Ngày 15-11-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/11: Triều Đại Thiên Chúa - Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:06 15/11/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: 'Này nước trời ở đây hay ở kia'. Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người ta sẽ bảo các con: 'Này Người ở đây và này Người ở kia', các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:54 15/11/2023

12. Con xin vui lòng vì Ngài mà sống nghèo khó.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:58 15/11/2023
1. THƠ NHÀ XÍ (tập 10)

Có người nọ thích làm thơ, một lần kia đi nhà xí ngẫu hứng làm xong một bài thơ, “thơ nhà xí” như sau:

- “Bên ván nước tiểu chảy gấp, nơi vũng sâu phân rơi chậm”.

Và tự cho đó là hình tượng sống động, tuỵêt tác.

Có người sau khi nghe được bài thơ này thì ôm bụng cười mãi không thôi.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 1:

Người thích hát thì lúc nào cũng hát được, ngay cả khi anh em chị em trong cộng đoàn ngủ trưa, nghỉ ngơi, thì cũng trương cổ hát lên một câu không ăn nhập gì tới thánh ca thánh nhạc, làm cho mọi người lấy làm khó chịu.

Con người ta ai cũng có một năng khiếu nào đó để giúp vui giúp ích cho đời, vì đó là ý Thiên Chúa muốn, chỉ có điều là chúng ta có thấy được năng khiếu của mình hay không mà thôi.

Nhưng cái năng khiếu dễ thương nhất của người Ki-tô hữu chính là sự vui tươi, vui tươi làm cho người khác cảm thấy bằng an khi tiếp xúc với mình, vui tươi làm cho hoàn cảnh chung quanh mình rộn tiếng cười vui, vui tươi là biểu lộ một tâm hồn bình an thánh thiện của con cái Thiên Chúa.

Vui tươi và sống động nhất chính là phục vụ tha nhân mà không câu nệ, giúp đỡ anh em chị em mà không cau có, chia sẻ với tha nhân mà không thấy mình bị thua thiệt...

Thích làm thơ là một năng khiếu trời ban, bởi vì không phải ai cũng thích làm thơ, nhưng có năng khiếu mà không học hỏi trau dồi thêm thì sẽ tụt hậu. Nụ cười tươi luôn nở trên môi là năng khiếu của người Ki-tô hữu, cho nên cần phải đem nó tặng cho người, đó mới đúng là bức tranh truyền giáo sống động của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Làm chứng
Lm. Thái Nguyên
05:08 15/11/2023



LÀM CHỨNG
Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam : Mt 10, 17-22

Suy niệm

Chúa Giêsu không ngần ngại cảnh báo cho các môn đệ biết một thực tế rất phũ phàng và cay đắng, là họ sẽ bị bách hại, và có thể kết thúc một cách bi thảm, để những ai muốn theo Ngài phải cân nhắc. Một khi đã quyết định chọn lựa thì phải dấn thân đến cùng, và “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. Chúa Giêsu đã đi bước trước, Ngài là vị tử đạo đầu tiên vì Tin Mừng mà Ngài rao giảng. Ngài là con đường dẫn đến sự sống đích thực, nhưng thế gian lại yêu sự tối tăm hơn ánh sáng. Các môn đệ cũng đồng số phận với Thầy, bị khinh khi, bị lăng nhục và thù ghét vì “danh Thầy”; cuối cùng cũng là sự hiến mạng vì Thầy để trở thành lời nhân chứng cho sự thật.

Không một tôn giáo nào bị bách hại nặng nề, lâu dài và thảm thương như Kitô giáo. Cho dù có những thế lực thù địch quyết loại trừ Kitô giáo bằng mọi cách, nhưng đạo thánh Chúa vẫn không bị tiêu diệt, mà trái lại còn tăng trưởng mạnh mẽ cả về phẩm chất lẫn số lượng. Đó là những bí ẩn của lịch sử không thể lý giải bằng lý lẽ tự nhiên, nhưng chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng đức tin. Ngay từ những năm tháng đầu tiên loan báo Tin Mừng, Hội Thánh đã trải qua gần 300 năm bị bách hại dưới thời các hoàng đế La-Mã. Rồi từ đó, Phúc Âm được rao giảng ở đâu, thì ở đó sớm muộn gì các Kitô hữu cũng bị bách hại.

Lịch sử Hội Thánh là một lịch sử đầy những cuộc tử đạo, ở khắp mọi miền trên thế giới, vào hết mọi thời kỳ trong lịch sử. Ngay trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, 118 vị thánh đã được phúc tử đạo. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tiêu biểu cho khoảng 130.000 các tín hữu đã phải chết vì đạo. Đó là chưa kể bao nhiêu tín hữu phải sống cảnh màn trời chiếu đất, vì cuộc bách hại trải qua 7 thời kỳ cấm đạo, từ năm 1625-1885, nghĩa là kéo dài đến 261 năm. Điều này vừa cho thấy sự ác liệt và thảm khốc của những cuộc bắt đạo, vừa cho thấy sức chịu đựng kiên cường và lòng trung thành đối với đức tin của cha ông chúng ta, những vị tiên phong hào hùng nêu gương cho con cháu.

Thật khó hiểu đối với những người không có đức tin. Vui mừng trước những may lành và thành công thì ai cũng muốn làm; hãnh diện vì giàu sang sung sướng thì ai cũng muốn được, nhưng vui tươi và sẵn sàng lãnh nhận gian nan, thử thách, đau khổ và cả cái chết thì không ai muốn nhận, vì đây là một điều hết sức kỳ lạ, ngược đời, khác thường, không thể hiểu được. Nhưng những điều này lại rất dễ hiểu đối người Kitô hữu có lòng đạo đức, vì nó phát xuất từ một đức tin mãnh liệt với tình yêu mến sâu xa đối với Thiên Chúa và con người. Thật ra, cuộc sống trong mọi chiều kích nhân sinh, vẫn luôn là một cuộc chiến ác liệt giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối.

Chết vì đạo chính là chết vì tình yêu, vì sự thật, vì sự thiện, nên phải có một sức mạnh của ơn thánh Chúa chứ không do sức riêng của con người. Chết mà không hận thù oán ghét, không than trách buồn phiền hay bất mãn. Trái lại, vẫn hân hoan vui sướng vì Chúa, vẫn đầy tình thương và tha thứ đối với những kẻ hành hình mình. Tử đạo như thế khác xa với mọi thứ tử đạo khác: do sự cuồng tín tôn giáo; do sự cuồng ngạo văn hóa; hoàn toàn khác với những thứ anh hùng liệt sĩ phát xuất từ các phe nhóm chính trị, xã hội hoặc đảng phái.

Ngày nay, tuy không còn phải chịu những bách hại như trong quá khứ, nhưng chúng ta đang phải đối diện với một cuộc tấn công khác còn nguy hiểm gấp bội, đó là sức mạnh của tiền bạc, địa vị, khoái lạc, tự do buông thả, nhất là trong những xã hội mà người ta muốn loại trừ Thiên Chúa khỏi đời sống con người. Những sức mạnh này đã làm cho nhiều tín hữu gục ngã, mất đức tin và xa rời Hội Thánh. Không nói chi bên ngoài mà ngay trong lòng Giáo Hội, ngày càng có nhiều giáo phái, nhiều chia rẽ và bất đồng, khiến mất đi sự hiệp nhất dần dần. Tuy nhiên, cũng là những cuộc thanh lọc đức tin cần thiết để thấy được mức độ chín chắn và trưởng thành của đời Kitô hữu, nhưng xem ra, đó lại là hậu quả của những cuộc bách hại tinh thần không thể tránh khỏi.

Các vị tử đạo đã làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Trong một xã hội còn nhiều bóng tối và mây mù giăng mắc, những khuynh hướng và những trào lưu đi ngược với đời sống đức tin, nên việc làm chứng nào cũng đòi phải hy sinh, mất mát, thiệt thòi, vì đòi ta lội ngược dòng với thế gian tội lụy. Làm sao cho tất cả mọi hành vi, thái độ và ứng xử của chúng ta luôn tỏa chiếu ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng, tạo nên một sức hấp dẫn đối với những người chung quanh, để Chúa ngày càng được nhận biết và yêu mến.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Bao người công chính đã bị bách hại,
bao người chân thật đã phải tù đày,
chỉ vì dám đấu tranh cho công lý,
dám liên đới và thực thi trách nhiệm.
Sống công chính đòi con dám xả thân,
dám hành động vì ích lợi của tha nhân,
dám coi thường quyền lợi của bản thân,
và luôn biết hành động trong sự thật.
Trông nhìn lại thời Giáo Hội sơ khai,
các tín hữu phải chịu những họa tai,
vì theo Chúa trên con đường làm chứng,
là yêu thương và tha thứ không ngừng.
Bách hại đâu phải chuyện của quá khứ,
mà nay vẫn tiếp diễn bằng nhiều thứ,
như vu khống, chế giễu và phỉ báng,
biến tín hữu thành hạng người lố bịch.
Không hẳn chúng con chết vì đức tin,
nhưng sẽ bị chế giễu vì danh Chúa,
bị coi là mê muội và yếu đuối,
nên Chúa cần con sống hơn là chết,
để người ta thấy tình yêu là trên hết,
và cũng chính là sự thật luôn vững bền.
Xin cho con dám vượt lên chính mình,
để con sống một niềm tin chân chính,
theo gương cha ông anh hùng tử đạo,
dám hiến thân vì Chúa đổ máu đào.
Xin cầu cho chúng con là con cháu,
biết can trường trong thử thách đau thương,
biết làm chứng cho Chúa giữa đời thường,
để mọi người đón nhận Chúa tình thương. Amen.





 
Khi nào, Nơi nào & Thế nào?
Lm. Minh Anh
14:00 15/11/2023

KHI NÀO, NƠI NÀO & THẾ NÀO?
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”

Mỗi khi người Anh muốn tìm hiểu một sự việc quan trọng nào đó, họ thường đặt ba câu hỏi: “When, Where & How?”; “Khi nào, Nơi nào & Thế nào?”.

Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, trong Tin Mừng hôm nay, các biệt phái mới chỉ hỏi Chúa Giêsu “Khi nào Triều Đại Thiên Chúa đến?”. Không chỉ trả lời nó đến “Khi nào”, nhưng Ngài còn cho họ biết nó sẽ đến “Nơi nào” và đến “Thế nào!”.

“Khi nào?”. Vì quan niệm không đúng về Triều Đại Thiên Chúa, các biệt phái trông chờ một Messia ‘thế tục’, vốn sẽ đánh đổ ngoại bang và khôi phục chủ quyền Israel. Đang khi Vương Quyền của Chúa Kitô thì quan tâm đến linh hồn và cuộc chiến bên trong của nó; cuộc chiến giữa thiện và ác, trời và đất, Thiên Chúa và thế gian. Vì ngộ nhận, họ từ chối Ngài. Ấy thế, hai ngàn năm sau, cả chúng ta, cũng có thể mắc phải sai lầm của các biệt phái! Một đức tin èo uột khiến chúng ta không nhận ra Triều Đại Thiên Chúa trong Chúa Kitô mãi cho đến khi chúng ta chấp nhận Ngài là Vua linh hồn mình; cho phép Ngài làm chủ và sắp đặt cuộc sống mình. Chỉ lúc ấy, Triều Đại Ngài mới ngự trị. “Khi nào?” chính là lúc này, thời điểm để tôi gặp Chúa Kitô, để Ngài là Vua của linh hồn tôi!

“Nơi nào?”. Không chỉ các biệt phái, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải vật lộn để hiểu ngọn nguồn của Triều Đại Ngài. Nó ở đâu? Họ tìm biết “Ngày của Con Người”; đúng hơn, tìm biết Triều Đại Kitô Giêsu, Thầy họ, Đấng sẽ thu tóm mọi quyền lực thế gian, thống trị thế giới, nơi mà Giacôbê và Gioan ước được một chỗ bên hữu, bên tả. Đang khi Chúa Kitô đến, trước hết, để ngự trị trong lòng mỗi người, trong lòng họ, kể cả những người rốt hèn nhất, “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.

“Thế nào?”. Nếu Triều Đại Thiên Chúa ở đây, giờ này, trong lòng chúng ta, thế thì làm sao để chúng ta có thể hoàn toàn thuộc về Vương Quốc Ngài? Ngài cho biết, hãy vào đó theo phong cách của Vua Kitô! Ngài đã vào đó qua cánh cửa khổ đau và thập giá, “Phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ”. Cũng bằng cách này, qua cánh cửa khổ đau và thập giá, bạn và tôi làm cho Triều Đại Kitô trở nên những gì là của mình ngày càng hơn; và cuối cùng, chính Triều Đại và Đức Vua sẽ tỏ mình uy linh cho chúng ta như “ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia”.

Anh Chị em,
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. Ai trong chúng ta cũng có một đất nước, một quê hương. Tuy khác nhau về địa lý, bạn và tôi có cùng một nguồn cội trong ‘bản đồ’ Nước Trời; đúng hơn, trong cung lòng Chúa Cha. Chỉ cần chúng ta nhận thức mình là công dân của Nước ấy bằng cách cho phép Chúa Kitô chiếm chỗ nhất trong cuộc sống. Ngài sẽ tỏ mình cho chúng ta và qua chúng ta, cho người khác. Quốc tịch của chúng ta là Nước Trời, hiến pháp của chúng ta là Bát Phúc, đó là hiến chương của một Vương Quốc “Phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu” như bài đọc Khôn Ngoan nói đến. Bởi lẽ, chúng ta tin “Lời Ngài bền vững đến muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì Triều Đại Chúa là ‘chính Chúa’, trở nên cuộc sống, tình yêu và ước muốn của con; và con không cần đặt vấn đề nó ở đâu, khi nào và thế nào!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Phải làm sinh lời nén bạc Chúa trao
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:35 15/11/2023
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NÊN - A

(Mt 25, 14-30)

Lời Chúa tuần trước mời gọi chúng ta phải “khôn”, nghĩa là phải luôn thao thức tìm kiếm Chúa, giữ cho lòng mình cháy lửa mến Chúa như "năm cô khôn" trong Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ đi đón chàng rể có đèn cháy sáng và còn mang dầu thêm (x. Mt 25,1-12).

Chúa nhật này, Chúa Giêsu cũng ví Nước Trời giống như người kia đi xa, đã gọi các đầy tớ lại và giao tiền của cho họ. Ý muốn nói Chúa như người đi xa sẽ trở về bất ngờ (x. Mt 25,19) giống chàng rể đến chậm, nên cần phải khôn ngoan. Khôn thế nào? Thưa: Không thụ động ngồi yên chờ ngày Chúa đến, nhưng chuyên cần và đảm đang, cụ thể là làm sao để nén bạc Chúa trao phải sinh lời và giúp ích cho đời.

Phải đảm đang

Một người vợ đảm đang trong gia đình được sách Châm Ngôn mô tả để mời gọi chúng ta chuyên chăm làm việc bổn phận.

Người vợ này thật lý tưởng, là hạnh phúc cho cả gia đình, được chồng tin tưởng, “nàng đáng giá hơn ngọc ngà” (Cn 31,10). Bởi đâu nàng được đánh giá cao như thế?

Theo sách Châm Ngôn: “Nàng tìm lông chiên và sợi gai, rồi nàng cần mẫn dùng tay làm việc. Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng” (Cn 31,13.19).

Thì ra, tư cách của nàng khiến nàng được đề cao. Nàng đảm đang trong việc nội trợ cũng như giáo dục và giao tế với bên ngoài. Đảm đang nên nàng thắt chặt dây lưng và phát huy sức mạnh của cánh tay. Nàng dậy sớm thức khuya, chăm lo sản xuất và tìm kiếm thực phẩm cho gia đình. Chính tay nàng làm lấy nhiều việc, và nàng biết phân việc cho các tôi tớ. Nàng đề phòng mùa đông và dự trữ lương thực. Nàng không chểnh mảng dạy con đèn sách, lo cho cả địa vị lẫn uy tín của chồng nơi xã hội. Ðặc biệt nàng có lòng từ tâm và nhân đạo, chìa tay cho người nghèo khó và mở cánh tay cho kẻ khốn cùng. Khi cần, nàng mở miệng với giọng khôn ngoan và trên lưỡi nàng, một giáo huấn về đạo đức. Công, dung, ngôn, hạnh không thiếu gì ở nơi nàng nên chồng con được hãnh diện (x. Cn 31,10-13,19-20.30-31). Nàng là mẫu gương chuyên cần cho chúng ta.

Đừng có biếng nhác

Ông chủ trong dụ ngôn này là Chúa Giêsu, những đầy tớ là chúng ta và những nén bạc là tài sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Khi thông ban cho chúng ta sự sống, Thiên Chúa cũng phú ban cho chúng ta những nén bạc, có thể là khả năng nhiều hay ít. Các nén bạc tượng trưng cho những ơn ban của Chúa để phát triển cá nhân, đạo đức và tôn giáo. Các nén bạc ấy, Chúa đã ủy thác để chúng ta làm cho chúng sinh lời. Cái hố được đào dưới đất bởi người “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” (Mt 25, 26) diễn tả nỗi sợ sự rủi ro là thứ đã bóp nghẹt sự sáng tạo và sự phong nhiêu của tình yêu. Chúa không yêu cầu chúng ta phải bảo quản ân ban của Chúa trong két sắt! Nhưng muốn chúng ta sử dụng nó để sinh lời.

Những nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhiều hay ít, số lượng không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người xử dụng những nén bạc đó để sinh lời. Việc sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ, người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.

Câu Chúa Giêsu nói: “Người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi” (Mt 25,29), rõ ràng không phải là một câu châm ngôn về tiêu dùng. Nó chỉ có thể được hiểu ở mức độ của tình yêu và lòng quảng đại. Chúa là Đấng ban phát nhiều hơn điều chúng ta ao ước cầu xin.

Bài học cho đời

Chúng ta hãy cố gắng trở thành người đàn bà có tư cách và đảm đang, tức là nhiệt thành thi hành tốt sứ mệnh của mình.

Lời Chúa thúc giục chúng ta. Trong thời gian ngóng chờ ngày Chúa trở lại, phải chăm chỉ làm việc. Kẻ lười biếng sẽ bị coi là vô dụng, hậu quả là bị ném ra ngoài, vào nơi tối tăm, ở đó sẽ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 25,30); còn người chăm chỉ thì được ông chủ khen: "Khá lắm ! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh" (Mt 25,23)

Mỗi người chúng ta được Chúa trao cho những nén bạc để sinh lời. Vấn đề tài năng không phải là cốt yếu, vì với bất cứ vốn liếng tài năng nào mà biết cần cù chịu khó làm việc và phát huy để phục vụ người khác, thì ai ai cũng sẽ mến trọng và ca ngợi tinh thần của những con người ấy.

Nén bạc ở đây có thể hiểu là đức tin. Đức tin được Chúa ban cho chúng ta một cách nhưng không, không do công lao của chúng ta. Một niềm tin được chia sẻ là một niềm tin sống động. Trái lại, một niềm tin chôn cất sẽ là một niềm tin bị mai một và chết dần. Chúng ta đừng che giấu niềm tin và không được chôn vùi Lời Chúa, phải để nó lan truyền trong đời sống của chúng ta. Phải làm cho ân ban mà Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta, đến được với tha nhân, lớn lên, và kết trái, cùng với chứng tá của chúng ta.

Đừng nghĩ đơn giản rằng ơn Chúa ban chỉ là những tài năng, sức khoẻ và những điều kiện xem ra thuận lợi theo cái nhìn của con người. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng nói “Tất cả là hồng ân”. Như thế, nén bạc Chúa trao còn là: thời giờ; môi trường ta đang sống; những người chung sống với ta v.v….

Chúng ta hãy cầu xin Chúa trợ giúp để mỗi người biết sinh lợi những nén bạc Chúa trao, trung thành với ơn Chúa qua những bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục vùng bị ảnh hưởng bởi bạo lực ở Mễ Tây Cơ cầu nguyện cho hòa bình tại đền thánh Guadalupe
Đặng Tự Do
05:11 15/11/2023


Một giám mục người Mễ Tây Cơ từ một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy gần đây đã thực hiện chuyến hành hương đến vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mễ Tây Cơ và dưới chân Đức Trinh Nữ cầu xin hòa bình.

Cristóbal Ascencio García, giám mục của Apatzingán nằm ở bang Michoacán của Mexico, đã dẫn đầu cuộc hành hương hàng năm của giáo phận đến vương cung thánh đường Guadalupe vào ngày 8 tháng 11 với chủ đề “ Những người hành hương kêu gọi hòa bình”. Cùng với hơn 600 người hành hương đi cùng ngài, vị Giám Mục đã cầu nguyện với Chúa rằng tiếng kêu cầu hòa bình của ngài sẽ “lên tới thiên đàng”.

Apatzingán, một thành phố nằm cách Morelia, thủ phủ của bang Michoacán khoảng 115 dặm về phía tây nam, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy trong khu vực, nơi quyền kiểm soát thành phố bị tranh chấp bởi các nhóm như Jalisco New Generation Cartel, Family Michoacana và Hiệp sĩ dòng Đền.

Zamora, thành phố bạo lực thứ hai trên thế giới vào năm 2022 theo bảng xếp hạng do Hội đồng Công dân về An toàn Công cộng và Tư pháp Hình sự chuẩn bị, nằm cách Apatzingán khoảng 100 dặm về phía bắc. Uruapan, được xếp hạng thứ bảy, nằm khoảng 65 dặm về phía đông bắc. Thành phố Morelia đứng ở vị trí thứ 33.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 tháng 11 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Cha Ascencio nói: “Chúng tôi rất cần hòa bình trong giáo phận của tôi, bởi vì cuộc sống đang trở nên bất khả thi đối với nhiều người và cộng đồng”.

Vị giám chức lưu ý rằng “tất cả các giám mục” đều có “cam kết thúc đẩy” các cuộc hành hương của giáo phận đến vương cung thánh đường Guadalupe.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Ascencio lưu ý rằng “các cộng đồng nông thôn ở một số giáo xứ đang phải chịu đựng bạo lực, những người vô tội phải chịu đau khổ và bị di tản”.

“Chúng tôi mang theo gánh nặng tất cả những gì chúng tôi mang theo để cầu nguyện cho hòa bình. Chúng tôi là những người hành hương cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình: Chúng ta muốn hòa bình! Vì vậy, hãy để tiếng kêu này thấu tới thiên đàng và đến với tất cả chúng ta để chúng ta có thể cộng tác gieo rắc hòa bình trong cộng đồng của mình,” ngài khuyến khích.

Trong bài giảng của mình, Ascencio cũng cầu nguyện cho những người đang phải chịu đựng sự bất an và bạo lực, cũng như cho những người trong một số trường hợp đã phải rời bỏ quê hương của mình.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến để cầu xin Đức Trinh Nữ soi sáng trái tim và mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ khôn tả, và soi sáng trái tim của tất cả mọi người, để chúng tôi có thể trở thành người gieo rắc hòa bình; và xin Mẹ soi sáng tâm trí và trái tim của những người chịu trách nhiệm về an ninh công dân,” ngài nói.

Ngày hôm sau, những người hành hương từ Giáo phận Apatzingán đã viếng thăm Đền thờ Chúa Kitô Vua ở Cerro del Cubilete thuộc bang Guanajuato của Mexico.

Cuộc hành hương kết thúc vào ngày 10 tháng 11 với Thánh lễ tại Đền thờ Đức Mẹ San Juan de Los Lagos ở bang Jalisco.


Source:Catholic News Agency
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô. Niềm đam mê truyền giáo: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. Công bố là niềm vui
Vũ Văn An
14:05 15/11/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 15 tháng 11 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới niềm vui loan báo Tin Mừng. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Sau khi gặp gỡ một số nhân chứng của việc công bố Tin Mừng, tôi đề nghị tóm tắt chu kỳ giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ này vào bốn điểm, lấy cảm hứng từ Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, mà tháng này tròn mười năm. Điểm đầu tiên chúng ta thấy hôm nay, điểm đầu tiên trong bốn điểm, chỉ có thể liên quan đến thái độ mà trên đó, bản thể của cử chỉ truyền giáo phụ thuộc vào: đó là niềm vui. Sứ điệp Kitô giáo, như chúng ta nghe từ những lời thiên thần nói với các mục đồng, là lời công bố “niềm vui lớn lao” (Lc 2:10). Còn lý do thì sao? Tin tốt, một bất ngờ, một sự kiện tốt? Còn nhiều hơn nữa, một con người: Chúa Giêsu! Chúa Giêsu là niềm vui. Người là Thiên Chúa làm người đến với chúng ta! Do đó, anh chị em thân mến, vấn đề không phải là liệu có nên công bố nó hay không, mà là công bố nó cách nào, và “cách nào” này chính là niềm vui. Hoặc chúng ta vui mừng loan báo Chúa Giêsu, hoặc chúng ta không rao giảng về Người, bởi vì cách công bố khác không thể mang lại thực tại đích thực về Chúa Giêsu.

Đó là lý do tại sao một Kitô hữu bất mãn, một Kitô hữu buồn bã, một Kitô hữu không hài lòng, hoặc thậm chí tệ hơn, phẫn uất và hung hãn đều không đáng tin cậy. Người này sẽ nói về Chúa Giêsu, nhưng sẽ không có ai tin họ! Có lần một người nói với tôi, khi nói về những Kitô hữu này: “Nhưng họ là những Kitô hữu có bộ mặt cá thu!”, nghĩa là họ không diễn đạt điều gì cả, họ là như vậy, và niềm vui là điều thiết yếu. Điều thiết yếu là phải quan tâm đến các cảm xúc của chúng ta. Việc rao giảng Tin Mừng thực hiện một cách nhưng không, bởi vì nó xuất phát từ sự viên mãn chứ không phải từ áp lực. Và khi anh chị em thực hiện việc truyền giáo trên cơ sở các ý thức hệ, thì điều này là sai vì đó không phải là truyền giảng Tin Mừng, đó không phải là Tin Mừng. Tin Mừng không phải là một ý thức hệ: Tin Mừng là một lời loan báo, một lời loan báo niềm vui. Các ý thức hệ đều lạnh lùng, mọi ý thức hệ đều lạnh lùng. Tin Mừng mang hơi ấm của niềm vui. Các ý thức hệ không biết mỉm cười, Tin Mừng là một nụ cười, nó khiến anh chị em mỉm cười vì Tin Mừng chạm đến tâm hồn anh chị em.

Sự giáng sinh của Chúa Giêsu, trong lịch sử cũng như trong cuộc sống, là nguyên tắc của niềm vui: hãy nghĩ đến những gì đã xảy ra với các môn đệ trên đường Emmau, những người đã tin do niềm vui, và những người khác, rồi các môn đệ cùng với nhau, khi Chúa Giêsu xuất hiện tại Nhà Tiệc Ly, họ tin do niềm vui (x. Lc 24:13-35). Niềm vui khi Chúa Giêsu sống lại. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu luôn mang lại cho anh chị em niềm vui và nếu điều này không xảy ra với anh chị em thì đó không phải là cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu.

Và điều Chúa Giêsu làm với các môn đệ cho chúng ta biết rằng những người đầu tiên được phúc âm hóa là các môn đệ, những người đầu tiên được phúc âm hóa là chúng ta, những Kitô hữu: chính là chúng ta. Và điều đó rất quan trọng. Thật vậy, khi đắm chìm trong bầu không khí ngột ngạt và bối rối ngày nay, chúng ta cũng có thể thấy mình đang sống đức tin với một cảm thức tinh tế bị chối bỏ, xác tín rằng đối với Tin Mừng thì không còn có nhiều người lắng nghe chúng ta nữa và dấn thân công bố nó không còn đáng làm nữa. Chúng ta thậm chí có thể bị cám dỗ để cho “những người khác” đi theo con đường riêng của họ. Thay vào đó, đây là lúc quay trở lại với Tin Mừng để khám phá ra rằng Chúa Kitô “luôn trẻ trung và là nguồn mạch mới mẻ liên tục” (Evangelii Gaudium, 11).

Vì vậy, giống như hai người đi Emmau, chúng ta trở lại cuộc sống thường nhật với sự thúc đẩy của những người tìm thấy kho báu: hai người này vui mừng vì họ đã tìm thấy Chúa Giêsu và đã thay đổi cuộc đời của họ. Và hóa ra nhân loại có biết bao anh chị em đang chờ đợi một lời hy vọng. Tin Mừng ngày nay cũng được chờ đợi: con người ngày nay giống như con người của mọi thời đại: họ cũng cần nó, nền văn minh của sự vô tín được lập trình và tính thế tục được định chế hóa; quả thực, trên hết, xã hội đang để cho các không gian của ý nghĩa tôn giáo thành hoang địa, cần đến Chúa Giêsu. Đây là thời điểm thuận lợi cho lời loan báo Chúa Giêsu. Vì vậy, tôi muốn nói lại với tất cả mọi người rằng: “Niềm vui Tin Mừng tràn ngập trái tim và toàn bộ cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Những ai để mình được Người cứu rỗi thì được giải thoát khỏi tội lỗi, nỗi buồn bã, sự trống rỗng nội tâm, cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn được sinh ra và tái sinh (ibid., 1). Chúng ta đừng quên điều này. Và nếu ai trong chúng ta không cảm nhận được niềm vui này, hãy hỏi xem người đó có tìm thấy Chúa Giêsu không. Một niềm vui nội tâm. Tin Mừng luôn đi trên con đường của niềm vui, đó là lời loan báo vĩ đại. Tôi mời gọi mọi Kitô hữu, bất cứ ở đâu, ở bất cứ nơi đâu và hoàn cảnh nào, hãy canh tân cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Giêsu Kitô ngay hôm nay. Mỗi người chúng ta hôm nay hãy dành một chút thời gian và suy nghĩ: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa ở trong con: Con muốn gặp Chúa mỗi ngày. Chúa là một Con người, Chúa không phải là một ý tưởng; Chúa là người bạn đồng hành, Chúa không phải là một chương trình. Chúa là tình yêu giải quyết được rất nhiều vấn đề. Chúa là người khởi đầu việc truyền giáo. Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn vui.” Amen.
 
Tổng giám mục Chí Lợi bày tỏ sự đau buồn, xấu hổ trước vụ hỏa hoạn khiến 14 người di cư thiệt mạng
Đặng Tự Do
16:29 15/11/2023


Tổng giám mục vừa được bổ nhiệm của Santiago de Chile, Fernando Chomali, đã chia sẻ suy tư lên án điều kiện sống tồi tệ dẫn đến vụ hỏa hoạn khiến 14 người di cư thiệt mạng tại một khu định cư ở khu phố Cerro Obligado của thị trấn Coronel.

Thảm kịch xảy ra vào ngày 6/11 trong một ngôi nhà được xây bằng gỗ pallet và lợp tôn trong một trại nơi các gia đình người di cư Venezuela sống trong điều kiện rất bấp bênh. Trong số những người thiệt mạng có 8 trẻ vị thành niên.

“Cơn thịnh nộ, bất lực, phẫn nộ, đau đớn, buồn phiền; người ta phải trải qua rất nhiều đau buồn khi trẻ em và người lớn chết trong một trận hỏa hoạn dữ dội,” Đức Cha Chomali cho biết như trên.

Đối với những cảm xúc này, ngài cho biết thêm “xấu hổ, bởi vì sự thờ ơ ngự trị là nguyên nhân gây ra những đám cháy có thể đoán trước và tránh được này nếu những người đang trong hoàn cảnh khó khăn nhận được nhiều sự hỗ trợ và đón nhận hơn từ chính quyền”.

Dựa vào lời của một bài hát cổ, “Si vas para Chile” (“Nếu bạn đến Chile”), Đức Cha Chomali nói: “Thật khó để hát” câu kết ca ngợi lòng hiếu khách: “Và bạn sẽ thấy họ yêu quý một người như thế nào ở Chí Lợi khi anh ấy là một người xa lạ.”

“Thật không may, không phải lúc nào cũng như vậy”, vị giám chức nhận xét. Ngài than thở: “Trong nhiều năm, chúng ta đã biết về những điều kiện bấp bênh mà những anh em này của chúng tôi đã sống ở Cerro Obligado ở Coronel.

Ngài nói: “Các quan chức và doanh nghiệp sa lầy vào những cuộc tranh luận muôn thuở và đủ loại kiện tụng, người nghèo luôn phải gánh chịu hậu quả.

Trích dẫn Kinh thánh, Đức Cha Chomali chỉ ra tầm quan trọng của việc ưu tiên “trẻ em, góa phụ và người di cư”. Tuy nhiên, ngài lưu ý rằng “giữa bối cảnh toàn cầu hóa và sự thờ ơ, chính những vụ hỏa hoạn và những bất hạnh này đã nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của chúng”.

“Hôm qua là viện dưỡng lão, hôm nay là trẻ em và người di cư, và những người khác sẽ đến. Đúng, đây là tin gây ngạc nhiên, nhưng sau đó những tin tức khác sẽ đến và điều đau đớn nhất là chúng ta đang quen với nó”, ngài nói.

Nhắc lại những lời của Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Chí Lợi, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở: “Người nghèo không thể chờ đợi”. Tuy nhiên, ngài than thở rằng “họ vẫn đang chờ đợi”.

“Lampedusa ở Ý, miền bắc Chí Lợi và bây giờ là Coronel đã trở thành nghĩa trang. … Đó có phải là điều chúng ta mong muốn cho đất nước mình không?” ngài hỏi.

Cuối cùng, thay mặt Giáo hội, ngài hối hận “đã không làm được nhiều hơn cho họ” và “luôn luôn là quá ít”.

“Chúng ta không cố gắng hết sức để làm cho người khác những gì chúng ta muốn họ làm cho mình. Điều đó thật đau đớn và đáng xấu hổ,” ngài nói và cầu xin sự tha thứ của cộng đồng người Venezuela ở Chile, “vì cách đối xử hèn hạ mà họ đã nhiều lần phải chịu cũng như sự chậm chạp của quá trình nhập cư khiến họ bị tê liệt và trên thực tế khiến họ bị xếp thứ hai”

Vị giám chức đã cam kết cầu nguyện và tuyên bố rằng ngài sẽ tiếp tục “trên con đường mà chúng ta đã thực hiện trong nhiều năm qua mục vụ di dân của mình”.

“ Sự hiện diện của anh chị em làm phong phú Chí Lợi và anh chị em không đáng phải chịu những gì anh chị em đang trải qua. Tôi khóc với anh chị em và tôi hy vọng tiếng khóc đó sẽ trở thành một cam kết lớn lao hơn nữa”, Đức Cha Chomali kết luận.

Sau hơn 20 năm dưới chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa do cựu Tổng thống Hugo Chavez khởi xướng và được tiếp tục bởi người kế nhiệm ông, đồng minh chính trị Nicolás Maduro, Venezuela đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội mà nhiều người so sánh với Cuba.

Một báo cáo gần đây của Đài quan sát Tài chính Kinh tế Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm ở nước này là 440%.

Khoảng 8 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước để thoát khỏi cảnh nghèo đói.


Source:Catholic News Agency

 
Tổng Giám mục Thành phố Oklahoma kêu gọi Thống đốc khoan hồng cho kẻ bị kết án giết người
Đặng Tự Do
16:32 15/11/2023


Một hội đồng tiểu bang ở Oklahoma tuần này đã đề nghị khoan hồng vào phút chót cho một người đàn ông bị kết án giết 2 người hơn 20 năm trước, một quyết định mà Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma đã kêu gọi thống đốc tiểu bang chấp nhận.

Đức Tổng Giám mục Coakley đã cảm ơn Ủy ban Ân xá và Tạm tha của tiểu bang vì cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư và kêu gọi Thống đốc Đảng Cộng hòa Kevin Stitt khẳng định đề nghị khoan hồng của họ đối với Phillip Hancock, người đã lập luận rằng ông ta hành động để tự vệ khi thực hiện các vụ giết người năm 2001 mà từ đó anh ta đã bị kết án.

“Giáo hội Công giáo thừa nhận những tổn hại vô cùng to lớn gây ra cho các nạn nhân của tội phạm và gia đình họ, cũng như sự cần thiết của công lý và sự chữa lành. Tuy nhiên, án tử hình là một phương pháp tàn nhẫn và cổ xưa để giải quyết các tội ác nghiêm trọng”, Đức Tổng Giám mục Coakley nói trong một tuyên bố chia sẻ với CNA.

“Việc hành quyết chỉ nhằm mục đích duy trì chu kỳ bạo lực và không mang lại cơ hội hàn gắn vết thương cho gia đình nạn nhân. Chúng ta nên nhớ lại rằng Chúa đã tuyên bố những ai có lòng thương xót là người có phúc, vì họ sẽ nhận được lòng thương xót.’”

Hancock, 59 tuổi, bị kết tội bắn chết hai người đàn ông ở thành phố Oklahoma vào năm 2001. Tại phiên điều trần tuần này, Hancock đã khai rằng ban đầu ông không có vũ khí và bị dụ vào bẫy. Anh ta nói, những người đàn ông đó đang cố giết anh ta và đẩy anh ta vào một cái lồng lớn, và anh ta đã giành được quyền kiểm soát một trong những khẩu súng của họ để tự vệ.

Một số thành viên gia đình của các nạn nhân đã làm chứng tại phiên điều trần và kêu gọi hội đồng xét xử không đề nghị khoan hồng. Văn phòng tổng chưởng lý đã giữ nguyên bản án của Hancock và anh ta dự kiến sẽ chết bằng cách tiêm thuốc độc vào ngày 30 tháng 11, nếu không có sự can thiệp của thống đốc.

Stitt đã ân xá cho tử tù chỉ một lần trong quá khứ. Vào năm 2021, theo đề nghị của Ủy ban Ân xá và Tạm tha Oklahoma, ông đã giảm án tử hình cho Julius Jones xuống tù chung thân. Đức Tổng Giám mục Coakley ca ngợi quyết định vào thời điểm đó là thể hiện “sự can đảm to lớn”.

Stitt đã từ chối các khuyến nghị của hội đồng quản trị hai lần trước đây, gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2022.

Đức Tổng Giám mục Coakley, thành viên Ủy ban Công lý Gia đình và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những người bị kết án tử hình ở Oklahoma, nơi chứng kiến sự gia tăng các vụ hành quyết trong những năm gần đây.

Gần đây nhất, ngài gọi vụ hành quyết vào tháng 9 đối với kẻ sát nhân và kẻ hiếp dâm bị kết án Anthony Sanchez “về cơ bản là trái ngược với văn hóa sự sống mà bang Oklahoma tuyên bố đang xây dựng”.

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267).

Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.”

Các giám mục Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.

Theo Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình, Oklahoma là khu vực pháp lý đầu tiên trên thế giới áp dụng phương pháp tiêm thuốc độc làm phương pháp hành quyết. Theo Mạng lưới Vận động Công giáo (CMN), một tổ chức vận động quốc gia ủng hộ việc chống lại án tử hình, kể từ năm 1976, Oklahoma là tiểu bang Hoa Kỳ có số vụ hành quyết tính theo đầu người cao nhất với tổng số 112 vụ hành quyết.

Stitt, mặc dù đã ban hành một số biện pháp chống phá thai trong nhiệm kỳ thống đốc của một tiểu bang phần lớn bảo thủ, đã dỡ bỏ lệnh cấm của bang đối với án tử hình vào năm 2020 và đã chủ trì 10 vụ hành quyết kể từ khi nhậm chức bốn năm trước, nhiều vụ như vậy đã diễn ra trong thời kỳ này trong 6 năm từ 2013 đến 2019.

Hình phạt tử hình ở Oklahoma đã bị chỉ trích trong những năm gần đây, đặc biệt là sau vụ hành quyết bất thành vào năm 2021, trong đó John Marion Grant bắt đầu co giật và nôn mửa sau khi bị chích midazolam, loại thuốc đầu tiên trong hỗn hợp ba loại thuốc được sử dụng trong tiêm thuốc độc.

Vụ hành quyết Grant là vụ hành quyết đầu tiên diễn ra ở tiểu bang này kể từ vụ hành quyết bất thành Charles Frederick Warner vào năm 2015.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình cho bất cứ nơi nào chiến tranh đang hoành hành
Thanh Quảng sdb
16:48 15/11/2023
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình cho bất cứ nơi nào chiến tranh đang hoành hành

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho hòa bình hàng ngày và cho tất cả các quốc gia đang có chiến tranh, đặc biệt là Ukraine, Thánh địa và Sudan.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Như thông lệ vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng tâm tư của mình đến nhiều quốc gia đang phải bị chiến tranh tàn khốc. Ngài xin cầu nguyện cho hòa bình “mỗi ngày” và “bất cứ nơi nào có chiến tranh”.

Tử đạo tại Ukraine

Đặc biệt, hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện “cho đất nước Ukraine tử đạo, một đất nước đang phải chịu đựng quá nhiều đau khổ”. Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, hơn 9,600 thường dân đã thiệt mạng và hơn 17,500 người bị thương.

Hòa bình ở Thánh địa

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xin cầu nguyện cho Thánh Địa, “ở Palestine và Israel”.

Theo Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho hay: Vào ngày 7 tháng 10, hơn 1,400 người Israel đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công do Hamas gây ra. Kể từ đó, trong các cuộc không kích trả đũa vào Dải Gaza, hơn 11,000 người đã thiệt mạng và khoảng 2,500 người mất tích dưới đống đổ nát!

Đừng quên Sudan

Cuối cùng, Đức Thánh Cha hướng về Sudan, nơi ước tính có khoảng 9,000 người đã thiệt mạng và 5,6 triệu người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa do cuộc chiến tàn khốc giữa hai phe quân sự đối đầu giao chiến từ tháng Tư.

Theo Bộ trưởng Châu Phi của Anh quốc thì cuộc nội chiến đó được mô tả là một "thảm họa nhân đạo", với những dấu hiệu rõ ràng về thanh lọc chủng tộc.

“Chúng ta hãy nghĩ đến bất cứ nơi nào có chiến tranh”, Đức Giáo Hoàng kết thúc, nhắc nhở tất cả các tín hữu rằng thật đáng buồn, “có quá nhiều cuộc chiến!”

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình: Mỗi ngày, hãy dành chút thời giờ để cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta mong muốn hòa bình.”
 
Chúng tôi là con người, chứ không phải là những con số, thảm họa tại giải Gaza và bờ Tây…
Thanh Quảng sdb
17:37 15/11/2023
'Chúng tôi là con người, chứ không phải là những con số', thảm họa tại giải Gaza và bờ Tây…

Giáo sư Walid Basha, một người theo đạo Công Giáo sống ở Jenin, chia sẻ những lo ngại ở Bờ Tây trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Israel, khi bạo lực ở trong vùng lan rộng tới những nơi có người Palestine sinh sống.

(Tin Vatican - Antonella Palermo)

Giáo sư Walid Basha là một người Palestine, theo đạo Công Giáo ở Jenin, Bờ Tây, là giáo sư Vi sinh học tại Đại học Quốc gia An-Najah. Ông chia sẻ với đài Vatican từ quê nhà ông về nỗi lo sợ rằng lãnh thổ rộng lớn giải Gaza thuộc lãnh địa của người Palestine có thể chịu chung số phận như Gaza đó là cuộc xâm lược.

Kể từ khi Israel tuyên chiến với Hamas sau cơn thịnh nộ gây chết người của lực lượng này vào ngày 7 tháng 10, Bờ Tây đã phải đối mặt với làn sóng bạo lực bùng phát kinh hoàng, với việc những người định cư Israel xâm chiếm đất đai và sự củng cố kiểm soát chặt chẽ của Israel đối với vùng đất do Chính quyền Quốc gia Palestine quản lý.

Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Basha đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. Theo Bộ Y tế Chính quyền Palestine, chỉ trong hơn 5 tuần chiến tranh, ít nhất 190 người Palestine đã thiệt mạng ở Bờ Tây.

Nỗi lo âu về cuộc xâm lược của Israel ngày càng gia tăng ở Jenin

Tại Jenin, tâm điểm của cuộc xung đột giữa lực lượng Israel và người Palestine ở Bờ Tây, nỗi sợ này dâng lên đến mức chưa từng có. Tại thành phố, nơi có trại tị nạn Palestine đông đảo và quan trọng, với khoảng 17,000 người phải đối diện với những điều kiện sống khó khăn, chỉ riêng ngày 9 tháng 10 đã có 15 thanh niên thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Israel.

Bất chấp sự hiện diện của nhóm "Văn Nghệ Tự do", một tổ chức văn hóa được thành lập cùng với một số trí thức Israel vào năm 2006, nơi luôn tìm kiếm sự đối thoại giữa hai cộng đồng với hy vọng một cuộc hòa giải đã chết!

Giáo sư Basha nói: “Khi tôi nói với các bạn, chúng tôi đang ngồi ở nhà chờ cuộc xâm lược; chúng tôi không biết nó sẽ xảy ra khi nào và như thế nào. Nó có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.

Khoảng 20,000 người sống ở Jenin, trong đó có khoảng 140 người theo đạo Thiên Chúa.

Ông nói: “Nhà thờ của chúng tôi đã bị thiêu rụi và chưa bao giờ được khôi phục lại. Một trong những điểm nóng nhất của cuộc xung đột tập trung ngay trước nhà thờ của chúng tôi”.

Bất chấp những đau khổ do chiến tranh gây ra và sự cám dỗ khiến nhiều Công Giáo trong các vùng phải di cư, Giáo sư Basha vẫn quyết tâm ở lại quê hương.

Chúng tôi đếm số nạn nhân nhưng chúng tôi không phải là những con số

Giáo sư Basha vẫn còn nhớ ngày 3 tháng 7 năm 2023, khi quân đội Israel tiến hành cuộc tấn công lớn nhất vào khu vực này kể từ năm 2002.

"Sự việc xảy ra lúc 9h30 sáng, trong khi mọi người đang ở trường hoặc nơi làm việc. Khoảng 4,000 học sinh không thể rời trường cho đến tận đêm khuya. Hôm nay cả thành phố bị bao vây bởi binh lính và xe tăng Israel. Thật là kinh hoàng!"

Chúng tôi đang có chiến tranh. Mười lăm người Palestine đã bị giết chỉ trong một ngày. Chúng tôi đếm những con số, Giáo sư Basha than thở và nói thêm rằng họ không phải là những con số mà là những con người.

Ông nói: “Chúng tôi đã mất đi rất nhiều thanh niên ở Jenin, nơi đường sá, cơ sở hạ tầng và biển báo giao thông đã bị phá hủy! Người Palestine đang khao khát tự do.”

Sau đó, ông nói về những đứa trẻ ở Gaza và đến một phụ nữ Thiên chúa giáo, một nhạc sĩ người Palestine, những người đã bị giết khi ở nhà thờ ra!

Ông Walid Basha nói về nhiều đồng nghiệp và bạn bè mà ông có ở Gaza, trong số đó có các Nữ Tu Mân Côi. Thật không may, việc liên lạc quá khó khăn và ông ấy đã không nhận được tin tức gì từ họ trong ba tuần qua.

“Những gì đang xảy ra ở đó thật khủng khiếp. Chúng ta đang chứng kiến một thảm họa”, ông nói. “Hãy tưởng tượng hàng nghìn người chỉ có một phòng tắm; không có nước. Chúng tôi sợ bệnh dịch tả, thương hàn, bệnh lao và virus Corona sẽ bùng phát! Hai ngày trước có ba con chó ăn xác người chết trên đường phố.”

Chúng tôi muốn tự do

Dù chiến tranh bùng phá, các hoạt động và sinh viên học sinh vẫn học tập qua trực tuyến, nhưng tất cả vừa học vừa phập phồng căng thẳng!...

Giáo sư Basha cho hay: “Mọi người đều đang theo dõi, nhưng không ai quan tâm đến người dân ở Gaza”.

Vị giáo sư người Palestine nói rõ rằng ông phản đối những kẻ giết người và không ủng hộ Hamas. Ông chỉ khao khát tự do, phẩm giá được tôn trọng và muốn thấy mình được đối xử như là một con người. “Bạn không thể tưởng tượng được việc không có quyền tự do đi lại như thế nào? Đó là một thảm họa."
 
Church Documents
Thảo Ly – News 16 Nov 2023
Đặng Tự Do
22:10 15/11/2023
BRK4TL-NewsEve17Nov2023

[Thảo Ly]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Phải chăng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 thực sự nói rằng ma quỷ muốn tiêu diệt Tây Ban Nha?

Công Giáo Thái Lan phản đối kế hoạch để cảnh sát Trung Quốc tuần tra Thái Lan là hành vi nhượng bộ chủ quyền đất nước

Tiến Sĩ George Weigel hô hào hỗ trợ Jimmy Lai

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Phải chăng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 thực sự nói rằng ma quỷ muốn tiêu diệt Tây Ban Nha?

Một bình luận được cho là của cố Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 liên quan đến Tây Ban Nha và ma quỷ đã lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Nhận xét được cho là của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đến từ Jorge Fernández Díaz, cựu bộ trưởng nội vụ Tây Ban Nha.

Theo một bài đăng ngày 11 tháng 11 trên X của “Sinh viên Đại học Công Giáo”, được lan truyền rộng rãi, Đức Bênêđíctô XVI được cho là đã nói “ma quỷ mới biết Tây Ban Nha đã làm gì trong suốt lịch sử của mình: truyền giáo cho Mỹ Châu, vai trò của Tây Ban Nha trong thời kỳ Chống- Cuộc cải cách… ma quỷ tấn công những người giỏi nhất nhiều hơn và do đó, tấn công Tây Ban Nha.”

Mặc dù không có ghi chép nào về nhận xét này trong các bài phát biểu và bài viết của Đức Bênêđíctô XVI, cựu bộ trưởng đã tuyên bố rằng Đức cố Giáo Hoàng đã nói điều đó trong cuộc trò chuyện riêng giữa họ tại Tu viện Mẹ Giáo Hội vào ngày 17 tháng 6 năm 2015.

ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, đưa tin vào ngày 14 tháng 6 năm 2020, rằng trong một hội nghị trực tuyến được tổ chức vài ngày trước đó, cựu bộ trưởng Fernández đã giải thích bối cảnh những lời của Đức Giáo Hoàng. Theo chính trị gia này, Đức Thánh Cha đã đưa ra câu trả lời đó cho ông khi yêu cầu ông cầu nguyện cho Tây Ban Nha vì những vấn đề mà đất nước này đang gặp phải, chủ yếu là do những căng thẳng chính trị liên quan đến áp lực đòi độc lập cho xứ Catalan.

Fernández cho biết khi nói chuyện với Đức Bênêđíctô XVI, ông đã hỏi ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, xin hãy cầu nguyện cho Tây Ban Nha, chúng con rất cần điều đó”.

Cuộc đấu tranh hiện tại

Vào tháng 10 năm 2017, chính quyền Catalan đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, điều này bị chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố là bất hợp pháp. Trong những năm qua, đã có những cuộc biểu tình và phản đối cả ủng hộ và phản đối nền độc lập của Catalonia.

Tây Ban Nha hiện đang chìm trong một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng sau thỏa thuận giữa Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha cầm quyền và đảng chính trị Junts per Catalunya nghĩa là Cùng nhau vì Catalonia để giữ quyền Thủ tướng cho Pedro Sánchez, trong đó bao gồm ân xá cho những người ly khai ở Catalan bị kết tội nổi loạn bởi Tòa án tối cao của quốc gia. Một số giám mục đã gọi thỏa thuận chính trị này, vốn đã gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi trên đất nước, là “vô đạo đức”.


BRK4TL-NewsEve18Nov2023

[Thảo Ly]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Mười chín ngọn núi lửa phun trào cùng lúc có phải là dấu chỉ thời cuối không?

Đức Hồng Y Pizzaballa phàn nàn rằng tại Gaza: “Tất cả cơ sở hạ tầng bị phá hủy”

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc tế Giới trẻ - 26 tháng Mười Một

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Mười chín ngọn núi lửa phun trào cùng lúc có phải là dấu chỉ thời cuối không?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nineteen Volcanos Erupt at the Same Time”, nghĩa là “Mười chín ngọn núi lửa phun trào cùng lúc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Hơn một chục ngọn núi lửa đang phun trào cùng lúc trên toàn thế giới và ba vụ phun trào mới đã gia nhập danh sách trong tuần này.

Chương trình Núi lửa Toàn cầu của Viện Smithsonian theo dõi các vụ phun trào mới và cập nhật danh sách các núi lửa hiện đang phun trào vào hôm thứ Tư 15 Tháng Mười Một. Bản cập nhật gần đây nhất cho thấy ba vụ phun trào mới, nâng tổng số trong danh sách lên 19 vụ phun trào cùng một lúc. Danh sách này chỉ bao gồm các núi lửa mới bắt đầu phun trào vào tuần qua.

Các vụ phun trào núi lửa mới khiến một số người bày tỏ mối quan ngại của họ trên mạng xã hội. Khi thấy núi lửa phun trào đồng thời ở Ý, Iceland, Nhật Bản, Mễ Tây Cơ, Nga, Phi Luật Tân, v.v, nhiều người cho rằng đó là dấu chỉ của thời sau hết.

Việc nhiều núi lửa phun trào cùng một lúc không phải là chuyện hiếm. Các chuyên gia đã nhanh chóng xua tan mọi lo ngại.

Chương trình Núi lửa Toàn cầu đưa ra Báo cáo Hoạt động Núi lửa Hàng tuần về các núi lửa đang phun trào tích cực, mặc dù nó chỉ liệt kê các núi lửa sau khi chúng đáp ứng các tiêu chí cụ thể, chẳng hạn như phát ra cảnh báo tro bụi, trải nghiệm hoạt động mới, thể hiện sự thay đổi trong hoạt động hoặc hiển thị sự thay đổi về mức độ cảnh báo. Báo cáo không bao gồm tất cả hoạt động núi lửa, vì hơn chục ngọn núi lửa có hoạt động phun trào liên tục trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn không được liệt kê trong báo cáo.

Giám đốc Chương trình Núi lửa Toàn cầu Ben Andrews nói với Newsweek: “Số lượng núi lửa phun trào hiện nay là bình thường”. “Hiện có 46 vụ phun trào đang diễn ra và trong 30 năm qua, nhìn chung có khoảng 40-50 vụ phun trào xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Kể từ năm 1991, đã có từ 56 đến 88 vụ phun trào mỗi năm; Cho đến nay, 67 vụ phun trào đã xảy ra trong năm nay và có 85 vụ phun trào vào năm 2022.”

Andrews cho rằng các báo cáo trên phương tiện truyền thông cũng như những bức ảnh và video được cải tiến về các vụ phun trào có thể thu hút nhiều sự chú ý hơn từ công chúng.

Ba danh sách mới bao gồm một ngọn núi lửa dưới nước trên đảo Iwo Jima của Nhật Bản, Fagradalsfjall ở Iceland và Klyuchevskoy ở Nga.

Tại Nhật Bản, một ngọn núi lửa dưới nước ở Quần đảo Núi lửa Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ bất ổn trước khi phun trào vào ngày 30 tháng 10. Dung nham tích tụ cuối cùng đã trồi lên mặt nước, tạo ra một hòn đảo mới.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, các cơn chấn động núi lửa được ghi nhận cứ hai phút một lần tại Iwo Jima kể từ giữa tháng 10.

Tại Nga, hãng tin AP đưa tin, núi lửa Klyuchevskaya Sopka đã phun trào hồi đầu tháng này, tạo ra những đám tro khổng lồ cao 8 dặm so với mực nước biển và khiến một số trường học phải đóng cửa. Núi lửa này là ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Á-Âu.

Tại Iceland. núi lửa Fagradalsfjall vẫn chưa phun trào, nhưng các quan chức đã di tản thị trấn Grindavík khi núi lửa có dấu hiệu bất ổn, bao gồm hàng nghìn trận động đất và biến dạng mặt đất cho thấy dung nham đang di chuyển. Núi lửa phun trào lần cuối vào tháng 7 và phun trào hàng năm kể từ năm 2021.

BRK4TL-NewsEve19Nov2023

[Thảo Ly]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Hội đồng Giám mục Bolivia chỉ trích cuộc thẩm vấn một Giám Mục kéo dài 5 giờ

Vatican có kế hoạch thay thế dần đội xe hơi bằng xe điện trong thỏa thuận với Volkswagen

Hài cốt của 100 người được tìm thấy trong những ngôi mộ tập thể gần trại Đức Quốc xã cũ ở Ba Lan

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Hội đồng Giám mục Bolivia chỉ trích cuộc thẩm vấn một Giám Mục kéo dài 5 giờ

Trong phiên họp toàn thể của mình, Hội đồng Giám mục Bolivia đã bày tỏ tình đoàn kết và gần gũi với Đức Cha Robert Flock của San Ignacio de Velasco, đồng thời nói rằng ngài “là nạn nhân của sự thái quá” bởi các công tố viên đã thẩm vấn ngài với tư cách là nhân chứng trong vụ án chống lại một linh mục.

Vị giám mục được triệu tập để làm chứng với tư cách là nhân chứng trong trường hợp một linh mục của giáo phận đang bị điều tra vì cáo buộc lạm dụng tính dục, “và ngài thấy mình bị các công tố viên khác thẩm vấn bất thường kéo dài hơn năm giờ đồng hồ, như thể chính ngài là người bị buộc tội lạm dụng,” các giám mục nói trong một tuyên bố.

Tuyên bố được đọc vào ngày 13 tháng 11 bởi tổng thư ký hội đồng, Đức Giám Mục Giovani Arana, và phó tổng thư ký, Cha Diego Pla, tại Nhà Cardenal Maurer ở Cochabamba, nơi đang diễn ra Đại hội đồng Giám mục lần thứ 113.

Vụ án liên quan đến cựu linh mục Erick Palomino Fuentes, người đã bị huyền chức theo yêu cầu của chính ông sau khi những hình ảnh khiêu dâm được tìm thấy trên điện thoại di động mà ông đã để lại trong một chiếc taxi, được đăng trên mạng xã hội. Ngoài ra, ông còn bị buộc tội lạm dụng tính dục một người đàn ông trưởng thành.

Tuy nhiên, theo Đức Cha Flock, cả Palomino và người xuất hiện trong video sau đó đã liên lạc với ngài và nói với ngài rằng “không có vụ lạm dụng nào, rằng họ đã có quan hệ thân mật một thời gian và họ đã uống rất nhiều rượu”.

Nhà của Palomino đã bị cảnh sát đột kích để tìm kiếm bằng chứng và bị cáo đang bị cảnh sát truy nã. Đức Cha San Ignacio de Velasco, người đã bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với hệ thống tư pháp, đã được triệu tập để làm chứng với tư cách nhân chứng trong vụ án.

Hội đồng giám mục gọi hành động của các công tố viên đã lấy lời khai của Đức Cha Flock là vi phạm các quyền cơ bản, “vì đã xảy ra hành vi lạm quyền, bất kể mục đích điều tra”.

“Tập hợp tại hội nghị, chúng tôi bày tỏ tất cả sự ủng hộ và gần gũi với Giám mục Robert Flock, người đã hành động hoàn toàn tuân thủ và ngày nay là nạn nhân của sự thái quá của hai công tố viên. Chúng ta hãy hy vọng rằng, trong mọi hành động của chính quyền, các quyền cơ bản của người dân và thủ tục tố tụng được tôn trọng”, các giám mục Bolivia kết luận.

BRK4TL-NewsUK17Nov2023

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Putin tha bổng cho kẻ hạ sát Anna Politkovskaya sau 6 tháng tham chiến ở Ukraine

Ký giả Pjotr Sauer Pjotr Sauer của tờ The Guardian có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Russian convicted over Anna Politkovskaya’s murder pardoned after fighting in Ukraine”, nghĩa là “Người Nga bị kết tội hạ sát Anna Politkovskaya được ân xá sau khi tham chiến ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Một cựu thám tử người Nga từng bị kết án vì vai trò của anh ta trong vụ sát hại nhà báo điều tra Anna Politkovskaya vào năm 2006 đã được Vladimir Putin ân xá sau khi tham chiến 6 tháng ở Ukraine.

Sergei Khadzhikurbanov bị kết án 20 năm tù vào năm 2014 vì vai trò tổ chức vụ sát hại Politkovskaya, một phóng viên nổi tiếng của tờ báo tự do Novaya Gazeta, người đã bị bắn chết năm 2006 trong thang máy khu chung cư của cô ở Mạc Tư Khoa.

Luật sư của Khadzhikurbanov, Alexei Mikhalchik, nói với truyền thông Nga hôm thứ Ba rằng thân chủ của ông đã nhận được lệnh ân xá của tổng thống sau khi hoàn thành hợp đồng quân sự kéo dài 6 tháng ở Ukraine và từ đó vẫn ở trong lực lượng vũ trang.

Mikhalchik không nêu rõ khi nào Khadzhikurbanov ghi danh chiến đấu ở Ukraine hay liệu thân chủ của ông ban đầu có gia nhập nhóm Wagner của Yevgeny Prigozhin, một đơn vị bán quân sự bắt đầu tuyển dụng tù nhân từ các nhà tù hay không.

“Khadzhikurbanov đã tham gia cuộc chiến ở Ukraine với tư cách là một tù nhân theo hợp đồng đầu tiên của mình,” luật sư nói với kênh tin tức RBC. Ông cho biết thêm: “Sau đó anh ta được ân xá và hiện vẫn tham gia cuộc chiến ở Ukraine với tư cách là một quân nhân đã ký hợp đồng lần thứ hai với Bộ Quốc phòng”.

Khadzhikurbanov là một trong năm người bị bỏ tù vì tội sát hại Politkovskaya, một nhà phê bình gay gắt Điện Cẩm Linh, người đã đưa tin rộng rãi về các cuộc chiến của Nga ở Chechnya.

Các nhà điều tra vào thời điểm đó không xác định được kẻ ra lệnh giết người và gia đình Politkovskaya đã nhiều lần chỉ trích cuộc điều tra vì đã không truy ra được kẻ chủ mưu đằng sau vụ giết người.

Trong một tuyên bố chung với Novaya Gazeta, hai người con của Politkovskaya là Vera và Ilya nói rằng họ không được thông báo về việc Khadzhikurbanov được ân xá.

“Đối với chúng tôi, lời 'ân xá' này không phải là bằng chứng về sự chuộc tội và ăn năn của kẻ giết người. Đây là một sự thật bất công khủng khiếp, xúc phạm ký ức của một người bị giết vì niềm tin và nghĩa vụ nghề nghiệp của cô ấy,” tuyên bố cho biết.

Kể từ mùa hè năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga và tổ chức quân sự tư nhân Wagner đã tuyển mộ hàng chục nghìn tù nhân, bao gồm cả những kẻ giết người và bạo hành gia đình, để chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.

Là một phần của thỏa thuận, những người bị kết án được thông báo rằng nếu họ chiến đấu trong sáu tháng và sống sót, họ sẽ được phép trở lại cuộc sống bình thường mà không phải chấp hành phần còn lại của bản án. Theo luật pháp Nga, Putin chịu trách nhiệm cá nhân về việc ký thông báo ân xá cho những người bị kết án Nga.

Một số tù nhân được ân xá đã thực hiện hành vi giết người bạo lực kể từ khi được thả, làm dấy lên lo ngại rằng các tù nhân tái hòa nhập xã hội sau thời gian ở Ukraine sẽ mang đến một làn sóng giết người và bạo lực gia đình mới.

Tuần trước, truyền thông Nga đưa tin Vladislav Kanyus, người bị kết án trong một vụ án nghiêm trọng vào năm 2020 vì vụ sát hại dã man bạn gái cũ Vera Pekhteleva, đã trở về Nga sau khi được Wagner tuyển dụng ở Ukraine.

Khi được hỏi về việc thả Kanyus, Điện Cẩm Linh tuần trước đã bảo vệ việc sử dụng tù nhân để chiến đấu ở Ukraine và nói rằng những kẻ bị kết án “chuộc tội bằng máu trên chiến trường” nên đáng được ân xá.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói: “Họ đang chuộc tội bằng máu trong các lữ đoàn bão tố, dưới lằn tên mũi đạn và đạn pháo”.

BRK4TL-NewsUK18Nov2023

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

2. Các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại lệnh động viên của Putin

Putin sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 của ông ta trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng Ba năm tới. Nhiều người Nga có ý định tổ chức các cuộc biểu tình phản chiến vì nghĩ rằng Putin không dám đàn áp thẳng tay.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mass Protests Against Putin's Mobilization Planned in Russia”, nghĩa là “Các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại lệnh động viên của Putin được lên kế hoạch ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Gia đình của những người lính Nga bị gọi nhập ngũ theo lệnh động viên một phần của Putin vào năm ngoái đã lên kế hoạch biểu tình rầm rộ yêu cầu họ trở về nhà, trong bối cảnh có thông tin cho rằng binh lính bị cấm rời khỏi quân đội.

Người thân của các binh sĩ đã đăng một bản tuyên ngôn trên kênh Telegram “Đường về nhà” vào ngày 12 tháng 11 yêu cầu người nhà của họ được phép về nhà và mời người dân Nga trên toàn quốc tham gia các cuộc biểu tình vào ngày 19 tháng 11. Kể từ năm 2014, những người biểu tình ở Nga đã phải đối mặt với hình phạt vì tổ chức biểu tình mà không có phép của cơ quan chức năng.

Khi Putin tuyên bố “huy động một phần” dân số vào mùa thu năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ nhắm tới 300.000 quân nhân dự bị và cựu quân nhân có “các chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”.

RAND Corporation, một viện nghiên cứu và cố vấn của Mỹ, cho biết trong một báo cáo hồi tháng 6 rằng quân nhân Nga đang chiến đấu ở Ukraine không được phép rời khỏi quân đội kể từ sắc lệnh của Putin. Không ai được phép rời đi cho đến khi “giai đoạn huy động một phần” kết thúc bằng một nghị định khác, cơ quan này nói thêm.

“Hiện tại, lối thoát duy nhất - ngoài cái chết trong chiến đấu - là đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc, xuất viện hoặc ngồi tù. Một số binh sĩ đã tự giải quyết vấn đề bằng cách đào ngũ, kể cả bắn chết chỉ huy”, tổ chức tư vấn cho biết. “Việc triển khai vô thời hạn, nghỉ ngơi và luân chuyển không đầy đủ do thiếu binh sĩ, đồng nghĩa với việc binh lính Nga phải chịu đựng căng thẳng chiến đấu kéo dài, điều này làm tăng thêm cảm giác phẫn uất và bất lực.”

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Andrey Kartapolov cũng cho biết vào tháng 9 rằng những người Nga tham gia chiến tranh sẽ không được luân chuyển ra khỏi Ukraine cho đến khi cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” hoàn tất.

“Chúng tôi, những người thân và bạn bè của những người bị gọi nhập ngũ, các quân nhân cũng như những người không thờ ơ với số phận của nước Nga và đồng bào của chúng tôi, mong muốn một cuộc sống trọn vẹn cho TẤT CẢ công dân của đất nước chúng ta!” Kênh Đường về nhà nói trong tuyên ngôn của mình.

“Có rất nhiều người trong chúng ta và sẽ còn nhiều hơn nữa. Chúng tôi không quan tâm tới việc làm chao đảo con thuyền và gây bất ổn tình hình chính trị. Chúng tôi là Đường Về Nhà. Chúng tôi quyết tâm lấy lại người của mình bằng bất cứ giá nào,” tuyên bố viết.

Phong trào này cho biết người nhà của họ phải được “xuất ngũ hoàn toàn” và “dân thường không nên tham gia vào các hoạt động thù địch”. Phong trào cho biết họ cũng ủng hộ sự ổn định chính trị và cuộc sống tươm tất cho mọi công dân Nga, đồng thời thiết lập thời hạn phục vụ tối đa là một năm nếu phải nhập ngũ để chiến đấu ở Ukraine.

Kênh này cho biết họ phản đối việc “coi quân nhân như vật phẩm tiêu hao tùy ý”.

“Trước hết, họ là con người,” bản tuyên ngôn cho biết, đồng thời gọi việc đối xử với những người lính bị gọi nhập ngũ hiện nay giống như tình trạng “nô lệ được hợp pháp hóa”.

“Cả binh sĩ bị gọi nhập ngũ và lính hợp đồng đều phải có quyền được giải ngũ khi hết hạn hợp đồng hoặc một năm kể từ ngày nhập ngũ,” thông cáo viết.
 
VietCatholic TV
Tư Lệnh Lữ Đoàn TQLC Hạm Đội Hắc Hải Nga thiệt mạng. Chiến thắng của Ukraine ở phía Đông Kherson
VietCatholic Media
02:30 15/11/2023


1. Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Hạm Đội Hắc Hải Nga thiệt mạng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet's Top Marine Dies After Being Wounded in Combat”, nghĩa là “Thủy quân lục chiến hàng đầu của Hạm đội Hắc Hải của Nga chết sau khi bị thương trong trận chiến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Yan Sukhanov, một Thủy Quân Lục Chiến hàng đầu của Hạm đội Hắc Hải của Nga, đã thiệt mạng sau khi bị thương trong trận chiến ở Ukraine, một quan chức Nga vừa cho biết như trên.

Sukhanov,Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ biệt lập số 810 thuộc Hạm đội Hắc Hải, “bị thương ở Mariupol” và đã được chôn cất sau khi phát bệnh, Mikhail Razvozhaev, thống đốc Sevastopol của Crimea, do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết trong một cuộc họp báo.

Razvozhaev không nói rõ thời điểm Sukhanov bị thương ở Mariupol. Thành phố cảng này đã trở thành nơi xảy ra đụng độ dữ dội vào tháng 5 năm 2022 khi lực lượng Nga dẫn đầu cuộc bao vây kéo dài ba tháng vào nhà máy thép Azovstal. Nó bị pháo kích trong nhiều tuần trong khi quân của Kyiv cố thủ bên trong.

Các lực lượng Nga hiện vẫn đang chiếm đóng Mariupol, một thành phố cảng chiến lược trên Biển Azov, tạo thành một phần của hành lang đất liền từ khu vực phía đông Donbas – giáp biên giới với Nga – tới Crimea.

Sukhanov “bị thương ở Mariupol. Trong quá trình điều trị tại một bệnh viện ở Mạc Tư Khoa, các bác sĩ đã chẩn đoán một căn bệnh hiểm nghèo khác khiến cơ thể không thể chống chọi lại với những vết thương”, Razvozhaev nói.

“Kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, anh ta đã ở trong vùng hoạt động đặc biệt ở Ukraine. Dưới sự lãnh đạo của anh, Lữ đoàn 810 đã tham gia trận chiến giành Mariupol và nắm quyền kiểm soát Azovstal,” ông nói. “Các đồng nghiệp của anh ta nói rằng người ta chỉ có thể mơ về một người chỉ huy như vậy.”

Trung tâm Truyền thông Chiến lược (StratCom), một tổ chức phi chính phủ của Ukraine, cho biết vào tháng 5 năm 2022 rằng Sukhanov đã “bị thương nặng” sau một cuộc tấn công bằng pháo binh vào sở chỉ huy của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ biệt lập số 810, ở Sevastopol, Crimea. Tuy nhiên, cái chết của Sukhanov không có liên quan đến những vết thương mà anh ta đã phải chịu trong đòn tấn công đó. Theo kênh Rybar của Nga, Sukhanov “bị thương nặng” trong cuộc tấn công hồi tháng 5, 2022 ở thành phố Sevastopol nhưng chỉ 2 tháng sau, anh ta đã bình phục, nếu không Lữ Đoàn đã có chỉ huy mới. Vết thương mới, khiến anh ta mất mạng, được cho là xảy ra vào ngày 1 Tháng Mười Một vừa qua tại thành phố Mariupol.

Trong cuộc họp báo, Razvozhayev cũng cho biết Artem Klyagin, một sĩ quan khác thuộc Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ biệt lập số 810 thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga, đã thiệt mạng ở vùng Kherson của Ukraine.

Klyagin “đã ký hợp đồng và được điều động phục vụ trong Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ biệt lập số 810 của Hạm đội Hắc Hải. Khi ra đi, anh ta nói với mẹ: 'Con sẽ trở về như một anh hùng!'.”

Razvozhayev nói thêm: “Anh ta đã hy sinh một cách anh dũng… cứu mạng đồng đội của mình, cố gắng di tản những người bị thương khỏi làn đạn”.

Hạm đội Hắc Hải của Nga đã chịu tổn thất đáng kể trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Kyiv đang tăng cường các cuộc tấn công như một phần của cuộc tấn công mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hy vọng sẽ dẫn đến việc giải phóng bán đảo Crimea. Ông tuyên bố sẽ đảo ngược việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

Các chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Ukraine trước đây đã nói với Newsweek rằng Kyiv đang bắt tay vào chiến lược “phi quân sự hóa” Hạm đội Hắc Hải như một phần trong các bước tiến tới giải phóng bán đảo.

2. Phản ứng của Nga trước đề xuất của cựu Tổng Thư Ký NATO đang phản tác dụng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Official Says Ukraine NATO Proposal Backs Moscow's Claim on Crimea”, nghĩa là “Quan chức Nga cho biết Ukraine đề xuất NATO ủng hộ yêu sách của Mạc Tư Khoa về Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, hôm Chúa Nhật đã tranh luận về đề xuất do một cựu quan chức NATO đề xuất rằng Ukraine có thể gia nhập vào NATO mà không bao gồm ngay Crimea và Donbas. Medvedev cho rằng đề xuất này chứng tỏ các lãnh thổ thuộc về Mạc Tư Khoa.

Medvedev, người từng giữ chức tổng thống Nga từ năm 2008-2012, đã đưa ra nhận xét này đồng thời tuyên bố rằng ông không tin Ukraine là một quốc gia hợp pháp xứng đáng được gia nhập NATO.

Liên quan đến các vùng lãnh thổ tranh chấp, Medvedev dường như đang muốn xuyên tạc đề xuất của cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian đăng hôm thứ Bảy. Rasmussen đã đưa ra khả năng Ukraine gia nhập khối quân sự trong tương lai gần nhưng chỉ đối với các vùng lãnh thổ mà nước này hiện đang kiểm soát chứ không phải các khu vực bị Nga tạm chiếm.

Lập luận của Rasmussen là nỗ lực tham gia NATO của Ukraine hiện nay bị cản trở bởi Điều 5 của liên minh, trong đó nêu rõ tất cả các đồng minh NATO phải đứng ra bảo vệ bất kỳ thành viên nào bị tấn công. Vì Nga đang tạm chiếm các phần của Donbas - cũng như toàn bộ Crimea kể từ khi sáp nhập bán đảo này vào năm 2014 - Rasmussen cho biết Điều 5 sẽ tự động được kích hoạt nếu toàn bộ Ukraine gia nhập NATO bây giờ.

Tuy nhiên, cựu Tổng Thư Ký NATO không hề nói rằng Ukraine nên nhượng lại những vùng lãnh thổ đó cho Nga và ông nhấn mạnh rằng việc cho phép Ukraine tham gia ngay bây giờ với một phần lãnh thổ của mình “sẽ ngăn cản Nga tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Ukraine, mà một khi Ukraine gia nhập sẽ trở thành lãnh thổ NATO; và do đó giải phóng các lực lượng Ukraine để họ có thể đưa lực lượng đó ra tiền tuyến.”

Medvedev cho biết đề xuất trở thành thành viên một phần của NATO đồng nghĩa với việc thừa nhận vùng đất mà Nga có thể tuyên bố là của mình.

“Những vùng lãnh thổ này chắc chắn không còn là Ukraine theo cách hiểu của họ,” Medvedev nói, “Không tệ, nhưng điều quan trọng là phải tiếp tục. Chúng ta phải thừa nhận rằng Odessa, Mykolaiv, Kyiv và gần như mọi nơi khác đều không phải là Ukraine”.

Ông nói tiếp: “Zelenskiy, người không đi bỏ phiếu, KHÔNG phải là tổng thống, mà là kẻ tiếm quyền. Tiếng Ukraine KHÔNG phải là một ngôn ngữ mà là một surzhyk, nghĩa là ngôn ngữ hỗn hợp. Ukraine KHÔNG phải là một quốc gia mà là những vùng lãnh thổ được tập hợp một cách giả tạo.”

Medvedev kết thúc thông điệp của mình bằng cách mỉa mai đề nghị NATO mở rộng tiêu chí để trở thành thành viên.

Ông nói: “Hãy mời Israel đến đó cùng với Palestine, hãy biến đối phương truyền kiếp thành đồng minh”.

Những tuyên bố gây tranh cãi không phải là điều bất thường đối với Medvedev, người đã trở thành một trong những tiếng nói công khai nổi bật nhất ở Điện Cẩm Linh về các vấn đề liên quan đến cuộc chiến mà Putin phát động ở Ukraine hồi tháng 2/2022.

Các ví dụ khác về lối hùng biện khiêu khích của ông bao gồm việc gọi các đồng minh phương Tây của Ukraine là “mục tiêu quân sự hợp pháp” vào tháng 12 năm 2022 và tuyên bố vào tháng 9 rằng Nga sẵn sàng tham gia xung đột trực tiếp với các quốc gia thành viên NATO.

Bàn về nhận định mới nhất của Medvedev, Anton Gerashchenko cho rằng hoặc là Medvedev không có khả năng hiểu được tiếng Anh, hoặc là y cố tình xuyên tạc ý kiến của cựu Tổng thư ký NATO, hoặc cả hai. Tuy nhiên, bất kể thế nào, phản ứng của Medvedev đã gây ra một sự chú ý lớn hơn đối với đề xuất của cựu Tổng thư ký NATO.

3. Căng thẳng đã diễn ra ở Nga sau vụ tấn công vào nhà máy chế tạo hỏa tiễn lớn nhất nước này

Các cuộc tranh luận trên TV đã diễn ra rất nóng bỏng về những ai phải chịu trách nhiệm trong vụ tấn công hôm Thứ Ba bằng máy bay không người lái vào nhà máy chế tạo hỏa tiễn lớn nhất Nga.

Một số người quy trách nhiệm cho lực lượng phòng không của Nga. Tuy nhiên, trong các cuộc tranh luận nảy lửa này, biên giới giữa việc phê bình một cách hợp pháp những yếu kém của lực lượng này, và tội danh nói xấu lực lượng vũ trang là rất mong manh. Tưởng cũng nên biết thêm: Sau cuộc xâm lược vào Ukraine, Putin đã ký sắc lệnh bỏ tù đến 15 năm những ai dám nói xấu lực lượng vũ trang.

Nhà máy chế tạo hỏa tiễn KB Mashinostroyeniya, thường được gọi là KBM, bị tấn công vào hôm Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một, là một doanh nghiệp quốc phòng nhà nước, chuyên về các hệ thống hỏa tiễn. Nó được đặt tại Kolomna, vùng Mạc Tư Khoa.

KBM được thành lập vào ngày 11 tháng 4 năm 1942 theo sắc lệnh 1576 của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước về thiết kế súng cối. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nó là Boris Shavyrin, được Stalin tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô.

KBM sản xuất hơn 80% tất cả các loại súng cối ở Liên Xô; và được tặng thưởng Huân chương Lênin và Huân chương Cờ đỏ Lao động.

Ngày nay, nhà máy này là một phần của nhóm Hệ thống chính xác cao chuyên sản xuất Hệ thống phòng thủ chống máy bay, hệ thống phòng không tự hành Gibka-S, hệ thống phòng không cầm tay, hệ thống hỏa tiễn chống tăng. Đặc biệt, nó sản xuất các loại hỏa tiễn đạn đạo Iskander, và Iskander-M, mà không quân Ukraine cho rằng khó bị bắn hạ.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 15 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, không xác nhận cũng không phủ nhận cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy chế tạo hỏa tiễn lớn nhất nước Nga này. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng KBM đang sản xuất mạnh các loại hỏa tiễn để tấn công các các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine trong mùa Đông sắp tới. Cho đến nay, vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của nhà máy và liệu cuộc tấn công có khả năng làm gián đoạn hoàn toàn dây chuyền sản xuất tại nhà máy này hay không. Tuy nhiên, cứ nhìn vào các cuộc tranh luận trên TV, có vẻ tình hình khá nghiêm trọng.

4. Bộ Quốc Phòng Nga cảnh cáo các phương tiện truyền thông làm lộ bí mật cuộc rút lui

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Immediate Backtrack on Kherson 'Regrouping' Raises Questions”, nghĩa là “Việc Nga ngay lập tức rút lại tuyên bố 'tái phối trí' lực lượng Kherson đặt ra nhiều câu hỏi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bộ Quốc phòng Nga ngay lập tức rút lại tuyên bố của chính họ đưa ra hôm thứ Hai cho biết một số binh sĩ của họ đã được rút khỏi một vị trí quan trọng ở khu vực Kherson phía nam Ukraine. Diễn biến này đặt ra câu hỏi về quy mô hoạt động của Mạc Tư Khoa trong khu vực.

Trong một diễn biến chưa từng có, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ các tuyên bố của chính mình về việc “tái phối trí” Nhóm Lực lượng Dnipro do các hãng thông tấn nhà nước Tass và RIA Novosti công bố; và coi đó là một “sự khiêu khích”, làm lộ bí mật hành quân, mà không giải thích thêm.

Thuật ngữ “tái phối trí” trước đây đã được Điện Cẩm Linh sử dụng trong cuộc xâm lược toàn diện Ukraine của Putin để mô tả sự rút lui trên chiến trường của các lực lượng của nước này.

Quân của Kyiv đã đến được các khu vực của Dnipro còn bị Nga xâm lược vào giữa tháng 10 sau các hoạt động vượt sông rộng lớn. Điều đó diễn ra sau khi Ukraine giải phóng thành công thành phố Kherson và bờ tây sông vào cuối năm 2022.

Các báo cáo chiến trường gần đây cho thấy quân đội Kyiv đang giữ vững vị trí của họ ở bờ đông sông Dnipro do Nga kiểm soát.

Bộ Quốc Phòng Nga hôm thứ Hai cho biết Bộ chỉ huy Nhóm Lực lượng Dnipro đã quyết định điều quân đến các vị trí thuận lợi hơn ở phía đông bờ phía đông Kherson bị Nga tạm chiếm. Sau khi tập hợp lại, nhóm quân sự “sẽ giải phóng một phần lực lượng để tấn công theo các hướng khác”.

Sau khi loan báo tin trên, Tass nhanh chóng xóa báo cáo, nói rằng nó “được công bố sai sót”.

Bộ Quốc phòng Nga cũng nói với hãng tin RBC của Nga rằng “thông điệp sai lệch” về việc “tái phối trí” quân đội trong khu vực là “một hành động khiêu khích”.

Kênh Telegram “Caution News”, thuộc sở hữu của nhà báo Nga Ksenia Sobchak, đưa tin rằng hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti có thể đã nhận được thông tin về việc “tái phối trí” từ một tài khoản giả của Bộ Quốc phòng Nga, được cho là được điều hành từ lãnh thổ Ukraine.

Một kênh Telegram khác là Rybar suy đoán rằng các cơ quan thông tấn đã vô tình đăng tải tin tức từ năm ngoái, đề cập đến việc Nga bỏ rơi thành phố Kherson vào tháng 11 năm 2022, đánh dấu một trong những cuộc rút lui quan trọng nhất của Nga trong cuộc chiến.

Còn Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, hoạt động như một cơ quan thông tin trực thuộc lực lượng vũ trang Ukraine, khẳng định thông điệp về việc “tái phối trí” là một hoạt động tâm lý của Nga.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Hai từ chối bình luận về việc Bộ Quốc phòng nhanh chóng rút lại tuyên bố của mình. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết hôm Chúa Nhật rằng các blogger Nga đang phản ứng gay gắt trước việc Nga thất bại trong việc đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi các vị trí ở bờ đông khu vực Kherson, trong khi những người khác có thể đang mong muốn tìm hiểu quá mức tình hình quân sự do sự lo lắng nghiêm trọng về các hạn chế trong không gian thông tin của Nga”.

Một trong những vấn đề mà người Nga quan tâm là liệu Tướng Dù Mikhail Teplinsky có bị thương trong vụ tấn công ATACMS vào Bộ Tư Lệnh Kherson. Từ ngày 1/11 đến nay, người ta không thấy ông ấy xuất hiện.

5. Quan chức cao cấp cho biết quân đội Ukraine đã bảo đảm được chỗ đứng ở miền nam

Reuters đưa tin: Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết lực lượng Ukraine đã giành được một chỗ đứng vững chắc ở bờ đông sông Dnipro ở miền nam Ukraine.

Nhận xét của Andriy Yermak là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng quân đội Ukraine đã giành được vị trí vững chắc trên bờ đông sông Dnipro ở vùng Kherson.

“Bất chấp mọi khó khăn, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã giành được chỗ đứng ở tả ngạn, tức là bờ phía đông của Dniepro,” Andriy Yermak nói trong bài phát biểu trước Viện nghiên cứu Hudson ở Mỹ.

“Từng bước một, chúng tôi đang phi quân sự hóa Crimea. Chúng tôi đã đi được 70% quãng đường. Và cuộc phản công của chúng tôi đang phát triển.”

Ông Andriy Yermak được tường trình đang ở Hoa Kỳ để vận động các thành viên Quốc Hội ủng hộ việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

Andriy Yermak cũng đang vận động cho việc gia nhập NATO bán phần của Ukraine. Trong điều kiện đang có chiến tranh như hiện nay, Ukraine không thể gia nhập NATO vì điều đó sẽ kéo theo việc áp dụng điều 5 của NATO, theo đó các quốc gia trong liên minh này sẽ phải tham chiến trên đất Ukraine để bảo vệ nước này. Cựu tổng thư ký NATO Anders Rasmussen và Andriy Yermak đề xuất rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO bán phần. Cụ thể là lãnh thổ NATO, sau khi Ukraine gia nhập sẽ bao gồm toàn bộ lãnh thổ nước này trừ ra các vùng đang có chiến sự như Donbas và bán đảo Crimea. Các lãnh thổ đang có chiến sự, cố nhiên, vẫn là lãnh thổ của Ukraine, nhưng sẽ được bao gồm vào lãnh thổ NATO sau này. Ý tưởng này là nhằm thiết lập các khu vực bất khả xâm phạm đối với người Nga để Ukraine có thể rảnh tay đối phó với các vùng đang có các cuộc giao tranh với Nga.

6. Các nhà máy thuốc súng Nga tiếp tục bốc cháy

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Gunpowder Plants Keep Catching Fire”, nghĩa là “Các nhà máy thuốc súng Nga tiếp tục bốc cháy.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vụ nổ làm rung chuyển nhà máy thuốc súng ở miền trung nước Nga lần thứ hai trong sáu tháng là sự việc mới nhất tại các cơ sở quân sự của nước này kể từ khi Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Người dùng mạng xã hội cho biết, vào khoảng 23h30 tối thứ Sáu, một vụ hỏa hoạn xảy ra trước vụ nổ tại một nhà máy ở thành phố Kotovsk, nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 300 dặm về phía nam, thuộc vùng Tambov của Nga. Các kênh Telegram của Nga Baza và Ostorozhno Novosti đưa tin ngọn lửa diễn ra trên diện tích 300 mét vuông và được dập tắt sau 90 phút mà không có báo cáo về thương vong.

Vụ việc hôm thứ Sáu là vụ nổ không rõ nguyên nhân mới nhất xảy ra tại một cơ sở quân sự của Nga. Vào tháng 10, đoạn phim về hậu quả của vụ nổ tại một nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Solikamsk, vùng Perm miền trung nước Nga, cho thấy những đám khói cuồn cuộn bao trùm cơ sở, nơi được cho là cung cấp thuốc súng và chất nổ cho quân đội Nga.

Vụ cháy tại nhà máy thuốc súng ở vùng Tambov của Nga vào ngày 10 tháng 11 năm 2023. Đây là vụ nổ mới nhất không rõ nguyên nhân tại một cơ sở quân sự của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu xâm lược Ukraine.

Ostorozhno Novosti đã đăng đoạn phim cho thấy ngọn lửa và báo cáo cách người dân mô tả “cả thành phố đã nghe thấy một vụ nổ”.

Hồi tháng 6 cũng xảy ra một vụ hỏa hoạn tại nhà máy này khiến 5 người thiệt mạng và dẫn đến một cuộc điều tra hình sự về việc liệu các quy định an toàn trong quá trình xây dựng có bị vi phạm hay không.

Hồi tháng 4, xảy ra vụ nổ tại nhà máy thuốc súng ở Kazan, thủ đô nước cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Kênh Telegram Shot đưa tin một nhân viên 56 tuổi đã bị mất tay khi đang thử đạn.

Tháng trước, một nhà máy thuốc súng bốc cháy ở thành phố Perm. Truyền thông địa phương đưa tin nguyên nhân là do bảng điện bên ngoài tòa nhà bị lỗi, hãng tin độc lập tiếng Nga Astra đưa tin.

Vào tháng 5 năm 2022, hai nhân viên đã thiệt mạng sau một vụ nổ tại cơ sở sản xuất vũ khí ở Perm, nơi sản xuất phụ tùng hỏa tiễn và hệ thống phòng không của Nga. Vụ nổ thứ hai tại địa điểm này được truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào cuối tháng 10 năm 2022.

Một hãng tin độc lập khác bằng tiếng Nga là Verstka đưa tin vào tháng 12 năm 2022 rằng, trong 10 tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, hỏa hoạn đã bùng phát tại 72 cơ sở quân sự, bao gồm các căn cứ, nhà kho và văn phòng nhập ngũ.

Trích dẫn dữ liệu nguồn mở, Verstka cho biết có những trường hợp đốt phá được ghi nhận hàng tháng, với sự gia tăng các cuộc tấn công vào các văn phòng ghi danh quân sự sau khi Putin tuyên bố huy động một phần vào tháng 9 năm 2022.

Verstka ghi nhận các vụ cháy tại các cơ sở ở khu vực Mạc Tư Khoa và Belgorod, cũng như tại các phi trường và kho đạn dược ở Crimea bị sáp nhập.

Nga thường xuyên cáo buộc Ukraine tấn công vào các cơ sở của mình và Kyiv hiếm khi đứng ra nhận trách nhiệm ngay lập tức, mặc dù nước này được cho là đã tăng cường các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Vai trò của các đảng phái ở Nga cũng có thể là một yếu tố. Điều này đã được kênh Telegram Rozpartisan ám chỉ liên quan đến vụ nổ hôm thứ Bảy ở Tambov, kênh này viết rằng khu liên hợp công nghiệp quân sự của Nga “là mục tiêu hợp pháp cho các lực lượng kháng chiến”.

Verstka nói thêm rằng các vụ nổ ở khu vực Ryazan lân cận dẫn đến việc một đoàn tàu chở hàng với 19 toa trật bánh đã đánh trúng “mục tiêu hợp pháp của các đảng phái”. Nó nói thêm rằng “cuộc đấu tranh giải phóng đất nước vẫn tiếp tục.”

7. Quan chức quân sự Ukraine cho biết Nga tăng cường sử dụng máy bay không người lái cảm tử khi cố gắng giành các lãnh thổ ở phía đông

Reuters đưa tin, một quan chức quân sự hàng đầu của Ukraine cho biết quân đội Nga đã tiếp tục các nỗ lực tấn công đồng thời theo nhiều hướng ở phía đông đất nước và đang tăng cường sử dụng máy bay không người lái cảm tử.

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, nói rằng Nga, mặc dù tổn thất nặng nề, vẫn tiếp tục tấn công các vị trí của Ukraine gần Kupiansk.

Ông cho biết: “Ngoài ra, đối phương đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái kamikaze”.

“Bắc và nam Bakhmut, quân đội Nga đang cố gắng giành thế chủ động bằng cách tiến hành các cuộc phản công. Tuy nhiên, quân phòng thủ Ukraine đã phá vỡ mọi kế hoạch và nỗ lực của những kẻ xâm lược nhằm chiếm đất của chúng ta”

Trong khi đó, một thống đốc của Ukraine cho biết Nga tấn công Nikopol 11 lần bằng máy bay không người lái và pháo binh kamikaze

Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk, cho biết Nga đã tấn công vùng Nikopol 11 lần vào hôm thứ Ba, sử dụng máy bay không người lái cảm tử và pháo binh.

Ông cho biết rằng trung tâm quận là nơi bị tấn công nặng nề nhất và một người đàn ông 26 tuổi đã chết.

Lyask viết: “Một tòa nhà 9 tầng, 4 ngôi nhà riêng, 2 xe hơi và một đường dây điện bị hư hại”. “Quân xâm lược cũng nhắm vào các cộng đồng nông thôn Marganetska, Myrivska và Pokrovska.”

8. Đức âu lo rằng Liên Hiệp Âu Châu không đạt được mục tiêu cung cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ không đạt được mục tiêu cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo và hỏa tiễn vào tháng 3 tới.

Bình luận của ông Boris Pistorius là sự thừa nhận công khai đầu tiên của một bộ trưởng cao cấp Âu Châu rằng mục tiêu sẽ không đạt được. Lời cảnh báo này đã được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm thứ Tư.

Pistorius nói: “Có thể an toàn khi cho rằng sẽ không đạt được mức 1 triệu viên đạn pháo. Các nhà ngoại giao và quan chức đã bày tỏ sự hoài nghi trong vòng riêng tư trong nhiều tháng về mục tiêu này.”

Mục tiêu được đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và liên tục của Ukraine về đạn pháo 155 ly, vốn đã trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga khi cuộc xung đột đã rơi vào một cuộc chiến tiêu hao dữ dội.

Đầu năm nay, Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý về đường lối ba hướng nhằm tăng cường nguồn cung khi có thông tin cho rằng Ukraine đang tiêu thụ đạn dược nhanh hơn mức mà Mỹ và NATO có thể sản xuất.

Nhà ngoại giao trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết các bộ trưởng quốc phòng “phải làm nhiều hơn và nhanh hơn” để đạt được mục tiêu, mà ông cho là hoàn toàn khả thi nhưng phụ thuộc vào việc các quốc gia thành viên đưa ra mệnh lệnh như một vấn đề cấp bách.

Ông nói với các phóng viên sau cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng ở Brussels: “Thời gian đang được đo lường không chỉ bằng sự phá hủy cơ sở hạ tầng và nhà cửa, mà còn được đo bằng mạng sống của con người”.

Borrell cũng cho biết khối này đã cung cấp hơn 300.000 quả đạn pháo và hỏa tiễn trong đợt đầu tiên của kế hoạch, trong đó các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu sẽ vận chuyển từ kho dự trữ của chính họ.

Borrell cho rằng vấn đề trước mắt là cam kết xuất khẩu của các nhà sản xuất quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu bên ngoài khối. Ông nói: “Khoảng 40% sản lượng đang được xuất khẩu sang nước thứ ba nên không phải là thiếu năng lực sản xuất”.

“Đó là họ gửi sản phẩm của mình sang thị trường khác. Vì vậy, có lẽ điều chúng ta phải làm là cố gắng chuyển hoạt động sản xuất này sang lĩnh vực ưu tiên, đó là cho người Ukraine,” ông nói.

Thierry Breton, ủy viên ngành công nghiệp của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết các công ty vũ khí đang đạt được tiến bộ trong việc tăng sản lượng và mục tiêu thúc đẩy sản xuất đạn pháo 155 ly ở Âu Châu lên 1 triệu viên mỗi năm trong tương lai là có thể thực hiện được.

“Tôi có thể xác nhận rằng mục tiêu sản xuất hơn một triệu viên đạn mỗi năm mà chúng ta tự đặt ra và họ hy vọng đạt được từ mùa xuân trở đi sẽ đạt được. Bây giờ việc đặt hàng là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên. “

Borrell cho biết các tuyên bố của cả Pistorius và Breton đều đúng, vì một tuyên bố đề cập đến mục tiêu cho mùa xuân tới và tuyên bố còn lại đề cập đến năng lực của Liên Hiệp Âu Châu.

Đó là những câu chuyện và tranh luận cấp bách nhất đối với người Âu Châu – từ bản sắc, kinh tế đến môi trường

Các nguồn tin của Liên Hiệp Âu Châu cho biết chuỗi cung ứng đạn dược đang phải “làm hết công suất” khắp nơi nhưng chỉ ra rằng khối này có năng lực hơn Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson cho biết ngành công nghiệp quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu sẽ mất thời gian để tăng nguồn cung.

Ông nói: “Ở Âu Châu ngày nay, chúng ta có ngành công nghiệp quốc phòng cho điều kiện thời bình chứ không phải cho tình huống xảy ra chiến tranh quy mô lớn ở Âu Châu”.

Theo Viện Kiel, nơi theo dõi hỗ trợ quân sự, Mỹ là nước ủng hộ lớn nhất cho Ukraine, tiếp theo là Đức, Anh và Na Uy.

Theo một báo cáo của quốc hội trình lên ủy ban quốc phòng và lực lượng vũ trang của Quốc hội Pháp vào ngày 8 tháng 11, chi phí hỗ trợ quân sự của nước này cho Ukraine đã lên tới 3,2 tỷ euro.

Số liệu của chính phủ Đức cho thấy họ đã cam kết 10,5 tỷ euro cho tới đến năm 2027 với 2 tỷ euro đóng góp vào năm 2022 và 5,4 tỷ euro cam kết cho năm 2023
 
Tình trạng Hồng Y Đoàn. Giám Mục Mễ Tây Cơ khốn khổ vì nạn băng đảng trong vùng
VietCatholic Media
05:10 15/11/2023


1. Hồng Y đoàn sẽ còn 120 Hồng Y cử tri từ ngày 01 tháng Giêng năm 2024

Thứ Bảy, ngày 18 tháng Mười Một này, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, người Á Căn Đình, cựu Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, sẽ tròn 80 tuổi, và số Hồng Y cử tri còn 135 vị, nhưng phải đợi đến ngày 01 tháng Giêng năm 2025, số cử tri mới tròn con số tối đa 120 vị như luật định, nếu Đức Thánh Cha không bổ nhiệm các vị mới và không có vị nào qua đời trong thời gian đó.

Hiện nay, Hồng Y đoàn có 241 vị, trong đó có 106 vị trên 80 tuổi, trong số này có 9 vị do thánh Gioan Phaolô II bổ nhiệm, 28 vị do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và 98 vị do Đức Thánh Cha Phanxicô.

Từ đây đến ngày 28 tháng Mười Hai năm nay, sẽ có thêm ba Hồng Y tròn 80 tuổi, trong đó có Đức Hồng Y Anrê Liêm Thù Chánh (Yeom Soo-jung), nguyên Tổng giám mục Giáo phận Hán Thành, Nam Hàn.

2. Nhật Ký Trừ Tà số 265: Phá vỡ hợp đồng với Satan

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #265: Breaking Satanic Contracts”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 265: Phá vỡ hợp đồng với Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một số người hoảng sợ đến gặp tôi vì tin rằng họ đã lập giao ước với Satan. Nhiều người trong số họ mắc các bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt. Không có gì lạ khi những cá nhân như vậy, do mắc chứng rối loạn tư duy, sẽ tin nhầm rằng một hợp đồng như vậy đã được lập với Satan và rằng họ bị chiếm hữu. Nhưng thông thường thì không phải như thế đâu.

Những người thận trọng cũng sẽ nói với tôi rằng họ đã lập một hợp đồng với Satan. Họ trở nên thận trọng trước những ý nghĩ xấu xa không mong muốn xuất hiện trong đầu họ và kết luận rằng họ đã lập một giao ước với Ác ma. Một lần nữa, nó cũng không phải như vậy đâu.

Các hợp đồng với Satan được thực hiện với sự đồng ý rõ ràng của ý chí tự do, trong đó cá nhân cố gắng đạt được một số lợi ích như lợi ích tài chính hoặc công việc, cải thiện tình yêu hoặc mối quan hệ hoặc trả thù người khác đáng ghét, thông qua các phương tiện huyền bí.

Có nhiều người trong xã hội ngày nay THỰC SỰ lập khế ước với Satan, thường là vô tình. Cách đây vài ngày, một nhóm nhà trừ quỷ của chúng tôi đã hân hạnh được trò chuyện thân mật với Rob Miller, tác giả cuốn “Bẫy quỷ Satan”. Rob đã dành 27 năm trong lĩnh vực huyền bí và rất am hiểu về chủ đề này.

Có lúc ông nói: “Bất cứ khi nào bạn tham gia vào bất kỳ, bất kỳ thực hành hay nghi lễ huyền bí nào, bạn đang lập một hợp đồng với Quỷ dữ…Đó là một hợp đồng kinh doanh: chẳng hạn, bạn đang yêu cầu 1.000 đô la cho tiền thuê nhà của mình và bạn đã làm một nghi thức cho điều đó. Bạn đang thực hiện một thỏa thuận kinh doanh với Ác quỷ. Nhưng đó là một thỏa thuận một chiều. Bạn chỉ phát hiện ra sau này khi cuộc sống của bạn sụp đổ. Bạn sẽ ước mình chưa bao giờ yêu cầu 1.000 đô la.”

Tin Mừng là, trên trang web của chúng tôi, dưới mục “Cầu nguyện với tôi: Hủy bỏ hợp đồng với Satan” có một đoạn video ngắn nhằm phá vỡ hợp đồng với Satan. Ngược lại với những gì ma quỷ nói với con người, Chúa Giêsu có thể và thực sự vô hiệu hóa những hợp đồng đó. Thập giá và Phục sinh đã đập tan quyền lực của Satan và sự giải thoát này dành cho tất cả mọi người. Đối với những người đã lập khế ước với Satan, hãy cầu xin Chúa Giêsu vô hiệu hóa từng khế ước một. Ngoài ra, điều quan trọng là phải đi xưng tội và nhận được sự chữa lành và tha thứ bằng các bí tích.

Trong bất kỳ hợp đồng nào với Ác ma, tất cả những gì người nhận nhận được cuối cùng chỉ là đau khổ và cái chết. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự tự do và sự sống đích thực, và không đòi hỏi gì đổi lại ngoại trừ việc chúng ta yêu mến và tin cậy Ngài. Trong Ngài, chúng ta có tất cả những gì chúng ta mong muốn và hy vọng có được.


Source:Catholic Exorcism

3. Giám mục vùng bị ảnh hưởng bởi bạo lực ở Mễ Tây Cơ cầu nguyện cho hòa bình tại đền thánh Guadalupe

Một giám mục người Mễ Tây Cơ từ một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy gần đây đã thực hiện chuyến hành hương đến vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mễ Tây Cơ và dưới chân Đức Trinh Nữ cầu xin hòa bình.

Cristóbal Ascencio García, giám mục của Apatzingán nằm ở bang Michoacán của Mexico, đã dẫn đầu cuộc hành hương hàng năm của giáo phận đến vương cung thánh đường Guadalupe vào ngày 8 tháng 11 với chủ đề “ Những người hành hương kêu gọi hòa bình”. Cùng với hơn 600 người hành hương đi cùng ngài, vị Giám Mục đã cầu nguyện với Chúa rằng tiếng kêu cầu hòa bình của ngài sẽ “lên tới thiên đàng”.

Apatzingán, một thành phố nằm cách Morelia, thủ phủ của bang Michoacán khoảng 115 dặm về phía tây nam, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực buôn bán ma túy trong khu vực, nơi quyền kiểm soát thành phố bị tranh chấp bởi các nhóm như Jalisco New Generation Cartel, Family Michoacana và Hiệp sĩ dòng Đền.

Zamora, thành phố bạo lực thứ hai trên thế giới vào năm 2022 theo bảng xếp hạng do Hội đồng Công dân về An toàn Công cộng và Tư pháp Hình sự chuẩn bị, nằm cách Apatzingán khoảng 100 dặm về phía bắc. Uruapan, được xếp hạng thứ bảy, nằm khoảng 65 dặm về phía đông bắc. Thành phố Morelia đứng ở vị trí thứ 33.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 tháng 11 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Cha Ascencio nói: “Chúng tôi rất cần hòa bình trong giáo phận của tôi, bởi vì cuộc sống đang trở nên bất khả thi đối với nhiều người và cộng đồng”.

Vị giám chức lưu ý rằng “tất cả các giám mục” đều có “cam kết thúc đẩy” các cuộc hành hương của giáo phận đến vương cung thánh đường Guadalupe.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Ascencio lưu ý rằng “các cộng đồng nông thôn ở một số giáo xứ đang phải chịu đựng bạo lực, những người vô tội phải chịu đau khổ và bị di tản”.

“Chúng tôi mang theo gánh nặng tất cả những gì chúng tôi mang theo để cầu nguyện cho hòa bình. Chúng tôi là những người hành hương cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình: Chúng ta muốn hòa bình! Vì vậy, hãy để tiếng kêu này thấu tới thiên đàng và đến với tất cả chúng ta để chúng ta có thể cộng tác gieo rắc hòa bình trong cộng đồng của mình,” ngài khuyến khích.

Trong bài giảng của mình, Ascencio cũng cầu nguyện cho những người đang phải chịu đựng sự bất an và bạo lực, cũng như cho những người trong một số trường hợp đã phải rời bỏ quê hương của mình.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến để cầu xin Đức Trinh Nữ soi sáng trái tim và mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ khôn tả, và soi sáng trái tim của tất cả mọi người, để chúng tôi có thể trở thành người gieo rắc hòa bình; và xin Mẹ soi sáng tâm trí và trái tim của những người chịu trách nhiệm về an ninh công dân,” ngài nói.

Ngày hôm sau, những người hành hương từ Giáo phận Apatzingán đã viếng thăm Đền thờ Chúa Kitô Vua ở Cerro del Cubilete thuộc bang Guanajuato của Mexico.

Cuộc hành hương kết thúc vào ngày 10 tháng 11 với Thánh lễ tại Đền thờ Đức Mẹ San Juan de Los Lagos ở bang Jalisco.


Source:Catholic News Agency
 
Đại Tá Nga: Lính khô máu vì ATACMS. Bí ẩn: Các hệ thống phòng không của Nga đột nhiên biến mất
VietCatholic Media
15:38 15/11/2023


1. Huấn luyện viên quân Storm-Z nhận xét rằng Quân Nga 'khô máu' bởi bom chùm ATACMS

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Troops 'Bled Dry' by ATACMS Cluster Bombs: Storm-Z Instructor”, nghĩa là “Huấn luyện viên quân Storm-Z nhận xét rằngQuân Nga 'khô máu' bởi bom chùm ATACMS.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một sĩ quan quân đội Nga cho biết, quân đội Nga đã “khô máu” trước việc Ukraine sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp trong chiến tranh.

Svyatoslav Golikov, người hướng dẫn các đơn vị hình sự Storm-Z của Nga, đã lên kênh Telegram của mình hôm thứ Ba để phác thảo tác động của loại vũ khí này đối với quân đội trong chiến đấu. Ông cho biết ATACMS, có khả năng tiếp cận các mục tiêu cách xa 100 dặm hoặc hơn, đang gây ra thương vong quy mô lớn và điều này làm gián đoạn việc thực hiện các hoạt động của Nga.

Hồi tháng 9, Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp ATACMS cho Ukraine. Với tầm bắn xa, lực lượng của Kyiv có thể tấn công các mục tiêu ở xa hơn so với hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt M270 do Mỹ cung cấp.

Tháng trước, Kyiv đã phá hủy 21 máy bay trực thăng của Nga khi sử dụng các phiên bản hỏa tiễn mang bom đạn chùm của ATACMS để tấn công các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố Zaporizhzhia của Berdiansk và thành phố Luhansk do Nga kiểm soát. Nó đánh dấu việc sử dụng vũ khí này đầu tiên ở Ukraine.

Golikov viết: “Chính những quả đạn pháo hiện đang hạ gục một khối lượng lớn bộ binh của chúng ta với hàng loạt yếu tố tiêu cực. Bộ binh chịu tổn thất nặng nề trực tiếp trên chiến trường, do đó việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu bị gián đoạn, thêm vào đó là tình trạng quá tải về hậu cần di tản và tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng quân y.”

Golikov cho biết quân đội Nga được đưa trở lại tiền tuyến ở Ukraine với những mảnh đạn vẫn còn mắc trong cơ thể.

Golikov nói thêm: “Sự suy giảm nhanh chóng của các đơn vị bộ binh, cùng với tình trạng quá tải của các bệnh viện, dẫn đến việc mọi người phải ồ ạt quay trở lại trận chiến, chủ yếu là vì các vết thương bị đánh giá thấp; và họ thường có các yếu tố gây sát thương nhỏ trong các mô mềm không được loại bỏ.”

Golikov cho rằng, trong khi không có sự thay đổi căn bản trên chiến tuyến và có ít đột phá từ Ukraine, Nga cũng đạt được rất ít thành công trong cuộc chiến. “Và có một cái giá. rất cao và rất buồn”, anh nói thêm.

Golikov nói: “Làm kiệt sức và chảy máu đối phương trong thế phòng thủ, sau đó đánh sập mặt trận bằng các đòn phản công mạnh mẽ sẽ là một kế hoạch tuyệt vời nếu được thực hiện. Nhưng trên thực tế, trên đường đi, bản thân chúng ta cũng khá kiệt sức và cạn máu.”

Putin cho biết ATACMS đặt ra “mối đe dọa bổ sung” cho lực lượng Nga nhưng “tất nhiên, chúng tôi sẽ có thể đẩy lùi các cuộc tấn công này”.

Các loại vũ khí sẽ không thể “thay đổi trong mọi tình huống trên giới tuyến. Không thể nào được”, ông Putin nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Tass.

2. Lính Nga trốn trong xe thiết giáp bị phá hủy. Kết quả ra sao?

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russian Troops Sought Shelter In A Wrecked Armored Vehicle. An Explosives-Laden Ukrainian Drone Followed Them In.”, nghĩa là “Lính Nga tìm nơi trú ẩn trên một chiếc xe thiết giáp bị phá hủy. Một máy bay không người lái chứa đầy chất nổ của Ukraine đã theo dõi họ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Gần hai năm sau cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine, những chiếc máy bay không người lái nhỏ mang theo chất nổ “có mặt ở khắp mọi nơi”. Đó là nhận định của Samuel Bendett, một cộng tác viên không thường trú cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC.

Anh ta không sai. Không cần tìm đâu xa ngoài Avdiivka, ở miền đông Ukraine, để thấy những bằng chứng kịch tính và kinh hoàng ủng hộ tuyên bố của Bendett. Máy bay không người lái thực sự có mặt ở khắp mọi nơi. Những người điều khiển máy bay không người lái có kinh nghiệm cũng có mặt ở khắp mọi nơi.

Trong ba tuần nay, các lữ đoàn Nga đã gửi từng đợt phương tiện và bộ binh tấn công trực tiếp vào quân đồn trú Ukraine đang cố thủ ở Avdiivka. Người Nga đã giành được những lãnh thổ khiêm tốn nhưng phải trả giá bằng hàng trăm phương tiện và có thể là hàng nghìn sinh mạng.

Máy bay không người lái của Ukraine là một lý do khiến các cuộc tấn công tốn kém đến vậy. Trong khi cả hai bên triển khai máy bay bốn cánh thả lựu đạn và máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất thả chất nổ, máy bay không người lái được cho là hoạt động tốt hơn đối với việc phòng thủ trước những kẻ tấn công lộ liễu. Chúng ít hiệu quả hơn khi tấn công — mặc dù một đơn vị máy bay không người lái sáng tạo của Nga đang cố gắng đảo ngược động thái đó.

Một đội bộ binh Nga đã phát hiện ra điều này một cách khó khăn trước ngày thứ Hai. Bị phát hiện ở nơi trống trải xung quanh Avdiivka trong một cuộc tấn công vào ban ngày, họ tìm nơi ẩn náu ở một nơi không ngờ tới: đó là thân tàu chiến rỉ sét của một chiếc xe chiến đấu bánh lốp BTR.

Lớp vỏ kim loại của một chiếc xe cũ có thể che giấu bạn khỏi máy quay video đang soi mói của máy bay không người lái. Tất nhiên, giả sử máy bay không người lái không nhìn thấy bạn lúc bạn đang leo lên xe.

Đó chính xác là những gì đã xảy ra gần Avdiivka. Một máy bay không người lái bay lơ lửng của Ukraine quan sát thấy người Nga biến mất bên trong chiếc BTR bị phá hủy. Ngay sau đó, một chiếc máy bay không người lái thứ hai — một mẫu máy bay không người lái với góc nhìn thứ nhất, hay FPV, có gắn chất nổ — đã theo sau người Nga qua cửa sập của BTR và phát nổ.

Không có người sống sót nào thoát ra khỏi con tàu đang bốc khói.

Bendett giải thích: “Điều này phụ thuộc rất nhiều vào một phi công FPV có kinh nghiệm. Phi công trong vụ việc Avdiivka rõ ràng là người rất có kinh nghiệm.

Quân Ukraine ngày càng có các phi công điều khiển máy bay không người lái dày dặn kinh nghiệm như viên người Ukraine đã làm hư hại hai xe tăng Nga trong một cuộc tấn công chuyên nghiệp gần đây xung quanh Bakhmut. Hay như viên phi công đã đuổi theo hai lính phòng không Nga bằng xe máy của họ ở Kherson cùng thời điểm.

3. Các hệ thống phòng không của Nga 'biến mất' một cách bí ẩn

Nhà máy sản xuất vũ khí hỏa tiễn lớn nhất nước Nga, ở ngay Thủ đô Mạc Tư Khoa, là nhà máy KB Mashinostroyeniya, đã bị tấn công vào sáng thứ Ba 14 Tháng Mười Một. Nhiều người Nga tỏ ra ngỡ ngàng vì dường như các hệ thống phòng không của Nga đã không hoạt động.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mystery Over Russia's 'Disappearing' Air Defenses”, nghĩa là “Bí ẩn chung quanh việc các hệ thống phòng không của Nga 'biến mất'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Nga có thể đã chuyển các hệ thống phòng không S-400 Triumph được đánh giá cao từ khu vực Kaliningrad để sử dụng trong cuộc xâm lược của Vladimir Putin ở Ukraine, hình ảnh vệ tinh gần đây được phân tích bởi hãng điều tra Bellingcat cho thấy như vậy.

Bellingcat, một cơ quan thông tin tình báo nguồn mở OSINT có trụ sở tại Hà Lan, đã thực hiện một cuộc điều tra có tiêu đề “Khi các chuyến bay chở hàng rời Kaliningrad, Hệ thống phòng không cũng biến mất theo” vào hôm thứ Hai. Điều đó xảy ra sau khi những người dùng mạng xã hội và các nhà phân tích vào cuối tháng 10 nhận thấy sự gia tăng các chuyến bay chở hàng quân sự của Nga, đặc biệt là máy bay Il-76 và An-124, mà cơ quan truyền thông này lưu ý là một trong những máy bay vận tải quân sự hạng nặng lớn nhất được sử dụng hiện nay.

Kaliningrad là thành phố cảng có tầm quan trọng chiến lược của Nga trên biển Baltic, nằm ở vùng Kaliningrad, một vùng lãnh thổ tách biệt với phần còn lại của Nga và giáp với các thành viên NATO là Lithuania và Ba Lan.

Một số nhà quan sát suy đoán rằng Nga có thể đang vận chuyển các tổ hợp hỏa tiễn S-400 đến Rostov-on-Don – một thành phố ở phía nam gần biên giới phía đông nam Ukraine – sau khi lực lượng Ukraine được tường trình đã phá hủy ba tổ hợp như thế bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp, trong một cuộc tấn công mà Mạc Tư Khoa cho biết họ đã ngăn chặn được, nhưng không phải như vậy.

Bellingcat cho biết họ có thể xác minh độc lập rằng các chuyến bay chở hàng An-124 và Il-76 đã rời Kaliningrad trong suốt đầu tháng 11, và kể từ khi khởi hành, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy qua hình ảnh vệ tinh một sự thay đổi rõ rệt tại hai địa điểm phòng không, cho thấy rằng ít nhất một số tổ hợp S-400 của Nga đã được di dời.

“Vẫn chưa rõ chính xác chúng được đem đi đâu,” cơ quan này cho biết.

Theo tổ chức tư vấn Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, S-400 là hệ thống hỏa tiễn đất đối không di động, gọi tắt là SAM, do Nga thiết kế, có khả năng tấn công máy bay, máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình, đồng thời có khả năng phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo giai đoạn cuối.

CSIS tuyên bố rằng Nga bắt đầu phát triển S-400 vào năm 1993. Nước này chủ yếu sử dụng loạt hỏa tiễn 48N6, cho phép nó tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250 km và các hệ thống này có khả năng đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo trên một phạm vi bán kính 60 km.

Bellingcat cho biết cuộc điều tra của họ bắt đầu sau khi Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào ngày 9 tháng 11 rằng phân tích mới cho thấy rằng để duy trì phạm vi bao phủ Ukraine, Nga có thể sẽ cần phải phân bổ lại các hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm xa, “thường xuyên bảo vệ các khu vực của Nga ở xa biên giới với Ukraine.”

Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào thời điểm đó: “Việc tái phân bổ các tài sản phòng không chiến lược sẽ chứng tỏ thêm rằng cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục làm căng thẳng quá mức quân đội của Nga và gây căng thẳng cho khả năng duy trì các biện pháp phòng thủ cơ bản trên khu vực rộng lớn của nước này”.

Việc tái phân bổ này rõ ràng là một giải thích hợp lý cho vụ tấn công thành công của người Ukraine vào hôm Thứ Ba tại nhà máy KB Mashinostroyeniy.

4. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo NATO tiếp theo

Ký giả ERIC BAZAIL-EIMIL của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Estonian PM Kaja Kallas open to being next NATO chief”, nghĩa là “Thủ tướng Estonia Kaja Kallas sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo NATO tiếp theo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm thứ Ba cho biết cô quan tâm đến việc đảm nhận vị trí lãnh đạo hàng đầu tại NATO, khi liên minh thời Chiến tranh Lạnh tiếp tục điều hướng cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tập trung vào các chiến lược chung chống lại Trung Quốc cũng như các mối đe dọa mới nổi khác.

Phát biểu với các phóng viên báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng, Kallas đã được hỏi liệu cô có muốn được xem xét đảm nhận vai trò này khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hết nhiệm kỳ hay không. Cô ấy trả lời “có.”

Phản ứng của Kallas và chuyến thăm Washington của cô diễn ra khi mối lo ngại ngày càng gia tăng ở Âu Châu, đặc biệt là giữa các nhà lãnh đạo các nước Baltic và Đông Âu như Estonia, rằng sự hỗ trợ của Mỹ đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine đang ngày càng dao động.

Diễn biến này cũng xảy ra khi vai trò của NATO đang phát triển như một lực lượng chủ chốt hỗ trợ Ukraine khi khối này tiếp tục đẩy lùi cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022 của Nga và khi liên minh này tìm cách thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết khi đối mặt với các mối đe dọa mới nổi như Trung Quốc, trí tuệ nhân tạo và các quốc gia khác và những thách thức khác.

Kallas lạc quan rằng Ukraine cuối cùng sẽ chiếm ưu thế trong nỗ lực đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga, khi mối lo ngại ngày càng gia tăng ở cả hai bờ Đại Tây Dương rằng Ukraine và Nga đang tiến gần đến bế tắc trên chiến trường.

“Tôi hoàn toàn hiểu và tin rằng Nga có thể bị đánh bại”, Kallas nói khi đề cập đến quân đội Nga. “Và Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này.”

Kallas bác bỏ quan điểm cho rằng cuộc xung đột đang đi vào bế tắc, nói rằng việc vẽ ra các điều kiện trên chiến trường theo hướng đó sẽ phục vụ lợi ích của Nga.

“ Điều đó có lợi cho họ,” Kallas nói. “Chúng ta đừng rơi vào cái bẫy đó.”

Kallas, người đã gặp các quan chức chính quyền Tổng thống Biden và các nhà lập pháp trên Đồi Capitol, nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Mỹ để đạt được hòa bình lâu dài trong khu vực.

“Điều chúng tôi muốn có là hòa bình bền vững. Và tất nhiên, bạn biết đấy, sự ủng hộ của Mỹ đối với điều đó là cơ bản”, Kallas nói.

Cô cũng nói thêm rằng cô rất ngạc nhiên khi thấy các chính trị gia Mỹ “hoài nghi” lại đồng tình hơn cô mong đợi.

“Tôi thực sự đã có một cuộc gặp rất, rất tốt với tất cả những người đó và tôi đã hỏi các đại sứ như thế này, “khi nào chúng ta sẽ gặp những người hoài nghi?' “ Kallas châm biếm.

“Họ có rất nhiều câu hỏi và tôi cũng cố gắng trả lời. Nhưng đối với tôi, có vẻ như chúng ta vẫn đang hoàn thành các ý tưởng của mình và đối với tôi, dường như chúng ta không còn quá xa nhau,” Kallas nhấn mạnh.

5. Vấn đề chiến tranh lớn nhất của Israel cho đến nay

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Shifa Hospital Becoming Israel's Biggest Problem of War So Far”, nghĩa là “Bệnh viện Shifa trở thành vấn đề chiến tranh lớn nhất của Israel cho đến nay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Số người tử vong được cho là đang gia tăng tại bệnh viện lớn nhất Gaza, Al-Shifa, khi cuộc tấn công dữ dội của Israel tiếp tục diễn ra tại địa điểm này, trong bối cảnh quốc tế kêu gọi ngừng bắn và sự không chắc chắn về động thái tiếp theo của Israel trong nỗ lực tiêu diệt Hamas, lực lượng kiểm soát dải đất này.

Israel cho biết họ đang tiến gần đến Hamas. Họ cáo buộc tổ chức phiến quân Hồi giáo Palestine che giấu một sở chỉ huy bên trong và bên dưới khu nhà, mặc dù điều này bị Hamas và nhân viên bệnh viện phủ nhận.

Sự thúc đẩy này diễn ra sau cam kết của Israel nhằm loại bỏ Hamas sau khi tổ chức này phát động các cuộc tấn công chết người ở miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10, khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và hơn 240 người bị bắt làm con tin. Các quan chức Hamas cho biết hơn 11.000 người Palestine, 2/3 trong số đó là phụ nữ và trẻ vị thành niên, đã thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu, hãng tin AP đưa tin.

Zev Faintuch, nhà phân tích tình báo cao cấp của công ty an ninh quốc tế Global Guardian, nói với Newsweek rằng Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, phải cân nhắc việc bảo đảm an toàn cho các con tin, hạn chế thương vong cho dân thường và giữ an toàn cho lực lượng của họ. Đó là một kỳ tích mà ông mô tả là một nhiệm vụ bất khả thi.

Faintuch nói rằng, ngay cả khi quân IDF bao vây Bệnh viện Al-Shifa, “sẽ khó có thể dựa vào hỏa lực áp đảo”. Ông nói thêm rằng Hamas “sẽ có thể sử dụng lợi thế của mình vào thời điểm đó, là lá chắn người, và IED hay các thiết bị nổ tự chế.”

Bộ Y tế Gaza cho biết bệnh viện đã hết nhiên liệu hôm thứ Bảy, khiến 3 trẻ sinh non và 4 bệnh nhân khác thiệt mạng. Nó nói thêm rằng cuộc sống của hàng chục em bé khác đang gặp nguy hiểm.

IDF cho biết họ đã đặt 300 lít nhiên liệu gần Shifa qua đêm để máy phát điện khẩn cấp cung cấp năng lượng cho lồng ấp cho trẻ sinh non, nhưng Hamas đã ngăn cản bệnh viện nhận nhiên liệu. Bộ Y tế Gaza phản đối điều này và cho biết nhiên liệu sẽ không đủ để vận hành máy phát điện trong một giờ. Israel cho biết họ đang cố gắng giải thoát các con tin bị phiến quân Hamas bắt giữ và nói thêm rằng các bệnh viện trong khu vực nên được di tản.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trên X, trước đây gọi là Twitter, rằng tình hình tại bệnh viện rất thảm khốc và nguy hiểm, với việc súng đạn và ném bom liên tục khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông đã cùng với các quan chức hàng đầu khác của Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn, nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ.

Tuy nhiên, khi kêu gọi Israel thể hiện “kiềm chế tối đa” để bảo vệ dân thường, Liên minh Âu Châu cũng lên án Hamas vì đã sử dụng “bệnh viện và dân thường làm lá chắn sống”. Đây cũng là cáo buộc do Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đưa ra, người cho rằng Hamas đã vi phạm luật chiến tranh.

Faintuch cho biết không rõ Hamas có kế hoạch gì cho IDF và câu hỏi quan trọng là Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah của Li Băng, đồng minh với Hamas, nhìn nhận tầm quan trọng của việc cứu đội tiên phong người Palestine của mình như thế nào.

“Chúng tôi thực sự không biết mục tiêu chiến tranh của Israel và không rõ liệu Knesset có biết hay không”, Faintuch nói, đề cập đến cơ quan lập pháp của Israel. “Mục đích chính trị rất rõ ràng - chấm dứt sự cai trị của Hamas ở Gaza và giết chết giới lãnh đạo của tổ chức này cũng như những người đã nhúng tay vào các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10, nhưng các chiến lược quân sự thì vẫn chưa có gì là rõ ràng.”

Tổng thống Mỹ Joe Tổng thống Biden hôm Chúa Nhật đã nói chuyện với Tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar về những diễn biến ở Gaza, và Tòa Bạch Ốc cho biết tất cả các con tin bị Hamas bắt giữ phải được thả ngay lập tức. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn vì cuộc xung đột làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn.

Hezbollah, giống như Hamas, được Iran hậu thuẫn, đã tấn công hỏa tiễn vào Israel. Các nhóm được Tehran hậu thuẫn khác ở Iraq và Syria đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn vào lực lượng Mỹ. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Reuters rằng Mỹ đã thực hiện hai cuộc không kích ở Syria nhằm vào các nhóm liên kết với Iran vào hôm Chúa Nhật.

Faintuch cho biết cũng có những câu hỏi về việc liệu chiến dịch của Israel có mở rộng hơn nữa tới Bờ Tây hay liệu người Israel có truy lùng các thành viên Hamas ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mã Lai Á và Qatar hay không. “Liệu Israel, một khi mối đe dọa từ Gaza đã được bình định, có tiếp tục phá vỡ và loại bỏ mối đe dọa chiến lược chính của mình là Hezbollah ở Li Băng không?” anh ta nói.

Faintuch nói thêm: “Đối với Israel, họ ở lại Thành phố Gaza càng lâu thì người dân Gaza càng bắt đầu hợp tác và quyền lực của Hamas càng bị suy giảm”. Hiện tại, “có quá nhiều điều chưa biết vào thời điểm này”.

6. Bản đồ Kherson về vị trí của hai bên trong bối cảnh Nga tuyên bố 'tái phối trí' Nhóm lực lượng Dnipro

Trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một, Mikhail Razvozhaev, thống đốc Sevastopol của Crimea, do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết Artem Klyagin, một sĩ quan thuộc Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ biệt lập số 810 thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga, đã thiệt mạng ở vùng Kherson của Ukraine. Anh ta được tin là đã tử trận trong cuộc di tản về phía Đông, sau khi Bộ Tư Lệnh Nhóm lực lượng Dnipro bị trúng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, khiến 3 Đại Tá tử trận.

Câu hỏi nhiều người đặt ra là quân Nga đang rút đi đâu.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kherson Map Shows Positions Amid Claims of Russian 'Regrouping'“, nghĩa là “Bản đồ Kherson cho thấy các vị trí trong bối cảnh tuyên bố về việc 'tái phối trí' của Nga.”

Giao tranh đang diễn ra ở bờ đông sông Dnipro thuộc tỉnh Kherson, miền nam Ukraine. Lực lượng xâm lược của Nga cho đến nay không thể phá hủy một đầu cầu nhỏ của Ukraine có nguy cơ hồi sinh một phần mặt trận gần như không hoạt động trong một thời gian dài cả năm.

Bản tin tối thứ Hai của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho thấy lực lượng Ukraine vẫn giữ được các vị trí chiến đấu kiên cường ở phía sông bị Nga tạm chiếm, nơi kể từ khi giải phóng Kherson vào tháng 11 năm 2022 đã hình thành một phần lớn tiền tuyến phía Nam. Kể từ đó, lực lượng của Kyiv đã tiến hành các cuộc đột kích và xâm nhập quy mô nhỏ trên khắp tuyến đường thủy.

Các vị trí ở bờ đông Ukraine tập trung ở Krynky và Pishchanivka, cách thành phố Kherson lần lượt khoảng 19 dặm về phía đông bắc và 6 dặm về phía đông nam. ISW dẫn lời các blogger Nga đưa tin về sự mở rộng nhanh chóng khu vực kiểm soát của Ukraine xung quanh Krynky trong những ngày gần đây.

ISW dẫn lời các blogger Nga cho biết, các đơn vị Ukraine cũng đang cố gắng mở rộng sự hiện diện của họ ở Pishchanivka. Lực lượng Mạc Tư Khoa được cho là đang cố gắng cản trở nỗ lực này bằng cách tấn công các nguồn cung cấp và quân tiếp viện được đưa qua sông.

Các hành động của Ukraine đã không dẫn đến việc Nga rút quân ồ ạt tại Kherson, như hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin hôm thứ Hai trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga.

Cơ quan này đã nhanh chóng đính chính, đăng trên Telegram: “Tin tức rằng 'Bộ chỉ huy của Nhóm lực lượng Dnipro đã quyết định di tản tái phối trí ở các vị trí thuận lợi hơn ở phía đông Dnipro đã được rút lại do được đưa ra một cách sai lầm. Chúng tôi xin lỗi những người ghi danh và độc giả của chúng tôi.”

Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng tin RBC rằng “thông điệp sai lệch” về việc “tái phối trí” là “một hành động khiêu khích”.

Các nguồn tin Ukraine cũng bác bỏ báo cáo này, trong đó Trung tâm Kháng chiến Quốc gia cáo buộc rằng báo cáo của Tass được thiết kế để đưa lực lượng của Kyiv vào bẫy. “Các nhà tuyên truyền Nga đã bắt đầu một chiến dịch nhằm đánh lạc hướng Lực lượng Phòng vệ Ukraine và tuyên bố rút quân ồ ạt khỏi các vùng lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm ở Vùng Kherson”, trung tâm cho biết.

“Hiện tại, theo thông tin của người dân địa phương, không ghi nhận được động thái liên quan nào của đối phương. Vì vậy, chúng tôi có thể tuyên bố rằng hiện đang có một hoạt động cung cấp thông tin giả nhằm đánh lạc hướng Ukraine.”

Giao tranh ở khu vực ven sông Kherson đã bớt khốc liệt hơn so với các khu vực khác trên mặt trận trong 12 tháng qua. Nhưng khu vực này có tầm quan trọng chiến lược, đóng vai trò là cửa ngõ vào Crimea bị Nga tạm chiếm và là điểm cuối của cái gọi là “cầu đất liền” của Mạc Tư Khoa nối bán đảo với miền Tây nước Nga.

Mặc dù các hoạt động trên bộ bị hạn chế do địa hình và nhu cầu chiến tranh ở những nơi khác, các cuộc tấn công bằng pháo binh, trên không và máy bay không người lái của cả hai bên vẫn liên tục. Bộ Tư lệnh Tác chiến miền Nam Ukraine hôm thứ Hai cho biết máy bay Nga đã thả 41 quả bom lượn ở Kherson trong 24 giờ trước đó.

Bộ Tư lệnh cho biết các lực lượng Nga cũng đang sử dụng hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A để tấn công các vị trí và khu vực dân cư của Ukraine ở bờ tây sông được giải phóng.

Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam, Thiếu Tá Nataliya Humenyuk cho biết “Quân Nga có rút quân, nhưng không rút ồ ạt, chỉ rút ở các vị trí mà quân xâm lược tiên liệu không thể giữ được. Điều đáng lạc quan là những vị trí như thế ngày càng nhiều.”

7. Hung Gia Lợi nên ngừng phụ thuộc vào 'tội phạm chiến tranh' Putin về khí đốt, nhà lãnh đạo năng lượng Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo

Hai ký giả Victor Jack và Gabriel Gavin của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Hungary should stop relying on ‘war criminal’ Putin for gas, EU energy chief warns”, nghĩa là “nhà lãnh đạo năng lượng Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo: Hung Gia Lợi nên ngừng phụ thuộc vào 'tội phạm chiến tranh' Putin về khí đốt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hung Gia Lợi nên tăng cường nỗ lực chấm dứt việc mua năng lượng của Nga đang khiến đất nước này có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu từ Điện Cẩm Linh, Ủy viên Năng lượng Kadri Simson cho biết hôm nay.

“Ngay cả Hung Gia Lợi cũng biết rằng bằng cách tiếp tục hoạt động này, họ đã trao cho Nga quyền thao túng thị trường của họ,” Simson nói trong hội nghị thượng đỉnh Tuần lễ Tương lai Bền vững, đồng thời nói thêm rằng “họ không quan tâm đến việc tiếp tục sự phụ thuộc này”.

Công ty xuất khẩu khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga hồi tháng trước tuyên bố rằng họ sẽ tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên cho Hung Gia Lợi vào mùa đông này sau cuộc đàm phán tại Bắc Kinh giữa Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán và Putin.

“Tôi biết một nhà lãnh đạo chính trị ở Âu Châu đang bắt tay với tên tội phạm chiến tranh này, nhưng chỉ thế thôi,” Simson nói gián tiếp về cuộc họp.

Thông báo này là lần thứ hai Budapest và Mạc Tư Khoa đồng ý về lượng khí đốt bổ sung kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine.

Đường lối của Hung Gia Lợi trái ngược hoàn toàn với nỗ lực của các nước còn lại trong khối, bao gồm các quốc gia thành viên lân cận như Slovakia và Bulgaria, nhằm loại bỏ dần việc nhập khẩu năng lượng của Nga vào năm 2027. Tổng cộng, Liên Hiệp Âu Châu đã cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt qua đường ống của Nga từ hơn 40% trước cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa xuống còn dưới 10% như hiện nay.

Simson nói: “Yêu cầu rõ ràng của chúng tôi đối với họ là giống như các quốc gia thành viên khác, những người vẫn đang sử dụng công nghệ của Nga, họ phải chuẩn bị một kế hoạch đa dạng hóa”.

Đồng thời, ủy viên năng lượng cho biết thật đáng tiếc khi Hung Gia Lợi đang tiến hành xây dựng lò phản ứng hạt nhân Paks II, vốn phụ thuộc vào sự hỗ trợ và nhiên liệu hạt nhân từ Nga. Budapest đã tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt nào có thể ảnh hưởng đến năng lượng nguyên tử.

Liên Hiệp Âu Châu hiện đang nghiên cứu gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga kể từ khi nước này bắt đầu cuộc chiến chống Ukraine vào năm ngoái. Mặc dù gói này dự kiến sẽ không bao gồm bất kỳ hạn chế đáng kể nào trong việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga - bất chấp lời kêu gọi từ một số nước Liên Hiệp Âu Châu - Simson nói, “ngay vào thời điểm mà chúng tôi cùng với Hung Gia Lợi đồng ý được với nhau, thì chúng tôi sẽ có lập trường chung này.”

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các nỗ lực tái tranh cử Tổng thống của Putin.

Vào ngày 09 tháng 11, Điện Cẩm Linh thông báo rằng, trước cuối năm nay Putin, sẽ tổ chức cuộc họp báo truyền thống kết hợp với việc trả lời công khai các cú điện thoại gọi vào.

Vào năm 2022, sự kiện này đã bị hủy bỏ, có lẽ vì Nga đã phải hứng chịu những thất bại quân sự nghiêm trọng ở Ukraine trong những tuần trước đó.

Các nhà hoạch định điện Cẩm Linh gần như chắc chắn sẽ coi sự kiện này là một điểm quan trọng trong chiến dịch được mong đợi của Putin nhằm bảo đảm nhiệm kỳ thứ năm trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2024. Ông có thể sẽ tuyên bố tranh cử trước cuối năm 2023.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, Putin đã đến thăm trụ sở Quân khu phía Nam ở Rostov on Don, gặp Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Đây là chuyến thăm thứ hai của Putin tới trụ sở chính trong bốn tuần: có thể là một bước tiến trong nỗ lực không ngừng của ông để thể hiện mình là ứng cử viên 'yêu nước' trước chiến dịch bầu cử.
 
ĐTGM Santiago de Chile đau buồn, xấu hổ trước vụ hỏa hoạn khiến 14 người di cư thiệt mạng
VietCatholic Media
16:27 15/11/2023


1. Đức Hồng Y Pironio sẽ được phong chân phước ngày 16 tháng Mười Hai sắp tới

Đức Hồng Y Eduardo Pironio, người Á Căn Đình, cố Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân, sẽ được tôn phong chân phước tại Đền thánh Đức Mẹ Luján, Á Căn Đình, sáng ngày 16 tháng Mười Hai tới đây, trong buổi lễ do Đức Hồng Y Fernando Vergez, Thống đốc Quốc gia thành Vatican, Đại diện Đức Thánh Cha, chủ sự. Đức Hồng Y từng là thư ký riêng của Đức Hồng Y Pironio trong 23 năm trời.

Hôm mùng 08 tháng Mười Một vừa qua, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh của Bộ nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Vị tôi tớ Chúa Đấng đáng kính Eduardo Pironio, sinh ngày 03 tháng Mười Hai năm 1920, tại Á Căn Đình và qua đời tại Roma, năm 1998, thọ 68 tuổi. Đức Hồng Y nguyên là Tổng giám mục Giáo phận thủ đô Buenos Aires và sau đó, lần lượt làm Tổng trưởng Bộ các Dòng tu, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân, và trong tư cách này, ngài đã giúp Đức Giáo Hoàng tiến hành những Ngày Quốc tế Giới trẻ. Ngài qua đời tại Roma năm 1998, về sau di hài ngài được chuyển về an táng tại Đền thánh Đức Mẹ Lujan bên Á Căn Đình, nơi ngài đã được rửa tội và thụ phong giám mục.

Trong một sứ điệp Video nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Jorge Scheinig của Giáo phận Mercedes-Lujan nói rằng lễ phong chân phước Pironio tượng trưng “niềm vô biên của Giáo hội đang tiến hành tại Á Căn Đình và cho mọi người dân tại đất nước này. Người anh của chúng ta đang sống các mối phúc thật với Chúa. Trọn đời sống của Đức Hồng Y được đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức Mẹ Lujan, Đấng mà ngài yêu mến tận tình và di hài của ngài đang an nghỉ tại Vương cung thánh đường này. Vì thế, thật là điều rất ý nghĩa khi chúng ta cử hành lễ tôn phong tại đây”.

Đức Tổng Giám Mục Scheinig cho biết đồng tế thánh lễ sẽ có đông đảo các giám mục, linh mục, với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ và dân Chúa mà Đức Cố Hồng Y rất yêu thương.

Đền thánh Đức Mẹ Lujan, bổn mạng của Á Căn Đình, nơi có tôn kính tượng ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm có từ thế kỷ XIV và được đưa tới Á Căn Đình hồi năm 1630. Lujan cách thủ đô Buenos Aires 67 cây số.

2. Tổng giám mục Chí Lợi bày tỏ sự đau buồn, xấu hổ trước vụ hỏa hoạn khiến 14 người di cư thiệt mạng

Tổng giám mục vừa được bổ nhiệm của Santiago de Chile, Fernando Chomali, đã chia sẻ suy tư lên án điều kiện sống tồi tệ dẫn đến vụ hỏa hoạn khiến 14 người di cư thiệt mạng tại một khu định cư ở khu phố Cerro Obligado của thị trấn Coronel.

Thảm kịch xảy ra vào ngày 6/11 trong một ngôi nhà được xây bằng gỗ pallet và lợp tôn trong một trại nơi các gia đình người di cư Venezuela sống trong điều kiện rất bấp bênh. Trong số những người thiệt mạng có 8 trẻ vị thành niên.

“Cơn thịnh nộ, bất lực, phẫn nộ, đau đớn, buồn phiền; người ta phải trải qua rất nhiều đau buồn khi trẻ em và người lớn chết trong một trận hỏa hoạn dữ dội,” Đức Cha Chomali cho biết như trên.

Đối với những cảm xúc này, ngài cho biết thêm “xấu hổ, bởi vì sự thờ ơ ngự trị là nguyên nhân gây ra những đám cháy có thể đoán trước và tránh được này nếu những người đang trong hoàn cảnh khó khăn nhận được nhiều sự hỗ trợ và đón nhận hơn từ chính quyền”.

Dựa vào lời của một bài hát cổ, “Si vas para Chile” (“Nếu bạn đến Chile”), Đức Cha Chomali nói: “Thật khó để hát” câu kết ca ngợi lòng hiếu khách: “Và bạn sẽ thấy họ yêu quý một người như thế nào ở Chí Lợi khi anh ấy là một người xa lạ.”

“Thật không may, không phải lúc nào cũng như vậy”, vị giám chức nhận xét. Ngài than thở: “Trong nhiều năm, chúng ta đã biết về những điều kiện bấp bênh mà những anh em này của chúng tôi đã sống ở Cerro Obligado ở Coronel.

Ngài nói: “Các quan chức và doanh nghiệp sa lầy vào những cuộc tranh luận muôn thuở và đủ loại kiện tụng, người nghèo luôn phải gánh chịu hậu quả.

Trích dẫn Kinh thánh, Đức Cha Chomali chỉ ra tầm quan trọng của việc ưu tiên “trẻ em, góa phụ và người di cư”. Tuy nhiên, ngài lưu ý rằng “giữa bối cảnh toàn cầu hóa và sự thờ ơ, chính những vụ hỏa hoạn và những bất hạnh này đã nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của chúng”.

“Hôm qua là viện dưỡng lão, hôm nay là trẻ em và người di cư, và những người khác sẽ đến. Đúng, đây là tin gây ngạc nhiên, nhưng sau đó những tin tức khác sẽ đến và điều đau đớn nhất là chúng ta đang quen với nó”, ngài nói.

Nhắc lại những lời của Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Chí Lợi, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở: “Người nghèo không thể chờ đợi”. Tuy nhiên, ngài than thở rằng “họ vẫn đang chờ đợi”.

“Lampedusa ở Ý, miền bắc Chí Lợi và bây giờ là Coronel đã trở thành nghĩa trang. … Đó có phải là điều chúng ta mong muốn cho đất nước mình không?” ngài hỏi.

Cuối cùng, thay mặt Giáo hội, ngài hối hận “đã không làm được nhiều hơn cho họ” và “luôn luôn là quá ít”.

“Chúng ta không cố gắng hết sức để làm cho người khác những gì chúng ta muốn họ làm cho mình. Điều đó thật đau đớn và đáng xấu hổ,” ngài nói và cầu xin sự tha thứ của cộng đồng người Venezuela ở Chile, “vì cách đối xử hèn hạ mà họ đã nhiều lần phải chịu cũng như sự chậm chạp của quá trình nhập cư khiến họ bị tê liệt và trên thực tế khiến họ bị xếp thứ hai”

Vị giám chức đã cam kết cầu nguyện và tuyên bố rằng ngài sẽ tiếp tục “trên con đường mà chúng ta đã thực hiện trong nhiều năm qua mục vụ di dân của mình”.

“ Sự hiện diện của anh chị em làm phong phú Chí Lợi và anh chị em không đáng phải chịu những gì anh chị em đang trải qua. Tôi khóc với anh chị em và tôi hy vọng tiếng khóc đó sẽ trở thành một cam kết lớn lao hơn nữa”, Đức Cha Chomali kết luận.

Sau hơn 20 năm dưới chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa do cựu Tổng thống Hugo Chavez khởi xướng và được tiếp tục bởi người kế nhiệm ông, đồng minh chính trị Nicolás Maduro, Venezuela đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội mà nhiều người so sánh với Cuba.

Một báo cáo gần đây của Đài quan sát Tài chính Kinh tế Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm ở nước này là 440%.

Khoảng 8 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước để thoát khỏi cảnh nghèo đói.


Source:Catholic News Agency

3. Tổng Giám mục Thành phố Oklahoma kêu gọi Thống đốc khoan hồng cho kẻ bị kết án giết người

Một hội đồng tiểu bang ở Oklahoma tuần này đã đề nghị khoan hồng vào phút chót cho một người đàn ông bị kết án giết 2 người hơn 20 năm trước, một quyết định mà Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma đã kêu gọi thống đốc tiểu bang chấp nhận.

Đức Tổng Giám Mục Coakley đã cảm ơn Ủy ban Ân xá và Tạm tha của tiểu bang vì cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư và kêu gọi Thống đốc Đảng Cộng hòa Kevin Stitt khẳng định đề nghị khoan hồng của họ đối với Phillip Hancock, người đã lập luận rằng ông ta hành động để tự vệ khi thực hiện các vụ giết người năm 2001 mà từ đó anh ta đã bị kết án.

“Giáo Hội Công Giáo thừa nhận những tổn hại vô cùng to lớn gây ra cho các nạn nhân của tội phạm và gia đình họ, cũng như sự cần thiết của công lý và sự chữa lành. Tuy nhiên, án tử hình là một phương pháp tàn nhẫn và cổ xưa để giải quyết các tội ác nghiêm trọng”, Đức Tổng Giám Mục Coakley nói trong một tuyên bố chia sẻ với CNA.

“Việc hành quyết chỉ nhằm mục đích duy trì chu kỳ bạo lực và không mang lại cơ hội hàn gắn vết thương cho gia đình nạn nhân. Chúng ta nên nhớ lại rằng Chúa đã tuyên bố những ai có lòng thương xót là người có phúc, vì họ sẽ nhận được lòng thương xót.’”

Hancock, 59 tuổi, bị kết tội bắn chết hai người đàn ông ở thành phố Oklahoma vào năm 2001. Tại phiên điều trần tuần này, Hancock đã khai rằng ban đầu ông không có vũ khí và bị dụ vào bẫy. Anh ta nói, những người đàn ông đó đang cố giết anh ta và đẩy anh ta vào một cái lồng lớn, và anh ta đã giành được quyền kiểm soát một trong những khẩu súng của họ để tự vệ.

Một số thành viên gia đình của các nạn nhân đã làm chứng tại phiên điều trần và kêu gọi hội đồng xét xử không đề nghị khoan hồng. Văn phòng tổng chưởng lý đã giữ nguyên bản án của Hancock và anh ta dự kiến sẽ chết bằng cách tiêm thuốc độc vào ngày 30 tháng 11, nếu không có sự can thiệp của thống đốc.

Stitt đã ân xá cho tử tù chỉ một lần trong quá khứ. Vào năm 2021, theo đề nghị của Ủy ban Ân xá và Tạm tha Oklahoma, ông đã giảm án tử hình cho Julius Jones xuống tù chung thân. Đức Tổng Giám Mục Coakley ca ngợi quyết định vào thời điểm đó là thể hiện “sự can đảm to lớn”.

Stitt đã từ chối các khuyến nghị của hội đồng quản trị hai lần trước đây, gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2022.

Đức Tổng Giám Mục Coakley, thành viên Ủy ban Công lý Gia đình và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những người bị kết án tử hình ở Oklahoma, nơi chứng kiến sự gia tăng các vụ hành quyết trong những năm gần đây.

Gần đây nhất, ngài gọi vụ hành quyết vào tháng 9 đối với kẻ sát nhân và kẻ hiếp dâm bị kết án Anthony Sanchez “về cơ bản là trái ngược với văn hóa sự sống mà bang Oklahoma tuyên bố đang xây dựng”.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267).

Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.”

Các giám mục Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.

Theo Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình, Oklahoma là khu vực pháp lý đầu tiên trên thế giới áp dụng phương pháp tiêm thuốc độc làm phương pháp hành quyết. Theo Mạng lưới Vận động Công Giáo (CMN), một tổ chức vận động quốc gia ủng hộ việc chống lại án tử hình, kể từ năm 1976, Oklahoma là tiểu bang Hoa Kỳ có số vụ hành quyết tính theo đầu người cao nhất với tổng số 112 vụ hành quyết.

Stitt, mặc dù đã ban hành một số biện pháp chống phá thai trong nhiệm kỳ thống đốc của một tiểu bang phần lớn bảo thủ, đã dỡ bỏ lệnh cấm của bang đối với án tử hình vào năm 2020 và đã chủ trì 10 vụ hành quyết kể từ khi nhậm chức bốn năm trước, nhiều vụ như vậy đã diễn ra trong thời kỳ này trong 6 năm từ 2013 đến 2019.

Hình phạt tử hình ở Oklahoma đã bị chỉ trích trong những năm gần đây, đặc biệt là sau vụ hành quyết bất thành vào năm 2021, trong đó John Marion Grant bắt đầu co giật và nôn mửa sau khi bị chích midazolam, loại thuốc đầu tiên trong hỗn hợp ba loại thuốc được sử dụng trong tiêm thuốc độc.

Vụ hành quyết Grant là vụ hành quyết đầu tiên diễn ra ở tiểu bang này kể từ vụ hành quyết bất thành Charles Frederick Warner vào năm 2015.


Source:Catholic News Agency