê liệt, trường học công sở đóng cửa, cắt điện trên diện rộng. Trước đây Hà Nội mới bé thế mà làm còn chẳng xong bây giờ mở rộng thêm liệu các ông lãnh đạo còn "lãnh đạo" nổi không?

Bến Hải 11/1/2008 10:16:55 PM Lãnh đạo Hà Nội đang ở đâu? Khi miền Trung gặp lũ, người Hà Nội theo dõi tin tức trên truyền hình đều thấy lãnh đạo cấp Trung ương, ví dụ như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và cấp tỉnh, huyện đều có mặt đi thăm hỏi bà con trong vùng lũ và huy động lực lượng cứu hộ công an, bộ đội giúp đỡ người dân. Tuy nhiên 2 ngày hôm nay chúng ta đang chứng kiến người dân Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong cảnh lụt lội mà không hề được sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền quản lý, không một cán bộ lãnh đạo nào của Hà Nội lên truyền hình để nói lời động viên người dân cố gắng vượt qua thời khắc khó khăn này của thủ đô. Thật đáng buồn!

(Trích Báo Lao Động: http://www.laodong.com.vn/Utilities/FeedbackList.aspx?ID=79797&page=3)


Với những cách làm việc như vậy, những cách thể hiện như thế với nhân dân, thì thiết nghĩ không cần phải hỏi lòng dân đi đâu trong những ngày này và khi thiên tai, bão lụt. Và qua đó, tôi càng nghi ngờ hơn lòng yêu nước của những người đã đến Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ hôm nào.

Một số người cứ đồn thổi nhau rằng: Sở dĩ những tai họa ập đến, đó là cơn giận của Thiên Chúa đã đổ lên Hà Nội. Nơi mà cách đây bốn mươi ngày đã xảy ra những điều phạm đến Thiên Chúa. Và Đức Mẹ sầu bi còn lưu lạc, thì còn nhiều những điều bất ổn xảy ra. Cũng giống như ở Miến Điện đã đối mặt với cơn bão khủng khiếp sau khi đàn áp các nhà sư, cũng như Trung Quốc đã chịu trận động đất kinh hoàng sau những gì đã xảy ra ở Tây Tạng…

Riêng tôi, tôi không nghĩ thế. Với lòng từ bi của Thiên Chúa, người không để cơn giận của mình trào ra, mà luôn mở cho những kẻ lạc lối, lầm đường con đường quay lại với nẻo chính, đường ngay.

Cơn giận dữ của Thiên nhiên hôm nay, có nguyên nhân từ tổng hợp các tội lỗi của con người đã ra sức tàn phá nó, và cả từ những người đã không hoàn thành nhiệm vụ lo cho dân, giữ cho dân được yên bình như những gì họ cần phải làm. Cũng có trách nhiệm của mỗi chúng ta, nhiều khi đã để cái xấu, cái hư, cái ác ngang nhiên diễn ra mà không có một thái độ đúng mực, để ngăn chặn từ những ngày còn trứng nước, để đến nay, sự bất bình thường đã biến thành bình thường trong xã hội.

Ngoài kia, trời vẫn mưa, nước trước thềm vẫn đang lên dần từng nấc một.

Hà Nội, Ngày 3 tháng 11 năm 2008. Ngày thứ 4 của cơn Đại hồng thủy
 
Xã Hội Dân Sự
Trần Khải/ Việt Báo
20:04 02/11/2008
Xã Hội Dân Sự

Nếu có một xã hội dân sự thật sự tại Việt Nam, quê nhà đã thoát được biết bao nhiêu là tai họa. Hẳn nhiên là thế, gần như ai cũng thấy rõ, chỉ trừ nhà nước CSVN.

Một điều cần nói trước để nhà nước CSVN an tâm rằng, xã hội dân sự - hiểu như là những cơ chế độc lập của quần chúng, tách lìa với quản trị của nhà nước -- có thể sẽ hoàn toàn không thách thức gì tới quyền lực của chế độ độc đảng, mà ngược lại, nếu khéo vận dụng sống chung chỉ sẽ làm cho xã hội hòa hài hơn, lòng dân vui hơn. Thí dụ, ngay từ thời các vua chúa vài trăm năm trước, thậm chí cả ngàn năm trước, các xã hội dân sự đã hình thành từ trước cả khi các vì vua giành được ngai vàng. Và khi mỗi vị vua lên ngôi, các xã hội dân sự lại hỗ trợ, khuông phò cho chế độ vững vàng hơn. Vua không cần đưa quan chức vào nắm các giáo phái, các võ phái, các làng nghề mà mọi chuyện vẫn an lành, khi hữu sự muôn người như một vẫn phò vua.

Điều khó hiểu là nhà nước CSVN vẫn một lòng nghi kỵ với khái niệm xã hội dân sự, dù là các cơ chế xã hội dân sự đã có từ những thời hình thành bộ lạc, trước cả thời phong kiến xưng vương. Thế nên, ngăn cấm xã hội dân sự là ngăn cấm những gì tự nhiên nhất của xã hội loài người. Hãy hình dung rằng, nếu tờ báo Đại Đoàn Kết hoàn toàn độc lập, hay giả sử nếu báo này là cơ quan của Mặt Trận Tổ Quốc mà mặt trận này hoàn toàn độc lập với nhà nước CSVN, thì làm gì có chuyện "cảnh cáo, kỷ luật và thuyên chuyển" hai vị Tổng Biên Tập và Phó Tổng Biên Tập như mới quyết định tuần trước. Lúc bấy giờ, nếu thấy chuyện bất như ý trên mặt báo này, ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng liền viết một bài gửi tới báo Đại Đoàn Kết, xin được sử dụng "quyền trả lời" để chất vấn về các quan điểm của báo này. Trời, ông Dũng mà làm được như thế, người người đều sẽ ủng hộ, sẽ gìn giữ chế độ cho bền vững.

Đối thoại được như thế, không phải là tuyệt đẹp hay sao? Chứ cái kiểu hở ra là kỷ luật, thì hóa ra khắp xã hội Việt Nam chỉ là một dạng y hệt như trại lính Bắc Triều Tiên mở rộng? Phải chi chấp nhận xã hội dân sự, cho người dân có quyền nói, và nhà nước chấp nhận lắng nghe và đối thoại với dân, thì sẽ ngăn được biết bao nhiêu là tai họa.

Thí dụ, sẽ ngăn được vụ công ty VEDAN ngay từ năm đầu tiên hãng này xả nước thải ra sông, và hẳn là đã cứu được dòng sông Thị Vải từ lâu rồi, bất kể là các ông chủ tư bản VEDAN hối lộ bao nhiêu cho Tỉnh Uûy Đồng Nai. Lúc đó, nếu báo đăng bài viết của dân báo động mà không ai chịu nghe, thì chính người dân Đồng Nai nộp đơn kiện lên tòa thì đã thành ra "sự cố toàn quốc" rồi, đâu phải là chuyện nhỏ nữa. Tương tự, sẽ cứu được rất nhiều dòng sông các nơi khác, chỉ nhờ chấp nhận xã hội dân sự, khi cho báo độc lập và cho các công tố tòa án quyền điều tra độc lập. Làm được như thế, không chỉ là chuyện cứu được cá tôm và đời sống người dân, mà còn làm cho xã hội hòa hài bền vững hơn. Hãy hình dung một ông Bao Công thời quân chủ, tới lắng nghe dân Đồng Nai khởi tố công ty VEDAN. Dân tất nhiên sẽ hạnh phúc, mà chế độ sẽ bền vững hơn rất nhiều. Sẽ không người dân nào chất vấn các ông Bao Công thương dân như thế, sẽ không ai nổi giận đòi làm loạn để chống lại các nhà vua cho dân quyền nói và quyền khiếu kiện như thế. Thậm chí, giả sử nếu có "bọn phản động" nào tới kích động dân nổi loạn, người dân đang sống êm đềm bên dòng sông Thị Vải đầy tôm cá sẽ tất nhiên rủ nhau cầm dao, gậy để bảo vệ triều đình CSVN và xua đuổi bọn thảo khấu "tiếm danh dân chủ." Nhưng than ôi, chính phủ Hà Nội vẫn chưa chấp nhận xã hội dân sự Thế là tài nguyên cứ cạn kiệt, lớp thì bán cho tư bản để quan tham bỏ túi riêng, lớp thì hoang phế bỏ mặc cho chết rụi như sông Thị Vải.

Hồi giữa tháng 10-2008, khái niệm về xã hội dân sự lại được nêu ra trong một hội nghị về phát triển Việt Nam tổ chức ở Đại Học Princeton, Hoa Kỳ. Đó là buổi Hội Thảo Việt Nam ngày 17 và 18 tháng 10. Bên cạnh các chuyên gia quốc tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh từ VN sang tham dự đã trình bày về vấn đề xã hội dân sự ở VN.

Phóng viên Thiện Giao của đài RFA tường thuật hôm 24-10-2008 có ghi rằng: "Cho đến nay, mặc dầu các phong trào vận động "xã hội dân sự," trong một giới hạn nào đó, đang tiếp tục phát triển tại Việt Nam, thì trên thực tế chính quyền và Đảng Cộng Sản không chính thức thừa nhận danh từ này."

Bản tin RFA viết:

"Tính chất "Xã Hội Dân Sự" vẫn tiếp tục phát triển, trong một giới hạn nhất định, và đóng góp tích cực vào các chương trình cải cách và phát triển tại Việt Nam. Đó là một trong những nhận định mà tiến sĩ Lê Đăng Doanh trình bày trong một cuộc hội thảo mới được tổ chức gần đây tại đại học Princeton, Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Doanh cũng thừa nhận, rằng cách nhìn nhận của Nhà Nước Việt Nam đối với khái niệm "Xã Hội Dân Sự" vẫn chưa thống nhất.

Ông nói, "cho đến nay, các thuật ngữ "Xã Hội Dân Dự" và "Tổ Chức Dân Sự" vẫn chưa được chính thức công nhận trong các văn kiện chính thức của Đảng Cộng Sản. Nhưng ngược lại, các danh từ này lại được sử dụng rộng rãi trong báo chí và ngữ cảnh hàn lâm."

Tiếng nói người dân được phần nào lắng nghe

Phân tích những quan sát từ thực tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, "một mặt, những đầu óc thực tế trong Đảng thừa nhận sự tham dự của người dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, là cần thiết và hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tế. Một mặt khác, vẫn còn nhiều người tỏ ra nghi ngờ khái niệm "Xã Hội Dân Sự." Nhiều báo cáo nói rằng "xã hội dân sự" góp phần làm sụp đổ Liên Bang Xô Viết, và đó là lý do một số lãnh đạo vẫn còn thái độ nghi ngờ." (hết trích)

Nghĩa là, nhà nước CSVN sợ các xã hội dân sự sẽ lật đổ chế độ? Thực tế không phải như thế. Nên thấy rằng, các chế độ Liên Xô và Đông Aâu bị sụp đổ chỉ đơn giản vì người dân cần có các quyền dân sự. Nếu nhà nước chấp nhận cho người dân được hưởng các quyền dân sự, thì cớ gì dân lại đòi lật đổ nhà nước? Hãy hình dung, nếu dân Đồng Nai ngay từ thập niên trước đã ngăn cản được công ty VEDAN và cứu được dòng sông Thị Vải, thì cớ gì người dân đang hưởng các quyền của một xã hội dân sự lại bất mãn nhà nước? Hãy hình dung, nếu các nhà báo Đại Đoàn Kết không bị bịt miệng và nếu ông Nguyễn Tấn Dũng xin quyền đối thoại với các nhà báo này, thì giới trí thức hà cớ gì phải bất mãn nhà nước?

Thế mới biết, biết chấp nhận các xã hội dân sự sẽ chỉ làm bền vững thêm cho chế độ, bất kể đó là chế độ nhà vua, hay độc đảng.

Riêng trường hợp Việt Nam, áp lực quốc tế lại đang đè nặng về vấn đề xã hội dân sự. Bản tin RFA dẫn trên, cũng viết về viễn ảnh quốc tế bỏ chạy khỏi VN:

"Giáo sư Mark Sidel, Giáo Sư Luật Học tại đại học Iowa, nói rằng vấn đề quyền dân sự được bàn thảo rất nhiều trong chương trình nghị sự của Đảng Cộng Sản, của Chính Phủ Việt Nam, và của cả các nhà tài trợ.

Mức độ "dân quyền" ảnh hưởng mức độ tài trợ của thế giới.

Ông nói, thời điểm hiện tại, có một hiện tượng rất rõ, đó là "những nhà tài trợ đang chuẩn bị rút ra khỏi Việt Nam."

Và rằng, "ý chí của chính quyền Việt Nam trong việc đối mặt và giải quyết các vấn đề nhạy cảm về quyền dân sự, về các cải cách, vân vân mà các nhà tài trợ cũng như những vận động trong nước đưa ra, là những bước cực kỳ quan trọng bảo đảm sự thành công trong các chưong trình kinh tế, xã hội."

Giáo Sư Sidel nhấn mạnh, "đây cũng chính là yếu tố xác định con số tài trợ đi vào Việt Nam trong vòng 5 đến 10 năm tới." (hết trích)

Nghĩa là, quốc tế sẽ bỏ chạy chỉ vì CSVN không ưa xã hội dân sự? Hẳn nhiên là không ai ưa cái viễn ảnh này.

Thực tế, chuyện xã hội dân sự không phải là cái gì quá mới mẽ ở VN. Từ năm 2006, nhiều trí thức VN đã bày tỏ khát vọng hình thành xã hội dân sự cho VN rồi, thậm chí còn nói với chính phủ rằng đừng có sợ xã hội dân sự.

Bản tin trên báo VnExpress ngày 21-5-2006, có nguồn từ Tuổi Trẻ, có nhan đề "Đừng sợ xã hội dân sự" đã viết:

"Ở VN có một số người sợ nếu thúc đẩy xã hội dân sự sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân", Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển Đặng Ngọc Dinh nói như vậy về một trong những khái niệm được xem là "nhạy cảm", ít được khuyến khích bàn luận cởi mở tại VN.

- Thưa ông, phải hiểu khái niệm xã hội dân sự như thế nào?

- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy xã hội dân sự đã tồn tại ở VN từ rất lâu. Nói nôm na, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung.

Như vậy, thành phần quan trọng của xã hội dân sự là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng.

Theo quan niệm đó thì ở VN Mặt trận Tổ quốc là tổ chức xã hội dân sự lớn nhất, bao gồm các đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân...), hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ... Mặt khác có thể coi xã hội dân sự là diễn đàn, là nơi mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Xã hội dân sự hỗ trợ người dân thực thi luật pháp, đồng thời phản ánh nguyện vọng người dân. Nếu thể chế nhà nước hoạt động dựa vào luật, thể chế thị trường hoạt động dựa vào lợi nhuận thì xã hội dân sự vẫn tuân theo pháp luật, tuân theo thị trường, nhưng thúc đẩy khía cạnh đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng" (hết trích)

Nếu theo định nghĩa như đoạn trên, chúng ta có thể hiểu được vì sao Đảng CSVN sợ "xã hội dân sự" Đơn giản, bởi vì Đảng CSVN sợ nghe nguyện vọng người dân.

(Nguồn: Trần Khải, Việt Báo Chủ Nhật, 11/2/2008)
 
Nhà cầm quyền CSVN đàn áp Công giáo
Phan Lưu Quỳnh
20:12 02/11/2008
Nhà cầm quyền CSVN đàn áp Công giáo

Chế độ Hà Nội đòi thuyên chuyển một nhân vật tôn giáo quan trọng


Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gia tăng các kế sách trong cuộc tranh chấp liên tục với Giáo hội Công giáo. Bây giờ, họ lại lên tiếng yêu cầu đòi thuyên chuyển Ðức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.

Theo cơ quan Thông tấn xã của nhà nước thì chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, đã nói với các nhà ngoại giao nước ngoài vào ngày 15/10/08 rằng, “một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân để gây náo động”

Vấn đề náo động mà ông ta chắc chắn muốn nói tới là sự cầu nguyện.

Kể từ cuối năm 2007, vị Tổng Giám mục đã hướng dẫn các buổi cầu nguyện trên khắp thành phố, khi 6 triệu người Công giáo Việt Nam phản đối hành động của nhà nước biến Toà Khâm sứ trước đây ở Hà Nội thành một công viên. Nhưng vào tháng trước, phản ứng của nhà nước đối với các buổi cầu nguyện đã trở nên dữ dội, với cảnh sát chống bạo động, roi điện và hơi cay được dùng để chống lại các buổi tụ tập để cầu nguyện.

Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khải là một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, khu vực của một trong các buổi cầu nguyện đồng thời cũng là vị trí của mảnh đất mà nhà nước đã tịch biên. Ông nói rằng, “tám tháng sau khi hứa hẹn là sẽ trả lại quyền sở hữu cho Giáo hội trên một tòa nhà trước đây là văn phòng Toà Khâm sứ ở Hà Nội, thì nhà cầm quyền Việt Nam bỗng nhiên bắt đầu phá huỷ toà nhà, gây phẫn nộ cho các giáo dân Công giáo và đưa đến sự phản đối quyết liệt của Ðức Tổng Giám mục Hà Nội”.

Ông Carl Thayer là một giáo sư thỉnh giảng của Ðại học Quốc gia Úc Ðại Lợi, cũng là một nhà quan sát lâu năm về tình hình chính trị Hà Nội. Ông nói, “Việc tranh chấp đất đai này đã leo thang nhanh chóng và trở nên ác hiểm. Cán bộ nhà nước đã xếp đặt cho cho các nhóm đoàn viên thanh niên cách mạng và cựu chiến binh tấn công giáo dân Công giáo đang cầu nguyện và phá hoại các bức tượng thờ phượng”

Các tổ chức phi tôn giáo, phi chính phủ như cơ quan quan sát nhân quyền Human Rights Watch (HRW), vốn đang bất đồng với giáo luật Công giáo về vấn đề phá thai, đã lên tiếng về các hành động của nhà cầm quyền cộng sản. Trong bản thông cáo báo chí ngày 4/10, bà Elaine Pearson, phụ tá giám đốc HRW tại Á Châu nói rằng, “Ðây là chiến dịch đàn áp thô bạo nhất đối với người Công giáo Việt Nam trong nhiều thập niên qua”.

Quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước Việt Nam tương tự như bên Trung Quốc, là nơi mà nhà nước chứ không phải giáo hội quyết định việc bổ nhiệm các chức sắc trong giáo hội. Thủ tướng Viêt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Toà thánh Vatican hồi đầu năm 2007.

Việc bách hại gần đây xảy ra theo sau những lời hoan nghênh cho rằng Việt Nam đã nới lỏng nhiều hạn chế cho tự do tôn giáo, báo trước việc gia nhập của nước này vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới.

Hà Nội đã đạt được một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi đầu năm nay, và về hùa với Trung Quốc lẫn Nga Sô để phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm lên án chiến dịch đàn áp tàn bạo của chế độ Robert Mugabe đối với thành phần đối lập Zimbabwe, sau khi bầu cử được tổ chức tại quốc gia Phi Châu này vào mùa xuân 2008.

Bà Nina Shea là một uỷ viên của Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, một cơ quan được sự ủng hộ của cả hai đảng, thành lập vào năm 1998 để “theo dõi tình trạng tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hoặc tín ngưỡng trên thế giới như đã được quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn kiện quốc tế liên hệ, và đưa ra những đề nghị độc lập về chính sách cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cũng như Quốc hội.”

Bà nói rằng đây là “một thí dụ rõ ràng về việc giao thương đã thắng sự quan tâm cho tự do tôn giáo, xảy ra vào năm 2006 trước thềm chuyến viếng thăm của Tổng thống Bush đến Việt Nam để dự một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế (APEC), lúc mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách của họ về các quốc gia bách hại tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới”. Hành động tháo gỡ đó đúng ra là vì nhu cầu cấp bách về ngoại giao và kinh tế, vì mối giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang mở rộng, hơn là sự tiến bộ thật sự về tự do tôn giáo.

Và Công giáo không phải là tổ chức tôn giáo duy nhất phải chịu nhiều chèn ép. Theo bà Shea thì, “Các tổ chức tôn giáo kháng cự lại sự kiểm soát cuả nhà nước trên các chức sắc, các bài giảng đạo, và nghi thức tôn giáo đều bị nghiêm cấm và đều phải trải qua sự đàn áp tàn bạo”.

Sự hiện diện của một giáo hội tự trị có thể bị Ðảng cộng sản coi như là một thử thách không thể chấp nhận được đối với quyền hành của nhà nước trong thời kỳ kinh tế yếu kém này. Giới cai trị Viêt Nam đã đi theo một đường lối tương tự như Trung Quốc, gắn liền cải cách kinh tế có chọn lựa với sự tiếp tục độc tài về chính trị.

“Giới bảo thủ trong đảng vẫn một mực lo ngại về việc cải cách kinh tế qúa nhanh chóng và gây ra tình trạng bất ổn định chính trị. Bây giờ nạn lạm phát đang gia tăng và nhiều vấn đề xã hội đã xuất hiện, chẳng hạn như các cuộc đình công lên đến mức kỷ lục trong các xí nghiệp may mặc, khiến các tay bảo thủ trong đảng một lần nữa lại phải lên tiếng lo ngại về ổn định chính trị. Bất cứ hoạt động nào có tính cách ủng hộ dân chủ hoặc liên quan đến tự do tôn giáo đều bị xem như là ‘một âm mưu của các thế lực thù địch bên ngoài muốn lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa’ ”.

Vào đầu tháng 10, Uỷ ban trung ương đảng đã tổ chức một hội nghị trung ương để bàn thảo về cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng, và giao cho Bộ chính trị nhiệm vụ coi sóc nền kinh tế cho đến cuối năm, đem sự chỉ đạo kinh tế ra khỏi quyền hạn của chính phủ của ông Dũng.

Các nhà truyền đạo Tin Lành ở khu vực bắc phần Việt Nam cũng khiến cho Bộ chính trị phải lo ngại, với con số người theo đạo làm gợi lại phong trào gia nhập Công giáo do các giáo sĩ truyền giáo người Pháp cổ xuý vào thập niên 1980s, vào lúc đó làm suy yếu đi ảnh hưởng của giới quan lại Khổng giáo trong một đất nước với đạo Phật là tôn giáo chính.

Vài phong trào Phật giáo cũng là mục tiêu cho sự phẩn nộ của nhà nước. Việt bắt bớ các nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn tiếp tục, và như trong hầu hết các bản phúc trình gần đây về Việt Nam, Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã khẳng định quan điểm của họ rằng “trong hầu hết tất cả các trường hợp bắt bớ, bỏ tù và các hình thức giam giữ khác, các nhà lãnh đạo tôn giáo và vận động cho tự do tôn giáo chỉ tham gia vào các hành động được bảo vệ bởi các văn kiện nhân quyền quốc tế”.

Và nhà nước Viêt Nam không phải chỉ tỏ ra khó khăn với Giáo hội Công giáo. Một nhà báo nổi tiếng đã bị tù vì vai trò của ông ta trong việc vạch trần một vụ xì-căng-đan tham nhũng hàng triệu đô la, vốn là tiền viện trợ do Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp Âu châu hiến tặng, bị các cán bộ cao và trung cấp trong bộ giao thông vận tải dùng để cá độ trong các trận bóng đá ở Anh Quốc.

Ông Nguyễn Việt Chiến, một ký giả của báo Thanh Niên, bị kết án 2 năm tù vì tố cáo vụ xì-căng-đan đó, một công việc mà toà án đã tuyên bố là một sự “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”.

Các nhà báo khác, rõ ràng là háo hức muốn lấy điểm với nhà nước sau khi ông Chiến bị bỏ tù, bắt đầu pha chế dựng lên nhiều câu chuyện cho rằng đại đa số người Công giáo Việt Nam không đồng ý với những giáo dân đang tham gia vào các buổi cầu nguyện (ở Thái Hà và Toà Khâm sứ), mặc dù có nhiều buổi lễ cầu nguyện ủng hộ được tổ chức trong các nhà thờ Công giáo ở các nơi khác trên đất nước Việt Nam.

Ðức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn trong một lá thư mục vụ gởi cho tất cả các linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc Tổng giáo phận Sài gòn, đã mô tả các tường thuật của truyền thông báo chí quốc doanh về các buổi cầu nguyện là “phục vụ cho đặc quyền của những phe nhóm quyền lực, chứ không phải vì lợi ích của đất nước”

Ông Long Le giảng dậy chương trình nghiên cứu về Việt Nam ở Ðại học Houston. Ông vạch ra cho thấy đường lối của nhà nước Việt Nam đối với tự do tôn giáo. Ông nói, “Việt Nam quảng bá các truyền thống tôn giáo để thu hút du khách nước ngoài đến các vương cung thánh đường, các chuà chiền đền thờ ở Việt Nam, trong khi các tổ chức tôn giáo vẫn đang bị bách hại”.

Ðức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói trong một thông báo: “Có những sự cắt xén và xuyên tạc thông tin trong vụ tranh chấp đất đai ở khu vực Tòa Khâm sứ. Từ ước vọng của chúng ta là muốn đóng góp tích cực cho sự ổn định và duy trì việc phát triển đất nước, chúng tôi muốn chia sẻ những ý tưởng này với anh chị em tín hữu và tất cả những người có thiện chí và tấm lòng chân thực”.

“Chúng tôi tin chắc rằng khi chúng ta cùng nhau hợp tác để xây dựng đất nước trên nền tảng công lý, sự thật và tình thương, thì đất nước Việt Nam của chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng hơn, mang hạnh phúc và giàu sang đến tất cả mọi người, đồng thời tạo dựng ra một thế giới tốt đẹp hơn”.

(Bài viết của Simon Roughneen, Asiasentinel, đã đăng trên VietCatholic tuần trước, Phan Lưu Quỳnh lược dịch).
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu về Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2008
Hà Minh Thảo
13:31 02/11/2008
BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2008

Ngày 07.11.2000 và trong vài tuần kế tiếp, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy kết quả cuộc tuyển cử toàn quốc Hoa kỳ ngày hôm đó cho thấy ứng cử viên Tổng thống George W. Bush thu 50.459.211 phiếu và được ‘kể như’ đắc cử trước ứng cử viên Albert A. Gore được 51.003.894 phiếu. Tại sao có sự kiện này?

I. TUYỂN CỬ TOÀN QUỐC HAY BẦU CỬ TẠI CÁC TIỂU BANG.

Các thể thức bầu cử Tổng thống được qui định nơi Điều II, Phần I, Đoạn III Hiến pháp Hoa Kỳ ngày 17.09.1787. Thêm vào đó, Tu chính án 12 Hiến pháp ấn định: mỗi đại cử tri phải bầu riêng cho Tổng thống và Phó Tổng thống. Công cuộc điều hành tổ chức bầu cử Tổng thống do Cơ quan Quản trị Kỷ lục và Văn khố Quốc gia (National Archives and Records Administration) phối hợp đảm nhiệm với Cục Văn thư của các Liên bang (Office of the Federal Register).

1.- Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ (United States Electoral College)

Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ gồm 538 đại cử tri cứ bốn năm một lần họp lại để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ, đã được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ‘ngày bầu cử’. Các đại cử tri họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang của mình (hay tại Quận Columbia) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thư tư lần thứ hai trong tháng 12. Tại 51 cuộc họp (50 tiểu bang và Quận Columbia) riêng biệt, các đại cử tri cùng bỏ phiếu để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Do đó, có sự tổng hợp kết quả bầu cử của 51 nhóm, nên mới có định nghĩa kỹ thuật là đại cử tri đoàn, dù 51 nhóm này thực sự không tập hợp chung về một nơi để bầu cử. Hệ thống đại cử tri đoàn, giống như một đại hội toàn quốc, là một nhân tố gián tiếp trong tiến trình bầu lên Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Số 538 đại cử tri là tổng số tương đương số Thượng nghị sĩ (100, mỗi tiểu bang có 2 vị), 435 Dân biểu và 3 đại cử tri của Quận Columbia (Thủ đô Washington).

2.- Tiến trình tuyển cử.

Hiến pháp ngày 17.09.1787 và các tu chính án không quy định cách thức để từng tiểu bang chọn đại cử đoàn cho thấy chính quyền tiểu bang có nhiệm vụ tổ chức bầu cử và các chính quyền địa phương tổ chức cuộc bầu cử và đảm bảo kết quả trung thực và ngăn chận gian lận trong việc kiểm phiếu.

a. Ngày bầu cử (Election Day).

Tuyển cử được tổ chức mỗi bốn năm một lần vào ngày thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 11 những năm chia chẳn cho 4, kể từ năm 1748. Do đó, ngày bầu cử năm nay được ấn định là ngày 04.11.2008.

Trong ngày này, cử tri Hoa kỳ tuyển chọn liên danh ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống cho nhiệm kỳ bắt đầu từ 12 giờ ngày 20 tháng giêng năm sau, qua các đại cử tri đại diện cho nhiều ứng viên tổng thống khác nhau. Tuy nhiên, lá phiếu tiểu bang được thiết lập để các cử tri phổ thông có cảm tưởng mình đang thật sự bầu trực tiếp cho ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống. Nhiều tiểu bang dùng lá phiếu vắn tắc chỉ ghi tên một đảng (Dân chủ hoặc Cộng hòa, xanh …) thì được xem là một lá phiếu cho toàn thể nhóm đại cử tri thuộc đảng đó. Tại mỗi tiểu bang, một đảng nào thu được nhiều phiếu nhất sẽ chiếm hết toàn bộ số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Hai tiểu bang Maine và Nebraska chọn đại cử tri theo tỉ lệ so với số phiếu bầu.

b. Ngày họp bầu của đại cử tri đoàn tiểu bang.

Số đại cử tri của mỗi tiểu bang rất khác nhau vì, tuy mỗi tiểu bang đều có như nhau 2 Thượng nghị sĩ, nhưng số dân biểu rất khác nhau được tính theo dân số. California (55), Texas (34), New York (31), Florida (27), …, Alaska (3), North Dakota (3), Vermont (3), Wyoming (3) và District of Columbia (3).

Các đại cử tri từng tiểu bang (và Quận Columbia) họp lại 41 ngày sau Ngày bầu cử để sử dụng lá phiếu đại cử tri (tức ngày 15.12.2008). Lá phiếu đầu tiên của đại cử tri dùng để bầu chọn Tổng thống Hoa Kỳ, và lá phiếu thứ nhì cho Phó Tổng thống. Rất ít trường hợp một đại cử tri không bỏ phiếu cho liên danh tranh cử thuộc đảng mình đã hứa bầu. Đây là những ‘đại cử tri không trung thành’. Mỗi đại cử tri ký tên vào một tài liệu có tên là Chứng nhận đầu phiếu mà có nêu rỏ thuộc đại cử tri tiểu bang nào (hay Quận Columbia). Một bản chứng nhận gốc được gởi đến Văn phòng của Phó Tổng thống theo thư bảo đảm.

c. Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố kết quả tuyển cử.

Khoảng một tháng sau khi Ngày bầu cử phổ thông (kỳ tuyển cử năm nay rơi vào ngày 06.01.2009), lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ nhóm họp để tuyên bố những người đắc cử, dưới sự chủ tọa của Phó Tổng thống đương nhiệm (Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng nghị viện). Nếu một ứng cử viên Tổng thống nhận được ít nhất 270 phiếu đại cử tri, vị chủ tọa tuyên bố ứng cử viên đó là Tổng thống đắc cử, và một ứng cử viên Phó Tổng thống nhận 270 hay nhiều hơn số phiếu đại cử tri được tuyên bố là Phó Tổng thống.

Đa số tuyệt đối tổng số 538 đại cử tri là 270 phiếu bầu để được tuyên bố thắng cử Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

• Nếu không ứng cử viên Tổng Thống nào đạt được 270 phiếu đại cử tri, Viện Dân biểu sẽ phải quyết định người thắng cử trong số ba người giành nhiều phiếu bầu nhất của đại cử tri.

• Nếu không ứng cử viên Phó Tổng thống nào giành được đa số phiếu của đại cử tri, Thượng nghị viện sẽ phải quyết định ứng cử viên thắng trong số hai người giành nhiều phiếu nhất của đại cử tri.

Tiến trình bầu cử phức tạp này đã bị chỉ trích nhiều lần. Dù nhiều người đã đề nghị những phương cách khác thay thế, nhưng các vị dân cử Lập pháp hay Hành pháp chưa đưa đề nghị tu chính nào, theo yêu cầu của cử tri.

II. LƯỠNG ĐẢNG HAY ĐA ĐẢNG.

Cơ chế bầu cử như trên không khuyến khích sự phát triển đa đảng vì các đảng thứ ba không thể có đại cử tri tại các tiểu bang không bầu theo tỷ lệ.

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1992, ông Ross Perot, ứng cử viên của một đảng thứ ba, nhận được 20 triệu phiếu, nhưng không có được một phiếu đại cử tri nào.

Hiện nay, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau điều khiển toàn bộ các định chế chính trị. Khoảng 60% người Mỹ tự coi mình là đảng viên hay người có khuynh hướng trung thành ủng hộ của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Trong 5 cuộc bầu cử Tổng thống trong giai đoạn 1980 - 1996, 75% cử tri độc lập, cảm tình với đảng Cộng hòa hay Dân chủ đã bầu cho những ứng cử viên Tổng thống của đảng mà họ ủng hộ. Năm 2000, 79% những người có khuynh hướng ủng hộ đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu cho George W. Bush, trong khi 72% số người có khuynh hướng ủng hộ đãng Dân chủ bỏ phiếu cho Albert A. Gore.

Tất cả các Tổng thống từ năm 1852 đều là người của Đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ, và trong kỷ nguyên sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, số phiếu phổ thông bầu cho ứng cử viên Tổng thống của hai đảng chính cộng lại trung bình là 94,8%. Sau các cuộc bầu cử Quốc hội và địa phương năm 2006, trong số 100 thành viên của Thượng nghị viện chỉ có một Thượng nghị sĩ là người độc lập, và hai trong số 435 Dân biểu là những người độc lập. Tại các liên bang, tất cả 50 thống đốc đều là người của đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, và chỉ có 21 trong hơn 7.300 (0,003%) Dân biểu và Thượng nghị sĩ liên bang là những người độc lập.

Ngoài hai đảng lớn là Dân chủ và Cộng hòa, Hoa kỳ cũng có những đảng nhỏ, thường được gọi chung là các đảng thứ ba, như đảng Xanh, đảng Tự do và đảng Xã hội, … chưa bao giờ chiếm được ghế tại Tòa Bạch Ốc.

Thêm vào việc khó đắc cử, các ứng cử viên của các đảng này còn bị cho là những người gây rối. Như trường hợp ông Ralph Nader (đảng Xanh) trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000. Trong khi mọi người hồi hộp chờ đợi kết quả ở tiểu bang Florida. Khi đó, ứng cử viên Bush (Cộng hòa) chỉ hơn ứng cử viên Gore (Dân chủ) 537 phiếu cử tri. Do đó, ông Bush đã nhận trọn số phiếu đại cử tri tiểu bang Florida, giúp ông đắc cử. Tại tiểu bang đó, ứng cử viên Nader nhận được 97.000 phiếu. Sự kiện này đã gây tranh luận về vai trò của đảng thứ ba: nếu không có ông Nader tranh cử, thì kết quả toàn Hoa kỳ có thể bị thay đổi.

III. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC TUYỂN CỬ NĂM 2008.

1. Kể từ cuộc bầu cử năm 1928 đến nay, mới có một cuộc bầu cử mà cả Tổng thống lẫn Phó Tổng thống đương nhiệm không tham gia tranh cử làm ứng cử viên của đảng mình và cũng là lần đầu tiên từ cuộc bầu cử năm 1952 cả hai đều không phải là ứng cử viên trong cuộc tổng tuyển cử.

Tổng thống George W. Bush đang hoàn tất nhiệm kỳ hai, và không thể ứng cử vì giới hạn bởi tu chính Hiến pháp thứ 22, đã được các tiểu bang phê chuẩn trước năm 1951. Các tác giả tu chính này đã nhận định: một Tổng Thống, dù được dân chúng ủng hộ hay tài năng đến đến mức nào đi nữa cũng

chỉ được giữ chức vụ này trong hai nhiệm kỳ, tức 8 năm mà thôi và nên nhường chỗ cho một người khác. Tổng thống đầu tiên G. Washington muốn tránh tình trạng sùng bái cá nhân và có khả năng chuyển tiếp sang chế độ quân chủ. Nhưng các Tổng thống có thể phục vụ quá hai nhiệm kỳ nếu vị Tổng thống tiền nhiệm qua đời, từ chức hay vô năng lực, và Phó Tổng thống thay thế cho hết nhiệm kỳ đó.

Dù vậy, Hoa kỳ đã có một vị duy nhất nắm quyền hơn 2 nhiệm kỳ là Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (Dân Chủ). Khi mãn nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1940, thế chiến II đang diễn ra ác liệt tại Âu và Á châu, ông ra tranh cử và đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, và rồi kế tiếp thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Lý do có thể trong thời chiến, cử tri có khunh hướng bầu lại vị lãnh đạo đương quyền, như thường thấy ở những quốc gia khác.

2. Hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống cho đảng lớn đều là Thượng nghị sĩ tại chức: John McCain (Arizona) và Barack Obama (Illinois). Vì thế, người thắng cử sẽ chắc chắn là một Thượng nghị sĩ đương nhiệm, lần đầu tiên kể từ khi John F. Kennedy thắng cử vào năm 1960.

- Đảng Dân chủ chính thức chuẩn nhận Thượng nghị sĩ Barack Hussein Obama II (Arizona), sinh ngày 04.08.1961, tại Đại hội Đảng Dân chủ Toàn quốc tại Denver, Colorado vào ngày 25-28.08.2008. Trước dó, ngày 22.08.2008, ông Obama đã chọn Thượng nghị sĩ Joseph Robinette «Joe» Biden Jr. (Delaware), sinh ngày 20.11.1942, làm ứng cử viên Phó Tổng thống.

- Đảng Cộng hòa tín nhiệm ông John Sidney McCain III, sinh ngày 29.08.1936, tại Đại hội Đảng Cộng hòa vào ngày 01-04.09.2008 tại Saint Paul, Minnesota. Ông là ứng cử viên lớn tuổi nhất trở thành Tổng thống nếu đắc cử (cố Tổng thống Ronald Reagan cao tuổi hơn ông khi nhậm chức lần thứ nhì, nhưng khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Reagan trẻ hơn ông). Ngày 29.08.2008, ông McCain đã mời bà Sarah Louise Heath Palin, sinh ngày 11.02.1964, Thống đốc tiểu bang Alaska, đứng cùng liên danh làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Bà Palin là nữ ứng cử viên Phó Tổng thống Hoa kỳ thứ nhì từ một đảng lớn, sau bà Geraldine Ferraro (Dân chủ) năm 1984.

Các đảng thứ ba cũng giới thiệu những liên danh ứng cử như:

- Đảng Lập hiến (Constitution Party) giới thiệu Chuck Baldwin - Darrell Castle tại Đại hội Đảng toàn quốc tại Kansas, Missouri vào ngày 26.04.2008;

- Đảng Tự do (Libertarian Party) đề cử Bob Parr - Wayne Allyn Root vào ngày 25.05.2008 tại Denver;

- Đảng Xanh (Green Party) chọn liên danh Cynthia McKinney - Rosa Clemente vào ngày 12.07.2008 tại Chicago.

3. Từ thành phần liên danh Cộng hòa và Dân chủ, chúng ta sẽ có những sự kiện mới lần đầu nếu:

- liên danh Dân chủ thắng cử, Hoa kỳ sẽ có Tổng thống gốc Phi châu lần đầu tiên. Ông Barack Obama sẽ trở thành Tổng thống sau 238 năm kể từ khi có tu chính 15 xác nhận quyền bình đẳng giữa các sắc dân trong việc thực thi dân chủ, năm 1870;

- liên danh Cộng hòa thắng cử, Hoa kỳ sẽ có nữ Phó Tổng thống lần đầu tiên. Bà Sarah Palin sẽ trở thành Phó tổng thống sau 88 năm kể từ khi có tu chính 19 cho phép phụ nữ đi bầu.

IV. TRƯỜNG HỢP SỐ ĐẠI CỬ TRI BẰNG NHAU.

Cho tới giờ chúng tôi viết những dòng chữ này, các cuộc thăm dò dân ý vẫn cho thấy ứng cử viên Obama dẫn đầu cuộc tranh đua vào Nhà Trắng. Nhưng điều đó không có gì là chắc cả, và chúng ta có thể nghĩ đến trường hợp hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ chia đồng nhau tổng số 538 đại cử tri, tức 269, trong khi Hiến Pháp qui định cần phải có 270 đại cử tri để được tuyên bố thắng cử.

Thường xuyên nghe RFA (Đài phát thanh Á châu Tự do), ngày 26.10.2008, chúng tôi đã theo dõi cuộc phỏng vấn của Chị Thy Nga với Anh Nguyễn Khanh, người được đặt trách săn tin bầu cử năm nay. Chúng tôi xin phép được tóm lược như sau:

Ngày 26.10.2008, ứng cử viên Obama vẫn được dự đoán đang trên chân và với kết quả những cuộc thăm dò từ đầu tuần trước, các nhà phân tích chính trị và quan sát viên bầu cử tin Iowa, New Mexico và Wisconsin đang nghiêng về phía ông Obama, giúp số phiếu đại cử tri ông có lên đến 222 phiếu, ứng cử viên McCain có thể được thêm Florida, Missouri và North Carolina, nâng tổng số thành 227 phiếu. Số 89 phiếu còn lại của các tiểu bang Colorado, Michigan, Nevada, New Hampshire, Ohio, Pennsylvania và Virginia sẽ quyết định thắng bại cho cuộc bầu chọn năm nay.

Như chúng ta đã đọc thấy nơi đoạn số I.2.c ở trên, Hiến pháp Hoa Kỳ qui định Hạ Viện sẽ chọn Tổng thống và Thượng Viện chọn Phó Tổng thống. Như vậy, để trở thành tân Tổng thống, ông McCain hoặc ông Obama chỉ cần 26 phiếu của Hạ Viện, trong khi bà Sarah Palin hoặc ông Joe Biden cần 51 phiếu Thượng Viện để trở thành ông hoặc bà Phó.

Gần đây, ông Obama được tiên đoán sẽ thắng ở Michigan và Pennsylvania, chiếm tổng cộng 260 phiếu đại cử tri, còn thiếu đúng 10 phiếu để trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ. Giả sử ông McCain thắng ở những tiểu bang “bản lề” nặng ký gồm Colorado, Ohio và Virginia và ông Obama thành công thêm ở 2 tiểu bang “bản lề” nhỏ gồm Nevada và New Hampshire, hai ông mỗi người sẽ có đúng 269 phiếu, trong lúc phải có ít nhất 270 phiếu mới đắc cử Tổng thống.

Cách đây vài ngày, đài truyền hình NBC của Hoa Kỳ đưa tin nói cuộc đếm phiếu “giả định” cuối cùng cho thấy ông Obama đã được 264 phiếu đại cử tri, chỉ cần thắng một trong 6 tiểu bang còn lại sẽ đủ phiếu để chiến thắng. Nhưng đừng quên nếu ông McCain lật ngược tình thế, thắng 5 trong 6 tiểu bang được nói đến và “nhường” Nevada cho ông Obama, lúc đó hai ứng cử viên Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ biết nhìn nhau cười, vì mỗi ông có đúng 269 phiếu đại cử tri!!!

Theo hiến pháp, ở Hạ Viện, mỗi tiểu bang chỉ có 1 phiếu, bất kể dân số bao nhiêu người, chẳng hạn như tiểu bang California dân số đông gấp 70 lần New Hampshire, nhưng lúc đó 2 tiểu bang sẽ ngang nhau vì mỗi nơi chỉ có 1 phiếu mà thôi, trong khi ở Thượng Viện tất cả 100 ông bà nghị sĩ đều được quyền bỏ thăm. Như vậy để trở thành tân Tổng thống, ông McCain hoặc ông Obama chỉ cần 26 phiếu của Hạ Viện, trong khi bà Sarah Palin hoặc ông Joe Biden cần 51 phiếu thượng viện để trở thành ông hoặc bà Phó Tổng thống.

Đây là điều từng dược áp dụng ở hai cuộc bầu chọn tổng thống hồi 1800 -ông Thomas Jefferson đắc cử - và 1824 - ông John Quincy Adams thành công -.

Chị Thy Nga hỏi về trường hợp của hai ông John McCain và Barrack Obama. Hiện giờ bên Dân Chủ chiếm đa số đại biểu Hạ Viện và số dân biểu Dân Chủ nắm đa số ở 27 tiểu bang, nên ông Obama sẽ có 27 phiếu, ông McCain chỉ được có 23 phiếu, điều đó có đúng không?

Anh Nguyễn Khanh trả lời là sai vì quyết định chọn tân Tổng thống thuộc về tân Quốc Hội, các vị dân cử sẽ nhóm phiên họp đầu tiên vào đầu năm 2009 và không bắt buộc họ phải bỏ phiếu trước ngày 20 Tháng Giêng, là ngày vị tân Tổng thống tuyên thệ nhậm chức. Có thể lúc đó đảng Dân Chủ vẫn nắm đa số, nhưng cũng có thể cán cân “tiểu bang” bằng nhau hoặc có những tiểu bang các vị dân biểu bỏ qua quyền lợi của đảng, đồng ý chọn ông này thay vì ông kia. Kết quả: Biết đâu ông McCain được 25 phiếu, bằng số phiếu của ông Obama.

Khi đó, theo Hiến Pháp, trong trường hợp Hoa kỳ không có Tổng thống và Phó tổng thống, Chủ tịch Hạ Viện sẽ là người nắm quyền Tổng thống cho đến khi có nhà lãnh đạo mới.

Trong trường hợp Hạ Viện không chưa chọn được Tổng thống, cả nước Mỹ - và thế giới - sẽ trông chờ kết quả Thượng Viện. Lý do: Hiến pháp cũng qui định Phó Tổng thống đắc cử là người nắm quyền Tổng thống cho đến khi Hạ Viện tìm được cách giải quyết vấn đề. Nhưng, việc trông đợi ở Thượng Viện cũng không hẳn là giải pháp hay, vì biết đâu cuộc bỏ phiếu chọn “ông” hay “bà” Phó cũng gặp khó khăn: 50 phiếu cho ông Biden, 50 phiếu cho bà Palin.

Nếu cả hai viện Quốc Hội Liên Bang đều gặp bế tắc, ai sẽ là người nắm quyền điều khiển đất nước sau khi đương kim Tổng Thống George W. Bush và ông Phó Dick Cheney đều rời Nhà Trắng ngày 20.01.2009?

Theo Hiến Pháp, trong trường hợp Hoa kỳ không có Tổng thống và Phó Tổng thống, Chủ Tịch Hạ Viện sẽ là người nắm quyền Tổng thống cho đến khi có nhà lãnh đạo mới. Như vậy, sau cuộc bầu cử Tổng thống lần này, biết đâu nước Mỹ sẽ có bà Tổng thống đầu tiên. Có thể đó là bà Nancy Pelosi, với điều kiện đảng Dân Chủ vẫn nắm đa số ở Hạ Viện, để bà Pelosi tiếp tục làm Chủ tịch và chờ tuyên thệ làm... quyền... Tổng thống!!!

Ngày 04.11.2008, cử tri Hoa kỳ không chỉ bầu Tổng thống và Phó Tổng thống mà còn tham gia tuyển chọn 435 Dân biểu Hạ nghị viện và 35 Nghị sĩ Thượng nghị viện Liên bang.
 
Thông Báo
Ai Tín: LM Giám đốc Domingo Moraleda, CMF, qua đời tại Philippines
Lm Jerome Nguyễn Đình Công
11:04 02/11/2008

AI TÍN


Kính gởi quý linh mục, tu sĩ nam nữ cùng anh chị em giáo dân cựu sinh viên Học Viện
Đời Sống Thánh Hiến Á Châu, ICLA, Manila Philippines (Institute for Consecrated Life in ASIA).
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh chúng con kính báo:

Cha giám đốc Domingo Moraleda CMF


đã được Chúa gọi về vào lúc 14g30 ngày 1.11.2008 trong một tai nạn giao thông tại Philippines.
Hiện nay tro hài Ngài được quàn tại nhà nguyện Học Viện.
Thánh lễ tiễn biệt sẽ cử hành vào lúc 8g00 ngày 8.11.2008.
Sau đó tro hài Ngài được lưu trữ tại cộng đoàn dòng Claret Philippines và Tây Ban Nha.
Kính xin hiệp ý cầu nguyện và ghi ơn Cha giám đốc Domingo Moraleda.
Kính Báo

Thay mặt nhóm sinh viên Việt Nam ICLA
Lm Jerome Nguyễn Đình Công
Institute for Consecrated Life in Asia
526 Tandang Sora Ave. Culiat,
Quezoncity, Manila, Philippines
 
Quảng Cáo
Giới thiệu TobiaCaskets - Tham vấn Hậu sự
Giới thiệu sách mới: Chúa Nói với Ta...
LM Trần Bình Trọng
17:30 02/11/2008
Giới thiệu sách mới: Chúa Noí với Ta...

Nhờ sự đáp ứng thịnh tình của giới độc giả: quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và quí giáo dân về loạt bài: ‘Chiêm niệm và đáp trả lời Chúa’ hằng tuần, mà nay mới được cho in thành sách tại Hoa Kì với tiêu đề: Hằng tuần Chúa nói với Ta – Ta đáp trả lời Chúa, Chu kì Phụng vụ, Năm B, của tác giả Lm Trần Bình Trọng. Sách dày 352 trang gồm trang bìa và 16 trang số La mã. Sách được tác giả cho xuất bản với sự hợp tác của nhà xuất bản Tin Vui Media, Garden Grove, California (Sách cùng tiêu đề, Năm A đã xuất bản, và năm C sẽ cho xuất bản).

Vào đề

Có linh mục kia kể rằng khi coi lại những bài giảng của mình cách đây mười năm, hai mươi năm thì tự hỏi: không biết sao mà hồi đó mình có thể giảng như vậy nhỉ, nghĩa là tự chê mình mà không trách mình vì nhận thức rằng tầm hiểu biết và kinh nghiệm mục vụ giảng giải của mình bấy giờ chỉ đến thế thôi.

Linh mục đó còn nói: diễn giảng lời Chúa giống như nghệ thuật nấu ăn. Nấu ăn cho ngon và hấp dẫn thì phải biết cắt thái những kiểu khác nhau cho từng loại thịt, cá hoặc rau, quả. Món nào thái kiểu nào, cần loại gia vị nào, ướp bao lâu. Rồi món nào cần đun lâu cho nhừ, món nào chỉ cần đảo qua trên xong chảo nóng. Vì thế phải nấu riêng từng món trước, rồi nếu hợp mới trộn chung lại. Như vậy mới dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hoá. Quảng diễn lời Chúa sao cho người ta thức tỉnh để dễ nghe, dễ hiểu và dễ lãnh hội được thì đó cũng là một nghệ thuật.

Linh mục đó lại nói có khi từ năm nọ qua năm kia không chọn được đề tài thích hợp cho bài giảng cho tới lúc đề tài nảy ra làm mình ưng ý, nói lên được những ý chính của bài giảng. Nếu không chọn đề tài, mình sẽ dễ đi lang thang đây đó. Lúc đó bài giảng sẽ trở thành những tư tưởng rời rạc mà không ăn khớp.

Rồi chính linh mục đó nói thêm: khi muốn có ý tưởng cho bài diễn thuyết hoặc bài giảng, mà có khi cả giờ, cả ngày, cả tuần không ra ý tưởng. Có khi đêm nằm chưa ngủ được, tư tưởng tự nhiên nảy ra. Tư tưởng ra tới tấp như có người lấy gậy đập vào cành sung cho sung rụng xuống ao, kêu: bõm.. bõm..; hay đập vào cành táo cho táo rớt xuống đất, nghe: bịch.. bịch... Trường hợp đó thì phải nhổm ra khỏi giường ghi vội tư tưởng xuống liền. Nếu không sáng sau quên mất. Uổng. Có khi lên giường nằm lại, tư tưởng lại ra tiếp. Có đêm phải nhổm dậy đến cả chục lần để ghi. Tư tưởng nảy ra đột xuất như vậy được gọi là nhận thức trực giác mà không cần suy luận.

Hằng Tuần Chúa Nói Với Ta – Ta Ðáp Trả Lời Chúa được cho ra đời là do sự đáp ứng thịnh tình của cử toạ thính giả, những lời ‘vàng tiếng ngọc’ của độc giả về loạt bài chiêm niệm lời Chúa và những ngỏ ý muốn có bản sao những bài chiêm niệm lời hằng sống. Những bài chiêm niệm lời Chúa mỗi Chúa nhật và Lễ trọng/Lễ kính/Lễ đặc biệt đã được diễn giảng trong các giáo xứ Mỹ và Việt hơn ba mươi năm mà tác giả phục vụ (xem trang iii) với vị thế phó xứ cũng như chánh xứ. Trong thời gian đó, những bài diễn giảng đã được cắt xén, thêm bớt, ráp nối và sửa chữa, hoặc đổi mới hoàn toàn theo kinh nghiệm hành trình sống đức tin và kinh nghiệm mục vụ diễn giảng của tác giả. Trong một chu kỳ ba năm, những bài chiêm niệm lời Chúa cũng được chia sẻ với độc giả của Nguyệt san Dân Chúa Mĩ Châu và một thời gian ba năm khác được chia sẻ với độc giả trên mạng lưới thông tin Vietcatholic Network – Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và trong một thời gian vắn với mạng tin Giáo phận Phú Cường.

Trong khi dọn bài giảng, người diễn giảng nói chung cần để cho lời Chúa được ấp ủ trong tâm hồn cả tuần lễ. Khi giảng, không những linh mục nhắm vào thính giả và độc giả mà còn nhắm vào chính mình, nghĩa là phúc âm hoá chính mình nữa. Khi một linh mục nghe mình diễn giảng hay đọc lại bài chiêm niệm của mình, thì đương sự lại trở thành thính giả hay độc giả để cùng đáp trả lời Chúa, hầu cho lời Ngài khỏi nằm bất động trong dĩ vãng hay trở thành tiếng nói một chiều. Trường hợp đó, người ta sẽ nói, viết, nghe bằng tim óc của mình. Nếu không có việc đáp trả, thì lời Chúa chỉ là lời độc thoại, thuộc quá vãng xa xưa mà không ăn nhằm gì tới nếp sống hiện tại.

Mỗi bài chiêm niệm mang chủ đề dựa theo tư tưởng nổi bật trong bài Phúc âm. Tư tưởng liên hệ của bài Thánh kinh Cựu ước và bài Thánh thư cũng được đưa vào khi có thể, để xây dựng chủ đề.

Cuối bài chiêm niệm có lời nguyện cầu vắn tắt dựa theo tư tưởng lời Chúa của ngày Chúa nhật hoặc Lễ với tâm tình cảm tạ, tạ tội và xin ơn. Ước mong của tác giả là những ý tưởng lời nguyện này được dùng cho việc sáng tác thánh nhạc phụng vụ. Tác giả được phép dùng những hình vẽ về câu chuyện Phúc âm (xem Ghi nhận tr. viii) với hi vọng giúp độc giả dễ chiêm niệm và cầu nguyện theo tư tưởng lời Chúa vào Chúa nhật và ngày Lễ liên hệ.

Sách nhằm chia sẻ với:

• Quí linh mục quá bận rộn với công việc giáo xứ và với quí tu sĩ nam nữ.
• Tuy nhiên chủ đích của tác giả là nhắm chia sẻ với giáo dân Công giáo trong việc sửa soạn tâm hồn khi đến thánh đường đón nhận lời Chúa và chiêm niệm lời Ngài trong tuần với tâm tình cầu nguyện tại nhà, nơi sở làm, khi ăn, khi ngủ, khi làm việc, lúc giải trí. Ðể hiểu ý tưởng suy niệm diễn tiến, nên đọc trước ba bài Thánh kinh trong thánh lễ liên hệ. Sau kinh tối trong tuần có thể đọc thêm lời nguyện cầu của bài suy niệm. Hi vọng những lời cầu nguyện của tác giả cũng có thể được dùng làm lời nguyện cầu của độc giả.
• Sách còn nhắm chia sẻ với cả tín đồ Chính Thống và Tin Lành và quí tôn giáo khác hoặc người ngoài tôn giáo với tâm tư thao thức đi tìm sự thật hoặc tìm hiểu những suy tư thần học về lời Chúa và cách sống đạo của người công giáo.

Ðây không phải là cuốn sách để đọc trong vòng mấy ngày hay mấy tuần lễ, nhưng là mỗi tuần dành năm hay mười phút đọc một bài để rồi chiêm niệm và cầu nguyện hay đọc làm tư tưởng nguyện gẫm chung. Tuy nhiên nếu có hứng và có giờ, có thể đọc hết luôn cuốn sách, rồi sau đó đọc lại từng bài. Sau chu kỳ ba năm lại đọc lại, nghĩa là có thể dùng suốt đời nếu có gì thôi thúc. Xin dùng lịch phụng vụ công giáo để theo dõi và đối chiếu xem Chúa nhật hay lễ nào thì đọc bài nào. Tuy nhiên bất cứ khi nào coi phần Nội dung, mà thấy đề tài nào thích hợp cho tâm trạng mình lúc đó, thì có thể đọc ngay vào lúc đó. Ðọc rồi mà thấy mình suy tư tán đồng, xin cho vài lời giới thiệu đến thân nhân và bạn hữu. Ước mong của tác giả là được chia sẻ những chiêm niệm và cảm nghiệm lời Chúa được dịch ra những ngôn ngữ khác nhau với độc giả tương lai đó đây và đón nhận tiếp những nhận xét của độc giả. Trong ý hướng đó thì, sách ấn bản bằng Anh ngữ với cùng tiêu đề: Each Week God Speaks to us – We Respond to His Word sẽ do một nhà xuất bản quốc tế tại Hoa Kì cho ra mắt độc giả trong tương lai gần.

Chân tình đa tạ.
Lm Gio-an Trần Bình Trọng
Lễ Thánh Mác-cô, thánh sử, ngày 25/04/2008

KÍNH DÂNG, TƯỞNG NHỚ VÀ ÐỀ TẶNG

Như một lễ vật tạ ơn dâng lên Thiên Chúa quan phòng, đã luyện lọc, thanh tẩy, uốn nắn và dìu dắt con từng bước chập choạng trên những chặng đường gập ghềnh trong cuộc sống tới bàn thánh, đưa dẫn con qua những cơn mây đen bao phủ tâm trí, những giằng co giữa lí trí và con tim, giữ gìn con khỏi xa lìa thánh điện và hơn một lần cứu sống mạng con.

Tưởng nhớ trong lễ dâng và lời kinh nguyện linh hồn song thân: bậc sinh thành, dưỡng dục và vun trồng niềm tin của con.

Xin đề tặng qúi giáo dân: Giáo xứ Holy Family, Giáo xứ Saint Ann, Giáo xứ Saint Leo, Giáo xứ Saint Francis de Sales, Giáo xứ Our Lady of Lourdes, Giáo xứ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Giáo xứ Saint Bernadette, Giáo xứ Saint Michael trong Giáo phận Arlington, Virginia, USA về những nhận xét, lượng giá và thẩm định mục vụ giảng dạy bằng Anh ngữ và Việt ngữ của tác giả trong các thánh lễ Chúa nhật và Lễ trọng kính đặc biệt.

Cũng xin đề tặng: Quí Ðức Cha, quí Cha, quí nam nữ Tu sĩ và Qúi độc giả khắp năm châu trên mạng lưới VietCatholic Network – Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu đã đón đọc những bài chiêm niệm lời hằng sống của tác giả với quan điểm tán đồng và còn sao chép để gửi qua điện thư cho người khác đọc, hoặc cho in lại trong tờ mục vụ giáo xứ / cộng đoàn để chia sẻ với giáo dân và bạn hữu xa gần.

Và xin đề tặng Quí độc giả tương lai của Tập Sách này để: Cùng chiêm niệm và đáp trả lời hằng sống.

THÍNH GIẢ / ÐỘC GIẢ VIẾT

  • Với tinh thần dấn thân trong mục vụ quảng bá lời Chúa và kiến thức tâm lí xã hội, tác giả viết theo tầm hiểu biết của đại đa số quần chúng và đưa độc giả lên tầng trời cao vút của bầu khí chiêm niệm. – Lm Trần Văn Kiệm, Georgia, USA., chứng nhận Nihil obstat.
  • Những dòng suy niệm lời Chúa của tác giả giúp ích cho độc giả trên đường hành trình đức tin và sống đạo. - Msgr Đinh Đức Đạo, Roma, Ý Đại Lợi.
  • Mong rằng ‘Hằng tuần Chúa nói với Ta – Ta đáp trả lời Chúa’ được nhiều người đón nhận và mang lại nhiều hoa quả thiêng liêng cho độc giả khắp nơi. – Lm Bùi Thượng Lưu, Đức Quốc. Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu.
  • Nguyên tựa sách: Hằng tuần Chúa nói với Ta – Ta đáp trả lời Chúa, đã nói lên cuộc tương giao con tim giữa hai người thân, chứ không phải những suy luận này nọ. Đúng vậy, tác giả đã viết rõ rằng người diễn giảng cần để cho lời Chúa được ấp ủ trong tâm hồn cả tuần lễ, nghĩa là phúc âm hoá chính mình trước. Như vậy cuốn sách này quả là những cảm nghiệm đức tin đã nếm được lời hằng sống và mong được chia sẻ. Ước mong độc giả cũng bắt được nhịp rung đó. – Lm Trần Cao Tường, Louisiana, USA., Mạng Lưới Dũng Lạc.
  • Những bài suy niệm lời Chúa của tác giả gửi qua điện thư về Việt Nam được giới độc giả linh mục hoan nghênh và đón nhận nồng nhiệt với những suy tư thần học mới mẻ. – Lm Nguyễn Văn Hưởng, Brisbane, Úc Đại Lợi.
  • Những lời giảng tuyệt vời. Ước mong được đọc lại nếu những bài giảng được cho xuất bản trong tương lai. - Một giáo dân Giáo xứ Saint Michael, Virginia, USA., nhận xét sau lễ Chúa nhật.
  • Bài giảng mỗi Chúa nhật có tâm tình cầu nguyện và cái nhìn thấu đáo (Prayerful and insightful homilies). – Sally Allman, Virginia, USA.
  • Nghe lời giảng linh cảm mỗi tuần (Inspiring messages each week). – Michael Cantrell, Virginia, USA.
  • Một bài giảng đặc sắc (What a phenomenal homily!). - Nhận xét sau lễ của một giáo dân Giáo xứ Thánh Bernadette, Virginia, USA.
  • Bài giảng được dọn kĩ lưỡng, đưa ra cách áp dụng tư tưởng thần học đạo đức vào đời sống hằng ngày, giúp tâm hồn mở rộng trước sức tác động của thần linh. – Brian P. Brodfuehrer, Virginia, USA.
  • Suy niệm sâu sắc mà lại gần gũi với nếp sống hằng ngày nên dễ đi vào lòng người, như có một sự cảm thông và chia sẻ tâm tình giữa tác giả với độc giả. – Ðinh Thu Hà, giảng viên giáo lý Sàigòn, Việt Nam.
  • Ý tưởng diễn tiến mạch lạc và dòng tư tưởng xác lý với lời văn vắn gọn. – Phạm Châu Bình, Louisiana, USA.
  • Lời văn gọt giũa và chải chuốt. Tư tưởng cô đọng và súc tích. Hình như tác giả có khuynh hướng thích chơi chữ và có khi còn dùng những từ ngữ và kiểu nói nghe có vẻ lạ, đôi khi còn pha trò làm vui tai. - Nguyễn Thị Lan, Đồng Nai, Việt Nam.
  • Những bài suy niệm lời Chúa của tác giả giúp ích nhiều cho đời sống thiêng liêng của độc giả. Kiến thức tác giả bao gồm nhiều lãnh vực với những kiểu hành văn mới, nghe có vẻ lạ tai. - Nguyễn Văn Long, Maryland, USA.
  • Ðọc những bài chiêm niệm lời Chúa của tác giả hằng tuần, khiến cho tâm hồn thêm niềm an vui và hi vọng cho cuộc sống hơn, mặc dầu phải đối mặt với những khó khăn trở ngại, thì cũng không rơi vào tâm trạng chán chường và tuyệt vọng. – Têrêsa Thu Hà, Sàigòn, Việt Nam.
  • Tư tưởng suy niệm sâu sắc và ý nghĩa. - Nt Nguyễn Thị Thanh, Sàigòn, Việt Nam.
  • Ðọc kĩ mới thấy tư tưởng thâm sâu ý nghĩa: vừa bình dị, vừa bác học, lại có chiều sâu và áp dụng thực tế. – Lm Chu Quang Minh, SJ, PhD, California, USA. Sáng lập Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Ðình; Tác giả loạt sách về thăng tiến đời sống hôn nhân.
  • Suy tư sâu sắc của tác giả là những gia vị giúp độc giả thưởng thức món ăn tinh thần là lời Chúa. - Lm Hoàng Ngọc Dũng, Washington, DC, USA.
  • Những lời chia sẻ từ trong Thánh kinh được diễn giải cách khéo léo và phù hợp với đời sống hiện tại và hiện đại. Ước mong những dòng tư tưởng sẽ đưa độc giả đến lối sống đạo thích hợp, đem lại hạnh phúc và an bình. - Trần Ngọc Khoái, California, USA., bạn cùng lớp trung học.
  • Ðọc đi đọc lại những dòng tư tưởng chiêm niệm lời Chúa của tác giả mà lòng cảm thấy thấm thía. – Lê Thu Hằng, Virginia, USA.
  • Suy niệm vắn gọn mà súc tích, đem lại cho độc giả những cảm nghiệm thiêng liêng: tình yêu chung thuỷ và khoan dung của Thiên Chúa trước sự bất xứng của con người. Và còn đánh động tâm hồn người đọc, dẫn đến những suy tư và áp dụng cụ thể vào đời sống nội tâm. - Nt Anne Thérèse Võ Thị Lan, Cần Thơ, Việt Nam..
  • Rất mong được tiếp tục nhận loạt bài: Ðể cùng chiêm niệm và đáp trả lời Chúa hằng tuần của tác giả với những dẫn chứng giá trị từ Thánh kinh để chiêm niệm và giữ làm bảo vật trên đường hành trình đức tin. - Trần Việt Tân, Virginia, USA. Chủ nhiệm/Chủ bút Tuần báo Ðời Nay.

GHI NHẬN

Danh sách các tác giả và tác phẩm trong Thư Mục cuối sách đã được tác giả tham khảo về những tiết mục và từ ngữ liên hệ, hầu giúp cho cuốn Hằng Tuần Chúa Nói Với Ta – Ta Ðáp Trả Lời Chúa được tăng phần giá trị.

Tác giả ghi nhận các tác giả và các bạn sau đây với những phần đóng góp cho tập sách này được phong phú và hấp dẫn:

- Bùi Sỹ Cảnh về hình vẽ diễn tả cảnh Phúc âm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Thường Niên và các Lễ trọng, Lễ kính, Lễ đặc biệt theo những ý niệm đề xướng của tác giả.
- Nhóm Phiên dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ về những trích dẫn Thánh kinh. Các tác giả giữ bản quyền © 1994, 1998.
- Nguyễn Duy An, Tiến sĩ Information Technology, chỉ cách cho tác giả sử dụng máy chữ vi tính, cố vấn kỹ thuật cho tác giả trình bày, giúp scan hình vẽ từ đĩa vào bài chiêm niệm và sắp xếp bài vở cho lên khuôn ấn loát.
- Linh mục Trần Cao Tường về ảnh bìa: Đường về cõi sống.
- Linh mục Trần Văn Kiệm, tác giả bộ sách: Từ điển Văn Học Việt Nam, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, Thánh Kinh Cựu ước Trích yếu, Phiên dịch & Diễn nghĩa Thánh kinh Tân ước, về đề nghị sửa đổi một số từ ngữ cho câu văn thêm rõ nghĩa, những lời bình luận giá trị, lại còn giúp sửa một số lỗi đánh máy.

Chúa nói với Ta
Ta đáp trả lời Chúa
Chu kì Phụng vụ, Năm B

(Sách sẽ được áp dụng từ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, Năm B, 29-30 Tháng 12/2008
sau mỗi 3 năm chu kì lại trở về
).

NỘI DUNG

Mùa Vọng, Năm B:
Chúa Nhật 1: Ðợi chờ trong hi vọng
Chúa Nhật 2: Tìm gặp Chúa trong sa mạc của tâm hồn
Chúa Nhật 3: Tìm gặp Chúa trong vị thế của mình
Chúa Nhật 4: Xin vâng như trinh nữ để đón nhận Chúa ra đời

Mùa Giáng Sinh, Năm B:
Lễ Vọng Giáng Sinh: A, B, C: Những mâu thuẫn trong việc Chúa Giáng sinh
Lễ Ðêm Giáng Sinh: A, B, C: Việc Chúa Sinh ra có ảnh hưởng gì đến đời sống người tín hữu?
Lễ Rạng đông Giáng Sinh: A, B, C: Lễ Sinh Nhật đầu tiên được mừng thế nào?
Lễ Ngày Giáng Sinh: A, B, C: Lưỡng tính của Ngôi Lời nhập thế Giáng sinh
Lễ Chúa Hiển Linh: B: Việc Chúa đến làm xáo trộn tâm hồn loài người

Mùa Chay, Năm B:
Thứ Tư Lễ Tro (A,B,C): Sống tinh thần mùa Chay
Chúa Nhật 1: Trung thành với lời giao ước rửa tội
Chúa Nhật 2: Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?
Chúa Nhật 3: Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện
Chúa Nhật 4: Chúa sửa phạt người Chúa yêu
Chúa Nhật 5: Hạt lúa mục nát đi mới trổ sinh bông trái
Chúa Nhật Lễ Lá/Thương Khó: Qua đau khổ thánh giá tới vinh quang phục sinh

Tam Nhật Vượt Qua, Năm B:
Thứ Năm T. Thánh (A,B,C): Thánh Thể nối kết linh mục và phục vụ
Thứ Sáu Chịu nạn (A,B,C): Tình yêu biến đổi đau khổ thánh giá
Lễ Vọng Phục sinh: A, B, C: Kính mừng Chúa Phục sinh & Chúc mừng anh chị em tân tòng
Chúa Nhật P. Sinh: Ði tìm Chúa ngay cả khi đức tin bị khủng hoảng

Mùa Phục Sinh, Năm B:
Chúa Nhật 2: Ðóng bè để giữ vưng đức tin
Chúa Nhật 3: Có Chúa trong cuộc đời là có bình an
Chúa Nhật 4: Biết Chúa khác việc biết về Chúa
Chúa Nhật 5: Như ngành nho gắn liền với cây mới sinh bông trái
Chúa Nhật 6: Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy
Chúa Nhật 7: Xin cho hàng giáo phẩm-sĩ được hiệp nhất
Lễ Chúa Thăng Thiên: Trời là quê hương vĩnh cửu
Lễ Chúa T.T. Hiện Xuống: Thánh thần khấn xin hiệp nhất

Mùa Thường Niên, Năm B:
Chúa Nhật Ba Ngôi: Tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong đời sống
Chúa Nhật Mình Máu Chúa Kitô: Cảm nghiệm phép lạ Thánh thể
Chúa Nhật 02: Ðáp trả và sống ơn gọi của mỗi người mỗi ngày
Chúa Nhật 03: Ðáp trả lời kêu gọi sám hối của Ðấng Cứu thế
Chúa Nhật 04: Tin vào lời giảng dậy có quyền thế
Chúa Nhật 05: Xin cho được ơn chữa lành bệnh tật phần xác nhất là phần hồn
Chúa Nhật 06: Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập về thể xác và tinh thần
Chúa Nhật 07: Tin vào Ðấng có quyền chữa bệnh và tha tội
Chúa Nhật 08: Khi nào cần ăn chay, khi nào không
Chúa Nhật 09: Giữ luật vì lòng mến
Chúa Nhật 10: Công nhận quyền năng của Chúa
Chúa Nhật 11: Sống theo đường lối nhỏ bé
Chúa Nhật 12: Tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh
Chúa Nhật 13: Ðức tin mang ơn chữa lành
Chúa Nhật 14: Thành kiến làm cản trở đức tin
Chúa Nhật 15: Ý nghĩa và mục đích của việc được sai đi giảng
Chúa Nhật 16: Tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi
Chúa Nhật 17: Phép lạ hoá bánh dẫn đến Bí tích Thánh thể
Chúa Nhật 18: Tìm kiếm lương thực tồn tại đến muôn đời
Chúa Nhật 19: Ðể có thể tin phải giữ tâm hồn rộng mở
Chúa Nhật 20: Lời mời gọi tin và ăn bánh hằng sống
Chúa Nhật 21: Bỏ thầy, con sẽ theo ai
Chúa Nhật 22: Luật Chúa ban hành nhằm thăng tiến con người
Chúa Nhật 23: Xin cho được nghe và nói
Chúa Nhật 24: Qua đau khổ để được tới vinh quang
Chúa Nhật 25: Muốn làm đầu phải phục vụ trong khiêm tốn
Chúa Nhật 26: Cộng tác trong việc làm vinh danh Chúa
Chúa Nhật 27: Sống đạo trung tình nghĩa vợ chồng
Chúa Nhật 28: Sao của cải khỏi làm cản trở mối liên hệ với Chúa
Chúa Nhật 29: Muốn làm lớn phải phục vụ như đầy tớ
Chúa Nhật 30: Xin cho được nhìn thấy
Chúa Nhật 31: Liên hệ giữa tình yêu ba chiều: Thiên Chúa, tha nhân và chính mình
Chúa Nhật 32: Lòng quảng đại phó thác của hai bà goá
Chúa Nhật 33: Kiên nhẫn đợi chờ ngày sau hếtmà không ai biết
Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ: Nước Chúa không thuộc thế gian này

Các Lễ trọng, Lễ kính, Lễ đặc biệt nhằm Chúa nhật B:
(Thay thế lời Chúa ngày Chúa nhật đó, trừ ra lễ Mẹ VNNT).
Lễ Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa (T:01/01: B): Mẹ ghi nhớ và suy gẫm những điều đó trong lòng
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa(K: B): Tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Ðền Thánh (T:02/02: A, B, C): Hai mẫu gương vâng lời và hi sinh
Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả (T:24/06: A,B,C): Sứ mệnh dọn đường và làm chứng
Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô (T:29/06: A,B,C): Tôn vinh hai vị thánh cột trụ của Giáo hội
Lễ Chúa Hiển Dung (K:06/08: A,B,C): Xin được chiêm ngưỡng vinh quang nước Chúa
Lễ Ðức Mẹ Lên Trời (T:15/08: B): Yêu mến và tìm kiếm những sự thuộc về nước Trời
Lễ Suy Tôn Thánh Giá (K:14/09: A,B,C): Vì Chúa dùng thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Lễ Các Thánh Nam Nữ (T:01/11: A,B,C): Xin được vào sổ những người được chọn
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (02/11: B): Xin nhớ đến các linh hồn đã qua đời
Lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô (K:09/11: A,B,C): Vào đền thánh Chúa
Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (T: 08/12: B): Xin vâng như lời sứ thần truyền
Lễ Thánh Gia Thất (K: B): Tầm quan trọng của đời sống gia đình

Các lễ đặc biệt khác: Năm B
Lễ Tất Niên: A, B, C: Xin tạ ơn cho Năm cũ
Lễ Giao Thừa (A,B,C): Nguyện xin Chúa chúc lành cho Năm Mới
Lễ Tân Niên (B): Mừng Xuân mới với ý hướng đổi mới con người
Lễ Mồng Hai Tết (A,B,C): Kính nhớ Tổ Tiên, Ông Bà và Cha Mẹ
Lễ Mồng Ba Tết (A,B,C): Xin Chúa thánh hoá công việc làm
Lễ Tạ ơn (A,B,C): Sống trong tâm tình biết ơn phải là tâm niệm của kẻ thụ ơn
Lễ Các Thánh TÐVN (T:24/11: A, B, C): Họ bị ghét bỏ vì không thuộc thế gian


Copyright © 2008: Trần Bình Trọng giữ bản quyền.
Trích đăng, sao chép, chụp hình, ghi âm một phần hay trọn bài hoặc hình vẽ cần ghi rõ xuất xứ. Xuất bản nhằm phổ biến một phần hay toàn bộ đều không được phép, nếu không có sự chấp thuận của tác giả:
7401 Saint Michael Lane • Annandale, Virginia 22003 USA •
Tel. & Fax 703-923-9307 • E-mail: trongtb@yahoo.com
hoặc qua miêu duệ của tác giả bằng thư từ.

Nihil Obstat:
Lm Antôn Trần Văn Kiệm
Censor Librorum
Ngày 15 Tháng 08, 2008

Imprimatur:
+ Ðôminicô Mai Thanh Lương
Giám mục Phụ tá Orange
Ngày 01 Tháng 09, 2008

Nihil obstat và Imprimatur có nghĩa là một tuyên ngôn chính thức cuốn sách không có gì sai lầm về tín lí và luân lí.
Ðiều đó không có nghĩa là quí giáo sĩ-phẩm chứng nhận Nihil obstat và chấp thuận cho Imprimatur tán đồng nội dung,
quan niệm và lời phát biểu được diễn đạt trong sách.

Ðăng kí tại Thư viện Quốc Hội Hoa Kì:
J. Tran Binh Trong.
Hằng tuần Chúa nói với Ta – Ta đáp trả lời Chúa. Năm B.
Chiêm niệm và đáp trả lời Chúa theo tín lí, luân lí và đường thiêng liêng dựa theo
các Bài đọc Thánh kinh Chúa nhật và Lễ trọng, Lễ kính, Lễ đặc biệt,
Chu kì Phụng vụ, Năm B.
Tiêu đề sách và danh xưng tác giả với số đăng kí được ghi nhận và sách được giữ tại Thư Viện.

ISBN 1-932708-23-5 (Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế).
Ấn loát: Tin Vui Media: Garden Grove, California
Xuất bản & phát hành
Trần Bình Trọng với sự hợp tác của Nhà Xuất bản: Tin Vui Media & Tuoihoa Publishing

Muốn có sách, xin liên lạc với tác giả qua địa chỉ:
Lm Trần Bình Trọng
7401 Saint Michael Lane
Annandale, Virginia 22003, USA
hoặc qua điên thư: trongtb@yahoo.com
hoặc qua điện thoại: 703-923-9307.
Nếu điện thoại ghi âm, xin nhắn tin lại.
Cũng có thể lấy sách tại nhà xuất bản Tin Vui Media, hoặc những tiệm sách bên California.
Ghi chú: Xin chuyển phần giới thiệu này (forward) đến thân nhân và bạn hữu để cùng chiêm niệm và đáp trả lời hằng sống.


VỀ TÁC GIẢ

Lục danh bạ của một gia đình tám người con: năm trai, ba gái tại làng Ðồng Nhân, quận Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam, thấy có người con đội sổ với danh tánh Trần Bình Trọng, thánh danh Gio-an, sinh 14/04/1944. Bố chết sớm khi con út còn tuổi măng sữa. Nhờ người mẹ đạo hạnh, bé được giáo dục về lễ nghĩa và được đi học từ nhỏ; nhưng khi tan học về nhà, cũng phải giúp việc đồng áng trong gia đình. Năm 1954, chú bé theo gia đình người chị di cư vào Nam trước, bị gián đoạn một năm học khi theo hai người anh trong quân ngũ. Tiếp tục đi học trường xứ đạo, được chọn giúp lễ trong nhà thờ. Năm 1957 chú bé được một linh mục giới thiệu vào Chủng viện trung học thánh Phaolô tại Sàigòn. Về nghỉ hè bà mẹ đánh thức con đi lễ lúc năm giờ sáng. Ngủ nướng, mẹ lại đánh thức dạy cho bằng được. Còn bà đi lễ hầu như hằng ngày lúc bốn giờ sáng.

Tiếp tục theo học Ðại Chủng Viện Triết Học thánh Giuse cũng tại Sàigòn. Năm 1966 thầy Trọng được gửi đi thực tập, làm hiệu trưởng trung học đệ nhất cấp của một giáo xứ trong Giáo phận Phú Cường. Cuối năm 1967, thầy Trọng được gửi sang Hoa kỳ theo khoa Thần học tại Ðại Chủng Viện Thần Học Saint Anthony-on-Hudson, Rensselaer, New York. Thụ phong linh mục tại Albany, New York 1971. Lãnh bằng Cao học Thần học (Master) từ Ðại Chủng Viện Saint Anthony-on-Hudson 1972 liên kết với University of the State of New York. Hoàn cảnh tài chánh giới hạn và tinh thần độc lập khiến linh mục đương sự phải khó khăn tự tạo lập thân về nhiều phương diện trong đời sống. Lãnh bằng Cao học Tâm lí Xã hội (Master) tại Đại học New School for Social Research, Graduate Faculty of Political and Social Science tại thành phố New York 1974. Tiếp tục theo học ngành tâm lí xã hội tại Ðại học Columbia, Teachers’ College cũng ở thành phố trên với dự tính lấy bằng Tiến sĩ.

Hết hi vọng trở về Quê hương, khi quân đội Cộng sản Bắc Việt thắng thế miền Nam Việt l975, linh mục họ Trần đành bỏ học, nhận làm Tuyên uý cho người Việt tị nạn sáu tháng tại trại Fort Indiantown Gap, Pennsylvania theo chương trình của chính phủ Hoa kì. Xuất trại, linh mục đương sự phục vụ một số giáo xứ Mĩ và giáo xứ Việt Nam trong Giáo phận Arlington, Hoa kì trong khoảng thời gian hơn ba mươi năm với vị thế Phó xứ cũng như Chánh xứ. Giảng thuyết bằng Anh ngữ cũng như Việt ngữ là một ưu tiên trong sứ vụ mục vụ của linh mục. Khi bà mẹ qua đời 1987, Cha Trọng không thể về dâng lễ an táng cho mẹ.

Trần Bình Trọng viết bài bình luận không định kì cho Nguyệt san Chuông Việt của sinh viên VN tại Hoa Kỳ 1970-1972; Chủ bút Nguyệt san Cộng Ðồng Giáo sĩ /Tu sĩ VN tại Hoa Kì/Gia Nã Ðại 1971-1975, viết mục Tin Bán Chính Thức, rồi chuyển sang Chuyện Chúng Mình của giới linh mục tu sĩ; Chủ nhiệm Ðặc san Giáng Sinh, Giáo xứ Các Thánh TÐVN 1989-1993, Arlington, Virginia. Viết bài không định kì cho ba Nguyệt san Chân Trời Mới, Dân Chúa Mĩ Châu và Thời Ðiểm Công Giáo. Tác giả Chỉ Nam Giáo Xứ 1992 (124 trang) của Giáo xứ trên. Biên soạn Gia Phả Họ Nội 2003 của linh mục gồm mười đời với nhiều dữ kiện. Ông thượng tổ là Trần Văn Uy (Thiết - đời 1), làm tướng Nghĩa quân Phan Bá Vành (Ba Vinh), chống lại Triều đình Huế, tử trận 1827. Ông Trần Hữu Thuyên (đời 5) kể lại ông cố tổ làm quan tứ trụ triều đình nhà Trần năm 1258 (38 trang khổ giấy đánh máy). Biên soạn Gia Phả Họ Ngoại 2003 của linh mục gồm tám đời với nhiều dữ kiện (96 trang).

Linh mục đương sự tham gia và sinh hoạt khi cần với Phong Trào Học Hội Kitô Học (Cursillo); Phong Trào Hội Ngộ Phu Thê (Marriage Encounter); thiết lập và sinh hoạt dăm năm với Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement) và Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Ðình (Marriage Family Enrichment Program) tại Giáo xứ CTTÐVN; dấn thân lâu dài trong Phong Trào Canh Tân Thánh Linh (Charismatic Movement for Renewal). Mấy linh mục bạn Mĩ nói Cha Trọng là thành viên kín của Phong Trào Thánh Linh (closet Charistmatic), linh mục họ Trần không phản đối.