Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/11: Thiên Chúa của kẻ sống. Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
04:37 19/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 20, 27-40
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa”. Bấy giờ có mấy luật sĩ lên tiếng thưa Người rằng: “Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm”. Và họ không dám hỏi Người điều gì nữa.
Ðó là lời Chúa.
Vua nào thống trị tâm hồn tôi?
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
04:44 19/11/2021
Lòng tham lên ngôi thống trị
Có nhiều quyền lực vô hình đang thống trị và điều khiển bản thân ta mà chính ta cũng không hay biết.
Nơi người nầy, có thể là những ham muốn nhục dục đang thống trị; nơi người kia, có thể là sự khao khát danh vọng đang nắm quyền chỉ huy…
Nhưng có lẽ quyền lực lớn lao và mạnh mẽ hơn hết đang thống trị nhiều người, đó là lòng tham lam.
Quyền lực của lòng tham rất đáng sợ
Lòng tham trải rộng quyền thống trị của mình trong mọi lãnh vực: chính trị, kinh tế, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, gia đình, xã hội…
Trong gia đình, lòng tham có thể xui khiến con cái giết mẹ, giết cha để chiếm đoạt tài sản; lòng tham có thể xô đẩy anh em ruột thịt vào cảnh huynh đệ tương tàn vì tranh giành tư lợi; lòng tham có thể xui khiến vợ chồng lìa bỏ nhau để chạy theo tình nhân khác giàu đẹp hơn…
Trong tương giao quốc tế, lòng tham xui khiến nước mạnh uy hiếp nước yếu để thu tóm tài nguyên của nước yếu về cho mình…
Lòng tham không buông tha bất cứ ai: Tất cả mọi hạng người trong xã hội… đều có thể bị thống trị bởi lòng tham.
Điều đáng sợ là trong xã hội ngày nay, lòng tham ngày càng thắng thế. Lòng tham từng bước truất phế lương tri, lý trí, lòng đạo đức… nơi rất nhiều người để chiếm lấy quyền thống trị tâm hồn và đời sống của họ.
Chúa Giê-su kêu gọi truất phế lòng tham
Chúa Giê-su khuyến khích nhân loại phế bỏ lòng tham khi tuyên bố: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó” và khuyên bảo mọi người đừng tích trữ “kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm cho hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách lấy đi, nhưng hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời…”
Chúa Giê-su hô hào nhân loại lật đổ, truất phế sự thống trị của lòng tham khi dạy rằng: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam… ” và Ngài cảnh báo những người ham mê thu tích của cải rằng: “Đồ ngốc! Nội đêm nay ta đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi tích trữ sẽ về tay ai?”
Đặc biệt, Chúa Giê-su kêu mời mọi người chiến thắng lòng tham bằng cách chia sớt tài sản cho người nghèo khổ để mai sau được vui hưởng hạnh phúc thiên đàng; Ngài nói: “Hãy bán của cải đi mà bố thí. Hãy sắm cho mình những túi tiền, những kho tàng bất hoại trên trời…”
Khi con người để cho lòng tham ngự trị và chỉ huy cuộc đời mình, họ trở thành những tên nô lệ khốn hèn, gây ra nhiều đau thương, tổn thất cho cộng đồng, xã hội.
Tuy nhiên, nhận biết mình có bị lòng tham điều khiển, thống trị hay không là điều rất khó và tiêu diệt được lòng tham lại càng khó hơn.
Điều quan trọng là mỗi người hãy thường xuyên nhìn lại mình, để nhận rõ quyền lực của lòng tham đang chỉ huy, thống trị mình như thế nào; rồi từ đó, mới có thể quyết tâm giải thoát mình khỏi quyền lực của lòng tham, đồng thời tôn Chúa Giê-su làm vua của đời mình.
Lạy Chúa Giê-su là Vua thống trị muôn loài,
Khi để cho lòng tham thống trị tâm hồn là chúng con đã truất phế Chúa; như thế, Chúa không còn là vua của chúng con, không có chỗ đứng trong cuộc đời chúng con.
Xin cho chúng con tôn Chúa làm vua của mình bằng cách diệt trừ lòng ham mê tiền bạc của cải đời nầy để chăm lo phụng sự Chúa và ân cần phục vụ anh chị em chung quanh. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Chúa Kitô Vua Sự thật và Yêu thương
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:18 19/11/2021
CHÚA KITÔ VUA SỰ THẬT VÀ YÊU THƯƠNG
Theo lịch Dương còn hơn 1 tháng nữa mới hết năm, theo lịch Âm còn hơn 2 tháng nữa mới hết năm. Nhưng theo lịch phụng vụ Công Giáo, thì hôm nay đã là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Trong Chúa Nhật cuối cùng này, Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Ngài không chỉ là vua của người Công Giáo, mà là vua của cả nhân loại, vua của cả vũ trụ trời đất. Ngài không chỉ là vua một thời gian, mà là vua thống trị đến muôn đời. Ngài không là vua về mặt chính trị hay kinh tế xã hội, mà là vua của sự thật và yêu thương.
1. Vua làm chứng sự thật. Vua là người đứng đầu một vương quốc. Vậy Chúa Giêsu là vua đứng đầu vương quốc nào? Chúa là vua vương quốc Sự Thật. Chính Chúa đã công bố: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.” Thế gian đầy gian dối, fake news tràn lan. Nguy hiểm hơn nữa khi các đảng phái và truyền thông tuyên truyền lèo lái khiến cho người ta tưởng tin giả là thật, sai lại là đúng, thế sự đảo điên. Thế nên, nhân loại rất cần được Chúa Giêsu giải thoát khỏi thảm cảnh gian dối này như Ngài công bố: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”
2. Vua yêu thương hy sinh. Chúa Giêsu không chỉ thuyết giảng về sự thật, nhưng ngài đã dám chết để làm chứng cho sự thật. Ngài đã làm chứng về sự thật lớn nhất là Thiên Chúa yêu thương con người. Chúa yêu thương đến độ hiến dâng mạng sống để cứu độ muôn dân như lời Sách Thánh: “Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta.” Thường thì các thần dân phải chết vì vua, ngược lại, Vua Giêsu lại chết vì yêu thương thần dân của mình.
Tạ ơn Chúa cho chúng ta hạnh phúc làm con Vua Giêsu Kitô. Nhận ai làm vua thì phải tùng phục, phải tôn trọng sự thống trị của người đó. Thế thì, xin cho chúng ta cũng biết tùng phục Chúa Kitô, để Chúa ngự trị và làm chủ cuộc đời chúng ta. Amen.
* Vui: CON VUA HAY LÀ CON GÌ?
Hai vợ chồng giận dữ cãi nhau. Chồng điên tiết quát: “Cô có im ngay cái miệng lại không. Sao cứ gầm lên như con cọp cái vậy?”
Cô vợ chẳng vừa đốp lại: “Tôi không im được. Ai mà chịu nổi anh cứ lăng nhăng như con dê xồm ấy.”
Thằng con ôm đầu nhăn mặt kêu lên: “Trời ơi! Nếu bố là con dê xồm, mẹ là con cọp cái, rồi đẻ ra con, thì con là thứ con gì? Chẳng lẽ là con lạc loài?”
..... Giá mà chồng khen ngợi vợ: “Ôi công chúa của anh!” Và vợ cũng thỏ thẻ với chồng: “Ôi hoàng tử của em!” Thì chắc thằng con sẽ sung sướng thốt lên: “Ôi hoàng tử bố và công chúa mẹ đúng là con của Vua Giêsu Kitô!”
Theo lịch Dương còn hơn 1 tháng nữa mới hết năm, theo lịch Âm còn hơn 2 tháng nữa mới hết năm. Nhưng theo lịch phụng vụ Công Giáo, thì hôm nay đã là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Trong Chúa Nhật cuối cùng này, Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Ngài không chỉ là vua của người Công Giáo, mà là vua của cả nhân loại, vua của cả vũ trụ trời đất. Ngài không chỉ là vua một thời gian, mà là vua thống trị đến muôn đời. Ngài không là vua về mặt chính trị hay kinh tế xã hội, mà là vua của sự thật và yêu thương.
1. Vua làm chứng sự thật. Vua là người đứng đầu một vương quốc. Vậy Chúa Giêsu là vua đứng đầu vương quốc nào? Chúa là vua vương quốc Sự Thật. Chính Chúa đã công bố: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.” Thế gian đầy gian dối, fake news tràn lan. Nguy hiểm hơn nữa khi các đảng phái và truyền thông tuyên truyền lèo lái khiến cho người ta tưởng tin giả là thật, sai lại là đúng, thế sự đảo điên. Thế nên, nhân loại rất cần được Chúa Giêsu giải thoát khỏi thảm cảnh gian dối này như Ngài công bố: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”
2. Vua yêu thương hy sinh. Chúa Giêsu không chỉ thuyết giảng về sự thật, nhưng ngài đã dám chết để làm chứng cho sự thật. Ngài đã làm chứng về sự thật lớn nhất là Thiên Chúa yêu thương con người. Chúa yêu thương đến độ hiến dâng mạng sống để cứu độ muôn dân như lời Sách Thánh: “Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta.” Thường thì các thần dân phải chết vì vua, ngược lại, Vua Giêsu lại chết vì yêu thương thần dân của mình.
Tạ ơn Chúa cho chúng ta hạnh phúc làm con Vua Giêsu Kitô. Nhận ai làm vua thì phải tùng phục, phải tôn trọng sự thống trị của người đó. Thế thì, xin cho chúng ta cũng biết tùng phục Chúa Kitô, để Chúa ngự trị và làm chủ cuộc đời chúng ta. Amen.
* Vui: CON VUA HAY LÀ CON GÌ?
Hai vợ chồng giận dữ cãi nhau. Chồng điên tiết quát: “Cô có im ngay cái miệng lại không. Sao cứ gầm lên như con cọp cái vậy?”
Cô vợ chẳng vừa đốp lại: “Tôi không im được. Ai mà chịu nổi anh cứ lăng nhăng như con dê xồm ấy.”
Thằng con ôm đầu nhăn mặt kêu lên: “Trời ơi! Nếu bố là con dê xồm, mẹ là con cọp cái, rồi đẻ ra con, thì con là thứ con gì? Chẳng lẽ là con lạc loài?”
..... Giá mà chồng khen ngợi vợ: “Ôi công chúa của anh!” Và vợ cũng thỏ thẻ với chồng: “Ôi hoàng tử của em!” Thì chắc thằng con sẽ sung sướng thốt lên: “Ôi hoàng tử bố và công chúa mẹ đúng là con của Vua Giêsu Kitô!”
Vì sao Philatô không thắng?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:41 19/11/2021
CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM B
VÌ SAO PHILATÔ KHÔNG THẮNG?
Chỉ là đoạn ngắn trong toàn bài Thương khó của Chúa Giêsu, nhưng thánh Gioan cho biết đến hai lần Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Dothái không?”.
1. TRONG LẦN ĐẦU: PHILATÔ BỊ TRA VẤN.
Thay vì trả lời, Chúa Giêsu tra vấn Philatô: “Quan tự ý nói hay có người nói cho quan nghe về tôi?”.
Với lời tra vấn, Chúa Giêsu lật ngược phiên tòa: Kẻ coi mình là người có quyền xử án, lại là người phải trả lời câu hỏi của “bị cáo”.
Philaô, kẻ tự coi mình là người có quyền xử án Chúa Giêsu, trở thành người bị tra hỏi.
Và câu trả lời của Philatô: “Tôi không phải là người Dothái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho tôi”.
Từ chính nội dung câu trả lời này, thánh Gioan cho thấy, Philatô không có bình an. Ông thừa biết Chúa Giêsu vô tội. Ông thừa biết Chúa bị ganh ghét và bị thói ghanh tỵ, thói tranh giành ảnh hưởng của những kẻ nắm quyền lực tôn giáo gây ra.
Bằng cách đổ trút cho "nhân dân" và "thượng tế", Philatô như muốn nói rằng, tôi không muốn xử Giêsu. Chỉ vì "nhân dân",vì "thượng tế", ví áp lực của những đòi hỏi ấy mà tôi buộc lòng phải ngồi tòa này, buộc lòng phải đối diện với Giêsu.
Một khi cho biết chỉ vì áp lực của "nhân dân" và "thượng tế" mà ông buộc lòng phải ngồi tòa, vô tình Philatô tự khẳng định và bày tỏ cho mọi người, mọi thời thấy: Phiên tòa của Philatô, một khi không trắng án (không xóa án) thì kẻ ngồi tòa hoàn toàn trắng sự tự do. Đó cũng là phiên tòa hoàn toàn trắng công lý, trắng chính nghĩa, trắng chân lý, trắng sự minh bạch, trắng sự công tâm, công bằng, công thẳng...
Hóa ra vụ xử tử Chúa Giêsu chỉ là bản án "bỏ túi", chẳng khác biết bao nhiêu lần kẻ phải chết thay cho ai đó tiếp tục nhởn nhơ sống trong tội ác.
Và phiên tòa, do đó, trở thành vỡ kịch mà những kẻ tham dự phải cố làm sao tròn vai viễn của mình cho xong, chỉ có máu người không chỉ vô tội mà còn công chính đổ ra là điều có thật...!
Còn thánh Gioan, một khi ghi lại chi tiết Chúa Giêsu tra vấn Philatô, muốn nêu bậc chân lý này: người có quyền không phải là Philatô, mà là chính Chúa Giêsu. Quyền bính không thuộc về con người, nhưng xuất phát từ Thiên Chúa. Rõ ràng một phiên tòa bị lật ngược.
2. TRONG LẦN KẾ TIẾP: PHILATÔ CHO THẤY LÒNG TIN.
Vì Chúa Giêsu chưa trả lời câu hỏi của mình, lần thứ hai Philatô lại thắc mắc: “Vậy ông là Vua à?”. Lời hỏi này dù chưa hẳn là lời xác quyết, nhưng vẫn cho thấy lòng Philatô có chút gì đó khởi đầu của sự tin tưởng. Chính lúc nghi ngờ là lúc bắt đầu tin!
Vì thế, trước câu hỏi của lần thứ hai, Chúa Giêsu trả lời dứt khoát, sau khi lật ngược phiên tòa: “Ông nói đúng, tôi là Vua”.
Bài Tin Mừng chỉ đến đây, nhưng nếu ta đọc tiếp, sẽ thấy, ở cuối phiên tòa, Chúa Giêsu lại nhấn mạnh một lần nữa về vương quyền của Ngài, qua đó càng thấy rõ, Philatô không có bất cứ quyền gì nơi Chúa Giêsu, dù đó là quyền nhỏ nhất, nếu Thiên Chúa không muốn như vậy: “Ông không có quyền gì trên tôi nếu từ trên không ban xuống cho ông”.
Đến lúc Chúa Giêsu chết trên thánh giá, lại một lần nữa, dù không ý thức, Philatô tuyên xưng vương quyền của Chúa Giêsu, khi sai người đóng một tấm bảng trên đầu thánh giá: “Vua dân Dothái”.
Lần tuyên xưng sau cùng này hết sức ý nghĩa và mang tính quan trọng: đây không còn là câu hỏi mà là lời khẳng định: “Vua dân Dothái”!
Như khi tôi hỏi: “Anh có phải là thầy giáo không?”, thì trong câu hỏi, tôi đã có ít nhất vài phần trăm khẳng định.
Hai lần hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là Vua không?”, cho thấy Philatô còn lưỡng lự, còn nghi ngờ. Nhưng lần tuyên xưng sau cùng, “Vua dân Dothái”, được viết trên tấm bảng, cứ y như một lời tuyên xưng chắc chắn được viết ra thành văn bản hẳn hòi. Hình như đã trở thành lời tuyên xưng, hết lưỡng lự, hết nghi ngờ.
3. CHÚNG TA NGHĨ GÌ KHI SỰ ÁC THẮNG THẾ?
Theo dõi suốt phiên tòa xử án Chúa Giêsu, tôi thấy Philatô không hoàn toàn là kẻ xấu, không hoàn toàn đánh mất lương tri. Nhiều lần ông tìm cách tha Chúa Giêsu, nhưng ý muốn của ông bất thành vì áp lực quá mạnh của sự dữ, bản thân ông khó đối đầu cùng tất cả, trong khi lòng ông vẫn còn đó nhiều tham vọng: quyền hành, quyền lợi, danh vọng... Hơn nữa, ông còn gia đình, còn phải lo cho vợ con... Cuối cùng, Philatô đành nhu nhược chọn bảo vệ "chiếc ghế" mà ông đang ngồi và "hy sinh" Chúa Giêsu.
Nhưng dù nơi Philatô và phiên tòa của ông bất chấp sự thật, bất chấp công lý thế nào, tôi bỗng nhận ra một điều: Philatô là người ngoại giáo, lại có những lời tuyên xưng vương quyền Chúa Kitô. Trong khi người Dothái là dân của Chúa, dân riêng Chúa chọn, thì lại nộp Chúa của mình cho kẻ ngoại xử án, lại còn một mực đòi chính quyền phải đóng đinh Chúa của mình vào thập giá!
Đó là bài học cho mỗi chúng ta. Vì biết đâu, chúng ta, kẻ ở trong nhà Chúa lại tự mình thành kẻ bên ngoài. Còn người ngoài, người chưa nhận biết Chúa, nhưng vì thái độ thành tâm tìm Chúa của họ, thay thế hoàn toàn chính chỗ đứng của chúng ta!
Để đừng rơi vào nỗi bi đát mà người Dothái, do thái độ đố kỵ, cứng lòng tin của mình, đã đánh mất ơn cứu độ, chúng ta hãy tin tưởng và phó thác hoàn toàn mạng sống, cuộc đời, sức lực, tài năng, sự khôn ngoan, thời gian, ngay cả những yếu đau, bệnh tật, bất toàn… của mình cho Chúa.
Chỉ có tín thác mãnh liệt, ta mới không rơi vào dấu chân xưa không lấy gì làm tốt đẹp của người Dothái.
Vì khi tín thác cho Chúa, thì ngay trong ý nghĩa của sự tín thác đã hàm chứa một lòng vâng phục, lòng mến yêu, sự cậy trông.
Và qua đức tin tín thác trọn vẹn, còn cho thấy cả một sự khôn ngoan lớn. Vì tín thác chính là không ngoan.
Sau nữa, lòng tín thác cũng là thái độ mềm mỏng, dám chấp nhận để Chúa thực hiện và thể hiện thánh ý của Ngài trên cuộc đời ta.
Cuối cùng, ta hãy thâm tín rằng, chỉ một mình Thiên Chúa là chủ cuộc đời và Chúa Giêsu chính là lẽ sống, là nguồn ơn cứu. Tín thác cho Chúa là tuyên xưng Vương Quyền của Chúa.
Đường Lối Của Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:20 19/11/2021
Đường Lối Của Thiên Chúa
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIV TN – Đn 1,1-6.8-20; Lc 21,1-4)
Thiên Chúa phán qua miệng sứ ngôn Isaia: “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy” (Is 55,8-9). Các bài đọc Lời Chúa Giáo hội cho trích đọc trong ngày thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIV TN giúp chúng ta thêm xác tín Lời mà ngôn sứ Isaia truyền lại.
Các trẻ Do Thái là Đaniel, Anania, Misael và Azaria mà vua Nabucôđônôdo tuyển chọn vào hoàng cung để được huấn luyện hầu sau này hầu cận trước mặt vua đã xin quan thái giám không dùng loại lương thực nhà vua ban vì trái với lề luật. Quan thái giám không chịu, vì sợ các em suy dinh dưỡng thi quan sẽ bị trừng phạt. Các em đã mạnh dạn xin thử một thời gian ngắn dùng thứ lương thực mà luật cho phép là rau củ quả. Nếu sức khỏe suy giảm thì sẽ vâng lệnh vua dùng loại lương thực vua ban. Quan thái giám đồng ý và ông đã kinh ngạc vì sau thời gian mười ngày dùng thứ lương thực mà theo cái nhìn nhân loại bình thường thì thiếu chất dinh dưỡng mà sức khỏe các em lại tăng triển rõ rệt hơn các bạn khác dùng lương thực của vua.
Bài Tin Mừng thánh sử Luca tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu quan sát những người dâng cúng tiền vào đền thờ. Người đã làm cho các môn đệ kinh ngạc khi khẳng định rằng bà góa nghèo dâng cúng chỉ có hai đồng tiền xu lại dâng nhiều hơn những người giàu có dâng hàng trăm, hàng vạn đồng. Và Chúa Giêsu giải thích: “Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà bỏ vào dâng cúng; còn bà này thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21,4).
Đường lối của Thiên Chúa quả là vượt xa đường lối của con người. Chúa Cha đã dùng những thân phận nghèo hèn để mạc khải cho Con của Người cách thế yêu thương tuyệt hảo đó là trao dâng chính sự sống của mình. Chúa Con làm người đã nhận ra lời mạc khải này để rồi quyết tâm “hiến dâng mạng sống vì người mình yêu” (x.Ga 15,13). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã từng kinh ngạc trước tình yêu bền bỉ và cả sự khiêm nhu của một người mẹ lương dân, xứ Phênixidi khi bà khiêm nhu nói với Người rằng: “Thưa ngài đúng vậy, nhưng chú cún con ở dưới gầm bàn cũng đáng được những vụn bánh từ bàn chủ rơi xuống” (x.Mc 7,28). Và Chúa Giêsu đã đón nhận lời mạc khải của Cha trên trời rằng sứ vụ cứu độ của mình không giới hạn trong biên giới Israel mà phải đến tận cùng trái đất.
Đường lối của Thiên Chúa thật diệu kỳ. Một trong những cách thế Thiên Chúa tỏ bày chương trình và thánh ý của mình đó là cuộc đời, tấm lòng những người nghèo hèn, kém phận. Một lần kia sau khi chia sẻ cho một người nghèo chút lương thực thì mẹ Têrêxa thánh Calcutta bỗng ngạc nhiên khi thấy người nghèo ấy ôm bọc lương thực chạy vội ra khỏi căn chòi ọp ẹp của mình rồi lát sau trở lại. Mẹ hỏi đi đâu mà vội thế? Người ấy trả lời ngày: “Dạ con đi chia cho cụ hàng xóm một nửa vì cụ thiếu ăn mấy ngày nay”. Mẹ Têrêxa đã mạnh mẽ khẳng định sự thật này: Người nghèo trao ban cho chúng ta rất nhiều, nhiều hơn những gì chúng ta chia sẻ cho họ.
Chúng ta thích tìm thánh ý Chúa nơi suy luận của những người học cao, hiểu rộng: đúng thôi, nhưng nhiều khi quá sâu chúng ta khó hiểu thấu. Chúng ta thích đón nhận thánh ý Chúa qua lời dạy của những người chức cao, vị trọng: không sai, nhưng nhiều khi vừa cao vừa lớn, vượt quá tầm với của chúng ta. Người nghèo luôn bên cạnh chúng ta và thánh ý của Thiên Chúa thật gần gũi và thiết thực biết bao. Chỉ mong sao chúng ta biết mở mắt. mở lòng. Vì chính Đấng là thầy của mọi tôn sư là Giêsu Kitô cũng đã làm như vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIV TN – Đn 1,1-6.8-20; Lc 21,1-4)
Thiên Chúa phán qua miệng sứ ngôn Isaia: “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy” (Is 55,8-9). Các bài đọc Lời Chúa Giáo hội cho trích đọc trong ngày thứ Hai sau Chúa Nhật XXXIV TN giúp chúng ta thêm xác tín Lời mà ngôn sứ Isaia truyền lại.
Các trẻ Do Thái là Đaniel, Anania, Misael và Azaria mà vua Nabucôđônôdo tuyển chọn vào hoàng cung để được huấn luyện hầu sau này hầu cận trước mặt vua đã xin quan thái giám không dùng loại lương thực nhà vua ban vì trái với lề luật. Quan thái giám không chịu, vì sợ các em suy dinh dưỡng thi quan sẽ bị trừng phạt. Các em đã mạnh dạn xin thử một thời gian ngắn dùng thứ lương thực mà luật cho phép là rau củ quả. Nếu sức khỏe suy giảm thì sẽ vâng lệnh vua dùng loại lương thực vua ban. Quan thái giám đồng ý và ông đã kinh ngạc vì sau thời gian mười ngày dùng thứ lương thực mà theo cái nhìn nhân loại bình thường thì thiếu chất dinh dưỡng mà sức khỏe các em lại tăng triển rõ rệt hơn các bạn khác dùng lương thực của vua.
Bài Tin Mừng thánh sử Luca tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu quan sát những người dâng cúng tiền vào đền thờ. Người đã làm cho các môn đệ kinh ngạc khi khẳng định rằng bà góa nghèo dâng cúng chỉ có hai đồng tiền xu lại dâng nhiều hơn những người giàu có dâng hàng trăm, hàng vạn đồng. Và Chúa Giêsu giải thích: “Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà bỏ vào dâng cúng; còn bà này thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21,4).
Đường lối của Thiên Chúa quả là vượt xa đường lối của con người. Chúa Cha đã dùng những thân phận nghèo hèn để mạc khải cho Con của Người cách thế yêu thương tuyệt hảo đó là trao dâng chính sự sống của mình. Chúa Con làm người đã nhận ra lời mạc khải này để rồi quyết tâm “hiến dâng mạng sống vì người mình yêu” (x.Ga 15,13). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã từng kinh ngạc trước tình yêu bền bỉ và cả sự khiêm nhu của một người mẹ lương dân, xứ Phênixidi khi bà khiêm nhu nói với Người rằng: “Thưa ngài đúng vậy, nhưng chú cún con ở dưới gầm bàn cũng đáng được những vụn bánh từ bàn chủ rơi xuống” (x.Mc 7,28). Và Chúa Giêsu đã đón nhận lời mạc khải của Cha trên trời rằng sứ vụ cứu độ của mình không giới hạn trong biên giới Israel mà phải đến tận cùng trái đất.
Đường lối của Thiên Chúa thật diệu kỳ. Một trong những cách thế Thiên Chúa tỏ bày chương trình và thánh ý của mình đó là cuộc đời, tấm lòng những người nghèo hèn, kém phận. Một lần kia sau khi chia sẻ cho một người nghèo chút lương thực thì mẹ Têrêxa thánh Calcutta bỗng ngạc nhiên khi thấy người nghèo ấy ôm bọc lương thực chạy vội ra khỏi căn chòi ọp ẹp của mình rồi lát sau trở lại. Mẹ hỏi đi đâu mà vội thế? Người ấy trả lời ngày: “Dạ con đi chia cho cụ hàng xóm một nửa vì cụ thiếu ăn mấy ngày nay”. Mẹ Têrêxa đã mạnh mẽ khẳng định sự thật này: Người nghèo trao ban cho chúng ta rất nhiều, nhiều hơn những gì chúng ta chia sẻ cho họ.
Chúng ta thích tìm thánh ý Chúa nơi suy luận của những người học cao, hiểu rộng: đúng thôi, nhưng nhiều khi quá sâu chúng ta khó hiểu thấu. Chúng ta thích đón nhận thánh ý Chúa qua lời dạy của những người chức cao, vị trọng: không sai, nhưng nhiều khi vừa cao vừa lớn, vượt quá tầm với của chúng ta. Người nghèo luôn bên cạnh chúng ta và thánh ý của Thiên Chúa thật gần gũi và thiết thực biết bao. Chỉ mong sao chúng ta biết mở mắt. mở lòng. Vì chính Đấng là thầy của mọi tôn sư là Giêsu Kitô cũng đã làm như vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Reinhard Marx dương tính với Covid-19
Đặng Tự Do
04:54 19/11/2021
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục của Munich và Freising, vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID 19. Tổng giáo phận Munich vừa cho biết như trên và nói rõ rằng vị Hồng Y có các triệu chứng nhẹ và đang được cách ly tại nhà. Tất cả các chương trình với sự hiện diện của ngài đã bị hủy bỏ. Tổng giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Marx đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tên của vị Hồng Y người Đức bổ sung vào danh sách dài các Hồng Y đã bị nhiễm Coronavirus kể từ đầu đại dịch. Cho đến nay, đã có 24 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, trong đó có 3 vị đã qua đời.
Các Đức Hồng Y qua đời vì coronavirus là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Ba Tây sinh năm 1932, qua đời vào ngày 13 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela, sinh năm 1942 qua đời vào ngày 23 tháng 9.
Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia, Brazil, sinh năm 1925, qua đời vào ngày 26 tháng 9.
Trường hợp của Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera, Tổng Giám mục hiệu tòa của Mexico City đã gây ra các tranh cãi và chia rẽ trong tổng giáo phận Mexico City.
Sau khi nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y Rivera được đưa vào một bệnh viện công vào ngày 12 tháng Giêng năm 2021. Cha Hugo Valdemar Romero, nguyên là phát ngôn nhân của Đức Hồng Y nói rằng tình trạng của Đức Hồng Y rất tệ, nhưng chỉ được chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện công, nơi thiếu thốn các thiết bị và đang trong tình trạng quá tải. Lý do là vì Đức Hồng Y quá nghèo và tổng giáo phận đã từ chối thanh toán các chi phí cho ngài. Đức Hồng Y Rivera đã nhận bí tích xức dầu bệnh nhân vào ngày 19 tháng Giêng. Đức Hồng Y Tổng Giám mục Carlos Aguiar Retes nói rằng Tổng Giáo phận chỉ có thể trả cho việc chăm sóc Đức Hồng Y như tất cả các giáo sĩ khác trong một bệnh viện công “vì tình hình kinh tế của Giáo hội trên khắp đất nước và các giáo sĩ, bất kể là ai, cần phải hiệp thông và đoàn kết với những gì hàng ngàn người Mễ Tây Cơ đã sống trong đại dịch này”.
Một số người quen đã giúp đưa Đức Hồng Y Rivera từ bệnh viện công Ángeles Mocel sang một bệnh viện tư vì e ngài không qua khỏi. Vào đầu tháng 3, Đức Hồng Y đã rời bệnh viện.
Source:Sismografo
Cơ quan ngôn luận của truyền thông Trung Quốc cảnh cáo Australia trong bối cảnh căng thẳng về Đài Loan
Đặng Tự Do
04:54 19/11/2021
Tổng biên tập cơ quan ngôn luận của truyền thông Trung Quốc đã thẳng thừng cảnh cáo rằng Australia sẽ phải đối mặt với một “cuộc tấn công nặng nề” nếu đứng ra bảo vệ Đài Loan.
Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) đã đưa ra các đe dọa cụ thể vào tối thứ Bảy.
Hắn ta viết rằng: “Nếu quân đội Australia đến chiến đấu ở eo biển Đài Loan, không thể tưởng tượng nổi là Trung Quốc sẽ không thực hiện một cuộc tấn công nặng nề vào họ và các cơ sở quân sự của Australia hỗ trợ họ”.
“Vì vậy, tốt hơn hết Úc nên chuẩn bị tinh thần để hy sinh cho đảo Đài Loan và cho Hoa Kỳ.”
Hắn kết thúc tin nhắn bằng một biểu tượng cảm xúc hàm ý không thích.
Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang xấu đi.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, ám chỉ rằng Úc sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ, nếu nước này can thiệp vào việc Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Ông nói: “Sẽ không thể tưởng tượng được rằng chúng tôi sẽ không ủng hộ Mỹ trong một hành động nào đó nếu Mỹ quyết định thực hiện hành động đó”.
“Và một lần nữa, tôi nghĩ chúng ta nên rất thẳng thắn và trung thực về điều đó, hãy nhìn vào tất cả các sự kiện và hoàn cảnh mà không cam kết trước, có thể lại có những trường hợp mà chúng ta sẽ không đưa ra lựa chọn đó. Tôi không thể tưởng tượng được về những hoàn cảnh như thế”.
Cựu Thủ tướng Australia, ông Tony Abbott đã đến thăm Đài Loan vào tháng trước, với tư cách cá nhân.
ÔngAbbott đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan vẫn là một hòn đảo được điều hành dân chủ khi đối mặt với những thách thức của Trung Quốc.
Hoàn cầu Thời báo đã liên tục cảnh báo Australia đừng làm “quân cờ” trong “chiến lược chống Trung Quốc” của Mỹ.
Tờ này nói rằng “Nhiều người lo lắng rằng Australia có thể đang dẫn dắt của một số nước Âu Châu một cách thiếu thận trọng để thực hiện các hành động chống Trung Quốc”.
Source:Seven News
Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Pháp bị sa thải vì dám chỉ trích báo cáo lạm dụng là quá phóng đại
Đặng Tự Do
04:55 19/11/2021
Nữ phát ngôn viên và là thư ký báo chí của Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, Karine Dalle, đã bị sa thải, chỉ sau hai tháng rưỡi nhậm chức, trong bối cảnh rất nhạy cảm về việc công bố báo cáo CIASE về lạm dụng tính dục trong Giáo Hội Công Giáo từ giữa 1950 và 2020.
Tin tức này, được CEF xác nhận với La Croix ngày 12 tháng 11, gây bất ngờ chỉ vài ngày sau khi kết thúc hội đồng toàn thể mùa thu của các giám mục Pháp ở đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tập trung vào việc áp dụng các khuyến nghị do ủy ban độc lập đưa ra trong Tháng Mười.
Theo tờ nhật báo Công Giáo, tổng thư ký của CEF, Hugues de Woillemont, nói rằng thời gian thử thách của cô không được xác nhận, mà không đưa ra lời giải thích thêm về quyết định này.
Về phần mình, Dalle đã gửi một email cho nhóm của mình vào tối ngày 11 tháng 11, thông báo cho họ về việc cô bị sa thải. Khi được tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ hỏi, cô từ chối bình luận về quyết định của CEF.
Trước khi nhậm chức tại CEF vào tháng 9 năm 2021, Dalle đã rất nổi tiếng trong vai trò là người đứng đầu phòng truyền thông của Tổng giáo phận Paris, nơi cô đã làm việc từ năm 2016. Trong những năm qua, cô đã tạo dựng được danh tiếng vững chắc cho mình, đương đầu với các tình huống khủng hoảng khác nhau, đặc biệt là trong vụ cháy Nhà thờ Đức Bà và những tranh cãi sau đó.
Sự giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn của cô đã giúp cô được lựa chọn trở thành người đảm nhận sứ mệnh tế nhị là thay mặt các giám mục Pháp giao tiếp trước khi phát hành báo cáo CIASE bùng nổ.
Tuy nhiên, ngay sau khi báo cáo được công bố vào ngày 5 tháng 10, những bình luận của cô, được đánh giá là quá mạnh mẽ và có lợi cho Giáo hội, đã khiến cô bị các nhà phê bình chỉ trích, đặc biệt là trên mạng xã hội và trong giới truyền thông. Đây dường như là lý do chính đáng nhất để cô bị sa thải.
Dalle đã cho rằng con số kinh hoàng về 330,000 nạn nhân chỉ là ước tính. Trả lời những người xem những trường hợp lạm dụng này là lý do chính cần phải loại bỏ luật độc thân linh mục, cô giải thích rằng hơn một phần ba các trường hợp là do giáo dân gây ra.
Trong một số trường hợp, Dalle cũng bày tỏ sự thất vọng khi nhiều phương tiện truyền thông chính thống thiếu kiến thức về hoạt động và giáo lý của Giáo hội. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 10 với tờ Register, cô đã tố cáo sự thái quá của một số phương tiện truyền thông không hiểu bối cảnh và ý nghĩa của bí tích này.
Chủ tịch của ủy ban điều tra lạm dụng tính dục, Jean-Marc Sauvé, cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tự xưng là một người Công Giáo. Tuy nhiên, vào năm 2013, ông ta đã từng mở tiệc khoản đãi các nhân vật Tam Điểm cùng với các nhân vật chính trị nổi tiếng như Christiane Taubira, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Tam Điểm và là người quảng bá luật “hôn nhân” đồng giới vào năm 2013. Trong bữa tối này, theo một blog được xuất bản bởi tờ L'Express của Pháp, Sauvé đã thảo luận về sự phát triển của các cộng đồng theo đạo Tin lành và Hồi giáo trong nước, than thở về “việc thiếu các nhà thờ Hồi giáo ở Pháp” và kêu gọi nước cộng hòa Pháp là một chế độ đa nguyên thế tục lớn hơn.
Source:National Catholic Register
Nền tảng căn bản cho mọi hoạt động theo Tông huấn Laudato sì là: Thiên Chúa chọn những người nhỏ bé để làm thay đổi thế giới
Thanh Quảng sdb
05:27 19/11/2021
Nền tảng căn bản cho mọi hoạt động theo Tông huấn Laudato sì là: Thiên Chúa chọn những người nhỏ bé để làm thay đổi thế giới
(Tin Vatican - Michele Raviart)
Hôm Chúa Nhật 14/11/2021, sau khi đọc kinh ‘Truyền Tin’ ĐTC Phanxicô nói: “Tiếng kêu của những người nghèo và tiếng kêu của trái đất đã âm vang trong những ngày qua tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 vừa kết thúc ở Glasgow…”
Phát biểu trước khách hành hương, Đức Thánh Cha khuyến khích “những người có trách nhiệm chính trị và kinh tế hãy hành động ngay lập tức với lòng can đảm và nhìn xa trông rộng” và mời gọi “tất cả những người thiện chí hãy thực hiện quyền công dân tích cực để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.
ĐTC cũng nhìn nhận “Laudato sì” chính là một bản tóm lược những hoạt động, chỉ đạo và điều phối các sáng kiến trên lãnh vự toàn cầu và địa phương về việc chăm sóc cho công cuộc sáng tạo mà Thiên Chúa đã tạo dựng.
Linh mục Joshtrom Kureethadam, điều phối viên trong lĩnh vực Sinh thái và Sáng tạo mà Thánh bộ Phát triển Con người Toàn diện, cho hay Đức Thánh Cha rất hài lòng về sáng kiến và dự án đang đóng góp nỗ lực rất lớn cho chương trình này.
Bạn được kêu gọi làm gì cho chương trình cấp thiết này?
Đức Thánh Cha đã giống lên tiếng kêu của người nghèo, nó có liên hệ mật thiết với tiếng kêu của mẹ trái đất... Đây là hai tiếng kêu mà chúng ta đã được nghe bàn luận mổ xẻ tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 ở Glasgow.
Khoa học đã minh nhiên tiên báo cho chúng ta biết về sự biến đổi khí hậu là có thiệt và cấp thiết. Mọi người chúng ta và con cái của chúng ta đã và đang gánh chịu những đau khổ, đặc biệt nơi các nước nghèo. Tiếng kêu của họ đang cấp thiết!... Đó là những gì chúng ta đã nghe và chưng kiến tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 và trong những năm qua, qua tiếng kêu thống thiết của những người trẻ tuổi tham gia vào lĩnh vực này...
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã gây xúc động một cách mạnh mẽ trước thực tại sinh thái. ĐTC Phanxicô nói: "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm; và mọi người đều có thể đóng góp của mình vào lãnh vự cứu nguy này."
Tuần lễ đặc biệt đánh dấu 5 năm phát hành Tông huấn "Laudato Si"
Trong Tông huấn hàm chứa những hướng dẫn nền tảng cho một viễn ảnh sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng tôi đề xuất bảy lĩnh vực: gia đình; cá nhân; giáo xứ, giáo phận; trường học và đại học; bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe; thế giới kinh tế (doanh nghiệp, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, công việc làm); một lãnh vực lớn khác là các tổ chức phi chính phủ (các nhóm, phong trào, tổ chức, trung tâm truyền thông) đều có những vai trò quan trọng trong lĩnh vực này; và cuối cùng là các dòng tu, nam nữ.
Mục tiêu đầu tiên là tất cả mọi người được mời gọi tham gia.
Sau đó, chúng tôi đề xuất bảy mục tiêu của Laudato si'.
Chúng ta đáp lại tiếng kêu của trái đất, đó là lãnh vực: năng lượng, nước, sinh thái… mà người nghèo, các cộng đồng bản địa, những người di cư và tị nạn đang cầu cứu...
Mục tiêu thứ ba liên quan đến kinh tế và hệ sinh thái. Chúng ta cần phải nhìn nhận lại nền kinh tế, nhớ lại những tư duy về “Nền kinh tế của Đức Phanxicô”.
Mục tiêu thứ tư là thay đổi lối sống. Có một chương rất hay trong thông điệp nói về những điều mà mọi người đều có thể làm được, những điều đơn giản như: tắt điện, tiêu dùng những gì bạn cần, dùng phương tiện công cộng... Vì, nếu chúng ta không thay đổi lối sống của mình, chúng ta sẽ không cứu được hành tinh.
Và sau đó là mục tiêu thứ năm và thứ sáu, tương ứng với hai cột trụ của thông điệp là giáo dục và tâm linh. Đây là con đường chính dẫn chúng ta tiến bước, vì tâm linh là nguồn của niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Và cuối cùng là mục tiêu thứ bảy, theo một cách nào đó, kết hợp sáu mục tiêu trên là tất cả những gì mà cộng đồng thế giới cần hành động...
(Tin Vatican - Michele Raviart)
Hôm Chúa Nhật 14/11/2021, sau khi đọc kinh ‘Truyền Tin’ ĐTC Phanxicô nói: “Tiếng kêu của những người nghèo và tiếng kêu của trái đất đã âm vang trong những ngày qua tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 vừa kết thúc ở Glasgow…”
Phát biểu trước khách hành hương, Đức Thánh Cha khuyến khích “những người có trách nhiệm chính trị và kinh tế hãy hành động ngay lập tức với lòng can đảm và nhìn xa trông rộng” và mời gọi “tất cả những người thiện chí hãy thực hiện quyền công dân tích cực để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.
ĐTC cũng nhìn nhận “Laudato sì” chính là một bản tóm lược những hoạt động, chỉ đạo và điều phối các sáng kiến trên lãnh vự toàn cầu và địa phương về việc chăm sóc cho công cuộc sáng tạo mà Thiên Chúa đã tạo dựng.
Linh mục Joshtrom Kureethadam, điều phối viên trong lĩnh vực Sinh thái và Sáng tạo mà Thánh bộ Phát triển Con người Toàn diện, cho hay Đức Thánh Cha rất hài lòng về sáng kiến và dự án đang đóng góp nỗ lực rất lớn cho chương trình này.
Bạn được kêu gọi làm gì cho chương trình cấp thiết này?
Đức Thánh Cha đã giống lên tiếng kêu của người nghèo, nó có liên hệ mật thiết với tiếng kêu của mẹ trái đất... Đây là hai tiếng kêu mà chúng ta đã được nghe bàn luận mổ xẻ tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 ở Glasgow.
Khoa học đã minh nhiên tiên báo cho chúng ta biết về sự biến đổi khí hậu là có thiệt và cấp thiết. Mọi người chúng ta và con cái của chúng ta đã và đang gánh chịu những đau khổ, đặc biệt nơi các nước nghèo. Tiếng kêu của họ đang cấp thiết!... Đó là những gì chúng ta đã nghe và chưng kiến tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 và trong những năm qua, qua tiếng kêu thống thiết của những người trẻ tuổi tham gia vào lĩnh vực này...
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã gây xúc động một cách mạnh mẽ trước thực tại sinh thái. ĐTC Phanxicô nói: "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm; và mọi người đều có thể đóng góp của mình vào lãnh vự cứu nguy này."
Tuần lễ đặc biệt đánh dấu 5 năm phát hành Tông huấn "Laudato Si"
Trong Tông huấn hàm chứa những hướng dẫn nền tảng cho một viễn ảnh sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng tôi đề xuất bảy lĩnh vực: gia đình; cá nhân; giáo xứ, giáo phận; trường học và đại học; bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe; thế giới kinh tế (doanh nghiệp, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, công việc làm); một lãnh vực lớn khác là các tổ chức phi chính phủ (các nhóm, phong trào, tổ chức, trung tâm truyền thông) đều có những vai trò quan trọng trong lĩnh vực này; và cuối cùng là các dòng tu, nam nữ.
Mục tiêu đầu tiên là tất cả mọi người được mời gọi tham gia.
Sau đó, chúng tôi đề xuất bảy mục tiêu của Laudato si'.
Chúng ta đáp lại tiếng kêu của trái đất, đó là lãnh vực: năng lượng, nước, sinh thái… mà người nghèo, các cộng đồng bản địa, những người di cư và tị nạn đang cầu cứu...
Mục tiêu thứ ba liên quan đến kinh tế và hệ sinh thái. Chúng ta cần phải nhìn nhận lại nền kinh tế, nhớ lại những tư duy về “Nền kinh tế của Đức Phanxicô”.
Mục tiêu thứ tư là thay đổi lối sống. Có một chương rất hay trong thông điệp nói về những điều mà mọi người đều có thể làm được, những điều đơn giản như: tắt điện, tiêu dùng những gì bạn cần, dùng phương tiện công cộng... Vì, nếu chúng ta không thay đổi lối sống của mình, chúng ta sẽ không cứu được hành tinh.
Và sau đó là mục tiêu thứ năm và thứ sáu, tương ứng với hai cột trụ của thông điệp là giáo dục và tâm linh. Đây là con đường chính dẫn chúng ta tiến bước, vì tâm linh là nguồn của niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Và cuối cùng là mục tiêu thứ bảy, theo một cách nào đó, kết hợp sáu mục tiêu trên là tất cả những gì mà cộng đồng thế giới cần hành động...
Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh Giáo hội tồn tại để truyền giáo
Đặng Tự Do
16:17 19/11/2021
Trong khi vị trí của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới đã thay đổi, sứ mệnh truyền giảng của Giáo hội “không thay đổi theo văn hóa, chính trị, hoặc tinh thần thời đại”, Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles nhắc nhở các giám mục anh em của ngài hôm 16 tháng 11 trong phiên khoáng đại Mùa Thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Một lần nữa, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta: Giáo hội tồn tại để truyền giáo. Không có lý do nào khác cho Giáo hội. Trở thành một Kitô Hữu là trở thành một môn đệ truyền giáo. Không có định nghĩa nào khác”, Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nói.
“Vị trí của Giáo hội trong xã hội đã thay đổi. Chúng ta không thể trông chờ vào những con số hay tầm ảnh hưởng của chúng ta trong xã hội. Dù sao thì không điều gì trong số đó thực sự quan trọng cả. Chúng ta ở đây để cứu các linh hồn. Và Chúa Giêsu đã hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta tìm kiếm Nước Ngài trước, mọi thứ chúng ta cần sẽ được ban cho chúng ta”.
Những suy tư của Đức Tổng Giám Mục Gomez được đưa ra khi các giám mục Hoa Kỳ đã sẵn sàng hành động vào hai ngày thứ Ba và thứ Tư trong một chương trình nghị sự bao gồm một cuộc bỏ phiếu về tài liệu mới nhằm làm rõ và củng cố lại giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.
Đức Tổng Giám Mục Gomez chỉ ám chỉ một cách thoáng qua những bất đồng giữa các giám mục xung quanh một tài liệu về bí tích Thánh Thể, trong số các vấn đề gây tranh cãi khác. Ngài đề cập một cách tổng quát hơn đến cách tốt nhất để tham gia vào một xã hội Mỹ “thế tục hóa cao”.
“Cách tốt nhất để giúp người dân của chúng ta sống, làm việc và mục vụ với tư cách là người Công Giáo trong thời điểm này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể giúp người dân của chúng ta nuôi dạy con cái của họ và tương tác với những người hàng xóm và nền văn hóa của họ? Là một Giáo hội, chúng ta nên truyền giáo và thực hiện nhiệm vụ phấn đấu cho công lý và đổi mới xã hội của chúng ta như thế nào?” Gomez hỏi.
Ngài nói: “Nhiều sự khác biệt mà chúng ta thấy trong Giáo hội ngày nay bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau mà chúng ta có về cách Giáo hội nên trả lời những câu hỏi cơ bản này.
“Có lý do cho điều này. Đó là bởi vì chúng ta đang sống trong một thời điểm mà xã hội Mỹ dường như đang đánh mất đi 'câu chuyện' của nó.”
Bài phát biểu của Gomez đã đề cập đến một số chủ đề tương tự mà ngài nêu ra trong bài phát biểu đã phát qua video vào ngày 4 tháng 11 trước Đại hội Người Công Giáo và Đời sống công ở Madrid, Tây Ban Nha. Những nhận xét của ngài sau đó đã gây ra cả những lời khen ngợi và những chỉ trích vì sự phê phán của ngài đối với “chủ nghĩa thức tỉnh” và các phong trào công bằng xã hội lý tưởng khác mà theo ngài là đi ngược lại với sự hiểu biết của Giáo hội về nhân phẩm và tự do được Thiên Chúa ban cho chúng ta.
“Trong phần lớn lịch sử của chúng ta, câu chuyện mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ thế giới quan trong Kinh thánh và các giá trị của di sản Do Thái - Kitô của chúng ta. Đó là câu chuyện về con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và được mời gọi để xây dựng một xã hội nơi mọi người có thể sống trong tự do, bình đẳng và nhân phẩm”.
“Câu chuyện này đã viết nên các tài liệu thành lập nước Mỹ. Nó định hình các giả định về luật pháp và thể chế của chúng ta, nó tạo ra bản chất cho những lý tưởng và hành động hàng ngày của chúng ta”.
“Những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh mình bây giờ, là những dấu hiệu cho thấy câu chuyện này có thể bị phá vỡ. Đây là một trong những hệ quả của việc sống trong một xã hội thế tục. Tất cả chúng ta đều cần Chúa giúp chúng ta đạt đến ý nghĩa trong cuộc sống của mình, vì vậy khi chúng ta cố gắng sống mà không có Chúa, chúng ta có thể trở nên bối rối”
“Nhiều người hàng xóm của chúng ta đang tìm kiếm. Họ đang tìm kiếm một câu chuyện mới để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, để nói cho họ biết họ đang sống vì điều gì và tại sao”.
“Nhưng những người anh em của tôi, những người hàng xóm của chúng ta không cần một câu chuyện mới. Những gì họ cần là nghe câu chuyện có thật - câu chuyện tuyệt đẹp về tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta, sự chết và sống lại của Ngài vì chúng ta, và niềm hy vọng mà Ngài mang đến cho cuộc sống của chúng ta”.
Tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận sắp tới về tài liệu Thánh Thể và các vấn đề khác trong tuần này, Đức Tổng Giám Mục Gomez bắt đầu và kết thúc nhận xét của mình bằng cách đề cập đến một bài diễn văn được đưa ra vào năm 1889 bởi Đức Tổng Giám Mục John Ireland của tổng giáo phận Saint Paul Minnesota có tựa đề “Sứ mệnh của người Công Giáo ở Mỹ”
“Thế kỷ tiếp theo của cuộc đời Giáo hội ở Mỹ sẽ là những gì chúng ta tạo ra. Tuỳ thuộc vào nỗ lực của chúng ta, mọi sự sẽ ra như thế. Có rất nhiều điều bị đe dọa đối với các linh hồn, đối với Giáo hội và đất nước!” Đức Tổng Giám Mục Ireland, người từng là tuyên úy của Trung đoàn Bộ binh Minnesota thứ năm trong Nội chiến.
Đức Cha Ireland nói: “Nhiệm vụ của lúc này là hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta và làm hết công việc mà thiên đường đã giao cho chúng ta.”
“Anh em ơi, có hai điều khiến tôi phải chú ý về diễn từ này. Đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục Ireland dạy rằng mọi người Công Giáo đều phải chia sẻ trách nhiệm đối với sứ mệnh của Giáo hội. Giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ và thánh hiến, anh chị em giáo dân - tất cả chúng ta những người đã được rửa tội phải trở thành các nhà truyền giáo”.
“Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục hiểu rằng mục đích của Giáo hội không phụ thuộc vào các thế lực bên ngoài Giáo hội. Nó không thay đổi theo văn hóa, chính trị, hay tinh thần của thời đại”.
“Sứ mệnh của Giáo hội là giống nhau ở mọi lúc và mọi nơi. Đó là rao truyền Chúa Giêsu Kitô và giúp mọi người tìm thấy Ngài và bước đi với Ngài.”
Source:Catholic News Agency
400,000 người Mỹ ghi danh theo học phù thủy
Đặng Tự Do
19:27 19/11/2021
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #162: A Gathering of Witches”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 162. Cuộc tập hợp của các phù thủy”.
Một số thanh niên đã hành nghề phù thủy và bói toán trong nhiều năm đã đến để xin tôi giúp đỡ. Họ đều ủ rũ, u tối và chán nản. Một người đến tôi vì sợ bị quỷ ám. Một người khác vì trải nghiệm đầy ân sủng mạnh mẽ về Chúa Kitô. Vẫn còn một người khác bắt đầu với các biểu hiện của ma quỷ.
Có một bóng tối tâm linh xung quanh họ khó có thể xua tan. Phù thủy và bói toán là những tội lỗi nghiêm trọng. Họ lao tâm hồn vào sâu trong thế giới tăm tối. Con đường trở lại Ánh sáng là có thể, nhưng thường là một con đường dài.
Các phù thủy tuyên bố có được sức mạnh của họ từ các vị thần ngoại giáo, một “năng lượng nữ tính” trong Vũ trụ, hoặc từ một số sức mạnh tâm linh cổ xưa trên thế giới. Họ tin rằng họ đang thao túng và kiểm soát những năng lượng này. Trên thực tế, chính họ đang bị thao túng bởi Cha của Dối Trá.
Nhiều người phản đối và nói rằng họ là các “phù thủy tốt”. Nhưng gần đây, một gia đình đến với chúng tôi, họ đang gặp một số khó khăn về đàng thiêng liêng. Họ đã đến gặp một bruja tức là một phù thủy, là người đã cố gắng chữa lành cho họ bằng những câu thần chú và bùa ngải. Ngay sau đó, “tất cả địa ngục tan vỡ” trong cuộc sống của họ. Phép thuật phù thủy, luôn luôn liên minh với cái ác, không bao giờ có thể tạo ra bất cứ điều gì tốt đẹp. May mắn thay, sau một vài buổi trừ tà, cái ác dường như đã được dẹp bỏ.
Tôi hơi thất vọng trước sự gia tăng của các trò phù thủy. Một trung tâm dạy trực tuyến về phù thủy và phép thuật có hơn 400,000 người theo. Chỉ có khoảng 120 nhà trừ tà ở Hoa Kỳ. Cuối cùng thì tất cả những người này sẽ tìm được sự giúp đỡ ở đâu?
Halloween đã đến với chúng ta. Các cuộc họp và hội nghị phù thủy chắc chắn sẽ diễn ra với số lượng lớn. Một giáo phận ước tính rằng có nhiều lò phù thủy trong giáo phận hơn các cơ sở Công Giáo. Vào đêm trước Lễ Các Thánh, nhiều anh chị em giáo dân chúng ta được mời gọi tập hợp để cầu nguyện Thánh Thể. Tôi tin tưởng và hy vọng tràn trề vì biết rằng chỉ cần một tia sáng nhỏ từ trái tim của Chúa Kitô cũng có thể và sẽ xua tan mọi bóng tối.
Source:Catholic Exorcism
Các giám mục Công Giáo của Bồ Đào Nha chấp thuận việc hình thành ủy ban độc lập điều tra lạm dụng của hàng giáo sĩ
Đặng Tự Do
19:28 19/11/2021
Hôm thứ Năm, các giám mục Công Giáo của Bồ Đào Nha cho biết các ngài đã chấp thuận thành lập một ủy ban độc lập để điều tra lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.
Các giám mục đã công bố quyết định vào ngày 11 tháng 11 khi kết thúc cuộc họp toàn thể của các ngài tại đền thánh Đức Mẹ Đức Mẹ Fatima.
Trong khi đánh giá cao công việc của các ủy ban giáo phận, các ngài cho biết đã quyết định thành lập một ủy ban quốc gia “để củng cố và mở rộng việc chăm sóc các trường hợp và sự đồng hành của các ngài ở cấp độ dân sự và giáo luật.”
Ủy ban cũng sẽ “thực hiện một nghiên cứu để thiết lập nền tảng lịch sử của vấn đề nghiêm trọng này.”
Đức Cha José Ornelas Carvalho của Setúbal, chủ tịch hội đồng giám mục, nói với các nhà báo vào ngày 11 tháng 11 rằng ủy ban sẽ có “nền tảng độc lập thực sự”.
“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để làm rõ hoàn toàn vấn đề này. Vì vậy, bất cứ điều gì chúng ta cần làm, cứ làm, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều đó,” ngài nói với Agência Ecclesia.
Trước cuộc họp hội đồng giám mục từ ngày 8 đến 11 tháng 11, hơn 200 người Công Giáo đã gửi thư tới hội đồng giám mục, viết tắt theo tiếng Bồ Đào Nha, là CEP [xê ê pê], kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về hành vi lạm dụng giáo sĩ.
Trong một bức thư được gởi đến Hội Đồng Giám Mục, Sứ thần Tòa thánh tại Bồ Đào Nha là Đức Tổng Giám Mục người Ý Ivo Scapolo, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi CEP tuân thủ các hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô và khẩn trương đưa ra quyết định khởi động một cuộc điều tra quốc gia nghiêm ngặt, toàn diện và thực sự độc lập, với một thời gian kéo dài suốt 50 năm qua, bởi một ủy ban gồm các chuyên gia gồm giáo dân Công Giáo, những người không theo đạo, các chuyên gia khoa học xã hội và công lý, những người có quyền tự chủ và tính độc lập của họ là hoàn toàn không thể nghi ngờ, mặc dù nó có thể tham khảo ý kiến của một số giáo sĩ cố vấn”.
Theo một cuộc điều tra dân số năm 2011, 81% trong số 10 triệu dân số của Bồ Đào Nha là người Công Giáo đã được rửa tội. Báo cáo năm 2018 “Người trẻ Âu Châu và tôn giáo” cho thấy rằng Bồ Đào Nha có một mức độ tham dự Thánh lễ hàng tuần cao nhất trong giới trẻ ở Âu Châu.
Các giám mục của Bồ Đào Nha nói rằng các ngài đang thiết lập “một điểm lắng nghe quốc gia thường trực” cho các nạn nhân bị lạm dụng.
“Hội đồng cũng bày tỏ sự tín nhiệm đối với tư cách chung của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, những người, với tất cả khả năng sẵn có và sự cống hiến của họ, tiếp tục phục vụ Giáo hội trong chức vụ mục vụ của mình”.
Source:Catholic News Agency
Khảo sát cho thấy các linh mục ngày nay bảo thủ và chính thống hơn
Đặng Tự Do
19:29 19/11/2021
Cuối năm 1993 và đầu năm 1994, tờ Los Angeles Times đã tiến hành một cuộc khảo sát về các linh mục Công Giáo và nhận ra rằng các linh mục trẻ tuổi có xu hướng bảo thủ về mặt chính trị và chính thống hơn về mặt tôn giáo so với các linh mục trung niên, là những người bước vào chức linh mục vào những năm 1960.
Một cuộc khảo sát mới về các linh mục, do Viện Nghiên cứu Gia đình và Văn hóa Austin thực hiện, đã đặt ra nhiều câu hỏi giống như tờ Los Angeles Times đã làm. Viện Austin đã công bố kết quả của cuộc khảo sát trong tuần này: như vào năm 1994, các linh mục trẻ tuổi có xu hướng bảo thủ hơn, cả về mặt chính trị, đạo đức và thần học.
Trong số những phát hiện khác của cuộc khảo sát của Viện Austin, sự già đi của chức linh mục đã chậm lại và có lẽ đã dừng lại, mặc dù tuổi trung bình của các linh mục Công Giáo ngày nay là khoảng 60 tuổi. Vào thập niên 1970, tuổi trung bình của các linh mục Công Giáo là 35 tuổi. Như thế, tuổi trung bình của các linh mục ngày nay là già hơn rất nhiều so với năm 1970, nhưng không già hơn so với năm 2002.
Khi được hỏi về tương lai của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, hầu hết các linh mục vào năm 2002 đã nói với Los Angeles Times trong một cuộc khảo sát tiếp theo rằng mọi thứ vẫn “diễn ra đều đặn như cũ”. Đến năm 2020, câu trả lời đó trở nên bi quan hơn. Các nhà nghiên cứu của Viện Austin cho biết một lý do giải thích cho sự bi quan có thể là đời sống tinh thần và đạo đức của giáo dân Công Giáo.
“Trong số các linh mục tiếp xúc với giáo dân, chỉ có khoảng 22% cho biết hầu hết giáo dân mà họ tiếp xúc đều tuân theo giáo lý của Giáo hội về các vấn đề đạo đức như tình dục, hôn nhân và sinh sản. Đây cũng là một sự sụt giảm đáng kể so với năm 2002, khi con số này là 30%.”
Các linh mục ngày nay ít ủng hộ nữ phó tế hơn, ít ủng hộ phụ nữ làm linh mục hơn và ít ủng hộ các linh mục đã lập gia đình hơn so với cuộc khảo sát năm 2002 của Los Angeles Times. Và, khi được hỏi về chính trị, các linh mục trong các thăm dò gần đây có khuynh hướng tự mô tả mình là người bảo thủ so với năm 2002.
Nhìn chung, hơn một nửa (53.4%) các linh mục ở Mỹ “tán thành mạnh mẽ” cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang giải quyết các nhiệm vụ của mình, và 22.8% khác “tán thành phần nào”. Có một mối tương quan đáng chú ý giữa quan điểm chính trị của các linh mục và sự tán thành của họ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong số các linh mục mô tả chính trị của họ là “rất bảo thủ”, chẳng hạn, 68.9% không tán thành cách thức Đức Thánh Cha Phanxicô quản trị Giáo Hội.
“Ở đầu bên kia của quang phổ, đáng chú ý là không có một linh mục nào tự mô tả mình là người theo chủ nghĩa cấp tiến về chính trị lại không tán thành công việc mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang làm”.
Các linh mục ở Mỹ cũng có xu hướng bi quan vì nó liên quan đến tình trạng hiện tại của Giáo hội ở Mỹ. Năm 2002, hơn một nửa, cụ thể là 57.8% linh mục đánh giá Giáo Hội Công Giáo đang hoạt động tốt, thì đến năm 2021, hơn một nửa số linh mục, cụ thể là 51.3% đánh giá Giáo hội hoạt động “không hiệu quả”. Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ các linh mục đánh giá Giáo Hội Công Giáo là “kém” đã tăng từ 4.8% lên 13.3%.
Source:Aleteia
Chỉ là khởi đầu, chưa chấm dứt với dự án Thánh Thể của các vị Giám Mục Hoa Kỳ
Vũ Văn An
22:12 19/11/2021
Theo Robert Royal của tạp chí Catholic Things (https://www.thecatholicthing.org/2021/11/18/a-beginning-by-the-bishops-not-the-end/), trong tuần này, các vị Giám Mục Hoa Kỳ đã làm được một việc, nhưng gần như chưa đủ. Người ta phải chờ xem trọn bản văn mới có thể biết rõ các vị Giám Mục thực sự đã nói gì. Tuy nhiên điều rõ ràng là chúng ta phải tiếp tục khuyến khích các ngài làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự việc tiến thêm trong Giáo Hội và trên thế giới.
Việc làm đáng chú ý nói trên dĩ nhiên là việc bỏ phiếu gần như nhất trí, 222 chống 8 với 3 phiếu trắng, thông qua văn kiện giáo huấn về Phép Thánh Thể, một chủ đề rất nóng vào dịp họp trực tuyến hồi tháng 6 năm nay.
Một lý do khiến cuộc bỏ phiếu diễn ra êm đềm, không sôi nổi: cuộc họp mở đầu trong tuần này được diễn ra trong phiên họp kín, không có sự hiện diện của các phương tiện truyền thông và không có việc phát hình trực tuyến. Có lẽ, mọi điểm tranh chấp nghiêm trọng đã được giải quyết lúc đó.
Nhưng lý do lớn nhất khiến tài liệu được thông qua hầu như không có tranh cãi là phần lớn nó đã tránh né những câu hỏi gay gấn xoay quanh việc Rước lễ của các chính trị gia ủng hộ phá thai. Nhiều người sẽ thất vọng vì điều này. Nhiều người khác, trái lại, an tâm. Không ai nên ngạc nhiên cả.
Khi các giám mục biểu quyết vào mùa hè năm nay để thông qua dự thảo của tài liệu này, Hội đồng đã nhấn mạnh rằng: "Vấn đề có nên từ chối bất cứ cá nhân hoặc nhóm nào Rước lễ hay không không có trong lá phiếu." Đó là trường hợp lúc đó; nó vẫn là trường hợp lúc này. Theo giáo luật, trách nhiệm đối với kỷ luật bí tích trong một giáo phận nhất định thuộc vị bản quyền địa phương (tức giám mục). Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ vốn không làm gì để thay đổi điều đó. Hội Đồng cũng không thể làm gì để thay đổi điều đó.
Nhưng nếu như vậy, thì mục đích của thao tác này là gì? Tại sao tất cả những ồn ào - và báo chí đưa tin gây tranh cãi - để thông qua một tài liệu chỉ đơn giản là trình bày lại giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể?
Có một số lý do. Thứ nhất, thần học Thánh Thể là điều hệ trọng, và một trong những lý do khiến cuộc tranh luận về việc từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia phò phá thai trở thành gay go trong nhiều thập kỷ là do người Công Giáo chia rẽ về việc bí tích Thánh Thể là gì và ý nghĩa của nó ra sao. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay nói rằng Bí tích Thánh Thể không phải là một phần thưởng dành cho những người hoàn thiện, nhưng là một liều thuốc cho những người tội lỗi. Không có bất cứ ai lại không đồng ý như thế.
Nhưng ở Hoa Kỳ, có sự bất đồng, ít nhất về việc liệu sự bất công nghiêm trọng như khuyến khích phá thai có làm tổn hại đến sự hiệp thông của Giáo hội và gây nguy hiểm cho các linh hồn hay không. Có sự bất đồng về việc liệu Bí tích Thánh Thể có ảnh hưởng đến cách chúng ta sống hay không. Có sự bất đồng về việc liệu cách chúng ta sống có ảnh hưởng chi đến việc xứng đáng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể của chúng ta hay không. Có sự bất đồng về việc liệu việc thuộc về Nhiệm thể Chúa Kitô là vấn đề tâm tư chủ quan thấy mình có tội hay vô tội, hay đó là một thực tại xã hội và giáo hội sâu xa hơn. Và, tất nhiên, có sự bất đồng sâu xa trong Giáo hội về việc liệu các chính trị gia có óc đảng phái hay các giám mục Công Giáo, phải tiếp tục xác định công khai việc làm người Công Giáo có nghĩa gì.
Và trong trường hợp bạn không lưu ý, có sự bất đồng sâu xa giữa các giám mục về việc phải giải quyết tốt nhất ra sao thực tại các người Công Giáo chúng ta đang chia rẽ về điều nên đoàn kết chúng ta.
Và điều trên đưa chúng ta đến lý do thứ hai khiến việc quyết định ban hành tài liệu này của các giám mục có thể là điều quan trọng. Mặc dù toàn thể Hội đồng sẽ không bao giờ thực thi một lệnh cấm toàn diện đối với các chính trị gia phò phá thai rước lễ (xin nhắc lại một lần nữa, vì điều đó bất khả), nhưng việc trình bày lại rõ ràng nền thần học về Thánh Thể quả có cung cấp một khởi điểm rõ ràng cho các giám mục muốn phá vỡ hiện trạng thảm hại hiện nay.
Khi có quá nhiều sự mơ hồ và chia rẽ, việc quay trở lại những điều căn bản là điều rất hợp lý.
Và điều này, thiển nghĩ, có thể giải thích tại sao một số người lo lắng về điều tài liệu đáng lẽ nên nói chống lại các chính trị gia ủng hộ phá thai vẫn không hài lòng về tài liệu này, mặc dù thực tế nó có nói tương đối ít điều về vấn đề này. Thông thường, một tuyên bố rõ ràng của giáo huấn Giáo hội về Bí tích Thánh Thể khiến sự việc trở nên khó chịu đối với họ.
Thí dụ, cựu Hồng Y của Los Angeles, Roger Mahony, đã trả lời phỏng vấn của Vatican News vào đầu tuần này, trong đó ngài chỉ trích, cho rằng việc các giám mục đề cập đến vấn đề Bí tích Thánh Thể là gây chia rẽ một cách không cần thiết. Ngài có đề nghị được điều gì như một con đường tốt hơn để tiến về phía trước không? Bức thư do sáu mươi nhà lập pháp ủng hộ phá thai viết vào mùa hè vừa qua, trong đó họ tuyên bố rằng sự ủng hộ của công chúng đối với việc phá thai theo yêu cầu là cách họ bảo vệ giá trị của cuộc sống con người. Có thật thế không.
Vậy mà Đức Hồng Y Mahony lại nói, “Và tôi đã rất vui mừng, khi vào ngày 18 tháng 6, 60 thành viên Công Giáo của Quốc hội, đã đưa ra một tuyên bố về nguyên tắc. Tôi đã đọc nó từ hai đến ba lần, và tôi nói, ‘Đây là chúng ta! Đây là Giáo Hội!'”
Mặc dù hơi nhạt nhẽo, nhưng tài liệu mà các giám mục vừa thông qua cung cấp một sự tương phản nổi bật đối với lối giải thích đầy lựa lọc và nhàm chán về thần học Thánh Thể mà sáu mươi chính trị gia đã cố gắng đưa ra trong bức thư đó. Đối với bất cứ ai muốn ẩn mình sau những lý luận hỗn độn do các chính trị gia đó đưa ra, giáo huấn rõ ràng gồm những điều căn bản sẽ cho họ một mối đe dọa.
Và đó là điểm cuối cùng về tài liệu này. Nó hàm nghĩa một sự thừa nhận ngầm của các giám mục rằng những chia rẽ sâu xa trong Giáo hội, bao gồm cả chia rẽ về Bí tích Thánh Thể, sẽ không được giải quyết bằng cách không cho chính trị gia này hay chính trị gia nọ rước lễ. Sau nhiều thập niên không đưa ra được các hành động mục vụ mang tính quyết định, các giám mục giờ đây phải đối mặt với một nhiệm vụ mục vụ lớn hơn nhiều so với những gì họ đã từng làm.
Các chia rẽ sâu xa trong Giáo hội cho thấy rõ rằng Giáo hội cần có một sự thay đổi lớn. Tài liệu này chưa phải là sự thay đổi ấy. Nhưng nó có thể chứng tỏ là một viên gạch quan trọng trong việc bắt đầu đổi mới lâu dài. Tài liệu này là viên đá góc cho việc phục hưng Thánh Thể mà các giám mục đang lên kế hoạch cho Hoa Kỳ. Trong diễn trình của nó, chắc chắn việc hồi sinh này sẽ tiếp tục gặp phải sự kháng cự từ những kẻ hoài nghi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức
Diệp Hải Dung
10:01 19/11/2021
Tối thứ Sáu 19/11/2021. Có 34 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã đến thánh đường Our Lady of Mount Carmel, Mt. Pritchard Sydney lãnh nhận Bí tích Thêm Sức do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney được Đức Tổng Giám Mục Sydney ủy quyền ban phép Thêm Sức cho các em.
Xem Hình
Tham dự Thánh Lễ có quý phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, Quý Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chúc mừng đến các em Thiếu Nhi hôm nay sẽ được nhận ơn Chúa Thánh Thần và chào mừng quý phụ huynh.
Sau bài giảng là lời tuyên xưng đức tin của các em sẽ lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Kế tiếp Cha FX Nguyễn Văn Tuyết chủ tế ban phép Thêm Sức.
Trước khi kết thúc Thánh lễ em Maria Thái Thùy Linh, Thiếu Nhi đại diện các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard, Ca đoàn Ngôi Ba Mt Pritchard đã hát rất hay giúp cho cộng đoàn dâng Thánh lễ một cách sốt sắng và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, qúy Cha và các em chụp chung tấm hình kỷ niệm và các em nhận lãnh chứng chỉ Thêm Sức.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Tham dự Thánh Lễ có quý phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, Quý Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chúc mừng đến các em Thiếu Nhi hôm nay sẽ được nhận ơn Chúa Thánh Thần và chào mừng quý phụ huynh.
Sau Phúc Âm, Sơ Miriam Vũ Lành Hải Trợ uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney, giới thiệu và đọc danh sách các em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức và trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết mời Sơ Hương đã dạy Giáo Lý cho các em lên nhắc nhở lại về 7 Ơn Chúa Thánh Thần, mà các em sẽ lãnh nhận qua Bí tích Thêm Sức. Sơ Hương nói cho các em biết trong 7 Ơn Chúa Thánh Thần, Ơn trọng nhất là ơn Khôn Ngoan.
Sau bài giảng là lời tuyên xưng đức tin của các em sẽ lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Kế tiếp Cha FX Nguyễn Văn Tuyết chủ tế ban phép Thêm Sức.
Trước khi kết thúc Thánh lễ em Maria Thái Thùy Linh, Thiếu Nhi đại diện các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard, Ca đoàn Ngôi Ba Mt Pritchard đã hát rất hay giúp cho cộng đoàn dâng Thánh lễ một cách sốt sắng và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, qúy Cha và các em chụp chung tấm hình kỷ niệm và các em nhận lãnh chứng chỉ Thêm Sức.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:39 19/11/2021
Hình ảnh lễ Chúa Kitô Vua
Lễ mừng kính Chúa Kitô Vua vũ trụ trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo được thành lập năm 1925 dưới thời đức cố giáo hoàng Pio XI.
Như thế lễ mừng kính này trong dòng lịch sử thời gian cho tới hôm nay được 96 năm.
Đâu là hình ảnh ngày lễ mừng kính này?
Vào thời kỳ những năm 20 của thế kỷ 20., sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đời sống xã hội nhất là bên Âu Châu, xuất hiện những tan hoang đổ vỡ chao đảo, những cuộc cách mạng, những lý thuyết ý thức hệ mới phá đổ chế độ vua chúa, ý thức hệ cũ. Hệ qủa là sinh ra hoài nghi mất định hướng gây bất ổn trong đời sống không chỉ về kinh tế chính trị, mà còn cả về mặt tinh thần tôn giáo nữa.
Trước tình trạng hoài nghi hỗn loạn mất định hướng như thế, Giáo hội muốn đưa ra một hình ảnh mới chỉ có một Vị Vua, điểm hướng dẫn làm trung tâm cho đời sống tinh thần con người. Vị đó chính là Chúa Kitô Giesu.
Lễ mừng kính tôn vinh Chúa Kitô Giesu Vua vũ trụ muốn gây lòng can đảm an tâm vững chí cho người tín hữu Chúa Kito. Cho dù họ sống trong hoàn cảnh có nhiều chao đảo, nhiều thay đổi bất an giữa lòng xã hội, hãy giữ vững lòng trung thành với đức tin vào Chúa Kitô, Đấng là nguồn sự bình an, là trung tâm định hướng cho đời sống tinh thần con người, và vào Giáo hội Chúa ở trần gian. Như Chúa Kitô đã đoan hứa: Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
Ngày lễ mừng kính tôn giáo tinh thần này như Chúa Giêsu đã xác quyết trước mặt quan tổng trấn Pontius Pilatus: Tôi là Vua, nhưng nước tôi không thuộc về xã hội trần gian này. ( Ga 18,36...)
Ở giữa trần gian, nhưng nước Chúa Kitô vua không xây dựng trên sức mạnh của vũ khí quyền hành thống trị, mà trên tinh thần hoà bình. Chúa Giesu Kitô đến trong trần gian rao giảng kêu gọi xây dựng hòa bình cho đời sống giữa con người với nhau.
Chúa Kitô là vua sự hòa bình.
Tình yêu và sự tha thứ làm hoà là trung tâm cốt lõi của nước Chúa Kitô vua. Tình yêu và sự tha thứ làm hòa thay thế xóa tan bóng tối sự hận thù ghen ghét.
Chúa Kitô là vua tình yêu và vua lòng tha thứ làm hòa.
Chân lý sự chân thật là con đường trong nước Chúa Kitô vua. Chân lý sự chân thật là thước đo xóa bỏ đẩy xa lùi sự dối trá quanh co.
Chúa Kitô là vua sự chân thật.
Nước Chúa Kitô được xây dựng trên nền tảng sự sống cho con người, cho vũ trụ công trình thiên nhiên. Sự sống là báu vật món qùa tặng cao qúy nhất không có gì hơn nữa, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho mọi sinh vật trong vũ trụ thiên nhiên.
Chúa Kitô là vua sự sống.
Người tín hữu Chúa Kitô sống là thành viên tham dự vào nước Chúa Kitô vua, cho dù họ có gặp vướng vào những bất trắc tủi ro, những thất vọng, bị khinh chê hay bị loại bỏ nhưng sau cùng cũng là người trên con đường chiến thắng.
Vì nơi đó có Chúa Kitô, điểm trung tâm hướng dẫn đời sống, là vua cho đời sống tinh thần tâm hồn con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lễ mừng kính Chúa Kitô Vua vũ trụ trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo được thành lập năm 1925 dưới thời đức cố giáo hoàng Pio XI.
Như thế lễ mừng kính này trong dòng lịch sử thời gian cho tới hôm nay được 96 năm.
Đâu là hình ảnh ngày lễ mừng kính này?
Vào thời kỳ những năm 20 của thế kỷ 20., sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đời sống xã hội nhất là bên Âu Châu, xuất hiện những tan hoang đổ vỡ chao đảo, những cuộc cách mạng, những lý thuyết ý thức hệ mới phá đổ chế độ vua chúa, ý thức hệ cũ. Hệ qủa là sinh ra hoài nghi mất định hướng gây bất ổn trong đời sống không chỉ về kinh tế chính trị, mà còn cả về mặt tinh thần tôn giáo nữa.
Trước tình trạng hoài nghi hỗn loạn mất định hướng như thế, Giáo hội muốn đưa ra một hình ảnh mới chỉ có một Vị Vua, điểm hướng dẫn làm trung tâm cho đời sống tinh thần con người. Vị đó chính là Chúa Kitô Giesu.
Lễ mừng kính tôn vinh Chúa Kitô Giesu Vua vũ trụ muốn gây lòng can đảm an tâm vững chí cho người tín hữu Chúa Kito. Cho dù họ sống trong hoàn cảnh có nhiều chao đảo, nhiều thay đổi bất an giữa lòng xã hội, hãy giữ vững lòng trung thành với đức tin vào Chúa Kitô, Đấng là nguồn sự bình an, là trung tâm định hướng cho đời sống tinh thần con người, và vào Giáo hội Chúa ở trần gian. Như Chúa Kitô đã đoan hứa: Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
Ngày lễ mừng kính tôn giáo tinh thần này như Chúa Giêsu đã xác quyết trước mặt quan tổng trấn Pontius Pilatus: Tôi là Vua, nhưng nước tôi không thuộc về xã hội trần gian này. ( Ga 18,36...)
Ở giữa trần gian, nhưng nước Chúa Kitô vua không xây dựng trên sức mạnh của vũ khí quyền hành thống trị, mà trên tinh thần hoà bình. Chúa Giesu Kitô đến trong trần gian rao giảng kêu gọi xây dựng hòa bình cho đời sống giữa con người với nhau.
Chúa Kitô là vua sự hòa bình.
Tình yêu và sự tha thứ làm hoà là trung tâm cốt lõi của nước Chúa Kitô vua. Tình yêu và sự tha thứ làm hòa thay thế xóa tan bóng tối sự hận thù ghen ghét.
Chúa Kitô là vua tình yêu và vua lòng tha thứ làm hòa.
Chân lý sự chân thật là con đường trong nước Chúa Kitô vua. Chân lý sự chân thật là thước đo xóa bỏ đẩy xa lùi sự dối trá quanh co.
Chúa Kitô là vua sự chân thật.
Nước Chúa Kitô được xây dựng trên nền tảng sự sống cho con người, cho vũ trụ công trình thiên nhiên. Sự sống là báu vật món qùa tặng cao qúy nhất không có gì hơn nữa, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho mọi sinh vật trong vũ trụ thiên nhiên.
Chúa Kitô là vua sự sống.
Người tín hữu Chúa Kitô sống là thành viên tham dự vào nước Chúa Kitô vua, cho dù họ có gặp vướng vào những bất trắc tủi ro, những thất vọng, bị khinh chê hay bị loại bỏ nhưng sau cùng cũng là người trên con đường chiến thắng.
Vì nơi đó có Chúa Kitô, điểm trung tâm hướng dẫn đời sống, là vua cho đời sống tinh thần tâm hồn con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Nghĩ Cũng Lạ !
Sơn Ca Linh
10:37 19/11/2021
(Cảm nhận việc Chúa Giêsu than khóc và thanh tẩy đền thờ Giêrusalem – Lc 19,41-44; 45-46)
Đã gần hai năm,
Tạm tính từ những ngày “cuối Đông 2019”
“Lưỡi hái của Tử thần Covid”,
Đã cắt gọn gàng hơn 5 triệu sinh linh (1).
Và thế giới khắp nơi,
Hoang mang, lo sợ, khủng hoảng, khiếp kinh,
Đua nhau cuống cuồng tìm phương cứu chữa !
Tòa Bạch Ốc, Điện Cẩm Linh, Luân Đôn… như bị phỏng lửa !
Lời qua, tiếng lại, đổ thừa…
Tại Mỹ, tại Ý, hay tại cái “nhà Vũ Hán, Bắc Kinh…”?
Và rồi, đua nhau tìm kiếm phát hiện đủ loại vác-cine…
Nước nào cũng xưng bá xưng hùng
“ta đây đi đầu bảo vệ sự sống” !
Nhưng, nghĩ cũng lạ !
Thế giới trong cùng ấy năm “ não nề bi thống”,
Đã có gần 100 triệu ca nạo phá thai (2).
Một trăm triệu thai nhi,
Một trăm triệu đứa con chưa mang đủ hình hài,
Một trăm triệu sinh linh,
Chẳng nhìn thấy ánh mặt trời,
Hoàn toàn không phải do “lưỡi hái lão tử thần Covid” !
Vâng, mỗi năm khoảng 50 triệu bào thai bị giết (2),
Bởi những “tay đao phủ”
Là mẹ, là cha, là quan án pháp đình,
Là bác sĩ, là chính khách… mang “chiếc mặt nạ giả hình”,
Những kẻ “mồm loa mép giải”
Không ngớt rao truyền “quyền con người, quyền sự sống”.
Nghĩ cũng lạ !
Ai làm ra con Covid giết người cũng đều bị lên án,
Thế mà “gết thai nhi” lại được phép ngang nhiên !
Và người ta đổ ra không biết bao nhiêu phương tiện, bạc tiền,
Để cứu chữa nạn nhân Covid,
Và cũng để viện trợ
cho việc giết thai nhi khắp trên mọi miền thế giới.
Nghĩ cũng lạ !
Mạng sống con người “Đền thờ của Thượng Đế”,
Có giai đoạn sống nào mà kém vẻ thánh thiêng?
Có độ tuổi nào mà không có linh hồn thiêng liêng?
Sao thai nhi lại vứt bỏ,
Mà kẻ lớn, người già… lại được chăm nom bảo vệ?
Thì ra cũng chẳng lạ gì !
Khi “Thân thể Chúa Trời”
mà còn bị con người đóng đinh thập giá,
Thì “những đền thờ, thánh điện mang xác đất vật hèn”,
Cũng sẽ bị tàn phá như “Giêrusalem…”
Để “không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” hoang phế !
Vâng, chẳng lạ gì,
Khi con người đã trở thành những tay đồ tể,
Những “lái buôn duy vật” trên “thánh điện con người”,
Thì may ra, chỉ có “ngọn roi từ trời”
Chỉ với cơn “Thánh Nộ” mới hòng ra tay thanh tẩy !
Nên chỉ biết khẩn cầu “Maranatha” (1 Cr 16,22) !
“Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22,20) !
Sơn Ca Linh (19.11.2021)
Ghi chú:
(1) Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 18/11 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 255.994.083 ca COVID-19, trong đó có 5.143.233 ca tử vong.
(2) Theo Worldometer, hàng năm thế giới có khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu ca phá thai, tương đương trung bình có 125.000 ca phá thai mỗi ngày.
VietCatholic TV
Đau lòng: Vị Hồng Y quá nghèo không có tiền chữa bệnh. Hồng Y Marx chích đủ hai mũi vẫn nhiễm cô vít
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:51 19/11/2021
1. Đức Hồng Y Reinhard Marx dương tính với Covid-19
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục của Munich và Freising, vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID 19. Tổng giáo phận Munich vừa cho biết như trên và nói rõ rằng vị Hồng Y có các triệu chứng nhẹ và đang được cách ly tại nhà. Tất cả các chương trình với sự hiện diện của ngài đã bị hủy bỏ. Tổng giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Marx đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tên của vị Hồng Y người Đức bổ sung vào danh sách dài các Hồng Y đã bị nhiễm Coronavirus kể từ đầu đại dịch. Cho đến nay, đã có 24 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, trong đó có 3 vị đã qua đời.
Các Đức Hồng Y qua đời vì coronavirus là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Ba Tây sinh năm 1932, qua đời vào ngày 13 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela, sinh năm 1942 qua đời vào ngày 23 tháng 9.
Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia, Brazil, sinh năm 1925, qua đời vào ngày 26 tháng 9.
Trường hợp của Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera, Tổng Giám mục hiệu tòa của Mexico City đã gây ra các tranh cãi và chia rẽ trong tổng giáo phận Mexico City.
Sau khi nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y Rivera được đưa vào một bệnh viện công vào ngày 12 tháng Giêng năm 2021. Cha Hugo Valdemar Romero, nguyên là phát ngôn nhân của Đức Hồng Y nói rằng tình trạng của Đức Hồng Y rất tệ, nhưng chỉ được chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện công, nơi thiếu thốn các thiết bị và đang trong tình trạng quá tải. Lý do là vì Đức Hồng Y quá nghèo và tổng giáo phận đã từ chối thanh toán các chi phí cho ngài. Đức Hồng Y Rivera đã nhận bí tích xức dầu bệnh nhân vào ngày 19 tháng Giêng. Đức Hồng Y Tổng Giám mục Carlos Aguiar Retes nói rằng Tổng Giáo phận chỉ có thể trả cho việc chăm sóc Đức Hồng Y như tất cả các giáo sĩ khác trong một bệnh viện công “vì tình hình kinh tế của Giáo hội trên khắp đất nước và các giáo sĩ, bất kể là ai, cần phải hiệp thông và đoàn kết với những gì hàng ngàn người Mễ Tây Cơ đã sống trong đại dịch này”.
Một số người quen đã giúp đưa Đức Hồng Y Rivera từ bệnh viện công Ángeles Mocel sang một bệnh viện tư vì e ngài không qua khỏi. Vào đầu tháng 3, Đức Hồng Y đã rời bệnh viện.
Source:Sismografo
2. Cơ quan ngôn luận của truyền thông Trung Quốc cảnh cáo Australia trong bối cảnh căng thẳng về Đài Loan
Tổng biên tập cơ quan ngôn luận của truyền thông Trung Quốc đã thẳng thừng cảnh cáo rằng Australia sẽ phải đối mặt với một “cuộc tấn công nặng nề” nếu đứng ra bảo vệ Đài Loan.
Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) đã đưa ra các đe dọa cụ thể vào tối thứ Bảy.
Hắn ta viết rằng: “Nếu quân đội Australia đến chiến đấu ở eo biển Đài Loan, không thể tưởng tượng nổi là Trung Quốc sẽ không thực hiện một cuộc tấn công nặng nề vào họ và các cơ sở quân sự của Australia hỗ trợ họ”.
“Vì vậy, tốt hơn hết Úc nên chuẩn bị tinh thần để hy sinh cho đảo Đài Loan và cho Hoa Kỳ.”
Hắn kết thúc tin nhắn bằng một biểu tượng cảm xúc hàm ý không thích.
Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang xấu đi.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, ám chỉ rằng Úc sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ, nếu nước này can thiệp vào việc Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Ông nói: “Sẽ không thể tưởng tượng được rằng chúng tôi sẽ không ủng hộ Mỹ trong một hành động nào đó nếu Mỹ quyết định thực hiện hành động đó”.
“Và một lần nữa, tôi nghĩ chúng ta nên rất thẳng thắn và trung thực về điều đó, hãy nhìn vào tất cả các sự kiện và hoàn cảnh mà không cam kết trước, có thể lại có những trường hợp mà chúng ta sẽ không đưa ra lựa chọn đó. Tôi không thể tưởng tượng được về những hoàn cảnh như thế”.
Cựu Thủ tướng Australia, ông Tony Abbott đã đến thăm Đài Loan vào tháng trước, với tư cách cá nhân.
ÔngAbbott đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan vẫn là một hòn đảo được điều hành dân chủ khi đối mặt với những thách thức của Trung Quốc.
Hoàn cầu Thời báo đã liên tục cảnh báo Australia đừng làm “quân cờ” trong “chiến lược chống Trung Quốc” của Mỹ.
Tờ này nói rằng “Nhiều người lo lắng rằng Australia có thể đang dẫn dắt của một số nước Âu Châu một cách thiếu thận trọng để thực hiện các hành động chống Trung Quốc”.
Source:Seven News
3. Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Pháp bị sa thải vì dám chỉ trích báo cáo lạm dụng là quá phóng đại
Nữ phát ngôn viên và là thư ký báo chí của Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, Karine Dalle, đã bị sa thải, chỉ sau hai tháng rưỡi nhậm chức, trong bối cảnh rất nhạy cảm về việc công bố báo cáo CIASE về lạm dụng tính dục trong Giáo Hội Công Giáo từ giữa 1950 và 2020.
Tin tức này, được CEF xác nhận với La Croix ngày 12 tháng 11, gây bất ngờ chỉ vài ngày sau khi kết thúc hội đồng toàn thể mùa thu của các giám mục Pháp ở đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tập trung vào việc áp dụng các khuyến nghị do ủy ban độc lập đưa ra trong Tháng Mười.
Theo tờ nhật báo Công Giáo, tổng thư ký của CEF, Hugues de Woillemont, nói rằng thời gian thử thách của cô không được xác nhận, mà không đưa ra lời giải thích thêm về quyết định này.
Về phần mình, Dalle đã gửi một email cho nhóm của mình vào tối ngày 11 tháng 11, thông báo cho họ về việc cô bị sa thải. Khi được tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ hỏi, cô từ chối bình luận về quyết định của CEF.
Trước khi nhậm chức tại CEF vào tháng 9 năm 2021, Dalle đã rất nổi tiếng trong vai trò là người đứng đầu phòng truyền thông của Tổng giáo phận Paris, nơi cô đã làm việc từ năm 2016. Trong những năm qua, cô đã tạo dựng được danh tiếng vững chắc cho mình, đương đầu với các tình huống khủng hoảng khác nhau, đặc biệt là trong vụ cháy Nhà thờ Đức Bà và những tranh cãi sau đó.
Sự giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn của cô đã giúp cô được lựa chọn trở thành người đảm nhận sứ mệnh tế nhị là thay mặt các giám mục Pháp giao tiếp trước khi phát hành báo cáo CIASE bùng nổ.
Tuy nhiên, ngay sau khi báo cáo được công bố vào ngày 5 tháng 10, những bình luận của cô, được đánh giá là quá mạnh mẽ và có lợi cho Giáo hội, đã khiến cô bị các nhà phê bình chỉ trích, đặc biệt là trên mạng xã hội và trong giới truyền thông. Đây dường như là lý do chính đáng nhất để cô bị sa thải.
Dalle đã cho rằng con số kinh hoàng về 330,000 nạn nhân chỉ là ước tính. Trả lời những người xem những trường hợp lạm dụng này là lý do chính cần phải loại bỏ luật độc thân linh mục, cô giải thích rằng hơn một phần ba các trường hợp là do giáo dân gây ra.
Trong một số trường hợp, Dalle cũng bày tỏ sự thất vọng khi nhiều phương tiện truyền thông chính thống thiếu kiến thức về hoạt động và giáo lý của Giáo hội. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 10 với tờ Register, cô đã tố cáo sự thái quá của một số phương tiện truyền thông không hiểu bối cảnh và ý nghĩa của bí tích này.
Chủ tịch của ủy ban điều tra lạm dụng tính dục, Jean-Marc Sauvé, cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tự xưng là một người Công Giáo. Tuy nhiên, vào năm 2013, ông ta đã từng mở tiệc khoản đãi các nhân vật Tam Điểm cùng với các nhân vật chính trị nổi tiếng như Christiane Taubira, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Tam Điểm và là người quảng bá luật “hôn nhân” đồng giới vào năm 2013. Trong bữa tối này, theo một blog được xuất bản bởi tờ L'Express của Pháp, Sauvé đã thảo luận về sự phát triển của các cộng đồng theo đạo Tin lành và Hồi giáo trong nước, than thở về “việc thiếu các nhà thờ Hồi giáo ở Pháp” và kêu gọi nước cộng hòa Pháp là một chế độ đa nguyên thế tục lớn hơn.
Source:National Catholic Register
Chưa đầy 2 năm, tài sản Giám đốc Moderna tăng từ 460 triệu lên 10.7 tỷ, hứa chia bớt cho dân nghèo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 19/11/2021
1. Chưa đầy 2 năm, tài sản Giám đốc Moderna tăng từ 460 triệu lên 10.7 tỷ, hứa chia bớt cho dân nghèo
Giám đốc điều hành của Moderna nói rằng ông có kế hoạch trao phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức từ thiện.
Với tư cách là Giám đốc điều hành của Moderna, một trong những phòng thí nghiệm đã phát triển vắc-xin chống lại SARS-CoV-2, Ông Stéphane Bancel, người Pháp, đã chứng kiến tài sản của mình tăng từ 460 triệu đô la lên 10.7 tỷ đô la, theo tờ Bloomberg Billionaires Index.
Trả lời phỏng vấn của tờ Le Parisien, ông cho biết không có ý định để lại hoàn toàn số tiền này cho các con. ”Vợ tôi và tôi định cung cấp cho chúng những thứ cần thiết… Chúng tôi nói với chúng, ‘Cha mẹ đang chi trả cho việc học của các con, và cha mẹ sẽ để lại cho các con một mái ấm gia đình, sau đó tùy các con quản lý’”.
“Hôm nay, chúng tôi đã hỗ trợ khoảng 10 hiệp hội, dấn thân vì sức khỏe, bất bình đẳng và giáo dục. Vợ tôi đã từng được nhận làm con nuôi, cho nên những chủ đề này rất gần gũi với trái tim cô ấy, cũng như trái tim tôi,” Bancel nói. ”Chúng tôi giúp các cựu tù nhân Mỹ tái hòa nhập, và chúng tôi hỗ trợ một hiệp hội ở Haiti. Tôi chưa bao giờ quan tâm đến tiền bạc”.
Ban đầu đến từ Marseille, Bancel bắt đầu sự nghiệp tiếp thị của mình tại phòng thí nghiệm BioMérieux có trụ sở tại Lyon. “Sau khi tốt nghiệp Đại Học Harvard, tất cả các bạn cùng lớp của tôi đều chọn theo đuổi sự nghiệp trong ngành điện toán, nơi họ chắc chắn sẽ kiếm tiền nhanh chóng, nhưng tôi đã mạo hiểm và đi vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,” anh nói. ”Tôi luôn muốn cung cấp một mái ấm cho gia đình mình, để nuôi sống họ, nhưng tham vọng của tôi là bao giờ là thu tích nhà cửa, xe hơi hay thuyền bè.”
Stéphane Bancel sinh ngày 20 tháng 7, 1972 tại Marseille, bên Pháp. Sau khi lấy bằng Thạc Sĩ tại École Centrale Paris, ông theo học tại Đại Học Minesota và lấy bằng Thạc Sĩ Kinh Doanh của Đại Học Harvard.
Bancel có hai người con. Anh ta sống ở Boston, Massachusetts, giáo dân giáo xứ Thánh Cecilia.
Source:Aleteia
2. Giáo dân Áo bị cách ly vì không chịu chích vắc xin vẫn được tự do hành đạo.
Từ thứ Hai, 15 tháng Mười Một, bắt đầu có hiệu lực qui luật của chính phủ Áo, theo đó những người không chịu chích ngừa chống Covid-19 bị cách ly tại gia, và chỉ được phép đi làm, đi bác sĩ, mua thực phẩm hoặc tập thể thao. Ai vi phạm lệnh cấm sẽ bị phạt 500 Euro. Cho đến nay, chỉ có 65% dân Áo được chích hai liều vắcxin.
Chiều Chúa nhật 14 tháng Mười Một, Ủy ban đặc biệt của Quốc hội Áo định thêm rằng việc cách ly này không cản trở quyền tự do hành đạo của đương sự.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Áo, Kathpress, Đức cha Peter Schipka, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Áo, cho biết như trên và nói thêm rằng các tín hữu bị cách ly vì lý do vừa nói, vẫn được đi tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Tôi hy vọng rằng những tín hữu ấy, nhất là trong thời kỳ này, sẽ cảm nghiệm được sự củng cố và hy vọng trong đức tin. Các thánh đường vẫn mở cửa để các tín hữu đến cầu nguyện riêng hoặc lãnh nhận các buổi lễ”.
Trong khóa họp toàn thể kết thúc hôm 11 tháng Mười Một vừa qua, Hội đồng Giám mục Áo gia tăng các biện pháp phòng ngừa đứng trước tình trạng tái gia tăng lan lây Covid-19. Các tín hữu phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Áo là nước đầu tiên tại Áo ban hành qui luật, những người không chịu chích ngừa Covid-19 bị cách ly tại gia và không được tự do đi lại như những người khác.
Source:CHVN 95
3. Đức Tổng Giám Mục Gomez: 'Giáo hội tồn tại để truyền giáo'
Trong khi vị trí của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới đã thay đổi, sứ mệnh truyền giảng của Giáo hội “không thay đổi theo văn hóa, chính trị, hoặc tinh thần thời đại”, Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles nhắc nhở các giám mục anh em của ngài hôm 16 tháng 11 trong phiên khoáng đại Mùa Thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Một lần nữa, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta: Giáo hội tồn tại để truyền giáo. Không có lý do nào khác cho Giáo hội. Trở thành một Kitô Hữu là trở thành một môn đệ truyền giáo. Không có định nghĩa nào khác”, Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nói.
“Vị trí của Giáo hội trong xã hội đã thay đổi. Chúng ta không thể trông chờ vào những con số hay tầm ảnh hưởng của chúng ta trong xã hội. Dù sao thì không điều gì trong số đó thực sự quan trọng cả. Chúng ta ở đây để cứu các linh hồn. Và Chúa Giêsu đã hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta tìm kiếm Nước Ngài trước, mọi thứ chúng ta cần sẽ được ban cho chúng ta”.
Những suy tư của Đức Tổng Giám Mục Gomez được đưa ra khi các giám mục Hoa Kỳ đã sẵn sàng hành động vào hai ngày thứ Ba và thứ Tư trong một chương trình nghị sự bao gồm một cuộc bỏ phiếu về tài liệu mới nhằm làm rõ và củng cố lại giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.
Đức Tổng Giám Mục Gomez chỉ ám chỉ một cách thoáng qua những bất đồng giữa các giám mục xung quanh một tài liệu về bí tích Thánh Thể, trong số các vấn đề gây tranh cãi khác. Ngài đề cập một cách tổng quát hơn đến cách tốt nhất để tham gia vào một xã hội Mỹ “thế tục hóa cao”.
“Cách tốt nhất để giúp người dân của chúng ta sống, làm việc và mục vụ với tư cách là người Công Giáo trong thời điểm này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể giúp người dân của chúng ta nuôi dạy con cái của họ và tương tác với những người hàng xóm và nền văn hóa của họ? Là một Giáo hội, chúng ta nên truyền giáo và thực hiện nhiệm vụ phấn đấu cho công lý và đổi mới xã hội của chúng ta như thế nào?” Gomez hỏi.
Ngài nói: “Nhiều sự khác biệt mà chúng ta thấy trong Giáo hội ngày nay bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau mà chúng ta có về cách Giáo hội nên trả lời những câu hỏi cơ bản này.
“Có lý do cho điều này. Đó là bởi vì chúng ta đang sống trong một thời điểm mà xã hội Mỹ dường như đang đánh mất đi 'câu chuyện' của nó.”
Bài phát biểu của Gomez đã đề cập đến một số chủ đề tương tự mà ngài nêu ra trong bài phát biểu đã phát qua video vào ngày 4 tháng 11 trước Đại hội Người Công Giáo và Đời sống công ở Madrid, Tây Ban Nha. Những nhận xét của ngài sau đó đã gây ra cả những lời khen ngợi và những chỉ trích vì sự phê phán của ngài đối với “chủ nghĩa thức tỉnh” và các phong trào công bằng xã hội lý tưởng khác mà theo ngài là đi ngược lại với sự hiểu biết của Giáo hội về nhân phẩm và tự do được Thiên Chúa ban cho chúng ta.
“Trong phần lớn lịch sử của chúng ta, câu chuyện mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ thế giới quan trong Kinh thánh và các giá trị của di sản Do Thái - Kitô của chúng ta. Đó là câu chuyện về con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và được mời gọi để xây dựng một xã hội nơi mọi người có thể sống trong tự do, bình đẳng và nhân phẩm”.
“Câu chuyện này đã viết nên các tài liệu thành lập nước Mỹ. Nó định hình các giả định về luật pháp và thể chế của chúng ta, nó tạo ra bản chất cho những lý tưởng và hành động hàng ngày của chúng ta”.
“Những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh mình bây giờ, là những dấu hiệu cho thấy câu chuyện này có thể bị phá vỡ. Đây là một trong những hệ quả của việc sống trong một xã hội thế tục. Tất cả chúng ta đều cần Chúa giúp chúng ta đạt đến ý nghĩa trong cuộc sống của mình, vì vậy khi chúng ta cố gắng sống mà không có Chúa, chúng ta có thể trở nên bối rối”
“Nhiều người hàng xóm của chúng ta đang tìm kiếm. Họ đang tìm kiếm một câu chuyện mới để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, để nói cho họ biết họ đang sống vì điều gì và tại sao”.
“Nhưng những người anh em của tôi, những người hàng xóm của chúng ta không cần một câu chuyện mới. Những gì họ cần là nghe câu chuyện có thật - câu chuyện tuyệt đẹp về tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta, sự chết và sống lại của Ngài vì chúng ta, và niềm hy vọng mà Ngài mang đến cho cuộc sống của chúng ta”.
Tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận sắp tới về tài liệu Thánh Thể và các vấn đề khác trong tuần này, Đức Tổng Giám Mục Gomez bắt đầu và kết thúc nhận xét của mình bằng cách đề cập đến một bài diễn văn được đưa ra vào năm 1889 bởi Đức Tổng Giám Mục John Ireland của tổng giáo phận Saint Paul Minnesota có tựa đề “Sứ mệnh của người Công Giáo ở Mỹ”
“Thế kỷ tiếp theo của cuộc đời Giáo hội ở Mỹ sẽ là những gì chúng ta tạo ra. Tuỳ thuộc vào nỗ lực của chúng ta, mọi sự sẽ ra như thế. Có rất nhiều điều bị đe dọa đối với các linh hồn, đối với Giáo hội và đất nước!” Đức Tổng Giám Mục Ireland, người từng là tuyên úy của Trung đoàn Bộ binh Minnesota thứ năm trong Nội chiến.
Đức Cha Ireland nói: “Nhiệm vụ của lúc này là hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta và làm hết công việc mà thiên đường đã giao cho chúng ta.”
“Anh em ơi, có hai điều khiến tôi phải chú ý về diễn từ này. Đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục Ireland dạy rằng mọi người Công Giáo đều phải chia sẻ trách nhiệm đối với sứ mệnh của Giáo hội. Giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ và thánh hiến, anh chị em giáo dân - tất cả chúng ta những người đã được rửa tội phải trở thành các nhà truyền giáo”.
“Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục hiểu rằng mục đích của Giáo hội không phụ thuộc vào các thế lực bên ngoài Giáo hội. Nó không thay đổi theo văn hóa, chính trị, hay tinh thần của thời đại”.
“Sứ mệnh của Giáo hội là giống nhau ở mọi lúc và mọi nơi. Đó là rao truyền Chúa Giêsu Kitô và giúp mọi người tìm thấy Ngài và bước đi với Ngài.”
Source:Catholic News Agency
Đáng sợ: 400,000 người Mỹ học phù phép. Giáo phận báo cáo lò phù thủy nhiều hơn nhà thờ Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:26 19/11/2021
1. 400,000 người Mỹ ghi danh theo học nghề phù thủy
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #162: A Gathering of Witches”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 162. Cuộc tập hợp của các phù thủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng
Một số thanh niên đã hành nghề phù thủy và bói toán trong nhiều năm đã đến để xin tôi giúp đỡ. Họ đều ủ rũ, u tối và chán nản. Một người đến tôi vì sợ bị quỷ ám. Một người khác vì trải nghiệm đầy ân sủng mạnh mẽ về Chúa Kitô. Vẫn còn một người khác bắt đầu với các biểu hiện của ma quỷ.
Có một bóng tối tâm linh xung quanh họ khó có thể xua tan. Phù thủy và bói toán là những tội lỗi nghiêm trọng. Họ lao tâm hồn vào sâu trong thế giới tăm tối. Con đường trở lại Ánh sáng là có thể, nhưng thường là một con đường dài.
Các phù thủy tuyên bố có được sức mạnh của họ từ các vị thần ngoại giáo, một “năng lượng nữ tính” trong Vũ trụ, hoặc từ một số sức mạnh tâm linh cổ xưa trên thế giới. Họ tin rằng họ đang thao túng và kiểm soát những năng lượng này. Trên thực tế, chính họ đang bị thao túng bởi Cha của Dối Trá.
Nhiều người phản đối và nói rằng họ là các “phù thủy tốt”. Nhưng gần đây, một gia đình đến với chúng tôi, họ đang gặp một số khó khăn về đàng thiêng liêng. Họ đã đến gặp một bruja tức là một phù thủy, là người đã cố gắng chữa lành cho họ bằng những câu thần chú và bùa ngải. Ngay sau đó, “tất cả địa ngục tan vỡ” trong cuộc sống của họ. Phép thuật phù thủy, luôn luôn liên minh với cái ác, không bao giờ có thể tạo ra bất cứ điều gì tốt đẹp. May mắn thay, sau một vài buổi trừ tà, cái ác dường như đã được dẹp bỏ.
Tôi hơi thất vọng trước sự gia tăng của các trò phù thủy. Một trung tâm dạy trực tuyến về phù thủy và phép thuật có hơn 400,000 người theo. Chỉ có khoảng 120 nhà trừ tà ở Hoa Kỳ. Cuối cùng thì tất cả những người này sẽ tìm được sự giúp đỡ ở đâu?
Halloween đã đến với chúng ta. Các cuộc họp và hội nghị phù thủy chắc chắn sẽ diễn ra với số lượng lớn. Một giáo phận ước tính rằng có nhiều lò phù thủy trong giáo phận hơn các cơ sở Công Giáo. Vào đêm trước Lễ Các Thánh, nhiều anh chị em giáo dân chúng ta được mời gọi tập hợp để cầu nguyện Thánh Thể. Tôi tin tưởng và hy vọng tràn trề vì biết rằng chỉ cần một tia sáng nhỏ từ trái tim của Chúa Kitô cũng có thể và sẽ xua tan mọi bóng tối.
Source:Catholic Exorcism
2. Các giám mục Công Giáo của Bồ Đào Nha chấp thuận việc hình thành ủy ban độc lập điều tra lạm dụng của hàng giáo sĩ
Hôm thứ Năm, các giám mục Công Giáo của Bồ Đào Nha cho biết các ngài đã chấp thuận thành lập một ủy ban độc lập để điều tra lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.
Các giám mục đã công bố quyết định vào ngày 11 tháng 11 khi kết thúc cuộc họp toàn thể của các ngài tại đền thánh Đức Mẹ Đức Mẹ Fatima.
Trong khi đánh giá cao công việc của các ủy ban giáo phận, các ngài cho biết đã quyết định thành lập một ủy ban quốc gia “để củng cố và mở rộng việc chăm sóc các trường hợp và sự đồng hành của các ngài ở cấp độ dân sự và giáo luật.”
Ủy ban cũng sẽ “thực hiện một nghiên cứu để thiết lập nền tảng lịch sử của vấn đề nghiêm trọng này.”
Đức Cha José Ornelas Carvalho của Setúbal, chủ tịch hội đồng giám mục, nói với các nhà báo vào ngày 11 tháng 11 rằng ủy ban sẽ có “nền tảng độc lập thực sự”.
“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để làm rõ hoàn toàn vấn đề này. Vì vậy, bất cứ điều gì chúng ta cần làm, cứ làm, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều đó,” ngài nói với Agência Ecclesia.
Trước cuộc họp hội đồng giám mục từ ngày 8 đến 11 tháng 11, hơn 200 người Công Giáo đã gửi thư tới hội đồng giám mục, viết tắt theo tiếng Bồ Đào Nha, là CEP [xê ê pê], kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về hành vi lạm dụng giáo sĩ.
Trong một bức thư được gởi đến Hội Đồng Giám Mục, Sứ thần Tòa thánh tại Bồ Đào Nha là Đức Tổng Giám Mục người Ý Ivo Scapolo, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi CEP tuân thủ các hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô và khẩn trương đưa ra quyết định khởi động một cuộc điều tra quốc gia nghiêm ngặt, toàn diện và thực sự độc lập, với một thời gian kéo dài suốt 50 năm qua, bởi một ủy ban gồm các chuyên gia gồm giáo dân Công Giáo, những người không theo đạo, các chuyên gia khoa học xã hội và công lý, những người có quyền tự chủ và tính độc lập của họ là hoàn toàn không thể nghi ngờ, mặc dù nó có thể tham khảo ý kiến của một số giáo sĩ cố vấn”.
Theo một cuộc điều tra dân số năm 2011, 81% trong số 10 triệu dân số của Bồ Đào Nha là người Công Giáo đã được rửa tội. Báo cáo năm 2018 “Người trẻ Âu Châu và tôn giáo” cho thấy rằng Bồ Đào Nha có một mức độ tham dự Thánh lễ hàng tuần cao nhất trong giới trẻ ở Âu Châu.
Các giám mục của Bồ Đào Nha nói rằng các ngài đang thiết lập “một điểm lắng nghe quốc gia thường trực” cho các nạn nhân bị lạm dụng.
“Hội đồng cũng bày tỏ sự tín nhiệm đối với tư cách chung của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, những người, với tất cả khả năng sẵn có và sự cống hiến của họ, tiếp tục phục vụ Giáo hội trong chức vụ mục vụ của mình”.
Source:Catholic News Agency
3. Khảo sát cho thấy các linh mục ngày nay bảo thủ và chính thống hơn
Cuối năm 1993 và đầu năm 1994, tờ Los Angeles Times đã tiến hành một cuộc khảo sát về các linh mục Công Giáo và nhận ra rằng các linh mục trẻ tuổi có xu hướng bảo thủ về mặt chính trị và chính thống hơn về mặt tôn giáo so với các linh mục trung niên, là những người bước vào chức linh mục vào những năm 1960.
Một cuộc khảo sát mới về các linh mục, do Viện Nghiên cứu Gia đình và Văn hóa Austin thực hiện, đã đặt ra nhiều câu hỏi giống như tờ Los Angeles Times đã làm. Viện Austin đã công bố kết quả của cuộc khảo sát trong tuần này: như vào năm 1994, các linh mục trẻ tuổi có xu hướng bảo thủ hơn, cả về mặt chính trị, đạo đức và thần học.
Trong số những phát hiện khác của cuộc khảo sát của Viện Austin, sự già đi của chức linh mục đã chậm lại và có lẽ đã dừng lại, mặc dù tuổi trung bình của các linh mục Công Giáo ngày nay là khoảng 60 tuổi. Vào thập niên 1970, tuổi trung bình của các linh mục Công Giáo là 35 tuổi. Như thế, tuổi trung bình của các linh mục ngày nay là già hơn rất nhiều so với năm 1970, nhưng không già hơn so với năm 2002.
Khi được hỏi về tương lai của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, hầu hết các linh mục vào năm 2002 đã nói với Los Angeles Times trong một cuộc khảo sát tiếp theo rằng mọi thứ vẫn “diễn ra đều đặn như cũ”. Đến năm 2020, câu trả lời đó trở nên bi quan hơn. Các nhà nghiên cứu của Viện Austin cho biết một lý do giải thích cho sự bi quan có thể là đời sống tinh thần và đạo đức của giáo dân Công Giáo.
“Trong số các linh mục tiếp xúc với giáo dân, chỉ có khoảng 22% cho biết hầu hết giáo dân mà họ tiếp xúc đều tuân theo giáo lý của Giáo hội về các vấn đề đạo đức như tình dục, hôn nhân và sinh sản. Đây cũng là một sự sụt giảm đáng kể so với năm 2002, khi con số này là 30%.”
Các linh mục ngày nay ít ủng hộ nữ phó tế hơn, ít ủng hộ phụ nữ làm linh mục hơn và ít ủng hộ các linh mục đã lập gia đình hơn so với cuộc khảo sát năm 2002 của Los Angeles Times. Và, khi được hỏi về chính trị, các linh mục trong các thăm dò gần đây có khuynh hướng tự mô tả mình là người bảo thủ so với năm 2002.
Nhìn chung, hơn một nửa (53.4%) các linh mục ở Mỹ “tán thành mạnh mẽ” cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang giải quyết các nhiệm vụ của mình, và 22.8% khác “tán thành phần nào”. Có một mối tương quan đáng chú ý giữa quan điểm chính trị của các linh mục và sự tán thành của họ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong số các linh mục mô tả chính trị của họ là “rất bảo thủ”, chẳng hạn, 68.9% không tán thành cách thức Đức Thánh Cha Phanxicô quản trị Giáo Hội.
“Ở đầu bên kia của quang phổ, đáng chú ý là không có một linh mục nào tự mô tả mình là người theo chủ nghĩa cấp tiến về chính trị lại không tán thành công việc mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang làm”.
Các linh mục ở Mỹ cũng có xu hướng bi quan vì nó liên quan đến tình trạng hiện tại của Giáo hội ở Mỹ. Năm 2002, hơn một nửa, cụ thể là 57.8% linh mục đánh giá Giáo Hội Công Giáo đang hoạt động tốt, thì đến năm 2021, hơn một nửa số linh mục, cụ thể là 51.3% đánh giá Giáo hội hoạt động “không hiệu quả”. Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ các linh mục đánh giá Giáo Hội Công Giáo là “kém” đã tăng từ 4.8% lên 13.3%.
Source:Aleteia
Thánh Ca
Ave Maria, Ôi Mẹ Xin Đoái Thương - Franz Schubert - Lời Việt: LM. Quang Uy - Trình bày: Kim Thúy
Kim Thúy
18:21 19/11/2021