Ngày 07-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:33 07/11/2015
56. KHÔNG BAO GIỜ THƯƠNG LƯỢNG ĐƯỢC
N2T

Thời đại nhà Châu, có một người yêu thích và quý trọng đặc biệt áo da con cáo và những thực phẩm quý báu.
Ông ta khao khát ước mơ muốn may một cái áo da cáo trị giá ngàn vàng, lại còn muốn chuẩn bị một bàn cao lương mỹ vị để cúng tế. Ông ta vì việc ấy mà trân trọng đi thương lượng với con cáo, muốn đoạt bộ lông của nó và muốn thương lượng với dê để cắt thịt của nó.
Nhưng, không đợi ông ta nói hết câu thì cáo và dê đều bỏ chạy.
Do đó, người nước Châu ấy đã mười năm rồi mà cũng không có thể may được một cái áo da, năm năm rồi mà cũng không làm được một mâm cao lương mỹ vị.
(Phù tử)

Suy tư 56:
Có người vì muốn được nổi danh nên trân trọng đi thương lượng với tội lỗi, nghĩa là họ bỏ qua những lời cảnh cáo của lương tâm, bỏ qua những khuyên bảo của người thân, bỏ qua những thói quen tốt đẹp như đi lễ ngày Chúa Nhật, tham dự cách sốt sắng các bí tích, tích cực sinh hoạt trong cộng đoàn giáo xứ.v.v... để thương lượng với tội lỗi rằng: “Những thứ đó (việc đạo đức) tôi sẽ làm sau, bây giờ tôi cần phải hạ bệ thằng cha đó, bội nhọ con mẹ ấy để chúng nó mất tiếng tốt, tôi cần phải nổi danh, mọi người phải biết tên tôi...” – Thế là rỉ tai người này, nhỏ to với người nọ, nói xấu kẻ kia...
Ý nghĩa của thương lượng là hai bên cùng có lợi, nhưng khi thương lượng với tội lỗi thì chỉ có một mình ma quỷ là có lợi, còn chúng ta thì thiệt thòi rất lớn. Cái lợi của ma quỷ là tóm được linh hồn của chúng ta, còn cái thiệt thòi của chúng ta là bị mất linh hồn của mình đời đời trong hoả ngục.
Một cuộc thương lượng thiệt thòi, dứt khoát là tôi sẽ không thương lượng kiểu này hay kiểu khác với ma quỷ, với tội lỗi, vì ma quỷ thì xảo quyệt vô cùng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 07/11/2015
N2T

6. Người sẽ vào tu viện thì ý chí dễ thuần khiết, tinh thần thanh thoát, ít phạm tội; không may bị sa ngã thì đứng dậy rất nhanh, sống thì bình an, chết thì an tâm, đền tội nhanh, thưởng càng lớn.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 07/11/2015
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mc 12, 38-44
“Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hêt.”


Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai bối cảnh rất nổi bật để cho chúng ta so sánh, hai bối cảnh này không phải tự nhiên mà chúng ta khám phá ra, nhưng là do Chúa Chúa Giê-su –Đấng luôn yêu thích sự khiêm tốn- chỉ ra cho chúng ta thấy hai bối cảnh đó là sự khoe khoang, kiêu ngạo xúng xính trong bộ áo sang trọng của các kinh sư, và sự nghèo khó nhưng quảng đại của người đàn bà goá.

Đức Chúa Giê-su rất không thích sự kiêu ngạo cho nên Ngài rất nhạy cảm nhận ra sự đối chọi giữa kiêu ngạo và khiêm tốn, giữa khoe khoang và kín đáo của các kinh sư và những người dân nghèo khó nhưng rất hảo tâm.

Qua mọi thời đại, cái kiêu ngạo luôn luôn bị người ta kết án, bởi chính kiêu ngạo thường làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa nơi con người và giữa con người với nhau. Kiêu ngạo khoe khoang xúng xính trong bộ áo thụng sang trọng của các kinh sư đã làm cho họ cách xa quần chúng, và lời giảng dạy của họ như gió thổi mây bay qua tâm hồn của người nghe, mà đa số là những người nghèo khó bần cùng trong xã hội. Họ giảng dạy như cái phèng la rỗng tuếch vang to, nhưng lại làm điếc tai người nghe vì những xa hoa và thói khoe khoang của họ, cho nên, Đức Chúa Giê-su đã dặn dò các môn đệ của mình: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng...” , và cũng ngụ ý nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta, đừng có trở nên những người kiêu ngạo khoe khoang với những gì mình đang có với tha nhân.

Đức Chúa Giê-su rất yêu mến những người khiêm tốn, cho nên Ngài đã nhận ra ngay tấm lòng hảo tâm của người đàn bà nghèo khó goá bụa, bởi vì bà đã đem hết gia tài của mình có bỏ vào hòm dâng cúng, hoặc chúng ta có thể nói, bà đã đem cả mạng sống của mình để làm công việc bác ái mà không khoe khoang.

Đức Chúa Giê-su không những đã cảm nghiệm được sự khiêm tốn chính là nền tảng để đón nhận mọi nguồn mạch ân sủng, nhưng Ngài còn sống triệt để sự khiêm tốn khi trở thành một con người nghèo khó hơn cả chúng ta, do đó, Ngài đã nói với các môn đệ: “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn hết...” , giá trị của sự khiêm tốn là ở đó chính là dâng hết những gì mình có mà không khoe khoang, không đánh trống rung chuông báo cho mọi người biết công việc bác ái mình đã làm. Hạt lúa gieo xuống đất âm thầm đâm chồi nảy lộc không khoe khoang, không xúng xính, nhưng đã nuôi sống con người bằng những hạt lúa no tròn, đó là thành quả của sự huỷ mình ra không.

Anh chị em thân mến,
Có nhiều giáo dân không thèm đi lễ nhà thờ của họ đạo, bởi vì họ không chịu được sự phách lối của mấy ông bà trong ban hành giáo; có một vài giáo dân bỏ tiền bỏ của ra cho hội từ thiện này, hội từ thiện nọ để được báo chí khen ngợi, nhưng chưa bao giờ mua một bó hoa tặng Đức Mẹ trong nhà thờ nghèo khó của mình...

Người đàn bà goá nghèo chỉ bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã khen bà là người dâng cúng nhiều nhất, vì gia tài của bà chỉ có chừng ấy, nhưng cái thâm thuý nhất nơi hành động của người đàn bà goá nghèo chính là: bà biết phó thác cuộc sống hôm nay và ngày mai của mình cho Thiên Chúa duy nhất của bà.

Thiên Chúa cũng sẽ khen ngợi chúng ta như thế, khi chúng ta biết vì tha nhân mà phó thác cuộc sống của mình trong tay Ngài.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 07/11/2015
133. NHƯ NHAU

Ông trưởng ban hành giáo nói với cha sở:
- “Đôi hôn phối này có máu mặt lắm, bố chú rể là bạn của đức Hồng Y, mẹ của cô dâu là ân nhân lớn của giáo xứ, cha coi làm sao để tổ chức thánh lễ hôn phối thật hoành tráng để nể mặt họ…”
Cha sở cười cười nói:
- “Đám cưới nhà giàu hay đám cưới nhà giàu khi cử hành thánh lễ thì đều giống nhau, trước đây như thế nào thì nay như thế ấy, bởi vì ai cũng là con dân của giáo xứ, chúng ta không nên phân biệt đối xử...”
---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu lũ lượt chạy trốn khỏi thành phố Sadad, Syria
Đặng Tự Do
06:51 07/11/2015
Các cuộc tấn công mới của quân khủng bố Hồi Giáo IS đã khiến hàng ngàn Kitô hữu trong thành phố Sadad phải bỏ nhà cửa chạy trốn.

Đức Tổng Giám mục Boutros Selwanos Alnemeh của tổng giáo phận Homs nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng cư dân của thành phố Sadad, nơi phần đông dân chúng là Kitô hữu, đã phải bỏ nhà cửa chạy trốn sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được một ngôi làng gần đó hồi đầu tuần này và tập trung một lực lượng đông đảo nhằm tấn công thẳng vào thành phố này. Đức Tổng Giám Mục nói "Nếu Sadad thất thủ, chúng tôi sẽ mất trung tâm Kitô giáo trong giáo phận của mình."

Khoảng 15,000 Kitô hữu được báo cáo đã chạy tìm nơi trú ẩn ở Homs và các thành phố khác, để lại hầu hết tài sản của gia đình phía sau khi vội vàng trốn thoát vòng vây quân khủng bố Hồi Giáo IS. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang phải vật lộn tìm nhà ở tạm cho những người tỵ nạn, đặc biệt là khi mùa đông đang ập đến.

Sadad đã là một thành trì Kitô giáo trong nhiều thế kỷ. Người dân thành phố vẫn nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã sử dụng. "Mất đi thành phố này thật là một điều trăn trở", một linh mục phụ tá cho Đức Tổng Giám Mục nói. "Chúng tôi thật sự đang lo sợ mất đi những di sản văn hóa quan trọng của chúng ta."
 
Đức Thánh Cha tiếp 23 ngàn người thuộc Viện Hưu Bổng Italia
Lm Trần Đức Anh OP
10:50 07/11/2015
VATICAN. Sáng ngày 7-11-2015, ĐTC đã tiếp kiến 23 ngàn người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia (INPS). Ngài tố giác các hệ thống kinh tế chỉ mưu lợi lộc cho một thiểu số mà gây hại cho đa số người khác.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhân viên của sở hưu bổng quốc gia Italia được một vị Giáo Hoàng tiếp kiến chung ở Quảng trường thánh Phêrô.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói đến những thay đổi và nhiều thách đố đe dọa quyền hưu bổng của các công nhân viên: nhiều khi họ phải về hưu sớm, hoặc việc về hưu như thế bị thương lượng và tan loãng với thời gian. Ngoài ra còn có nhu cầu phải trợ giúp những người bị mất việc hoặc không bao giờ có công ăn việc làm.

ĐTC nói: ”Công tác khó khăn của anh chị em là góp phần để không thiếu những tài trợ cần thiết cho sự sống còn của các công nhân thất nghiệp và gia đình họ. Trong những quan tâm ưu tiên của anh chị em, ước gì công việc làm của phụ nữ, trợ giúp chức phận làm mẹ của họ cũng được anh chị em chú ý. Ngoài ra, ước gì không bao giờ thiếu sự bảo đảm cho tuổi già, bệnh tật, những tai nạn nghề nghiệp, và không bao giờ thiếu quyền được hưu bổng”.

ĐTC cũng đề cao phẩm giá của lao công và nhấn mạnh rằng: ”Lao công không thể trở thành một công cụ trong một cơ chế sa đọa làm tiêu tán tài nguyên hầu đạt tới lợi nhuận ngày càng nhiều hơn; lao công không thể kéo dài hoặc thu ngắn tùy theo lợi nhuận của một thiểu số và của những hình thức sản xuất hy sinh các giá trị, các quan hệ và các nguyên tắc. Điều này có giá tri đối với nền kinh tế nói chung: đó là không thể sử dụng những phương thế như nọc độc mới, trong đó người ta chủ trương gia tăng lợi tức bằng cách thu hẹp thị trường công việc, và vì thế tạo thêm những người bị loại trừ” (E.G 204) (SD 7-11-2015)
 
Các Giám Mục tại Thánh Địa cảm thấy khích lệ trước con số đông đảo các tín hữu hành hương
Đặng Tự Do
16:49 07/11/2015
Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Jerusalem từ 3 đến 4 tháng 11, Hội Đồng Các Vị Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa cho biết các ngài "thấy nhẹ nhõm vì khách hành hương vẫn tiếp tục đến thăm khu vực với số lượng lớn" trong tháng Chín và tháng Mười.

"Chúng tôi lặp lại lời mời gọi, đã được đưa ra trước đây nhiều lần với tất cả những ai muốn đi lại dọc theo những bước chân của Chúa Kitô: Anh chị em đừng sợ"

Các Giám Mục cũng cho biết các ngài sẽ tăng cường các tòa giải tội và các cha giải tội với nhiều ngôn ngữ hơn để giúp cho các khách hành hương dễ dàng đón nhận Bí Tích Hoà Giải trong Năm Thánh lòng thương xót sắp tới.

Liên quan đến Thượng Hội Đồng về gia đình vừa bế mạc tại Vatican, các giám mục nhấn mạnh "sự cần thiết và cấp bách phải tăng cường việc chuẩn bị cho các cặp vợ chồng trẻ sắp kết hôn, để hướng dẫn họ có những suy tư sâu xa về ý nghĩa, vẻ đẹp và ơn gọi hôn nhân Công Giáo. Các cặp vợ chồng, giữa những khủng hoảng trong đời sống gia đình, cần được đi kèm và hỗ trợ hơn bao giờ hết. "

Các giám mục cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những thay đổi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tiến trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu và nói rằng các ngài "hy vọng có thể tìm hiểu thêm" về làm thế nào để thực hiện tiến trình này trong bối cảnh của Thánh Địa.
 
Các Giám Mục Colombia chỉ trích việc thông qua dự luật cho các cặp đồng tính nhận con nuôi
Đặng Tự Do
17:05 07/11/2015
Khẳng định mạnh mẽ rằng không phải mọi thứ luật pháp cho phép đều là phù hợp với đạo đức, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia chỉ trích quyết định của tòa án tối cao nước này đã hợp pháp hoá việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính với tỷ số 6-2.

Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro Quiroga của tổng giáo phận Tunja nói rằng "Giáo Hội tôn trọng phẩm giá của những người có khuynh hướng tính dục đồng giới và không chống lại việc nhìn nhận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ."

Tuy nhiên, ngài nói quyết định của tòa án làm “tổn thương trẻ vị thành niên”. Nơi tốt nhất cho sự hình thành "tâm lý, tình cảm, đạo đức, và luân lý, hạnh phúc của trẻ em là trong một gia đình được hình thành bởi một người nam và một người nữ.”

Đức Cha kết luận bằng cách kêu gọi các gia đình mở cửa để đón nhận con nuôi bất chấp những khó khăn về mặt kinh tế.
 
Top Stories
Myanmar: Vibrant appel du cardinal de Rangoun pour des élections libres et honnêtes
Eglises d'Asie
10:20 07/11/2015
Quatre jours avant les élections législatives historiques qui se tiendront ce dimanche 8 novembre en Birmanie, Mgr Charles Bo, cardinal et archevêque catholique de Rangoun, a publié un vibrant appel pour inciter l’ensemble de ses concitoyens, les quelque 32 millions d’électeurs que compte le pays, à « voter sans crainte et sans chercher [leur] intérêt [personnel] ». « Voter est un devoir sacré », écrit-il.

L’appel du cardinal, daté du 4 novembre, souligne l’importance que revêtent ces élections pour la Birmanie. Mgr Charles Bo parle d’un « moment pivot dans l’histoire du Myanmar », un moment que « la nation attend depuis des décennies ». Dans une allusion aux précédents scrutins (celui de 1990, remporté par la Ligue nationale pour la démocratie mais dont les militaires n’avaient pas tenu compte, et celui de 2010, contrôlé par ces mêmes militaires), il écrit : « Après tant d’espoirs déçus, mon cher peuple, nous tenons nos premières élections libres. Quatre-vingt-treize partis, 5 800 candidats adoubés par un parti, 3 000 candidats indépendants. La quête de la démocratie est bien présente et vivante au Myanmar aujourd’hui ! »

Mgr Charles Bo, qui n’a pas caché ces derniers temps la faible estime dans laquelle il tient les militaires et la nécessité pour le pays de renouveler ses dirigeants, poursuit en saluant « la sagacité des leaders [de la Birmanie] » en ce qu’ils ont su favoriser la démocratie. Il encourage les responsables à faire de ces élections « un succès ». Et il dénonce vigoureusement « les éléments marginaux et les marchants de haine » qui, « à visage découvert, essaient de salir la réputation de notre nation », allusion transparente aux moines bouddhistes extrémistes du Ma Ba Tha, ce groupe minoritaire mais très visible qui n’a de cesse de défendre un ordre du jour pro-bouddhiste, violemment antimusulman et étroitement nationaliste.

Le cardinal poursuit en « priant » pour que la Commission électorale fasse preuve de courage ce dimanche. Le travail effectué jusqu’ici par la commission est « louable », mais les heures qui vont suivre appellent « une vigilance renforcée ». Mgr Charles Bo souligne combien la communauté internationale observe ce qui se passe en ce moment en Birmanie et insiste sur la responsabilité qui est celle de la commission. « Le peuple veut des élections pacifiques », insiste-t-il.

Quant à l’exercice même du droit de vote, l’archevêque de Rangoun appuie le trait : « Voter est un devoir sacré. Par le vote, le peuple détermine son avenir. Se rendre dans les bureaux de vote, c’est effectuer un pèlerinage porteur d’espoir. » Si le cardinal insiste ainsi sur le caractère décisif de ce vote, c’est sans doute que, notamment dans les pourtours géographiques du pays, là où sont concentrées les minorités ethniques, si la jeunesse est mobilisée, les générations plus âgées, qui ont en mémoire les précédents scrutins, peuvent se montrer désabusées ou sceptiques quant à l’utilité de voter.

Selon les chiffres de la Commission électorale, sur les 6 074 candidats aux différents postes de députés (pour les deux Chambres nationales et les différents parlements régionaux), 903 sont des chrétiens. Sachant que les Etats Kachin, Karen, Chin et Kayah abritent d’importantes populations chrétiennes, l’enjeu pour l’Eglise est que les électeurs de ces régions aillent voter et envoient siéger des représentants qui sauront faire entendre la voix des minorités ethniques et religieuses. A plusieurs reprises ces derniers temps, Mgr Charles Bo a déclaré qu’il n’était « pas acceptable » de concevoir la Birmanie comme étant un pays « [ethniquement] bamar et bouddhiste, le pays d’une seule race et d’une seule religion ».

Le cardinal conclut par ces mots : « Aujourd’hui, nous avons rendez-vous avec notre destin. Soit nous nous tenons debout ensemble, soit nous sombrons. Ce qui sortira des urnes déterminera notre avenir. Dieu a béni cette nation avec des trésors en abondance. Et le plus grand de ces trésors est l’amitié entre les hommes, une nation arc-en-ciel composée de 135 groupes ethniques et des principales religions. Nous avons besoin de la paix maintenant ! » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 novembre 2015)
 
Vietnam: Les Amantes de la Croix persistent dans leur résistance à l’expropriation et portent plainte
Eglises d'Asie
10:21 07/11/2015
Le 4 novembre dernier, les religieuses catholiques de la congrégation des Amantes de la Croix de Thu Thiêm ont rédigé et fait parvenir aux autorités municipales une nouvelle plainte relative à la spoliation de leurs écoles par le pouvoir civil vietnamien. La plainte met en cause les affirmations contenues dans une lettre envoyée par le président du Comité populaire du deuxième arrondissement de Saigon, le 24 octobre dernier.

Comme Eglises d’Asie l’a rapporté, après deux jours d’intrusion dans les locaux de l’école Sainte-Anne, propriété des religieuses, les forces policières envoyées par la municipalité s’étaient retirées des lieux après avoir conclu un accord oral avec les religieuses.

Selon le rapport de la communauté des sœurs, le président du deuxième arrondissement s’était engagé à mettre un terme provisoire à la démolition des bâtiments scolaires des religieuses et à négocier avec elles le montant de l’indemnisation qui leur serait versée pour la perte de leur propriété. De leur côté, les religieuses promettaient de se retirer du seuil de l’école où elles s’étaient rassemblées et mises en prière depuis le début de l’intervention policière.

Cependant, deux heures plus tard, la communauté recevait une lettre du Comité du deuxième arrondissement. Celle-ci comportait plusieurs passages en complète contradiction avec certains engagements de l’accord oral conclu dans la matinée. C’était, en particulier, le cas pour tout ce qui concernait la nature et l’origine des écoles religieuses contestées, considérés comme des propriétés du gouvernement.

La plainte déposée par les sœurs, ce 4 novembre, demande aux autorités du second arrondissement d’appliquer correctement et de respecter dans son esprit le communiqué commun du 15 octobre 1975. A l’époque, celui-ci était le résultat d’un accord passé entre le service de l’Education de Hô Chi Minh-Ville et le Comité de liaison pour l’éducation catholique de l’archidiocèse. Il organisait la nationalisation des établissements privés catholiques. Selon l’esprit de ce communiqué commun, les communautés religieuses (en l’occurrence, les Amantes de la Croix de Thu Thiêm) transmettaient à l’Etat l’administration de leurs établissements pour une finalité « éducative ». Le communiqué commun spécifiait aussi que les communautés religieuses restaient propriétaires de leurs établissements. « Notre congrégation, précise la plainte, n’a jamais abandonné ni transmis, à personne, sous aucune forme, la propriété de ces écoles. C’est pourquoi notre droit de propriété n’a pas été interrompu, car il est indépendant des circonstances. »

La plainte se poursuit en soulignant que l’école Sainte-Anne ne remplit plus aujourd’hui la mission éducative pour laquelle avait été transmise. En conséquence, les religieuses proposent à l’Etat de leur accorder une indemnisation légitime en fonction des barêmes déterminés par la loi sur les expropriations de terrain et de l’immobilier qui y est bâti. Seule cette façon de faire garantira la sauvegarde des intérêts légitimes et légaux des religieuses.

La plainte est envoyée directement au président du Comité populaire de Hô Chi Minh-Ville ainsi qu’aux autorités municipales du deuxième arrondissement de cette même ville. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 novembre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Dâng lễ mừng bổn mạng cùng Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
16:42 07/11/2015
Sau nhiều ngày mong đợi và chuẩn bị. Vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 7 Tháng 11 Năm 2015. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã long trọng khai mạc lễ hội mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm là bổn mạng Cộng đoàn và kỷ niêm 35 năm ngày thành lập Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm tại Melbourne.

Mời coi hình

Cả một tuần trước đại lễ, Cộng đoàn đã sửa soạn tâm hồn với những buổi tĩnh tâm, nghe giảng và nhất là được nghe vị Linh mục Giuse Bùi Đức Tiến, Quản nhiệm tiên khởi của Cộng đoàn về nói chuyện với chủ đề lịch sử thành lập Cộng đoàn của hơn 35 năm trước. Mọi người chuẩn bị lễ đài thật hoành tráng để kỷ niệm 35 năm trưởng thành của Cộng đoàn.

Đại lễ có nhiều phần như: Giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót, Rước kiệu Thánh đi thăm đại diện bảy giáo khu, làm phép tượng đài, dâng hương, Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế, tiệc mừng và văn nghệ.

Nhờ ơn Chúa qua lời cầu bầu của Thánh bổn mạng, sau những ngày mưa gió, Trời Melbourne hôm nay rất đẹp, nắng vàng và gió nhẹ, trời đất cũng hân hoan như lòng mọi người hiện diện, để chung niềm vui cùng Cộng đoàn. Đúng 3 giờ chiều, Tại khuôn viên Trung tâm, cờ xí rợp trời kèm theo các trái bóng màu treo khắp nơi trông thật đẹp, khu vực lễ đài được che bởi chiếc dù hoa thật lớn. Mọi người từ muôn phương tụ về thật đông đảo, ai cũng ăn mặc chỉnh tề, từ các cụ phải đi xe đẩy, chống gậy, cho đến các em bé được cha mẹ bồng ẵm về hiệp dâng Thánh Lễ mừng kính bổn mạng. Cộng đoàn có giờ lần chuỗi cảm tạ Lòng Chúa Thương xót thật sốt sắng, sau đó rước kiệu Thánh bổn mạng Vinh Sơn Liêm do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân chủ sự kiệu cùng quý cha khách đi thăm tượng trưng các giáo khu trong Cộng đoàn. Tiếng chuông đổ hồi, hợp cùng tiếng trống, trắc vang lên, hòa trong tiếng nhạc của Liên Ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm. Liên Ca đoàn hôm nay trong bộ đồng phục mới với những bài hát bi hùng tráng, ca ngợi gương anh hùng của các Thánh tử đạo làm rộn rã lòng người trước khi đoàn rước bắt đầu.

Đoàn rước được khởi hành từ Trung tâm đi vòng quanh Debneys Park, nơi có các trạm mà đại diện các giáo khu trong Cộng đoàn đang hân hoan chờ đón đoàn rước Thánh bổn mạng đến thăm. Tại mỗi trạm, khi kiệu ngừng, đại diện Giáo khu chào mừng và dâng lời cảm tạ lên Thánh Bổn mạng. Đoàn rước được đông đảo giáo dân trong Cộng đoàn tham dự sốt sắng và đầy mầu sắc. Các đoàn thể với những tà áo dài, tay mang cờ, phướn trong hàng ngũ chỉnh tề nói lên sự trưởng thành lớn mạnh vững vàng sau 35 năm xây dựng.

Sau khi đoàn rước thăm 7 Giáo khu trong cộng đoàn trở về lại Trung Tâm. Linh mục chủ tế tiến đến lễ đài, mọi người cùng hướng về đài Thánh Bổn mạng vừa được xây dựng tại khuôn viên Trung tâm để mừng kính Thánh bổn mạng, đánh dấu kỷ niệm 35 năm thành lập Cộng đoàn. Ca đoàn Vô Nhiễm với quốc phục áo dài, nam dâng hương, nữ dâng hoa nhịp nhàng dâng hương trước lễ đài và trước khi Thánh lễ được cử hành.

Đoàn Đồng tế do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne chủ tế cùng Linh mục quản nhiêm và quý cha khách được đoàn lễ sinh đông đảo rước lên lễ đài trong tiếng ca hùng tráng của Liên Ca đoàn Vinh Sơn Liêm.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, để cùng chia niềm vui cùng Cộng đoàn, Đức Cha và Linh mục quản nhiệm đã trao Phép lành Tòa Thánh cùng bản đồ địa giới Cộng đoàn cho bảy ban chấp hành các giáo khu thuộc Cộng đoàn, các giáo khu đã được thành lập và hoạt động ngay từ khi có Cộng đoàn và gắn bó với Cộng đoàn trong suốt 35 năm qua.

Phần cám ơn của ông Cao Minh Đức đã nhắc đến các vị cựu quản nhiệm từ Linh mục Giuse Bùi Đức Tiến, Vincent Lê Văn Hưởng, Raphael Võ Đức Thiện, Vincent Lê Thành Nhân và vị đương nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân, quý ân nhân với lòng biết ơn của Cộng đoàn.

Trong niềm vui chung, một bữa tiệc được tổ chức thật gọn gàng. Thức ăn được ban tổ chức mang thức ăn đến tận chỗ trao mời từng người, để cùng nhau thưởng thức bữa ăn, vừa ngồi xem phần văn nghệ thật đặc sắc do các tài năng và sự đóng góp của các Giáo khu, ca đoàn với sự góp mặt của các diễn viên nhỏ tuổi thuộc Ca đoàn Belem cho đến các diễn viên cao tuổi của các Giáo khu, đoàn thể, trong mọi thể loại nghệ thuật từ hoạt cảnh, ca, múa, song ca, tốp ca vv. Với phần phụ trách âm thanh, ánh sáng của Bằng Uyên làm cho lễ đài thật lộng lẫy và đẹp hơn.

Buổi văn nghệ được kết thúc qua phần trình diễn đầy ý nghĩa của Liên Ca đoàn được sự đóng góp của Đức Cha và các cha hiện diện, thắp nến cầu nguyện cho quê hương, với những bài hát cầu cho quê hương. Vì chúng ta dù phải sống xa quê hương, nhưng nhờ ơn Chúa, chúng ta được sống trong tự do, và hưởng đầy đủ nhân quyền với phẩm giá cao cả để phục vụ Chúa. Trong khi tại quê hương, mọi người dân còn phải sống dưới chế độ bạo tàn, cai trị bởi những nhà lãnh đạo độc tài, gian ác của Đảng Cộng Sản. Chúng ta không quên cầu nguyện cho quê hương để mọi người được sống trong tự do, hạnh phúc.

Những ngọn nến nâng cao, như những lời nguyện xin dâng lên Thiên Chúa, và cũng như sự lưu luyến chưa muốn kết thúc niềm vui trong một ngày vui kỷ niệm 35 năm của Cộng đoàn Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm.

Để đánh dấu kỷ niệm 35 năm thành lập. Được biết, Cộng đoàn đã cho phát hành kỷ yếu 35 năm hình thành và phát triển, xây tượng đài Thánh Vinh Sơn Liêm tại khuôn viên Trung tâm và nhiều các sinh hoạt ý nghĩa khác. Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm là một trong hai Cộng đồng Công Giáo Việt Nam được thành lập riêng của người Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, và có lịch sử hoạt động lâu nhất tại Melbourne nói riêng và Nước Úc nói chung. Được Đức Cha Vincent khen ngợi.

Đại lễ kết thúc thật tốt đẹp nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót, với sự đóng góp của rất nhiều người trong Cộng đoàn. Đặc biệt các vị lãnh đạo của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Ngành Nữ Tông Đồ, Legio Mariae, Cursilo, Ban Lòng Chúa Thương Xót, các giáo khu, và các cá nhân đã phục vụ hết mình cho Cộng đoàn.

Họ đều âm thầm phục vụ, tuy họ không muốn được ai biết đến, nhưng họ lại xứng đáng được Cộng đoàn tuyên dương trong niềm cảm mến.
 
Văn Hóa
Ai là tác giả bài thơ ''Cảm Hoài''
Nguyễn Văn Nghệ
17:56 07/11/2015
AI LÀ TÁC GIẢ BÀI THƠ “CẢM HOÀI”?

Vừa qua, vào ngày 3/11/2015 trên trang web Vietcatholic có đăng bài “Họa thơ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của tác giả Lê Đình Thông. Theo tác giả bài thơ “Nỗi lòng” của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm viết vào năm 1953 và theo tác giả nguyên văn bài thơ:

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông

Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không!

Xe muối nặng nề thân vó ký

Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng

Vá trời lấp biển người đâu tá?

Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!

Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế

Cắm sào đợi khách thuở nào trong?

Cách nay hơn hai năm, tôi cũng như nhiều người đinh ninh bài thơ trên là của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng từ khi tôi mua bên vệ đường tác phầm “ Chơi chữ” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc do Nam Chi tùng thư xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1961 thì tôi lại thay đổi cách nhìn nhận. Tôi cũng đã chia sẻ vấn đề: Ai là tác giả bài thơ “Cảm hoài”? trên hộp thư E-mail của anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển Nha Trang.

Ai là tác giả bài thơ “ Cảm hoài”?

Theo Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, thì tác giả bài thơ “Cảm hoài” là của cụ Nguyễn Sĩ Giác:“Cùng một lòng công phẫn như trên, cụ Nguyễn Sĩ Giác, thủa niên thiếu, cũng hoài bão chí lớn, nhưng không được toại, vì thiếu phương tiện và thiếu đồng chí, nên đã thốt ra lời thơ đĩnh đạc và thoát sáo:

CẢM HOÀI

Gươm đàn nửa gánh muốn sang sông,

Hỏi bến thuyền không lái cũng không!

Xe muối nặng nề thương vó ký

Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng.

Vá trời lấp bể người đâu vắng.

Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!

Lần lữa nắng mưa trong cuộc thế,

Cắm sào đợi nước thuở nào trong!

(Lãng Nhân , Chơi chữ, Nam Chi tùng thư xuất bản lần đầu tiên, 3 đường Nguyễn Siêu, Sài Gòn,1961, trang 139-140)

Giữa hai bài “Nỗi lòng” và “Cảm hoài” có khác nhau đôi chữ nhưng theo tôi thì bài “Cảm hoài” dùng từ chuẩn hơn: “Muốn sang sông” nên mới “Hỏi bến”, “Thương” mới đối với “Tiếc”, “Vắng” đối với “Đông”.

Cụ Nguyễn Sĩ Giác sinh năm Mậu Tí( 1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, là cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp. Cụ chỉ đỗ Tú tài nhưng được đặc cách đi thi Hội và đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất(1910), vị thứ 3/4. Cụ không ra làm quan và tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và bị Pháp bắt giam ở Hà Nội. Năm 1954 cụ di cư vào Nam và dạy môn Hán văn tại trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn. Cụ mất vào khoảng sau năm 1975.

Ngoài bài thơ “Cảm hoài”, trong tác phẩm Chơi chữ còn có hai bài thơ Đường luật của cụ Nguyễn Sĩ Giác. Đó là bài: “Tiễn bạn đi đày” và “ Nhớ bạn đi đày”. Trong những bài thơ của cụ Nguyễn Sĩ Giác sáng tác có nhiều bài có âm hưởng giống nhau. Bài “ Bước phong trần” (hát ả đào) có câu: “Gánh gươm đàn mang trả nợ tang bồng”, bài “ Tặng bạn mới về quan”(hát ả đào) có câu: “Cánh chim hồng còn tiếc lúc bay cao”. Câu 2 của bài thứ nhất “Định sang chơi Hoa Thịnh Đốn thuật hoài”: “Gươm đàn nửa gánh tít phương xa”, hoặc câu 6 trong bài thứ nhất “Rằm tháng 9 (âm lịch) 1954 ở Bangkok đêm trông trăng cảm hoài”: “Gươm đàn xếp xó tháng ngày qua”

Hậu thế nhầm lẫn.

Vĩnh Phúc có viết một đoạn về Lãng Nhân Phùng Tất Đắc và cụ Nguyễn Sĩ Giác: “…Sau này khi vào Sài Gòn, chỉ còn lại cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, thì Lãng Nhân nhờ con trai thứ ba là Phùng Khắc Điền (hiện đang sống ở Montréal, Canada) chở xe đến nhà cụ Nghè Giác để hỏi, mỗi khi bị bí một điển tích nào hắc búa” (sontrung.blogspot.com/2010/04/nguyen-si-giac-thi-van-tap.htlm). Lãng Nhân Phùng Tất Đắc khi xuất bản tác phẩm Chơi chữ cũng đã xin phép cụ Nguyễn Sĩ Giác trước rồi mới dám cho in ba bài thơ Đường luật của cụ Nguyễn Sĩ Giác vào tác phẩm , nếu không sẽ vi phạm luật tác quyền.

Tác phẩm “ Chơi chữ” được xuất bản năm 1961 là năm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm còn tại vị cho nên Lãng Nhân Phùng Tất Đắc không dám lấy thơ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm gán ghép cho cụ Nguyễn Sĩ Giác được. Nếu tác giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc ngang nhiên làm việc ấy sẽ bị cơ quan kiểm duyệt “chộ” ngay!

Vậy tác giả bài thơ “ Cảm hoài” (hoặc có người gọi là bài Nỗi lòng) không phải của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, chẳng qua hậu thế nhầm lẫn gán ghép cho cố Tổng thống mà thôi!

Với khí tiết của người quân tử “tâm hư ,tiết trực” cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ở dưới suối vàng chắc cũng chẳng vui sướng gì khi thấy hậu thế nhầm lẫn gán ghép cho cố Tổng thống như vậy!

Nguyễn Văn Nghệ

Tổ dân phố Phú Lộc Tây I, Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa