Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/11: Đền thờ đích thực là thân mình Đức Giêsu và mọi người. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:43 18/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 19, 45-48
“Các ngươi đã biến đền thờ Thiên Chúa thành sào huyệt trộm cướp”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ, Người liền xua đuổi các người buôn bán tại đó và phán bảo họ rằng: “Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp”. Và hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ. Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người.
Ðó là lời Chúa.
Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và sự thật
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:11 18/11/2021
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và sự thật
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ trọng thể lễ Chúa Kitô Vua, được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1925. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là Vua vũ trụ, Vua nhân loại. Người là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Ômêga (x. Kh 1,8). Vì thế, chúng ta hiểu ý nghĩa tước hiệu vua và vương quyền của Chúa Giêsu.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua
Ngày nay tước hiệu “vua, chúa” khá xa lạ với con người của thời đại dân chủ. Ngày xưa nó là một tước hiệu quen thuộc và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm thông thường, vua là người đứng đầu một quốc gia, một chính thể, lãnh đạo đất nước, người có mọi quyền hành trong tay.
Theo quan niệm Nho Giáo, vua là thiên tử, con trời, người thay Trời trị dân. Nên vua có mọi quyền hành trong tay, cả quyền quyết định số phận sinh tử của thần dân, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua cũng là người được người khác phục vụ và hầu hạ. Nên người ta vẫn nói “sướng như vua.” Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua lạm đã dụng quyền hành và làm cho đất nước, người dân phải điêu đứng như các vua thời Nhà Nguyễn.
Kinh Thánh Tân Ước mạc khải chúng ta biết: Chúa Giêsu đến trần gian để làm vua, nhưng không theo kiểu trần thế và chính trị. Mặc dầu dân Do Thái đã nhiều lần muốn tôn phong Người lên làm vua của họ theo kiểu chính trị, để giải phóng họ và dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã thời bấy giờ. Nhưng Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Người không muốn làm vua theo kiểu trần thế khi quả quyết rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 20,36). Hơn một lần Đức Giêsu quả quyết với các môn đệ rằng: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em… Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,24). Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không nhắm những mục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, quân đội, súng đạn… Nên Người không phải là Đấng Mêsia theo quan niệm trần thế chỉ đến để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng người sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
2- Chúa Kitô, Vua đích thực
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính ngài nói tôi là vua.” Trước đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi như thế nhưng với một hình thức khác: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã trả lời một cách chắc chắn rằng: “Vâng, tôi là Con Thiên Chúa.” Theo Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi này, Người quy chiếu và áp dụng cho chính mình điều mà sách tiên tri Đanien nói về Con Người đến trong đám mây từ các tầng trời và triều đại Người trị vì đến muôn đời (Bài đọc I).
Theo đó, Chúa Kitô xuất hiện như là vị Vua, vị Cứu Tinh. Người là vị Vua không dùng quyền lực hùng mạnh để cai trị, nhưng bằng sự phục vụ khiêm tốn cho chân lý và ơn cứu độ của loài người. Bởi lẽ, Chúa Cha đã giao phó cho Người sứ mạng đến để giải thoát con người khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi và đau khổ. Người đã chịu chết và phục sinh để giải thoát và đưa chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Người. Như bài đọc II diễn tả: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6).
Bởi thế, thánh Gioan đã trình bày giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang, giờ chiến thắng và tôn vinh. Vì giờ đó mà Người đến, giờ đó là giờ Người lên làm vua. Như thế, theo ý nghĩa này, khi Philatô có ý châm biếm khi viết trên thập giá Chúa chữ “Inri - Giêsu Nadarét là vua dân Do Thái,” ông vô tình đã nói tiên tri về Người. Người là Vua không chỉ Vua dân Do Thái mà còn là Vua hoàn vũ. Người là Vua tình yêu và sự thật.
3- Những công dân của vương triều Người
Như thế, Chúa Giêsu đến trong thế gian để khai mở vương quốc tình yêu và sự thật. Ai đứng về phía sự thật và sống yêu thương thì thuộc về Nước Trời. Ai đón nhận sự thật và tình yêu của Người là thuộc về vương quyền Người. Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được về công dân Nước Trời, trở thành vương quốc và một dân tộc tư tế để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì được làm con dân trong vương quốc Vua Giêsu. Đồng thời chúng ta có sứ mạng phục vụ “vương quốc chân lý và sự thật, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công bình, tình yêu và hòa bình” được ngự đến, lan rộng khắp nơi, trong lòng mỗi người. Thế giới hôm nay vẫn đang bị thống bị bởi vương quốc ma quỷ, bởi sự gian dối, bất công, chiến tranh và hận thù. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần mình để làm vương quốc sự thật và tình yêu của Chúa Kitô được hiện diện trong tâm hồn mỗi người, không phải bằng sức mạnh chính trị, quân sự, nhưng bằng việc phục vụ khiêm tốn đối với tha nhân.
Để kết thúc bài suy niệm về Chúa Kitô Vua, chúng ta nghe lại câu chuyện sau đây: Lịch sử nước Anh có câu chuyện về vua Canut III có lòng khiêm nhường và đạo đức. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngoài biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!” Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát, làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình. Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quỳ gối trước tượng thánh giá Chúa Giêsu, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi. Con chúc tụng ngợi khen Chúa.”
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta luôn có được tâm tình khiêm hạ và niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Kitô Vua, như vị vua nước Anh này. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô , Vua vũ trụ
Lm. Jude Siciliano, OP
06:19 18/11/2021
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ (B)
Đanien 7: 13-14; T.vịnh 92; Khải huyền 1: 5-8; Gioan 18: 33b-37
Israel mong mỏi có được một vị vua giống như người Chăn Chiên; giống vua David. Vị vua mà họ đang mong đợi, được Thiên Chúa Xức dầu, và sẽ đem đến một thời thịnh trị cho dân Ísrael và Giuđa. Nhưng một số vua cai trị đã qua không đáp ứng được những mong muốn của người dân và tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Mặc dù sau những hoạt động trị quốc thất bại của các vị vua đó, người dân vẫn tin rằng Thiên Chúa sẽ vẫn giử lời hứa với họ. Hôm nay chúng ta đọc Thánh Vịnh trong bài đáp ca hôm nay hãy tập trung ánh mắt vào Thiên Chúa, với lòng cảm tạ vì Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa từ trước bằng cách thiết lập Triều Đại của Đức Kitô: "Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển; Ngai vàng Chúa kiên cố tự ngàn xưa".
Chúng ta thường diễn tả Thiên Chúa thiết lập một "Vương triều" trên mặt đất, với Chúa Giêsu là Vua thật sự của chúng ta. Thật thế đấy. Nhưng, hãy thử diển tả một cách khác - "Triều Đại Thiên Chúa" Vương triều có vẻ như thụ động, hình như Chúa Kitô đang ngự trên ngai vàng ở một nơi xa xăm nào đó. "Triều Đại Chúa Kitô", hay "Triều Đại Thiên Chúa" nêu lên ý một quyền cai trị hiện tại và hoạt động. Chúa Kitô không bỏ chúng ta để tự chúng ta thi hành "lề luật của Triều Đại" mà Ngài tỏ ra, bảo chúng ta phải tự thi hành, trong chúng ta, và Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại một ngày nào đó, để xem chúng ta đã thực hiện ra sao. Vả lại, Đức Kitô đã ở lại với chúng ta, giúp chúng ta trở nên công cụ của Ngài trong thế giới hiện tại. Mọi người phải cảm thấy sự hiện diện đầy yêu thương của một vị vua mới trong chúng ta. Một Đấng Quân vương có nguồn gốc đầy khiêm tốn, Ngài đã loan báo triều đại của Thiên Chúa, ngồi xuống rửa chân, chết để biểu lộ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta Ngài sống lại từ cõi chết và thổi Thần Khí của Ngài trên chúng ta, để chúng ta có thể sống đời sống của Ngài với tư cách là công dân của Vương Quốc / Triều Đại của Thiên Chúa.
Philatô hỏi Chúa Giêsu "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?" Lời hỏi đó cũng đã đủ để khiến Chúa Giêsu bị giết, vì có nghĩa là Chúa Giêsu là đối thủ của vua Caesar, và Đế Quốc La Mã. Nhưng, việc Chúa Giêsu làm vua khác với tất cả các vua khác. Chúa Giêsu trả lời Philatô "Nước tôi không thuộc về thế gian này". Nhưng câu trả lời đó không có nghĩa là nước của Chúa Giêsu ở một nơi nào khác. Vương Quốc của Chúa Giêsu đúng thật là đang ở đây và bây giờ - trong thế giới này.
Chúng ta hãy để ý đến lịch sử của nhiều vị vua, hay là của phần đông các nhà cai trị trên thế giới. Họ đã không cho quần chúng một hình ảnh của một vị vua đáng nể trọng. Trong ngày lễ này, chúng ta được mời gọi tôn xưng Chúa Kitô là Vua của chúng ta - Thật Ngài là "Vua của vũ trụ" đó là tên ngày lễ này.
Chúa Giêsu cũng không bảo chúng ta, là những người đang theo Ngài, hãy tránh tham gia hoạt động trong thế giới này. Thật hoàn toàn ngược lại. Chúng ta có một phần vai trò tham dự vào việc mang vương quốc của Chúa Giêsu đến nơi trần thế bằng: Hòa bình, công chính, sự thật và yêu thương là những dấu chỉ thật sự chứng tỏ Chúa Giêsu đang cai trị trên thế giới này. Khi những vị vua cai trị trần gian bằng vũ lực với những thể chế trấn áp bạo lực và bóc lột kinh tế theo ý họ. còn nguồn gốc của quyền lực Chúa Giêsu đến từ sự thánh thiện hơn. Chúa Giêsu cai trị bằng "một hệ văn hóa mới".
Trong khi các người cai trị trên thế giới phân chia quyền lực của học bằng sự phân ranh trên bản đồ, thì Chúa Giêsu vạch đường quyền lực của Ngài vào trong tâm khảm của mổi người. Chúng ta đã đón chào Vua Giêsu và Triều Đại Ngài vào trong lòng chúng ta, và vì vậy, đời sống chúng ta phải luôn luôn phản ánh nguồn gốc và quyền cai trị của Đấng mà chúng ta đang theo. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với các lễ đăng quang, và lễ lên ngôi vua và hoàng hậu với sự vinh thăng muôn ánh hào quang của Vua và Hoàng Hậu. Triều Đại Chúa Giêsu bắt đầu khi Ngài chết trên cây thập giá. Philatô cho treo một bản văn đầy giễu cợt trên cây thập giá được ghi là: "Giêsu, người Nazareth, vua của dân Do thái”. Vua của chúng ta không có trên đầu vương miện bằng ngọc ngà, nhưng là một vương miện bằng gai và phủ một áo choàng tím là màu của sự chế nhạo. Chúa Giêsu đã lãnh đạo những đội quân nào? Ngài đã giành được chiến thắng ở trận nào? Ngài đã chiến đấu và thắng trong trận chiến chống lại tội lỗi và sự chết, một trận chiến mà không đội quân đơn thuần nào của loài người có thể thắng được. Và kết quả là chúng ta có thể sống bằng lời dạy yêu thương của Ngài và nhờ vào Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta – Đó là Thần khí của Vị Vua chúng ta.
Philatô coi thường một nhà thuyết giảng nông dân vô tích sự đến từ vùng quê Nazareth không chút quyền thế. Philatô tự nghĩ ông ta là quan tòa và có quyền phán xử về số phận của Chúa Giêsu. Trong thế giới thời đó; một vị vua hay nữ hoàng là người phải ngồi trên ngai vàng vinh hiển, nhưng họ cần thận trọng vì có nhiều quyền lực khác có thể đến lật đổ quyền lực của họ và tranh ngôi. Chúa Giêsu thách thức Philatô về khái niệm trong việc tranh chấp quyền lực. Đúng thế, Chúa Giêsu là vua, nhưng Ngài không dùng quyền lực để bắt buộc người dân phải theo Ngài để sống dưới vương quyền của Ngài. Thay vào đó, người dân có thể đi theo Chúa Giêsu vì họ sẽ bị thu hút bởi sự thật về con người của Ngài: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi".
Thánh Gioan, tác giả phúc âm trình bày sự xét xử của Philatô trước Chúa Giêsu. Nhưng khi Philatô không phải là người duy nhất xét xử Chúa Giêsu – Mà chúng ta cũng là bồi thẩm đoàn xét xử và thông qua bản án. Chúa Giêsu có phải là lẽ thật mà chúng ta chấp nhận trong đời sống của mình hay không? Hay chúng ta chạy theo quyền thế của thế giới và sống theo quy tắc quyền thế đó? Trong lễ này chúng ta được nhắc nhở là hôm nay không phải chỉ là một lễ theo phụng vụ thần học. Lễ này đưa chúng ta vào thế giới chính trị nữa. Chúng ta sống trong thế gian như là những người thuộc hạ của triều đại Chúa Giêsu. Chúng ta có chấp nhận việc làm công dân của triều đại đó không? Bằng cách nói thêm về thị kiến Chúa Kitô đã mặc khải cho chúng ta qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Ngài.
Triều Đại Chúa Giêsu, thế giới của Ngài ở với chúng ta bây giờ. Qua bí tích rữa tội, và bí tích thêm sức, Thần Linh đã cho chúng ta thị kiến để nhận thấy sự hiên diện của Triều Đại và Kết quả của sự sống. Đó là một thế giới của cộng đoàn, trong công bằng, tôn trọng và đối thoại. Trong vương quốc, dưới sự cai trị của Chúa Giêsu, ơn huệ cho từng người một được công nhận. Người nghèo và những người bị bỏ rơi được trao quyền và không một ai bị bỏ quên. Sự công chính được ban cho mỗi người, cho dù có hoàn cảnh chính trị, màu da, nam hay nữ hay hoàn cảnh kinh tế khác biệt.
Người dân trong một nước thường có giấy chứng nhận, hay giấy chứng minh nhân thân chứng tỏ người đó là dân trong nước. Chúng ta có gì để chứng tỏ chúng ta là dân của nước Chúa Kitô không? Chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm chứng bằng đời sống chứng tỏ là những người đang theo Chúa Giêsu, là công dân dưới quyền cai trị của Ngài. Nói cách khác, đời sống của chúng ta không chỉ là bằng chứng phong phú cho lòng trung thành của chúng ta với ai, mà còn là chứng chỉ công dân đang thuộc về quyền ai – Ai đang thống trị trái tim và suy nghĩ của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE (B)
Daniel 7: 13-14; Psalm 93; Revelation 1: 5-8; John 18: 33b-37
Israel Longed for an ideal King, like the Shepherd King David. This anticipated king, anointed by God, would bring a period of just rule and practice to Israel and Judah. But a long line of monarchs failed to live up to people’s yearnings and God’s standards. Despite the multiple failures by these rulers the people still believed God would keep the promise God made them. We pray our Psalm Response today focusing our eyes on God, with gratitude for having fulfilled the ancient promise by establishing the reign of Christ. "Your throne stands firm from of old; from everlasting you are, O Lord."
We usually describe God’s establishing the "kingdom" on earth, with Jesus as our true king. True enough. But try on another description – the "Reign of God." Kingdom can sound stagnant, as if Christ is sitting on a throne somewhere far off. The "Reign of Christ," or the "Reign of God," suggests a present and active rule. Christ hasn’t left us on our own to observe the "rules of the Kingdom" which he revealed, ordered us to observe, left and promised he would return someday, to see how we did on our own. Rather, he has stayed with us, enabling us to be his instruments in the world. People should experience in us the loving presence of a new kind of ruler – one from humble origins, who proclaimed the Reign of God, washed feet, died to manifest God’s love for us, rose from the dead and breathed his Spirit on us, so we could live his life as citizens of the Kingdom/Reign of God.
Pilate asked Jesus, "Are you the King of the Jews?" That claim would have been enough to get Jesus killed as a rival to Caesar and the Roman Empire. But Jesus’ kingship differed from all the world’s claimants to that title. He responds to Pilate’s question, "My kingdom does not belong to this world." But that doesn’t mean it is somewhere else. Jesus’ kingdom is very much here and now – in this world.
Let’s face it, the history of many, or most, of the world’s rulers hasn’t given humanity a favorable view of royalty. We are challenged on this feast to call Christ our King – indeed, "King of the Universe," as this feast reminds us.
Nor is Jesus exempting us his followers from an involvement in this world. Quite the contrary. We have a part to play in bringing about Jesus’ Kingdom where peace, justice, truth and love are concrete signs that Jesus reigns in this world. When the world’s earthly rulers and institutions dominate by force, violence and economic exploitation, the source of Jesus’ power comes from a very different and holier source. Jesus’ rule calls us to a manifest "counter culture."
While the world’s rulers draw the lines of their power on a map, Jesus draws his on the human heart. We have welcomed King Jesus and his reign into our hearts and so our lives should constantly reflect the source and rule of the one we follow. We are all familiar with coronation ceremonies and have seen the crowning of kings and queens with great pomp and circumstance. Jesus’ reign began when he died on the cross, as the cynical sign Pilate posted over his head read, "Jesus of Nazareth, King of the Jews." Our king didn’t wear a crown of jewels, but a crown of thorns, and the purple robe of mockery. What armies did Jesus lead and what victories did he win? He fought and won a war against sin and death, a battle no mere human troops could ever win. As a result we can live his teachings of love, not by mere force of will, but by the power of his reign and the indwelling gift of the Spirit – the King’s Spirit.
Pilate sneered at the seeming-powerless, peasant preacher from Nazareth before him. He thought he was the judge and jury over Jesus’s fate. In his world being a king, or queen, meant sitting pompously on a throne, but cautious that some other force might come to snatch power away and usurp the throne. Jesus challenges Pilate’s and our notion of rule. Yes, he is a king, but he would not use power to coerce people to follow him and live under his kingship. Instead, people would follow Jesus because they would be attracted to the truth of who he is, "Everyone who belongs to the truth listens to my voice."
The evangelist John has Jesus on trial before Pilate. But Pilate is not the only one judging Jesus – we are the jury and must pass judgment as well. Is Jesus the truth we accept into our lives? Or, shall we follow the powers of the world and live by their rules? We are reminded on this feast that today is not just some theological, or ritual celebration. Our feast immerses us in the political world as well. We live in the world as citizens of Jesus’ realm. Will we accept that citizenship? How? By implementing the vision Christ has revealed to us through his life, death and resurrection.
Jesus’ kingdom, his world, is with us now. We have, through our baptism and the gift of the Spirit, been given the vision to see the presence of the kingdom and its life-giving possibilities. It is a world of community, equality, respect and dialogue. In the kingdom, under Jesus’ rule, each person’s gifts are recognized. The poor and neglected are empowered and no one is left out. Justice is given to each, regardless of their political influence, race, gender or economic status.
Citizens usually have papers, or documents, that attest they are citizens of the land. What do we have to prove we are citizens of Christ’s reign? We have the gift of the Holy Spirit who enables us to give witness by our lives that we are followers of Jesus, citizens under his rule. In other words, our lives are more than ample proof of where and in whom our allegiance lies – who rules our hearts and minds.
Nếu Chết Là Hết
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:10 18/11/2021
Nếu Chết Là Hết
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXXIII TN – Lc 20,27-40)
Khi đặt ra cho Chúa Giêsu một tình huống dù là hợp luật nhưng dường như là không thể có trong hiện thực đó là bảy anh em trai cùng lần lượt cưới lấy một cô làm vợ sau khi người anh cả qua đời, nhóm người phái Sađốc muốn biện mình cho chủ trương của họ là không có sự sống lại và dĩ nhiên không có sự sống đời sau, sự sống trường sinh. Cuộc đời con người chấm dứt với cái chết thể lý ư? Hầu như ít có ai khẳng định điều này, dù rằng vẫn có đó nhiều người vẫn dùng nó như là một lối biện bạch cho cung cách sống của mình, một lối sống quá bám víu vào những thiện hảo đời này.
Hiện tượng này đã được tác giả sách Khôn ngoan trình bày cách cụ thể trong suốt cả chương 2. Theo tác giả thì những kẻ gian ác cho rằng cuộc đời này chỉ là thoáng qua. Do bởi ngẫu nhiên mà chúng ta có mặt ở đời này và rồi có ngày sẽ trở về cát bụi như chưa từng hiện hữu. Chết là hết, vậy hãy tìm đủ cách để tận hưởng mọi lạc thú trần đời, bất chấp đạo lý công bình hay tình yêu, chỉ có mạnh được, yếu thua: “Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì” (Kn 2,10-11).
Trước lối sống vô luân ác độc kiểu này thì tác giả sách Khôn ngoan đã trả lời cách thẳng thừng: “Chúng suy tính như vậy thật sai lầm, vì ác độc mà chúng ra mù quáng…Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,21-23). Nhóm Sađốc thời Chúa Giêsu dù không thể xét đoán là ác độc, nhưng họ quá dính bén với các thiện hảo đời này là quyền chức, của cải, danh vọng nên họ dễ sai lầm vì mù quáng. Sử sách ghi rằng họ là nhóm người tư tế vai cao, vị trọng lại liên kết với giới cầm quyền Rôma đang đô hộ nước nhà Do Thái của họ, dĩ nhiên là để hưởng nhiều lợi lộc.
Nỗ lực minh chứng rằng có sự sống đời sau, có sự sống đời đời thì quả thật không mấy dễ. Cố công tìm kiếm những dữ liệu cách minh nhiên thì dường như là không thể vì cần phải có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người từ cõi chết sống lại làm chứng thì mới khả tín. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được nhiều bằng chứng cách mặc nhiên để rồi thêm xác tín rằng có sự sống trường sinh, có sự sống đời sau.
Đã là người thì dù có khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hay sắc tộc thì xưa lẫn nay đều có khát mong được hạnh phúc và khao khát được “trường sinh bất tử”. Và nhân loại mọi thời, mọi nơi đều chân nhận rằng nỗi khát mong này không thể nào đạt thỏa trong cuộc sống dương trần này. Chính vì thế hình thành niềm tin vào sự sống phía sau cánh cửa sự chết. Niềm tin này bàng bạc qua việc cung kính thi hài người quá cố trong nghi tức tẩn liệm, chôn cất. Đây là một trong những tiêu chí mà các nhà khảo cổ học dựa vào để xác định đâu là những bộ xương hóa thạch được xem là xứng với phẩm giá loài người (homo sapiens – người tinh khôn).
Niềm tin vào sự sống lại, sự sống trường sinh đã dần hình thành trong Do Thái giáo khoảng vài ba thế kỷ trước Công Nguyên. Ngôn sứ Êdêkien trong một thị kiến đã thấy các bộ xương khô được đắp da thịt lại và sống lại (Ed 27). Thị kiến này không chỉ nói lên niềm tin vào sự phục hưng của Israel mà là một mạc khải hé mở về sự sống lại. Lời ngôn sứ Đaniel: “trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục mà bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao” (Đn, 12, 2-3). Đến thời Macabêô thì niềm tin vào sự sống lại, vào sự sống đời sau càng rõ nét hơn qua câu chuyện người mẹ và bảy người con chịu tử đạo và chuyện ông Giuđa quyên góp tiền gửi về Giêrusalem xin lễ cầu nguyện cho người đã qua đời. (x.2Mcb 7; 2Mcb 12,38-45). Sách thánh ghi: “Thật thế, nếu ông (Giuđa) không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì việc cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn” (2Mcb 12,44). Một bằng chứng khá hiển nhiên đó là hầu hết tín hữu các tôn giáo và ngay cả người tự xưng là “vô thần” cũng thường cầu nguyện cho người đã qua đời.
“Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38). Kitô hữu chúng ta tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại, sự sống đời đời, vì Chúa Giêsu minh nhiên khẳng định chân lý đức tin này. Thử hỏi nếu loài người cho rằng chết là hết thì thế gian này sẽ ra sao? Biết bao sự hỗn độn sẽ xảy ra và hậu quả thật khó lường. Xin đừng quá lo lắng vì vẫn có đó một số người sống mà quên nghĩ đến đời sau. Điều đáng băn khoăn hơn đó là những người đang tuyên xưng rằng có sự sống đời đời mà lại sống như chỉ có đời này. Quá lo lắng cho sức khỏe của riêng mình, quá thủ thân, an phận trong hoàn cảnh dịch bệnh… có thể là một kiểu sống phản chứng với lời tuyên tín: Tôi tin có sự sống đời đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXXIII TN – Lc 20,27-40)
Khi đặt ra cho Chúa Giêsu một tình huống dù là hợp luật nhưng dường như là không thể có trong hiện thực đó là bảy anh em trai cùng lần lượt cưới lấy một cô làm vợ sau khi người anh cả qua đời, nhóm người phái Sađốc muốn biện mình cho chủ trương của họ là không có sự sống lại và dĩ nhiên không có sự sống đời sau, sự sống trường sinh. Cuộc đời con người chấm dứt với cái chết thể lý ư? Hầu như ít có ai khẳng định điều này, dù rằng vẫn có đó nhiều người vẫn dùng nó như là một lối biện bạch cho cung cách sống của mình, một lối sống quá bám víu vào những thiện hảo đời này.
Hiện tượng này đã được tác giả sách Khôn ngoan trình bày cách cụ thể trong suốt cả chương 2. Theo tác giả thì những kẻ gian ác cho rằng cuộc đời này chỉ là thoáng qua. Do bởi ngẫu nhiên mà chúng ta có mặt ở đời này và rồi có ngày sẽ trở về cát bụi như chưa từng hiện hữu. Chết là hết, vậy hãy tìm đủ cách để tận hưởng mọi lạc thú trần đời, bất chấp đạo lý công bình hay tình yêu, chỉ có mạnh được, yếu thua: “Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì” (Kn 2,10-11).
Trước lối sống vô luân ác độc kiểu này thì tác giả sách Khôn ngoan đã trả lời cách thẳng thừng: “Chúng suy tính như vậy thật sai lầm, vì ác độc mà chúng ra mù quáng…Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,21-23). Nhóm Sađốc thời Chúa Giêsu dù không thể xét đoán là ác độc, nhưng họ quá dính bén với các thiện hảo đời này là quyền chức, của cải, danh vọng nên họ dễ sai lầm vì mù quáng. Sử sách ghi rằng họ là nhóm người tư tế vai cao, vị trọng lại liên kết với giới cầm quyền Rôma đang đô hộ nước nhà Do Thái của họ, dĩ nhiên là để hưởng nhiều lợi lộc.
Nỗ lực minh chứng rằng có sự sống đời sau, có sự sống đời đời thì quả thật không mấy dễ. Cố công tìm kiếm những dữ liệu cách minh nhiên thì dường như là không thể vì cần phải có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người từ cõi chết sống lại làm chứng thì mới khả tín. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được nhiều bằng chứng cách mặc nhiên để rồi thêm xác tín rằng có sự sống trường sinh, có sự sống đời sau.
Đã là người thì dù có khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hay sắc tộc thì xưa lẫn nay đều có khát mong được hạnh phúc và khao khát được “trường sinh bất tử”. Và nhân loại mọi thời, mọi nơi đều chân nhận rằng nỗi khát mong này không thể nào đạt thỏa trong cuộc sống dương trần này. Chính vì thế hình thành niềm tin vào sự sống phía sau cánh cửa sự chết. Niềm tin này bàng bạc qua việc cung kính thi hài người quá cố trong nghi tức tẩn liệm, chôn cất. Đây là một trong những tiêu chí mà các nhà khảo cổ học dựa vào để xác định đâu là những bộ xương hóa thạch được xem là xứng với phẩm giá loài người (homo sapiens – người tinh khôn).
Niềm tin vào sự sống lại, sự sống trường sinh đã dần hình thành trong Do Thái giáo khoảng vài ba thế kỷ trước Công Nguyên. Ngôn sứ Êdêkien trong một thị kiến đã thấy các bộ xương khô được đắp da thịt lại và sống lại (Ed 27). Thị kiến này không chỉ nói lên niềm tin vào sự phục hưng của Israel mà là một mạc khải hé mở về sự sống lại. Lời ngôn sứ Đaniel: “trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục mà bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao” (Đn, 12, 2-3). Đến thời Macabêô thì niềm tin vào sự sống lại, vào sự sống đời sau càng rõ nét hơn qua câu chuyện người mẹ và bảy người con chịu tử đạo và chuyện ông Giuđa quyên góp tiền gửi về Giêrusalem xin lễ cầu nguyện cho người đã qua đời. (x.2Mcb 7; 2Mcb 12,38-45). Sách thánh ghi: “Thật thế, nếu ông (Giuđa) không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì việc cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn” (2Mcb 12,44). Một bằng chứng khá hiển nhiên đó là hầu hết tín hữu các tôn giáo và ngay cả người tự xưng là “vô thần” cũng thường cầu nguyện cho người đã qua đời.
“Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38). Kitô hữu chúng ta tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại, sự sống đời đời, vì Chúa Giêsu minh nhiên khẳng định chân lý đức tin này. Thử hỏi nếu loài người cho rằng chết là hết thì thế gian này sẽ ra sao? Biết bao sự hỗn độn sẽ xảy ra và hậu quả thật khó lường. Xin đừng quá lo lắng vì vẫn có đó một số người sống mà quên nghĩ đến đời sau. Điều đáng băn khoăn hơn đó là những người đang tuyên xưng rằng có sự sống đời đời mà lại sống như chỉ có đời này. Quá lo lắng cho sức khỏe của riêng mình, quá thủ thân, an phận trong hoàn cảnh dịch bệnh… có thể là một kiểu sống phản chứng với lời tuyên tín: Tôi tin có sự sống đời đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sự Thật Là Gì?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:11 18/11/2021
Sự Thật Là Gì?
(Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Năm B – Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37)
Khi tổ chức, hay tiến hành một chương trình, một lễ hội, một cuộc thi đấu…thì dù rằng “vạn sự khởi đầu nan”, nhưng cái bầu khí của “buổi ban đầu” lại thường khá long trọng và hoành tráng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng điểm kết thúc mới có tính quyết định. Vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, khi Giáo Hội suy tôn Chúa Kitô là Vua vũ trụ, thì cũng một cách nào đó muốn nhắn nhủ với con người cách chung và với Kitô hữu cách riêng về ý nghĩa đời người. Tính quyết định của hạnh phúc con người có mối liên hệ tất yếu với nội hàm chân lý Chúa Kitô là Vua vũ trụ.
Khi nghe Chúa Giêsu khẳng định rõ ràng: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”, Philatô đã hỏi lại: “Sự thật là gì?” (x.Ga 18,37-38). Tin mừng không tường thuật câu trả lời của Chúa Giêsu mà ngưng ở đó để rồi kẻ tiếp chuyện Philatô lại ra gặp người Do Thái.
Sự thật là gì? Mặc dù có nhiều cái nhìn, nhiều quan niệm khác nhau về sự thật nhưng vẫn có nét tương đồng căn bản. Sự thật là sự tương hợp hay sự đồng nhất giữa nội dung với hình thức, giữa cái bên trong và cái bên ngoài, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm hàng hóa đúng với những gì ghi ngoài nhãn hiệu, bao bì…Trên bình diện hữu thể thì có người cho rằng sự thật là sự đồng nhất giữa thực tại với cái biểu hiện. Cũng có người quan niệm sự thật là sự duy nhất, bất biến và thường tồn của thực tại.
1. Sự thật về Đức Kitô:
Theo viễn kiến này thì duy chỉ có Thiên Chúa là sự thật đúng nghĩa. Người không chỉ là “Đấng có sao, có vậy” (x.Xh 3,14) mà người còn là Đấng là An-Pha và Omêga nghĩa là có từ nguyên thủy và tồn tại đến vạn đại thiên thu (x.Kh 1,8). Chính Chúa Kitô đã từng khẳng định Người là sự thật (x.Ga 14,6). Người là Đấng có sao, có vậy, là nguyên thủy và là cùng đích (x.Ga 8,24; 27; 57). Như thế khi nói với Philatô rằng mình đến thế gian là để làm chứng cho sự thật thì Chúa Kitô muốn minh chứng rằng chính Người là căn nguyên và cùng đích của mọi hiện hữu.
Cũng như vạn vật, con người tôi bởi đâu mà ra và rồi sẽ đi về đâu, một câu hỏi đã trở thành vấn nạn khó giải cho nhiều học giả, nhiều triết gia…mọi thời, nay đã có câu trả lời. Các hiện hữu ở đời này, sự hiện hữu của tôi trong cõi đời này có nguồn gốc và đích đến là chính Chúa Kitô. Trong thân phận một công dân, thì “quê hương mỗi người chỉ một, nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người” (Đỗ Trung Quân). Cũng thế và hơn thế nữa, trong thân phận con người, tôi chỉ thực sự là tôi khi ở trong tương quan với Chúa Kitô. Đúng hơn, sự hiện hữu của tôi, sự sống còn của tôi, ý nghĩa cuộc đời của tôi lệ thuộc vào Đức Kitô. Đây chính là một nội hàm của chân lý Chúa Kitô là Vua vũ trụ mà Giáo Hội long trọng tuyên xưng vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Tuyên xưng Chúa Kitô là vua có nghĩa là tuyên xưng sự lệ thuộc, sự suy phục của mình vào Chúa Kitô. Vì tất cả mọi loài mọi vật “đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người” (Col 1,16).
2. Sự thật về con người:
Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x.St 1,27), con người cũng là sự thật khi nên một với Chúa Kitô. Đấng là hình ảnh Thiên Chúa vô hình đã tự xưng là Con Người. Thánh Tông đồ dân ngoại đã mạnh mẽ khằng định chân lý này: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng duới đất hữu hình với vô hình” (Col 1,15). Vì là sự thật nên con người phải được yêu quý và tôn trọng cũng như bảo vệ. Dù là một bệnh nhân, dù là một người nghèo khổ, một người thấp cổ, bé phận, dù là một bào thai dị tật… tất thảy đều đáng phải được kính trọng, yêu mến và bảo vệ hơn tất cả những thể chế, luật lệ, nghi thức hay truyền thống… Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này khi nhấn mạnh: “Ngày Sabat có ra là vì con người, chứ không phải con người có ra là vì ngày Sabat” (Mc 2,27).
Là loài thọ tạo có vẻ mỏng manh và đầy yếu đuối nhưng con người lại được Thiên Chúa đặt lên làm chủ tể mọi loài trên trời dưới đất (x.St 1,26). Con người là chi mà Chúa nhớ đến, loài người là gì mà Ngài phải bận tâm? (Tv 8,5). Tất cả chỉ vì Thiên Chúa đã đoái nhận loài người làm dưỡng tử trong Con Một dấu yêu của Người là Đức Giêsu Kitô (x.Eph 1,5). Mặc dù có điểm khởi đầu, có kinh qua cánh cửa sự chết, nhưng hiện hữu của con người là bất tận, vì “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là của kẻ sống” (Mt 22,32).
3. Sự thật về hạnh phúc:
Con người đã được dựng nên là tồn tại mãi mãi. Thế nhưng số phận đời đời của mỗi người là được hạnh phúc viên mãn hay phải trầm luân vĩnh viễn còn tùy thái độ sống của mỗi người khi còn tại thế. Con người chỉ có hạnh phúc đích thật khi là chính mình như thuở ban đầu cuộc sáng tạo đó là trở nên hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta là chính mình khi nên một với Đức Kitô, làm môn đệ của Người. Và Chúa Kitô đã khẳng định khi chúng ta yêu mến nhau như Người đã yêu mến chúng ta thì chúng ta sẽ ở trong tình yêu của Người và đích thực là môn đệ của Người (x.Ga 13,35; 14,9-11).
Chính con tim, tấm lòng của chúng ta dành cho tha nhân, nhất là cho nhũng người bé mọn sẽ quyết định về số phận đời đời của chúng ta (x.Mt 25,31-46). Thánh Gioan Tông Đồ đã nói: “Ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,7-8).
Năm Phụng Vụ sắp kết thúc nhắc nhủ cho chúng ta sự thật này: cái chung cục mới thật quan trọng. Đảm nhận chức vụ này hay ở địa vị kia, sống bậc sống này hay bậc sống nọ, tất thảy đều hướng đến mục đích cuối cùng là được cứu độ, được hạnh phúc viên mãn. Để có hạnh phúc thật, chắc chắn phải đón nhận Sự Thật là Đức Kitô, vì không một ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6). Và dưới gầm trời này chỉ có một Danh mang ơn cứu độ là Giêsu Kitô. Khi đã đón nhận sự thật là Chúa Kitô thì chúng ta cũng sẽ biết được sự thật về con người cũng như con đường để đạt được hạnh phúc muôn đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Năm B – Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37)
Khi tổ chức, hay tiến hành một chương trình, một lễ hội, một cuộc thi đấu…thì dù rằng “vạn sự khởi đầu nan”, nhưng cái bầu khí của “buổi ban đầu” lại thường khá long trọng và hoành tráng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng điểm kết thúc mới có tính quyết định. Vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, khi Giáo Hội suy tôn Chúa Kitô là Vua vũ trụ, thì cũng một cách nào đó muốn nhắn nhủ với con người cách chung và với Kitô hữu cách riêng về ý nghĩa đời người. Tính quyết định của hạnh phúc con người có mối liên hệ tất yếu với nội hàm chân lý Chúa Kitô là Vua vũ trụ.
Khi nghe Chúa Giêsu khẳng định rõ ràng: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”, Philatô đã hỏi lại: “Sự thật là gì?” (x.Ga 18,37-38). Tin mừng không tường thuật câu trả lời của Chúa Giêsu mà ngưng ở đó để rồi kẻ tiếp chuyện Philatô lại ra gặp người Do Thái.
Sự thật là gì? Mặc dù có nhiều cái nhìn, nhiều quan niệm khác nhau về sự thật nhưng vẫn có nét tương đồng căn bản. Sự thật là sự tương hợp hay sự đồng nhất giữa nội dung với hình thức, giữa cái bên trong và cái bên ngoài, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm hàng hóa đúng với những gì ghi ngoài nhãn hiệu, bao bì…Trên bình diện hữu thể thì có người cho rằng sự thật là sự đồng nhất giữa thực tại với cái biểu hiện. Cũng có người quan niệm sự thật là sự duy nhất, bất biến và thường tồn của thực tại.
1. Sự thật về Đức Kitô:
Theo viễn kiến này thì duy chỉ có Thiên Chúa là sự thật đúng nghĩa. Người không chỉ là “Đấng có sao, có vậy” (x.Xh 3,14) mà người còn là Đấng là An-Pha và Omêga nghĩa là có từ nguyên thủy và tồn tại đến vạn đại thiên thu (x.Kh 1,8). Chính Chúa Kitô đã từng khẳng định Người là sự thật (x.Ga 14,6). Người là Đấng có sao, có vậy, là nguyên thủy và là cùng đích (x.Ga 8,24; 27; 57). Như thế khi nói với Philatô rằng mình đến thế gian là để làm chứng cho sự thật thì Chúa Kitô muốn minh chứng rằng chính Người là căn nguyên và cùng đích của mọi hiện hữu.
Cũng như vạn vật, con người tôi bởi đâu mà ra và rồi sẽ đi về đâu, một câu hỏi đã trở thành vấn nạn khó giải cho nhiều học giả, nhiều triết gia…mọi thời, nay đã có câu trả lời. Các hiện hữu ở đời này, sự hiện hữu của tôi trong cõi đời này có nguồn gốc và đích đến là chính Chúa Kitô. Trong thân phận một công dân, thì “quê hương mỗi người chỉ một, nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người” (Đỗ Trung Quân). Cũng thế và hơn thế nữa, trong thân phận con người, tôi chỉ thực sự là tôi khi ở trong tương quan với Chúa Kitô. Đúng hơn, sự hiện hữu của tôi, sự sống còn của tôi, ý nghĩa cuộc đời của tôi lệ thuộc vào Đức Kitô. Đây chính là một nội hàm của chân lý Chúa Kitô là Vua vũ trụ mà Giáo Hội long trọng tuyên xưng vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Tuyên xưng Chúa Kitô là vua có nghĩa là tuyên xưng sự lệ thuộc, sự suy phục của mình vào Chúa Kitô. Vì tất cả mọi loài mọi vật “đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người” (Col 1,16).
2. Sự thật về con người:
Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x.St 1,27), con người cũng là sự thật khi nên một với Chúa Kitô. Đấng là hình ảnh Thiên Chúa vô hình đã tự xưng là Con Người. Thánh Tông đồ dân ngoại đã mạnh mẽ khằng định chân lý này: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng duới đất hữu hình với vô hình” (Col 1,15). Vì là sự thật nên con người phải được yêu quý và tôn trọng cũng như bảo vệ. Dù là một bệnh nhân, dù là một người nghèo khổ, một người thấp cổ, bé phận, dù là một bào thai dị tật… tất thảy đều đáng phải được kính trọng, yêu mến và bảo vệ hơn tất cả những thể chế, luật lệ, nghi thức hay truyền thống… Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này khi nhấn mạnh: “Ngày Sabat có ra là vì con người, chứ không phải con người có ra là vì ngày Sabat” (Mc 2,27).
Là loài thọ tạo có vẻ mỏng manh và đầy yếu đuối nhưng con người lại được Thiên Chúa đặt lên làm chủ tể mọi loài trên trời dưới đất (x.St 1,26). Con người là chi mà Chúa nhớ đến, loài người là gì mà Ngài phải bận tâm? (Tv 8,5). Tất cả chỉ vì Thiên Chúa đã đoái nhận loài người làm dưỡng tử trong Con Một dấu yêu của Người là Đức Giêsu Kitô (x.Eph 1,5). Mặc dù có điểm khởi đầu, có kinh qua cánh cửa sự chết, nhưng hiện hữu của con người là bất tận, vì “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là của kẻ sống” (Mt 22,32).
3. Sự thật về hạnh phúc:
Con người đã được dựng nên là tồn tại mãi mãi. Thế nhưng số phận đời đời của mỗi người là được hạnh phúc viên mãn hay phải trầm luân vĩnh viễn còn tùy thái độ sống của mỗi người khi còn tại thế. Con người chỉ có hạnh phúc đích thật khi là chính mình như thuở ban đầu cuộc sáng tạo đó là trở nên hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta là chính mình khi nên một với Đức Kitô, làm môn đệ của Người. Và Chúa Kitô đã khẳng định khi chúng ta yêu mến nhau như Người đã yêu mến chúng ta thì chúng ta sẽ ở trong tình yêu của Người và đích thực là môn đệ của Người (x.Ga 13,35; 14,9-11).
Chính con tim, tấm lòng của chúng ta dành cho tha nhân, nhất là cho nhũng người bé mọn sẽ quyết định về số phận đời đời của chúng ta (x.Mt 25,31-46). Thánh Gioan Tông Đồ đã nói: “Ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,7-8).
Năm Phụng Vụ sắp kết thúc nhắc nhủ cho chúng ta sự thật này: cái chung cục mới thật quan trọng. Đảm nhận chức vụ này hay ở địa vị kia, sống bậc sống này hay bậc sống nọ, tất thảy đều hướng đến mục đích cuối cùng là được cứu độ, được hạnh phúc viên mãn. Để có hạnh phúc thật, chắc chắn phải đón nhận Sự Thật là Đức Kitô, vì không một ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6). Và dưới gầm trời này chỉ có một Danh mang ơn cứu độ là Giêsu Kitô. Khi đã đón nhận sự thật là Chúa Kitô thì chúng ta cũng sẽ biết được sự thật về con người cũng như con đường để đạt được hạnh phúc muôn đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 18/11/2021
67. Người vui vẻ hoan lạc với thế tục thì thần trí tuyệt đối sẽ không mạnh khỏe, mà là người điên khùng bệnh hoạn.
(Thánh Hieronimo)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 18/11/2021
14. SÁCH QUÁ THẤP
Có một tú tài thuê phòng ngủ trong chùa để đọc sách, nhưng ngày ngày chỉ biết du ngoạn mà thôi.
Một lần nọ, anh ta đi chơi đến trưa mới về, kêu réo tiểu đồng đem sách đến để đọc, tiểu đồng đem đến một bộ “văn tuyển”, tú tại nhìn thì nói:
- “Thấp”.
Tiểu đồng lại đem đến bộ “Hán thư”, tú tài nhìn thì lại nói:
- “Thấp”.
Tiểu đồng lại bê đến một bộ “sử ký”, tú tài vẫn nói:
- “Còn thấp”.
Hòa thượng rất kinh ngạc hỏi:
- “Ba bộ sách này, chỉ cần chú ý đọc một trong ba bộ thôi, thì cũng có thể gọi là tri thức uyên bác rồi, tại sao ông vẫn còn nói quá thấp?”
Tú tài trả lời:
- “Tôi lấy sách để làm gối kê ngủ, cho nên cảm thấy mấy quyển sách đó quá thấp”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 14:
Có những người kê đầu trên sách nhưng lại không biết một chữ trong sách, đó là những người không được đi học; có những học trò kê đầu trên sách nhưng lại không thuộc những chữ trong sách, đó là những học trò lười; có những người Ki-tô hữu mua sách Kinh Thánh thật đắt tiền, rồi để trang trọng trên bàn thờ bên cạnh tượng Chúa, nhưng một năm mười hai tháng không thấy mở sách ra đọc, đó là những người Ki-tô hữu giữ đạo bên ngoài.“Văn tuyển”, “Hán thư” và “Sử ký” là ba bộ sách quý của thời xưa bên Tàu, chỉ cần đọc một trong ba bộ sách là có tri thức uyên bác, đó là niềm tự hào của kẻ sĩ.
Niềm tự hào của người Ki-tô hữu là sách Kinh Thánh, nhưng hỏi có mấy ai thích đọc và suy gẫm những lời hằng sống trong quyển Kinh Thánh ấy?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tú tài thuê phòng ngủ trong chùa để đọc sách, nhưng ngày ngày chỉ biết du ngoạn mà thôi.
Một lần nọ, anh ta đi chơi đến trưa mới về, kêu réo tiểu đồng đem sách đến để đọc, tiểu đồng đem đến một bộ “văn tuyển”, tú tại nhìn thì nói:
- “Thấp”.
Tiểu đồng lại đem đến bộ “Hán thư”, tú tài nhìn thì lại nói:
- “Thấp”.
Tiểu đồng lại bê đến một bộ “sử ký”, tú tài vẫn nói:
- “Còn thấp”.
Hòa thượng rất kinh ngạc hỏi:
- “Ba bộ sách này, chỉ cần chú ý đọc một trong ba bộ thôi, thì cũng có thể gọi là tri thức uyên bác rồi, tại sao ông vẫn còn nói quá thấp?”
Tú tài trả lời:
- “Tôi lấy sách để làm gối kê ngủ, cho nên cảm thấy mấy quyển sách đó quá thấp”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 14:
Có những người kê đầu trên sách nhưng lại không biết một chữ trong sách, đó là những người không được đi học; có những học trò kê đầu trên sách nhưng lại không thuộc những chữ trong sách, đó là những học trò lười; có những người Ki-tô hữu mua sách Kinh Thánh thật đắt tiền, rồi để trang trọng trên bàn thờ bên cạnh tượng Chúa, nhưng một năm mười hai tháng không thấy mở sách ra đọc, đó là những người Ki-tô hữu giữ đạo bên ngoài.“Văn tuyển”, “Hán thư” và “Sử ký” là ba bộ sách quý của thời xưa bên Tàu, chỉ cần đọc một trong ba bộ sách là có tri thức uyên bác, đó là niềm tự hào của kẻ sĩ.
Niềm tự hào của người Ki-tô hữu là sách Kinh Thánh, nhưng hỏi có mấy ai thích đọc và suy gẫm những lời hằng sống trong quyển Kinh Thánh ấy?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tẩy sạch bên trong
Lm. Minh Anh
20:46 18/11/2021
TẨY SẠCH BÊN TRONG
“Chúa Giêsu vào đền thờ, Ngài liền xua đuổi các người buôn bán tại đó”.
Daniel Webster đã đưa ra một lời khuyên khôn ngoan rằng, “Cuộc sống là một công trình! Nếu chúng ta xây trên đá cẩm thạch, nó sẽ bị huỷ diệt; xây trên đồng thau, thời gian sẽ làm trôi đi; xây trên danh tiếng, gió thổi và nó biến mất. Nhưng nếu xây dựng trên lòng kính sợ Chúa và tình yêu đồng loại, nó bền vững muôn đời; nhưng, đừng quên, nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Daniel Webster thật chí lý khi nói, “Nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”, đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Sách Macabê nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn đã bị dân ngoại làm ô uế; Chúa Giêsu xua đuổi những con buôn ra khỏi đền thờ vì họ xúc phạm nơi thánh.
Bài đọc thứ nhất nói lên cuộc tẩy uế đền thờ của dân Chúa, sau khi họ hồi hương; Giuđa và anh em ông nói, “Quân thù đã bị tiêu diệt, nay chúng ta hãy đi thanh tẩy và cung hiến lại đền thờ!”; “Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch nỗi nhục do dân ngoại”. Họ sung sướng cất lên, “Lạy Chúa, chúng con chúc tụng thánh danh vinh hiển của Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Đặc biệt với bài Tin Mừng, trình thuật tẩy uế đền thờ của Chúa Giêsu không chỉ tiết lộ một hành động xa xưa của Ngài, nhưng còn tiết lộ một điều gì đó mà Ngài muốn làm ngày nay. Ngài muốn làm điều này theo hai cách: diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của thế giới’; và Ngài cũng muốn diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của tâm hồn’ mỗi người, một sự ‘tẩy sạch bên trong’.
Trước hết, ‘đền thờ của thế giới’ ở đây, chính là Giáo Hội! Giáo Hội là con tim của thế giới, nơi thông chuyển sự sống Chúa Kitô, nơi cảm thức vui buồn nhân thế, và cũng là nơi thông chuyển mọi lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và ngược lại; hứng nhận mọi ơn huệ từ trời của Ngài xuống cho con người. Thế nhưng, tà ác và tham vọng của nhiều người suốt dòng lịch sử đã ngấm vào Giáo Hội và thế giới. Điều này không có gì mới. Không ít người có thể đã bị tổn thương do những người trong Giáo Hội. Chúa Giêsu không hứa hẹn một sự hoàn hảo, nhưng Ngài hứa một sự ‘tẩy sạch bên trong’, mạnh mẽ xua đuổi điều ác và loại bỏ nó.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đền thờ là biểu tượng của Giáo Hội. Giáo Hội sẽ luôn luôn chịu sự cám dỗ của thế tục và cám dỗ của quyền lực; đó không phải là quyền năng mà Ngài muốn dành cho Giáo Hội. Ngài không nói, ‘Không, đừng làm điều này, hãy làm điều đó bên ngoài!’, nhưng thay vào đó, “Các ngươi đã tạo nên một ổ trộm cướp ở đây!”. Khi Giáo hội bước vào tiến trình suy thoái này thì kết cục thật là khủng khiếp. Rất tệ!”. Con tim có vấn đề, không thể làm tốt công việc của nó; cũng thế, một khi ‘con tim của thế giới’ èo uột, Giáo Hội không thể thông chuyển sự sống Chúa Kitô và đóng vai trò trung gian của mình!
Điểm thứ hai, linh hồn mỗi người chúng ta là một ngôi đền, nơi dành cho vinh hiển của Thiên Chúa và thực hiện thánh ý Ngài. Vì thế, Lời Chúa hôm nay sẽ được ứng nghiệm nếu chúng ta để Chúa Giêsu đi vào, tẩy sạch mọi xấu xa bẩn thỉu trong tâm hồn mình. Thật không dễ để thực hiện điều này, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường và đầu phục Thiên Chúa tuyệt đối. Kết quả cuối cùng sẽ là sự ‘tẩy sạch bên trong’. Thánh Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần”. ‘Công trình cuộc sống’, dù tráng lệ đến đâu, là cho vinh danh Thiên Chúa chứ không phải ngược lại. Một khi nó trở nên vô hồn, một lớp vỏ trống rỗng, nó chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một viện bảo tàng, hay thậm chí là một nhà kho khi bên trong nó không có chỗ cho Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Tâm hồn của chúng ta là Không Gian Cực Thánh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thấu hiểu thế nào là sức nặng của tội lỗi, thế nào là ô uế trong chính không gian đó. Vì thế, Ngài đã dùng chính nước và máu từ thân thể Ngài mà “thanh tẩy lương tâm chúng ta sạch mọi vết nhơ tội lỗi, hầu chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”. Ngài mong muốn thanh tẩy Giáo Hội, xã hội, cộng đoàn và gia đình chúng ta; đặc biệt, tâm hồn mỗi người. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng của nó. Hãy cầu nguyện để được ‘tẩy sạch bên trong’ trên mọi cấp độ, hầu có thể cùng hiệp hành với Chúa Giêsu để xây dựng Vương Quốc Nước Trời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ‘tẩy sạch bên trong’ trái tim con tất cả bợn bẩn khiến Chúa không hài lòng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu vào đền thờ, Ngài liền xua đuổi các người buôn bán tại đó”.
Daniel Webster đã đưa ra một lời khuyên khôn ngoan rằng, “Cuộc sống là một công trình! Nếu chúng ta xây trên đá cẩm thạch, nó sẽ bị huỷ diệt; xây trên đồng thau, thời gian sẽ làm trôi đi; xây trên danh tiếng, gió thổi và nó biến mất. Nhưng nếu xây dựng trên lòng kính sợ Chúa và tình yêu đồng loại, nó bền vững muôn đời; nhưng, đừng quên, nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Daniel Webster thật chí lý khi nói, “Nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”, đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Sách Macabê nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn đã bị dân ngoại làm ô uế; Chúa Giêsu xua đuổi những con buôn ra khỏi đền thờ vì họ xúc phạm nơi thánh.
Bài đọc thứ nhất nói lên cuộc tẩy uế đền thờ của dân Chúa, sau khi họ hồi hương; Giuđa và anh em ông nói, “Quân thù đã bị tiêu diệt, nay chúng ta hãy đi thanh tẩy và cung hiến lại đền thờ!”; “Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch nỗi nhục do dân ngoại”. Họ sung sướng cất lên, “Lạy Chúa, chúng con chúc tụng thánh danh vinh hiển của Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Đặc biệt với bài Tin Mừng, trình thuật tẩy uế đền thờ của Chúa Giêsu không chỉ tiết lộ một hành động xa xưa của Ngài, nhưng còn tiết lộ một điều gì đó mà Ngài muốn làm ngày nay. Ngài muốn làm điều này theo hai cách: diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của thế giới’; và Ngài cũng muốn diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của tâm hồn’ mỗi người, một sự ‘tẩy sạch bên trong’.
Trước hết, ‘đền thờ của thế giới’ ở đây, chính là Giáo Hội! Giáo Hội là con tim của thế giới, nơi thông chuyển sự sống Chúa Kitô, nơi cảm thức vui buồn nhân thế, và cũng là nơi thông chuyển mọi lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và ngược lại; hứng nhận mọi ơn huệ từ trời của Ngài xuống cho con người. Thế nhưng, tà ác và tham vọng của nhiều người suốt dòng lịch sử đã ngấm vào Giáo Hội và thế giới. Điều này không có gì mới. Không ít người có thể đã bị tổn thương do những người trong Giáo Hội. Chúa Giêsu không hứa hẹn một sự hoàn hảo, nhưng Ngài hứa một sự ‘tẩy sạch bên trong’, mạnh mẽ xua đuổi điều ác và loại bỏ nó.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đền thờ là biểu tượng của Giáo Hội. Giáo Hội sẽ luôn luôn chịu sự cám dỗ của thế tục và cám dỗ của quyền lực; đó không phải là quyền năng mà Ngài muốn dành cho Giáo Hội. Ngài không nói, ‘Không, đừng làm điều này, hãy làm điều đó bên ngoài!’, nhưng thay vào đó, “Các ngươi đã tạo nên một ổ trộm cướp ở đây!”. Khi Giáo hội bước vào tiến trình suy thoái này thì kết cục thật là khủng khiếp. Rất tệ!”. Con tim có vấn đề, không thể làm tốt công việc của nó; cũng thế, một khi ‘con tim của thế giới’ èo uột, Giáo Hội không thể thông chuyển sự sống Chúa Kitô và đóng vai trò trung gian của mình!
Điểm thứ hai, linh hồn mỗi người chúng ta là một ngôi đền, nơi dành cho vinh hiển của Thiên Chúa và thực hiện thánh ý Ngài. Vì thế, Lời Chúa hôm nay sẽ được ứng nghiệm nếu chúng ta để Chúa Giêsu đi vào, tẩy sạch mọi xấu xa bẩn thỉu trong tâm hồn mình. Thật không dễ để thực hiện điều này, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường và đầu phục Thiên Chúa tuyệt đối. Kết quả cuối cùng sẽ là sự ‘tẩy sạch bên trong’. Thánh Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần”. ‘Công trình cuộc sống’, dù tráng lệ đến đâu, là cho vinh danh Thiên Chúa chứ không phải ngược lại. Một khi nó trở nên vô hồn, một lớp vỏ trống rỗng, nó chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một viện bảo tàng, hay thậm chí là một nhà kho khi bên trong nó không có chỗ cho Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Tâm hồn của chúng ta là Không Gian Cực Thánh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thấu hiểu thế nào là sức nặng của tội lỗi, thế nào là ô uế trong chính không gian đó. Vì thế, Ngài đã dùng chính nước và máu từ thân thể Ngài mà “thanh tẩy lương tâm chúng ta sạch mọi vết nhơ tội lỗi, hầu chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”. Ngài mong muốn thanh tẩy Giáo Hội, xã hội, cộng đoàn và gia đình chúng ta; đặc biệt, tâm hồn mỗi người. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng của nó. Hãy cầu nguyện để được ‘tẩy sạch bên trong’ trên mọi cấp độ, hầu có thể cùng hiệp hành với Chúa Giêsu để xây dựng Vương Quốc Nước Trời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ‘tẩy sạch bên trong’ trái tim con tất cả bợn bẩn khiến Chúa không hài lòng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám đốc ơn gọi nói, Chúa Giêsu không dùng tờ rơi để thu hút các môn đệ
Đặng Tự Do
04:53 18/11/2021
Cách tiếp cận mới về ơn gọi ở Tổng giáo phận New York nhắc nhở Cha George Sears về hành trình ơn gọi cá nhân của mình, trong đó cha hy vọng nó cho phép các thanh niên hiểu biết về các linh mục ngoài những gì họ nhìn thấy trên bàn thờ khi họ lớn lên trong các giáo xứ khác nhau.
Cha Sears, là cha quản nhiệm giáo xứ Thánh Danh Chúa Giêsu và Thánh Grêgôriô Cả ở Manhattan, vừa trở thành giám đốc ơn gọi cho tổng giáo phận vào ngày 28 tháng 10. Đức Hồng Y Timothy Dolan đã đồng loạt bổ nhiệm 15 vị thúc đẩy ơn gọi khu vực cho tổng giáo phận.
“Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ, ngài không đặt tờ rơi trong nhà hội hay đặt một số loại áp phích ở quảng trường làng. Đó là một lời mời cá vị”, Cha Sears nói với tờ Crux. “Vì vậy, những gì chúng tôi đang tìm cách làm ở New York là làm việc với một nhóm 15 linh mục và thực hiện một cách tiếp cận cá nhân hơn để xây dựng cộng đồng gồm những thanh niên đặc biệt nghiêm túc với đức tin của họ.”
Về mặt nào đó, cách tiếp cận này là một nỗ lực nhằm chia nhỏ khu vực trách nhiệm trong tổng giáo phận lớn thứ hai trên toàn quốc sau Tổng giáo phận Los Angeles với 2.81 triệu người Công Giáo. Cha Sears cho biết ý tưởng là để mỗi người trong số 15 linh mục thành lập các cộng đồng một cách hữu cơ thông qua việc “để mắt đến những người trẻ quan tâm đến các vấn đề về đức tin của họ,” và tổ chức các sự kiện đã phổ biến trong các giáo phận trên toàn quốc - như gặp gỡ hàng tuần / hàng tháng, nhóm cầu nguyện và “bẻ bánh”.
“Ý tưởng là có một nơi có hai hoặc ba linh mục ở đó thường xuyên để các ngài có thể hình thành mối quan hệ với những linh mục địa phương để các ngài có thể cảm thấy thoải mái khi hỏi những câu hỏi khó và đó có thể là nơi họ có thể khám phá vấn đề. Qua đó, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều ứng cử viên tuyệt vời cho chức linh mục, nhưng cũng cho đời sống tôn giáo và cuộc sống hôn nhân.”
Tổng giáo phận New York không đơn độc. Các giám đốc ơn gọi khác trong các giáo phận Công Giáo lớn của Hoa Kỳ cũng đang sửa đổi các văn phòng ơn gọi của các ngài và điều chỉnh một số cách tiếp cận mới. Trong Tuần lễ Ơn gọi Quốc gia, Crux cũng đã nói chuyện với các giám đốc ơn gọi về những thách thức mà các ngài phải đối mặt trong công việc kêu gọi ơn gọi hiện đại. Các câu trả lời khác nhau, tuy nhiên, tất cả chúng đều bắt nguồn từ một khái niệm mà nhiều người tin rằng đang gây khó khăn cho các khía cạnh khác nhau của Giáo Hội: đó là làn sóng thế tục hóa.
Cha Sears nói: “Ở một số khía cạnh, vì có rất nhiều điều không chắc chắn trên thế giới, nên mọi người tìm kiếm sự an toàn. Là Kitô Hữu, chúng ta được mời gọi đến một điều gì đó cao siêu hơn một chút và tôi nghĩ rằng đó có thể là một thách thức trong thế giới mà chúng ta đang sống.”
Bất kể làn sóng thế tục hóa, số lượng các tân chức trên toàn quốc vẫn ổn định trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Cho Các Hoạt Động Tông Đồ, gọi tắt là CARA, tại Đại học Georgetown, chưa đến hết năm 2021, đã có 472 tân linh mục, so với 448 vị vào năm 2020 và 481 vị vào năm 2019.
Ơn gọi đến từ cộng đồng Việt Nam rất khả quan. Vì thế, người Việt Nam được đánh giá rất cao về mặt giữ đạo. Trong ảnh, quý vị và anh chị em có thể thấy Phó tế Vĩnh Viễn Vinh Sơn Công Nguyễn đang xông hương để chúc phúc cho năm linh mục mới được thụ phong tại Nhà thờ Thánh Thomas More ở Arlington, Virginia.
Source:Crux
Giáo Hội Công Giáo Ba Lan tổ chức ngày đoàn kết với Li Băng
Đặng Tự Do
04:53 18/11/2021
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw vào ngày 10 tháng 11, Đức Cha Artur Miziński kêu gọi người Công Giáo ủng hộ sáng kiến này thông qua những lời cầu nguyện và quyên góp của họ.
Tổng thư ký của hội đồng giám mục Ba Lan nói: “Ngày nay Li Băng cần sự đoàn kết của chúng ta theo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.
Ngân hàng Thế giới đã mô tả tình hình tài chính của Li Băng đang ở vào một trong những “giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên toàn cầu kể từ giữa thế kỷ 19”.
Họ ước tính rằng GDP thực tế của quốc gia Trung Đông này giảm hơn 20% vào năm 2020, với lạm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao và cắt điện.
Miziński, một Giám Mục Phụ Tá của Lublin, đông nam Ba Lan, nói: “Chúng ta hãy thử nghĩ đến những anh chị em của mình vẫn ở Li Băng, nhưng không được trải nghiệm hòa bình và cuộc sống xứng đáng với điều kiện của con người.
“Vì vậy, chúng ta muốn giúp đỡ họ, chúng ta muốn giúp họ xây dựng lại những ngôi nhà bị hư hỏng, để không còn trẻ em ra đường, để trẻ em được đến trường. Để thời gian trôi qua, việc bình thường hóa các điều kiện sống xứng đáng với một con người sẽ là chuyện thường tình.”
Cũng phát biểu trong cuộc họp báo là Đức Tổng Giám Mục Georges Bacouni, của Li Băng, người nói rằng dân số gần 7 triệu dân của đất nước đang đối mặt với tình trạng nguy cấp sau vụ nổ hải cảng kinh hoàng ở thủ đô Beirut vào ngày 4 tháng 8 năm 2020.
Người Công Giáo Ba Lan đã tổ chức Ngày Đoàn kết với các Giáo Hội bị áp bức hàng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 11 kể từ khi Hội đồng Giám mục Ba Lan tổ chức sự kiện này vào năm 2008.
Năm nay, ngày này được tổ chức bởi tổ chức giáo hoàng Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và rơi vào ngày 14 tháng 11, có chủ đề “Đoàn kết với Li Băng.” Li Băng là quốc gia có tỷ lệ người Công Giáo lớn nhất Trung Đông.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Wojda của Gdańsk, miền bắc Ba Lan, nói rằng người Công Giáo có thể giúp đỡ người dân Libăng thông qua các khoản quyên góp, cầu nguyện và tìm hiểu về hoàn cảnh của đất nước này.
“Một cách đặc biệt, chúng ta, với tư cách là các tín hữu Kitô, có nghĩa vụ liên tục giúp đỡ những người cần”. Đức Cha Wojda là chủ tịch của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ở Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
Giả mạo sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng, thư của Hồng Y mở một nhà thờ giả tại Kansas
Đặng Tự Do
05:05 18/11/2021
Trong chương trình truyền hình phát sóng hôm 15 tháng 11, là chương trình quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, đài truyền hình KSHB 41 ở Kansas đã có một phóng sự đặc biệt nhằm quảng bá cho cái gọi là “Nhà thờ Công Giáo độc lập”.
Trong video này, một thanh niên tự xưng là Cha Taylor Tracy đã đưa ra một chiếu chỉ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoan nghênh, và chúc lành cho sáng kiến thiết lập một Giáo Hội Công Giáo độc lập nhằm lôi kéo những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Giáo Hội như những người LGBTQ+, những người đã ly dị và tái hôn dân sự. Chiếu chỉ đó chắc chắn là giả. Tuy nhiên, phong trào Giáo Hội Công Giáo Độc lập đang lan nhanh tại Hoa Kỳ vì nó được sự ủng hộ của nhiều nhà tư bản. Như trong video này, người ta nói về khả năng tìm kiếm công ăn việc làm cho những ai tham gia. Đó là chiêu thức rất thành công của người Tin lành.
Phóng sự của đài truyền hình KSHB 41 nói như sau:
Giáo Hội Công Giáo Độc lập Christ the King đã đến với cộng đồng tôn giáo Thành phố Kansas từ tháng 3 năm 2020. Họ bắt đầu gặp nhau trong không gian ngoài trời trong những tháng đầu của đại dịch, và hiện đã có một ngôi nhà mới, thể lý ở phía Tây của thành phố.
“Tôi nhận được ít nhất một email mỗi tuần từ những người nói rằng, bạn đã đến đâu rồi? Chúng tôi đã chờ đợi bạn trong nhiều năm,” Cha Taylor Tracy, người đang trong năm đầu tiên làm linh mục lãnh đạo giáo đoàn của mình tại Nhà thờ Công Giáo Độc lập Christ the King, cho biết.
“Tôi nhận thấy một nhu cầu cao độ đối với những người đến từ một nền tảng đa dạng hơn,” ông nói về một đàn chiên mong muốn đào sâu đức tin Công Giáo của họ trong một không gian hòa nhập.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đã cảm thấy bị loại trừ theo cách này hay cách khác, và vì vậy đây là cơ hội tuyệt vời để họ đến và trở thành một phần của cộng đồng nơi họ không phải lo lắng về xu hướng tình dục hoặc tình trạng hôn nhân của mình,” Tracy nói.
Phong trào Công Giáo độc lập đã trải dài khắp Hoa Kỳ và nhà thờ mới nhất của phong trào này vừa chuyển đến góc West Pennway và Jefferson. Các giáo dân đã tràn vào, như Tim Mouton, chẳng hạn.
“Khi tôi chuyển đến đây tại Thành phố Kansas sáu năm trước, tôi đã tham dự một số giáo xứ, chưa bao giờ thực sự tìm thấy một ngôi nhà. Và khi điều này xuất hiện trên Facebook, và tôi bắt đầu tham dự và đến thường xuyên, tôi đã tìm thấy nhà của mình,” Mouton nói.
Nhiều giáo dân tham gia, bao gồm cả Jesse Ibarra III.
“Niềm tin đã đóng một vai trò đáng kinh ngạc trong hành trình của tôi, và đối với tôi, đó là một phần không thể thiếu trong hành trình nhận thức của mình,” Ibarra nói.
Đó là một hành trình không hề suôn sẻ - nhiều lần lái xe trong tình trạng say rượu và ma túy, một án tù. Đó là hơn một thập kỷ trước, và Ibarra nói rằng anh ấy rất tỉnh táo và tập trung vào đức tin của mình.
“Tôi đang làm tốt. Mỗi ngày là một trải nghiệm, và bạn có cơ hội để thay đổi”, anh nói. “Giáo Hội Công Giáo và nền tảng mà nó cung cấp cho phép tăng trưởng điều đó. Nó cho phép một cá nhân tìm thấy chính mình và cho họ cơ hội để biết rằng có ánh sáng ở cuối đường hầm”.
Christ the King không liên kết với Giáo phận Thánh Giuse của Kansas City. Sự độc lập của giáo xứ là do thiết kế, nhưng không phải là cách biệt.
“Chúng tôi mong muốn hợp tác ở mọi nơi và mọi nơi có thể. Bạn biết đấy, đây không phải là bất cứ thứ gì mà chúng tôi muốn cạnh tranh. Chúng tôi chỉ đơn giản là cho mọi người ăn và chúng tôi sẽ đến các vùng ngoại vi bằng nhiều cách”, Cha Tracy nói.
Gần đây, Bề trên Tổng quyền của ngài đã có chuyến thăm với Đức Hồng Y Francis Arinze tại Rôma, người đã biết về công việc của Christ the King.
“Ngài đã ban cho chúng tôi một lá thư, cầu chúc phước lành cho tôi và chức linh mục của tôi, nhưng sau đó cũng cho giáo xứ của chúng tôi, mục vụ của chúng tôi ở đây. Nó vô cùng ý nghĩa”, Cha Tracy nói.
Số người tham dự của giáo xứ này đã tăng gấp đôi kể từ khi chuyển đến ngôi nhà cố định của họ, mang đến một điều gì đó mới mẻ cho những người bước vào.
Cha Tracy nói: “Thiết lập mối liên hệ với mọi người và thực sự, thực sự có tình người được chia sẻ mà tất cả chúng ta thực sự cần phải nuôi dưỡng”.
Ông hy vọng sẽ thúc đẩy một con đường mới về phía trước, dựa trên truyền thống Công Giáo.
“Mọi người khao khát cộng đồng và họ cũng muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn chính họ,” anh nói.
Phong trào Công Giáo độc lập bao gồm nhiều khu vực và giáo xứ, ủng hộ việc hòa nhập LGBTQ + từ nhiều thập kỷ trước. Các giáo đoàn ngày nay tập trung vào các vấn đề cụ thể, trong đó một số tập trung vào công bằng xã hội và một số tập trung vào việc chào đón nhiều linh mục nữ hơn.
Christ the King nói với KSHB 41 rằng họ cam kết đưa nhà thờ ra ngoài bốn bức tường, hoạt động trong cộng đồng với các tổ chức khác nhau, bao gồm Harvesters, Habitat for Humanity và Westside Community Action Network.
Source:KSHB 41
Các nhà thờ Công Giáo độc lập có thực sự là Công Giáo không? Nhận định của khoa trưởng dòng Đa Minh
Đặng Tự Do
05:06 18/11/2021
Một ngày sau khi chương trình của KSHB 41 được phát sóng, hôm 16 tháng 11, Cha Pius Pietrzyk, dòng Đa Minh, khoa trưởng khoa mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, đã đăng trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, một bài có nhan đề “Are ‘independent Catholic’ churches really Catholic?”, nghĩa là “Các nhà thờ 'Công Giáo độc lập' có thực sự là Công Giáo không?”.
Linh mục của một nhà thờ mới ở Thành phố Kansas cho biết họ đang chào đón những người cảm thấy họ bị Giáo Hội Công Giáo “loại trừ”.
Các phương tiện truyền thông địa phương ở Thành phố Kansas gần đây đã đưa tin về một cái gì đó tự xưng là “Giáo Hội Công Giáo Độc lập”. Bài báo mô tả nó là một phần của “phong trào Công Giáo độc lập” và gợi ý rằng nó là một phần của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nảy sinh câu hỏi: Nhóm này có phải là Công Giáo không? Một người Công Giáo có nên tham dự Nhà thờ ở đó không?
Trọng tâm của những câu hỏi này là một câu hỏi sâu sắc hơn: Theo đạo Công Giáo nghĩa là gì? Một số người sẽ nói rằng chính phép rửa tội tạo nên một người Công Giáo. Và có một số sự thật cho điều đó. Giáo hội đã dạy rằng chính nhờ phép rửa tội mà người ta trở thành thành viên của một Giáo hội duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, việc rửa tội trở thành người Công Giáo khiến người ta phải tuân theo giáo luật.
Nhưng trở thành người Công Giáo không chỉ là việc lãnh nhận bí tích rửa tội. Đó là bước đầu tiên cần thiết, nhưng để trở thành Công Giáo viên mãn đòi hỏi phải có sự hiệp thông với Giáo hội. Giáo luật của Giáo hội buộc mọi người Công Giáo phải duy trì sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội. Giáo hội, một cách tổng quát, cho rằng sự hiệp thông viên mãn bao gồm ba lãnh vực: đức tin, bí tích và quản trị. Nghĩa là, để trở thành người Công Giáo hoàn toàn, đòi hỏi người ta phải tin vào các chân lý của đức tin, tham gia vào đời sống bí tích, và phục tùng thẩm quyền hợp pháp của Giáo hội, cả Đức Giáo Hoàng và Đức Giám Mục bản quyền của mình.
Ở cấp độ đức tin, mọi người Công Giáo có nghĩa vụ phải chấp nhận những chân lý mặc khải và những chân lý do Huấn quyền đưa ra liên quan đến đức tin và đời sống luân lý. Ngay cả sự kiên trì nghi ngờ về một sự thật mà Giáo hội cho rằng đã được Thiên Chúa mạc khải cũng là một thất bại trong việc đặt mình vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội và sẽ khiến một người không đạt đến mức độ Công Giáo hoàn toàn theo nghĩa đó.
Điều này cũng đúng về quản trị. Giáo hội không chỉ là dân Chúa, nhưng là một xã hội hoàn chỉnh được cấu trúc vì lợi ích chung. Giáo Hội Latinh sẽ sớm mừng Lễ trọng Chúa Kitô Vua. Chúa Kitô thực sự cai trị và chăn dắt chúng ta, và những người được phong chức vụ thánh, đặc biệt là các giám mục, cai quản Giáo hội nhân danh Ngài. Cố ý loại bỏ chính mình khỏi thẩm quyền hợp pháp mà họ có trong Giáo hội là loại bỏ chính mình khỏi Giáo hội. Điều này cũng sẽ làm cho một người ít hơn là người Công Giáo thực sự.
Khó khăn đối với cái gọi là các Giáo Hội Công Giáo độc lập này là họ tự quảng cáo mình là có các bí tích hợp lệ nhưng lại loại trừ đức tin và sự quản trị của Giáo hội. Họ bác bỏ nhiều định đề về đức tin và nhất là về đời sống luân lý mà Giáo hội luôn cho là chân lý được mạc khải. Hơn nữa, họ cố tình từ chối công nhận thẩm quyền hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục địa phương. Như vậy, họ khẳng định từ chối sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Lịch sử của nhóm này ở Thành phố Kansas càng làm cho sự tách biệt này khỏi Giáo hội trở nên rõ ràng hơn. Trên trang web riêng của họ, họ tuyên bố tính hợp lệ của các bí tích bởi vì chức tư tế của họ bắt nguồn từ việc thụ phong bởi Emmanuel Milingo. Tuy nhiên, Milingo đã bị Đức Giáo Hoàng ra vạ tuyệt thông vào năm 2006 vì không tuân theo luật lệ của Giáo hội. Làm thế nào một người có thể tuyên bố là Công Giáo hoàn toàn từ một nguồn được công khai biết đến là bị vạ tuyệt thông – theo đúng định nghĩa của từ đó là không hiệp thông?
Là những người Công Giáo muốn duy trì sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội, chúng ta nên tránh những nhóm như vậy, ngay cả khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất.
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gương mẫu vừa ảo vừa thật của ca đoàn Cecilia, Gx Đức Mẹ Việt Nam, Washington DC
Trần Mạnh Trác
21:14 18/11/2021
Xem hình mới
Trong bài viết về sinh hoạt cuả Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, giáo phận Washington DC mới đây, chúng tôi đã ghi hình phần lớn là cuả một ca đoàn.
Ca đoàn Cecilia là ca đoàn kỳ cựu được Đ.ô. Phêrô Nguyễn Thanh Long (RIP) khai sinh ra từ những năm 1978..80, trước khi Gx Đức Mẹ Việt Nam chính thức được thành lập.
Như vậy thì ca đoàn này phải được kể là một trong những ca đoàn tiên khởi cuả người VN ở Mỹ Quốc mà vẫn còn hoạt động.
Ngày nay một số ca viên đầu tiên vẫn còn sinh hoạt, như ô. Đỗ Soạn, ca trưởng nhóm 11g, như ô. Phạm Vĩnh hiện giữ chức đoàn trưởng.
Số đông ngày nay là những gương mặt mới, kể cả những bộ mặt ở rất xa (45 phút lái xe một chiều qua Toll) như cặp Hồ Huy và Lê Tài, và những bộ mặt từ Việt Nam sang góp sức, như nhạc sĩ Y Vũ với nhiều bản thánh ca đã được phê chuẩn cho việc Phụng Vụ.
Trong tựa đề, chúng tôi mô tả đây là một ca đoàn vừa 'ảo' vừa 'thật'. Chữ 'ảo' dùng ở đây không phải là một cách chơi chữ để gợi sự tò mò, mà chính là một phương pháp sinh hoạt mới trên 'Mạng' mà họ đã sáng tạo ra từ hoàn cảnh đại dịch khó khăn.
Sau khi quan sát sinh hoạt ở nhiều nơi, chúng tôi cảm thấy nên mô tả phương pháp ấy ra đây vì lợi ích chung, nghiã là mỗi khi chúng ta (lại) phải 'cách ly xã hội', thì phương pháp này có thể sử dụng dễ dàng, dù cho trình độ 'high tech' hay 'low tech' cuả các ca viên như thế nào.
Nhưng còn một lý do cao hơn là lý do phản ứng với 'cách ly'. Theo ô. đoàn trưởng Phạm Vĩnh thì họ dự định sẽ áp dụng phương pháp này một cách vĩnh viễn vì những ưu điểm cuả nó.
Cách thức là trong tuần, ban ca trưởng sẽ phát hành qua email và facebook toàn bộ audio cuả các bài hát Chuá Nhật. Dựa theo đó, ca viên tự luyện giọng ở nhà và rồi thì chỉ cần dăm ba phút 'tập dợt' trước lễ là có thể 'hợp ca' một cách nhịp nhàng xuông sẻ.
Theo mẫu một email do anh đoàn trưởng gửi cho, chúng tôi ghi nhận một bài hát gửi cho ca viên thường bao gồm một bản nhạc in trong thể PDF và nhiều audio cho các giọng Alto, Bass và Tenor.
Audio thánh ca ngày nay thì có sẵn nhiều lắm, tuy nhiên với những bài hát chưa có audio hợp âm thì các ca trưởng dùng một software có tên là 'Overture' để làm công việc (composer) đó.
Chúng tôi chưa từng biết software này nhưng ngày trước đã dùng một software tên là 'Finale' để ghi nốt nhạc, 'đổi tông', làm audio và in bản nhạc cho đàn Piano. Nhìn qua bản liệt kê những việc cuả 'Overture' thì nó cũng rất giống 'Finale', và có sẵn 'player' (free) chạy được trên Iphone và Android.
Chuá Nhật vừa qua đi lễ với cô Trần Tâm, là người con gái chúng tôi 'đỡ đầu' 47 năm về trước, chúng tôi đã chứng kiến tận mắt rằng, với một số người đông tới 3 chục ca viên và với một thời gian ngắn chưa đầy 15 phút tập dợt, vậy mà qua suốt buổi lễ, ca đoàn đã hát 5 bài hát mới cộng vào bộ lễ Seraphim một cách rất tự tín, mạnh mẽ, tâm tình và sốt sắng...
Có thể vì hài lòng với thành tích cuả ca đoàn chăng? mà lúc sau lễ khi chúng tôi tìm gặp cha xứ Phaolô Trần Xuân Tâm, thì thấy ngài vui vẻ lắm. Ngài tiếp chúng tôi niềm nở, và thật là một ngạc nhiên, khi nghe chúng tôi ngỏ ý mời ngài chụp một tấm hình lưu niệm chung với ca đoàn thì ngài nhận lời ngay...có người nói rằng đây là lần đầu tiên cha xứ chụp hình với một ca đoàn!
Cha Tâm xếp hàng ở giữa các bậc 'Nam Nhi' đứng ở phiá sau. Chúng tôi đề nghị ngài nên đứng ở phiá trước giữa các cô áo màu thì bức hình mới đúng nghiã, thì ngài cũng chiều lòng mà lên đứng ở phía trước 'một bước'...Các cô phản đối vì cái áo jacket cuả ngài trông xồ xề thì ngài lại chiều lòng mà cởi chiếc áo ra...đúng là thân phận 'làm dâu trăm họ'!
Có người nói rằng cha xứ rất 'Cổ' và 'Khó', nhưng riêng tôi thì nghĩ khác. Rõ ràng ngài không 'khó chịu' như người ta tưởng, còn 'khó khăn' lại là một nhân đức! Và xét rằng Giáo Hội đang bị người đời xoi mói kềm kẹp dữ dội như ngày nay, mà một giáo xứ có được một vị chủ chăn biết giữ gìn một cách rất 'Cổ' như vậy, thì quả là một hồng ân!
Gx Đức Mẹ Việt Nam trong cảnh Thu Vàng trông thật đẹp, thảo nào cô con gái 'đỡ đầu' cuả chúng tôi đã lấy chồng là anh ca trưởng Lê Tài vào mùa Thu 23 năm trước. Họ là cặp thứ 12 trong ca đoàn lấy nhau, và tính cho đến nay thì đã có 16 cặp nên duyên như vậy.
Ngày trước ở Việt Nam người ta thường ví von như thế này, "Trai khôn lấy vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân".
Ngày nay có lẽ nên đồi lại câu ví von đó cho 'hợp tình hợp cảnh' là "trai khôn tìm vợ ca đoàn, gái khôn tìm chồng trong xứ Đức Mẹ Việt Nam".
Mỗi khi có dịp đi DC, chúng tôi tự nhủ sẽ trở lại, để tiếp nối tâm tình với cha xứ, các sơ, ca đoàn và nhiều hơn thế nữa...
Trong bài viết về sinh hoạt cuả Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, giáo phận Washington DC mới đây, chúng tôi đã ghi hình phần lớn là cuả một ca đoàn.
Ca đoàn Cecilia là ca đoàn kỳ cựu được Đ.ô. Phêrô Nguyễn Thanh Long (RIP) khai sinh ra từ những năm 1978..80, trước khi Gx Đức Mẹ Việt Nam chính thức được thành lập.
Như vậy thì ca đoàn này phải được kể là một trong những ca đoàn tiên khởi cuả người VN ở Mỹ Quốc mà vẫn còn hoạt động.
Ngày nay một số ca viên đầu tiên vẫn còn sinh hoạt, như ô. Đỗ Soạn, ca trưởng nhóm 11g, như ô. Phạm Vĩnh hiện giữ chức đoàn trưởng.
Số đông ngày nay là những gương mặt mới, kể cả những bộ mặt ở rất xa (45 phút lái xe một chiều qua Toll) như cặp Hồ Huy và Lê Tài, và những bộ mặt từ Việt Nam sang góp sức, như nhạc sĩ Y Vũ với nhiều bản thánh ca đã được phê chuẩn cho việc Phụng Vụ.
Trong tựa đề, chúng tôi mô tả đây là một ca đoàn vừa 'ảo' vừa 'thật'. Chữ 'ảo' dùng ở đây không phải là một cách chơi chữ để gợi sự tò mò, mà chính là một phương pháp sinh hoạt mới trên 'Mạng' mà họ đã sáng tạo ra từ hoàn cảnh đại dịch khó khăn.
Sau khi quan sát sinh hoạt ở nhiều nơi, chúng tôi cảm thấy nên mô tả phương pháp ấy ra đây vì lợi ích chung, nghiã là mỗi khi chúng ta (lại) phải 'cách ly xã hội', thì phương pháp này có thể sử dụng dễ dàng, dù cho trình độ 'high tech' hay 'low tech' cuả các ca viên như thế nào.
Nhưng còn một lý do cao hơn là lý do phản ứng với 'cách ly'. Theo ô. đoàn trưởng Phạm Vĩnh thì họ dự định sẽ áp dụng phương pháp này một cách vĩnh viễn vì những ưu điểm cuả nó.
Cách thức là trong tuần, ban ca trưởng sẽ phát hành qua email và facebook toàn bộ audio cuả các bài hát Chuá Nhật. Dựa theo đó, ca viên tự luyện giọng ở nhà và rồi thì chỉ cần dăm ba phút 'tập dợt' trước lễ là có thể 'hợp ca' một cách nhịp nhàng xuông sẻ.
Theo mẫu một email do anh đoàn trưởng gửi cho, chúng tôi ghi nhận một bài hát gửi cho ca viên thường bao gồm một bản nhạc in trong thể PDF và nhiều audio cho các giọng Alto, Bass và Tenor.
Audio thánh ca ngày nay thì có sẵn nhiều lắm, tuy nhiên với những bài hát chưa có audio hợp âm thì các ca trưởng dùng một software có tên là 'Overture' để làm công việc (composer) đó.
Chúng tôi chưa từng biết software này nhưng ngày trước đã dùng một software tên là 'Finale' để ghi nốt nhạc, 'đổi tông', làm audio và in bản nhạc cho đàn Piano. Nhìn qua bản liệt kê những việc cuả 'Overture' thì nó cũng rất giống 'Finale', và có sẵn 'player' (free) chạy được trên Iphone và Android.
Chuá Nhật vừa qua đi lễ với cô Trần Tâm, là người con gái chúng tôi 'đỡ đầu' 47 năm về trước, chúng tôi đã chứng kiến tận mắt rằng, với một số người đông tới 3 chục ca viên và với một thời gian ngắn chưa đầy 15 phút tập dợt, vậy mà qua suốt buổi lễ, ca đoàn đã hát 5 bài hát mới cộng vào bộ lễ Seraphim một cách rất tự tín, mạnh mẽ, tâm tình và sốt sắng...
Có thể vì hài lòng với thành tích cuả ca đoàn chăng? mà lúc sau lễ khi chúng tôi tìm gặp cha xứ Phaolô Trần Xuân Tâm, thì thấy ngài vui vẻ lắm. Ngài tiếp chúng tôi niềm nở, và thật là một ngạc nhiên, khi nghe chúng tôi ngỏ ý mời ngài chụp một tấm hình lưu niệm chung với ca đoàn thì ngài nhận lời ngay...có người nói rằng đây là lần đầu tiên cha xứ chụp hình với một ca đoàn!
Cha Tâm xếp hàng ở giữa các bậc 'Nam Nhi' đứng ở phiá sau. Chúng tôi đề nghị ngài nên đứng ở phiá trước giữa các cô áo màu thì bức hình mới đúng nghiã, thì ngài cũng chiều lòng mà lên đứng ở phía trước 'một bước'...Các cô phản đối vì cái áo jacket cuả ngài trông xồ xề thì ngài lại chiều lòng mà cởi chiếc áo ra...đúng là thân phận 'làm dâu trăm họ'!
Có người nói rằng cha xứ rất 'Cổ' và 'Khó', nhưng riêng tôi thì nghĩ khác. Rõ ràng ngài không 'khó chịu' như người ta tưởng, còn 'khó khăn' lại là một nhân đức! Và xét rằng Giáo Hội đang bị người đời xoi mói kềm kẹp dữ dội như ngày nay, mà một giáo xứ có được một vị chủ chăn biết giữ gìn một cách rất 'Cổ' như vậy, thì quả là một hồng ân!
Gx Đức Mẹ Việt Nam trong cảnh Thu Vàng trông thật đẹp, thảo nào cô con gái 'đỡ đầu' cuả chúng tôi đã lấy chồng là anh ca trưởng Lê Tài vào mùa Thu 23 năm trước. Họ là cặp thứ 12 trong ca đoàn lấy nhau, và tính cho đến nay thì đã có 16 cặp nên duyên như vậy.
Ngày trước ở Việt Nam người ta thường ví von như thế này, "Trai khôn lấy vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân".
Ngày nay có lẽ nên đồi lại câu ví von đó cho 'hợp tình hợp cảnh' là "trai khôn tìm vợ ca đoàn, gái khôn tìm chồng trong xứ Đức Mẹ Việt Nam".
Mỗi khi có dịp đi DC, chúng tôi tự nhủ sẽ trở lại, để tiếp nối tâm tình với cha xứ, các sơ, ca đoàn và nhiều hơn thế nữa...
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai?
Vũ Văn An
19:33 18/11/2021
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai?
Nguyên tác “Wer ist ein Christ?” Của Hans Urs von Balhasar
Nhà Xuất Bản JohannesVerlag, Einsiedeln, giữ bản quyền 1983
Bản tiếng Anh của Frank Davidson,
Nhà xuất bản Ignatius, năm 2014
Giới thiệu
Kitô hữu là ai? Là một cuốn sách nhỏ, ít được nhắc đến trong số rất nhiều trước tác của von Balthasar. Khi cho công bố bản tiếng Anh năm 2014, nhà xuất bản Ignatius cho rằng tựa đề cuốn sách là một câu hỏi ngắn. Trong hình thức dài hơn của nó, câu hỏi có thể là: “trong những hoàn cảnh thay đổi sau Công đồng Vatican II, với chủ đề aggiornamento [cập nhật hóa] của nó, nhất là trong lãnh vực Kinh thánh, Phụng vụ, Đại kết, và cởi mở với thế giới hiện đại, làm một Kitô hữu ngày nay thực sự có nghĩa gì?”
Balthasar bắt đầu bằng việc thừa nhận sự mơ hồ lẫn lộn của nhiều người sau Công đồng Vatican II. Rồi ngài mô tả các đóng góp quí giá của Công đồng trong 4 phạm vi nói trên. Nhưng ngài không quên mô tả “các bóng tối” của chúng: điều gì đã có thể đi sai và quả tình đã đi sai. Cuối cùng, ngài chỉ ra nẻo đường canh tân chân chính trong đời sống bản thân của Kitô hữu và trong việc họ phục vụ thế giới.
Trong các chủ đề và vấn đề chủ chốt được Balthasar thảo luận trong cuốn sách này, có các chủ đề và vấn đề sau đây: tính ưu việt của chiêm niệm, Kitô hữu trưởng thành là ai, tình yêu là mô thức của Cuộc Sống Kitô hữu, Kitô hữu Nên và Không nên Phục vụ Thế giới ra sao, Bất chấp mọi điều, Cam kết duy nhất, và Cầu nguyện, Hy vọng, và Trần tục.
Ngài viết: “Do đó, chúng ta phải cương quyết xoay người lại và tiếp cận điều xem ra ở sau ta như là điều ở trước ta. Đặt câu hỏi ‘Kitô hữu là ai?’ trước ta, và hết sức cố gắng trả lời nó, đó là cách tiếp cận đúng đắn, vì câu trả lời nhất thiết phải đến với chúng ta từ ngọn nguồn mà từ đó đời sống Kitô hữu đã được ban cho chúng ta, tức, Lời Thiên Chúa... Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa cách đúng đắn trong dấu chỉ Lời Chúa và Bí tích, nhưng chỉ với mục đích đi tìm Người một cách mê say hơn nơi Người chưa hiện diện và là nơi chúng ta phải đem Người tới. Hay, đúng hơn, nơi Người đã cư ngụ nhưng chưa ai nhìn thấy, và là nơi chúng ta phải khám phá ra Người”.
Xin nói rõ hơn một chút, như trong bài “Sự nghiệp Đồ sộ của Balthasar” (Vietcatholic, từ ngày 1/11/2021) đã đề cập tới: Khởi đầu, ngài không mấy cảm phục hướng cởi mở của Vatican II đối với thế giới theo nghĩa thích nghi với thế giới, bắt kịp thời đại. Theo ngài, trung tâm, trái tim thực sự của Kitô giáo, đã bị lãng quên, đang bị mất đi với hướng đi đó.
Chúa Kitô đâu có hòa hợp với thời đại, khi Người thi hành sứ mệnh của Người và chết trên Thập giá, một gương mù đối với người Do Thái và sự điên rồ đối với dân ngoại...
Ngài nhấn mạnh: “Thất bại, thất vọng, lui bước, hành tỏi, khinh thường, và cuối cùng, như tinh hoa của cuộc sống, phá sản lớn. Đó là bánh hằng ngày của Chúa Kitô và sẽ luôn là số phận của Giáo hội trong thế giới này. Bất cứ người nào muốn trở thành chi thể của Giáo hội đều phải chuẩn bị cho những điều như vậy, vì sẽ không có quá trình tiến hóa nào loại bỏ được chúng”.
Vì vậy, tất cả sự dấn thân của Kitô hữu vào thế giới đều dẫn đến việc cầu nguyện... Cầu nguyện trong lúc đơn giản hiện diện trong lòng thế giới phi Kitô giáo.
Chúng tôi chuyển ngữ trọn cuốn sách của Cha von Balthasar vì nghĩ cho cùng chúng ta hiện đang đứng trước nguy cơ quá hăm hở bước theo đời như dự ứng của nhà thần học vĩ đại này.
I. Cuộc Chạm Trán Sơ Khởi
Câu hỏi kinh hoàng
Người trẻ hỏi chúng ta. Ai có thể cho họ một câu trả lời? Trước khi họ hỏi chúng ta, họ nhìn xung quanh với một sự ngờ vực có phương pháp nào đó, rất chính đáng. Những người tự xưng là Kitô hữu này —họ dựa các tuyên bố của họ trên điều gì? Bằng thước đo nào chúng ta đo lường được truyền thống, giáo lý, thực hành bí tích của họ? Bằng Sách Tin Mừng? Nhưng mọi điều trông rất khác ở đó. Và vì vậy chúng ta phải nại tới trung gian của Huấn quyền Giáo hội. Nhưng rồi mọi sự thực sự bắt đầu trở nên khó hiểu, vì bây giờ chúng ta không còn có thể nhìn thẳng vào nguồn gốc nữa nhưng, thay vào đó, phải nhìn gần đó, có thể nói thế; và vì vậy những cuộc cãi vã gây mệt mỏi bắt đầu: về những tuyên bố của các giáo sĩ cho rằng mình biết chính xác ý định của người sáng lập, có thể giải thích chúng một cách đúng đắn và thậm chí áp đặt điều giải thích này một cách có thẩm quyền lên lương tâm của chúng ta. Nhưng vì các giải thích như vậy phần nào thường luôn có các đặc điểm của thời đại riêng của họ, và ai có thể qui lỗi cho họ về điều này? Tất nhiên, chúng vốn được dự định như thế, nên không thể tránh được việc, trong tinh thần đã thay đổi của thời đại, các giải thích đã từng được đề xuất một cách mạnh mẽ đến thế nay mất đi sức mạnh và tính khẩn cấp [immediacy] của chúng và trở nên nhợt nhạt, công thức và thường gây bối rối, thường bị coi như "ý thức hệ" có kỳ hạn. Vì vậy, một aggiornamento [cập nhật hóa] trở nên không thể thiếu, và trong khi nhiều người lớn tiếng ngưỡng mộ "năng lực đổi mới" liên tục của Giáo Hội, những người khác bắt đầu cảm thấy âm thầm khó chịu khi các chủ trương từng được bảo vệ kiên quyết bấy lâu nay bị bỏ rơi, bị đào ngũ, bị san bằng mặt đất như thể chúng chỉ còn là các tiền đồn vô nghĩa hoặc các pháo đài cổ xưa. Và vì thế câu hỏi được đặt ra, có khi còn đáng lo ngại hơn, là: Cuối cùng, phải tìm thước đo ở đâu? Nhìn lại nguồn gốc lại càng đòi hỏi nhiều hơn, vì các khía cạnh lịch sử dường như đều đang chuyển dịch, giống như các đụn cát chuyển chỗ vậy. Vậy thì, đâu là nền tảng? Ở đâu, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi Kitô hữu là ai? Và ngay cả khi câu hỏi này không bừng cháy trong bản thân tôi, thì nó vẫn bừng cháy nơi những người xung quanh tôi. Nếu tôi là một người cha, con trai tôi sẽ muốn biết, và tôi sẽ không thể hành động với nó như thể tôi đã biết câu trả lời và do đó đánh lừa lương tâm của nó. Nếu tôi là một thầy giáo, thì tôi sẽ lạm dụng thẩm quyền của mình nếu tôi rao bán cho các trẻ em những khái niệm mà bản thân tôi không sẵn sàng cho là đáng tin. Nếu họ là đồng nghiệp của tôi hoặc những người bạn đồng hành khác, thì bạn cũng như thù đều mong đợi câu trả lời tốt hơn từ tôi hơn là người học trò mong đợi nơi giáo viên, và ít có xác suất bị trì hoãn hơn. Vì vậy, ngay cả khi chính tôi không đặt câu hỏi, những người khác cũng buộc tôi phải đặt câu hỏi này.
Bị cô lập một cách đau đớn
Đồng thời, tình huống người Kitô hữu hỏi hoặc được hỏi bị cô lập như chưa từng thấy trước đây. Cho đến nay luôn có một số điểm tham chiếu chung cho cuộc tranh luận tôn giáo, hoặc ít nhất có vẻ như có một nền tảng chung mà người ta có thể dựa vào, để họ chỉ phải tranh luận về các khác biệt thứ yếu. Tình thế của Thánh Phaolô ở Areopagô, sau một buổi sáng đi dạo qua các ngôi đền và đền thờ của Athens, bây giờ dường như hoàn toàn đáng ước ao đối với chúng ta. Những người đối thoại của ngài “rất tôn giáo”; không những họ coi Thần tính như cai trị mọi nơi trong vũ trụ, nhưng thậm chí họ không có khó khăn nào trong việc ít nhiều tin tưởng một cách chắc chắn vào một loạt các mạc khải bản thân khác nhau và thừa nhận sự tôn thờ chính thức của nhà nước đối với chúng. Lúc đó, có thể nói, chỉ còn vấn đề tiết lộ "vị Thiên Chúa vô minh " cho họ và chỉ cho họ thấy khác biệt hoàn toàn xiết bao giữa những phụng tự hiện có và cách Người đã tự mình mạc khải cho biết trong cái chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô. Không nghi ngờ gì nữa, với Rôma, trận chiến sau đó khó khăn và khắc nghiệt trong một thời gian, nhưng tương đối rất sớm giành được chiến thắng, và từ đó trở đi, trong suốt thời Trung cổ, Phục hưng và baroque, Phong tào Ánh sáng và chủ nghĩa duy tâm, cuộc tranh luận về tôn giáo mãi nằm trong khuôn khổ trao đổi ở đồi Areopagô. Khi Thánh Tôma Aquinô nói với người Do Thái và "người ngoại giáo" (nghĩa là Hồi giáo), tiền đề chung là việc thừa nhận căn bản về Đấng Thần linh, về sự khác biệt của Người với thế giới, và cả tư cách ngôi vị [personhood] của Thiên Chúa và việc mặc khải của Người nơi một hoặc nhiều nhà tiên tri lịch sử. Trên cơ sở các tiền đề tương tự, Roger Bacon, Ramon Llull, Nicolas thành Cusa đã xây dựng các cách tiếp cận có tính hòa giải và thường rất thoả hiệp của họ đối với tôn giáo. Thời kỳ Phục hưng tiếp tục các cách tiếp cận trên vì nó nhìn lại thế giới cổ đại và, khi xem xét các khía cạnh đang dần dần xuất hiện khác của lịch sử tôn giáo, vẫn coi Kitô giáo là biểu hiện cao nhất và đẹp nhất của các tôn giáo thế giới, vì khi so sánh chúng, nó thấy tính ưu việt, tuyệt đối ưu việt của mạc khải Kitô giáo như là điều hiển nhiên. Phong trào Ánh sáng đưa ra một quan điểm về cơ bản tương tự như thế, dù âm sắc có phần thay đổi và các tôn giáo thế giới hiện nay được nhìn dưới khía cạnh “khả năng” tôn giáo của con người đúng nghĩa.
Nhưng khả năng này — vì giờ đây nó được coi là một trong những khả thể hoặc “năng lực” của con người - sau đó bị chỉ trích ngày càng mạnh mẽ hơn về phương diện triết học và rồi về phương diện lịch sử và khoa học; vì nếu con người "có thể" có tôn giáo, thì họ cũng có thể đối đầu với Thiên Chúa của họ, và người ta có thể chứng minh được các hình ảnh của họ về Thiên Chúa tương ứng ra sao với các nhu cầu luôn thay đổi và mức độ đào tạo của họ, và, do đó, một khi đạt đến độ chín mùi, họ cũng có thể được dẫn đến việc công nhận họ đang bịa ra các ngẫu tượng cho chính họ để thỏa mãn nhu cầu yêu thương và thờ phượng, cảm thức công lý của họ, khát vọng được sống hạnh phúc sau khi chết của họ. Nhưng đối với người lớn đã trưởng thành, ngôi nhà búp bê như vậy không còn thích hợp nữa. Và quả thực, chúng ta có thể sống còn mà không cần bất cứ thứ nhà búp bê nào, thậm chí còn sống còn rất tốt nữa. Một khi con người được để yên để tự mình lo liệu, dường như họ tiến nhanh hơn nhiều và tiến chắc chắn hơn tới mục tiêu của họ. Ngày nay, không một người hợp lý nào còn cầu nguyện lâu hơn nữa; thời đại chiêm niệm đã qua - bây giờ là thời hành động. Bây giờ con người không những có nhiệm vụ đối với thế giới của họ mà còn đối với cả chính mình và làm cho mình trở thành bất cứ điều gì họ chọn lựa. Và đối với các bạn là các Kitô hữu, các bạn có còn chần chừ tiến lên phía trước giữa hàng ngũ của nhân loại tự tin này không? Nếu có, các bạn đã đưa ra một quyết định trái với luận lý của lịch sử thế giới, không đơn thuần chỉ chống lại một cách bất lực mà đã bị bước tiến không ngừng nghỉ của nó đè bẹp. Trong quá khứ, trong thế giới cổ thời – bất kể với các triết gia ngoại giáo hay Kitô giáo, mọi điều đều xoay quanh “việc hoán cải” (quay lại, epistrophë) rời bỏ thế giới quay trở lại với Thiên Chúa. Ngày nay, điều đòi hỏi nơi tất cả chúng ta, kể cả các bạn, các Kitô hữu, những người đã dành quá nhiều thời gian, quá lâu để hướng về Thiên Chúa, là một sự quay đầu, một việc toàn diện trở về với thế giới (1). Dù gì đi nữa, há điều này đã không phù hợp với luận lý Kitô giáo của riêng bạn đó sao? Há các môn đệ đầu tiên không được vị sáng lập của các bạn sai đi toàn thế giới đó sao? Các bạn đang tự mâu thuẫn với chính mình, vì trong khi tất cả mọi người khác đang nhìn về phía trước, các bạn là những người duy nhất nhìn về phía sau.
Kitô hữu bị để mặc trong việc nhìn quanh tìm sự giúp đỡ. Những gì có thời từng giống như bộ y phục ấm áp, bảo hộ bây giờ đã bị lột bỏ, để họ một mình cảm thấy trần truồng một cách ngượng ngùng. Họ cảm thấy như một hóa thạch từ một thời đại đã biến mất.
Đạo đức học thông qua thống kê
Với sự suy giảm của tôn giáo, có một sự suy giảm tự động trong các hình thức đạo đức học bắt nguồn từ tôn giáo. Một mặt, có một loại đạo đức học được khẳng định hoàn toàn hoặc chủ yếu dựa trên khái niệm về công lý và trừng phạt vĩnh cửu. Nhưng con người hoặc là đạo đức trong chính mình hoặc không như vậy chút nào; cư xử dựa trên khen thưởng hoặc trừng phạt bị nghi vấn về mặt đạo đức, hoặc dù sao vẫn không trong sáng.
Mặt khác, có đạo đức học cao hơn tìm cách làm điều tốt mô phỏng theo Đấng Tốt lành cao cả nhất: vì Thiên Chúa ban cho chúng ta sự hiện hữu, vì Chúa khiến mặt trời mọc một cách không thiên vị, cho cả người tốt lẫn người xấu, do đó, chúng ta cũng phải cố gắng biết ơn và vị tha. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu thì sao? Liệu sự vị tha như vậy có còn trong bản chất của con người không? Dù sao, há thế giới xã hội động vật không dẫn chúng ta đến chỗ suy diễn điều này như một điều gì đó mà trong chính chúng ta chỉ đơn thuần giả định một hình thức cao hơn của việc tự quản trị lấy mình đó sao? Hơn nữa, há điều cho là vị tha này không được tái cân bằng bởi một khuynh hướng lành mạnh, tự nhiên đối với tính tự thân [selfhood], tự ái và quan tâm đến bản thân, chẳng hạn như những gì được sở hữu ở dạng sơ đẳng bởi thế giới sự sống cấp hạ nhân [subhuman] đó sao? Trong trường hợp này, đạo đức học của chúng ta nên được đặt đâu đó ở trung điểm lành mạnh, giữa việc quan tâm đến bản thân và lòng vị tha. Con người chắc chắn không cần một quy chiếu về Thiên Chúa, càng không cần một mạc khải bản thân, để tuân giữ những điều như vậy.
Các bạn Kitô hữu thân mến, các bạn hãy cân nhắc xem liệu các đòi hỏi đạo đức cao thượng của các bạn có xa lạ đối với thế giới hay không, liệu nó cũng không như thế vì, cùng với nền đạo đức học của thế giới đã lỗi thời, xưa cũ, chúng thuộc loại dành riêng cho "các bậc anh hùng" (mà các bạn gọi là thánh), cho loại người cao quý, quý tộc, cũng như trong các rạp hát cổ thời, quy ước nghiêm ngặt là chỉ các vị vua chúa, anh hùng và các vị thần mới được phép xuất hiện (cũng như trong nhà hát Kitô giáo, các vị thánh tử đạo hoặc các vị thánh anh hùng khác, hoặc ít nhất là các thiên thần và những vị tương tự), trong khi dân dã thông thường chỉ được phép đóng vai trò của họ trong các hài kịch dâm ô, tục tĩu — trong đó, tình cờ, các vị thần và con người xử sự với nhau một cách vui nhộn nhất. Trước đây như thế đó; và từng như vậy quá lâu trong thời Kitô giáo.
Tuy nhiên, điều con người thực sự là gì và có thể làm gì, chỉ trở nên rõ ràng khi chúng ta không còn đo lường họ theo những hình ảnh cao qúi như vậy nữa, theo những lý tưởng không thể nào đạt tới và thậm chí quả thực không phải là mong muốn của một người bình thường mà phải đơn giản chấp nhận họ, một cách thực tiễn, như họ đang là. Điều này được xác định dễ dàng nhất bằng các cuộc khảo sát, báo cáo, thống kê. Giá trị trung bình, có lẽ được suy ra từ cơ sở thống kê rộng rãi nhất, chỉ đơn giản cho thấy hầu hết mọi người không đơn giản thuộc khối massa damnata [quần chúng bị trầm luân] nhưng, theo cách riêng của họ, họ là những người cư xử khá tốt và thậm chí còn sở hữu một điều gì đó giống như "phẩm trật các giá trị", một phẩm trật, do đó, không cần phải áp đặt lên họ từ bên ngoài và từ bên trên, và hơn thế nữa, những ai chấp nhận người ta như họ là chắc chắn sẽ nhận được từ họ một phản hồi tốt hơn ai đó sẽ đem cả mười hoặc năm mươi điều răn xuống cho họ từ trên núi cao hay ngọn núi khác, chỉ có đạo đức cao hơn mới có thể với tới được.
Các bạn cũng vậy, thưa các bạn Kitô hữu thân yêu, các bạn là tài liệu để thống kê. Một bách phân nào đó của loài người được gọi là Kitô hữu. Một lần nữa, một phần nhỏ trong số này là người Công Giáo (số lớn tự nhận như thế). Tôi để các bạn tự thu thập một bảng thống kê cho thấy tỷ lệ bách phân trong số các bạn “thực sự” là Kitô hữu và là người Công Giáo; các phương pháp các bạn muốn sử dụng để xác định điều này, tôi không thể hiểu nổi.
Há các số liệu thống kê không đủ để thiết lập một số chuẩn mực có giá trị tổng quát và do đó có tính bắt buộc đối với tác phong con người, những chuẩn mực tất nhiên có thể được cảnh sát hỗ trợ khi cần đó sao? Tất cả những điều vô nghĩa về mệnh lệnh tiên thiên tuyệt đối hay luật tiên thiên tự nhiên nhằm mục đích gì? Chắc chắn, nói rằng, để sống cùng với đồng loại của mình như một hữu thể sinh lý và cũng như một hữu thể hữu lý, con người phải tuân thủ các luật chơi nhất định và kiềm chế các đam mê vô độ của mình là đủ rồi. Đối với điều còn lại, họ có thể là người tự do, khoan dung. Các tôn giáo và hệ thống đạo đức đặc thù, miễn là đừng hoàn toàn bất tương hợp với lợi ích chung, có thể để tự do theo quyền sử dụng và theo sự lựa chọn của cá nhân. Một sự cạnh tranh tự do và cởi mở như thế về lâu dài cũng nên có lợi cho tất cả những người cạnh tranh. Tại sao? Vì làm một người đứng đắn đã là một điều đáng kể rồi và không tôn giáo nào miễn chước cho chúng ta điều này. Ngược lại, mọi tôn giáo đều làm hết sức mình để giới thiệu với nhân loại mức độ họ tạo ra những con người đứng đắn. Nói tóm lại, những ai thể hiện tốt nhất hình ảnh mà hầu hết mọi người thích gặp nơi những người khác, cho dù có lẽ bản thân họ không thành công trong việc đạt được nó.
Kỳ tới: Gánh nặng của người đã chết
VietCatholic TV
Vị Thánh được mệnh danh Kẻ trộm linh hồn. Lòng đạo người Công Giáo Việt Nam được đánh giá cao tại Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:49 18/11/2021
1. Tại sao Thánh Josaphat được đặt biệt danh là “kẻ trộm linh hồn”?
Trong thời gian Giáo hội có nhiều chia rẽ, Thánh Josaphat đã rất thành công trong việc “đánh cắp” các linh hồn cho Thiên Chúa.
Ukraine trong thế kỷ 16 vô cùng biến động, các tín hữu Kitô chia rẽ nhau. Một nhóm Kitô hữu muốn tách khỏi Rôma, trong khi nhóm kia muốn hoàn toàn hợp nhất với Đức Giáo Hoàng.
Thánh Josaphat ban đầu lớn lên ở bên các tín hữu Kitô muốn tách khỏi Rôma, nhưng cuối cùng đã bị thu hút bởi chân lý và vẻ đẹp của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Piô XI giải thích sự hấp dẫn ban đầu này trong thông điệp của ngài, Ecclesiam Dei.
Từ những năm đầu tiên của mình, ngài đã sống một cuộc sống thánh thiện. Mặc dù rất ấn tượng về sự lộng lẫy của phụng vụ Slavic, nhưng trước hết, ngài muốn tìm kiếm chân lý và vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, ngài không bị chi phối bởi các lập luận chia rẽ. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ngài đã mến mộ sự hiệp thông. Hơn nữa, ngài cảm thấy mình được Chúa Quan Phòng đặc biệt kêu gọi để thiết lập lại sự hiệp nhất thánh thiện của Giáo Hội ở khắp mọi nơi.
Ngài coi trọng sứ mệnh thiêng liêng này, và sau khi được thụ phong linh mục, ngài cố gắng “thu phục” các linh hồn cho Giáo hội. Thánh Josaphat đã làm điều này với sự dịu dàng và từ bi, được dẫn dắt bởi tấm gương sống của ngài.
Quan tâm đến việc người dân của mình được đoàn tụ với Tòa thánh, ngài đã tìm kiếm mọi lý lẽ có sẵn để thúc đẩy và duy trì sự hợp nhất của Giáo hội. Những lập luận tốt nhất của ngài được rút ra từ các sách phụng vụ, được các Giáo phụ của Giáo hội chấp thuận, vốn được sử dụng phổ biến trong các tín hữu Đông phương, kể cả những người bất đồng chính kiến. Vì vậy, ngài đã chuẩn bị kỹ lưỡng để khôi phục sự hiệp nhất của Giáo hội. Là một người mạnh mẽ với sự nhạy cảm tốt, ngài đã thành công đến mức các đối thủ của ngài gọi ngài là “kẻ trộm linh hồn”.
Thánh Josaphat quan tâm đến mọi người, thực hành những gì ngài rao giảng, làm tất cả những gì có thể cho cả người giàu và người nghèo.
Sự thật đáng kinh ngạc là số lượng linh hồn mà ngài đã dẫn dắt trở lại sự hợp nhất với Tòa Thánh, bao gồm mọi tầng lớp, nông dân, thương gia, quý tộc, quận trưởng và thống đốc các tỉnh – đó là một sự thật được kể lại bởi Sokolinski ở Polotsk, bởi Tyszhkievicz của Novogrodek, và bởi Mieleczko của Smolensk. Sau khi được bổ nhiệm làm giám mục Polotsk, ngài đã mở rộng rất nhiều lĩnh vực mục vụ của mình. Công việc của ngài mang lại kết quả phi thường do tấm gương mà ngài đã đưa ra về một đời sống khiết tịnh, và khó nghèo. Ngài thậm chí đã đi xa đến mức mang lễ phục của mình ra tiệm cầm đồ để có tiền chăm sóc cho người nghèo.
Thánh Josaphat tiếp tục là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta và là tấm gương về cách đạt được sự hiệp nhất trong Giáo hội. Nó phải được thực hiện như vậy thông qua đối thoại, nhưng trên hết, qua sự thánh thiện của cuộc sống.
Source:Aleteia
2. Các giám đốc ơn gọi nói, 'Chúa Giê-su không dùng tờ rơi' để thu hút các môn đệ
Cách tiếp cận mới về ơn gọi ở Tổng giáo phận New York nhắc nhở Cha George Sears về hành trình ơn gọi cá nhân của mình, trong đó cha hy vọng nó cho phép các thanh niên hiểu biết về các linh mục ngoài những gì họ nhìn thấy trên bàn thờ khi họ lớn lên trong các giáo xứ khác nhau.
Cha Sears, là cha quản nhiệm giáo xứ Thánh Danh Chúa Giêsu và Thánh Grêgôriô Cả ở Manhattan, vừa trở thành giám đốc ơn gọi cho tổng giáo phận vào ngày 28 tháng 10. Đức Hồng Y Timothy Dolan đã đồng loạt bổ nhiệm 15 vị thúc đẩy ơn gọi khu vực cho tổng giáo phận.
“Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ, ngài không đặt tờ rơi trong nhà hội hay đặt một số loại áp phích ở quảng trường làng. Đó là một lời mời cá vị”, Cha Sears nói với tờ Crux. “Vì vậy, những gì chúng tôi đang tìm cách làm ở New York là làm việc với một nhóm 15 linh mục và thực hiện một cách tiếp cận cá nhân hơn để xây dựng cộng đồng gồm những thanh niên đặc biệt nghiêm túc với đức tin của họ.”
Về mặt nào đó, cách tiếp cận này là một nỗ lực nhằm chia nhỏ khu vực trách nhiệm trong tổng giáo phận lớn thứ hai trên toàn quốc sau Tổng giáo phận Los Angeles với 2.81 triệu người Công Giáo. Cha Sears cho biết ý tưởng là để mỗi người trong số 15 linh mục thành lập các cộng đồng một cách hữu cơ thông qua việc “để mắt đến những người trẻ quan tâm đến các vấn đề về đức tin của họ,” và tổ chức các sự kiện đã phổ biến trong các giáo phận trên toàn quốc - như gặp gỡ hàng tuần / hàng tháng, nhóm cầu nguyện và “bẻ bánh”.
“Ý tưởng là có một nơi có hai hoặc ba linh mục ở đó thường xuyên để các ngài có thể hình thành mối quan hệ với những linh mục địa phương để các ngài có thể cảm thấy thoải mái khi hỏi những câu hỏi khó và đó có thể là nơi họ có thể khám phá vấn đề. Qua đó, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều ứng cử viên tuyệt vời cho chức linh mục, nhưng cũng cho đời sống tôn giáo và cuộc sống hôn nhân.”
Tổng giáo phận New York không đơn độc. Các giám đốc ơn gọi khác trong các giáo phận Công Giáo lớn của Hoa Kỳ cũng đang sửa đổi các văn phòng ơn gọi của các ngài và điều chỉnh một số cách tiếp cận mới. Trong Tuần lễ Ơn gọi Quốc gia, Crux cũng đã nói chuyện với các giám đốc ơn gọi về những thách thức mà các ngài phải đối mặt trong công việc kêu gọi ơn gọi hiện đại. Các câu trả lời khác nhau, tuy nhiên, tất cả chúng đều bắt nguồn từ một khái niệm mà nhiều người tin rằng đang gây khó khăn cho các khía cạnh khác nhau của Giáo Hội: đó là làn sóng thế tục hóa.
Cha Sears nói: “Ở một số khía cạnh, vì có rất nhiều điều không chắc chắn trên thế giới, nên mọi người tìm kiếm sự an toàn. Là Kitô Hữu, chúng ta được mời gọi đến một điều gì đó cao siêu hơn một chút và tôi nghĩ rằng đó có thể là một thách thức trong thế giới mà chúng ta đang sống.”
Bất kể làn sóng thế tục hóa, số lượng các tân chức trên toàn quốc vẫn ổn định trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Cho Các Hoạt Động Tông Đồ, gọi tắt là CARA, tại Đại học Georgetown, chưa đến hết năm 2021, đã có 472 tân linh mục, so với 448 vị vào năm 2020 và 481 vị vào năm 2019.
Ơn gọi đến từ cộng đồng Việt Nam rất khả quan. Vì thế, người Việt Nam được đánh giá rất cao về mặt giữ đạo. Trong ảnh, quý vị và anh chị em có thể thấy Phó tế Vĩnh Viễn Vinh Sơn Công Nguyễn đang xông hương để chúc phúc cho năm linh mục mới được thụ phong tại Nhà thờ Thánh Thomas More ở Arlington, Virginia.
Source:Crux
3. Giáo Hội Công Giáo Ba Lan tổ chức ngày đoàn kết với Li Băng
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw vào ngày 10 tháng 11, Đức Cha Artur Miziński kêu gọi người Công Giáo ủng hộ sáng kiến này thông qua những lời cầu nguyện và quyên góp của họ.
Tổng thư ký của hội đồng giám mục Ba Lan nói: “Ngày nay Li Băng cần sự đoàn kết của chúng ta theo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.
Ngân hàng Thế giới đã mô tả tình hình tài chính của Li Băng đang ở vào một trong những “giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên toàn cầu kể từ giữa thế kỷ 19”.
Họ ước tính rằng GDP thực tế của quốc gia Trung Đông này giảm hơn 20% vào năm 2020, với lạm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao và cắt điện.
Miziński, một Giám Mục Phụ Tá của Lublin, đông nam Ba Lan, nói: “Chúng ta hãy thử nghĩ đến những anh chị em của mình vẫn ở Li Băng, nhưng không được trải nghiệm hòa bình và cuộc sống xứng đáng với điều kiện của con người.
“Vì vậy, chúng ta muốn giúp đỡ họ, chúng ta muốn giúp họ xây dựng lại những ngôi nhà bị hư hỏng, để không còn trẻ em ra đường, để trẻ em được đến trường. Để thời gian trôi qua, việc bình thường hóa các điều kiện sống xứng đáng với một con người sẽ là chuyện thường tình.”
Cũng phát biểu trong cuộc họp báo là Đức Tổng Giám Mục Georges Bacouni, của Li Băng, người nói rằng dân số gần 7 triệu dân của đất nước đang đối mặt với tình trạng nguy cấp sau vụ nổ hải cảng kinh hoàng ở thủ đô Beirut vào ngày 4 tháng 8 năm 2020.
Người Công Giáo Ba Lan đã tổ chức Ngày Đoàn kết với các Giáo Hội bị áp bức hàng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 11 kể từ khi Hội đồng Giám mục Ba Lan tổ chức sự kiện này vào năm 2008.
Năm nay, ngày này được tổ chức bởi tổ chức giáo hoàng Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và rơi vào ngày 14 tháng 11, có chủ đề “Đoàn kết với Li Băng.” Li Băng là quốc gia có tỷ lệ người Công Giáo lớn nhất Trung Đông.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Wojda của Gdańsk, miền bắc Ba Lan, nói rằng người Công Giáo có thể giúp đỡ người dân Libăng thông qua các khoản quyên góp, cầu nguyện và tìm hiểu về hoàn cảnh của đất nước này.
“Một cách đặc biệt, chúng ta, với tư cách là các tín hữu Kitô, có nghĩa vụ liên tục giúp đỡ những người cần”. Đức Cha Wojda là chủ tịch của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ở Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
Đại họa: Giả mạo sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng, mở nhà thờ giả. Thần học gia Dòng Đa Minh cảnh báo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:04 18/11/2021
1. Giả mạo sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng, thư của Hồng Y mở một nhà thờ giả tại Kansas
Trong chương trình truyền hình phát sóng hôm 15 tháng 11, là chương trình quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, đài truyền hình KSHB 41 ở Kansas đã có một phóng sự đặc biệt nhằm quảng bá cho cái gọi là “Nhà thờ Công Giáo độc lập”.
Trong video này, một thanh niên tự xưng là Cha Taylor Tracy đã đưa ra một chiếu chỉ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoan nghênh, và chúc lành cho sáng kiến thiết lập một Giáo Hội Công Giáo độc lập nhằm lôi kéo những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Giáo Hội như những người LGBTQ+, những người đã ly dị và tái hôn dân sự. Chiếu chỉ đó chắc chắn là giả. Tuy nhiên, phong trào Giáo Hội Công Giáo Độc lập đang lan nhanh tại Hoa Kỳ vì nó được sự ủng hộ của nhiều nhà tư bản. Như trong video này, người ta nói về khả năng tìm kiếm công ăn việc làm cho những ai tham gia. Đó là chiêu thức rất thành công của người Tin lành.
Phóng sự của đài truyền hình KSHB 41 nói như sau:
Giáo Hội Công Giáo Độc lập Christ the King đã đến với cộng đồng tôn giáo Thành phố Kansas từ tháng 3 năm 2020. Họ bắt đầu gặp nhau trong không gian ngoài trời trong những tháng đầu của đại dịch, và hiện đã có một ngôi nhà mới, thể lý ở phía Tây của thành phố.
“Tôi nhận được ít nhất một email mỗi tuần từ những người nói rằng, bạn đã đến đâu rồi? Chúng tôi đã chờ đợi bạn trong nhiều năm,” Cha Taylor Tracy, người đang trong năm đầu tiên làm linh mục lãnh đạo giáo đoàn của mình tại Nhà thờ Công Giáo Độc lập Christ the King, cho biết.
“Tôi nhận thấy một nhu cầu cao độ đối với những người đến từ một nền tảng đa dạng hơn,” ông nói về một đàn chiên mong muốn đào sâu đức tin Công Giáo của họ trong một không gian hòa nhập.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đã cảm thấy bị loại trừ theo cách này hay cách khác, và vì vậy đây là cơ hội tuyệt vời để họ đến và trở thành một phần của cộng đồng nơi họ không phải lo lắng về xu hướng tình dục hoặc tình trạng hôn nhân của mình,” Tracy nói.
Phong trào Công Giáo độc lập đã trải dài khắp Hoa Kỳ và nhà thờ mới nhất của phong trào này vừa chuyển đến góc West Pennway và Jefferson. Các giáo dân đã tràn vào, như Tim Mouton, chẳng hạn.
“Khi tôi chuyển đến đây tại Thành phố Kansas sáu năm trước, tôi đã tham dự một số giáo xứ, chưa bao giờ thực sự tìm thấy một ngôi nhà. Và khi điều này xuất hiện trên Facebook, và tôi bắt đầu tham dự và đến thường xuyên, tôi đã tìm thấy nhà của mình,” Mouton nói.
Nhiều giáo dân tham gia, bao gồm cả Jesse Ibarra III.
“Niềm tin đã đóng một vai trò đáng kinh ngạc trong hành trình của tôi, và đối với tôi, đó là một phần không thể thiếu trong hành trình nhận thức của mình,” Ibarra nói.
Đó là một hành trình không hề suôn sẻ - nhiều lần lái xe trong tình trạng say rượu và ma túy, một án tù. Đó là hơn một thập kỷ trước, và Ibarra nói rằng anh ấy rất tỉnh táo và tập trung vào đức tin của mình.
“Tôi đang làm tốt. Mỗi ngày là một trải nghiệm, và bạn có cơ hội để thay đổi”, anh nói. “Giáo Hội Công Giáo và nền tảng mà nó cung cấp cho phép tăng trưởng điều đó. Nó cho phép một cá nhân tìm thấy chính mình và cho họ cơ hội để biết rằng có ánh sáng ở cuối đường hầm”.
Christ the King không liên kết với Giáo phận Thánh Giuse của Kansas City. Sự độc lập của giáo xứ là do thiết kế, nhưng không phải là cách biệt.
“Chúng tôi mong muốn hợp tác ở mọi nơi và mọi nơi có thể. Bạn biết đấy, đây không phải là bất cứ thứ gì mà chúng tôi muốn cạnh tranh. Chúng tôi chỉ đơn giản là cho mọi người ăn và chúng tôi sẽ đến các vùng ngoại vi bằng nhiều cách”, Cha Tracy nói.
Gần đây, Bề trên Tổng quyền của ngài đã có chuyến thăm với Đức Hồng Y Francis Arinze tại Rôma, người đã biết về công việc của Christ the King.
“Ngài đã ban cho chúng tôi một lá thư, cầu chúc phước lành cho tôi và chức linh mục của tôi, nhưng sau đó cũng cho giáo xứ của chúng tôi, mục vụ của chúng tôi ở đây. Nó vô cùng ý nghĩa”, Cha Tracy nói.
Số người tham dự của giáo xứ này đã tăng gấp đôi kể từ khi chuyển đến ngôi nhà cố định của họ, mang đến một điều gì đó mới mẻ cho những người bước vào.
Cha Tracy nói: “Thiết lập mối liên hệ với mọi người và thực sự, thực sự có tình người được chia sẻ mà tất cả chúng ta thực sự cần phải nuôi dưỡng”.
Ông hy vọng sẽ thúc đẩy một con đường mới về phía trước, dựa trên truyền thống Công Giáo.
“Mọi người khao khát cộng đồng và họ cũng muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn chính họ,” anh nói.
Phong trào Công Giáo độc lập bao gồm nhiều khu vực và giáo xứ, ủng hộ việc hòa nhập LGBTQ + từ nhiều thập kỷ trước. Các giáo đoàn ngày nay tập trung vào các vấn đề cụ thể, trong đó một số tập trung vào công bằng xã hội và một số tập trung vào việc chào đón nhiều linh mục nữ hơn.
Christ the King nói với KSHB 41 rằng họ cam kết đưa nhà thờ ra ngoài bốn bức tường, hoạt động trong cộng đồng với các tổ chức khác nhau, bao gồm Harvesters, Habitat for Humanity và Westside Community Action Network.
Source:KSHB 41
2. Các nhà thờ 'Công Giáo độc lập' có thực sự là Công Giáo không? Nhận định của khoa trưởng dòng Đa Minh
Một ngày sau khi chương trình của KSHB 41 được phát sóng, hôm 16 tháng 11, Cha Pius Pietrzyk, dòng Đa Minh, khoa trưởng khoa mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, đã đăng trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, một bài có nhan đề “Are ‘independent Catholic’ churches really Catholic?”, nghĩa là “Các nhà thờ 'Công Giáo độc lập' có thực sự là Công Giáo không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.
Linh mục của một nhà thờ mới ở Thành phố Kansas cho biết họ đang chào đón những người cảm thấy họ bị Giáo Hội Công Giáo “loại trừ”.
Các phương tiện truyền thông địa phương ở Thành phố Kansas gần đây đã đưa tin về một cái gì đó tự xưng là “Giáo Hội Công Giáo Độc lập”. Bài báo mô tả nó là một phần của “phong trào Công Giáo độc lập” và gợi ý rằng nó là một phần của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nảy sinh câu hỏi: Nhóm này có phải là Công Giáo không? Một người Công Giáo có nên tham dự Nhà thờ ở đó không?
Trọng tâm của những câu hỏi này là một câu hỏi sâu sắc hơn: Theo đạo Công Giáo nghĩa là gì? Một số người sẽ nói rằng chính phép rửa tội tạo nên một người Công Giáo. Và có một số sự thật cho điều đó. Giáo hội đã dạy rằng chính nhờ phép rửa tội mà người ta trở thành thành viên của một Giáo hội duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, việc rửa tội trở thành người người Công Giáo khiến người ta phải tuân theo giáo luật.
Nhưng trở thành người Công Giáo không chỉ là việc lãnh nhận bí tích rửa tội. Đó là bước đầu tiên cần thiết, nhưng để trở thành Công Giáo viên mãn đòi hỏi phải có sự hiệp thông với Giáo hội. Giáo luật của Giáo hội buộc mọi người Công Giáo phải duy trì sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội. Giáo hội, một cách tổng quát, cho rằng sự hiệp thông viên mãn bao gồm ba lãnh vực: đức tin, bí tích và quản trị. Nghĩa là, để trở thành người Công Giáo hoàn toàn, đòi hỏi người ta phải tin vào các chân lý của đức tin, tham gia vào đời sống bí tích, và phục tùng thẩm quyền hợp pháp của Giáo hội, cả Đức Giáo Hoàng và Đức Giám Mục bản quyền của mình.
Ở cấp độ đức tin, mọi người Công Giáo có nghĩa vụ phải chấp nhận những chân lý mặc khải và những chân lý do Huấn quyền đưa ra liên quan đến đức tin và đời sống luân lý. Ngay cả sự kiên trì nghi ngờ về một sự thật mà Giáo hội cho rằng đã được Thiên Chúa mạc khải cũng là một thất bại trong việc đặt mình vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội và sẽ khiến một người không đạt đến mức độ Công Giáo hoàn toàn theo nghĩa đó.
Điều này cũng đúng về quản trị. Giáo hội không chỉ là dân Chúa, nhưng là một xã hội hoàn chỉnh được cấu trúc vì lợi ích chung. Giáo Hội Latinh sẽ sớm mừng Lễ trọng Chúa Kitô Vua. Chúa Kitô thực sự cai trị và chăn dắt chúng ta, và những người được phong chức vụ thánh, đặc biệt là các giám mục, cai quản Giáo hội nhân danh Ngài. Cố ý loại bỏ chính mình khỏi thẩm quyền hợp pháp mà họ có trong Giáo hội là loại bỏ chính mình khỏi Giáo hội. Điều này cũng sẽ làm cho một người ít hơn là người Công Giáo thực sự.
Khó khăn đối với cái gọi là các Giáo Hội Công Giáo độc lập này là họ tự quảng cáo mình là có các bí tích hợp lệ nhưng lại loại trừ đức tin và sự quản trị của Giáo hội. Họ bác bỏ nhiều định đề về đức tin và nhất là về đời sống luân lý mà Giáo hội luôn cho là chân lý được mạc khải. Hơn nữa, họ cố tình từ chối công nhận thẩm quyền hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục địa phương. Như vậy, họ khẳng định từ chối sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Lịch sử của nhóm này ở Thành phố Kansas càng làm cho sự tách biệt này khỏi Giáo hội trở nên rõ ràng hơn. Trên trang web riêng của họ, họ tuyên bố tính hợp lệ của các bí tích bởi vì chức tư tế của họ bắt nguồn từ việc thụ phong bởi Emmanuel Milingo. Tuy nhiên, Milingo đã bị Đức Giáo Hoàng ra vạ tuyệt thông vào năm 2006 vì không tuân theo luật lệ của Giáo hội. Làm thế nào một người có thể tuyên bố là Công Giáo hoàn toàn từ một nguồn được công khai biết đến là bị vạ tuyệt thông – theo đúng định nghĩa của từ đó là không hiệp thông?
Là những người Công Giáo muốn duy trì sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội, chúng ta nên tránh những nhóm như vậy, ngay cả khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất.
Source:Aleteia
3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Thánh Giuse thực là một vị thầy về những điều thiết yếu
Lúc 9 giờ, sáng thứ Tư, ngày 17 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung hơn 5.000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở Nội thành Vatican.
Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 36 tính từ đầu năm nay. Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá mở đầu, mọi người nghe đọc một đoạn cuối cùng trích từ đoạn 5 sách ngôn sứ Mikha (Mk 5,1.2-3.4):
“Phần ngươi, hỡi Bethlehem Ephrata, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuda, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Vì thế, Thiên Chúa sẽ đặt họ trong quyền của người khác cho đến khi người sẽ phải sinh sẽ sinh hạ; và phần còn lại của các anh em ngươi sẽ trở lại với con cái Israel. Người sẽ trỗi dậy và chăn dắt với sức mạnh của Chúa, với uy nghiêm của danh Chúa là Thiên Chúa của người. Chính Người sẽ là hòa bình!”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã bắt đầu loạt bài mới về thánh Giuse, nhân dịp năm kính thánh nhân. Bài thứ nhất có đề tài: “Thánh Giuse trong môi trường sống của ngài.”
Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Ngày 8 tháng 12 năm 1870, Chân phước Piô IX tuyên phong Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ. 150 năm sau biến cố đó, chúng ta đang trải nghiệm một năm đặc biệt dành riêng cho Thánh Giuse, và trong Tông thư Patris corde, tôi đã thu thập một số suy gẫm về con người của ngài. Chưa bao giờ như ngày hôm nay, trong thời điểm được đánh dấu bằng một cuộc khủng hoảng hoàn cầu với nhiều thành tố đa dạng, ngài có thể là chỗ dựa, niềm an ủi và người hướng dẫn. Đó là lý do tại sao tôi quyết định dành một chu kỳ giáo lý cho ngài, điều mà tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta hơn nữa để chúng ta được soi sáng bởi gương sáng và lời chứng của ngài. Trong một vài tuần, chúng ta sẽ nói về Thánh Giuse.
Có hơn mười nhân vật trong Kinh thánh mang tên Giuse. Người quan trọng nhất trong số này là con trai của Giacóp và Raken, người, trải qua nhiều thăng trầm, từ một nô lệ trở thành người quan trọng thứ hai ở Ai Cập sau pharaô (x. St 37-50). Tên Giuse trong tiếng Do Thái có nghĩa là "Chúa làm gia tăng, Chúa làm cho nó lớn lên". Đó là một ước muốn, một phước lành được xây dựng trên sự tin tưởng vào ơn quan phòng và đặc biệt nói đến sự sinh thành và lớn lên của trẻ em. Thật vậy, chính cái tên này đã tiết lộ cho chúng ta một khía cạnh thiết yếu trong nhân cách của Thánh Giuse thành Nadarét. Ngài là một người đầy đức tin, tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Mọi hành động của ngài được Tin Mừng thuật lại đều được thi hành với niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ “làm cho nó lớn lên”, Thiên Chúa sẽ “gia tăng” nó, Thiên Chúa sẽ “thêm vào”, nghĩa là Thiên Chúa sẽ chu cấp để thực hiện chương trình cứu rỗi của Người. Và, trong điều này, Thánh Giuse thành Nadarét rất giống ông Giuse nước Ai Cập.
Ngay cả những tài liệu tham khảo địa lý chính có nhắc đến Thánh Giuse: Bêlem và Nadarét, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu con người ngài.
Trong Cựu Ước, thành phố Bêlem (Bethlehem) được gọi bằng tên Beth Lechem, tức là "Nhà của bánh mì", hay còn gọi là Épratha, theo tên bộ tộc định cư trên lãnh thổ đó. Tuy nhiên, trong tiếng Ả Rập, tên này có nghĩa là "Nhà của thịt", có lẽ là do số lượng lớn các đàn cừu và dê trong khu vực. Thực vậy, không phải ngẫu nhiên mà khi Chúa Giêsu sinh ra, các mục đồng là những nhân chứng đầu tiên của biến cố (x. Lc 2: 8-20). Dưới ánh sáng câu chuyện về Chúa Giêsu, những ám chỉ về bánh và thịt ám chỉ mầu nhiệm Thánh Thể: Chúa Giêsu là bánh hằng sống từ trời xuống (x. Ga 6:51). Chính Người sẽ tự nói về mình: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời” (Ga 6:54).
Bêlem được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh, bắt đầu từ Sách Sáng thế. Câu chuyện về bà Rút và bà Naômi, được thuật lại trong Sách Rút, một sách nhỏ nhưng tuyệt vời, cũng liên quan đến Bêlem. Bà Rút sinh một người con trai tên là Ôvét, từ ông này, sinh ra Giétse, cha của Vua Đavít. Và chính từ dòng dõi của Đavít mà có Thánh Giuse, cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Do đó, về Bêlem, tiên tri Mikha đã báo trước những điều lớn lao: " Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5: 1). Thánh sử Mátthêu sẽ tiếp nhận lời tiên tri này, ngài sẽ nối kết nó với câu chuyện về Chúa Giêsu cũng như sự ứng nghiệm hiển nhiên của nó.
Quả thật, Con Thiên Chúa không chọn Giêrusalem làm nơi nhập thể, mà là Bêlem và Nadarét, hai làng ngoại vi, cách xa tiếng ồn ào của tin tức và quyền lực thời bấy giờ. Thế mà Giêrusalem là thành phố được Chúa yêu thương (x. Is 62:1-12), là “thành thánh” (Đn 3:28), được Chúa chọn làm nơi cư ngụ (x. Dcr 3:2; Tv 132:13). Và quả thực, đây là nơi cư ngụ của các tiến sĩ Luật, kinh sư và người Pharisiêu, các thượng tế và các kỳ lão trong dân (xem Lc 2:46; Mt 15:1; Mc 3:22; Ga 1:19; Mt 26:3).
Đây là lý do tại sao sự lựa chọn Bêlem và Nadarét cho chúng ta biết rằng vùng ngoại vi và bên lề đều được Thiên Chúa ưu ái. Chúa Giêsu không sinh ra ở Giêrusalem với toàn thể triều đình... không: Người sinh ra ở vùng ngoại ô và sống cả đời mình, tới 30 năm, ở vùng ngoại vi đó, làm thợ mộc, như thánh Giuse. Đối với Chúa Giêsu, những vùng ngoại vi và những người bị gạt ra ngoài lề đều được quí mến hơn. Không coi trọng thực tại này cũng tương tự như không coi trọng Tin Mừng và công trình của Thiên Chúa, những điều tiếp tục tự biểu lộ ở các vùng ngoại vi địa lý và hiện sinh. Chúa luôn luôn hành động bí mật ở ngoại vi, cả trong linh hồn chúng ta, ở ngoại vi của linh hồn, của các cảm xúc, có lẽ cả những cảm xúc khiến chúng ta xấu hổ; nhưng Chúa ở đó để giúp chúng ta tiến về phía trước. Chúa tiếp tục tự tỏ mình ra ở các vùng ngoại vi, cả những vùng ngoại vi địa lý lẫn hiện sinh. Đặc biệt, Chúa Giêsu đi tìm những người tội lỗi, vào nhà họ, nói chuyện với họ, kêu gọi họ hoán cải. Và Người từng bị khiển trách về điều này. Thực vậy, các luật sĩ có lần nói: "Hãy xem kìa, vị Thầy này, hãy nhìn vị Thầy này: Ông ngồi ăn với những kẻ có tội, lây bẩn thỉu, đi tìm những người tuy không làm điều ác nhưng phải chịu đựng hậu quả của nó: người bệnh, người đói, người nghèo, người cùng hết. Chúa Giêsu luôn luôn đi đến các vùng ngoại vi. Và chắc chắn Người phải cho chúng ta rất nhiều tin tưởng về điều đó, vì Chúa biết vùng ngoại vi của trái tim chúng ta, vùng ngoại vi của linh hồn chúng ta, vùng ngoại vi của xã hội chúng ta, thành phố của chúng ta, gia đình của chúng ta, tức là cái phần hơi mù mờ mà chúng ta hay dấu diếm, có lẽ vì xấu hổ.
Về mặt này, xã hội lúc bấy giờ không khác xã hội của chúng ta bao nhiêu. Ngay cả ngày nay vẫn có một trung tâm và một vùng ngoại vi. Và Giáo Hội biết rằng mình được kêu gọi để loan báo tin mừng từ các vùng ngoại vi. Vốn là một thợ mộc xuất thân từ Nadarét và là người tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho vị hôn thê của ngài và cho chính ngài, Thánh Giuse nhắc nhở Giáo hội chú ý đến những gì mà thế giới cố tình phớt lờ. Hôm nay thánh Giuse dạy chúng ta điều này: “Đừng quá nhìn vào những điều thế gian ca tụng, hãy nhìn vào những góc khuất, những bóng tối, hãy nhìn những vùng ngoại vi, những gì thế gian không mong muốn”. Ngài nhắc nhở mỗi người chúng ta phải quý trọng những gì người khác vứt bỏ. Theo nghĩa này, ngài thực sự là một bậc thầy dạy những điều cốt yếu: ngài nhắc nhở chúng ta rằng những gì thực sự có giá trị không thu hút sự chú ý của chúng ta, mà đòi hỏi sự biện phân kiên nhẫn để được khám phá và trân quí. Anh chị em hãy tìm hiểu giá trị của nó. Chúng ta xin ngài cầu bầu để toàn thể Giáo hội có thể phục hồi cái nhìn này, khả năng biện phân này, khả năng đánh giá điều cốt yếu này. Chúng ta ra đi từ Bêlem, chúng ta ra đi từ Nadarét.
Hôm nay, tôi muốn gửi một thông điệp đến tất cả những người đàn ông và đàn bà đang sống ở những vùng ngoại vi địa lý bị lãng quên nhất trên thế giới hoặc những người đang sống trong hoàn cảnh bị gạt ra ngoài lề hiện sinh. Mong các bạn tìm thấy nơi Thánh Giuse một nhân chứng và một người bảo vệ để tìm đến. Chúng ta hãy hướng về ngài với lời cầu nguyện sau đây, một lời cầu nguyện "tự chế" xuất phát từ trái tim:
Lạy thánh Giuse,
ngài luôn tin cậy nơi Chúa,
và ngài đã lựa chọn
được hướng dẫn bởi sự quan phòng của Người,
xin dạy chúng con đừng phụ thuộc quá nhiều vào các dự án của mình,
nhưng vào kế hoạch tình yêu của Người.
Ngài xuất phát từ vùng ngoại ô,
xin giúp chúng con hoán cải cái nhìn của chúng con
và thích những gì thế gian vứt bỏ và gạt sang bên lề.
Xin an ủi những người cảm thấy cô đơn
và hỗ trợ những người đang âm thầm dấn thân
để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Amen.
Li kì: Một Hồng Y Italia vừa được một cuốn sách mới tại Rôma giới thiệu là vị Giáo Hoàng tương lai
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 18/11/2021
1. Vị Giáo Hoàng sau Đức Phanxicô là ai? Nhận định của sách mới phát hành tại Rôma
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh COPE của Tây Ban Nha vào ngày 30 tháng 8 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định ngài không có ý định từ chức. Tuy nhiên, vì ngài đã 85 tuổi nên tại Rôma những đồn đoán xem ai sẽ là vị Giáo Hoàng tương lai vẫn tiếp diễn. Lần này không chỉ là một bài báo nhưng là cả một cuốn sách trong một chiến dịch vận động cho một vị Hồng Y người Ý được bầu vào ngôi Giáo Hoàng.
Edward Pentin, phóng viên thường trực của tờ National Catholic Register tại Rôma có bài tường thuật nhan đề “Italian Vaticanist Looks to Next Pontificate in New Book”, nghĩa là “Các Chuyên Gia Về Vatican Xem Xét Triều Giáo Hoàng Tiếp Theo Trong Cuốn Sách Mới”.
VATICAN CITY - Nhà xuất bản của một cuốn sách mới tại Ý về tương lai của triều đại giáo hoàng nhận định trong lời nói đầu của cuốn sách: “Rõ ràng là các phe phái đã tự tổ chức để không bị bất ngờ khi Tòa Thánh bắt đầu trống tòa”.
Với tựa đề Cosa resta del papato, “Những gì còn sót lại của Ngôi Giáo hoàng”, do chuyên gia người Ý về Vatican Francesco Antonio Grana viết, nhà Edizioni Terrasanta xuất bản, cuốn sách hướng đến mật nghị tiếp theo, xem xét “tương lai của Giáo hội sau Đức Bergoglio” và hỏi liệu ngôi vị giáo hoàng có “còn là một định chế có giá trị” hay “đã được cảm nhận như hoàn toàn lạc hậu.”
Cuốn sách được ra mắt tại Rôma vào ngày 18 tháng 11 với sự giúp đỡ của Đức Hồng Y Matteo Zuppi, tổng giám mục Bologna, trong tư cách là diễn giả chính.
Sự hiện diện của vị Hồng Y sinh tại Rôma này là rất quan trọng, vì trong nhiều tháng qua, ngài đã được các nhà thạo tin về Vatican, đặc biệt nhất là Sandro Magister, coi như một ứng viên Giáo Hoàng hàng đầu và Magister trích dẫn ứng viên được ưu ái này của cộng đồng Thánh Egidio như một trong những phe phái trước mật nghị đang “tự tổ chức”.
Với tư cách là người đồng sáng lập và là cựu linh mục quản xứ của cộng đồng, Đức Hồng Y Zuppi, 66 tuổi, không chỉ được biết đến trong Giáo hội mà còn ngoài thế giới Công Giáo do các hoạt động nhân đạo và hòa bình quốc tế nổi tiếng của tổ chức này.
Sự nổi lên như vũ bão của Đức Hồng Y Zuppi để trở thành ứng viên Giáo Hoàng hàng đầu đã được nhấn mạnh thêm vào tuần này sau các báo cáo cho rằng ngài được tin là sẽ trở thành chủ tịch tiếp theo của Hội Đồng Giám Mục Ý vào năm tới, một con đường mà Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã đi trong Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình trên đường tới ngôi giáo hoàng.
Grana, phóng viên của nhật báo Ý Il Fatto Quotidiano của Vatican, nói với tờ Register ngày 5 tháng 11 rằng ông đã mời Đức Hồng Y Zuppi tham dự buổi ra mắt cuốn sách của mình vì ông tin rằng vị Hồng Y và hai diễn giả khác tại sự kiện này sẽ “minh họa một cách hiệu quả ý nghĩa cách mạng của triều đại giáo hoàng Đức Phanxicô và cũng có thể nhìn vào các triều đại giáo hoàng của những vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài”.
Grana rất có cảm tình với một tầm nhìn mang tính cách mạng như vậy đối với Giáo hội, nhận thấy điều đó là cần thiết để Giáo hội có thể “tự điều chỉnh lại mình trước những thay đổi sâu sắc và triệt để của thời đại”. Nhà chuyên môn về Vatican người Ý này cho biết ông được thúc đẩy viết cuốn sách của mình vì mong muốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được thể hiện trong tông huấn năm 2013 Evangelii Gaudium, nghĩa là Niềm vui Phúc âm, về việc “chuyển hóa ngôi giáo hoàng” khỏi “tập trung quá mức làm phức tạp thêm đời sống của Giáo hội và việc tiếp cận truyền giáo của Giáo hội”- đó là một mục tiêu của Công đồng Vatican II và sự nhấn mạnh của nó về ‘đoàn thể tính’ mà Đức Giáo Hoàng nói vẫn chưa được thực hiện.
Do đó, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Đức Hồng Y Zuppi cũng có nguyện vọng tương tự.
Trong cuốn sách The Next Pope, nghĩa là Vị Giáo Hoàng tiếp theo, (Sophia Institute Press) của tôi, tôi giải thích cách mà “mối quan tâm suốt đời của Đức Hồng Y Zuppi đối với những người nghèo và bị thiệt thòi, được rèn giũa thông qua các mối quan hệ chặt chẽ của ngài với cộng đồng Thánh Egidio” đã cho thấy ngài “là một người con chân chính của tinh thần Công đồng Vatican II, một người luôn tìm cách liên kết với thế giới hiện đại và thực hiện 'sự thay đổi sâu sắc' mà ngài tin rằng Công đồng muốn có nơi Giáo hội”.
Ngài hoàn toàn cam kết gắn bó với tầm nhìn của triều đại giáo hoàng này và muốn thấy điều đó thành hiện thực, bắt đầu với Evangelii Gaudium, và có thể vì lý do này mà theo Marco Mancini, viết trong ACI Stampa, Đức Hồng Y Zuppi là “một trong những các vị giáo phẩm được quý trọng”. Các nguồn tin thân cận với Vatican nói với tờ Register rằng sự hiện diện của Đức Hồng Y Zuppi trong buổi ra mắt sách vào tuần tới sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự chấp thuận rõ ràng của Đức Giáo Hoàng.
Được biết đến như một “Hồng Y đường phố” vì sự giúp đỡ của ngài cho người nghèo, sự nhấn mạnh của Đức Hồng Y Zuppi về nghèo đói vật chất và bình đẳng đã đưa ngài đến gần với chính trị cánh tả Ý - đến nỗi khi việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Zuppi vào Hồng Y Đoàn được công bố, các phương tiện truyền thông Ý nói đùa rằng “tuyên úy” của đảng xã hội chủ nghĩa hàng đầu của Ý đã trở thành một Hồng Y.
Với tư cách là Tổng giám mục của Bologna, ngài đã đọc điếu văn cho một người Ý cực đoan cánh tả, ủng hộ phá thai, và thậm chí còn cho nhập tịch vào Tổng giáo phận Bologna một linh mục Cộng sản đã tranh cử một ghế trong Nghị viện Âu Châu. Vị Hồng Y này cũng được nhớ đến vì đã viết lời tựa cho cuốn “Xây dựng một cây cầu: Làm sao Giáo Hội Công Giáo và Cộng đồng LGBT có thể tham gia vào mối quan hệ tôn trọng, trắc ẩn và nhạy cảm”, là cuốn sách gây tranh cãi về LGBT của Cha James Martin, được xuất bản vào năm 2018.
Cộng đồng Thánh Egidio
Đối với Magister, những nỗ lực của Cộng đồng Thánh Egidio trong việc cổ vũ cho Đức Hồng Y Zuppi đến với ngôi Giáo Hoàng là không thể chối cãi, một phần được tạo ra bởi sự bất bình ngày càng tăng đối với triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô như được chỉ ra trong cuốn sách có tên La Chiesa brucia - Crisi e future del cristianesimo, nghĩa là Nhà thờ đang cháy - Những cuộc khủng hoảng và Tương lai của Kitô Giáo, được viết bởi người sáng lập chính của Cộng đồng Thánh Egidio, là Andrea Riccardi.
Cộng đồng có một ảnh hưởng vận động lớn với các mối liên hệ rộng rãi trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo hội.
Trong một chuyên mục ngày 12 tháng 10 có tiêu đề “Conclave in Sight, Operation Sant'Egidio”, nghĩa là “Mật Nghị Trước Mắt, Chiến dịch của Cộng đồng Thánh Egidio” Magister lưu ý cách Cộng đồng Thánh Egidio đã khéo léo tách mình ra khỏi triều đại giáo hoàng này và gia tăng thế giá của Cộng đồng - và của Đức Hồng Y Zuppi - trong những tháng gần đây, gần đây nhất là tổ chức một cuộc gặp gỡ liên tôn tại Đấu trường La Mã với hàng loạt tên tuổi lớn, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đức Hồng Y Zuppi là vị Hồng Y duy nhất tham gia sự kiện này, phát biểu về chủ đề “Chăm sóc Ngôi nhà Chung của chúng ta” cùng với Jeffrey Sachs, thành viên phò kiểm soát dân số của Học viện Giáo hoàng Khoa học Xã hội.
Magister nhớ lại rằng trong các mật nghị năm 1978, 2005 và 2013, “các thành viên của Cộng đồng Thánh Egidio đã cố gắng kèo lái kết quả” nhưng “lần nào cũng không thành công”, có lẽ vì khi nâng cao thế giá của một ứng cử viên được ưu ái, họ đã đẩy ngài mạnh quá và nhanh quá và các Hồng Y cử tri trở nên nghi ngờ. Người Rôma có câu nói nổi tiếng này “Ai bước vào mật nghị với tư cách là giáo hoàng, sẽ trở ra với tư cách là một Hồng Y”
Source:National Catholic Register
2. Diễn biến bất ngờ: Các Giám Mục Hoa Kỳ bỏ phiếu áp đảo thông qua văn kiện về bí tích Thánh Thể
Hôm Thứ Tư 17 tháng 11, các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã biểu quyết áp đảo để thông qua một văn kiện mới về Thánh Thể nêu bật vai trò không thể thiếu của Tiệc Thánh trong đời sống của Giáo Hội.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Baltimore, với tỷ số 222 phiếu thuận, 8 phiếu chống, và 3 phiếu trắng.
Việc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín và được thực hiện bằng phương thức điện tử. Chỉ cần hai phần ba là cần thiết để thông qua tài liệu.
Văn kiện mới về Thánh Thể là sản phẩm của nhiều tháng tranh luận và sửa đổi. Văn bản cuối cùng tránh mọi tham chiếu công khai về việc liệu các giám mục và linh mục có nên từ chối việc rước lễ đối với các nhân vật công cộng cụ thể như ông Joe Biden và bà Nancy Pelosi, là những người đi ngược với giáo huấn Công Giáo về phá thai và các vấn đề đạo đức khác hay không.
Thay vào đó, tài liệu này nhằm mục đích bắt đầu một sự nhấn mạnh mới trong việc dạy giáo lý cho người Công Giáo về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể, để đáp lại điều mà nhiều giám mục coi là sự suy giảm đáng lo ngại về niềm tin vào bí tích là sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA trước cuộc bỏ phiếu, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver giải thích rằng tài liệu này nhằm “trình bày sự hiểu biết rõ ràng về các giáo huấn của Giáo hội nhằm nâng cao nhận thức của các tín hữu về cách Bí tích Thánh Thể có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta đến gần hơn với Đấng tạo ra chúng ta và gần hơn với cuộc sống mà Ngài mong muốn nơi chúng ta”.
Ngoài việc phê duyệt tài liệu, có tiêu đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội,” các giám mục đã thông qua một kế hoạch chiến lược cho một chiến dịch phục hưng Thánh thể kéo dài ba năm. Số phiếu bầu là 201 phiếu ủng hộ chiến dịch phục hưng, 17 phiếu chống, và 5 phiếu trắng. Sáng kiến này bao gồm việc phát triển các tài liệu giảng dạy mới, đào tạo cho các lãnh đạo giáo phận và giáo xứ, ra mắt trang web chuyên về phục hưng Thánh Thể, và triển khai một đội đặc biệt gồm 50 linh mục sẽ đi khắp đất nước để rao giảng về Bí tích Thánh Thể.
Chiến dịch sẽ lên đến đỉnh điểm với Đại hội Thánh Thể Quốc gia vào tháng 7 năm 2024 tại Indianapolis, Đức Cha Andrew H. Cozzens của Crookston, Minnesota. Đức Cha Cozzens, người đang lãnh đạo nỗ lực phục hưng với tư cách là chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Dạy giáo lý của USCCB, cho biết đại hội sẽ là đại hội đầu tiên thuộc loại này ở Hoa Kỳ trong gần 50 năm qua. Đức Cha Cozzens cho biết hôm thứ Tư rằng trước đây, các sự kiện thánh thể quốc gia như vậy được tổ chức mỗi thập kỷ một lần.
“Tôi thấy đây thực sự là một cuộc hội tụ tuyệt vời của các sự kiện, dẫn dắt chúng ta từ sự phục hưng Thánh Thể đến Đại hội Thánh Thể. Tôi sẵn sàng lên tiếng ủng hộ nó một cách mạnh mẽ”, Đức Cha James D. Conley của Lincoln, Nebraska nói.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trên đỉnh cao và bên bờ vực của một điều gì đó thực sự có tác động và tuyệt vời đối với Giáo hội ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ đây có thể là thứ chúng ta cần.”
Các giám mục đã tổ chức một phiên họp điều hành kín vào thứ Hai để cho phép thảo luận sâu hơn về tài liệu. Một số giám mục phát biểu trong cuộc thảo luận ngắn trước cuộc bỏ phiếu về tài liệu về Bí tích Thánh Thể chỉ đề xuất những thay đổi nhỏ đối với cách diễn đạt của một số đoạn văn, nhưng không có đề nghị nào được chấp thuận.
Hai phần của tài liệu về Bí tích Thánh Thể dài 30 trang là “Quà tặng”, xoay quanh Bí tích Thánh Thể như một món quà từ Chúa Kitô qua sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Ngài, và “Lời đáp của chúng ta”, tập trung vào lòng biết ơn đối với món quà Bí tích Thánh Thể, vai trò của giáo dân liên quan đến việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong việc hoán cải.
Tài liệu viết: “Chúa đồng hành với chúng ta theo nhiều cách, nhưng không gì sâu sắc bằng khi chúng ta gặp Người trong Bí tích Thánh Thể”.
“Khi chúng ta Rước Lễ, Chúa Kitô đang hiến mình cho chúng ta. Người đến với tất cả chúng ta trong sự khiêm nhường, như Người đã đến với chúng ta trong mầu nhiệm Nhập thể, để chúng ta đón nhận Người và nên một với Người”.
Mặc dù tài liệu không cung cấp bất kỳ tiêu chuẩn nào để từ chối bí tích Thánh Thể đối với một người không hiệp thông với giáo huấn của Giáo hội, nhưng văn bản giải thích sự khác biệt giữa tội nhẹ và tội trọng, và nói rằng một người Công Giáo trong tình trạng tội trọng không nên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cho đến khi họ đã đi đến tòa Giải tội và nhận được ơn xá giải.
“Mặc dù tất cả những thất bại của chúng ta trong việc làm điều đúng đều làm tổn hại đến sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, nhưng chúng thuộc các loại khác nhau, phản ánh mức độ nghiêm trọng khác nhau,” tài liệu viết.
“Tuy nhiên, có một số tội lỗi đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và Giáo hội”.
“Như Giáo Hội đã dạy một cách nhất quán, một người rước lễ trong tình trạng mắc tội trọng không những không nhận được ân sủng của Tiệc Thánh, mà còn phạm tội báng bổ do không thể hiện sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô”
Tài liệu nói rằng “việc rước lễ đòi hỏi sự hiệp thông của một người với Giáo hội trong chiều kích hữu hình này,” và trình bày lại văn bản của tài liệu năm 2006 từ các giám mục liên quan đến người Công Giáo trong đời sống công cộng.
“Nếu một người Công Giáo trong đời sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của mình cố ý và cố chấp bác bỏ các giáo lý đã xác định của Giáo hội, hoặc cố ý và cố chấp từ chối giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội về các vấn đề luân lý, thì người đó đánh mất nghiêm trọng sự hiệp thông của mình với Giáo hội.”
“Việc rước lễ trong hoàn cảnh như vậy, sẽ không phù hợp với bản chất của việc cử hành Thánh Thể, vì vậy người đó đừng lên rước lễ.”
Source:Catholic News Agency